2016

„Aus einer unterdrückten ist eine starke Kirche hervorgegangen“

Pressemitteilungen der Deutschen Bischofskonferenz 17.01.2016 008 Kardinal Marx beendet Reise in die Sozialistische Republik Vietnam Der Vorsitzende der Deutschen Bischofskonferenz, Kardinal Reinhard Marx, ist heute (Sonntag, 17. Januar 2016) von seiner neuntägigen Reise nach Vietnam (8.  ̶  17. Januar 2016) zurückgekehrt. Er zog eine positive Bilanz seiner Begegnungen, die ihn mit den katholischen Bischöfen und Vertretern anderer Religionen, mit Repräsentanten des Staates sowie des Wirtschaftslebens zusammenführte. Der Besuch fand in den Großräumen Hanoi und Ho-Chi-Minh-City statt; die Reise in die zentralvietnamesische Stadt Vinh, wo unter anderem eine Unterredung mit dem dortigen Bischof Nguyen Thai Hop vorgesehen war, wurde von den staatlichen Behörden untersagt. Mit der Reise verband Kardinal Marx die Absicht, die Verbundenheit der Kirche in Deutschland mit den Katholiken in Vietnam zum Ausdruck zu bringen. Sie diente der internationalen Unterstützung für eine Kirche, die nach Jahrzehnten der Unterdrückung inzwischen wieder ein gewisses Maß an Freiheit genießt, um ihren pastoralen Aufgaben nachzukommen. „Meine kirchlichen Gesprächspartner haben deutlich gemacht, dass für die Kirche in Vietnam vieles möglich ist  ̶  aber abhängig von politischen Konjunkturen der Zentralregierung und dem Wohlwollen der lokalen Behörden. Das ist nicht die rechtlich gesicherte Religionsfreiheit, wie wir sie uns wünschen und wie sie in den internationalen Menschenrechtsvereinbarungen festgehalten ist; aber der heutige Zustand ist auch weit entfernt von der Repression, die die Kirche in früheren Jahrzehnten erleiden musste.“ Kardinal Marx zeigte sich überzeugt, dass aus der unterdrückten eine starke Kirche hervorgegangen ist. „Nicht nur bei Bischöfen und Priestern, sondern bei vielen einfachen Gläubigen habe ich eine große innere Stärke und Angstfreiheit gespürt. Dies ist ein Fundament für die gute Zukunft dieser Kirche“, so Kardinal Marx. In Gesprächen mit dem Präsidenten der Vaterländischen Front, in der die Massenorganisationen des Landes unter staatlicher Führung vereint sind, mit dem Ausschuss für Kultur des nationalen Parlaments sowie mit dem staatlichen Komitee für Religionsfragen konnte der Vorsitzende der Deutschen Bischofskonferenz die weitere Entwicklung der Religionsfreiheit und der Beziehungen zwischen Staat und Kirche erörtern. Kardinal Marx fand dabei Worte der Anerkennung für die Verbesserungen der vergangenen Jahre, zu denen nicht zuletzt die Möglichkeit der Kirche gehört, eine von ihr selbst bestimmte Zahl von Priestern auszubilden und in der Pastoral einzusetzen. Kardinal Marx trug zugleich die von den vietnamesischen Bischöfen geäußerte Kritik am Entwurf eines Religionsgesetzes vor, das durch weitreichende Registrierungs- und Mitteilungspflichten das Einfallstor für eine umfassende Überwachung der Kirche bieten könne. Die Frage der Religionsfreiheit wurde auch in den Predigten während der großen öffentlichen Gottesdienste in Hanoi, Tam Dao, So Kien und Ho-Chi-Minh-City, an denen mehrere Tausend Menschen teilnahmen, zur Sprache gebracht. In der Kathedrale von Ho-Chi-Minh-City rief Kardinal Marx zu einem Leben aus der Barmherzigkeit Gottes heraus auf, die über alle Grenzen, Mauern und jeden Hass hinweggehe und dem Menschen einen neuen Lebensanfang ermögliche: „Mit dem Handeln Jesu werden Zeichen gesetzt, die eine neue Sichtweise ermöglichen. Das gilt auch heute für Gesellschaft, Kultur und Politik, die gefordert sind, Grenzen zu überwinden.“ Zuvor war Kardinal Marx mit dem Erzbischof von Ho-Chi-Minh-City, Erzbischof Paul Bui Van Doc, zum Gespräch zusammengetroffen. Kardinal Bui Van Doc und Kardinal Reinhard Marx „Vietnam ist eine Transformationsgesellschaft, die um ihre Grundorientierung für die weitere Zukunft ringt. Viele Kräfte in- und außerhalb der Kommunistischen Partei sind an dieser gesellschaftlichen Diskussion beteiligt“, stellt Kardinal Marx fest, der in Hanoi Gelegenheit hatte, auch mit politischen Dissidenten zusammenzukommen, und in Ho-Chi-Minh-City katholische Intellektuelle traf. „In ökonomischer Hinsicht ist Vietnam eine kapitalistische Gesellschaft. Sie wird kommunistisch regiert. Dieses Modell bringt erhebliche Spannungen hervor, es wird dem wachsenden Freiheitsstreben nicht gerecht und kann den gesellschaftlichen Zusammenhalt auf Dauer nur schwer organisieren.“ Kardinal Marx erinnerte in seinen Begegnungen mit politischen Repräsentanten, aber auch mit deutschen Managern in Ho-Chi-Minh-City und beim Besuch einer von kirchlichen und gesellschaftlichen Organisationen aus Deutschland unterstützten Gastronomie-Berufsschule für Jugendliche aus armen Verhältnissen deshalb wiederholt an die Grundlagen der katholischen Soziallehre, die einen dritten Weg jenseits von Kapitalismus und Kommunismus beschreibe. Sowohl im Norden als auch im Süden des Landes besuchte der Kardinal Textilbetriebe, um einen Eindruck von den Arbeits- und Produktionsbedingungen zu gewinnen. Dabei wurde deutlich, dass die staatliche Aufsicht insgesamt verträgliche Verhältnisse für die Arbeitnehmer ̶ in der Textilindustrie vor allem Frauen ̶ gewährleistet, Vietnam jedoch den internationalen Standards für die Gewerkschaftsrechte nach wie vor nicht entspricht. „Man darf aber die Hoffnung haben, dass die wachsende internationale Kooperation hier mittelfristig zu einem Wandel führt“, so Kardinal Marx. Thu Thiem Kloster Der letzte Tag in Hanoi war dem Besuch des Kloster Thum Thiem gewidmet. Das 1840 gegründete Kloster mit 300 Ordensschwestern liegt zusammen mit einer Pfarrkirche in einem städtischen Bereich, der als Wirtschaftsbezirk mit Hochhäusern vollkommen neu gestaltet werden soll. Die Schwestern und mit ihnen die ganze Kirche in Vietnam wehren sich gegen den von den Behörden verfügten Abriss. Kardinal Marx drückte ihnen die Solidarität der deutschen Bischöfe aus und dankte auch für die hilfreiche Haltung der Bundesregierung in dieser Causa. „Der Konflikt, der hier ausgetragen wird, geht weit über den konkreten Anlass hinaus. Es geht darum, ob die ökonomische Modernisierung das gesellschaftliche Leben in seiner Pluralität und mit seiner Geschichte im buchstäblichen Sinne platt machen darf. Und es geht darum, ob es Rechte und Werte gibt, die nicht dem Gewinnstreben geopfert werden dürfen.“ Kardinal Marx versprach der Kirche in Vietnam, dass die deutschen Bischöfe ihr gerade in den schwierigen Umbruchzeiten zur Seite stehen werden. Hinweis: Unter www.dbk.de steht eine Fotostrecke mit Eindrücken der Reise zur Verfügung. Fotos in Druckqualität können auf Anfrage per Mail an pressestelle@dbk.de zur Verfügung gestellt werden. Die Deutsche Bischofskonferenz ist ein Zusammenschluss der katholischen Bischöfe aller Diözesen in Deutschland. Derzeit gehören ihr 67 Mitglieder (Stand: Januar 2016) aus den 27 deutschen Diözesen an. Sie wurde eingerichtet zur Förderung gemeinsamer pastoraler Aufgaben, zu gegenseitiger Beratung, zur Koordinierung der kirchlichen Arbeit, zum gemeinsamen Erlass von Entscheidungen sowie zur Kontaktpflege zu anderen Bischofskonferenzen. Oberstes Gremium der Deutschen Bischofskonferenz ist die Vollversammlung aller Bischöfe, die regelmäßig im Frühjahr und Herbst für mehrere Tage zusammentrifft. Kaiserstraße 161 53113 Bonn Postanschrift Postfach 29 62 53019 Bonn Tel.: 0228-103 -214 Fax: 0228-103 -254 E-Mail: pressestelle@dbk.de Home: http://www.dbk.de Herausgeber P. Dr. Hans Langendörfer SJ Sekretär der Deutschen Bischofskonferenz
......

Sự thật về Hội Nghị TW 14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc

Dân Luận: Chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết này qua email của tác giả Người Đưa Tin về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN. Vì có nhiều điểm Dân Luận không thể kiểm chứng, chúng tôi mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. Khi viết bài này, chúng tôi (Người Đưa Tin), những người cầm bút, vẫn còn cảm giác bàng hoàng và không thể tin được sự thật diễn ra tại HNTW14 lại trở thành một vở kịch không hoàn hảo với sự thất bại thảm hại của đạo diễn chính Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi cũng tin rằng, khi những thông tin bí mật về diễn biến của HNTW14 được đưa ra công khai thì rất nhiều đại biểu, là những UVTW có lương tâm sẽ vẫn còn giữ mãi cảm xúc thất vọng, ân hận, nuối tiếc và hổ thẹn vì “ mình đã không làm gì, hoặc không thể làm gì” để giúp cho Hội Nghị TW14 tránh khỏi một thảm kịch hỗn loạn, mất kiểm soát đến mức các đại biểu mạt sát, chỉ trích lẫn nhau như “một phường ô hợp” tại nghị trường. Trước tiên, chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến nhận xét của một UVTW là người trực tiếp tham dự HNTW14 đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Người Đưa Tin và yêu cầu chúng tôi tuyệt đối giữ bí mật nguồn tin vì sự an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình. “Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa” . PHẦN 1. GIỚI THIỆU BỐI CẢNH BUỔI HỌP BẦU TỨ TRỤ TẠI HỘI NGHỊ TW4 Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào diễn biến của ngày cuối cùng của HNTW 14 (13/1/2016). Sau khi bàn bạc, thảo luận đánh giá thời cơ, thách thức của Hiệp định TPP và thông qua chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định TPP với sự đồng thuận, nhất trí cao; Hội nghị TW 14 tiếp tục quyết định những phần việc còn lại để tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, trong đó công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII là nội dung trọng tâm với không khí thảo luận sôi nổi, đặc biệt nội dung bàn luận trở nên nóng bỏng, căng thẳng, quyết liệt khi bàn về nhân sự Tứ trụ. Đến phiên bỏ phiếu bầu chọn Tứ trụ vào chiều ngày 13/1, để đảm bảo an toàn và bí mật thông tin, tất cả UVTW, UVBCT trước khi bước vào hội trường tham dự Hội nghị đều được Ban tổ chức yêu cầu để lại giầy, điện thoại và khám người kiểm tra an ninh. Chỉ riêng việc này đã báo hiệu một không khí hết sức căng thẳng và nghẹt thở tại nghị trường. PHẦN II. DIỄN BIẾN TẠI HỘI NGHỊ Ngay sau khi Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa đọc danh sách ứng viên cho 4 vị trí Tứ trụ do BCT đề cử, hàng loạt các UVTW đã có những phản ứng quyết liệt, Cụ thể: - Một UVTW có ý kiến phát biểu tố cáo hành vi vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng; cho rằng BCT và Tổng Bí thư đã vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng, Ban Chấp hành TW sẽ thực hiện đúng quy chế bầu cử trong Đảng và quyết định việc đề cử danh sách ứng cử các UVBCT vào vị trí Tứ trụ. - Một UVTW đã tố cáo thái độ độc đoán vi phạm dân chủ, sử dụng thủ đoạn lừa dối, gian lận của Nguyễn Phú Trọng trong việc lập danh sách ứng cử, đề cử vào vị trí Tứ trụ thông qua việc hứa hẹn, vận động để loại bỏ người này bầu cho người khác vv…. Ngay sau hai ý kiến phát biểu này, hàng loạt UVTW giơ tay đòi được phát biểu và hàng loạt các ý kiến được phát biểu thẳng thắn công khai, không còn sự nể nang hoặc sợ hãi, các ý kiến này tập trung vào các nội dung tố cáo hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân của Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin được tóm lược dưới đây một số ý kiến tố cáo Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của các đại biểu như sau: 1. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản các phản ứng của Bộ Ngoại giao và Đài Truyền hình VN khi giàn khoan HD 981 TQ xâm phạm lãnh hải VN từ tháng 5-7/2014. Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo cho Chính phủ, các Bộ và đặc biệt là Bộ Ngoại Giao, Đài Truyền hình VN không được có phản ứng gì để chờ Nguyễn Phú Trọng liên lạc trực tiếp với Tập Cập Bình. Tuy nhiên, hàng loạt các động thái như là gửi Công văn, Thư riêng hoặc các cuộc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo sứ quán TQ tại HN đề nghị cho Trọng được gặp Tập Cập Bình đã không đạt được gì. Kết quả là Tập Cập Bình không tiếp Nguyễn Phú Trọng mà cũng không cho phép Bộ Ngoại giao TQ được tiếp xúc với Bộ Ngoại giao VN. 2. Nguyễn Phú Trọng đã cố tình trì hoãn cuộc họp Bộ Chính trị trong lúc cần thiết để quyết định thái độ và phản ứng của VN đối với hành vi của TQ xâm phạm vùng lãnh hải của VN. Tại thời điểm đó, khi mà cả nước đang sục sôi không khí chống TQ và tình hình đã trở nên cấp thiết, Bộ Ngoại giao đã liên tục đề nghị Tổng Bí thư cho họp BCT để cho ý kiến chính thức về các phản ứng và thái độ cần thiết của VN trước việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN. Tuy nhiên, thay cho việc phải tổ chức họp BCT để quyết định các vấn đề cấp bách thì Nguyễn Phú Trọng lại cố tình trì hoãn cho đến khi Thủ tướng Chính phủ cùng với một số UVBCT khác chính thức lên tiếng, yêu cầu phải họp gấp BCT thì Nguyễn Phú Trọng mới đồng ý tổ chức cuộc họp quan trọng này. 3. Nguyễn Phú Trọng ngăn cản việc Chính phủ ra Công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi ngang ngược của TQ trên biển đông vì sợ làm mất lòng Tập Cập Bình. Tại cuộc họp BCT, đại diện Bộ Ngoại giao báo cáo tình hình Biển Đông và đề nghị Thủ tướng Chính Phủ cho phép Bộ Ngoại giao ra Công hàm tố cáo hành vi của TQ xâm phạm lãnh hải, chủ quyền và quyền chủ quyền của VN tại vùng biển của VN được quy định theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc. Khi đó, Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra ý kiến rằng nếu làm như vậy là mất lòng TQ và sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn mà không giải quyết được gì, đây là Vấn Đề Nội Bộ giữa VN và TQ. Phát biểu này của Nguyễn Phú Trọng đã bị rất nhiều UVBCT phản bác và yêu cầu bỏ phiếu về nội dung này. Kết quả là hầu hết số đông UVBCT đồng lòng với Chính phủ và Bộ Ngoại giao ban hành Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi của TQ xâm phạm vùng biển, vùng lãnh hải VN. 4. Nguyễn Phú Trọng đã cố tình ngăn cản Chính Phủ đưa ra các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ tổ quốc trước hành vi xâm lấn của TQ trên biển Đông bao gồm: + Ngăn cản việc khởi kiện TQ ra cơ quan tòa án quốc tế: Trong bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần 3 tuần sau khi TQ ngang nhiên cắm giàn khoan HD-981 trong vùng biển VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.” Trở lại thời gian khoảng gần 4 năm trước khi vụ dàn khoan HD 981 xảy ra, Thủ tướng Chính Phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…. Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia VN, Quỹ Biển đông và các hiệp hội chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, nghiên cứu để sẵn sàng phương án khởi kiện TQ ra Tòa án Quốc Tế. Căn cứ vào chỉ đạo này hàng loạt các nhóm nghiên cứu về Biển Đông của các bộ, ngành, các hiệp hội đặc biệt là Liên Đoàn Luật Sư VN và Hội Luật Gia VN đã được thành lập và xúc tiến nghiên cứu về phương án khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế đã được đệ trình và trình bày vào tháng 6/2014 với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại TƯ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội vv. Tuy nhiên tại cuộc họp BCT vào tháng 6/2014 để quyết định vấn đề khởi kiện TQ, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đưa ra ý kiến rằng việc khởi kiện TQ sẽ mang lại hậu quả khôn lường cho VN vì TQ ở sát cạnh VN nên sẽ dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để buộc chúng ta phải rút đơn khởi kiện. Theo đó, Nguyễn Phú Trọng công khai vận động các UVBCT không biểu quyết việc khởi kiện. Cuối cùng, ngoài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chỉ có 5 UVBCT đồng ý khởi kiện còn số đông các UVBCT không đồng ý khởi kiện TQ. Kế hoạch khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế của Chính Phủ bị phá sản hoàn toàn. 5. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống TQ. Tại thời điểm từ tháng 5 – 7/2014, hàng loạt các cuộc biểu tình tại các tỉnh thành trong cả nước tố cáo TQ có hành vi xâm phạm lãnh hải, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của VN. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Chính Phủ, Bộ Công An và Công an các tỉnh thành trong toàn quốc phải có hành động kịp thời và kiên quyết dẹp bỏ các cuộc biểu tình đồng thời tổ chức bắt bớ, giam cầm và kết án những người tham gia biểu tình chống TQ để làm gương đồng thời yêu cầu Chính Phủ phải có văn bản kịp thời chấn chỉnh các hoạt động biểu tình vì sợ rằng những thế lực thù địch lợi dụng các cuộc biểu tình này để gây bạo loạn hoặc đảo chính vv… 6. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây, các hoạt động biểu tình tự phát chống TQ, các hoạt động kỷ niệm, vinh danh các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống TQ xâm lược năm 1979 liên tục được một số người dân yêu nước tổ chức. Vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp ra lệnh bằng lời nói và văn bản cho Bộ Công an bắt bớ những người yêu nước tham gia các hoạt động biểu tình vinh danh những liệt sỹ đã hi sinh trong cuộc chiến chống TQ xâm lược nhân kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới 17/2/1979; Theo yêu cầu của Sứ quán TQ, Nguyễn Phú Trọng cũng đã ra lệnh cho các cơ quan an ninh bắt một số nhà hoạt động dân chủ nhằm mục đích phá hoại niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với những cam kết của Thủ Tướng Chính phủ VN về việc thực thi tự do nhân quyền. 7. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh khi tham dự Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng tại Singapore phải có những phát biểu mềm mại về quan hệ hữu nghị VN-TQ nhằm xoa dịu TQ về vấn đề biển Đông. Trước khi tham dự Hội Nghị các Bộ trưởng Quốc Phòng tại Singapore, Ông Phùng Quang Thanh được lệnh phải gặp Nguyễn Phú Trọng để nghe lời căn dặn (huấn dụ) về việc không được làm cho TQ phật ý mà phải phát biểu sao cho mềm mại nâng cao tình hữu nghị VN-TQ để không làm TQ mất lòng gây hậu quả khó lường. Kết quả là, tại hội nghị này khi mà đại diện các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Philipine vv… đều có những phát biểu mạnh mẽ, gay gắt trước hành động của TQ tại biển đông thì Phùng Quang Thanh đại diện cho VN (với tư cách là bên bị hại trực tiếp) đã phát biểu những ý kiến làm ngỡ ngàng cả thế giới… 8. Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Quốc Hội VN ra Nghị Quyết về biển Đông: Tại thời điểm đó, Quốc hội đang họp và hầu hết đại biểu Quốc hội và UBTV Quốc hội đều có ý kiến đề nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải để cho Quốc hội ra một Nghị quyết riêng biệt về Biển Đông. Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng đại diện cho Quốc hội đã xin ý kiến TBT Nguyễn Phú Trọng và được trả lời là VN đã có Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc rồi thì QH cần gì phải ra Nghị Quyết về Biển Đông để làm rối thêm tình hình và làm tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Và thế là Quốc Hội VN đã không thể ra được một bản Nghị Quyết riêng về Biển Đông. 9. Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Chính Phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012. Chính phủ đã nhiều lần đệ trình Bản Dự Thảo Nghị định hướng dẫn thi hành lên BCT và Ban Bí Thư để xin ý kiến. Tuy nhiên đã gần 4 năm qua mà Bản dự thảo này vẫn chưa được Nguyễn Phú Trọng, BCT và Ban Bí Thư xem xét và hiện nay vẫn đang bị bỏ rơi vào quên lãng. Như vậy, một văn bản pháp lý vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam là Luật Biển Việt Nam đã bị Nguyễn Phú Trọng vô hiệu hóa hoàn toàn vì không có hướng dẫn thực thi. 10. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Dự Thảo Luật Biểu Tình đã được soạn thảo một cách công phu và đã qua rất nhiều bước lấy ý kiến của các bộ, ngành, các tổ chức và dân chúng để cuối cùng Chính Phủ đã hai lần chính thức đệ trình lên QH thông qua. Nhưng bằng quyền lực của mình và với lý do là nếu cho phép biểu tình sẽ dễ dàng dẫn đến bạo loạn và nguy cơ mất chế độ nên Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần ra lệnh cho QH và UBTVQH không được phép thông qua Luật Biểu Tình. 11. Nguyễn Phú Trọng đã cầu viện TQ, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân ngay trước thềm Đại hội Đảng XII. Trong chuyến thăm TQ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cuối năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị cho Nguyễn Sinh Hùng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính). Nội dung đề nghị giúp đỡ này tiếp tục được Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên đề nghị chính thức với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1. Nội dung này nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân Nguyễn Phú Trọng tự ý quyết định mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ trong BCT. (Phần nội dung chi tiết đã được trình bày tại bài viết Nguyễn Phú Trọng – Ai là Trần Ích Tắc? ) 12. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Bộ Ngoại giao, truyền thông báo chí và quân đội đấu tranh với hành vi TQ xâm lấn vùng an toàn bay VN. Trong những ngày đầu tháng 1/2016, đã có 46 vụ máy bay TQ bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà Nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc). Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh. Trước diễn biến đó, vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã: a. Ngăn cản không cho Bộ Ngoại giao có công hàm phản đối TQ, buộc Chính phủ phải phản ứng linh hoạt, chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo TQ. b. Chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng các bài đăng sẵn của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016. Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông. c. Ngăn cản hoạt động bảo vệ bầu trời của quân đội nhân dân VN, yêu cầu Quân chủng Phòng không Không quân chỉ được theo dõi mà không được sử dụng máy bay quân sự của VN để áp sát và truy đuổi máy bay quân sự TQ xâm phạm không phận VN 13. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh ngăn cản Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển VN có các hoạt động bảo vệ vùng biển VN vào những ngày đầu năm 2016 (khi TQ cho tầu quân sự giả danh tàu đánh cá áp sát bờ biển VN 24 hải lý) vì lý do sợ ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa hai nước. Thực chất là ngay khi phát hiện các tầu quân sự TQ trá hình tầu đánh cá đang áp sát cách bờ biển VN chỉ còn có 24 hải lý các cán bộ lãnh đạo Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển đã đưa ra kiến nghị BCT cho phép VN đưa tầu hải cảnh và tầu quân sự ra xua đuổi tàu TQ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin tuyệt mật cho biết, Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh không được thực hiện kế hoạch này nhằm mục đích nếu có biến động trong Đại Hội Đảng thì đây chính là một lực lượng của TQ áp sát bờ biển VN nhằm mục đích hỗ trợ và giúp ĐCSVN tổ chức thành công ĐHĐ 12 và sẵn sàng đối phó nếu có đảo chính. 14. Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ: Ngay sau khi nhận chức Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện hàng loạt các cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ tại VN. Để thực hiện lời cam kết này, trong các hội nghị BCT Trọng đã đưa ra yêu cầu buộc Chính phủ và tất cả các ngành phải ưu tiên các nhà thầu TQ vì thế mạnh của họ là giá rẻ, đầu tư nhanh chóng đồng thời giữ được quan hệ ngoại giao với TQ. Kết quả là 54 dự án trọng điểm quốc gia trong các ngành kinh tế chính như điện dân dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đều rơi vào tay các nhà thầu TQ với các hệ thống công nghệ lạc hậu lỗi thời, máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng vv… Từ đó các gói thầu này đều phải tăng giá từ 50% đến 250%. thậm trí các nhà thầu TQ liên tục vi phạm các hợp đồng thầu mà phía VN không thể nào chấm dứt các hợp đồng mà công luận đã từng đưa ra như các dự án đường sắt trên cao tại HN, các dự án xây dựng đường bộ trong ngành giao thông, xây dựng dân dụng, dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện, dự án xi măng vvv…. PHẦN 3. NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ BỊ LỘT MẶT NẠ BÁN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO TẠI HNTW14. Vào cuối ngày họp thứ ba (13/1/2016) của Hội nghị TW14, không khí hội trường đã rất nóng khi mọi con mắt đều đổ dồn vào Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt các phát biểu chỉ trích và tố cáo hành vi độc đoán làm tê liệt tính dân chủ trong Đảng. Các hành vi bán nước cầu vinh, cầu viện TQ của Nguyễn Phú Trọng cũng đã được đưa ra một cách thẳng thắn công khai giữa Hội nghị như chúng tôi đã tóm lược ở phần trên. Sau hàng loạt các phát biểu chỉ trích nêu trên, dần dần Hội nghị đã mất kiểm soát. Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa ra vào hội trường đã nhanh chóng được khóa chốt bên trong; Bộ phận điều khiển loa đài được yêu cầu tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội Nghị được yêu cầu đi ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 UVTW đã không thể kiểm soát được và đứng lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc VN sẽ đời đời nguyền rủa mày”. Một trong số các đại biểu đã đứng lên bàn và chỉ tay vào Nguyễn Phú Trọng nói rằng “Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội tổ quốc là tội phải chịu án tử hình”. Tình hình lúc đó rất căng thẳng và hỗn loạn, Hội nghị đã hoàn toàn mất kiểm soát, các đại biểu ngồi phía dưới đã không thể giữ được bình tĩnh nữa mà thi nhau mắng nhiếc Nguyễn Phú Trọng là đồ tham quyền cố vị, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Một số UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội tổ quốc. Kể đến đây, người cung cấp tin là một UVTW trực tiếp tham dự Hội Nghị TW14 đã lắc đầu ngao ngán, thất vọng và đưa ra nhận xét mà chúng tôi (Người Đưa Tin) một lần nữa, xin được trích dẫn lại nguyên văn như sau: “Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt tạm giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị”. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa” Nói về Nguyễn Phú Trọng, thì chỉ với một nhận xét như trên đã hoàn toàn vạch rõ bộ mặt Trần Ích Tắc của Nguyễn Phú Trọng mà không cần thêm bất cứ điều gì nữa mà trở thành thừa thãi. Hầu hết những ý kiến của những đảng viên chân chính, có lương tâm đều cho rằng, nếu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư, dù chỉ thêm một năm thôi thì Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ hoàn toàn nằm trong sự kiềm tỏa của TQ kể cả phạm vi trên biển và trên không. PHẦN 4. DIỄN BIẾN BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ Sau cuộc cãi lộn, mạt sát trì triết lẫn nhau diễn ra và cuối cùng một số đại biểu đã đứng dậy và dàn hòa các bên để vãn hồi trật tự tại nghị trường. Hội nghị quyết định rằng ngoài 4 ứng viên do BCT giới thiêu mỗi vị trí tứ trụ cần có thêm một ứng viên do HNTW đề cử. Hội nghị tiếp tục lần bỏ phiếu kín về việc giới thiệu thêm 4 ứng viên trong đó có trường hợp “đặt biệt” tái cử của ủy viên Bộ Chính trị. Mỗi vị trí bỏ phiếu hai lần, lần đầu là do Trung ương giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút. Tuy nhiên, Bộ Chính trị không có thẩm quyền quyết định việc cho rút khỏi danh sách ứng viên mà do Trung ương quyết định bằng việc bỏ phiếu kín, bỏ phiếu vòng một là “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút, rồi đến vòng hai là bỏ phiếu chính thức để chọn nhân sự cụ thể giới thiệu cho Trung ương khóa 12. Kết quả là HNTW đã bỏ phiếu cho ứng viên Nguyễn Tấn Dũng đối với vị trí TBT với số phiếu 160/173 (chỉ đứng sau số phiếu bầu của ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân 161/173 cho vị trí Chủ tịch Quốc Hội). Như vậy, nếu so sánh với số phiếu bầu tại Nghị trường thì số phiếu bầu cho ứng viên chức TBT của Nguyễn Phú Trọng 46/173 là quá thấp theo yêu cầu. Tuy nhiên đến lúc đó TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải thực hiện theo QĐ 244 mà theo đó, ứng viên không được BCT đề cử thì buộc phải xin rút. Thêm một lần nữa Trung ương lại bỏ phiếu về việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng có được rút hay không và kết quả là 158/173 số đại biểu bỏ phiếu không đồng ý việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng được rút khỏi danh sách đề cử ứng viên vị trí Tổng Bí Thư khóa 12. Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã liên tục thực hiện quyền hạn TBT để độc diễn tại nghị trường làm cho toàn thể các UVTW đều hết sức bất bình và lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Cuối cùng Hội nghị đã quyết định việc phê chuẩn danh sách ứng viên cuối cùng và bầu sẽ do Đại hội quyết định. Và như vậy, khác với các Đại hội trước đây, như người ta thường nói phải đến hết phút thứ 90 mới biết được kết quả trận đấu. Hội Nghị đã kết thúc trong không khí nặng nề, u ám với nỗi thất vọng, chán chường, tủi hận và hổ thẹn của 237 đại biểu là UVTW bao gồm cả chính thức và dự khuyết. Chúng ta có thể xem lại clip Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc HNTW14 đó là kịch bản đã được dàn dựng tại chỗ để chính thức đưa ra công luận. Sau khi các đại biểu ra về, có thông tin rằng Bộ Chính Trị tiếp tục ở lại họp tiếp nhưng người cung cấp tin không có được thông tin này. PHẦN KẾT Để kiểm chứng nguồn tin, trước khi gửi bài viết này, chúng tôi cũng đã tham khảo thêm ý kiến của 4 vị UVTW khác là những đại biểu trực tiếp tham dự HNTW14 vào ngày cuối cùng của Hội nghị (13/1/2016). Họ đều khẳng định với một thái độ cực kỳ thất vọng và chán nản rằng nguồn tin mà chúng tôi được cung cấp là hoàn toàn chính xác, thậm trí còn hỗn loạn và ô hợp hơn nhiều so với những nội dung mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết này. Chúng tôi tin rằng, ít nhất một trong số bạn đọc có thể tự kiểm chứng độ chân thực của thông tin bài viết này bằng cách hỏi lại người thân của mình là UVTW đã tham dự Hội Nghị. Cầu mong Phật, Trời, Tổ tiên phù hộ, độ trì cho non sông, đất nước Việt Nam không phải trải qua những năm tháng thương đau, sống trong vòng loạn lạc do những tên phản quốc như Trần Ích Tác, Lê Chiêu Thống gây ra mà lịch sử Việt Nam đã từng nguyền rủa. https://www.danluan.org/tin-tuc/20160117/su-that-ve-hoi-nghi-tw-14-nguye...
......

Tổng thống phụ nữ đầu tiên của Đài Loan

ĐÀI LOAN – Hôm 16 tháng Giêng, 2016, nữ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân chủ Tiến bộ DPP, bà Thái Anh Văn đã giành một chiến thắng vang dội. Điều bất ngờ tiếp theo là lần đầu tiên, đảng DPP của bà cũng chiếm đa số ghế trong viện Lập pháp, nơi do Quốc Dân Đảng nắm quyền kiểm soát từ năm 1949. Nữ Chủ tịch của Đảng Dân chủ Tiến bộ DPP sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan sau khi thu về hơn 6.890.000 phiếu, xấp xỉ 56% số phiếu bầu. Đối thủ của bà, ứng cử viên Chu Lập Luân của đảng đương quyền chỉ dành được 3,8 triệu phiếu, khoảng 30% số phiếu bầu. Bà Thái Anh Văn vốn chủ trương Đài Loan phải độc lập khỏi Trung Quốc. Các đảng phái đối lập với bà và DPP nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà Thái Anh Văn không chấp nhận chính sách “một Trung Hoa”. Ngay trong tuyên bố đầu tiên với báo chí sau khi thắng cử, bà Thái Anh Văn đã cảnh báo Bắc Kinh rằng mọi hành vi gây hấn từ Bắc Kinh sẽ làm tổn hại đến quan hệ hai nước. Bà cũng phát biểu thêm: “Thông điệp của chúng tôi đối với cộng đồng quốc tế là các giá trị dân chủ đã được ăn sâu ở Đài Loan.”, “Người dân Đài Loan đã sử dụng lá phiếu của mình để viết lịch sử ngày hôm nay.” Người ủng hộ vui mừng khi bà Thái Anh Văn thắng cử. Ảnh: Reuters Bà Thái Anh Văn, 59 tuổi, là con gái nhỏ nhất trong một gia đình 9 người con. Bà tốt nghiệp cử nhân luật tại đại học Quốc gia Đài Loan, thạc sỹ luật tại đại học nổi tiếng Cornell, Hoa Kỳ và tiến sỹ tại Đại học Kinh tế Luân Đôn. Trở về nước năm 1984, bà là giáo sư đại học và sau đó làm việc cho chính phủ, trở thành cố vấn an ninh cho tổng thống Lý Đăng Huy thuộc Quốc Dân Đảng. Năm 2008 bà trở thành chủ tịch Dân Tiến Đảng. Bà là tổng thống thứ 2 của Đài Loan thuộc Dân Tiến Đảng. Người đầu tiên là tổng thống Trần Thủy Biển đã thắng cử nhờ vào chủ trương độc lập của ông và là tổng thống Đài Loan từ năm 2000 - 2008.
......

Nguyễn Tấn Dũng đã rút lui

Thông báo Hội nghị 14 cho biết kết quả bầu chọn nhân sự Đại hội đảng XII đã hoàn tất và nhất là Trung ương đảng đã bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương khóa XII; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021. Phát biểu bế mạc Hội nghị 14, ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết thêm là Ban chấp hành trung ương đã biểu quyết thông qua nhân sự là ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư Khóa XI thuộc trường hợp đặc biệt tái cử Khóa XII và danh sách đề cử các vị ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của đảng và nhà nước cho Khóa XII “với số phiếu rất tập trung”. Mấu chốt của những điều nói trên cho thấy có 2 điểm quan trọng: – Khi ông Trọng nói Hội nghị 14 đã thông qua nhân sự là ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư khóa XI thuộc dạng đặc biệt để tái cử khóa XII, cho thấy là chỉ có ông Trọng mới là người được vị trí này vì chỉ có ông Trọng vừa ở trong Bộ chính trị và vừa đứng đầu trong Ban bí thư. Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng chỉ là Ủy viên Bộ chính trị, không nằm trong Ban bí thư. – Sau nhiều căng thẳng từ Hội nghị 12, 13 cuối cùng việc chuẩn bị nhân sự tứ trụ coi như hoàn tất. Những thông tin nói trên được minh họa với ba dữ kiện được tán phát khá rộng rãi trên mạng Internet. Dữ kiện thứ nhất là Bộ chính trị đã bỏ phiếu đề cử chức danh Tổng Bí Thư thì ông Trọng được 6 phiếu, ông Sang được 5 phiếu còn ông Dũng chỉ được 1 phiếu. Vì lý do đó mà ông Trọng đã được Bộ chính trị giới thiệu ra ứng cử chức danh Tổng Bí Thư cho nhiệm kỳ XII. Dữ kiện thứ hai là nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng là một năm và sau đó, Trung ương đảng khóa XII sẽ chọn người khác thay thế dựa trên thành phần tân Ủy viên Bộ chính trị được bầu ra trong đại hội XII. Dữ kiện thứ ba là Hội nghị trung ương 14 đã bỏ phiếu kín đề cử nhân sự tứ trụ cho Khóa XII với kết quả ông Nguyễn Phú Trọng được đề cử vào chức Tổng Bí Thư với 135/175 phiếu; ông Trần Đại Quang được đề cử vào chức vụ Chủ Tịch Nước với 151/175 phiếu; ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử chức vụ Thủ Tướng với 155/175 phiếu; bà Nguyễn Thị Kim Ngân được đề cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội với 163/175 phiếu. Trong khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạt con số 70/175 phiếu. Rất khó có thể kiểm chứng những dữ kiện nói trên là thật hay giả khi nó thuộc loại “bí mật quốc gia” như trường hợp thư của ông Nguyễn Tấn Dũng viết gửi cho Nguyễn Phú Trọng và Trung ương đảng về việc không xin tái cử Khóa XII, khi mà các phe đang tìm cách tung những tin hỏa mù để tấn công lẫn nhau. Tuy nhiên, theo dõi cuộc đấu đá giữa phe đảng (Nguyễn Phú Trọng) và phe chính phủ (Nguyễn Tấn Dũng) trong suốt 5 năm qua, nhất là từ Hội nghị Trung ương 6 (2012) về vụ kỷ luật đồng chí X cho đến Hội nghị 13, tràn ngập những đơn tố cáo gia đình và cá nhân ông Dũng cho thấy là phe đảng đã tìm mọi cách triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng. Chính trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài “lật ngửa” khi viết thư không xin ra tái cử với hy vọng là dùng diễn đàn Trung ương đảng để cho đàn em đề cử mình ra tranh với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng qua kết quả Hội nghị 14, ông Trọng đã dùng sự lưu nhiệm ghế Tổng bí thư 1 năm và Quyết định 244 để buộc Trung ương phải bầu chọn theo đề cử của Bộ chính trị; vì thế mà ông Dũng đã không thể xoay trở như dự tính là dùng đàn em đề cử ngay tại Hội nghị Trung ương, kể cả trong đại hội đảng. Điều này cho thấy là ván bài của ông Dũng đã bị ông Trọng tháu cáy, vì hai lý do sau đây: Thứ nhất là Nguyễn Phú Trọng với tư cách Chủ tịch Tiểu ban nhân sự đã dàn dựng ra trận đồ để chính ông Dũng đã bị phế bỏ võ công khi tự mình viết đơn không xin tái cử. Thứ hai là chuyến đi thăm Trung Quốc một cách đột xuất của Nguyễn Sinh Hùng ngay sau Hội nghị 13 đầy căng thẳng về vấn đề nhân sự, cho thấy là Tập Cận Bình đã hậu thuẫn Trọng hơn là Dũng để Việt Nam không đi ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh. Mặc dù phe đảng của Nguyễn Phú Trọng đã thắng thế trong cuộc đua quyền lực, nhưng ông Trọng sẽ chỉ ngồi thêm 1 năm ở ghế Tổng bí thư, không chỉ vì tuổi tác (hiện tại đã 72 tuổi) mà vì những cam kết từ đầu. Nguyễn Tấn Dũng sẽ không rút về ở ẩn tại Phú Quốc như các ông Nguyễn Minh Triết, Phan Văn Khải đã làm mà sẽ tập hợp đàn em để tung ra những lời phán theo kiểu “thái thượng hoàng” như thời Đỗ Mười, Lê Đức Anh đối với Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh. Lý do dễ hiểu là Bộ chính trị khóa XII, ngoài Nguyễn Phú Trọng, đa số đều là đàn em và nhận những ân sủng của ông Dũng trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh đó, có thể khi Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu vào năm 2017, Trung ương đảng khóa XII sẽ bầu Trần Đại Quang làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước. Trần Đại Quang Nói cách khác là Nguyễn Tấn Dũng không thực hiện được phương án Putin cho chính mình thì sẽ giúp cho đàn em cùng băng công an là Trần Đại Quang trở thành nhân vật quyền lực: Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư từ Hội nghị 3 của Trung ương đảng khóa XII. Nếu điều này xảy ra thì dù Nguyễn Phú Trọng có thắng, phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng sẽ khuynh loát bên trong và đảng CSVN sẽ rơi vào tình trạng phân hóa cùng cực trong vài năm trước mặt. Đây là cơ hội của phong trào dân chủ và điều này có xảy ra cũng chỉ là định mệnh kết cục của đảng CSVN. Trung Điền http://www.viettan.org/Nguyen-Tan-Dung-da-rut-lui.html
......

Đức Hồng-Y Prof. Dr. Reinhard Marx: „Kitô hữu là những người tự do, can đảm và vui tươi“

Hà-Nội, Việt Nam - Vào buổi chiều ngày 12 tháng 1. 2016, trước sự tham dự của trên 3.500 tín hữu, tại nhà thờ Chính tòa Sở Kiện, tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60 cây số, vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Đức-Quốc, Đức Hồng-Y Reinhard Marx đã kêu gọi các tín hữu hãy can đảm làm chứng nhân cho đức tin. Nhà thờ Sở Kiện là nơi tưởng niệm các Thánh Tử Đạo Việt Nam từ thời bắt đầu truyền đạo cho đến thế kỷ thứ 19. „ Trong cuộc viếng thăm này tôi được nhìn thấy Giáo Hội Việt Nam là một Giáo Hội trẻ, một Giáo Hội đầy niềm vui và hy vọng, đầy can đảm và vững tin vào tương lai“. Đức Hồng-Y Marx nói tiếp: Các Thánh Tử Đạo đã cho chúng ta thấy Kitô hữu là những người tự do, can đảm và vui tươi, không sợ hãi.“ „ Từ 2000 năm nay luôn xảy ra chuyện các Kitô hữu bị truy nã, uy hiếp và giết chết. Đối diện với những xung đột đầy hung bạo trên chúng ta tự hỏi: „Tại sao các Kitô hữu đã và đang bị uy hiếp tại nhiều quốc gia trên thế giới, và không được tự do sống đức tin ?“ Nhà thờ Sở Kiện Theo Đức Hồng-Y Marx thì lý do nằm ở chỗ là các Kitô hữu và đặc biệt các Thánh Tử Đạo là những người tự do và họ đã bỏ sự sợ hãi ra phía sau mình . Đó là mối đe dọa cho tất cả mọi nhà cầm quyền. „Nhưng không có một quyền lực văn hóa, chính trị hay xã hội nào có thể phá hủy được niềm tin này“. Đây là kinh nghiệm của Giáo Hội từ lúc khởi đầu trong thời đại La Mã. Không có một quốc gia, đảng phái, tổ chức chính trị nào có thể thay thế được chỗ đứng của Thiên Chúa. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã làm chứng nhân cho niềm xác tín trên. Trong bài giảng Đức Hồng-Y Marx đề cập đến buổi nói chuyện với các đại diện của chính quyền tại thủ đô Hà Nội về tự do tôn giáo và đạo luật tôn giáo mới: „Tôi có cảm tưởng là từ phía chính phủ họ cầu chúc cho Giáo Hội Việt Nam một tương lai tốt đẹp. Nhưng cần phải rõ là: Tự do tôn giáo có nghĩa là Giáo Hội được hoạt động tự do, ngay cả trong lãnh vực giáo dục và công tác từ thiện, thí dụ như mở trường học và nhà thương. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn và Đức Hồng Y Reinhard Marx Đức Hồng Y Marx tại Tam Đảo “ Con đường Giáo Hội ở Việt Nam đang đi không đơn giản, nhưng họ có thể tin vào sự trợ giúp của Giáo Hội Đức quốc: „ Chúng tôi sẽ cùng đi con đường của Quý Vị trong liên kết và trong cầu nguyện. Chúng ta hãy cùng nhau làm việc và cầu nguyện - nhất là để cho đạo luật tôn giáo mới sẽ trở thành bước thăng tiến hoạt động của Giáo Hội. Chúng ta hãy cầu xin các Thánh Tử Đạo tại đây cầu bầu cho chúng ta.“ Vào buổi sáng cùng ngày Đức Hồng-Y Marx đã gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến. Trong chương trình hôm nay sẽ còn có cuộc thăm viếng một cơ sở kinh doanh người Đức và sau đó sẽ tiếp tục lên đường vào Sài Gòn. Đức Hồng Y Marx tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn Được biết trong chuyến viếng thăm chín ngày từ ngày 08 đến ngày 17 tháng 01 tại Việt Nam, Đức Hồng-Y Reinhard Marx không đến được Vinh và Thủ Thiêm mà theo nhà cầm quyền CSVN cho biết là bởi lý do an ninh.  
......

Kết thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị?

 Sau 3 ngày nhóm họp, hội nghị trung ương 14 của đảng cộng sản đã chính thức bế mạc mà không đưa ra một kết quả rõ rệt. Theo dõi bản tin thời sự tối 13/1/2015 trên VTV, người ta dễ dàng thấy được bầu không khí căng thẳng hiện rõ trên khuôn mặt các uỷ viên trung ương đảng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ đầu đến cuối đã luôn xuất hiện với nụ cười khinh khỉnh quen thuộc. Trong khi những gương mặt còn lại đều tỏ vẻ mặt khá nghiêm nghị, thậm chí là u tối. Ngay khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu đắc thắng, ông Dũng cũng đã vỗ tay một cách đầy gượng gạo. Trong lúc những tràng pháo tay vẫn đang kéo dài rào rào, ông Dũng bèn buông hai cánh tay đặt xuống ghế, người cũng ngả ra sau một cách mệt mỏi. Chỉ đến khi nhận thấy đang bị ống kính truyền hình quay cận cảnh, ông Dũng mới chịu vỗ tay trở lại như những người chung quanh. Chi tiết này cũng phản ánh được phần nào sự ngột ngạt sau 3 ngày hội nghị. Dường như phe nào cũng đang tự tin cầm chắc chiến thắng. Trong bài phát biểu ngắn gọn kéo dài chưa đầy 5 phút, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết vấn đề nhân sự thuộc diện “trường hợp đặc biệt” cũng đã được hội nghị biểu quyết thông qua “với số phiếu rất tập trung”. Khi dùng chữ “số phiếu rất tập trung”, chắc hẳn ông Trọng đang muốn che dấu một bí mật quan trọng tại hội nghị 14 sẽ được trình bày dưới đây. Tin đồn “lật đổ”? Giữa lúc cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư đang trở nên bế tắc thì hàng loạt tin đồn khác nhau cũng đã được tung ra. Theo một tin đồn chưa thể kiểm chứng, kịch tính đã xảy ra tại hội nghị 14 khi các uỷ viên trung ương đảng không chấp chận để cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ra tái cử tại đại hội đảng 12. Thông tin này còn cho rằng, phe thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện một cuộc “lật đổ” ngoạn mục, khiến cho đội hình “bộ tứ quyền lực” được đưa ra trước đó (Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân) đang phải đứng trước nguy cơ phá sản. Khoảng 140 vị quan chức – chiếm 70% số ghế trong ban chấp hành trung ưởng đảng đã bỏ phiếu chống lại phương án nhân sự do bộ chính trị đưa ra biểu quyết. Nếu thông tin trên là đúng, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử đảng cộng sản xảy ra sự kiện ban chấp hành trung ương đảng - bị thâu tóm bởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - công khai đối đầu với bộ chính trị do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu. Điều này cũng đã được phản ánh qua thông cáo của hội nghị trung ương 14, theo đó các uỷ viên trung ương sẽ “bỏ phiếu kín đề cử nhân sự” cho các chức danh “tứ trụ”. Quyết định cuối cùng về nhân sự sẽ được đưa ra tại đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản. Trái với dự tính ban đầu, ông Trọng đã không thể áp đặt lên ban chấp hành trung ương đảng về vấn đề nhân sự định sẵn, mà thay vào đó sẽ là một cuộc đề cử bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nguy cơ ông Trọng không được đề cử hoàn toàn có thể xảy ra. “Trung ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo báo cáo công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá 12 trình Đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét, giới thiệu QH khoá 14 quyết định theo quy định của pháp luật”, bản thông báo hội nghị trung ương 14 cho biết. Như vậy, sự chống đối của ban chấp hành trung ương đã khiến cuộc chiến quyền lực quanh chiếc ghế tổng bí thư vẫn chưa thể kết thúc. Phe Nguyễn Tấn Dũng đang dần thoát khỏi tình thế bất lợi và vẫn còn cơ hội để lật ngược thế cờ.    Đại hội lần thứ 12 của đảng cộng sản sẽ là trận sống mái cuối cùng cho cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Hãy cứ để chúng chém giết lẫn nhau, vì dù sao đây cũng là đại hội cuối cùng trước ngày chế độ cộng sản cáo chung. 13/11/2016. http://danlambaovn.blogspot.de/2016/01/ban-chap-hanh-trung-uong-oi-au-bo...
......

“Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?

Mở đầu: "..Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” . Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ?.." Ai thống trị Việt Nam ngày nay ? Có một tổ chức hiện nay cai trị Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau như là vua chúa Phong kiến ở Tàu hay ở Âu châu thời Trung cổ. Một bộ máy võ trang tập trung các quyền hành lớn trong tay; không được dân bầu lên, và dân tuyệt đối không có quyền kiểm soát hay phê bình. Tổ chức này mang tên là “Đảng Cộng Sản Việt Nam”.Nhưng, thực sự, tổ chức nầy có phải là một Đảng đúng nghĩa của một đảng hay không?   Đáng lẽ ra một Đảng chánh trị phải có một chánh nghĩa, một sức mạnh do một lý tưởng, một nền tảng triết lý hay lý thuyết, một khuynh hướng thể hiện nguyện vọng của đảng viên để hành động nhằm phục vụ đất nước và dân tộc của mình. Vì vậy, nếu cái gọi là Đảng Cộng Sản mà không phải là một Đảng đúng nghĩa, thì bộ máy đó là cái gi? Một tập thể những người có chung một chí hướng tôn thờ người ngoài, một công ty làm ăn, một tổ chức mafia khai thác thị trường đất nước của họ chăng? Như vậy chúng ta có vài tiêu chuẩn để đánh giá cái gọi là Đảng Cộng Sản bây giờ, đó là một đảng phái hay chỉ là một bọn làm ăn thiếu lương thiện? Tôi đồng ý đã có thời gian cái goi là đảng Cộng Sản ngày nay có những hoạt động như là đảng phái đúng nghĩa. Nhưng những hoạt động ấy tốt xấu, hay dở, có lợi hay có hại cho đất nước Việt nam là chuyện khác. Tôi nói đó là một “thứ đảng phái” vì lúc ấy đảng Cộng Sản theo ý thức hệ Mác-Lê, vận dụng chủ thuyết mác-lê làm cách mạng võ trang cướp chánh quyền thực dân. Tiếp theo, đảng cộng sản phát động cuộc cách mạng xã hội, tiến hành giai cấp đấu tranh, đấu tố địa điền chủ, ám sát công chức, trí thức, lãnh đạo tôn giáo, tịch thâu tài sản của người giàu có để sau cùng đưa giới lao động, những tên du thủ du thực, lên cầm quyền và khi vào Bộ chánh trị, lại lãnh đạo đất nước, dân tộc. Hành động của đảng cộng sản lúc đó có mục đích thi hành "chính nghĩa xã hội chủ nghĩa ” theo ý hệ Mác-Lê. Nhưng từ lâu lắm rồi, cái gọi là đảng Cộng Sản không còn giống như trước đó nữa. Nó đã hoàn toàn biến chất để trở thành một cái gì khác hẳn. Tức nó không phải cộng sản, không mang nội dung mác-lê, không chủ trương giai cấp đấu tranh để tiến lên xã hội công bằng, người không bốc lột người, như kinh điển mác-lê dạy người cộng sản. Cách đây vài năm, ông Đặng Quốc Bảo, Khoa giáo trung ương, trong một báo cáo phổ biến hạn chế cho đảng viên cao cấp, nói rằng “hiện tại đảng Cộng Sản không còn chính nghĩa chút nào vì thuyết Mác-Lê lỗi thời và cũng không đúng, không khoa học”. Theo ông Bảo, thì đảng cộng sản không nên áp dụng thuyết ấy nữa. Hai ông Mác và Lê đã nghĩ sai về vũ trụ, về trời đất, về đời sống nhân loại. Vậy người thông minh phải vứt bỏ chủ thuyết Mác-Lê. Nếu ông Bảo đánh giá lý thuyết Mác-Lê đúng, thì đảng Cộng Sản không có một chính nghĩa nào để vẫn khẳng định tiếp tục đưa Việt nam đi theo con đường của mác-lê. Vậy đảng cộng sản là cái gì? Chỉ là một tập hợp những người đầy tham vọng và quyền lực. Họ không khác gì một thứ giặc cướp đối với nhân dân. Ông Bảo nói thêm rằng “ tổ chức anh chị em cán bộ phải giữ quyền cai trị Việt Nam vài năm nữa, vì nếu không có một lực lượng mạnh giữ ổn định chính trị xã hội, thì nước sẽ loạn và dân sẽ khổ ”. Lấy sự ổn định làm chính nghĩa của mình không có ý nghĩa tốt đẹp vì hoàn toàn thiếu thuyết phục. Chính nghĩa ổn định, nhiều người bình thường có thể nói và thi hành. Cần gì phải có cái gọi là đảng Cộng Sản với 3 triệu đảng viên, với vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước và xã hội ? Quân Đội làm được. Phật Giáo làm được. Việt Quốc làm được. Ai cũng hy vọng làm được. Cái gọi là đảng Cộng Sản không thể tự cho là chỉ có họ mới làm được. Theo tuyên truyền của đảng cộng sản, trong quá khứ, họ có công đức lớn để đứng trên và trước mọi người khác. Tức họ cho rằng họ có vai trò lịch sử Có đúng như vậy không? Để trả lời, giờ đây, Bộ Chính Trị hãy tổ chức gọi hồn các đồng chí của họ đã chết, chết vì hi sinh hay chết oan vì đảng cũng được, để hỏi công việc đảng làm. Rồi, có lẽ họ nên gọi hồn để hỏi cái gọi là đảng cộng sản thật sự có công đức với dân tộc Việt Nam hay không? Rồi, họ có thể gọi hồn để hỏi đảng cộng sản tại sao ngày nay vẫn nói đi theo mác-lê, mà trên thực tế không thấy xã hội việt nam chuyển biến theo mô hình” chính nghĩa Mác-Lê.” một chút nào nữa. Vậy thì cái đảng này nên tự giải tán, và có mang tội với đất nưóc, với dân tộc không? Chúng tôi cũng có thể gọi hồn như Bộ Chính Trị. Chúng tôi có thể gọi hồn các vị cũng nằm xuống, vì nhiều lý do khác nhau, hỏi họ về công đức của cái gọi là đảng Cộng Sản. Thí dụ, hỏi Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, hỏi ông Trương Tử Anh, Đảng trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng , ông Lý Đông A, Thư ký trưởng Đảng Duy Dân, các nhân sĩ yêu nước Ngô Đình Khôi, Nguyễn văn Bông, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Hồ văn Ngà, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Sâm, … và những người dân Huế chết hồi Tết Mậu Thân, vân, vân, … cho đến 1 ,2 triệu người Việt nam bình thường khác, chết trên biển cả, trong rừng sâu, trong các trại tù rải rác khắp cả nước. Gọi hồn tất cả những người này về và lắng tai nghe họ nói số phận của dân tộc Việt Nam từ khi Đảng Cộng Sản vận dụng “chính nghĩa Mác-Lê” để cướp lấy quyền lãnh đạo đất nước và giử độc tôn cho đảng . Xin trả lời: Công đức ở đâu? Bằng chứng thứ hai cho thấy cái gọi là đảng Cộng Sản là một đảng thì đảng ấy có hành động cụ thể như thế nào? Ngoài sự hiểu biết, sự suy nghĩ, sự tính toán của con người, các hành động của người đó phải cho chúng ta thấy rõ, một cách minh bạch, để kết luận người đó tốt hay xấu, giỏi hay dở, đạo đức hay gian ác, cần tồn tại hay nên vứt đi thôi ? Cái gọi là đảng Cộng Sản đó, cách đây 8 năm, đã tự động hiến dâng đất đai của tổ tiên để lại cho Bắc Triều mới. Và cả biển nữa! Tại sao? Để đáp ứng sự đòi hỏi của Bắc Triều mới? Phải. Ở điểm này, chúng ta hãy nhìn rõ. Cái gọi là đảng Cộng Sản đó vì nhu cầu tồn tại đã dâng đất, dâng biển cho Bắc kinh. Đây là nhu cầu sanh tử. Đảng cộng sản phải làm một việc tội lỗi như vậy chỉ vì đảng lo sợ nhân dân Việt nam hỏi tội của họ đối với tổ quốc và nhân dân từ trước đến giờ. Mà nhân dân hỏi tội có nghĩa là đảng sẽ bị mất quyền cai trị. Hoặc một vụ Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra . Trước nỗi ám ảnh mất quyền lực, đảng cộng sản cần sự ủng hộ, sự tiếp tay của Bắc Triều mới, mặc dầu có tổn hại đến quyền lợi tối thượng của Quốc gia. Như vậy đảng cộng sản ở Hà nội không thể tự cho là một đảng có chính nghĩa yêu nước được, mà phải bị kết án là một đảng bán nước mới đúng. Nếu đảng Cộng Sản Hà nội chuyên tâm phục vụ cho đòi hỏi, tham vọng của Bắc Triều mới, thì Việt nam tất nhiên phải lâm nguy làm thân nô lệ cho Hán Tộc. Nếu chỉ có riêng cái đảng cộng sản làm nô lệ Hán tộc thì chúng ta hà tất phải tốn lời. Thực tế ở Việt Nam cho ta thấy công an, tình báo của Việt Nam đều do công an, tình báo Trung Quốc đào tạo và cố vấn. Nhờ đó mà công an, tình báo Hà Nội mới có đủ bản lãnh đàn áp những người dân chủ ở Việt Nam, đàn áp dân oan nạn nhân của những vụ đất đai bị đảng cộng sản tước đoạt, đàn áp những vụ biểu tình chống Trung quốc xâm chiếm đất đai bằng vũ lực và thô bạo. Nhìn lại lịch sử Việt nam thì từ thời Ngô Quyền đến nay, chỉ có vài nhà vua Việt nam theo Bắc Triều một cách xấu hổ như vậy. Có Nhà Mạc phải xin sự ủng hộ của Hoàng đế phương Bắc để đối phó với Nhà Lê. Có vua Lê Chiêu Thống xin Trung Quôc gởi binh qua Hà nội để đánh anh em Nhà Tây Sơn. Có vua Gia Long và Minh Mạng lấy y thức hệ Tống Nho của Nhà Thanh bên Tàu để làm nền tảng đạo lý xây dựng uy quyền cho Nhà Nguyễn . Nhưng các ông vua này không làm mất đất, mất biển vào tay ngoại bang chỉ vì quyền lợi riêng tư như đảng cộng sản ngày nay. Cầu viện thường hay lệ thuộc tư tưởng của kẻ khác, khó tránh khỏi bị dẩn đến mất chánh nghĩa quốc gia. Phải chăng vì thế mà Nhà Mạc đã không thắng Nhà Lê, vua Lê Chiêu Thống thua Quang Trung Nguyễn Huệ. Riêng Nhà Nguyễn vì chọn lựa sai lầm học thuyết lỗi thời mà cứ khăng khăng ôm giữ nên thua người Pháp. Tức một thứ lệ thuộc tư tưởng. Khi có được chỗ dựa mạnh là Bắc kinh, cái gọi là đảng Cộng Sản sẽ đánh bại được toàn dân Việt Nam chăng? Tức đảng cộng sản vĩnh viễn đàn áp, bốc lột nhân dân chăng? Mới đây khi nghe tin Bắc Kinh tổ chức Hoàng Sa và Trường Sa trở thành môt đơn vị hành chánh mới trực thuôc Tỉnh Hải Nam, lập tức xảy ra nhiều cuộc biểu tình của dân chúng thanh niên, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, ở Hà nội, chống chánh sách xâm lược của Trung Quốc. Cái gọi là Đảng Cộng Sản không dám lên tiếng phản đối kẻ cướp đất, trái lại thô bạo đàn áp dân chúng công khai bày tỏ lòng yêu nước. Khí thế của nhân dân Việt Nam bây giờ làm cho đảng cộng sản Hà Nội bắt đầu lo sợ. Nếu đảng cộng sản khôn ngoan thì hãy thấy ở đây, tức ở nhân dân, mới là chỗ dựa vững chắc hơn thế của Trung Quốc. Nhưng cái gọi là Đảng Cộng Sản nghe theo ai? Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rõ phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy. Tiếc vì chúng tôi biết chắc chắn có nhiều đảng viên của cái gọi là Đảng Cộng Sản không muốn như vậy. Họ thương dân, yêu nước thật lòng. Nhưng họ lo sợ, có thể vì bất lực, cho sự an nguy của bản thân và gia đình trước những thủ đoạn khéo léo, gian ác, đê hèn của lực lượng Công An, Tình Báo đang có mặt khắp nơi rình rập. Bọn Hán Ngụy thật sự không có nhiều người, nhưng họ có thế mạnh và nhiều tiền bạc. Họ quyết tâm giữ quyền lực cai trị đất nước mãi mãi. Họ sẽ làm cái gì phải làm để không mất địa vị cầm quyền, tức quyền làm ăn, làm giàu của họ. Lệ thuộc Bắc Kinh, đối với họ, là một giá phải trả, họ chấp nhận trả, để có phương tiện ổn định xã hội chính trị Việt nam, tức duy trì chế độ độc tài toàn trị. Ổn định là cho quyền lợi của họ. Đất nước đối với họ chỉ là phương tiện trao đổi. Trung Quốc có một triết lý bình định thiên hạ từ đời Tần Thủy Hoàng. Ông ấy lấy ý kiến của phái Pháp Gia gồm lý thuyết âm dương, ngũ hành để kiến tạo thái hòa. Làm chính trị như vậy không theo sự giảng dạy của Khổng Mạnh, trái lại, đưa ra chính sách đại đoàn kết, giữ phép nước dưới sự lãnh đạo đọc tôn theo một vị hoàng đế. Đó là thuyết của Mặc Địch. Cái đạo chính trị này – “ hoàng đế chính thuyết ”– là lý thuyết xây dựng xã hội không cần nghe ý dân. Đi từ trên xuống, không phải từ dân lên. Ngày nay là tập trung dân chủ, tức dân chủ xã hội chủ nghĩa và tư tưởng Hồ chí minh. Hoàng Đế nghe trời, ra lịnh và thiên hạ phải tuân theo. Dân không nghe theo thì sẽ bị phạt, nặng nhẹ tùy theo mức độ của sự phản bội, bất hiếu đối với chế độ. Một ông Hoàng Đế không cần đức, không cần uy tín mà vẫn giữ được ổn định xã hội. Hiếu nghĩa thay thế nhân nghĩa. Cấp trên nói cái gì thì cấp dưới vâng dạ theo răm rắp. Nói vô phép, mất dạy, thì bị phạt, không được phần thưởng. Đạo làm hoàng đế có mục đích lấy ý trời và qua cơ cấu hành chánh, ép thiên hạ vâng lệnh làm theo ý đó, mặc cho họ muốn hay không. Trong lịch sử Việt Nam, các Nhà Lý, Trần và Lê không lấy đạo Hoàng Đế của Bắc Triều để trị dân. Nhà Lý và Nhà Trần theo đạo Phật. Nhà Lê cho đến Vua Lê Thánh Tôn theo quan điểm nhân nghĩa do Nguyễn Trãi viết ra. Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu theo chủ nghĩa Bắc Triều , tức lấy Tống Nho bênh vực ngôi vị Hoàng Đế một cách mù quáng với đạo hiếu nghĩa cha mẹ, vua chúa. Đến Nhà Mạc, Chúa Trịnh, thì ảnh hưởng Tống Nho ở cấp quan văn và các đại gia đình quan chức mở rộng. Nhà Nguyễn áp dụng Tống Nho và quan điểm hoàng đế, đưa triều đình Huế đi theo gương Nhà Thanh bên Tàu. Trước đây, cái gọi là đảng Cộng Sản chụp mũ những người Việt nam không Cộng Sản mà hợp tác với Mỹ Quốc để giữ độc lập cho miền Nam Việt Nam là “Mỹ Ngụy” . Bây giờ, nhìn về quá khứ thì chúng ta có thể đánh giá ai có công lớn hơn cho Dân Tộc Việt nam: “Mỹ Ngụy” hồi đó hay “Hán Ngụy” bây giờ? Người Mỹ khi họ giúp các Chính Phủ Việt nam Cộng Hòa, khi họ làm cố vấn cho Chính phủ và quân đội quốc gia, họ thật sự muốn gì? Họ khuyến khích người Quốc Gia làm gì? Họ đòi hỏi Chính Phủ Sài gòn có chính sách nào? Nói chung, người Mỹ từ Tổng Thống Eisenhower cho đến Tổng Thống Nixon, từ Đại Sứ Elbridge Durbrow cho đến Đại Sứ Ellsworth Bunker, tất cả đều yêu cầu Chính Phủ Sài gòn lo cho dân, áp dụng chế độ hiến trị, tổ chức các cuộc bầu cử từ xã ấp đến trung ương, trong sạch, dân chủ, cải cách ruộng đất, phát triển kinh tế, mở rộng giáo dục theo tôn chỉ “nhân bản, khoa học, khai phóng ” …Đối với Mỹ thì ý dân là hơn ý trời. Mỹ không bao giờ theo “ hoàng đế chính thuyết ”. Như vậy làm “Mỹ Ngụy” là chọn phương pháp lo cho dân, cho quê hương Việt Nam, cho văn hóa, đạo đức dân tộc. Người Mỹ đến Việt Nam, không ở lại Việt Nam. Và “dân ngụy.” không hiến dâng đất dai, biển cả cho ngoại bang. Hơn nữa, trong lịch sử, người Mỹ không làm thuộc địa, không làm Thái thú, chỉ làm bạn đồng minh giai đoạn. Còn người Việt nào bây giờ làm Hán Ngụy thì phục vụ ai? Họ có lo sợ số phận Tổ quốc của họ không? Hay chỉ có chung một thứ tập hợp những người cùng chí hướng tôn thờ quyền lợi bản thân mà thôi? Stephen B. YOUNG  
......

Kardinal Marx: „Christen sind freie, mutige und frohe Menschen“

Gottesdienst im Gedenkort für die vietnamesischen Märtyrer – Treffen mit Dissidenten Vor mehr als 3.500 Gläubigen hat der Vorsitzende der Deutschen Bischofskonferenz, Kardinal Reinhard Marx, gestern Abend (Ortszeit) in der Basilika von So Kien, etwa 60 Kilometer südlich von Hanoi (Vietnam), zu einem mutigen Glaubenszeugnis aufgerufen. Die Basilika ist der zentrale Gedenkort für die vietnamesischen Märtyrer von Beginn der Missionierung bis ins 19. Jahrhundert. „Ich erlebe bei meiner Reise in Ihrem Land eine Kirche, die jung ist, eine Kirche voller Hoffnung und Freude, die mit Mut und großer Zuversicht in die Zukunft geht. Die Märtyrer zeigen uns: Christen sind freie, mutige und frohe Menschen, die keine Angst haben“, so Kardinal Marx. „Seit 2000 Jahren gibt es immer wiederkehrend die Geschichte von christlichen Märtyrern, die um ihres Glaubens verfolgt, bedrängt und ermordet werden. Wir fragen uns angesichts gewaltsamer Auseinandersetzungen: Warum wurden und werden die Christen auch heute noch in vielen Ländern der Welt bedrängt und können ihren Glauben nicht frei leben?“ Der Grund sei, so Kardinal Marx, dass die Christen und besonders die Märtyrer freie Menschen seien und ihre Angst hinter sich gelassen hätten. Das sei für Machthaber aller Art immer eine Bedrohung. „Aber keine kulturelle, politische oder gesellschaftliche Macht kann diesen Glauben zerstören.“ Das sei die Erfahrung der Kirche seit ihren Anfängen im Römischen Reich gewesen. Christen stünden dafür ein, dass sich kein Staat, keine Partei, keine politische Institution an die Stelle Gottes setzen könne. Dafür hätten die Märtyrer auch in Vietnam Zeugnis abgelegt. Photo: Kopp (DBK)https://www.domradio.de/themen/kirche-und-politik/2016-01-13/kardinal-ma... Kardinal Marx ging in seiner Predigt auch auf die Gespräche mit Regierungsvertretern in der Hauptstadt Hanoi ein, wo er über Religionsfreiheit und das neu geplante Religionsgesetz gesprochen habe: „Dabei hatte ich eigentlich den Eindruck, dass man von staatlicher Seite der Kirche eine gute Zukunft wünscht. Aber es muss klar sein: Religionsfreiheit bedeutet, dass die Kirche frei wirken kann, auch in Bereichen der Erziehung und Caritas, etwa durch die Gründung von Schulen und Krankenhäusern.“ Der Weg der Kirche in Vietnam sei nicht einfach, aber die Kirche dürfe sich auf die Unterstützung der Katholiken in Deutschland verlassen: „Wir gehen Ihren Weg betend und solidarisch mit. Wir sollten dafür gemeinsam arbeiten und beten – vor allem, dass das neue Religionsgesetz ein Fortschritt für das Wirken der Kirche wird. Dafür bitten wir die Märtyrer dieses Ortes um ihre Fürsprache.“ Bereits am Vormittag hatte sich Kardinal Marx mit mehreren Dissidenten zum Gespräch getroffen. Heute stehen der Besuch eines deutschen Wirtschaftsunternehmens auf dem Programm sowie die Weiterreise nach Ho Chi Minh Stadt. Hinweis: Unter www.dbk.dehttp://www.dbk.de> steht eine Fotostrecke mit Eindrücken der Reise zur Verfügung. Fotos in Druckqualität können auf Anfrage per Mail an pressestelle@dbk.demailto:pressestelle@dbk.de> zur Verfügung gestellt werden. Die Deutsche Bischofskonferenz ist ein Zusammenschluss der katholischen Bischöfe aller Diözesen in Deutschland. Derzeit gehören ihr 67 Mitglieder (Stand: Januar 2016) aus den 27 deutschen Diözesen an. Sie wurde eingerichtet zur Förderung gemeinsamer pastoraler Aufgaben, zu gegenseitiger Beratung, zur Koordinierung der kirchlichen Arbeit, zum gemeinsamen Erlass von Entscheidungen sowie zur Kontaktpflege zu anderen Bischofskonferenzen. Oberstes Gremium der Deutschen Bischofskonferenz ist die Vollversammlung aller Bischöfe, die regelmäßig im Frühjahr und Herbst für mehrere Tage zusammentrifft. Kaiserstraße 161 53113 Bonn Postanschrift Postfach 29 62 53019 Bonn Tel.: 0228-103 -214  
......

Tử huyệt

Chưa bao giờ người dân cả nước hướng chú ý vào việc tranh quyền đoạt ghế của Bộ chính trị như lần này. Càng tới gần ngày bầu bán, không khí càng sôi động hơn. Cạnh đó những động thái có liên quan tới ván cờ máu ngày càng lộ dần làm mọi người như được chứng kiến một cuộn phim gây cấn đang tới hồi kết thúc. Tiếc một điều, cuộn phim ấy không hề cho xem miễn phí vì những nhân vật chủ chốt lãnh tiền cát sê quá cao, cao đến nỗi có nhiều người không tiền đành phải trả bằng máu để được vào xem vở kịch đang diễn trên sân khấu Ba Đình. Lối vào nhà hát này có hai cửa chính, một bên Đảng soát vé và một bên do Chính phủ trách nhiệm xé cùi vé cho người xem là nhân dân. Đảng do ông Trọng và Chính phủ do ông Dũng. Cả hai nhân vật chính trong vở kịch lịch sử đang trong giai đoạn cao trào và càng gần kết thì giá vé chợ đen vào cửa lại càng tăng vọt. Vé vào cửa bên ông Dũng thu vào là tài nguyên trên rừng dưới biển. Là từng giọt mồ hôi của người lao động giá rẻ vắt ra cho các công ty ngoại quốc. Là hột lúa xuất khẩu khắp đồng bằng sông Cửu Long, là khoáng sản tại miền Bắc, là những đầm nuôi tôm cá ở miền Nam. Phe cánh Chính phủ tận thu để làm giàu cho cá nhân. Tiền vé vào cửa là đấy. Và tử huyệt của phe ông Dũng cũng là đấy: làm giàu bất chính trên xương máu nhân dân. Bên cánh cửa của ông Trọng là những cái vé thu phí với giá khác. Những bộ óc của nhiều thế hệ bị vắt kiệt do các lý thuyết cộng sản, viễn cảnh không bao giờ tới của Xã Hội chủ nghĩa, về điều 4 hiến pháp, về hậu hoạn của Bắc phương, về tương lai u ám của đất nước do lệ thuộc quá sâu vào kẻ thù truyền kiếp. Trí thức trả giá vào cửa bằng sự ù lì, óc sáng tạo tê liệt, thời gian dùng vào nghiên cứu lý luận hảo làm kiệt quệ nhân tài dành cho đất nước. Cửa ông Trọng còn nhận vé từ các tập đoàn có hơi hướm Trung Quốc như Tân Hiệp Phát hay các công trình đầu tư do các tập đoàn Trung Quốc lại quả, do đó người dân có thể trả bằng dollar hay Nhân dân tệ cũng đều tốt cả. Vì lậm vào thứ chủ nghĩa do Trung Quốc dẫn đầu, mượn Trung Quốc làm bức tường để dựa vào khi Liên xô sụp đổ, tử huyệt của Đảng là Hội nghị Thành Đô, một danh xưng đã trở thành biểu tượng bán nước và cũng chính từ bốn chữ này mà Đảng cộng sản không thể làm gì được ông Dũng. Đây là con dao găm giúp ông Dũng bao lần thoát khỏi sóng gió. Là tử huyệt của ông Trọng và hàng trăm ông khác trong Bộ chính trị. Cửa ông Dũng ưu tiên dollar hơn vì dù sao thì Phò mã cũng là người Mỹ…tóc đen. Gia thế của anh ta không hợp với đảng nhưng lại hợp với ván bài chính trị của chính phủ. Chính phủ cần tiền, còn Đảng thì cần chủ nghĩa.  Ông Dũng học lớp ba nhưng xem ra có viễn kiến hơn ông Trọng mặc dù là Tiến sĩ xây dựng đảng, thứ bằng cấp chỉ được một nơi duy nhất trên thế giới nhận vào làm việc: Đảng cộng sản Việt Nam. Có lẽ chữ Đảng sau đuôi ám ông ta cả đời và dân tộc bị ông ta..ám ngược trở lại. Hai cánh cửa để vào xem vở kịch Ba Đình đều tận thu và không ngoại lệ cho bất cứ ai nhưng nhân dân chúng ta cứ tưởng vào cửa tự do mới đáng buồn. Không ai trong chúng ta thoát trả tiền vé dù có vào xem vở kịch thô lậu này hay về nhà ngủ để mai đi cày trả nợ. Thầy giáo hay nông dân, kỹ sư hay thợ mỏ đều còng lưng nộp đủ thứ thuế vô hình đánh trên cả dân tộc. Nhà báo bị cướp đi tiếng nói, nhà nông bị cướp đất, nhà văn bị cướp quyền xuất bản, chúng ta bị cướp tất. Ba triệu đảng viên hí hửng tưởng rằng gia đình mình ngoại lệ, miễn nhiễm. Họ vô tư và ngây thơ khi sống trong chuồng heo vĩ đại của Đảng lại tưởng mình thơm tho vì đã phun các loại nước hoa đắt tiền mua của Mỹ! Ngay cả hai nhân vật chính cũng không yên ổn gì khi trình diễn các vũ điệu lõa lồ trên chiếc sân khấu có 90 triệu khán giả. Ông Trọng mặc chiếc áo Xã hội chủ nghĩa trong suốt. Trong suốt vì không một chút ý nghĩa hiện thực nào. Trong suốt nên cơ thể ông hiện ra trước bàn dân thiên hạ như câu chuyện hoàng đế ở truồng bên trời Tây. Ông Dũng cũng có gì hơn, bỏ hết những của cải vật chất ra trên con người ông còn lại thứ gì? Chỉ là những tiếng hót véo von trong mỗi bài diễn văn được viết trước hay một vài tuyên bố có tính giật tít của báo chí nhằm ve vuốt những ai chống lại phe ông Trọng. Nếu giỏi và can đảm, dám làm một cuộc cách mạng cho Việt Nam vào lúc này thì ông Dũng trong cương vị Thủ tướng, nắm vững và rõ từng chi tiết cũng như bằng chứng về Hội nghị Thành Đô, hãy công khai dùng nó tiêu diệt những kẻ đang cạnh tranh với ông. Dù hơi bất chính một chút vì trở mặt với đồng chí, nhưng nhân dân sẽ tha thứ và tiếp tục xem ông là một người hùng, hay gian hùng cũng được, miễn là vở kịch cũ và kéo dài này nên có một kết thúc có hậu. Cuộc chiến tuy chưa kết thúc nhưng hầu như ai cũng biết ông Dũng không bao giờ dám làm và ông Trọng cũng biết như thế nên cả hai đang chờ cái ngày lịch sử lập lại trong mỗi kỳ đại hội Đảng: thỏa hiệp để cùng tồn tại. Chỉ có chúng ta, đám khán giả hiếu kỳ và không hề thiếu mộng mơ, khi vở diễn hạ màn chúng ta lại tiếp tục trong vai trò … khán giả./. Cánh Cò http://www.rfavietnam.com/canhco
......

Nguyễn Tấn Dũng có thể giải ách Đảng Cộng sản như Gorbachyov không?!

Nước Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn: Kinh tế còn lạc hậu, nợ nần tứ tung, đồng bào lầm than! Chính trị thì tranh giành quyền lực đến lúc quyết liệt giữa các nhân vật chủ chốt của hai phe trong Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đứng đầu ông Nguyễn Phú Trọng mong mỏi quy Tàu và ông Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tham nhũng, cả hai mặc kệ đồng bào điêu đứng! Văn hóa thì nhà nước muốn bỏ môn lịch sử để tiêu diệt ý chí quật cường của người Việt chống quân xâm lược Tàu. Xã hội bất công, vì nhà cầm quyền đàn áp đồng bào, từ đấy sinh ra “Dân oan” ai oán khắp ba miền đất nước! Do những u uất xốn xang ấy mà có nhiều người Việt ngẫm nghĩ một cách bất đắc dĩ là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ noi gương Gorbachyov vùng vẫy “Thoát Cộng thoát Tàu”, để dân tộc ra khỏi vũng bùn lầy, mà trọng điểm là Đại hội Đảng lần thứ XII kể từ ngày 20-1-2016 đến 28-1-2016 tại Hà Nội, để bầu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước nhằm đề ra mục tiêu cho 5 năm tới. Vậy Gorbachyov là người thế nào? I- Gorbachyov: Ghi đủ tên họ là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Anh-Mỹ gọi là Gorbachev), sinh ngày 2-3-1931, trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye gần thành phố Stavropol ở miền Nam nước Nga. Gorbachyov học ngành luật tại Đại học Quốc gia Moskva, làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ ngày 11-3-1985 (1985-1991). Gorbachyov đã tìm cách cải cách nền kinh tế và đảng Cộng sản Liên Xô đang gặp khó khăn, bằng cách đột phá mạnh mẽ qua các hình thức mở cửa (glasnost), cải tổ (perestroika) và tăng tốc (uskoreniye), những chương trình này đã đưa ra tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 27 vào tháng 2 năm 1986. Gorbachyov mong mỏi giảm căng thẳng với các nước Phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ, nên Gorbachyov tạo thành mối quan hệ thân thiện với những nhà lãnh đạo phương Tây, như: Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Thủ tướng Đức Helmut Kohl, khắng khít với Tổng thống Hoa Kỳ là Ronald Reagan... Từ đấy, Gorbachyov đã góp phần quan trọng trong việc kết thúc “Chiến tranh lạnh” giữa các cường quốc từ nhiều năm qua. Cuối cùng, Gorbachyov từ chức ngày 25-12-1991, khi Liên bang Xô viết chính thức trả lại quyền tự chủ cho 14 quốc gia trong liên bang Liên Xô (xin sắp các quốc gia này theo mẫu tự ABC... để tiện theo dõi) tính cả nước Nga là 15 quốc gia, đấy là: 1-Armenia, 2- Azerbaijan, 3- Belarus, 4- Estonia, 5- Gruzia Gruzia, 6- Kazakhstan, 7- Kyrgyzstan, 8- Latvia, 9- Litva, 10- Moldova, 11- Nga, 12- Tajikistan, 13- Turkmenistan, 14- Ukraina, 15- Uzbekistan. Do đấy, Gorbachyov nhận được Giải Nobel Hoà bình vào năm 1990. II- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Việt Nam có thể như Gorbachov ở Liên Xô hay không?: Thưa không, vì lẽ: 1- Sự mong muốn một cách bất đắc dĩ của người Việt là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ noi gương Gorbachyov, đáng lưu ý hơn hết là bài nhận định: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán đảng CSVN để độc tài cá nhân” của tác giả Cù Huy Hà Vũ. Ngay phần mở đầu, ông Vũ nhận định: “Từ hai năm trở lại đây, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2016, từ trong nước đã lan tin này: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một khi nắm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải tán Đảng. Vì vậy, những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cũng như Mỹ và các nước dân chủ phương Tây khác hãy ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Phải nói rằng tin này là có cơ sở. Sau khi Liên Xô và chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu sụp đổ một cách ngoạn mục cách đây một phần tư thế kỷ thì ai cũng biết rằng sự cáo chung của các nước cộng sản còn lại gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Lào ở bán cầu Đông và Cuba ở bán cầu Tây chỉ còn là vấn đề thời gian. Do đó, để tránh né trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân thì những kẻ có tài sản kếch xù gom trên xương máu của người dân và quốc gia trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là đại diện hẳn đã phải tính ‘đoái công chuộc tội’ bằng cách đứng ra giải tán đảng cộng sản độc tài... Bên cạnh đó, việc một đảng cộng sản độc tài bị kết liễu bởi chính người đứng đầu đảng đó đã có tiền lệ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov". Sau khi dân tôi xem hết bài viết của ông Vũ, thì rõ ràng nội dung bài viết được tác giả nghiền ngẫm và lo lắng cho hiện tình đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, dân tôi không tin hoàn toàn những điều ông Vũ đã nhận định, bởi lẽ: Nước Việt Nam đã bị mất chủ quyền bởi Tàu cộng, Tàu cộng đã làm chủ nhiều vùng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, như: Bauxite tại Tây Nguyên do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 167, ngày 1-11-2007, hàng ngàn người Tàu đến trú đóng tại địa bàn này, gây quan ngại lớn nơi có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. RFA đưa tin “Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 sư đoàn”, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế tại Hà Nội lo ngại: “Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào”?!. Còn news.zing.vn thì tiết lộ qua phóng sự: “Người Trung Quốc đang làm gì ở Đà Nẵng?” Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, lo ngại: “Việc mua bán đất do người Trung Quốc đứng sau diễn ra ngay sát với sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn, một căn cứ quân sự của QK5 - PV) có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, quân sự nên rất đáng lo ngại”?!. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận) ở phía Nam miền Trung VN là một vị trí trọng yếu về quốc phòng cũng do người Tàu làm chủ... Rất nhiều người thắc mắc vì sao 90% các dự án ở các nơi trọng yếu của nước ta, nhà thầu Tàu chiếm lĩnh, dẫu biết rằng các công trình do nhà thầu Tàu làm chủ thì chất lượng thấp?! Câu hỏi đúng, xin thưa: Các quan chức CSVN giao công trình cho nhà thầu Tàu ngoài mệnh lệnh còn được chiếu cố bì thư hậu hỹ, còn người Tàu thì quyết tâm chiếm lấy các công trình vì lẽ họ được biệt đãi từ hai (2) nhà cầm quyền Việt-Tàu, đối với nhà cầm quyền VN thì người Tàu là chủ nhân ông (dù trên đất nước mình), đối với nhà cầm quyền Tàu thì đấy là cơ hội cho người Tàu ào ạt vào Việt Nam và chiếm lấy dần đất đai của Việt Nam?!            2- Đau đớn thay! Mỗi khi có Đại hội bầu nhân sự Việt Nam thì thiên triều/Tàu đều cử quan chức cao cấp sang Việt Nam trước khi Đại hội diễn ra, để quyết định ủng hộ hay không ủng hộ đối với các nhân vật cao cấp ở Ban Chấp hành Trung ương với mục đích lọc lừa/đề cử những nhân vật muối mặt quy Hán giống như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống?! Chỉ một Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam còn phải do thiên triều/Tàu quyết định, như Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao là do áp lực của thiên triều/Tàu, vì ông Thạch dám nói: "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự" lời nói này ngay sau khi kết thúc Hội nghị Thành Đô 1990?!. Có lẽ mọi người Việt đã biết rằng: Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản và Nhà nước, ở đấy quyết định các vấn đề trọng yếu, như bầu các nhân sự: Chủ tịch nước, Thủ tướng..., các cơ quan Lập pháp, Tư pháp, Quốc phòng, Ngoại giao... Trong khi đấy, Bộ chính trị lại/đã có quan chức cao cấp của Tàu cộng nằm vùng, đấy là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (Dân Làm báo đã báo động: PTT Tàu Hoàng Trung Hải lại âm mưu biến Vũng Áng và cảng Sơn Dương thành đặc khu của Trung Quốc), Phó Thủ tướng Hải lại được Thủ tướng Dũng cử kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, trong đấy có chức “Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế”, Phó Thủ tướng Hải đã lừa lọc đưa nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Tàu cộng! Chắc hẳn bà con còn nhớ mẩu chuyện “Bi tình sử Trọng Thủy-Mỵ Châu” mà tiền nhân của chúng ta đã nhắn nhủ hậu duệ: “Triệu Đà đưa con trai là Trọng Thủy cầu hôn với Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương, xin gửi rể, bề ngoài tỏ ra hòa hiếu nhưng để làm nội gián, tìm hiểu cách phòng thủ thành Cổ Loa. Khi Trọng Thủy báo đầy đủ cho cha (Triệu Đà) cách phòng thủ thành Cổ Loa. Năm Quí Tỵ 208 (TCN), Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương không đề phòng nên bị thua và mất nước, khi chạy đến bờ biển đành trầm mình hy sinh”?!!!   Trọng Thủy-Mỵ Châu, kỳ bí tình?!   Mưu mô gửi rể, thiếu quang minh!    Nước nhà phòng ngự, mong lo lắng   Nội gián tìm tòi, muốn chiến chinh!   Trọng Thủy ăn năn, đành bỏ mạng   Mỵ Châu quấn quýt, lại quên mình!   Chiến tranh tang tóc, dân điêu đứng!   Phương Bắc, đảo điên mãi rập rình?! 3- Trong khi đấy, từ ngày 23-12-2015 đến 27-12-2015, Nguyễn Sinh Hùng và đoàn tùy tùng sang Tàu cầu cứu trước khi Đại hội Đảng lần thứ XII nhóm họp từ ngày 20 đến 28-1-2016 tại Hà Nội. Nguyễn Sinh Hùng đã nhân danh Quốc Hội để ký kết những gì với Tàu cộng? Chủ tịch Quốc hội (cơ quan Lập pháp) có quyền ký kết với ngoại bang ư, quyền này phải do Hành pháp (Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Bộ ngoại giao) đấy chứ? Vậy phải chăng Nguyễn Sinh Hùng đi Bắc Kinh để mua chuộc sự đỡ đầu cho những nhân vật thân Tàu với mục đích chiếm ghế quyền lực trong đại hội đảng XII? Từ đấy, ông Dũng cũng rất khó khăn/không thể làm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước để làm cuộc cách mạng như Gorbachyov?! 4- Gorbachyov tạo được cuộc cách mạng ở liên bang Liên Xô, vì lẽ Gorbachov là Tổng bí thư của một nước tự chủ, còn Nguyễn Tấn Dũng ở vị thế một nước mất tự chủ, nên bề ngoài ông Dũng tỏ ra chống Tàu bảo vệ giang sơn Việt Nam, nhưng tâm tư thì lại sợ sệt Tàu, như tán trợ PTT Tàu nằm vùng Hoàng Trung Hải. Lời nói của ông Dũng vào năm 2014: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, nếu ông Dũng không được Tàu cộng đã cho phép hoặc được Mỹ che chở thì liệu rằng ông Dũng dám nói như vậy không và sau khi nói có được yên ổn không?!. Ngày 30-4-2015 tại Sài Gòn, ông Dũng vì mong muốn Tàu cộng chấp thuận cho chức Tổng bí thư, đã bộc bạch tự đáy lòng mình trong bài diễn văn: “Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc" và "Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta". Dù vậy, thiên triều/Tập Cận Bình có chiếu cố ông Dũng hay không, Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ còn 10 ngày nữa hãy chờ xem?! III- Thử nhận định sau Đại hội Đảng lần thứ XII Việt Nam thế nào?: Kết quả Đại hội Đảng lần thứ XII, dù ai lên làm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng... thì nước Việt Nam vẫn mang cái tên nghiệt ngã: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nước Việt Nam vẫn lệ thuộc Tàu cộng, nhất là kinh tế và quốc phòng! Nhà cầm quyền Việt Nam vẫn lơ lửng trong thế đu dây với Hoa Kỳ và Tây phương. Độc tài là cốt lỗi của chế độ Cộng sản, nên về nhân quyền tại Việt Nam nếu Hoa Kỳ và Tây phương lên án gắt gao thì nhà cầm quyền cho thả hai ba tù nhân lương tâm, liền sau đấy bắt lại năm bảy tù nhân lương tâm khác, như đã từng làm?! Còn chiêu bài “Ngăn Tàu, thân Mỹ” là để an ủi những người muốn đổi mới và để lừa bịp đồng bào đang trăn trở vận mệnh quốc gia mà thôi! Nhìn chung, dù phe thân Tàu hay phe tham nhũng thắng thể cũng không đem lại tự do, dân chủ thật sự cho nhân dân Việt Nam! Ngoài ra, dân tôi nghĩ rằng dù Thủ tướng Dũng hay bất cứ ai cũng khó vẫy vùng khỏi nanh vuốt của quân xâm lược Tàu, vì Việt Nam đang bị mất chủ quyền thì làm sao có thể quyết định vận mệnh quốc gia của mình, nếu ai đấy không được toàn dân Việt Nam ủng hộ, có toan tính lật đổ chế độ độc tài thì sẽ bị (Tàu cộng hay Thái thú Tàu) quy vào tội “Chống đảng, chống nhà nước”, có thể quân Tàu đang rình rập sẽ lợi dụng “Nước đục thả câu”?!. Từ đấy, muốn “Thoát Cộng, thoát Trung” chỉ khi nào toàn dân Việt Nam cùng lật đổ chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng tự do, dân chủ trên thế giới. Dân tôi cũng xin được thắng thẳn thưa thêm rằng: Dù ai/phe nào thắng thì người dân Việt Nam vẫn bị đau thương, chỉ khi nào người dân thật sự làm chủ đất nước/giải ách đảng cộng sản thì khi đấy mới có tự do, dân chủ và sự toàn vẹn cương thổ thật sự!!! Ngày 11-1-2016 Nguyễn Lộc Yên
......

Tài sản phi pháp: Không còn có thể hạ cánh an toàn

Từ 5 năm nay, vấn đề điều tra, truy lùng và thu hồi tài sản phi pháp (TSPP) thụ đắc qua các hành động tham nhũng, biển thủ công qũy, chiếm đoạt tài sản của người khác từ các thành phần lãnh đạo độc tài trở thành khả thi, không còn quá khó khăn và đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, từ Liên Âu (Pháp, Ý, Thụy Sĩ..), Hoa Kỳ, Bắc Phi (Tunisia, Libya, Ai Cập, Guinea Equatorial, Nigeria,...), cho đến các quốc gia Nam Mỹ. Những vấn đề khó khăn nan giải về mặt khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia, về mặt khả năng điều tra và sự hiện hữu các cơ quan chuyên môn trách nhiệm truy lùng, về mặt đứng đơn kiện với sự can đảm và kiên trì các NGO và nạn nhân nhằm đòi lại công lý, về mặt dư luận với sự đồng tình và hậu thuẫn tích cực của quần chúng, báo giới và chính giới quốc tế, đã và đang lần lượt được giải quyết. Những trường hợp thu hồi TSPP trên thế giới Vào năm 1998, số tiền gần 500 triệu Mỹ Kim (MK) đã được các ngân hàng liên bang Thụy Sĩ chấp nhận tháo khoán từ các trương mục bị niêm phong của gia đình Marcos và trả lại cho chính phủ Phi Luật Tân. Sau khi chế độ độc tài Marcos bị lật đổ vào năm 1986, phải đợi đến hơn 10 năm sau một phần số tiền phi pháp thuộc số tài sản khổng lồ lên đến hàng chục tỷ MK của gia đình Marcos, mới được thu hồi lại được và trả về cho quốc gia Phi Luật Tân. Từ đó cho đến nay, nhu cầu thu hồi tài sản phi pháp trở nên chính đáng, công khai và khả năng thu hồi một số tài sản đáng kể ngày càng cao và nhanh chóng hơn, qua các trường hợp các nhà độc tài Jean Claude Duvalier (Haiti, bị lật đổ năm 1986, với số TSPP lên hàng tỷ MK); Mobutu (Zaire, bị lật đổ năm 1997, với số tải sản từ 5-7 tỷ MK); Sani Abacha (Nigéria, chết năm 1998, thủ tục thu hồi TSPP chỉ mới được tung ra năm 2012); và gần nhất Kadhafi (Libya, 2011, bị chết, tài sản phi pháp từ 20-50 tỷ MK); Ben Ali (Tunisia, 2011, 5 tỷ MK); Moubarak (Ai Cập 2011, từ 2-5 Tỷ MK). Hiện đang diễn ra hơn 30 vụ kiện đòi lại TSPP tại Bắc Phi, Trung Phi, Trung Đông. Dư luận thế giới ngày càng nhận thấy là việc hỗ trợ cụ thể cho các dân chúng bị thống trị đòi công lý, điển hình qua việc truy lùng, niêm phong, thu hồi các tài sản phi pháp là điều phù hợp với công lý và cần tiến hành. Một trường hợp thu hồi TSPP đặc biệt đã xảy ra tại Pháp, khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm về mức hữu hiệu và nhanh chóng của việc điều tra, niêm phong và tịch thu các tài sản phi pháp. Đó là trường hợp Teodora Nguema Obiang, con trai của vị tổng thống độc tài Guinée Eqautoriale với chức vụ Đệ Nhị Phó Tổng Thống. Obiang đã dùng tiền phi pháp để mua nhiều chiếc xe hạng sang như Maserati, Bentley, Rolls-Royce trị giá cả triệu euros, dinh thự cao 6 tầng, trị giá hơn 150 triệu euros, tại đại lộ Foch gần Khải Hoàn Môn. Các phần TSPP này bị tịch thu từ 19/7/2012, sau 5 năm khởi tố. Obiang cũng bị truy tố tại Hoa Kỳ về tội tham nhũng qua việc chi tiêu hơn 300 triệu MK từ 2000 đến 2011. Đây là lần đầu tiên một thành phần thuộc gia đình một lãnh đạo độc tài còn tại chức mà tài sản phi pháp đầu tư tại Pháp, Hoa Kỳ bị niêm phong, tịch thu và bị truy lùng. Teodora Nguema Obiang, con trai của vị tổng thống độc tài Guinée Eqautoriale Khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc thu hồi TSPP Tại các quốc gia tiền tiến, bắt đầu từ đầu năm 2009, một số cơ quan rất chuyên biệt (special agency) với quyền hạn điều tra, tịch thu TSPP, được nới rộng bởi một số đạo luật đặc biệt đã được hình thành tại Anh, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Liên Âu. Điển hình tại Anh (SOCA Serious Organised Crime Agency), Pháp (AGRASC AGence de Recou-vrement des Avoirs Saisis ou Confisqués). Riêng trong 2 năm 2009/2010, SOCA đã niêm phong một tổng số tài sản phi pháp lên hơn 300 triệu Anh Kim. Theo cơ quan SOCA, điều quan trọng là khả năng ngăn cấm không cho các thành phần tội ác xử dụng được số tiền phi pháp, dù số tiền này được lưu trữ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đạo luật số 2010-78 ngày 9/7/2010 tại Pháp cho phép cơ quan AGRASC tịch thu tài sản phi pháp, nới rộng những loại tài sản có thể bị niêm phong và tịch thu. Một số điều chỉnh luật lệ về hình sự đã được Quốc Hội Pháp phê chuẩn, để có thể tiến hành việc tịch thu và bán đấu giá tài sản phi pháp theo quyết định của một số quan toà đặc biệt, ngay cả trước khi có phiên toà xử. Dư luận và giới tư pháp đã chấp thuận nguyên tắc: các thành phần tội ác cần phải chứng minh được là đã thụ đắc các tài sản với lợi tức hợp pháp của họ thì mới thu hồi được những tài sản khổng lồ bị niêm phong. Đây là một biện pháp đặc biệt rất hữu hiệu dựa trên kinh nghiệm chính quyền Ý đã tiến hành từ thập niên 80 nhằm phá vỡ vòng đai trên cùng cao nhất của tập đoàn Mafia Ý. Trên bình diện Liên Hiệp Quốc, công ước về Chống Tham Nhũng và Rửa Tiền Merida được thông qua bởi Quyết Nghị 58/4 của Đại Hội Đồng LHQ vào ngày 31/10/2003, và có hiệu lực từ 14/12/2005 (Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước này ngày 10/8/2009), cơ quan FATF (Financial Action Task Force) đã được thành lập từ năm 1989, để làm khung sườn cho các biện pháp chống rửa tiền, chuyển ngân phi pháp. Trên bình diện Liên Âu, chỉ thị (directive) 2015/849/EC được ban hành ngày 20/5/2015 nhằm chống rửa tiền có hệ thống. Đặc biệt với điểu khoản 30, bắt buộc phải công bố chi tiết về người thừa hưởng (beneficial ownership information), về tên tuổi, địa chỉ, tư cách các thành phần lãnh đạo các công ty này khi chuyển ngân vào Liên Âu, những dữ kiện này được lưu trữ trong một hồ sơ mà công chúng được quyền tham khảo. Ngoài ra Liên Âu còn bắt buộc các ngân hàng phải làm thủ tục tự động thông báo (Automatic Exchange of Financial Account Information) mỗi khi có một vụ chuyển ngân quan trọng (đến từ các thiên đường thuế khoá), chứ không cần đợi tới các thủ tục điều tra về pháp lý. Tại Hoa Kỳ, các dữ kiện về tiền chuyển ngân phi pháp được tập trung về cơ quan FinCEN (Financial Crime Enforcement Networks). 27 năm sau khi tướng độc tài Nigeria Sani Abacha mất, Hoa Kỳ mới đây đã tịch thu và giao trả lại cho chính quyền Nigeria số tiền gần 500 triệu MK thu hồi từ các TSPP của Sani Abacha, dù phần TSPP này đã được chuyển sở hữu qua hàng con cháu đang sống tại Hoa Kỳ. Thu hồi TSPP tại Pháp, Liên Âu Tại Pháp, cơ quan chuyên môn AGRASC, trực thuộc Bộ Tư Pháp và Ngân Sách, đã niêm phong hơn 800 triệu Euros từ 2 năm qua với hơn 16771 tài sản bị niêm phong tịch thu, trong đó có hơn 1660 dinh thự, 6100 trương mục ngân hàng và hơn 3100 chiếc xe hơi loại đắt tiền; một phần số tài sản này được đem ra bán đấu giá để xung vào công qũy Pháp. Số tài sản phi pháp bị niêm phong tăng vọt từ năm này sang năm khác. Riêng trong năm 2015, Bộ Tài Chánh Pháp cho biết AGRASC đã tịch thu hơn 480 triệu € TSPP và đã xung vào công qũy Pháp hơn 20 triệu € tiền lợi đến từ việc bán các TSPP thu hồi từ các hoạt động phạm pháp rửa tiền. Theo một giới chức trách nhiệm, các hoạt động bán á phiện chỉ còn ở mức 15% tổng số TSPP bị tịch thu, phần lớn số còn lại đến từ các hoạt động rửa tiền. Tại Liên Âu trong năm 2014, tổng số TSPP bị tịch thu tại Ý, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã lên đến 2,6 tỷ Euros với 40.000 TSPP gồm du thuyền, biệt thư, xe hơi, trương mục,... . Con số này sẽ còn tăng vọt qua việc áp dụng khuyến cáo hợp tác pháp lý của chỉ thị 2015/349 của Liên Âu. Cơ quan AGRASC của Pháp đã tịch thu hơn 480 triệu € TSPP trong năm 2015. Vấn đề TSPP tại Việt Nam Chắc chắn đa số các thành phần lãnh đạo CSVN đều đã thụ đắc một cách phi pháp những số tiền khổng lồ lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ MK đến từ việc bòn rút công qũy quốc gia, tham nhũng có hệ thống, qua việc lợi dụng chức vụ, quyền thế, và nắm giữ mọi guồng máy kinh tế, công ty quốc doanh, ngân hàng tín dụng, dự án đầu tư. Lãnh đạo CSVN mà đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng, qua trung gian thân tín đã chuyển rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỷ MK ra nước ngoài, tại các quốc gia tiền tiến Tây-Phương. Danh sách 140 nhân sự, công ty Việt Nam được công bố bởi Offshoreleaks chỉ phản ảnh một phần sự kiện này. Số tiền được chuyển vào thành vốn hùn hạp, trả hóa đơn tại các công ty bình phong tại Tân Gia Ba, BVI, Thụy Sĩ, hay tại các thiên đường thuế khóa. Và từ các công ty bình phong này chuyển vào các ngân hàng tại các quốc gia tiền tiến, để trở thành phần vốn các công ty do gia đình, con cháu, thuộc thân hạ thân tín đứng tên, và dùng để mua phần vốn các công ty (chợ, địa ốc) hay tậu bất động sản. Số tiền này là TSPP chiếm đoạt qua việc lấy của cải, ruộng vườn, nhà cửa của người khác, nhất là dân oan, biển thủ công qũy các công ty quốc doanh do chính tay chân thân tín, người trong gia đình làm Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, ăn chặn các dự án dầu tư. Tạm Kết Những TSPP các lãnh đạo CSVN đã chuyển ra ngoại quốc chắc chắn sẽ bị truy lùng, tịch thu để đòi lại công lý, công bằng cho hàng triệu người dân Việt Nam đã bị tước đoạt một cách trắng trợn, hàng trăm ngàn gia đình lâm cảnh khốn cùng, tan nát trong hàng chục năm qua, cũng như cho quốc gia Việt Nam. Nhờ vào những điều thuận lợi sau: Khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia về chống tham nhũng đã giải toả được các khó khăn về mặt điều tra, truy lùng các TSPP được tẩu tán qua rất nhiều bình phong và trung gian trên khắp thế giới. Sự tham gia tích cực và hữu hiệu của các tổ chức xã hội dân sự Quốc Tế, ICIJ, offshoreleaks, Transparency, ... Việc truy lùng TSPP không bị giới hạn bởi các thời hạn miễn tố hay hồi tố. Việc truy lùng TSPP không bị giới hạn bởi tình hình người chủ nhân TSPP, dù đang lẩn trốn, đã qua đời, hay TSPP đã được chuyển nhượng qua hàng con cháu. Việc truy lùng TSPP vẫn tiến hành được dù không có đơn kiện về mặt hình sự. Với các điều kiện thuận lợi nêu trên, chắc chắn lãnh đạo CSVN và gia đình họ sẽ không còn có thể nào hạ cánh an toàn. Một phần quan trọng của số TSPP sẽ bị thu hồi, để đền bù các nạn nhân và đóng góp vào phần canh tân đất nước./. http://viettan.org/Tai-san-phi-phap-Khong-con-co-the.html
......

Đỉnh cao đấu đá trên chóp bu lãnh đạo CSVN tăng tốc

Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung Quốc bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống "có đảo chính"? (Tựa đề do Dân Luận đặt.) Dân Luận: Chúng tôi nhận được bài viết qua email của tác giả Người Đưa Tin về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN. Vì có nhiều điểm Dân Luận không thể kiểm chứng, chúng tôi mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. Ai là Trần Ích Tắc? Những ngày đầu năm mới 2016, trong không khí náo nhiệt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang nô nức chuẩn bị các hoạt động đón mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chúng tôi, những Đảng viên, tri thức Việt Nam lại vô cùng lo lắng trước thông tin một số Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Quốc hội đang tìm mọi thủ đoạn, mọi giá để tham quyền cố vị, tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo Đảng trong nhiệm kỳ lần thứ XII tiếp theo. Đã đành là “gừng càng già cang cay”, thế hệ lãnh đạo trẻ cần kế thừa và có thế hệ đàn anh dẫn dắt. Song, điều gây bàng hoàng, phẫn nộ và cay đắng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc Việt Nam là những người lãnh đạo cao nhất đó quá tham vọng, chấp nhận mọi giá để bảo vệ quyền lực chính trị. Họ đã tham vọng đến mức lú lẫn, mất bản lĩnh chính trị đến mức hèn hạ cúi đầu lệ thuộc Trung Quốc, chấp nhận chà đạp lên lợi ích của Tổ quốc, dân tộc cũng như lợi ích toàn Đảng khi nhân danh bảo vệ Đảng để cầu viện ngoại bang Trung Quốc giúp đỡ đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng XII, chấp nhận rước quân Trung Quốc dưới danh nghĩa “chống khủng bố” sang hỗ trợ Việt Nam để răn đe, tấn công vào người dân Việt Nam trong tình huống nguy biến đến thể chế chính trị. Dù bộ máy tuyên truyền chính thống của Đảng và Nhà nước hàng ngày tuyên truyền ra rả về những thành tựu của Đảng cũng như “đạo đức cách mạng” trong sáng của người Đảng viên. Dù rất muốn tin những thông tin đơn thư, đấu đá nội bộ nhân sự Đảng cấp cao đang tán phát tràn ngập trên mạng internet là những thông tin không đúng sự thật, thông tin bị bóp méo nhằm phá hoại Đại hội Đảng XII của các thế lực thù địch. Song, qua một số nguồn tin bí mật của chúng tôi cho biết thì hành động yếu hèn, phản bội tổ quốc, dân tộc, phản bội Đảng của một số Lãnh đạo cao nhất nói trên là đúng sự thật, dù nó trần trụi đáng buồn, phẫn nộ và thất vọng, không khác gì “tấm gương” ô trọc của một số tiên đế, tiên vương “rước rắn về cõng gà nhà” như TRẦN ÍCH TẮC, LÊ CHIÊU THỐNG đã bị lịch sử dân tộc Việt Nam đời đời nguyền rủa. Thậm chí, trong thời đại ngày nay, do tham vọng chính trị làm mờ mắt, việc lệ thuộc ý thức hệ dẫn đến hành động phản quốc sẽ gây ra hậu quả nặng nề gấp nhiều lần hơn trước, có thể đưa lịch sử nước ta quay lại vòng lệ thuộc Trung Quốc vĩnh viễn. Để rõ hơn thông tin ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm gì cho tổ quốc và nhân dân Việt Nam, chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi về việc Ai là người tham vọng chính trị nhất?; họ đã làm gì, có cầu viện ngoại bang để tham quyền cố vị không?; hậu quả của hành động phản bội Tổ quốc, cầu viện ngoại bang đã đến mức nào?; Các ủy viên TW Đảng, Đảng viên cần phải làm gì trong những ngày diễn ra Hội nghị TW 14? Thứ nhất: Ai tham vọng chính trị và tham vọng đến mức nào? Sáng ngày 8/1/2016, Bộ Chính trị đã có hội nghị họp bàn, chuẩn bị sắp xếp nhân sự “Tứ trụ” để trình Hội nghị TW 14. Ngay từ buổi sáng, hội nghị đã đi vào bế tắc khi bàn đến những trường hợp đặc biệt quá tuổi tiếp tục tái cử do có tới 04 ông là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tự đề đạt nguyện vọng được tái cử. Do hội nghị bế tắc từ sáng, nên phải đến tối cùng ngày 8/1, Bộ Chính trị mới tiếp tục tổ chức họp để thống nhất việc đề cử vị trí “Tứ trụ”. Tại buổi họp này ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại một số nội dung Nghị quyết 244 của BCT quy định về việc đề cử, ứng cử, giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng, trong đó có việc Bộ Chính trị đề cử nhân sự "Tứ trụ" trình Hội nghị TW phải theo quy trình từ dưới lên. Ông Nguyễn Thiện Nhân có nêu ý kiến về việc nếu Bộ Chính trị thông qua danh sách đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW là không đúng với quy định và vi phạm Nghị quyết TW 244 do chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và BCT đặt ra, là không tôn trọng TW vì thế nên bỏ luôn Quy định 244 đi vì BCT đặt ra xong lại chính BCT vi phạm thì nên bỏ đi luôn để cho HNTW quyết định. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến ngược lại, đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục thông qua danh sách cho dù có trái với quy định 244 của BCT và sẽ đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị TW về việc trái quy định này. Ông Phùng Quang Thanh có ý kiến chung dung và cuối cùng là bảo vệ ý kiến của Ông Trọng là để BCT tiếp tục thực hiện việc đề cử 4 vị trí Tứ Trụ mặc dù có vi phạm Nghị Quyết 244. Theo trình tự từ cao xuống thấp (mỗi người không được bỏ phiếu cho chính mình), kết quả bỏ phiếu như sau: Bà Kim Ngân do ông Sinh Hùng giới thiệu chức danh Chủ tịch Quốc hội với 15/16 phiếu tín nhiệm; Ông Trần Đại Quang do ông Sang giới thiệu chức danh Chủ tịch nước với 14/16 phiếu; ông Nguyễn Xuân Phúc do ông Trọng giới thiệu chức danh Thủ tướng Chính phủ với 10/16 phiếu; Ông Nguyễn Phú Trọng do ông Tô Huy Rứa giới thiệu với 12/16 phiếu tín nhiệm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ứng cử và cũng không đồng ý cho ai đề cử Ông (có lẽ vì Ông nhận thấy việc ứng cử là vi phạm Nghị Quyết 244 nên không tham gia). Như vậy, ngay từ đầu hội nghị này, chúng ta đã có thể thấy rõ Ai tham vọng chính trị, Ai đủ và không đủ tiêu chuẩn “không tham vọng chính trị” do TW Đảng đặt ra đối với nhân sự tham gia vào Ban chấp hành TW và Bộ Chính trị khóa XII tới. Chỉ có một mình ông Trọng thuộc diện trường hợp đặc biệt tái cử và bỏ phiếu tín nhiệm danh sách “Tứ trụ” trình Hội nghị TW 14 (dù cả Ông Trọng và 15 UVBCT còn lại đều biết rằng việc đề cử các vị trí Tứ Trụ này là vi phạm nghiêm trọng quy trình bầu cử mà Nghị quyết 244 của TW đã đặt ra) Đến đây, cuối buổi họp, chúng ta đã thấy rõ hơn Ai là người tham vọng chính trị nhiều nhất, Ai tỏ rõ thái độ quyết tâm duy trì quyền lực chính trị, tự cho mình được quyền đứng trên và trái với nghị quyết của TW Đảng đề ra. Thứ hai: Chuyến thăm Trung Quốc cuối nhiệm kỳ của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có gì bất thường? Chuyến thăm này có thể đã được ngành Ngoại giao và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hai nước chuẩn bị từ lâu và kỹ lưỡng. Song, một chuyến công du đối ngoại của một vị lãnh đạo cấp cao, dù ở bất kỳ nước nào, nếu thực hiện vào cuối nhiệm kỳ, nhất là vào những ngày cuối của năm cùng, tháng tận, thông thường có lẽ không phải là một lựa chọn hay, thậm chí còn phải tránh nếu vị lãnh đạo đó kỹ tính. Do vậy, chuyến đi của ông Chủ tịch Quốc hội đến một nước lớn Trung Quốc làm cho dư luận có cảm giác có cái gì đó bất thường, vội vàng. Nghi vấn đó càng có tính hợp lý, lô gích hơn khi hàng ngũ lãnh đạo cấp cao Việt Nam vừa trải qua hội nghị TW 13, trong khi Đại hội Đảng XII đang kề cận chỉ còn chưa đầy một tháng mà cuộc chạy đua “Tứ Trụ” vẫn chưa rõ ràng. Thông tin trên mạng internet rò rỉ rằng ông Hùng đã thoát được vụ đại án của đàn em Hà Văn Thắm, thậm chí thời gian gần đây còn hồi sức trở lại với những phát biểu hùng hồn, tự tin, “đá xoáy” mạnh mẽ Chính phủ. Với tài thao lược, mưu trí, ông Hùng đã thể hiện được bản lĩnh “cùng hội, cùng thuyền” để hợp sức hạ bệ ông Thủ tướng Dũng, do đó đã có vốn liếng để mặc cả và được ông Trọng đánh tiếng có thể tiếp tục tái cử, thậm chí làm Tổng Bí thư trong trường hợp ông Trọng không đủ tín nhiệm. Chính vì vậy, dư luận cho rằng chuyến đi Trung Quốc vội vã cuối năm của ông Hùng là còn có thêm mục đích cầu viện đàn anh Trung Quốc ủng hộ, trợ giúp cho vị thế chính trị của mình. Nếu chỉ dừng lại mục đích như vậy thì cũng không bất thường lắm, song qua nguồn tin bí mật của chúng tôi được biết, điều bất thường ở chuyến đi này là ông Hùng đã nhận chỉ thị từ ông Trọng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính). Nội dung đề nghị giúp đỡ này đã được ông Trọng tiếp tục tái nhắc lại qua việc cử Đặc phái viên đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1 để chuyển đề nghị chính thức với Trung Quốc. Chúng tôi xin được bảo vệ uy tín ông Đặc phái viên này, không đưa ảnh và danh tính do ông này chỉ là người thừa hành nhiệm vụ. Điều đáng chú ý là nội dung cầu viện ngoại bang này được nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân 02 ông lãnh đạo Đảng là Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Quốc hội là Nguyễn Sinh Hùng tự ý đề nghị Trung Quốc hỗ trợ và giúp đỡ mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai trong Bộ Chính trị. Cho đến nay, khi đang diễn ra Hội nghị TW 14, chỉ một số ông ủy viên Bộ chính trị đã nắm được, còn đa phần ủy viên TW đảng đều không biết nội dung cầu viện ngoại bang, “đưa voi về xéo mả tổ” nói trên. Hành động cầu viện ngoại bang, phản bội tổ quốc, phản bội dân tộc và lợi ích chung của Đảng đã gây nên hậu quả đến đâu sẽ được chúng tôi thông tin làm rõ trong phần thứ ba. Thứ ba: Trung Quốc ủng hộ ông Tổng Trọng, Ông Hùng và "giúp đỡ", gây sức ép, áp lực với Việt Nam như thế nào? Nhìn lại chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình đầu tháng 11/2015, nhiều người lầm tưởng rằng Tập có lời mời ông Thủ tướng Dũng thăm chính thức Trung Quốc là đồng nghĩa với việc ủng hộ ông làm Tổng Bí thư. Nhưng đó chỉ là hư chiêu của người Tầu, thực tế Tập nhận thấy sự hèn nhát, yếu nhược và lệ thuộc tư tưởng chính trị ở ông đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập cũng thấy rõ ủng hộ ông này tiếp tục làm Tổng Bí thư sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc trong thực hiện “mưu đồ độc chiếm Biển Đông” và dễ dàng áp đặt, chèn ép Việt Nam. Chính vì vậy, Trung Quốc đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho ông Trọng qua việc tiếp đón rất trọng thể trong chuyến thăm Trung Quốc giữa năm 2015. Đồng thời, Trung Quốc cũng đón tiếp rất trang trọng “người cùng phe” ông Trọng là ông Nguyễn Sinh Hùng trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua. Sự toan tính của Trung Quốc đã không sai và bước đầu gặt được hái được thành công với lời cầu viện ngoại bang như đã đề cập ở trên. “Được lời như cởi tấm lòng”, Trung Quốc đã nhanh chóng đáp ứng lời cầu viện của 02 ông đứng đầu lãnh đạo Đảng và Quốc hội Việt Nam qua một số động thái sau: Ngay hôm sau ông Nguyễn Sinh Hùng về nước, Quốc vụ viện Trung Quốc lập tức thông qua đạo luật chống khủng bố ngang ngược, cho phép lực lượng phòng chống khủng bố của Trung Quốc được hoạt động tại nước ngoài nếu được nước ngoài đồng ý, trong đó đáng chú ý là hoạt động này đặt dưới quyền quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, không cần xin ý kiến của Quốc vụ viện.Đạo luật trên, cùng với lời cầu viện ngoại bang của 02 ông Trọng và Sinh Hùng đã dọn hành lang pháp lý, mở đường cho Trung Quốc có thể nhanh chóng, ngay lật tức đưa quân đội sang can thiệp vào Việt Nam bất cứ lúc nào trong tình huống có biến đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong những ngày đầu năm 2016, trong khi nội bộ cấp cao trong Đảng đang “đấu đá những phút cuối”, được sự “bật đèn xanh” qua các hành động lệ thuộc, hèn yếu của lãnh đạo cao nhất trong Đảng (Nguyễn Phú Trọng), Quốc hội Việt Nam (Nguyễn Sinh Hùng), Trung Quốc đã chớp cơ hội, tận dụng thời cơ thúc đẩy nhanh, mạnh mẽ các hoạt động khẳng định chủ quyền tại Biển Đông như: đưa Dàn khoan HD 981 vào Biển Đông gần sát thềm lục địa Việt Nam; chèn ép ngư dân Việt Nam; liên tục đưa máy bay dân sự ra thử nghiệm sân bay trên các đảo bồi đắp nhân tạo ở Biển Đông.... Chúng tôi được biết, theo kế hoạch dự kiến, phải đến quý II/2016, sau khi củng cố, giải quyết bài toán kinh tế, tài chính từ cú sốc phá giá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc mới đưa máy bay dân sự ra các đảo nhân tạo. Mức độ "ủng hộ, giúp đỡ" của Trung Quốc trước Đại hội Đảng XII đã gia tăng đáng kể. Đặc biệt sau khi Đặc phái viên của ông Trọng gửi lời đề nghị chính thức lên Đại sứ Quán Trung Quốc, trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự "giúp đỡ" lên mức áp sát, răn đe quân sự trên không, đặt Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm cho an toàn bay với hàng loạt vụ việc máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng an toàn bay Việt Nam, buộc nhiều chuyến bay dân sự nội địa Việt Nam phải hủy chuyến, lỡ chuyến (thông tin trên đã được kiểm chứng tại các sân bay và các hãng hàng không của VN). Đáng chú ý, ông Trọng đã có ý kiến chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016. Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông. Thực tế tại một báo cáo Tuyệt mật của Quân chủng Phòng không, không quân xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận, từ 1-8/1/2016, đã có tới 46 vụ máy bay Trung Quốc bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc). Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh. Và như vậy, hiện tại, TQ đã kiểm soát toàn bộ bầu trời của VN từ HN đến TPHCM. Hiện nay, các tướng lĩnh quân đội, nhất là Quân chủng phòng không, không quân đang vô cùng bức xúc với chỉ đạo của ông Trọng do chỉ được theo dõi mà không được đưa máy bay chiến đấu áp sát máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận trên toàn lãnh thổ VN. Rất may cho Đảng và nhân dân Việt Nam, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Chính phủ đã kịp thời phản ứng thể hiện bản lĩnh, sáng suốt và kịp thời có các giải pháp ứng xử linh hoạt, phản ứng vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, nhanh chóng chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo đối Trung Quốc xâm phạm vùng an toàn bay do Việt Nam quản lý; đồng thời có hành động kiên quyết, mãnh mẽ khi quyết định đưa toàn bộ số tầu ngầm Kilo rời cảng Cam Ranh thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền trên Biển. Thứ tư: Các ủy viên Trung ương Đảng phải làm gì? Trên đây mới chỉ là một phần nhỏ thông tin mà chúng tôi được biết về tham vọng quyền lực, hành động cầu viện ngoại bang và một số hậu qủa của hành động phản bội tổ quốc, nhân nhân và phản bội Đảng của các ông lãnh đạo cao nhất trong Đảng, Quốc hội ta. Sự thật này không thể giấu kín mãi được, bạn đọc đều có thể tự kiểm chứng thông tin máy bay Trung Quốc hàng ngày cố tình vi phạm vùng an toàn bay Việt Nam quản lý qua các quan hệ đang công tác trong Quân chủng Phòng không, không quân. Do vậy, những Đảng viên chúng ta cần phải cùng góp tiếng nói, cùng lên án và đưa hành động phản quốc, cầu viện ngoại bang của các ông Trọng và Hùng ra công luận, ánh sáng. Đặc biệt, ngay tại Hội nghị TW 14 này, mỗi ủy viên TW cần phải dùng cái tâm trong sáng, hết lòng vì tổ quốc, dân tộc, phát huy trí tuệ, đầy đủ dũng khí và bản lĩnh chính trị, nhanh nhạy nắm bắt đầy đủ thông tin đa chiều v.v... để sáng suốt thể hiện quan điểm của mình trong lá phiếu tín nhiệm đối với 4 chức danh cao nhất của lãnh đạo Đảng, nhà nước. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang mong chờ một đất nước Việt Nam phát triển, độc lập tự chủ, tự cường, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, chứ không ai muốn một Việt Nam đi theo con đường nghèo hèn, "không chịu phát triển", lệ thuộc và tự hủy hoại dân tộc mình đến mức phải cầu viện ngoại bang Trung Quốc để đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng. Người Đưa Tin https://www.danluan.org/tin-tuc/20160111/nguyen-phu-trong-de-nghi-trung-...
......

Đấu đá trước Đại hội đảng

Đối với giới quan sát chính trị Việt Nam, một trong những điều “hấp dẫn” nhất trước các Đại hội của đảng Cộng sản là vấn đề dàn xếp nhân sự ở bốn chiếc ghế cao nhất (thường được gọi là “tứ trụ”): Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, trong đó, quan trọng nhất là chiếc ghế Tổng Bí thư. Vấn đề ấy càng “hấp dẫn” ở kỳ đại hội lần này. Lý do là tất cả những người trong “tứ trụ” hiện nay đều đã đến tuổi về hưu. Muốn được ở lại, người ta phải tranh thủ sự đồng ý và đồng tình của Bộ Chính trị hoặc/và Ban Chấp hành Trung ương đảng để được xem là thuộc trường hợp “đặc biệt”. Ai sẽ được hưởng chế độ “đặc biệt” ấy? Dư luận nhắm vào hai người: Nguyễn Phú Trọng (72 tuổi) và Nguyễn Tấn Dũng (67 tuổi). Cuộc đấu đá giữa hai người để giành chiếc ghế Tổng Bí thư càng ngày càng gay gắt. Xin nói ngay là nội dung các cuộc hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản trong thời gian vừa qua hoàn toàn nằm trong bí mật. Khác với các kỳ đại hội trước, việc đấu đá trong nội bộ đảng không bị rò rỉ ra ngoài. Tuy nhiên, riêng cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng lại vượt ra ngoài phạm vi hội nghị nên chúng ta có thể biết khá rõ. Nói là cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng, trên thực tế, chúng ta chỉ thấy một phe tấn công: Nguyễn Phú Trọng. Riêng phía Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta chỉ thấy phần đỡ đòn. Để ngăn chận việc Nguyễn Tấn Dũng lên làm Tổng Bí thư, phe Nguyễn Phú Trọng sử dụng hai chiến thuật chính: Thứ nhất, đề ra những tiêu chí mới cho chức Tổng Bí thư với hy vọng có thể loại được Nguyễn Tấn Dũng. Trong các tiêu chí ấy, có ba tiêu chí chính: Một, phải là người miền Bắc; hai, phải là người có lý luận; và ba, không có tham vọng quyền lực. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là ba tiêu chí ấy có thể được đông đảo các uỷ viên Trung ương đảng chấp nhận. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 40 năm mà vẫn còn kỳ thị Nam Bắc là điều hoàn toàn phi lý. Vả lại, tuy sinh ở miền Nam, Nguyễn Tấn Dũng lại tham gia “cách mạng” từ nhỏ nên ông không hẳn là người miền Nam theo nghĩa Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Còn về lý luận, hầu như tất cả các uỷ viên Trung ương đảng, đặc biệt, uỷ viên Bộ Chính trị, đều phải trải qua các khoá học về lý luận cao cấp do đảng tổ chức. Hơn nữa, vai trò của Tổng Bí thư không phải nằm ở việc thuộc lòng các quan điểm căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Là người lãnh đạo cao nhất trong một đảng cầm quyền, điều quan trọng nhất ở một tổng bí thư là viễn kiến, tầm nhìn chiến lược và khả năng tổ chức. Riêng tiêu chí thứ ba, về tham vọng quyền lực thì hoàn toàn vô nghĩa. Chính trị, tự bản chất, là quan hệ quyền lực. Dấn thân vào chính trị, không có người nào là không có tham vọng quyền lực. Đó là điều tự nhiên. Tham vọng ấy, tự nó, không có gì sai trái cả. Ở Tây phương, người ta còn xem đó là một tính tốt. Phê phán nhau, người ta chỉ phê phán việc thiếu tham vọng chứ không ai lại phê phán người khác là có tham vọng quyền lực. Điều phân biệt người này với người khác không phải là tham vọng mà là cách hành xử sau khi đã đạt được tham vọng ấy. Có người cố gắng thực hiện cho được những chính sách mình ấp ủ nhưng cũng có người chỉ lo vơ vét quyền lợi cho bản thân và gia đình. Thế thôi. Chiến thuật thứ hai là sử dụng các đơn tổ cáo nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài các lá đơn nặc danh, có nhiều lá đơn ghi rõ tên tuổi người gửi, trong đó, có những người vốn là uỷ viên Trung ương (Trịnh Văn Lâu), thậm chí, có người còn là cựu uỷ viên Bộ Chính trị (Phan Diễn). Nội dung các lá đơn ấy khá giống nhau. Chúng tập trung vào ba điểm chính: Một, về lý lịch gia đình, người ta nhắm đến sui gia của Nguyễn Tấn Dũng: Bố chồng của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyễn Tấn Dũng, là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và từ năm 1975, sống ở Mỹ. Người ta nghi ngờ bố chồng của Nguyễn Thanh Phượng, ông Nguyễn Bá Bang, trước đây không phải chỉ là một sĩ quan thường như bao nhiêu sĩ quan khác mà còn có thể là một tình báo của Mỹ nên mới được Mỹ đưa sang Mỹ ngay từ tháng 4, 1975. Với vai trò đó, cũng như trong quan hệ sui gia với Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Bá Bang có thể là sợi dây nối cho các “âm mưu diễn biến hoà bình” tại Việt Nam. Ngoài ra, người ta cũng tố cáo là Nguyễn Thanh Phượng hiện mang quốc tịch Mỹ (tin này đã được nhiều người cải chính là không phải). Với một gia đình phức tạp như thế, người ta cho Nguyễn Tấn Dũng không thích hợp với vị trí Tổng Bí thư, nơi, theo truyền thống, cần phải có lý lịch rõ ràng và phải trung thành tuyệt đối đối với chủ nghĩa Mác-Lênin. Xin lưu ý là bên cạnh việc phanh phui lý lịch gia đình của Nguyễn Tấn Dũng, suốt mấy tháng vừa qua, người ta cũng tung tin đồn là, nếu lên làm Tổng Bí thư, Nguyễn Tấn Dũng sẽ nắm luôn chức Chủ tịch nước, tự biến mình thành Tổng thống và dần dần chấp nhận đa đảng. Tin đồn ấy có vẻ như “tốt” cho Nguyễn Tấn Dũng, thực tế lại làm các đảng viên Cộng sản lo ngại, từ đó, xa lánh Nguyễn Tấn Dũng, xem Nguyễn Tấn Dũng như một đe doạ đối với chế độ. Hai, về kinh tế, người ta tố cáo sự giàu có bất thường của các thành viên trong gia đình xa gần của Nguyễn Tấn Dũng. Không những con gái ông giàu, cực giàu, mà các anh chị em của ông, hơn nữa, của em vợ và em rể của ông, tất cả đều giàu có. Tại sao họ lại giàu nhanh đến như vậy? Đặt câu hỏi như vậy, một cách gián tiếp, người ta cho là Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng và lợi dụng quyền thế để thân nhân làm giàu một cách bất chính. Ba, người ta tập trung vào việc phê phán các “thành tích” xấu của Nguyễn Tấn Dũng trong hai nhiệm kỳ làm thủ tướng: Chính ông là người chịu trách nhiệm chính cho việc phá sản của các đại công ty quốc doanh như Vinashin và Vinalines. Chính ông là người chịu trách nhiệm cho sự phát triển trì trệ của của Việt Nam với số nợ công ngày càng chồng chất. Chính ông là người có quan hệ mật thiết với các “nhóm lợi ích” làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam. Cũng chính ông là người đã phát biểu câu “không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hoà bình, hữu nghị viển vông” làm cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở thành căng thẳng và xấu đi. Trước những đòn tấn công ấy, Nguyễn Tấn Dũng viết một bức thư gửi Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị cũng như cho cả Ban Chấp hành Trung ương đảng để thanh minh, trong đó, quan trọng nhất, ông khẳng định: “TÔI KHÔNG XIN TÁI CỬ” (viết hoa trong bức thư). Bản gốc của bức thư ấy (với con dấu màu đỏ) được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn mạng. Lời khẳng định “Tôi không xin tái cử” chỉ nhằm mục đích hoá giải sự phê phán cho ông tham quyền cố vị. Trên thực tế, nó không có ý nghĩa gì cả. Nguyễn Tấn Dũng không xin tái cử, tuy nhiên, nếu ông được các uỷ viên Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng đề cử thì chắc ông cũng sẽ chấp nhận. Nếu ông được bầu làm Tổng Bí thư thì dĩ nhiên ông càng vui vẻ nhận. Trong cuộc hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng tuần này, người ta sẽ quyết định ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc so găng này. Chờ xem. http://www.voatiengviet.com/content/dau-da-truoc-dai-hoi-dang/3140076.html
......

Ai dám khủng bố Đại hội XII?

Khác với tất cả các đại hội đảng trước đây, kể cả trong những giai đoạn mờ khói chiến tranh, một lễ xuất quân và diễn tập chống khủng bố đã diễn ra tại Hà Nội với con số 5.300 công an đủ loại, la liệt xe bọc thép, xe gắn súng trên nóc, xe gắn bệ nâng, xe phá sóng, xe liên lạc, xe chữa cháy, v.v… Mức tốn kém lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Đặc biệt tạo ấn tượng sâu đậm là cảnh diễn công an giải phóng các con tin bị nhóm khủng bố đầy súng ống bắt lên một xe buýt, và cảnh chống lại một đám đông với hàng ngàn gậy gộc, củi lửa. Công luận khá ngạc nhiên khi đọc tin này vì lãnh đạo luôn khẳng định “tình hình bình ổn” tại Việt Nam, và lúc nào công an cũng đã đập tan mọi loại “phản động” trong trứng nước. Vậy ai là kẻ khủng bố? Ai có khả năng khủng bố Đại hội đảng CSVN sắp tới? Câu trả lời đầu tiên: dứt khoát không thể là dân oan. Trong suốt những năm qua, bà con dân oan, đa số là phụ nữ, thiếu niên, người cao tuổi, sống tiều tụy dưới những tấm bạt che ở lề đường mà vẫn bị công an, trật tự cướp đi. Họ không có một tấc sắt trong tay và cũng chẳng hề dùng gậy gộc. Thực tế này khác quá xa đám đông mà công an diễn kịch trong buổi thực tập vừa qua. Hơn thế nữa, cũng trong suốt những năm qua, con số bà con dân oan tụ tập được tại Hà Nội để phản đối bất kì chuyện gì chưa bao giờ lên quá ba trăm người. Ở đâu ra đột nhiên có con số hàng ngàn, chục ngàn người bạo động như công an diễn tập? Câu trả lời kế tiếp: cũng dứt khoát không thể là ISIS hay các tổ chức hồi giáo quá khích. Đơn giản là vì số người theo đạo Hồi tại Việt Nam quá nhỏ, sống quá xa Hà Nội, và rất hiền lành, không dính dáng gì đến các nhóm hồi giáo quá khích quốc tế. ISIS lại càng không có lý do gì để đưa người đến Việt Nam khủng bố vì cả vị trí địa lý lẫn mức độ ảnh hưởng quá thấp của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như đối với các nước mà ISIS coi là kẻ thù. Ngay cả các nhóm Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ mà Trung Quốc cố dán nhãn khủng bố cũng chẳng dùng Việt Nam làm bàn đạp vì quá dễ bị lộ và chẳng tạo được tác động gì. Ngư dân Việt đang chết hàng tuần, hàng tháng dưới tay khủng bố Tàu trên Biển Đông vẫn chẳng tạo được áp suất gì lên nhà nước Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà nước còn cho cán bộ đến bịt miệng các nạn nhân, không cho làm lớn chuyện. Thế thì bắt con tin nhằm áp lực nhà nước Việt Nam có ích gì? Vậy còn ai khác dám khủng bố Đại Hội XII? Trước khi trả lời câu này, cần mở ngoặc nói về 2 phe cánh chính đang kình nhau trước thềm Đại Hội XII. Khá nhiều người đang chia họ thành cánh thân Mỹ và thân Tàu. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, cách phân chia này không hợp lý vì cả 2 phe đều có hướng hành xử rất giống nhau trong quan hệ với Mỹ và Tàu: – Tất cả các nhân sự chính của 2 phe đều đang cất giữ tài sản và chuẩn bị cho ngày hạ cánh ở Mỹ và các nước đồng minh cật ruột của Mỹ. Họ dư biết các cơ quan FBI, Bộ Nội An, Bộ Tư Pháp của Mỹ và các cơ quan tương tự tại các nước phương Tây có khả năng truy nguồn các tài sản của họ, nhưng họ vẫn chọn vì đó là những nơi an toàn duy nhất. Vì vậy, quan chức thuộc cả 2 phe đều muốn “chơi” với chính phủ Mỹ. – Cùng lúc, cả 2 phe đều muốn dựa vào Tàu để giảm bớt áp suất dân chủ, nhân quyền, mà họ gọi là “diễn biến hòa bình” của Mỹ, ăn dần vào thân thể. Dựa vào Tàu sẽ kéo dài thêm tuổi thọ của chế độ được năm nào tốt năm đó. Vì vậy, mỗi khi có các quan lớn của thiên triều đến, hay khi Tập hoàng đế triệu hồi, lãnh đạo của cả 2 phe đều răm rắp đến thủ phục đầy đủ. Trong nhiều năm dài suốt từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh luôn theo chính sách nuôi dưỡng, phủ dụ, ban bố quyền lợi cho ít là 2 phe kình nhau ở thượng tầng đảng CSVN. Nhưng nay chính sự hằn thù quá thâm sâu giữa 2 cánh lãnh đạo đảng – đang lan đến cả hàng gia đình và con cái của cả 2 phía – cùng với sự có mặt của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã dồn Bắc Kinh vào thế phải chọn một trong hai nếu không muốn mất cả hai. Với chuyến đi của Nguyễn Sinh Hùng sang chầu Tập Cận Bình ngay sau Hội Nghị 13 và được dẫn đi bái Mao Trạch Đông rồi sau đó ra về ca ngợi mối tình hữu nghị Việt – Trung, ai cũng có thể thấy Bắc Kinh đã dứt khoát và công khai chọn phe nào rồi. Phe ông Nguyễn Tấn Dũng, sau mấy năm liền đeo đuổi chiến thuật vừa làm eo với những câu tuyên bố thuộc loại “không đổi lấy quan hệ viển vông”, vừa làm lành với những quyết định cho mở thêm các khu biệt lập của hàng chục ngàn “công nhân” Tàu tại từng tỉnh, cũng như ôm hôn thắm thiết từng quan lớn từ Bắc Kinh như Dương Khiết Trì cho báo chí chụp hình, nay đã chính thức bị Bắc Kinh từ khước, không nhận làm thuộc hạ nữa. Và đó mới là lý do đằng sau 2 tình huống đã được diễn tập tại sân vận động Mỹ Đình. Phe “mất chủ” của ông Dũng, dựa hoàn toàn vào công an, muốn dằn mặt đối thủ và chứng minh rằng họ có đầy đủ súng ống, phương tiện và nhân lực để chống lại cả 2 loại chiến thuật quen thuộc của Trung Quốc: – Chiến thuật thứ nhất, các đội đặc công Trung Quốc nhân danh chống khủng bố ở nước ngoài theo luật mới vừa được Bắc Kinh thông qua, hay ngay cả hợp tác với đặc công quân đội Việt Nam để xông vào bắt các các lãnh tụ thuộc phe ông Dũng tại Đại hội XII, để rồi cánh ông Trọng buộc lên họ đủ loại tội trạng trước khi đem đi giam giữ. Khi dùng đúng chữ “diễn tập chống KHỦNG BỐ”, ông Dũng muốn chỉ thẳng mặt điều luật mà Bắc Kinh vừa thông qua. – Chiến thuật thứ nhì, Bắc Kinh dùng “biển người” bao gồm hàng vạn công nhân Trung Quốc đang đóng sẵn quanh vùng Hà Nội. Hàng vạn người này sẽ giả dạng dân chúng Việt Nam tràn vào Đại hội đảng XII và cũng tiến hành các việc nêu trên. Khối người này chắc chắn sẽ không chỉ đem theo gậy gộc mà còn có cả AK và lựu đạn. Nguyễn Sinh Hùng dâng hoa tại khu tưởng niệm Mao Trạch Đông. Tóm lại, chữ “chống khủng bố” ở đây chỉ diễn tả nỗi lo lắng tột cùng của phe không được Bắc Kinh chọn. Họ không đang lo sợ viển vông. Đã có rất nhiều đòn đe dọa từ ngoài khơi đến trong bờ, nhưng rõ ràng nhất vẫn là việc thông qua luật mới chống khủng bố của Bắc Kinh như một món quà cho ông Nguyễn Sinh Hùng đang đứng trên đất Tàu. Và với hiện trạng Bộ trưởng Quốc phòng chuyên bênh vực Tàu, Phùng Quang Thanh, đang đứng cùng phe với ông Nguyễn Phú Trọng, cánh ông Dũng không thể an lòng dù đã mánh lới thay thế gấp rút được 2 ông tướng cao nhất của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Liệu các đòn dằn mặt tiền Đại Hội này có đủ để chận đứng các ý đồ của phe đang đeo lủng lẳng ấn tấn phong của Bắc Triều không? Đặc biệt khi cả 2 cánh đều biết rõ chiêu thức: yếu chỗ nào thì phải dương oai diễu võ khỏa lấp chỗ đó. Bắc Kinh lại càng rành rẽ cái trò Trương Phi quậy bụi mù để giả bộ đông quân. Nhiều Tào Tháo đang mỉm cười ở Trung Nam Hải. http://www.viettan.org/Ai-dam-khung-bo-%C4%90ai-hoi-XII.html
......

Tiến sĩ Schulze: Nếu chỉ chọn một cây thảo dược, thì hãy chọn ớt!

Các bác sĩ nổi tiếng chuyên sử dụng phương pháp trị liệu tự nhiên thấy rằng ớt xứng danh là Vua của các cây thảo dược vì những tính năng tuyệt vời đối với sức khỏe mà nó mang lại. Cấp Cứu nhồi máu cơ tim bằng ớt Theo Naturalnews, bạn thực sự có thể ngăn chặn cơn đau tim bằng một cách rất gọn nhẹ là sử dụng ớt Cayenne.  Đúng vậy! Ớt Cayenne có thể ngăn chặn cơn đau tim trong khoảng 60 giây! Các bác sĩ nổi tiếng như John Christopher, Richard Schulze (Mỹ) đều ca ngợi ớt Cayenne.  Ví dụ TS John Christopher cho biết:  “Trong 35 năm chữa bệnh, làm việc với người dân và dạy học, tôi chưa bao giờ để mất một bệnh nhân tim nào khi được gọi đến cấp cứu tại nhà.  Lý do là, bất cứ khi nào tôi đi vào nhà bệnh nhân, nếu họ vẫn còn thở, tôi cho họ uống trọn một lý trà ớt (một muỗng cà phê bột ớt Cayenne trong một ly nước nóng), trong vài phút là họ đứng lên và đi lại được”. Đây là những kinh nghiệm quý giá của các bác sĩ qua thực tế cá nhân, chứ không phải là suy luận dựa trên những đặc tính của loại thảo dược này. Trước hết, để có thể ngăn chặn cơn đau tim, ớt Cayenne phải là loại có ít nhất 90.000 đơn vị nhiệt (HU, heat units – thước đo độ cay nóng của ớt).  Nếu người đó vẫn còn ý thức, khuyến cáo là trộn 01 muỗng cà phê bột Cayenne vào một ly nước ấm, làm thành loại trà ớt và đưa cho người bệnh uống. Nếu người đó bất tỉnh, hãy dùng chiết xuất ớt Cayenne, cũng phải là ít nhất 90.000 HU, cho một vài giọt lớn vào vị trí bên dưới lưỡi. Một ly trà ớt nóng đem đến tức thời cho trái tim một lượng dưỡng chất mạnh mẽ mà tim cần thiết để vực người bệnh dậy trong cơn nguy cấp của bệnh tim. 26 dưỡng chất quý giá từ ớt Các nhà khoa học tìm thấy trong ớt Cayenne ít nhất 26 loại chất dinh dưỡng khác nhau.  Nó chứa nhiều khoáng chất như kẽm, selen, canxi, magiê và rất giàu các vitamin A và vitamin C.  Đồng thời trong ớt cũng có nhiều hoạt chất quý cho sức khỏe, đặc biệt là nitroglycerin, được ví như món quà của Thiên Chúa dành cho những người có vấn đề tim mạch. Một trong những ứng dụng có lợi nhất là dùng ớt Cayenne như một chất xúc tác khi kết hợp cùng các thảo dược.  Do có tác dụng kích thích trên cơ thể, nó đẩy nhanh tốc độ lưu thông, tăng cường tiêu hóa cũng như sự hấp thụ.  Vì vậy nó có thể nâng cao hoặc làm tăng hiệu quả của bất kỳ công thức thảo dược nào. Trong thực tế, nó thường được sử dụng theo cách này trong công thức cho viêm khớp, các vấn đề phụ khoa khác nhau, nhiễm trùng, bệnh tim hoặc tuần hoàn, thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, viêm loét, điều trị tuyến giáp..v.v...  Ớt giúp thuyên giảm các chứng bệnh như: • Cục máu đông (blood clots):  Ớt rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và làm tan cục máu đông. • Xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch (Atheroslerosis or Arteriosclerosis):  Ớt làm mềm thành mạch, mở rộng các mạch máu, tăng sức mạnh cho tim, và làm sạch bên trong thành mạch của hệ tuần hoàn. • Suy tim sung huyết (Congestive heart failure):  Ớt giúp tim được thư giãn và khỏe mạnh, mở rộng các mạch máu, dọn sạch những chất bẩn.  Về lâu dài căn bệnh tim trầm trọng có thể hồi phục lại gần như bình thường với việc đều đặn dùng ớt. • Triglycerides cao:  Ớt giúp giảm lượng triglycerides là chất béo trung tính tổng hợp từ các carbohydrat và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. • Loạn nhịp tim (Heart arrhythmias):  Ớt giúp giảm nhịp tim đập nhanh, tăng cường máu đến tim, ngăn ngừa máu đóng calcium. • Hỗ trợ tim mạch, lọc máu và kích thích toàn bộ các hệ thống trong cơ thể.  Giúp thông các tắc nghẽn trong động mạch, tĩnh mạch và hệ bạch huyết. • Gia tăng chức năng não bộ, một trong những hiệu qủa tốt nhất là gia tăng lưu thông máu đến vùng đầu và não.   Hiệu nghiệm trong việc chống lại chứng đau nhức nửa đầu (migraine headache) và nhức đầu chùm (cluster headache). • Có thể cầm máu rất nhanh bằng cách dội rửa vết thương với 1 đến 5 ống nhỏ giọt đầy (1-5 full droppers), sau đó đắp bột ớt Cayenne lên vết thương. • Tăng cường lưu thông máu và giảm hay cầm máu từ vết loét dạ dày.  Khi uống trà ớt, nó sẽ kích thích lưu thông máu.  Dùng để trị chứng khó tiêu (indigestion) và ợ nóng (heartburn). • Giúp tan đờm và nhanh chóng chữa lành các chứng cảm lạnh, cúm.  Được dùng như thảo dược làm toát mồ hôi (diaphoretic). • Giúp hạ cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông thành hình bằng cách làm loãng máu và giúp chữa lành trái tim sau cơn nhồi máu cơ tim (heart attack). • Giúp giảm viêm họng và viêm amidan. Một số cách dùng ớt Một số chuyên gia về sức khỏe khuyên rằng bạn nên mang bên mình rượu ớt để dùng trong những trường hợp cấp cứu cho người bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.  Bạn cũng có thể làm và thưởng thức món trà ớt hàng ngày, tăng cường sức khỏe và đề phòng các vấn đề bệnh tật. • Khi cảm thấy cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra, hãy uống ly trà ớt nóng cứ 15 phút một lần cho đến lúc các triệu chứng qua đi. • Nếu bệnh nhân đã bất tỉnh vì nhồi máu cơ tim, bắt đầu cho hai muỗng cà phê rượu ớt vào miệng, sau đó tăng thêm khi bệnh nhân bắt đầu có phản ứng. • Chảy máu, xuất huyết (bên trong hay bên ngoài cơ thể):  pha ly trà ớt nóng (dùng một muỗng cà phê ớt bột hay 30 giọt rượu ớt) để nguội bớt rồi uống, uống luôn cả bã bột ớt nếu có thể.  Máu sẽ nhanh chóng cầm lại. • Vết thương: rắc bột ớt lên vết thương, hoặc rửa vết thương bằng rượu ớt, máu sẽ cầm lại trong vài giây. • Trẻ sơ sinh bị ngạt thở:  dùng vài giọt rượu ớt hòa với vài giọt nước (nửa này nửa kia) nhỏ vào lưỡi bé. Trường hợp cấp cứu, khi có sẵn ớt cay tươi trong nhà, giã nhuyễn ớt rồi pha với nước nóng để làm trà ớt cho bệnh nhân uống (1 trái ớt cay to dài bằng ngón tay trỏ pha trong 200-250 ml nước nóng). Dùng ớt hàng ngày Rượu ớt:  bắt đầu bằng 5 giọt trong nước uống hay nước trái cây, ngày ba lần. Tăng dần lên đến 1 ống nhỏ giọt đầy (khoảng 30 giọt), ngày 3 lần. Bột ớt:  Bắt đầu bằng 1/4 muỗng cà phê ớt bột ngày 3 lần, và tăng dần lên 1 muỗng cà phê, ngày 3 lần. Cho ớt (bột ớt hay rượu ớt, giấm ớt) vào ly nước nóng, để 5 phút như pha trà rồi uống. Uống nóng càng tốt. Cách làm Rượu Cayenne Bạn có thể chiết xuất ớt với nước giống như pha trà.  Tuy nhiên cách này không để được lâu, nên tốt nhất là ngâm rượu, dùng loại trên 40 độ.  Rượu giúp trích rút ra được một số chất mà nước khó lấy ra.  Ngoài ra có thể dùng giấm táo thay vì dùng rượu. Từ ớt tươi:  Lấy khoảng 200 g ớt tươi, loại càng cay càng tốt, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay, đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt.  Xay khoảng một phút hay đến khi ớt nhuyễn đều.  Đổ vào chai thủy tinh 1 lít, đổ thêm rượu cho đầy chai.  Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ.  Bạn có thể dùng tươi ngay khi vừa xay.  Bảo quản nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần.  Sau 14 ngày, lọc bỏ bã.  Bạn sẽ được chai rượu ớt có thể giữ được qua nhiều năm. Từ bột ớt khô:  lấy khoảng 120 g, chọn loại có độ HU (heat unit) cao 70.000 – 90.000 HU hoặc hơn, ngâm trong một lít rượu 45 độ (vodka, rượu gạo) trong 14 ngày.  Người mới bắt đầu dùng ớt, có thể dùng loại 35.000 HU trước. Khi mới bắt đầu thì nên dùng một lượng ít, sau đó tăng liều dần dần.  Nếu ban đầu chưa quen độ cay, bạn có thể dùng trong bữa ăn cùng với thực phẩm khác. Cách làm Trà Ớt Xắt mỏng trái ớt cay, nhiều hay ít tùy theo độ cay cho vừa với mình, cho vào ly, chế nước sôi để 10 phút như pha trà bình thường, là được ly trà ớt. Sau mỗi ba ngày khi đã quen với độ cay, hãy tăng liều lượng ớt lên. Nếu bạn có kinh nghiệm nào với ớt, thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé! Minh Thành tổng hợp
......

Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức Reinhard Marx thăm Việt Nam

Đức Hồng Y  Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, Chủ tịch HĐGM Đức đang viếng thăm Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 17 tháng 1 năm 2016. Thông cáo của HĐGM Đức công bố ngày 29-12-2015 cho biết, trong cuộc viếng thăm Việt Nam lần này ĐHY Marx muốn tìm hiểu về một Giáo hội đang lớn mạnh trong một tình trạng khó khăn. ĐHY sẽ dừng lại tại thủ đô Hà Nội, giáo phận Vinh ở miền Trung, và Thành phố Sài Gòn, thủ đô kinh tế của Việt Nam. Trong 10 ngày viếng thăm, ĐHY Marx sẽ gặp gỡ ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM giáo phận Sài Gòn, và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh, cũng là Chủ tịch Ủy ban GM Việt Nam về Công lý và Hòa bình. Ngoài ra, ĐHY cũng có cuộc gặp gỡ và trao đổi tại Đại sứ quán Đức. ĐHY Reinhard Marx năm nay 62 tuổi, nguyên là GM Trier, giáo phận cổ kính nhất của Đức, ĐHY được coi là người được ĐTC Phanxicô đặc biệt tín nhiệm. Ngài là thành viên Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của ĐTC về việc cải tổ giáo triều Roma và cũng là Chủ tịch Hội đồng kinh tế của Tòa thánh, gồm 8 HY và 7 giáo dân, có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh tế và tài chánh của Tòa Thánh. Ngoài ra, ĐHY cũng là chủ tịch Ủy ban GM Liên hiệu Âu Châu gọi tắt là Comece. Được biết trong hai khóa họp hồi trung tuần tháng 4 và tháng 9 năm 2015, HĐGM Việt Nam đã bàn tới việc mời và chuẩn bị đón ĐHY Marx đến viếng thăm.
......

Máy bay Trung cộng lại bay tới đá Chữ Thập

Chỉ 4 ngày sau lần thử đầu tiên, hôm 6.1.2016, Trung cộng tiến hành 2 chuyến bay thử tại đường băng xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m. Đây là một trong 3 đường băng Trung cộng xây dựng phi pháp trên các đá và rạn san hô chiếm đóng của Việt Nam. Hôm 2/1 là lần đầu tiên Trung cộng cho máy bay đáp xuống đường băng này. Đường băng đủ dài để các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa hay phi cơ vận tải hạng nặng và chiến đấu cơ tối tân của Trung cộng hạ cánh. Khi được đưa vào hoạt động, các đường băng này sẽ giúp Trung cộng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á cũng như kiểm soát Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Trong tuyên bố chính thức, Tân Hoa xã xác nhận việc này nhưng không đề cập tới các mục đích của chuyến bay. Các máy bay cất cánh từ sân bay ở Hải Khẩu, đảo Hải Nam, cách đá Chữ Thập khoảng 1.000 km, rồi quay trở về. Thời gian mỗi lượt bay là 2 giờ. Trước đó, hôm 2 tháng 1, các nước Mỹ, Nhật và Philippines đã lên tiếng quan ngại cũng như phản đối hành động của Trung cộng và cho rằng động thái này có thể làm trầm trọng hơn căng thẳng trong khu vực. Hôm 7 tháng 1, như bao nhiêu lần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CS Việt Nam Lê Hải Bình lại tuyên bố lấy lệ, một lần nữa phản đối hành động nêu trên của Trung quốc, cũng như khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế. Trước những phản ứng nêu trên, Trung cộng vẫn tuyên bố các chuyến bay là vì mục đích dân dụng, trong khi các chuyên gia khẳng định chuyến bay quân sự sẽ là bước tiếp theo. Giới quan sát cũng lo ngại Trung cộng sẽ sớm xây dựng các cơ sở quân sự cho việc xây dựng Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mới.
......

Người Việt đang từ bỏ quê hương

Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lập đi lập lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi! Điều đáng giật mình là - ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình? Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng: “trông ra cửa kính trời mưa tuyết ngó lại mình đang ngồi bó tay quê hương nhắm mắt như sờ được sao vẫn buồn xo đến thế này?” Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không cần ngoái đầu nhìn lại. Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về; Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng: "Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”. Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng - tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế. Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ, tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực và muốn tìm cách rời khỏi VN. Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu? Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ. Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của người đồng hương. Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương cầu thực”. Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp: - Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ? - Thôi không về đâu. - Tại sao lại không về? - Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình. - Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán của chị thì sao? - Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác. - … Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí Thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác. Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sớt chia những gian nan và dựng xây lại đất nước? Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại chọn trở về như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng, Ngô Chí Dũng…Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích thực cần có của một con người. Họ là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Đức Hoà, Đặng xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Võ An Đôn…Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội, bất trắc và gian nan. Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi. Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực năm 2016 - từ anh công an quèn quen bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác đang phải sống lưu vong khắp nơi./.
......

Cựu TNLT Trần Minh Nhật bị khủng bố tinh thần, triệt hạ kinh tế

GNsP (05.01.2016) – Gần 800 gốc hồ tiêu, 160 cây cà phê cùng với 11 cây bơ đã bị kẻ ác đầu độc và chặt phá là những gì mà gia đình cựu TNLT Trần Minh Nhật phải gánh chịu trong những ngày qua. Mùa màng bị triệt phá, kinh tế bị sa sút và tinh thần liên tục bị khủng bố là những gì trong những ngày vừa qua công an huyện Lâm Hà đang cố phớt lờ. Cảm thương trước tình cảnh éo le của một nhà tranh đấu cho nhân quyền trẻ, cộng đồng mạng đã hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ gia đình cựu TNLT Trần Minh Nhật của linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT. Theo gợi ý của ông Đinh Quang Tuyến, vào ngày 02.01.2016, linh mục Antôn Thanh đã phát đi lời kêu gọi mọi người tích cực đóng góp tài chính, giúp gia đình cựu TNLT 27 tuổi này vượt qua những khó khăn do nhà cầm quyền gây ra. Cha Antôn Thanh viết trên facebook cá nhân: “Thời gian qua, kể từ khi Paul Trần Minh Nhật ra tù về Lâm Hà, Lâm Đồng, nhà nước ở đây đã dùng công an, an ninh, côn đồ, du kích và những lực lượng khác đánh phá, mạ lị Nhật cùng gia đình. Gần đây, họ còn cho côn đồ phá vườn cà phê và tiêu của gia đình Nhật, gây tổn thất nghiêm trọng về tinh thần và kinh tế cho gia đình. Chúng ta không để cái ác thắng lòng thiện tâm của Trời ban cho chúng ta. Theo gợi ý của anh Tuyến, nếu họ phá gia đình Nhật 1 về kinh tế, cộng đồng sẽ góp 1,5 cho gia đình Nhật. Lòng quảng đại của dân Việt không bao giờ nhỏ và ít hơn lòng hiểm ác của những người thờ ma cộng sản.” Sự việc xảy ra mới nhất vào đêm ngày 01.01.2016, tức tết dương lịch, rẫy hồ tiêu của ông Trần Khắc Đường, anh trai của Nhật, bị đầu độc cho chết dần hơn 382 gốc tiêu, một số đã chết khô hoàn toàn. Cách đó mấy ngày, gia đình Cựu TNLT này bị nhổ 7 gốc tiêu, và khoảng hơn 400 trụ tiêu bị xịt thuốc lưu dẫn làm cho các cây tiêu đang vàng lá, rụng trái và chết dần. Ngoài ra, một số cây cà ri cũng chết một cách bất thường. Hàng rào bao xung quanh rẫy cũng bị sệ xuống với nghi ngờ có người trèo và leo qua rào. Rơi vào tình cảnh bị triệt phá kinh tế nặng nề như nhà ông Đường, vườn cà phê của ông Trần khắc Đạt, anh trai của Nhật, bị chặt phá hơn 155 gốc cà phê và 11 gốc bơ, ngay đêm Noel 24.12.2015. Cựu TNLT Trần Minh Nhật Thấy được những bất công như vậy, ông Đinh QuangTuyến, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh và một số người yêu Công lý Hoà bình lên tiếng kêu gọi cộng đồng đồng hành với gia đình Cựu TNLT Trần Minh Nhật. Ông Đinh Quang Tuyên nêu ý kiến: “Hành động tàn phá nông trại của bọn công an Lâm Đồng thể hiện sự bất lực trong việc trực tiếp ngăn cản ý chí của anh Nhật. Mặt khác nó lộ rõ tính độc ác, tiểu nhân, hèn hạ của đảng cộng sản.” Mục đích triệt hạ kinh tế gia đình Nhật theo ông Tuyến đó là: “Mục tiêu trước mắt để đe dọa, trả thù sự bất khuất của anh Nhật, đồng thời cũng là thông điệp đe dọa những người đấu tranh cho tự do, dân chủ.” Khi được hỏi ông Tuyến vì sao ông lại có ý tưởng kêu gọi cộng đồng giúp đỡ Cựu TNLT trẻ tuổi này, ông Tuyến hồi đáp: “Những thành quả mang lại lợi ích cho cộng đồng cần được nhân rộng. Vậy vấn đề không phải là riêng gì gia đình anh Nhật mà là vấn đề của cộng đồng mà các nạn nhân chỉ là đại diện … ‘bất đắc dĩ’, vì điều này sẽ tác động đến nhà cầm quyền cũng như gia đình anh Nhật. Khi cộng đồng chung sức hiệp thông tinh thần và hậu thuẫn khắc phục thiệt hại về vật chất và tinh thần cho gia đình anh Nhật, thì sẽ xây dựng được niềm tin cho những người chuẩn bị dấn thân rằng họ không đơn độc trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mặt khác cũng là cách đáp trả một cách hết sức ôn hoà, nhưng dứt khoát hành động khủng bố của công an cộng sản rằng, cộng đồng yêu chuộng tự do không chịu khuất phục độc tài bạo quyền.” Đồng hành với gia đình Cựu TNLT Nhật, cựu TNLT Hồ Văn Oanh, sống tại Nghệ An, cùng chung vụ án 14 Thanh niên Công giáo và Tin Lành với Cựu TNLT Nhật, mạnh dạn nói lại câu nói nổi tiếng của Đức cha Phaolô Maria Cao đình Thuyên, nguyên Giám mục Giáo phận Vinh: “Chuyện của Thái Hà là chuyện của Vinh, chuyện của Vinh là chuyện của Thái Hà”. Thấy rõ được sự hiệp nhất đồng lòng liên kết của cộng đồng, những người yêu Công lý Hoà bình luôn mong muốn cộng đồng hưởng ứng lời kêu gọi giúp đỡ gia đình Cựu TNLT Nhật. Ông Tuyến mong muốn: “Cộng đồng cần cụ thể hoá thái độ của mình qua việc đóng góp ít nhiều về mặt vật chất, để khắc phục hậu quả do cộng sản gây ra đối với gia đình anh Nhật. Đồng thời lan tỏa việc tố cáo tội ác này bằng mọi cơ hội cũng như phương tiện truyền thông, lên án và quy trách nhiệm cho các quan chức liên quan”. Về phía gia đình Cựu TNLT Nhật bày tỏ nỗi niềm: “Cộng đồng lên tiếng ủng hộ làm cho gia đình tôi thấy được an ủi và bớt lẻ loi. Đó là một hành động thể hiện tình liên đới thiết thực hỗ trợ chúng tôi sau những thiệt hại nặng nề.” Cựu TNLT Nhật muốn gửi lời chia sẻ đến mọi người qua sự kiện của gia đình: “Tôi chân thành cảm ơn các cha và tất cả mọi người trong và ngoài nước vì tình đoàn kết chia sẻ này. Việc làm của quý ân nhân là một đòn giáng vào sự tàn ác, thờ ơ và phi nhân tính của những kẻ đang còn mê muội và vô lương tâm này.” Được biết, sau 24 giờ kêu gọi cộng đồng giúp đỡ gia đình Cựu TNLT Trần Minh Nhật của linh mục Antôn Thanh và ông Tuyến đã có nhiều người sẻ chia với sự hỗ trợ hiện nay là 14.200.000 VNĐ và 200 Euro. Liệu với việc trả thù hèn hạ của công an Lâm Hà với Cựu TNLT Trần Minh Nhật, 27 tuổi, và gia đình khi cộng đồng lên tiếng thì công an Lâm Hà sẽ điều tra, giải quyết thế nào? Hay tiếp tục run sợ trước sự bất khuất đấu tranh cho công lý, sự thật của Cựu TNLT Trần Minh Nhật? Lê Mỹ Hằng
......

Tay nào thắng thì nhân dân cũng bại

Chưa có một sân khấu chính trị nào của thế giới tính từ thời trung cổ cho tới phát xít rồi cuối cùng là độc tài cộng sản lại có những show diễn nhạt nhưng cứ lập đi lập lại không biết chán như sân khấu chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Diễn viên chỉ là bốn nhân vật của mỗi nhiệm kỳ 5 năm, sau đó bốn vai diễn khác lại leo lên sân khấu xào lại bài bản cũ một cách lạc lõng đơn điệu những vở hài không ra hài, bi chẳng ra bi, người xem chỉ thấy rặt những khuôn mặt chai lì mà dù có tô son trát phấn thế nào cũng không thể che cho hết nét trâng tráo, lì lợm của những con người đã lâu không biết tới xấu hổ. Những kịch bản công du Bắc Kinh, phát biểu nảy lửa về chủ quyền biển đảo, động viên dư luận, cảnh tỉnh đảng viên hay kêu gọi chống diễn tiến hòa bình tưởng rằng đã đầy tai nhân dân, nhưng vẫn được lập đi lập lại một cách không mệt mỏi. Họ như những cỗ máy hát của thời Bảo Đại còn làm hoàng đế kiên trì kẽo kẹt cà lăm bởi đường rãnh chính trị lỗi thời trên chiếc đĩa hát cổ xưa của Chủ nghĩa cộng sản. Họ tươi tỉnh giả vờ trước công chúng và ai cũng biết phía sau hậu trường của những phiên họp lúc nào cũng gay cấn và cực kỳ bén ngót bởi những lằn dao phê bình, hay tố cáo vạch mặt đồng chí mà họ không bao giờ hà tiện khi tung ra. Họ cứ nhàn nhã giả vờ cho nhân dân tưởng rằng mỗi một lần Đảng họp đại hội là một mùa xuân cho đất nước. Họ là những cánh bướm sặc sỡ trang trí cho khung cảnh ấy với các trò múa rối mà vai diễn vẫn chỉ bốn người. Khi ông Nguyễn Sinh Hùng khấu đầu trước bàn thờ Mao Trạch Đông là lúc đàn em Nguyễn Tấn Dũng hả hê tung vào mạng xã hội những đòn thù báo trước sóng gió không bao giờ ngớt trên sinh mạng chính trị của một ông chủ tịch quốc hội, vốn chỉ biết nghe lời và lâu lâu lên gân một vài câu vô thưởng vô phạt. Ông Nguyễn Sinh Hùng chưa bao giờ là một ứng viên sáng giá cho chức vụ Tổng bí thư nhưng tại sao chấp nhận đóng vai Lê Chiêu Thống nhận lằn tên mũi đạn của nhân dân thì chỉ một mình Trung Quốc biết. Và có thể ông Trọng cũng biết, và không chừng hành vi của ông Hùng nằm trong kế hoạch điệu hổ ly sơn của ông Trọng cũng nên? Đánh hơi thấy phe ông Dũng mạnh cả gạo lẫn tiền, tay chân bộ hạ từ trung ương tới địa phương vô số nên ông Trọng run và tìm tới giải pháp nhờ quân đội, công an bảo vệ chiếc ghế của mình nếu một mai có biến động. Ông tới ủy lạo đoàn quân cảnh sát cơ động vốn được lập ra để bảo vệ an ninh trật tự chứ không phải để bảo vệ yếu nhân. Tuy nhiên ông Trọng không có chọn lựa nào khác, tới vỗ vai động viên mấy tay  cảnh sát áo xanh vẫn hơn không có anh nào để ôm vai bá cổ. Mọi lực lượng thứ thiệt, chính quy đều nằm trong tay Ba Dũng nên ông Trọng làm cử chỉ rất “kịch” để khán giả nhân dân có câu chuyện làm quà. Ông Dũng từ ngày ôm Tập Cận Bình thắm thiết tưởng đâu sẽ là “hậu duệ” chính thức của Bắc Kinh nào ngờ ông Trọng cao tay hơn, gửi ông Hùng sang đúng vào thời điểm nóng nhất của cuộc gian hùng tranh bá đồ vương. Chuyến đi làm ông Dũng tím mặt lúc đầu nhưng khi ông Sinh Hùng về tới nhà cũng là lúc ông Dũng hơn hớn tung ra chiêu phủ đầu về giàn khoan 981 rồi sau đó là chiếc tàu đánh cá của Quảng Ngãi bị Trung Quốc đâm chìm. Báo ông Tư Sang đăng bài nhưng lại né hai tiếng Trung Quốc, chỉ để tàu lạ hoặc tránh hẳn không nhắc tới tàu của nước nào. Báo Tiền Phong, Lao động cũng thế chỉ có tờ Dân Trí tung ngay cái tên Trung Quốc là kẻ thực hiện hành vi cướp biển. Người dân hừng hực nóng giận, sân khấu Ba Đình lẳng lặng không hề nhắc tới…kịch bản cũ, rất cũ được lập lại đó là mỗi lần có ai trong bốn tên sang Bắc Kinh thì y như rằng khi trở về món quà gửi theo chân phái đoàn lúc nào cũng là Biển Đông. Khi cướp của, lúc giết người nhưng không lần nào Bác Kinh tha cho Hà Nội dù chỉ một lần. Tàu cá bị đâm chìm Tổng bí thư ghé nhắc nhở công an coi chừng biến động trước đại hội đảng. Té ra cái đại hội thổ tả ấy vẫn hơn sinh mạng người dân, sinh mạng của những ngư dân được cả bốn ông lớn tiếng cho rằng sẽ là tiền đồn chống lại bất cứ thế lực nào. Cuộc bỏ phiếu tại đại hội 12 được nhân dân lan truyền tin đồn này khác, nhưng tin đồn nào rồi cũng là tin đồn. Đối với cộng sản họ là vua trong cách tạo dựng tin đồn nhằm phá hoại. Những cái gọi là tài liệu mật bị rò rỉ chẳng qua là nội dung các tờ truyền đơn không hơn không kém. Đại tướng công an có lên tiếng cảnh báo thì cũng với ý đồ làm cho vở kịch được chú ý thêm một chút chứ nào phải tìm cho được kẻ chủ mưu ăn cắp tài liệu trong văn khố Đảng. Mà có gì là bí mật khi cả thế giới đều biết nó là gì, chẳng qua một ai đó mang thứ gây nghiện “tranh dành quyền lực” ra để làm mồi câu người nhẹ dạ. Hôm trước là Chân dung quyền lực, từng một lúc gây khốn đốn cho phe Trung Quốc bây giờ thì chiêu bài chống Trung đã hơi bị sượng nên người ta không ngại gì mà không đem ông Sinh Hùng ra làm cái bia đỡ đạn cho lòng căm hận kẻ ngoại xâm. Cuối cùng, nói như nhà thơ Nguyễn Duy, tay nào thắng thì nhân dân cũng bại. Cánh Cò http://www.rfavietnam.com/canhco
......

Việt Nam trong năm 2016

Trước khi phân tích và lượng giá những điều gì sẽ xảy ra trong năm 2016, chúng ta cần nhận diện một số biến cố có những ảnh hưởng còn tồn đọng từ năm 2015 kéo dài sang năm 2016. Bức tranh Việt Nam 2016 Nhìn từ góc độ của những sự kiện có tầm vóc quốc tế hoặc ảnh hưởng lên tương lai lâu dài của Việt Nam, bức tranh Việt Nam trong năm 2016 đa phần bị chi phối bởi 5 sự kiện lớn sau đây: Thứ nhất, Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương TPP được 12 quốc gia ký kết vào tháng 10/2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động sau khi quốc hội của các nước phê chuẩn trong những tháng đầu năm 2016. TPP sẽ mở ra hai cơ hội rất lớn cho quốc gia thành viên là gia tăng thương mại và đầu tư; nhưng khác với WTO, các thành viên sẽ bị chế tài gay gắt hơn nếu vi phạm những điều khoản quy định của Hiệp định TPP. Đối với Việt Nam, TPP vừa là một cơ hội vừa là thách thức, vì lợi hay hại tùy thuộc rất nhiều vào sự cải tổ ba lãnh vực tiêu biểu: luật pháp, cơ cấu kinh tế và quyền con người theo khuôn khổ quy định của TPP. Nhưng đáng kể nhất là khi TPP được khởi động sẽ giúp nâng cao vai trò và sự phát triển của các nhóm xã hội dân sự trong thành phần công nhân và giới doanh nghiệp. Thứ hai, Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với chủ trương đường 9 đoạn trên Biển Đông của Trung Quốc vào tháng 6/2016. Kết quả thắng hay thua đều mở ra một viễn cảnh mới ảnh hưởng rất lớn trong những ứng xử của các nước về vấn đề Biển Đông. Nếu Philippines thắng kiện sẽ khuyến khích nhiều quốc gia trong vùng - kể cả Việt Nam, dùng pháp lý để ngăn chận tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Trong viễn cảnh này, CSVN sẽ phải liên minh gần hơn với Philippines, Hoa Kỳ, Nhật và Úc để tạo áp lực buộc Bắc Kinh phải ngồi vào bàn hội nghị đa phương. Nếu Philippines thua kiện hoặc xử huề thì sẽ tạo cơ hội tốt cho Bắc Kinh bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông. Nếu điều này xảy ra sẽ là một đại họa cho Đông Nam Á. Thứ ba, Hiến pháp tu sửa 2013 sẽ bắt đầu được áp dụng cho kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào tháng 6/2016 tới đây, dẫn đến cơ hội cho các tổ chức xã hội dân sự, thành phần đảng viên cộng sản cấp tiến lên tiếng và tạo áp lực để mở ra một “không gian mới” trong cách ứng cử, đề cử nhân sự tham gia vào cuộc bầu cử này. Cụ thể là sự mở rộng thành phần ứng cử độc lập từ các tổ chức xã hội dân sự mà không thông qua sự giới thiệu của Mặt trận tổ quốc, bước đầu của nỗ lực xóa dần sự độc quyền chính trị của đảng CSVN. Đây là bước đấu tranh cần thiết và là cơ hội để cho các lực lượng trong phong trào dân chủ kết hợp tạo thành một lực lượng đối lập – từng thấy ở Đông Âu, Tunisia, Miến Điện, Venezuela - nhằm thống nhất tiếng nói, chủ trương, đòi hỏi của lực lượng phản kháng thì sự áp lực mới thành công. Thứ tư, tình trạng kinh tế khó khăn - dẫn đến sự cạn kiệt ngân sách ở Trung ương khiến cho một số địa phương rơi vào hoàn cảnh phá sản trong năm 2015, sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2016. Giá dầu thô từ 100 Mỹ Kim/thùng vào đầu năm 2015 tiếp tục giảm giá trong năm 2016 - có thể xuống tới mức 25 Mỹ Kim/thùng, sẽ không chỉ làm cho Hà Nội thất thu từ 10% đến 20% ngân sách mà còn khiến cho Tập đoàn dầu khí, một tập đoàn lớn nhất nhưng cũng mang nợ nhiều nhất, có nguy cơ phá sản. Nếu Tập đoàn dầu khí phá sản sẽ có những tác động rất xấu lên nền kinh tế, và chắc chắn kéo theo sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp quốc doanh liên quan đến lãnh vực này. Sự cạn kiệt ngân sách khiến cho Hà Nội buộc các địa phương phải “thắt lưng buộc bụng”, dẫn đến hệ quả tranh giành nhau xin ngân sách giữa các địa phương, và đây là lúc khởi đầu hiện tượng hỗn loạn “trên bảo dưới không nghe” với nạn tham ô hoành hành ở mọi lãnh vực. Thứ năm, chưa có đại hội đảng nào mà lãnh đạo CSVN gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp cũng như thỏa hiệp với nhau trong việc chọn thành phần tứ trụ để lãnh đạo đảng và nhà nước như kỳ chuẩn bị đại hội 12. Sự khó khăn này không chỉ biểu hiện tình trạng tranh giành quyền lực giữa phe đảng đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và phe chính phủ đứng đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng, mà còn do sự tác động từ những thế lực bên ngoài và áp lực của các khủng hoảng xã hội, cụ thể là hai sức ép từ Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn đã khiến cho lãnh đạo CSVN mất khả năng thỏa hiệp, biến thành thế đối đầu công khai. Dù cho phe ông Trọng thắng phe ông Dũng hay ngược lại, nội bộ lãnh đạo CSVN sẽ không còn là khối thuần nhất mà các phe sẽ tìm cách ngáng cẳng cũng như đổ trách nhiệm lẫn nhau một khi các khủng hoảng xã hội bùng nổ lớn. Những dự phóng 2016 Những khó khăn của tình hình Việt Nam nói trên không còn có thể che giấu được nữa. Nó xảy ra với mức độ gia tăng rõ rệt trong sự đối phó lúng túng và mâu thuẫn của lãnh đạo Hà Nội. Sau đây là 4 dự phóng của xã hội Việt Nam trong năm 2016. Dự phóng 1: Ngân sách cạn kiệt, đời sống công nhân viên khốn khổ Mặc dù Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Âu Châu, cũng như ký kết Hiệp định TPP vào cuối năm 2015, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang những thị trường nói trên vẫn ở dưới mức tiềm năng vì hai lý do: 1/ Hàng hóa Việt Nam thiếu tiêu chuẩn quốc tế không thể cạnh tranh với các quốc gia khác; 2/ Công nghệ và năng xuất còn quá lạc hậu. Trong khi đó, các mặt hàng về nông thủy sản và nhất là dầu thô đang bị giảm giá, khiến cho mức thu ngân sách của Việt Nam bị ảnh hưởng. Những ảnh hưởng tích cực do TPP đem lại không có hiệu lực “chiếc đũa thần” để cứu vãn tình hình. Nói cách khác, Việt Nam đang đối diện với mức độ thiếu hụt ngân sách trầm trọng trong khi nợ ngoại trái đáo hạn lại gia tăng khiến cho Hà Nội tiếp tục đi vay nợ để trả nợ. Do khả năng trả nợ thấp, việc vay tiền sẽ không dễ dàng. Với tình hình nói trên, CSVN buộc phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm ngân sách địa phương và cho phép địa phương tăng thu phí dưới nhiều hình thức để có đủ tiền trang trải hoạt động và trả lương nhân viên. Giải pháp in thêm tiền để trang trải các chi phí sẽ tạo nguy cơ lạm phát. Dự phóng 2: Các tổ chức xã hội dân sự sẽ phát triển trên nhiều lãnh vực Bên cạnh lợi ích kinh tế - thương mai khi tham gia vào TPP, Hiệp định này trở thành sân chơi cổ võ cho sự ra đời hàng loạt của các tổ chức xã hội từ nhỏ đến lớn vì hai lý do: 1/ CSVN phải cải sửa luật pháp để nâng cao quyền con người và nhất là sự hoạt động độc lập của công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân; 2/ Tính liên đới và sự yêu chuộng dân chủ, tự do sẽ khuyến khích người dân tìm đến nhau hầu giúp nhau bảo vệ quyền lợi hơn là tiếp tục vô cảm như trước đây. Nói cách khác, không gian chính trị tại Việt Nam sẽ bị buộc phải mở rộng hơn sau khi tham gia TPP, đưa đến sự gia tăng các hoạt động cho dân chủ, đa nguyên và đa đảng. Sự liên kết đấu tranh giữa các nhóm, tổ chức chính trị sẽ không chỉ có tác dụng nong xích mà còn tiến đến việc hình thành một lực đầu tàu để điều hướng công cuộc đấu tranh cho dân chủ sớm lan rộng trên toàn quốc. Dự phóng 3: Đấu đá thượng tầng lãnh đạo gia tăng vì những tác động từ bên ngoài Dù ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấng Sang hay Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư, thì nội bộ CSVN cũng không còn là một khối thuần nhất. Ngoài sự tồn tại của những phe nhóm phân chia theo những lãnh vực trách nhiệm, nội bộ trung ương đảng CSVN đang hình thành ba loại khuynh hướng kể từ khi vụ giàn khoan HD 981 xảy ra vào tháng 5/2014. Khuynh hướng thứ nhất là muốn đi gần hơn với Mỹ và Nhật để thoát ra khỏi vòng kim cô của Bắc Kinh. Khuynh hướng thứ hai tiếp tục coi Trung Quốc là chỗ dựa quan trọng để giữ đảng chống diễn biến hòa bình của Hoa Kỳ. Khuynh hướng thứ ba là muốn thay đổi cách vận hành của đảng, qua đó mọi vấn đề lớn nhỏ phải thảo luận mở rộng và biểu quyết dựa trên số đông, chứ không ủy thác vào một cá nhân nào. Đây là chiều hướng thay đổi hiện nay của đại hội 12 mà hệ quả của nó ai cũng thấy là Bộ chính trị đã không thể lèo lái trung ương đảng đi theo mình như trước đây, mà mọi vấn đề từ lớn đến bé đều phải thảo luận tổ và mang ra biểu quyết tại Hội trường. Nhìn thì có vẻ vận hành dân chủ, nhưng trong thực tế, đó là cơ hội để các phe nhóm tấn công lẫn nhau vừa bằng tờ rơi, vừa bằng đối chất và vừa bằng lá phiếu. Khi đảng độc tài bị phân hóa nặng nề và mất phương hướng như CSVN hiện nay, thì các phe phái sẽ đánh nhau kỳ cùng bất kể quyền lợi của đảng. Dự phóng 4: Sự kết hợp của các đoàn thể, lực lượng chính trị Từ 3 năm qua, những đoàn thể xã hội dân sự, tổ chức chính trị tại Việt Nam đã có hai nỗ lực quan trọng: 1/ Xuất hiện, lên tiếng công khai trước các sự kiện qua những bản tuyên ngôn, tuyên cáo, lên tiếng vân, vân…; 2/ Khai dụng hiệu quả mạng xã hội để huy động sự hưởng ứng, hỗ trợ của số đông buộc chế độ phải lùi bước trong một số vụ như vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, vụ em Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong tù, ngưng thi hành án lệnh đối với tử tù oan Lê Văn Mạnh. Kết quả này cho thấy là các tổ chức đã bước ra khỏi giai đoạn đấu tranh đơn lẻ từng người, từng nhóm mà đã nhìn ra nhu cầu kết hợp. Điều mà CSVN lo âu không chỉ là sự kết hợp của các đoàn thể xã hội mà chính là yếu tố nối kết giữa những đoàn thể này với người dân để chuyển những phẫn nộ, bất mãn thành hành động. Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào tháng 6/2016 tới đây sẽ là cơ hội mở rộng sự kết hợp cho những tranh đấu mạnh mẽ về quyền ứng cử và bầu cử của người dân. Kết luận Năm 2016 đánh dấu đúng 30 năm (1986-2016) CSVN đưa ra cái gọi là “nhìn vào sự thật” để đổi mới. Nhưng lãnh đạo CSVN đã chỉ nhìn ra một nửa sự thật. Đó là thấy rõ sự băng hoại của đất nước sau 10 năm (1975-1985) tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội và đã đưa ra chủ trương đổi mới kinh tế. Tuy kinh tế Việt Nam có khá hơn so với thời bao cấp nhưng đất nước còn quá nhiều nghịch lý vì một nửa sự thật kia, lãnh đạo Hà Nội cố “giả mù sa mưa”. Đó là họ vẫn cố bám víu vào chủ nghĩa xã hội mà chính ông Nguyễn Phú Trọng đã nói là cho đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã đạt được. Điều này cho thấy là lãnh đạo CSVN không dám nhìn vào sự thật của đất nước, mà chỉ nhìn vào cái ghế quyền lực bởi lo sợ sự thật phũ phàng sẽ đổ ập lên chính họ. Thấy rõ điều này, chúng ta không nên chờ đợi ông Trọng, ông Sang, ông Dũng hay bất cứ lãnh đạo CSVN nào tự thay đổi sau đại hội 12. Chỉ có sức mạnh đấu tranh và sự liên kết giữa các đoàn thể yêu nước thì mới có thể mang lại những thay đổi cần thiết và tốt đẹp cho đất nước. Trung Điền 3/1/2016 http://www.viettan.org/Viet-Nam-trong-nam-2016.html
......

Thư giãn đầu năm: Hỏi & đáp về Gorbachov của Việt Nam

HỎI: Năm 1986 tình hình chính trị ở Liên Xô rối ren, xã hội nghèo đói, bất công, tham nhũng tràn lan, cũng giống như tình hình Việt Nam hiện nay, đúng không?ĐÁP: Đúng. Lúc đó các nhà lãnh đạo Liên Xô nhìn thấy nguy cơ sụp đổ của chính quyền, nên tìm cách cứu vãn. Người nổi tiếng nhất là Gorbachov. Ông thiết lập những mối quan hệ với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut Kohl, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Ngày 11/10/1986 Gorbachov và Reagan gặp nhau và đã quyết định giải trừ vũ khí hạt nhân tầm trung ở Châu Âu. HỎI: Vậy Việt Nam hiện nay có thể có một nhà lãnh đạo cỡ như Gorbachov không?ĐÁP: Không. Vì Gorbachov là nhà lãnh đạo của một siêu cường nguyên tử, độc lập và có chủ quyền. Ông ta có quyền quyết định sự thay đổi thể chế mà không bị ai đe doạ. Tập Cận Bình ngày nay cũng là lãnh tụ một siêu cường nguyên tử, có chủ quyền. Nếu Tập muốn thay đổi, thì Trung Quốc sẽ thay đổi. Nếu Tập muốn làm một Gorbachov của Trung Quốc thì điều đó không mấy khó khăn. Nhưng Việt Nam thì không. Vì Việt Nam chỉ là một nước nhỏ, yếu, lạc hậu, và quan trọng nhất là Việt Nam đã để mất chù quyền vào tay Trung cộng. Mà đã mất chủ quyền thì làm sao có thể quyết định vận mệnh quốc gia, chuyện nhỏ như muốn bổ nhiệm một bộ trưởng ngoại giao còn phải được sự đồng ý của Trung cộng, thử hỏi ai có thể đứng ra làm Gorbachov? HỎI: Tại sao Trung Cộng có quyền hành bao trùm Việt Nam như vậy?ĐÁP: Vì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung cộng ém quân trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là Tây Nguyên (Bauxite), Trung nguyên (Hà Tĩnh, Vũng Áng, Formosa) và biển Động (Hoàng Sa, Trường Sa). Trung cộng đã xây các căn cứ quân sự và sân bay trên hai hòn đảo này của Việt Nam. Trung cộng còn nắm các nền kinh tế mũi nhọn của Việt Nam như quặng mỏ, điện lực, xây dựng, giao thông, lương thực, thực phẩm, may mặc… HỎI: Tuy Trung cộng đã bao vây Việt Nam dày đặc, nhưng nếu có một nhà lãnh đạo VN đứng lên tuyên bố “thoát Trung” thì sao?ĐÁP: Thì sẽ bị quy là “chống Đảng”, là tạo phản. Và bị Trung cộng loại ngay lập tức. HỎI: Vậy thì nếu vị lãnh đạo ấy làm đảo chánh, cướp chính quyền, xoá bỏ Đảng cộng sản, liên minh với Hoa Kỳ thì sao?ĐÁP: Ở Việt Nam hiện nay chỉ duy nhất một kẻ có thể làm đảo chánh: đó là Trung cộng, vì các thế lực chính trị, quân sự, kinh tế, tài chánh… của Việt Nam đều nằm trong tay Trung cộng, thì anh lấy lực lượng nào để đảo chánh? Vậy nếu có đảo chánh ở Việt Nam thì đó chính là Trung cộng đảo chánh, bất luận người đứng đầu đảo chánh là ai. HỎI: Nhưng nếu người đứng đầu đảo chánh là Gorbachov thì sao?ĐÁP: Ủa? Gorbachov là người Nga mà? HỎI: Ý tôi muốn nói tới một Gorbachov của Việt Nam?ĐÁP: Nếu ở Việt Nam có một vị lãnh đạo nào đó có trong túi vài chục trái bom nguyên tử, nếu Việt nam là một siêu cường có đầy đủ độc lập và chủ quyền, thì có thể có một Gorbachov. Một con cừu không thể biến thành Gorbachov được. HỎI: Thế một con cừu có thể biến thành San Suu Kyi như Myanmar không?ĐÁP: Cũng không luôn. Sở dĩ Myanmar có San Suu Kyi vì trên lãnh thổ của họ không có những lãnh địa của Trung cộng kiểu như Bauxite, Formosa hay các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa. Và nhất là Myanmar không hề có 16 chữ vàng. Do vậy đừng nói là Gorbachov, ngay cả San Suu Kyi cũng không thể có ở Việt Nam. HỎI: Thế còn Cuba? Tại sao hai nước Mỹ – Cuba sau 50 năm thù nghịch bỗng đùng một phát, sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, họ trở thành bạn bè? Tại sao Việt Nam không làm được điều đó?ĐÁP: Vì có bố già Trung Cộng cầm con dao phay đứng ngay trước mặt, còn Mỹ thì ở xa ngàn dặm. Vì trên lãnh thổ Cuba không có căn cứ quân sự của Trung Cộng. Vì nền kinh tế Cuba không lệ thuộc vào Trung Cộng. Vì Cuba và Trung Cộng không có 16 chữ vàng. Và quan trọng nhất là Mỹ và Cuba ở cạnh nhau, đánh nhau cũng đễ mà bắt tay nhau cũng dễ, thằng ba Tàu muốn xía vô cũng đếch được. HỎI: Vậy, tóm lại là chúng ta hết hy vọng về một Gorbachov của Việt Nam?ĐÁP: Gorbachov thì không, nhưng Gor-ba-xạo thì có đấy. Và cả khối người vẫn bị lừa. ĐÀO HIẾU (02/01/2016) https://daohieu.wordpress.com/2016/01/02/hoi-dap-ve-gorbachov-cua-viet-nam/  
......

Từ alumina Tân Rai đến nhôm Nhân Cơ

Lời tác giả: Cách đây hơn 26 năm, từ tháng 11/1989, trên tạp chí Năng lượng (Cơ quan ngôn luận của Bộ Năng lượng, Số 11, Tháng 11-1989 Năm thứ 27): trong bài viết “Năng lượng với Tây Nguyên” (tr.20-21) chúng tôi (với bút danh là Nguyễn Trường Sơn) đã khẳng định 3 vấn đề sau này đã được thực tế chứng minh (trích nguyên văn): - “Loại trừ bôxít ra khỏi tiềm năng kinh tế của Tây Nguyên”; - “Điện là chiếc chìa khóa mở cửa kho vàng Tây Nguyên”; - “Than giữa cho sinh thái không bị phá hủy”. Đồng thời cũng đã đề xuất 3 vấn đề sau này đã trở thành hiện thực (trích nguyên văn): - “Hệ thống điện hợp nhất toàn quốc với đường dây siêu cao áp Bắc-Nam đặt ra bây giờ không phải là quá sớm và là vấn đề đáng quan tâm”; - “Cần thành lập một “Ủy ban phát triển kinh tế Tây Nguyên” để phối hợp các hoạt động giữa các ngành, các địa phương có liên quan; - “Chúng ta cần xây dựng và thực hiện một “Chương trình tổng hợp về khai thác tiềm năng kinh tế ở Tây Nguyên” một cách cụ thể và khẩn trương”. Nhắc lại những ý kiến phản biện của mình cách đây 26 năm nay đã thành sự thật, sau đây chúng tôi muốn điểm lại những vấn đề có liên quan đến các dự án bauxite-alumina-nhôm trên Tây Nguyên. Nguyễn Thành Sơn 1   Alumina Tân Rai: những con số biết nói hay một sự khởi đầu thất bại trên Tây Nguyên Sứ mệnh “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đã được Đảng ta hoàn thành bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bắt đầu bằng một quyết định chiến lược đúng đắn- đánh đòn phủ đầu vào Buôn Mê Thuật trên Tây Nguyên, đã dẫn đến đại thắng mùa Xuân năm 1975. Sứ mệnh “xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ quyền dân tộc” đã đạt được nhiều thành công to lớn từ khi Đảng ta khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo cả dân tộc bước vào thời kỳ đổi mới từ năm 1986. Đất nước, nền kinh tế, và xã hội VN có lẽ đã tiến xa hơn, khoảng cách đói nghèo, kém phát triển của VN đã được rút ngắn hơn, chủ quyền biển đảo đã trở nên vững chắc hơn, lòng tin của người dân đã lớn hơn… nếu như chúng ta không mắc phải những sai lầm nghiêm trọng mang tính chiến lược trong việc triển khai các dự án bauxite-nhôm Tây Nguyên. Sau 6 năm, những thất bại trong việc thử nghiệm dự án alumina Tân Rai đã ngày càng được khẳng định. Đó là: 1-.1  Nhà thầu không có kinh nghiệm Chọn một nhà thầu hoàn toàn không có kinh nghiệm về áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumina từ bauxite dạng gibbsite. Hậu quả là: + Mức độ khử các tạp chất trong sản phẩm cuối cùng không đạt và chất lượng của sản phẩm chỉ cao hơn “Calcined bauxite” (bauxite nung) và “Transition aluminas” (alumina – oxit nhôm –  chuyển tiếp), chưa đạt tiêu chuẩn của “Calcined aluminas”. Giá bán của sản phẩm luôn bị ép; + Thời gian kiềm hóa không được lựa chọn tối ưu. Dẫn đến tỷ lệ thu hồi alumnia (oxit nhôm) thấp, và giá thành (chi phí sản xuất) của alumina cao; + Nhiệt độ kiềm hóa được lựa chọn thấp- 145oC (ứng với chất lượng thiết bị thấp) đã làm tăng tiêu hao nhiệt và tiêu hao kiềm rất lớn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng; + Nồng độ kiềm trong dung dịch tuần hoàn thấp, cũng được thiết kế/tính toán ứng với việc sử dụng các thiết bị rẻ tiền, mau hỏng; + Modul kiềm caustics trong dung dịch tuần hoàn được thiết kế thấp (chỉ ứng với thiết bị công nghệ rẻ tiền có khả năng chống ăn mòn hóa học thấp) đã làm tăng tổn thất alumina vào bùn đỏ; + Mức tiêu hao vôi được tính toán không có cơ sở khoa học (không có kinh nghiệm), làm giảm tỷ lệ thu hồi alumina; + Hiệu quả kiềm hóa (caustic hóa) được nhà thầu cam kết ở mức thấp nhất đối với qui trình công nghệ Bayer; + Tiêu hao quặng bauxite đầu vào được thiết kế rất cao (2,737 tấn bauxite/tấn alumina), chứng tỏ các giải pháp kỹ thuật kém hiệu quả, dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn; + Cỡ hạt (độ nghiền) của bauxite đầu vào được thiết kế không dựa trên các phân tích thực tế đúng qui định các mẫu thí nghiệm làm tăng chi phí nghiền và ảnh hưởng xấu đến quá trình cô đặc của dung dịch trong khâu kiềm hóa; + Mức độ tự động hóa của nhà máy quá thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí tiền lương cao. Kết luận: “Mọi con đường đều dẫn đến thành Roma”. Kết quả xem xét các thông số thiết kế trên đây cho thấy nhà thầu chưa có kinh nghiệm về gibbsite. 1.2  Chủ đầu tư bị sập bẫy “giá rẻ” TKV đã không chọn các nhà tư vấn quốc tế có kinh nghiệm, chỉ chọn tư vấn theo tiêu chí “nội lực” và tiêu chí “đang không có việc làm” nên đã bị “sập” cái “bẫy giá rẻ” do chính mình đặt ra. Về mặt luật pháp, việc chủ đầu tư (với bất kỳ lý do gì) đã bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà tư vấn độc lập là một sai phạm không thể chấp nhận được. Theo Luật đấu thầu, trong HSMT của dự án alumina cần phải xác định chi tiết: phạm vi công việc; giá trị/chất lượng công việc; và tiến độ thực hiện công việc. Trên cơ sở đó, theo qui định trong đấu thầu, các sai lệch (deviations) trong bản chào (HSDT) của Chalieco cần được đánh giá để đưa về “giá đánh giá”, làm cơ sở cho việc chọn nhà thầu: Về công suất thiết kế: theo cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV. Sai lệch này cần được đánh giá cả về giá trị thực và giá trị hiện tại thuần. Giá trị thực của sai lệch này bằng (giá trị 20.000 tấn/năm nhân (x) với suất đầu tư bình quân (khoảng 1000U$/tấn công suất) = 20 triệu U$. Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này được tính theo mức độ giảm doanh thu hàng năm trong vòng 20 năm. Doanh thu giảm hàng năm là (20.000 t./n.*250 U$/tấn =) 5 tr.U$/năm. Như vậy, giá trị hiện tại thuần (NPV) trong 20 năm với lãi suất 5%/năm của 5 tr.U$ này là 62,31 tr.U$. Hệ số huy động công suất: theo nhà thầu cam kết là >92,5% tức tương đương với 8.103 h/năm. Trong khi đó, cũng trong cam kết của nhà thầu, thời gian phải dừng để sửa chữa 28 ngày/năm, tức tương đương với hệ số huy động chỉ có 92,3%, hay tương đương với 8.088 h/năm. Sai lệch (8.103-8088=) 15 h này tương đương với công suất là 1302 tấn/năm và có giá trị bằng tiền là (1302 tấn/năm*250 U$/tấn =) 325.000 U$/năm. Giá trị hiện tại thuần của sai lệch này là (NPV với lãi suất 5%/năm, trong 20 năm của 325.000 U$) = 4,05 tr.U$. Mức tiêu hao quặng bauxite tinh: là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng của dự án alumina. Chỉ tiêu này được đánh giá trên cơ sở so sánh với mức b/q của các nhà thầu khác, hoặc (trường hợp không có các nhà thầu khác), so sánh với mức b/q của thế giới. Cụ thể: mức tiêu hao quặng để sản xuất alumina b/q trên thế giới là 60U$/tấn; giá bán alumina được giả định có 250 U$/tấn, trong khi giá bán b/q của TKV là 326 U$/tấn v.v.)... 1.3  “Sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” không phải là sự thật “Một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Dự án alumina Tân Rai được đánh giá “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” chỉ là một phần của sự thật. Còn nhiều phần khác chưa được công khai: 1/ Năm 2013: chưa tính đủ đã lỗ Giá thành xuất xưởng (chi phí sản xuất) của alumina Tân Rai năm 3013 đã được quyết toán là lỗ nặng (xem bảng sau). Tổng hợp Giá thành alumina Tân Rai năm 2013 đã được quyết toán: Giá thành 7.545.450 đ/tấn nêu trên là “giá thành xuất xưởng”, chưa tính chi phí vận chuyển alumina từ Tân Rai về cảng Gò Dầu (được khoán ~390.000 đ./tấn); và chưa tính khấu hao tài sản nhà máy alumina, chỉ tính khấu hao các tài sản khác với giá trị rất thấp (36.207 đ/tấn). Ngoài ra, giá bauxite nguyên khai cấp cho dự án được TKV tính rất thấp (chỉ có 70.838 đ/tấn- tương đương 3,3 U$/tấn) do không phải khai thác (phần lớn có sẵn nhờ thu hồi trong quá trình xây dựng cơ bản- chi phí đã tính vào vốn đầu tư của công trình) và do thuế tài nguyên của VN không đáng kể (gần như “biếu không” tài nguyên bauxite cho TKV). Theo quyết toán trên, giá quặng bauxite tinh cấp cho nhà máy alumina chỉ có 561.097 đ/tấn (tương đương 26,1 U$/tấn). Giá quyết toán này quá thấp so với mức b/q của thế giới là trên 60 U$/tấn (xem http://www.boxitvn.net/bai/32850). Theo công bố của TKV tại VUSTA 9/5/2013, tổng mức đầu tư của Tân Rai là 14.642.227 tr.VND và thời hạn khấu hao dự kiến 30 năm. Như vậy, giá trị khấu hao tài sản phải được đưa vào giá thành hàng năm là (14.642.227 tr.đ : 30 năm =) 488.074 tr.đ/năm. Như vậy, tính b/q năm 2013 (với sản lượng 235.201 tấn) khoản mục chi phí khấu hao phải là (488.074 tr.đ/năm : 235.201 tấn/năm=) 2.075.136 đ/tấn. Như vậy, giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumina Tân Rai năm 2013 là (7.545.450 + 390.000  + 2.075.136 - 36.207=) 9.974.379 đ/tấn, tương đương 464 U$/tấn. Giá bán cũng theo “dự kiến” TKV công bố 9/5/2013 tại VUSTA là 7.957.414 đ/tấn (tương đương 370 U$/tấn). Như vậy, để báo cáo Thủ tướng “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó”, TKV đã cố tình “lờ” đi con số lỗ khổng lồ của năm 2013 là (464 - 370=) 94 U$/tấn. Nếu tổng số alumina tiêu thụ lũy kế được 663 ngàn tấn, năm 2014 tiêu thụ 492 ngàn tấn, thì năm 2013 tiêu thụ được (663-492=) 171 ngàn tấn (tương đương tổng mức lỗ khoảng 16 tr.U$/năm 2013). 2/ Năm 2014: tiếp tục lỗ TKV đã không dám công bố quyết toán TKV đang “phong tỏa” số liệu quyết toán của dự án Tân Rai. Vì vậy, dưới đây sẽ xem xét hiệu quả dựa trên các số liệu của TKV đã công bố. Theo đó: Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ 492 ngàn tấn với giá bán b/q cả 326,5 U$/tấn. Vì “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó”, nên mức khấu hao tài sản năm 2014 vào giá thành của 492 ngàn tấn alumina b/q là (488.074 tr.đ: 0,492 tr.tấn=) 992.020 đ/tấn. Nếu các chi phí khác coi như không tăng, giá thành b/q của alumina tính cả chi phí vận tải về cảng Gò Dầu, và tính đủ khấu hao năm 2014 tối thiểu là (7.545.450 + 390.000 + 992.020 -36.207=) 8.891.263 đ/tấn, tương đương 413,5 U$/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là (413,5-326,5=) 87 U$/tấn. Tổng số lỗ do “sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó” là (87 U$/tấn*492.000 tấn=) 42,8 tr.U$/năm 2014. 3/ Năm 2015: TKV đã đưa “lỗ” vào “Kế hoạch phối hợp kinh doanh” Về giá bán: Theo Kế hoạch phối hợp kinh doanh năm 2015 của TKV, cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ sản xuất 660 ngìn tấn alumina, được dự kiến tổng doanh số 4.920 tỷ đ. Như vậy, giá bán b/q của alumina năm 2015 được TKV dự tính là (4.920 tỷ đồng : 660.000 tấn=) 7,454545 tr.đ/tấn, tương đương với giá bán chỉ có 346,7 U$/tấn. Trong khi đó, theo công bố của Golman Sachs, do Indonesia hạn chế xuất khẩu quặng bauxite, và thị trường alumina sẽ bị thiếu 138÷639.000 tấn, giá bán alumina năm 2015 sẽ đạt mức 370 U$/tấn vào quí II 2015, và sẽ tăng lên 380 U$/tấn vào quí III 2015 (http://lityo.com.ua/13299-goldman-sachs-obnovil-prognoz-po-tsenam-na-gli...). Giá thành b/q năm 2015: Giả sử các khoản mục chi phí sản xuất không tăng (bằng mức năm 2013), nhà máy alumina đạt công suất 630.000 tấn/năm, khoản mục khấu hao phải tính vào giá thành b/q là (488.074 tr.đ/năm : 630.000 tấn/năm=) 774.720 đ/tấn. Giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển năm 2015 sẽ là (7.545.450+390.000+774.720-36.207=)8.673.963 đ/tấn, tương đương với 403,4 U$/tấn. Như vậy, alumina “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó” trong năm 2015 sẽ lỗ (403,4-346,7=) 56,7 U$/tấn, tương đương với tổng mức lỗ là (56,7 U$/tấn*660.000 tấn=) 37,42 tr.U$/năm 2015. Toàn cảnh bức tranh “sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó” theo các số liệu của chính TKV được tổng hợp như trong bảng sau: Dự kiến mức lỗ tối thiểu của alumina chưa được TKV báo cáo: Ghi chú (*): năm 2015, nếu dự án Tân Rai cũng vẫn chưa đạt công suất thiết kế 630.000 tấn thì giá thành sẽ còn cao hơn rất nhiều, tức lỗ còn nặng hơn.   1.4         Dự án đã “chết” nhưng chưa được “chôn” Phải nói ngay, hiện TKV cũng đang có một dự án khác được triển khai sau dự án alumina trên Tây Nguyên, đó là dự án sản xuất ammonium nitrate tại Thái Bình, dưới vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng thuộc loại lỗ nặng, nhưng chưa được công bố. Khác với trên Tây Nguyên, ở Thái Bình TKV đã bị sập thầu “giá đắt”. Hai dự án có hai cách chết khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ là chưa được “chôn”. Quay trở lại Tây Nguyên, như trên đã phân tích, cái “bẫy giá rẻ” đã làm cho mỗi tấn alumina của TKV bị lỗ ít nhất gần 56,7 U$/tấn (14%). Trong quản trị kinh doanh, cái “bẫy giá rẻ” đang dẫn đến cái bẫy “chết người” là dòng tiền của dự án. Với tình trạng như hiện nay, dự tính sơ bộ, cả 2 dự án alumina sẽ có dòng tiền “âm” (B-C 2Al + 3/2CO2 Theo công nghệ trên, mức b/q trên thế giới, để điện phân ra được 1 tấn nhôm kim loại cần phải có: Ô xít nhôm (alumina):                                     1,90÷1,95 tấn; Chất điện phân (electrolyte):                           0,04÷0,06 tấn; Các bon điện cực (anode carbon):                  0,43÷0,50 tấn; Điện năng:                                                       13.000÷16.000 kWh Với mức tiêu hao điện thấp nhất thế giới (12.900 kWh/tấn), dự án nhôm kim loại Nhân Cơ có công suất 450 nghìn tấn nhôm/năm sẽ phải mua 5,8 tỷ kWh/năm. Hiện nay, giá bán điện b/q của EVN là 1.622 đ/kWh, tương đương ~7,5 cents/kWh, và giá bán điện thấp nhất (cho các hộ nghèo dùng
......

Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam

......

Họp mặt tri ân Thương Binh VNCH

GNsP: Vào dịp đầu năm dương lịch cùng với buổi không khí rộn ràng của mùa Giáng Sinh, các linh mục thuộc phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn lại tổ chức lễ tri ân các anh em TPB VNCH và mừng năm mới. Đây là dịp anh em được gặp gỡ nhau, hàn huyên tâm sự, nhắc nhở về một thời trai tráng, ôn lại những kỷ niệm hào hùng và cũng là dịp để nâng đỡ nhau trong những ngày gần như cuối hành trình làm người. Do số danh sách TPB VNCH quá lớn (trên 3000 người) nên lễ Tri ân và mừng Năm mới được diễn ra trong nhiều ngày. Buổi khai mạc đầy cảm động vào sáng ngày 28.12.2015 tại sân hiệp nhất Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Buổi khai mạc có sự hiện diện của 126 quý ông TPB có tên trong danh sách mời đến dự lễ, một số bạn bè thân hữu của anh em đi theo đến dự. Đặc biệt có sự hiện diện của các Chức sắc Tôn giáo: Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành, Công giáo. Khoảng 40 Tình nguyện viên [TNV] đã phục vụ trong buổi lễ tri ân. Theo lịch mời buổi lễ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng nhưng từ 6 giờ một số quý ông TPB đã có mặt và cứ thế 8 giờ đã có mặt đầy đủ. Vì đã ấn định 9 giờ nên quý ông có thêm thời gian uống cà phê nói chuyện và chia sẻ với nhau. 8 giờ 30, linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành, DCCT, nguyên Giám tỉnh DCCT, người đã đón nhận và khởi xướng chương trình này có một buổi nói chuyện đầy thú vị với quý TPB hiện diện. Họ nói với nhau về niềm vui, nỗi buồn và cả về những khuyết điểm mà họ đanh phải gánh chịu trên thân thể. Tiếng cười rộn ràng khi cha nói về những kinh nghiệm của những TNV khi tiếp xúc với quý TPB, một bên thì già và điếc hoặc ít là nghễnh ngãng, một bên thì cần chuyển thông tin chính xác và chi tiết, thế là ‘chú cháu’ cứ quát qua quát lại với nhau và cuộc điện đàm mãi không dứt được, thường thì phải có sự can thiệp của người thứ ba làm thông dịch cho ‘chú’ những gì ‘cháu’ nói. Thay mặt cho các TNV, cha Vinhsơn dí dỏm xin lỗi các chú ‘điếc’, rồi thay mặt các chú, cha Vinhsơn xin lỗi các TNV và đề nghị cả hai từ nay cứ từ từ mà chậm rãi nói chuyện với nhau. Cha cũng chia sẻ và nhắc lại với anh em rằng, vẫn tiến hành công việc sửa chữa nhà cửa, xây mới nhà, lắp chân giả, cắt kính đeo mắt và làm răng giả cho quý ông –những ai có nhu cầu. Cha cũng dặn quý ông khi đau ốm nằm bệnh viện nhớ thông báo để được thăm viếng và chia sẻ viện phí. Còn nếu qua đời thì ‘nhờ người khác’ báo để được phúng viếng và lo tang lễ. 9 giờ thiếu 10, quý chức sắc tôn giáo đến đông đủ nên khai mạc ngay. Sau một phút mặc niệm, các chiến sĩ và các đồng bào đã bỏ mình vì tổ quốc. Trong bầu khí trang nghiêm, ngài Chánh trị sự Hứa Phi ngỏ lời cám ơn và Tri ân đến quý TPB. Một đại diện TPB có lời chia sẻ và cám ơn các cha DCCT, các chức sắc tôn giáo và các nhà hảo tâm đã quảng đại và can đảm tổ chức chương trình này. Một bó hoa được trao cho cha Antôn Lê Ngọc Thanh, đại diện các nhà hảo tâm như một lời cám ơn chân thành của các anh em TPB. Nhà văn Nguyễn Tường Thụy, một người Cựu Chiến Binh của Quân đội Nhân dân (Miền Bắc), một nhà báo, một nhà lên tiếng về nhân quyền và dân chủ. Ông bày tỏ cảm tưởng của ông đứng trước những người TPB VNCH. Những người mà cách đây hơn 40 năm, ông và họ đã bị đẩy vào một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Với một nhận thức đổi mới, ông nói đến một sự hòa giải anh em, một tình thương cần phải liên kết và một quyết tâm đấu tranh cho đất nước được tự do, được dân chủ, được độc lập, một nền độc lập thật sự mà mọi người mong ước. Lo toan về những khó khăn mà Chùa Liên Trì đang phải đối mặt. Hòa thượng Thích Không Tánh không thể đến tham dự, tuy nhiên Hòa thượng đã cố gắng có mặt vào phút cuối của phút khai mạc. Hòa Thượng chia sẻ tâm tình với anh em TPB và kêu gọi mọi người cầu nguyện và nâng đỡ Hòa thượng cũng như Chùa Liên Trì đứng trước nguy cơ xóa sổ. Quyền tự do Tôn giáo, quyền làm người, quyền hành đạo đó là những quyền chính đáng mà mỗi người có quyền thụ hưởng và phải đấu tranh để được thụ hưởng. Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh cám ơn tất cả quý Chức sắc, các TNV và quý ông TPB đã có mặt trong ngày hôm nay. Linh mục Antôn xin ơn trên chúc lành cho mọi người. Quý Chức sắc tôn giáo: Linh mục, Mục sư, Chánh trị sự, Hòa thượng… phát quà đầu năm cho quý ông TPB. Được biết, mỗi người được một món quà 1.000.000 VNĐ, một thiệp mừng xuân và lộ phí tùy xa gần, và một phần bánh. Chương trình được tiếp tục bằng buổi sinh hoạt văn nghệ ngắn gọn do chính quý ông TPB hát cho nhau nghe. Những bài tình ca của đời lính, những bài tình ca của một thời lửa đạn được cất lên làm bầu khí thêm phần ấm cúng. Lễ khai mạc và phát quà chấm dứt vào lúc 10 giờ 30, Ban tổ chức nhanh chóng thu xếp dọn dẹp và chuẩn bị cho cuộc họp mặt buổi chiều. 123 TPB được mời đến vào lúc 14 giờ chiều cùng ngày để họp mặt và nhận quà đầu năm. Khác với buổi sáng có lễ khai mạc, buổi chiều chỉ có cuộc nói chuyện thân mật giữa cha Vinhsơn Phạm Trung Thành với quý ông, sau bài nói chuyện là buổi sinh hoạt văn nghệ và phát quà. Dĩ nhiên phần quà đồng đều như buổi sáng. Buổi họp mặt buổi chiều chấm dứt vào lúc 15 giờ 30. Những ngày kế tiếp sẽ liên tục như vậy. Được biết, đã có 2.700 TPB hồi đáp sẽ đến dự buổi họp mặt và ban tổ chức đã chia đều mỗi ngày trên dưới 200 -300 quý ông. Ngày đầu tiên đã họp mặt được 249 quý ông. Pv.GNsP http://thanhnienconggiao.blogspot.fr/2015/12/hop-mat-tri-thuong-phe-binh...
......

Làm sao phát triển khi mỗi ngày có 3.600 cuộc thanh tra?

Trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” tối 13.12.2015, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, trong năm qua (tức là tính từ 1.1.2015 đến 12.12.2015), ngành thanh tra đã tiến hành 40.000 cuộc thanh tra và 830.000 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện 212.000 tỉ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng và, đã thu hồi được 70% số tiền sai phạm (doanhnghiepvn.vn, 09:32:00, 14.12.2015)! Trước hết, xin bày tỏ nỗi vui mừng đối với sự “phát triển” mạnh mẽ của ngành thanh tra với thành tích thanh tra rất nhiều, phát hiện sai phạm không hề ít; và, nhất là, đã thu hồi rất nhanh số tiền thất thoát, 70% đã thu hồi, tức là 148.400 tỉ đồng!… Tuy nhiên, cũng cần đặc biệt nhấn mạnh rằng có rất nhiều nghĩ suy, không hề kém là những chuyện đáng bàn từ những con số day dứt trên. Thứ nhất, nếu tính số ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật của 52 tuần lễ cùng 10 ngày nghỉ lễ, tết và 10 ngày còn lại của tháng 12 (tính từ 13 đến 31 tháng 12, đã trừ đi 6 ngày nghỉ), tổng số ngày làm việc của thanh tra trong năm 2015 là 241 ngày. Với 870.000 cuộc thanh tra và thanh, kiểm tra chuyên ngành, trung bình mỗi ngày, ngành thanh tra nước ta tiến hành 3.610 cuộc thanh tra các cấp(!) Con số trên đây chắc đạt kỉ lục thế giới về nhiều lẽ: số lượng, “tốc độ” và số nhân viên… khổng lồ đảm trách công tác thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra ít nhất phải có 3 người, tính cả “bộ máy” xử lí số liệu, quản lí chính… các thanh tra, thì tổng số cán bộ, nhân viên của ngành thanh tra không ít hơn vài vạn người! Nếu chúng ta đồng ý rằng thời gian cho mỗi cuộc thanh tra không thể ít hơn vài ngày thì con số sẽ là không thể hình dung nổi. Ngược lại, cũng sẽ phát sinh câu hỏi rằng ngày nào cũng có hàng ngàn cuộc thanh tra như thế, tốc độ và cường độ làm việc ấy, liệu đã phanh phui gần đủ số sai phạm hay chưa? Thứ hai, hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp cần nhất là sự ổn định, tự tin. Nếu cứ liên tục thanh tra, kiểm tra gây nên sự xáo trộn (nếu không muốn nói là đảo lộn trật tự) thường xuyên, căng thẳng như thế, những thiệt hại vô hình về kinh tế, tâm lí, sức khỏe sẽ lớn đến mức nào? Thứ ba, số tiền chi sai là rất lớn, thu hồi cũng rất nhanh là điều thật sự phải âu lo! Gần 150.000 tỉ đồng thu hồi NHANH – đồng nghĩa là không cần đến sự trợ giúp của cơ quan hành pháp, cũng đồng nghĩa ngay và luôn rằng “thao tác” để hoàn lại chỉ thông qua… kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc! Cách xử lí như thế liệu có thỏa đáng hay không khi hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền dân của nước thất thoát chỉ cần thu hồi là đủ? Chế tài nhẹ hườu ấy làm sao có thể ngăn chặn thất thoát, sai phạm trong tương lai? Thứ tư, con số 313 vụ và 356 đối tượng chuyển cho cơ quan điều tra chưa bằng cái số lẻ thanh tra mỗi ngày là điều nhất thiết phải lưu tâm. Về mặt số học, nó không tương xứng với “công lao” mà các thanh tra viên bỏ ra; về mặt thực tế, nó bất cập; về mặt tính chất của vấn đề, vụ việc, nó hoàn toàn vô lí bởi sự tốn kém sức người, sức của trong công tác thanh tra. Từ 4 vấn đề đặt ra trên đây, nên bắt đầu trả lời bằng một câu nói của người xưa: Chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất. Trong thời đại của lập trình, mọi hoạt động chi – thu đều có thể được mã hóa, tại sao không thiết lập cơ chế thanh quyết toán tài chính theo cách mua vé máy bay hay tàu hỏa: “chỗ ngồi” của khoản chi tiêu ấy đã có, đã đủ định mức, sẽ tự động bật ra mà không một ai có thể điền vào thêm, không cần thanh tra vẫn hiện rõ ngay trên bảng theo dõi? Nếu áp dụng cách thức này (mà nhiều nước đã thực hành từ lâu), sẽ giảm bớt thất thoát và, chắc chắn, ngành thanh tra sẽ ít việc hơn rất nhiều. Điều tiếp theo là cung cách chống thất thoát (nếu không muốn nói thẳng là tham nhũng) bằng kiểm điểm nghiêm túc, phê bình nghiêm khắc chẳng khác gì dùng cái phất trần dọa nạt con voi rất to có tên gọi là tham nhũng. Cái phất trần ấy nhẹ đến mức không làm suy suyển da voi nhưng lại đủ lực để thổi bay voi qua cái lỗ kim cơ chế. Đây là điều hầu như ai cũng thấy và không phải không lặp lại hết năm này sang năm khác. Làm sao có thể yên tâm phát triển khi mỗi sáng sớm, bất kì doanh nghiệp, cơ quan nào cũng phải nghĩ và tin rằng mình sẽ là một trong ba ngàn sáu trăm mười cuộc thanh tra phải đến? Suy cho tới cùng, thanh tra, kiểm soát chỉ là phần ngọn của sự bất lực trước cái lỗ hổng to đùng từ cơ chế mà không vi phạm có nghĩa là kém. Bịt kín cái lỗ hổng ấy, hay ít nhất, làm cho nó nhỏ lại (không quá khó) mới là cái gốc của vấn đề. Năm 2016 đã chạm ngõ rồi. Đó là năm mở đầu bằng Đại hội Đảng Toàn quốc – được kì vọng sẽ có rất nhiều thay đổi. Rất mong mỏi bằng lời chúc rằng sang năm mới và các năm kế tiếp, “thành tích” của ngành thanh tra sẽ đi xuống, có như thế, đất nước mới có thể ngẩng cao đầu… Huế, 26.12.2015. https://www.danluan.org/tin-tuc/20151227/lam-sao-phat-trien-khi-moi-ngay...
......

Pages