Báo Dân Trí đã "vã vào mồm" Báo Người Lao Động

Vụ cướp táo tợn tại Thanh Oai, Hà Nội đã mấy ngày trôi qua, nhưng dư luận đến nay vẫn còn nóng và được nhiều người bàn tán.

Chủ đề mà dư luận quan tâm thứ nhất là sự vô tâm của Đại úy Nguyễn Thanh Lâm, công an xã Cự Khê, nơi xảy ra vụ cướp. Thứ hai là sự lươn lẹo, “ lập lờ đánh lẫn con đen” của một số tờ báo, khi nói "Ngay lập tức, người dân cùng lực lượng công an đang đi tuần tra đã ứng cứu, quật ngã tên cướp xe taxi và tước 1 con dao chọc tiết lợn ngay tại hiện trường"như báo Người Lao động ra ngày 16/5/2021 đã viết.
 

Như để sửa sai và cũng “vuốt mặt” cho đồng nghiệp của mình, báo Dân Trí ra hôm nay (19/5/2021) có bài: “Lộ diện người dũng cảm giúp tài xế taxi khống chế tên sát nhân trốn nã”.
 
Sau khi xác định người thanh niên đó là anh Phạm Văn Thưởng, sinh năm 1990, quê Thái Bình, bài báo viết:
 
“Theo nam thanh niên này, thời điểm đó, xung quanh 2 người đang vật lộn này có 4-5 người chứng kiến nhưng không ai vào can ngăn mà chỉ đứng dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh.
 
Tôi lại gần hỏi “làm sao đấy”, thì tài xế taxi mặc áo trắng nói “anh giúp em với, nó là cướp, nó đâm em”.
 
Nhìn thấy tài xế taxi máu chảy nhiều, ướt cả vạt áo trắng đồng phục, tôi lại gần vạch áo ra thấy ở ngực trái của người này có vết dao đâm.Khi anh Thưởng giữ được đối tượng manh động, tài xế taxi đi về phía ô tô, lấy điện thoại gọi cho vợ.
Tiếp sau đó, anh Thưởng nhanh tay cởi áo của đối tượng, dùng chiếc áo này trói tay gã lại rồi áp giải vào lề đường.
 
Tài xế taxi được người dân chở đi cấp cứu. Một lát sau, ô tô bán tải của công an đến, cán bộ công an còng tay đối tượng đâm tài xế taxi đưa đi”(hết trích).
Như vậy là chẳng có lực lượng công an nào “đang đi tuần tra đã ứng cứu, quật ngã tên cướp xe taxi và tước 1 con dao chọc tiết lợn ngay tại hiện trường"cả.


 
Rất hoan nghênh báo Dân Trí đã mạnh dạn nói đúng sự thật vụ việc diễn ra, mà không sợ mất lòng đồng nghiệp, và không chịu làm công tác tuyên truyền và định hướng dư luận.
 
Nội dung thứ hai được dư luận quan tâm là: hình thức kỷ luật mà công an Hà Nội dành cho Đại úy Nguyễn Thanh Lâm.
 
Phải nói rằng đây là thắng lợi của mạng xã hội, khi đưa và phát tán clip về vụ này cho nhiều người biết. Nếu không có hình ảnh một người mặc đồ công an đứng bên đường cứ vô tư và thản nhiên bấm điện thoai, mặc cho người lái xe máu me be bét và gào thét trong tuyệt vong kêu cứu sự giúp đỡ của người xung quanh. Nhờ đó mà công an Hà Nội vào cuộc xác minh, và xác định đó là Đại úy Nguyễn Thanh Lâm, công an xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

 

Dư luận hết sức phẫn nội về sự vô cảm của người công an này bao nhiêu, thì cũng bức xúc xề hình thức kỷ luật người công an này bấy nhiêu.
 
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 17/5/2021 có bài: “Đại úy công an đứng nhìn dân vật lộn với cướp: Nên loại ra khỏi ngành!”.

Bài báo viết: “Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đã bức xúc đề nghị như vậy trước thông tin lãnh đạo Công an Hà Nội đề nghị Công an huyện Thanh Oai kỷ luật cảnh cáo đại úy Nguyễn Văn Lâm - người đã vô cảm đứng nhìn dân vật lộn với cướp.
"Đại úy không yêu nghề nên chuyển ngành" -
 
một bạn đọc bình luận. Người bức xúc hơn thì nói thẳng: "Vô cảm như vậy có xứng đáng trong ngành công an không?".
 
Báo Giao Thông ra ngày 18/5/2021 có bài: "Thờ ơ trước sống chết của dân, thì không nên đứng trong hàng ngũ công an"
 
Bài báo ghi lời của ĐBQH Phạm Văn Hòa khi bình luận về hành vi thờ ơ, không bắt cướp giúp dân của Đại úy Nguyễn Thanh Lâm, là “Nên tự xin ra khỏi ngành”.
 
Bài báo viết: “Nhiều người cho rằng, mức kỷ luật Đại úy Lâm chưa tương xứng với hành động vô cảm, thờ ơ trước tính mạng của dân; cần phải có hình thức kỷ luật nặng hơn, thậm chí là loại ra khỏi ngành công an”.
Thế nhưng công an Hà nội lại có quan điểm khác. Trong khi dư luận cho rằng Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển công tác đại úy Nguyễn Văn Lâm chưa phù hợp, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tướng Nguyễn Hải Trung, GĐ CA Hà Nội nói: "Chúng tôi làm gì cũng phải đúng theo trình tự, quy định”.
 
Dư luận cho rằng cứ bị kỷ luật thì lại …lên. Rằng cấp trên đâu phải sọt rác để chứa loại đáng bị phế thải này.
 
Về tên cướp Đặng Phạm Sáu, 51 tuổi, từng là đảng viên,Thượng úy bộ đội biên phòng. Sau khi tốt nghiệp sỹ quan, Sáu về công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Thanh Hoá). Vì bảo kê cho buôn lậu qua bien giới, nên Sáu bị khai trừ đảng, bị loại ra khỏi ngành năm 1999.
 
Luật sư Lê Văn Luân nhận xét: “ Không chỉ công an là một tên hèn nhát và có vấn đề về nhận thức, mà cả những người xung quanh dửng dưng quay phim và không làm gì cả.
 
Quá nhiều tượng đài được dựng lên để tuyên xưng, nhưng chỉ cần một tình thế đã có thể đánh sụp hoàn toàn mọi sự tuyên truyền về sự tốt đẹp.
 
Nhà báo Nguyễn Thông, trên trang cá nhân của mình bình luận: “Một thằng tư cách như thế, hèn nhát như thế, cách xử sự phản ứng như thế mà cũng lên đại úy được, vậy thì công tác cán bộ của ngành công an và của thể chế này có vấn đề. Đám tá tướng phần đông có nhẽ cũng thế thôi”.
 
tn 19/5