Các nước NATO: Đế chế "Nước Nga vĩ đại" của Putin sẽ là cơn ác mộng của châu Âu

Von Pavel Lokshin - WELT

Nguyễn Xuân Hoài

Mới đây Tổng thống Nga đã ví mình với Nga Hoàng Peter Đại đế. Phương châm của ông ta là cần khẩn trương "thu hồi các vùng lãnh thổ" này. Nếu Vladimir Putin muốn khôi phục đế chế "Đại Nga", ông sẽ phải tấn công các nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ.

Nhìn vào bản đồ của Đế chế Nga vào thời kỳ vĩ đại nhất hồi giữa thế kỷ 19 không khỏi sởn gai ốc, phần lớn châu Âu thuộc về Nga. Gần đây hơn, Putin tự ví mình với Peter Đại đế, người vào thế kỷ 18 không "chiếm đoạt" mà là "đòi lại" tài sản của Thụy Điển trên biển Baltic.

Ngày nay các nước này là các quốc gia độc lập và thuộc NATO. Nếu Putin muốn chinh phục những vùng lãnh thổ từng thuộc về Nga thì không chỉ vùng Baltic bị đe dọa mà cả Warsaw và Washington.

Latvia và Estonia

Hai nước thành viên NATO này từng nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Nga hoàng, vốn là các tỉnh trước đây của Thụy Điển trong cuộc Đại chiến phương Bắc 1700-1721. Hồi đó Peter Đại đế và Vua Thụy Điển Charles XII có tranh chấp đối với vùng biển Baltic. Sau đó Thụy Điển bại trận Nga vươn lên trở thành một đại cường ở châu Âu.

Sau gần hai thế kỷ dưới sự cai trị của Nga, cả hai đều trở nên độc lập vào năm 1918. Sau Hiệp ước Hitler-Stalin 1940/1941, cả hai đều bị Hồng quân chiếm đóng và sau đó rơi vào tay Wehrmacht (quân đôi Đức-Hitler) khi chiến tranh Đức-Liên Xô bùng nổ. Với sự tiến công của Hồng quân, Liên Xô đã tái chiếm hai nước này đến năm 1991.

Ở Latvia, người ta vẫn nhớ nỗ lực bất thành của Mikhail Gorbachev hồi tháng 1 năm 1991 nhằm ngăn chặn nền độc lập của Latvia bằng cách triển khai lực lượng đặc biệt OMON ở Riga.

Trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ Estonia-Nga đã bị tác động xấu bởi tranh chấp dọc biên giới giữa hai nước Estonia-Nga và cả với Lithuania. Cả hai nước này đều bị Nga nhòm ngó, đe dọa, không phận của các nước Baltic liên tục bị không quân Nga khiêu khích

Lithuania

Lithuania, từng là một cường quốc ở Đông Âu. Năm 1795 nước Phổ, Áo và Nga đã chia cắt Ba Lan-Latvia lần thứ ba Lithuani trở thành một phần của Đế chế Nga đến năm 1918. Nền độc lập của Lithuania kéo dài cho đến Thế chiến thứ hai.

Năm 1940 nước này bị Liên Xô chiếm và đến tháng 7 năm 1941 rơi vào tay Wehrmacht. Mùa hè năm 1944, Liên Xô tái chiếm Litva. Cuộc chiến tranh du kích của "Những người anh em trong rừng" Lithuania chống lại sự chiếm đóng mới của Liên Xô kéo dài cho đến những năm 1950.

Năm 1990, do kết quả của perestroika của Mikhail Gorbachev, Lithuania là nước cộng hòa thuộc Liên Xô đầu tiên tuyên bố là một quốc gia có chủ quyền. Tháng 1 năm 1991, Gorbachev đã cố gắng sử dụng lực lượng quân đội và lực lượng đặc biệt của Liên Xô để dựng lên một chính phủ thân Liên Xô ở Vilnius nhưng bất thành. 14 dân thường thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.

Tháng 9 năm 1991, Liên bang Xô viết lúc bấy giờ đã công nhận nền độc lập của Litva. Duma Quốc gia Nga hiện đang đặt câu hỏi về tính hợp pháp của quyết định này, và Lithuania bị coi là một quốc gia "chống Nga".

Ba Lan

Sau sự phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18 và do cuộc chiến tranh Napoléon đầu thế kỷ 19, phần lớn phía đông của nhà nước Ba Lan cũ nằm dưới sự kiểm soát của các sa hoàng với tên gọi "Đại Hội Ba Lan". Trong đó có cả thủ đô Warsaw ngày nay.

Năm 1867, Ba Lan bị „giáng cấp“ thành một tỉnh của Nga. Sau Cách mạng Nga, Ba Lan tuyên bố độc lập vào năm 1918 và nhanh chóng trở thành đối thủ của nước Nga Xô Viết. Trong Chiến tranh Ba Lan-Liên Xô, Warsaw đã có thể đạt được những lợi thế đáng kể trên đất liền ở khu vực ngày nay là Ukraine, cũng như ở Belarus và Litva.

Với Hiệp ước Hitler-Stalin năm 1939, Ba Lan lại bị chia cắt và bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai. Việc Hồng quân giải phóng Ba Lan một lần nữa khiến Warsaw trở thành một nước chư hầu của Nga. Chỉ đến năm 1989, Warsaw mới có thể tự giải phóng thoát khỏi sự kiềm tỏa của Nga.

Ngày nay Ba Lan bị Nga xếp vào hàng ngũ các nước thù địch bậc nhất ở Đông Âu với Nga. Các chính trị gia Nga như Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nikolai Patrushev hay cựu Tổng thống Dmitry Medvedev công khai suy đoán Ba Lan chiếm đóng miền tây Ukraine và triển khai các cuộc tấn công vào quân đội Nga. Trong các cuộc Talkshows họ công khai đe dọa chiến tranh, cả với vũ khí nguyên tử chống lại Ba Lan.

Phần Lan

Phần Lan trong nhiều thế kỷ là một phần của Thụy Điển, trong chiến tranh Nga-Thụy Điển đầu thế kỷ 19 chịu sự kiểm soát của Nga với tư cách là Đại công quốc tự trị Phần Lan. Đến cuối thế kỷ 19, phần lớn quyền tự trị bị thu hẹp lại, luật nghĩa vụ quân sự được ban bố và bị dư luận phản đối kịch liệt.

Sau Cách mạng Tháng Mười, Phần Lan tuyên bố độc lập vào tháng 12 năm 1917. Thời kỳ đầu Lenin, lãnh tụ cách mạng, công nhận nền độc lập này, song dưới thời Joseph Stalin sự độc này bị đặt thành vấn đề.

Trong "Chiến tranh mùa đông" 1939-1940, Liên Xô tấn công Phần Lan, mục tiêu ban đầu là thay đổi chính quyền bằng lực lượng cộng sản. Người Phần Lan chống trả quyết liệt. Phần Lan đã phải chấp nhận những tổn thất lớn về lãnh thổ, nhưng vẫn giữ được nguyên trạng. Từ năm 1941, Phần Lan cùng quân đội phát xít Đức (Wehrmacht) tham gia các chiến dịch chống Nga nhằm giành lại các vùng lãnh thổ đã mất nhưng không thành công.

Trong chiến tranh lạnh Phần Lan không liên kết với phe phái nào. Vladimir Putin coi việc Phần Lan tới đây gia nhập NATO "không phải là mối đe dọa cấp tính" đối với Nga. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ xúc tiến các bước "quân sự-kỹ thuật". Nga từng có dọa tương tự trước cuộc chiến ở Ukraine.

Hoa Kỳ

Năm 1799, các sa hoàng đặt Alaska, thuộc địa của Nga từ giữa thế kỷ 18, dưới sự quản lý của Công ty Thương mại Nga-Mỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, thuộc địa lớn nhất của Nga ở Bắc Mỹ khó có thể được bảo vệ trước Anh, đối thủ lớn nhất của Nga vào thời điểm đó.

Đó là lý do tại sao Sa hoàng Alexander II quyết định bán nó cho Hoa Kỳ vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la – quy ra thời giá hiện nay khoảng 140 triệu đô la. Nga hối hận khôn nguôi về việc bán Alaska, không phải chỉ vì ba thập kỷ sau đó phát hiện mỏ vàng tại đây. Ngày nay bang này của Hoa Kỳ có tầm quan trọng chiến lược bậc nhất đối với Washington, Alaska không những có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà còn là một địa bàn quân sự hoàn hảo giữa Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Kể từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, quyền kiểm soát Alaska liên tục là một đề tài trong cộng đồng Nga. Một số đại biểu Duma đã kêu gọi trả lại thuộc địa cũ của Nga, tất nhiên việc "hoàn trả" Alaska là điều không thể xẩy ra./.

Nguồn: https://www.welt.de/politik/ausland/plus239332603/Nato-Laender-Putins-gr...