Làm thì “thất bại, thất bại, đại thất bại“, mồm thì vẫn cứ “thành công, thành công, đại thành công“

Tại đại hội 10 năm 2006, ông Nông Đức Mạnh đại diện cho ĐCS đã công bố mục tiêu “Năm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển”. Rồi trong 15 năm ấy, năm nào ĐCS cũng ca bài ca “Đảng và nhà nước đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra”. Tuy nhiên, nếu cộng hết 15 năm “Hoàn thành xuất sắc mục tiêu đã đề ra” ấy, thì kết quả lại là... thất bại vĩ đại. Vâng! Cái mục tiêu đề ra ấy đã được Quốc hội khóa XIII thừa nhận rằng: “Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 được đặt ra cách đây nhiều năm đã không đạt được”.
 
Sau thất bại ấy, ĐCS lại đề ra mục tiêu tiếp, đó là đến năm 2045 Việt Nam sẽ là “nước công nghiệp tiến bộ”. Như vậy là so với mục tiêu năm 2006, thì nay ĐCS họ đã đề ra một thời hạn dài hơn, 25 năm so với 15. Vậy câu hỏi đặt ra là, sao trước đây anh đặt thời hạn 15 năm để tới đích nhưng 15 năm sau anh lại đặt ra thời hạn tới 25 năm mới về đích? Vậy thì rõ ràng có phải anh đã thừa nhận trong 15 ấy, thay vì anh tiến lên anh lại tụt hậu đến 10 năm so với vạch xuất phát không?


 
Ngày 2/1/2020 trên tờ VCCI có bài viết “Không thành nước công nghiệp, Việt Nam còn tụt hậu 20 năm so với Trung Quốc”. Bài báo cho biết hiện nay Việt Nam đang tụt hậu so với 20 năm Trung Cộng, và từ 30-35 năm nếu so với Malaysia và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ cần so với Trung Cộng thôi thì đã không thể bắt kịp chứ đừng nói chi những quốc gia kia. Lý do là tại sao?
 
Trong bài viết của VCCI, đáng chú ý là người ta có so sánh thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo bảng thống kê ấy thì suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam cao nhất nhưng kết quả là, tốc độ tăng năng suất lao động thấp nhất và tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng là thấp nhất. Nói nôm na là thế này, Việt Nam bỏ tiền ra đầu tư nhiều nhất nhưng kết quả là năng lực lao động của con người tăng chậm nhất và kéo theo đó kinh tế tăng chậm cũng chậm nhất. Cái đáng nói là đổ tiền nhiều tại sao chất lượng nguồn nhân lực lại tăng không tương xứng? Đó là câu trả lời rõ ràng cho chiến lược đầu tư sai lệch của ĐCS. Đó là lý do tại sao Việt Nam bị thế giới nới rộng khoảng cách thay vì ta rút ngắn so với họ.
 
Nếu anh làm ăn có lãi, anh tiêu xài hết phần lãi ấy tất anh không còn gì để đầu tư phát triển. Nếu anh ăn không hết phần lãi ấy, tất anh có thể dùng tiền lãi để đầu tư và phát triển. Nếu anh ăn thâm vào vốn tất anh không những không có cơ hội phát triển mà còn đối mặt với nguy cơ nợ nần. Với quốc gia cũng vậy, vốn của đất nước gồn 2 phần, đó là tài lực và trí lực. Tài lực thể hiện qua khía cạnh kinh tế, trí lực thể hiện qua kía cạnh giáo dục. Thực tế chính quyền CS Việt Nam đã ra nhiều chính sách tạo ra các cơ chế tự nó hạn chế sự phát triển của nền kinh tế như: cấm các hiệp hội độc lập, thủ tục rờm rà, luật pháp không nghiêm, kém minh bạch nên tham nhũng tràn lan vv... Về giáo dục của Việt Nam thì khỏi bàn nó đã thất bại ê chề với nhiều tiêu cực phơi ra đó.
 
ĐCS năm nào cũng tăng bội chi ngân sách, điều đó dẫn tới kết quả là thuế phí đổ lên đầu dân ngày một nặng nề hoặc đồng tiền mất giá vv.. chính những điều này nó bào mòn túi tiền người dân. Mà tiền toàn dân bị móc lấy, ấy có phải là đảng đã làm tiêu hao nguồn tài lực quốc gia không? Giáo dục XHCN là một nền giáo dục cực kỳ yếu kém, nó không tạo ra con người sáng tạo, có đạo đức, có nhân cách cho xã hội mà ngược lại sản phẩm của nó là con người kém sáng tạo, có tư tưởng phục tùng, dễ tiêm nhiễm cái xấu vv... kết quả là xã hội thì bất an. Bất an đến độ ở đâu cũng sợ mất cắp, đang nhậu xin về đưa vợ đi sinh nở cũng bị giết, tranh cãi va vẹt giao thông cũng bị đánh chết. Chưa hết, kết quả của nền giáo dục ấy còn thể hiện qua năng lực lao động con người Việt Nam rất thấp, ý thức lao động rất kém. Đấy! Những chính sách sai lầm của ĐCS đã ăn vào “nguồn vốn quốc gia”, như thế thì lấy gì Việt Nam có tiến bộ?!
 
Đó là thực tế đang diễn ra ở cái đất nước khốn khổ này. Vậy nó được mô tả qua miệng lưỡi lãnh đạo CS thì sao?
 
Ngày 18/5/2015 ông trong một diễn văn mừng sinh nhật ông Hồ, ông Nguyễn Phú Trọng có nói “Thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc VN”. Ngày 13/11/2016 tại thôn Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh, ông Nguyễn Phú Trọng có phát biểu rằng “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”. Rồi hôm nay ông Trọng lại làm công công việc của động vật nhai lại, đó là ông “ợ lên” câu nói cách đây 4 năm và tiếp tục nhai lại nó rằng: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Để nói được câu này hoặc ông Trọng vô tâm với thực trạng đất nước này, hoặc là ông dốt nát về kinh tế - xã hội nên không nhận ra, hoặc ông giả dối để mị dân.
CS mà, càng làm thì đất nước càng nát, nhưng nói thì càng nói càng dối. Đó là bản chất của CS, không bao giờ thay đổi được.
-Đỗ Ngà-