Nhìn từ câu chuyện bác sỹ hư cấu tên Khoa!

Nguyễn Đức Hiển

Phạm Minh Vũ

Nguyễn Đức hiển, đảng viên cộng sản, Phó Tổng biên tập báo Pháp luật một nhà văn mới nổi hiện nay.

Nhà văn khoa học viễn tưởng này mới đây làm dựng tóc gáy cho nhiều người khi ông đã phác họa một nhân vật tên Khoa, làm nghề bác sỹ. Nội dung xoay quanh nhân vật Khoa đã rút ống thở của Mẹ cho một thai phụ, câu chuyện nhân văn nặng tính đảng đó với cái kết chết cả 2

Chiều 8/8/2021, Sở Y tế TP. HCM cho biết có đủ cơ sở khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp ‘bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ để nhường máy thở cho sản phụ’ là hư cấu.  https://headlines180.com/2021/08/07/bac-si-khoa-nhuong-may-tho-tin-gia/

Câu chuyện mặc dù hư cấu nhưng đã lấy đi nước mắt và bao người cúi đầu khâm phục vì sự man rợ, ác độc của tên bác sỹ ấy.

Câu chuyện không có thật, nhưng nhà văn Hiển đã rút xuống xin lỗi chắc là để chuẩn bị một nhân vật tiếp theo kinh hãi hơn, không biết sẽ lấy đi thứ gì từ độc giả, nước mắt?

Hiển một tay làm báo pháp luật nhưng dốt về luật, vì y ca ngợi tay bác sỹ khoa đó là hành động nhân văn.

Có thể đây là di chứng sau khi Hiển ăn mực Formosa nên bệnh hoang tưởng ngày càng nặng.

Hiển có 2 công lao lớn, với đảng với Formosa, một là ép Dân chọn thép chứ không chọn cá.

Hai là y viết bài kết tội khủng bố cho Dân Đồng Tâm.

Ăn mực Formosa cho lắm vào rồi mắc bệnh thần kinh. khổ chưa nạ? Nên đưa hiển vào trại tâm thần cho y ở yên mà sáng tác văn học nghệ thuật cho đảng.

***

Nhìn từ câu chuyện bác sỹ hư cấu tên Khoa!

Như vậy, bệnh viện Chợ Rẫy đã xác nhận câu chuyện bác sỹ tên Khoa là hư cấu không có thật. Câu chuyện đã lấy đi nước mắt của nhiều người, thậm chí buộc nhiều người cúi đầu xuống để cảm tạ. Thậm chí có người mang nợ vì hành động rút ống thở của Mẹ cho người khác để rồi chết cả 2.

Câu chuyện này mai rồi sẽ chẳng ai còn nhớ, người ta sẽ nhớ mấy cái tên cúi đầu xuống, tỏ ra cảm phục và mang nợ như một sự khinh bỉ chóng qua.

Điều còn lại sau đó, và sự day dứt của tôi và nhiều người cũng như tôi đó là: đạo đức con người Việt tệ đến như thế sao?

Thời đang học chuyên ngành báo chí năm thứ 2, môn Đạo đức báo chí bài đầu tiên tôi được học đó là: viết báo là để bảo vệ đảng.

Sau bài học đó, từ một thanh niên có hoài bão làm phóng viên đã sụp đổ hoàn toàn, và những điều sau đó tôi chứng kiến ở đất nước tôi, đã làm thay đổi con người tôi. Từ bài học đó, đã gây chấn động với tôi khi tôi hiểu rằng, báo chí là phải trung thành với sự thật, không có đảng phái nào để bẻ cong ngòi bút.

Câu chuyện hư cấu hôm nay, Bác sỹ Khoa đã được phát tán tối hôm qua với những cây bút dư luận viên cao cấp lên bài tới hôm nay là một ‘’lẽ bảo vệ đảng’’ trong đạo đức ngành báo Việt Nam, họ dựng lên câu chuyện này theo đánh giá của tôi không nằm ngoài 2 mục đích:

Một là: làm mờ đi chuyện thiếu ống thở mà xoáy quanh chuyện ‘’rưng nước mắt’’ để che lấp yếu kém của Chính phủ cũng như đảng cầm quyền.

Hai là: đánh giá sự hiểu biết của người Việt Nam như thế nào qua câu chuyện hư cấu ấy. Các viện nghiên cứu bộ ngoại giao, công an rất cần những cuộc khảo sát này để đánh giá hết mức độ xã hội Việt Nam hiện tại. Và tôi tin họ đã lấy được thứ cần lấy.

Một câu chuyện hư cấu, vừa trái pháp luật đó là hành vi rút ống thở (phạm tội giết người theo Bộ luật hình sự Việt Nam) vừa trái luân thường đạo lý vì người bị rút ống thở là Mẹ của mình mà được chia sẻ lan tỏa trên mạng xã hội một cách rất tự nhiên.

Đa số là những bình luận cảm phục anh chàng bác sỹ này, họ chia sẻ như đó là một việc làm anh hùng và đáng cơ ngợi, họ thả những bình luận có cánh, chỉ thiếu điều đòi dựng tượng đài cho Bs Khoa nữa thôi.

Đây là một hành vi đáng lên án, vì những lời ca tụng giết Mẹ lại được chuẩn mực lên một đạo đức mới như sự ngưỡng mộ, một xã hội mà xem việc giết Mẹ bình thản như thả like thả tim như thế thì đây là xã hội gì? Xã hội văn minh đạo đức như ông tổng bí thư nguyễn phú trọng khẳng định ư?

Dẫu biết rằng, ta không thể trách họ, cả những người viết lời ca ngợi mặc dù họ là thuộc tầng lớp có ảnh hưởng trên xã hội, có người là nhà khảo cổ uy tín, có người là cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, có người là hoạt động xã hội trong lĩnh vực xây nhà chống lũ… tất cả họ đều là sản phẩm của lối giáo dục mang nặng một chiều của XHCN.

Nếu như câu chuyện rút ống thở này được viết tại Mỹ hay Châu Âu thì anh bác sỹ kia sẽ bị chỉ trích và lên án. Năm ngoái tại Nhật Bản, một bác sỹ đã ‘’trợ tử’’ cho một bệnh nhân nan y, lập tức bị công luận lên án và chỉ trích hành động vô cùng tàn ác ấy, và cảnh sát đã bắt giữ.

Câu chuyện BS Khoa sẽ khủng khiếp hơn vì người bị rút ống thở là Mẹ mà chưa có sự đồng ý của ai, thế nhưng cả xã hội lại ca ngợi hành động đó như là anh hùng? Tại vì sao?

Tại vì Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản được giáo dục trên tinh thần khai phóng và trong quá trình học, học sinh được dạy môn học đặt vấn đề, trước vấn đề gì cũng đặt câu hỏi vì sao phải thế này vì sao lại thế nọ? Triết lý giáo dục Khai Phóng và Nhân Bản là triết lý làm cho con người hướng thiện.

Còn ở Việt Nam bạn chỉ thấy điều vô lý, hỏi ngược lại lập tức bị xem đó là phản động.

Vì lối giáo dục áp đặt, duy ý chí và một chiều, nên đứng trước câu chuyện phi lý như BS Khoa như sự vô thức mà chẳng một ai đặt câu hỏi tại sao BS Khoa lại làm như thế? Mà không phải tìm ống thêm ống thở hay đòi hỏi chính phủ cấp thêm ống thở? Chưa kể toàn những nhân vật faceboooker tick xanh vào cúi đầu cảm phục. Thật khủng khiếp. Giáo dục một chiều áp đặt là làm cho con người xa rời cái thiện. Khi gặp cái ác vẫn dửng dưng, thậm chí còn ca ngợi như chủ nghĩa anh hùng.

Ta chờ đợi gì một xã hội xem việc giết người mà chính là Mẹ ruột của mình như là một sự vĩ đại, đáng ca ngợi?

Điểm chung những người đó đều là tin vào đảng./.