Sài Gòn giãn cách xã hội.

 
Những cảnh người hối hả, chen chúc nhau ở chợ và siêu thị, ai cũng vội vàng để hy vọng tìm được thứ cần mua, gạo, trứng, cá thịt, rau... và nhiều nhu yếu phẩm trước giờ “đóng cửa” đêm nay. Dạo quanh một vòng Saigon quán cắt tóc chật người đợi chờ tới lượt, cây xăng người xách từng can để mua dự trữ.
 
Ai cũng có nỗi âu lo của riêng mình, nhưng tôi, nghĩ tới những người quanh năm gánh hàng rong, có những người coi như đây là cả tương lai cho con cái họ khi đang còn ăn học, là cả sự sống của Cha mẹ già đang cần nhờ vào những đồng ra đồng vào của những ngày lặn lội trên những con phố.
 
Nền kinh tế VN tính ra chủ yếu là nền kinh tế vỉa hè chứ không phải là tri thức.
 
Giờ đây, một lệnh giãn cách nhà ai ở nhà nấy, phường nào ở phường nấy thì chẳng khác nào cắt đi chén cơm của những người nghèo khổ trong xã hội.
 
Khi mọi người hối hả để chuẩn bị giãn cách, thì cũng là lúc sự lo lắng, có thể là tuyệt vọng bao trùm lên những mảnh đời Cô gánh hàng rong, em bé bán vé số, cụ già nhặt ve chai trong thùng rác cạnh đường. Vì nguồn thu chính của họ là ngoài đường.
 
Trong khi tại Mỹ, Âu Châu hay Nhật, Taiwan, khi chính phủ đưa ra quyết định bắt người dân ở nhà thì việc đầu tiên họ làm là tính tới cung cấp thực phẩm lẫn tiền mặt, giảm giá điện để ổn định người dân về mặt tâm lý, cho họ cảm giác thỏai mái nhất mà phục tùng. Có thể, dân họ không cần tới số tiền hay hỗ trợ đó, dù gì thu nhập dân họ khá cao.
 
Thì chính phủ VN đốn mạt bằng cách giấu dịch, rồi bắt dân đi bầu cử cho thoả mãn cái vở diễn dân chủ, sau đó dịch bung và toang nhưng dân lãnh đủ. Hôm nay, Saigon ra một lệnh giãn cách xã hội mà không có phương án hỗ trợ hay tung gói cứu trợ thiết thực nào tính đến để giúp người dân nhất là người nghèo ngày đêm mưu sinh bằng gánh hàng rong trên hè phố. Mà có tung, thì rồi cũng bắt dân lên tivi nhận chứ đâu có thật.
 
Saigon thật đẹp, Saigon có nghĩa tình, và rộng lượng lắm, luôn cưu mang những con người từ mọi miền đất nước quy tụ về đây, dù là người sang giàu hay người cùng khổ. Nhưng, đợt dịch bệnh này, Saigon cũng chảy nước mắt mà nhìn cảnh trớ trêu này.
 
Có lẽ vì Saigon đã... thay tên!