"Trung Quốc là kẻ gây mất hoà bình ở Biển Đông"

Đó chính là tuyên bố của Liên Minh Châu Âu (EU) chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ đang gây nguy cơ mất hòa bình tại khu vực Biển Đông hôm 24/4
 
Đồng thời EU thúc giục các bên liên quan tuân hành phán quyết Tòa Trọng Tài Quốc Tế đưa ra năm 2016, trong đó bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc đối với Biển Đông. Bắc Kinh biết trước là mình tham lam ngang ngược, không dựa trên căn bản pháp lý nào nên đã không tham dự phiên tòa và không công nhận phán quyết của tòa.
 
Cũng trong tuần qua, EU công bố chính sách mới nhằm nâng cao ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương hầu đối phó lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
 
EU thúc giục tất cả các bên liên quan giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng các giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế có lợi cho Philippines, trong đó bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Điều này làm dư luận các nước có tranh chấp với TQ ủng hộ mạnh mẽ.
 
Hôm 23/4, Philippines gửi 2 công hàm phản đối sự hiện diện của lực lượng dân quân biển Trung Quốc trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Philippines.
 
Manila lên án hành động hàng trăm tàu dân quân biển Trung Quốc tiếp tục bỏ neo, chằng néo vào nhau, đậu lỳ lại đá Ba Đầu (theo cách gọi của Việt Nam) và các nơi khác trong khu vực mang tính cách “đe dọa” mà Philippines gọi là Julian Felipe Reef, tên quốc tế là Whitsun Reef.
 
Bắc Kinh cũng đã phản bác lại cáo buộc của Liên minh châu Âu rằng đám tàu của họ đậu lỳ tại đá Ba Đầu, mà họ gọi là Ngưu Ách Tiêu (Niu’E Jiao), là nguy cơ làm tổn hại hòa bình và ổn định tại khu vực. Sứ bộ Trung Quốc tại EU ra một bản tuyên bố hôm Thứ 7 vẫn ngang ngược lập lại rằng Ngưu Ách Tiêu là một phần của quần đảo Nam Sa tức Trường Sa và thuộc chủ quyền Trung Quốc.
 
Bởi vậy họ chống chế là “hợp lý và hợp pháp” để các tàu Trung Quốc hoạt động ở đó và tránh gió dù đó chỉ là lời chống chế dối trá.
 
Bản tuyên bố của Trung Quốc còn nhấn mạnh rằng quyền chủ quyền, chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông được hình thành “theo chiều dài của lịch sử và tương ứng với luật pháp quốc tế”, đồng thời bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án quốc tế là “vô hiệu lực”.
Tuy nhiên bản tuyên bố này bị hầu hết các nước có tranh chấp phản bác lại.
 
PD