Trung Quốc giận dữ trước sự kiện Anh Quốc điều hàng không mẫu hạm đi vào quần đảo Trường Sa.

Truyền thông Anh đưa tin về việc Hải quân Anh có thể sẽ cử tân hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth, là tàu lớn nhất và mạnh nhất của Hải quân Hoàng gia Anh, chở theo phi cơ Mỹ tới vùng Quần đảo Trường Sa, nơi đang có tranh chấp.

Tờ Telegraph nói rằng dự kiến các chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Thủy quân Lục Chiến Hoa Kỳ sẽ có mặt trên chiếc hàng không mẫu hạm Anh trong lần triển khai hoạt động đầu tiên của chiếc tàu 65 ngàn tấn này tới khu vực, theo kế hoạch sẽ thực hiện vào năm 2021.

Những dự kiến của chính phủ Anh và Hoa Kỳ đã làm cho Trung Quốc điên tiết. Ông Đại sứ Lưu Hiểu Minh của Trung Quốc tại London nói với chính phủ Anh "chớ nên làm công việc bẩn thỉu này cho kẻ khác".

BBC cho biết, tại một sự kiện được tổ chức ở London hồi đầu tháng 9, tùy viên quân sự Trung Quốc tại Anh, Thiếu tướng Tô Quang Huy (Su Guanghui) cũng đã tuyên bố: "Nếu như Mỹ và Anh cùng nhau thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thì đó sẽ là hành động thù nghịch."

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nói."Anh Quốc duy trì lợi ích trong khu vực và cam kết duy trì an ninh khu vực.Sự hiện diện của các lực lượng hải quân quốc tế tại Biển Đông là bình thường, và Hải quân Hoàng gia Anh không phải là ngoại lệ."

Bắc Kinh giận dữ cho rằng, những động thái của Anh là hành động "khiêu khích".

Ông Đại sứ Lưu Hiểu Minh còn ngang ngược nói rằng "Biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) rất rộng lớn, rộng ba triệu cây số vuông, chúng tôi không phản đối việc mọi người đi lại ở đó, nhưng chớ có vào vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý của Trung Quốc,"

Một điều rất khôi hài mà thế giới đều nhìn thấy rõ dã tâm muốn chiếm trọn Biển Đông của Trung Quôc. Họ đã tự vẽ đường lưỡi bò 9 khúc tại Biển đông lấn sang lãnh hải và những vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác và cho rằng thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Hành động của Trung Quốc đã gây bất mãn các nước trong vùng tranh chấp đã dẫn đến Philipines kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế.

Kết quả phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế ngày 12 tháng 7, 2016, đã phủ nhận bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông là một thắng lợi lịch sử không chỉ đối với nguyên đơn là Philippines mà với cả các nước khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Mặc dầu Tòa án trọng tài Quốc tế đã phủ nhận bản đồ 9 đoạn, nhưng Trung Quốc vẫn khăng khăng như đinh đóng cột, kiên quyết giữ quan điểm “bất di, bất dịch” cho rằng, các Lãnh hải nằm trong bản đồ 9 đoạn thuộc chủ quyền của Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của quốc tế và các quốc gia trong vùng.

Những hành động ngang ngược, ỷ mạnh hiếp yếu của Trung Quốc đối với các Quốc gia nhỏ, đã hiện rõ mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Chính vì thế đã dẫn đến những động thái điều tàu và phi cơ vào những khu vực tranh chấp của một số quốc gia như Mỹ, Ấn độ… và bây giờ đến Anh Quốc đã chính thức vào cuộc.

[ LA ] – FB Việt Tân