Chính phủ trốn trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước?

Khi con số vay nợ nước ngoài của Việt Nam – bao gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của các doanh nghiệp – đã vọt lên ngang bằng với toàn bộ GDP một năm, tức hơn 200 tỷ USD, đã quá muộn để Bộ Chính trị và hai cơ quan được đảng cầm tay chỉ việc – Quốc hội cùng Chính phủ – ra tay ‘siết chặt bảo lãnh cho vay’. Ai sẽ trả nợ cho nợ nước ngoài của doanh nghiệp? Kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2018 đã một lần nữa, trong nhiều lần kể từ sau thời ‘ăn ốc’ của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cuống cuồng tìm cách chạy làng khỏi nạn ‘đổ vỏ’ bằng chủ trương được ‘gật toàn diện’ ở các cấp trung ương nhưng chưa hề được thông não bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước: siết bảo lãnh cho vay. Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD – con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhưng sang năm 2018, hạn ngạch này thậm chí không còn tồn tại. “Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”. Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính – địa chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách) – Đinh Tiến Dũng – đã phải thừa nhận đúng là nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2016 tăng 25,7% so với 2015; năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%. “Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%, trong đó có khoản vay của công ty Việt Nam Beverage trị giá 4,8 tỉ USD để mua cổ phần của Sabeco, chúng ta lại cộng vào nợ nước ngoài quốc gia” – cho đến giờ Đinh Tiến Dũng mới thừa nhận và tiết lộ ‘bí mật’. Nhưng ông Dũng lại cho rằng nợ nước ngoài của doanh nghiệp mới là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trong khi không thừa nhận nợ của chính phủ, mà đứng đằng sau là ‘đảng ta’, cũng cống hiến một phần không nhỏ vào gánh nặng nợ nước ngoài, nợ công quốc gia và khiến dân Việt sẽ không biết phải tính bao nhiêu đời con cháu mới trả xong. Vậy làm thế nào để trả núi nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp, chưa tính đến nợ nước ngoài của chính phủ? “Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Chính phủ cũng sẽ không bảo lãnh cho doanh nghiệp để vay vốn nước ngoài và không sử dụng nguồn Chính phủ vay về để cho doanh nghiệp vay lại; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu của ngân hàng và cấp vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng thương mại” – Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng ‘kiến tạo’ giải pháp. Còn trước câu hỏi “nếu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay không trả được thì ai sẽ trả nợ”, ông Dũng trả lời gọn lỏn: người vay sẽ là người trả. Theo đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Quốc hội là không dùng ngân sách để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, theo quy định hiện nay, nợ nước ngoài của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức tín dụng theo cơ chế tự vay tự trả do bên vay có trách nhiệm tích lũy để trả nợ… Hết dám bảo lãnh cho vay! Cần nhắc lại, Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) được Thủ tướng Phúc phê duyệt vào cuối tháng 4/2017 đã tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là Chính phủ sẽ không còn chịu trách nhiệm gì về những khoản nợ vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cho dù là vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Trước đó vào đầu tháng 3/2017, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) đã phát ra thông tin Chính phủ chỉ bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp trong năm 2017. Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD trên là giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014. Nhưng cho đến nay, có vẻ ngay cả con số 1 tỷ USD bảo lãnh cho năm 2017 cũng không còn nữa. Vào lúc này, Chính phủ và Bộ tài chính chỉ còn biết cắm đầu trả nợ. Những năm trước, hiện tượng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Và thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã. Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái. Con số cập nhật nhất vào đầu năm 2017 là từ một nhà nghiên cứu độc lập là Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu vụ trưởng vụ Thống kê Liên hiệp quốc – ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đang gánh một khoản nợ công lên đến 231 tỷ USD – vượt hơn rất nhiều số “dự tính” khoảng 25 tỷ USD do một số cơ quan nghiên cứu của chính quyền Việt Nam đưa ra vào thời điểm đó. Chỉ riêng năm 2016, một số dự án “khủng” như Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (ước toán đầu tư đến hơn 50 tỷ USD), Dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam (hơn 10 tỷ USD), Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (20 tỷ USD) đã bị Chính phủ và Quốc hội “dũng cảm” đình hoãn vô thời hạn, nhưng ai cũng hiểu lý do thực chất là… hết tiền. Ngay cả dự án xây dựng sân bay Long Thành có ước toán đầu tư đến 15 tỷ USD (khoảng 60- 80% là vay ODA) cũng chưa biết làm cách nào để “xoay” ra tiền… Nhưng nhiều doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước – vốn đã quen ‘ăn’, không thể nhịn và do đó vẫn tiếp tục tống ra các yêu cầu cần được bão lãnh vay đối với chính phủ. Vào năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát ra một đề nghị hoàn toàn mất “thiên thời”: muốn được Chính phủ bảo lãnh vay trong khi chính giới quan chức lãnh đạo của PVN đang lũ lượt tra tay vào còng. Những đề nghị bảo lãnh trên vẫn được PVN nêu ra như một não trạng cùng thói quen không mấy thay đổi dù “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” đã trôi qua từ khá lâu. Trong giai đoạn 2011-2015 của “triều đại” này, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình dự án với tổng số vốn khoảng 15,6 tỉ USD, trong đó vay nước ngoài lên đến 14 tỉ USD. Một nửa nợ sẽ đáo hạn trong 3 năm tới! Khách quan mà xét, Nguyễn Xuân Phúc lại là đời thủ tướng “cực hình” nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị “tan nát” nhất… Nhưng phải sau nửa năm kế thừa chức thủ tướng từ Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc mới nhận ra được cảnh nạn đó để chính ông phải than “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và cảnh báo về nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Còn bây giờ, hẳn nhiên ông Phúc không hề mong muốn mình phải trở thành nạn nhân “đổ vỏ” cho quá nhiều hậu quả gầy dựng bởi đời thủ tướng trước. Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, Ngân hàng thế giới lại đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt. Nguồn: VOA
......

Ngày 20 tháng 11 là ngày "nhà giáo Việt Nam"

Ý nghĩa của ngày này là gì? Theo các trang dữ liệu mở trên internet, ngày "thầy giáo VN" lấy hứng từ "Hiến chương quốc tế" của các nhà giáo tổ chức tại Ba lan năm 1949. Mục đích Hiến chương nhằm chống lại lề lối giáo dục tư sản, phong kiến... để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ.   Thập niên 50 thế kỷ trước, TQ và VN cũng có chính sách tương tự, gọi là "cách mạng văn hóa". Mục đích của "cách mạng văn hóa" y chang với nội dung "Hiến chương nhà giáo" ở Ba lan, là chống lại "lề lối giáo dục tư sản, phong kiến" đồng thời "xây dựng một nền giáo dục tiến bộ".   Kết quả ra sao? Đọc các "hồi ký" của "những người trong cuộc", hay xem các phim ảnh lịch sử thời kỳ "Cách mạng văn hóa" ở TQ... hẵn mọi người phải "rợn da gà". "Trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ". Thầy giáo thuộc giai cấp "trí", tức là giai cấp đứng đầu cần phải tiêu diệt. Biết bao nhiêu thầy giáo, cô giáo đã phải bỏ mạng oan uổng, bằng những phương pháp nhục nhã, dưới sự hành hạ của những đứa "học trò yêu dấu" ngày xưa.   Bên TQ, có những giáo sư đại học danh tiếng đã bị sinh viên làm nhục, trói tay, kéo lê dưới đất cho tới chết.   Văn hóa truyền thống "tôn sư trọng đạo" của Á Đông tồn tại từ ngàn năm bỗng chốc tiêu tan.   Bỗng nhiên, không biết từ bao giờ, ngày "hiến chương quốc tế nhà giáo" lại trở thành ngày "tôn sư trọng đạo". Tức là ngày của Việt Nam "học trò nhớ ơn thầy giáo".   Theo tôi, "lịch sử" có lợi ích ở chỗ lâu lâu mình nhìn lại quá khứ để tự xét về mình hôm nay. Tương lai có tốt đẹp hay không là do những gì ta "gieo" hôm nay. Nhắc lại chuyện cũ vì vậy không hề vô ích.   Theo tôi, ngày 20 tháng 11 nên là ngày thầy giáo, cô giáo ngẫm lại, tự vấn lại mình.   "Bốn ngàn năm dân không chịu lớn", thực ra là chỉ mới vài thập niên nay thôi. Dân không chịu lớn, cũng như VN là một quốc gia ngoại lệ không chịu phát triển.   Tại cha mẹ hay tại thầy cô ?   Tới năm 1975, miền nam VNCH vẫn còn "trên cơ" rất xa (về giáo dục) so với các nước lân bang như Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan... Dĩ nhiên ta không thể phủi ơn nhà nước bảo gộ Pháp đã xây dựng sẵn nền tảng hạ tầng. Hệ thống giáo dục, từ tiểu học lên tới đại học, từ trường ốc cho tới chương trình, giáo khoa, sư phạm... đều được tổ chức bài bản. Bằng cấp của VNCH thời đó, như kỹ sư, bác sỹ, luật sư... được các nước tiên tiến công nhận.   Tất cả những thứ đó, sau 75, bị liệt vào "giáo dục tư sản", bị tiêu diệt, xóa bỏ nay không còn vết tích.   Thầy giáo, cô giáo... hiện nay nghĩ gì về hiện tượng sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp dài dài ? Có người phải dấu bằng cấp, xin đi học nghề, để hy vọng có được việc làm.   Dĩ nhiên không phải lỗi hoàn toàn của người làm công tác giáo dục. Nhưng khi một người thầy nhìn đám học trò mà mình dạy dỗ phải lao nhao thất nghiệp. Những gì mình dạy cho chúng đều không có chút hữu dụng nào cho cuộc sống của chúng.   Ta có thể đòi hỏi những đứa học trò đó phải "nhớ ơn" mình không ?  
......

Hiểm họa từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

Ô nhiễm môi trường do Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải như khối u ác tính tàn phá đất, nước, không khí tại Bình Thuận. Thực trạng này đã tồn tại nhiều năm và đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân nơi đây. Hôm 16 tháng 11, Bộ Công Thương đã chính thức thừa nhận tình trạng tro xỉ gây ô nhiễm và dự kiến quá tải của các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Cụ thể, bãi chứa tro, xỉ của Trung tâm nhiệt điện này chỉ chứa được khoảng 9,3 triệu mét khối, nhưng hiện đã có khoảng 4,5 triệu mét khối tro, xỉ và dự kiến sẽ đầy trong 2 năm tới. Bên cạnh đó, số tro xỉ này không được xử lý an toàn nên đã khuếch tán ra các khu dân cư, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người dân. Sự việc này một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo đến dư luận về vấn nạn ô nhiễm môi trường do tro, xỉ tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. Trước đây, để xoa dịu làn sóng phản đối xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền rằng số tro, xỉ của nhiệt điện sẽ được dùng làm gạch không nung phục vụ cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay dự án sản xuất gạch không nung tại đây khó có khả năng thành hiện thực vì khó khăn về vốn, công nghệ, và sản phẩm khó tiêu thụ do nhu cầu ít, trong khi giá thành cao và nhà máy nằm xa thị trường. Vì vậy số chất thải độc hại kia chưa có “đầu ra”. Trong khi, nếu không sớm được xử lý và tái sử dụng, số tro xỉ này sẽ tiếp tục gây ô nhiễm lớn cho đất đai, nguồn nước, không khí và an sinh của người dân. Ô nhiễm từ đất liền cho đến biển Trung tâm điện lực Vĩnh Tân có 5 dự án nhà máy nhiệt điện: 1,2,3,4 và 4 mở rộng. Sau khi tất cả các nhà máy hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước. Và cái giá phải đánh đổi cho sự phát triển nhiệt điện, là cả một vùng đất Bình Thuận đang chết dần, chết mòn vì phải gồng gánh đủ thứ chất thải độc hại từ những nhà máy này. Mỗi khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động, ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy này bị gió biển đẩy thẳng vào khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cả khu vực. Bụi khói dày đặc đến mức, theo người dân địa phương thì người ta chỉ cần đứng cách xa nhau chục mét mà còn không nhìn thấy mặt. Bên cạnh đó ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt cũng là vấn đề đáng báo động. Kết quả phân tích hàm lượng Clorua trong nước ngầm của 3/4 hộ dân gần Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đều vượt ngưỡng từ 1,2 lần đến 1,8 lần. Những chất này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước và gây ra những vấn đề cho sức khỏe con người từ các bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư, v.v… Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân: Khi ô nhiễm được ‘nhập khẩu’? Trước đó, nhiều hộ dân địa phương còn phản ánh, hàng chục hecta cây trồng ở xã Vĩnh Tân bỗng có hiện tượng trụi lá, khô cành, rễ thối rồi chết dần, gây thiệt hại cho sản xuất. Trong khi những cây trồng xa bãi thải xỉ thì vẫn phát triển bình thường. Còn những diêm dân ở Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Cà Ná không sớm thì muộn sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản, trắng tay do bụi của nhà máy nhiệt điện hiện đã phủ kín cánh đồng muối. Chưa dừng lại ở đó, ngư dân địa phương cho biết, mấy năm nay khi có nhiệt điện, nước thải tại nhà máy này xả ra biển, độc hại và nóng hơn nhiệt độ bình thường của nước biển, khiến hải sản biến mất, các rạn san hô gần bờ, ốc sò, cua đều bị chết, tấp vô bờ gây hôi thối cả một vùng. Bãi rác thải công nghệ của Trung Quốc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân gồm 5 dự án, tuy nhiên, có tới 3 dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa là các dự án này sẽ phải dùng nhà thầu, công nghệ, và cả đội ngũ chuyên gia, thậm chí là lao động của Trung Quốc. Khi đó, tỷ lệ nội địa hoá của các nhà máy nhiệt điện tại Vĩnh Tân hầu như bằng không, và nhà thầu Trung Quốc sẽ mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến lực lượng công nhân hùng hậu. Đứng trước làn sóng phản đối của người dân nước họ, chính phủ Trung Quốc đã quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy điện than. Trong khi đó, năng lực thanh, kiểm tra và giám sát nhà thầu của các cơ quan chức trách tại Việt Nam quá yếu kém, khiến dư luận nghi ngại rằng Trung Quốc đang di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện lạc hậu và độc hại dưới vỏ bọc đầu tư vào Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. Mối đe dọa an ninh quốc gia Vĩnh Tân là một dải đất hẹp có địa hình phức tạp. Đây là khu vực vừa cách xa nguồn cung cấp than, vừa cách xa nơi tiêu thụ điện năng, tuy nhiên lại là khu vực vô cùng quan trọng về mặt quốc phòng. Giống như ở Vũng Áng , đây là nơi con đường huyết mạch Quốc lộ 1A chạy qua với một bên là núi, một bên là biển, vô cùng thuận lợi cho việc chia cắt. Với việc 3 trong số 4 nhà máy ở đây do nhà thầu Trung Quốc nắm giữ, Nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ luôn có hàng nghìn công nhân Trung Quốc làm việc. Trong thời gian dài, những công nhân có thể sẽ lấy vợ, đẻ con và sinh sống lâu dài ở đây. Khi hai nước Việt Nam, Trung Quốc có biến, những người này có thể biến thành lực lượng chia cắt giao thông Bắc – Nam. Đồng thời, một mặt của Trung tâm này giáp biển, phóng tầm mắt ra là thấy biển Đông, nơi có những căn cứ quân sự khổng lồ của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Và với hải cảng Vĩnh Tân đang được xây dựng tại nơi đây, khiến cho việc đổ bộ quân sự vô cùng dễ dàng. Liệu phía Trung Quốc chọn vị trí này có âm mưu gì sâu xa chăng? Tóm lại, từ những vấn nạn trên, có thể thấy sự có mặt của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm cả về môi trường, sức khỏe người dân lẫn an ninh quốc gia. Từ lâu, các nước tiên tiến trên thế giới đã dần từ bỏ nhiệt điện than vì sự độc hại của nó. Nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đang đi ngược xu hướng thời đại khi cấp phép xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, lại còn dễ dàng trao những dự án này cho Trung Quốc đầu tư ở những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Điều đó cho thấy, rõ ràng những yếu tố như lợi ích dân tộc không hề được xem trọng trong những tính toán của nhà cầm quyền. Ngô Đồng Việt Nam đang trở thành bãi rác của Trung Quốc Ô nhiễm môi trường nước: gian nan cuộc đấu tranh của người dân
......

Đánh tù nhân trong nhà giam: Vì sao Lưu Văn Vịnh phải lên tiếng thay cho Nguyễn Văn Đức Độ?

Trong lời tường thuật từ gia đình của các tù nhân lương tâm (TNLT) Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ thì từ ngày 5/10/2018, sau khi bị 3 tù cùng phòng đánh đập đến mức bất tỉnh, anh Nguyễn Văn Đức Độ vẫn không kể gì cho gia đình. Bị đánh nhiều quá, anh Độ đạp cửa phòng, gọi cán bộ đến can thiệp và xin đổi sang phòng giam khác nhưng vẫn bị từ chối. Anh Độ lại tiếp tục bị đánh đến mức phải đưa đi bệnh xá. Mãi đến ngày 15/11/2018, anh Lưu Văn Vịnh hay chuyện, báo cho gia đình của anh, và nhắn rằng phải lên tiếng cho anh Độ, thì lúc đó mọi người mới biết. Tình trạng TNLT bị đánh trong trại giam xảy ra rất nhiều. Nhưng phần lớn các TNLT đều không có những phản ứng tức thì. Chẳng hạn như TNLT Hoàng Bình, anh bị đánh đến bầm hai mắt nhưng không nói gì, ngay cả khi gặp gia đình, đến cả tháng sau gia đình mới biết. Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa cũng vậy, hơn tháng sau gia đình mới được nghe họ kể lại. Thậm chí nhạc sĩ Việt Khang mãi đến khi mãn hạn tù, gia đình mới biết những tháng đầu anh ở trong trại cũng bị vô cớ hành hung. Khang khi bị giam chung với những tù nhân hung dữ và tìm cách gây gỗ, anh đã biết mọi chuyện rồi sẽ rất xấu nên luôn quay mặt vào tường đọc kinh thầm trong suy nghĩ, tránh va chạm. Ấy vậy mà nửa đêm, anh vẫn bị một tù nhân nhảy tới đạp đập đầu vào tường, mũi đầy máu. Tù nhân ấy vừa chửi thề vừa nói Khang đọc kinh làm phiền. Trong chuyến thăm TNLT Trần Thị Nga mới đây ở trại Gia Trung, khi nói chuyện với ông Lương Dân Lý về đơn khiếu nại đang có những lời đe dọa hành hung, thậm chí đòi giết chết chị Trần Thị Nga trong trại, cán bộ quản giáo đã nói rằng không có chuyện để cho tù thường phạm đánh đập hay đe dọa Trần Thị Nga. Nhưng khi ông Lương Dân Lý hỏi lại rằng “Vậy các anh nghĩ rằng Trần Thị Nga có thể tự bịa ra chuyện này sao?”, khi ấy các cán bộ mới im lặng, không nói tiếp nữa. Nhưng vì sao có rất nhiều trường hợp TNLT bị tù thường phạm đánh đập nhưng họ không lên tiếng ngay để tố cáo, mà chỉ kể lại như chuyện đã rồi? Ngoài các trường hợp như TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… là lên tiếng ngay khi có sự cố, nhưng rất nhiều người thì cho qua. TNLT Hoàng Bình khi kể lại với gia đình, anh nói rằng biết rõ những tù thường phạm này gây hấn và đánh anh, vì có sự xếp đặt của cán bộ. Không phải vì sợ hãi, mà Hoàng Bình không muốn gia đình quá lo lắng, cũng như anh biết qua thời gian, những tù thường phạm này cũng sẽ thay đổi thái độ vì thật sự giữa anh và họ thật sự không có thù oán gì. Nhiều TNLT cũng giống như Hoàng Bình, đều thường im lặng vì không muốn gia đình mình sợ hãi. Và kế đến họ không mang nặng thù hằn, thậm chí còn trở thành người trò chuyện và hướng dẫn cho những người cố tình gây hấn với mình. Thậm chí có trường hợp khi hiểu những tù thường phạm đó cùng quẩn và khó khăn, họ cũng chia sẻ thức ăn, đồ dùng thêm cho những người đó. Trường hợp TNLT Nguyễn Tiến Trung (chịu án từ 2010-2014), khi chứng kiến anh tập võ, các tù thường phạm đến nhờ anh dạy, và cũng từ đó mà họ tiết lộ về những chuyện họ được dặn phải làm, bao gồm chuyện phải đánh “dằn mặt” Trần Vũ Anh Bình, chẳng hạn. Câu chuyện về việc đánh đập, sách nhiễu TNLT Nguyễn Văn Đức Độ, Lưu Văn Vịnh vào tháng 11/2018, qua lời kể của chị Lê Thị Thập, vợ anh Lưu Văn Vịnh là một ví dụ. https://youtu.be/BneR0bC-sZ0 Nguồn: Blog Tuấn Khanh
......

THẤY CẢ CÁNH RỪNG TRONG NHÀ CÁN BỘ

Rừng đi vào nhà cán bộ bảo lụt đến với nhân dân. Nhìn nội thất bằng gỗ khủng có trị giá vài chục tỷ đồng này, có ai nghĩ đó là của 1 người chỉ mới giữ chức Phó trưởng phòng kỹ thuật BQL dự án cải tạo trụ sở làm việc của VP Chính phủ? Thế thì những chức vụ cao hơn, to hơn không tưởng tượng được họ giàu có đến mức độ nào? Căn biệt phủ này nằm ở số 5 đường Hoa Sữa 09, khu đô thị Vincom Long Biên, của anh Phạm Hoàng Giang sinh năm 1975 làm cho BQL dự án của VP Chính phủ. Anh Giang được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng kỹ thuật Ban quản lý dự án cải tạo trụ sở làm việc của Chính Phủ và Văn phòng Chính phủ ngày 06/02/2013. Đến nay chưa rõ anh thăng chức gì rồi. *Admin: Chỉ cần một trận mưa lớn là phố có thể ngập, mưa vài ngày là nhà cửa có thể chìm trong biển nước, đường quốc lộ có thể lở sạt, lũ cuốn trôi người.... Trận mưa lũ ở Nha Trang vừa qua là 1 thí dụ. Họ đã đốn sạch cây trên núi, khi mưa nhiều, nước cứ việc chảy phăng xuống không còn gì cản nổi, nước cuốn theo đất đá ập xuống nhà dân khiến 12 người tử nạn. Trách nhiệm này không chỉ đổ lỗi cho thời tiết mà phải thấy một phần lỗi lớn là ở những cán bộ phá rừng làm nhà, phá rừng để có những bộ đồ gỗ quí trong nhà và cả bán rừng để có tiền bỏ túi. Nguồn: Bão Lửa Fb Việt Tân
......

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lá Cờ Xui Xẻo

Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời. Mai Tú Ân Chị Phương Anh (nhà bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng Tiết, Uyên Thao, Trần Phong Vũ, Huy Phương – đều đã có lúc khuyến khích tôi “ra” một cuốn sách, cho nó ... giống với mọi người. Tôi lắc đầu quầy quậy trước sự ân cần và tử tế của qúi anh/qúi chị vì sợ lỡ có tác phẩm, rồi bị trao giải Nobel (về văn học) là hư bột/hư đường ráo trọi. Lập thân tối hạ thị văn chương! Tôi tin rằng mình có thừa khả năng để có thể “lập thân” trong rất nhiều lãnh vực khác, ngon lành và bảnh bao hơn nhiều! Ngoài việc tìm hiểu (để giải trí) Vũ Trụ Học và Thiên Văn Học, tôi dành hết đời mình để cặm cụi nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói của những nước ở Đông Nam Á. Tài liệu, nay, đã chất thành từng núi. Chỉ cần sắp xếp, ghi chép lại, rồi cho trình làng xong là tôi tin (chắc) rằng mình sẽ ẵm cái giải Nobel về kinh tế. Niềm tin này – tiếc thay – vừa hơi bị lung lay, sau khi tôi (tình cờ) đọc được một cái stt trên FB của bạn Tư Sài Gòn: “Trong một thời gian dài mình quan sát, mình thấy cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt, mình cứ suy nghĩ hoài, ko hiểu sao lại như vậy, hay tại ổng ám quẻ ko thể làm ăn được(?!) Như VN mình cũng vậy, nghèo có số má trên thế giới, hay tại để cái lăng giữa thủ đô nó ám ?!” Ah, đù! Thiệt là hậu sinh khả úy. Hoá ra cái “công trình nghiên cứu trọn đời” của tôi còn thiếu hẳn một cái “mảng” quan trọng là ... khoa phong thủy. Ai mà dè VN nhất định không chịu, hay không thể, phát triển chỉ  vì bị “cái lăng giữa thủ đô nó ám” như thế – hả Trời. Vậy mà suốt mấy chục năm ròng, tôi cứ cố đi tìm “nguyên nhân” ở mãi tận đâu đâu. Về mặt này, mặt feng shui, tôi nhận là mình có khiếm khuyết nhưng về nhận xét khác của Tư Sài Gòn (“cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt”) thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Giữa năm 2016, báo chí quốc doanh đều đồng loạt loan tin: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng ảnh Bác Hồ kính yêu cho các các thiếu nhi... Các em là đại diện trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo và đạt thành tích cao trong học tập cũng như các lĩnh vực năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật…” Cuối năm nay, vào ngày 5 tháng 11, trang mạng của Bộ Thông Tin & Truyền Thông lại hớn hở cho hay là một cậu học sinh nghèo vừa được Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước vinh danh và tặng ảnh Bác Hồ.” Thấy chưa? Rõ ràng: không phải “cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt” mà vì “nhà nghèo mạt” nên mới hay có tấm ảnh (thổ tả) này thôi. Thời Đại Thông Tin giúp nhiều người dân Việt biết được rằng (té ra) Chủ Tịch Hồ Chí Minh và tác giả Trần Dân Tiên là một. Từ đó, Bác mỗi lúc một thêm xuống (giá) nên không còn “trụ” được ở Thủ Đô hay ở thành phố – như xưa – nữa. Bỏ thì thương, vương thì tội, Nhà Nước bèn đem hình ảnh của Người làm quà tặng cho trẻ em và người già ở vùng xa (vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo) nơi mà ít ai có được cơ hội nhìn thấy cái phóng ảnh lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của chàng trai Nguyễn Tất Thành. Bác xuống thê thảm, đã đành; điều khó đành lòng hơn là ngay cả đến lá cờ đỏ mà chính tay Người mang về từ Phúc Kiến và ký sắc lệnh (vào ngày 5 tháng 9 năm 1945) để hoá nó thành quốc kỳ – rồi – cũng bị dè bỉu, chê bai hay chế riễu từ trong ra ngoài. Ngày 16 tháng 12 năm 2016, người dân An Giang lớn tiếng phản đối việc CA tự tiện treo cờ đỏ trước nhà của họ rồi thản nhiên dùng dao cắt đứt dây cờ. Cùng vào thời điểm này, hội đồng thành phố Westminster và San Jose – hai địa phương có đông đảo người Việt ngụ cư trên đất Mỹ – đều đồng thuận (với tỉ số tuyệt đối) thông qua lệnh cấm treo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam, vì “lá cờ này trong quá khứ và đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng cho một nền độc tài chuyên chế.” Nhà báo Mai Tú Ân  nhận xét là “lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.” Mà phải công nhận là lá cờ này xui thiệt, và xui lắm. Nó khiến cho VN chuyên “cầm cờ đỏ” trong mọi lãnh vực. Theo World's Worthless Fiat Currency List, xứ sở này là một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới. Còn theo Good Country Index (Chỉ Số Tử Tế Quốc Gia) năm 2017 thì VN bị xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra! Chỉ số này dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, trong  7 lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, y tế sức khỏe. Ngược lại, theo NOW (Campaign For The Release of Prisoners of Conscience in Vietnam) Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, chỉ sau Myanmar. Xứ sở này hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, tăng hơn 80 người so với con số 165 vào tháng 11 năm 2017... Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế.   Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Theo tôi khung hình phạt này hơi bị nhẹ. Án tù nên tăng lên đến 30 năm để ai cũng  ý thức được rằng lá cờ đỏ sao vàng của ĐCSVN xui thiệt, và xui lắm, mọi người không nên đụng chạm hay dây dưa với nó làm gì. Bẩn tay!   tuongnangtien's blog
......

Thăm chị Trần Thị Nga tại trại giam Gia Trung, Gia Lai

Sáng ngày 17.11.2018, tôi có mặt tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai cùng gia đình chị Nga để thăm gặp chị Trần Thị Nga.   Anh Phan Văn Phong cùng hai con nhỏ vượt đoạn đường cả ngàn cây số từ Hà Nội và con trai lớn chị Nga đang học tại Sài Gòn cũng bắt xe lên thăm mẹ sau 3 tháng chị bị kỷ luật không được thăm gặp gia đình. Với sự nỗ lực vận động đấu tranh của cộng đồng thì hôm nay, trại giam Gia Trung buộc phải giải quyết cho gia đình được thăm gặp chị Nga. Lần đầu tiên gặp lại chồng sau gần 2 năm trời cách biệt, những giọt nước mắt mừng tủi lăn trên má chị.   Về tình hình của chị Nga:   Tình hình sức khỏe chị ổn định, tinh thần vẫn mạnh mẽ và vững vàng.   Chị cho biết chị đã chuyển sang ăn chay trường và quen với cực khổ nên gia đình hạn chế thăm nuôi, để dành tiền chia sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.   Chị gửi lời cảm ơn đến tất cả anh chị em đã luôn quan tâm và dành cho chị cùng gia đình, đặc biệt là các con của chị những tình cảm mến thương đặc biệt.   Chị cũng nhắn nhủ với chồng con hãy dùng những gì anh chị em chia sẻ với gia đình để chia sẻ lại cho những người khác vì theo chị đó là thành tích và nỗ lực đấu tranh chung của mọi người chứ không phải của riêng chị. Kết thúc cuộc thăm gặp, chúng tôi chỉ kịp dùng bữa trưa với nhau rồi chia tay. Anh Phong và mấy nhỏ hối hả ra bến xe bắt xe về lại Hà Nội cho kịp việc học của tụi nhỏ. Nhìn hình ảnh mấy cha con, tôi chỉ mong chị Nga sớm được tự do đoàn tụ với gia đình. Chị Nga không thể tiếp tục bị cầm tù chỉ vì đã lên tiếng đấu tranh cho một đất nước tự do - dân chủ và tương lai của những đứa trẻ không thể thiếu vắng bóng dáng của mẹ. Tự do cho chị Trần Thị Nga không chỉ là tự do riêng của một cá nhân mà còn là ước mơ, là khao khát của những con người luôn thao thức vì tương lai của Việt Nam. Giấc mơ tự do này đã được gìn giữ bởi những người mẹ dám dấn thân cho tương lai các con mình như chị Trần Thị Nga. Chúng Ta hãy cùng nhau tiếp tục lên tiếng, tiếp tục tranh đấu để các con của chị Nga sớm có được vòng tay che chở của mẹ. Tự do cho Trần Thị Nga./.  
......

Ai mong Nguyễn Phú Trọng bị … ám sát?

Tháng Mười Một năm 2018, một lần nữa sau một cơn suy trầm, Nguyễn Phú Trọng - người mà giờ đây còn được gắn thêm chức danh chủ tịch nước - lại vươn lên thế thượng phong trước các đồng chí không đồng sàng của ông. Sau mùa hè năm 2018 chẳng kỷ luật được ai và thậm chí còn bị đồn đoán ‘sức khỏe bất ổn’, đến tháng Mười Một năm 2018 ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng đã quay lại vụ án ‘MobiFone mua AVG’. Cao Duy Hải - cựu tổng giám đốc MobiFone - và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng chung số phận với một cựu tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng. Cùng lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp, cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son - kẻ bị cho là đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG - sẽ phải tra tay vào còng. Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone, một cựu phó chủ tịch chính quyền TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - tín hiệu chính thức mở màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này. Sau hai chiến dịch ‘thay máu’ Đà Nẵng và Bộ Công an, từ quý hai năm 2018 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy ông Trọng chọn địa bàn TP.HCM như một mục tiêu tiến công tiếp theo - mục tiêu chiến lược nằm trên sơ đồ tổng thể Nam Bộ, đặc biệt là khu vực các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà ‘người Bắc có lý luận’ như ông Trọng muốn ‘trấn Nam’. ‘Đốt lò’ cũng bởi thế nhiều khả năng sẽ tập trung vào TP.HCM và một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng. Tất Thành Cang Tại Thành ủy TP.HCM, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang - kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương. Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng. Nhưng Tất Thành Cang vẫn chưa phải ‘sâu chúa’. Một dài nhạc của báo đảng đang rộ lên về khả năng những ai nằm trong nhóm lợi ích của Tất Thành Cang. Dường như muốn ám chỉ Lê Thanh Hải. Vào quý 3 năm 2018, vài tờ báo nhà nước thậm chí đã chỉ đích danh Lê Thanh Hải - trên cương vị chủ tịch và và sau đó là bí thư thành ủy TP.HCM - đã liên đới mật thiết về trách nhiệm với vụ phá nát quy hoạch Thủ Thiêm. Giờ đây và khi không còn ‘bức tường Trần Đại Quang’, có vẻ thế tiến công vào khu vực phía Nam, đặc biệt lộ trình dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng của Nguyễn Phú Trọng có vẻ hanh thông hơn nhều. Cùng với việc chiếm lĩnh được hai cục công an ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ là Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra kể từ tháng Tám năm 2018, ông Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng. Nhưng ngày sắp tới, ‘Đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch. Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học: co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ. Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát. Nhưng cả hai khả năng xấu tệ trên đều chưa có hơi hướng nào sẽ xảy ra. Những quan chức nhúng chàm nhưng không muốn gột rửa cũng chẳng mấy hy vọng việc Tổng Bí Thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ “cả ba bị bắn” ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy./.    
......

Hãy đến thành phố Sihanoukville của Campuchia để biết tương lai 3 đặc khu của Việt Nam khi cho Trung Quốc thuê 99 năm

Nếu muốn biết 3 đặc khu kinh tế: Vân Đồn – Vân Phong – Phú quốc sẽ như thế nào sau khi cho Trung Quốc (TQ) thuê 99 năm thì hãy đến xem thành phố Sihanoukville của Campuchia cũng cho TQ thuê cảng biển và đặc khu kinh tế ở đây 99 năm. Kết quả chỉ trong thời gian ngắn Trung quốc đầu tư ồ ạt vào đây chủ yếu là Casino, karaoke với hơn 30 Casino đang hoạt động và gần 100 cái nữa đang xây dựng. Đặc khu kinh tế thì có đến 90% là công tyTrung Quốc, kéo theo lượng khách du lịch từ Trung quốc năm ngoái là gần 150.000 lượt (đây là ở xa Trung Quốc thôi chứ như mà Vân Đồn thì rập cái chắc cả triệu người sang). Tuy nhiên mặc dù có một lượng đầu tư khủng khiếp thế nhưng đặc khu này của Campuchia chỉ tạo ra được 5% số việc làm cho dân bản địa và chủ yếu là lao động rẻ tiền như hình trên ảnh người dân Cam đấm bóp cho khách TQ. Chứ các vị trí quản lý, lương cao thì đều bên Trung quốc đưa người sang hết. Thậm chí, đầu tư của Trung Quốc đang mở rộng sự phân chia giữa người giàu và người nghèo. “Những người sở hữu đất và có nhà cho thuê có thể sống tốt hơn nhưng đối với những người không sở hữu đất đai, cuộc sống thật là khủng khiếp.”   Sự giàu có ở Sihanoukville không tới được tất cả người dân. Nguồn: The Guardian. Bên cạnh đó, mặc dù đầu tư của Trung Quốc mang lại sự giàu có, điều này chủ yếu được giành cho cộng đồng của họ. Cư dân Trung Quốc và du khách mua hàng từ các doanh nghiệp Trung Quốc, sử dụng dịch vụ nhà hàng và khách sạn của người Trung Quốc… “Sản phẩm Trung Quốc rất đắt, chúng tôi không thể mua nổi và người Trung Quốc chỉ mua hàng hóa Trung Quốc. Ngay cả rau quả họ xuất khẩu từ Trung Quốc. Người Trung Quốc có tiền, nhiều tiền hơn người Campuchia, và điều đó có nghĩa là họ có quyền lực ở đây”, một cư dân ở đây nói. Tốc độ phát triển này đã khiến nhiều cư dân của thành phố lo ngại. Theo ước tính, người Trung Quốc đang chiếm đến gần 20% dân số thị trấn. Vậy nên các chú kinh doanh du lịch ở Việt Nam đừng mơ mà hưởng lợi từ cơ hội này. Với Sihanoukville và Phú Quốc trấn ngự vịnh Thái lan (đã được Thái lan đồng thuận ), Vân đồn và Văn phong chế ngự dọc biển Đông thì chiến lược lưỡi bò của TQ sắp sửa hoàn thành cũng như Belt Road cũng nhanh chóng. Nền du lịch bản địa và văn hoá đặc sắc Khomer cũng bị nhấn chìm bởi làn sóng Casino từ TQ. http://huynhngocchenh.blogspot.com
......

TNLT Nguyễn Văn Hóa: Mẹ và câu đùa nhưng rất thật

Mấy ngày gần đây, những tin tức liên quan đến mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị đổ bệnh và phải ra Hà Nội cấp cứu, lòng tôi như thắt lại khi biết rằng chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà bà đã phải làm việc trong môi trường độc hại. Nhìn hình ảnh bà trong bệnh viện, làm tôi nhớ đến câu chuyện về đứa con của bà – em Nguyễn Văn Hóa. Sâu hơn qua cái vẻ ngoài vô tư của Hóa là một nỗi lo toan cho người mẹ tần tảo của mình. “Chỉ có mẹ là yêu tau (tao) nhất, bây đừng lừa tau” – câu nói đùa mang đậm chất Nghệ Tĩnh, qua ngôn ngữ của Hóa làm tôi nhớ mãi không quên. Tôi có may mắn được quen biết Hóa – một thanh niên cao gầy nhưng đầy nhiệt huyết. Tôi gặp em trong những ngày đầu khi xảy ra sự kiện Formosa xả thải ra biển Miền Trung làm chết hàng trăm tấn cá trên các bờ biển tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và cả Nghệ An. Những tiếng pháo hiệu biểu tình từ Nghệ An làm cho người dân cả nước bừng tỉnh. Những cuộc xuống đường tại các giáo xứ như Phú Yên, Song Ngọc tại Nghệ An cũng thu hút bước chân của cậu trai trẻ. Tôi cũng rời bỏ Lâm Đồng do bị bức hại để về lại cố hương và hòa mình vào đời sống của những ngư dân nơi đó. Tại làng chài Tân An – là nơi tôi đã gặp Hóa trong một lần không hẹn mà hò. Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh và đã vượt đường xa ra tận Nghệ An để trợ giúp cho các Linh mục đang đòi công lý cho các nạn nhân môi trường. Hoá ra giúp Cha Nguyễn Đình Thục điền đơn kiện Formosa, tính toán các thiệt hại và huấn luyện một số em làm truyền thông. Trong những lần qua giáo xứ Phú Yên, chúng tôi có thời gian gặp gỡ nhau nhiều hơn. Các bạn trẻ thường hay đùa nhau và Hóa thường nhại giọng Diễn Châu để ghẹo lại. Câu nói mà tôi ấn tượng nhất vì tính hài hước qua giọng chua chua của Hóa đáp lại những lời trêu của các bạn nữ: “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau.” Tuy là một câu nói đùa nhưng khi nhìn bức hình mẹ Hóa nằm trong bệnh viện, có lẽ nó không còn là đùa nữa. Mẹ của Hoá đã bị phản ứng với chất hóa học vì lo cho gia đình. Đứa con út của bà đã bị bắt và kết án dài đằng đẵng – tới 7 năm tù vì giúp các đồng hương là nạn nhân Formosa. Có bà mẹ nào không thương xót khi con bị tù và càng thương hơn khi bị tù mà không có tội. Thời gian ngóng chờ là giai đoạn lâu và dằn vặt nhất. Bao nhiêu câu hỏi và suy nghĩ mông lung trong đầu của những người thân khi thăm viếng hoặc nghe ngóng tin của con em mình. Có thể mẹ của Hóa không nghe được câu nói mà những bạn trẻ của Hoá từng bấm bụng cười lúc trước. Nhưng tôi nghĩ nếu bây giờ bà nghe được câu nói thân thương đó, chắc chắn bà sẽ ấm lòng hơn. “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau” – đâu phải là đùa – mà là thật – rất thật của một đứa con muốn dấn thân canh tân bản thân và môi trường. Điều đau lòng nhất của bố mẹ là gì? Có phải là con mình sẽ ăn chơi sa đọa và mối họa cho cuộc đời, cho chính bản thân nó hay chăng? Tôi nghĩ là câu nói đùa của Hóa không phải chỉ cho vui, mà sự thật là như thế. Tình mẹ bao la như biển thái bình, nhưng mấy đứa con nào biết, cho dù đó là công mang nặng đẻ đau. Mẹ của Hóa có lẽ buồn và lo vì cơn bệnh của mình nhưng có một điều mà bà không phải lo sợ: Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa – là một người con, một công dân, một người tốt bị oan sai mà thôi. Lao tù vì làm điều tốt, điều lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc của mình thì đâu phải là người xấu, đâu có gì phải hổ thẹn với lương tâm. Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ, và nhất là với những ai đang là bố, là mẹ, chúng ta nghĩ gì khi có một người mẹ vì con đã đổ bệnh và đứa con vì mẹ mà phải hi sinh cả tuổi thanh xuân trong lao tù? “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau”! Fb Paul Trần Minh Nhật
......

Là người hùng của chính mình

Ngày 25/09/2018 Liên Hiệp Quốc đã trao giải thưởng “Người Tị Nạn Nansen” cho bác sĩ giải phẫu Evan Atar Agha người Sudan.  Đây là một giải thưởng cao quý nhằm vinh danh những người hùng vô danh. Bác sĩ Evan Atar Agha đã từ bỏ đời sống tiện nghi ở Ai Cập để trở về với đồng bào ông ở thị trấn Bunj, vùng đất vẫn đang xảy ra xung đột. Suốt hai mươi năm dài ông đã giải phẫu, băng bó, cứu sống hàng chục ngàn nạn nhân của chiến tranh và đàn áp tại Sudan và Nam Sudan. Bác sĩ giải phẩu Nam Sudan Evan Atar Agha phát biểu tại cuộc họp báo ở Nairobi, thủ đô Kenya ngày 25/9/2018, sau khi được Giải Người tị nạn Nansen 2018 (Ảnh VOA) Trong khi đó tại đất nước tôi, tuy không chiến tranh như Sudan nhưng cũng dẫy đầy tai họa cho những người có lòng.  Một bác sĩ trẻ, anh Nguyễn Đình Thành, vừa lãnh một bản án lên đến 7 năm tù vì dám in tờ rơi vận động đồng bào anh chống lại Luật Đặc Khu. Đây là một hành động dũng cảm sau hàng loạt những án tù dài năm nhắm vào người dân bình thường; những người muốn bảo vệ môi trường phản đối công ty Formosa xả thải; những người muốn bảo vệ đất nước phản đối Luật Đặc Khu,… Chưa bao giờ, kể từ ngày CS nắm quyền cai trị cả hai miền nam bắc, VN lại có nhiều những con người sẵn sàng làm những viên gạch lót đường thầm lặng như ngày hôm nay. * Ngày Bác sĩ Evan Atar Agha về Bunj xây dựng bịnh viện, ông không có gì cả – thiếu thốn từ y cụ cho đến thuốc men.  Ông chỉ có duy nhất một bọc muối và một bao vải trắng với cái suy nghĩ dù có rất ít nhưng nếu bắt tay vào việc ông sẽ đóng góp vào cái giấc mơ hòa bình và hạnh phúc cho người dân Sudan. Câu nói của ông làm tôi chạnh lòng, rồi như một giọt nước làm tràn nỗi xúc động trong tôi khi tôi đọc bản tin về Bs Trần Đình Thành.  Những con người VN bình thường cũng đang chọn góp một phần rất nhỏ của mình với cái giá rất lớn của cuộc đời họ. Những người hùng vô danh của một nền dân chủ tương lai của chúng tôi: những Nguyễn Văn Hóa, Huỳnh Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Nga, Trần Thị Xuân, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Ngọc Ánh,… tôi không thể nhớ hết nổi tên của từng người, bởi cái danh sách ấy càng ngày càng dài ra. Con số này tỷ lệ thuận với những bản án vô lương của chính quyền và rõ ràng nó tỷ lệ nghịch với những tính toán của đảng nhằm gia tăng nỗi sợ của người dân. Nhưng một nền dân chủ đích thực có xảy ra trên đất nước tôi hay không?  Điều này còn tùy thuộc vào sự dũng cảm và sáng suốt của đám đông.  Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ nỗi xúc động, lòng biết ơn và một chút tự hào mà những người VN bình thường đang trao truyền cho chúng ta.  Dẫu vẫn còn là thiểu số, nhưng nếu bạn không nhìn thấy những con người đang trao cho tha nhân cả trái tim và cuộc đời của họ; thì làm sao chúng ta thấy được cây đang trổ lá xanh và hoa nở cho chúng ta mỗi ngày? Là người VN ai cũng biết mình đang sống dưới một thể chế chuyên dùng bạo lực để gieo rắc nỗi sợ, đây là phương cách cai trị cơ bản của những chính quyền độc tài. Và thể chế này đang tàn phá tang hoang đất nước, có sợ hay không sợ thì chúng ta cũng phải sống và đối diện với nó. Chỉ có duy nhất điều đó là có thật, là những gì đang thực sự xảy ra tại đây. Điều quan trọng là cái quyết định của ta tại thời khắc này; dựa trên sự sáng suốt hay sợ hãi? Có lần TNLT chị Trần Thị Nga đã tâm sự về nỗi sợ của chị. Sau đêm bị công an dùng gậy sắt đánh gãy ống chân trước mặt các con, chị Nga chia sẻ rằng thực sự chị có cảm thấy sợ hãi mỗi lần đi trong đêm. Thế nhưng, như chúng ta thấy, người phụ nữ ấy đâu có lùi bước, chị không cho phép bạo lực và cái ác thắng được chị. Đó cũng là chọn lựa của vị bác sĩ người Sudan. Người ta cho rằng điều duy nhất để bảo vệ mạng sống cho ông là tiếng tăm và lòng nhân đạo của ông. Bác sĩ Evan Atar Agha cũng có gia đình, vợ con như bao nhiêu người bình thường khác.  Tôi cho rằng không phải ông không biết sợ mà vì sợ hãi không làm ông đánh mất chính mình. Sợ hãi không ngăn cản được một con người ham sống và muốn sống với lý tưởng phục vụ. Chị Trần thị Nga hay bác sĩ Evan Atar Agha đều hành động dựa trên cái hệ giá trị mà họ tin vào. Một cá nhân sống với sợ hãi không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân họ; bởi một quốc gia có quá nhiều những công dân như thế, chắc chắn dân tộc đó sẽ trở thành nô lệ. Ngày nay, cả thế giới đã nhìn rõ mưu đồ của Trung Quốc; kẻ muốn lãnh đạo thế giới bằng những thủ đoạn xấu xa như ức hiếp các nước nhỏ, chiếm lĩnh biển Đông, độc chiếm nguồn nước ngọt, ăn cắp công nghệ,… Từ Á sang Âu, thầm lặng hay công khai, nhiều quốc gia đã và đang dự phần chống lại sự xâm lược của họ về kinh tế, chính trị và quân sự.  Là một đất nước nằm sát cạnh một kẻ bá quyền gian xảo và hiểm ác, việc giữ gìn biên cương lãnh thổ nếu không do mỗi người dân VN đảm nhận trách nhiệm, thì máu xương bao đời của cha ông chúng ta rồi cũng tan như bọt nước ở Hoàng Sa. Hơn nữa tê cứng trong sự sợ hãi, đa số chúng ta không nhìn thấy kết quả từ những đóng góp của rất nhiều người dân bình thường hôm nay. Những việc cứ ngỡ là RẤT NHỎ đó thật ra lại có những tác động RẤT LỚN vào việc thay đổi toàn xã hội. Phiên tòa ở Đồng Nai qua lời kể của Ls Miếng đã cho chúng ta thấy những chồi xanh vừa nhú lên trên mảnh đất được gieo trồng bằng tình thương, bằng bao nhiêu những hy sinh – trong đó có cả máu, nước mắt, và những năm tháng tuổi xuân của một số con dân can đảm của mẹ Việt Nam. Ngày 9/11/2018 trước Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đồng Nai, mười lăm thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu đã khẳng định rằng họ đi biểu tình vì lòng yêu nước. Họ đồng loạt xin thay đổi nội dung kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt thành không có tội. Nhìn một thế hệ VN đang thể hiện phẩm giá và niềm tin của chính mình tôi nhớ đến giải thưởng dành cho những người hùng vô danh của vị bác sĩ người Sudan. Mười lăm người trẻ này đã làm một quyết định bất ngờ nhưng mạnh mẽ. Tôi chắc họ đang cảm thấy rất ấm áp vì họ là người hùng của chính họ. Nếu khi về Bunj bác sĩ  Evan Atar Agha chỉ có một bọc muối và một bao vải trắng thì chúng ta đang có nhiều hơn thế! Xin chia tay bạn đọc ở đây bằng nhận định của Ls Nguyễn văn Miếng. Hãy chia cùng ông những cảm xúc khi ấy, dù chúng ta không được có mặt với ông trước phiên tòa đặc biệt này: “Nhìn các bạn trẻ ngẩng cao đầu trong khi tòa tuyên án, tôi thấy sức sống của dân tộc Việt Nam vẫn còn cuồn cuộn chảy, nước ta vẫn còn đó.” Nguyệt Quỳnh Nguồn: https://viettan.org/la-nguoi-hung-cua-chinh-minh/  
......

Việt cộng: Tiếp tục lún sâu vào kiếp Hán nô

Các chuyện Việt cộng làm tay sai, tôi mọi trong mấy chục năm quá khứ thì ai cũng rõ. Khối cộng sản quốc tế và đặc biệt là Tàu cộng đã sử dụng Việt cộng như một con bài để bành trướng chủ nghĩa. Và trong một vài thập niên gần đây, Tàu cộng lợi dụng sự phụ thuộc của Việt cộng vào mình để hiện thực hóa mục tiêu thôn tính Việt Nam. Và càng ngày bên Việt cộng vì lợi ích chế độ, lợi ích cá nhân, bị nắm thóp (các bị mật chế độ, thân thế lãnh đạo, an nguy gia đình) mà càng đưa nước Việt lún sâu vào vòng lệ thuộc phương Bắc. +) Về chính trị: Ta xét ngay trong thời gian vài năm gần đây thôi là đủ thấy sự hèn nhược, quy hàng của bên Việt cộng trước Tàu cộng. Các sự kiện biển đảo, môi trường, các dự án vốn của Tàu đều gặp sự phản đối dữ dội của nhân dân cả nước (những người hiểu chuyện, tỉnh cơn mê). Điều đáng nói là Việt cộng ra sức ngăn cản, đàn áp, giam cầm lòng yêu nước của nhân dân. Trong khi đó bên anh Trọng đã ký rất nhiều văn bản chung với Tàu cộng. Nội dung cụ thể của các văn bản này không được công khai mà chỉ là sơ sơ, chung chung mặc dù nó là an nguy quốc gia, dân tộc. Anh Trọng và bộ sậu của mình hết sức hưởng ứng, ủng hộ và làm theo chiến dịch "một vành đai, một con đường" của Tàu cộng. Đây là một chiến dịch bành trướng hết sức nguy hiểm của Tàu cộng. Việc không tỏ rõ thái độ với Tàu cộng ở Biển Đông của Việt cộng là một động thái chấp nhận để Tàu cộng mặc sức chiếm đóng trên lãnh hải của ta. Tàu đã triển khai bồi đắp, quân sự hóa, thương mại hóa các vùng biển, đảo chiếm đóng của ta nhưng bên Việt cộng chỉ quan ngại cho có lệ. Đặc biệt là cá nhân anh Trọng hầu như chưa bao giờ dám nhắc đến vấn đề Biển Đông. Nam nhớ có một lần anh ta nói gì đó mà thôi. Ngay cả các hành động thúc đẩy hợp tác quân sự, an ninh với Tàu cộng cũng cho ta thấy thái độ nghiêng ngả về bên Tàu mặc dù vẫn cứ đu dây ngoại giao. Vừa rồi bên báo Ấn Độ có đăng một bài nói đại diện Việt Nam là Phạm Sanh Châu nói rằng " không cần sự hiện diện quân sự của Mỹ cùng đồng minh ở Biển Đông và phản đối quân sự hóa vùng biển này". Cùng lúc đó thì lãnh đạo Philippine là ông Duterte cũng lên tiếng về quan điểm không cần Mỹ ở Biển Đông. Ta thấy rõ rằng bên Tàu đã chỉ đạo Việt cộng và Duterte phát ngôn ra những câu nói thiếu suy nghĩ này. Điều đó chứng tỏ cái bản chất Hán nô của Việt cộng. Cộng thêm các chiến dịch dập khuôn chính trị, áp đặt khuôn mẫu cai trị xã hội của Tàu cộng về Việt Nam như các chiến dịch thanh trừng phe cách nhằm độc tôn chính trị dưới cái vỏ bọc "chống tham nhũng". Áp đặt luật an ninh mạng, ban bố tình trạng thiết quân luật, giới nghiêm và các điều luật quản lý, xâm phạm đời tư, cá nhân của công dân khác. Tất cả các điều này đều do anh Trọng và đội ngũ của mình thực thi để bảo vệ chế độ. +) Về các vấn đề kinh tế:  Từ những năm 1990 khi nối lại bình thường hóa quan hệ Việt - Tàu thì Việt cộng đã thả cửa, dâng thị trường nội địa cho hàng hóa của Tàu tràn vào nước ta một cách ồ ạt, mất kiểm soát. Điều này làm cho nền sản xuất của chúng ta điêu đứng, đặc biệt là lĩnh vực nông sản. Tiếp nữa là tạo ưu tiên rất lớn cho các doanh nghiệp của Tàu vào Việt Nam đóng đô. Đa số các doanh nghiệp này đều liên quan đến khoáng sản và đóng đô ở các vùng đất trọng yếu về quân sự, an ninh quốc gia. Thêm vào đó nó gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ, đội vốn, khả năng lợi nhuận khai thác là con số âm, bẫy nợ lãi cao và siết nợ bằng trực tiếp lãnh thổ, nhượng địa nên để lại hậu quả về kinh tế nặng nề, nguy cơ đe dọa an ninh chủ quyền quốc gia rất cao. Đặc biệt thời gian gần đây bên anh Trọng chỉ đạo cho anh Phúc tăng cường thúc đẩy kêu gọi Tàu vào đầu tư ở Việt Nam, nhất là các hạng mục cơ sở hạ tầng (con bài đầu tư vào hạ tầng như giao thông, sân bay, cảng biển là những con bài bẫy nợ, siết trực tiếp dự án, lãnh thổ rất nguy hiểm mà Tàu tung ra). Tăng cường liên kết về nhiều mặt như an ninh, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, quân sự, quốc phòng...theo những văn kiện mà anh Trọng đã ký với Tàu cộng. Động thái gia nhập liên minh chống lại đồng USD sau đợt anh Trọng đi Nga và anh Vượng đi Tàu về cho ta thấy rõ thêm sự nô bộc của Việt cộng. Việt cộng đã cho lưu hành tiền Tàu ở khu vực biên giới bảy tỉnh với Tàu và thả nổi cho tiền Tàu lưu hành tự do trên thị trường nội địa.... Còn nhiều, nhiều nữa những hành động tỏ rõ sự nô bộc, thần phục Bắc triều của Việt cộng mà Nam không viết nữa vì mỏi tay quá. Hẹn bài khác vậy. Trên đây là những mặt cơ bản lột tả bộ mặt phản quốc của Việt cộng, đặc biệt là cá nhân anh Trọng nhất nhất quy phục Tàu cộng. Đây là sự thật, được tổng hợp từ thực tiễn, báo chí chứ không phải là xuyên tạc hay gì nên mong mọi người nhận rõ hơn bộ mặt bán nước của Việt cộng.    
......

Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách

Ảnh: sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình Hôm nay tôi đọc được 1 stt của một bạn nhắc về Nguyễn Viết Dũng, bạn đó gọi Dũng là người tù CÔ ĐƠN tôi bỗng giật mình, từ giật mình và hoảng hốt vì tôi thấy một tiếng kêu thật đau đớn. Từ nghĩ đến Dũng Phi Hổ tôi lại nhớ đến Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hóa, rồi Huỳnh Đức Thanh Bình...4 cái tên mà mấy hôm nay tôi lại nhớ tới họ mà chẳng biết nói gì,nhớ tới họ và tất cả Tù nhân chính trị đang bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền cộng sản, nhưng tôi nhớ tới 4 cậu Thanh niên này bởi vì họ có tuổi đời rất trẻ, thế hệ 9X. Có phải chăng mình vô tâm mà quên mất họ? Nguyễn Văn Hóa Những ngày tháng qua tôi vốn quan tâm đến những nhân tình thế thái mà bỗng quên mất tới họ, những Mầm non cho tương lai đất nước. Tôi nhớ không nhầm Nguyễn Văn Hóa (1986) Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, kết cuộc Dũng lọt đến kì thi Quý và đoạt giải ba. Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó. Tôi cũng nhớ không nhầm Bạn Huỳnh Đức Thanh Bình (1996) là sinh viên ngành Luật kinh tế, Trường đại học tài chính kinh tế UEF. Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, nguyên là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Nguyễn Văn Hóa (1995) là một nhà báo và đưa hình ảnh về cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh trước công ty Gang Thép Hưng Nghiệp (Formosa) và phản đối mạnh mẽ vụ việc gây chấn động thế giới đó. Nguyễn Viết Dũng Nếu không có gì thay đổi, rất có thể VN chúng ta sau này có nhà ngoại giao giỏi như Phan Kim Khánh, sẽ có một kỹ sư giỏi có tâm nhất, sáng chế ra những cái gì thuộc về tư duy VN như Nguyễn Viết Dũng, rất có thể một luật gia đứng về người thấp cổ bé họng bị bốc lột như Huỳnh Đức Thanh Bình, hoặc một nhà báo có tâm đứng về nhân dân để phản đối sai trái của nhà cầm quyền như Hóa, Có thể chứ? Nhưng các bạn đó đã không chọn cho mình một lối đi theo cách chăm lo chải vuốt bộ lông cho bản thân mình, mà các bạn đó, sinh ra khắp mọi đất nước nhưng cùng chung một thái độ trước thời cuộc, các bạn đó dứt khoát, cũng từng sợ hãi, cũng từng run sợ những màn tra tấn trong đồn công an, cũng từng sợ hãi nhà tù... nhưng với nỗi niềm thao thức trước vận mệnh dân tộc đã giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi đó. Tôi không nhớ nỗi mặt của Huỳnh Đức Thanh Bình vì tôi chưa gặp cậu ta, cũng Như Hóa, tôi chưa từng gặp, Phan Kim Khánh cũng thế, duy chỉ một lần gặp Dũng ở Hà Nội nhưng tôi không thể nào quên ánh mắt kiên định khi Hóa, khi Dũng khi họ ra tòa, tôi không thể hiểu lý do giữa những lựa chọn cho tương tươi sáng hơn mà họ lại lao vào dấn thân để rồi bây giờ họ ngồi tù, và tôi đã quên họ. Tôi tự vấn bản thân, nếu không có họ, không những hành động quả cảm đó, thì tương lai nào cho VN? Nếu họ vẫn như bao sinh viên khác thì đất nước rồi sẽ về đâu? Cha ông ta từng dạy Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách, thực hiện lời dạy đó của Cha ông, các bạn trẻ đã lên tiếng, đã dám ném những viên đá xuống hồ mặc dù không thay đổi được nhiều nhưng cũng tạo được một làn sóng lăn tăn, không phải chúng ta chờ đợi ai để giúp chúng ta thì hãy cùng tỏ thái độ ghép nhiều viên đá nhỏ để thành một tảng đá lớn, để ném xuống biển, biển cũng tạo thành con sóng lớn, càng nhiều viên đá ghép lại sẽ tạo thành một con sóng đủ mạnh để quét sạch đi những gì dơ bẩn trên quê hương chúng ta. Hôm nay, tôi nhớ về họ, nhớ về họ mà suy nghĩ đến vận mệnh của đất nước này, mà thầm cảm ơn những viên đá nhỏ đó đã chứng minh cho bạo quyền thấy lớp trẻ của chúng tôi không những là thử thách cho chế độ độc tài mà còn là những mầm non tương lai sẽ kiến tạo đất nước, nhà cầm quyền bỏ tù họ như đã bỏ tù tương lai đất nước. Chính nhà cầm quyền đã tiêu diệt đi tương lai tốt đẹp của dân tộc ta. Cộng sản họ tự khắc vào bảng ghi những tội ác để lưu lại như là vết nhơ trong lịch sử muôn đời. Họ sẽ được tôi và nhiều người khác nhớ tới và mãi nhắc về họ. Những người anh em của tôi.#Free #HuỳnhĐứcThanhBình #NguyễnVănHóa #NguyễnViếtDũng #PhanKimKhánh Fb Sep Pham
......

Thấy gì qua vụ chất vấn Bộ công an tại Quốc Hội?

Ảnh: Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng Trong những ngày vừa qua, dư luận nhắc đến nhiều về vụ ông Lưu Bình Nhưỡng, một Đại biểu thuộc đoàn của tỉnh Bến Tre trong quốc hội cộng sản Việt Nam. Vào ngày 31/10, ông Nhưỡng đặt thẳng vấn đề “vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%”. Phát biểu của ông Nhưỡng đã không chỉ làm dậy sóng trong dư luận mà còn làm cho Bộ Công an “bối rối” khi những tồi tệ của công an bị phanh phui trước công luận. Đương nhiên Bộ Công an đã phản đòn bằng cách phê phán những nội dung đưa ra của ông Nhưỡng là không chính xác, sai phạm, đồng thời dùng bộ máy đảng để buộc ông Nhưỡng phải rút lại những phát biểu. Hiện nay ông Lưu Bình Nhưỡng bị áp lực phải “im lặng” cho đến khi Đảng uỷ Quốc hội ra quyết định đúng sai về nội dung phát biểu do Đảng uỷ Công an yêu cầu. Dường như cuộc chiến của ông Lưu Bình Nhưỡng với Bộ Công an là không cân sức, theo dõi phản ứng của các đại biểu khác xoay quanh vấn đề này thì hầu như ít ai dám ủng hộ ông công khai. Ông Nhưỡng hoàn toàn cô đơn và lạc lỏng giữa Nghị trường. Trước sự phản ứng gay gắt từ phía Bộ Công an, những điều ông Nhưỡng chất vấn Bộ Công an là đúng với thực tế diễn ra trong hoạt động của Bộ Công an hay không? Ông Nhưỡng vẫn khẳng định “Cái này có tiêu đề, báo cáo đàng hoàng chứ không phải tự tôi nghĩ ra. Những vấn đề này nằm trong cùng một hệ quy chiếu. Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào.” Có một sự thật, không thể phủ nhận là các cán bộ liêm chính, đàng hoàng thì không ai có thể “gắp lửa bỏ tay người” để tố cáo họ cả. Hàng năm, khắp cả nước có hàng ngàn vụ tố giác tội phạm tham nhũng, cán bộ hành sách, thậm chí chỉ đích danh cán bộ khá nhiều, nhưng đều rơi vào quên lãng. Có một thực trạng là nhiều trường hợp những người tố cáo, dù đúng sự thật vẫn bị trù dập không thương tiếc, người bị tố cáo không mảy may ảnh hưởng, vẫn tại vị và thậm chí còn lên chức cao hơn. Ở Việt Nam có tiền, có quyền lực sẽ chi phối được tất cả, dù những kẻ có quyền, tiền có vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng sự việc cũng sẽ bị chìm xuồng và rơi vào quên lãng theo năm tháng. Tiếng nói của ông Nhưỡng cất lên giữa quốc hội chất vấn Bộ Công an vi phạm pháp luật như một giọt nước tươi mát cho người quốc dân đồng bào đang khao khát công lý. Nhưng, nó nhanh chóng bị bóc khói. Người ta “phân vân” Quốc hội đã thay đổi, chuyển hóa rồi sao? Trong diễn đàn quốc hội, đại biểu có quyền nói lên tiếng nói độc lập? Câu chuyện tại Nghị trường đã bị dập tắt, chấm dứt bởi bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị với việc cụ thể này hai đại biểu nên gặp nhau trao đổi để không mất thời gian của các đại biểu khác. Trong cấu trúc quyền lực chính trị của thể chế độc tài đảng trị tại Việt Nam thì Bộ Công an được mệnh danh là lá chắn của chế độ, hay còn được gọi là chế độ công an trị. Thế nên bất cứ ai đụng chạm đến công an coi như tự ruốc họa vào thân. Có thể trong tương lai không xa ông Lưu Bình Nhưỡng sẽ được bị “dọn dẹp” bằng cách thức nào đó. Thực tế trong con mắt người dân Việt hiện nay coi công an như một thế lực hung thần. Trên diễn đàn Trithucvn.net, một độc giả nói có gia đình truyền thống là công an viết rằng: “Gia đình tôi có rất, rất và rất nhiều người làm CA. và tôi cũng từng suýt nữa cũng vào học đại học CA. Nhưng sự thật, ngoài lòng tự hào về truyền thống gia đình tôi còn có nỗi đau do sự biến chất có tính hệ thống của ngành CA. Ngành CA ngày nay đã không còn xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân nữa. Nói đến CA là nói đến một cái gì XẤU XA và GHÊ TỞM, MAN RỢ và TÀN ÁC nhiều hơn là những điều tốt lành”. Portland, OR 15/11/2018 Paulus Lê Sơn
......

“Chạy án” và “bị án” trong giới luật sư

Ảnh Luật sư Võ An Đôn Trong cuộc trò chuyện với BBC Tiếng Việt tại Bangkok, Thái Lan hôm 20/7, luật sư Nguyễn Hương Quê nói: "Lúc  đầu tôi rất muốn trở thành luật sư do ngưỡng mộ các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Hà Huy Sơn, Võ An  Đôn…, vì thấy họ giúp cho những thân chủ là những người lên tiếng kêu gọi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng rồi tôi thấy một vài luật sư trong số này liên tục bị bức hại, bị bắt bớ, bị tước giấy phép hành nghề…. Với kiến thức pháp luật của họ mà họ còn không thể tự giải cứu chính mình thì tôi thấy vấn đề không phải ở chỗ họ". Qua đọc cảm nghĩ của luật sư Nguyễn Hương Quê thố lộ với phóng viên đài BBC vừa nêu trên và được đọc bài tâm sự giữa nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh với luật sư Võ An Đôn trên Dân Quyền VN, người viết thấy rõ hơn xã hội VN đang trong cảnh “vàng thau lẫn lộn”. Ngay trong giới luật sư cũng bị phân hóa: những kẻ cơ hội “chạy án” để moi tiền nguyên cáo; những người tài đức, thẳng ngay “bị án” – Võ An Đôn chỉ là một nạn nhân trong số.   Phải thừa nhận một thực tế: Ở Việt Nam hiện nay, ngày một rõ, đã hình thành 2 trường phái chính trị đối lập nhau: một bên là phái cầm quyền Độc tài Chuyên chế ỷ thế cậy quyền hiếp dáp dân chúng; một bên là phái Dân chủ Đa nguyên vì nước quên thân, vì dân phục vụ.   Sau khi luật sư Võ An Đôn bị cấm hành nghề, hệ thống truyền thông chính thống nói Đôn là người xấu, cơ hội…; còn trên những trang mạng xã hội , nhiều bài viết khen ngợi  Đôn là người dũng cảm, chính trực…. “Ông nói gà, bà nói vịt” như thế khiến cho những người ít quan về chính trị khó xác định bản chất thật của luật sư Đôn. Riêng người viết  khẳng định Đôn theo khuynh hướng Dân chủ Đa nguyên, sẵn sàng dấn thân vì nghĩa lớn.   Muốn biết rõ hơn về Đôn, người viết vào Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) được biết, xin tóm lược: “Luật sư Đôn sinh ngày 10/01/1977 (41 tuổi) quê ở tỉnh Phú Yên. Sau khi đồng thời tốt nghiệp 2 trường: Đại học Luật khoa và đại học Xã hội&Nhân văn (Văn khoa) ở TPHCM, Khi ra trường, Đôn được nhận làm việc ở tỉnh Bình Thuận. Thấy công việc mình làm trái nghề, anh về quê nhà ở thôn Phước Thịnh, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên mở Văn phòng luật sư. Khách hàng của anh chủ yếu là nông dân. Anh sẵn sàng tư vấn hoặc nhận biện hộ trước tòa miễn phí cho những dân oan nghèo..v.v…”. Anh không từ chối biện hộ cho những vụ án bị ghép vào yếu tố Chính trị như vụ Cấn thị Thêu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… Ngoài nghề luật sư,  anh còn viết bài phê phán sai trái không loại trừ “vùng cấm”. Anh được quốc tế xếp vào nhóm luật sư hàng đầu thế giới.    Lập trường là chỗ đứng, Quan điểm là cách nhìn. Qua quan sát thực tế, riêng những ngưới trong giới luật sư cũng có lập trường, quan điểm khác nhau:   Chạy án   Những luật sư cầu an bảo mạng, bán rẻ lương tâm vì vụ lợi…luôn thỏa hiệp với nhà cầm quyền, được nhà cầm quyền ưu ái. Họ sống theo kiểu “đục nước béo cò”, mong cho có nhiều vụ kiện cáo để họ “chạy án” – chạy kiếm án để moi tiền nguyên cáo. Khi ra tòa, họ cãi chiếu lệ - “được thất mặc bây, tiền thầy bỏ túi”. Để an toàn trên “xa lộ”, họ thường từ chối lãnh cãi những vụ án bị ghép vào yếu tố chính trị hay những vụ án kiện cán bộ cấp cao hoặc cơ quan công quyền.   Bị án    Những luật sư không bán rẻ lương tâm, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, lấy công lý làm cơ sở trong tranh tụng tại tòa – tiền là thứ yếu, công lý mới là chính yếu. Khi thấy bên nguyên cáo khởi kiện chính đáng, dầu án Chính trị, Hình sự, Dân sự hoặc quan chức to nhỏ, cơ quan quyền lực thấp cao gì họ cũng sẵn sàng tư vấn hoặc nhận làm biện hộ trước tòa để “cứu nhân độ thế”. Đối với họ, tiền là thứ yếu, công lý mới là chính yếu – nhận biện hộ hay tư vấn có thể miễn phí cho những khổ chủ nghèo khó. Nhà cầm quyền đối kỵ, ghét cay ghét đắng những luật sư có khí phách nầy, tìm mọi cách vô hiệu hóa hoặc buộc họ rời khỏi “trận địa” như trường hợp luật sư Đôn bị án buộc thôi hành nghề chẳng hạn.   Người viết nói thế tạm đủ, đọc giả hãy thưởng thức “hương vị”của 2 gã Nhạc sĩ và Luật sư cùng chung lập trường, quam điểm tâm sự:       Tuấn Khanh: Luật sư thì bị tước thẻ với lý do mơ hồ. Còn tất cả các vụ án về chính trị hay dân quyền, nhân quyền mà các luật sư tham gia trong năm 2017 sao lại hoàn toàn thất bại?!.      LS. Võ An Đôn: Dạ, lâu nay các vụ án liên quan đến dân chủ, nhân quyền, quan quyền mà được các luật sư nhận lời tham gia cũng không nhiều, bởi phần lớn người ta sợ Nhà nước gây khó khăn cho công việc làm ăn, hay rồi bị rút thẻ như em. Nhưng thật lòng mà nói, cho đến lúc này thì hầu hết các vụ án liên quan đến dân chủ, nhân quyền, quan quyền thì luật sư chỉ còn đóng vai trò tham gia cho có vậy thôi anh à. Bản án thì đã được ấn định trước.   Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Vì tính bộc trực, em bị Luật sư đoàn rút giấy phép hành nghề, em có thấy lỡ lời, hối tiếc và buồn không?     Luật sư An Đôn: - Dạ, đó là quan điểm cá nhân, chọn thỏa hiệp với nhà cầm quyền để sống yên. Nhưng quan điểm của em thì sống làm nghề luật sư, thì phải lựa chọn nói thật. Bởi luật pháp và công lý là sự thật, thì em cũng muốn được nói thật. Em biết nói thật thì khó nghe nhưng rồi nó sẽ tác động vào việc thay đổi xã hội - Nếu em không nói thật thì em cũng như mọi người, thỏa hiệp với sự bất công mà sống thì xã hội này sẽ ra sao? Em không muốn sống như vậy - Thiệt tình em buồn lắm vì không còn được làm nghề luật sư nữa để giúp cho mọi người. Em   không cảm thấy cô đơn khi dư luận xã hội vẫn không quên em. Đi ngoài đường, người ta không coi em là người thất thời, họ cũng mời em café, nói chuyện chào hỏi… nên em cũng hạnh phúc lắm anh à. Vác cuốc làm vườn Tuấn Khanh:  Giờ em sống bằng cách nào?   An Đôn: Dạ, em đang ở cùng cha già 86 tuổi, ông là cựu chiến binh chống Pháp, Mỹ.  Em đóng cửa Văn phong luật sư, quần quật  với mấy sào ruộng vườn, nuôi bò, gà, vịt cũng đủ sống – “Trời sanh voi sanh cỏ” mà anh?.   Ở Việt Nam hiện nay, luật sư bị vô hiệu hóa không chỉ ở những vụ án có yếu tố chính trị mà cà những vụ án kiện quan chức hay kiện bộ máy cầm quyền. Vì các vấn đề nầy thuộc lĩnh vực “nhạy cảm”, bản án đã được nhà cầm quyền ấn định trước – Giới Cầm quyền thủ vai đạo diễn, Toàn án và Luật sư thu vai diễn viên, diễn những vở hài cười ra nước mắt.   ***   Để minh họa cho những gì luật sư Đôn nói, Thiên Tùng xin kể chuyện mình kiện Ủy Ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang về cái sân thượng:   << Nhà 13 và 15 liên cư, vốn là một chủ, cấu trúc hệt nhau gồm một trệt 1 lầu, nóc bê-tong (nóc bằng), lên sân thượng chỉ có cầu thang nằm bên nhà 15.       Trước 30/04/1975, nhà 15 chủ bán vàng, nhà 13 cho con mở tiệm cầm đồ, đã bỏ nhà sang Mỹ. Sau 30/04/1975, trong chiến dịch X.2 (đánh Tư sản Mại bản),  Nhà nước kê biên và tịch thu 2 căn nhà nầy, giao cho Ban Tuyên Huấn làm nhà tập thể.   Đền năm 1980, được sự nhứt trí của UBND Tỉnh, BanTuyên Huấn giao nhà 15 cho cán bộ Trần văn Mai, nhà 13 giao cho cán bộ Đào văn Tùng (tôi) mướn để ở.   Chê ở phố xá chật chội, Trần văn Mai trả nhà 15  đi nơi khác. Khoảng 1 năm sau, nhà nước cho lại chủ cũ căn nhà 15. Từ đó, nhà 13  chúng tôi  không thể lên sân thượng, vì cầu thang nằm bên nhà 15.  Nhà 15 chiếm dụng sân thượng nhà 13 cũng từ ấy.     Nhiều lần nhà nước kêu tôi chấp nhận hóa giá như bao cán bộ khác. Tôi không chấp nhận vì sân thượng nhà 13 bị nhà 15 chiếm dụng. Thế là, tôi tiếp tục thuê nhà số 13 để ở.   Năm 1998 (18 năm sau), UBND tỉnh họp xử lý hành chánh 2 căn nhà 13 và 15 nầy. Sau cuộc họp, UBND Tỉnh ra Công văn 787/CVUB:  buộc nhà 15 trả sân thượng nhà 13 cho Nhà nước quản lý, và ra quyết định 905/QĐUBND xác nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho nhà 15 gồm 1 trệt, 1 lầu và sân thượng chỉ bên nhà 15.   Năm 1999, UBND tỉnh ra quyết định bán căn nhà 13 cho chúng tôi theo công văn 787 như đã nói. Mua nhà mà mình đã mướn ở suốt 18 năm qua, khi giao nhận chỉ về mặt giấy tờ. Theo hợp đồng mua bán, nhà 13 tôi mua gồm 1 trệt, 1 lầu và sân thượng. Nhưng khi giao nhà 13 cho chúng tôi bên nhà 15 vẫn chưa trả sân thượng cho nhà 13. Tôi hỏi về cái sân thượng, phó chủ tịch Tỉnh Đoàn văn Tâm, người ký “Giấy chứng nhận QSHN và QSDĐ” cho chúng tôi nói: “Chúng tôi sẽ buộc nhà 15 trả sân thượng lại cho nhà 13 theo công văn 787, chẳng lẽ bán nhà mà không có nóc, ông yên tâm”.   Suốt 9 năm (1999-2008), hết ông Chủ tịch nầy đến ông chủ tịch khác, cứ hứa nhưng không làm.   Năm 2008, UBND Tỉnh lại chỉ đạo cho UBND TP Mỹ Tho làm giấy chủ quyền mới cho nhà 15 gồm cả sân thượng nhà 13 mà không hề nói gì đến chúng tôi.   Không còn cách nào khác, theo hợp đồng mua bán giữa chúng tôi và UBND Tỉnh, chúng tôi nhờ luật sư tư vấn và biện hộ cho chúng tôi trong vụ kiện nầy - bên nguyên cáo là chúng tôi, bên bị cáo là UBND tỉnhTiền Giang.   Chúng tôi đến Văn phòng  luật sư Th… nhờ tư vấn và biện hộ cho chúng tôi trước Tòa về việc nầy. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư Th… nói với tôi: “Qua xem xét hồ sơ, anh chiếm ưu thế tuyệt đối trong vụ kiện nầy, nhưng bị cáo là cơ quan quyền lực cao nhứt ở địa phương, khả năng anh thắng cao nhứt cũng chỉ 10%. Xem như tôi tư vấn miễn phí cho anh, còn biện bộ cho anh trước Tòa thì xin anh cho em duy trì nghề để kiếm chút cháo!”.   Chúng tôi lại đến văn phòng luật sư Tr… cũng đưa hồ sơ nhờ tư vấn và biện hộ. Luật sư Tr… cũng nói như luật sư Th… Nhưng Ông chi tiết thêm: “Qua nghiên cứu hồ sơ, phần phải thuộc về anh, tôi chỉ tư vấn miễn phí cho anh, không nhận làm “thầy cãi”. Không phải tôi sợ va chạm với nhà cầm quyền, tôi có thể cãi miễn phí cho anh. Tôi khuyên anh không nên thuê thầy cãi, chỉ phí tiền. Dầu anh là cán bộ, nhưng cán bộ đã nghỉ hưu, như một thường dân thôi, “Con kiến mà kiện củ khoai” phần thắng thấp lắm. Anh có lợi thế, cứ kiện và tự biện xem sao, biết đâu con chim ỉa lọt miệng ve”.   Thế là tôi phát đơn kiện, không mướn luật sư mà tự biện. Ròng rã suốt  3 năm, hết Toà án Tỉnh, Tòa án Cấp cao đến Tòa án Tối cao ( trước gọi là Giám độc thẩm). Tại mỗi phiên Tòa, hết Thẩm phán đến bên Bị cáo thay phiên nhau kẻ tung người hứng, tràng giang đại hải mà không đi vào nội dung cốt lõi của vụ án là giấy hợp đồng mua bán theo tinh thần Công văn 787. Còn bên Nguyên cáo (chúng tôi) như trở thành bị cáo, chỉ được nói những điều Tòa hỏi, còn bị chặn họng chặn hầu, cắt  lên cắt xuống. Sơ thẩm (ở tỉnh) xử tôi thất kiện, cấp chung thẩm và giám đốc thẩm xử y án Sơ thẩm. Vì thua kiện, họ buộc tôi nộp án phí mỗi vụ 200.000 đồng – nộp thì nộp! >>.   Kiện hết các cấp Quốc gia chẳng lẽ kiện ra Quốc tế. Đành “Rắn mình em chịu có sao đâu!”.     16/11/2018       T.T Nguồn: http://danquyenvn.blogspot.com
......

Sai phạm ở Thủ Thiêm: Có tha thứ được không?

Trong buổi tiếp xúc với bà con Thủ Thiêm, Nguyễn Hồng Điệp (trưởng ban tiếp dân trung ương) nói: Sực việc ở Thủ Thiêm đã diễn ra nhiều năm, rất khó sửa chữa được như cũ nên mong bà con hợp tác. Khuyết điểm của chính quyền mà bà con tha thứ được thì mong bà con bỏ qua, hợp tác cùng chính quyền để giải quyết vấn đề Thủ Thiêm. Nguyễn Hồng Điệp (trưởng ban tiếp dân trung ương) Vấn đề được bà con Thủ Thiêm đặt câu hỏi là 160 Ha đất tại định cư của bà con ở đâu? Xin thưa rằng 160 Ha này bên thành phố đã giao cho doanh nghiệp rồi, đẩy bà con xuống tận Rạch Chiếc, Cát Lái.. cách xa Thủ Thiêm tận những 15km. Cái đáng nói ở đây là không phải khuyết điểm của chính quyền, mà đây là sai phạm, là phạm tội rất nghiêm trọng. Hành vi phạm tội này đẩy người dân Thủ Thiêm vào vòng khốn khổ , đau thương, mất mát 20 năm trời. Mất không thể kể siết. Vậy thì làm sao mà tha thứ được chứ. Vụ việc này phải xử lý thật nghiêm minh chứ không phải vòng vo, câu giờ, chạy tội được. Xin nhắc lại đây là hành vi phạm tội rất nghiêm trọng và không thể tha thứ. Vấn đề bà con hợp tác ở đây là hợp tác về mặt đưa ra các chứng cứ, tài liệu xác thực để kết tội những kẻ đã gây ra đại án long trời lở đất này. Chứ không phải hợp tác theo kiểu dĩ hòa vi quý, xuề xòa thông cảm được. Làm gì có cái kiểu đẩy hàng nghìn hộ dân vào 20 năm đau thương, mất mát, oan ức mà lại chỉ hợp tác kiểu xin lỗi, kiểm điểm tập thể hay câu giờ, chạy tội được. Riêng anh Phúc với anh Trọng mà không giải quyết được chuyện này thì đây có thể là tiền lệ bùng cơn sóng ngầm uất hận của nhân dân ở khắp các vùng miền bị cướp đất. Các anh liệu mà làm sao thì làm. Làm được thỏa đáng vụ này thì các anh lấy lại được khối điểm lòng dân đấy./.  
......

Rất cần chuyển hướng đấu tranh

Để thay đổi đất nước không thể chỉ lên án cái xấu. Nếu chỉ lên án bằng tiếng nói, thì hàng trăm cái sai, chính quyền chỉ sửa một vài cái, mà chỉ sửa toàn là những vấn đề nhỏ. Không có áp lực chính trị không bao giờ chính quyền thay đổi những vấn đề lớn, và tất nhiên nó không bao giờ nó chịu nhường bước trước dư luận. Xây nhà hát Thủ Thiêm, bị phản đối, chính quyền chùn tay. Bản án bất công với tài xế container, xã hội lên tiếng chính quyền chùn tay và xét lại. Nhưng dự án Bauxit Tây Nguyên, dù lên án cỡ nào chính quyền cũng quyết không nghe, và giờ lỗ rõ mười mươi họ cũng không sửa. Thảm họa Formosa, dù khiếu kiện, dù biểu tình nổ ra khắp nơi họ quyết bảo vệ nó đến cùng. Dự thảo Luật An Ninh Mạng, dù cho phản đối, họ không lùi bước. Qua đây ta thấy gì? Đó là những miếng mồi nhỏ họ nhường cho dân để làm xìu phản ứng. Còn những chính sách lớn, những đại họa cho đất nước họ không nhường bước. Mà ngược lại, họ quyết thực hiện đến cùng bất chấp sự bất bình của nhân dân. Ta thấy đất nước lụn bại và ngày một rơi vào tay ngoại bang là do đâu? Là là bởi những chính sách lớn của đảng - những chính sách mà Đảng không bao giờ chịu lùi bước trước phản ứng của dân. Cho nên việc lên tiếng trên mạng xã hội chỉ làm thay đổi một số chi tiết nhỏ trong một biển sai phạm của chính quyền này. Nếu chỉ lên tiếng trên mạng xã hội sẽ mãi mãi không ảnh hưởng đến đại cục chính trị đã định. Không thể đấu tranh bằng tiếng nói mãi được, mà phải đấu tranh bằng tổ chức chính trị. Như ta biết, khi Liên Xô mới sụp đổ, nước Nga có hàng ngàn đảng phái chính trị ra mặt. Giả sử, nếu có phép màu nào đó mà dẹp ĐCS đi, thì Việt Nam sẽ hiện ra bao nhiêu đảng phái có đủ sức mạnh để lãnh đạo đất nước? E chẳng có tổ chức nào. Cho nên, để thay đổi đất nước thì phải đấu tranh chính trị có tổ chức. Không còn con đường nào khác. Trong con đường đấu tranh bất bao động thuần khiết, nó đòi hỏi một chính quyền biết tôn trọng luật do nó đặt ra. Khi chính quyền biết chơi theo luật với dân, thì lúc đó, dựa vào luật, dân bất tuân dân sự hoặc biểu tình hợp pháp. Chỉ có loại nhà nước như thế, thì phương pháp đấu tranh bất bạo động mới có thể ép chính quyền nhượng bộ. Còn với chính quyền CS? Chính quyền này luôn sẵn sàng chà đạp lên hiến pháp và luật pháp của chính nó viết ra thì phương pháp bất bạo động thuần khiết sẽ đi vào ngõ cụt. CS bây giờ dám trắng trợn thách đố nhân dân rằng "bố mày thích thì làm, đố chúng mày làm gì được?", thì ta phải biết, chỉ có đấu tranh bất bạo động thì chả làm gì được nó. Việc hóa giải câu thách đố ấy của CS thì phải có tổ chức chính trị bí mật vạch ra hướng đấu tranh vũ trang với nó mới may ra. Như ta biết, công nghệ hybrid là công nghệ dùng điện hỗ trợ xăng. Được động cơ điện hỗ trợ, động cơ xăng tiêu tốn ít xăng nhất mà lại cho một công suất lớn nhất có thể. Tương tự vậy, đấu tranh ít thiệt hại nhưng mang lại hiệu quả thì phải kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh bất bạo động. Để nuôi phong trào bất bạo động, thì phải có tổ chức vũ trang bí mật khắc chế những kẻ làm chết phong trào bất tuân dân sự. Phong trào dân chủ bất bạo động tựa cây non, các tổ chức chính trị có sử dụng vũ trang tựa hàng rào bảo vệ phong trào khỏi sự xâm hại từ phía phá hoại. Vũ lực gói gọn trong mục tiêu bảo vệ nhân dân, tuyệt nhiên không khủng bố. Chỉ có vậy thì mầm non bất tuân dân sự lớn mạnh được. Cho nên, rất cần, và cần rất nhiều tổ chức chính trị bí mật mọc lên để chuẩn bị cho đổi thay. Còn nếu không làm gì hôm nay, thì muôn đời không thắng nổi CS, và tất nhiên là mất nước./. ------------------------------------------------------------------------------ VÀI ĐIỀU TÂM SỰ của tác giả Tôi đưa ra một hướng phá vỡ bế tắc trong đấu tranh. Có nhiều ý kiến trái chiều, đó là điều chắc chắn. Đấy là một trong cách bẻ lái mà tôi cho là có thể. Đó cũng chỉ là một ý kiến, mọi người có thể đưa ra cách khác. Bản chất của đa chiều là vậy, ý kiến đưa ra có người đồng tình, có người không đồng tình, có người chống là chuyện bình thường. Một chiếc xe đang đi thì đến ngõ cụt. Vậy chúng ta chờ cho nhà nước làm đường tiếp để đi thẳng hay phải bẻ lái tìm đường khác? Chắc chắn phải bẻ lái, còn bẻ theo hướng nào là tuỳ sự tìm tòi của mọi người, không nhất thiết phải theo đường của tôi. Nhưng phải bẻ lái để kết thúc sự bế tắc là điều chắc chắn phải làm. Vì thế nên cần có tổ chức để tập hợp chất xám, viết ra đường lối để đưa vào nghị quyết và có chương trình hành động. Không thể đợi dân làm mà đã đến lúc tổ chức phải làm. Và cũng đừng chửi dân là ngu nữa, vì dân cũng cần phải có hành động của tổ chức để họ an tâm xuống đường. Cho nên càng phải nghĩ khác và làm khác. Đấu tranh bằng miệng cũng cần nhưng nó chỉ dừng lại ở mục đích khai dân trí, còn đưa đến hành động là việc của tổ chức. Tổ chức chọn cho mình phương án hành động thế nào để đẩy được tính thần dân lên cao và phá vỡ sự sợ hãi thì điều đó mới là quan trọng. Số đông đấu với sức mạnh là nguyên tắc chiến thắng CS. Cần nhiều tổ chức đảng phái với phương pháp hành động đa dạng tấn công CS từ nhiều phía để phân tán sức mạnh của nó. Và cũng cần nhiều đảng để chuẩn bị cho một Việt Nam hậu CS. Cần có nhiều đảng trong một nhà nước đa nguyên đa đảng chứ? Nếu chỉ 1 đảng thì không thể đấu lại CS, và nếu giả sử có phép mầu nào để CS sụp thì đất nước hậu CS cũng là của 1 đảng mà thôi. Cho nên cần nhiều đảng thành lập, và mỗi đảng đề ra hướng bẻ lái theo cách riêng của mình để đưa đất nước đến với tự do dân chủ.
......

Bộ Quốc Phòng :Đã ngu lại còn hay lý sự.

Chiều ngày 14/11 tại Hà Nội có tổ chức giao lưu quốc phòng giữa Việt Nam và Tàu. Bên trong nội dung có nói rằng cuộc giao lưu này là góp phần chống lại luận điệu xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam - Tàu của các thế lực thù địch . Nghe nói thân thiết, nồng ấm lắm. Nhưng cái ngu thì càng nói nó lại càng lòi ra. Tại sao tôi chửi chúng nó ngu là vì cái lẽ như thế này: Xét về lịch sử dân tộc mấy nghìn năm cho đến tận bây giờ, chưa bao giờ người dân Việt Nam coi bọn Tàu là bạn mà chúng nó là kẻ thù truyền kiếp, không bao giờ chúng nó thôi cái ý muốn xâm chiếm Việt Nam để biến thành một tỉnh của chúng nó. Cho đến những năm chiến tranh biên giới Việt-Tàu mà chúng ta vẫn gọi bọn nó là giặc cơ mà. Và từ những năm 1958 đến bây giờ chúng nó không ngừng xâm chiếm biển đảo, bắn giết ngư dân, tuyên bố chủ quyền phi pháp trên lãnh hải của chúng ta. Chúng nó luôn âm mưu triệt hạ nền kinh tế của nước ta bằng các thủ đoạn gian thương lưu manh khiến bà con nông dân của chúng ta lao đao, khốn khổ. Chúng nó tuồn hàng hóa chất lượng kém, độc hại vào đầu độc giống nòi chúng ta khiến nhân dân bệnh tật. Thêm vào đó nữa hàng hóa của chúng tràn ồ ạt vào nước ta khiến cho thị trường, nền sản xuất trong nước bị bóp chết làm cho bà con khốn khổ . Để cạnh tranh được với hàng hóa của chúng nó thì bà con ta bắt buộc phải làm giả, cho chất cấm vào để bán kiếm lời. Điều này chính là người mình giết người mình, đó là đòn thâm độc của bọn Tàu. Chúng cho người lợi dụng lòng tham của một số cò đất để mua đất của chúng ta ở các vị trí trọng yếu về quốc phòng. Chúng giăng bẫy nợ lên nền kinh tế của nước ta hòng tính bài toán siết nợ bằng lãnh thổ. Chúng cho doanh nghiệp của chúng sang xả thải gây hủy hoại môi trường của chúng ta làm cho nhân dân bệnh hoạn, mất kế mưu sinh, giang sơn tan nát. Chúng cho các dự án nhiệt điện, các nhà máy sắt gỉ sang nước ta để xả rác, gây ô nhiễm môi trường nhằm phá nát nước ta, giết dân ta. Ấy vậy mà đảng cộng sản còn thông đồng, làm ngơ, tiếp tay cho Tàu để chúng hoành hành trên giang sơn gấm vóc cha ông để lại hòng giữ chế độ, kiếm tiền trên sự tồn vong của đất nước , của dân tộc. Đã thế còn không tỏ rõ thái độ đâu là bạn, đâu là thù mà còn nhận giặc làm cha, nhận kẻ thù làm huynh để mà bỏ mặc giang sơn, dân tộc lụi bại, nát tàn. Vậy mà đòi phản bác lại luận điệu xuyên tạc ư? Giao hảo với kẻ thù truyền kiếp , để mặc chúng nó hoành hành mà là phản bác ư? Đây chính là hành động công nhận sự tôi mọi của chính quyền cộng sản Việt Nam cho Tàu cộng. Chuẩn xác là như vậy. Fb Nguyễn Việt Nam  
......

Tiếc cho ai?

Chắc mọi người còn nhớ trong phiên chất vấn của Quốc hội ngày 31/10, ông Lưu Bình Nhưỡng, ĐBQH tỉnh Bến Tre – Phó trưởng Ban dân nguyện đã báo cáo những “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp”. Cụ thể là cơ quan điều tra không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho viện kiểm sát 86%, vi phạm trong tống đạt là 100%”. Việc này quả thực làm chấn động hội trường và dậy sóng trên các trang mạng xã hội. Ngay sau đó, Bộ Công An lên tiếng phản đối và đòi ông Nhưỡng xin lỗi, tuy nhiên ông Nhưỡng vẫn tin tưởng vào số liệu của mình. Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng khẳng định: “Giải quyết tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 87%, tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án đạt trên 81%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra”, nghĩa là hoàn toàn trái ngược với phát biểu của ông Nhưỡng. Trong khi tranh cãi chưa đi đến kết quả và báo chí đang tìm cách khai thác thì vào ngày 9/11 ông Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng chấm dứt mọi ồn ào liên quan đến phản ánh sự sai phạm trong ngành công an: “Tôi sẽ chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn các bạn”. Cấp thẩm quyền ở đây là Đảng đoàn Quốc Hội. Khoan nói ai đúng ai sai, nhưng nhiều người đã đặt câu hỏi “liệu có ai chống lưng cho ông Nhưỡng khi dám quậy vào tổ ong”. Cũng phải nói rằng gần đây liên tục xảy ra nhiều “sự kiện” liên quan đến ngành công an như vụ đổi 100 USD của anh Cà Rê ở Cần Thơ, vụ hành hung giảng viên và nhà làm phim Đặng Quốc Việt ở Ninh Kiều và vụ công an bắt gái mại dâm tại Vinpearl Lạng Sơn. Phải nói qua những vụ này bồi thêm vụ ông Nhưỡng, hình ảnh người công an “vì dân phục vụ” đã bị ảnh hưởng và dĩ nhiên người thiệt thòi nhất phải là người đứng đầu, ông Tô Lâm. Và nếu kết hợp với vụ Trịnh Xuân Thanh đang chịu áp lực từ phía Đức và Slovakia, thì “kẻ giật dây” còn ai ngoài “bí chủ”? Trở về phản ứng thối lui của ông Nhưỡng, chúng ta cũng không lấy gì làm ngạc nhiên lắm. Trong quá khứ mọi người đã thấy (và đã tin tưởng) vào các tuyên bố rực của các “đại biểu nhân dân” (ĐB) trên và ngoài nghị trường. Ngày 14/6/2018, ĐB Trương Trọng Nghĩa đã từng phát biểu thẳng thắn rằng “cho thuê đất 99 năm là mất nước”, cũng thế, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nói rằng: “Trong khi chúng ta đang họp Quốc hội thì Biển Đông dậy sóng, lòng người sục sôi vì chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Đại biểu không thể im lặng, Quốc hội không thể đứng ngoài”. Người Sàigòn chắc cũng còn nhớ ĐB Đặng Văn Khoa đã từng giương cao bịch nước thải chưa qua xử lý cũng như vác nguyên cái ống cống vào hội trường để chất vấn. Bây giờ ông Khoa đã về hưu được hơn 10 năm tình trạng úng ngập cũng như ô nhiễm môi trường đến đâu thì ai cũng biết. Rồi việc cho thuê đất thì đang bị chìm xuồng và đến lúc nào họ thông qua thì mọi việc kể như xong. Trên báo chí chúng ta cũng thấy hiện tượng “đánh trống bỏ dùi này”. Thỉnh thoảng cũng có nhiều tay viết rất sắc sảo, nêu ra nhiều hiện tượng rất hấp dẫn, số người vào comment nhiều và khen ngợi cũng như đặt niềm tin “tình hình sẽ cải thiện, đất nước ngày một thăng hoa”, nhưng sau đó những cây viết này từ từ biến mất. Có thể chỉ là họ ngưng viết, nhưng cũng để lại sự hụt hẫng cho người đọc, và chuyện đâu lại vào đấy. Trong một chiều hướng nào đó, tôi nghĩ thà ngậm miệng như đại đa số các đại biểu khác xem ra còn hay hơn là thỉnh thoảng đưa ra một phát ngôn tạo niểm tin cho người đọc, người nghe rồi mọi chuyện đâu vào đấy dưới chiêu bài “chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền” thì xem ra còn tệ hơn. Tại sao có hiện tượng Lưu Bình Nhưỡng sẽ là một câu hỏi về tâm và tầm của một ĐBQH, chừng nào tâm và tầm còn phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của đảng, chừng đó tâm và tầm cũng nằm trong vòng kim cô của đảng. Những câu nói “làm chấn động hội trường” xem ra chỉ là những ngọn lửa rơm bùng lên – theo một chỉ đạo nào đấy, hoặc theo một sự bực dọc nhất thời mà thôi. Và sau đó người dân tiếp tục sống như chưa hề có gì xảy ra. Vẫn bì bõm lội nước sau mỗi trận mưa, vẫn sống trong ô nhiễm, vẫn ăn những thức ăn độc hại, giáo dục vẫn “chưa bao giờ như bây giờ”, và còn nhiều, nhiều nữa. Sau khi ông Nhưỡng thối lui, nhiều người cũng tắc lưỡi: “đáng tiếc”. Nhưng tiếc cho ai, tiếc cho đại biểu hay tiếc cho dân? Phạm Minh Hoàng https://viettan.org/tiec-cho-ai/
......

Vụ Thủ Thiêm: Lãnh đạo vẫn tiếp tục hứa hão với dân oan

Dân oan Thủ Thiêm trèo rào vào nhưng không được phép gặp lãnh đạo. (Hình: VNExpress) SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 14 Tháng 11 diễn ra cuộc gặp lần thứ ba của ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn với dân oan Thủ Thiêm. Một phóng viên ảnh của báo VnExpress hé lộ trên mạng xã hội ảnh chụp một số người dân, hầu hết là phụ nữ, leo rào cao hơn 2 mét nhưng vẫn không được cho vào hội trường gặp lãnh đạo. Các báo cho biết, ông Phong được ghi nhận chỉ tiếp “đại diện 50 hộ dân ba phường An Lợi Đông, Thủ Thiêm và An Khánh có giấy mời”, còn những người dân từ các phường khác không có “suất” và cả giới phóng viên thì chỉ được xem qua màn hình ti vi. Báo VnExpress tường thuật: “Bên ngoài hội trường, nhiều người dân đề nghị lực lượng kiểm soát an ninh cho vào trong sảnh theo dõi buổi làm việc qua màn hình. Không được chấp thuận, một số người trèo qua hàng rào, la hét cho rằng ban tổ chức làm trái với thông báo trước đó.” Và tương tự như hai cuộc gặp trước, những gì dân oan Thủ Thiêm nhận được là Chủ tịch Phong tiếp tục hứa hão: “Chính phủ đang rà soát khu tái định cư 160 héc ta ở Thủ Thiêm. Từ sáng tới giờ có rất nhiều ý kiến bức xúc. Hiện, chính phủ đã thành lập tổ công tác để làm rõ vấn đề này, kết quả thế nào sẽ thông báo đến cô bác. Chúng tôi xác định rất rõ trách nhiệm của mình là giải quyết chuyện Thủ Thiêm trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người dân. Còn ai sai phạm phải xử lý theo pháp luật.” Người dân chưa được làm việc với lãnh đạo thành phố vây quanh xe hơi của tổ công tác, cố nói với theo các bực tức của mình. (Hình: VNExpress) Báo Zing dẫn lời một dân oan “kỳ cựu”, bà Trần Thị Mỹ, 77 tuổi, ngụ phường An Khánh, người có 14 năm đi Hà Nội theo đuổi vụ kiện: “Dù người dân sẵn sàng góp ý giải quyết, có vẻ lãnh đạo thành phố không sẵn sàng. Ai là lãnh đạo Sài Gòn thời kỳ đó [những năm 1990, 2000] thì phải chịu trách nhiệm về việc này.” Một số blogger liệt kê những dự án đang nằm trong khu tái định cư 160 héc ta ở Thủ Thiêm và cáo buộc chính quyền CSVN ăn cắp của dân để giao cho các doanh nghiệp bất động sản: Palm City của Trần Thái, Tiến Phước và Keppel Land; Lake View của Novaland; Khang Điền… Đến nay, các buổi tiếp dân oan Thủ Thiêm của bí thư Thành Ủy hay chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn hầu hết vẫn mang nặng tính hình thức và chỉ để tuyên truyền trên mặt báo theo kiểu mô tả của chính quyền là “dân vận”. Cũng vì vậy mà thay vì để ý đến phát ngôn của quan chức trong các buổi gặp, cư dân mạng chỉ quan tâm đến những chuyện bên lề và tình tiết mà họ không thấy các báo đăng tải. Sau buổi tiếp dân oan Thủ Thiêm hôm 14 Tháng 11, nhiều blogger chỉ bàn tán về chi tiết ông Nguyễn Hồng Điệp, trưởng ban Tiếp Dân của Thanh Tra Chính Phủ dự buổi này và “rút kinh nghiệm”, không còn đeo đồng hồ Rolex và cầm xì gà như trong buổi tiếp dân Thủ Thiêm hôm 7 Tháng 11. (T.K.) Nguồn: Người Việt
......

Sửa Luật Đặc xá nhìn từ ‘nhu cầu đối ngoại’

Mẹ Nấm, tù nhân chính trị được "đặc xá" gần nhất. Tội chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng được xét đặc xá” – một trong những nội dung mang tính ‘đột phá’ của Dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) – đã được đưa ra Quốc hội để thảo luận vào ngày 7/11/2018. Một nội dung ‘đột phá’ ‘Đột phá’ là từ ngữ rất thường được giới quan chức và tuyên giáo Việt Nam sử dụng như một cách ‘tự sướng’ và lên dây cót tinh thần ngay trong hoàn cảnh chẳng có gì đáng tự hào. Theo dự thảo này: “để đảm bảo đồng bộ với các Luật về tư pháp mới được Quốc hội ban hành, tạo động lực cho người chấp hành án phấn đấu cải tạo, dự thảo Luật quy định đối với một số tội mà Bộ Luật hình sự quy định không được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì nay vẫn có thể được đặc xá nhưng điều kiện về thời gian đã chấp hành án dài hơn so với các tội danh khác. Đó là các tội liên quan đến phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội, tội phá hoại chính sách đại đoàn kết, tội làm-tàng trữ -phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tội phá hoại an ninh, tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân… Với những người phạm các tội danh trên, phải chấp hành ít nhất ½ thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn”. Đây là lần đầu tiên từ khi Luật Đặc xá được thông qua vào tháng Mười Một năm 2007, luật này mới được bổ sung cơ chế đặc xá cho những tù chính trị ‘phạm tội an ninh quốc gia’ mà giới đấu tranh dân chủ nhân quyền và nhiều người dân gọi là tù nhân lương tâm. Dạng tù nhân chính trị trên thường gồm những nhà hoạt động nhân quyền (khái niệm của nhà cầm quyền là ‘quyền con người’) bị chính quyền quy chụp vào tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’, ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’, ‘phá hoại đoàn kết dân tộc’, ‘gây rối an ninh’ và không ít trường hợp bị xem là ‘lật đổ chính quyền’. Trong số tù nhân chính trị, có cả những người dân không thuộc giới đấu tranh nhân quyền mà chỉ hoạt động phản đối thảm họa ô nhiễm môi trường và những dân oan đất đai phản đối nạn cướp đất nhưng cũng bị nhà cầm quyền bắt bớ và quy chụp các tội danh chính trị. Vậy vì sao đã hơn 10 năm tồn tại, Luật Đặc xá mới bổ sung nội dung đặc xá cho tù chính trị, trong khi trước đó hoàn toàn không có nội dung này? Lịch sử của ‘nhu cầu đối ngoại’ Trước đó, đã chỉ có Điều 21 của Luật đặc xá quy định “trường hợp đặc biệt, cụ thể, để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước” thì Chủ tịch nước quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt này. Nhưng trong thực tế, hoàn toàn chưa có biểu hiện và thậm chí chưa có dấu hiệu nào cho thấy Điều 21 của Luật Đặc xá được áp dụng cho ‘nhu cầu đối nội’, với lý do hết sức độc trị là một nhà nước công an toàn trị hoàn toàn chưa hề có ý muốn thả tù chính trị để đối thoại với giới đấu tranh dân chủ nhân quyền và với người dân, hay thậm chí để mị dân. Vì thế, đã chưa có bất kỳ trường hợp tù nhân lương tâm nào được đặc xá do nhu cầu đối thoại hay thương lượng về những điều kiện nhân quyền và an sinh xã hội. Chỉ có một số ít tù nhân chính trị được phóng thích, chứ không phải áp dụng hình thức đặc xá, do ‘nhu cầu đối ngoại của đảng và nhà nước’. Sau mốc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ vào năm 1995 và đặc biệt là mốc Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ được ký kết vào năm 2001, chính quyền Việt Nam đã trả tự do nhỏ giọt trước thời hạn tù cho một ít tù nhân chính trị, và cũng chính thức khởi động một chủ trương ngầm ‘đổi tù nhân chính trị lấy lợi ích thương mại’. Tuy nhiên, chủ trương ngầm trên chỉ hiện ra một cách thật sự lộ liễu và bất cần sĩ diện lẫn liêm sỉ vào năm 2014, khi các trại giam tối đen và dơ bẩn của Bộ Công an phải mở toang để trả tự do cho đến 12 tù nhân lương tâm, trong đó một số người bị tống xuất đi Mỹ, nằm trong chiến dịch trao đổi tù nhân chính trị lấy một lợi ích thương mại rất cụ thể vào năm đó là Hiệp định TPP. Đó chính là ‘nhu cầu đối ngoại’ của ‘đảng và nhà nước ta’. Nhưng như một quy luật của nhà nước độc trị, ngay khi đã được thỏa mãn về lợi ích thương mại (Việt Nam tham gia vào WTO năm 2007) hoặc khi đã không còn hy vọng vào lợi ích thương mại đó nữa (Việt Nam thất vọng vì Mỹ rút khỏi TPP vào năm 2017), cơ chế bắt bớ lại tái diễn một cách lồng lộn, hung dữ và đặc biệt xấu tính. Ngay sau khi Mỹ rút khỏi TPP vào đầu năm 2017, ‘nhu cầu đối ngoại’ lập tức biến mất, cũng chẳng còn quan chức hay đại biểu quốc hội nào thèm ngó ngàng đến việc sửa đổi Luật Đặc xá liên quan đến điều khoản này hay bổ sung đặc xá cho các tội danh an ninh quốc gia. Chỉ từ giữa năm 2018, khi xuất hiện cùng lúc hai tín hiệu khả thi của CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương – còn gọi là TPP – 11 không có Mỹ) và bắt đầu có triển vọng ký kết EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), kéo theo những ràng buộc về việc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, nội bộ đảng Cộng sản mới lấp ló lôi Luật Đặc xá từ ngăn kéo ra bàn lại. Trong 10 tháng đầu của năm 2018, đã có 3 trường hợp tù nhân chính trị được ‘đặc xá’ do ‘nhu cầu đối ngoại’ là Đặng Xuân Diệu – thành viên đảng Việt Tân – bị tống xuất sang Pháp vào tháng 1/2018, đến tháng 6/2018 là Nguyễn Văn Đài – bị tống xuất sang Đức, và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tống xuất sang Mỹ vào tháng 10/2018. Nhưng con số phải trả tự do ấy vẫn còn quá ít. Quá ít so với báo cáo thống kê của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam và các tổ chức nhân quyền quốc tế về hơn 200 tù nhân chính trị đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. Từ ‘đặc xá’ không chính thức đến đặc xá chính thức Chỉ từ giữa năm 2018, qua trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã thụ án đến 9 trong số 16 năm tù giam của bản án cực kỳ bất công và khắc nghiệt đối với ông, người ta mới biết chính quyền và công an Việt Nam đã bắt đầu gợi ý với ông Thức về ‘đặc xá’ một cách chính thức, nhưng với điều kiện Trần Huỳnh Duy Thức không được ở Việt Nam mà sẽ bị tống xuất ra nước ngoài như một dạng lưu vong chính trị. Thức đã thẳng thừng và kiên định lắc đầu trước lời đề nghị trơ tráo đó. Sau ngày quốc khánh Việt Nam 2/9 năm 2018 và đặc biệt là sau Hội nghị trung ương 8 vào tháng Mười mà đã chứng kiến hai cái ghế tổng bí thư và chủ tịch nước được ‘thu về một mối’, đã xuất hiện tín hiệu rõ ràng hơn hẳn về sửa Luật Đặc xá liên quan đến nội dung ‘tội danh an ninh quốc gia’. Đó cũng là khoảng thời gian mà hai hiệp định CPTPP và EVFTA đang tiến vào giai đoạn nước rút về thủ tục pháp lý. Trong thực tế, ‘nhu cầu đối ngoại’ của ‘đảng và nhà nước ta’ chưa bao giờ khẩn thiết như lúc này – bối cảnh mà nợ nước ngoài đã vọt đến hơn 200 tỷ USD, ngân sách hộc rỗng và lâm vào cảnh vỡ nợ, gần hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã gần như cạn kiệt và các nguồn ‘ngoại viện’ như viện trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và kiều hối của ‘khúc ruột ngàn dặm’ đã trở nên ngàn trùng xa cách tầm với của đảng… Phạm Chí Dũng
......

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cờ Đỏ & Lọ Đen

Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn. Bà chị đi lấy chồng đúng vào lúc tôi vừa đủ lớn để giã từ tuổi thơ, vĩnh biệt cá chim/diều dế (chia tay những trò chơi của thưở ấu thời) để bước vào một thế giới khác với khói thuốc lá Bastos, nhạc Beatles, café noir, bière 33, và tràn lan phim truyện. Nhà vốn nhỏ hẹp nên vắng chị tôi được “thừa hưởng” nguyên cái giường trống (khỏi phải nằm chung với bố hay mẹ nữa) cùng một tủ sách nho nhỏ có đủ mặt Hà Mai Anh, Hồ Niểu Chánh, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Lan Khai, Đinh Hùng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Minh Đức Hoài Trinh, Võ Hồng, Thanh Nam, Mai Thảo, Nhật Tiến, Tuấn Huy, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Văn Quang, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc ... Tôi đọc tuốt luốt nhưng “chịu” Doãn Quốc Sỹ, và vẫn cứ tiếp tục lẽo đẽo theo ông cho đến lúc xế chiều. Theo Nguyễn Mộng Giác: “Khi xây dựng nhân vật, Doãn Quốc Sỹ thường không lưu tâm moi móc những ngóc ngách xấu xa của họ.” Võ Phiến cũng có nhận xét (gần) tương tự: “Các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo được người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn.” (Văn Học Miền Nam Tổng Quan. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1999). Quả là đúng thế nhưng tưởng cũng cần nên nói thêm là tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ rất ít những hình ảnh hư cấu, và không thiếu những cảnh tượng não lòng: “Chỉ mới sang khoảng 1947, anh đã nhận chân rằng thuộc thành phần địa chủ như gia đình anh, gặp nhiều khó khăn lắm trong cuộc sống song hành với những đảng viên đảng Lao Động đương lãnh đạo cuộc kháng chiến. Biết là sống lộ liễu ở quê hưong không nổi, anh đơn độc lẳng lặng dọn đến làng Cốc...và sinh sống bằng nghề buôn thuốc Tây và chích dạo. Gia đình anh đóng thuế nông nghiệp. Khánh tận của chìm của nổi rồi, mẹ già anh vừa mất, chắc chắn u uất mà chết, chỉ còn vợ anh và lũ con thơ. Mẹ anh được chôn cất xong, công tác bao vây địa chủ tiếp tục tiến hành. Họ bao vây nhà anh bằng trống lớn, trống nhỏ thay phiên nhau gõ liên miên như hổ huê riễu cợt, như chửi rủa thúc dục. Nhưng vợ anh quả không còn một đồng một chữ trong tay để trả thuế nông nghiệp. Ruộng bán không ai mua, nhờ cầy nhờ cấy không ai giúp, vì tránh liên hệ với địa chủ. Họ đánh trống liên miên như vậy suốt ba ngày đêm, tiếng trống bỗng ngưng bặt vào sớm tinh sương hôm đó giữa sự bỡ ngỡ của chị Cò Đùm. Chị bước ra sân, và chị rụng rời tưởng có thể khụyu xuống ngất xỉu. Ba cây cau cao ngất ngoài sân trước nhà, cây cau chính giữa phất phới một lá cờ đỏ sao vàng to gấp đôi lá cờ vuông cổ truyền vẫn treo phất phới trước sân đình vào những ngày hội ngày xuân xưa cũ. Đó là bản án tử hình căn nhà và năm mẹ con chị mà đao thủ phủ sẽ là một phi công địch nào chợt bay qua đó. (Doãn Quốc Sỹ. Cò Đùm. Westminster, CA: Văn Nghệ, 1997). Nguồn ảnh: Báo Trẻ Online Ngoài vợ chồng Cò Đùm, vào thời điểm này, còn có thêm bao nhiêu người dân Việt Nam khác nữa cũng nhận lãnh bản án tử hình với lá cờ đỏ sao vàng (phất phơ) trước cửa nhà hay ghim trước ngực? Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập. Bởi vì, sau đêm Việt Minh về là ngay sáng hôm sau, trên đầu cái cọc cắm giữa đường làng, nơi có nhiều người qua lại là có cái đầu của một viên chức, hay của người có con em làm việc trong thành phố, đôi khi là những phú hộ, treo ở đó. Rồi ở ngay phía bên dưới là một cái lá Cờ Đỏ với hàng chữ có khi sai cả chính tả. ‘Việt Minh xử tử Việt gian bán nước’!...  Làng tôi ở Thái Bình là một làng tề nổi tiếng. Sau ngày 20-7-54 cả làng đã di cư vào Nam.” Vào đến miền Nam chưa hẳn đã yên. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được khai sinh tại Hà Nội vào hôm 20 tháng 12 năm 1960. Từ thời điểm này cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, thêm bao nhiêu mạng sống của người dân miền Nam đã được cái “mặt trận” này “giải phóng” ? Rồi sau đó, theo nhiều nguồn tin khả tín (*) có vài trăm ngàn thuyền nhân đã vùi thây trong lòng biển cả chỉ vì muốn từ bỏ cờ đỏ sao vàng. Lá cờ đỏ – do thế – còn được gọi là “cờ máu” và bị không ít người lên tiếng phủ nhận, kết án, hay chế riễu: Lê Diễn Đức: “Theo tôi, cờ đỏ sao vàng không phải là cờ của Tổ quốc Việt Nam (VN), của dân tộc Việt Nam, mặc dù tôi đã từng học tập, lớn lên dưới lá cờ này và nhiều lúc đã tự hào vì cha ông tôi đã chiến đấu dưới nó. Nhưng chính xác mà nói thì đó là cờ hiệu của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền.” Song Chi: “Một đảng phái có quá nhiều tội ác với nước với dân như vậy thì không thể được vinh danh và lá cở đỏ sao vàng của đảng cộng sản cũng vậy. Bùi Bích Hà : “Cùng lắm, chỉ có hơn ba triệu đảng viên người Việt đứng dưới lá cờ ấy, nhìn nhận nó khi tuyên thệ nhận căn cước Cộng Sản của họ.” Trương Duy Nhất: “Tặng ảnh ông Hồ cho người già. Tặng cờ cho dân … ăn Tết. Không biết tự bao giờ, người ta nghĩ ra được những món quà khốn nạn đến thế.” Mai Tú Ân: “Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.” Ảnh: badamxoevietnam2 Tôi không tin dị đoan nhưng vẫn phải đồng ý với Mai Tú Ân là “lá cờ máu này xui thấy mẹ.” Đụng tới nó nếu không lôi thôi lớn thì cũng lôi thôi lâu, và lôi thôi lắm. Ngày 17 tháng 11 năm 2017, ông Nguyễn Đình Túc đốt cờ nên bị công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội “xúc phạm quốc kỳ.” Trước đó không lâu, một công dân VN khác, bà Huỳnh Thục Vy cũng bị cáo buộc tương tự vì đã “xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng.” Theo theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự 1999 của nhà đương cuộc Hà Nội qui định: “Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Sở dĩ họ không nhắc nhở chi đến đảng kỳ vì tự thâm tâm những kẻ “vẽ” ra cái điều luật này (chắc) đã mặc nhiên xem quốc kỳ với đảng kỳ ... là một! Tuần qua, trên trang FB của bà Huỳnh Thục Vy, đọc được vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, có một stt ngắn (nguyên văn) như sau: “Ba mình ở tù 10 năm từ 1992 đến 2002 dưới điều 88 Bộ luật HS. Dù tuổi thơ đói khổ vì không cha không mẹ bên cạnh, việc ở tù dưới điều 88 là cái gì đó đáng tự hào đối với mình. Giờ mình bị truy tố dưới điều 276 vớ vẩn, sẽ ra tòa dưới một tòa án cấp huyện, cảm thấy thật vớ vẩn và không cam lòng. Hức hức.” Bà Huỳnh Thục Vy, rõ ràng, không hề nao núng trước chuyện giam cầm. Với tâm thế này thì bản án của phiên toà sắp tới (dù xử kiểu gì chăng nữa) cũng sẽ chả răn đe được ai mà chỉ là một vết lọ đen, bôi thêm vào bản mặt trơ tráo của chế độ hiện hành. Tưởng Năng Tiến (*)   Death Tolls and Casualty Statistics Vietnam – Vietnamese Boat People Jacqueline Desbarats and Karl Jackson (“Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace”, in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept. 1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam. Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died. Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for. Estimates for the number of Boat People who died: Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975. The 3 Aug. 1979 Washington Postcites the Australian immigration minister’s estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975. Also: “Some estimates have said that around half of those who set out do not survive.” The 1991 Information Please Almanac cites unspecified “US Officials” that 100,000 boat people died fleeing Vietnam. Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000. Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years, 30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991)) Rummel Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87) Executions: 100,000 Camp Deaths: 95,000 Forced Labor: 48,000 Democides in Cambodia: 460,000 Democides in Laos: 87,000 Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese government)  tuongnangtien's blog Huỳnh Thục Vy
......

Những chuyện kỳ lạ ở xứ Thiên đường

Ngày 12/11/2018, Tòa án Tỉnh Phú Thọ tổ chức xét xử vụ án đánh bạc với hàng chục ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng số tiền thu lợi từ đường dây đánh bạc này, theo số liệu của Công an thì đã là 9.800 tỷ đồng. Đây là một con số khó tưởng tượng. Với số tiền 9.800 tỷ đồng, người ta có thể xây dựng 200.000 ngôi nhà tình nghĩa, cũng có thể mua được 1 triệu tấn gạo cứu đói được 90 triệu người trong một tháng. Những con số đó đủ nói lên quy mô của đường dây đánh bạc này. Sở dĩ đường dây đánh bạc công nghệ cao này được “lớn mạnh vững chắc” như vậy, bởi nó được chính các quan chức, tướng tá công an tổ chức và điều hành. Thậm chí do chính các tướng tá đứng đầu các cơ quan phòng chống tội phạm Công nghệ cao tổ chức và trụ sở của nó lại chính là văn phòng Bộ Công an. Khi mà những người đi bắt cướp lại chính là kẻ cướp thì chủ nhà chỉ còn nước “bó tay”. Đó là Phan Văn Vĩnh, cựu Trung tướng Công an Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương CSVN. Đó là Nguyễn Thanh Hóa , Thiếu tướng nguyên là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an CSVN. Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa trùm tổ chức đáng bạc qua mạng Hẳn nhiên, khi những tên tướng ăn cơm dân, lấy tiền dân, nhận nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống và tài sản cho người dân lại đi cướp của dân thì đó phải gọi đích danh đúng tên là “tướng cướp”. Đó còn là Nguyễn Văn Dương, con rể của Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN. Và hàng loạt quan chức liên quan đến cả trăm người phải ra tòa là những con ông, cháu cha với tên tuổi lừng danh ở Việt Nam – lừng danh cả về chức vụ và tội ác. Với một tổ chức đầy đủ “quân hùng, tướng mạnh” như vậy thì sức công phá của nó khủng khiếp là điều không có gì lạ. Ở đây, chúng ta chưa bàn đến những bản án, những tội trạng sẽ được luận ra sao. Chỉ cần chú ý đến phiên tòa qua cách tổ chức, qua bản cáo trạng, người ta sẽ thấy những điều bất thường. Trước hết, đó là việc tổ chức một phiên xử với sự chuẩn bị hết sức công phu, kỹ lưỡng bằng cách xây dựng một hội trường cả ngàn mét vuông cho vụ xử. Và phiên tòa được xét xử với đầy đủ báo chí, cơ quan và cả nhân dân vào xem. Hàng chục luật sư được điều động cho các bị cáo tại tòa. Báo chí ra sức tung hô các “tình tiết giảm nhẹ” cho hai viên tướng Công an, cũng như các con cái của quan chức cộng sản. Điều ngạc nhiên, là lẽ ra, với những kẻ cầm giữ dây cương luật pháp mà phạm tội như Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa… là những kẻ biết rất rõ tội trạng của mình nhưng vẫn cố tình phạm tội thì không có tình tiết tăng nặng nào có sức nặng hơn. Nhưng, báo chí và cả hệ thống luật pháp đã không đếm xỉa đến điều đó, ngược lại, đã được chỉ thị chỉ nêu thành tích, công lao… để giảm nhẹ hình phạt. Người dân chú ý ở đây, là với những tội ác bị tố như vậy, nhưng mức án của Phan Văn Vĩnh và đồng phạm được đưa ra đề nghị rất… nhẹ nhàng, nghĩa là khoảng 6-10 năm tù. Chính yếu tố này đặt ra cho người dân nhiều câu hỏi. Bởi vì mọi người còn nhớ những phiên tòa xử những người yêu nước, với mức án 10 năm, 15 năm và thậm chí 20-25 năm những Tòa án cũng chỉ sơ sài, kín đáo và nhanh chóng không ngờ? Chẳng hạn những phiên tòa gần đây là ví dụ: Trước hết là việc bắt bớ. Những người yêu nước bị bắt bằng cách bắt cóc, chặn đường hoặc bắt khẩn cấp như bắt giặc mặc dù trong tay họ không chút vũ khí, không có tổ chức chống cự hoặc bất cứ hành động bạo động nào. Còn những tướng cướp, những tên tội phạm này được ưu ái báo động trước hàng nhiều tháng trời mà không hề bị bắt khẩn cấp. Vì sao vậy? Điều này có thể xảy ra hai tình huống. Hoặc là cả hệ thống báo động cho đám tội phạm đó tẩu tán tài sản cướp được. Do đó, khi khám nhà tướng Vĩnh, công an không thu được tiền bạc, chỉ thu được nhiều “bằng khen”. Hoặc việc báo động một thời gian trước khi bị bắt, là nghệ thuật điều khiển của công an Việt Nam. Thông thường, những vụ án kinh tế, tham nhũng hoặc chức vụ, tên tội phạm được báo trước một thời gian để cho con mồi tìm đường “chạy”. Thế rồi bao nhiêu tiền bạc tích cóp được qua quá trình cướp của dân, sẽ dần dần đi ngược trở lại nhà các quan chức cao hơn mong chạy tội. Và khi cả hệ thống no nê, thấy rằng con mồi đã khô máu, thì màn cuối cùng là giết thịt. Sau khi bị bắt, các tướng cướp được ra vào viện, điều trị chăm sóc bình thường và rất ưu ái. Tiếp theo là việc xét xử. Những phiên tòa gọi là “xét xử” người yêu nước, việc tranh biện, lắng nghe là chuyện viễn vông. Dù tranh luận sắc bén đến đâu, luật sư giỏi đến mức nào thì đó cũng chỉ là sự trang trí cho phiên tòa. Phiên tòa xử 6 người với tội danh tầy đình là “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” tuyên án 66 năm tù, nhưng chỉ cần xét xử chóng vánh chỉ trong mấy tiếng đồng hồ. Phiên xử anh Nguyễn Văn Túc cũng chỉ ba bốn tiếng đồng hồ làm việc, cái gọi là Tòa án đã kịp thời cho ra một “bản án” giam giữ tra tấn và cầm tù một con người 18 năm tù và quản chế. Đặc biệt hơn, việc “xét xử” Trần Thị Xuân , tòa án đã không hề thông báo với gia đình, người thân, không luật sư, không người bào chữa… Nghĩa là trong cái gọi là “Tòa án” chỉ có Tòa với… Công an. Nghĩa là tất cả chỉ có “đảng ta” với một cô gái độc thân vì hy sinh cho người nghèo, lo cho xã hội. Và phiên tòa đã được kéo dài tận… hơn 1 tiếng đồng hồ. Thậm chí, cho đến nay, sau cả năm bị bắt, thì Trần Thị Xuân vẫn cứ không hề được liên lạc với gia đình. Mới đây, phiên tòa đối với Lê Văn Lượng với mức án 20 năm tù, 5 năm quản chế, cũng xét xử kín đáo và chóng vánh đến bất ngờ. Còn đối với các “tướng cướp”, ngay tại phiên tòa, tướng cướp được ngồi trả lời thoải mái, thậm chí tòa còn hỏi ý kiến của bị cáo có đồng ý đưa bản án lên cổng thông tin của Tòa hay không? Hẳn nhiên lời gợi ý này của Tòa đã được các “tướng cướp” hưởng ứng ngay lập tức. Trên phương diện báo chí và truyền thông, báo chí luôn gọi những “tướng cướp”, những tên tội phạm này bằng những đại từ rất “kính trọng và lễ phép”, một câu xưng “ông” hai câu xưng “ông”. Khác hẳn với hầu hết mọi vụ án khác, nhất là với những người yêu nước, chẳng cần hỏi ai, thậm chí công an còn cung cấp đầy đủ những chi tiết cắt xén, xuyên tạc cho báo chí mặc sức tha hồ bôi nhọ và kết tội ngay khi tòa chưa xét xử. Những điều này, là những điều lạ với phần thế giới tiến bộ, chỉ có không lạ ở Việt Nam, đặc biệt là với những người yêu nước, với những người đau nỗi đau của người dân, của dân tộc. Chỉ với những điều sơ đẳng nói trên, cả hệ thống chính trị cộng sản đã mặc nhiên xác định rằng: Tội yêu nước, nguy hiểm gấp vạn lần tội cướp của dân hay bán lãnh thổ? Và Điều 16 của cái gọi là “Hiến pháp” của nhà nước CSVN ghi rằng: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, một lần nữa đã trở thành một trong những câu khôi hài bậc nhất của thời đại. Ngày 12/11/2018 J.B Nguyễn Hữu Vinh Fb JB Nguyễn Hữu Vinh
......

Hai tấn cá “nổi khùng” tự tử chết dọc bãi biển Đà Nẵng

Theo truyền thông trong nước, ngày 10 Tháng 11 vừa qua, có khoảng 2 tấn cá chết dạt vào bờ biển Đà Nẵng, gần bãi tắm Thanh Khê và kéo dài về hướng quận Liên Chiểu, bốc mùi hôi thối. Một ngày sau, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đà Nẵng công bố kết quả trắc nghiệm là “nước biển vẫn đạt chuẩn theo kết quả quan trắc”, và theo sở này thì “các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép”. Người ta không hiểu là Sở TN&MT làm việc ra sao để đi đến kết quả là nước biển ở ngay nơi 2 tấn cá lăn ra chết lạ có thể là “đạt chuẩn” hay “trong giới hạn cho phép”. Chẳng lẽ cái mức mà Sở TN&MT gọi là “mức chuẩn” hay “giới hạn cho phép” lại cao đến độ đủ cho cá chết, nên khi đo lại thì thấy vẫn bình thường , có nghiã là nếu cá chết thì là ... bình thường! Đọc tin mà không khỏi ngỡ ngàng. Đây đúng là cung cách “làm” và “nói” của những người tự cho là mình không có bổn phận phải chịu trách đối với bất cứ ai bên muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, dù là vô lý một cách trắng trợn và trơ trẽn. Hai tấn cá, tức là 2 nghìn kí lô cá, là một lượng cá rất lớn. Chúng nó không chết vì nước biển bị độc thì chết vì lý do gì? Không thể tự dưng mà vài nghìn con cá tự đâm đầu vào đá để chết. Nó cũng vô lý như khi công an nói là những người họ “mời” về làm việc ở đồn công an đã tự tử bằng treo cổ bằng dây giày, tự cắt cổ bằng kéo, cứa đi cứa lại cho đến chết, ....!!! Chỉ nhắc lại để khỏi quên (vì nhà nước cộng sản chỉ muốn chúng ta quên) là kể từ khi xảy ra thảm họa Formosa xả thải làm ô nhiễm môi trường biển miền Trung tới nay thì nhà nước CSVN chưa hề làm bất cứ việc gì để làm sạch biển, và tất cả mọi lời hứa của những người trách nhiệm đều là hứa cuội, thậm chí ngay số tiền nhỏ nhoi mà Formosa bồi thường cũng bị họ bỏ túi và không đến tay các nạn nhân. Một chế độ mà chỉ bao gồm những Tổng Bí Thư gian và lú, Thủ Tướng cơ lờ mờ vờ, Bộ Trưởng Giáo Dục đạo văn, Bộ Trưởng Y Tế bán thuốc giả, Bộ Trưởng Quốc Phòng chỉ biết “bám bờ”, ... và từ trên xuống dưới chỉ biết nói dối thì đất nước chúng ta thê thảm như ngày hôm nay cũng không lạ. Có lạ chăng là người dân Việt Nam vẫn nhất quyết không đứng dậy để làm sự thay đổi, loại bỏ cái Đảng Cướp hại dân đang bán nước này! Và cũng đừng hoang tưởng để ngồi chờ bầy lũ lãnh đạo cộng sản "nổi khùng ... tự tử" như cá miền Trung!  
......

QUỸ BHXH - MIẾNG MỒI VÔ CHỦ

Nếu lương hưu được nhận tối đa là 75% lương chính thức thì chỉ cần khoản tiền gấp 130 lần lương tháng và lãi suất 7% mỗi năm là đủ để dùng tiền lãi của nó trả lương hưu. Như vậy câu hỏi đặt ra là, với phí BHXH bằng 32% lương tháng thì bao lâu người lao động đóng cho quỹ BHXH số tiền bằng 130 lần lương tháng của họ? Xin trả lời là chỉ cần 18 năm tính theo nguyên tắc lãi kép, nghĩa là tiền lãi sẽ được nhập vào vốn và tính lãi tiếp cho năm sau. Như vậy, với chỉ 18 năm lao động, bạn trích 32% lương tháng để gởi ngân hàng, thì sau 18 năm bạn có cả vốn lẫn lãi, thế nhưng khi đóng BHXH thì bạn chỉ nhận lại số tiền lãi, còn số tiền gốc của 18 năm lao động sẽ bị quỹ BHXH bỏ túi. Thêm một câu hỏi, rằng nếu một người bắt đầu lao động lúc 25 tuổi và nghỉ hưu lúc 65 tuổi vậy số tiền BHXH trong 40 năm lao động của họ đi về đâu? Trả lời, với 40 năm lao động ấy thì 22 năm lao động đầu tiên quỹ BHXH lấy của người lao động cả vốn lẫn lãi. Còn 18 năm sau thì quỹ BHXH lấy tiền vốn và người lao động chỉ nhận tiền lãi. Như ta biết, Việt Nam là nước có dân số trẻ, tuổi thọ trung bình thuộc loại thấp so với nhiều nước phát triển. Nguyên nhân thì có nhiều, ví dụ như ung thư, tai nạn, y tế kém vv..nên dân số chết trẻ khá đông. Chính vì thế số người đã đóng BHXH mà vượt qua tuổi 65 là không nhiều. Nghĩa là có rất nhiều người đã đóng BHXH rồi nhưng họ không hề hưởng 1 đồng nào từ số tiền họ đã đóng. Vậy số tiền dư thừa rất lớn của quỹ BHXH đó đi về đâu? Lẽ ra, nếu trong nhà nước dân chủ, số tiền dư thừa này sẽ có quốc hội giám sát và yêu cầu chính phủ trình dự án đầu tư phúc lợi cho nhân dân. Nhưng ở đất nước này, số tiền béo bở này đã bị bọn chính quyền tìm cách chia nhau. Chính phủ phát hành trái phiếu hốt một mớ. Tôi nói chính phủ phát hành trái phiếu là cướp không số tiền này, vì sao? Vì như ta biết, trái phiếu chính phủ khi đáo hạn sẽ là tờ giấy lộn vì lạm phát hằng năm cao hơn lãi suất trái phiếu rất nhiều. Do vậy giống như người dân mua công trái trước đây, bán nhà để mua nhưng đến lúc nhà nước thanh toán thì dùng tiền đó ăn vài bát phở. Chưa hết, bọn quản lý quỹ đã không cầm được lòng tham, chúng hốt một mớ thật đậm rồi cho công ty quản lý quỹ này phá sản là xong. Quỹ BHXH, miếng mồi vô chủ nên sẽ bị xà xẻo dài dài. Fb. Đỗ Ngà
......

Lan man về một cái tên

Xưởng đẻ, Cửa hàng thịt Thanh Niên và bây giờ là Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam. Câu chữ làm cho điều nó chuyển tải có ý nghĩa thế nào tùy thuộc rất lớn vào những gì hiện ra trên bề mặt của chữ. Một bảng hiệu đưa thông tin cho người đọc hiểu cặn kẽ phải đi với nguyên tắc rõ nghĩa và trong sáng. Xưởng đẻ là một danh từ không thể chấp nhận vì vậy nó bị đào thải trong một thời gian rất ngắn. “Thanh Niên” là danh từ riêng không thể lắp vào cửa hàng thịt, vì không những nó gây hiểu lầm là cửa hàng bán thịt người mà thịt của thanh niên là chính, nó còn cho thấy sự duy lý đến mù quáng của những cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực có liên quan đến chữ nghĩa. Và mới đây, một Hiệp hội bề thế do nhà nước chủ đạo có cái tên không thể nào không gây bàn cãi: Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam. Chỉ trong vòng vài giờ, mạng xã hội tràn ngập ý kiến phản bác, đa số ngạc nhiên vì cách dùng từ “nhà vệ sinh” và không ít lời thóa mạ cái tên rất phản cảm này. Người ta chứng minh rằng ngay cái tên đã nói lên sự thấp kém của những người vận hành cái hội này và nếu chỉ đọc cái tên có vẻ thô thiển, không ai hiểu rõ Hiệp hội này hoạt động ra sao, có dính dấp gì đến những căn nhà vệ sinh của Việt Nam, và liệu những nhà vệ sinh ấy có cần đến một hiệp hội để điều hành hay không. Nhưng khi đọc bản tin về ngày thành lập hiệp hội, câu chuyện đã lộ dần ra mục đích mà nó được thành lập: “Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam ra đời sẽ từng bước tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho mọi tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Tiếp đến sẽ xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện đại, phù hợp cho từng khu vực và từng vùng miền tạo bước đột phá về văn minh, hiện đại, đem lại lợi ích cho cộng đồng.” Thông tin cũng cho biết Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, và dĩ nhiên những người trong Hiệp hội là công chức có lương và Hiệp hội sẽ nhận ngân sách hoạt động hàng năm như những hội khác trên khắp nước. Nếu Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam muốn thuyết phục người dân hơn thì không cần phải đem chữ “nhà vệ sinh” vào làm cái tên chính thức của Hiệp hội, mặc dù nó là một thực thể không thể tránh né khi mục tiêu của hội được thành lập là vì cái “nhà vệ sinh” chứ không vì cái gì khác. Tuy nhiên cũng giống như chuyện sinh nở, một bệnh viện hộ sản hay hộ sinh nghe vẫn hay và lịch thiệp hơn nhiều cái tên “xưởng đẻ”. “Xưởng” không thể chấp nhận đã đành, nhưng “đẻ” cũng thô kệch không kém. Dù sao thì tiếng Việt còn nhiều cách để miêu tả những hoạt động mà người dân bình thường tránh nói tới một cách thô lậu. Người ta dạy con cái mình “đi tiểu” “đi cầu” hay “đi ngoài” “đi đồng” những từ khác cùng miêu tả cho sinh hoạt này nhưng được tránh đi, vì nó mang hơi hướng nhớp nhúa, chỉ những kẻ thất học mới dùng tới. Nhà vệ sinh tuy lịch sự hơn, nhưng nếu dùng nó làm tên chính thức của một hiệp hội thì ngay lập tức chạm vào cái “taboo” liên quan tới hành động bài tiết, mà chuyện bài tiết thì ở đâu cũng vậy, ngay cả ở các nước phương Tây người ta cũng tránh nói tới. Những từ ngữ như toilet, restroom, hay washroom mang đậm nét văn hóa của một nền văn minh tuy thực dụng nhưng không dẫm lên những giá trị cốt lõi của ngôn ngữ, thứ hình thành nên văn hóa. Mục tiêu của Hiệp hội là xây dụng những căn nhà vệ sinh nhưng Hiệp hội có thể chọn một cái tên làm cho người ta liên tưởng đến hoạt động của nó. Nhà vệ sinh có thể thay bằng “Ô vuông xanh” hay “Đường giây xanh” hay hàng trăm gợi ý khác. Ô vuông là ước lệ của một căn phòng nhỏ nơi ấy người dùng ý thức tới môi trường và gìn giữ nó. Đường giây xanh là biểu tượng cho một loạt nhà vệ sinh trên khắp nước, nó hoàn toàn dễ chia sẻ và gây cho người đọc cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Ông Lê Văn Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam cho báo chí biết lý do khiến ông tiến hành thành lập hiệp hội và theo đuổi mục đích này là do con ông một hôm đi học về cho ông biết rằng cháu không dám đi vệ sinh vì dơ bẩn quá. Ông cũng khẳng định sẽ xây dựng những căn nhà vệ sinh hiện đại và tân tiến nhất, tạo bước đột phá về văn minh, hiện đại, đem lại lợi ích cho cộng đồng nhằm phục vụ người dân và đặc biệt là các nhà vệ sinh tương lai do hiệp hội của ông thành lập sẽ không lấy tiền của dân chúng. Từ câu chuyện ông trả lời trên báo chí về lời than của con ông người ta có cảm giác như ông đang sống ở nước ngoài chứ không phải tại đất nước mà nhà vệ sinh hầu như vắng bóng tại tất cả các nơi công cộng, nếu có cũng chỉ là nơi chứa chất thải như ngày xưa các hợp tác xã nông nghiệp tập hợp phân bắc để bón cho ruộng. “Tạo bước đột phá về văn minh” có phải là tiếng than của cả nước hay chăng khi gần một thế kỷ đã qua mà cái nhà vệ sinh vẫn đang nằm chờ… đột phá? Từ chỗ thiếu thốn lưu cữu, ông cho rằng nhà vệ sinh phải thật hiện đại. Thực ra nhà vệ sinh hiện đại lắm cũng chỉ là cái bồn cầu tráng men tốt, nước giật đủ mạnh để tống chất thải ra ngoài, khử mùi hôi tốt và giữ sạch sẽ tuyệt đối. Một vài nơi gắn censor nơi bồn tiểu để khi người dùng quên xả nước thì thiết bị sẽ tự động làm… là những tiêu chuẩn… hiện đại của hầu hết các nước phát phát triển. Nếu chỉ như thế thì không nhất thiết phải gọi là hiện đại để cộng vào dự toán khi xin ngân sách xây dựng những căn nhà vệ sinh như ông Hiệp nhắm tới. Nhà vệ sinh là nhu cầu cần thiết cho tất cả mọi người. Xây dựng nhà vệ sinh phục vụ cho dân chúng là bổn phận của chính phủ, hay nói đúng hơn là trách nhiệm của chính quyền cơ sở. Nhà vệ sinh làm cho bộ mặt thành phố tươm tất hơn và người dân sẽ tự động từ bỏ thói quen bài tiết nơi công cộng, một thói quen làm hình ảnh một thành phố có hàng ngàn nhà cao tầng phải hỗ thẹn. Lan man về một cái tên Tuy nhiên đừng vì sự cần thiết không thể phủ nhận này để bày vẽ ra những hiệp hội to tát. Chính quyền phải trực tiếp thực hiện các nhà vệ sinh ngay tại nơi mình quản lý bằng ngân sách nhà nước. Theo dõi đôn đốc người dân tôn trọng quy luật giữ vệ sinh chung nơi công cộng nếu cần phải có biện pháp phạt vạ thật mạnh để họ nhớ tới mỗi khi vi phạm. Không ai dám than phiền sự phạt vạ này vì nó làm cho cộng đồng sạch sẽ và đáng sống hơn. Không một hiệp hội nào có thể thực hành thay cho nhà nước bởi họ không phải là lực lượng an ninh trật tự. Một hiệp hội không có khả năng bằng cả hệ thống cầm quyền. Giao khoán cho họ mà không kiểm soát sẽ xuất hiện những căn nhà vệ sinh hiện đại, tầm cỡ nhưng… không ma nào léo hánh là thất bại dễ thấy nhất như hằng hà sa số công trình đắp chiếu trên khắp nước hiện nay. Mặc Lâm Nguồn: VOA
......

"TỐ CHẤT" LÃNH ĐẠO

Một lớp người khi tiếp cận tiền bạc thì tìm mọi cách hốt. Khi có quyền lực trong tay thì tha hồ làm ác. Khi đứng trước thế lực mạnh hơn tấn công mình thì khóc lóc van xin. Đấy là hình ảnh rõ nét của người Cộng Sản từ thượng tầng lãnh đạo. Những con người ấy quản lý kinh tế thì kinh tế lụn bại, nắm luật pháp thì luật pháp sẽ bị chà đạp, đứng trước kẻ thù thì khóc lóc van xin để được chút vinh hoa. Như ta biết, một cây làm chẳng nên non, một cánh én không làm nên mùa xuân, từ đó cho thấy tham - ác - hèn là bản chất một tập thể lớn chứ không phải chỉ là một vài cá thể. Một vài người tham thì không thể làm cho đất nước nghèo, một vài người ác không thể làm xã hội vô pháp, một vài người hèn không thể nào để ngoại bang lấn tới liên tục qua nhiều đời lãnh đạo. Trong giới đấu tranh dân chủ, vô số người bị đưa ra trước vành móng ngựa và nhận những bản án phi lí, nhưng có ai khóc lóc van xin đâu? Thế nhưng, những quan chức cấp cao trong chính quyền Cộng Sản khi đứng trước vành móng ngựa là khóc lóc van xin một cách nhục nhã. Cái hèn đã thành bản chất thì không bao giờ họ có thể tỏ thái độ như là người anh hùng được. Khi ở vào thế yếu, thì hèn hay hùng nó phải trở về đúng bản chất không ai có thể giấu được. Khi đỉnh ở cao người ra thể hiện cái tham và cái ác, khi thất thế thì họ thể hiện cái hèn. Những con người đó nắm trong tay quyền sinh quyền sát với một dân tộc thì quả thật, số phận dân tộc Việt Nam khó mà thoát khỏi phận nô lệ. Hào quang quan chức và nước mắt...trẻ con! Con đường đến nhà tù khiến ông Đinh La Thăng phải khóc lóc xin xỏ chính là hình phạt cho những gì mà ông gây ra trong những năm tháng trên đỉnh danh vọng. Fb Đỗ Ngà  
......

Chính phủ bốc hốt, đảng ăn đồ cúng

Lãnh đạo VC (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) Khi mới hả họng đớp thì chặn họng kẻ tham nhũng lại, đấy mới là sức mạnh của pháp quyền. Tại hàn Quốc đương kiêm tổng thống bị chặn họng từ rất sớm để tránh thiệt hại cho đất nước. Sức mạnh pháp quyền là phải như thế. Còn để cho kẻ tham nhũng ăn uống chán chê mới móc họng chúng được thì lúc đó, thức ăn không những hoá phân, và phân cũng đã hoá bùn. Nơi nào như thế nơi đó không có pháp quyền. Đinh La Thăng sai phạm từ lúc ở Tập Đoàn Dầu Khí, ông ấy ăn ngập mặt, ăn chán chê rồi chui vào Bộ GTVT ăn tiếp. Sau khi ăn no nê ở bộ này anh ấy chui vào BCT và về Sài Gòn. Lúc này chuyện đấu đá giữa Nguyễn Phú Trương và Nguyễn Tấn Dũng đã ngã ngũ thì Thăng mới bị thịt. Sau khi tàn phá hàng trăm ngàn tỷ thì Thăng bị buộc bồi thường số tiền cỏn con 820 tỷ và tịch thu 20 tỷ. Con số 20 tỷ tịch thu kia không biết có thu được hay không, nhưng số tiền 820 tỷ bồi thường thì chắc chắn là không. Không ai móc tài sản ra bồi thường như thế cả. Trong nhà nước này là thế, rất nhiều người ăn uống chán chê, tham nhũng gộc leo cao nhưng không gặp vấn đề gì. Có thể nói, đó là “tính ưu Việt” của XHCN, sai phạm được chuyển công tác và lên chức. Chỉ có thất bại trong đấu đá nội bộ mới bị trừng phạt, còn nếu là kẻ chiến thắng thì càng tham nhũng càng leo cao. Vì sao? Vì chỉ tham nhũng đậm thì mới chung chi nhiều, chung chi nhiều mới mua nổi ghế cao hơn. Và cứ như thế sự leo cao không thể tách rời với tham nhũng. Trong sạch ư? Trong sạch tiền đâu mua ghế? Nên phải tham nhũng. Đến hôm nay, group xà xẻo đất công mới bị khởi tố sau khi ăn ngập mặt rất nhiều lô đất vàng ở Sài Gòn. Group này bị khui, nhưng group cướp đất Thủ Thiêm còn sừng sững chưa thể lôi cổ được. Đó là vì thế của chúng còn mạnh. Đám ăn ốc Lê Thanh Hải – Nguyễn Văn Đua – Tất Thành Cang đâu? Sao chúng không bị lôi cổ ra tòa để truy tố mà lại còn được đám đời sau phải lọ mọ đi đổ vỏ cho chúng? Đấy! Tham nhũng gộc sống khỏe đấy, có hề hấn gì đâu? Đó là bản chất của XHCN, khi đấu đá, chúng dùng bài tham nhũng để đánh nhau, vì đơn gian, thằng nào cũng tham nhũng. Đã có chức là có tham nhũng. Chính phủ điều hành trực tiếp những chính sách công, nên thất bại chính sách là có ngay đáp số là chính phủ sai phạm. Nhưng ít ai nghĩ, để có dự án thất bại cho quan chức nhà nước kiếm chác, thì kế hoạch ấy đã được sự đồng ý của phía Đảng. Nói theo kiểu văn vẻ là “Đảng chỉ đạo”. Cho nên nói, thằng bộ sai phạm thì thằng Đảng cũng sai. Nói cho dễ hiểu, thằng chính phủ trực tiếp thò tay hốt tiền thì thằng Đảng cũng ngửa tay nhận lại đồng tiền sai phạm. Thời Nguyễn Tấn Dũng, hắn ăn đậm quá và chi nhiều tiền xây dựng đế chế cho mình mà ít cung phụng thằng Đảng nên mới mâu thuẫn gay gắt vậy. Hôm nay, Phúc ngoan ngoãn hơn, nên Đảng và chính phủ gần gũi. Chính phủ bốc hốt trực tiếp, Đảng nhận lại tiền cúng. Trên đời này không có kẻ chủ mưu nào mà không ăn một đồng nào của kẻ thực hiện theo lệnh. Thế thôi. Dự án lớn là chủ trương lớn của Đảng, chả nhẽ dự án thất bại chỉ có mình chính phủ chịu? Không! Đảng phải chịu, vì Đảng là đầu xỏ. Nhưng làm ở Đảng luôn có bề ngoài trong sạch vì đảng nhận tiền cúng chứ Đảng không trực tiếp bốc hốt. Vậy thôi, chứ chẳng có ông nội nào làm bên Đảng mà trong với sạch gì cả. XHCN nó vận hành bằng nhiên liệu tham nhũng thì làm gì có trong sạch? Fb. Đỗ Ngà
......

Còn độc đảng, Công đoàn không thể độc lập!

Công đoàn độc lập là đề tài nhạy cảm tại Việt Nam. Nhiều năm qua, nhà cầm quyền CSVN luôn trấn áp, bắt bớ những tổ chức, cá nhân cổ súy cho việc hình thành tổ chức như vậy. Tuy nhiên, trước cơn khủng hoảng kinh tế, để cứu chế độ, nhà cầm quyền CSVN buộc phải giao thương và tìm cách qua mặt quốc tế trong việc cho phép thành lập công đoàn độc lập. Mỹ đã rút khỏi Hiệp Định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên 11 quốc gia còn lại tiếp tục hợp tác nhưng lại đổi tên thành Hiệp Định Đối tác Toàn diện và Tiến Bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là hiệp định có chất lượng cao nhất mà Việt Nam từng tham gia. Hiệp định này không chỉ góp phần tăng GDP, mà còn giúp doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa và phát triển thương hiệu… Tuy nhiên, Hiệp định này có một điều khoản “khó nuốt” cho chế độ độc tài cộng sản Việt Nam, đó là buộc các nước ký kết phải chấp nhận cho người lao động được tự do thành lập công đoàn độc lập. Công đoàn độc lập đe dọa vị trí độc tôn quyền lực đảng trị Hôm Thứ Hai, ngày 5/11 vừa qua, Quốc Hội CSVN công khai họp bàn cách “đối phó” với quy định phải cho phép người lao động tự do thành lập công đoàn trong Hiệp định CPTPP. Thông Tấn Xã Việt Nam tường thuật ý kiến của ông Bùi Sỹ Lợi, đại biểu Quốc Hội tỉnh Thanh Hóa, nói rằng trong dự thảo Luật Công đoàn, chính phủ cũng đang dự kiến cho thành lập tổ chức đại diện người lao động cạnh tổ chức công đoàn, nhưng đây cũng chỉ là “hình thức phái sinh” của công đoàn nhà nước. Ông Lợi còn nhấn mạnh: “Đây là một tổ chức không mang màu sắc chính trị, chủ yếu bảo vệ quyền lợi hợp pháp về quan hệ lao động và không có các hành động khác liên quan đến chính trị”. Bên cạnh đó, theo cổng thông tin Công Đoàn Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN sẽ không để các tổ chức khác ra đời “vì động cơ chính trị, chống phá đất nước” mà lãnh đạo cộng sản gọi là “công đoàn vàng”. Rõ ràng, CSVN hết sức lo sợ tương lai Công đoàn độc lập ở Việt Nam sẽ “Diễn biến hòa bình”, hoặc lập ra một đảng đối lập nhằm cạnh tranh với chính quyền hiện tại. Đảng Cộng sản luôn sống chết bảo vệ vị trí độc tôn quyền lực, nên một công đoàn độc lập được cấp phép sẽ là điều vô cùng khó. Thực tế, tại Việt Nam đã có một tổ chức độc lập đại diện cho tiếng nói của công nhân là Lao Động Việt. Nhưng nhiều năm qua luôn bị chính quyền đàn áp, thậm chí các thành viên nòng cốt bị kết án nhiều năm tù như: Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức, Hoàng Bình… Việt Nam hiện chỉ có tổ chức công đoàn duy nhất là Tổng Liên Đoàn Lao Động. Tổ chức này do đảng Cộng sản lập ra và phục vụ nhu cầu chính trị của đảng. Nếu đưọc thành lập tổ chức công đoàn khác bằng những khung pháp lý rõ ràng hơn, thì lúc đó sự kiểm soát của đảng Cộng sản sẽ suy yếu. Cho nên, để đối phó với điều khoản trong Hiệp định CPTPP, dù cho tổ chức công đoàn nào đó khác với Tổng Liên Đoàn Lao Động được ra đời, thì cũng chỉ là “cánh tay nối dài” của nhà cầm quyền và sẽ luôn nằm trong sự toan tính, lèo lái của đảng. Công đoàn độc lập sẽ tạo ra thách thức cạnh tranh với công đoàn quốc doanh Chiếu theo những quy định trong CPTPP, công nhân Việt Nam sẽ được thành lập công đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các công đoàn này còn được quyền kết nối với nhau. Tổng Liên Đoàn Lao Động khi đó không còn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động, nên việc cạnh tranh là điều tất yếu sẽ xảy ra. Truyền thông trong nước dẫn lời ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, thừa nhận sự ra đời của tổ chức đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn khiến công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt với những “thách thức lớn, chưa có tiền lệ.” Bởi vì theo ông Hiểu, Tổng Liên Đoàn Lao Động sẽ phải cạnh tranh với Công đoàn độc lập về thu hút, tập hợp, kết nạp thành viên, xây dựng cơ sở và chia sẻ nguồn lực về tài chính… Thực tế, mô hình tổ chức công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Trong nhiều năm qua, vai trò lớn nhất của nó là thu các loại phí bảo hiểm, hoạt động nặng về hiếu, hỉ, tư tưởng nặng bao cấp, hành chính hóa, làm phong trào, chậm thích ứng với tình hình mới và không bảo vệ quyền lợi của công nhân. Theo kết quả một cuộc khảo sát do Trường Đại học Khoa Học Huế và viện Rosa Luxemburg Stiftung của Cộng Hoà Liên bang Đức, công đoàn ở Việt Nam chỉ là tổ chức bù nhìn. Công nhân Việt Nam từ lâu đã bị bóc lột thậm tệ, làm việc vất vả với đồng lương rẻ mạt, trong môi trường không bảo đảm vệ sinh, an toàn. Trong khi đó, vai trò của công đoàn hầu như không được nhắc đến trong các xung đột giữa chủ doanh nghiệp và công nhân. Và trong tất cả các cuộc đình công của công nhân, chưa có cuộc đình công nào do công đoàn lãnh đạo. Nói tóm lại, cán bộ công đoàn ở Việt Nam bênh vực chủ, chứ không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công nhân. Vì vậy, nếu cho phép tự do thành lập các tổ chức đại diện cho công nhân sẽ dẫn đến nguy cơ làm suy yếu công đoàn, vì khi đó người lao động không còn nhu cầu gia nhập công đoàn nhà nước nữa, họ sẽ đứng về phía công đoàn độc lập, nơi đại diện một cách thực chất cho quyền lợi của họ. Công đoàn độc lập sẽ tạo áp lực lên chính sách của chính quyền Tại các quốc gia dân chủ, công đoàn của người lao động được xem là lực lượng dân sự mạnh nhất trong đời sống xã hội. Tổ chức này có quyền tập hợp người lao động và dùng sức mạnh tập thể đó thương lượng, đàm phán với chủ doanh nghiệp lẫn chính phủ một cách bình đẳng, nhằm xác lập các yêu sách, điều kiện lao động, hoặc đại diện trong xử lý tranh chấp lao động; trong tố tụng lao động… Bên cạnh đó, vai trò của công đoàn khi đó là bảo đảm cho lợi ích xã hội được phân bổ công bằng. Vì vậy, họ còn buộc chính phủ phải công khai minh bạch tất cả những chính sách tài chính. Hoặc giải trình về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động một cách thuyết phục rõ ràng. Khi đó, để đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, không còn cách nào khác, Chính phủ cần phải luôn nâng cao năng lực quản trị và chấp nhận những nguyên tắc chuẩn mực cao để đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Đó là viễn cảnh sẽ diễn ra trong tương lai nếu Việt Nam có một công đoàn độc lập thật sự. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đảng Cộng sản sau nhiều năm độc chiếm quyền lãnh đạo cho thấy sự già nua và lạc hậu trong quản trị quốc gia. Nếu có một công đoàn độc lập, sự trì trệ, tham nhũng trong vận hành bộ máy nhà nước sẽ bị phơi bày trước công chúng. Đến lúc đó, mong muốn thay đổi sang thể chế dân chủ hơn sẽ là nhu cầu tự nhiên của công chúng, đây chính là hồi kết cho một chế độ độc tài toàn trị. Và tất nhiên, đảng Cộng sản sẽ nỗ lực ngăn chặn viễn cảnh đó. Tóm lại, với bản chất lưu manh, lọc lõi, tuy cam kết tuân thủ các điều khoản trong Hiệp định CPTPP, nhưng chắc chắn nhà cầm quyền CSVN sẽ tìm đủ mọi cách để ngăn chặn việc hình thành công đoàn độc lập. Có thể khi ban hành luật, họ sẽ vẽ ra những điều kiện ngặt nghèo để tiếp tục tạo ảnh hưởng đối với các công đoàn ấy, như quy định người đứng ra lập công đoàn phải bao nhiêu tuổi, trình độ ra sao, làm việc trong doanh nghiệp bao nhiêu năm, được bao nhiêu phần trăm tín nhiệm của công nhân… Với những thủ đoạn như vậy, dù tổ chức sắp được hình thành có tên là gì, hoạt động ra sao cũng nằm trong sự toan tính, sắp xếp của nhà cầm quyền CSVN mà thôi. Ngô Đồng Nguồn: www.viettan.org Việt Nam chính thức thông qua CPTPP – phải chính thức công nhận công đoàn độc lập! Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương sắp trở thành hiện thực
......

Điếu xì gà làm lớn chuyện

Trong tuần qua, hình ảnh một quan cán bộ đeo đồng hồ Rolex, tay cầm điếu xì gà đứng tiếp dân oan Thủ Thiêm lan truyền trên mạng xã hội gây nhiều bàn tán xôn xao. Quan ấy được xác định là Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương của Thanh Tra Chính phủ, một loại quan lớn của chế độ. Sự khó chịu của người dân bùng lên thành những lời dè bỉu, chê trách nặng nề. Vì lẽ với chức vụ Trưởng ban cấp trung ương, hình ảnh của anh Điệp cho thấy một thái độ bất xứng của một cán bộ cao cấp của đảng trong khi thi hành nhiệm vụ của mình. Trong nhiều năm gần đây, cán bộ nhà nước thay vì là tấm gương “đạo đức liêm khiết” như đảng thường tự hào, lại gắn liền với hình ảnh xa hoa của những biệt phủ toà ngang dãy dọc, không kém của ông hoàng bà chúa. Quả thật họ không ngần ngại phô trương sự giàu có của mình bằng đủ mọi cách giữa cảnh khốn cùng của dân nghèo. Thật ra, nếu như anh Nguyễn Hồng Điệp cầm điếu xì gà gặp dân oan ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Hà Nội) hay ở công viên Hoàng Văn Thụ (Sài Gòn) chắc không mấy ai để ý. Và dù anh có được báo chí chiếu cố tung hình anh lên trong lúc phì phèo điếu xì gà cũng không làm ai quan tâm. Vả chăng anh cũng có quyền chè chén, hưởng thụ nơi trà đình tửu điếm như bao nhiêu cán bộ đảng khác sau một ngày mệt mõi “vì dân phục vụ”. Người dân đã quá quen và chịu đựng được từ năm này qua năm khác cảnh phè phỡn lên đời của giai cấp “đày tớ dân” này. Bất quá người ta chỉ phê phán một câu nhẹ nhàng, coi như đó là phong cách của giới “quý tộc đỏ” thời kinh tế thị trường. Thế nhưng lần này, trong lúc vụ khiếu kiện đất đai Thủ Thiêm đi vào ngõ cụt và sự phẫn nộ của người dân đang dâng cao, anh Điệp đứng ra tiếp dân với thái độ quan liêu như thế nên bị dư luận mắng mỏ tới nơi tới chốn là đúng. Cho đến nay qua 20 năm bị cướp đất một cách trắng trợn, dân oan Thủ Thiêm cảm thấy họ tiếp tục bị lừa gạt qua ít nhất 3 lần tiếp xúc của UBND Thành Hồ. Hình ảnh anh Điệp Trưởng ban Tiếp công dân rơi vào giữa cơn bão phẫn nộ của mọi người và điếu xì gà sang trọng giá bạc triệu của anh chính là mồi lửa gây ra đám cháy bất ngờ. Dân oan Thủ Thiêm đã nhìn thấy tất cả sự thật về thói khinh bạc, bất nhân của những kẻ mới ngoi lên từ mảnh đất cướp được của họ. Thật ra người dân cũng chẳng ganh ghét gì sự giàu sang của cán bộ cho dù tài sản cán bộ được vun bồi một cách đáng nghi ngờ. Làm sao kiểm tra nguồn gốc tài sản ấy khi chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng đánh tiếng rằng “vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân.” Nói cách khác, không được đụng đến…nó. Vấn đề tiếp dân, thật ra trong não trạng của cán bộ cộng sản, họ luôn tự cho mình thuộc tầng lớp có đặc quyền cai trị “do lịch sử giao phó”. Vì thế, họ nghĩ rằng việc “tiếp công dân” để giải quyết những oan khiên của dân là sự ban bố ơn huệ cho dân, chứ không phải là nhiệm vụ của người công bộc phải làm. Đã từ lâu nhóm chữ “đày tớ dân” đã trở thành một thứ trò hề bị người dân đem ra bêu riếu khi có dịp, vì cán bộ cộng sản đã thực sự hành xử như “cha mẹ dân”. Như một dân oan Thủ Thiêm đã phát biểu, vụ cướp đất tiếp theo là khiếu kiện đã xảy ra hơn 20 năm, hay chính xác là 23 năm. 23 năm trên con đường đau khổ từ Nam chí Bắc, đã diễn ra trong máu và nước mắt biết bao vụ kiện, những lần tập họp van xin từ người dân. Nhưng cái tổ chức công quyền của thành phố HCM gọi là UBND ấy và ngay cả chính quyền trung ương cũng không hề quan tâm và chưa bao giờ đặt vấn đề giải quyết khiếu tố của dân. Ngược lại cái chính quyền “vì dân” này còn sử dụng công cụ bạo lực công an, dân phòng để đàn áp, cưỡng chế, đập phá chùa chiền nhà cửa của dân không nương tay. Chuyện khôi hài hơn nữa là mới đây, Tất Thành Cang, Phó bí thư Thành uỷ HCM được giao thêm nhiệm vụ làm Trưởng ban chỉ đạo “về đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại toà án hai cấp”. Tất Thành Cang là nhân vật bị dư luận lên án là đã đóng vai trò đen tối trong vụ cướp đất Thủ Thiêm của phe cánh Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua và Nguyễn Thị Quyết Tâm. Cho tới nay bọn thủ ác này chưa ai bị sờ gáy. Cang cũng chính là người có trách nhiệm lớn nhất trong vụ bán khu đất công 32,5 ha ở Nhà Bè cho công ty Quốc Cường Gia Lai với“giá bèo”. Sau vụ lùm xùm này Cang bị “đề xuất” kỷ luật nhưng cho tới nay “đề xuất” vẫn nằm im trên bàn giấy, còn Cang thì được ban thêm chức vụ mới Trưởng ban Ban Chỉ đạo. Phen này dân oan Thủ Thiêm còn hy vọng gì vào Ban chỉ đạo này? Chuyện cán bộ nhà nước phải tổ chức tiếp dân chẳng qua vì nằm trong thời gian ông Trọng tung ra vụ đốt lò, nên bắt buộc họ phải làm một cách miễn cưỡng. Chính yếu tố miễn cưỡng này mới xảy ra cảnh anh Nguyễn Hồng Điệp cầm xì gà trong tay khi “tiếp công dân.” Rõ ràng là quan Trưởng ban Tiếp dân Nguyễn Hồng Điệp coi đám dân oan Thủ Thiêm vây chung quanh không ra gì và rồi mọi khiếu nại sẽ hoàn toàn thả nổi như lâu nay. Qua câu chuyện tiếp dân của Nguyễn Hồng Điệp, dân oan Thủ Thiêm nên cùng nhau bàn lại biện pháp đối phó với một chính quyền mang bản chất lường gạt là chính. Không thể tiếp tục van xin bồi thường hay cầu khẩn, kiến nghị chính quyền cộng sản giải quyết khiếu tố trên sự công bằng, hợp pháp. Và nhất là không thể để cho bọn cán bộ tham ô tiếp tục câu giờ để từng bước chúng cho chìm xuồng các vụ án oan.   Phạm Nhật Bình
......

Tại sao Chu Hảo?

Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu- Hà Nội, đạo diễn nghệ sỹ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn: – Tại sao (là) Chu Hảo? Tại sao Chu Hảo?!! Tôi và ông còn “phản động” hơn Chu Hảo nhiều chứ?! Biết Trần Văn Thủy là người “ăn to nói lớn”, tính cách ngang tàng… nên tôi chẳng nói gì cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đã in năm 2004 (NXB Thanh Niên) có tên là “Tại sao Điện Biên Phủ?”. Để trả lời cho câu hỏi của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước: Vì sao hai bên Việt Minh và Pháp lại chọn một nơi không hẹn trước, xa xôi hẻo lánh, tít mù cuối trời Tây Bắc, giáp ranh với nước Lào làm trận địa cho một cuộc chiến quyết định sống còn với mỗi bên?! Để trả lời câu hỏi này, tôi đã phải đọc cả ngàn trang hồi ký về Điện Biên Phủ, ba lần lên thăm Điện Biên Phủ và ba lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cho ra đời cuốn sách chưa đến 200 trang vào năm kỷ niệm 50 năm (2004) chiến thắng lịch sử này. Nhưng trả lời đạo diễn Trần Văn Thủy: “Tại sao Chu Hảo?” thì không khó. Vì Chu Hảo là một trong những người trí thức căn cơ nhất của tầng lớp trí thức vốn còn rất “èo uột” hiện nay! Tôi dùng chữ căn cơ vì, một dân tộc muốn hùng mạnh phải có một đội ngũ tinh hoa dẫn đường. Đội ngũ tinh hoa ấy khai phóng cho dân chúng. Muốn có Cách mạng Pháp 1789 phải có một Thế kỷ Ánh sáng “Siècle des Lumières” với những Voltaire (1694-1778), Rousseau (1712-1778), Diderot (1713-1784). Chu Hảo là một trí thức ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm của tầng lớp tinh hoa với nhiệm vụ khai phóng dân trí của tầng lớp mình. Năm 2010, ông đã viết tiểu luận nổi tiếng “Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên một tác giả đã dám đụng bút vào một đề tài lớn, rất hóc búa và vô cùng “nhạy cảm” trong một xã hội toàn trị, nặng tư tưởng Maoist: “Trí thức là cục phân”!!! Trong tiểu luận đó, ông đặt ra những câu hỏi… Có một giai tầng xã hội như là tầng lớp trí thức ở Việt Nam chưa, đặc điểm tính cách của trí thức trước vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức, thời đại hòa nhập toàn cầu là thế nào? Và thật thú vị, lần đầu tiên có một tác giả đã điểm lại những gương mặt, những tên tuổi kẻ sỹ Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc như: Trương Vĩnh Ký, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố… Và cũng rất bất ngờ, tác giả gọi thời kỳ 1945-1949 là của lịch sử Việt Nam hiện đại là thời kỳ “lãng mạn của trí thức yêu nước” Việt Nam! Tuy chỉ là những phác thảo và gợi mở nhưng tiểu luận “Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam” đã được những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước nồng nhiệt đón nhận và đánh giá rất cao công trình này. Bình tĩnh và ôn hòa, nhưng kết luận của bài viết này đanh thép và dứt khoát: Không có tự do ngôn luận, thì những người “có học” chỉ có thể là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi nhưng không thể trở thành một tầng lớp “trí thức” mà xã hội văn minh coi là tinh hoa! Ở thời điểm năm 2010, kết luận trên của Chu Hảo được xem là xã hội toàn trị đã có phần “cởi mở”. Nhưng chế độ Đảng trị với quốc sách ngu dân, bưng bít thông tin để dễ bề cai trị, lừa gạt và dễ bề cướp bóc đã không thể chấp nhận sự dấn thân khai phóng của nhà trí thức Chu Hảo với việc ông đứng đầu Nhà xuất bản Tri Thức để tổ chức dịch và xuất bản những sách giới thiệu một cách căn cơ những giá trị văn minh phổ quát của nhân loại mà bất cứ một dân tộc nào muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” cũng phải biết đến. Những cuốn sách đồ sộ của văn minh nhân loại đã ra đời từ Nhà xuất bản Tri Thức: Nền dân trị Mỹ (phải “né” chữ “dân chủ” bằng chữ “dân trị”) của Alexis de Tocqueville do Phạm Toàn dịch từ nguyên bản tiếng Pháp-805 trang, khổ 16×24 cm-2012; Đường về nô lệ của Hayek do dịch giả nổi tiếng Phạm Nguyên Trường dịch; Karl Marx của Peter Singer ; Sự ra đời trí khôn ở trẻ em của Jean Piaget do nhà thơ Hoàng Hưng dịch v.v… Khi dịch cuốn “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em”, tác giả Hoàng Hưng tâm sự với người viết bài này rằng, vô cùng khó dịch, vì nhiều khái niệm về tâm lý chúng ta không có, phải mầy mò, so sánh với các ngôn ngữ khác… Vẫn theo Hoàng Hưng thì giáo dục ở nước ta quá lạc hậu so với thế giới về cơ sở tâm lý giáo dục học. Vì thế, lời mở đầu cho cuốn sách này, nhà giáo Phạm Toàn đã viết: Thật khó mà hình dung lại có người táo gan chẳng hạn như thế này: lái con tàu đi biển mà thiếu hải đồ và hải trình, thám hiểm núi cao rừng sâu mà không cần la bàn, hoặc là… thêm trường hợp nữa cho đủ quá tam ba bận, như chúng tôi muốn nêu ra ở đây: tổ chức một nền giáo dục quốc dân, tổ chức đi tổ chức lại những cuộc thay sách thay chương trình và cải cách giáo dục song lại không quan tâm đến tâm lý học. Lại nữa, không những coi nhẹ tâm lý học nói chung, lại còn táo gan coi nhẹ tâm lý học giáo dục, nhất là tâm lý học Piaget! Nhà thơ Hoàng Hưng đã được giải thưởng về dịch thuật cuốn sách này sau đó. Tôi đã mất cả tháng trời để nghiên cứu cuốn sách khó đọc này và bàng hoàng khi biết rằng, chúng ta đã không hề biết đến Jean Piaget (1896-1980) với công trình cả đời nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em, làm cơ sở cho quá trình giáo dục ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới ngày nay… Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến các “định nghĩa” về người trí thức của Viện sỹ hàn lâm Nga N. Moseev: “Người trí thức luôn suy nghĩ đến số phận của dân tộc mình trong sự so sánh, đối chiếu với những giá trị toàn nhân loại. Vả lại, bất cứ một dân tộc nào bao giờ cũng có những nhà trí thức của dân tộc mình”. Chu Hảo chính là một nhà trí thức của dân tộc Việt Nam. Ông có công với đất nước, với dân tộc nhưng lại “có tội” vì đã “tổ chức dịch và xuất bản những sách trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng” như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng! Là một người ngoài Đảng, người viết bài này cũng biết, đây là một việc làm trái với điều lệ Đảng. Vì, muốn kỷ luật một đảng viên thì phải xuất phát từ cơ sở chi bộ nơi đảng viên ấy sinh hoạt. Rõ ràng, một nhóm độc tài từ trên cao áp đặt một cách phi dân chủ ngay trong Đảng. Dấu hiệu của tập quyền trong quá trình phát xít hóa đã xuất hiện ngay sau khi Tổng Bí thư Đảng kiêm giữ chức Chủ tịch nước (!) Kỷ luật Chu Hảo, Đảng độc tài muốn dằn mặt những đảng viên đang “tự diễn biến” đang “suy thoái về chính trị”… Thật là bẽ bàng và nực cười khi Việt Nam đang hý hửng tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP! Muốn hòa nhập vào thế giới văn minh để hưởng lợi về kinh tế, nhưng lại quyết giữ nguyên tư duy man rợ thời Trung cổ về triết học, chính trị và xã hội, để tiếp tục cai trị, dìm đất nước và nhân dân trong tăm tối Trung cổ giữa thời đại toàn cầu hóa, Công nghiệp 4.0! Không! Làm gì có điều đó ở thế kỷ 21, thưa Ban kiểm tra Trung ương Đảng! Chính vì thế, khi tuyên bố kỷ luật những sai phạm của Chu Hảo, và ông đã tuyên bố rời Đảng ngay sau đó… Một cơn địa chấn đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam. Một loạt những đảng viên, trong đó có những tên tuổi lớn như nhà văn Nguyên Ngọc, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi, giáo sư Mạc Văn Trang và nhiều người khác… đã lập tức tuyên bố rời bỏ Đảng. Trong tuyên bố bỏ Đảng của nhà văn lão trượng, công thần của chế độ Nguyên Ngọc có đoạn viết: Đảng “kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để lừa dối và đàn áp… đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc… Đảng “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền phản dân hại nước. Tôi không thể, còn có thể ở trong một tổ chức như thế!” Kể từ khi thành lập, chính danh của Đảng cộng sản chưa bao giờ bị phủ định hoàn toàn như thế. Mặc dù chỉ kém Chu Hảo có hai tuổi, tôi luôn luôn xem ông là bậc đàn anh từ mọi phương diện. Ông uyên bác nhưng khiêm nhường, ôn hòa lịch lãm nhưng sắc sảo và quyết liệt trong tư duy. Chu Hảo chính là kẻ sỹ của thời đại @, một nhân cách viết hoa. Vậy mà ông bị gán cho những tội danh nghe thật buồn cười và ngớ ngẩn: “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”, “thoái hóa về chính trị” v.v… Những khái niệm quái gở đó dùng để nói về Chu Hảo ở cái thời kỹ thuật số, công nghệ số này! Chỉ bấy nhiêu đã thấy bế tắc đến tột cùng! Có lần nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã nói với tôi rằng, trí thức không phải là bột mỳ, nhưng trí thức là viên bột nở, là chất xúc tác. Nhờ có viên bột nở mà bột mỳ nở thành cái bánh mỳ! Với Chu Hảo thì tự do báo chí, tự do xuất bản là công cụ cốt lõi để thực hiện dân chủ. Ông đã dấn thân suốt hơn một thập kỷ qua để làm điều đó. Làm bột nở cho đời! Cái chất “trí thức toàn thân” ấy của ông luôn là kẻ thù nguy hiểm nhất của mọi thứ độc tài! Chu Hảo là hạt bụi, là cái gai trong mắt chuyên quyền. Tôi đã mất gần 200 trang mới trả lời được câu hỏi “Tại sao Điện Biên Phủ?” Nhưng chỉ cần 4 trang A4 để trả lời: Tại sao Chu Hảo? Lê Phú Khải http://huynhngocchenh.blogspot.com/2018/11/tai-sao-chu-hao.html#more
......

Bao giờ Việt Nam trở thành“Khu tự trị tộc Kinh”?

Từ “khu tự trị tộc Kinh” ở Bussy Saint Georges Sự kiện mà một nhóm người Trung Quốc đã bỏ tiền ra mua một diện tích đất lớn ở ngoại ô Paris, thành phố Bussy Saint Georges và dự định xây dựng một “công viên văn hóa” có tên là khu văn hóa Tộc Kinh với mô hình tổ chức giống như việc thành lập một “khu tự trị”. Nhóm người Trung Quốc và một số người Việt tham gia việc này còn cho biết sẽ qui tụ khoảng 3-4 triệu người “tộc Kinh” trên khắp thế giới về Bussy Saint Georges để “lập quốc”. Không rõ họ căn cứ vào sử liệu nào để cho rằng người “Tộc Kinh” là người An Nam cổ xưa – một trong 56 sắc tộc thiểu số của Trung Quốc, được trả độc lập bởi triều đình Mãn Thanh vào năm 1884-1885. Họ còn nói rằng người “Tộc Kinh” hiện có mặt trên 27 quốc gia với khoảng 1 triệu người ở Mỹ và 1 triệu người ở Châu Âu. Họ còn còn cho rằng… “nguồn gốc” của cộng đồng “người Kinh” trên thế giới là từ nhóm người “Kinh tộc Tam Đảo” ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc? Việc lựa chọn “địa điểm” cho “khu tự trị tộc Kinh” ở ngoại ô Paris cũng hết sức “nhạy cảm”. Pháp là quốc gia tôn trọng sự đa nguyên văn hóa và nền chính trị dân chủ lâu đời. Là một quốc gia có nhiều thuộc địa trong quá khứ, chính sách chủng tộc và nhập cư của Pháp trong nhiều thập kỷ đã và đang tạo ra sự pha trộn văn hóa đa dạng cao độ, mang đến cho nước Pháp cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Với vị trí “kinh đô ánh sáng” từ hàng trăm năm qua và là trung tâm văn hóa phát triển bậc nhất, sức lan tỏa và ảnh hưởng của những trào lưu văn hóa, tư tưởng, xã hội… bắt nguồn từ “cái nôi” nước Pháp đối với thế giới rất lớn. Bên cạnh đó, một điều đáng lưu ý rằng cộng đồng người Việt ở Pháp khá rời rạc không có sự tập trung và tính cộng đồng cao như ở Mỹ. Người Việt ở Pháp cũng ít quan tâm đến chính trị hơn. Sự cố tình lẫn lộn lịch sử, chủng tộc và đánh tráo khái niệm ở câu chuyện này quá rõ ràng. Mục đích chính của Trung Quốc nói với thế giới qua câu chuyện này là Việt Nam chỉ là “tộc Kinh” – một dân tộc thiểu số trong “đại gia đình 56 dân tộc anh em” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Mưu đồ hết sức gian manh của Trung Quốc đang được công khai thực hiện bằng việc thành lập “khu tự trị Tộc Kinh” tại Pháp với sự tiếp tay của một số người Việt tham lam, sẵn lòng bán rẻ Lương tri, cùng với sự “đồng thuận” của cộng đồng người Việt bàng quang, mù mờ về nguồn cội. Chính sử hay ngụy sử. Người Việt hay Người Kinh? Có đầy đủ những căn cứ khoa học về lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của chủng tộc Bách Việt là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. Nhưng thay vì sử dụng sử liệu đã được khoa học chứng minh, sử sách ghi chép rõ ràng, thì một khuynh hướng mà nhà cầm quyền CSVN đang chủ ý xiển dương, tuyên truyền những truyền thuyết, huyền sử đầy màu sắc thần thoại kiểu như “con Rồng, cháu Tiên”, Thánh Gióng, 18 đời vua Hùng… thiếu căn cứ khoa học cũng như nhiều điều cần phải minh định. Trong khi đó, lịch sử hơn 2000 năm của dân tộc Việt với những triều đại phong kiến từ Đinh Lý Trần Lê… được giảng dạy trong hệ thống nhà trường bị dần lược bỏ, nội dung sơ sài và thậm chí đã có những “đề xuất” loại bỏ môn lịch sử khỏi chương trình học và thi. Vốn dĩ, bộ môn lịch sử trong chương trình của hệ thống giáo dục được “định hướng xã hội chủ nghĩa”, hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn lịch sử cận đại với “cuộc cách mạng thần thánh” của những người cộng sản. Lịch sử là bộ môn bị chính trị hóa nặng nề nhất, cũng là môn học bị học sinh ghét bỏ nhất. Học sinh từ nhỏ đã bị nhồi nhét thứ “lịch sử” dối trá đến mức hoang tưởng, với những câu chuyện anh hùng kiểu như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Phan Đình Rót… và thứ chủ thuyết Mác Lê, đạo đức và tư tưởng Hồ Mao. Vậy mục đích của nhà cầm quyền là gì nếu không phải làm cho những thế hệ sau quên đi nguồn cội, lịch sử của chính dân tộc mình mà chỉ còn biết đến thứ “ngụy sử” dối trá ? Vấn đề cần làm rõ, là tên gọi “Dân tộc Kinh” có từ khi nào, định danh cho tộc người nào? Vì nguồn gốc của người Việt Nam là chủng Bách Việt với căn cứ nhân chủng học và lịch sử hàng ngàn năm, đã được nghiên cứu và minh chứng rõ ràng. Nếu như “tộc Kinh” chỉ là cách gọi của người Trung Quốc đối với nhóm người Việt di cư từ vùng Đồ Sơn, Hải Phòng lên vùng Tam Đảo, Quảng Tây sinh sống từ thế kỷ 16 hoặc là cách gọi chung cho những người sinh sống ở vùng đồng bằng, kinh kỳ từ thời Gia Long để phân biệt với người miền núi – gọi chung là “người Thượng”… thì cần phải được phân định rõ ràng. Nhưng trước hết, cái tên gọi hết sức chung chung, mập mờ “dân tộc Kinh” thiếu căn cứ lịch sử và khoa học, lại được ghi trong thẻ căn cước của hơn 90 triệu người dân Việt Nam phải được thay đổi cho đúng với cội nguồn là “dân tộc Việt” – một chủng tộc có lịch sử lâu đời và oai dũng nhất thế giới, đã trấn giữ vùng đồng bằng sông Mã, sông Hồng hàng ngàn năm qua. Người Việt cần biết rõ về cội nguồn, định danh và gọi đúng tên chủng tộc của mình, bảo tồn những giá trị thuộc về dân tộc mình trước khi muốn hướng đến một “vị thế” nào đó. Một quá trình tiếm danh về văn hóa và chủng tộc đang được thực hiện bởi những người bạn “4 tốt, 16 chữ vàng” với sự đồng thuận và tiếp tay của nhà nước CSVN. Như Joseph Goebbels từng nói “khi lời nói dối được lặp lại đủ lâu thì sẽ trở thành sự thực”. Nguy cơ Lịch sử của một đất nước có hàng ngàn năm văn hiến và một chủng tộc Bách Việt có quá khứ hào hùng ở đồng bằng Dương Tử, sông Mã, sông Hồng bị xóa bỏ và thay vào đó là một thứ “ngụy sử” và một chủng tộc giả hiệu là hoàn toàn có thật. Một dân tộc bị đánh tráo “ID giống nòi” và đánh mất lịch sử là một dân tộc đã diệt vong. Nếu cộng đồng hải ngoại cũng như người Việt quốc nội không có nhận thức đầy đủ về những âm mưu này, chỉ một vài thế hệ nữa, những đứa trẻ gốc Việt ở Pháp, Châu Âu và thậm chí ở Việt Nam… có lẽ sẽ nghĩ rằng mình có nguồn gốc từ một tộc người thiểu số ở Trung Quốc. Lúc đó, lịch sử oai hùng của dân tộc Việt đã hoàn toàn bị xóa bỏ hay chỉ còn bàng bạc màu huyền sử với những mảnh ký ức rời rạc, nát vụn. Đó cũng là lúc mà Việt Nam có thể đã trở thành một “khu tự trị Tộc Kinh” trong đại gia đình 56 dân tộc thiểu số của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa? Tân Phong, ngày 9.11.2018 https://viettan.org/bao-gio-vie%cc%a3t-nam-tro%cc%89-thanhkhu-tu%cc%a3-tri%cc%a3-to%cc%a3c-kinh/
......

KHỐN NẠN CẢ HỆ THỐNG

Trên mạng lan truyền một video Clip về một vụ Cảnh sát giao thông Quy Nhơn tự ngã để vu cáo người tham gia giao thông bị giữ xe đánh cảnh sát và sau đó Công an bắt người này về Phường. Nội dung vụ tai nạn đã được mạng xã hội phản ánh đầy đủ, rằng một xe máy bị hai người đi trên một xe máy đắt tiền nhãn hiệu SH gây va chạm, sau khi công an đến thì đã để cho người đi xe đắt tiền bỏ đi, nhưng nạn nhân là hai thanh niên đi xe máy kia đã bị công an giữ lại và bắt xe về phường. Quá trình tranh cãi, một CSGT đang vịn tay vào ghi đông xe thì tự ngã xuống đất trong khi người này đang đứng mà không có hành động gì trước cú ngã đó. Ngay sau đó, công an đã tấn công bắt người này. Người dân ra sức phản đối và bộc lộ sự phẫn uất với những kẻ khốn nạn ăn cơm dân, mặc áo dân để phục vụ dân nhưng ngược lại tìm cách vu cáo người dân đẩy họ vào tù tội. Chuyện công an tự ngã để bỏ vạ cho người dân chống người thi hành công vụ không phải đây là lần đầu tiên. Trên mạng xã hội trước đây cũng đã xuất hiện nhiều video clip tương tự. Người dân thấy rõ hành động gắp lửa bỏ tay người vu oan giá họa cho những người dân từ phía công an đã là chuyện không có gì là lạ. Ít nhất, trên mạng đã có ba clip ghi lại những cảnh tương tự. Khi công an đang giữ người và gây tranh cãi, một công an cố tình áp sát nạn nhân và tự ngã xuống đất như một hiệu lệnh. Ngay sau đó là một đàn công an ập đến bắt người dân với những hành động thô bạo. Người ta chia sẻ, bình luận về những hành động này rằng: Đó là khi có những video clip quay lại hẳn hoi, còn biết bao nhiêu vụ chỉ có công an với dân, không ai quay phim lại thì sự đổi trắng thay đen sẽ như thế nào mà kể. Khi được hỏi, viên công an có trách nhiệm tại Công an Quy Nhơn đã nói rằng sẽ tìm hiểu. Clip được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội đã làm cho nhà cầm quyền, nhất là Công an không yên trước dư luận xã hội. Và những màn che đậy sống sượng đã bắt đầu được thực hiện. Tưởng rằng với đoạn video quay lại toàn cảnh như vậy, thì dù có mặt trơ đến đâu, công an cũng không thể nói ngược lại sự thật đã rành rành. Thế nhưng, điều người ta không nghĩ là công an và hệ thống báo chí bưng bô, bất chấp lương tâm đã làm lại sống sượng và lừa đảo đến mức khốn nạn như vậy. Chỉ rất ngắn sau đó, mọi việc được đổi trắng thành đen. Việc người công an tự ngã đã được thay đổi thành “Chống người thi hành công vụ”. Viên công an tự ngã đã trở thành “bị húc cùi chỏ”. Và một hỉnh ảnh động (Ảnh Gif) được đưa lên báo chí để chứng minh hành động “húc cùi chỏ” của thanh niên nạn nhân. Sự khốn nạn ở đây không chỉ là sự đổi trắng thay đen bằng lời nói, mà trong hình ảnh đưa lên bằng một hình ảnh động sau đó trên báo chí thì hình ảnh đã được cắt xén bớt phần dưới cánh tay của thanh niên. Khi viên CSGT đang cầm ghi đông xe máy của thanh niên này, cánh tay đặt dưới cánh tay của thanh niên nên khi tự ngã, tay của viên cảnh sát đã kéo chạm vào kéo theo cánh tay của Thanh niên này về phía cảnh sát. Chính tay viên CSGT đã kéo tay thanh niên này về phía mình mà không hề có việc cùi chỏ thanh niên này chạm vào viên CSGT Quy Nhơn. Đoạn video Clip cho thấy rõ rằng sau khi viên CSGT này ngã thì cánh tay thanh niên này mới chuyển động về phía viên CSGT do chính tay CSGT kéo phía dưới. Ngay lập tức, hiểu ra thủ đoạn này, thanh niên nạn nhân đã cảnh cáo: Bậy, bậy, bậy… để nói lên hành động giả vờ của viên CSGT. Thế nhưng, báo chí đã không dám đưa nguyên đoạn video đó lên, trái lại đã chế một đoạn hình ảnh ghép(Ảnh GIF) để cắt xén cánh tay của viên CSGT kéo tay thanh niên nạn nhân phía dưới? Và đoạn hình ảnh phía dưới, chỗ tay viên CSGT này đã bị cắt để tay thanh niên này thành hành động đánh cùi chỏ về phía CSGT. Có thể nói rằng, đây không thể là hành động vô tình, mà đây là sự cắt xén ác ý để vu cáo cho nạn nhân. Đó là sự khốn nạn. Ngay sau đó, hệ thống báo chí đồng loạt đưa tin xảo trá này và công an lập tức tuyên bố viên CSGT bị húc cùi chỏ mà không phải tự ngã, đồng thời truy tìm người tung video cip lên mạng với những lời đe dọa. Sự khốn nạn từ phía công an thì đã rõ. Nhưng hệ thống báo chí đưa những hình ảnh cắt xén này lên để kết tội nạn nhân là sự khốn nạn gấp bội phần. Xưa nay, sự cắt xén, bóp méo đổi trắng thành đen của hệ thống chính trị và báo chí cộng sản thì người ta đã thấy nhiều, tuy nhiên, một sự việc lộ liễu đến như vậy, hình ảnh rõ ràng đến thế mà hệ thống báo chí cộng sản và hệ thống công an vẫn cứ diễn được thì quả là không còn một lời nào để mô tả ngoài hai từ: Khốn nạn. Và đây chính là sự khốn nạn của cả hệ thống. Ngày 10/11/2018 FB JB Nguyễn Hữu Vinh
......

CÙNG DẮT TAY NHAU ĐẾN CON ĐƯỜNG TỰ DO

Hôm nay, tôi lật lại từng dòng chia sẻ, nêu cảm nghĩ của nhiều người khi nói về phiên tòa Phúc thẩm của Tòa án Đồng Nai tuyên 15 anh chị em công nhân bị bắt và kết án bởi vì bảo vệ tổ quốc. Trong tôi dâng trào vài điều nghĩ suy. BẢO VỆ TỔ QUỐC - đúng là như thế thật, tuổi đang còn đôi mươi, mà họ nhận thức được NƯỚC MẤT THÌ NHÀ TAN. Tôi đang nghe những gì thế này? Tôi đang mơ cũng không thể nghĩ rằng chính miệng những người ấy họ thốt lên như vậy. Tất cả đều cho rằng họ không có tội, họ chỉ vì bảo vệ đất nước trước một dự luật mà sẽ là đại họa của dân tộc- Luật Đặc Khu. Trong những ngày tháng trong trại tạm giam B5, Họ trải qua một phiên sơ thẩm tuy vẫn chưa chuẩn bị tâm lý nên mới xin tòa xem xét giảm án. Nhưng khi án đã tuyên, họ bắt đầu suy tính tới việc làm của họ, họ mới thấy họ chẳng có tội nào cả. Đọc những lời thuật lại của các luật sư bào chữa cho họ, tôi cảm thấy một đất nước Việt nam sống lại, thật sự hồn thiêng núi sông núi đã trỗi dậy. 15 người lần lượt phản bác lại lời kết tội của quân bán nước, họ đã nói những lời như đang tố cáo trước bàn dân thiên hạ chính nhà cầm quyền cộng sản, chính cộng sản chứ không ai- chính chúng là quân bán nước. Xin cám ơn các anh chị, đã đứng về công lý, mặc dù những án bất công đó chẳng đáng là gì so với NƯỚC MẤT THÌ NHÀ TAN, NỖI ĐAU TINH THẦN LỚN HƠN NỖI ĐAU THỂ XÁC. Các anh chị đã hiên ngang trước những họng súng của kẻ thù mà không hề sợ hãi. Xin cho tôi gửi một vạn lời yêu thương, trân quý đến các anh chị, sau phiên tòa này, chỉ còn không lâu nữa thôi, các anh chị sẽ trở về với gia đình, bạn bè, anh chị là niềm tự hào của tôi, đối với các anh chị tôi xin cám ơn đã dám thay hơn 90 triệu người dân VN để bảo vệ đất nước này. Sự hy sinh, mất mát, và khó khăn trong tù đày, nhưng tôi vẫn tin nó là minh chứng cho một Dân Tộc vẫn đang còn sống, và trường tồn trước mọi giặc ngoại xâm. Các anh chị đã đưa tay ra để nắm cứu lấy một dân tộc đang chìm nghỉm, và hãy cùng tôi, cùng nhiều người đang ngày đêm trăn trở cho vận mệnh đất nước hãy dắt tay nhau như thế để đi đến con đường tự do, nhà tù, đày đọa thể xác không là gì so với tổ quốc đang bì đắm chìm bởi làn sóng cộng sản bán nước. Xin một lần nữa, cám ơn tất cả các anh chị, xin nhận nơi tôi một lời tri ân và cảm tạ. Fb Sep Pham  
......

Dân biểu Thụy Sĩ: ‘Ông Tô Lâm nên trả tự do cho bà Trần Thị Nga’

Bà Anne Marie Von Arx-Vernon, Dân biểu tiểu bang Geneve của Thụy Sĩ, nói với VOA rằng Bộ Công an Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga. Trong lá thư gởi Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm vào tháng trước, Dân biểu Arx-Vernon đã yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà hoạt động Trần Thị Nga, kêu gọi giới chức trách tôn trọng quy tắc của LHQ trong việc đối xử với tù nhân lương tâm, cũng như yêu cầu ngưng việc chuyển trại bà Nga đến những nơi xa gia đình. Bà Arx-Vernon trả lời phỏng vấn VOA bằng tiếng Pháp qua lời thông dịch của ông Nguyễn Đăng Khải, thành viên Uỷ ban Thụy Sĩ – Việt Nam Cosunam. “Tôi đã gửi một bức thư cho ông Bộ trưởng (Bộ Công an Việt Nam) và tôi muốn sẵn sàng dấn thân để giúp đỡ, an thiệp cho mọi trường hợp của tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Mỗi lần họ cần đến tôi thì tôi sẵn sàng can thiệp, làm mọi cách để kêu gọi chính phủ Thụy Sĩ can thiệp, đặc biệt là trường hợp bà Trần Thị Nga.” Trong thư gửi ông Tô Lâm, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, và ông Phạm Hải Bằng, Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ, bà Arx-Vernon nhấn mạnh: “Chúng tôi viết thư ngỏ này đến ông sau khi được biết tin từ những nguồn khả tín về điều kiện giam cầm khắc nghiệt của bà Trần Thị Nga, công dân Việt Nam, người đang chịu mức án 9 năm tù tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai, cách nơi thường trú của bà hơn 1300 cây số.” Dân biểu Tiểu bang Geneve đồng thời là người đại diện Nhóm Bảo vệ quyền con người và Đấu tranh chống hành hung phụ nữ lên án việc chính quyền Việt Nam sách nhiễu bà Nga trong trại giam: “Ngày 17/8, qua trung gian người thân, bà (Nga) đã báo cho chúng tôi biết là bà đã bị người cùng phòng giam đánh đập dã man và hăm dọa sát hại.”   Ông Nguyễn Đăng Khải, thành viên Uỷ ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam. Ông Nguyễn Đăng Khải, thành viên Uỷ ban Thụy Sĩ – Việt Nam Cosunam nói: “Tôi nghĩ bản án 9 năm tù của bà Nga, bị giam ở nhà tù xa nhà 1300km là bản án phi pháp. Bà Nga không có tội gì mà phải bị bản án quá nặng nề như vậy. Cộng đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ những năm qua rất quan tâm đến tình hình Việt Nam, nhất là sau thảm họa môi trường Formosa, các vụ cướp đất của dân oan, an toàn thực phẩm, nền giáo dục bị xuống cấp…” Bà Trần thị Nga, 41 tuổi, bị bắt ngày 21/1/2017 với cáo buộc là có các hành vi “phỉ báng chính quyền” và “gieo rắc tư tưởng phản động.” Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hôm 25/10 phát đi thư ngỏ khẩn cấp kêu gọi mọi người trên thế giới viết thư gửi cho tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, người đang gặp nguy hiểm trong trại giam. Theo Ân Xá Quốc Tế, viên chức trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, gần đây thông báo bằng miệng với gia đình bà Nga rằng bà bị kỷ luật vì “không tuân thủ quy định của trại giam.” Nguồn: VOA
......

Một quân đội chỉ biết “tủi thân”

Thì chắc chắn đó là một quân đội yếu kém và nhu nhược. Tất cả quân đội trên thế giới điều mà người lính học được đầu tiên từ quân trường nơi bắt đầu cuộc đời quân nhân chuyên nghiệp thì quan trọng nhất họ phải học nằm lòng tính chất hào hùng mà một đội quân tinh nhuệ phải có. Đạo binh ấy có mạnh mẽ hay không nằm trong ý chí của từng người lính bất kể họ có được trang bị vũ khí hiện đại đến đâu nhưng khi ra trận yếu tố hèn nhát vẫn là nguyên nhân đầu tiên của sự bại trận, khi quân thù chưa đánh đã thua. Quân đội Nhân dân Việt Nam từng được xem là anh hùng và thiện chiến sau thời gian dài đánh Mỹ. Nhưng đó chỉ là dĩ vãng, là kỷ niệm đẹp đẽ dành cho những người từng tham gia cuộc chiến khốc liệt tấn công và giải phóng miền Nam. Cuộc chiến ấy đã lùi vào quá khứ từ khi Gạc Ma mất vào tay giặc cùng với nhiều cây số đất đai dọc biên giới phía Bắc. Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng vắng bóng hơn trên chính trường thế giới. Các nước trong khu vực không còn lấy mô hình của một đạo binh từng lừng lẫy để học tập vì chính phủ của họ biết rằng hào quang đã tắt lịm trên từng chiến binh Việt Nam và thay vào đó là những đạo quân đi làm kinh tế thay vì được huấn luyện để quen thuộc với các thao tác chiến tranh. Chiều ngày 6/11, trong khi Quốc hội thảo luận về  Luật Công an nhân dân bàn về số lượng tướng phân bổ trong đơn vị này, cảm thấy bị bỏ rơi, Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội cựu chiến binh đã lên tiếng, ông nói: “Đề nghị Đảng, nhà nước, Quốc hội xem xét cho hợp lý. Lực lượng vũ trang là một thể chế thống nhất của nhà nước, không thể công an thế này, quân đội thế kia. Làm thế này bên quân đội buồn, tủi thân lắm.” Hai chữ “tủi thân” được Thượng tướng Nguyễn Văn Được dùng trong ngữ cảnh này phản ánh một thực tế cần suy nghĩ. Tủi thân là một cảm giác bị hắt hủi, bỏ mặc một cách bất công. Tủi thân bao hàm tính chất tự ti mặc cảm, thường chỉ xảy ra ở trẻ con hay những phụ nữ hiền lành, cam chịu. Tủi thân không thể chấp nhận là một biểu cảm của đàn ông vì tính cách này thường bị xem là ủy mị và yếu đuối. Một quân đội có được phép tủi thân hay không khi thuộc tính của nó là chảy nước mắt, ngậm đắng nuốt cay vì bị hắt hủi, thờ ơ và sự bất công nằm ngay trong sự việc xảy ra? Nếu một quân đội như thế thì thật vô phúc cho quốc gia nào chứa chấp nó. Việt Nam không có truyền thống tủi thân trong quân đội từ bao đời nay kể từ khi lập quốc. Dù thô sơ và yếu kém nhưng những đạo quân của dân tộc chưa bao giờ có khái niệm tủi thân, một khái niệm rất gần với nhu nhược và hèn nhát. Xưa là vậy còn nay tại sao Quân đội lại thấy tủi thân trước một lực lượng vũ trang khác là Công an? Mặc dù một ông Thượng tướng phát biểu trong nghị trường một cách vô tư nhưng phía sau câu nói ấy phải có một động lực nào thúc đẩy bởi ông ta không thể nói những lời vô căn cứ. “Tủi thân” chỉ là sự lập lại của hai chữ “tâm tư” của ông Phùng Quang Thanh phát biểu trước đây, nhưng tâm tư nghe ra nhẹ nhàng và vô tội vạ hơn, trong khi “tủi thân” mở ra một hình ảnh thực sự của một đạo quân nhu nhược đang có mặt trên đất nước này. Nếu không nhu nhược thì không lý gì biển đảo ngày một mất dần, ngư dân không còn dám hành nghể trên vùng đất của mình vì Trung Quốc ngày đêm canh giữ sẵn sàng bắt bớ thậm chí hành hung, trong khi quân đội mất cả tăm hơi giống như đang chạy trốn sự thật tại Biển Đông. Một tiếng còi hụ từ tàu tuần duyên cũng không được nghe thấy. Trên bờ thì hết vùng đất này tới khu công nghiệp khác, quân đội trực tiếp đầu tư và điều hành những dự án không hề liên quan gì tới súng đạn. Vừa làm giàu vừa đòi hỏi chính phủ dành cho mình những ưu tiên, quân đội không còn chú ý tới sự vi phạm chủ quyền âm thầm của Trung Quốc để ít nhất cũng lên tiếng trước Quốc hội tìm phương thức đối phó. Quân đội bị trói tay tứ bề và chính sách “quân đội được phép làm kinh tế” có vẻ như một cách ban bố cho tập thể này bớt “tủi thân” so với công an, thanh gươm và lá chắn, còn Đảng còn mình của chế độ. Trong khi quân đội tiếp tục tủi thân vì những chuyện trẻ con nơi nghị trường thì ngoài kia các chiến sĩ đang bảo vệ Trường Sa một cách âm thầm không biết có tủi thân không khi sự cô đơn và nhỏ bé của họ không được trong bờ chú ý. Một vài chuyến thăm hỏi, một vài bài báo khen lấy có, một vài câu chuyện về sự hy sinh của những người lính đảo có lẽ chỉ là cách xoa bóp cho một căn bệnh đã trở thành di căn: mị dân. Người lính đảo sống trong thiếu thốn mọi bề xứng đáng được những đại biểu quân đội trong Quốc hội yêu cầu được đối xử công bằng chứ không phải sự công bằng biểu hiện từ những chiêc lon gắn vội trên ve áo. Tướng nhiều làm gì khi binh sĩ không còn là binh sĩ và khi có chuyện đao binh liệu những viên tướng “tủi thân” ấy sẽ làm được gì cho cơ đồ dân tộc? Cánh Cò Nguồn: RFA
......

Dịch giả Phạm Nguyên Trường: Những kẻ leo cao nhất cũng là nô lệ

Ngày 6/11, dịch giả Phạm Nguyên Trường đã dành cho Luật Khoa tạp chí một cuộc phỏng vấn độc quyền về cuốn sách “Đường về Nô lệ”. Dịch giả Phạm Nguyên Trường, tên thật là Phạm Duy Hiển, là người có hơn 20 đầu sách dịch, đa phần là về chính trị – xã hội. Ông biết đến cuốn “Đường về Nô lệ” trong hoàn cảnh nào? Năm 2007, tôi mua được cuốn “Friedrich Hayek – Cuộc đời và sự nghiệp”, do Lê Anh Hùng dịch, Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành. Đọc thấy hay quá, tôi quyết định tìm Hayek trên mạng và tìm được cuốn “The Road to Serfdom” (”Đường về Nô lệ”) rút gọn, được in trên tạp chí The Reader’s Digest, số ra tháng 4 năm 1945. Khi giới thiệu trên tạp chí “Saturday Review of Literature” vào tháng 5 năm 1945, Lawrence Frank cho rằng bản rút gọn “có phần sắc sảo hơn” cả chính văn. Tôi liền dịch bản rút gọn này và giới thiệu thành hai kỳ (ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2007) trên trang talawas.org. Sau đó tôi viết thư cho NXB Tri Thức, nói rằng muốn dịch cuốn “The Road to Serfdom” ra tiếng Việt. Chỉ sau vài ngày tôi đã nhận được hồi âm của Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng biên tập, nói rằng sẵn sàng hợp tác với tôi để dịch và in tác phẩm này. Thật là tình cờ và cũng thật là may. Làm thế nào mà ông có cuốn ”Đường về Nô lệ”? Tôi nhờ chị Phạm Thị Hoài, chủ nhân talawas.org mua giúp và còn nhờ một công ty nữa ở Vũng Tàu mua. Lúc đó, cuốn sách này chưa được đưa lên mạng, hình như bây giờ trên mạng cũng không có bản tiếng Anh. Nhưng tôi tìm được phiên bản tiếng Nga và bắt đầu dịch nháp vì thấy hay quá. Khoảng mấy tháng sau thì nhận được cả hai cuốn sách, hai lần xuất bản khác nhau, hình thức cũng hơi khác nhau một chút. Ông bắt tay vào dịch cuốn ”Đường về Nô lệ” trong hoàn cảnh nào? Lúc đó tôi đang là kỹ sư ở Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro cho nên phải tranh thủ dịch lúc rảnh rỗi, vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật và buổi tối. Lúc đó, cả tiếng Anh lẫn kiến thức về kinh tế học và xã hội nói chung còn ít hơn hẳn bây giờ, Google Translate hình như cũng chưa có, mà cũng có thể lúc đó tôi chưa biết sử dụng, thành ra phải tham khảo rất kỹ bản tiếng Nga và bản dịch của Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở trên mạng (bản này có nhan đề là “Con đường dẫn tới chế độ nông nô”). Khi ông gửi bản dịch ”Đường về Nô lệ” cho Nhà xuất bản Tri Thức, GS. Chu Hảo đã nói gì về cuốn sách này? Chu Hảo không nói cụ thể về tác phẩm này, vì cùng với ”Đường về Nô lệ”, tôi còn chuẩn bị cho NXB Tri Thức hai tác phẩm nữa: “Về Trí thức Nga”, đây là tập hợp những bài viết về trí thức Nga trong một thế kỷ, tức là từ khoảng năm 1908 cho đến năm 2008; và “Chế độ Dân chủ – Nhà nước và Xã hội”, một cuốn sách giáo khoa về dân chủ cho học sinh trung học ở Nga. Ngay nhan đề những tác phẩm này đã có thể làm người ta choáng váng rồi, cho nên trước Tết năm 2008 sang 2009, GS. Chu Hảo có viết cho tôi và một người bạn của ông rằng có thể có chuyện này nọ, nhưng ông vẫn quyết tâm cho in ba cuốn sách này cùng một lúc. Theo ông, nội dung quan trọng nhất của cuốn ”Đường về Nô lệ” là gì? Nội dung quan trọng nhất của tác phẩm này, như trong bản rút gọn đã nói rất rõ: “Thế hệ của chúng ta đã quên rằng chế độ tư hữu là sự bảo đảm quan trọng nhất của tự do. Đấy là vì tư liệu sản xuất nằm trong tay nhiều người hoạt động độc lập với nhau cho nên chúng ta mới có thể tự quyết định cách hành xử của mình. Khi tất cả các phương tiện sản xuất chỉ nằm trong tay một người, dù về danh nghĩa có là toàn thể ‘xã hội’ hay là một nhà độc tài, thì người đó sẽ có quyền lực tuyệt đối đối với chúng ta. Khi nằm trong tay các cá nhân riêng rẽ, quyền lực kinh tế có thể trở thành phương tiện áp bức, nhưng không bao giờ có thể kiểm soát được toàn bộ cuộc sống của con người. Nhưng khi quyền lực kinh tế đã được tập trung lại như một công cụ của quyền lực chính trị thì nó sẽ tạo ra một sự phụ thuộc chẳng khác gì chế độ nô lệ. Người ta nói đúng rằng trong một quốc gia mà nhà nước là người sử dụng lao động duy nhất thì đối lập đồng nghĩa với chết từ từ vì đói”. Như tôi đã giới thiệu trên Talawas: “Chúng ta đã có dịp chứng kiến 600 ông/bà tổng biên tập của 600 tờ báo và hàng ngàn nhà báo bị/tự bịp mồm, bịt mắt, bịt tai trước cảnh nhếch nhác của bà con ‘dân oan’ giữa thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ; thế rồi đùng một cái, sau gần một tháng trời ‘không thấy, không nghe’ gì hết, họ bỗng đồng thanh hô lên rằng ‘đồng bào đã tự nguyện và vui vẻ lên xe ra về vào lúc nửa đêm!’. Đúng là một đám nô bộc rồi, đây là ‘văn nô’. Chúng ta cũng đã từng được nghe nói tới Chủ-tịch-nước-nô, đấy là ông Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, người đã bị hành hạ và chết không khác gì một con vật, thậm chí còn nhục nhã hơn cả một con vật. Chúng ta cũng đã từng được nghe nói tới Tổng-bí-thư-đảng-nô, đấy là các ông N. Khrushchev và Triệu Tử Dương, những người đã bị các ‘đồng chí’ của mình giam lỏng tại gia (có khác gì nhốt chó, nhốt ngựa) cho đến chết. Tóm lại, khi kế hoạch hoá nền kinh tế được tiến hành trên thực tế thì tất cả mọi người, trừ những kẻ vô liêm sỉ mà Hayek gọi là ‘những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất’, đều trở thành nô lệ cả”. Hôm nay xin được bổ sung thêm rằng ngay cả “những kẻ xấu xa nhất lại leo cao nhất” cũng là nô lệ. Họ là nô lệ của hệ thống, họ là những kẻ cưỡi trên lưng cọp, bước xuống thì sẽ bị hệ thống đập chết ngay lập tức. Xã hội mà tất cả mọi người đều mất tự do, đều là nô lệ thì không thể nào có sáng kiến, sáng tạo, nó chỉ có thể bắt chước. Đấy là xã hội của ao tù nước đọng, nghèo đói và khốn khổ. Nếu có xã hội ở bên ngoài để người ta so sánh thì trước sau gì nó cũng sẽ bị diệt vong. Và đấy là điều chúng ta đã và đang chứng kiến. Sau sự kiện GS. Chu Hảo bị kỷ luật, nhu cầu đọc và sở hữu cuốn ”Đường về Nô lệ” rất lớn. Theo ông, cần phải làm gì để đáp ứng nhu cầu chính đáng của bạn đọc? Tác phẩm nay đã bị cấm tái bản ngay từ đầu năm 2009. Sau này có bạn tổ chức in lại, mấy trăm cuốn. Hiện nay nhà nước không cho in, mà in lậu thì có khi bị bắt, bị phạt tiền cho nên sách giấy thì hơi khó. Nhưng những người rất muốn đọc thì vẫn có thể tìm được trên mạng. Chân thành cám ơn ông! ***** “Đường về Nô lệ” là sách cấm? Ngày 25/10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố kết luận tại kỳ họp diễn ra từ 17 – 19/10, đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo vì vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sau mấy ngày tạm lắng, vào ngày 05/11, website của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đăng tải một bài viết phân tích về những vi phạm của GS Chu Hảo, theo đó: “Cụ thể trong các năm 2005 – 2009, ông đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư tưởng sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý cấm phát hành. Chẳng hạn, cuốn ‘Đường về Nô lệ’ của F.A.Hayek đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội (CNXH), đánh đồng CNXH ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của CNXH, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít, cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ”. Được viết vào năm 1940 – 1943, kể từ khi xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944 đến nay, cuốn “Đường về Nô lệ” (The Road to Serfdom) của nhà kinh tế và triết học người Áo Friedrich von Hayek đã được in hơn hai triệu bản. Ở Việt Nam, cuốn ”Đường về Nô lệ” bản tiếng Việt do dịch giả Phạm Nguyên Trường dịch lần đầu tiên được xuất bản vào năm 2009 bởi Nhà xuất bản Tri Thức. Trong lần xuất bản đầu tiên, ”Đường về Nô lệ” có lời giới thiệu ấn tượng của dịch giả Đinh Tuấn Minh: “Đối với những người cấp tiến, nếu vượt qua được rào cản thuật ngữ, thì tác phẩm ”Đường về Nô lệ” chính là một hành trang không thể thiếu vì nó không những đã nói ra được hầu như tất cả những điều tồi tệ nhất chúng ta phải trải qua, chứng kiến, hay cảm nhận nhưng không hiểu được nguyên nhân từ đâu, mà còn chỉ cho chúng ta biết chúng ta nên làm gì để vượt qua chúng. Nếu được nói một câu cuối cùng, tôi chỉ có thể nói rằng đây là cuốn sách cất lên tiếng nói từ con tim của những người mong muốn xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tự do và phồn thịnh”. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người nắm quyền lãnh đạo chính phủ Anh từ năm 1979 đến năm 1990, là người đặc biệt yêu thích cuốn ”Đường về Nô lệ”. Đồng cảm với F. A. Hayek, “bà đầm thép” đã hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào doanh nghiệp và thị trường, mở rộng thị trường tự do và phát triển doanh nghiệp, qua đó làm nước Anh tăng trưởng mạnh và có chiều sâu. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald  Reagan (nắm quyền từ năm 1980 đến 1989) và Thủ tướng Canada Brian Mulroney (nắm quyền từ 1984 đến 1993) đều say mê ”Đường về Nô lệ” và thực hiện triệt để chính sách tự do hóa sâu sắc thị trường. Nhiều nhà lãnh đạo khối Đông Âu và Nga sau những năm 1990 yêu thích cuốn ”Đường về Nô lệ” và ứng dụng các quan điểm tân tự do vào thực tiễn của đất nước mình. Ông Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc là người coi ”Đường về Nô lệ” là cuốn sách gối đầu giường, và cũng đã áp dụng các chính sách tự do để đưa nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi nền kinh tế tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tâm Don Nguồn: Luật Khoa tạp chí
......

Biểu tình chống Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc tại Genève - Thụy Sĩ ngày 6/11/2018

Phái đoàn xe car khởi hành từ chùa Khánh Anh Evry vào lúc 00h30 sáng thứ sáu ngày 6/11/2018. Bà con đồng hương nhận được Thông Tư kêu gọi của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, vì thế hưởng ứng ghi danh tham dự thật đông đảo, có lúc con số lên đến gần 57 người đúng theo số ghế xe car, có một vài người ghi danh sau phải đành từ chối. Nhưng khi khởi hành ghi túc số 52 người, lớn nhất Bà Cụ 80, trẻ nhất bé gái 4 tuổi, còn 5 vị vào giờ chót vì công việc gia đình đành bỏ cuộc. Khoảng hơn 9h sáng thứ sáu, ngày 6/11/2018, tại bờ hồ thành phố Genève, Thụy Sĩ, phái đoàn từ chùa Khánh Anh Evry đã có mặt tại địa điểm tập trung trước Palais Wilson để cùng đồng hành biểu tình với các quốc gia trực tiếp hoặc gián tiếp bị Trung Cộng chiếm đóng, đàn áp như các dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng hay Việt Nam. Mệt mỏi và khó ngủ vì phái đoàn của chùa phát xuất từ Evry vào lúc giữa khuya và đến Genève vào lúc 8 giờ 30 sáng. Nhưng Thầy Quảng Đạo, hai Sư cô, các Phật tử cùng các anh chị em hội đoàn tại Paris đều rất hoan hỉ hòa nhập vào phái đoàn Hòa Thượng Thích Quảng Hiền, Chùa Trí Thủ, Bern - Thụy Sĩ cùng các phái đoàn biểu tình của người Việt Nam đến từ các quốc gia khác tại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu quên đi cái lạnh của buổi sáng mùa thu. Với con số hơn 300 người Việt Nam đến tham dự, và con số hơn 2000 người biểu tình trước Trụ Sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lần này của các quốc gia nói trên là một con số ngoài sự ước tính của ban tổ chức. Cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới cùng với cờ xanh của dân tộc Duy Ngô Nhĩ và cờ của người Tây Tạng được diễn hành với đoạn đường dài hơn 2km. Điểm nổi bật của phái đoàn Việt Nam, tham dự cuộc biểu tình này là có một em bé bốn tuổi và một bà 80. Bà đi đứng khó khăn, phải chống gậy nhưng bà ta đã nói «tôi còn đi được, tôi sẽ còn đấu tranh cho dân tộc Việt Nam». Bầu không khi rất hùng hồn, với những khẩu hiệu chống Trung Cộng vi phạm nhân quyền của những sắc tộc khác nhau, tiếng hô khẩu hiệu cho quyền tự quyết, chống lại áp bức, tù đày cũng như đòi lại chủ quyền cho các dân tộc này đã làm cho mọi người địa phương chú ý và tán thán, hoan hô. Ngoài thì bị đoàn biểu tình phản đối, bên trong trụ sở nhân quyền Liên Hiệp Quốc phái đoàn của Trung Cộng còn bị chất vấn bởi rất nhiều quốc gia trên thế giới và bị chỉ trích nặng nề về nhân quyền đến nỗi họ đã không đáp ứng được câu trả lời. Đây cũng là một thành công đem lại cho cuộc biểu tình ngày hôm nay. Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, đã thay mặt GHPGVNTN tai Âu Châu lên tiếng cực lực phản đối việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Trung Cộng, vì đây sẽ là thảm họa lớn cho dân tộc Việt Nam và hiện nay sẽ lan tràn khắp thế giới. Thượng Tọa nói: ‘’Nhân cơ hội này chúng ta tranh đấu đừng để nước ta sẽ rơi vào Trung Cộng xâm chiếm, quê hương Việt Nam sẽ trở thành một nước Tây Tạng thứ 2’’. Được biết GHPGVNTH Âu Châu cũng là một thành viên trong ban tổ chức lần này. Ban tổ chức còn có phong trào giới trẻ vì nhân quyền, đại diện là cô Luật Sư Trần Kiều Ngọc đến từ Úc Châu đã phát biểu bằng tiếng Anh lên án những hành động vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền của Trung Cộng. Nhìn những tấm bảng viết bằng tiếng Anh của những người Duy Ngô Nhĩ.. « Con tôi đâu ? Chồng tôi đâu ? Em tôi đâu ? » chúng ta không thể nào nén nổi sự xúc động, bi thương cho một dân tộc bị đàn áp vô lương tâm. Nói đến đây, chúng tôi nghĩ đến thân phận của dân tộc Việt Nam. Một ngày gần đây, khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chánh thức trao quyền cai trị cho Tàu cộng, dân tộc của chúng ta sẽ đi về đâu ? Việt Nam sẽ biến thành một Tây Tạng thứ hai, đất nước của tổ tiên ta đã bỏ công dựng nước trên bốn ngàn năm sẽ không còn nữa ! Có nhiều đồng hương đã làm livestream, hôm nay số lượng người xem cũng đã trên 100.000. Người Việt Nam trong nước cũng đã được xem trực tiếp, và có một câu bình luận đã nói rằng « chúng tôi không cầm được nước mắt khi thấy ngọn cờ vàng phất phới…». Cuộc biểu tình tuy đã đạt được kết quả; nhưng chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cùng đồng bào quốc nội, chúng ta sẽ mang lại cho người Việt Nam tại quê nhà một niềm an ủi lớn là trong họ còn có những đồng bào quốc ngoại cùng với họ một khối óc, một trái tim đấu tranh cho độc lập, tự do và dân chủ cho quê nhà. Những người đi biểu tình vừa qua, họ không phải đi biểu tình cho họ, mà họ đi biểu tình cho người bị những áp bức, bắt bớ và bỏ tù vô cớ tại quê nhà hay đang bị chế độ cộng sản độc tài kiềm chế không cho người dân được có quyền làm người. Cuộc biểu tình đã chấm dứt vào lúc 13h. Cơn mưa bắt đầu nhỏ giọt, phái đoàn trở về chùa Khánh Anh Evry với những nỗi niềm vui buồn lẫn lộn.... Hết lời chúng con xin cảm ơn sự kêu gọi của Giáo Hội vì Giáo Hội đã tổ chức quá chu đáo. Mọi người đã được Hòa Thượng Thích Quảng Hiền chùa Trí Thủ ở Thụy Sĩ lo cho buổi ăn sáng, Ni Sư Thích Nữ Viên Hoa, chùa Linh Phong và gia đình anh Tuấn Hồng lo cho ăn trưa và chiều được anh Tâm Hùng mang đến. Không những thế, chúng con lại được Thầy Quảng Đạo hướng dẫn để đọc kinh Cầu An cho dân tộc Việt Nam mình lúc đi cũng như trên đường về trên xe bus. Đây là những món ăn tinh thần đáng quý và đầy kỷ niệm của một chuyến đi. Phóng sự cộng đồng: Biểu tình chống Trung Cộng trước trụ sở Liên Hiệp Quốc Geneva https://www.youtube.com/watch?v=xoNwfcgUeNw   Biểu Tình Lên Án Trung Cộng Tại Genève Thụy Sĩ ngày 06.11.2018 https://www.youtube.com/watch?v=6hq8jxISFZg   Chấn động Liên Hiệp Quốc tại Geneva Thụy Sĩ ngày 6/11/2018 https://www.youtube.com/watch?v=V3x-waMFto8   2018.11.06 Biểu Tình trước Trụ Sở Liên Hiệp Quốc tại Geneve - Thụy Sĩ https://mega.nz/fm/92J1UY7B   Cả Thế Giới căng cờ trước Liên Hiệp Quốc yêu cầu Tẩy Chay Đảng Cộng Sản vì Vi Phạm Nhân Quyền quá NẶNG https://www.youtube.com/watch?v=LyT74hATNhc&feature=youtu.be   Biểu tình trước Cao ủy Liên Hiệp Quốc. Ngày 06.11.2018 Geneve Thụy Sĩ https://www.youtube.com/watch?v=sh8EOnix9XA  
......

Chánh trị sự Hứa Phi: “Chúng tôi cầu nguyện cho những kẻ đã bách hại mình”

Chánh trị sự Hứa Phi, sinh năm 1950, nay đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy. Ông sống ở một vùng heo hút tại Lâm Đồng để giữ lòng với đạo Cao Đài chân truyền và giữ đời với tinh thần của con dân nước Việt. Thế nhưng, những điều đơn giản ấy có vẻ như vẫn không thể đơn giản được trong thời buổi hôm nay. Rất nhiều lần ông bị côn đồ thường phục xông vào nhà đập phá. Bản thân ông nhiều lần bị đánh gãy tay, hôn mê… đến mức phải đi cấp cứu. Công an địa phương thì luôn là người quan sát và im lặng khi sự việc xảy ra. Mới đây, sau cuộc gặp mặt với Đoàn công tác của Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế, thuộc Cục Dân chủ – Nhân quyền – Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trở về nhà, Chánh trị sự Hứa Phi ngỡ ngàng nhìn thấy nhà cửa, tài sản của mình bị phóng hỏa, tan hoang. Chuyện tưởng chừng như chỉ có ở một vùng đất man rợ nào đó, ngoài nền văn minh của loài người. Ông đã dành ít thời gian để nói về sự kiện này. ——————- – Được biết nhà ông ở Lâm Đồng bất ngờ bị khủng bố, phóng hỏa, nhiều tài sản bị thiêu rụi trong ngày qua sau khi ông đi gặp phái đoàn về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ trở về, xin ông cho biết thêm về tình hình này. Kính thưa quý vị, tôi là Chánh trị sự Hứa Phi, trưởng ban đại diện khối Nhơn Sanh tức bên đấu tranh cho đạo Cao Đài, cũng là đồng chủ tịch Hội Đồng Liên Tôn Quốc Nội gồm 5 tôn giáo chính thống tại Việt Nam. Mục đích của chúng tôi là đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tự do tôn giáo. Thường thì chúng tôi vẫn được các cơ quan quốc tế mời thay mặt cho giới tôn giáo nói chung để họ tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo, sinh hoạt của chúng tôi tại Việt Nam như thế nào. Và lúc nào chúng tôi đi gặp những cơ quan này, cũng gặp sự ngăn cản của công an CSVN. Đơn cử là vào tháng 1/2018, khi đi gặp phái đoàn về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, tôi cũng bị ngăn cản. Tháng 4/2018, khi Tổng lãnh sự quán của Úc mời gặp thì tôi cũng bị công an chặn đường, đánh tôi trực tiếp ngay tại ngôi nhà mà hôm nay bị cháy. Sau đó, tôi bị đánh tiếp một lần nữa khi tiếp xúc với phái đoàn của Liên Hiệp Châu Âu, gồm Anh, Ý, Đức, Hà Lan, Pháp ở chùa Giác Hoa, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Khi quay về tôi bị đánh thừa chết thiếu sống. Hôm 5/11/2018, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về tự do tôn giáo, nhân quyền, lao động đến gặp Hội đồng Liên Tôn tại Sài Gòn. Khi được lời mời, tôi đã đi trước từ mùng 2, vì tôi biết lúc nào tôi cũng bị ngăn cản. Ngày 8/11, tôi quay lại nhà, vào thăm vườn cà phê của mình, thì thấy căn nhà trong vườn dành cho công nhân, chứa các máy móc nông cụ đều tan hoang hết. Mọi phòng và vật dụng đều bị cháy hết. May thay, bồn nước ở trên cao bị cháy ống dẫn nên xả nước xuống, vì vậy mà vài thứ vẫn còn lại. Nếu không có bồn nước đó, mọi thứ đã thành tro. Xin nói thêm là tôi vẫn phải làm việc hàng ngày để duy trì cuộc sống của mình và gia đình cũng phục vụ cho việc sinh hoạt đạo, vì các cơ sở phúc lợi của Cao Đài, chính quyền Cộng sản đã lấy hết rồi.   Nhưng kẻ thủ ác có thể là ai? Ông có thể xác định được không? Tôi khẳng định rằng, việc này do công an CSVN làm. Vì người nhà của tôi kể lại rằng vào sáng ngày 4/11 vào lúc 10g sáng, có hai anh công an của Lâm Đồng, tên là Thịnh và Minh vào nhà tìm tôi, xem đang ở đâu. Những người này không thấy nên đi ra, 10 phút sau thì họ cho đóng một cái chốt ngay trước của nhà, canh gác 24/24. Họ canh gác một ngày một đêm nhưng không ngăn được tôi, nên họ tức giận và đốt căn nhà trong vườn cà phê của tôi. Vào năm 2017, khi tôi đi gặp Đại sứ Lưu động Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ, ở nhà cũng đã bị đập phá mọi thứ từ đường dây, ống nước, cơ sở sản xuất, nhà cửa… Năm nay thì họ đốt nhà. Tôi khẳng định rằng tất cả những chuyện này đều do công an CSVN cho người trá hình, gọi là côn đồ đến phá hoại nhà tôi.   Thưa ông, nếu có lời bàn rằng chuyện khủng bố như vậy, là tư thù cá nhân, chứ không phải là chuyện tự do tín ngưỡng hay riêng đạo Cao Đài, thì ông nghĩ sao? Tôi bị nhà cầm quyền CSVN ghép vào thành phần gọi là bất đồng chính kiến. Vì tôi là người quyết tranh đấu cho tự do tôn giáo, và điều phải luôn đi kèm theo là dân chủ và nhân quyền, và toàn vẹn lãnh thổ. Hội Đồng Liên Tôn hình thành cũng vì mục đích đó. Vì vậy, mọi thành viên của Hội Đồng Liên Tôn đều nằm trong tầm ngắm của chế độ này. Riêng cá nhân tôi, là người đại diện khối Nhơn Sanh Cao Đài, đối lập với Hội đồng Chưởng quản Cao Đài Quốc doanh, mà tôi thường gọi là Cao Đài Việt Cộng. Tôi là người lên tiếng đòi chính quyền CSVN phải trả lời về việc đã lấy hơn 200 thánh thất và đền thờ Phật Mẫu của chúng tôi. Nói cụ thể, tôi là người đấu tranh cho đạo và cho đời mà chính quyền không thích.   Ông nhận định thế nào về việc hai khối tín ngưỡng tự do là Cao Đài và Hòa Hảo luôn gặp khó khăn gay gắt trong sinh hoạt, từ tập thể đến cá nhân? Nói chung 5 tôn giáo ở Việt Nam, với các phía giữ quyền tự do tín ngưỡng của mình thì đều bị bách hại hết. Nếu có tôn giáo nào giữ được chân trong Mặt trận Tổ quốc thì người có dè dặt một chút, do nằm trong sự kiểm soát của họ. Riêng Cao Đài và Hòa Hảo là hai tôn giáo hình thành cách đây gần 100 năm thôi, mà hết 70 năm là phải sống dưới chế độ cộng sản rồi, do vậy không thể phát dương rộng rãi. Phật giáo và Công giáo thì lâu đời và có nhiều cơ sở ở nước ngoài, luôn theo dõi và hiệp thông lên tiếng. Đó là tôi nói về phía nhánh gìn giữ quyền tự do tín ngưỡng của mình, và họ luôn bị đàn áp cách này hay cách khác. Nhưng Cao Đài, Hòa Hảo và Tin Lành độc lập thì yếu thế hơn nên bị đàn áp nhiều hơn.   Thưa ông, với những gì đã xảy ra, ông có muốn gửi một lời nhắn nào đó đến những người đang quan tâm đến tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, và cả với những người đã sách nhiễu ông không? Chúng tôi luôn đem tình thương là giải pháp hàng đầu. Mong những tin tức này loan đi, tất cả chúng ta với tình thần đạo đức, tinh thần nhơn loại xin hãy cùng nhau vận động cho một nền tự do tôn giáo thật sự, chứ không phải là trá hình hiện nay. Còn với những kẻ đã bách hại chúng tôi, là người có tín ngưỡng, chúng tôi cầu nguyện cho quyền năng thiêng liêng, xoay chuyển cho những người đã nhúng tay vào điều ác được thức tỉnh. Trong cuộc đấu tranh cho đời, cho dân chủ nhân quyền, chúng tôi cũng cầu nguyện quyền năng thiêng liêng, mong những người lãnh đạo sáng suốt quay về với dân tộc, để đất nước dân tộc thoát khỏi cảnh chủ nghĩa cộng sản cai trị. Chúng tôi sẳn lòng tha thứ cho những kẻ đã và đang bách hại chúng tôi, kêu gọi họ hãy sớm thức tỉnh về với dân tộc.   Tuấn Khanh (ghi)
......

NHỮNG TIẾNG CƯỜI KHẢ Ố TÁT VÀO LÒNG YÊU NƯỚC

Hôm nay ngày 09/11/2018, Tòa án nhân dân Đồng Nai đã xử y án 15 thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018, với mức án từ 8 đến 18 tháng tù.   Ấn tượng đầu tiên của phiên tòa phúc thẩm là phát khai hỏa của chàng trai trẻ Đinh Mã Phong, anh xin thay đổi nội dung kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt thành không có tội. Anh nói: Có thể tòa giảm nhẹ hình phạt cho tôi một vài tháng nhưng đối với tôi không có ý nghĩa gì hết, vì lương tâm tôi thấy tôi không phạm tội. Lập tức 14 cánh tay giơ lên, lần lượt tiến lên bục khai báo xin thay đổi nội dung kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt hay xin hưởng án treo sang không có tội.   Khi cô Phạm Ngọc Hạnh trả lời thẩm vấn của tòa, cô xuống đường biểu tình là thể hiện lòng yêu nước, nghe vậy những người tham dự phiên tòa “không mời mà đến” bỗng cười ồ một cách khả ố.   Hai chị em ruột Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Nguyễn Thị Trúc Anh chở nhau đi biểu tình, nói: Chúng tôi yêu bản thân, yêu gia đình; phải yêu nước mới giữ được gia đình.   Cô Phạm Ngọc Huyền trả lời tòa, cô đi biểu tình là hành động theo lương tâm, xuất phát từ lòng yêu nước, nước mất thì nhà tan.   Anh Đoàn Văn Thưởng chở vợ từ Sài Gòn về, hai vợ chồng đã hòa vào đoàn biểu tình, quên mất bố vợ đang hấp hối ở nhà. Vì việc nước, quên việc nhà.   Cô Nguyễn Thị Ngọc Liễu trên đường đi đón con về, thấy đoàn biểu tình nên đã cùng với con gái nhập cuộc. Trước tòa cô tranh luận: Tang vật thu giữ là hơn 60 băng rôn, biểu ngữ, một người không thể vừa lái xe vừa cầm 4 cái biểu ngữ được.   Đối với anh Đinh Mã Phong và cô Phạm Ngọc Hạnh, tại phiên tòa hôm nay xuất hiện hai tình tiết mới là gia đình anh Phong cung cấp cho tòa hình ảnh Phong đi bộ đội, Cô Hạnh có giấy chứng nhận công tác trong hội phụ nữ. Nhưng những tài liệu này cũng không làm thay đổi mức án của hai người.   Điều lạ lùng là 3 lá cờ đỏ sao vàng đã trở thành tang vật của vụ án gây rối trật tự công cộng dẫn đến lúng túng trong vấn đề xử lý, án sơ thẩm tuyên chuyển giao cho Ủy ban mặt trận tổ quốc thành phố Biên Hòa quản lý, nhưng quy định của pháp luật phải là tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy (Điều 47 BLHS, Điều 106 BLTTHS).   Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hôm nay thân thiện, nhưng những kết quả mà các bị cáo mong đợi từ hội đồng xét xử các vụ án mang yếu tố chính trị đã không bao giờ có.   Nhìn các bạn trẻ ngẩng cao đầu trong khi tòa tuyên án, tôi thấy sức sống của dân tộc Việt Nam vẫn còn cuồn cuộn chảy, nước ta vẫn còn đó.   Kết thúc phiên tòa, tôi vẫn còn dư âm lời nói sau cùng của anh Đinh Mã Phong về vụ án: Đối với tôi nỗi đau tinh thần là rất lớn, lớn hơn cả nỗi đau thể xác.   Fb Nguyen Van Mieng
......

Trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Hóa được trình lên Liên Hiệp Quốc

Tổ chức Freedom Now lên tiếng cho Nguyễn Văn Hóa     Kiến nghị về trường hợp tù chính trị trẻ Nguyễn Văn Hóa được tổ chức Freedom Now và Công ty luật toàn cầu Dechert LLP thay mặt gửi đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện và yêu cầu có hành động ngay lập tức về trường hợp này. Thông báo đề ngày 6 tháng 11 do Freedom Now phát đi với nội dung vừa nêu. Tổ chức này nêu rõ Việt Nam tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Văn Hóa là vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc Tế Ông Kate Barth, Giám đốc pháp lý của Freedom Now nói rằng  anh Nguyễn Văn Hóa không phải là tội phạm mà chỉ là một nhà báo công dân tường thuật về thảm họa môi trường, và việc tiếp tục giam giữ anh Hóa là một bằng chứng Việt Nam đang hình sự hóa hoạt động báo chí. “Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả anh Hóa ngay lập tức và vô điều kiện. Chúng tôi tin rằng Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện cũng sẽ có kết luận tương tự”, ông Barth nói thêm. Vào tháng 4 năm 2016, bốn tỉnh miền Trung Việt Nam gánh chịu thảm họa môi trường do Nhà máy thép Fomosa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp ra biển khiến cá chết hàng loạt, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề chưa từng có. Các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân phản đối nhà máy thép Fomosa diễn ra khắp nơi dưới sự đàn áp của nhà cầm quyền. Anh Nguyễn Văn Hóa là nhà hoạt động tham gia tích cực vào các hoạt động phản đối Nhà máy thép Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung và giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này. Cũng theo Freedom Now thì trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hóa quay phim cho ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do. Hóa là người đầu tiên sử dụng flycam để thu lại hình ảnh hơn chục ngàn người biểu tình trước cổng công ty Formosa vào tháng 10/2016. Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017 nhưng đến ngày 6/4/2017 chính phủ mới chính thức ra thông báo bắt giữ. Anh bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự trong phiên xử hôm 27/11/2017. Phiên xử không hề được thông báo trước, không có luật sư bào chữa và diễn ra chóng vánh chỉ trong hai tiếng rưỡi. Vào ngày  24/10 vừa qua, thân nhân anh Nguyễn Văn Hóa công khai bức thư anh gửi về cho gia đình, cho biết Phó giám thị Trại Tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã đánh đập anh tại phòng cách ly của Tòa án khi anh được đưa đến để làm chứng trong phiên xử ông Lê Đình Lượng vào ngày 16 tháng 8 năm 2018. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/young-political-prisoner-nguyen-van-hoa-case-is-filed-to-un-by-freedomnow-11082018075140.html
......

Ý nghĩa về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ

Có lẽ đây là lần đầu tiên một cuộc bầu cử toàn quốc ở Hoa Kỳ đã không chỉ thu hút sự quan tâm theo dõi đông đảo của cử tri người Mỹ, mà còn cả cộng đồng thế giới. Đặc biệt là rất đông người Việt ở trong nước đã theo dõi từng giờ những diễn tiến của cuộc bầu cử. Sự quan tâm này đến từ một lý do rất chính đáng, kết quả cuộc bầu cử được coi như là sự phán quyết của cử tri toàn quốc Hoa Kỳ đối với những chính sách và cách điều hành quốc gia của Tổng thống Donald Trump trong hai năm 2017-2018 vừa qua. Theo kết quả điều tra của CBS cho biết là Tổng thống Donald Trump là nhân tố khiến cho 65% cử tri đi bầu, trong đó có 36% phản đối, 29% là ủng hộ. Về phương diện đối nội, cử tri quan tâm đến chính sách bảo hiểm sức khỏe, chính sách di dân và bầu không khí chia rẽ trầm trọng giữa lưỡng đảng. Về phương diện đối ngoại, cử tri quan tâm đến quan hệ Mỹ – Trung và uộc chiến tranh thương mại đang diễn ra gay gắt giữa hai nước có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Mặc dù còn một vài địa phương chưa có kết quả sau cùng, nhưng về cơ bản, kết quả kiểm phiếu cho thấy là đảng Cộng Hòa tiếp tục kiểm soát Thượng Viện trong khi đó đảng Dân Chủ thay thế đảng Cộng Hòa trong vị trí đa số tại Hạ Viện. Nói cách khác, kết quả cuộc bầu cử lần này đã mang đến hai sự thay đổi lớn trong tình hình chính trị nước Mỹ. Thứ nhất là chấm dứt việc độc chiếm cả hành pháp lẫn toàn bộ lập pháp (Hạ viện và Thượng viện) của đảng Cộng Hòa, dẫn đến sự “cân bằng” và “kiểm soát” giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, giúp thúc đẩy những cuộc đối thoại lưỡng đảng, giảm bớt bầu không khí căng thẳng hiện nay. Thứ hai là Tổng thống Donald phải thay đổi cách ứng xử với đảng Dân Chủ nếu muốn tránh những xung đột có thể dẫn đến sự bùng vỡ các vấn đề nhạy cảm như vụ trục xuất di dân người Mễ, ngân sách xây bức tường ở biên giới Mỹ-Mễ, và nhất là cuộc điều tra liên quan đến sự “thông đồng với Nga” của một số nhân vật từng thân cận với ông Donald Trump. Trong khi đó, tuy kiểm soát Hạ Viện, đảng Dân Chủ không có nhiều khả năng để ngăn chận cuộc chiến mậu dịch Mỹ Trung hiện nay vì chính sách này nằm ở quyền quyết định của Tổng thống Donald Trump và các bộ liên hệ. Dựa trên quan điểm “phải cứng rắn đối với Trung Quốc” của đa số các Dân biểu và Nghị sĩ trong cả hai đảng trước cuộc bầu cử, lưỡng viện sẽ không ngăn chận chủ trương “Ưu tiên nước Mỹ” bao gồm chính sách bảo hộ mậu dịch của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, để mang đến hai sự thay đổi căn bản nói trên và cho thấy sự vững chãi của nền dân chủ pháp trị của Hoa Kỳ, ta có thể rút ra ba ý nghĩa đặc thù trong cuộc bầu cử này. Một, từ hơn một thập niên qua số cử tri ghi danh và tích cực tham gia đi bầu như lần này đã là một hiện tượng đặc thù. Họ không chỉ vận động và rủ nhau, mà còn chia xẻ quan điểm tại sao phải đi bầu cho thật đông vì chính họ tin rằng lá phiếu của số đông sẽ tạo ra sự thay đổi. Không chỉ giới trẻ, phụ nữ, mà còn có cả những cộng đồng người di dân ở nước Mỹ đã góp phần đáng kể trong việc nâng tỷ lệ cử tri tham gia đi bầu lên tỷ lệ cao nhất trong 10 năm qua. Làn sóng xanh (Blue Wave) đã xuất hiện trong cuộc bầu cử này – không sôi nổi, ồn ào như người ta dự kiến, nhưng nó đã tạo ra một sự thay đổi nhẹ nhàng khi số phiếu dồn cho các ứng viên của đảng Dân Chủ. Ý nghĩa này đã gửi ra một thông điệp mạnh mẽ đến người dân tại những quốc gia độc tài rằng: người dân muốn thay đổi, không chấp nhận những hiện tượng chướng tai gai mắt phải dùng lá phiếu của chính mình và của bạn bè để tạo ra sự thay đổi. Nói cách khác, không ai có thể thay đổi nguyên trạng bằng chính ý chí và quyết tâm hành xử quyền bỏ phiếu của mỗi công dân. Hai, số phụ nữ tham gia vào cuộc tranh cử lần này chiếm một con số kỷ lục. Trong số 962 ứng viên tranh cử lần này, có 262 phụ nữ chạy đua vào các vị trí trong Thượng viện, Hạ viện và Thống đốc các Tiểu bang. Ở nhiệm kỳ vừa qua (sẽ chấm dứt cuối năm nay) có tất cả 107 phụ nữ là những dân cử trong lưỡng viện. Sau cuộc bầu cử này, hiện chưa có con số tổng kết sau cùng nhưng đã có tới 120 phụ nữ nằm trong lưỡng viện. Người phụ nữ trẻ 29 tuổi lần đầu tiên được bầu vào Hạ viện là cô Alexandria Ocasio-Cortez thuộc đơn vị New York. Hai phụ nữ Hồi Giáo đầu tiên được bầu là cô Rashida Tlaib của tiểu bang Michigan và Ilhan Omar của Minnesota. Hai người phụ nữ khác là Sharice Davids thuộc tiểu bang Kansas và Debra Haaland thuộc tiểu bang New Mexico đã trở thành những phụ nữ gốc thổ dân đầu tiên đắc cử vào Hạ viện. Bà Davids cũng là người đồng tính đầu tiên của tiểu bang Kansas. Ngoài ra, tại tiểu bang Colorado, ông Jared Polis trở thành người đồng tính nam đầu tiên của nước Mỹ trở thành Thống đốc. Ý nghĩa này đã gửi ra một thông điệp là mọi thành phần trong xã hội đều có thể trở thành những đại diện dân cử nếu họ có một khối cử tri tích cực và hành động. Vì thế cuộc bầu cử lần này được đánh giá là đa dạng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với số ứng viên tranh cử là phụ nữ, người da màu, gốc Latin, gốc Á hay thuộc cộng đồng đồng tính, chuyển đổi giới tính (LGBT) cao chưa từng có. Ba, giới truyền thông cũng đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc vận động và nâng ý thức đi bầu của mọi tầng lớp cử tri, từ nông thôn đến thành thị trên khắp nước Mỹ trong lần này. Các cơ quan truyền thông từ tả sang hữu, từ ủng hộ cho đến chống đối Tổng thống và lưỡng đảng đã nhập cuộc bằng những lý luận, những thông tin đa chiều vượt lên trên sự chờ đợi của cử tri. Sự tràn ngập thông tin đa chiều kể cả những thông tin bịa đặt (fake news) được tung lên mạng xã hội khiến cho rất nhiều người bối rối và dẫn đến một số hành động điên rồ của một số kẻ quá khích. Nhưng cái độc đáo của truyền thông Hoa Kỳ nói chung là đã bình tĩnh phân tích, và chia sẻ các quan điểm nhiều chiều, thay vì điều hướng theo kiểu “một tổng biên tập cho hàng trăm tờ báo” để tìm cách khống chế dư luận theo ý riêng của những thế lực đen. Ý nghĩa này đã gửi ra một thông điệp là các cơ quan truyền thông phải được chính quyền tôn trọng để giữ vị trí độc lập hầu có thể giúp cho cử tri và cả những ứng viên tham dự vào cuộc đầu phiếu được thông tin công bằng và liêm chính. Tóm lại, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua đã để lại nhiều bài học mà chỉ có những thể chế dân chủ bền vững như Hoa Kỳ mới có thể mang lại những kết quả đồng thuận cao sau những hồi hộp chờ đợi kiểm phiếu. Nó hoàn toàn khác với những cuộc bầu cử tại các xứ độc tài, nhất là ở Việt Nam, vì cử tri không có quyền chọn lựa độc lập theo những suy nghĩ của chính họ, mà phải đi bầu theo mệnh lệnh, nên vì thế mà không một ai quan tâm đến kết quả bầu cử và cả những người gọi là đại biểu nhân dân. Một đất nước mà người dân không có khả năng dùng lá phiếu của mình để tạo thay đổi thì vĩnh viễn chỉ là một trại tù khổng lồ mà thôi!   https://viettan.org/y-nghia-ve-cuoc-bau-cu-giua-nhiem-ky-cua-hoa-ky/
......

TGP Hà Nội phản đối việc chiếm cướp đất nhà thờ tại 29 Phố Nhà Chung, Hà Nội

Ngày 05/11/2018, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã Đơn Kiến nghị khẩn cấp số VP2018/11CQ do Đức Hồng y Phê rô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội và Đức Giám mục Phụ Tá Laurenxo Chu Văn Minh ký tên thay mặt hàng linh mục Tổng Giáo phận Hà Nội và toàn thể giáo dân gửi đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan chính quyền Hà Nội phản đối mạnh mẽ việc nhà cầm quyền Hà Nội đã ngang nhiên xây dựng trên đất đai và cơ sở của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.   Văn bản cho biết: Nhà cầm quyền Hà Nội đã tự ý xây dựng tại 29 phố Nhà Chung, là khu đất thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội được chứng nhận tại bằng khoán điền thổ số 1794, quyển 9, trang 191.   Đây là cơ sở Trường Dũng Lạc của Tổng Giáo phận Hà Nội.   Cho đến nay, Tòa TGM Hà Nội chưa hề có bất cứ một văn bản nào về việc hiến, tặng, cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất và tài sản tại đây cho bất cứ ai.   Việc xây dựng đã được tiến hành lén lút, bởi dự án không có bất cứ một thông báo, bản vẽ và những thông tin cần thiết theo luật định cho việc tiến hành một dự án.   Đặc biệt, đây là khu đất của Tòa Tổng giám mục Hà Nội đã bị chiếm cướp làm trường học và nay tự ý xây dựng công trình nào đó mà Tòa TGM không hề được thông qua, người dân không hề được biết.   Ngang nhiên hơn nữa, để xây dựng công trình này, nhà cầm quyền Hà Nội đã tự ý xây bịt lối đi, đưa máy móc vào hoạt động như chỗ không người.   Cần nhớ rằng, trước đây, cuối năm 2007 và năm 2008, Tòa TGM Hà Nội đã yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tòa Khâm sứ thuộc Tòa TGM Hà Nội bị nhà cầm quyền Hà Nội chiếm cướp để làm nơi ăn chơi nhảy múa, khiêu khích cơ sở tôn giáo tôn nghiêm tại đây và sau đó bán cho một cơ sở tư nhân.   Toàn thể giáo dân Hà Nội cũng như giáo dân cả nước đã cực lực phản đối dưới sự hướng dẫn của Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Việc phản đối kéo dài đã gây nên những căng thẳng và đã thể hiện tinh thần của Giáo dân, giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều cơ quan ngoại giao, các nước quan tâm đã buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải nhả miếng đất vàng của tôn giáo định chia chác này và biến thành một vườn hoa khẩn cấp.   Cho đến nay, người dân Hà Nội vẫn gọi đó là Vườn hoa ô nhục của chính quyền Hà Nội.   Kể từ sau sự kiện đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã hòa hoãn với giáo hội Công giáo bằng nhiều hình thức, đặc biệt là xoa dịu giáo hội Công giáo bằng nhiều mưu đồ khác nhau.   Cho đến nay, khi mà mọi việc đã tạm lắng xuống, nhà cầm quyền Hà Nội nhầm tưởng rằng có thể khuynh loát được Giáo hội Công giáo tại đây. Vì thế nhà cầm quyền Hà Nội lại tiếp tục âm mưu mới với những cơ sở tôn giáo của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và TGP Hà Nội nói riêng.   Việc nhà cầm quyền Hà Nội lại bắt đầu chiến dịch cướp đất đai, tài sản của Giáo hội Công giáo một lần nữa, báo động cho tất cả giáo dân, giáo hội và những người quan tâm về những âm mưu dai dẳng và chính sách tiêu diệt các tôn giáo không thể khuynh loát của nhà cầm quyền CSVN là không thay đổi.   Giáo dân TGP Hà Nội và giáo dân Việt Nam cần luôn luôn cảnh giác trước âm mưu chiếm cướp và tiêu diệt tôn giáo này của nhà cầm quyền CSVN.   Chúng ta kịch liệt lên án những hành động bất chấp luật pháp, đạo đức và bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN đối với Giáo hội Công giáo.   Ngày 8/11/2018 J.B Nguyễn Hữu Vinh  
......

London: Giới trẻ hội luận về xã hội dân sự, yểm trợ TNLT

Ảnh: Diễn giả Sơn Trần đang nói về XHDS Vào lúc 13 giờ chiều ngày Chủ Nhật 4/11/2018, cơ sở Đảng Việt Tân tại Anh Quốc đã tổ chức một bữa cơm yểm trợ quốc nội tại thủ đô London thuộc Vương Quốc Anh. Hiện diện trong buổi sinh hoạt này có các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) như: Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo (HAETNCG), Phong Trào Dân Quyền (PTDQ) và gần 100 thanh niên thân hữu Việt Tân từ nhiều thành phố trên khắp Vương Quốc Anh đã nhiệt tình quy tụ về Luân Đôn, thể hiện tinh thần đoàn kết của những người con Việt xa xứ, luôn ủng hộ và trăn trở với hiện tình đất nước. Sau nghi thức khai mạc với phần chào cờ và phút mặc niệm, thay mặt ban tổ chức diễn giả Sơn Trần đã trình bày sơ lược đề tài: “XÃ HỘI DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM (Civil Society In VN)” nói lên  tầm quan trọng của các tổ chức XHDS tại VN cũng như tại Anh Quốc, đã góp phần liên kết, mạnh mẽ thúc đẩy sự công bình và phát triển trong xã hội tại VN như: Tăng cường sức mạnh XHDS trong khối quần chúng bị áp bức; tạo dựng lực lượng đối kháng với nhà cầm quyền CSVN; gia tăng mối dây liên kết các lực lượng đối kháng; và tạo ra chiến lược tổng thể để kết thúc chế độ độc tài CSVN. Diễn giả đã so sánh và phân tích rõ về: Quyền được tự do lập hội, Quyền tự quyết của người dân trên các nước tự do và những định chế kiềm kẹp, kiểm soát và việc đánh tráo khái niệm rất lỗi thời về XHDS của đảng CSVN. Minh chứng cho quyền được tự do lập hội, hai tổ chức XHDS vừa được thành lập năm 2018 tại Anh Quốc xuất hiện tại buổi hội luận: Anh Nguyễn Văn Hùng đại diện Hội Anh em Thanh Niên Công Giáo nêu rõ mục đích chung là hướng tới các hoạt động đấu tranh cho Tự Do – Nhân Quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Anh Thắng Bùi đại diện Phong Trào Dân Quyền trình bày những hoạt động thiết thực hướng tới việc yểm trợ các Tù Nhân Lương Tâm và gia đình họ, chia sẻ một phần cơ cực trong đời sống muôn vàn khó khăn dưới sức ép của chính quyền CSVN. Động cơ thành lập PTDQ đến từ 150 bạn trẻ Anh Quốc sau khi tiếp xúc và vận dụng những kiến thức hữu ích về XHDS do ông Ngô Trọng Đức chia sẻ qua buổi hội thảo vào ngày 1/4/2018 tại đại học East London –UK. Trước khi kết thúc phần trao đổi với gần 100 thanh niên thân hữu của Đảng Việt Tân tại Anh Quốc, diễn giả nhấn mạnh về các phương thức đấu tranh bất bạo động (BBĐ) rất thành công và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các hoạt động của nhiều tổ chức XHDS tại VN từ năm 2008 đến nay. Đấu tranh BBĐ đã giúp cho người dân trong nước vượt qua nỗi sợ hãi trước sự đàn áp bạo lực của CSVN và đánh thức lòng nhân bản, lòng can đảm, lòng tự tôn dân tộc và đặc biệt là gia tăng được sức mạnh quần chúng, cùng lên tiếng yêu cầu chính quyền CSVN trả lại những quyền căn bản cho người dân như: quyền tự do thông tin, quyền tự do lập hội và quyền được hội họp biểu tình… Vào lúc 14g30 chiều, quan khách và tham dự viên cùng dùng bữa cơm thân mật và thưởng thức một chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn do anh em thân hữu Việt Tân thực hiện. Sau cùng, ông Trần Thanh Luân, trưởng ban tổ chức gửi lời cảm tạ sự ủng hộ của quý đồng hương và các bạn trẻ đã quan tâm và nhiệt tình tham gia buổi sinh hoạt này. Nguồn: https://viettan.org
......

Tính mạng của Trịnh Xuân Thanh có thể gặp nguy hiểm bởi Tô Lâm

Cả thế giới đều biết rõ kẻ chủ mưu, cầm đầu trong việc vi phạm pháp luật của CHLB Đức và quốc tế khi tiến hành bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, CHLB Đức là Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ công an Việt Nam. Tô Lâm còn bay sang Slovakia để trực tiếp chỉ huy, sau đó nhân danh nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mượn máy bay riêng của chính phủ Slovakia để dẫn giải Trịnh Xuân Thanh một cách bất hợp pháp về Việt Nam. Hậu quả mà Tô Lâm và đồng bọn gây ra làm tổn hại cho danh dự của đất nước và dân tộc là hết sức nghiêm trọng. Cựu Ngoại trưởng CH Séc đã tuyên bố Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tội phạm có tổ chức nguy hiểm nhất thế giới. CHLB Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, bãi bỏ việc miễn thị thực ngoại giao. Slovakia thì tạm đình chỉ quan hệ ngoại giao giữa hai nước,… Tóm lại là mọi tội lỗi đã, đang và tiếp tục trút lên đầu của Tô Lâm. Với một con người mà còn chút nhân cách hay tí tẹo đạo đức thì với vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thì Tô Lâm phải từ chức. Nhưng nếu y từ chức, thì y sẽ lãnh đủ đòn thù của Nguyễn Phú Trọng ngay tức thì, vì Tô Lâm là đàn em thân tín của Nguyễn Tấn Dũng. Tô Lâm như hình với bóng với Nguyễn Tấn Dũng trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Dũng, sát cánh bên Dũng để chống lại Nguyễn Phú Trọng. Khi Nguyễn Tấn Dũng còn tại vị, Trọng không bao giờ dám đi thăm các tỉnh miền Nam, Trọng đã nhiều lần phải bỏ nhà trốn vào trụ sở Bộ quốc phòng ở trong nhiều tháng đề phòng Tô Lâm và Dũng đầu độc. Trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, chính phủ, quốc hội CHLB vẫn duy trì và liên tục gây sức ép với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả lại hiện trạng ban đầu, tức là phải trả lại Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Theo một nguồn tin từ giới thạo tin trong Bộ Ngoại giao Đức tại Berlin cho tờ Thoibao.de biết, thì trong cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis đã một lần nữa lên án một cách rõ ràng và rành mạch rằng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một sự vi phạm Công pháp Quốc tế hoàn toàn không thể chấp nhận được, và là một sự phá vỡ lòng tin. Như vậy, để bình thường hoá được quan hệ ngoại giao với CHLB Đức thì điều kiện tiên quyết hẳn là cộng sản Việt Nam phải trả Trịnh Xuân Thanh về Đức. Vậy chuyện gì xảy ra khi Trịnh Xuân Thanh sang Đức? Nhà chức trách CHLB Đức vẫn đang tiếp tục điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc. Trịnh Xuân Thanh vừa là nạn nhân, vừa là nhân chứng. Thanh sẽ được nhà nước Đức bảo vệ theo luật bảo vệ nhân chứng, như vậy Trịnh Xuân Thanh rất an toàn khi tới Đức, và Thanh sẽ hoàn toàn yên tâm để kể lại toàn bộ tội ác của Tô Lâm và đồng bọn của Tô Lâm. Không chỉ như vậy, các thông tin xấu về nội bộ của chế độ cộng sản cũng bị các cơ quan truyền thông khai thác một cách tối đa. Tô Lâm và đồng bọn của y sẽ ngày càng ngập ngụa trong đống bùn mà y đã tạo nên cho tới khi y bị Phú Trọng trảm. Bởi vậy mà tính mạng của Trịnh Xuân Thanh đang ở trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Kẻ hoàn toàn không bao giờ muốn trao trả Trịnh Xuân Thanh cho phía CHLB Đức là Tô Lâm. Bởi như đã nói ở trên, sau khi mà trả Thanh cho nước Đức thì Tô Lâm sẽ không bao giờ còn một giây phút bình yên. Khi mà Trọng quyết trả lại Thanh cho nước Đức để đổi lấy bình thường hoá quan hệ ngoại giao, thì Tô Lâm với bản chất thâm độc, nham hiểm và tàn nhẫn của mình, y sẽ phải hành động để điều đó không xảy ra. Theo bà luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh cho biết thì mặc dù án của Thanh đã có hiệu lực từ lâu, nhưng Trịnh Xuân Thanh chưa được đưa đi trại cải tạo theo qui định là trong thời hạn 40 ngày mà vẫn bị tạm giam tại Trại tạm giam B14 của Bộ công an. Tác giả của bài viết này đã bị tạm giam hai năm rưỡi ở B14, ở đó chỉ giam từ 1 tới 2 người trong 1 phòng nhỏ 6,5 m2. Tôi đã từng bị giam 1 mình 1 phòng trên 1 dãy của từng 3, B14 từ tháng 8 tới tháng 11 năm 2016. Nếu có chuyện gì xảy ra thì không ai biết được. Và may mắn cho tôi vẫn cònan toàn, khoẻ mạnh khi sang và sinh sống tại CHLB Đức. Trịnh Xuân Thanh cũng có thể sẽ bị giam riêng như vậy nhưng may mắn chưa chắc đã đến với anh ta. Và khi Tô Lâm muốn làm điều gì đó với Trịnh Xuân Thanh, y có thể ra lệnh cho quản giáo ở đó có thể thực hiện một mệnh lệnh bí mật nào đó. Chúng ta đã từng thấy hàng trăm công dân Việt Nam khi rời khỏi gia đình thì sức khoẻ, tinh thần rất tốt, nhưng chỉ vào đồn công an sau ít giờ thì hồn của họ đã rời khỏi xác. Bởi vậy có thể nói lúc này là tính mạng của Trịnh Xuân Thanh đang ngàn cân treo sợi tóc. Và nếu có chuyện gì xảy ra với Trịnh Xuân Thanh thì cả thế giới ai cũng biết kẻ chủ mưu không ai khác chính là Tô Lâm. Mời Quí vị theo dõi bình luận trên kênh youtube. https://www.youtube.com/watch?v=bB7WfzmvxeI
......

Tình trạng nhân quyền VN và Kiến nghị của các Tổ Chức đệ trình LHQ chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR 2019

Bảy Tổ chức Việt Nam và quốc tế đã phối hợp soạn thảo và đệ nạp Ban Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát của Liên Hiệp Quốc hồ sơ về thực trạng nhân quyền Việt Nam và kiến nghị các điểm cho kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát đối với nước thành viên CHXHCNVN được ấn định sẽ diễn ra ngày 22/01/2019 tới đây. Xin giới thiệu quí độc giả hồ sơ và kiến nghị nêu trên. BBT web Việt Tân. —– Hồ sơ đệ trình đến Ban Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát của Liên Hiệp Quốc về Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của các tổ chức ACAT, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Anh Em Dân Chủ. Tổ Chức Theo Dõi Luật Sư Quyền Canada (Lawyer’s Rights Watch Canada), Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Phong Trào Lao Động Việt và Đảng Việt Tân để được cứu xét trong phiên họp thứ 32 của Ban Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát năm 2019 Tháng 7 năm 2018 Giới thiệu 1. ACAT, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ Chức Theo Dõi Luật Sư Quyền Canada, Phóng viên Không Biên giới, Phong trào Lao động Việt, và Đảng Việt Tân chào đón cơ hội đóng góp vào chu kỳ thứ ba của tiến trình Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát về nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chúng tôi gửi báo cáo này về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, liên quan đến tự do biểu đạt và việc tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam cùng với các khuyến nghị của chúng tôi với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) cho Phiên họp thứ 32 của Nhóm Công tác Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 1 năm 2019. 2. Trong lần Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 182 trong số 227 khuyến nghị. Tuy nhiên, mặc dù chính phủ Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị trong các lãnh vực tiếp tục tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến nhân quyền và hợp tác với quốc tế về nhân quyền, họ tiếp tục nhận được những lời chỉ trích từ quốc tế vì họ càng ngày càng giới hạn những quyền cơ bản kể cả quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin. Đáng chú ý nhất, Nghị viện châu Âu đã thông qua hai Nghị quyết khẩn cấp về việc bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và nhà báo Nguyễn Văn Hoá vào Tháng 6 năm 2016 và Tháng 12 năm 2017. Hơn nữa, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đã phán quyết ủng hộ một số kiến ​​nghị được đệ trình thay mặt cho các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền. Nhóm Công tác lưu ý rằng những trường hợp được đệ trình với UNWGAD có thể là những chỉ dấu của sự “giam giữ lan rộng và có hệ thống hoặc sự tước đoạt tự do nghiêm trọng xâm phạm đến các quy định của luật pháp quốc tế có thể cấu thành tội ác chống nhân loại”. [1] 3. Từ năm 2014, chính phủ Việt Nam đã hạn chế nghiêm trọng quyền tự do căn bản về biểu đạt và thông tin. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc đàn áp nghiêm trọng các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền trong hai năm qua. Nội dung đệ trình này sẽ khảo sát các vấn đề chính sau: Tước đoạt tự do ngôn luận và thông tin Hạn chế tự do báo chí Tăng cường các cuộc tấn công kỹ thuật số Thu hẹp xã hội dân sự Bức hại các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền Tước Đoạt Tự Do Ngôn Luận và Thông Tin 4. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một số đề nghị về việc thúc đẩy và bảo vệ tự do ngôn luận trên mạng và ngoài mạng trong Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát lần trước (số 145, số 146, số 153 và số 158); tuy nhiên họ đã không tôn trọng quyền tự do ngôn luận mà lại ban hành những luật mới tước đoạt quyền tự do thông tin và biểu đạt. 5. Hơn nữa, cần lưu ý rằng chính phủ Việt Nam đã không cho phép các thủ tục khiếu nại cá nhân liên quan đến Nghi thức Tuỳ ý đối với ICCPR (Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị). Điều này ngăn cản Ủy ban Nhân quyền trong việc tiếp nhận những khiếu nại cá nhân về việc nhà cầm quyền Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến ICCPR. Luật An Ninh Mạng 6. Việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật “an ninh mạng” vào tháng 6 năm 2018 có thể tác động nghiêm trọng và hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin trực tuyến. Luật an ninh mạng nhằm mục đích bảo vệ chống lại “âm mưu hoặc việc sử dụng không gian mạng để làm tổn hại đến chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.” Đáng chú ý, ngôn ngữ mơ hồ và bao quát này có thể tạo điều kiện lạm dụng bởi những người ban hành luật. 7. Điều 8 của luật an ninh mạng xác định các hành vi bị cấm là “đăng tải, chuẩn bị và phổ biến những thông tin trên không gian mạng” mà nó có thể “phá vỡ an ninh hoặc trật tự công cộng” hoặc được coi là “tuyên truyền chống nhà nước”. Ngôn ngữ bao quát nhắc đến tuyên truyền chống lại Nhà nước trước đó đã được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận. Tự Do Thông Tin 8. Nhà cầm quyền Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị nhằm bảo vệ và bảo đảm sự tôn trọng quyền tự do thông tin (số 149). Mặc dù đã có cam kết này, Quốc hội Việt Nam vẫn thông qua Luật Tiếp cận Thông tin vào tháng 4 năm 2016 nhằm hạn chế quyền truy cập thông tin. Hơn nữa, luật này còn cho phép nhà chức trách trừng phạt các cá nhân nào đã chia sẻ thông tin công cộng được coi là quan trọng của nhà nước. 9. Điều 6 của Luật Tiếp cận thông tin ngăn cản công dân Việt Nam truy cập các tài liệu của chính phủ và cơ quan nhà nước cho đến khi chúng được xem xét và giải mật bởi chính quyền. Công dân không được phép nhận thông tin theo các lĩnh vực rộng lớn bao gồm chính trị, kinh tế và công nghệ (Kỹ Thuật). 10. Điều 11 của pháp luật ngăn cản cá nhân cung cấp hoặc thu thập thông tin có thể được coi là “chống đối Nhà nước” hoặc “làm suy yếu chính sách đoàn kết” cũng như làm tổn hại đến “danh dự, nhân phẩm hoặc danh tiếng, hoặc gây thiệt hại tài sản cho cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức”. Ngôn ngữ mơ hồ trên sẽ tạo cơ hội cho nhà cầm quyền Việt Nam từ chối cung cấp thông tin hoặc truy tố những cá nhân nào đã thu thập hoặc phổ biến thông tin quan trọng của nhà nước. Hạn Chế Tự Do Báo Chí 11. Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị (số 144, số 156, số 159) để quảng cáo phương tiện truyền thông miễn phí và cho phép các phương tiện truyền thông ngoài nhà nước hoạt động trong Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát trước đó. Mặc dù vậy, chính phủ Việt Nam đã thắt chặt sự kìm kẹp trong lĩnh vực truyền thông và đã ban hành những bộ luật nhằm hạn chế việc công bố những thông tin chính xác. 12. Những ký giả làm báo in và Truyền Thanh/Hình đều đã phải chịu sự chi phối và kiểm soát hoàn toàn từ đảng cộng sản Việt Nam. Cơ quan truyền thông của nhà nước còn biến thể sang truyền thông điện tử như những trang mạng hay truyền thông đại chúng cá nhân như Facebook và Twitters nên đã đưa đến sự vươn rộng tầm kiểm soát của cơ quan truyền thông nhà nước đến toàn ộng đồng mạng. Luật Báo Chí 13. Nhà cầm quyền Việt Nam đã thông qua một dự luật về báo chí vào tháng 4/2016. Ngoài việc duy trì quyền kiểm soát toàn bộ báo chí của nhà nước, nó còn bao gồm thêm trách nhiệm của phóng viên và Hội Ký giả phải tuân theo đường hướng chỉ đạo và quan đìểm của đảng cộng sản. Bộ luật cũng còn bao gồm thêm những điều khoản cấm kỵ đối với sinh hoạt của báo giới. 14. Điều khoản 4 của Bộ luật báo chí ấn định rằng đường hướng của báo chí phải là “tiếng nói của đảng và của các cơ quan nhà nước, những tổ chức chính trị xã hội, những chuyên gia chính trị xã hội, những tổ chức xã hội và những tổ chức chuyên môn trong xã hội, vì vậy phải phối hợp xuất bản cùng với đảng cộng sản và những cơ quan, tổ chức trong đảng. 15. Điều 8 của bộ luật có đề cập đến vai trò và quyền hạn của Hội Ký Giả Việt Nam, nhấn mạnh việc ký giả chịu sự kiểm soát từ nhà nước. Điều luật này mô tả rõ những sinh hoạt mà Hội Ký Giả VN được phép thay vì cho phép Hội được hoạt động tự trị. Hơn nữa, Điều luật này còn nhấn mạnh rằng cương vị của Hội Ký Giả VN là “nhằm phối hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước để tuyên truyền và phổ biến Luật Báo Chí”. Điều này rõ ràng cho thấy sự thiếu vắng những cơ quan truyền thông độc lập hoặc những Hội Ký Giả vì tất cả Ký Giả phải họp tác với nhà nước. 16. Đáng quan tâm nhất là Điều 9 của bộ luật nói rằng báo chí bị cấm không được ngay cả “in ấn và phổ biến trên truyền thanh/truyền hình hay trên mạng những thông tin” được xem là chỉ trích nhà nước, cũng như những thông tin có thể dẫn đến “sự chia rẽ giai cấp xã hội, giữa nhân dân và chính quyền” hoặc “xúc phạm đến tổ quốc và những anh hùng dân tộc”. Điều khoản này của bộ luật bo chí cũng ngăn cấm ký giả không được tường thuật những vấn đề chính trị nhạy cảm hay phổ biến những quan điểm chống đối nhà nước. 17. Thêm nữa, Điều 57 nhấn mạnh rằng bất cứ ký giả hoặc cơ quan truyền thông nào phổ biến những thông tin có nội dung bị coi là vi phạm điều 9 thì sẽ bị thu hồi thẻ hành nghề (Ký Giả). 18. Điều 38 của Luật Báo Chí cũng nói rằng các ký giả và các cơ quan truyền thông bắt buộc phải tiết lộ xuất xứ của nguồn tin khi được yêu cầu bởi một “Giám Sát Trưởng”, “Chánh Án” hoặc một viên chức nào có quyền hạn tương đương. Gia Tăng Các Cuộc Tấn Công Kỹ Thuật Số 19. Trong lần Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát vào năm 2014, nhà cầm quyền Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị liên quan đến việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trực tuyến (Số 154 và 155). Tuy nhiên, sau đó, chính quyền đã tạo ra các luật mới và tìm ra chiến thuật để ngăn chặn thông tin trực tuyến và truy cập thông tin riêng tư và an toàn bằng cách buộc các công ty nước ngoài thiết lập các máy chủ nhằm lưu trữ dữ liệu tại VN theo luật bản xứ. 20. Nhà cầm quyền VN đã thông qua một luật an ninh mạng kêu gọi các trung tâm dữ liệu được thu thập và lưu trữ trong nước. Điều 26 của bộ luật yêu cầu các tổ chức nước ngoài phải thiết lập các máy chủ lưu trữ dữ liệu tại địa phương và đặt các văn phòng tại Việt Nam. Luật này buộc các công ty internet nước ngoài phải hoạt động theo luật pháp Việt Nam, cung cấp dữ liệu người sử dụng theo yêu cầu từ đó có thể cho các cơ quan này khả năng truy cập và kiểm duyệt dữ liệu và thông tin của người sử dụng. 21. Các Dư Luận Viên (DLV) của nhà cầm quyền đã mở các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) trên các trang web và ứng dụng di động, khiến các trang web và ứng dụng không thể tiếp cận được với dân chúng nói chung. Vào tháng 5 năm 2016, các tin tặc được nhà nước bảo trợ đã bắt đầu một cuộc tấn công DDoS trên một ứng dụng di động được sử dụng để khuyến khích người dùng điện thoại thông minh thể hiện quan điểm chính trị của họ trước cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam. [2] Một trang web do các nhóm xã hội dân sự Việt Nam dẫn đầu đánh dấu kỷ niệm một năm về cuộc khủng hoảng cá Formosa ngoài khơi miền Trung Việt Nam đã bị DDoS tấn công thường xuyên sau khi ra mắt vào tháng 3 năm 2017. Các cuộc tấn công DDoS đã ngăn cản người dùng tại Việt Nam truy cập thông tin và như vậy quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin của người VN đã bị vi phạm trắng trợn. 22. Một điều quan tâm đặc biệt là thông báo của một vị tướng Việt Nam vào tháng 12 năm 2017 rằng một lực lượng đặc nhiệm có tên “Lực lượng 47” đã được sử dụng để chống lại thông tin mà các cơ quan chức năng coi là sai hoặc phê phán nhà nước. Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Cục trưởng Bộ Chính trị Quân sự Việt Nam, cho biết, Quân đoàn mạng internet (Cyberarmy) đã “sẵn sàng chiến đấu chống lại quan điểm sai lầm trong mỗi giây, phút và giờ.” [3] 23. Vào năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam đã gửi cho Google một số yêu sách đòi xóa hơn 6.000 video trên Youtube trích dẫn lý do “an ninh quốc gia” hoặc “phê bình chính phủ”. [4] Phần lớn các yêu cầu đến từ các cơ quan chính phủ, báo hiệu việc quy định của chính phủ Việt Nam liên quan đến nội dung đã được đăng tải trên các trang mạng được sử dụng bởi cư dân mạng Việt Nam. 24. Với Facebook trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên cố gắng kiểm duyệt Facebook trong những thời gian có biến chuyển chính trị nhạy cảm cao. Trong các cuộc biểu tình sau cuộc khủng hoảng cá Formosa ở miền Trung VN, nhà cầm quyền liên tục ngăn chặn việc truy cập vào Facebook ở những khu vực mà các cuộc biểu tình công khai có thể xảy ra. [5] 25. Chính quyền cũng đã làm việc với các công ty viễn thông để chặn các tin nhắn nếu người dùng điện thoại di động gửi tin nhắn chứa các từ cụ thể như “biểu tình” (phản đối) hoặc “bầu” (bỏ phiếu) vào tháng 5 năm 2016 khi cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam diễn ra sau Cuộc khủng hoảng cá Formosa. [6] Đàn Áp Các Nhà Báo, Blogger Và Các Nhà Bảo Vệ Nhân Quyền 26. Chính phủ Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị để bảo vệ và cung cấp một môi trường thuận lợi cho công việc của các nhà báo, các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền (số 149, số 167). Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng chấp nhận các khuyến nghị sửa đổi Bộ luật hình sự của mình để bảo đảm không thể áp dụng một cách tùy tiện để hạn chế quyền tự do ngôn luận và phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế (số 34, số 150, số 156 , Số 157, số 166). Mặc dù vậy, chính quyền đã đưa ra một cuộc đàn áp chính trị chưa từng có vào năm 2017, bắt giữ, lưu đày hoặc ban hành lệnh bắt giữ hơn 25 blogger, nhà báo công dân và các nhà đấu tranh ôn hoà. Nhiều người đã bị kết án tù dài hạn. Luật Hình Sự 2015 27. Quốc hội Việt Nam đã thông qua một Bộ luật hình sự mới để thay thế Bộ luật hình sự năm 1999 vào tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Mặc dù Bộ luật hình sự đã được thay đổi, nhiều bài báo mơ hồ trích dẫn an ninh quốc gia và được sử dụng tùy tiện để bắt giữ các nhà đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền vẫn còn tồn tại. 28. Điều 109 (trước đây là Điều 79) về “các hoạt động chống nhà nước” đã được áp dụng cho các nhà bảo vệ nhân quyền cao cấp, nhiều người trong hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức đã đào tạo và giáo dục mọi người về các quyền cơ bản của công dân. Trong những năm gần đây, hội Anh Em Dân Chủ (Brotherhood for Democracy) đã đưa ra các chiến dịch hỗ trợ nạn nhân bị cướp đất và ngư dân bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng môi trường Formosa. Nhiều thành viên trong hội – bao gồm Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trổi, Trương Minh Đức, Trần Thị Xuân, và Nguyễn Văn Túc – đã bị kết án tù dài hạn đến 15 năm dưới hình phạt này. Nhóm báo cáo đặc biệt (Special Rapporteur) nói về tình hình của các nhà bảo vệ nhân quyền, Chủ tịch hiện tại của Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện và Báo cáo viên đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do có ý kiến ​​và ngôn luận thúc giục chính phủ Việt Nam không bắt bớ hoặc bịt miệng các nhà hoạt động xã hội dân sự sau cuộc xét xử sáu thành viên của hội Anh Em Dân Chủ vào tháng 4 năm 2018. [7] 29. Các nhà bảo vệ nhân quyền đáng chú ý khác và các nhà báo công dân vẫn bị giam vì tội “hoạt động chống nhà nước” bao gồm Trần Huỳnh Duy Thức, bị kết án 16 năm tù, cộng 5 năm quản thúc tại gia; Hồ Đức Hòa, bị kết án 13 năm tù, cộng 5 năm quản thúc tại gia; và Nguyễn Đăng Minh Mẫn, bị kết án 8 năm tù, cộng 5 năm quản thúc tại gia. UNWGAD đã ban hành các phán quyết ủng hộ ba nhà hoạt động nhân quyền nêu trên, quyết định rằng việc giam giữ họ đã vi phạm quyền tự do ý kiến ​​và biểu đạt. Lê Đình Lượng, một nhà tổ chức cộng đồng cũng bị buộc tội thực hiện “các hoạt động chống nhà nước”, vẫn còn bị tạm giam từ tháng 7 năm 2017. 30. Nhiều blogger cũng đã bị bắt và bị kết án tù dài hạn vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (được đổi thành Điều 117 của Bộ luật hình sự năm 2015). Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hoá, Trần Thị Nga, Phan Kim Khánh và Trần Hoàng Phúc bị bắt giữ từ năm 2016 đến năm 2017 và đã bị kết án tù tối đa 10 năm tù. Những người nói trên là những blogger cũng đã làm việc với nhiều tổ chức truyền thông độc lập khác nhau, làm việc để báo cáo về cuộc khủng hoảng môi trường Formosa. Các chuyên gia về nhân quyền của LHQ đã truyền tải sự lo lắng của họ tời các nhà chức trách của Việt Nam, nói rằng “bỏ tù các bloggers và các nhà đấu tranh về việc làm chính đáng của họ để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe môi trường là không thể chấp nhận được.” [8] 31. Cựu tù nhân kiêm luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã mô tả các điều kiện nhà tù là “khắc nghiệt” nơi mà các nhà bảo vệ nhân quyền bị cầm tù với “kẻ giết người, cướp, người bị bệnh nặng.” [9] Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu cho biết ông bị tra tấn, tống tiền và buộc phải làm nô lệ. Ông bị khủng bố và bị đánh đập, và bị cùm trong một nhà tù đen và hôi thối mà không có nước để sử dụng trong 10 ngày. Nhà đấu tranh về quyền đất đai Trần Thị Thúy, hiện đang thụ án tám năm, đã bị từ chối điều trị một khối u trong tử cung gây đau đớn như tra tấn. Cô đã được cho biết rằng cô sẽ không được điều trị y tế trừ khi cô “thú nhận” những tội ác mà cô đã bị kết án. 32. Đặc biệt lưu ý, blogger Phạm Minh Hoàng đã bị tước quốc tịch gốc và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào tháng 6 năm 2017. Hoàng, người trước đây đã trải qua 17 tháng tù vì “hoạt động chống nhà nước”, bị ép lôi ra khỏi nhà và trục xuất sang nước Pháp. Sự phán quyết để tước đi quốc tịch của Phạm Minh Hoàng vào tháng 5 năm 2017 dựa trên quan điểm chính trị của ông đã vi phạm Điều 15 của Tuyên ngôn Nhân quyền, khẳng định rằng không có cá nhân nào bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện. 33. Hơn nữa, các nhà bảo vệ nhân quyền và các blogger cũng liên tục bị quấy rối bởi chính quyền địa phương. Kể từ khi được thả, nhà hoạt động nhân quyền Đỗ Thị Minh Hạnh thường bị công an địa phương quấy nhiễu và đe dọa. Cô đã bị tấn công vào tháng 11 năm 2015 sau một cuộc họp với các công nhân từ một công ty để hỗ trợ chiến dịch về sự công nhận quyền bồi thường của người lao động. Gần đây nhất vào tháng 6 năm 2018, nhà của gia đình Minh Hạnh ở Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã bị ném đá ba lần vào giữa đêm trong hai tuần. Sự cố mới nhất vào ngày 30 tháng 6 liên quan đến các thiết bị nổ được ném gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngôi nhà của họ. [10] Trước khi bị bắt, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và bạn của ông bị bắt cóc và tấn công bởi những người đàn ông mặc đồng phục vào tháng 2 năm 2017. Họ bị buộc phải rời khỏi xe ở Quảng Bình và bị đưa đến một vùng xa xôi của tỉnh Hà Tĩnh lân cận, đánh đập ở chân và bàn chân bằng một thanh sắt. Họ bị cướp tất cả đồ đạc và quần áo của họ và bị bỏ rơi bởi những kẻ tấn công. Hai người này được tìm thấy vào sáng hôm sau bởi những người dân địa phương và đã giúp họ trở về nhà của Mục sư Tôn ở tỉnh Thanh Hóa.  Tương tự, nhà báo công dân và nhà bảo vệ nhân quyền Trần Minh Nhật có nhà ở Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cũng bị ném đá thường xuyên trong tháng 1 và tháng 2 năm 2016, khiến nhà hoạt động bị ném đá vào đầu. Trước đó, các vụ mùa của gia đình ông đã bị đầu độc và những kẻ côn đồ ủng hộ chính phủ đốt cháy các nhà máy khô bên cạnh nhà ông. Những sự cố thường xuyên như quấy rối và đe dọa tạo ra một môi trường rất bất lợi cho các nhà báo công dân và các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Kiến Nghị 34. Việc phê chuẩn các công cụ quốc tế Phê chuẩn Công ước Phụ của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị cho phép Ủy ban Nhân quyền nhận được các khiếu nại cá nhân liên quan đến chính phủ Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến ICCPR. 35. Tình trạng tự do ngôn luận và thông tin bị tước đoạt Loại bỏ ngôn ngữ không rõ ràng và mơ hồ trong luật “an ninh mạng” có thể được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin trực tuyến. Loại bỏ các luật được sử dụng để hạn chế quyền tự do ngôn luận hoặc hội họp dưới sự bảo vệ của “an ninh quốc gia”. Bảo đảm pháp luật liên quan đến việc tiếp cận thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tự do thông tin. 36. Tình trạng tự do báo chí bị hạn chế Truyền thông Việt Nam nên độc lập từ nhà nước để đa dạng hóa bối cảnh truyền thông và cho phép các tổ chức truyền thông độc lập khác nhau hoạt động. Xóa bỏ các điều khoản trong luật báo chí nói rằng vai trò của báo chí là “tiếng nói của Đảng”. Hiệp hội nhà báo Việt Nam (và bất kỳ tổ chức nào khác đại diện cho báo chí) phải là một tổ chức độc lập với nhà nước và duy trì chức năng truyền thống của báo chí như đệ tứ quyền và làm việc như là cơ quan giám sát các tổ chức xã hội. Các nhà báo phải được phép báo cáo về tin tức chính trị nhạy cảm và bao gồm các quan điểm rất quan trọng của nhà nước để sản xuất các bài báo tin tức công bằng. Các quy trình pháp lý thích hợp phải được tuân thủ để giúp các nhà báo và các tổ chức mới bảo vệ nguồn tin của họ. 37. Tình trạng gia tăng các cuộc tấn công kỹ thuật số Loại bỏ luật “an ninh mạng” buộc các công ty nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam và tuân thủ các luật tùy tiện trong nước có thể dẫn đến việc chia sẻ dữ liệu và thông tin của người sử dụng. Chấm dứt Lực Lượng 47 để ngăn chặn bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa trực tuyến nào và bảo đảm rằng quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin mạng cũng được tôn trọng. Dừng làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước với mục đích chặn các trang web và tin nhắn trong thời gian nhạy cảm về mặt chính trị. 38. Tình trạng bức hại các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền Loại bỏ các quy định không rõ ràng của Bộ luật hình sự năm 2015 thường được sử dụng để bắt giữ và kết án các nhà báo, blogger và nhân viên bảo vệ nhân quyền với án tù dài. Bảo đảm rằng việc đối xử với các tù nhân hoàn toàn tuân thủ các điều kiện được quy định trong ‘Nguyên tắc Bảo vệ Bất Cứ Ai dưới bất kỳ hình thức tạm giam hoặc giam cầm nào”, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn 43/173 ngày 9 tháng 12 năm 1988. Khôi phục lại quyền công dân của Phạm Minh Hoàng, người đã bị tước quốc tịch đơn thuần chỉ vì hành xử quyền tự do ngôn luận và lập hội của mình. Trả tự do cho tất cả các nhà báo công dân, các blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động tôn giáo và xã hội ngay lập tức và vô điều kiện. Từ đầu, lý ra họ đã không bao giờ phải bị giam giữ. Tiến hành các cuộc điều tra độc lập về sự quấy rối và đe doạ của các nhà hoạt động. —– [1] https://www.ohchr.org/Documents/Issues/Detention/Opinions/Session78/A_HRC_WGAD_2017_26.pdf [2] https://viettan.org/en/ahead-of-national-assembly-election-vietnamese-authorities-resort-to-ballot-stuffing-on-independent-platform-for-political-expression/ [3] https://rsf.org/en/news/vietnams-cyber-troop-announcement-fuels-concern-about-troll-armies [4] https://transparencyreport.google.com/government-removals/by-country/VN?4-hl=en&country_request_amount=group_by:totals;authority:VN&lu=country_request_amount&country_item_amount=group_by:reasons;authority:VN [5] https://techcrunch.com/2016/05/17/facebook-blocked-in-vietnam-over-the-weekend-due-to-citizen-protests/ [6] http://viettan.org/en/vietnam-cyber-dialogue/ [7] https://www.ohchr.org/en/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22937&LangID=E [8] https://www.ohchr.org/en/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=22696&LangID=E [9] http://www.advocatenvooradvocaten.nl/10810/vietnam-interview-with-le-quoc-quan/ [10] https://www.amnesty.org/en/press-releases/2018/07/viet-nam-authorities-must-protect-activist-from-mob-attacks/ Nguồn: https://viettan.org/tinh-trang-nhan-quyen-vn-va-kien-nghi-cua-cac-to-chuc-de-trinh-lhq-chuan-bi-cho-ky-kiem-diem-nhan-quyen-upr-2019/
......

Những kẻ đốn mạt

Hôm 3/11, ông tổng bí thư, tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tổ chức một buổi vinh danh những học sinh giỏi có thành tích học tập cao, có giải thưởng quốc tế tại Phủ Chủ tịch. Trong lễ vinh danh, ông Trọng đánh giá “giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”, một câu nói cũng tương tự như câu “nhìn tổng quát, nước ta có bao giờ được như bây giờ không?” mà ông từng nói vài năm trước… Người ta thấy ông Trọng cùng với ông Bộ trưởng Giáo dục Nhạ – người mà mấy hôm trước đó là tâm điểm trước nghị trường Quốc hội và dư luận cả nước với dự thảo “mại dâm 4 lần” của ngành giáo dục – hân hoan, hớn hở đứng sát bên, chụp ảnh cùng những học sinh, sinh viên. Phát ngôn của ông Trọng, hẳn nhiên như một lời “xổ toẹt” vào ý kiến của công luận và cả những đại biểu quốc hội đã có những ý kiến trực diện công kích vai trò bộ trưởng giáo dục vì năng lực quản trị yếu kém, “năng lượng tiêu cực”… của ngành. Hành động và lời nói này của ông Trọng khó có thể hiểu theo ý khác, là một sự “bảo kê” rõ ràng cho cái ghế bộ trưởng của ông Nhạ ngọng trước sự bất mãn của đại đa số người dân và đại biểu cử tri trong cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” vừa qua. Người viết bài này thực sự không muốn nói thêm về ông Nhạ ngọng – một kẻ mà có lẽ, vốn Tiếng Việt cũng không còn từ ngữ nào diễn tả nổi mức độ bỉ vỏ, hạ lưu của một thứ độc trùng nảy nở trên cái xác trương nứt của thể chế. Ngành giáo dục Việt Nam, cùng với những ngành y tế, giao thông, môi trường… luôn luôn là những ngành tràn lan tệ nạn từ tham nhũng, hủ hóa, vô đạo đức ở mức độ cao nhất. Nhưng điều tệ hại hơn cả, ngành giáo dục là ngành đặc biệt nhất, vì “sản phẩm” của ngành là “phẩm cấp văn hóa và trình độ” của những thế hệ tương lai. Theo quan điểm của Gustave Le Bon – nhà nhân chủng và xã hội học kiệt xuất người Pháp thế kỷ 18, thì Giáo Dục là phương thức duy nhất có thể tác động và làm thay đổi “tâm hồn” và “phẩm cấp” của các dân tộc và từ đó quyết định đến “quá trình tiến hóa” của dân tộc đó. Nhìn vào ngành giáo dục, có thể nhìn thấy hiện tại, tương lai của một dân tộc, một đất nước. Thực trạng bi thảm của cả một dân tộc Việt Nam đang “làm mọi” cho lân bang, trở thành quốc gia đói nghèo, lạc hậu nhất khu vực, hẳn nhiên, là kết quả hữu quan nhất của quá trình 73 năm “trồng người” của hệ thống giáo dục được “định hướng xã hội chủ nghĩa” với tư tưởng và đạo đức Hồ, Mao, Mác xít, Lê Nin… Ấy vậy mà, “thành tựu khốn nạn” này, được hai kẻ nắm giữ quyền lực chính trị và trách nhiệm cao nhất quốc gia, cũng như liên quan trực tiếp nhất đến lãnh vực “trồng người”, tự ca ngợi là “chưa bao giờ được như bây giờ” – đúng là sự bi hài rơi nước mắt cho những người còn Lương tri và Trí thức. Dân gian có câu “người dại hở ∆ồn, người khôn xấu hổ”, nhưng những kẻ này không dại, không điên, mà là những kẻ “mặt dày, tim đen” đến “vô sỉ chi cực” – vô liêm sỉ đến cùng cực, vô hạn độ. Bệnh tư duy lệch lạc! Trong báo cáo của ngành, ông Nhạ đưa ra những con số huy chương quốc tế vàng, bạc, đồng… mà những học sinh giỏi đạt được và coi đó là “thành tích” của ngành giáo dục. Có thể nói, nếu thống kê số lượng huy chương, danh hiệu, chức danh, học hàm, học vị, số lượng học sinh giỏi của ngành giáo dục Việt Nam làm cơ sở đánh giá, thì đúng là Việt Nam là “đỉnh cao trí tuệ” của muôn loài. Còn nếu đánh giá về trình độ tay nghề, năng lực làm việc, ý thức, kỷ luật của lực lượng lao động quốc gia; những tư tưởng tiến bộ, nghiên cứu, phát minh của đội ngũ trí thức cống hiến cho sự phát triển của đất nước, thế giới, nhân loại; Hay đơn thuần là những ý thức, thói quen văn hóa trong đời sống của tuyệt đại đa số dân Việt Nam hiện nay… Chắc chắn, Việt Nam cũng đang ở vị trí “số 1 từ dưới lên”. Cái thành tựu “trồng người” của thứ chính trị lưu manh đã đẻ ra những thế hệ gian manh, lười biếng, vô văn hóa, chỉ biết Lợi và Dục. Hệ thống giáo dục tồi bại như chính cái thể chế chính trị mục nát, đã và đang lan truyền loại virus truyền nhiễm làm suy bại “hệ miễn dịch” của dân tộc cho đến lúc mà người Việt không còn cả Lương tri và Nhân phẩm. Bạn có thể cho rằng những lời lẽ và ý kiến trên là cực đoan? Một nền chính trị tốt sẽ thiết lập được một hệ thống giáo dục tốt với những giá trị Nhân bản và Khai phóng để đảm bảo con người có sự nhận thức và thi hành đầy đủ những quyền mà Tạo hóa ban cho. Phẩm giá một con người được xác lập trên cơ sở về văn hóa, tri thức, đạo đức và sự đóng góp, tạo dựng, bảo vệ những giá trị Nhân văn tốt đẹp của loài người. Phẩm giá đó tạo nên vị thế của một cá nhân hay một dân tộc. Chúng ta đã thấy một Singapore nhỏ bé với 50 năm lịch sử nhưng khiến cho cả Châu Á phải nghiêng mình kính phục vì sự văn minh, sạch sẽ, thịnh vượng. Một Israel giữa một thế giới Ả rập thù hận vẫn vươn lên kiên cường mạnh mẽ với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự ở đẳng cấp thế giới phải khâm phục và những kẻ thù to lớn không dám xâm phạm. Hay như một nước Nhật với bao nhiêu thiên tai động đất kinh hoàng mỗi năm, từ một đống tro tàn sau thế chiến 2, vẫn là một cường quốc. Những đất nước nhỏ bé về diện tích lãnh thổ, nghèo nàn về tài nguyên và lịch sử hình thành, phát triển chỉ vỏn vẹn vài chục năm nhưng đã là những “con rồng, con hổ” thực sự. Những đất nước cường thịnh và văn minh không biết đến những “cha già dân tộc”, “đỉnh cao trí tuệ” và thứ chủ nghĩa cộng sản mà thế giới hôm nay coi là căn nguyên của những bi kịch, đày đọa, khổ đau của loài người. Hãy xem cái “vị thế” của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế hôm nay, được thể hiện rõ nhất qua tấm hộ chiếu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người Việt Nam xin visa đi nước ngoài, cầm tấm hộ chiếu Việt Nam không bị coi là ăn cắp thì cũng bị coi là đĩ điếm ở “xứ giãy chết”. Với mức thu nhập bình quân bằng 1/10 so với mặt bằng chung các nước khu vực Đông Nam Á, năng suất làm việc, ý thức kỷ luật, khả năng ngôn ngữ, văn hóa… cũng bị đánh giá xếp hạng ở mức thấp nhất. Mỗi năm, hơn 100.000 lượt người Việt Nam đi làm cu-li cho “xứ giãy chết” với cái tên gọi mỹ miều “xuất khẩu lao động” và hàng chục ngàn “nàng kiều” tha phương khắp “năm châu, bốn bể” bán dâm “n lần” để mang về khoảng 11 tỷ USD/năm, góp phần xây dựng “thiên đường xã hội chủ nghĩa” 4 lần vinh quang. Có lẽ chưa bao giờ, người Việt bị khinh rẻ và tự mình khinh rẻ mình đến như vậy. Khái niệm về “niềm tự hào dân tộc”, từ lâu, chỉ còn nhỏ nhoi như chiến thắng trong một trận cầu hay việc Vinfast đi mua một chiếc xe hơi “hợp chủng quốc” về gắn mác “made in Vietnam” đủ làm cho đám đông phát rồ dại “tự hào quá Việt Nam ơi”. Hơn 700 trường đại học và cao đẳng Việt Nam không có một ngôi trường nào được xếp hạng chất lượng trên bản đồ giáo dục thế giới. Hàng trăm ngàn giáo sư tiến sỹ Việt Nam mỗi năm chỉ có vài bài báo đếm trên đầu ngón tay đăng trên tạp chí khoa học thế giới và không có nổi một phát minh, nghiên cứu nào được thế giới ghi nhận suốt 43 năm qua. Mới đây thôi, vụ gian lận thi cử đặc biệt nghiêm trọng ở Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn…, sau một hồi ồn ào đã nhanh chóng “chìm xuồng”. Hay câu chuyện hơn 500 giáo viên vùng Đắk Lắk bị cắt hợp đồng và “mất dạy” sau nhiều năm cống hiến. Mọi người cần biết là để một sinh viên sư phạm ra trường có được một chỗ dạy học “hợp đồng” thì phải mất hàng trăm triệu để hối lộ, đút lót quan thày cấp Sở, Phòng giáo dục. Sau một thời gian bị bóc lột sức lực, tuổi trẻ với đồng lương rẻ mạt, bị ăn chặn tiền bảo hiểm lao động, tiền trợ cấp vùng miền… một vài năm sau khi thay đổi “lãnh đạo” cấp Phòng, cấp Sở thì những giáo viên “hợp đồng” này bị thải loại và để cho “lãnh đạo” mới ký hợp đồng với những giáo viên khác đang chờ xếp lượt “nộp tiền” để thay thế những đồng nghiệp đen đủi chuẩn bị thất nghiệp. Cái hệ thống buôn bán, cướp bóc, ăn chặn khốn nạn này không chỉ có mỗi ở Đắk Lắk mà ở khắp mọi tỉnh thành trên đất nước cộng sản. Chỉ cần vào Google, tra từ khóa “giáo viên hợp đồng bị sa thải, mất việc” cũng có ngày hàng trăm tin liên quan trên khắp mọi tỉnh thành. Chính trị tha hóa sinh ra mọi thứ đồi bại. Lớn thì ăn ngàn tỷ, trăm tỷ, bé thì ăn chặn vài trăm, vài triệu của nhưng người dân nghèo … Vậy mà, những kẻ đốn mạt đứng trên ngôi cao nhất của hệ thống chính trị và ngành giáo dục vẫn dương dương tự ca ngợi cái thành tích “chưa bao giờ được như bây giờ”. Có thể, một kẻ suốt đời tụng niệm thứ kinh kệ Mác xít, Mao, Hồ và nằm trong cái hệ thống dối trá, quyền lực tha hóa quá lâu như ông Trọng sẽ thấy sự dối trá là bình thường và mô hình xã hội CNXH là ưu việt. Đúng là hệ thống quyền lực hiện thời đảm bảo cho những kẻ đốn mạt như ông ta đứng trên ngôi cao nhất, và băng đảng của ông được vinh thân phì gia, giàu có ức vạn. Thứ chủ nghĩa này là thiên đường cho băng đảng cộng sản của ông, nhưng là địa ngục trần ai cho dân tộc Việt Nam. Tấm áo choàng XHCN vẫn được kẻ hoang tưởng và vĩ cuồng như Nguyễn Phú Trọng khoác lên mình để dương dương nghễu nghện cái thể chế trương nứt, lở loét. Còn những kẻ xung quanh ông ta vẫn không ngớt lời ca tụng tấm áo choàng kỳ diệu. Chẳng một kẻ nào trong số chúng còn tin vào thứ lý tưởng chủ nghĩa mà chúng tung hô, nhưng mô hình quyền lực tồi bại này được duy trì ngày nào, chừng đó sự nghiệp “ăn không chừa một thứ gì của dân” được kéo dài ngày đó. Đó là lý do mà Đảng vẫn quang vinh 4 lần và dân tộc Việt thì ngập chìm trong nghèo đói, nhược tiểu và nô dịch. Tân Phong Nguồn: https://viettan.org
......

Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế - Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Tiếp Xúc Với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

Ngày 05 tháng 11 năm 2018, vào lúc 14h, tại chùa Giác Hoa, Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, Hội Đồng Liên Tôn VN có buổi gặp mặt với Đoàn Công Tác của Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế thuộc Cục Dân Chủ, Nhân Quyền, Lao Động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đến thăm HĐLTVN và tìm hiểu về tình hình tôn giáo tại VN.   Tham dự gồm có: Phái đoàn ngoại giao Mỹ: -ông Khashayar M Ghashyhai, Phó Giám Đốc DRL/IRF. -Bà Mariah J Mercer, Trưởng Bộ Phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á DRL/IRF. -Bà Pamela Pontius, viên chức chính trị của Toà Tổng Lãnh Sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. -Thông Dịch Viên. Phái đoàn HĐLTVN: -Hoà Thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo, Đồng Chủ Tịch -Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành, Đồng Chủ Tịch. -Chánh Trị Sự Hứa Phi, Cao Đài, đồng Chủ Tịch. -Đạo huynh Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hoà Hảo, đồng Chủ Tịch. -Linh Muc Lê Xuân Lộc, Công Giáo , thành viên. -Đạo huynh Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hoà Hảo, Tổng Thư Ký. -Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài, Thủ Quỷ. -Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài, thành viên. -Chánh Trị Sự Lê Thị Nho, Cao Đài, thành viên.   Sau phần giới thiệu thành phần tham dự, ông Khashayar cho biết rằng Tự Do Tôn Giáo là ưu tiên hàng đầu của Chánh Phủ Hoa Kỳ và mong các vị Chức Sắc của HĐLTVN trình bày về tình hình tôn giáo của mình để phái đoàn nắm vững được hiện trạng về Tự Do Tôn Giáo tại VN. Tiếp theo Hòa Thương Thích Không Tánh thay mặt HĐLTVN trình bày tình hình chung của tất cả tôn giáo tại VN và trao cho phái đoàn Bản Kiến Nghị của HĐLTVN. Sau đó mỗi vị Đồng Chủ Tịch trình bày về tôn giáo của mình và cuối cùng là trao đổi những câu hỏi còn vướng mắc của Phái Đoàn Và HĐLTVN.   Buổi gặp mặt kết thúc vào lúc 16h30 cùng ngày. Trân trọng kính tường trình. Ngày 05 tháng 11 năm 2018   LÊ QUANG HIỂN Tổng Thư Ký HĐLTVN FB Manh Hung Nguyen  
......

Lời nhắn gửi các đảng viên đã im lặng bỏ đảng và đang muốn ra đảng

Ngày 25/10 TS Chu Hảo bị đảng luận tội thì ngay sau đó, ngày 26/10 Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Trần Nam, Hoàng Tiến Cường, Hà Quang Vinh và cả Chu Hảo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng Sản để vừa tỏ rõ quan điểm cùng ý chí của mình, vừa để phản đối việc luận tội đó. Tiếp theo còn nhiều người khác. Nguyễn Trung, nguyên cán bộ cao cấp Bộ Ngoại giao, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Trung đã lặng lẽ từ bỏ đảng bằng cách nghỉ sinh hoạt, không đóng đảng phí từ năm 2006, ngay sau khi nghỉ hưu. Hồi ấy ông đã biết rõ việc từ bỏ Đảng Cộng Sản là đúng, là cần, nhưng nhận thấy tình thế chưa thuận lợi cho việc công khai nên đành tạm chấp nhận giải pháp lặng lẽ, xem rằng đó chỉ là việc cá nhân. Ngay sau sự việc Chu Hảo, cùng với Nguyên Ngọc và nhiều người khác, Nguyễn Trung công khai việc từ bỏ Đảng Cộng Sản thông qua thư ngỏ gửi các bạn xa gần. Đó là việc được hoan nghênh. Hiện nay có khá nhiều người đã, đang và sẽ từ bỏ Đảng Cộng Sản theo kiểu im lặng, tổ chức đảng và bạn bè không hề biết, có người còn không báo cho cả người nhà. Các vị cho như thế là khôn. Tôi thật lòng thông cảm với các vị, trong đó có người giới thiệu tôi vào đảng. Lặng lẽ ra đảng là việc làm tốt, nhưng đó là giải pháp tình thế trong lúc chưa có thời cơ công khai. Sẽ là tốt hơn nhiều khi công khai minh bạch. Hiện nay thời thế đã biến chuyển. Người như Chu Hảo nghĩ rằng mặc dầu bất đồng chính kiến nhưng ở lại trong đảng sẽ có được sự đóng góp tích cực và hữu ích, người như Nguyên Ngọc, thấy đảng đã tỏ ra phản nước hại dân, quyết tâm từ bỏ, chỉ cần chọn thời cơ, nay đã có dịp tốt, người như Nguyễn Trung, tự ra đảng từ lâu, vì tình thế chưa thể công khai, nay đã có thời cơ để minh bạch. Sự ra đảng một cách im lặng dù có tốt, nhưng vẫn thiếu sự minh bạch, thiếu dũng khí, chứa đựng sự sợ hãi. Sợ sẽ làm cho người ta hèn kém. Mà sợ cái gì kia chứ. Phương châm biết sợ để tồn tại đã lỗi thời. Những điều người ta đem ra để hù dọa như sẽ ảnh hưởng xấu đến con cháu chỉ giống như kiểu dọa có ma. Tôi và nhiều người công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng Sản, tuy một vài tháng đầu tiên có gặp phải vài trở ngại, nhưng nhanh chóng qua đi, đặc biệt không ảnh hưởng gì đáng kể đến con cháu. Tôi nghĩ, các vị đang có ý muốn từ bỏ đảng thì dịp này nên mạnh dạn lên, các vị đã im lặng từ bỏ rồi thì tìm cách công khai. Hãy công khai việc làm chính trực cho bạn bè và tổ chức đảng biết. Đó sẽ là một đóng góp quý báu cho công cuộc chống lại độc tài toàn trị nhằm dân chủ hóa đất nước. Điều mà Nguyên Ngọc nhận xét, rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam lộ rõ việc phản dân, hại nước, mới nghe qua thấy nặng nề, nghĩ lại thật kỹ thì đúng như thế. Vậy những người tự cho là hiểu biết, trung thực còn ôm ấp nó để làm gì. Phải chăng để trong điếu văn có câu: ông/bà đã có mấy chục năm tuổi đảng. Câu ấy chỉ tồn tại một thời gian ngắn nữa thôi. Về lâu dài con cháu sẽ không dám nhắc đến vì đó là nỗi nhục. Vì quyền lợi của Dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự thay đổi hoặc sẽ bị sụp đổ. Việc công khai từ bỏ đảng là góp phần tích cực vào việc để lãnh đạo đảng biết mà tìm cách đổi mới từ một đảng cách mạng vô sản trở thành đảng chính trị cầm quyền, hoặc đảng không chịu đổi mới thì việc từ bỏ đảng góp phần làm cho nó mau sụp đổ. Cách công khai tốt nhất là đăng tuyên bố hoặc bản tin lên các trang mạng xã hội. Với các bạn đã quen với mạng thì quá đơn giản, nên đăng ở các trang có nhiều độc giả. Với các bạn chưa quen thì có thể nhờ email của bạn bè hoặc con cháu để gửi tin, xin giới thiệu vài địa chỉ: Báo Tiếng Dân: btvblogbasam@gmail.com Trang Bô xít: bauxitevn@gmail.com Trang bạn đọc của ĐCSVN: bandoc.dcsvn@gmail.com Nguyễn Đình Cống  FB Nguyễn Đình Cống
......

Pages