2014

THƯ CHUNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Dân quyền: tại buổi gặp 4 đại diện của các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội, ông Nguyễn Quang A đã trân trọng trao bức thư dưới đây của 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập cho 2 thượng nghị sĩ John McCain (Cộng hòa) và Sheldon Whitehouse (Dân chủ). Dưới đây Dân quyền xin giới thiệu bản dịch và nguyên bản tiếng Anh.   Thượng nghị sĩ McCain và thượng nghị sĩ bang Rhode Island rời buổi họp báo tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội, 8/8/2014. Photo Reuters     THƯ CHUNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP VIỆT NAM Gửi: Thượng nghị sĩ John McCain Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse Ngày 08 tháng Tám năm 2014 Kính thưa Thượng nghị sĩ  John McCain và Thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse: Về: Hậu quả tiêu cực gián tiếp của việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam Trước tiên, chúng tôi xin gửi lời chào mừng chân thành tới hai ông trong chuyến thăm lần này tới Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tên của hai ông luôn ở tuyến đầu của tất cả những nỗ lực thúc đẩy và củng cố sự hợp tác giữa hai đất nước. Dĩ nhiên với mối quan hệ đối tác gần gũi với Hoa Kỳ, Việt Nam đã và đang được hưởng lợi trên cả phương diện kinh tế và xã hội. Bởi vậy, chúng tôi muốn bày tỏ sự biết ơn của chúng tôi đối với sự cống hiến của hai ông nhằm thúc đẩy mối quan hệ  Hoa Kỳ-Việt Nam.   Chúng tôi được biết rằng trong những tháng vừa qua Quốc hội Hoa Kỳ đã tăng cường xem xét việc nới lỏng và bãi bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho chính phủ Việt Nam. Trong khi động thái mới này hứa hẹn sẽ mang lại mối quan hệ quân sự tốt đẹp giữa hai quốc gia, đóng góp vào việc tăng cường sức mạng quốc phòng của Việt Nam trong điều kiện khiêu khích gia tăng ở vùng biển Hoa Nam (tên quốc tế: South China Sea, tên Việt Nam: Biển Đông), chúng tôi cho rằng cần thiết phải nêu ra các quan ngại của chúng tôi về những rủi ro liên quan đến việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí này. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh những nỗ lực trên trường quốc tế nhằm thể hiện sự tán dương của họ đối với các quyền con người bằng cách tham gia Công ước Liên hợp quốc về Chống tra tấn và giành được một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn nghèo nàn, nếu không muốn nói là còn tệ hơn. Trong 12 tháng qua, chính phủ Việt Nam đã tiếp tục thi hành những đạo luật an ninh quốc gia mơ hồ, chẳng hạn như Điều 79, 88 và 258 Bộ luật Hình sự, để bắt bớ và cầm tù nhiều hơn những blogger, nhà báo, nhà vận động pháp lý, các nhà hoạt động nhân quyền và quyền của người dân tộc thiểu số. Cùng với việc bịt miệng các tiếng nói bất đồng, con số người chết vì những hành động hung bạo của cảnh sát cũng gia tăng,  thường xuyên có cac vụ đàn áp các tổ chức tôn giáo phi nhà nước và tiếp tục có những sự sách nhiễu và đe dọa đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Một điều rõ ràng là Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn giữa những lời hứa long trọng về nhân quyền trên trường quốc tế và việc thực thi chúng ở cấp quốc gia. Mặc dù gần đây đã có một số tù nhân chính trị được trả tự do, điều mà chúng tôi cũng mong đợi và trân trọng sự bày tỏ thiện chí của chính phủ trong việc cải thiện nhân quyền, tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải lưu ý rằng sự cải thiện đang diễn ra, nếu có,  có thể bị đảo ngược khi chính phủ vẫn tỏ ra mơ hồ, không rõ ràng trong kế hoạch giải quyết những vấn đề nhân quyền đang tồn tại. Vì vậy, một bước thụt lùi về nhân quyền là hoàn toàn có thể xảy ra một khi chính phủ đạt được các mục tiêu chính trị của họ. Trong một kịch bản như vậy, chúng tôi tin rằng họ sẽ đi ngược lại thiện chí của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm có được vũ khí sát thương để chống lại công dân Việt Nam. Với những quan ngại chúng tôi đã nêu ra, chúng tôi muốn thúc giục Quốc hội Hoa Kỳ, trước khi bán bất cứ vũ khí nào cho Việt Nam, yêu cầu Việt Nam đặt ra một lộ trình rõ ràng với những hành động cụ thể và đo lường được trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách về nhân quyền. Những hành động đó phải bao gồm, trước tiên và trên hết, là bãi bỏ các quy định mơ hồ về an ninh quốc gia, tôn trọng các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam hiện nay, trong đó bao gồm cả 25 người trong danh sách kèm theo thư này. Xin cảm ơn sự quan tâm của hai ông đối với vấn đề này. Trân trọng, Các tổ chức cùng ký tên: 1.      Diễn đàn Xã hội Dân sự 2.      Hội đoàn kết công nông Việt Nam 3.      Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam 4.      Hội Anh em Dân chủ 5.      Hội Bầu Bí Tương Thân 6.      No-U FC Hà Nội 7.      No-U FC Sài Gòn 8.      Một nhóm các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây 9.      Phong trào Con đường Việt Nam 10.  Tổ chức Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại (VOICE) --------------- Nguyên bản thư và danh sách 25 người đính kèm thư -------------- JOINT LETTER BY VIETNAM’S INDEPENDENT CIVIL SOCIETY ORGANIZATIONS To:          Senator John McCain Senator Sheldon Whitehouse August 8, 2014 Dear Senators John McCain and Sheldon Whitehouse: Re:         Negative Repercussions of a Lift of the Lethal Weapons Ban in Vietnam First of all, we would like to extend a heartfelt welcome to you upon your visit to Vietnam. Since Vietnam and the US formally normalized diplomatic relations, your names have always been at the forefront of every effort to promote and strengthen cooperation between the two countries. It is with certainty that due to the close partnership with the US, Vietnam has been benefitting both economically and socially.  Therefore, we would like to express our gratitude for your dedication towards the advancement of the US – Vietnam relations. It comes to our knowledge that in recent months there has been increased consideration among the US Congress towards easing and lifting the ban on the sale and transfer of lethal weapons to the Vietnam Government. While this new development would promise much-appreciated military cooperation between the two nations, which would contribute to the strengthening of Vietnam’s defense force amid growing aggressiveness in the South China Sea, we deem it necessary to put forward our concerns in terms of the risks related to the removal of the arms sales ban. Although Vietnam has stepped up efforts on the international stage to demonstrate its celebration for human rights by joining the UN Convention against Torture and winning a seat on the UN Human Rights Council, its human rights record at home remains poor, if not deteriorating. In the last 12 months, the Vietnamese government has continued to employ vague national security laws, such as Article 79, 88 and 258 of its Penal Code, to arrest and imprison more bloggers, journalists, legal advocates, human rights and ethnic minority rights activists. Along with silencing dissident voices, there are increasing numbers of deaths resulting from police brutality, frequent crackdowns on non-state religious associations, and continued harassment and intimidation of human rights defenders. It is clear that Vietnam still maintains a big gap between its ceremonious pledges of human rights commitment in the international arena and its implementation at the national level. Although there have been recent releases of some political prisoners, which we welcome and appreciate this demonstration of the government’s intention to improve on human rights, however, we must note that the ongoing improvement, if any, could be inconsistent as the government remains largely ambiguous and elusive in its plan to address perpetuating human rights issues. Thus, a backward step in human rights could be possible once the government achieves its political goals. In such a scenario, we believe it would be against the US Congress’s goodwill to have the lethal weapons turned against the Vietnamese citizens. With regard to our aforementioned concerns, we would urge the US Congress, ahead of any possible arms sales, to request Vietnam to put forth a clear agenda of concrete and measurable actions in addressing urgent human rights issues. Those actions must include, first and foremost, repeal of vague national security laws, respect for human rights defenders and the immediate and unconditional release of all the Vietnamese prisoners of consciences, including these 25 people as listed in the attached document. Thank you for your time and attention to this matter. Yours sincerely, We the undersigned:1.      Civil Society Forum 2.      The United Workers-Farmers Organization of Vietnam 3.      The Association of Political & Religious Prisoners of Vietnam 4.      The Brotherhood for Democracy 5.      Bau Bi Tuong Than Association 6.      No-U FC of Hanoi 7.      No-U FC of Saigon 8.      A group of followers of Hoa Hao Buddhist Church West branch 9.      The Vietnam Path Movement 10.  Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE) LIST OF 25 PRISONERS OF CONSCIENCE 1. Bui Thi Minh Hang ·         DOB: 1964 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Lap Vo Detention Center, Dong Thap Prison         ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC) ·         Details: Bui Thi Minh Hang is an outspoken advocate on behalf of peasants whose lands were confiscated to make room for development projects. She was among a group of 21 people on mopeds that were attacked by Dong Thap police on 12 Feb 2014, about 140 km of Ho Chi Minh City. The group was on their way to visit Nguyen Bac Truyen, a lawyer and former political prisoner in Dong Thap. ·         Compelling Reason for Release: Health deteriorating due to hunger strike in May 2014 which lasted 2 weeks2. Dinh Nguyen Kha             ·         DOB: 1988 ·         Years Sentenced: 4 years imprisonment; 3 years house-arrest ·         Location: Xuyen Moc Prison, Ba Ria Vung Tau Province       ·         Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC) ·         Details: Dinh Nguyen Kha was arrested in 2012 for handing out leaflets that “distort the Party and the State’s policies related to religion and land, and exhibit a twisted viewpoint regarding the Spratly and Paracel islands and the border land between Vietnam and China.” The state media accused him of “calling and agitating people to protest against the Communist Party of Vietnam and the Socialist Republic of Vietnam.”3. Do Nam Trung                                                      ·         DOB: 1981 ·         Years Sentenced:  Pending ·         Location: Dong Nai Prison, Dong Nai Province ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC) ·         Details: Do Nam Trung is a member of the Brotherhood for Democracy. He has been accused of provoking a violent riot in a Dong Nai Province's industrial park in May 2014 along with Le Thi Phuong Anh and Pham Minh Vu.4. Doan Huy Chuong                                    ·         DOB: 1985 ·         Years Sentenced: 7 years imprisonment ·         Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K2) ·         Criminal Charge(s): Disrupting security (§89 VCC). ·         Details: Doan Huy Chuong is a labor activist who organized a strike in a shoe factory in Tra Vinh Province and distributed anti- government leaflets. Arrested on 11 February 2010, tried on 26 June 2010 in Tra Vinh Province; sentence upheld at appellate trial in Tra Vinh Province on 18 March 2011. As President of the United Workers and Farmers Association (UWFA), Doan Huy Chuong was previously arrested in Nov. 2006 and later sentenced to 18 months imprisonment. ·         Compelling Reason for Release: Suffers from internal injuries as a result of being tortured in prison5. Duong Thi Tron                                                     ·         DOB: 1947 ·         Years Sentenced: 9 years imprisonment ·         Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K5) ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§245 VCC) and resisting officers performing their duties (§ 257 VCC) ·         Details: Hoa Hao Buddhist Church-Original Branch (HHBC-O) is independent to the state-controlled Hoa Hao Buddhist Commission and does not accept any interference by the Vietnamese authorities. Tron is an active member of HHBC-O (Dong Thap) and í the wife of its chairman, Nguyen Van Tho. ·         Compelling Reason for Release: She is suffering from low blood pressure and old age. She does not have access to medication.6. Le Quoc Quan                                                                   ·         DOB: 1971 ·         Years Sentenced: 2.5 years imprisonment ·         Location: An Diem Prison, Quang Nam Province ·         Criminal Charge(s): Tax evasion (§161 VCC) ·         Details: Le Quoc Quan is a human rights lawyer, democracy activist and prominent Catholic blogger. He was arrested by the Vietnamese government on charges of tax evasion on 27 December 2012, convicted on 2 October 2013, and sentenced to 30 months in prison and fined 100,000 USD. The arrest was condemned by international human rights organizations and the US government. ·         Compelling Reason for Release: Deteriorating health as a result of three hunger strikes7. Le Thi Phuong Anh                                                           ·         DOB: 1984 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Dong Nai Prison, Dong Nai Province ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC) ·         Details: Le Thi Phuong Anh is a human rights and democracy activist. She has been accused of provoking a violent riot in a Dong Nai Province's industrial park in May 2014 along with Do Nam Trung and Pham Minh Vu      8. Mai Thi Dung                    ·         DOB: 1969 ·         Years Sentenced: 11 years imprisonment ·         Location: Thanh Xuan Prison, Hanoi ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§245 VCC)     ·         Details: Mai Thi Dung is a religious worker of the Hoa Hao Buddhist Church - Original Branch. She was arrested and charged under Article 245 for resisting and defending a religious gathering that was being interrupted by the authorities. ·         Compelling Reason for Release: Suffers from internal injuries as a result of being tortured in prison and is currently undergoing medical complications due to kidney stones9. Ngo Hao ·         DOB: 1943 ·         Years Sentenced: 15 years imprisonment; 5 years house-arrest ·         Location: Xuan Phuoc Prison, Phu Yen Province ·         Criminal Charge(s): Conducting activities to overthrow the people's government (§79 VCC) ·         Details: Ngo Hao is a democracy activist. He was arrested for writing and spreading articles criticizing the government's policies. ·         Compelling Reason for Release: Suffering from old age; forced to work in prison and currently does not have strength to stand on his own.10. Nguyen Hoang Quoc Hung                                                        ·         DOB: 1982 ·         Years Sentenced: 9 years imprisonment ·         Location: Xuyen Moc Prison, Ba Ria Vung Tau Province ·         Criminal Charge(s): Disrupting security (§89 VCC). ·         Details: Nguyen Hoang Quoc Hung is a member of “Victims of Injustice”—a group that advocates on behalf of victims of land confiscation.         11. Nguyen Huu Vinh (Ba Sam)       ·         DOB: 1956 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Hanoi ·         Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC) ·         Details: Nguyen Huu Vinh – a liberal blogger – is well known for his regular posts which have opposing opinions. He is also known for delivering news about China’s hostile and provocative moves against Vietnam’s territorial sovereignty, a topic the government of Vietnam deemed sensitive to the relations between the two countries and therefore, often ignored.  12. Nguyen Thi Minh Thuy  ·         DOB: 1980 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Hanoi ·         Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC) ·         Details: Nguyen Thi Minh Thuy is an employee of Nguyen Huu Vinh's business. She was accused of helping Vinh “publish online articles with bad contents and misleading information to lower the prestige and create public distrust of government offices, social organizations and citizens”   13. Nguyen Thi Thuy Quynh                                    ·         DOB: 1986 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Lap Vo Detention Center, Dong Thap Prison ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC) ·         Details: Nguyen Thi Thuy Quynh is a religious worker in the  Hoa Hao Buddhist Church - Original Branch. She was arrested along with Bui Thi Minh Hang on their way to visit Nguyen Bac Truyen.14. Nguyen Van Hai (Dieu Cay)                                            .          ·         DOB: 1952 ·         Years Sentenced: 12 years imprisonment; 5 years house-arrest ·         Location: Prison No.6, Nghe An Province ·         Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC) ·         Details: Nguyen Van Hai, also known as Nguyen Hoang Hai, better known by his pen name Dieu Cay, is a Vietnamese blogger who has been prosecuted by the government of Vietnam for tax evasion and "disseminating anti-state information and materials". His imprisonment was protested by several international human rights organizations, and Amnesty International considers him a prisoner of conscience. ·         Compelling Reason for Release: Imprisoned in solitary confinement.15. Nguyen Van Lia                                                              ·         DOB: 1940 ·         Years Sentenced: 4.5 years imprisonment ·         Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K2) ·         Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC) ·         Details: Nguyen Van Lia is a longtime adherent of Hoa Hao Buddhism, a religious group often suppressed by the government, and the co-author of several Hoa Hao Buddhist religious instruction texts and books. He was charged with violating Article 258 of the penal code for “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state,” a vague crime that could result in a sentence of up to seven years. ·         Compelling Reason for Release: Suffers from old age; high blood pressure and does not have access to medication. His family is not permitted to send medication.16. Nguyen Van Ly                                                   ·         DOB: 1946 ·         Years Sentenced: 8 years imprisonment; 5 years house-arrest ·         Location: Nam Ha Prison, Ha Nam Province ·         Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC) ·         Details: Father Thadeus Nguyen Van Ly  is a Vietnamese Roman Catholic priest and dissident involved in many pro-democracy movements for which he was imprisoned for a total of almost 15 years. For his ongoing imprisonment and continuous non-violent protest, Amnesty International adopted Father Lý in December 1983 as a prisoner of conscience. Most recently, his support for the Bloc 8406 manifesto has led to his sentence on 30 March 2007, for an additional eight years in prison.17. Nguyen Van Minh                                                          ·         DOB: 1980 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Lap Vo Detention Center, Dong Thap Prison ·         Criminal Charge(s): Resisting persons in the performance of their official duties. (§275 VCC). ·         Details: Nguyen Van Minh is a religious worker of the Hoa Hao Buddhist Church - Original Branch. He was arrested along with Bui Thi Minh Hang on their way to visit Nguyen Bac Truyen. 18. Pham Minh Vu                                        ·         DOB: 1980 ·         Years Sentenced: Pending ·         Location: Dong Nai Prison ·         Criminal Charge(s): Causing public disorder (§ 245 VCC) ·         Details: Pham Minh Vu is a member of the Brotherhood for Democracy. He has been accused of provoking a violent riot in a Dong Nai Province's industrial park in May 2014 along with Le Thi Phuong Anh and Do Nam Trung.19. Pham Viet Dao                                        ·         DOB: 1951      ·         Years Sentenced: 15 months imprisonment ·         Location: Hanoi ·         Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC) ·         Details: Pham Viet Dao is a former Vietnamese Communist Party member and government official. He was convicted under Article 258 of Vietnam’s penal code for allegedly “abusing democratic freedoms to infringe on the interests of the State.”20. Phan Van Thu                                                     ·         DOB: 1948 ·         Years Sentenced: Life imprisonment ·         Location: Unknown ·         Criminal Charge(s): Conducting activities to overthrow the people's government (§79 VCC) ·         Details: Phan Van Thu was arrested on 05 February 2012 in Phu Yen Province. He was allegedly the leader of Public Law Council of Bia Son, which the Vietnamese police newspaper has accused of “conducting activities to overthrow the people's government.”21. Ta Phong Tan                                                      ·         DOB: 1968 ·         Years Sentenced: 10 years imprisonment; 5 years house-arrest ·         Location: Yen Dinh Prison, Thanh Hoa Province ·         Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC) ·         Details: Ta Phong Tan is a Vietnamese dissident blogger, a former policewoman and member of the Communist Party of Vietnam. She was arrested in September 2011 under anti-state propaganda charges for her blog posts alleging government corruption. ·         Compelling Reason for Release: Under psychological pressure because of civil disobedience within prison.22. Tran Huynh Duy Thuc                                                                ·         DOB: 1965 ·         Years Sentenced: 16 years imprisonment; 5 years house-arrest ·         Location: Xuyen Moc Prinson, Dong Nai Province ·         Criminal Charge(s): Conducting activities to overthrow the people's government (§79 VCC) ·         Details: According to the indictment, along with Nguyen Tien Trung, Le Cong Dinh and Le Thang Long, Tran Huynh Duy Thuc had sought to build a multiparty system and written 53 articles, amongst them "The Vietnam’s Roadmap", and posted them on the internet. Thuc was director general of the OCI telecommunication company. Initially at his arrest on 24 May 2009, he had been accused of “theft of telecom fees”. Later the charge was turned to “spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” (§88 VCC) and finally to subversive activities (§79 VCC). He was tried on 20 January 2010 in Ho Chi Minh City. His sentence was upheld at the appellate trial on 11 May 2010. ·         Compelling Reason for Release: Was forced into solitary confinement as a disciplinary punishment.23. Tran Vu Anh Binh                                               ·         DOB: 1974      ·         Years Sentenced: 6 years imprisonment; 2 years house-arrest ·         Location: An Phuoc Prison, Binh Duong Province ·         Criminal Charge(s): Tran Vu Anh Binh is a Catholic songwriter and member of the Patriotic Youth Group (PYG) who participated in anti-China demonstrations in Ho Chi Minh City. Along with 4 members of PYG, he was arrested on 19 September 2011 in HCM City.24. Truong Duy Nhat                                    ·         DOB: 1964 ·         Years Sentenced: 2 years imprisonment       ·         Location: Hoa Son Prison, Da Nang ·         Criminal Charge(s): Abusing democratic freedoms (§258 VCC) ·         Details: Truong Duy Nhat was sentenced to 2 years imprisonment for allegedly "abusing the rights of freedom" in writing his blog "Another Point of View". The charges were based on 12 specific entries on his blog in which he criticized the performances of top government and Party officials, including the General Secretary and the Prime Minister.25. Vo Minh Tri (Viet Khang)                                                           ·         DOB: 1978 ·         Years Sentenced: 4 years imprisonment; 2 years house-arrest ·         Location: Xuan Loc Prison, Binh Duong Province (K2) ·         Criminal Charge(s): Spreading propaganda against the Socialist Republic of Vietnam (§88 VCC) ·         Details: Vo Minh Tri has composed 2 patriotic songs: “Who are you?” and “Where is my Vietnam?”. He personally performed them and posted them on the internet to support anti-China demonstrations in Vietnam. He was arrested on 23 December 2011 in HCM City. Total years of imprisonment: 121.25 Total years of house-arrest: 32 Total cases of life imprisonment: 1 Total cases still pending: 8 Nguồn: danquyenvn.blogspot.dk
......

Nhà cầm quyền ngăn cấm TNLT Chu Mạnh Sơn gặp các Phái đoàn Quốc tế

“Cũng trong khoảng thời gian này, tôi nhận được lời mời từ phía đoàn Thượng Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ muốn gặp tôi, để trình bày những sự thật mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi bị bắt lao tù và sau khi được tự do. Tôi đã sắp xếp thời gian gặp họ nhưng từ ngày 04.08.2014 cho đến hôm nay, họ luôn theo dõi nhà tôi, theo dõi mọi hành động của bản thân tôi. Tôi đi ra khỏi nhà là có mấy công an viên cứ đi theo đằng sau để bảo vệ và tuyệt đối không cho tôi bắt xe lên Hà Nội. Tôi thiết nghĩ rằng, những việc tôi làm không sai trái sao họ cứ ngăn cản, chỉ có những người làm sai thì mới sợ người khác biết đến. Vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách để ngăn cấm cũng như cản trở cuộc sống đời thường của bản thân tôi.” Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn, sống ở Nghệ An, cho biết.   Trước đó, công an xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã mời TNLT Chu Mạnh Sơn lên làm việc. Tại đây, họ cho rằng, việc anh Sơn đi gặp các phái đoàn quốc tế về nhân quyền là việc làm sai trái và vi phạm pháp luật VN. Các công an ở đây khẳng định, pháp luật VN hơn hẳn các Công ước quốc tế về Nhân quyền mà VN đã tham gia ký, cũng như “đất nước này là nhờ có Đảng, nhờ chính quyền mà [mới] được ấm no, được nhiều khoản ưu đãi đặc biệt.” Sau đây xin mời quý vị theo dõi bản tường trình của TNLT Chu Mạnh Sơn thuật lại về buổi làm việc với công an xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, hồi ngày 04.08.2014. “Vào lúc 14 giờ 30, ngày 4 tháng 8 năm 2014, tôi có giấy mời phải có mặt tại phòng làm việc của công An xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, để làm việc với công an viên tên Trần Văn Công, phó công an xã Phúc Thành. Đúng giờ, tôi có mặt tại đồn công an.   Đầu tiên, công an Công đưa tôi bản tự nhận xét, để tôi đánh giá trong tháng 7 vừa qua. Đang lúc làm việc, công an Công bỏ tôi lại một mình, đi làm gì ở đâu không rõ. Tôi làm xong bản tự nhận xét và ngồi chờ một mình trong phòng làm việc. Tôi ngồi chờ mãi mà không thấy công an Công quay trở lại làm việc nên tôi đi ra ngoài. Ngay lúc đó, công an viên tên Nguyễn Văn Trung, Trưởng công an xã, gọi tôi vào phòng làm việc của ông ấy. Vào phòng làm việc, công an Trung giới thiệu có đồng chí Hưng, thuộc Đội Công an hình sự Huyện, sẽ làm việc với tôi. Trong quá trình làm việc, công an Trung không ghi biên bản làm việc mà chỉ nói bằng miệng. Công an Trung hỏi tôi: “trong thời gian qua, anh đã tự ý rời khỏi địa phương khi không được phép của chính quyền. Anh thấy quan điểm của mình như thế nào?” Tôi đáp: “Tôi đã trình bày trong 3 biên bản lần trước mà chắc chắn các ông đã đọc trước khi mời tôi lên.” Sau đó, công an Trung nói: “Chúng tôi nhận được thông tin rằng, trong khoảng thời gian từ ngày 4 – 10/08/2014 này sẽ có rất nhiều phái đoàn, tổ chức phi chính phủ tới Việt Nam. Anh đã nhận được thông tin này chưa?”. Tôi đáp: “Tôi chưa nhận được. Các ông lấy thông tin này từ đâu vậy?”. Công an viên Trung đáp: “Trước hết là về tình cảm, tôi khuyên anh không nên đi ra khỏi địa phương để gặp họ, sau là vì luật định, anh đang bị quản chế cấm đi khỏi địa phương.” Tôi đáp: “Chẳng hạn như trong ngày 22/07/2014 vừa qua, tôi có đi ra Hà Nội để gặp phái đoàn LHQ, để trình bày với họ những điều mà tôi đã chứng kiến trong chốn lao tù. Tôi khẳng định việc làm của tôi không sai trái với lương tâm, với Công ước Quốc tế mà VN đã tham gia ký kết.” Lúc này, người được giới thiệu tên Hưng liền lên tiếng nói: “nhưng anh đang sống trên đất nước VN này, anh cần phải tuân thủ pháp luật VN. Anh nói không sai trái với đạo đức lương tâm và với công ước quốc tế, nhưng tôi khẳng định là anh đã sai trái với pháp luật VN.” Tôi liền nói: “VN đã ký kết công ước quốc tế và cam kết thực hiện thì phải làm cho đúng, không thể nói một đàng làm một nẻo như vậy được.” Công an Hưng liền nói: “Anh coi Công Ước LHQ hơn pháp luật VN hay sao? Anh đang sống trên đất nước này là nhờ có Đảng, nhờ chính quyền mà anh được ấm no, được nhiều khoản ưu đãi đặc biệt.” Tôi nói: “VN đã trải qua không biết bao nhiêu hình thái xã hội từ khi lập Nước cho đến nay, từ Xã Hội Nguyên Thủy đến Phong Kiến, từ Phong Kiến đến Nô Lệ cho ngoại bang, rồi bây giờ là Xã Hội Chủ Nghĩa. Thử hỏi, trước 1975, VN là một nước như thế nào? Trước đây, VN vượt xa Thái Lan, Myanmar nhưng bây giờ thì ra sao? Kể từ sau 1975, VN đứng áp chót và tụt bậc rất xa so với các nước trong khu vực. Thử hỏi nguyên do từ đâu? Do ai lãnh đạo? Và bây giờ đang bị Trung Quốc chiếm đảo, chiếm biển. Những nước Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản dù không lớn hơn chúng ta, nghèo tài nguyên thiên nhiên mà họ còn bảo vệ được Đất Nước không để mất Biển. Còn chúng ta thì sao?…” Ngay sau đó, công an Nguyễn Văn Trung, trưởng công an xã liền nói: “bay làm việc này vì cái gì? Có phải mấy đồng đôla từ nước ngoài hay không?”. Tôi liền đáp: “Nếu ai có yêu quê hương đất nước, lo lắng đến vận mệnh của dân tộc thì đều sẽ lên tiếng. Các ông, tôi và mọi người có lẽ ai cũng yêu nước VN, nhưng điều đó không có nghĩa là phải yêu đảng cộng sản, yêu chế độ này. Riêng mấy ông đừng có lấy mấy đồng đôla hay mấy đồng bạc VN ra mà xúc phạm. Tôi làm việc này vì mong muốn VN giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Riêng bản thân tôi chưa bao giờ ăn bám chế độ này một đồng xu, tôi làm những việc vừa qua cũng không phải vì tiền. Còn các ông thì sao? Các ông ngồi đây trong khi đang ăn bám vào đồng tiền xương máu của người dân và trong đó có sự đóng góp của gia đình tôi, bố mẹ và những người thân của tôi. Vì vậy cần phải làm cho xứng và đừng phát ngôn bừa bãi như vậy!”. Công an Trung phản ứng gay gắt: “bay cũng chỉ là đồ phản động, có tư tưởng như vậy thì mới bị như ngày hôm nay.” Tôi nói: “Ông định nghĩa như thế nào về hai từ “phản động? Cũng chính vì muốn nói lên sự thật, nói lên chính kiến mà tôi mới bị giam cầm một cách trái phép. Nếu chỉ biết tuân thủ mọi thứ như một con gà đẻ trứng thì giờ này ông đâu có cơ hội làm việc với tôi.” Sau khi đôi co một hồi, công an viên Trung nói: “chuyện này coi như tạm dừng ở đây, tư tưởng của anh thì do anh suy nghĩ, miễn sao đừng vi phạm pháp luật VN là được. Trong thời gian tới, anh không được vắng mặt khỏi địa phương. Còn nếu có phái đoàn nào về thì anh phải trình báo cho phía chính quyền biết.” Cuối cùng họ bắt tôi ký vào bản cam kết không được vắng mặt khỏi địa phương hay gặp phái đoàn quốc tế nào. Cũng trong khoảng thời gian này, tôi nhận được lời mời từ phía đoàn Thượng Nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ muốn gặp tôi, để trình bày những sự thật mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi bị bắt lao tù và sau khi được tự do. Tôi đã sắp xếp thời gian gặp họ nhưng từ ngày 04.08.2014 cho đến hôm nay, họ luôn theo dõi nhà tôi, theo dõi mọi hành động của bản thân tôi. Tôi đi ra khỏi nhà là có mấy chú công an cứ đi theo đằng sau để bảo vệ và tuyệt đối họ cho tôi bắt xe lên Hà Nội. Tôi thiết nghĩ rằng, những việc tôi làm không sai trái sao họ cứ ngăn cản, chỉ có những người làm sai thì mới sợ người khác biết đến. Vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách để ngăn cấm cũng như cản trở cuộc sống đời thường của bản thân tôi.” Pv.VRNs Nguồn: chuacuuthe.com  
......

“Đặc xá Điếu Cày” có ý nghĩa gì?

Nếu không có gì bất thường thuộc về tính cách thường xô lệch của các cơ quan thi hành pháp luật Việt Nam, một tù nhân lương tâm là Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải sẽ được trả tự do trong thời gian không lâu nữa, thậm chí có thể ngay trong tháng Tám này. Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải năm 2007. Ảnh: CLB NBTD    “Đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá” Ngày 6/8/2014, trùng với thời điểm Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và đồng viện dân chủ Sheldon Whitehouse đến Hà Nội, gia đình của Điếu Cày bất ngờ nhận giấy mời của Chi cục thi hành án dân sự quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thay mặt cho ông Hải đóng tiền án phí sơ thẩm và phúc thẩm hình sự để “đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá”. Trang tin Truyền thông Chúa Cứu Thế - địa chỉ đầu tiên phát ra thông tin về giấy mời đặc biệt đến mức hoàn toàn bất thường trên - đặt câu hỏi: “Điều đầu tiên gây ngạc nhiên cho chúng tôi là án phí của một bản án hình sự tại sao lại do CCTHA dân sự gởi thư mời (tương tự giấy đòi nợ) để thu tiền? Điều thứ hai là tại sao việc nộp án phí lại là “đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá”?”. Xét về “nhân thân” và “quá trình công tác”, Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải chính là một trong những tù nhân lương tâm kỳ cựu và có tiếng nhất ở Việt Nam, bị bắt và bị xử án đến hàng chục năm tù giam chỉ vì đấu tranh phản kháng Trung Quốc.     “Bắt ông Hải để ngoại giao với Trung Quốc” Vụ án Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 24/9/2012 và phúc thẩm ngày 28/12/2012, xét xử 3 thành viên là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Ông Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bị biệt giam không lý do trong các trại ông đi qua, chưa bao giờ được nhận bản án phúc thẩm và quyết định thi hành án, và bị ngăn chặn tuyệt đối các đơn thư khiếu nại và kháng cáo từ buồng giam. Đỉnh điểm là vụ tuyệt thực hơn 30 ngày của ông vào tháng 6 - 7 năm 2013 để được trả lời khiếu nại. Nhưng sau khi Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An đến hứa hẹn, vẫn chưa một khiếu nại nào được giải quyết. Những người tù chính trị đã giúp đỡ ông trong thời gian tuyệt thực đó bao gồm ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị đánh đập và chuyển đi những trại khác cách xa hàng ngàn cây số.   Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của Điếu Cày, chia sẻ: “Về phía gia đình, chúng tôi luôn khẳng định là ông Nguyễn Văn Hải vô tội vì những việc làm của ông là đúng với hiến pháp và pháp luật không cấm. Ngoài ra đã rất nhiều lần cán bộ An ninh điều tra chia sẻ rằng phải bắt ông Hải để ngoại giao với Trung Quốc. Sau rất nhiều đơn thư khiếu nại đến tất cả các cấp không được trả lời. Chúng tôi chỉ còn mong ước rằng công lý được thực thi, những gì các cơ quan hành pháp đã vi phạm phải được nhìn nhận và khắc phục, hoặc đơn giản hơn là dám trả lời những đơn thư khiếu nại của chúng tôi. Ngoài việc đó ra cơ quan chức năng còn có thể tùy tiện thả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải không cần lý do (hoặc dàn dựng lên vài lý do), cũng giống như lúc đã bắt ông Hải, để thể hiện rõ bản chất của chế độ. Xin nhắc lại câu nói của cha tôi trong những lần gặp trước đây, “bố có thể ở tù đến chết để cho tất cả mọi người được biết đến thực trạng của người tù chính trị ở Việt Nam””.   Blogger Tạ Phong Tần  đi biểu tình năm 2007. Ảnh CLB NBTD.   “Tùy thuộc vào tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền” Điếu Cày cũng là người luôn nằm trong danh sách ưu tiên mà Chính phủ Mỹ thường trao cho phía Việt Nam để đòi hỏi trả tự do. Tại cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền (UPR) đối với Nhà nước Việt Nam ở Geneva, Thụy Sỹ vào tháng 2/2014, đoàn Mỹ đã đặt thẳng yêu sách là Việt Nam phải phóng thích vô điều kiện các tù nhân lương tâm, trong đó có Điếu Cày. Dù chỉ là động tác hết sức “vi mô”, nhưng động thái giấy mời “đóng tiền án phí” mới diễn ra đã khiến rộ lên dự đoán về khả năng Điếu Cày có thể được trả tự do trong không bao lâu nữa. Nếu có thể so sánh, cần nhắc lại là ngay trước và sau chuyến công du Hà Nội của nữ Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Wendy Sherman của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào đầu tháng 3/2014, Nhà nước Việt Nam đã phóng thích một loạt 5 tù nhân lương tâm, kể cả một người bị coi là “rất cứng đầu” như ông Cù Huy Hà Vũ. Tín hiệu “đóng tiền án phí” như trên cũng dẫn tới một giả thiết là trong hoặc sau chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, phía Việt Nam đã chấp nhận thông báo cho phía Mỹ những nhượng bộ về nhân quyền, cụ thể là thả nhiều hơn và “chất lượng hơn” tù nhân lương tâm. Giả thiết trên đã có thể được lý giải phần nào tại cuộc họp báo của Thượng nghị sĩ John McCain: “Những gì Mỹ có thể làm được tùy thuộc vào tiến bộ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Mỹ đánh giá cao các tiến bộ của Việt Nam trong các tiến bộ này trong đó có tham gia ký kết công ước quốc tế chống tra tấn cũng như lĩnh vực tôn giáo. Phía Việt Nam công nhận những việc này nhiều hơn nữa, sẽ tốt cho ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam” - John McCain vừa nhắc nhở vừa khuyến khích. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam xin chân thành cám ơn Thượng nghị sĩ John McCain, và trên hết gửi đến gia đình Điếu Cày niềm vui thật lớn mà những người viết báo độc lập ở Việt Nam đang mong đợi.   Trường Sơn Nguồn: ijavn.org
......

Đả hổ…về vườn

Mấy ngày nay báo giấy, báo mạng, báo lề trái, báo lề phải đua nhau đưa tin về chiến dịch “đả hổ” bên Tàu. Chủ soái chiến dịch là “hổ” đầu đàn và chưa về hưu! Người ta không biết chiến dịch này thực chất nhằm mục đích gì, muốn làm trong sạch bộ máy đảng, nhà nước, hay chỉ đơn thuần là sự đấu đá giữa các phe nhóm? Nếu chỉ vì mục đích thứ hai, thì đương nhiên tỷ rưỡi người xứ Trung Hoa chẳng được lợi lộc gì; Còn nếu vì mục đích thứ nhất, thoạt nghe tưởng nhân dân Trung Quốc được hưởng lợi, nhưng chưa chắc gì; vì xét đến cùng, đó là bài thuốc cắt cơn, kéo dài sự sống cho con bệnh là đảng cs TQ với cái thể chế độc tài của nó mà thôi!... Chu Vĩnh Khang là cái tên xuất hiện nhan nhản trên mặt báo. Nhiều người không biết Khang là ai, (dù biết không phải là Khang Hy)…; thì đây, báo chí cho biết rõ Khang họ Chu là Cựu bộ trưởng bộ công an, hơn nữa còn là Cựu UVBCT. Không cần điều tra làm rõ, thiên hạ cũng quá biết Khang và những  kẻ mang “hàm” tương đương trong cái thể chế độc tài cộng sản phải giàu tới cỡ nào. Những kẻ “buộc phải giàu” như Khang , dù đã “hạ cánh” hay còn đang tại vị thì cũng giàu sang cỡ vua chúa. Hổ Chu Vĩnh Khang đã rời nơi rừng rú Bắc Kinh, về với khu vườn thựơng uyển Thượng Hải…mới bị “săn”, mới bị “đánh”!... Một kẻ khác, mà chắc nhiều người biết đến hơn Khang, cũng đang bị điều tra. Đó là ông Giang Trạch Dân, thượng cấp của Khang. Tuy nhiên, cũng giống Khang, ông này cũng đã “hạ cánh”. Từng là chủ tịch của mọi loại chủ tịch, ông ta quả thật là hoàng đế, là thiên tử. Nhưng ông ta cũng chỉ bị điều tra khi đã trở thành Cựu hoàng! Người ta chỉ dám “săn” những “hổ”, những “rồng” khi đã hết thời liệt oanh, và khi không còn móng vuốt!? Đấy là xứ Tàu, hay “tề”, theo cách gọi trong Đại Vệ chí dị của Người Buôn Gió. Nhìn vào xứ mình, xứ “Vệ”, cái chiến dịch “đả hổ” dường như cũng đang được khởi động; mà cái tên được lên mặt báo nhiều nhất ở sứ Vệ những ngày này là một “cá thể”, tuy chưa phải là rồng hay hổ, cũng cỡ cầy cáo trong rừng rú độc tài; và cũng đã rời khỏi “cánh rừng thâm u”, trở về với miệt vườn, sống trong “túp lều lý tưởng” tọa lạc trên mảnh đất rộng chỉ chừng… 16 ngàn mét vuông! Cái “túp lều” cỡ dinh thự của Toàn quyền Đông Dương được chủ nhân của nó, ông Truyền, Cựu (lại Cựu) tổng thanh tra CP tạm cắt nghĩa về nguồn gốc do đâu mà có. Ông ta bảo có cô em kết nghĩa giúp tiền. Rồi còn nhiều người khác trong bạn bè giúp người thì thứ nọ, người thứ kia, mới nên được cái dinh thự cỡ Toàn quyền Đông Dương này. Có người bĩu môi nghi ngờ. Có người bực tức chửi đổng, bảo đúng là miệng quan trôn trẻ, nói ngược nói xuôi là bản chất của họ…   Nhưng ông Truyền không phải không có lý. Nhiều cán bộ “đảng ta”, hay cán bộ chính quyền của dân, do dân, cỡ phó chủ tịch tỉnh, hoặc giám đốc các sở, các viện, như sở CA,  viện KS, khi xây nhà, có biết bao nhiêu “bạn bè”, “chiến hữu”, bao nhiêu “cô em nhận”, ông anh kết nghĩa muốn đổ vật liệu, “tập kết” xi măng sắt thép… Vậy là, lúc đầu cho dù vị cán bộ đầy tớ dân này có muốn xây căn nhà cấp 4, cũng buộc phải xây thành villa, biệt thự… Và cái dinh thự của ông Truyền chắc cũng không thể là cá biệt, cũng nằm trong cái tình trạng chung mà người ta từng thấy, vẫn thấy xảy ra trong xứ Vệ ngày nay. Đồng chí Truyền dẫu có bị “điều tra”, khó mà “làm rõ” cho được. Thanh tra một tổng thanh tra quả là một việc khó thay. Nhưng cho dù kết quả điều tra tới đâu, Nhân Dân cũng biết tỏng rồi, khỏi cần số liệu…Những kẻ được đảng trao cho cây gậy độc tài như ông Truyền, kẻ dùng chữ ký ra tiền, thì cái dinh thự hay những dinh thự chỉ là phần nổi của tảng băng chìm… Với “quyết tâm cao” trong phòng chống (hay tuyên chiến) với tham nhũng đang xảy ra ở xứ Tề hay trong xứ Vệ, nếu vẫn tiếp tục được duy trì mãi về sau, thì người ta cũng chỉ có thể được thấy vào một ngày nào đó, trên khắp mặt báo lại nở rộ tin “ Ông Tập Cận Bình, cựu chủ tịch TQ đang bị điều tra…? Nếu quả thực “với quyết tâm cao” như họ tuyên bố, thì sao không “đánh” thẳng vào những kẻ đang tại vị, quyền lực đầy mình, lại chỉ dám đánh vào những kẻ giờ đã là “thảo dân”? Thiên hạ vừa lạ, lại vừa quen với các chuyện “thâm cung bí sử” trong chốn cung đình chế độ phong kiến trước đây, hay chốn cung đình độc tài cs ngày nay. Những “tuyên chiến với tham nhũng”, thực chất là những trò bẩn “cho nhau ăn bùn”, là sự đấu đá trong canh bạc tranh giành quyền lực và củng cố vây cánh- chuyện không dứt mà thiên hạ nghe phát nhàm ở chốn tập quyền. Rất có thể ông Tập đang khởi động một chiến dịch với thiện ý thực tâm chống tham nhũng; nhưng không biết liệu ông ta có lường được những khó khăn trong cái công việc lớn lao hơn cả vai trò chủ tịch nước của ông, nhất là liệu ông ta có tin tưởng vào kết quả của chiến dịch? Rất có thể ông Tập là người trong sạch, tay không nhúng chàm, nhưng đó chưa phải là yếu tố để ông đảm bảo vào thắng lợi của chiến dịch chống tham nhũng nơi xứ Tề…; Bởi vì, cái mà ông đang bảo vệ, khẳng định sự tồn tại của nó, chính là tác nhân làm nảy sinh những “Hòa thân” của thời nay. Chống tham nhũng trong khi đóng bảo hiểm cho độc tài, khác nào dùng tay phải đánh vào tay trái. Điệu những kẻ đã hết thời ra tòa, có khi phải dìu, phải cáng bị cáo đứng vào vành móng ngựa, là việc làm chẳng mấy hiệu quả… Trò mị dân! Aug/8th/2014 Nguồn: bolapquechoa.blogspot.com
......

Phơi Trần Mặt Trơ Bằng Những Ngọn Gió Đầu

Hệ thống chính trị VN đương đại là một xưởng đẻ danh ngôn. Sòn sòn từng tập, người ta mót được hàng giạ danh ngôn ở mỗi kỳ hội nghị. Hội nghị càng rôm rả, phong bì càng dày cộp, thực đơn càng ngậy bùi, bia bọt càng vung vãi… thì danh ngôn càng rậm rật ngáng chân giật chỏ dẫm đạp nhau nhung nhúc. Đặc biệt là những kỳ hội nghị râu ria (lòng thòng tên gọi) là dịp trồi mặt rặn lời của các thứ nguyên lão lãnh đạo, như Hội nghị Góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam lần VIII mới đây, chẳng hạn. Ở đó, dù đã mấy đận lọt sàng ngu ngơ xuống nia ngờ nghệch, người ta vẫn nhặt nhạnh được đó đây cả bồ mã tấu chặt bùn như chém gió. Ở đó, cựu lãnh đạo gốc mỏ quê cạnh vùng Dung Quất đã kêu gọi đảng và nhà nước này “Phải thực hiện tốt hơn nữa vấn đề dân chủ xã hội thông qua hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội bằng cách phải tổ chức thực hiện tốt hơn việc giám sát xã hội và phản biện xã hội”. Mới nghe thoáng cứ ngỡ tay này hành nghề bện thừng làm dây neo cho dàn khoan 981: Vế 1 – Dân chủ xã hội (tốt hay xấu) tùy thuộc vào hoạt động của MTTQ; Vế 2 - Cần cải thiện ngay việc giám sát xã hội và phản biện xã hội của MTTQ; Vế 3 (tam đoạn luận) – MTTQ giám sát xã hội tốt hơn và phản biện xã hội tốt hơn thì dân chủ xã hội mới …tốt hơn. Rồi tự đóng khằn nắp hũ bằng một câu chốt hồn nhiên: “Phản biện cực khó!”. Âu cũng là một kinh nghiệm bản thân trước hàng ngàn phản biện dân sự đối với dự án Dung Quất quê nhà, so với các dự thảo Nghi Sơn, thành Tuy Hạ, Long Sơn, Đầm Môn, Hòn La… từ đầu thập niên cuối của thế kỷ 20. Nhìn góc khác, “Phản biện cực khó!” cũng có nghĩa là chức năng Giám Sát Xã Hội vẫn còn thực thi được. Cạnh đó, một cựu lãnh đạo khác (là người nữ duy nhất ký tên vào hiệp định Paris 1973) giải thích rõ hơn vì sao phản biện cực khó: Yêu cầu là phản biện phải “phản ánh một cách trung thành để các lãnh đạo có quyết sách phù hợp”. Tức, vừa phải nói ra điều sai quấy của trên, lại vừa phải chứng tỏ lòng trung thành với trên, rõ là cái khó nó bó chỗ đặt cái mông! Thế là toi một ngọn gió đứt đầu.   Tới phiên một cựu lãnh đạo từng chèo lái cái MTTQ ngoan hiền nhưng đầy nhiêu khê này (từ đận Thái Bình khói lửa hồi cuối thế kỷ trước). Mới cách đây không lâu, tay này từng gióng tiếng kêu đòi thống nhất hai dân tộc ở hai bên thác Bản Giốc. Nay, lại đòi đảng và nhà nước phải giữ lấy uy tín. Bằng cách nào? “Chỉ có dân chủ mới tạo được đồng thuận, chỉ có đồng thuận mới có được hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Trong điều kiện hiện nay phải giữ bằng được uy tín của Đảng”. Đọc ngược, để hiểu thấu đáo lời nhận định chân tình và đầy tính “lịch sử” này, người ta thấy ngay: Đảng hoàn toàn tuột tay: Uy tín đã bị chính lãnh đạo giật nước cuốn trôi. Vì sao? Chính yếu là vì lãnh đạo thiếu sự đồng thuận (cho dù là biểu kiến để) tạo hình ảnh đoàn kết gắn bó, với nhau, và với đảng viên các cấp. Nói cho vuông là bởi …keo khô hồ rã. Điều này không có gì mới, tính từ thời những ngọn roi “giáo trừng” quật ngược tới giờ. Nhất là, gần đây, khi BCT không dám bạch hóa sự kiện Thành Đô như nhân dân đòi hỏi ngay sau vụ dàn khoan 981, cũng chẳng hề dám bạch hóa 5 phiếu chống kiện tàu và 2 phiếu trắng kia là của ai. Chẳng lẽ lại tự mình cầm đèn chạy trước ô tô mà chính thức công bố cái danh sách lãnh đạo đảng khóa tới, ngay trên cái kết quả thiếu đồng thuận giữa nhiệm kỳ này? Như vậy, cái mới, nếu có, chính là mức độ nâng cấp tình trạng giành giật chiếc míc trên bục chủ tọa đoàn để nhao nhao lên tiếng, vừa tỏ ra quan tâm đến vận mệnh đảng, vừa biểu lộ lòng trung thành nhất mực, lại vừa cố chuyển tải ra ngoài một thứ “chỉ dấu” bâng quơ có đội mũ bảo hiểm “vì dân”. Còn, cái động cơ (rã bèng) bên trong thì bàn dân thiên hạ có ai mà chẳng rõ: Tham nhũng chia chác không đều thì làm sao tập thể lãnh đạo nghiến răng đồng thuận? Trừ phi bị thằng WikiLeaks từ Nam bán cầu nó chơi xỏ thốc ngược lên đến tận Ba Đình! Ơi, thương biết bao những ngọn gió… Đến lúc cụt đầu vẫn chưa kịp nhìn mặt chủ nhân các đường đao tuyệt kỷ kia thuộc đám nguyên lão nhơn nhơn cao giọng “Ta vẫn còn đây” hay “Ta vẫn còn ngu”. 08/08/2014 – Tròn 6 năm ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, và 6 năm 4 tháng tù của Blogger Điếu Cày. Blogger Đinh Tấn Lực
......

Thời Đại Hậu Putin

Chuyến bay MH17 bị bắn đã rơi trúng đầu Vladimir Putin   * Putin bơ phờ bên tay em Dmitri Medvedev *   Chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia bị bắn hạ tại Ukraine chiều ngày 17 Tháng Bảy là một thảm kịch vì khiến 298 thường dân tử nạn. Nhưng biến cố này cũng đánh dấu ngày tàn của một nhân vật tới nay vẫn được coi là có bản lãnh và mưu lược, Tổng thống Vlaimir Putin của Liên bang Nga.... Chúng ta hãy đi từ tin tức thời sự vào tận cốt lõi của vấn đề. Vấn đề ấy là hồ sơ Ukraine. ***   Cuối Tháng Bảy vừa qua, khi lãnh tụ phe ly khai tại Donetsk của Ukraine là Alexander Borodai qua thăm viếng Moscow, tin tức thời sự cho biết người tạm thời xử lý công vụ của  "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" là Vladimir Antyufeyev. Nếu đào sâu hơn thời sự, ta biết cái nước Cộng hoà giả hiệu này có một Phó Chủ tịch là Andrei Purgin, người Ukraine sống tại tỉnh Donetsk ở miền Đông. Còn Vladimir Antyufedev là người Siberia của Nga, từng là Bộ trưởng An ninh của khu vực ly khai Transdniestra của Cộng hoà Moldovia. Vladimir Putin khuynh đảo các nước Đông Âu và Trung Âu qua việc hỗ trợ các nhóm ly khai rồi chỉ định tay chân gốc Nga vào vị trí trọng yếu tại các nước "Cộng hoà Ly khai". Antyufedev thuộc diện đó.   Mà đây không là một trường hợp cá biệt. Trong vụ khủng hoảng Ukraine do Putin tiến hành một cách lạnh lùng và khốc liệt, người ta cần phân biệt hai thành phần nhân sự. Trước hết là những nhóm được gọi là dân quân Ukraine, gồm đám thanh niên trai tráng, có khi là du đãng, người Ukraine thân Nga và muốn xứ này trở thành một chư hầu của Nga. Ngoài các thủ lãnh ở trên, đa số trong nhóm dân quân này là người trẻ, ít kinh nghiệm về tổ chức hay tác chiến nhưng tương đối am hiểu tình hình địa phương vì sinh sống tại chỗ. Thành phần kia là cán bộ an ninh, quân báo hay sĩ quan Nga, tương đối lớn tuổi hơn, có trình độ nghiệp vụ cao và ý thức được vai trò chính trị của mình. Nhưng vì đến từ nước Nga hay các vùng ly khai do Liên bang Nga chỉ đạo, họ thiếu tin tức về tình báo và phải dựa vào hậu cần của đám dân quân Ukraine vừa thiếu tay nghề vừa ít kỷ luật. Sau khi chuyến bay dân sự của Malaysia bị bắn hạ, Putin lặng lẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của Nga trong lực lượng ly khai tại Ukraine. Có thể là để tránh một tai nạn bất ngờ như vụ MH 17. Chúng ta có thể mường tượng ra chuyện ấy khi nhớ tới việc Liên Xô đảo chánh lãnh tụ thân Nga tại Afghanistan, hoặc việc Hà Nội gia tăng kiểm soát hoạt động du kích của Mặt trận Giải phóng Miền Nam qua Trung ương cục "R". Nhưng thực chất là Putin lún sâu hơn vào hồ sơ Ukraine và gặp kết quả Xô viết tại Afghanistan năm 1989 hơn là thành quả của Hà Nội vào năm 1975. Vì vậy, ta cần tìm hiểu hồ sơ Ukraine của Putin. *** Với Liên Xô hay Liên bang Nga, Ukraine là chuyện sinh tử ở hai mặt âm dương, quân sự và kinh tế. Ukraine phải là vùng trái độn quân sự để bảo vệ nước Nga từ hướng Tây vì các nước Âu Châu mà muốn vào tới Moscow thì phải vượt qua lãnh thổ Ukraine. Trong thế thủ với tinh thần bi quan và đa nghi, việc kiểm soát Ukraine bằng quân sự là chiến lược phòng thủ tích cực. Song song, Ukraine cũng là vựa lúa và trạm trung chuyển năng lượng của Nga bán cho Âu Châu. Khi Putin muốn dùng võ khí năng lượng với Âu Châu sau vụ tấn công Georgia vào Tháng Tám năm 2008, thì đầu năm 2009, Ukraine bị Putin khống chế về khí đốt để qua đó gây sức ép kinh tế với các nước Âu Châu. Đấy là các yếu tố thuộc địa dư chiến lược. Thuộc lãnh vực chính trị thì có lẽ ta phải đào sâu hơn vào quá khứ. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1989 và cáo chung vào năm 1991, thì Liên bang Nga đã kế thừa di sản Nga-Xô viết. Di sản Xô viết là khủng hoảng kinh tế do sự phi lý của hệ thống kinh té cộng sản. Di sản Nga là niềm mơ ước canh tân khi học theo Âu Châu (và Tây phương nói chung) xen lẫn nỗi lo là sẽ lại bị Âu Châu tấn công như đã từng bị trong quá khứ, vì Napoléon của Pháp hay Hitler của Đức. Người nhận lãnh di sản này là Tổng thống Boris Yeltsin đã gặp cả hai vấn đề. Năm 1998, Liên bang Nga bị khủng hoảng tài chánh và vỡ nợ, do cái nhân là hệ thống kinh tế Nga trong buổi giao thời và cái duyên là vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997-1998. Năm 1999 thì Nga thấy quân lực NATO vào tới Cộng hoà Serbia thân tín của Nga, không tập lực lượng Serbia tại Kosovo, rồi các nước Âu Châu tách riêng khu vực Kosovo của Serbia thành một quốc gia độc lập. Biến cố ấy góp phần cho việc Vladimir Putin được Boris Yeltsin đưa lên cầm quyền rồi lãnh đạo nước Nga kể từ năm 2000. Là người gian hùng có bản lãnh, Putin tập trung quyền lực bên trong và chấn chỉnh nội tình nước Nga để sẽ mở cuộc phản công khi có thực lực. Đấy là lúc ông ta lo ngại sự bành trướng của Tây phương qua hai mặt hỗ tương và song hành. Về quân sự là tấm khiên của Minh ước NATO tiếp tục lăn về hướng Đông rồi kết nạp các quốc gia xưa kia nằm trong quỹ đạo Xô viết hoặc thuộc về Liên bang Xô viết khiến lãnh thổ Nga nằm dưới tấm đạn của Tây phương. Về chính trị là cuộc cách mạng muôn màu dân chủ lan rộng từ Đông Âu tới Trung Á khiến nổi khát khao dân chủ có thể khiến dân Nga cũng muốn thay đổi và đòi hỏi một chế độ cởi mở hơn.   Nỗi lo của Putin kết tinh vào Ukraine. *** Trong cuộc bầu cử năm 2004, nhân vật thân Nga là Viktor Yanukovych ra tranh cử Tổng thống và đắc cử nhờ gian lận. Phản ứng chống đối của dân chúng Ukraine dẫn tới cuộc Cách mạng màu da cam và sự thắng thế của các lãnh tụ thân Tây phương, như Tổng thống Viktor Yuschenko hay Thủ tướng Yulia Tymoshenco. Chính biến cố ấy khiến Putin phản công tại Georgia vào năm 2008 khi đã có thực lực, rồi dùng võ khí năng lượng để khống chế Ukraine và để hóa giải sức ép của Âu Châu. Nhưng sự phân hóa của hai lãnh tụ dân chủ thân Tây phương của Ukraine – bài học cho Việt Nam sau này – đã tạo cơ hội cho Yanukovych trở về thi hành một chánh sách tương đối trung lập, kéo Ukraine về hướng Đông cho gần Liên bang Nga hơn, mà vẫn không gián đoạn luồng trao đổi với hướng Tây là các nước Âu Châu. Việc bất ngờ là Yanukovych thất bại từ Tháng 11 năm ngoái khi hủy bỏ hiệp ước kinh tế với Âu Châu trong Thượng đỉnh tại Vilnius của Lituania.  Rồi Yanukovych bị dân chúng lật đổ sau ba tháng biểu tình. Dưới con mắt của một trùm mật vụ như Putin, thì đấy là do CIA: mọi cuộc vận động dân chủ đều chỉ là nghiệp vụ tình báo Tây phương dưới bình phong là các tổ chức phi chính phủ NGO! Chúng ta có một vấn đề về ấn tượng perception, qua cách tường thuật narrative và sự lượng định lạnh lùng của thực tế, dưới cái nhìn của những người chuyên nghiệp về chánh sách. Với dư luận Tây phương thì vụ Ukraine là kết quả của một phong trào dân chủ và tự quyết của dân Ukraine, Với Putin thì 10 năm sau khi can dự vào vùng cấm địa Ukraine của Nga qua cuộc cách mạng màu da cam năm 2004, CIA và các thế lực thù nghịch Tây phương lại can thiệp để đánh đuổi Yanukovych về Nga vào đầu năm 2014! Với dư luận Tây phương thì việc Putin phản công tại đất Crimea rồi xúi giục phong trào ly khai ở miền Đông để khuynh đảo chính quyền Kyiv (Kiev, theo cách viết và gọi của Nga) là một biểu hiện của chủ nghĩa bành trướng truyền thống của Nga - và đi ngược trào lưu dân chủ của nhân loại. Với Putin, đây là một phản ứng tự vệ chính đáng sau khi hàng loạt quốc gia Đông Âu đã theo Tây Âu gia nhập Liên hiệp Âu châu rồi còn cầm súng cho Minh ước NATO. Nếu Ukraine cũng lại tiến về Tây Âu và đẩy tấm khiên NATO tới sát biên giới Nga thì tổ quốc lâm nguy! Trong năm (5) tháng liền kể từ Tháng Hai, Vladirmir Putin coi như thắng lớn nhờ nhiều lợi thế: Chính quyền mới của Ukraine tại thủ đô Kyiv bị khủng hoảng kinh tế và chẳng giữ được bán đảo Crimea mà còn mất nhiều địa phương tại miền Đông. Các nước Tây phương bị phân hóa vì mâu thuẫn giữa đạo lý chính trị và quyền lợi kinh tế nên chỉ phản ứng cầm chừng và khá rời rạc, với tinh thần thụ động leo thang biện pháp trừng phạt để trả đòn theo đà lấn lướt của Putin. Và trong khi quần chúng Nga ủng hộ Putin với tỷ lệ áp đảo là hơn 80% thì hậu thuẫn của Tổng thống Barack Obama lại tuột dốc hàng tuần và nay chỉ bằng phân nửa của Putin. Là siêu cường lãnh đạo toàn khối Tây phương, Hoa Kỳ bị tê liệt vì những vấn đề nội bộ và khủng hoảng ở nhiều nơi khác nên chỉ có thể chống đỡ từng bước tiến công của Putin mà thôi. Nhưng hình như ông trời có mắt! *** Chuyến bay MH17 bị hỏa tiễn bắn hạ khiến cả thế giới rà soát lại cách giải trình hay tường thuật. Đám dân quân ô hợp tại Donetsk không thể có loại hỏa tiễn đã bắn hạ một phi cơ dân sự trên cao độ 10 cây số. Họ có thể được Nga cung cấp, và huấn luyện về kỹ thuật sử dụng, mà vụng về bắn lầm vào máy bay dân sự. Giả thuyềt kia là chính binh lính Nga đã thi hành việc giết người hàng loạt như vậy bằng hỏa tiễn của Nga. Trong cả hai trường hợp, Liên bang Nga đều chịu trách nhiệm và Putin phạm tội ác với nhân loại. Chủ nghĩa ái quốc của Nga ngụy trang cho tội ác và Putin mất chính nghĩa. Chẳng những vậy, con người gian hùng đó còn cho thấy sự luộm thuộm khi mở ra một cuộc xâm lược và nay không thể giấu được bàn tay ném đá nên đang tìm cách kiểm soát hồ sơ Ukraina cho chặt chẽ hơn. Và lún sâu hơn vào một vũng lầy chính trị. Không có chính nghĩa, bị quốc tế trừng phạt, nước Nga của Putin sẽ bị khủng hoảng kinh tế và Putin bị dân Nga oán trách. Các nhân vật trong Bộ Chính trị và hệ thống kinh tài của Putin cũng thấy ra nhược điểm của lãnh tụ và mối nguy cho bản thân, họ sẽ tìm giải pháp khác, để cứu lấy nước Nga và bản thân. Chúng ta sẽ có dịp điểm danh các nhân vật này. Putin đã lãnh đạo được 14 năm, với hy vọng có thêm chục năm nữa. Chuyến bay MH17 bị bắn hạ đang cắt ngắn hy vọng này. Kỷ nguyên "Hậu Putin" đã bắt đầu....  
......

Đi tìm công lý cho mẹ

Bo Trung trên truyền hình Hoa Kỳ. Khi tôi gặp em lần đầu tiên là lúc em vừa bước ra khỏi xe, người cao lêu nghêu, trên cổ lòng thòng cái máy ảnh bé tí, rụt rè câu “chào chị”. Vài tiếng sau, tôi đã thấy em tung tăng trong khuôn viên đầy màu sắc và âm thanh của Universal Studio trong một ngày tháng 8 nắng chói chang ở Los Angeles. Trông thấy cái gì em cũng reo “đẹp thế, đẹp quá”, rồi lao đến tạo dáng, chụp ảnh, rồi xem lại ảnh, ngắm nghía và thích thú. Những lúc đó, nhìn em, chắc chẳng ai nghĩ trên vai em là cả một gánh nặng: Cha em đã mất, mẹ em đang ngồi tù và là một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, còn em đã đi từ Nam ra Bắc, và rồi sang cả trời Tây, để hy vọng đòi công lý cho mẹ. Em là Bo Trung, tức Trần Bùi Trung, con trai của Bùi Thị Minh Hằng. Trong văn học cũng như trong điện ảnh, mô-típ những đứa trẻ đi tìm cha/mẹ trong thời loạn, thời chiến luôn làm người ta xúc động. Từ thế kỷ 19 đã có Rémi lang thang cùng gánh hát rong trong “Không gia đình” của Hector Malot, rồi em bé mồ côi Mario, chấp nhận nhường chỗ của mình cho cô bạn Julietta để chết trong một vụ đắm tàu, được thuật lại trong “Những tấm lòng cao cả” (tác giả Edmondo De Amicis). Khán giả Việt Nam các thế hệ trước hẳn có người vẫn còn nhớ bộ phim “Em bé tìm cha” (đạo diễn Lev Golub) nổi tiếng của điện ảnh Liên Xô năm 1959, v.v. So với những nhân vật tưởng tượng đó, câu chuyện của Bo Trung có điểm khác là mẹ em, bà Bùi Thị Minh Hằng, không phải là bị biến mất không tung tích. Bà bị bắt vào ngày 11/2/2014, bị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng” và hiện đang bị giam (ở trại An Bình, Đồng Tháp) chờ xét xử; phiên tòa dự kiến tổ chức ngày 26/8/2014. Nhưng so với “Không gia đình”, “Những tấm lòng cao cả”, “Em bé tìm cha”, chuyện của Bo Trung mới hơn nhiều, sống động hơn nhiều, khốc liệt hơn nhiều. Nó đang diễn ra ngay tại Việt Nam, với nhiều tình tiết có thật mà chúng ta không thể hình dung nổi: Vì sao đến tận bây giờ, những chuyện như thế vẫn còn xảy ra ở đất nước của chúng ta? Đêm nay mẹ không về Trước ngày bà Hằng bị bắt, hai mẹ con bà sống ở Vũng Tàu. Cuộc sống có lẽ cũng không mấy ổn định: Tuổi thơ của Bo Trung luôn xáo động bởi sự di chuyển liên tục, khi thì ở với mẹ, khi thì ở với bố. 12 năm học, em chuyển qua 7 tỉnh thành khác nhau. Tuy nhiên, giai đoạn bất an nhất hẳn phải là từ sau năm 2011 khi mẹ em trở thành một gương mặt nổi bật trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Tháng 11/2011, bà Bùi Thị Minh Hằng bị công an bắt, đưa vào “cơ sở giáo dục” Thanh Hà (Vĩnh Phúc) theo lệnh của Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Căn cứ vào lệnh đó của ông tỉnh trưởng thì bà Hằng phải bị giam tới hai năm, tuy nhiên, tháng 4 năm sau, bà đã được “tha” sớm. Bà trở lại Vũng Tàu và kể từ đó, các biện pháp mà chính quyền áp dụng đối với bà – một công dân ngang bướng – đã có sự điều chỉnh theo hướng… bẩn thỉu hơn: Có những kẻ lạ mặt thường xuyên nhắn tin điện thoại hoặc gửi thư trên FB chửi rủa, lăng mạ bà, lời lẽ cực kỳ thô tục. Đêm đêm, chúng ném mắm tôm trộn dầu nhớt, chuột chết, rác rưởi… vào sân nhà bà. Với bản tính dữ dội, quyết liệt của mình, bà Hằng thẳng cánh chửi lại và cũng chẳng tiếc lời rủa xả chúng. Quan điểm của bà rất rõ ràng: Với bọn mất dạy, không việc gì phải nhẹ nhàng, ôn hòa. Kết quả là, theo lời Bo Trung: “Mẹ em thì cứ chửi, còn em thì cứ nai lưng ra quét dọn sân. Mắm tôm đã kinh rồi, mắm tôm pha nhớt còn kinh nữa. Hôi khủng khiếp. Mẹ em chửi còn em đi dọn chứ ai”. Em nói và cười hi hi. Em không giận mẹ, cũng không đòi mẹ phải thôi đi, chấm dứt đối đầu với chính quyền cho gia đình được yên ổn. “Em chỉ nói với mẹ là, mẹ làm gì con cũng ủng hộ hết, vì mẹ là mẹ của con. Thế thôi”. “Thế mày hoạt động cùng mẹ nhé? Ví dụ mẹ đi gặp gỡ, giúp đỡ bà con dân oan đấu tranh đòi đất, thì con đi chụp ảnh, quay phim, viết bài, đưa tin?” – không ít lần bà Hằng rủ con trai. Tuy nhiên, Trung đều từ chối tham gia sâu hơn, không hẳn vì sợ mà vì tính em còn ham vui, không coi đấu tranh nhân quyền như một công việc, một sự nghiệp, đòi hỏi sự nghiêm túc và nhất là tinh thần dấn thân. Sinh năm 1991, Trung không phải là con nít mới lớn, nhưng cũng chẳng già dặn gì hơn đại đa số thanh niên cùng trang lứa ở Việt Nam. Thông minh và học khá, có năm làm lớp phó học tập, nhưng em nghịch trổ trời và cũng không thiết tha gì với việc học, nên bỏ ngang ĐH Kinh tế Quốc dân. “Bầy hầy”, đấy là từ em mô tả về bản thân, một cách rất dân dã và “xì tin”, như cách giới trẻ dùng từ: “Ối giời, em bầy hầy lắm. Ăn ở bừa bộn, dậy muộn, hút thuốc… Phòng em như cái quán trọ ấy, mù mịt khói là khói”. Mọi sự “bầy hầy”, “xì tin” dường như đã kết thúc vào cái ngày mẹ em bị bắt, 11/2/2014, hai tuần sau Tết Nguyên đán. Bà Bùi Hằng biết trước sẽ có ngày này (chỉ không biết đích xác là khi nào), nên đã chuẩn bị kỹ, kể cả việc ký hợp đồng từ trước với luật sư bảo vệ. Khi hai mẹ con sống cùng nhau ở Vũng Tàu, bà cũng nhiều lần đi suốt ngày đêm, nên bữa ấy khi mẹ không về, Bo Trung cũng không quá hoảng sợ. Nhưng rất nhanh chóng, em hiểu ra rằng: Thời kỳ thơ ngây phải chấm dứt rồi.   Giữa muôn trùng vây   Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra trong chiến tranh phải lớn nhanh gấp đôi trẻ con thời bình. Riêng tôi thì nghĩ: Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình nghèo khó và/hoặc gia đình của những người bất đồng chính kiến, trong thời loạn, phải lớn nhanh gấp đôi, gấp ba trẻ con thường. Những ngày sau đó, suy nghĩ của Bo Trung già đi hàng chục tuổi. Tin tức về vụ bắt mẹ em đã lan khắp mạng xã hội FB, nhưng thông tin cụ thể là mẹ đang ở đâu, ai bắt, vì sao bị bắt, sức khỏe mẹ ra sao, thì tuyệt nhiên không có. Công an không thông báo gì, cứ như thể họ đang ráo riết bàn tính xem nên khép tội gì cho hợp lý vậy. Cũng giống như hồi TS. luật Cù Huy Hà Vũ bị bắt: Chỉ trong một ngày, lý do bắt thay đổi liên tục: từ vi phạm hành chính, đến mua bán dâm, thậm chí có lúc là buôn bán ma túy, cuối cùng mới dừng lại ở tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS (!). Hãy thử tưởng tượng: Một đứa trẻ, bố mất, mẹ bị công an bắt đột ngột vì điều ai cũng thấy rất rõ ràng là một mưu đồ chính trị; đứa trẻ ấy sẽ phải làm gì? Biết tin ai, nghe ai và dựa được vào ai trong số hàng chục, hàng trăm người xung quanh nó, cả trên mạng và ngoài đời, với đủ loại ý kiến: từ thông cảm, sẻ chia, đến huấn thị, răn dạy, xoa đầu; từ dọa dẫm, răn đe, đến lăng mạ, sỉ nhục? Điều đáng nói là, nhiều người trong số họ có cái tâm lý tự cho mình là đúng, mình mới là người tốt và thật lòng khuyên nhủ thằng bé vì muốn điều tốt cho nó và mẹ nó, còn thằng kia/ con kia, lão đó/ con mụ đó đều là loại cơ hội, lưu manh, chỉ lợi dụng chuyện nhà thằng bé mà thôi, v.v. Có những người có vẻ như tuổi cũng không còn trẻ, thuộc hàng cha chú của Bo Trung, nhưng cũng không ngần ngại làm cái việc mà Trung gọi là “thấy người ta ngã xuống hố thì đạp thêm một cái cho chết hẳn”. Một vị như vậy đã chụp ảnh màn hình Facebook Bo Trung, mang về Facebook mình kèm lời bình: “… Tiếc cho BH, bạn bè và con cái không được sắc bén lắm…”. Một rừng những lời răn dạy, chê trách, đổ ụp vào đầu Bo Trung, bủa vây em bốn phía suốt nửa năm nay. Đó là chưa kể lực lượng dư luận viên thả sức chửi rủa Bo Trung bằng những lời lẽ bẩn thỉu nhất chúng có thể nghĩ ra. Thật là không có gì sung sướng bằng việc chửi bọn phản động thoải mái mà chúng không làm gì được, vì luật pháp và các chú công an sẽ luôn đứng về phía ta – hẳn là các dư luận viên quá biết điều đó. 23 tuổi, không nghề nghiệp, không bằng cấp, không quan hệ xã hội, càng không có cái mà người ta gọi là “kinh nghiệm chính trị”, Bo Trung như chiếc lá chơi vơi giữa dòng nước lũ. Nỗi lo đầu tiên là chuyện ăn ở. Như mọi thanh niên nghèo, độc thân ở thành thị, em vạ vật cơm hàng cháo chợ cho xong bữa, còn lại, lên mạng cả ngày tìm kiếm thông tin và kết nối, hy vọng kiếm được người giúp mình cứu mẹ ra. Trong cái rủi cũng có cái may, giữa muôn ngàn cái ác cũng có điều tốt: Rất nhiều người giấu tên tuổi, giấu mặt, đã bí mật gửi tiền cho em, nuôi em và hỗ trợ bà Bùi Hằng. Họ là ai thì chúng ta không thể biết được và cũng không nên biết, khi mà ở Việt Nam, việc “nhận tiền để đi hoạt động” vẫn bị an ninh coi là tội lỗi; và đám an ninh vẫn cố gán ý nghĩ ấy vào đầu người dân Việt Nam, trong một nỗ lực nhằm không ngừng phá hoại xã hội dân sự đang nhen nhóm trong nước. “Em đi đấu tranh” Bo Trung đủ bản lĩnh để hiểu rằng mẹ em bị bắt đơn giản vì mẹ em đã tham gia hoạt động nhân quyền, và đó là điều mà chính quyền căm ghét. Mẹ em vô tội, mà kể cả có tội như cáo trạng nêu thật, thì “gây rối trật tự công cộng” chỉ có thể bị xử lý cùng lắm bằng hình thức phạt hành chính, không thể nào bị bắt đi tù tới hàng tháng. Luật pháp toàn thế giới là như vậy, chỉ có luật pháp của công an Việt Nam là không thế. Bo Trung cũng nhanh chóng ý thức được rằng em là con trai của một tù nhân lương tâm, và em phải hành xử sao cho xứng đáng với điều đó, xứng đáng với mẹ em. Từ một thằng bé ham chơi, nghịch trổ trời, em trở thành một thanh niên cư xử chững chạc và khiêm nhường, một điều dạ hai điều thưa “Dạ, con cảm ơn các cô các bác”, “mong mọi người quan tâm giúp đỡ”. Từ những thông tin thu được trên mạng, Bo Trung bắt đầu nghĩ tới việc phải ra nước ngoài, vận động quốc tế lưu tâm đến tù nhân lương tâm ở Việt Nam, trong đó có trường hợp của mẹ em. Việc một thanh niên 9x lần đầu tiên bước chân ra thế giới, bập bẹ những câu tiếng Anh “thank you, I will try”, cho thấy một nỗ lực vươn lên rất lớn của em. Chưa kể, chỉ riêng những cố gắng của Bo Trung nhằm thoát ra khỏi hàng tiểu đội an ninh kèm chặt suốt ngày đêm để ra khỏi Việt Nam và sang được Mỹ cũng đã là cả một câu chuyện ly kỳ mà sau này, đến lúc nào đó khi Việt Nam đã thay đổi, có thể được dựng thành phim. Tôi nghĩ tên bộ phim ấy có thể là “Adventure for Justice”, hành trình tìm công lý. Hoặc đơn giản là “My Mother Is Innocent”, mẹ tôi vô tội. Nhưng Việt Nam chưa thay đổi, và những chuyện ta nghe kể ngày hôm nay từ Bo Trung, Nguyễn Trí Dũng (con trai Điếu Cày), hay từ bạn bè, người thân của Anh Ba Sàm, v.v. đều vẫn còn rất nhiều chi tiết phải giữ kín, chứ đừng nói là có thể viết thành sách hay đưa lên phim. Nên chúng ta sẽ phải đấu tranh để Việt Nam sớm tới ngày đó. Riêng tôi, tôi mong sẽ lại có dịp thấy Bo Trung chạy tung tăng bên hồ nước long lanh nắng, chụp ảnh dưới hình nộm con King Kong to đùng, ôm vai “xác ướp Ai Cập”, dạo chơi trong vườn khủng long và xuýt xoa: “Bao giờ Việt Nam mình được như thế này”. Tôi mong chúng tôi sẽ có dịp đi chơi như thế, trong một xứ sở thần tiên đẹp như thế… ở Việt Nam.   Nguồn: phamdoantrang.com  
......

Chế độ chính trị xã hội nào, con người nấy.

"Nền văn minh đã thua chế độ man rợ" (Câu nói bất hủ của nhà văn Dương Thu Hương 30/04/1975). Có những thói quen lạc hậu, thiếu lịch sự, không sạch, ..., sẽ mất đi khi xã hội phát triển dân chủ, văn minh. Và tất nhiên, một chế độ chính trị lạc hậu phi dân chủ, quan chức chỉ ngày đêm lo tước đoạt tài sản, của cải của nhân dân, lo bảo vệ chế độ thì những cái xấu, cái lạc hậu ngày càng phát triển. Hàng triệu người Việt Nam đang sinh sống khắp nơi trên thế giới. Và hàng năm, có hàng trăm ngàn đi du lịch, học tập ở nước ngoài. Tất cả họ đều chấp hành rất tốt pháp luật và hành xử rất văn minh như người bản xứ. Vậy thì tại sao người Việt ở trong nước lại thụt lùi với thế giới về mức độ văn minh và chấp hành luật pháp? http://motthegioi.vn/phat-ngon/vi-sao-nguoi-viet-ra-nuoc-ngoai-lich-su-v... "Thế nhưng cũng rất lạ, chỉ sau 3 giờ bay, đáp xuống Nội Bài, tất cả những gì thuộc về lịch sự, văn minh mà họ đã thể hiện ở Singapore bỗng dưng biến sạch. Có cảm giác như mọi hành vi thiếu ý thức chưa bộc lộ ở bên kia chẳng qua là nén lại, tích tụ lại để về đến Việt Nam là xổ ra, bung ra cho bằng hết, cho đã. Rồi có ông Tây, mắt xanh mũi lõ ở xứ văn minh hẳn hoi, thế nhưng phóng xe ầm ầm ở Hà Nội mà chẳng thấy đội mũ bảo hiểm; có ông đi bộ trên phố nhổ phì phì, phát gớm! Tất nhiên số này rất ít. Tại sao lại có hiện tượng lạ như thế? Phải chăng pháp luật (hay môi trường thực thi pháp luật) đã chi phối, đã can thiệp mạnh mẽ tới ý thức (với nghĩa phổ thông của từ này)?" Cổ học tinh hoa: có lẽ thuỷ thổ khác nhau mà sinh ra thế chăng? Vua nước Sở muốn làm nhục vua nước Tề mới cho đem một người dân nước Tề ăn trộm tại nước Sở ra trước mặt Án Tử để làm bẽ mặt sứ giả nước Tề, nhưng Án Tử đã nói về thổ nghi một cách lý thú, khiến vua nước Sở không những không hạ nhục vua nước Tề mà còn bị một phen xấu mặt. Lời luận đó như sau: “ Chúng tôi trộm nghe, quýt trồng ở phía nam sông Hoài, quýt ngọt, đem sang trồng ở phía bắc sông Hoài, quýt hoá chua. Cành lá giống nhau mà quả chua ngọt khác nhau là tại làm sao? Là vì thổ nghi khác nhau vậy. Nay người dân sinh ra ở nước Tề không ăn trộm, nhưng sang nước Sở thành ra trộm cắp, có lẽ thuỷ thổ khác nhau mà sinh ra thế chăng?” Kết luận: tất cả tại chế độ cộng sản phi dân chủ và thối nát. Nguồn: facebook NguyenVanDai  
......

GDP - lật tẩy bởi ’lề trái’?

Lần đầu tiên chính phủ thừa nhận bị bịp! Trong cuộc họp Hội đồng chính phủ do TV1 phát hình tối 7/8/2014, lần đầu tiên, vui như Tết, hết ông Bộ Trưởng Bộ KHĐT Bùi quang Vinh đến ông thủ tướng 3 Dũng, tung hê ra những con số khống kê... bịp toàn diện,bịp toàn dân, bịp toàn thế giới rằng thì là: 14%+12%+13%+15%=...5% !!!!   Một điều bịp cơ bản của mọi sự bịp về con số Dê-Đê-Pê hoặc Gi-Đi-Pi mà khối kẻ đọc lên mà chẳng hiểu nó là cái gì đang nắm quyền tùy tiện tung ra hoặc báo cáo thẳng với ông thủ tướng khi ông tới kiểm tra từng tỉnh. Té ra...toàn là con số ma, con số mượn, con số ảo mà thủ tướng cứ dựa vào đó mà báo cáo "Gì-đĩ-Bị...tăng trưởng không ngừng, đời sống nhân dân được nâng cao một bước!" Sáng hôm sau (8/8) thì báo chí lại được thể chạy tít lớn nét đậm: CHẤM DỨT THỐNG KÊ TRÙNG, TĂNG TRƯỞNG ẢO" kèm theo là đủ loại... "chuyển ra" "tiền sỹ","ngợi sỹ"...lên tiếng "tố cáo ăn theo" cứ như chuyện bây giờ mới "À ra thế!" Còn lề trái (trong đó có tớ), đã gọi thẳng những con số tăng trưởng là "số ma","số phịa", "số bịp" và đặt tên bọn thống kê ở mọi cấp là "Kê Khống" từ khuya rồi,,,nhưng đều bị các ông xếp vào loại.. "lợi dụng dân chủ để nói xấu đảng và chính phủ"! Phải chăng việc lần đầu tiên, dám công khai cái chuyện "lừa bịp vĩ đại" này có tí chút công lao của bọn lề trái chúng tớ, đã phải trả giá bằng trù dập, đàn áp, tù đầy.. do đã dám sớm "nói thật" cái mà toàn bộ "cơ chế" do chính các ông dựng nên để.. chuyên nói dối, chuyên...lừa bịp ngay chính giữa các ông với nhau mà cứ tưởng qua mặt được rất nhiều cái đầu tỉnh táo thông minh gấp cả 1000 lần các ông mà các ông luôn rất...sợ nên quy cho họ là "bọn suy thoái", bọn "tự diễn biến", thậm chí "bọn phản động"! Vậy bây giờ các ông đã thấy nên cảm ơn các con người "tự diễn biến" này chưa? Nguồn: FB Tô Hải
......

Phạm Chí Dũng: Người Mỹ bắt tay giới bảo thủ Hà Nội?

Sự kiện hai Thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain (đảng Cộng hòa, bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (đảng Dân chủ, bang Rhode Island) đến thăm Việt Nam một cách khá bất ngờ, trong ba ngày kể từ 08/08/2014 đã gây chú ý trong dư luận.   Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse đến American Center ở Hà Nội dự cuộc họp báo ngày 08/08/2014. REUTERS/Kham RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà bình luận chính trị ở Saigon về vấn đề này. RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Là người theo dõi sát thời sự trong nước, anh có chú ý đến những chi tiết nào trong chuyến đi thăm Việt Nam của hai Thượng nghị sĩ Mỹ, đặc biệt là một chính khách tên tuổi như ông John McCain ? Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain là người phụ trách Ủy ban quân vụ - một cơ quan được xem là quan trọng trong Quốc hội Hoa Kỳ, đương nhiên có vai trò xung yếu đối với việc “quyết định” cơ chế bỏ cấm vận vũ khí đối với một quốc gia quá nhạy cảm chính trị như Việt Nam. Bất ngờ là chỉ một tuần sau chuyến đi không tuyên bố trước tới Hoa Kỳ của Phạm Quang Nghị - người cho tới thời điểm này đang được xem là có thể kế vị cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đại hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016, vào ngày 07/08/2014 ông John McCain và đồng viện Dân chủ Sheldon Whitehouse đã đột ngột đến Hà Nội. Thông tin ban đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, ba hồ sơ quan trọng là an ninh khu vực, nhân quyền và thương mại sẽ được phái đoàn nghị sĩ Mỹ thảo luận với cấp lãnh đạo Việt Nam. Một chi tiết đáng chú ý không kém là ngay trước chuyến đến Việt Nam đột ngột trên, Thượng nghị sĩ Bob Coker của Hoa Kỳ cũng vừa kết thúc một chuyến thăm viếng tại Hà Nội, với cuộc gặp hầu hết những người được xem là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Chưa đầy một tuần sau khi Thượng nghị viện Mỹ “nhất trí” về Thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam, đến lượt Hạ nghị viện Hoa Kỳ ghé mắt một nghị quyết cho phép Mỹ bán vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù nhưng vẫn chưa thể “hòa giải”. Dự thảo nghị quyết này nêu về an ninh hàng hải tại Châu Á - Thái Bình Dương, đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình để Hạ viện thông qua. Điểm ấn tượng nhất liên quan đến “khách thể” Việt Nam trong dự thảo là trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ - Việt đã bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Hà Nội. RFI : Như vậy gần đây có vẻ Quốc hội Mỹ lại quan tâm hơn đến Việt Nam, trong khi trước đây các hoạt động trao đổi chủ yếu từ phía chính quyền ? Khác hẳn với thời gian nửa cuối năm 2013 và đầu năm 2014 với vai trò chủ đạo thuộc về Chính phủ Mỹ, những tuần lễ gần đây lại chứng kiến hình ảnh “lên ngôi” của giới nghị sĩ Hoa Kỳ. Những dữ liệu gần đây cũng cho thấy thật khó hoài nghi rằng đã không diễn ra một chuỗi logic đàm luận và móc ráp giữa các động thái mới đây của Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị, sự chuẩn thuận nhanh chóng của lưỡng viện Hoa Kỳ cùng những chuyến công du Việt Nam của các nghị sĩ Mỹ. Móc xích có vẻ lộ diện nhất là chuyến thăm “đáp lễ” của John McCain đã diễn ra ngay sau cuộc “diện kiến” chính khách Mỹ của ông Phạm Quang Nghị. Một thông tin bên lề nhưng cũng rất đáng lưu tâm khác là gia đình blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) vừa nhận giấy mời của Chi cục thi hành án dân sự quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu thay mặt cho ông Hải đóng tiền án phí sơ thẩm và phúc thẩm hình sự để “đủ điều kiện xem xét giảm án đặc xá”. RFI : Thông tin bên lề này có liên quan gì, theo anh ? Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) chính là một trong những tù nhân lương tâm kỳ cựu và có tiếng nhất ở Việt Nam, bị bắt và bị xử án đến hàng chục năm tù giam chỉ vì đấu tranh phản kháng Trung Quốc. Ông cũng nằm trong danh sách ưu tiên mà Chính phủ Mỹ thường trao cho phía Việt Nam để đòi hỏi trả tự do. Động thái giấy mời này đã khiến rộ lên dự đoán về khả năng Điếu Cày có thể được trả tự do trong không bao lâu nữa. Ngày gửi giấy mời lại trùng với ngày mà Thượng nghị sĩ John McCain đến Việt Nam. Nếu có thể so sánh, cần nhắc lại là ngay trước và sau chuyến công du Hà Nội của nữ Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Wendy Sherman của Hoa Kỳ đến Hà Nội vào đầu tháng 3/2014, Nhà nước Việt Nam đã phóng thích một loạt 5 tù nhân lương tâm, kể cả một người bị coi là “rất cứng đầu” như ông Cù Huy Hà Vũ. Sự việc trên cũng dẫn tới một giả thiết là trong hoặc sau chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, phía Việt Nam đã chấp nhận thông báo cho phía Mỹ những nhượng bộ về nhân quyền, cụ thể là thả nhiều hơn và “chất lượng hơn” tù nhân lương tâm. RFI : Có vẻ như quan hệ Việt – Mỹ đang có những bước chuyển khá ngoạn mục, đặc biệt là từ sau vụ giàn khoan Trung Quốc ? Bây giờ, phương trình chính trị Việt - Mỹ đã trở nên phức hợp nhưng cũng thú vị hơn. Những chủ đề an ninh, thương mại và nhân quyền mà ông John McCain, chứ không phải một quan chức cấp cao nào của Chính phủ Mỹ, mang trách nhiệm bàn thảo với giới lãnh đạo Việt Nam, dường như phát lộ dấu hiệu Quốc hội Mỹ đang đóng vai trò khá then chốt đối với tương lai quan hệ Mỹ - Việt. Rất có thể, chuyến làm việc này của John McCain sẽ mang tính “tiền trạm” để Quốc hội Mỹ quyết định về một vấn đề còn hệ trọng hơn hẳn giữa hai quốc gia: đối tác chiến lược. Dự đoán này là có thể có cơ sở khi tại cuộc chào từ biệt với ông Trương Tấn Sang, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear đã nói bóng gió về triển vọng “đối tác chiến lược Việt - Mỹ” trong tương lai. Khác với khái niệm “đối tác toàn diện” được thỏa thuận giữa ông Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 7/2013, từ sau vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 của Trung Quốc mà đã khiến đảo lộn không khí chính trị ngoài Biển Đông, nhu cầu về đối tác chiến lược được chính tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương gợi mở, còn giới lãnh đạo Việt Nam thì tất nhiên không bỏ ngoài tai lời gợi ý hấp dẫn này. Nếu chuyến đi của John McCain tùy thuộc vào lời mời của Phạm Quang Nghị, điều có vẻ đáng ngạc nhiên là người Mỹ đang như chú tâm đến mối quan hệ với giới lãnh đạo bảo thủ bên Đảng ở Hà Nội, thay cho những đồn đoán trước đây về vai trò nổi bật của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phương Tây. Và nếu khả năng này xảy ra, Quốc hội Mỹ và sau lưng là Chính phủ Mỹ đang muốn chứng nhận việc Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho họ vai trò gì trong bầu không khí chính trị ở Việt Nam, và lẽ dĩ nhiên bao hàm cả vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông. RFI : Nếu thực sự là phía Mỹ đang quan tâm hơn đến phe bảo thủ ở Việt Nam, thì sẽ có những thay đổi gì, theo anh ? Logic tiếp theo là nếu chuyến công du của John McCain “thành công tốt đẹp” với những người bên đảng Cộng sản Việt Nam, thời gian tới sẽ chứng kiến những thay đổi không nhỏ về chính trị đối ngoại của Việt Nam, mối tương quan chính trị đối nội và cả về một không khí cởi mở hơn mà Nhà nước Việt Nam “đặc cách” dành cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền tại quốc gia này. Nếu kịch bản phóng thích tù nhân lương tâm được lặp lại như đầu năm 2014, sắp tới sẽ có một số những cái tên đáng chú ý có thể được trả tự do như Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý… Và nếu một số tù nhân lương tâm được trả tự do trong tháng 8/2014, đây chính là một tín hiệu khá rõ ràng về khả năng sắp tới Nhà nước Việt Nam nhận được một số “đặc cách” về mua vũ khí sát thương, tham gia vào TPP và có thể cả hứa hẹn cho “đối tác chiến lược” với người Mỹ trong những năm tới. Nhưng làm gì thì làm, giới lãnh đạo Việt Nam phải nhanh nhanh lên mới được. Vì thời gian cho họ chỉ còn đúng một quý nữa, tức nếu đến tháng 11/2014 khi Quốc hội Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà phía Việt Nam vẫn chưa hoàn tất thủ tục vào TPP, thì coi như sau đó sẽ chẳng còn mấy nghị sĩ Mỹ quan tâm đến những vấn đề riêng tư của lãnh đạo Việt Nam nữa. RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Nguồn: viet.rfi.fr/viet-nam
......

Vét cú chót trước khi thả Điếu Cày?

MỜI ĐÓNG ÁN PHÍ ĐỂ .... ĐẶC XÁ ?! Hôm nay ngày 8 tháng 8, chúng tôi đã nhận được giấy mời từ Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Quận 3" với nội dung "mời đại diện gia đình ông Nguyễn Văn Hải" (Blogger Điếu Cày) đóng án phí bốn trăm ngàn đồng trong vụ án hình sự Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (CLBNBTD) với gợi ý là để "đủ điều kiện được xem xét giảm án-đặc xá." Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải Đây là động tác mới nhất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với vụ án xử kín các thành viên CLBNBTD mà ông Hải Điếu Cày cho đến bây giờ còn chưa nhận được Quyết định thi hành án và Bản án phúc thẩm. Nó diễn ra trong bối cảnh ngay sau khi Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo Heiner Bielefeldt chấm dứt sớm cuộc tham sát ở Việt Nam và có những nhận xét mạnh mẽ, thẳn thắn về Việt Nam. Việc gửi 1 "giấy mời... đóng án phí" với gợi ý về việc trả tự do cho ông Hải rất có thể đến từ một nhu cầu cải thiện hình ảnh khẩn cấp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.   Về phía gia đình, chúng tôi luôn khẳng định là ông Nguyễn Văn Hải vô tội vì những việc làm của ông là đúng với hiến pháp và pháp luật không cấm. Ngoài ra đã rất nhiều lần cán bộ An ninh điều tra chia sẻ rằng phải bắt ông Hải để ngoại giao với Trung Quốc. Sau rất nhiều đơn thư khiếu nại đến tất cả các cấp không được trả lời. Chúng tôi chỉ còn mong ước rằng công lý được thực thi, những gì các cơ quan hành pháp đã vi phạm phải được nhìn nhận và khắc phục, hoặc đơn giản hơn là dám trả lời những đơn thư khiếu nại của chúng tôi. Ngoài việc đó ra cơ quan chức năng còn có thể tùy tiện thả tự do cho ông Nguyễn Văn Hải không cần lý do (hoặc dàn dựng lên vài lý do), cũng giống như lúc đã bắt ông Hải, để thể hiện rõ bản chất của chế độ. Xin nhắc lại câu nói của cha tôi trong những lần gặp trước đây, "bố có thể ở tù đến chết để cho tất cả mọi người được biết đến thực trạng của người tù chính trị ở Việt Nam". Vụ án Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 24 tháng 9 năm 2012 và phúc thẩm ngày 28 tháng 12 năm 2012, xét xử 3 thành Viên là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Ông Hải bị tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bị biệt giam không lý do trong các trại ông đi qua, chưa bao giờ được nhận bản án phúc thẩm và quyết định thi hành án, và bị ngăn chặn tuyệt đối các đơn thư khiếu nại và kháng cáo từ buồng giam. Đỉnh điểm là vụ tuyệt thực hơn 30 ngày của ông vào tháng 6 - 7 năm 2013 để đòi hỏi được trả lời khiếu nại. Nhưng sau khi Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An đến hứa hẹn vào cuối tháng 7 năm 2013, thì chưa một khiếu nại nào được giải quyết cho đến nay. Những người tù chính trị đã giúp đỡ ông trong thời gian tuyệt thực đó bao gồm ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị đánh đập và chuyển đi những trại khác cách xa hàng ngàn cây số   nguồn: facebook Nguyễn Trí Dũng
......

"Cam kết Thành Đô" quá thơ & ngây

Từ Hội nghị Thành Đô 1990, mối quan hệ hữu nghị giữa đảng CS Việt Nam và đảng CS Trung Quốc trở nên đặc biệt một cách bất thường, đến nỗi cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch gọi đây là khởi đầu của một thời kỳ Bắc thuộc lần nữa:“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm bắt đầu” "...Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù" Đến nay, sau 24 năm nó vẫn còn là một bí mật – toàn dân chưa ai biết, kể cả Quốc Hội, cả ủy viên Trung Ương đảng chưa chắc đã biết. Chỉ có một vài tiết lộ của Thứ trưởng Trần Quang Cơ về cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt vào thời tiền hội nghị, qua hồi ký để lại của ông, nay thì ông đã qua đời. Hiện cái “kỷ yếu hội đàm Thành Đô, mang nhiều ý nghĩa lịch sử” vẫn còn là một bí mật, nhưng không còn nguyên vẹn vì bị sứt mẻ dần qua thời gian, nên chưa thể “biệt tăm” như cái hộp đen của chiếc máy bay MH370 của Malaysia mất tích đâu đó ở đáy đại dương. Ngoài vài điểm đã tiết lộ trong hồi ký của Trần Quang Cơ, hồi ký của đại sứ Trung Quốc, sự tiết lộ của báo Hoàn Cầu TQ, và một ít từ Wikileaks, nhưng đều không thể xem là chính thức hay chính xác, dù có rõ mười mươi đi nữa, trừ phi Đảng CSVN công bố chính thức để minh bạch công và tội. Nhưng lãnh đạo đảng CSVN vẫn để mặc cho dư luận đồn đoán. Vậy, trong khi chờ đợi sự bạch hóa đó, chúng ta có thể góp phần giải mã bí mật Thành Đô qua phương diện “thơ” xuất phát từ hội nghị. Những dòng thơ nầy thì không có gì để phải hoài nghi. Theo hồi ký được đăng tải của vị Đại sứ TQ (1), người đã có mặt với vai trò xuyên suốt hội nghị, đã mô tả: ban đầu trên chiếc chuyên cơ bí mật của đoàn cao cấp Việt nam sang Thành Đô là nặng trĩu không khí lo âu căng thẳng, nhưng khi kết thúc hội nghị là sự hoan hĩ tràn ngập của hai bên. Sau khi 2 bên ký kết vào văn kiện, Giang Trạch Dân đã đọc tặng hai câu thơ (của Giang Vĩnh-đời nhà Thanh):   “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (Trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Gặp nhau cười một cái quên hết oán thù) Thủ tướng Đỗ Mười rất đắc ý, trên đường về cùng chuyến bay, đã yêu cầu ông Đại sứ nầy dịch và viết lại âm Hán-Việt và chữ Việt 2 câu nầy, ông càng đắc ý hơn. Sau khi về Việt Nam, ông TBT Nguyễn Văn Linh ngẫm nghĩ càng sảng khoái, bèn sáng tác :   “ Huynh đệ chi giao sổ đại truyền Oán hận khuynh khắc hóa vân yên Tái tương phùng thời tiếu nhan triển, Thiên niên tình nghị hựu trùng kiến” (Anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ. Oán hận trong khoảnh khắc đã biến thành mây khói. Khi gặp lại nhau cười rạng rỡ. Tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại )   Niềm vui thơ phú trong chốc lát của 2 vị đứng đầu Đảng và Nhà nước ngang giá hàng triệu sinh linh Việt Nam đã ngã xuống vì cuộc chiến đấu 74-79- 84-88. Bao nhiêu thanh niên 18-20, đã hy sinh trong rừng sâu, trong làng mạc, ngoài biển cả… và nổi đau của cha mẹ , bao nhiêu gia đình mất cửa nhà, tài sản, tất cả hóa thành không, bởi vì “anh em ‘chơi’ với nhau, gặp nhau cười rạng rỡ”. “Oán hận ‘trong khoảnh khắc’ đã thành mây khói”…Với ảo tưởng điên rồ, bốc đồng “tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại” Giờ đây chúng ta không còn gì để thắc mắc, vì sao bia kỷ niệm chiến sĩ bị đục bỏ, không được nhắc tới, không làm kỷ niệm những ngày lễ, và đàn áp thẳng tay, đánh dã man, bỏ tù những người biểu tình yêu nước, thanh trừng, triệt hạ, loại trừ những “đồng chí” khác ý kiến…!  Ông Nguyễn Trung đã nhận định rằng (2): “Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước  XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp  của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi  đưa ra những quyết định rất sai lầm”.   Nhưng cho dù sự hạn chế tầm nhìn thế nào đi nữa, cũng không thể đắm đuối với niềm tin quá dễ dàng về cái nhìn lịch sử của hằng ngàn năm từng va chạm cho cuộc sống còn. Vậy nó xuất phát từ đâu ? Về cá nhân, người ta thường gọi đó là tính “kiêu ngạo cộng sản”. Về xã hội, là thể chế độc tài mà quyền lực nằm gọn trong tay một nhóm người, --lãnh đạo chủ chốt-, bộ máy đảng-nhà nước chỉ còn là hệ thống kèn trống tồn tại để ăn theo, không hơn không kém. Niềm sảng khoái văn thơ nầy, có thể gọi là thơ ngây, ngây ngất, và ngây ngô mà đầy tai họa. Nhưng chưa hết. Loại thơ độc hại nầy còn phát tiết, chảy dài theo 2 thập niên sau, kéo theo “anh em chơi với nhau nhiều thế hệ” Đó là 2 bài thơ, mang tính chất phương châm, có nghĩa là cương lĩnh, mỗi bài 4 câu, 16 chữ dùng cho mỗi thập niên. (theo tiết lộ của Wikileaks là thời gian thực hiện trọn vẹn “Kỷ yếu hội đàm Thành Đô” mà Ông Đại sứ TQ gọi là mang nhiều ý nghĩa lịch sử, được quy định là 3 thập niên). Theo âm Hán-Việt, đó là “Thập lục tự phương châm” (phương châm 16 chữ), được đảng CSVN công khai, đón nhận như một món quà vô giá từ sản phẩm Thành Đô. - Phương châm 1 định hình tư tưởng, có giá trị như một slogan, một tuyên ngôn của văn kiện, do Giang Trạch Dân sang Hà nội triển khai, vào tháng 11-1991:             “Sơn thủy tương liên.                          Lý tưởng tương thông           Văn hóa tương đồng           Sinh mệnh tương quan” -  Phương châm 2 chỉ đạo hành động cụ thể, sau 10 năm thành tựu bước 1 căn bản , để tiến hành 10 năm bước 2, do Giang Trạch Dân chính thức công bố cùng Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, vào tháng 2-1999 :           Mục lân hữu hảo           (láng giềng tốt)           Toàn diện hợp tác          (hợp tác tốt )           Trường kỳ ổn định         (ổn đinh tốt)            Diện hướng tương lai   (tương lai tốt) Phía Việt Nam đã đồng thuận triệt để, tích cực thực hiện và Việt-hóa một cách tài tình với sự trân trọng,  phương châm  tư tưởng thành “16 chữ vàng”, phương châm hành động, thành “4 tốt”. Và đã triển khai giáo dục cho toàn quân tòan dân. Chỉ cần suy ngẫm từ hai phương châm nầy, so với thực tế diễn ra trong 24 năm qua, thì mọi sự khớp nhau, sáng tỏ như trăng rằm. Quả thực, hai phương châm cực kỳ thâm hiểm do Trung Quốc đặt ra, trong chiến lược xâm lăng văn hóa bằng “sức mạnh mềm” của họ, tầm quan trọng hơn cả tuyên bố “hải phận Trung Quốc” của Trung Nam Hải trong chiến lược xâm lăng pháp lý và ngoại giao. Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã “tán thành” và “chỉ thị cho các cấp thi hành”, đã gây nên nổi nhức nhối ngày nay về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, dẫn đến giàn khoan HD 981. Đó là mặt cụ thể. Về sức mạnh mềm,“mười sáu chữ vàng” và “bốn tốt” thì được tiếp nhận hồ hởi và triển khai triệt để tận tình, đã đập thẳng vào mặt nhân dân, đâm thẳng vào trái tim của lịch sử, có sức công phá tận nền tảng tư tưởng - văn hóa của dân tộc, mà trên cơ sở đó, Việt Nam đã tồn tại mấy ngàn năm như một quốc gia riêng biệt. Điều đáng kinh ngạc cho toàn bộ dân tộc Việt Nam, hai phương châm nầy đã thong dong xuyên thủng và băng qua từng tập thể lãnh đạo của các thời kỳ Bộ Chính Trị và Trung ương đảng, xuyên thấu các cấp đảng đến tận cơ sở, và ngự trị trên diễn đàn tư tưởng cả nước trong suốt thời gian hơn 2 thập kỷ qua. Không có một phản ứng nào đáng kể, từ những nhà văn hóa, sử gia, giáo sư và hằng đống tiến sĩ, (kể cả nhân sĩ trí thức ?), và báo chí. Là tại sao ? (...) Mười sáu chữ VÀNG và bốn TỐT đã đi ngược lại, đến mức phủ định một cách đau xót “nền tảng tinh thần” của Quốc gia mà Nguyễn Trãi đã khắc họa qua 4 câu,  cả dân tộc kiêu hãnh và không ai dám quên, khi khẳng định mình là người Việt Nam. “Như Nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Nước non bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Khẳng định tính độc lập của một quốc gia mới là ngàn năm, chứ không phải hữu nghị là “ngàn năm” (tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại) như thơ của TBT Nguyễn Văn Linh. Càng nghĩ, càng đau về phương châm nầy, nó ngang nhiên hơn cả chiếc giàn khoan HD 981 . Nó đối chọi trực diện với 4 câu cô đọng, nén chứa toàn bộ tinh thần và sức mạnh của một dân tộc. Cái đau nằm ở tính thâm độc của đối phương đã đành, càng làm nhói tim mọi người, khi mà nó được sự đồng tình đến mức triệt để, nâng lên thành vàng của chính đảng CSVN ! Một  đảng vốn ra đời và tồn tại với sứ mạng là để cứu nước, giữ độc lập chứ không phải để làm điều gì khác. Bình tâm  mà so sánh, xem xét lại kỷ, 4 câu xuất phát từ gan ruột, trí tuệ của Tiền nhân ta, và 4 câu mà Đảng mang về. Ai là kẻ đã Việt- hóa thành phương châm  “16 chữ vàng” và “4 tốt” ? Rất dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ lan truyền trong nhân dân- (như lời “chỉ đạo” viết văn kiện của TBT Nguyễn Phú Trọng mới đây, cho hội nghị Trung ương sắp tới ). Mỗi câu trong 4 câu của phương châm vừa bóng bẫy nhẹ nhàng, lại hàm súc, phủ định một cách trọn vẹn tính độc lập của quốc gia, cả về phương diện vật thể cũng như phi vật thể, tạo nên một tiến trình đồng hóa ngọt ngào, êm ả.  Ý thơ của nó thâm và êm như lưởi dao phẫu thuật, cắt thẳng vào mạch nguồn tồn tại của dân tộc, mà nạn nhân không một chút phản ứng. - Sơn thủy tương liên. Núi sông trùng điệp nối liền nhau, là cái vui và thuận lợi của kẻ mạnh, sao kẻ yếu không lo, lại mừng như được vàng, lại vô tâm cứ như xem một bức tranh đẹp ? Chẳng phải đời Tần của Trung Quốc đã từng không tiếc máu xương sinh mạng của dân mà xây Vạn Lý Trường Thành, ngăn sông chắn núi để ngăn quân ngoại xâm từ phương bắc tràn vào ? Bởi cái tương liên nông nổi đó mà ngày nay, sau 24 năm đường xe, đường tàu thông thống chạy qua, hàng độc hại, xe tăng có thể lao qua như nước từ trên cao ào ào đổ xuống. Đóng cửa, mở cửa là do họ chứ không phải ta.   Ai có mưu đồ sâu độc muốn xóa tan bờ cõi của ta ? Ai là kẻ mơ màng mịt mù hữu hảo? Vì cái gì che mắt, để không nhìn thấy cạm bẫy của "tương liên" vốn có một chiều và thảm hại.? Còn đâu sự tự tin và khẳng định đầy cương quyết : “Như nước Đại Việt ta từ trước !” “Nước non bờ cõi đã chia”- Và “Sách Trời đã định” (Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư-  Lý Thường Kiệt). - Lý tưởng tương thông. Đó là gì ? Là cùng nhau một ý thức hệ chủ nghĩa Mác-Lê, Mao, Đặng, Giang, Hồ,Tập..? Là xóa bỏ Tổ Quốc, Lịch sử, Dân tộc, như bài ca: “Chờ ngày xóa tan biên cương, loài người sống thân yêu..”, “Vô sản thế giới hãy đoàn kết lại”…Nhân loại có ai còn tin vào những lời nầy có thể là hiện thực, bằng con đường bạo lực mông muội của ý thức hệ Cộng sản, vừa thô thiển vừa viễn mơ ? Và còn ai trong đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay thật sự tin điều nầy ? Và kể cả đảng Cộng sản Trung Quốc ? Chắc chắn là không một ai ! “Lý tưởng” nầy đã trở thành một sự “dối trá hoàn hảo” của cả hai bên :dối mình, dối người, dối cả nhân dân hai nước, trong khi nhân loại thấy rõ đó là một vở kịch bi hài dai dẳng, đáng tiếc cho một kẻ khờ. Một bên thì dối mà được cả, còn một bên dối kia, chỉ để tự nguyện đánh mất mình ! Sao lại tự xóa bỏ “Một nền văn hiến đã lâu” để thay vào một thứ hư ảo không có thật ? - Văn hóa tương đồng. Văn hóa “cùng giống như nhau”, thì từ lâu đã bị đồng hóa, làm gì còn đất nước này,  mà đảng Công Sản Việt Nam “nhân danh” để đi cứu nước? Phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nhân sinh quan, giống loài đều khác. Nguyễn Trãi đã khẳng định cái riêng biệt để tồn tại : “phong tục Bắc, Nam cũng khác”. Chính đảng CSVN cũng đã nêu “hòa nhập chứ không hòa tan” khi mở đầu cuộc đổi mới kinh tế theo hướng thị trường trước đây. Thì ra, chỉ lo đối phó với phương Tây mà ôm phương Bắc theo phương châm đã được chỉ đạo, cùng với định hướng đi kèm “thế lực thù địch”, nhằm vào những ai không ôm chân phương Bắc. - Sinh mệnh tương quan, là một kết thúc ngọt ngào, cùng “sống chết có nhau”. Thế mà nó lại tương khắc, lại chẳng bao giờ do ta gây ra!                                                                            Sự cố kết nầy được triển khai, thực hiện theo bốn tốt, qua từng thông cáo chung của mỗi triều Bộ Chính Trị, cái mới nhất là do TBT Nguyễn Phú Trọng ký với Hồ Cẩm Đào “hợp tác toàn diện và chiến lược”. Quả chín chỉ còn chờ ngày rơi rụng, Tập Cận Bình lại muốn nhanh hơn, cố đóng vai người hùng trong “Giấc mơ Trung Hoa” để kết thúc thập niên thứ 3 trong kế hoạch 30 năm Thành Đô. Thế là giàn khoan HD 981 rất oai hùng xuất hiện ngang nhiên, hoành tráng ở thềm lục địa Việt Nam. Ngọn gió xoay chiều Sự hiện diện của HD 981 từ ngày 1-5, là bất ngờ đầy kinh ngạc làm BCT Việt Nam á khẩu, nín thở suốt 10 ngày. Nhân dân sục sôi và nổ ra cuộc biểu tình ngày 11-12/5 như chưa từng có trong 40 năm qua. Ngày 18 lại hứa hẹn một cuộc biểu tình tự phát trên khắp nước, thì bị ngăn chận và trấn áp trong trứng nước. Thông tin đã bùng phát khắp trong nước và thế giới. Bộ mặt bành trướng không thể nào che đậy được nữa. Vì liên quan đến biển đảo nên xuất hiện Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, làm vấn đề càng trở thành gai góc, bộc lộ mối quan hệ không lành mạnh giữa Việt Nam- Trung Quốc, kéo theo “bí mật Thành đô” được “hoài nghi” ngày càng lớn, về mối quan hệ bất chính tập thể của đảng cộng sản Việt Nam đối với đảng Cộng sản Trung Quốc. Nó ngày càng trở nên trầm trọng hơn, hầu như “khó nói” của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu đem những thông tin đã được tiết lộ, cùng với “16 chữ vàng” và “4 tốt”, so sánh với thực tế diễn ra trên khắp đất nước của 24 năm qua, từ khi ký kết Thành Đô, thì lại vô cùng ăn khớp. Nó là một tiến trình logique từ lý thuyết sang hành động, thể hiện thật sự là “hợp tác chiến lược và toàn diện” theo cách “hòa tan”, đang rất cần sự “biện hộ” chân thành của Đảng. Đang có yêu cầu bức bối trong nhân dân, tiêu biểu qua tiếng nói của 61 cựu đảng viên, của Thiếu tướng Lê Duy Mật, của Đại tá Nguyễn Đăng Quang bằng thư chính thức đòi Trung Ương phải “bạch hóa” hồ sơ Thành Đô ngay trong kỳ hội nghị TƯ lần nầy. Gió xoay chiều chính là sự thức tỉnh của toàn dân, và cả thế giới đều thấy, một liên minh quốc tế chống bành trướng là vấn đề của thời đại, không thể đảo ngược. Nói đúng hơn, nay chỉ là chờ đợi sự công bố chính thức, bạch hóa nó trước nhân dân, trước lịch sử, cũng đồng thời là đòi hỏi thái độ công khai chính thức về sự thật và cách ứng xử của đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự kiện nầy.                                                                Trong hội nghị Trung Ương lần thứ 10 tới đây, nếu tổng kết 30 năm được và mất, mà không đề cập đến vấn đề nầy, thì giá trị của tổng kết ấy khá vô nghĩa. Để kết luận, xin mượn lời của Đại tá Nguyễn Đăng Quang (3): “Nhân dân rất kỳ vọng một trong các quyết sách này là Đảng sẽ báo cáo cho toàn dân biết sự thực về mối quan hệ với TQ trong 1/4 thế kỷ qua, trong đó có vấn để Thành Đô năm 1990, kèm theo một lời (nên là mộthành động- người viết) tạ lỗi chân thành ! Nếu đúng thì đây sẽ là một trong các quyết định dũng cảm, hợp lòng dân và quan trọng nhất trong lịch sử tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Nên là một hành động xin lỗi theo cách mà người Nhật đã làm, xin lỗi thay cho tiền nhân đã có hành động sai trái với dân tộc khác,  từ đó đứng thẳng lên để nâng cao phẩm chất của mình và xây dựng lại sức mạnh nội lực của dân tộc./. HĐN 10-8-2014 DienDanCTM .............................. - Hình ảnh xin lỗi của người Nhật Link hình :http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/07/khi-quan-chuc-xin-loi-nguoi-da... - Bài viết tham khảo từ các tài liệu và bài liên quan (1) Hồi ký của Đại sứ Trung Quốc- Hồi ký Trần Quang Cơ – “Trước và sau cuộc gặp cấp cao Trung –Việt ở Thành Đô” link:http://vietsuky.wordpress.com/hoi-ky-tran-quang-co/ (bị chặn khó vào >>>) http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/08/tu-lieu-truoc-sau-cuoc-gap-cap..... (2) “Phải chận đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990”- Nguyễn Trung (http://bongbvt.blogspot.com/2014/08/phai-chan-ung-nguy-co-tai-dien-kich-...) (3) “Phải công bố thỏa thuận ở Thành đô” – Đại tá Đặng Văn Quang. Link http://saigondiemtin.blogspot.com.tr/2014/08/phai-cong-bo-cac-thoa-thuan... (4) Bài liên quan “Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” – Trần Trung Đạo. http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/08/hiem-hoa-trung-cong-va-bai-hoc...
......

Lao Động Việt công khai ra tuyên cáo tại Việt Nam

Cùng với việc ra tù trước thời hạn của Đỗ Thị Minh Hạnh, buổi họp mặt của các tổ chức xã hội dân sự độc lập hôm 5/8/2014 đã chứng kiến sự công khai hóa các hoạt động của Phong trào Lao Động Việt tại Việt Nam sau 6 năm hoạt động bí mật. Phong trào Lao Động Việt được thành lập ngày 29/10/2008 tại Việt Nam. Sau khi 3 sáng lập viên là Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương bị chế độ cộng sản bỏ tù, PT Lao Động Việt đã buộc phải lui vào hoạt động bí mật để tiếp tục các công việc hỗ trợ công nhân và bảo toàn lực lượng. Tại bàn tròn xã hội dân sự do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức vào hôm 5/8/2014 tại Sài Gòn, lần đầu tiên sau 6 năm thành lập, đại diện PT Lao Động Việt là cô Đỗ Thị Minh Hạnh đã chính thức công khai ra tuyên cáo khẳng định tiếp tục các hoạt động xây dựng, phát triển Nghiệp đoàn Độc lập tại Việt Nam; đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và tất cả các tù nhân lương tâm khác. Phong Trào Lao Động Việt là thành viên của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do. Ngày 17/1/2014, một đại hội được tổ chức tại Thái Lan đã công khai tuyên bố thành lập Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt. Đây là một liên minh với sự tham gia của 4 tổ chức, gồm: Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Phong Trào Lao Động Việt và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam. Dưới đây là toàn văn bản tuyên cáo của Phong trào Lao Động Việt do Đỗ Thị Minh Hạnh đọc hôm 5/8/2014 tại Sài Gòn: *   Tuyên cáo của Phong trào Lao Động Việt Tại Việt Nam, lương bổng, quyền lợi và điều kiện làm việc của công nhân không được đáp ứng đúng mức. Tình trạng bóc lột, ức hiếp, xúc phạm nhân phẩm, tai nạn nghề nghiệp, môi trường làm việc tồi tệ, tai nạn và ngộ độc xảy ra thường xuyên và kéo dài nhiều năm trên phạm vi cả nước.   Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trên danh nghĩa là tổ chức đại diện cho quyền lợi của công nhân. Trong thực tế, cán bộ công đoàn được giới chủ trả lương và tổ chức này đã kiềm tỏa, giám sát mọi sinh hoạt của công nhân, hoạt động nhắm vào mục tiêu bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân. Từ năm 1995 đến nay trên đã có trên 5 ngàn cuộc đình công, nhiều cuộc đình công có trên 20 ngàn công nhân. Tuy nhiên, mọi cuộc đình công đều bị nhà nước xem là bất hợp pháp và sử dụng lực lượng an ninh để can thiệp, đàn áp và dập tắt. Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam hoàn toàn đứng về phía chủ nhân, nhà nước và lực lượng an ninh trong hơn 5 ngàn cuộc đình công này.   Từ năm 2006 đến nay, đã có những nỗ lực tranh đấu bênh vực và bảo vệ quyền lợi của công nhân và người lao động Việt Nam. Một trong những nỗ lực đó là sự ra đời của Phong trào Lao Động Việt vào ngày 29 tháng 10 năm 2008.   Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam đã sử dụng Điều 79, 89 Bộ Luật hình sự để bắt giam, xét xử và bỏ tù những người vận động thành lập và phát triển "Nghiệp Đoàn Độc Lập". Vào tháng 10 năm 2010, ba thành viên sáng lập Phong Trào Lao Động Việt là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị kết án 9 năm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương mỗi người 7 năm tù vì đã hướng dẫn và giúp đỡ cuộc đình công của hơn 10 ngàn công nhân nhà máy giày Mỹ Phong đòi quyền lợi khi bị giới chủ không trả lương nhiều tháng.   Cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ đòi trả tự do cho ba nhà hoạt động nghiệp đoàn này bởi các tổ chức người Việt trong và ngoài nước, các tổ chức nhân đạo quốc tế, chính phủ các nước dân chủ, các cơ quan truyền thông và nhiều cá nhân đã tạo sức ép đối với nhà nước Việt Nam, buộc họ phải trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Việc trả tự do trước thời hạn và vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh vào ngày 26 tháng 6 năm 2014 - 2 năm 8 tháng trước thời hạn - chứng tỏ nhà nước Việt Nam đã công nhận Đỗ Thị Minh Hạnh vô tội, bản án tù dành cho Đỗ Thị Minh Hạnh là phi lý, phi pháp. Điều này phải được áp dụng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương là hai người có cùng hoạt động và bị kết án giống như Đỗ Thị Minh Hạnh.   Từ nhu cầu thực tế của công nhân Việt Nam và quyền được tự do hoạt động độc lập trong lãnh vực công đoàn, Phong trào Lao Động Việt với sự đồng tình hỗ trợ của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam tuyên bố: - Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển Nghiệp Đoàn Độc Lập tại nhằm tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và người lao động tại Việt Nam;   - Cùng nhau tranh đấu và kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ các quốc gia đối tác với Việt Nam, các tổ chức công đoàn thế giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương như đã trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.   Việt Nam, ngày 5 Tháng 8 Năm 2014   Lao Động Việt  
......

Sao chưa vinh danh Hội Nghị Thành Đô?

Vinh danh Hội Nghị Thành Đô   Ảnh những người tham dự hội nghị Thành Đô được phía nhà cầm quyền Bắc Kinh công bố Vào cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước, đảng Cộng sản Việt nam và nước CHXHCN Việt Nam như nghìn cân treo trên đầu sợi tóc. Nhà nước cộng sản được cho là thành trì Liên Xô và các nhà nước cộng sản Đông Âu hoàn toàn tan rã và sụp đổ. Đảng CSVN và nhà nước VN không những bị cô lập với thế giới mà còn phải đối đầu trực diện với một kẻ thù cực kỳ nguy hiểm và hùng mạnh ngay sát biên giới đang liên tục gây hấn trên đất liền cũng như trên biển để lăm le thôn tính VN. Trong tình thế cực kỳ nguy hiểm như vậy, những người lãnh đạo tối cao của đảng CSVN đã tìm ra con đường cứu nguy để kéo dài sự tồn tại của đảng và nhà nước XHCN. Đó là bí mật tiếp xúc với chính kẻ thù và thành công đi đến một hội nghị lịch sử vô tiền khoáng hậu: Hội Nghị Thành Đô năm 1990. Theo tài liệu từ cựu đại sứ Trung cộng tại VN thời đó, ông Lê Đức Anh là người có công thiết kế các cuộc tiếp xúc bí mật, và theo tài liệu công khai từ phía Bắc Kinh, đoàn lãnh đạo cấp cao VN tham dự và đưa đến sự thành công của hội nghị gồm có các ông Nguyễn Văn Linh- tổng bí thư, Đổ Mười- Thủ Tướng, Phạm Văn Đồng- cố vấn BCT. Cho rằng Hội nghị Thành Đô là một bước ngoặc lịch sử vĩ đại mở ra đường thoát và duy trì sự tồn tại của đảng CSVN và nhà nước CHXHCN Việt Nam cho đến tận bây giờ. Cho rằng HN Thành Đô đã biến kẻ thù nguy hiểm không đội trời chung là Trung cộng thành đồng minh hợp tác toàn diện mang lại lợi ích cho cả hai nước. Cho rằng HN Thành Đô giúp bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ VN đồng thời giữ vững được hòa bình và ổn định trong khu vực. Cho rằng HN Thành Đô giúp đảng và nhà nước VN chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực dân chủ "thù địch" trong và ngoài nước đang gây ra sự bất an cho đảng và nhà nước. Thế thì: - Tại sao từ 24 năm qua, đảng CSVN và nhà nước CHXHCN VN không hề công khai nhắc đến hội nghị Thành Đô? Đến ngay thời điểm nầy đảng viên CS và nhân dân VN chỉ biết về sự tồn tại của hội nghị qua công bố từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. - Tại sao không vinh danh hội nghị nầy trước toàn đảng, toàn dân và ghi danh hội nghị vào các văn kiện lịch sử? - Tại sao không tuyên dương công trạng và ghi danh vào lịch sử những người có công lớn đưa đến sự thành công của hội nghị là các ông Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng? Nhất là sau khi các ông Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng chết đi, trong tiểu sử và điếu văn đọc trước mộ của hai ông không hề nhắc một lời đến công trạng to lớn nầy? - Tại sao, đã qua 24 năm kể từ ngày ký kết, nội dung hội nghị và những gì ký kết trong hội nghị giữa hai đảng và hai nhà nước không được công khai minh bạch ra cho toàn đảng và tòan dân được biết? Có gì khuất tất mờ ám phải che giấu? Với tư cách một công dân, tôi cho rằng hội nghị Thành Đô là một trong những hội nghị lịch sử quyết định đến vận mệnh của đất nước và toàn thể dân tộc Việt Nam, trong đó có cá nhân tôi. Do vậy tôi yêu cầu đảng CSVN và nhà nước CHXHCN VN phải công khai mọi nội dung về hội nghị Thành đô, nếu đảng CSVN và nhà nước vẫn còn tự nhận mình là đảng từ nhân dân mà ra và là nhà nước của dân, do dân, vì dân.                                                                      7.08.2014  Công dân Huỳnh Ngọc Chênh Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de
......

GIA ĐÌNH ÔNG NGUYỄN HỮU VINH (BA SAM) GỬI THƯ CẢM ƠN NƯỚC MỸ

Bà Jenifer Neidhart de Ortiz, Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ và Bà Lê Thị Minh Hà   Hà Nội, ngày 06/08/2014   Thư cảm ơn Kính gửi: Nhà nước Mỹ, Nhân dân Mỹ và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Tôi là Lê Thị Minh Hà, địa chỉ 5/2 – ngõ 4D, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội, là vợ ông Nguyễn Hữu Vinh (mọi người thường gọi là Ba Sàm) bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố bắt giam về hành vi “Đăng tải các bài viết có nội dung không đúng sự thật trên mạng Internet, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, quy định tại điều 258 bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiện đang bị tạm giam tại trại giam B14 Bộ Công An, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.   Vụ việc này đã được báo chí đăng công khai. Cá nhân tôi và gia đình đã có đơn kêu oan lên các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nhưng chưa được trả lời. Ngày 10/07/2014, tôi vô cùng xúc động được bà Jenifer Neidhart de Ortiz  tham tán chính trị gặp và chia sẻ với tôi và gia đình. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu lòng nhau”. Đại gia đình tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm của nhà nước Mỹ, nhân dân Mỹ và Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn! Trân trọng, Lê Thị Minh Hà Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de
......

YÊN TĨNH TẠM THỜI VÀ NGUY CƠ THÌ CÀNG NẶNG NỀ HƠN

Khi giàn khoan HD-981 còn đang sừng sững cắm sâu trong vùng biển thuộc lãnh hải của VN, nhà văn lão thành Nguyên Ngọc có nói một câu đại ý: Sợ nhất là giàn khoan lẳng lặng rút đi và mọi chuyện chìm, lại rơi trở lại trạng thái cũ. Và bây giờ, quả thật, khi giàn khoan của Tàu Cộng tạm thời rút đi, từ nhà cầm quyền cho đến báo chí, người dân… “xẹp” hẳn xuống, tưởng như không hề có sự cố Trung Cộng công khai xâm phạm chủ quyền VN nghiêm trọng vừa qua, tưởng như “biển Đông lại trở vể yên tĩnh, không có gì mới”. Và tất nhiên, chuyện của ta mà ta còn cố quên đi thì thế giới, với bao nhiêu sự kiện nóng hơn đang xảy ra, lại càng quên.   Trong khi đó thì Trung Cộng vẫn tiếp tục lẳng lặng thực hiện chiến lược của họ, tiếp tục xây cất các công trình dân sự và quân sự trên những quần đảo đã chiếm được của VN, đặc biệt là Hoàng Sa, theo chủ thuyết “chủ quyền thực tế”, đặt các bên liên quan trước “sự đã rồi”, tiếp tục xua hàng ngàn hàng vạn tàu cá ra chiếm lấy biển Đông, đầu tư càng ngày càng lớn vào quốc phòng, nhất là hải quân, đóng thêm các giàn khoan khủng khác… Mặt khác, tiếp tục mua chuộc lẫn khống chế nhà cầm quyền VN bằng kinh tế và những đe dọa về quân sự để VN không dám thoát ra khỏi quỹ đạo của họ và hướng về phương Tây… Chưa bao giở và sẽ không bao giờ từ bỏ giấc mộng chiếm hữu biển Đông, bành trướng sức mạnh ra bên ngoài, việc rút giàn khoan vừa rồi của Trung Cộng chỉ là tạm lùi một bước để rồi sẽ quay trở lại bất cứ khi nào có thể. Còn VN, nếu vẫn không tự cải cách thể chế, không thể hùng mạnh hơn về kinh tế, không thể so sánh với Trung Cộng về sức mạnh quốc phòng, cũng vẫn không có những thay đổi trong đường lối ngoại giao để có thêm đồng minh thì sự yên tĩnh trên biển chỉ là tạm thời, mối nguy cơ mất biển, mất nước vẫn còn nguyên. Và khi Trung Cộng trở lại với những giàn khoan khủng mới, những chiến lược mới, nhà cầm quyền VN chỉ còn nước bó tay đầu hàng. Mà thực tế qua vụ HD-981 vừa rồi thì họ đã đầu hàng rồi đó thôi! Nguồn: Facebook Song Chi
......

Nhật gấp rút đặt tên các đảo quanh cụm Senkaku

Người ta gọi Nhật Bản là một đảo quốc vì đất nước này có đến 6.852 hòn đảo lớn nhỏ. Tuy nhiên hầu hết người Nhật sinh sống trên bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Mặc dù đã vào thời đại toàn cầu hóa của thế kỷ 21, nhưng vẫn còn rất nhiều hòn đảo nhỏ của Nhật vẫn còn trong tình trạng vô danh. Lý do cũng dễ hiểu vì đó là những hòn đảo quá nhỏ, không có người ở. Có những hòn đảo chỉ trồi lên khỏi mực nước biển chừng vài mét.   Nếu không có chuyện Trung Cộng mưu toan xâm chiếm quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thì có lẽ chính phủ Nhật cũng vẫn chưa có nhu cầu đặt tên cho những hòn đảo tí hon này. Ngày 01.08.2014, phát ngôn viên chính phủ Nhật, ông Suga, trong một cuộc họp báo định kỳ cho biết kể từ ngày này 158 hòn đảo nhỏ vô danh của Nhật đã chính thức có tên. Trong 158 hòn đảo đó, có 5 hòn thuộc quần đảo Senkaku. Ông Suga cũng cho biết chính phủ Nhật đã không tự ý đặt tên nhưng tham khảo ý kiến người dân tại các địa phương gần từng hòn đảo để kiếm tên thích hợp. Hầu hết tên gọi 158 đảo đều là các tên dân dã mà dân chúng trong vùng dùng với nhau cho dễ nhớ.   Ngay sau khi phát ngôn viên chính phủ Nhật họp báo, các ban ngành, đặc biệt là cơ quan Tham mưu về chính sách Hải dương Nhật, lập tức công bố trên website của từng ngành tên chính thức của 158 hòn đảo. Chính phủ Nhật muốn quảng bá tối đa trước cả thế giới và đang chuẩn bị đối phó với phản ứng lồng lộn từ Bắc Kinh mà họ dự kiến sẽ xảy ra. Khi giới ký giả hỏi về chủ đích của chính phủ Nhật qua sự việc này, ông Suga trả lời: "Nếu gọi là muốn quảng bá cho thế giới biết thì quả thật không sai, nhưng điều quan trọng của việc phải đặt tên là khẳng định đó là lãnh hải, lãnh đảo bất khả xâm phạm từ ngàn xưa của Nhật ... và đã được luật pháp quốc tế, luật Biển của Liên hiệp quốc thừa nhận để làm chứng cứ chống lại sự xâm lược của bất kỳ quốc gia nào. Việc đặt tên này có bị Trung quốc phản đối hay không thì chắc là có, nhưng dù phản đối ở mức độ nào Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường". Theo giới hữu trách thuộc nội các của Thủ tướng Abe thì sự việc Trung quốc kéo giàn khoan HD981 vào thềm lục địa của Việt Nam đã khiến cho chính phủ Nhật Bản phải gấp rút lên đối sách để đề phòng trường hợp Bắc Kinh cũng dùng trò này xâm lấn vùng biển Hoa đông. Một hội nghị bàn về cách bảo vệ các hòn đảo nhỏ đã đuợc tổ chức vào tháng 6.2014. Một việc cần ngay mà nhiều giới chức chính phủ, chuyên gia, học giả độc lập đồng ý là chính thức đặt tên và đưa cả 158 hòn đảo này lên bản đồ trước mắt toàn thế giới. Phản ứng của Bắc Kinh đúng như dự đoán. Sứ quán Trung Cộng tại Tokyo gọi điện đến bộ Ngoại giao Nhật phản đối, đồng thời Đại sứ Nhật ở Bắc Kinh là ông Kitera bị bộ Ngoại giao Trung Cộng gọi đến để kháng nghị. Đáp lại, cả bộ Ngoại giao Nhật lẫn Đại sứ Kitera đều bác bỏ việc kháng nghị này vì cho rằng chính phủ Nhật Bản có quyền đặt tên hay thay đổi tên bất kỳ  hòn đảo nào thuộc chủ quyền của mình.   Theo các quan sát viên tình hình châu Á-Thái Bình dương thì thái độ của Tokyo đã khác hẳn  mấy năm trước. Trong những năm trước, cứ mỗi khi Tokyo làm điều gì không vừa ý, Bắc Kinh lại hăm dọa chiến tranh và gọi mập mờ nơi đó là "vùng tranh chấp". Lần này việc Tokyo đặt tên cho 5 hòn đảo trong quần đảo Senkaku được coi là lời nói thẳng với Bắc Kinh đây là hải đảo của Nhật chứ chẳng có gì để tranh chấp cả. Hải quân và không quân Nhật sẵn sàng nghênh chiến để khẳng định chủ quyền của mình. Đó là chưa kể sự tham gia của hải quân Mỹ qua hiệp ước bảo an Mỹ-Nhật hiện có. Vẫn theo giới phân tích thì lần này có vẻ Bắc Kinh chỉ phản ứng chiếu lệ rồi thôi, chứ không quá đà như những năm trước. Một lần nữa, có vẻ như chiến thuật "mềm nắn, rắn buông" lại được Bắc Kinh áp dụng. Nhìn cảnh chính phủ Nhật huy động sức lực đến mức đó để bảo vệ 5 hòn đảo tí hon, người Việt không khỏi đau xót khi nghe Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố việc kéo giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam, việc chiếm đảo, biển và bắn giết ngư dân Việt, đều chỉ là những chuyện lục đục nhỏ trong gia đình. Và nhìn cảnh tượng chính phủ Nhật cố sức ghi đậm tên tuổi các hòn đảo trong sổ sách quốc tế, người Việt Nam lại càng không sao hiểu được Hiệp ước phân định biên giới trên bộ ký kết công khai giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ 15 năm trước (1999) nhưng đến nay lãnh đạo đảng CSVN vẫn giữ các bản đồ đó trong vòng tối mật, không cho ai biết./.
......

Lương Xuân Việt, từ cậu bé tị nạn thành tướng quân đội Mỹ

Vinh thăng Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt Ðại Tá Lương Xuân Việt, phó tư lệnh đặc trách hành quân Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ được vinh thăng Chuẩn Tướng sáng 6 Tháng Tám, 2014, trở thành người gốc Việt đầu tiên được thăng cấp tướng trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Từ 8 giờ sáng, với sự xuất hiện đông đảo của giới truyền thông báo chí, trong đó, hơn một nửa là người gốc Việt, trung tâm tiếp khách của Fort Hood đông đảo và nhộn nhịp khác thường. Từ khắp nơi trên nước Mỹ, California, Arizona, Washington D.C, họ tề tựu về đây để chờ được đưa vào Cooper Field, trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ, đưa tin tức về buổi lễ thăng cấp Chuẩn Tướng cho Ðại Tá Lương Xuân Việt. Giây phút lịch sử Trung Tướng Mark Milley (trái) giúp Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt cử hành nghi thức lập lại lời tuyên thệ trung thành với lý tưởng tự do, một thông lệ sau khi thăng cấp của quân đội Hoa Kỳ. (Hình: Hà Giang/Người Việt) Lễ thăng cấp của tân Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt có một ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ. Và cũng là niềm hãnh diện của quân đội trong đó binh sĩ mọi cấp không tuyên thệ trung thành với một lãnh đạo nào, một thể chế nào; họ chỉ có một lý tưởng: Bảo vệ tự do - tự do cho người dân Hoa Kỳ và cho cả thế giới. Ðặc biệt hơn nữa, Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, với nhiều dấu tích còn được trưng bày tại Bảo Tàng Viện có tên “1st Calvary Division Museum.” Sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, rồi theo gia đình bỏ tất cả để ra đi, tìm tự do từ lúc còn là cậu bé chưa tròn mười tuổi, lý tưởng tự do có lẽ là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt gia nhập quân đội Hoa Kỳ sau khi ông tốt nghiệp đại học University of Southern California (USC). Niềm vui và ký ức   Với sự hỗ trợ của cảnh sát thành phố Austin, đúng 8:30 sáng, phòng giao tế của Fort Hood tránh dòng xe cộ đông đúc, đưa được đoàn xe hơn mười chiếc của giới truyền thông vào đến Cooper Field. Nhộn nhịp, từng bừng hơn những buổi lễ thăng cấp khác, sân khấu lộ thiên của Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ hôm nay chật kín người. Bên trái khán đài, ở ghế hàng đầu là gia đình vị tân chuẩn tướng, gồm mẹ, vợ, ba người con của ông, cùng bảy chị em gái. Phía sau là rất nhiều cựu quân nhân, sĩ quan của đủ mọi binh chủng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cậu, có bác của ông, cũng như một số đồng đội của thân phụ Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt trước đây.   Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt xúc động trong lời cảm tạ sau nghi lễ thăng cấp tại Fort Hood, Texas. (Hình: Hà Giang/Người Việt) Bên phải khán đài là không biết bao nhiêu binh sĩ các cấp trong Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ, chen vai thích cánh chứng kiến giây phút quan trọng trong quân nghiệp của bậc chỉ huy mà họ quý mến. Một số sĩ quan cao cấp đã về hưu trong quân đội Hoa Kỳ, trước đây từng làm việc với Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, cũng có mặt, để chung vui và chứng kiến một sự kiện mang nhiều ý nghĩa. Nhưng cảm động nhất phải kể đến sự hiện diện của một số cựu quân nhân Hoa Kỳ từng phục vụ tại Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam. Xa xa, trên bãi cỏ phía trái, đối mặt với khán đài, các thành viên trong ban quân nhạc hùng hậu của Sư Ðoàn 1 Thiết Kỵ chuẩn bị cho phần trình diễn. Ðối diện ban nhạc, mọi người trong giới truyền thông bận rộn chỉnh lại máy móc dụng cụ, sẵn sàng làm việc. Một đội ngũ đông đảo các binh sĩ có nhiệm vụ lo trật tự được điều phối rải rác khắp nơi, và những viên chức trong phòng giao tế tất bật qua lại lo mọi chi tiết cho buổi lễ. Niềm hãnh diện tràn trề trên khuôn mặt những người tham dự, đặc biệt là giữa những cựu quân nhân sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Ông Bùi Quang Thống, từng thuộc Tiểu Ðoàn 9, Sư Ðoàn Nhảy Dù, quân lực VNCH, chia sẻ: “Chúng tôi rất hãnh diện đến đây để hoan nghênh tinh thần của tuổi trẻ.” Ông Ðinh Thạch On, thuộc binh chủng Không Quân, quân lực VNCH, xúc động bày tỏ: “Tôi đến để mừng ngày vinh thăng Chuẩn Tướng của Ðại Tá Lương Xuân Việt, là người trẻ tôi hằng ngưỡng mộ. Người được nhiều tiếng tốt và tài giỏi trong quân lực Hoa Kỳ. Ông Lương Xuân Việt cũng là người tôi thương mến, vì có tinh thần phục vụ và nhất là muốn noi gương người bố.” Ông Bùi Ðức Lạc, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1, Pháo Binh Nhảy Dù, vai bác của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, khiêm tốn: “Tôi đến đây với tâm trạng một người Việt Nam mừng cho một người trẻ Việt Nam được lên cấp bậc cao nhất từ trước đến giờ trong quân đội Hoa Kỳ. Chúng tôi rất kỳ vọng vào giới trẻ gốc Việt ở đây, và mong giới trẻ mỗi ngày một tiến hơn. Tôi kỳ vọng vào các cháu.” Từ San Antonio, Texas, đến dự lễ thăng cấp, đại tá về hưu Michael Kershaw, trước kia là cấp trên của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, từng phục vụ bên ông tại Iraq, nói về ông như một người tận tụy với gia đình, có tinh thần thẳng thắn, trung trực, và nhất là tinh thần trách nhiệm với đất nước. Cựu Ðại Tá Michael Kershaw nói: “Tôi lấy làm vinh dự đã được phục vụ với Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, tôi có thể ngồi đây hàng tuần để kể về những kỷ niệm của mình, nhưng quan trọng nhất là ông là người đã cho tôi những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ về một gia đình Việt Nam.”   Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt chụp hình lưu niệm cùng gia đình sau lễ thăng cấp chuẩn tướng tại Fort Hood, Texas. (Hình: Hà Giang/Người Việt) Ông Geary Willis, một cựu chiến binh Việt Nam, nay là giám đốc tổ chức “Society of the Vietnamese Airborne,” một hội ái hữu của những cựu cố vấn Không Quân Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho Không Quân Việt Nam trước năm 1975, cho biết ông rất vui dù “lòng đầy xúc động.” “Thật là tuyệt vời. Thật tuyệt vời. Hơn 50 năm trước, chúng tôi đã chiến đấu cho đất nước Việt Nam; và giờ đây, con em của một người ngày xưa chúng tôi đã giúp đang xả thân làm cho đất nước này mạnh hơn.” Ông Willis xúc động. “Nhìn những khuôn mặt lớn tuổi trong bộ đồng phục ngày xưa của quân lực VNCH, tôi nhớ lại lòng tử tế và sự can đảm của những người Việt tôi đã gặp khi tôi đóng quân ở Việt Nam vào những năm 69 và 70. Tôi nhớ mình đã buồn hết sức buồn khi Sài Gòn thất thủ, và lo lắng không biết bạn bè người Việt của mình có được an toàn không. Thời đó tôi cũng là một huấn luyện viên cho các phi công Việt Nam, và tôi nhớ nỗi vui của mình khi cách đây hai năm, tôi biết được là người phi công Việt Nam đầu tiên mà tôi huấn luyện đã thoát khỏi Việt Nam, và giờ đây đang sống với gia đình tại Arlington, Texas. Ông ấy đã có 5 người con, người nào cũng tốt nghiệp đại học. Ông ấy cũng giống như Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, thành công ở đây và đóng góp nhiều cho đất nước này.” Từ California, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal gửi thông điệp: “Tôi rất vui mừng khi nhận được tin về việc thăng cấp của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt. Là vị tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt là một hình ảnh nổi bật không chỉ về nét đa dạng trong văn hóa, truyền thống và sắc tộc của nước Mỹ nói chung mà còn trong hàng ngũ các quân nhân nam nữ đang anh dũng phục vụ trong Quân Lực Hoa Kỳ. Tôi xin chúc Chuẩn Tướng Việt những điều tốt đẹp nhất trên con đường phục vụ quốc gia trong danh dự, anh dũng, và lòng can đảm.” Bảy chị em gái nổi danh như một “huyền thoại” của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, mà ai cũng từng nghe nói đến, nhưng chưa bao giờ gặp mặt họ cùng một lúc, hôm nay ngồi theo đúng thứ tự, chị cả ngồi cạnh mẹ, rồi đến chị Hai, chị Ba... Bà Lương Minh Hạnh, chị thứ ba của Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt, cho biết “rất hãnh diện là Việt đã tạo được dịp cho tất cả mọi người trong gia đình cũng như cộng đồng quây quần, em nghĩ rằng cả cộng đồng chứ không riêng gì gia đình chia sẻ niềm vui và hãnh diện chung.” Bà Lương Minh Dung, người chị thứ hai của Tướng Lương Xuân Việt cho biết “cảm thấy bị áp đảo vì xúc động” và nhìn thấy các quân nhân Việt Nam ngày xưa mặc mũ đỏ mũ xanh tới đây, rồi các em nhỏ hơn mặc đồng phục quân đội Hoa Kỳ, thì trong lòng “cảm động, và vô cùng nhớ bố.” Người chị cả Lương Minh Tâm ngậm ngùi: “Hôm nay là một ngày vui cho gia đình mình và cho mọi người trong cộng đồng. Rất tiếc là ngày hôm nay bố chúng tôi không còn sống nữa để thấy người con trai của mình đã chọn con đường và đi đến nơi mà ông đã muốn con mình đến. Bố chúng tôi ngày xưa ấp ủ trong lòng nhiều hoài bão cho Việt, giờ nhìn Việt thì tôi cứ nhớ hình ảnh của bố, chỉ tiếc là bố không còn sống để thấy được ngày hôm nay.” Video: Chuẩn tướng trả lời báo chí Việt: Nguồn:  nguoi-viet.com
......

Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô?

Chụp ảnh lưu niệm sau hội đàm Thành Đô Hội Nghị Thành Đô là cụm từ nhức nhối đối với người quan tâm tới vận mệnh đất nước có liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Hồi gần đây sự đòi hỏi minh bạch hội nghị này ngày một xuất hiện nhiều hơn trong giới sĩ phu cũng như tướng lãnh quân đội Nhân dân Việt Nam.   Bí ẩn vẫn bao trùm Hội nghị Thành Đô Trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 Hội nghị Thành Đô được tổ chức tại Tứ Xuyên quy tụ lãnh đạo cao cấp của hai nước Việt Nam-Trung Quốc cho đến nay vẫn còn để lại trong lòng người dân nhiều câu hỏi về những gì mà hai bên bàn luận. Những khuôn mặt phía Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng. Phía bên kia là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô như một vùng cấm của người cộng sản mặc dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc. Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng. Câu chuyện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ lớn nhất mà nhà nước có thể lấy làm bài học vì thời gian dù có bao lâu vẫn không mài mất được chữ ký của một Thủ tướng.   Hội nghị Thành đô 1990 Công hàm Phạm Văn Đồng do Hà Nội quá lâu không lên tiếng giải bày khiến Trung Quốc có lợi thế như một yếu tố phân hóa quần chúng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền khi xảy ra vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa. Năm 2004 tập hồi ký của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cho thấy phần nào sự bí ẩn phía sau khi ông bị Trung Quốc gạt ra khỏi Hội Nghị vì quan điểm chống Trung Quốc công khai của ông. Yếu tố này một lần nữa chứng minh sự gượng ép của những người đại diện Việt Nam tham gia hội nghị và mãi một phần tư thế kỷ sau đó bí mật vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô. Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết: Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, đó là điều anh ấy nói riêng với tôi và sau này tôi được biết anh ấy nói công khai trong Bộ Ngoại giao. Còn nhiều việc anh ấy nói với tôi nữa nhưng tôi chưa dám công bố bởi vì có thể những việc đó anh ấy sẽ viết trong cuốn hồi ký của anh ấy. Anh ấy là người rất hiểu Trung Quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung Quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung Quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà Nội cũng sẽ là đất của Trung Quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung Quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế. Nếu nói đâu có xương của người Hán người Trung Quốc thì nơi đó là dất của Trung Quốc thì phi khoa học. Việt Nam một tỉnh tự trị của Trung Quốc? Tài liệu về hội nghị này hết sức ít ỏi khiến bao nhiêu học giả muốn nghiên cứu về nó phải chịu thua vì sự trung thành của người trong cuộc. Bí mật càng giữ, sự xuyên tạc sự thật về nó càng khiến người ta tin hơn, đặc biệt nếu sự xuyên tạc ấy đến công khai từ phía Trung Quốc khi hai nước chạm trán với nhau trên vấn đề biên cương lãnh thổ. Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã vừa cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau: Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên , và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.” Với những từ ngữ tuyên giáo như thế không ai có thể tin rằng lãnh đạo Việt Nam đã mù quáng đến nỗi đi tới quyết định như vậy mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến đảng Cộng sản Việt Nam phải tìm cách dựa vào Trung Quốc để sống còn. Dù sao thì Chủ nghĩa Xã hội cũng không thể biến Việt Nam thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc vì ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cộng với Phạm Văn Đồng không đủ chính danh để ký một văn tự vô giá trị như thế. Tuy nhiên vì Hà Nội tiếp tục im lặng nên câu hỏi đã dần dần biến thành sự thật cho dù chỉ phân nửa sự thật đến từ Hoàn Cầu Thời Báo. Phản ứng của nhân sĩ trí thức và tướng lãnh Việt Nam rõ ràng là phẫn nộ và họ đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành Đô. Trước tiên là Thiếu tướng Lê Duy Mật sau đó là Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cùng nhiều người khác đã công khai kiến nghị lãnh đạo phải giải thích minh bạch những điều mà Trung Quốc đưa ra như đã từng đưa sự việc công hàm Phạm Văn Đồng khiến Hà Nội phải ngậm bù hòn làm ngọt không thể tiến tới một vụ kiện phản đối Trung Quốc. Nói với chúng tôi Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết:   Vấn đề Thành Đô quan hệ như thế nào nó ảnh hưởng ra sao và hậu họa của nó thế nào thì giờ mình cũng chưa thật rõ cho nên tôi nêu ra vấn để để các đồng chí lãnh đạo xem xét và đồng thời có ý kiến với toàn bộ đảng toàn nhân dân thế thôi. Bây giờ thì cứ chờ họ xem quan điểm, thái độ và cách giải quyết như thế nào. Còn bây giờ mình hãy nêu vấn đề, một vài ví dụ thế thôi. Nó là vấn đề bang giao chiến lược và của tập thể chứ không phải của một cá nhân nào. Đại tá Nguyễn Đăng Quang không tin vào những thông tin này tuy nhiên theo ông nếu nhà nước vẫn chủ trương im lặng thì không khác gì trao vũ khí tuyên truyền cho giặc, ông chia sẻ: Cái thông tin này thì bản thân tôi nghĩ rằng không phải là thật. Hoàn Cầu Thời báo nó tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau thôi và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau. Hoàn Cầu Thời báo thì nó không phải là cơ quan chính thức của đảng và nhà nước Trung Hoa cho nên nó đưa như thế ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Bản thân cá nhân tôi thì tôi không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu mình im lặng trong chuyện này thì bất lợi cho mình. Phải có một kênh thông tin nào đó để phản bác lại chuyện đó. Còn chuyện có công bố cho dân biết về Hội nghị Thành Đô hay không thì tôi nghĩ rằng không phải là chuyện dễ làm nhưng phần nào ít nhiều gì cũng phải cho người dân biết. Hội Nghị Thành Đô như một giọt nước tràn ly, đây là cơ hội để nhà nước bạch hóa một sự thật được giữ kín trong suốt 24 năm. Tuy nhiên bí mật khi đã trở thành gai nhọn thì cách hay nhất vẫn phải chịu đau mà lấy gai lể nó. Nguồn: rfa.org/vietnamese
......

Hãy nhìn sang Miến Điện!

Trung Quốc đại Hán luôn tự coi mình là con Trời, tha hồ có tham vọng lớn, vì ý muốn của mình được Trời phù hộ, bao giờ cũng được toại nguyện, dù cho đó là cuồng vọng. Gần đây ý muốn của Bắc Kinh là bành trướng xuống phương Nam, vừa để khai thác những tài nguyên dồi dào, vừa nhằm mở đường cho giao thông vận tải tỏa rộng ra khắp thế giới. Vụ đưa giàn khoan cực lớn HD-981 xuống vùng biển Việt Nam là biểu hiện của tham vọng kép ấy. Nó vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam, của khu vực, và của toàn thế giới.   Mặt khác, cũng theo hướng bành trướng xuống phương Nam, Bắc Kinh từng cố nài ép Miến Điện thực hiện một kế hoạch xây dựng đường sắt quy mô lớn nối liền Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, với thị trấn Kyaukpyu thuộc bang Rakkhine của Miến Điện. Con đường sắt dự định dài 1.200 kilômet, dọc theo ống dẫn dầu và ống khí đốt đã có cũng do Trung Quốc đầu tư từ cuối thế kỷ trước. Thỏa thuận đầu tiên giữa 2 bên được ký từ tháng 4 năm 2011, với vốn đầu tư là 20 tỷ đôla. Đây là đường sắt chiến lược trọng điểm sẽ mở đường giao thông vận tải xuống phương Nam, đến vùng biển Andaman trong vịnh Bengal của Ấn Độ Dương. Khi mở được con đường này hàng hóa của Trung Quốc từ Trung Đông và phương Tây chuyên chở về sẽ được rút ngắn rất nhiều, không phải đi vòng xuống eo biển Malacca rồi hướng lên phía Bắc đi qua vùng biển của các nước Đông Nam Á, của Việt Nam để cập các bến cảng Trung Quốc. Ngày 22/7 vừa qua báo Myanmar Times đưa tin chính quyền Miến Điện đã quyết định từ bỏ hẳn kế hoạch hợp tác với Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt lớn Kyaukpyu - Côn Minh, với lý do là bảo vệ môi trường và tôn trọng nguyện vọng của nhân dân địa phương kiên quyết phản đối kế hoạch này vì nó sẽ đảo lộn cuộc sống của họ. Dư luận còn nhớ cuối năm 2013 Miến Điện đã hủy bỏ kế hoạch đã ký với Trung Quốc cùng hợp tác xây dựng một con đập lớn và một nhà máy thủy điện ở Myitsone trên sông Irawaddy có giá trị 3,6 tỷ đôla, với điều kiện sẽ bán điện với giá rẻ cho Trung Quốc trong 20 năm. Việc hủy bỏ việc xây dựng đập và nhà máy thủy điện lớn Myitsone là một thất bại lớn về chính trị - kinh tế - đầu tư của TQ. Nay việc hủy bỏ việc xây dựng đường sắt chiến lược lớn xuống vịnh Bengal ra Ấn Độ Dương là thêm một thất bại lớn nữa về chính trị - kinh tế- đầu tư của Trung Quốc. Nguyên nhân của thất bại chiến lược kép liên tiếp trên đây của TQ là sự thay đổi hệ thống chính trị- kinh tế ở Miến Điện, từ chế độ quân phiệt độc đoán của nhóm tướng lãnh thân TQ chuyển sang hệ thống dân chủ đa đảng, tôn trọng lá phiếu tự do của cử tri, đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với các nước dân chủ phương Tây, trong khi vẫn giữ quan hệ láng giềng bình thường, bình đẳng với ông bạn cũ TQ. Do sự bẻ lái chính trị ngoạn mục trên đây của nhóm lãnh đạo chính quyền cao nhất của Miến Điện, thông hiểu nguyện vọng của đông đảo nhân dân và am hiểu thời đại mới của thế giới, Miến Điện bước vào thời kỳ phát triển và hội nhập hoàn toàn mới mẻ. Đây là một trong những chuyển biến tiến bộ có ý nghĩa đột phá của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI. Thế là bao nhiêu mưu đồ, tiền của, gạ gẫm, răn đe của Trung Nam Hải từ thời Mao - Chu đến thời Đặng Tiểu Bình bị tiêu tan. Giấc mộng tràn xuống phương Nam mở đường xuống Ấn Độ Dương của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đang trở thành ảo ảnh. Báo Myanmar Times ra cuối tháng 7/2014 cho biết năm 2010 vốn đầu tư của Trung Quốc đổ vào Miến Điện còn là 8,6 tỷ đôla, đứng đầu các nước bỏ vốn vào nước này, từ năm 2011 số vốn này bị rơi tõm theo chiều thẳng đứng, đến năm 2013 chỉ còn vẻn vẹn có 200 triệu đôla. Các nước hiện dẫn đầu trong đầu tư vào nước này là Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ. Quỹ viện trợ để phát triển ODA của Miến Điện cũng tăng nhanh, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, Úc, Canada và từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế. Một sự xoay chuyển hoành tráng, đồng bộ, toàn diện: chính trị- kinh tế- tài chính đầu tư - ngoại giao. Đài VOA ngày 1/8/2014 cho biết một tòa án Miến Điện đã tuyên án 8 công dân TQ mỗi người hơn 10 năm tù giam vì đã nhập vũ khí trái phép vào Miến Điện. Đây không phải chỉ là việc buôn lậu vũ khí kiếm lời, mà còn là âm mưu của nhóm lãnh đạo đảng CS TQ trang bị cho một số nhóm tàn dư Maoist thuộc dân tộc thiểu số, nhằm gây bất ổn chính trị, phá hoại quá trình dân chủ hóa ở vùng giáp giới với TQ. Rõ ràng Miến Điện không còn là «sân sau» của Trung Nam Hải như các ông con Trời mong muốn lâu nay. Lúc này, hơn lúc nào hết, giới lãnh đạo CS ở Việt Nam, Bộ Chính trị, Quốc hội VN, nhân dân Việt Nam hãy theo dõi kỹ những chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện của Miến Điện để khám phá ra những cảm hứng chính trị quý giá rất cần thiết khi chính lãnh đạo đảng CS đặt ra việc tổng kết sự nghiệp đổi mới gần 50 năm qua, từ 1965 đến nay. Cái yếu kém, có thể nói thẳng ra là thất bại trong đổi mới ở Việt Nam là đã đổi mới nửa vời, không toàn diện, không đồng bộ, không nhất quán, đổi mới kinh tế mà không đổi mới về chính trị, đổi mới về hành chính mà không đổi mới về thi hành pháp luật, về quyền sở hữu tư nhân, về quản trị ngành ngân hàng, rồi «bỏ quên» hẳn đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại để kết bạn, kết liên minh với các bạn bè tốt đáng tin cậy, do trót dại, nhẹ dạ, bí hiểm chui vào cái «cũi Thành Đô» từ tháng 9/1990 đến nay. Không tỉnh táo và dũng cảm về chính trị, không dám nhìn thẳng vào sự thật thì sẽ không rút ra được bài học nào bổ ích, sự nghiệp đổi mới vẫn nửa vời, què quặt, đất nước vẫn chìm đắm trong bất công, tham nhũng và lạc hậu, ngày càng tụt hậu thêm, có nguy cơ trở thành nước độc đoán chậm tiến toàn diện cuối cùng của thế giới hiện đại. Bùi Tín
......

Máu và nước mắt đến từ lời bài "Tiến Quân Ca"

Khi cất lời ca ai cũng muốn cất lên lời yêu thương, lời ngọt ngào, tiếng gọi của tình người. Êm dịu như lời mẹ ru con ngủ ầu ơ, tươi đẹp như quê hương là chùm khế ngọt, nhân ái như bầu ơi thương lấy bí cùng,... những điều đó mới đại diện cho người Việt Nam hiền hòa, chất phát, hiếu nghĩa và mến khách.   Qua phát biểu của ông Vũ Đức Đam cho rằng "nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh". Với người dân đủ trưởng thành khi tới đoạn "đường vinh quang xây xác quân thù" ai cũng phải nghẹn ngào khó cất lên thành lời. Bởi vì ai cũng hiểu chiến tranh là tội ác, là đau thương, là mất mát, là phải trả giá bằng máu và nước mắt. Xưa kia dù cho bất kỳ bên nào thắng cuộc nếu cảm thấy vinh quang khi dẫm đạp lên xác quân thù đều có thể bỏ qua vì trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc. Bởi vì "xây xác quân thù" cũng chính là xây xác người Việt Nam ta, chính là người cùng dân tộc ruột thịt, là đồng bào cùng máu mủ nòi giống Âu Cơ - Lạc Long Quân. Nhưng hôm nay, thế hệ trẻ đa phần đã hiểu rõ về lịch sử của dân tộc, của đất nước, đâu còn ai muốn đổi lấy sự giàu mạnh của đất nước bằng chiến tranh, bằng cướp bóc, bằng giết người. Nếu ông Vũ Đức Đam là người dân bình thường có lẽ cũng chẳng ai màng tới lời phát biểu đó, vì cho rằng câu nói "nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh" được cất ra từ miệng của kẻ vô giáo dục, vô đạo đức, vô lương tâm, vô nhân đạo, vô trách nhiệm. Ở xã hội có hơn 90 triệu dân thì có 1 kẻ như vậy cũng không gây nguy hại cho giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách của thế hệ măng non, thế hệ trẻ Việt Nam. Nhưng với cương vị là Phó Thủ tướng Chính phủ mà ông Vũ Đức Đam khi cất ra những lời phát biểu như kiểu "chó dại sủa ma" thì đại đa số người dân khẳng định rằng ông không hiểu một cách đầy đủ hoặc ông không biết gì về tính nhân đạo, tính nhăn văn, nét văn hóa, tinh thần truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Hiện nay, ở đất nước Việt Nam này nếu có quân thù, thì quân thù đó chính là lực lượng quan chức tham, dốt, hèn với giặc mà ác với dân trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước ta. Chưa kể là trong đợt góp ý cho Hiến Pháp 2013 đã có rất nhiều ý kiến, kiến nghị nên thay đổi, nên sửa lại lời bài hát Tiến quân ca của Văn Cao để thể hiện, để đề cao tính nhân ái của người Việt Nam trước quốc dân đồng bào, trước nhân dân thế giới. Có chăng ông Vũ Đức Đam không hề tham gia góp ý cho Hiến Pháp 2013? Có chăng ông Vũ Đức Đam không hề biết được nguyện vọng của đại đa số người dân Việt Nam ta? Có chăng ông Vũ Đức Đam muốn dạy thế hệ măng non theo kiểu của Trung Quốc đang áp dụng với người Việt Nam: Trung Quốc muốn giàu mạnh thì phải cướp Hoàng Sa - Trường Sa, cướp biển, đảo của Việt Nam. Mà để cướp được biển, đảo của Việt Nam thì phải sát hại, xây xác ngư dân, kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân của Việt Nam. Cá nhân tôi rất thất vọng về con người của ông thể hiện hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của từ “Đức Đam” mà bậc tiền bối đã tặng cho ông. Vận Mệnh Nguồn: Trí Nhân Media
......

Phim ’Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát’ của một dân tộc

Tôi được xem phim "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát" được chiếu chính thức tại cung văn hóa Việt-Pháp, Sài Gòn André Menras – Hồ Cương Quyết & Gs.Nguyễn Đăng Hưng Thắm thoát đã 3 năm. Cuối năm 2011 tôi tiếp biên tập viên tập san Nature David Cyranoski tại nhà nhân việc các nhà khoa học Việt Nam ở hải ngoại phản đối đăng tải các bài báo vẽ bản đồ có đường lưởi bò phi pháp của Trung Cộng. Sau hai giờ đàm đạo chúng tôi quyết định đi viếng khu du lịch Văn Thánh tham dự buổi chiếu phim do André Menras – Hồ Cương Quyết thực hiện. (Xem bài của Cao Lập, người tổ chức cũng trên trang này). Nhưng bữa ấy chúng tô đi xem hụt. Chủ quán Ami cho hay là có lệnh không được chiếu. Nay cám ơn giàn khoa khốn khiếp của Trung Cộng, nhờ mày mà có thay đổi chính kiến lãnh đạo! Khán giả Sài Gòn được xem thoải mái và sau đó còn có giao lưu qua câu hỏi viết tay nhờ bàn chủ toạ chuyển cho tác giả cuốn phim. Đây là một phim hiện thực chân chất, không kỹ thuật điện ảnh màu mè, không có lời giới thiệu hoa mỹ… Nhưng là một phim đầy ắp tình người. Và thú thực tôi đã không cầm được nước mắt! Nỗi đau của ngư dân như tràn vào ngực, lòng công phẫn như dâng trào, nỗi mất mát quá lớn: Ngư dân mất chồng mất con, mất tàu, mất thu hoạch. Người dân đánh cá Việt Nam tại vùng biển quen thuộc ngàn năm của mình đã bị bắt, bị chiếm đoạt, bị đánh đập và giết chết… Những trẻ em côi cúc, những bà mẹ lam lũ chịu đựng kiếm sống, những ngôi mộ gió… Ơi nỗi đau mất mát quá xót xa vì họ không được bảo vệ, binh vực! Quả là nỗi đau chung của cả một dân tộc nay gần như bất lực trước quân cướp biển, trước bọn xâm lược mới, gian ác, thâm hiểm và tàn bạo ngàn lần hơn những thế lực ngoại bang trước đây…   Một bộ phim đầy tính nhân văn đích thực! Tôi kiến nghị nên chiếu phim này trên đài tuyền hình quốc gia ở những thời điểm được người xem đông đảo nhất! Có kẻ nói bộ phim này không có tính đảng, phải ngăn chặn? Có thể nào chấp nhận có tính người là không có tính đảng ư? Sài Gòn ngày 6/8/2014 Nguồn: Blog Gs Nguyễn Đăng Hưng
......

Lên án nhà cầm quyên CSVN tấn công cộng đồng Facebook

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Ngày 6 tháng 8, 2014 Nhà cầm quyền Hà Nội phải ngưng tấn công cộng đồng Facebook tại Việt Nam. Là những tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận và một mạng internet mở rộng, chúng tôi lấy làm quan ngại về việc nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện một chiến thuật để ngăn chận các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến truy cập vào Facebook. Theo giới cư dân mạng Việt Nam, giới chức trách dùng dư luận viên để gởi hàng loạt báo cáo về ’lạm dụng’ đến Facebook khiến cho các trang này của các nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền nổi tiếng bị đóng. Kể từ cuối tháng Sáu có ít nhất 100 tài khoản bị đóng. Trong một môi trường truyền thông bị kiểm duyệt nặng nề và khép kín như tại Việt Nam, Facebook đã trở thành một diễn đàn vô cùng quan trọng đối với xã hội dân sự tại Việt Nam. Nhiều người Việt dùng Facebook để chia sẻ thông tin và tham gia vào các cuộc thảo luận tự do. Các ký giả dân báo có thể thông tin đến với hàng triệu độc giả. Các nhóm cộng đồng trên Facebook là một hình thức tiêu biểu của sự tự do lập hội và tự do tụ họp mà ở ngoài đời không cho phép. Trong những năm gần đây nhà cầm quyền Việt Nam đã tìm cách để làm giảm thiểu tự do ngôn luận trên mạng qua việc kiểm duyệt gắt gao, cài mã độc, và qua các nghị định kềm hãm. Kể từ năm 2009 nhà cầm quyền đã nỗ lực hạn chế Facebook và những mạng xã hội khác. Tuy giới chức trách đến nay đã thất bại việc dẹp bỏ truyền thông xã hội, chúng tôi vô cùng quan ngại về những cuộc tấn công gần đây đối với những nhà hoạt động trên Facebook. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng thế giới cùng với chúng tôi lên án nỗ lực kiểm duyệt gần đây nhất. Để thêm thông tin, xin liên lạc: Quinn McKew Deputy Executive Director, ARTICLE 19, info@article19.org Eva Galperin Global Policy Analyst, Electronic Frontier Foundation, eva@eff.org Angelina Trang Huynh Advocacy Director, Viet Tan, angelina@viettan.org FOR IMMEDIATE RELEASE August 6, 2014 Hanoi government must stop attacks against Vietnam’s Facebook community As organizations dedicated to free expression and an open internet, we are concerned that the Government of Vietnam is implementing a new tactic to restrict the ability of activists and dissidents to access Facebook. According to Vietnamese netizens, the authorities are using so-called “opinion shapers” (du luan vien) to send an onslaught of abuse reports to Facebook, which has then led to the taking down of Facebook pages of well-known Vietnamese activists and human rights organizations. Since the end of June, at least 100 accounts have been known to be suspended. In a heavily-censored and closed media environment such as Vietnam’s, Facebook has become a vital platform for Vietnamese civil society. Many Vietnamese use Facebook to share information and participate in uncensored debate. Citizen journalists are able to communicate with an audience in the millions. Community groups on Facebook represent a form of freedom of association and freedom of assembly that is not permissible offline in the country. Over the last several years, the Vietnamese government has tried to curtail online speech through aggressive filtering, malware, and repressive decrees. Since 2009, the government has attempted to restrict Facebook and other social networks. While authorities have failed so far in stamping out social media, we are deeply concerned by the recent attacks against activists on Facebook. We call on the international community to join us in condemning this latest censorship effort. For more information, please contact: Quinn McKew Deputy Executive Director, ARTICLE 19, info@article19.org Eva Galperin Global Policy Analyst, Electronic Frontier Foundation, eva@eff.org Angelina Trang Huynh Advocacy Director, Viet Tan, angelina@viettan.org
......

Thông báo số 4 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

                                                                     (VNTB)-Thông báo số 4 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam: Về hoạt động trong tháng đầu tiên của Hội Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) ra đời vào ngày 4/7/2014, đến nay đã hoạt động được tròn một tháng. Ngày 4/8/2014, IJAVN đã tổ chức sinh hoạt định kỳ buổi đầu tiên tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, dành cho hội viên khu vực miền Nam và một số ở miền Trung. Cuộc họp này vắng mặt hai thành viên là Phạm Chí Dũng - chủ tịch Hội, và Phạm Bá Hải – hội viên, đều do bị cơ quan an ninh tìm cách ngăn chặn. Tuy nhiên, với sự chủ trì của Phó chủ tịch thường trực IJAVN – Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, cuộc họp đã diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến sâu sắc về hoạt động kết nạp hội viên, Việt Nam Thời Báo, hoạt động đào tạo và một số nội dung khác Dưới đây là một số hoạt động trong tháng đầu tiên của IJAVN: 1- Tuyên bố: Đã ra Tuyên bố và vận động lấy chữ ký phản đối Trung Quốc bắt giữ 13 ngư dân Việt Nam. 2- Ra đời trang Việt Nam Thời Báo trên Facebook và Website: Cơ quan ngôn luận chính thức là trang web VNTB. Tuy nhiên trang web này đã bị đánh phá chỉ sau 10 ngày ra đời. BBT đã khắc phục trang web và đến nay tình hình đã ổn định. Lượng truy cập trung bình hàng ngày tại trang Web VNTB là 25.000 – 30.000. 3- Phát triển hội viên: Có 3 trường hợp hội viên xin rút tên vì lý do cá nhân. Có thêm 7 hội viên mới là:   - Nguyễn Ngọc Bích (Hoa Kỳ) - Võ Long Triều (Hoa Kỳ) - Nguyễn Ngọc Linh (Hoa Kỳ) - Nguyễn Trung Chính (Hoa Kỳ) - Huỳnh Bá Hải (Na Uy) - Lương Văn Điền (Sài Gòn) - Trần Ngọc Thành (Áo) Như vậy đến nay IJAVN có 80 hội viên, trong đó 17 hội viên hải ngoại, chiếm 21% tổng số hội viên. 4- Quy trình công nhận hội viên mới:   - Trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam còn chưa thực sự công nhận sự tồn tại và phát triển của xã hội dân sự và các hội đoàn độc lập, những người muốn tham gia vào IJAVN nên xác định và cân nhắc trước rằng nếu vào IJAVN, họ có thể sẽ phải chịu áp lực từ phía an ninh, cơ quan, đồng nghiệp và ngay trong gia đình. - Những người chuẩn bị được trở thành hội viên cần thông báo trước cho các hội viên cũ biết trước để có ý kiến - Mỗi người muốn vào hội phải có hai hội viên giới thiệu và bảo đảm. - Ban lãnh đạo Hội sẽ quyết định cuối cùng về việc gia nhập Hội. 5- Hội thảo: Tham dự Hội thảo “Truyền thông phi nhà nước” do ĐSQ Úc tổ chức tại Hà Nội. 6- Hỗ trợ tài chính: Mọi hỗ trợ tài chính của cá nhân trong và ngoài nước cho IJAVN được gửi về địa chỉ: - Trao trực tiếp cho Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. - Hoặc gửi cho ông Phạm Chí Dũng, tài khoản: 091 407221 041 (VND) 091 407221 101 (USD) Ngân hàng HSBC Vietnam IJAVN xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến những người cảm tình và các nhà hảo tâm đã ủng hộ, hỗ trợ cho IJAVN trong thời gian qua. Rất mong các tác giả và bạn đọc trong và ngoài nước tiếp tục theo dõi và viết bài cộng tác với Việt Nam Thời Báo (http://www.ijavn.org/ ). Xin chân thành cám ơn và cầu chúc độc giả cùng báo giới Việt Nam niềm tin về Tự do báo chí trong những tháng năm không xa.   Ngày 6 tháng 8 năm 2014Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam http: ijavn.org
......

Ai đã bắn rơi máy bay của ông John McCain?

Câu chuyện về Jonh McCain nóng lên khi mới đây ông được bí thư thành ủy Việt Nam, ông Phạm Quang Nghị tặng món quà chính là tấm bia kỉ niệm mà Hà Nội mới dựng ghi lại chiến tích bắn hạ chiếc máy bay do John McCain lái. “Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người mà chúng tôi đang ngồi bên cạnh nhớ lại quá khứ – một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.” Quà tặng của ông Nghị đã gây bão trong cộng đồng mạng khi nhiều bình luận cho rằng, nó kém tính ngoại giao, sỉ nhục người nhận, là ‘ngu xuẩn’… John McCain sau khi rơi xuống hồ, được một nông dân vớt lên, trong tình trạng bị thương, ông bị giam ở Hỏa Lò và sau này được trao trả. Trong những lần thăm lại Việt Nam. có lần John đã gặp người cứu mình từ lòng hồ, trong tình trạng bị dây dù quấn và đã gẫy chân. Nhưng ai là người đã bắn rơi máy bay của John McCain thì không thấy báo chí Việt Nam nhắc đến, dù những năm gần đây, cái tên John McCain trở nên quen thuộc với truyền thông Việt Nam như một biểu tượng về thành công của chính sách ngoại giao của nhà nước cộng sản, hay một biểu tượng của quan hệ Việt – Mỹ. Mới đây, một facebooker đã phát hiện điều này. Người bắn rơi máy bay do John McCai lái là một chuyên gia huấn luyện của Nga. Mẩu chuyện bên dưới chia sẻ điều này: Năm 2008 khi ông Yury Trushyekin lên tiếng trên báo chí Nga rằng chính ông mới là người bắn rớt máy bay của ông Thượng Nghị Sĩ Mỹ John Mc Cain , lúc ấy còn là thiếu tá hải quân Mỹ , thì đài truyền hình Nga đã nhiều lần phỏng vấn vị ” anh hùng ” này. Ông này về cuối đời sống nghèo khổ trong 1 căn hộ ở ngoại ô St Petersburg. Ông Yury Trushyekin cho biết trong suốt thập niên 1960 -1970 , đã có hàng ngàn binh lính và sĩ quan Nga được điều động sang miền Bắc Việt Nam để giúp quân cộng sản Bắc Việt chống Mỹ . Phần lớn làm công tác cố vấn, ngoài ra còn có mặt trực tiếp tại chiến trường để huấn luyện cho bộ đội CSVN cách sử dụng những vũ khí mà Nga cung cấp. Đài Nga đưa tin Ông trưng ra hình ảnh, hộ chiếu và cả 1 bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng. Bộ đội Việt Nam toàn bắn trượt Riêng về việc bắn hạ máy bay của ông John Mc Cain , ông Yury Trushyekin cho biết bộ đội VN toàn bắn hụt , ngày hôm đó đã bắn hết 12 quả đạn tên lửa mà chẳng trúng quả nào! Khi chỉ còn 1 quả cuối cùng , ông đã phải thân chinh nhắm bắn mới hạ được phi cơ của ông Mc Cain. Hộ chiếu và bằng khen của ông Yury Trushyeki Ông còn cho biết chính ông đã cứu mạng ông John. Vì khi bộ đội CSVN vớt ông này lên , lúc đó đã bị gãy hết 2 tay và 1 chân , thì với lòng căm thù cao độ được huấn luyện sẵn , 1 đám đông đã nhào vào đánh đập , đâm ông này suýt chết . Ông Yury Trushyekin và đồng đội đã phải can thiệp và ra lệnh cho bộ đội ngừng tay và chỉ được bắt sống. Trong cuốn hồi ký của mình , ông Mc Cain cũng kể lúc bị bắt , mặc dù bị trọng thương mình mẩy đầy máu và lúc ngất lúc tỉnh , ông đã bị hàng trăm tên bộ đội xông vào đấm đá , nhổ nước bọt và có ai đó còn cầm cả lưỡi lê đâm vào hông và chân ông! Ông Yury Trushyekin kể tiếp rằng sau đó ông có vài lần vào thăm ông Mc Cain trong Hỏa Lò , nơi còn được gọi mỉa mai là “khách sạn Hà Nội Hilton ” . Ông nói CSVN đã cố gắng ” cải tạo tư tưởng ” cho ông John bằng cách bắt ông này đọc những quyển sách giáo điều cộng sản dày cộm , bao gồm cuốn của Karl Marx . Khi được hỏi nếu bây giờ gặp lại ông John Mc Cain thì ông sẽ nói gì ? Ông Yury Trushyekin cười và bảo ông sẽ hỏi ông John đã đọc hết cuốn Marx chưa! Riêng ông Mc Cain cho biết lúc đầu ông bị đối xử rất tệ hại , nhưng sau khi biết được ông là con trai và cháu nội của 2 vị tướng lừng danh của Mỹ thì ông được ưu đãi hơn , vì CS Bắc Việt biết ông có giá trị trao đổi . Lúc đó ông mới được chữa trị vết thương , và cái chân gãy được mổ , nhưng các bác sĩ làm việc quá dở làm dứt hết mấy sợi gân , khiến chân ông bị tật cho đến bây giờ .\. Tổng hợp theo heraldsun.com.au, englishrussia.com và FB Ngoc Nhi Nguyen
......

Bạch hoá Hội nghị Thành Đô?

Hoang mang, lúng túng trước sự tan rã nhanh chóng của khối cộng sản ở châu Âu, lo sợ khả năng mất kiểm soát và độc quyền lãnh đạo, vào đầu tháng 9 năm 1990, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã xúc tiến cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Trung Nam Hải tại Thành Đô, để bình thường hoá quan hệ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Những thoả thuận của cuộc hội nghị này là nền móng cho mọi mối quan hệ hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Trung Quốc. Mối quan hệ hết sức bất bình đẳng, thể hiện chính sách hèn mạt, nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam.   Trên đất liền, được ưu đãi đặc biệt, Trung Quốc thực hiện cuộc xâm thực khống chế Việt Nam, không mất một viên đạn nào. Ngoài biển, Trung Quốc băt đầu từ việc xua đuổi bắt giữ ngư dân, cấm bắt cá, đến cắt cáp tàu của Việt Nam và cuối cùng là đưa giàn khoan vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hiện đang phổ biến lá thư ngỏ của ông Lê Văn Mật, Thiếu tướng, cựu phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang), nêu thắc mắc và kiến nghị Đảng Cộng sản Việt Nam công khai nội dung thoả thuận của Hội nghị thành Đô ngày 3-4 tháng 9 năm 1990. Lấy nguồn từ báo chí Trung Quốc, bức thư có đoạn viết: "Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. "Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô:  “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. "Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc". [1] Ông Nguyễn Trung, một chuyên viên nghiên cứu, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, viết: [3] "Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau Hội nghị Thành Đô cũng đã trở thành một mối quan hệ vượt mức bình thường với những mỹ từ kèm theo như “tình hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em”, rồi lại còn “16 chữ vàng”… Những yếu tố bất bình thường này cũng đang là những nhân tố lấn át và có nguy cơ làm cho những nguyên tắc bình thường giữa hai quốc gia trở thành thứ yếu và phần thua thiệt tất nhiên bao giờ cũng thuộc về “đàn em” mà điều xấu nhất nếu xảy ra rất có thể sẽ là “Hoa quân nhập Việt”. Vì vậy, với một sự kiện sẽ đi vào lịch sử dân tộc như Hội nghị Thành Đô, thay vì nói đó là Hội nghị bình thường hóa quan hệ Việt – Trung như cách nói từ trước đến nay thì phải nói rằng đó là sự kiện mở ra một sự bất bình thường trong quan hệ giữa hai nước thì đúng hơn". Vào cùng thời gian với thiếu tướng Lê Duy Mật, có một lá thư khác của cựu đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, được đăng trên Blog Nguyễn Tường Thụy. [2] Đưa ra một số hiện tượng xâm thực mềm nguy hiểm, đẩy nền kinh tế Việt Nam vào sự phụ thuộc Bắc Kinh nghiêm trọng, như cho thuê hàng trăm ngàn rừng đầu nguồn 50 năm, khai thác bauxite Tây Nguyên, hơn 90% các dự án EPC lọt vào tay thầu Trung Quốc, v.v..., bức thư nhấn mạnh: "Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc  ở Thành Đô có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định, thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt-Trung, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với Trung Quốc ở Thành Đô". Cho rằng, "Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc" như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... theo tôi chỉ là tin đồn đoán, nếu có trích từ nguồn báo chí Trung Quốc thì cũng là những ngôn ngữ điêu ngoa, phóng đại. Trung Quốc thực tâm muốn biến Việt Nam thành một nước chư hầu, hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế và cả chính trị, chứ không thể nào biến Việt Nam thành một Tây Tạng hay Nội Mông được. Cho dù triều đại cộng sản có bán nước cầu vinh, thì tinh thần chống ngoại xâm phương Bắc từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, vẫn nung nấu. Họ sẽ dễ dàng thao túng, điều khiển hơn khi có một tập đoàn thái thú ngoan ngoãn. Trung Quốc chẳng dại dột đối diện với sự chống đối quyết liệt nếu biến mình thành kẻ cai trị trực tiếp. Lịch sử hai nước đã chứng minh điều này. Qua một ngàn năm Bắc thuộc, Trung Quốc đã không đồng hoá nổi dân tộc Việt và cuộc chiến đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng của Ngô Quyền, chính thức kết thúc ách đô hộ hơn một thiên niên kỉ, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Song song, dù ĐCSVN áp dụng chính sách phò Trung Quốc để duy trì độc quyền cai trị,  nhưng trong giới lãnh đạo không phải không có mâu thuẫn, chia rẽ. Vẫn tồn tại xu hướng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc, cho dù ảnh hưởng của phe thân Trung Quốc đang mạnh hơn nhiều. Mang giàn khoan HD 981 vào vùng kinh tế Việt Nam là một bước đi quan trọng của Trung Quốc trong việc thăm dò phản ứng của Việt Nam và quốc tế, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã cho rút sớm hơn dự định một tháng, là do trong lúc này chưa thể vì một giàn khoan mà có thể mất đứt cả nước CHXHCN Việt Nam. Không thể bỗng dưng đánh mất một tập đoàn lãnh đạo dường như đang ngả hẳn về Trung Quốc. Không thể có đuợc ở bất cứ nơi nào những gì đang nắm trong tay như trên lãnh thổ Việt Nam. Không thể đánh mất một thị trường 100 triệu dân dễ dãi và thực dụng để tống khứ hàng hoá độc hại. "Dục tất bất đạt", Trung Nam Hải không thể vì mộng bành trướng mà quá vội vã. Họ cần có thêm thời gian. Trước mắt vẫn tiếp tục tiến hành mạnh mẽ cuộc xâm thực trên đất liền. Việc Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh hay thi công đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, chưa nói tới khu Formosa năm ở Hà Tĩnh cho thuê 70 năm, chứng tỏ chính sách xâm lược mềm và khuynh loát Việt Nam bằng kinh tế rất hiệu quả. Thiết nghĩ chẳng bao giờ ĐCSVN bạch hoá nội dung Hội nghị Thành Đô, bởi vì chế độ cộng sản luôn đồng nghĩa với dối trá, bưng bít thông tin. Nhưng, dù có bạch hoá hay không cũng chẳng mấy quan trọng. Quan sát những gì mà họ làm với Trung Quốc và thẳng tay đàn áp mọi tư tuởng yêu nước chống Trung Quốc trong hơn hai thập niên qua, ta đã đủ hiểu được thực chất của những thoả thuận như thế nào.  Không đến nỗi trở thành Tây Tạng, Nội Mông, nhưng Việt Nam đang và sẽ trở thành một cứ điểm quan trọng trong chính sách bành trướng của Trung Quốc. ĐCSVN thực sự  nối giáo cho giặc, đã và đang dẫm đạp lên lợi ích lâu dài và chủ quyền của dân tộc. © Lê Diễn Đức -------------------------------------------------------------------------------- [1] - http://bongbvt.blogspot.com/2014/08/thieu-tuong-le-duy-mat-co-hay-khong-... [2] - http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2014/08/04/phai-cong-bo-cac-tho... [3] - http://hahien.wordpress.com/2012/08/12/hoi-nghi-thanh-do-mo-dau-mot-giai...   Nguồn: rfavietnam.com
......

„Thương Yêu là Trung Thành“

„Thương Yêu là Trung Thành“ (Lm Nguyễn Tầm Thường) Cộng đoàn Công giáo Mannheim và vùng phụ cận tổ chức lễ Tạ Ơn và mừng 2x 25 năm ngày Thành Hôn Mannheim-Neuostheim, chủ nhật, ngày 20 tháng bảy năm 2014. Hôm nay tại nhà thờ St. Pius, Mannheim-Neuostheim, không khí thật nhộn nhịp. Anh Vũ Minh Đồng và anh Võ Hoàng Sơn trong bộ Âu phục còn chị Hương và chị Liên trong bộ áo dài tha thướt, tay cầm vòng hoa cưới, còn có „phù dâu“ tí hon Thiên Hương đầu mang vòng hoa và „phù rể“ cũng tí hon Thiên Ân trong bộ Âu phục chỉnh tề. Anh chị Đồng-Hương và anh chị Sơn-Liên hôm nay mừng kỷ niệm 25 năm ngày Thành Hôn. Thánh lễ bắt đầu lúc 14.30 giờ với nghi thức đón chào hai đôi uyên ương:  Lm tuyên úy Dominik Trần Mạnh Nam cùng các em giúp lễ xuống cuối nhà thờ rước hai đôi mừng Ngân Khánh Hôn Phối lên hàng ghế đầu. Ca đoàn Sêraphim với ca trưởng Hoàng Anh cùng với sự phụ giúp của hai cháu Việt Châu (dương cầm) và Thiên Trúc (Violine) đã làm tăng thêm vẻ trang trọng và vui tươi của ngày đặc biệt này. Trong thánh lễ có nghi thức thật cảm động là anh chị Đồng- Hương và anh chị Sơn-Liên đã lên trước bàn thờ đọc lại lời hứa cách đây 25 năm là sẽ yêu thương nhau đến trọn đời. Phần „lời nguyện giáo dân“ do bốn người con của hai anh chị Đồng-Hương và Sơn-Liên đảm trách. Nhờ sự dạy dỗ tận tâm của cha mẹ và các thầy cô của lớp Việt Ngữ Heidelberg nên các cháu đều nói và đọc tiếng Việt rất giỏi. Trong bài giảng Lm Nam cầu chúc cho tình yêu của hai đôi mừng Ngân Khánh Hôn Phối ngày càng lớn mạnh. Lm Nam ví tình yêu giống như một giòng sông: Khi mới bắt nguồn từ trên rừng nó là thác nước rất mạnh mẽ chạy luồn qua các tảng đá, khe hốc… nhưng khi xuống tới đồng bằng thì nó trở nên êm đềm, tuy nhiên rất sâu và đầy thức ăn nên là nơi cho các loại cá và các sinh vật khác sinh sống. Lm Nam nhận định trong tình yêu hôn nhân hay trong đời sống tu trì cũng đều có những khó khăn, vấn đề của nó, song với sự phụ giúp và „hộ tống“ của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ giải quyết được tất cả. Lm Nam kể 2 chuyện vui sau để tặng anh chị Đồng-Hương và Sơn-Liên cũng như tất cả mọi người đang sống hoặc sắp sửa bước vào đời sống hôn nhân: 1. Một ông bố tới trường gặp cô giáo để nói chuyện về hạnh kiểm cũng như về học bạ của con mình. Cô giáo nói: - Học trò B., con ông học giỏi lắm. Môn nào cũng được điểm tốt hết. Em chỉ có mỗi một   lỗi là hay… nói nhiều.   Ông bố thở dài từ tốn nói:      - Cô có công thức nào để chữa „bịnh nói nhiều“ thì cho tôi biết với. Từ 25 năm nay tôi vẫn chưa kiếm ra được công thức nào để áp dụng cho… vợ tôi cả. 2. Một cô vợ mới ăn mừng 25 năm ngày Thành Hôn nói với chồng: - Từ ngày em để hình anh trong bóp tiền có vấn đề gì em cũng giải quyết được cả, anh ạ. - Em để hình anh trong bóp tiền để lúc nào cũng nhớ đến anh, phải không ? Em làm anh cảm động quá. -  Không phải. Em để hình anh trong bóp tiền là để khi nào có vấn đề em lấy ra ngắm và tự nhủ: Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT, mấy vấn đề kia chỉ là… lẻ tẻ. Khi sắp kết thúc thánh lễ anh Vũ Minh Đồng lên cung thánh cám ơn LM Nam, cám ơn ca đoàn, cám ơn tất cả mọi người đã giúp bằng nhiều hình thức khác nhau cho buổi tạ ơn này, cũng như mời cộng đoàn xuống hội trường để cùng chung vui. Anh Đồng đã rút bóp tiền ra và „thành khẩn khai báo“ là ảnh cũng luôn mang hình bà xã, tức chị Hương theo trong người. Bàn tiệc Buffet với rất nhiều món ăn hấp dẫn do hai anh chị Đồng-Hương, Sơn-Liên và các tín hữu khác mang tới để chung vui. Anh Hồ Hoàng Tinô (chủ tịch cộng đoàn) đã mời Lm Nam tặng 2 đôi mừng Ngân Khánh món quà  của cộng đoàn mỗi đôi một cái cúp (Pokal). Ngài nói: - Chúc mừng anh chị Đồng-Hương được giải nhất. Sau đó quay qua anh chị Sơn-Liên Lm Nam nói: - Chúc mừng anh chị Sơn- Liên cũng được giải nhất đồng hạng. Để giúp vui ca đoàn Seraphim hợp ca và cháu Bích-Ngọc đã đơn ca tặng hai đôi uyên ương. Ngoài ra, còn có màn võ đạo Việt Nam cổ truyền dưỡng sinh „Thiên Địa“ (anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đảm trách) do các em học sinh và phụ huynh trình diễn: Thiên-Ân, Thiên-An, Thiên-Trúc, Hoàng Giang, Kim-Thủy, Kim-Vinh, Hoàng-Sơn.  Để kết thúc xin trích một đoạn trong bài suy niệm „ Thương yêu là trung thành“ của Lm Nguyễn Tầm Thường: „Kiếm tìm hoàn hảo là tìm kiếm một thất vọng lớn nhất. Tôi không thể làm người bạn đời trọn vẹn hạnh phúc. Người bạn đời cũng chẳng thể cho tôi mọi ước mơ. Vì cả hai đều yếu đuối và mắc nhiều lỗi lầm, cả hai không là thiên thần mà là người. Là người nên tôi không thể làm thỏa mãn người được. Không làm thỏa mãn người được cũng có nghĩa là người cũng chẳng thể làm thỏa mãn được tôi. Như thế, hạnh phúc là cùng nhau lắng nghe tiếng hót của con chim họa mi. Cùng chịu gió lạnh của mưa. Chịu khổ của bão. Hạnh phúc trong hôn nhân là cùng nhau góp một ước mơ. Cùng nhau gánh nỗi đau của đời.“ (Lm Nguyền Tầm Thường)       Minh Hoài
......

LÊ VĂN TÁM - " I NỚP U"

Anh yêu thương! Tính đến ngày em hết là "con lừa" thì em đã yêu anh ngót nghét được 20 năm có lẽ..., em bắt đầu yêu anh kể từ ngày em nhập học lớp 1, em bị nhét vào ngôi trường mang tên Lê Văn Tám, và thế là cái tên anh lúc nào cũng nằm chình ình ngay trên ngực áo em, phập phồng theo nhịp thở của trái tim em, sáng nào tung tăng đến trường em cũng hát vang toáng cả con đường như con điên bài hát về anh mà em đã bị bắt học thuộc, và điều đặc biệt là em đã được vinh dự chọn đi thi kể chuyện về "Lê Văn Tám - người anh hùng tí hon giả tưởng của chế độ"...em đã rinh 1 cái giải cộng với phần thưởng lớn lao bao gồm 1 tấm giấy khen, 1 bịch kẹo và 1 cuốn sổ. Ôi chao ơi cái đám bạn em "lồng lộn" lên vì ghen tức với em, cả lũ chúng nó cũng đều rất yêu anh nhưng chưa có đứa nào được vinh dự học thuộc lòng và kể vanh vách chiến công của anh trước "Trại súc vật" toàn tai to mặt lớn...trong cái đại hội gì đó em quên mẹ nó rồi. Em đành an ủi chúng nó bằng cách chia kẹo và cả lũ giơ tay "thề quyết tâm" sẽ noi gương anh là bọn lừa chúng em sẽ sẵng sàng là "ngọn đuốc sống" thiêu cháy tất cả những gì Đảng và NN cho là "phản động"...   Anh yêu! Em những tưởng tình yêu em dành cho anh sẽ theo em mãi mãi đến suốt đời suốt kiếp nhưng không ngờ tình chúng ta ngang trái quá. Em đã đau đớn vật vã, khóc lóc suýt đâm đầu vào xe bus tự tử mấy lần khi cái thằng "in tẹt nét" nó dám bảo là anh không có thật, anh là do một bọn chính trị khốn nạn vẽ vời xây dựng lên. Nó và một số người có tên tuổi như GS Phan Huy Lê khẳng định cái hình tượng chúng em yêu dấu là hình ảnh giả tưởng "láo toét, bịa đặt" do ông Trần Huy Liệu bị ép viết theo yêu cầu của chế độ. Em đau đớn đến bầm tím ruột gan, sao lại có sự thật phũ phàng đến thế? Sao tình yêu quê hương, đất nước, yêu anh hùng của em và các thế hệ chung "chuồng lừa" lại có thể bị "chà đạp" đến như vậy? Tụi em đã được "nhồi sọ" là phải yêu anh đến chết bỏ thì làm sao mà chúng em không đau đớn, vật vã cho được khi phát hiện ra Honey của em chỉ là sản phẩm của một sự tuyên truyền, dối trá, lừa lọc... Anh yêu thương! Dù sao em cũng đã lỡ yêu anh, vì yêu anh nên em phải nói cho cái bọn khốn nạn tạo dựng nên anh biết rằng: dù anh là ai? Anh là thật hay là giả thì tụi nó cũng là lũ vô lương tâm và bỉ ổi khi dùng thủ đoạn chính trị, dùng hình tượng "trẻ em" để tuyên truyền kích động trẻ em "tự sát". Bọn chúng chẳng khác gì các bọn khủng bố trên Thế Giới bắt trẻ em ôm bom tự sát, lợi dụng trẻ em cho những mưu đồ chính trị... Nói trắng ra tụi nó còn tàn độc và thâm hiểm hơn nhiều vì chúng dùng quyền của chúng ngụy tạo lịch sử, bơm đầy gian dối vào sách giáo khoa, chúng nhồi sọ, đóng gói biết bao điều tàn tệ, man trá, phi lí vào đầu hàng triệu hàng triệu đứa trẻ, từ thế hệ này sang thế hệ khác... để rồi lớp trẻ VN sau 1975 không khác gì những con cừu ngây ngô bảo sao nghe vậy, cho gì ăn nấy, chỉ biết ấm ức cúi đầu thinh lặng, vô cảm vô tình với quyền lợi dân tộc, quyền lợi đất nước...Chúng đã sử dụng thuốc độc tiêm vacxin cho tụi em từ lúc mới học mẫu giáo cho đến lớp Đại học, chúng em đã miễn nhiễm với các từ "tự do, dân chủ, hạnh phúc", chúng em chỉ biết có mỗi "độc lập" và hả hê với vinh quang "chiến thắng quân thù" của đất nước VN. Chúng tạo dựng dây chuyền sản xuất và thải ra hàng loạt các thế hệ có mắt, có tai, có tim, có óc... cũng như mù, câm, điếc vì mắt chỉ thấy có mỗi Đảng CSVN quang vinh, tai chỉ nghe những được những thông tin gian dối 1 chiều bị bóp méo, óc chỉ luẩn quẩn nghĩ đến cơm ngày 3 bữa, tim luôn phập phồng nơm nớp lo sợ, hèn kém chưa bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi quyền lợi chung và đấu tranh vì chính nghĩa...Ôi, chúng đã thành công và hả hê trước "sự im lặng của bầy cừu"...!   Lê Văn Tám, anh là minh chứng hùng hồn nhất cho sự man trá của chế độ này. Nếu anh có "linh thiêng ", hãy châm ngọn lửa dũng cảm vào các thế hệ trẻ, hãy giúp họ nhận ra đâu là sự thật, hãy giúp họ cởi bỏ lốt cừu, lên tiếng và hành động để xứng đáng là thế hệ tiên phong trong công cuộc "giải phóng" đất nước. Your Love!
......

61…Rồi bao nhiêu nữa?

Lá Thư Ngỏ của 61 đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) mở đầu bằng câu "Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết", và đưa ra 3 yêu cầu cốt lõi sau: - Yêu cầu ĐCSVN "thay đổi Cương Lĩnh" - Yêu cầu ĐCSVN "từ bỏ xây dựng chủ nghiã xã hội" - Yêu cầu ĐCSVN chuyển từ toàn trị sang dân chủ   và yêu cầu ĐCSVN làm ngay 3 việc sau: - Chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập - Trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình. - Cho nhân dân biết sự thật về thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v… Từ ngày thành lập vào năm 1930, ĐCSVN có tổng cộng 4 cương lĩnh hoặc những văn bản có tính cương lĩnh, đó là: - Chánh Cương Tháng 2, 1930 do ông Hồ Chí Minh soạn. - Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, Tháng 10, 1930, do ông Trần Phú soạn. - Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, Tháng 2, 1951, do ông Hồ Chí Minh và ông Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo. - Cương lĩnh năm 1991 được Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) thảo luận và thông qua. Trong 2 tài liệu đầu, cương lĩnh ĐCSVN đặt mục tiêu là chủ nghiã xã hội và chủ nghiã cộng sản. Trong 2 tài liệu sau thì mục tiêu chỉ là chủ nghiã xã hội. Xem vậy, quá trình 84 năm lịch sử, mục tiêu xuyên suốt và cập nhật của ĐCSVN vẫn là chủ nghiã xã hội. Con đường mà ĐCSVN dẫn dẫn dân tộc đi về chủ nghiã xã hội trong 84 năm qua đã đưa Việt Nam từ vị trí Hòn Ngọc Viễn Đông xuống vị trí thấp nhất tại khu vực trên tất cả mọi phương diện: đất nước mất tự chủ, ngày một lệ thuộc vào Trung Cộng với nguy cơ Bắc thuộc; kinh tế suy sụp và khủng hoảng, xã hội đồi trụy băng hoại; dân trí thấp kém; tham ô nhũng lạm tràn lan; dân oan đói khổ; các quyền tự do căn bản không còn. Tất cả ngày một tồi tệ hơn. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng ĐCSVN, mới đây đã phát biểu là “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa."   Xét nhận định của người lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN, và nhìn những hậu quả vô cùng tệ hại mà con đường đi đến chủ nghiã xã hội đã gây ra cho đất nước Việt Nam, thì thấy rằng yêu cầu "từ bỏ chủ nghiã xã hội" và "chuyển từ toàn trị sang dân chủ" của các tác giả Thư Ngỏ là một yêu cầu hoàn toàn chính đáng. Về những yêu cầu cần làm ngay.   Hãy mường tượng một ngày đẹp trời, tất cả những nhà dân chủ, những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, tất cả những người tranh đấu cho quyền lợi của dân oan và của công nhân hiện đang bị giam cầm như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trần Thị Thúy, Hồ Đức Hoà và các thanh niên Công Giáo, Trần Huỳnh Duy Thức, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Quốc Quân, … và hàng trăm người nữa được trả tự do và không còn bị quản chế, không còn bị công an sách nhiễu, đóng chốt, cấm đi lại, hành hung, …, và những tổ chức xã hội dân sự được tự do hoạt động. Ngày đó quả thật sẽ là một ngày rất đẹp trời. Những con người ôn hoà, yêu quê hương và dân tộc này, với tấm lòng và trí tuệ của họ, chắc chắn sẽ dồn hết tâm huyết vào việc ngăn chận nguy cơ đến từ phương Bắc, và đóng góp tích cực vào tiến trình chọn ra một con đường khác thích hợp hơn cho tương lai của dân tộc. Thư Ngỏ cũng yêu cầu ĐCSVN cho người dân biết sự thật về thoả thuận Thành Đô 1990. Tới giờ phút này thì chẳng ai còn nghi ngờ gì nữa về việc tại Hội Nghị Thành Đô 1990 các lãnh đạo ĐCSVN Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh … đã ký kết những văn kiện bán nước, nhượng đất nhượng biển của tổ tiên cho Trung Cộng. Sự thật như thế nào, dù có hay không thì sự kiện cực kỳ hệ trọng như vậy người dân Việt Nam có quyền được biết và phải được biết để cùng giải quyết việc nước. Cứ giả thử như việc ký kết bán nước đó là có thật thì người dân Việt Nam ngày hôm nay có bắt buộc phải tuân thủ một quyết định cực kỳ sai trái và phản lại quyền lợi của dân tộc như vậy hay không? Dĩ nhiên là không! Việc bảo tồn đất đai của tổ tiên là việc phải làm cho dù cái giá phải trả có đắt đến đâu! Tổ tiên chúng ta cũng đã bao phen trải qua những khổ nạn như vậy, và xương máu Việt Nam đã đổ xuống để chúng ta còn dải đất Việt Nam hình chữ S ngày hôm nay. Không một ai, kể cả ĐCSVN, có quyền lén lút phạm tội tày đình này. Không biết sự thật thì không thể ngăn chặn nguy cơ mất nước. Do vậy, việc các tác giả Thư Ngỏ yêu cầu ĐCSVN cho biết sự thật về Hội Nghị Thành Đô là một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng. 61 người đảng viên ĐCSVN ký tên Thư Ngỏ hẳn nhiên có những quá trình đấu tranh khác nhau và những động lực khác nhau khi cùng ký tên vào Thư Ngỏ. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là họ đã cùng đồng ý với nhau về đường hướng căn bản chung, và những nhu cầu cấp thiết vào giờ phút này, và cùng gióng lên tiếng nói chung. 61 người, với tổng số 2.997 tuổi Đảng, như hàng ngàn viên gạch xây dựng nên và giữ cho ĐCSVN còn tồn tại đến ngày hôm nay, tiếng nói của họ không còn là những tiếng nói đơn lẻ mà biểu hiện cho giòng suy tư đồng bộ của nhiều người, đại diện cho khối lớn những đảng viên có cùng suy nghĩ mà chưa tiện lên tiếng. 61 có đủ để những người lãnh đạo ĐCSVN tỉnh ngộ mà chọn con đường khác cho dân tộc hay không? Cả dân tộc đang chờ người đảng viên thứ 62, 63,…630, 6.300, 630.000, … lên tiếng./.   Nguồn: DienDanCTM
......

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam dự họp báo quốc tế về tự do tôn giáo tại Hà Nội

“Không hề hay biết” và sự thật trần trũi   (VNTB) Chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Heiner Bielefeldt, được tiến hành từ ngày 21 đến ngày 31/7/2014 đã kết thúc với cuộc họp báo tại Hà Nội và ra Tuyên bố báo chí về chuyến thăm Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.     Báo cáo viên đặc biệt Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Heiner Bielefeldt.Ảnh JB Nguyễn Hữu Vinh.   Vi phạm nặng nề Bản Tuyên cáo báo chí đưa ra dài 13 trang với những nhận định về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng – một trong những quyền phổ quát, cơ bản của quyền con người – tại Việt Nam. Nhận định chung của bản Tuyên bố báo chí, là những vi phạm nặng nề của Việt Nam về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Không chỉ về sự thiếu hụt các cơ sở pháp luật, mà còn là những hành xử của nhà nước đối với quyền con người căn bản này. Buổi họp báo được quan tâm bởi nhiều hãng truyền thông quốc tế lớn, báo chí Việt Nam và nhiều nhân vật thuộc Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như Hoa Kỳ và một số nước khác.   Họp báo. Ảnh JB Nguyễn Hữu Vinh. Điều đặc biệt ở cuộc họp báo này là ngoài các báo chí quốc tế, báo chí Việt Nam cử đại diện đến, thì thành viên Hội nhà báo Độc lập Việt Nam là ông J.B Nguyễn Hữu Vinh có mặt theo lời mời. Thời lượng cuộc họp báo trong khoảng 1h30 phút. Báo cáo viên đặc biệt LHQ đã trình bày tóm tắt các nội dung chính về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam qua những thu thập được sau chuyến công tác của mình. Bản tuyên bố và trình bày của ông Heiner Bielefeldt đã nêu bật những vi phạm trầm trọng của nhà nước Việt Nam, từ chính sách, luật pháp cho đến hành xử của chính quyền Trung ương và địa phương đối với các quyền tự do tôn giáo của công dân. Từ những vấn đề vi phạm bên ngoài xã hội dân sự cho đến những hạn chế, thiếu vắng sự chăm sóc đời sống tinh thần, tôn giáo của những người bị tù đày.   Bản Tuyên bố cũng đề cập đến những quyền căn bản của con người – quyền tự do tôn giáo của các quân nhân, một lực lượng mà dân chúng Việt Nam phải tham gia. Không hề hay biết!? Điều đặc biệt hài hước và vô lý, là hàng loạt những vi phạm nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam trong lĩnh vực này đã thể hiện rõ, nhưng khi ông hỏi Tòa án Nhân dân Tối Cao và các cơ quan trung ương khác, thì đều nhận được câu trả lời là không hề hay biết hoặc nhận được phản ánh của người dân trong xã hội về những vi phạm quyền tự do tôn giáo. Ông lưu ý nhiều đến việc quản lý tôn giáo của nhà nước và hình thức bắt buộc các tôn giáo trong việc ‘đăng ký’ các hoạt động của mình. Ông phủ nhận việc đăng ký như một yêu cầu phải có để thực thi quyền tự do tôn giáo, ông nhấn mạnh: “Như vậy, quyền của một cá nhân hay một nhóm đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của họ không bao giờ có thể “được tạo ra” bằng bất kỳ thủ tục hành chính nào. Đúng ra là ngược lại, việc đăng ký phải là phương tiện cho quyền con người này, mà bản thân quyền ấy phải được tôn trọng là có trước bất kỳ việc đăng ký nào. Trên cơ sở nhận thức chung ấy, việc đăng ký phải là một đề nghị của Nhà nước, không phải một yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý”. Đặc biệt, ông nêu rõ quá trình làm việc của ông, nhóm Phật Giáo nhà nước đã cho ông biết rằng: “Dựa trên giả định rằng hầu hết các giá trị tôn giáo và lợi ích của Nhà nước trùng nhau, nhiều tôn giáo đã trở thành thành viên của Mặt trận Tổ quốc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tổ chức tôn giáo lớn nhất trong Mặt trận Tổ quốc là Giáo Hội Phật giáo Việt Nam… Tuy nhiên, trong khi công nhận sự đa dạng ngay trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi lưu ý thấy thái độ phủ nhận các thực hành Phật giáo bên ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một vài chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết họ chưa bao giờ nghe thấy các nhóm Phật tử độc lập ở Việt Nam. Một số vị khác ám chỉ đến “quan điểm riêng” của một số cá nhân bị dẫn dắt bởi các tham vọng có vấn đề về mặt đạo đức và không đáng được chú ý nghiêm túc. Việc gán những mối quan tâm “ích kỷ” vặt vãnh cho những người đang thực hành Phật giáo hay các tổ chức tôn giáo ngoài các kênh chính thống là một điều được lặp đi lặp lại trong các cuộc trao đổi”. Ông cũng lên án việc nhà nước Việt Nam đã không giữ những cam kết với LHQ khi ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, bằng chứng là hai chuyến đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum đã không thể thực hiện được bởi có nhiều ngăn cản. Đồng thời nhiều người đã gặp khó khăn vì bị ngăn chặn khi có ý định gặp ông mà cam kết của Việt Nam là ông có thể đi bất cứ đâu và gặp bất cứ người nào mà không bị hạn chế. Ông đặc biệt lưu ý rằng tất cả mọi người đã gặp gỡ, cộng tác với ông đều phải được nhà nước Việt Nam tôn trọng như nghĩa vụ của mình đã cam kết trước HĐNQ LHQ. Bản tuyên bố còn nêu rõ các định nghĩa, các giá trị về quyền tự do tôn giáo được phổ cập và thế giới công nhận. Trong đó quyền tự do tôn giáo là một quyền căn bản trong các quyền con người mà người dân phải được hưởng như Việt Nam đã ký cam kết trong các văn bản quốc tế. Ông cũng cho biết rằng, phía nhà nước Việt Nam đã thông báo cho ông biết năm 2016 sẽ có Luật Tôn giáo ra đời và hi vọng sẽ là bước tiến để quyền tự do tôn giáo của người dân được đảm bảo hơn. Đối diện sự thật Sau đó, ông đã dành nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi. Các nhà báo được thoải mái để đặt các câu hỏi và ông đã trả lời trực tiếp.     Một nhà báo của Đài Truyền hình Việt Nam đặt câu hỏi theo hình thức ‘rửa mặt’ cho nhà nước rằng: “Ông thấy gì qua việc thời gian qua, nhà nước Việt Nam đã cho nhiều tổ chức tôn giáo được đăng ký hoạt động”? Với câu hỏi này, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, ông Heiner Bielefeldt đã trả lời rõ ràng như sau: “Việc cấp các đăng ký hoạt động cho các nhóm tôn giáo nào đó, không thể hiện quyền tự do tôn giáo của người dân được tôn trọng. Bởi quyền tự do tôn giáo là hiển nhiên và nó có trước việc đăng ký. Quyền đó cao hơn cả việc đăng ký với nhà nước hoặc bất cứ tổ chức nào”. Nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh – thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – đã đặt các câu hỏi như sau: - Thưa ông, ông có nói rằng có những thay đổi trong văn bản luật pháp và năm 2016 sẽ có Luật Tôn giáo ra đời để cải thiện tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nhưng, ở Việt Nam việc có văn bản luật pháp, Hiến pháp và thực hiện các văn bản đó là một khoảng cách. Ví dụ các bản Hiến pháp từ 1946 đến 2013 đều ghi rõ: Các cơ sở tôn giáo được luật pháp bảo hộ. Tuy nhiên đến nay, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã bị nhà nước lấy mất 2.500 cơ sở tôn giáo. Đặc biệt nhiều cơ sở bị lấy đi trắng trợn mà không có bất cứ một văn bản nào hợp với luật pháp từng thời kỳ của chính nhà nước Việt Nam. Cần làm gì để khắc phục trình trạng này? Ông Heiner Bielefeldt đã trả lời rằng ông biết có những thông tin về việc tranh chấp đất đai, tài sản của các tôn giáo ở Việt Nam của nhà nước. Việc nhà nước tịch thu đất đai, không cấp các tư cách pháp nhân cho các tôn giáo và những hành động khác như là sự hạn chế quyền tự do tôn giáo của công dân. Việc cần khắc phục là nhà nước cần có các luật để quản lý xã hội, thực thi các luật ấy cách khách quan và công bằng. Trên hết là thừa nhận quyền tự do tôn giáo của công dân - dù được công nhận hay không - là bất khả xâm phạm. Một số blogger và facebooker cũng đã đặt câu hỏi liên quan đến cách quản lý tôn giáo ở các nước khác và vai trò của các tổ chức tôn giáo trong việc cổ vũ quyền tự do, dân chủ của công dân. Ông Heiner Bielefeldt cho rằng: Việc các tổ chức tôn giáo cổ vũ quyền tự do, dân chủ cho người dân là quyền của họ trong một xã hội tiến bộ, không ai có thể can thiệp được. Nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh – thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – đã đặt các câu hỏi như sau: - Thưa ông, ông nói về bản Hiến pháp 2013 có những câu chữ tiến bộ hơn về quyền tự do tín ngưỡng. Vậy xin ông cho biết với một bản Hiến pháp mà trong đó ghi rõ rằng: Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh (là hệ chủ nghĩa và tư tưởng vô thần) làm cơ sở nền tảng cho đất nước. Vậy quyền tự do tư tưởng của công dân liệu có thể được đảm bảo hay không? Một vấn đề nữa là ở Việt Nam, giáo hội Công giáo VN với 1/10 dân số đến nay vẫn không được công nhận tư cách pháp nhân. Do đó một cá nhân có nhiều tiền, có thể mở trường đại học, bệnh viện…, trong khi đó thì Giáo hội Việt Nam không hề được công nhận chức năng này. Về báo chí, cả Giáo hội đến nay không có một tờ báo nào để thông tin cho giáo dân biết các vấn đề trong và ngoài Giáo hội. Đặc biệt, khi có những mâu thuẫn, hệ thống báo chí nhà nước đã vùi dập Giáo hội Công giáo bằng những trò vu cáo và dối trá. Ông nhận định thế nào và trong các cuộc làm việc với nhà nước Việt Nam, ông có đề cập vấn đề này hay không? Ông Heiner Bielefeldt cho biết, việc được tự do báo chí, tự do biểu đạt tiếng nói của mình là một trong những quyền căn bản của con người để đảm bảo tự do tôn giáo. Mặt khác, ở Việt Nam đã hạn chế quyền tự do tôn giáo bằng cách không công nhận tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo, do vậy các tổ chức này không thể có các hoạt động bình thường như mua bán, giao dịch, thừa kế… Đây là sự vi phạm có hệ thống của nhà nước Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh rằng, ông có thông tin về việc Giáo hội Công giáo chỉ được mở một số lớp nhà trẻ mà không được tham gia vào việc giáo dục cho giáo dân cũng như công dân. Mới đây ông có thông tin rằng một Đại học Công giáo đã được khởi xướng và sẽ ra đời. Ông hi vọng sẽ có kết quả tốt đẹp hơn.   JB Nguyễn Hữu Vinh tại cuộc họp báo Không thể “hiểu lầm”   Một nhân viên Bộ Ngoại giao cũng đã phát biểu một số điều về công lao của Việt Nam trong việc đón tiếp đoàn của Báo cáo viên đặc biệt LHQ đến Việt Nam. Ông này không giới thiệu chức danh – ông cho biết: Đã một số lần đón tiếp các báo cáo viên và đây là nỗ lực lớn, cũng như là thiện chí của Việt Nam. Việc xảy ra sự cố không đi đến được An Giang, Gia Lai, Kon Tum, việc ông Heiner Bielefeldt nói rằng một số người bị ngăn cản là những việc do hiểu lầm mà tạo ra. Ông Heiner Bielefeldt trả lời: Như phần đầu bản Tuyên bố, ông đã cảm ơn nhà nước Việt Nam đã đón ông như đã cam kết với LHQ. Tuy nhiên việc một số người bị ngăn cản, việc không thể đi đến các tỉnh như kế hoạch của ông, không thể giải thích là sự hiểu lầm và dù có sự hiểu lầm, thì điều đó cũng hoàn toàn không giải thích được thỏa đáng việc bảo đảm quyền bí mật, riêng tư của Báo cáo viên đặc biệt của LHQ. J.B Nguyễn Hữu Vinh Nguồn: ijavn.org
......

Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc

Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản (đứng đầu là Mỹ) và cộng sản (đứng đầu là Liên Xô) đã chấm dứt vào đầu thập niên 1990 sau khi Liên Xô tan rã và chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu. Vui mừng trước sự cáo chung của chiến tranh lạnh, không hiếm người hân hoan tin tưởng từ nay thiên hạ sẽ thái bình, và vì thái bình, sẽ thịnh vượng mãi mãi. Tuy nhiên, sự lạc quan kéo dài không lâu. Hiện nay, bóng ma chiến tranh lạnh đang lù lù xuất hiện trở lại với hai kẻ thù rất lớn: Nga và Trung Quốc.   Từ mấy tháng nay, qua các biến động tại Ukraine, người ta thấy rõ là Vladimir Putin có rất nhiều tham vọng và sẵn sàng bất chấp tất cả các thiệt hại về kinh tế để mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga, qua đó, biến Nga thành một đế quốc lớn và mạnh, đủ sức để đương đầu với Mỹ và Cộng đồng châu Âu. Việc xâm lăng của Nga ở một phần lãnh thổ của Ukraine đặt Mỹ và các đồng minh vào một thế rất khó xử: Họ chỉ có một vũ khí duy nhất là kinh tế, nhưng trong lãnh vực kinh tế, hầu như tất cả các quốc gia ở Tây Âu đều có những quan hệ chằng chịt với Nga, do đó, chủ trương cấm vận đối với Nga rất dễ gây nên những phản ứng ngược. Tuy vậy, không ai tin Nga có thể uy hiếp được Mỹ và châu Âu. Sức mạnh của Nga chỉ đủ để uy hiếp một số quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia nằm trong khối Liên Xô cũ. Ngay cả khi thu phục lại hết tất cả các quốc gia trước đây từng nằm trong Liên bang Xô Viết, Nga cũng không đủ mạnh để trở thành một nguy cơ đối với thế giới. Kẻ thù thứ hai, Trung Quốc, đáng sợ hơn. Sau mấy chục năm ẩn nhẫn lo phát triển theo chính sách của Đặng Tiểu Bình, gần đây, có lẽ tự tin vào sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, Trung Quốc bắt đầu giương vây giương cánh thách thức với thế giới. Sự thách thức ấy thể hiện ở hai địa điểm: châu Phi và châu Á. Phần lớn người Việt, theo dõi các tranh chấp biển và đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và Việt Nam, dễ có cảm tưởng chiến tranh lạnh đang xảy ra ngay trong khu vực mình ở. Tuy nhiên, theo Nick Turse, trên tờ The Huffington Post mới đây, tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh ấy không chừng đang xảy ra ở Nam Sudan tận Phi châu. Nam Sudan (tên đầy đủ là Cộng hoà Nam Sudan, The Republic of South Sudan) là một quốc gia mới nhất hiện nay: Nó chỉ được thành lập vào năm 2011 sau khi tách rời ra khỏi Sudan. Về địa thế, Nam Sudan giáp giới, về phía bắc, với Sudan; phía đông, với Ethiopia; phía đông nam với Kenya; phía nam với Uganda; phía tây nam với Cộng hòa Dân chủ Congo; và phía tây với Trung Phi (Central African Republic). Với dân số khoảng 9 triệu, Nam Sudan có khá nhiều sắc tộc; các sắc tộc ấy lại hiếm khi thuận hoà với nhau, do đó, hầu như ngay sau ngày tuyên bố lập quốc, Nam Sudan đã rơi vào nội chiến. Hiện nay, hai lực lượng chính đang tranh giành nhau một cách quyết liệt nhất là lực lượng chính phủ của Tổng thống Salva Kiir và một lực lượng khác do cựu phó Tổng thống Riek Machar, người bị Tổng thống Kiir cáo buộc là âm mưu đảo chính, lãnh đạo. Cả hai đều được ủng bộ bởi nhiều sắc tộc. Hậu quả là có ít nhất trên 10.000 người bị giết; vô số phụ nữ bị hãm hiếp và khoảng một triệu rưỡi người phải tản cư, trong đó, có trên 250.000 người phải chạy sang các nước láng giềng để xin tị nạn. Khi Nam Sudan tổ chức trưng cầu dân ý để ly khai ra khỏi Sudan vào năm 2011, Mỹ rất ủng hộ. Tờ The New York Times xem sự ra đời của nước Nam Sudan có thể, trong chừng mực nào đó, được xem là một tác phẩm của Mỹ. Trước, quan hệ giữa Mỹ và Sudan cực xấu: Mỹ xem Sudan như một nơi chứa chấp bọn khủng bố, do đó, đã ra lệnh cấm vận Sudan trong thời gian khá dài. Giúp đỡ thành lập nước Nam Sudan được xem là một cách để giảm thiểu các nguy cơ gây rối từ Sudan. Để giúp Nam Sudan trong những năm chập chững lập quốc, Mỹ đã đổ ra cả hàng tỉ Mỹ kim để viện trợ, xây dựng hạ tầng cơ sở, từ cầu đường đến trụ sở văn phòng chính phủ các cấp, và giúp đỡ về quân sự cũng như an ninh. Ngày Nam Sudan tuyên bố độc lập, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu: “Tôi tự tin là quan hệ hữu nghị giữa Nam Sudan và Mỹ sẽ chỉ càng ngày càng sâu đậm trong những năm sắp tới.” Các nhà chiến lược của Mỹ hy vọng với sự ổn định, phát triển và dân chủ ở Nam Sudan, Mỹ có thể sẽ đẩy mạng tiến trình dân chủ đến các nước chung quanh. Ngoài ra, còn một lý do khác, rất thực dụng: Nam Sudan là nơi sản xuất dầu khí lớn hàng thứ ba ở châu Phi, chỉ sau Nigeria và Angola. Tuy nhiên, các dự tính của Mỹ chỉ là một giấc mơ. Chính phủ nước Nam Sudan càng ngày càng tỏ ra tham nhũng và bất lực, họ lại không đoàn kết được mọi người. Các tranh chấp giữa các đảng phái và các sắc tộc càng ngày càng trầm trọng. Tiền viện trợ của Mỹ đổ vào đó như muối đổ biển. Tuyệt vọng với Tổng thống Kiir, Mỹ quay sang ủng hộ cựu Phó Tổng thống Machar. Giữa lúc ấy, Trung Quốc nhảy vào giúp Tổng thống Kiir. Họ viện trợ cho chính phủ Kiir số lượng vũ khí trị giá cả hàng chục triệu đô la. Họ cũng đổ hàng tỉ đô la giúp chính phủ Nam Sudan xây dựng các cơ sở vật chất mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì về dân chủ và nhân quyền. Bù lại, họ được quyền khai thác và mua dầu khí của Nam Sudan. Hiện nay, Trung Quốc tiêu thụ đến gần 80% số lượng dầu thô của nước này. Như vậy, trong cuộc nội chiến ở Nam Sudan hiện nay, có hai lực lượng chính đứng phía sau: Mỹ và Trung Quốc.  Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Michael Makuei Leuth xem những xung đột tại nước ông là điểm nóng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới hiện nay. Không phải ai cũng đồng chí với ông, nhưng hầu như ai cũng thấy những tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Phi càng ngày càng quyết liệt. Người ta chỉ không biết được một điều: Khi nào thì những tranh chấp ấy nổ lớn? Nguồn: Blog / Nguyễn Hưng Quốc
......

Việt Nam sẽ lấy lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Việt Nam sẽ lấy lại quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bị China xâm lược trái phép trong trường hợp nào? Mặc dù China đã chiếm Hoàng Sa tròn 40 năm (1974-2014), chiếm một số đảo tại Trường Sa đã là 26 năm (1988-2014), và hiện tại họ đã đầu tư rất lớn cơ sở hạ tầng tại hai vị trí này…, nhưng không có nghĩa là Hoàng Sa, Trường Sa là của China. Mặc dù ngày 24 tháng 7 năm 2012, nhà cầm quyền China đã thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, trực thuộc tỉnh Hải Nam, để quản lý cả vùng rộng lớn với hàng triệu km2 trên Biển Đông Việt Nam, và biển Tây Philippines…, nhưng điều này cũng không có nghĩa là Hoàng Sa, Trường Sa là của China. Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945, và để bảo đảm Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng quy định các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm:   (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.   Như vậy, bằng việc xâm lược để có được sự chiếm hữu đối với Hoàng Sa và một phần Trường Sa, China đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Và đó là hành động phi pháp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, mà China không chỉ là thành viên, mà là một trong năm thành viên thường trực. Lo sợ trước sự bền bỉ của người Việt trong việc đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã bị China xâm lược trái phép và bất hợp pháp, cho nên, gần đây, với giọng điệu rất ngang ngược, kiểu nước lớn… Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước China, trong bài viết: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt” (1), được báo điện tử vtc.vn lược dịch về “bốn không được” như sau: “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”. Qua đó cho thấy rằng, việc Việt Nam tuyên truyền về chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã làm cho Bắc Kinh hết sức lo sợ. Đó không chỉ là duy trì tinh thần yêu nước của người Việt, vốn là khắc tinh của kẻ thủ xâm lược, mà còn là lời cảnh báo đến thế giới về sự quyết tâm của người Việt trong việc thu lại lãnh thổ hợp pháp của mình. Hiện nay, China đang là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, chỉ xếp thứ hai sau siêu cường là Mỹ. Tuy vậy, với nội bộ bất ổn toàn diện, gồm: Sự đấu đá giữa các phe phái chính trị; nền kinh tế phát triển nóng, không bền vững; môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng; các quan chức tham nhũng đang mang những đồng tiền cướp được của nhân dân chạy trốn ra nước ngoài; đặc biệt là sự phản kháng đòi độc lập của các Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương, và Tây Tạng… tất cả đang đưa China đến bất ổn nội bộ và có thể sụp đổ bất cứ khi nào. Nếu như ai cũng biết được rằng, sau khi bị bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, thì Nhật Bản buộc phải trả lại tất cả các lãnh thổ mà nước Nhật chiếm đóng trước đó cho các quốc gia. Thì cũng hay tin rằng, người Việt sẽ lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa từ China trong hoàn cảnh tương tự. Tại sao vậy? Để có được “đường lưỡi bò” theo như mưu đồ của Bắc Kinh, thì không còn cách nào khác, Bắc Kinh buộc phải thực hiện chiến tranh xâm lược trong tương lai. Và sự thảm bại đến với họ sẽ là điều không tránh khỏi. Hiện nay, do tình hình quốc tế thay đổi, Bắc Kinh đang thực hiện một hình thái chiến tranh xâm lược kiểu mới, bằng việc đưa hàng vạn tàu cá được nhà nước hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật (2) để thực hiện chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, China đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Chiếc mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” đã chính thức được Bắc Kinh vứt bỏ, làm cho cộng đồng thế giới lại càng cảnh giác với Bắc Kinh. Tập Cận Bình và đội ngũ của ông ta tại Bắc Kinh đang thực hiện những bước phiêu lưu để rồi sẽ nhận được hậu quả đích đáng trong tương lai. 03.8.2014 H. M.   (1) http://vtc.vn/311-490509/quoc-te/tan-hoa-xa-lai-trang-tron-vu-khong-de-d... (2) http://dantri.com.vn/the-gioi/bao-anh-vach-tran-am-muu-dung-tau-ca-chiem... Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Tác hại của tuyên truyền

Theo cách hiểu thông thường, tuyên truyền là truyền bá những thông tin lệch lạc để quảng bá một mục tiêu chính trị hay một quan điểm. Theo cách hiểu này tôi thấy ở VN có nhiều hiểu lầm hay lệch lạc về các sự kiện lịch sử chỉ vì những sản phẩm của tuyên truyền.   Năm nay kỉ niệm đúng 50 năm ngày 3 tàu hải quân VN đụng độ với tàu khu trục Maddox của Mĩ (2/8/1964). Báo chí VN mô tả trận đánh đó như là một “chiến thắng giòn giã” của hải quân VN (1) vì đã đuổi được tàu Maddox. Nhưng tôi nghĩ đây là một sản phẩm tiêu biểu của tuyên truyền, và nó sẽ làm lệch lạc sự thật lịch sử. Trong thực tế, cuộc đụng độ không tương xứng đó làm cho 3 tàu của VN đều bị hư hỏng, 4 thuỷ thủ bị tử vong, 6 người bị thương. Còn tàu của Mĩ chẳng hề hấn gì; họ thậm chí phản công gây nhiều tổn hại cho VN. Tàu Maddox cũng chẳng “chạy trốn” mà nó còn quay lại với một tàu khác cùng máy bay oanh kích và gây tổn thất khá lớn trên đất liền. Đã 50 năm rồi, chẳng có gì phải giấu diếm, nên nói thật cho công chúng biết. Không nói thì họ (cũng như tôi đây) vẫn có thể tìm trên mạng để đọc và biết.   Trong quá khứ, tuyên truyền đã làm sai lệch lịch sử. Một trong những sản phẩm tuyệt vời của tuyên truyền là nhân vật Lê Văn Tám. Đó là một cậu bé được hư cấu hoàn toàn, mà tác giả của nó là Trần Huy Liệu (2), lúc đó (1946) là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động của VNDCCH. Ông Liệu sáng tác ra một thiếu niên 18 tuổi tên Lê Văn Tám, vì căm thù giặc Pháp, đã tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè vào ngày 1/1/1946. Người sáng tác câu chuyện Lê Văn Tám cho biết Tám chạy 50 mét để vào đến kho xăng. Nhưng người sáng tác có vẻ hơi cường điệu. Làm sao một đứa bé 10 tuổi, với sức nóng dữ dội của xăng, có thể chạy đến 50 mét? Nhưng sau này chúng ta biết rằng đó chỉ là hư cấu, chứ không có nhân vật Lê Văn Tám. Tác giả của nó thú nhận một cách chống chế: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.” Ấy vậy mà Lê Văn Tám đã đi vào lịch sử, vào sách giáo khoa, có tên công viên và đường phố. Mặc cho tác giả trần tình, rất nhiều người vẫn không tin rằng Lê Văn Tám là nhân vật hư cấu!   Tuyên truyền có thể gieo căm thù cho cả một cộng đồng. Ngày xưa ở miền Bắc VN, tôi đoán người ta tuyên truyền nói xấu về chế độ miền Nam VN dữ lắm. Bộ máy tuyên truyền ngoài đó đã thành công gieo được vào đầu óc của người dân thường rằng chế độ Mĩ Nguỵ rất ác ôn; lính Nguỵ chỉ đánh thuê, rất ác ôn đến nỗi họ ăn gan uống máu người; sĩ quan và quan chức Nguỵ sống phè phỡn, bê tha, truỵ lạc, trong khi đó thì người dân đói khổ đến nỗi không có chén để ăn cháo. Có lẽ người dân ngoài Bắc tưởng là thật, nên có lí do để vào Nam giải phóng cho dân miền Nam. Có lẽ tin là quân Nguỵ ác ôn, nên mới có tình trạng khi tù cải tạo từ miền Nam bị áp tải ra ngoài Bắc bị dân chúng quăng đá ném gạch và chửi rủa thậm tệ. Có vài người chết vì đòn thù này. Không biết bao nhiêu là đạo diễn (như thời Cải cách ruộng đất) và bao nhiêu là căm thù thực sự, nhưng hệ quả của tuyên truyền quả là ghê gớm. Cũng vì tuyên truyền mà đến nay người dân VN vẫn tin rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới do UNESCO công nhận. Sự thật thì UNESCO không có văn bản nào công nhận ông hay bất cứ ai là “danh nhân văn hoá thế giới” (3). Vậy mà báo chí và giới lãnh đạo vẫn cứ dùng cụm từ “danh nhân văn hoá thế giới”. Có lẽ họ đã bị nhập tâm cái sản phẩm tuyên truyền đó và nói như là một quán tính. Còn rất nhiều tác hại của tuyên truyền mà rất khó liệt kê hết ở đây. Có những câu nói gần như đi vào tâm tưởng của người dân mà khi nói ra họ cũng không để ý đến tính hợp lí của nó. Trước đây, có người phàn nàn về câu “Mừng đảng, mừng xuân, mừng đất nước” người ta mới giật mình thấy có cái gì không đúng. Hay như từ một bài ca “đảng đã cho ta mùa xuân” đi vào câu khẩu hiệu mà chẳng ai để ý mùa xuân là kết tinh của đất trời hội tụ chứ có ai cho đâu. Tương tự, câu “Nước CHXNCN Việt Nam muôn năm” nếu nghĩ kĩ cũng khó có thể vì trên thế gian này chẳng có cái gì tồn tại vĩnh viễn cả. Các hoàng đế Tàu ngày xưa cũng thích “vạn tuế” mà có ai đạt được đâu. Những sản phẩm tuyên truyền đó nó được gieo vào tâm trí của nhiều thế hệ để rồi theo thời gian nó trở thành một loạt sự thật giả tạo.   Có thể nói không ngoa rằng VN là một xứ sở của tuyên truyền. Bật tivi, mở radio, đọc báo, tất cả đều có bóng dáng và cái air của tuyên truyền, đặc biệt là các bản tin và bài viết liên quan đến chính trị, xã hội, sử, văn học. Đó là chưa kể đến những pano nền đỏ chữ vàng xuất hiện trên khắp đường phố từ nông thôn đến thành thị, từ lộ nhỏ đến đường cao tốc đều mang nội dung tuyên truyền. Cái gì cũng tuyên truyền, từ chính trị, đóng thuế đến có con đều tuyên truyền. Tuyên truyền hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, và ở bất cứ nơi nào. Thử tưởng tượng, người dân phải bị “exposed” (phơi nhiễm) với cường độ tuyên truyền như thế thì trước sau gì cũng bị nhiễm. Tổ sư về tuyên truyền của Đức Quốc Xã là Joseph Goebbels từng nói rằng một lời nói dối nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành chân lí. Điều này rất đúng với VN. N.V.T —– (1)http://danviet.vn/xa-hoi/50-nam-ngay-hai-quan-thang-tran-dau-dam-quyet-d... (2) Ông Trần Huy Liệu được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ nhận ấn kiếm của Vua Bảo Đại vào năm 1945. Bảo Đại mô tả ông Liệu như là “Một người gầy gò trông rất thảm hại, đeo kính đen để giấu cặp mắt lé”. http://www.viet-studies.info/kinhte/BaoDai_HCM_DL.htm (3) http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf Records of the General Conference Twenty-fourth Session Paris, 20 October to 20 November 1987 (xem trang 135)   Nguồn: FB Nguyen Tuan
......

Anh Hùng Lê Văn Tám Là Không Có Thật.

Lệ Rơi, Lê Văn Tám & Những suy ngẫm về giá trị ảo   Lệ Rơi, cái tên xuất hiện dày đặc mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam. Sự thật cho thấy, Lệ Rơi, nghệ danh của một chàng trai chân chất người Hải Dương hay hát ngô nghê với giọng hát bị lỗi nhịp sai tone, là một trường hợp đặc biệt đến mức khó hiểu. Lệ Rơi hát không hay nếu không muốn nói là thảm họa. Và những ai nghe Lệ Rơi hát chắc chắn sẽ bật cười hoặc nhăn mặt nhíu mày. Ấy vậy mà dư luận lại quan tâm quá mức. Tôi đi cà phê với bạn cũng nghe họ nhắc đến Lệ Rơi. Tôi đi vào một trường đại học quốc tế cũng nghe các bạn trẻ bàn luận về Lệ Rơi. Đã thế, Lệ Rơi đang nổi tiếng lại thêm nổi tiếng. Các bầu show ở Hà Nội đua nhau mời Lệ Rơi tham gia biểu diễn, cat-xê ngang tầm ca sĩ hạng trung ở Việt Nam.   Vậy vì sao Lệ Rơi lại nhanh chóng trở thành hiện tượng như vậy? Một chàng trai với ngoại hình bình thường, phát âm khi nói còn chưa tròn vành rõ chữ, giọng hát lại càng phải xem xét lại. Vậy mà dư luận lại quan tâm. Và chính vì dư luận quan tâm quá mức như vậy, kéo theo truyền thông phải vào cuộc và truy lùng gốc tích chàng trai nông dân chăm sóc vườn ổi Lệ Rơi. Theo tôi nghĩ, tất cả họ đang hiếu kỳ và xem Lệ Rơi như một trò giải trí. Thật trớ trêu! Dư luận rõ ràng đang tung hô một giá trị ảo. Một anh chàng không có tài năng bỗng dưng vụt nổi tiếng. Truyền thông giật tin hàng ngày. Không còn một thể thống gì. Một nghệ sĩ trẻ và nổi tiếng cũng đã lên tiếng về vụ việc, anh cho rằng dư luận quá “ác” khi cười cợt và tung hô quá lố về một chàng trai như vậy. Liệu “tài năng” đó rồi sẽ đi về đâu? Không thể có sự tồn tại lâu dài được. Giá trị ảo rồi sẽ biến mất, nhưng hệ lụy là sẽ còn xuất hiện bao nhiêu Lệ Rơi, Lệ Rớt, Lệ Nhỏ Giọt đây? Lại nhớ đến chuyện Lê Văn Tám. Thuở nhỏ đi học, sách giáo khoa tiểu học đã dạy câu chuyện của anh Lê Văn Tám. Vậy mà cách đây không lâu, chính cơ quan ngôn luận của chính phủ Việt Nam đã lên tiếng rằng nhân vật Lê Văn Tám là không có thật. Câu chuyện về nhân vật lịch sử Lê Văn Tám thường được biết đến là một cậu bé bán đậu phộng có tinh thần quả cảm đã dũng cảm tự thiêu để đốt kho xăng của Pháp ở Thị Nghè, Sài Gòn. Lê Văn Tám tẩm dầu lên người, tự thiêu và chạy vào kho xăng vào năm 1945. Hình tượng Lê Văn Tám luôn được ca ngợi là biểu tượng của sự anh dũng, quả cảm của tuổi trẻ. Câu chuyện “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám lan truyền theo những chính sách phổ cập giáo dục. Nhiều địa phương của Việt Nam cũng dùng tên Lê Văn Tám để đặt cho nhiều tuyến đường, công viên, quỹ học bổng, rạp phim,… Theo một bài viết trên tạp chí Xưa và Nay số tháng 10 năm 2009, giáo sư sử học Phan Huy Lê đã công bố rằng nhân vật Lê Văn Tám là một nhân vật hư cấu. Theo đó, vụ cháy kho xăng là có thật, nhưng nhân vật Lê Văn Tám là do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Xã hội lúc bấy giờ là ông Trần Huy Liệu dựng lên. Chính ông Trần Huy Liệu cũng đã thú nhận điều đó với Gs. Phan Huy Lê. Câu chuyện kho xăng bị cháy được đăng tải rộng rãi, thậm chí trên những tờ báo và tạp chí nước ngoài. Tuy nhiên, những bài báo ở nước ngoài đã nghi ngờ tính xác thật của câu chuyện về nhân vật Lê Văn Tám. Những bài báo ấy phân tích và đưa ra nhận định: khi một người tự thiêu cháy mình như “ngọn đuốc sống”, rõ ràng chỉ cần bước vài bước là đã gục xuống, không có chuyện chạy cả quãng dài để lao vào kho xăng. Ông Trần Huy Liệu sau đó cũng đã tự trách bản thân vì quá bất cẩn trong việc tham khảo khoa học mà dẫn đến tình huống trớ trêu thiếu hợp lý như vậy. Ông Trần Huy Liệu cho biết “vì nhiệm vụ tuyên truyền” nên phải dựng nên một câu chuyện về một thiếu niên anh dũng, quả cảm. Rõ ràng ông đã tiên liệu được sau này, sẽ có người đi tìm tung tích của nhân vật Lê Văn Tám. Đến giờ, khi mọi chuyện đã sáng tỏ, nhân vật Lê Văn Tám là không có thật, và cũng chẳng có thiếu niên nào anh dũng, quả cảm như câu chuyện hư cấu kia, liệu những con đường, những trường học, những quỹ học bổng mang tên Lê Văn Tám có còn ý nghĩa với công chúng? Và liệu rồi sau này, chúng ta có còn hoài nghi về tính trung thực của lịch sử? Sẽ có bao nhiêu câu chuyện được dựng nên? Bao nhiêu nhân vật chỉ là hư cấu? Giá trị lịch sử liệu có đáng để bao nhiêu thế hệ học sinh, sinh viên miệt mài tìm hiểu? Dẫu biết lịch sử chưa bao giờ phản ánh đúng 100% sự thật, nhưng rõ ràng câu chuyện về Lê Văn Tám đã là trò cười cho không chỉ dân Việt mà cả những nước khác.   Lệ Rơi, một tài năng ảo, bị những người rãnh rỗi mang ra làm trò cười. Lê Văn Tám, một anh hùng ảo, cũng trở thành trò cười về cách miêu tả lịch sử. Điểm chung của họ là đều mang giá trị ảo. Những giá trị ảo sẽ kéo theo những hệ lụy rất nguy hiểm. Giá trị lịch sử ảo làm cho con người mất lòng tin vào lịch sử, nghi ngờ những anh hùng mà họ tung hô, băn khoăn về tính xác thực của những sự kiện diễn ra trong quá khứ, được ghi chép và tuyên truyền cho đến hôm nay. Tài năng ảo dẫn đến sự xuống cấp về thẩm mỹ thưởng thức, tạo ra những sản phẩm nhảm nhí và được tung hô, khen thưởng, trả công một cách vô trách nhiệm. Hy vọng sau này, những giá trị, tài năng ảo như trên không còn xuất hiện nữa. Ðọc thêm Blog / Cao Huy Huân
......

THƯ TRẢ LỜI 61 ĐẢNG VIÊN LÃO THÀNH

Các bác kính mến, thú thực là em đã đọc kỹ thư kiến nghị của các bác trên trang Dân Luận, Với kiến nghị như thế này, thường trực ban bí thư TƯ ĐCS VN hay đại loại gì đấy, không bao giờ trả lời các bác đâu. Chẳng ai trả lời các bác cả. Em còn đây, các bác còn đấy, cứ chờ xem, em nói cấm có sai. Biết là chẳng bao giờ họ trả lời các bác, thì em mạo muội trả lời các bác vậy, để các bác khỏi mong thư hồi âm.     Thư các bác không dài, nhưng vấn đề không mới, ai cũng biết, 90 triệu dân VN biết tỏng lâu rồi, 16 ủy viên bộ CT cũng biết tỏng lâu rồi. Nhưng trả lời các bác làm sao đây. Các bác toàn kiến nghị khó, như đánh đó nhau.   Thôi, em trả lời các bác từng phần theo thứ tự từ trên xuống để phần nào các bác yên lòng. Bản kiến nghị, tựu chung lại có 2 phần. Phần 1 là hiện tình đất nước. Phần 2 có 2 kiến nghị cụ thể. Em thử trả lời như sau, các bác xem sao:   1. Các bác bảo xây dựng đất nước theo con đường CNXH là sai lầm, 30 năm đổi mới chưa triệt để nên gây ra nhiều mặt lũng đoạn trong xã hội …. Cái này đích thân đồng chí TBT Trọng đã trả lời rồi. Đại ý là “đổi mới“ chỉ là một giai đoạn ngắn để tháo gỡ tình thế về kinh tế thôi. Còn nền tảng là chính trị không thể thay đổi được”. Điều này có nghĩa là, các bác liệu chừng, đến một ngày đẹp trời nào đó các bác cùng toàn đân vác hộ khẩu lên phường nhận tem phiếu theo tiêu chuẩn lương thực thực phẩm hàng tháng nhé. Chợ búa dẹp hết nhé, tất cả vào HTX nhé… Có vậy mới xây dựng CNXH được, chứ cứ như nền kinh tế thị trường bát nháo hiện nay thì 100 năm nữa chưa chắc đã có ( Lời của TBT Trọng). Mà điều các bác phải nhớ, Hiên nay đồng chí TBT Trọng đang khao khát hàng ngày hàng giờ làm sao xây dựng CNXH trên đất nước ta thật mau. Kẻo 100 năm năm nữa bác ấy không kịp sống.   Các bác, 61 người ai cũng là đảng viên CS cả, thế mà các bác quên một điều căn bản sống còn: Nếu không vì mục tiêu xây dựng CNXH thì đảng CS tồn tại để làm gì? Xây được hay không được, không quan trọng. Cứ phải hô hào như vậy đã, để mà còn lý do tồn tại, lý do lãnh đạo. Chứ không nói như vậy để dân nó chửi cho là đồ ăn bám à. Bí lắm thì nói liều là sứ mệnh do dân tộc giao phó, do nhân dân lựa chọn Các bác bảo thôi đừng theo Mac-Lê nữa, chẳng hóa các bác muốn giải tán cái đảng này à? Cái này đồng chí Nguyễn MInh Triết đã nói rõ rồi “Hổng được đâu”… Thôi thì thế này, các bác làm gương trước đi: Trả lại thẻ Đảng, tự ý xin ra, như bác Đằng, anh Đức nghe còn thuyết phục hơn cái bản kiến nghị. Nói ngược lại, các bác còn là đảng viên CS thì các bác đừng khuyên từ bỏ chủ nghĩa Mac-Lê, nghe nó chối lắm. Làng nào chẳng thờ ông khai canh, nghề nào chẳng thờ ông tổ. Đến nghề làm… còn có nữa là.   2. Rồi các bảo đảng độc tài toàn trị, Thế chẳng nhẽ các bác muốn đa đảng à. Nếu muốn, các bác tự lập ra đảng mới đi. Pháp luật có cấm đâu. Khi nào an ninh CS bắt bớ các bác, các bác kiến nghị cũng chưa muộn kia mà. Còn quan điểm của đảng CS VN là không đa đảng. Cái này, cũng bác Triết nói rõ rồi “đa đảng là chết“ nói toạc ra, đa đảng dân không chết, mà đảng CSVN chết ngay, chết không kịp ngáp. Phải chăng các bác muốn như vậy? Em nghĩ các bác trên TƯ đảng không muốn như vậy. Nhìn Sadam bị treo cổ, Gradafi bị lôi ống cống là các bác ấy hãi lắm.   3. Rồi các bác bảo là kìm hãm tự do dân chủ chia rẽ dân tộc. Thế dân chủ, tự do là cái gì, mặt mũi nó ra sao? đã có bao giờ dân VN này được biết thế nào là tự do dân chủ đâu mà so sánh. Các bác nói vậy, em biết vậy, chứ bảo thế nào là tự do dân chủ thì em chịu, em chưa bao giờ qua Âu-Mỹ, em chưa biết. Em không dám đòi. Còn chia rẽ dân tộc thì các bác nói hơi mơ hồ. Trong nước thì khấu hiệu “Đoàn Kết, Kỷ Cương…” giăng đầy đường đấy, các bác không đọc à? Với bà con Việt kiều bác Triết có khúc ruột ngàn dặm của bác vắt qua tận bên Mỹ rồi. Các bác cũng không thấy sao? Rõ ràng chủ trương của đảng CSVN là không chia rẽ nhé. Chủ trương của đảng lâu nay là tập hợp thật đông quần chúng, càng đông càng tốt, một lòng theo đảng, đảng bảo gì nghe nấy, đừng ý kiến ý cò gì hêt. Còn lòng dân không theo là lỗi tại dân. Các bác nói thế là oan cho đảng ròi. Đảng không vui đâu.   4. Các bác bảo tham nhũng tràn lan, đất nước kiệt quệ, tụt hậu so với các nước trong khu vực. Cái này cũng đúng, ai cũng thấy. Nhưng bọn cán bộ địa phương các cấp, ban ngành đoàn thể, lương ba cọc ba đồng nó ăn gì để nó làm việc. Không tạo điều kiện cho nó chấm mút thì nó bỏ việc à? Lúc ấy các bác ra mà làm nhé. Có bọn nó mới có người phục vụ chế độ. Nói toạc ra, chế độ này còn tồn tại là nhờ bọn nó. Thằng nào làm cán bộ mà không ăn cắp là thằng đấy có nguy cơ chống phá đảng, không chóng thì chầy cũng bị các đồng chí “tận tụy phục vụ chế độ“ cho bật xới. Cho nên các bác muốn truy tìm, tố cáo tham nhũng, rất dễ. Các bác xem thằng nào luôn mồm hô to “Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm“ là thằng đấy tham nhũng nhiều nhất. Cái này bác Sang gọi là bầy sâu. Cứ xem thằng nào to mồm ca ngợi đảng CSVN, thằng đó là chính loại sâu bự. Như vậy phần tình hình chung em đã nói ró chân lý từng điểm cho các bác rồi nhé. Giờ đến phần 2, kiến nghị. Em cũng nói ngắn thôi:   5. Các bác kiến nghị chuyển đổi mô hình chính trị từ toàn trị sang mô hình dân chủ. Vậy cái mô hình ấy nó như thế nào. Sao các bác không đính kèm bản kiến nghị ấy một bản luận cương, xem nó cụ thể nó ra sao. Chứ các bác nói dân chủ chung chung ấy thì bố ông TBT cũng không sao mà hình dung ra được. Còn về dân chủ thì chị Doan thay mặt đảng và nhà nước cũng đã khẳng định rồi “nước ta có nền dân chủ gấp ngàn lần các nước tư bản chủ nghĩa“. Vậy thì các bác còn đòi dân chủ như thế nào nữa. Rõ là các bác được voi đòi tiên.   6. Nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc thì đúng rồi. Nhưng bảo không phụ thuộc vào nó thì mua bán với ai. Đồ của nó rẻ, toàn dân ai dùng cũng được. Cho nó trúng thầu thì phần lại quả lớn hơn bọn Nhật, lại đảm bảo không bị tố. Làm ăn với nó kiểu gì nó cũng mời qua TQ vài lần, ăn chơi không bị dòm ngó. Vậy thì các bác bảo nên chọn ai. Cho bọn trong nước trúng thầu thì vừa đắt, vừa làm ẩu. ăn xong còn bị nó tố ngược mới oan gia làm sao. Thôi tạm thời cứ chơi với nó vài chục năm nữa đã, cho lành.   7. Lâu nay chọn đại biểu đại hội đảng toàn quốc, thì cũng bầu từ cơ sở lên đấy thôi. Chứ bộ CT, ban chấp hành TƯ công đâu mà đi chọn cả nghìn đại biểu. Toàn là dưới cơ sở nó bầu lên đấy chứ. Nó phe cánh o bế cho nhau thì các bác phải chỉ ra nó không xứng đáng như thế nào chứ. Bây giờ mà hỏi 10 thằng thì cả 11 thằng nó bảo nó yêu nước đấy chứ, có thằng nào không yêu nước đâu. Nhưng yêu nước chung chung thì cũng chưa được, phải kèm thêm yêu đảng, yêu chế độ nữa, cái này thì bọn ấy có thừa tình yêu. Vì đảng là suối nguồn tươi trẻ của nó mà. 8. Bầu đại biểu Quốc hội cũng vậy, toàn là dân bầu lên chứ ai. Dân đi bầu là dân ngu thì các bác chịu, chứ biết kêu ai bây giờ. Em nhớ không nhầm, gần đây có vị đại biểu quốc hội thẳng thừng tuyên bố “quốc hội là của dân, quốc hội sai thì dân chịu“ (đảng vô can). Thế thì các bác còn thắc mắc gì nữa. ..   9. À còn cái chuyện biểu tình yêu nước nữa, “cái ni là mệ không ưng mô“. Nói thật với các bác, chế độ nào, chứ chế độ CS sợ biểu tình lắm. Từ biểu tình đến sụp đổ chế độ chỉ cách nhau một gang tay. Đi nhanh hơn ung thư giai đoạn cuối. Nên ở chế độ CS là không có biểu tình. Mít tinh ủng hộ thì được. Đại loại như mít tinh ủng hộ Putin chiếm trọn bán đảo Crưm thì OK. .. 10. Còn tù nhân chính trị nữa, nói gọn, đấy là con bài dự trữ để đối ngoại. Thả làm sao được, Có thả 1 thì bắt 10. Bọn Âu Mỹ nó yêu sách đủ điều. Bây giờ mà không lưu trữ vài chục tù nhân chính trị thì nó đòi hỏi nhiều điều mệt hơn. Nào là bầu cử tự do, nào là đa đảng, nào là công đoàn độc lập… Tù nhân chính trị là thứ dễ mặc cả nhất với phương tây. Khi nào cảm thấy có lợi (hoặc bất lợi quá) thì ta thả vài thằng, nom xem kho hơi cạn thì ta đi bắt dự trữ vài thằng nữa. Các bác thông cảm, đây là cái vốn lận lưng của đảng. ... Trả lời các bác như thế có lẽ tạm đủ rồi. Hy vọng các bác không thắc mắc nữa. Để kết thúc, em hầu các bác một bài thơ em vừa làm, để các bác thư giãn. Tên bài thơ là: CÂY ĐA Ở CỔ LOA   Ở Cổ Loa. Có một cây đa, Ngót một ngàn năm tuổi. Năm 939 Đức Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Chấm dứt Bắc thuộc ngàn năm. Ngài về lại Cổ Loa, Trồng một cây đa, Phục dựng vương triều cũ. Nhưng than ôi! Năm 90 thế kỷ 20. Triều đại nhà Hồ, Qua Thành Đô khấu đầu cúi lạy. Cây đa chết. Một ngàn năm Bắc thuộc bắt đầu. Bài thơ có dở các bác đừng cười nhé. Trần Sơn Nguồn: danluan.org
......

Ai là tác giả đích thực của đề nghị bán nước của CSVN ở Thành Đô 1990?

Cái kim lòi ra, cục phân bốc mùi, khối u độc di căn Mấy hôm nay lề dân sôi sục lên với những bài tin về nội dung thỏa thuận được cho là bán nước Việt cho Tàu ở Hội nghị Thành Đô của đảng CSVN với CSTQ năm 1990, mà Tân Hoa xã, Hoàn Cầu Thời báo, Wikileaks… vừa đưa ra, vì có câu: “Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….” Tất nhiên là đảng im lặng hoàn toàn. Chính cái thỏa thuận Thành Đô đảng CSVN ký với CSTQ đã 24 năm nay mà họ vẫn đang còn cố giấu diếm như mèo giấu cứt, dù nó đang bốc mùi lộ chất độc thối rồi, nên chưa biết họ sẽ “liếm láp” tiếp ra sao? Chẳng ngạc nhiên và cũng thật đáng mừng khi còn có những người dân Việt như thiếu tướng Lê Duy Mật với tư cách đảng viên đã yêu cầu đảng của mình công bố chính thức nội dung Thỏa thuận Thành Đô đó… Nếu tướng Mật đã đưa yêu cầu của mình theo đúng thủ tục “góp ý nội bộ” thì sẽ có hai khả năng: đảng sẽ lờ tịt đi hay sẽ… khai trừ ông ra khỏi đảng. Nay yêu cầu của ông đã được công khai trên lề dân –tức “không theo đúng qui trình”, thì khả năng sau cao hơn, cũng như đảng mới khai trừ ông Ls. Trừng vậy. Nhưng câu chuyện sẽ không thể kết ở đó. Tất cả mới bắt đầu… Với bài này, tôi muốn nói đến phần trước nữa, phần bắt nguồn, của Hội nghị Thành Đô 1990 của CSVN, và cố gắng thử trả lời câu hỏi như đầu bài đưa ra (tất nhiên, đó là nhóm chóp bu đảng CSVN rồi, nhưng bắt đầu từ ai?), hòng góp phần dự đoán “câu chuyện bán nước ở Thành Đô” của đảng CSVN sẽ tiếp diễn như thế nào?... Chứ chả lẽ dân Việt ta chỉ biết ngồi chờ “đảng ta dẫn dắt và lãnh đạo”, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác mãi?! Bối cảnh, hay điều gì dẫn đến Hội nghị Thành Đô? Tại “thằng” Gorbachốp! Đó là tuyên bố hùng hồn và lời giải thích chính thức đến tận hôm nay 2014 của đảng CSVN, lý giải nguyên nhân phải có Hội nghị Thành Đô của họ năm 1990 trong các hội nghị đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở và đến các chi bộ phường xóm, vỉa hè… Câu nói đó thể hiện văn hóa cao đặc thù của đảng CSVN – hôm qua đảng coi ông là vị Cứu tinh, là Giấc mơ, là Thiên đường mơ ước cho đảng theo, hôm nay ông là tội đồ bắt đảng phải theo mẹ đĩ già TQ! Câu nói đó thể hiện tâm thế hèn kém muôn đời của đảng CSVN, không bao giờ dám đối diện vấn đề và sự thật, chỉ luôn chỉ tay đổ lỗi cho người khác cho những hành động cơ hội luồn cúi bán dân hại nước của mình! Thực chất chuyện gì đã xảy ra? Đã có ba chuyện chính lớn xảy ra. Đến năm 1989 thì bức tường Berlin sụp đổ cùng hàng loạt các nước cộng sản tự gọi là XHCN ở Đông Âu và liên bang Xô viết tan rã - chiến tranh lạnh kết thúc với bên thua không có người để giương cờ trắng là bên cộng sản. Trong khi đó, Cộng sản VN đang dựa vào cộng sản Liên xô, nên chới với… Sự kiện thứ hai là ở Thiên An Môn tháng 6/1988 ở Bắc Kinh, cũng trước một phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên như đã bắt đầu ở Đông Âu trước đó mà kết thúc là bức tường Berlin bị đập tan theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, chính quyền cộng sản Bắc Kinh với lệnh từ Đặng Tiểu Bình, đã dùng súng và xe tăng bắn và nghiền nát hàng ngàn sinh viên đấu tranh tay không trên quảng trường đỏ ấy làm nó thực sự đỏ vì máu và thịt của những người Trung Hoa trẻ dũng cảm vô song đó… Sự kiện thứ ba là tình trạng khốn cùng của dân ở Việt Nam. 15 năm sau “chiến thắng vẻ vang”, đã nắm trong tay toàn đất nước, chính quyền cộng sản Việt nam đã hoàn toàn thấy bại trong công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình, đưa kinh tế đất nước đến đáy bùn nghèo khốn tận cùng, đảng hèn kém tham nhũng và vô đạo đức đã mất hết uy tín trước dân và cả các đảng viên chân chính. Đảng CSVN lúc đó lại chống Tàu (vì Tàu đánh chiếm biên giới VN năm 1979) và dựa vào đảng CSLX đã tan rã, thì có nguy cơ cũng sẽ tan rã như thế… Thế là, đảng CSVN chọn đổi chủ, chọn đi theo chủ mới đang chính là kẻ thù số 1 của dân tộc mình, là đảng CSTQ. Thế là họ xin đến TQ, xin có Hội nghị Thành Đô để qui hàng để có thể tiếp tục giữ thể chế cộng sản của mình ở VN, bằng bạo lực Tàu như họ đã thể hiện trên Thiên An Môn. Nhưng mức độ thần phục TQ đến thế nào, tức nội dung cụ thể của thỏa thuận ở Thành Đô năm 1990 đó là gì, đảng CSVN đến nay vẫn chưa dám công bố cho đảng viên của mình biết. Nhưng lý do và mục đích của Hội nghị đó thì ai cũng rõ: vì đảng sợ nhân dân Việt Nam khai tử, như nhân dân các nước khác đã khai tử các đảng CS ở Đông Âu và cả Liên xô, vì lợi ích –vì sự thịnh vượng của các dân tộc đó. Với Hội nghị Thành Đô, đảng CSVN đã đặt lợi ích của đảng trên lợi ích dân tộc Việt Nam. Nhưng đến bán cả quốc gia cho TQ, như nội dung thỏa thuận đã hé lộ ra như trên, thì quả là CSVN đã đi quá xa, và dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận, không bao giờ tha thứ! Ai trong đảng CSVN đã đi bán nước ở Thành Đô 1990   Chúng ta biết, đoàn cán bộ chóp bu của CSVN bí mật đi TQ khi đó bao gồm: Cố vấn Phạm Văn Đồng, TBT Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT (Thủ tướng) Đỗ Mười và một số ít phụ tá. Ngay cái cách họ lén lút ra đi đúng ngày Quốc khách VN 2/9/1990 đã thể hiện mục tiêu đen tối, mưu đồ không trong sáng và tâm địa hèn hạ của họ rồi. Nhưng vai trò cá nhân của ba nhân vật chóp bu trên của CSVN lúc đó trong thỏa thuận Thành Đô như thế nào, đó là câu hỏi của chúng ta ở đây.   Đồng, kẻ đã bán nước bằng công hàm 1958 lại có mặt trong đoàn đi bán nước lần này, thật không bất ngờ nhưng càng đáng nghi là một tác giả chính của nó, và không thể tha thứ! Đồng khi đó đã 84 tuổi, đã nghỉ hưu từ 1987, chỉ còn chức cố vấn hờ cho TBT Linh từ 1986, tại sao lại phải có mặt ở Thành Đô là câu hỏi then chốt? Linh, kẻ mới bất ngờ lên TBT t12 năm 1986 tại ĐH VI, đã để lại ấn tượng khá tốt trong những cải tổ bắt buộc ban đầu, gọi là đổi mới, của CSVN, tại sao đã quay ngoắt thái độ từ cấp tiến đổi mới sang bảo thủ theo Tàu, là câu hỏi rất quan trọng cần trả lời?   Và Mười, tên hoạn lợn vốn đã bị thần kinh, chỉ biết ăn tục nói phét mà được Hồ cho làm phó TTg của Đồng, nay lên được TTg cũng là ngạc nhiên lớn (câu hỏi sẽ được trả lời ở phần sau), có vai trò gì trong gánh xiếc bán nước này, cũng là câu hỏi hóc búa không thể bỏ qua để hiểu vở diễn này của CSVN? Chúng ta để ý là ngay trước Thành đô tên hoạn lơn này được bất ngờ lên Thủ tuongs để đại diện chính phủ ký thỏa thuận bán nước, rồi sau khi từ Thành Đô về, kẻ điên thiến lợn này còn được lên chức TBT thay Linh để triển khai thực hiện cam kết Thành Đô đó với Tàu cộng từ 1991 – ĐH-VII của CSVN và tái nhiệm cả ở ĐH -VIII? Vậy trong ba người đó, ai hay cả ba, hay ai khác nữa là tác giả đích thực của thỏa thuận bán nước Thành Đô? Ai là tác giả đích thực của đề nghị bán nước ở Thành Đô?   Chúng ta hãy bắt đầu nhìn lại từ sự nghiệp đỉnh cao của Linh - TBT. Tại sao Linh bất ngờ được lên TBT vào t12/1986 ở ĐH-VI? Đó là do t6/1986 Lê Duẩn chết, Trường Chinh được lên TBT lần 2 tạm thay Duẩn từ t6 đến ĐH6 t12/1986, rồi Chinh chọn Linh lên thay mình. Vậy tại sao Chinh lại chọn Linh từ trong Nam ra trong khi có nhiều ứng cử viên nặng ký hơn nhiều và gần gũi Chinh hơn? Có phải vì Linh đã cam kết sẽ làm cuộc đổi mới theo con đường Chinh vẽ ra? Mà chúng ta dã biết, Chinh là một trong bộ tứ Hồ-Đồng-Chinh-Giáp khét tiếng chỉ theo Tàu từ đầu đến cuối, và đổi mới của Chinh là CSVN quay lại theo TQ hoàn toàn? Từ 1975 đến 1986 CSVN do Duẩn thống trị đã hoàn toàn chống Tàu cộng, ghi cả trong hiến pháp tầu là kẻ thù só 1, nên khi Duẩn chết là lúc phe thân Tầu của Đồng-Chinh-Giáp vốn bị Duẩn “đì” nhưng đều còn sống (dù đã rất già và đã về hưu), nhưng đằng sau là Tàu cộng và Hoa Nam, có cơ hội phục thù và lên nắm lại quyền bính như thời Hồ, để lái VN theo Trung cộng lại hoàn toàn như Hồ mong muốn? Vậy cho nên, khi Chinh tạm giữ chức TBT, việc quan trọng nhất của Chinh là phải tìm ra nhân vật mới làm TBT sẽ theo phe thân Tàu của Chinh-Đồng-Giáp, đồng ý đưa VN quay về Tàu? Và đó chính là Linh (mà Hoa Nam tìm ra) – kẻ thật thà dễ bảo, không gian trá, không thủ đoạn, rất ngây thơ và ảo tưởng? Đó là lý do Linh bất ngờ vượt qua nhiều ứng viên nặng ký hơn nhiều, lên chức TBT đảng CSVN t12/1986 ở ĐH-VI? Và vì thế trong hơn nửa đầu nhiệm kỳ 1986-1991 của mình Linh đã khởi xướng đổi mới (thực ra là học theo Đặng chút it) và cởi trói cho văn nghệ sĩ chút đỉnh, để gây thanh thế, tạo uy tín, để lừa lấy lòng quần chúng nhân dân, song sang cuối nhiệm kỳ Linh lại “trói lại” và cương quyết “bảo vệ thành trì XHCN còn sót lại là TQ và VN” (ảo tưởng). Đó là lý do Linh đã chấp thuận bán nước ở Thành Đô cùng Đồng và Mười – để cứu phe XHCN cho nhân loại? Như vậy, thỏa thuận Thành Đô là theo đạo diễn của Trường Chinh, rồi giám sát của Đồng, mà Linh chỉ là kẻ đổ bô ảo tưởng rằng mình thực cứu cả phe XHCN? Và vì thế Linh đã hối hận (quá muộn) khi năm 1991 xin rút khỏi vũ đài chính trị VN (dù Linh dễ dàng có thể tái nhiệm chức TBT khóa VII 1991 sau “đại công tích” bán nước ở Thành Đô 1990?)   Tiếp theo là Đồng, năm 1990 Đồng đã về hưu 3 năm rồi, sao còn phải tháp tùng Linh đi Tàu, dù với chức danh cố vấn? Đó phải chăng là vì Đồng được bộ ba Động-Chinh-Giáp giao giám sát thực hiện ký kết thỏa thuận bán nước Thành Đô (mà Bắc Kinh giao bộ ba đệ tử Hồ đã lọm khộm đó phải làm cho xong trước khi chết?), hoàn tất sự nghiệp cướp/bán nước của Hồ và bộ ba đó? Hơn nữa, sau khi lừa được Linh làm TBT bán nước năm 1986, Chinh đã chết năm 1988, nên chỉ còn Đồng và Giáp trong bộ ba đã bán linh hồn cho Hồ/Tàu ngay từ 1940, thì Giáp lúc đó uy tín và chức vụ đã rơi quá thấp (mới vừa phụ trách sinh đẻ kế hoạch 1983), nên Đồng dù đã thân già vô sự vẫn cứ phải nhiễu sự theo Linh về chầu. Vì đó là việc quá quan trọng – hoàn tất sự nghiệp cướp nước Việt của Tàu/Hồ - mà nhất định Bắc Kinh/Hoa Nam không thể để Linh tự diễn không có thúc ép và giám sát của Đồng (cũng là để Bắc Kinh còn qua Đồng mà chỉ đạo nội dung thỏa thuận)… Chả thế mà cả đảng CSVN khi đó, trước và sau Thành Đô, đều “châu ống đu đủ” để thổi Linh lên thành “lãnh tụ cứu tinh” cho VN và cả phe XHCN… Và cuối cùng là tên hoạn heo chưa bao giờ đi học tử tế nhưng đã “Đỗ” Mười. Mười là kẻ rất ngu dốt nhưng vô cùng háo danh, hãnh tiến, và thủ đoạn độc ác luôn có thừa, được Hồ cho lên phó TTg từ 1968 mà đến 1988 vẫn chỉ chỉ là phó TTg (vì Đồng không cách chức ai trong 32 năm). Chúng ta nhớ, năm 1986 phe Đồng-Chinh-Giáp thân Tàu của Hồ nắm hai chức vụ chính là TBT (Chinh) và TTg (Đồng) nhưng ở ĐH VI t12/1986 đã chỉ giữ được chức TBT cho người của mình là Linh, còn chức TTg phải giao cho phái cấp tiến (của những người miền Nam) là Phạm Hùng. Nhưng t3 năm 1988 Phạm Hùng chết rất bất ngờ khi công tác tại Sài gòn (nghi vấn là do bị Hoa Nam sát hại), nhưng lẽ ra người lên thay phải là phó TTg Võ Văn Kiệt cùng phe Phạm Hùng, thì Mười bất ngờ được chọn (bởi Hoa Nam, kẻ đã giết TTg Phạm Hùng là cho mục đích đó?). Tại sao Hoa Nam chọn Mười? Chỉ vì Mười rất ngu nhưng quá háo danh/háo chức nên dễ điều khiển, có thể mua chuộc nếu cho danh/chức? Thế là kẻ hoạn lợn điên (lợn không bị điên) được Bắc Kinh đặt lên chức Thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – vẫn theo cách tổ chức chính phủ của Liên xô/Duẩn cũ) từ 1988 là để chuẩn bị thay mặt chính phủ Việt Nam đi bán nước ở Thành Đô? Một lựa chọn hầu như tối ưu của Hoa Nam, tôi nghĩ thế. Kẻ như vậy cho làm TTg VN để hắn bán TQ cho Mỹ hay ngược lại, hắn cũng cam kết sẽ làm… Tóm lại, tác giả đích thực của thỏa thuận bán nước ở Thành Đô, từ cách chọn và chuẩn bị nhân sự đứng đầu của CSVN mấy năm trước đó đến cách đi Thành Đô và ký kết, chính là… Hoa Nam hay đảng CSTQ, qua Chinh và Đồng (có thể Chinh/Đồng/Giáp cũng được tham gia góp ý cách thực hiện, nhưng không phải tác giả hay đồng tác giả), đến Linh và Mười chỉ là hai kẻ ký kết đổ bô mà thôi (dù họ có đổ bô vì cái gì). Chúng ta thấy rõ ràng bóng đen của Hồ trong “cái bô” Thành Đô đó… Chính vì thế mà đến nay hết đời TBT Mười, đến Phiêu, đến Mạnh, rồi đến Trọng… tất cả đều cung cúc tuân thủ và thực hiện thỏa thuận bán nước ở Thành Đô như chúng đang đội trên đầu cái chúng gọi là “Tư tưởng đạo đức Hồ” và “4 tốt 16 vàng” Tàu vậy… Thế là sự nghiệp cướp nước Việt cho Tàu của Hồ được đàn em hoàn tất về thủ tục… Hội nghị Thành Đô 1990 bản chất nó là thế. Tôi không cần phải nói cụ thể cái gọi là Hội nghị Thành Đô đó đã diễn ra như thế nào nữa, các bạn đã biết hay có thể biết chi tiết dễ dàng. Rồi Lịch sử dân tộc ta sẽ còn phải phán xét nó dài dài chứ không chỉ hôm nay chúng ta đang muốn biết rõ nó, phản đối nó, phẫn nộ vì nó…thôi đâu. Nó là sự kiện nhục nhã nhất Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam ta, vô tiền khoán hậu! Vì chưa bao giờ vua quan Việt Nam kéo nhau trốn dân đi bán nước bằng cả đoàn đại diện đứng đầu đảng cầm quyền mấy triệu người và đứng đầu chính phủ đương nhiệm như thế cả! Cả mấy nghìn năm chỉ lác đác có vài kẻ bán nước như Trần Ích tắc, Lê Chiêu Thống…- đếm chưa hết ngón tay trên một bàn tay, và họ muốn bán nước nhân danh cá nhân họ thôi, nhưng không thành… Điều đáng buồn và đau xót hơn nữa, là sau khi ký thỏa thuận bán nước đó, bọn bán nước vẫn ngấm ngầm thực hiện cam kết bán nước đó suốt 24 năm qua mà dân không biết, vì đảng CSVN không cần/thèm/phải công bố ra cho dân – những kẻ đã bị chúng bán đứng – biết! Có lẽ chúng tính để những kẻ “mua được” dân và nước Việt sẽ thông báo cho dân Việt luôn về “thương vụ” cho tiện! Chúng còn đang lo chước thứ 36: Tẩu! Vì đằng nào thì dân Việt cũng sẽ do bọn người khác ở Bắc Kinh “lãnh đạo” rồi! Và sự thể đã diễn ra đúng như thế, dân Việt được biết nước mình đã được bán cho Tàu cộng từ Tân Hoa xã và Thời báo Hoàn Cầu ở Bắc Kinh, và từ thế giới ảo - Wikileaks… Và những kẻ thực hiện cam kết bán nước Thành Đô Ký xong Hiệp định bán nước cho Tàu cộng ngày 4/9/1990 ở Thành Đô về, Linh không ra ứng cử TBT tiếp vì hối hận (là do tôi suy diễn thế thôi), và Linh đã hối hận suốt 8 năm sau trước khi chết hay không và thế nào thì chỉ có mà…Linh biết. Nhưng việc Linh không muốn làm TBT nữa đã tạo cơ hội cho kẻ thiến heo t6 năm 1991 leo lên “tột đỉnh danh vọng đảng” mà trước đó nếu có phải tự thiến chính mình chắc chắn lão cũng đồng ý làm để được thế. Câu hỏi là tại sao kẻ thiến heo đó may mắn được Hoa Nam chọn?   Câu trả lời khá đơn giản. Là vì Bắc Kinh phải cần những kẻ thực “ngu trung” nhất để thực hiện cam kết bán nước ở Thành Đô đó. Bắc Kinh/Hoa Nam vẫn biết “trung” với CSVN là không thể có, vì CSVN đã bán nước VN cho chúng/Tàu cộng tức CSVN không trung với cả đất nước và dân tộc Việt, thì ai ngu gì mà tin chúng nó/CSVN có thể trung với mình hay với bất kỳ ai. Khái niệm trung thành có lẽ không tồn tại với CSVN. Nhưng ngu thì chúng nhiều kẻ có thừa và Mười là kẻ có thừa nhiều nhất, nên để Mười làm TBT là tốt nhất cho Tàu. Vì còn ai sẽ tích cực thực hiện cam kết bán nước đó hơn kẻ hoạn lợn “rất tự hào đã được ký nó” nữa chứ?   Nhưng nước Việt có mấy ai ngu được cỡ như Mười, nên từ sau Mười, ngoài tiêu chuẩn “ngu không cần trung”, tiêu chuẩn và điều kiện để được Bắc Kinh bổ nhiệm làm TBT đảng CSVN và TTg VN là phải sang Bắc Kinh học thuộc cam kết Thành Đô 1990 và cam kết thực hiện nó trước mặt những kẻ cướp nước ở Bắc Kinh đó, rồi mới được về lên chức và phải thực hiện cam kết. Đến nay thì danh sách các chức vụ của CSVN phải sang Bắc Kinh khấu đầu cam kết bán nước trước đã mở rộng ra cho cả Bộ CT rồi (đến tên Nhân và mụ Ngân ngay sau khi được bổ sung vào BCT cũng phải sang Bắc triều cam kết thực hiện hiệp ước bán nước đó ngay rồi mới về nhận chức vụ mới). Còn gần hai trăm ủy viên TƯ đảng CSVN thì đều phải qua “đào tạo đặc biệt” bên Tàu và cam kết bán nước cho Tàu có ký kết… Rồi chúng triển hai cam kết bán nước đó trá hình trong dạng thực hiện phương châm 4 tốt, 16 chữ vàng đã suốt một phần tư thế kỷ nay, qua ĐH-VII 1991 đến ĐH-XI 2011, và sáp tới là ĐH-XII 2016… Thời hạn chót cho CSVN thực hiện xong cam kết bán nước, biến VN thành tỉnh tự trị của Tàu trong vòng 30 năm đã tới gần, đến 2020, chỉ còn một đợt “bàn và giao nhiệm vụ” bán nước của đảng ở ĐH-XII 2016 nữa thôi… Vài điều dự kết, hay: dân Việt ta tính sao đây? Thế là nó là thế rồi! Thế là chúng bán nước rồi ! Dân Việt ta biết tính sao đây !? Ai có thể sửa chữa, thay đổi, khắc phục hậu quả của thỏa thuận bán nước Thành Đô? Đó là nhân dân Việt Nam, và chỉ có thể là nhân dân Việt Nam. Tất nhiên, cụ thể về tổ chức, đó không thể là đảng CSVN hay tổ chức nào tương tự nó, con cháu nó, cánh tay nối dài hay hình bóng “ve sầu” của nó. Về cá nhân, đó không thể là những người đã từng tham gia tạo nên nó hay chấp nhận nó, giấu diếm nó, thực thi nó, đồng lõa với nó… vì bất cứ lý do gì – tức là tất cả bè lũ chóp bu của đảng CSVN từ 1990 đến nay, rồi tất cả bè lũ đảng viến cấp cao, cấp trung, cấp thấp đã và đang giấu diếm và thực thi thỏa thuận bán nước đó ở mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam hôm nay. Vì thế, đã nhiều lần tôi nói, chúng ta không thể hy vọng gì vào các lãnh đạo hay đảng viên CSVN “phản tỉnh” nếu họ còn bảo vệ đảng, bảo vê “Bác” – tức là còn bảo vệ Thỏa thuận Thành Đô hay công hàm PVĐ 1958. Nếu có, thì chúng ta có thể, chỉ có thể thôi, tin tưởng và hy vọng vào những cán bộ đảng viên cấp trung đến cấp thấp, như thiếu tương Lê Duy Mật, vì họ không dính vào không tham gia thực hiện những chủ trương bán nước của đảng như Thành Đô hay công hàm PVĐ, và vì họ nay không bảo vệ đảng và Bác “nữa” mà chỉ vì dân tộc trên hết – cái đặc tính thứ hai này mới là quyết định. Sửa chữa hay vượt qua thỏa thuận bán nước ở Thành Đô của CSVN như thế nào? Câu hỏi này thực là quá sức trả lời của tôi, dù là một cá nhân phản đối nó và sẽ không bao giờ thực hiện nó. Nó là câu hỏi lớn và vô cùng khó của cả dân tộc Việt Nam hôm nay, đầu thế kỷ 21 này, lớn và khó hơn cả việc vượt qua công hàm bán nước PVĐ. Trả lời nó là chúng ta phải quyết định đi liền hành động, với tư cách cả một dân tộc, chọn đi theo con đường nô lệ Bắc Kinh hay đi lên con đường Tự do dân chủ như đại đa số (trên 80%) các nước trên Thế giói này đang đi lên, mà dẫn đầu là các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Canada, Úc… và hàng trăm quốc gia khác đều thịnh vượng hơn Việt Nam nhiều nữa. Câu trả lời là của cả các bạn, cả của tôi, là của cả dân tộc Việt Nam. Nhưng nhất định dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua nó để giữ gìn độc lập tự do của đất nước, như cha ông, Tổ tiên chúng ta đã làm bất lực các thỏa thuận bán nước của Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống ngày xưa! Chúng ta không còn nhiều thời gian nữa, hay cùng nhau đứng lên nói “Không! Không bao giờ!” với thỏa thuận bán nước ở Thành Đô 1990 của CSVN, Việt Nam ơi! Phan Châu Thành Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
......

Tường trình buổi làm việc với Báo cáo viên LHQ về tự do tôn giáo

Vĩnh Long – Ông Heiner Bielefeldt – Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng, cùng phái đoàn đến thăm viếng Tín Đồ Cao Đài Độc Lập tại tư gia Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân, tỉnh Vĩnh Long. Kính thưa quí vị! Vào lúc 1g30 trưa chủ nhựt ngày 27-07-2014, phái đoàn của LHQ về Tự Do Tôn Giáo, có đến tại tư gia của Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân để thăm viếng những tín đồ Cao Đài độc lập, không chịu dưới hệ thống quản lý của nhà nước CSVN.   Phái đoàn đi gồm có 5 vị: 1-Ông Heiner Bielefeldt –Người Đức – Trưởng Đoàn, ông là một chuyên gia độc lập do Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm, với nhiệm vụ Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng. 2-Cô Chian Yew Lim – Người Malaysia – Phó đoàn 3- Ông Pokpong Lawansiri – Người Thái Lan 4- Cô Hương, cô Hoa – Người Việt Nam – Thông dịch viên. Về phía đạo có: 1-Chánh Trị Sự Hứa Phi – Trưởng Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài (BĐDKNSĐCĐ) -  Thành viên Hội Đồng Liên Tôn VN (HĐLTVN). 2- Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân – Q.Đầu Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long –kiêm phó BĐDKNSĐCĐ- Thành viên HĐLTVN. 3- Nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng Q.Nữ Đầu Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long- kiêm Từ Hàn BĐDKNSĐCĐ- Thành viên HĐLTVN. 4- Chánh Trị Sự Nguyễn Thành Nghiệp – Thành viên BĐDKNSĐCĐ   5- Toàn thể Chức Việc, Tín Đồ Cao Đài độc lập Châu Đạo Vĩnh Long. (Gồm  37 người). Mở đầu buổi làm việc ông Heiner Bielefeldt phát biểu: – Cảm ơn bổn đạo đã tiếp đón chúng tôi một cách nồng hậu, chúng tôi đến có trể, bà con chờ quá lâu, nên chúng ta bắt đầu làm việc. Chánh Trị Sự Hứa Phi: Để lời chúc mừng đoàn và giới thiệu hai vị đại diện phát biểu ý kiến là CTS Nguyễn Kim Lân và nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng.   Huyền huynh Kim Lân, thay mặt Tộc Đạo Vĩnh Long chào mừng Ngài Heiner Bielefeldt cùng phái đoàn, đã không ngại đường xa cách nửa vòng trái đất đến thăm viếng Tộc Đạo nhỏ bé của chúng tôi, làm cho chúng tôi vô cùng xúc động và cảm thấy ấm lòng sau những tháng năm bị bách hại, đàn áp khốc liệt của nhà cầm quyền CSVN đối với Đạo Cao Đài độc lập chúng tôi nói riêng, và các nền tôn giáo độc lập khác nói chung, nay đã được sáng tỏ trước LHQ. Hiền huynh Kim Lân nêu lên Đạo nạn của Tộc Đạo VL kể từ năm 2000 cho đến nay 2014. - Ngày 23-03-2000 chính quyền, công an tỉnh VL dùng áp lực cưỡng chiếm lấy Thánh Thất VL. Chức Sắc, Chức Việc, Tín Đồ về tu tại gia. Do không theo HĐCQ nên bị chính quyền, công an theo dõi, đàn áp, khống chế liên tục mỗi khi Thượng Tượng thờ Thượng Đế, Cầu Siêu, hội họp, đám giỗ…(Chúng tôi kèm theo chứng cứ đầy đủ). - Từ khi rời khỏi Thánh Thất VL đến nay, CTS Kim Lân và CTS Bạch Phụng bị  chính quyền, công an đưa thư mời áp lực lên cơ quan chính quyền để công an điều tra, trên dưới 20 lần (kèm theo thư mời). - Hiện tại nhà nước dùng Nghị Định 92 ép buộc chúng tôi cùng các tôn giáo độc lập khác như: PGVNTN, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo phải đăng ký xin phép, không đăng ký thì họ khống chế, đàn áp, đánh đập, sách nhiểu, lập biên bản… - Chính quyền, công an ép chúng tôi phải tùng theo Cao Đài quốc doanh do họ dựng lên. Cụ thể: Đồng đạo xin phép chính quyền để hành lễ Thượng Tượng thì họ bảo phải đến Cai Quản Thánh Thất xin phép, Cai Quản cho thì nhà nước mới cho cúng. Hiến Chương của chúng tôi năm 1965 và Hiến Chương 2007 của HĐCQ hoàn toàn khác nhau: -       Hiến Chương 1965 do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chứng nhận và hành đạo theo Hiến Chương của đạo. -       Hiến Chương 2007 của HĐCQ do nhà nước CSVN chứng nhận, hành đạo theo luật pháp nước CHXHCNVN (Chúng tôi tặng cho đoàn 2 Hiến Chương). Chúng tôi CTS Hứa Phi, Kim Lân, Bạch Phụng tham gia HĐLTVN luôn bị công an Phường, Tỉnh, Bộ, Cục làm việc buộc chúng tôi không được tham gia,vì luật pháp nhà nước không cho phép. Mỗi lần họp HĐLT tại Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn, công an đóng chốt canh giữ không cho đi, một số thành viên trong HĐLT đều bị y như vậy. Hiền Tỷ Nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng phát biểu: A - sơ lược vài nét về Đạo cao Đài do Thượng Đế sáng lập bằng huyền diệu cơ bút (Thần Linh Học) để con người thông công với Thượng Đế, tức Trời – Người hiệp nhứt, Trời – Người đồng trị. - Thượng Đế dùng Thần Linh Học để lập Đạo, lập Giáo và phong phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật tại thế cho con cái của Ngài nên gọi là Chức sắc Thiên Phong. - Thượng Đế lập ra Hội Thánh làm thánh thể của Ngài, lập cơ quan Hành Chánh Đạo 5 cấp để phổ truyền nền chơn giáo tận độ nhân loại.   B - Tại sao Đạo Cao Đài bị giải thể, bị đàn áp? Trước 30-04-1975 Chức Sắc, Chức Việc, Đạo Hữu Đạo Cao Đài bị Việt Minh cộng sản giết gần 100.000 người. Sau 30-04-1975 Chức Sắc, Chức Việc, Đạo Hữu bị giết, bị tù, đánh đập vì đấu tranh cho tự do tôn giáo  gồm có:     Về Chức Sắc: 1-      Ngài Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) bị đảng CSVN bắt năm 1975 thủ tiêu mất tích. 2-      Ngài Tiếp Dẫn Đạo Nhơn nguyễn Văn Hợi bị bắt 1976 – 4 năm tù giam. 3-      Ngài Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Kiết bị bắt 1976 – 4 năm tù . 4-      Ngài Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt bị bắt 1976 – 4 năm tù 5-      Ngài Giám Đạo Trần Thanh Danh bị bắt 1981 – 5 năm tù 6-      Trưởng huynh Thừa Sử Lê Quang Tấn bị bắt 1976 – 9 năm tù 7-      Sĩ Tải Phùng Văn Phan từ năm 1979 – 1981, 3 lần bị bắt – 2 năm tù     Về Chức Việc , Đạo Hữu:   1-      Phó Trị Sự Võ Văn Liêm bị bắt 1996 – 1 năm tù 2-      Phó Trị Sự Phạm Công Thiện bị bắt 1999 – 1 năm tù 3-      Nữ Phó Trị Sự Lê Kim Biên bị bắt 1999 – 3 năm tù 4-      Thông Sự Đặng Văn Đáo – bị bắt 2001 – 6 tháng tù giam, 3 năm tù treo, 2 năm quản chế. 5-      Đạo Muội Võ Thị Nguyên bị bắt 2002  – 3 năm 8 tháng tù giam. 6-      Đạo Muội Nguyễn Thị Phận bị bắt 2002 – 1 năm tù 7-      Đạo Muội Nguyễn Thị Búp bị bắt 2001 – 1 năm tù 8-      Đạo Muội Nguyễn Thị An  bị bắt 2001 – 1 năm tù 9-      Chánh Trị Sự Hứa Phi bị bắt 1980 – 1 tháng tù giam, 2 năm quản chế. 10-  Cựu Chánh Trị Sự Nguyễn Anh Phong bị bắt 2001- 3 năm tù Sau khi Chức Sắc bị giết, bị tù, đảng CSVN  tìm cách diệt Đạo Cao Đài, họ cho rằng cơ cấu Hành Chánh Đạo 5 cấp quá chặt chẽ tức là“Đạo Cao Đài lập một nước trong một nước”, vì vậy đó cũng là nguyên do để họ đi đến tiêu diệt. -Năm 1978 Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Tây Ninh ban hành Bản Án Cao Đài, kết tội Đức Giáo Chủ Phạm Công Tắc. - Năm 1979 ĐCSVN áp lực Chức Sắc ký tên ban hành Thông Tri 001 ngày 12-02-1979 và Đạo Lịnh 001 ngày 01-03-1979 với mục đích: - Xóa cơ bút (Xóa Thần Linh Học)không cho Hội Thánh thông công với Thượng Đế. - Giải thể Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh – Giải thể cơ cấu Hành Chánh Đạo 5 cấp từ trung ương tới địa phương. - Toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị vật tư, lương thực, tài chính, động sản, bất động sản của đạo nhà nước tịch thu, quản lý. - Nhà nước CSVN dựng HĐCQ lên, Chức Sắc nào không tùng theo HĐCQ thì buộc về tu tại gia. - Đảng CSVN tiếp tục ra nhiều văn bản để tiêu diệt Đạo cao Đài.Trong đó có 11 văn bản (Chúng tôi đã cung cấp cho đoàn). - Năm 1997 đảng CSVN cấp Pháp Nhân cho HĐCQ chính thức lập một chi phái mới “Cao Đài Tây Ninh” hoàn toàn dưới sự lãnh đạo của đảng. - Từ đó Nghị Định, Pháp Lệnh Tín Ngưỡng ra đời để diệt những tín đồ Cao Đài độc lập không chịu dưới sự lãnh đạo của họ, nên bị đàn áp, đánh đập, sách nhiểu liên tục.(có hình ảnh minh họa) Trước 30-04-1975 Đạo Cao Đài có trên 300 Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu, sau 30-04-1975 nhà nước và HĐCQ chiếm lấy hết, chỉ còn 18 thánh Thất và 6 Điện Thờ. Từ 2010 đến nay nhà nước tiếp tục cưỡng chiếm lấy thêm 3 Thánh Thất nữa: - TT Định Quán – Tỉnh Đồng Nai - TT Phù Mỹ – tỉnh Bình Định - TT Long Bình – tỉnh Tiền Giang Những đồng đạo bị đánh trọng thương như: 1 -      Chánh Trị Sự Hứa Phi – tỉnh Lâm Đồng 2 -      CTS Nguyễn Nhơn – tỉnh Bình Định 3 -      Phó Trị Sự Nguyễn Công Trứ – Bình Định (Bị người của HĐCQ dùng dầu lửa đổ lên đầu định đốt cháy, nhưng người của họ cản ngăn) 4 -      Phó Trị Sự Lê Thị Kẹt – Tiền Giang 5 -      Đạo Hữu Nguyễn Văn Em – Tiền Giang.   Và nhiều người khác bị thương. C - Hiện nay tín đồ Cao Đài độc lập tu tại gia gặp rất nhiều khó khăn: Chính bản thân tôi ngày 26-03-2014, Quốc Hội Hoa Kỳ mời Điều Trần trước Ủy hội Nhân Quyền Tom Lantos, tôi bị công an vây hai đầu đường vào nhà canh giữ trong 7 ngày. Ngày Điều Trần, họ cắt internet, cắt điện nhà. Hiện nay công an túc trực hằng ngày theo dõi, đặc biệt mỗi lần họp HĐLTVN thì công an khống chế, cản trở không cho chúng tôi đến DCCT. Họp hội tại nhà 2 tháng một lần cũng bị cản ngăn, sách nhiểu đòi lập biên bản và buộc phải ngưng cuộc họp. D - Kết luận: – Việt Nam thật sự không có tự do tôn giáo và tín ngưỡng -       Đối với LHQ, Việt Nam hứa hẹn đủ điều tôn trọng Nhân Quyền, có Tự Do Tôn Giáo, nhưng đối với người dân thì họ đàn áp tàn nhẫn, khống chế bằng Nghị Định, Pháp Lệnh, Pháp Luật…   -       Chúng tôi yêu cầu HĐNQLHQ giúp cho dân tộc Việt Nam chúng tôi có bộ luật Nhân Quyền càng sớm để bảo vệ người dân.   -       Chúng tôi yêu cầu Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng, hãy thường xuyên đến thăm các tôn giáo độc lập tại Việt Nam, để xác minh cụ thể và có biện pháp bảo vệ họ. -       Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN, hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền, và Tự Do Tôn Giáo. -       Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy rút những người của họ ra khỏi nội ô Tòa Thánh Tây Ninh, trả lại chủ quyền , tài sản cho Đạo Cao Đài độc lập dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.   Sau khi chúng tôi trình bày về sự thật Đạo Cao Đài bị nhà nước CSVN bách hại và tiêu diệt từ sau 1975 đến nay. Ông Heiner Bielefeldt phát biểu: Cuộc gặp gỡ giữa đoàn chúng tôi với quí vị, chính phủ Việt Nam đã đồng ý. Sau cuộc gặp nầy, nếu công an đến sách nhiểu thì quí vị hãy báo cho chúng tôi, sự việc gì cũng phải cung cấp cho chúng tôi cụ thể, ví dụ có Thư Mời, hình ảnh… Đoàn tiếp tục đặt những câu hỏi chất vấn. Trưởng đoàn LHQ hỏi:  Tại Vĩnh Long có bao nhiêu người Cao Đài độc lập? cả nước có bao nhiêu Cao Đài độc lập?   Hiền Tỷ CTS Bạch Phụng trả lời: Trước 30-04-1975 Đạo Cao Đài có trên 5 triệu tín đồ, sau 1975 do đạo mất chủ quyền nên không ước tính được, nhiều tín đồ không theo HĐCQ ở nhà, do sợ hãi cường quyền.Riêng Tộc Đạo Châu Thành VL hiện nay còn trên 30 tín đồ Cao Đài độc lập.   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Khi trình bày, quí vị nói rằng nhà nước ép buộc theo Cao Đài quốc doanh, diễn ra hình thức như thế nào? Có trường hợp nào ép buộc đồng đạo phải bỏ đạo không?   Chánh Trị Sự Hứa Phi trả lời:- HĐCQ đã khai trừ Chức sắc, Chức Việc  như Trưởng Huynh Thừa Sử Lê Quang Tấn, Giáo Hữu Ngọc Á Thanh, Hiền Tài Hồ Văn Nhường, Lễ Sanh Thái Kim Thanh, CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng và nhiều Chức sắc, Chức Việc khác ra khỏi đạo do không phục tùng HĐCQ của nhà nước. - Họ ép buộc chúng tôi tùng theo Nghị Định 92, phải đăng ký xin phép chịu dưới sự lãnh đạo của đảng, họ mới cho cúng lễ, hoặc hội họp…chưa thấy có trường hợp ép bỏ Đạo Cao Đài đi theo đạo khác mà  chỉ thấy ép chúng tôi bỏ Đạo Cao Đài của Thượng Đế để theo Đạo Cao Đài quốc doanh. - Không đăng ký thì họ khống chế, đàn áp, sách nhiểu lập biên bản, mời lên cơ quan chính quyền để công an tra hỏi.   - Còn xin phép chính quyền để cúng lễ thì họ bảo phải đến Ban Cai Quản Thánh Thất xin phép, họ mới cho cúng.   - Chính quyền, công an hỗ trợ cho HĐCQ cưỡng chiếm lấy Thánh Thất, họ dùng côn đồ rạch mặt đồng đạo, dùng đá chọi, dùng dùi cui đánh đập một số đồng đạo bị trọng thương phải nằm viện.   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Khi trao đổi với cơ quan chính quyền họ nói rằng không đăng ký mà hoạt động là bất hợp pháp?   Chánh Trị Sự Kim Lân: Nếu nhà nước không can thiệp vào nội bộ tôn giáo, lãnh đạo, điều khiển tôn giáo thì chúng tôi sẽ báo cho họ biết, còn ở đây nhà nước đã giải thể Hội Thánh chúng tôi lập ra HĐCQ là một chi phái bàn môn tả đạo, rồi ép buộc chúng tôi đăng ký theo chi phái nầy, chúng tôi nhứt quyết không theo. Đạo chúng tôi đã có Hiến Chương, Pháp Nhân từ năm 1965, tôi xin đưa ra 2 Hiến Chương để quí đoàn nhận định.   - Hiến Chương 1965 do chính phủ VNCH chứng nhận để làm theo Hiến Chương của Đạo. - Hiến Chương 2007 của nhà nước CSVN chứng nhận để làm theo luật pháp của nước CHXHCNVN.     Ông Trưởng đoàn và quí vị trong đoàn cười xòa và rất tâm đắt.   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Chính quyền nói chỉ cần thông báo là cho sinh hoạt tôn giáo? Không nhứt thiết phải đăng ký có đúng không?Và việc mâu thuẩn của tôn giáo chính quyền không xen vào?   CTS Kim Lân trả lời: Chúng tôi đã thông báo rồi, nhưng họ bảo phải đến Ban Cai Quản Thánh Thất xin phép, họ đồng ý thì chính quyền mới cho cúng. Nhà nước nói một đường, làm một nẽo. Việc mâu thuẩn tôn giáo là do chính họ tạo ra, rồi xen vào nội bộ tiêu diệt đạo chính thống của chúng tôi nên mới có sự phân hóa ngày nay.   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Chúng tôi nghe nói người Cao Đài độc lập quấy rối, quí vị hiểu như thế nào về ý nghĩ nầy?   CTS Hứa Phi: Người quấy rối chính là chính quyền, công an chứ không phải chúng tôi, vì họ dựng HĐCQ lên bắt buộc chúng tôi theo, không theo thì họ cho là quấy rối. Chúng tôi ngồi cầu nguyện, cúng lễ, hội họp… một cách hòa bình, họ lại kéo đến đủ các ban ngành công an, chính quyền khủng bố, đánh đập chúng tôi (minh họa một số hình ảnh đồng đạo bị đánh ).   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Chính quyền có yêu cầu chúng ta đăng ký dưới dạng khác mà không hợp tác với HĐCQ không?   CTS Bạch Phụng: Chính quyền chỉ áp dụng Nghị Định 92 buộc chúng tôi phải đăng ký, xin phép, nhưng dù đăng ký dưới bất cứ hình thức nào khi mà đất nước chúng tôi chưa có dân chủ, tự do, nhân quyền bị chà đạp, chủ quyền, tài sản của các tôn giáo, nhà nước còn quản lý, tù nhân lương tâm còn giam cầm, thì không thể nào nói có tự do tôn giáo được. (Trưởng đoàn cười và gật đầu tỏ ý hài lòng)   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Xin quí vị cho biết thêm về chữ “cải tạo Đạo Cao Đài”?   CTS Hứa Phi: Cải tạo có nghĩa là sửa đổi, thay cũ đổi mới theo đường lối XHCN.   Trưởng đoàn LHQ hỏi: Tôi thấy ở đây sao ít thanh niên?   CTS Kim Lân: Do sự đàn áp, sách nhiểu của chính quyền, công an, các em sợ hãi, ảnh hưởng việc học hành, phần do đạo mất chủ quyền không có cơ sở để đào tạo thế hệ trẻ.   Trưởng đoàn LHQ nói: Tôi rất cảm kích tinh thần của quí vị khi gặp những rủi ro, trong báo cáo của tôi, tôi phải làm cho tôn giáo hoạt động bình thường, tôi sẽ dành riêng cho vấn đề tôn giáo Cao Đài độc lập, điều nầy chính quyền sẽ không thích. Xin cảm ơn quí vị,  nhờ sự cởi mở, lòng dũng cảm của quí vị, tôi sẽ đưa ra HĐNQLHQ, tôn giáo phải được độc lập hoạt động (đồng đạo vỗ tay). Ông Trưởng đoàn nói chính quí vị mới xứng đáng với tràn vỗ tay nầy, thứ năm tới đây tôi sẽ trình bày kết quả sơ bộ trong cuộc họp báo công khai lúc 12g trưa ngày 31-07-2014 tại Hà Nội. Tôi sẽ công bố bằng Tiếng Việt về các báo cáo nầy, theo nguyên tắc báo cáo, tôi không đề cập cụ thể, tôi phải đưa ra Nghị Định 92, Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Bộ Luật Hình Sự liên quan đến tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Các tổ chức tôn giáo cần có cơ hội hoạt động tự chủ đó là nguyên tắc của tự do tôn giáo, tôi sẽ phản ảnh những điều nầy (Đồng đạo vỗ tay). Tôi xin phép nhắc lại một điều quan trọng là tôi sẽ làm rõ thông tin sơ bộ, khuyến nghị sơ bộ chưa phải là báo cáo chính thức. Trưởng đoàn LHQ nói: Cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng tôi học hỏi ở quí vị rất nhiều. Nếu quí vị có phân tích Hiến Chương giữa hai sự khác biệt xin cho chúng tôi để tham khảo. Cô Chian Yew Lim hỏi: Cao Đài quốc doanh đối với quí vị như thế nào? CTS Hứa Phi: Cao Đài quốc doanh họ được nhà nước bảo hộ, họ dựa thế chính quyền để huy hiếp chúng tôi, tuy bất đồng quan điểm nhưng chúng tôi đối xử với họ trong tình anh em, trong tình thương con người mà Thượng Đế đã dạy. Cô Chian Yew Lim hỏi: Đôi khi làm lễ những ai đó giữa Cao Đài quốc doanh và Cao Đài độc lập có tranh giành làm lễ không? Phó Trị Sự Nguyễn Văn Vĩnh trả lời: Việc tranh giành là do Cao Đài quốc doanh, họ tranh giành lấy TT của chúng tôi, có những nơi họ còn đánh đập đồng đạo giành giựt cúng lễ. Chúng tôi đề nghị phái đoàn LHQ can thiệp để chúng tôi có quyền tự do tín ngưỡng. Trưởng đoàn LHQ nói: Để đáp lại lời của anh, trong chuyến đi nầy tôi sẽ chuẩn bị báo cáo chính thức vào tháng 3 năm 2015, tôi sẽ trình bày trước HĐNQLHQ. Báo cáo nầy là tài liệu tham khảo trong HĐNQLHQ, tài liệu nầy có sức mạnh chính trị mà tôi muốn làm rõ ở đây. Bản báo cáo nầy rất có ích nhưng hành động thay đổi chính là do chúng ta. Tôi rất mừng vì báo cáo của tôi sẽ giúp cho các tôn giáo độc lập được tự do. (đồng đạo vỗ tay). Tôi nhắc lại, sau chuyến thăm nầy, quí vị có gặp những khó khăn, trở ngại xin cho chúng tôi biết, chính quyền không được can thiệp, đe dọa. Cô Chian Yew Lim hỏi: Theo luật đạo là Chức Việc không được đi qua Hương Đạo khác hành đạo có đúng không? CTS Nguyễn Bạch Phụng trả lời: Chức Việc gồm có 3 phẩm cấp: - Chánh Trị Sự: Làm đầu một Hương Đạo - Phó Trị Sự và Thông Sự làm đầu một Ấp Đạo, không được lấn ranh, lạm quyền qua hương khác để Hành Chánh Đạo, còn việc cúng lễ thìchung sức cùng các hương đạo để lo. Cao Đài quốc doanh cho rằng chúng tôi đi địa phương hành chánh đạo là sai, chúng tôi lập ra BĐDKNSĐCĐ là để kêu gọi đồng đạo các địa phương chung sức cùng nhau để đòi lại đạo quyền, chứ không phải tham gia hành chánh đạo địa phương. Nội qui của BĐDKNSĐCĐ là tuyệt đối không được can thiệp vào hành chánh địa phương, khi nào đồng đạo hỏi thì chúng tôi có quyền góp ý mà thôi. Hành Chánh Đạo Cao Đài có 5 cấp: -               Cấp Trung Ương: Là Cửu Viện Tòa Thánh Tây Ninh -               Cấp Khâm Trấn Đạo: Gồm nhiều tỉnh -               Cấp Khâm Châu Đạo: Gồm 1 tỉnh -               Cấp Tộc Đạo: Gồm 1 Huyện -               Cấp Hương Đạo: Gồm 1 Xã Nhà nước CSVN đã giải thể 5 cấp hành chánh đạo, do vậy chúng tôi muốn đòi lại chủ quyền nầy, thì buộc phải lập ra BĐDKNS để đi ra khỏi địa phận mình, mà không bị vi phạm hành chánh đạo.Sau nầy khi Hội Thánh được phục quyền, BĐDKNS sẽ giải tán. Ông Heiner Bielefeldt và cô Chian Yew Lim gật đầu, tỏ ý hiểu và hài lòng. Cô Chian hỏi tiếp: Vai trò của Nam – Nữ trong đạo ra sao? CTS Hứa Phi: Vai trò Nam – Nữ trong đạo bình đẳng về phẩm vị nhưng quyền hành thì nam Chánh, nữ Phó. Hành chánh đạo nam nữ riêng biệt, Nữ phái phẩm cấp chỉ tới Đầu Sư, còn nam phái hơn nữ phái 2 cấp là Chưởng Pháp và Giáo Tông. Ông Heiner Bielefeldt trân trọng cảm ơn lòng hiếu khách và sự cởi mở của quí vị, cả đoàn của chúng tôi học hỏi rất nhiều, vấn đề chung hôm nay quá rõ ràng, để kết thúc, chúng tôi cảm ơn quí vị, chúc quí vị an bình, tự do. CTS Hứa Phi đề nghị: HĐNQLHQ hãy dùng ảnh hưởng của mình buộc nhà nước CSVN phải trả lại chủ quyền của đạo, trả lại tài sản của đạo dưới sự giám sát của LHQ. - Chấm dứt việc đàn áp tín đồ Cao Đài độc lập và các nền tôn giáo độc lập khác trong nước. -Yêu cầu nhà nước CSVN phải thả các tù nhân lương tâm đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo. -Yêu cầu nhà nước CSVN chấm dứt việc tra tấn hành hạ tù nhân một cách tàn nhẫn, những điều Việt Nam ký kết với LHQ phải nghiêm chỉnh thi hành. Sau khi làm việc xong,CTS Hứa Phi tặng cho đoàn Bản Cương Lĩnh về Chính Sách Hòa Bình Chung Sống của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, và đồng đạo chụp hình cùng đoàn để lưu niệm, dùng tiệc chay thân mật với Tộc Đạo Châu Thành Vĩnh Long. Ông Heiner Bielefeldt cùng đoàn viếng thăm phủ thờ H/H Lễ Sanh Thái Kim Thanh, và đồng đạo chúng tôi tiển đưa phái đoàn ra xe về lúc 5g chiều cùng ngày trong niềm vui lưu luyến, và đầy hứa hẹn một ngày mai tươi sáng. Kính Nữ Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng Nguồn: VRNs
......

Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn phản đối việc làm sai trái của công an xã Phúc Thành

Nghệ An - Cựu tù nhân lương tâm (CTNLT) Chu Mạnh Sơn lên án: “Công an Trần Văn Công, phó công an xã Phúc Thành [nơi anh Sơn cư trú] đã tự ý ghi biên bản lời khai và yêu cầu tôi ký vào [biên bản đó]. Công an tự ý ghi vào biên bản lời khai với những nội dung không đúng câu trả lời của người được hỏi. Không lẽ bộ máy làm việc của cả một hệ thống công an đều làm như vậy khi hỏi cung bị can, bị cáo??? Câu trả lời đó dành cho tất cả mọi người tự suy đoán và những ai đã trải qua chốn lao tù.”   Chiều ngày 28.07.2014, tại UBND xã Phúc Thành, huyện Yên Thành – Nghệ An, CTNLT Chu Mạnh Sơn có buổi làm việc với công an tên Công – yêu cầu anh Sơn khai báo các hoạt động từ ngày 22 – 25.07.2014. CTNLT Chu Mạnh Sơn kể lại: “công an Công hỏi: trong thời gian từ ngày 22 – 25.07 cháu đã ở đâu? Làm gì? Và yêu cầu cháu ghi rõ vào bản tự khai. Tôi trình bày lại sự việc như sau: vào lúc 22g00 ngày 21.07, tôi bắt xe đi Hà Nội. Đến 07g00 ngày 22.07 tôi có mặt tại Hà Nội như dự định. Trong thời gian ở Hà Nội, tôi đã làm những việc như sau: Thứ nhất, vào lúc 07g30’ ngày 22.07, theo lời mời của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc (LHQ) về tự do tín ngưỡng Tôn Giáo, tôi đã tới gặp họ tại địa chỉ số 17, đường Trần Hưng Đạo. Nội dung tôi trao đổi là trình bày những điều mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi tôi bị bắt và sau khi mãn hạn tù. Tôi làm việc với Họ đến 08g45’kết thúc. Thứ hai, vào lúc 10g30’ cùng ngày, tôi đến gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ theo lời mời của họ, tại đường Cát Linh, Hà Nội. Tôi gặp Bà Jennifer – Đặc phái viên nhân quyền của Quốc Hội Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tôi đã trình bày những sự thật mà tôi đã chứng kiến, trải qua trong suốt thời gian trước khi, trong khi ở Tù và sau khi mãn hạn tù. Phía bà Jennifer đã tiếp nhận những thông tin mà tôi đã cung cấp và hứa sẽ đàm phán với [nhà cầm quyền] Việt Nam, để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Khoảng 11g30’ cùng ngày thì cuộc gặp của chúng tôi kết thúc. Sau đó, tôi đến Bến xe Nước Ngầm, đón xe về Nghệ An. Khoảng 20 giờ ngày 22.07, tôi có mặt ở nhà tôi.” CTNLT Chu Mạnh Sơn kể tiếp: “Sau khi tôi ghi biên bản tự khai [với nội dung trên], công an Trần Văn Công liền lấy biên bản ghi lời khai và bắt đầu hỏi tôi: “Anh Sơn hãy khai báo rõ ràng trong khoảng thời gian từ ngày 22 – 25.07 anh đã đi đâu?” Yêu cầu anh Sơn hãy khai báo rõ mục đích của việc đi ra Hà Nội để giải quyết vấn đề gì? Anh đã gặp ai?”. Nội dung CTNLT Chu Mạnh Sơn hồi đáp với công an Công như những gì anh đã viết trong biên bản kể trên. Sau đó, “công an Công tiếp tục hỏi: yêu cầu anh Sơn trình bày rõ quan điểm, việc bản thân tự đi khỏi địa phương xã Phúc Thành ra Hà Nội không xin phép tạm vắng trong thời gian anh đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cú trú là đúng hay sai?” Tôi đáp lại như sau: “Tôi đi Hà Nội là để trình bày những sự thật mà trong suốt thời gian tôi đã trải qua cho phái đoàn Liên Hợp Quốc và tất cả mọi người trên thế giới biết sự thật. Theo tôi nhận định điều tôi làm không sai trái với lương tâm và công ước Quốc Tế mà Việt Nam đã ký kết”. Thế nhưng, công an Công lại yêu cầu tôi là: “anh chỉ trả lời, có hay không sai trái với pháp luật Việt Nam?”. Tôi liền bảo: “Câu hỏi này tôi có quyền không phải nói rõ mục đích như ý của chú và câu trả lời vừa nêu trên là thể hiện rõ quan điểm của bản thân tôi. Còn mọi thứ theo chú tự xét đoán.” Thế là ông Công tự ghi vào biên bản như sau: “việc tôi rời khỏi địa phương không xin phép tạm vắng là sai với quy định pháp luật Việt Nam.” Cuối cùng công an Công bảo tôi ký vào biên bản lấy lời khai trên. Nhưng tôi quả quyết: “Nếu chú xóa bỏ câu “việc tôi rời khỏi địa phương không xin phép tạm vắng là sai với quy định pháp luật Việt Nam”, thì cháu sẽ ký vào biên bản vì câu đó không phải là cháu nói mà chú tự ghi vào biên bản nên cháu không ký.” Công an Công đã không xóa câu viết trên và bảo tôi hãy ký vào biên bản ghi lời khai, vì vậy tôi đã kiên quyết không ký vào biên bản ghi lời khai trên. Sau khi đôi co một hồi, công an Công lại lấy ra một Biên Bản với nội dung như sau: “kể từ nay về sau (trong khoảng thời gian bị quản chế) nếu bản thân có nhu cầu đi khỏi địa phương Xã Phúc Thành phải trực tiếp đến công an xã Phúc Thành để xin phép tạm vắng; Nếu anh Sơn không chấp hành hoặc có ý làm trái thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.” Công an Công yêu cầu tôi ký vào đó.” CTNLT Chu Mạnh Sơn bị nhà cầm quyền kết án 30 tháng tù giam với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN” theo Điều 88 BLHS. Anh bị bắt vào ngày 02.08.2011, tại Nghệ An, cách đây đúng 3 năm. Trong những ngày bị giam cầm trong trại giam, CTNLT Chu Mạnh Sơn cùng với những người bạn gồm anh Trần Minh Nhật, anh Trần Hữu Đức, anh Hồ Văn Oanh (đã mãn hạn tù), anh Nguyễn Văn Thanh (đã mãn hạn tù) cùng chí hướng và bị giam cùng phòng, đã nhiều lần làm đơn tố cáo cán bộ trại giam vi phạm Quyền tự do Tôn giáo cũng như xúc phạm đến nhân phẩm của các tù thường phạm. CTNLT Chu Mạnh Sơn từng là sinh viên Cao Đẳng Y Tế, một sinh viên nhiệt thành và tham gia nhiều hoạt động trong công việc của Giáo Hội cũng như trong các phong trào sinh viên ở Nghệ An.   Tại Tuyên bố báo chí về chuyến thăm Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc (LHQ) về tự do tín ngưỡng- tôn giáo , Ông Heiner Bielefeldt có nêu rõ: “Tôi tin rằng Chính phủ sẽ thực hiện đúng những yêu cầu bảo đảm cho tất cả những ai đã làm việc cùng tôi trong chuyến thăm này và những ai đã gặp và tiếp xúc với tôi trong chuyến công tác này sẽ không bị đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt hoặc phải chịu các thủ tục tố tụng tư pháp sau chuyến thăm quốc gia này. Tôi sẽ tiếp tục liên hệ với họ và theo dõi sự an toàn của họ. Bất kỳ sự cố nào có tính trả thù đều sẽ được báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc”. Hy vọng trường hợp của CTNLT Chu Mạnh Sơn chỉ là trường hợp cá biệt, “nhầm lẫn” của công an xã Phúc Thành. Vì, như nội dung câu chữ ghi trên nhiều Bộ luật, Luật…của Việt Nam, “…áp dụng pháp luật Việt Nam, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên (hay/đã ký kết) có qui định khác”. Cần nhắc lại, Việt Nam đang là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Pv.VRNs Nguồn:chuacuuthe.com
......

Nước Việt đến 2016

Chuyến đi Hoa Kỳ của ông bí thư thành ủy Hà Nội thay thế cho ông bộ trưởng ngoại giao Việt Nam vào ngày 21/7/2014, được giấu kín mãi đến ngày 23/7/2014 cơ quan ngôn luận chính thức lớn nhất của Việt Nam mới đưa tin, và sau đó, ngay cả VOA - Voice of America - cũng chỉ đưa tin theo báo chí Việt Nam, mà VOA hoàn toàn không có bất kỳ thông tin nào tại một đất nước tự do thông tin như Hoa Kỳ về chuyến đi này là điều cần mổ xẻ. Ô. Phạm Quang Nghị & TNS J.McCain Cung vua phủ chúa và bộ nhất hay bộ tứ? Nhiệm kỳ 12 của đại hội đảng cộng sản ở Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2016. Từ trước đến nay, cơ cấu nhân sự bộ tứ luôn được chuẩn bị từ ít nhất 20 năm, nhưng khác với Trung cộng, Việt Nam việc nhân sự chủ chốt xuất hiện vào phút 89 là điều trở thành tất nhiên suốt mấy chục năm qua. Trong gần 10 năm qua, vai trò người đứng đầu của đảng cộng sản ở Việt Nam không còn như trước đây là một dấu hiệu thay đổi đáng ghi nhận. Ngược lại, nổi bật vai trò người điều hành hành pháp và quản lý đất nước trong cương vị thủ tướng rõ nét hơn bao giờ hết. Cơ chế bộ tứ của đảng cầm quyền ở Việt Nam là một cơ chế tản quyền, nhưng tản quyền ấy được thể chế hóa trong một đảng tập quyền, mà không có đảng đối lập thứ hai làm tản quyền đảng cầm quyền, thêm vào đó, văn hóa duy tình, lúa nước của Việt Nam đã là nguyên nhân tai hại làm nên một nền kinh tế, chính trị Việt Nam sa vào con đường khủng hoảng hiện nay. Hai năm trước tôi viết bài: Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt để tiên đoán tình hình chính trị Việt trong tương lai. Hôm nay đã bắt đầu lộ rõ cuộc chạy đua của cung vua phủ chúa vào nhiệm kỳ tới 2016. Vấn đề quan trọng là, từ tản quyền bộ tứ để kéo chân nhau, ăn chia làm trì trệ đất nước trong một nền chính trị tập quyền, không đối thủ, hay là tập quyền nhỏ trong một cái tập quyền lớn trong tương lai mới là quan trọng. Nếu tập quyền về một người nắm trọn quyền hành như Trung cộng, thì ai trong vị trí thủ tướng đương nhiệm và người sẽ thay thế chức tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới sẽ nắm trọn? Mà ông bí thư thành ủy Hà Nội được xem là cơ cấu vào vị trí tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới. Nhưng tại sao ông bí thư thành ủy Hà Nội lại thay thế ông bộ trưởng ngoại giao trong chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời đồng cấp của ông John Kerry. Ở Việt Nam, về mặt cấp bậc chính trị, thì ông bí thư Hà Nội cao hơn ông bộ trưởng ngoại giao. Nhưng ở Hoa Kỳ thì về mặt chính trị ông bộ trưởng ngoại giao đứng thứ 2 nước Mỹ. Nên không lạ, khi ông bí thư Hà Nội chỉ được các ông phó của ông John Kerry tiếp đón. Nhưng qua chuyến đi này, lần đầu tiên một nhân vật ở cương vị của đảng cộng sản ở Việt Nam được Hoa Kỳ chấp thuận cuộc viếng thăm, với những thảo luận mang tầm vóc nguyên thủ quốc gia, cũng là một điều đáng để bàn luận. Liệu cung vua hay phủ chúa sẽ thắng trong nhiệm kỳ tới? Liệu bộ tứ có còn tồn tại? Khi nào Việt Nam sẽ như Miến Điện? Có nhiều bình luận trong mấy ngày qua, Việt Nam sẽ đi theo Miến Điện, nhưng "chậm hơn 3 năm". Nhưng nếu nhìn lại, thì không phải thế. Việt Nam và Miến Điện có cùng xuất phát điểm về thời gian là năm 1990 cùng cải cách. Nhưng Miến Điện cải cách chính trị đa nguyên, đa đảng, và vẫn giữ độc quyền quân đội cầm quyền trong suốt 21 năm - 1990 đến 2011. Trong khi đó, Việt Nam chỉ cải cách kinh tế dưới màu sắc chính trị của Trung Cộng. Vì thế, mà Miến Điện sẵn sàng từ chối nhiều dự án lớn của Trung cộng - như dự án đường ống dẫn dầu từ cảng Rangoon sang Vân Nam, và dự án đường sắt Vân Nam sang Miến Điện, v.v... Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc nền kinh tế Trung cộng. Nên mới có câu chuyện Trung cộng ngày càng lấn sâu hơn về chuyện lãnh thổ, và biển đảo.   Miến Điện từ chối thẳng thừng dự án đường sắt và đường ống dẫn khí gas từ thành phố Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam sang thành phố biển Rangoon. Trong khí đó cộng sản ở Việt Nam thì lệ thuộc Trung cộng chỉ vì những dự án bạc cắt để ăn chia, làm phá hoại tài nguyên đất nước của tổ tiên để lại. Ngoài ra, trong khi Miến Điện đã và đang trở thành một nền chính trị tự do dân chủ, đi đôi với nền kinh tế thị trường tự do, thì Việt Nam ngày càng rơi vào một nền kinh tế chính trị độc quyền của đảng cầm quyền thông qua hiến pháp năm 2013 vừa qua. Hôm nay kinh tế Miến Điện đang thua xa Việt Nam, nhưng để Miến Điện bắt kịp Việt Nam về kinh tế thì chẳng mấy chốc. Vì con đường của Miến Điện đi là con đường của Nam Hàn đã đi từ thập niên 1970. Chỉ sau 4 thập niên Nam Hàn trở thành cường quốc về mọi mặt trong top 20 của thế giới. Kinh tế là chính trị, nên mới gọi kinh tế là một ngành khoa học của nghệ thuật - Science of art. Và thế giới mới có bộ môn kinh tế chính trị học. Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại thúc đẩy hay kiềm hãm kinh tế. Chính trị đúng thì kinh tế khởi sắc. Chính trị sai thì kinh tế khủng hoảng, khi kinh tế khủng hoảng thì buộc chính trị phải thay đổi. Miến Điện đã nhìn thấy rõ mấu chốt cái cần thay đổi là chính trị, chứ không phải kinh tế. Nên 24 năm trước Than Shwe đã làm cuộc cách mạng chính trị, để năm 2011 Thein Sein làm cuộc thay đổi kinh tế chính trị triệt để. Việt Nam cũng nhìn thấy cần thay đổi, nhưng lại đi vào cuộc thay đổi kinh tế để giữ mạng sống của đảng cộng sản cầm quyền. Nên hôm nay khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế, và hậu quả là, lệ thuộc Trung cộng. Nên phải ít nhất 20 năm tới thì Việt Nam mới đuổi kịp Miến Điện về cả cuộc thay đổi triệt để kinh tế lẫn chính trị, mới mong tự lực tực cường như Hàn Quốc ngày nay. Kịch bản nào cho Việt Nam? Người có tầm nhìn ở nước Việt hiện nay, ai cũng thấy đời sống của thể chế chính trị của Việt Nam chỉ còn tính bằng tháng. Nhưng vấn đề quan trọng bậc nhất là, khi thể chế chính trị hiện nay chết đi, thì làm sao để đất nước yên bình, mà không bạo loạn, và tệ hại hơn hiện nay? Thống kê từ thời Lý Công Uẩn lên ngôi, và đặt Thăng Long là đất của hoàng thành, thì mảnh đất này chưa bao giờ chứa được họ nhà nào kéo dài quá 8 đời vua. Và đời vua của đảng cộng sản nắm quyền ở Việt Nam đến đời tổng bí thư của nhiệm kỳ thứ 11 này đã là đời thứ Tám! Cuộc chạy đua của cung vua và phủ chúa đến giờ này đã bộc lộ hết tất cả những con cờ trên bàn cờ chính trị. Nhưng vì kinh tế là nền tảng quyết định cho chính trị, nên con cờ nào nắm kinh tế, thì con cờ ấy sẽ đi nước cuối cùng trên bàn cờ đến cung điện Ba Đình. Chuyến đi của ông bí thư Hà Nội chỉ là lửa của ngọn đèn leo lét bùng lên trước khi tắt của cung vua. Nhưng cũng không loại trừ kịch bản Trịnh Nguyễn phân tranh trở lại, khi có sự hà hơi tiếp sức của ngoại bang. Chính trị là nghệ thuật của sự có thể, nhưng cũng là trò chơi không khoan nhượng, kẻ nào chơi nửa vời xét lại đều bị loại khỏi cuộc chơi.   Mọi việc đã quá rõ, và chúng ta hãy chờ xem. Asia Clinic, 10h18' ngày thứ Bảy, 26/7/2014 Nguồn: http://bshohai.blogspot.de/2014/07/bai-oc-lien-quan-tap-va-tan-quyen-voi...
......

Lời của kẻ vắng mặt

Như quí vị đã biết Sứ quán Úc phối hợp với Đại diện Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam và năm Sứ quán khác (Hoa Kỳ, Canada, Na-uy, New Zealand và Thụy-sỹ) tổ chức hội thảo tại Sứ quán Úc: “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” vào lúc 8:30 hôm nay 30/7/2014. Những người tổ chức đã có sáng kiến rất dân chủ và mạnh mẽ: chính thức mời nhiều người Việt Nam thuộc nhiều thành phần và quan điểm chính trị khác nhau tham gia Hội thảo, từ đại diện của chính quyền, của Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức tự lập và cả các cá nhân độc lập, bất đồng chính kiến. Tôi là một trong những người được mời nhưng không thể tới dự, như nhiều anh chị em khác, do chính quyền lại cắt người tới chặn ngay tại nhà từ sáng sớm. Sau đây là nội dung chính trong bày tỏ tôi gửi tới ban tổ chức Hội thảo thay cho sự vắng mặt ngoài ý muốn của mình. Phạm Hồng Sơn Tôi tin tất cả chúng ta sẽ lúng túng với câu hỏi này: Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam trong một thập niên qua đã diễn tiến như thế nào? Còn đây là cố gắng trả lời ngắn gọn của tôi: Một: chúng ta có thể khẳng định ngay mà không sợ sai rằng Việt Nam hoàn toàn không có những tự do đó hoặc tình trạng còn trở nên tồi hơn nếu nhìn vào cấu trúc căn bản của nền chính trị Việt Nam hoặc xem lại những khung pháp lý như Điều 4 Hiến pháp mới sửa 2013 hoặc Nghị định 72/CP năm 2013 của Chính phủ Việt Nam. Hai: chúng ta có thể phải rơi nước mắt nếu nhìn vào danh sách những người đang bị cầm tù hoặc đang bị quản chế tại gia trên khắp ba miền đất nước chỉ vì họ đã dám viết, dám bày tỏ theo tiếng nói lương tâm của chính họ một cách ôn hòa nhưng trái với quan điểm của đảng cộng sản và chính quyền Việt Nam. Ba: nhưng chúng ta cũng có thể khẳng định các quyền trên tại Việt Nam trong một thập niên qua đã có tiến bộ đáng kể nếu nhìn vào thực tế của sự đa dạng về tính chất và số lượng đang nở rộ của những tiếng nói bất đồng hoặc nếu đọc những trang mạng đăng những quan điểm chính trị ngược với chính quyền do chính người dân đang sống ở trong nước khởi sự và duy trì. Cách đây 10 năm những điều vừa kể không thể có. Ba cách nhìn vừa nói, dù rất thiếu sót, có thể giúp chúng ta tránh sa vào hai thái cực: bi quan cùng cực hay lạc quan liều lĩnh về quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam– những yếu tố cơ bản của một hệ thống truyền thông tư nhân – phi nhà nước. Thực trạng nhân quyền thu nhỏ vừa nêu cũng làm lộ ra một nghịch lý oái ăm của đất nước Việt Nam chúng tôi: nhu cầu tự do của toàn xã hội Việt Nam đang bị ngáng trở bởi ý chí chính trị của một nhóm người. Tuy nhiên, không có con người nào sinh ra đã biết nói, không một xã hội toàn trị nào lại có hệ thống truyền thông tư nhân. Muốn lớn khôn, con người không thể không học nói. Để tự do, xã hội không thể không tạo lập truyền thông tư nhân. Vì vậy, hội thảo “Truyền thông phi nhà nước tại Việt Nam hiện nay” do Sứ quán Úc phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu, Sứ quán Hoa Kỳ, Sứ quán Canada, Sứ quán Na-uy, Sứ quán Thụy-sỹ tổ chức, là một biểu hiện cụ thể của sự ủng hộ giá trị cho tiến bộ của Việt Nam chúng tôi. Một cách thẳng thắn, tôi muốn ví hành động đó giống như một thiện nhân khích lệ một tù nhân bị cấm nói lâu ngày: Hãy nói lên đi! Dĩ nhiên, “học nói” trong một chế độ toàn trị không thể chỉ gặp những tiếng cười hân hoan hay sự dịu dàng như trẻ thơ học nói. Song, nhiều người Việt Nam, tôi đoan chắc, đã thấu hiểu điều này. Nguồn: nhucaytrevn.blogspot.com
......

Võ Thị Hảo - Vệt linh đã thoát ra từ nơi địa ngục

Từ độ linh hồn đã bị nhốt nơi địa ngục, cõi nhân gian dường như chỉ còn lại những đấng văn nhân đang cúi mặt, ngậm miệng ăn tiền, rồi tụng lên những lời ca lạc loài, giữa tiếng thét kêu oán hờn của hàng triệu sinh linh. Nhà văn Võ Thị Hảo   Thì thật may mắn thay, trong cái bi thương đó, có một vệt linh khí, đã vượt ra khỏi xiềng xích ngục tù, tụ lại, rồi tỏa ra luồng sinh khí mới, cho văn học đất Việt. Họ đã rạch ra một lối đi, cách viết mới cho dòng văn học hiện thực phê phán đương đại. Hiện tượng ấy, tuy không làm thay đổi cả diện mạo nền văn học định hướng, bao cấp èo uột, nhưng nó lại được cất lên, làm sống lại những trái tim khát vọng công lý và sự thật, đã bị nhấn chìm từ bấy năm qua. Qủa thật, họ là những tên tuổi, nữ sĩ, văn nhân đích thực nhất của văn học đất Việt hiện nay. Võ Thị Hảo, là một trong số những nhà văn tài năng và can trường đó.   * Sự thực xã hội tàn khốc trong bức tranh siêu thực: Gần đây, đài báo và một số nhà phê bình cho rằng, Võ Thị Hảo là một nhà văn phản kháng. Không thể phủ nhận ý kiến trên, nhưng tôi lại hoàn toàn không thích gọi chị bằng cái tên ấy. Với tôi, trước sau chị vẫn chỉ là một nhà văn hiện thực nhân đạo. Có khác chăng, chị đủ dũng trí để nhảy ra khỏi cái Dạ Tiệc Qủi, mà bấy lâu nay, chúng ta vẫn cam chịu làm món mồi ngon trên chiếc bàn ấy mà thôi. Và tôi cũng không muốn đặt lên đôi vai gầy của chị cái “động từ phản kháng“ to vật vưỡng với sức nặng ngàn cân như vậy. Bởi những cái chị viết đều là sự thật, một sự thật mà bấy lâu nay, ai cũng biết, cũng hay, nhưng đều mắc chứng giả vờ không biết. Nên khi đọc, nhất là khi gặp gỡ, tiếp xúc, đã cho tôi cảm giác, sự mềm mại, mong manh của chị, sao mà nó khác với sự quyết liệt, đi đến tận cùng trong văn chương đến thế. Nhà văn Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Nghệ An, là cựu sinh viên trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Đã trải qua nhiều nghề, nhiều công việc khác nhau, nhưng cuối cùng viết văn mới chính là nghiệp, là đam mê đích thực của chị. Đam mê là thế, nhưng chị lại bước chân vào làng văn khá muộn bằng truyện ngắn đầu tay mang tên Người Gánh Nước Thuê vào năm 1989. Trước khi đến với nghiệp văn, Võ Thị Hảo đã có vài năm lăn lộn với nghề báo, đặc biệt, theo năm tháng, càng có nhiều tác phẩm văn chương, chị càng gắn kết chặt chẽ và dấn thân hoàn toàn vào nghề báo, dù có lúc bị dọa giết chỉ vì dám điều tra và công bố sự thật bỉ ổi của những kẻ mạnh. Những năm tháng làm báo cho chị điều kiện tiếp xúc với sự thật, với những dân oan làm cho chị thấu hiểu một cách sâu sắc về sự nhiễu nhương, vô đạo của xã hội và những oan trái đắng cay cũng như thân phận con người. Vốn sống đó của chị ngày càng phong phú và thêm nặng trĩu hành trang, mà chỉ riêng văn hoặc riêng báo không thôi thì không đủ sức chuyển tải, do vậy chị buộc phải tận dụng sức mạnh của văn chương song song với sức mạnh của báo chí, phim ảnh và cả hội họa để chia sẻ những đau đáu, khát khao của kiếp người tới bạn đọc. Người viết là vậy, nếu ta có trái tim sống được đời mình và đời tha nhân, khi không chia sẻ, không cất lên lời ca của lương tri, trái tim ta cơ hồ vỡ nát. Với tài năng bẩm sinh, thêm một trái tim đa cảm, chỉ sau một thời gian ngắn, chị đã cho ra lò hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch bản phim, sân khấu. Tập truyện nào của chị cũng hay, đều gây được tiếng vang, không chỉ trong nước. Mỗi câu chuyện, một đoạn văn của chị như nhát dao đâm thẳng vào những ung nhọt của xã hội đương thời. Do vậy, nhiều tác phẩm cả văn chương lẫn báo chí của Võ Thị Hảo đã nhiều lần bị từ chối, bị ngăn cấm xuất bản ở trong nước, chẳng hạn tập truyện ngắn Ngồi Hong Váy Ướt, tiểu thuyết Dạ Tiệc Qủy và vô số bài viết khác.   Đọc Võ Thị Hảo khá nhiều và đã từ lâu, nhưng Dạ Tiệc Qủy, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ở Mỹ xuất bản đầu năm 2013, gây cho tôi cảm xúc mạnh nhất. Thật vậy, đọc xong, gấp cuốn sách lại, tôi rùng mình. Lúc này, chỉ còn đọng lại một cảm giác: Dạ Tiệc Qủy đã diễn tả, khắc họa những điển hình nổi bật nhất về một xã hội quái thai có thật nhưng vượt khỏi mọi hình dung của con người và chỉ có thể khắc họa nó với không khí, với môi sinh đặc trưng trong cơn lên đồng với thủ pháp tái hiện ác mộng. Đó cũng là thi pháp đặc trưng của Võ Thị Hảo trong tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ. Với Dạ Tiệc Qủy, sự khắc họa cá tính, nội tâm nhân vật đã được cài đặt sâu trong lời thoại hay những đoạn văn miêu tả thông qua một hệ thống lúc trực diện tàn khốc, lúc ẩn dụ siêu hình, bút pháp biến ảo khôn lường. Có điều lạ và thú vị, tuy Dạ Tiệc Qủy, được chia thành chương hồi, bố cục gắn kết nhau rõ ràng, nhưng khi đọc không nhất thiết phải đọc từ trang đầu tiên, mà ta có thể đọc chương cuối lộn lên, hoặc từ chương giữa đọc ra. Nhưng sự hiểu, sự cảm nhận của người đọc đối với tác phẩm vẫn hoàn toàn không thay đổi, nếu khi đọc, ta có một chút tư duy liên tưởng. Như vậy, rõ ràng ngoài bố cục chung, mỗi chương hồi đều có bố cục riêng và có thể đứng độc lập. Chính vì thế, hiệu quả mà Dạ Tiệc Quỷ mang đến cho người đọc mạnh hơn hẳn những tiểu thuyết thông thường. Đây là sự sáng tạo rất độc đáo của tác giả. Trong tiểu thuyết, nhà văn thường chắp nối những tình tiết hoặc có thật hoặc hư cấu để để xây dựng bối cảnh, nhân vật sao cho đạt đến mức chân thật nhất. Nhưng đọc Dạ Tiệc Qủy, ta lại thấy Võ Thị Hảo đã đi ngược lại lẽ thông thường ấy. Chị đã đưa những sự việc có thật nhất ngoài xã hội vào bức tranh siêu thực của mình. Tại sao lại như vậy? Phải chăng, trong bối cảnh sống hiện nay, chỉ đằng sau cái thực hư, ma quỉ chập chờn ấy, tác giả mới có thể tung hết bút lực của mình và đẩy bi kịch, hoặc phơi trần sự thật tới cung bận cao nhất? Và hơn thế nữa, tác giả muốn mang đến cho người đọc, một cảm giác, cách đọc hoàn toàn khác (rất riêng, rất Võ Thị Hảo). Đây thủ pháp mới lạ, một con dao hai lưỡi. Nếu người viết không có tài sử dụng ngôn từ, không có trí tưởng tượng và kết nối liên tưởng phong phú, thì cuốn sách trở thành giả tạo, nhạt phèo. Tuy nhiên, cách viết này, nó chỉ mới trong văn chương Việt, vì trước Võ Thị Hảo, cũng đã có một số nhà văn ngoại quốc sử dụng cách viết tương tự. Thật vậy, không chỉ riêng tôi, mà nhiều nhà thơ, nhà văn, lý luận phê bình và bè bạn tôi, đã bị Dạ Tiệc Qủy hoàn toàn chinh phục. Vì vậy, có thể nói, Võ Thị Hảo là một trong số rất ít các nhà văn VN hiện nay (kể cả trong và ngoài nước), đã viết và sáng tạo rất thành công ở thủ pháp này. Tuy vậy, Dạ Tiệc Qủy lại hơi kén người đọc. Bởi lời văn súc tích, trừu tượng, nhiều tầng ngữ nghĩa, buộc người đọc phải suy nghĩ, phải có cảm nhận riêng của mình. Nếu người đọc hời hợt, lười suy nghĩ, chắc chắn sẽ bỏ dở trang sách. Do vậy, đọc Dạ Tiệc Qủy, tôi cảm thấy mình cũng như đang ngồi viết vậy. Công việc nặng nhọc này, có lẽ, không kém người ngồi viết ra nó là bao. Và đọc xong, tưởng mình vừa là món gỏi nhắm ở trên bàn tiệc, thấy run rẩy, vã hết cả mồ hôi hột. * Người đàn bà có đôi mắt kim cương và cả một dải đất hình chữ S bị cưỡng hiếp: Dạ Tiệc Qủy là bức tranh thu nhỏ của đời sống, xã hội con người trải dài trên nửa thế kỷ. Nó bắt đầu bằng những cuộc đấu tố giết người, cướp của, cướp đất, một cách dã man, tàn bạo, được ngụy trang dưới mỹ từ cải cách ruộng đất. Rồi hai mươi năm chiến tranh, huynh đệ tương tàn, đẫm máu và nước mắt, dẫn đến những cuộc vượt biển, chạy trốn kinh hoàng, rùng rợn nhất, kể từ ngày lập quốc đến nay. Trên hết, là những gam màu xám ngắt đè lên toàn bộ bức tranh của những bóng ma cà rồng, dưới cái chủ thuyết quái đản. Nó đang đưa xã hội, con người vào vòng xoáy bạo tàn được tạo ra bởi những lực lượng được đặt tên là “ đang thực thi tội ác chống lại loài người”. Trước Dạ Tiệc Qủy, đã có nhiều nhà văn viết về Cải cách ruộng đất – những tội ác do nhà cầm quyền Việt Nam gây ra ở những năm năm mươi của thế kỷ trước. Nhưng viết một cách trần trụi, quyết liệt như Võ Thị Hảo, thì quả thật không nhiều. Có nhà nghiên cứu cho rằng, văn của Dạ Tiệc Qủy khô và khốc liệt. Tôi lại nghĩ khác một chút, văn của Dạ Tiệc Qủy, không hề khô, ngược lại, rất bay, mang đậm chất thơ, nhưng hiệu quả chuyển tải quả thực đầy sức nặng. Tuy ngôn từ nhiều đoạn rất dân dã giản dị, nhưng do tài năng sử dụng (từ ngữ) của người viết, câu văn trở nên sinh động, sắc nhọn, có sức lan tỏa thấu ngay tim người đọc. Vì vậy, nó gây hiệu ứng tức thì và đẩy sự việc lên nấc cao nhất, khốc liệt nhất, khi miêu tả, cũng như lên án hành động, nhân vật. Tôi không rõ, trào lưu văn xuôi chấm xuống dòng, gọi là thơ mới, thơ trừu tượng, đọc không để hiểu, như dạng bài viết mấy bà đánh dậm, hay tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ …gì gì đó của Nguyễn Quang Thiều, ra đời từ khi nào?. Nhưng xin bảo đảm, tôi có thể trích ra từ Dạ Tiệc Qủy, ra hàng chục đoạn văn hay, đẹp, sáng, hình tượng hơn thơ của ông phó chủ tịch hội nhà văn VN này nhiều lần. Có lẽ, nhờ sinh trưởng từ miền quê, nên Võ Thị Hảo hiểu về nông thôn hơn ai hết. Vì thế, từ cách đặt tên nhân vật, như tên Dậm gắn liền với cái nghề đánh dậm nghèo đói lam lũ, cho đến hình ảnh giết người man rợ hơn cả thời trung cổ, bằng những cuốc mẻ, vồ đập đất… tác giả đưa vào trang văn rất chi tiết và thuyết phục. Sự chân thực đó, đã làm bức tranh trở nên sống động, dù thời gian trên nửa thế kỷ đã trôi qua. Vâng! Cũng chính nhát cuốc mẻ, cái vồ ấy, đã đập rung Văn Miếu, bổ nát linh hồn Việt ngàn năm. Nó cắt đứt, phá tan tành mối quan hệ gia đình, làng xóm và tình người. Và bức tranh oan nghiệt, đẫm máu nước mắt đó, đến nay, vẫn chưa một lần được gột rửa. Bởi không ai ngoài các thế hệ nhà cầm quyền VN phải gánh món nợ ấy, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc gột rửa nó. Họ phải trả lại công bằng cho những người oan khuất và cho người dân VN qua một chuỗi hành động tối thiểu, để sòng phẳng lại, vớt vát lại linh hồn công lý đã bị họ làm cho rữa nát của nước Việt. Nhưng điều đó, nhà cầm quyền VN đã nhất quyết không làm và vì thế họ chẳng bao giờ vãn hồi được danh dự. Chúng ta hãy đọc lại đoạn văn trích truyền cảm, mang mang hồn thơ dưới đây, mà tôi không thể lược, cắt ngắn hơn được nữa, vì bố cục chặt chẽ. Chúng ta đọc, để thấy rõ sự tàn bạo, lưu manh, phản trắc của giai cấp mới (ma cà rồng). Và trong đó, dường như, ta cũng nghe được tiếng vọng lên oán hờn, của những linh hồn vô tội: “… Vì là đã là linh hồn thì đâu cần quần áo. Linh hồn chỉ trần truồng mà bay.   Ông Cử đã sang thế giới bên kia. Tiễn đưa ông, là một chiếc cọc. Ba sợi thừng chuyên trói chó để cắt tiết và buộc lợn vào thang mà thiến của nhà ông Dậm. Một loạt đạn trong nòng súng kíp tự chế. Rộn ràng hơn, thêm ba nhát cuốc mẻ và mười bảy nhát vồ đập đất. Để cho vỡ nát đôi mắt thảng thốt. Cho vỡ nát cả cái uất hận đang đọng lại dưới tròng mắt mở chong chong. Bộ óc mẫn tiệp từng dạy học, từng làm thơ, từng cho thuốc cải tử hoàn sinh cả ngàn mạng người trong xứ, đã bị loạt đạn tự chế của con ông cu Cáy nhồi vào nòng súng làm nổ tung. Ông cu Cáy trước đây đã được ông Cử cứu mạng trận đau bụng bão. Đau đến mức cắn đất cắn sỏi, bò lê bò càng trên mặt đất. Chỉ còn nước bó chiếu đem chôn. Thế mà ông Cử cứu được, qua một ngày lại dậy, uống một bát nước chè xanh pha mật mía, ăn một rá khoai rồi đi cày. Chuyện đó đã qua lâu rồi. Nay thì viên đạn của con ông cu Cáy đã làm tinh óc ông Cử trắng hồng phọt ra ruộng mạ. Óc ông Cử làm bữa tiệc cho lũ giun đất và sâu bọ. Linh hồn ông Cử lên trời. Để lại bàn thờ tổ tông chói loà bảy đời cụ kỵ khoa bảng…“ (DTQ-chương1) Dưới ngòi bút Võ Thị Hảo, cái chết của ông Cử và vợ con ông càng tàn nhẫn bao nhiêu, thì hành động man rợ, thâm độc tàn ác, đểu cáng của những Dậm, của những bần cố nông …lại càng vọt lên bấy nhiêu. Ở đây, chúng ta, không chỉ thấy được những kẻ vô học, dốt nát, sau một đêm trở thành những ông trời con: “…Chỉ sau một đêm ngủ dậy, ông thấy mình oai vệ như trời, muốn đổ cho ai cái tội gì thì y như rằng người ta bị tội ấy. Trời cũng chỉ đến thế thôi, cho ai sống thì được sống, bắt ai chết thì phải chết…“ (DTQ-chương 1). Mà ta còn thấy được, sự thật ai đã dúi cái cuốc mẻ, cái vồ đập đất vào tay, để chúng trở nên hung hãn như vậy: “…Trong thiên hạ, bần cố nông là thần là thánh, vinh quang chỉ kém cán bộ Đội cải cách có một bậc…“(DTQ-chương1). Vâng! Ông đội còn ngồi trên cả thần thánh. Ông lại là người của Đảng, đồng chí của Đảng. Vậy thì, thủ phạm không ngoài ai khác, chính Đảng đã dúi chiếc búa, cái vồ đó vào tay kẻ giết người. Và cũng chính Đảng đã đưa những tên đểu cáng vô học, như Dậm, như chánh văn phòng tỉnh ủy, như giám đốc sở văn hóa, hay một viên đại tá… tới những chức quyền cao ngất ngưởng, vươn vòi bạch tuộc nhơ nhuốc hút khô tấm thân gầy đất mẹ. Chính sự lưu manh hóa, đểu cáng hóa ấy, đưa đến một xã hội, pháp luật, đạo đức, tình người bị đảo lộn tùng phèo: “Cả dải đất này người ta cưỡng hiếp nhau. Một chữ S to đùng bị cưỡng hiếp…”(DTQ-chương11). Tuy Võ Thị Hảo không dụng công xây dựng nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Nhưng khi đọc, ta lại thấy, dường như tác giả đã nhập đồng vào vào Miên, một nhân vật phôi thai từ cưỡng hiếp. Miên – cô gái đẹp có đôi mắt kim cương, cả đời phải trốn chạy, luôn luôn bị chính Dậm, người cha, một tên bần cố đại lưu manh, từ nghề đánh dậm, đã lộn ngược lên chức bí thư tỉnh ủy và Đồng Đảng, tìm cách cưỡng hiếp. Không chỉ cưỡng hiếp Miên, bạn Miên, mà chúng còn nuốt tất cả những gì, có thể nuốt được, kể cả những linh hồn đã hóa thạch mấy ngàn năm… Những tình tiết cuộc đời của nhân vật Miên cũng chính là sự nhân cách hóa hình ảnh của đất nước Việt Nam ngàn năm thương đau, ngàn năm phải trốn chạy sự lăm le, bạo lực, sự cưỡng hiếp của người trong nước với nhau và sự cưỡng hiếp của những kẻ ngoại bang Mang theo mối oan khiên ấy, và trải qua một cuộc trốn chạy, vượt biển kinh hoàng, Miên trở thành người của giới thượng lưu. Hành động trở về trả thù của Miên, có người cho là đơn lẻ và tiêu cực. Nhưng với tôi, đó là hành động can trường, một sự phản kháng mãnh liệt, tích cực theo qui luật vay trả rõ ràng. Vâng! Món nợ đó dứt khoát phải đòi, buộc những tên đồ tể và tên đầu sỏ Đồng Đảng, phải trả. Xây dựng nhân vật Miên và nhân vật phản kháng giấu mặt kế tiếp, sau cái chết của Miên, theo tôi, đây chính là sự can đảm, không nhân nhượng, không khuất phục của nhà văn. Và hơn thế nữa, nó còn gợi mở ra một điều, dù oan hồn có bị đày về với Qủy, thì nhà văn vẫn miệt mài đi gây mầm sống, đòi lại linh hồn đúng nghĩa của hai chữ CON NGƯỜI.   Nếu chúng ta đã đọc, Ly Thân của Trần Mạnh Hảo, Chuyện Ba Người Khác của Tô Hoài, hay Thời Của Thánh Thần của Hoàng Minh Tường gần đây, thì chắc chắn thấy thiếu sức mạnh, sự quật khởi, sự nổi loạn của nhân vật Miên, thiếu cái sự phản kháng quyết liệt, máu lửa ấy. Dù những tác phẩm trên rất hay, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ lột trần sự thật nên khi đọc, tôi cảm thấy tôi tội tội, hèn hèn thế nào ấy. Nhưng đến khi đọc Dạ Tiệc Qủy, cái cảm giác ấy trong tôi không còn nữa. Vậy thì, dứt khoát phải cảm ơn Miên, cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo, hai người phụ nữ đẹp và can đảm, cùng chung ngày tháng năm sinh. • Những oan hồn cổ thành – lời cầu siêu công lý cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn Những oan hồn chết chóc, những đổ nát ở cổ thành, nó chỉ là hình ảnh tượng trưng cho cuộc chiến vô nghĩa dài đằng đẵng hai mươi mốt năm. Những người lính, người sinh viên trẻ ở hai chiến tuyến, đến chết rồi, sao vẫn ngơ ngác bàng hoàng, không thể hiểu, mình đã chết cho ai, vì ai? Nếu như sự trở về của người lính sau chiến tranh, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, chìm sâu trong những cơn say, để quên đi mùi tử khí của những đồi Xáo Thịt, thì ngày về của người lính trong Dạ Tiệc Qủy là đói khát, điên dại, ám ảnh bởi những cơn ăn thịt người, thịt đồng loại. Trại điên, trại tâm thần, chính là tương lai, là nơi xiềng xích, thân xác cũng như linh hồn người lính, như Lình, hay những người sinh viên trẻ.   Để thấy được sự thật của cuộc chiến, Võ Thị Hảo đi vào nơi đằng sau sự sống, để lắng nghe tiếng nói của những hồn ma chết trận. Và để thấy rõ, thân phận con người, cũng như thân phận những người lính. Với ngôn từ, lời thoại mang đậm tính điện ảnh, sân khấu này, làm cho lời văn nổi và sống động hơn. Tuy không một lời oán trách, nhưng hình ảnh những oan hồn vất vưởng, đi dưới ánh trăng buốt lạnh với đỉnh trời vàng rười rượi, cũng đủ làm cho trái tim người đọc nghẹn uất quặn đau. Và nó là một bằng chứng luận tội xác đáng nhất, cho những kẻ đã mua bán, thần thánh hóa cuộc chiến này. Đoạn văn dưới đây, thoạt tưởng là những câu thoại đơn thuần, nhưng đọc xong, ngẫm lại, ta mới cảm được, sự lý giải bản chất cuộc chiến của tác giả gửi ở trong đó: “Ông bà cha mẹ ta có mắc nợ gì nhau không nhỉ?” “Chắc là không. Một kẻ đầu chữ S. một kẻ cuối chữ S. Xa cả ngàn cây số.....!” “Trước khi mặc cái bộ áo này, cầm cái lưỡi lê này anh làm gì?” “Học. Năm thứ hai Văn khoa. Còn anh?” “Sinh viên năm tư khoa Triết học. Chơi vĩ cầm.” “Cắt tiết gà hồi nào chưa?” “Chưa!”   “Vậy chúng ta biết giết người từ bao giờ?” “Chúng ta được dạy để giết người từ ngày khoác lên vai bộ quần áo lính và ai đó đã đặt vào tay chúng ta lưỡi lê.” “Đương nhiên. Lưỡi lê thì không phải là cây bút hay vĩ cầm. Chúng ta cùng trở thành ma!” “Và chúng ta chết cho ai nhỉ?” Bốn ngón tay từ hai cái thây cùng chỉ lên trời và biến thành bốn dấu hỏi dập dờn ngơ ngáo in lên nền mây mờ trăng rồi thõng thượt đổ xuống. “Đi nào! Đi thôi!” “Đi! Cuộc đời này không phải của ta. Cả cái biển tanh ngòm này cũng sẽ tuột mất khỏi tay ta rồi. Đi thôi! Đi thôi nào!”. “Thiên đường hay ngục?” “Cả thiên đường và địa ngục ta cũng đã bị cướp đoạt. Nào, rút mũi lê ra khỏi ngực nhau hộ cái nào. Không lê bước được. Bây giờ ta thuộc về nhau...”. “Cây lê và báng súng làm gậy chống. Chân tôi đã bị bom bên anh tiện đứt rồi. Thay cho chân gẫy, ta cùng đi, được không?” “Lưỡi lê không bao giờ làm được gậy chống. Cái chân bị bom tiện cụt của anh sẽ được mọc ra ở thế giới của người ma.” “Không! Người chết trận không còn gì để được tái sinh. Đầu thai cũng không!” Trăng đã lên. Đứng hoang mang giữa đỉnh trời vàng rười rượi. Não nuột úa vàng như hơi thở dài thổi xuống những hồn ma…“ (DTQ-chương 2- Trăng lạnh). Xem toàn bộ chương Trăng lạnh, chúng ta cảm nhận được trái tim của người đọc đầy xót xa thương khốc trong một không khí, một tâm cảm, một nhịp điệu cầu siêu và trả lại công lý cho những người lính tử trận - bất kể từ bên nào, trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn được châm ngòi từ quyền lợi của nhóm người thống trị áp đặt lên những người bị trị, bị lùa ra trận. Chết tàn khốc tới mức chằng còn kiếp khác vì người chết trận đâu có cơ hội để tái sinh! * Những đứa con được nuôi bằng “sữa nhạt lờ lợ tráo trở và mùi hôi nô lệ”. Ngày tệ hơn tận thế: Có thể nói, trong văn học hay sân khấu, điện ảnh, nhà văn, người nghệ sỹ dù có dùng bất kể thể loại, hình tượng gì, để biểu đạt, biểu cảm, thì cái đích đến vẫn phải là con người, thân phận và cuộc sống của họ. Ở Dạ Tiệc Qủy, chúng ta bắt gặp cái hệ quả quái thai của cải cách ruộng đất, của chiến tranh, bằng những Đứa Con Vàng Nghệ, Đứa Con Xanh: “Thì những đứa trẻ quái thai sinh ra dưới gầm trời này bao giờ chẳng biết làm thơ và ca hát. Vừa sinh ra chúng đã già ngàn tuổi và trên vú trái mọc đầy vẩy mốc của những bức tường rêu phong Văn Miếu, chủ nghĩa Mác Lê và tà đạo ( DTQ) Và chúng được nuôi bằng nước mắt của những người mẹ khóc con tử trận, lớn lên bằng: “Sữa nhạt nước ốc Có vị lờ lợ tráo trở Có mùi hôi nô lệ Có vị tanh ngọt lưu manh vị nhục ngàn năm“ (DTQ chương 19). Khi cái ác, cái độc quyền lên ngôi thống trị, thì nhân phẩm con người, dứt khoát sẽ bị rớt xuống nơi địa ngục. Cái chủ thuyết tà đạo và hoang tưởng đó, đã đẻ ra một cái quái thai của thời đại. Nó là bóng ma chập chờn, vươn tay ra như những chiếc thòng lọng, thít chặt cổ người dân lương thiện. Thật vậy, trong cái mớ trắng đen, hỗn độn, chập chờn ấy, người dân lương thiện buộc phải trốn khỏi kiếp người“Đôi khi, phải làm quỷ để thoát khỏi kiếp người!“(DTQ). Và đâu có chỉ riêng nhà văn phải hoài nghi thực hư, nhân cách thần thánh, ma, qủy hay con người, trong một xã hội, trật tự đã đảo lộn tùng phèo này: “Trên Niết bàn bây giờ Phật đang băn khoăn nghĩ xem giống Người thực sự là cái gì. Vì loài ma cà rồng đã chiếm chỗ trên dương thế. Chúng ngang nhiên tự phong mình là thánh, là thiên thần và gọi những người lương thiện là Quỷ“ (DTQ). Tròn sáu mươi năm gây mầm và gần bốn mươi năm tàn cuộc chiến, những cái quái thai, ung nhọt ấy, ngày càng lớn lên. Nó không chỉ dừng lại ở mức độ đục khoét, lưu manh tráo trở nữa, mà đã di căn trên thân gầy đất mẹ, đi đến tột cùng của cái ác: Bán đất bán rừng, bán nước bán cả linh hồn. Để lại bao sinh linh nằm lại nơi rừng xanh, biển cả và bao nhiêu triệu người phải bỏ Tổ Quốc ra đi. Trên đất mẹ, chỉ còn lại tiếng vọng trong đêm, của những tư tưởng, linh hồn bị xích xiềng và tiếng oán khốc ngút trời của vô số kiểu dân oan. Làm nên thành công Dạ Tiệc Qủy, ngoài tài năng dựng truyện, và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ chồng chất nhiều tầng lớp, hình tượng đa nghĩa, đa chiều của Võ Thị Hảo, còn có rất nhiều những câu thoại, những đoạn văn triết lý, làm người đọc phải đau, phải nghĩ: “Quỷ khác loài người. Quỷ cũng không nỡ ăn các linh hồn. Dạ tiệc của quỷ là bữa tiệc của mắt.“ hay “Dậy thôi, cái gọi là bốn ngàn năm!“ …Hơn thế nữa, cùng với việc kêu tên, điểm mặt, vạch trần mọi thủ đoạn tội ác, của tầng lớp thống trị, tác giả còn dám cả gan bóc trần sự nhu nhược, u muội của con người bị trị, trước quyền lực và độc đoán. Và nó, như là mũi dao, đã tách bóc được cái u mê ra khỏi sự sợ hãi của con người. Để từ đó, Võ Thị Hảo can đảm chỉ ra lối thoát duy nhất, và đó cũng là lời kết (phần một) cho cuốn sách này: “…Muốn tái sinh giống người, trước hết hãy diệt lũ ma cà rồng. Nếu không, hễ cứ có người nào mới ra đời, lại bị làm mồi ngay cho lũ chúng…“ (DTQ - chương 20). Vâng! Cảm ơn nhà văn Võ Thị Hảo, đã công phu sáng tạo nên tác phẩm Dạ Tiệc Qủy. Chúng ta đọc nó để giải phẫu tâm hồn, và đọc để thấy một địa ngục có thật đã mở ra, còn đang phình nở há hoác miệng và nếu con người VN và nhân loại không hành động kịp thời để ngăn chặn, tất cả rồi cũng lần lượt trở thành nạn nhân của ma cà rồng: bị hút máu hoặc sẽ đi hút máu kẻ khác. Điều đó còn tệ hơn cả ngày tận thế! Đức Quốc ngày 31-7 -2014Đỗ Trường Nguồn: DienDanCTM
......

Ls. Lê Công Định: Không dám phản kháng cường quyền thì tự cởi áo mão luật sư... cho rồi

Nhân sự việc Luật sư Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi Đảng CS, tôi nhớ lại một giấc mơ kỳ lạ đã đến với tôi vào đêm thứ hai sau ngày bị bắt. Trong giấc mơ, tôi gặp Luật sư Triệu Quốc Mạnh và được mời đi ăn tối. Bữa ăn chưa kịp bắt đầu, bỗng LS Trừng đến ngồi cùng bàn. Thế là tôi được dịp ngồi ăn và trò chuyện cùng lúc với hai vị sếp cũ. LS Mạnh ít nói, chỉ nhìn như chia sẻ nỗi niềm của tôi. Còn LS Trừng khuyên một câu thật giá trị: “Trên võ đài khi bị đối thủ đánh ngã, cố gắng đừng để bị gục hẳn và hãy tìm cách đứng lên. Trụ lại được, nếu thời cơ đến với mình, sẽ đến lượt đối thủ phải gục!” Ls. Lê Công Định Tỉnh giấc mộng, tôi kinh ngạc về lời khuyên vô giá đó. Từ lúc ấy cho đến lúc bước chân ra khỏi tù, tôi đều hành động theo phương châm của LS Trừng, vị thủ lĩnh thực sự của giới luật sư Sài Gòn. Nhiều người quen tôi đã trách ông khai trừ tôi khỏi Đoàn Luật sư theo yêu cầu của phía công an chỉ vài ngày sau khi nổ ra vụ án của tôi, dù tòa án chưa tuyên. Tôi hoàn toàn không trách cứ, trái lại rất thông cảm với ông, dẫu rằng ngày cầm quyết định khai trừ mình trong tù, tôi đã nghẹn ngào, rớm nước mắt, vì dù sao cho đến thời điểm ấy tôi cũng đã gắn bó với nghề luật gần 20 năm, nhiều vinh quang và cay đắng. Ông cùng vài luật sư đồng nghiệp đã nhiều lần vào tù thăm tôi mỗi dịp gần Tết, mang đến niềm tin và hy vọng cho tôi giữa những năm tháng tăm tối. Tôi vẫn mãi cảm kích về tình nghĩa ấy. Năm 1989 tốt nghiệp trường luật, tôi làm việc vài tháng tại Phòng Công chứng Nhà nước duy nhất vào lúc đó, rồi chuyển sang làm trợ lý riêng cho LS Triệu Quốc Mạnh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương thời. Năm 2005, đắc cử chức vụ Phó Chủ nhiệm sau một cuộc tranh cử bất thần tại Hội nghị toàn thể, tôi trở thành phó của LS Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư khi ấy. Do làm việc thân cận, nên tôi đã học hỏi được nhiều từ hai vị luật sư đàn anh của mình, không chỉ về nghề nghiệp, mà còn trong tranh đấu chính trị. Cả hai ông, tuy tính cách khác biệt nhau, song đều là các bậc thầy về nghệ thuật “khiêu vũ giữa bầy sói” mà vẫn giữ được tinh thần độc lập và nhân cách của mình để không biến hẳn thành sói. Tất nhiên, tôi chưa bao giờ là thành viên của bầy sói, nhưng cũng đã ứng dụng phần nào nghệ thuật ấy trên con đường chính trị của mình.   Năm 2008 Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn đã chịu một áp lực lớn từ “bên trên” để cản trở tôi tiếp tục ứng cử chức vụ Phó Chủ nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa. Tôi nói với LS Trừng và các vị phó khác rằng tôi giữ chức vụ này để có thêm điều kiện khai triển lý tưởng nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam, chứ không phải vì danh vọng gì. Do đó, tôi đã chủ động rút lui để các đồng nghiệp của tôi không bị khó xử trước sự can thiệp vô lối vào hoạt động độc lập và tự quản của đoàn luật sư. Trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam bấy lâu nay, tìm một vị thủ lãnh luật sư đoàn sẵn sàng đương đầu, chống lại sự can thiệp thô bạo từ phía Đảng CS và chính quyền để bảo vệ sự độc lập và tự quản của giới luật sư trong khả năng có thể như LS Nguyễn Đăng Trừng đã làm, thì thật là mò kim đáy bể. Lý do ông tham quyền cố vị dù đã cao niên chỉ là cớ để người ta buộc ông rút lui. Vì vậy việc ông bị khai trừ khỏi Đảng CS là điều dễ hiểu. Những gương mặt mà người ta sắp xếp để chuẩn bị thay thế ông, dù trẻ hơn, là bầy tôi chỉ biết khúm núm và vâng dạ. Bỏ phiếu ủng hộ những gương mặt ấy, giới luật sư Việt Nam sẽ trông mong gì cho tương lai và liệu còn đủ xứng đáng với niềm tự hào nghề nghiệp của mình chăng? Không dám phản kháng cường quyền thì tự cởi áo mão luật sư quăng xuống đất cho rồi! nguồn: facebook.com/LSLeCongDinh
......

Tướng Lê Duy Mật đòi công khai dữ kiện lịch sử

Vào ngày 20-07-2014, Thiếu Tướng Quân Đội Nhân Dân Lê Duy Mật, người chỉ huy mặt trận Hà Giang trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc xâm lược trong những năm 1979 - 1984, đã gởi lãnh đạo đảng CSVN bức thư đòi công bố các dữ kiện lịch sử liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Sau đây là nguyên văn bức thư đặc biệt này; các ý tưởng và văn phong trong thư là của riêng tác giả.BBT - - -   Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc   Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014   Kính gửi: Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI. Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau: Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết, mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông. Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây. Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”. Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào! Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án. Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng. Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng. Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt, 16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta. Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài. Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1). Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị, Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”. Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra. Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên.Tóm lại là: 1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm. 2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta. Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12. Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.   Kính Thiếu tướng Lê Duy Mật (1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc  
......

Các ngày vái Đảng, vái Bắc Kinh năm 2014-2015

Đầu tháng 7/2014, giữa bao nhiêu lo âu về giàn khoan 981 và trong lúc giá xăng tiếp tục phóng lên vũ trụ, người ta đột nhiên thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quyết định số 1063 phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong 2 năm 2014-2015, dù nay đã quá nửa 2014 rồi. Kèm theo Quyết định là bản kế hoạch chi tiết với 4 đề mục: A. Muc đích, yêu cầu; B. Các ngày lễ lớn gồm 2 loại quy mô cấp quốc gia và cấp Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; C. Phân công nhiệm vụ; D. Kinh phí thực hiện.   Theo giới lãnh đạo thì loạt lễ lạc này nhằm 4 mục đích chính: (1) bồi dưỡng , phát huy lòng yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng; (2) nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; (3) khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, thù địch, kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; (4) khẳng định những thành tựu vĩ đại của dân tộc ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, nếu viết cho ngắn gọn thì cả 4 mục tiêu của cả chuỗi lễ lạc dài lê thê đó là để bồi đắp cho vững chắc hơn cái ghế cai trị của Đảng. Chấm hết.   Thật vậy, nhìn vào danh sách các ngày lễ ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh người ta chỉ thấy tràn ngập những ngày kỷ niệm các "đồng chí" Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Trần Phú, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Lương Bằng, ... cùng các ngày kỷ niệm thành lập Đảng và các công cụ riêng của Đảng.   Rõ ràng đó là những ngày vái Đảng -- vái từ các "cụ" đến các "công cụ" của Đảng. Và đã là những ngày của Đảng thì chỉ nên dành riêng cho đảng viên đảng CSVN thôi, chứ tại sao lại dùng tiền của quốc gia tổ chức lễ lạc và nhất là lại bắt cả nước phải vái? Các ông ấy chẳng phải là "đồng chí" và lại càng không phải là "tổng bí thư" của dân tộc. Lẽ ra đây chỉ có thể là một thông báo nội bộ của đảng CSVN và phải gởi đi từ văn phòng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chứ không thể là văn kiện từ văn phòng Thủ tướng chính phủ. Dĩ nhiên việc vái các "công cụ" mà Đảng đang dùng để kiểm soát toàn bộ xã hội, như quân đội, công an-an ninh, lại càng là điều oái oăm và mang tính "xát muối vào vết thương", như thể các tù nhân nay phải vái luôn sợi xích, vòng xiềng, hàng song sắt nhà tù. Nhưng có lẽ cảm giác mạnh nhất của người đọc bản Quyết định 1063 là mức phí phạm nhân lực và ngân sách đất nước vì lãnh đạo luôn xem tài sản quốc gia là của Đảng. Bản kế hoạch liệt kê hầu như tất cả mọi ban bộ của đảng và nhà nước phải lao vào chuỗi lễ lạc kỳ cục này, từ Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đến Văn phòng Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đó là chưa kể các chi nhánh ban ngành xuống cấp tỉnh, các guồng máy hành chính cấp tỉnh, và mạng lưới Mặt trận Tổ quốc. Chỉ cần tính tiền lương của tất cả số công chức, nhân viên dành thời giờ đi làm chuyện lễ lạc đó đã thấy con số khủng khiếp thế nào. Rồi cộng thêm chi phí xây dựng nơi tổ chức, tiền ăn nhậu mừng lễ, tiền phong bì cho báo chí tường trình, tiền may biểu ngữ cờ quạt khắp đường phố, và hàng trăm khoảng chi phí khác được các quan chức vẽ ra để có cơ hội "hớt bọt" bỏ túi. Trong tình hình kinh tế của đất nước hiện nay và trước sự cùng khổ lo cơm từng bữa trên khắp đất nước, rõ ràng lãnh đạo đảng đang đẩy cả núi tiền từ ngân sách quốc gia xuống sông, xuống biển ... nhân danh mục tiêu để "phát huy lòng yêu nước của người dân" và để "nâng cao niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng"! Đã thế người dân trong năm 2014-2015 còn bị phải "Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh". Mác-Lênin là chủ nghĩa đã hoàn toàn thất bại với hồ sơ tội ác đã giết hàng trăm triệu sinh mạng con người. Có lẽ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mô tả đầy đủ và ngắn gọn nhất: Nó là“Tội ác của thế kỷ 20 mang một tầm vóc khủng khiếp. Những kẻ sát nhân đã biến những cơ cấu quốc gia thành một hệ thống để thực hiện tội ác.“ Chủ nghĩa này đã bị hầu hết nhân loại (kể cả Trung Quốc) gớm ghiếc ném vào sọt rác thì tại Việt Nam lại được đem ra thờ cúng tiếp.   Về cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy. Đây là một sản phẩm mà chính ông Hồ chí Minh, người bị gán cho là tác giả, khi còn sống cũng đã khẳng định không phải của ông. Đã có quá nhiều học giả đưa ra đủ loại văn bản để chứng minh những cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh mà đảng bắt các đảng viên ráng nuốt như: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người", đến "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", đến "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công", v.v.... đều trích ra từ cổ thư của Tàu hoặc các văn kiện khác của Tây Phương. Nghĩa là đảng lại tiếp tục bắt mọi người thờ cúng cái bình rỗng không. Nhưng điều làm nhiều người giật mình kinh hải là mức độ "phớt lờ dân tộc" trong chuỗi lễ lạc dài sọc này. Không có một ngày lễ cấp quốc gia hay ngay cả cấp tỉnh nào dành cho các anh hùng dân tộc, từ Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, đến Vua Quang Trung, v.v... Riêng ngày giỗ chung Quốc Tổ Hùng Vương thì bị giáng cấp và giao cho tỉnh Phú Thọ tổ chức. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày đã đi vào lòng dân tộc từ hàng trăm năm qua câu ca dao: "Dù ai buôn bán đường xa, nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mà về". Và ngay cả tại các cộng đồng bà con người Việt lưu lạc trên khắp thế giới đều long trọng tổ chức ngày này với tinh thần Quốc lễ. Chỉ riêng trên đất nước Việt Nam, ngày Giỗ Tổ nay trở thành ngày Tỉnh lễ. Lý do tại sao lãnh đạo Đảng né tránh đến độ hỗn láo đối với các anh hùng dân tộc như thế, thì có lẽ người dân Việt Nam ngày nay đã quá rõ, chẳng ai tốn công tranh luận. Đơn giản chỉ vì trong dòng sử Việt Nam, hầu như tất cả các anh hùng dân tộc đều là những lãnh tụ chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là hàng ngàn năm chống giặc Tàu. Không thể kỷ niệm các anh hùng dân tộc mà không nhắc tới công đức bảo vệ đất nước của các ngài và thế là lãnh đạo đảng CSVN lại rùng mình sợ Bắc Kinh nổi giận. Loại ngày lễ như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng có tác động kết hợp lòng yêu nước và đánh động lương tâm về bổn phận bảo vệ đất nước của toàn dân. Trong tình hình hiện nay, lãnh đạo đảng CSVN rất không muốn thấy lòng yêu nước đó có cơ hội dâng cao hay tập hợp lại. Ngược lại, lãnh đạo Đảng thích kỷ niệm ngày sinh của ông Nguyễn Văn Linh hơn và nay nâng lên hàng quốc lễ. Thành tích đáng kể nhất cả đời ông Nguyễn Văn Linh là gì? Chắc chắn đó là "công" giảng hòa với Trung Quốc và dẫn đầu phái đoàn lãnh đạo CSVN sang Hội nghị Thành Đô năm 1990. Nơi mà chính cố Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch kết luận: "Giai đoạn Bắc Thuộc mới" vừa bắt đầu. Do đó, đây không phải là ngày lễ cho ông Linh mà là thông điệp tái xác nhận sự thuần phục Bắc Triều của toàn bộ giới lãnh đạo CSVN hiện tại, và đây cũng là ngày lập lại lời hứa sẽ tiếp tục thi hành các điều khoản mà ông Linh đã ký kết -- mà cho đến nay vẫn không dám công bố. *** Tóm lại, chỉ nhìn vào danh sách các ngày lễ lạc 2014-2015 mà lãnh đạo Đảng đang áp đặt lên cả nước, người ta có thể đọc được tâm trạng của họ: - Lãnh đạo Đảng đang rất lo lắng về các dữ kiện xuất hiện ngày càng nhiều, cho thấy dã tâm của họ trong các cuộc chiến vừa qua và đơn giản chỉ là dùng máu người Việt Nam để mở rộng thế giới đỏ cho đàn anh Liên Xô và Trung Cộng. Khi không thể chối cãi các chứng cớ quá vững chắc đó, họ chỉ có thể khỏa lấp bằng hàng trăm các lễ lạc.   - Lãnh đạo Đảng biết mọi động thái, dù là sinh hoạt trong nội địa đất nước Việt Nam, đều sẽ không qua khỏi tai mắt của Trung Cộng. Vì vậy, họ luôn phập phồng lo sợ về thái độ và phản ứng của Bắc Kinh. Nói cách khác, lãnh đạo đảng CSVN đang thực sự sống với tâm thức chư hầu, được Bắc Triều cho ngồi ghế cai trị ngày nào quí ngày đó.
......

Ai công an không ưa đều là Việt Tân

Dư luận viên cũng hay dúi mình vào Việt Tân ghê lắm. Năm ngoái mình còn có lúc nổi khùng lên – không phải vì ghét bỏ gì Việt Tân (có biết họ là ai đâu mà ghét, chính ra nếu biết có nghĩa là ghét thì mình biết đảng Cộng sản rõ hơn Việt Tân nhiều), mà vì mình làm báo nên luôn muốn giữ vị thế phi đảng phái, phi tôn giáo. Đã cố gắng giữ vị thế đó rồi mà còn bị dư luận viên bố trí vào đảng Việt Tân, nên mình cáu lắm. Đoan Trang   Đấy là chuyện năm ngoái, năm nay thấy dư luận viên gán thêm ai vào Việt Tân thì mình chỉ phì cười, lâu dần thấy cũng ngộ ngộ. Mình là Việt Tân rồi này, anh Ba Sàm là Việt Tân rồi này, giờ đến lượt nhà văn Nguyên Ngọc cũng được là Việt Tân nốt – theo “lô rích” của đám dư luận viên. Cứ đà này tới lúc nào cả nửa dân số Việt Nam là Việt Tân thì hay nhở? Vớ vẩn rồi hóa ra một nửa thành viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản cũng là Việt Tân cả thì vui phải biết. Nhân đây xin nói thêm về chuyện “tính độc lập của người làm báo”. Ở các nước có nền báo chí thiếu tính Đảng, thiếu định hướng (ví dụ như Anh, Mỹ), về nguyên tắc, nhà báo, tổng biên tập không được tham gia đảng phái nào, để giữ vị thế trung lập, độc lập. Ở thiên đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì khác: 100% tổng biên tập phải là đảng viên cộng sản hết. So sánh thế là đủ hiểu nền báo chí cách mạng của ta rồi, phỏng ạ? Nguồn: facebook.com/pham.doan.trang
......

Thư ngỏ gửi Ngài Đại sứ Úc, Đại diện EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ

Thư ngỏ V/v: Chính quyền VN ngăn cấm CTNLT Phạm Bá Hải tham dự “Hội thảo : Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” tại Hà Nội. Kính gửi: - Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Úc cùng các vị Đại diện của EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ tại Hà Nội. - Ngài Tim Wilson, Đặc Ủy Viên của Ôxtrâylia về Nhân Quyền. Hội CTNLTVN nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần nội dung hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở VN trong thời kỳ hiện nay” sẽ diễn ra ngày 30/7/2014 tại ĐSQ Úc, Hà Nội, có sự kết hợp tổ chức với Cộng đồng Âu châu, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.   Báo chí viết (in và mạng) đóng vai trò như một chiếc cầu quan trọng giữa nhà nước và công dân. Nó có mối liên quan đến chính trị tùy thuộc vào mức độ tự do viết phóng sự điều tra, báo cáo…để đưa ra ánh sáng các khuất tất, lạm quyền và bất công. Vì để bảo vệ bộ máy cai trị độc tài, xâm phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của con người, chính quyền VN thực thi hệ thống kiểm duyệt báo chí gắt gao, toàn diện. Kiểm duyệt trực tiếp như thông qua tòa soạn, trang web và phóng viên phải chịu trách nhiệm những gì họ viết, đưa tin. Kiểm duyệt gián tiếp như sự chỉ đạo, định hướng của các cơ sở đảng; chương trình giáo dục phóng viên viết theo “tính đúng đắn” của chính sách của đảng… Việc tập trung toàn bộ quyền lực báo chí vào duy nhất đảng CS, đã tạo ra luồng thông tin một chiều nhằm củng cố cho mục đích chính trị của họ, và phục vụ cho quyền lợi của họ. Những tư tưởng khác “phi nhà nước” đều bị xem là phi pháp, “không khách quan” và “sai sự thật”. Hiện đang có trên 30 người cầm bútđang ngồi tù vì chính sách kiểm duyệt và bịt miệng bất đồng chính kiến, trong đó có Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn…và mới đây là Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Đã có quá nhiều hy sinh để đòi quyền tự do thông tin tại VN, đã có quá nhiều giấy mực nói lên khốn khó vô bờ của thân nhân gia đình các tù nhân ấy và với tư cách thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ, đây là thời điểm chính quyền VN cần phải thực hiện và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ôn hòa các chính kiến bất đồng của người dân. Hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” là dấu hiệu đáng mừng trong tình hình truyền thông phi nhà nước không ngừng bị đàn áp. Anh Phạm Bá Hải, điều phối viên của Hội CTNLT đã vinh dự nhận giấy mời tham gia hội thảo này. Tuy nhiên, trưa ngày 29/7/2014 khi trên đường từ nhà ra sân bay Tân Sơn Nhất để đi Hà Nội, CTNLT Phạm Bá Hải đã bị lực lượng an ninh công an phối hợp ngăn cấm không cho đi. Họ nói lệnh của BCA là Phạm Bá Hải không được đi tham gia hội thảo này, nếu chấp hành thì quay về nhà, còn nếu phản đối thì sẽ bị cưỡng chế vào đồn công an theo giấy mời mà họ đã tống đạt vào lúc sáng cùng ngày. Kính thưa quý vị Đại diện ngoại giao Đây là vụ việc xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại trong nước của công dân Phạm Bá Hải một cách bất hợp pháp. Can thiệp ngăn cấm mà không hề có giấy lệnh nào ngoại trừ một lực lượng công an an ninh của Phòng Bảo vệ chính trị (PA67), Cơ quan điều tra Phan Đăn Lưu (PA72), an ninh huyện Hốc Môn và công an địa phương. Cách đó mấy ngày, anh Phạm Bá Hải cũng đã bị cấm ra khỏi nhà khi Ngài Heiner Beiderfeldt, Báo cáo viên LHQ về tự do tôn giáo đến Sài Gòn vào ngày 25/7/2014. Vị Đồng Chủ tịch hội CTNLT – Bs Nguyễn Đan Quế cùng với Phạm Chí Dũng và Dương Thị Tân cũng bị ngăn chặn không cho ra khỏi nhà. Tiến trình ra đời các tổ chức phi chính phủ của quần chúng và dần dà hình thành xã hội dân sự là một tiến trình tất yếu, và VN cũng đã chấp nhận khuyến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà hoạt động XHDS có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm. Trái lại tinh thần trên, sau khi nhận được hộ chiếu ngày 9/7/2014, thì ngay ngày hôm sau anh Phạm Bá Hải đã bị Phòng quản lý XNC Tp HCM (PA 72) mời lên làm việc và tịch thu lại. Điều kiện để được có hộ chiếu và được sang Ấn Độ tiếp tục học chương trình tiến sĩ mà Phạm Bá hải đã bị dỡ dang khi bị bắt năm 2006 là rút tên ra khỏi và chấm dứt hoạt động trong Hội CTNLT và Hội Nhà báo Độc lập (IJAVN). Trong phạm vi truyền thông phi nhà nước, thông tin đa chiều và thừa nhận quyền tự do hội họp và lập hội là những dấu mốc không thể tránh khỏi, Hội CTNLT kêu gọi Ngài Đại sứ Úc, cùng các Đại diện các đoàn ngoại giao trong ban tổ chức hội thảo tiếp tục mở ra nhiều cuộc hội thảo tương tự, làm sáng tỏ quyền được tiếp cần thông tin đa chiều của người dân. Qua đó, chính quyền VN phải thả toàn bộ những người đã bị xét xử theo điều 88, điều 258 cùng các điều khoản khác có liên quan trong bộ luật hình sự CHXHCNVN; vô hiệu hóa Nghị định 72 và các văn bản dưới luật khác nhằm hạn chế quyền này. Việt Nam, ngày 29/7/2014.Thường trực BĐH Hội CTNLT: -          Đồng chủ tịch: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi -          Chủ tịch Hội đồng cố vấn: HT.Thích Không Tánh -          Điều phối viên: Ths.Phạm Bá Hải, Ls.Nguyễn Văn Đài -          Phát ngôn viên: Ts. Phạm Chí Dũng nguồn: fvpoc.org
......

Nhận định của MLBVN liên quan buổi hội thảo của Đại sứ quán Úc

Nhận định của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về tình trạng công dân Việt Nam bị ngăn chận, sách nhiễu tham gia buổi hội thảo của Đại sứ quán Úc   Trong lần Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014, nhà nước Việt Nam đã chấp nhận những khuyến nghị của UPR Úc trong lãnh vực "truyền thông phi chính phủ", tự do thể hiện quan điểm, tự do hội họp, và tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình. Dựa vào thái độ chính thức trên của chính phủ Việt Nam, Úc đã cùng với Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ đứng ra tổ chức buổi Hội thảo: Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Khách mời tham dự khác bao gồm Chính phủ Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam, thành viên của cộng đồng khối ngoại giao và xã hội dân sự trong đó có Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN). Ngày 29/7/2014 - một ngày trước buổi hội thảo - công an Nha Trang đã bắt giữ không có lý do một thành viên của MLBVN là blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với mục đích ngăn chặn blogger này đang trên đường ra Hà Nội tham dự buổi hội thảo theo lời mời chính thức của Đại sứ quán Úc. Ngày 30.7.2014 - trước giờ khai mạc hội thảo - công an Hà Nội đã bao vây chị Trần Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, ngăn chận hai công dân này đến tham dự. Ngay sau khi buổi hội thảo chấm dứt, blogger Phạm Thanh Nghiên, đại diện MLBVN, đã bị an ninh bao vây, khủng bố tinh thần, tìm cách áp đảo về đồn công an cho đến khi các thành viên của MLBVN phải liên lạc với người của Đại sứ quán Úc đến tận hiện trường để can thiệp.   Từ những vụ việc trên, MLBVN nhận định rằng: 1. Tất cả những "thiện chí" mà chính phủ Úc ghi nhận đối với nhà nước Việt Nam tại bàn ngoại giao đã bị chính các bộ phận an ninh chứng minh bằng hành động rằng: đó là những lời hứa hẹn suông. Hành vi tùy tiện bắt giữ và ngăn chận công dân Việt Nam tham dự hội thảo là "bài thuyết trình" sống và thật nhất của an ninh Việt Nam, là những phủ định hùng hồn nhất gửi đến chính phủ Úc sau khi quốc gia này cho rằng có sự "thể hiện thiện chí ngày càng tăng của Việt Nam trong tiến trình phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước về các vấn đề nhân quyền. Thiện chí này cũng được thể hiện trong sự tham gia đầy tính xây dựng của Việt Nam vào Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014..." như đã ghi trong thư của Đại sứ quán Úc gửi mời khách tham dự buổi hội thảo. (*) 2. Vấn đề mà Đại sứ quán Úc, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Liên minh châu Âu muốn cùng với chính phủ Việt Nam, đảng CSVN, cộng đồng ngoại giao và xã hội dân sự thảo luận "có thể sử dụng phương tiện truyền thông mới như thế nào để thúc đẩy nhân quyền trong khuôn khổ của hệ thống chính trị Việt Nam" (*) đã có kết luận ngay cả trước khi buổi hội thảo bắt đầu: - Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, tự do thể hiện quan điểm bị bắt cóc, bao vây và tự do hội họp bị ngăn chặn, cấm đoán. - Những cam kết như "Việt Nam cũng chấp nhận những khuyến nghị rằng Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình" (*) của Bộ ngoại giao Việt Nam đã bị vi phạm và chà đạp bởi Bộ Công an Việt Nam qua những hành vi của bộ phận này đối với công dân Việt Nam. - Phương tiện truyền thông mới không thể hoạt động trong "khuôn khổ của hệ thống chính trị Việt Nam"hiện thời vì đó là một khuôn khổ vi phạm hiến pháp, đứng trên luật pháp, bất chấp dư luận thế giới, đi ngược lại mọi cam kết quốc tế bởi một nền công an trị. 3. Sự can thiệp ngay lập tức của Đại sứ quán Úc để bảo vệ cho blogger Phạm Thanh Nghiên đã nói lên sự quan tâm đầy trách nhiệm từ phía tổ chức đối với những khách mời. Mạng Lưới Blogger Việt Nam tin rằng sự quan tâm này sẽ được tiếp tục trong những thời gian tới với những thử thách, đe dọa, bao vây và khủng bố tinh thần áp đặt lên blogger Phạm Thanh Nghiên nói riêng và các blogger khác nói chung đang nỗ lực góp phần biến những cam kết về nhân quyền mà chính phủ của họ, trong vai trò một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận thi hành, thành hiện thực. Ngày 30 tháng 7 năm 2014 Mạng Lưới Blogger Việt Nam (*) Thư của Đại sứ quán Úc gửi mời tham dự buổi hội thảo "Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay".http://mangluoiblogger.blogspot.com/2014/07/hoi-thao-truyen-thong-phi-nh... nguồn: mangluoiblogger.blogspot.com
......

Hội thảo "Truyền thông phi Nhà nước ở Việt Nam"

Cuộc hội thảo ‘Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện đại’ do đại diện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài tổ chức tại đại sứ quán Úc ở Hà Nội hôm nay diễn ra với sự vắng mặt của một số khách mời từ các tổ chức xã hội dân sự. Một số thành viên Hội CTNLT (từ trái) Đinh Nhật Uy, Phan Thanh Hải, Dương Thị Tân, Phạm Bá Hải, Nguyễn Đan Quế, Thích Không Tánh, Trần Thị Hài, Phạm Chí Dũng – Chùa Liên Trì, Rằm tháng giêng 2014 - RFA files   Nguyên nhân vì sao? Gia Minh hỏi chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài, điều phối viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm và thành viên sáng lập của Hội Anh em Dân chủ, có người bị ngăn chặn đến tham dự cuộc hội thảo vừa nêu. Trước hết luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết: Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chính phủ Úc hằng năm đều dành ra ngân khoản lớn cho vấn đề cải thiện pháp luật cũng như cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cách đây một thời gian, ông trợ lý ngoại trưởng Úc sang thăm Việt Nam, ông ấy có đến gặp tôi cùng bà phó đại sứ cùng ông tùy viên về chính trị nhân quyền; trong cuộc nói chuyện đó họ có hỏi ý kiến tôi làm sao để khoản tiền đó của Úc hữu ích nhất trong việc cải thiện nhân quyền ở Việt Nam. Tôi nói với họ, trước đây trong những lần tổ chức phần lớn phía Bộ Ngoại giao và sứ quán Úc chỉ mời đại diện của chính quyền Việt Nam mà không mời đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Tôi đề nghị họ chia đôi ra: trong đó những cuộc hội thảo về nhân quyền hay những chuyến đi tham quan Úc, Bộ Ngoại giao Úc nên mời mỗi phía một nửa. Và ý kiến của tôi được họ chấp nhận. Đây là lần đầu tiên cuộc hội thảo nhân quyền có sự tham gia của cả hai phía: đại diện chính quyền cũng như đại diện của các tổ chức xã hội dân sự. Vừa qua Đại sứ quán Úc có gởi giấy mời rất nhiều, trong đó Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có anh Phạm Bá Hải và bên Hội Anh em Dân chủ có ba người được mời. Anh Phạm Bá Hải bị ngăn chặn rồi, Hội Anh em Dân chủ có hai người bị chặn, chỉ có một người đến được thôi. Hiện cuộc hội thảo đang diễn ra nên tôi chưa thể biết nội dung cụ thể là thế nào. Gia Minh: Ông có thể cho biết hai người khác (của Hội Anh em Dân chủ) bị chặn là ai? Luật sư Nguyễn Văn Đài: Một là anh Nguyễn Văn Tráng, sinh viên quê Thanh Hóa. Từ sáng hôm qua một nhóm an ninh từ 3 đến 5 người đi vào trong lớp học cùng anh ta, tối hôm qua họ canh cả đêm và đến nửa đêm gây áp lực với chủ nhà đuổi anh ta về quê. Không còn nơi tá túc nên đang đêm anh phải về quê cách Thanh Hóa đến 30 cây số. Luật sư Nguyễn Văn Đài   Một thành viên khác là chị Tạ Minh Thư. Hôm qua an ninh đến gia đình chị gặp bố mẹ của chị và yêu cầu hôm nay giữ chị ta ở nhà không cho đi. Còn thành viên khác (của Hội Anh em Dân chủ) đã đi được đến Đại sứ quán Úc. Gia Minh: Đây có phải lần đầu tiên những thành viên muốn tham gia những tổ chức do nước ngoài tổ chức bị ngăn chặn không? Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đây không phải là lần đầu tiên. Rất nhiều các cuộc mời của những cơ quan ngoại giao hay các tổ chức quốc tế đối với những thành viên của các tổ chức xã hội dân sự hay những thân nhân của những gia đình tù nhân đều bị ngăn chặn. Ngay như hôm qua, vợ của mục sư Nguyễn Công Chính theo kế hoạch được ông đặc sứ Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tới thăm, nhưng chính quyền Gia Lai đã ngăn không cho ông này đến nhà bà mục sư Nguyễn Công Chính. Họ đe dọa những vùng như vậy còn Fulro…, nên không thể đến được. Gia Minh: Theo nhận định của luật sư thì vì sao nhà nước Việt Nam một mặt vẫn tiếp xúc với các tổ chức nước ngoài, một mặt vẫn cứ ngăn chặn những người trong nước như thế? Luật sư Nguyễn Văn Đài: Chúng ta cần phải hiểu bản chất của cộng sản là độc quyền lãnh đạo. Tất cả những gì họ không quản lý được, họ đều ngăn chặn. Các tổ chức xã hội dân sự là do những người dân Việt Nam thấy có nhu cầu cần thiết và họ tự nguyện. Cái này nằm ngoài sự kiểm soát hay sự điều khiển của Nhà nước nên chính quyền không muốn. Đồng thời họ không muốn các tổ chức xã hội dân sự ngày càng có giao lưu rộng rãi với các tổ chức quốc tế, cũng như có những hoạt động ở trong nước mà sẽ gây ảnh hưởng đến người dân. Đối với bản chất của đảng cộng sản không bao giờ muốn điều đó; cho nên họ tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng hay sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong các sinh hoạt quốc tế cũng như ở trong nước. Gia Minh: Theo luật sư xu thế phát triển trên thế giới, đặc biệt phát triển của công nghệ thông tin, thì mức độ hiệu quả của việc ngăn chặn như thế đến đâu? Luật sư Nguyễn Văn Đài: Trong chừng mực nào đó cũng có hiệu quả; ví dụ như trong ngày hôm nay có nhiều người không thể tham dự trực tiếp hội thảo. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo thì việc ngăn chặn đó không còn có hiệu quả nhiều vì người dân Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự đều bằng cách này hay cách khác họ đều có thể tiếp cận với những kiến thức như vậy. Và họ đều có thể quan hệ, giao lưu với đại diện của chính phủ các nước hay các tổ chức quốc tế thông qua các trang mạng xã hội hay hệ thống Internet. Theo tôi việc ngăn chặn như vậy càng ngày càng giảm đi tính hiệu quả của nó và đến một lúc nào đó, chính quyền cũng phải ý thức điều này và từ bỏ cách thức làm như vậy. Gia Minh: Riêng đối với các tổ chức xã hội dân sự, phát triển của những nhóm đó thế nào? Luật sư Nguyễn Văn Đài: Sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm chính trị và ngay cả những đảng phái chính trị, khi các trang mạng xã hội ra đời và phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì phải lợi dụng một cách triệt để những thành tựu của khoa học kỹ thuật đó để quảng bá tư tưởng, kiến thức về xã hội dân sự cũng như những về dân chủ, nhân quyền cho người dân. Đây là cuộc cách mạng thay đổi về tư tưởng cũng như về nhận thức. Đồng thời thông qua những trang mạng đó tạo sự liên kết với nhau. Ban đầu là những cá nhân lên tiếng hoạt động một cách đơn lẻ, nhưng dần dần hình thành ra các nhóm, các tổ chức. Khi có nhiều nhóm, nhiều tổ chức sẽ tạo ra tính lan tỏa trong xã hội. Như vậy hình thành nên những nhóm lớn hơn, tổ chức lớn hơn và thậm chí hình thành những liên minh. Đến khi đạt đến trình độ hay mức độ cao hơn nữa thì sẽ tạo ra một sự thay đổi trong xã hội. Đó là một quá trình phát triển đi lên. Tuy nhiên trong những năm qua, các tổ chức xã hội dân sự hay phong trào chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Nhưng tôi tin tưởng trong những ngày tháng tới, sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn để đem đến sự tốt đẹp hơn cho đất nước Việt Nam. Gia Minh: Cám ơn luật sư Nguyễn Văn Đài. Tin cho biết ngoài những thành phần thuộc Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh em Dân chủ bị ngăn chặn đến tham dự hội thảo, còn có những thành viên của các nhóm xã hội dân sự khác nữa như Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam bị chặn không được ra Hà Nội chị Nguyễn Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam cũng bị bao vây tại nhà nghỉ Trúc Sơn ngay ở Hà Nội.   nguồn: rfa.org/vietnamese
......

THƯ GỬI BÉ ĐẬU

Con thương yêu của bố, Bé Đậu Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ, bố chấp nhận những khó khăn không thể tránh khỏi khi mai này con lớn lên trong cảnh cha già con cọc. Chính vì thế bố muốn viết thư này cho con để mai sau, khi nhỡ ra con còn chưa hiểu việc đời mà bố đã đi xa thì đây là những dòng tâm tư để con hiểu được lòng bố.   Con được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rất rối ren, lòng người ly tán, đất nước bị xâm lăng. Gia đình mình vốn thuộc loại công thần trong xã hội miền Bắc, được nhiều người quyền cao chức trọng cũng như người dân nể trọng. Nếu xã hội vẫn bình bình như trước đây thì đó là một lợi thế mà chắc chắn con sinh ra sẽ được đủ đầy hơn mọi người. Nhưng than ôi, cái chế độ mà gia đình ta cũng như nhiều gia đình khác đổ cả máu và mồ hôi để phụng sự nó hàng chục năm về trước đã không còn vì đất nước, vì nhân dân nữa. Người ta đã phản bội tất cả những gì đã hứa với dân để vun vén cho quần thần, cho gia tộc của họ. Tham nhũng tràn lan, đạo đức băng hoại, tài nguyên kiệt quệ, công nhân làm đĩ, nông dân ăn mày, trí thức hạ mình, tổ quốc lâm nguy, nợ nước ngoài đến đời con chắc chắn chưa trả được. Tất cả những điều đó là hậu quả của sự nói dối. Người ta nói dối để có nhiều người ủng hộ cách mạng cướp chính quyền. Người ta nói dối để dân tộc lao vào đánh nhau như quân thù hòng phục vụ mưu đồ của nước lớn. Người ta nói dối để giữ vững quyền lực sinh sát điều khiển xã hội muôn đời. Người ta nói dối để người dân tự hào trong vũng lầy nghèo đói. Kẻ nào dám thốt lên sự thật ngược ý họ thì không những bản thân mà gia đình sẽ khốn nạn. Thế rồi khi sống trong sự dối trá hơn nửa thế kỷ, cả xã hội dần quên đi những gì thuộc về quy luật của tự nhiên, đó là sự thật. Không có sự thật thì vĩnh viễn không cái gì có thể tồn tại và phát triển được. Cái cây muốn tồn tại được thì cái rễ phải lần tìm đến chỗ có nước, cái lá phải vươn đến ánh mặt trời. Sẽ ra sao nếu nó bị đánh lừa đến chỗ không có nước, không có nắng... con người cũng như vậy thôi con ơi.   Sự thật là điều kiện sống còn để mọi cơ thể sống trong tự nhiên hay cấu trúc xã hội phát triển. Mọi cơ thể sống thì phải có sự trao đổi chất, nếu thông tin phản hồi méo mó thì mọi cấu trúc sống sẽ không thể tự hấp thu hay loại bỏ những gì cần thiết trong quá trình tồn tại và phát triển. Xã hội loài người cũng vậy, và vì thế sự thật mới quan trọng đến nhường nào. Thế mà vì sự thật, đã bao người thức tỉnh vùng lên đấu tranh trong xã hội để rồi nhận lấy kết cục bi thảm khôn lường. Cũng có những người vì mạng sống của họ, vì gia đình của họ, họ phải chấp nhận sống chung với sự giả dối. Bố không trách họ vì quyền được sống của mỗi con người là tối cao, nhưng nếu cứ chấp nhận mãi như vậy thì hậu quả đã rõ ràng. Đó chỉ là cách sống mòn và thế hệ sau đã lãnh đủ.   Bố có thể có nhiều lựa chọn. Nếu chấp nhận cuộc sống giả dối, tung hô những điều dối trá, tận dụng những quan hệ và lợi thế sẵn có thì sẽ chả thiếu thứ gì. Rồi khi mai này đất nước tan hoang, ta có thể ra nước ngoài sinh sống không cần biết nước Việt ra sao. Rồi con sẽ được sống trong môi trường bình yên với những điều kiện giáo dục, y tế, văn hóa tốt nhất. Nhưng con ơi, không ai chọn được tổ quốc, không ai lựa được gia đình. Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.   Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố. Bố yêu con rất nhiều, bé Đậu tuyệt vời của bố! Hà Nội,  2h30 sáng ngày 30/7/2014 Nguyễn Lân Thắng Nguồn: Facebook Nguyenlanthang  
......

Xuyên tạc tư tưởng Phan Chu Trinh và lo sợ tâm huyết Nguyên Ngọc

Dân Luận: Những lập luận trong bài viết này cho thấy sự bế tắc về tư duy của những dư luận viên, những người đang tìm cách bảo vệ Đảng CSVN đang rễu rã cả về nhân sự và tư tưởng hiện nay. Một hội thảo bàn về tư tưởng khai dân trí và đấu tranh bất bạo động của Phan Chu Trinh cũng bị coi là "kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại" thì không còn gì để nói. Một nhà văn dù tuổi đã cao nhưng vẫn đau đáu về vận mệnh của dân tộc, của đất nước bị nghi ngờ là thành viên "Việt Tân" thì đảng Việt Tân quả là có uy tín và thu hút được nhân tài! Viết như vậy khác nào quảng bá cho Việt Tân không?   (Và sau đây là bài viết Tọa đàm "Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014": Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên Việt Tân" đăng trên trang blog Mõ Làng. Đây là trang thường xuyên chuyên chở quan điểm của nhà cầm quyền CSVN.) --------------   Tọa đàm "Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014": Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên "Việt Tân Mẹ Đốp -- Mõ Làng Ừ thì nhà văn Nguyên Ngọc cùng quê với nhà chí sỹ Phan Châu Trinh nên chuyện giới văn nghệ, trí thức tọa đàm về tư tưởng của cụ âu cũng là chuyện hợp lý. Bởi để mà hiểu chính những danh nhân tại những vùng miền nhất định thì không gì được nghe những con người tại đó nói. Nhưng ngay từ đầu đã có những dự cảm không lành về buổi tọa đàm này, đơn giản đã quá quen với những gì nhà văn của "Đất nước đứng lên" đã từng làm trong thời gian gần đây. Đầu tiên là cái thông báo về buổi tọa đàm "Tư tưởng Phan Châu Trinh và Việt Nam 2014?". Sau những thông báo về thời gian và địa điểm và các thành phần tham gia với vai trò là Diễn giả (Nhà văn Nguyên Ngọc), người dẫn chương trình (TS. Đặng Hoàng Giang (CECODES) thì cái tin thông báo đó trích dẫn một đoạn nói của Nhà chí sỹ lúc sinh thời được trích trong “Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa”, 1925): "Thương hại thay trong hai nghìn năm các nhà vua chẳng ngó chi đến lợi hại dân tộc, chỉ lo tính toán để đè nén cái trí dân, để mà giữ chặt cái chìa khóa tủ sắt ngôi Thiên Tử cho con cháu mình. Nhưng mà có hay đâu, dân đã ngu thì nước phải yếu, vua quan lại nghênh ngang tham nhũng nữa, như thế tất loạn, loạn thì ngôi vua mất. Nếu dân ngu quá, yếu quá không đủ dấy loạn được, thì các nước khác nó tràn vào, ấy là cái lẽ tự nhiên, làm gì thế nào cũng không khỏi mất.” Dẫu biết rằng Tọa đàm để làm sáng rõ tư tưởng của người xưa luôn phải gắn với những tinh thần, hoàn cảnh của thời điểm hiện tại, kiểu "ôn cố tri tân"; giúp cho những con người hiện tại có nhìn thông, hiểu rõ những tư tưởng "vượt thời gian của người xưa và từ đó vận dụng, áp dụng vào trong thực tế. Nhưng tôi ngờ rằng, tư tưởng của Phan Chu Trinh lúc sinh thời không chỉ có từng đó là còn hiện thời và có sức sống cũng như những giá trị cho tới thời điểm hiện nay. Đoạn trích nói trên, dù hiểu theo phương diện nào thì đó cũng là một lời tố khổ của dân chúng thời nhà chí sỹ sống trong những năm tháng "một cổ hai tròng". Giai cấp Phong kiến và chủ nghĩa thực dân đã làm cho nước yếu, dân ngu, tham nhũng hoành hành, dân tình cơ cực và họa mất nước đã chỉ còn là câu chuyện của thời gian. Nhận thấy những hiểm họa "nô lệ" vào thời điểm đó không nhiều và đó cũng chính là động lực để nhà chí sỹ khởi sự cho một con đường cách mạng mới. Tư tưởng "chấn dân khí, Khai dân trí, Hậu dân sinh" phản ánh được nhu cầu thực tế và phương cách để giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi họa thực dân đang cận kề. Nhưng rồi, những bế tắc mang tính thời đại và lớp người như Nhà Chí sỹ (Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp....) khiến tư tưởng đó đi đến một ngõ cụt nhất định và mãi sau này mới có thế hệ sau tiếp nối. Nhưng, thử hỏi rằng, nói ra câu chuyện này hôm nay, phải chăng những người tổ chức Tọa đàm là Nhà văn Nguyên Ngọc và TS Đặng Hoàng Giang đã nhận thấy có sự tương đồng trong thời điểm hiện tại? Phải chăng những người này đã nhìn quá bi quan về thời cuộc hiện tại và nếu có những hiện trạng đáng buồn đó thì nên chăng việc vận dụng tư tưởng của Phan Chu Trinh sẽ là giải pháp ổn thỏa nhất? Về câu hỏi thứ nhất: Việt Nam hiện tại có như bối cảnh vào thời điểm Phan Chu Trinh sống và hoạt động không? Câu trả lời rõ ràng là không, đây không phải là khẳng định của riêng người viết. Không ai có thể phủ nhận những vấn nạn mà hầu hết các nước trên thế giới dù đã gặp phải, sự khác nhau chẳng qua là ít hay nhiều và mức độ mà thôi, trong đó tham nhũng được xem là một trong nguy cơ gốc, nguyên nhân gốc gây nên những sự xáo trộn trong xã hội; làm biến dạng những căn nguyên cốt lõi của cuộc sống. Nhìn những cuộc chính biến xảy ra tại Libi, Yrac hay bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thì không khó để nhận biết điều này. Người dân đã từ vị thế của những người cảnh báo, làm chức năng "tham mưu" và yêu cầu Nhà nước đã thay đổi nhưng rồi nhà nước đó vẫn lặng thinh, làm ngơ như đó chỉ là chuyện của dân. Kết cục cuối cùng là họ bị lật đổ và sức mạnh tạo nên những biến động đó không ai khác chính là những người dân. Ở Việt Nam, họa "tham nhũng" đã được người dân cảnh báo và Nhà nước đã có những động thái lắng nghe. Cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam chưa có một kết quả nào thực sự rõ nét và chưa ai dám khẳng định là nó sẽ tạo ra những sự chuyển biến thần kỳ nào đó nhưng ít nhất ở Việt Nam, nhà nước đang có những quyết tâm rất căn bản trong công cuộc này. Bước đầu đã có những động thái quyết liệt và không khoan nhượng cho dù cá nhân đó đã hạ cánh an toàn. Xem thêm: http://molang0205.blogspot.com/2014/07/khong-buong-khong-nhan-nhuong-kho.... Trở về những năm tháng mà Phan Chu Trinh từng sống và hoạt động dưới phong trào Dân chủ trong nước. Sau những tiếng súng đầu tiên tại Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và với sự hẫu thuẫn đến bạc nhược và đê hèn của Chính quyền Phong kiến Nhà Nguyễn chỉ trong vòng một thời gian ngắn, thực dân Pháp đã hoàn tất việc thiết lập bộ máy cai trị của mình từ Trung ương đến địa phương; Chính quyền Phong kiến lúc ấy không hơn gì "cái bình phong" và không có giá trị trên thực tế. Sự thật đau lòng này muốn khẳng định vào thời điểm đó nước ta đã không còn chủ quyền. Việc tồn tại của những chế độ Khải Định, Bảo Đại và hệ thống chuyên chính phong kiến cũng là cách chủ nghĩa thực dân ru ngủ nhân dân ta trong một định kiến ý thức hệ. Chưa hết, chính sách "chia để trị" của thực dân Pháp đã tạo ra những hố sâu ngăn cách nhất định trong dân cư 03 miền và tạo ra những sự đối kháng nhất định nhằm tạo ra ranh giới phục vụ việc cai trị. Sự phân biệt trong giáo dục vô tình đã đẻ ra một nền văn hóa có nhiều sự phân tầng, phân biệt nhất định và cùng với sự khó khăn về kinh tế, chuyện được đi học đã là một điều quá hạn hữu và phi thực tế. Với những thực tế khó khăn đó, chúng ta vinh danh cụ Phan Chu Trinh khi đã nhìn ra những cửa sinh cho dân tộc Việt Nam. Ba vấn đề trụ cột "dân trí, dân khí và dân sinh" chỉ chờ có những lực lượng cách mạng đúng thời cuộc dẫn đường để đi đến thắng lợi. Chỉ tiếc rằng, cụ Phan mới chỉ làm được 1/2 chặng đường mà sứ mệnh lịch sử giao phó. Cùng với cụ Phan Bội Châu, những thất bại trong đau đớn của Cụ Phan Chu Trinh ở Trung Kỳ mãi là những khúc ca bi tráng trong lịch sử giải phóng của dân tộc. Nhìn vào quá khứ, ngẫm về hiện tại và tương lai, thế hệ hôm nay trân trọng và tiếp thu những gì mà thế hệ Cụ Phan Chu Trinh đã từng làm. Và rằng, "chấn dân khí, Khai dân trí, Hậu dân sinh" thì đời nào cũng phải làm nhưng lấy tinh thần chủ đạo của Cuộc Tọa đàm là "Điểm cơ bản của Phong trào Duy Tân do ông khởi xướng là bất bạo động và công khai hoạt động, nhắm tới cải tổ xã hội, giáo dục tinh thần tự do, xây dựng những cá nhân độc lập và có trách nhiệm, phổ biến các giá trị văn minh phương Tây như pháp quyền và dân quyền" (Trích "Thông báo Tọa đàm "Tư tưởng Phan Châu Trinh và Việt Nam 2014?") chẳng khác nào kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại. Tình thế hiện tại không như những năm đầu Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta và việc áp dụng một cuộc bạo động cách mạng" là ý tưởng của những thế lực bên ngoài. Hiểu và vận dụng tư tưởng Phan Châu Trinh ở tư tưởng "chấn dân khí, Khai dân trí, Hậu dân sinh" nên chăng là đẩy mạnh, tăng cường những nội dung này vào đời sống xã hội. Với những gì được thể hiện được trích "Thông báo Tọa đàm "Tư tưởng Phan Châu Trinh và Việt Nam 2014?"), tôi ngờ rằng, Nhà văn Nguyên Ngọc và Tiến sỹ Đặng Hoàng Giang đang tổ chức một cuộc Tập huấn "Bất bạo động" mà tổ chức "Việt Tân" vẫn thường tổ chức cho các mạng lưới, cơ sở trong nước. Có chăng chỉ khác là "Cuộc tọa đàm" lần này được tổ chức công khai.   nguồn: danluan.org
......

Pages