2014

Hôn nhân ý thức hệ và quà tặng trớ trêu của số phận

Thiên hạ đồn rằng lãnh đạo Nhà nước Việt Nam sắp có cuộc bàn luận quan trọng về việc kiện hay không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì có tin chính thức ông Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc  Dương Khiết Trì sang thăm Việt Nam. Ts Tô Văn Trường   Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng là từ Thành Đô (1990) đến nay, cứ mỗi lần ta chịu thỏa hiệp một chút để cầu hòa, thì được xả hơi một chút để có sức đón nhận từ phía Trung Quốc một đòn lệ thuộc mới hay một cú chèn ép mới. Lần này chắc cũng thế! Sau khi tôi viết liền 2 bài : ”Phải kiện nhưng kiện cái gì như thế nào và khi nào” và “Luận bàn về nếu Trung Quốc ly thân hay ly dị Việt Nam” nhiều ý kiến phản hồi nên bổ sung phân tích về cuộc hôn nhân, mối tình “môi hở - răng lạnh” Trung- Việt  để thấy được toàn cảnh trớ trêu của số phận. Hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý.   Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông Điều này có lẽ là thiên định. Việt Nam không thể “chuyển nhà” và cũng không thể bắt Trung Quốc rời chuyển đi chỗ khác ! (theo kiểu tuyên bố khùng của Fidel đại ý nếu Mỹ không thích Cuba thì Mỹ có thể chuyển đi chỗ khác !).  Đây là cuộc hôn hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý là cuộc hôn nhân định mệnh trớ trêu của tạo hóa. Hôn nhân về ý thức hệ.   Đây là điều đáng nói và đáng bàn. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử mấy ngàn năm, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam bị ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của Trung Quốc nhưng chưa bao giờ dân tộc Việt  bị đồng hóa và luôn giữ gìn truyền thống dân tộc và luôn tìm cách phát triển riêng và độc lâp của mình. Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội ra đời và tìm được đất để phát triển tại những nước lạc hậu, dân trí thấp như Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều tiên và Việt Nam. Nói Việt Nam bị ảnh hưởng là quá nhẹ, phải nói là Việt Nam là nô lệ có lẽ chính xác hơn. Có thật Việt Nam chưa bị đồng hóa không? Theo các nhà Việt Nam học, thì hình như là không. Việt Nam luôn tìm cách phát triển riêng, và độc lập thì có lẽ đúng. Nhưng tiếc thay, những cố gắng của Việt Nam thì chưa thành công. Trong lịch sử, những lần Việt Nam chiến thắng Trung Quốc thì chỉ là chiến thắng trong các cuộc chiến, nhưng sau đó thì lại trở thành nô lệ về chính trị, và văn hóa. Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cuộc hôn nhân của mình trên nền tảng ý thức hệ mơ hồ và ảo tưởng này chủ yếu là để cai trị và củng cố quyền lực của giới thống trị. Ở thế kỷ 21 này, với trình độ dân trí và phát triển hội nhập thì điều này trở nên " Xưa rồi Diễm ơi !". Về bản chất Trung Quốc và Việt nam hiện tại đã vứt bỏ toàn bộ những cái tốt đẹp, mơ mộng và ảo tưởng của Chủ nghĩa xã hội để lộ rõ nguyên hình mô hình phát triển "tư bản đỏ", bất chấp tất cả, vì lợi nhuận và quyền lực thống trị. Phải thoát ra khỏi chính mình Con đường duy nhất của VN lúc này là phải kiên định, dũng cảm nhìn lại mình và vượt lên chính mình  để cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tôc, và dân chủ hóa để đưa đất nước hòa nhập với cộng đồng văn minh của thế giới, đưa đất nước phát triển, thêm bạn bè tốt và tránh xa kẻ xấu. Nếu đã nhìn rõ, nhìn đúng được bản chất thực sự của Trung Quốc thì ta sẽ có được hướng đi rõ ràng hơn. Trước đây, giới lãnh đạo và nhân dân còn mơ hồ. Giới lãnh đạo mơ hồ vì họ còn quyền lợi. Nhưng người dân thì không phải vì quyền lợi (đúng ra là quyền lợi bị xâm phạm) mà vì người dân vẫn còn mê muội từ thời xưa do bị tuyên truyền, nhồi sọ. Và chính người dân, và những người lãnh đạo có nhận thức tốt, cũng chưa ý thức được cuộc chiến nó sẽ cam go như thế nào. Đây là cuộc chiến “hai trong một”. Có lẽ giờ đây chính là lúc cuộc chiến cam go nhất trong lịch sử Việt Nam. Thứ nhất là cuộc chiến giải phóng dân tộc. Chưa bao giờ Việt Nam thoát ra khỏi cái bóng, khỏi sự nô dịch của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên có cơ hội để thoát ra. Thứ hai, đây là cuộc chiến giải phóng con người. Đây không phải là cuộc chiến ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa/Tư bản chủ nghĩa vì thực ra làm gì có XHCN ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, không thể tồn tại cái cuộc chiến ý thức hệ nữa. Bây giờ là cuộc chiến giải phóng con người. Cuộc chiến giành quyền con người. . Lần này, Dương Khiết Trì sang Việt Nam cũng có thể là ve vãn mà cũng có thể là dọa dẫm và lôi kéo. Trung Quốc rất sợ Việt Nam chuyển hướng cải tổ thể chế, dân chủ để hóa tiếp cận với nền văn minh của thế giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới Trung Quốc, đặc biệt tới phong trào dân chủ tại đây. Sẽ không bao giờ Trung Quốc muốn có một Việt Nam phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Singapore ở ngay cạnh mình. Việt Nam thống nhất và phát triển theo hướng hòa nhập với cộng đồng văn minh của thế giới  là một cản trở rất lớn cho giấc mộng bá quyền Trung Hoa. Sự kiện Biển Đông là cơ hội lớn cho sự phát triển này. Đừng làm hời hợt nửa vời. Điều đó sẽ tổn hại tới Đất nước và sự phát triển bền vững của Dân tộc Việt. Nhân dân Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ cám ơn Việt Nam vì điều này!   Người bạn từ Hà Nội chia sẻ quan điểm là muốn thoát Trung thì phải thoát ra khỏi chính mình đã. Và nếu làm được từ trên xuống sẽ tránh được đổ máu. Hôm nay ông Yang Jiechi và ông Phạm Bình Minh bài của ai người ấy đọc nhưng lại vẫn cứ gọi nhau là đồng chí. Rõ chán! Viết đến đây, tôi lại nhớ bài hát của Nhạc sỹ Trần Tiến " Chim sẻ tóc xù " phỏng thơ của Lưu Quang Vũ " Phố ta " những năm đầu 70 của thế kỷ trước : “Đừng nghe em nhé đừng nghe! Mà nghe em nhé, đừng tin” Khôn nhà dại chợ Cái khó là ở chỗ đã quyết định “ra đòn” là phải rứt khoát, không thể ngập ngừng! Cái đáng lo nhất là phải “thoát lú” vì e rằng các chính khách của ta đã quá  quen với ứng xử kiểu “khôn nhà, dại chợ”, và “cả vú lấp miệng em” khi hành xử đối nội. Có rất nhiều việc thuộc về quốc sự mà ở ta thì lại … ngẩn ngơ “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” – hết sức kỳ lạ!   Đó là chưa kể tới việc có khả năng còn có cả những éo le trong “thâm cung bí sử” như cỗ xe tứ mã có đủ ngựa nhưng được đóng vào xe lại không cùng một hướng thì sẽ tự phanh hãm ! Thay cho lời kết Giới thạo tin cho rằng chuyến đi của Dương Khiết Trì nhằm đe dọa đồng thời vuốt ve Việt Nam nhằm mục đích là ngăn không cho Việt Nam gần gũi với Mỹ - Nhật đồng thời, không kiện  Trung Quốc  ra tòa án quốc tế. Họ Dương có thể đưa ra củ carot này nọ để câu giờ và tạo thế cho cánh thân Tàu chiếm ưu thế trong Đại hội 12 tới nhưng nếu nhìn vấn đề tận bản chất thì sự xâm lược ở Biển Đông là quá lộ liễu, trắng trợn (họ đang biến Gạc Ma và Bãi Chữ Thập thành căn cứ quân sự khủng)  cho nên nếu xoa dịu bằng cách rút dàn khoan đi mà Việt Nam đã vội OK không kiện nữa thì đúng là ăn quả LỪA nữa rồi. Thế của Việt Nam bây giờ tuy yếu hơn họ, đánh nhau thì có thể thua trong ngắn hạn nhưng Trung Quốc khó nuôi cuộc chiến này lâu vì cả trong và ngoài nước không thuận. Đó là chưa tính đến việc Mỹ, Nhật, Hàn, Ấn Độ, Úc vv…đời nào chịu để Trung Quốc nắm con đường huyết mạch giao thương. Bởi vậy thái độ cương quyết nhưng mềm dẻo về đối ngoại kết hợp với hành động cải cách thể chế chính trị, kinh tế- xã hội trong nước lúc này chính là áp dụng bài học " lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chí Nhân mà thắng bạo tàn" mà Cha Ông ta để lại.   nguồn: bolapquechoa.blogspot.com
......

Deutsch-Sicherheitsfirma: China hergestellten Smartphones ist Spion-Software vorinstalliert

BERLIN - Eine Billigmarke von in China hergestellten Smartphones von großen Online-Händlern durchgeführt wird mit Spionage-Software vorinstalliert, sagte ein deutscher Sicherheitsfirma am Dienstag. G Data Software die Schadcode gefunden, verborgen tief in der proprietären Software der Star N9500, wenn es Ende letzten Monats bestellt den Hörer von einer Website. Der Fund ist die neueste in einer Reihe von Vorfällen, bei denen Smartphones vorinstalliert mit bösartiger Software zu laden. G Data-Sprecher Thorsten Urbanski sagte, seine Firma das Telefon gekauft, nachdem sie Beschwerden über sie von mehreren Kunden. Er sagte, sein Team verbrachte mehr als eine Woche zu versuchen, Hersteller des Mobilteils ohne Erfolg verfolgen. "Der Hersteller wird nicht erwähnt", sagte er. "Nicht in das Telefon, nicht in der Dokumentation, sonst nichts." The Associated Press fand das Telefon zum Verkauf auf mehreren großen Einzelhandels-Websites, durch eine Reihe von börsennotierten Unternehmen in Shenzhen, im Süden Chinas angeboten. Es konnte nicht sofort einen Verweis auf den Hersteller des Telefons. G Data sagte, die Spyware auf dem N9500 ​​gefunden könnte es einem Hacker, um persönliche Daten zu stehlen, setzen unseriöse Anrufe, oder schalten Sie die Kamera und das Mikrofon des Telefons. G Data sagte der gestohlenen Informationen auf einem Server in China geschickt. Björn Rupp, Geschäftsführer des Berlin-basierte mobile Sicherheitsberatungsunternehmen GSMK, sagte, solche Fälle sind häufiger als man denkt. Im vergangenen Herbst, Deutsch Handy-Service-Provider E-Plus gefunden schädliche Software auf einigen Handys an die Kunden seiner Marke BASE ausgeliefert. "Wir müssen davon ausgehen, dass solche Vorfälle zunehmend auftreten, für verschiedene kommerzielle und anderen Gründen", sagte Rupp. https://ca.news.yahoo.com/german-security-firm-chinese-made-smartphone-c...
......

Hát Cho Biển Đông

THÔNG CÁO BÁO CHÍ 17 tháng 6, 2014Liên Lạc Trúc Hồ: trucho@sbtn.tv Angelina Huỳnh: angelina@viettan.org                                            Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói: Hẹn nhau ở Washington DC ngày 6/7 để lên tiếng cho Biển Đông và Quyền Con Người Từ đầu tháng 5, Trung Cộng đã bất chấp luật quốc tế, ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Trong tinh thần đóng góp vào công cuộc tranh đấu bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, đồng thời chống lại mọi âm mưu thỏa hiệp của đảng CSVN với kẻ thù xâm lược, một chiến dịch vận động hướng về biển Đông đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhau khởi động. Nhiều sinh hoạt đang được ráo riết chuẩn bị và đang thu hút đông đảo sự tham gia ở khắp mọi nơi: Ngày “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người” Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ ASIA và xướng ngôn viên Đài SBTN  Địa điểm: Freedom Plaza, 1455 Pennsylvania Ave NW, Washington DC Thời gian: Ngày 6 tháng 7, 2014 @ 1pm - 4pm Tuần hành và biểu tình tại Tòa Đại sứ CSVN Sau khi chương trình kết thúc, chúng ta sẽ tuần hành đến Tòa Đại sứ CSVN để biểu tình phản đối chính sách Hèn với giặc - Ác với dân của nhà cầm quyền  Địa điểm: 2251 R St NW, Washington, DC 20008 Thời gian: 4:00pm đến khoảng 6:30pm ·                     Biểu tình và thắp nến trước Tòa Đại sứ Trung Cộng Sau cuộc biểu tình trước Tòa Đại sứ CSVN, chúng ta sẽ đến Tòa Đại sứ Trung Cộng để tỏ rõ tình thần đoàn kết chống ngoại xâm và khẳng định dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận các hành vi xâm lược của Bắc Kinh  Địa điểm: 3505 International Pl NW, Washington, DC 20008 Thời gian: 6:30pm đến khoảng 8pm Họp báo về tình hình biển Đông tại Quốc Hội Hoa Kỳ Địa điểm: Toà nhà Quốc Hội Hoa KỳThời gian: Sẽ thông báo cụ thể sau Bên cạnh nỗ lực vận động đồng bào từ khắp nơi về Washington DC tham dự, Ban Tổ Chức cũng đang vận động sự tham gia và yểm trợ của các Cộng đồng bạn tại Hoa Kỳ như Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn, Campuchia, Lào, Tây Tạng, Mã Lai Á và các nước khác trong khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á). Đây là những dân tộc đang bị Trung Cộng chiếm đóng, đàn áp, hoặc đe dọa xâm lấn. Ban Tổ Chức kính mời đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới hãy cùng tụ về Washington DC để bày tỏ tấm lòng của chúng ta đối với đất nước trong cơn hiểm nguy, để lên tiếng cùng những người Việt yêu nước đang bị trấn áp tại quê nhà, và để cho cả thế giới thấy rõ dân tộc Việt không bao giờ hèn trước hiểm họa xâm lược. Trân trọng,Ban Tổ Chức ·                     Bên Em Đang Có Ta Foundation ·                     Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali ·                     Cộng Đồng Việt Nam Arizona ·                     Cộng Đồng Việt Nam Massachusetts ·                     Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali ·                     Cộng Đồng Việt Nam San Diego ·                     Cộng Đồng Việt Nam Washington DC, Maryland, & Virginia ·                     Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt San Diego ·                     Diễn Đàn Giáo Dân ·                     Đài Radio Chân Trời Mới ·                     Đài Radio Người Việt Wichita ·                     Đài Radio Tiếng Nước Tôi tại Hoa Kỳ: San Diego, Sacramento, Atlanta, Austin,  Kansas City, Boston, Phoenix ·                     Đài Radio Tiếng Nước Tôi tại Úc: Adelaide, Melbourne, Brisbane, Sydney ·                     Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi ·                     Đài Truyền Hình SBTN ·                     Đài Truyền Hình SET ·                     Đại Việt Cách Mạng Đảng ·                     Đảng Dân Chủ Nhân Dân ·                     Đảng Tân Đại Việt ·                     Đảng Việt Tân ·                     Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Toronto ·                     Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH Hải Ngoại ·                     Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông Việt Nam ·                     Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam ·                     Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam ·                     Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo ·                     Hội Cựu Quân Nhân & Chiến Sĩ Quốc Gia Wichita, Kansas ·                     Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Ontario, Canada ·                     Hội Đền Hùng San Diego ·                     Hội Hỗ Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH ·                     Hội Phụ Nữ Cờ Vàng New England ·                     Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam Paris ·                     Human Rights For Vietnam PAC ·                     Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam Cali ·                     Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ·                     Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy ·                     Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai ·                     Little Saigon San Diego Foundation ·                     Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc ·                     Nationwide Vietnamese HD Radio ·                     Nhóm Trẻ Sóng Việt Sydney ·                     Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Hoa Kỳ ·                     No-U Sài Gòn ·                     Phòng Thương Mại Việt Nam San Diego ·                     Phong Trào Con Đường Việt Nam ·                     Thành Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Washington DC & Vùng Phụ Cận ·                     Tổ Chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ ·                     Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gia ·                     Tổng Hội Không Lực ·                     Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam Cali ·                     Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Liên Bang Úc Châu ·                     Truyền Thông Chúa Cứu Thế Việt Nam ·                     Ủy Ban Yểm Trợ Đấu Tranh Tự Do Dân Chủ Quốc Nội Florida ·                     Viện Chủ Chùa Điệu Ngự ·                     Viện Chủ Chùa Pháp Vân ·                     Việt Nam Dân Xã Đảng (Đây là các tổ chức đã hưởng ứng lời kêu gọi qua bức Tâm Thư của Nhạc sĩ Trúc Hồ. Danh sách hiện còn đang được cập nhật. Hội đoàn nào muốn tham gia hoặc ủng hộ chiến dịch, xin gởi email về: trucho@sbtn.tv)
......

Tường thuật buổi thăm gặp LS Lê Quốc Quân tại Quảng Nam.

......

Lo "ăn mày dĩ vãng", quên giặc vào đến nhà

Từ ngày 02 tháng 5 - 2014 đến nay giặc Tầu đặt giàn khoan khùng HD 981 vào vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam, cho hàng trăm tầu lớn vào uy hiếp, mấy chục lần đâm hỏng tầu chấp pháp của Việt Nam, đâm chìm tầu cá ngư dân ta, làm bị thương hàng chục đồng bào và chiến sĩ ta, lòng dân trào sôi giận giữ, khắp nơi bàn mưu, tính kế để chống giặc Tầu, cứu nước, thì bộ máy tuyên truyền của nhà nước lại làm nhiều việc đi ngược lại lòng dân. Ví dụ, trong thời điểm hiện nay, tại sao không phát động thi viết về âm mưu thâm hiểm, thái độ giả dối, hành động độc ác của giới cầm quyền Trung cộng với nước ta và hiến kế để ta thoát khỏi nanh vuốt của bầy ác thú, mà lại phát động cuộc thi sau đây? (Bqp.vn) – “Sáng 16/6/2014, tại Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phát động cuộc thi viết “Xuân 1975 bản hùng ca toàn thắng”. Đến dự có Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. “ …” Qua đó, khơi dậy lòng tự hào của mỗi người về đại thắng mùa Xuân năm 1975, về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khơi dậy ý chí và niềm tin trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; đồng thời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc và quân đội ta; tôn vinh và tri ân những đóng góp, cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.”   Cuộc thi này có ý gì?   - Phải chăng là để “ăn mày” chút vinh quang quá khứ nhằm tự huyễn hoặc, “tự sướng”, quên đi nỗi nhục nhã, hèn hạ trước giặc Tầu hôm nay? Thực ra càng nêu lên những chiến công hiển hách, chí khí quật cường của ông cha nhiều bao nhiêu thì nay càng thấy nhục, thấy hèn bấy nhiêu. Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!? - Thi viết về “sự nghiệp chống Mỹ cứu nước” và “tri ân sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế” thời ấy vào lúc này để làm gì? Phải chăng là để dân ta tiếp tục “căm thù đế quốc mỹ” – nước hiện đang có thái độ và hành động ủng hộ ta chống giặc Tầu cộng mạnh mẽ nhất? Phải chăng để tiếp tục nhắc nhở không được quên “công ơn” của Trung cộng đối với đảng CSVN, vì đã “giúp Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”? Phải chăng để nhắc nhở Việt Nam phải coi Mỹ là “đế quốc xâm lược”, còn Trung cộng là “đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, cùng XHCN, chống đế quốc”? Là để ngăn Việt Nam không được kết bạn với các nước “tư bản chủ nghĩa”, như Nhật, Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước không “XHCN”? - Phải chăng là để tiếp tục khoét sâu nỗi hận thù Bắc – Nam vẫn nhức nhối gần 40 năm qua, mà người dân cả hai miền Nam – Bắc đang cố gắng hàn gắn lại, hòa giải, yêu thương cùng đoàn kết một lòng chống giặc Tầu xâm lược? Phải chăng là để tiếp tục gieo rắc nghi kỵ, chia rẽ, làm nguội lạnh đi những những trái tim người dân Việt ở Hải ngoại đang sôi sục biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược Việt Nam?... Còn biết bao nhiêu việc làm của tuyên huấn, của ngành tuyên truyền đi ngược với lòng dân? Hay được chỉ đạo từ đâu? 17/6/2014 MVT   Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com
......

Theo “đảng quang vinh”, lâm nguy vận nước

Theo dõi các sự kiện hơn một tháng qua, kể từ khi Trung Cộng đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, người ta thấy ở đó có đủ sắc thái bi hùng, kiêu hãnh, bạc nhược, hèn hạ và hài hước... Có những điều người ta ngờ ngợ từ lâu, nay bạch hóa trước ánh sáng, có những điều người ta lấp lửng từ lâu, nay huỵch toẹt trước thiên hạ, có những điều người ta lên án, bàn luận âm thầm từ lâu, nay người ta kết luận công khai. Tất cả cho thấy nhiều điều mà câu hò xứ Nghệ xa xưa đã nói: “Rằng qua cơn hoạn nạn, mới hiểu tận lòng nhau”. Cơn hoạn nạn Đất nước Việt Nam đang trải qua một cơn hoạn nạn khốc liệt. Cơn hoạn nạn bắt nguồn từ một nền chính trị độc đảng, độc trị độc tài vẫn tồn tại trên đất nước này đã quá lâu, gây bao nhiêu hệ lụy và đã tự chứng tỏ mình không đủ khả năng đưa đất nước đi lên theo chiều tiến bộ mà thậm chí ngược lại. Dù vẫn luôn tự vỗ ngực xưng là đỉnh cao trí tuệ nhân loại là đội quân tiên phong nhưng họ đang đi vào một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện. Ở đó, họ chứng tỏ sự khủng hoảng lớn về tư tưởng, lý luận và nhân sự. Gần một trăm năm ru ngủ dân tộc này đi theo “con đường ánh sáng của đảng” về Thiên đường Chủ nghĩa xã hội. Với cái lý thuyết huyễn hoặc rằng là CNXH sẽ thắng CHTB ở năng suất lao động, rằng là CHTB là đêm trước của CNXH, rằng là CNXH là khoa học của mọi khoa học và ở đó không có người bóc lột người… rồi hô hào nào là “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, hoặc “Đi tắt, đón đầu” v.v… Để rồi cuối cùng muốn về số 0 lại phải một quá trình dài sau đó. Nay thì các đời Tổng Bí thư nói huỵch toẹt là cái CHXH mà luôn được vẽ ra một cách công phu, tốn kém và ảo tưởng đẹp đẽ kia ấy, nó chưa rõ ràng là đầu cua tai nheo nó ra sao, mà “sẽ dần dần sáng rõ” (Nông Đức Mạnh) hoặc “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (Nguyễn Phú Trọng). Thế nhưng, họ vẫn quyết không từ bỏ việc đưa cả dân tộc này làm vật thí nghiệm, một loại thí nghiệm mà cả loài người đã vứt bỏ ¼ thế kỷ nay bởi chắc chắn sẽ thất bại. Không chỉ khủng hoảng về tư tưởng, lý luận, đảng CS hôm nay khủng hoảng nặng nề về nhân sự. Đã 2/3 thế kỷ đảng xây dựng “con người mới XHCN”, lớp người hôm nay lãnh đạo đất nước, đều là lớp người đã ưỡn ngực tự hào là “thế hệ Hồ Chí Minh, là con cháu bác Hồ”. Thế nhưng, tham nhũng từ những con sâu, nay là một bầy sâu, tha hóa từ là hiện tượng cá biệt, đã trở thành hiện tượng bình thường và thậm chí là phổ biến với “một bộ phận không nhỏ” dù đảng không muốn nói thẳng ra là phần lớn. Vì thế, ngay cả chân Thủ tướng lãnh đạo chính phủ với nhiều những sai lầm, bao hậu quả, cuối cùng khi bị đặt vấn đề từ chức đã chỉ thẳng vào mặt Đảng mà rằng: “Tôi không biết, đảng bảo làm thì tôi làm”. Hết chỗ nói. Cơn khủng hoảng chính trị đã đẩy sự tín nhiệm của người dân vào lực lượng tự xưng này đến cuối đường hầm. Và khi sự tín nhiệm của người dân xuống thấp nhất, thì ngón đòn bạo lực được sử dụng để thể hiện bản chất cái gọi là “chuyên chính vô sản” rõ nét nhất. Bạo lực xảy ra tràn lan trong xã hội, nhiều nơi côn đồ kết hợp công quyền để đàn áp người dân. Một xã hội luôn được tự ca ngợi ổn định, hòa bình, hạnh phúc đến tận… thứ 2 thế giới, nhưng người dân luôn khủng hoảng lòng tin vào mọi mặt cuộc sống. Bắt nguồn từ tư duy lãnh đạo, một nền kinh tế Việt Nam què quặt, phụ thuộc và lâm vào miệng hố của sự mất ổn định. Nguồn gốc sâu xa từ một thể chế chính trị độc tài cộng sản đã dẫn nền kinh tế theo đường lối “kinh tế Thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa” chẳng giống ai. Ở nền kinh tế XHCN đó, không những đã không “tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn” như họ thường dạy dỗ rêu rao trong cái bộ môn Kinh tế Chính trị Mác – Lenin. Ngược lại, lực lượng lao động được sử dụng chỉ 30% tổng số nhân lực bộ máy, phần còn lại 70% ăn bám, đó chính là sản phẩm của chế độ kinh tế thị trường XHCN đã đưa lại hậu quả khủng khiếp cho nền kinh tế mà không một nguồn lực nào cáng đáng nổi. Cơn hoạn nạn cũng bắt nguồn từ nạn thâm thủng ngân sách do tham nhũng, phá hoại và đặc biệt là những dự án bởi “Chính sách lớn của đảng” đã để lại những hậu quả khủng khiếp không chỉ cho kinh tế, môi trường, an ninh quốc phòng mà trực tiếp tác động đến đời sống người dân. Đến mức Việt Nam đã phải đào khoáng sản thô bán vẫn lỗ mà vẫn cứ bán. Ở các nước xung quanh, những sự kỳ thị người Việt diễn ra ngày càng nhiều. Người Việt thuộc thế hệ Hồ Chí Minh ở nước ngoài đã thi nhau “lập thành tích” trong các vụ vi phạm pháp luật nước sở tại và tạo nên những hình ảnh đáng xấu hổ trong con mắt bạn bè, trong các vụ việc làm ăn, đầu tư và cuộc sống với nạn trộm cắp, đĩ điếm, thiếu văn minh, lịch sự tối thiểu. Trên thế giới, trước con mắt anh em, bạn bè, vị thế của Việt Nam dần dần tụt xuống hàng cuối về các chỉ tiêu tự do, nhân quyền. Hàng năm, thế giới phải nhắc nhở nhà nước VN cần tôn trọng các quyền cơ bản của con người của chính người dân đất nước mình. Công dân Việt Nam được sử dụng như những con tin cho chính nhà nước đổi lấy các hoạt động làm ăn, hội nhập. Và trong cuộc khủng hoảng không lối thoát đó của những người cộng sản, thì đất nước lâm vào một cơn hoạn nạn mới: Nạn xâm lăng từ Phương Bắc. Kết quả là khi Việt Nam lâm nạn, ngoảnh đi, ngoảnh lại trước sau thì nhà nước Việt Nam không có một bạn bè, đất nước cô đơn giữa những nguy biến. Đảng “quang vinh” - nguy vận nước Nạn xâm lấn, và bành trướng của ngoại bang phương Bắc có từ ngàn đời nay, nó cũng như bão, như lũ lụt, như nắng hạn mưa rào, nghĩa là cứ đến mùa lại đến. Cái tâm địa bành trướng của người Phương Bắc cha ông ta đã nói lại cho con cháu rõ xưa nay, mỗi người dân Việt đã ngấm vào máu vào thịt, rằng nó cũng như dịch bệnh, cứ sơ hở là nó cắn. Cũng chính vì thế mà dòng máu trung dũng chống xâm lăng từ phương Bắc đã được lưu truyền và luôn chảy trong huyết quản người Việt xưa nay, chưa bao giờ nguội tắt. Điều tệ hại nhất, là “đảng lãnh đạo” đã xác định kẻ thù của đất nước, dân tộc này là bạn “16 chữ vàng và 4 tốt” của mình. Đây chính là nguyên nhân chính đã tạo nên cơn đại hoạn nạn của đất nước hôm nay. Chính thái độ, cách hành động của nhà cầm quyền Việt Nam thời gian qua đã thể hiện một điều: Trong giai đoạn này, những bi đát, gian nan của vận nước càng tăng lên gấp bội. Không chỉ hôm nay, mà giai đoạn gần đây, những hành động của đảng Cộng sản và nhà nước CSVN đối với Trung Cộng chỉ thể hiện thành công một điều: Sự lệ thuộc, khiếp nhược đến hèn hạ. Mọi hành động, giao tiếp giữa hai quốc gia độc lập đã bị biến dạng đến thảm hại. Trong khi bọn bành trướng ngày càng lộng hành, ngang ngược đối với thể diện đất nước, đối với lãnh thổ của Tổ Quốc, thì đảng luôn chỉ đạo ngậm miệng làm thinh. Chẳng những thế, tất cả những tiếng nói của người dân thể hiện sự ưu tư trước hiện tình đất nước, trước tương lai và nguy cơ của lãnh thổ của Tổ Quốc, đều được Đảng ưu tiên xếp vào thế lực thù địch. Cũng dưới sự “lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CSVN”, người dân dần dần được đưa vào con đường nô lệ Trung Cộng về kinh tế, văn hóa và chính trị. Mọi thứ hàng hóa tiêu dùng đều là Trung Cộng chi phối, từ miếng thực phẩm, từ món hàng tiêu dùng cho đến tấm bản đồ in hình lưỡi bò treo trong phòng các quan chức… tất cả đều được Trung Cộng cung cấp. Hàng hóa tràn ngập với đầy đủ độc tố để làm suy kiệt giống nòi ta về thể lực và tinh thần. Về mặt văn hóa, báo chí, tivi tràn ngập phim Tàu, tin Trung Cộng. Báo chí đưa tin Trung Cộng cứ như đưa tin nhà mình. Thậm chí, tờ báo Đảng Cộng sản còn để bản tin ghi rõ Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Cộng. Trong khi tờ báo viết về Biển đảo Việt Nam thì phải đình bản, người in áo chống đường lưỡi bò, người biểu tình yêu nước thì vào tù. Trong khi lịch sử Việt Nam cố tình bị quên lãng, xuyên tạc, những chi tiết lịch sử liên quan đến bọn xâm lăng bị biến tướng, bóc gỡ, che dấu một cách nhục nhã. Học sinh Việt Nam dần dần quên lịch sử Việt Nam để nhớ lịch sử Tàu. Người dân Việt Nam không thể quên những năm tháng tủi hổ, chỉ cần nhỡ miệng, chỉ cần mặc chiếc áo có dòng chữ Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, chỉ cần viết, nói về Biển, Đảo của Tổ Quốc, thì y như rằng có chuyện với bộ máy công an “còn đảng, còn mình”. Nhẹ, thì phiền toái, đánh đập, bắt giữ, nặng thì vào trại giam. Về mặt thể diện quốc gia, đón Tập Cận Bình, đảng đã cho gắn thêm một ngôi sao chư hầu trên lá cờ Tàu Cộng. Điều này làm ngỡ ngàng cả đất nước, cả dân tộc… Người dân, dù đã chứng kiến sự hèn hạ của cả bộ máy nhiều lần cũng không thể ngờ được não trạng nô lệ đã đến mức đó. Có thể nói, chưa có giai đoạn lịch sử nào, đất nước Việt Nam, người dân Việt Nam chịu nhục nhã bởi thái độ đê hèn trước ngoại xâm của những người tự xưng lãnh đạo đất nước như thời gian qua, họ tưởng vậy là sẽ được yên với quan thầy. Miệng lưỡi tuyên truyền của họ là “Việc biển đảo đã có đảng và nhà nước lo”. Nhưng chưa hết, bọn cướp có bao giờ chùn tay, bọn bành trướng có khi nào dừng lại. Dù dã tâm xâm lược của kẻ thù đã rõ, hành động xâm lăng của kẻ thù đã diễn ra khốc liệt hết sức ngang ngược và bạo lực thì những người tự xưng là lãnh đạo, là trí tuệ, là sức mạnh “bách chiến bách thắng” đã thể hiện sự khiếp nhược của mình, luôn mồm gọi kẻ thù là bạn, là anh em, là đồng chí, là bạn vàng… nhằm tiếp tục ôm chân quân xâm lược. Khi Hoàng Sa, một phần Trường Sa đang nằm dưới gót giày quân xâm lược Phương Bắc, những người dân tưởng nhớ đến các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vi lãnh thổ thiêng liêng đảng đã cho phá đám bằng mấy đứa công an cầm loa và “cắt đá” bằng một bầy đàn bà nhảy đầm trước tượng tiền nhân và bao trò mạt hạng hèn hạ khác... Khi những người yêu nước còn trong tù, những màn đấu tố người yêu nước còn chưa ráo mực, chưa hết những tiếng vang chói tai của những con nộm rơm lên án người yêu nước, thì nhà nước đang lo mải miết đi “cưỡng chế, thu hồi” đất đai, tài sản của nhân dân từ ngàn đời nay để lại bằng những biện pháp bạo lực và bất nhân. Khi lãnh thổ Tổ Quốc bị xâm lược, còn nằm dưới gót giày quân xâm lược, thay vì động viên toàn dân toàn quân chung sức chung lòng bảo vệ non sông, thì đảng kêu gọi quân đội trung thành với đảng và chống “diễn biến hòa bình”. Thậm chí đưa quân đội đi “chống diễn biến hòa bình”, đi cưỡng chế đất đai của dân cho đảng. Thậm chí, khi giặc hung hãn vào tận nhà, cắm giàn khoan, đâm thủng tàu bè của lực lượng chấp pháp VN, giết chết ngư dân trên biển Việt Nam, sau một tháng đã có gần 30 cố gắng đàm phán từ phía Việt Nam, tất cả đều bị Trung Quốc bỏ ngoài tai. Đến mức đó, đảng vẫn cứ ngậm thinh và Bộ trưởng Quốc Phòng vẫn kiên quyết “Không để xảy ra xung đột”. Thương thay cho ông ta, việc xảy ra xung đột không nằm ở ý muốn của ông ta và cái đảng CS của ông. Cách duy nhất để không phải xung đột, chỉ có trói tay để tự xin hàng khi giặc đến. Khi mà đất nước VN đang có một bộ máy cai trị đã rệu rã, ươn hèn và bạc nhược. Khi mà tình trạng đất nước đã vào tình trạng: “Trong ngoài lục đục, trên dưới không yên, thiên hạ bất đồng, nhân tâm ly tán”. Bọn bá quyền biết và thấy rõ cơ hội vạn năm có một đã đến. Có lẽ chưa bao giờ việc thực hiện mộng bá quyền Đại Hán có điều kiện thuận lợi như giai đoạn hiện nay. Và vận nước đã nhanh chóng chuyển qua giai đoạn mới: Tổ quốc bị xâm lăng Hà Nội, ngày 12/6/2014 J.B Nguyễn Hữu Vinh Nguồn: rfavietnam.com
......

Xin hãy mở to mắt

Tiếp theo những sự kiện gây hấn liên tục từ mấy năm nay ở Hoa Đông và khu vực bãi san hô Scarbourough, sự kiện giàn khoan HD 981 và việc Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các căn cứ nổi tại các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập thuộc nhóm các đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc đánh chiếm năm 1988) đánh đi một tín hiệu báo động với các nước trong khu vực và cả thế giới: Trung Quốc đang bước vào thời kỳ thực hiện quyết liệt khát vọng bá chiếm Biển Đông, với mục tiêu trước mắt trở thành đế chế đại dương.           Toàn bộ bước đi nói trên của Trung Quốc mở đầu một giai đoạn mới của quá trình thực hiện khát vọng trở thành siêu cường vào khoảng giữa thế kỷ này. Với những tính toán dựa trên thực tế là cục diện quốc tế sau chiến tranh Iraq (2003 -2010) đã chuyển sang thế giới đa cực với nhiều diễn biến mới phức tạp, Trung Quốc trong nhiệm kỳ Hồ Cẩm Đào (khóa 17 của ĐCSTQ 2007 - 2012) đã chủ trương kết thúc thời kỳ giấu mình chờ thời , để chuyển sang thời kỳ thể hiện sức mạnh thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, với những bước đi cứng rắn được xác định tại đại hội 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời Tập Cận Bình.             Trên thế giới sau chiến tranh Iraq (2003 – 2010), nước Mỹ thời Obama từ nhiệm kỳ I đã chuyển mạnh sang quan điểm chiến lược san sẻ trách nhiệm giữa các đồng minh trong những vấn đề quốc tế và đề ra chiến lược trục xoay về Châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với sự lấn át ngày càng leo thang của Trung Quốc đang uy hiếp các nước láng giềng trong khu vực. Trong bối cảnh tình hình rất phức tạp ở Ukraina, việc Nga sáp nhập Crimea (04-2014) là bước mở đường đưa đế chế Nga trở lại chính trường quốc tế. Đồng thời với sự kiện Crimea, hợp tác Nga – Trung qua chuyến đi Trung Quốc của Putin tháng 05-2014 đã tạo ra một dạng tập hợp lực lượng mới đối phó lẫn nhau giữa các “cực” lớn trên thế giới. Động thái này mang lại nhiều lợi thế mới cho Trung Quốc để (a) khai thác những cơ hội mới đang đến, và (b) để phát huy lợi thế tương đối do sức mạnh áp đảo tại chỗ trong khu vực Đông Nam Á.           Cũng khoảng một thập kỷ nay các nước phương Tây nói chung đang phải trải qua một thời kỳ thay đổi quyết liệt cấu trúc kinh tế, phải xử lý nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế nói chung và trong những biến động mới của địa kinh tế và địa chính trị của cục diện quốc tế hôm nay nói riêng. Nói một cách đơn giản, Mỹ và các nước phương Tây đang ở trong thời kỳ rất bận rộn với chính bản thân mình. Trong khi đó sự phụ thuốc lẫn nhau ở phạm vi toàn cầu ngày càng phức tạp hơn, xử lý vấn đề nào cũng vướng phải tình trạng rút dây động rừng (dẫn chứng rõ nét nhất là Mỹ và phương Tây có nhiều lợi ích đối kháng với lợi ích của Nga và Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau – nhất là trong kinh tế - giữa tất cả các đối thủ này vẫn ngày càng lớn). Trung Quốc bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế, cũng không quan tâm đến trách nhiêm là nước lớn, luôn luôn theo đuổi cách hành xử “mục tiêu biện minh cho biện pháp”, do đó đang khai thác tốt nhất những rối ren trên thế giới.          Mấy tháng gần đây lại nổi lên thánh chiến của lực lượng Nhà nước Hồi giáo và Cận Ðông (ISIL) có mối liên hệ mật thiết với mạng lưới al-Qaeda và Taliban. Diễn biến mới này chẳng những có nguy cơ nhấn chìm Iraq trong nội chiến, mà đang cùng với những biến động phức tạp ở Ai-cập và Syrie có thể đảo ngược tình hình toàn khu vực Trung Đông với những hệ quả khó đoán trước. Mỹ và phương Tây đang rất lúng túng. Tình hình nghiêm trọng đến mức Iran – vốn là “kẻ thù nguy hiểm” của Mỹ và Iraq – đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ và Iraq trong việc đẩy lùi phiến quân thánh chiến ISIL, kể cả việc đưa quân vào Iraq. Đương nhiên, những diễn biến mới này đang tạo ra tình hình “đục nước béo cò” cho các đối thủ ngoài cuộc.           “Con cò ngoài cuộc” lớn nhất hiện nay đang là Trung Quốc. Nhờ vào tận dụng các lợi thế riêng và triệt để khai thác quá trình toàn cầu hóa, kinh tế Trung Quốc dù nhiều khuyết tật thế nào đi nữa vẫn đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các cường quốc, có khả năng trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất hành tinh vào giữa thế kỷ 21, vô luận cái giá nhân dân Trung Quốc và các nền kinh tế khác phải trả như thế nào cho sự phát triển này. Với dự trữ ngoại tệ hiện nay khoảng 4000 – 4500 tỷ USD (lớn nhất thế giới, gấp khoảng 20 lần của Mỹ, khoảng gấp 3 Nhật, gấp 4 khối EU…), với ngân sách quốc phòng từ hơn một thập kỷ nay tăng 2 con số, Trung Quốc đang tạo ra cho mình một lực lượng quân sự có thế mạnh áp đảo tại chỗ so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Cục diện quốc tế nói trên, bối cảnh cụ thể của khu vực Đông Nam Á hiện nay, và đòi hỏi bên trong cùng với tiềm lực Trung Quốc đã tích tục được, đấy là ba nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kết thúc thủ đoạn giấu mình chờ thời , để từ những năm gần đây chuyển hẳn sang giai đoạn mới của chiến lược bá chiếm Biển Đông. Cái nền làm cơ sở cho quyết định của Trung Quốc trên Biển Đông cho thấy:   (a) sự kiện giàn khoan HD 981 là một bước đi có tính toán kỹ lưỡng trong toàn bộ chiến lược lớn của Trung Quốc, cố khai thác tối đa những diễn biến mới trong cục diện đa cực rất phức tạp của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay; (b) sự kiện giàn khoan HD 981 cùng với việc ráo riết xúc tiến xây dựng các căn cứ quân sự nổi ở Gạc Ma và Chữ Thập nằm trong tổng thể ý đồ chiến lược mở ra thời kỳ mới quyết liệt giành bá quyền trên Biển Đông; (c)  các lý do (a) và (b) nêu trên cho thấy sự kiện giàn khoan HD 981 không phải là một hành động đơn lẻ của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và lãnh hải chống Việt Nam, mà là một hành động mang tính chất xâm lược, nằm trong tổng thế chiến lược bá chiếm Biển Đông; (d) việc Trung Quốc khăng khăng cự tuyệt đối thoại với Việt Nam để giải quyết hòa bình sự kiện giàn khoan HD 981, xuyên tạc trắng trợn sự thật để chủ động tố cáo Việt Nam về sự kiện này tại Liên Hiệp Quốc, ráo riết thực hiện những thủ đoạn ngoại giao hung hăng khác trên các diễn đàn quốc tế (gần đây nhất là diễn đàn Shangri La 13) cho thấy Trung Quốc đã chủ động vứt bỏ 4 tốt và 16 chữ trong quan hệ với Việt Nam – vì đã sử dụng xong rồi.   Đến đây có thể rút ra nhận định: Cùng với việc mở đầu thời kỳ quyết liệt thực hiện khát vọng bá chiếm Biển Đông, Trung Quốc còn chủ động tạo ra những yếu tố đối kháng mới trong quan hệ với Việt Nam. Liên quan đến sự kiện giàn khoan HD 981, có thể xem việc kích động bạo loạn trong những ngày 13 và 14-05-2014 cướp phá khoảng 800 xí nghiệp của Việt Nam có FDI tại 22 địa phương, gây cho phía Việt Nam nhiều thiệt hại rất lớn về kinh tế và chính trị là dẫn chứng mới nhất của những yếu tố đối kháng này trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Việt Nam. Hiển nhiên Trung Quốc đã chuyển quan hệ song phương giữa hai nước sang một thời kỳ quyết liệt mới. Trong khi đó nước ta như thế nào và đang đứng ở đâu?   Bước vào năm độc lập thống nhất đất nước thứ 40, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam đã tạo ra những bước phát triển ban đầu, với kết quả trở thành nước có thu nhập trung bình – đúng ra phải nói là nước có thu nhập trung bình thấp. Nhưng tình hình cho thấy mặc dù sự nghiệp công nghiệp hóa của Việt Nam trong 3 thập kỷ vừa qua đã huy động được một nguồn lực có mọi nguồn gốc khác nhau lớn khoảng gấp đôi của Hàn Quốc cho thời kỳ này (cũng khoảng 3 thập kỷ: 1960 – 1990), nhưng Việt Nam không thể hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 2020. Hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo, năng suất lao động thấp nhất trong khu vực, từ năm 2007 bước vào cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế rất trầm trọng, nợ nần lớn, hiện nay vẫn đang tìm đường ra. Trong khi đó chế độ chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa do ĐCSVN xây dựng lên cho đất nước độc lập thống nhất hiện nay đã bị tha hóa của quyền lực biến thành chế độ toàn trị: Đảng đứng trên nhà nước và pháp quyền, ngăn cấm tự do tư duy, tước đoạt nhiều quyền của công dân đã ghi trong hiến pháp, quan liêu và tham nhũng nặng nề… Thể chế chính trị hiện nay có nhiều bất công xã hội gay gắt, trấn áp dân tùy tiện, nền giáo dục bị khủng hoảng trầm trọng, tệ nạn xã hội tràn lan. Một chế độ chính trị như vậy cùng với thực trạng kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước hiện nay có nhiều mặt xuống cấp nguy hiểm, phải nói về thực chất đã và đang hình thành lên ở nước ta một ách nô dịch mới, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Có thể nhận định: Thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo ý thức hệ định hướng xã hội chủ nghĩa của ĐCSVN, Việt Nam đã kết thúc một giai đoạn phát triển thất bại (1975 – 2014). Nét nổi bật nhất của thất bại này là các thành tựu đạt được rất thấp so với (a) vốn, công sức và thời gian đã bỏ ra, (b) so với tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên đã bị lấy đi, (c) so với cơ hội đất nước có được trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, (d) so với mức sống, hạnh phúc và các phúc lợi xã hội cũng như so với các quyền tự do dân chủ người dân lẽ ra phải được hưởng. Sau 40 năm phát triển đầu tiên thời độc lập thống nhất, đến hôm nay Việt Nam chỉ có được một nền kinh tế với cơ cấu lạc hậu, kết cấu hạ tầng kém phát triển, chất lượng nguồn nhân lực thấp, năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế vốn đã thấp lại  đang giảm sút. Trong khi đó thể chế chính trị quá yếu kém và có nhiều bất cập. Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi sống còn phải chuyển sang một thời kỳ phát triển kinh tế bền vững và phải có một thể chế chính trị pháp quyền dân chủ bảo đảm tạo ra bước phát triển mới này của đất nước. Yếu kém về kinh tế và yếu kém của thể chế chính trị 40 năm qua không những lấy đi nhiều cơ hội phát triển của Việt Nam, mà còn khiến cho Việt Nam chỉ giành được vị trí quốc tế thấp và không phát huy được vai trò cần phải có của mình trong quan hệ quốc tế. Thực tế này giảm thiểu đáng kể khả năng phát triển, khả năng hội nhập và khả năng bảo vệ lợi ích của đất nước. Đặc biệt đường lối gìn giữ quan hệ đại cục với Trung Quốc trên cơ sở ý thức hệ mang lại cho đất nước sự lệ thuộc toàn diện rất nghiêm trọng, tạo ra sự can thiệp nguy hiểm của quyền lực mềm Trung Quốc vào đời sống mọi mặt của đất nước, kìm hãm sự phát triển của đất nước như một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc. Thực tế cho thấy Việt Nam càng kiên trì giữ “đại cục”, Trung Quốc càng lấn tới, 4 tốt và 16 chữ vàng chỉ là chuyện lừa bịp. Việc Trung Quốc tự tay vứt bỏ 4 tốt và 16 chữ chứng minh sự phá sản của các mối quan hệ giữa hai đảng (ĐCSVN & ĐCSTQ) và hai nước (VN & TQ) dựa trên ý thức hệ. Thực ra đó chỉ là sự phá sản ý thức hệ của ĐCSVN, sự phá sản của những ảo tưởng của ĐCSVN về Trung Quốc. Bởi vì trên thực tế từ hơn nửa thế kỷ nay ĐCSTQ chỉ có ý thức hệ siêu cường Đại Hán dưới cái tên gọi là CNXH đặc sắc Trung Quốc. Hiện nay tự tay Trung Quốc còn đang gây ra những yếu tố đối kháng mới trong quan hệ với Việt Nam. Toàn bộ những vấn đề trình bầy trên cho thấy: 1)   Từ một thập kỷ nay thế giới đã chuyển sang cục diện đa cực với nhiều diễn biến rất phức tạp tác động đến mọi quốc gia, đòi hỏi mọi quốc gia phải thay đổi để đối phó; Trung Quốc đang ra sức khai thác tình hình này. 2)   Từ những năm gần đây Trung Quốc đã thực sự bước vào thời kỳ quyết liệt thực hiện khát vọng bá chiếm Biển Đông, thách thức trực tiếp độc lập và chủ quyền của Việt Nam, tích tụ những yếu tố đối kháng mới trong quan hệ với Việt Nam, tiếp tục siết chặt hơn nữa sự lệ thuộc của Việt Nam để lũng đoạn. 3)   Đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước 40 năm qua theo định hướng xã hội chủ nghĩa của ĐCSVN cơ bản là thất bại, đòi hỏi Việt Nam bắt buộc phải chuyển sang một thời kỳ phát triển bền vững và phải có một thể chế chính trị phát huy được quyền làm chủ của nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ này. 4)   Cục diện mới hiện nay của thế giới và trong khu vực đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức mới – nhất là trong mối quan hệ song phương Việt – Trung. Thực tế khách quan này càng đòi hỏi: Để thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình, Việt Nam nhất thiết phải tạo ra cho mình sự phát triển bền vững với một thể chế chính trị phải có cho một quốc gia độc lập do nhân dân làm chủ. Đấy là bốn vấn đề sống còn đặt ra cho đất nước ta hôm nay.   Tựu trung lại (a) đất nước ta đang sống trong một thế giới có những thay đổi và thách thức rất gay gắt của cục diện đa cực, (b) phải đối phó với một Trung Quốc bước vào thời kỳ mới quyết liệt bá chiếm Biển Đông, (c) bản thân nước ta cũng đang đòi hỏi phải có sự thay đổi triệt để để phát triển. Do đó có thể kết luận: Đất nước ta dứt khoát phải thoát ra khỏi sự kìm kẹp của ý thức hệ, vươn lên tự do dân chủ, để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã chuyển giai đoạn và trong tình hình Trung Quốc đang đặt nước ta trước những thách thức mới. Cho phép tôi kêu gọi: Hễ là người Việt Nam, xin mỗi chúng ta hãy mở to mắt nhìn thẳng vào bốn vấn đề sống còn như vậy đang đặt ra cho đất nước hôm nay, đòi hỏi đất nước ta phải thay đổi toàn diện để giải quyết thành công. Nhìn thẳng vào những đòi hỏi khách quan và tất yếu như thế đang đặt ra cho đất nước, hy vọng mỗi chúng ta sẽ quyết định được hành động của mình: Việt Nam nhất thiết phải thay đổi, sống hay là chết! Nguồn: viet-studies.info
......

Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát!

“… Nguyễn Tấn Dũng có thể không phải là người nhiệt tình nhất với chính sách phục tùng Trung Quốc nhưng cũng không ai có thể thân Trung Quốc hơn ông. Muốn "thoát Trung" mà lại "phò Dũng" là rất sai, sai một cách bi đát…” ...những lời tuyên bố mơ hồ, chung chung, vớ vẩn của ông Dũng "thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta"... *** Ông Nguyễn Gia Kiểng Một tháng rưỡi đã trôi qua kể từ ngày Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Giàn khoan vẫn còn đó những dư luận thế giới đã ngoảnh sang những vấn đề khác. Bắc Kinh đã thành công một bước trong tiến trình bình thường hóa sự chiếm đoạt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bước tiến này mở đường cho những hành động lấn chiếm khác. Hành động của Bắc Kinh đáng lẽ là một sự dại dột và đã phải thất bại bẽ bàng; không những thế còn tạo cho Việt Nam một cơ hội để tái khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền lợi chính đáng trên Biển Đông theo qui định của luật pháp quốc tế. Trong những ngày đầu khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan HD-981 vào hải phận Việt Nam lập trường của các chính phủ -Hoa Kỳ, Châu Âu cũng như các nước trong khu vực Thái Bình Dương- đã đồng thanh lên án hành động của Trung Quốc như là một sự khiêu khích. Ngược lại không một quốc gia nào bênh vực Trung Quốc cả. Một cách mặc nhiên thế giới đã nhìn nhận Hoàng Sa và vùng biển chung quanh không phải là của Trung Quốc, nghĩa là của Việt Nam hay ít nhất có thể được coi là của Việt Nam.   Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Nam phản ứng một cách mạnh mẽ, dù ôn hòa, đối với Trung Quốc và đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc? Chắc chắn Trung Quốc sẽ xấc xược phủ nhận thẩm quyền của Tòa Án Công Pháp Quốc Tế (International Court of Justice) và cũng sẽ sử dụng quyền phủ quyết nếu Việt Nam đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An. Nhưng đó là tất cả những gì mà chúng ta chờ đợi. Trung Quốc sẽ bị cô lập và lên án, chủ quyền của Việt Nam sẽ được thừa về mặt tình cảm, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều nếu tái diễn sự khiêu khích. Có mọi triển vọng là họ không dám tái diễn vì Trung Quốc vừa rất lệ thuộc vào thế giới vừa không đủ mạnh để thách thức thế giới, hơn nữa lại đang sắp đi vào một cuộc khủng hoảng lớn. Tóm lại giàn khoan của Trung Quốc sẽ rút đi sau một vài tháng chi phí tốn kém, sau khi bị lên án và khiến Việt Nam được bênh vực. Nhưng thực tế đã không như vậy bởi vì chính quyền cộng sản Việt Nam đã không có phản ứng. Hành động xâm lược của Trung Quốc vẫn tiếp tục và không còn lôi kéo sự chú ý của thế giới nữa. Lần sau nếu tình trạng này lặp lại sự chú ý của thế giới sẽ còn ít hơn. Lẽ phải lúc đó sẽ chỉ là lý của kẻ mạnh. Những gì chính quyền CSVN đã làm, như phổ biến một thư luân lưu tới các thành viên LHQ một tháng sau khi sư kiện khởi đầu, một vài tuyên bố nguyên tắc và một số tàu cá và cảnh sát biển tới gần hiện trường, không đáng được coi là một phản ứng. Ngay cả nếu chính quyền CSVN muốn dâng biển và đảo cho Trung Quốc trong một thỏa hiệp ngầm họ cũng khó có thể phản ứng yếu hơn. Hành động của Trung Quốc vừa là một hành động lấn chiếm vừa là một hành động chiến tranh bởi vì họ đem theo cả hàng trăm tàu chiến và đánh phá các tàu của Việt Nam, kể cả tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Trước một biến cố nghiêm trọng như vậy bất cứ một chính quyền nào trên thế giới cũng đã phải thông tin và giải thích đầy đủ cho nhân dân biết những gì xảy ra qua thông điệp long trọng của quốc trưởng và thủ tướng cùng với những phát biểu của các bộ trưởng và các cấp lãnh đạo chính trị để động viên toàn dân đoàn kết trong cố gắng giữ nước, đồng thời lập tức đưa vấn đề ra công pháp quốc tế. Nhưng chúng ta đã thấy gì? Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không nói gì trước hội nghị trung ương của đảng cộng sản diễn ra đúng lúc Trung Quốc đang trắng trợn xâm phạm vùng biển Việt Nam và cũng không thấy có ủy viên trung ương đảng nào tỏ ra bức xúc. Hình như đối với ông Trọng và đảng cộng sản không có vấn đề gì cả. Về phía nhà nước cả chủ tịch nước lẫn thủ tướng đều không tuyên bố gì với quốc dân. Quốc hội cũng không có phản ứng. Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu ca trong một buổi tiếp xúc với cử tri một quận rằng "anh phải rút đi chứ, nhà tôi chứ đâu phải nhà anh!". Không khác gì một người dân oan trong số hàng triệu dân oan của chế độ. Ông chủ tịch thừa biết những tiếng kêu than này có tác dụng gì. Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ nói trước hội nghị ASEAN một phần rất nhỏ những điều mà mọi người đều đã biết và cũng không dám kêu gọi hậu thuẫn của thế giới, sau đó cũng chỉ trả lời với ký giả nước ngoài, tại nước ngoài, rằng "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc". Không một cấp lãnh đạo quốc gia nào trong trường hợp Việt Nam khi ra nước ngoài và bị các ký giả chất vấn có thể nói yếu hơn.   Ông đại tướng bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh được một cơ hội bằng vàng để bảo vệ lập trường của Việt Nam khi tham dự Đối Thoại Shangri-La 13. Trước đó cả thủ tướng Nhật Shinzo Abe lẫn bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đều đã mạnh mẽ tố giác hành động của Trung Quốc và tuyên bố sẽ không để Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông, sẽ sẵn sàng giúp các nước trong vùng, kể cả Việt Nam, phương tiện tự vệ. Một chính quyền Việt Nam quan tâm bảo vệ chủ quyền không thể mong đợi nhiều hơn. Tuy vậy ông Thanh đã tuyên bố rằng "quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp" và vụ giàn khoan HD-981 chẳng có gì nghiêm trọng vì "mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng". Chẳng khác gì bảo Mỹ, Nhật và thế giới đừng xía vào, hãy để mặc Việt Nam giải quyết với Trung Quốc. Nhưng giải quyết như thế nào? Ông Thanh chỉ dám "đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam". Thật khó có thể có một bộ trưởng quốc phòng bất xứng hơn.   Bộ ngoại giao cũng không dám triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối dù đây phản ứng nhẹ nhất trong trường hợp này. Các chính phủ triệu tập đại sứ trong những trường hợp không quan trọng hơn nhiều; thí dụ như Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để phản đối việc năm sĩ quan Trung Quốc bị tố giác là có hoạt động gián điệp. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là một đại sứ hay một thái thú? Tệ hơn nữa, bộ ngoại giao còn làm một việc rất vô ý thức là triệu tập đại điện sứ quán Trung Quốc (nhấn mạnh: đaị diện sứ quán chứ không phải đại sứ) sau khi một tàu cá Việt Nam bị đụng chìm ngày 26-5. Như vậy là việc Trung Quốc tìm dầu trong hải phận Việt Nam không nghiêm trọng bằng một chiếc tàu cá bị đụng chìm? Chỉ một tháng sau khi hành động xâm lược của Trung Quốc diễn ra phái bộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc mới cho phổ biến một thư luân lưu đến đại diện các nước, nhưng đây cũng chỉ là một thông báo mà thôi chứ không kêu gọi một hành động quốc tế nào cả.   (Đến đây xin mở một ngoặc đơn. Sự nhu nhược này không phải do lỗi của bộ ngoại giao, mà là vì bộ ngoại giao không có quyền quyết định. Chính sách cũng như hành động đối ngoại hoàn toàn ở trong tay một một vài người trong bộ chính trị; những người này khống chế được bộ máy đảng và nhà nước và quyết định chính sách đối ngoại một cách hoàn toàn bí mật. Ngay cả những cấp lãnh đạo, kể cả đa số ủy viên trung ương đảng, cũng chỉ biết đến những thay đổi định hướng đối ngoại rất lâu sau khi chúng đã thành một thực tế. Cuối thập niên 1950 Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quyết định theo Trung Quốc (để có thể phát động nội chiến) và thanh trừng những phần tử bị cáo buộc là "xét lại chống đảng" vì thân Liên Xô. Không ai biết. Gần mười năm sau họ đổi hướng 180 độ và theo Liên Xô chống Trung Quốc. Cũng không ai biết. Năm 1984 sau khi Liên Xô bối rối không bảo vệ được chế độ CSVN nữa, Nguyễn Văn Linh được đưa trở lại bộ chính trị rồi trở thành tổng bí thư để thực hiện chính sách đầu hàng và thần phục Trung Quốc cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười. Vẫn không ai biết. Trí thức Việt Nam còn tung hô Nguyễn Văn Linh như một người của đổi mới mà không biết rằng ông ta chỉ là người của Trung Quốc). Chính quyền CSVN đã không nói gì với nhân dân. Họ không cần giải thích gì cả bởi vì họ không thấy có một bổn phận nào đối với nhân dân Việt Nam cả; họ là một lực lượng chiếm đóng và thống trị chứ không phải là một chính quyền Việt Nam. Họ còn dùng bọn côn đồ - mà họ vẫn thường dùng để hành hung những người dân chủ - để gây bạo động và lấy đó làm cớ để cấm đoán những cuộc biểu tình của những người yêu nước phản đối hành động xâm lược của Bắc Kinh. Nếu họ thực sự là dụng cụ của Trung Quốc để bán đứng đất nước họ cũng không thể làm khác. Chúng ta có thể tự hỏi tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Hành động của họ đáng lẽ phải là một hành động ngu xuẩn rất có hại cho họ, nhưng họ đã thành công bởi vì họ biết trước phản ứng của Hà Nội. Tất cả diễn ra như một kịch bản đã được chuẩn bị trước. Không thể loại trừ khả năng là giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã có những thỏa ước không được công bố và Bắc Kinh đã dựa vào đó để hành động. Nếu không thì không ai có thể giải thích tại sao chính quyền Hà Nội không đưa vấn đề ra công pháp quốc tế dù sau hơn 20 lần tiếp xúc vẫn chỉ nhận được một câu trả lời trịch thượng của Bắc Kinh là không có gì để thảo luận cả vì họ hoàn toàn đúng. Người ta có thể nghĩ như vậy khi đọc lại bản tuyên bố chung Việt – Trung ngày 21/06/2013 sau chuyến thăm viếng Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang: "Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực". (Tác giả tô đậm những cụm từ đáng chú ý).   Thỏa thuận sửa đổi nào? Thoả thuận thăm dò chung nào? Khu vực thỏa thuận nào? Mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận tới đâu? Nhân dân Việt Nam không được biết, tất cả đều chỉ là những cam kết dấm dúi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và quan thày Trung Quốc của họ. Cũng không nên quên câu nói của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - một người rất thận cận với ông Dũng đồng thời cũng là một trong những người nhiều quyền lực nhất hiện nay - đại diện Việt Nam trong cuộc đàm phán Việt – Trung năm 2012: "Việt Nam không còn bất cứ băn khoăn gì khi hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực ".Không còn bất cứ băn khoăn nào, vậy việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa coi như đã xong? Nếu quả thực như thế thì Trung Quốc có quyền làm những gì họ đang làm. Có những lúc mà ngôn ngữ không đủ để nói lên sự ngạc nhiên và phẫn nộ.   Cũng đáng ngạc nhiên và thất vọng không kém là thái độ của nhiều trí thức Việt Nam. Họ chống ách lệ thuộc Bắc Kinh và muốn "thoát Trung" nhưng lại ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Đối với họ Nguyễn Tấn Dũng là người tiến bộ, thân phương Tây và dám đối đầu với Bắc Kinh. Lý do là vì ông đã gửi con đi du học Mỹ, đã gửi thông điệp đầu năm nói tới "đổi mới thể chế" và "xây dựng dân chủ" và mới đây đã công khai phản đối việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó lại tuyên bố không chấp nhận quan hệ lệ thuộc.   Tại sao lại có thể nông cạn và dễ tính đến thế được? Việc ông Dũng gửi con sang du học tại Mỹ không chứng minh gì cả; phần lớn các lãnh tụ chóp bu Nga và Trung Quốc cũng làm như thế, chính bản thân Tập Cận Bình cũng đã thực tập tại Mỹ. Chính quyền Trung Quốc cũng vừa tiết lộ là có hơn một nghìn quan chức tỉnh Quảng Đông gửi con du học các nước phương Tây. Gửi con đi học tại Mỹ không có nghĩa là thân Mỹ. Mà dù có được đào tạo tại phương Tây cũng không có nghĩa là đã trở thành người dân chủ. Cho tới thập niên 1980 hầu như tất cả các chế độ Châu Mỹ La Tinh đều là những chế độ độc tài mafia do những kẻ tốt nghiệp tại các trường đại học Mỹ cầm đầu. Bachar al Assad, tên độc tài khát máu tại Syria, tốt nghiệp tại Anh. Giáo dục quả nhiên thay đổi cách suy nghĩ nhưng thường phải một hai thế hệ. Người ta cố tình gán cho Nguyễn Tấn Dũng những chủ trương mà ông không bao giờ có, hơn nữa còn chống lại một cách hung bạo. Có những vị hân hoan vì ông Dũng nói tới "phát huy dân chủ" trong bài thông điệp đầu năm, nhưng đó hoàn toàn chỉ là thứ dân chủ mà ĐCSVN đã nói tới từ thời Việt Nam Dân Chủ Công Hòa, nghĩa là dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa, cái dân chủ mà bà Nguyễn Thị Doan đánh giá là ưu việt gấp triệu lần dân chủ đa nguyên đa đảng. Hoàn toàn không có gì mới. Điều chắc chắn là ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố "nhất định không để nhen nhúm những tổ chức đối lập". Đó là xây dựng dân chủ? Cũng đừng quên rằng chính ông Dũng đã ký quyết định 97/2009/QĐ-TTg cấm phản biện và khai tử nhóm IDS. Ca tụng ông Dũng là dám chống Trung Quốc cũng chỉ là lấy mơ ước làm sự thực, hay tệ hơn nữa là tán tụng kẻ có quyền, một thái độ chẳng có gì đáng tự hào. Về vụ HD-981 ông Dũng đã chỉ nói một phần nhỏ những điều mà mọi người đã biết. Còn câu "không chấp nhận đánh đổi chủ quyền để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc" thì quả là vớ vẩn. Có gì là khảng khái? Ai có thể nói ngược lại? Ông Dũng còn phải cố gắng nhiều, rất nhiều, nếu muốn chứng tỏ thực tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc. Điều chắc chắn là ông Dũng đã góp phần quyết định đưa Việt Nam đi sâu vào thế lệ thuộc Trung Quốc. Lệ thuộc Trung Quốc là chọn lựa chiến lược của ĐCSVN từ giữa năm 1984 và là trách nhiệm chung của các bộ chính trị từ đó. Nhưng cũng có những điều chủ yếu thuộc trách nhiệm của hành pháp, nghĩa là thủ tướng. Như cho Trung Quốc thuê dài hạn rừng đầu nguồn; cho Trung Quốc thuê những vùng biển rộng lớn để khai thác hải sản; cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa công nhân ồ ạt sang Việt Nam và tổ chức như những khu riêng của người Hoa; cho người và hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam không kiểm soát; xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc mang nhãn made in Vietnam sang Hoa Kỳ và Châu Âu đưa thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên 24 tỷ USD; cho Trung Quốc trúng thầu gần hết các dự án và sau đó thi công một cách bê bối v.v. Cũng đừng quên Nguyễn Tấn Dũng là người bảo vệ dự án Bô-xit Tây Nguyên một cách quả quyết nhất, tuyên bố "dự án này phải tiếp tục vì là một chủ trương lớn của Đảng". Đinh Đăng Định chỉ có tội phản đối dự án này mà bị cầm tù tới chết. Riêng về điểm này phải nhìn nhận là ông Trương Tấn Sang đã tỏ ra có trách nhiệm hơn và phần nào đã bênh vực những người phản đối. Điếu Cày có tội gì mà bị xử tới 12 năm tù sau khi đã ở tù 3 năm? Anh chẳng viết hay tuyên bố gì đáng nói. Tội duy nhất của Điếu Cày là đã tổ chức những cuộc biểu tình chống ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008. Nguyễn Xuân Nghĩa bị xử 6 năm tù -và còn bị công an cho thường phạm đánh trong tù- chỉ vì căng những biểu ngữ "Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam". Không thể nói rằng đây là chính sách của Đảng; chính sách phục tùng Trung Quốc là của Đảng nhưng sự hung bạo là của Nguyễn Tấn Dũng. Cũng không nên quan trọng hóa quá đáng vai trò của bộ chính trị. Ông Dũng chẳng coi bộ chính trị ra gì, bộ chính trị muốn kỷ luật ông mà không được, muốn đưa hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào bộ chính trị cũng không được. Nguyễn Tấn Dũng mạnh hơn bộ chính trị vì kiểm soát được đa số trong ban chấp hành trung ương. Ai thắc mắc điều này có thể nhìn vào những bản án dành cho Trần Huỳnh Duy Thức và Cù Huy Hà Vũ. Duy Thức sử dụng tài liệu do văn phòng Trương Tấn Sang cung cấp để tố cáo Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng và lãnh 16 năm tù trước sự bất lực của phe Trương Tấn Sang, Hà Vũ đòi kiện Nguyễn Tấn Dũng về vụ Bô-xit và lãnh 7 năm dù thuộc diện con cháu công thần và được nhiều che chở ngay trong đảng. Bản hiến pháp mới vừa có hiệu lực từ đầu năm nay trong đó nét đậm nhất là rập khuôn theo chế độ Trung Quốc cũng là do ông Dũng đưa ra trước đại hội Đảng thứ 11; chỉ có điều là sau đó có quá nhiều vụ bê bối bị phát giác khiến ông không giành được chức tổng bí thư đảng như dự tính.   Cũng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra chỉ thị cấm biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam. Tại sao cấm những cuộc biểu tình chính đáng này? Và tại sao không thấy trí thức trong nước nào lên tiếng mạnh mẽ phản đối quyết định này? Ông Dũng viện cớ ngăn ngừa những bạo loạn như dã xảy ra tại Bình Dương, nhưng ai điều động bọn côn đồ đập phá? Bọn này rõ ràng là được công an bảo kê. Chúng chỉ có vài chục đứa mà dám đến các doanh nghiệp đòi phải để công nhân ngừng làm việc để đi biểu tình và khi được trả lời là công nhân đã đi biểu tình rồi thì đòi vào khám nhà máy xem còn công nhân không. Nhà máy cầu cứu thì được công an lời là "không thể làm gì cả". Tại sao công an lại không thể làm gì cả, trừ khi được lệnh cấm can thiệp? Rồi sau những thiệt hai to lớn đã có sĩ quan công an nào bị khiển trách không? Bình thường trước một sư kiện nghiêm trọng như vậy chính bộ trưởng công an phải tự kiểm điểm, thậm chí phải từ chức hoặc bị cách chức. Nên nhớ rằng công an hoàn toàn ở trong tay ông Dũng. Giải thích hợp lý nhất là chính ông Dũng đã tạo ra những cuộc bạo loạn này để có cớ cấm những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng giải thích này có thể chưa đủ. Có thể còn có cả sự phối hợp với Trung Quốc - cả trong vụ giàn khoan HD-981 lẫn những diễn tiến sau đó - để tạo ra một tình trạng căng thẳng vừa biện minh cho sự suy sụp kinh tế không thể che giấu được nữa vừa giúp Nguyễn Tấn Dũng lấy cớ vãn hồi an ninh trật tự làm một cuộc đảo chính – công khai hoặc ngầm - thu tóm mọi quyền lực trong tay và vô hiệu hóa các đối thủ. Rất có thể. Bởi vì Trung Quốc không thể tìm được một đồng minh lý tưởng hơn ông Dũng, ông vừa hợp tác tận tình với Trung Quốc vừa thẳng tay đàn áp những người chống Trung Quốc. Ai cũng phải thấy là vụ giàn khoan HD-981 đã chỉ có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng.   Nguyễn Tấn Dũng có thể không phải là người nhiệt tình nhất với chính sách phục tùng Trung Quốc nhưng cũng không ai có thể thân Trung Quốc hơn ông. Muốn "thoát Trung" mà lại "phò Dũng" là rất sai, sai một cách bi đát. Có thể nói gì thêm về Nguyễn Tấn Dũng? Khi lên làm thủ tướng ông tuyên bố nếu không dẹp được tham nhũng ông sẽ từ chức. Thực tế là tham nhũng không giảm đi, cũng không thể nói là tăng lên, mà phải nói là đã bùng nổ dưới chính phủ của ông Dũng. Hối lộ, vơ vét, móc ngoặc, mua quan bán chức đã trở thành qui luật dưới chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Phải nói một cách thật rõ rệt: nếu không dẹp được tham nhũng thì đất nước không có tương lai. Nguyễn Tấn Dũng không dẹp mà còn giúp tham nhũng bành trướng. Như vậy không thể viện dẫn bất cứ lý do nào để ủng hộ ông. Ông Dũng đã khởi xướng ra "sáng kiến" dùng bọn côn đồ làm cánh tay nối dài của công an để hành hung dân oan và những người dân chủ. Tôi được nghe hai tiếng "đầu gấu" lần đầu tiên từ ông Hoàng Minh Chính qua điện thoại năm 2002. Ông Chính cùng các thân hữu tới tòa án ủng hộ Lê Chí Quang đang bị xét xử. Ông la lên: "Chúng nó dùng bọn đầu gấu đánh anh em dân chủ!". Lúc đó ông Dũng vừa lên làm phó thủ tướng nhưng quyền lực át hẳn ông thủ tướng rất lu mờ Phan Văn Khải. Vài năm sau chính ông Hoàng Minh Chính cũng bị bọn đầu gấu xô đẩy và bị ném đồ dơ bẩn khi đi chữa bệnh ở Mỹ về, người nhà bị hành hung. Hiện tượng đầu gấu liên tục phát triển cùng với quyền lực của ông Dũng, đến mức giờ đây khó phân biệt công an và côn đồ. Hầu như không có người dân chủ trẻ nào không bị đánh, kể cả các phụ nữ như Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Hoàng Vi. Dưới chính quyền của ông Dũng công an trở thành hung bạo. Hiện tượng tra tấn nghi can, dùng thường phạm đánh chính trị phạm trong nhà tù, đánh người, thậm chí đánh chết người, trong đồn công an ngày càng trở thành bình thường. Đó chủ yếu là thành quả của ông Dũng. Không thể nói rằng trách nhiệm của ông Dũng chỉ là đã không kiểm soát được công an. Ông nắm rất vững lực lượng công an, ông xuất thân là một công an và từng là thứ trưởng trực bộ công an. Công an không thể làm những gì mà ông cấm. Nhiều người nói hãy cứ tập trung phát triển kinh tế rồi sẽ có dân chủ. Những người này không hiểu kinh tế và nói bậy. Nhưng ngay cả như thế thì Nguyễn Tấn Dũng cũng không phải là người lãnh đạo quốc gia chấp nhận được. Ông tỏ ra rất thiếu bài bản về kinh tế. Một vài thí dụ: - Ít lâu sau khi chính thức lên làm thủ tướng ông sang thăm Mỹ và tìm gặp Alan Greenspan, vừa mãn nhiệm kỳ chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ, để chiêm ngưỡng một thiên tài kinh tế. Chỉ một thời gian ngắn sau thế giới nhận ra Alan Greenspan là thống đốc tồi nhất từ một thế kỷ và đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có.   - Cuối năm 2007 ông Dũng tung ra 150 nghìn tỷ đồng để mua 9 tỷ USD làm cả nước điêu đứng vì vật giá tăng vọt, lý do là để "hỗ trợ đồng đô la" vì sợ hối suất đồng đô la Mỹ sẽ giảm sút nghiêm trọng so với đồng tiền Việt Nam; dự đoán này sai một cách lố bịch vì điều ngược lại đã xảy ra. Đồng đô la lúc đó bằng 15.000 đồng Việt Nam, ngay sau đó nó đổi lấy 18.500 đồng. - Cuối năm 2008 chính phủ của ông Dũng trổ tài một lần nữa. Thấy thực phẩm lên giá đột ngột họ ra lệnh cấm xuất cảng gạo vì nghĩ rằng giá gạo sẽ còn tăng thêm và sợ bán hố. Sau đó thì giá gạo xuống nhanh và nông dân khốn khổ. Thực ra giá thực phẩm chỉ biến động trong một thởi gian ngắn, ngay lúc ông Dũng lấy quyết định ngớ ngẩn đó thị trường gạo đã trở lại bình thường rồi.   - Năm 2009 ông Dũng tung ra "gói kích cầu" 8 tỷ USD để kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo lời bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Bùi Quang Vinh thì số tiền 8 tỷ USD này đã mất toi và "doanh nghiệp bây giờ chết hết rồi".   Sai lầm tai hại nhất của ông Dũng là lập ra những tập đoàn lớn, bắt chước các chaebol của Hàn Quốc dù không có những cấp lãnh đạo tương xứng và cũng không có cả những công ty đúng nghĩa. Kết quả là tất cả 127 tập đoàn đều lỗ nặng vì chỉ là những ổ lãng phí và tham nhũng. Chúng đang gánh một tổng số nợ gần 100 tỷ USD. Ai sẽ trả cái giá kinh khủng của sự ngu dốt này nếu không phải là thế hệ đang lớn lên? Trung bình mỗi người Việt Nam sẽ phải trả 1000 USD (22 triệu đồng) vì sự bất tài, tham nhũng và tính vĩ cuồng của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Trong kỷ nguyên tri thức này không một quốc gia nào có thể chấp nhận một người lãnh đạo thiếu hiểu biết như ông Dũng mà không tàn lụi. Ngày nay người ta không còn có thể nói là đã có các cố vấn vì các vấn đề đã trở thành quá phức tạp và các dữ kiện thay đổi quá nhanh chóng. Muốn tuyển chọn các cố vấn có thực tài và sau đó trọng tài giữa các đề nghị phức tạp thì bắt buộc phải có một trình độ nào đó mà ông Dũng hoàn toàn không có.   Điều quan trọng cần được đặc biệt lưu ý là Việt Nam vừa để mất một cơ hội bằng vàng để vươn lên. Năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vốn và kỹ thuật nước ngoài đã ồ ạt đổ vào nước ta. Khối lượng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn hơn tổng số đầu tư vào tất cả các nước trong vùng. Khối lượng đầu tư nước ngoài to lớn này có lúc đã tạo ra ảo tưởng, nhưng sau đó sự bất tài, tham nhũng và những vụ án chính trị thô bạo đã khiến các nhà đầu tư chán ngán bỏ đi. Họ sẽ chỉ trở lại nếu Việt Nam thay đổi chế độ chính trị. Đặc tính nổi bật và phải lên án nhất của ông Dũng là sự hung bạo đối với những người dân chủ. Những vụ trước đây bị xử 2 hoặc 3 năm – như thế đã là rất thô bạo vì các nạn nhân hoàn toàn vô tội - có thể bị xử trên 10 năm trong mấy năm gần đây sau khi ông Dũng đã thu tóm được phần lớn quyền lực trong tay. Vào năm 2007 Lê Thị Công Nhân bị xử 3 năm tù, Nguyễn Văn Đài 4 năm, nhưng từ năm 2010 trở đi Trần Huỳnh Duy Thức bị xử 16 năm, Điếu Cày 15 năm, Tạ Phong Tần 10 năm, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm, Đỗ Thị Minh Hạnh 7 năm. Sự hung bạo đã tăng gấp ba. Tóm lại Nguyễn Tấn Dũng là một người rất thiếu kiến thức và khả năng, rất tham nhũng, rất tận tình với Trung Quốc và rất hung bạo đối với những người dân chủ và những người chống chính sách lệ thuộc vào Bắc Kinh. Hơn nữa còn là người đã gây thiệt hại lớn nhất - về mọi mặt kinh tế, xã hội, đạo đức và môi trường - cho đất nước từ hơn mười năm nay. Người ta có thể không dám đả kích ông Dũng vì ông là người đầy quyền lực và rất hung bạo, nhưng ủng hộ và ca tụng ông là chuyện khác.   Làm sao không khỏi phiền lòng khi đọc thư ngỏ của nhiều trí thức có uy tín đánh giá những lời tuyên bố mơ hồ, chung chung, vớ vẩn của ông Dũng "thể hiện đúng ý chí của nhân dân ta". Ý chí của nhân dân ta đâu phải chỉ có thế. Hay khi đọc lời thuật rằng "cuộc hội thảo về "thoát Trung" là do cảm hứng vì những lời tuyên bố của thủ tướng". Cảm hứng quá hời hợt. Và làm sao có thể thảo luận về "thoát Trung" nếu, như ban tổ chức yêu cầu, không được phép phê phán một chính quyền coi phụ thuộc Trung Quốc là điều kiện để tồn tại? Cần nhấn mạnh lệ thuộc Trung Quốc không phải là yêu cầu của nhân dân Việt Nam mà chỉ là nhu cầu sống còn của chế độ cộng sản.   Các trí thức đang ủng hộ ông Dũng và muốn ông Dũng có thế mạnh hơn nữa phải rất cảnh giác. Họ có thể sắp được mãn nguyện đấy, nhưng đó sẽ chỉ là một thảm kịch cho đất nước. Để kết luận, xin có một lời cải chính nếu những gì vừa viết ở trên có thể khiến độc giả nghĩ rằng tôi bi quan. Không, tôi không hề bi quan. Trái lại tôi tin rẳng chúng ta có thể lạc quan. Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh lịch sử quan trọng, hạn kỳ dân chủ có thể rất gần.   Dù muốn hay không Trung Quốc cũng sẽ không thể là một chỗ dựa cho chế độ cộng sản Việt Nam nữa. Trung Quốc đã tích lũy quá đủ mâu thuẫn và khó khăn và đang sắp đi vào một cuộc khủng hoảng rất lớn. Khủng hoảng kinh tế, tài chính và môi trường. Khủng hoảng mô hình, chính trị, đồng thuận và căn cước. Chính sự thống nhất của Trung Quốc cũng sẽ không được bảo đảm. Trung Quốc sẽ phải dồn mọi cố gắng để lo cho chính mình và sẽ không còn sức lực và ý chí để tiếp tục chính sách bành trướng bá quyền. Dù muốn hay không quan hệ lệ thuộc Việt Trung cũng sẽ phải chấm dứt. Vấn đề lớn của chúng ta không phải là "thoát Trung" mà là "giải Cộng" nghĩa là chấm dứt chế độ độc tài đảng trị trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.   Ngay cả nếu kịch bản Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm mọi quyền lực xảy ra thì nó cùng lắm cũng chỉ có thể làm chậm lại đôi chút chứ không thể ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa. Nó sẽ chỉ là một sự chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân, và sự chuyển hóa này cũng chỉ là một chặng đường quen thuộc trong tiến trình đào thải của các chế độ độc tài.   Chúng ta còn một lý do quan trọng khác để tin tưởng: một tầng lớp trí thức chính trị, tầng lớp mà chúng ta chưa bao giờ có trong suốt dòng lịch sử, đang hình thành. Đó là những trí thức trẻ. Họ hiểu biết về chính trị và tình hình thế giới hơn hẳn thế hệ cha anh, không ràng buộc với chế độ, không khiếp sợ cũng không trông đợi gì ở bạo quyền và thẳng thắn chọn lựa dân chủ. Họ đã nắm được chìa khoá của tương lai, kể cả tương lai rất gần. Sự chuyển giao thế hệ sắp hoàn tất. Đất nước phải thay đổi vì đã thay da đổi thịt. Kỷ nguyên tự do dân chủ sắp mở ra và các thế hệ mai sau sẽ nhận diện những con người của đất nước hôm nay. Ở thời điểm này quỵ lụy, luồn cúi không chỉ là bệ rạc mà còn là dại dột. Nguyễn Gia Kiểng (06/2014) Nguồn: ethongluan.org
......

CÓ CẦN PHẢI THÔNG CẢM CHO ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG?

Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: "Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc". Vụ trưởng Vụ châu Á Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: "Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà Tống". *************** Lời dẫn của Gs. Nguyễn Huệ Chi: Trong yêu cầu bức thiết chống lại mọi âm mưu sâu hiểm của Trung Nam Hải đang từng bước thò hẳn nanh vuốt chiếm biển đảo nước ta, hợp pháp hóa tham vọng “đường lưỡi bò” gớm ghê của chúng, việc xem xét hậu quả của Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 về mặt pháp lý quốc tế đã trở thành một tâm điểm để giới học giả trong ngoài nước sôi nổi tham gia bàn luận. Đến nay, hầu như rất ít người còn khăng khăng bênh vực tính vô hại của Công hàm ấy vì xét bề nào thì đó cũng là một trong những cái bẫy do mình tự bày ra làm vướng chính chân mình (nặng lời như ông Nguyễn Khắc Mai là một công hàm phản quốc, phản động), cần phải chóng vánh gạt sang một bên để Nhà nước Việt Nam dám đường hoàng nối gót Philippines kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc. Nhiều ý kiến phong phú góp bàn về cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng đáng cho ta suy xét, như việc đề xuất với Quốc hội chính thức ra biểu quyết phủ nhận nó (Nguyễn Khắc Mai), hoặc kêu gọi chính quyền mạnh dạn thành lập chế độ mới để tránh khỏi ràng buộc pháp lý với chế độ miền Bắc trước kia (Hà Sĩ Phu). Gần đây nhất là ý kiến của GS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt đưa ra Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 của LHQ mà các ông mới tìm thấy, cho phép một quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà quốc gia tiền nhiệm (VNDCCH) đã phải thừa nhận với láng giềng của mình (xem đây). Nhưng cũng có ý kiến quyết liệt hơn, chưa hẳn tin vào tính khả thi của Công ước nói trên trong trường hợp CHXHCNVN và VNDCCH thực tế chỉ là một, không khác nhau về bản chất, đòi hỏi phải thay đổi thể chế CHXHCNVN vốn đã lộ rõ quá nhiều khuyết tật: tham nhũng, độc tài, dày đạp lên dân chúng, cướp bóc cho phe nhóm, bần cùng hóa xã hội, đưa kinh tế xuống vực thẳm, nô lệ vào ngoại bang… chuyển sang một thể chế thực sự dân chủ – giải Cộng –, theo đó sẽ “giải Trung Quốc hóa” hữu hiệu mà Công hàm PVĐ là một khâu có mối liên hệ hữu cơ. Song song với việc tìm biện pháp hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, lại cũng có những người tìm hiểu động cơ của tác giả hoặc tập thể tác giả bức Công hàm này. GS Cao Huy Thuần ở Pháp thuộc trường phái tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh tạm gọi là “éo le” của người viết thuở bấy giờ: bị kẹp cứng giữa hai đàn anh trong cùng phe XHCN, giữa thời buổi chiến tranh lạnh, khi ông anh Liên Xô công bố văn bản gì thì ông em Việt Nam cũng phải nặn ra một “bản sao” tương tự. Kể cũng đáng thông cảm thật. Nhưng như thế thì lập trường dân tộc ở thời điểm những năm đó có còn được người cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa coi là chính yếu nữa không? Hay trước yêu cầu của sự thống nhất một phe – phe XHCN nhằm đối trọng với “phe đế quốc” – và trước mục tiêu phấn đấu cho “đại đồng thế giới” mà ai cũng mơ ước, quyền lợi quốc gia đã bị nhìn nhận “nhẹ tựa lông hồng”? – “Bên ni biên giới là nhà / Bên kia biên giới cũng là quê hương” (Tố Hữu)!!! Trên tinh thần phản biện để tìm ra chân lý nhằm dứt bỏ mọi sự lướng vướng trong nhận thức tư tưởng, cũng là một cách thiết thực góp phần cứu nguy đất nước hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ý kiến trao đổi với GS Cao Huy Thuần của TS Phạm Quang Tuấn. Nguyễn Huệ Chi ********************************************* Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây). Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp. Xin miễn bàn về khía cạnh pháp lý của Công hàm Phạm Văn Đồng hay làm cách nào để hóa giải nó, vì đây là những vấn đề vô cùng rắc rối và nhức nhối, cần thảo luận chi tiết ở nơi khác. Tôi chỉ xin bàn về những lý lẽ GS Cao Huy Thuần dùng để giải thích và biện hộ cho động cơ hay ý định đằng sau Công hàm này, nói rõ ra là để kêu gọi sự thông cảm cho Phạm Văn Đồng. Về những lý lẽ bào chữa cho Công hàm Phạm Văn Đồng Ông Cao Huy Thuần viết: "Phải phân biệt cho rõ hai vấn đề mà Trung Quốc muốn cột vào với nhau nhưng bối cảnh của năm 1958 về luật biển buộc phải tách riêng ra: vấn đề hải phận và vấn đề chủ quyền. Vấn đề hải phận là pháp lý. Vấn đề chủ quyền là chính trị. Tranh chấp không giải quyết được tại Hội nghị Genève 1958 là tranh chấp trên vấn đề hải phận. Bác bỏ hay tán thành tuyên bố của Trung Quốc là bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý ấy, một chuyện pháp lý nóng bỏng vào thời buổi ấy. Không phải vì bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý là bắt buộc phải bao hàm việc bác bỏ hay tán thành cái chuyện chủ quyền – chuyện này ở bên lề, hạ hồi phân giải". Thật là một cách "diễn nghĩa" khó hiểu! Nếu Trung Quốc muốn cột hai vấn đề 12 hải lý và TS-HS vào với nhau thì trách nhiệm của chính phủ Việt Nam là phải tách hai cái ra chứ tại sao lại lờ đi? Công hàm PVĐ viết "tán thành tuyên bố [của Trung Quốc]" chứ đâu có viết là "tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về 12 hải lý, nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa"? Thậm chí Công hàm cũng chẳng nói gì về hội nghị Genève 1958. Làm sao mà một tòa án quốc tế có thể đem câu "nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa" vào Công hàm này? Một nguyên thủ hay thủ tướng phải biết câu "bút sa gà chết" và cũng phải có một chút cẩn thận tối thiểu chứ? Diễn giải một câu viết tùy theo bối cảnh thời sự, lịch sử, văn hóa xã hội, v.v. là cách diễn giải thích hợp cho một tác phẩm văn chương cổ như Truyện Kiều, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho một công hàm của một vị thủ tướng ở thế kỷ 20. Ông Cao Huy Thuần biện hộ rằng vì Liên Xô đã tán đồng tuyên bố của Trung Quốc, nên việc Phạm Văn Đồng cũng tán đồng điều đó có thể hiểu được trong tình hình thế giới năm 1958. Ông Cao Huy Thuần đưa ra bằng cớ rằng câu chữ, cách viết của công hàm Phạm Văn Đồng hầu như y hệt với công hàm của Liên Xô: "Hãy so sánh ngữ văn này của Liên Xô với “công hàm Phạm Văn Đồng”: chữ nào chữ nấy gần như bản chính với bản sao. Đây là một điểm quan trọng góp phần vào việc giải thích bản văn của Hà Nội". Lối bênh vực đó thật phi lý. Khi một người hay một đảng chính trị đã ở vị trí lãnh đạo một nước, và nhất là khi người hay đảng đó đã tự chiếm cho mình độc quyền lãnh đạo nước đó, không cho ai khác được tranh giành, thì không thể biện hộ rằng chỉ vì máy móc theo gương mẫu, tập quán XHCN, gương mẫu, tập quán quốc tế hay bất cứ gương mẫu gì khác "như một bản sao", mà vô ý nhượng bộ lãnh thổ cho ngoại bang. Thủ tướng một nước đâu có phải là một cậu học trò lười biếng sao chép bài của thầy, bạn? Phạm Văn Đồng, và tập thể lãnh đạo VNDCCH thời 1958, có phải là những Bambi (nai tơ) ngây thơ vô tội, nhìn đời qua cặp mắt kiếng mầu hồng, nên bị lừa dối bởi những ảo tưởng không thực tế? Hay ông và những người đồng đảng, kể cả lãnh đạo Hồ Chí Minh, là những nhà chính trị lão luyện, đã từng trải qua nhiều chục năm tranh đấu gay go, vào sinh ra tử, đã từng không ngần ngại bắt bớ, thủ tiêu những chính trị gia đồng bào không đồng ý kiến? Khi Phạm Văn Đồng rập khuôn công hàm của Liên Xô, ông có nghĩ tới sự khác biệt quan trọng: Liên Xô không có tranh chấp với Trung Quốc về những đảo trong tuyên bố của Trung Quốc, còn Việt Nam thì có? Khi Phạm Văn Đồng "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố" của Trung Cộng, thì ông có thêm dòng chữ "trừ điều khoản về Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)"? Không, ông chỉ "ghi nhận và tán thành" "như một bản sao"! Khó có thể tưởng tượng người nào – dù là một người bình thường hay một thẩm phán Tòa án Quốc tế – chấp nhận việc một thủ tướng lại nhắm mắt sao chép như vậy về một vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nước mình! Ông Cao Huy Thuần viết: "Cho đến bây giờ, độc giả Việt Nam chỉ thấy thư của Phạm Văn Đồng đáp lại tuyên bố của Chu Ân Lai mà chẳng thấy tuyên bố của Trung Quốc là thế nào, tuy rằng đó là cái chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên". Có vẻ như ông ám chỉ rằng công chúng Việt nam chỉ trích Công hàm PVĐ chỉ vì họ chưa đọc bản tuyên bố của Tàu. Không hiểu ông Cao Huy Thuần căn cứ vào đâu mà viết vậy. Thực ra, những người quan tâm về hậu quả Công hàm PCĐ nhiều nhất chính là những người đã đọc tuyên bố của Tàu. Khi tôi trao đổi trên facebook, có nhiều người còn bào chữa cho Công hàm, nhưng đến khi tôi cho họ coi nguyên văn bản tuyên bố của Tàu thì tất cả đều lặng người vì đau đớn. Càng đọc tuyên bố của Trung Quốc càng thấy rõ sự nguy hại của Công hàm PVĐ, vì tuyên bố đó nói rõ ràng là hải phận 12 hải lý "áp dụng cho Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa)". Mà nào có ai ép PVĐ phải "ghi nhận và tán thành" cái tuyên bố đó đâu? Ông chỉ cần viết rằng Việt Nam sẽ tôn trọng hải phận 12 hải lý quanh các bờ biển thuộc về Trung Quốc là đủ chứng tỏ sự đoàn kết và ủng hộ nước Tàu rồi, tại sao phải viết thêm câu "ghi nhận và tán thành" đó? Ông Cao Huy Thuần viết: "Một chính quyền [của thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu] chưa hoàn toàn độc lập đối với Pháp mà còn cương quyết [bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa] như thế, lẽ nào, thực lòng, một chính quyền đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền như chính quyền Phạm Văn Đồng, lại có thể từ khước chủ quyền một cách dễ dàng như vậy trong một bức thư?". Lý luận như vậy theo tôi là lý luận ngược, đặt cái cày trước con trâu. Chúng ta không thể đặt mệnh đề "chính quyền Phạm Văn Đồng đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền" làm tiền đề, vì đó chỉ là niềm tin của tác giả chứ không phải là một sự thật khách quan. Sự thật khách quan là ông Phạm Văn Đồng đã "ghi nhận và tán thành" một bản tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa. Sự thật khách quan là chính quyền Phạm Văn Đồng đã hy sinh rất nhiều xương máu của dân Việt Nam, nhưng chưa chắc hành động hy sinh xương máu đồng bào đó đã là với mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền. Và dù chính quyền Phạm Văn Đồng thực sự có mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền, thì cũng chưa chắc là họ đã không có một mục đích khác họ coi là cao cả hơn, chẳng hạn như mục đích thế giới đại đồng dưới chủ nghĩa cộng sản và sự lãnh đạo của Liên Xô và Trung Quốc, mà họ đã nhắc đi nhắc lại cả ngàn lần. Và cũng đừng quên là Công hàm không phải là hành động duy nhất, mà còn đi đôi với nhiều hành động khác, đã bị Tàu đem ra làm bằng chứng cho sự từ khước chủ quyền. Lại càng thông thể chấp nhận tiền đề, dù chỉ hiểu ngầm, rằng thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu không yêu nước, không quan tâm chủ quyền các đảo bằng thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, để từ đó suy ra rằng Trần Văn Hữu bảo vệ chủ quyền nên Phạm Văn Đồng, người không thể thua kém Trần Văn Hữu, không thể từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là suy diễn, từ thành kiến chính trị mà suy ra sự việc: đáng lẽ dùng hành động của hai người (Trần Văn Hữu và Phạm Văn Đồng) để đánh giá và so sánh họ, thì lại khởi sự từ sự đánh giá có sẵn trong đầu để giải thích hành động. Kiểu "lý luận" đó cũng như của một kẻ đang yêu mù quáng và tôn thờ người yêu nên thấy nàng làm gì cũng bào chữa, khen ngợi, dù là chuyện xấu xa. Đáng lẽ ông Cao Huy Thuần phải hỏi: một người (Trần Văn Hữu) tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trước quốc tế, một người (Phạm Văn Đồng) không những phớt lờ khi kẻ tranh giành chủ quyền công khai tuyên bố rõ ràng chữ Hoàng Sa -Trường Sa, mà còn "ghi nhận và tán thành", thì ai quan tâm tới chủ quyền hơn ai? Vấn đề cơ bản của Công hàm Phạm Văn Đồng Ông Cao Huy Thuần, cũng như nhiều người khác, cho rằng Công hàm PVĐ không có tính cách pháp lý, không phải là một hiệp định phân định biên giới hay nhường đảo, và do đó không đáng sợ. Nhưng cái tai hại của nó không ở chỗ đó. Nó nguy hiểm ở chỗ là nó có thể được coi là chứng cớ rằng từ trước đó, chính quyền VNDCCH vẫn công nhận Hoàng Sa-Trường Sa đương nhiên là thuộc về Trung Quốc. Tức là, nó không chứng tỏ rằng Việt Nam đã "nhường chủ quyền" cho Trung Quốc, nhưng nó chứng tỏ rằng VNDCCH công nhận rằng chủ quyền từ xưa vẫn thuộc về Trung Quốc một cách đương nhiên, "không thể chối cãi", và Việt Nam chẳng có gì để mà nhường. Nó không phải là tờ giấy cho con mình làm con nuôi người khác, mà là giấy chứng nhận rằng đứa trẻ không hề là con mình. Cách hiểu này càng khó bác bỏ khi đi đôi với những hành động khác (bản đồ, sách giáo khoa, sự im lặng về trận hải chiến Hoàng Sa và về vấn đề chủ quyền các đảo nói chung). Giữa hai cách hiểu Công hàm PVĐ: "vô ý rập khuôn Liên Xô nên đánh rớt chủ quyền" và "đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ trước", chỉ có thể chọn cách thứ nhất nếu người viết và ký là một em bé thơ ngây chứ không phải là một nhà chính trị lão luyện, đứng đầu một chính phủ. Nhưng cũng có thể là khi giao dịch với đàn anh phương Bắc thì các lãnh đạo VNDCCH trở thành ngây thơ như em bé? Khả năng đó không thể hoàn toàn loại bỏ, vì đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ VNDCCH chịu ơn người anh Trung Quốc quá, quá nặng. Tóm lại, những lý lẽ ông Cao Huy Thuần đưa ra để bào chữa cho Phạm Văn Đồng không đóng góp được gì cho cuộc tranh đấu vô cùng gay go để tháo gỡ hậu quả tai hại của Công hàm này. Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là bản án tử hình, nhưng ít ra nó cũng là một lưỡi gươm Damocles đủ sắc để chặt cụt cánh tay pháp lý của Việt Nam, khiến nước này sẽ không dám ra tòa để đòi phân xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa dù là chính quyền muốn làm vậy (mà việc này thì chưa chắc, vì còn 16 chữ vàng gì đó). Công hàm PVĐ đã khiến khả năng thua kiện trở thành đáng để ý (non-negligible), mà nếu thua là mất tất cả, kể cả những đảo Trường Sa còn đang chiếm hữu, còn nếu thắng thì Tàu hầu như chắc chắn cũng không giao trả đảo nào. Người khôn ngoan không bao giờ đi vào một vụ kiện như vậy (hy vọng là chính phủ hiện thời khôn ngoan hơn chính phủ Phạm Văn Đồng). Cuộc tranh đấu chủ quyền do đó sẽ chỉ diễn ra trên các mặt trận học thuật, công luận, ngoại giao, chính trị quốc tế. Tiếc thay, trên những mặt trận đó thì Công hàm Phạm Văn Đồng lại càng nguy hại hơn là trong địa hạt pháp lý! Rốt cuộc, những lý lẽ của GS Cao Huy Thuần có lẽ chỉ để "lưu hành nội bộ", may ra an ủi được những người "phò đảng tới cùng" (hay theo tiếng Anh là chúng chỉ dùng vào mục tiêu "preaching to the converted"). P.Q.T. Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2014/06/co-can-phai-thong-cam-cho-ong-pham-v...
......

Một cách trả thù hèn hạ: Ls Lê Quốc Quân bị đưa vào trại Quảng Nam

Theo thông tin nhận được, ngày hôm qua, Ls Lê Quốc Quân, một Ls nhân quyền đã gán ghép buộc tội trốn thuế và kết án 30 tháng tù giam đã bị nhà cầm quyền CSVN bí mật đưa đi trại giam thuộc tỉnh Quảng Nam. Sáng qua, (13/06/2014) Ls Lê Quốc Quân đã bị đưa đi trong một chiếc xe khách kiểu 24 chỗ ngồi, biển số xanh 33A-9999 chở toàn công an và một số xe con đi cùng. Việc đưa Ls Lê Quốc Quân đi trại xa từ Hà Nội vào Quảng Nam đã được đưa đi bí mật. Đến đoạn giáp ranh giữ Quảng Trị vào Huế, đoàn xe này vào nghỉ chân. Khi Ls Lê Quốc Quân hô lên rằng: “Tôi là Ls Lê Quốc Quân bị nhà cầm quyền đưa đi trại giam Quảng Nam” thì lập tức công an đến bịt miệng và đưa vào Toilet cho đến khi các xe nghỉ chân đi hết họ mới đưa Ls Lê Quốc Quân ra. Trước khi các xe rời khỏi nơi nghỉ chân, một người mặc sắc phục công an leo lên các xe khách và nói to: “Đây là tên phản động, ai đã chụp hình thì phải xóa đi” và chiếc xe chở Ls Lê Quốc Quân đã vượt lên đi vào Trại An Điềm, thuộc huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam vào chiều qua. Hành động này của nhà cầm quyền tỏ ra lén lút và bất minh, đã bị người dân cảnh giác phát hiện. Chiều nay, gia đình vào Trại giam số 1 Hà Nội, nơi vẫn giam giữ Ls Lê Quốc Quân thì mới nghe nói có danh sách di chuyển vào Quảng Nam, dù cách đây 2 hôm, gia đình mới đến thăm nuôi và gặp Ls Lê Quốc Quân nhưng không hề được biết việc di chuyển này. Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ngày 27/12/2012 tại Hà Nội bằng một cuộc bắt bớ khẩn cấp và rất nhiều tình tiết vi phạm luật tố tụng. Mặc dù đã làm nhiều cách, nhưng cuộc bắt bớ và cả vụ án nói chung được tiến hành bởi nhà cầm quyền CSVN tại Hà Nội đã không thể che giấu được sự thật hèn hạ là sự trả thù chính trị một người dám lên tiếng nói cho đất nước, xã hội và dân tộc. Cái cớ “trốn thuế” chỉ là sự bất đắc dĩ mà nhà cầm quyền buộc phải dùng đến khi muốn trả thù một tiếng nói bất đồng chính kiến mà thôi. Hơn một năm qua, Ls Lê Quốc Quân bị giam tại trại giam Hỏa Lò, Hà Nội. Hai cái gọi là phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã được nhà cầm quyền biểu diễn hết sức hài hước và lố bịch trước con mắt người dân Hà Nội và cộng đồng quốc tế. Bởi họ đã xét xử kín phiên tòa kinh tế “công khai” – một sự sỉ nhục vào ngôn ngữ Việt Nam dù họ luôn kêu gào học sinh “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Hàng ngàn người đã đi bộ nhiều km để đến dự cái gọi là “phiên tòa” nhưng đã bị chặn lại bằng nhiều lực lượng công an, công quyền và nhiều trò bẩn thỉu được phô diễn trước cộng đồng dân chúng Hà Nội. Cả hai phiên tòa “Công khai” đã được xử vụng trộm và kết tội nạn nhân bất chấp công lý và sự thật. Bất chấp luật pháp và chứng cứ, nhà cầm quyền CSVN vẫn cố tình vi phạm các nguyên tắc luật pháp để kết tội ông 30 tháng tù. Cho đến nay, ông đã bị bắt giam 18 tháng. Thời gian qua, ông đã nhiều lần tuyệt thực để phản đối chế độ nhà tù và các cách đối xử với tù nhân ở đây. Vụ án mà nhà cầm quyền tổ chức cho Ls Lê Quốc Quân, thậm chí đã hết sức công phu để tiến hành cho đến nay vẫn tiếp tục vi phạm nặng nề các điều khoản luật pháp. Ngay cả quyết định của Tòa án cũng không được hệ thống công an, luật pháp chấp hành. Cụ thể, ngay từ đầu, công an đã thu con dấu của Công ty và giữ cho đến nay cùng với nhiều tài sản cá nhân của ông Quân cũng như của Công ty mà hoàn toàn không liên quan đến vụ án. Thậm chí, Tòa đã tuyên phải trả lại tất cả những gì không liên quan đến vụ án nhưng Công an vẫn tự coi mình có quyền to hơn cả Tòa án và đến nay vẫn giữ trái phép con dấu và các tài sản trên. Mặc dù cơ quan, gia đình đã nhiều lần đưa đơn yêu cầu trả lại, nhưng mọi chuyện vẫn cứ tùy ý thích của công an, bất chấp tất cả. Việc thu con dấu của một công ty đang hoạt động hoàn toàn trái pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và đời sống những người khác trong công ty. Nhưng luật pháp chỉ được coi như chuyện đùa ở đây. Xã hội hóa nhà tù? Theo nguyên tắc, khi bắt người đi tù, dù họ có mất quyền công dân, thì họ vẫn là con người và quyền con người vẫn phải đảm bảo cho họ. Quyền đó bao gồm quyền được tôn trọng nhân phẩm, quyền sống. Thế nhưng, mọi người đều biết, các tù nhân trong các trại giam Việt Nam hiện nay, gia đình đều phải thăm nuôi hàng tuần, hàng tháng mới đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ. Mặc dù ở trong tù, họ buộc phải lao động bằng sức của mình mà không được hưởng các thành quả lao động đó. Trong hoàn cảnh giam cầm đói, rách và thiếu thốn đủ mọi cách, các tù nhân phải trông chờ vào sự giúp đỡ, thăm nuôi của gia đình để tồn tại tối thiểu. Người nhà, thân nhân muốn đến Trại tiếp tế cho các tù nhân phải có sổ đăng ký tên tuổi với các mối quan hệ ruột thịt. Đặc biệt một điều hết sức trớ trêu, là các trại giam làm dịch vụ bán hàng cho tù nhân với giá cắt cổ. Nhiều thân nhân tù nhân cho biết, các trại không cho mang bất cứ đồ ăn uống, đồ dùng gửi vào cho tù nhân, ngược lại gia đình hoặc phải gửi tiền, hoặc mua trực tiếp đồ của Trại làm dịch vụ mới được gửi cho tù nhân. Mà giá cả ở đây có thể đắt gấp đôi, gấp ba ở ngoài thị trường mà thân nhân và tù nhân không dám mở miệng kêu ca, bởi nếu không sẽ không được đến thăm nuôi thân nhân mình. Điều này vẫn là sự tàn bạo tồn tại khá lâu nhưng ít người dám nói tới vì sợ bị trả thù các thân nhân trong trại. Đó cũng là cách mà các trại cải tạo dùng để ép các tù nhân nhận tội và thuần phục mình theo ý của nhà cầm quyền. Truờng hợp tù nhân Đặng Xuân Diệu bị giam cầm mấy năm nay không hề được gặp gia đình, luật sư vì không chịu nhận tội là một điển hình. Phải chăng vì thế mà các tù nhân cứ tăng liên tiếp về số lượng, phải chăng đây cũng là một kênh để cho Bộ Công an có thêm thu nhập từ nhân dân? Phải chăng đây cũng là một cách “xã hội hóa” nhà tù? Vì sao phải đưa đi trại xa? Gần đây, những người bất đồng chính kiến, các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị luôn bị nhà cầm quyền CSVN dùng một trò rất bẩn thỉu để hành hạ bản thân họ và gia đình. Đó là di chuyển chéo các tù nhân ở mọi miền đất nước với nhau. Chẳng hạn Điếu Cày Nguyễn Văn Hải có gia đình ở Sài Gòn, thì bị chuyển ra Trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An. Chị Tạ Phong Tần, cư trú ở Sài Gòn, bị đưa ra tận Trại giam số 5 Thanh Hóa. Các tù nhân lương tâm phía Nam mà thuộc loại cứng cổ, không khuất phục đều được chuyển chéo ra phía Bắc và ngược lại, các tù nhân phía Bắc bị chuyển vào miền Trung hoặc miền Nam. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và bây giờ là Ls Lê Quốc Quân đều bị chuyển vào Trại An Điềm, thuộc huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam. Còn các sinh viên và thanh niên Công giáo quê Nghệ An, đều bị chuyển đi các trại như ở Thái Nguyên, gần nhất cũng là Thanh Hóa, Hà Nam. Mục đích của việc thuyên chuyển bố trí này là gi? Chắc chắn không thể giải thích rằng đây là sự thuận tiện hoặc buộc phải bố trí như vậy của Bộ Công an mới hợp lý. Bởi chẳng ai lạ gì chế độ giam giữ hiện nay ở các nhà tù Việt Nam. Mới đây, Phạm Thanh Nghiên, một tù nhân lương tâm mới ra tù được một thời gian đã viết bài lên mạng Internet tố cáo chế độ lao tù hiện nay. Đặc biệt việc dùng nhà tù để áp bức các nạn nhân, buộc họ phải nhận tội theo bản án áp đặt của tòa án, những bản án bất chấp tất cả, từ sự thật, công lý, luật pháp và đến cả lương tâm. Ngoài việc buộc các phạm nhân phải hết sức vất vả để tồn tại trong các điều kiện khắc nghiệt của trại giam, thì việc xa xôi với gia đình, việc tiếp tế không được đều đặn sẽ bào mòn thể xác và tinh thần các nạn nhân. Ngoài ra, đó còn là áp lực tinh thần cho các nạn nhân khi mình là gánh nặng cho gia đình, người thân khi bị nhà cầm quyền bắt bỏ tù. Qua đó, sẽ là những xung đột tâm lý nội tâm nạn nhân dẫn đến dễ đầu hàng. Một mặt nữa cần lưu ý, là gần đây, người ta phát hiện ra việc các nạn nhân trong các trại cải tạo bị đánh đập, thậm chí là bị tử vong. Nếu là các tội phạm hình sự hoặc các loại tội phạm khác, họ sẽ phải chấp nhận mà im vì chẳng biết kêu, biết kiện vào đâu. Mới năm ngoái đây, một nạn nhân bị chết với nhiều vết bầm trong trại ở Thanh Hóa, gia đình đã tố cáo trước đó công an trại giam đã nhiều lần yêu cầu gia đình nộp tiền vào tài khoản cho anh ta, và lần đó không nộp tiền đã sinh chuyện. Tất nhiên là khi họ tố cáo, có nhân chứng vật chứng thì cuối cùng vấn đề cũng chỉ là khiển trách nội bộ ngành công an. Vì vậy nên họ không biết kêu ai và không dám kêu, nếu có bị chết bị đánh đập trong trại. Nhưng với các tù nhân lương tâm, chính trị thì khác, họ được sự quan tâm không chỉ của gia đình mà là của toàn xã hội. Do vậy nếu để họ ở gần, nhỡ có cán bộ nào hành hung, hoặc xảy ra vấn đề gì với họ, dư luận sẽ không chìm xuồng. Phải chăng chỉ cần với các lý do trên, việc di chuyển chéo các nạn nhân từ các vùng miền đổi nhau, là một biện pháp hữu hiệu nhằm đọa đày không chỉ các nạn nhân mà cả các gia đinh, thân nhân của họ? Thực ra, chưa hẳn đã là hữu hiệu, đã là hay. Các trại cải tạo, các nhà tù, đâu dễ cải hóa con người bằng hình thức giam cầm đánh đập hay áp bức. Mà người ta chỉ cái biến khi được đối xử như với con người, ngoài ra không có gì có thể làm biến đổi họ. Vì thế, việc dùng các biện pháp trấn áp tinh thần, vật chất đối với những người bị trói tay, bị còng chân là biện pháp không hề có tác dụng tích cực. Nó chỉ có tác dụng cho họ thấy bản chất độc ác, bẩn thỉu và hèn hạ của một chế độ đã dùng nhà tù như một biện pháp trả thù họ mà thôi. Với những người công chính, người có niềm tin vào sự thật công lý, thì lời Chúa còn đó: ”Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong vui sướng. Ai gieo trong nước mắt, sẽ về giữa tiếng cười” Và sự đời thì với những người dù không tin vào tâm linh, thần thánh vẫn phải hiểu rằng, ngay cả Mác – Lênin vẫn phải công nhận cặp phạm trù Nguyên nhân – kết quả. Và rồi đến ngày họ sẽ được gặt một mùa quả bội thu mà hôm qua, hôm nay họ đang gieo. Hà Nội, Ngày 14/6/2014 J.B Nguyễn Hữu Vinh (RFA)
......

Ðảng Phá Sản

Ngày Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh công bố bài “Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc.” Trong bài này Cộng Sản Trung Hoa đã trình bày lập luận tại sao quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc. (HYSY-981 viết tắt tên Hai Yang Shi You, Hải Dương Thạch Du, là tên công ty CNOOC, người Việt Nam quen viết tắt là HD-981). Ðây là một hành động “Vừa đánh trống vừa ăn cướp.” Ngay sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào biển Việt Nam, mục này đã khuyên chính quyền Cộng Sản Việt Nam (Việt Cộng) hãy theo gót Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) ra trước các tòa án trọng tài quốc tế. Sau đó, tại Singapore, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc về vụ Hoàng Sa, Trường Sa; mà không xác định sẽ làm gì. Các viên chức chính quyền cộng sản tiếp tục nói họ “đang chuẩn bị hồ sơ” đưa Trung Cộng ra tòa. Mãi không thấy chuẩn bị xong. Bây giờ thì Trung Cộng đi bước trước. Sau đó, bàn về lá thư của Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, mục này đã đề nghị chỉ có một giải pháp thoát khỏi hậu quả của lá thư bán nước này, cũng như thoát khỏi các thỏa hiệp ở hội nghị Thành Ðô 1990, là xóa bỏ chế độ cộng sản. Dân Việt Nam thành lập một thể chế chính trị mới, chính quyền mới tuyên bố xóa bỏ tất cả các thỏa hiệp bất bình đẳng, công khai hoặc bí mật, đã ký kết với Cộng Sản Trung Hoa. Bây giờ thì người dân Việt Nam hiểu rõ tại sao Việt Cộng chuẩn bị mãi không xong hồ sơ kiện Trung Cộng ra tòa. Vì họ biết sẽ đuối lý. Chỉ có một cách thoát ra khỏi cảnh bế tắc này là xóa bỏ chế độ cộng sản; hoặc ít nhất là phủ nhận và kết tội các chính quyền cộng sản từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958) đến Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười (1990). Cả hai điều đó, đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm được, để cho bây giờ Trung Cộng đi kiện trước tòa án dư luận Liên Hiệp Quốc. Ngày Thứ Hai, 8 tháng 6, phó trưởng đoàn Trung Cộng ở Liên Hiệp Quốc Vương Dân (Wang Min) đã đọc một bài diễn văn nhân dịp kỷ niệm 20 năm thi hành Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), với lời khoe khoang rằng Bắc Kinh luôn luôn tôn trọng công ước này. Trong cùng ngày, Vương Dân chính thức yêu cầu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, trụ sở tại New York, chuyển tới 193 quốc gia hội viên bản thông báo của Bắc Kinh về vụ tranh chấp trên Biển Ðông. Các văn kiện trên kèm theo các bằng cớ để Trung Cộng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Những hành động mới của Bắc Kinh sẽ buộc chính quyền Cộng Sản Việt Nam không thể “chuẩn bị” mãi không xong hồ sơ thưa kiện. Việt Cộng phải đối diện với quyết định: Hoặc đứng ra thưa kiện Trung Cộng trước Liên Hiệp Quốc hay các tòa án trọng tài quốc tế khác, hoặc tiếp tục lặng thinh, không nói cũng không làm làm gì cả, tức là chịu thua. Cho tới ngày Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014, Việt Cộng vẫn chưa có hành động hay lời nói nào; một tình trạng tê liệt từ đầu não. Trong khi đó thì Trung Cộng đã chuẩn bị sẵn hồ sơ. Và họ đang yêu cầu ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phổ biến cho tất cả các nước hội viên trên thế giới. Hồ sơ của Trung Cộng được tóm tắt trong tất cả các bản tin trên thế giới. Nhiều nhà quan sát ngoại quốc đã bị Trung Cộng thuyết phục, có người tin rằng Trung Cộng có lý, viết “...đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc khá mạnh.” (for the Paracel Islands, where China's sovereignty claims are fairly strong - Zachary Keck viết trên tạp chí The Diplomat, ngày 10 tháng 6, 2014). Trong ba ngày liên tiếp, cả chính quyền và đảng Cộng sản Việt Nam không nói một lời nào chính thức phủ nhận những “chứng cớ” mà Trung Cộng đưa ra, ở Bắc Kinh và ở New York. Chứng cớ của Trung Cộng bao gồm bức thư Phạm Văn Ðồng gửi Chu Ân Lai năm 1958, mà Bắc Kinh đã công bố từ tháng trước, nay lại đưa ra thêm những chứng cớ khác. Trong văn kiện gửi cho 193 nước trong Liên Hiệp Quốc, Vương Dân nhấn mạnh rằng quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) thuộc chủ quyền Trung Quốc và không hề có tranh chấp. “Không có tranh chấp” nghĩa là Trung Cộng có thể đưa giàn khoan vào vùng đó mà không vi phạm công ước về luật biển. Tất cả luận cứ của Việt Nam trong vụ này là Hoàng Sa thuộc nước ta, Trung Cộng đã chiếm, tức là đang có tranh chấp. Nhưng Vương Dân còn nói “trước năm 1974 không có một chính quyền nào liên tiếp cai trị nước Việt Nam đã phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền này.” Ðây là một điều hoàn toàn sai sự thật. Chính quyền Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn xác định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa, đã thành lập đài khí tượng trên một hòn đảo, nằm trong hệ thống thông tin khí tượng quốc tế. Tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, thủ tướng chính phủ quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã xác nhận chủ quyền trên các đảo này và được 46 trong 51 quốc gia đồng ý. Mãi đến năm 1974, Trung Cộng mới tấn công và chiếm đóng. Viên đại sứ Trung Cộng nói như trên vì họ vẫn lừa gạt cả thế giới, nói rằng trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 là do khi quân Trung Cộng đến kiểm soát Hoàng Sa, thuộc lãnh thổ của họ, thì hải quân Việt Nam Cộng Hòa khiêu khích, tấn công. Nhưng Liên Hiệp Quốc vẫn còn lưu giữ hồ sơ những công hàm phản đối của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 2 năm 1974. Vương Dân còn viết rằng, “Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa (sic) thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.” Ðiều này mọi người Việt Nam biết là sai và có thể phản bác trên dư luận thế giới. Ðời nhà Nguyễn đã thành lập “đội Hoàng Sa” bảo vệ an ninh quần đảo. Năm 1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã ký sắc lệnh thành lập quận Hoàng Sa. Bà thủ tướng Ðức mới tặng cho Tập Cận Bình một bản đồ Trung Quốc cổ, in từ đời nhà Thanh, trong đó lãnh thổ Trung Quốc ở cực Nam là đảo Hải Nam, hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa. Thư viện lịch sử Việt Nam đang lưu giữ tập bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh xuất bản năm 1904, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Một cuốn sách, Compendio di Geografia (Ðịa lý thế giới) của nhà địa lý học người Ý Adriano Balbi, xuất bản lần đầu ở Livorno năm 1824, tái bản nhiều lần, xác định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Bản còn được lưu trữ tại thành phố Torino ở miền Bắc nước Ý là bản in năm 1850 ở Livorno. Nhưng Vương Dân còn viết thêm rằng, “Quan điểm này đã phản ảnh trong các bản tuyên bố của chính phủ họ, trong các văn kiện cũng như trong báo chí, bản đồ và sách giáo khoa.” Khi nói đến “chính phủ họ, its government,” Vương Dân chỉ có thể nói về chính quyền cộng sản đã cai trị Việt Nam từ sau năm 1975. Và cả Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lẫn phái đoàn của họ ở Liên Hiệp Quốc đã trưng ra các bằng chứng cho thấy là chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã đồng ý với Trung Cộng về chủ quyền trên hai quần đảo. Ðây là một đòn chí tử đánh thẳng vào đầu đảng Cộng Sản Việt Nam. Có thể nói Trung Cộng đã hoàn toàn bỏ rơi, không còn thương tiếc Việt Cộng nữa. Vì những bằng cớ do Bắc Kinh đưa ra chỉ chứng tỏ Việt Cộng đã bán nước. Sau khi chịu miếng đòn này, đảng Cộng Sản Việt Nam phải gọi là “Ðảng Phá Sản.” Ðảng Cộng Sản đã theo chủ trương kinh tế quốc doanh làm phá sản kinh tế Việt Nam. Họ đã dùng hành động man trá, làm phá sản đạo lý trong đời sống con người Việt Nam. Nay, Trung Cộng đưa thêm bằng cớ chứng tỏ Cộng Sản Việt Nam đã theo một chính sách ngoại giao phá sản hơn nửa thế kỷ, ngay từ năm 1950 khi họ ghi vào cương lĩnh đảng là theo “chủ nghĩa Mao Trạch Ðông” và đón các cố vấn Trung Cộng vào dạy họ làm cách mạng vô sản. Ngoài bức công hàm Phạm Văn Ðồng, Trung Cộng còn dẫn chứng các bản đồ và sách giáo khoa môn địa lý do Việt Cộng xuất bản, trong đó công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo. Trong cuốn Ðịa Lý Lớp Chín, in năm 1974, bài viết về “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” có đoạn nói rõ ràng “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa (sic) đến các đảo Hải Nam, Ðài loan, quần đảo Hoành Bồ, Châu Sơn... làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc...” Năm 1974 cuốn sách này ra đời, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng đều còn nắm quyền cao nhất nước. Sách giáo khoa trong chế độ cộng sản do chính quyền soạn, kiểm duyệt và ấn loát. Ðầu năm 1974, Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các tử sĩ Hoàng Sa hy sinh vì tổ quốc khi nước ta bị Trung Cộng tấn công. Trong khi đó chính quyền cộng sản miền Bắc hồ hởi mô tả Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong “bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc.” Cuối cùng, làm cách nào để dân tộc Việt Nam bác bỏ được những lời ngụy biện của chính quyền Trung Cộng? Giải thích lại bức công hàm Phạm Văn Ðồng chỉ đi vào ngõ bí, nói để lòe bịp dân Việt được nhưng không thể đưa ra cãi trước tòa án và dư luận thế giới. Trung Cộng đã đưa ra quy tắc Estoppel trong luật pháp, không cho phép ai nói và làm ngược lại những điều mình đã nói hay làm trước đó, gây thiệt hại cho người khác. Cũng không thể nói rằng các sách giáo khoa và bản đồ của chế độ cộng sản đã in sai, nay xin cải chính lại. Vì guồng máy kiểm soát và duyệt y các sách giáo khoa được Ban Tuyên Giáo thi hành, do chính đảng Cộng Sản chủ trì. Chỉ có một cách thoát ra khỏi ngõ bí này là xóa bỏ chế độ cộng sản. Dân tộc Việt Nam cần lập ra một thể chế chính trị mới, giống như các nước cộng sản Ðông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ đã làm. Chính quyền mới tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhục nhã, xóa bỏ tất cả các thỏa hiệp bất bình đẳng, công khai hoặc bí mật, đã ký kết với Cộng Sản Trung Hoa. Khi đó, nước Việt Nam có thể nói dõng dạc với cả thế giới rằng Hoàng Sa, Trường Sa vĩnh viễn thuộc chủ quyền dân tộc Việt. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Tù nhân lương tâm Nông Hùng Anh Và Đặng Ngọc Minh ra khỏi tù

Thanh Niên Công Giáo   Tù nhân lương tâm (TNLT) Nông Hùng Anh và Đặng Ngọc Minh đã mãn hạn tù giam chiều qua ngày 10/6/2014. http://www.youtube.com/watch?v=NTJ7I_so-gY   TNLT Nông Hùng Anh là sinh viên khoa tiếng Trung tại ĐH Hà Nội, là người theo đạo Tin Lành, yêu chuộng công lý sự thật, anh đã tham gia ký tên phản đối khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, biểu tình phản đối Trung Quốc Xâm lược, đã từng là học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế. Anh bị bắt ngày 5/8/2011 tại Hà Nội và bị kết án 3 năm tù giam, 2 năm quản chế theo khoản 2 điều 79 BLHS.   Bà Đặng Ngọc Minh bị kết án 3 năm tù giam, 2 năm quản chế theo khoản 2 điều 79 BLHS. Trong gia đình bà còn có 2 người con cũng bị kết án trong vụ án này đó là chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn và anh Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn con gái bà bị kết án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế theo khoản 1 điều 79 BLHS, anh Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc con trai bà bị kết án theo khoản 2 điều 79 BLHS nhưng được hưởng án treo. Theo thông tin từ gia đình của bà Đặng Ngọc Minh thì sức khỏe bà rất yếu, bà phải vào bệnh viện để cấp cứu do điều kiện giam giữ khắc nghiệt của trại giam Việt Nam đặc biệt là tù nhân lương tâm. Xin được gửi lời chúc bình an và sức khỏe đến 2 tù nhân lương tâm vừa hết hạn tù giam. (TNCG) nguồn: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2014/06/
......

Không thể “Thoát Trung” mà không “Thoát Cộng”!

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn Tiến sĩ Hà Sĩ Phu Từ hơn một tháng nay, giàn khoan Trung Quốc thăm dò dầu khí chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong khu vực mà Việt Nam khẳng định là vùng đặc quyền kinh tế, tạo sự phẫn nộ và lo lắng cho người Việt khắp nơi. Vào chiều ngày 05/06/2014, tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra một cuộc hội thảo mang tên «Làm sao để thoát Trung?». Hội thảo do Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh tổ chức. Về sự kiện này Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã bình luận như sau: (Audio PV Tiến sĩ Hà Sĩ Phu)  http://www.4shared.com/mp3/6-pQ3ADLce/audio_cu_a_ba_i_3.html - Trần Quang Thành: Thưa Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, mấy ngày hôm nay dư luận rất quan tâm đến một cuộc hội thảo tổ chức tại 53 Nguyễn Du Hà Nội về vấn đề làm sao để thoát Trung, riêng Tiến sĩ nghĩ thế nào về vấn đề này?   - Hà Sĩ Phu: Bây giờ thì thoát Trung trở thành ý nghĩ chung của nhiều người rồi. Thấy mình bị phụ thuộc vào Tàu nhiều quá, bọn nó đè nén mình, thậm chí sẽ là một cuộc Bắc thuộc kiểu mới. Nó đến nơi rồi, gần quá rồi, cho nên kể cả những người từ những phía khác nhau cũng gặp nhau ở chỗ “thoát Trung”! Thế nhưng đi vào cụ thể cũng còn khác nhau rất nhiều đấy. Thứ nhất về nội dung thoát Trung là thoát những gì thì cũng dễ hiểu thôi, thoát Trung là phải thoát cả từ ngày xưa cơ, trước khi có Cộng sản mình cũng đã bị ảnh hưởng Trung Quốc rất nhiều, phong kiến ngày xưa cũng chịu ảnh hưởng Trung Quốc rất nặng chứ không phải chỉ từ chủ nghĩa cộng sản ta mới bị Trung Quốc đè nén như thế đâu. Điều đó là rất đúng. Thoát Trung là cả một vấn đề rất lớn, nó kéo dài rất nhiều thế kỷ rồi. Nhưng thoát Trung liên quan đến thoát Cộng như thế nào thì tôi thấy trong cuộc hội thảo đó chưa được đặt ra một cách cụ thể rõ ràng, tuy cũng có người nhắc đến. Nhưng quan trọng là thế này, bây giờ muốn thoát Trung thì gặp trở ngại gì? Chính cái chủ nghĩa cộng sản, đảng cộng sản là yếu tố cản trở cái việc thoát Trung hiện nay, vì thế trước mắt không thể thoát Trung mà lại không tấn công vào cái yếu tố cộng sản được, vẫn còn thể chế cộng sản này mà muốn thoát Trung thì khó, cực kỳ khó. Ví dụ đơn giản thế này, muốn biểu tình chống Trung Quốc thôi, một việc quá nhỏ trong chuyện thoát Trung, mà cũng bị cấm. Nhân ngày kỷ niệm cuộc đàn áp Thiên An Môn, báo chí cũng muốn đưa một cái tin về sự kiện cách đây 25 năm rồi, ôn lại lịch sử Trung Quốc thôi, cũng phải rút bài xuống. Những việc nhỏ như thế cũng không làm được huống chi là một việc quá to lớn như việc thoát Trung? Tôi đồng ý thế này, thoát Trung là một vấn đề lớn kéo dài và liên quan rất nhiều, còn thoát Cộng chỉ liên quan đến một giai đoạn ngắn hơn, nhưng cái ngắn hơn này lại đang là trở ngại như cái núi Thái Sơn nó chặn cái đường thoát Trung, cho nên không thể thoát Trung mà lại không cần thoát Cộng! Tôi mới đọc bài của ông Ngô Nhân Dụng, tôi rất thích là sau khi đã giải thích nhiều ở phần trên rồi ông ấy mới kết luận rằng: vậy thời phải thanh toán chủ nghĩa cộng sản mới thoát Trung được. Tôi rất đồng ý với kết luận rất rõ ràng đó. - TQT: Thưa Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, ông đã khẳng định là “muốn thoát Trung trước hết phải thoát Cộng, vậy làm thế nào để thoát được Cộng?   - HSP: Hiện nay đây mới là bài toán khó nhất đấy, nói thoát Trung thì rất dễ nhưng nói đến chuyện thoát Cộng thì lại rất rắc rối, ý kiến lại phân tán rất ghê. Trong cuộc hội thảo vừa rồi không phải là không có người nghĩ đến cái điều là muốn thoát Trung thì phải thoát Cộng bởi vì Cộng chính là một cái núi Thái sơn nó chặn đứng quá trình thoát Trung, không thể tiến hành cái gì hết. Nhưng mà nói hết sự thật ấy ra bây giờ là rất khó. Chuyện đấu tranh dân chủ trong nước chính là chuyện thoát Cộng đấy. Đấu tranh để giành lấy độc lập dân tộc, giành chính quyền thì đó là chống ngoại xâm, còn thoát Cộng chính là chống nội xâm. Đây là quan hệ giữa chống nội xâm và chống ngoại xâm.   Trước đây, khi Trung Quốc nó chưa thò cái nanh vuốt quá lộ liễu ra thì vấn đề dân chủ trong nước là rất khó, không biết làm thế nào, không biết phất cái lá cờ gì để tiến hành việc dân chủ trong nước được. Vì vừa thò ra cái tư tưởng phê phán Đảng, đòi thanh toán cái độc tài Đảng trị, thì bị đàn áp dễ như không. Thế nhưng bây giờ rất hay, Trung Cộng nó chơi những trò vỗ mặt mình, thế nên nhà nước này cũng không thể im tiếng như trước được nữa cho nên cũng phải đồng thuận với nhân dân lên án Trung Cộng. Thêm một lá cờ chống ngoại xâm thì cái chống nội xâm mới phát triển lên được. Cho nên cái anh Tàu nó lại giúp mình, mặc dù nó chơi đểu thế. Nó làm cho mình cũng dễ đấu tranh cho cái dân chủ. Tóm lại là thế này: quan hệ giữa thoát Cộng và thoát Trung chính là quan hệ giữa chống nội xâm và chống ngoại xâm đấy. Thế thì làm cái gì trước và sẽ làm như thế nào? Tôi nghĩ hai cái đó nó nhịp nhàng, tức là không thể nói làm cái này xong rồi mới làm cái kia được. Tôi biết nhiều anh em ở hải ngoại cho rằng phải thanh toán xong cộng sản trong nước thì mới tính đến chuyện chống Tàu được, nhưng như vậy thì làm không nổi đâu. Vì thứ nhất không biết bao giờ mới thanh toán được cái nội xâm, nội gián, trong khi chưa chống được cái nội xâm ấy thì ngoại xâm đã tấn công ta rồi, trong nước chưa có dân chủ thì lãnh thổ Tổ quốc đã mất rồi! Thế thì không thể nói cái nào trước cái nào sau được đâu mà hai cái phải đồng thời, nhịp nhàng và  tùy theo tình hình. Nếu Trung Quốc gây hấn thêm nữa, thì ngay cả Trường sa cũng đang bị đe dọa, lúc nào cũng có thể bên miệng hố chiến tranh. Theo ý kiến của anh Ngô Nhân Dụng cũng không cần phải lo âu quá mà cũng đừng có ảo tưởng quá. Nhưng tôi nghĩ cũng phải nhịp nhàng mà tùy theo tình hình, không thể nói dứt khoát phải thoát Cộng trước hay thoát Trung trước, hai việc đó phải làm đồng thời nhịp nhàng và tùy theo tình hình. - TQT: Trong cuộc chống Trung Quốc xâm lược hiện nay nổi lên một nhân vật là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông có nhiều tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề chống Trung Quốc xâm lược. Ông nói tình hữu nghị không thể viển vông, ông còn nhắm vấn đề phải kiện Trung Quốc ra quốc tế. Nhưng cũng có một vị cách mạng lão thành là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nói không hiểu được lời ấy nói thật hay giả, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nghĩ thế nào? - HSP: Cái này cũng không mới gì: Bác Tấn Dũng thì cũng nói nhiều điều hay rồi nhưng mà đúng là nói xong lại chưa làm được cái đó, dù rất có cảm tình với Thủ tướng thì cũng không thể bênh vực vì ông ấy nói mà không làm gì cả. Tôi nghĩ thế này, trong tình hình hiện nay cả giới lãnh đạo họ quá kém về mọi mặt, kém về dân chủ đã đành rồi mà còn kém cả vấn đề chống ngoại xâm. Họ rất là nhu nhược, rất là hèn. Thế thì ai nói ra điều gì tốt một tý ta vẫn phải túm lấy những câu đó để ta động viên đã. Tất nhiên phải phân biệt lời nói với con người. Lời nói đó hay thì ta cũng ghi nhận, động viên, rồi ta yêu cầu là nói rồi thì phải làm. Thái độ hơi cực đoan là sổ toẹt, tức là bất cứ câu nói nào hay dở cũng sổ toẹt hết. Đã đành sổ toẹt cũng có cơ sở bởi ông này nói hay nhiều quá nhưng chẳng làm gì. Có khi ông cũng nhằm giành ghế trong Đại hội Đảng sắp tới thôi. Thế nhưng cũng cứ động viên để gợi mở một khả năng khác, có khi vì đang bị cả một cái hệ thống o ép nên ông ấy cũng bó tay chưa làm được? Dù sao nói ra một lời tốt cũng hơn là hèn mạt hoặc im lặng không nói gì hết. Thế nhưng mình cũng không thể nhẹ dạ để bị lừa hết cái nọ đến cái kia. Cho nên phải nói như cụ Vĩnh (Nguyễn Trọng Vĩnh), nói thẳng cũng rất cần thiết. Cụ phê bình ông Nguyễn Tấn Dũng nói dối, phê bình luôn cả ông Phùng Quang Thanh với tư cách một ông tướng cha dạy một ông tướng con, tôi thấy những thái độ như thế là đều có ích cả.   - TQT: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bảo là kiên quyết chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Thế nhưng đại tướng Phùng Quang Thanh thì bảo cái việc giàn khoan chỉ là việc nhỏ thôi chứ tình hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam vẫn rất là đẹp đẽ, vẫn là 16 chữ vàng. Vậy có phải là trống đánh xuôi kèn thổi ngược không? - HSP: Thì đúng quá, ở cái hội nghị Shangrila rất lạ là Thủ tướng thì coi như là quan văn nhưng vẫn nói mạnh, còn quan võ thì rất kém, phải nói là cái câu của ông Phùng Quang Thanh kém, kém nhất! Thứ nhất là muốn xem có kiện hay không lại phải chờ xem thái độ của họ thế nào đã. Thứ hai là vẫn còn ôm cái 16 chữ vàng là cái mà cả thiên hạ họ chửi hết cỡ rồi, nên thái độ ông Phùng Quang Thanh này là không chấp nhận được. Tôi xin mở ngoặc nói thêm thế này, anh có đọc bài của ông Phạm Đình Trọng, là người đồng đội với ông Phùng Quang Thanh trước đây? Trong một trận đánh ông Phạm Đình Trọng mô tả Phùng Quang Thanh cũng là một chiến sỹ dũng cảm cho nên mới được lên chức, tức là người cũng yêu nước và dũng cảm, vốn không phải là người hèn, tôi thấy chuyện ấy rất hay. Cái hèn, cái tồi tệ của một người vốn hèn vốn tồi tệ thì thực ra không có gì đáng quan tâm. Nhưng cái hèn, cái tồi tệ của người trước đây vốn không hèn không tồi tệ mới nói lên rằng cái hèn cái tồi tệ này không phải là của cá nhân nữa mà của cả một hệ thống, đã nằm ở trong cơ chế đó thì cũng phải tồi tệ thôi. Cái tồi tệ của cơ chế đã đến mức độ làm cho những người vốn tử tế cũng không tử tế được nữa, trước đây không hèn giờ cũng không thể không hèn, chứng tỏ cái hèn mạt tồi tệ không còn là của cá nhân nữa mà nó là của cái hệ thống. Tướng Phùng Quang Thanh nếu không phải nằm trong cái hệ thống này, cái Bộ Chính trị này, chắc ông ấy cũng không đến nỗi hèn như thế. - TQT: Tiến sĩ Hà Sĩ Phu vừa nói vấn đề cải cách cơ chế thì thông điệp đầu năm 2014 của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất mạnh vấn đề cải cách cơ chế, nhưng mà gần 6 tháng của năm 2014 đã trôi qua, Tiến sĩ thấy vấn đề cải cách cơ chế như thế nào?   - HSP: Nghe cái vấn đề cải cách cơ chế của ổng thì cũng nhiều người bàn đấy. Có phải là cải cách cái “thể chế chính trị” không hay là cải cách thể chế một cách chung chung? Mà cải cách thể chế chính trị thật tức là phải cải cách hệ thống, là hệ thống Cộng sản, hệ thống Mác - Lê nin. Cải cách hệ thống thật sự thì phải bỏ cái chủ nghĩa Mác - Lê nin, bỏ được CS thì thành một nước dân chủ văn minh như các nước bình thường! Nhưng tôi nghĩ nói như thế thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chưa thể làm được, không thể làm được, vì muốn làm được thì dũng khí cá nhân rồi phải có tổ chức, mà bao quanh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chả có một lực lượng nào có thể tin cậy được, hoặc cùng là một cánh tham nhũng, cũng phi dân chủ đàn áp biểu tình. Còn có một cánh không nhỏ đảng viên có tiến bộ, người ta gọi là cánh “cải lương”, cũng hy vọng vào ông ấy, nay cũng mất lòng tin với ông Dũng rồi nên không có lực lượng nào đáng tin cậy đứng đằng sau Thủ tướng cả, vậy thì cá nhân Thủ tướng dẫu có những thiện ý cũng không có cái bối cảnh để mà triển khai.   Nhưng quan trọng nhất là bên cạnh vẫn có một thằng Tàu rất to, ta công nhận là Tàu hiện nay cũng không phải là mạnh đâu, nó cũng đang có rất nhiều khó khăn nội bộ, nhưng sức mạnh của nó vẫn đủ để kiềm chế VN, bởi VN hiện nay đang nằm trong tay nó rồi mọi thứ nằm trong ống tay áo của nó rồi! Dù đồng ý rằng TRUNG QUỐC không hề mạnh như chúng ta tưởng nhưng trong tình trạng yếu nó vẫn đủ sức kiềm chế VN! Ví dụ ông Dũng đòi cải cách thể chế mà bỏ cái CNCS này đi để khỏi có tình trạng hai đảng làm việc với nhau để quyết định số phận đất nước thì Tàu nó sẽ hủy ngay cái “chỗ” (nhân vật) đó. Nếu ông Dũng muốn thành Putin, bỏ cái Trung Cộng đi mà đi với nhân dân thì mới có một Putin thật, mới thoát Trung hoàn toàn, nhưng ở VN trong những điều kiện cụ thể hiện nay thì làm sao làm được như vậy? Thế nên những câu “cải cách thể chế” của ông Dũng cũng không ra ngoài cái quy luật chung (của ông) là chỉ nói thế chứ không làm được. - TQT: như vậy Thủ tướng có thể thoát Trung được không để nhân dân đứng sau Thủ tướng thưa Tiến sĩ? - HSP: thì tôi vừa nói rồi, nếu quả thật Thủ tướng mà muốn thoát Trung thật, không có ôm ấp một cái hữu nghị viển vông, nhân dân sẽ đứng sau ông ngay. Nhưng mà ông cũng chỉ nói thế chứ làm thì không làm, ví dụ ông nói là chống Tàu thì tại sao những người biểu tình yêu nước thôi ông lại bắt, ông lại không cho biểu tình diễu hành? Hiện ông là Thủ tướng ông điều khiển chứ ai nữa, dù Tổng bí thư thì đang nắm bí thư tổng quân ủy, thì thôi ông Dũng chưa tác động được vào mạng quân đội, nhưng ông vẫn đang điều hành chính phủ…, nhưng vừa nói xong thì ông làm ngược lại, thế thì có ai tin nữa? Mặc dù chúng ta rất là rộng lòng, sẵn sàng chờ đón những thay đổi nên ai nói lời nói tốt thì ta cũng muốn động viên ngay, thế nhưng một lần bất tín vạn sự bất tin, bất quá tam thì đâu có tin được? Đến cụ Vĩnh cũng là người rất rộng lòng nhưng cũng không thể tin nổi. - TQT: Xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Hà Sĩ Phu đã có những ý kiến rất thẳng thắn và quan tâm đến tình hình đất nước. T.Q.T. – H.S.P. nguồn: boxitvn.blogspot.com
......

Vu cáo Việt Tân để bóp nghẹt lòng yêu nước

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org - **** Bản Lên Tiếng                                                      Vu cáo Việt Tân để bóp nghẹt lòng yêu nước Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang tìm mọi lý cớ để trấn áp các hình thức biểu lộ lòng yêu nước của người Việt Nam, đặc biệt là hình thức biểu tình. Họ cũng đang cố sức tìm mọi cách tạo chia rẽ giữa những người yêu nước. Để tiến hành mục tiêu đó, nhà cầm quyền CSVN đã liên tục nâng cấp các vu cáo đối với Đảng Việt Tân liên quan đến những vụ bạo động tại một số khu công nghiệp sau khi Trung Cộng kéo giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam. Gần đây nhất là bài "Thêm những bằng chứng về sự chống phá Việt Nam của Việt Tân" trên báo Nhân Dân ngày 6/6/2014. Trước những phản ứng bất bình tràn ngập của công luận đối với các cáo buộc phi lý của bộ máy công an trong các ngày qua, Đảng Việt Tân tin chắc rằng: - Dân tộc Việt Nam có thừa khôn ngoan để thấy tất cả các thủ thuật trên chỉ để che đậy cho sự bất lực của giới lãnh đạo CSVN trong trách nhiệm bảo vệ chủ quyền đất nước. Họ đang rút lại các dự tính đối chất với Trung Cộng tại các tòa án quốc tế; đang toan tính chuyển sang chính sách chấp nhận "chuyện đã rồi", và nay đang chuẩn bị trấn áp sự phẫn nộ của toàn dân vì không chấp nhận chính sách đó. - Lòng yêu nước trong đại khối người Việt khắp nơi sẽ tiếp tục sục sôi vì đó là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, mà không cần một ai kích động. Các cuộc biểu tình trong những tuần qua và trong tương lai chính là biểu thị lòng yêu nước đó của TOÀN DÂN, chứ không riêng một đoàn thể hay đảng phái nào. - Công luận Việt Nam và quốc tế đang thấy rõ hiện tượng công an CSVN cố tình làm ngơ những kẻ cầm đầu các nhóm bạo động mà mặt mũi của họ đã bị người dân chụp hình rất rõ ràng; nhưng lại đóng kịch bắt hơn 700 công nhân để gọi là điều tra. Đặc biệt, qua báo Nhân Dân, công an đã cố tình qui chụp cho 3 người đang bị họ bắt giữ — các anh chị Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung — là có liên quan đến Việt Tân. Đảng Việt Tân khẳng định 3 người mà báo Nhân Dân cáo buộc không có liên hệ gì với đảng Việt Tân mà chỉ là 3 nạn nhân trong ý đồ lấp liếm trách nhiệm của chế độ CSVN đối với các vụ bạo động đã xảy ra. Đảng Việt Tân kiên quyết tiếp tục con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động vì đây là phương thức hữu hiệu nhất để tháo bỏ loại chế độ độc tài dựa hoàn toàn vào bạo lực như chế độ CSVN hiện nay. Đồng thời, đảng Việt Tân sẽ tiếp tục sát cánh cùng mọi nỗ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia và tranh đấu cho các nạn nhân đang bị công an vu cáo và đàn áp. Ngày 10 tháng 6 năm 2014 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Bạo loạn đám đông và bạo lực nhà nước

Để xảy ra cuộc bạo loạn kéo dài suốt hai ngày, trên phạm vi rộng từ Bắc vào Nam, gây thiệt hại lớn về chính trị, kinh tế, xã hội nhưng những địa chỉ có trách nhiệm đã hồn nhiên đứng ngoài cuộc, không mảy may chịu trách nhiệm, không nghiêm túc nhìn vào thực chất vụ việc. Để rồi người dân phải gánh hậu quả là những cuộc biểu tình chính đáng, ôn hòa của người dân yêu nước càng bị đàn áp phi pháp, tàn bạo. Rồi ông tướng công an Hoàng Kông Tư quen mặt lại nói trong cuộc họp báo của Chính phủ rằng: Cuộc bạo loạn xảy ra là do tổ chức phản động có tên Việt Tân kích động, xúi giục thì dư luận đã bị dẫn dắt đi quá xa sự thật. Bản chất vụ việc càng bị che khuất. Trách nhiệm của công an trong vụ bạo loạn không những càng lu mờ mà vai trò của công an càng được đề cao, dùi cui của công an càng được vung lên trước nguy cơ “tổ chức phản động có tên Việt Tân”. Và người dân yêu nước càng bị đặt trong vòng ngắm của công an, càng được công an “chăm sóc” kỹ càng, chặt chẽ hơn. Quyền con người, quyền công dân của người dân càng bị ngang nhiên xâm phạm!   I. Thực chất cuộc bạo loạn Những gì diễn ra trong cuộc bạo loạn của đám đông hung hãn mặc sức đập phá các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra suốt hai ngày 13 và 14 tháng Năm, năm 2014 ở khu tam giác kinh tế Bình Dương – Đồng Nai – Sài Gòn, nơi tập trung các doanh nghiệp nước ngoài đông nhất, lớn nhất, làm ăn hiệu quả nhất trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, có thể nhận rõ hai điều quan trọng: (1) Đó là cuộc bạo loạn chính trị   Cuộc bạo loạn có tổ chức, có chỉ huy, có mục đích rõ ràng. Mượn cớ biểu tình chống Trung Quốc, kích động đám đông đi đập phá các doanh nghiệp có chủ Trung Quốc đầu tư nhưng đã đập phá tất cả doanh nghiệp nước ngoài. Trong 460 doanh nghiệp nước ngoài ở Bình Dương bị đập phá chỉ có 2 doanh nghiệp Trung Quốc và vài doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc.   Có mặt trong đám đông đập phá đương nhiên phần lớn đều là thành phần bất hảo. Hôi của diễn ra là đương nhiên, là hệ quả. Trong đám đông bạo loạn, hôi của chỉ là mượn bão bẻ măng, theo đóm ăn tàn, ăn theo bạo loạn chính trị. Còn những kẻ núp trong bóng tối phát động cuộc bạo loạn có mục đích chính trị rất rõ ràng:   - Đánh phá kinh tế. Gây bất ổn xã hội. Làm xấu môi trường đầu tư, gây bất an và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư nước ngoài. Xua đuổi nhà đầu tư đã vào Việt Nam phải rời bỏ Việt Nam và đe dọa để không có nhà đầu tư mới nào dám đến Việt Nam nữa.   - Tạo cho chính quyền vốn đã mất lòng dân, đang lo đối phó với sức mạnh nhân dân có cớ lập lờ đánh lận con đen, đánh đồng biểu tình yêu nước với bạo loạn phá phách để ngăn cản và thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước chính đáng, lành mạnh và vô cùng cần thiết của người dân.   - Điều quan trọng nữa là, bạo loạn là dịp thử việc, đo mức độ tin cậy đối với những kẻ đã bán linh hồn cho thế lực nước ngoài muốn khuất phục, nô dịch Việt Nam, là cuộc tập dượt của lực lượng tại chỗ trong mưu đồ đánh phá, thôn tính Việt Nam.   Chưa thực sự xâm lược Việt Nam bằng sức mạnh quân sự, mới xâm lược bằng đưa giàn khoan vào lãnh thổ Việt Nam ngoài Biển Đông, họ đã huy động được lực lượng hung hãn, mạnh mẽ như vậy. Sau này, khi có sự biến lớn hơn như Trung Quốc phát động chiến tranh, kéo đại quân tràn vào nước ta thì đội quân được mua bằng tiền bạc này cùng với đội quân người Hoa hùng hậu, những tráng đinh Trung Quốc đã được huấn luyện quân sự, đã được nạp tư tưởng bành trướng Đại Hán, đang mang danh người lao động tại những công trình do Trung Quốc thi công, đang là công dân tại những làng Trung Quốc rải khắp trên đất nước Việt Nam được phát động nổi loạn đánh phá từ phía sau, từ trong lòng xã hội Việt Nam phối hợp với đại quân đánh phá từ ngoài vào sẽ là sự bảo đảm chắc thắng cho họ. (2) Công an bỏ trống địa bàn cho đám đông bạo loạn Người dân yêu nước trong tay chỉ có tờ giấy viết hàng chữ đậm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” đi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược thì bị công an đến chặn cửa ngăn không cho ra khỏi nhà từ tối hôm trước. Ở nơi diễn ra biểu tình ôn hòa của lòng yêu nước thì công an chìm nổi cùng các lực lượng ngăn chặn, chống phá biểu tình do công an chỉ huy đông gấp nhiều lần người biểu tình. Công an hành xử như xã hội đen, không cần biết đến pháp luật và quyền con người, quyền công dân, hành hung, bắt cóc người biểu tình ôn hòa ngang nhiên giữa ban ngày, giữa đám đông. Công an huy động sức mạnh bạo lực nhà nước cùng bạo lực xã hội đen đã dập tắt nhiều cuộc biểu tình yêu nước từ khi biểu tình chưa kịp nổ ra.   Cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra được thì người biểu tình bị công an kiểm soát chặt chẽ, bị bao vây, chia cắt thành những nhóm nhỏ bé, lẻ loi, lọt thỏm giữa vòng vây đông đặc của công an chìm nổi và những tổ chức công cụ của công an. Quy mô cuộc biểu tình vì thế đều nhỏ bé đến thảm hại. Lòng yêu nước và khí phách Việt Nam bị đàn áp, bị lăng nhục. Sức mạnh Việt Nam bị vùi dập, bị thủ tiêu. Cuộc biểu tình không đạt được mục đích, không còn giá trị tinh thần và sức mạnh chính trị.   Nhưng cuộc bạo loạn của những kẻ miệng gào thét, tay vung gậy gỗ, côn sắt đập phá doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn diễn ra suốt hai ngày như ở nơi không có chính quyền, không gặp bất cứ sự ngăn chặn nào của chính quyền, của công an. Như có sự chỉ huy thống nhất, ở tất cả những nơi bạo loạn xảy ra, công an đã bỏ trống địa bàn, nhường địa bàn cho lực lượng bạo loạn.   Điều quá bất thường là ngày thường đủ sắc áo công an, dân phòng rải đầy đường. Chỉ một người dân đi xe máy không đội mũ bảo hộ vừa xuất hiện ở bất kỳ đoạn đường nào, lập tức có dùi cui của công an vung lên. Người dân nghèo bán hàng rong kiếm sống vừa đẩy xe trái cây vào phố liền bị đám dân phòng xúm vào bắt xe, đánh người. Nay hàng trăm người bạo loạn, ầm ầm kéo đi trên đường lớn, tràn từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác mà không thấy một bóng công an, dân phòng. Sức mạnh bạo loạn được phát huy hết công suất. Chỉ riêng ở Bình Dương, trong tổng số 700 doanh nghiệp nước ngoài có tới 460 doanh nghiệp bị đập phá tan hoang đã cho thấy sức mạnh bạo loạn lan nhanh và cường độ lớn như thế nào. Không một nhà đầu tư nào, dù không phải người Trung Quốc cũng không dám xuất hiện đối thoại với đám đông bạo loạn hung hãn không được kiểm soát. Nhiều người vội bỏ doanh nghiệp, bỏ cơ ngơi trốn ra sân bay về nước cho thấy cuộc bạo loạn gây hoảng loạn cho nhà đầu tư nước ngoài như thế nào. II. Mặt trận thứ hai đánh phá trong nội địa phối hợp với mặt trận thứ nhất xâm lược ngoài Biển Đông Bạo loạn xảy ra là do công an sơ hở, non kém nghiệp vụ ư? Chắc chắn là không phải. Do công an bị bất ngờ, đối phó không kịp ư? Càng không phải. Một đất nước chưa đến trăm triệu dân mà có bộ máy công an mật vụ khổng lồ, với vài trăm tướng lĩnh, vài triệu công an được biệt đãi, được quyền đứng trên pháp luật đã trở thành đội kiêu binh gây biết bao bất an, gây biết bao án mạng và án oan cho người dân. Bộ máy công an khổng lồ được trang bị kỹ thuật hiện đại nhất, có nghiệp vụ tài giỏi, có kinh nghiệm và thành tích đầy mình đã đánh sập từ trong trứng nước tất cả những ý đồ phủ nhận nhà nước cộng sản dù nhỏ nhất. Với mật độ công an dày đặc trong cuộc sống, giám sát đến từng người dân, giám sát từng phương tiện thông tin liên lạc cá nhân mà để xảy ra vụ Bình Dương ngày 13 và 14 tháng Năm, 2014 là điều vô cùng bất thường.   Tôi lại nhớ đến những chuyến thăm viếng con thoi khi công khai, khi bí mật, công khai thì ít, bí mật thì nhiều, từ Bộ trưởng cho đến các quan chức Bộ Công an hai nước Việt Nam, Trung Quốc.   Tôi lại nhớ đến bản Tuyên bố chung tám điểm do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ký với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ngày 15.10.2011 tại Bắc Kinh. Điểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh;... Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp;... tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”.   Một đất nước độc lập, có chủ quyền, thi hành pháp luật và an ninh, hoạt động của công an, tòa án hoàn toàn là công việc nội bộ của mỗi nước, là bí mật quốc gia mà lại “đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh” là đã giao việc cơ mật của quốc gia, giao an ninh của đất nước cho nước ngoài can thiệp rồi, là nước nhỏ đã tự nguyện nhận là phiên thuộc của nước lớn trong việc an ninh, nội trị rồi!   Văn bản ký kết chia sẻ việc an ninh nội trị của đất nước với một nước đang quyết liệt chống phá, thâu tóm đất nước mình trắng trợn, độc ác trên tất cả các mặt đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến đất đai, lãnh thổ thì văn bản ký kết đó thực sự là bản hợp đồng mang lợi ích đất nước ra đánh đổi lấy lợi ích của đảng cầm quyền rồi. Ở phạm vi quốc gia đã có bản hợp đồng bất lợi cho đất nước như vậy thì ở phạm vi cá nhân làm sao tránh được những bản hợp đồng không thành văn của những quan tham mang lợi ích ích đất nước đánh đổi lấy lợi ích riêng của quan tham.   Từ những cuộc bạo loạn vừa qua có thể thấy rằng thế lực đang chống phá, khuất phục Việt Nam đã thực hiện rất thành công trong việc mở mặt trận thứ hai ngay trong lòng xã hội Việt Nam đánh phá làm suy yếu, cô lập Việt Nam, phối hợp với mặt trận thứ nhất do giàn khoan HD981 mở ra ngoài Biển Đông. Mở mặt trận thứ nhất ngoài Biển Đông hoàn toàn do thế lực bên ngoài. Nhưng chỉ có thế lực bên ngoài thì không thể mở được mặt trận thứ hai trong nội địa.   III. Bạo loạn tạo cớ để bạo lực nhà nước càng hướng vào nhân dân   Làm suy yếu Việt Nam để Việt Nam trở thành chư hầu của Trung Quốc, suốt hơn nửa thế kỷ qua Trung Quốc bền bỉ thực hiện hai việc cổ điển nhưng đầy hiệu quả là đánh phá kinh tế Việt Nam và đánh phá đội ngũ quan chức nhà nước Việt Nam, những người quyết định sự thành bại của đất nước Việt Nam.   Trung Quốc đánh phá kinh tế Việt Nam đã được nhiều bài viết, nhiều người chỉ ra, mọi người đầu thấy rõ. Từ đánh phá nhỏ nhen, ti tiện, hạ đẳng như lùng mua móng trâu giá cao, diệt nguồn sức kéo trong nông nghiệp. Mua rắn, kích thích người dân tận diệt rắn để chuột sinh sản tàn phá mùa màng. Đến đánh phá lớn rất công nghiệp, rất hiện đại như bỏ thầu giá thấp, trúng thầu những công trình xây dựng công nghiệp lớn để nhà thầu Trung Quốc xuất khẩu vật tư, thiết bị chất lượng kém và xuất khẩu lao động phổ thông, xuất khẩu cả tội phạm hình sự sang Việt Nam. Rồi thi công dây dưa, cầm chừng đòi trượt giá, đội giá vừa đẩy giá thầu lên cao vừa kéo dài như vô tận thời gian thi công, kìm hãm tiến độ phát triển cả nền công nghiệp Việt Nam. Điện khí hóa là tiêu chí đầu tiên của công nghiệp hóa. Điện lực phải đi đầu trong công nghiệp hóa và nguồn điện quyết định sự phát triển kinh tế và xã hội nhưng đời sống kinh tế và đời sống xã hội Việt Nam suốt mấy chục năm qua luôn thiếu điện vì hầu hết các công trình xây dựng nhà máy phát điện đều bị các quan tham Việt Nam giao cho các nhà thầu Trung Quốc thâu tóm.   Nhiều người đã chỉ ra ngón đòn độc ác, thâm hiểm của Trung Quốc đánh vào kinh tế Việt Nam. Nhưng ngón đòn đánh vào con người, đánh vào quan chức Việt Nam chưa được chỉ ra đúng mức độ nguy hại của nó. Trung Quốc đánh vào con người, đánh vào đội ngũ quan chức Việt Nam đầu tiên bằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa lừa bịp. Đã vất bỏ chủ nghĩa xã hội từ lâu nhưng Trung Quốc vẫn duy trì Đảng Cộng sản, vẫn núp dưới tên xã hội chủ nghĩa bịp bợm để thực hiện chủ nghĩa tư bản hoang dã dưới sự chuyên chính của Đảng Cộng sản, tước đoạt mọi quyền con người, quyền công dân, quyền tư hữu đất đai của người dân nhằm hiện đại hóa nhanh nhất và quan chức của Đảng có đặc quyền, đặc lợi cướp đoạt tài nguyên đất nước, bóc lột nhân dân, vơ vét bổng lộc, làm giàu nhanh nhất. Núp dưới cái tên cộng sản, cái tên xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc cũng giăng ra cái bẫy ý thức hệ để nô dịch các nước cộng sản đàn em. Và tháng Chín năm 1990 ở Thành Đô, cái bẫy đó đã sập xuống Đảng Cộng sản Việt Nam.   Một nhóm nhỏ những người có quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam vì đặc quyền đặc lợi do thể chế độc tài đảng trị dành cho họ, họ cố chống lại xu thế dân chủ hóa tất yếu của thời đại, của dòng chảy lịch sử, cố duy trì sự độc tài đảng trị. Nhưng trước sự sụp đổ của cả hệ thống cộng sản thế giới, họ trở nên nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng, trống trải, mong manh và nguy khốn vội len lén sang Thành Đô, ký kết những văn bản liên minh với Trung Quốc thực chất là chấp nhận phụ thuộc vào Trung Quốc để duy trì sự tồn tại của Đảng Cộng sản, duy trì chủ nghĩa xã hội phản con người, phản tự nhiên, tự chui vào cái bẫy ý thức hệ của Trung Quốc.   Từ đó, mỗi cam kết, mỗi thỏa thuận, mỗi tuyên bố chung, mỗi hiệp định, mỗi hợp đồng kinh tế mà quan chức của Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ký với Trung Quốc là thêm một thiệt thòi, mất mát của đất nước Việt Nam, là thêm một lần quan chức Việt Nam gục ngã trước những đòn đánh phá hiểm độc của Trung Quốc, là sợi dây trói buộc Việt Nam với Trung Quốc càng thít chặt hơn, Việt Nam càng phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn. Chỉ nêu vài dẫn chứng: Năm 1999, ký hiệp định biên giới Việt - Trung, Việt Nam phải cắt cho Trung Quốc hàng ngàn kilomet vuông đất đai thiêng liêng của tổ tiên.     Năm 2001, Tuyên bố chung do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh ký với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Việt Nam phải giao mảnh đất chiến lược Tây Nguyên cho Trung Quốc vào lập lãnh địa riêng khai thác bô xít, rước về cho dân tộc Việt Nam cái họa vô cùng nguy hại về an ninh, môi trường, gây cho kinh tế Việt Nam bệnh chảy máu mất nguồn vốn lớn của nền kinh tế đất nước từ năm này qua năm khác để nhận lấy thua lỗ kéo dài, gây mất lòng tin của người dân với chính quyền, gây chia rẽ, ly tán trong nội bộ dân tộc Việt Nam. Hàng loạt quan chức vì lợi ích cá nhân cố sống cố chết bảo vệ dự án bô xít Tây Nguyên chỉ mang lợi lộc cho Trung Quốc mà gây đại họa cho dân tộc Việt Nam.   Những hợp đồng cho Trung Quốc thuê hơn ba trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn trong nửa thế kỷ với giá rẻ như cho không thực sự là những hợp đồng quan chức Việt Nam bán mình cho Trung Quốc. Rồi 90 phần trăm công trình xây dựng công nghiệp đều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc để các nhà thầu Trung Quốc dùng chính các công trình trúng thầu đó đánh phá kinh tế, chống phá tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Mục tiêu Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa không thể thực hiện được là do sự chống phá hiểm độc này.   Các đòn Trung Quốc đánh phá kinh tế Việt Nam cũng là đòn đánh phá con người quan chức Việt Nam. Các quan chức có gục ngã thì các đòn kinh tế mới được thực hiện. Dự án bô xít Tây Nguyên là đòn kinh tế nặng nề gây thiệt hại rộng lớn, kéo dài cũng là đòn đánh vào đội ngũ quan chức rộng lớn từ cấp cao nhất. Vụ bạo loạn đánh phá các doanh nghiệp nước ngoài tuy chỉ diễn ra trong hai ngày giữa tháng Năm 2014 cũng gây thiệt hại kinh tế không kém gì vụ bô xít.   Đã chui vào bẫy ý thức hệ của Trung Quốc thì đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Đến nay dự án bô xít đã thất bại thảm hại, càng thực hiện, càng thua lỗ, càng nguy khốn nhưng vẫn không thể bỏ. Thất bại, thua lỗ thảm hại nhưng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đều không dám chỉ ra cội nguồn đại họa của dự án bô xít Tây Nguyên. Cũng như cơ quan công an không thể tìm ra thủ phạm đích thực của vụ bạo loạn. Không lôi ra được thủ phạm đích thực của bạo loạn thì đành lôi Việt Tân ra thế mạng! Ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang không hề giết bà Hoan mà công an còn làm ra được bản án ông Chấn tự nhận đã giết bà Hoan thì mấy người không phải Việt Tân phải tự nhận Việt Tân chỉ là chuyện nhỏ.   Trong cuộc họp báo tổ chức ở Hà Nội sau cuộc bạo loạn Hà Tĩnh, Bình Dương nửa tháng, tôi lại thấy ông tướng Hoàng Kông Tư quen mặt. Lại thấy và quen mặt vì đầu tháng 11 năm 2010, chỉ sau hai ngày công an xông vào khách sạn ở Sài Gòn bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ với tang chứng tởm lợm là hai bao cao su tanh tưởi trong sọt rác phòng tiến sĩ Vũ thuê thì ông trung tướng, thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an Hoàng Kông Tư cùng ông trung tướng thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm liền chủ trì cuộc họp báo ở Hà Nội để ông trung tướng Hoàng Kông Tư với vẻ mặt nghiêm trọng, với cách nói tự tin thông báo rằng: Ông Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng! Trong cuộc họp báo về vụ bạo loạn, ông tướng Hoàng Kông Tư vẫn với vẻ mặt đầy nghiêm trọng nhưng trong cách nói tôi nhận ra có chút lượn lờ, vòng vo, chung chung và không còn nhiều tự tin khi ông nói rằng: Có sự kích động, xúi giục của kẻ địch mà công an đã phát hiện, bắt giữ để điều tra làm rõ theo qui định của pháp luật. Tổ chức phản động có tên Việt Tân đã kích động, xúi giục! Vì cái bẫy ý thức hệ, các quan chức của Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đều không dám đả động đến những hành động thù địch, những tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam. Suốt mấy chục năm nay, Trung Quốc quyết liệt đánh phá Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Lấn chiếm đất ở biên giới. Xua quân tràn vào Việt Nam, gài thuốc nổ phá sập từ cái giếng nước, bắn giết hàng vạn người dân Việt Nam. Đánh cướp quần đảo Hoàng Sa, bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắn giết dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Trắng trợn xâm lược Việt Nam bằng đưa giàn khoan 981 và hơn trăm tàu hộ tống, cả tàu dân sự và tàu quân sự vào biển Việt Nam. Nhưng ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản thì nín thở, không dám ho he. Còn ông tướng đứng đầu lực lượng giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam vẫn nhắm mắt ngợi ca kẻ đang cướp đất cướp biển Việt Nam, đang giết dân Việt Nam: Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể các mặt đang phát triển tốt đẹp!   Ông Tổng Bí thư Đảng, ông Đại tướng ủy viên Bộ Chính trị còn không dám đả động đến ông bạn vàng ý thức hệ của Đảng thì mấy ông tướng công an làm sao dám chỉ ra kẻ giấu mặt chỉ huy cuộc bạo loạn vừa rồi là tình báo Hoa Nam. Thôi, cứ buộc Việt Tân tội kích động bạo loạn là tiện nhất, vẹn cả đôi đường. Vừa tránh không động chạm đến ông bạn Thành Đô bốn tốt, mười sáu chữ vàng của Đảng. Vừa đẹp ý Đảng, lại có cớ mang công cụ bạo lực nhà nước ra ứng xử với biểu tình yêu nước như ứng xử với Việt Tân, cứ thẳng tay đàn áp như đàn áp cuộc biểu tình chính đáng của người dân Hà Nội, Sài Gòn ngày 18 tháng 5, năm 2014. Và những cuộc biểu tình của khí phách, của ý chí bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của người dân Việt Nam đã bị bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp quyết liệt, tàn bạo! P. Đ. T.   Nguồn: Bauxite Việt Nam
......

Hoàng Sa - dữ kiện lịch sử từ wikileaks

Hoàng Sa - những diễn biến lịch sử theo các tài liệu của wikileaks lại các điện tín mà Wikileaks đã lưu trữ và công bố trên trang của họ [1], mình có thể liệt kê các biến cố quan trọng theo tình tự thời gian: 1) Ngày 11 tháng Một năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) bất thình lình tuyên bố Hoàng Sa là của họ. Ngày 16 tháng Một năm 1974, tàu Lý Thường Kiệt (HQ-16) ra Hoàng Sa để kiểm sát thì phát hiện có hai "tàu cá" của Trung Quốc ở đó. Chiều ngày 16 tháng Một năm 1974, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc thay mặt chính phủ VNCH chính thức lên tiếng lên án thái độ phi pháp của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc về việc tuyên bố sai sự thật và việc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Ngoại trưởng Bắc liệt kê những bằng chứng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của VNCH: - Vua Gia Long năm 1802 đã hình thành quân đội kiểm soát quần đảo Hoàng Sa theo tài liệu của Đại Nam Nhất Thống Chí. - Vua Minh Mạng năm 1834, trình điều Huế đã có bản đồ Hoàng Sa trong Hoàng Việt Địa Du. - Thời Pháp thuộc đã có sắc luật 156/SC vào ngày 16 tháng Sáu năm 1932 ấn định Hoàng Sa thuộc quản lý hành chánh của tỉnh Thừa Thiên. - Vua Bảo Đại một lần nữa ra quyết định Hoàng Sa thuộc quản lý hành chánh của Thừa Thiên vào 30 tháng Ba năm 1938. - Toàn quyền Đông Dương một lần nữa xác định quyền quản lý Hoàng Sa thuộc chính phủ bảo hộ vào ngày 5 tháng Năm 1939. - Dưới thời đệ nhất VNCH, sắc lệnh 174-NK vào năm 1961 quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Định Hải, Hoà Vang, Quảng Nam thay vì Thừa Thiên. - Dưới thời đệ nhị VNCH, sắc lệnh 079-BNV quyết định Định Hải sáp nhập với Hoà Long thuộc Hoà Vang. - Phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị San Francisco năm 1951, đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam và không có bất cứ quốc gia nào trong 51 nước tham dự đã phản đối. [2] "Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ năm 1838 triều Minh Mạng, có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán. 2) Ngày 18 tháng Một năm 1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc với vai trò thành viên dự khuyết của nước VNCH gởi thư đến chủ tịch LHQ Gonzalo J. Facio về thông tin đã được phát thanh vào chiều 16 tháng Một năm 1974 [3]. 3) Ngày 19 tháng Một năm 1974, hải quân VNCH và hải quân CHNDTH đụng độ tại Hoàng Sa. Báo Hoà Bình, một tờ báo độc lập của nam Việt Nam lên tiếng chỉ trích cộng sản Bắc Việt hoàn toàn im lặng trong khi họ rêu rao việc đấu tranh cho độc lập và trọn vẹn lãnh thổ [4]. 4) Ngày 20 tháng Một năm 1974, đại diện VNCH gởi thư cho chủ tịch LHQ thỉnh cầu triệu tập cuộc họp khẩn cấp để giàn xử việc CHNDTH cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và phía VNCH hiểu được tình trạng có thể thiếu sự ủng hộ của các thành viên của hội đồng bảo an LHQ [5] và bức thư này đã được ký nhận [6]. 5) Ngày 21 tháng Một năm 1974, chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận việc phía VNCH đã kêu gọi hội đồng bảo an LHQ triệu tập cuộc họp khẩn cấp [7]. 6) Ngày 21 tháng Một năm 1974, hội đồng bảo an LHQ cho biết đã gặp phía VNCH và đại diện VNCH nhận thấy sẽ có những khó khăn để tìm 9 phiếu ủng hộ từ hội đồng bảo an LHQ nhưng phía VNCH cho biết họ sẽ làm việc với phía Anh, Pháp, Indonesia và Úc cũng trong ngày [8]. 7) Ngày 21 tháng Một năm 1974, hội đồng bảo an LHQ cũng đã chuyển thư thỉnh cầu của phía VNCH đến tổng thư ký LHQ Kurt Waldheim [9]. 8) Ngày 21 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ, Facio đã gặp gỡ phía VNCH và VNCH cho biết họ xác nhận cần tiến hành cuộc họp khẩn cấp với hội đồng bảo an LHQ và cần 3 ngày để sắp xếp nhân sự có mặt ở New York. Facio cũng cho biết chiều ngày 21 tháng Một năm 1974, ông bắt đầu làm việc với từng đại diện của hội đồng bảo an LHQ, bắt đầu với Trung Quốc và sẽ cho phía VNCH biết tình hình vào sáng 22 tháng Một năm 1974 [10]. 9) Chiều ngày 21 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ, Facio đã gặp gỡ phía CHNDTH và cho biết phía CHNDTH rất giận dữ và họ xác định chuyện Hoàng Sa là chuyện nội bộ của Trung Quốc và việc ông chủ tịch làm việc với các thành viên hội đồng bảo an LHQ để đưa đến cuộc họp khẩn này có thể dẫn đến việc xâm phạm chủ quyền quốc gia Trung Quốc. [11] 10) Cũng trong chiều ngày 21 tháng Một năm 1974, theo Kissinger, đại sứ Phương (của VNCH) đã gọi cho Hummel [12] và Stearns [13]. Phương cho biết dù nhận thấy những điểm bất lợi của vụ họp khẩn này của hội đồng bảo an LHQ nhưng VNCH không có chọn lựa nào khác trong tình thế này. Hummel và Stearns cho biết họ e ngại rằng phía Trung Quốc sẽ đưa ra một phiên bản khác và lật ngược thành chuyện VNCH đã khiêu khích và xâm chiếm và sự vụ sẽ trở nên rắc rối và bất lợi cho phía VNCH. Họ cũng cho biết, trong tình trạng này, sự từ chối khiếu nại của VNCH sẽ có hại cho VNCH [14]. 11) Cũng trong ngày 21 tháng Một năm 1974, Kissinger đánh giá tình thế bất lợi của VNCH do thành viên của hội đồng bảo an LHQ có những thay đổi: Iraq thay Ấn Độ, Mauritania thay Sudan, Byelorussia thay Nam Tư và hai thành viên mới là Costa Rica và Cameroon vốn chưa có quan hệ tốt với VNCH. VNCH cần 9 phiếu thuận (trong 15 phiếu) trong tình trạng gấp rút này e rất khó thành [15]. 12) Ngày 22 tháng Một năm 1974, Phillipines cho biết quan điểm của họ về vụ Hoàng Sa là "thái độ xâm lấn của Trung Quốc là kết quả của việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam". Sự vụ này cho thấy Philippines nên tiếp tục duy trì căn cứ của Hoa Kỳ tại Phillipines. Phillipines cũng nhận định sự vụ này nhắm vào phía VNCH khiến Hà Nội ắt đã vỗ tay tán thưởng. Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ cũng đã nhận ra rằng sự mất mát Hoàng Sa là sự mất mác không thể lấy lại được [16]. 13) Ngày 22 tháng Một năm 1974, Mã Lai yêu cầu cho biết thêm chi tiết về sự vụ và nghi ngờ rằng đây là một trong những bước đầu tiên Trung Quốc kiểm soát tất cả các đảo trong khu vực mà họ đã công bố chủ quyền [17]. 14) Ngày 22 tháng Một năm 1974, Liên Xô cho biết nhận định của họ về sự vụ cần được giải quyết giữa các phía liên can (VNCH, CHNDTH và Phillpines). Theo Liên Xô, bắc Việt (VNDCCH) chưa bao giờ xác nhận chủ quyền của họ ở quần đảo Hoàng Sa. Theo Trifonov, sự vụ này diễn ra do VNCH muốn hợp tác với Mỹ để khai thác dầu hoả [18]. 15) Ngày 22 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ, Facio liên lạc với phía VNCH và đánh giá tình hình. Ông cho rằng VNCH đang nằm trong thế bất lợi để có thể có đủ phiếu thuận. Theo thẩm định của ông, Phiếu thuận: Úc, Áo, Anh, Mỹ và Costa Rica Phiếu chống: Beylorussia, Trung Quốc, Indonesia, Iraq và Liên Xô Phiếu trắng: Careroon, Pháp, Kenya, Maritania và Peru [19]. 16) Ngày 23 tháng Một năm 1974, phía Indonesia xác nhận quan điểm của họ là Hoàng Sa thuộc Trung Quốc theo hội nghị San Francisco 1951. Tuy nhiên, đại diện Indonesia từ dối xác định vị thế của họ trước cuộc họp của hội đồng bảo an LHQ [20]. 17) Ngày 23 tháng Một năm 1974, đại sứ Martin cho biết vì thiếu mối quan hệ ngoại giữa VNCH và Peru cho nên Peru sẽ chọn phiếu trắng trong cuộc họp của hội đồng bảo an LHQ [21]. 18) Ngày 23 tháng Một năm 1974, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc kêu gọi SEATO áp dụng điều khoản 4 của hiệp định Manila và kêu gọi các quốc gia trong hiệp hội SEATO có những động thái cần thiết [22]. 19) Ngày 23 tháng Một năm 1974, theo Kissinger thì chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được tuyên bố phía Indonesia cho rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và được quốc tế công nhận [23]. 20) Ngày 23 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ đã xác nhận phổ biến bức thư của đại sứ VNCH Nguyễn Hữu Chi, đại diện VNCH như thành viên dự khuyết của hội đồng bảo an LHQ trình bày sự vụ Hoàng Sa [24]. 21) Ngày 23 tháng Một năm 1974, Kissinger chuyển gởi thông tin đến phía VNCH về việc Costa Rica xác định ủng hộ VNCH. Tuy nhiên tình thế vẫn rất bất lợi cho phía VNCH vì chỉ có 5 phiếu thuận, 5 phiếu trắng và 5 phiếu chống [25]. 22) Ngày 24 tháng Một năm 1974, Kissinger cho biết phản ứng của SEATO với sự vụ VNCH kêu gọi ngày 23 tháng Một năm 1974 là "tiêu cực" (negative) và Hoa Kỳ rất ngờ vực khả năng của SEATO [26]. 23) Ngày 25 tháng Một năm 1974, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc gởi thông điệp qua đại sứ thường trực Nguyễn Hữu Chi về việc phía VNCH rút thỉnh cầu kêu gọi cuộc họp khẩn cấp dựa theo quyết định của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng mong mỏi hội đồng bảo an LHQ ghi nhận trường hợp này và xử lý sao cho thích hợp [27]. 24) Ngày 25 tháng Một năm 1974, chính phủ Pháp xác nhận việc Pháp dự định bỏ phiếu trắng là không đúng sự thật. Tuy nhiên, đại diện chính phủ Pháp cho rằng sự vụ rất phức tạp và ngay lúc này họ không thể chọn ủng hộ bên nào. Pháp muốn biết quan điểm cụ thể của Hoa Kỳ như thế nào [28]. --------------------------------------- Nhận định cá nhân: - Sự việc xảy ra nhằm lúc có những điểm bất lợi cho VNCH vì hội đồng bảo an LHQ vừa thay đổi thành viên thường trực. Trong đó, Iraq thay Ấn Độ, Mauritania thay Sudan, Byelorussia thay Nam Tư và hai thành viên mới là Costa Rica và Cameroon vốn chưa có quan hệ mật thiết với VNCH. Byelorussia thuộc USSR thì việc ủng hộ VNCH là việc không thể. - Chính phủ VNCH đã cố gắng hết sức để vận động cả hội đồng bảo an LHQ lẫn tổ chức SEATO nhưng SEATO không mang lại kết quả nào tích cực. - Liên Xô dù đang va chạm với Trung Quốc nhưng không muốn ủng hộ VNCH và cũng không muốn ra mặt đối chọi với Trung Quốc trong việc ra phiếu thuận cho VNCH. - Indonesia và China bắt đầu quan hệ ngoại giao từ năm 1950 nhưng bị ngưng vào năm 1967 vì biến cố Gestok năm 1965 tại Indonesia. Tuy nhiên, Indonesia luôn luôn xác định Hoàng Sa là của Trung Quốc và cho đến phút chót, vị trí bỏ phiếu chống VNCH của Indonesia vẫn không thay đổi mặc dù theo dư luận chung của quốc tế, quần đảo Hoàng Sa thời điểm này vẫn thuộc dạng "dispute" (tranh chấp). Indonesia đã tạo thêm bất lợi cho VNCH. - Pháp có thái độ mập mờ về việc ủng hộ VNCH với chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mặc dù trong thời Pháp thuộc, Pháp đã nhiều lần xác định cơ quan hành chánh cho Hoàng Sa. Sự quyết định chậm trễ và mập mờ của Pháp đã góp phần vào việc VNCH phải huỷ bỏ cuộc họp khẩn cấp về sự vụ Hoàng Sa. - Nếu Ấn Độ và Sudan vẫn còn là thành viên thường trực của hội đồng bảo an LHQ và Indonesia và Pháp có động thái tích cực và chính xác hơn thì có lẽ VNCH đã có thể chiếm 9 phiếu thuận trên 15 phiếu và sự vụ đã được khép lại. - Hội đồng bảo an LHQ và phía Hoa Kỳ đã làm việc rốt ráo và có những đóng góp ý kiến có giá trị vì nếu VNCH không nắm tình hình mà lao vào cuộc biểu quyết và bị phủ quyết thì sự vụ sẽ vĩnh viễn khép lại và Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa. - Phía VNCH và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã quyết định rút đơn thỉnh cầu và đó là một quyết định đúng đắn vì nếu VNCH bị phủ quyết thì sự vụ sẽ vĩnh viễn khép lại và Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa. - Sau 1975, chính phủ VNDCCH chưa bao giờ đưa sự vụ Hoàng Sa ra LHQ. Cho đến ngày nay, Hoàng Sa đã trở thành căn cứ và thuộc đơn vị hành chánh "Tam Sa" nhưng chính phủ CHXHCNVN chưa bao bao giờ có bất cứ động thái rốt ráo và quyết liệt nào cả. Chú thích: [1] wikileaks.org [2] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON00752_b.html [3] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00175_b.html [4] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON00859_b.html [5] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00188_b.html [6] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE012722_b.html [7] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE012732_b.html [8] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00190_b.html [9] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00192_b.html [10] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00194_b.html [11] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00203_b.html [12] Hummel, Arthur William, Jr. trợ lý Đông Á - Thái Bình Dương sự vụ của Hoa Kỳ. [13] Stearns, Monteagle, phó trợ lý Đông Á - Thái Bình Dương sự vụ của Hoa Kỳ. [14] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE013405_b.html [15] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE013407_b.html [16] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974MANILA00775_b.html [17] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974KUALA00310_b.html [18] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974MOSCOW01036_b.html [19] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00219_b.html [20] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974JAKART00961_b.html [21] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON01039_b.html [22] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974BANGKO01283_b.html [23] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE014788_b.html [24] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00233_b.html [25] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE015338_b.html [26] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE015405_b.html [27] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON01040_b.html [28] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974PARIS02298_b.html Nguồn: https://www.facebook.com/notes/773727779316198/  
......

CHUNG QUANH CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974.  Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây. 1.-  TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển.  Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển.  Riêng  quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị:  3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý.  Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất.  Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.  Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn.  Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.)  Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau: (1)   Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý.  Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc. . . . . . . . . . . . . . . (4)  Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc... (Nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>).  Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý.  Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].  Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc.  Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay. 2.-   CÔNG HÀM CỦA BẮC VIỆT Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam.  Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo.  Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.  Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc.  Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”.  Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”  Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường.  Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.” Chắc chắn bản công hàm nầy đưọc Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt.  Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I.  Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai.  Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960.  3.-  TRUNG QUỐC BIỆN MINH Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện. Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc.  Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng. Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post (Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc.  Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”  Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược]. Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5.  Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai...  Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975.  Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.” 4.-   CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỐNG CHẾ Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.  Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, TrườngS, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa... Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.  Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý...” Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trườøng của chính phủ mình.  Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy.  Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy. 5.-  HIỂU CÁCH NÀO? Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời.  Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc.    Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.”  Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài.  Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”?  Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam.  Khi  cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài?  (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao - danlambaovn.blogspot.com) Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”).  Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ.  Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng.  Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội.  Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản.  Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội.  Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết. Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949.  Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN).  Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau.  Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”.  Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn.  Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm.  Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], …, quần đảo Nam Sa [Trường Sa], … thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc. 6.-  LIÊN MINH QUÂN SỰ? Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc.  Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.) Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta - trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức ...” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.)   Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới.  Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi.  Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)?  Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.  Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa.  Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ.  Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không?  Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước.  Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyến thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai.  Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng. Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc.  Trung Quốc dư biết điều đó.  Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra.  Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm.  Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước ... 7.-   PHẢI QUYẾT ĐỊNH Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài.  Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình. Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc.  Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm.  Phạm Văn Đồng đã chết.  Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn.  Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội.  Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng.  Có hai cách giải thể: Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết.  Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen. Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông? Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản.  Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng.  Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình.  Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.  Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN  theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi.  Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam. TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 5-6-2014)
......

Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa

Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm. Cuộc gặp Thành Đô giữa lãnh đạo Trung-Việt (3-9-1990): Hàng trước từ trái sang: Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư.(1), Phạm Văn Đồng, cố vấn BCHTƯ (3), Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư (4), Giang Trạch Dân (5), Lý Bằng (6), Đỗ Mười (7), Hồng Hà (9) (Nguồn hình : Bùi Tín). Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được. Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc. BA SAI LẦM 1. Sự hoảng hốt lịch sử Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một số lãnh đạo Việt Nam hoảng hốt. Lo sợ sự sụp đổ thể chế, lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã đột ngột biến kẻ thù truyền kiếp – từng xâm lược Việt Nam năm 1979, liên tục đánh chiếm biên giới Việt Nam suốt trong thập kỷ 1980, và đã bị ghi vào Hiến pháp 1980 là kẻ thù – thành người “anh em” cùng phe xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của Thỏa thuận Thành Đô ký ngày 4/9/1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Còn đại diện phía Trung Quốc là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm. Nhưng quá hốt hoảng trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vội vã ký một thỏa thuận bất lợi cho Việt Nam nhằm bảo vệ chế độ, bất lợi đến nỗi mà chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần biểu lộ sự băn khoăn. 2. Ảo tưởng về chế độ Sai lầm thứ hai là ảo tưởng về chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáng lý ra sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu phải là vấn đề lý luận nghiêm túc để các nhà lãnh đạo Việt Nam phân tích suy ngẫm. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải do kẻ thù bên ngoài, mà do chính các nguyên nhân phát triển nội tại của mô hình chủ nghĩa xã hội. Qua thực tiễn tồn tại, không khó khăn để nhận ra rằng, mô hình chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lỗi hệ thống mang tính nguyên tắc, quyết định sự sống còn của mô hình. Muốn sửa đổi các lỗi hệ thống đó thì phải thay đổi mô hình. Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, tuy dày dạn kinh nghiệm kháng chiến chống ngoại xâm – mà thắng lợi giành được là do lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân quyết định – lại chưa để tâm cần thiết đến mặt nghiên cứu lý luận. 3. Nhầm lẫn về Trung Quốc Nhưng sai lầm đáng buồn hơn cả là nhận thức không nhất quán về Trung Quốc. Trung Quốc công khai tham vọng xâm chiếm Việt Nam. Trung Quốc gây ra cho Việt Nam những tổn thất to lớn trong Hiệp định Genève. Trung Quốc phá hoại cản trở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bất chấp bao nhiêu năm “cùng phe xã hội chủ nghĩa”, từng “anh em bè bạn”, nhưng năm 1979 Trung Quốc đã ngang ngược mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam. Trong suốt 10 năm tiếp theo Trung Quốc liên tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Vô vàn cay đắng thâm thù từ Trung Quốc, làm sao mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, trong thời khắc sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, lại có thể cả tin rằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa là phép màu hoàn lương được dòng máu bá quyền Tần Thủy Hoàng - Mao Trạch Đông, để Việt Nam và Trung Quốc lại là “anh em”, cùng chống kẻ thù ý thức hệ? BỐN HẬU QUẢ THẢM HỌA I. Lệ thuộc về chính trị Thỏa thuận Thành Đô gây ra những hậu quả thảm họa to lớn mà chính những người ký Thỏa thuận đã không ngờ tới. Từ Thỏa thuận Thành Đô, Việt Nam mỗi ngày càng lệ thuộc chính trị hơn vào Trung Quốc. Trung Quốc tiến hành một chính sách bắt Việt Nam dần phụ thuộc chính trị rất thâm hiểm, tập trung trên mấy phương diện sau. 1. Gây ảnh hưởng về nhân sự lãnh đạo Gây ảnh hưởng lên nhân sự lãnh đạo là nhân tố nguy hiểm số một trong chiến lược bắt Việt Nam lệ thuộc của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách loại bỏ, vô hiệu hóa hay giảm ảnh hưởng của tất cả những ai không theo hoặc không ủng hộ Trung Quốc. Sự can thiệp vào công việc nhân sự lãnh đạo Việt Nam của Trung Quốc rất trực diện, thô bạo. Việc yêu cầu loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị trong Hội nghị Thành Đô là một ví dụ kinh điển. Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không dám đưa ông Phạm Bình Minh (con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch) vào chức vụ Ngoại trưởng vì Trung Quốc không chấp nhận. Gần đây Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị cuộc viếng thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường phủ bóng tối. 2. Gây ảnh hưởng về chính sách song phương và đối ngoại Có được ảnh hưởng nhân sự, tổng hợp với các thế mạnh về kinh tế quốc phòng địa lý, và các mánh khóe thâm độc gian xảo, Trung Quốc gây áp lực lên các cuộc đàm phán song phương và chi phối lên quan hệ bang giao quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đã phải nhượng bộ cho Trung Quốc trong Hiệp định biên giới đất liền năm 1999, cũng như trong thỏa thuận phân chia đường biên giới trên biển năm 2000. Việt Nam không dám công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Việt Nam được lợi từ vụ kiện này. Việt Nam không thân mật đến mức liên minh với các nước lớn bởi e dè Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố không liên minh với ai để chống nước thứ ba thực chất là để thanh minh với Trung Quốc. 3. Gây ảnh hưởng về kinh tế Dùng ảnh hưởng về chính trị, dùng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc quyết tâm giành thắng lợi trong đấu thầu các dự án kinh tế chủ chốt của Việt Nam và biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Khi đã có được ảnh hưởng kinh tế, tiến đến lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam và gây áp lực lại về chính trị, bắt lệ thuộc về chính trị. Vòng xoay đó luân hồi kiềm tỏa Việt Nam, bắt Việt Nam không thể rời quỹ đạo xoay quanh Trung Quốc. II. Lệ thuộc về kinh tế Bị lệ thuộc chính trị, nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện. Sự phụ thuộc toàn diện của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thể hiện qua mấy điểm chủ chốt sau đây. 1. Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc Từ các thiết bị máy móc cho đến hàng tiêu dùng, khắp nơi đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Cay đắng hơn đến các mặt hàng nông sản đời sống thường ngày nhỏ nhặt như quả trứng, trái cam, củ tỏi… mà Việt Nam tự sản xuất được thì nay cũng bị hàng Trung Quốc lấn át. Để biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa mạnh hơn nữa, Trung Quốc thúc đẩy mở cửa biên giới để hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đồng thời khuyến khích cho phép buôn lậu qua biên giới những mặt hàng có lợi cho Trung Quốc. Đi xa hơn, Trung Quốc thiết lập mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa và đưa cả người Trung Quốc sang sinh sống bán hàng tại Việt Nam. Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường thuộc địa hàng hóa của Trung Quốc. Trong quan hệ buôn bán hai chiều, Việt Nam còn kém vị thế một tỉnh của Trung Quốc. Bởi lẽ một tỉnh của Trung Quốc còn bán được thiết bị máy móc cho tỉnh khác của Trung Quốc, còn Việt Nam thì chỉ thuàn túy mua, mà không bán lại được cho Trung Quốc máy móc thiết bị công nghệ. 2. Trung Quốc thắng thầu hầu hết các dự án xương sống trụ cột của Việt Nam Trong đấu thầu xây dựng các công trình kinh tế chủ chốt của Việt Nam, Trung Quốc là nước thắng thầu nhiều nhất. Trung Quốc tiến hành một chiến lược giản đơn với chủ trương chào thầu thấp để thắng thầu. Sau đó bằng mọi cách đội giá thầu lên, khiến cho chi phí xây dựng công trình đắt lên rất nhiều, đắt hơn cả giá chào thầu ban đầu của các đối tác khác. Điều nguy hại hơn là, tuy giá thành rất đắt, nhưng Việt Nam lại bị phải sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, năng thuất thấp, chất lượng kém, độc hại cho con người và môi trường. Sản phẩm làm ra kém chất lượng, nhanh hư hỏng. Tất cả các công trình mà nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng, không có công trình nào có chất lượng đảm bảo như của các nước hàng đầu G7, và tai họa hơn là hiệu quả kinh tế rất thấp. 3. Trung Quốc khai thác thu mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Việt Nam Với chính sách “Dùng của người, để dành của nhà” Trung Quốc đã tiến hành chính sách thu mua khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước khi giá còn thấp, để dành tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc cho tương lai. Trung Quốc đã tập trung vào các nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên càng bị Trung Quốc tận thu hết công suất. Việt Nam không phải là nước có nhiều khoáng sản, nhưng tất cả những khoáng sản tiềm năng chủ chốt của Việt Nam đều bị Trung Quốc thâu tóm. Trung Quốc là khách hàng lớn của Việt Nam về than. Hai dự án lớn về bôxít ở Tây Nguyên cũng nhường thầu xây dựng trọn gói cho Trung Quốc, và sẽ bán nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Dự án thép ở Vũng Áng cũng bị Trung Quốc mua lại. Riêng dầu khí ở Biển Đông, không hợp tác khai thác được,Trung Quốc trắng trợn mang giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam để tự khai thác. Thâm hiểm ngang ngược đến thế là cùng. 4. Trung Quốc đầu tư kinh doanh hầu khắp các huyện tỉnh thành Việt Nam Công nghệ lạc hậu, ô nhiễm độc hại, chất lượng tồi, giá thành rẻ, Trung Quốc ồ ạt đầu tư khắp các huyện tỉnh thành của Việt Nam. Đi xa hơn Trung Quốc lập các công ty, cửa hàng đại lý thương mại khắp nơi nơi, tạo nên các làng phố người Hoa khắp cả nước Việt Nam. Bằng cách này Trung Quốc đã hình thành một mạng lưới kinh tế riêng của Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam, cả hàng hóa lẫn con người. III. An ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng Chưa bao giờ an ninh của Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như bậy giờ. Có thể lược nêu một số hiểm họa an ninh quốc gia sau đây. 1. Đội quân người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa người lao động đến khắp sơn cùng thủy tận của Việt Nam, lấy vợ đẻ con, lập nên nhan nhản các làng phố người Hoa. Đây là mối hiểm họa bậc nhất cho an ninh guốc gia. 2. Mạng lưới gián điệp dày đặc Với làng phố người Hoa khắp mọi nơi, với sự thâu tóm các công trình yết hầu kinh tế, mạng lưới gián điệp là ưu thế đặc biệt của Trung Quốc không chỉ trong chiến tranh mà trong mọi đối phó ứng xử với Việt Nam. 3. Nguy cơ bị đánh sập nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các công trình do Trung Quốc đầu tư cũng như do Trung Quốc thắng thầu xây dựng đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tê liệt toàn bộ khi xung đột với Trung Quốc xẩy ra. 4. Các cơ sở quốc phòng của Trung Quốc trên đất Việt Nam Dưới danh nghĩa đầu tư, kinh doanh và nhà thầu, Trung Quốc có thể bí mật xây dựng những công trình quân sự, cài đặt những thiết bị phá hủy khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Các vật tư thiết bị Trung Quốc bán cho các công ty Mỹ đã từng bị Mỹ phát hiện về những chip gián điệp, thì tất cả những điều đã nêu là hoàn toàn thực tế. Chẳng hạn, tử huyệt xung yếu như Đèo Ngang với chiều dài Đông Tây khoảng 50Km đã bị Trung Quốc án ngự bằng dự án cảng Vũng Áng trong 70 năm. Trước đây cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nhận định vùngThanh Nghệ Tĩnh là căn cứ địa khi Trung Quốc huy động 2 triệu quân tấn công Việt Nam từ phía Bắc. Nhưng bây giờ với cảng Vũng Áng và rừng phía Lào đã được Trung Quốc thuê lâu dài, thì việc chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang, nếu không đề phòng trước, đối với Trung Quốc có thể là dễ như “trở bàn tay”. Điều tương tự cũng có thể xẩy ra ở Tây Nguyên khi Trung Quốc tham gia khai thác bôxít và rừng Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã được Trung Quốc thuê đến 99 năm. Phải một lần nữa nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ an ninh của Việt Nam lại mong manh đến vậy từ mối đe dọa Trung Quốc. VI. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm Bị lệ thuộc về chính trị và kinh tế thì độc lập Dân tộc bị đe dọa là điều đương nhiên. Không chỉ thế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã bị xâm phạm. Thực tế cho thấy Việt Nam đã phải nhân nhượng cho Trung Quốc một phần lãnh thổ trên đất liền trong Hiệp ước biên giới Việt –Trung năm 1999. Trong Hiệp ước phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Việt Nam cũng phải nhường lại cho Trung Quốc một phần lãnh hải so với Công ước Pháp –Thanh năm 1887. Việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 và tàu chiến vào sâu lãnh hải Việt Nam và đang xây sân bay ở đảo Gạc Ma cũng là hệ quả của Thỏa thuận Thành Đô. Dã tâm xâm lược Biển Đông của Trung Quốc là công khai ngang ngược trắng trợn. Phải khởi kiện Trung Quốc ngay ra Tòa án quốc tế, dựa vào sự ủng hộ quốc tế để vạch mặt và làm chùn bước chân xâm lược của Trung Quốc. Nếu không hành động cương quyết, lãnh hải sẽ bị Trung Quốc lấn chiếm thêm nữa. Thỏa thuận Thành Đô, đúng như cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nhận xét: Một thời kỳ Bắc Thuộc mới rất nguy hiểm. NĂM BIỆN PHÁP GIẢI THOÁT I. Từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô Lịch sử nhắc đến Nỏ thần và sơ đồ Loa thành mà Trọng Thủy có được. Lịch sử nhắc đến Hiệp ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Lịch sử sẽ nhắc đến Thỏa thuận Thành Đô. Đó là điều chắc chắn. Bởi vậy, muốn giảm bớt hậu quả tai hại của Thỏa thuận Thành Đô trước lịch sử, thì điều cần làm là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô. Thực ra vấn đề cứu vớt sai lầm cho những người đã ký Thỏa thuận Thành Đô chỉ là vấn đề thứ yếu. Điều quan trọng nhất chính là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô để cởi trói cho Dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thoát Trung là cơ hội lịch sử và là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay, bởi nó liên quan đến độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. II. Xóa bỏ tư duy tương đồng thể chế Hiện nay một số người Việt Nam, và ngay cả một số tướng lĩnh, vẫn cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là cùng thể chế xã hội chủ nghĩa, cùng tương đồng ý thức hệ. Và bởi vậy Trung Quốc sẽ thân tình ưu ái với Việt Nam, Việt Nam với Trung Quốc là cùng một phe. Đây là một điều lầm tưởng vô cùng nguy hiểm. Bản thân Trung Quốc đã tự xưng là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với các nước khác. Chủ nghĩa Marx hay bất cứ học thuyết bất kỳ nào khác được lãnh đạo Trung Quốc vận dụng đều bị “Hán hóa” hoàn toàn. Chủ nghĩa Đại Hán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc, dù có được trá hình dưới bất cứ vỏ bọc nào. Việc Việt Nam và Trung Quốc đều do độc đảng lãnh đạo không có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc là anh em, là cùng chung mục đích lý tưởng. Mục đích của Trung Quốc là bá chủ thế giới, bành trướng quyền lực và lãnh thổ, là chiếm được càng nhiều lãnh thổ của Việt Nam càng tốt, và bắt Việt Nam phải hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mục đích này đã được Mao Trạch Đông trắng trợn công khai tuyên bố với cố Tổng bí thư Lê Duẩn, và được giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành không khoan nhượng ngày càng hung tợn hơn trong suốt mấy chục năm qua. Không có tương đồng thể chế, không có tương đồng ý thức hệ, không phải cùng một phe. Việt Nam là miếng mồi của giới lãnh đạo Trung Quốc. Lời phát biểu tại Philippines ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó” phải biến thành hành động. Một trong những hành động thực tế là xóa bỏ tư duy đồng thể chế cùng phe với Trung Quốc để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc. III. Đặt quyền lợi Dân tộc trên quyền lợi của thể chế Ngay cả cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người hiểu âm mưu xâm lược thâm độc của lãnh đạo Trung Quốc, buộc phải cương quyết chống lãnh đạo Trung Quốc, vẫn đã có lúc nghĩ rằng, khi chủ nghĩa xã hội thành công trên toàn thế giới, thì mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ mất đi. Chủ nghĩa xã hội sẽ không bao giờ thành công trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội, mặc dù trên lý thuyết chứa đựng những ý tưởng cao đẹp, nhưng trên thực tiễn tồn tại, là một mô hình què quặt không khoa học. Bởi vậy, vừa mới ra đời chưa lâu, chủ nghĩa xã hội đã bị tiến trình phát triển của xã hội loài người đào thải. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ngay ở nước Nga, nơi đã sinh ra mô hình chủ nghĩa xã hội, sau 74 năm. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ở Đông Âu sau 40 năm. Đối với một nước, mô hình chủ nghĩa xã hội có tồn tại trong một thời gian nào đó, thì đấy chỉ là vấn đề tồn tại của một thể chế, một mô hình nhà nước. Một thể chế chỉ là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của một Dân tộc. Thay đổi thể chế chỉ liên quan đến thay đổi chính sách, đường lối và quyền lợi của một bộ phận thuộc Dân tộc. Không nhóm người này lên cầm quyền thì sẽ có nhóm người khác lên nắm quyền. Nhưng tất cả họ đều thuộc một đất nước. Khi đề cập đến thể chế là nói đến vấn đề nội bộ. Còn khi nói đến độc lập Dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là đề cập đến mối quan hệ với các nước khác. Bởi vậy không thể đặt quyền lợi của thể chế trên quyền lợi Dân tộc. Từ đó suy ra: Bất cứ điều gì có lợi cho thể chế mà không có lợi cho Dân tộc thì dứt khoát không làm. Điều gì có lợi cho Dân tộc nhưng không có lợi cho thể chế thì cũng cứ làm. Dân tộc trường tồn hơn thể chế. Nhắc đến Dân tộc trên bình diện quốc tế là đề cập đến vấn đề quan hệ Quốc gia. Bởi vậy, bất luận có chủ nghĩa xã hội hay không, mối đe dọa từ Trung Quốc không bao giờ triệt tiêu, chí ít là cho đến khi triệt tiêu phạm trù Dân tộc. VI. Cách mạng thể chế Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến phải Đổi mới thể chế trong thông điệp 2014. Đổi mới hoàn toàn thể chế tức là đã Cách mạng thể chế. Một thể chế mới văn minh dân chủ tiến bộ sẽ có nội dung hoàn toàn khác biệt với thể chế Trung Quốc hiện hành, và tự nó là một phép thoát Trung màu nhiệm hiệu quả nhất. Việt Nam cần Đổi mới thể chế nhanh, vì bản thân nhân dân Trung Quốc cũng muốn Thay đổi thể chế, và dứt khoát nhân dân Trung Quốc sẽ làm được điều đó. Vấn đề chỉ ở thời gian. Việt Nam cần thoát Trung trước khi Trung “thoát Việt”. V. Hòa nhập thế giới dân chủ văn minh Xây dựng một nhà nước dân chủ văn minh, hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh hiện đại là biện pháp tốt nhất để bảo đảm nền độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Một mình một đường không giống ai, không phải là sáng tạo độc đáo, mà là tự tụt hậu yếu nghèo, tự cô lập chính mình. Mà đã nghèo khó thì sẽ bị ức hiếp phụ thuộc, sẽ mất đi độc lập Dân tộc và không có khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Khăng khăng duy trì một thể chế lạc lõng để bảo toàn quyền lực, làm đất nước bị tụt hậu yếu nghèo, sẽ có tội trước Dân tộc, có lỗi với cháu con, và sẽ không tránh được sự phán xét khắc nghiệt của hậu thế. Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ cho phép xây dựng được một nước Việt Nam thực sự giàu có hùng cường – nhân tố quyết định sự thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ huy động tổng hợp được sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, tạo nên sức mạnh vô địch trước mọi kẻ thù. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có, lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo còn sang sảng núi sông. Chắc chắn những Hào kiệt mới sẽ xuất hiện để từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô, Cách mạnh thể chế, và đưa Đất nước hòa nhập với thế giới văn minh dân chủ hiện đại. V. T. D. http://boxitvn.blogspot.de/2014/06/thoa-thuan-thanh-o-buoc-lui-lich-su.html
......

Tuyên bố ngày 8/6 của các Hội đoàn Dân sự về Công đoàn Độc lập Việt Nam

  Công đoàn độc lập phải là tổ chức xã hội do chính công nhân thành lập, thật sự hướng đến công nhân, lấy công nhân làm trung tâm và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mỗi công nhân trong từng nhà máy, xí nghiệp. Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi các tổ chức này đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm. Về mặt pháp lý, bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN. Nhưng thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là TLĐLĐVN chưa bao giờ lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp pháp. Thậm chí các cuộc đình công phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc đã vượt tầm kiểm soát như đã xảy ra trong tháng qua. Trong các vụ biểu tình của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh các tổ chức của TLĐLĐVN, được mang danh là đại diện của công nhân, đã hoàn toàn vô dụng và để cho những kẻ xấu lợi dụng gây bạo loạn làm hoen ố hình ảnh công nhân Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có công đoàn độc lập do chính công nhân lập ra, thì chắc chắn sự việc đáng tiếc như vậy đã không xảy ra. Quyền lên tiếng Quyền được lên tiếng để tự bảo vệ những lợi ích của mình trước giới chủ và trước những chính sách bất hợp lý của Nhà nước về thuê và sử dụng lao động là quá cấp thiết đối với hầu hết 5 triệu công nhân Việt Nam! Quyền được tự thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt gần 7 năm qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng mức thu nhập hoàn toàn không đủ sống. Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần. Một khi đã không thể biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và quyền lợi cho công nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống người công nhân đỡ khốn khổ hơn nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia vào cơ chế thương mại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới. Phải thành lập Công đoàn độc lập Truyền thống quan tâm đến chính sách an sinh xã hội và quyền lợi người lao động của những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong TPP là Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khiến Nhà nước Việt Nam phải đối diện với một điều kiện bất khả kháng: muốn vào TPP, Việt Nam phải chấp nhận mô hình Công đoàn độc lập. Những tổ chức nghiệp đoàn lao động có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ như  American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations, Communications Workers of America, International Brotherhood of Teamsters và International Brotherhood of Electrical Workers đều đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP, nếu nhà nước này không thỏa mãn điều kiện hình thành Công đoàn độc lập, không thực hiện những cải cách quan trọng về luật lao động và tự do dân sự, không trả tự do vô điều kiện do cho hàng loạt nhà hoạt động công đoàn độc lập như Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… đã bị bắt giam và bị xử tù. Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, đồng thanh tuyên bố ủng hộ hoàn toàn: 1.     Công đoàn độc lập do chính công dân Việt Nam thành lập và điều hành. 2.     Giới thiệu người tham gia và kêu gọi công nhân gia nhập hội viên. 3.     Vận động các quốc gia và các tổ chức quốc tế ủng hộ và bảo vệ. Đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam ký tên: 1.  Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải 2.  Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng 3.  Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn Đan Quế 4.  Con Đường Việt Nam: Ông Hoàng Văn Dũng 5.  Công Giáo: Lm. Đinh Hữu Thoại 6.  Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A 7.  Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ 8.  Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Kỹ sư Trương Minh Nguyệt, Ls. Nguyễn Bắc Truyển 9.  Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài, Ký giả Trương Minh Đức 10.  Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng 11.  Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi 12.  Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Bà Dương Thị Tân, Cô Huỳnh Thục Vy 13.  Khối 8406: Lm Phan Văn Lợi 14.  Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm, Ông Lê Văn Sóc 15.  Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống: Tu sĩ Lê Minh Triết 16. Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh 17.  Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh 18.  Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng Nguồn: http://fvpoc.org/2014/06/08/tuyen-bo-ngay-86-cua-cac-hoi-doan-dan-su-ve-...
......

Đại Hội Công Giáo Việt Nam kỳ thứ 38

Phóng sự bằng hình: Ngày Chủ Nhật, 08.06.2014: Ngày thứ Hai, 09.06.2014:   Lời chào mừng Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 38 tại Haßfurt, 7.6. - 9.6.2014 Kính thưa Đức Giám Mục Dr. Franz Josef Overbeck, Kính thưa tham dự viên Đại Hội Công Giáo Việt Nam kỳ thứ 38, Kính thưa quý vị, Anh chị em trong Chúa Kitô thân mến, cuối tuần này chúng ta bắt đầu Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 38 tại Haßfurt. Tôi rất vui và lấy  làm vinh dự được gửi đến quý vị lời chào mừng. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là thời điểm tốt để tổ chức Đại Hội, bởi vì vào dịp lễ Hiện Xuống chúng ta tưởng niệm lại biến cố Thiên Chúa gửi Thánh Linh đến các Tông Đồ, để các vị này nói và hiểu nhiều thứ tiếng. Từ ngày này các ngài đã đi rao giảng về những việc làm của Chúa Giêsu. Bởi thế lễ Hiện Xuống được coi là ngày Sinh Nhật của Giáo Hội. Mừng lễ Hiện Xuống còn có ý nghĩa là đức tin Kitô giáo không phụ  thuộc vào ngôn ngữ và lằn ranh biên giới, song con người hợp nhất với nhau không phân biệt chủng tộc. Đại Hội Công Giáo Việt Nam lần thứ 38 ở Haßfurt là bằng chứng hùng hồn cho sự hợp thông trong đức tin này. Nhìn vào tình hình người Kitô hữu trên toàn cầu tôi rất lấy làm lo âu. Hơn một trăm triệu  tín đồ hiện đang là nạn nhân của những vụ bắt bớ, theo phỏng đoán của tổ chức giúp đỡ liên tôn giáo “Open Doors”. Năm ngoái, với lý do “có ý đồ lật đổ chính quyền”, người Kitô-giáo Việt Nam đã bị bắt bớ và giam cầm. Trong bài tường trình vào tháng sáu năm 2013 Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng chỉ trích về sự “kiểm soát chặt chẽ tất cả những hoạt động tôn giáo” ở Việt Nam. Lễ Hiện Xuống tạo nên phép lạ cảm thông vượt qua mọi ranh giới. Con người có thể sống đức tin và công khai tuyên xưng đức tin là quyền căn bản phải được tôn trọng và bảo vệ, không phải chỉ từ năm 1948 khi Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời. Với vai trò Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao tôi luôn tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo, bởi đó là QUYỀN, chứ không phải là đặc ân. Mùa Hiện Xuống mời gọi chúng ta can đảm từ bỏ con đường cũ, để bước đi trên những con đường mới, tới tha nhân và tạo liên đới. Trong ý nguyện này tôi xin kính chúc quý vị tham dự viên Đại Hội Công Giáo năm nay những buổi thảo luận đầy xúc tích và những gặp gỡ sâu đậm. Kính chào thân ái Prof. Dr. Maria Böhmer (Minh Hoài chuyễn ngữ) ------------------------------------------------------Thủ Tướng Tiểu Bang Bayern           Horst Seehofer Lời chào mừng Đại Hội Công Giáo Việt Nam 2014 tại Hassfurt, từ mùng 07. đến mùng 09. tháng sáu năm 2014 Kính thưa toàn thể quý vị tham dự viên, Tôi xin được gửi lời chào mừng nồng nhiệt đến Đại Hội Công Giáo Việt Nam 2014 ! Năm ngoái, khi Đức Giám Mục Gebhard Fürst trở về lại Đức sau hai tuần viếng thăm Việt Nam, đã có nhận định: Giáo Hội Việt Nam là một giáo hội „có đức tin mạnh mẽ, trẻ trung và đầy sức sống“. Qua đó Ngài đã nhắc đến Niềm Hy Vọng mà cố Tổng Giám Mục Sài Gòn, sau này là Đức Hồng-Y Tòa Thánh Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận đã tin tưởng vào. Trong thời gian ngồi tù 13 năm ngay trên quê hương, Ngài đã chuyển được ra ngoài những bài cầu nguyện mà sau này được in thành sách mang  tên „Đường Hy Vọng“. Hy vọng lớn nhất của cố Hồng-Y Nguyễn Văn Thuận là tự do tôn giáo ở Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh. Thật là một điều tốt đẹp khi người Việt, mặc dù đã tìm được cho mình một cuộc sống mới ở Đức, song vẫn gắn bó mật thiết với quê hương. Đường đời của họ thật đặc biệt: Khi qua đây hoàn toàn tay trắng, vậy mà họ đã nhanh chóng hội nhập. Với tính siêng năng và tinh thần kỷ luật họ đã tạo nên một đời sống sung túc cho bản thân và cho đất nước chúng ta. Vì thế người Việt ở Đức được khâm phục . Niềm tin đã giúp rất nhiều cho những người Kitô hữu Việt Nam. „Công giáo“ có nghĩa là „hoàn vũ“. Mỗi người tín hữu tự cho mình là thành viên của Giáo Hội hoàn vũ và nhìn thấy trong các tín hữu khác anh, chị, em của mình. Tôi càng vui mừng hơn vì Đại Hội lần này diễn ra ở tiểu bang Bayern: Haßfurt sẽ giới thiệu cho các quan khách thấy những nét đẹp nhất của thành phố mình, và xin được hân hoan chào mừng các tham dự viên của Đại Hội Công Giáo Việt Nam. Thủ Tướng Tiểu Bang Bayern (Minh Hoài chuyễn ngữ)  
......

Tuyên truyền, sự thật và lòng can đảm

Chiều 5/6/2014, một hội thảo "Làm sao để thoát Trung" diễn ra ở Hà Nội. Một cuộc hội thảo hội tụ khá nhiều những cây đa cây đề của giới trí thức Hà Nội, những người đã ký bản yêu cầu sửa đổi hiến pháp, còn gọi là nhóm 72. Tác giả Lã Việt Dũng   Mặc dù đã có những phát biểu đanh thép, nhưng sự thú vị lại không đến từ những học giả, mà đến từ câu hỏi của các bạn trẻ: - Đồng ý là chúng ta cần thoát Trung, vì chúng ta đang ở bờ vực. Nhưng chúng ta thoát rất giỏi, thoát từ bờ vực này sang cái vực khác còn sâu hơn, thì sao? - Các bác nói phải liên minh với nước khác để thoát Trung, vậy nhỡ đến lúc nước đó có vấn đề với Việt Nam, thì lại tìm nước khác nữa liên minh để thoát à? - Các bác phát biểu rất hay, nhưng đề tài này không mới. TV nói, báo nói, vỉa hè cũng nói. Nhưng sau nói là làm gì? Các bác phất cờ đi? Những câu hỏi đó được sự vỗ tay nhiệt liệt, nhưng câu trả lời là: im lặng! Người cộng sản rất giỏi tuyên truyền, và họ có cả bộ máy để làm việc đó. Chỉ cần quăng những câu hỏi không có đáp án vào sinh viên, vào công chức, vào dư luận viên là mọi nỗ lực thoát Trung, mọi nỗ lực thay đổi sẽ rơi vào bế tắc.   Nếu đưa những câu hỏi trên thoát ra khỏi không gian chật hẹp của buổi hội thảo, vào thế giới tự do, không khó để có câu trả lời. Trong phạm vi của buổi hội thảo, của cái xã hội tù túng, đó không phải là các câu hỏi "không có đáp án", mà là những câu hỏi "không dám có đáp án". Để trả lời các câu hỏi đó, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, chứ không phải "một nửa sự thật" như tinh thần của buổi hội thảo.   Vì chỉ dám tiếp cận "một nửa sự thật", nên ngay từ đầu, chủ toạ - bác Chu Hảo - đã đặt ra một loạt rào cản. Không quá khích (cái dạo này hay được dùng, có vẻ cứ muốn né tránh là người ta đổ cho quá khích), không bức xúc, không đả kích, có quyền dừng những câu hỏi nhạy cảm... đã làm phần hội nhiều hơn phần thảo, nên dù cũng có nhiều phát biểu mạnh mẽ, nhưng né tránh và không giải pháp.   "Một nửa sự thật" đó thể hiện rõ nét trong bài "Làm sao để thoát Trung" của anh Giáp Văn Dương, diễn giả chính của chương trình. Ngay từ đầu, anh đã đặt rào cản bằng cách giải thích sự khác biệt của từ "làm sao" và "làm thế nào". Theo đó, bài của anh chỉ nêu vấn đề "làm sao" mang tính lý thuyết, còn "làm thế nào" là việc của chính phủ.   Bài của anh có thể tóm tắt làm ba phần như sau: 1. Thoát Trung   - Thoát đi đâu: thoát đi ra phần còn lại của thế giới - Thoát cái gì: thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc - Thoát thế nào: muốn thoát khỏi Trung Quốc, cần phát triển hơn Trung Quốc. Vậy nên trả lời câu hỏi thoát thế nào đồng nghĩa với trả lời câu hỏi phát triển thế nào. 2. Làm sao để phát triển: phát triển 7 trụ cột: – Con người tự do – Giáo dục khai phóng – Xã hội dân sự – Hành chính phục vụ – Thể chế dân chủ – Kinh tế thị trường – Nhà nước pháp quyền Anh nêu cả 7 trụ cột, nói kỹ về giáo dục nhưng không chỉ ra được trong hoàn cảnh hiện nay phải ưu tiên cái gì. 3. Chúng ta (cá nhân, không đề cập đến chính phủ) có thể làm gì? - Nâng cao năng suất lao động (tự khai sáng, tự cứu mình, đẩy mạnh khởi nghiệp, sáng tạo, đổi mới, làm việc chăm chỉ...)   Nghe bài của anh, mọi người hiểu: Muốn thoát Trung, phải phát triển, muốn phát triển, phải lao động, việc khác có chính phủ lo! (dạo này chính phủ đang có uy tín, nên nhiều người hay dùng từ "chính phủ lo" thay cho "đảng và nhà nước lo") Đó là một lập luận logic và hợp lý, rất hợp lý nếu chúng ta đang ở ... Mexico, và vấn đề không phải thoát Trung, mà là thoát Mỹ - chỉ cần phát triển hơn Mỹ là thoát. Nhưng ở nơi ấy, trong thế giới tự do, câu hỏi "làm sao để thoát Mỹ" chắc chắn là một câu hỏi ngớ ngẩn. Chính người Mỹ có lẽ đang phải đặt câu hỏi: "làm sao để thoát Mexico".   Vậy đâu là sự thật? Theo tôi, một nửa sự thật còn lại nằm ở câu hỏi: "Tại sao phải thoát Trung?" mà không hiểu vô tình hay cố ý đã bị né tránh (mình đứng lên định hỏi thì bị chặn). Bao đời cha ông ta muốn thoát Trung (cả người Nhật, người Hàn), đến nay chúng ta lại tiếp tục phải thoát Trung. Chúng ta chắc chắn không muốn thoát một nước Trung Hoa dân chủ, vì nó công bằng và đem lại nhiều cơ hội. Chúng ta muốn, và cần phải thoát khỏi một nước Trung Hoa Cộng Sản, như cha ông ta muốn thoát một nước Trung Hoa phong kiến, vì chỉ những nước độc tài toàn trị, độc tài phong kiến mới sẵn sàng chà đạp nhân dân mình, chà đạp nhân dân dân tộc khác để bảo vệ quyền lực của thiểu số, bảo vệ lợi ích của thiểu số và duy trì ý thức hệ của thiểu số.   Sự thật rõ ràng nhưng trần trụi. Chúng ta thoát ý thức hệ của Trung Cộng thế nào, nếu đó cũng là ý thức hệ của chúng ta? Liệu chúng ta có dám thoát nổi mình? Trả lời thẳng thắn câu hỏi đó là điều không thể với bác Chu Hảo, với anh Giáp Văn Dương và những cuộc hội thảo nằm trong toà nhà của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Nhưng khi không thể thì đừng nên nói, đừng nên hội thảo chỉ để nói một nửa sự thật, vì một nửa sự thật vẫn là giả dối, và sự giả dối lại giúp ích đắc lực cho bộ máy tuyên truyền.   "Muốn thoát Trung, phải thoát Cộng. Muốn thoát Cộng, phải dân chủ, đa đảng". Để nói ra điều đó cần một sự can đảm như một cậu bé (có lẽ vì trẻ và ngây thơ) dám hét lên "Hoàng đế cởi truồng!" trong truyện cổ, và để thực hiện nó còn cần sự can đảm gấp nhiều lần. Hi vọng những thành viên trong câu lạc bộ Phan Chu Trinh, những người tổ chức cuộc hội thảo này có thể một lần lên tiếng, một lần thực hiện, một lần can đảm đáp lại lời trách cứ bi ai của cụ:   "Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày." Cuối cùng, xin mạo muội trả lời ý kiến của các bạn trẻ, khi đã mạnh dạn tiếp cận sự thật:   1. Chúng ta đang ở trên bờ vực, đó là bờ vực làm nô lệ cho chủ nghĩa Đại Hán bá quyền Bắc Kinh, bờ vực của sự độc tài toàn trị, không có một bờ vực nào lớn hơn. Vì vậy, khi thế giới văn minh chìa tay cho chúng ta, hãy mạnh dạn nắm lấy và đi cùng họ. Tất nhiên, trong tiến trình dân chủ, chúng ta sẽ có sai lầm, sẽ có va vấp, nhưng hãy tin vào chính mình. Với sự tự do lựa chọn, tự do bầu cử, tự do quyết định, chúng ta sẽ đủ minh mẫn để tìm ra giải pháp cho mình, chắc chắn tốt hơn giải pháp của những người tự cho là đỉnh cao trí tuệ nhưng khư khư ôm lấy cái học thuyết đã thất bại mấy trăm năm.   2. Có thể chúng ta không liên minh với nước này chống nước kia, nhưng chúng ta buộc phải liên minh với nước khác để bảo vệ chủ quyền. Sự liên minh này không phải là sự ràng buộc ý thức hệ, mà là liên minh theo tiêu chuẩn tự do, dân chủ, nhân quyền. Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó, nhưng cái giá phải trả bao giờ cũng rẻ hơn việc mất tất cả vào tay Trung Quốc.   3. Thoát Trung và thay đổi quan hệ với Trung Quốc là một vấn đề phức tạp, nằm ngoài khả năng của một cá nhân, một cuộc hội thảo, của các tổ chức XHDS và nằm ngoài cả khả năng của ĐCS do những ràng buộc và nợ nần hiện tại. Cần phải có những giải pháp chính trị từ những tổ chức chính trị chuyên nghiệp.   Trên đây là những gì mình thu hoạch được sau buổi hội thảo, mong mọi người chỉ giáo!   L.V.D Nguồn: FB Lã Việt Dũng.
......

Không mặc cảm, không ảo tưởng

Mỗi ngày chúng ta nhận được hàng chục, hàng trăm tin tức về các sự kiện, biến cố, những lời tuyên bố, các ý kiến và bình luận, về tình trạng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Ðông. Những người Việt Nam nặng lòng với đất nước đang sống trong một cơn bão thông tin và xúc động. Ðây chính là lúc chúng ta cần giữ lòng bình tĩnh và tỉnh táo, không mặc cảm, không ảo tưởng.   Một thứ mặc cảm nên xóa bỏ là sợ. Một tờ báo Nam Hàn loan tin ngày 23 Tháng Năm, Cộng sản Trung Quốc đưa 300 ngàn quân đến Quảng Tây, nhiều người lo sợ Trung Cộng sắp tấn công đến nơi. Có người ở Hà Nội cho biết đã “thấy trên đường Cầu Rẽ-Pháp Vân có nhiều đoàn xe quân sự chở theo pháo hạng nặng và xe tăng chạy hướng Nam-Bắc nhằm về phía biên giới”; rồi tính chuyện rút tiền ở ngân hàng về phòng bất trắc. Nhưng chiến tranh không dễ gì xảy ra, quyết định gây chiến không giản dị như trong thời trong truyện Tầu, Tam Quốc Chí. Tương quan quốc tế bây giờ cũng không giống năm 1978, 79. Thời 35 năm trước, nước Việt Nam hoàn toàn bị cô lập trong cả vùng Ðông Nam Á cũng như trên thế giới, vì đảng Cộng sản Việt Nam chỉ biết bám lấy Liên Xô, mà Lê Duẩn tuyên bố là tổ quốc thứ nhì của ông. Trung Cộng tấn công, Liên Xô không cứu được, chỉ có dân và lính chết oan khốc. Nhưng nếu bây giờ Trung Cộng định tấn công, thì họ cũng phải tính trước. Giả thử họ đánh, chiếm được Hà Nội rồi thì họ sẽ làm gì đây? Lập thành quận, huyện của Trung Quốc như thời quân Minh; hay lập một chính phủ bù nhìn? Một ngàn năm Bắc thuộc cho thấy dân tộc Việt không bị khuất phục, bây giờ người Việt còn quật cường hơn trước nhiều. Có ai muốn thử sức hay không? Hơn nữa, ngày nay Trung Cộng còn yếu hơn thời Minh Thành Tổ, còn lo đối phó với phản ứng của các nước khác. Mỹ, Úc, Liên Hiệp Âu Châu, Nhật Bản, Ấn Ðộ, không thể khoanh tay nhìn Trung Cộng đánh, chiếm một nước láng giềng mà không làm gì cả. Tối thiểu, họ sẽ trừng phạt về kinh tế từng bước một, như đang áp dụng trong trường hợp Ukraine. Trung Cộng vốn đang bị các nước Ðông Nam Á nghi ngờ và họ càng lánh xa; có nước nào nhìn Trung Cộng lộng hành mà không lo đến số phận mình hay không? Mỗi nước trên đây chỉ cần giảm số hàng nhập cảng từ Trung Quốc 10% thì nền kinh tế đang mong manh sẽ sụp đổ. Putin chưa ngấm đủ các đòn phong tỏa kinh tế mà đã phải rút quân ở biên giới Ukraine về. Kinh tế Trung Quốc còn mong manh hơn Nga nhiều, nếu bị thế giới tẩy chay thì hàng trăm triệu công nhân thất nghiệp, chế độ cộng sản sẽ đổ, làm sao Tập Cận Bình dám gây thêm rắc rối? Ông Tập Cận Bình mới khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không gây thêm rắc rối trong vùng Nam Hải (người Việt gọi là Biển Ðông); mà chỉ có phản ứng cần thiết nếu bị nước khác khiêu khích. Có thể tin rằng đó là chính sách của đảng Cộng sản Trung Hoa. Một mặc cảm lo sợ khác là bị Trung Cộng tấn công về kinh tế. Nhưng kinh tế là những cuộc trao đổi; anh kiếm lời thì tôi cũng kiếm lời; anh làm khó cho tôi thì anh cũng bị thiệt hại. Năm 2010, Trung Cộng đã ngưng nhập cảng cá hồi từ Na Uy để trả đũa việc trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba. Năm 2012, họ cấm nhập cảng chuối từ Philippines sau các cuộc xung đột trên biển. Nhưng cuối cùng, đâu cũng vào đó cả, cả hai nước bị “trừng phạt” vẫn sống ung dung. Kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ rộng lớn, nhưng có lợi cho họ hơn cho người mình. Năm ngoái, hai nước trao đổi hơn 50 tỷ đô la Mỹ về thương mại, trong đó người Việt mua và trả cho Trung Quốc 37 tỷ mà bên mình chỉ bán cho họ được 13 tỷ. Chấm dứt tình trạng cán cân mậu dịch chênh lệch đó thì người Trung Hoa bị thiệt nhiều hơn người Việt. Những năm qua, trong các cuộc đấu thầu ở nước ta, các công ty Trung Quốc trúng thầu 90% các dự án về điện và 80% các dự án về giao thông. Ðó là một tình trạng bất bình thường, đáng nghi ngờ. Có áp lực, tham nhũng, đút lót ở đâu đó, ai biết? Không những thế, các nhà thầu Trung Quốc luôn luôn gây đình trệ khi thi hành dự án, đòi tăng ngân sách mới tiếp tục, lại còn mang hàng chục ngàn công nhân lậu sang chiếm công việc của lao động Việt Nam. Ðó là tình trạng bất bình đẳng nên chấm dứt càng sớm càng tốt. Nếu các công ty Trung Quốc ngưng đầu tư vào mỏ bô xít, ngưng khai thác gỗ rừng ở Việt Nam thì dân Việt còn mừng nữa! Tình trạng kinh tế bị ràng buộc đến mức bị lệ thuộc hiện nay là do chính sách ngoại giao sai lầm của đảng Cộng sản, bám lấy 16 chữ vàng và 4 cái tốt; hậu quả của hội nghị Thành Ðô nhục nhã năm 1990. Chấm dứt tương quan bất bình đẳng đó mới mở được một con đường thoát cho kinh tế Việt Nam trong tương lai.   Tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố nước Nhật sẽ hợp tác với Mỹ, Ấn Ðộ, Úc Châu, cùng bảo vệ luật pháp quốc tế và an ninh hàng hải trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là một lời cảnh cáo trước cảnh Trung Cộng đem giàn khoan dầu tới vùng Biển Ðông. Nhưng mối lo của Trung Cộng không phải chỉ là việc Nhật hứa viện trợ 10 chiếc tầu thủy cho Philippines để bảo vệ hải phận, hay hứa sẽ giúp một chiếc tàu cho Việt Nam. Mối lo chính của Bắc Kinh là nhân cơ hội này ông Abe sẽ tiến hành nhanh hơn quá trình đưa nước Nhật trở lại làm một “quốc gia bình thường,” để tự vệ và bảo vệ các đồng minh, trong đó ông kể tới các nước Ðông Nam Á. Bình thường hóa, nghĩa là Nhật Bản sẽ giải thích lại bản Hiến Pháp hòa bình, tái lập quân đội, sản xuất và xuất cảng vũ khí, gửi quân ra nước ngoài. Cũng tại hội nghị Shangri-La, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ hoan nghênh các ý kiến của thủ tướng Nhật. Ác mộng của Trung Cộng là thấy một nước Nhật Bản tái vũ trang và có thể chế tạo vũ khí nguyên tử bất cứ lúc nào. Theo quyền lợi của những người lãnh đạo ở Bắc Kinh, họ có muốn giúp cho nước Nhật có thêm cơ hội liên kết với các nước Ðông Nam Á và Mỹ chặt chẽ hơn hay không? Phải xóa bỏ hai thứ mặc cảm sợ hãi đối với Trung Cộng. Nhưng cũng không nên nuôi ảo tưởng rằng các nước lớn như Nhật Bản, Mỹ cũng lo việc bảo vệ nước Việt Nam. Các quốc gia trên thế giới đều chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ. Năm 1974, Mỹ không giúp Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, vì lúc đó họ chỉ cần thỏa hiệp để rút khỏi Việt Nam, để lại cho Trung Cộng và Việt Cộng mầm mống một cuộc tranh chấp, thanh toán lẫn nhau sau này.   Tại hội nghị Shangri-La khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel gặp Tướng Vương Quan Trung (Wang Guanzhong), phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Cộng, ông nhắc nhở rằng Trung Quốc đã có những hành động đơn phương gây xáo trộn ở Scarborough Reef, tại Second Thomas Shoal, và đưa giàn khoan dầu tới quần đảo Paracels. Ông Hagel nhắc tới hai vụ gây hấn với Philippines trước, vụ xâm lấn vào lãnh hải Việt Nam sau; vì nước Mỹ có những thỏa hiệp về an ninh, quân sự với Philippines, không có ràng buộc nào với Việt Nam. Cho nên chúng ta không nên nuôi ảo tưởng rằng có thể nhờ vả vào nước Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Cộng. Chính quyền Mỹ luôn luôn khẳng định rằng họ hoàn toàn trung lập về chủ quyền các đảo trong vùng Biển Ðông. Ðối với quyền lợi của dân Mỹ, các mỏ dầu khí dưới đáy biển thuộc chủ nhân nào thì cũng không ảnh hưởng đến việc mua bán của họ. Một nhà bình luận Mỹ đặt câu hỏi: “Chúng ta (người Mỹ) có cần quan tâm đến chuyện một công ty Trung Quốc hay Việt Nam hút dầu từ đáy biển chung quanh quần đảo Paracels rồi đem bán hay không? Chúng ta có quan tâm đến về chuyện một ngư dân nghèo người Philippine hay một ngư dân nghèo Trung Hoa đánh được cá ở Scarborough Shoal hay không? Nước Mỹ có đánh nhau với Trung Quốc về mấy bãi đá và tảng đá ngầm giữa đại dương hay không?” Cuối cùng, cần xóa bỏ các mặc cảm, cũng xóa bỏ cả các ảo tưởng. Người Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào sức mình để bảo vệ quyền lợi quốc gia, những thứ còn có thể bảo vệ được. Chiến lược lâu dài của đảng Cộng sản Trung Hoa là gậm nhấm từng mảnh một, trong khi vẫn nói là sẵn sàng thảo luận với các nước khác trong vùng Biển Ðông, miễn là thảo luận song phương. Trong lâu dài, thủ đoạn này chỉ có lợi cho họ. Họ sẽ đặt thế giới trước những “sự đã rồi,” như việc thành lập huyện Tam Sa trước đây, và việc đem giàn khoan vào hải phận nước ta mới rồi. Thế giới sẽ dần dần chấp nhận những ‘sự đã rồi” này, hoặc chỉ phản đối lấy lệ. Nước Việt Nam không thể để mình bị rơi vào trong cái bẫy đó. Cần có một chính phủ Việt Nam thực sự do dân Việt bầu cử tự do lập nên. Cần có một chính quyền thoát ra khỏi cái vòng dây trói buộc 16 chữ vàng và 4 cái tốt; sẵn sàng giao hảo với các nước khác mà không sợ làm mất lòng Trung Cộng. Cần một chính quyền cho dân được tự do kinh doanh, phục hồi kinh tế để dân giầu, nước mạnh. Muốn như vậy, cần phải chấm dứt chế độ cộng sản. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Sài Gòn: Cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam ngày 5/6/2014

Một cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự và tôn giáo vừa diễn ra tại chùa Liên Trì sáng ngày 5/6/2014. Trong cuộc họp có sự hiện diện 16 tổ chức Xã Hội Dân Sự. Có thể nói, đây là bước khởi đầu mới cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Với những mối lo ngại về hiện tình của đất nước đang diễn ra trong thời gian vừa qua, ngày hôm nay lần đầu tiên các tổ chức XHDS có thể ngồi lại với nhau đánh dấu một bước tiến dài cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Các tổ chức XHDS và tôn giáo có mặt trong buổi họp bao gồm:   1. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự 2. Hội Tù Nhân Lương Tâm 3. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 4. Cao Đài 5. Phật Giáo Hòa Hảo 6. Tin Lành 7. Bạch Đằng Giang Foundation 8. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền 9. Hội Anh Em Dân Chủ 10. Mạng Lưới Blogger Việt Nam 11. Con Đường Việt Nam 12. Hội Bầu Bí Tương Thân 13. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế 14. Liên Đới Dân Oan 15. Hiệp Hội Dân Oan 16. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Bs Nguyễn Đan Quế mở đầu cuộc họp   Mở đầu cuộc họp bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát biểu: "Trải qua những khó khăn trở ngại đến hôm nay chúng ta mới có thể ngồi lại đây với nhau như thế này, đối với 1 xã hội dân sự thì chính sự khác nhau về tư cách, khác nhau về cách làm đã tạo nên sự đa dạng phong phú của phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay. Ngày hôm nay chúng ta ngồi tại đây, không phân biệt tuổi tác, chức sắc, tôn giáo, học hàm học vị xã hội cùng nhau ngồi trao đổi ý kiến với tinh thần cởi mở và dân chủ, cùng nhau ngồi hòa hợp lại để chuẩn bị cho sự thay đổi, chuyển đổi hiển nhiên của xã hội. Nó tùy thuộc vào sức mạnh quần chúng, sức mạnh xã hội dân sự phải đủ mạnh, và cái sự thay đổi đó phải đi ngay vào con đường tự do dân chủ mà dân tộc ta mong muốn, không phụ thuộc vào ngoại bang, không rối loạn không đổ máu." Đại diện Cao Đài phát biểu Nội dung của cuộc họp xoay quanh việc khẳng định các quyền tự do hội họp và lập hội, trao đổi phát biểu về công đoàn độc lập trong diễn biến công nhân bạo loạn vừa qua.   Theo phát biểu của nhà báo Phạm Chí Dũng thì đây là lần đầu tiên tại VN, từ năm 1975 cho đến nay các hội đoàn xã hội độc lập mới có thể ngồi lại với nhau, đây là một sự kiện thống nhất tương đối trong xã hội dân sự Việt Nam. So với cách đây 1 năm thì sẽ không hề có sự kiện này xảy ra, vào tháng 6 năm 2013 là khởi đầu cho chiến dịch bắt bớ 48 blogger trong năm 2012. Như vậy rõ ràng tình hình trong 2 năm vừa rồi đã có sự biến chuyển khá nhanh. Hầu như những người đại diện cho các tổ chức XHDS đã không bị chặn tại nhà, an ninh cũng không chặn ngoài kia mà họ chỉ nhìn theo dõi từ xa. Điều đó cho thấy rằng đây là một xu thế thay đổi tất yếu, cuộc họp mặt này tiếp nối cuộc gặp mặt các bạn blogger với phái đoàn thường trực Châu Âu của Liên Hiệp Quốc vào ngày 20 tháng 5 vừa qua. Và đó là một cuộc gặp đầu tiên của cơ quan Liên minh Châu Âu ngay thủ đô Hà Nội với các hội đoàn dân sự độc lập. Trước đây, chưa từng có tiền lệ này và đây là điều đáng ngạc nhiên. Việc thứ hai thúc đẩy cuộc họp mặt này chính là việc Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 vào thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ xưa đến nay dù xã hội có thối nát rệu rã như thế nào nhưng cứ mỗi khi đất nước lâm nguy thì lòng người lại hội tụ, cứ mỗi đất nước lâm nguy thì lại có một hội nghị Diên Hồng, nếu không phải Diên Hồng do nhà nước tổ chức thì cũng có Diên Hồng trong lòng dân và từ người dân mà ra.   Anh Phạm Chí Dũng cho rằng, cuộc họp này là một hội nghị Diên Hồng nhỏ, cùng nhau ngồi lại tìm cách phát triển đất nước, làm sao để khắc phục những khó khăn của đất nước hiện nay. Một trong những khó khăn đó chính là họa xâm lăng của Trung Quốc. Trong bối cảnh tàu hải giám Trung Quốc đang liên tục vây hãm tàu hải giám Việt Nam, thì Việt Nam cần phải có mối quan hệ đối tác chiến lược với phương tây đặc biệt là Hoa Kỳ, liên quan đến vấn đề hiệp định TPP và bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nhà nước Việt Nam phải nhận ra đây là một cơ hội. Trong những diễn biến nhanh chóng hiện nay anh Phạm chí Dũng cho rằng, có thể đã có sự thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và nhà nước Việt Nam khiến một số quan chức Việt Nam đột ngột thay đổi thái độ quay sang ủng hộ những điều luật mà trước đây nhà cầm quyền ngăn cấm như việc hội họp, lập hội, biểu tình và có thể sẽ là thành lập công đoàn độc lập. Đã đến lúc các hội nhóm dân sự thống nhất lại và tận dụng cơ hội trong thời gian sắp tới, làm sao có thể phát triển về mặt số lượng, nâng cao chất lượng trong sinh hoạt XHDS, tác động nhằm thay đổi thể chế chính sách có tiêu cực trong đời sống nhân dân. Đặc biệt là cần phải hình thành công đoàn độc lập.   Nói về việc hình thành công đoàn độc lập, thầy Thích Thiện Minh phát biểu ý kiến: "Công đoàn hiện tại của nhà nước Việt Nam là một công đoàn phục vụ cho quyền lợi của đảng, cho nên các công đoàn hiện tại trong các công ty chỉ nhận lương của ban giám đốc, của các công ty đặt trụ sở tại Việt Nam chứ không phải nhận lương từ những người công nhân tự chính mình thành lập công đoàn để bảo vệ cho mình. Chính vì đó, mà công nhân đứng lên đình công, biểu tình không được hướng dẫn dẫn dắt sẽ trở thành làm những việc sai trái thậm chí vi phạm pháp luật. Chính vì lẽ đó mà 3 bạn trẻ Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là những người tự nguyện thành lập công đoàn để hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tuy nhiên những bạn trẻ đó lại bị bóp nghẹt tiếng nói và đang nằm trong lao lý, mà chúng tôi thấy rằng các việc làm của bạn trẻ là đúng đắn phù hợp với xu thế quốc tế, phù hợp với các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã kí kết và tham gia..." Trong buổi họp mặt, các tổ chức xã hội dân sự đã thống nhất với nhau về các quyền tự do hội họp và lập hội, đặc biệt là việc thành lập công đoàn độc lập, yêu cầu nhà nước trả tự do cho 3 nhà hoạt động bảo vệ công nhân là Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Hoàng Quốc Hùng, thảo luận phương hướng đấu tranh dân chủ và việc làm truyền thông xã hội sao cho hiệu quả. Kết thúc cuộc họp các nhóm xã hội dân sự thống nhất với nhau 1 tháng họp một lần để cùng nhau ngồi lại bàn thảo về hiện tình của đất nước cũng như phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay.   Được biết, một phái đoàn phật giáo Hòa Hảo đã bị an ninh ngăn chặn đến buổi họp mặt ngày hôm nay. Phía Lãnh Sự Quán Đức được mời đến dự buổi họp cũng bị chặn khi xe ngoại giao đi vào chùa Liên Trì. Các chốt cảnh sát giao thông được đặt rải rác khắp con đường đi đến chùa. An ninh mặc thường phục cũng được huy động đến rất đông, họ quay phim chụp hình từng người đến tham gia cuộc họp. Tuy nhiên họ chỉ quan sát từ xa và không có sự ngăn chặn thô bạo nào từ phía nhà cầm quyền. Một nhà nước pháp quyền cần phải phát triển một nền dân chủ xã hội mà trong đó xã hội dân sự là một xu thế tất yếu không thể thiếu được. Hình thành xã hội dân sự ta có thể hạn chế bớt đi nạn quan liêu, tham nhũng, hối lộ, tham ô quyền thế và cửa quyền. Và chính những đoàn thể xã hội độc lập ra đời sẽ bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình. Chẳng hạn như nghiệp đoàn của các luật sư, các tổ chức từ thiện, các tổ chức tôn giáo độc lập, các hội dân oan, đặc biệt là công đoàn độc lập bảo vệ cho công nhân cần phải hình thành. Nó phù hợp cho xu thế tất yếu phát triển của toàn cầu không riêng Việt Nam. Mặc dù trong quốc hội đã bàn thảo về việc hình thành các tổ chức dân sự nhưng vẫn thực hiện nhỏ giọt, chưa giải quyết đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân trong nước, đặc biệt là các đoàn thể xã hội. Cho nên những yêu cầu của 16 tổ chức XHDS là quyền được lập hội, quyền hội họp, quyền biểu tình và quyền thành lập công đoàn độc lập là những yêu cầu hoàn toàn chính đáng. Việc diễn ra cuộc họp này là việc thể hiện những yêu cầu chính đáng ấy, nhằm đưa ra các yêu sách yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cần phải đáp ứng những nhu cầu xã hội tất yếu này của nhân dân. Một số hình ảnh trong buổi họp mặt:   Ký giả Trương minh Đức, đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ phát biểu Cô Trần Thị Hài, đại diện cho Hội Phụ Nữ Nhân Quyền   blogger Nguyễn hoàng Vi, đại diện Mạng Lưới Blogger Việt Nam   Anh Peter Lâm Bùi, đại diện Con Đường Việt Nam   Anh Hoàng Dũng, đại diện Hội Bầu Bí Dân oan Trần Ngọc Anh, đại diện phong trào Liên Đới Dân Oan   Phạm Bá Hải, đại diện Bạch Đằng Giang Foundation   nguồn: http://www.danluan.org/tin-tuc/20140606/
......

Từ Thiên An Môn đến Bắc Phong Sinh

Hai mươi lăm năm đã trôi qua, kể từ cái đêm 3/6 và suốt ngày 4/6/1989 khi quân đội theo lệnh lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Xe tăng cán nát tất cả, từ xe đạp đến xương thịt, đến sọ não sinh viên. Nhiều cựu lãnh tụ sinh viên, dù còn trong nước hay đang sống lưu vong, vẫn không quên được hình ảnh các bạn học của họ bị sát hại.   Hà Tiểu Thanh, khi ấy là một học sinh Trung Học, kể lại rằng sau cuộc thảm sát, cô quay lại trường với một băng đen tưởng niệm những người bạn đã khuất trên tay áo. Cô đã bật khóc khi bị nhà trường buộc cô phải tháo băng đen xuống. Sau này, cô tâm sự trong một cuốn sách: “tôi đã nghĩ rằng mọi việc xem như đã chấm dứt… Song, bằng cách nào đó chính vào ngày 4 tháng 6 các hạt giống dân chủ đã được gieo trong tim tôi, và nỗi khát khao tự do và nhân quyền đã ấp ủ. Như vậy hóa ra đó không phải là một sự kết thúc, mà là một sự khởi đầu khác”.   Ngô Nhĩ Khai Hy, một lãnh tụ sinh viên nổi tiếng vào lúc ấy và là nhân vật thứ hai trong danh sách bị Bắc Kinh truy nã. Khai Hy kể lại rằng anh đã được nhiều người dân ủng hộ, che dấu, giúp anh thành công vượt qua biên giới trốn ra nước ngoài. Lúc ấy, có cả một mạng lưới ở Hồng Kông đã tìm cách giúp đỡ cho các sinh viên như Khai Hy thoát khỏi sự truy nã gắt gao của giới lãnh đạo Trung Quốc. Ngô Nhĩ Khai Hy xuất thân từ một gia đình trí thức gốc Duy Ngô Nhĩ (tức Tân Cương cũ bị Trung Quốc xâm lấn). Cho đến nay, anh vẫn không chấp nhận việc bị áp bức bởi một chế độ độc tài và vẫn không thể sống an nhàn khi nghĩ đến những người đã chết trong vụ thảm sát ấy.   Nhân nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước.Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm. Có người dường như còn chưa chết, tay bấu chặt vào thành xe; cho thấy rõ công an Việt Nam và công an Trung Quốc cố tình làm ngơ mặc cho họ chết dần. Tất cả quang cảnh trên cùng thái độ giải giao lập tức những người còn sống - toàn phụ nữ và trẻ em - cho công an Trung Quốc, đã cho thế giới thấy sự tuân phục đối với Bắc Kinh, sự vô nhân đạo và yếu kém của một nước chủ nhà. Ngoài việc trao trả ngay những người tị nạn đáng thương kia cho công an Trung Quốc, nhà nước còn chỉ đạo không được dùng chữ Tân Cương khi nói về nhóm người tị nạn này, để tránh nhắc đến quê hương của họ, nơi đang bị Trung Cộng xâm lấn và đàn áp.   Họ không thể là nhóm người khủng bố hay bạo động khi dẫn theo cả vợ, con gái cùng con nhỏ. Nhưng khi biết là sẽ bị trao trả lại cho công an Trung Quốc, những con người tuyệt vọng này đã giật súng kháng cự, gây ra cái chết cho hai sĩ quan biên phòng, và đưa đến cái kết quả đau thương sau đó - hai người Duy Ngô Nhĩ tự bắn vào mình tự sát và ba người khác đã nhảy lầu tự tử! Điều gì đã làm cho những người Duy Ngô Nhĩ này chọn cái chết thay vì để cho công an Trung Quốc dẫn độ về quê hương của họ? Duy Ngô Nhĩ hay còn gọi là Uighur, là một dân tộc từng sống và làm chủ đất nước Tân Cương. Dân tộc này xưa kia đã từng thống trị vùng Trung Á hơn một ngàn năm, còn gọi là Đế Chế Duy Ngô Nhĩ. Trong quá trình lịch sử vùng Trung Á, dân tộc Duy Ngô Nhĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc, đậm nét về cả văn hóa và truyền thống trong các sắc dân sinh sống tại đây. Các nhà thám hiểm Âu Châu, Âu Mỹ và Nhật Bản đã từng kinh ngạc trước những tác phẩm giá trị và một nền văn minh phát triển của dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, một quốc gia với một lịch sử lẫy lừng và một nền văn hoá lâu đời không có gì bảo đảm là dân tộc đó không bị đồng hóa. Duy Ngô Nhĩ đã tuột dốc nhanh chóng sau khi bị nhà Thanh xâm lược. Từ đó, họ đã luôn bị các triều đại Trung Hoa nhiều lần tiêu diệt đẫm máu để ngăn ngừa sự trỗi dậy giành độc lập của họ.   Thi sĩ Abduhalik Uyghur, người xứ Turpan, có chân trong phong trào cách mạng đã viết bài thơ mang tên Oyghan “Hãy Thức Dậy”. Bài thơ nhằm đánh thức dân tộc Duy Ngô Nhĩ trước nguy cơ bị Hán hoá, bị tiêu diệt bởi người Trung Hoa. Ông viết: “Này người Duy Ngô Nhĩ khốn khổ, vùng dậy! / Ngủ thế đủ quá rồi / Giờ này bạn chẳng còn gì cả…”. Ông kêu gọi đồng bào, những người anh em cùng chiến hào hãy thức tỉnh để tự cứu mình, cứu lấy đất nước trước khi quá trễ. Abduhalik Uyghur bị một lãnh chúa người Hán xử tử hình năm 32 tuổi vì tội “làm dấy lên tư tưởng dân tộc” của người Duy Ngô Nhĩ trong các tác phẩm của ông.   Ngày nay, Tân Cương cũng như Tây Tạng đều bị Trung Quốc chiếm đóng dưới danh nghĩa “tự trị”. Tân Cương là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, kim loại và Uranium. Mỗi năm Tân Cương đã cung ứng một số lượng dầu thô khổng lồ đứng vào hàng thứ hai cho Trung Quốc. Chiếm Tân Cương, Bắc Kinh cho thực hiện mưu đồ bành trướng dần dần bằng cách cho di dân ồ ạt đến nơi này, biến dân bản địa trở thành nhóm dân thiểu số. Nhiều cuộc xung đột đẩm máu đã xảy ra giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ, đến nỗi Bắc kinh có lúc đã huy động đến 10 ngàn cảnh sát có vũ trang và xe bọc thép đến để đàn áp 1 cuộc biểu tình. Tiếp sau những lần xung đột, là hàng trăm bản án tử hình dành cho người Duy Ngô Nhĩ. Cũng theo tin từ BBC, trong suốt mười năm qua, nhiều nhân vật nổi của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ đã bị Trung Quốc bắt giam, hoặc truy đuổi khiến họ phải trốn ra nước ngoài tị nạn.   Những người Duy Ngô Nhĩ ở bước đường cùng đã đi qua cửa ngõ Việt Nam để tìm một con đường sống với thế giới bên ngoài, nhưng ước mơ của họ đã lụi tàn ngay ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, trên một đất nước vẫn tự hào rằng lòng nhân ái là đạo lý ngàn đời của dân tộc. Đó là chưa kể từ năm 1986 cho đến nay, tức từ khi có chính sách  mở cửa ra với thế giới tự do, Việt Nam đã và đang nhận biết bao nhiêu khoản tiền viện trợ nhân đạo của thế giới hàng năm. Đặc biệt là nỗ lực cứu đói sau 10 năm (1975 đến 1985) xây dựng khuôn mẫu xã hội XHCN thuần tuý.   Số phận của những người Duy Ngô Nhĩ 2 tháng trước cũng nhắc nhở chúng ta về thân phận người tị nạn Việt trong quá khứ. Hơn ba mươi năm về trước, cả thế giới đã rúng động về làn sóng người tị nạn Việt Nam. Rúng động vì sự ra đi bất chấp hiểm nguy, bất chấp mạng sống của họ; không biết có bao nhiêu con tàu mong manh đã biến mất trên biển đông đầy sóng gió!   Một dạo các ngư phủ Thái Lan khi ra khơi đã hãi hùng vội quay tàu trở về đất liền khi phải chứng kiến những thi thể của người Việt tị nạn bị vướng vào lưới cá. Tuy nhiên, thế giới lúc đó đã mở rộng vòng tay nhân ái đối với người Việt, như họ đã mở rộng vòng tay đối với những sinh viên Thiên An Môn. Những chiếc thuyền xác xơ vì cướp biển, những khuôn mặt sợ hãi, tuyệt vọng, thất thần sau đoạn đường dài xuyên qua Cam bốt đã được chào đón bằng vòng tay nhân hậu, nồng ấm của các nước tây phương, ngay đến cả những đất nước xa xôi nhỏ bé như như Israel và New Zealand. Riêng quốc gia Thụy Sĩ, ngày đó đặc biệt đã ghé vai gánh cái gánh nặng của nhân loại bằng cách chỉ nhận riêng những gia đình có con em bị bệnh tâm thần.   Đối với mọi loại người tỵ nạn, nhà cầm quyền Việt Nam, nay đã vào làm thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, họ có biết các quyền của những người tỵ nạn này không? Tại sao nhẫn tâm để những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị giết chết trên đất Việt Nam và nhẫn tâm hơn nữa là đẩy vợ con họ trở vào bàn tay tàn ác của công an Trung Quốc? Như vậy họ có khác gì những tên hải tặc Thái trên biển, và những tên cướp Miên trên bộ gần 4 thập kỷ trước? Chưa kể dân tộc Việt hiện nay cũng đang trong nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm như dân tộc Duy Ngô Nhĩ.   Nhìn những sự nhẫn tâm của những kẻ cầm quyền đối với người tỵ nạn Việt Nam sau 1975 đến các sinh viên Trung Quốc tỵ nạn sau biến cố Thiên An Môn 1989, đến những người Duy Ngô Nhĩ tỵ nạn năm 2014, liệu khi các lãnh tụ CSTQ và CSVN cùng gia đình họ chạy ra nước ngoài xin tỵ nạn như đã thấy ở các nước cựu độc tài, chính phủ các nước tự do có ghi nhớ cách hành xử vô nhân đạo của họ hôm nay không?  
......

Dư luận Nhật về quyết định ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam

Ngày 02/06/2014 vừa qua, hầu như tất cả cơ quan truyền thông ở Nhật đều loan tải tin tức về chuyện Tokyo tạm ngưng viện trợ ODA cho Hà Nội và các khoản cho vay mới cũng bị tạm ngưng. Quyết định này đã được ông Ishikane  Kimihiro, Vụ trưởng vụ Hợp tác Quốc tế thuộc bộ Ngoại giao Nhật, thông báo trong cuộc họp với ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng  bộ Giao thông -Vận tải.   Phản ứng chung của dư luận Nhật về quyết định này khá phức tạp. Một mặt, trên nhiều diễn đàn Internet và trong các cuộc phỏng vấn của báo đài Nhật trên đường phố, hầu hết dân Nhật đều đồng ý là không thể để tiền thuế của dân Nhật tưởng là giúp nước Việt Nam nhưng lại chạy vào túi riêng của các quan chức tham nhũng Việt Nam. Họ tán thành quyết định tạm ngưng viện trợ ODA cho đến khi nào phía Việt Nam thật sự điều tra làm rõ nội vụ. Tuy nhiên, không ít các nhà phân tích thời cuộc đặt câu hỏi: tại sao chính phủ Nhật lại đưa ra quyết định vào thời điểm này, khi mà chính phủ Nhật đang khuyến khích Hà Nội chọn thái độ mạnh mẽ hơn trong việc chống Trung quốc bành trướng ở biển Đông.   Thật vậy, vì tin ngưng ODA liên quan tới mối lo hàng đầu là chống Tàu của dân Nhật nên truyền thông tại đây dành nhiều thời giờ ôn lại toàn bộ nguyên nhân dẫn đến quyết định này. Chẳng hạn như trong bản tin vào lúc 22 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 6, đài truyền hình quốc gia Nhật NHK ôn lại chuyện cán bộ, quan chức cao cấp Việt Nam nhận tiền hối lộ từ công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) trong dự án xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt do quỹ ODA của Nhật tài trợ. Vụ hối lộ này bị phát giác vào cuối tháng 3 năm nay và chính phủ Nhật đã yêu cầu phía Việt Nam điều tra làm rõ sự việc hầu ngăn chận tệ nạn hối lộ. Thoạt tiên phía Việt Nam nhanh lẹ đáp ứng ngay lời yêu cầu này. Họ biết nếu không hợp tác điều tra sẽ bị Nhật tạm ngưng viện trợ ODA như hồi cuối năm 2008 với vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhận hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái bình dương (PCI) để cho công ty này trúng thầu xây cất Đại lộ Đông Tây. Vào tháng 4/2014, Thứ trưởng Giao thông & Vận tải của Việt Nam là ông Nguyễn Ngọc Đông đã bay sang Nhật để thu thập các thông tin chính thức từ cơ quan công tố Nhật về vụ công ty JTC đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Trước khi trở về nước, ông Thứ trưởng Đông cũng tuyên bố với báo chí Nhật rằng Việt Nam cam kết hợp tác tích cực để đẩy mạnh điều tra hầu xử lý vụ việc. Sau  2 tháng chờ đợi, quyết định ngưng viện trợ ODA của chính phủ Nhật cho thấy phía Việt Nam đã không thật sự hợp tác và đẩy mạnh điều tra như lời ông Thứ trưởng Đông cam kết. Trong khi đó, phía Nhật đã xử xong vụ công ty JTC vào ngày 25/04/2014 với phán quyết  công ty này có tội. Trong số các hình phạt, công ty JTC cũng bị cấm không được đấu thầu các dự án theo vốn ODA trong vòng 1 năm rưởi. Phán quyết này đã làm cho công ty JTC mất mặt và uy tín đến độ Tổng  Giám Đốc công ty, ông Kakinuma, đã xin lỗi và từ chức sau đó.   Giới truyền thông Nhật cũng đặt câu hỏi tại sao báo đài Việt Nam không đề cập gì đến một sự việc đáng chú ý như vậy. Chẳng hạn như trong phần thời sự quốc tế của đài truyền hình Sakura TV Cable kênh số 132, đài này thắc mắc trong khi trên trang nhà của bộ Ngoại giao Nhật, bộ phận trách nhiệm viện trợ ODA Nhật đăng rõ ràng là Nhật Bản tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam nhưng ngay cả bộ Giao thông & Vận tải của Việt Nam cũng chẳng hề đề cập đến chuyện này, chứ chưa nói gì đến các báo đài khác. Đây không phải là một sự việc nhỏ. Nó  ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Việt Nam, vậy mà nhà cầm quyền vẫn không cho dân biết. Nội thái độ đó cũng cho thấy khó mà có được sự hợp tác đúng nghĩa từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Không chỉ dân Nhật mà nhiều chính phủ khác đang theo dõi sự việc. Nếu Hà Nội không tự  loại bỏ được cái ‘’rỉ sét’’ đó đi, thì không phải chỉ Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia khác cũng sẽ ngưng viện trợ. Theo một số nhà ngoại giao tại Tokyo, thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam qua lời của ông Phùng Quang Thanh tại cuộc Đối thoại Shangri-La 13 diễn ra ở Singapore vừa rồi cũng đã góp phần dẫn đến quyết định tạm ngưng ODA. Nếu ông Phùng Quang Thanh tuyên bố một thái độ cương quyết bảo vệ lãnh hải, lãnh đảo của Việt Nam trước sự xâm lược của Trung quốc giống như ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố tại Miến Điện và Philippines, thì có lẽ Thủ tướng Abe đã tìm một giải pháp khác. Quyết định tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam vừa cho thấy sự thất vọng của chính phủ Nhật vừa cho thấy thế bí của họ không thể biện minh với công chúng Nhật nếu tiếp tục đổ tiền của dân ra biển./.
......

Không hiểu nổi chế độ CSVN

Có những sự việc và phát ngôn mình không thể nào hiểu nổi. Đó là nói lịch sự, chứ nói thẳng thừng thì chắc nặng nề lắm và khó coi trên mặt chữ. Tất cả có lẽ nói lên sự lúng túng hoặc bất đồng quan điểm trong giới cầm quyền VN về cách đối phó với kẻ thù. Cũng có thể nói những điều khó hiểu này bất bình thường vì nó thể hiện một rối loạn tâm lí hoặc rối loạn suy nghĩ ở những người có trách nhiệm. Khi được phóng viên AP hỏi tại sao Chính phủ không cho người dân biểu tình trước đại sứ quán Tàu, viên phát ngôn của Bộ Ngoại giao VN nói: “[…] Còn thông tin tại sao Chính phủ không cho người dân biểu tình. Xin khẳng định thông tin đó không có cơ sở. Người dân VN có quyền biểu thị yêu nước theo quy định của pháp luật.” Không biết nói ra câu này viên phát ngôn có cảm thấy xấu hổ không nhỉ? Qui định của pháp luật là gì trong khi Quốc hội chưa thông qua luật biểu tình? Sự thật rành rành là khi người dân xuống đường phản đối hành động xâm lược của Tàu thì bị các lực lượng cảnh sát và an ninh trấn áp một cách … tận tình. Trong khi đó báo chí VN hồ hởi đưa tin các nhóm sinh viên và người Việt ở nước ngoài biểu tình chống Tàu. Thái độ của chính quyền VN chưa hẳn là “khôn nhà dại chợ”, nhưng có thể xem là double standard – lưỡng chuẩn, một chuẩn dành cho người Việt trong nước và một chuẩn dành cho người Việt ở nước ngoài.   Còn Phùng đại tướng thì nói "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng". Thế thì những chiếc tàu cá của ngư dân VN bị tàu của kẻ thù đâm vào cho chìm và gây thương tích và tử vong thì có phải là “đang phát triển tốt đẹp”? Chẳng lẽ phát triển tốt đẹp bằng cái giá máu và mạng sống của ngư dân Việt Nam? Thật khó chấp nhận phát biểu này.   Báo chí VN dùng cụm từ “vô nhân đạo” để chỉ hành động tàu của Tàu đâm vào tàu cá VN. Nhưng tôi lấn cấn cụm từ “vô nhân đạo”. Theo tôi hiểu nhân đạo là tình thương yêu đồng loại và tôn trọng giá trị đạo đức và phẩm giá con người. Bọn Tàu cộng xâm phạm lãnh hải VN là quân cướp. Quân cướp không thể nào có “nhân đạo”. Vậy thì kì vọng vào lòng nhân của quân cướp Tàu cộng chẳng khác gì van xin vào lòng nhân từ kẻ sát nhân. Không thể gọi hành động đâm vào tàu VN là “vô nhân đạo”; phải gọi đó là “thói côn đồ”, quân ác ôn, quân thú tính. Phải gọi đúng tên đúng việc như thế, chứ không có chuyện nhân đạo hay vô nhân đạo ở đây. Thật chẳng biết nói gì khi báo chí VN có vẻ tự hào về những chuyến luồn lách và trốn chạy của tàu cảnh sát biển VN. Có lẽ buồn, nhưng cũng tức giận. Thuở đời nay tàu mình chạy trốn trên vùng biển của mình thì có gì là đáng tự hào?! Bọn cướp nó chẳng những nhởn nhơ mà còn truy đuổi tàu chấp pháp của mình. Thế có phải là nhục không? Phải nói là rất đau khi đọc những bản tin như thế. Đau chứ chẳng có gì đáng tự hào cả. Càng đau hơn khi Nhà nước hô hào và khuyến khích ngư dân bám biển trong khi họ chẳng được ai bảo vệ. Ở nước ngoài, mỗi khi nơi nào có biến động, chính quyền có nhiệm vụ cảnh báo công dân mình không nên ghé qua những nơi đó. Còn đằng này chính quyền VN khuyến khích ngư dân đi vào vùng nguy hiểm. Điều đáng khâm phục là ngư dân VN vẫn ra khơi dù biết rằng những chuyến đi như thế là rất nguy hiểm. Đến khi bị kẻ thù phá hoại và gây tử vong thì cũng chẳng ai quan tâm. Đúng là “mang con bỏ chợ”. Có chăng là vài dòng chữ tuyên dương trên báo chí. Mạng sống và danh dự của người Việt thấp như thế chăng? Không biết có chính quyền nào trên thế giới (ngoại trừ VN) làm như thế với công dân mình. Đúng là có những điều mình không hiểu nổi. Không hiểu tại sao cho đến nay sau hơn 1 tháng Tàu cộng xâm lược biển ta mà chẳng có một lãnh đạo nào điều trần trước quốc dân. Không hiểu nổi tại sao chính quyền không cho người dân phản đối quân xâm lược. Không hiểu nổi trong khi tình hình căng thẳng và chết chóc trên biển Đông mà vẫn có vị tướng tuyên bố rằng tình hình tốt đẹp. Không hiểu nổi tại sao mình chạy trốn ngay trên vùng biển của mình, và mình lấy đó làm niềm tự hào. Không hiểu nổi khi người ta kì vọng lòng nhân đạo của quân cướp biển và quân thảo khấu. Có thể nói tất cả những khó hiểu trên là những nghịch lí bất thường trong một xã hội và thể chế cũng bất thường chẳng kém.   Theo Blog Ba Sàm
......

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Hậu quả đi dây Trung – Mỹ : Ai là kẻ thù số một ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á 2014 và sự nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam   http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/06/20140605-ctm-...   Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á IISS (hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 được tổ chức tại Singapore từ ngày 30/5 đến ngày 1/6 năm nay có sự tham dự của 450 đại biểu, gồm các quan chức quân sự cấp cao, các chuyên gia an ninh, và bộ trưởng quốc phòng các nước, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Malaysia, Indonesia, Australia, Việt Nam, Singapore, Pháp, New Zealand… Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam làm nóng diễn đàn Shangri-La năm nay.   Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là diễn giả chính tại lễ khai mại diễn đàn hôm 30/5, đã cam kết ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Sáng 31/5/2014, tại Hội nghị đối thoại Quốc phòng an ninh châu Á (Shangri La 2014), tướng Phùng Quang Thanh có bài phát biểu bày tỏ quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Nội dung bài phát biểu đó là gì và đã được dư luận phản ứng ra sao mời quý thính giả theo dõi phân tích của nhà báo Phạm Chí Dũng với phóng viên Trần Quang Thành của đài Chân Trời Mới. *** -       Trần Quang Thành : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng, hôm nay lại gặp nhau để bàn về tình hình đất nước. Thưa nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG , trong hội nghị Sangrila vừa rồi đã để lại điều gì ấn tượng nhất, đáng quan tâm nhất thưa nhà báo? -       Phạm Chí Dũng : Ấn tượng nhất là lời phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh. -       TQT: Tại sao lại quan tâm về lời phát biểu của ông ta? -       PCD : Trong khi tình hình nước sôi lửa bỏng Trung Quốc xâm lấn Việt nam đã cận kề, ông đại tướng vẫn cho rằng chưa có gì là  biến động cả, mọi chuyện vẫn tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc vẫn là bạn. Ngay cả ông Đặng Ngọc Tùng chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam còn phải nêu rằng đây là một bài học cho tất cả những ai mơ hồ về 16 chữ vàng và 4 tốt, trong khi một đại tướng nắm trọng trách toàn bộ lực lượng quân đội Việt Nam mà lại phát biểu như thế thì người ta quá thất vọng. Và rõ ràng là ông Phùng Quang Thanh, mặc dù có tần suất xuất hiện trên báo chí, công luận ít thôi,nhưng lần xuất hiện này lại gây thất vọng rất lớn và có lẽ làm giảm sút đáng kể uy tín của ông không chỉ trong dư luận trong nước mà cả trên chính trường quốc tế. -       TQT : Ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bảo là Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng mọi tư liệu,mọi chứng cứ để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, hoặc là để phanh phui những hành động xâm lược của Trung Quốc. Thế giữa ông thủ tướng và ông đại tướng có gì là mâu thuẫn nhau không thưa nhà báo? -       PCD : Cả hai ông đều là tướng, nhưng họ có mâu thuẫn và bất nhất với nhau. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có một lời tuyên bố tương đối kiên quyết và được dư luận đánh giá là lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông đã dám có can đảm để nói thẳng ra một điều là “không có tình hữu nghị viển vông”. Tôi đặc biệt chú ý tới tính từ “viển vông” mà ông dùng, đó là một tính từ không nằm trong các văn bản của nhà nước. Trong khi đó văn bản đọc tại hội nghị Shangri-la của Đại tướng Phùng Quang Thanh nghe nói đã được Bộ Chínhtrị duyệt từng câu từng chữ, và ngay cả cách đọc của ông cũng không được thuyết phục vì nó hơi bị vấp váp. Như vậy giữa hai vị tướng này đã có sự mâu thuẫn về mặt quan điểm đường lối, đối sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, và tôi cho đó không phải là một điềm lành đối với Việt Nam. -       TQT : Như vậy phải chăng trong Bộ Chính trị đã có sự rạn nứt ? -       PCD : Tôi nghĩ là rạn nứt thì đã từ lâu rồi. Người ta khác nhau về quan điểm đối ngoại và đặc biệt là khác nhau về quan điểm đi dây như thế nào giữa Trung Quốc và Mỹ. Việc đó đã xuất hiện vào tháng 5 năm 2013 khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và phía Hoa kỳ là tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu dục ở Washington, và sau đó đến chuyến đi của ông Trương Tấn Sang thì người ta rộ lên những lời đồn đoán về một sự khác biệt nào đó, một sự khác biệt khá lớn. Nhưng chỉ đến gần đây khi mà xảy ra sự kiệngiàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt nam thì tất cả những mâu thuẫn mới bộc lộ ra và làm người ta thấy nhiều khác biệt về quan điểm. Tôi cho rằng rất cần trong lúc này phải có một sự đồng nguyên trong Bộ Chính trị, trên tinh thần dân tộc và cần phải có một Hội nghị Diên Hồng để các vị tướng có thể nói với nhau về làm cách nào để bảo vệ đất nước, bảo vệ cho chính gia đình và cho chính họ. Nhưng rất đáng tiếc là cho tới nay họ vẫn lúng túng và tất cả dường như vẫn đang chờ đợi nhau. Người ta nói rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đưa ra những lời tuyên bố thẳng thừng, kiên quyết như vậy, nhưng ông ta vẫn phải chờ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị lại chờ vào ông Nguyễn Tấn Dũng, tất cả vẫn đang chờ nhau trong khi  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đang chờ kết quả chuyến đi của ông Phạm Bình Minh Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao, còn ông Phạm Bình Minh chắc chắn phải chờ ông John Kerry là ngoại trưởng Mỹ. Nhưng chuyến đi sắp tới của ông Phạm Bình Minh cũng không suôn sẻ lắm vì ông Phạm Bình Minh lại còn phải chờ Bộ Chính trị, còn cho đến giờ Bộ Chính trị Việt Namlại đang chờ những động thái của phía Mỹ. Trong khi đó về phía Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ đã đưa ra lời tuyên bố cứng rắn với TrungQuốc về chuyện khả năng Mỹ có thể đưa binh lực tới khu vực Biển Đông để giải quyết những xung đột vũ trang có thể phát sinh tại khu vực và cũng là để bảo đảm cho những lợi ích của người Mỹ về vấn đề tự do hàng hải, an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông. Đó là một động thái khá kiên quyết về phía Mỹ theo một lối mở mà như tư lệnh của quân đội Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương - ông Locklear -đã tuyên bố, đã bắn tiếng trên Reuters là phía Mỹ có thể xây dựng một đối tác chiến lược với phía Việt Nam. Mà trở thành đối tác chiến lược thì anh có thể hình dung nó cần thiết với Việt Nam thế nào rồi, bởi vì trước đây ông Trương Tấn Sang chưa thể hy vọng việc trở thành một đối tác chiến lược mà chỉ là đối tác toàn diện mà thôi. Đối tác chiến lược ở đây phải nói tới là chiến lược về an ninh và về quốc phòng, đó chính là điều mà người Việt Nam cần nhất hiện nay, hơn cả Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái bình dương (TTP). Chỉ có đối tác chiến lược đầy đủ với Hoa kỳ mới có thể tạo ra một hàng rào chắn, một lá chắn đủ mạnh, đủ xung lực, đủ hỏa lực để ngăn chặn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Các động thái gây hấn của Trung Quốc là không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biên giới phía Bắc, đó là điều cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Nếu như Việt Nam không thể đạt được điều đó thì có thể nói là không có một điều gì, không có một con người nào, không có tài sản của một quan chức nào ở Việt Nam có thể an toàn. -       TQT: Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam hiện nay dường như có những mâu thuẫn trống đánh xuôi kèn thổi ngược: ông Nguyễn Tấn Dũng chờ Bộ Chính trị, Bộ Chính trị lại chờ ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế thì phải chăng có một sự chờ một điều gì khác nữa, đó là chờ vào phương Bắc ? -       PCD : (cười) … Điều đó tôi chưa nói ra. Đó chính là một sự chờ đợi ngấm ngầm. Nhưng có điều là tôi thực sự không biết chắc là ai đang chờ đợi “phương Bắc”, và nếu có những người chờ phương Bắc thì họ đang chờ đợi điều gì?Có lẽ nào họ chờ đợi một sự bạo động mới như ở Đồng Nai, Bình dương hay một số nơi nào đó khác chăng? Đó chính là một ẩn số, một câu hỏi rất khúc mắc mà người dân Việt Nam đang rất muốn biết,nhưng cho tới nay chưa ai giải thích rõ ràng rằng lực lượng nào đủ mạnh, tôi xin nhấn mạnh là “đủ mạnh”, đứng sau lưng giật dây bạo động ở Bình Dương và ĐồngNai. Nếu theo cách tuyên truyền giải thích của một số cơ quan nhà nước về ba “đối tượng” mà người ta cho rằng có sự giật dây của Việt Tân và cung cấp tiền bạc của Việt tân để tạo ra cuộc xuống đường của hàng chục ngàn công nhân ở Bình Dươngvà Đồng Nai, thì điều đó quá nguy hiểm đối với nhà nước. Bởi vì chỉ có ba con người mà có thể tạo ra một cuộc bạo động lớn như vậy thì với ba chục hoặc ba trăm người của Việt Tân từ hải ngoại mà về Việt Nam thì sẽ như thế nào? Lý lẽ đó không thuyết phục và dư luận hiện nay vẫn còn đang rất hoài nghi rằng có một lực lượng nào đủ lớn, đủ sâu để có thể chi phối một việc như vậy. Người ta cũng nghi ngờ rằng việc đó có bàn tay của tình báo Hoa Nam Trung Quốc đã tạo ra những cơn kích động sâu rộng có thể gây ra những mầm mống nội loạn ở Việt Nam. Và nếu mầm mống nội loạn ấy đủ lớn thì chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra, đó là lúc mà thể chế chính trị Việt Nam phân hóa sâu sắc và có thể tan rã bởi những động thái giật dây của tình báo phương Bắc.Lúc đó người phương Bắc sẽ tràn vào phương Nam theo những kịch bản đã từng xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử. -       TQT : Quay trở lại vấn đề Hội nghị Shangri-la, ông đánh giá thế nào về những khác biệt trong hội nghị này? Quốc tế thì rất quan tâm, rất lo ngại cho Việt Nam, ví dụ như thủ tướng Nhật, nhưng Việt Nam thì lủng củng với nhau như vậy thì liệu chúng ta giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào? -       PCD : Tôi không ngạc nhiên về thái độ lủng củng hay là bất nhất, chần chừ của phía Việt Nam, vì điều đó diễn ra từ lâu rồi, đặc biệt là trong mối quan hệ “anh em môi răng” với phương Bắc. Nhưng điều quá khó khăn với họ là thế này: hiện nay phương Bắc không còn là gây hấn thuần túy mà đã là một mối họa xâm lăng, giàn khoan 981 là một trong những bước đi đầu tiên của Trung Quốc để tạo ra một nền tảng trong chiến lược gây hấn khiêu khích và xâm lấn dài hạn đối với Việt Nam trong tương lai không xa. Mối họa đã rất cận kề. Người ta cũng đã thấy là người Mỹ đưa tay ra. Người Mỹ đưa tay ra vì lợi ích của họ ở khu vực Biển Đông, đó là giao thương hàng hải và tất cả những gì mà họ coi là mặt quân sự có thể chi phối được khu vực, không chỉ là khu vực Nam Á mà cả Đông Á nữa. Trong lúc đó Việt Namcần phải tận dụng cơ hội này, khi mà ông Locklear Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái bình Dương ra tuyên bố về khả năng Mỹ và Việt Nam có thể có quan hệ đối tác chiến lược. Tôi cho rằng nhà nước Việt Nam phải bắt nhịp ngay cái tần số và cơ hội đó. Nhưng Hội nghị Shangri-la đã chứng tỏ bản lĩnh quá yếu kém của phía Việt Nam. Hoàn toàn không đạt yêu cầu khi đưa một ông bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra để chỉ nói những câu văn vẻ không có nghĩa gì hết, gây phản cảm rất lớn trong dư luận, cho thấy một vị thế quá yếu kém của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Điều đó gây ra hậu quả là quốc tế họ coi thường Việt Nam, họ đánh giá Việt Nam là chỉ có lời nói mà không có hành động, mà nếu như chỉ có lời nói mà không có hành động thì khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì quân đội ViệtNam sẽ đánh nhau như thế nào đây với một vị đại tướng nói không nên lời? Đó là điều quá rõ. Trong khi đó, phía Mỹ đã chủ động đưa ra đề xuất thành lập một khối đồng minh quân sự Đông Á bao gồm người Mỹ, người Nhật Bản, người Philippines và tất nhiên cả Việt Nam. Tôi cho đây là một cơ hội cuối cùng của Việt Nam. Nếu nhà nước Việt nam không biết tận dụng cơ hội này thì không biết đến bao giờ người Mỹ mới đưa ra cơ hội lần thứ hai, và chắc chắn là trong năm nay sẽ chưa có một hiệp định TTP nào cả, cũng không có vũ khí sát thương nào hết, và sẽ không có bất kỳ một ân hạn nào đối với Việt nam trong việc giải quyết những lợi ích giữa hai quốc gia Mỹ – Việt. -       TQT : Việt Nam chủ yếu là mua vũ khí của Nga để phòng thủ đất nước. Việt Nam có hai đồng minh chiến lược không lồ là ông Trung Quốc và ông Nga, nhưng vừa rồi khi mà xảy ra vấn đề Biển Đông thì ông Putin lại đứng bên ông chủ tịch Tập Cận Bình. Vậy nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG bình luận thế nào về cái ông đồng minh chiến lược Nga ? -       PCD : Tôi cho rằng ít nhất về vũ khí và khí tài quân sự Việt Namnhập từ Nga thì chất lượng của vũ khí và khí tài quân sự đó đã không còn bảo đảm nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Thực tế thì Việt Nam nhập khẩu đến 90% vũ khí và khí tài quân sự từ Nga.Chẳng hạn đó là các hệ xe tăng họ T, trước đây là T-34, rồi đến T-54, T-55, sau này là T-72 đến T-90, cũng như một số máy bay SU hay là MIC, hay là tên lửa…,nhưng tất cả những vũ khí như vậy về chất lượng không thể bằng Trung Quốcđược. Trong khi đó người Trung Quốcnhập khẩu những vũ khí tối tân hơn hẳn từ Nga, họ có những tàu ngầm rất lớn mà chất lượng quân sự cao hơn hẳn những gì mà Nga bán cho Việt Nam. Như vậy hình ảnh mà Pu-tin đứng cạnh Tập Cận Bình với một hợp đồng khí đốt lên tới hơn 400 tỷ USD trong dài hạn cho thấy chắc chắn là giữa người Nga là ông Putin đã có một thỏa thuận, và thực sự họ là một đồng minh trên một mặt trận đối trọng với người Mỹ. Việt Nam chỉ là một mắt xích nhỏ trong tất cả những mối quan hệ này thôi. Theo tính toán của Bắc Kinh và Moscow thì sự kết hợp của hai lực lượng này có thể trở thành một siêu cường, và Bắc Kinh đặc biệt mong muốn điều đó, vì Bắc Kinh cho tới giờ chỉ có thể coi là một cường quốc chứ chưa thể gọi là một siêu cường. Nhưng một cường quốc như Trung Quốcvẫn còn khá nhiều vấn đề bổ khuyết, nhất là vấn đề kinh tế và nội chính, nên ông Tập Cận Bình và bộ sậu của ông ta chắc chắn là muốn có một quan hệ sâu sắc hơn với Moscow, bất chấp cuộc chiến từng xảy ra giữa hai quốc gia vào những năm 1960. -       TQT : Nhìn lại vấn đề Việt Nam trong vòng cả tháng qua,điều gì ông cảm thấy lo lắng nhất và điều gì ông thấy tin tưởng và lạc quan nhất ? -       PCD : Điều lo lắng nhất cũng trở nên bình thường nhất, vì tôi không ngạc nhiên về những gì đã xảy ra ở Việt Nam. Sự lo lắng nhất đến từ những yếu kém của nhà nước Việt Nam mà chúng ta vẫn thường gọi là thái độ nhu nhược. Bất kỳ khi nào trong lịch sử ViệtNam diễn ra hiểm họa ngoại xâm thì gần như đều xảy ra những dao động trong nội bộ Việt Nam. Lần này mới chỉ một giàn khoan 981 mà dường như mọi chuyện đã rối tung lên, thì nếu như có thêm vài cáigiàn khoan nữa hoặc có thêm một ít động thái quân sự xâm lược khiêu khích và gia tăng vũ trang từ phía Trung Quốc thì không hiểu mọi chuyện sẽ thế nào? Đó là điều đáng lo lắng nhất, nhưng theo tôi cũng trở nên bình thường vì chúng ta hoàn toàn không ngạc nhiên về tất cả những gì đã diễn ra từ trước đến nay trong nội bộ Việt Nam. Còn điều đáng lạc quan nhất thì thế này, chính ra tôi đã nêu ra với anh TRẦN QUANG THÀNH trong vài bài phỏng vấn trước rằng người Việt Nam chúng ta phải cám ơn Trung Quốc vì họ đã tạo ra sự kiện giàn khoan 981, nhưng họ đã không tính toán kỹ, họ không nghĩ rằng giàn khoan 981 mà đứng phía sau là toàn bộ Bắc Kinh đã tạo ra một sự kích động lớn như thế, làm cho những người theo chủ thuyết ngả sang phương Tây đã dứt khoát, quyết đoán hơn, và dường như đang có một làn sóng chạy về phương Tây vì đó là lối thoát duy nhất. Đó chính là tín hiệu lạc quan nhất, và tôi cho là đó cũng là lối thoát của dân tộc Việt Nam, vì cho tới nay chúng ta cần phải xác định rằng ai là bạn và ai không phải là bạn – là kẻ thù. Từ trước tới giờ Trung Quốc được coi là đối tác chiến lược lớn nhất của Việt Nam trong số hàng chục đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập, nhiều đến mức mà người ta cho rằng Việt Nam đã bị lạm phát đối tác chiến lược. Vài năm trước khi xảy ra làn sóng đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước, đã có nhiều ý kiến nêu rằng quá nhiều đối tác chiến lược thì khi xảy ra tình trạng khó khăn với Việt Namthì như bị gây áp lực quân sự, chẳng hạn từ Trung Quốc, thì các đối tác chiến lược khác sẽ không có trách nhiệm gì cả, họ xem đó là vấn đề riêng tư của Việt Nammà thôi, tức sẽ không có một nguồn lực tập trung để giải quyết vấn đề Việt Nam khi mà nguồn lực đó bị dàn trải quá nhiều. Bây giờ hiện thực đó đang xảy ra sờ sờ trước mắt khi mà Trung Quốc gây ra áp lực với Việt Nam, bởi trong những ngày đầu tiên Việt Nam hầu như không được sự lên tiếng ủng hộ nào từ cộng đồng quốc tế. Họ thờ ơ, thậm chí trên kênh CNN toàn là những người đại diện ngoại giao của Trung Quốc phát biểu chứ không phải là đại diện ngoại giao của Việt Nam. Mãi sau này đại diện ngoại giao của Việt Nam mới có cơ hội trên CNN, nhưng đã quá muộn. Đã đến lúc cần phải xem lại ai là thù, ai là bạn. Và thay vì xác định Mỹ là kẻ thù số một theo truyền thống trước đây của lịch sử chính trị Việt Nam thì hãy nên xem lại rằng kẻ thù đó còn ở quá xa, và từ 40 năm qua kẻ thù số một đó chưa từng làm cái gì xấu xa đối với Việt Nam. Ngược lại trong mười năm qua Việt Nam được lợi quá nhiều về kinh tế khi xuất siêu 15-16 tỷ USD vào thị trường Mỹ, trong khi nhập siêu 23-24 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc. Vậy thì bất lợi nằm ở đâu, lợi ích nằm ở chỗ nào? Ai xâm lược Việt Nam, ai không xâm lược Việt Nam? Ai chìa tay ra đối với Việt Nam? Phải xem lại điều đó để thấy rằng Hoa Kỳ và phương Tây là lối thoát không chỉ với giới chính khách Việt Nam mà còn đối với cả dân tộc Việt Namtrong tương lai. -       TQT : Xin cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về cuộc hội luận hôm nay. http://radiochantroimoi.com/tieng-noi-da-nguyen/nha-bao-pham-chi-dung-ho...
......

Những nỗi sợ quanh giàn khoan 981

Nói cũng chẳng dám   Cho đến nay sự kiện giàn khoan HD 981 đã kéo dài một tháng. Với một lực lượng và phương tiện nhỏ nhoi, ít ỏi, nhưng tinh thần yêu nước cao vòi vọi; các chiến sĩ cảnh sát biển và ngư dân ta hàng ngày vẫn dũng mãnh liều thân lăn xả vào quần thảo với một lực lượng hàng trăm tàu to súng lớn của kẻ cướp nước để quyết tâm bảo vệ biển – đảo tổ quốc. Trong khi đó thì cả tháng qua những người lãnh đạo cao nhất đảng Cộng Sản Việt Nam chưa ai lên tiếng trong cương vị lãnh đạo đất nước của họ đối với vấn đề giàn khoan, ngoại trừ một số tuyên bố khá cứng rắn của ông Nguyễn Tấn Dũng trong cương vị thủ tướng. Thế nhưng bài diễn văn của đại tướng Phùng Quang Thanh trong Hội nghị Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore cuối tuần qua lại như gáo nước lạnh dội vào những tuyên bố “có lửa” trước đó của ông ta. Bàn cũng không được   Sự kiện Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến Hoàng Sa là một biến cố chấn động. Nó không chỉ khiến người Việt cả ở trong lẫn ngoài nước phẫn nộ, mà cả một số nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới cũng phải lên tiếng. Đã có một số nhận định cho rằng, khi đưa giàn khoan đến khoan thử trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là Trung Cộng đang công khai hoá ý đồ của họ trong tiến trình xâm lược và dần dần chiếm trọn biển Đông. Thế nhưng, tập thể lãnh đạo cao cấp nhất của đảng CSVN dường như vẫn coi như chẳng có chuyện gì xẩy ra. Họ lo họp hội nghị trung ương đảng của họ, chẳng phải để bàn chuyện đất nước lâm nguy, mà để bàn chuyện sắp xếp nhân sự cho kỳ đại hội đảng kỳ tới và chuyện...văn hoá, một vấn đề mà nghị quyết đại hội đảng nào cũng đề ra nhưng tình trạng văn hoá (nói chung) vẫn ngày càng be bét. Bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 9 của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có một đoạn rất ngắn đề cập qua loa về tình hình biển Đông “phức tạp”, nhưng cũng đoạn đó ông lại đặc biệt chú trọng đặc biệt đến việc đối phó với 4 nguy cơ (1) có thể khiến đảng phải tiêu vong. Điều này cho thấy đảng chỉ lo củng cố và bảo vệ đảng chứ không hề lo mất nước. Xin gặp cũng không cho   Được biết, ông Nguyễn Phú Trọng có xin gặp Tập Cận Bình hai lần nhưng chẳng được chấp thuận. Đây là một hình ảnh vô cùng ấn tượng, vì lịch sử Việt Nam hơn 200 năm trước cũng có một hình ảnh tương tự như vậy. Lúc đó Tôn Sĩ Nghị đem quân sang chiếm nước ta. Mỗi buổi sáng vua Lê Chiêu Thống đến chầu chực trước dinh họ Tôn, hôm nào vui thì Tôn Sĩ Nghị cho gặp, hôm nào buồn thì cho lính hầu ra đuổi về. Thời gian tuy cách nhau hơn 2 thế kỷ, nhưng hình ảnh Lê Chiêu Thống của thế kỷ 18 và hình ảnh Lê Chiêu Thống của thế kỷ 21 xem ra chẳng khác nhau lắm. Chỉ có điều là thời ông vua Lê Chiêu Thống nước ta không mất một tấc đất nào, còn ngày nay thì mất đất, mất biển, mất đảo và nhiều thứ khác.   Tuy không biết cụ thể những gì ông Nguyễn Phú Trọng định “khấu tấu” với ông Tập Cận Bình, nhưng cứ nhìn lại từ công hàm Phạm Văn Đồng đến hội nghị Thành Đô, rồi 4 tốt – 16 chữ vàng, Nam Quan, Bản Giốc,... đến mấy bài viết mang tính cách năn nỉ ỉ ôi "mất bát nước đầy" trên báo đảng gần đây..... thì người ta có thể nói chắc như đinh đóng cột là: nếu được gặp lãnh đạo nước Tàu thì ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục con đường “vừa lùi vừa lạy” của lãnh đạo đảng CSVN chứ không có gì khác. Đại cục hóa ra chỉ là một cục lớn Cuối năm 1912 ông Nguyễn Phú Trọng và Tướng Nguyễn Chí Vịnh mang từ Bắc Kinh về cái “đại cục” giữa hai nước”. Chẳng biết cái “đại cục” đó nó có to bằng giàn khoan HD 981 hiện nay hay không, nhưng qua những tuyên bố sau đó (như được trích dẫn lại dưới đây), thì chắc chắn đó chỉ là “đại cục” giữa hai đảng Cộng Sản anh em, chứ chẳng liên quan gì đến đất nước và dân tộc Việt cả. Bởi vậy, dù có vụ việc giàn khoan 981 thì sự chuẩn bị nhân sự cho kỳ đại hội đảng sắp tới tại hội nghị trung ương 9 cũng khó thoát khỏi tinh thần của những tuyên bố này. Đây không phải là điều võ đoán, mà theo thông lệ, những nhân vật chóp bu của đảng ít nhiều đều phải có sự chuẩn nhậm từ Bắc Kinh.     (Hai nhà lãnh đạo Việt - Trung) khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được hai bên không ngừng củng cố, phát triển và truyền mãi cho các thế hệ mai sau" (2)     Tân Hoa xã cũng dẫn lại lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi tiếp Đại sứ Khổng Huyền Hựu khẳng định rằng, quan hệ giữa hai nước đã được củng cố và đã trở thành tài sản vô giá của nhân dân hai nước (3). (Bản tin này đã bị xoá trên trang mạng báo Lao Động)     Tướng Nguyễn Chí Vịnh (tuy là thứ trưởng quốc phòng nhưng lại hay tuyên bố và làm những việc của bộ ngoại giao) trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đầu năm 2013 viết như sau: “Di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính là sự tương đồng ý thức hệ. Điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc… Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam”.(4) “Tài sản quý báu chung của hai đảng”, “tài sản vô giá của nhân dân hai nước”, “di sản quý báu hàng đầu là sự tương đồng ý thức hệ”, hay “4 tốt – 16 chữ vàng” trước đó v.v... có thể đều là những cái phao cho lãnh đạo đảng bám vào trong thời buổi chiều tàn của ngôi vị cai trị; nhưng rõ ràng là chẳng giúp ích gì cho Việt Nam trước nguy cơ xâm lược hiện nay. Cục xương "công hàm" nuốt hay nhả Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng không được Tập Cận Bình cho bệ kiến, bộ ngoại giao tiếp tục sự nghiệp “ôm chân nước mẹ” của đảng, nhưng cả 20 lần nhào đến ôm đều bị đá ngược trở lại. Trung Cộng bảo rằng, công hàm (hay công thư đều cùng một nghĩa) Phạm Văn Đồng ký nhượng Hoàng Sa -Trường Sa cho họ rành rành ra đó. Thế là bức công hàm của đảng CSVN do ông Phạm Văn Đồng ký 56 năm trước, và đảng vẫn chủ tâm quanh co dấu diếm từ hàng chục năm nay, đã trở thành lớn chuyện. Nó càng quan trọng hơn vì qua tinh thần công hàm đó mà Trung Cộng đã tuyên bố coi vùng biển được ký nhượng là vùng “hạch tâm nghĩa lợi” (quyền lợi cốt lõi) của họ. Vì vậy không còn gì để bàn luận thêm về chủ quyền ở đó nữa. Chuyện công hàm Phạm Văn Đồng đã được các diễn đàn “lề trái” thảo luận, mổ xẻ theo đủ chiều từ mấy năm nay nên không cần nhắc lại ở đây. Dù rằng, cho đến khi văn bản đó chưa được một cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền cao hơn thủ tướng (người ký công hàm) phủ định, thì nó vẫn tiếp tục là một phương tiện ngăn chặn con đường pháp lý của Việt Nam, đồng thời là cơ sở cho Trung Cộng tiếp tục lấn chiếm biển, đảo. Nhưng sợ nhất vẫn là các bí mật Bắc Kinh chưa tung ra Bắc Kinh biết họ đang nắm "phần hồn" của giới lãnh đạo đảng CSVN và trong những năm qua vẫn thường xuyên nhắc Hà Nội là họ sẵn sàng bật mí các bí mật đó qua việc thỉnh thoảng lại xì ra thêm một ít bí mật về đời tư ông Hồ Chí Minh với đầy đủ bút tích, hình ảnh. Nhưng còn rất nhiều những bí mật khác trong tay Bắc Kinh còn động trời hơn nhiều, như các điều khoản ký kết ở Thành Đô mà tới giờ Hà Nội vẫn giấu hơn cả bí mật quốc gia; đến các bản đồ ký kết biên giới suốt từ năm 1999 mà tới ngay Hà Nội vẫn không dám để dân biết; đến các hình ảnh chụp cảnh ăn chơi sa đọa của TBT Lê Khả Phiêu bên Tàu; đến các điều khoản mà TBT Nông Đức Mạnh, TBT Nguyễn Phú Trọng đã âm thầm ký riêng với Bắc Triều; đến danh sách các quan chức ở thượng tầng đảng CSVN đã nhận quà khủng của Bắc Kinh. Đó mới là cái "cán" mà Bắc Kinh đang nắm. Và chỉ cái "cán" đó mới giải thích được thái độ chịu nhục siêu phàm của toàn bộ phận lãnh đạo CSVN hiện nay. Nhưng điều làm nhiều người Việt tức điên lên được là các tuyên bố của giới lãnh đạo rằng họ đang nhẫn nhịn như thế là vì đất nước và dân tộc Việt Nam. === Ghi chú: 1. Bốn nguy cơ được thông qua ở hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ (tháng 1/1994) gồm: a/ Nguy cơ tụt hậu, b/ nguy cơ chệch hướng chính trị, c/ nguy cơ tham nhũng tràn lan và d/ nguy cơ diễn biến hoà bình. Tài liệu học tập do Ban văn hoá tư tưởng Trung ương phổ biến trong nội bộ đảng còn nhấn mạnh: trong 4 nguy cơ kể trên, nguy cơ diễn biến hoà bình là nghiêm trọng hơn cả. 2. http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1366&Chitiet=40314&Style=1 3. http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Truyen-thong-Trung-Quoc-dua-tin-ve-chuyen-... 4. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art... Nguồn: viettan.org  
......

Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau: - Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có tác hại phản quốc phải hủy bỏ”. - Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (hình bên), giữa hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, vì thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này thành một “công thư”, coi văn bản này “không có giá trị, vì anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là “hời hợt”, chỉ là “cãi chày cãi cối”, là “vô trách nhiệm”! - Vì vậy. để hủy bỏ được công hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”. Đấy là những kết luận dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.   1/ Một Công hàm đã bán chủ quyền, đã “phản động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?   2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào? Mọi người đều thấy Công hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.   - Muốn bảo vệ cái nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lý của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự che mắt mình và che mắt dân, chứ không thể cãi được với kẻ xâm lược tinh quái đã “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục được công lý quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần lãnh thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh thổ ấy đang thuộc phần quản lý của đồng bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho” cũng chẳng hại gì? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy không bao giờ thay đổi” kia mà? Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một” thì khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc của mình bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý), sao không có một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì một vùng biển đảo của Tổ quốc đã vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt. - Tóm lại là cố gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay). Khi Trung Quốc đã chốt được tính pháp lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc nhiên đã vô hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh cãi sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn không dám kiện Trung Quốc, viện lý do rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đã phóng uế vào!). Kiểu chống đỡ lúng túng này chỉ bởi vì ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ.   - Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy” như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng - Hồ Chí Minh thì đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước đây đã ký, Trung Quốc có quyền đòi hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ tướng sau đã nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ còn một cách: Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới. Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy không? Khó khăn cốt lõi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng!   3/ Thoát Cộng được lợi những gì? Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu, thoát Cộng hay “vượt qua chính mình” thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng vì đúng thực chất nhất. Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản thì phải gánh chịu những tai hại gì? - Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược. - Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng… - Còn giữ Cộng sản thì quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự thì bị lỏng ra, ví dụ giới lãnh đạo thì bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích, lãnh đạo thì ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn còn cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh? Trái lại, chỉ cần thoát Cộng thì tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không cần bất cứ một nghị quyết “hòa hợp hòa giải” nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không thì Diên Hồng mãi mãi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.   4/ Thoát Cộng dễ hay khó? - Sẽ quá khó, quá gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là một cuộc cọ xát nảy lửa, đã xảy ra bắt bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống? - Nhưng không, sẽ vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến thì Đảng có mất chỉ mất cái danh hão mà được tất cả. Chẳng những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị cầm quyền còn được nhân dân yêu quý và biết ơn thật sự, không còn tình trạng “thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đã từng bắn tiếng rằng nếu người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán thì dân sẵn sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại không? Quả bóng cứu dân cứu nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm quyền biết xử lý thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút mãi bóng vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả bóng về chân mình mà xử lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã diễn tả bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…   H.S.P. (2-6-2014) Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2014/06/thao-luan-ve-giai-phap-lay-lai-hoang...
......

Hồ Gươm nổi sóng!

Tại sao đồng bào ngoài nước lại bảo vệ lá cờ (vàng 3 sọc đỏ) này một cách kiên quyết như thế !?   Tôi ra Hồ Gươm thật sớm, sau khi nhận được dòng tin ngắn từ Th., một người bạn thân đang sống tại Tokyo rằng sẽ có biểu tình vào trưa nay, ngày 31/5 để phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Và cũng từ người bạn này, bằng thiết bị viễn thông di động, tôi thức dậy sớm hơn mọi ngày vì nôn nao được nhìn cũng như nghe từng tiếng hô nức lòng vang dội giữa thủ đô xứ Phù Tang, nơi tôi đã trải qua một quãng đời tuổi trẻ với nhiều kỷ niệm đẹp. 10h sáng Hà Nội, sau ngụm cà phê cuối cùng của quán cóc cạnh bờ hồ, tìm đến một ghế đá dưới tàng cây sấu rậm, vừa kín đáo tránh được tia nắng quái ác của trời hè, quan trọng nhất là tránh được công an, bật máy lên tôi có thể nhận ra ngay địa điểm tập trung chỗ tượng con chó đá ga Shibuya, Tokyo lúc ấy đã có nhiều người đến lo công tác chuẩn bị, giăng cờ, băng rôn, biểu ngữ….Thú thật là đã hơi chóa mắt vì hàng cờ của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ mang nợ máu với Trung quốc như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, Việt Nam….cũng như hiệu kỳ của các đoàn thể đấu tranh dân chủ đã tề tựu đông đủ trong cuộc tuần hành này; tuy nhiên, nhiều nhất và nổi bật nhất vẫn là quốc kỳ Nhật Bản và cờ vàng ba sọc đỏ đã được đại đa số đồng bào hải ngoại trân trọng như một biểu tượng của tự do. Chín năm học tập và làm việc tại Tokyo đã cho tôi cơ hội tìm hiểu tại sao đồng bào ngoài nước lại bảo vệ lá cờ này một cách kiên quyết như thế trước một thời cuộc nhiều biến động, nhiều nhạy cảm. Tôi đã từng phân vân, tại sao người ta cứ ôm giữ cứng ngắc biểu tượng của môt chính thể đã biến mất. Tôi đã hỏi, lắng nghe, và nhận được nhiều câu trả lời để có thể rút ra một ý niệm chung rằng trong thời điểm hiện nay thì cờ vàng và chỉ có cờ vàng mới là biểu tượng đối kháng duy nhất, mạnh mẽ nhất và dứt khoát nhất với cờ đỏ của CSVN, đại diện cho độc tài đảng trị đã đưa đất nước này vào tối tăm và khiếp nhược. Một chính thể dù đã qua đi nhưng chính nghĩa và các giá trị phổ quát của nhân loại mà nó đã chiến đấu, bỏ xương bỏ máu để giành lấy thể hiện qua lá cờ đó làm sao có thể mai một. Từ đó, tôi hiểu ra rằng sự tồn tại của cờ vàng cho đến ngày cờ đỏ sao vàng biến mất chính là ý định của lịch sử!       10h30 Hà Nội tức 12h30 Tokyo. Đang chìm đắm trong suy nghĩ về lá cờ thì chợt bừng tỉnh khi tiếng loa phát động cuộc mít-tinh bắt đầu bằng diễn từ hùng tráng của đại diện các đoàn thể tham dự. Nhiều năm sống với người Nhật giúp tôi hiểu rằng đây là một dân tộc ít nói do đức tính khiêm cung và thận trọng đã được hun đúc từ thưở nhỏ. Ít người Nhật nào mạnh dạn trình bày thẳng thắn ý kiến của mình vì muốn tránh đụng chạm tối đa đến tự ái của đối tượng. Tuy nhiên, cuộc mít-tinh này có khác. Nguy cơ bị bành trướng Bắc Kinh xâm lấn đã được thể hiện môt cách rạch ròi, cương quyết qua các khẩu hiệu đanh thép mà tôi có thể nghe rõ mồn một từ earphone: “Nếu để mất một tấc đất, sẽ mất một giang sơn”. Những tiếng hô vang sau đó chứng tỏ đã đạt được sự đồng tình cao độ của tất cả gần nghìn người hiện diện đến từ nhiều dân tộc khác nhau, có thành phần xã hội từ giáo sư đại học, chính trị gia cho đến những anh em du sinh, hợp tác lao động. Tôi hiểu ra một điều nữa, đoàn kết giữa các dân tộc đã cao như thế, huống chi là đoàn kết trong nội bộ của một dân tộc trước họa ngoại xâm. Phát huy lòng yêu nước của toàn thể dân tộc này là biện pháp cốt lõi duy nhất để từ đó tranh thủ sự ủng hộ, bênh vực của thế giới. Đó là cách làm duy nhất và không thể ngược lại hoặc khác hơn. Những trấn áp của công an Việt Nam vừa qua đối với biểu tình ôn hòa tại Sài Gòn, Hà Nội vin cớ là tránh bạo động làm sao có thể dập tắt được ngọn lửa sôi sục của tất cả con dân Việt Nam. Chỉ cần một giọt máu của những người giữ biển nhỏ xuống, bản lĩnh tự cường của dân tộc này rồi sẽ trổi dậy mà thôi.   Ngày xưa, khi chưa có gì, người Cộng Sản rất giỏi trong việc kích động, khơi dậy căm thù, còn bây giờ sau khi đã giành được chính quyền, đã có tư quyền đặc lợi, họ trở nên dị ứng với tinh thần yêu nước của nhân dân chỉ vì sợ đụng chạm đến các quyền lợi bất chính đang có đó, cho nên, họa ngoại xâm rành rành trước mắt hiện nay đã được Đại tướng Phùng Quang Thanh, người đứng đầu quân đội có nhiệm vụ giữ nước xem như “mâu thuẫn bất đồng trong gia đình” và còn phán thêm “quan hệ giữa Việt nam và nước bạn láng giềng Trung quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp” tại diễn đàn đối thoại Shangri–La vừa qua. Quả là hạng siêu hèn! Nhà nước này cần nên nhớ rằng phát huy lòng yêu nước không phải là sách động bạo lực nhưng chính là để tăng cường niềm xác tín vào sức mạnh và bản lĩnh bất khuất của dân tộc trước khi thực hiện các giải pháp tạo áp lực khác. Lại môt lần nữa, tiếng hô xuất phát trong earphone của đoàn người tuần hành từ Shibuya đã làm tôi trở về với diễn tiến tại Tokyo. Men theo đại lộ Roppongi song song với trục cao tốc hướng tâm số 3, ngang qua những tuyến phố phồn hoa đông người nhất của Đông Kinh bao quanh Bộ Quốc Phòng Nhật Bản, đoàn biểu tình hô vang khẩu hiệu “Châu Á liên kết ngăn chận Trung quốc xâm lược” hoặc “Hãy cứu lấy châu Á khỏi Trung Quốc xâm lược”, trong đó, đối với tôi, ấn tượng nhất vẫn là băng rôn nền xanh chữ trắng ghi “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” bằng 2 thứ tiếng Nhật - Việt, bởi lẽ là một người Việt Nam sống trên đất nước mình nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội chính thức được thét to những câu chữ thỏa lòng như thế. Các khẩu ngữ cũng đã vạch rõ tính chất xâm lược của vấn đề hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của đất nước. Đây không phải là câu chuyện của tranh chấp và càng không phải là câu chuyện bất hòa trong gia đình như phát biểu dấm dớ của ông Đại Tướng nêu trên. Đây là hành vi xâm lược, trắng trợn, ngang ngược và nhất là đã được âm mưu sửa soạn bài bản từ rất lâu. Do đó thái độ cần có là thái độ chống xâm lược bất khả tương nhượng, chứ không phải là vuốt ve qua quít để dĩ hòa vi quí. Qua màn hình thiết bị điện tử, tôi cũng đã thấy nhiều người Nhật đi đường cũng như từ trong các tuyến phố chạy ra chụp hình, vỗ tay hoặc bắt tay khích lệ, cũng đã có người còn nhập dòng đi chung với đoàn biểu tình. Điểm đáng chú ý nữa là người của mỗi nước ngoài việc cầm cờ nước mình còn cầm cờ và giăng hộ biểu ngữ cho các nước khác và đoàn thể bạn. Đến đây tôi không khỏi bức xúc khi nghĩ đến sự tương phản trong phát biểu yếu kém của Đại Tướng Bộ trưởng quốc phòng so với những cam kết mạnh mẽ của thủ tướng Abe hứa trợ giúp nâng cao năng lực quốc phòng Việt Nam, và trong khi công an đang ra sức trấn áp biểu tình thì người Nhật như hôm nay đây đã xuống đường, mang cờ, gióng tiếng giúp Việt Nam phản đối Trung quốc. Sự giúp đỡ này chắc chắn chỉ có thể bền vững khi nhà cầm quyền Việt Nam có được thái độ cương quyết đáng tin cậy, đồng điệu với tình cảm của bạn bè năm châu và huy động được sức bật của mọi thành phần dân tộc. Những bước chân hăm hở của đoàn người biểu tình này, ngoài sự chia sẻ, đồng tình với những người Việt Nam yêu Tổ quốc, nên được hiểu còn là một áp lực để chính quyền Cộng Sản mau chóng khắc phục ươn hèn, quay về hội tụ trong khát vọng cứu nước của toàn dân.     Năm cây số đi qua của đoàn người trưa ngày thứ Bảy 31/5 giữa lòng Đông Kinh chắc chắn không chỉ để lại trong lòng từng người tham dự âm vang khát vọng về vẹn toàn lãnh thổ, đó còn là hình ảnh khó nhạt nhòa trong tâm khảm của rất nhiều người yêu chuộng hòa bình, căm ghét sự ngang ngược của Trung Cộng trên thế giới. Từ Tokyo, một trục đạo của châu Á và thế giới, gần nghìn tiếng hô đả đảo Trung Cộng xâm lược này nhất định không phải là một hiệu quả nhỏ bé nhằm kết tập tình liên đới của những dân tộc từng là nạn nhân của Bắc Kinh bạo ngược. Senkaku Nhật Bản, Hoàng Trường sa Việt Nam, bãi cạn Scarborough Philippine, Tây Tạng lưu vong, uất hận Tân Cương…châu Á đang đi lại gần nhau, chung tay quyết chống hung tàn để mưu cầu hòa bình ổn định.   15h30, cuộc tuần hành tại Tokyo chấm dứt cũng là lúc nắng nóng lên đến đỉnh điểm trong ngày tại Hà Nội. Bên kia hồ Gươm, cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn đỏ hòa trong màu Phượng vĩ vào mùa, non sông này đối với tôi đẹp như nghìn đời và phải giữ lấy nó cho bằng mọi giá. Dưới chiếc nón mê của người phụ nữ nghèo bán kẹo lạc ven hồ, của anh công nhân ì ạch nắng cháy công trình xây dựng, dưới biết bao lam lũ Việt Nam, tôi tin chắc là khi vận nước tới hồi, bằng mọi giá họ sẽ vùng lên, quật khởi, không ngao ngán trước quân thù xâm lược truyền kiếp. Một lần nữa cho tôi cảm ơn Th., đã thông báo, nối kết tôi vào thời khắc hào hùng của đoàn người biểu tình ngày cuối tháng Năm, 2014. Nguyễn Trà Vinh Hà Nội, ngày nghỉ hè đầu tiên 2014.
......

Số phận Lê Chiêu Thống và đoàn tùy tùng trên đất Trung Quốc

Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).   Nhưng có lẽ ít ai biết về số phận của ông vua phản bội Tổ quốc Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong của ông ta sau cuộc thua tan tác này. Chúng tôi xin lược qua 15 năm sống (và chết) nhục nhã (và phần nào đáng thương) trên đất Trung Quốc của họ.   Bài viết dưới đây tổng hợp từ Hoàng Lê nhất thống chí [i] (HLNTC), Bắc hành tùng ký (BHTK), có tham khảo thêm các giáo trình lịch sử Việt nam và từ điển mở Wikipedia. Trong số này đặc biệt chú ý là Bắc hành tùng ký, bởi nó là cuốn nhật ký của Lê Quýnh, nhân vật quan trọng nhất trong đoàn tùy tùng của Lê Chiêu Thống, ghi lại những ngày ông bị giam cầm trên đất Trung Quốc. Cầu cứu nhà Thanh Với khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh, sau khi lật đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao lại Bắc Hà cho vua Lê (1786), rồi rút quân về Nam. Vua Lê lúc ban đầu là Lê Hiển Tông, sau khi qua đời, Lê Duy Khiêm (Lê Duy Kỳ) được kế vị, hiệu là Chiêu Thống, năm ấy 21 tuổi. Nhưng Chiêu Thống không đủ uy tín và tài năng để cai quản đất nước. Bắc Hà rơi vào loạn lạc, Lê Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh bị Võ Văn Nhậm diệt, Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây, Trung Quốc, cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội ấy, quân Thanh do Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo sang. Ngay khi vào Thăng Long, chúng đã chẳng coi Lê Chiêu Thống ra gì. Vua ta phải hằng ngày vào chầu chực ở bản doanh của Tôn Sỹ Nghị để nghe lời sai bảo. Tuy vua Lê đã được phong Vương, nhưng giấy tờ đưa đi các nơi, đều dùng niên hiệu Càn Long. “Ngày ngày sau buổi chầu, vua lại tới chờ ở doanh của Nghị để nghe truyền việc quân, việc nước. Vua cưỡi ngựa đi trước, Lê Quýnh cưỡi ngựa đi sau, quân lính hộ vệ chỉ vài chục người. Người trong kinh có kẻ không biết là vua. Hoặc có người biết, thì họ nói riêng với nhau rằng: “Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế. Tiếng là làm vua, nhưng niên hiệu thì viết là Càn Long, việc gì cũng do viên tổng đốc, có khác gì phụ thuộc vào Trung Quốc?”. Lại có hôm, vua tới yết kiến, Nghị không buồn tiếp, chỉ cho người đứng ở dưới linh các truyền bảo: “Hôm nay không có việc quân, việc nước gì. Hãy về cung yên nghỉ!” (HLNTC). Đối với quân lính và bọn người Hoa ở Việt Nam, thì y lại dung túng cho chúng mặc sức làm điều phi pháp. Vua Lê tuy biết sự tệ hại ấy, nhưng đã trót mời quân Thanh sang, chỉ sợ vì việc đó mà làm mếch lòng chúng, nên không dám nói gì. Chạy theo tàn quân Thanh Sau khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Quân Thanh, mà thực chất là quân 4 tỉnh gần Việt Nam (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu), sau những trận Ngọc Hồi, Khương Thượng, Đống Đa,… đã trở nên khiếp sợ vua Quang Trung và quân Tây Sơn. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi quân ta đuổi chúng đến Lạng Sơn, đã nói phao lên rằng: “Sẽ giết hết rợ Hung Nô”. Do đó, ở đất Trung Quốc, “dân chúng lại càng nhốn nháo. Từ cửa ải Nam Quan trở về bắc, trai gái già trẻ, bồng bế dắt díu nhau chạy trốn, suốt vài trăm dặm, lặng ngắt không còn bóng người” (HLNTC). Tôn Sỹ Nghị bị cách chức, vua Càn Long cử Phúc Khang An là một người thuộc đội “cờ viền vàng”, được vua rất tin dùng, làm tổng đốc Lưỡng Quảng, thay mặt triều đình lo việc kinh lý với An Nam. Ở triều đình thì việc này giao cho Hòa Khôn (tức Hòa Thân, viên quan nổi tiếng tham nhũng nhưng lại được vua Càn Long tin dùng) trực tiếp phụ trách. Cả hai tên này đều không thích gì việc đánh Việt Nam. Mặt khác, sau đại thắng, Quang Trung tìm cách hòa hiếu. Ông sai Ngô Thì Nhậm thảo thư gửi Phúc Khang An, nói rõ ta không có ý đánh nhau mà thực ra lỗi thuộc về Tôn Sỹ Nghị. An bày cho ta đưa vàng bạc đút lót cho Hoà Khôn. Khôn liền tâu với vua Thanh xin bãi việc binh, phong vương cho Quang Trung. Khôn nói: “Từ xưa đến nay, chưa có đời nào làm nên công trạng ở cõi Nam. Nhà Tống rồi nhà Nguyên, nhà Minh, rốt cuộc đều bị thua trận, gương ấy hãy còn rành rành”. (HLNTC) Ngô Thì Nhậm cho Nguyễn Quang Thực, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu, giả làm Quang Trung, sang yết kiến vua Thanh, dâng thêm hai thớt voi đực. Dọc đường, người Thanh phải phục dịch chuyển vận rất khó nhọc. Trong ngoài ai cũng biết là giả dối, mà không ai dám nói. Đến Yên Kinh, “vua” Quang Trung (giả) được đón tiếp rất chu đáo (Càn Long không biết hay biết nhưng cố tình lờ đi?), được phong vương. Và như vậy số phận Lê Chiêu Thống đã sắp được định đoạt mà y không biết. Bị ép gọt đầu gióc tóc   Trong khi ấy, Phúc Khang An giả vờ bảo Lê Chiêu Thống: “Ngày xuất quân không còn xa, vương nên tự mình đem tả hữu liêu thuộc làm quân dẫn đường đi trước. Nhưng bây giờ nên gọt đầu gióc tóc, thay đổi quần áo giống như người Trung Quốc, để khi về Nam quân giặc không thể phân biệt được, thì công lớn mới có thể thành. Sau khi khôi phục nước nhà, bấy giờ sẽ lại theo như tục cũ. “Việc binh không ngại dùng cách xảo trá”. Vương nên nghĩ tới chỗ đó. Lê Chiêu Thống tưởng thật, vâng lệnh ngay, lại còn nói: “Chúng tôi không giữ được nước nhà, may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung Quốc, cũng xin vâng lệnh. Việc ấy còn có tiếc gì?” (HLNTC) Thế là Khang An bèn làm một tờ biểu kín tâu với vua Thanh, nói rằng vua An Nam không còn có ý xin cứu viện nữa, vua tôi đều đã gióc tóc đổi đồ mặc, xin ở lại yên ổn trong đất Trung Quốc. Vậy xin bãi bỏ các đạo quân định đưa sang đánh dẹp phương Nam.   Lừa được Chiêu Thống rồi, Khang An còn chơi trò làm nhục ông vua lưu vong bằng cách bố trí cho Chiêu Thống chạm trán phái đoàn sứ bộ của Quang Trung, làm cho Chiêu Thống rất tức tối. Sau đó Khang An lại tìm cách ly gián Lê Chiêu Thống với các bề tôi còn chút tinh thần dân tộc. Trong số bề tôi này, đáng chú ý nhất là Lê Quýnh. Nguyên Quýnh đã từng theo Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh năm 1788. Lúc quân Thanh kéo vào nước ta, Quýnh được dịp thả sức say mê tửu sắc, “ân oán riêng dù bằng cái tơ, sợi tóc cũng đều đền báo không hề sót” (HLNTC). Khi vua chạy theo tàn quân Tôn Sỹ Nghị, Quýnh được giao ở lại để chiêu mộ lực lượng trong nước. Tháng 5-1789, Khang An cho trát đòi bọn Quýnh sang “bàn việc nước”. An cho giải Quýnh loanh quanh, mãi tháng 9 mới cho gặp, nhưng rồi “việc nước” chỉ là ép Quýnh gọt đầu gióc tóc và đổi đồ mặc như người Thanh mà thôi. Quýnh cùng hiệp trấn Nguyễn Mậu Nễ, tri phủ Nguyễn Đồng, Trịnh Hiến, chỉ huy Lê (Doãn) Trị, hàn lâm viện cung phụng Lý Bỉnh Đạo, cả bọn thà chết chứ không chịu gọt đầu gióc tóc. Quýnh và nhiều đồng chí của mình bị đi đày. Trong số này, Nguyễn Đồng bị bệnh chết ở châu Nam Ninh, Nguyễn Mẫu Nễ chết ở Liễu Châu. Cuối cùng, Khang An cũng nói trắng với bọn Quýnh là thiên triều đã phong vương cho Quang Trung rồi, nay chẳng những nhà Thanh không kéo quân sang giúp nhà Lê mà bọn Quýnh cũng không thể nào về nước được nữa. Tốt nhất là ở lại Trung Quốc, An sẽ xin vua Thanh bổ dụng. Nhưng Quýnh chối từ: “Lưu lại nội địa, không phải sở nguyện của chúng tôi. Vì lưu lại đây, thì bỏ việc nước không hỏi đến, ấy là bất trung. Bỏ cha mẹ không đoái đến, ấy là bất hiếu. Phụ những kẻ đồng tâm chết với nước, ấy là bất nghĩa. Lỡ lòng mong cứu khỏi đắm, chữa khỏi cháy, ấy là bất nhân. Vì nước mà đổi thành bán nước, ấy là bất trị. Liều mình mà trái lại giấu mình, ấy là bất dũng, mang đủ sáu điều đó, sao xứng được làm người? Trung Hoa tuy rộng, cũng không đất dung những đồ chó lợn ấy” (BHTK). Quýnh bị đày đi Quảng Đông (có sách nói là Sơn Đông). Tháng 3-1790, nhân xa giá vua Thanh đi Đông tuần, Quýnh được gặp Càn Long. Càn Long bảo: “Chúng bay không vì sự thịnh suy mà tiến thoái, khá khen lòng thành giữ trung nghĩa. Trẫm không nỡ khép tội”. Nhưng lại vẫn ép: “Chủ các ngươi đã xin yên ổn ở lại Trung Quốc, lũ các ngươi giốc lòng cùng theo, thì nên lập tức gọt đầu gióc tóc, đổi đồ mặc để chờ mệnh lệnh” (BHTK).   Nhà Thanh đưa Quýnh lên Yên Kinh. Tại đây chúng vẫn tiếp tục ép Quýnh gọt đầu gióc tóc. Quýnh vẫn chống lại. Quýnh thuyết phục bọn quan lại nhà Thanh rằng chữ trung mình đã không giữ được thì xin cho về phụng dưỡng mẹ già để vẹn chữ hiếu. Bọn chúng bảo: “Chúa các anh ở đây, mà các anh không theo, thế thì trung được sao?”. Và bố trí cho vua tôi gặp nhau. Tại cuộc gặp, các quan nhà Thanh cố lấy lời khéo dỗ vua Lê bảo bọn Quýnh cắt tóc. Bọn Quýnh khóc, lạy mà nói rằng: “Bọn Quýnh sống làm tôi nhà Lê, chết làm ma nhà Lê. Ngoài ra thì không phải sở nguyện” (BHTK).. Các quan nhà Thanh mắng: “Mệnh chúa anh, anh cũng không theo. Ấy há là đạo của kẻ làm tôi sao?” (BHTK). Quýnh trả lời: “Bổn phận kẻ làm tôi thờ vua vốn phải theo mệnh, nhưng cũng phải theo lẽ buộc đừng theo. Nếu có thể nhờ vậy mà không phục mệnh vua, thì ấy cũng là theo mệnh vua đó. Nay, cái mệnh bảo cắt tóc, ở miệng thì là mệnh, nhưng trong tâm thì không phải là mệnh. Bọn Quýnh nguyện theo cái mệnh trong tâm của chúa mình, kẻo chúa cũng bất đắc dĩ mới phải làm cái sự (các ngài) yêu cầu đó mà thôi” (BHTK). Bọn quan nhà Thanh tiếp tục giam lỏng Quýnh. Cuối năm đó lại dụ Quýnh: “Cạo đầu thì vua tôi cha con sẽ đoàn tụ vui vẻ cùng nhau. Sao mà cứ một mực ngây ngốc, không chịu theo gần nhân tình đến thế?”. Quan bộ đường đề thẩm, chức thượng thư là Hồ Quý Đường, bảo rằng: “Các anh nếu không cạo tóc thì sẽ chết già trong ngục, chôn thây theo sở nhà tù. Cắn rốn (hối hận) sao kịp?” (BHTK).   Quýnh và ba người nữa tiếp tục bị giam. Đầu năm 1799, Quýnh lại làm tờ tâu: “Chúa cũ là tôi con thiên triều. Quýnh là dân của chúa cũ, thì không những nghĩa và lý đáng phải tránh làm dân Nguyễn Huệ, mà tấc lòng tôi cũng không thẹn. Cúi xin trời che, đất chở, khí xuân nuôi, lòng bể chứa, bằng lòng cho bọn Quýnh về làm tên dân ở biên giới Lưỡng Quảng, được qua lại (đường ranh) buôn bán gần chỗ an trí. May chi được thăm viếng mẹ già và nuôi nấng, thì không còn điều gì oán tiếc. Nếu sức có thể đem gia quyến tới ở nội địa, thì cũng xin được tuỳ tiện mà làm…” Quan tả thị lang họ Hùng bảo: “Phải xin cắt tóc và xin cho ở cạnh doanh An Nam. Nếu không như thế, thì sẽ bị đưa an trí ở Nhiệt Hà. Các anh xin điều nào?”.   Bọn Quýnh lại trả lời như trước rằng: “Xin thả ra để đem thân xác về. Được thế thì nguyện cắt tóc để tạ ơn trời. Nếu không được thế, thì xin giữ tóc để hợp lẽ trời” (BHTK). Tuyệt vọng Lại nói về Lê Chiêu Thống, trong thời gian ở Yên Kinh vẫn tiếp tục dâng biểu xin nhà Thanh cho viện binh về nước khôi phục nhà Lê. Nếu không được thì cũng cho mượn 2 châu Tuyên Quang, Hưng Hóa để xây dựng lực lượng, hoặc lẻn vào Gia Định cầu viện Nguyễn Ánh. Bọn quan nhà Thanh thì luôn tìm cách dối quanh để khất lần. Có lúc chúng bảo cho mượn đất Khâm Châu (Quảng Đông), có lúc bảo cho về Tuyên Quang. Có lần, bực quá, một tên dắt ngựa của vua Lê là Nguyễn Văn Quyên, phải chửi: “Bọn chó Ngô vô lễ, dám làm nhục vua ta”, rồi lấy gạch ở sân ném bừa vào bọn chúng. Đám quân lính giữ vườn nổi giận, xúm lại đánh Văn Quyên gần chết, đoạn bắt giam một tháng, Văn Quyên nhân thế bị bệnh mà chết. Một người con của Càn Long biết sự tình của vua tôi Lê Chiêu Thống, có ý thương xót, liền khuyên Hòa Khôn lời lẽ phải chăng. Khôn tâu lại với vua, anh này liền bị đánh đòn, sau sinh bệnh chết. Từ đấy, vua Lê không còn dám nói đến việc xin quân cứu viện nữa, nhưng trong lòng uất ức khôn nguôi. Mùa hè năm Nhâm Tý (1792), con đầu của Lê Chiêu Thống lên đậu rồi mất. Vua lo buồn sinh bệnh, thoi thóp nằm liệt không dậy được. Năm sau, bệnh nhà vua càng nguy kịch, rồi mất (Càn Long thứ 58, 1792), thọ 28 tuổi.   Ngày 11-10, niên hiệu Gia Khánh nhà Thanh (1799), Thái hậu (mẹ Lê Chiêu Thống) cũng mất ở “Tây An Nam doanh”. Vua Thanh cho chôn cạnh lăng Lê Chiêu Thống. Ngày mồng 4-4 năm Gia Khánh thứ 5 (Canh Thân, 1800), bọn Quýnh được thả ra khỏi ngục, dời đi ở cách phía tây kinh thành mười hai dặm, tại Lam Xưởng, an trí ở doanh Hoả Khí ngoài. Đầu tóc, ăn mặc được phép tự do. Phần mộ chúa cũ, được phép thăm viếng. Quýnh liền làm một bài thơ, trình quan bộ Hình và quan coi ngục. Bài thơ có câu rằng:   Kéo tóc khôn đền mưa móc mới, Ngoảnh đầu sợ phụ núi sông xưa. Tuy nhiên khoảng tháng 7-1883 lại bị bắt lại. Trở về cố quốc Năm Giáp Tý (1804), lúc này triều Tây Sơn đã mất, Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Chiêu Thống về táng ở quê nhà và cho tất cả các người bề tôi trốn theo đều được về nước. Các bề tôi mở quan tài vua Lê Chiêu Thống (đã quàn 12 năm) thì thấy da thịt đã nát hết, chỉ có trái tim không nát, mà sắc máu hầu như vẫn còn đỏ tươi! (chi tiết này ghi trong HLNTC, không rõ thực hư thế nào). Khi di hài vua Lê đưa về đến cửa ải, có bà hoàng phi của vua là Nguyễn Thị Kim nghe tin, liền từ Kinh Bắc lên cửa ải để đón linh cữu. Ngay từ hôm ấy, hoàng phi tuyệt thực, hằng ngày vật vã bên linh cữu mà khóc lóc. Ngày 23-8-1804, di hài đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt vua Lê sang một chiếc tiểu khác, thấy trái tim vẫn còn y nguyên. Tế xong, hoàng phi đến trước hương án khóc lóc thảm thiết, rồi sau đó, uống thuốc độc tự tử. Người khắp nước ta và người Trung Quốc đều khen là bậc “tiết nghĩa”. Các bề tôi trốn theo vua Lê, về sau, vào năm Tự Đức thứ 14 (1860), được nhà vua cho lập đền thờ ở phía tây thành Thăng Long, tại phường Thuỵ Chương, thuộc huyện Vĩnh Thuận. (Có tài liệu cho là ngõ 124, đường Thụy Khê, Hà Nội ngày nay). Chính giữa thờ Lê Quýnh (thuỵ là Trung Nghị), bên tả thờ 11 vị, bên trái thờ 11 vị, phía đông thờ 5, phía tây thờ 5. Như vậy tất cả gồm 33 người, đều được gọi là “Cố Lê tiết nghĩa thần” (các bầy tôi tiết nghĩa đời Lê) và ngôi đền cũng đề là “Cố Lê tiết nghĩa từ” (đền thờ các bậc tiết nghĩa đời Lê).   Theo chúng tôi, Lê Quýnh và một số “tiết nghĩa” nói trên chỉ đáng khen mỗi việc kiên quyết không gọt đầu gióc tóc như người Thanh, dù bị tù đày, đe dọa, mua chuộc thế nào, chứ hành động bán nước là không thể tha thứ. Mặt khác, tình cảnh của họ cũng như vua Lê những ngày sống lưu vong và bị giam cầm trên đất Trung Quốc cũng có phần đáng thương. Nhận định về Bắc hành tùng ký, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na viết: “Tác giả đã ghi lại tâm trạng đau khổ, uất ức, tủi nhục của mình nói riêng, của vua tôi nhà Lê nói chung trong những ngày sống trên đất Trung Hoa. Tác phẩm như một tấm gương phản tỉnh những ai có ảo tưởng “phục quốc” bằng con đường dựa vào người nước ngoài”[ii]. Đ.T.T   Nguồn: daohieu.wordpress.com
......

Buổi nói chuyện của ông Võ Đại Tôn với giới trẻ Việt Nam tại Bad Homburg, Đức quốc

Tuổi Trẻ Việt Nam và Cội Nguồn Dân Tộc   „Die Füße eines Menschen sollten in seiner Heimat verwurzelt sein. Mit seinen Augen aber sollte er die Welt überblicken.“ (Bàn chân của con người nên cắm rễ trên quê hương. Với cặp mắt thì con người nên nhìn thấy cả thế giới) George de Santayana Bad Homburg v.d. Höhe - Germany (31.5.2014)   “Hôm nay xin quý vị cho phép tôi được tâm sự với con cháu của chúng ta. Đó là bổn phận và trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ, để xây dựng một thế hệ tương lai cho Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta lìa xa tổ quốc đã 39 năm rồi; và sắp đến ngày tại nước Đức này chúng ta kỷ niệm 35 năm chiếc tàu Cap Anamur đón rước, hỗ trợ cho những người vượt biển ra đi đến định cư tại nước Đức. Có những người con của quý vị sinh ra tại nước Đức này. Quý vị đã đổ mồ hôi lao động; tìm đủ mọi phương cách để mưu sinh, ngôn ngữ bất đồng, đôi khi tuổi già sức yếu… chỉ có một mục đích duy nhất là làm thế nào tìm ra miếng cơm, manh áo để nuôi cho con mình học thành tài; và quý vị đã không có đủ thời gian để dạy dỗ cho con cháu mình về cội nguồn của dân tộc. Ngày hôm nay, sau 35 năm con của quý vị đã có thể trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, khoa học gia, chính trị gia…. Cái sự thành đạt bác sĩ, kỹ sư, giáo sư…, chuyện đó có thời cơ, có bản lãnh, có thời gian thì sẽ học được, nhưng học LÀM NGƯỜI VIỆT NAM mới là điều vô cùng khó khăn, mà chúng ta không có đủ thời gìờ để truyền đạt tâm tư đó cho thế hệ mai sau. Rồi đây con cháu của chúng ta sống tại Hoa Kỳ, tại Úc Châu, tại Âu Châu, tại khắp nơi trên thế giới này sẽ trở thành những người Mỹ, những người Úc, những người Pháp. những người Đức…tuy trong dòng máu vẫn còn dòng máu của Việt Nam. Vì thế chúng ta gánh vác trên vai hai bổn phận: Bổn phận phục vụ cho đất nước đã cưu mang chúng ta và bổn phận phục vụ cho “thế hệ tương lai” của dân tộc. Đó là lý do mà ngày hôm nay tôi xin phép quý vị cho tôi được thưa chuyện cùng với các con, các cháu của tôi. Tôi muốn thay quý vị được tâm tình với các con, các cháu như một người bạn….” Đây là lời mở đầu buổi nói chuyện của ông Võ Đại Tôn với giới trẻ Việt Nam tại Bürgerhaus Kirdorf / Bad Homburg vào ngày thứ bảy, 31.5,2014. Trong cử tọa có sự hiện diện khoảng 150 đồng bào  và các tổ chức và hội đoàn như: Hội NVTN Cộng Sản tại Frankfurt, Köln, Mannheim, Odenwald, Liên Hội NVTN tại CHLB Đức, VOVINAM, đảng Dân Tộc, Linh-Thao, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam hải ngoại, Hội Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Tự Do Đức … Ngoài phần tâm sự của diễn giả còn có mục văn nghệ Quê Hương và Tuổi Trẻ. Chương trình kéo dài từ 15:00 giờ đến 24:00 giờ     Sau nghi thức khai mạc với Quốc Ca Đức, Quốc Ca Việt Nam và một phút Mặc Niệm do anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh điều hợp, 2 cô sinh-viên Mimi Trần Thị Thanh Tâm và Loulou Trần Thị Anh Tú, đại diện cho Ban Tổ Chức chào mừng quan khách bằng Anh ngữ. Hai cô tự giới thiệu mình thuộc nhóm Sinh viên trẻ, rất thiếu kinh nghiệm trong vấn đề tổ chức; mặc dù vậy hai cô cùng các bạn khác đã mạnh dạn “lên chương trình” buổi Hội luận này với sự hỗ trợ của Ba Mẹ, các cô và các thân hữu. Hai cô thay mặt cử tọa cám ơn diễn giả Võ Đại Tôn, mặc dù đã lớn tuổi, nhưng đã không từ chối lời mời của các cháu, tới đây tâm tình với giới trẻ, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay tại Việt Nam đang xảy ra việc Tầu Cộng ỷ thế nước lớn uy hiếp nước nhỏ, xâm lấn chủ quyền “Lãnh thổ, Lãnh hải và Biển Đảo Việt Nam” để thực hiện giấc mơ “Bành Trướng” vào vùng Đông Nam Á. . Hai cô cũng cám ơn cử tọa, các Bác, các cô chú, các Ban Nhạc Frankfurt và Odenwald, các ca và nhạc sĩ đã phụ giúp dưới nhiều hình thức cho buổi tổ chức này thành công.   Mimi Trần Thị Thanh Tâm và Loulou Trần Thị Anh Tú   Trước khi vào phần thuyết trình, ca sĩ Thu Sương (Paris) và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh mời cử tọa cùng đồng ca bài “Bài ca Tuổi Trẻ” của Phan Văn Hưng. Phần giới thiệu về diễn giả đã được 3 em học sinh Jonathan Hưng, Valentin Nam và Immanuel Tân đọc bằng Việt ngữ và Đức ngữ. Ông Võ Đại Tôn đã nói chuyện với giới trẻ bằng Việt ngữ, Anh ngữ và Pháp ngữ. Ông ví số phận của người giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại giống như một nhánh cây khô, nhưng nếu để nhánh cây này vào nước thì nó sẽ đâm rễ, mọc lá và trổ hoa. Hoa này theo diễn giả Võ Đại Tôn tượng trưng cho TỰ DO và DÂN CHỦ. Với một bông hoa trên tay diễn giả nói: “Hôm nay tôi muốn tặng bông hoa này cho một tham dự viên nhỏ tuổi nhất trong hội trường này là cháu Immanuel Tân”.   Jonathan Hưng, Immanuel Tân và Valentin Nam Ông khuyên giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại cần phải ghi nhớ 5 điều: 1) Học tiếng Việt Nam 2) Học lịch sử Việt Nam 3) Biết về nguồn gốc gia đình Việt Nam mình (Tại sao cha mẹ mình sống ở hải ngoại ? …) 4) Theo dõi tin tức nói về Việt Nam 5) Sống nhân hậu   Trong bài nói chuyện ông Võ Đại Tôn cho biết là từ năm 1976 đã có những tổ chức đấu tranh chống Cộng Sản ở hải ngoại, chẳng hạn như ở Âu Châu có tổ chức của ông Trần Văn Bá, ở Mỹ Châu thì có ông Hoàng Cơ Minh và ở Úc Châu thì có tổ chức mà diễn giả là chủ tịch. Ông còn cho biết, ông là người đầu tiên về lại quốc nội vào năm 1981; bị bắt và bị tù biệt giam hơn 10 năm ở trại tù Thanh Liệt, Hà Nội. Ông Trần Văn Bá về năm 1984 và bị xử tử. Ông Hoàng Cơ Minh về năm 1987 và đã hy sinh mạng sống. Phần thảo luận thật sôi nổi với các câu hỏi gửi đến diễn giả như:   Làm thế nào để Chú sống còn trong tù? Trong tù Chú có đọc kinh cầu nguyện không? Khi Chú đi tù 10 năm về con trai Chú ra sao? Làm gì để giúp cho Việt Nam? ….. Các câu hỏi đều được diễn giả trả lời thỏa đáng trong tinh thần thân mật, rất chân tình và gần gũi với người trẻ. Đêm văn nghệ sau phần giải lao được bắt đầu với bài: “Triệu con tim” (Trúc Hồ) do Tốp ca trẻ Frankfurt trình bày. Ban Văn Vũ “Điểm Sáng“ với những điệu vũ, trình diễn võ thuật Vovinam trông thật đẹp mắt. Ngoài ra còn có các bài đơn ca, song ca do các bạn trẻ đầy nhiệt huyết đóng góp. Buổi sinh hoạt với ông Võ Đại Tôn cùng giới trẻ Việt Nam kết thúc trong tâm tình:   “Từ khắp những phương trời và muôn lối đi trong đời, gặp nhau trong tâm hồn Việt Nam sáng ngời. Mồ hôi trên cánh đồng, Mẹ ru trên núi sông, tình quê hương ta ôm ấp trong lòng. Chúng ta là bước người xông pha. Chúng ta là những lớp phù sa. Chúng ta là ngọn đuốc bùng to. Chúng ta là TỰ DO. Bạn hỡi, hành trang ta mang trong ta: Một khối óc, một tấm lòng, một giấc mơ.” (Phan Văn Hưng) Minh Hoài
......

Kỷ niệm 35 năm ngày con tàu CAP ANAMUR ra khơi cứu người vượt biển

Nhân kỷ niệm 35 năm ngày con tàu CAP ANAMUR ra khơi cứu người vượt biển, Đại hội CAP ANAMUR sẽ được Ủy BAN CAP ANAMUR e.V ,  Grünhelme  e.V và Hội Người Việt Tỵ Nạn CS Hamburg e.V  tổ chức vào ngày thứ Bảy, 09.08.2014 tại cảng Hamburg. Warum wir uns noch einmal in Hamburg treffen wollen? Und dann auch noch am 9. August 2014! 14 Uhr an den Landungsbrücken in der Freien und Hansestadt HAMBURG Die Flucht von hunderttausenden Vietnamesen über das Südchinesische Meer war wie eine Tsunami-Katastrophe, nur noch schlimmer. Diese Menschen setzten damals ihre eigene Sicherheit aufs Spiel, um einem Regime zu entfliehen, das sie nicht so leben lassen wollte, wie sie es sich vorstellten und wünschten. In Deutschland und Frankreich und auch anderen Ländern Europas sind damals Menschen bereit gewesen, diesem Massen-Ertrinken im Süd-Chinesische Meer nicht nur als passive Zuschauer am Fernsehschirm beobachtend beizuwohnen, sondern sich aktiv dagegenzustellen. Die Deutschen haben sich damals am weitesten aus dem Fenster gehängt. Bis zehn Millionen Spender haben das Schiff Cap Anamur und die nächsten drei schiff bis 1986 unterstützt, so dass diese Aktion damals eine der deutschen Gesellschaft war. Die Bürger sind vorangegangen, die Politik und die Regierungen kamen hinterher. Aber am Ende war es eine wunderbare Gemeinschaftsaktion. Unendliche viele meiner Mitbürger haben dabei mitgeholfen. Einige waren besonders prominent und wichtig: der unvergessliche Schriftsteller Heinrich Böll, der deutsche Fernsehmoderator Franz Alt, der Niedersachsen Ministerpräsident Ernst Albrecht, der deutsche Kabarettist Dieter Hildebrandt. Meine Vietnamesen, wie ich sie alle später immer wieder nennen durfte, haben uns Deutsche dann noch mit einem unerwarteten Geschenk belohnt. Sie wurden für die deutsche Gesellschaft ganz wertvoll, sie wurden geradezu die Lieblinge der Nation. Als die Vietnamesen bei der Enthüllung des Gedenksteins an den Landungsbrücken in Hamburg die deutsche Nationalhymne sangen, sah ich, wie Wolfgang Schäuble, damals Bundesinnenminister, sich die Tränen aus den Augen wischen musste. Wir wollen diese wunderbare Gelegenheit noch einmal feiern. Am 9. August 2014 - 35 Jahre nach dem wir mit dem Schiff um 15.23 Uhr aus dem japanischen Hafen ausgelaufen sind, wollen wir den eigenen Mitbürgern danken für eine der schönsten lebensrettenden Aktionen in der deutschen Nachkriegsgeschichte. Hamburg, so können wir dem Ersten Bürgermeister Olaf Scholz versprechen, wird am 9. August 2014 im Meer von jungen und alten Vietnamesinnen und Vietnamesen versinken, die alle dorthin kommen, um das Danke an die deutschen Gesellschaft und die deutsche - Bundes- und Länderregierungen zu sagen. Dr. Rupert Neudeck (27.04.2014) Gründer von Cap Anamur und den Grünhelmen e.V.   ______________________________________________________ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT    1)Tại cảng Hamburg - Landungsbrücken (trước tượng đài thuyền nhân) Với sự hiện diện của nhiều chính trị gia và yếu nhân từ Liên bang và các tiểu bang,phái đoàn trung tâm ASIA và đài truyền hình SBTN (từ Hoa Kỳ), phái đoàn xây dựng Viện Bảo Tàng thuyền nhân từ (Canada),Đại diện Liên Hội Người Việt TNCS Canada.      13:30 : Múa lân chào đón quan khách      14:00 : Khai mạc                         Diễn văn của các chính trị gia, các yếu nhân Đức Hồi tưởng về những hoạt động cứu người của một thành viên Cap Anamur (Đức) Quá trình và kinh nghiệm hội nhập của một thuyền nhân VN thế hệ thứ hai.                 Vài tiết mục văn nghệ xem kẽ      16:00: Chấm dứt  2) Tại hội trường: với sự hiện diện của Ts.Rupert Neudeck và các yếu nhân Đức, Việt, phái đoàn trung tâm ASIA và đài truyền hình SBTN (từ Hoa Kỳ), phái đoàn xây dựng Viện Bảo Tàng thuyền nhân, đại diện Liên Hội Người Việt TNCS đến từ Canada. Và Ms Roman Siewert, người đã đón nhận, săn sóc 3.555 người Việt tại Haus Nazareth.        18:00: Khai mạc chương trình văn nghệ, với sự ủng hộ, tham gia của: Ban Văn Vũ ĐIỂM SÁNG Ban Văn Nghệ Hội NVTNCS tại Mönchengladbach Ban Văn Nghệ Hội NVTNCS tại Hamburg Nhiều giọng hát thân thương từ vài nơi trên Đức Quốc Ban nhạc trẻ CÁT BỤI / Live Show…. Và tiếng hát nổi tiếng, rất dễ thương đến từ trung tâm Asia.    Địa điểm : Helmut-Schmidt-Universität Universität der Bundeswehr Hamburg Holstenhofweg 85 22043 Hamburg
......

Trước con cù China manh động và...nhiều hơn thế nữa

“Một ngày nào đó chúng ta có thể phát hiện chính xác lý do tại sao phía Trung Quốc quyết định triển khai giàn khoan cùng đội tàu đi kèm đến chỗ đó vào thời điểm này. Chúng ta biết rất ít về cách mà những quyết định như thế được đưa ra.”  (Nguồn: Dân Luận. Trung Quốc Tính Toán Sai Trong Vụ Giàn Khoan của Bill Hayton do Huỳnh Phan chuyển ngữ). Những dòng này của Bill Hayton cho thấy thế giới đang thắc mắc cái gì mới là lý do thực sự bên sau động thái của Trung Cộng vào những ngày gần đây.  Chờ đến một ngày nào đó trong tương lai mới phát hiện chính xác lý do thì có thể đã quá muộn, cho Việt Nam nói riêng và cho toàn vùng ĐNA nói chung.   Trung Cộng muốn trỗi dậy và thật sự hóa rồng thì cần phải có khả năng ra tới biển xanh biểu dương sức mạnh.  Hiện giờ thì Trung Cộng vẫn còn là con Cù China manh động đang bị nhốt trong ao.  Động thái mạnh mẽ của Trung Cộng trong những năm gần đây không có gì là khó hiểu.  Tất cả và bằng mọi giá Trung Cộng phải đột phá để mở ra một thông đạo từ ao nhà tới biển xanh và một hành lang chiến lược bảo đảm an ninh cho Cù China. Đó là cốt lõi của vấn đề.  Đó là tầng nền tảng của các tầng chiến lược Trung Cộng đã và đang thực hiện. Đó là trả lời cho câu hỏi “Trung Cộng thực sự muốn gì ở Biển Đông?” Chỉ có điều khó hiểu là tại sao Trung Cộng lại chọn vào thời điểm này và đặt giàn khoan tại vị trí đó với một đội tàu bảo vệ giàn khoan, một lực lượng hùng hậu có thể nói là chưa từng có từ sau thế chiến. Để mở được con đường ra biển xanh và chủ động an ninh cho con đường chiến lược này, Trung Cộng nhất định phải thâu tóm bán đảo Đông Dương trong tay.  Với những diễn biến gần đây, và với tin tức tình báo có độ khả tín cao, có thể dự đoán là Trung Cộng đang lặng lẽ tiến hành một trục liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái.  Liên Minh này sẽ là lưỡi dao cắt đôi vòng đai tiếp cận Trung Quốc nhằm phá chiến lược “bao vây tiếp cận” của Hoa Kỳ. Nếu đúng như dự đoán, và nếu họ thành công, Trung Cộng không những sẽ thao túng bán đảo Đông Dương mà còn kiểm soát toàn bộ Nam Hải, Vịnh Thái Lan, một phần biển Andaman, uy hiếp Việt Nam từ mọi phía và hội đủ yếu tố chiến lược để có thể triển khai chiến tranh toàn vùng. Trung Cộng đã nắm trọn Campuchia trong tay sau khi đã nhổ đi những nhân vật quan trọng thân cận Việt Nam. Đặc biệt là từ sau tai nạn máy bay ngày 9 tháng 11 năm 2008 giết chết Hok Lundy, Tư Lệnh Cảnh Sát Campuchia, và Sok Sa Em, Phó Tư Lệnh Quân Đội Campuchia, thì chính quyền Hunsen đã công khai trở mặt với Việt Nam và không che dấu thế liên minh với Trung Cộng.  Tuy TT Hunsen từng là “gà nhà” của Việt Nam nhưng quan hệ đó đã rạn nứt và xấu dần kể từ 2002. Và trong lúc cả thế giới hướng về Biển Đông dõi theo “China’s Mobil National Territory” HD 981 neo trong lãnh hải Việt Nam và lo lắng về những hậu quả tiêu cực của động thái trên thì Trung Cộng lặng lẽ thu tóm nước Lào, một đồng minh trung thành với Việt Nam.  Bốn nhân vật chóp bu do Việt Nam đào tạo đã tử vong trong một tai nạn máy bay ngày 17 tháng 5 năm 2014, ngay sau khi Thường Vạn Toàn, Ủy Viên Bộ Chính Trị và là Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, ghé thăm Lào.  Cái chết của họ cũng là cái chết của “Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.  Tuy cần một thời gian nữa mới thấy rõ hậu quả của sự việc nhưng có thể nói ngay bây giờ rằng Lào đã chính thức rớt vào tay Trung Cộng. Cũng cần nhắc lại là ngày 25 tháng 5 năm 1998 cũng đã từng xảy ra một tai nạn máy bay quân sự tại Xiêng Khoảng, Lào gây tử vong cho 20 sĩ quan Việt Nam trong đó có 5 tướng lĩnh và 5 đại tá: Đào Trọng Lịch, Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, Thứ Trưởng Quốc Phòng, UVTV Đảng Ủy Quân Sự Trung Ương ; Trần Tất Thanh, Trung Tướng Tư Lệnh QK2; Trần Minh Thiệt, Thiếu Tướng Phó Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng QK5; Phạm Minh Thanh, Thiếu Tướng Cục Trưởng Cục Nhà Trường, Bộ Tổng Tham Mưu; Thiếu Tướng Vũ Xuân Thuỷ; Đại Tá Hoàng Bình Quân; Đại Tá Lai Thế Cường Đại Tá Cao Tiến Lãm, Đại Tá Ngô Quang Vinh, Đại Tá Lê Văn Hân.  Nhìn chung họ là những sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường và nhiều người từng là sĩ quan chỉ huy chống quân xâm lăng Trung Cộng tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.   Một tai nạn rơi máy bay khác (không nhớ ngày tháng năm) đã giết chết đoàn cán bộ cao cấp vài chục người của QĐNDVN trong chuyến công tác viếng thăm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.  Và cách đây không lâu (không nhớ ngày tháng năm) một máy bay bị rơi trên đường trở về đất liền trong chuyến công tác ủy lạo chiến sĩ Trường Sa.  Tai nạn này đã giết chết rất nhiều sĩ quan tham mưu cao cấp của Quân Khu 5. Dĩ nhiên không phải là những sự cố ngẫu nhiên.  Lại càng không phải là tình cờ khi tất cả nạn nhân đều là  những sĩ quan giàu kinh nghiệm đang trấn giữ trọng địa sinh tử của Việt Nam.  Tuy là không thể trưng ra bằng chứng cụ thể (và dù có bằng chứng cụ thể thì cũng không được phép công bố) phương pháp “tai nạn rơi máy bay” dùng để thủ tiêu tập thể giới chức quân sự mà Trung Cộng muốn trừ khử là phương tiện hiệu quả và dễ thực hiện hơn hết. Thái Lan cũng không nằm ngoài tầm tay khuynh đảo của Trung Cộng.  Mới đây Thái Lan đã đồng ý để cho Trung Cộng tiến hành xây dựng con kinh đào Kra Isthmus.   Theo bản tin ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Menafn - SinoCast Daily Business Beat via COMTEX và ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Global Time, một tập hợp đa công ty của Trung Cộng đã khởi công, trong đó có Sany Heavy Industry Co., Ltd., Xuzhou Construction Machinery Group Co., Ltd. và Guangxi Liugong Machinery Co., Ltd..  Về mặt kinh tế con kinh đào chiến lược này chắc chắn sẽ mang lợi ích đến cho nhiều quốc gia, ngoại trừ những quốc gia hưởng lợi lớn từ kinh đào Malacca.  Nhưng về mặt an ninh toàn vùng, một khi kinh đào Kra đã  được đào xong và  nằm trong tay của Trung Cộng thì nó lại là một tai họa.  Nếu như Thái Lan trong những ngày tới cũng rớt vào bàn tay của Trung Cộng thì coi như lộ đồ thâu tóm bán đảo Đông Dương đã thực hiện xong. Hành lang chiến lược của Trung Quốc đang hình thành và càng lúc càng hiện rõ. Tại Koh Kong —một tỉnh duyên hải của Campuchia nằm cạnh Tháí Lan và hướng ra vịnh, một địa điểm chiến lược— Campuchia đã giao 36 ngàn hecta đất, bằng một nửa diện tích của Singapore, cho Tập Đoàn Phát Triển Liên Hợp Thiên Tân (Union Group) với thời gian 99 năm, dài hơn một đời người, để xây một “Ankor Watt trên biển” với dự án Botum Sakok hơn 3 tỉ USD cộng thêm gần 10 ngàn hecta đất cho dự án xây đập thủy điện.  Một tiền đồn biển của Trung Cộng đang mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Thái Lan.  Đúng như nhân viên kiểm lâm đã từng ngăn chận phóng viên Reuters đi vào vùng đất này đã nói: “Đây là Trung Quốc.”   Tại Bokor —một cao nguyên có độ cao trên một ngàn mét nằm sát biên giới Việt Nam nhìn ra vịnh Tháí Lan và Biển Đông, cách cảng Kampongson 90 km, với những cao điểm quân sự và quân cảng xung quanh như cao điểm 144, 146, 162 . . . và quân cảng Ream— Vườn Quốc Gia Bokor, còn có tên là Preah Monivong National Park, đã bán cho Chinese Corp.  Bên trong khuôn viên của Bokor, tập đoàn quốc doanh Sinohydro của Trung Cộng đã xây đập thủy điện Kamchay, nhấn chìm hai ngàn hecta rừng. Trong quá khứ những giàn radar đã từng được đặt trên đỉnh Bokor.  Nơi đây cũng từng là thành trì của Miên Đỏ.  Không ai biết được hiện giờ Trung Cộng đã cài đặt gì ở những nơi được khoanh vùng “của người Trung Quốc.”  Những giàn radar?  Những giàn tên lửa? Những căn cứ bí mật?  Một điều chắc chắn Bokor đang/sẽ là một tiền đồn biển của Trung Cộng mọc lên trên đất Campuchia, áp sát biên giới Việt Nam. Một nhà máy sản xuất sắt thép và một tuyến đường sắt 400 km nối liền khu vực sản xuất thép trong tỉnh Preah Vihear đến hải cảng Koh Kong, kinh phí trên 11 tỉ USD, cũng đã được ký kết giữa Tập Đoàn Sắt, Thép và Hầm Mỏ Campuchia với Tập Đoàn Đường Sắt Trung Quốc.  Đồng thời các công ty Trung Cộng cũng lên kế hoạch xây một tuyến đường sắt cao tốc 400 km từ đất Lào lên hướng Vân Nam và đang thu xếp để ký hợp đồng xây một tuyến đường sắt khác với Thái Lan.  Một tuyến đường chiến lược nối liền Vân Nam/ Côn Minh tới vịnh Thái Lan và nam Biển Đông đang hình thành.  Thêm vào đó là QL78 dài 120 km, nối liền Vân Nam với Thượng Lào, xuống Đông Bắc Campuchia, tới cảng Kompongsom nam Campuchia, và nối với Tây Nguyên của Việt Nam ra tới biển.   “Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012). “Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. . . . Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012). Như ông Chheang Vannarith, Giám Đốc Cambodian Institute for Cooperation and Peace, nhận xét “đối với Trung Quốc đây là vấn đề chiến lược, vì ở đằng sau là các vấn đề Biển Đông và cả Ấn Độ Dương.” Những náo nhiệt ở mặt Biển Đông, thực có và hư có, là một phần trong chiến sách trá ngụy để Trung Cộng thuận lợi tiến hành âm mưu nắm lấy đường không-địa dọc hành lang Đông Dương để một mặt (a) an ninh thủy lộ cho Cù China ra biển hóa rồng, còn một mặt khác là (b) chuẩn bị cho chiến tranh thôn tính trong tương lai. Trong lúc đang viết bài này thì đọc thấy tin tức cho biết quân đội Thái vừa làm một cuộc đảo chánh nhanh gọn.  Ngoài việc nền dân chủ non trẻ của Thái Lan bị bức tử, tương lai của Thái Lan còn tùy thuộc vào thế lực nào đứng sau chống lưng cho tướng lĩnh và động lực thực sự của họ.  “Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng.  Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.” (Nguồn: Sách Lược Mở Đường Xuống Phương Nam Của Trung Quốc. Nguyễn Văn Huy, 26/2/2012).  Những ngày tới Thái Lan sẽ còn phải đối diện với một chuỗi bảo bùng trước mặt! Đồng thời cũng có tin tức cho biết là Trung Cộng đang tập trung 300 ngàn quân sát biên giới Việt Nam.  Rất nhiều người lo ngại Trung Cộng sẽ tấn công trên đất liền.  Theo nhận định cá nhân, không tin rằng Trung Cộng sẽ không làm vậy hoặc ít ra là chưa đến lúc.  Giao chiến trên mặt biển hoặc xua chiến hạm chiếm lấy một vài cứ điểm quân sự của Việt Nam ngoài biển có khả năng cao hơn và có lợi hơn cho Trung Cộng. Nếu họ tấn công Việt Nam như năm 1979 thì người ta có phần nào nhẹ nhỏm vì nó cho thấy Trung Cộng vẫn chưa đủ bản lĩnh.  Một cuộc chiến như vậy chỉ làm hao xương máu vô ích và không mở rộng toàn vùng.  Trên đất liền Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để chống trả và chiến thắng Trung Quốc. .....Hoa Kỳ là một quốc gia có chiều dầy kinh nghiệm về sự trổi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả siêu cường trong quá trình trổi dậy và chống trổi dậy. Ngược lại, nếu chỉ động binh doạ nạt và là một phần của chiến sách trá ngụy nhằm kéo sự quan sát của thế giới theo hướng họ muốn để rảnh tay thực hiện ý đồ lớn hơn mới là điều thực sự đáng lo ngại vừa lâu vừa dài.  Và trong vòng vài năm nữa, khi đã thực hiện xong liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái, nếu Trung Cộng manh động châm ngòi chiến tranh hoặc xua quân thôn tính thì đó mới là cuộc chiến tốn nhiều xương máu và nhấn chìm toàn vùng trong khủng hoảng. Trên thực tế Trung Cộng có thể thành công trong nỗ lực hình thành một liên minh quân sự Hoa-Lào-Miên-Thái cắt đôi vòng đai bao vây tiếp cận của Hoa Kỳ.  Đồng thời cũng có thể chính sự hung hãn của Trung Cộng sẽ giúp cho một liên minh quân sự của ĐNA ra đời, đặc biệt là liên minh quân sự của các quốc gia Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam và Phi Luật Tân. Một khi Trung Cộng đã không thể độc chiếm Biển Đông thì chắc chắn không một quốc gia nào khác có thể.  Nếu đã thế tại sao các quốc gia đang tranh chấp lãnh hãi (loại trừ Trung Cộng) không cùng nhau khai khác tài nguyên tại những vùng tranh chấp và dùng nguồn lợi để thành lập quỹ Bảo An Biển Đông?  Nếu đã đạt được sự đồng thuận, liên minh có thể dùng nguồn lợi còn nằm dưới biển làm “thế chấp” để “mướn” từ nhiều cường quốc trên thế giới trong thời gian nhanh nhất “khí tài tuần tra và an ninh biển” để trang bị cho lực lượng liên quân?  Và có lẽ đây là giải pháp mà Trung Cộng sợ nhất vì tính chính danh của nó và vì Trung Cộng không còn sự chọn lựa nào khác ngoài con đường “trỗi dậy trong hoà bình” và “không thể” tiếp tục manh động với lân bang. Trung Cộng có được ngày hôm nay là do chính chính sách Strategic Engagement của Hoa Kỳ đã kéo nó lên từ đáy vực của nghèo đói và lạc hậu.  Đương nhiên là Hoa Kỳ phải trù liệu có một ngày “nếu như Trung Cộng trỗi dậy không bằng con đường hợp tác và hoà bình thì . . .” Chính vì trù liệu này mà Hoa Kỳ mới có những vòng đai “bao vây tiếp cận” và vòng đai “bao vây phi tiếp cận” phòng khi bất trắc. Một yếu tố khác càng quan trọng hơn là Hoa Kỳ biết rất rõ nồi cơm của mình trong thể kỷ 21 và về sau nằm ở Pacific Rim.  Hoa Kỳ sẽ không để cho bất cứ một nước nào đá mình ra khỏi vùng và giật lấy nồi cơm đó. Nó trở thành là vấn đề sống chết của Hoa Kỳ.  Tất cả những hoài nghi về ý chí của Hoa Kỳ “đến để rồi bỏ đi” là không cần thiết. Nếu như, chỉ là nếu như, Trung Cộng tham vọng và  ngông cuồng đến độ cả gan khởi động một cuộc chiến tranh thôn tính, đối đầu vũ lực với Hoa Kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?  Đáp án đã bày rõ trên thế cuộc phân bố quân sự.  Vòng đai bao vây phi tiếp cận sẽ khoá chặt.  Liên quân Anh, Mỹ, Nhật, Hàn, Phi, Úc cộng một số quốc gia trong ASEAN sẽ rút gân Cù China, như Na Tra đã làm với cha con Long Vương Biển Đông. Căn cứ theo hiện tình thì Nga đang bắt tay với Trung Quốc.  Nhưng hai quốc gia nương tựa vào nhau chống lại Hoa Kỳ không có nghĩa là một đồng minh chiến lược, lại càng không phải là một liên minh quân sự.  Nó chỉ cho thấy Nga đang đuối sức trước quả đấm phong tỏa kinh tế của Hoa Kỳ nên dẹp tự tôn để nhờ đến sự trợ giúp của Trung Quốc.  Nó cũng cho thấy luôn sự mong manh của nền kinh tế Nga vì hẹp nền và thiếu sinh lực. Với tình trạng yếu ớt như vậy thì Nga càng không muốn giúp cho Trung Cộng trỗi dậy và gây nguy hại cho chính Nga.  Không, sẽ không có liên quân Nga-Hoa.  Nói cho cùng, nếu có chiến tranh toàn vùng không chừng Nga sẽ liên quân với Anh, Mỹ đánh bại Trung Cộng.  Hai siêu cường Nga-Mỹ tuy có giành nhau địa bàn ảnh hưởng nhưng không dại dột hủy diệt nhau và rất hiểu ý nhau trong những ván bài chia chác quyền lợi.  Còn Cù China chưa học được cách hành xử có trách nhiệm của một siêu cường mà đã nôn nóng vung quả đấm của siêu cường lại quá ham hố và tự tin vượt giới hạn cho nên trở thành nguy hiểm.  Vì vậy, có một ngày Cù China sẽ trở thành là mồi nhậu nếu cứ tiếp tục manh động. Hoa Kỳ là một quốc gia có chiều dầy kinh nghiệm về sự trổi dậy và đã từng lần lượt quật ngã tất cả siêu cường trong quá trình trổi dậy và chống trổi dậy.  Do đó, mọi đánh giá và và chọn lựa chiến lược của các quốc gia trong vùng nên hiểu rõ về Hoa Kỳ và cần cân nhắc cẩn trọng. Nam Hàn và Nhật Bản là hai quốc gia đã nhờ cây dù quân sự của Hoa Kỳ che chở nên đã không hao tốn kinh phí mà còn rảnh tay rảnh trí tập trung toàn lực vào việc xây dựng kinh tế và đã trở thành là cường quốc trong một thời gian ngắn.  Sự chọn lựa đúng của một quốc gia trong vùng không những giúp cơ hội cho đất nước đó mà còn giúp duy trì hoà bình lâu dài cho toàn vùng. Chính sách ba không trong một bối cảnh tốt thì có thể là một chính sách khôn ngoan.  Nhưng với bối cảnh đang vận hành hiện nay và những dự đoán cho tương lai, chính sách ba không có thể được diễn dịch là không bạn, không lối thoát và không tương lai. Hy vọng là Việt Nam cho mình một cơ hội tốt và tích cực đóng góp vào nỗ lực duy trì hoà bình. Nguồn: rfa.org
......

Chúng ta không "đề nghị", phải "yêu cầu" và "bắt buộc" Trung Quốc rút giàn khoan

NQL: Sau khi đọc bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La , trên Fb người thở dài kẻ văng tục. Đây là ý kiến chính thức đầu tiên mà Quê Choa vừa nhận được. Nhà văn Đình Kính là một người lính biển, suốt đời gắn bó với biển, có lẽ vì thế ông quá đau khi thấy Biển đã mất, đang mất và không chừng sẽ mất nếu  cứ tiếp tục hết " trao đổi với bạn" đến " đề nghị". Than ôi! Nhà văn Đình Kính   Đọc bài phát biểu của người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam, một đất nước độc lập, có chủ quyền, tự hào với ngàn năm văn hiến tại hội nghi đối thoại Shangri-La ở Singapore trưa 31 tháng 5 năm 2014, không những không vui, mà buồn !   …  Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. (ViêtNamNet- 31-4-2014). Thưa Bộ trưởng, không phải là "đôi khi" mà đó là máu bành trướng và thôn tính biển Đông mang tính chiến lược lâu dài, mà bất cứ hành động nào đối với Việt Nam hàng thập niên qua đều nằm trong ý đồ đó của họ. Chỉ cần điểm lại mấy sự kiện lớn, không tính các sự việc lặt vặt, từ 1974 đến  2015 này, đã có bao nhiêu "đôi khi"?   Và dùng chữ đôi khi cũng có những va chạm, là đánh đồng kẻ ăn cướp với chủ nhà đấy. Việt Nam đâu va chạm với Trung Quốc. Họ cố tình kéo quân vào Biển của ta đấy chứ. Và với sự kiện kéo dàn khoan 981 rồi đặt hạ vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam còn gọi là va chạm nữa không? Người đứng đầu Quân đội Việt Nam nói tiếp: Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới…. (ViêtNamNet- 31-4-2014). Kẻ cướp nó kéo cả một cái giàn khoan to như cái Hàng không mẫu hạm, với trên dưới trăm tầu hộ tống bảo về, rồi đặt chình ình trong sân nhà mình vậy mà chủ nhà lại chỉ đề nghị nó rút đi, nghe có buồn không? Đề nghị, có nghĩa là nó không có lỗi xâm lược; đề nghị có nghĩa là nó muốn rút hay không rút, tùy nó. Tại Sao không yêu cầu nó rút, không bắt buộc nó rút, mà lại đề nghị? .( Rất hy vọng rằng báo chí đã dẫn sai, để dân khỏi buồn!). Khi kéo giàn khoan vào Biển Đông, Việt Nam có trên dưới 20 cuộc thương thảo với Trung Quốc, nhưng hoặc họ hờ hững, chiếu lệ, hoặc cả vú lấp miệng em, cãi bay, thậm chí ta muốn gặp ở cấp cao hơn, họ từ chối, trong khi đó họ đón những người lãnh đạo Căm pu Chia và Ma lai rất trọng thể. Hãy hiểu bản chất của Trung Quốc để mà không hy vọng! Nhân dân Việt Nam không đề nghị, nhân dân Việt Nam yêu cầu và bắt buộc Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan 981 và tàu hộ tống ra khỏi thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế việt Nam! Nguồn: bolapquechoa.blogspot.de
......

Cần tiến hành loại bỏ những tư tưởng lệ thuộc TQ để khỏi mất nước

Đảng hãy tự đổi mới vì vận mệnh của đất nước Trong bối cảnh đất nước đứng trước những hiểm họa to lớn từ người đồng chí phương Bắc có chung lý tưởng Cộng sản, thực tế vừa qua đã cho thấy, Đảng còn cách duy nhất là tự đổi mới để tự trưởng thành, để dân chủ hóa, để thoát ra khỏi sự lệ thuộc cố hữu về tư tưởng vào Bắc Kinh. Chỉ còn 2 – 3 kỳ Hội nghị Trung ương nữa là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra, chưa lúc nào, công tác cán bộ lại cấp bách và quan trọng như lúc này. Có thể nói, việc chuẩn bị nhân sự cấp cao cho Đại hội XII sẽ có tác động mang tính bước ngoặt lịch sử đối với đất nước. Ngay từ bây giờ, việc giới thiệu nhân sự, việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hãy loại ngay những cán bộ có tư duy giáo điều, bảo thủ, bệnh lý luận hình thức, có tư tưởng lệ thuộc Trung Quốc. Hãy mạnh dạn sử dụng những cán bộ có tư duy dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì dân chủ vì đất nước. Trong nhiệm kỳ này, Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 về xây dựng Đảng, đặc biệt Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 về việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với lãnh đạo các cấp trong đó có Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, các Bí thư Trung ương nhằm thông qua mức độ tín nhiệm để có thông tin đánh giá cán bộ chính xác phục vụ việc lựa chọn, bổ nhiệm, đề bạt nhiệm kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, tại kỳ họp trước của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm đã đột ngột bị “thổi còi” để chờ ý kiến chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 9 của Đảng. Tại Hội nghị Trung ương 9 vừa qua, vấn đề nhân sự cấp cao vẫn chưa được bàn bạc và một công cụ sắc bén để lựa chọn cán bộ là Quy định số 165-QĐ/TW, trước đó, đã được lệnh cần phải có thời gian để mài tiếp cho sắc hơn mới đem ra thực hiện. Cử tri Hà Nội hôm 3/5/2014 đã bày tỏ bức xúc với Tổng bí thư Trọng thì chỉ nhận được câu trả lời trung trung như cần có thời gian hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp, đặc biệt tránh việc lợi dụng. Có tin cho hay, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 vào cuối năm cũng chỉ bàn xung quanh dự thảo Đề cương Báo cáo Chính trị và Đề cương Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020. Như vậy, Đại hội XII có nguy cơ đi vào vết xe đổ của Đại hội XI là chuẩn bị nhân sự rất tù mù, bị động, cập rập, tạo điều kiện cho các phần tử “suy thoái” chui sâu hơn vào hàng ngũ lãnh đạo. Nguy hiểm hơn, đất nước thậm chí sẽ đi đến chỗ diệt vong nếu những kẻ này còn chiếm cương vị chèo lái. Vừa qua, Trung Quốc dùng giàn khoan và quân đội trắng trợn xâm phạm lãnh hải nước ta. Cả nước phẫn nộ bức xúc, thế giới tiến bộ quan ngại và phản đối Trung Quốc. Hàng tỉ người trông chờ một thái độ cương quyết từ phía người lãnh đạo cao nhất của đất nước Việt Nam. Rốt cuộc, chỉ thấy cái đầu lạnh ngắt, đôi mắt mờ đục và phát ngôn lãnh đạm. Ngay cả đồng chí được coi là kế cận chức vụ TBT cũng … im lặng đáng sợ và mơ hồ trông đợi một sự đoái thương từ Trung Quốc. Bao nhiêu nghị quyết trong bấy nhiêu năm đã không xác định đúng mối hiểm nguy đe dọa đất nước. Bao nhiêu nghị quyết trong bấy nhiêu năm đã biến thù thành bạn, biến bạn thành thù để rồi hôm nay Việt Nam phải đối phó người đồng chí Cộng sản bành trướng phương Bắc trong thế rất chênh vênh với một dàn cán bộ mơ hồ, bạc nhược, mất phương hướng … Trong khi ta bị mất lãnh hải, bị đe dọa về quân sự, ngư dân ta bị giết trên biển mà vẫn nhẫn nhục, mơ hồ cử phái viên cao cấp sang Bắc Kinh xin “bạn” bố trí để Tổng bí thư được gặp lãnh đạo họ trình bày. Bị người đồng chí Bắc Kinh lạnh lùng từ chối tiếp, thậm chí làm nhục khi lại quyết định mở cửa long trọng đón Hun Sen, thì ta mới cuống quýt cho người lao sang Hoa Kỳ để cầu cứu và bắt đầu cho phép tuyên bố mạnh hơn tại các diễn đàn quốc tế. Sự không thật tâm, sự bạc nhược, tầm nhìn rất ngắn trong tư duy lãnh đạo đất nước, bệnh giáo điều, bảo thủ xa rời thực tế lên đến độ cấp tính đã bộc lộ rõ trong một số đồng chí lãnh đạo cao cấp. Không khó để thấy một số đồng chí này ngay trong Bộ Chính trị.   Với yêu cầu cấp bách và tầm quan trọng đặc biệt của nhân sự trong Đại hội XII tới đây, trước tình hình nguy nan của đất nước, vì chính vận mệnh của Đảng, trong thời gian rất ngắn còn lại, đề nghị  Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị hãy thẳng thắn sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình nhìn ra hạn chế, khuyết điểm, yếu kém, công khai những yếu kém này để nhân dân biết và tiến hành loại bỏ lập tức những cán bộ có tư duy giáo điều, bảo thủ, bệnh lý luận hình thức, có tư tưởng lệ thuộc Trung Quốc. Hãy sáng suốt, mạnh dạn sử dụng những cán bộ có tư duy dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới vì dân chủ vì đất nước.   Nguồn: caunhattan.wordpress.com
......

Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa

Nhà nước Việt Nam luồn lách giữa các giải pháp song phương và đa phương trong vấn đề biển Đông. Trong vụ giàn khoan Trung Quốc HD 981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam có vẻ nhà nước đang chuyển qua giải quyết đa phương.   Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc  Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh vào ngày 20-6-2013. (ảnh minh họa) - AFP Bảo vệ quyền lực?   Sau Hội nghị Thành Đô 1990, Việt Nam bình thường hóa bang giao với Trung Quốc và càng ngày càng yếu thế, lép vế trong quan hệ được tô vẽ là hữu nghị 4 tốt 16 chữ vàng. Từ khi Trung Quốc để lộ tham vọng chiếm cứ biển Đông với đường chủ quyền 9 đoạn gọi là đường lưỡi bò, Việt Nam luôn khẳng định giải quyết tranh chấp song phương với Trung Quốc cho vấn đề vịnh Bắc bộ, vùng biển Hoàng Sa Trường Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền. Giờ đây Việt Nam đang cố gắng tranh thủ vận động dư luận, vận động ngoại giao tìm sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh với kẻ xâm lăng là Trung Quốc. Tuy vậy nhà nước vẫn lập đi lập lại không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, cũng không chống lại Trung Quốc. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập từ Saigon nhận định:   “Tôi nghĩ Việt Nam không thay đổi đâu, họ từng có chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước cho nên là song phương lúc này đa phương lúc khác. Chuyện đó là điều gần như tất yếu đối với Việt Nam, chỉ có điều là song phương hay đa phương thì tôi cũng nghĩ họ không chủ động, họ gần như ở trong thế bị động. Và lúc này nếu có một câu chuyện đa phương giữa cả Tây Âu, Hoa Kỳ và với cả Trung Quốc thì tôi nghĩ là họ vẫn đang tính toán là làm sao có thể đi dây giữa các quốc gia các thế lực siêu cường trên thế giới mà không ảnh hưởng tới quyền lợi, quyền lực của họ.” Trong việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào khoan thăm dò trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, nguyên tắc giải quyết tranh chấp song phương sẽ làm cho Việt Nam đã yếu thế càng lép vế hơn nữa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm 29/5/2014. Courtesy chinhphu.vn   Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật quốc tế ở TP.HCM, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông nhận định: “Trung Quốc đang muốn kéo vấn đề này trở thành song phương, nghĩa là về Hoàng Sa là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng mà việc Việt Nam mong muốn tranh thủ công luận quốc tế, thì Việt Nam phải có một chiến dịch đối ngoại để cho thế giới thấy rằng, đây không phải là vấn đề song phương, mà Hoàng Sa liên quan đến vấn đề rộng hơn là toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó liên quan tới an ninh và an toàn hàng hải Biển Đông.”   Ngày 29/5 trong phiên họp thường kỳ của chính phủ ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ là lãnh đạo Việt Nam đề nghị gặp người tương nhiệm Trung Quốc để thảo luận giải quyết vụ giàn khoan HD 981, nhưng Bắc Kinh từ khước và trả lời “không phải thời điểm thích hợp.” Tuy ông Dũng không chỉ rõ lãnh đạo Việt Nam là vị nào nhưng thông tin trên các mạng xã hội cho biết người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Chính phủ kiên quyết đấu tranh với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng vẫn giữ quan hệ ngoại giao, kinh tế bình thường, tuyệt đối lên án các hành vi kích động, bài trừ người Hoa. Kịch bản nào của lịch sử? Giàn khoan HD 981 hạ đặt bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam đã bước sang tuần lễ thứ 5. Phía Trung Quốc đã khảo sát khoan thăm dò ở hai vị trí trên vùng biển ngoài khơi duyên hải tỉnh Quãng Ngãi. Trung Quốc đã triển khai hơn 100 tàu các loại kể cả tàu quân sự và máy bay yểm trợ để bảo vệ giàn khoan. Lực lượng chấp pháp Việt Nam với các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư vừa ít về số lượng vừa quá nhỏ bé so với các tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc. Có thể nói lực lượng tàu chấp pháp của Việt Nam bị kẻ thù trấn áp thô bạo với 30 tàu bị đâm va gây hư hỏng. Nhưng tàu chấp pháp Việt Nam được lệnh trên chỉ cố gắng hiện diện mà không phản ứng. Lệnh xua đuổi tàu Trung Quốc và giàn khoan HD 981 theo lệnh Thủ tướng nghe có vẻ mỉa mai. Tin ghi nhận trong 4 tuần qua chỉ có một lần duy nhất tàu kiểm ngư Việt Nam đáp trả tàu kẻ thù bằng vòi rồng, sự việc xảy ra vào sáng ngày 12/5.   Việt Nam đang bị mất chủ quyền trên vùng biển của mình, các biện pháp đấu tranh hòa bình với Trung Quốc sẽ có kết quả như thế nào trong tình hình và tương quan lực lượng hiện nay. TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định: “Tôi cho là không chỉ song phương mà là vô phương đối với giàn khoan HD 981 và tất cả những giàn khoan sau này mà Trung Quốc sẽ hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam. Bởi vì một phép thử nho nhỏ mà Việt Nam chỉ từ thua tới thua thì sẽ làm sao đối với một chiến dịch dài hạn Trung Quốc có thể đưa ra rất nhiều phép thử khác. Và chúng ta thấy tàu cá Việt Nam bị đâm thủng, hai người ngư dân bị chết ở Quảng Ninh mà cho tới giờ một số tờ báo Việt Nam vẫn dùng từ tàu lạ, thì không hiểu nổi lòng tự trọng dân tộc và tình cảm đồng loại của họ để ở đâu.” Lịch sử Việt Nam từng có một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn quật khởi gìn giữ đất nước và không bị phương bắc đồng hóa. Sử sách ghi nhớ Việt Nam từng có những triều đại anh minh hùng cường biết chiêu hiền đãi sĩ, tôn trọng lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm. Thế kỷ 21 ngày nay những đại quốc đầy tham vọng có thể có sự đô hộ kiểu mới, đưa các tiểu quốc yếu hèn vào vòng lệ thuộc mà chẳng cần phải đem quân chiếm đóng. Câu hỏi đặt ra là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện sẽ rơi vào kịch bản nào của lịch sử?   Nguồn: rfa.org/vietnamese/
......

Dân biểu Hoa Kỳ họp báo về TPP - đối sách với Việt Nam

Washington, D.C 29-5-2014:   Bốn vị dân biểu (Rosa DeLauro, Loretta Sanchez, George Miller, Mark Pocan) hiện diện trong cuộc họp báo chiều ngày 29-5-2014 tại Washington D.C. cho biết hơn một nửa các dân biểu đảng Dân Chủ đã kêu gọi gia tăng điều kiện bảo vệ lao động trong Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đặc biệt tại các quốc gia có thành tích vi phạm nhân quyền lâu dài như Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Mexico. 153 dân biểu đã ký một kiến nghị gởi cho Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman, thúc giục ông phải đàm phán một kế hoạch hành động và giám sát để bảo đảm quyền lao động và nhân quyền được tôn trọng tại các quốc gia đối tác đã từng nuốt lời hứa thực hiện các cam kết như Việt Nam. Với thành tích “lật lọng” các ký kết trong Hiệp Ước Thương Mại Song Phương (2001) và WTO (2007), Việt Nam đã bị chỉ trích nhiều nhất trong cuộc họp báo kéo dài 1 tiếng.   Cùng lên tiếng với các dân biểu, Giám đốc Cathy Feingold của AFL-CIO - tổng liên đoàn lao động lớn nhất Hoa Kỳ - và Chủ tịch Larry Cohen của công đoàn Communications Workers of America đã chia sẻ với khoảng 20 cơ quan truyền thông Hoa Kỳ các quan tâm về nhu cầu giám sát hữu hiệu, và chế tài các đối tác thương mại không tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế.   Đại diện cho hệ thống đài phát thanh Tiếng Nước Tôi - cơ quan truyền thông người Việt hải ngoại duy nhất có mặt trong buổi họp báo, Tiến sĩ Minh Thi đã phát biểu: “Tôi rất trân quý và cám ơn quan tâm của quý vị về quyền lao động như là một điều kiện để gia nhập TPP đối với các quốc gia vi phạm nhân quyền như Việt Nam. Tôi đề nghị nên thành lập các cơ chế giám sát với sự tham dự của các nhà hoạt động Việt Nam trong nước và người Mỹ gốc Việt. Quý vị chắc cũng biết đến tình trạng xâm lược của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, và đặc biệt mới đây họ đã đem giàn khoan dầu một cách phi pháp vào hải phận Việt Nam, khiến tình hình trở nên căng thẳng. Chính phủ cộng sản Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Tôi hy vọng quý vị nhìn thấy đây là cơ hội để Hoa Kỳ đứng cùng dân tộc Việt Nam đẩy mạnh việc tôn trọng nhân quyền, quyền được thành lập công đoàn độc lập, quyền tự do báo chí và trả tự do cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.” Lá thư gởi Đại sứ Thương mại Michael Froman cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn thị trường Mỹ bị tràn ngập với hàng nhập khẩu sản xuất bởi công nhân lao động bị đối xử tàn tệ, không có nhân phẩm và các quyền cá nhân bị tước đoạt."  Cưỡng bức và lao động trẻ em, phân biệt đối xử với lao động nữ mang thai, kỳ thị giới tính, lao động quá giờ và trong điều kiện thiếu an toàn ... là những quan tâm cũng được nêu lên. Cựu bộ trưởng thương mại Việt Nam, ông Trương Đình Tuyển, hiện là một cố vấn cao cấp về các cuộc đàm phán TPP, gần đây đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ không chấp nhận yêu cầu của TPP đòi tôn trọng quyền thành lập công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân. ---------- Nguồn tham khảo:http://wispolitics.com/1006/140529NoTPP.pdf “On Eve of ‘Check In’ Ministerial, Top 10 Signs That Obama Administration Should Call It Quits on TPP Negotiations”; May 19, 2014http://citizen.typepad.com/eyesontrade/2014/05/on-eve-of-check-in-minist...
......

Làm cách nào xóa mối nhục bán nước?

Các “đồng chí anh em” bắt đầu tỏ thái độ đối nghịch với nhau. Lần đầu tiên một thủ tướng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt là Việt Cộng) dọa rằng sẽ dùng đòn pháp lý để nói chuyện với Cộng Sản Trung Quốc (viết tắt, Trung Cộng). Chỉ mới nói thôi, chưa đưa đơn kiện, tức là chưa làm gì cả; nhưng dám nói còn hơn không. Thêm vào đó, tờ tạp chí trên mạng, tiếng nói của đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đích danh lãnh tụ Trung Cộng tố cáo là theo chủ nghĩa Ðại Hán. Hai chữ này diễn tả một truyền thống kéo dài hơn 2,000 năm, ít nhất kể từ thời Mã Viện. Tất nhiên nói như vậy vẫn chỉ là người Việt nói cho người Việt nghe cho sướng tai; giống như nói chuyện kiện cáo mà không dám đưa đơn kiện, không đụng tới lông chân mấy anh chị Ðại Hán ở Trung Nam Hải. Một bước đi xa hơn nữa là trên tờ báo lề phải còn đăng bài biện minh rằng bức công hàm của Phạm Văn Ðồng ký năm 1958 đồng ý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc là không có giá trị. Bài báo này có vẻ nhắm đến dư luận quốc tế, trong đó có cả Trung Quốc; chứ không chỉ nhắm người Việt nói với nhau. Nhưng lập luận của bài báo đó cũng không có giá trị nào cả. Muốn chống lại chiến dịch xâm lấn Biển Ðông của Trung Cộng, người Việt Nam phải dùng biện pháp khác, triệt để hơn. Chế độ cộng sản ở Hà Nội hiện nay là thừa kế chính thức của chính phủ Phạm Văn Ðồng. Cho nên, khi họ xác định rằng bức công hàm do ông Phạm Văn Ðồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 là vô giá trị, đó là một bước thoái lui có ý nghĩa. Bởi vì đây là lần đầu tiên đảng Cộng Sản Việt Nam xác định chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có giá trị pháp lý. Từ năm 1954, Việt Cộng không bao giờ công nhận điều đó. Họ gọi chính quyền miền Nam là “ngụy,” nghĩa là “giặc.” Bây giờ họ chính thức thừa nhận chính quyền Sài Gòn làm chủ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cho nên, họ biện minh, ông Phạm Văn Ðồng, thủ tướng chính phủ Hà Nội, không có quyền hành nào trên các quần đảo đó. Vì vậy, ông Ðồng không thể đem trao cho Trung Cộng, dù ông ta muốn cống hiến. Nói cách khác, Việt Cộng bây giờ đồng ý rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa là một chế độ hợp pháp; công nhận chế độ đó làm chủ một nửa nước Việt Nam. Thật đáng tiếc, hồi đó họ lại chủ trương đánh chiếm miền Nam để cùng “tiến lên chủ nghĩa xã hội!” Họ lờ đi không nói rõ ông Ðồng có ý nhường các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng hay không, dù ông ta không có quyền! Tội nghiệp ông Ðồng, ông chỉ ký tên vào bức thư đã được tất cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận, vì thế mà riêng ông mang tội bán nước. Nhưng dùng lối phủ nhận này không phải là thứ lý luận đứng vững trong cuộc đối đầu với Trung Cộng, cũng như trong ý định biện minh cùng dư luận thế giới. Thứ nhất, bởi vì sau khi nước ta bị chia đôi năm 1954, chính quyền cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam trong thời gian đó đều tự coi mình nắm chủ quyền trên toàn thể nước Việt Nam. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa, từ thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, đều khẳng định lãnh thổ Việt Nam kéo dài từ Nam Quan đến Cà Mau; mà Hiến Pháp miền Bắc cũng vậy. Khi chính phủ Phạm Văn Ðồng giao thiệp với Trung Cộng, họ nhân danh cả nước Việt Nam, chứ không riêng gì miền Bắc vĩ tuyến 17; mà Bắc Kinh cũng công nhận điều đó. Ông Ðồng ký bức công hàm theo nội dung này. Bây giờ nói đi nói lại, rằng ông Ðồng chỉ nhân danh một nửa nước Việt Nam thôi; Bắc Kinh sẽ bác bỏ luận điệu đó một cách dễ dàng, rất khó cãi lại. Tập Cận Bình và tập đoàn thống trị ở Ðông Nam Hải còn có thể nêu ra rất nhiều bằng cớ chứng tỏ ông Ðồng và tất cả đảng Cộng Sản Việt Nam đã công nhận Trung Cộng làm chủ Hoàng Sa và Trường Sa. Công hàm Phạm Văn Ðồng viết cho Chu Ân Lai nói rằng chính phủ của ông “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố của Trung Cộng ngày 4 tháng 9 năm 1958 về lãnh hải Trung Quốc. Trong văn bản đó, Trung Cộng nói rõ ràng Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, ông Ðồng và cháu chắt ông ta không thể chối cãi rằng họ hiểu lầm được. Một bằng chứng hiển nhiên khác mà Trung Cộng có thể nêu ra là các sách giáo khoa vẫn được sử dụng ở miền Bắc. Năm 1964, cuốn sách “Tập Bản Ðồ Việt Nam” do Cục Ðo Ðạc và Bản Ðồ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đã dùng địa danh “Tây Sa” và “Nam Sa” theo cách gọi của Trung Cộng chứ không gọi là “Hoàng Sa” và “Trường Sa” theo cách của người Việt Nam. Với bằng chứng đó, khó cãi với họ lắm. Hơn thế nữa, năm 1974 khi Trung Cộng tấn công chiếm Hoàng Sa, chính quyền Hà Nội không hề lên tiếng phản đối. Khi phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa thưa kiện Trung Cộng về vụ này, cả chính phủ miền Bắc lẫn đám bù nhìn của họ ở miền Nam đều không đồng ý. Tại hội nghị La Celle Saint Cloud, được mời cùng đứng tên phản đối hành động xâm lăng Hoàng Sa, họ cũng từ chối. Bây giờ làm sao nói ngược lại được? Gần đây, phóng viên Xuân Hồng của đài BBC có phỏng vấn bà Bảy Vân, vợ của cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Bà Bảy Vân xác nhận: “Phạm Văn Ðồng có ký văn bản. Ngụy nó đóng ở ngoài đó (Hoàng Sa). Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” Người Tàu họ có thể đọc được tiếng Việt, sẽ vin vào các bằng cớ đó mà xác định rằng Bắc Việt đã đồng ý trao Hoàng Sa cho Trung Cộng từ năm 1958! Tất cả luận điệu của đảng Cộng Sản Việt Nam chối bỏ bức công hàm của Phạm Văn Ðồng trở thành vô giá trị khi ra trước công luận thế giới. Vậy chúng ta có cách nào xóa bỏ mối nhục bán nước đó hay không? Có một cách. Là toàn thể dân chúng Việt Nam, từ Bắc chí Nam, bây giờ cùng nhau khẳng định rằng chính phủ Phạm Văn Ðồng là một chính quyền vô giá trị, không bao giờ làm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, đó là một chính quyền ngụy tạo, mạo nhận, không chính đáng. Người Việt Nam có thể làm công việc đó ngay bây giờ, bằng một cuộc cách mạng. Cuộc cách mạng sẽ xóa bỏ tất cả cơ cấu quyền hành từ thời Phạm Văn Ðồng tới ngày nay; thay thế bằng một chính thể mới, do người dân Việt Nam tự do bỏ phiếu lựa chọn. Ðảng Cộng Sản Việt Nam có thể làm công việc đó. Giống như đảng Cộng Sản Bulgaria đã làm năm 1989. Một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Bộ Chính Trị Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau, tự xóa bỏ độc quyền lãnh đạo trong Hiến Pháp và xóa luôn tên đảng cộng sản. Họ tổ chức bầu cử, viết một Hiến Pháp mới, và chính quyền mới (cũng do các người trong đảng cộng sản cũ cầm đầu) tuyên bố tất cả các hiệp ước với Liên Xô đều vô giá trị. Trên thế giới, nhiều nước đã xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài bằng cách đó. Chính quyền Phạm Văn Ðồng chịu công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc, đó là một thứ thỏa hiệp bất bình đẳng. Trung Cộng đã đưa ra 16 chữ vàng: “Sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan.” Ðảng Cộng Sản Việt Nam diễn tả thành ra 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.” Bây giờ là lúc dân Việt Nam chấm dứt mối quan hệ bất bình đẳng này, do áp lực của Trung Cộng qua chủ nghĩa cộng sản. Người Việt Nam có quyền xóa bỏ một chế độ sai lầm, xây dựng lại đất nước, Trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt, Ðức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã nói rằng vụ giàn khoan 981 “là một sự kiện rất đau thương, nhưng rất có thể đó cũng là một cơ hội đặc biệt tạo ra cái đổi mới, cái khởi đầu nào đó cho Việt Nam. Nhiều người hy vọng rằng, biết đâu nhờ biến cố đặc biệt đó mà Việt Nam lấy lại cái thế chủ quyền độc lập của mình, thoát khỏi vòng tay Trung Cộng.” Người Việt trong nước hiện đang nôn nóng đòi thi hành một chính sách đối ngoại “Thoát Trung.” Muốn thoát Trung, phải thoát Cộng. Không chấp nhận “lý tưởng tương thông” thì mới thoát được cái gọng kìm “vận mệnh tương quan.” Dân Việt phải tự quyết định, tự mình làm một “cái khởi đầu nào đó” cho nước Việt Nam. Ðó là cách tốt nhất để xóa mối nhục bán nước năm 1958. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Nói một lần rồi thôi về chuyện MÀU CỜ.

Cho đến bây giờ đã gần 4 thập niên trôi qua kể từ ngày VN thống nhất, nhưng lòng người Việt vẫn chưa thể thống nhất. Một trong những biểu hiện rõ nhất là đa số vẫn chỉ có thể chấp nhận đứng dưới một lá cờ: hoặc vàng hoặc đỏ. Chỉ có số ít hoặc không nghiêng về màu cờ nào và dành sự quyết định đó cho tương lai, khi đất nước đổi thay, sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về việc chọn lựa màu cờ; hoặc không chọn cả hai và muốn chính phủ mới sau này sẽ có một lá cờ mới, đoạn tuyệt hẳn với quá khứ. Song Chi   Về phần mình, tôi tôn trọng quyết định của tất cả những ai xem lá cờ vàng là thiêng liêng, hoặc không nghiêng về màu cờ nào, hoặc không chọn cả hai như vừa nêu trên, tôi chỉ muốn tâm sự đôi điều với những ai cho đến giờ phút này vẫn xem lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản là cờ Tổ quốc. Nếu đó là người dân bình thường không quan tâm và cũng không đọc/nghe/xem thông tin đa chiều về tình hình chính trị nên chưa nhận thức ra, hoặc nếu là những người từ 40, 50 tuổi trở lên nhưng sinh ra và lớn lên ở miền Bắc vốn nghe tuyên truyền bao nhiêu năm về “chế độ ngụy quyền tay sai bán nước” nên không hiểu hay căm ghét lá cờ vàng, hoặc nếu là người sinh ra sau chiến tranh không từng sống qua cả hai chế độ nên không biết chọn lựa gì hơn lá cờ đỏ…thì không có gì đáng nói. Nhưng có những người đã hiểu ra tất cả những sai lầm, tội lỗi và hệ lụy đảng cộng sản đã gây nên cho đất nước, dân tộc VN trong bao nhiêu năm qua, thậm chí còn đứng về phía những người tiến bộ, dân chủ, mà vẫn còn lướng vướng lá cờ đỏ thì thật đáng tiếc. Trước hết, chúng ta đều biết, lá cờ đỏ sao vàng không phải là lá cờ có từ bao nhiêu đời nay của dân tộc VN, do ông bà tổ tiên ta truyền lại, mà đó là lá cờ của đảng cộng sản VN. Cho dù được gọi là quốc kỳ thì cũng chỉ là quốc kỳ của nước VN Dân Chủ Cộng Hòa trước đây ở miền Bắc và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN hiện nay. Là lá cờ đại diện cho đảng cộng sản, cho một chế độ do đảng cộng sản dựng nên, nhưng trên thực tế, một sự thật mà cho đến nay những ai có lương tri, có hiểu biết đều không thể phủ nhận rằng chính đảng cộng sản trong quá khứ và hiện tại, đã và đang là lực cản lớn nhất trên con đường giành lại tự do dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân và sự cường thịnh cho đất nước. Sau bao nhiêu năm độc quyền lãnh đạo, không có lý do gì để đổ thừa cho bất cứ nguyên nhân nào khác, đảng và nhà nước cộng sản mà phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi: ** Để cho VN hôm nay trở thành một quốc gia lạc hậu, thua xa các nước láng giềng hàng chục, hàng trăm năm về mọi mặt. ** Để cho người dân ngày hôm nay sống trong một xã hội không có tự do, dân chủ, nhân quyền bị chà đạp, đạo đức suy đồi, văn hóa tàn mạt, những bản tính tốt đẹp, nhân văn của con người VN bị hủy hoại đến tận cùng… ** Để cho VN bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng từ kinh tế cho đến chính trị, VN bị mất đất, mất đảo, mất biển và có nguy cơ mất nước vào tay Trung Cộng… Đó là chưa kể, vì sự mù quáng của đảng cộng sản mà trong suốt thế kỷ XX, VN bị lôi kéo vào những cuộc chiến tranh liên tiếp hao người tốn của, tàn phá nặng nề đất nước và con người, từ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc và biên giới Tây Nam với Khơ me Đỏ-Cambodia… Chưa kể, chính những hành động ngu muội, đặt tình hữu nghị Việt-Trung lên trên quyền lợi đất nước, dân tộc của đảng cộng sản đã đưa tới bao hệ lụy thiệt thòi, nguy cơ cho đất nước và dân tộc VN, như công hàm của ông Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958 cho tới nay đã luôn bị Bắc Kinh đưa ra làm cứng họng Hà Nội khi mở mồm nói về chủ quyền Hoàng Sa là một trong rất nhiều ví dụ. Vậy có nên đứng dưới một lá cờ đại diện cho một chế độ, một đảng cầm quyền có quá nhiều sai lầm, mà nếu gọi là cõng rắn cắn gà nhà, bán nước thì cũng không ngoa hay không? Xin tùy cho mọi người suy nghĩ. Hãy nhìn từ Liên Xô cho đến các nước XHCN cũ ở Đông Âu, sau khi thoát khỏi chế độ cộng sản, có nước nào sử dụng lại lá cờ của đảng cộng sản trước đó hay ngược lại, họ vĩnh viễn cất bỏ tất cả mọi thứ liên quan đến thời kỳ, chế độ cộng sản vào…bảo tàng? Mong rằng một ngày nào đó, trên khắp nẻo đường VN sẽ tung bay lá cờ của một chế độ tự do dân chủ văn minh tôn trọng con người, lá cờ ấy màu gì cũng được nhưng đừng là màu đỏ gợi nhớ tới màu đỏ máu mà các đảng cộng sản trên thế giới thích dùng, bởi biểu tượng cờ đỏ, búa liềm, ngôi sao là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, của toàn thể phong trào cộng sản trên thế giới. Trong khi ngày nay nhắc lại “thành tích” của các chế độ cộng sản từ Liên Xô, các nước Đông Âu cũ…cho tới Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam…người ta chỉ lạnh người nhớ đến những tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh, hay tội ác xâm lược…mà các chế độ này đã từng gây ra đối với nhân dân của họ và của nước khác. Và cùng với lá cờ mới, là một bài quốc ca mới, không còn những ngôn ngữ sắt máu, hiếu chiến kiểu như “Cờ in máu chiến thắng…Đường vinh quang xây xác quân thù…”, mà sẽ là những ca từ ngọt ngào tụng ca quê hương VN, tụng ca hòa bình, tình yêu thương. Chỉ đến lúc đó, mới hy vọng có thể có được sự bình yên và thống nhất trong lòng mọi người con dân Việt, dù đang sống trong hay ngoài nước. Nguồn: Song Chi Facebook
......

Hội đồng Liên tôn Việt Nam lên tiếng việc công an trại giam khủng bố Mục sư Nguyễn Công Chính

Hôm nay, Hội đồng Liên tôn Việt Nam đã chính thức lên tiếng về việc công an trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương khủng bố tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Công Chính. Tình trạng ngược đãi các tù nhân lương tâm xảy ra đối với tất cả những người này mà không có tổ chức nào bảo vệ họ. Trong tư cách là các chức sắc tôn giáo của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, 14 vị ký tên dưới đây đã lên tiếng tố cáo những hành động vi phạm pháp luật của công an trong các trại giam tại Việt Nam. Tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Công Chính   HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM BẢN LÊN TIẾNG (V/v Công an Trại giam khủng bố Tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Công Chính) Kính gởi: - Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; - Ông Trương Tấn Sang Chủ tịch nước CHXHCNVN; - Ông Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an. Hội đồng Liên tôn Việt Nam được biết trong thời gian gần đây, tình trạng công an có hành vi đàn áp, khủng bố tù nhân, đặc biệt tù nhân lương tâm, ngày càng thường xuyên hơn và xảy ra nhiều nơi hơn. Sau đây là thêm một bằng chứng mới: Ngày 21-5-2014, sau chuyến đi thăm nuôi về, bà Trần Thị Hồng, phu nhân của Mục sư Nguyễn Công Chính, đã cho chúng tôi hay: Mục sư Chính, đang thụ án 11 năm tù bất công tại trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tiếp tục bị khủng bố dưới hình thức đấu tố trước tập thể tù nhân. Nguyên nhân là vì Ông đã cùng một số anh em tù nhân sắc tộc viết đơn yêu cầu cải thiện chế độ sinh hoạt nhà tù như: ăn uống đảm bảo sức khỏe tù nhân, mở cửa phòng giam thay đổi không khí, dẹp bỏ những qui định khắc khe, những cuộc hành hung vô cớ… Đơn này cũng được một số tù nhân chuyển ra ngoài như lời kêu cứu nhưng không may bị phát giác. Công an bèn tra tấn ép buộc một số người quay lại tố cáo Mục sư Chính như kẻ chủ mưu lôi kéo họ. Ngày 17 tháng 5 năm 2014 vừa qua, công an trại giam đã đưa Mục sư Chính ra đấu tố trước tập thể nhằm trừng phạt chính ông đồng thời răn đe những ai có ý định phản đối chính sách đàn áp ngược đãi người tù. Mục sư Chính cho vợ biết: tại cuộc đấu tố, những tù nhân khuất phục công an đã có nhiều lời nói, hành động nhục mạ, vu khống, thêu dệt nhằm bêu xấu thanh danh và khủng bố tinh thần Ông. Bà Trần Thị Hồng còn cho biết thêm: không chỉ lần này mà từ ngày Mục sư Chính bị bắt đến nay, công an đã liên tục sách nhiễu đàn áp ông ở trong trại tù. Điển hình là: - Ngày 18-5-2012, lúc 5g sáng, trong lúc ông đang cầu nguyện, 15 công an quản giáo trại T20 Gia Lai đã cầm gậy cao su, roi điện, bình xịt hơi cay, chó nghiệp vụ kéo xuống phòng giam đánh đập không cho Ông cầu nguyện. - Ngày 19-8-2013, Đại úy Đinh Ngọc Quỳnh, Thiếu tá Hoàng Đức Giang lại xúi giục tù nhân đánh đập Mục sư Chính tại Khu A, phân trại số 2, trại giam An Phước. Ngoài ra, công an điều tra và cơ quan tố tụng còn có những vi phạm nghiêm trọng như sau: - Trong thời gian điều tra, họ đã biệt giam Mục sư Nguyễn Công Chính 7 tháng không cho gặp người thân (vợ, con). Sau khi kết thúc điều tra, họ tiếp tục biệt giam ông 20 tháng nữa. - Ngày 26-3-2012 Tòa án tỉnh Gia Lai xét xử Mục sư Chính nhưng không hề có sự tham gia của luật sư và gia đình Mục sư. - Đến hôm nay, Mục sư Chính bị tù hơn 3 năm nhưng bản thân Ông vẫn không nhận được kết luận điều tra của Công an và bản án của Tòa theo như quy định của pháp luật.   Từ những sự việc trên cũng như qua nhiều chứng từ khác, Hội đồng Liên tôn nhận thấy: 1- Thời gian qua, những hành động vi phạm pháp luật như hành hung, tra tấn, đối xử khắc nghiệt với tù nhân ngày càng xảy ra nhiều hơn ở các trại giam trực thuộc Bộ công an. Chủ thể vi phạm là các công an quản lý, quản giáo và các tù nhân bị công an mua chuộc hay ép buộc. 2- Những hành vi khủng bố tinh thần và thể xác nhắm vào các tù nhân dám đứng lên đấu tranh chống lại những bất công hay những tù nhân lương tâm không chịu nhận tội, tất cả đều là những hình thức trả thù. 3- Hiện tượng tham nhũng cắt xén chế độ ăn uống, sinh hoạt của tù nhân cũng như hiện tượng đòi hối lộ tù nhân để được đối xử dễ thở hơn đang diễn ra ngày càng lộ liễu trắng trợn.     Do đó, Hội đồng Liên tôn chúng tôi tuyên bố:. 1- Cực lực phản đối các hành vi khủng bố, trấn áp tù nhân, nhất là tù nhân lương tâm vốn đang xảy ra ở nhiều trại giam thuộc Bộ công an. Điển hình là trường hợp Mục sư Nguyễn Công Chính ở trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 2- Mạnh mẽ yêu cầu Nhà cầm quyền điều tra hiện tượng cán bộ, công an trại giam thoái hóa, biến chất về đạo đức và nghĩa vụ; có biện pháp chấm dứt những hành động (và có thể là chủ trương) vi phạm pháp luật Việt Nam lẫn các Công ước quốc tế về quyền con người. 3- Nhanh chóng khắc phục những hậu quả do tệ nạn tham nhũng gây ra trong trại giam. Sớm cải thiện chế độ sinh hoạt trong nhà tù thật sự tôn trọng quyền con người của các tù nhân theo đúng luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn văn minh của nhân loại. Xử lý nghiêm những con người lợi dụng chức quyền để sách nhiễu tù nhân. Làm tại Việt Nam, ngày 29 tháng 05 năm 2014 HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM - Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593) - Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881) - Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371) - Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205) - Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820) - Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo (đt: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài giáo (đt: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo (đt: 0988.477.719) - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908) - Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082) - Ông Tống Văn Chính, PGHH (đt: 0163.574.5430) - Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001) - Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838.7716) nguồn: chuacuuthe.com
......

“Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”

Nếu Việt Tân là Việt Cộng Như vậy là sau hơn chục ngày điều tra, lực lượng công an Việt Nam –được ca ngợi là giỏi nhất thế giới – đã chỉ ra nguyên nhân cả trăm doanh nghiệp bị đốt phá bởi hàng chục ngàn công nhân trong ngày 13 và 14/5/2014 tại khắp nước Việt Nam từ Nam đến Bắc. Báo Pháp luật, trong bài “Công an chỉ ra nguyên nhân vụ gây rối” viết: “Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hai ngày 13 và 14-5 là do quần chúng bức xức trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Nhân cơ hội này, một số công nhân làm trong các doanh nghiệp nước ngoài bị chủ đối xử chưa tốt, bị đuổi việc trước đó đã lợi dụng phá hoại tài sản của các doanh nghiệp. Tội phạm hình sự đã lợi dụng tình hình để kích động công nhân đập phá và hôi của. Vụ việc có sự tác động, kích động của các thế lực thù địch bên ngoài. Cụ thể Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt được ba đối tượng liên quan đến tổ chức phản động Việt Tân. Tại cơ quan điều tra bước đầu ba đối tượng khai tổ chức phản động Việt Tân chỉ đạo và cung cấp tiền cho chúng xuống đường kích động biểu tình…”. Như vậy, theo bài viết người ta thấy gì? Các nguyên nhân. Việt Tân? Hẳn nhiên là nguyên nhân “do quần chúng bức xức trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam” là điều hiển nhiên không cần bàn cãi. Người dân Việt Nam không chỉ bức xúc bởi hành động ngang ngược hạ đặt giàn khoan trái phép mà người dân Việt Nam đã từng bức xúc rất nhiều trước những hành động bành trướng của Trung Cộng trên Biển Đông mấy năm qua. Những cuộc biểu tình hai đầu đất nước dù bị đàn áp khốc liệt vẫn nổ ra, những người hăng hái chống Trung Quốc bị bắt bớ tù đày bao năm trong nhà tù như Điếu Cày, Việt Khang, Bùi Hằng… vẫn không ngăn chặn được lòng yêu nước và sự bức xúc của những người dân Việt Nam khác. Những tờ báo bị đình bản, những người yêu nước bị hành hung, đánh đập khi chỉ vô tình nhắc đến Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam cũng không làm cho những người khác nhụt chí xuống đường biểu tình phản đối xâm lăng. Trước các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Cộng qua việc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, bắn chết ngư dân Việt Nam, quấy nhiễu các công việc làm ăn, thăm dò dầu khí của Việt Nam, hàng đoàn người dân vẫn xuống đường chấp nhận bắt bớ, giam cầm để thể hiện lòng yêu nước của mình. Có lẽ nói không ngoa, duy nhất không bức xúc, trái lại luôn e sợ, hèn nhát và tránh né các vấn đề biển đảo, chủ quyền và vận mệnh người dân, dân tộc trước họa bành trướng chỉ có đảng CSVN và nhà nước mà thôi. Thậm chí không những không bức xúc, không mở miệng, họ còn đàn áp, bỏ tù những người luôn cháy trong lòng ngọn lửa chống xâm lăng. Thậm chí, không những không có thái độ mạnh mẽ trước hiểm họa và hành động xâm lăng, bạo ngược bới chủ quyền đất nước, với tính mạng người dân bị hành hung, bắt nạt trên biển của mình, nhà nước còn xúi dại ngư dân lấy tính mạng mình như để đùa chơi với ngôn từ “bám biển”. Trong khi đó, hàng loạt các lực lượng, quân đội, cảnh sát… chỉ đến chống “diễn biến hòa bình”.   Thậm chí không chỉ mặc dân ngoài biển với nạn Trung Cộng hành hạ, cướp bóc mà ngay những người tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã bỏ mình vì hải đảo, vì biên cương cũng được nhà nước dùng các biện pháp hèn hạ như cắt đá, nhảy đầm để cản phá. Nguyên nhân nữa được đưa ra là “…một số công nhân làm trong các doanh nghiệp nước ngoài bị chủ đối xử chưa tốt, bị đuổi việc trước đó đã lợi dụng phá hoại tài sản của các doanh nghiệp. Tội phạm hình sự đã lợi dụng tình hình để kích động công nhân đập phá và hôi của.” Đọc đến những điều được cho là nguyên nhân này, người ta không khỏi thắc mắc: Vậy lực lượng công an sinh ra để làm gì cho tội phạm hình sự hoành hành khủng khiếp đến như vậy? Và các tổ chức bảo vệ công nhân như Công đoàn, Đảng, Đoàn thanh niên, Mặt trận, Hội phụ nữ. Cựu chiến binh… những tổ chức ngày ngày bòn rút từng đồng tiền của người công nhân đang bị bóc lột tàn tệ kia ở đâu mà để họ bị đối xử đến mức phẫn uất như vậy? Câu hỏi đặt ra là: Các tổ chức kia sinh ra để làm gì? Nguyên nhân cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng nhất, được tờ báo viết như sau: “Vụ việc có sự tác động, kích động của các thế lực thù địch bên ngoài. Cụ thể Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt được ba đối tượng liên quan đến tổ chức phản động Việt Tân. Tại cơ quan điều tra bước đầu ba đối tượng khai tổ chức phản động Việt Tân chỉ đạo và cung cấp tiền cho chúng xuống đường kích động biểu tình…” Như vậy, những vụ việc xảy ra kinh thiên động địa kia đã có bàn tay của thế lực thù địch bên ngoài và cụ thể hơn là tổ chức Việt Tân. Câu hỏi đặt ra ở đây cần giải đáp là Việt Tân là ai? Một tổ chức ở nước ngoài có thế và lực ra sao mà đã làm được những điều kinh hoàng như vậy ở ngay trong đất nước Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, có “đảng sáng suốt lãnh đạo, có đội ngũ công an tài giỏi nhất thế giới và có đội ngũ giai cấp công nhân tiên tiến dưới sự lãnh đạo của đảng”? Qua cách thông tin này, người dân Việt Nam buộc phải nghĩ rằng hẳn Việt Tân phải là một tổ chức hết sức hùng mạnh, chặt chẽ và đông đúc. Thậm chí Việt Tân phải là tổ chức rất tài giỏi mới có thể qua mặt được tất cả bộ máy khủng khiếp và dày đặc với những đặc tính trên đây của công an Việt Nam để tổ chức được những vụ việc như người ta đã chứng kiến.   Bằng chứng là chỉ trong một, hai ngày khắp đất nước đã hàng vạn công nhân xuống đường, hàng trăm nhà máy bị đốt cháy, đập phá, hàng loạt chủ đầu tư phải trốn chạy… Lẽ nào Việt Tân đã thò được bàn tay của mình rộng khắp đất nước để chỉ đạo được “giai cấp công nhân tiên tiến của Đảng CS xuống đường”? Nếu Việt Tân là Việt Cộng Nói đến điều này, người ta nghĩ đến một cuộc chiến dù là trên trận tuyến truyền thông và tuyên truyền. Công an chưa nói rõ Việt Tân đã làm như thế nào để cả chục ngàn người xuống đường một lúc, đập phá hàng trăm nhà máy, doanh nghiệp trong một thời gian ngắn kỷ lục như vậy. Công an chỉ cho biết “Tại cơ quan điều tra bước đầu ba đối tượng khai tổ chức phản động Việt Tân chỉ đạo và cung cấp tiền cho chúng xuống đường kích động biểu tình…” Như vậy, ai cũng biết tổ chức mà đảng và nhà nước CSVN ghét cay, ghét đắng là đối tượng được công an ưu ái chỉ tên, vạch mặt trong vụ biểu tình có bạo động này. Từ trước đến nay, những tính từ như ‘khủng bố” “phản động” thường được đảng và nhà nước VN ưu tiên cho tổ chức này. Tuy nhiên, ở đây người ta không định nghĩa cho người nghe biết thế nào là khủng bố và thế nào là phản động. Không rõ “khủng bố” ở đây có làm giống những đội đặc nhiệm, những đội du kích, biệt động thành ngày trước mà đảng và nhà nước ta nuôi dưỡng để đánh bom, bắn giết những “tên ác ôn” không cần án, đánh bom mìn những nhà hàng, câu lạc bộ, sàn nhảy bất cứ lúc nào hay không? Còn nghĩa của từ “phản động” ở đây thì là gì? Có bao hàm việc ngăn chặn lòng yêu nước của người dân, có đồng lõa với giặc, hèn hạ với dân, thậm chí có phải là những kẻ là tí tởn coi kẻ thù dân tộc là bạn vàng? Thông thường, trong một cuộc chiến, mỗi bên đều có xu hướng nâng cao thắng lợi, thành tích của mình và những thất bại của đối phương để tuyên truyền cho thế lực của mình. Những ai đã sống trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đều hiểu những bản “tin chiến thắng vang dội núi sông” có tác dụng kích động người dân ra sao. Hồi đó, người ta không lạ với những thông tin là ngay cả cụ già cũng có thể dùng súng trường bắn rơi máy bay Mỹ hoặc các “dư luận viên” kể chuyện Phạm Tuân lái máy bay lên núp trên mây tắt máy chờ địch, rồi bất ngờ nổ máy tiêu diệt B52. Những chiêu tuyên truyền đó có tác dụng kích động khủng khiếp và hiệu quả không ngờ. Việt Tân - một tổ chức có trụ sở ở nước ngoài, người dân trong nước chưa biết hoặc biết không nhiều về họ, nay được dịp đảng và nhà nước đưa lên báo chí để toàn dân biết về họ. Có lẽ đây là dịp may hiếm có cho Việt Tân không cần tiếp cận, giới thiệu vẫn được mọi người dân biết đến như một tổ chức chặt chẽ, mạnh mẽ và có tiềm lực khủng khiếp. Một tổ chức ở Hải ngoại mà báo chí của đảng đang cố gắng bôi vẽ cho nó thêm râu, thêm ria thật gớm guốc nhằm hù dọa người dân. Chưa thấy nó gớm đâu, nhưng người dân đã nghe nói đến nó bởi báo chí, quan chức của đảng bằng những lời chứng thực rất hùng hồn. Báo Người Lao động viết: “Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, báo cáo: Các đối tượng kích động gây bạo loạn có tổ chức rất chặt chẽ. Từ trước đó, chúng đã mua cờ Tổ quốc, áo với số lượng lớn, khi công nhân vừa ra khỏi cửa nhà máy thì được phát áo, dụ đi biểu tình. Chuyên nghiệp hơn, chúng đã sao chép bản đồ tất cả DN Trung Quốc, Đài Loan; sử dụng bộ đàm liên lạc với nhau và chuẩn bị sẵn “bom xăng” để đốt”.   Vậy thì còn gì là chủ quyền, là an ninh trật tự, là ổn định vững chắc? Vậy, nếu giả sử Việt Tân là Việt Cộng, tôi tin chắc rằng sẽ có bản tin của bộ máy tuyên truyền được phát đi ngay sau những cuộc biểu tình đó với nội dung: “Trước tình hình Việt Cộng đã nhu nhược để cho Trung Cộng đưa giàn khoan vào cắm tận thềm lục địa của Việt Nam, Trung ương Đảng Việt Tân đã quyết định điều động các đảng viên của mình xuống đường biểu tình chống quân Tàu ngay trên đất nước Việt Nam. Ngay sau khi phát lệnh, hàng chục ngàn đảng viên Việt Tân đã xuống đường và đem lại chiến thắng là hàng trăm nhà máy, công xưởng của quân thù đã bị san bằng, giai cấp công nhân của ta đã tham gia vào trận đánh không có gì để mất, ngược lại đã được tất cả, từ chiếc vành xe đạp tới cây gậy đánh golf hay cặp loa. Điều đáng chú ý là các đảng viên Việt Tân đang công tác theo yêu cầu tổ chức trong ngành Công an VN đã đứng im để cho các đảng viên là công nhân dễ dàng hành động. Và cuối cùng, những cuộc xuống đường đã thành công tốt đẹp. Trung ương Đảng ra lệnh các đảng viên tiếp tục công việc bình thường chờ lệnh mới”. Và, nếu có bản tin như vậy, Việt Cộng sẽ làm gì? Tôi tin rằng sẽ có một dự án lớn để phản tuyên truyền rằng đấy không phải do Việt Tân, đấy không liên quan gì đến Việt Tân… ngay trên báo đảng. Hai ngàn năm nay, trên thế giới vẫn còn nguyên lời Kinh Thánh: “Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng ta”. (Ga 8,32) Còn ở Việt Nam, bài học cũ, câu nói người xưa vẫn còn đó: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Hà Nội, ngày 28/5/2014 J.B Nguyễn Hữu Vinh nguồn: rfavietnam.com
......

Việt Tân bị cáo buộc kích động biểu tình chống Trung Quốc

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN VỀ CÁO BUỘC BẠO LOẠN TẠI BÌNH DƯƠNG. Việc Trung Cộng kéo giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam đã làm sục sôi lòng yêu nước của mọi thành phần dân tộc. Cuộc biểu tình của công nhân Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tình, Thái Bình cũng đều phát xuất từ lòng yêu nước đó. Lòng yêu nước này của các anh chị em công nhân đã làm cho cả nước cảm động và mến phục. Tuy nhiên, những diễn biến bạo loạn sau đó, dù do ai gây ra, chúng tôi đều không tán thành. Việc nhà nước cáo buộc ba người đứng sau vụ bạo loạn tại Bình Dương là thành viên Đảng Việt Tân là trò của nhà cầm quyền để chuyển hướng dư luận khỏi sự bất lực của lãnh đạo trước đại họa xâm lược; để che đậy cho những kẻ bạo động thật dưới sự điều động của công an; và để tạo lý cớ trấn áp hung bạo hơn nữa các cuộc biểu tình yêu nước. Đảng Việt Tân khẳng định bất kỳ cá nhân nào chủ trương bạo động thì đều không phải là người của đảng Việt Tân hay người đang cộng tác với đảng Việt Tân. Chủ trương của đảng Việt Tân là hỗ trợ mọi nỗi lực đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu dân chủ, nhân quyền và bảo vệ chủ quyền đất nước.   ***** VN bắt 3 người tình nghi thuộc Đảng Việt Tân kích động biểu tình ở Đồng Nai   Có tác động của các thế lực bên ngoài trong đợt biểu tình ở tỉnh Đồng Nai trong hai ngày 13 và 14/5, và cơ quan chức năng tỉnh này đã bắt giữ ba người được cho là của tổ chức Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ. Hàng ngàn công nhân ở Đồng Nai xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 13/5/2014. Citizen photo Mạng Pháp Luật trích dẫn phát biểu của công an tỉnh Đồng Nai như vừa nêu. Theo đó người tham gia biểu tình bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của VN và vụ việc có sự tác động, kích động của các thế lực thù địch từ bên ngoài. Công an tỉnh Đồng Nai cho biết tại cơ quan điều tra, 3 người bị bắt bước đầu khai là tổ chức Việt Tân chỉ đạo và cung cấp tiền cho họ xuống đường kích động biểu tình. Tuy nhiên, danh tánh của cả ba người chưa được tiết lộ. Phản ứng trước cáo buộc này của nhà nước Việt Nam, phát ngôn viên đảng Việt Tân, ông Hoàng Tứ Duy, trong một email gửi cho báo chí hôm thứ Ba 27/05, viết: "Chúng tôi khẳng định bất kỳ cá nhân nào chủ trương bạo động thì đều không phải là người của đảng Việt Tân hay người đang cộng tác với đảng Việt Tân. Chủ trương của đảng Việt Tân là hỗ trợ mọi nỗi lực đấu tranh bất bạo động cho mục tiêu dân chủ, nhân quyền và bảo vệ chủ quyền đất nước. Việc công nhân Bình Dương biểu tình xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng cuộc bạo loạn sau đó, dù ai đã gây ra, chúng tôi đều không tán thành. Cáo buộc đảng Việt Tân chỉ làm dư luận thấy sự bất lực của Hà Nội trước nguy cơ Trung Cộng". Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn tố cáo đảng Việt Tân là một tổ chức khủng bố. Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/riots-in-dn-caused-by-viet-tan...    
......

Thời cơ và chiến lược

Trên blog VOA, anh Nguyễn Hưng Quốc đưa ra nhận định “Trung Quốc đã thắng ở biển Đông”. Tôi hơi băn khoăn dè dặt về nhận định ấy, nay có đôi lời trao đổi. Trước hết nhận định này hơi sớm. Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan cực lớn HD-981 vào vùng biển Việt Nam còn mới, các phản ứng qua lại ở các phía còn đang diễn ra, chưa nên kết luận một cách dứt khoát. Xét về mặt chiến thuật đây có thể là một thắng lợi, mà thắng lợi có thể là tạm thời. Nhưng xét về mặt chiến lược, chưa thể cho là Trung Quốc đã thắng, trái lại. Chiến lược luôn có vị trị quan trọng, lâu dài hơn là chiến thuật. Về mặt chiến lược, nên nhớ lời căn dặn tâm huyết của nhà mưu lược Đặng Tiểu Bình trước khi đi xa với nhóm lãnh đạo kế tiếp Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo là “Thao Quang Dưỡng Hối“, 4 chữ cô đọng, được giải thích là kiên trì bốn hiện đại trong bóng tối, chớ vội phô trương thanh thế, hết sức nhũn nhặn mềm dẻo, che dấu mưu đồ bá chủ, chờ đợi khi đã đủ nanh vuốt hãy hành động. Đã có nhiều bài và cuốn sách ở Bắc Kinh tán rộng lời di chúc này, rằng: cần ẩn mình chờ thời, giấu kín miếng võ hiểm, nằm gai nếm mật, khi cần thì vờ ngu giả dại, để lừa cả thế giới, không bị cản phá, phải nín thở qua sông ít ra là 25, 30 năm (theo g/s Đặng Duật, tạp chí Học tập /Bắc kinh, tháng 10/2012).   Gây sự với Nhật Bản, rồi với Philippines, nay với Việt Nam, Trung Quốc tự phơi bày ra toàn thế giới dã tâm thầm kín, còn gì là lời cam kết “trỗi dậy hòa bình”, “là thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc”. Trung Quốc ngang nhiên chà đạp lên Luật Biển về tôn trọng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, trở thành một nhà nước phạm pháp, bị Philippines kiện ra trước Tòa án Quốc tế La Haye. Việt Nam rất nên khởi kiện khi lẽ phải, pháp luật thuộc về ta. Với các nước ASEAN mà Trung Quốc cố mua chuộc lôi kéo từng nước một, Philippines đã trở thành đối kháng, Malaysia lạnh nhạt, Indonesia e ngại vì họ có lý khi nghĩ rằng sẽ đến lượt mình bị Trung Quốc vươn lưỡi bò bành trướng đến liếm rồi gặm nhấm. Singapore còn nhớ tại cuộc họp ASEAN mở rộng tháng 8/2010 ở VN, sau khi ngọai trưởng Hillary Clinton khẳng định: “Hoa Kỳ coi vùng biển Đông với đường hàng hải quốc tế là vùng quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ và của tất cả các nước. Hoa Kỳ trở lại vùng này trên thế mạnh”, ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì chạm nọc mặt hầm hầm bỏ ra ngoài phòng họp. Khi trở vào ông ta hướng vào đại diện Singapore nói: “Các ngươi là nước nhỏ, chúng tôi là nước lớn” (trên Chuyển Hóa, tháng 8/2010). Việc huy động gần 100, nay là hơn 120 tàu phòng vệ bờ biển, tàu an ninh, cảnh sát biển, trong đó có 7 tàu chiến, với hàng chục máy bay do thám, trực thăng võ trang hoạt động thị uy quanh giàn khoan HD-981, Trung Quốc sẽ phải trả giá rất đắt về uy tín thể diện quốc gia của mình, khi tự phơi bày bản chất bành trướng, hung hăng hiếu chiến, chà đạp luật pháp quốc tế, chà đạp Luật biển, vi phạm những cam kết quốc tế của chính mình.   Nghị quyết đại hội đảng CS TQ lần thứ 17 và 18 đều nhấn mạnh đến giữ vững sự ổn định trong nội bộ cũng như sự ổn định trong quan hệ quốc tế là điều kiện sống còn để xây dựng đất nước phồn vinh, thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Với các sự kiện như đại án Bạc Hy Lai, rồi đại hồ sơ Chu Vĩnh Khang với hơn 200 tay chân thân tín phần lớn là quan chức cấp cao đảng CS thuộc ngành dầu khí và ngành công an đã bị bắt chờ ngày ra tòa; rồi sự nổi dậy của nhân dân Tây Tạng, Tân Cương, của người theo Pháp Luân Công ngày càng quyết liệt. Vụ giàn khoan HD-981 tạo thêm bất ổn mới sẽ kéo dài và phức tạp. Các công ty làm ăn với VN, với Philippines, cả với các nước ASEAN khác sẽ gặp khó khăn mất ổn định, thị trường xuất nhập khẩu bị đảo lộn, đầu tư kinh doanh bị rối lọan.   Có thể nói tuy khủng hoảng mới ở biển Đông diễn ra có 2 tuần, TQ xem ra đã thua thiệt về mặt chiến lược không phải là nhỏ. Thể diện quốc gia bị xấu đi, uy tín quốc tế bị giảm sút, niềm tin chiến lược với toàn thế giới bị bào mòn rõ, nội bộ vốn mất ổn định càng mất thêm. Liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản - Nam Triều Tiên - Đài Loan - Thái Lan - Philippines ở châu Á tăng bao vây ngăn chặn cô lập TQ bành trướng. Dầu thăm dò chưa thấy tăm hơi đâu đã tốn phí bao công của, còn bị nhìn nhận là nhân tố gây rối, khó chơi. Hình ảnh người khổng lồ cô đơn bị tai tiếng thêm đậm nét. Đặng Tiểu Bình nếu còn sống chắc sẽ đau buồn lắm. Tuy cuộc họp ASEAN không lên án đích danh Trung Quốc, nhưng Philippines và Indonesia qua phát ngôn chính thức đã lên án nghiêm khắc Bắc Kinh; Liên Âu cũng lên án công khai Bắc Kinh về chuyện này. Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương tỏ ý có quan hệ thân hữu hơn với VN, mong muốn có thêm tàu chiến Mỹ đến thăm hải cảng VN. Soái hạm Hạm đội 7 đậu ngay trước tầu Trung Quốc (tin AP và AFP- 17/5). Nhà bình luận Brad Glosserman trên báo The National Interest (20/5/2014) cho rằng uy tín TQ đã bị sút giảm nghiêm trọng, TQ bị coi là nhân tố khiêu khích gây bất ổn trong vùng. Nhà bình luận có tín nhiệm quốc tế Bill Hayden nhận định “Bắc kinh đã đi sai một nước cờ”, khi tự phơi bày chất bành trướng bất chấp trật tự và luật pháp, tự dấn thân vào thế bị e ngại, nghi ngờ và ngăn chặn (theo Viet-studies-18/5). G/s Hà Anh Tuấn từ Úc cho rằng Bắc Kinh đã tự mình kết thúc quá sớm cuộc “trỗi dậy hòa bình “, tự phô ra hình ảnh một đế chế thực dân mới lạc lõng giữa thế kỷ XXI, còn nhà báo Ấn độ Vikram Singh nhận xét “lửa TQ gây ra ở biển Đông cuối cùng đã gây ra nạn cháy ở Bắc Kinh” (đều trên Viet-Studies-20/5).   Tổn thất của Bắc Kinh về thể diện, uy tín quốc gia, về mong muốn làm bạn với tất cả các nước, về duy trì sự ổn định trong ngoài nước để thực hiện 4 hiện đại hóa tuy không đo đếm được nhưng có thể nhìn thấy rõ, cứ như tự mình vác đá nện vào chân mình khi đang muốn đi nhanh, như con hổ to xác nhưng nanh vuốt chưa kịp mọc đủ và nhọn đã xông ra gây sự.   Có thể chỉ vì muốn lấy sự kiện đối ngoại che lấp những rối ren nội bộ đảng CS và những xung đột chủng tộc ở trong nước mà tập đoàn Tập Cận Bình đã có quyết định sai lầm về chiến lược, quên phắt lời rỉ tai tâm huyết của nhà mưu sĩ Đặng Tiểu Bình. Họ sẽ phải trả giá khá cao và lâu dài. Thắng về chiến thuật nhưng thất bại về chiến lược thì tổng kết lại là thua. Cũng giống như con gấu Nga tuy ngoạm được vùng Crimea, nhưng thua thiệt về uy tín quốc tế, mất bạn bè, nội bộ thêm mất ổn định, kinh tế lao đao, cũng là bại về chiến lược. Huống chi cuộc khủng hoảng biển Đông ở VN chưa thể coi là kết thúc. Hy vọng và cầu mong sự kiện HD-981 rồi sẽ đi đến một 'Happy ending- Kết thúc tốt đẹp'. Sự cao ngạo khinh miệt “các đồng chí đàn em” đến độ quá đáng của Bắc Kinh làm cho đàn em dù nhẫn nhục vẫn không sao chịu nổi. Con giun xéo mãi cũng quằn. Chả lẽ toàn ban lãnh đạo CS đã mất hẳn gốc dân tộc, mất sạch lương tri, bạc nhược đến tận cùng rồi ư! Đàn em mềm yếu bị dồn đến tận cùng ô nhục có thể tỉnh ra, đứng thẳng dậy nói: “Không!” với ông anh quá đáng. Không! Không còn 4 tốt, không còn 16 chữ vàng. Xin trả lại đàng ấy. Từ nay quan hệ giữa 2 nước là không thân cũng không sơ, nên là láng giềng bình đẳng biết sống tử tế với nhau, thế là đủ. Sự phân hóa trong nhóm lãnh đạo của VN là bình thường, tất yếu, chỉ chưa rõ là phân hóa đến mức nào. Cú hích từ phương Bắc đến quá mạnh, quá phũ phàng chỉ làm cho sự thức tỉnh giật mình của số người còn có lòng yêu nước, còn có lương tri thêm mạnh mẽ, dứt khoát. Rất có thể một bộ phận lãnh đạo được giới trí thức tiền phong tận lực hỗ trợ, được toàn dân cổ vũ sẽ bật dậy nhận trách nhiệm gắn bó với nhân dân đương đầu với cuộc khủng hoảng biển Đông, thực hiện một cuộc bẻ lái chiến lược có tính chất quyết định. “Đi Với Nhân Dân” là 4 chữ vàng nguyên chất vĩnh cửu của nhóm lãnh đạo tỉnh ngộ ấy. Đi với nhân dân để xây dựng nền Dân chủ / Pháp quyền tiến bộ, tạo sức chống ngọai xâm. Đi với nhân dân để tự do kết bạn thân thiết với các nước dân chủ tiến bộ, tạo nên thế ngoại giao và quốc phòng vững chắc trên cơ sở Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Không ai có thể cấm nước ta kết bạn thân thiết, kết liên minh toàn diện với những nước đáng tin cậy vì quyền lợi chung khớp với nhau. Chỉ có dở hơi mới cam kết không liên minh với ai, tự trói tay mình. Đi với nhân dân để cùng nhân dân và quân đội nhân dân bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, vùng biển đặc quyền của Tổ Quốc bằng mọi biện pháp chính đáng. Một khí thế mới sẽ bật dậy. Lãnh đạo hãy nối tay với toàn dân cùng xuống đường đòi TQ phải rút ngay giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển VN, đó là hành động của nước lớn biết tự trọng, biết giữ danh dự, thể diện của một cường quốc “trỗi dậy trong hòa bình”, “là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc”, giữ ổn định trong quan hệ quốc tế cũng như ổn định trong nước họ. Nếu như ước muốn tốt đẹp trên đây không thành, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như toàn thể bộ sậu lãnh đạo đảng CS vẫn một mực duy trì cái gông “4 tốt – 16 chữ vàng” tròng vào cổ dân ta, chỉ giả vờ lên án bọn bành trướng để xoa dịu phẫn nộ của nhân dân, còn lệnh cho công an đàn áp tàn bạo công dân yêu nước, thì thế tắc ắt thông, tức nước ắt vỡ bờ, sự phẫn nộ như sấm sét của quần chúng sẽ bùng nổ, quét sạch mọi kẻ bán nước hại dân, dựng nên cơ đồ mới, mở ra kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp, dân chủ, những khát vọng nóng bỏng thiêng liêng của toàn dân Việt Nam. Đây không phải là kết thúc lý tưởng. Nhưng nếu như phải qua một cuộc nổi dậy quyết liệt của đông đảo quần chúng, từ trí thức, sinh viên, học sinh, đến lao động, nông dân, tầng lớp trung lưu, bà con các tôn giáo, dân tộc…chung sức mà từ bỏ được chế độ độc đảng phi dân chủ, tạo nên kỷ nguyên dân chủ tiến kịp thời đại, thì dù cho có bị căng thẳng, xáo trộn dữ dội một thời gian ngắn cũng là hy sinh chung cần thiết, một cuộc đau đẻ để cho ra đời một nước Việt Nam Dân chủ Tự do Hiện đại khỏe khoắn đầy sinh lực. Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philipines, Indonesia, rồi gần đây Tunisia, Ai Cập, Libya, Miến Điện…làm được như thế, chưa nói đến các nước XHCN cũ như Ba Lan, Đông Đức, Tiệp …đều tiếp nối nhau làm được như thế, tại sao VN lại không làm nổi. Thời cơ chiến lược là lúc này đây. Như vậy cú hích thô bạo của bành trướng lại vô tình tạo thời cơ cho đất nước Việt Nam tiến một bước nhảy vọt, và giàn khoan HD-981 đi vào lịch sử theo một kiểu cách rất độc đáo vậy.  
......

Công hàm Phạm Văn Đồng tiếp tục là vết thương rỉ máu của Việt Nam

Giống như bao nhiêu lần trước, cứ mỗi khi Hà Nội có đủ bạo dạn để phản đối mạnh bước chân xâm lấn của Trung Quốc thì Bắc Kinh lại lôi ra cái túi gấm cố hữu. Vào ngày 20/5/2014, để đáp lại các phản đối ồ ạt quanh việc Trung Cộng kéo giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông Lưu Hồng Dương, đại sứ Trung Quốc ở Indonesia đã tuyên bố trên báo Indonesia Jakarta Post rằng: “Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai. Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Thật vậy, trong hiện tình Biển Đông và trong suốt bao năm qua, công hàm Phạm Văn Đồng tiếp tục là nền tảng pháp lý cơ bản để Trung Cộng khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ tại Biển Đông. Công hàm này còn làm khựng lại các ý định trong vùng Đông Nam Á muốn hợp tác với Việt Nam đem Trung Cộng ra tòa án quốc tế. Vì ngày nào chính nước chủ nhà còn thừa nhận Biển Đông thuộc Trung Cộng, thì việc kéo Việt Nam nhập bọn chỉ làm cho các lý cớ kiện tụng của họ yếu đi mà thôi.   Bắc Kinh biết rõ công hàm Phạm Văn Đồng là khúc xương khó nuốt của Hà Nội. Và càng nhìn Hà Nội loay hoay tránh né khúc xương đó, Bắc Kinh càng khai dụng để lấn tới. Cho đến nay, giới lãnh đạo đảng CSVN vẫn loay hoay tránh né bằng 2 cách rất vô ích sau đây: Cách thứ nhất là cãi chày cãi cối qua miệng các quan chức như cựu trưởng ban biên giới Lê Công Phụng, cựu trưởng ban biên giới Trần Công Trục, và gần đây nhất là Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, vào ngày 23/5/2014. Lập luận của Ban Tuyên Giáo Trung Ương là: vì các chữ Hoàng Sa, Trường Sa không được nhắc tới trong bức công hàm nên không hề có chuyện thừa nhận 2 quần đảo đó là của Tàu. Hoặc bức công hàm chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc tính từ bờ thôi chứ không nói tính từ bờ nào. Đây là kiểu lý luận coi tất cả dân Việt Nam là người mù chữ. Nếu lý luận này đem ra trước quốc tế thì lại càng là trò diễu dở và làm lùn thêm mức uy tín vốn đã thấp của Hà Nội. Vì công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 tệ hơn thế nhiều. Nó thừa nhận nguyên cả vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chỉ 10 ngày trước là hải phận Tàu và còn ghi rõ Việt Nam "ghi nhận", "tán thành", và hứa sẽ "tôn trọng". Đó chính là đường lưỡi bò 9 vạch. Vùng biển này không chỉ bao trọn 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn bao luôn từ 70% đến 90% toàn vùng Biển Đông, tùy theo cách tính. Nguyên văn cốt lõi của bức công hàm Phạm Văn Đồng là: "Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc. (*) Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển." Công luận quốc tế biết đọc và đã đọc trọn vẹn cả tuyên bố ngày 4/9/1958 của Bắc Kinh và công hàm ngày 14/9/1958 của Hà Nội. Vì vậy, đã đến lúc nhà cầm quyền CSVN phải bỏ hẳn những cố gắng vặn vẹo ý nghĩa văn bản này một cách vô ích. Chỉ có con đường duy nhất là phủ nhận giá trị của toàn bộ bản công hàm Phạm Văn Đồng. Cách thứ nhì là chỉ nói riêng với người Việt Nam. Nhà cầm quyền nay đã đưa ra đủ loại biện minh, như lý do gởi bản công hàm là vì thời điểm đó "có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc”; như bản công hàm đó "đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao"; như bản công hàm đó không có giá trị pháp lý vì 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc chính thể Việt Nam Cộng Hòa; như công hàm đó không có giá trị vì "chưa được Quốc hội thông qua" cũng như “Quốc hội Việt Nam cũng chưa từng bao giờ ra nghị quyết phủ nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”; v.v.... Tất cả các luận điểm đó là một bước tiến dài nếu nhìn lại các tuyên bố của thời trước và ngay sau 1975 của các lãnh đạo cao nhất đảng CSVN, như "Trung Quốc chỉ giữ các đảo giùm ta", hoặc "chẳng thà để Trung Quốc giữ còn hơn để các đảo nằm trong tay chính quyền ngụy",.... Nhưng các bước tiến đó vẫn hoàn toàn vô ích đối với chủ quyền đất nước ngày nào mà nhà cầm quyền Việt Nam chưa dám nói công khai những luận điểm đó trước thế giới. Nói cách khác, đã đến lúc giới lãnh đạo CSVN đừng làm việc vừa thừa thãi vừa kỳ cục là cứ cố gắng thuyết phục người Việt Nam rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam trên mọi bình diện lịch sử, pháp lý, v.v... Tại sao cứ đòi tranh luận và thuyết phục những người ĐÃ đồng ý rồi. Có người Việt Nam nào còn ngờ vực điều đó đâu! Trong khi khối người cần nghe những điều đó một cách chính thức từ miệng nhà nước Việt Nam là thế giới bên ngoài, đặc biệt là các đầu lãnh tại Bắc Kinh, chứ không phải người Việt Nam! Hiển nhiên ai cũng biết Hà Nội tránh né là vì đang lo sợ phản ứng của Bắc kinh một khi họ công khai phủ nhận công hàm Phạm Văn Đồng. Nhưng ngược lại, việc phủ nhận đó sẽ mở rộng con đường đưa Bắc kinh ra trước các tòa án quốc tế; mở rộng cửa cho các chính sách khác của Việt Nam để đối phó với đại họa Bắc Thuộc; chấm dứt cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược ngay trong nội bộ giới lãnh đạo đảng CSVN; và đặc biệt là ngưng vĩnh viễn cảnh trói tay các chiến sĩ Việt Nam làm bia bắn cho hải quân Tàu như thời Trường Sa 1988. Không ai có thể làm công việc phủ nhận công hàm Phạm Văn Đồng thay cho các lãnh tụ đảng và nhà nước CSVN được, vì họ thừa nhận là chủ thể tiếp nối chính phủ VNDCCH từ thời ông Phạm Văn Đồng và cũng tự nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Cửa sổ cơ hội cho lãnh đạo đảng CSVN chuyển hướng cũng không còn nhiều. Với vận tốc xâm lấn từ ngoài khơi đến sâu trong đất liền và tràn lan trên cả nước hiện nay, lằn mức "không cưỡng bánh xe xâm lược được nữa" đang đến rất gần.   Vấn đề còn lại là lãnh đạo đảng CSVN đã đủ can đảm để loại bỏ những kẻ thề thốt "không ăn ở hai lòng với Trung Quốc" ra khỏi hàng ngũ chưa? Đã nhận ra sự dại dột và từ giã chính sách "thà mất nước chứ không mất đảng" chưa? Vì một khi nước vừa mất thì kẻ mà Bắc Kinh truy diệt đầu tiên chắc chắn là đảng. (*) Bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc: DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA (Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People's Congress on 4th September, 1958) The People's Republic of China hereby announces: (1) This width of the territorial sea of the People's Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People's Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. (2) The straight lines linking each basic point at the mainland's coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China's territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China's inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China's inland sea islands. (3) Without the permit of the government of the People's Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China's territorial sea and the sky above the territorial sea. Any foreign vessel sailing in China's territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People's Republic of China. (4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China. Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People's Republic of China's territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People's Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China's internal affairs which should not be interfered by any foreign country. Source: * Bộ Ngoại Giao Trung Quốc http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm * Trong sách giáo khoa tại HongKong: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố: (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc. (3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
......

ĐỐI DIỆN QUÂN THÙ PHÚ

Nữ hào kiệt Trần Thị Hài biểu tình trước cửa Đại sứ quán Trung Cộng, Hà Nội, 2007   Bắc biên địa, hận cũ chẳng nguôi ngoai Đông lãnh hải, lại giở trò lếu láo. Kéo dàn khoan ỷ thế nghênh ngang, Bày thế trận vẫn thói quen hung bạo! Than ôi! Đau lòng biết mấy, giặc nuốt rồi mấy dặm Nam Quan, Ôm hận bao năm, thù chiếm trọn Hoàng Sa hải đảo! Ngông cuồng vẽ đường chín khúc, không kiêng công ước rạch ròi, Nghênh ngang kéo cả dàn khoan, để lộ mặt mày ngổ ngáo. Ỷ mạnh kéo tàu to tàu nhỏ, hiếp ngư thuyền không súng không gươm , Thẳng tay dùng cây ngắn cây dài, nện ngư dân chẳng giày chẳng áo! Thảm sát Đồng Chúc, phụ nữ mang thai mà chúng giết như giết lợn giết bò, Đánh chiếm Gạc Ma, chiến sĩ tay không mà chúng bắn như bắn cò bắn sáo! Niềm uất hận chất kín gầm trời, Biển tang thương đỏ tươi màu máu! Cho vợ khóc chồng lệ xót lâm li, Để mẹ nhớ con canh dài áo não! Câu “Bốn tốt” đã thành lời lẽ yêu ma, “Mười sáu chữ vàng” nay lòi tim gan chồn cáo! Thế mới hay, Vì mộng bành trướng mà mắt cú láo liên, Bởi thói bá quyền nên lòng lang trơ tráo. “Không có đối thủ nào trọn kiếp thù hằn, Chẳng có hữu bằng nào trăm năm vĩnh hảo” Mất lòng dân, thì dù tấc đất khó gìn, Được lòng dân, sợ chi quân thù trở giáo! Từ xưa: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” “Giang sơn mất thì nhà tan cửa nát” Cho nên: Chớ xui hào kiệt lên rừng đốt củi làm than, Đừng đẩy sĩ phu ra đường bán rong hát dạo! Nếu lúc bình thời mãi dùng củi mục làm quan, Thì cơn quốc loạn lấy ai bảo toàn cương thổ? Lũ vô tài vô đức, chỉ biến nhân dân thành chó thành dê, Người đại trí đại nhân mới giúp giang sơn hóa rồng hóa hổ. Hỡi quân thù! Mi xua tàu chiến, chồn ló mặt chồn, Mi kéo dàn khoan, cáo lòi đuôi cáo! Miệng lằn lưỡi mối khác gì trôn đĩ thối tha, Khẩu Phật tâm xà nên ló mặt mo vênh váo! Dân ta lòng gang dạ sắt, chớ bày trò nhát khỉ rung cây, Bọn mi mắt chột mắt mù, chớ lấy tơ trói hùm trói báo! Giang sơn li loạn, trăm sông ta liền hóa Như Nguyệt, Bạch Đằng, Tổ quốc lâm nguy, triệu dân ta đều trở thành Ngô Quyền, Hưng Đạo. Trải bao binh lửa, Cửu Long Giang luôn chín khúc hào hùng, Qua bấy phong ba, Hoàng Liên Sơn vẫn nghìn mây vời vợi. Thử lửa đi! Chiến sĩ ta đạn đã lên nòng, Xung phong đi! Nhân dân ta gươm chờ tuốt vỏ! Thắng trăm trận cũ, Đại Cồ giữ nước nghìn năm, Thắng một trận nầy, Việt Nam lưu danh vạn thuờ. Anh em ơi! Giặc đã đến rồi! Giặc đã đến rồi! Ta nhân nhượng cũng có mức có chừng Chúng hung hăng ngày tự tung tự tác. Thương giống nòi, chân mạnh bước hiên ngang, Vì tổ quốc, máu sôi lòng bất khuất. “Đánh cho để răng đen, Đánh cho luôn dài tóc”. Đống Đa gươm khua chan chát, máu thù dơ bước chân voi, Đằng Giang sóng cuộn ầm ầm, xác giặc còn tanh mũi cọc. Diên Hồng vang rền “Sát Thát”, quyết bảo toàn hải phận, biên cương, Như Nguyệt sang sảng lời thơ, không để mất ngọn rau, tấc đất. Lao thân đạn lửa, mới biết ai dũng ai hèn, Đối diện quân thù, mới rõ ai vinh ai nhục! Dù máu đỏ loang lòng biển, quyết bảo toàn hạt cát quê hương, Dù xương trắng chất đầu non, không để mất bờ cây tổ quốc. Hỡi anh em! Vung tay lên, trăm triệu chung lòng! Trước giặc thù, một còn một mất! KHA TIỆM LY Nguồn: thanhminhhn.blogtiengviet.net  
......

Bắc Kinh dùng giàn khoan HD981 để nắn gân Washington

Suốt từ những ngày đầu của tháng 5/2014, khi tình hình biển Đông nóng lên bởi việc Bắc Kinh kéo dàn khoan HD981 vào tận thềm lục địa của Việt Nam, giới quan sát quốc tế đã không ngừng đặt câu hỏi: Tại sao Bắc Kinh chọn thời điểm này để tiến hành bước khiêu khích ở hẳn một cấp độ trầm trọng mới? Những suy đoán "phải chăng Bắc Kinh muốn thăm dò phản ứng của Hà Nội" đã bị loại ra ngay từ sớm vì Bắc Kinh đã thăm dò và đã biết rất rõ phản ứng của Hà Nội suốt từ 2 vụ cắt cáp tàu Việt Nam năm 2011, hàng loạt các vụ đánh, cướp, giết ngư dân Việt, và các lệnh ngang nhiên cấm các tàu không phải Trung Quốc đánh cá tại Biển Đông. Trong suốt gần cả trăm sự kiện đó, Hà Nội chỉ làm việc duy nhất là cho phát ngôn nhân bộ ngoại giao đọc 1 lời phản đối... cho người Việt nghe, và thế là hết. Một số chính quyền cấp tỉnh còn đề nghị các gia đình ngư dân mượn tiền nhà nước "nộp phạt" cho Trung Quốc cho yên chuyện. Vì vậy, Bắc Kinh chẳng cần thăm dò gì thêm về phản ứng của Hà Nội. Như vậy, mục tiêu còn lại của Bắc Kinh là để thăm dò phản ứng của Washington. Suy đoán này có nhiều lập luận khá vững chắc như sau:     *  Với chuyến đi 4 quốc gia Á Châu của Tổng Thống Obama mà mục tiêu không giấu giếm là để be bờ sự lấn lướt của Trung Quốc, Bắc Kinh vừa muốn gỡ thể diện vừa muốn thử xem mức độ dám can thiệp thực sự của Hoa Kỳ đến đâu. Hiển nhiên, khiêu khích tại vùng biển Đông Á với Nhật Bản và Nam Hàn thì mức rủi ro cho Bắc Kinh cao quá. Họ cũng không chọn vùng Trường Sa vì Philippines và Hoa Kỳ có giao ước về quốc phòng. Và vì thế mà họ chọn vùng Hoàng Sa là nơi mà họ đã khuất phục Hà Nội hoàn toàn.   *  Bắc Kinh cũng muốn tận dụng lúc cả thế giới đang chú tâm vào Ukraina và tìm cách chận đứng bàn chân xâm lược của Putin.   *  Qua vụ Crimea, Đông Ukraina, Bắc Kinh cũng thấy sự ngần ngại của Washington không muốn dính vào một cuộc chiến tranh mới. Cuộc chiến mới đó, nếu có, sẽ có thể làm gẫy đổ sự phục hồi kinh tế vừa bắt đầu kể từ cuộc khủng hoảng ngân hàng và địa ốc 2007.   *  Bắc Kinh có thể cũng nghĩ rằng Tổng Thống Obama đã bắt đầu thời kỳ "lame duck", tức thời kỳ không còn mấy hữu hiệu trong 2 năm sau cùng của nhiệm kỳ thứ nhì. Theo luật định mỗi tổng thống Hoa Kỳ không được ngồi quá 2 nhiệm kỳ, ông không còn có thể ra tranh cử nữa nên mọi lực lượng chính trị tại Mỹ đang dồn lực ủng hộ vào các ứng viên khác.   Liệu những tính toán như trên của Bắc Kinh có chính xác và khôn ngoan hay không cũng là một chủ đề được thảo luận sôi nổi. Một số luận điểm chính đã được các nhà phân tích nêu lên như sau:     *  Các biện pháp trừng phạt kinh tế, phong tỏa tài sản đối với nhóm quan chức thân cận quanh Putin đang xiết chặt dần và bắt đầu có hiệu quả vì kết hợp được với tất cả các cường quốc Âu Châu. Không có chính phủ nào phá rào như trong quá khứ. Cùng lúc, biện pháp phong tỏa tài sản này cũng là lời cảnh cáo cho nhóm chóp bu đảng CSTQ hiện nay. Mỗi thành viên Bộ Chính Trị đảng CSTQ cũng đều có hàng tỉ mỹ kim đang tẩu tán tại các ngân hàng phương tây và các đảo quốc mà tình báo Hoa Kỳ biết rõ.   *  Các phản ứng có phối hợp của chính phủ Obama và chính phủ Abe về Biển Đông. Ngày 23/5, trong lúc Tòa Bạch Ốc chính thức lên tiếng ủng hộ việc Việt Nam và Philippines kiện Bắc Kinh ra tòa, phủ thủ tướng Nhật chính thức phản đối việc Bắc Kinh kéo giàn khoan HD981 vào vùng Hoàng Sa.   *  2014 là năm bầu cử của nhiều vị trí trong cả ngành Lập Pháp lẫn Hành Pháp ở cấp toàn quốc và tiểu bang. Tổng thống Obama có nhu cầu phải chứng tỏ Đảng Dân Chủ của ông có chính sách đối ngoại mạnh mẽ và hữu hiệu, đặc biệt đối với Nga và Trung Quốc.    * Có lẽ chính sách đó đã bắt đầu với việc chưa từng có trước đây. Đó là việc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chính thức truy tố 5 sĩ quan cao cấp thuộc Giải Phóng Quân Trung Quốc về tội tin tặc.    *  Hơn thế nữa, theo giới quan sát quốc tế, Hoa Kỳ biết rõ các bong bóng đang đe doạ trầm trọng nền kinh tế Trung Quốc và từ đó đe dọa khả năng kiểm soát tình hình của phe cánh Tập Cận Bình. Nếu muốn, Hoa Kỳ có thể có những biện pháp để các bong bóng phát nổ nhanh hơn; khuyến khích những phe cánh đang uất hận Tập Cận Bình nổi lên tranh quyền; trừng phạt một số lãnh vực kinh tế để gia tăng bức xúc xã hội, v.v... Tóm tắt là các vũ khí trong tay Hoa Kỳ nếu muốn tấn công chính phủ Tập Cận Bình đều đã có sẵn.   Hiển nhiên, Tập Cận Bình cũng biết việc nắn gân Washington lần này không phải là không có cái giá phải trả. Một chỉ dấu cho thấy sự lo lắng này là các hành động gấp rút đi kiếm đồng minh. Trung Quốc vội vã tập trận với Nga để ráng cho thấy hải quân Tàu tuy thua xa Mỹ nhưng còn có hải quân Nga phía sau. Putin vội vã sang Tàu thăm viếng. Bắc Kinh ký kết với Moscow giao kèo mua khí đốt trị giá 400 tỉ mỹ kim cho 30 năm, v.v... Báo chí nhà nước Nga bắt đầu viết bài tuyên bố Biển Đông là của Trung Quốc, và ngay cả nước Việt Nam cũng thuộc về Trung Quốc nhưng đã ly khai. Luận điệu này hàm ý Việt Nam cũng như Ukraina, nên đáng lẽ phải nằm trong tay Bắc Kinh mới phải. Cái bắt tay của 2 cậu du đảng lớn nhất địa cầu này sẽ dẫn đến những phản ứng nào của cả thế giới, đặc biệt là các quốc gia Á Châu? Có lẽ sẽ còn phải mất một số ngày tháng nữa các phản ứng có phối hợp mới hiện rõ. Nhưng đối với người Việt Nam sự kinh ngạc đang càng ngày càng lớn. Họ không thể hiểu được tại sao một tay xừng xỏ như Trung Quốc mà còn phải đi kiếm đồng minh trong tình hình sóng gió hiện nay, mà giới lãnh đạo CSVN suốt bao năm qua vẫn cứ nhất định chỉ đối thoại song phương với Tàu ở vị trí đàn em và lệ thuộc, bất kể sự kêu gào can gián của nhiều thành phần dân tộc Việt Nam.
......

'Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?'

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên thận trọng trong vụ giàn khoan 981, theo nhà quan sát.   Trung Quốc cần thận trọng nếu không muốn mắc sai lầm chiến lược khi làm cho Việt Nam và nhiều nước láng giềng nổi giận vì những hành động 'khiêu khích và thách thức' chủ quyền, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc đương đại từ châu Âu. Trao đổi với BBC hôm 23/5 từ Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông của Pháp tại Paris (INALCO), Giáo sư Francois Huchet cho rằng tính toán của ê kíp lãnh đạo do ông Tập Cận Bình đứng đầu có thể đang dẫn tới 'một sai lầm lớn'. Sai lầm này có thể xảy ra với Trung Quốc, khi hàng loạt các quốc gia láng giềng ở khu vực lần bị đẩy tới thế 'bắt tay nhau' trong một dạng thức 'liên minh mới' được Hoa Kỳ hậu thuẫn để đối lại Trung Quốc. Hôm thứ Sáu, cựu Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại thuộc Đại học Rennes II của Pháp, nói: "Sau một loạt các diễn biến, tôi cho rằng Trung Quốc đã đang nhận thấy một tình thế nguy hiểm, bên bờ xảy ra, khi một loạt quốc gia xung quanh Trung Quốc từ Nhật Bản tới Việt Nam, hay Philippines và Hàn Quốc thảo luận với nhau và đều nổi giận với Trung Quốc, "Các hành động này của Trung Quốc không chỉ gây ra các xung đột đơn lẻ với từng quốc gia mà Trung Quốc khiêu khích, thách thức, mà còn tạo ra một dạng thức liên minh mới với Hoa Kỳ" GS Jean-Francois Huchet "Tôi nghĩ sẽ ngày một khó khăn hơn cho Trung Quốc đẩy tới các áp lực và đưa ra các hành động khiêu khích khác trong tương lai."   'Trung Quốc đã khôn ngoan?' Trước câu hỏi liệu động thái đưa giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào khu vực Hoàng Sa trên Biển Đông có phải là một động thái và tính toán 'khôn ngoan' hay không, nếu Việt Nam, quốc gia lâu nay vẫn bị Trung Quốc gây áp lực về chủ quyền biển đảo, tìm cách tiếp cận gần hơn nữa với Hoa Kỳ và xoay hẳn lưng lại với Trung Quốc, GS Huchet nói: "Rõ ràng là nếu Trung Quốc tiếp tục tỏ ra hung hăng trên các vùng biển ở khu vực như họ đã làm đặc biệt trong hai ba năm trở lại đây, chắc chắn các quốc gia bị thách thức và khiêu khích trong vùng sẽ tìm kiếm sự bảo vệ từ Hoa Kỳ, "Chúng ta đã thấy xuất hiện hàng loạt các tuyên bố giữa các quốc gia đó với Hoa Kỳ, với Hoa Kỳ cũng tích cực hoạt động và hiện diện nhiều hơn trong khu vực trong hai năm trở lại đây, Vụ giàn khoan HD-981 của TQ đã đẩy Việt Nam và Philippines 'xích lại' nhau. "Tổng thống Obama đã nói Hoa Kỳ muốn trở lại ở khu vực và Hoa Kỳ cũng đã đang có lập trường rất mạnh mẽ, như trong chuyến thăm gần đây ở châu Á, tại Nhật Bản, ông Obama đã nói quần đảo Senkaku thuộc quyền tài phán của người Nhật, "Do đó Hoa Kỳ đưa quần đảo này vào vùng ảnh hưởng của mình, do vậy, tôi nghĩ rằng mọi sự sẽ trở nên khó khăn hơn cho Trung Quốc nếu họ tiếp tục hung hăng, lấn tới, "Bởi vì các hành động này của Trung Quốc không chỉ gây ra các xung đột đơn lẻ với từng quốc gia mà Trung Quốc khiêu khích, thách thức, mà còn tạo ra một dạng thức liên minh mới với Hoa Kỳ, "Mà liên minh này sẽ không chỉ giới hạn ở các khu vực như Biển Đông, hay biển Hoa Đông, mà cũng liên quan tới cả nơi khác như Ấn Độ, "Đây không chỉ là vấn đề về dầu lửa, câu chuyện đi xa hơn thế rất nhiều, thế nhưng Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá nhanh trong vấn đề này"   GS. Jean-Francois Huchet "Hiện tại Ấn Độ đang tìm kiếm nhiều hơn một liên minh với Hoa Kỳ từ năm 2005 tới nay, do đó, ở chung quanh Trung Quốc, có thể ngoại trừ Pakistan, Kazakhstan hoặc Bắc Hàn - quốc gia có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, "Nhưng chúng ta thấy một dạng liên minh để bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không dám hung hăng hơn và không dám mở rộng ảnh hưởng của nước này quá xa."   'Nếu VN kiện đòi Hoàng Sa?' Trước câu hỏi liệu động thái giàn khoan HD-981 có thể khơi mào một tình huống bất lợi hơn cho Trung Quốc, khi Việt Nam, sau hơn bốn mươi năm 'im lặng', nay có thể vừa kiện Trung Quốc ra quốc tế về vụ giàn khoan, vừa kiện đòi Trung Quốc rút toàn bộ các lực lượng khỏi các đảo đã cưỡng chiếm trên Hoàng Sa từ năm 1974 và trả lại chủ quyền cho Việt Nam, nhà nghiên cứu nói: "Trung Quốc hiện nay đang muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình và đẩy lui, đẩy hẳn Hoa Kỳ ra khỏi châu Á, để Trung Quốc có thể thống lãnh khu vực, không chỉ về mặt kinh tế như trong 20 năm trở lại đây, mà còn thống trị về mặt quân sự và bảo vệ các nguồn năng lượng,   "Cho nên đây không chỉ là vấn đề về dầu lửa, câu chuyện đi xa hơn thế rất nhiều, thế nhưng Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá nhanh trong vấn đề này, "Vì các quốc gia láng giềng, trong đó đương nhiên có Việt Nam, nước có lịch sử rất phức tạp với Trung Quốc, đã đang và sắp đối đáp lại với những hành động đó. Do đó, tôi nghĩ Trung Quốc nên thận trọng mà không nên khiêu khích quá mức các quốc gia đó." Trước câu hỏi tính toán gì đang thực sự diễn ra sau các động thái mà ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc và bộ tham mưu của ông, đã quyết định tiến hành trong vụ làm nóng lên khu vực biển Đông từ đầu tháng Năm trở lại đây, Giáo sư Huchet nói: "Trước đây, nội bộ của Trung Quốc có thể có tình huống một cánh quân sự nào đó trong Ban lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thể muốn tỏ ra mạnh mẽ và lấn lướt hơn bằng các động thái quân sự, so với cánh khác thiên hơn về ngoại giao, "Nhưng qua những gì quan sát được, có thể đoán rằng các động thái đối ngoại và hướng ngoại cứng rắn vừa rồi của Trung Quốc, cho thấy các cánh quân sự, thiên về sức mạnh, đã không thể nào hành động mà không có sự nhất trí của ông Tập Cận Bình, "Và tôi nghĩ đằng sau tất cả các động thái gần đây, từ thách thức, khiêu khích Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Philippines và gần đây nhất là Việt Nam ở Biển Đông, rõ ràng đây là một toan tính nhằm thăm dò phản ứng của các quốc gia láng giềng và sự chống đối của Hoa Kỳ, "Thế nhưng nay thì Trung Quốc đã thấy họ đã tạo ra sự khiêu khích quá lớn và đã gây ra phản ứng rất mạnh ở Việt Nam, và tôi chắc rằng, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đang phải cân nhắc lại tình huống và chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn" GS. Jean-Francois Huchet "Đương nhiên là nếu không có sự phản ứng nào đối kháng lại, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới, lấn lướt xa hơn, và họ sẽ có nhiều các hành động khác, "Thế nhưng nay thì Trung Quốc đã thấy họ đã tạo ra sự khiêu khích quá lớn và đã gây ra phản ứng rất mạnh ở Việt Nam, và tôi chắc rằng, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đang phải cân nhắc lại tình huống và chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn với các hành động trong tương lai."   'Không thể trông đợi EU' Được hỏi về việc liệu Liên minh Châu Âu (EU) có thể có vai trò nào đáng kể hay không cho Việt Nam trong trường hợp Hà Nội muốn đương đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp về chủ quyền quốc gia, biển đảo và kiện Bắc Kinh ra quốc tế về vụ giàn khoan, nhà nghiên cứu từ châu Âu nói: "Tôi có thể thẳng thắn nói rằng chúng ta không nên kỳ vọng bất cứ sự hậu thuẫn đáng kể nào của EU, ở khu vực này của thế giới, EU có một ảnh hưởng rất yếu, họ còn đang quá bận rộn với nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan Ukraine, "Tôi không nghĩ Liên minh Châu Âu sẽ có bất cứ một hành động nào ở khu vực này và thực tế EU không có thực lực hay sức mạnh quân sự để làm điều đó, cường quốc duy nhất có thể làm được một điều gì đó thực sự có ý nghĩa ở khu vực là Hoa Kỳ, chứ không phải là EU." TQ thay đổi từ một 'đối tác đầu tư' sang một 'thế lực tham vọng' về quân sự ở khu vực. Theo ông Huchet, ngoại trừ một vài tuyên bố mang tính chính trị, quốc tế có thể không nên kỳ vọng thêm 'bất cứ điều gì to tát' từ EU tại khu vực Biển Đông, tuy nhiên, một lần nữa, theo nhà nghiên cứu, Trung Quốc hiện nay nên thận trọng để tránh sai lầm. Ông Huchet nói: "Trung Quốc đang thay đổi cách chơi, trong một hai chục năm trở lại, họ xuất hiện ở khu vực châu Á, Đông Nam Á như một đối tác đầu tư, hợp tác kinh tế, "Thế nhưng sau khi được cho là đã nắm được nhiều lợi thế gây dựng được ở nhiều quốc gia trong khu vực, khẳng định được ảnh hưởng và vị thế kinh tài, họ lại muốn chuyển sang một bộ mặt khác, họ muốn chơi những con bài để đạt được sự thống trị ảnh hường và áp lực về an ninh, quân sự, "Đây là điểm mà theo tôi, Trung Quốc phải hết sức thận trọng, nếu như họ không muốn phạm phải một sai lầm lớn tạo ra một liên minh chống đối Trung Quốc trong khu vực, cộng thêm với đối thủ lâu nay của họ là Hoa Kỳ," ông Huchet nói với BBC. 'Tạm rút nhưng sẽ quay lại?' Giới quan sát hiện đang tiếp tục theo dõi và dự đoán các động thái, kịch bản xử lý cuộc xung đột xung quanh vụ giàn khoan HD-981 giữa Trung Quốc và Việt Nam. "Nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu" GS Carl Thayer Hôm thứ Bảy, 24/5, Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu từ Học viện Quốc phòng Úc được tờ báo mạng VnExpress.net của Việt Nam trích dẫn lời, nêu nhận định: "Có vẻ như Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển... Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang." Tuy nhiên nhà nghiên cứu này cho rằng Trung Quốc có thể sẽ trở lại và sau khi tạm rút, sẽ vẫn có những động thái bảo vệ ảnh hưởng tại khu vực. "Nếu Trung Quốc thực sự muốn khoan dầu, họ sẽ đánh dấu vị trí giếng dầu sau khi giàn khoan khổng lồ này được đưa đi. Đồng thời Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các tàu hải cảnh ở khu vực được cho là có dầu," GS. Thayer được dẫn lời nói thêm. "Dự đoán Trung Quốc có thể sẽ cân nhắc lập một vùng nhận dạng phòng không giới hạn phía trên đảo Hải Nam và quần đảo Trường Sa nhằm thiết lập thẩm quyền của thành phố Tam Sa." Theo nhà quan sát này, trước viễn cảnh đó, Việt Nam tiếp tục cần cân nhắc những biện pháp trong đó các bước động thái cả về pháp lý lẫn ngoại giao. "Việt Nam phải tiếp tục đưa vụ việc này ra cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ đứng trước nguy cơ bị cô lập. Việt Nam có thế đứng vững chắc, với điều kiện không bị khiêu khích bởi Trung Quốc... "Việt Nam và Philippines là hai nước ở tiền tuyến trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Philippines mới đây là một bước đi rất tích cực," ông Thayer nói với tờ báo mạng của Việt Nam   Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese
......

Pages