2019

Cái cầu tiêu & cuộc cách mạng bốn không

Tưởng Năng Tiến| Các nhà lãnh đạo, các cá nhân và tập thể, các bộ, ban, ngành cần phải thay đổi tư duy cũ, nhanh chóng tiếp thu, học hỏi những cái mới, những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để trở thành những hạt nhân nền tảng cho sự chuyển mình của dân tộc, tiến bước cùng thời đại. (Tạp Chí Cộng Sản) Tháng rồi tôi tìm ra một cái nhà trọ rẻ không ngờ, giá chỉ 10.000 kips mỗi đêm (khoảng một US dollar) thôi, nơi bản làng của người Khơ Mú – ở Thượng Lào. Tất nhiên là không có giường nệm, bàn ghế, điện nước gì ráo – ngoài một cái đèn dầu hột vịt tù mù. Tôi đã qua nhiều đêm trong những trại tù nên không cảm thấy bất tiện gì cho lắm, chỉ hơi lo lắng về chuyện tiêu tiểu mà xíu thôi. Khi hiểu được ra nỗi băn khoăn này, người chủ cười xoà, chỉ tay và hất mặt ra phía trước. Tôi nhìn theo, với đôi chút bất an vì chỉ thấy một cái mái nhỏ tí teo ở xa xa. Đến tận nơi mới biết đó là một nhà vệ sinh công cộng, khá sạch sẽ, do Port Hope Rotary Club từ Canada xây tặng. Tôi chưng hửng. Ủa! Ai mà dè là những thành viên của một hội thiện nguyện của Gia Nã Đại đã có mặt nơi đây từ đời thuở nào rồi. Trải qua bao dặm sơn khê (11 tiếng xe buýt từ Vientiane lên Luang Prabang, 2 giờ 30 phút xe đò từ cố đô của Lào đến Nong Khiaw, thêm hơn 60 phút đi ghe từ cái thị trấn giữa đèo này lên đến làng Muang Ngoy, rồi cuốc bộ cả một buổi sáng mới đến được cái “khách sạn đèn dầu” này) nên tôi cứ “tưởng” mình là người đầu tiên từ Châu Mỹ đặt chân đến bản Pha Yong chớ. Nhà trọ và nhà cầu ở bản Pha Yong, Bắc Lào. Ảnh: tnt Đúng là tưởng năng thối. Thối hơn nữa là tôi cũng lại “tưởng” rằng chỉ ở những thôn làng heo hút (nơi không ai có khái niệm chi về vệ sinh công cộng) thì mới cần đến sự trợ giúp của người nước ngoài để có được cái cầu tiêu hay nhà xí. Té ra, ở nước mình cũng thế thôi –  theo những mẩu tin (gần nhất) vừa xuất hiện trên báo chí xuất bản tại VN: – Sáng 29-5: Sở Ngoại vụ Bắc Giang phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức lễ khánh thành và bàn giao dự án “Nước sạch và vệ sinh tại Trường THCS Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa.’Dự án nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng không hoàn lại của Tổ chức phi chính phủ Latter Day Saint Charities (LDSC, Hoa Kỳ). Được biết, đây là công trình nhà vệ sinh thứ 14 mà Tổ chức LDSC triển khai tại huyện Huyện Hòa trong vòng 3 năm gần đây.” – Ngày 12/9 : Đoàn đại biểu chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản phối hợp cùng với Huyện đoàn Krông Ana và trường mẫu giáo Hoa Sen tổ chức lễ khánh thành Nhà vệ sinh Trường mẫu giáo Hoa Sen. Mà nói chi đến huyện Krông Ana (Darlac) hay Hiệp Hoà (Bắc Giang) cho nó xa xăm. Vietnam Heritage – December 2016-January 2017 – tạp chí viết bằng tiếng Anh, một dạng truyền thông “son phấn” của chế độ hiện hành – cho biết: “Public urination is nothing strange in Vietnam, where there is an acute shortage of public toilets… Data from Hanoi’s Department of Construction shows that the capital has 340 public toilets, but two thirds are located in residential areas and only 100 are situated along streets or at entertainment facilities. Ho Chi Minh City faces the same problem with only 200 public toilets serving the needs of its 10 million residents and the 5 million foreign tourists that visit the city each year.” Má ơi! Giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại và Thành Phố Hồ Chí Minh (Quang Vinh) mà vài chục ngàn người mới có được một cái nhà vệ sinh công cộng thôi hà! Thảo nào mà VN nổi tiếng vì có đến hai cái BAY lận, chớ không phải một: Ha Long Bay và Cam Dai Bay. Ảnh: tintuc.vn Đây là một vấn nạn mới của VN do hiện tượng đô thị hoá (urbanization) vội vã mà ra chăng? Hổng dám mới đâu. FB Phạm Xuân Cần cho biết: “Từ năm 1934, ông Lê Viết Lới đã đề xuất xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho TP Vinh, Bến Thủy.” Trên trang báo Thanh – Nghệ – Tịnh Tân Văn (số 195, xuất bản tháng 2 năm 1934) tác giả đặt vấn đề: “Nếu có một người ở các phủ huyện vì công việc tới phố, nhưng khi lưu lại tại phố nhỡ có đại tiểu tiện thì họ lấy chỗ mô mà tiện giải? Họ đành tìm chỗ bên sông, lạch nước làm xằng, bị người lính cảnh sát vớ lấy phạt xu. Cũng có khi một người nhà quê đã thường tới phố đi chợ, chỉ mang trong mình một tấm thẻ sưu, lính cảnh sát đã phạt về tội không đúng vệ sinh, còn phạt thêm tội không giấy ngụ cư nữa.” Hơn tám mươi ba năm sau, ông Lê Văn Hiệp (Chủ Tịch Hiệp Hội Nhà Vệ Sinh Việt Nam) cũng nêu lên mối quan tâm tương tự nhưng nhấn mạnh vào góc cạnh vệ sinh: “Trong quá trình nghiên cứu, tôi đi thực tế, khảo sát ở hơn 40 tỉnh thành trên cả nước và thấy nhà vệ sinh ở các trường học, bệnh viện, bến xe, ga tàu… hiện nay quá tệ. Cần nói thêm, căn cứ vào số liệu của thế giới và Bộ Y tế, trong nhà vệ sinh bẩn có 200 con vi khuẩn thường trực mỗi khi phát sinh chất thải. Các con vi khuẩn này sẽ lây lan ở cấp số nhân với môi trường ẩm thấp và nếu không có biện pháp giải quyết thì sẽ gây hệ lụy rất lớn đến con người, cộng đồng, văn minh đất nước.” Bill Gates. Ảnh: Business Insider Con số “vi khuẩn” thực sự có thể lớn hơn gấp bội, theo lời của Bill Gates, nhà tỷ  phú đã hiến tặng 400 triệu Mỹ Kim để cải thiện mô thức cho cái bồn cầu ở những quốc gia đang phát triển : “It was a glass jar filled with human feces …there could be over 200 trillion rotavirus particles, 20 billion Shigella bacteria, and 100,000 parasitic worm eggs.” (Kẻ viết những dòng chữ này không biết rotavirus particles và Shigella bacteria là cái con bà gì ráo nên không thể chuyển dịch đoạn văn thượng dẫn. Kính mong được độc giả lượng thứ). May là đất nước còn có những nhân vật như ông Lê Văn Hiệp, người tự nguyện bỏ cả tài sản (lẫn công sức) để vận động thành lập Hội Nhà Vệ Sinh Việt Nam – dù bị cả dư luận lẫn chính quyền cười chê hay tránh né: “Tôi còn nhớ thời điểm đầu, tôi bị người ta chê cười rồi nhìn bằng ánh mắt dè bỉu, thiếu tôn trọng mỗi khi nhắc đến nhà vệ sinh, bên cạnh đó là vấn đề về chủ trương, chính sách thực hiện. Tôi cầm văn bản của các cơ quan chức năng cho phép vào các cơ quan đơn vị để khảo sát, nghiên cứu về nhà vệ sinh nhưng hầu hết họ đều từ chối với lí do là chuyện riêng của cơ quan.” Phản ứng của của “giới cơ quan chức năng” trước cái nhà vệ sinh khiến tôi nhở́ đến bản tin của trang Tiếng Dân, đọc được vào hôm 29 tháng 9 năm 2019: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành nghị quyết về Cách mạng 4.0. Người đứng đầu Đảng và Nhà nước lại tiếp tục nói xạo với dân, bằng cách đưa ra các mục tiêu cho tương lai xa…: Tới 2025, internet băng thông rộng phủ 100% các xã“; “Đến năm 2030, duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới” hay “Bộ Chính trị đặt mục tiêu, năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp… Tôi chết được chứ không phải bỡn đâu, Giời ạ! Đến năm 2045 mà “nhà vệ sinh phủ 100 % các xã” là cũng quý hoá lắm rồi. Nói chi đến những chuyện xa xôi (và mơ hồ) dữ vậy, cha nội ? Tưởng Năng Tiến. 10/2019  
......

Nguyễn Phú Trọng sẽ phải thúc thủ về vườn?

Phạm Chí Dũng - Người Việt | Dù thỉnh thoảng vẫn phải nhảy lầu hay tự treo cổ, giới quan tham nước Việt vẫn le lói hy vọng về “người đốt lò vĩ đại” sẽ sớm “xuôi tay,” hoặc ít ra cũng không còn hăng hái truy sát tham nhũng như cái cách “lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy” mà ông ta tuyên bố đầy tự tin vào Tháng Tám, 2017. Những dấu hiệu “xuôi tay” Dấu hiệu “xuôi tay” đã bộc lộ rõ ràng trong khoảng thời gian “Tổng tịch” Nguyễn Phú Trọng suýt chút nữa đã “tịch” sau cơn bạo bệnh tại xứ Kiên Giang “nhà ba Dũng” vào Tháng Tư, 2019, và kéo dài thời gian nằm điều trị cho đến tận Tháng Bảy cùng năm. Đó là những tháng mà bầu không khí chống tham nhũng lắng hẳn, phản ánh rất rõ một nhận định trước đó: trên nóng, dưới lạnh; còn trên không nóng thì dưới lạnh ngắt. Các cơ quan chủ chốt của Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng là Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, hai cục An Ninh Điều Tra và Cảnh Sát Điều Tra thuộc Bộ Công An, Thanh Tra Chính Phủ đều “nghỉ xả hơi.” Cùng lúc, trong giới công chức rỉ tai nhau câu chuyện những “anh Ba,” “anh Hai”… tổ chức tiệc tùng nhậu nhẹt linh đình nhân sự kiện… “Trọng bệnh.” Dấu hiệu “xuôi tay” thậm chí còn hiện ra ngay cả khi ông Trọng đã có nhiều dấu hiệu phục hồi sức khỏe kể từ cuối Tháng Bảy, 2019. Từ đó đến nay, dù vẫn tiếp tục một số vụ bắt bớ quan tham và mở rộng vụ đại án AVG, vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy những vụ việc khác quá xứng đáng là đại án như Thủ Thiêm, Junin 2-Venezuela, Trần Bắc Hà (đã “tự chết”)… được điều tra theo chiều sâu. Những cựu quan chức cao cấp từng được xem là “bố già,” và thậm chí hiện thời vẫn được xem là như vậy, như Nguyễn Tấn Dũng-thủ tướng và Lê Thanh Hải-bí thư Thành Ủy TP.HCM, vẫn “an nhiên tự tại.” Dấu hiệu “xuôi tay” gần nhất và dễ nhận ra nhất là Nguyễn Phú Trọng đã phải vắng mặt tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối Tháng Chín, 2019 – một hội nghị quốc tế lớn mà nếu còn đủ sức khỏe thì Trọng đã luôn hớn hở “mình phải như thế nào thì người ta mới tiếp đón như thế chứ.” Cũng từ cuối Tháng Chín, 2019, đã bắt đầu rộ lên tin ngoài lề về khả năng Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ theo lịch trình bởi độ ổn định chống tai biến của ông ta là… không ổn định. Thời gian còn lại là không nhiều, hoặc đang rút ngắn một cách nhanh chóng, đối với Nguyễn Phú Trọng. Chỉ còn chưa đầy một năm rưỡi nữa là đến đại hội đảng 13, dự kiến tổ chức vào quý đầu của năm 2021, mà nếu ông ta không mau chóng xử lý các “đống rác” ở TP.HCM và một số tỉnh hành khác thì sẽ không thể có được cơ hội “thay máu” dàn chóp bu ở những địa phương đó, càng không thể làm nhân sự ở thành phố đầu não là Hà Nội. Cũng không còn nhiều thời gian để Trọng thử nghiệm chiến dịch chống tham nhũng của mình bằng cách diệt những con chuột nhắt và chuột nhỡ, bất chấp việc Trọng vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục chống “giặc nội xâm” sau khi ông ta tạm thời phục hồi sức khỏe. Bởi sau cú bạo bệnh, hẳn Nguyễn Phú Trọng đã biết rằng cơn tai biến tiếp theo có thể xảy ra vô chừng mà không thể đoán định trước. Nếu không gấp rút xử lý các vụ tham nhũng lớn mà ông ta đã có trọn hồ sơ trong tay, một cơn tai biến tiếp theo có thể chấm dứt mọi nỗ lực và hơi thở của “minh quân,” hay “bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo.” Không chỉ dở dang việc trị đảng trị quân, Nguyễn Phú Trọng còn ngổn ngang việc đối ngoại. “Trốn biệt” không chịu đi “triều kiến” Tập Cận Bình ở Bắc Kinh suốt từ đầu năm 2019 đến nay. Nhưng thành tích đó sẽ mau chóng lu mờ nếu Trọng chẳng làm nên công cán gì trong chuyến công du Washington – dự kiến vào Tháng Mười năm nay. Tình thế bị Trung Quốc chẹn ngay yết hầu ngân sách nuôi đảng ở các mỏ dầu khí đang khiến Nguyễn Phú Trọng và những người đồng đảng của ông ta phải gấp rút tìm kiếm và đi đến quyết định có còn ngả ngớn đu dây với Bắc Kinh hay sẽ dứt khoát xoay trục sang Hoa Kỳ. Trong khi đó, chính trường Việt Nam đang tưng bừng “toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng đại hội 13”… Những “đặc thù” của thời tiền Ðại Hội 13 Đang hiện ra một đặc trưng như thời năm 2015 trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, nếu vào năm 2015 đã hiện hình cuộc chiến công khai trên mạng xã hội bằng các đơn thư tố cáo và các bài viết của hai phe cánh chính trị chính là “phe Trọng” và “phe Dũng,” năm 2019 và đặc biệt vào nửa cuối của nó cũng đang trở lại cái không khí xốc nổi, quyết thắng và công khai thách thức lẫn nhau ấy. Năm 2019 lại được xem là “năm bản lề” về cơ cấu “cán bộ cấp chiến lược” cho đại hội 13. Nếu Hội Nghị Trung Ương 10 vào Tháng Năm, 2019, chủ yếu “sắp ghế” cho 200 ủy viên trung ương, thì Hội Nghị Trung Ương 11 (sẽ diễn ra vào cuối năm 2019) thậm chí còn có tầm đại hội đảng với nhiệm vụ chốt danh sách sơ bộ các gương mặt ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Sau biến cố “Trọng bệnh,” đã nảy nòi một cuộc sát phạt không tuyên bố giữa các quan chức cấp cao, những người đang nhìn thấy thế độc tôn độc tài của “bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo” chẳng còn tồn tại được bao lâu nữa và muốn qua mặt những kẻ khác để giành giật ngay lấy vị trí do khoảng trống quyền lực để lại. Đặc thù của thời đại mới đã được tô thắm bởi tính chất đa phe phái, đa trung tâm quyền lực hơn và do đó cũng kéo theo nhiều nhóm lợi ích hơn. Nếu Hội Nghị Trung Ương 10 chỉ là cuộc đấu giữa những “cá bé,” thì Hội Nghị Trung Ương 11 mới thật sự là cuộc sát phạt của “cá mập” với nhau. Năm 2019 lại được tôn lên một khác biệt lớn so với năm 2015, nếu cuộc chiến trước Đại Hội 12 chủ yếu xoay quanh trục Trọng-Dũng, thì thế trận trước đại hội 13 phong phú hơn khá nhiều, với nhiều trục: các phe phái – chủ yếu là “phe chính phủ” và “phe đảng” tranh giành quyền lực. Trong khi ở một số địa phương nổi lên tình trạng “loạn sứ quân,” còn Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt với một nhóm đối thủ mà có thể bao gồm phe chính phủ lẫn bên đảng muốn triệt tiêu “sự nghiệp cách mạng” của ông ta. Làm gì có chuyện “hạ cánh an toàn”! Chẳng có gì khó khăn để dự đoán là Nguyễn Phú Trọng sẽ vấp phải một thách thức khủng khiếp về sức khỏe tự thân của ông ta, đặc biệt là vấn đề tim mạch và huyết áp, điều có thể kiến ông ta nếu không cẩn trọng sẽ phải sớm từ giã chính trường. Bất kỳ tình trạng suy yếu hay nguy biến nào về sức khỏe của Trọng cũng là cơ hội để các nhóm đối thủ tung hê và còn có thể cường điệu tình trạng bệnh tật tồi tệ của ông ta, như một cách khủng bố tâm lý những quan chức thuộc phe Trọng và những người còn “tin yêu bác Cả,” làm suy giảm sức mạnh của “phe Trọng” trong cuộc đua tới đại hội 13 và cả mục đích dội nước vào cái lò vẫn còn âm ỉ của Trọng. Tuy vẫn nắm được quyền lực tập trung được xem là chưa từng có so với nhiều đời tổng bí thư trước, nhưng Nguyễn Phú Trọng dường như ngày càng bất lực trước xu thế đa trung tâm quyền lực, cát cứ địa phương và sang chống tham nhũng bè lũ mới đang nổi lên ngay dưới chân ghế ông ta. Và trong khi Trọng mới chỉ thanh toán được một phần nhỏ những di họa để lại từ thời Nguyễn Tấn Dũng, ông ta lại phải đối mặt với vô số thảm họa mới do những nhóm quyền lực – lợi ích mới gây ra. Dự Luật Đặc Khu là một trong nhiều ví dụ thuộc về cái trào lưu thảm họa mới ấy. Còn nếu Nguyễn Phú Trọng phải sớm “về vườn”? Ngay cả với kịch bản phải từ giã chính trường tại Đại Hội 13 do không đủ sức khỏe, chứ không phải do tuổi tác đã quá cao, tương lai của Nguyễn Phú Trọng cũng không thể được xem là “hạ cánh an toàn.” Bởi kể từ thời điểm hạ lệnh cho bắt Đinh La Thăng vào Tháng Mười Hai, 2017, Nguyễn Phú Trọng đã phá vỡ tiền lệ “ủy viên Bộ Chính Trị không thể bị truy tố” và do đó ông ta đã chính thức leo lên lưng cọp. Cũng một cách chính thức, không một ủy viên Bộ Chính Trị nào (đã nghỉ hưu và cả đương chức) có thể kê gối ngủ ngon sau vụ Đinh La Thăng. Chẳng có gì bảo đảm là nếu không kịp thanh loại những kẻ thù chính trị cũ và nhung nhúc đám đối thủ chính trị mới, Nguyễn Phú Trọng sẽ có được cơ hội dưỡng bệnh và dưỡng già mà không bị một thế lực nào đó lôi ra “hồi tố” sau khi Đại Hội 13 “thành công tốt đẹp,” nếu quả thực còn có đại hội đó./.
......

Người Việt tỵ nạn tại TP/Mannheim và anh chị em đảng Việt Tân xuống đường thông tin cho công luận bản xứ

Mannheim. Đức Quốc, 05.10.2019 Thành phố Mannheim, nằm ở miền Tây Nam Đức Quốc, là thành phố lớn thứ ba của tiểu bang Baden-Würrtemberg với hơn 300.000 dân. Cách Frankfurt (trung tâm tài chánh Âu Châu) chỉ 70 cây số về phía Nam và 95 cây số về phía Bắc của Stuttgart, Mannheim là trung tâm văn hóa và kinh tế sầm uất quan trọng của vùng hai con sông Rhein và Neckar với những sinh hoạt xã hội đa dạng và nhộn nhịp cũng như có trường đại học lớn. Nơi đây đồng bào thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản đã từng xuống đường biểu tình chống các đoàn văn công Việt Cộng qua Âu Châu tuyên truyền, đánh bóng cho chế độ. Lúc đó công luận Đức Quốc không thể không bùi ngùi, xót xa khi nhìn thấy hình ảnh các anh chị văn nghệ sĩ ngồi trên xe buýt bị kéo màn che kín cửa kiếng; và khi xuống xe thì bị an ninh Cộng Sản nắm cánh tay kéo theo, trên đầu thì họ lấy áo che lại, bắt cúi đầu đi nhanh vào rạp hát không cho thấy đoàn người biểu tình. Tự Do của văn nghệ sĩ dưới chế độ độc tài Cộng Sản là thế đó! Hôm nay đồng bào Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản thành phố Mannheim và vùng phụ cận cùng với anh chị em đảng Việt Tân vào trung tâm thành phố, tại quảng trường Paradeplatz lập quầy thông tin về tinh trạng nhân quyền tại Việt Nam; xin chữ ký đòi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, bị bắt giam từ giữa tháng giêng 2019 tại Sài Gòn vì ông về lại quê hương để tìm hiểu tình hình nhân quyền. Ngoài ra, đồng bào còn xin chữ ký vận động nghị viện Âu Châu không phê chuẩn Hiệp Ước Thương Mại Âu Châu-Việt Nam, bao lâu nhà cầm quyền Hà Nội còn đàn áp dã man những người bất đồng chính kiến. Đặt biệt giới trẻ bản xứ cũng đến quầy thông tin bầy tỏ quan ngại về chính sách bành trướng, lấn áp và đe dọa các nước láng giềng của Trung Quốc tại Biển Đông khi họ ngang nhiên coi thường Công Ước Quốc Tế về Biển, tấn công giết ngư dân Philippine và Việt Nam cũng như xâm nhập vào lãnh hải của các nước này, làm nguy hại đến an ninh và hòa bình thế giới. Dư luận bản xứ cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải kiện Trung Cộng ra Tòa Án Quốc Tế như Philippine đã thực hiện thành công. Buổi xuống đường này đã để lại ấn tượng tốt tại công luận thành phố Mannheim. Người dân nơi đây mong rằng các sắc dân và nạn nhân khác của Trung Quốc như Tibet, Uiguren, Hồng Kông, Taiwan, Falungong cũng sẽ cùng nhau liên kết lại biểu tình tại đây. Nguyễn Diệu Hiền  
......

Sydney, Úc Châu: Dạ tiệc gây quỹ yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội

Như Trúc Tối chủ nhật, 6 tháng Mười, 2019, gần 300 quan khách và đồng hương đã tham dự Đêm Dạ Tiệc Gây Quỹ nhằm yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội do cơ sở Việt Tân New South Wales tổ chức tại nhà hàng International, Canley Vale, NSW, Úc Châu. Đêm Dạ Tiệc Gây Quỹ qua chủ đề Xuân Yêu Thương với sự góp mặt của ca sĩ Lưu Việt Hùng đến từ Hoa Kỳ và các ca sĩ tại địa phương như: Mộng Thu, Nguyễn Hoàng, Trâm Anh… Được biết, chương trình có sự hiện diện của cô Kate Khánh Hoàng, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do (CĐNVTD) Tiểu Bang New South Wales; cô Mộc Lan, Phó Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ; Luật Sư Võ Minh Cương, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Liên Bang Úc Châu cùng đông đảo các hội đoàn và đồng hương. Quang cảnh đêm dạ tiệc gây quỹ yểm trợ phong trào dân chủ quốc nội do cơ sở Việt Tân NSW, Úc Châu tổ chức đêm 6 tháng Mười, 2019 tại Sydney. Ảnh: Việt Tân Sydney Mở đầu chương trình là nghi thức chào quốc kỳ Úc – Việt và phút mặc niệm hết sức trang nghiêm. Ngay sau phần giới thiệu các hội đoàn của MC Lê Vũ là phần phát biểu chào mừng quan khách của ông Lê Ánh, đại diện Ban Tổ Chức. Ông Lê Ánh ngỏ lời cảm ơn các hội đoàn và đồng hương đã đến tham dự đông đảo. Ông đã lược qua tình hình đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược của Tàu cộng và sự gia tăng đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với các TNLT và các nhà hoạt động dân chủ trong nước. Chào cờ Úc – Việt. Ảnh: Việt Tân Sydney Ông Lê Ánh cũng chia sẻ về sự kiện ông Châu Văn Khảm, một thành viên của Đảng Việt Tân Úc Châu đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ cũng như kêu gọi quý đồng hương hãy quan tâm và áp lực nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm. Cuối cùng ông kêu gọi cộng đồng người Việt tại hải ngoại hãy cùng đồng hành với đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh dân chủ tại quê nhà. Ông Lê Ánh, đại diện Ban Tổ Chức chào mừng quan khách. Ảnh: Việt Tân Sydney Trái Cô giáo Mộc Lan (Phó Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ), giữa bà Châu Quỳnh Trang (Vợ ông Châu Văn Khảm) và Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong (Đại diện Việt Tân Úc châu, một trong những chuyên gia Tim mạch hàng đầu tại Úc châu) Tiếp theo đó là phần phát biểu của cô Kate Khánh Hoàng, Phó Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW. Cô biểu dương tinh thần cũng như bề dày lịch sử đấu tranh vì tự do dân chủ của Đảng Việt Tân đồng thời kêu gọi đồng hương người Việt hãy sát cánh, hỗ trợ cho những chương trình yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội. Một trong nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Ảnh: Việt Tân Sydney Chương trình được tiếp nối với nhiều tiết mục hấp dẫn, lúc thì sâu lắng đầy cảm xúc với nhạc phẩm đấu tranh Việt Nam Tôi Đâu, lúc thì sôi động khi cả khán phòng hòa cùng ca sĩ Lưu Việt Hùng trong những điệu nhảy tango, cha cha cha… Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong Đại diện Đảng Việt Tân phát biểu cảm tạ và trao tặng hoa các Nghệ sĩ. Buổi Dạ Tiệc Gây Quỹ đã kết thúc tốt đẹp lúc 11 giờ đêm cùng ngày. Tường trình từ Sydney, Úc Châu Như Trúc Một vài hình ảnh của buổi tổ chức: https://viettan.org/sydney-uc-chau-da-tiec-gay-quy-yem-tro-phong-trao-dan-chu-quoc-noi/
......

Học cái gì ở đảng Cộng Sản Trung Quốc

......

Thực trạng đất nước

Đỗ Ngà| Muốn thay đổi giáo dục như những nước tiên tiến thì trước hết thay đổi thể chế chính trị, muốn thay đổi mô hình kinh tế như những nước tiên tiến thì trước tiên cũng phải thay đổi thể chế chính trị, muốn thay đổi xã hội văn minh hơn thì trước hết phải thay đổi thể chế chính trị. Phải nói, nguyên nhân của mọi nguyên nhân để giải quyết những vấn đề cho một đất nước thì phải bắt đầu từ chính trị. Có 3 yếu tố cốt lõi tạo nên tính đặc thù của một hệ thống chính trị đó là: thể chế, con người lãnh đạo, và chính sách. Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam, họ luôn ưu tiên chính xách xâm lược mềm chứ không dại gì động binh đao. Khi động binh đao là lúc họ bế tắc, khi mà họ bị vuột mất con mồi trong các vòi bạch tuộc mềm mại của họ. Cuộc chiến năm 1979 là ví dụ. Khi đó Lê Duẩn ngả về Liên Xô bo xì Trung Quốc nên những chính sách xâm lược mềm đã được nuôi dưỡng từ thời Mao Trạch Đông có nguy cơ mất trắng, vì thế mà Đặng Tiểu Bình lúc đó ở trong tình thế vừa bất lực vừa vừa tức giận nên đã xua quân sang “dạy cho Việt Nam một bài học”. Xua quân sang nhưng rồi cũng bị đánh lui, lúc đó, Trung Quốc đã mất hoàn toàn sự kiểm soát đối với chính quyền Việt Nam. Nhưng may cho ông họ Đặng kia là cuối những năm 80 Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nên Hà Nội tự nguyện chui trở lại cái rọ của Bắc Kinh. Và chắc chắn với cơ hội ngàn vàng này, Trung Quốc không bao giờ để vuột Việt Nam một lần nữa. Muốn xâm lược mềm Việt Nam một cách thành công, thì trước hết chính quyền Bắc Kinh thì phải tính đến bài toán xuất khẩu chính trị sang Việt Nam. Nghĩa là sao? Nghĩa là bằng cách nào đó, Bắc Kinh tạo ra một chính quyền tại Hà Nội là một bản sao giống hệt Bắc Kinh. Giống về thể chế, giống về chính sách, và đưa lớp lãnh đạo biết phục tùng lên nắm quyền. Về thể chế thì chúng ta không cần phải bàn cãi, nó là là bản sao. Còn việc đồng nhất chính sách thì họ đang làm bằng 2 cách, thứ nhất là mang luật từ Trung Quốc về Việt Nam, thứ nhì là cử cán bộ sang Trung Quốc học tập. Tuy nhiên, cách mang luật từ Trung Quốc về áp vào Việt Nam thường vấp phải sự phản ứng của nhân dân nên họ thực hiện việc này chưa được như ý của phía Trung Quốc cho lắm. Còn việc cử cán bộ sang Trung Quốc học tập thì phải nói rằng, việc làm này rất thành công. Tạo con người phục tùng là yếu tố quyết định để kiểm soát chính quyền Hà Nội. Và hiện nay chính quyền Bắc Kinh đang làm bằng cách dùng gián điệp kiểm soát bộ chính trị nhằm đưa những người thân Tàu lên nắm quyền, và không loại trừ gián điệp cũng thực hiện vai luôn trò nắm quyền nếu cần. Một con người sống thiện, sống ác, mất kiểm soát bản thân thì cũng đều bởi não mà ra. Khi chơi ma túy đá thì não con người bị mất kiểm soát và dẫn tới những hành động nguy hiểm. Tương tự vậy, chính quyền CS Trung Quốc muốn kiểm soát chính quyền Hà Nội thì họ tiêm “ma túy Tàu” vào bộ não ở Hà Nội, thế là não anh Việt Nam xem như mất tự chủ. Kết quả là Trung quốc thực hiện suông sẻ những ý đồ của họ. Trung Quốc xâm lược thì Hà Nội tìm cách đối phó dân, tội phạm Trung Quốc gây tội ác trên lãnh thổ Việt Nam được Hà Nội miễn tội hình sự, nhà thầu Trung Quốc thi công vô cùng tệ nhưng Hà Nội vẫn trúng thầu đến 90% các gói thầu EPC vv.. Đất nước Việt Nam giờ như một anh xác Việt não Tàu. Về hình thức, Việt Nam là một quốc gia độc lập khác với Trung Cộng, thế giới sẽ ra chính sách làm ăn với Việt Nam khác với chính sách làm ăn với Trung Cộng. Vì Việt Nam là anh xác Việt não Tàu nên Việt Nam sẽ đóng vai trò đỡ đòn cho Tàu một khi xảy ra chiến tranh thương mại. Khi đó, hàng Tàu sẽ đội lốt hàng Việt để giải gánh nặng khủng hoảng cho Tàu. Việc tàu hóa doanh nghiệp Việt là một hiện tượng đáng báo động, nhưng nếu nói đích danh Tàu thì hầu hết không ai dám nói công khai mà chỉ nói lén, nói khe khẽ. Ngày 04/10/2019 trên tờ Vneconomy có bài viết “Chuyên gia kinh tế lo chuyển dịch đầu tư bất thường từ Trung Quốc”, trong bài này có nói hiện tượng đáng lo ngại này, nhưng cách nói của họ vô cùng nhẹ nhàng và kín kẽ, ai tinh ý đọc mới nhận ra. Và trước đó 3 ngày, ngày 01/10/2019 chính tờ Vneconomy có bài “Cuộc đua thâu tóm doanh nghiệp Việt của giới đầu tư Hàn Quốc và Trung Quốc” cũng đề cập vấn đề Tàu thâu tóm doanh Nghiệp Việt nhưng nói rất khẽ. Có lẽ họ viết thế để lách qua kiểm duyệt. Thực trạng Việt Nam ta như thế, không biết bao nhiêu người hạnh phúc trong cái ăn ngon mặc đẹp mà họ đang có nhỉ? Chắc rất nhiều./.  
......

Mỹ, Anh và Đức ra ‘cảnh báo đỏ’ về ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hình ảnh bầu trời Hà Nội hôm 27/9.| Viễn Đông -  VOA Nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức mới phát đi “cảnh báo đỏ” về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP. HCM, khuyến cáo công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ. “Mức độ ô nhiễm không khí ở mức cao, thậm chí là nguy hiểm, xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, có thể làm trầm trọng các bệnh về tim, phổi và hô hấp. Trẻ em, người già và những ai có tiền sử bệnh lý đặc biệt bị ảnh hưởng”, thông báo của Đại sứ quán Anh ở Hà Nội hôm 1 tháng Mười có đoạn. Cơ quan ngoại giao của Anh cũng kêu gọi các công dân nước mình ở Việt Nam tìm kiếm thông tin về chất lượng không khí cũng như các biện pháp phòng ngừa trên trang web của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO). Đại Sứ Quán Anh cũng đưa ra lời khuyên các công dân nước mình truy cập một trang web có liệt kê Chỉ số chất lượng không khí thế giới [Air Quality Index – AQI] để xem tình hình ô nhiễm với thời gian thực ở một số thành phố ở Việt Nam. Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, trang web được lập nên năm 2007 ở Trung Quốc cung cấp thông tin về chất lượng không khí cho hơn 88 nước với hơn 11 nghìn trạm theo dõi ở 1000 thành phố lớn trên thế giới, trong đó có trạm quan trắc của Đại Sứ Quán Mỹ ở Hà Nội. Thông tin tối 1 tháng Mười của trạm này cho thấy rằng chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức màu đỏ, tức “không lành mạnh”, theo đó “tất cả mọi người có thể bắt đầu bị ảnh hưởng sức khỏe” và “các thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn”. Tin cho hay, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phối hợp với Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA), “đặt máy giám sát chất lượng không khí trên nhiều cơ sở của mình trên khắp thế giới để cung cấp thông tin giúp bảo vệ sức khỏe của nhân viên và công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài”. XEM THÊM: Không khí ô nhiễm Hà Nội và Sài Gòn: Thử tìm nguyên nhân và giải pháp Trong khi đó, một máy đo của Đại Sứ Quán Đức hôm 1 tháng Mười cũng ra cảnh báo đỏ rằng chất lượng không khí “không tốt cho sức khỏe”. Dưới cảnh báo này, cơ quan ngoại giao Đức ở Hà Nội còn nói tới ảnh hưởng của việc ô nhiễm không khí tới sức khỏe. “Ô nhiễm không khí là hiểm họa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người ở Việt Nam, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn tai nạn giao thông. Các chất gây ô nhiễm không khí được coi là có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường”, Đại Sứ Quán Đức viết. “Theo ước tính của WHO, ô nhiễm không khí là nguyên nhân môi trường hàng đầu gây nên các ca tử vong sớm. Ngoài việc gây ra tử vong sớm, ô nhiễm không khí còn làm tăng tỉ lệ mắc một loạt các bệnh khác (ví dụ như bệnh đường hô hấp, các bệnh tim mạch và ung thư), với những tác động ngắn hạn và dài hạn”. Trong phần đánh giá về “gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí”, trang web của WHO ở Việt Nam nói rằng mỗi năm ở Đông Nam Á có gần 1,4 triệu ca tử vong vì loại ô nhiễm này, trong đó ở Việt Nam là 60 nghìn ca. XEM THÊM: Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng Cảnh báo của các cơ sở ngoại giao của các nước phương Tây ở Hà Nội được đưa ra đúng ngày chính phủ Việt Nam khuyến cáo “người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài, hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời” và “nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt”. Cùng ngày, ông Vũ Đăng Định, người phát ngôn UBND TP. Hà Nội, được báo chí trong nước dẫn lời, chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm, trong đó có khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt… Chưa rõ ngay liệu các cảnh báo của các nước trên về tình hình ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam có tác động gì tới số du khách nước ngoài tới quốc gia Đông Nam Á này hay không. Tới tối ngày 1 tháng Mười, trang web của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam chưa có bất kỳ cảnh báo và khuyến cáo nào cho du khách.    
......

Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ với dự án điện khí hóa lỏng của Mỹ?

Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện. Minh Quân - (VNTB)  Giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’...   Đầu tháng 10 năm 2019, một đoàn làm việc của Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện. Cùng lúc, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thông báo là chính phủ Việt Nam vừa cấp phép cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG đầu tiên tại Việt Nam. Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ cho Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào nhà máy điện khí hóa lỏng như thế?   Cử chỉ trên được xem là nhằm làm ‘hài hòa cán cân thương mại’ với Mỹ.   Đã từ lâu, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng thặng dư thương mại với Mỹ.   Sau gần hai chục năm hoàng kim từ thời tổng thống George Bush, Bill Clinton đến Barak Obama và cả thời của Donald Trump, Việt Nam đã kích hoạt lượng xuất khẩu phi mã vào thị trường Hoa Kỳ và tăng vọt số suất siêu lên đến khoảng 160 lần so với năm 2001 - thời điểm mà Việt Nam mới ký với Mỹ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đầu tiên.   Chỉ trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã tạo được một lượng xuất siêu kỷ lục - lên đến hàng trăm tỷ USD - vào thị trường Mỹ.   Vào năm 2017, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, nâng mức thặng dư thương mại lên con số 32,4 tỷ USD với Mỹ.   Đến năm 2018, Việt Nam đã đạt giá trị xuất siêu ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD, còn năm 2019 và dự kiến xuất siêu đến 38 - 40 tỷ USD vào thị trường Mỹ.    Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, thặng dư thương mại Việt - Mỹ đã lên con số 30 tỷ USD, cao hơn 39% so với trong cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ. Sự chênh lệch quá lớn này càng củng cố một cách chắc chắn vị trí thứ 6 của Việt Nam trong số 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.   Nhưng khác hẳn với thời ‘êm ấm’ với Tổng thống Obama mà đã chẳng phải nhận đòn trừng phạt kinh tế nào, giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’, và do đó phải gánh chịu những hậu quả khó lường về bức tường thuế quan, kiểm định hàng hóa cùng những biện pháp khác mà Trump phát nổ trong thời gian tới.   Vào tháng 6 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nổi đóa và tặng cho Việt Nam một biệt danh mới: Việt Nam là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”!   "Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc" và "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người” - Trump chỉ trích gay gắt và cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.   Có thể cho rằng phát ngôn trên là góc cạnh và cứng rắn nhất từ trước tới giờ của Trump nhắm vào Việt Nam về vấn đề thâm hụt thương mại. Trong hơn hai năm rưỡi nắm quyền, Trump thường than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong quan hệ với nhiều nước và đang cố gắng thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại.   Không chỉ dừng ở ‘kẻ làm dụng thương mại tồi tệ nhất’, Trump còn đe dọa sẽ đưa Việt Nam vào danh sách ‘các quốc gia thao túng tiền tệ’.   Một trong ba tiêu chí mà Mỹ sử dụng để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la.   Nếu bị xem là quốc gia lũng đoạn tiền tệ, cửa vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, sẽ càng thêm hẹp lại. Khi đó, tương lai rất cận kề là theo lệnh của Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ sẽ nâng cao mức thuế suất đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ - tương tự chiến dịch nâng thuế suất đến 25% của Mỹ đối với toàn bộ 500 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.
......

Việt Nam lại ve vãn ‘đối tác tin cậy hàng đầu’

Thường Sơn (VNTB) | Hình trên: Ông Đỗ Bá Tỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội CSVN và phái đoàn đi Cộng hòa Liên bang Đức vào tuần cuối tháng 9. 2019.   Gần về cuối năm 2019, chính thể độc tài ở Việt Nam lại liên tiếp cử các ‘đoàn đại biểu cấp cao’ đi một số nước Tây Âu nhằm vận động cho những ‘mặt hàng’ đang trở nên nhu cầu cấp bách ở dải đất quằn quại hình chữ S.   Một trong những ‘đoàn đại biểu cấp cao’ đó được dẫn đầu bởi quan chức Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đi Cộng hòa Liên bang Đức vào tuần cuối tháng 9. Cần ghi nhận đây có thể là lần đầu tiên ông Đỗ Bá Tỵ được xuất đầu lộ diện trên trường quốc tế, sau một thời gian dài chìm lắng ở cái ghế Phó Chủ tịch Quốc hội, mà theo nhiều luồng dư luận thì tướng Tỵ bị xem là ‘người của Nguyễn Tấn Dũng’.   Chuyến đi Đức của  Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhắm đến nhiều mục đích như vận động chính phủ Đức sớm phê chuẩn EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam) cũng như Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA)”, vận động Đức ủng hộ Việt Nam hơn nữa trước căng thẳng ở Biển Đông và bãi Tư Chính, và… xin viện trợ ODA.   Liên quan đến EVFTA, giới chóp bu Việt Nam cũng cử “một đoàn đại biểu cấp cao” đi châu Âu tham gia Diễn đàn Kết nối Âu-Á do Ủy Ban Châu Âu (EC) tổ chức, dẫn đầu bởi quan chức Nguyễn Văn Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế trung ương dẫn đầu, trong đó có nhiệm vụ thúc giục Châu Âu sớm phê chuẩn hiệp định thương mại này. Sự thúc giục trên xuất hiện trong bối cảnh một bức thư ngỏ đề ngày 25 tháng 9 gửi cho Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, Chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị viện Châu Âu cùng các nghị viên Châu Âu kêu gọi hoãn xem xét việc phê chuẩn hiệp đinh mậu dịch tự do với Việt Nam.   Thư ngỏ trên được ký bởi các tổ chức dân sự xã hội và đảng phái độc lập cả trong và ngoài nước gồm những tổ chức như Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Bầu Bí Tương Thân, Đảng Việt Tân…   Nội dung thư nêu rõ EVFTA là một thỏa ước thương mại tự do tham vọng nhất tính đến lúc này; và điều thiết yếu là hiệp định phải cổ xúy cho các giá trị nhân quyền của EU thông qua mậu dịch.   Tuy nhiên cho đến nay, những hứa hẹn từ phía Việt Nam trong lĩnh vực này chỉ là lời hứa suông. Sau khi đàm phán dự thảo của hiệp định vào năm 2016, chính phủ Hà Nội tiến hành chiến dịch kiên trì đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, các nhà báo công dân, và những nhà hoạt động vì môi trường.   Minh chứng rõ nhất cho lời hứa suông và thậm chí còn làm ngược lại là mới đây khi một phái đoàn của Bộ Tư Pháp Đức đến Sài Gòn và mời một số luật sư gặp gỡ để nghe ý kiến về tình hình luật pháp ở Việt Nam, một trong số khách mời đó là luật sư Đặng Đình đã bị công an Việt Nam cấm cửa không cho đi gặp đoàn Đức.   Trong khi đó ở châu Âu, đoàn của Phó chủ tịch quốc hội Đỗ Bá Tỵ vẫn “coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực” và “Hai bên nhất trí cho rằng, quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và CHLB Đức đang trên đà phát triển mạnh mẽ”, mà không cần chút liêm sỉ nào, dù chỉ ở mức tối thiểu.   Vậy thực chất ‘quan hệ đối tác chiến lược Việt Đức ra sao?   Sự thật trần trụi là cho tới nay, Nhà nước Đức vẫn giữ nguyên quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Quyết định này được Đức tung ra vào tháng 9 năm 2019 sau khi mật vụ Việt Nam công khai và trắng trợn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin./.    
......

Vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Phạm Minh Hoàng| Vụ ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội trong những ngày qua đã tạo thành làn sóng quan tâm của dư luận. Mọi người đều chú tâm vào con số 300 của chỉ số AQI (Air Quality Index − Chỉ số chất lượng không khí), lên mức báo động đỏ cũng như nồng độ PM 2.5 (tức bụi mịn) ở mức 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO). Dân chúng đổ xô đi mua khẩu trang “xịn” với giá không hề rẻ, từ 500 ngàn (Cambridge Mask) 1 chiếc cho đến loại Vogmask đạt tiêu chuẩn N99 của Viện Khoa Học An Toàn và Vệ Sinh Lao Động Hoa Kỳ (National Institute for Occupational Safety and Health – NIOSH) giá 1,5 triệu/chiếc! XEM THÊM: Chính quyền bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí khủng khiếp tại Hà Nội và Sài Gòn Có 4 nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nói trên: − Lượng xe lưu thông: Hà Nội có khoảng 9 triệu dân, có 7 triệu xe hai bánh và 1 triệu ô tô, 112 tuyến xe buýt. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng không khí, đặc biệt các xe buýt đều khá cũ, xả khói không khác gì xe lửa đầu máy hơi nước. − Quy hoạch đô thị: Đó là do “nhóm lợi ích” trong lĩnh vực xây dựng, trước hết là quy hoạch không hợp lý hoặc quy hoạch bị băm nát theo ý đồ của nhà đầu tư để trục lợi. Đơn cử hai ví dụ trên địa bàn Hà Nội − thành phố xanh “vì hòa bình”. Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính. Theo dự trù với 8 tòa nhà, cao trung bình 6 −7 tầng. Đến nay, sau gần 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch thì ngày nay chỉ 1 km cõng 40 tòa nhà cao tầng. Tính trung bình 20 tầng/tòa thì có nghĩa là “hô biến” từ 56 tầng lên 800 tầng. Giả sử mỗi tầng 5 căn mỗi căn giá trung bình 5 tỉ (năm 2006) thì quả là một số tiền khổng lồ được chia chác cho các nhóm lợi ích. Một thí dụ khác là Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm thuộc quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, khởi công năm 1997, diện tích 200 ha với quy mô dân số khoảng 25.000 người. Tuy nhiên, đến nay các khu chung cư cao tầng vẫn đua nhau mọc lên, khiến dân số tăng lên khoảng 70.000 người. So ra bằng một thành phố tầm trung của Pháp. Cứ cho là một gia đình 4 người thì 35.000/4 xấp xỉ 9.000 căn hộ. Cũng là một số tiền khổng lồ. − Nhà máy trong khu dân cư: Theo thống kê sơ khởi Hà Nội có khoảng 500 cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm và cháy nổ trên địa bàn, trong đó có 26 doanh nghiệp mà Sở Tài Nguyên – Môi Trường Hà Nội đã xác định là những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động. Vụ hỏa hoạn kinh hoàng xảy ra tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động cho các cơ sở, nhà máy sản xuất trong khu dân cư đô thị, nhất là khu vực nội thành. Trong vụ cháy Công ty Rạng Đông, có khu vực lượng thủy ngân phát tán đã vượt ngưỡng cho phép đến 30 lần. Theo tính toán có khoảng 15,1 – 27,2 kg thủy ngân đã phát tán ra môi trường và ảnh hưởng trong phạm vi 500 mét − Khung pháp lý: Hệ thống luật pháp liên quan đến công tác quy hoạch, kiến trúc đô thị chưa chặt chẽ cũng tạo nhiều khe hở để lạm dụng. Luật Quy Hoạch vẫn còn những quy định khá lỏng lẻo để chủ đầu tư lợi dụng xin điều chỉnh quy hoạch nhằm tăng tối đa hóa lợi nhuận và cán bộ công quyền được giao quản lý có thể trục lợi trong quy hoạch, bổ sung quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội, ảnh hưởng đời sống số đông người dân. Chẳng hạn, theo Điều 20, chỉ cần nêu lý do quy hoạch thời kỳ trước chưa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực được lập trước đó là có thể xin lập quy hoạch lại. Còn Điều 51 quy định, cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch là có thể điều chỉnh quy hoạch. Quy định như vậy có thể bị lợi dụng để lập, điều chỉnh quy hoạch tùy tiện. Một khía cạnh khác là vai trò quản lý của nhà nước còn rất yếu kém. Một tỉnh có hàng triệu dân, hàng nghìn, hàng vạn cơ sở sản xuất mà đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chỉ có 5-6 người, nơi nào nhiều thì 15 người. Tỉ lệ cán bộ làm công tác quản lý môi trường của chúng ta rõ ràng thuộc loại thấp nhất thế giới. Hướng giải quyết: Các lý do đưa đến tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay thì đã rõ. Bao gồm như vừa nêu: 1) Lượng xe lưu thông; 2) Dân cư tập trung; 3) Các nhà máy lẫn lộn trong khu dân cư; 4) Luật pháp lỏng lẻo và lực lượng cán bộ môi trường không đủ (loại ra yếu tố nhũng lạm cho dù nó là quan trọng nhất). Câu hỏi đặt ra là tình trạng này đã có từ 20 năm nay nhưng tại sao không hề thay đổi và theo Bộ “Tài Môi” thì càng ngày càng tệ? Xét cho cùng, cả 4 nguyên nhân nói trên không phải thuộc dạng “thiên tai” nên con người có thể giải quyết. Vấn đề là phải giải quyết theo thứ tự tương ứng với mức độ từ dễ đến khó. Giải quyết lượng xe lưu thông chắc chắn là khó nhất vì theo như thống kê thì hầu như mỗi cư dân có 1 chiếc xe, nghĩa là khoảng 20 triệu chiếc đủ loại. Sang đến vấn đề thứ hai (2) và thứ ba (3) thì nó chỉ liên quan đến các chung cư cao tầng và khoảng 500 nhà máy sản xuất đủ loại. Còn mục 4) thì dễ nhất vì liên quan đến thủ tục hành chánh. Tuy nhiên, vấn đề đã tồn đọng quá lâu và đan xén nhau nên không dễ dàng gỉải quyết từng khâu riêng biệt, chính vì lý do này mà việc xử lý cả 4 nguyên do nói trên đếu khó như nhau vì nó không đơn thuần là những vấn đề kỹ thuật. Nói cách khác, thử tưởng tượng nếu đùng một cái 20 triệu xe hai bánh biến mất, xe buýt và métro trở thành phương tiện di chuyển chính của người dân Sàigòn và Hà Nội, thì nguồn “thu nhập” của các phường từ các bãi giữ xe lấn chiếm lòng lề đường cũng biến mất , chắc chắn đây là điều không thể xảy ra dù có nằm mơ. Chính vì thế ông Đoàn Ngọc Hải với quyết tâm “treo ấn từ quan nếu không dẹp được lòng, lề đường” cũng chỉ là chuyện nói cho vui. Bước sang mục 2) cũng thế. Đang từ 8 tòa nhà 7 tầng chuyển sang 40 tòa nhà 20 đến 34 tầng (Khu đô thị Trung Hòa – Nhân chính) hoặc đang từ quy hoạch 25.000 cư dân chuyển sang 70.000 mà chẳng thấy ai bị kỷ luật thì nguyên do ở đâu ai cũng có thể tưởng tượng ra. Mục 3), tức là các nhà máy sản xuất chen chúc trong khu dân cư, xem ra dễ nhất nhưng cho đến ngày hôm nay cũng chưa thực hiện được. Mọi người đang chống mắt xem sau vụ cháy Công ty Rạng Đông mọi chuyện có thay đổi hay không. Sau cùng, điều 4), điều dễ nhất. Chỉ cần sửa các Điều 20, 51 trong Luật Quy Hoạch để các quan chức bắt buộc phải hỏi ý kiến dân chúng và các chuyên gia trước khi thực hiện một công trình nào đó − nhưng cho đến nay cũng không làm được. Thậm chí có đưa vào luật mà không tôn trọng thì cũng cứ đưa vào cho “có lệ” cũng không làm được. Điều này làm tác giả liên tưởng đến Luật Biểu Tình đã nhiều lần trì hoãn. Có một lần tác giả trình bày cho một số bạn về ý tưởng cấm xe hai bánh trong hai thành phố lớn nhất nước. Một bài nói chuyện có dẫn chứng và hình ảnh đầy tính thuyết phục. Nghe xong một vị đã đến nói nhỏ rằng: “Anh tưởng chế độ không biết chuyện này à ?” Tôi mãi không quên lời nhận định này và kiểm chứng lại thì thấy đúng. Nhà cầm quyền họ đã từng gởi chuyên gia đi năm châu bốn bể chứ có phải u mê đâu mà không nhận ra. Có điều là họ có muốn giải quyết hay không mà thôi. XEM THÊM: Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng Ngay từ năm 1976, nhà nước cộng sản đã kêu gọi kiều bào về giúp nước, vậy mà với hàng trăm ngàn chuyên gia hải ngoại, hàng chục ngàn tiến sĩ trong nước có trình độ rất cao về mọi ngành nghề tại sao đất nước mới chỉ “vượt qua ngưỡng nghèo”, đó là chưa kể cái giá phải trả cực kỳ đắt mà mọi người đã thấy qua vụ ô nhiễm không khí vừa qua (và đây mới chỉ là ô nhiễm không khí, còn ô nhiễm nước, hóa chất và plastic lại là chuyện khác). Thuế bảo vệ môi trường từ dân và xí nghiệp qua các năm theo thống kê từ FB Le Thu Tra. Ảnh: FB Việt Tân edit Một lý do khác khiến người dân không thể không đặt ra: Thuế môi trường! Một lít xăng hiện nay phải trả 4.000 đ thuế bảo vệ môi trường. Nhìều địa phương còn trả 10% trên hóa đơn tiền nước hàng tháng. Vị chi từ 2012 đến 6/2019 tổng cộng là 250 nghìn tỷ đồng (hơn 10 tỷ USD). Số tiền khổng lồ này đi về đâu? Tiến Sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ Tịch Mạng Lưới Không Khí Sạch Việt Nam, cho rằng chính quyền thành phố chưa chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với những diễn biến xấu của môi trường sống. Theo chuyên gia này, cơ quan chuyên môn của cả 2 thành phố Hà Hội và Sài Gòn vẫn chưa thể dự báo được chính xác chất lượng không khí, chưa thể đưa ra nhận định chính xác nguyên nhân ô nhiễm và chưa có thông tin khuyến cáo cụ thể về việc người dân cần làm gì trong thời điểm này. Ngoài ra, chính quyền thành phố chưa có mục tiêu giảm ô nhiễm cụ thể theo từng năm, chưa kiểm kê được nguồn phát thải và chưa có chính sách rõ ràng với các nguồn ô nhiễm chính. Tóm lại, khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí có thừa, nhưng ý chí và tâm huyết thì là con số không! “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Nghe sao mà chua chát! Phạm Minh Hoàng Bạn có thể làm gì để góp phần ngăn chặn khủng hoảng khí hậu? Tuần hành khí hậu tại Việt Nam: Bị ngăn cản nhưng sẽ vẫn tiếp diễn? https://viettan.org/van-de-o-nhiem-khong-khi-tai-ha-noi/  
......

Houston, Texas: Hát cho đồng bào tôi – Dân quyền cho đồng bào tôi

Xuân Phương - WebViettan| Hằng năm, khi cái nóng Houston dịu bớt vào những ngày cuối tháng Chín là các thành viên của Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và các đảng viên Việt Tân tại địa phương lại bận rộn hoàn tất những chi tiết cuối cùng của chương trình văn nghệ gây quỹ giúp cho những đồng bào đấu tranh trong nước. Sau nhiều tháng chuẩn bị và vận động, ngày 29 tháng Chín vừa qua chương trình văn nghệ gây quỹ “Hát Cho Đồng Bào Tôi” đã diễn ra với sự tham dự của hơn 400 đồng hương. Bước vào hội trường, khách tham dự để ý ngay đến tấm phông lớn nổi bật trên sân khấu với hình đôi bàn tay nâng đỡ, bảo bọc hình bản đồ chữ S, đại diện cho quê hương dân tộc cùng với dòng chữ Dân Quyền Cho Đồng Bào Tôi. Đó là chủ đề mà ban tổ chức đã chọn cho chương trình năm nay, khi nhận thấy phong trào đấu tranh trong nước đang lan tỏa trong khắp mọi giới, mọi tầng lớp xã hội. Quang cảnh buổi gây quỹ với chủ đề “Hát Cho Đồng Bào Tôi” do Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và các đảng viên Việt Tân tại địa phương tổ chức hôm 29 tháng Chín tại Houston, Texas. Ảnh: Việt Tân Houston Trong phần phát biểu của mình, anh Lê Hải, Trưởng Ban Tổ Chức còn nói thêm: …Sự đối xử bất công, sự lạm dụng công quyền, những tệ nạn xã hội… hậu quả của sự cai trị của một chế độ độc tài tham nhũng, không chừa một ai. Và khi người dân kết hợp với nhau để cùng lên tiếng đòi lại những quyền chính đáng của mình, thì nhà cầm quyền cũng gia tăng sự đàn áp. Bởi thế, sự hỗ trợ tinh thần cũng như phương tiện của cộng đồng người Việt hải ngoại cần thiết hơn bao giờ hết. Chương trình văn nghệ tiếp nối sau đó, đã giúp chuyển tải lời kêu gọi của ban tổ chức: Hãy đồng hành cùng đồng bào trong nước, để đấu tranh dẹp bỏ độc tài, mang lại ấm no thịnh vượng cho đất nước dân tộc. Lời ca, âm điệu vui tươi ngọt ngào của những bản nhạc Tình Ca, Chiếc Áo Bà Ba… đã khơi lại niềm thương yêu đất nước dân tộc.   Buổi gây quỹ với chủ đề “Hát Cho Đồng Bào Tôi” do Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân và các đảng viên Việt Tân tại địa phương tổ chức hôm 29 tháng Chín tại Houston, Texas. Ảnh: Việt Tân Houston Rồi tâm tư mọi người đã có nhiều cảm xúc khi ca sĩ Thiên Nga cất tiếng hát bài Trăng Tù, gởi đến người nghe tâm tình của một người tù nhân lương tâm, ngay trong ngục tù lạnh giá nhưng trái tim vẫn nóng bởi ngọn lửa đấu tranh, bởi niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Và rồi ngọn lửa đấu tranh được lan truyền, bùng cháy lớn hơn nữa trong điệu nhạc hùng mạnh của những bản nhạc đấu tranh như Thế Kỷ Này Là Thế Kỷ Của Chúng Ta… thôi thúc tinh thần trách nhiệm của con dân Việt Nam. Nhưng phải nói, phần tạo xúc động nhất cho đồng bào tham dự đêm văn nghệ gây quỹ “Hát Cho Đồng Bào Tôi”, và cả những thành viên trong ban tổ chức là những lời tâm tình, cảm ơn của người tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn gởi đến đồng bào ở Houston. Chị Minh Mẫn đã chia sẻ về sự đàn áp mà những tù nhân lương tâm phải đối diện hằng ngày trong tù. Chị nói: “… mỗi ngày là một cuộc đấu tranh. Và chính những hỗ trợ của đồng bào hải ngoại là sự đồng hành không thể thiếu đối với các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, để họ có được nghị lực và phương tiện để vượt qua những đàn áp mà họ phải đối diện hằng ngày, và để tiếp tục đấu tranh đòi lại quyền cho người dân Việt Nam.” Cô Kim Thoa tạo không khí thật vui nhộn, hào hứng cho cuộc đấu giá gây quỹ. Ảnh: Việt Tân Houston. Cuộc đấu giá gây quỹ đã diễn ra rất sôi nổi sau đó, như muốn bày tỏ sự đáp ứng lời kêu gọi đồng hành của chị Minh Mẫn và ban tổ chức. Chị Kim Thoa, người giúp kêu gọi đấu giá, đã tạo không khí vui nhộn hào hứng khi kêu gọi mọi người cùng chị “đá giấu”. XEM THÊM: London: Bữa cơm yểm trợ quốc nội dịp Tết Kỷ Hợi Đồng hương tham dự cũng đã nhiệt tình hưởng ứng phần rút thăm gây quỹ. Chương trình “Hát Cho Đồng Bào Tôi” năm nay đã nhận được sự bảo trợ rất nhiệt tình của nhiều mạnh thường quân, đã tặng hai bức tranh ảnh cũng như hai hiện vật để giúp ban tổ chức gây quỹ thêm. Nhưng đối với ban tổ chức, thành công lớn lao nhất của chương trình “Hát Cho Đồng Bào Tôi” năm nay, là những gương mặt trẻ mới trong ban tổ chức, là sự tham gia trong chương trình văn nghệ của thêm nhiều ban hợp ca, nhiều anh chị em ca sĩ tại Houston và còn có cả một nhóm đến từ Denver. Chấm dứt chương trình, hơn 40 anh chị em ca nghệ sĩ cùng đứng trên sân khấu, dưới dòng chữ Hát Cho Đồng Bào Tôi, cùng với hơn 400 người vỗ tay, phất cờ trong hội trường, chính là những hình ảnh mà ban tổ chức muốn gởi đến cho đồng bào trong nước như một lời nhắn gởi: “Đồng bào hải ngoại vẫn luôn đồng hành với đồng bào trong nước.” Xuân Phương tường thuật Một vài hình ảnh của buổi tổ chức: https://viettan.org/houston-texas-hat-cho-dong-bao-toi-dan-quyen-cho-dong-bao-toi/  
......

Những ‘bởi vì’ khiến Việt Nam đơn độc

Mặc Lâm - VOA| Hình ảnh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Mình đứng cô đơn trong nghị trường đọc bài diễn văn tại phiên thảo luận chung cấp cao khóa 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phản ánh hiện trạng tình thế của Việt Nam trước dư luận quốc tế một cách sinh động. Nó cho thấy Việt Nam dù muốn làm gì, nói gì cũng không thuyết phục được bất cứ nước nào chịu nghe lời minh chứng trước việc Trung Quốc không dừng bước trong âm mưu thôn tính biển Đông qua đường chín đoạn mà nước này áp đặt. Trước sự lấn lướt, uy hiếp của Trung Quốc tại bãi Tư Chính thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam giới quan sát chính trị quốc tế nêu ra trong những ngày gần đây cho thấy đã đến lúc Hà Nội cần nhìn lại chính sách đối ngoại mà họ từng theo đuổi trong nhiều năm qua nhằm thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay trước nguy cơ xâm lược của Trung Quốc ngày một rõ ràng và không cần che dấu. Trong một bài báo trên tờ Diploma Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Học giả và Chủ tịch Sáng kiến Chính sách Hạt nhân và Không gian thuộc Quỹ Observer Research Foundation (ORF) ở New Delhi, Ấn Độ cho rằng mặc dù Việt Nam và Trung Quốc đang lao vào một cuộc đối đầu dữ dội tại Biển Đông nhưng sự việc lại không thu hút được sự quan tâm đầy đủ của thế giới. Theo trích dẫn của VOA, sau khi nêu hàng hoạt các phản ứng của Việt Nam sau vụ nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam, Tiến sĩ Rajeswari viết: “Trong tình hình này, chính phủ Việt Nam tìm cách tác động đến các nước Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nga, Úc và nhiều nước khác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đáp lại lời kêu gọi này là gì? Một sự im lặng và những lời phát biểu “sáo rỗng.” Câu hỏi đặt ra: Tại sao quốc tế quay lưng với Việt Nam về vấn đề Biển Đông trong khi vẫn làm ăn, mua bán giao hảo và thậm chí còn giúp đỡ Việt Nam trong các dự án xã hội? Bởi vì giao thương và giao chiến là hai việc hoàn toàn khác nhau. Việt Nam và Trung Quốc có giao tranh cách nào đi nữa thì các nước thuộc khối tư bản sẽ không bao giờ tham gia vì ý thức hệ đã phân chia hai khối từ những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, khi cộng sản và tự do chia cắt rạch ròi với nhau gây nên nhiều cuộc chiến tranh quốc cộng mà chiến tranh Việt Nam là một bài học lịch sử còn tươi vết máu của cả hai miền Việt Nam và các nước khác như Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Nam Hàn, Philippines, và nhất là Mỹ. Bởi vì Việt Nam vẫn là nước kiên trì theo chủ nghĩa cộng sản trong số 5 nước cuối cùng còn sót lại trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Cu Ba và Việt Nam. Câu chuyện tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là Bãi Tư Chính đang xảy ra giữa hai đất nước có cùng ý thức hệ, cùng lý tưởng và cùng chung mục đích chính trị sẽ không được bất cứ nước nào trong thế giới tự do có thể tham gia vào việc hòa giải, can thiệp hay bênh vực một cách tích cực. Bởi vì thái độ của Việt Nam không nhất quán và luôn luôn gây cho quốc tế những dấu hỏi về tính đi giây trong quan hệ ngoại giao. Việt Nam cho rằng các nước lớn có quyền lợi tại Việt Nam phải bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách ủng hộ lập trường của Việt Nam nhưng Hà Nội quên rằng Trung Quốc mới chính là nguồn lợi vô tận đối với nhiều nước hiện nay. Bởi vì ngay chính Hoa Kỳ cũng không hoàn toàn thoải mái khi quan hệ ngoại giao trở lại với Việt Nam sau nhiều chục năm đứt đoạn. Một mặt Hà Nội tay bắt mặt mừng với Mỹ nhưng sau lưng lại cho phép báo chí của Đảng tiếp tục hạ nhục Mỹ bằng các bài viết nhắc lại cuộc chiến tranh thần thánh chống mỹ gần 50 năm về trước. Bởi vì mục tiêu là nhắm tới sự góp sức của Mỹ nhưng Hà Nội công khai cho phép bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tiếp xúc với đại diện của Tổng thống Murado của Venezuela khi nước này trên bờ vực sụp đổ vì sự phong tỏa của Mỹ và nhiều nước phương Tây. Việc làm phi chính trị này chắc chắn sẽ được các chính khách Mỹ ghi vào sổ tay của họ để cảnh báo chính quyền Washington nếu có ý định tiến thêm một bước với Việt Nam. Bởi vì các nước EU cũng như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Philippines, Hàn Quốc chia sẻ lý tưởng tự do dân chủ với Mỹ trong khi Việt Nam cho rằng mỗi nước có cách nhìn dân chủ nhân quyền khác nhau và vì vậy Việt Nam từng nhiều lần bị quốc tế chỉ trích về vấn đề này, một vấn đề cốt lõi mà Việt Nam không bao giờ tuân thủ. Bởi vì Việt Nam theo sự chỉ đạo rất khôn khéo của Trung Quốc không chấp nhận đứng chung với nước này mà chống lại nước khác nên mọi lời kêu gọi thế giới lên tiếng trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc đều vô ích. Không nước nào chấp nhận làm công việc hồ đồ giúp cho kẻ đã từ chối nhận mình làm bạn. Bởi vì Trung Quốc cật lực ngăn cản Việt Nam liên minh với Mỹ hay bất cứ nước nào trong thế giới tự do vì Bắc Kinh biết rằng khi chấp nhận giải pháp liên minh Việt Nam sẽ bị buộc phải từ bỏ thể chế Cộng sản vì thế giới tự do và cộng sản không thể liên minh. Bởi vì Việt Nam biết chắc rằng ngay cả chấp nhận liên minh với Hoa Kỳ thì Quốc hội Mỹ sẽ ràng buộc Hà Nội vào nhiều yêu cầu mà nước Mỹ vẫn theo đuổi trong đó có vấn đề nhân quyền, một cục xương khó gặm cho chính thể Việt Nam. Bởi vì nước Mỹ không thể hy sinh xương máu của công dân nước mình để liên minh, bảo vệ cho một đất nước xem nhân quyền là kẻ thù của chế độ. Tất cả những “bởi vì” ấy đang cản trở Việt Nam tiến gần với thế giới để bảo vệ mình. Trung Quốc biêt rõ điều ấy và thản nhiên tiếp tục đưa tàu vào khu vực Bãi Tư Chính để cảnh cáo Việt Nam rằng họ sẽ có thể cho Việt Nam một bài học thứ hai vì Hà Nội chơi ván cờ cộng sản lại nhìn chừng sang phía kẻ thù là thế lực thù địch./.  
......

Hà Nội ô nhiễm không khí

Mặc Lâm – VOA| Hà Nội không vội được đâu (tựa của tác giả) Hôm 5 tháng 3, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đưa ra một báo cáo gây sửng sốt về ô nhiễm không khí, thông số PM2,5 cao gấp 7 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và gấp 3 lần so với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Mới đây nhất, sáng ngày 1 tháng 10 Hà Nội như có một màn sương dày đặc bao phủ nhưng thật ra đó là bụi trong không khí đang hòa trộn với nhau mà giới khoa học gọi là bụi mịn. Chỉ số AQI lúc 6 giờ sáng ngày 30 tháng 9 tại Hà Nội có nơi lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2,5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của WHO. Chỉ số của ngày 30-9 cũng cao hơn nhiều so với kết quả đo được vào cùng thời điểm ngày 29-9 với AQI ở mức 179, bụi mịn PM2,5 là 109,3 µg/m3. Các hạt bụi mịn PM2,5 và PM10 được sinh ra từ tự nhiên như cháy rừng, khói núi lửa, các cơn bão cát, lốc xoáy, hoặc từ chất thải sinh vật, nước thải côn trùng. Nhưng đa phần bụi được tạo ra từ các hoạt động của con người. Theo giới chức trách nhiệm tại Hà Nội cho biết có 12 nguyên nhân gây ô nhiễm và tạo ra bụi mịn tại Hà Nội bao gồm: khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tổ chức đo chất lượng không khí thế giới AirVisual cho biết thu thập dữ liệu ở Việt Nam từ nhiều trạm đo thuộc chính phủ và phi chính phủ thì theo bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới trên tổng số 10.000 thành phố được quan trắc của ứng dụng AirVisual vào 8 giờ ngày 26/9, Hà Nội ở vị trí số 1 (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu), ngay sau là thủ đô Jakarta của Indonesia và TP HCM. Thế nhưng theo Thứ trưởng TN&MT Lê Công Thành thì kết quả đo mức độ ô nhiễm của các trang mạng nước ngoài chỉ mang tính chất tham khảo vì chưa được chuẩn hóa. Ông cho rằng các trang mạng phản ánh chất lượng không khí trên toàn cầu là trang mạng nước ngoài mà theo Bộ tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều trạm quan trắc không khí khác nhau của Hà Nội và TP.HCM lắp đặt có các trang mạng này đặt hàng và truyền thông tin cho các trang này. Tuy nhiên trên tờ VNExpress, “Louise Watt, phát ngôn viên của IQAir AirVisual giải thích cho công tác đo đạt bụi mịn tại Hà Nội, IQAir AirVisual thu thập dữ liệu từ 14 trạm kiểm soát không khí, gồm có 10 trạm thuộc chính phủ. Đó là mạng lưới quản lý chất lượng không khí Hà Nội, (http://moitruongthudo.vn/), Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc (http://cem.gov.vn), Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Các tổ chức phi chính phủ gồm ba đối tác của AirVisual (AirVisual Contributors) trong đó có một tổ đối tác do Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) vận hành. Ở mỗi trạm, các chỉ số được thu thập theo thời gian thực, chất ô nhiễm được đo và dựa theo Chỉ số chất lượng không khí của Mỹ (U.S. Air Quality Index value). Chẳng hạn, độ tập trung của PM2,5 là 102,2 micrograms trên mỗi m3 ở Hà Nội lúc 7h sáng nay được coi là không tốt cho sức khoẻ theo US Air Quality Index.” Sở dĩ chúng tôi trích dẫn khá nhiều vì muốn chứng minh rằng lời phủ định của Thứ trưởng TN&MT Lê Công Thành là thiếu căn cứ. Những gì mà tổ chức IQAir AirVisual đã và đang làm trong tinh thần khoa học và có thể dễ dàng xác minh độ tin cậy của một tổ chức phi chính phủ. Những số đo chính xác của họ không phải để tham khảo mà cần thấy rằng đó là công trình khoa học đáng tin cậy và cần dựa vào để đối phó với những gì đang xảy ra. Trước mắt là sức khỏe cộng đồng có thể nguy hại đến toàn bộ quốc gia vì bụi mịn hòa cùng các loại ô nhiễm không khí khác hoàn toàn có thể làm kiệt quệ sức khỏe người dân bởi những căn bệnh ung thư hay bệnh về hô hấp, tim mạch. Mức độ nguy hiểm của bụi mịn rất đáng sợ PM2,5 và PM10 đi vào đường hô hấp khi con người hít thở. Trong khi PM10 đi vào cơ thể qua đường hô hấp và tích tụ trên phổi, thì PM2,5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC cho biết nếu mật độ PM10 trong không khí tăng lên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và mật độ PM2,5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%. Sự nguy hiểm đã lộ rõ và người dân Hà Nội không biết làm gì hơn là mang khẩu trang tránh bụi. Từ nhu cầu này một loại khẩu trang đặc biệt chống bụi mịn đã được bày bán với giá khó tin: một hộp khoảng 20 cái được bán gần 500 ngàn đồng nhưng vẫn có rất nhiều người tranh nhau mua còn mức độ an toàn thì chưa có cơ quan chức năng nào xác nhận. Để đối phó với bụi mịn, ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận định nồng độ bụi mịn PM2,5 tại Hà Nội ở mức cao nhất trong 5 năm qua và ông khuyến cáo "người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời" Đây là giải pháp khó hiểu và cũng rất khó thực hiện bởi không ai có thể ở mãi trong nhà để tránh bụi trong khi bao tử không ngớt thôi thúc phải kiếm tiền. Trong khi đó Bộ Y Tế hoàn toàn im lặng không có một hướng dẫn nào dù đơn sơ nhất cho người dân nhằm phòng tránh hay sơ cứu nếu có trường hợp nhiễm bệnh. Xưa nay câu nói quen thuộc “Hà Nội không vội được đâu” mang hàm nghĩa “với hoàn cảnh hiện tại của Hà Nội, chuyện muốn làm nhanh một việc gì đó theo ý mình là khó thực hiện, cần phải chọn cách giải quyết phù hợp”. Đó là nói về người dân bắt buộc phải dựa dẫm vào quan trên, nhưng bây giờ thì cái câu nói cửa miệng ấy đã lan sang nhà quan, nhất là các quan trong Bộ Tài nguyên Môi trường. Phủ định kết quả của một cơ quan độc lập nhưng không có bất cứ một quyết sách cụ thể nào đối phó vấn nạn ô nhiễm không khí là cách mà Bộ TN&MT đang làm. Người dân không khó để đoán định rằng rồi đây hàng đống lý do phủ định khác sẽ được đưa ra nhằm tránh né trách nhiệm cụ thể trong đó không thiếu lý do khách quan do người dân tạo nên và cũng tại người dân không ý thức trách nhiệm gìn giữ môi trường. Con lừa già kéo cỗ xe trách nhiệm vẫn mãi ì ạch trên con đường phục vụ nhân dân và người Hà Nội một lần nữa thấm thía câu “sấm” “Hà Nội không vội được đâu” nay đã vào thẳng chốn quan trường và vì vậy nỗi lo bụi mịn có kéo dài tới đâu cũng “tại xã hội này nó thế”./.  
......

Người nước ngoài rời bỏ Hà Nội vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng

FB VIỆT TÂN| Nhiều ngày qua, Hà Nội luôn được xếp là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới theo AirVisual. Nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở thành phố này bắt đầu lo lắng và muốn bỏ đi nơi khác. Trả lời báo Zing hôm 2 tháng Mười, 2019, Jake Mallalieu, 28 tuổi, nói đây sẽ là năm cuối cùng sống ở Hà Nội. Được biết, Jake Mallalieu tới Hà Nội để dạy tiếng Anh. Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã từng khiến Jake bị đau ngực, ho, khạc đờm liên tục. Trong khi đó, Alan Robinson, 32 tuổi là giáo viên tiếng Anh, cho biết anh cảm nhận được sự ô nhiễm, và sức khỏe anh đã giảm đi kể từ khi chuyển đến Hà Nội 4 tháng trước. Gần đây, anh cảm thấy tức ngực rõ rệt hơn vì phải hít nhiều khói bụi, bất chấp việc anh luôn đeo khẩu trang kể cả khi đi bộ. Robinson nói với báo Zing rằng anh sẽ rời Hà Nội khi hợp đồng kết thúc vào tháng 1 năm sau, và cho biết thêm rằng anh từng ở nhiều thành phố trong khu vực nhưng chưa nơi nào ô nhiễm như Hà Nội. Còn John, 55 tuổi, huấn luyện thể thao cho trẻ em thì lo ngại về tác hại lâu dài của không khí ô nhiễm khi ông thường xuyên bị ho. John sẽ quyết định về việc đi hay ở vào tháng 5 năm sau “Tôi sẽ không bao giờ nuôi con ở đây. Tôi khuyên bạn bè và gia đình không mang con nhỏ tới đây lâu hơn vài ngày”, John chia sẻ. Trong khi đó, Rachael Elizabeth nói rằng ô nhiễm không khí đã làm cô thấy không thoải mái. Cô cho biết sẽ không chuyển tới Hà Nội nếu nhận ra không khí tệ như thế này. Chất lượng không khí ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác tại Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm đến mức báo động. Tình hình tệ hơn khi có thành phần bụi mịn PM2.5. Bụi PM2.5 có thể đi theo máu và tàn phá mọi cơ quan trong cơ thể, gây hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan cho đến giòn xương và tổn thương da. Điều đáng trách là chính quyền gần như bất lực trước tình trạng ô nhiễm không khí. Họ khuyến cáo chậm chạp, thông tin đến người dân không đầy đủ về tình trạng ô nhiễm. Đặc biệt là họ không đưa ra được kế hoạch cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm theo từng năm. Trong khi họ thu hàng trăm nghìn tỷ tiền thuế của dân để bảo vệ môi trường./.
......

Vì sao chóp bu VN phải thúc giục Châu Âu sớm thông qua EVFTA?

Thường Sơn - (VNTB)| Vụ công an Lâm Đồng vừa bắt facebooker Vượng Nguyễn là bằng chứng mới nhất về rất nhiều vi phạm nhân quyền của chính thể độc tài ở Việt Nam.   Chính thể độc tài ở Việt Nam sẵn sàng qua mặt EU thêm một lần nữa bằng những hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ hoàn toàn đầu môi chót lưỡi.  Tháng 9 năm 2019, giới chóp bu Việt Nam cử “một đoàn đại biểu cấp cao” đi châu Âu tham gia Diễn đàn Kết nối Âu-Á do Ủy Ban Châu Âu (EC) tổ chức.   Phái đoàn trên do quan chức Nguyễn Văn Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế trung ương dẫn đầu. Đoàn này đã có những cuộc làm việc với Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu Dimitrios Papadimoulis; Ủy viên Thương Mại của EU Cecilia Malmstrom; Chủ tịch Ủy ban Thương Mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu Bernd Lange. Trong đó, Việt Nam “đề nghị hai phía thúc đẩy tiến trình Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam) cũng như Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA)”.   Vì sao chóp bu Việt Nam phải thúc giục Châu Âu sớm thông qua EVFTA?   Sự thúc giục trên xuất hiện trong bối cảnh một bức thư ngỏ đề ngày 25 tháng 9 gửi cho Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, Chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị viện Châu Âu cùng các nghị viên Châu Âu kêu gọi hoãn xem xét việc phê chuẩn hiệp đinh mậu dịch tự do với Việt Nam.   Thư ngỏ trên được ký bởi các tổ chức dân sự xã hội và đảng phái độc lập cả trong và ngoài nước gồm những tổ chức như Phóng Viên Không Biên Giới, Hội Bầu Bí Tương Thân, Đảng Việt Tân…   Nội dung thư nêu rõ EVFTA là một thỏa ước thương mại tự do tham vọng nhất tính đến lúc này; và điều thiết yếu là hiệp định phải cổ xúy cho các giá trị nhân quyền của EU thông qua mậu dịch.   Tuy nhiên cho đến nay, những hứa hẹn từ phía Việt Nam trong lĩnh vực này chỉ là lời hứa suông. Sau khi đàm phán dự thảo của hiệp định vào năm 2016, chính phủ Hà Nội tiến hành chiến dịch kiên trì đàn áp những người bảo vệ nhân quyền, các nhà báo công dân, và những nhà hoạt động vì môi trường.   Hệ thống luật lệ, tòa án và pháp lý được sử dụng để hình sự hóa việc thực thi một cách ôn hòa các quyền được quốc tế bảo vệ; cũng như khước từ quyền được xét xử công bằng và tiếp cận việc chữa trị bệnh hiệu quả.   Những quyền mà chính phủ Hà Nội hình sự hóa gồm quyền tự do biểu đạt, quyền tự do hội họp, lập hội, quyền tham gia vào hoạt động công và quyền tham gia các tổ chức cổ xúy cho quyền con người.   Nạn nhân trở thành đối tượng của tình trạng giam giữ tùy tiện và những sự tàn độc khác.   Chính phủ Việt Nam thay vì xây dựng niềm tin cho những cam kết nhân quyền, lại gia tăng đàn áp, và tiếp tục vi phạm các chuẩn mực cùng luật pháp quốc tế mà Hà Nội phê chuẩn.   Luật An Ninh Mạng đe dọa quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư của người sử dụng mạng toàn cầu. Luật này hình sự hóa việc chia sẻ thông tin về các vấn đề xã hội; cho phép biện pháp kiểm duyệt Internet trái với yêu cầu minh bạch và quyền lợi của những nhà đầu tư Châu Âu vào Việt Nam.   Những tổ chức và đảng phái độc lập gửi thư ngỏ yêu cầu EU chỉ mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam khi chính phủ Hà Nội đáp ứng được những chuẩn mực nhân quyền đề ra trong thư của 32 nghị viên Châu Âu ngày 17 tháng 9 năm ngoái trong đó có việc loại bỏ những điều khoản trong luật hình sự trực tiếp vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị. Tiếp đến là phải tuân thủ những nguyên tắc lao động mà Hà Nội đề nghị phê chuẩn, đặc biệt các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế gồm công ước 87 về quyền tổ chức, công ước 98 về quyền thương lượng tập thể, và công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Điểm thứ ba là phải thực thi những khuyến nghị do các cơ quan giám sát của Liên hiệp quốc đưa ra.   EVFTA được ký vào ngày 30 tháng 6 năm 2019; tuy nhiên hiệp định này cần phải được nghị viện Liên Minh Châu Âu và quốc hội Việt Nam phê chuẩn mới có hiệu lực thi hành.   Nhưng cho đến ngày 30 Tháng Sáu, 2019 khi đặt bút ký kết hai hiệp định EVFTA và EVIPA tại Hà Nội, chỉ mới một phần rất nhỏ trong toàn bộ nội dung rất rộng và sâu của bản nghị quyết về nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2018/2925 (RSP) do nghị viện Châu Âu tung ra vào giữa Tháng Mười Một, 2018 được phía Việt Nam đáp ứng.   Những bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền, cộng với tình trạng đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng “vươn lên một tầm cao mới” của chính thể độc tài ở Việt Nam chắc chắn sẽ là những gì mà nhiều nghị sĩ EU không thể bỏ qua khi cân nhắc bỏ phiếu có thông qua hay không Hiệp Định EVFTA. Một cái gật đầu dễ dãi của nghị viện Châu Âu đối với EVFTA sẽ phủ nhận toàn bộ bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam của chính cơ quan này yêu sách vào Tháng Mười Một năm 2018, khiến uy tín lẫn hình ảnh của nghị viện Châu Âu bị giảm sút không ít trong đánh giá của cộng đồng quốc tế.   Vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã từng hoãn việc ký kết EVFTA, mà nguồn cơn thực chất là do vô số vi phạm nhân quyền của chính thể độc tài ở Việt Nam.   Vào lúc này và khi thời điểm Nghị viện châu Âu xem xét bỏ phiếu EVFTA ngày càng đến gần, chính thể độc tài đó đang tìm cách thúc giục EU sớm thông qua EVFTA, nhưng sẵn sàng qua mặt EU thêm một lần nữa bằng những hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ hoàn toàn đầu môi chót lưỡi. 
......

Sao đảng không ‘giỗ đầu’ Trần Đại Quang?

Đại tướng - Chủ tịch nước Trần Đại Quang luc sinh thời   An Viên - (VNTB) |  Khi Đại tướng Quân đội Nhân Dân Việt Nam mất, báo chí rầm rộ đưa tin, và ngày giỗ đầu của ông Đại tướng (4/10), đã được báo chí truyền tin một cách trân trọng. Trong khi báo chí nước ngoài nhân dịp đó đánh giá lại di sản mà ông Đại tướng để lại.   Tương tự, hai trường hợp tiếp theo được báo chí đưa tin và nhân dịp lễ giỗ đầu để tưởng nhớ là ông Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) và ông Sáu Khải (nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải), với ngôn từ ‘nhớ thương’.   Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hai nguyên Thủ tướng là người xác lập những nền móng cơ bản cho việc kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và đưa nền kinh tế Việt Nam vào một phần quỹ đạo phát triển của kinh tế thế giới. Tính chất ‘hữu ích’ của những quyết định từ ba nhân vật này được cho là góp phần khép cửa chiến tranh và mở cửa nền kinh tế, từng bước đưa quốc gia thoát nghèo.   Chính vì vậy, ngôn ngữ ‘Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân’ phần nào phản ánh đúng vị trí của chính họ.   Giỗ đầu – nghi thức người Việt nhằm tưởng nhớ đến người đã qua đời, thể hiện sự thương xót và thành kính của người đang sống với người đã khuất.   Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất vào ngày 21/9/2018. Nhưng điều kỳ lạ là trong ngày giỗ đầu của người từng đứng đầu Bộ Công an, đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước lại không hề được báo chí nhắc đến.   Không có bất kỳ một ‘giỗ đầu Đại tướng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang’ nào trên báo chí chính thống. Chỉ có ‘giỗ đầu’ do VOA, RFA, hay trang fanpage Việt Tân ghi lại chuyến thăm của nhà văn Tạ Duy Anh trong bài viết ‘đi xem mộ Trần Đại Quang’. Và mục đích chuyến đi không phải là để ‘viếng’, mà thuần túy chi là ‘xem mộ’, và để ‘thỏa mãn vì đã xác minh được một sự thật’.   Nén hương trầm cho người mất từng một thời thét ra lửa giờ đây chỉ còn quanh quẩn người trong gia đình. Những ‘đồng chí’ từng một thời trong bộ máy chính quyền dường như đã tìm cách quên nhanh người đã khuất, và sự tồn tại qua nhắc lại với ngôn ngữ thương cảm trên báo chí đã không còn nữa, kể từ sau ngày hạ huyệt.   Tương tự như ‘Đại tướng Trần Đại Quang’, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười ngoài những tin cũ về ‘quốc tang trong 2 ngày’, về ‘hình ảnh xúc động tại lễ tang’, thì tuyệt đối, đã không thấy bất kỳ một tin bài nào được đăng trang trọng trên báo chính thống về ‘giỗ đầu’ của ông.   Hai con người, hai thế hệ nhưng lại cùng một số phận. Và khi người dân nhắc đến, họ thường nghĩ về sự tham nhũng và bạo quyền. Dù rằng, ‘chết là hết’, nhưng những vết nhơ trong thời kỳ lãnh đạo và chỉ đạo vẫn còn tồn tại, trong sự chỉ trích của người đời.   Quyền cao – chức trọng giờ đây cũng chỉ là một khái niệm mang tính hời hợt và lụi tàn, trong khi vinh danh và nhắc lại bằng sự thương cảm trở nên đáng giá.   Khi xã hội càng phát triển, các luồng thông tin ngày càng đa chiều, thì những nhà lãnh đạo cộng sản càng trở nên khó khăn hơn khi thực hiện ‘thần thoại hóa’ cuộc đời của mình, và tự tìm cách ngự phong thần thánh đối với bản thân mình. Bởi người dân đã có nhận định của họ, thương cảm của họ, không phải bằng những bài viết tuyên truyền chính thống, mà chính là những suy nghĩ độc lập dựa trên đánh giá thực tế những gì mà những nhà lãnh đạo đã làm được cho nước, cho dân.   Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, hai lãnh đạo Chính phủ là ông Võ Văn Kiệt và ông Phan Văn Khải xác lập cơ sở trong nền kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển bình quân 7% năm. Và hiện tại, người dân kỳ vọng một lãnh đạo thế hệ mới phải mở bằng được nền kinh tế thị trường đầy đủ và xác lập dân quyền trong nước và quyền tự chủ quốc gia. Ba yếu tố làm nên sự tự chủ và thịnh vượng bền vững cho quốc gia Việt Nam.   Ông Nguyễn Phú Trọng, người đang giữ liền hai chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước – đảng đang là một con người như vậy. Ông chịu nhiều sự chỉ trích về sự ‘cổ hủ, giáo điều’, nhưng cũng không ít khen tặng về ‘quyết tâm chống tham nhũng và làm sạch đảng’. Thế nhưng, tương lai của đất nước này lại không nằm ở ‘chỉnh đốn đảng’, mà lại nằm ở đổi mới đảng, trong đó, triệt thoái quyền lực độc tài để trị tha hóa quyền lực; xác lập nền kinh tế thị trường đầy đủ để trị ‘lỗ theo kế hoạch’, và dân quyền hóa để xác lập quyền giám sát và làm chủ nhân dân.   Đó không chỉ là tầm nhìn bền vững cho quốc gia, giúp chống lại tệ tham nhũng, quan liêu và sự trì trệ trong phát triển kinh tế, mà nó còn đưa ông Nguyễn Phú Trọng vào ngôi đền, nơi mà người dân có thể tưởng niệm ông vào mỗi dịp giỗ về.   ‘Dân không thờ sai ai bao giờ’, hay ‘dân không chọn thờ nhầm người bao giờ’ nếu như người đó tạo được dấu ấn cho chính quốc gia, dân tộc này thay vì lợi ích cá nhân hay lợi ích của chính đảng. Bởi lẽ, cho đến nay, quan điểm ‘Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác’ chỉ là một câu nằm ở cõi mộng.   Do vậy, khi thuế phí gia tăng trong tương lai – đó là lỗi ông Nguyễn Phú Trọng; khi người công nhân phải ăn bữa cơm không dành cho người – đó là lỗi ông Nguyễn Phú Trọng; khi quốc gia bị lâm nguy vì chính quyền Trung Quốc – đó là lỗi ông Nguyễn Phú Trọng; khi Việt Nam mất cơ hội nâng cấp quan hệ với Mỹ - đó là lỗi ông Nguyễn Phú Trọng; và khi quốc gia mất cơ hội vàng trong phát triển kinh tế - con người và xã hội thì đó hoàn toàn là lỗi ông Nguyễn Phú Trọng.   Ông Nguyễn Phú Trọng đang ‘cai trị’ quốc gia trong thời điểm mà thách thức và cơ hội đang xen nhau, và lựa chọn của ông sẽ đánh dấu việc, Việt Nam sẽ tồi tệ hay tốt đẹp lên.   Bài học ‘giỗ đầu’ của Đại tướng Trần Đại Quang và Tổng Bí thư Đỗ Mười vẫn còn đó, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có thực sự lắng nghe?  
......

Trung Cộng mừng thượng thọ 70!

Lý Thái Hùng – Web Việt Tân | Năm 2019 đối với Trung Quốc không chỉ đánh dấu 70 năm ra đời của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949-2019) mà còn là cột mốc đánh dấu 40 năm bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn và Đặng Tiểu Bình chính thức áp dụng chính sách mở cửa kinh tế đối với thế giới bên ngoài từ năm 1979. Là một quốc gia rất chú trọng vào việc tổ chức những buổi lễ diễn binh, diễn hành để phô trương sức mạnh số đông nhân các cột mốc lịch sử, năm nay phải là năm mà họ Tập sẽ tổ chức thật hoành tráng những buổi lễ kỷ niệm với sự tham dự của nhiều lãnh tụ thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Anh, Pháp để phô trương sức mạnh phát triển kinh tế, công nghệ cao và vũ khí sau 40 năm phát triển. Nhưng cuộc thương chiến Mỹ Trung xảy ra từ tháng Chín, 2018 và nhất là biến động tại Hong Kong xảy ra từ đầu tháng Sáu đến nay, đã khiến cho Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh phải thu nhỏ phạm vi tổ chức lễ diễn binh, kể cả việc không mời nguyên thủ các quốc gia tham dự, qua hai buổi lễ tiếp tân mừng quốc khánh vào tối ngày 30 tháng Chín, và cuộc diễn binh, diễn hành với hơn 120.000 binh lính và quần chúng tham gia tại quảng trường Thiên An Môn vào sáng 1 tháng Mười. Theo dõi hai sự kiện này, có ba vấn đề được chú ý nhất. Thứ nhất là cách nhìn vấn đề Hong Kong. Tại buổi tiếp tân đêm 30 tháng Chín, họ Tập khẳng định rằng sẽ tiếp tục tôn trọng và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc “một quốc gia hai hệ thống,” và Hong Kong sẽ do người Hong Kong lãnh đạo. Họ Tập còn nói rằng, Bắc Kinh không can thiệp bạo lực mà để cho chính quyền Hong Kong tìm cách tiếp cận với những người chống đối, vì coi sự bất hòa giữa các cư dân Hong Kong là một sự phát triển tự nhiên của phần đất thuộc địa quá khứ và cũng là kết quả của những ảnh hưởng liên tục từ các giá trị phương Tây. Nói cách khác, cách giải quyết vấn đề Hong Kong và cả khu bán tự trị Ma Cao của Bắc Kinh là để cho thời gian hóa giải mọi chuyện. Phát biểu của họ Tập mang dáng vẻ đầy tự tin rằng cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở Hong Kong sẽ bị đẩy lùi và chính người Hong Kong rồi sẽ phải trở về với đại lục. Nhưng sự kiện cảnh sát dùng đạn thật tấn công những người biểu tình vào ngày 1 tháng Mười, khiến cho một sinh viên phải nhập viện, cho thấy là họ Tập và lãnh đạo Bắc Kinh đã không còn kiên nhẫn như họ tuyên bố. Sự kiện cảnh sát dùng đạn thật tấn công vào các nhóm biểu tình không thể là một chỉ thị đơn thuần từ bà Đặc Khu Trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) mà phải từ Bắc Kinh để từng bước đo lường phản ứng của dư luận trước khi áp dụng các biện pháp trấn áp bạo lực mạnh mẽ trong thời gian tới. Thứ hai là thông điệp đánh dấu 70 năm ra đời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy chỉ phát biểu trong vòng 10 phút trước khi cuộc diễn binh, diễn hành bắt đầu, Tập Cận Bình đã đưa ra hai thông điệp: Thứ nhất là hướng vào người dân Hoa Lục, họ Tập nói rằng Trung Quốc và người dân Hoa Lục có được đời sống ngày hôm nay là nhờ sự ra đời của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vì thế mà phải cảm kích sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Thứ hai là hướng vào quốc tế, họ Tập nói rằng Trung Quốc sẽ tiến lên con đường hòa bình, thực hiện chiến lược mở cửa đôi bên cùng có lợi. Quân đội và cảnh sát vũ trang của Trung Quốc giữ vững tính chất, tôn chỉ và bản sắc quân đội nhân dân, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và kiên quyết giữ gìn hòa bình thế giới. Phát biểu của họ Tập nói trên không đúng tầm với lễ thượng thọ 70 năm. Bình thường ra, bài phát biểu của họ Tập sẽ phải là một bản văn phô trương những thành quả về chiến lược một vành đai, một con đường, về Made in China đóng góp vào việc thực hiện Trung Hoa Mộng mà họ Tập thai nghén từ những năm 2010 – 2011, trước khi thay thế Hồ Cẩm Đào lên làm Tổng Bí Thư vào năm 2012. Điều này cho thấy là cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những tác động tiêu cực trong nội bộ Trung Quốc, với rất nhiều khó khăn và nghịch lý đe dọa sự tồn tại của Bắc Kinh. Chính vì thế mà Tập Cận Bình đã không thể nào mạnh miệng hô hào kiểu toàn đảng, toàn quân tiến lên đánh tan kẻ thù là Hoa Kỳ để thực hiện giấc mộng 100 năm… Thứ ba là những phô trương sức mạnh Trung Quốc. Cuộc diễn binh, diễn hành lần này được tổ chức lớn nhất so với các lần tổ chức trước đây. Có tổng cộng 15.000 binh lính tham gia trong 59 đội hình diễn binh khác nhau cùng với 160 máy bay đủ loại và 580 loại trang thiết bị quân sự. Ngoài ra, Bắc Kinh còn huy động hơn 100.000 quần chúng được chia làm 3 giai đoạn lịch sử: Lập nước; Mở cửa; Phục hưng với 70 đoàn xe hoa, 36 khối quần chúng và ba hoạt cảnh của ba giai đoạn lịch sử nói trên. Nhưng đáng chú ý nhất là Bắc Kinh cho xuất hiện lần đầu tiên những vũ khí mới như xe tăng hạng nhẹ Type-15, máy bay trinh sát không người lái WZ-8, máy bay không người lái GJ-11, máy bay không người lái dưới nước (tàu ngầm), hỏa tiễn hành trình CJ-100, hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh DF-17, hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2, hỏa tiễn vượt đại dương DF-41, pháo đài bay ném bom chiến lược H-6N… Những loại vũ khí mà Bắc Kinh cho phô trương trong lần diễn binh này có một dụng ý là muốn cho thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng phải thừa nhận sự tiến bộ vượt bực của Trung Quốc so với cách nay 40 năm, lúc Hồng quân Trung Cộng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào đầu năm 1979 với những vũ khí thô sơ, lạc hậu. Hỏa tiễn hạt nhân liên lục địa (DF-41) và pháo đài bay ném bom chiến lược H-6N được coi là hai vũ khí lợi hại nhất của Trung Quốc không thua gì Hoa Kỳ, vì cả hai có thể đáp ứng cho những mục tiêu tấn công tầm xa, mang tính toàn cầu. Những nội dung nói trên cho thấy có điều gì đó rất gượng ép trong cách phô diễn và không xứng tầm với cái gọi là giấc mộng Trung Hoa mà họ Tập vẽ ra cho 30 năm tới (2049), Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ trở thành siêu cường số 1. Chính cuộc thương chiến Mỹ-Trung trong hơn 1 năm qua là đòn bất ngờ khiến cho họ Tập choáng váng, chưa tìm ra đối sách để thoát ra khỏi những khó khăn chồng chất từ vụ khủng hoảng không lối thoát ở Hong Kong, chiến lược Made in China bị đình đọng cho đến nguồn vốn đầu tư đang chạy khỏi Trung Quốc, với ước tính khoảng 12 ngàn tỷ Mỹ Kim trong thời gian qua. Hai học giả Mỹ Larry Diamond và Minxin Pei từng lưu ý rằng các chế độ độc tài thường có tuổi thọ khoảng 70 năm. Đế quốc đỏ Liên Xô sụp đổ non 70 năm (1922-1991), liệu Trung Quốc có vượt qua định mệnh này hay không? Giáo sư Minxin Pei cho rằng mọi đế quốc trước khi sụp đổ đều có ba triệu chứng khủng hoảng: thất bại trong đối ngoại, khủng hoảng kinh tế, và sự bất ổn xã hội bùng nổ. Trung Quốc hiện đang tồn tại cả ba triệu chứng nói trên và Hong Kong là ngòi nổ. Tóm lại, Trung Quốc đã mừng thượng thọ 70 trong khung cảnh u ám và đầy bất trắc. Qua cuộc thương chiến Mỹ Trung, người ta thấy rõ hơn sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vốn vẫn lệ thuộc vào sản xuất để xuất khẩu. Chế độ đặt cược vào tăng trưởng kinh tế để nâng đời sống vật chất của người dân. Nhưng khi kinh tế đình đọng, người dân Trung Quốc sẽ thấy ra rằng họ không có quyền gì khác ngoài quyền tiêu thụ, mà khi quyền này cũng không được đáp ứng thì đó chính là mấu chốt sẽ làm bùng nổ cuộc đại khủng khoảng trong lòng Hoa Lục trong những năm tháng trước mặt. Lý Thái Hùng  
......

Trung Cộng mừng thượng thọ 70!

Lý Thái Hùng - Web Việt Tân| Năm 2019 đối với Trung Quốc không chỉ đánh dấu 70 năm ra đời của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949-2019) mà còn là cột mốc đánh dấu 40 năm bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn và Đặng Tiểu Bình chính thức áp dụng chính sách mở cửa kinh tế đối với thế giới bên ngoài từ năm 1979. Là một quốc gia rất chú trọng vào việc tổ chức những buổi lễ diễn binh, diễn hành để phô trương sức mạnh số đông nhân các cột mốc lịch sử, năm nay phải là năm mà họ Tập sẽ tổ chức thật hoành tráng những buổi lễ kỷ niệm với sự tham dự của nhiều lãnh tụ thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Anh, Pháp để phô trương sức mạnh phát triển kinh tế, công nghệ cao và vũ khí sau 40 năm phát triển. Nhưng cuộc thương chiến Mỹ Trung xảy ra từ tháng Chín, 2018 và nhất là biến động tại Hong Kong xảy ra từ đầu tháng Sáu đến nay, đã khiến cho Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh phải thu nhỏ phạm vi tổ chức lễ diễn binh, kể cả việc không mời nguyên thủ các quốc gia tham dự, qua hai buổi lễ tiếp tân mừng quốc khánh vào tối ngày 30 tháng Chín, và cuộc diễn binh, diễn hành với hơn 120.000 binh lính và quần chúng tham gia tại quảng trường Thiên An Môn vào sáng 1 tháng Mười. Theo dõi hai sự kiện này, có ba vấn đề được chú ý nhất. Thứ nhất là cách nhìn vấn đề Hong Kong. Tại buổi tiếp tân đêm 30 tháng Chín, họ Tập khẳng định rằng sẽ tiếp tục tôn trọng và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc “một quốc gia hai hệ thống,” và Hong Kong sẽ do người Hong Kong lãnh đạo. Họ Tập còn nói rằng, Bắc Kinh không can thiệp bạo lực mà để cho chính quyền Hong Kong tìm cách tiếp cận với những người chống đối, vì coi sự bất hòa giữa các cư dân Hong Kong là một sự phát triển tự nhiên của phần đất thuộc địa quá khứ và cũng là kết quả của những ảnh hưởng liên tục từ các giá trị phương Tây. Nói cách khác, cách giải quyết vấn đề Hong Kong và cả khu bán tự trị Ma Cao của Bắc Kinh là để cho thời gian hóa giải mọi chuyện. Phát biểu của họ Tập mang dáng vẻ đầy tự tin rằng cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở Hong Kong sẽ bị đẩy lùi và chính người Hong Kong rồi sẽ phải trở về với đại lục. Nhưng sự kiện cảnh sát dùng đạn thật tấn công những người biểu tình vào ngày 1 tháng Mười, khiến cho một sinh viên phải nhập viện, cho thấy là họ Tập và lãnh đạo Bắc Kinh đã không còn kiên nhẫn như họ tuyên bố. Sự kiện cảnh sát dùng đạn thật tấn công vào các nhóm biểu tình không thể là một chỉ thị đơn thuần từ bà Đặc Khu Trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) mà phải từ Bắc Kinh để từng bước đo lường phản ứng của dư luận trước khi áp dụng các biện pháp trấn áp bạo lực mạnh mẽ trong thời gian tới. Thứ hai là thông điệp đánh dấu 70 năm ra đời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tuy chỉ phát biểu trong vòng 10 phút trước khi cuộc diễn binh, diễn hành bắt đầu, Tập Cận Bình đã đưa ra hai thông điệp: Thứ nhất là hướng vào người dân Hoa Lục, họ Tập nói rằng Trung Quốc và người dân Hoa Lục có được đời sống ngày hôm nay là nhờ sự ra đời của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vì thế mà phải cảm kích sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Thứ hai là hướng vào quốc tế, họ Tập nói rằng Trung Quốc sẽ tiến lên con đường hòa bình, thực hiện chiến lược mở cửa đôi bên cùng có lợi. Quân đội và cảnh sát vũ trang của Trung Quốc giữ vững tính chất, tôn chỉ và bản sắc quân đội nhân dân, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và kiên quyết giữ gìn hòa bình thế giới. Phát biểu của họ Tập nói trên không đúng tầm với lễ thượng thọ 70 năm. Bình thường ra, bài phát biểu của họ Tập sẽ phải là một bản văn phô trương những thành quả về chiến lược một vành đai, một con đường, về Made in China đóng góp vào việc thực hiện Trung Hoa Mộng mà họ Tập thai nghén từ những năm 2010 – 2011, trước khi thay thế Hồ Cẩm Đào lên làm Tổng Bí Thư vào năm 2012. Điều này cho thấy là cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những tác động tiêu cực trong nội bộ Trung Quốc, với rất nhiều khó khăn và nghịch lý đe dọa sự tồn tại của Bắc Kinh. Chính vì thế mà Tập Cận Bình đã không thể nào mạnh miệng hô hào kiểu toàn đảng, toàn quân tiến lên đánh tan kẻ thù là Hoa Kỳ để thực hiện giấc mộng 100 năm… Thứ ba là những phô trương sức mạnh Trung Quốc. Cuộc diễn binh, diễn hành lần này được tổ chức lớn nhất so với các lần tổ chức trước đây. Có tổng cộng 15.000 binh lính tham gia trong 59 đội hình diễn binh khác nhau cùng với 160 máy bay đủ loại và 580 loại trang thiết bị quân sự. Ngoài ra, Bắc Kinh còn huy động hơn 100.000 quần chúng được chia làm 3 giai đoạn lịch sử: Lập nước; Mở cửa; Phục hưng với 70 đoàn xe hoa, 36 khối quần chúng và ba hoạt cảnh của ba giai đoạn lịch sử nói trên. Nhưng đáng chú ý nhất là Bắc Kinh cho xuất hiện lần đầu tiên những vũ khí mới như xe tăng hạng nhẹ Type-15, máy bay trinh sát không người lái WZ-8, máy bay không người lái GJ-11, máy bay không người lái dưới nước (tàu ngầm), hỏa tiễn hành trình CJ-100, hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh DF-17, hỏa tiễn đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2, hỏa tiễn vượt đại dương DF-41, pháo đài bay ném bom chiến lược H-6N… Những loại vũ khí mà Bắc Kinh cho phô trương trong lần diễn binh này có một dụng ý là muốn cho thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng phải thừa nhận sự tiến bộ vượt bực của Trung Quốc so với cách nay 40 năm, lúc Hồng quân Trung Cộng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào đầu năm 1979 với những vũ khí thô sơ, lạc hậu. Hỏa tiễn hạt nhân liên lục địa (DF-41) và pháo đài bay ném bom chiến lược H-6N được coi là hai vũ khí lợi hại nhất của Trung Quốc không thua gì Hoa Kỳ, vì cả hai có thể đáp ứng cho những mục tiêu tấn công tầm xa, mang tính toàn cầu. Những nội dung nói trên cho thấy có điều gì đó rất gượng ép trong cách phô diễn và không xứng tầm với cái gọi là giấc mộng Trung Hoa mà họ Tập vẽ ra cho 30 năm tới (2049), Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ trở thành siêu cường số 1. Chính cuộc thương chiến Mỹ-Trung trong hơn 1 năm qua là đòn bất ngờ khiến cho họ Tập choáng váng, chưa tìm ra đối sách để thoát ra khỏi những khó khăn chồng chất từ vụ khủng hoảng không lối thoát ở Hong Kong, chiến lược Made in China bị đình đọng cho đến nguồn vốn đầu tư đang chạy khỏi Trung Quốc, với ước tính khoảng 12 ngàn tỷ Mỹ Kim trong thời gian qua. Hai học giả Mỹ Larry Diamond và Minxin Pei từng lưu ý rằng các chế độ độc tài thường có tuổi thọ khoảng 70 năm. Đế quốc đỏ Liên Xô sụp đổ non 70 năm (1922-1991), liệu Trung Quốc có vượt qua định mệnh này hay không? Giáo sư Minxin Pei cho rằng mọi đế quốc trước khi sụp đổ đều có ba triệu chứng khủng hoảng: thất bại trong đối ngoại, khủng hoảng kinh tế, và sự bất ổn xã hội bùng nổ. Trung Quốc hiện đang tồn tại cả ba triệu chứng nói trên và Hong Kong là ngòi nổ. Tóm lại, Trung Quốc đã mừng thượng thọ 70 trong khung cảnh u ám và đầy bất trắc. Qua cuộc thương chiến Mỹ Trung, người ta thấy rõ hơn sức mạnh kinh tế của Trung Quốc vốn vẫn lệ thuộc vào sản xuất để xuất khẩu. Chế độ đặt cược vào tăng trưởng kinh tế để nâng đời sống vật chất của người dân. Nhưng khi kinh tế đình đọng, người dân Trung Quốc sẽ thấy ra rằng họ không có quyền gì khác ngoài quyền tiêu thụ, mà khi quyền này cũng không được đáp ứng thì đó chính là mấu chốt sẽ làm bùng nổ cuộc đại khủng khoảng trong lòng Hoa Lục trong những năm tháng trước mặt./.
......

Trung Quốc: Tương lai bất định của chế độ Cộng Sản 70 tuổi

RFI - Lược dịch từ FIGAROVOX/TRIBUNE Ngày 1 tháng Mười, 2019, Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm rầm rộ 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Cuộc diễn binh hoành tráng thể hiện sức mạnh Trung Quốc trước đối thủ Hoa Kỳ như để chứng minh “giấc mơ Trung Hoa” đang ở trong tầm tay. Sự kiện đã thu hút sự chú ý không chỉ truyền thông trên khắp thế giới, mà còn cả giới quan sát chính trị Trung Quốc. Trên diễn đàn báo Le Figaro, trong bài viết “Chế độ Cộng sản Trung Quốc nghĩ mình hùng mạnh, nhưng khó khăn trầm trọng đang đợi họ”, chuyên gia Pháp về chủ nghĩa Cộng sản Thierry Wolton nhận thấy cái cảm giác huy hoàng của chế độ Bắc Kinh chỉ là đánh lừa những thực tại đầy khó khăn tích tụ đang chờ đợi đảng Cộng Sản Trung Quốc ở phía trước. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết của chuyên gia Thierry Wolton, tác giả của nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng sản. Tác giả đặt vấn đề: “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, ngày 1 tháng Mười này tròn 70 tuổi: Đó có phải là tuổi đã trưởng thành hay là khởi đầu thời kỳ lão hóa của một chế độ vẫn tự nghĩ mình là bất di bất dịch? Câu hỏi có vẻ như hơi khiếm nhã, trong khi mà đất nước này đang tỏ ra rất cường tráng.” Sự chung sống chưa từng có giữa chính quyền Cộng sản với kinh tế thiên hướng tư bản chủ nghĩa. Để chứng minh điều này tác giả Thierry Wolton so sánh Trung Quốc với Liên Bang Xô Viết, một đế chế Cộng sản từng một thời hoàng kim, giờ đã biến mất. “Liên Xô cũng đã từng có kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười đầy kiêu hãnh, trước khi sụp đổ vài năm sau đó. Vào lúc bấy giờ, không một ai nói tiên đoán được Liên Xô sẽ có kết cục như vậy. Chế độ Xô Viết khi đó có Mikhail Gorbachov, một tổng bí thư trẻ (ít ra là so với những người tiền nhiệm của ông), đã hứa hẹn ”công khai” với Glasnost và ”mở cửa” với Perestroika.” Sức hấp dẫn của Gorbachev đã thuyết phục được giới tinh hoa phương Tây về chính trị, kinh tế cũng như truyền thông. Phương Tây tin tưởng lãnh đạo Liên Xô cả về tinh thần và tiền bạc, theo tác giả Wolton. “Còn nhân vật số 1 Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình thì chẳng có gì gọi là hấp dẫn, lôi cuốn. Ông ta thậm chí chưa bao giờ cam kết cải cách chế độ, ông sử dụng thành thạo cây gậy cũng như củ cà rốt để áp đặt phần còn lại của thế giới. Một sự khác biệt lớn khác, đó là nền kinh tế Liên Xô từ lâu đã cho thấy dấu hiệu kiệt sức, vì thế mà Gorbachev phải cải tổ. Còn Trung Quốc ngày nay tìm cách chinh phục thị trường mới nhiều hơn là hấp dẫn các nhà đầu tư phương Tây.” Tương đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ở tuổi 70 Chuyên gia Thierry Wolton ghi nhận: “Tuy nhiên vẫn có những tương đồng giữa hoàn cảnh của Liên Xô ngày trước và các vấn đề hiện nay của Trung Quốc để có một chút ngờ vực về sự trường tồn của chế độ Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, thế giới Cộng sản đã mở mang phi thường trong thập niên 1970. Không dưới chục nước Á và Phi đã chọn con đường Marx –Lênin, thường là bằng phương thức vũ trang. Thập kỷ này đánh dấu sự chi phối của Kremlin vào Đông và Trung Âu, khu vực mà Liên Xô chinh phục được sau Thế Chiến Thứ 2. Các chế độ xã hội chủ nghĩa đã được các nước phương Tây thừa nhận bằng thỏa thuận Helsinki ký hồi mùa hè năm 1975. Với Matxcơva, các thỏa thuận mất nhiều thời gian đàm phán có giá trị như sự thừa nhận đế chế của họ. Thành công đó cuối cùng đã quay trở lại chống chính Liên Xô. Tự do đi lại và hệ tư tưởng giữa Đông và Tây nằm trong các điều khoản thỏa thuận được phê chuẩn đã cung cấp cho các nhà ly khai chất liệu để đòi được tự do hơn nữa. Tổng đình công ở Ba Lan, Hiến Chương 77 ở Tiệp Khắc, phong trào phản kháng ở Rumani, Hungary… Những biến động đòi nhân quyền như vậy đã làm lung lay dần dần đế chế Xô Viết. Hai năm sau kỷ niệm 70 năm Cách Mạng Tháng Mười rầm rộ ở Mátxcơva năm 1987, Đông Âu đã tìm được tự do, 4 năm sau Liên Xô biến mất. Sự sụp đổ đó, hiển nhiên có nhiều nguyên nhân – kinh tế, xã hội, niềm tin, v.v… Như vậy là thắng lợi vẻ vang của Kremlin ở Helsinki năm 1975 đã báo hiệu khởi đầu của một cái kết. Các lãnh đạo Trung Quốc đã theo dõi, nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân Liên Xô sụp đổ và đã rút ra bài học. Trong một xã hội phân hóa và nhất là vì nhu cầu kinh tế, Gorbachev đã chọn cách “tế sớm cho khỏi ruồi”. Cởi mở chính trị mà ông thực thi với hy vọng thu hút tín dụng của phương Tây cuối cùng đã cuốn trôi chế độ. Bắc Kinh đã chọn ngược lại: Mở cửa kinh tế, nhưng đóng cửa chính trị. Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc từ 4 thập kỷ qua, phần lớn nhờ đầu tư nước ngoài, đồng thời đi kèm theo là gia tăng chi phối của đảng Cộng Sản đối với xã hội Trung Quốc, thường lại là bằng chính các phương tiện công nghệ mới du nhập từ phương Tây.” Chuyên gia Wolton phân tích tiếp: “Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO 2001 đã đánh dấu thành công lớn của mở cửa kinh tế. Từ đó, đất nước nay đã có thể hưởng mọi lợi ích của thị trường tự do mà vẫn giữ chế độ toàn trị. Chính sự thành công này, có nguy cơ đến một lúc nào đó chống lại Trung Quốc, giống như thành công của Hiệp Định Helsinki cuối cùng đã phá hủy dần dần Liên Xô trước đây. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc: Cuộc thập tự chinh của công ty nước ngoài Trung Quốc ngày nay có mặt trên khắp các thị trường thế giới, thế nhưng họ lại không mở hoàn toàn biên giới cho các doanh nghiệp nước ngoài. Ban đầu được coi là miền đất hứa, đầu tư vào Trung Quốc thực tế là một cuộc thập tự chinh đối với số đông các công ty phương Tây. Họ phải vượt qua bao nhiều trở ngại: thuế má, hạn ngạch sản xuất, thụ tục quản lý mập mờ, tham nhũng… Rất nhiều trong số các công ty đã phải tìm đường ra đi, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc xuống còn một nửa từ 10 năm nay. Cuộc chiến thuế quan do [Tỗng Thống Hoa Kỳ] Donald Trump phát động vì Bắc Kinh cạnh tranh bất chính, đang càng làm phức tạp thêm ván bài kinh tế vốn vẫn lệ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu này. Trung Quốc giờ đang phải trả giá cho những gì họ thu lợi được từ kinh tế toàn cầu hóa . Chế độ đã đặt cược vào tăng trưởng kinh tế, nghĩ rằng dân trở nên giàu có đã bù đắp cho thiếu vắng tự do. Giờ đây, kinh tế chững lại, có lẽ phải từ bỏ mô hình mà theo đó, công dân Trung Quốc không có quyền gì khác ngoài quyền tiêu dùng. Hành động thắt chặt chính trị của Tập Cận Bình đã làm tổn hại hình ảnh của chế độ. Dư luận thế giới đã quên một điều là đất nước này đang sống dưới một Nhà nước đảng trị đầy quyền lực. Giờ đây với  “con đường tơ lụa mới” và sự chi phối lũng đoạn nguồn tài nguyên quặng mỏ của Châu Phi, Bắc Kinh đang làm cho thế giới lo ngại.  Trung Quốc lại gây nên nỗi sợ cũ, nhất là đối với các nước có chung đường biên giới với họ. Ngay cả ở phần đất tự trị Hong Kong, người dân đã quyết định không để mất những phần tự do còn lại. Phong trào phản kháng này chẳng phải đang gợi nhắc lại điều đã diễn ra ở Đông Âu trong những năm 1980? Các chế độ độc đoán, chuyên quyền vẫn tự tin là họ trường tồn vĩnh cửu. Sự sụp đổ của Liên Xô đã cho thấy, chế độ này có thể biến mất nhanh như khi nó đăng quang. Sinh nhật thứ 70 của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, trong đầu các lãnh đạo, lẽ ra phải đánh dấu thắng lợi huy hoàng của chế độ nhưng lại diễn ra trong bầu không khu u ám, có thể đó là điềm báo khởi đầu của thời suy tàn .” Lược dịch từ FIGAROVOX/TRIBUNE ngày 1 ngày Mười, 2019 RFI  
......

Bộ mặt thật bỉ ôi của "Made in China 2025"

Trần Đình Thu BỘ MẶT THẬT BỈ ỔI CỦA “MADE IN CHINA 2025” QUA VỤ HUAWEI GIAN DỐI ÂM THẦM CÀI ỨNG DỤNG CỦA GOOGLE Giữa tháng 9, Huawei ra mắt bộ đôi smartphone cao cấp Mate 30 và Mate 30 Pro. Đây là những thiết bị đầu tiên của Huawei không được cài sẵn các dịch vụ của Google khi bán ra do bị Mỹ cấm. Tuy nhiên người dùng Mate 30 và Mate 30 Pro vẫn có thể dễ dàng cài đặt các ứng dụng của Google trên những thiết bị này thông qua một phần mềm bên thứ ba có tên là “LZ Play”. Vì sao người dùng có thể làm được chuyện này? Đó là vì Huawei đã chơi trò ma quỷ, âm thầm tạo nên các backdoor trong phần mềm của Mate 30, cho phép cài đặt dịch vụ Google cũng như ứng dụng bên thứ ba dưới dạng ứng dụng hệ thống. Tuy nhiên, phía Google có lẽ đã đánh sập LZPlay sau khi trò này diễn ra đầy rẫy trên mạng internet. Theo John Wu, một chuyên gia bảo mật hàng đầu về Android, do không được Google cấp phép, Huawei đã tạo ra backdoor này để người dùng có thể cài đặt các dịch vụ của Google thông qua LZPlay. Hóa ra với những tuyên bố hùng hồn của Huawei lâu nay thật ra là âm thầm chơi trò trộm cắp. Từ đây mới thấy rõ toàn bộ thành tựu khoa học kỹ thuật của chế độ phát xít mới này thực chất là gì, mới hiểu vì sao lại có trò mèo “Made in China 2025”. Thế nhưng chúng vẫn leo lẻo bảo rằng Trung quốc sẽ tự lực tự cường để vươn lên thế này thế khác còn Huawei vẫn tuyên bố là sẽ tự phát triển không cần đến Mỹ bla bla. Đúng là một thứ xấu xa bỉ ổi chưa từng có mô hình thứ 2 trên quả đất này.
......

Nhục mà không biết là nhục

Luân Lê Những tấm biển cảnh báo bằng tiếng Việt về vấn đề trộm cắp, ăn uống và vứt rác, được ghi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào và Singapore. Việc những quốc gia này cảnh báo “văn hoá” trộm cắp đồ, tham ăn tục uống, xả rác vô tội vạ như thời ăn lông ở lỗ, bằng những tấm bảng ghi bằng tiếng Việt vì họ phát hiện ra những thói hư tật xấu (phạm pháp) này phổ biến ở người Việt. Và họ cảnh báo chung dành cho người Việt chứ không theo lý luận “người Việt có người thế này người thế kia” để bao biện hoặc bào chữa. Họ thấy các hành vi phổ biến ở cộng đồng người nói tiếng Việt tại nước họ, họ cảnh báo chung như vậy cho người nói tiếng này. Cũng như vậy, khi tôi nói tới thói hư tật xấu như tham ăn tục uống, thô lỗ, ăn to nói lớn và có tính hung dữ, khéo léo giả tạo...của người miền Bắc là nói tới cái phổ biến chung của cộng đồng người tại vùng địa lý này. Nó nổi bật lên, và nó được nhận thấy. Cái phổ biến là cái được phản ánh chứ không bàn tới những cái riêng biệt hoặc ít ỏi vì nó không có tính đại diện. Người nước ngoài họ cảnh báo chung cho tình trạng phổ biến của người Việt về các hành vi xấu đó, họ không cần phải biết ai là người này và ai là người kia, họ cảnh báo về hành vi phổ biến được thực hiện ở chủng người Việt trên lãnh thổ quốc gia họ. Thế nên, nói tới đặc tính người miền Bắc, đừng có phản biện bằng cách lý luận “ở đâu cũng có người này người kia”, nó không phải lập luận của người có tư duy và nhận thức. Vì nó khác gì mấy tên tham nhũng suốt ngay ra rả nói thể chế chính trị nào mà chẳng có tham nhũng, nhưng cái khác nhau cơ bản là tỷ lệ 99% tham nhũng ở nước này với 1% tham nhũng ở nước khác và quan trọng hơn nữa là cơ chế (cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) để không cho phép quan chức thực hiện tham nhũng dễ dàng và khi bị phát hiện thì không một ai có thể trốn chạy hay bị xuê xoa xem nhẹ. Và nó là cách hữu hiệu để phân biệt giữa một nền chính trị là độc tài hay dân chủ, tự do. Khi biết thói hư tật xấu phổ biến của cộng đồng người mình để sửa thì còn cơ hội tốt hơn lên, nếu không thế giới họ khinh bỉ và ghẻ lạnh vẫn nhơn nhơn không biết nhục, lại còn tự hào vỗ ngực bề dày văn hiến với văn vật. Nền văn hiến nào mà không duy giữ và không biết sửa đổi thì đều có tính tha hoá và hủ bại cả. Tự hào nỗi gì với những dòng chữ tiếng Việt bằng cách an ủi “xã hội nào chả có người này người kia” kiểu AQ như vậy. Lỗ Tấn nói chớ có bao giờ sai về vấn đề này - lụn bại về văn hoá là dẫn tới sụp đổ mọi thứ.  
......

Donald Trump nói gì ở Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Nguyễn Ngọc Dương| Với tư cách là Tổng thống nước Mỹ, trước Đại Hội Đồng LHQ, Donald Trum đã có bài nói, xuất phát từ “gan ruột” của một “người khổng lồ” về mục tiêu bảo vệ TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN và HẠNH PHÚC cho Con người trên toàn thế giới… Ông nói thẳng, không e dè khi chỉ đích danh ra cái xấu của những nước có cử tọa tại sảnh đường đó. Bài nói rất hay đến từng câu chữ, có sức lay động con tim hàng tỷ người trên hành tinh. Tuy nhiên tôi đã gỡ băng lược trích những ý mà tôi cho là sâu sắc nhất (bài nói có thuyết minh qua tiếng việt), cũng là muốn dành cho các bạn có ít thời gian, để thay vì phải mất hơn 40 phút nghe bằng năm bẩy phút đọc. Tất nhiên ai muốn nghe hết thì tôi đã dẫn Link ở cuối. (NND). “…Chúng ta có sức mạnh nếu ta lựa chọn để giúp hàng triệu người thoát nghèo đói, giúp nhân dân chúng ta thực hiện giấc mơ của họ. Chúng ta có sức mạnh và bảo đảm thế hệ trẻ em mới sẽ được nuôi dưỡng trong thế giới KHÔNG CÓ BẠO LỰC, KHÔNG CÓ SỰ SỢ HÃI VÀ KHÔNG CÓ THÙ HẬN. Cơ quan này được thành lập sau sự kiện hai cuộc thế chiến, với mục tiêu định hình một tương lai tốt đẹp hơn. Nó dựa trên tầm nhìn rằng, các quốc gia khác biệt có thể hợp tác với nhau để bảo vệ chủ quyền an ninh và thúc đẩy sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Cùng thời gian đó, chính xác là 70 năm trước, nước Mỹ đã phát triển kế hoạch Marshall để khôi phục châu Âu: 3 trụ cột đẹp đẽ, đó là HÒA BÌNH, CHỦ QUYỀN – AN NINH và SỰ THỊNH VƯỢNG… …. “Ở Mỹ, chúng tôi KHÔNG TÌM CÁCH ÁP ĐẶT LỐI SỐNG CỦA MÌNH CHO BẤT CỨ AI. Mà để nó TỎA SÁNG NHƯ MỘT TẤM GƯƠNG cho mọi người nhìn vào. Tuần này mang lại cho đất nước chúng tôi thêm một lý do tự hào về ví dụ đó. Chúng tôi đang kỷ niệm 230 năm Hiến pháp tuyệt vời của chúng tôi, bản Hiến pháp lâu đời nhất vẫn được sử dụng trên thế giới ngày nay…. Ở Mỹ, Nhân dân quản lý, Nhân dân cai trị và Nhân dân có quyền lực tối cao. Tôi được bầu lên không phải để nắm chính quyền mà để TRẢ QUYỀN LỰC VỀ CHO NGƯỜI DÂN MỸ… Với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ, tôi luôn đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết. Cũng giống như quý vị, là lãnh đạo của đất nước, các vị sẽ luôn luôn và nên luôn đặt ưu tiên quốc gia của quý vị lên hàng đầu. Tất cả các nhà lãnh đạo có trách nhiệm đều có NGHĨA VỤ PHẢI PHỤC VỤ CÔNG DÂN CỦA QUỐC GIA MÌNH. Nước Mỹ đã LÀM NHIỀU HƠN LÀ NÓI, vì những giá trị được thể hiện trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Các công dân của chúng tôi đã trả cái giá cuối cùng để BẢO VỆ TỰ DO của chúng tôi, cũng như Tự do của rất nhiều những quốc gia đang có đại diện tại sảnh đường ngày hôm nay ở đây. Sự cống hiến của nước Mỹ được kể đến những trận chiến, nơi mà những người trẻ, cả đàn ông và phụ nữ của chúng tôi đã chiến đấu và đã hy sinh bên cạnh các đồng minh từ bãi biển Châu Âu, từ các sa mạc của Trung Đông tới các rừng rậm của Châu Á. Lịch sử sẽ ghi những dòng vĩnh hằng cho chí khí của nước Mỹ rằng, thậm chí sau khi chúng tôi và các đồng minh chiến thắng các cuộc chiến đẫm máu nhất trọng lịch sử, CHÚNG TÔI KHÔNG TÌM CÁCH XÂM CHIẾM LÃNH THỔ, CHIẾM GIỮ hay ÁP ĐẶT LỐI SỐNG của chúng tôi lên người khác”… … “Chúng tôi thấy phải cảm ơn Tổng thư ký LHQ vì đã nhận thấy rằng, LHQ PHẢI CẢI CÁCH, nếu tổ chức này là đối tác hiệu quả trong việc đương đầu với các đe dọa về chủ quyền, an ninh và thịnh vượng. Tổ chức này trước nay thường không tập trung vào kết quả, nhưng lại quan tâm đến quản lý quan liêu và quá trình trong một vài trường hợp các quốc gia muốn loại bỏ các mục tiêu cao quý của tổ chức này. Họ đã CHIẾM QUYỀN KIỂM SOÁT CÁC HỆ THỐNG ĐƯỢC CHO LÀ THÚC ĐẨY TIÊN BỘ. Chẳng hạn như LHQ thực sự phải CHỊU XẤU HỔ khi một vài chính phủ với HỒ SƠ VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRẦM TRỌNG LẠI CÓ GHẾ trong Hội đồng nhân quyên LHQ. Hoa kỳ là một trong 193 nước thành viên của LHQ, nhưng chúng tôi đóng góp 22% của toàn bộ ngân sách của tổ chức LHQ này. Thực tế chúng tôi đã chi trả quá nhiều hơn bất cứ ai. Có thể nhận ra Hoa Kỳ chịu gánh nặng chi phí không công bằng. Nếu thực sự tổ chức này có thể đạt được tất cả cá mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu Hòa bình, thì khoản đầu tư này sẽ là đáng giá… … “Một ngày không xa, LHQ có thể là một tổ chức hỗ trợ và bảo vệ nhiểu trách nhiệm hơn VÌ PHẨM HẠNH VÀ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI. Đồng thời chúng tôi tin rằng, không nên để quốc gia nào phải chịu gánh nặng về một khoản tiền bất tương xứng cả về quyền lực và về tổ chức. Các quốc gia trên thế giới phải đóng góp vai trò hơn nữa trong tổ chức LHQ… Đó là lý do tại sao ở nửa tây bán cầu, Hoa Kỳ đã từng đứng lên chống lại chế độ tham nhũng và gây bất ổn ở Cu Ba và che chở cho giấc mơ lâu dài được sống trong tự do của người dân Cu Ba. Chính phủ của tôi hiện tại đã thông báo rằng, chúng tôi sẽ không dỡ bỏ chế tài đối với chính quyền Cu Ba, cho đến khi nào họ thực hiện các cải cách cơ bản. Chúng tôi cũng đã áp đặt những sự chế tài cứng rắn đối với chế độ XHCN của Maduro ở Veneduela, chế độ đã biến một quốc gia từng rất thịnh vượng đến bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn. Chế độ độc tài XHCN của Nicolate Maduro đã gây ra đau thương khủng khiếp và biết bao nhiêu nỗi thống khổ của người dân ở quốc gia này. Chế độ hủ bại này đã phá hủy một quốc gia thịnh vượng và áp đặt một Ý THỨC HỆ THẤT BẠI, một ý thức hệ đã tạo ra đói nghèo và khốn khổ ở mọi nơi mà cái thứ chủ nghĩa đó áp dụng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Maduro đã thách thức người dân của họ ĐÁNH CẮP QUYỀN LỰC TỪ CÁC ĐẠI DIỆN DÂN BIỂU ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CAI TRỊ THẢM HẠI CỦA MÌNH. Nhân dân Veneduela đang đói khổ và đất nước của họ đang sụp đổ. Các thể chế dân chủ của họ đã bị phá hủy. Tình cảnh này là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng ta không thể chỉ đứng nhìn. Là một nước láng giềng và một người bạn có trách nhiệm, chúng tôi và tất cả các nước khác có một mục tiêu là GIÚP HỌ GIÀNH LẠI SỰ TỰ DO và phục hồi đất nước Veneduela của họ, KHÔI PHỤC NỀN DÂN CHỦ CỦA HỌ. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các vị lãnh đạo trong khán phòng này vì đã lên án chế độ Maduro và cung cấp sự ủng hộ thiết yếu cho nhân dân Veneduela…. …. “Từ Liên bang Xô viết tới Cu Ba, tới Veneduela…nơi nào CNXH hay CNCS chân chính được áp dụng là nơi đó đều phải chịu sự đắng cay tuyệt vọng và thất bại. Những ai còn rao giảng về giáo lý của thứ chủ nghĩa đầy tai tiếng này thì chỉ góp phần kéo dài cho những người phải sống dưới những chế độ độc ác này mà thôi”… Nguồn: Toàn văn lời tuyên chiến với Chủ nghĩa Cộng sản của Donald Trump - Thuyết minh tiếng Việt https://www.youtube.com/watch…    
......

Bức tường Berlin sụp đổ và một vài kỷ niệm nhỏ

Đỗ Trường| (Nhân 30 năm ngày sụp đổ bức tường Berlin dẫn đến thống nhất nước Đức vào ngày 3-10. Bài này, tôi viết đã lâu, bác nào chưa đọc, đọc cho biết cái không khí ngày ấy) Năm 2009 nước Đức và châu Âu, kỷ niệm hai mươi năm, ngày bức tường Berlin sụp đổ. Ngăn cách đông, tây đã được xoá bỏ. Người Đức đang dựng tượng đài kỷ niệm ngày này với kinh phí nhiều triệu Euro tại thành phố Leipzig, chiếc nôi khởi xướng của các cuộc biểu tình thứ hai hàng tuần, đòi tự do, dân chủ và phá bỏ hàng rào đông, tây. Chúng tôi, những công nhân lao người Việt cư ngụ tại thành phố này, đã may mắn được chứng kiến những giờ phút sục sôi đó. Ngày đó đã bước vào tuổi ba mươi, nhưng quả thật tôi rất thờ ơ, mù mờ về chính trị, xã hội. Nói môt cách dân dã và bỗ bã hơn, về khoản này tôi vào dạng “chậm hiểu, ngu lâu khó đào tạo “. Tôi làm ở nhà máy giết mổ gia súc, một bộ phận nặng nề nhất dây chuyền xẻ, lọc thịt heo, bò. Ngày thứ hai hàng tuần, là ngày làm nặng nhọc nhất, tôi rất sợ làm việc vào ngày này, bởi thịt để ở nhà lạnh qua hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Dao chọc vào đùi heo, để lấy xương, lọc thịt, giời đất ạ, cứ như là chọc vào đá vậy. Nhiều khi trượt dao đâm vào tay mình máu chảy đầm đìa, sẹo đầy tay mà cứ cho là chuyện vặt. Bình thường những ngày này, nhà máy phải điều thêm người về phân xưởng giúp chúng tôi. Nhưng không hiểu sao mấy thứ hai đầu tuần gần đây, người đã không được thêm, những gã thợ chính người Đức lại đi đâu mất tiêu, chỉ còn trơ lại mấy ông làm thuê người Cuba, Việt Nam ngơ ngác nhìn nhau. Không có người làm, mấy ông thợ cả, quản đốc phân xưởng cũng phải xắn tay vào làm việc. Không kịp, dây chuyền vẫn chạy thịt tồn đống, tiếng quát tháo inh ỏi. Mệt quá tôi chửi bậy: – Mấy thằng Đức chết đâu hết rồi! Người bạn da đen Cuba cạnh bàn nghe thấy tôi chửi, dừng dao, lôi chai Vodka giấu ở trong ủng ra, tu ừng ực, đưa tay quẹt miệng, bảo: –  Mày không biết gì à! Chúng nó đi biểu tình hết rồi. Tôi ngẩn ngơ hỏi lại: – Hôm nay là ngày gì, mà chúng nó đi mít tinh,với biểu tình vậy? (vì ở quê hương tôi,từ bé đến lớn tôi chỉ thấy có mit tinh để chào mừng đảng, chào mừng quốc khánh, chứ có thấy ai đi biểu tình đâu). Ông bạn da đen đùa chửi, rồi giải thích:   –  Việt Nam, đồ nhà quê. (tiếng lóng đùa nhau của công nhân VN và Cuba ở nhà máy chúng tôi) Chẳng phải ngày gì cả, chúng nó biểu tình đòi tự do dân chủ, thống nhất nước  Đức. Mày chờ đó, thế nào cũng có ngày chúng ta sẽ được sang Tây Berlin chơi. Đồ nhà quê. Ông bạn da đen kéo dài chữ nhà quê bằng tiếng Việt không dấu, không hiểu sao hôm nay tôi cảm thấy hài ước, gần gũi đến lạ lùng. Cũng vào chủ nhật tuần đó, đội lao động người Việt chúng tôi được thông báo có cuộc họp bất thường, có Sứ vùng về nói chuyện. Những người lao động chúng tôi được quản lý rất chặt chẽ. Ngoài sứ quán ra, chúng tôi chịu sự giám sát của Ban quản lý lao động, rồi đến sứ vùng, thấp nhất là ban quản lý đội. Hộ chiếu của chúng tôi, đội trưởng thu ngay khi đặt chân xuống sân bay của Đức, nộp lên sứ quán. Ngày hôm sau, chúng tôi được đưa ra cảnh sát sở tại, làm thẻ thông hành có giá trị 5 năm, nghĩa là hết hợp đồng lao động. Buổi nói chuyện của Sứ vùng không có gì mới, ngoài sự răn đe, lên gân, uốn nắn đầy sáo rỗng là quán triệt. (Lại quán triệt, nghe sởn hết cả người). Cấm tuyệt đối không môt ai được tham gia biểu tình, kể cả đi xem. Người đội trưởng run cầm cập khi Sứ vùng quát, nghe nói, đội tôi có một số công nhân đi xem biểu tình (sau này đội trưởng than thở với tôi  – Đ.mẹ thằng nào tâng hót với lão An – (tên sứ vùng) Tao biết, sẽ vặt lông nó). Tôi biết, đội trưởng và sứ vùng An không cùng cạ, nên luôn luôn bị Dr. An đì ức lắm. Tôi biết Dr. An qua một người bạn khi còn ở Việt Nam. Dr. An người Quảng nam, hay Quảng ngãi gì đó, ra Bắc tập kết khi còn nhỏ. Nghe nói, sứ vùng An đã nghiên cứu sinh tại Đức.  Mấy ông cựu nghiên cứu sinh lấy vợ người Đức ở lại, buồn buồn thường vào chỗ tôi ăn tiết canh, uống rượu, khật khừ bảo: –  Bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ ở Đức này cấp cho người Việt, có rất nhiều bằng hữu nghị đấy, đừng tin tất cả là thật nhé. Chẳng biết Dr.An có nằm trong cái dạng hữu nghị như mấy ông bạn tiến sĩ rượu của tôi nói không? Nhưng khi phát biểu chỗ đông người, ông đốc sứ nói ấp á ấp úng, hết quán triệt, rồi đến quan điểm, đường lối, chẳng biết đâu là đầu đâu là cuối cả. Ấy vậy mà khi dân chúng đục tường Berlin, đốc An chui “lỗ chó“ trốn sang tây Berlin đầu tiên (trước ngày mở cửa biên giới đông, tây khoảng 2 tháng người dân hai bên, mang búa đục tường cho thành những lỗ vừa người chui qua. Người Việt cũng trốn qua bằng con đường này. Mọi người gọi đùa đó là những lỗ chó. Người viết không có dụng ý bôi bác Dr.An hoặc người nào khác, chỉ muốn nói đó là sự thật như vậy). Sáng hôm sau báo Bild, một tờ báo phát hành nhiều nhất nhì Tây Đức, đăng một tít lớn giật gân, ảnh  Dr .An, kèm lời bình, một cán bộ cỡ bự sứ quán VN, từ bỏ cộng sản đặt đơn tị nạn chính trị tại Berlin.(thực ra đốc An, người của Ban quản lý lao động, thuộc Bộ lao động, chứ không phải người của Bộ ngoại giao). Cái tin làm mọi người hốt hoảng, giật mình, riêng tôi, tôi chẳng hiểu ra làm sao cả. Nhưng của đáng tội, nhìn đốc An trên báo tôi thấy oai phong, tươi tắn lắm, chứ mặt không méo mó như mọi khi. Đầu năm 1989 Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga Xô gặp nhau tai cổng Brandenburg Berlin, nơi có bức tường ngăn cách đông và tây. Các kênh truyền hình của Đức có tường thuật tại chỗ. Người ta thấy một đoạn băng, Tổng thống Mỹ chỉ tay vào bức tường cười hỏi Tổng thống Nga Xô: – Ông có dám phá bức tường này không? Tổng thống Nga Xô, cười xã giao, nhưng im lặng. Sau đó một thời gian; người dân Đông Đức đi du lịch sang Hungari rất nhiều,vì biên giới Hung-Áo đã được mở vào mùa hè năm này. Từ Hung, người Đông Đức tràn vào Sứ quán Tây Đức ở Áo xin tị nạn. Tại đây, chính phủ Tây Đức tiếp nhận và đưa người anh em về nước. Đến cuối mùa hè năm 1989, phong trào ngày thứ hai cho tự do dân chủ, không chỉ còn đóng khung ở thành phố Leipzig, nó đã lan rộng đến Berlin và các thành phố khác. Mùa thu năm nay, dường như đến sớm hơn với người Đức. Mới đầu tháng mười, lá vàng đã rụng đầy lối vào cư xá. Cái rét sớm cắt da cắt thịt, từng đợt gió như bão táp thổi về, làm cho ngọn cờ Cộng hoà dân chủ Đức trước sân nhà vít xuống như sắp gẫy. Cư xá vắng teo, mọi người hình như đã đổ về trung tâm thành phố, và một số có lẽ đã tụ về Berlin. Tivi trong phòng tôi như muốn vỡ tung, vì tất cả các kênh truyền hình đều tường thuật trực tiếp những cuộc biểu tình trên toàn nước Đức. Dường như, cả thế giới đang hướng về nước Đức. Nóng người quá, tôi đứng dậy tắt lò sưởi, dù ngoài trời nhiệt độ đang dưới âm. Tiếng hò reo của những người biểu tình ở ngoài trung tâm dội về chỗ tôi ngồi, át cả tiếng chuông gọi cửa. Thì ra, bà chủ nhà đưa cho tôi bức thư nhanh, miệng cằn nhằn vì gọi mãi mà tôi không chịu mở cửa. Tôi cảm ơn, giải thích cho bà hiểu vì tiếng biểu tình ở ngoài to quá, và mải xem tường thuật trên Tivi, nên không nghe thấy. Bà cười bảo, chồng và các con bà cũng đi tham gia biểu tình từ sớm. Nếu không phải làm việc bà cũng đi cùng. Ồ! ra thư điện của Tân bạn học cũ của tôi. Bặt tin nhau gần chục năm nay, không hiểu lọ mọ thế nào, ông bạn này lại tìm ra địa chỉ của tôi. Trước khi sang Đức, tôi có nghe tin Tân đã vượt biên sang Hongkong, sau đó định cư ở Tây Đức. Đọc thư, biết tin bạn đang cư ngụ ở Tây Berlin, tôi rất phấn khởi. Hồi đó ở Đông Đức điện thoại không phải ai cũng có, mà phải xếp hàng chờ đến lượt mới được lắp đặt, cũng như ôtô vậy. Một số mặt hàng cao cấp của tư bản phải cỡ cán bộ cấp Tôn Đản hay Nhà Thờ như ở Việt Nam mới được dùn. Hình như tiêu chuẩn phân chia đẳng cấp hưởng thụ này đi ngược đường lối cụ Mác thì phải. Không biết, ở dưới suối vàng cụ có ý kiến gì hay không? Do vậy, ông bạn cho số điện thoại, nhưng tôi đành chịu. Nếu muốn gọi, tôi chỉ còn cách là ra trung tâm bưu điện đăng ký, ngồi chờ đến lượt, phiền hà lắm. Thôi cứ viết thư cho chắc ăn vậy.   Tôi và Tân thân nhau từ khi cùng học trung học. Nhưng ông bạn này có tính hơi lập dị. Ấy là mọi người nghĩ như vậy. Tôi và hắn cùng thi Đại học y khoa. Tôi học yếu kém các môn tự nhiên nên rớt chỏng ngọng, chuyển sang sư phạm. Tân đỗ với điểm khá cao. Nếu ông bố không mắc tội xỏ nhầm giầy Tây, chắc hắn sẽ được du học ở các nước xã hội chủ nghiã anh em là cái chắc. Đang học ykhoa ngon lành, chẳng hiểu thế quái nào, hắn đùng đùng xin chuyển sang học khoa trồng trọt, của trường Đại học nông lâm. Ngày đi thực tập ở Tây nguyên, tý toáy tý mẻ thế nào, hắn lại ẵm luôn một cô công nhân lâm trường, rinh nàng về Sàigòn trong thời kỳ bao cấp, ngăn sông cấm chợ, muốn có hộ khẩu ở thành phố khó như chọc sao trên trời. Ông bố mắt tròn mắt dẹt nhìn ông con cứ như là người trên trời rơi xuống, chưa kịp có ý kiến gì, ông con đã rinh ngược nàng về Tây nguyên, quyết xây tổ ấm cùng nàng. Đùm đúm, dắt díu nhau sang Tây Đức, được một thời gian, nàng lặn một hơi không sủi tăm với một gã đàn ông giầu có khác, để lại cậu con trai làm kỷ niệm. Buồn chán hắn dẫn con dạt về Tây Berlin theo học lớp thợ cả.. Gió mùa thu đã quật đổ bức tường Berlin. Tân hẹn đón tôi ở cạnh cổng Brandenburg. Hôm đó không phải ngày cuối tuần, trời mưa , nhưng dòng người qua lại đông như chảy hội. Bức tường đã bị phá nham nhở. Cảnh sát hai bên đông và tây vẫn đứng gác. Khuôn mặt họ không còn hằn sâu những ngăn cách, đằm đằm soi mói như trước đây. Những nụ cười đôi khi đã hiện về trên khuôn mặt họ. Thực sự, họ đang chứng kiến những ngày đoàn tụ, có cả những nụ hôn và những giọt nước mắt. Tôi hoà mình vào dòng người ấy. Sợ tôi không nhìn thấy, Tân trèo hẳn lên tường cao vẫy. Đến gần chục năm không gặp nhau, nhìn Tân, tôi thấy, thay đổi không nhiều. Chúng tôi ôm nhau, mừng mừng tủi tủi, một cảm giác thật lạ lùng chạy dọc cơ thể. Tôi và Tân, mỗi người nhặt một cục gạch nhỏ dưới chân tường cho vào túi. Tân đập đập vào túi bảo: – Biết đâu sau này bán ra tiền đấy. Mày sang muộn. Tháng trước, ai sang cũng được nhận một trăm DM đấy. Qủa thật cảm giác lần đầu tiên đặt chân đến Tây Berlin, dù đã trên hai mươi năm qua, nhưng đến hôm nay vẫn còn tươi rói trong tôi. Nó cứ như là trong chuyện cổ tích khi còn bé thường hay đọc vậy. Hai bức tranh sống động thật sự tương phản, ngăn đôi là một bức tường vô tri vô giác. Dù  Đông Đức là một nước có thu nhập, đời sống cao đứng đầu trong khối xã hội chủ nghiã. Mải nhìn, tôi đập đầu vào cửa kính trong suốt trước mặt. Ngước mắt lên, thấy đó là cửa hàng bạt ngàn quần bò, áo da. Mắt tôi hoa lên, bất chợt tôi nhìn vào bàn tay còn dính đầy hoá chất (thuốc tím) của mình, bởi mài quần bò mốc giả, bán cho dân Đông Đức. Không hiểu ông bạn đồng nghiệp Cuba của tôi lúc này đang ở đâu? Bây giờ tôi thèm đưọc nghe câu nói cửa miệng của ông, mỗi khi gặp nhau: Việt Nam, đồ nhà quê. Anh tên Dũng có biệt danh Dũng gù. Anh lớn hơn tôi và Tân chừng sáu, bảy tuổi. Sau này quen thân, anh  kể về quê Phan Thiết của anh. Anh nguyên là phi công lái trực thăng của Quân đội Việt Nam cộng hoà. Một lần máy bay trúng đạn, anh bị thương ở cột sống, nên bây giờ lưng hơi bị gù. Cái danh Dũng gù có từ thuở ấy. Hàn huyên với nhau được một đêm, hôm sau phải đi học và làm việc, nên Tân bàn giao tôi cho Dũng gù. Anh vui vẻ nhận lời đưa tôi đi chơi, vì anh cũng còn độc thân và đang thất nghiệp. Anh bảo, thời gian này đang giúp đỡ anh em tị nạn từ Đông Đức và Đông Âu sang. Anh hỏi tôi có muốn đặt đơn tị nạn không, anh giúp. Tôi bảo từ từ cho em chơi ít ngày, vì em còn hai tuần phép nữa. Anh gật đầu: Thế cũng được. Trưa hôm đó, tôi theo xe anh chở thực phẩm của Hội người Việt vào cho anh chị em trong trại tị nạn gần Spandau. Xe chạy vòng qua cửa sau của nhà ăn. Thấy mấy anh em người Việt đang quây lại, túm áo một người đồng hương, trực đánh. Anh Dũng gù dừng xe lại, chạy đến can ngăn: –  Cùng anh em với nhau, định làm gì thế này. Tôi nhận ra mấy gã thuộc đội dệt, người Sài gòn ở Grünau- Leipzig. Chúng tôi quen nhau, vì các gã thường đến chỗ tôi xin tiết canh heo và đồ nhậu. Một gã phân bua: – Thằng cha này nguyên là Sứ vùng Dresden-Leipzig. Sang đến đây nó vẫn còn tính khệnh khạng làm cha, làm ông người khác. Đến giờ ăn, mọi người đều xếp hàng chờ. Đến muộn nó cứ trèo tuốt lên trên, lần nào cũng vậy. Hôm nay phải cho nó một bài học. Nhấc chiếc mũ đang sụp xuống hết cả mặt ra, đúng đốc An rồi.  Ối! sao hôm nay ông lại nhếch nhác, xộc xệch thế này. Oai phong mọi khi của ông biến đâu hết cả rồi. Tôi và Dũng gù nói mãi các anh mới chịu buông tay. Chia hàng cho mọi người xong, Dũng gù bảo: – về nhà cu Tân nấu cơm ăn, tối nay đến nghe cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói chuyện. Qủa thật, hôm đó chúng tôi đến, nhưng không nghe được gì. Bởi, tiếng ồn, tiếng vỗ tay tán thưởng, tiếng chửi phản đối át cả tiếng người diễn thuyết trước Mikro. Một lúc sau ào ào,cà chua, trứng gà, trứng vịt ném tới tấp lên bục diễn đàn. Chịu không nổi, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được ban tổ chức đưa chạy ra cửa sau, với những vết loang lổ trên áo. Theo Dũng gù, phần đông những người phản đối Tổng Thống Thiệu là các anh em Cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là vào dịp Noel năm 1989. Bức tường Berlin tuy đã bị đập phá, dân chúng hai miền đã thông thương. Nhưng đồn bót canh gác của hai bên vẫn còn. Những người nước ngoài, hoặc người Việt sống ở phía Đông muốn sang Tây Berlin chơi, hoặc xin tị nạn vẫn phải trốn. Đi cổng chính, hoặc chui tường, nếu như cảnh sát Đông Đức nhìn thấy vẫn có thể bị giữ lại, không cho qua. Tôi có người bạn gái, hẹn đón bao lần ở cổng Brandenburg, nhưng không qua được. Cứ chiều xuống, tôi lại đứng dưới mưa nhìn dòng người qua lại, mong có bạn tôi trong đó. Nhưng chờ mãi, chờ mãi không thấy bạn đâu, để rồi: “……ngoài trời mưa tầm tã Lòng anh lạnh như mưa chỉ một bức tường kia hai trái tim ly biệt…. ……Hỡi bức tường kia ơi ! Ngươi vô tri vô giác Sao mà ngươi độc ác ước mơ em nho nhỏ ngươi nỡ bóp tan tành… ….    Em vẫn ở đằng đông Anh thì ở bên tây Hai khoảng trời cách biệt…. Đó là những đoạn thơ ngắn, nói thật tâm trạng của tôi trong những ngày này. Không hiểu tại sao năm ấy, gió và rét đến như vậy. . Leipzig- mùa thu 2009 Đỗ Trường  
......

“Cải cách thể chế”, nhưng cải cách “thể chế” nào?

nguyenvandai’s blog Báo Vietnamnet có giới thiệu bài viết về thể chế và các mô hình phát triển của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Trước bài viết này của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng đã có nhiều nhà nghiên cứu khác có những bài viết về chủ đề này như: GS-TSKH Nguyễn Quang Thái,Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam VIDERI. —————– Nhưng tất cả các nhà nghiên cứu đều chỉ nêu lên những bất cập trong vấn đề chính sách, luật pháp, quản lý, điều hành nền kinh tế,… và họ kêu gọi cần phải cải cách thể chế, mà ở đây là thể chế về kinh tế. Chưa có nhà nghiên cứu nào ở Việt Nam dám nói thẳng thắn là cần phải cải cách về thể chế chính trị, cái gốc của mọi vấn đề. “Thể chế” là một danh từ chung, trong đó gồm thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Nói đến cải cách “thể chế” tức là phải cải cách cả thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Trong đó thể chế chính trị là cái gốc, nó đóng vai trò quyết định đến thể chế kinh tế. Tức là thể chế chính trị nào thì sinh ra thể chế kinh tế như vậy. Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):Thể chế có thể được hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ… Nghiên cứu của Simon Anholt(2008) cho rằng, thể chế bao gồm ba yếu tố: luật pháp, bộ máy nhà nước, phương thức điều hành đất nước. Ở các quốc gia Tư bản phát triển thì giá trị phổ biến về thể chế là dân chủ, tam quyền phân lập, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế…Những giá trị này có tính bền vững. Cho dù những nước này đã nổ ra hàng chục cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng không những đã không phá hủy những giá trị bền vững ấy mà còn làm cho những giá trị phổ biến ấy ngày càng hoàn thiện hơn. Ở Việt Nam, nói đến cải cách thể chế thì trước hết phải tiến hành song song đồng thời cải cách cả thể chế chính trị và cải cách thể chế kinh tế. Trong đó cải cách thể chế chính trị phải được ưu tiên và là trọng tâm. Vậy cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam là gì? Tức là từ chế độ độc đảng với “chuyên chính vô sản”, “đấu tranh giai cấp” chuyển sang nền chính trị dân chủ đa đảng, tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật chính là đổi mới thể chế chính trị. Trong đó đa đảng đối lập là thành tố bắt buộc phải có trong thể chế chính trị dân chủ. Không có đa đảng đối lập, không bao giờ có dân chủ. Bởi khi có đa đảng đối lập, các đảng phái phải tập chung được sức lực, trí tuệ cao nhất để đưa ra các chính sách kinh tế đúng đắn nhất, phù hợp nhất để đa số Nhân dân lựa chọn và quyết định thông các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Chỉ có một thể chế chính trị tự do, dân chủ và công bằng mới sinh ra các chính sách, pháp luật, qui định,… về kinh tế tốt nhất làm  bệ phóng giúp cho Việt Nam cất cánh và phát triển. Tức là có thể chế chính trị dân chủ thì tất yếu sẽ có thể chế kinh tế tốt và tiến bộ. Trong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, ông Dũng cho rằng việc lựa chọn mô hình thể chế nào thì phải dựa vào nền văn hóa. Sau khi so sánh nước Mỹ, nước Úc, nước Canada, nước New Zealand với nước Anh, ông Dũng cho rằng những nước này đều đã rất thành công khi áp dụng mô hình thể chế của Anh cho đất nước mình vì họ từng là thuộc địa của Anh và có văn hóa tương đồng với nước Anh. Vì người Anh đã không chỉ xuất khẩu thể chế, mà còn di dân và xuất khẩu văn hóa tới những nước trên. Ông Dũng cũng đưa ví dụ về mô hình thể chế của nhà nước phúc lợi. Các nhà nước phúc lợi Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần lan, Na Uy…) là mô hình thể chế có thể được coi là thịnh vượng và tốt đẹp nhất đang tồn tại trên thế giới hiện nay. Ở các nước này, người dân sinh ra đã được nhà nước chăm lo đầy đủ về mọi mặt. Cuộc sống của họ hết sức an toàn, đầy đủ và hạnh phúc. Và ông Dũng kết luận rằng: Lý do mà mô hình thể chế tốt đẹp lại không thể nhân rộng ra được ngoài vùng Bắc Âu là vì các khu vực khác thiếu nền tảng văn hóa của Bắc Âu. Cuối cùng ông Dũng đưa ra mô hình thể chế được hầu hết các nước Đông Bắc Á lựa chọn là nhà nước kiến tạo phát triển (developmental state). Mô hình thể chế này đã đưa lại sự phát triển kỳ điệu cho cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài loan và gần đây là cả Trung Quốc. Sự thành công của các nước này cho thấy mô hình nhà nước kiến tạo phát triển rất phù hợp với nền tảng văn hóa của các nước Đông Bắc Á.” Ts Nguyễn Sĩ Dũng kết luận rằng mô hình nhà nước kiến tạo là phù hợp với Việt Nam. Và đây là những nét đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển được tác giả Chalmers Johnson đưa ra là: Một bộ máy hành chính gọn nhẹ, nhưng tinh hoa và hiệu quả. Bộ máy hành chính được trao quyền đầy đủ để đưa ra những sáng kiến và vận hành hiệu quả. Nhà nước thông qua các thiết chế tài chính và các hướng dẫn hành chính để can thiệp vào thị trường. Có Bộ thương mại quốc tế và công nghiệp như một thiết chế mạnh điều phối chính sách phát triển công nghiệp. Cũng nghiên cứu về nhà nước kiến tạo phát triển, tác giả Adrian Leftwith lại đưa ra những đặc điểm sau đây: Một tầng lớp công chức hành chính tinh hoa hộ trợ cho nhà nước. Các chính sách phát triển chịu ảnh hưởng của tầng lớp công chức ưu tú này. Nhà nước có tính độc lập, tự chủ cao trước các nhóm lợi ích và luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết. Nhà nước điều phối kinh tế thông qua một số thiết chế chuyên biệt (ví dụ như Bộ thương mại quốc tế và công nghiệp) có thực quyền. Xã hội dân sự yếu, chính quyền mạnh và kiểm soát xã hội dân sự rất chặt chẽ, đặc biệt là trong thời kỳ đầu. Nhà nước ít chịu ảnh hưởng bởi các lợi ích kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong thời kỳ đầu. Các quyền dân sự bị hạn chế, đặc biệt là trong thời kỳ đầu. Nhà nước mang tính chuyên chế cao, nhưng lại có được sự chính danh và sự ủng hộ của dân chúng cao nhờ tạo được sự tăng trưởng kinh tế cao và sự phân phối thu nhập tương đối công bằng. Đây là các đặc trưng của nhà nước kiến tạo được áp dụng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ở thời kỳ đầu khi nền chính trị dân chủ còn bị hạn chế. Nhưng trong quá trình bùng nổ về phát triển kinh tế thì các quốc gia nêu trên đã nhanh chóng tiến hành cải cách về chính trị, thúc đẩy xã hội dân sự phát triển. Và cuối cùng các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã thành công cả về chính trị, kinh tế và xã hội phát triển hài hòa. Nhân dân được hưởng trọn vẹn thành quả của sự phát triển đó cả về các quyền tự do về chính trị và sự thịnh vượng về kinh tế. Nhưng Việt Nam đã mất hơn 40 năm cho cơ hội phát triển theo mô hình nhà nước kiến tạo theo cách mà Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã làm. Ngày nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam và tình hình thế giới đã thay đổi rất nhiều. Việc cạnh tranh về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao,… trên trong khu vực và trên thế giới diễn ra quyết liệt và thay đổi rất nhanh chóng. Việc áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo, tức là vẫn duy trì hạn chế hay tước đoạt các quyền tự do, dân chủ, quyền phát triển xã hội dân sự của Nhân dân Việt Nam là không còn phù hợp và không thể chấp nhận được. Bởi vậy, con đường duy nhất cho Việt Nam phát triển đó là phải cải cách song hành cả thể chế kinh tế và thể chế chính trị. Trong đó cải cách chính trị chuyển từ thể chế chính trị độc đảng sang thể chế chính trị dân chủ đa đảng đóng vai trò then chốt và quyết định./.  
......

Lại chuyện Bộ Tài nguyên Môi trường giấu diếm ĐTM

nguyenanhtuan’s blog – RFA Hơn một năm qua, tôi đã nhiều lần lên án Bộ Tài nguyên – Môi trường ngang nhiên bất chấp pháp luật, giấu diếm một cách có hệ thống các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Bằng cách này, Bộ TN-MT không chỉ vô hiệu hóa chức năng gác cửa của quy trình ĐTM hòng mở đường cho các dự án tàn hại môi trường được nhanh chóng triển khai, mà còn cản trở người dân, báo chí và các nhà khoa học thực hiện quyền giám sát đối với các dự án này. Từ Formosa, Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Công viên Đại Dương đến nhiều dự án khác đều chung một kịch bản như vậy. Nay đến dự án Tam Đảo II của Sun Group thì mọi chuyện còn nghiêm trọng hơn. Ở những vụ việc trước, đòi hỏi công khai ĐTM chỉ được đưa ra trên mạng xã hội, nhưng trong dự án Tam Đảo II, lời yêu cầu đã được hàng ngàn người dân và báo Phụ Nữ gửi đích danh Bộ TN-MT thông qua những quy trình luật định nghiêm ngặt, song đáp lại vẫn chỉ là im lặng và né tránh. Rất cảm ơn báo Phụ Nữ đã một lần nữa xới lại vấn đề ĐTM. Một quy trình ĐTM công khai minh bạch chắc chắn sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn các dự án ô nhiễm ngay từ trong giai đoạn trứng nước, cũng như thúc đẩy sự tham gia của công chúng và báo chí trong việc giám sát ở mọi giai đoạn dự án. Riêng về Bộ TN-MT, không thể lý giải khác ngoài việc nơi đây đã hình thành một nhóm lợi ích kiên quyết giấu diếm các bản ĐTM nhằm bảo vệ cho các dự án gây ô nhiễm môi trường, và để đổi lấy thứ gì thì chắc ai cũng rõ. — Đọc thêm: NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÒN GIẤU DIẾM ĐTM ĐẾN BAO GIỜ? https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2350864254928454 NHÓM LỢI ÍCH BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BẤT CHẤP LUẬT ĐỂ GIẤU DIẾM ĐTM RA SAO? https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2357361417612071 ĐÒI HỎI CÔNG KHAI ĐTM DỰ ÁN CÔNG VIÊN ĐẠI DƯƠNG (SUN GROUP) https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2458704410811104  
......

Việt Nam đứng đầu thế giới về nguồn tài chính bất hợp pháp

VOA| Việt Nam là quốc gia nhận được dòng tiền bất hợp pháp lớn nhất trên thế giới từ một hình thức rửa tiền dựa trên thương mại, theo một nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (GFI). GFI (Global Financial Integrity), có trụ sở ở Washington, Mỹ, cho biết Việt Nam đã thu về 22,5 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2015 trong nghiên cứu được tiến hành trong 10 năm từ 2006-2015 dựa trên các dữ liệu của Quỹ Tài chính Quốc tế (IMF) và Liên Hợp Quốc (UN). “Chúng tôi khá ngạc nhiên về con số (22,5 tỷ USD) và chúng tôi muốn biết về con số này,” kinh tế gia cao cấp của GFI Rick Rowden nói với VOA về dòng tiền bất hợp pháp chảy vào Việt Nam từ hoạt động “thương mại với hóa đơn sai” (trade misinvoicing). “Chúng tôi không thể biết vì sao con số này lại lớn đến như vậy và cái gì gây ra dòng tiền bất hợp pháp lớn đó chảy vào Việt Nam.” Một trong những lý do có thể khiến gian lận thương mại gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây là vì dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao và việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Rick Rowden, Kinh tế gia cao cấp của GFI Việt Nam đứng trên Thái Lan và Panama, lần lượt là 20,9 tỷ USD và 18,3 tỷ USD. “Thương mại với hóa đơn sai” là một hình thức rửa tiền dựa trên kinh doanh thương mại thông qua việc các đối tác thương mại tự viết hóa đơn hoặc chuẩn bị các hóa đơn cho bên thứ 3 (thường là ở nơi được coi là thiên đường trốn thuế), theo GFI. Chuyển dịch dòng tiền bất hợp pháp thông qua hệ thống thương mại là một phương thức rất cổ xưa và truyền thống, theo ông Rowden. Kinh tế gia này cho biết động cơ chủ yếu của hoạt động “tội phạm” này là nhằm trốn thuế hoặc đưa nguồn tiền từ một nước có ngoại tệ yếu sang một nước có ngoại tệ mạnh. Nghiên cứu của GFI cho biết nguồn gốc của dòng tiền bất hợp pháp gồm có nguồn gốc không rõ, dòng tiền không được công khai cho chính phủ, tiền không được đánh thuế và các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu ma túy. “Một trong những lý do có thể khiến gian lận thương mại gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây là vì dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao và việc chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác,” ông Rowden cho biết. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng GDP năm 2019 dự kiến là 6,8%, theo đánh giá của ADB. Xuất khẩu từ Việt Nam tăng gấp ba lần về giá trị kể từ năm 2010 và đi kèm với đó là gian lận thương mại nhiều hơn. Kinh tế gia cao cấp của GFI nhận định rằng, gần đây thương mại cũng có thể được chuyển hướng qua Việt Nam để tránh thuế quan của cuộc chiến thương mại hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc.
......

Truyện cười : Anh hùng dân tộc

Trần Thế Kỷ - VNTB| 1.Anh Năm bảo anh Tư : - Bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi trí thức noi gương ông Bùi Bằng Đoàn , nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của ông . - Hay nhỉ , bà ấy muốn toàn đảng , toàn dân học tập tấm gương Bùi Bằng Đoàn trong khi chính con ông ấy là Bùi Tín lại nhổng đít vào mặt Đảng . - Con mà không theo gương cha thì ai sẽ theo gương cha ? - Có ý kiến cho rằng CSVN đang cảm nhận bất mãn của thành phần trí thức trong đảng nên đem hồn ma Bùi Bằng Đoàn ra để vỗ về , chiêu dụ thành phần này . - Liệu thành phần này có chịu noi gương Bùi Bằng Đoàn không , hay là sẽ noi gương con ông Bùi Bằng Đoàn ?   2.Mấy người bạn trò chuyện : - Có một nhà chính trị cho rằng TT Trump đàm phán với Taliban giống như Nixon đàm phán với CS Bắc Việt . - Tớ cũng nghĩ vậy . Có lẽ Mỹ đã đuối ở Afghanistan nên đành làm thế . - Nhưng làm sao tin được Taliban ? Bọn này có khi cũng tráo trở như CSBV . - Đúng vậy . Theo tớ , Mỹ có ký kết gì với Taliban cũng bằng thừa vì Taliban chỉ đợi Mỹ rút quân là sẽ xé toạc mọi thỏa thuận như CSBV năm xưa . - Sẽ khó lòng có một chính phủ liên hiệp giữa Taliban với chính phủ Afghanistan vì những kẻ cực đoan, khủng bố như Taliban không đời nào chịu chia sẻ quyền lực . - Ngày xưa TT Nguyễn Văn Thiệu từng nói : “Liên hiệp với CS là tự sát”. - Mà Taliban có khi còn tệ hơn CS .  Nếu ông Trump tin vào Taliban thì đừng ngạc nhiên khi thấy Taliban thôn tính toàn Afghanistan một ngày nào đó . - Đúng vậy . Và lúc đó ông Trump hẳn sẽ bực dọc : “Đừng nghe những gì Taliban nói mà hãy nhìn kỹ những gì Taiban làm”!      3.Tổng Trọng bảo Putin : - Tập là thằng bẩn thỉu . - Bẩn thế nào ? - Hắn cứ xoen xoét bảo Biển Đông là của TQ . - Hắn nói đúng đấy . - Đúng cái con khỉ . Không ngờ cả cậu cũng bênh hắn . - Hắn là bạn tớ thì tớ phải bênh chứ . - Thế tớ không phải là bạn của cậu ư ? - Thì cậu cũng là bạn , nhưng mà… - Nhưng nhưng cái gì . Chắc cậu ăn cám của thằng Tập rồi . - Đề nghị cậu nói nghiêm túc . Tớ có phải là lợn đâu mà ăn cám . - Không phải là lợn thì là ch… - Này , đừng nói bậy . Tớ không nhịn đâu đấy . Tổng Trọng hậm hực bỏ đi rồi nói toáng lên : -Trump ơi , cứ thương chiến cho chết mẹ thằng Tập , cứ cấm vận cho chết mẹ thằng Putin !   4. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình bảo Tổng thống Mỹ Donald Trump : - Đài Bắc mới là bên gánh khoản nợ trái phiếu thời nhà Thanh . - Tại sao ? - Bởi vì Trung Hoa Dân Quốc làm chủ TQ san cách mạng Tân Hợi . - Nhưng Đài Loan lại bảo Trung Hoa Dân Quốc không còn trách nhiệm gì về việc này . - Sao lại không ? - Đài Loan cho rằng TQ cộng sản phải có trách nhiệm vì CS đã chiếm toàn bộ tài sản quốc gia TQ từ năm 1949 . - Nói tầm bậy . Bao nhiêu tài sản quốc gia đã bị Tưởng Giới Thạch mang sang Đài Loan hết rồi còn đâu . - Tớ nói thẳng nhé ; Bắc kinh tuyên bố chủ quyền trên toàn TQ thì Bắc Kinh phải thừa kế khoản nợ này . - Không bao giờ . - Vậy là Bắc Kinh muốn Đài Loan phải trả , đúng không ? - Hoàn toàn đúng . - Vậy cậu hãy tuyên bố : “Đài Loan , tức nước Trung Hoa Dân Quốc , phải trả cho Mỹ nợ trái phiếu từ đời nhà Thanh”. - Được thôi . Rồi Tập nói lớn : “Đài Loan , tức nước Trung Hoa Dân Quốc , phải trả cho Mỹ nợ trái phiếu từ đời nhà Thanh”. Trump vỗ tay , cười hô hố : -Bắc Kinh vừa công nhận Đài Loan là một quốc gia !   5.Tin bảo Tom : - Robert Mugabe , người sáng lập và lãnh đạo Zimbabwe từ năm 1980 đến 2017 , vừa qua đời . - Có lẽ người dân Zimbabwe chẳng mấy ai đau buồn khi nghe tin này . - Tớ cũng nghĩ thế . Dù từng là anh hùng dân tộc khi giúp Zimbabwe giành độc lập nhưng dưới sự lãnh đạo trong gần 40 năm của ông ta , Zimbabwe từ quốc gia giàu có nhất nhì Châu Phi , đã trở thành quốc gia nghèo nhất Châu Phi . - Thực mỉa mai , khi là thuộc địa thì Zimbabwe giàu có nhưng khi độc lập thì lại đói nghèo . - Độc lập mà nghèo đói thì độc lập để làm gì ? - Đúng vậy . Vậy nên xem Mugabe là anh hùng hay tội đồ của dân tộc ? - Tớ nghiêng về vế sau . - Tớ cũng vậy . Ai đó từng nói : “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do , thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. - Tớ tin rằng người dân Zimbabwe sẽ không ướp xác Mugabe !
......

Hiệp hội luật sư Hồng Kông thề sẽ ‘đứng lên không sợ hãi’ để giành độc lập tư pháp

Lê Ngọc Lan Hương Những thẩm phán Hồng Kông, được dẫn dắt bởi “đại bàng pháp lý” Philip Dykes tham gia các cuộc thăm dò của Hiệp hội luật sư Hồng Kông, thề sẽ ‘đứng lên không sợ hãi’ để giành độc lập tư pháp cho quốc đảo này. Trong bản thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, khi được chuyển giao là chỉ có quyền Tư pháp độc lập, nên các thẩm phán Hồng Kông phải quyết giữ được điều này. Khi hành pháp vẫn còn bị Chinazi- được mệnh danh là Quốc xã Trung Quốc thao túng thì tư pháp độc lập đã là một lợi thế cực kỳ to lớn của người dân Hồng Kông. Cách riêng là cho những người đấu tranh cho nhân phẩm con người tại xứ này. Tại Trung Quốc, báo chí không phản ánh đúng bản chất của sự việc, bẻ cong ngòi bút theo định hướng, các ký giả không biết làm cách nào cho người đọc báo có chút niềm tin vào cuộc sống này, chung quanh ta giả dối đã ngự trị nhiều quá rồi…May mắn là ở Hồng Kông còn có tự do báo chí, thành trì cuối cùng của nền tự do báo chí ở những xứ thuộc Tàu hoặc ảnh hưởng bởi Tàu. Các thẩm phán Hồng Kông, và đại đa số người dân sẽ lợi dụng triệt để những lợi thế này cho cuộc đấu tranh. Trong văn minh Á Đông, lời nói đọi máu nên người ta kiệm lời. Nói là nhẹ nhất, hứa đã nặng rồi, lời thề lại càng nặng nữa. Giới thẩm phán Hồng Kông đã thề đấu tranh đến cùng, vậy gần như mọi “giai cấp” của Hồng Kông không còn sót một ai đều đi theo thủ lĩnh phong trào sinh viên Hoàng Chi Phong.    
......

“ If we burn, you burn with us!”

Manh Kim| Chừng ba tiếng sau khi Carrie Lam rời lễ đài kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, những phát đạn thật đã nổ ra ở Hong Kong. Đó không chỉ là phát đạn bắn gục một thanh niên 18 tuổi mà là phát đạn bắn thủng vào mô hình quyển Hiến pháp khổng lồ mà Trung Cộng trưng ra diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn trước đó chỉ vài giờ. Cảnh sát Hongkong đã nã súng vào một thiếu niên tham biểu tình tên là Tsang Chi-kin, viên đạn nã vào ngực em  thủng phổi trái. 1-10-2019 là một trong những ngày kinh khủng nhất ở Hong Kong kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra. Các cuộc trấn áp cảnh sát là cực kỳ bạo lực và phe biểu tình cũng đáp trả bằng tất cả những gì họ có thể. Hơn 180 người bị bắt, 25 cảnh sát bị thương và 74 người phải nhập viện cấp cứu – theo tin từ cảnh sát. Cũng theo cảnh sát, 6 phát đạn thật đã bắn ra vào ngày 1-10. Một ở Tai Ho Road (bắn vào nạn nhân 18 tuổi, khoảng 4g15 chiều); hai phát bắn chỉ thiên tại Mong Kok; hai bắn ở Sha Tsui Road và một bắn ở Sha Tin Pass Road. Ít nhất 6.000 cảnh sát đã được huy động khắp Hong Kong. Đụng độ dữ dội đã xảy ra tại 13 địa điểm khác nhau. Lửa và máu là hai thứ in đậm nhất trên những hình ảnh và video vào ngày mà Hong Kong chìm trong hỏa ngục. Điều gì xảy ra tiếp theo? Chắc chắn bạo lực leo thang và đổ máu nhiều hơn, thậm chí chết người. Đã qua rồi thời của phong trào Dù Vàng 2014 khi tinh thần phản kháng còn giới hạn ở khái niệm “hòa-lý-phi” (“woh-leih-fei” – ôn hòa, phi bạo động và có lý lẽ). Từ khi cuộc biểu tình lần này nổ ra vào ngày 16-6-2019, tinh thần của nó đã là “If we burn, you burn with us!” – một thông điệp mà người biểu tình rút ra từ phim The Hunger Games. Nếu muốn chơi thì chơi đến cùng. Nếu muốn leo thang bạo lực thì đáp trả bằng bạo lực. Nếu muốn chết thì cùng chết! Cho đến thời điểm này, trừ việc xua lực lượng “ái quốc” từ Đại lục sang Hong Kong để phá rối người biểu tình, Bắc Kinh vẫn “tôn trọng” chính sách “nhất quốc, lưỡng chế” bằng việc để cho chính quyền Hong Kong trực tiếp ra mặt xử lý. Carrie Lam hoàn toàn là con rối được giật dây từ phía sau. Bắc Kinh tin rằng, bằng việc kéo dài thời gian, người biểu tình sẽ cạn sức và bỏ cuộc. Chính quyền thừa tiền và nguồn nhân lực lẫn vật lực để “vật lộn” với người biểu tình. Trung Cộng cũng tin rằng, giới giàu có Hong Kong sẽ dùng ảnh hưởng để kêu gọi người biểu tình hạ màn. Trong diễn văn tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh đầu tháng 9-2019, Tập Cận Bình đã khước từ đề xuất tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa quân đội vào Hong Kong để “dẹp loạn” (Foreign Affairs 30-9-2019). “Cuộc biểu tình sẽ đi đến một con đường chính trị không lối thoát” - Tập nói - “Chính phủ trung ương sẽ cố gắng hết sức kiên nhẫn cũng như kiềm chế và để chính quyền (đặc khu) lẫn lực lượng cảnh sát địa phương giải quyết cuộc khủng hoảng”. Tập nói thêm: “Yếu tố phát triển kinh tế là chiếc chìa khóa vàng để xử lý tất cả vấn đề mà Hong Kong đối mặt hôm nay” – hàm ý rằng một khi người Hong Kong nói chung nhận thức được rằng sẽ chẳng đến đâu, ngoài thiệt hại kinh tế ngày càng nghiêm trọng, thì họ buộc phải tự “giải giáp”. Giữa tháng 9-2019, tờ Nhân Dân nhật báo đăng một bài bình luận dài nhấn mạnh đề xuất tịch thu đất tư ở Hong Kong để xây nhà giá rẻ cho người Hong Kong. Chính phủ Hoa lục đến nay vẫn nghĩ và tin rằng nguồn gốc cuộc biểu tình nằm ở yếu tố bất công xã hội trong đó vấn đề khủng hoảng nhà ở vốn là câu chuyện muôn thuở đối với đa số người Hong Kong. Tuy nhiên, “tư duy chính trị” của Bắc Kinh, lấy thước đo vật chất cũng như “thước đo” lòng người Hoa lục, để làm “đấu pháp” đối với người Hong Kong, xem ra là sai lầm. Người Hong Kong, dù chen chúc trong những căn hộ chung cư nhỏ bằng cái “lỗ mũi”, vẫn không cần nhà. Họ chẳng cần ngôi nhà nào khác trừ ngôi nhà mà họ đã có – ngôi nhà của tự do và độc lập. “Quang phục Hương Cảng-Thời đại cách mạng” là điều họ cần. “Ngũ đại tố cầu, khuyết nhất bất khả” (tất cả 5 yêu cầu phải được thỏa mãn, thiếu một cũng không được) là điều họ đòi. Cho đến thời điểm này, những chiếc dù vẫn giương lên. Cuộc biểu tình không hề mang chút dáng dấp cái gọi là “phong trào” nhất thời từ những “bức xúc” đòi hỏi vật chất. Nó đã trở thành một cuộc chiến. Một cuộc đọ sức đến cùng để giành độc lập và tự do. Bất luận thế nào, viễn cảnh một chiến dịch trấn áp tàn bạo và khốc liệt không thể loại trừ. Đã “nhịn” để cho qua ngày quốc khánh, giờ thì Bắc Kinh sẽ thẳng tay đàn áp bằng những phiên bản Thiên An Môn nhỏ hơn? Giữa tháng 9-2019, một cách âm thầm, Bắc Kinh đã chỉ định Bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí kiêm nhiệm chức phó chủ tịch Ủy ban liên lạc Macau-Hong Kong (cơ quan quyền lực nhất chịu trách nhiệm hoạch định chính sách về các vấn đề liên quan Hong Kong và Macau). Cuối tháng 8-2019, trong chuyến kinh lý Quảng Đông, Triệu Khắc Chí đã yêu cầu cảnh sát Hong Kong dập tắt “những hoạt động khủng bố và bạo lực” để bảo vệ an ninh chính trị trước ngày quốc khánh. Từ tháng 1-2019, Triệu cũng đã nói rằng Trung Quốc phải bằng mọi giá ngăn chặn và tiêu diệt các “cuộc cách mạng màu” đe dọa chế độ. Người Hong Kong luôn đi trước Bắc Kinh một bước với nhiều động thái thông minh, đặc biệt trong việc “quốc tế hóa” vấn đề. Họ không hề bày ra trước mắt thế giới mình là nạn nhân. Họ cho thế giới thấy họ là những chiến binh đang giành lấy những giá trị và nhân phẩm đáng có. Họ không thể kêu gọi thế giới cứu họ trong khi họ chẳng làm gì để cứu bản thân. Tháng 6-2019, họ đã thành công trong việc kêu gọi đóng góp hàng trăm ngàn đôla để mở chiến dịch quảng cáo trên hơn 10 tờ báo quốc tế, thúc giục lãnh đạo thế giới dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka quan tâm đến Hong Kong. Các chiến dịch vận động quốc tế của họ đã không vô ích. Cả hai ủy ban đối ngoại của Thượng lẫn Hạ viện Hoa Kỳ đều vừa chuẩn thuận Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019. Trên trang Facebook của Nathan Law (La Quán Thông) ngày 30-9-2019, có một video clip ngắn chỉ người nước ngoài cách phát âm những khẩu hiệu khi tham gia biểu tình ủng hộ Hong Kong. “Heung Gong yan, gaa yau” (Hương Cảng nhân, cố lên); “Mm dai sou kau, kuet yut bud hor” (5 yêu cầu, không thiếu một); “Gwong fuk Heung Gong, si doi gaap ming” (Quang phục Hương Cảng, Thời đại cách mạng). Đây cũng là một cách thông minh để lôi kéo sự kề vai của cộng đồng giới trẻ thế giới để cùng tạo ra làn sóng ủng hộ chính nghĩa của người Hong Kong trong cuộc chiến đương đầu tên khổng lồ Trung Cộng. Thật khó có thể bẻ gãy tinh thần người Hong Kong vào lúc này. Đến giờ họ vẫn duy trì tinh thần đoàn kết không thể nào có thể bị khuất phục. Càng trấn áp bằng bạo lực càng sẽ được đáp trả bằng bạo lực. “If we burn, you burn with us!”.
......

Trung Cộng phải thờ Mao hay Ðặng

Ngô Nhân Dụng -  Người Việt| Tập Cận Bình đạo diễn thành công vở tuồng Bắc Kinh phô bày lực lượng quân sự Trung Quốc trong ngày Quốc Khánh. Nhìn cảnh 15 ngàn binh sĩ cùng xe tăng, máy bay, hỏa tiễn, vân vân diễn hành trên đại lộ Trường An ít nhất những lãnh tụ như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cũng tự an ủi được rằng “giải phóng quân” Trung Hoa ngày nay đã hùng mạnh hơn đám quân nhếch nhác kềnh càng kéo sang đánh cướp nước Việt Nam năm 1979 rồi lếch thếch kéo về. Cuộc diễn binh của Cộng Sản Trung Quốc hoành tráng không thua gì những đại lễ mà ba đời Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Kim Jong Un vẫn tổ chức hàng năm ở Bình Nhưỡng. Nó cũng nằm trong cùng một truyền thống bắt đầu từ thời Hitler và Stalin: Biểu dương sức mạnh quân sự không những làm các nước láng giềng sợ hãi mà còn nhắm đe dọa dân chúng trong nước đừng tính chuyện “mưu phản.” Cộng Sản Trung Quốc bây giờ có thể tự hào họ đang “qua mặt Liên Xô” về tuổi thọ. Khi Liên Xô sụp đổ các sử gia bàn rằng một chế độ độc tài nắm quyền được 70 năm là “hết xí quách” vì những mâu thuẫn nội bộ. Trung Cộng cho thấy sau 70 năm họ vẫn vững mạnh. Nhưng so sánh như vậy là không công bằng đối với các ông Stalin cho tới Brezhnev, Andropov và Gorbachev. Bởi vì suốt 70 năm ở nước Nga chỉ có một chế độ Cộng Sản cai trị. Còn ở Trung Quốc thì khác, có ít nhất hai chế độ khác nhau. Chế độ Mao Trạch Đông bắt đầu năm 1949 gọi đúng tên là Cộng Sản chỉ sống được 30 năm, đến 1978 thì đã cáo chung. Đặng Tiểu Bình làm cách mạng “đổi mới,” Cộng Sản biến thái dần dần thành tư bản sơ khai dọ dẫm. Đạo hùng binh diễn hành ngày 1 Tháng Mười gây ấn tượng thán phục trên hàng tỉ dân chúng Trung Hoa thực ra đã thành hình nhờ sức mạnh kinh tế đạt được sau khi nước Tàu quay ngược chiều, rẽ qua con đường tư bản hóa của Đặng Tiểu Bình. Trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Việt năm 1979 người ta thấy một đám “giải phóng quân Trung Quốc” èo uột hơn nhiều. Đáng lẽ Tập Cận Bình phải tuyên dương 40 năm dân Trung Hoa đi theo Đặng Tiểu Bình chứ không nên nhắc đến những ngày họ sống với Mao Trạch Đông. Nhật báo South China Morning Post mới kể chuyện thành phố Bạch Câu (白沟) ở tỉnh Hà Bắc, là “thủ đô túi xách tay” của Trung Quốc kể từ khi “đổi mới” với những cái túi “giống hệt” đồ  Louis Vuitton hay Gucci mà giá chỉ có 100 đồng nguyên, bằng $14. Trung tâm thương mại túi và va li ở đây có 10.000 cửa hàng, với 216 cái thang cuốn tự động. Năm 1960, mười một năm sau khi Mao Trạch Đông thiết lập chế độ Cộng Sản, dân Bạch Câu sống với khẩu phần mỗi ngày được ăn 90 gram ngũ cốc, không phải chỉ là gạo. Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Mao, ai muốn đổi một củ khoai lấy cái muỗng muối của người hàng xóm cũng bị cấm. Họ phải dùng tay làm dấu hiệu với nhau cho đến khi “thuận mua vừa bán,” sau đó vẫn phải lén lút “giao hàng” ở một chỗ thật xa mà không cần gặp mặt: Anh để củ khoai ở đầu cầu em sẽ bày cái lá cây đựng muối ở bờ ao! Những dữ kiện trên, phóng viên tờ báo Morning Post ở Hồng Kông ghi chép lại trong “viện bảo tàng” (bác vật viện) kinh tế bao cấp của thị xã. Một chế độ cai trị khiến toàn dân nghèo đói như vậy, có đáng đem tàu bay, hỏa tiễn ra tuyên dương hay không? Quân đội Trung Quốc bây giờ mạnh được là nhờ kinh tế đã phát triển theo đường hướng tư bản thế kỷ 19. Bắc Kinh khoe khoang rằng họ đã “giúp 750 triệu người” thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khoe như thế là một cách chứng tỏ rằng nếu cứ theo ông Mao Trạch Đông thì nước Tàu vẫn còn 750 triệu người dân nghèo đói! Bây giờ, dân chúng Bạch Câu có thể kiếm lợi tức bình quân $10.000 mỗi năm. Nhờ sức lao động rẻ tiền của dân Trung Quốc và mãi lực cao của người tiêu thụ các nước tư bản Mỹ và Âu Châu nên các lãnh tụ Trung Nam Hải mới xây dựng được đạo quân mới đem ra biểu diễn. Nhưng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đang đến thời ngưng trệ. Giáo sư kinh tế học Bùi Mẫn Hân (Pei Minxin, 裴敏欣) mới nhận xét rằng chế độ Cộng Sản ở nước Tàu đang bắt đầu đi xuống vì kinh tế không tiến thêm được. Bởi vì trong 40 năm qua kinh tế Trung Cộng dựa trên một lực lượng lao động trẻ và rẻ tiền, nhờ mở cửa cho thị trường hoạt động, một chương trình đô thị hóa cấp tốc, xây dựng hạ tầng cơ sở khắp nơi, và nhờ vào kinh tế toàn cầu hóa sau khi khối Xô Viết tan rã. Mấy yếu tố này đang biến mất hoặc hết hiệu lực. Richard Koo, kinh tế gia đứng đầu của Viện Nghiên Cứu Nomura, nhìn thấy ba trở ngại lớn của kinh tế Trung Quốc: Dân càng ngày càng già; thiếu khả năng phát minh, sáng tạo để gia tăng năng suất lao động, và không còn được các nước Mỹ và Tây phương lỏng tay hỗ trợ nữa. Giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng biết như vậy. Tập Cận Bình đã hô hào cải tổ cơ cấu từ bốn năm nay, giảm bớt khu vực quốc doanh và tăng vai trò chủ động của thị trường. Nhưng cho tới nay họ chưa nhích được một bước trên con đường cải tổ. Vì lý do chính trị. Cho thị trường đóng vai chủ động nghĩa là giảm vai trò của đảng và nhà nước Cộng Sản. Tập Cận Bình muốn làm ngược lại: Bảo vệ quyền hành của đảng Cộng Sản. Vì vậy, “năng suất toàn diện” (total factor productivity) của nền kinh tế Trung Quốc gia tăng từ năm 1978 đến nay đã bắt đầu xuống dốc. Hai chục năm đầu, năng suất lên rất nhanh, giản dị chỉ vì hàng trăm triệu người bắt đầu “làm việc thật” và hàng trăm tỷ đô la vốn đầu tư đổ vào. Nhưng năng suất đó không thể tăng lên mãi. Trước đây, “total factor productivity” của kinh tế Trung Quốc tăng với tỷ lệ 3,5% mỗi năm; từ năm 2008 đã tụt xuống chỉ còn tăng với tốc độ 1,5%.Và từ năm 2011 đến 2014 năng suất đó đã giảm tới dưới số không. XEM THÊM: Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc Ông Tập Cận Bình cứ nói hoài đến “70 năm” xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Nhưng thực ra sau 30 năm đầu tàn phá của Mao Trạch Đông nhờ được nối tiếp với 40 năm tư bản hóa của Đặng Tiểu Bình nên kinh tế Trung Quốc mới tiến được như bây giờ. Năm 2016, một quận ở tỉnh Hà Nam đã dựng pho tượng Mao Trạch Đông, cao 40 mét. Cứ xây tượng là tha hồ rút ruột! Nhưng dân chúng phản đối quá cuối cùng đã phải phá cả pho tượng thiếp vàng đi! Khi được học trò hỏi về công việc phải làm nếu cầm quyền, Đức Khổng Tử bảo rằng: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hĩ.” Tức là “Lo cho kinh tế đủ ăn, quân đội đủ mạnh, và được dân tin tưởng.” Trong ba yếu tố đó, Khổng Tử coi lòng tin của dân là quan trọng nhất. Nhờ đi theo Đặng Tiểu Bình, Cộng Sản Trung Quốc đã lo được việc “túc thực.” Bây giờ đang lo túc binh. Lòng dân Trung Quốc còn tín nhiệm đảng Cộng Sản nếu kinh tế còn phát triển. Như một người dân Trung Hoa nói với nhà báo: “Ít nhất, bây giờ tôi không lo chết đói!” Nhưng khi nào kinh tế Trung Quốc khựng lại rồi suy thoái thì yếu tố “dân tín”cũng hao mòn. Khi đó người dân lục địa Trung Hoa sẽ nhìn qua Hong Kong và Đài Loan, sẽ thấy rằng chỉ có một chế độ tôn trọng quyền tự do của con người mới bảo đảm được đời sống kinh tế bền vững. Giáo Sư Bùi Mẫn Hân tiên đoán tới ngày 1 Tháng Mười, 2049, thì sẽ không còn đảng Cộng Sản làm lễ Quốc Khánh nữa! Ngô Nhân Dụng  
......

Quyền lực và quyền lợi

Đỗ Ngà| Nguyên tắc để đảm quyền lợi không bị tước đoạt thì trên tay anh phải có quyền lực. Mà để có quyền lực thì phải có cơ chế để đảm bảo quyền lực được thực thi. Trong một thể chế dân chủ, tính khoa học của nó thể hiện ở chỗ là nhà nước đã trao quyền lực cho dân và đồng thời lập ra cơ chế để đảm bảo quyền lực đó được thể hiện. Chỉ vậy thôi, nhà nước chỉ trao quyền lực cho dân không ban phát quyền lợi, quyền lợi của dân có được là họ dùng quyền lực mà họ có được để đòi hỏi. Đây là một nguyên tắc đảm bảo công bằng, theo tôi nghĩ là nó rất khoa học. Quyền lực nhân dân thể hiện ở quyền ứng cử, quyền bầu cử, quyền biểu tình, quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận và quyền lập đảng vv.. Khi người dân có thực quyền thì thông qua các quyền đó họ tự đòi hỏi quyền lợi cho mình và từ đó sự công bằng xã hội sẽ đến như là một điều tất yếu. Sự phân bố quyền lực Nhà nước – Nhân dân nếu quanh quẩn ở mức 50% – 50% là cách phân bố khoa học, đó là nhân tố cơ bản để đảm bảo tính công bằng trong xã hội. Khi anh không có quyền lực trong tay thì quyền lợi của anh đang có rất dễ bị tước đoạt, nguyên tắc này ai cũng hiểu. Ở nhà nước độc tài CS thì tỷ lệ phân chia quyền lực giữa Nhà nước và Nhân dân là 100% – 0%, nên các quyền lợi mà dân có được là một thứ quyền lợi được ban phát rất mong manh và dễ bị tước đoạt. Khi quan hệ nhà nước và nhân dân mất cân đối quyền lực quá nhiều, thì phía quyền lực mạnh hơn sẽ phát sinh lòng tham và hành động dùng quyền lực nhà nước để tước đoạt quyền lợi của phía không quyền lực như là một điều hiển nhiên. Chính vì vậy mà nhà nước CSVN luôn và sẽ mãi mãi là một nhà nước cướp bóc, hà hiếp, bóc lột nhân dân. Mất cân đối quyền lực và bất công xã hội nó là cặp phạm trù nguyên nhân kết quả. Chính vì thế, với nhà nước độc tài Cộng Sản mà đòi hỏi sự công bằng là một điều hoang tưởng. Ngày 30/09/2019 trên tờ báo Quân đội Nhân Dân có bài viết “Đồng chí Trương Thị Mai: Cần đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trong việc tham gia giám sát chính quyền”. Ý của bà này là muốn lên báo PR rằng, đảng luôn muốn đảm bảo quyền lợi cho dân. Một suy nghĩ rặt chất phong kiến quan chức xem mình như cha mẹ và xem dân như con cái. Bà này nói vậy để mị dân chứ thực chất không bao giờ có chuyện lợi ích của người dân được đảm bảo. Quyền lực là thành trì bảo vệ quyền lợi, không có thành trì thì quyền lợi sẽ bị tước đoạt. Và thực tế, hình ảnh xã hội Việt Nam hiện nay đã chứng minh tất cả./.  
......

Luật sư nhân quyền bị chặn khi đi gặp phái đoàn Quốc Vụ Khanh của Đức đến TPHCM

Luật sư Đặng Đình Mạnh RFA| Ông Đặng Đình Mạnh, luật sư thường nhận bào chữa cho các bị cáo trong những vụ án liên quan đến chính trị, nhân quyền bị một số người mặc thường phục cố ý ngăn không cho ra khỏi nhà để gặp phái đoàn của Quốc Vụ Khanh về Tư pháp Cộng hòa liên bang Đức đang làm việc tại TPHCM vào trưa ngày 30 tháng 9 năm 2019. Luật sư Mạnh xác nhận thông tin này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do vào trưa ngày 1 tháng 10 và cho biết đây là lần đầu ông bị như vậy. “Có một số anh em họ mặc thường phục, họ đến họ nói là muốn được tôi tiếp và tôi mới nói nếu như vậy thì mời lên văn phòng làm việc. Họ nói không, họ muốn được tôi tiếp ở nhà. Họ ngồi đó cho đến quá buổi trưa thì họ về. Nôm na là tôi không ra khỏi nhà được!” Theo vị luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh thì ông có hỏi nguyên do cũng như những người này là ai nhưng không được hồi đáp thỏa đáng. Luật sư Đặng Đình Mạnh phán đoán rằng, có ai đó không muốn ông dự họp để có thể cung cấp những thông tin, quan điểm, cách nhìn của ông và sẽ không tốt đối với chính quyền. Luật sư Lê Công Định, một luật sư chuyên về thương mại, nhân quyền từng bị công an Việt Nam bỏ tù vì những việc làm của mình tiết lộ có 5 luật sư được mời để cung cấp cái nhìn bao quát về hệ thống luật pháp của Việt Nam cho phái đoàn. Duy chỉ có ông Mạnh là bị ngăn chặn mặc dù theo luật sư Định phía Đức đã kịp thời lên tiếng phản đối với Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đài Á Châu Tự Do đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Hà Nội để xác định thông tin này và chưa nhận được phản hồi Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét về hệ thống luật pháp Việt Nam trong những năm vừa qua như sau: “Với tôi có 2 vấn đề cần lưu ý đó là, thứ nhất là về mặt thể chế luật pháp thì những quy định ra sau này dường như là tiến bộ hơn rất nhiều. Nó gần như là tiệm cận với luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này rất là tốt, một phần cũng là do những hiệp ước mà Việt Nam ký với những quốc gia khác. Do ký như vậy nên mình (Việt Nam - PV) buộc phải sửa luật để phù hợp với cách chơi của họ, nên đó là điều tích cực. Tuy nhiên điều tích cực đó chỉ thể hiện trên mặt thừa hành luật pháp thôi, tuy nhiên thực tế hiện nay việc thừa hành luật pháp không phải do những người soạn thảo mà do những người cũ. Những người cũ này họ làm nên họ vẫn giữ nếp, quan điểm theo cách cũ. Cách cũ là cái mà mình mong phải được sửa đổi.” Ngay trong ngày 30-9 và 1-10-2019, nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội và Sài Gòn cũng bị lực lượng an ninh ngăn chặn, theo dõi do trùng với kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước CHND Trung Hoa.
......

70 năm một thể chế tai họa

Nguyen Ngoc Chu| 1. Nhân dân Trung quốc là một dân tộc lớn, tài năng. Nhân dân Trung quốc sẽ xây dựng được một nước Trung quốc giàu có hùng mạnh. Đó là điều không bàn cãi. Nhưng 70 năm từ khi thể chế của Mao Trạch Đông lên cầm quyền, đất nước Trung hoa đã trải qua những biến động lớn, mà nhân dân Trung quốc gặp tai họa nhiều hơn hạnh phúc. Nói về thành tựu kinh tế, hiển nhiên sau 70 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã có được những thành quả nhất định. Từ một nước có thu nhập bình quân đầu người khoảng 700 USD vào năm 1949 đứng dưới mức trung bình thế giới, thì năm 2018 đạt mức khoảng 10 000 USD, đứng thứ 75 trên thế giới. Nhờ vào lượng dân số đông nhất thế giới lên đến 1 350 triệu người, mà tổng GDP của Trung quốc vượt qua Nhật Bản chiếm vị trí thứ hai thế giới sau Mỹ. Về khoa học kỹ thuật và quân sự, Trung quốc cũng có những bước tiến đáng kể. Năm 1964 Trung quốc thử thành công bom hạt nhân lọt vào các quốc gia sở hữu vũ khí nhiệt hạch sau Mỹ, Liên xô, Anh, Pháp. Năm 2003 Trung quốc phóng được tàu Thần Châu 5 - lần đầu tiên đưa được người lên vũ trụ. Các thành quả trên có được là do nhiều nhân tố. Nhưng có hai nhân tố quyết định là do tiến bộ xã hội và tài năng của người dân Trung quốc. Song hành với các thành quả là những điều bất hạnh to lớn mà người dân Trung quốc phải hứng chịu. Thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật của Trung quốc không vượt được các cường quốc Nhật, Đức, Anh, Pháp. Nhưng dân số đông nhất thế giới là nhân tố quyết định để nhà cầm quyền Trung quốc nuôi ảo vọng thống trị thế giới, toan vượt mặt cả Nga, Mỹ. Chính ảo vọng thống trị thế giới của Trung quốc đã đẩy Trung quốc vào một trạng thái dốc sức. Dốc sức cho trang bị quân đội. Dốc sức cho bành trướng ra ngoài. Bành trướng về kinh tế. Bành trướng về quân sự. Bành trướng về lãnh thổ. Ảo vọng thống trị thế giới của các nhà cầm quyền Trung quốc có từ ngàn xưa. Nhưng đến thời cộng sản của Mao Trạch Đông thì trở thành ngông cuồng chưa từng có trong lịch sử. Muốn nhanh chóng thống trị thế giới, Mao Trạch Đông nuôi giấc mộng “đại nhảy vọt” làm xơ xác đời sống người dân Trung quốc. Muốn thâu tóm quyền lực, Mao Trạch Đông tiến hành cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa - đến mức thủ tiêu cả hàng chục triệu sinh mạng, đẩy năm trăm triệu nhân dân Trung quốc vào hoàn cảnh khổ cực, bị đấu tố điêu đứng. Muốn thống trị thế giới, Mao Trạch Đông từ bỏ Liên Xô để thành lập liên minh do Trung quốc cầm đầu. Muốn thống trị thế giới phải bành trướng lãnh thổ, trước hết là các nước láng giềng, đến mức gây chiến chiếm đất với Ấn Độ, Liên xô và Việt Nam. Tư tưởng Đại Hán đã choán hết lục phủ ngũ tạng, bốc lên đầu các nhà cầm quyền Trung quốc Cộng sản, đến mức muốn hủy diệt các dân tộc khác. Bởi thế mà có nạn diệt chủng gần 3 triệu người dân Campuchia. Bởi thế mà cả triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam cầm và bị bí mật thủ tiêu. Bởi thế mà nhân dân Tây Tạng đang bị truy sát. Bởi thế mà có cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979. Không chỉ các dân tộc khác Hoa, mà chính người Hoa cũng là nạn nhân đau đớn của thể chế Mao Trạch Đông. Thủ tiêu không chỉ người dân, thủ tiêu cả “đồng chí thân cận”. Thảm họa Thiên An Môn, biểu tình ở Hong Kong. Tất cả đã phản ánh sự không sống cùng trời với thể chế Mao. 2. Sau nhân dân Trung quốc, ảo vọng thống trị thế giới của nhà cầm quyền Trung quốc mang đến nhiều tai họa cho nhân loại. Trước hết là tai họa trực tiếp cho nhân dân các quốc gia có biên giới chung với Trung quốc. Mà trong số đó Việt Nam là một nạn nhân đau đớn. Sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ngày 01/10/1949, sau 70 năm nhìn lại – là tai họa to lớn cho nhân dân Việt Nam. 3. Giá mà không có nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa! Đây không chỉ là mong ước của người Việt mà là của người Hoa đại lục, người Hoa Hong Kong, người Hoa Đài Loan, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng… Đây là mong ước của tất cả các dân tộc khát khao tự do dân chủ. Ai mà đoán biết được vĩ đại hùng cường như Liên Xô lại tan biến trong phút chốc? Nhân dân Trung quốc đã mong muốn thì tất sẽ thành hiện thực. Ngày mà thể chế Mao Trạch Đông dựng lên bị sụp đổ sẽ không còn xa nữa. Độc tài toàn trị và tham vọng thống trị thế giới là hai lưỡi của một chiếc kéo cắt cổ thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.  
......

Vì sao bỗng ‘kiểm soát quyền lực’ vào lúc này?

Phạm Chí Dũng - VOA| Tháng 9 năm 2019, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ký ban hành Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Cái cách hạ bút này xảy ra chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền - dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2019. Đây là lần đầu tiên trong đảng cầm quyền xuất hiện một đảng văn về kiểm soát quyền lực - điều chưa từng tồn tại ở các đời tổng bí thư trước đây. Từ ‘hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng’ Trước đây, ‘kiểm soát quyền lực’ thậm chí còn là một cụm từ bị xem là mang màu sắc của tư bản phương Tây và nhạy cảm chính trị với chế độ xã hội chủ nghĩa, do đó dù cụm từ này đã được một số học giả cộng sản nêu ra tính cần thiết áp dụng nó, nhưng chỉ đến khi nổi lên ‘hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng’ thì ‘kiểm soát quyền lực’ mới dần được giới chóp bu của đảng nhìn nhận như một khái niệm hợp thời. ‘Hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng’ đã thật sự nổi lên và trở thành một chấn động khuynh đảo quyền lực chế độ từ những năm 2009, 2010. Đến năm 2012, hiện tượng đó đã trở thành mối đe dọa rất trực tiếp đối với những quan chức chưa biết làm sao để kiểm soát quyền lực như Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước. Hẳn sự thiếu am hiểu về kiểm soát quyền lực đã trở thành nguyên nhân chính yếu dẫn tới thất bại chua chát của cánh Trọng - Sang tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012. Bởi khi đã tưởng như có thể ‘trục’ Thủ tướng Dũng khỏi Ban chấp hành trung ương thì phe muốn kỷ luật lại không ngờ có đến 75% trong tổng số 200 ủy viên trung ương bỏ phiếu không đồng ý kỷ luật ‘đồng chí X’. Làm thế nào mà Nguyễn Tấn Dũng lại có thể ‘nắm đầu’ được đến 3/4 Ban chấp hành trung ương? Sự thật khi đó đã nổi lên rành rành: trong khi phe Trọng - Sang còn chưa biết làm sao để kiểm soát quyền lực của Dũng, thì Dũng đã có thừa kinh nghiệm về làm cách nào để thâu tóm quyền lực, và có thể đã rất chuyên nghiệp về ‘cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền’. Đặc biệt từ năm 2012, nhu cầu về kiểm soát quyền lực đã trở nên thiết yếu với đảng và thiết thân đối với Nguyễn Phú Trọng. Nhu cầu đó càng lớn khi ông ta phải đối mặt với một Nguyễn Tấn Dũng tưởng như chỉ đưa tay ra là nắm gọn cái ghế tổng bí thư tại đại hội 12. Năm 2015 cũng bởi thế là khoảng thời gian mà một loạt bài viết về kiểm soát quyền lực đã bất chợt rộ lên trên mặt báo đảng, bắt đầu từ Nhị Lê - Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, ‘quê hương’ trước đó của Nguyễn Phú Trọng, và sau đó là một quan chức được xem là ‘học trò cưng’ của Trọng là Vũ Ngọc Hoàng - Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Thế nhưng sau đại hội 12, chủ đề về kiểm soát quyền lực bỗng lắng hẳn trên diễn đàn thảo luận của đảng. Cũng không dồn dập bài viết về chủ đề này trên mặt báo đảng. Khi đó, Nguyễn Tấn Dũng đã tạm yên phận ‘về làm người tử tế’, chỉ còn một Nguyễn Phú Trọng độc tôn nắm vận mệnh nhân sự của đảng. ‘Kiểm soát quyền lực’ cũng không còn được nhắc tới vào các năm 2017 và 2018 - khoảng thời gian đã tạm nổi lên một nhân vật khác và được dư luận xem là đối thủ chính trị với tổng bí thư: Trần Đại Quang - chủ tịch nước xuất thân từ bộ trưởng công an. Sau khi Quang thình lình chết vào tháng 9 năm 2018, dĩ nhiên không còn ai nhắc tới cụm từ ‘kiểm soát quyền lực’ nữa. Vậy tại sao chủ đề kiểm soát quyền lực lại được nêu ra, thậm chí còn trở thành một quy định của đảng và do đích thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành vào tháng 9 năm 2019? Cát cứ và sứ quân Đã thành một quy luật bất thành văn và không bao giờ trở thành chính thức: văn theo người; đảng văn theo nhân sự. Có một số quy định nội bộ của đảng chỉ xuất hiện vào mỗi lúc tình thế trở nên ‘có biến’. Chẳng phải Nguyễn Tấn Dũng đã bị đá văng khỏi vũ đài chính trị bởi một quy định ‘cực kỳ vớ vẩn’ mà hẳn ông ta, với thói kiêu căng tự mãn lộ rõ trên mặt, đã chẳng bao giờ thèm ghé mắt nhìn: “đảng viên không được phép tự ứng cử mà không có ý kiến của tập thể chi bộ” sao? Quy định về kiểm soát quyền lực mới ban hành sẽ nhắm tới công tác cán bộ tại Hội nghị trung ương 11, mà cụ thể là hội nghị này sẽ chọn ra một danh sách sơ bộ các ủy viên bộ chính trị cho khóa 13. Quy định về kiểm soát quyền lực cũng sẽ được duy trì liên tục từ đây đến đại hội 13 vào đầu năm 2021. Đó là bề nổi mà nhiều người nhìn ra. Nhưng còn bề chìm và cái chiều sâu thăm thẳm đầy những góc tối của nó? Sau một thời gian bị quên lãng, chủ đề kiểm soát quyền lực được nêu trở lại một cách chính thức cho thấy dường như Nguyễn Phú Trọng đang lo ngại về khả năng bảo đảm quyền lực tập quyền trung ương và vấn đề tập quyền cá nhân của ông ta có thể bị đe dọa bởi những lực cản đủ mạnh nào đó. Những lực cản đó là gì? Một nguy cơ mà từ năm 2017, thâm tâm đảng cầm quyền có thể còn lo sợ hơn quốc nạn tham nhũng, là tình trạng cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương. Từ sau đại hội 12, bất chấp quyền uy gần như tuyệt đối của Tổng bí thư Trọng, tình trạng cát cứ quyền lực đã nổi lên tràn lan ở một số bộ ngành và địa phương. Tất cả đều lao vào hội chứng ‘hốt cú chót’. Không phải vô cớ mà Trọng đã chọn Đà Nẵng, TP.HCM và sau đó đến Đồng Nai là những tỉnh thành cần phải ‘đốt lò’. Đã từ lâu, ở những tỉnh thành này đã xuất hiện nhiều biểu hiện về lãnh đạo gia đình trị và hoành hành như thể những ông vua con vào thời ‘Mười hai sứ quân’ trong lịch sử Việt Nam. Cũng không phải vô cớ mà Nguyễn Phú Trọng lại ‘xẻ thịt’ Bộ Công an, xóa bỏ toàn bộ cấp tổng cục của bộ này vào đầu năm 2018, trong khi vẫn giữ nguyên 6 tổng cục ở Bộ Quốc phòng. Nhưng kiểm soát quyền lực không chỉ nhằm xử lý nạn cát cứ quyền lực và sứ quân địa phương, mà còn có thể mang một ẩn ý không hề được nói ra… ‘Ngồi, ngồi nữa…’ Cho dù đang độc tôn về quyền lực với một cái ghế đúp chủ tịch nước lẫn tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng vẫn không thể tự tin khi đang bắt đầu hiện ra những ‘âm binh’ nổi lên ngay dưới chân ghế ông ta - một hiện tượng rất đặc biệt mà đã nổi bật hẳn lên từ khi Trọng bị cơn bạo bệnh ở xứ Kiên Giang ‘nhà ba Dũng’, dẫn đến niềm hy vọng khó nói và khó tả của không ít quan chức về tương lai ‘đẩy’ Trọng về vườn để ngồi luôn vào khoảng trống quyền lực để lại - quá lớn và quá hấp dẫn. Và nếu quy luật ‘văn là người’ vẫn đúng trong tình cảnh oái oăm này, đảng văn về kiểm soát quyền lực đã lần đầu tiên, kể từ khi Nguyễn Phú Trọng bị bạo bệnh, hé lộ ý định ‘ngồi nữa’ của ông ta. Nếu quy định về kiểm soát quyền lực phát huy tối đa tác dụng của nó mà nhờ đó sẽ không thể xuất hiện một đối thủ nào có thể cạnh tranh với Trọng, ông ta sẽ yên tâm ngồi tiếp tại đại hội 13, thậm chí còn có thể ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’ như ‘hoàng đế Tập Cận Bình’ ở Trung Quốc, với điều kiện không bị hành hạ bởi những cơn tai biến.  
......

‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’

Thường Sơn – (VNTB)|   Chóp bu Việt Nam đã thêm một lần nữa bị vuột cơ hội vận động quốc tế về vụ Bãi Tư Chính, nhưng bởi chính thói đớn hèn đã trở thành nan y của chế độ này. Tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) vào ngày 28/9/2019,  Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cắm đầu đọc một bài diễn văn dài tới 15 phút, với nội dung chủ yếu xoay quanh: “Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS” Blogger Phạm Thành bình luận: “Phạm Bình Minh nhắc tới luật quốc tế 6 lần, biển Đông 3 lần, 1 lần Indo-Pacific, 1 lần vùng đặc quyền kinh tế. Không nhắc tới Tàu một lần nào. Ông có nói tới một incident (sự cố?). Tui nghĩ đám ngồi dưới chả hiểu sự cố gì…” Đã quá đủ để nhìn ra ‘bản lĩnh Việt Nam’! Cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ – từ Nguyễn Phú Trọng đã từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh… đã dìm xác suất ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’ xuống đáy hy vọng, xứng đáng bổ sung thêm một ‘không’ nữa vào chính sách ‘ba không’ gậy ông đập lưng ông của Hà Nội: không kiện Trung Quốc! Rốt cuộc, tất cả từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế. Đó chính là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó. Điều này rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong “đường lưỡi bò 9 đoạn,” tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế “thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” vào năm 2019. Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng! Một sự ghẻ lạnh lạ lùng xâm phủ bộ mặt chính thể độc tài ở Việt Nam – luôn tự hào có rất nhiều quan hệ đối tác chiến lược. ‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’  
......

Sao không chỉ mặt gọi tên Trung Quốc?

Nguyen Ngoc Chu| 1. Bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh tại Kỳ họp 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐLHQ) đã làm bao người thất vọng. Không phải chỉ Việt Nam mà cả các nước đang muốn giúp Việt Nam. Trung quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, đem tàu đến thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, mà Việt Nam không dám chỉ mặt gọi tên lên án Trung quốc tại ĐHĐLHQ thì ai sẽ lên án Trung quốc giúp Việt Nam? 2. Dù có ca ngợi bao nhiêu về Việt Nam và vai trò Việt Nam tại LHQ, thì sự né tránh gọi đích danh Trung quốc xâm lược đã hạ thấp uy danh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đương nhiên bạn bè quốc tế biết rõ ai là người sợ Trung quốc – đó hiển nhiên không phải là nhân dân Việt Nam – một Dân tộc đã anh dũng đối mặt và chiến thắng hàng chục cuộc xâm lược của Trung quốc. 3. Bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh trong suốt thời gian hơn 15 phút không nghe được một lần vỗ tay ở giữa! Bởi vì đó là một bài diễn văn chung chung, nói điều ai cũng biết. Điều mà mọi người chờ đợi là nghe Việt Nam gay gắt lên án Trung quốc ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, xây đảo nhân tạo, đe dọa tự do hàng hải, mưu toan biến Biển Đông Nam Á thành biên giới lãnh hải của Trung quốc – thì lại nhẹ giọng, không chỉ mặt gọi tên. 4. Sau nhân dân Việt Nam, có lẽ TT Donald Trump là người thất vọng nhất về bài phát biểu của Việt Nam. Hóa ra mỗi chỉ có Mỹ lên án kẻ thù của Việt Nam tại ĐHĐLHQ, mà đến lượt mình Việt Nam lại không biết tận dụng! 5. Qua bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh thì ông Donald Trump lại thêm chắc chắn nên giữ quan hệ với chính quyền Việt Nam hiện nay ở mức độ nào! Mỹ sẽ không chìa tay chân tình cho một người đứng dưới bóng kình địch của Mỹ. Đó là điều rất bất lợi cho Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.  
......

Tôi sẽ cố bám lấy đất nước tôi

nguyenlanthang’s blog Tôi có khá nhiều bạn bè, họ hàng, người thân bỏ ra nước ngoài sinh sống. Từ những người bạn hoạt động xã hội vì lý do chính trị, cho đến những người bình thường khác, chỉ vì mưu sinh mà phải từ bỏ nơi này. Chạy trốn khỏi sự nguy hiểm là phản ứng rất tự nhiên của con người. Không chống lại được điều gì đó thì bỏ chạy là giải pháp cá nhân hợp lý, không có gì phải đáng chê trách. Nhưng khi cả một đất nước phải tìm cách bỏ chạy, thì đó là vấn đề rất nghiêm trọng rồi. Tôi nhớ hồi những thuyền nhân bỏ chạy khỏi Việt Nam, có người bình luận chua chát rằng: cái cột điện mà có chân thì nó cũng phải bỏ chạy. Nay thì không chỉ “Bên thua cuộc” miền Nam bỏ chạy, mà cả nước bỏ chạy. Phong trào bỏ chạy lan rộng, từ những giai cấp trung lưu tìm kiếm thẻ xanh bằng đầu tư, cho đến học sinh sinh viên tìm kiếm học bổng du học, và cả những lao động tự do khắp các miền quê Việt Nam tìm lối bán mình sang tận Lào. Trớ trêu là cả những dư luận viên từng chống những người hoạt động xã hội rất dữ dội, nay bỏ gia đình sang lao động ở Nhật. Rồi mới đây nữa có một vụ động trời được khui ra. Đó là việc đoàn ngoại giao của bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sang thăm chính thức Hàn Quốc từ năm 2018 có đến 9 người vứt cả hộ chiếu để trốn ở lại. Nhục quốc thể không để đâu cho hết! Tôi là người từng có cơ hội bỏ chạy, nhưng rồi đã quay lại để đối mặt với những vấn đề của đất nước này. Có một lần hồi năm 2016, khi mò mẫm ở miền Trung đi làm phóng sự về thảm hoạ Formosa trên tàu cá của ngư dân, ông chủ tàu tên là Sơn hỏi tôi: em làm thế được bao nhiêu tiền? Mang tâm thế là một phóng viên tự do đi làm phim giúp ngư dân tố cáo thảm hoạ môi trường, quả thật lúc đó tôi cũng hơi bối rối vì câu hỏi rất thẳng thừng này. Nhưng nếu ai đã từng biết cuộc đời vất vả của ngư dân trên biển, thì chắc sẽ thấu hiểu và thông cảm với câu hỏi có phần sỗ sàng đó. Để có thể ra khơi đánh cá, một người chủ tàu phải lo từng đồng một trước chuyến đi. Nào thì lỉnh kỉnh những gạo, dầu, mì tôm, rau củ, nước mắm, bột nêm. Nào thì dầu máy, đá xay ướp cá. Tất cả đều phải đầu tư bằng tiền mặt, nhằm lo điều kiện sinh hoạt và lao động cho cả chục con người trên biển. Ấy là chưa kể những khoản tiền rất lớn để đầu tư tầu bè, trang bị máy móc, lưới vó… Hỏi sao ngư dân câu đầu tiên nằm lòng trước mọi việc là họ phải nghĩ đến tiền. Chuyến đi năm đó, sau 5 ngày vất vả lênh đênh trên biển, cá thì ít, tàu lại gặp thời tiết không thuận lợi và phải quay vào bờ sớm. Số cá, ghẹ bắt được trên tàu tôi nhớ bán được có mỗi 34 triệu 500 ngàn. Bình thường trước đây, mỗi chuyến đi một tàu cá có thể kiếm được trên dưới 100 triệu hoặc hơn. Nhưng từ khi thảm hoạ môi trường biển Formosa xảy ra thì mọi chuyện bắt đầu khác đi. Chuyến này sau khi trừ đi tiền dầu máy và nhu yếu phẩm đã mua khoảng 25 triệu, 11 người trên tàu chia nhau chưa đến 10 triệu còn lại. Số tiền này dân biển thường gọi là tiền đi bạn, là tiền chủ tàu sau khi bán cá và trừ đi chi phí sẽ chia cho anh em làm việc trên tàu. Tôi tạm biệt những người ngư phủ và dứt khoát không nhận một đồng “đi bạn” nào từ ông Sơn chủ tàu. Đến năm sau, tôi nghe nói ông ấy đã phải bán tàu để trang trải nợ ngân hàng gần 2 tỷ và bỏ đi làm công việc khác. Còn hơn chục thanh niên ngư phủ dày dạn kinh nghiệm đi biển hồi đó chắc cũng phải đi lang thang làm thuê làm mướn ở xứ người hết cả rồi. Buồn vô hạn! Rút cuộc thì sau vài trận đi biển với ngư dân như thế, tôi cũng có được mấy phóng sự về thảm hoạ Formosa, về những mất mát của đất nước này. Có người sau khi xem phim xong tâm sự: Em xem xong bưng mặt khóc hu hu giữa công ty… Nhưng có lẽ cũng chẳng tác dụng gì nhiều, vì bây giờ ngày ngày mọi người vẫn bỏ đi. Không bỏ đi sao được khi cuộc sống ngày càng khó khăn. Khi những người dân phải đối mặt hằng ngày với khói bụi ô nhiễm, với vấn nạn xã hội khắp nơi. Khi những tiếng nói phản kháng yếu ớt tiếp tục bị đàn áp, bỏ tù. Có đôi lúc chính tôi cũng hoang mang vì những gì xảy đến quanh ta. Những lúc như vậy, có một bài hát rất hay của ông Nguyễn Đình Toàn đã làm dịu đi nỗi day dứt ấy, và nâng đỡ tinh thần của tôi rất nhiều. Nguyễn Đình Toàn viết: <<<…Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi, bằng sức người vô hạn. Bằng sức người đầu đội trăm tấn bom, Tim mang nghìn dấu đạn. Tôi đã đổ mồ hôi, đổ máu tươi. Để mong ở lại đây. Dù thế nào cũng ở lại đây. Nhưng đất đã đỏ, vì bị nung bằng những lời dối trá. Người bám vào lửa đã đốt cháy tay. Lửa hờn căm, lửa hiểm thâm, lửa khốn cùng cay đắng. Người lừa nhau, trời đất còn bưng mặt thảm thương…>>> Nhưng rồi kết thúc bài hát, ông ấy viết: <<<…Tôi đã bám lấy đất nước tôi, bằng sức người đã kiệt bằng sức người đã tả tơi ước mơ, tay chân dường rũ liệt. Tôi cố đợi ngày Việt Nam tái sinh, trong sông biển yêu thương. Cho dẫu lòng đã bạc lòng mong…>>> Vâng, tôi sẽ cố bám lấy đất nước tôi, để làm tất cả những gì mong ngày mảnh đất này tái sinh, để không còn ai nữa phải bỏ đi khỏi quê hương này. Yêu thương tất cả! nguyenlanthang’s blog  
......

Kêu oan nhưng không tố cáo kẻ thù, chỉ có CS

Đỗ Ngà| Một anh chàng hớt hải đến công đường đánh trống kêu oan. Quan phủ nghe tiếng trống dồn dập và cho thăng đường. Quan hỏi: – Ngươi đánh trống kêu oan về việc gì? – Dạ bẩn quan, thảo dân muốn kêu oan về việc nhà thảo dân bị cướp ạ. – Thế nhà ngươi bị cướp cái gì? – Dạ bị cướp cái ao ạ. – Thế ngươi có biết danh tính kẻ cướp không? – Bẩm quan, biết ạ. – Vậy thì nó là đứa nào? – Là đứa liên quan đến vụ cướp ạ. – Tao hỏi tên thằng cướp kìa. – Dạ nó là một đứa mà ai cũng biết ạ. – Tao cần mầy nói chính xác tên nó, tố cáo mà không nói tên kẻ cướp sao tao xử? – Dạ, quan phủ cứ dựa theo luật mà xử ạ. – Có luật nhưng không có tội phạm sao tao xử? – Dạ cứ căn theo luật mà xử ạ. – Tao bó tay. Bay đâu! Đánh tên này 30 gậy đuổi ra khỏi công đường. – Oan cho thảo dân quá, oan cho thảo dân quá huhu Vâng, luật có đó, nhưng kẻ tố cáo không chịu xác định đối tượng vi phạm thì dùng luật đó để xử ai? Điều cơ bản này ai cũng biết, thế mà ĐCS lại đi kêu oan cho mình trước thế giới bằng cách tố cáo đổng kẻ tấn công mình. Ngày 28/09/2019 ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đưa căng thẳng bãi Tư Chính ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đây là cơ hội để tố cáo sự vi phạm của Trung Cộng và nói lên chính nghĩa của phía Việt Nam. Đã 3 tháng nay, Bãi Tư chính là vấn đề tranh chấp giữa 2 bên, thế nhưng đến tên của kẻ trực tiếp tấn công mà cũng không dám nói ra thì không biết ông này xuất hiện trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để làm gì nữa. Chính quyền CSVN luôn nói trước dân là họ dùng phương pháp “mềm dẻo, uyển chuyển” gì đó để đấu tranh cho quyền lợi đất nước, thế nhưng qua đây chúng ta thấy một điều rằng họ đấu tranh vì sự công bằng cho mình mà chỉ nói đến luật biển UNCLOS nhưng không nói đến tên kẻ phạm luật. Đây không những là cái ngu, cái hèn mà nó còn là tột cùng của cái dốt. Ừ thì có luật có rồi đó, nhưng anh không nói tên kẻ phạm luật thì ai lên tiếng bênh vực cho anh?  Luật sinh ra là để có đối tượng áp dụng, nhưng CS thì nghĩ chỉ có luật và không có đối tượng áp dụng mà vẫn có công bằng. Đấy là “mềm dẻo, uyển chuyển” hay hèn nhược và dốt nát? Đấy là một câu hỏi cũng là câu trả lời./.
......

‘Hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc Nam’ có phải do ‘lắng nghe dân’?

Phạm Chí Dũng-VOA| Thông tin Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước đã tạo nên một làn sóng phấn khích trong một bộ phận dư luận xã hội. Luồng dư luận này cho rằng ‘đảng và nhà nước ta’ và Bộ GTVT đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân nên mới có chỉ đạo hủy bỏ như thế. Hai luồng dư luận Trước đó khi quan chức Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông lộ ra âm mưu ‘kết quả trúng thầu sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam là tài liệu mật’, dư luận xã hội đã dậy lên làn sóng phản đối. Cùng lúc, một bản kiến nghị được một số tổ chức xã hội dân sự và nhiều trí thức, người dân ký tên đòi công khai vụ việc này và loại các nhà thầu Trung Quốc khỏi dự án cao tốc Bắc Nam vì lo bị Trung Quốc lũng đoạn về quốc phòng và an ninh trong dự án này. Cũng không ít dư luận yêu cầu Bộ GTVT phải từ bỏ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam vì quá tốn kém – dự toán lên tới 15 tỷ USD, trong khi ngân sách èo uột và luôn phải bù trám bằng cách bóp hầu bóp họng dân chúng. Trạng thái phấn khích của một số người dân thậm chí còn vượt quá sự mong đợi của chính quyền: Chính phủ và Bộ GTVT được hoan nghênh vì ‘đã sáng suốt’, ‘hành động dũng cảm’ và ‘một quyết định hợp lòng dân’. Trong khi đó, một luồng dư luận khác có vẻ ‘chính trị’ hơn đã nhìn nhận vụ hủy bỏ trên như một dấu hiệu ‘thoát Trung’, đặc biệt là ‘thoát Trung bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói’ của nội bộ đảng cầm quyền. Vậy có thực sự là Bộ GTVT, và cao hơn cơ quan này là chính phủ và Bộ Chính trị đảng, hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam và ưu tiên cho các nhà thầu trong nước là do đã tiếp thu và lắng nghe ý kiến phản biện của người dân? Những chữ ‘nếu’… Nếu quả thực đã có thái độ tự giác lắng nghe, hoặc không thể bỏ qua phản ứng của dư luận xã hội, tại sao Bộ GTVT và các cơ quan của ‘đảng và nhà nước ta’ lại chưa bao giờ hồi đáp một kiến nghị nào của các tổ chức xã hội dân sự về chuyện làm đường sá, cầu cống, sân bay? Và nếu Bộ GTVT đã biết tiếp thu phản biện xã hội của người dân về mối nguy nhà thầu Trung Quốc trong dự án hạ tầng cơ sở, thì tại sao bộ này vẫn triển khai dự án sân bay Long Thành có giá trị lên tới 18 tỷ USD, trong tình trạng ngân khố không đào đâu ra tiền để xây sân bay, trong khi dậy lên dư luận về việc dự án này phải vay mượn tiền của ngân hàng và các doanh nghiệp Trung Quốc, và việc xây sân bay Long Thành là nhằm ‘thoát hàng’ đất nền với giá cao của các quan chức và đại gia, cùng lúc ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất? Hoặc nếu Bộ GTVT, cực chẳng đã, phải nhượng bộ trước phản ứng của người dân về dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, thì tại sao bộ này lại không hề chịu nhượng bộ khi vẫn mưu toan lập dự án và triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam – có kinh phí tới gần 60 tỷ USD, tương đương hơn 1/3 GDP quốc gia, bất chấp phản ứng của dư luận xã hội đối với dự án này còn mạnh mẽ hơn so với dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam? Không thể phủ nhận nhiệt tình và công sức vận động của một số tổ chức xã hội dân sự trong yêu sách ‘thoát Trung’ ở dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, nhưng thực trạng chính quyền vẫn rất trịch thượng và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào muốn đối thoại với giới này đã đặt ra nghi vấn lớn về việc chính quyền đó có thực tâm ‘lắng nghe và tiếp thu phản biện của người dân’ về dự án này hay không, và nêu lên hoài nghi về lời khen ngợi vội vã về chính quyền đã ‘dũng cảm’ thật ra có xứng đáng hay không. Ở một góc độ khác, cần xem xét vụ hủy bỏ sơ tuyển đấu thầu dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam trong một bối cảnh đặc biệt: xung đột Việt – Trung. Đó là vụ Trung Quốc điều động tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 cùng nhiều tàu hải cảnh hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam từ đầu tháng 7 năm 2019 đến tận bây giờ. ‘Thân Trung’ và ‘giãn Trung’ Vụ việc xâm phạm và gây hấn leo thang trên có lẽ đã khiến Nguyễn Phú Trọng và tất cả những quan chức nào còn mơ màng về ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười Sáu Chữ Vàng’ vỡ mộng ‘nhịn thì nó tha cho’. Sau nhiều năm, lần đầu tiên ‘đảng em’ Việt Nam mới dám phát ra công hàm để phản đối ‘đảng anh’ Trung Quốc. Cũng sau nhiều năm, lần đầu tiên yếu tố an ninh quốc phòng được nhấn mạnh trong dự án có vốn đầu tư nước ngoài bởi chính một nghị quyết của Bộ Chính trị đảng vào tháng 8 năm 2019. Mặc dù chẳng có kênh báo đảng nào hé miệng, nhưng ai cũng hiểu rằng yếu tố nhạy cảm về an ninh quốc phòng trong dự án có yếu tố nước ngoài chính là Trung Quốc – quốc gia đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng cơ sở của Việt Nam và biến nơi đây thành một bãi rác công nghệ khổng lồ. Đồng thời, tại một số tỉnh thành trọng yếu của Việt Nam đã diễn ra phong trào ‘bắt Trung Quốc’: đường dây đánh bạc do người Trung Quốc tổ chức, đường dây sex cũng do người Trung Quốc lập ra, hàng loạt người Trung Quốc ăn trộm ATM và dùng thẻ tín dụng giả… Những vụ tội phạm đó đã tồn tại từ rất lâu, nhưng cho tới nay mới được công an xử lý, cứ như thể mới lần đầu tiên được phát hiện. Quá trình lập hồ sơ và xây dựng cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam lại rơi trúng vào thời điểm gấu ó như thế giữa ‘hai đảng anh em’. Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và Bộ Công thương vốn là bộ ba bị dư luận xã hội Việt Nam lên án dữ dội về thành tích ‘nối giáo cho giặc’, bởi trong suốt nhiều năm các bộ này đã ‘kiến tạo’ cơ chế tổng thầu cho doanh nghiệp Trung Quốc – có thời điểm lên đến 90% trong tổng số dự án gọi thầu, mà dự án đường sắt trên cao Cát linh – Hà Đông do Trung Quốc thầu là một điển hình về đội vốn, kéo dài thời gian và bệ rạc về chất lượng; đã giúp cho hàng Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam và giết chết nhiều doanh doanh nghiệp sản xuất hàng trong nước… Cũng từ nhiều năm qua, các bộ trên cùng nhiều nhân sự cao cấp trong đó bị dư luận xã hội xem là nhóm ‘thân Trung’, đối lập với một ít quan chức được xem là ‘thân Mỹ’. Thế nhưng bất chấp phản ứng của dư luận xã hội, nhóm ‘thân Trung’ vẫn tác oai tác quái không chỉ suốt triều đại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn kéo sang cả thời kỳ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong khi đó, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy trong nội bộ đảng đã hình thành phe ‘thân Mỹ’, mà chỉ có những quan chức muốn giảm bớt sự phụ thuộc của kinh tế và chính thể Việt Nam vào Trung Quốc – tạm gọi phe này là ‘giãn Trung’. Chỉ đến năm 2019, tình hình và tương quan lực lượng trong nội bộ đảng CSVN về quan điểm đối ngoại mới có một chút thay đổi. Do người Mỹ ‘gợi ý’? Vụ hủy bỏ cơ chế sơ tuyển đấu thầu quốc tế dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam tuy chỉ là một vụ việc nho nhỏ nhưng có thể xứng đáng là một sự kiện lịch sử, là một bằng chứng chưa có tiền lệ về tương quan nhỉnh hơn của phe ‘giãn Trung’ so với phe ‘thân Trung’ sau nhiều năm giằng co, thậm chí phe ‘giãn Trung’ còn phải chịu lép vế trong nhiều thời điểm. Vô tình hay hữu ý, ngay sau vụ hủy bỏ trên, có đến 3 thứ trưởng của Bộ GTVT đã bị cấp trung ương thi hành kỷ luật, trong đó có Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông – tác giả của âm mưu tống kết quả đấu thầu cao tốc Bắc Nam vào danh mục ‘tài liệu mật’. Thế nhỉnh hơn của phe ‘giãn Trung’ còn có thể dần biến thành thắng thế đa số nếu sắp tới ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng – quan chức đã ‘trốn’ đi Trung Quốc suốt từ đầu năm 2019 đến nay – thực sự có một chuyến đi Washington gặp tổng thống Hoa Kỳ và hai bên đạt được kết quả nâng tầm quan hệ lên ‘đối tác chiến lược’, cùng với động thái quân cảng Cam Ranh – nơi khống chế đến 2/3 Biển Đông – được Việt Nam thỏa thuận cho Mỹ làm căn cứ hậu cần. Cũng không loại trừ một giả thiết có tính hy vọng: nếu xu thế từ nhỉnh hơn đến vượt trội trên sẽ dần biến thành hiện thực, phải chăng trong vụ hủy bỏ cơ chế sơ tuyển đấu thầu ‘Trung Quốc’ dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đã có tác động từ ‘gợi ý’ của người Mỹ?  
......

Mỹ sắp có thêm dự luật về Đài Loan.

Trần Đình Thu MỸ SẮP CÓ THÊM MỘT DỰ LUẬT VỀ ĐÀI LOAN, CÓ VẺ LÀ TÍN HIỆU DỌN ĐƯỜNG CHO VIỆC CÔNG NHẬN CHÍNH THỨC ĐÀI LOAN Đó là Dự luật Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Quốc tế với Đài Loan, vừa được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua. Có 3 nội dung quan trọng nhất trong dự luật này. Thứ nhất là dự luật yêu cầu Mỹ cần ủng hộ tư cách thành viên hoặc quan sát viên của Đài Loan trong các tổ chức quốc tế, hai là yêu cầu tổng thống Mỹ thường xuyên thực hiện sự chuyển giao sản phẩm quốc phòng cho Đài Loan và ba là dự luật cho phép ngoại trưởng điều chỉnh sự hiện diện ngoại giao của Mỹ, mở rộng, chấm dứt hoặc giảm viện trợ với các quốc gia đang xem xét hạ cấp quan hệ - chính thức hoặc không chính thức - với Đài Loan. Như vậy dự luật này có ý nghĩa giúp nâng cao vị thế của Đài Loan đối với quốc tế, răn đe các nước cắt đứt ngoại giao với Đài Loan và có vẻ như muốn tạo tiền đề cho việc công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Việc ra các đạo luật dồn dập liên quan đến các vùng lãnh thổ khác nhau của Trung quốc là một chiến lược nhằm chia tách Trung quốc, nằm trong chiến lược chung làm suy yếu Trung quốc của tổng thống Trump và lưỡng đảng Mỹ. Với cách làm này thì Trung quốc khó lòng đấu lại Mỹ.  
......

Hai nhà hoạt động Việt ‘tạm lánh’ ở Thái Lan: Kiên định dù ‘sống trong cảnh giác’

Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh và Đoàn Huy Chương trong phỏng vấn với RFA ở Thái Lan năm 2019 Ben Ngo - RFA| Trong cuộc phỏng vấn video hôm 26/9 tại một địa điểm nằm bên ngoài Bangkok, hai nhà hoạt động đang tạm lánh ở Thái Lan nói với phóng viên RFA rằng họ “vẫn kiên định về con đường đấu tranh dân chủ, cho dù đang phải sống trong cảnh giác nơi xứ người”. Ước tính tại Thái Lan hiện đang có khoảng 150 người Việt thuộc giới đấu tranh, nhà hoạt động dân chủ, blogger… sống trong cảnh “tạm lánh” do bị chính quyền Việt Nam trấn áp, đe dọa bỏ tù. Hôm 26/9, RFA đã có dịp trò chuyện với hai gương mặt nổi bật chịu công khai lên tiếng về tình cảnh của họ tại Thái Lan. Đó là ông Đoàn Huy Chương, nhà hoạt động công đoàn, từng mãn hạn hai bản án tổng cộng 8 năm rưỡi tù ở Việt Nam vì ông có các hoạt động đòi hỏi quyền lợi cho công nhân và cô Lê Mỹ Hạnh, nhà hoạt động từng bị “tấn công” hồi năm 2017. Mở đầu cuộc phỏng vấn, nói về lý do chọn Thái Lan để tạm lánh, ông Đoàn Huy Chương chia sẻ: “Cách đây hai năm, tôi quyết định tìm đường đến Thái Lan qua ngả đường bộ vì thời điểm đó, chính quyền đã câu lưu bố tôi để tạo áp lực bắt tôi. Đến giờ, sau hơn hai năm ở Thái, tôi nhận thấy quyết định này là đúng đắn. Đã là người Việt thì không ai muốn rời bỏ quê hương của mình cả, nhất là vào những dịp Tết mà mình vẫn đang lưu lạc ở xứ người thì thấy trong lòng rất trống trải, đau buồn. Nhưng tôi cũng như các anh chị em khác trong giới đấu tranh, vì hoàn cảnh và sự an nguy của mình mà đành phải tìm đường đi tỵ nạn chính trị, nếu không muốn tiếp tục nhận thêm án tù.” Cô Lê Mỹ Hạnh nói: “Cách đây bảy tháng, tôi gấp rút lên đường đi qua Thái Lan lánh nạn. Vì tôi tiên liệu, ở thời điểm đó, nếu còn ở Việt Nam thì tôi sẽ bị bắt vì cáo buộc liên quan đến vụ án của ông Michael Phương Minh Nguyễn và có thể phải đối mặt với bản án lên đến 10 năm tù. Trước đó, an ninh Việt Nam đã liên tục gây sức ép, ập vào nhà tôi.” Nhà hoạt động Đoàn Huy Chương đang chơi đàn trong một căn phòng trọ ở Thái Lan Photo: RFA Đề cập về cuộc sống tại Thái Lan, ông Huy Chương nói: “Nỗi lo thường trực của chúng tôi là an ninh với các nguy cơ là mình có thể bị bắt cóc, bị gây tai nạn.... Nhưng đó là những nguy cơ mà một nhà đấu tranh dân chủ phải chấp nhận và tìm cách vượt qua.” Cô Mỹ Hạnh bổ sung: “Đã qua đây thì điều quan trọng nhất với tôi là phải học cách thích nghi để tồn tại, hòa nhập với người dân nước sở tại. Theo như tôi thấy, người Việt ở Thái vẫn chịu sự kỳ thị nhất định do cách hành xử và sinh hoạt. Do vậy mà tôi luôn cố gắng học nói tiếng Thái, sống hòa đồng.” “Một trong các thử thách là do mình đang tạm lánh nên không thể làm việc, phải sống nhờ sự trợ giúp của những người đi trước hoặc những người muốn giúp cho phong trào đấu tranh. Bên cạnh đó, người đang lánh nạn thì bao giờ cũng có tâm trạng bất an, phải đề cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo trong mọi tình huống, tuyệt đối không tiếp đón ai tại nhà trọ. Khi có người lạ xuất hiện tại khu vực của mình thì phải lập tức tìm hiểu mục đích của họ. Việc đảm bảo kết nối với những nhà đấu tranh khác ở đây rất quan trọng. Mỗi khi dự định đi gặp ai hoặc làm gì, tôi đều báo cho người mà tôi tin tưởng biết để đề phòng bất trắc.” Trả lời về cáo buộc mình qua Thái Lan để tìm đường đi Mỹ, ông Huy Chương cho biết: “Nói thật là trước đây, tôi đã từng bỏ qua hai cơ hội đi Mỹ trong các lần ra tù hồi năm 2008 và 2017. Trong một lần qua Thái Lan dự một khóa huấn luyện, tôi từng được đề nghị làm hồ sơ đi Mỹ nếu đồng ý. Thời điểm đó rất dễ đi cho các cựu tù nhân lương tâm. Lần sau thì người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh tiếng nhưng tôi từ chối vì muốn ở lại Việt Nam. Mãi đến hai năm trước, nhận thấy hoàn cảnh không phép, tôi mới đành tìm đường quay lại Thái Lan và ở lại đây cho đến nay.” Trong buổi phỏng vấn, cô Mỹ Hạnh chia sẻ tâm sự: “Nếu so với các nhà hoạt động khác, tôi là người mới bước vào con đường đấu tranh, kể từ lần tham gia biểu tình chống Formosa hồi năm 2016 và thấy mình cần lên tiếng trước tình trạng bất công, thiếu dân chủ trong xã hội. Trước đó, tôi có người nhà nắm giữ chức vụ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một người phụ nữ đang sống cảnh tạm lánh xa nhà thì có những hạn chế nhất định, nhất là việc khó chu toàn trách nhiệm với con cái đang còn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tôi còn có chút nỗi niềm là gia đình phản đối những việc tôi đang làm và có khuynh hướng cô lập tôi. Các con tôi ở quê nhà cũng đang bị rầy rà, bị gây khó dễ.” Tâm tình về công cuộc đấu tranh, ông Huy Chương nói: “Dù gặp nhiều trở ngại hay bị điều tiếng vì thể hiện quan điểm phản đối người Việt ở hải ngoại gửi tiền về giúp cho người ở quốc nội, tôi chưa bao giờ nản. Tôi kiên định với mục tiêu đấu tranh cho đến khi nào thể chế độc tài ở Việt Nam bị gạt qua một bên. Một con én có thể không làm nên mùa xuân nhưng nhiều con én thì có thể. Mục tiêu sau cùng của tôi cũng như của nhiều anh em khác là muốn đất nước phát triển, dân chủ và người Việt dù đi đến đâu cũng được tôn trọng.” Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh khi còn ở Việt Nam Courtesy of FB Lê Mỹ Hạnh Cô Lê Mỹ Hạnh tiếp lời: “Tôi mong muốn mình góp phần tạo được sự chuyển biến về nhận thức của người dân để thay đổi thể chế. Và theo tôi, dân chủ là một quá trình đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của riêng tôi hoặc bất kỳ nhà hoạt động nào, mà cần sự tiếp sức, đồng lòng của cả người ở hải ngoại và quốc nội.” Kết thúc cuộc phỏng vấn, cả Huy Chương lẫn cô Lê Mỹ Hạnh đều nói với RFA rằng họ “tuy hiện đang lưu lạc khỏi Việt Nam nhưng chúng tôi luôn muốn có cơ hội quay trở về khi đất nước có dân chủ”. Về ông Đoàn Huy Chương, báo Thời Nay, một ấn phẩm của báo Nhân Dân hồi tháng 8/2019 viết: “Ông Chương từng gia nhập một tổ chức phản động ở Mỹ do Nguyễn Công Bằng khởi xướng; năm 2006 anh ta bị bắt và tòa án nhân dân tuyên án 18 tháng tù vì có hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”. Ra tù, Đoàn Huy Chương vẫn chứng nào tật ấy, đến năm 2010 lại bị bắt, bị xét xử về tội gây rối trật tự, an ninh và đã phải nhận án 7 năm tù giam. Năm 2017, Đoàn Huy Chương mãn hạn tù, và vừa hung hăng tuyên bố tiếp tục “đấu tranh” vừa chuồn sang Thái Lan cầu cạnh xin xỏ Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc giúp định cư ở nước thứ ba…” Về cô Lê Mỹ Hạnh, trang Hội Cờ Đỏ hồi tháng 6/2019 viết: “Mới đây trên trang Facebook cá nhân của Lê Mỹ Hạnh có bình luận trong chuyên mục hỏi đáp có viết: “Đảng đóng vai trò gì về việc phòng chống tham nhũng?”, ”Không có đảng thì làm đ** gì có tham nhũng mà chống”. Đây là những ngôn từ hết sức ngông cuồng, thô tục, thiếu văn hóa của kẻ bất mãn nhằm chia rẽ lòng dân với Đảng, hạ thấp uy tín cán bộ đảng viên và cơ quan của Đảng và nhà nước ta...”  
......

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển tuyệt thực lần thứ 2

Tù chính trị Nguyễn Văn Điển và Nguyễn Trung Trực hiện đang bị giam tại Trại 5 Thanh Hóa. RFA| Tù chính trị Nguyễn Văn Điển lại phải sử dụng biện pháp tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các tù nhân lương tâm. Ông Nguyễn Thái Văn, bố của anh Nguyễn Văn Điển cho biết tin này sau chuyến thăm hôm 24/9/2019. Ngày 27/9, Đài RFA đã liên lạc với ông Nguyễn Thái Văn và được ông Văn cho biết Điển đã bắt đầu tuyệt thực vào ngày 22/9: “Điển tuyệt thực 4 ngày nay, em ốm, đen, yếu... nhắn bảo tuyệt thực chưa biết bao giờ ngưng. Tình trạng em rất yếu, khuyên em tuyệt thực chẳng giải quyết được gì em nói chú là chú hãy ủng hộ em làm công việc này” . Ông Văn còn cho biết mỗi tháng gia đình được vào thăm Điển một lần và mỗi lần được gặp mặt 1 tiếng: “Tháng vào một lần mỗi lần được 1 tiếng đợt vừa rồi vào mất điện nên được nói chuyện trực tiếp với nhau” Cách đây gần 2 tháng rưỡi (ngày 1/7), tù chính trị Nguyễn Văn Điểm đã từng tuyệt thực cũng để phản đối sự ngược đãi của nhà tù đối với các TNLT. Hiện nguyện vọng của gia đình tù chính trị Nguyễn Văn Điển chỉ mong các tổ chức nhân quyền lên tiếng giúp đỡ. “Nguyện vọng gia đình là nhờ các tổ chức nhân quyền giúp đỡ”. Biện pháp tuyệt thực được các các tù nhân lương tâm sử dụng để đòi hỏi quyền lợi căn bản trong tù, phản đối việc quản giáo không tôn trọng các qui định của luật pháp; hay để ủng hộ các tù nhân lương tâm khác bị ngược đãi. Anh Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, thường được gọi là Điển ‘Ái Quốc’. Anh bị đưa ra tòa xét xử vào cuối tháng 1 vừa qua cùng với ông Vũ Quang Thuận và sinh viên Trần Hoàng Phúc với cáo buộc ‘xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trên mạng Internet.’ Tòa tuyên anh Nguyễn Văn Điển 6 năm rưỡi tù giam, ông Vũ Quang Thuận 8 năm và Trần Hoàng Phúc 6 năm tù giam.  
......

Nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp khủng hoảng vì dầu khí?

An Viên dịch (VNTB)| Thời báo Tài chính (FT), ngày 23/9 đã đăng tải nội dung bài viết, trong đó nhấn mạnh nền kinh tế của Việt Nam có thể gặp khủng hoảng trong tương lai, nguyên nhân đến từ… dầu khí. Chính phủ Hà Nội đang chật vật để chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương lai, gây nguy cơ mất điện và cản trở một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất Á Châu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu điện có thể xảy ra sau năm 2021 và chỉ đạo nhóm quan chức phải đẩy nhanh các dự án nhà máy điện đang bị đình trị. Việt Nam là nền kinh tế mà sản xuất dựa nhiều nguồn năng lượng điện, và điều này càng trở nên quan trọng hơn khi Việt Nam đang trở thành địa điểm thụ hưởng từ cuộc thương chiến Mỹ – Trung. Nhưng giờ đây, Hà Nội phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng tiềm tàng cùng lúc ở cả ha mặt trận: thiếu hụt năng lực sản xuất và Trung Quốc đang gây khó dễ cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Đối với một quốc gia đang cố gắng ‘đu dây’ giữa quan hệ Mỹ – Trung về cả ngoại giao lẫn kinh tế, thì Hà Nội giờ đây phải đối mặt với những lựa chọn quyền lực ngắn hạn và có ý nghĩa địa chính trị trong thời gian tới. Andrew Harwood cho FT biết, nguồn cung từ dự trữ dầu khí trong nước của Việt Nam đã gặp phải những thách thức, dù đó đến từ khả năng tài chính của công ty dầu khí quốc gia, hay tranh chấp hàng hải và căng thẳng chính trị. Và giờ đây, nổi lên mối quan tâm về việc, Hà Nội sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai như thế nào. Cho đến nay, Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào than đá, dầu và thủy năng. Tuy nhiên, một số dự án như vậy đã bị trì hoãn trong những năm gần đây do tình trạng quan liêu hoặc đến từ các nhà đầu tư nước ngoài không có khả năng đảm bảo các khoản bảo lãnh cho chính phủ cho các dự án. Hà Nội năm 2016 đã từ bỏ một chương trình điện hạt nhân. Các nhà phân tích thuộc phía chính phủ Hà Nội và ngành công nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện đang hướng mắt về năng lượng mặt trời, nghiên cứu việc nhập khẩu khí đốt hóa lỏng quy mô lớn và xem xét nhập khẩu điện từ các nước láng giềng. Đầu tháng này, một trang trại điện năng từ mặt trời trị giá 391 triệu USD, lớn nhất Đông Nam Á, đã bắt đầu hoạt động tại tỉnh Tây Ninh. EVN cho biết hồi tháng trước, hơn 4.000 hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trong ba tháng qua với tổng công suất 200MW. 300MW khác sẽ được bổ sung thêm vào cuối năm 2019. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường năng lượng mặt trời trên mái nhà vào năm 2019 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đã tiến hành đa dạng hóa sản xuất điện, với sự nhấn mạnh vào năng lượng tái tạo như là giải pháp của thành phố thông minh. Tuy nhiên, Andrew Harwood nói thêm: Vẫn còn phải xem liệu sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo kể từ năm 2018 đủ để chống lại nguy cơ cắt điện trong ba năm tới hay không. Điện năng đã kìm hãm sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển khác. Nam Phi đã phải đối mặt với tình trạng mất điện thường xuyên vì đã không đầu tư đủ công suất trong những năm gần đây để theo kịp nhu cầu. Nhu cầu về điện ở Việt Nam đang tăng khoảng 9% một năm, nhanh hơn nền kinh tế, vốn tăng hơn 7% trong năm 2018. Trong một dấu hiệu của sự nhạy cảm của vấn đề, không có đại diện chính phủ nào đề cập với FT vấn đề này. Tuy nhiên, một quan chức đã xác nhận rằng có một số rủi ro về tình trạng thiếu điện trong những tình huống cực kỳ bất ngờ, rất có thể là khi các hồ chứa nước cung ứng cho các dự án đập thủy điện sắp hết. Hà Nội đang theo đuổi các sửa chữa kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách điện bao gồm cả nhập khẩu điện từ Lào. Các quan chức cũng đã thảo luận về khả năng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ tạo ra sự nhạy cảm về mặt chính trị. Các công ty và quan chức Mỹ đang thúc đẩy LNG là một giải pháp cho nhu cầu điện của Việt Nam, bán nó một phần như một cách để giảm thặng dư thương mại kỷ lục của đất nước với Mỹ, một điểm gây căng thẳng với chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên, khí hóa lỏng sẽ không phải là giải pháp đủ để chống lại khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra. Khả năng Việt Nam sẽ khai thác khí đốt ngoài khơi đang được ra. Từ đầu tháng 7, một tàu khảo sát của Trung Quốc, Haiyang Dizhi 8, đã thực hiện một cuộc khảo sát ngoài khơi bờ biển phía nam – khu Bãi Tư Chính, một nơi đang được thăm dò bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Rosneft của Nga. Đầu tháng này, truyền thông xã hội Việt Nam truyền nhau tin đồn về việc ExxonMobil đã thông báo cho Thủ tướng Phúc rằng họ đã rút khỏi Cá voi xanh, dự án khí đốt ngoài khơi lớn nhất của Việt Nam. ExxonMobil, đã từ chối bình luận về tin đồn. Phát ngôn viên chính phủ của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, cho biết dự án này đã được thực hiện theo kế hoạch. Gần đây, PVN đã đăng tải bài viết ‘Gia tăng trữ lượng dầu khí – Yếu tố sống còn’ trên chuyên trang của mình./. Nguồn: https://www.ft.com/content/7daf8bf6-d535-11e9-8367-807ebd53ab77  
......

Phải xử bà CTQH Kim Ngân thế nào cho đúng luật?

LS Lê Công Định| Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép được quy định tại Điều 349 của Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) như sau: "1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với từ 05 người đến 10 người; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Đối với 11 người trở lên; b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; c) Làm chết người. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." Như vậy, các yếu tố pháp lý được mô tả trong tội phạm bao gồm như sau: Khách thể: Xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam. Chủ thể: Là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu thể chế chính trị của Việt Nam là một nhà nước pháp quyền và dân chủ gấp triệu lần phương Tây, thì sự việc 9 người vượt biên trái phép sang Hàn Quốc sau khi "đi nhờ" chuyên cơ của phái đoàn Quốc hội Việt Nam phải bị khởi tố hình sự, cả vụ án lẫn bị can. Người đứng đầu trong chuyến đi đó tuy không có lỗi cố ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì liên quan đến vụ án, và nếu không bị khởi tố bị can, thì phải chịu trách nhiệm về chính trị là từ chức hoặc bị bãi miễn khỏi chức vụ đang đảm nhiệm. FB Lê Công Định Nguồn ảnh Fb Việt Tân  
......

Cộng đồng người Việt tại Úc tranh đấu đòi tự do cho ông Châu Văn Khảm

SBS News| Chính quyền Morrison được yêu cầu phải nỗ lực hơn cho người công dân Úc 70 tuổi bị bắt giữ tại Việt Nam Cộng đồng người Úc gốc Việt phát động lời kêu gọi lớn nhất từ trước giờ về tình trạng của một công dân Úc bị bắt giữ tại Việt Nam, qua cuộc thắp nến cầu nguyện tại trung tâm thành phố Sydney hôm thứ Sáu. Ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, bị bắt giữ tại Tp. Sài Gòn vào tháng Giêng trong một chuyến đi “thu thập dữ kiện” và sau khi bị giam giữ tám tháng không có luật sư bảo vệ, ông sắp sửa bị đưa ra xét xử với tội “khủng bố chống phá chính quyền nhân dân”. Vụ xử này sẽ diễn ra trong vòng hai-ba tháng, theo hồ sơ của lãnh sự Úc mà hãng thông tấn SBS đã xem được. Bà Châu Trang, vợ của ông Khảm, cho biết tại buổi thắp nến, “Chúng tôi được biết là chồng tôi sẽ bị đưa ra tòa và chúng tôi lo ngại là nếu không cho dư luận biết thì ông sẽ bị kết án nặng nề.” Ông Khảm đã về hưu, là thành viên của tổ chức dân chủ Việt Tân, bị cáo buộc theo điều 113 của Bộ luật hình sự Việt Nam và nhà cầm quyền Việt Nam còn đang điều tra xem có buộc tội ông vi phạm điều 341, sử dụng giấy tờ giả. Nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng ông dùng giấy tờ giả để vào Việt Nam từ Cam Bốt. Ông Châu Văn Khảm. Trong buổi thắp nến, tại Quảng trường Martin ở Sydney, các tham dự viên cầu nguyện cho ông Khảm và hát những bài ca mang niềm hy vọng. Bà Võ Hồng, một người trong ban tổ chức và cũng là thành viên Việt Tân cho SBS biết là bà đồng cảm với trường hợp của ông Khảm vì chính bà cũng từng bị bắt giữ tại Việt Nam vào năm 2010. “Tôi hiểu sự cô đơn như thế nào và những đòn phép tâm lý tác động đến người tù… Vì vậy tôi rất quan tâm đến tình trạng của ông ấy. Những cảm giác này vẫn còn đọng trong người tôi mặc dầu nó đã xảy ra cách đây mười năm về trước.” Bà Võ Hồng bị bắt giữ ở phi trường Tân Sơn Nhất, Tp. Sài Gòn vào năm 2010 khi tham dự vào một cuộc biểu tình chính trị ôn hòa về các biển đảo đang tranh chấp trong vùng Biển Đông. Mặc dầu được thả ra sau mười ngày giam giữ, bà cho biết là bị răn đe và hù dọa trong lúc bị giam. “Lúc đó, tôi cảm thấy bất lực vì không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài. May mắn cho tôi là thời gian giam giữ không lâu, nhưng dầu vậy, cũng đủ tồi tệ cho tôi.” Ông Benedict Kerkvliet, một nhà nghiên cứu chính trị và tác giả quyển sách Lên Tiếng tại Việt Nam (Speaking out in Vietnam) nhận định rằng không phải là điều gì ngạc nhiên cho ông Khảm khi mà nhà nước Việt Nam có phản ứng mạnh. Theo ông thì đảng Việt Tân bị cấm hoạt động tại Việt Nam. Ông nói thêm, “Nếu tôi là ông ấy thì tôi cũng sẽ biết đây là phần rủi ro khi đi Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.” Theo tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), có ít nhất 131 người bị giam giữ tại Việt Nam chỉ vì thực thi quyền căn bản của họ. Hy vọng có sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền Úc Anh Dennis Châu, con trai của ông Khảm, hiện đang làm việc tại London, gần đây có gửi lá thư dài 33 trang về trường hợp của cha mình đến văn phòng Bộ Trưởng Ngoại Giao Marise Payne tại Sydney. Anh cho biết đây là nỗ lực chót để chính quyền Úc quan tâm. “Chúng tôi không muốn cha tôi bị bỏ quên. Tôi được văn phòng Bộ Ngoại Giao cho biết là sẽ hồi âm nhưng đến nay thì chưa thấy gì hết.” Bà Châu Trang cũng cho biết gia đình rất thất vọng với việc Thủ Tướng Úc không lên tiếng một cách mạnh mẽ về trường hợp của ông Khảm. Thủ tướng Scott Morrison viếng thăm Việt Nam vào cuối tháng Tám vừa qua và có gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Bà Châu Trang nói thêm, “Chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng, nhưng không thấy chỉ dấu gì là ông ấy đề cập đến trường hợp của chồng tôi. Chúng tôi hy vọng là chính quyền Úc nỗ lực hơn nữa, nhất là khi chồng tôi sẽ bị đưa ra tòa xét xử trong một xứ cộng sản độc đảng.” Phát ngôn nhân của Thủ Tướng Morrison nói với SBS rằng, “Chúng tôi có nêu các vấn đề nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi không thể tiết lộ chi tiết về các cuộc đối thoại riêng giữa các nhà lãnh đạo.” Bộ Ngoại Giao Úc thì cho biết là họ sẽ không bình luận gì về việc có làm gì hơn nữa để thúc đẩy trường hợp của ông Khảm ngoài việc hỗ trợ từ Lãnh sự quán Úc. “Vì lý do riêng tư chúng tôi không thể cung cấp thêm chi tiết.” SBS đã liên lạc với Bộ Ngoại Giao Việt Nam và chờ lên tiếng về vụ việc. Lin Evlin, SBS News  
......

Những ‘món nợ’ của một tân Phó Đề Đốc

Đại tá Huấn trong lễ khánh thành tượng Lone Sailor, Guam, 30-4-2019 (The Guam Daily Post). Mạnh Kim – VOA| Bài báo của tác giả Tom McCarthy trên The Daily Oklahoman đề ngày 20-5-1975 với hình cậu thiếu niên Nguyễn Từ Huấn ở trang nhất có nhắc đến chi tiết cậu thiếu niên Từ Huấn có khả năng trở thành nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, tên tuổi ông Huấn sau này được vinh danh không phải trên sân khấu giao hưởng. Ông khoác áo nhà binh. Con đường binh nghiệp đã giúp ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến cấp bậc Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ… Thiếu tá Huấn (thứ hai, phải sang) trong những ngày làm việc tại Iraq. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp) Năm 1981, sáu năm sau khi đến Mỹ cùng hàng trăm người Việt Nam tỵ nạn khác sau ngày 30-4-1975, ông Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp Đại học Okahoma State với bằng cử nhân điện cơ. Không dừng lại, ông lấy tiếp các bằng thạc sĩ tại ba đại học: Đại học Southern Methodist, Đại học Purdue và Đại học Carnegie Mellon (hạng tối ưu) chuyên ngành kỹ thuật thông tin. Sau đó, ông làm việc cho một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ. Năm 1991, cuộc chiến Vùng Vịnh nổ ra. Ông Huấn đăng ký vào quân ngũ. Năm 1993, ông trở thành sĩ quan Hải quân trừ bị. Trong thời gian này, ông làm việc thêm ở Bộ Năng lượng. Với vị trí kỹ sư phụ trách dự án đặc biệt chuyên nghiên cứu kỹ thuật dẫn hai tia proton phóng với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng sao cho chúng có thể chạm nhau (superconducting super collider), từ đó cung cấp các dữ liệu nhằm giúp hiểu thêm về hiện tượng Big Bang cũng như các hiện tượng khác trong vũ trụ, ông Huấn là một trong số rất ít người Việt có mặt trong nhóm nghiên cứu này. Từ Bộ Năng lượng, ông chuyển sang làm việc cho General Motors (GM), phụ trách thiết kế các hệ thống điện tử cho xe hơi. Tại đây, ông phát minh một số sáng chế mà hiện GM vẫn sử dụng… Một trong những bằng sáng chế của ông Huấn. (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp) Năm 1993, internet chưa phát triển, cả nước Mỹ chỉ có khoảng 20 website. Tuy nhiên, ông Huấn đã nghĩ đến việc làm thế nào có thể sử dụng network để phục vụ quân đội và hỗ trợ tác chiến. Ý tưởng của ông được một đề đốc ủng hộ. Ông Huấn được mời vào Ngũ Giác Đài tường trình cho giới lãnh đạo Hải quân. Tiếng nói của anh thiếu úy Huấn trở nên lạc lõng giữa những hoài nghi. Cho đến thời điểm đó, rất ít người có thể hình dung cái gọi là “network warfare”. Không đầy 10 năm sau, khi nước Mỹ bước vào cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai (2003), kỹ thuật chiến tranh không gian mạng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định thắng bại. Cuộc chiến Vùng Vịnh lần hai cũng là thời điểm thiếu tá Huấn được đưa sang Afghanistan và Iraq, với vai trò sĩ quan chỉ huy đơn vị kỹ thuật giúp phá hủy các thiết bị kích nổ bom từ xa của khủng bố… “Một trong những thử thách khó nhất đối với tôi là phải đi một bước trước kẻ thù” – ông Huấn trả lời phóng viên Eric Schmitt trên New York Times số ra ngày 6-2-2006. “Cách đây 44 năm, tôi là một trong những người tỵ nạn, lòng lo lắng cho một tương lai bất định nhưng vẫn cảm thấy vô cùng biết ơn khi đến được đây. Những hình ảnh tôi còn nhớ rõ mồn một khi đặt chân đến Trại Asan ở đảo Guam này, giờ là công viên Asan Beach, là những thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ phơi mình dưới cái nắng cháy da, dựng lều và lán thức ăn, phát nước uống và đồ ăn nóng, giúp đỡ và chăm sóc mọi người với thái độ tử tế và kính trọng… Những người lính đó đã mang lại cảm hứng cho tôi cống hiến cho Hải quân Mỹ đến tận hôm nay”… Phát biểu trên của Đại tá Nguyễn Từ Huấn trong dịp khánh thành tượng Lone Sailor tại Guam ngày 30-4-2019 đã cho thấy tại sao ông quyết tâm gia nhập và cống hiến cho quân đội (tượng đài Lone Sailor do chính ông Huấn khởi xướng với sự thực hiện của US Navy Memorial). Ông có một sứ mạng khác trong lẽ sống của mình. Ông định hình cuộc đời ông bằng những định nghĩa khác với những đo lường về vật chất. Với ông, có nhiều cách để “trả nợ” nước Mỹ nhưng ông đã chọn binh nghiệp, vì quân đội mới là hình ảnh đại diện bảo vệ cho quốc gia nơi đã cưu mang những người tỵ nạn như ông, một quốc gia từng là ngọn hải đăng cho những giá trị nhân bản, về tự do, dân chủ và nhân quyền. “Món nợ” đối với nước Mỹ không phải là món nợ lớn nhất đối với ông Huấn. Có một món nợ khác chất chứa gánh nặng lương tri thậm chí nặng nề hơn. Nó có ý nghĩa lớn hơn cả. Nó ám ảnh ông như một lời thề mà ông nguyện phải làm, như một cách để báo hiếu cho cha ông – cố Đại tá Chỉ huy trưởng Trường thiết giáp VNCH Nguyễn Tuấn, như một cách để làm mẹ ông mỉm cười nơi chín suối, như một cách để “trả lời” cho một cuộc chiến tàn khốc từng làm điêu linh dân tộc mà toàn bộ gia đình ông là nạn nhân, để cuối cùng, cho thấy rằng, hòa bình có giá trị như thế nào và tại sao bằng mọi giá phải bảo vệ hòa bình. Câu chuyện bi thương của ông đã được kể đi kể lại với rất nhiều tình tiết không có thực. Và khi thuật lại câu chuyện, một số nhân vật luôn được đẩy ra phía trước như thể họ là nhân vật chính. Cũng khó có thể tránh điều đó vì câu chuyện đã trở thành một phần của lịch sử cuộc chiến. Tuy nhiên, những thước phim chính xác đáng lý cần phải lột tả thời khắc kinh hoàng xảy đến với gia đình ông chứ không phải những gì xảy ra sau đó. Đó là hình ảnh kiên cường của bố và mẹ ông trước họng súng của đặc công Cộng Sản. Hơn 50 năm trôi qua, ông Huấn chưa bao giờ quên những gì ông chứng kiến. Ông không thể quên tràng súng liên thanh điên cuồng nã vào bảy người trong gia đình mình – vào bố, vào mẹ, vào các người anh và cả đứa em út mà mẹ bế trên tay, khi họ đang bị bắt làm con tin, ngay trong những ngày mà hai bên đã thỏa thuận ngưng chiến. Ông không thể quên cảnh người anh thở hắt ra làn hơi cuối cùng và cảnh người em bị bắn thủng bụng ruột đổ ra ngoài. Ông không bao giờ có thể quên được cảnh mẹ ông, bị bỏ nằm đó đau đớn, chảy máu và rên xiết nhiều giờ cho đến chết. Ông cũng không thể quên cảnh đặc công cầm lưỡi lê đâm vào lon bia để uống, dọn đồ ra ăn, giữa những nạn nhân bị thương đang rên xiết và giữa những thi thể vừa bị thảm sát man rợ. Gia đình cố Đại tá Nguyễn Tuấn (tất cả đều bị sát hại, trừ ông Nguyễn Từ Huấn-đứng giữa; ảnh chụp năm 1967). (Hình: Nguyễn Từ Huấn cung cấp) Rồi có một đặc công chĩa súng vào đầu Huấn khi phát hiện đứa trẻ 9 tuổi duy nhất còn sót lại. Dưới ánh sáng hỏa châu từ bên ngoài, tay đặc công cộng sản đối diện ánh mắt không hề lộ chút sợ hãi của cậu bé Huấn. Một vết đạn, từ vụ thảm sát trước đó, trúng vào đầu khiến mặt mày Huấn bê bết máu. Có lẽ đó cũng là lý do khiến toán đặc công không buồn bận tâm ban cho Huấn “một phát đạn ân huệ”, bởi nghĩ rằng ông sẽ không thể nào sống nổi. Tuy nhiên, ông đã không chết. Vài giờ của một thời khắc sáng mùng hai Tết Mậu thân 1968 đã trở thành cơn ác mộng dài lê thê đi theo suốt cuộc đời ông. Thay vì gục ngã, thay vì đầu hàng số phận khi đặt chân đến Mỹ với hoàn cảnh một thiếu niên tỵ nạn nghèo khó, ông Huấn đã chiến thắng tất cả thách thức và khó khăn, một cách ngạo nghễ. Nước mắt thương mẹ và nỗi đau nhớ cha cùng các anh em trong gia đình đã không làm ông ngã quỵ mà giúp ông mạnh mẽ đứng lên, bằng hình ảnh không phải là nạn nhân một cuộc chiến mà một mảnh đạn đến giờ vẫn còn lưu trong đầu. Ông đã trả được “món nợ” cho lương tri, cho lẽ làm người, cho công dưỡng dục của hai vị chú thím cưu mang nuôi nấng ông, và nhất là cho lẽ làm con đối với hai bậc sinh thành. Tháng 10-2019 tới đây, lễ thăng chức Phó Đề đốc cho ông Nguyễn Từ Huấn sẽ được tổ chức tại Washington DC. Với kinh nghiệm cùng sự tận tụy, tân Phó Đề đốc Huấn còn sẽ đảm nhận một chức vụ mới: Tham mưu phó Bộ tư lệnh hải dương hệ thống Hải quân (Naval Sea Systems Command-NAVSEA), đặc trách an ninh mạng. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt lại có thêm một nhân vật đáng để tự hào. Ông đã trả hết nợ chưa? Chắc là chưa – ông nói. Làm thế nào tôi có thể yên tâm thản nhiên nhìn Trung Quốc đe dọa quê hương mình từng ngày từng giờ mà không chút xót xa lo nghĩ? – ông Huấn tâm sự. Ông còn ôm nặng một món nợ lớn khác: “nợ” mình là người Việt Nam.  
......

Đường cao tốc Bắc – Nam: Thấy gì qua việc chọn thầu?

Phạm Minh Hoàng Cứ “theo thông lệ”, thì mỗi khi có biến hoặc muốn thông qua một đạo luật gây tranh cãi, nhà nước với sự hỗ trợ của truyền thông và “trung đoàn 47” lại tung ra một vài tin nóng sốt để “định hướng dư luận”. Biến ngày hôm nay là gì nếu không là Bãi Tư Chính và thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền trước sự hung hăng ngày càng trắng trợn của Trung Quốc. Nhiều người, trong đó có cả công chức, đảng viên cũng đồng thanh yêu cầu chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế Ngày 24 tháng Chín vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải đã thông cáo về sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quốc tế đối với 8 dự án của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Theo đó, đến cuối tháng Bảy, sau 2 tháng kể từ lúc phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, Bộ Giao Thông Vận Tải đã nhận được 60 bộ hồ sơ dự tuyển. Trung Quốc áp đảo với 30 bộ hồ sơ tham gia sơ tuyển tại tất cả 8 dự án; còn lại 15 bộ hồ sơ quốc tế của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Pháp, Philippines. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 15 bộ hồ sơ tham gia sơ tuyển. Kết quả đánh giá của bên mời thầu và quá trình thẩm định của cơ quan nhà nước cho thấy, 4 dự án không có nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển; 2 dự án chỉ một nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển; một dự án có 2 nhà đầu tư và một dự án có 3 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Trước thực tế trên, Bộ Giao Thông Vận Tải quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế; điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư cho 8 dự án. Việc này được cho sẽ giúp “đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng”. Đọc qua thông cáo nói trên, nhiều người chắc cảm thấy yên lòng vì “đã loại Trung Quốc”! Đặc biệt là vì lý do “đảm bảo an ninh quốc phòng”. Tuy nhiên, chuyện có đơn giản như vậy không? Trước tiên, một lãnh đạo Cục Giám Định của Bộ Xây Dựng đã thú nhận rằng năng lực và kinh nghiệm đấu thầu của chúng ta còn quá hạn chế, và nếu không tìm ra sai sót nào thì không thể phân biệt đối xử để ngăn chặn nhà thầu Trung Quốc khi đấu thầu quốc tế, vì chúng ta đã là thành viên của WTO rồi. Cũng có thể là dùng hàng rào kỹ thuật, nhưng khổ nỗi nhà thầu Trung Quốc cũng có đầy đủ các thông số kỹ thuật đòi hỏi. Vì thế không thể gạt bỏ trong hồ sơ dự thầu của họ. Nói tóm lại, cạnh tranh sòng phẳng là chúng ta chưa đủ tầm. Vậy tại sao 15 nhà thầu Trung Quốc cho dự án cao tốc Bắc – Nam bị loại một cách không thương tiếc. Trung Quốc đã từng xây dựng đập Tam Hiệp và tuyến đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng khiến cả thế giới ngả nón, huống chi 1.300 km cao tốc Bắc Nam. Cứ cho là Trung Quốc bị loại, nhưng còn các nhà thầu Hàn Quốc, Pháp… không lẽ họ cũng không đủ trình độ? Và sau cùng, để thực hiện cao tốc thì phải đi vay, và phần lớn vốn vay lại đến từ Trung Quốc. Để vay vốn của họ thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư xác nhận như vậy. 1.372 km đường cao tốc Bắc – Nam có tổng mức đầu tư khoảng 314.000 tỷ đồng (khoảng 14 tỷ USD chưa tính trượt giá). Trên nguyên tắc nhà nước bỏ ra khoảng 45%, còn lại đi mượn. Nhưng với tình hình phải tính lại GDP như gần đây khiến nỗi băn khoăn về ngân quỹ lớn hơn bao giờ hết. Và càng băn khoăn thì lại phải tìm đến ông láng giềng với những ràng buộc không tránh khỏi. Vậy thì tại sao nhà nước đột nhiên ưu ái doanh nghiệp trong nước và thẳng tay với doanh nghiệp Trung Quốc? – Dưới sự phản đối của người dân? Nên nhớ tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn người xuống đường phản đối Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng nhưng sau khi dẹp tan, họ vẫn âm thầm thông qua. Thậm chí qua vụ trục xuất người Trung Quốc vi phạm pháp luật gần đây, nhiều người còn cho rằng nhà nước Việt Nam cũng đã âm thầm thông qua Luật Dẫn Độ hồi nào không hay. – Giao cho doanh nghiệp trong nước! Nhiều người đã lên mạng kiểm tra thì thấy các doanh nghiệp trúng thầu đã bị tai tiếng rất nhiều khi làm ăn cẩu thả. Có những tuyến đường chính thức thông xe từ 2 tháng Chín, 2018, nhưng 1 năm qua đã gây bức xúc vì liên tục tái xuất những sống trâu, lún, võng và ổ gà, ổ voi. Câu hỏi đặt ra là phải chăng có sự chia chác trong này? – Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc theo hình thức nào đi nữa thì đâu có ai cấm việc chuyển thầu hoặc thuê nhà thầu Trung Quốc thực hiện thì sao? – Lý do “đảm bảo an ninh quốc phòng” do Bộ GTVT đưa ra coi bộ không thuyết phục lắm, vì nếu quả thực là vậy thì công khai chỉ chọn nhà thầu trong nước ngay từ đầu, đợi chi đến lúc nhận 45 hồ sơ nước ngoài rồi mới quyết cho mất công. Thú thật, nếu đứng vào vị trí nhà thầu nước ngoài, cho dù đó là Hàn, Pháp hay Trung Quốc, điều này chắc chắn làm cho họ hụt hẫng nếu không muốn nói là tức giận. – Thông cáo của Bộ GTVT chỉ liên quan tới 8 dự án gồm 550 cây số nghĩa là chỉ khoảng 1/3 tổng công trình, phần còn lại sẽ phải đấu thầu tiếp. Vậy chưa biết nhà nước sẽ tính sao. – Và sau cùng, cứ “theo thông lệ”, thì mỗi khi có biến hoặc muốn thông qua một đạo luật gây tranh cãi, nhà nước với sự hỗ trợ của truyền thông và “trung đoàn 47” lại tung ra một vài tin nóng sốt để “định hướng dư luận”. Biến ngày hôm nay là gì nếu không là Bãi Tư Chính và thái độ khiếp nhược của nhà cầm quyền trước sự hung hăng ngày càng trắng trợn của Trung Quốc. Nhiều người, trong đó có cả công chức, đảng viên cũng đồng thanh yêu cầu chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Tóm lại, hả hê thì có thể, nhưng lo lắng vẫn còn lơ lửng trên đầu vì áp lực từ phương Bắc vẫn còn quá lớn mà lãnh đạo Hà Nội thì vẫn an trú trong “16 vàng – 4 tốt”. Phạm Minh Hoàng https://viettan.org/duong-cao-toc-bac-nam-thay-gi-qua-viec-chon-thau/    
......

Tự do không tự nhiên rơi xuống

nhacsituankhanh| Trong một thời gian rất ngắn, có ít nhất hai vụ kết án và bắt giữ công dân Việt đã diễn ra. Cả hai vụ đều thiếu sự công minh và thiếu cả tư cách của một quốc gia có luật pháp về quyền con người. Hai người phụ nữ lớn tuổi, tiểu thương ở Đồng Nai, bị kết án 11 năm tù vì đã viết biểu ngữ và kêu gọi chống luật đặc khu vào năm 2018. Chị Vũ Thị Dung, một trong hai người, bị bắt cóc khi đi đám cưới của bạn. Và cả chị Dung lẫn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương đều không được yêu cầu luật sư hay gặp mặt gia đình trong một thời gian dài, cho đến khi họ chuẩn bị ra tòa. Thậm chí, ra trước phiên tòa giả hình ấy, người nhà của hai phụ nữ ấy cũng không được vào dự.   bà Vũ Thị Dung 06 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Ngọc Sương 05 năm tù . Gần hơn là vụ bắt giữ công dân Nguyễn Vượng ở Lâm Đồng. Cả trăm công an rầm rộ bao vây nhà của anh, bắt đi, lục soát căng thẳng – mà theo mô tả thì không khí còn nghiêm trọng hơn cả vụ vây bắt 4 người Trung Quốc làm và tàng trữ 13 tấn ma túy ở Gia Lai. Nguyễn Vượng chỉ dùng công cụ livestream của facebook để bày tỏ chính kiến của mình, bày tỏ sự dứt khoát với chủ nghĩa cộng sản. Dù quan điểm chính trị riêng của Nguyễn Vượng được bảo vệ bằng Hiến pháp Việt Nam, nhưng tiếc là ở đất  nước mà chúng ta đang sinh tồn, Hiến pháp thuộc về nhân dân, đành thúc thủ trước bạo cường và man rợ thuộc về nhà cầm quyền. Hiến pháp Việt Nam vẫn ghi rằng bất đồng chính kiến với chủ nghĩa cộng sản là quyền, chứ không phải là tội. Rất nhiều những chuyện quái gở như vậy đã xảy ra tại Việt Nam, đến mức dần trở thành chuyện bình thường. Và bình thường đến mức bị nhạt nhòa trước mắt của đám đông. Đoàn Thị Hồng, bà mẹ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi vẫn bị công an bắt cóc và phớt lờ lời chất vấn từ phía luật sư. Những vụ điều tra dài ngày kèm thêm sự khủng bố tinh thần nhiều hình thức trong trại tạm giam để buộc nhận tội như trường hợp anh Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ… đều là những vết nhơ của đời sống có luật pháp, nhưng lại không được nhiều sự chia sẻ, không được nhiều người dám cùng lên tiếng kêu đòi công lý cho họ. Sợ hãi và thủ phận vẫn còn là một màn sương dày đặc, không cho con người nhìn thấy nhau, không cho.phẩm giá và lẽ phải của con người được trỗi dậy. Nhưng đám đông người Việt lại vẫn luôn truyền tai nhau một cách hớn hở về những thông tin Hoa Kỳ thương chiến với Trung Quốc, ra những đạo luật về vấn đề Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông… như một phép cứu cánh tinh thần. Nhưng đã đến lúc mọi người cần phải nói với nhau tỉnh giấc, thoát khỏi giấc mơ chờ sung rụng. Sẽ chẳng có tổng thống Trump nào, hay sự tan rã nào của Trung Quốc sẽ tự nhiên đem lại dân chủ và nhân quyền cho người Việt Nam cả. Chỉ vỗ tay và hy vọng thì không đủ. Một nước Việt Nam cần những con người cùng nhau thực sự hành động để đi đến những sự thay đổi mang tính hiện thực. Sẽ chẳng có trái sung ngon ngọt nào rơi vào cái miệng sợ hãi và há to chờ thời mang tên Việt Nam. Bài tập đầu tiên cho những đổi thay, là từ ngay bây giờ, mỗi con người cần quan tâm hơn và lên tiếng về việc vì sao người dân Việt đang rên xiết với đất đai bị cướp bóc, vì sao những người tù nhân lương tâm đang bị đối xử hà khắc và oan ức từng ngày, vì sao luật pháp đang bị chà đạp bởi những kẻ đang cầm nắm quyền lực… Hãy tự hỏi mình, bạn đã tìm thấy sự phẫn nộ trước sự bất công đang chà đạp đồng bào chưa? Bạn đã bao lần quay mặt để được yên phận mình mà không ray rứt trước nỗi đau của người cùng màu da, tiếng nói? Đừng tự so sánh với Hồng Kông, đừng lo sợ tương lai Việt Nam sẽ như Tây Tạng…nếu chỉ là chờ đợi thụ động. Nếu có một thể chế mới ngẫu nhiên xảy đến, đất nước này nhiều khả năng sẽ lại bị cầm nắm bởi bọn cơ hội, hèn nhát và vô lương tâm mà thôi. Bởi nuôi dưỡng hèn nhát, chúng ta sẽ nhận lại hèn nhát. Nuôi dưỡng sự ích kỷ, chúng sẽ là nạn nhân của ích kỷ. Tôi viết những dòng này, bởi có không ít người Việt hôm nay thích chọn làm khán giả thông minh trước thời cuộc hoặc đóng vai tiên tri đại ngôn sáng thế, né tránh thực tế đầy nước mắt, máu và oan khiên của đồng bào mình. Đừng quên bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch sử, khán giả vô tâm hay tiên tri đại ngôn rồi chỉ lộ hình là kẻ ăn bám và đánh cược với thời đại. Bạn không thấy dân tộc này đã mang nặng và đủ đau về những kẻ như vậy sao?  
......

Cuộc “đại thẩm phán” tại LHQ hay điếu văn cho chủ nghĩa cộng sản?

Tân Phong – Web Việt Tân Hôm 24 tháng Chín, 2019, bài diễn văn tấn công mạnh mẽ vào Trung Quốc của Tổng Thống Donald Trump tại diễn đàn Liên Hợp Quốc hẳn đã làm nức lòng nhiều người trên hành tinh. Với lời lẽ đanh thép, hùng hồn, phong thái điềm tĩnh đầy uy lực, Tổng Thống Donald Trump đã lên tiếng vạch trần những tội ác đàn áp tôn giáo, bức hại những người dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay việc đàn áp các phong trào biểu tình ở Hong Kong của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Không những thế, Tổng Thống Trump còn liệt kê bản chất con buôn của Trung Quốc qua việc lợi dụng các tổ chức quốc tế như WTO, UN nhằm trục lợi thương mại trong khi tiến hành các hoạt động gian lận, ăn cắp bản quyền trí tuệ, bí mật kinh tế; ép buộc chuyển giao công nghệ; trợ giá cho các doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh không lành mạnh, ngăn cản tự do thương mại theo các thỏa thuận quốc tế… được chính quyền Bắc Kinh thực hiện một cách qui mô và gây thiệt hại cho các quốc gia khác đặc biệt là Mỹ (thâm hụt ngân sách hơn 550 tỷ USD và mất 60.000 doanh nghiệp, tập đoàn). Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ đã nêu các vấn đề nhạy cảm nhất là vấn đề Tự Do Tôn Giáo ra diễn đàn LHQ và kêu gọi các quốc gia khác tôn trọng quyền Tự Do Tín Ngưỡng và bảo vệ các giá trị phổ quát về Nhân Quyền. Có lẽ đây là lần đầu tiên, Trung Quốc – một quốc gia thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ, nền kinh tế và quân sự thứ 2 thế giới, đầy tham vọng và kiêu hãnh lại phải cúi đầu chịu đựng một sự công khai chỉ trích trước diễn đàn lớn nhất thế giới như vậy. Đây dường như là một cuộc “đại thẩm phán” và kẻ đứng trước vành móng ngựa là chính quyền Bắc Kinh đang bị cáo buộc những tội danh nặng nề nhất về vi phạm các chuẩn mực Đạo đức và Công lý. Vì thế mà qua phát biểu của ông Donald Trump, hàng loạt các quốc gia đồng minh với Mỹ và cả những quốc gia nhỏ bé khác cũng lên tiếng phản đối những việc làm xấu xí của Trung Quốc. Đó là một việc chưa từng xảy ra từ khi thành lập tổ chức LHQ. Việc làm này của Tổng Thống Donald Trump đã chính thức tuyên bố cuộc “thập tự chinh” nhân danh các giá trị về Tôn giáo, Nhân quyền và Pháp luật quốc tế và kẻ đối đầu phía bên kia chiến tuyến là nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Cũng chính tại đây, trước toàn thế giới, ông Donald Trump trực diện cáo buộc chế độ cộng sản, chủ nghĩa xã hội với những lời lẽ có sức công phá như những trái bom nguyên tử trút xuống đầu những chế độ vẫn duy trì thứ chủ nghĩa độc ác, phi nhân, lừa dối và tham tàn này: “Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội không phải vì công lý, bình đẳng, không phải vì nâng đỡ người nghèo, và dĩ nhiên không phải vì những gì tốt đẹp cho đất nước. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ vì một điều duy nhất: Quyền lực của giai cấp cai trị! Nếu các bạn muốn tự do, vậy thì hãy tự hào về quốc gia mình, nếu các bạn muốn dân chủ, hãy bảo vệ chủ quyền của mình. Và nếu các bạn muốn hòa bình, hãy yêu quý dân tộc mình. Những nhà lãnh đạo sáng suốt luôn đặt lợi ích của dân tộc mình, của quốc gia mình lên trên hết. Tương lai không thuộc về những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước! Tương lai thuộc về các quốc gia độc lập và có chủ quyền, những người biết bảo vệ công dân của mình, biết tôn trọng biên giới và vinh danh sự khác biệt vốn khiến mỗi quốc gia trở nên đặc biệt và duy nhất.” Những tuyên ngôn rõ ràng như chân lý này của Tổng Thống Donald Trump đã sổ toẹt những thứ ngụy biện, sáo rỗng, đạo đức giả, những trò hề và thói lưu manh chính trị bấy lâu nay. Chủ nghĩa xã hội hay cộng sản với những thể chế độc ác và lố bịch vẫn còn đang che phủ bóng đen ma quái, lừa mị trên trái đất và quốc gia tiêu biểu nhất mà nó đang ngự trị là Trung Quốc, bị “chỉ mặt đặt tên” là nguồn cơn gây ra đau khổ và tàn lụi, tham nhũng và đói nghèo. Dân tộc Mỹ, tự nhận trách nhiệm thiêng liêng là kiến tạo và bảo vệ thế giới tốt đẹp hơn, vinh danh Đấng Thiên Chúa. Với tất cả lý lẽ hùng hồn này, với tất cả quyết tâm và đức tin, với sức mạnh của siêu cường số 1 thế giới, người ta hy vọng là Tổng Thống Donald Trump cùng với những cố vấn ưu tú trong nội các hiện nay, sẽ làm được những điều xứng đáng với sứ mệnh của THIÊN CHÚA đã lựa chọn: Là quốc gia, dân tộc “dưới Thiên Chúa”. Đây có thể được coi như mốc dấu đáng ghi nhớ cho những kẻ độc tài còn theo đuổi, lợi dụng thứ học thuyết đã giết chết hơn 100 triệu người, đã nô dịch hơn một nửa nhân loại và vẫn đang tàn phá hành tinh này để tiếp tục phục vụ cho những mưu cầu lợi ích, quyền lực của chúng. Lời cáo buộc đanh thép của Tổng Thống Donald Trump ngày 24 tháng Chín, 2019 cũng chính là điếu văn cho chủ nghĩa cộng sản. Chúng ta hãy ghi nhớ ngày hôm nay và chứng kiến sự sụp đổ được báo trước, không thể tránh né của đế chế tội ác vĩ đại nhất loài người – Trung Quốc Cộng Sản đảng và những tập đoàn tội ác chư hầu của nó vẫn đang nhân danh “do dân và vì dân”, “không có lợi ích nào ngoài lợi ích nhân dân”. Hãy chung tay để đưa tiễn chúng về nơi dành cho chúng, để ánh sáng Tự Do được thắp lên, và để quốc gia này được sinh đẻ lại một lần nữa và được hưởng hạnh phúc tròn đầy. 25/9/2019 Tân Phong  
......

Pages