32 nhà hoạt động nhân quyền, dân cử và tổ chức phi chính phủ gởi thư kêu gọi csvn trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Trong một thư ngỏ gửi thủ tướng Việt Nam hôm 24 tháng Giêng 2023, các nhà hoạt động nhân quyền, các dân cử và NGOs trên khắp thế giới kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động người Úc gốc Việt Châu Văn Khảm và tôn trọng các khuyến nghị của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – UNWGAD). ------ Dưới đây là nguyên văn thư ngỏ: Ngày 24 tháng Giêng năm 2023 Thủ Tướng Phạm Minh Chính Nước CHXHCN Việt Nam 16 Lê Hồng Phong Ba Đình Hà Nội, Việt Nam   V/v Kêu gọi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm   Kính gửi Thủ Tướng Phạm Minh Chính:   Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc bị giam cầm tại Việt Nam trong bốn năm qua.   Ông Kham bị bắt vào ngày 13 tháng Giêng năm 2019 khi đang ở Việt Nam, nơi ông đã gặp gỡ giới xã hội dân sự địa phương. Việc bắt giữ ông diễn ra chỉ vài ngày trước khi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR về thành tích nhân quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Viễn và ông Trần Văn Quyền ‒ hai nhà hoạt động nhân quyền khác và là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ‒ đã bị bắt vì có liên hệ với ông Khảm. Cả ba người đã bị kết án từ 10 đến 12 năm tù với cáo buộc “khủng bố”.   Cả ba người đều là những nhà hoạt động ôn hòa. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào cho thấy những người này tham gia vào bất kỳ hoạt động khủng bố nào.   Theo phán quyết của Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc công bố vào ngày 7 tháng 6 năm 2022, việc bắt giữ và giam giữ ông Châu Văn Khảm “thiếu cơ sở pháp lý và do đó là tùy tiện.” Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc kết luận rằng việc giam giữ ông Kham “là hệ quả của việc ông thực hiện ôn hòa quyền tự do lương tâm và niềm tin, tự do quan điểm và biểu đạt, cũng như quyền tham gia công việc công chúng.” Việc giam giữ này đi ngược lại với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Ngoài ra, Nhóm Công Tác xác định rằng quyền được xét xử công bằng và đúng thủ tục hợp pháp của ông Khảm cũng bị vi phạm.   Nhóm Công Tác còn cho rằng việc ông Châu Văn Khảm chỉ có liên kết với tổ chức ôn hòa Việt Tân không thể được dùng để biện minh cho việc giam giữ ông. Nhóm cũng nhắc lại là Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc xem Việt Tân là một tổ chức ôn hòa, hợp pháp với mục tiêu cổ võ dân chủ hóa.   Là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.   Vì thế, chúng tôi cùng chung tiếng nói kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền bằng cách trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm. Chỗ ở của ông không phải là ở tù mà phải là với gia đình tại Úc, đặc biệt trong dịp Tết này.   Trân trọng,   Ms. Saskia Bricmont, Member of the European Parliament Mr. Sébastien Desfayes, Member of the Geneva Parliament, Chairman of the Swiss-Vietnam Committee (Cosunam) Hon. Judy A. Sgro, Member of Parliament, Chair International Trade, Former Minister of Citizenship and Immigration, Canada Ms. Cécile Auriol, ACAT Belgium Mr. Pascal Zohoun, President of ACAT Benin Mr. Gomdaogo Francis Alex Ilboudo, President of ACAT Burkina Faso Me. Armel NIYONGERE, ACAT Burundi Ms. Sylvie Lavigne, ACAT Canada Mr. Bernard Katumba, ACAT Democratic Republic of Congo Ms. Nathalie SEFF, Executive Director ACAT-France Mr. Christoph Schürhaus, ACAT Germany Ms. Ivy Florence Ayivor-Vieira, ACAT Ghana Mr. Massimo Corti, ACAT Italia Mr. Dale Nikke Tokpah, President of ACAT Liberia Ms. Christina Fabian, President of ACAT Luxemburg Ms. Ericka Razakanirahina, ACAT Madagascar Mr. Jean Christophe Konate, ACAT Mali Mr. Emili Chalaux, President of ACAT Spain-Catalonia Ms. Bettina Ryser Ndeye, Secretary General, ACAT-Switzerland Mr. Jean-Daniel Vigny, Swiss member of the International Board of the FIACAT Mr. Nguyen Van Dai, Chairman, Brotherhood for Democracy Ms. Doreen Chen, Executive Director, Destination Justice Mr. Duy Hoang, Executive Director, Viet Tan Dr. Alan Lowenthal, former Member of the U.S. House of Representatives Mr. Frank Heinrich, former member of the German Parliament Mr. Martin Patzelt, former member of the German Parliament Dr. Jörg Breitmaier, Hospital director Dr. Ansgar Hohmann, Scientific researcher Prof. Dr. Walter Motsch Prof. Dr. Johannes Kals Prof. Dr. Stephan Grüne Dr. Christoph Kohl, Cathedral Chaplain
......

Lá thư đần năm Quý Mão 2023 của Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Ông Lý Thái Hùng, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, gửi lời Chúc Tết Quý Mão 2023 đến đồng bào Việt Nam. Kính Thưa Toàn Thể Đồng Bào   Trước thềm năm Quý Mão 2023, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính chúc quý quyến một năm mới nhiều sức khỏe và vạn sự an lành. Nhân đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến toàn thể quý vị thân hữu đã luôn luôn sát cánh và đồng hành với anh chị em đảng viên Việt Tân trên mọi chặng đường đấu tranh trong suốt 40 năm qua.   Thưa quý vị, Năm 2022 đã khép lại với những biến động dồn dập: Từ cuộc chiến xâm lược của Putin ở Ukraine đến căng thẳng tại eo biển Đài Loan, từ phong trào biểu tình của phụ nữ Iran đến cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid 19 tại Trung Quốc, từ khủng hoảng năng lượng toàn cầu đến lạm phát, kinh tế bấp bênh… đã đặt thế giới trước nhiều thử thách.   Những thử thách này đã giúp thế giới ý thức sâu sắc nguy cơ của những chế độ độc tài đối với tương lai ổn định của nhân loại, và các quốc gia tự do đã không còn có thể ngồi yên hay đứng riêng rẽ, mà đã cùng bắt tay nhau chống lại các thế lực đen tối này; ngay cả người dân trong các nước độc tài cũng đang trổi dậy tham gia vào cuộc chiến giành lại quyền sống có nhân phẩm của mình, điển hình là Iran và Trung Quốc.   Sự ủng hộ hết lòng của các quốc gia dân chủ đối với sự chiến đấu dũng cảm của người dân Ukraine để chống lại cuộc chiến xâm lược của Putin - được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Iran - đã vực dậy sự đoàn kết của khối các quốc gia tự do nói chung, xung quanh Hoa Kỳ.   Chưa ai biết rõ cuộc chiến tại Ukraine sẽ kết thúc ra sao; nhưng điều chắc chắn là Putin đã thua và trở thành một “tội đồ chiến tranh” - kéo theo sự xói mòn hình ảnh quyền lực của hai lãnh tụ độc tài Tập Cận Bình và Ali Khamenei, và đe dọa sự tan rã của các nhà nước chuyên quyền Trung Quốc – Nga - Iran trong thời gian trước mặt.   Tại Việt Nam, tuy đại dịch Covid 19 đã được khắc phục và nền kinh tế gia công nhờ vào đầu tư ngoại quốc (FDI) đã hồi phục, tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục, nhưng cuộc sống nói chung của người dân vẫn khốn khó. Lý do đơn giản là căn bệnh tham nhũng di truyền của những chế độ độc tài đã khiến lợi tức quốc gia dù có tăng trưởng thì cũng chỉ rơi vào túi của những thành phần quyền lực và bè phái.   Nạn khan hiếm xăng dầu cũng đã đẩy vật giá lên cao ngất ngưởng làm cho cuộc sống của hàng triệu người lao động và bà con nghèo điêu đứng, nhưng lại không được nhà nước giúp đỡ hiệu quả vì bộ máy hành chánh tê liệt, hậu quả của sự say mê “đốt lò” - diệt trừ đối thủ - của ông Nguyễn Phú Trọng.   Hai vụ án “Chuyến Bay Giải Cứu” và “Kít test Việt Á” bị khởi tố trong năm 2022 đã cho thấy là tình trạng tham nhũng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là nhận hối lộ hay biển thủ, tẩu tán tài sản quốc gia, mà là thông đồng với nhau, biến những chính sách nhà nước thành cơ hội để trục lợi. Điều này cho thấy là dù ông Nguyễn Phú Trọng có gia tăng đốt lò, thì tham nhũng vẫn phát triển ở quy mô rộng lớn vì quyền lực của đảng giúp họ làm giàu nhanh hơn. Trong 10 năm đốt lò, ông Trọng phát hiện đã có trên 160.000 tỷ đồng Việt Nam bị biển thủ, nhưng chỉ đòi lại được 16.000 tỷ đồng, tức là chỉ thu hồi được 10%.   Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của “thay đổi”.   • Phải thay đổi để tăng cường nội lực của nền kinh tế tư nhân hầu giảm thiểu sự lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại quốc. • Phải thay đổi để mở ra một xã hội đa nguyên, chấp nhập sự lên tiếng của số đông để ngăn chận sự cấu kết tham nhũng. • Phải thay đổi để dân tộc Việt Nam được phuc hoạt quyền tự chủ góp phần hiệu quả vào việc bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ bành trướng của Bắc Kinh.   Chúng ta không chờ đợi lãnh đạo CSVN chấp nhận sự thay đổi mà chính chúng ta phải đứng lên thực hiện cuộc thay đổi bằng khát vọng, ý chí và sự dũng cảm của dân tộc.   Dù cho CSVN cố gắng kiềm chế xã hội với nhiều thủ đoạn răn đe nhằm ngăn chặn sự bất mãn của người dân bùng nổ, nhưng những biến chuyển của tình hình nói chung đang thôi thúc người Việt phải đứng lên tự cứu mình. CSVN đang ở vào ngã ba đường:   -Giằng co giữa sự lôi kéo của Hoa Kỳ và Trung Quốc. -Càng chống tham nhũng càng làm cho bộ máy nhà nước tê liệt. -Phân cực giàu nghèo càng gia tăng theo đà du nhập đầu tư ngoại quốc.   Chỉ có ánh sáng dân chủ mới giúp Việt Nam thoát ra khỏi ngỏ cụt của chuyên chế độc tài, vì đất nước chỉ có thể phát triển hài hòa và bền vững dưới một thể chế tự do và quyền con người được tôn trọng. Kính thưa quý vị,   Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc đã cho thấy không một thể chế nào đi ngược với lòng dân mà có thể tồn tại mãi, và chính sức mạnh của dân tộc là nền tảng tạo ra những chuyển biến lịch sử để đem lại những thay đổi tốt đẹp cho đất nước. ​ Khung thời gian từ 3 đến 5 năm trước mặt sẽ là thời điểm xung yếu khi trật tự thế giới đương thời đang thay đổi và chắc chắn sẽ khiến tình hình Việt Nam rơi vào những đột biến hay khủng hoảng. Vấn đề là dân tộc chúng ta có tiếp tục “chân cứng, đá mềm” đi tới và ở tư thế sẵn sàng khi thời cơ đến hay không.   Trong niềm hy vọng của năm mới và trước những xoay chuyển của tình hình nói chung và nhất là những tranh chấp quyền lực ngày một gay gắt trong thượng tầng lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, tôi tin là dân tộc chúng ta sẽ lật qua trang sử mới trong một ngày không xa.   Đảng Việt Tân nguyện đồng hành cùng dân tộc trên con đường đi xây dựng hạnh phúc và yêu thương cho các thế hệ mai sau.   Trân trọng kính chào quý vị. *** Chủ Tịch Đảng Việt Tân gửi lời Chúc Tết đến đồng bào Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=e0dQ4CQ8bYU&t=3s    
......

Công an CSVN tiếp tục truy lùng nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng

Mộc Lan   Lại thêm một lần nữa an ninh Thanh Hoá gửi Thư kêu gọi nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng ra đầu thú.   Đã nhiều lần an ninh Thanh Hoá ra quyết định kêu gọi gửi thư cho gia đình Tráng để yêu cầu ông Nguyễn Văn Tráng ra đầu thú.   Năm 2018 nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng bị truy nã theo điều 79 BLHS: “Âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”   Trước đó Nguyễn Văn Tráng là sinh viên ngành Xây Dựng của trường Đại Học Hồng Đức, Thanh Hoá. Vì lên tiếng phản đối những bất công, bảo vệ môi sinh, môi trường…. Cũng như bao nhà hoạt động khác Nguyễn Văn Tráng bị an ninh sách nhiễu, gây áp lực bị đấu tố trước toà sinh viên của khoa, thậm chí bị chặn đánh giữa đường. Và đỉnh điểm an ninh cộng sản đã gây sức ép lên nhà trường nơi Tráng đang theo học tước đoạt cơ hội được tiếp tục học tập của ông trong khi chỉ còn 3 tháng nữa là tốt nghiệp.   Dưới sự truy lùng gắt gao của an ninh cộng sản Nguyễn Văn Tráng đã phải tạm lánh…. Nhưng phía an ninh cộng sản vẫn không buông tha cho Tráng và gia đình Tráng. Người mẹ già ở quê luôn bị sách nhiễu, khủng bố tinh thần vì người con trai út không thể im lặng trước những bất công, sai trái của hệ thống cầm quyền.   Thủ đoạn của nhà cầm quyền cộng sản rất tàn độc đối với những nhà bất đồng chính kiến. Mong được sự quan tâm của các tổ chức nhân quyền cũng như cộng đồng về sự an toàn của nhà hoạt động Nguyễn Văn Tráng và gia đình./.   Tựa Admin  
......

“HY VỌNG ĐÃ VƯƠN LÊN” cho đồng bào tị nạn Việt Nam!

Nam Lộc - SBTN Hy vọng ở đây là niềm hãnh diện mà thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại đã thực hiện được, làm nở mặt cộng đồng tị nạn VN đã từng được đất nước và người dân Hoa Kỳ đón nhận. Họ là nhóm Viet4Afghans (V4A) được vội vã thành lập vào tháng Tư, 2021, để cứu trợ khẩn cấp những ngưới tị nạn A Phú Hãn vào thời điểm HK rút quân ra khỏi quốc gia này. Hầu hết thành viên của nhóm V4A đều sinh ra và lớn lên ở Mỹ, hoặc đến định cư từ khi còn rất trẻ, nhưng họ đã thay mặt chúng ta để đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ HK trong nỗ lực cứu giúp những người cùng hoàn cảnh, nhưng khác mầu da và chủng tộc. https://www.vietsforafghans.org/ Vận động cho quyền lợi của người tị nạn đã khó, nhưng đích thân giúp họ định cư là một công việc khó khăn, vất vả và phức tạp gấp bội phần, nhất là sự bất đồng ngôn ngữ, phong tục, tập quán. Nhưng các nhà bảo trợ gốc Việt trẻ tuổi đã làm được việc này một cách suôn sẻ và tốt đẹp, bằng tấm lòng nhân ái, bằng tình thương đồng loại. Tương tự như các nhà hảo tâm trong cộng đồng VN đã đóng góp gần $200 ngàn dollars qua cuộc vận động của đài truyền hình SBTN, để trao cho các cơ quan thiện nguyện giúp đỡ người tị nạn Afghanistan, trong đó có hội Thánh Tin Lành, LIRS, là tổ chức đã từng định cư người Việt chúng ta từ hàng chục năm liên tiếp. Người A Phú Hãn đã khóc khi nhận được những món quà tình nghĩa của các thành viên trong cộng đồng Việt Nam lúc họ đến định cư tại Orange County. Từ những chiếc TV, tủ lạnh, đến xe cộ, quần áo, tiền bạc, công ăn, việc làm v..v.., thậm chí tôi còn biết, cô con gái của một vị cố đại tướng VNCH, đã đem cả gia đình, gồm vợ và 2 đứa con nhỏ của một người lính biệt kích Afghans về sống chung trong ngôi nhà xinh đẹp của cô tại thành phố Huntington Beach, CA. Tất cả những việc làm cùng thành quả nói trên đã là những món quà tốt đẹp để chúng ta hãnh diện chia sẻ với bất cứ ai khi họ muốn tìm hiểu. Vào 2 ngày, mùng 7 và 8, tháng 12, 2022 vừa qua, một phái đoàn gồm các viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hướng dẫn bởi bà Sarah Cross, Phụ Tá Thứ Trưởng Ngoại Giao, đặc trách về định cư người tị nạn, cùng Tổng Giám Đốc Trung Tâm Bảo Trợ Cộng Đồng, và Phó Giám Đốc Nha Định Cư thuộc chính phủ Liên Bang, đồng thời với các nhà lãnh đạo chương trình tị nạn và y tế tiểu bang Washington. Họ đã đến thành phố Seattle để thăm viếng, thanh tra cũng như tìm hiểu nỗ lực định cư các gia đình người tị nạn A Phú Hãn đã được nhóm thiện nguyện Viet4Afghans, cùng một số cá nhân và tổ chức khác, bảo trợ từ tháng 11, 2021 và hiện đang sinh sống cũng như làm việc tại đây. Qua vai trò tình nguyện viên cố vấn cho nhóm Viet4Afghans, tôi đã được mời tham dự buổi họp mặt và tường trình nói trên. Tôi hết sức ngạc nhiên, cảm động, đồng thời không kém phần hãnh diện, là nhiều người bạn đồng sự với mình ngày trước, nay đã trở thành các nhà lãnh đạo những cơ quan trọng yếu của chính phủ HK. Cảm động hơn nữa là họ vẫn không quên mình cùng những ký ức đẹp và ý nghĩa thời gian mà chúng tôi cùng chung sức nhau phục vụ người tị nạn. Quang cảnh buổi tường trình  Phái đoàn thanh tra của chính phủ Liên Bang đã hết sức ca ngợi và ngưỡng mộ việc làm của nhóm Viet4Afghans, cùng các thành viên trẻ, họ đã vượt qua bao khó khăn, trở ngại. Nhất là vào thời điểm cấp bách, không được hướng dẫn hay huấn luyện về các thủ tục định cư. Nhiều cơ quan thiện nguyện vào thời điểm đó đã ngưng hoạt động, nên rất thiếu sự hiện diện của các cán sự xã hội, hay định cư chuyên môn. Lại thêm dịch Covid hoành hành, ấy vậy mà V4A đã dấn thân nhận giúp đỡ và bảo lãnh theo phương thức “Bảo Trợ Tư Nhân” (Private Sponsorship), có nghĩa là cần một nhóm 5 người (group of 5) ký giấy bảo trợ cho một gia đình, phải đóng tiền thế chân cho mỗi đầu người tị nạn, cũng như cam kết sẽ hoàn toàn trách nhiệm và lo lắng để họ không trở thành “gánh nặng của xã hội” (become Public Charge). Viet4Afghans đã bảo trợ và giúp đỡ tổng cộng là 60 người tị nạn A Phú Hãn, và họ đã thành công. https://www.pbs.org/newshour/show/how-seattles-vietnamese-community-is-helping-afghan-refugees Điều đáng nói ở đây là, sự thành công trong việc làm đầy tình người của nhóm V4A cùng những đóng góp nhiệt tình của cộng đồng người Việt qua chương trình thử nghiệm (pilot program) “Bảo Trợ Tư Nhân”, đã mở rộng cánh cửa hy vọng rất lớn cho gần 2000 người tị nạn VN đang mòn mỏi đợi chờ nơi đất nước Thái Lan. Nhiều cựu thuyền nhân trốn cưỡng bức hồi hương đã sống vất vưởng tại đây từ hơn 30 năm qua. Hàng trăm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo ở VN, cùng với rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền phải lánh nạn ở quốc gia này để tránh bị tù tội, cộng với hàng trăm dân oan, nạn nhân Formosa và các vị tù nhân lương tâm v..v… Theo các viên chức của BNGHK thì chính phủ Mỹ, ngoài việc tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn trong tài khóa 2023, họ còn dự trù sẽ áp dụng chương trình “Bảo Trợ Tư Nhân” cho các chủng tộc khác, trong đó có Việt Nam. Và đó cũng chính là lý do mà chữ “Hy Vọng Đã Vươn Lên” được dùng làm chủ đề cho bài viết này. Nếu giấc mơ tranh đấu cho việc định cư toàn bộ người Việt ở Thái Lan trở thành sự thật, thì công lao lớn nhất phải dành cho sự hy sinh cùng tâm sức và lòng tận tụy trong việc định cư người tị nạn Afghanistan của nhóm Viet4Afghans cùng các thiện nguyện viên người Mỹ gốc Việt khác ở khắp mọi nơi. Nhưng cũng không thể không nhắc đến nỗ lực vận động âm thầm nhưng rất ảnh hưởng của Phong Trào Việt Hưng, kể cả việc liên tục cung cấp thực phẩm, giúp đỡ cho đồng bào tị nạn VN tại Thái Lan từ nhiều năm qua. Đặc biệt là cô Grace Bùi và tổ chức V-RAP (Vietnamese Refugees Assistance Project) do cô thành lập đã có những cuộc vận động vô cùng mạnh mẽ ngay tại Hoa Thịnh Đốn và ở nhiều nơi, kể từ tháng 8, 2021 cho đến nay. Sau cùng cũng không thể không nhắc đến cơ quan USCRI (United State Committee for Refugee and Immigrants), một trong những tổ chức thiện nguyện giúp người tị nạn lâu đời nhất ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, mà tôi hân hạnh là một trong số 12 thành viên của Hội Đồng Quản Trị. Cơ quan USCRI đã tình nguyện đứng ra để vận động cho việc định cư toàn bộ người Việt tị nạn đang tạm trú tại Thái Lan hiện nay, đồng thời sẽ đảm trách và hỗ trợ quy trình “Bảo Lãnh Tư Nhân” cho người Việt tị nạn của chúng ta. https://refugees.org/ Sau cơn mưa, thì Trời lại sáng! Những kế hoạch nhằm phá vỡ chương trình định cư người tị nạn VN tại HK và Canada của Cộng Sản VN đã hoàn toàn thất bại. Mục đích của họ là để thế giới nghĩ rằng, ở VN hiện nay không có sự bất công hay ngược đãi nên “không còn người tị nạn”. Và chúng đã phỉ báng các vị tù nhân lương tâm, bằng cách gọi họ là “tù nhân vô lương tâm”. Tuy nhiên các luận điệu xảo trá đó đã không thể che giấu được ai, bằng cớ là vào ngày 2 tháng 12, 2022, Hoa Kỳ đã đưa VN vào “Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt” (Special Watch List) về vấn đề tự do tôn giáo, cùng với các nước Algerie, Trung Phi và Comoros. Gần đây nhất, ngày 14 tháng 12, 2022, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) của Pháp đã báo cáo các quốc gia có số nhà báo bị bỏ tù nhiều nhất, Việt Nam đã đứng hàng thứ tư, chỉ sau Trung Quốc, Miến Điện và Iran. Đây cũng là lời nhắc nhở đến các thành viên trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, chúng ta cần phải đề cao cảnh giác trước các luận điêu tuyên truyền cùng tin tức láo khoét (fake news) của bọn Việt Cộng và dư luận viên, mục đích là để đánh phá các tổ chức đứng đắn, đã và đang giúp người tị nạn VN. Riêng chính phủ Canada, họ đã hoàn toàn bác bỏ những lời vu cáo của bọn tay sai CS mà chúng đã đưa ra qua một tờ báo ở Canada, bằng cách tiếp tục cứu xét toàn bộ hồ sơ định cư đồng bào tị nạn VN tại Thái Lan của tổ chức VOICE. Và chỉ trong vòng vài tháng qua gần 60 người do VOICE Canada bảo lãnh đã đặt chân đến bến bờ tự do.   https://youtu.be/37QkfWYIXQw Và hôm nay thì cánh cửa được định cư tại Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đang dần dần hé mở. Hy vọng đã vươn lên, và ánh sáng đang ló rạng ở cuối đường hầm cho đồng bào tị nạn VN của chúng ta! Chúng tôi rất mong các cơ quan, hội đoàn, các tổ chức tôn giáo và những cá nhân có lòng trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại sẽ đưa tay đón nhận bằng cách bảo trợ đồng hương thiếu may mắn của chúng ta, những người tị nạn muộn màng, đang mòn mỏi đợi chờ được đến bến bờ tự do. Nam Lộc  (Giáng Sinh, 2022)  
......

London: Người Việt biểu tình trước Đại sứ quán CSVN nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2022

Ngày 11 /12/2022, trong thời tiết giá lạnh và sương mù của London, hơn 200 thanh niên Việt Nam từ mọi miền của Anh quốc vẫn hăng hái tụ hội trước Đại sứ quán VN tham gia cuộc biểu tình do cơ sở Việt Tân tại Anh quốc, Hội thân hữu Việt Tân UK, Hội Anh em Dân chủ UK, Nhóm Phong trào Con đường VN, Hội Công giáo vn….. tổ chức, để cùng lên tiếng nói đòi hỏi cho tự do nhân quyền và công lý cho các tù nhân lương tâm, những người đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam. Khoảng 12 giờ trưa, ông Sơn Trần thay mặt Ban tổ chức tuyên bố lý do cuộc biểu tình. Ông cho biết Liên Hợp Quốc đưa ra chủ đề của năm 2022 là “Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho tất cả”, nhằm lên án tình trạng vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Ngoài ra Hội Đồng Liên Tôn nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền ra văn bản tuyên bố phổ biến rộng rãi, kêu gọi mọi người đồng ý ký tên để tố cáo chính phủ của Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, lên án nhà cầm quyền Cộng sản VN đã “bất chấp pháp luật quốc tế về nhân quyền, đi ngược trào của thời đại dân chủ. Đồng thời “thỉnh cầu quốc tế áp lực buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải từ bỏ chế độ độc tài toàn trị, hủy bỏ Điều 4 của Hiến pháp”.   Sau bài phát biểu của ông Sơn Trần, bà Thảo Trương, đại diên Đảng Việt Tân tại Anh quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do các tù nhân lương tâm, các nhà đấu tranh dân chủ, dân sinh và nhân quyền trong nước. Ngoài ra chính quyền cộng sản VN không được cáo buộc tội hình sự lên những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hòa như ông Châu Văn Khảm, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang…. Tuy đứng ngoài trời dưới cái lạnh 0 độ C, nhưng mọi người vẫn hừng hực  khí thế đấu tranh khi mọi người hưởng ứng ông Ngọc Anh, thành viên Đảng Việt Tân kêu gọi cùng nhau hô to những khẩu hiệu “Tự do cho VN”, “Nhân quyền cho VN” và hát vang bài hát đấu tranh “Trả lại cho dân” của nhạc sĩ Việt Khang. Tiếp theo đó, là phần phát biểu của cô Trâm Lê, đại diện Hội Anh Em Dân Chủ. Cô Trâm Lê đã phản đối Nhà cầm quyền cộng sản VN đã vi phạm hiệp ước quốc tế về nhân quyền, gia tăng bắt bớ những người bất đồng chính kiến, những người đấu trang bất bạo động, lên án chế độ cộng sản, độc tài, toàn trị tại VN. Ngoài ra, ông Đức Trần, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, cũng đã lên án mạnh mẽ việc chính quyền VN ra sức đàn áp những nhà hoạt động dân chủ và đấu tranh nhân quyền tại VN bằng những điều luật bất hợp lý và sử dụng những bản án “bỏ túi” nặng nề nhất để kết án các tù nhân lương tâm. Sau 2 giờ đấu tranh dưới tiết trời lạnh giá của xứ sở sương mù, mọi người cùng vui vẻ chụp hình kỷ niệm trước khi ra về. Buổi biểu tình kết thúc trong sự ấm áp của tình người, tình đồng hương và ngọn lửa đấu tranh tiếp tục được truyền tiếp đến các bạn trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Tường trình bởi Anh Nguyễn – Thảo Trương  
......

Đức quốc: Sinh hoạt nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2022

Chương trình lễ kỷ niệm 74 năm ngày ra đời bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ở Đức năm nay được tổ chức chính xác vào ngày 10 tháng 12, 2022 gồm hai phần:   Biểu tình trước nhà hát lớn thành phố ngân hàng Frankfurt (Opernplatz) từ 12g15 và trong nhà thờ Christus gần đó từ 15 đến 20 giờ.   Biểu tình Sau nghi thức chào cờ Đức – Việt và phút mặc niệm, bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội Người Việt tị nạn cộng sản tại CHLB Đức đã đọc lời khai mạc. Bà sơ lược về bản Tuyên Ngôn lịch sử của loài người vào năm 1948, 3 năm sau khi trải qua cuộc thế chiến II tàn khốc, và ý nghĩa của nó. Ông Frank Boungard, đại diện Tổ Chức Công Giáo Chống Tra Tấn ACAT, người sinh trưởng ở Đông Đức và đã có những trải nghiệm về chế độ độc tài cộng sản DDR nhấn mạnh về những giá trị dân chủ vốn là thể chế tốt đẹp nhất cho con người. Thể chế này cần được bảo vệ tốt trước những đe dọa như từ nhóm Reichsbürger chủ trương dùng bạo lực vừa bị cảnh sát Đức phá vỡ vài hôm trước đã gây chú ý cho công luận quốc tế. ACAT ủng hộ những nỗ lực hướng tới dân chủ của người Việt Nam. Bà Gabi Uhl, ca nhạc sĩ và là chủ tịch Sáng Kiến Chống Án Tử Hình Đức nhắc nhở những giá trị về nhân quyền, dân chủ và phản đối các hình thức tra tấn con người của những chế độ độc tài chuyên chế. Đại diện Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, ông Vũ Hoàng Hải xiển dương những tù nhân lương tâm đã và đang góp phần đấu tranh cho một Việt Nam tự do. Ông Nguyễn Đình Phúc, chủ tịch Hội Người Việt tị nạn cộng sản tại Hamburg chia sẻ về ý nghĩa ngày QTNQ bằng tiếng Đức. Ông kêu gọi mọi người quan tâm hơn nữa đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Bảo, chủ tịch Hội NV TNCS tại Nürnberg khuyến cáo về việc thiếu vắng các quyền cơ bản của con người, dù ĐCSVN đã ký kết vào các văn bản quốc tế cam kết tôn trọng nhân quyền. Ông đòi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do ngay cho tất cả TNLT Việt Nam. Anh Dylan Trần Phi, một người trẻ chia sẻ về tình trạng mất nhân quyền ở Việt Nam bằng tiếng Đức. Dù CSVN sắp ngồi vào ghế Hội Đồng Nhân Quyền tại Liên Hiệp Quốc, tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng không khá hơn. Anh đưa ra sáu cụ thể cho ĐCSVN, trong đó có những yêu sách như trả tự do ngay lập tức cho tất cả TNLT, chấm dứt công ước chống tra tấn mà CSVN ký kết vào năm 2013 và mọi hình thức tra tấn trong đồn công an, tôn trọng mọi quyền tự do căn bản, chính thức lên án hành động xâm lăng nước Ukraine có chủ quyền ... Xen kẽ giữa những phát biểu là các bản nhạc đấu tranh như „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“, „Trả lại cho dân“ và các khẩu hiệu „Tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam“ được đoàn biểu tình hô to vang nơi đông đảo khác qua đường. Nhiều truyền đơn bằng Đức ngữ liên quan đến ngày QTNQ cũng đã được ban tổ chức trao tay cho người đi đường. Nhiều người Đức đứng lại hỏi thăm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Buổi Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2022 Buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền 2022 được diễn ra sau đó trong khung cảnh ấm cúng của nhà thờ Christuskirche ở khu phố lận cận. Tham dự buổi lễ, ngoài đông đảo đại diện thành viên Liên Hội đến từ nhiều thành phố, nhiều nhân  sĩ đồng hương trong TP Frankfurt và các thành phố phụ cận, và một số đồng hương đến từ các quốc gia lận cận như Ukraine, Ba Lan, Áo, và vương quốc Bỉ. Lãnh đạo các tôn giáo có HT Thích Như Điển và Mục sư Uwe Saßnowski. Về phía các tổ chức nhân quyền quốc tế có Ô. Frank Boungard của Tổ Chức Nhân quyền Kitô giáo (ACAT), Bà Gabi Uhl, Chủ tịch Tổ chức Chống Án tử hình (Initiative Gegen Die Todesstrafe), và Ô. Roman Kühn, Giám đốc Liên Hiệp cho Những Dân tộc bị Áp Bức.   Sau nghi thức khai mạc và lời nguyện cho hòa bình Việt Nam của hai lãnh đạo tôn giáo hiện diện cử hành, chương trình được bắt đầu bằng diễn văn chào mừng quan khách của Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CH LB Đức. Tiếp theo là diễn văn về ý nghĩa Giải Nhân Quyền 2022 trong khung cảnh tình hình đàn áp nhân quyền đang trở nên tệ hại hơn bao giờ của TS Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hành MLNQVN. Những người nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay gồm Thi sĩ Trần Đức Thạch, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, và nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và các đồng đội trong Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết là những tấm gương tiêu biểu. Hiện họ là những tù nhân lương tâm đang bị chế độ csvn giam cầm.   Nghi thức trao giải  được hai MC Trần Ngọc Thành và Trinh-Đỗ Tôn-Vinh hướng dẫn bằng hai ngôn ngữ Việt và Đức mà cao điểm là phần tuyên dương và trao giải. Các thành viên trong Ban Tổ Chức đã lần lượt đọc lên thành tích đấu tranh cho nhân quyền của những khôi nguyên cũng như những gian khổ họ phải chịu đựng. TS Nguyễn Bá Tùng, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Vũ Hoàng Hải đã thay mặt MLNQVN trao các bản tấm vinh danh đến đại diện của các khôi nguyên, gồm LS Nguyễn Văn Đài, thay mặt nhà thơ Trần Đức Thạch; nhà văn Võ Thị Hảo thay mặt nhà báo Nguyễn Tường Thuy; và nhà báo Vũ Ngọc Yên thay mặt cho nhà hoạt đông Lưu Văn Vịnh và các đồng đội trong Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết.   Sau mỗi lần tuyên dương, cả hội trường chăm chú theo dõi hình ảnh và lời nói chân tình của các bà vợ của ba khôi nguyên lên tiếng từ Việt Nam và được phát trên màn hình lớn:   Bà Nguyễn Thị Chương, vợ tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch; Bà Phạm Thị Lân, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Tường Thụy; Bà Lê Thị Thập, vợ tù nhân lương tâm Lưu Văn Vịnh. Sau đó một số quan khách đã được mời phát biểu gồm HT Thích Như Điển, MS Uwe Saßnowski, Ô. Frank Boungard của Tổ Chức Nhân quyền Kitô giáo (ACAT), Bà Gabi Uhl, Chủ tịch Tổ chức Chống Án tử hình, Ô. Roman Kühn, Giám đốc Liên Hiệp cho Những Dân tộc bị Áp Bức. Ngoài ra còn có một số lãnh đạo các tổ chức nhân quyền quốc tế không thể đến tham dự cũng đã gởi điệp văn tuyên dương những khôi nguyên và cám ơn Ban tổ chức.   Buổi lễ trao Giải được kết thúc sau phần văn nghệ chiến đấu đặc sắc do các bạn trẻ đồng hương tỵ nạn phụ trách. Nhiều nhân sĩ địa phương đã bày tỏ niềm phấn khởi trước sự kiện Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại Cộng Hòa Liên Bang Đức./.  
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 được trao cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 ‒ với chủ đề Bảo Vệ Chủ Quyền Trước Nguy Cơ Trung Quốc ‒ được trao cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng Sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng là nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho chủ quyền của đất nước và cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 được tổ chức vào ngày 10 tháng Mười Hai tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ông Nguyễn Năng Tĩnh là một thầy giáo dạy nhạc tại một trường cao đẳng ở tỉnh Nghệ An. Ông tham gia nhiều tổ chức xã hội dân sự gồm nhóm phản đối đường lưỡi bò No-U FC tại Vinh, nhóm Bảo Vệ Sự Sống, Quỹ Phát Triển Con Người, Truyền Thông Công Giáo. Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Năng Tĩnh thường xuyên lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, loan tải tin tức trên Facebook về thảm họa Formosa, bày tỏ quan điểm phản đối Dự Luật Đặc Khu và tích cực trong các hoạt động từ thiện Công Giáo gây quỹ giúp người nghèo. Là một thầy giáo, ông luôn tìm cách khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tranh đấu cho các quyền cơ bản của con người nơi các học sinh của mình. Hình ảnh ông dạy các học sinh hát bài “Trả lại cho dân” đã được lan truyền rộng rãi như một tấm gương sáng về một người dân yêu nước, một người thầy muốn nhìn thấy tương lai con em được tốt đẹp hơn. Vì những hoạt động dân sự này ông Tĩnh đã nhiều lần bị công an cho người hành hung. Tuy nhiên điều này không làm ông sợ hãi mà ngược lại càng khiến ông quyết tâm hơn nữa trong các hoạt động kêu gọi bảo vệ chủ quyền đất nước cũng như thúc đẩy cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Vào ngày 29 tháng Năm, 2019 thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt và khởi tố với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Vào ngày 15 tháng Mười Một, 2019 ông bị kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bất chấp sự đe dọa trước đó của công an, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã mạnh dạn tuyên bố trước tòa: “Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và can tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe dọa xâm lăng của Trung Quốc. Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến.” Ở trong tù ông tiếp tục bị gây khó khăn, bị hành hung khi cùng với các tù nhân lương tâm khác phản đối cán bộ trại giam ngược đãi các tù nhân chính trị. Vào tháng Mười Một, 2021, Ủy Ban về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết rằng việc bắt giam, xét xử ông Nguyễn Năng Tĩnh là hành động bắt giam tùy tiện, và chính phủ CS Việt Nam đã vi phạm các chuẩn mực và công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Ủy ban này đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Năng Tĩnh. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Dân Biểu Hạ Viện Canada bà Judy Sgro, Giám Đốc Tổ Chức Whistleblower Aid bà Libby Liu, Chủ Tịch Phong Trào Dân Chủ Hóa Châu Á Giáo Sư Kojima Takayuki, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Người Việt tại Nhật ông Ngô Văn Viễn, Nhà hoạt động Dân Chủ – cựu Tù Nhân Lương Tâm Giáo Sư Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2022. Ngày 7 tháng 12 năm 2022 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: TS Đông Xuyến, +1 346-704-4744  
......

Buổi sinh hoạt, gây quỹ cho TNLT Việt Nam của Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam- Cosunam

Như thông lệ hàng năm, năm nay Ủy Ban Thụy Sỉ Việt Nam, cũng được gọi là Cosunam - Comite Suisse-Vietnam, đã tổ chức một buổi sinh hoạt và bữa cơm gây quỹ cho TNLT Việt Nam vào ngày 23 tháng 11 vừa qua với sự tham dự của trên 100 quan và quý khách, đồng hương và rất nhiều chính giới cao cấp tại Thụy Sĩ. Trong đó có sự hiện diện của ông Serge Dal Busco, bộ trưởng Giao thông và hạ tầng cơ sở của tiểu bang Genève, bà Nathalie Fontanet, bộ trưởng tài chánh của tiểu bang Genève, bà Sandra Portier, thị trưởng thành phố Grand-Saconnex bên cạnh Geneve và ông cựu thị trưởng thành phố Genève, ông Michel Rossetti, ông Sébastien Desfayes, dân biểu, luật sư và chủ tich Uỷ Ban Thuỵ Sĩ Việt Nam Cosunam, ông Nguyễn Tăng Luỹ, Tổng Thư ký Uỷ Ban Thuỵ Sĩ Việt Nam Cosunam, … và nhiều chính giới Thụy Sĩ khác, cũng như thân hữu và quý khách từ xa trong khắp Âu Châu, Đan Mạc, NaUy, Pháp, Đức đã theo lời mời của Cosunam cùng đến tham dự. Ủy Ban Cosunam đã được thành lập cách đây hơn 30 năm với mục đích là trình bày cho dư luận Thụy Sĩ một thực tế trung thực nhất về tình hình chính trị và xã hội tại Việt Nam hoàn toàn khác hẳng với những gì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tuyên truyền qua bao nhiêu thập niên qua. Cosunam luôn tìm cách vận động các chính giới Thụy Sĩ để kêu gọi ủng hộ bênh vực và yểm trợ các ACE TNLT hầu để đòi trả lại tự do cho họ và đòi tự do dân chủ cho người dân Việt Nam. Sáng ngày 23 tháng 11, Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam COSUNAM đã được bà Sandra PORTIER- thị trưởng thành phố Grand-Saconnex tiếp đón và khoản đãi ngay tại tòa thị sảnh của thành phố. Buổi tiếp tân nầy đã trở thành một thông lệ hàng năm và đã được thực hiện vào buổi sáng. Buổi tiếp tân nầy cũng nhằm để nói lên thành phố Grand-Saconnex luôn hỗ trợ cho các giá trị nhân quyền, đặc biệt là cho các TNLT Việt Nam. Năm nay, vị khách danh dự được thành phố mời là ông Hồ Đức Hòa vừa được thả sang Hoa Kỳ để trị bệnh và đã được bà Helena Hương Nguyễn đến từ Đan Mạch, đại diện để bày tỏ thông tin cùng sự biết ơn của ông Hồ Đức Hòa đến toàn thể quan khách hiện diện trong buổi tiếp tân. Vào buổi chiều cùng ngày, buổi dạ tiệc được mở đầu vào lúc 18 giờ với rượu khai vị chào mừng trong khu tiếp tân của hội trường trong bầu không khí đầy phấn khởi và ân cần với những khuôn mặt quen thuộc của nhiều năm qua, ông Michael Rosetti, cựu thị trưởng thành phố Genève, năm nay cũng đã trên 80 tuổi mà hầu như năm nào, ông cũng tham dự buổi cơm gây quỹ cho TNLT do Cosunam tổ chức. Cho đến khoảng 19 giờ, tất cả các quan khách đã được hướng dẫn lần lượt tiến vào hội trường nơi mà các bàn ăn đã được trưng bày thật trang trọng với những chậu bông đẹp tuyệt vời. Ông Lũy, Tổng thư ký của Cosunam đã ngỏ lời chào mừng quý quan khách tham dự. Năm nay vị khách danh dự là anh Hồ Đức Hòa, vừa rời khỏi Việt Nam đến Hoa Kỳ trong năm vừa qua, nơi anh đã nhận được quy chế tỵ nạn và đang được điều trị bệnh nặng và những vết thương trầm trọng là hậu quả mà anh đã phải gánh chịu qua hơn 11 năm bị giam giữ trong nhà tù cộng sản. Ông Sébastien Desfayes đã nhắc nhở mục đích của buổi tiệc là để gây quỹ yểm trợ các TNLT và gia đình của họ tại Việt Nam. Đứng trước các quan khách trên sân khấu ông đã đề cập đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, ông kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, vừa được chọn là thành viên của Hội đồng nhân quyền, nhiêm kỳ 2023-2025, phải tôn trọng và tuân thủ hơn lúc nào hết trách nhiệm và vai trò của mình trong lảnh vực nhân quyền. Ông cảnh báo là trên thực tế Viêt Nam đang làm hoàn toàn ngược lại và càng ngày các quyền căn bản của con người càng bị chà đạp. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những vi phạm nhân quyền của họ”. Sau phần phát biểu của ông Sébastien Desfayes, chị Helena Hương Nguyễn, trưởng nhóm của Ủy ban Yểm trợ Việt nam tại Đan Mạch đã nhắc đến các trường hợp của các TNLT tai Việt Nam và đặt biệt là trường hợp của TNLT Hồ Đức Hòa. Chị đã trình bày điều kiện sống vô nhân đạo mà anh Hồ Đức Hòa phải chịu đựng trong những năm ngồi tù. Một đoạn video dài 5 phút đã được trình chiếu với những lời phát biểu rất cảm động của anh cựu TNLT Hồ Đức Hòa, và lời ghi ơn sâu sắc đến nhũng nổ lực của chính giới Thuy Sĩ cũng như của toàn thế giới đã không ngừng can thiệp giúp đở anh và các nhà đấu tranh cho dân chủ khác hiện đang còn bị giam cầm tại Việt Nam. Sau đó bà Pascale Wavre, vợ của ông cựu chủ tịch Rolin Wavre đã qua đời cách đây hai năm, đã trình bày một thỉnh nguyện thư mà Cosunam đã đề xướng, và kêu gọi các quan khách tham gia ký tên, yêu cầu Việt Nam phải trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu và các con là Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương, và đã được sự ủng hộ của rất nhiều quan khách. Sau đó, ông Nguyễn Tăng Luỹ đã giới thiệu một đoạn video dài 10 phút đã trích ra từ cuốn video của tác giả André Menras nói lên sự thất vọng và bất mản của người dân đối với một chế độ chỉ biết dung bạo lực và tham nhũng để cai trị. Trong đoạn video này những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Viêt Nam đã lên tiếng tố cáo đảng cộng sản Việt Nam không tôn trọng tự do phát biểu và sẵn sàng ra tay đàn áp mọi bất đồng chính kiến, còn đối với Trung cộng thì cộng sản Việt Nam vẫn nhu nhược và đã hoàn toàn bị lệ thuộc. Sau đoạn video, ban tổ chức đã mời bà Sandra Portier, thị trưởng thành phố Grand-Saconnex, lên phát biểu. Bà cho biết thành phố Grand-Saconnex, cũng như thành phố Genéve luôn đặt đề tài nhân quyền lên hàng đầu. Vì vậy ngày vinh danh các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam đã trở thành ngày truyền thống tại thành phố của bà. Bà không quên nhắc là thành phố Grand-Saconnex đã vinh dự có một bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam, được đặt ngay trên công viên của thành phố. Giữa những phần phát biểu của chính giới và phần chiếu videos các quan và quý khách tham dự đã có cơ hội thưởng thức những món ăn thật ngon với nhiều nét tinh tế đầy mỹ vị của ẩm thực Việt Nam. Trong phần kết thúc, ông Serge Dal Busco, bộ trưởng Giao thông và hạ tầng cơ sở của tiểu bang Genève, có phần phát biểu về cảm nghĩ của ông về buổi dạ tiệc gây quỹ này. Ông đã cho biết là ông đã rất xúc động và bàng hoàng khi nghe những tường trình về tình hình xúc phạm nhân quyền tại Việt Nam. Ông cam kết là sẽ tiếp tục hổ trợ các sinh hoạt nhân quyền của ủy ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam. Sau phần chính thức của buổi tiệc là phần trao đổi với hai vị khách đến từ xa, đó là bà Helena Hương Nguyễn đến từ Đan Mạch và ông Nguyễn Thế Bảo đến từ Đức, để thâu nhận những cảm nghĩ của họ. Để trả lời câu hỏi về những cảm nghĩ của mình về buổi dạ tiệc gây quỹ cho các anh chị em TNLT Việt Nam và gia đình họ, bà Hương đã trả lời rằng bà đã ghi nhận được sự quan tâm của những chính giới, những dân biểu, những bộ trưởng, khi nói đến đề tài nhân quyền tại Việt Nam. Họ rất thân thiện và có nhiều quan tâm đến vấn đề Việt Nam. Bà không ngờ là họ có một sự quan tâm thiết thực như vậy. Dưới những ấn tượng của cuộc gặp gỡ các chính giới tại Thụy Sĩ , bà Hương đã cam kết sẽ tiếp tục tổ chức những buổi thảo luận về vấn đề nhân quyền dưới sự tham dự của các dân biểu và những đại diện cho những hội đoàn phi chính phủ và những tổ chức xã hội dân sự tại Đan Mạch để chia sẽ những hiểu biết của mình về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Bảo đã bày tỏ những cảm giác vui mừng, phấn khởi và toại nguyện khó tả khi tham dự buổi tiệc. Ông đã từng nghe nói nhiều về những thành tích COSUNAM đã đạt được trong những năm vừa, nhưng những gì ông chính mắt chứng kiến và đã nghe qua trong buổi lễ đã vượt qua hết được những gì ông có thể tưởng tượng được trước đó! Ông đã nói lời cảm ơn Cosuman và thân hữu và đồng bào tại Thuy Sĩ đã hết mình đóng góp tổ chức một buổi tiệc trong một bầu không khí hân hoan, vui tươi, ấm áp và đầy ý nghĩa! Ông cho biết là ở tại địa phương Nürnberg (Nuremberg) sự liên hệ với chính giới của các đảng phái là thường xuyên và trong sinh hoạt với Hội NVTNCS tai Nürnberg dự định tổ chức những buổi gây quỹ cũng đã có trước COVID, được gọi là“buổi điểm tâm cuối tháng với Hội NVTNCS tại Nürnberg”. Với những ấn tượng và sáng kiến mới ông hy vọng sẽ áp dụng được ở địa phương tại Nürnberg. Tuy buổi dạ tiệc gây quỹ đã công khai chấm dứt vào lúc 22 giờ đêm, nhưng mãi cho đến trễ hơn 23 giờ khuya vẫn còn các quan và quý khách chưa ra về mà vẫn tiếp tục trao đổi những tư tưởng và cảm nhận của mình về buổi tiệc do Cosunam tổ chức thành công năm nay. Sau cùng, ông Sébastien Desfayes, chủ tịch ủy ban Cosunam phát biểu: “Cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều vì buổi tối thật đặc biệt và vì một tổ chức rất hoàn hảo. Khoảnh khắc tuyệt vời này sẽ còn mãi mãi khắc sâu trong tim tôi! Trân trọng”./.  
......

Lần đầu tiên, 5 người gốc Việt vào hạ viện một tiểu bang ở Mỹ

Từ trái qua phải: hàng trên là Khanh Pham, Hai Pham, Thuy Tran; hàng dưới là Daniel Nguyen và Hoa Nguyen (Ảnh chụp màn hình KOIN.com VOA Tiếng Việt Lần đầu tiên trong lịch sử có đến 5 người Mỹ gốc Việt giành được ghế trong cơ quan lập pháp của một bang sau bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11. Một trong những vị tân dân biểu này nói với VOA bà hy vọng người Việt ở Mỹ bỏ qua những chia rẽ đảng phái để ủng hộ các ứng cử viên gốc Việt đạt những thành tích cao hơn nữa. Năm vị tân dân biểu bang Oregon này là các bà Hoa Nguyen ở địa hạt 48, Thuy Tran địa hạt 45, Khanh Pham ở địa hạt 46, và hai ông Daniel Nguyen ở địa hạt 38, Hai Pham ở địa hạt 36. Bà Khanh Pham là dân biểu tiểu bang đương nhiệm tái đắc cử. Cả năm vị đều là ra tranh cử dưới màu áo đảng Dân chủ tại các hạt Washington, Multnomah và Clackamas của bang Oregon, những nơi có truyền thống bầu cho ứng viên Dân chủ. Con cái dân tị nạn “Chúng ta nói rất nhiều về tính đại diện. Chúng ta nói về tính bao gồm, nhưng chỉ khi bạn có những người lãnh đạo giống bạn, có xuất thân tương tự như bạn, nó sẽ khiến bạn cảm thấy mình là một phần của câu chuyện”, dân biểu Daniel Nguyen, người đại diện cho khu vực Hồ Oswego và Tây Nam Portland, nói với trang mạng KOIN của Oregon. Các vị dân biểu đắc cử này là con cái của dân tị nạn Việt Nam đến Mỹ trong và sau chiến tranh, trong những năm 1970 và 1980. Dân biểu Khanh Pham là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện bang Oregon vào năm 2020. Các dân biểu cho biết việc phải mất nhiều thời gian như vậy người Mỹ gốc Việt mới nắm được các vị trí lãnh đạo chính trị là bằng chứng cho thấy những thách thức và thành kiến mà họ đối mặt. “Tôi nghĩ đối với thế hệ đi trước, như cha mẹ tôi, tôi nghĩ họ thực sự sốc, thành thật mà nói. Họ chưa bao giờ tưởng tượng rằng con gái họ hay bất kỳ ai trong gia đình sẽ ra đại diện cho cộng đồng trong chính quyền”, Khanh Pham nói với KOIN. Năm vị dân biểu gốc Việt trong Hạ viện bang Oregon chiếm tỷ lệ 8%, cao hơn so với tỷ lệ người Mỹ gốc Á ở Oregon là 6%, theo Cục điều tra Dân số Mỹ. Trong một tuyên bố vào đêm bầu cử, bà Thuy Tran cho biết bà tự hào được cùng với con số kỷ lục những người Mỹ gốc Việt ra tranh cử trong kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2022. “Chiến thắng này không có nghĩa là cuộc chiến dừng lại ở đây. Cơ quan lập pháp bang trong năm tới sẽ phải đối mặt với những trách nhiệm lớn, sẽ phải giải quyết tình trạng vô gia cư, giá nhà ở và chi phí y tế tăng cao, biến đổi khí hậu và đem đến sự an toàn cho tất cả mọi người trong cộng đồng. Tôi đã sẵn sàng làm việc”, bà Thuy nói. ‘Tranh đấu cho Oregon’ Trao đổi với VOA, bà Thuy Tran, tức Trần Chu Thủy, Trung tá Không quân thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia, nói y tế, chăm sóc trẻ em, nhà cửa giá phải chăng và giao thông là những ưu tiên của bà khi bà tuyên thệ nhậm chức vào ngày 9/1 năm sau. Mục tiêu của bà với tư cách dân biểu, bà nói, là giúp cho người dân trong bang Oregon ‘có đời sống tốt đẹp hơn’. Dân biểu Thủy Trần cho biết bà ủng hộ ‘chăm sóc sức khỏe phổ quát’ (universal healthcare) để tất cả mọi người dù giàu hay nghèo đều được tiếp cận y tế. Bà cũng chỉ ra tình trạng chi phí giữ trẻ quá đắt đỏ nên nhiều phụ huynh không có điều kiện đi làm kiếm tiền lo cho cuộc sống và giá nhà cửa cao ngất khiến nhiều người ở Oregon không mua nổi nhà. “Phải có biện pháp làm sao có đủ nhà cửa giá cả phải chăng để người dân có thể mua được”, bà nói với VOA. Bà cũng quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống ở Oregon làm sao để giúp người dân thuận tiện đi lại đồng thời không gây ô nhiễm không khí quá nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Bà cho biết những ưu tiên này của bà cũng là những vấn đề ‘ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam rất nhiều’. Bà giải thích rằng người Việt rất quan tâm đến việc chăm lo cho con nhỏ, và nhiều người trong số họ dù có đi làm nhưng không có khả năng mua bảo hiểm sức khỏe, trong khi trong cộng đồng Việt Nam ‘rất nhiều người bị bệnh tiểu đường’. “An toàn cho cộng đồng gốc Á cũng rất quan trọng, nhất là trong thời đại dịch ở bang Oregon đã xảy ra nhiều vụ là tội ác thù hận nhằm vào người Á Đông”, bà Thủy nói. ‘Hãy bỏ qua R hay D’ Là ứng viên Dân chủ trong khi cộng đồng Việt Nam có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa, bà Thủy kêu gọi cộng đồng Việt Nam ‘ủng hộ cộng đồng mình thay vì đảng phái’. “Nếu cộng đồng Việt Nam vì lý do Dân chủ hay Cộng hòa mà không ủng hộ thế hệ trẻ để họ đi những bước đầu ở tiểu bang thì cộng đồng chúng ta không chỉ ở Oregon mà ở trên cả nước Mỹ này sẽ không có tiếng nói ở Washington, D.C.”, bà nói. Bà lập luận rằng người gốc Việt phải từng bước thắng ở cấp thành phố, hạt, tiểu bang thì mới leo dần lên cấp liên bang. “Khi đó, cộng đồng gốc Việt mới có tiếng nói, mới có tác động lên chính sách đối với Việt Nam”, bà nhận định. “Thủy xin rằng mọi người hãy bỏ chữ R (Cộng hòa) hay chữ D (Dân chủ) đi. Cộng đồng người Việt phải thương người Việt”. “Tại sao người Việt mình lại phải chia rẽ? Ủng hộ cộng đồng cao hơn tính đảng phái chứ?”, bà nói thêm. Bà kêu gọi cộng đồng Việt Nam ‘đừng chụp mũ người này hay người kia là thân Cộng’, ‘đừng nghe những luận điệu trên mạng xã hội’ và ‘đừng ép buộc người trẻ phải theo Cộng hòa’. Về lý do bản thân bà và những người trẻ gốc Việt khác ra tranh đấu dưới màu áo Dân chủ, bà cho biết: “Y tế, nợ nần nhà cửa, nợ nần sinh viên ai ủng hộ người Việt mình? Có nhiều người Việt vì chiến tranh mà cho rằng đảng này đảng kia ủng hộ cộng sản, trong khi cái mình nên chú ý là đảng nào ủng hộ mình ở hiện tại chứ đừng nhìn về quá khứ nữa”. ‘Người Việt hy sinh cho con cái’ Khi được hỏi về lý do thành công trong kỳ bầu cử lần này của năm người trẻ gốc Việt, bà Thủy nói đó là do người Việt ‘hy sinh tất cả cho con cái có cuộc sống tốt đẹp hơn’. “Nhờ vào sự hy sinh của ba má, ông bà, cô chú mà mình được lo cho học hành đến nơi đến chốn, được nên người để lúc này mình có thể bước ra khỏi những lo âu trong cuộc sống mỗi ngày để lo cho cộng đồng”, bà lý giải. Bà chỉ ra sự đa dạng của năm vị dân biểu gốc Việt: bản thân bà là bác sỹ nhãn khoa, Hai Pham là nha sỹ, Daniel Nguyen mở nhà hàng, Hoa Nguyen làm trong ngành giáo dục còn Khanh Pham làm trong một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường. “Năm người chúng tôi là năm đường đi khác nhau, nhưng giống nhau ở chỗ chúng tôi đều có tình thương của gia đình”, bà nói. “Nếu cộng đồng Mễ, cộng đồng da đen cũng tận tụy với con cái như vậy thì họ cũng sẽ thành công như cộng đồng Việt Nam”, bà nói thêm. Bà cho rằng các ứng cử viên gốc Việt muốn vươn lên trong đời sống chính trị Mỹ thì ‘phải vượt ra khỏi cộng đồng Việt Nam’ và ‘tranh thủ được sự ủng hộ của các sắc dân khác’. Bà chỉ ra rằng cuộc đua vào Hạ viện bang của bà chỉ diễn ra ở phạm vi một địa hạt cho dân biểu tiểu bang với số dân không đông. “Nếu ra tranh cử vào Quốc hội liên bang thì cần phải vận động trong bao nhiêu địa hạt như vậy?” bà đặt vấn đề, và cho rằng các ứng cử viên gốc Việt phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng cơ sở (base building), trước khi vươn đến cấp liên bang. Khi được hỏi lý do dấn thân vào con đường chính trị, bà Thủy nói bà muốn tiếp tục con đường giúp đỡ mọi người như ba má bà đã dạy cho bà từ nhỏ. “Mình đã từng tham gia Hội Sư tử ở Oregon để giúp những người không thể mua mắt kính hay thiết bị trợ thính, vào quân ngũ để giúp đất nước, đi tình nguyện ở các cơ sở y tế, nhân đạo để giúp đỡ người dân, bây giờ mình vào Hạ viện bang chỉ là con đường để tiếp tục giúp đỡ người dân thôi”, bà giải thích.    
......

Thư mời tham dự Thánh Lễ tuần 4 Mùa vọng và đêm văn nghệ Giáng Sinh An Bình - Yêu Thương

......

MLNQVN Tổ Chức Tiếp Tân Đánh Dấu 25 Năm Sinh Hoạt và Công Bố Kết Quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2022

  Bản Tin Báo Chí Ngày 20 tháng 11 năm 2022   MLNQVN Tổ Chức Tiếp Tân Đánh Dấu 25 Năm Sinh Hoạt và Công Bố Kết Quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2022   Little Saigon – 20/11/2022 – Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi tiếp tân đánh dấu 25 năm hoạt động (1997-2022) vào chiều ngày 20 tháng 11 năm 2022 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng của TP Westminster, California. Buổi tiếp tân có ba mục đích chính: Tường trình sinh hoạt của Mạng Lưới trong 25 năm qua; tri ân những người đã hỗ trợ sinh hoạt của Mạng Lưới, và công bố Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2022. Tham dự buổi tiếp tân có đông đảo thân hữu, những người hỗ trợ và một số quan khách. Về phía chính quyền có ông Lý Phong, trưởng văn phòng Dân biểu liên bang Alan Lowenthal mà vì lý do sức khỏe nên phút chót không đến tham dự được, Thị trưởng TP Phố West minster Tạ Đức Trí; Phó thị trưởng TP Garden Grove Diedre Thu Hà Nguyễn và một số dân cử khác trong vùng. Một số chức sắc tôn giáo, chính trị và cộng đồng và các cựu tù nhân lương tâm, bao gồm cả những người từng nhận Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam, cũng có mặt. Trong dịp nấy MLNQVN đã long trọng tri ân hai vị khách đặc biệt là Dân biểu Alan Lowenthal và Bà Ann Lau. Dân biểu Lowenthal, đại biểu của khu vực 47 của California từ năm 2013. Trong suốt 20 năm phục vụ, ông đã dành thời gian và nỗ lực của mình để giúp thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cho người Việt Nam, đặc biệt là các nhà hoạt động nhân quyền. Dân biểu Lowenthal đã bảo trợ nhiều tù nhân lương tâm Việt Nam hơn bất kỳ dân biểu hay thượng nghị sĩ nào khác. Riêng đối với Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Dân biểu Lowenthal là một người bạn tốt và một người hỗ trợ xuất sắc trong công cuộc đấu tanh cho nhân quyền và tự do của người dân Việt Nam. Bà Ann Lau, Chủ tịch của Visual Artists Guild, một tổ chức phi lợi nhuận đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và biểu đạt. Hàng năm Visual Artists Guild trao Giải thưởng Tinh thần Thiên An Môn để vinh danh những cá nhân và tổ chức đã có dấu ấn trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên thế giới, đặc biệt tại Á châu. Năm 2017, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã nhận được Giải thưởng Tinh thần Thiên An Môn từ Visual Artists Guild, cùng với các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc, bao gồm Lam Wing Kee - nhà sách Hồng Kông, luật sư Nhân quyền Xie Yang, Li Heping, Wang Quanzhang, và Giang Thiên Dũng. Ngoài vinh dự này, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ thân thiện và nhiệt tình từ Visual Artists Guild và bà Ann Lau trong suốt 25 năm qua.  Ba trong số những thành viên sáng lập có những đóng góp xuất sắc cho hoạt động của ML cũng nhận được bằng tưởng lục trong dịp nầy, gồm GS Nguyễn Thanh Trang, BS Lâm Thu Vân và GS Trần Đức Thanh Phong. Việc công bố kết quả Giải Nhân quyền Việt Nam 2022 được đưa vào chương trình buổi tiếp tân thay vì có một cuộc họp báo riêng như những năm trước. Trong phần công bố kết quả Giải Nhân quyền 2022, TS Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều hành MLNQVN cho biết, MLNQVN đã nhận được 19 đơn đề cử từ trong nước và hải ngoại. Sau một tháng làm việc cẩn trọng, Ban Tuyển chọn đã bầu chọn được 3 ứng viên xuất sắc cho Giải Nhân quyền năm nay: đó là Nhà thơ Trần Đức Thạch, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, và nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết (Xin xem phần thành tích đính kèm). Ông cũng cho biết Lễ Trao Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2022 sẽ được tổ chức tại TP Frankfurt, Đức Quốc, cùng với sự hợp tác của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức nhân dịp Ngày Quốc tế Nhân quyền, 10-12-2022. Sau cùng nhiều khách mời đặc biệt đã phát biểu cảm tưởng, gồm có Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đến từ Tân Tây Lan, Hòa thượng Thích Không Tánh lên tiếng từ Việt Nam, thị trưởng TP Westminster và phó thị trưởng TP Garden Grove. BS Võ Đình Hữu, thay mặt Hội Đồng Liên kết Quốc nội-Hải ngoại, nhân dịp nầy cũng trao tặng DB Lowenthal và MLNQVN hai bằng tưởng lục.    Sau đây là tóm tắt tiểu sữ đấu tranh của các vị nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2022   NHÀ THƠ TRẦN ĐỨC THẠCH   Tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch, sinh năm 1952 ở Nghệ An. Ông từng là  cựu chiến binh quân đội Bắc Việt, trong cuộc nội chiến hai miền Nam-Bắc.   Sau khi giải ngũ, ông tham gia đấu tranh chống lại bất công xã hội ở địa phương, và cùng một số nhà hoạt động khác như Nguyễn Xuân Nghĩa và Vũ Văn Hùng tập hợp đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Ông là tác giả của hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, qua đó, ông đả kích sự bất công xã hội, thiếu vắng công lý, và vi phạm nhân quyền. Tác phẩm gây chấn động cả nước là tập hồi ký “Hố chôn người ám ảnh”. Trong tác phẩm nầy, ông đã thuật lại những điều ông đã chứng kiến qua vai trò tiểu đội trưởng trinh sát thuộc tiểu đoàn 8, Sư đoàn 341 trong trận đánh quanh tỉnh lỵ Long Khánh vào tháng 4, 1975. Bộ đội Bắc Việt đã xả súng đại liên thảm sát hàng trăm thường dân vô tội ở xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi ông nghe tiếng súng và chạy đến, yêu cầu đồng đội dừng bắn thì được biết cấp trên đã ra lệnh “giết nhầm hơn bỏ sót.” Vì những hoạt động ôn hòa để đòi công lý, nhân quyền, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ, ông đã bị chính quyền CSVN bắt và đưa ra xét xử vào ngày 6-10-2008, và bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Sau khi ra tù, ông liên tục bị nhà cầm quyền địa phương sách nhiễu, khủng bố, bắt bớ, câu lưu vì ông không chịu từ bỏ lý tưởng tự do-dân chủ-nhân quyền, cũng như những việc làm ôn hoà đấu tranh cho lý tưởng của ông. Năm 2013, ông gia nhập Hội Anh Em Dân Chủ với mục đích đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Vì thế ông bị bắt lần thứ hai vào ngày 23-4-2020 với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 15-12-2020, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên xử ông 12 năm tù giam và 3 năm quản chế trong một phiên tòa sơ thẩm vỏn vẹn chỉ trong vòng buổi sáng. Ngày 24-3-2021, Tòa phúc thẩm y án tòa sơ thẩm trong 1 phiên tòa chưa đầy 2 giờ đồng hồ. Đối với Trần Đức Thạch, cho dù tiếng súng đã ngưng, nhưng cuộc chiến chống lại sự ác để dành lại quyền làm người chưa bao giờ kết thúc. Trước tòa án CS trong phiên xử phúc thẩm tháng 3 năm 2021, TNLT Trần Đức Thạch nói: “tôi xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hùng ca, bi tráng của cuộc đời tôi. Nó sẽ không kết thúc tại đây mà nó sẽ ngân nga mãi theo thời gian, theo dòng chảy lịch sử của người dân nước Việt, của những người yêu nước và hy sinh cho sự công chính. Tôi rất tự hào vì được cùng anh chị em dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam và sự nghiệp chống Trung Quốc thao túng, xâm lược Việt Nam…” Hiện nay tù nhân lương tâm Trần Đức Thạch bị giam cầm tại trại 5, huyện Thống Nhất, Thanh Hóa. Sức khỏe của ông càng ngày càng suy nhược do tuổi già và điều kiện giam cầm vô nhân đạo của lao tù cộng sản; tuy nhiên ý chí của ông vẫn luôn kiên trì. Bà Nguyễn Thị Chương, vợ nhà thơ Trần Đức Thạch thuật lời ông nói với bà khi bà cùng hai người thân đi thăm ông tại nhà tù ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa: “Dù có 12 năm (tù) hay 20 năm (tù) hay không có ngày trở về, ông vẫn giữ nguyên ý chí của mình.”   NHÀ BÁO NGUYỄN TƯỜNG THỤY Nhà báo Nguyễn Tường Thụy sinh năm 1952. Năm 20 tuổi ông gia nhập quân đội cộng sản Bắc Việt, và xuất ngũ 22 năm sau đó; tuy nhiên ông chưa bao giờ là đảng viên Đảng CSVN. Trong 22 năm phục vụ trong quân đội, ông có dịp va chạm với các đảng viên và guồng máy vô nhân tính của cộng sản nên ông đã thấu hiểu được sự lừa bịp gian trá của chế độ chính trị nầy. Kinh nghiệm sống thực đó đã giúp ông có một thái độ dứt khoát khi bước vào cuộc chiến cho lý tưởng cho nhân phẩm và tình người. Từ năm 2011, Nguyễn Tường Thụy tham gia nhiều hoạt động đấu tranh cho công bằng xã hội và chủ quyền đất nước; như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội, cứu trợ nạn nhân thiên tai và người nghèo khổ, và lên tiếng cho dân oan. Ông là Phó Ban điều hành của “Hội Bầu Bí Tương Thân”, một tổ chức xã hội dân sự tương trợ của những tù nhân lương tâm và dân oan. Ông là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự có mục đích “xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam.” Năm 2016 Nguyễn Tường Thụy làm đơn ứng cử Quốc hội khóa 14 với tư cách độc lập mặc dù trong đơn ứng cử ông khẳng định rằng: “Việc ứng cử vào Quốc hội không có nghĩa là tôi chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN (thể hiện trong điều 4 Hiến pháp) cũng như những điều khoản bất cập khác.” Tuy nhiên chính quyền cộng sản, thông qua cơ chế hội nghị cử tri ở địa phương đã bác đơn ứng cử của ông. Ngoài các hoạt động dấn thân đa dạng đó, phương tiện đấu tranh chính của Nguyễn Tường Thụy là ngòi bút. Ông viết báo, viết blog và là chủ trang blog và trang Facebook mang tên ông với nhiều triệu lượt truy cập. Ông cũng là cộng tác viên của Đài Á châu Tự do (RFA). Năm 2014, khi Hội Nhà báo Độc lập ra đời,  Nguyễn Tường Thụy đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch hội. Đây là một tổ chức xã hội dân sự chuyên biệt với mục đích “Phản ánh trung thực và sâu sắc những vấn đề nóng bỏng của xã hội và đất nước” và “Phản biện đối với những chính sách bất hợp lý của nhà nước liên quan đến quản lý xã hội và tự do báo chí.” Trong vai trò nầy, ông thu thập và trình bày các sự kiện tiêu cực trong xã hội được dư luận quần chúng quan tâm trong mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa… Chỉ vì những nhận định khác với đường lối của Đảng CSVN, nhà báo Nguyễn Tường Thụy thường xuyên bị an ninh theo dõi, sách nhiểu, hăm dọa và nhiều lẩn bị hành hung. Công an cũng thường xuyên tìm đủ mọi cách để hạn chế sự đi lại của ông, không cho ông ra khỏi nhà để gặp gỡ các nhà hoạt động khác và đại diện của VP Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nhiều lần ông bị bị bắt vào đồn cảnh sát, vào trại “Phục hồi nhân phẩm” ở Lộc Hà, hoặc trụ sở công an TP tại Số 6, Quang Trung, Hà Nội… Ngày 21-11-2019, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc lập bị bắt và truy tố về tội “sản xuất, tàng trữ, phổ biến” tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 23-5-2020, một toán công an chìm và nổi của TP Hà Nội bất ngờ xông vào nhà ông, lục soát mọi vật dụng cá nhân và bắt ông đi. Ngày 5-1-2021, chỉ sau nửa ngày nghị án, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên nhà báo Phạm Chí Dũng 15 năm tù, nhà báo Nguyễn Tường Thụy và nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn cùng mức án 11 năm tù. Ngoài án tù, cả ba người còn bị tuyên phạt ba năm quản chế. Tất cả ba người đều bị quy kết tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Luật Hình sự VN. Ở trong nhà tù, quản giáo trại giam có nói với ông Thuỵ là nếu nhận tội thì án có thế giảm xuống còn 7,8 năm. Tuy nhiên, ông luôn khẳng định mình vô tội, không yêu cầu giảm án. Khi được khuyến khích làm đơn xin xử phúc thẩm. Nguyễn Tường Thụy đã xé đơn khi bị buộc phải viết theo hướng dẫn của viên công an. Trong một bức thư gởi ra từ nhà tù, Ông viết: “Tôi bình thản nhất định không nhận tội để giảm án. Người ta chỉ sống có một lần. Nếu cho làm lại tôi vẫn làm như thế thôi.” Hiện nay, Nguyễn Tường Thụy bị giam tại nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương. Sức khỏe của ông càng ngày càng suy giảm vì tuổi già và nhiều bệnh tật.   NHÀ HOẠT ĐỘNG LƯU VĂN VỊNH VÀ LIÊN MINH DÂN TỘC VIỆT NAM TỰ QUYẾT  Ông Lưu Văn Vịnh sinh năm 1967 tại Hải Dương, cư ngụ tại quận Tân Bình, Sài Gòn. Từ năm 2014, ông Vịnh bắt đầu tiếp xúc và họp mặt với các nhà hoạt động đối lập để thảo luận về các vấn đề nhân quyền và dân chủ. Ông tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường biển, và yểm trợ dân oan khiếu kiện đòi lại tài sản bị chính quyền cộng sản cưỡng chiếm. Ngày 15-7-2016, ông Lưu Văn Vịnh đăng một bản thông báo trên Facebook cá nhân, tuyên bố thành lập tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết với mục đích đòi hỏi “ĐCSVN phải trao trả lại quyền dân tộc tự quyết cho toàn dân, để người dân có toàn quyền chọn lựa một thể chế chính trị mà mình muốn, bằng chính thật sự lá phiếu của mình, trong một thể chế tam quyền phân lập.” Ngày 6-11-2016, Công an TP. Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp ông Lưu Văn Vịnh và một thanh viên khác của Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết là ông Nguyễn Văn Đức Độ. Ngày 5-10-2018, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm các thành viên của tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết gồm: Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung. Theo cáo trạng, ông Vịnh và các bạn đấu tranh của ông đã có hành vi tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau phiên tòa chóng vánh chưa được một ngày, tất cả 5 bị cáo bị kết tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” với những bản án nặng nề: Ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù giam, ông Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù giam, ông Từ Công Nghĩa 10 năm tù giam, và ông Phan Trung 8 năm giam. Cả 5 người còn bị phạt thêm mỗi người 3 năm quản chế. Dù tay bị còng, cả 5 người đều vung tay liên tục hô lớn “Đả đảo phiên tòa”, “Đả đảo phiên tòa bất công”, và “Đả đảo Cộng sản.” Cả năm người đều phủ nhận các cáo buộc, khẳng định mình vô tội và kháng cáo, nhưng trong phiên tòa phúc thẩm ngày 18-3-2019 TAND TP Hồ Chí Minh giữ nguyên mức án. Trong thờ gian bị giam giữ để điều tra các thanh viên Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết bị đánh đập và tra tấn. Mãi cho đến ngày 12-11-2017, ông Lưu Văn Vịnh mới được phép gặp gia đình lần đầu tiên kể từ khi bị bắt vào tháng 11 năm trước. Các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi Việt Nam hủy bỏ bản án và trả tự do các thành viên này ngay lập tức. Tháng 4-2018, Nhóm Công tác Về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc công bố ý kiến rằng “việc giam giữ bất hợp pháp một năm đối với nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh ‘tạo ra các điều kiện có thể dẫn đến vi phạm Công ước chống tra tấn, và bản thân nó có thể cấu thành hành vi tra tấn hoặc đối xử tệ bạc.’” Trước phiên tòa sơ thẩm, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Việt Nam nên bãi bỏ các cáo buộc có động cơ chính trị đối với năm nhà vận động ủng hộ dân chủ từ một nhóm chính trị thách thức sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính quyền nên thả họ ngay lập tức vô điều kiện.” Ngay sau phiên tòa sơ thẩm, bà Minar Pimple, Giám đốc Cấp cao về Hoạt động Toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định “Bản án tàn nhẫn và vô nghĩa này rõ ràng là nhằm ngăn chặn quyền tự do biểu đạt của người dân.” Dù thời gian tồn tại chưa đầy bốn tháng kể từ ngày công bố hoạt động, Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết đã chứng tỏ rằng quyền được tự do chọn lựa một thể chế chính trị mà mình muốn vẫn luôn là một khát vọng phổ quát của con người, đặc biệt là của người Việt Nam đang sống dưới ách độc tài chuyên chế cộng sản. Ông Lưu Văn Vịnh và các bạn của ông đã ý thức và hy sinh tranh đấu cho lý tưởng nhân quyền nầy cho dù phải chuốc lấy những năm tháng tù tội.  
......

Nghị quyết 36 của cs ngày càng có hiệu lực qua hiện tượng nhà sư Thích Đức Tuấn?

Một nhà sư đã từng bỏ nước ra đi nay lại là một người ra mặt ca ngợi và cộng tác làm việc với chế độ cộng sản VN. Thượng toạ Thích Đức Tuấn tại chùa Pháp Vương (TEMPLE Add: 880 Evans Rd. Milpitas, CA 95035) California đã ngang nhiên đăng công bố  trên Facebook ca ngợi thành tích của tổng lãnh sự cộng sản. Dưới đây là một số chi tiết về những hoạt động của nhà sư Thích Đức Tuấn: Nhà sư Thích Đức Tuấn về Việt Nam theo lời kêu gọi của thủ tướng csVN Phạm Minh Chính. Đây là lời phát biểu của Thượng toạ Thích Đức Tuấn trong buổi Toạ đàm: “Thách thức thường đi đôi với cơ hội. Vì vậy, nếu nhìn trên khía cạnh tích cực thì thách thức chính là cơ hội mang đến những bước đột biến từ những bế tắc tưởng chừng như không bao giờ giải toả được nếu chúng ta hội đủ tinh thần của BI-TRÍ-DŨNG. Ví dụ, nếu Hội Phật tử Việt Nam tại Châu Mỹ khiếp sợ những thế lực chính trị tại Hoa Kỳ và không dám tiếp chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Phạm Minh Chính, thì sẽ không cảm động được đại tăng và TLHT chủ tịch hội đồng trị sự phê chuẩn sơ bộ chấp thuận chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở cho GHPGVN tại Hoa Kỳ lần đầu tiên trong lịch sử ngay sau khi trực tiếp nghe qua lời phát biểu trong buổi tọa đàm…” (Trích lời của Thượng tọa Thich Duc Tuan sau buổi Toạ đàm) Xin mời đồng bào vào theo dõi tiếp tại links: https://www.facebook.com/tranhdaquyviethoang/posts/pfbid03131gEjSdtW1g8FZksDK3YKemJnmZDtPTzWitaQp3Z86GNHwUYeg76TtWaUQbgwSMl Chủ tịch Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga tiếp Trụ trì chùa Pháp Vương Thích Đức Tuấn vào ngày Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2022: http://vufo.org.vn/Chu-tich-Nguyen-Phuong-Nga-tiep-Tru-tri-chua-Phap-Vuong-Thich-Duc-Tuan-25-97535.html?lang=vn Phật tử kiều bào hướng về nguồn cội: https://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/phat-tu-kieu-bao-huong-ve-nguon-coi-20180201104412998.htm Vương  
......

Trao hồ sơ nhân quyền VN tại Đại Hội Thế Giới Chống Án Tử Hình

Berlin - Đức Quốc, 15.11.2022   Đại Hội Thế Giới Chống Án Tử Hình lần thứ 8 diễn ra lần đầu tiên tại Đức Quốc từ ngày 15.11. – 18.11.2022. ECPM (Ensemble Contre la Peine de Mort: Cùng nhau chống án tử hình) là một hội đoàn phi chính phủ đảm trách công việc tổ chức. Tổng cộng 125 quốc gia gặp nhau tại Berlin để thảo luận về án tử hình và kế hoạch xóa bỏ nó.   Trong diễn văn khai mạc đại hội bà Annalena Baerbock, bộ trưởng bộ ngoại giao Đức, đã bày tỏ quan ngại lớn là các quốc gia độc tài, chuyên chế gia tăng dùng án tử hình để đàn áp và tiêu diệt những thành phần dân sự đối lập.   Việt Nam vẫn là một trong năm quốc gia dẫn đầu thống kê xử tử tội nhân. Bộ trưởng bộ tư pháp Đức, ông Marco Buschmann, phát biểu trong buổi lễ khai mạc: “Án tử hình là một điều bất công. Đó là lý do tại sao nó phải bị bãi bỏ ở mọi nơi trên thế giới mà không có ngoại lệ. Bao lâu còn một quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục thi hành án tử hình thì chúng ta không được im tiếng.“   Nhân dịp Đại Hội này anh chị em Việt Tân đã gặp gỡ vị ngoại trưởng bộ ngoại giao Vương Quốc Bỉ, bà Hadja Lahbib để trao tập hồ sơ Nhân Quyền 2022. Trong đây có nêu hai trường hợp dân oan bị cướp đất và bị kết án tử hình trong vụ Đồng Tâm: Ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức.   Hòa Hưng  
......

Trao hồ sơ Nhân Quyền Việt Nam cho thủ tướng Đức Olaf Scholz

Berlin - Đức Quốc,06.11.2022 Trong buổi hội thảo khoáng đại ngày 05. + 06.11.2022 tại Berlin với khoảng 1000 người tham dự, đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã có dịp gặp gỡ ban lãnh đạo đảng Xã Hội Dân Chủ gồm bà Saskia Esken, ông Lars Klingbeil, ông Kevin Kühnert, cũng như ông thủ tướng Olaf Scholz để giới thiệu và trao tập hồ sơ Tù Nhân Lương Tâm 2022 do Việt Tân thực hiện, nhân dịp ông có chuyến thăm tại Việt Nam. Tập hồ sơ trình bầy ngắn gọn trường hợp của những Người Yêu Nước:Bùi Văn Thuận, Cấn Thị Thêu, Châu Văn Khảm, Đinh Thị Thu Thủy, Huỳnh Đức Bình, Huỳnh Thị Tố Nga, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Lượng , Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Văn Dụng, Ngụy Thị Khanh, Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Viễn, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Phạm Kim Khánh, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Trần Hoàng Phúc, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Xuân, Trần Văn Quyền, Trương Minh Đức, Trương Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Y Wô Niê. Ngoài ra,trường hợp của nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách cũng được giới thiệu trong tập hồ sơ của Hội Bảo Vệ Người Lao Động. Tập hồ sơ này đã được trao cho bà Jasmin Fahimi, chủ tịch công đoàn Đức Quốc./. Minh Hoài  
......

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Bị cáo Lê Anh Tú không đồng ý nhận tội

Hiếu Bá Linh Trong phiên xử hôm 7/11 (phiên xử ngày thứ 2) tại Tòa án Thượng thẩm Berlin, báo chí truyền thông Đức chờ xem liệu bị cáo Lê Anh Tú có nhận tội hay không? Trong phiên xử hôm khai mạc (tức là phiên xử ngày thứ nhất) tòa án và luật sư của bị cáo muốn đạt được một thỏa thuận như sau: Bị cáo sẽ nhận mức  án nhẹ từ 4 năm rưỡi cho đến 5 năm tù nếu đồng ý nhận tội toàn diện. Nhưng cho đến cuối phiên xử hôm khai mạc, thỏa thuận này vẫn chưa ngã ngũ. Luật sư của Lê Anh Tú thông báo thân chủ của ông có thể sẽ đưa ra lời nhận tội trong phiên xử vào thứ hai tuần tới ngày 7/11. Về vấn đề nhận tội, nếu lời thú tội của bị cáo chệch với bản cáo trạng, Viện Công tố liên bang Đức sẽ không chấp nhận thỏa thuận này. So với phiên xử ngày thứ nhất, phiên xử  ngày thứ 2 chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và không có tiến triển gì, bị cáo Lê Anh Tú đã không đồng ý nhận tội. Hai luật sư bào chữa cho bị cáo (một LS ở Tp. Leipzig và LS kia ở Tp. Karlsruhe) nói trước tòa rằng thân chủ của họ chưa sẵn sàng nhận tội và yêu cầu tòa cho thời gian để thân chủ  tham khảo một số hồ sơ tạo nên một phần của bản cáo trạng, trước khi có một quyết định dứt khoát. Tòa án đồng ý với yêu cầu trên, cho bị cáo 2 tuần để tham khảo hồ sơ, và kết thúc phiên xử ngày thứ 2. Mặc dù hiện nay đã từ chối nhận tội, nhưng tương tự như vụ xét xử bị cáo Nguyễn Hải Long hồi năm 2018, bị cáo Lê Anh Tú có thể sau này sẽ đồng ý nhận tội theo thỏa thuận trên. Hơn nữa, việc nhận tội cận ngày Thủ tướng Đức Scholz đi thăm Việt Nam (ngày 13/11) có lẽ là điều mà phía Việt Nam muốn tránh. Mặt khác, nếu thêm 1 nghi can nhận tội tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì  chính phủ Việt Nam sẽ là rơi vào tình huống cực kỳ khó chịu trước quốc tế vì từ trước đến nay Việt Nam vẫn một mực khăng khăng nói rằng Trịnh Xuân Thanh tự nguyện trở về đầu thú. Trong vụ xử Nguyễn Hải Long trước đây, luật sư bào chữa thứ 2 ở Berlin (luật sư thứ nhất ở Leipzig) đã từng nói trước tòa rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin và nhà nước Việt Nam đã tìm cách gây ảnh hưởng, cản trở Nguyễn Hải Long nhận tội để được hưởng mức án nhẹ (3 năm 10 tháng tù). Như vậy, vụ xét xử này có thể sẽ phải kéo dài nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng để lấy lời khai của các nhân viên điều tra và các nhân chứng để xác thực các bằng chứng. Qua đó vụ án này sẽ trở nên hấp dẫn hơn với nhiều chi tiết được tiết lộ quá các lời khai, đặc biệt là những chi tiết mà trong vụ xử Nguyễn Hải Long không có, chẳng hạn như việc chở Trịnh Xuân Thanh từ CH Séc sang thủ đô Bratislava của Slovakia mà bị cáo Lê Anh Tú có tham gia (bị cáo Nguyễn Hải Long không tham gia). Từ Bratislava Bộ trưởng Tô Lâm đã mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh đến Moscow (tức là ra khỏi vùng Schengen). Sau đó, từ Moscow Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Việt Nam bằng một máy bay khác. Phiên xử ngày thứ 3 sẽ diễn ra vào Thứ Tư ngày 9/11. Tòa án cũng cho biết, trong phiên xử ngày thứ 3 sẽ lấy lời khai của 3 nhân chứng, trong đó đặc biệt nhất là bà Trần Dương Nga vợ của Trịnh Xuân Thanh. SLOVAKIA MỞ LẠI CUỘC ĐIỀU TRA VỤ BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH Viện Công tố ở thủ đô Bratislava cho biết đang theo dõi vụ xét xử nghi can Lê Anh Tú tại Đức và ngày 7/11 đã viết đơn trợ giúp pháp lý gửi Đức. Slovakia yêu cầu được thẩm vấn nghi can Lê Anh Tú và Đức gửi cho toàn bộ hồ sơ và bản cáo trạng. Hôm 4/11 Nghị sĩ Juraj Šeliga đệ trình yêu cầu Viện công tố Slovakia mở lại cuộc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017. Ông ta lập luận có sự nghi ngờ chính đáng rằng các cơ quan đặc biệt của chính phủ Slovakia và các cơ quan nhà nước Slovakia có liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh được đưa ra khỏi vùng Schengen từ Bratislava đến Moscow bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Ông cũng chỉ ra phiên tòa đang diễn ra ở Đức xét xử nghi can Lê Anh Tú. Viện Công tố Slovakia nói rằng họ đã 2 lần: tháng 4 năm 2020 và tháng 8 năm 2021, gửi đơn trợ giúp pháp lý yêu cầu Việt Nam cho thẩm vấn Trịnh Xuân Thanh, nhưng không được phía Việt Nam trả lời. Viện Công tố Bratislava cho biết sẽ thẩm  vấn cựu tổng thống Andrej Kiska. Một phát ngôn viên của Viện Công tố Bratislava nói rằng không biết ông Kiska có sẵn sàng trả lời hay không. Hôm thứ Hai 7/11, cựu tổng thống Kiska đã công bố thông tin mới liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là một đoạn từ cuốn sách sắp ra mắt của ông. Cựu tổng thống Kista viết rằng vệ sĩ của ông ta, người biết được vụ bắt cóc từ các đồng nghiệp của mình, đã nói với ông vài ngày sau vụ bắt cóc xảy ra. Chính lực lượng an ninh Slovakia đã thấy những gì xảy ra là đáng ngờ, và một số người trong họ thậm chí đã nói ra. Một trong số họ được cho là đã bay đến Moscow cùng với Trịnh Xuân Thanh. Ông viết tiếp rằng, tuy nhiên từ trước cho tới nay các cơ quan thực thi pháp luật Slovakia vẫn chưa bao giờ thẩm vấn ông ta. Ông Kiska đã kêu gọi một cuộc điều tra về vụ việc trong quá khứ và cũng cung cấp thông tin mà cơ quan thực thi pháp luật nên quan tâm./.  
......

Chủ tịch đảng Việt Tân gặp gỡ các hội đoàn và thân hữu tại Paris, Pháp quốc

Hôm 4 Tháng Mười Một, 2022, Tân Chủ Tịch Đảng Việt Tân Lý Thái Hùng đã có buổi sinh hoạt cùng các đại diện hội đoàn và thân hữu tại Quận 13, Paris, Pháp. Sau phần nghi thức chào cờ và mặc niệm, ông Trần Nhân Định, đại diện Ban tổ chức đã gửi lời chào mừng và cảm tạ đến quý vị quan khách đã tham dự buổi sinh hoạt. Ban tổ chức cũng giới thiệu hình ảnh ông Lý Thái Hùng vấn an Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, trụ trì chùa Khánh Anh ngoại ô Paris và lễ bái trước di ảnh của các thân hữu, đảng viên quá cố được an vị thờ phụng tại chùa. Mở đầu phần trình bày cùng cử tọa, ông Lý Thái Hùng tóm lược về tình hình thế giới, sự cạnh tranh và xung đột đã thay đổi về những quan hệ kinh tế, chính trị … ngày càng rõ nét hơn giữa Độc tài chuyên chế và Tự Do Dân Chủ. Chủ Tịch Đảng Việt Tân nhấn mạnh âm mưu của Trung Cộng trong việc bành trướng và kiểm soát Biển Đông. Bên cạnh đó, Trung Cộng cũng không ngừng tìm mọi cách lôi kéo và khống chế về mặt chính trị đối với Việt Nam. Ở chiều ngược lại, cũng do nhu cầu kềm hãm và đối phó với Trung Cộng, Hoa Kỳ cũng đang lôi kéo Việt Nam về phía Hoa Kỳ, và Đảng Cộng Sản thì vẫn tiếp tục đu dây để hưởng lợi. Trong phần thứ hai, ông Lý Thái Hùng trình bày về những đường hướng sắp tới của Đảng Việt Tân. Những hoạt động của Việt Tân trong tương lai bao gồm nhiều lãnh vực: hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình, đẩy mạnh các hoạt động xã hội dân sự, xây dựng và phát triển hạ tầng, gia tăng mạng truyền thông độc lập, vận động các chính giới và các tổ chức Phi Chính phủ lên tiếng về sự chà đạp nhân quyền của đảng CSVN, tố cáo các sự đàn áp bạo lực của chế độ qua hồ sơ Magnitsky … Cuối buổi sinh hoạt là phần thảo luận. Các đại diện hội đoàn và thân hữu đã chia sẻ những trăn trở, góp ý và hỏi đáp của cùng Chủ Tịch Đảng Việt Tân. Kết thúc chương trình là buổi tiệc trà thân mật và mọi người tiếp tục hàn huyên trò chuyện thân mật./.  
......

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tòa án Đức xét xử một nghi phạm

 Hiếu Bá Linh Sáng ngày 2/11, Tòa án Thượng thẩm Berlin đã khai mạc phiên tòa xét xử nghi can Lê Anh Tú, 32 tuổi, với cáo buộc hoạt động gián điệp và hỗ trợ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Vụ xét xử này được sự quan tâm chú ý của  truyền thông Đức, đông đảo báo chí và truyền hình đã đến chụp ảnh quay phim (Ảnh 2). Đại diện Viện Công tố liên bang Đức đã đọc bản cáo trạng trong phiên tòa khai mạc. Theo cáo trang, bị cáo Lê Anh Tú là người sinh sống ở Praha, CH Séc, và đã tham gia vào vụ bắt cóc này do tình báo Việt Nam thực hiện, đích thân Trung tướng Đường Minh Hưng sang Berlin chỉ huy. Trong giai đoạn đầu tiên trước khi vụ bắt cóc xảy ra, bị cáo đã "tham gia vào việc dọ thám và theo dõi hai nạn nhân (Trịnh Xuân Thanh và người tình Đỗ Minh Phương) bị bắt cóc sau đó". Chẳng hạn hai nạn nhân bị theo dõi khi họ ăn tối trong một nhà hàng Ý tại Berlin. Viện công tố liên bang Đức cho rằng bị cáo cũng có mặt lúc 2 nạn nhân bị bắt cóc ngày 23-7-2017, hoặc là thuộc đội quân ngồi trên chiếc xe gây án chở 2 nạn nhân bị bắt cóc, hoặc là thuộc đội quân che chắn bảo vệ và quan sát lúc vụ bắt cóc diễn ra. Chỉ hai giờ sau vụ bắt cóc xảy ra và hai nạn nhân bị chở đến Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, bị cáo lái một chiếc xe của Đại sứ quán trở lại Praha, "nơi anh ta sẵn sàng cho các nhiệm vụ sau đó", cáo trạng cho biết. Bị cáo cũng tham gia vào việc chở Trịnh Xuân Thanh từ CH Séc sang Slovakia. Tại thủ đô Bratislava của Slovakia, Bộ trưởng Tô Lâm đã mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia để đưa Trịnh Xuân Thanh đến Moscow (tức là ra khỏi vùng Schengen). Sau đó, từ Moscow Trịnh Xuân Thanh bị đưa về Việt Nam bằng một máy bay khác. Sau vụ bắt cóc, bị cáo Lê Anh Tú trốn về Việt Nam. Nhưng 5 năm sau đó, vì tưởng rằng đã an toàn, anh ta quay trở lại Praha và lập tức bị bắt tại sân bay hồi tháng 4 năm 2022. Đến đầu tháng 6/2022, anh ta bị dẫn độ về Đức và bị giam giữ kể từ đó. Một phát hiện bất ngờ, Lê Anh Tú từng bị bắt tại Đức vì mang trong người vũ khí trái phép, tuy nhiên theo bản án của tòa án Đức hồi năm 2016, anh ta chỉ bị kết án tù treo. Điểm đáng chú ý nhất và đặc biệt nhất trong ngày đầu tiên của phiên xử là tòa án và luật sư của bị cáo muốn đạt được một thỏa thuận như sau: Bị cáo sẽ nhận mức án nhẹ từ 4 năm rưỡi cho đến 5 năm tù nếu đồng ý nhận tội toàn diện. Nhưng cho đến cuối phiên tòa khai mạc, thỏa thuận này vẫn chưa ngã ngũ. Luật sư của Lê Anh Tú thông báo thân chủ của ông sẽ đưa ra lời nhận tội trong phiên xử vào thứ hai tuần tới. Tuy nhiên, luật sư bào chữa của bị cáo cũng nói trước rằng không phải tất cả các điểm cáo buộc trong bản cáo trạng đều đúng. Bị cáo khẳng định mình không trực tiếp tham gia lúc hai nạn nhân bị bắt cóc ngày 23-7-2017. Tất nhiên, trong trường hợp nếu lời thú tội chệch với bản cáo trạng, Viện Công tố liên bang Đức sẽ không chấp nhận thỏa thuận này. Vì vậy, vụ xét xử này có thể sẽ phải kéo dài nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng để lấy lời khai của các nhân viên điều tra và các nhân chứng v.v. để xác thực các bằng chứng. TRỊNH XUÂN THANH CÓ THỂ ĐƯỢC SANG ĐỨC NHÂN CHUYẾN CÔNG DU VN CỦA THỦ TƯỚNG ĐỨC Một tin nhận được bên lề phiên tòa khai mạc, lần đầu tiên Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã được Việt Nam cho phép và nhân viên ĐSQ Đức đã vào thăm Trịnh Xuân Thanh trong nhà tù sau hơn 5 năm ngồi tù ở đó. Bộ Ngoại giao Đức đã cố gắng làm điều này trong nhiều năm nhưng nay mới được. Người ta có thể suy đoán liệu việc đến thăm của Đại sứ quán Đức như vậy có phải là một dấu hiệu cho thấy Trịnh Xuân Thanh sẽ được thả ra sang Đức, nơi ông ta đã được Đức cho tị nạn và cũng là nơi gia đình ông ta hiện đang sinh sống hay không. Dấu hiệu này cũng trùng hợp với chuyến thăm Việt Nam vào ngày 12-11-2022 sắp tới của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Theo bản tin của Bloomberg, Thủ tướng Đức Scholz sẽ đi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Bali - Indonesia vào giữa tháng 11 (từ ngày 15 đến 16/11) với sự tháp tùng của một phái đoàn kinh tế hùng hậu gồm nhiều doanh nghiệp Đức. Theo dự kiến, trước khi đến Bali, Thủ tướng Đức Scholz cùng với phái đoàn kinh tế sẽ dừng chân tại Việt Nam và Singapur từ ngày 12 đến 14 tháng 11 (tuy nhiên chưa chính thức được xác nhận), một nhà doanh nghiệp Đức cho biết như trên. Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh cũng đã có lần phát biểu công khai hồi cuối tháng 8, ông nói rằng Việt Nam đang nỗ lực và ông "hy vọng rằng từ giờ đến cuối năm, đến tháng 11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ có cuộc viếng thăm Việt Nam, sẽ là chuyến thăm lịch sử ..." đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới sau 10 năm quan hệ đối tác chiến lược. Kể từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017, Đức đã đóng băng quan hệ với Việt Nam trong một thời gian dài cả một năm rưỡi. Mãi đến tháng 2/2019 Đức mới bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tuy nhiên từ đó đến nay, hơn 2 năm rưỡi trôi qua, vẫn chưa có một nguyên thủ Đức nào (Thủ tướng hoặc Tổng thống) đến thăm Việt Nam, đánh dấu quan hệ giữa hai nước đã thật sự hoàn toàn bình thường trở lại. Ảnh 1: Bị cáo Lê Anh Tú trông trẻ hơn tuổi 32 của anh. Hôm Thứ Tư 2/11, anh ta xuất hiện ở phòng xử lớn nhất của Tòa án Thượng Thẩm Berlin, mặc một bộ đồ thể thao chạy bộ màu đen và đeo tai nghe mà qua đó anh ta có thể nghe thấy lời của thông dịch viên. Tham khảo: https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-tuong-duc-du-kien-se-tham-viet-nam-vao-ngay-12-thang-11-toi/ https://www.straitstimes.com/world/europe/scholz-plans-china-visit-around-nov-3-4-ahead-of-g-20-summit  
......

Quan điểm của Việt Tân về chuyến thăm Trung quốc của Tổng bí thư csvn Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau khi Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, cho thấy vai trò quan trọng của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại “đu dây" của Đảng Cộng sản Việt Nam.   Trung Quốc đang giúp CSVN giữ quyền lực cai trị, họ cũng đã lợi dụng sự gắn bó về ý thức hệ cộng sản để giữ Việt Nam trong vòng kiểm soát. Vì vậy Tập Cận Bình sẽ tận dụng dịp ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm để gây sức ép, lôi kéo CSVN gắn bó hơn với Trung Quốc và ngăn cản Hà Nội xích lại gần Mỹ.   Trong những năm cầm quyền của Tập Cận Bình, Trung Quốc liên tục có những hành động đe doạ lợi ích và an ninh của Việt Nam. Có thể kể đến: quân sự hoá các đảo nhân tạo, hạ đặt giàn khoan HD - 981, ép Việt Nam từ bỏ khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh, bao vây Bãi Tư Chính, ban hành Luật Hải cảnh. Kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc sâu vào Trung Quốc với việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, chèn ép nông sản xuất khẩu và các dự án đầu tư đội vốn đầy tai tiếng.   Trong tương lai, Đảng Việt Tân nhận định Trung Quốc tiếp tục cứng rắn cướp đoạt chủ quyền của Việt Nam, dù quan hệ giữa hai đảng cộng sản có tốt đẹp đến đâu. Trung Quốc sẽ cậy sức mạnh quân sự để vi phạm luật pháp quốc tế, quân sự hoá các đảo nhân tạo, đe doạ tính mạng ngư dân Việt Nam và cản trở tự do hàng hải. Trước những tham vọng và dã tâm đến từ Trung Quốc, Đảng Việt Tân phản đối thái độ mềm yếu và thụ động của giới lãnh đạo CSVN hiện nay. Việt Tân cho rằng:   Thứ nhất: Việt Nam cần phải chủ động và cứng rắn trước những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông Nguyễn Phú Trọng chưa bao giờ lên án Trung Quốc dù quân đội nước này nhiều lần gây hấn, giết hại ngư dân Việt Nam. Thực tế cho thấy thái độ quá nhún nhường, tránh mất lòng Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng và bộ máy lãnh đạo CSVN không hiệu quả trong việc bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.   Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm đảo và nước này còn đang tiếp tục đe doạ đánh chiếm hơn 20 tiền đồn khác ở Biển Đông. Đã đến lúc Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế, dù không có chế tài nào có thể ép buộc Trung Quốc phải thi hành bản án. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế vẫn có sức mạnh ý nghĩa và Bắc Kinh không thể bất chấp công lý. Bởi lẽ các định chế quốc tế vẫn tồn tại và uy tín của nước này chắc chắn sẽ sụt giảm.   Thứ hai: Đảng Cộng sản Việt Nam cần chấm dứt tình trạng ngoại giao “đu dây”. Suốt nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn duy trì chính sách ngoại giao “đu dây" giữa Mỹ và Trung Quốc để tận dụng các chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, chiến lược này không thể duy trì lâu dài trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt.   Cuộc chiến tại Ukraine là bằng chứng cho thấy chính sách ngoại giao “đu dây" của Việt Nam đã lỗi thời. Trong đó, những lá phiếu trắng của nhà cầm quyền Việt Nam trở nên lạc lõng trước phần đông còn lại của thế giới và phản ánh sự vô trách nhiệm của Hà Nội trước vấn đề chung của nhân loại.   Thứ ba: Việt Nam cần nhanh chóng thoát khỏi vòng kiềm toả, lệ thuộc đến từ Trung Quốc bằng cách tăng cường đa phương hoá hợp tác kinh tế, chính trị, quân sự, công nghệ và ngoại giao. Sự lệ thuộc về kinh tế sẽ kéo theo sự lệ thuộc vào chính trị, rời xa Trung Quốc để hoà nhập với thế giới văn minh không chỉ tạo tư thế độc lập cho Việt Nam, còn giúp tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao tiêu chuẩn sản xuất hàng hoá.   Trên hết, nhà cầm quyền CSVN cần phải thật sự theo đuổi chính sách “dân giàu, nước mạnh”, nghĩa là tôn trọng nhân quyền, dân chủ. Có như vậy mới huy động được sự đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược của thế lực ngoại bang. Ban biên tập Việt Tân
......

Vẽ vang dân Việt

Vinh Dao   NHỮNG ĐỒNG TIỀN HAI MÀU   Thời gian ở Virginia đã cho tôi những dịp hội ngộ thật lý thú, như đã cho tôi gặp lại anh Trương Công Hiếu, người bạn cùng chung mái trường trung học từ hơn nửa thế kỷ trước. Như những nhà trí thức lớn, anh rất điềm đạm và khiêm tốn, nhưng trong cuộc đời phục vụ cho Viện Tiền tệ Hoàng gia Canada, Tiến sĩ kỹ sư Trương Công Hiếu đã là tác giả một cuộc cách mạng lớn trong kỹ thuật đúc tiền của thế giới. Từ thời Thượng cổ, các nền văn minh đã dùng kim loại (vàng, đồng, thiếc, kẻm…) để đúc những đồng tiền dùng trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa, nhưng chưa ai có thể kết hợp hai kim loại gắn chặt với nhau, không rớt ra, trong một đồng tiền.   Năm 1996, Viện Tiền tệ Hoàng gia Canada đã tung ra những đồng tiền hai màu đầu tiên kết hợp hai kim loại (như kẻm và đồng) gắn chặt với nhau qua những móc khóa và ép hai kim loại với nhau. Tác giả của hệ thống khóa (locking mechanism) và kỹ thuật đúc tiền gọi là ADN technology chính là Tiến sĩ kỹ sư Trương Công Hiếu.   Hiện nay đã có trên 100 nước trên thế giới sử dụng phát minh đó để sản xuất những đồng tiền hai màu với các kim loại bạc, đồng, niken, nhôm… điển hình là các đồng tiền kim khí euro do Liên minh Âu châu phát hành. Không ngừng tại đó, dựa trên một phát minh khác của Tiến sĩ Trương Công Hiếu, Viện Tiền tệ Hoàng gia Canada dùng sơn để sản xuất những đồng tiền nhiều màu, không phải là tiền lưu hành rộng rãi, mà những đồng tiền sưu tập mang mệnh giá thấp như 2 Can$, nhưng nhanh chóng có trị giá nhiều ngàn Can$ trên thị trường. Anh Hiếu giải thích với tôi một buổi tối: "Khi người ta cầm một đồng tiền sơn vàng, đỏ… nhiều người tò mò muốn cạo lớp sơn đi để lộ phần kim kim khí dưới lớp sơn." Nhưng sẽ không bao giờ cạo lớp sơn được, vì với kỹ thuật "phun sơn với tốc độ cao", sơn sẽ hoà nhập vào kim khí, không thể tách ra được. Kết quả là những sản phẩm độc đáo kết hợp nghệ thuật với kỹ thuật./.
......

Dân biểu Canada phản hồi tích cực sau chuyến vận động dân chủ, nhân quyền của đảng Việt Tân

Việt Tân    Các thành viên Việt Tân vừa kết thúc chuyến vận động chủ, nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Canada. Dịp này, Việt Tân đã gặp gỡ và làm việc với nhiều dân biểu, chính giới Canada về tình hình Việt Nam. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để Việt Tân chia sẻ tầm nhìn của tổ chức về vai trò của Việt Nam liên quan đến lợi ích chung ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Thật vui khi Việt Tân nhận được những phản hồi tích cực từ các dân biểu Canada sau chuyến vận động dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Dân biểu Arnold Viersen chia sẻ: “Rất vui được gặp và tìm hiểu thêm về @viettan - một tổ chức chủ trương xây dựng dân chủ bền vững tại Việt Nam chú trọng vào hai quyền con người thiết yếu: tự do biểu đạt và quyền tự do hội họp và lập hội - hai cột trụ của xã hội dân sự”. Dân biểu Judy Sgro cho biết: “Tuần trước tôi rất vui đã có dịp cùng với các đồng nghiệp của tôi đón tiếp Việt Tân và ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư của tổ chức này, để trao đổi về việc thúc đẩy ổn định và thịnh vượng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương qua việc hỗ trợ nhân quyền và dân chủ hóa tại Việt Nam”. Cảm ơn các dân biểu Arnold Viersen, Judy Sgro và những dân biểu Canada đã lắng nghe quan điểm của Việt Tân. Xin được chia sẻ thêm rằng, Đảng Việt Tân luôn mong muốn làm việc cùng các chính giới, các tổ chức hội đoàn, xã hội dân sự, các nhà hoạt động,… để tranh đấu và xây dựng một Việt Nam tự do và dân chủ./.    
......

Thông Báo: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 – Bảo Vệ Chủ Quyền Trước Nguy Cơ Trung Quốc

THÔNG BÁO: GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN LÊ ĐÌNH LƯỢNG 2022 BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TRƯỚC NGUY CƠ TRUNG QUỐC sẽ được tổ chức ngày 10/12/2022 tại Tokyo, Nhật Bản Trong lúc đảng Cộng Sản Trung Quốc thách thức trật tự thế giới, gia tăng hành động quân sự để chèn ép các nước láng giềng thì nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại tỏ rõ thái độ hèn với giặc ác với dân hơn bao giờ hết. Hà Nội chẳng những không lên tiếng cảnh báo về nguy cơ chủ quyền quốc gia bị xâm phạm để cùng nhân dân tạo dựng sức mạnh dân tộc để chống ngoại xâm, mà họ còn đàn áp, bắt giam những người đã biểu tình phản đối Trung Cộng. Nhu cầu tạo nhận thức về mối đe dọa ngoại bang ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Vì lý do này nên đảng Việt Tân đã quyết định Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 mang chủ đề BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TRƯỚC NGUY CƠ TRUNG QUỐC.  Với chủ đề này, đảng Việt Tân muốn đề cao sự hy sinh của rất nhiều nhà hoạt động đang bị giam cầm hoặc đang tranh đấu để kêu gọi sự quan tâm của đồng bào cũng như dư luận thế giới về mối đe dọa Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam.  Cũng như ông Lê Đình Lượng, các nhà hoạt động này bất chấp sự đàn áp của nhà cầm quyền đã can đảm xuống đường biểu tình chống Trung Cộng, giơ cao những tấm biểu ngữ lên án hành vi xâm lược của Bắc Kinh cũng như tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.  Thế nhưng những hành động bày tỏ lòng yêu nước trong ôn hòa của họ đã không được nhà nước Cộng Sản Việt Nam khuyến khích, mà ngược lại họ còn bị đàn áp, bị bắt giam. Quyền tự do ngôn luận, tự do tụ họp, quyền lên tiếng bảo vệ chủ quyền đất nước của họ đã bị Hà Nội tước đoạt.  Tất cả những cá nhân hay tổ chức hoạt động với mục tiêu tạo sự quan tâm của đồng bào và thế giới đối với việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam sẽ là đối tượng để nhận Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022. Tên của cá nhân hay tổ chức được tuyển chọn sẽ được công bố vào thời điểm đầu tháng Mười Hai. Buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng Mười Hai, 2022 tại Tokyo, Nhật Bản đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời và cũng là ngày sinh nhật của ông Lê Đình Lượng. Đồng thời sự kiện này được tổ chức tại Nhật Bản nhằm để có thêm những trao đổi với giới chức chính phủ Nhật Bản và các thân hữu người Nhật về những việc có thể cùng làm để tạo sự quan tâm của thế giới giúp ngăn chặn các hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Chúng tôi mong mỏi giải thưởng này sẽ là một nỗ lực đóng góp cụ thể vào nỗ lực cảnh báo mối đe dọa Trung Quốc cũng như công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của Việt Nam, những yếu tố không thể thiếu để tạo dựng sức mạnh dân tộc để chống ngoại xâm. Đảng Việt Tân
......

Đảng Việt Tân gặp chính giới Canada vận động nhân quyền cho Việt Nam

Việt Tân  Ngày 27/10/2022, đại diện Đảng Việt Tân có cuộc gặp gỡ với các dân biểu Canada để vận động cho nhân quyền Việt Nam tại quốc hội ở thủ đô Ottawa. Dân biểu Judy Sgro chủ trì phiên họp với sự tham dự của 8 dân biểu, 2 đại diện của văn phòng chính phủ, và khoảng 25 thành viên hoặc thân hữu.   Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư Đảng Việt Tân là diễn giả chính. Bài phát biểu của ông thu hút sự quan tâm đặt câu hỏi của các dân biểu, xoay quanh chủ đề “Canada có thể làm thế nào để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bằng sự ủng hộ nhân quyền và tiến trình dân chủ ở Việt Nam”.   Ông Hoàng Tứ Duy nhấn mạnh đến những triển vọng cho sự thay đổi chính trị và những gợi ý chính sách để thăng tiến nhân quyền trong khi vẫn duy trì lợi ích của Canada ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân   Luật sư Chris thuộc liên danh luật Cambridge, trong bài tham luận của mình, đã đặt câu hỏi cho các cử tọa với thao thức: “tại sao Canada chúng ta phải quan tâm về tình hình nhân quyền Việt Nam?”. Ông tiếp tục phần chia sẻ với chính trải nghiệm của cộng đồng người Việt Tị Nạn khi vẫn còn người thân, gia đình đang ở Việt Nam trong tình trạng bị bóp nghẹt tự do chính trị, tôn giáo và thiếu thốn nhân quyền cơ bản. Luật sư Chris đúc kết lý do ủng hộ các hoạt động của Việt Tân, là bởi vì “they are our neighbors - họ là hàng xóm của chúng ta”.   Nhận xét về dân biểu Judy Sgro và luật sư Christ, một tham dự viên am hiểu tình hình nói rằng ông bà thực sự như là người Việt Nam.   Cũng cần được thông tin cho quý vị được biết bà Judy và ông Chris là những dân biểu và luật sư đã trợ giúp để bảo trợ cho gia đình cựu tù nhân chính trị Trần Minh Nhật tị nạn tại Thailand được tới Canada định cư.   Trong buổi tiếp tân hôm nay, nhà hoạt động Trần Minh Nhật hiện diện như là nhân chứng về việc bức hại chính trị đối lập của nhà cầm quyền Việt Nam và chính sách nhân đạo của Canada. Anh Minh Nhật đã trực tiếp cảm ơn chính phủ Canada và cách riêng các vị dân biểu, luật sư đã vận động cho mình được thoát cảnh đời đào tị. Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật (phải)   Đại diện Việt Tân Canada cũng có lời tâm tình cảm ơn các vị chính khách đã quan tâm tới tiến trình dân chủ Việt Nam. Ngoài ra cũng gửi tài liệu sơ lược hoạt động, đính kèm danh sách các tù nhân lương tâm và những khuyến nghị cụ thể đối với chính quyền Canada. Đảng Việt Tân chủ trương tiến hành cuộc cách mạng bằng chính trí tuệ và sức mạnh nội tại của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó cũng tranh thủ vận dụng sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế, để chấm dứt ách độc tài cộng sản hầu có điều kiện canh tân đất nước.   Sau khi kết thúc phần tham luận, các tham dự viên cùng nhau dùng bữa trưa và trò chuyện về các vấn đề liên quan.   Đánh giá về sự kiện này, ông Hoàng Tứ Duy chia sẻ: Điều khác biệt với các cuộc họp khác là không chỉ gồm các vị dân biểu thuộc chính đảng cầm quyền mà còn đến từ các chính đảng khác nhau. Việc tham gia đặt câu hỏi trao đổi về các ưu tư của họ cho thấy các vị ấy thực sự quan tâm.   #việttân #canada #nhânquyền    
......

Việt Tân lên tiếng về việc CSVN lọt vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Việt Tân  BẢN LÊN TIẾNG CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN: CSVN PHẢI THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ NHÂN QUYỀN   Việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 đã khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng kêu gọi Hà Nội có những bước cụ thể cải thiện tình hình nhân quyền.   Trong hồ sơ ứng cử gửi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chính quyền Hà Nội đã tuyên bố rằng họ “tin tưởng vào tính phổ quát của nhân quyền” và “cam kết tuân thủ và thực hiện các quy ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong nước.”   Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ. Hàng trăm các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, các nhà báo độc lập, những người dân lên tiếng về sự bất công bị bắt giam, trong khi những vụ công an đánh đập người dân dã man liên tục xảy ra là minh chứng cho thấy nhà nước CSVN muốn vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ là để có thể tiếp tục che giấu, gian dối về những vi phạm nhân quyền tồi tệ của họ.   Vì vậy, người dân Việt Nam cần phải cùng với cộng đồng quốc tế tạo áp lực buộc nhà nước và đảng CSVN phải thực hiện những cam kết mà chính họ đã đưa ra với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.   Đảng Việt Tân đề nghị các tổ chức, đoàn thể, cá nhân cùng thực hiện một số việc sau đây:   1. Cùng nêu lên và chia sẻ thông tin về các Tù Nhân Lương Tâm đặc biệt khi họ và gia đình bị đối xử bất công để tạo thêm áp lực từ bên ngoài buộc giới cầm quyền phải tôn trọng các quyền cơ bản của mọi người dân theo công ước quốc tế; đòi trả tự do cho những tù nhân mà Uỷ Ban Làm Việc Về Giam Giữ Tùy Tiện của LHQ phán quyết là đã bị chính quyền CSVN bắt giữ tuỳ tiện.   2. Chống đối lại việc nhà cầm quyền kiểm duyệt Mạng Xã Hội bằng cách cùng nhau đông đảo thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí bằng cách đưa tin tức và bày tỏ thái độ trên Mạng Xã Hội về những vụ vi phạm nhân quyền, thí dụ như công an đánh dân.   3. Yêu cầu chính quyền Hà Nội phải để cho các Đặc phái viên Nhân quyền LHQ đến Việt Nam điều tra về các vụ như Đồng Tâm, người dân chết trong đồn công an, và tình hình nhân quyền nói chung tại Việt Nam.   4. Yêu cầu CSVN không được ngăn chặn gia đình các Tù Nhân Lương Tâm gặp các sứ quán hoặc đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài để tham dự các hội nghị về Nhân quyền.   Nếu không bị thách thức, bị gây áp lực thì chắc chắn nhà nước độc tài CSVN sẽ tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, những người dân lên tiếng phản đối bất công. Nhưng với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền, thì sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ cao hơn. Chính điều này sẽ giúp cho các nỗ lực vận động nhân quyền cho Việt Nam có được sự quan tâm và áp lực mạnh mẽ hơn.   Là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền, CSVN cần bị áp lực phải chứng tỏ là họ tôn trọng nhân quyền chứ không vi phạm nhân quyền.   Cùng với nhân dân Việt Nam và các đối tác quốc tế, Việt Tân sẽ đẩy mạnh hơn nữa áp lực này trong thời gian tới nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần cho hoà bình thế giới.   Ngày 12 tháng 10 năm 2022 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: TS Đông Xuyến, +1 346-704-4744    
......

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90

  Khôi Nguyên/Người Việt EAGAN, Minnesota (NV) – Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota. “Bố tôi mất vì viêm phổi nặng và nhịp tim yếu quá!” Bà Hằng Cung, người con gái lớn trong bảy người con (bốn trai, ba gái) của nhà thơ, xác nhận với Nhật báo Người Việt.   Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt) Bà Hằng Cung nói thêm: “Chúng tôi rất buồn, rất sốc về sự ra đi của bố. Nhưng cũng rất tự hào về bố, về các bài thơ nổi tiếng của bố được bác Phạm Duy phổ nhạc quen thuộc mà nhiều người biết.” Theo bà Hằng Cung, nhà thơ Cung Trầm Tưởng “tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 Tháng Hai, 1932, tại Hà Nội, sau đó di cư vào Nam và sống tại Sài Gòn. Sau 1975 ông bị tù cộng sản, gia đình mất nhà và về sống với nhà bà nội tại đường Trần Hưng Đạo, Quận 1. Năm 1993 gia đình sang Mỹ theo diện HO, định cư tại thành phố Eagan, tiểu bang Minnesota, với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Cung Tiến.” Còn theo một người bạn của nhà thơ, cựu Trung Tá Không Quân VNCH Võ Ý: “Cung Trầm Tưởng là trung tá Không Quân VNCH, trưởng Phòng Kế Hoạch, Bộ Tư Lệnh Không Quân cho đến 30 Tháng Tư, 1975. Sau đó ông đi tù Cộng Sản 10 năm và qua Mỹ năm 1993.” “Tôi cũng ở tù Cộng Sản 13 năm, ra tù sau Cung Trầm Tưởng, nhưng ở cùng ông trong các trại tù như Long Giao, hay Hà Tây ngoài Bắc,” ông Võ Ý cho hay. Theo trang Wikipedia, Cung Trầm Tưởng bắt đầu làm thơ năm 15 tuổi (1947) và có tập thơ đầu tay tên là “Sóng đầu dòng” (chưa in). “Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trung Học Lê Quý Đôn). Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ Sư Không Quân ở Salon-de-Provence. Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” “Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa Thu Paris” và “Vô Đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất Đứng của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý. Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn Nghệ Mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng Tạo, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Văn, Khởi Hành…” “Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa Thu Paris”, “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn Em”), “Bên Ni Bên Nớ”, “Khoác Kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều Đông”), “Kiếp Sau”, “Về đây”…. Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập Tình Ca của ông thì sáu bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.” Vẫn theo Wikipedia, “Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu tiến sĩ khí tượng học tại Đại Học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc cuối cùng là trung tá (1975).” “Các tác phẩm của Cung Trầm Tưởng đã in: Tình Ca (Nhà xuất bản Công Đàn, Sài Gòn, 1959); Lục bát Cung Trầm Tưởng (Nhà xuất bản Con Đuông, Sài Gòn, 1970); Lời Viết Hai Tay (Nhà xuất bản Imn, Bonn, 1994; thơ tù cải tạo); Bài Ca Níu Quan Tài (tác giả tự xuất bản, Minnesota, Hoa Kỳ, 2001; thơ tù cải tạo); Một hành trình thơ (Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ, 2012).” Nhưng có lẽ, một trong những đoạn thơ của Cung Trầm Tưởng được người đời nhớ nhất là “Lên xe tiễn em đi/Chưa bao giờ buồn thế/Trời mùa đông Paris/Suốt đời làm chia ly…” trong bài “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Về tang lễ của nhà thơ Cung Trầm Tưởng, theo bà Hằng Cung, “hiện gia đình chưa có chương trình hay ngày giờ cụ thể và chúng tôi sẽ có cáo phó sớm nhất là trong ngày mai, 10 Tháng Mười.’ [kn]
......

Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn đến Canada tị nạn

VOA Tiếng Việt Ông Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm tôn giáo chạy trốn từ Việt Nam sang Thái Lan 5 năm qua, vừa cùng gia đình tới Canada định cư. Là nhà hoạt động trong nhóm Thanh niên Công giáo, từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù 30 tháng từ năm 2011-2014 vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước”, ông Sơn nói với VOA rằng ông và vợ và hai con nhỏ đến thành phố Toronto của Canada hôm 29/9. “Đến được Canada đối với tôi đó là một tương lai, tuy nhiên, việc phải ra đi như vậy là một điều rất buồn, bởi vì có quê hương, có người thân mà không thể trở về được. “Mọi người ở đây - những người tôi quen biết và những người bảo trợ - ra đón làm tôi ấm lòng. Bản thân tôi ấm lòng, nhưng khi nghĩ về đất nước, quê hương làm tôi buồn hơn.” Ông Sơn sang Thái Lan lánh nạn sau khi ông bị công an Việt Nam câu lưu hồi cuối tháng 4/2016 với cáo buộc “kích động người dân biểu tình” liên quan đến vụ scandal nhà máy của hãng Formosa làm ô nhiễm biển ở miền trung Việt Nam khi ông đến khu vực Hà Tĩnh ghi nhận tin tức về sự kiện cá chết tại đây. Vào hồi tháng 4 năm nay, ông Sơn bị nhà chức trách Thái Lan câu lưu 4 ngày về tội nhập cảnh bất hợp pháp khi ông đến đồn cảnh sát để xin giấy xác nhận lý lịch tư pháp để hoàn tất hồ sơ tị nạn chính trị tại Canada do tổ chức VOICE Canada bảo trợ thông qua chương tị nạn của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR). Thái Lan, quốc gia không phải là một bên tham gia Công ước về Người tị nạn năm 1951 của LHQ, xem mọi người đào tị là di dân bất hợp pháp. Ông Sơn, 33 tuổi, chia sẻ VOA về lý do ông rời Việt Nam: “Bản thân tôi luôn bị nhà cầm quyền theo dõi, có những hành động như đánh đập, bớt bớ, khủng bố tinh thần, theo dõi 24/24, đặc biệt là sau thảm họa môi trường Formosa, họ tìm cách bắt bớ tôi…” Chính quyền Nghệ An chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của VOA đề phát biểu của ông Sơn. Vào năm 2011, cùng với nhóm Thanh Niên Công giáo, ông Sơn bị chính quyền Nghệ An kết án tù 30 tháng tù và một năm quản chế, cho rằng ông “rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội”, cáo buộc nhóm này là “thành phần Việt Tân” hoạt động “âm mưu lật đổ” chế độ. Theo thống kê của tổ chức BPSOS, tính đến giữa năm 2021, có khoảng 4.203 người tị nạn tại Thái Lan, trong đó khoảng 892 người Việt Nam.
......

Đảng Việt Tân thay đổi lãnh đạo, tân trung ương nhiều nhân sự ‘trẻ,’ ‘từng lăn lộn ở Việt Nam’

Tân Lãnh Đạo Đảng Việt Tân nhiệm kỳ 2022-2025. Ảnh: Việt Tân VOA Đảng Việt Tân – một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ và được xem là đối lập chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam – vừa kết thúc Đại Hội Đảng lần thứ 9 tại miền Bắc California và giới thiệu tân trung ương và tân lãnh đạo đảng nhiệm kỳ 2022 – 2025 vào ngày 21/9, với phần lớn nhân sự được xem là “trẻ, tài năng đa dạng, có suy nghĩ đột phá, sáng tạo và có tâm,” theo lời tân phát ngôn nhân của đảng nói với VOA. Có tâm có tầm và không dễ bỏ cuộc “Để cho một tổ chức có thể phát triển và trưởng thành với thời gian thì nhân sự sẽ cần đa dạng hơn và cần phải có những cái tạm gọi là ‘máu mới’ để có sự sáng tạo và suy nghĩ mới, đột phá. Trong tuyển cử tân trung ương lần này, yếu tố những người có khả năng tham mưu, có sự sáng tạo và có những khả năng có những suy nghĩ đột phá rất là quan trọng, và quan trọng hơn là những người có tâm, có những giá trị sống nhân bản, dân chủ, hiểu được tầm quan trọng của sự tự do, công bình, và quan trọng nữa là nhìn ra vấn đề gần gũi với nhân dân, đồng bào Việt Nam của mình,” Tiến sĩ Đông Xuyến – tân phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân – nói với VOA. Theo lời bà Đông Xuyến, số nhân sự sinh ra vào thập niên 1970, 1980, 1990 chiếm khoảng 2/3 trong tân trung ương của Đảng Việt Nam. Trong số này có những gương mặt mà vì lý do an ninh bà không muốn nêu tên, nhưng cho biết từng có nhiều kinh nghiệm “cọ xát, lăn lộn” ở Việt Nam, làm việc ngày đêm với Việt Nam nên hiểu được tình hình và tâm tư, nguyện vọng của người dân đang sinh sống tại Việt Nam. Thành phần tân lãnh đạo Đảng Việt Tân nhiệm kỳ 2022 – 2025 được giới thiệu bao gồm: Ông Lý Thái Hùng giữ chức vụ Chủ tịch Đảng, ông Hoàng Tứ Duy giữ chức Tổng Bí thư Đảng và tiến sĩ Đông Xuyến làm Phát ngôn nhân. Cựu Chủ tịch Đảng – ông Đỗ Hoàng Điềm – vẫn tiếp tục nằm trong bộ phận lãnh đạo trung ương của Việt Tân. Ngoài các tiêu chí về khả năng, “có tâm có tầm,” các ứng viên được đề cử vào trung ương của Việt Tân còn đặc biệt đòi hỏi phải có “độ lỳ”, kiên trì, không dễ bỏ cuộc, vì theo lời phát ngôn viên Đông Xuyến, con đường các thành viên đảng đang đi “là một con đường nhỏ và khó,” giữa bối cảnh đảng này luôn bị tấn công, cô lập và bị “stigmatize” (bêu xấu). Ngoài việc bầu ban lãnh đạo mới, Đại hội của Đảng Việt Tân cũng lượng duyệt tình hình đấu tranh và những nỗ lực của đảng trong công cuộc “dân chủ hóa” Việt Nam nhằm chống lại tình trạng độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó thông qua các chính sách và kế hoạch công tác với mục tiêu “phát huy sức mạnh đối kháng của người dân.” Bị gán là “tổ chức khủng bố,” Việt Tân nói gì? Đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất tại Việt Nam lâu nay vẫn liệt kê Đảng Việt Tân là một “tổ chức khủng bố.” Trong khi đó, Việt Tân tự giới thiệu mình là “một tập hợp những người Việt yêu dân chủ với khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam qua các hoạt động đấu tranh bất bạo động.” “Không ai muốn hy sinh hay phí thêm những gì mà đồng bào mình đang có, và về sinh mạng con người, ngày hôm nay thế giới văn minh không còn đấu tranh trong tình trạng phải bạo động súng ống, vì thực sự nếu bạo động súng ống thì nhà cầm quyền mạnh hơn người dân thì làm sao có thể thay đổi được. Thành ra phương pháp đấu tranh bất bạo động của người dân và của số đông vẫn là phương pháp ôn hoà, ít có sự thiệt hại nhất và xác suất mà nó thay đổi cũng rất cao. Thành ra, Việt Tân vẫn tiếp tục phát huy điều này,” phát ngôn nhân Đông Xuyến khẳng định với VOA. “Mình phục vụ người dân nên nhà cầm quyền họ nói gì thì nói, họ tiếp tục nói như vậy để cô lập mình thôi. Họ không phải là mũi nhọn duy nhất của mình để mình phải dồn quá nhiều năng lượng vô đó. Cái mà mình cần dùng năng lượng ở đây là làm sao để cho người dân, mình hỗ trợ và mình đồng hành với người dân để có sức mạnh số đông, sức mạnh chung để tạo thay đổi cho chính họ,” đại diện của Việt Tân nói thêm. Chính vì vậy, Việt Tân trong kỳ đại hội vừa qua đã chú trọng không ít đến việc tăng cường công tác tin vận nhằm giúp cho người dân tiếp cận nhiều hơn với nguồn thông tin đa chiều, tạo cơ hội cho nhiều thành phần hơn để họ đóng góp và đồng hành cùng với Việt Tân, và xây dựng nền tảng ở trong nước mạnh mẽ hơn để góp phần “tạo sự thay đổi,” bà Xuyến cho biết. “Thực sự ra tất cả mọi người đều muốn thấy đất nước Việt Nam mình không còn độc tài nữa, dù là Đảng Cộng sản hay bất cứ một đảng nào khác. Vấn đề chính là không còn độc tài nữa, vì nó sẽ đưa đất nước mình đáng lý ra là tiến rất xa, dân mình rất thông minh, nhưng vì sự độc tài đó nó kìm hãm, làm tư hoại tài nguyên cũng như trí tuệ của người Việt Nam,” phát ngôn nhân Đông Xuyến nói thêm. Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị và báo chí quốc tế thường xem Việt Tân là một trong những tổ chức chính trị đối lập của Đảng Cộng sản và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với xã hội và người dân tại Việt Nam. Nguồn: VOA XEM THÊM: Những Quan Niệm Căn Bản Của Đảng Việt Tân Niềm tin canh tân  
......

Đoạn đường Hoa Hướng Dương

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn - VOA Ngày 25 tháng Tám, Tổng thống CHLB Đức, tiến sĩ Frank-Walter Steinmeier, và Thống đốc Tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern, bà Manuela Schwesig, đến viếng thăm Tu viện Lộc Uyển của Phật giáo Việt Nam ở thành phố Rostock nước Đức. Đúng 4 giờ 45 phút chiều 25/8, đoàn xe của các quan khách chính phủ với hộ tống của nhiều xe cảnh sát đã đậu ngay trước cổng chùa. Hòa thượng Thích Như Điển (đệ nhị chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu - HĐĐH GHPGVNTN Âu châu) và Sư bà Thích Nữ Diệu Phước (trụ trì tu viện Lộc Uyển) đã có mặt ở cổng tam quan để chào đón phái đoàn và hướng dẫn đi vào khuôn viên tu viện. Tại hành lang trước chánh điện, ông Tổng thống và bà Thống đốc ký tên vào sổ lưu niệm của chùa. Trong thời gian tham quan chánh điện chùa, Hòa thượng Thích Như Điển và Thượng tọa Hạnh Giới cùng Sư bà Diệu Phước giải thích tường tận cấu trúc ngôi chánh điện, ý nghĩa các tôn tượng, thời khóa tu trì… cũng như trả lời các câu hỏi của ông Tổng thống và bà Thống đốc tiểu bang. Ngày 25 tháng Tám, Tổng thống CHLB Đức, tiến sĩ Frank-Walter Steinmeier, và Thống đốc Tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern, bà Manuela Schwesig, đến viếng thăm Tu viện Lộc Uyển của Phật giáo Việt Nam ở thành phố Rostock nước Đức. Đúng 4 giờ 45 phút chiều 25/8, đoàn xe của các quan khách chính phủ với hộ tống của nhiều xe cảnh sát đã đậu ngay trước cổng chùa. Hòa thượng Thích Như Điển (đệ nhị chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu - HĐĐH GHPGVNTN Âu châu) và Sư bà Thích Nữ Diệu Phước (trụ trì tu viện Lộc Uyển) đã có mặt ở cổng tam quan để chào đón phái đoàn và hướng dẫn đi vào khuôn viên tu viện. Tại hành lang trước chánh điện, ông Tổng thống và bà Thống đốc ký tên vào sổ lưu niệm của chùa. Trong thời gian tham quan chánh điện chùa, Hòa thượng Thích Như Điển và Thượng tọa Hạnh Giới cùng Sư bà Diệu Phước giải thích tường tận cấu trúc ngôi chánh điện, ý nghĩa các tôn tượng, thời khóa tu trì… cũng như trả lời các câu hỏi của ông Tổng thống và bà Thống đốc tiểu bang. Sau khi đi vòng phía sau tham quan Tổ đường và quay lại trước điện Phật, Sư bà Diệu Phước tặng ông Tổng thống bức hình Tu viện. Hòa thượng Như Điển cũng tặng ông Tổng thống một tác phẩm Đức ngữ Hòa thượng xuất bản trước đây, nhan đề “Danke schön Deutschland - Cảm tạ nước Đức.” Ông Tổng thống đã tỏ ý quan tâm đến tác phẩm này và mở ngay xem một vài đoạn bên trong. Được biết, lần này ông Tổng thống và bà Thống đốc đến thăm thành phố Rostock nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày nhóm tân phát-xít và cực hữu ném đá và đốt phá tòa nhà có tên “tòa nhà Hoa hướng dương” vào ngày 24 tháng Tám, 1992 ở quận Lichtenhagen thuộc thành phố Rostock này. Vào thời gian ấy địa điểm này là nơi được thành phố tạm thời đặt làm văn phòng tiếp nhận tỵ nạn và cũng là địa điểm tạm cư của các gia đình tỵ nạn từ nhiều nước đến; nhưng chủ yếu trong số đó là hơn một trăm người Việt đã ở lại để xin tỵ nạn chính trị sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Lúc ấy có hàng ngàn những kẻ phá hoại vây quanh căn nhà, cảnh sát cũng phải thúc thủ trước hành vi bạo động này. Mãi đến bốn ngày sau cảnh sát mới tăng cường lực lượng và dẹp yên được. May mắn là, tuy có một số người tỵ nạn bị thương, không ai bị tử thương cả. Trước khi đến thăm tu viện Lộc Uyển, phái đoàn chính quyền Đức cũng đã đến “tòa nhà Hoa hướng dương” này. Nơi đây ông Tổng thống và các chính trị gia khác cùng đặt những cành hoa hướng dương để ghi dấu một sự kiện mà ngay lúc đó ông Tổng thống Đức nói rằng: “Đây là một điều đáng xấu hổ cho đất nước chúng ta”. Điểm lý thú là khoảng cách từ tòa nhà “đáng xấu hổ” này đến tu viện Lộc Uyển của Phật giáo Việt nam bây giờ chỉ cách chừng non một cây số. Khi được hỏi là, biết nơi này trước đây là “điểm nóng” như vậy, Sư Bà có sợ không, thì Sư bà Diệu Phước nhoẻn miệng cười từ bi và trả lời: “Thật giống hệt như Phật bổ xứ mình về đây; chưa thấy công trình xây dựng ngôi già lam nào mà từ chính quyền đến hàng xóm láng giềng Đức ai ai cũng đều vui vẻ và sẵn lòng giúp đỡ như ở đây”. Trước đó phái đoàn chính phủ cũng đã đến thăm một trường học. Và sau khi viếng tu viện Lộc Uyển, ông Tổng thống đến thẳng tòa Thị Chánh thành phố để chủ trì chương trình “Giờ Tưởng niệm nhân 30 năm Lichtenhagen – Gedenkstunde zu 30 Jahren Lichtenhagen”. Tại đây, trong bài phát biểu của mình, ông Tổng thống nhấn mạnh: “Việc tránh những bạo động phá hoại là trách nhiệm không những của các cơ quan công quyền mà còn là của toàn thể nhân dân Đức chúng ta”. Sau đó, để đáp lại lời kêu gọi ấy, các đoàn thể và nhân dân ở khu vực Lichtenhagen tổ chức một cuộc tuần hành qua các khu phố địa phương. Ngày nay, tháng 8 năm 2022, sau hai năm nỗ lực xây dựng cảnh quan của tu viện Lộc Uyển, từ bên trong nội thất đến vườn ngoài đều vô cùng thanh nhã và đầy thiền vị. Vậy mà Sư cô Tuệ Đăng, trị sự chùa, còn tâm sự: “Còn nhiều việc lắm chú ơi, công trình chỉ mới hoàn thành được chừng 70- 80% thôi”. Một điểm lý thú, vườn chùa trồng rất nhiều hoa hướng dương. Hoa nở rộ, vươn lên quá tầm đầu người. Hoa mỉm cười cúi xuống nhìn khách thập phương đến viếng chùa. Đúng như lời Sư bà Diệu Phước, “chư Phật chư Tổ đã bổ xứ” Sư bà đến đây xây dựng ngôi già lam này. Long thần hộ pháp đã luôn có mặt hộ trì nên khách bản xứ viếng thăm ai cũng trầm trồ khen ngợi khung cảnh thiền môn an tĩnh này, một địa điểm tâm linh tối cần thiết cho mọi người trước những căng thẳng của cuộc sống xô bồ… Tu viện Lộc Uyển ở Rostock sẽ chính thức tổ chức Lễ Khánh Thành vào tháng Tám, 2023. Hòa cùng sự kiện Tổng thống trao tặng Huân chương Danh dự Quốc gia hạng nhất cho Hòa thượng Thích Như Điển vào tháng 12, 2021, cuộc viếng thăm lần này của ông Tổng thống với sự tháp tùng của bà Thống đốc tiểu bang đã mặc nhiên xác nhận vai trò của Phật giáo, vốn từng xa lạ với dân chúng một đất nước có truyền thống Cơ đốc giáo, đồng thời xác nhận sự hiện diện của những đóa hoa từ bi và trí tuệ Phật giáo trong khu hoa viên đa tôn giáo, đa văn hóa ở Cộng hòa Liên bang Đức./.
......

Ông Cha và ổ chứa nô lệ tình dục

Nguyễn Kim Dục Một hôm vợ tôi đi đâu về liệng ra 2 vé đi tham dự buổi tiệc gây quỹ tổ chức tại nhà hàng Paracell. Tôi hỏi:   - Ai đứng ra gây quỹ?   - Một ông Cha.   - Cha nào?   - Em không biết tên.   - Hay nhỉ?   - Em chỉ biết có một Cha đứng ra tổ chức để gây quỹ cho tổ chức cứu giúp những nạn nhân bán vào các động làm nô lệ tình dục ở các nước Đông Nam Á.   Vợ chồng chúng tôi thấy ai dù Thầy hay Cha đứng ra tổ chức đều rất sốt sắng tham dự.   Hôm đó vào ngày cuối tuần, chúng tôi đến đúng giờ mà sao thiên hạ tham dự đông thế, tìm mãi mới có chỗ đậu xe. Buổi tiệc hôm nay KHÔNG THẤY QUẢNG CÁO TRÊN TIVI, TRÊN BÁO mà sao thiên hạ bảo nhau đi đông thế. Chúng tôi vào trong thì các bàn đã đông đủ mọi người chờ giờ khai mạc.   Chả thấy ai giới thiệu, tự nhiên nhìn thấy ông Cha xuất hiện trên sân khấu, cầm micro tự giới thiệu linh mục Nguyễn- Bá- Thông, vợ tôi khèo vai tôi nói, cha này đấy làm tôi cũng phì cười. Cha còn trẻ khoảng 36, 37 tuổi là cùng. Cha xưng CON với mọi người tham dự một cách tự nhiên.   Cha cho biết hôm nay tổ chức của Cha với Website [onebodyvillage.com](https://l.facebook.com/l.php? tổ chức bữa tiệc gây quỹ, để giúp cho những người con gái và trẻ em, bị bán vào các động mãi dâm ở vùng Đông Nam Á.   Tổ chức này đã ÂM THẦM hoạt động từ năm 1998 và ĐÃ CỨU được biết bao nhiêu người kể cả trẻ em từ các động mãi dâm. KHÔNG PHẢI cứu họ ra, rồi để mặc họ muốn sống làm sao thì sống, mà lập ra những làng nhỏ để họ sống. Trong đó dạy học, huấn nghệ, hầu có một nghề tự nuôi sống bản thân, để sau này KHÔNG QUAY VỀ con đường cũ.   Tổ chức đã thành lập nhiều làng ở Singapore, Campuchia và ở Việt Nam. Những nạn nhân được cứu ra thường mắc những bệnh xã hội được các bác sĩ ở bên Hoa Kỳ về bên ấy chữa bệnh như BÁC SĨ NGUYỄN THANH TÂM, mà họ âm thầm đóng góp cả công và của. Thật đáng quí thay. Công việc của họ không bao giờ thấy họ lên đài tuyên bố này nọ.   Cha nói đưa ra những dẫn chứng lôi cuốn người nghe, mọi người chăm chú nghe cha nói quên cả ăn, cuối cùng Cha nói thôi bây giờ con xin mời quý ông bà, cô bác ăn đi đã, chứ con chiếu những thước phim hay slide những cảnh con đã chứng kiến thì quý cô bác ăn mất ngon. Cha liền báo nhà hàng đem đồ ăn ra. Đồ ăn đem lên hết món này đến món khác ăn mệt nghỉ, tôi thấy nhà hàng cho ăn hậu hĩnh quá liền ghé tai vợ tôi nói nhỏ:   - "Mình mua có $25 một vé mà cho ăn như vầy thì hết mẹ nó rồi còn đâu mà đóng góp gây quỹ.   - "Vợ tôi nói: "Anh đi kiếm một cái bao thơ mình bỏ tiền vào đấy, ngoài phong bì đề dấu tên rồi đưa cho ban tổ chức."   Tôi hỏi:   - "Bao nhiêu?"   Vợ tôi dơ một ngón tay. Tôi biết tôi phải làm gì rồi.   Trong lúc mọi người ăn tiệc có ca sĩ Tâm Đoan lên hát giúp vui 2 bài với sự điều hành của cô Christine Sa sôi động, làm cho thực khách vui theo ngoài ra cũng có một số thực khách lên giúp vui nữa, đó là những người có tấm lòng đáng quí.   Sau khi ăn xong, Cha lại lên bục nói:   - cha nói chứ không giảng giáo lý   - Cha nói những trường hợp mà cha đã trải qua trong các ổ mãi dâm cha phải thay tên đổi họ để trà trộn trong nơi chốn đó   - có khi giả làm người ngoại quốc như người Singapore để nghe những người gái VN nói chuyện với nhau vì đâu họ ra nông nỗi này.   Phải vào tận hang ổ mới tìm ra đầu mối để đưa những tên đầu sỏ ra tòa. Công việc của Cha làm rất là nguy hiểm mất mạng như chơi nhưng Cha có niềm tin có ơn trên cứu giúp nên đã vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm.   Sau đó Cha đã cho chiếu những thước phim chiếu những cảnh những em bé 5, 6 tuổi bị bán vào các ổ mãi dâm bị hành xác như thế nào. 5, 6 tuổi biết cái gì?  Để làm vật vui chơi cho những kẻ bịnh hoạn.   Nhìn những cảnh ấy không ai cầm được nước mắt ! Mọi người theo dõi trên màn ảnh cảnh tượng xảy ra như trong phim do một đạo diễn tài ba dàn dựng không ngờ ngoài đời lại có những cảnh xót xa, đau đớn, đốn mạt cùng cực như thế. Cả hội trường mấy trăm người im phăng phắc không một tiếng động, nhưng thỉnh thoảng cũng có tiếng nấc của một vài người không cầm được lòng.   Mặc dầu, buổi tiệc đã tàn từ lâu nhưng không ai muốn bỏ ra về, trên bục Cha vẫn nói, nói những điều mà Cha đã trải qua trong các động, phải cải trang nhiều cách để không bị lộ một nhà tu đi trụy lạc, nhưng cũng không tránh khỏi những trận đòn thừa sống thiếu chết của những đường dây buôn bán người vì chúng cho rằng người này không phải tay chơi thứ thiệt mà vào để lấy tin tức.   Sau đó có bác sĩ Thanh Tâm lên trình bày công tác y tế ở các làng mà tổ chức đã thành lập ở Việt Nam, Campuchia, Lào và Singapore. Họ đã đến các trại chữa bệnh cho các nạn nhân đã được cứu thoát ra từ các động, xây dựng họ có cuộc sống lành mạnh để không trở về con đường cũ. Bác sĩ Thanh Tâm là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị mà cha Thông là một trong chín thành viên.   Nói chung buổi tiệc gây quỹ rất thành công đã trình bày cho mọi người tham dự biết được việc làm của tổ chức mà lâu nay ít ai được biết.   Buổi tiệc gây quỹ chỉ chấm dứt khi nhà hàng cho biết đến giờ đóng cửa, mọi người ra về với tâm hồn nặng trĩu, thương cảm những nỗi bất hạnh của những người con gái bị bán vào những đường dây làm nô lệ tình dục.   Mình may mắn được sống ở Mỹ có cuộc sống bình yên quá, đâu có biết các nơi trên thế giới còn có những cảnh đáng thương như vừa rồi đã được cha Nguyễn Bá Thông cho biết chính Cha suốt mười mấy năm nay đã lăn lộn vào sanh ra tử để cứu vớt những người lâm vào hoàn cảnh bi đát.   Cha, hay quá ! Tôi tự nhủ bữa nào phải "phỏng vấn" Cha mới được. Nói phỏng vấn cho oai chứ mình có phải nhà báo, nhà truyền thông đâu mà đi phỏng vấn! Nhưng mà nhất định phải gặp Cha, nghe cha trò truyện thêm.   Mấy ngày sau, tôi vào website và tìm ra được số phone của Cha Thông là số phone này (706) 825- 3032 nhưng liên lạc mấy lần không được phúc đáp, chỉ nghe lời nhắn là để lại tên và số phone sẽ gọi lại sau. Đợi mãi cũng không thấy Cha gọi lại, cũng hơi thất vọng rồi cũng quên đi. Bẵng đi một thời gian hơi lâu vào một ngày đẹp trời Cha gọi lại, ôi thật là sung sướng nỗi vui đến không sao kể xiết. Cha cho biết mới ở Campuchia về. À, thì ra lúc mình gọi Cha ở ngoài nước  làm sao trả lời được.   - Thưa Cha, Cha đừng xưng con với con tội chết.   - Chú là hàng Cha, hàng Chú con nhỏ tuổi phải xưng con mới phải phép.   - Thưa Cha con có đi tham dự buổi tiệc gây quỹ của cha ở nhà hàng Paracell, con thấy việc làm của Cha con thích quá, con muốn viết một bài báo về Cha, Cha có đồng ý không   - Công việc của con cũng chưa được phổ biến lắm, nếu chú viết thì con cảm ơn lắm.   - Thế bây giờ Cha có rảnh không, con muốn biết đôi điều về Cha.   - Rảnh, chú cứ hỏi.   - Trước hết Cha cho con biết một ít về thân thế của Cha.   - Bố là Sĩ Quan QLVNCH huấn luyện nhảy dù, cấp bậc Trung Tá. Mẹ nữ quân nhân. Khi Sài Gòn mất vào tay Cộng sản thì bố mẹ đi vào tù trong lúc mẹ con mang thai con mới một tháng. Ở tù được 8 tháng gần đến ngày sinh, thấy mẹ con ốm yếu, kiệt sức sắp chết thì họ cho ra về năm 1976 để sanh. Bố con có nhắn ra nếu con gái thì đặt tên là... và con trai đặt tên là Nguyễn Bá Thông nên bây giờ tên con là Nguyễn Bá Thông dù đã vào quốc tịch Mỹ nhưng không đổi tên.   - Lúc sanh Cha ra chắc mẹ Cha gặp khó khăn lắm phải không?   - Dạ thưa đúng, sau này con được biết là mẹ con ở trong tù thiếu ăn nên kiệt sức tưởng là chết ở trong trại nên Cộng sản phải cho mẹ ra ngoài nếu có chết thì cũng đỡ mang tiếng. Mẹ con sanh con ra èo uột khó nuôi tưởng chết vì thiếu sữa mẹ con phải ăn bobo thay sữa nên tướng con nhỏ thó không giống như cha con tướng to lớn.   - Vâng con đã thấy Cha ở trên sân khấu, tướng nhỏ con, mặt búng ra sữa, dáng thư sinh mà đã khoác áo Cha. Rồi sau đó thế nào, thưa Cha?   - Mẹ con con sống lây lất nay chỗ này, mai chỗ kia. Ba con đi tù sau mười mấy năm mới được ra, sau đó có chương trình HO gia đình con đã được đi Mỹ.   Vào Mỹ 05/02/93 HO15 và đến Chicago Illinois lúc đó con được 16 tuổi, học trung học. Sau đại học 2 năm người bạn gái khuyên con đi tu, con nghe theo ghi tên vào trường dòng đến ngày 5/6/2004 con được thụ phong linh mục và làm Phó xứ cho 3 Giáo Xứ các con chiên toàn là người Mỹ. Con là người Á Châu đầu tiên và duy nhất địa phận Savannah ở Georgia. Hiện giờ người bạn Mỹ hồi xưa khuyên con đi tu đã ra bác sĩ sống gần bố mẹ con và săn sóc 2 cụ.   - Thưa Cha, Cha đã học ra Linh Mục sao không làm Mục Vụ mà lại tìm con đường gai góc mà đi?   - Ở VN con có thời gian sống trong nghèo đói nên con thông cảm nỗi bất hạnh của những người cùng cảnh ngộ.   - Sang đến Mỹ khi thời gian học trung học con đến cùng bạn bè vào ngày thứ 6 mỗi tuần nấu ăn cho người vô gia cư.   - Từ năm 1999, con cùng các bạn đồng chí hướng về Campuchia sống với trẻ bụi đời mới phát giác ra có những tổ chức buôn bán trẻ em để làm nô lệ tình dục. - Từ đó con bàn với anh em làm sao cứu giúp những người đó ra khỏi các động. Cũng năm đó thay vì con đã học y khoa một năm rồi con xin vào học trường dòng để con có rộng thì giờ theo đuổi mục đích của con.   - Tổ chức của Cha đã cứu giúp được bao nhiêu người giải thoát ra từ các động?   - Ngày hôm nay có 583 em, cộng thêm 128 em trước đó nữa, số này chia ra làm mô hình gia đình cứ từ 7 đến 12 em làm một nhóm rồi có bác sĩ đến chữa bệnh cho họ và dạy cho họ một nghề thích nghi với năng khiếu của họ sau này ra khỏi trại có 1 nghề nuôi thân, không tìm đi vào đường cũ nữa.   Tổ chức của con không có cứu giúp họ ra rồi bỏ mặc họ sống ra sao thì ra mà còn giúp họ tìm một cuộc sống mới. Các mô hình này rải đều khắp các nước Đông Nam Á không cứ ở VN.   - Việc cha ra vào VN, chính quyền sở tại có gây khó dễ cho Cha trong việc đi đứng?   - Họ có nói thẳng với Cha vào VN không được làm chính trị, chỉ làm công tác nhân đạo thôi.   - Cha làm công việc này có nguy hiểm không?   - Cá nhân bị các chính phủ bắt 14 lần và bị đánh thừa sống bán chết, có lần đổ máu tai và một lần gẫy xương sườn bên trái.   - Đến năm 2008, tổ chức của con mới ra công khai và có budget 150 ngàn của tư nhân. Tổ chức có mấy trăm anh em chỉ mình con ra mặt vì nghĩ họ còn có gia đình, còn con không vướng bận gì nên con chấp nhận mọi hiểm nguy.   - Động cơ nào thúc đẩy cha vào con đường này?   - Cũng do bốn câu thơ của cụ Phan Bội Châu   - Cha có thể cho biết bốn câu thơ như thế nào?       "Sống tưởng công danh không tưởng nước       Sống lo phú quí chẳng lo đời       Sống mà như thế đừng nên sống       Sống tủi làm chi đứng chật trời."   (Bốn câu thơ trên Cha đọc chỉ một lần tôi ghi vội không biết có đúng không, nếu sai xin bỏ qua cho)   - Thưa Cha, gia đình có mỗi một người con mà Cha đi tu các cụ có phản đối không?   - Không những không phản đối mà còn khuyến khích nữa.   - Ngoài ra có ai phản đối cha không?   - Có hôm nọ trên đài phát thanh ở Houston phỏng vấn con về tổ chức của con   - sau đó đài có cho thính giả gọi vào thì có một người gọi vào chửi con nói xin lỗi chú : "Đ.M Cha không đi giảng, mà làm chuyện ruồi bu."   Con bị gọi 2 lần bị chửi.   - Tội nghiệp Cha quá. Xin ơn trên phò trợ Cha. Con cảm ơn Cha nhiều đã dành ít thì giờ cho con.   - Chào chú khi nào cần chú cứ gọi cho con.   - Kính Cha./.     Nguyễn Kim Dục
......

Danh Hoạ VŨ HỐI vừa qua đời

  Jimmy Vu Nhân   Danh Hoạ VŨ HỐI vừa ra đi lúc 5:15 PM ( giờ Washinton DC ) hôm nay ngày 19 tháng 8 năm 2022 tại Maryland Hoa Kỳ hưởng thọ 91 tuổi Đây là một mất mát lớn cho cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Vô Cùng Thương Tiếc ! Danh họa Vũ Hối, bút hiệu Hồng Khôi là một họa sĩ, một thi sĩ và nhà nhiếp ảnh, nổi tiếng về hội họa của Việt Nam và quốc tế. Ông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1932 tại làng Dương Ðàn, quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, vùng đất có năm ngọn núi tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ kết thành Ngũ Hành Sơn, nổi tiếng là vùng “Ðịa linh nhân kiệt,” nơi sản sinh nhiều nhân tài của đất nước. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, nhưng chẳng may thân phụ và 11 người trong gia đình ông đã bị cộng sản tàn sát dã man vì là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Ông còn có bào huynh là Giáo Sư Vũ Ký, cũng nổi tiếng với cuốn biên khảo “Cương Lĩnh Văn Hóa.” Là một danh tài, một nghệ sĩ tích cực chống cộng của Miền Nam nên sau ngày 30 tháng 4, 1975 ông bị cộng sản bắt giam chung với nhà văn Doãn Quốc Sỹ, nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhạc sĩ Lê Thương và nhạc sĩ Ðức Quỳnh mà chúng ghép tội là “văn nghệ sĩ chống cộng – văn nghệ sĩ ngụy.” Trong suốt thời gian bị giam, ông luôn luôn tỏ ra là con người Quốc Gia đầy sĩ khí, nhất định không khai danh tánh của những người đồng chí hướng với ông nên bị chúng tra tấn tàn bạo đến mù con mắt bên phải và chúng cùm ông cho đến liệt chân phải.Họa sĩ Vũ Hối tốt nghiệp kỹ sư ngành họa và trang trí ở Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh, đã từng là giáo sư hội họa tại Trường Trung Học Thủ Ðô-Hậu Giang, hội viên của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam và hội viên Nhà Văn Việt Nam… Hiện ông là thành viên của Trung Tâm Văn Học Cỏ Thơm ở Hoa Thịnh Ðốn, có tên trong Ban Biên Tập của Tam Cá Nguyệt San Cỏ Thơm.Cái gì làm cho đời phong phú, thi vị lên là cái ấy đẹp, vật chất cũng như tinh thần. Tình yêu nam nữ làm cho đời thi vị thêm nên tình yêu là cái đẹp, một chiếc áo dài làm cho người phụ nữ Việt Nam uyển chuyển, thướt tha ấy là cái đẹp của văn hóa ta hay một bầu trời lấp lánh những vì sao, một cánh đồng thơm tho mùi lúa chín, một định lý khoa học làm cho đời sống nhân loại tiện nghi hơn, một bài thơ hay, một nốt nhạc tuyệt diệu, một bức tranh tuyệt tác, một công việc từ thiện, một hành động bác ái, một lời nói từ bi… đều là những cái đẹp cả. Hiểu như vậy thì cái Ðẹp mới bao trùm được Chân-Thiện-Mỹ.Nghệ thuật có mục đích ghi cũng như thực hiện những cái Ðẹp trong vũ trụ mà văn chương, âm nhạc, hội họa là những nghệ thuật phổ cập hơn hết và Vũ Hối đã chọn hội họa cùng văn chương để gởi gấm con tim, khối óc, lý tưởng của mình vào đó hầu làm cho đời đẹp hơn lên. Muốn nói đến thi-họa-sĩ Vũ Hối, quý vị cũng như chúng tôi phải cần đến một pho sách dày mới nói hết về những đóng góp cho văn học và nghệ thuật trong hơn nửa thế kỷ cầm cọ, cầm bút của ông… Chúng ta được biết những thành tích của Vũ Hối qua: – Ðã từng du học ở Hoa Kỳ tại các tiểu bang South Carolina và Georgia vào năm 1960 – Tên tuổi của Vũ Hối cũng đã đi vào Bách Khoa Tự Ðiển Larousse, bộ tự điển nổi danh nhất của Pháp và thế giới. – Ðược mời vẽ chân dung Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy. – Ðược mời vẽ chân dung Ðại Tướng Creighton W. Abrams, tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. – Giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế năm 1963 tại Hoa Kỳ. – Có tên trong Văn Học Tự Ðiển thời Việt Nam Cộng Hòa. – Sáng lập trường phái Luân Vũ Họa (Paintings In Motion) và Thư Họa (Handwriting Painting). – Ðược ghi danh trong Tuyển Tập L’ art de l’ ecriture, Paris 1993. – Nghệ sĩ Á Châu duy nhất được vinh danh về Sáng Tạo Nghệ Thuật cho thế giới, tại Atlanta-Hoa Kỳ ngày 5 tháng 11, 1994. – Ðược Tổng Thống Tiệp Khắc Vaclav Havel tiếp kiến và nhận tranh “The Dream of Peace” tại dinh thổng thống Praha ngày 5 tháng 9, 1995. – Có tên trong “Vẻ Vang Dân Việt II” (The Pride of The Vietnamese Edition II) trong Tự Ðiển Danh Nhân Thế Giới, ấn hành tại Anh Quốc năm 1998 (Dictionary of international Biography 1998 – Cambridge – England). – Tên tuổi Vũ Hối được ghi trong “5000 Persionalities of The World,” do American Biographical Institute ấn hành năm 2000. – Có tên trong “Tự Ðiển Một Phần Tư Thế Kỷ Việt Nam Hải Ngoại” do Hội Văn Hóa Pháp-Việt (France-Vietnam Culture), ấn hành năm 2003-Paris. – Nhà Thư Họa Việt Nam duy nhất được ghi tên trong “Tuyển Tập Thư Họa Bậc Thầy Ðông Phương,” ấn hành tại Tokyo – Nhật Bản năm 2006 (Volume 6 International Editonal-Tokyo-Japan) – Ðược Nghị Viện Hoa Kỳ vinh danh là Chiến Sĩ Văn Hóa và Chiến Sĩ Nhân Quyền tích cực đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền do nghị định số 322 tại Hoa Kỳ. Ngoài danh tài về họa, Vũ Hối còn là một nhà văn, nhà thơ. Văn ông trong sáng, súc tích còn thơ ông nhẹ nhàng, truyền cảm và ông đã xuất bản: – Mùa Giao Cảm (Thơ) 1958. – Vần Thơ Màu Trắng (Thơ) – La Poésie de Couleur Blanche, được phiên dịch ra Anh và Pháp ngữ năm 1959 tại Sài Gòn. – Những Dấu Chân Ði (Truyện Ngắn), xuất bản năm 1960. – Hợp Tấu Thi Tuyển cùng 26 nhà văn hiện đại – Nhân Loại xuất bản năm 1969. – Chiêm Bao Trở Giấc (Thơ), xuất bản năm 1997. – Nghìn Thương Ðất Mẹ (Thơ và Thư Họa), năm 1999. – CD Vũ Hối và Thơ Nhạc Trong Tranh do Nhật Trường Production thực hiện năm 2000. – CD Thơ Chiêm Bao Trở Giấc do nghệ sĩ Bích Ty- Hà Phương phát hành. – Thư Họa Trích Kiều, xuất bản năm 2003. – Thơ Vũ Hối (CD ngâm thơ). – Tuyển Tập Mây Ngàn (Thơ – Thư Họa Vũ Hối), ấn hành tại Norway năm 2004. – Nghệ Thuật Thư Họa, năm 2007. sẽ xuất bản: – Tác Phẩm và Tác Giả. Nói đến họa sĩ Vũ Hối, trước ngày 30 tháng 4, 1975, ở Việt Nam và sau ngày 30 tháng 4, 1975, ở hải ngoại, ai cũng biết tài vẽ tranh, nhất là Thư Họa của ông. Vũ Hối đã từng vác Chuông Việt Nam đi đánh xứ người nhiều lần và những tiếng chuông ông đánh ở xứ người kêu rất to, rất thanh vang rền trong cộng đồng văn hóa thế giới làm vẻ vang giống nòi. Ông đã nhiều lần tham dự triển lãm hội họa quốc tế tại Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Ðức, Anh, Ðại Hàn, Phi Luật Tân… Tranh của ông trong các cuộc triển lãm nói trên không những thể hiện qua những ánh mắt khâm phục của giới thưởng lãm mà còn gặt hái sự khen tặng của nhiều nhà nghệ thuật danh tiếng trên thế giới. Qua 50 năm đóng góp cho văn học và nghệ thuật nước nhà cũng như văn học, nghệ thuật quốc tế, những lời thán phục, những câu khen tặng đã là “triệu khẩu truyền” dành cho ông. Thành ngữ có câu “vạn khẩu truyền” nhưng ở đây, thiết nghĩ nên dùng “triệu khẩu truyền” vì “vạn khẩu truyền” e rằng chưa đủ cho danh họa Vũ Hối. Một họa phẩm đẹp, hấp dẫn phải diễn đạt được sự vật một cách linh động, gói ghém một lý tưởng hay gởi gấm một triết lý nhân sinh thoát ra từ con tim của người nghệ sĩ. Tư tưởng, triết lý nghệ thuật đó đã được Vũ Hối diễn đạt qua bức tranh “Mộng Hòa Bình” với một thiếu nữ Việt Nam mặc áo dài trắng và ba con chim bồ câu bạch đã chiếm Giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế tại Hoa Kỳ năm 1963, trong đó có 32 quốc gia tham dự. Nhìn người phụ nữ trong tà áo dài là lòng ta rung động, buồn man mác mà nhớ về quê Mẹ. Còn nhìn ba con chim bồ câu trắng vỗ cánh tung bay mang thông điệp hòa bình khiến tâm hồn ta lâng lâng như nghe văng vẳng tiếng chuông chùa từ bi hay những hồi chuông bác ái từ thánh đường, nói lên tính hiếu hòa của dân tộc ta. Với Giải Khôi Nguyên, Vũ Hối đã làm rạng rỡ màu cờ dân tộc (cờ vàng ba sọc đỏ), còn hồn bút ông đã đem lại danh dự cho quê hương. Dưới bức tranh “Mộng Hòa Bình,” ông có đề hai câu thơ viết bằng lối Thư Họa và dùng điểu tự, nét bút như chín tầng chim bay cao: Xa quê mãi nhớ cố hương Miệt mài nghiên bút linh hồn Việt Nam Mộng hòa bình Vũ Hối cũng đã sáng lập trường phái Luân Vũ Họa hay Hội Họa Sinh Ðộng (Paintings In Motion). Về trường phái nầy, ông có vẽ bức tranh “Tứ Mã,” nét bút phơn phớt, mờ mờ ảo ảo “Một họa sĩ tài ba không bao giờ vẽ nguyên con rồng,” ở đây, nét vẽ của ông cũng hư ảo, kín đáo để người thưởng lãm phải suy nghĩ thêm, tưởng tượng thêm. Cảnh vật mờ mờ ảo ảo dưới ánh trăng, một mỹ nhân lấp ló, ẩn hiện sau cành lá hay một thiếu nữ ngồi hong tóc bên song cửa sổ làm cho ta ưa nhìn hơn một cảnh rực rỡ dưới ánh mặt trời hoặc những đường nét đẹp trên thân hình của người phụ nữ lồ lộ dưới ánh đèn điện sáng choang. Khi tả nàng Kiều tắm, cụ Nguyễn Du không tả chi tiết mà chỉ tả phơn phớt: “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” để gợi sự tưởng tượng của người đọc thế mới hay mà người đọc càng tưởng tượng càng thấy hay. Tóm lại, mục đích của nghệ thuật chính là “gợi,” trong hội họa hay văn chương cũng vậy. Thêm nữa, muốn thưởng thức những nét đẹp của một bức tranh, ta phải dùng óc thẩm mỹ, dùng mỹ cảm, phải dùng trái tim của ta trước rồi mới dùng lý trí và phải hòa con tim của ta với trái tim của người nghệ sĩ. Trong bức tranh “Tứ Mã,” ông có đề hai câu thơ viết theo lối Thư Họa, với tự thể “Tốc” để diễn đạt vó ngựa đang phi nhanh. Nhìn bức họa ta tưởng tượng và có cảm tưởng như bị chóng mặt vì quả đất đang quay mà vó ngựa phi nhanh muôn chiều: Tứ Mã Nghĩ rằng quả đất đang quay Nên tôi đã vẽ ngựa xoay muôn chiều Sau cùng, tột đỉnh thành công của Vũ Hối là Thư Họa và khi nói đến Vũ Hối phải nói đến Thư Họa Việt Ngữ (viết chữ Việt như vẽ tranh), ông đã có công sáng tạo để đưa cái đẹp của Chữ Quốc Ngữ lên đỉnh cao của nghệ thuật. Khi viết Thư Họa Chữ Quốc Ngữ, với một thư pháp độc đáo, ông đã gói trọn hồn nước và tình tự dân tộc theo nét cọ của mình. Với tài hoa đặc biệt nầy, báo chí đã tặng cho Vũ Hối danh hiệu rất đẹp là “Vua Thư Họa.” Chúng ta rất hãnh diện về Chữ Việt qua nét Thư Họa có một không hai của ông. Trước Vũ Hối, có vài người cũng đem thư pháp vào Chữ Quốc Ngữ như Ðông Hồ, Trụ Vũ… nhưng phải đợi đến Vũ Hối sáng lập trường phái Thư Họa mới lột hết cái tinh hoa của Thư Họa Việt Ngữ. Vũ Hối dã sáng tạo ra trường phái Thư Họa Chữ Quốc Ngữ với bản sắc dân tộc, không lai căng nét bút của Tàu, không vay mượn nét chữ của Nhật hay bất cứ của một nước nào. Lối viết của ông đơn giản, dễ đọc, không cầu kỳ nhưng đường nét lả lướt, bay bướm như “rồng bay phượng múa,” đường cọ đậm nhạt huyền ảo truyền đạt ý tưởng, tâm tư qua sự rung động, xúc cảm của con tim mình. Ngoài ra, Vũ Hối cũng là người đầu tiên vẽ Thư Họa trên đồ sứ và tranh sơn mài mà nghệ thuật hội họa thế giới chưa thấy họa sĩ nào thực hiện được. TranhVũ Hối Trong Thư Họa, với sự uyển chuyển của ngòi bút lông phối hợp với con mắt và trái tim của một nghệ sĩ, thư họa gia Vũ Hối đã sáng tạo ra nhiều tự thể như Thủy Tự, Hỏa Tự, Nguyệt Tự, Vân Tự, Trúc Tự, Ðiểu Tự… Và qua nét bút linh động của ông, ta sẽ bắt gặp những hình thái trong luật thư pháp như nét “Dương”đá lên không khác nào đường gươm dũng mãnh, hiên ngang, ngang tàng của một hiệp sĩ La Mã thời Trung Cổ hay nét “Ức” là nét nhấn xuống, sắc như nhát gươm thọc vào hạ bộ của địch thủ, rồi nét “Tốc” nhanh như chúa sơn lâm đang vồ mồi. Hoặc nét “Trọng” là nét dùng cho dấu nặng, nặng như quả tạ ngàn cân.. Còn nét “Trì” là nét chậm rãi, thư thái và nét “Khinh” là nét nhẹ nhàng, khoan thai ở cuối chữ. Thư Họa là nghệ thuật dùng bút lông viết chữ mà như vẽ, thường để viết những câu thơ, câu đối, câu ca dao, câu tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn hay những câu nói về lịch sử. Khi viết Thư Họa, ông dựa theo nội dung của câu thơ hay câu văn mà dùng tự thể để viết, như câu: Thuyền ra giữa bến thuyền dừng Ai đi thương nước nửa chừng lại thôi (Thơ Vũ Hối) thì ông sẽ dùng Thủy Tự, nét bút lững lờ như con thuyền giữa dòng nước. Hoặc viết câu: Lửa đấu tranh hừng hực chống bạo quyền hay: Ngàn năm hừng hực lửa da vàng thì sẽ được dùng Hỏa Tự với nét bút biểu hiện khí thế bốc lửa hừng hực của câu văn. Còn nếu viết câu Kiều: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường sẽ được dùng Nguyệt Tự, nét chữ như vầng trăng. Hay viết hai câu Cung Oán: Lò cừ nung nấu sự đời Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương ông sẽ dùng Vân Tự, nét cọ như mây vờn trăng sao. Hoặc hai câu: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương (Ca dao) sẽ được dùng Trúc Tự, nét chữ la đà, lao xao như những lá trúc đong đưa trước gió. Và viết hai câu: Chim ơi lạc xứ năm châu Tình nguyên chung thủy sắc màu Việt Nam (Thơ Vũ Hối) thì ông sẽ dùng Ðiểu Tự, nét cọ như cánh chim chín tầng bay cao. Thư Họa Vũ Hối Xin hãy nghe Vũ Hối diễn tả các tự thể qua những vần thơ của ông. Những vần thơ và nét cọ của ông luôn luôn hướng về ngõ đoạn trường của dân tộc: Thư họa nét dọc, nét ngang Nét thiên, nét địa mênh mang đất trời Nét nào hư ảo chơi vơi Nét “vân tự” đó mây vời trăng sao “Trúc tự” lá trúc lao xao Lững lờ “thủy tự” nghiêng chao giữa dòng “Hỏa tự” hừng hực cháy bừng Cánh chim “điểu tự” chín từng bay cao Gió vờn “phong tự” lao xao Trở trăn Thư họa nao nao nỗi buồn Tha hương nhớ cội nhớ nguồn Lệ vương cuối nét mưa tuôn từng dòng Tha hương nét cũng long đong Sầu nghiêng hiu hắt đèn chong đêm dài Nét nào nuôi hận đọa đày Lệch vầng nhật nguyệt nửa ngày nửa đêm Nét như rún rẩy bên thềm Nhớ về Non Nước triền miên thăng trầm Ngũ Hành Tự, nét khóc thầm Nét thương, nét nhớ bâng khuâng xuân về Xuân sang nét cũng tái tê Nét như quặn thắt thương quê bão bùng… Là một danh tài, là một tên tuổi lớn của nền văn học nghệ thuật nước nhà và quốc tế nhưng họa sĩ Vũ Hối có nhiều đức tính dễ thương, dễ mến. Nếu ai đã từng là bạn hoặc có dịp tiếp xúc với ông đều nhận thấy ông là một người khiêm nhường, điềm đạm, ôn tồn, từ tốn. Ông luôn luôn tâm niệm câu “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài – Nguyễn Du.” Chơi với bạn thì chơi rất thật tình và rất quý trọng bạn bè cũng như rất quý mến các anh chị em văn nghệ sĩ.
......

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh và chuyến bay cuối cùng

Hiếu Chân “Đường đời muôn vạn nẻo, anh đã chọn lấy một hướng, dù gian nan muôn trùng anh cũng sẽ mỉm cười dấn bước”... Tin từ gia đình và Giáo sư Trần Huy Bích cho biết, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, một người khổng lồ trong lĩnh vực khoa học và văn nghệ, đã ra đi vào lúc 2:49 chiều nay Thứ Bảy ngày 23 Tháng Bảy 2022 tại nhà riêng ở California, Hoa Kỳ. Thế là một vì sao sáng đã tắt. Người Phi Công Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, cựu Tư Lệnh Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã thực hiện chuyến bay cuối cùng vào cõi vĩnh hằng. … Lần đầu tôi được nghe tên giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là khi bước vào bậc trung học đệ nhị cấp. Cuốn sách “Bài tập Hình học Không gian lớp 11AB” của Nguyễn Xuân Vinh là sách mà học sinh nào cũng phải nghiền ngẫm vì hình học không gian là môn khó, lớp cuối cấp mới học để thi tú tài. Một thời gian sau, tôi được cầm cuốn “Đời Phi Công”, truyện dài của cùng tác giả, lần này trước cái tên Nguyễn Xuân Vinh ông có thêm bút hiệu Toàn Phong. Những năm cuối 1960, khi hình ảnh những chuyến phi thuyền Apollo đổ bộ Nguyệt Cầu được chiếu trên truyền hình khắp thế giới, mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian của loài người thì Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh là cái tên được nói tới thường xuyên trong các trường học miền Nam: Lần đầu tiên có một giáo sư người Việt Nam đã phát minh phương pháp “quỹ đạo tối ưu” – vạch đường bay cho các phi thuyền Apollo đi và về giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Các thầy cô giáo hết sức tự hào khi nói về ông, còn học sinh nhìn ông như một tấm gương sáng rực để noi theo. Hơn sáu mươi năm đã trôi qua, hôm nay bàng hoàng nghe tin ông đã lên trời, hưởng đại thọ 92 tuổi! Toàn Phong – một văn tài Giáo sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh khi còn trong quân ngũ và sau này … Rất đông thanh niên lớn lên ở miền Nam sau ngày đất nước chia đôi có máu phiêu lưu, muốn tung hoành ngang dọc, “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Thời thế chiến tranh binh lửa, có thể lớp trẻ chịu ảnh hưởng tư tưởng “kẻ sĩ, chí làm trai” được giảng dạy trong nhà trường, và tác động từ những tác phẩm văn nghệ thời ấy. Một trong những cuốn sách gây cảm hứng tang bồng trong lớp thanh niên là thiên truyện Đời Phi Công của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Tố Như Sài Gòn xuất bản năm 1959. Khi ấy trong các hiệu sách đã có các tác phẩm tương tự về đời phi công của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry như “Bay đêm” (Vol de Nuit), “Phi công thời chiến” (Pilote de Guerre) v.v… nhưng truyện của nhà văn Toàn Phong có sức hấp dẫn đặc biệt: Cũng những cảnh quan miền Nam nước Pháp và Bắc châu Phi, cũng công việc của người lái phi cơ chiến đấu nhưng Đời Phi Công là tâm tình của một thanh niên Việt Nam xa quê hương tìm hướng đi mới qua nhiều phương trời xa lạ theo tiếng gọi của đất nước. Truyện chỉ có 54 trang, là một tập 9 bức thư tình viết bằng một thứ ngôn ngữ đậm chất thơ của tác giả gửi cho người yêu tên Phượng ở quê nhà, mang tâm hồn thời đại của một mẫu người tuổi trẻ nhiều lý tưởng. “Đường đời muôn vạn nẻo, anh đã chọn lấy một hướng, dù gian nan muôn trùng anh cũng sẽ mỉm cười dấn bước. Anh mong em sẽ đọc hết bức thư này với một nguồn vui mới trong lòng…”; Viết thư này anh đã ở xa em muôn vạn trùng dương. Anh mỉm cười khi đặt bút vì nghĩ rằng em vẫn thường chê cái tính thích giang hồ vặt của anh. Lần này thì anh đi hẳn, đi thật xa cho đến khi nào công thành anh mới trở về”; “…làm sao anh có thể kéo dài chuỗi ngày bình thản đến gần như vô vị trong bốn bức tường dưới sự nâng chìu của người thân tình trong khi anh đang thèm khát những bến trời xa lạ, muốn đi nhiều, học nhiều để sau này do chính bàn tay mình xây dựng lấy cuộc đời…”  Về cuốn “Đời Phi Công”, tác giả cho biết đó là… “Một tuyển tập những bức thư của một phi công viết cho một thiếu nữ còn đang là sinh viên ở đại học để kể cho nàng nghe cuộc đời của những người hàng ngày bay trên gió mây trời. Tôi bắt đầu viết vào năm 1959 và đăng mỗi tuần một kỳ, vào ngày thứ Hai, trên báo Tự Do là một nhật báo có nhiều độc giả trên toàn quốc. Giáo sư Văn Khoa Phạm Việt Tuyền là chủ nhiệm.” Tuyển tập những lá thư của ông đã có ảnh hưởng rất mạnh vào lớp thanh niên lúc đó. Hình ảnh người phi công trở thành một biểu tượng của thời đại đầy nét hấp dẫn với tuổi trẻ. Những bức thư gửi cho người tình tên Phượng đã thành những ấp ủ trong mộng của cả một thế hệ thanh niên. Có nhà phê bình cho rằng “Cuốn sách đã tạo nhiều ảnh hưởng, được tái bản nhiều lần và hàng ngàn người trai trẻ nô nức gia nhập Không Lực để thực hiện lý tưởng và hoài bão của mình trong thời chiến tranh khốc liệt”.  “Đời Phi Công” được trao Giải Văn Chương Toàn Quốc năm 1961; năm ấy tác giả Toàn Phong mới 31 tuổi và có cuốn truyện đầu tay nhưng đã vinh dự nhận giải cùng những tên tuổi lớn của văn chương miền Nam như Võ Phiến và “Thần Tháp Rùa” Vũ Khắc Khoan. Bạn đọc có thể đọc lại Đời Phi Công tại link. Bầu trời và những vì sao tiếp tục mang lại cảm hứng cho nhà văn Toàn Phong trong những tác phẩm sau này của ông, chẳng hạn tập truyện ký “Theo Ánh Tinh Cầu” xuất bản năm 1991. Nhưng văn chương không phải là sự nghiệp chính, không phải là phần lớn nhất trong sự nghiệp đồ sộ của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh – một “người khổng lồ” đa tài, một khoa học gia, nhà văn, nhà giáo dục, chỉ huy quân đội, ở cương vị nào ông cũng nổi bật lên thành một gương mặt xuất sắc…  Nhà khoa học lỗi lạc  Ông Nguyễn Xuân Vinh là giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ hàn lâm chuyên ngành Kỹ thuật Không gian. Năm 1965 ông là người đầu tiên được cấp bằng tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, ông trở thành giảng sư tại Đại học Michigan. Từ đó ông tham gia giảng dạy tại nhiều đại học lớn ở Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc. Học trò của ông có cả ngàn người, đều là những chuyên viên toán học, chuyên viên về hàng không không gian của nhiều quốc gia. Năm 1999, khi nghỉ hưu ở tuổi 69, ông được Hội đồng Quản trị Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục. Giáo sư Vinh đi du học ở Hoa Kỳ năm 32 tuổi. Với tài năng toán học kiệt xuất và chuyên môn về khoa học không gian, ông đã cùng các nhà khoa học của Trung tâm Hàng không và Vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA) nghiên cứu quỹ đạo của các phi thuyền, dùng lý thuyết toán học để tính đường bay cho các phi thuyền. Nếu có dịp đến thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm Điều khiển Chuyến bay (Flight Control Center) ở Houston, bang Texas, sẽ thấy tên ông được tôn vinh trang trọng: Giáo sư – tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Vinh. “Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái đất.” Ông Vinh là người châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l’Air et de l’Espace). Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).  Lớn lên trong thời chiến, trước khi trở thành nhà giáo, nhà khoa học, cũng như bao thanh niên cùng thế hệ, ông Nguyễn Xuân Vinh đã là người lính. Theo tác giả của Ðời Phi Công thì ông thuộc lớp thanh niên sinh viên đầu tiên được gọi nhập ngũ vào năm 1951 theo lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại và tốt nghiệp trường sĩ quan trừ bị Nam Định vào giữa năm 1952 với cấp bậc chuẩn úy.  Cuối năm đó, ông xin chuyển sang ngành Không quân và thi đỗ vào trường Sĩ quan Không quân Pháp ở Salon de Provence. Đầu năm 1954 ông tốt nghiệp bằng phi công hai động cơ và bay phi cụ, được thăng cấp thiếu úy.  Sau đó ông phục vụ tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này ông ghi danh học và thi đậu bằng Cử nhân toán ở Đại học Aix-Marseille. Thời gian du học và làm phi công ở Pháp và Maroc mang lại những trải nghiệm thực tế, nuôi dưỡng cảm xúc của một người con xa quê hương để ông sáng tác thiên truyện dài Đời Phi Công nói trên.  Về quãng thời gian này, ông cho biết: “Như tất cả những người cùng lứa tuổi, chúng tôi lớn lên trong thời loạn và sự học luôn luôn bị gián đoạn, không thể nào xếp đặt chương trình theo như ý của mình. Khi tôi thi xong chứng chỉ cao học về Hình học Cao cấp ở Đại Học Marseille là nơi gần Trường Không Quân ở Salon de Provence thì tôi được gửi đi Alvord, thuộc hạt Cher, để hoàn tất phần phi huấn. Nơi đây chỉ cách Paris có hai giờ đi xe lửa nên tôi xin chuyển hồ sơ về Đại Học Paris để ghi danh học chương trình Tiến sĩ Quốc gia Toán học. Lúc đó là vào năm 1954. Năm sau đó tôi học xong chương trình sĩ quan phi công và phải trở về Việt Nam để phục vụ trong quân đội quốc gia. Phải đợi cho đến năm 1972 tôi mới có dịp trở lại Đại Học Paris để nộp luận án tiến sĩ quốc gia về môn toán học”. Một tư lệnh quân chủng khi còn rất trẻ Năm 1955, ông Vinh trở về nước và được thăng cấp trung úy, phục vụ trong Bộ Tư Lệnh Không Quân. Từ đó đến năm 1962, ông trải qua nhiều vị trí quản lý, tham mưu phó rồi tham mưu trưởng Quân chủng Không Quân, lên đến chức Tư Lệnh Không Quân đầu năm 1958 với cấp bậc đại tá. Ông Vinh là tư lệnh thứ hai của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 1958-1962. Khi nhậm chức ông mới 28 tuổi đời và 7 tuổi quân, không biết trong lịch sử quân sự có vị tư lệnh một quân chủng hiện đại nào ở độ tuổi rất trẻ như ông hay không! Theo hồi ức của ông Nguyễn Tường Tâm, tổ chức buổi đầu của Không quân Việt Nam lúc đó hãy còn sơ khai, “ông Nguyễn Xuân Vinh là người đầu tiên chịu trách nhiệm hoạch định tất cả các chương trình phát triển để Không Quân thành một quân chủng riêng biệt, có một Bộ Tư Lệnh Không Quân, có khả năng kỹ thuật và hành quân, tạo được sự kính nể của các Không Quân bạn trong vùng Thái Bình Dương”.  Cũng trong thời gian làm việc tại Bộ Tư Lệnh Không Quân và viết truyện Đời Phi Công, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh có thời gian ngắn làm Trưởng Phòng Báo chí Nha Chiến tranh Tâm Lý, chủ bút của hai tờ báo thuộc quân đội là tờ Quân Đội và tờ Phụng Sự mà trong ban biên tập có những nhà văn nhà thơ và nhà báo nổi danh đương thời.  Ngày 27 Tháng Hai 1962 xảy ra sự kiện hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái hai chiếc khu trục cơ ném bom Dinh Độc Lập. Trang Wikipedia và một số nguồn khác nói, ông Vinh bị liên đới trách nhiệm với tư cách Tư Lệnh Không Quân nên ông bị Tổng thống Ngô Đình Diệm cách chức. Ông xin giải ngũ và đi du học tại Hoa Kỳ, từ bỏ binh nghiệp để chuyển sang hoạt động khoa học. Nhưng theo hồi ức của ông Nguyễn Tường Tâm trên trang Hội Quán Phi Dũng,“Ông [Vinh] nhỏ nhẹ cho biết việc ông nghỉ chức tư lệnh không quân không liên quan gì tới vụ ném bom của hai phi công Quốc và Cử. Ông đã làm tư lệnh không quân gần năm năm trong khi ở các nước tân tiến nhiệm kỳ của các tư lệnh quân chủng thường chỉ là bốn năm mà thôi. Ông cho biết tiếp lúc vụ ném bom xảy ra ông đang ở nước ngoài. Và sau khi xảy ra biến cố này phải sáu tháng sau ông mới lên đường du học”.  Có lẽ do giải ngũ và ra nước ngoài sớm, ông Vinh không bị lôi kéo vào những vụ thanh trừng và rối loạn, đảo chánh và phản đảo chánh, làm suy yếu quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian từ khi lật đổ Tổng thống Diệm Tháng Mười Một năm 1963 đến khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ổn định được tình hình năm 1967.  Những lựa chọn dũng cảm Hôm 22 Tháng Ba 2022, Hội Giáo Chức Việt Nam Nam California và một vài hội đoàn người Việt hải ngoại đã tổ chức vinh danh giáo sư Nguyễn Xuân Vinh. Những đóng góp của ông cho khoa học và văn hóa thật lớn lao, ít ai sánh được. Ông cũng làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế ở một lĩnh vực cao siêu mà không phải dân xứ nào cũng chen vào được: khoa học không gian.   Ông Nguyễn Tường Tâm nói giáo sư Nguyễn Xuân Vinh có vẻ tin ở số mạng, trong đời ông có nhiều may mắn, và thường trong công việc bao giờ cũng được trên thuận dưới hoà. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, ngoài phần may mắn, những thành công của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh nhiều phần là do tố chất cá nhân, do trí thông minh thiên bẩm và những lựa chọn đúng đắn mà ông đã thực hiện. Và đó cũng có phần do môi trường học thuật tự do mà ông được thụ hưởng. Lựa chọn tham gia quân đội Quốc gia Việt Nam ở buổi sơ khai của lực lượng này là quyết định đầu tiên và quan trọng nhất, đặt nền tảng cho cả cuộc đời và sự nghiệp sau này của ông. Đọc Đời Phi Công, dễ có cảm tưởng cuộc đời tác giả sẽ luôn gắn liền với những chuyến bay và thực tế ông đã trở thành người chỉ huy cao nhất của lực lượng không quân Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng từ giã binh nghiệp giữa lúc vinh hoa đang lớn, triển vọng tương lai hết sức hấp dẫn để đi theo con đường khoa học gian lao nhưng phù hợp với tâm nguyện và năng lực hơn là một sự lựa chọn dũng cảm, “Công thành thân thoái thiên chi đạo” – thành công rồi thì rút lui – cái đạo xuất, xử hiếm người nào làm được.  Giáo sư Vinh có lần nói với các thế hệ Việt Nam ở hải ngoại: “Cuộc hành trình trong đời của chúng ta có thể sánh với chuyến bay qua đại dương rộng lớn của một chiếc phi cơ. Đôi khi chúng ta được làn gió thuận chiều đẩy ta bay nhanh hơn. Nhưng đôi khi, trong các trường hợp khác, chúng ta bị cơn gió ngược cản trở. Là thế hệ đầu tiên của những người di dân, chúng ta là những người tiền phong và chúng ta gặp trở ngại. Cũng như chiếc phi cơ phải bay tới bờ bên kia của đại dương vì nó không thể quay đầu trở lại, khi đối mặt với những cơn gió ngược trong đời, chẳng hạn như bị bất công xã hội, chúng ta nên ngẩng cao đầu, ngửa mặt và rồi với sức bền bỉ của thể lực, chuyên môn về kỹ thuật và với sức mạnh tinh thần, với sự hiến dâng và phẩm giá, chúng ta sẽ góp sức cùng nhau vượt qua nghịch cảnh, hoàn thành mơ ước của chúng ta về cơ hội công bằng, quyền lợi công bằng, trách nhiệm công bằng và biến giấc mơ thành thực tế”. Tại buổi lễ vinh danh giáo sư Nguyễn Xuân Vinh ở Nam California, nhà biên khảo Phạm Trần Anh, Hội Nghiên Cứu Sử Học và Văn Hóa Việt Nam, nhận xét: “Có nhiều người nói về Giáo sư Vinh với những thành tích làm hãnh diện cho người Việt Nam. Với chúng tôi thì chỉ có một câu là, ‘Có một người Việt Nam như thế.’ Ông là một ngôi sao Bắc Đẩu mở đường để chinh phục mặt trăng.” Cũng tại buổi lễ, phu nhân của ông, bà Phiến Đan, tâm tình: “Hôm nay tôi có mặt ở đây với vai trò của một hậu duệ của giáo sư mà thôi. Tức là một người mà Phiến Đan hay đùa với giáo sư là, ‘Em chỉ là hậu duệ, là osin của bố thôi.’ Nhưng sự thật, giáo sư là một người thầy vĩ đại ở trong lòng của tôi.” Chúng ta không biết nhiều về đời tư của ông, nhưng qua lời tâm sự của bà Phiến Đan, cũng có thể đoán rằng ông đã có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Cuối đời, ông đã gia nhập đạo Công Giáo tại Nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California và lấy tên thánh là Anphongsô. Bây giờ Chúa đã gọi ông. Ông đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình trên thế gian này. Cầu chúc cho ông được an lành trong nhan thánh Chúa!  
......

Ông Tô Văn Lai người sáng lập trung tâm Thúy Nga Paris vừa qua đời

  Ảnh: ông Tô Văn Lai trong thời gian còn ở Saigon.   Nhạc sĩ Tuấn Khanh   Ông Tô Văn Lai (1937-2022), người sáng lập trung tâm Thúy Nga Paris vừa qua đời vào ngày 19 tháng 7 tại California, hưởng thọ 85 tuổi.   Cuộc đời của ông Tô Văn Lai là một câu chuyện độc đáo của một người yêu văn nghệ và mang niềm đam mê dựng lại sân khấu cùng một nền ca nhạc kịch đã có, bên ngoài Việt Nam, và rồi dần góp phần trở thành cột trụ văn hóa của người Việt tự do trên toàn thế giới.   Cũng như Trung tâm Asia, Thúy Nga Paris ở hải ngoại không chỉ đem lại những chương trình giải trí, mà nó còn là phần vinh danh và xoa dịu vết thương lòng của giới văn nghệ sĩ miền Nam Việt Nam suốt một thời gian dài bị chìm trong bóng tối bởi định kiến và những sự cấm đoán. Dòng văn nghệ đó là niềm tự hào của tất cả những ai yêu mến thời đại mình đã sống và những ai nhìn nhận và trân trọng quá khứ.   Cũng như nhiều người Việt khác rời quê hương và tạo dựng một vị thế đặc biệt cho mình với thế giới bên ngoài như từ việc tham gia quân đội cho đến là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà chính trị... ông Tô Văn Lai cũng dựng nên sự nghiệp của mình một cách độc đáo, khó có thể quên trong lịch sử của nền Âm Nhạc Việt Nam hiện đại nói riêng, và Văn Nghệ Việt Nam nói chung. *** Báo Nhà nước đồng loạt rút bài về ông Tô Văn Lai Những bài viết về ông Tô Văn Lai, người sáng lập hai trung tâm Thúy Nga và Thúy Nga Paris By Night ở nước ngoài, đã không còn có thể truy cập được trên các mạng báo Việt Nam vào chiều tối ngày 20/7. Tin tức về sự ra đi hôm 19/7 của ông Tô Văn Lai, người đồng sáng lập Trung tâm Thúy Nga trước đây ở Sài Gòn và Thúy Nga Paris By Night tại hải ngoại, được truyền thông các nơi loan đi. Tin cho biết ông Tô Văn Lai qua đời vào lúc 11 giờ 5 phút sáng ngày 19/7 tại nhà riêng sau một thời gian bị bệnh ở tuổi 85. Vào chiều tối ngày 20/7, khi người đọc bấm vào các links bài về ông Tô Văn Lai trên các báo Nhà nước thì đều được dẫn đến trang chính và không có bài hoặc báo lỗi. Hiện không rõ nguyên nhân vì sao các bài viết về ông Tô Văn Lai bị đồng loạt gỡ khỏi các báo này. Theo trang web Thúy Nga, ông Tô Văn Lai và vợ là bà Thúy đã sáng lập ra thương hiệu Thúy Nga tại Sài Gòn vào năm 1972. Sau năm 1975, hai người đến Paris mang theo tấc cả các băng, đĩa mà họ có. Chương trình video âm nhạc “Paris By Night” đầu tiên được sản xuất tại Paris vào năm 1983. Những sản phẩm ca nhạc của Trung Tâm Thúy Nga và Thúy Nga Paris By Night được đón nhận nồng nhiệt bởi cả người Việt trong và ngoài nước. Báo Công An Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, hồi năm 2008 có bài viết chỉ trích Trung tâm Thúy Nga Paris và ông Tô Văn Lai là “thường thực hiện các chiến dịch tâm lý chiến chống phá quê hương đất nước, qua việc sản xuất và đưa lậu vào Việt Nam những bộ DVD ca nhạc có nội dụng sặc mùi chống Cộng ở những thời điểm trong nước đang diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng.” https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/features-about-the-biography-of-paris-by-night-founder-to-van-lai-withdrawn-07202022075855.html
......

Bầu cử BCH/LHNVTN tại CHLB Đức nhiệm Kỳ 2022 – 2024

Vào lúc 15 giờ ngày thứ Bảy, 02.07.2022, một buổi sinh hoạt của Liên Hội NVTN tại CHLB Đức nhằm bầu tân Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2022- 2024 được tổ chức tại Hội Trường Heilig Geist, Stapper Weg 335 -  41199 Mönchengladbach.   Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH và mặc niệm, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội (LH) nhiêm kỳ 2020-2022 đã ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả các đại diện Hội Đoàn (HĐ) và Thân Hữu (TH).   BS Hoàng thị Mỹ Lâm (HTML) đã tường trình sơ qua các sinh hoạt của LH trong hai nhiệm kỳ 2018-2020 và 2020-2022 với 84 công tác chính đã được tóm gọn trên 4 trang giấy (các chi tiết sẽ được đăng trên trang WEB của LH).   Các HĐ hiện diện đã hoan nghênh sự cố gắng này của BCH LH cho dù rất bị giới hạn do dịch Covid-19 gây ra và hiện nay chưa có dấu hiệu chấm dứt.   Để cho việc Bầu Cử (BC) tân BCH LH nhiệm kỳ 2022-2024 được diễn tiến theo đúng nội quy của LH, các đại diện HĐ (Đ/k) đã được nêu tên và được mời tự giới thiệu. Số đại diện HĐ cùng các đại diện HĐ qua Ủy Nhiệm là 14/24 HĐ tức là trên 50%. Danh sách các HĐ đính kèm bên dưới.   Ban Chấp Hành LH nhiệm kỳ 2020-2022 tuyên bố chấm dứt nhiệm kỳ. Các hồ sơ, con dấu của LH được để sẵn để trao lại cho tân BCH nhiệm kỳ 2022-2024.   Để xúc tiến nhanh chóng việc BC, các đại diện HĐ đã bầu một Ủy Ban Bầu Cử (UBBC) như sau: Bà Lê Nhất-Hiền (trưởng ban), ông Nguyễn Thanh Cường (phó ban) và ông Nguyễn Duy Kiên (phó ban-thư ký).   Sau đó UBBC kêu gọi các HĐ hiện diện có thể tự ứng cử theo thể thức liên danh (LD) gồm 5 đại diện các HĐ.   Sau thời gian trao đổi ý kiến, đề nghị,… của các hội đoàn, BBC đã tiếp nhận chỉ một liên danh ứng cử gồm có những vị có tên sau đây:    Bà BS Hoàng thị Mỹ Lâm (nguyên chủ tịch LH) Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (nguyên phó chủ tịch ngoại vụ LH) Ông Nguyễn Văn Rị (nguyên phó nội vụ và thủ quỹ LH) Ông Nguyễn Thế Bảo (Hội NVTN Nürnberg) Ông Nguyễn Đình Phúc (Hôi NVTN Hamburg)   UB/Bầu Cử sau đó tiến hành thủ tục bầu cử như:   Kiểm tra số Hội Đoàn hiện diện (14 HĐ hiện diện) Phát phiếu bầu cử cho các HĐ Thu phiếu bầu cử Kiểm phiếu Tuyên bố kết quả Kết quả bầu cử BCH/LHNVTN tại CHLB Đức nhiệm kỳ 2022-2024 đã đạt 14/14 phiếu đồng ý (Ja)   Ủy Ban BC và các đại diện HĐ đã có lời chia vui với tân BCH LHNV tại CHLBĐức và chúc Tân BCH LHNV tại Đức gật hái được nhiều thành công.   Sau bữa ăn chiều nhẹ do LH thết đãi, các HD và thân hữu đã rời hội trường vào lúc 19:30 giờ cùng ngày   ------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Danh sách Hội Đoàn hiện diện buổi họp Đại Hội Đồng Liên Hội   - Uỷ Ban Điều Hợp Công Tác Đấu Tranh (ông Nguyễn Thanh Văn)  -Hội NV Tự Do Krefeld (đại diện có ủy quyền: ông Nguyễn Thanh Văn ) - Hội NVTN CS Mönchengladbach (bà Kim Vàng Massmann)  -Hội NVTN CS Dortmund (bà Nguyễn Minh Châu) -Hội NVTN CS Hamburg (bà Vũ Thị Kiều Hạnh)  - Hội NVTN CS Recklinghausen (ông PhanTâm)  - Hội Văn Hoá và Khoa Học (đại diện có uỷ quyền: bà Lê Nhất Hiền)  - Hội NVTN Cao Niên München- Bayern ( đại diện có uỷ quyền: ông Hoàng Kim Thiên)  - Vietnam Haus Berlin e. V.  (ông Hoàng Kim Thiên)  - Hội Y Nha Dược Sĩ VN Tự Do tại CHLB Đức (BS Trần Văn Tích) - Hội NVTN CS Bremen (đại diện có ủy quyền: ông Nguyễn Văn Rị) - Hội NVTN Mannheim và vpc (ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh)  - Hội NVTN CS Nürnberg và vpc  (ông Bùi Văn Tân)  - Hội Ái Hữu NV Miền Trung Tỵ Nạn CS tại Châu Âu (bà Phạm Bích Thủy)  
......

Người tỵ nạn trợ giúp những người tỵ nạn

Trên đường trốn chạy ra khỏi Việt Nam Van Ri Nguyên đã trôi nổi nhiều ngày trên một con thuyền nhỏ trên biển. Năm 1982 ông ta đã đến định cư tại Mönchengladbach. Bây giờ ông ta hăng hái giúp đỡ những người tỵ nạn đến từ Ukraine. Một câu chuyện của một người đàn ông, người đã nhân được huy chương danh dự cao quý của nước Đức và đã hai lần được Đức Giáo Hoàng tiếp đón.   Bài viết của ký gỉa Holger Hintzen    Rheydt. Đó là cuộc trốn chạy đến nơi vô định. Sáu ngày dài trôi nổi Van Ri Nguyen và gia đình ngoài khơi Việt Nam - chen chúc cùng với khoảng 100 người khác gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ con trên một chiếc tàu mà trên sàn tàu không còn một chỗ trống. Trở về Việt Nam là điều ông Nguyen không bao giờ nghĩ đến. Đối với những người Công Giáo như ông, đã từng là trẻ thơ cùng cha mẹ từ hai thập niên trước di cư từ vùng Bắc Việt đến miền Nam tự do, thì rất rõ ràng: “Cộng Sản là nguy hiểm“. Từ khi những kẻ kế thừa Ho Chi Minh nắm toàn quyền tại Việt Nam năm 1975, ông Nguyen thấy chỉ còn một con đường sống là trốn chạy. Sự nguy hiểm và sự gian nan trên đường vượt biên khó khăn khiến ông Nguyen không bao giờ quên. Người ta nhận thấy điều này khi người đàn ông 69 tuổi ngồi trong phòng khách nhà riêng kể chuyện. Tuy nhiên người ta cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc của ông ta về sự vượt qua gian khổ. Ông ta tỏ lòng biết ơn những thiện nguyện viên đã cứu vớt những người tỵ nạn đói khát sau 6 ngày trôi trên biển. “Chỉ còn một hay hai ngày nữa thôi là chúng tôi chết“ ông Nguyen kể khi ông cùng vợ và 4 người con ngồi trên tàu. Chiếc tàu thủy đã cứu vớt mọi người vào tháng 6 năm 1981 chính là chiếc tàu Cap Anamur vốn gắn liền với tên tuổi của tiến sĩ Rupert Neudeck, ông vừa là nhà báo vừa là nhà sáng lập ra tổ chức Cap Anamur / Deutsche Not-Ärzte. Boat-People = Thuyền Nhân là tên được đặt cho những người Việt tỵ nạn mà cả hàng ngàn người được con tàu Cap Anamur cứu vớt từ biển khơi Việt Nam. Vì đã trải qua con đường tỵ nạn nguy hiểm đến tính mạng nên những người Việt tỵ nạn như ông Van Ri Nguyen đã chung tay quyên góp cho người tỵ nạn chiến tranh từ Ukraine khi ông Nguyên khởi xướng. Ông ta đã liên lạc với người Việt tại Mönchengladbach, Berlin, Hamburg và Frankfurt để quyên góp – và số tiền 7.800 Euro đã gom góp được để hôm nay trao tặng cho Hội Caritasverband Mönchengladbach hầu giúp vào quỹ Ukraine-Nothilfe. Đối với ông Nguyen thì việc này rất đơn giản: “Tôi đã từng là người trốn chạy, được cứu vớt và được nước Đức cưu mang. Bây giờ tôi sống ở nước Đức và có thể giúp những người cùng cảnh ngộ như chúng tôi ngày xưa“. Không phải đây là lần đầu mà ông Nguyen hăng hái làm việc xã hội. Ông ta đảm nhiệm chức vụ Hội Viên danh dự trong Hội người Việt tỵ nạn tại Mönchengladbach và trong Hội Người Việt Công Giáo tại Mönchengladbach, đồng thời là phó chủ tịch Liên Hội người Việt Tỵ nạn tại Đức Quốc. Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã tặng ông ta Bundesverdienstkreuz am Bande và ông Tổng Thống tiền nhiệm, Horst Köhler, cũng đã ban thưởng ông ta vào năm 2005 huân chương Verdienstmedaille des Verdienstordens der Bundesrepublik. Trong tập hồ sơ dày ông Nguyen có sưu tập vô số văn bản của những chính trị gia , trong đó có cả thư của bà cựu Thủ Tướng Angela Merkel. Lật từng trang người ta thấy hình ông ta chụp chung với bà Ursula von der Leyen, với cựu bộ trưởng y tế Philip Rösler và ông Jürgen Trittin. Trong phòng khách treo hai bức hình lớn, một bức chụp ông ta với Đức Giáo Hoàng và một bức chụp ông ta cùng gia đình choàng chiếc khăn choàng (Schal) mang hình lá cờ vàng cho Đức Giáo Hoàng Franziskus. Làm sao mà một người tỵ nạn Việt Nam có thể gặp Đức Giáo Hoàng hai lần như thế? Trong vườn nhà ông Nguyen có trưng bày một bức tượng Madonna màu trắng, ông ta là một người tin đạo. Ngay khi đến Mönchengladbach năm 1982, ông ta đã liên lạc với những người Công Giáo tại đây. Sự liên lạc được thực hiện tại Giáo Xứ St. Johannes ở đường Urf Strasse, ông ta quen biết các đạo hữu tại đây và một trong những đạo hữu thân thuộc là Linh Mục hiện đã về hưu Johannes van der Vorst. Những mối giao hảo này đã giúp ông ta gắn bó với đất nước xa lạ này và xem đây như là nơi ông ta sinh ra. Tại Mönchengladbach sau khi ông ta học xong khóa ngôn ngữ Đức được đào tạo thành thợ máy và phục vụ 34 năm tại hãng Voith Paper Krieger. Từ năm 2019 ông ta về hưu. Tám người con của ông trưởng thành tại nước Đức, hội nhập hoàn toàn và tất cả tốt nghiệp Đại Học. Có hai điều mà ông ta khẳng định sau 40 năm sinh sống tại Mönchengladbach là: thứ nhất, “tôi cảm tạ nơi đây đã cưu mang tôi và cho tôi cuộc sống thanh bình tự do“, thứ hai, để trả lời câu hỏi ông có muốn trở về Việt Nam không, dù chỉ là thăm viếng thôi? Ông phát biểu rõ ràng “khi nào còn Cộng Sản thì sẽ không bao giờ về“./. https://rp-online.de/nrw/staedte/moenchengladbach/moenchengladbach-fluechtling-van-ri-nguyen-hilft-ukraine-fluechtlingen_aid-70625173  
......

Tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ vì các tù nhân lương tâm tôn giáo

Các nhà hoạt động tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ, ngày 28/6/2022. Photo Facebook Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam. VOA Tiếng Việt    Hôm 28/6 các nhà vận động cho tù nhân lương tâm tôn giáo Việt Nam đã tổ chức buổi tuần hành trước Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để yêu cầu trả tự do cho các tù nhân tôn giáo đang bị giam cầm tại quốc gia độc đảng. Các nhà vận động cho VOA biết rằng buổi tuần hành được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người tị nạn tôn giáo trên thế giới đang định cư tại Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức nhân quyền có văn phòng trong khu vực thủ đô Washington, DC. Buổi tuần hành được đồng phối hợp bởi ba tổ chức 21Wilberforce, Jubilee Campaign và Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam (VN-CAT). Tham gia buổi tuần hành này là các thành viên của hàng chục tổ chức tôn giáo và nhân quyền đến từ nhiều quốc gia. Sự kiện “Tuần hành cho các tù nhân lương tâm tôn giáo”(March for RPCOCs) là hoạt động trong Chiến dịch Toàn cầu cho Tù nhân Lương tâm Tôn giáo, một trong các hoạt động của Hội nghị thượng đỉnh Tự do tôn giáo quốc tế kéo dài 3 ngày, từ ngày 28-30 tháng 6 ở thủ đô Hoa Kỳ. Ông Tam Trương, đại diện cho tổ chức Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam, nói với VOA về việc tổ chức cuộc tuần hành này: “Phái đoàn Việt Nam của chúng tôi đưa ra đề xướng và được sự đồng ý của ban tổ chức cũng như sự hưởng ứng của tất cả các thành viên đến từ các quốc gia khác. Hoạt động tuần hành trên đường phố này đi qua 10 tòa đại sứ thuộc các quốc gia mà hiện nay đang còn giam cầm những tù nhân lương tâm chỉ vì thực hành niềm tin tôn giáo của mình. “Phái đoàn này, số đông là người Việt Nam và có thêm những người đến từ các quốc gia có đàn áp tự do tôn giáo, sẽ gửi văn thư yêu cầu họ phải cải thiện về tình hình tự do tôn giáo, đồng thời phóng thích vô điều kiện các tù nhân lương tâm.” Một đoạn video của VietV được đăng trên trang Facebook của Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam và các hình ảnh trên trang Facebook Bàn tròn Đa tôn giáo Việt Nam cho thấy những người tuần hành đứng trước tòa đại sứ Việt Nam mang chân dung của các tù nhân như nhà báo thanh niên Công giáo Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, Mục sư Tin lành Y Yich, nhà truyền giáo Y Pum Bya, và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung. Những người này hiện đang thụ án tù tại Việt Nam. Tuần hành ở thủ đô Washington DC về tự do tôn giáo, yêu cầu trả tự do cho các tù nhân tôn giáo, trong đó có Việt Nam, ngày 28/6/2022. Photo Facebook Bàn tròn Đa Tôn giáo Việt Nam. Trao đổi với VOA, ông Phan Quang Trọng, người đồng sáng lập tổ chức Vận động cho Đức tin và Công lý tại Việt Nam, cho biết về cuộc vận động yêu gọi trả tự do cho ông Nguyễn Văn Hóa: “Chúng tôi đến đó lên tiếng, kêu gọi quốc tế biết về sự kiện Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào năm 2017 với tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà nước” thực tế là vì thu thập các video công ty Formosa xả thải ở Hà Tĩnh. “Hóa bị án tù 7 năm và 3 năm quản chế….Chúng tôi lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế, cộng đồng tự do tôn giáo yêu cầu nhà nước Việt Nam phải thả Hóa.” VOA đã liên lạc Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC, yêu cầu cho ý kiến về cuộc tuần hành này, nhưng chưa được phản hồi. Nhận định về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, ông Trọng cho biết: “Tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam rất rất là mãnh liệt và càng ngày càng trở nên rất tinh vi, nhất là đối với các tổ chức Công giáo”. Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ việc đàn áp tôn giáo, hay việc giam cầm tù nhân lương tâm tôn giáo. Hôm 10/6, báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, xác định đây là nhu cầu tinh thần chính đáng của người dân”, nhưng nhấn mạnh rằng “tự do tôn giáo phải trong khuôn khổ pháp luật”. Trang tin tuyên truyền của đảng cầm quyền cho rằng một số cá nhân, tổ chức lấy danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, đặc biệt là quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa ra những đánh giá “phiến diện, sai lệch, các luận điệu xuyên tạc, vu cáo hòng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam”.  
......

Livestream hội thảo chủ nhật 12 tháng 06.2022

Việt Tân  Diễn Đàn Thân Hữu Việt Tân   Chủ đề: Chuyến đi Châu Á của Tổng Thống Biden và Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN: Việt Nam cần chọn chính sách ngoại giao nào có lợi nhất; và cơ hội mới nào cho nỗ lực dân chủ hóa?   Diễn giả: Bình luận gia Lý Thái Hùng ----- Giữa những biến động và thay đổi quan trọng trên thế giới toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào mà không bị ảnh hưởng, nhất là quốc gia chiếm một vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương như Việt Nam. Kính mời quý vị tham dự buổi thảo luận với Bình luận gia Lý Thái Hùng về chủ đề:   “Ý nghĩa trong chuyến đi của Tổng Thống Joe Biden tới Châu Á và cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Washington, DC vừa qua. Trong bàn cờ thế giới mới, Việt Nam cần chọn chính sách ngoại giao nào để có lợi nhất cho đất nước? Người dân cần khai dụng cơ hội mới ra sao trong nỗ lực dân chủ hóa Việt Nam?”   Điều hợp viên: Thanh Lan và Cát Tường. Mọi trao đổi đều được đón nhận trong tinh thần cởi mở, xây dựng và tương kính.   Kính mời quý vị đón xem livestream trên trang www.facebook.com/viettan ● Chủ Nhật, ngày 12 tháng 6, 2022 ● Lúc 7:00 giờ sáng California - 10:00 giờ sáng Washington, D.C. - 16:00 giờ Paris - 21:00 giờ Việt Nam   Mong được quý vị tiếp tay mời thêm thân quyến và bằng hữu có lòng tham dự để chúng ta có dịp thắt chặt thêm tình thân giữa những người Việt cùng quan tâm tới tương lai của đất nước và vận mệnh của dân tộc. Trân trọng, Nguyễn Hạnh Thay mặt Diễn Đàn Thân Hữu Việt Tân
......

Đảng Việt Tân gây quỹ yểm trợ quốc nội: ‘Bất Chấp Bạo Quyền – Giúp Dân Cứu Dân’

 Văn Lan/Người Việt   GARDEN GROVE, California (NV) – Buổi gây quỹ yểm trợ quốc nội với chủ đề “Bất Chấp Bạo Quyền – Giúp Dân Cứu Dân” do Đảng Việt Tân tổ chức tại Golden Sea, Garden Grove, hôm Chủ Nhật, 29 Tháng Năm, với sự tham dự của nhiều thành phần công chúng.   Tại buổi gây quỹ, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, nói về tình hình đấu tranh trong nước và phong trào dân sinh ở Việt Nam, cũng như những lộ trình đấu tranh sắp tới của Việt Tân và đồng bào quốc nội.   Chủ đề “Giúp Dân Cứu Dân” nói lên điều gì? Tại sao có chủ đề này, được ông chủ tịch Đảng Việt Tân trình bày, khởi đầu với tình hình đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.   “Trong vòng 12 tháng đầu, từ Tháng Ba, 2020 đến Tháng Ba, 2021, tại Việt Nam có tổng cộng 2.800 ca nhiễmvà 35 người chết vì COVID-19. Cứ cho con số thống kê của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) là chính xác, thì chính sách đối phó với đại dịch đã được thế giới ca tụng như là một mẫu mực thành công.”   “Thế nhưng khi biến chủng Delta bùng nổ vào mùa Xuân 2021 và tiếp theo đó là biến chủng Omicron, trong vòng 13 tháng, từ Tháng Tư, 2021 đến Tháng Năm, 2022, tổng số ca nhiễm ở Việt Nam từ 2.800 lên 10 triệu 700 ngàn ca nhiễm, số người chết từ 35 tăng vọt lên hơn 43.000 người! Tại sao có sự tăng vọt lên kinh khủng như thế chỉ trong vòng một năm?”   Ông Điềm chỉ ra là CSVN đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng. Thứ nhất là chỉ khi biến chủng Delta bùng nổ, họ mới vội vã đặt mua thêm thuốc, van xin thêm viện trợ! Thay vì phải chuẩn bị trước, họ chỉ khăng khăng phải tự đầu tư bào chế thuốc chích ngừa nội địa. Thành ra khi họ vội vã đặt mua thuốc và van xin viện trợ thì đã quá muộn, rất nhiều người đã bỏ mạng!” Đó là sai lầm thứ nhất của CSVN. Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, nói về tình hình đấu tranh trong nước. (Hình: Văn Lan/Người Việt)   “Sai lầm thứ hai là cũng vì chủ quan, họ không quan tâm đến việc chuẩn bị hệ thống y tế tại Việt Nam, đến khi biến chủng Delta nổ ra, y tế Việt Nam không chịu nổi sức ép khi thiếu giường bệnh, thiếu máy thở, thiếu cả thuốc và nhân viên y tế, khiến thêm nhiều người phải bỏ mạng oan uổng!”   “Sai lầm thứ ba là để bảo vệ nguồn lợi kinh tế, CSVN đã buộc những công ty thuộc những khu chế xuất ở quanh vùng Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, phải tiếp tục làm việc trong lúc biến chủng Delta đang nổ ra. Trong khi đó, tại Hoa Kỳ lúc COVID-19 bùng nổ, chính quyền đóng cửa hãng xưởng, đóng cửa văn phòng, yêu cầu nhân viên phải ở nhà và làm việc qua Internet.”   “Mấy chục ngàn công nhân phải ăn ngủ, làm việc ngay tại chỗ, đó chính là những ổ truyền nhiễm COVID-19. Khi bùng nổ đến mức không chịu nổi, người công nhân phải tháo chạy, từng đoàn người phải đi bộ hàng trăm, hàng ngàn cây số để trở về nhà ở Tây Nguyên, ở miền Trung. Đây chính là những sai lầm trầm trọng của CSVN,” ông Điềm kết luận.   Ảnh hưởng ấy đến hôm nay đã thấy rõ khi sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp lên cao, vật giá tăng vọt, chính quyền đưa ra những gói hỗ trợ chẳng đáng là bao, lại còn bị ăn chặn, ăn cắp bởi cán bộ. Dân nghèo chết vì dịch bệnh rồi, lại còn chết vì đói, đồng bào phải tự động đứng lên quyên góp cứu giúp lẫn nhau.   “Hiện tượng này cho chúng ta một niềm hy vọng người Việt Nam không vô cảm trước sự khổ đau của đồng bào kém may mắn hơn mình. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân cũng phát động chiến dịch ‘Giúp Dân Cứu Dân’ nhằm mục tiêu tiếp tay thêm phương tiện để hỗ trợ cho những nỗ lực cứu giúp đồng bào trong nước,” ông Điềm nói.    Tại sao chưa có những cuộc đấu tranh lớn hàng trăm ngàn người ở Việt Nam?    CSVN từ nửa thế kỷ qua đã tạo nhiều sai lầm nghiêm trọng do sự yếu kém và dốt nát của mình mà người dân đều thấy rõ, nhưng tại sao đến giờ này, Việt Nam vẫn chưa xảy ra những cuộc tranh đấu lớn với hàng trăm ngàn người dân như ở Hồng Kông, Thái Lan, Miến Điện.   Ông Điềm cho rằng có hai lý do khiến tại Việt Nam chưa có những cuộc đấu tranh mạnh mẽ với đông người tham gia, “Lý do thứ nhất là tại các nước, lực lượng đối lập được luật pháp công nhận, họ hoạt động công khai, có báo, đài truyền hình của riêng, thậm chí họ có ghế trong quốc hội, có cả chính quyền như ở Miến Điện trước khi đảo chánh.”   “Lý do thứ hai đồng bào chưa dám đứng lên đấu tranh vì họ còn lo ngại sự đàn áp trả thù man rợ của bạo lực Cộng Sản. Nếu không có bộ máy công an, chắc chắn chế độ không còn đứng vững!,” ông Điềm tiếp.   Sức mạnh nằm trong tay số đông   Vậy chúng ta phải làm gì? Ông Điềm cho biết Đảng Việt Tân đẩy mạnh bốn lãnh vực.   Thứ nhất, tiến hành những công tác trong nước nhằm tranh đấu và bảo vệ quyền lợi cho đồng bào trên các lãnh vực dân sinh dân quyền trong lãnh vực xã hội mang tính kích thích, muốn có phải đòi, muốn được phải tranh đấu. Sức mạnh nằm trong tay số đông, đó là nền tảng của sức mạnh quần chúng đối đầu với Đảng Cộng Sản Việt Nam.   Thứ hai, Đảng Việt Tân tìm mọi phương cách để xói mòn dần khả năng kiểm soát xã hội của Đảng Cộng Sản, đặc biệt trong tự do ngôn luận, tụ họp và tự do lập hội, trong đó mạng điện tử là một phương tiện chiến lược.   Thứ ba là làm việc với các chính phủ các nước tự do, các tổ chức nhân quyền, các định chế quốc tế để tạo áp lực nhân quyền lên CSVN.   Thứ tư là xây dựng hạ tầng cơ sở phát triển cán bộ giảng viên trong nước.   Đồng bào ở hải ngoại làm được gì để hỗ trợ?   Đảng Việt Tân đã đẩy mạnh một số hoạt động trong các lãnh vực: Đầu tiên trong cương vị là cử tri nơi đang sống, đồng bào có khả năng vận động các vị dân cử sở tại áp lực lên lĩnh vực nhân quyền của CSVN, nhằm tranh đấu bảo vệ quyền lợi thiết thực của đồng bào trong lãnh vực dân sinh dân quyền trong xã hội. Kế đến là đồng bào ở hải ngoại chính là cán bộ tuyên truyền, tiếp tay giới thiệu quảng bá những thông tin về tranh đấu cho nhân quyền với người thân, bạn bè trong nước. Sau cùng là với sự hiện diện của đồng bào trong buổi họp hôm nay, chính là hành động cụ thể tạo ra phương tiện để có thể hổ trợ cho công cuộc đấu tranh trong nước. Cô Uyên Trần (bìa phải), chủ tịch Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, quyên tặng hiện kim đến Đảng Việt Tân, nhằm chia sẻ công cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. (Hình: Văn Lan/Người Việt)   Tại buổi họp, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu do cô Uyên Trương, chủ tịch, đã trao tặng số tiền vận động được $1.465 và $200 do các em trong đoàn đóng góp thêm, để hỗ trợ công cuộc đấu tranh ở quê nhà.   Do sự vận động tại hải ngoại, cựu tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa bị kết án 13 năm tù, và cựu tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy bị kết án tám năm tù, cũng được trả tự do trước khi thủ tướng CSVN đến Hoa Kỳ hôm 11 Tháng Năm. Bà Trần Thị Thúy, cựu tù nhân lương tâm được trả tự do, đến Mỹ kể lại bà bị hăm dọa tạt axit và suýt bị bắt cóc, trước khi rời việt Nam. (Hình: Văn Lan/Người Việt)   Có mặt trong buổi gây quỹ, bà Trần Thị Thúy kể lại: “Trước ngày tôi rời Việt Nam, an ninh địa phương đến hăm dọa gia đình tôi, đòi tạt axit cho tôi đui hai mắt luôn để khỏi lên máy bay. Cuối cùng ngày 10 Tháng Năm, tôi đến bệnh viện Hoàn Mỹ khám COVID-19 để lên máy bay, công an đã chận đường định bắt cóc tôi, chính tôi phải nhờ lãnh sự quán can thiệp. Xin cảm ơn đồng bào hải ngoại đã vận động đấu tranh, Bộ Ngoại Giao cùng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ đã giúp đỡ tôi rất nhiều.Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho cộng đồng và những tù nhân lương tâm vô tội.”   Con đường chúng ta đang đi còn dài và nhiều khó khăn, nhưng công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam so với mấy chục năm trước, đang tiến chứ không lùi, vị chủ tịch Đảng Việt Tân khẳng định tại buổi gây quỹ./.  
......

TNLT Hồ Đức Hòa: quyền tôn giáo trong trại giam bị siết chặt từ năm 2020!

Tù nhân lương tâm (TNLT) Hồ Đức Hòa, người bị kết án 13 năm tù với cáo buộc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’, đang thụ án đến năm thứ 11 thì được trả tự do và đưa đến Mỹ hôm 11/5 vừa qua, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ông đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn đặc biệt, để nói về thực tế khắc nghiệt trong trại giam tù chính trị ở Việt Nam. RFA: Xin chào ông, trước hết xin cám ơn ông đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn và chúc mừng ông được trả tự do để sang đến Mỹ. Ông có thể cho biết cảm giác khi đặt chân đến Hoa Kỳ? TNLT Hồ Đức Hòa: Trước hết tôi xin gửi lời chào đến quý đài và quý độc giả, ngay từ khi tôi đặt chân xuống đất Mỹ tự do, điều đầu tiên là tôi nhớ đến là mẹ tôi… tôi nhớ tới bố quá cố của mình. Bố đã mất khi tôi ở trong tù… Tôi nhớ đến đứa em của mình cũng đã mất khi tôi ở trong tù… Tôi nhớ những người đã đồng hành với tôi và vận động cho tôi được trả tự do và tôi nhớ đến những tổ chức, những người đã tiếp nhận tôi sang Mỹ. Đó là Bộ Ngoại giao và Đại Sứ quán Hoa Kỳ. Nhân đây tôi muốn gửi lời cảm ơn, tri ân cũng như cầu nguyện và chúc bình an tới những ai tôi quen biết cũng như không quen biết đã luôn đồng hành với tôi cho đến lúc tôi được trả tự do. Tôi không biết lấy gì để trả ơn, tôi chỉ nguyện xin Thiên Chúa trả ơn bội hậu và chúc bình an cho quý vị. RFA: Dạ trở lại với thời gian bị cầm tù ở Việt Nam, bị chuyển trại giam nhiều lần thì ông thấy thực tế các trại giam đó ra sao? Tình hình các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ở đó như thế nào? TNLT Hồ Đức Hòa: Trên thực tế, tôi đã bị chuyển đến bốn nơi giam giữ, trong đó có ba nơi là tạm giam, một nơi là trại giam. Nơi đầu tiên mà tôi tới đó là trại tạm giam B34 ở Sài Gòn, thứ hai là trại 34 ở Hà Nội và thứ ba là trại tạm giam tại tỉnh Nghệ An có tên là trại tạm giam Nghi Kim. Nơi thứ tư là nơi tôi ở cuối cùng và ở lâu nhất là trại giam Nam Hà ở tỉnh Hà Nam. Theo tôi thấy và chứng kiến được trong bốn nơi đó thì trại tạm giam Nghệ An là nơi tồi tệ nhất trong bốn nơi tôi bị giam giữ, ở đó họ đối xử với tù nhân rất tệ về nước uống và chế độ cũng vậy. Nơi tôi ở là khu tù chính trị, tức là nơi dành riêng đặc biệt với những khu khác. Ngay từ khi tôi đến thì khu này đã bị phân biệt đối xử, chúng tôi phải ở buồng nhỏ chật hẹp, nóng, toillet không khép kín… có nghĩa là toillet nằm sát cạnh chỗ nằm của chúng tôi. Nước tắm thì rất là bẩn, mỗi lần tắm là bị ngứa và đau mắt, chúng tôi đã đề nghị rất nhiều, có việc đề nghị được đáp ứng, nhưng có nhiều vấn đề cho đến bây giờ chúng tôi cũng không được đáp lại sự cải thiện nào. RFA: Ông có thể cho biết các trại giam đối xử với tù nhân có tôn giáo như ông chẳng hạn ra sao? Ví dụ như có được nhận Kinh sách? Yêu cầu được thực hành tín ngưỡng có được đáp ứng? TNLT Hồ Đức Hòa: Trên thực tế, ngay từ khi tôi vào các trại tạm giam thì họ đều cho nhận sách Kinh thánh và cho đọc hằng ngày cho đến khi vào trại tạm giam Nam Hà thì đến năm 2020 họ bắt đầu siết chặt lại. Tôi kết luận rằng vấn đề tôn giáo, quyền tôn giáo ở trại giam Nam Hà ngày càng bị siết chặt, chỉ được đọc một ngày một tuần vào chủ nhật. Chỉ vì tôi đòi hỏi được đọc Kinh thánh hàng ngày mà tôi bị lập biên bản vi phạm nội qui của trại giam. Sau đó tôi đã tuyệt thực 10 ngày đã đòi hỏi việc đọc Kinh thánh hàng ngày. Bởi vì theo tôi, vấn đề tôn giáo hoặc đọc Kinh thánh chính là quyền, chứ không phải là ân huệ xin cho. Nhưng cuối cùng họ cũng không thay đổi việc siết chặt đối với người có tôn giáo. Trong thời gian tôi tuyệt thực phản đối, sức khỏe tôi rất là yếu và từ đó sức khỏe của tôi xuống cấp trầm trọng hơn. Tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa (giữa) khi vừa đến Hoa Kỳ. RFA: Ông có thể chia sẻ thêm về việc đấu tranh đòi hỏi quyền lợi trong trại giam của các tù nhân khác, cho đến nay có đạt thêm kết quả gì không ạ? TNLT Hồ Đức Hòa: Ngay từ khi bước chân vào các trại giam thì chúng tôi luôn luôn đòi hỏi các vấn đề mà nó phi lý hoặc không đúng với quy định của trại giam. Có vấn đề họ đáp ứng được, nhưng có nhiều vấn đề đến bây giờ vẫn chưa đáp ứng được đó là quyền đọc Kinh thánh của tù nhân trong trại giam trong bảy ngày. Vấn đề thứ hai là nước bẩn khi tắm làm ngứa và đau mắt anh em nào cũng thế. Vấn đề thứ ba là toillet nằm trong khu giam, khi có người dùng thì những người còn lại trong buồn đều phải hưởng cái khí không dễ chịu gì. Thứ tư là chúng tôi đề nghị được chuyển sang một cái buồng lớn hơn, thoáng hơn để chúng tôi có điều kiện không khí và ánh sáng thì những vấn đề tôi nêu đó vẫn chưa có gì thay đổi cho đến lúc tôi được thả tự do. Trong đó tôi thấy quan trọng nhất là vấn đề Kinh thánh là rất cần nhưng mà vẫn không được. RFA: Ngoài ra, những tù nhân được gọi là ‘mồ côi’, tức người thiểu số hay người không được thăm nuôi thì như thế nào ạ? TNLT Hồ Đức Hòa: Đúng rồi, người ‘mồ côi’ là người không có thân nhân thăm nuôi, không có ai quan tâm chăm sóc hay rất ít. Những người đó chỉ dựa vào khẩu phần ăn của trại phát hoặc các chế độ của trại phát cho mình mà thôi, không dựa vào vào đâu được. Mà anh biết đấy, dinh dưỡng mà trại phát cho tù nhân thì chắc chắn là không đủ dinh dưỡng, trong khi đó tù nhân phải làm việc hàng ngày. Thức ăn hàng ngày thì có ngày tạm được, có ngày không có hay có rất ít, không đủ dinh dưỡng. Bởi thế những người đó sức khỏe càng ngày càng yếu đi. Những người không có người thăm nuôi cũng có người kinh và đa số là anh em dân tộc thiểu số… họ cũng bị kết án về chính trị. May thay, ở trong đấy có một số người có lòng, họ có chia sẻ phần ăn của mình cho cho những người mà không có người thăm nuôi, nhưng chỉ mang tính động viên chứ không đủ… Đó là vấn đề các tù nhân ‘mồ côi’ phải chịu đựng cho đến lúc này. RFA: Nếu có một lời nhắn nhủ cho những người còn ở lại Việt Nam, những người tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam, thì ông muốn nhắn gửi gì ạ? TNLT Hồ Đức Hòa: Ngay khi được tự do, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những người tù mà tôi biết hay không biết đang bị giam cầm ở nhà tù Việt Nam. Người tôi có thể liệt kê đầu tiên đó là anh Lê Đình Lượng, anh Nguyễn Năng Tĩnh, anh Phạm Văn Trội đang ở cùng tôi, anh Nguyễn Văn Nghiêm đang ở với tôi, anh Nguyễn Viết Dũng cũng đang ở với tôi, anh Võ Quang Thuận cũng đang ở với tôi… Trước khi tôi bước chân sang Mỹ, đây là những người mà tôi biết, ngoài ra còn nhiều người mà tôi không biết… Tôi muốn nhắn nhủ tới các anh rằng các anh cứ yên tâm giữ gìn tinh thần và sức khỏe, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục đồng hành kêu gọi và cầu nguyện cho các anh. Đặc biệt là vận động cho các anh được tự do, nhất là những người đang bị bệnh nặng hoặc bị một tình trạng nguy hiểm nào đó, để các anh được quan tâm hơn, sớm tự do về chữa bệnh. Tôi sẽ cầu nguyện cho các anh và chúc các anh luôn giữ gìn được tinh thần và sức khỏe trong môi trường khắc nghiệt đấy. RFA: Bây giờ sang Mỹ, trước mắt ông có kế hoạch sẽ làm gì không ạ? TNLT Hồ Đức Hòa: Như mọi người biết, lần này tôi sang Mỹ vấn đề chính là vì sức khỏe. Sức khỏe tôi bị suy sụp đi xuống khá trầm trọng từ năm 2017 cho đến giờ, bởi thế khi bước chân tới Mỹ tôi chưa có dịp lên sóng để mà nói lời cảm ơn đến quý khán thính giả. Hôm nay tôi cảm thấy khá hơn một chút… cho nên tôi mới mới có điều kiện để nói lời cảm ơn và chia sẻ đôi chút về nhà tù Việt Nam. Kế hoạch của tôi trước nhất và quan trọng nhất chắc chắn là về sức khỏe và tĩnh dưỡng để hồi phục lại tinh thần cũng như thể chất. Tôi cũng đã có đặt lịch để đi bệnh viện vào thứ năm tuần này để được thăm khám. RFA: Cám ơn ông rất nhiều vì đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn hôm nay. Mong ông luôn khoẻ mạnh và mau chóng hoà nhập cuộc sống mới./.
......

"Mười người đi Mỹ, hết chín người rưỡi muốn về Việt Nam"?!

nguyenngocgia's blog - RFA   Sự sụp đổ của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa - dù đã gần nửa thế kỷ trôi đi - vẫn còn nguyên đó, bởi nó là Lịch Sử. Một ngày cuối tháng Tư năm 1975, chị tôi - một nữ y sĩ của nhà thương Tân Định - nay gọi là Bệnh Viện Quận I, đóng tại đường Hai Bà Trưng - Quận Nhứt TP.HCM - trở về nhà sớm và nói với má tôi: Ông bác sĩ trưởng vội vã ra sân bay trên chiếc xe hơi riêng, nói với những người xung quanh "có ai đi không thì lên đi với tôi luôn". Con nghĩ, hòa bình rồi, về nhà chứ đi đâu làm gì!". Nghe vậy, má tôi cười hiền và đôi mắt bà ánh lên vẻ hy vọng mang dáng mùa Xuân. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy má mình cười như vậy. Tôi biết, má đang chờ anh trai cả của tôi từ Côn Đảo trở về... Lần đầu tiên, sau những năm tù tội của ba và anh tôi, cả nhà được quây quần với một cái tết ấm cúng tuy đơn sơ - đó là cái tết năm 1976. Tuy vậy, không lâu sau, tôi biết, đó chỉ là mùa Xuân tạm bợ, bởi ngày 30 tháng Tư năm 1975 không mang lại cái kết thúc có hậu cho gia đình tôi, dám nào nói đến những thường dân Việt Nam Cộng Hòa vô tội, vốn không hề dính dáng gì, trong khi phải trả giá tàn khốc cho cuộc chiến tranh đó. Nói điều này, để tránh tranh cãi về những gì liên quan đến chánh trị - Một khái niệm mà mãi hơn 20 năm về trước, tôi mới bắt đầu có cơ hội (nhờ internet) tự đọc, tự tìm hiểu, tự dạy cho mình, những gì thuộc về Lịch Sử Việt Nam thời hiện đại. Không phải đợi đến khi ba tôi và người anh "Việt Cộng nằm vùng" bị chính đồng chí của họ vùi dập đến tận cùng, mà bởi cái đói cùng bóng tối phủ trùm trên xứ sở Đô thành Sài Gòn, đã giúp tôi nhận ra sớm hơn nhiều người biết từ câu hát cay đắng "Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?!" của cố nhạc sĩ Lam Phương, cho ra đời vào năm 1984 tại Paris. Cùng với sự sụp đổ của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, công dân của xứ sở đó cũng tan đàn xẻ nghé, theo mọi nẻo đường mà họ có thể tìm ra, theo các cách khác nhau. Một trong các cách mà thế giới đã gọi tên riêng cho nó - Boat People - Thuyền Nhân.   Lịch Sử Thuyền Nhân Việt Nam kéo dài ngót nghét 2 thập niên, gần bằng thời gian của cuộc chiến tranh dưới cái tên mỹ miều "huynh đệ tương tàn", với kết thúc vào ngày 30 tháng Tư năm 1975...   Dòng người lặng lẽ và âm thầm mà vội vã và rón rén tìm cách chạy trốn, vẫn làm dấy lên nỗi kinh hoàng, từ những câu chuyện kể lại, sau khi may mắn đến được các trại tị nạn ở: Indonesia, Philippines, Thái Lan.   Một trong những lời trao gởi cho nhau vào lúc bấy giờ mà người ta kể lại: "Một là con nuôi má. Hai là má nuôi con. Ba là con nuôi cá". Điều này có nghĩa: Một là con sống và tới được bến bờ tự do để ráng làm lụng và gởi "Một Chút Quà Cho Quê Hương" như cố nhạc sĩ Việt Dzũng đã hát thay cho hàng triệu người vong quốc. Hai là con ở tù. Ba là con bỏ xác trên biển.   Những Thuyền Nhân dạo đó, họ đào thoát đúng với ý nghĩa đi tìm Tự Do. Họ chấp nhận đánh đổi mạng sống, kể cả những tài sản của mình. Họ biết rõ lằn ranh Sống - Chết mà họ phải đương đầu, trước thực tại vô cùng khốc liệt và khắc nghiệt. Họ cũng biết rõ, dù có thành công, con đường trở về quê hương là điều quá viển vông. Bởi thời điểm đó, sự trả thù vô cớ tràn ngập, bằng những chính sách bạo tàn: đổi tiền, đánh tư sản, kinh tế mới, học tập cải tạo và nhứt là nạn đói, vốn không thể cho phép các Boat People nghĩ những điều sáng sủa hơn. Tóm lại, họ dứt áo ra đi với một tâm trạng xung đột dữ dội giữa hy vọng và tuyệt vọng đan xen lẫn nhau...   ***** Thời gian thấm thoát thoi đưa Sóng đời biển động trời mưa không ngừng   Những ngày cuối tháng Tư năm nay, thời tiết ngay thủ phủ đã xa lắc lơ và nhạt nhòa dần trong tâm trí nhiều người - với tên gọi Hòn Ngọc Viễn Đông- bỗng trở nên chướng lạ như báo chí đưa tin gần đây [1].   Sống gần cả đời người tại đây; chứng kiến kiếp người buồn quá nhiều vui rất ít suốt 47 năm, để càng ngạc nhiên với hiện tượng mưa đá, vốn dĩ hoàn toàn xa lạ với thời tiết "chợt nắng chợt mưa" của Sài Gòn hoa lệ ngày xưa, từng đi vào thơ ca từ lâu lắm rồi! Không biết ông Trời "muốn gì đây"?!   Với lý lịch thật ngang trái và cay đắng của mình, tôi chưa bao giờ nghĩ đến, một ngày nào đó, được đi ra nước ngoài. "Một Chút Quà Cho Quê Hương" tôi cũng chưa bao giờ được nhận để tạm qua cơn đói nghèo chốc lát, dù bà con thân thuộc và bạn bè lũ lượt ... vượt biên, sau 1975...   Vậy rồi, dịp may cũng đến với tôi, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và lập lại bang giao với nhà cầm quyền CSVN, cách đây hơn 25 năm.   Từ những chuyến ngoại du qua Hoa Kỳ, một số nước Âu châu, một vài nước Á châu, có cả Cuba, tôi càng hiểu thêm điều giản dị. Đi công tác, du lịch hay chữa bịnh, học hành hoàn toàn khác hẳn - khác quá xa, so với việc "một đi không trở lại" của những Thuyền Nhân ngày xưa...   ***** Ngày 8 tháng Sáu năm 2020, Thủ tướng vào lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc - hào hứng pha lẫn hả hê, trước đại dịch gọi là Covid 19 chưa "xâm lấn" đủ dữ dội và làm tan nát xứ thiên đàng - đã phát ngôn: "nếu cột điện ở Mỹ biết đi nó sẽ về Việt Nam". Ý tưởng nhân cách hóa cột điện - rơi đúng vào dịp tròn 45 năm ngày "toàn thắng" của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam - đã được RFA gọi tên "ảo tưởng của thủ tướng" [2].   Trả lời phỏng vấn VTC vào ngày 28 tháng Hai năm 2021, nghệ sĩ Quốc Thảo nói [3]: "Sau khi học xong 4 năm ở Mỹ, đáng lẽ tôi phải về liền. Tôi cứ tìm cách len lỏi để tìm cơ hội nhưng đành chịu thua. 10 nghệ sĩ Việt Nam ở Mỹ thì có 9 người rưỡi muốn về rồi. Ngay cả những người tuyên bố không về nhưng bây giờ đã có mặt tại quê hương. Tôi nói 10 người sẽ chính xác hơn nhưng chừa lại 0,5 cho một trường hợp nào đó".   Mới đây, báo Thanh Niên, vào ngày 2 tháng Năm năm 2022 đã lặp lại ý kiến của nghệ sĩ Quốc Thảo nhưng... ngắt mất hai chữ "nghệ sĩ", khi đặt câu hỏi với nghệ sĩ Bảo Quốc [4].   Thế hệ Boat People đã lùi xa hơn 40 năm. Bối cảnh xã hội và hoàn cảnh xã hội Việt Nam vào lúc bấy giờ, khác quá xa so với ngữ cảnh "Mười người đi Mỹ, hết chín người rưỡi muốn về Việt Nam" như cách phóng viên Minh Hy đặt câu hỏi là một sự "láu cá", không nên có ở những nhà báo chuyên nghiệp. Việc "ngắt mất" nghề nghiệp "nghệ sĩ" để khái quát hóa toàn bộ tâm trạng người Mỹ (Úc, Pháp, Canada v.v...) gốc Việt như vậy, không làm cho cộng đồng này khao khát trở về nguồn cội mà chỉ làm tăng thêm sự cợt nhã vang lên từ bên kia bờ tự do.   Các nghệ sĩ: Quốc Thảo, Bảo Quốc, Quang Minh, Hồng Đào, Quang Dũng,Thanh Thảo v.v... chắc chắn đến Mỹ bằng con đường rất an toàn. Họ hoàn toàn không buộc phải đương đầu với tất cả những rủi ro rình rập và chết chóc đe dọa chực chờ hiện ra ngay trước mắt của những Thuyền Nhân năm xưa.   Vì vậy, lấy tâm trạng của một số nghệ sĩ đến Mỹ bằng những bước chân thong thả đặt lên cầu thang máy bay, để áp đặt cho toàn bộ người gốc Việt là việc làm quá sức hồ đồ, lẽ ra không đáng có, trong kế hoạch thu phục nhân tâm, vốn chưa bao giờ thành công suốt 47 năm qua của nhà cầm quyền CSVN. _________________   [1] https://nld.com.vn/thoi-su/nam-bo-lien-tuc-co-mua-nhung-ngay-toi-canh-ba... [2] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-people-in-the-us-have-no-intention-of-settling-down-in-vn-dt-06092020140437.html   [3] https://vtc.vn/10-nghe-si-viet-sang-my-9-nguoi-muon-ve-ar598511.html   [4] https://thanhnien.vn/nsut-bao-quoc-noi-gi-ve-quan-diem-10-nguoi-di-my-het-9-5-nguoi-muon-ve-post1453933.html
......

Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30.04.2022 tại Berlin

Lên tiếng tố cáo tội ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam và phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của đế quốc Nga-Putin, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ người dân Ukraine, Liên Hội NVTN tại CHLB Đức đã tổ chức.     Nguyễn Đức lược ghi ngày 02.05.2022   Trong tinh thần tưởng niệm ngày 30.04 đen tối cả nước dưới gông cùm cộng sản, cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức trưa 30 tháng Tư, 2022 đã tổ chức cuộc biểu tình tại Bá Linh gồm 2 phần: trước sứ quán Việt cộng ở khu Treptow từ 13 giờ và ở cổng thành Brandenburg từ 14:30 giờ. Đặc biệt trong cuộc biểu tình lần này chúng ta kết hợp với Liên minh Ukrainer nêu cao tinh thần liên đới với người dân Ukraine chiến đấu chống quân xâm lược Nga.   Đã 47 năm dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, Việt Nam vẫn là một nước với một chế độ độc tài độc đảng. Trước sự xâm lấn gây hấn của Trung cộng thì cúi đầu khuất phục, nhưng luôn sẵn sàng đàn áp bắt bớ những người lên án hành vi xâm lược của Tàu cộng hay những người lên tiếng đòi hỏi tự do dân chủ, bảo vệ môi trường trước sự tàn phá cây xanh, thải độc của các nhà máy sản xuất thép, giấy ra sông biển.   Lời phát biểu của bà bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch của Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức trước sứ quán Việt cộng đã tố cáo hành vi hèn với giặc Tàu, ác với dân của chế độ cộng sản luôn trấn áp, bắt bớ, bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho quyền con người. Chế độ độc tài còn hèn hạ đe dọa, gây áp lực cho người thân, gia đình của các tù nhân lương tâm. Điều này cũng đã được luật sư Nguyễn Văn Đài, Hội Anh Em Dân Chủ lên tiếng tố cáo với dư luận. Luật sư Nguyễn văn Đài cũng đã nhắc nhở chúng ta đừng quên số phận của trên 300 tù nhân lương tâm VN vẫn còn bị giam giữ trong lao tù cộng sản.   Trong cuộc biểu tình mít tinh ở cổng thành Brandenburg, ngoài sự tham dự của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức còn có sự tham dự của người Ukraine. Bày tỏ tình liên đới với Ukraine trong phần khai mạc quốc ca của Ukraine đã được cất lên bên cạnh quốc ca Đức và Việt Nam.   Bên cạnh rừng cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Đức như mọi năm, lần này cờ xanh vàng của Ukraine cũng cùng tung bay phất phới.   Sau phần chào cờ mặc niệm mở đầu chương trình, tham dự viên được ban tổ chức mời thắp nến cầu nguyện cho đất nước sớm thoát khỏi ách độc tài cộng sản, cầu nguyện cho những người vượt biên không may, không đến được bến bờ tự do và cầu nguyện cho hòa bình.   Phần phát biểu lên án sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, cũng như hành vi gây ra chiến tranh chết chóc, tàn phá đất nước Ukraine của chính quyền Nga cũng đã được bà Fleischer, thuộc Tổ Chức Thiên Chúa chống bạo hành ACAT. Ông Uwe Stefen, cộng đồng các chủng tộc bị áp bức; ông Michel Leh, Tổ Chức Quốc Tế Nhân Quyền lên án. Ban tổ chức cũng nhận được thư phản hồi của ông Martin Patzel, tiểu ban nhân quyền quốc hội và bà Renat Künast, dân biểu quốc hội Đức. Cô Lý Tiểu Bình đã đọc hai lá thư này.   Đại diện cho Phật giáo, cư sĩ Trí lực đã phát biểu nhắc lại biến cố Mậu thân 1968 khi cộng sản VN tàn sát đồng bào chúng ta không khác gì chính quyền cộng sản của Nga đã tàn sát người dân Ukraine. Đại diện của Công giáo, ông Lê Phú Cường đã bắt bài "Kinh hòa bình" cho tất cả làm đậm nét cuộc cầu nguyện cho dân tộc Ukraine.   Đặc biệt có 2 diễn giả trẻ, em Minh Vũ nêu lên quan điểm của mình về ngày 30.04 và một thiếu nữ rất trẻ nhận thức được vai trò của giới trẻ trong giai đoạn phức tạp hiện nay của thế giới.   Buổi biểu tình đã kết thúc lúc 15:30 với phần diễn hành quanh quảng trường Paris trước cổng Brandenburg. Sau đó mọi người qua tham dự biểu tình cùng với người Ukraine trước tòa nhà quốc hội Đức để ủng hộ cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, cũng như lên án sự xâm lăng gây chiến của Nga ở Ukraine. Trước đại sứ quán CSVN tại Berlin Tại quảng trường Bandenburger Tor - Berlin Trước trụ sở Quốc hội Liên Bang Đức (Bundestag) – Berlin: Photo: Hoàng Kim Thiên Trích đoạn Video từ FB. Ls Nguyễn Văn Đài:   Xem thêm Video - https://www.facebook.com/1466118653/videos/pcb.10228102836103935/699885137993383   Nguyễn Đức lược ghi ngày 02.05.2022
......

Thư mời tham dự buổi thảo luận bàn tròn, Việt Nam 47 năm qua

Việt Tân THƯ MỜI   Kính chào quý Cô, Chú, Bác, Anh, Chị và các Bạn,    47 năm sau biến cố 30/4/1975, Việt Nam và thế giới đã có nhiều thay đổi, nhưng ước mơ được sống trong tự do, dân chủ, nhân phẩm và thái hòa của người Việt vẫn chưa thành tựu. Tuy ý thức dân chủ đã trải rộng khắp nước cùng với sự phát triển vững chãi của phong trào dân chủ bất kể những ngăn cấm triệt để của nhà cầm quyền Hà Nội, nhưng phải nói là trong 4 năm qua phong trào đã bị đàn áp khốc liệt với những bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động dân chủ. Trong bối cảnh khó khăn không chỉ của riêng phong trào dân chủ tại Việt Nam, mà song song còn có cả những bước lùi của nền dân chủ trên thế giới, thì đột nhiên có những biến chuyển thời cuộc bơm vào một luồng sinh khí mới, cho chúng ta được quyền lạc quan về một tương lai dân chủ cho dân tộc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Những biến chuyển đó là gì? Ảnh hưởng tới Việt Nam ra sao? Thuận lợi như thế nào? Dân tộc chúng ta có thể khai dụng hoàn cảnh mới ra sao để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa và canh tân Việt Nam?   Đó là những điều mà người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh dân tộc đều muốn tìm hiểu và chia sẻ cùng nhau.   Kính mời quý vị tham dự buổi thảo luận bàn tròn thân mật với chủ đề: “47 năm sau, những yếu tố thuận lợi nào hiện nay cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam và bảo vệ đất nước từ nguy cơ xâm lược của Trung Quốc?” Tham luận viên: Dược sĩ Tân Châu, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chuyên gia tâm lý, xã hội và thần học Trần Vinh. Điều hợp viên: Tiến sĩ Trần Diệu Chân và Chuyên viên tư vấn điều trị nha khoa Lệ Quân. Mọi trao đổi đều được đón nhận trong tinh thần cởi mở, xây dựng và tương kính.   Kính mời quý vị cùng tham dự livestream trên trang facebook.com/viettan vào Chủ Nhật, ngày 1 tháng 5, 2022 Lúc 7:00 giờ sáng California 10:00 giờ sáng Washington, D.C. 16:00 giờ Paris 21:00 giờ Việt Nam   Mong được quý vị tiếp tay mời thêm thân quyến và bằng hữu có lòng tham dự để chúng ta có dịp thắt chặt thêm tình thân giữa những người Việt cùng quan tâm tới tương lai của đất nước và vận mệnh của dân tộc. Kính chúc quý vị cùng thân quyến luôn được an vui, mạnh khỏe.   Trân trọng, Nguyễn Hạnh   Thay mặt Diễn Đàn Thân Hữu Việt Tân Fb Việt Tân  
......

Cựu tù lương tâm VN bị cảnh sát Thái bắt và đối diện nguy cơ trục xuất

Ảnh: Từ phải qua: ông Chu Mạnh Sơn, bà Nguyễn Thị Luyến và ông Nguyễn Văn Thêm khi mới bị bắt RFA Một người bất đồng chính kiến từng bị chính quyền Việt Nam xử 30 tháng tù giam với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" vừa mới bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và đối diện nguy cơ trục xuất khi đang xin tị nạn chính trị tại Thái Lan. Hôm 8 tháng 4, cảnh sát Thái Lan bắt một nhóm năm người Việt tị nạn trong đó có ông Chu Mạnh Sơn.  Ông Sơn cho biết gia đình ông có quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc và đang trong quá trình làm hồ sơ đi định cư tại Canada.  Ông cùng những người tị nạn khác tới trụ sở của lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan hôm 8/4, với mục đích xin giấy lý lịch tư pháp, thể theo yêu cầu của cơ quan di trú Canada như thủ tục cuối cùng trước khi đi định cư, và bị bắt giữ tại đây.  Ông kể lại sự việc với phóng viên RFA qua điện thoại từ trung tâm giam giữ người nhập cư IDC của Bangkok như sau: “Khi mà tôi và gia đình anh chị Thêm-Luyến vào văn phòng cảnh sát bên tư pháp của cảnh sát hoàng gia để xin giấy xác nhận tư pháp, thì họ hỏi tôi giấy tờ, sau đó tôi đưa thẻ UN nhưng sau đó họ yêu cầu đưa hộ chiếu thì tôi không có. Còn gia đình anh chị Thêm-Luyến thì đã từ lâu không còn hộ chiếu.  Sau đó thì họ yêu cầu chúng tôi ngồi lại và gọi cảnh sát bên di trú đến, sau đó thì cả tôi và gia đình anh chị Thêm-Luyến, và hai đứa còn một đứa 16 tuổi, một đứa năm tháng tuổi, tổng cộng là năm người bị đưa về IDC. Hiện giờ thì tôi đang bị nhốt tại nhà tạm giữ của IDC.” Thái Lan là nơi nhiều người Việt Nam chọn tới xin tị nạn để tránh sự đàn áp ở quê nhà vì các lý do như tôn giáo và chính trị, tuy nhiên nước này chưa ký Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc liên quan đến tình trạng người tị nạn .  Những người này thường không có giấy tờ hợp pháp, phải đối diện với việc bị bắt bởi cảnh sát di trú vì bị coi là người cư trú bất hợp pháp.  Ông Chu Mạnh Sơn cho biết, sau khi bị bắt một ngày thì cảnh sát Thái Lan đã đưa họ ra tòa với kết quả những người này bị buộc tội cư trú bất hợp pháp và nhận bản án trục xuất.  “Sáng ngày mùng 9 thì cảnh sát họ đưa chúng tôi ra toà, sau đó toà tuyên phạt mỗi người 10.000 baht, riêng tôi thì phải nộp thêm một ngàn nữa do nhập cảnh bất hợp pháp, vì tội vượt biên vào đây. Sau khi nộp tiền thì họ nói rằng sẽ đưa chúng tôi về IDC sau đó sẽ có lệnh trục xuất.” Bản thân ông Chu Mạnh Sơn là một cựu tù nhân lương tâm, ông bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” và chịu án 30 tháng tù giam hồi năm 2012, trong một vụ án được biết đến dưới tên “14 thanh niên Công giáo và Tin Lành”.  Ông này cho biết bản thân và gia đình vượt biên giới tới Thái Lan lánh nạn vào năm 2017 vì sự truy quét của công an Việt Nam. Trả lời câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ông bị trục xuất về nước, ông Sơn nói:  “Đối với trường hợp của tôi, trước đây là một người bất đồng chính kiến hoạt động chính trị, đang bị cảnh sát ở Việt Nam truy tìm. Nếu như bị trục xuất về Việt Nam thì sẽ phải đối mặt với án tù rất là cao.” Cùng bắt với ông Chu Mạnh Sơn là gia đình của ông Nguyễn Văn Thêm, cũng là những người tị nạn gồm: vợ là bà Nguyễn Thị Luyến, hai người con là bé Philip Nguyễn Nhật Nam (khoảng năm tháng tuổi), và Nguyễn Tiến Đạt 17 tuổi. Đài Á châu Tự do đang liên hệ với phía cơ quan chức trách của Thái Lan để xác minh thông tin về lệnh trục xuất đối với những người này.  Phóng viên cũng đã liên hệ với Bộ phận Bảo vệ người tị nạn của văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn tại Thái Lan để xác minh về vụ bắt giữ và tình trạng của năm người Việt tị nạn, nhưng người đại diện của bộ phận này từ chối cung cấp thông tin vì lý do “bảo mật”.   
......

Thông cáo Lễ Tưởng Niệm 47 năm Quốc Hận 30.4 tại Berlin

Thông Cáo V/v Lễ Tưởng Niệm 47 năm Quốc Hận tại Berlin Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức và Âu Châu, Kính thưa quý vị thân hào nhân sỹ, Sau hai năm dịch bệnh hoành hành khiến các sinh hoạt thường niên của Liên Hội bị gián đoạn, bây giờ, ngay giữa lòng Âu Châu, lại đang xảy ra một cuộc chiến tranh xâm lăng khốc liệt xuất phát từ tham vọng bá quyền của Tổng Thống Nga Wladimir Putin tấn công vào quốc gia Ukraine với hiểm họa chiến tranh leo thang thành thế chiến lần thứ ba. Trong khi đó nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thừa cơ nước đục thả câu ra tay đàn áp dân chúng, tùy tiện kết án tù nặng nề các nhà báo độc lập, các Blogger, các nhân sĩ bày tỏ chính kiến ôn hòa và lập mưu phá hoại các hoạt động tôn giáo, ám hại người tu hành. Để lên tiếng tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam và tỏ lòng ủng hộ dân chúng Ukraine phản đối hành vi sát nhân của Putin, Liên Hội NVTN tại CHLB Đức sẽ trân trọng tổ chức: Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 47 vào ngày Thứ Bảy, 30.04.2022 tại Berlin Bao gồm: Biểu tình trước Sứ Quán CSVN và tại Brandenburger Tor Chương trình : •             Từ 13:00giờ đến 13:30giờ: Biểu tình trước Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam Elsenstr.3 -12435 Berlin-Treptow •             Từ 14:30giờ đến 15:30giờ: Biểu tình và tuần hành tại Brandenburger Tor Pariser Platz , 10117 Berlin Chúng tôi thành khẩn kêu gọi sự tham dự đông đảo của quý vị. Sự thành công của cuộc biểu tình là một đóng góp  tinh thần  lớn lao vào công cuộc đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho hai  dân tộc Việt Nam và Ukraine. Berlin, ngày 22.03.2022 TM Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V Hoàng Thị Mỹ Lâm     Điện thoại liên lạc BTC : Ông Nguyễn văn Rị ,  Handy 0157 33495440 Ông Hoàng Kim Thiên ,  Handy 0163-6743097  
......

Pages