Cúm Tàu, đại hội đảng CSVN lần thứ 13, bãi Tư Chính và “thuyết âm mưu”

Tân Phong - Web Việt Tân| Bài viết này đặt ra nhiều câu hỏi và những điều khác thường về diễn biến cúm Tàu, đại hội đảng CSVN các cấp lần thứ 13 sắp tới và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở bãi Tư Chính, Biển Đông. Nếu như đánh giá các dữ kiện và sự việc theo một cách riêng rẽ cũng đã có nhiều vấn đề đáng suy ngẫm. Trong khi đó, sự trùng hợp các sự kiện hiếm hoi trong cùng một thời gian, không gian địa lý, trong bối cảnh chính trị, quân sự chung của khu vực và thế giới diễn biến cực kỳ phức tạp… khiến cho người ta cần phải nhìn nhận một bức tranh toàn cảnh theo chiều kích rộng lớn hơn chứ không thể qui chụp những suy đoán đó là “thuyết âm mưu” như từ trước tới nay. Sự trở lại bí ẩn của cúm Tàu ở Đà Nẵng Cơn ác mộng mang tên cúm Tàu vẫn chưa có hồi kết. Số nạn nhân của cơn dịch bệnh khởi nguồn từ Trung Quốc này lớn đến nỗi mọi con số thống kê giờ đây dường như không còn nhiều ý nghĩa. Mỗi ngày, hàng trăm ngàn người trên thế giới nhiễm loại virus này và con số tử vong đang tiến gần tới mốc dấu 1 triệu. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, con virus bé nhỏ khởi nguồn từ “quốc gia trung tâm” đã xây dựng một “đế chế” trải khắp toàn cầu. Có lẽ Tần Thủy Hoàng hay Mao Trạch Đông sống lại, hẳn phải rất ghen tị với nó. Người viết không có ý nói rằng con quái vật COVID-19 hay SARS-CoV-2 (cũng đều là tên gọi khác của 2019-nCoV mà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli, một chuyên gia về virus corona của Viện Vi Trùng Học Vũ Hán) đã đặt tên cho nó trước khi đại dịch bùng phát) là một sản phẩm “made in China” mà chỉ so sánh khả năng bành trướng và reo rắc sự chết chóc của nó với các bạo chúa Trung Hoa mà thôi. Tuy vậy, có vẻ “cuộc xâm lược lần thứ nhất” của virus Tàu vào Việt Nam đã bị đánh bại ngay ở “vòng gửi xe” trong giai đoạn đầu. Thực sự cho đến nay không thể hiểu lý do gì khiến nó (virus 2019-nCoV) trở nên “hiền lành” đến như thế sau khi tàn sát hàng vạn người trước đó. Điều kỳ lạ nữa là gần 1 triệu người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2020 mà không có một kiểm soát y tế nào. Tuy vậy, chỉ có 3 trường hợp bị ghi nhận dương tính là có “yếu tố Tàu” theo như truyền thông “lề đảng” cho biết. Tới ngày 23 tháng Bảy, 2020 gần như tất cả các trường hợp phát hiện nhiễm bệnh đều được chữa khỏi khá ngon lành. Thành tích này biến thành cuộc biểu trưng “lòng tự hào dân tộc” và thắng lợi chính trị to lớn để giới chức tha hồ…“ngạo nghễ Việt Nam.” Tuy vậy, sau 99 ngày được cho không có ca nhiễm mới, ngày 24 tháng Bảy ca nhiễm COVID19 được ghi nhận tại Đà Nẵng đánh dấu sự trở lại của làn sóng thứ 2. Chỉ nửa tháng sau, Việt Nam đã có thêm hàng trăm ca dương tính và 13 ca tử vong. Nguồn lây nhiễm của đợt dịch thứ 2 không được xác định và diễn biến dịch bệnh rất giống với những gì đã xảy ra ở Vũ Hán giai đoạn đầu. Giới chức y tế Việt Nam cho biết chủng COVID-19 ở Đà Nẵng là một biến dị hoàn toàn mới, có khả năng lây nhiễm mạnh hơn. Tuy vậy, thông tin này cần thêm bằng chứng khoa học hay sự xác nhận bởi giới khoa học quốc tế. Nếu như mức độ lây nhiễm và phát triển của virus theo một hàm logarit như đã biết, thì nó sẽ đạt đỉnh ở thời điểm cùng lúc với các cuộc bầu bán của đại hội đảng các cấp lần thứ 13 của CSVN tiến hành và cũng là thời gian mà các cuộc tập trận hải không quân có qui mô chưa từng có của quân đội Trung Quốc PLA sẽ triển khai ở biển Đông. Đó quả là một sự trùng hợp “thú vị”? Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13 của CSVN Là quốc gia cộng sản duy nhất ở vùng Đông Nam Á, chính sách phụ thuộc và thái độ qui phục của Hà Nội trong nhiều thập kỷ khiến cho thế giới nhìn nhận Việt Nam như một chư hầu hoặc một tỉnh lỵ của Trung Quốc. Các quan chức từ cấp bộ trưởng, bí thư, chủ tịch các tỉnh thành quan trọng được bầu lên đều có bóng dáng sắp đặt của Trung Cộng. Những lãnh đạo đảng qua các thời kỳ như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương… và bây giờ là Nguyễn Phú Trọng đều phải được sự chuẩn y của Bắc Kinh. Ông Trọng là một người bảo thủ, một tín đồ của chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, được đào tạo ở Trung Quốc nhiều năm trước khi được đưa về Việt Nam và đặt vào bệ phóng. Trên cương vị tổng bí thư và chủ tịch nước, ông ta đã ủng hộ và trực tiếp ký kết những hiệp định hợp tác với Trung Cộng gây tổn hại nghiêm trọng tới kinh tế, an ninh quốc phòng Việt Nam. Điều đáng chú ý, người “đốt lò vĩ đại” đang tổ chức những vở tuồng chống tham nhũng “hoành tráng” ngay trước thềm đại hội nhằm “nhắc nhở” tất cả các “đồng chí” quyền lực cũng như uy tín của ông ta. Đồng thời, “ông bí thư đảng ủy Bộ Công An” cho tiến hành một đợt tái cơ cấu hầu như toàn bộ vị trí giám đốc, phó giám đốc công an các tỉnh thành trọng yếu. Lực lượng này có vai trò “cầm chịch” các phe cánh địa phương trước khi tiến hành đại hội. Qui mô của động thái luân chuyển, bổ nhiệm mới này là chưa từng có. Có thể nhận thấy những gương mặt mới phần lớn được tuyển chọn từ đội ngũ sỹ quan trung và cao cấp đã được đào tạo và bồi dưỡng ở Trung Quốc nhiều năm trước, theo các hiệp định đào tạo cán bộ nguồn giữa hai đảng cộng sản. Điều này nói nên điều gì? Mặc dù sức khỏe không cho phép và ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tiếp tục ứng cử. Nhưng những động thái trong trò chơi sắp xếp nhân sự và truyền thông lại cho thấy chiều hướng ngược lại. Tới tận phút 89, người ta không thể rõ ý định thực sự của ông Trọng trong việc tiến cử ai sẽ là người kế tiếp ngồi vào ghế tổng bí thư lần tới. Mặc dù trước đó, đã có những động tác thể hiện sự tín nhiệm đối với Thường Trực Ban Bí Thư Trần Quốc Vượng. Nhưng gần đây, người ta nhận thấy sự lu mờ của nhân vật này trên các diễn đàn. Thay vào đó, một nhân vật đầy tai tiếng và đặc biệt thân Trung Cộng đang nổi lên. Đó là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Đảng Phạm Minh Chính. Đồng thời, có một sự ỡm ờ “muốn ăn gắp bỏ cho người” và những kịch bản khá lộ liễu từ phía Ban Tuyên Giáo TW cho thấy khả năng ông Trọng sẽ có thể tiếp tục “một đít hai ghế” trong nhiệm kỳ tới đây. “Ba mươi chưa phải là Tết” và việc ông Trọng ở lại sau đại hội 13 hay một nhân vật thân tín của Bắc Kinh sẽ trở thành ‘thái thú đất Giao Chỉ” nhiều khả năng diễn ra theo đúng ý đồ của Trung Nam Hải. Diễn biến ở Tư Chính và biển Đông Sau khi phải hủy bỏ dự án khai thác chung với liên doanh Repsol tại hai lô dầu khí là lô 135-136/3 vào tháng Bảy, 2017 và mỏ Cá Rồng Đỏ trong lô 07.3 vào tháng Ba, 2018, Hà Nội đã phải chấp nhận trả 1 tỷ USD cho tập đoàn Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (The United Arab Emirates), theo các thoả thuận “chấm dứt” và “bồi thường” hợp đồng. Đây có thể nói là hai nhượng bộ và thất bại thảm hại liên tiếp của Hà Nội trước Bắc Kinh. Không chỉ đơn giản là mất 1 tỷ Mỹ Kim tiền phạt mà việc rút lui khỏi hai lô khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính, Hà Nội đã ngầm định chối bỏ chủ quyền quốc gia tại khu vực này và tạo ra một tiền đề cực kỳ nguy hại cho các dự án liên doanh khai thác dầu khí tiếp theo ở biển Đông. Không chỉ dừng lại có vậy, sau rất nhiều nỗ lực “đàm phán” với Bắc Kinh, Hà Nội tiếp tục phải nhượng bộ lần thứ 3 với việc hủy bỏ dự án liên doanh với tập đoàn dầu khí Rosneft của Liên Bang Nga. Mức bồi thường dự đoán sẽ là “vài triệu Mỹ Kim” – như theo lời một viên chức chính phủ Việt Nam cho biết. Đây là một điều khá bất ngờ. Vì nếu Hà Nội đề nghị chính quyền Putin can thiệp để bảo vệ lợi ích của Rosneft (tập đoàn có 50% cổ phần của gấu Nga), thì nhiều khả năng sẽ cứu vãn được tình thế. Tuy vậy, Hà Nội đã nhanh chóng qui hàng đầy nhục nhã trước Bắc Kinh. Theo như nhà nghiên cứu Hayton thì nếu như không có một sự quyết đoán thực sự của Mỹ tại Biển Đông thời gian tới (không loại trừ khả năng quân sự), thì sau 3 lần nhượng bộ của Hà Nội vừa qua, bàn cờ ở đây đã “game over” với chiến thắng thuộc về Trung Quốc. Gần đây, CSVN dường như “lớn giọng” hơn với Trung Quốc và liên tiếp đưa công hàm phản đối. Ông Tổng Tịch sau hồi im hơi lặng tiếng suốt thời gian dài, đột nhiên tươi tỉnh và năng nổ gửi thư chúc mừng Tổng Thống Donald Trump. Trong những văn bản của đảng CSVN gần đây, vấn đề Biển Đông và Trung Quốc sau nhiều thập kỷ bị coi là “húy kỵ,” đã được nhắc tới. Nhìn thì có vẻ như ông Tổng Tịch đang đổi đồ uống từ trà Bắc Kinh sang café latte của Starbucks. Nhưng thực đơn chính của ông ta (cũng giống như ông Hồ) vẫn luôn là các món Tàu ưa thích từ khi ông ta học tập chính trị ở “Trung Hoa vĩ đại.” Thay đổi “khẩu vị” của người già là điều rất khó khăn! Và nếu Dương Khiết Trì sang thăm Hà Nội với một bức tượng Mao chủ tịch bằng vàng ròng (phải to hơn bức tượng ông Hồ mà Formosa đã tặng cho ông Trọng) thì ông Tổng Tịch sẽ cảm kích nhắc lại câu “Trung Quốc người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu.” Ông Trọng không thích gái Tàu như ông Phiêu và vì lý do sức khỏe, nên chắc ông ta sẽ thích ngắm tượng vàng của cả hai lãnh tụ Mao, Hồ trong lúc thưởng trà ở tư gia. Lúc đó, trà Bắc Kinh chắc chắn vẫn ngon hơn …café Starbucks, còn câu chuyện Tư Chính sẽ khép lại để bảo vệ tình hữu nghị Việt-Trung và cái “đại cục” của đảng. Và “thuyết âm mưu”? Giới chính khách và học giả thế giới nói nhiều hơn về một cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai đã thực sự bắt đầu. Điều đó đã rõ ràng. Cuộc đối đầu, cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các mặt trận giữa hai cường quốc Mỹ, Trung sẽ là một tiến trình dài hạn qua nhiều đời tổng thống Mỹ tiếp theo bất kể ai là chủ Nhà Trắng. Song cục diện Châu Á thì cần phải sớm định đoạt, vì người Mỹ vốn không có sở trường trong các xung đột kéo dài. Nền chính trị của họ không cho phép điều đó. Nếu xảy ra xung đột quân sự, Trung Quốc thực sự không có cơ hội chiến thắng ở Biển Đông nơi mà Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác đều có lợi ích chung to lớn. Song điều đó có thể khác ở Việt Nam, nơi Bắc Kinh có thể thao túng nhân sự chóp bu đảng cầm quyền và điều hành tướng lĩnh quân đội, công an Việt Nam bằng những vali đầy ắp dollar và những lời phủ dụ ngọt ngào “16 chữ vàng, 4 tốt.” Và trong một cuộc chiến tranh phi truyền thống bẩn thỉu thì người Trung Quốc rất giỏi. Không xét đến việc con virus 2019-nCoV là nhân tạo hay có nguồn gốc tự nhiên, nhƯng chắc chắn nó có “quốc tịch” Trung Quốc. Hãy nhìn tổn thất khủng khiếp mà phương Tây đang phải gánh chịu từ con virus nhỏ bé được Thạch Chính Lệ công bố phát hiện và đặt tên trên tạp chí Nature vào tháng Mười Hai, 2019. Nếu so sánh về tổn thất kinh tế, chắc chắn Mỹ và Phương Tây chịu tổn thất lớn hơn rất nhiều lần so với tổn thất Trung Quốc phải chịu từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung do ông Donald Trump tiến hành. Những tổn thất khổng lồ không thể định lượng được này sẽ khiến nhiều nước phương Tây cần nhiều thập kỷ để phục hồi. Còn nếu so sánh tổn thất về nhân mạng, thì con virus có “quốc tịch” Tàu này chắc chắn sẽ vượt xa con số thương vong của cả hai quả bom “fat man” và “little boy” mà người Mỹ đã ném xuống Nagasaki và Hiroshima vào tháng Tám, 1945 cộng lại. (Quả bom nguyên tử fat man ném xuống Nagasaki đã giết chết hơn 40.000 người và quả little boy ném xuống Hiroshima giết chết 140.000 người). Thật vô lý nếu không có ai đó phải chịu trách nhiệm về điều này? Khi người Nhật tấn công bất ngờ Trân Châu Cảng, người khổng lồ đã thức giấc. Giờ đây, không phải là một cuộc tấn công quân sự vào hạm đội Hoa Kỳ, mà là một cuộc tấn công toàn diện vào những giá trị đạo đức cốt lõi của thế giới tự do, nhân phẩm của loài người. Không phải chỉ là nền kinh tế bị suy yếu, công nghệ bị đánh cắp mà những giá trị xã hội truyền thống của Thiên Chúa Giáo, Đức tin, những giá trị Tự Do hiến định ở xã hội Mỹ… chẳng phải đã bị xói mòn, chia rẽ, bị thoái hóa nhiều thập kỷ qua, bởi vì đâu? Đây không đơn thuần là một cuộc chiến giữa hai quốc gia và nó chắc chắn không chấm dứt như một cuộc chiến truyền thống. Đây là cuộc chiến kéo dài và diễn ra khốc liệt ngay trong lòng các xã hội, các quốc gia, ở cả hai bên chiến tuyến. Không có đường biên giới nào dành cho tư tưởng con người cũng như virus cả. Nhưng cũng giống như bất cứ cuộc chiến nào khác, nó cũng cần một lý do chính đáng để bắt đầu và con virus 2019-nCoV là một lý do hoàn hảo. Ngọn thủy triều thời đại đã đổi dòng và những người cộng sản Việt Nam đứng trước một lựa chọn khó khăn: Thay đổi để bảo vệ và phát triển quốc gia hay bảo thủ và tiếp tục qui phục Trung Cộng để bảo vệ quyền lợi của đảng phái như bấy lâu? Với một cơ thể chính trị mục ruỗng bởi tham nhũng, một lớp lãnh đạo tư duy đầy định kiến và ấu trĩ, cũng như một đội quân giỏi buôn lậu hơn chiến đấu bảo vệ tổ quốc, Việt Nam như đứa trẻ cầm trên tay cục vàng đi giữa chợ đông. Không phải vô lý khi nhiều nhà bình luận chính trị nước ngoài cho rằng Việt Nam là mục tiêu lý tưởng cho PLA “tập dượt” năng lực tác chiến sau hơn 40 năm không có chiến tranh và không khó để hình dung kết cục của tấn thảm kịch này. Tuy vậy, Hà Nội chắc gì đã chịu nổi áp lực của cùng lúc dịch bệnh, sự sụp đổ kinh tế và đe dọa chính trị của Bắc Kinh, chưa nói đến vũ lực. Đó cũng là thế cờ vây sở trường của Trung Quốc, dồn ép nạn nhân kiệt quệ về tinh thần và vật chất trước khi ra đòn dứt điểm. Khi “quả táo độc” được Bắc Kinh chìa ra, “nàng Bạch Tuyết” Việt Nam sẽ dễ dàng chấp thuận. Khi đó, chẳng có chàng hoàng tử Mỹ hay bảy chú lùn nào có thể cứu “nàng” được nữa. Đơn giản, đây không phải là câu chuyện cổ tích. Tân Phong XEM THÊM: Báo động đỏ: Rủi ro lây nhiễm Covid-19 cho đội ngũ nhân viên các trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC Việt Nam Vì sao Hoa Kỳ chọn thế “đối đầu” với Trung Cộng ở Biển Đông vào lúc này  
......

Mỹ cam kết hơn 2 tỷ USD cho Sanofi và GSK tạo vắc-xin chống Covid

VOA| Chính phủ của Tổng Thống Trump sẽ cung cấp tới 2,1 tỷ USD cho hai đối tác Sanofi và GlaxoSmithKline (GSK) để phát triển vắc-xin Covid-19. Đây là ngân khoản đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ tính cho tới bây giờ để đốt giai đoạn hầu nhanh chóng tạo ra vắc-xin, và tồn trữ một kho vắc-xin lớn. Nằm trong khuôn khổ Chiến dịch ‘Warp Speed’, ngân khoản này sẽ hỗ trợ các cuộc thử nghiệm lâm sàng và cả giai đoạn bào chế thuốc, bảo đảm Hoa Kỳ được dành riêng 100 triệu liều vắc-xin, nếu dự án thành công, hai công ty vừa nêu tên cho biết hôm 31/7. Ngoài ra, Hoa Kỳ có giải pháp chọn nhận thêm 500 triệu liều vắc-xin phụ trội trong lâu dài. Với tin này, cổ phần Glaxo lập tức tăng 1,6% trên thị trường London trong khi cổ phần của công ty Sanofi tăng 1,4% trong các giao dịch trên thị trường chứng khoán Paris hôm nay. Các bên đã đạt được thỏa thuận này sau khi Hoa Kỳ tung ra nhiều tỷ đôla cho các dự án phát triển vắc-xin khác, trong số này, chưa có vắc-xin nào tỏ ra hiệu quả trong các cuộc thử nghiệm. Nhưng cùng lúc, thỏa thuận này cũng làm dấy lên lo ngại rằng một số nước không đủ phương tiện và nghèo hơn sẽ bị bỏ lại sau lưng. Đài CNBC dẫn lời Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ Alex Azar nói trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng tất cả các khoản đầu tư của Mỹ vào nhiều vắc-xin khác nhau sẽ tăng cơ may cho nhân dân Hoa Kỳ tiếp cận được các vắc-xin hữu hiệu mà an toàn, ông bày tỏ tin tưởng rằng “Hoa Kỳ sẽ có ít nhất là một vắc-xin hữu hiệu chống Covid-19 sớm sủa, có thể trước cuối năm nay”. Trong bối cảnh hiện nay, vắc-xin được coi là thiết yếu khả dĩ có thể đưa thế giới thoát khỏi đại dịch Covid-19 đã cướp đi mạng sống của khoảng 675.000 người chỉ nội trong vài tháng. Nguồn: VOA XEM THÊM: Tới cuối năm công chúng có thể có vaccine của Moderna để dùng  
......

Nhà virus học đến Mỹ tị nạn sau khi tiết lộ quan chức Trung Quốc che giấu COVID-19

Nhà virus học Trung Quốc – Tiến sĩ Li-Meng Yan, đang tị nạn tại Mỹ. (Ảnh cắt từ video phỏng vấn của Fox News) Thiện Thành (Theo Epoch Times)  - tinhhoa.net Một nhà virus học Hồng Kông tiết lộ cô được một quan chức chính quyền Trung Quốc cho biết virus Vũ Hán lây từ người sang người vào ngày 31/12/2019. Tuy nhiên mãi đến 21/1/2020, Bắc Kinh mới chính thức công bố thông tin này. Sau đó cô đã sang Mỹ tị nạn vì sợ bị trả thù, Epoch Times đưa tin Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, công bố vào ngày 10/7, Tiến sĩ Yan Li-Meng cho biết cô đã được người người giám sát của mình tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Hồng Kông chỉ định nghiên cứu một loại virus giống SARS, xuất hiện ở thành phố Vũ Hán và đang bùng phát vượt khỏi phạm vi thành phố vào cuối tháng 12 năm ngoái.  Do không thể có được thông tin trực tiếp từ chính quyền Trung Quốc, Yan cho biết cô đã chuyển sang tiếp cận bạn của mình, một nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc, cũng là một trong những người có thông tin đầu tiên về vụ dịch. Người bạn của cô tiết lộ, chính quyền phát hiện dịch bệnh có khả năng  lây từ người sang người vào ngày 31/12. Nhưng họ chỉ đưa ra thông báo chính thức sự bùng phát của COVID-19 cùng ngày hôm đó. Đến ngày 21/1 họ mới xác nhận virus lây từ người sang người, Sau hơn 3 tuần lặp luận rằng có rất ít hoặc không có bằng chứng cho điều này. Sau khi công bố thông tin, Yan đã phải trốn sang Hoa Kỳ vào tháng 4/2020 và đã xin tị nạn vì sợ bị trả thù nếu trở về Hồng Kông. “Lý do tôi đến Hoa Kỳ là vì tôi gửi thông điệp công bố sự thật của COVID-19,” Yan nói với Fox News. Công bố từ các nhà khoa học cộng với các bằng chứng liên kết cho thấy Bắc Kinh đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát ban đầu những vẫn cố tình che đậy nó. Vào thời điểm Bắc Kinh thừa nhận virus lây truyền từ người sang người và phong tỏa toàn thành phố Vũ Hán, 5 triệu cư dân đã rời khỏi thành phố, phát tán virus ra khắp đất nước Trung Quốc và trên toàn thế giới. Yan cho biết khi cô báo cáo những phát hiện của mình về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh bùng phát cho người giám sát của mình vào giữa tháng 1/2020, cô được khuyên “phải giữ im lặng và thận trọng.” Lúc đó ông (người giám sát) đã cảnh báo tôi rằng, ‘đừng chạm vào vạch đỏ’. Chúng ta sẽ gặp rắc rối và chúng ta sẽ biến mất,” Yan nói với Fox News Nhiều tài liệu nội bộ của chính quyền Trung Quốc mà Epoch Times có được tiết lộ rằng các nhà chức trách đã liên tục báo cáo về số lượng các ca nhiễm COVID-19 ở nhiều khu vực khác nhau trên khắp Trung Quốc, kể cả những cụm dịch vừa mới xuất hiện trong những tháng gần đây ở Đông Bắc Trung Quốc và ngay thủ đô Bắc Kinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – nhiều lần ca ngợi sự minh bạch của Bắc Kinh trong việc xử lý đại dịch, gần đây đã sửa lại cách thông báo về sự bùng phát ban đầu của Trung Quốc trong tài khoản chính thức của mình. Trước đó, dòng thời gian trên trang chính thức của cơ quan này cho biết, các cơ quan y tế Trung Quốc đã công bố dịch bệnh vào ngày 31/12, nhưng sau đó họ cho hay văn phòng của họ ở Trung Quốc đã dựa vào một tuyên bố về các ca nhiễm COVID-19 (lúc đó họ gọi là bệnh viêm phổi do virus Vũ Hán) từ trang web truyền thông của Ủy ban Y tế thành phố. Tuần trước, Hoa Kỳ đã đệ trình một thông báo, tuyên bố chính thức rút khỏi WHO vì cho rằng tổ chức này tiếp tay chính quyền Trung Quốc che giấu đại dịch COVID-19. Được biết, cơ quan Liên Hợp Quốc này chỉ mới bắt đầu quá trình điều tra nguồn gốc của vụ dịch. Thiện Thành (Theo Epoch Times)  - https://tinhhoa.net/nha-virus-hoc-den-my-ti-nan-sau-khi-tiet-lo-quan-chuc-trung-quoc-che-giau-covid-19.html
......

Làm sao giảm bớt lo lắng trong cuộc sống với corona virus

#TrầnDiệuChân #ĐôngXuyến #ViệtTân Chương trình hội thoại “Nét Đẹp Trong Đời Sống” cùng bác sĩ tâm lý Đông Xuyến và tiến sĩ Trần Diệu Chân mong đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, niềm hy vọng, hạnh phúc cho người xem, để rồi tất cả chúng ta cùng nhau góp phần tạo những thay đổi tích cực trong đời sống cá nhân, và trong xã hội. Chương trình Nét đẹp trong đời sống lần này chia sẻ những điều có thể làm để giảm bớt lo lắng, bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho bản thân và gia đình trong cuộc sống khi mà chưa tìm ra thuốc trị hay thuốc ngừa Covid-19. ----------------- Nếu video này đã mang đến cho bạn thông tin hay, cần thiết, các bạn đừng quên bấm “Like”, “Favorite” và “Share” với những người bạn. Youtube Việt Tân cung cấp thông tin đa dạng, trung thực cùng với bình luận, quan điểm giúp bạn nhìn rõ hơn những vấn đề trong đời sống, xã hội kinh tế, chính trị của Việt Nam. Hãy cho mọi người biết bạn suy nghĩ gì về vấn đề này. SUBSCRIBE (GHI DANH ) với kênh Youtube Việt Tân https://www.facebook.com/viettan/ https://viettan.org/ Việt Tân là tập hợp của những con dân Việt từ mọi miền đất nước và khắp năm châu cùng khát vọng dân chủ hóa và canh tân đất nước. The mission of Viet Tan is to overcome dictatorship, build the foundation for a sustainable democracy, and demand justice and human rights for the Vietnamese people through a nonviolent struggle based on civic participation Liên lạc | contact: media@viettan.org
......

Phục hồi kinh tế sau Covid 19 bắt đầu từ đâu?

Nguyễn Ngọc Chu| Làm thế nào để phục hồi nền kinh tế và tiếp tục phát triển mạnh sau Covid 19 là vấn đề quan tâm bậc nhất cho những nhà quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Muốn có biện pháp đúng thì trước hết phải đánh giá đúng tình hình. Trước hết là từ bình diện quốc gia. I. COVID 19 – ĐIỂM GÃY CHUYỂN HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN LOẠI Đại dịch covid 19 là điểm gãy trên đồ thị phát triển của nhân loại. Sau covid 19, đồ thị phát triển của nhân loại đổi hướng. Có thể ví thời kỳ dịch covid 19 diễn ra chính là một cuộc sinh nở. Sau covid 19 là thời kỳ sau sinh nở. Với Việt Nam, sau covid 19 là một cơ hội mới chưa bao giờ từng có trên bàn cờ chính trị và kinh tế thế giới. Ở đó, Việt Nam đang có cơ hội chơi một sân chơi mới với vai trò mới quan trọng hơn. Vấn đề nằm ở chỗ – là Việt Nam nhìn thấy cơ hội và không bỏ lỡ cơ hội. Trước hết, hãy nhìn cho rõ cơ hội. II. THAY ĐỔI CĂN BẢN ĐÁNH GIÁ CỦA THẾ GIỚI VỀ TRUNG CỘNG 1.Ở Biển Đông Nam Á, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã từng kỳ vọng vào nguồn gốc Hoa để chơi một trò chơi đi đêm với Trung Quốc. Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng đã từng hy vọng vào gốc Hoa để đi đêm với Trung Quốc. Nhưng tàu của Trung Quốc vẫn đâm chìm thuyền cá của Philippines. Tàu địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc sau khi xâm phạm ngang ngược Bãi Tư chính của Việt Nam trong suốt mấy tháng, thì nay đang ngang ngược quấy phá ở vùng biển của Malaysia. Mấy nước trong vùng Biển Đông Nam Á đều sáng mắt, rằng không ai có thể thành công bằng chính sách đi đêm riêng rẽ với Trung .Quốc – bất chấp là gốc Hoa hay đồng ý thức hệ. 2. Các nước Châu Âu cũng đã từng đi đêm song phương với Trung Quốc. Vì thị trường Trung Quốc quá lớn mà không nước nào muốn từ bỏ – đành phải xuống thang. Trung Quốc đe dọa tất cả về rời khỏi thị trường Trung Quốc nếu làm trái ý Trung Quốc. Hãng xe Volkswagen vì thế mà chấp nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc trong phần mềm điều khiển của xe. Đến tỷ phú Bill Gate cũng đi đêm với Trung Quốc. Bây giờ thì Đức, Pháp, Anh và tất cả các nước ở Tây Âu đều phải đi đến kết luận rằng không thể đi đêm song phương với Trung Quốc; Phải thay đổi căn bản quan hệ với Trung Quốc; Chấp nhận cắt ruột cho trường hợp mất thị trường Trung Quốc. 3. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là một nhà thương mại. Ông xóa bàn cờ mặc cả lại với tất cả các nước để đưa lợi về cho nước Mỹ. Ông gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc cũng chỉ vì mục đích dành lợi thế trong quan hệ song phương. Nhưng từ dịch covid 19, chính Tổng thống Donald Trump đã quyết định thay đổi bước ngoặt khác nữa về quan hệ với Trung Quốc. Rằng chiến tranh thương mại còn xa cho vai trò chìa khóa trong quan hệ với Trung Quốc. Chiến tranh thương mại không chữa được vết thương Trung Quốc. Vết thương Trung Quốc chỉ có cắt bỏ. Chấp nhận không có thị trường Trung Quốc. Chấp nhận cả tuyệt giao. Đây là điểm khác biệt căn bản so với lá bài chiến tranh thương mại chỉ vì mục đích dành lợi thế về kinh tế. 4. Nhật Bản chấp nhận tháo lui hoàn toàn khỏi thị trường Trung Quốc. Australia cũng ý thức rõ không thể nhân nhượng song phương với Trung Quốc – sẵn sàng cho trường hợp triệt thoái. Ấn Độ cũng đã sẵn sàng cho một sắp xếp mới. 5. Cả thế giới chấp nhận sắp xếp lại thị trường cho trường hợp không có Trung Quốc. Một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới đang được hình thành với nhân tố Trung Quốc được đưa về đúng giá trị. 6. Nói như vậy không phải là Trung Quốc hoàn toàn rời khỏi cuộc chơi trên bàn cờ mới. Chính thể CHND Trung Hoa sẽ tan biến, nhưng Trung Quốc vẫn tồn tại và hiển diện như một nhân tố quốc tế quan trọng. Chỉ có điều trong một luật chơi mới với vai trò phù hợp. III. THUẬN LỢI LỊCH SỬ CHO MỘT VAI TRÒ LỚN HƠN CỦA VIỆT NAM Nếu trước đây, một mình Việt Nam triệt thoái khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là điều rất khó khăn. Nhưng nay cả thế giới cùng lúc triệt thoái khỏi sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho Việt Nam. Khẳng định đây là điều kiện thuận lợi lịch sử chưa bao giờ có. Việt Nam không đơn phương trong sắp sếp lại thị trường. 1.Thế giới, cụ thể là Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và một số nước khác, sẽ có khoảng thị trường trống trước đây được cung cấp từ Trung Quốc – thì nay sẽ là cơ hội cho Việt Nam trở thành nhà cung cấp. Khoảng trống này rất rộng lớn, vượt quá khả năng cung cấp của Việt Nam. Rời bỏ thị trường Trung Quốc, Việt Nam không phải lo lắng về thị trường tiêu thụ như trước đây nếu chỉ một mình Việt Nam rời bỏ thị trường Trung Quốc. 2. Tự Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản cũng phải chủ động tìm nhà cung cấp thay thế cho các nhà cung cấp từ Trung Quốc. Như vậy Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản không chỉ mở cửa chào đón mà còn phải chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam, miễn là Việt Nam đáp ứng đúng tiêu chuẩn và đúng nhu cầu. Đây là quan hệ hai chiều vô cùng thuận lợi. 3. Đến lượt mình, Việt Nam trở thành một thị trường mới thay thế một phần thị trường Trung Quốc cho Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản. Như vậy Việt Nam có cơ hội không chỉ là thị trường tiêu thụ, mà Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản sẽ trở thành các nhà cung cấp cho Việt Nam, thế chân cho các nhà cung cấp từ Trung Quốc. 4. Đây thực sự là cơ hội lớn để Việt Nam có được những nhà cung cấp hàng hóa chất lượng cao, được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, ít độc hại. Từ đó sản xuất được những sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn Âu – Mỹ – Nhật. Ở mặt khác, đây còn là thời cơ lớn để người Việt Nam được tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao từ Âu – Mỹ – Nhật. 5. Không những thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc, mà quan trọng hơn, là cơ hội chưa bao giờ có để Việt Nam thoát khỏi giai tầng công nghệ hàng hóa chất lượng kém mà bước lên một bằng công nghệ cao mới, ở cả 2 mặt, sản xuất và tiêu dùng. Đây chính là thời cơ để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước công nghệ phát triển. 6. Việt Nam, chưa bao giờ như bây giờ, đang có cơ hội mở cánh cửa để được tham gia giữ một vai trò cùng với “Bộ tứ kim cương” – Mỹ Nhật Ấn Úc trên bàn cờ địa chính trị Ấn Độ – Thái Bình Dương. “Bộ tứ kim cương” là nhân tố số 1 trong bàn cờ địa chính trị Ấn Độ – Thái Bình Dương. “Bộ tứ kim cương” quả thật đang cần có thêm một người chơi là Việt Nam ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. 7. Việt Nam, cũng chưa bao giờ, có một cơ hội như bây giờ sau covid 19, để bước lên một mặt bằng quan hệ mới với Châu Âu. Châu Âu đã nhận ra các quái tật trong quan hệ với Trung Quốc. Sự thay đổi quan hệ của Châu Âu với Trung Quốc sau covid 19 sẽ có tác động dịch chuyển mạnh mẽ lên quan hệ Châu Âu với Việt Nam. Châu Âu với hạt nhân EU – luôn là một trụ cột quan trọng bậc nhất của tiến bộ nhân loại. Việt Nam luôn phải lấy EU làm một trụ cột xây dựng quan hệ trong suốt tiến trình phát triển. 8. Cũng chưa bao giờ, Việt Nam có cơ hội rộng mở bước lên bậc thang mới trong quan hệ với siêu cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ – như sau dịch bệnh covid 19. Sự thay đổi quyết liệt của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc tạo nên một chấn động dịch chuyển quan hệ Hoa Kỳ với các nước – trong đó có Việt Nam. Vấn đề nằm ở chỗ, Việt Nam biết di chuyển đến vị trí nào vào lúc cả bản cờ đang di chuyển. 9. Cũng chưa bao giờ, Việt Nam có cơ hội xây dựng mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc như sau dịch covid 19. Không phải Việt Nam cắt đứt với thị trường Trung Quốc, mà Việt Nam lập lại sự bình đẳng trong quan hệ với thị trường Trung Quốc. Hiểu đúng nghĩa cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường chính trị. 10. Sau dịch covid 19, cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao quan hệ với Nga, Hàn Quốc, khối Asean, Canada, Israel và nhiều nước khác nữa. IV. CÓ LỢI CHO CHÍNH TRUNG QUỐC Không phải triệt thoái khỏi Trung Quốc là bài xích Trung Quốc. Cũng không phải triệt thoái khỏi Trung Quốc là Trung Quốc sụp đổ. Sự triệt thoái khỏi Trung Quốc thực chất là lập lại một sự cân bằng sòng phẳng mới. Sự cân bằng sòng phẳng mới này có lợi cho chính Trung Quốc. 1. Trong một thời gian dài nhiều thập niên, nước CHND Trung Hoa đã chơi một trò chơi gian lận với thế giới. Ăn cắp bí mật công nghệ. Ăn cắp bản quyền. Nhái công nghệ. Nhái hàng hóa… Dựa trên tất cả những điều đó, Trung Quốc đã chiếm đoạt lợi thế thương mại, kiếm lời kếch sù từ gian lận. Trung Quốc liên tục trong nhiều năm, nhờ sự không sòng phẳng mà có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. 2. Nhờ những điều gian lận, nhất là ăn cắp bí mật quân sự, Trung Quốc nhanh chóng trở thành siêu cường. Nhưng sức mạnh siêu cường của Trung Quốc được đặt trong bàn tay cai trị của chính quyền Bắc Kinh đã trở thành hiểm họa cho thế giới và cho chính nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc lợi dụng sự lớn mạnh về quân sự để bành trướng ở Biển Đông Nam Á. Trung Quốc lợi dụng sự lớn mạnh kinh tế để đi chiếm đoạt các dự án kinh tế ở các nước rồi biến thành lãnh thổ trá hình của Trung Quốc. Trung Quốc lợi dụng sự lớn mạnh kinh tế để cho vay, đưa các nước nghèo vào quỹ đạo khống chế, biến thành phụ thuộc… Tóm lại CHND Trung Hoa sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để bành trướng sự thống trị cả thế giới. 3. Sự bừng tỉnh của thế giới trong quan hệ với CHND Trung Hoa đưa đến một cấu trúc quan hệ mới. Trong đó Trung Quốc buộc phải chơi một trò chơi sòng phẳng. Nó thúc đẩy sự sáng tạo ngay chính trong Trung Quốc thay cho trộm cắp sáng chế. Nó thúc đẩy Trung Quốc sản xuất hàng chất lượng cao thay vì hàng nhái hàng giả. Nó làm cho Trung Quốc lương thiện hơn. Nó làm cho thế giới bớt kỳ thị Trung Quốc. 4. Triệt thoái sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc của thế giới sẽ làm lao đao chính quyền Trung cộng – dẫn đến sự cáo chung. Sẽ đến thời điểm Trung cộng được thay thế bởi một Trung Quốc mới – với vị trí tương ứng trên trường quốc tế. 5. Nhân dân Trung Quốc không cần sự giàu có nhờ ăn cắp. Nhân dân Trung Quốc không cần sự rộng lớn nhờ cướp đoạt lãnh thổ. Nhân dân Trung Quốc thừa khả năng đưa Trung Quốc thành cường quốc có vai trò lớn trên thế giới trong một cuộc chơi sòng phẳng. V. ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI Cứ mỗi lần Trung Quốc đóng cửa biên giới là Việt Nam lao đao. Việt Nam đã ngàn lần lao đao vì Trung Quốc mà vẫn chưa thức tỉnh. Con virus corona nhỏ nhoi từ Vũ Hán đang làm cho các quốc gia khổng lồ trên thế giới phải lao đao. Điều khác biệt với Việt Nam – là các quốc gia này sực tỉnh mà quyết tâm rời bỏ Trung Quốc. Một cuộc triệt thoái khỏi sự ảnh hưởng toàn diện của Trung Quốc trên toàn thế giới đã khởi động. Việt Nam sẽ ‘Vươn vai Thánh gióng’ nếu biết cuốn mình theo cơn bão thoát Trung Quốc của toàn nhân loại. Cuộc sinh thành nào cũng khốc liệt. Muốn bùng phát kinh tế sau covid 19 hãy bắt đầu bằng cuộc triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc cùng nhân loại. Không phải cắt đứt, mà xóa bỏ sự mất cân bằng. Tài năng của lãnh đạo được kiểm nghiệm chính là vào thời điểm gãy khúc của lịch sử./.  
......

Chế độ Cộng sản dối trá của Trung Quốc phải đối mặt với sự phán xét của thế giới về đại dịch

Lord Patten Phạm Đình Bá Dịch (VNTB)|  Chúng ta không thể cho phép những người Cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc hoặc làm biến dạng chúng cho phù hợp với chính họ. Một ngày nào đó chế độ Cộng sản khó chịu và nguy hiểm này sẽ ra đi. Cho đến lúc đó, tất cả những người bạn của tự do sẽ phải cảnh giác. Christopher Francis Patten,  sinh ngày 12 tháng 5 năm 1944) là một chính trị gia người Anh, từng là Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông từ năm 1992 đến 1997. Ông là hiệu trưởng của Đại học Oxford từ năm 2003. Bài này là ý kiến của Patten về đại dịch covid-19. Khi virus corona tàn phá thế giới – giết chết, phá tan vỡ gia đình, phá hủy việc làm và kinh doanh, xé toạc các nền kinh tế, đe dọa tồi tệ hơn một số nước nghèo nhất – chúng ta biết chắc chắn ba điều. Đầu tiên, Covid-19 bắt đầu ở Vũ Hán. Thứ hai, các dấu hiệu ban đầu và sự lây lan của virus đã bị che đậy. Thứ ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tục nói dối về những vấn đề này và khi một số người cố gắng cảnh báo về tầm lây lan của bệnh, các quan chức Cộng sản đã sử dụng các dịch vụ an ninh để bịt miệng họ. Trong khi nhân viên y tế bị bịt miệng, đại dịch bắt đầu lan qua Vũ Hán vào cuối tháng 1 và tháng 2. Hàng triệu người rời khỏi thành phố và tỉnh Hồ Bắc để nghỉ lễ Tết. Họ đã đi du lịch rộng trong phạm vi Trung Quốc và đến các nơi khác trên thế giới. Đó là lý do cơ bản tại sao ngày nay mọi quốc gia đều bị đe dọa bởi căn bệnh này. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay đã khai thác các mối bận tâm của thế giới với việc chống lại đại dịch để lũng đoạn trên toàn cầu – hù dọa, bắt nạt và tiếp tục việc gian dối và dối trá quanh việc họ che đậy các dấu hiệu lây lan ban đầu. Chúng ta nên rõ ràng về một điểm này. Đây không phải là lỗi của người dân Trung Quốc. Các bác sĩ và y tá dũng cảm của Trung Quốc, giống như của chúng ta, đã mất mạng để chiến đấu với căn bệnh này. Chúng ta phải đặt nguyên nhân khởi đầu đúng nơi nguồn chịu trách nhiệm. Đó là chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc đang ở tư thế lãnh đạo. Đó không phải công dân Trung Quốc bình thường, cũng không phải những người có sắc tộc Trung Quốc đang sống và làm việc ở các nước khác, bao gồm cả công dân Anh từ Hồng Kông sống ở đây. Sẽ là một sự phản bội các giá trị của chúng ta để làm mất mặt những người vô tội, giống như việc một số người ở Trung Quốc lạm dụng và phân biệt đối xử với những người châu Phi học tập và làm việc ở Trung Quốc là sai lầm. Đó là chế độ độc tài Cộng sản Trung Quốc, do Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, người nên bị đổ lỗi cho mọi quốc gia bị đe dọa bởi căn bệnh này. Đài Loan – một cộng đồng Trung Quốc – đã xử lý căn bệnh này rất hiệu quả. Tại sao? Bởi vì đó là một xã hội mở và một nền dân chủ với một nền báo chí tự do. Kẻ giết người là Chủ nghĩa Cộng sản – như luôn được duy trì bởi bí mật và dối trá. Kẻ giết người nầy không phải là một số gen văn hóa hoặc thể chất của Trung Quốc. Chúng ta sẽ vượt qua đại dịch này. Tôi đặc biệt tự hào về công việc đang được thực hiện bởi các nhà khoa học y tế tài giỏi tại Đại học Oxford, nơi tôi là hiệu trưởng, để phát triển một loại vắc-xin. Những nhà khoa học tiên phong này, giống như những người ở nơi khác – ở Trung Quốc cũng vậy, tôi chắc chắn – muốn thấy sự hợp tác quốc tế để đánh bại đại dịch. Con virus này không mang hộ chiếu và là mối đe dọa ở khắp mọi nơi. Nhưng hợp tác trong tương lai nên có ý nghĩa gì? Chúng ta không thể đơn giản quay lại giao dịch với Cộng sản Trung Quốc và làm kinh doanh như trước đây. Đầu tiên, luôn có mối nguy hiểm cố hữu được thể hiện bởi sự thù địch của Cộng sản đối với sự thật. Rõ ràng, chúng ta nên làm việc, tại Liên Hợp Quốc và các nơi khác, với các quốc gia khác trong việc kêu gọi một cuộc điều tra chuyên gia đầy đủ và cởi mở về nguyên nhân và lây lan đầu tiên từ virus. Không làm điều này sẽ cản trở cuộc chiến chống lại nó ngày hôm nay và những nỗ lực ngăn chặn sự xuất hiện của các virus tương tự trong tương lai. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO. Đương nhiên, trong một thế giới tốt hơn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ là phương tiện cho một cuộc điều tra như vậy. Tuy nhiên, có những lo lắng thực sự về mức độ mà tổ chức này đã bị Bắc Kinh khuất phục. Nếu bạn nghi ngờ điều đó, chỉ cần nhìn vào cách WHO đã liên kết với chế độ Cộng sản Trung Quốc để tẩy chay Đài Loan – với dân số gần 24 triệu người – ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới này. Trở lại vào cuối tháng 12, Đài Loan bày tỏ lo lắng cho WHO về khả năng truyền virus giữa người và người. WHO đã bỏ qua điều cảnh báo này trong ba tuần, thay vào đó, WHO đã nghe theo tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc để  phủ nhận rằng điều này đang xảy ra. Mặc dù Đài Loan gần Trung Quốc, quốc gia này đã đánh giá trúng mức việc lây lan và ngăn chặn bệnh có hiệu quả. Quốc gia này chỉ có 380 trường hợp ở đó và năm người chết. Chúng tôi chắc chắn không thể cho phép Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn một xã hội tự do, điều này nói lên sự thật, gia nhập WHO. Gọi cho một cuộc điều tra về tiến trình đầu tiên của đại dịch đã đưa ra một vấn đề khác, mà sẽ làm phiền tất cả chúng ta. Vào ngày 30 tháng 1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, cam đoan với người đồng cấp Úc, Marise Payne, rằng dịch bệnh nói chung có thể phòng ngừa được, có thể kiểm soát và chữa được. Một hai tuần đầu tháng 2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra đã tấn công các hạn chế của Úc về việc đi lại từ Trung Quốc như một phản ứng thái quá. Tuy nhiên, từ cuối tháng 1, Trung Quốc đã mua và vận chuyển một lượng lớn vật tư y tế từ Úc về nước. Họ đã biết gì qua hành động thu gom vật tư y tế nhưng vẫn không nói sự thật với chúng ta? Sau đó, không có gì ngạc nhiên khi Scott Morrison, thủ tướng Úc, gần đây đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về căn nguyên của đại dịch. Điều này đã được đáp ứng bởi các mối đe dọa từ đại sứ Trung Quốc tại Canberra, rằng trừ khi Úc từ bỏ ý tưởng này, có lẽ người Trung Quốc sẽ ngừng mua hàng hóa của Úc. Thủ tướng Úc Scott Morrison Đây là loại chiến thuật bắt nạt mà chúng ta mong đợi từ đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế giới nên tố cáo chiến thuật nầy để tạo một sự thay đổi. Càng nhiều bạn bè của Úc càng tốt nên nói chúng tôi đồng ý với đề xuất của Canberra. Về các vấn đề thương mại và kinh tế, chúng ta nên cùng nhau đối phó với Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào khoáng sản của Úc. Đối với Vương quốc Anh, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn với Vương quốc Anh. Chúng tôi lấy gần 45 tỷ bảng nhập khẩu từ Trung Quốc. Chúng tôi xuất khẩu khoảng một nửa con số đó. Trung Quốc chiếm 3,5% hàng xuất khẩu của Anh và 6,6% hàng nhập khẩu của chúng tôi. Vậy đâu là “thời hoàng kim của thương mại với Trung Quốc?” Trung Quốc không chơi theo các quy tắc giống như phần còn lại của thế giới tự do về thương mại, đầu tư và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trung Quốc bẻ cong và xoắn các quy tắc được chấp nhận trong thương trường để chỉ có lợi cho riêng mình. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, ghét dân chủ và tất cả những gì chúng tôi đại diện. Không lâu sau khi trở thành nhà độc tài Trung Quốc, ông đã đưa ra những chỉ thị mới cho chính phủ và các quan chức trong đảng của mình cảnh báo về thách thức đối với chủ nghĩa Cộng sản đặt ra bởi các giá trị tự do của phương Tây và cách vận hành theo luật pháp. Ông kêu gọi các cuộc tấn công vào ý tưởng phương Tây về báo chí, lịch sử tự do điều tra và tìm hiểu sự thật, xã hội dân sự và dân chủ. Vì vậy, không có gì lạ khi Tập Cận Bình sử dụng vỏ bọc Covid-19 để đàn áp xã hội tự do của Hồng Kông, bắt giữ các nhà lãnh đạo dân chủ và phá vỡ thỏa thuận mà Trung Quốc đưa ra trong một hiệp ước tại Liên Hợp Quốc rằng thành phố này sẽ được hưởng một mức độ tự chủ cao và bảo đảm các quyền tự do truyền thống của nó cho đến năm 2047. Trung Quốc vi phạm hiệp ước này là một lý do khác cho mối quan tâm sâu sắc. Vương Quốc Anh có một đạo đức và nghĩa vụ pháp lý để nêu vấn đề này mạnh mẽ trên trường quốc tế. Chúng ta nên khuyến khích bạn bè và những người khác làm điều tương tự. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đè nặng ảnh hưởng của mình xuống các vùng biển xung quanh Trung Quốc, xây dựng các căn cứ quân sự ở đó và coi thường phán quyết của Tòa án Hague trên biên giới hàng hải hợp pháp. Chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng chế độ độc tài Cộng sản của nó? Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với thương mại, môi trường, an ninh và sức khỏe – nơi một ngày nào đó chúng ta có thể phải đối mặt với một đại dịch bệnh khác? Khi cố gắng chống lại virus, chúng ta không nên cô lập Trung Quốc. Nhưng chúng ta không thể cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc trong khi thế giới hợp tác để ngăn COVID-19 lan rộng hơn nữa. Trung Quốc sản xuất khoảng 95% kháng sinh trên thế giới và có mức sử dụng kháng sinh trên bình quân đầu người cao gấp đôi so với bất kỳ nơi nào khác. Thế giới phải làm việc cùng nhau. Chắc chắn rồi. Nhưng chúng ta không thể cho phép những người Cộng sản Trung Quốc phá vỡ các quy tắc hoặc làm biến dạng chúng cho phù hợp với chính họ. Một ngày nào đó chế độ Cộng sản khó chịu và nguy hiểm này sẽ ra đi. Cho đến lúc đó, tất cả những người bạn của tự do sẽ phải cảnh giác./. Nguồn: https://www.dailymail.co.uk/debate/article-8303719/LORD-PATTEN-Chinas-nasty-lying-bullying-Communist-regime-face-judgment-coronavirus.html  
......

Thế giới trong đại dịch COVID-19: Ảnh hưởng về kinh tế, xã hội, bang giao quốc tế

Nguyễn Ngọc Bảo – Viettan.org|   PHẦN II: ẢNH HƯỞNG VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ BANG GIAO QUỐC TẾ (Xem thêm PHẦN I: TÌNH HÌNH CHUNG) 1. Ảnh hưởng về kinh tế Với hơn một nửa nhân loại trong tình trạng bế quan, tỏa cảng đối với bên ngoài, trong nội địa cách ly toàn diện hay từng phần, trong vòng một tháng rưỡi qua, Tổng Sản Lượng Nội Địa (TSLNĐ) thế giới 2020 sẽ suy giảm từ 6-9% (2019: 86.600 tỷ Mỹ Kim); tức là bằng TSLNĐ của Đức, Anh và Pháp cộng lại sẽ bốc hơi (9.000 tỷ Mỹ Kim). Trong khi đó, lần đầu tiên từ 28 năm nay (từ 1992) TSLNĐ của Trung Cộng đã suy giảm -6,8% trong quí đầu tiên của 2020. Đây là con số chính thức, nếu tính theo mô hình kinh tế sẽ suy thoái 3% trong mỗi tháng bị đình trệ. TSLNĐ sẽ phải suy thoái đến 9% sau 3 tháng đình trệ, vì nền kinh tế Trung Cộng đặt nặng về xuất khẩu hàng hóa qua Tây Phương. Riêng tại Pháp, nước có số người bị nhiễm đứng hàng thứ tư trên giới, đã có hơn 9 triệu người thất nghiệp. Pháp đang tiến hành các biện pháp hỗ trợ (110 tỷ Euro) giúp đỡ gia đình lợi tức kém, các hãng xưởng hay dịch vụ đang có nguy cơ phá sản (hãng máy bay, hỏa xa, du lịch, xây cất, nhà hàng, nông nghiệp, hành nghề tự do, lãnh vực giải trí,…) Các dịch vụ du lịch, khách sạn, khu giải trí, trượt tuyết  cho biết dự trù mất hơn 100 tỷ Euro về thương vụ trong năm 2020 và nếu kéo dài thêm qua tháng Bảy, 2020, hàng chục ngàn công ty sẽ phải đóng cửa, phá sản . Dự trù 20% trên tổng số 210.000 tiệm càfê, tiệm ăn tại Pháp sẽ phá sản. Trên bình diện Liên Minh Âu Châu (EU), Ngân Hàng Trung Ương Liên Âu đề nghị một gói trợ giúp lên đến 500 tỷ Euro. Cộng với một tổng số lên đến 700-800 tỷ Euro từ chính phủ mỗi quốc gia Liên Âu (27 nước). Về mặt vận chuyển hàng không, không lưu đã suy giảm hơn 90%, nhiều phi trường lớn đã đóng cửa, hàng ngàn phi cơ nằm ụ dưới đất, và ngay cả, khi chấm dứt cách ly, các tuyến bay có thể vẫn khó trở lại bình thường nhanh chóng, vì lo sợ bị lây nhiễm. Về sản xuất xe hơi, mức sản xuất tại Liên Âu đã suy giảm 55%. Trong hoàn cảnh này, nhu cầu tái hoạt động kinh tế trở nên khẩn thiết, dù đại dịch vẫn chưa hoàn toàn đi vào chu kỳ suy giảm hẳn. Các nước Áo, Đức, Đan Mạch bắt đầu có quyết định cho mở lại các trường tiểu và trung học từ 4 tháng Năm, và những hàng, quán, tiệm ăn (drive) với diện tích nhỏ (sớm hơn bên Pháp 1 tuần). Từ tuần 20 tháng Năm, một số kỹ nghệ nặng với mức tự động hóa cao bắt đầu cho các dàn máy sản xuất chạy lại với một số công nhân giới hạn. Thời khóa biểu làm việc được sắp xếp lại nhằm tuân thủ các điều khoản bắt buộc về cách ly giữa hai công nhân. Tại Hoa Kỳ, quốc gia bị thiệt hại nặng nhất với hơn 735 ngàn ca bị nhiễm với hơn 39 ngàn người tử vong (tính đến 19/4/2020, theo CSSE, JHU); hơn 22 triệu người bị thất nghiệp, cao hơn 7,5  lần con số bình thường là 2,7 triệu. Sau khi bị bất ngờ trước sự bùng phát quá mạnh mẽ và khá lúng túng trong đối sách như tại các nước Liên Âu, chính quyền Hoa Kỳ đã phản ứng với nhiều biện pháp cách ly, xét nghiệm rộng rãi, và đang chuẩn bị chương trình nhằm tái lập các hoạt động kinh tế. Ngay từ tuần 20 tháng Tư, việc giảm mức độ và bỏ dần cách ly sẽ dựa theo tình hình cụ thể đại dịch tại mỗi tiểu bang, với một gói trợ giúp lên đến 2.000 tỷ Mỹ  Kim, trong lúc số tử vong vọt lên cao nhất (4461 người tử vong hôm 16/4/20). Các thống đốc các tiểu bang được quyền gia giảm các biện pháp cách ly, để từ từ cho chạy lại các hoạt động dịch vụ, kỹ nghệ… Tỷ lệ co thắt của TSLNĐ Hoa Kỳ sẽ vào mức -3% (-700 tỷ MK, hơn 2 lần TSLNĐ của Việt Nam) cho mỗi một tháng đình trệ về kinh tế. Trong lúc quan hệ với Trung Cộng, đối tác hàng đầu về kinh tế ngày càng căng thẳng với sự tranh chấp về mức thuế khóa, nhu cầu truy nguyên về nguồn gốc của corona virus và điều tra liệu có sự che giấu của Trung Cộng khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Nói chung với sự liên hệ mật thiết trong nền kinh tế toàn cầu, một sự đình trệ kinh tế quan trọng trong khối Liên Âu (446 triệu dân với GDP 18.800 tỷ Mỹ Kim) và Bắc Mỹ (350 triệu dân, 23.000 tỷ Mỹ Kim) sẽ gây ra một sự đình trệ, suy thoái dây chuyền trên toàn thế giới. Trong đại dịch hiện nay, các giới chức chính trị, kinh tế Tây phương nhận ra sự lệ thuộc quá nhiều vào hàng hóa, nhất là dụng cụ y khoa sản xuất từ bên Trung Cộng (khẩu trang, bộ thử nghiệm (test), nước và giấy khữ trùng, thuốc chủng ngừa…) Hậu quả là sự chậm trễ giao hàng vì cạnh tranh hay khan hiếm vì đầu cơ khi đại dịch bùng phát mạnh mẽ vào đầu tháng Ba. Chỉ cần có sự chậm trễ 1 tuần lễ cho việc thi hành các biện pháp ứng phó dịch chỉ vì thiếu dụng cụ y tế(chẳng hạn như bộ thử nghiệm),  số người tử vong và bị nhiễm sẽ tăng vọt lên đến hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người. Ngay cả một hình thức tạo ra khan hiếm giả tạo nhằm chiếm ưu thế về chính trị (tô điểm cho tư thế cho lãnh đạo Trung Cộng) và trên thị trường. Do đó, có nhiều tiếng nói từ lãnh đạo quốc gia, đến xí nghiệp Tây phương kêu gọi cần phải tái lập lại  tình trạng độc lập về các mặt hàng liên quan  đến y tế, viễn thông, nhu yếu phẩm…, qua việc xây dựng trở lại khả năng sản xuất quốc gia. Nhất là khi giá thành nếu sản xuất tại Liên Âu (các nước Đông Âu) cạnh tranh được với sản phẩm sản xuất tại Trung Cộng khi tính thêm chi phí về chuyên chở, thất thu vì ăn cắp bản quyền, kỹ thuật, mất thị trường vì phẩm chất kém hơn… Một hậu quả khác về mặt kỹ thuật, là các kỹ thuật về sản xuất, tồn kho, chuyên chở, phân phối sẽ được tự động hóa thêm, vì robot không sợ bị nhiễm bởi bất cứ siêu vi khuẩn nào. Trừ khi bị tấn công (hack) qua các đường nối về viễn thông để điều khiển robot từ xa. Hậu quả khác nữa là việc dịch chuyển hệ thống sản xuất ra khỏi Trung Cộng sẽ được tiến nhanh hơn, qua các quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka hay một số quốc gia Phi Châu để phân tán chuỗi sản xuất, tiếp liệu, tránh bị áp lực chính trị trong cuộc tranh chấp thương mại về việc tái lập cân bằng về mức thuế khóa và khối lượng hàng hóa xuất, nhập cảng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, cũng như trong trường hợp một đại dịch tương lai. Có thể nói, hậu đại dịch Covid-19, sẽ là một dịp để xem xét lại hậu quả của chính sách toàn cầu hóa dựa trên lợi nhuận thuần túy mà không quan tâm đến tất cả các hậu quả khác (mất chủ quyền, bị áp lực mua trên giá, mua chuộc vì quyền lợi chồng chéo,…) 2. Ảnh hưởng về mặt xã hội Hiện đại dịch đã và đang lan tràn hầu như trên khắp thế giới (210 quốc gia và lãnh thổ) với 2.355.337 ca bị nhiễm, 162.013 người tử vong và 604.573 ca khỏi bệnh (tính đến 19/4/2020, theo CSSE, JHU.) Qua truyền hình và truyền thông xã hội trên mạng, ngườii ta chưa ghi nhận những hiện tượng nổi loạn, không chấp nhận các biện pháp cách ly hay cướp giựt các dụng cụ y tế phòng ngừa nhằm bảo vệ cho chính mình và gia đình, hay thực phẩm, v.v. xảy ra. Tuy đã có một số trường hợp riêng lẻ ăn cắp dụng cụ y tế ngay trong bệnh viện hay phá xe của nhân viên y tế để tìm khẩu trang. Tại Trung Cộng, người ta ghi nhận qua mạng xã hội, những bất mãn, chống đối của dân chúng trước những biện pháp quá nghiêm nhặt, có tính cách trấn áp, coi thường sinh mạng người dân cho nhu cầu bảo vệ ổn định chính trị cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Có thể nói, trên khắp thế giới, sau hơn 1 tháng rưỡi cách ly, với hàng trăm triệu người mất việc làm, gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì không còn tiền lương, tình hình vẫn yên ổn nói chung, nhờ vào tinh thần liên đới, bảo bọc, đồng cảm của người dân. Rất nhiều sáng kiến độc đáo để giải trị trong nhà được các lực sĩ, minh tinh màn bạc, ca sĩ, blogger, những người có ảnh hưởng khác,… cho ra trên youtube, Facebook hay trên các blog cho mọi người tiêu khiển, khuây khỏa hay vinh danh đội ngũ nhân viên y tế ở tuyến đầu. Đội ngũ nhân viên y tế đã không quản ngại nguy hiểm đến chính tính mạng của họ, để ngày đêm chữa trị cho những bệnh nhân đã phải vào phòng hồi sinh, vì suy hô hấp nặng. Dù với sự thiếu thốn về số giường bệnh, phòng hồi sinh, máy trợ thở (respirator) quá ít so với số người bị nhiễm nặng nhập viện, cũng như sự thiếu trang bị về khẩu trang, đồ bảo hộ bác sĩ, y tá. Trên khắp Liên Âu, hàng trăm bác sĩ và y tá đã chết (đặc biệt tại Ý) vì siêu vi khuẩn corona. Hàng triệu nhân viên y tế, xã hội, đã phải ở lại trong các viện dưỡng lão để chăm óc, điều trị cho khối người lớn tuổi (trên 75 tuổi), dù phải chấp nhận xác suất bị nhiễm còn cao hơn trong bệnh viện, do sự gần gũi hàng ngày với những người mà sức kháng thể và sức khoẻ đã suy giảm và không còn tự chủ được trong các sinh hoạt căn bản nhất hàng ngày (đi đứng, vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay quần áo…) Sự ổn định hiện nay về mặt xã hội cũng nhờ vào chất lượng thông tin thông thoáng, thông báo chi tiết mỗi ngày về diễn biến của đại dịch, những khó khăn, những thành quả sơ khởi và nhất là các biện pháp phòng ngừa (cách ly, rửa tay, đeo khẩu trang,…) cùng những biện pháp hỗ trợ về kinh tế cho các hãng xưởng, nhân viên đang thất nghiệp một phần hay bị sa thải vì hãng phá sản hay các dịch vụ quy tụ đông người (tiệm ăn, khu giải trí, du lịch…)  Các trường hi hữu được cứu sống sau hơn 2 tuần hôn mê, các gương hy sinh, tận tụy vì người khác cũng được thường xuyên nêu lên, nhằm khuyến khích tinh thần liên đới, trách nhiệm. Vì các giới chức chính quyền đều biết rõ hậu quả của một sự rối loạn xã hội, bất mãn của dân chúng sẽ mang tới những hậu quả nguy hại gấp nhiều lần sự tàn phá của siêu vi khuẩn. Cho đến nay, người ta không thấy các hiện tượng nổi loạn, bất chấp lệnh cách ly, giới nghiêm… xảy ra, dù những lệnh này có giới hạn quyền tự do về di chuyển, sinh hoạt xã hội,… Ngay cả những thành phần học sinh, sinh viên đông đảo dù được thông báo là các kỳ thi tuyển, năm học, lấy văn bằng cần thiết sẽ không được tiến hành hay được hoãn đến ít nhất tháng Chín, 2020, vẫn chấp nhận một cách bình thản, dù trong lòng không khỏi lo âu về tương lai. Một hậu quả tốt không ngờ là tai nạn giao thông giảm hẳn (-50%), cùng các hoạt động ăn cướp, băng đảng tội ác, giết người, nhưng các hoạt động khai thác nhu cầu lên mạng hàng ngày để câu nhử (phishing), tấn công vào các hệ thống thông tin để lấy cắp thông tin có giá trị, nhất là các kết quả khảo cứu trong các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, bào chế nhằm tìm kiếm thuốc chủng ngừa (vắc-xin), vẫn xảy ra và có gia tăng cường độ trong thời đại dịch này. Do đó, cũng phải nói tới hàng triệu nhân viên làm việc âm thầm trong các hãng xưởng được liệt kê là thiết yếu cho nhu cầu quốc gia (hãng viễn thông – telecom provider), trung tâm sản xuất năng lực (nguyên tử lực, than, thuỷ điện, năng lực gió, mặt trời, thủy triều), hãng vận chuyển thức ăn, hệ thống lọc và phân phối nước… nhằm cung cấp điện, nước, Internet và vận chuyển những sản phẩm thiết yếu một cách điều hòa đến người dân. 3. Ảnh hưởng về tương quan quốc tế 1081 nhân viên phục vụ trên chiếc tầu sân bay nguyên tử Charles de Gaulle của Pháp (thường tham gia vào các cuộc tấn công vào quân khủng bố tại Trung Đông cùng với các mẫu hạm nguyên tử của Hoa Kỳ) bị nhiễm virus corona, tức 2/3 của thủy thủ đoàn, trong đó 20 người phải vào bệnh viện. Hai cuộc điều tra của hải quân Pháp đang diễn ra nhằm truy tìm nguyên nhân. Trước đó, mẫu hạm nguyên tử Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt cũng có 660 (1/6 thuỷ thủ đoàn) trường hợp bị nhiễm và 1 tử vong, và hiện tại đang nằm ụ ngoài khơi đảo Guam để cách ly và di tản những trường hợp bị nặng và dẫn đến việc cách chức hạm trưởng. Trong cả 2 trường hợp, hệ thống võ khí được coi như rất hữu hiệu cho việc phóng chiếu (projection) sức mạnh quân sự, các mẫu hạm nguyên tử trở thành bất khiển dụng, do việc thủ thủ đoàn bị nhiễm corona virus. Do đó, các giới chức quân sự nhận thấy tầm nguy hiểm và hiệu quả rất lớn của võ khí sinh học, tương tự như siêu vi khuẩn Corona, ít tốn kém, dễ tán phát, lây lan nhanh chóng, và gây tác hại rất lớn cho đối phương trên nhiều lãnh vực. Ngay cả trong trận chiến trường kỳ chống khủng bố trong gần 20 năm qua, với rất nhều phí tổn về an ninh các chuyến bay, canh phòng các vị trí thiết yếu cho kinh tế quốc gia, phi trường, hải cảng, trung tâm năng lựợng, lọc và phân phối nước…, chi phí cũng không bằng. Đó là về lãnh vực quân sự, về mặt kinh tế, tầm tác hại cũng quy mô không kém. Chỉ sau một tháng rưỡi bùng phát tại Tây Phương và trên khắp thế giới, ngoài số tử vong, tầm tác hại của siêu vi khuẩn trên mọi lãnh vực của sinh hoạt kinh tế rất sâu rộng: Ít nhất hàng trăm triệu người thất nghiệp trên khắp thế giới ( hơn 200 triệu), TLSNĐ thế giới mất hơn 9.000 tỷ đô-la, hàng triệu công ty, xí nghiệp có thể sẽ phá sản, đóng cửa. Các hoạt động về vận chuyển hàng không, hỏa xa, du thuyền, du lịch, giải trí, tiệm ăn,… hoàn toàn bị đình đọng và không biết bao giờ phục hồi trở lại mức sinh hoạt bình thường, vì tâm lý sợ lây lan. Trong lúc đó Trung Cộng đã tuyên bố chế ngự được đại dịch qua những báo cáo che giấu sự thật đến các quốc gia khác qua Tổ Chức Y Tế Quốc Tế (WHO), mà họ đã lũng đoạn được dù chỉ đóng góp 1/10 tài chánh so với Hoa Kỳ (40 triệu so với 393 triệu đô-la). Trung Cộng đã không cho các phái đoàn bác sĩ, các viện phòng chống dịch quốc gia (CDC) các nước khác đến Vũ Hán để quan sát tình hình và lấy mẫu corona virus về thử nghiệm, vào đầu tháng Giêng, 2020. Ngày 5 tháng Giêng, 2020 WHO tuyên bố có một bệnh mới tại Trung Cộng nhưng cho biết không có xác suất lây từ người qua người. Ngày 15 tháng Giêng một số trường hợp bị nhiễm tại Vũ Hán bắt đầu được Trung Cộng công bố, nhưng không công bố hết chi tiết, với xác suất lây lan từ người qua người. Lúc này, Trung Cộng mới cung cấp mẫu corona virus cho các nước khác (trong lúc người bị bệnh đầu tiên (bệnh nhân số 0) đã có từ tháng Mười Một, 2019). Và trước khi lệnh phong tỏa hoàn toàn Vũ Hán vào ngày 24 tháng Giêng, 2020 (ngày 30 Tết Canh Tý) và lệnh cấm người đến hay quá cảnh từ Trung Cộng của Hoa Kỳ có hiệu lực (từ 1/2/2020), hàng chục ngàn người có thể bị nhiễm, đã từ Vũ Hán tỏa đi nơi khác bên trong Trung Cộng (TC), rồi đáp máy bay chạy ra ngoại quốc, khi biết Vũ Hán sẽ bị phong tỏa, một số khá đông gia đình cán bộ đảng CS, doanh nhân qua Hoa Kỳ (trong khoảng thời gian 20/1 – 31/1). Trong lúc đó bên Âu Châu, các chuyến bay qua TC hay từ TC đến Liên Âu vẫn được duy trì cho đến giữa tháng Ba, trước sự bùng phát trước tiên tại Ý. Vì tại vùng Lombardie, Bắc Ý, có sự hiện diện của hàng chục ngàn người Tầu, làm việc trong các hãng may mặc Ý nổi tiếng mà TC đã bỏ tiền mua. Các giới chức Tây Phương bắt đầu nhận thấy sự tự do lưu chuyển hàng hóa và con người qua các biên giới vì nhu cầu toàn cầu hóa kinh tế, thương mại, đã là một phương tiện (vector) rất nhanh chóng, để cho siêu vi khuẩn khả năng lây lan trên khắp thế giới qua hàng chục ngàn chuyến bay mỗi ngày. Kiểm soát hay giới hạn sự lưu chuyển là một vấn đề vô cùng nan giải về mặt tài chánh, quyền tự do căn bản và quyền lợi kinh tế chồng chéo. Do dó phải dựa trên khoảng thời gian cảnh báo, thông báo nhanh chóng, minh bạch với đủ chi tiết để các giới chức có thể lấy quyết định. việc này Trung Cộng đã không làm, ngược lại muốn che giấu để bảo vệ uy tín của đảng Cộng Sản Trung Quốc, của lãnh đạo Tập Cận Bình. Do đó, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã lên tiếng tố cáo Trung Cộng đã cố tình che dấu nguồn gốc của siêu vi khuẩn Corona (nơi của bệnh nhân số 0, khi nào, từ đâu), cũng như đã chậm trễ trong nỗ lực thông báo và cố tình không công bố sự thật, với sự đồng tình của WHO.  Hoa Kỳ đòi mở cuộc điều tra sâu rộng trên bình diện quốc tế nhằm kiếm ra nguyên nhân. Cũng như đã tiến  hành điều tra qua các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Về mặt quần chúng, một tổ hợp luật sư Hoa Kỳ tại Florida đang tiến hành một đơn kiện tập thể (class action) nhằm vào chính quyền, Bộ Y Tế, đảng Cộng Sản Trung Quốc về các thiệt hại to lớn về nhân mạng, kinh tế tạo ra bởi các hành vi che giấu của Trung Cộng. Một số quốc gia khác cũng đang chuẩn bị tương tự. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Financial Times, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố ám chỉ thẳng Trung Cộng là đã có nhiều chuyện xảy ra mà không được công bố. Trong lúc Bộ Ngoại Giao Anh cho biết Trung Cộng sẽ phải trả lời một số câu hỏi khó khăn liên hệ đến đại dịch. Kết luận Đại dịch Corona vẫn đang tiếp diễn. Chưa có thuốc chữa trị, chủng ngừa, khả năng tàn phá khủng khiếp của siêu vi khuẩn đang thể hiện trên khắp thế giới về nhân mạng, kinh tế, chính trị… không thua gì một loại võ khí sinh học thật sự. Nhân loại đã khá lúng túng về phản ứng vì thiếu kinh nghiệm, và vì nhiều quyền lợi chồng chéo, nhưng đang nỗ lực đẩy lùi dần đại dịch. Quốc gia nào, viện bào chế, phòng thí nghiệm nào kiếm ra đầu tiên vắc-xin chủng ngừa sẽ có nhiều ưu thế về chính trị, kinh tế, tài chánh. Cuộc truy nguyên nguồn gốc của corona virus đã bắt đầu với tâm điểm là Trung Cộng. Việc xét lại nhu cầu toàn cầu hóa kinh tế, và nhu cầu độc lập, tự chủ về những lãnh vực thiết yếu đang dần rõ nét. Phục hồi kinh tế hậu đại dịch bắt đầu với việc mang hãng xưởng trở về nước mình, tự động và cơ khí hoá nhiều hơn, điều phối hệ thống sản xuất, tiếp liệu để có khả năng phục hồi (resilient.) Nguyễn Ngọc Bảo  
......

Giữa cơn đại dịch: Thân nhân Tù Nhân Lương Tâm kêu gọi trả tự do cho họ

Thân nhân các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam kêu gọi trả tự do cho họ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm có thể gây nguy hại đến tính mạng của các tù nhân nầy. Ảnh: Facebook Gia đình, người thân của các Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) vừa đưa ra lời kêu gọi trả tự do cho họ trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm có thể gây nguy hại đến tính mạng của các tù nhân lương tâm này. Hãy thả tù để tránh dịch bệnh lây nhiễm nguy hiểm trong điều kiện chật hẹp của nhà giam! Mong mọi người tiếp tay quảng bá để tiếng nói của thân nhân các TNLT được nhiều nơi biết đến. Ban Biên Tập Website Việt Tân — THƯ KÊU GỌI THẢ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Kính gởi: Các Vị Lãnh Đạo Nhà nước Việt Nam Trước trận đại dịch Covid-19 ngày càng bùng phát, chúng tôi, những người thân của các tù nhân lương tâm (TNLT) kêu gọi các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hãy thả ngay các TNLT để tránh tai họa lây nhiễm virút corona. Vì đại dịch mà suốt mấy tháng qua chúng tôi không được thăm nuôi cũng như không được gặp định kỳ người thân của chúng tôi. Chúng tôi vô cùng lo lắng vì hầu hết các TNLT đều có sức khỏe kém do sống trong điều kiện giam giữ nên sức đề kháng rất yếu. Hơn thế nữa, nhiều anh chị em đang mang bệnh nặng trong người. Và trong môi trường giam giữ tập trung, khả năng bùng phát lây nhiễm Covid-19 sẽ rất cao. Chính vì lý do đó mà nhiều tổ chức nhân quyền như Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ), Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo (USCIRF), Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders – DTD), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, v.v. đã lên tiếng kêu gọi các nước hãy thả ngay những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội. Chúng tôi có thể khẳng định rằng các TNLT Việt Nam là những người ôn hòa chỉ mong muốn xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn. Khi được trả về với gia đình, các người thân của chúng tôi chắc chắn không là mối nguy hiểm cho bất cứ ai, mà ngược lại, còn đóng góp nhiều mặt hữu ích cho xã hội. Sau hết, nếu chẳng may trong cơn dịch này các TNLT có mệnh hề gì vì lây nhiễm Covid-19 trong tù, thì uy tín của Chính phủ Việt Nam nói chung và của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói riêng, chắc chắn sẽ bị xuống cấp trầm trọng trong mắt thế giới. Vì lợi ích thiết thực của mọi phía và vì sinh mạng của các TNLT, những con người hết lòng vì đất nước và dân tộc, chúng tôi trân trọng kêu gọi các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hãy lấy một quyết định hợp lý lẽ, hợp lòng người. Đó là thả ngay tất cả mọi Tù Nhân Lương Tâm. Đồng ký tên: Tính đến ngày 14 tháng 4 năm 2020 1. Lê Đính Kim Thoa – Vợ của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Số đ/t: +84 90 xxxx ** 2. Bùi Thị Hồng Loan – Vợ của TNLT Phạm Chí Dũng. Số đ/t: +84 8 xxxx 3. Nguyễn Thị Quý – Vợ của TNLT Lê Đình Lượng. Số đ/t: 035 xxxx 4. Nguyễn Thị Huệ và Huỳnh Đức Thịnh – Mẹ và Cha của TNLT Huỳnh Đức Thanh Bình. Số đ/t: 090xxxx 5. Nguyễn Thị Lành – Vợ của TNLT Nguyễn Trung Tôn. Số đ/t: 0344 xxxx 6. Nguyễn Thị Huyền Trang – Vợ của TNLT Phạm Văn Trội. Số đ/t: 083 xxxx 7. Trần Thanh Thủy – Vợ của TNLT Lê Quý Lộc. Số đ/t: 0931 xxxx 8. Phan Thị Trang – Em gái của TNLT Phan Kim Khánh. Số đ/t: 098 2xxxx 9. Trần Thị An – Vợ của TNLT Lê Thanh Tùng. Số đ/t: 035 4xxxx 10. Hoàng Đức Nguyên – Em trai của TNLT Hoàng Đức Bình. Số đ/t: 0972xxxx 11. Nguyễn Thị Huệ – Chị của TNLT Nguyễn Văn Hoá. Số đ/t: 094 1xxxx 12. Dạ Trần Quyết Tiến – Anh của TNLT Trần Thị Xuân. Số đ/t: 0911xxxx 13. Nguyễn Quang Trung – Con trai của TNLT Nguyễn Trung Trực, Số đ/t: 033 9xxxx 14. Nguyễn Thị Kim Thanh – Vợ của TNLT Trương Minh Đức. Số đ/t: 0946 xxxx 15. Nguyễn Thị Sen – Mẹ của TNLT Hồ Anh Tuấn. Số đ/t: 038 7xxxx 16. Đinh Thị Xa – Vợ của TNLT Đinh Diêm. Số đ/t 090 1xxxx 17. Bùi Thị Rề – Vợ của TNLT Nguyễn Văn Túc. Số đ/t: 083 4xxxx 18. Nguyễn Kim Hoa – Mẹ của TNLT Võ Hoàng Ngọc. Số đ/t: 093 1xxxx 19. Lê Thị Khanh – Vợ của TNLT Trần Thanh Phương. Số đ/t: 0908xxxx 20. Huỳnh Thị Út – Mẹ của TNLT Trần Hoàng Phúc. Số đ/t: 0898xxxx 21. Nguyễn Thị Châu – Vợ của TNLT Nguyễn Ngọc Ánh. Số đ/t: 036 5xxxx 22. Huỳnh Thị Kim Nga – Vợ của TNLT Ngô Văn Dũng. Số đ/t: 0914xxxx 23. Đoàn Thị Khánh – Chị của TNLT Đoàn Thị Hồng. Số đ/t: 0813xxxx 24. Lê Thị Thập – Vợ của TNLT Lưu Văn Vịnh. Số đ/t: 0832xxxx 25. Đỗ Thị Bé – Vợ của TNLT Hồ Đình Cương. Số đ/t: Sđt: 0989xxxx 26. Trần Nữ Long Duyên – Vợ của TNLT Lê Văn Phương. Số đ/t: 0363xxxx 27. Thị Hanh – Mẹ của TNLT Từ Công Nghĩa. Số đ/t: 0387xxxx 28. Nguyễn Thị Lâm – Em gái TNLT Nguyễn Quốc Hoàn. Số đ/t: 0917xxxx 29. Hồ Thị Châu – Vợ của TNLT Nguyễn Văn Oai. Số đ/t: 0986xxxx 30. Nguyễn Thị Tình – Vợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh. Số đ/t: 0988xxxx 31. Lê Thị Bình – Em gái TNLT Lê Minh Thể. Số đ/t: 0937xxxx 32. Hồ Văn Lực – Em trai của TNLT Hồ Đức Hoà. Số đ/t: 097 9xxxx 33. Nguyễn Đình Khôi – Anh của TNLT Nguyễn Đình Khuê. Số đ/t 0903xxxx (Danh sách sẽ được tiếp tục bổ sung. Bà con nào muốn tham gia ký tên cho người thân TNLT của mình, xin gởi các chi tiết như trên về địa chỉ email: TNLT2020Covid@gmail.com) ** Các số điện thoại được che lại để phù hợp với qui định của Facebook nhưng sẽ được ghi rõ khi gởi đến các cơ quan Việt Nam và quốc tế.  
......

Viễn cảnh Việt Nam sau đại dịch COVID-19

Lý Thái Hùng| Đại dịch Coronavirus đã như cơn hồng thủy bất ngờ tấn công nhân loại bằng một loại virus vô hình mà cho đến nay chưa một ai có thể khống chế. Nó đang làm đảo lộn thế giới, gây ra tình trạng suy thoái toàn diện và quan trọng hơn không ai biết chắc cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài đến bao giờ mới chấm dứt. Đại dịch Coronavius đang vừa là một thảm họa nhân sinh, vừa là một đe dọa kinh tế trầm trọng mà không một quốc gia nào có thể thoát được. Trước hai đại họa này, nguyên lý chung là những quốc gia càng nghèo càng bị nguy khốn; và trong cùng một quốc gia, người càng nghèo càng bị nguy cơ lây nhiễm, thiệt mạng và bần cùng hóa trầm trọng hơn. Việt Nam vừa thuộc nhóm quốc gia đang phát triển, với lợi tức bình quân rất khiêm nhường, vừa có độ chênh lệch giàu nghèo rất lớn trong vòng 10 năm qua, cả hai yếu tố này gộp lại sẽ cho thấy mức độ cùng cực của người dân nghèo Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Việt Nam trong khủng hoảng toàn cầu Trong khoảng 30 năm trở lại, kể từ khi nhà cầm quyền CSVN áp dụng chính sách đổi mới kinh tế vào cuối năm 1986 thì nền kinh tế thế giới đã trải qua ba chu kỳ khủng hoảng và suy thoái vào các năm 1987, 1997, 2008. Năm 2020 đã được các chuyên gia kinh tế toàn cầu thẩm định là cuộc khủng hoảng kinh tế không thua gì cuộc Đại suy thoái vào năm 1930. Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) đã cảnh báo rằng cuộc suy thoái toàn cầu lần này kéo dài nhiều năm và làm cho nền kinh tế thế giới mất khoảng 5.000 tỷ Mỹ Kim. Trong tình trạng này, những quốc gia nghèo hay đang phát triển thường lệ thuộc vào đầu tư ngoại quốc và xuất cảng để tăng trưởng. Việt Nam không nằm trong ngoại lệ đó. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong vài thập niên qua, có thể nói là hoàn toàn dựa vào đầu tư ngoại quốc. Đặc biệt là nhờ cuộc thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, số lượng đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam trong năm 2019 lên đỉnh điểm, và nhờ vậy mà lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2019 đã vượt qua ngưỡng 500 tỷ Mỹ Kim. Chính nhờ những thành tích này mà ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước đã cao ngạo phát biểu trong buổi mít tinh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng CSVN vào ngày 20 tháng Giêng, 2020 rằng: “Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.” Ba ngày sau những phát biểu đầy tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng về cơ đồ chưa bao giờ có của đảng Cộng Sản, ngay đêm giao thừa năm Canh Tý (24 tháng Giêng, 2020) đã khởi đầu năm mới bởi một trận giông tố bao trùm khắp thủ đô Hà Nội, rồi vài ngày sau đó là nạn dịch COVID-19 đổ ập đến Việt Nam. Những cảnh báo đen tối đó không dừng ở dịch bệnh COVID-19, mà Việt Nam còn phải trực diện với trận hạn mặn tại 5 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay, và nạn châu chấu sa mạc sẽ ập đến Việt Nam vào tháng Sáu. Những vấn nạn này không chỉ làm cho đảng và nhà nước CSVN điêu đứng, mà còn ảnh hưởng rất lớn lên đời sống của gần 100 triệu người dân Việt trong thời gian tới. Một số chuyên gia kinh tế đã dự đoán hai kịch bản hậu COVID-19 trên toàn cầu: Kịch bản một là đến cuối tháng Tư hay chậm lắm là tháng Năm, 2020 bệnh dịch COVID-19 sẽ ngưng lây nhiễm và đa số các quốc gia sẽ trở lại sinh hoạt bình thường, trong đó có Việt Nam. Mức thiệt hại về kinh tế có nhưng không đáng kể. Kịch bản hai là tuy dịch bệnh có thể được kiềm chế, nhưng hiện tượng tái phát và lây nhiễm kéo dài qua đến mùa Hè mới có thể khắc phục phần nào, và nguy cơ dịch có thể trở lại trong mùa Đông. Nếu không tìm được thuốc chủng ngừa dịch thì COVID-19 có thể kéo dài và ảnh hưởng mọi sinh hoạt đời sống cũng như kinh tế trong một thời gian dài, có thể lên tới hai năm. Trong trường hợp này, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong nhiều năm tháng trước mặt. Với kịch bản này, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung sẽ giảm còn 1% và tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vào khoảng 4,5% trong năm 2020. Dù rơi vào kịch bản nào đi nữa, tình hình kinh tế của Việt Nam chỉ có thể trở lại bình thường sau khi nền kinh tế thế giới được phục hoạt. Theo bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám Đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự đoán rằng nếu may mắn, kinh tế thế giới sẽ chỉ có thể phục hồi một phần vào giữa năm 2021. Bà Kristalina Georgieva đánh giá rằng, trong cuộc khủng hoảng này, những thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ bị tác động nặng nề nhất vì xuất khẩu tê liệt và hết tiền nên những nước này phải vay mượn hàng tỷ Mỹ Kim từ bên ngoài để ngăn chặn sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp. Ví dụ như ngành sản xuất da – giày, một ngành gia công, xuất khẩu thu hút 1,5 triệu lao động nhưng theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Da – Giày – Túi Xách Việt Nam (Lefaco) cho biết là 90% sản phẩm da giày bị ngưng đọng vì các thị trường xuất khẩu đều bị đóng do lệnh phong tỏa, khiến cho mục tiêu xuất khẩu 24 tỷ Mỹ Kim của năm 2020 bên bờ vực phá sản. Việt Nam đối diện ba vấn nạn lớn Trong vòng 18 tháng tới, Việt Nam sẽ phải đối diện 3 vấn đề mang tính sinh tử sau đây: THIẾU HỤT NGÂN SÁCH TRẦM TRỌNG Trong những năm qua, Việt Nam tuy có tăng trưởng GDP nhưng lại thiếu hụt ngân sách hàng năm vì thực tế là các nguồn thu không đủ chi, kể từ năm 2016 trở đi. Thu ngân sách ở Việt Nam (hàng năm non 55 tỷ Mỹ Kim) dựa vào ba khoản thu chính: – Thu Nội Địa chiếm 82%, trong đó các khoản thu từ các doanh nghiệp nhà nước (28,8%), các doanh nghiệp đầu tư ngoại quốc (20,3%), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (19,6%) và các khoản thuế, phí (31,2%). Đầu tư ngoại quốc cũng sẽ giảm tối đa khi mức tiêu thụ trên thế giới giảm. – Thu Dầu Thô chiếm 3,2% – càng ngày càng ít đi rất nhiều. Năm 2017 chỉ đóng khoảng 1,3 tỷ Mỹ Kim, chỉ bằng 1/10 số lượng kiều hối (2018) và theo tin tức thì Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) không những xin không đóng cho ngân sách mà còn yêu cầu Bộ Tài Chánh giảm thuế cho tập đoàn. Với đà kinh tế suy thoái, giá dầu thô đang lao dốc trên toàn thế giới và càng tạo ảnh hưởng tiêu cực lên mức thu hoạch từ dầu thô của Việt Nam. – Thu Xuất Nhập Khẩu chiếm 14,8%. Mức thu này sẽ giảm mạnh trong tình hình co cụm kinh tế trên thế giới. Trận dịch COVID-19 sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến sự hoạt động của các doanh nghiệp nên phần Thu Nội Địa và Thu Xuất Nhập Khẩu chắc chắn sẽ bị giảm rất nhiều. Theo nhiều chuyên gia tài chánh đưa ra dự toán rằng thu ngân sách của Việt Nam trong năm 2020 sẽ thâm thủng 15 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó, để cứu các doanh nghiệp và đời sống của người lao động, nhà cầm quyền CSVN đã tung ra 2 gói chính sách: về tiền tệ (với tổng số 300.000 tỷ đồng, tương đương 13 tỷ Mỹ Kim) và chính sách về tài khóa gồm miễn, giảm, và hoãn thuế (với tổng số 185.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ Mỹ Kim). Đặc biệt là trong gói chính sách về tiền tệ, CSVN đã chi ra 66.000 tỷ đồng (2,66 tỷ Mỹ Kim) để trợ giúp cho 25 triệu người lao động, người nghèo và các xí nghiệp nhỏ. Và để cứu vãn tình trạng thiếu hụt ngân sách, trước mắt, CSVN đang đàm phán một số nhà tài trợ quốc tế để vay khẩn cấp 1 tỷ Mỹ Kim. Cả hai chính sách in tiền và vay nợ đều có những hệ quả tiêu cực, đó là gia tăng lạm phát và gia tăng chi tiêu ngân sách cho việc trả nợ, chưa kể đến vấn nạn là khi toàn thế giới suy thoái kinh tế, không dễ gì có thể mượn nợ các quốc gia khác, đồng thời dễ bị sự thao túng của quốc gia có ý đồ xấu, trong trường hợp này là Trung Quốc. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI XÁO TRỘN VÌ THẤT NGHIỆP Xã hội Việt Nam đang đứng trước những tác động vô cùng to lớn từ hai hệ lụy: gánh nặng y tế từ sự lây lan dịch bệnh COVID-19 và nạn thất nghiệp do suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù số người bị lây nhiễm hiện không đáng kể (theo dữ liệu khó tin và khó kiểm chứng của nhà nước CSVN), nhưng những biện pháp chuẩn bị để phòng ngừa dịch bệnh lan rộng ở diện rộng với ca nhiễm lên đến vài chục ngàn người, đã buộc nhà cầm quyền CSVN phải cắt một số ngân sách y tế khác để chi cho việc chuẩn bị này. Sự đảo lộn những chi phí trong bộ máy điều hành và chữa trị của Bộ Y Tế đang dẫn đến những đối xử bất công giữa các bệnh nhân giàu có, thân nhân cán bộ và người dân nghèo. Song song, vấn nạn thất nghiệp của người lao động, dẫn đến nhiều bất ổn xã hội là điều khó có thể tránh. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 54,52 triệu lao động, với 13,6 triệu người làm việc tại các công ty quốc doanh, 6 triệu lao động làm việc trong khu vực đầu tư ngoại quốc, số còn lại làm việc trong các xí nghiệp tư nhân hoặc kinh doanh cá thể. Các chuyên gia kinh tế dự đoán là sẽ có ít nhất 35 triệu lao động mất việc làm và phải sống vào sự cứu tế của chính quyền hay của xã hội cho đến cuối năm 2020. Tuy nhiên trong gói hỗ trợ tài chánh cho những người lao động bị mất việc, những gia đình nghèo mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa công bố hôm mồng 10 tháng Tư vừa qua chỉ nhắm vào khoảng 16 triệu lao động với số tiền là 2,6 tỷ Mỹ Kim. Số tiền hỗ trợ này chỉ giải quyết sự thiếu hụt trong 3 tháng, từ tháng Tư đến tháng Sáu. Câu hỏi đặt ra là gần 20 triệu lao động mất việc làm không được gói hỗ trợ của chính quyền giúp đỡ thì họ sống bằng gì? Và sau ba tháng giúp đỡ mà nền kinh tế còn suy thoái, người lao động chưa có việc làm thì họ sống bằng gì? Những câu hỏi nói trên đã cho thấy sự bất ổn xã hội đã và đang manh nha bùng nổ tại Việt Nam ngay vào lúc dịch bệnh COVID-19 đang lên đỉnh. SÓNG GIÓ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI Ngay vào lúc nhiều quốc gia bận tâm đối phó dịch bệnh COVID-19 đang lây lan trên toàn thế giới, vào ngày 20 tháng Ba, Tập Cận Bình đã cho chuyển trang thiết bị để thiết lập hai trung tâm nghiên cứu trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và đá Subi (Subi Reef) trong quần đảo Trường Sa mà Trung Cộng đã chiếm của Việt Nam vào tháng Ba, 1988. Đồng thời Bắc Kinh đã gửi công hàm mang số CML/11/2020 vào ngày 23 tháng Ba đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc để phản bác công hàm mang số CML/14/2019 của Malaysia và xác định “có chủ quyền” trên các quần đảo ở Biển Đông, bao gồm Đông Sa, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam). Non hai tuần tuần lễ sau, vào ngày 2 tháng Tư, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá của 8 ngư dân tại Quảng Ngãi, đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Cộng chiếm năm 1974 để dằn mặt đối với phía CSVN. Nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường, nhưng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại trắng trợn cáo buộc ngược lại rằng tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và đột ngột đổi hướng nên đâm mạnh vào ram tàu hải cảnh của Trung Quốc. Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi nhiều lần bị tàu Trung Quốc đâm chìm, truy đuổi khi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong Trước những hành động mang tính đe dọa và gây hấn của Bắc Kinh nói trên, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng Tư, lần đầu tiên ra thông báo tố cáo Bắc Kinh đã có những hành động trái ngược với tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền. Sự lên tiếng ủng hộ công khai của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã làm cho CSVM mạnh dạn hơn, bằng cách cho công khai tiếp nội dung công hàm mang số 22/HC 2020 của Phái đoàn Thường trực CSVN tại Liên Hiệp Quốc ở New York gửi đi ngày 30 Tháng Ba cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhằm phản đối công hàm nói trên của Bắc Kinh. Theo Tiến Sĩ James R. Holmes thuộc Đại Học Hải Quân Hoa Kỳ cho rằng những diễn tiến nói trên cho thấy là Trung Cộng luôn luôn lợi dụng những phức tạp của tình thế, sự không chú ý của các nước để từng bước bành trướng ảnh hưởng hay lãnh thổ tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ngoài những tranh chấp Biển Đông, Ủy ban Phòng chống dịch COVID-19 của CSVN đã có những hợp tác thường trực với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và nhận 3 triệu Mỹ Kim tiền hỗ trợ y tế chống đại dịch từ chính quyền Trump, trong khi những hợp tác giữa Bắc Kinh và Hà Nội hoàn toàn mang tính ngoại giao khẩu trang. Những diễn biến này cho thấy là càng ngày CSVN càng đi gần với Hoa Kỳ để được hỗ trợ về y tế và kinh tế, nhằm chống lại các ý đồ bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông mạnh mẽ hơn, và đó chính là đầu mối tạo ra những sóng gió đối ngoại của CSVN, đặc biệt là lúc mà Hà Nội đang đảm trách vai trò chủ tịch luân phiên của khối ASEAN trong năm nay. *** Tóm lại, trận mưa gió to lớn vào đêm Giao Thừa năm Canh Tý, đã báo hiệu những tai ương đổ ập lên toàn xã hội Việt Nam, với con virus vô hình đang làm lung lay tận gốc rễ nền tảng kinh tế dựa vào đầu tư ngoại quốc để sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều thập niên qua. Đại dịch rồi cũng sẽ đi qua, nhưng kinh tế Việt Nam sẽ bị suy thoái trầm trọng trong một thời gian dài. Dù chính quyền có cho in hàng tỷ tiền đồng phát cho dân tiêu xài cũng không thể nào chận đứng tình trạng thất nghiệp lan tràn của hàng triệu người lao động. Xã hội Việt Nam chắc chắn sẽ có những biến động lớn. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Tiến Sĩ Fareed Zakaria của CNN hôm đầu tháng Tư, Thủ Tướng Lý Hiển Long của Singapore đã cho rằng thế giới đang ở vào thời điểm tồi tệ nhất, việc giải quyết dịch bệnh Coronavirus sẽ mất thời gian cả năm chứ không phải bằng tháng. Kinh tế thế giới khủng hoảng khó lường trong sự phân hóa trầm trọng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, làm ảnh hưởng rất lớn vào tiềm năng phục hồi của nhiều quốc gia đang phát triển mà phần lớn dựa ngoài ngoại thương. Dự phóng của Thủ Tướng Lý Hiển Long nói trên cũng gần sát với thực tế của Việt Nam. Lý Thái Hùng https://viettan.org/vien-canh-viet-nam-sau-dai-dich-covid-19/  
......

Hỏi và Đáp về đại dịch Corona virus

nguyenvubinh’s blog – RFA      Hỏi: Đại dịch Corona virus là gì? Đáp: Là dịch cúm chủng virus Corona mới, xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã lây lan ra toàn cầu, làm hàng triệu người nhiễm bệnh, và số người chết hiện tại hàng chục ngàn người. Hỏi: Thời điểm xuất hiện dịch khi nào, tại sao dịch bệnh lại lây lan ra toàn thế giới? Đáp: Dịch xuất hiện cuối tháng 12/2019. Dịch bệnh lây lan toàn cầu vì Trung Quốc che giấu dịch bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát không thể giấu nổi, Trung Quốc ra quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán. Thời gian từ khi thông báo đến khi phong tỏa 23/01, hàng triệu người trong đó có những người nhiễm bệnh đã tỏa đi khắp thế giới. Dịch bệnh theo chân những người này lây lan khắp địa cầu. Hỏi: Virus Corona chủng mới (gọi là covid-19) có những đặc điểm gì?      Đáp: Covid-19 có mấy đặc điểm sau: 1/ thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 5 ngày đến 3-4 tuần; 2/ có thể lây nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh (tức là khi người bệnh không có triệu chứng gì); 3/ covid-19 tấn công chủ yếu vào hệ thống hô hấp, phổi của người bệnh. Hỏi: Cách thức lây nhiễm của Covid-19 là gì?      Đáp: Virus lây nhiễm qua đường miệng, mũi và mắt. Người bệnh khi nói, ho, hắt hơi và nhổ nước bọt sẽ làm virus theo nước bọt, nước mũi bắn vào không khí, vào đồ vật. Người bình thường sẽ bị lây do hít thở không khí, cầm nắm đồ vật có virus sau đó đưa tay lên mặt, lên mũi, miệng và mắt. Một quan điểm khác, ngoài việc lây nhiễm như vừa nêu, virus tồn tại trong không khí dưới dạng sương mù, giọt nước nhỏ trong không khí, chờ người ta hít thở mà bay vào mũi, họng. Điều này giải thích tại sao số người lây nhiễm bùng nổ ở một số nơi, và môi trường trong bệnh viện đậm đặc virus nên các bác sĩ, y tá dù được trang bị tốt, có chuyên môn vẫn bị lây nhiễm. Hỏi: Cơ chế gây bệnh và gây tử vong của Covid-19 là gì?      Đáp: Covid-19 sau khi thâm nhập cơ thể, nó tìm đến các cơ quan, chủ yếu là cơ quan bảo vệ hô hấp của con người, phá hủy các tế bào gốc bảo vệ phổi. Những vi khuẩn thường trú ở thực quản, phổi tấn công làm hỏng chức năng hô hấp. Chỉ vài ngày là người bệnh suy hô hấp nặng, nhiều người dẫn tới tử vong. Đối với những người có tiền sử các bệnh khác, covid-19 cũng có cách tấn công tương tự Hỏi: Dịch bệnh Covid-19 có chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết hay không?      Đáp: Chưa có kết luận từ các nhà khoa học, các nhà dịch tễ học. Đồng thời dịch bệnh vẫn đang lây lan và phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu người bị nhiễm bệnh, và bị chết ở các quốc gia, các địa phương, có thể tạm đưa ra kết luận. Đối với các nước, các địa phương có khí hậu ôn đới, dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, số người chết nhiều hơn. Các quốc gia nhiệt đới, số người nhiễm bệnh và số ca chết ít hơn. Đông Nam Á ở gần Trung Quốc, số người Trung Quốc qua lại rất đông, nhưng số người nhiễm bệnh và chết ít hơn các nước có khí hậu ôn đới rất nhiều.  Hỏi: Các nước trên thế giới chống đại dịch như thế nào, có các mô hình và cách thức chống dịch ra sao?      Đáp: Về thể chế, có hai mô hình chống dịch, toàn trị cộng sản (đại diện là Trung Quốc và Việt Nam) và Dân chủ. Về chuyên môn, có hai cách: Miễn dịch cộng đồng và phong tỏa, cách ly. Hỏi: Xin cho biết hai mô hình thể chế chống đại dịch?      Đáp: Có hai sự khác biệt tương đối rõ ràng giữa mô hình toàn trị cộng sản (mà đại diện là Trung Quốc và Việt Nam) với mô hình các nước dân chủ trên thế giới, đó là việc thông tin về dịch bệnh, bao gồm số người nhiễm bệnh, số người chết các nước dân chủ đều công khai, minh bạch, trong khi các nước độc tài, độc tài toàn trị cộng sản không có thông tin công khai minh bạch. Trung Quốc thậm chí ban đầu còn giấu dịch bệnh dẫn tới việc lây lan ra toàn cầu. Sự khác biệt thứ hai, tương đối rõ ràng, đó là tiềm lực của quốc gia, cũng như tiềm lực ngành y tế, chăm sóc sức khỏe. Các nước dân chủ có tiềm lực lớn mạnh hơn, nên việc xét nghiệm (nhiều, diện rộng) và chăm sóc bệnh nhân cũng thuận lợi hơn. Ngược lại, các nước độc tài, độc tài toàn trị, tiềm lực yếu kém hơn, hệ thống chăm sóc y tế yếu kém nên bị hạn chế nhiều trong việc chống dịch. Hỏi: Hai cách chống dịch về chuyên môn có hiệu quả ra sao?      Đáp: Miễn dịch cộng đồng là biện pháp chống dịch dựa vào số đông người mắc dịch bệnh (nhiễm virus) và hệ miễn dịch của họ sinh ra kháng thể tự nhiên, tự chữa khỏi bệnh. Có nghĩa là cứ để mặc cho nạn dịch tràn lan cho đến khi tốc độ lây nhiễm chậm lại, chỉ tập trung cứu chữa những người bị bệnh nặng. Khi hệ miễn dịch tự chữa được dịch bệnh, sẽ bảo vệ được những người chưa nhiễm bệnh, và sẽ thành công trong việc ngăn chặn nếu dịch bệnh quay lại vào những năm sau. Biện pháp khoanh vùng, phong tỏa và cách ly là cách thức tìm ra các ổ dịch, người nhiễm dịch bệnh từ đó khoanh vùng, phong tỏa và cách ly. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, phong tỏa và cách ly toàn quốc như nhiều nước hiện nay đang thực hiện. Biện pháp miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 đã không có hiệu quả. Lý do là dịch bệnh này bùng phát quá nhanh, quá mạnh khiến cho số người lây nhiễm và chết rất nhiều và rất nhanh, hệ thống y tế các nước bị quá tải, lâm vào khủng hoảng và gây hoảng loạn. Chính vì vậy, một số nước có ý định dùng biện pháp miễn dịch cộng đồng đã phải chuyển sang biện pháp phong tỏa, cách ly như Ý và Anh… Hỏi: Hậu quả về kinh tế, xã hội của đại dịch Corona virus đối với toàn thế giới ra sao?      Đáp: Hiện tại, với hơn 4 tỷ người ở các quốc gia đang có lệnh phong tỏa, cách ly và dịch bệnh đã diễn ra được hơn 3 tháng, hậu quả về kinh tế – xã hội vô cùng nặng nề. Sản xuất ngừng trệ, giao thương đứt gãy… nền kinh tế thế giới và từng quốc gia bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Đại dịch đã và đang gây đại suy thái cho nền kinh tế thế giới. Nhiều khả năng, nền chính trị thế giới sẽ đảo lộn hoàn toàn sau đại dịch này./. Hà Nội, ngày 08/4/2020 N.V.B nguyenvubinh’s blog  
......

COVID-19 có phải do con người tạo ra?

Lý Thái Hùng| Tính tới ngày 27 Tháng Ba, 2020, tức là khoảng 2 tháng sau khi bệnh dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán và chính quyền Bắc Kinh bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa 450 triệu công dân ở 80 thành phố trong Hoa Lục vào ngày 23 Tháng Giêng, 2020 để ngăn chặn sự lây nhiễm, thì nay dịch đã lan đến hơn 200 quốc gia và khu vực, với số người bị lây nhiễm được công bố chính thức là 553.159 người, hơn 25.045 ca tử vong, và nhất là đang ảnh hưởng đến đời sống của 3,2 tỷ người trên hành tinh. Nếu so sánh với những trận đại dịch xảy ra vào năm 1918 (dịch cúm Tây Ban Nha – Spanish Flu) hay đại dịch năm 1957 (dịch cúm Á Châu – Asian Flu) khiến cho hàng chục triệu người bị lây nhiễm và cướp đi mạng sống của hàng triệu người từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi trong nhiều tháng trời, thì trận dịch COVID-19 hiện nay chỉ mới là bắt đầu. Đây không phải là trận đại dịch lần đầu tiên mà nhân loại đối diện trong thế kỷ 21. Gần đây nhất có bệnh dịch SARS bùng phát tại Quảng Đông và Hong Kong vào năm 2003, cũng như bệnh dịch Ebola bùng phát tại Phi Châu vào năm 2014 giết chết hàng chục ngàn người; nhưng các bệnh dịch này đã không có hiện tượng lây lan nhanh chóng và “vô hình” như bệnh dịch COVID-19. Nghĩa là SARS hay Ebola chỉ lây lan sau khi có những triệu chứng rõ rệt, trong khi virus corona có thể lây lan mà người truyền nhiễm không hề có triệu chứng gì. Chính vì vậy mà đa số các nhà chuyên môn và nguyên thủ các quốc gia đã đánh giá sai hiện tượng lây nhiễm COVID-19 lúc đầu, cho đến khi dịch bùng nổ trên toàn xã hội với tốc độ lây nhiễm chóng mặt mới cuống cuồng chống đỡ và quá trễ. Bệnh dịch COVID-19 không chỉ đe dọa đến sức khoẻ và tính mạng con người mà còn làm cho mọi sinh hoạt của xã hội bị khựng lại từ thể thao, di chuyển, ăn uống, giải trí, giáo dục, cho đến làm việc, họp hành, tham dự thánh lễ… Nói cách khác, bệnh dịch COVID-19 đang phá vỡ tất cả những quy ước trong đời sống bình thường của con người và kẹt nhất là không biết đến bao giờ mới chấm dứt để thế giới có thể trở lại những sinh hoạt như cũ. Nguyên ủy của bệnh dịch COVID 19 Câu hỏi được đặt ra là con virus vô hình có sức mạnh vạn năng – đang làm điên đầu không chỉ các nhà khoa học mà cả những nhà chính trị và kinh tế thế giới – ở đâu mà ra? Theo “thuyết âm mưu” thì Coronavirus là do Trung Quốc tạo ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và bị thoát ra ngoài vì bất cẩn. Lý thuyết này hoàn toàn không có bằng chứng, và mới đây đã bị các khoa học gia đánh sập với những phân tích khoa học về cấu trúc di truyền của virus. Họ đã kết luận “Coronavirus 19 không thể nào được cấu tạo hay chế biến trong phòng thí nghiệm,” mà là một biến thể tự nhiên. Nhưng con người đã không hoàn toàn vô can. Theo các chuyên gia, có hai nguyên ủy chính của dịch bệnh lây lan – đều đến từ con người. Một là do hiện tượng biến đổi khí hậu Từ nhiều thập niên qua, người ta nói nhiều đến hiện tượng biến đổi khí hậu hay còn gọi là hâm nóng toàn cầu; nhưng mức quan tâm trên thực tế vẫn chưa đủ vì chưa hiểu rõ tầm quan trọng của sự biến đổi này đã và đang ảnh hưởng đến sự sống còn của con người ra sao. Biến đổi khí hậu, một cách ngắn gọn là sự biến đổi xấu đi ở các môi trường sinh học hoặc vật lý tự nhiên, mang đến hệ quả thiên tai như như sóng thần, lũ lụt, động đất, gió bão, nắng nóng, khô hạn, cháy rừng… và đều do vấn nạn hâm nóng toàn cầu. Những thay đổi này do con người tạo ra như đốn cây rừng bừa bãi, nuôi thú để ăn quá nhiều, xả rác đồ nhựa và các chất hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường v.v… làm gia tăng khí thải đưa đến hiện tượng hâm nóng trái đất. Hiện tượng này không chỉ đưa đến những hệ quả thiên tai kể trên, mà còn biến đổi hệ sinh thái trầm trọng, khiến nhiều giống vật bị triệt tiêu hoặc phải di tản lánh nạn để sinh tồn. Chúng tiếp xúc với con người và những loại thú khác khiến nguy cơ lây lan các chủng vi khuẩn giữa vật và người trở nên phổ biến hơn, và các bệnh truyền nhiễm như dịch COVID-19 xảy ra là điều tất yếu. Khi Coronavirus gây bệnh đường hô hấp xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán vào Tháng Mười Một năm ngoái, người ta nghĩ rằng đây cũng chỉ là một loại virus giống như SARS và sẽ chỉ lây lan ở Trung Quốc rồi thôi. Không ngờ chỉ hai tháng sau khi tung hoành ở Trung Quốc và Á Châu, COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu. Theo các chuyên gia, COVID-19 nhiều phần đến từ động vật, đặc biệt là dơi – một sinh vật sống ẩn náu nơi hoang dã, nhưng đã phải di tản vì hệ sinh thái của chúng bị tàn phá và phải tới các khu vực của con người để sinh sống rồi truyền virus dịch bệnh. Một nhận định khác là virus gây bệnh đến từ những thú hoang bị giết hại để ăn thịt, mà hiện tượng COVID-19 phát xuất từ một khu chợ bán thịt thú hoang từ Vũ Hán và dịch SARS phát xuất tương tự từ Trung Quốc năm 2003 là hai thí dụ điển hình. Nói cách khác, Coronavirus xuất hiện là một cảnh báo cho nhân loại về sự hủy hoại từ những hành vi độc hại của con người đối với thiên nhiên, mà nếu không kịp dừng lại và chuẩn bị những đối phó thì nhân loại có thể phải đối diện với những vấn nạn kinh hoàng hơn gấp bội. Ngay từ năm 2015 trong chương trình TED Talk, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates đã cảnh báo thế giới cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa để đối phó với một đại dịch, và lời khuyên này đã không được trân trọng lắng nghe khiến cả thế giới hiện đang phải lúng túng đối phó với dịch bệnh mà con số lây nhiễm và tử vong chưa thấy có cơ ngừng lại. Hai là do tác động toàn cầu hóa Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cùng với sự phát triển của mạng internet đã làm cho xu thế toàn cầu hóa phát triển một cách rộng lớn không chỉ trên bình diện kinh tế mà cả địa chính trị. Sự tự do hóa thương mại, tài chính và đầu tư trên phạm vi toàn cầu đã mở ra nhiều lĩnh vực hoạt động mới cho các tập đoàn doanh nghiệp lớn. Sự gia tăng thu nhập của các quốc gia đang phát triển cũng đã tạo ra nhiều thị trường tiêu thụ mới, thu hút đầu tư ngày một rộng lớn. Từ đó phát sinh ra hiện tượng sản xuất xuyên biên giới quốc gia, chuyển các hoạt động nghiên cứu, phát triển và chế tạo liên quan đến các trình độ kỹ thuật ngày càng nhiều sang các xã hội khác. Trong tiến trình phát triển này, từ vị trí là một “công xưởng thế giới”, Trung Quốc đã trở thành quốc gia giữ vai trò “chuỗi cung ứng toàn cầu”. Ngoài những mặt hàng gia công, nước này đã và đang chi phối ba sản phẩm chính yếu: smart phone, máy tính, và phụ tùng xe hơi đối với các doanh nghiệp toàn cầu. Theo tổ chức Dun & Bradstreet thì có ít nhất 51.000 đại doanh nghiệp và 5 triệu công ty trung bình trên toàn thế giới đã bị lệ thuộc vào “chuỗi cung ứng toàn cầu” của Trung Quốc. Thành phố Vũ Hán tuy chỉ đứng hàng thứ 9 trong số các thành phố lớn của Trung Quốc, nhưng lại là một trung tâm công nghiệp lớn của thế giới vì là khu bản lề của ngành xe hơi, và là đại bản doanh của các công ty ngoại quốc, đóng vai trò quan trọng vào bậc nhất trong “chuỗi cung ứng toàn cầu.” Không những thế, Thành phố Vũ Hán còn là ngã ba quan trọng của chiến lược “một vành đai một con đường”, với cơ sở hạ tầng khổng lồ được thiết kế để nối kết nhanh chóng các trục giao thương giữa Trung Quốc với Âu Châu, và giữa Trung Quốc với các nước phía Nam lục địa Á Châu. Sự kiện Coronavirus tấn công Thành Phố Vũ Hán là điều không ai có thể tiên liệu, nhưng hậu quả không chỉ là sự lây lan nhiễm bệnh đe dọa sinh mạng đến hàng triệu con người tại Trung Quốc và trên toàn thế giới, mà còn tạo ra tình trạng hỗn loạn, đặt toàn cầu hóa vào một thách thức rất lớn. Khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, dẫn đến sự tê liệt hoạt động của hơn 500 triệu dân Trung Quốc, khiến cho chuỗi cung gián đoạn dẫn đến hệ quả là các đại doanh nghiệp phải đóng cửa. Khủng hoảng này đã làm cho  con người phải đánh giá lại toàn bộ nền kinh tế thế giới hiện đang nối kết với nhau, trong sự lệ thuộc “chuỗi cung ứng toàn cầu” của Trung Quốc. Qua các diễn biến lây lan của dịch COVID-19, người ta thấy rằng toàn cầu hóa không chỉ góp phần làm gia tăng nhanh chóng sự lây nhiễm một trận đại dịch, nó còn làm cho các đại công ty và các quốc gia đang tùy thuộc lẫn nhau, dễ rơi vào tình trạng suy thoái và có thể sụp đổ toàn diện, khi xảy ra những biến động bất thường. Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) thì kinh tế toàn cầu năm 2019 tăng trưởng 2,9%, với bệnh dịch COVID-19 đang làm “chuỗi cung ứng toàn cầu” của Trung Quốc bị khựng lại, sẽ khiến cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 chỉ có thể đạt 1%. Những dự đoán này xuất hiện thậm chí còn trước khi giá dầu giảm sâu hôm mồng 9 Tháng Ba, và thị trường chứng khoán tại nhiều khu vực đối mặt với phiên giao dịch được coi là “thảm hại” nhất trong nhiều thập niên qua. Nhiều chuyên gia kinh tế còn e ngại sự suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ kéo dài sang tới 2021. Thế giới đã giải quyết ra sao Đứng trước một đại dịch toàn cầu, hay một thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để cùng nhau chung sức giải quyết. Trong lịch sử, đã có những hợp tác rất lớn giữa các quốc gia để giải quyết nhiều vấn nạn chung của nhân loại như gửi quân đội đến gìn giữ hòa bình tại những khu vực tranh chấp, đồng thuận trong Hiệp ước về Biến đổi khí hậu ở Paris và gần đây nhất là 62 quốc gia đã đóng góp tiền bạc, nhân sự để cùng nhau ngăn chặn thành công thảm họa Ebola không lây lan khắp thế giới vào năm 2014. Nhưng từ khi xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, đã xuất hiện một khuynh hướng chống lại, đó là chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh còn gọi là “chủ nghĩa dân túy” như hiện tượng Brexit ở Âu Châu, “America First” ở Hoa Kỳ… với khuynh hướng rút lui khỏi các định chế quốc tế, xa rời liên minh, và mạnh ai nấy sống. Chính những chuyển biến nói trên đã làm cho nhân loại ngày nay khi phải đối mặt với một vấn nạn chung như COVID-19 đã không còn niềm tin và cơ chế liền lạc để hỗ trợ nhau như thời kỳ SARS và Ebola trước đây. Khi bệnh dịch lây lan rộng khắp toàn cầu, sự tin tưởng và hợp tác giữa các chính quyền là yếu tố then chốt để trấn an nỗi sợ hãi của con người và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong vụ dịch Ebola 2014, Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu cùng với 61 quốc gia khác trong việc ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh này trên thế giới, như Hoa Kỳ đã từng đi đầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi kêu gọi các quốc gia cùng hợp tác trong một chính sách nhằm ngăn chặn đà đi xuống của nền kinh tế toàn cầu. Trong vụ đối phó với dịch bệnh COVID -19, mỗi quốc gia không những phản ứng một cách riêng lẻ, mà các nhà lãnh đạo còn coi thường những cảnh báo của các nhà khoa học, coi nhẹ sự nguy hiểm của việc lây nhiễm dịch bệnh, nên đã không hề quan tâm đến các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu. Khi dịch bệnh bùng nổ rộng khắp, đưa số người tử vong lên cao như tại Italy, Spain, Iran… các chính quyền mới nghĩ đến biện pháp tự “phong tỏa” để ngăn chận lây lan; nhưng lại không hề đề cập đến sự liên kết nào giữa các nước, để cùng nhau giúp đỡ và đối phó chung trong một trận tuyến như các Hội nghị đối phó trận dịch bệnh Ebola năm 2014. Chính khoảng trống lãnh đạo và thiếu sụ hợp tác tích cực giữa các quốc gia càng cho thấy là các chính quyền thật sự lúng túng, khó có thể sớm ngăn chặn được đại dịch, và chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều dịch bệnh hơn trong tương lai. Tóm lại, những vấn nạn hiện nay, chính yếu là nằm ở con người. Nếu các chính quyền tự cho mình là đỉnh cao, không cần liên kết với các quốc gia bạn trong tinh thần chung sống và hợp tác để sinh tồn, mà mỗi nước lại theo đuổi những chủ trương riêng, phó mặc cho sự thao túng của các tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia khai thác lợi nhuận toàn cầu hóa, thì chắc chắn sẽ đào sâu sự chia rẽ  giữa các nước và đẩy con người ngày càng ít tin tưởng cũng như hợp tác với nhau. Hậu quả tất nhiên là xã hội bị tha hóa cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu bùng phát, số lượng virus tạo dịch bệnh sẽ ngày một nhiều hơn. Riêng tại Việt Nam, đêm giao thừa năm Canh Tý – 2020 đã khởi đầu năm mới bởi một trận giông tố bao trùm khắp thủ đô Hà Nội, vài ngày sau đó là nạn dịch COVID -19 đổ ập đến Việt Nam. Những cảnh báo đen tối đó, không dừng ở dịch bệnh COVID-19 mà chưa biết ngày nào sẽ được ngăn chặn, Việt Nam còn phải đối diện với hai thiên tai khác. Đó là nạn hạn mặn tại 5 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay, và nạn châu chấu sa mạc sẽ ập đến Việt Nam vào tháng 6. Những vấn nạn này không chỉ làm cho đảng và nhà nước CSVN điêu đứng, mà còn sẽ ảnh hưởng rất lớn lên đời sống của gần 100 triệu người dân Việt trong thời gian tới. Một vài đề nghị cho tương lai Từ một số những phân tích nói trên, chúng ta thấy là trái đất mà con người chung sống, thực sự đang bị những virus “vô hình” tấn công. Kinh nghiệm cho thấy là cơn dịch nào rồi cũng sẽ đi qua; nhưng nếu cứ để tái phát hàng năm chắc chắn đời sống của loài người sẽ bị đe dọa, do đó chúng ta cần phải hành động khẩn cấp: Thứ nhất, ngưng ngay những tác hại lên trái đất, đảo ngược hiện tượng hâm nóng toàn cầu bằng cách sống thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái, tôn trọng đời sống của thú hoang hầu giảm thiểu tối đa các thiên tai và dịch bệnh như SARS, MERS, COVID-19, Ebola, Cúm Heo H1N1… Virus truyền từ vật lạ sang người, và có cơ lây lan, hoành hành khi môi trường sống ô nhiễm hơn và hệ miễn nhiễm của con người để chống chỏi với dịch bệnh cũng yếu đi. Nỗ lực trong sạch hóa môi trường – không khí, nước uống, đất, biển, sông, hồ – cũng sẽ giúp giảm thiểu những chất ô nhiễm độc hại xâm nhập vào cơ thể con người và gây bệnh. Hơn lúc nào hết vấn đề bảo vệ Môi Trường Sống phải được quan tâm đầu tiên trong tất cả chúng ta. Thứ hai, khuynh hướng toàn cầu hóa gia tăng sự tương tác, hợp tác và phát triển kỹ nghệ, kinh tế để nâng cấp đời sống con người, nhưng phải được thực hiện trong tinh thần bảo vệ trái đất, không khai thác bừa bãi thiên nhiên và có tinh thần trách nhiệm đối với các quốc gia đối tác. Quan trọng hơn nữa, sự yếu kém trong việc đối phó dịch COVID-19 cho thấy là các nước chưa quan tâm đủ việc củng cố hệ thống y tế cộng đồng. Vì thế, phát triển hệ thống chăm sóc y tế quốc gia và quốc tế trong tinh thần liên đới để ngăn ngừa và đối phó những dịch bệnh hầu chống lây lan và ảnh hưởng dây chuyền lên toàn cầu – cả lãnh vực y tế lẫn kinh tế – là điều khẩn cấp. Hơn lúc nào hết vấn đề hoàn thiện hệ thống y tế cộng đồng trong sự bùng phát toàn cầu hóa là điều quan tâm thứ hai sau Môi Trường Sống. Thứ ba, nếu như chính quyền Bắc Kinh công khai một cách minh bạch về sự xuất hiện dịch bệnh COVID -19 ngay từ những ngày đầu vào trung tuần Tháng 11, 2019 và Tổ chức WTO nhập cuộc ngay từ khi phát hiện bệnh dịch này có cùng nguồn gốc với SARS vào cuối Tháng Mười Hai, 2019 thì nhân loại đã không vất vả như ngày hôm nay. Việc Bắc Kinh cho phong tỏa Thành Phố Vũ Hán sau hơn một tháng bệnh dịch đã lây lan trong thành phố có 11 triệu dân, không những là sai lầm mà còn nói lên bản chất bưng bít của chế độ độc tài. Ngày nay, Bắc Kinh còn muốn chạy tội của mình bằng cách huy động bộ máy tuyên truyền tung tin sai lạc rằng COVID -19 là do Hoa Kỳ mang vào Vũ Hán hoặc COVID- 19 xuất phát từ Ý nên có số tử vong cao như vậy. Hơn lúc nào hết, thế giới tự do cần phải tăng cường biện pháp trừng phạt đối với những che giấu có tác hại lớn tới sinh mạng con người như vậy. Lý Thái Hùng 27/3/2020 https://viettan.org/covid-19-co-phai-do-con-nguoi-tao-ra/?fbclid=IwAR1CqHK1twbpkfN_oPQCy3yc_Qhppge6L5pYVKFsN7Mv3ZoVhcg07hDC9oU  
......

Trung cộng không gắp Virus Vũ Hán bỏ tay người được nữa!

Phơi bày ca số 0 nhiễm virus Corona Vũ Hán ở Ý, đó là vợ chồng  Hồ Á Mẫn cựu viện trưởng thuộc Đại học Sư phạm Vũ Hán Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video) Minh Thanh - Theo Epoch Times| Trung cộng hết đổ cho virus gây đại dịch này là từ Mỹ, sau đó lại nói từ Ý... Nay thì Ý đã có đầy đủ bằng chứng xác nhận 2 bệnh nhân đầu tiên mắc dịch và truyền dịch Covid-19 là 2 vợ chồng người TQ từ VŨ Hán đến Ý 23/1/2020, vài ngày sau vào bệnh viện, chữa suốt 49 ngày. May đấy, nếu ở Vũ Hán khó sống còn. Bà này là nhà lý luận Mac - Lê - Mao! Cả dân TQ và dân ý đều ... bừng tỉnh! Bệnh nhân số 0 nhiễm virus Vũ Hán của Ý là giáo sư ‘chủ nghĩa Marx-Lenin’ từ Vũ Hán Gần đây, trên mạng internet xuất hiện một video cho thấy cảnh xuất viện của cặp vợ chồng viện trưởng viện văn học, Đại học Sư Phạm Hoa Trung đến từ Vũ Hán, cũng là trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán tại Ý. Điều này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích Trung Quốc “gieo rắc virus độc tới ngàn dặm”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu tình hình dịch bệnh khiến virus Corona Vũ Hán bùng phát khắp toàn cầu. Tuy nhiên, để trốn tránh trách nhiệm, ban đầu họ đã cố đổ lỗi cho Mỹ và sau đó chuyển sang Ý.  Ngày 23/3, Phoenix Video đã đăng lại một video từ kênh truyền thông đại lục cho thấy vào ngày 19/3, bệnh nhân số 0 nhiễm virus Corona ở Ý là cựu Viện trưởng Đại học Sư Phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, bà Hồ Á Mẫn (sinh tháng 4 năm 1954). Bà rời bệnh viện bệnh truyền nhiễm sau 49 ngày nằm viện và chuyển vào bệnh viện đa khoa để tiếp tục theo dõi. Trong video, bà Hồ Á Mẫn nói với các nhân viên y tế đã điều trị cho bà rằng: "Tôi yêu các bạn. Các bạn đã cứu sống chúng tôi, chúng tôi yêu bệnh viện này và nước Ý". Được biết, ngày 22/1, bà Hồ Á Mẫn rời Vũ Hán đến châu Âu để đi du lịch. Vài ngày sau khi đến Ý, bà bị bệnh và được nhận vào khoa cấp cứu. Ngày 30/1, trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố rằng hai khách du lịch từ Trung Quốc đã được xác nhận nhiễm virus Corona Vũ Hán, đó là một cặp vợ chồng ở độ tuổi 66 và 67. Họ đã được cách ly điều trị, tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ. Theo kênh truyền thông Il Messaggero của Ý, cặp vợ chồng người Trung Quốc bị nhiễm dịch trên đã đến Milan vào ngày 23/1 và sau đó họ đã đến ở một khách sạn tại Rome. Trong chuyến đi, họ từng bắt xe buýt đến cassino để tham quan. Đêm ngày 29/1, hai vợ chồng cảm thấy khó chịu nên đã được kiểm tra sức khỏe và có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán. Điều này có nghĩa là hai người đã đi du lịch 6 ngày ở Ý trước khi được chẩn đoán nhiễm dịch. Bài báo cho biết cặp vợ chồng này cũng là trường hợp viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận ở nước Ý.  Gần đây, phim chụp X-quang và chụp cắt lớp phổi của hai người đã được đăng trên các trang web nước ngoài, cho thấy tình trạng phổi của họ đã xấu đi nhanh chóng, và phế nang của họ giống như thủy tinh thể. Bác sĩ cho biết điều này nói lên rằng phổi của hai người đã bị triệu chứng viêm phổi kẽ không hồi phục.  Thông tin công khai cho thấy bà Hồ Á Mẫn là đảng viên ĐCSTQ, và định hướng nghiên cứu của bà là học thuyết chủ nghĩa Marx. Bà từng là Phó hội trưởng hội nghiên cứu học thuyết Marx-Lenin, chuyên gia hàng đầu về “hình thái Trung Quốc trong văn học phê bình chủ nghĩa Marx-Lenin”. Bà có không dưới 10 cuốn sách viết về Marx-Lenin và Mao Trạch Đông. Thông tin về bà Hồ Á Mẫn và những đầu sách Marx Lenin bà đã viết (Ảnh chụp màn hình) Sau khi tin tức này xuất hiện trên Weibo đại lục, nó đã gây ra những tranh luận: Người dùng mạng unlim bình luận: “Một ngày trước khi thành phố bị phong tỏa đã ‘đầu độc cả ngàn dặm’ ”. Cư dân mạng st hoa đào nói: “Thành thật mà nói, ngày 22/1 rời Vũ Hán đi du lịch mà không biết tự bảo vệ, cùng là đồng bào mà tôi cảm thấy thật xấu hổ”. Một nick khác là Hoàng Hào lại bình luận: “Gieo rắc dịch bệnh tới cả vạn dặm, giỏi nhất đấy!”. Nick ‘bị ái’ nói: “Ngày 22/1 là chỉ trước khi Vũ Hán đóng cửa một ngày, chẳng phải trong lòng có chút tính toán sao? Lại còn là Viện trưởng Viện văn học, có đáng xấu hổ không?” Nick Tây Bắc bình luận: “Các quan chức luôn là người chạy trốn nhanh nhất”. Nick lib nói: “Đêm trước khi thành phố đóng cửa thì chạy trốn sang Ý, mang cả virus sang tới xa nghìn dặm, đúng là nhanh nhất, ích kỷ! !! !!” Ngày 12/3, sau khi Triệu Lập Kiên - phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã liên tiếp đăng trên Twitter với nội dung đẩy trách nhiệm về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán sang cho Hoa Kỳ, điều này đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh. Chính phủ Hoa Kỳ kịch liệt đáp trả và bắt đầu sử dụng đích danh từ “virus Trung Quốc” để gọi dịch viêm phổi Vũ Hán. Vào ngày 21/3, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Global Times và CCTV cũng trích dẫn cái gọi là lời của các chuyên gia y tế Ý, nói rằng họ đã gặp các trường hợp viêm phổi nặng vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái; từ đó "suy đoán" ra rằng “virus Trung Quốc” xuất hiện ở Ý sớm hơn ở Vũ Hán. Một số nhà bình luận đã mô tả cách tiếp cận này như là trò “phủi tay đẩy trách nhiệm” hàng loạt, đầu tiên là đẩy cho Hoa Kỳ, và bây giờ là cho nước Ý.  Sau khi những tin tức mới nhất về bệnh nhân số 0 ở Ý được tiết lộ, cư dân mạng Weibo Xiaike đã bình luận: “Rõ ràng là virus ở Ý và Châu Âu đến từ Vũ Hán”. Nick Đại dương bí ẩn trên Twitter cho hay: “Bệnh nhân số 0 ở Úc là một người đàn ông ngoài 50 tuổi đã trở về Melbourne từ Vũ Hán”. Cư dân mạng amyma131 nói: “Bệnh nhân số 0 của Seattle cũng đến từ Vũ Hán, được chữa khỏi rồi nhưng lại lây nhiễm cho người khác”. Một số tweet cũng cho biết: “Bệnh nhân số 0 ở tất cả các quốc gia đều do ĐCSTQ ‘chuyển tới’. Vậy mà vẫn không biết xấu hổ còn đi đổ lỗi khắp nơi? !!” Minh Thanh - Theo Epoch Times https://www.ntdvn.com/the-gioi/benh-nhan-so-0-nhiem-virus-vu-han-o-y-23659.html  
......

Nhận diện cuộc chiến chống Virus Vũ Hán

Bài hát truyền cảm hứng chống Virus Vũ Hán Thiện Tùng - huynhngocchenh.blogspot| Bịnh dịch đã trở thành kẻ thù của nhân loại. Nó tấn công không phân biệt đẳng cấp, nghèo giàu, màu da, sắc tộc… Người hùng chống lại nó không phải binh lực Quân đội mặc áo rằn ri, với “súng đồng đại bác” mà là đội quân Thầy thuốc “bạch giáp bạch bào”, với kim chích và vác-xin.   Hoán vị: Cuộc chiến giữa người và người, Quân đội thủ vai tiên  phuông tiến ra phía trước ngăn giặc; kế đến là ngành Y nằm trong nhóm trợ chiến (Hậu cần); dân thủ vai hậu phương cung cấp người và của cho tiền phương. Cuộc chiến chống vi trùng, ngành Y tiến ra phía trước, tiếp đến là Quân đội thủ vai trợ chiến, dân vẫn thủ vai hậu phương.   Trận chiến với virus Vũ Hán (Wuhan): Không đơn giản chút nào, cuộc chiến với Covid Vũ Hán là cuộc chiến chống vi trùng, không có chiến tuyến, nó tàng hình, không công khai nghinh chiến, len lõi theo gió bụi như ma quỷ, tấn công vào con người không phân biệt như đã nói ở trên.    Dịch Covid Vũ Hán, mới hơn 2 tháng, đã lan rộng khắp các châu lục. Theo BBC, đến ngày 23/3/2020, nó xâm nhập 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây nhiễm 336.000 ca, gây tử vong 14.600 ca. Một số nước áp dụng chiến thuật ‘sống chung với dịch” đang chuốc lấy thảm họa. Việt Nam ta áp dụng chiến thuật “đối đầu với dịch” – chúng xuất hiện nơi đâu bao vây khống chế chúng lại, chờ vũ khí vác-xin. Vậy là cuộc chiến với Covid Vũ hán nầy phải theo phương châm: “dài hơi, khộng cụt hơi và không được hụt hơi?.     Việt Nam dàn trận: Những người hùng “bạch giáp bạch bào”  thuộc ngành Y đang xung trận / Quân đội thủ vai trợ chiến đắc lực/ Nhân dân sống cách ly phòng lây nhiễm bịnh / tam trụ triều đình: Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bận lo kiện toàn Đảng cầm quyền, tối mặt tối mũi chuẩn bị Nhân sự và Văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 13 vào năm tới; Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân bận việc gì đó cả mấy tháng nay không thấy xuất hiện; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên bám quan trường chỉ đạo chống dich Vũ Hán từ xa, nói riết không rõ tiếng. Quan chức cấp cao phần lớn lặn.   Thử nghĩ: Cứ lo củng cố đội ngũ lãnh đạo (Đảng) mà không quan tâm đến những người bị lãnh đạo (Dân), trong nạn đại dịch Corna quái ác nầy, nếu dân có “mệnh hệ nào” thì Đảng lãnh đạo ai, chẳng lẽ mình lãnh đạo mình?! Nếu vậy có khác nào làm tướng mà không có quân. Từ lâu, Đảng sống và phát triển được nhờ Nhân dân bao cấp?. “Không dân Đảng tính làm sao?” – rã bành tô.    Chiến thuật nào phải phương pháp ấy: Đối phó với  virus Vũ Hán:Tác chiến (ngành Y) và trợ chiến (Quân đội) như thế là tốt rồi. Trong khi cầm cự chờ vũ khí vác-xin  để kết liễu lũ Covid Vũ Hán khốn nạn nầy, người viết thấy cần chú ý 3 điểm:    + Cách ly là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân: Người ta đang ngày đêm đối phó với Virus trong khó khăn, thậm chí nguy hiễm đến tính mạng, phận là người dân, chỉ có việc cách ly yên nghĩ tại nhà nhầm tránh lây nhiễm làm nặng gánh thêm cho ngành Y, thế mà còn có một số người bất tuân, “xé rào”, chẳng những vô trách nhiệm với bản thân còn làm phương hại cộng đồng?    Áp dụng triệt để hai hình thức cách ly: Cách ly tập trung dành cho người VN từ nước ngoài về hoặc khách đến / Cách ly tại nhà - hạn chế đến mức thấp nhứt giao/ngao du. Khi có triệu chứng “mắc dịch”, cử người thân hay dùng điện thoại báo với ngành Y đến xét nghiệm, nếu dương tính thì vào nơi tập trung điều trị, âm tính thì ở tại nhà dùng thuốc theo ngành Y chỉ dẫn.   Cấp cứu virus Corona - ảnh Vũ Đức Liêm/Facebook + Nhìn hình ảnh xem, ai mà không xúc động khi thấy những người thuộc ngành Y “bạch giáp bạch bào” trùm đầu, trùm mặt tù túng, nực nội, chật chội, khó thở,  ngày đêm đương đầu với Virus bảo vệ bịnh nhân!. Đối với những người hùng nầy, thiết nghĩ, nhà cầm quyền ngoài phải đảm bảo đầy đủ cho họ thuốc ngừa và phương tiện phòng lây nhiễm (như trang bị vũ khí cho Quân độii), ngoài tiền lương nên trợ cấp thêm tiền cho họ để bồi bổ cơ thể trong thời gian làm nhiệm vụ đặc biệt nầy – ưu tiên cho tiền tuyến.   + Chống dịch như chống giặc, sự xuất hiện của lãnh đạo tối cao ở những điểm “nóng” sẽ tiếp thêm sức mạnh, lòng tin … cho những người lính chiến nói riêng, nhân dân nói chung.   Uy tín của lãnh đạo sẽ sụp đổ nếu xuất hiện không đúng lúc, không kịp thời. Trong đại dịch Vũ Hán nầy, có 2 nhân vật uy tín bị sụp đổ thê thảm:   1/ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình: Ngoài tội giấu dịch, nhân dân Vũ Hán nói riêng, Hồ bắc nói chung chết lên chết xuống thì ông đóng cửa thủ đô Bắc Kinh, ẩn mình trong đó. Đến khi  Vũ hán vừa thoát nạn thì Ông đến Vũ Hán nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng để “kiếm phiếu”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Vũ Hán ngày 10/3. Ảnh: Xinhua. 2/ Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Y tế thế giới (WHO), trong khi dịch Covid Vũ Hán gây chết người như rạ, lan truyền chẳng những ở Trung Quốc mà còn vượt biên, thế mà Ông bình chân như vại, luôn miệng trấn an. Đến khi, riêng Vũ Hán  lan tràn hết Á, Âu, sang Mỹ, riêng ở Vũ Hán  nhiễm 41.533 ca, chết 910 ca, ông mới chịu  rời ghế sang  gặp riêng Tập Cận Bình  tại “Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh” để “nắm tình hình”. Trông bộ dạng ưa không nổi. Khi về, ông hốt hoảng báo động toàn cầu về virus Crona. Rồi Ông ngồi đó chứng kiến người người lớp lớp  phải ngã gục do đạo quân virus Vũ Hán - vô trách nhiệm như thế là cùng. Bởi vậy mới có 350.000 người ký kiến nghị kêu gọi Ông từ chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình bắt tay trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 28/1. Ảnh: Reuters. – sao kỳ không đứng ngay lên?! Nhìn qua hình ảnh người ta có cảm giác ông Bình là khách? Không biết rồi đây, ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung còn có thêm bao nhiêu vị lãnh tụ hoặc quan chức cấp cao  bị nhân loại chê cười , mai mỉa về thái độ, hành xử lạnh nhạt trước đại dịch Virus Vũ Hán nầy – Chắc có thêm, số lượng là bao  làm sao nói trước được? . -/-  
......

Thủ tướng Đức phải cách ly do tiếp xúc bác sĩ nhiễm virus Vũ Hán

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được cách ly sau khi một bác sĩ gần đây từng tiêm vắc-xin cho bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona Vũ Hán. Phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert hôm Chủ Nhật (22/3) nói trong một tuyên bố gửi hãng tin AP rằng bà Merkel đã được thông tin về kết quả xét nghiệm của bác sĩ chỉ thời gian ngắn sau một cuộc họp báo về ngăn chặn virus corona lây lan. Bà Merkel từng tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn vào ngày 20/3. Người bác sĩ tiêm viêm vắc-xin cho bà giờ đã nhiễm virus corona chủng mới gây viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Ông Steffen Seibert cho biết Thủ tướng Merkel bây giờ sẽ được “kiểm tra thường xuyên” trong những ngày tới và bà sẽ làm việc từ nhà. Trong cuộc họp báo hôm 22/3, bà Merkel đã gửi lời cảm ơn tới “đại bộ phận” người dân Đức đang tuân thủ các hướng dẫn phòng đại dịch virus corona mà chính phủ của bà đã ban hành. “Tôi biết thực hiện điều này là một sự hy sinh”, bà Merkel nói về việc tuân thủ các biện pháp xã hội mới. “Tôi đã rất xúc động vì thực tế rất nhiều người đang tuân thủ các quy định này. Bằng cách này chúng ta sẽ chăm sóc được cho những người già và người ốm bệnh, vì virus này là nguy hiểm nhất đối với họ. Nói tóm lại: chúng ta cứu người bằng [các biện pháp xã hội này]”, AP dẫn lời bà Merkel. Sau buổi họp báo, thủ tướng Đức được thông tin bác sĩ của bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán. Tuần trước, bà Merkel đã so sánh đại dịch virus corona lần này với Thế Chiến II. “Đây là vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta phải coi trọng điều này”, bà Merkel nói hôm 18/3. “Đất nước ta chưa từng gặp thách thức nào như này kể từ khi tái thống nhất. Chúng ta chưa gặp thách thức nào như này từ Thế Chiến II. [Có vượt qua được thách thức này hay không] phụ thuộc rất lớn vào việc tất cả chúng ta phải đoàn kết cùng nhau.” Trong cuộc họp báo hôm 22/3, Thủ tướng Merkel đã thông báo cấm các cuộc tụ họp công cộng từ hai người trở lên để ngăn chặn virus Vũ Hán lây lan. Bà Merkel cũng đã ra lệnh yêu cầu các nhà hàng chỉ phục vụ các đơn hàng mang đi, không ăn uống tại chỗ. Các dịch vụ làm đẹp, massage và xăm mình được yêu cầu phải đóng cửa. Tính đến hết ngày 22/3, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm virus corona Vũ Hán tại Đức là 23.974 và 92 trường hợp tử vong. Trên toàn thế giới, tổng số ca nhiễm đã vượt qua 330.000 và 14.450 ca tử vong. Xuân Thành  
......

Chính phủ liên bang Đức có kế hoạch tăng khoản nợ lên tới 356 tỷ Euro để hỗ trợ bù đắp khủng hoảng Coronavirus

Hoa Mai Nguyen © SZ.de/gba Dịch ngữ. Hoa Mai Nguyen|   Chính phủ liên bang có kế hoạch tăng 356 tỷ euro nợ mới để giảm tối thiểu hậu quả của dịch corona virus. Điều này đã được bàn đến vào thứ Bảy 21.03, từ các vòng đàm phán tại Berlin CHLBĐức. Tổng số tương ứng với khối lượng của một ngân sách liên bang bổ sung cho năm 2020. Cho đến nay, chính phủ liên bang đã lên kế hoạch chi 362 tỷ euro mà không cần thêm nợ. Vay ròng được thêm vào do cuộc khủng hoảng corona. Theo báo cáo từ các nhóm đàm phán, con số 356 tỷ euro đại diện cho khoản nợ ròng mới được lên kế hoạch tối đa. Tất nhiên có thể ngân sách này chưa đến mức phải cạn kiệt.   Chính phủ liên bang đã đàm phán với tất cả các thành viên có tham dự vào thứ Bảy để cùng nhau lên kế hoạch các gói giải cứu. Và chờ được quyết định vào thứ Hai trong buổi họp tại Quốc hội .   Trong cuộc họp thứ bảy vừa qua , các chi tiết quan trọng đã được đồng ý. Sau đó ngân sách bổ sung thêm cho năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên 156 tỷ euro. Điều này là cần thiết vì sự thiếu hụt thuế có thể thấy trước ,trong chương trình hỗ trợ các doanh nhân vừa và nhỏ.   Ngoài ra, chính phủ liên bang muốn cung cấp bảo lãnh lên tới 400 tỷ euro. Do đó, viện trợ của nhà nước chống lại hậu quả của cuộc khủng hoảng đại dịch Corona virus, tổng cộng lên tới 756 tỷ EUR, trong đó có 356 tỷ EUR được vay và 400 tỷ EUR bảo lãnh   50 TỶ EURO CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ   Viện trợ hơn 50 tỷ euro được lên kế hoạch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, cần có một khoản thanh toán một lần trong ba tháng lên tới 15.000 euro cho các doanh nghiệp nhỏ với tối đa mười nhân viên. Các công ty có ít hơn năm nhân viên có thể nhận được tới 9.000 euro. Các quỹ được dự định đặc biệt để phục vụ như là một trợ cấp cho chi phí thuê và cho thuê liên tục.   Khoảng tiền 100 tỷ được dành cho các khoản đầu tư vào các công ty như Lufthansa. Ngoài ra còn có một quỹ ổn định kinh tế mới. Chính phủ liên bang đang trao cho ngân hàng khuyến mại KfW 100 tỷ euro thuộc sở hữu nhà nước thông qua quỹ mới để theo kế hoạch, nó có thể cung cấp các khoản vay không giới hạn cho các công ty có nhu cầu. Ngoài ra, có 400 tỷ euro cho các khoản bảo lãnh từ quỹ mới cho các khoản nợ của công ty.   Các cuộc tham vấn liên tiếp tục trong cuối tuần này tại Berlin. Khoản tiền hỗ trợ phải được sự đồng thuận các tiểu bang trong các khoản gói tiền cứu trợ, . Mục đích hỗ trợ cần phải được chính xác và tránh chi trả hai lần.   Tác giả.© SZ.de/gba Nguồn.https://www.sueddeutsche.de/…/coronavirus-corona-krise-wirt…
......

"Cần gọi đúng tên vi khuẩn Vũ Hán"

Việt Tân NGOẠI TRƯỞNG MIKE POMPEO MỞ ĐÒN TẤN CÔNG: "CẦN GỌI CHO ĐÚNG TÊN: vi khuẩn VŨ HÁN (WUHAN virus)" Suốt hơn hai tháng vừa qua, Bắc Kinh và WHO do Tedros làm tổng giám đốc cùng múa may chữ nghĩa, đổi tên xoành xoạch: Wuhan virus qua Corona virus, rồi nCoV-2, COVID-19. Nhưng, cả Washington lẫn Tokyo vẫn im lặng, quan sát, xem xét...Và rồi, NAY ĐÃ TỚI LÚC cần chấm dứt mọi trò múa may mà phải làm cho rõ trắng đen! Bằng cách, trước hết, gọi tên dịch bệnh cho có đầu có ngọn. Ông Hiroshi Yamada bên Quốc hội Nhựt Bổn lên tiếng: "Hãy trở lại với tên gọi ban đầu là VIÊM PHỔI VŨ HÁN (Wuhan pneumonia), không thể để cho Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch làm sai lệch thông tin". Ngày 6/3/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi phát biểu trên Fox News và CNBC, đã gọi: "Vi khuẩn VŨ HÁN (Wuhan virus)". Và ngay cả khi nói về loại vi khuẩn là loại Corona thì cũng phải rõ ràng nguồn gốc khởi đầu dịch bệnh: "Vi khuẩn corona VŨ HÁN" (Wuhan coronavirus). Ông Mike Pompeo cho biết, "Vi khuẩn Vũ Hán không phải là từ ngữ do tôi đặt, mà chính nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của vi khuẩn"! Bắc Kinh không thể nói ra rồi nuốt lời, lấp liếm bằng cách thay đổi tên gọi để xóa đi chữ "Vũ Hán"! Mỹ đưa ra gói viện trợ ban đầu 37 triệu USD để trợ giúp một số quốc gia bị nguy hiểm, ông Mike Pompeo nhấn mạnh, bởi "sự lây lan của vi khuẩn Vũ Hán" (Wuhan virus's spread). Bắc Kinh tím mặt, phản pháo bằng cách cho rằng nguồn gốc ban đầu không đến từ Vũ Hán. Vậy, từ đâu? Tàu muốn gì thì cứ làm, Mỹ sẵn sàng tiếp chiêu. Đã qua hai tháng để giới TÌNH BÁO MỸ ĐIỀU TRA ngấm ngầm, nay đến lúc CHÍNH THỨC MỞ ĐÒN "TẤN CÔNG"! Bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng mà thấu tâm can của Bắc Kinh, rằng: trong tên gọi của dịch bệnh đang bùng phát hiện nay phải có tên địa danh khởi đầu là "VŨ HÁN" (Wuhan)! Phải rõ ràng, không để cho Bắc Kinh làm mưa làm gió khiến cho thông tin bị nhiễu loạn. Phải nói cho đúng, là: "Viêm phổi VŨ HÁN" (Wuhan pneumonia); "Vi khuẩn VŨ HÁN" (Wuhan virus); "Vi khuẩn corona VŨ HÁN" (Wuhan coronavirus). Nguồn: FB nguyen-Chuong Mt  
......

Tình báo Mỹ điều tra về Covid-19 tiết lộ, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lên kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp

Ngày 21/2, Yahoo News đưa tin, nguồn tin từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết một số quan chức Trung Quốc có dấu hiệu lên kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp. Hình ảnh tại Trung Nam Hải. (Mark Schiefelbein-Pool / Getty Images) Minh Thanh (theo Epoch Times)| Covid-19 tại Trung Quốc hiện gần như không thể kiểm soát được. Hôm thứ Sáu (21/2), Yahoo News đưa tin rằng theo nguồn tin từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ tiết lộ, một số quan chức Trung Quốc có dấu hiệu lên kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp. Tác giả bài viết là Jenna Mclaughlin, một phóng viên điều tra an ninh quốc gia tại Yahoo News. Bà nói rằng do nghi ngờ các quan chức Trung Quốc hạn chế đưa ra các thông tin về Covid-19, nên cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã và đang giúp chính phủ thu thập thông tin về Covid-19 trên toàn cầu, bao gồm cả các công bố của Trung Quốc. Bài viết trích dẫn lời của hai người đưa tin, cho biết một trong những nguồn thông tin tốt nhất về tình hình Covid-19 và phản ứng đối phó từ phía chính phủ Trung Quốc, chính là các kênh quân sự. Một trong hai người đưa tin là cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ cho biết,chủ đề theo dõi quan trọng nhất là kế hoạch của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - "triển khai hoạt động có tính liên tục" - chỉ khả năng duy trì các chức năng cơ bản của chính phủ trong các cuộc khủng hoảng chưa từng có như chiến tranh hạt nhân hay thiên tai. Người đưa tin này nói, chủ đề theo dõi này có thể liên quan đến động thái an ninh của các nhà lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, như rời khỏi Trung Quốc hoặc tìm nơi trú ẩn ở nước ngoài, "tương tự như nơi trú ẩn ngày tận thế của Hoa Kỳ". Nguồn tin cũng nói rằng khi phát hiện dấu hiệu các quan chức Trung Quốc đang lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp như vậy, giới tình báo Hoa Kỳ nhận định điều này chứng tỏ trong nội bộ Bắc Kinh có sự lo ngại tiềm tàng về dịch bệnh. Yahoo News cũng trích dẫn ba nguồn tin tình báo Hoa Kỳ, cho biết Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, Trung tâm về các vấn đề Toàn cầu của Cục tình báo Trung ương (CIA) và Trung tâm tình báo y tế quốc gia thuộc Cục tình báo Quốc phòng (DIA) đang hỗ trợ nhóm công tác về Covid-19 của Nhà Trắng. Nhóm công tác này do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lãnh đạo. Trung tâm Tình báo Y tế Quốc gia, nằm ở Maryland, theo dõi các nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh và sự bùng phát dịch bệnh đối với quân đội Hoa Kỳ, đồng thời đánh giá các biện pháp đối phó liên quan trước đại dịch của lãnh đạo nước ngoài. Một phát ngôn viên của quân đội Hoa Kỳ nói với Yahoo News rằng cơ quan này "đang theo dõi chặt chẽ sự bùng phát của Covid-19 và các biện pháp phản ứng của toàn cầu". Bài viết cho biết trước tình hình thông tin được công bố về Covid-19 trên toàn cầu, giới tình báo Hoa Kỳ phải tìm cách nhanh chóng thu thập thông tin tiềm ẩn về đại dịch đang phát triển nhanh chóng này, đồng thời tránh mối nguy hiểm tính mạng cho họ trước những uy hiếp hoặc cản trở công việc của CDC và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dịch bệnh toàn cầu từ lâu đã là một chủ đề được các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ rất quan tâm. Trong thời kỳ chính quyền Obama, để đối phó với dịch Ebola, đã từng có hợp tác liên chính phủ. Nhưng dù là trong quá khứ hay hiện tại, điều thách thức vẫn là các chính phủ nước ngoài đều rất khó có được thông tin đầy đủ về khủng hoảng y tế cộng đồng từ chính quyền Trung Quốc. Một quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói rằng mặc dù luôn có các kênh liên lạc với Trung Quốc, nhưng bạn không chắc liệu các quan chức Trung Quốc có trả lời điện thoại hay không. "ĐCSTQ và bộ máy quan liêu lo ngại về việc báo cáo tin xấu cho Chủ tịch Tập Cận Bình, gồm cả ảnh hưởng tiềm tàng của dịch bệnh đối với nền kinh tế toàn cầu", bài báo viết. "Đây là những vấn đề nghiêm trọng vẫn đang tồn tại dai dẳng", Greg Treverton, Giáo sư tại Đại học Nam California và là Cựu chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia, nói với Yahoo News. Ông nói: "Y tế là một vấn đề an ninh quốc gia rất lớn, đặc biệt là đối với các đối tượng tình báo như Trung Quốc, họ sẽ không cung cấp sự trợ giúp cần thiết". Ông Trevorton từng nghiên cứu các hoạt động nội bộ của chính phủ Hoa Kỳ trong vụ dịch SARS Trung Quốc năm 2003 và đối phó với dịch Ebola ở Tây Phi từ 2014-2016. Ông nói với Yahoo News rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều vốn để theo dõi sự phát triển của virus Ebola ở Châu Phi, điều này được tiến hành trước khi tình trạng dịch Ebola được công bố tại Hoa Kỳ. Ông cho rằng tình hình quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ "chắc chắn sẽ khiến Hoa Kỳ gặp khó khăn hơn trong việc có được thông tin tình báo đáng tin cậy", nhưng cũng nói rõ Hoa Kỳ "nhất thiết" có được tin tình báo Trung Quốc đáng tin cậy. Minh Thanh (theo Epoch Times) https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tinh-bao-my-dieu-tra-ve-covid-19-tiet-lo-lanh-dao-cap-cao-trung-quoc-len-ke-hoach-thoat-hiem-khan-cap-16008.html  
......

Dịch bệnh Covid - 19 đang lan tràn khắp nơi

Le Anh| Mới thoạt nhìn các bức ảnh, người ta tưởng đây là thành phố Vũ Hán. Nhưng không, đó là thành phố Daegu, Hàn Quốc, nơi mà ổ dịch đã giết chết 2 người. Các hình ảnh này được các hãng tin lớn trên thế giới như Yonhap, AFP, Reuters...loan tin. Đường xá vắng hoe, tàu điện co cụm, bệnh nhân được di chuyển trong lồng khiêng, hàng quán đóng cửa, thành phố phun thuốc khử trùng khắp nơi. Hình ảnh như một thành phố chết. Theo truyền thông cho biết, Hàn Quốc đã xét nghiệm nCoV hơn 14.800 người từ ngày 3/1, trong đó có 11.953 người âm tính với virus và 16 người đã xuất viện sau khi hồi phục hoàn toàn. Số người đang xét nghiệm nCoV và cách ly là hơn 2.700, trong đó có 156 người mắc bệnh. Hàn Quốc hiện được đặt ở tình trạng báo động cấp 3, trong hệ thống 4 cấp. Các thành phố Daegu, Cheongdo được đưa vào diện "quản lý đặc biệt". Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực sẵn có đến Daegu để đối phó với dịch Covid-19. Sự lây lan dịch bệnh Covid-19 đã đến mức báo động, mặc dầu nhiều chính phủ ở nhiều quốc gia tiên tiến đã có những phương cách để ngăn chặn. Tuy nhiên, mức độ lây lan vẫn chưa thấy hạ nhiệt. Việt Nam là nơi tập trung nhiều người Trung Quốc nhất so với các quốc gia Á châu, trong đó có rất nhiều người từ Vũ Hán. Nhưng Bộ Y tế thông báo chỉ có 16 ca nhiễm và đã chữa khỏi 15 ca, còn chuẩn bị tuyên bố Khánh Hòa, Thanh Hóa hết dịch. Cửa khẩu của đất nước vẫn còn mở toang. Người Trung Quốc vẫn tiếp tục tràn vào để tránh nạn dịch bệnh. Không biết khi nào đất nước Việt Nam mới có được một chính quyền minh bạch, biết lo cho dân, biết quan tâm đến tính mạng của người dân?    
......

Sự thật về con số nhiễm bệnh và chữa khỏi Virus Vũ Hán tại Việt Nam

Le Anh|   Theo truyền thông Đảng đưa tin về vụ một nữ bệnh nhân bị nhiễm Virus Corona được xuất viện trong 2 thời điểm và bệnh viện khác nhau. Tuy hai mà một! Nhiều người rất thắc mắc, muốn Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo giải thích cho dân biết. - 3/2, Nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa dương tính với corona được xuất viện https://baomoi.com/nu-benh-nhan-o-thanh-hoa-…/c/33835884.epi - 10/2, Nữ bệnh nhân nhiễm corona ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương sẽ được xuất viện https://baomoi.com/ba-benh-nhan-nhiem-corona…/c/33918033.epi Điều này đã làm cho dư luận nghĩ rằng, thời gian qua Đảng đã cố tình bưng bít và che giấu con số bị nhiễm Virus Corona, cho nên đã sử dụng truyền thông để tuyên truyền và tạo dựng số liệu, cùng những kết quả điều trị cho những người bị nhiễm dịch bệnh. Đồng thời các lãnh đạo của Bộ Y tế cũng đã ra sức tuyên bố những kết quả chữa trị mà thế giới không làm được. Một sự kiện khác làm cho nhiều người cảm thấy nghi ngờ về sự không minh bạch của nhà cầm quyền CSVN liên quan đến con số mà do Bộ Y tế thông báo. Theo AFP đưa tin ngày 17 Tháng Hai, 2020, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, đã phát hiện 454 ca nhiễm nCoV , trên tổng số 3700 người trên du thuyền Diamond Princess. Trong khi tại Việt Nam có mấy chục ngàn người Trung Quốc, mà chỉ có 16 ca nhiễm. đã chữa khỏi 14 ca. Có một số người đặt nghi vấn, những bệnh nhân được báo chí Đảng tuyên truyền, liệu có phải thật là bệnh nhân bị nhiễm Virus Vũ Hán không? Các bạn có tin những con số nhiễm bệnh và chữa khỏi do Bộ Y tế Việt Nam thông tin không? Lê Ánh  
......

Thành phố Vũ Hán: mỗi người Việt muốn về nước phải đóng 1000 đô-la.

Chị Anna Nguyễn cho biết như vậy trong Hội lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc: “Khổ thân, để về được Việt Nam số tiền không hề nhỏ? Mà tưởng những người từ Trung Quốc về được nhà nước hỗ trợ 1 phần cơ nhỉ? Giờ chi phí về Việt Nam gần 1000 USD lấy đâu tiền về bây giờ? 60 người muốn về Việt Nam mà không có tiền về nước. Làm cả năm ở Trung Quốc về ăn tết với gia đình mà hết tiền, đắt gấp 3 lần lúc trước Tết cơ.” Trước đó, các công ty du học Việt Nam như Quang Minh FPT (liên kết với đại học FPT) đã đăng tin rằng: “Trường Đại học Vũ Hán _ xứng danh trường đại học nổi tiếng tại Trung Quốc.”. Nhưng khi có sự cố xảy ra, Đại học Vũ Hán, giàu có nhất nhì Trung Quốc như thế, đã từ chối chi tiền mua vé máy bay cho sinh viên Việt Nam về nước. Đô-la không có nghĩa thầy trò, tình dân tộc, hay tình anh em. Trường đại học Vũ Hán không hề có tinh thần hiệp sĩ như lời quảng cáo. Nếu không nghe lời FPT thì các em đã không gặp rủi ro về tính mạng tại thành phố này. Các bạn du học sinh Việt Nam nhắn tin về nước kêu cứu, rằng mỗi bạn muốn ra sân bay thì phải đóng phí taxi mất 8 triệu đồng tiền Việt. Con số này là quá sức chi trả của các bạn sinh viên sang Trung Quốc bằng thực học của mình. Được biết, các nước như Anh, Pháp, Mỹ đã cho chuyên cơ đến chở tất cả du học sinh về nước miễn phí. Trường hợp Việt Nam, mỗi học sinh phải tự túc phí chuyên cơ và phí trung chuyển từ nhà ra sân bay. Vì vậy chỉ có một số ít du học sinh con nhà có điều kiện và quyền lực là được về nước. Số còn lại vẫn đang còn bị kẹt tại thành phố Vũ Hán- nơi được coi là thành phố chết chóc đau thương bởi dịch virus Corona. Một tổ chức là Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam đang vận động quyên góp tiền mua vé máy bay cho các bạn du học sinh Vũ Hán.  
......

Virus Vũ Hán hay Virus Cộng sản đáng sợ hơn

Hình minh hoạ. Cảnh sát đeo khẩu trang bảo vệ đứng canh tại một nhà ga xe lửa ở Bắc Kinh hôm 27/1/2020 Trần Tuệ An - RFA| Trung Quốc vĩ đại Trung Quốc thời Tập Cận Bình đã có nhiều “ảo vọng” về việc “cai trị” thế giới với nhiều kế hoạch khổng lồ. Một trong những kế hoạch đó là “Made in China 2025”. Kế hoạch này nhằm giúp chính quyền Trung Quốc chi phối hoạt động sản xuất công nghệ cao trên toàn cầu. Kế hoạch thì rất vĩ đại, tuy nhiên, đầu năm 2020 cả thế giới đã chứng kiến, cái mà Trung Quốc đã xuất khẩu ra toàn thế giới không phải là công nghệ gì cao sang mà là một thảm hoạ y tế toàn cầu với tên gọi - Coronavirus Vũ Hán. Một số chuyên gia đã so sánh sự kiện virus Vũ Hán khởi phát từ Trung Quốc với sự kiện lây nhiễm virus bệnh than từ thành phố Sverdlovsk của Liên Xô năm 1979. Việc bùng phát bệnh than tại thành phố này đã khiến ít nhất 66 người tử vong. Khi nhà chức trách tới mở cuộc điều tra, họ tuyên bố rằng nguyên nhân do người dân ăn phải gia súc đã nhiễm mầm bệnh than. Tuy nhiên, đó chỉ là lời nói dối. Năm 1992, các nhà khoa học của trường đại học Harvard của Hoa Kỳ đã khám phá ra đó là một thử nghiệm vũ khí sinh học bí mật của quân đội Liên Xô. Năm 1986, tuy xảy ra thảm hoạ Chernobyl, nhưng chính quyền Xô Viết cũng ém nhẹm mọi thông tin và bằng chứng về tác hại của vụ nổ. Vũ khí sinh học Cho đến hiện nay, với sự bùng phát của loại coronavirus Vũ Hán, cũng đã có người nghi ngờ đó không phải là thiên tai, mà “nhân tai” từ các kế hoạch chế tạo vũ khí sinh học của quân đội Trung Quốc. Các nghi vấn về việc Trung Quốc thử nghiệm các vũ khí sinh học không phải là không có cơ sở. Chuyên trang về quân sự Defense One có điểm lại các thông tin mà phía Trung Quốc có tiết lộ về các ưu tiên cho các kế hoạch quân sự mà trong đó vũ khí sinh học luôn được coi là ưu tiên hàng đầu. Hình minh hoạ. Ống nghiệm có tên virus Corona. Hình chụp hôm 29/1/2020 Reuters Theo đó, năm 2010, một giáo sư đại học quân y của Trung Quốc là Guo Jiwei đã viết bài về ảnh hưởng của vũ khí sinh học tới các cuộc chiến trong tương lai. Năm 2015, Tướng He Fuchu - lúc đó là Giám đốc Học viện Quân y, sau này giữ chức Phó Giám đốc Học viện Quân sự Trung Quốc cũng cho rằng vũ khí sinh học sau này sẽ trở thành đỉnh cao tác chiến chiến lược. Năm 2017, Zhang Shibo - Tướng về hưu và cũng là Cựu Giám đốc Học viện Quốc phòng Trung Quốc có xuất bản một cuốn sách, trong đó kết luận rằng “Sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại là chỉ dấu cho thấy tính chất đặc biệt của một cuộc tấn công”. Năm 2017, trên tạp chí Khoa học về chiến lược quân sự - Một tạp chí chuyên ngành của Học viện Quốc phòng Trung Quốc cũng thể hiện quan điểm “sinh học là một lĩnh vực của chiến tranh quân sự”. Tình báo Trung Quốc núp bóng Trong thực tế, Trung Quốc cũng tìm nhiều cách để thúc đẩy việc phát triển công nghệ sinh học bằng nhiều cách khác nhau. Một cách nhanh nhất là tìm cách “tuyển dụng” các giáo sư đại học danh tiếng từ bên ngoài. Mới đây, một giáo sư danh tiếng của đại học Harvard đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc là đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ khi không khai báo trung thực về việc tham gia dự án với Trường đại học Vũ Hán của Trung Quốc cùng với việc nhận các khoản lương và tài trợ nghiên cứu từ đại học Vũ Hán lên đến con số cả triệu USD. Mặc dù khó có bằng chứng cụ thể, nhưng chúng ta nên biết rằng, có bàn tay của Cơ quan Tình báo Hoa Nam đằng sau việc “tuyển dụng” giáo sư này. Từ hồi cuối năm ngoái, Cơ quan Điều tra Liên Bang (FBI) đã phải ra thông báo về việc thận trọng trước các kế hoạch tuyển dụng người tài từ các Viện nghiên cứu và các Trường đại học tại Hoa Kỳ của Trung Quốc. Trong đó không loại trừ các chuyên gia về công nghệ sinh học. Coi rẻ sinh mạng người dân Bài học từ sự bùng phát bệnh than ở Liên Xô năm 1979 cho thấy rằng, các chính quyền cộng sản dường như không quan tâm tới sinh mạng người dân của chính họ, miễn là đạt được các mục đích họ mong muốn. Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 26/1/2020: nhân viên y tế đứng canh chống sự lan rộng của virus corona ở điểm kiểm soát tại tỉnh Sơn Đông. AFP Các cách hành xử của chính quyền Liên Xô và Trung Quốc trước các thảm hoạ đều có điểm giống nhau. Đối với thảm hoạ bệnh than 1979 và Chernobyl 1986 thì do chính quyền Liên Xô gây ra. Đối với virus Vũ Hán, chưa có bằng chứng chính thức nên đây chỉ là nghi vấn. Tuy nhiên, cả chính quyền Liên Xô trước đây và Trung Quốc bây giờ đều giống nhau ở cách “ém nhẹm” thông tin về thảm hoạ, cho dù nó có thể đe doạ tính mạng của người dân đất nước họ. Khi thông tin về dịch virus mới xuất hiện, truyền thông Trung Quốc đã tìm cách ém nhẹm thông tin và giảm nhẹ độ nguy hiểm của dịch bệnh. Thậm chí công an địa phương còn truy tố 8 bác sĩ đã tìm cách thông tin về dịch bệnh. Thị trưởng thành phố Vũ Hán - ổ dịch, đã lên truyền hình Trung Quốc phân bua là tình trạng dịch bệnh muốn được thông báo phải có sự chuẩn thuận của cấp trên. Trung Quốc sau cùng cũng thừa nhận là phản ứng quá chậm trễ, khiến cho nhiều nạn nhân bị chết và số người bị nhiễm đã lan rộng. Chính việc che giấu thông tin bệnh dịch đã khiến nhiều người trên thế giới lo ngại về tính trung thực của Trung Quốc trước các vấn đề quốc tế. Chính vì vậy, mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hiện hình như trung tâm của các đe doạ của thời đại chúng ta”. Thế còn Việt Nam? Việt Nam thì đang bị nhiễm cả hai loại virus Vũ Hán và Cộng sản. Nhiều người rất ngờ vực khi lẽ ra Việt Nam phải là quốc gia bị nhiễm nhiều nhất, vì Việt Nam có 6 tỉnh phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc với rất nhiều cửa khẩu trên bộ. Các cửa khẩu này một ngày có ít nhất hàng ngàn người qua lại. Chưa kể lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán rất nhiều, cả trăm ngàn người. Hệ thống y tế Việt Nam thì không thể nói là tiên tiến và hiện đại như các nước phát triển được. Thế nhưng con số người Việt Nam bị nhiễm virus được nhà chức trách Việt Nam thông báo rất ít. Điều này khiến nhiều người rất ngạc nhiên, cho dù người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới có nhắc tới Việt Nam như 1 trong 4 quốc gia có tình trạng lây nhiễm bệnh từ người sang người đáng lưu ý. Và vừa mới đây, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phải chính thức công bố dịch Corona, điều đó cho thấy nguy cơ nhiễm virus Vũ Hán ở Việt Nam rất nguy hiểm. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng Việt Nam cũng “ém nhẹm” thông tin chính xác về số người nhiễm bệnh, giống như “ông anh” Trung Quốc vì cả hai cùng có sẵn virus Cộng sản như nhau. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu ngưng các chuyến bay tới và từ Trung Quốc. Tuy nhiên, còn các cửa khẩu trên bộ thì chưa có động thái gì, mặc dù đó là nguồn đe doạ lây nhiễm rất lớn. Trả lời báo chí, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết là Việt Nam có ký kết Hiệp định về cửa khẩu với Trung Quốc cho nên không thể muốn đóng cửa biên giới là đóng mà phải có sự đồng ý của Trung Quốc. Tuy nhiên câu này sau đó đã bị xoá khỏi báo chí Việt Nam như chưa từng tồn tại. Kết luận Cũng có nhiều quốc gia đã từng bị dịch bệnh. Dịch bệnh là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh biến đổi khí hậu và toàn cầu hoá như hiện nay. Tuy nhiên, cái mà quốc tế lo ngại là thái độ thiếu minh bạch về thông tin, lạm quyền, coi rẻ tính mạng của người dân thường mới là điều đáng lên án. Mà các căn bệnh này, chúng ta lại chỉ gặp ở những quốc gia Cộng sản mà Trung Quốc và Việt Nam đang là đại diện tiêu biểu. Vậy tại sao các nước cộng sản lại có căn bệnh này? Đó là sự độc tài được dung dưỡng trong cơ chế tập quyền. Xã hội thiếu vắng các cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực. Chính trong môi trường như vậy, nên mới dẫn tới căn bệnh này. Và cho dù virus Vũ Hán bị tiêu diệt thì sẽ có ngày xuất hiện một virus khác một khi virus Cộng sản chưa bị tiêu diệt. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/which-virus-more-scary-02022020092921.html
......

Dòng thời gian của dịch viêm phổi lây nhiễm từ Trung quốc

Timothy Trinh   Dưới đây là dòng thời gian của dịch viêm phổi cấp, từ một chợ hải sản tại Trung Quốc, trong vòng một tháng, đã lây nhiễm đến ít nhất 20 tỉnh thành tại Hoa Lục, và theo các hành khách máy bay đi đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Hoa Kỳ và Úc.   Ngày 12 tháng 12 năm 2019, trường hợp đầu tiên của dịch viêm phổi cấp được phát hiện tại chợ hải sản Hoa Nam, thành phố Vũ Hán; vì thế, báo chí thường gọi là "dịch viêm phổi Vũ Hán". Đến gần ba tuần lễ sau đó, nhà cầm quyền mới chính thức đưa ra thông báo vào ngày 30 tháng 12 để cảnh báo những người buôn bán tại chợ Hoa Nam.   Sau khi thông báo được phổ biến, mọi sinh hoạt buôn bán vẫn tiếp diễn trong khu vực chợ. Ngày 31 tháng 12, phóng viên của "The Paper", một phương tiện truyền thông trực tuyến khởi nghiệp được hỗ trợ bởi tập đoàn truyền thông Shanghai United Media Group tại Trung Quốc, đã phỏng vấn một chủ tiệm tại chợ Hoa Nam. Ông ta đã xác nhận mọi người đều lo sợ nhưng họ vẫn tiếp tục buôn bán.   Một số người dân Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm, tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng Weibo, đã bị bắt giữ về tội "phổ biến thông tin giả nhằm gây hoang mang dư luận."   Ngày 2 tháng 1, Bộ Y tế Singapore công bố rằng họ quan tâm về sự bùng phát bệnh viêm phổi tại Vũ Hán và đang theo dõi tình hình chặt chẽ.   Ngày 9 tháng 1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch viêm phổi Vũ Hán là do chủng vi rút "coronavirus" chưa được biết đến trước đây. WHO đã yêu cầu cơ quan y tế của Trung Quốc phải cung cấp thông tin cho những chuyên gia quốc tế để họ tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời.   Vào thời điểm đó, Trung Quốc công bố chỉ có 59 trường hợp tại Vũ Hán, không có trường hợp nào ở trên những tỉnh thành khác, và loại "vi-rút lạ" gây ra dịch viêm phổi cấp này không có dấu hiệu lây nhiễm giữa người và người. Về sau, rút lại con số từ 59 xuống còn 41 trường hợp.   Trưởng phòng dịch tễ học của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (Center for Disease Control), Zeng Guang, lập luận cho rằng "đây chỉ là một vài trường hợp, nếu so với dân số của Vũ Hán có hơn 10 triệu người".   Tình trạng trở nên tệ hại khi hàng chục ngàn du khách, mang theo vi rút Vũ Hán đi ra nước ngoài. Trong dịp Tết năm nay, từ ngày 20 đến 27 tháng 1, sẽ có 2.105 chuyến bay từ thành phố Vũ Hán đi khắp các tỉnh thành Hoa Lục, và 231 chuyến bay ra nước ngoài (kể cả Việt Nam).   Ngày 13 tháng 1 năm 2020, trường hợp đầu tiên phát hiện ở Thái Lan, bên ngoài lãnh thổ Hoa Lục. Một phụ nữ Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi nhẹ đang trở về Thái Lan sau chuyến đi đến Vũ Hán.   Ngày 15 tháng 1, Ủy ban y tế Trung Quốc cho biết "cho đến nay, không có sự lây truyền vi rút Vũ Hán từ người sang người". Lời công bố của ủy ban đã không đứng vững trước sự kiện của một người phụ nữ tại Hồ Bắc đã bị lây nhiễm mặc dù bà ta không hề đến chợ Hoa Nam. Ông chồng của bà đã làm việc ở chợ và trở thành nạn nhân của dịch viêm phổi trước đó. Như vậy, bà ta đã có thể bị lây nhiễm bởi người chồng.   Ngày 16 tháng 1, trường hợp đầu tiên phát hiện tại Nhật Bản.   Ngày 17 tháng 1, trường hợp thứ hai tại Thái Lan. Trong cùng ngày, nạn nhân thứ hai đã chết tại Vũ Hán. Chính phủ Mỹ đã ra lệnh kiểm tra y tế các hành khách từ Trung Quốc đến các sân bay San Francisco, New York's JFK and Los Angeles   Ngày 20 tháng 1, trường hợp đầu tiên tại Nam Hàn.   Ngày 21 tháng 1, trường hợp đầu tiên tại Đài Loan.   Trong cùng ngày 21/1, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã xác nhận trường hợp đầu tiên tại Hoa Kỳ. Các quan chức CDC cho biết Hoa Kỳ sẽ nghiêm ngặt hơn về kiểm tra sức khỏe của hành khách máy bay đến từ Vũ Hán. Bệnh nhân không được nêu tên, đang cách ly tại Trung tâm Y tế. Anh ta ở độ tuổi 30 và sống ở Hạt Snohomish, tiểu bang Washington, ngay phía bắc Seattle.   Và virus cũng có thể đã lan sang Úc. Một người đàn ông ở thành phố Brisbane đã được thử nghiệm về chủng coronavirus mới gây chết người sau khi trở về từ chuyến đi đến Trung Quốc để thăm gia đình. Giám đốc y tế của tiểu bang Queensland, bà Jeanette Young, nói với các phóng viên rằng người đàn ông đã bị cô lập tại nhà của anh ta.   "Chúng tôi hiện đang theo dõi sức khỏe một người đàn ông đã đến Vũ Hán, trở về lại Úc và bị bệnh hô hấp", bác sĩ Young nói với các phóng viên hôm thứ ba. "Chúng tôi đã thực hiện một số thử nghiệm trên anh ấy và đang chờ kết quả thử nghiệm."   Đến hôm nay, nhà cầm quyền Trung Quốc báo cáo đã có 6 người chết tại Vũ Hán. Tổng số trường hợp tại Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc được nhà nước nâng lên từ 41 đến 314 vụ cần phải nhập viện. Một số video ngắn được đưa lên mạng cho thấy các bác sĩ và nhân viên bệnh viện ở Vũ Hán phải mặc loại áo chống nhiễm dịch tai các khu cách ly hiện đang điều trị bệnh nhân bị viêm phổi vì "coronavirus".   Trưởng khoa Y của đại học Hồng Kông HKU, Giáo sư Gabriel Leung, cho biết con số trường hợp ở Trung Quốc có thể lên đến 1.700 vụ. Ngoài ra, Giáo sư Leung theo phép tính của ông, dịch viêm phổi cấp phát xuất từ Vũ Hán hiện đang lan tràn đến 20 tỉnh thành tại Hoa Lục. Con số của Giáo sư Leung đưa ra đã phù hợp với con số ước lượng của một nhóm chuyên gia y tế của Trung tâm phân tích bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC tại thủ đô London, Anh.   Trong bản báo cáo của Imperial College, phổ biến ngày 17 tháng 1, nhóm chuyên gia MRC đã ước tính có đến tổng cộng 1.723 trường hợp bị nhiễm vi rút "2019-nCoV" tại thành phố Vũ Hán.   Cho đến hôm nay, Trung Quốc nhìn nhận chủng "coronavirus" này có khả năng lây nhiễm giữa người và người. Zhong Nanshan, chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về các bệnh truyền nhiễm, nói với đài truyền hình CCTV của nhà nước rằng: sự lây truyền từ người sang người là "khẳng định".   Việt Nam và Bắc Triều Tiên, hai láng giềng giáp ranh với Trung Quốc, không có báo cáo xác định trường hợp nhiễm "coronavirus" nào cả. Báo Thanh Niên có đăng tin vào ngày 15/1, với tiêu đề "Xuất hiện 2 du khách nghi nhiễm viêm phổi 'lạ' tại Việt Nam."   Việt Nam hiện nay là quốc gia mở rộng cửa một cách ưu đãi quá độ đối với người và súc vật đến từ Trung Quốc./.  
......

Pages