Thấy gì khi Philippines đặt lợi ích quốc gia lên đầu?

Trần Đông A Chuyến thăm Washington vừa qua cho thấy ông Marcos Jr. đã quyền biến như thế nào khi cập nhật lợi ích quốc gia trong “bình diện địa chính trị” mới tại khu vực. Liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) có rút tỉa được kinh nghiệm gì từ chuyện này không? Thỏa thuận mới nhất giữa Philippines và Hoa kỳ mang tính định hướng các nguyên tắc phòng thủ trong bối cảnh Tổng thống Marcos Jr. vừa tuyên bố, đất nước ông giờ đây đang lâm vào tình trạng “phức tạp nhất trên bình diện địa-chính trị, và vì thế điều hoàn toàn tự nhiên là Philippines quay sang một nước duy nhất đã được gắn kết với mình bằng một Hiệp ước quốc phòng”. Manila và Washington đã ký một thỏa thuận mới có tên gọi “Hướng dẫn phòng thủ song phương”. Văn kiện đã được công bố ngày 3/5 vừa qua nhằm xác định cụ thể hóa vai trò của Mỹ trong “Hiệp ước phòng thủ chung” (MDT) ký từ năm 1951, nhưng trong bối cảnh Philippines muốn làm sáng rõ hơn khi liên minh đặc biệt giữa hai nước bước vào kỷ nguyên mới. Tại sao phải có hướng dẫn mới? Chuyến thăm chính thức Washington từ 1/5 đến 4/5 của ông Marcos Jr. là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Philippines tới Mỹ trong hơn 10 năm qua. Đây cũng là cuộc gặp mới nhất trong hàng loạt cuộc gặp cấp cao gần đây mà Philippines đã tiến hành với các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, những cường quốc đang cạnh tranh nhau quyết liệt để giành lợi thế chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Theo hãng tin Reuteurs, mặc dù Hoa Kỳ đã trấn an Philippines rằng, quan hệ đối tác quốc phòng của họ là "vững như thép", nhưng Manila lại lập luận rằng, một Hiệp ước có tuổi đời 7 thập kỷ thì cần phải được cập nhật để phản ánh môi trường an ninh toàn cầu đã hoàn toàn thay đổi. Văn bản “hướng dẫn phòng thủ song phương” được bộ Quốc Phòng Mỹ vừa công bố hôm 3/5 nêu rõ rằng, những cam kết phòng thủ chung sẽ được vận dụng trong trường hợp một trong hai đồng minh bị tấn công quân sự “bất kỳ ở đâu trên Biển Đông”. Một chi tiết khác được đưa vào văn kiện là giờ đây các tàu tuần duyên cũng thuộc đối tượng được bảo vệ bởi Hiệp ước MDT. Điểm đáng chú ý khác là văn kiện hướng dẫn ghi nhận hai bên cần phải phối hợp với nhau để đối phó với “cuộc chiến tranh không cân xứng, chiến tranh hỗn hợp và các chiến thuật vùng xám”. Thuật ngữ quân sự “chiến thuật vùng xám” thường được Mỹ sử dụng để chỉ việc Trung Quốc dùng các phương tiện phi quân sự như tàu tuần duyên hay các đội tàu cá nhằm khẳng định những đòi hỏi lãnh thổ trong vùng Biển Đông. Chiến thuật này bao gồm cả những hành động phong tỏa, hăm dọa hay những biện pháp gây rối các hoạt động đánh bắt cá hay thăm dò khai thác tài nguyên của đối phương. Sở dĩ Philippines yêu cầu Mỹ phải cập nhật vào thời điểm hiện nay vì căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng gần đây. Tháng trước, Philippines đã cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc thực hiện “các thao tác nguy hiểm” và “chiến thuật hung hăng” cản trở cuộc tuần tra của các lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines gần Bãi Cỏ Mây – là rạn san hô do một lực lượng hải quân nhỏ của Philippines chiếm giữ và nằm cách bờ biển Philippines 105 hải lý (195 km). Vào tháng 2 trước đó, Philippines cho biết một tàu Trung Quốc đã chiếu tia laser cấp độ quân sự vào một trong các tàu tiếp tế của hải quân nước này trong cùng khu vực. Philippines và một số nước láng giềng trong những năm gần đây đã tố cáo về hành vi của lực lượng bảo vệ bờ biển và ngư dân Trung Quốc, sau khi các tàu nhỏ hơn bị đâm, chặn hoặc bắn bằng vòi rồng. Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, rạn san hô và vùng biển cách bờ biển của họ những 1.500 km, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của năm quốc gia láng giềng, thường cáo buộc các tàu khác khiêu khích hoặc xâm phạm. Hành động trong khuôn khổ pháp lý Biết được các tình huống mà Hoa Kỳ buộc phải can thiệp theo MDT có thể là một biện pháp ngăn chặn khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về một số chiến lược Biển Đông để tránh đối đầu với các lực lượng Hoa Kỳ, bao gồm cả cách hành xử của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này. Nhưng Trung Quốc cũng có thể sử dụng các tàu của mình để kiểm tra các giới hạn trong cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ và cố gắng làm suy yếu liên minh, đặt Washington vào một vị trí khó xử khi họ có thể miễn cưỡng can thiệp do lo ngại về sự leo thang hoặc tính toán sai lầm. Một số nhà phân tích đã lập luận rằng Philippines và Hoa Kỳ được phục vụ tốt hơn bởi một Hiệp ước phòng thủ chung ít mơ hồ hơn. Các hướng dẫn này là lần đầu tiên kể từ khi “Hiệp ước phòng thủ chung” (MDT) được ký kết từ năm 1951 và tuân theo hàng loạt các phản đối ngoại giao của Philippines trong năm qua về điều mà nước này gọi là các hành động và mối đe dọa “hung hăng” của Trung Quốc đối với lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này. “Hướng dẫn phòng thủ” dài 6 trang đã được nhất trí tại Washington hôm 3/5 sau các nỗ lực mới dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhằm cập nhật “Hiệp ước phòng thủ chung” (MDT) với Hoa Kỳ, vào thời điểm căng thẳng gia tăng và đối đầu trên biển với Trung Quốc. Các hướng dẫn cho biết các cam kết tại Hiệp ước song phương sẽ được viện dẫn nếu một trong hai bên bị tấn công cụ thể ở Biển Đông và nếu các tàu tuần duyên là mục tiêu. Nó cũng được cập nhật để bao gồm các tham chiếu đến các hình thức chiến tranh hiện đại. Cùng với MDT, với “Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng” (VFA) ký năm 1998 và “Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường (EDCA) ký năm 2014, tất cả tạo thành một khuôn khổ pháp lý vững chắc để Philippines từ nay sẵn sàng đối phó với “các mối đe dọa có thể phát sinh trong một số lĩnh vực – bao gồm đất liền, trên biển, trên không, vũ trụ và không gian mạng – và ở dạng chiến tranh bất đối xứng, kết hợp và bất thường và chiến thuật vùng xám, các hướng dẫn vạch ra một hướng đi để xây dựng khả năng tương tác trong cả các lĩnh vực thông thường và phi thông thường”, theo tuyên bố từ Lầu Năm Góc. Trông người mà ngẫm đến ta… Những thành tựu Tổng thống Marcos Jr. gặt hái được những qua trên đất Mỹ vừa tạo bước ngoặt thực chất, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Giới quan sát ở Việt Nam – nói một cách khách quan – nhìn mà thèm. Tất nhiên, không ai lại đi so sánh Philippinnes với Việt Nam. “Trông người đừng ngẫm đến ta/ Một dầy một mỏng biết là có nên?” (Lẩy Kiều). Giới cầm quyền ở cả hai xứ hẳn nhiên lúc nào cũng tuyên bố, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Nhưng kết quả thì như đang thấy. Nhờ xã hội có đa nguyên nên Marcos Jr. lên cầm quyền đã gần như đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, ưu tiên đối với lợi ích quốc gia chứ không đặt bảo vệ Đảng lên đầu, nên ông đã có ngay giải pháp cho hồ sơ hóc búa liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việt Nam trong khi đó, vẫn như “gà mắc tóc” trong vấn đề nâng cấp “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ. Thông thường, không nhà cầm quyền nào ngoài miệng, không mạnh mồm nói là chống nô dịch của ngoại bang. Nhưng chống xâm lược để rồi lại đặt ách nô dịch ấy lên đầu lên cổ người dân, không cho “dân mở miệng”, khác xa với chống ngoại bang vì lợi ích quốc gia – dân tộc! Điều ngạc nhiên là chính Tạp chí “Quốc phòng Toàn dân” ngay trước khi Marcos Jr. trúng cử đã có tiên lượng khá chính xác về các bước đi ngoạn mục trên chính trường Philippines. Tờ báo đánh giá rằng, “trong bối cảnh Mỹ đang triển khai mạnh mẽ chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP) thì việc quan hệ hai nước trở lại nồng ấm như trước có ý nghĩa rất lớn…” Lượng định này đáng quan tâm, vì giữa Philippines và Việt Nam, mối đe dọa từ Trung Quốc đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đối với mỗi nước gần như giống hệt nhau. Điều khác nhau ở đây là gì? Việt Nam “ngậm bồ hòn làm ngọt” còn Philippines thì quyết “sánh vai” cùng thời đại. Những ngày Tổng thống Marcos “tung hoành ngang dọc” tại Washington, ngồi ở Hà Nội nghe Bí thư Trung ương Đảng Trương Thị Mai “tỉ tê” với Tập Cận Bình về “16 chữ vàng” và “4 tốt” mà nẫu cả diều! Trong khi đó, tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Tổng thống Marcos Jr. cho rằng, hiện là thời điểm để nâng cấp mối quan hệ song phương Philippines – Hoa Kỳ nhằm góp phần ứng phó nhanh hơn với những thách thức hiện tại ngày đang nổi lên. Ông Marcos cũng đề cập thỏa thuận mà ông ký hồi đầu năm nay cho phép quân đội Mỹ tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự tại Philippines, ngoài 5 căn cứ đã được chỉ định trước đó theo “Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường” (EDCA). Nhà lãnh đạo Philippines nêu rõ việc cho phép quân đội Mỹ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự hơn ở Philippines không nhằm mục đích sử dụng cho hành động tấn công bất kỳ quốc gia nào. Nhưng trong những ngày trên đất Mỹ, ông Marcos cũng chẳng dấu diếm, các căn cứ này sẽ hữu hiệu trong trường hợp Đài Loan bị tấn công./.    
......

Nhật Bản đang trở thành cường quốc quân sự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Ảnh tư liệu : Không quân Nhật diễn tập trên vùng biển Nhật Bản ngày 25/05/2022. AP Phan Minh  - RFI Cuộc chiến tranh ở Ukraina do Nga tiến hành từ tháng 02/2022 cũng như những lo ngại xung quanh vấn đề Đài Loan là mối bận tâm lớn cũng như là nguyên nhân chính khiến Nhật Bản đang thực sự phát triển quân sự trở lại kể từ sau Thế chiến thứ II. Đó là nội dung bài phân tích được đăng trên trang mạng The Conversation hôm 20/04/2023. RFI xin trích dịch. Việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima vào tháng 5 tới là một minh chứng cho việc thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang gia tăng các hoạt động ngoại giao kể từ đầu năm 2023 : công du châu Âu và Mỹ, tổ chức hội nghị thượng đỉnh mang tính lịch sử với Hàn Quốc, đến thăm Kiev. Trong bối cảnh Tokyo phải đối phó với những vấn đề về an ninh, mà quan trọng nhất là cuộc chiến ở Ukraina và hồ sơ Đài Loan, những chuyến công du này đi kèm với thay đổi đáng kể trong chiến lược tổng thể của xứ hoa anh đào. Vào tháng 12/2022, Nhật Bản đã công bố hai tài liệu mới liên quan đến quốc phòng, bao gồm Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Phòng thủ Quốc gia. Trong số các biện pháp được công bố, việc trang bị những phương tiện "phản công", tức là khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù bằng tên lửa tầm xa, là điều được bình luận nhiều nhất. Hoa Kỳ đã đồng ý cung cấp tên lửa hành trình Tomahawk cho Tokyo, một sự ưu ái cho đến nay chỉ dành riêng cho Vương Quốc Anh. Washington cũng đang tìm cách tăng cường khả năng tương tác với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (FAD) nhằm tăng cường sức mạnh răn đe của liên minh trong một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có nhiều căng thẳng. Một sự phát triển chiến lược đáng chú ý Trung Quốc và Nga đã vội lên án Tokyo "quân sự hóa một cách không kiểm soát", nhưng thật ra đây chỉ là một bước tiếp theo trong quá trình bình thường hóa bộ máy quốc phòng của Nhật Bản. Tuy nhiên, quá trình này đã không diễn ra một cách suôn sẻ. Phải chờ đến khi các mối đe dọa trong khu vực tích tụ sau các vụ bắn thử đầu tiên tên lửa đạn đạo và sau đó là tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào năm 1998 rồi 2006 và khủng hoảng ngày càng tăng xung quanh quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Trung Quốc kể từ năm 2010, chính quyền Nhật Bản mới tỏ ra tích cực hơn trong việc chuyên nghiệp hóa phương tiện quân sự, đặc biệt là thông qua việc phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Washington đã khuyến khích và hỗ trợ mạnh mẽ Nhật Bản để xứ hoa anh đào đạt được tư thế chiến lược vững chắc hơn ở cấp độ khu vực lẫn quốc tế. Tokyo cũng đã nhấn mạnh đến tính chất phòng thủ của việc phát triển tiềm lực quân sự, để không trái với với những ràng buộc trong Hiến Pháp Nhật Bản, trong đó có Điều 9 quy định về việc không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và không duy trì một quân đội mà vẫn duy trì lực lượng vũ trang. Các tài liệu được công bố trong những ngày gần đây cho thấy Tokyo không ngần ngại thể hiện mình là một nhân tố chiến lược quan trọng. Nhật Bản khẳng định vai trò hàng đầu và cam kết cùng với Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và rộng hơn nữa là bảo vệ một trật tự quốc tế tự do đang bị xáo trộn do những hành vi hiếu chiến của Trung Quốc và Nga. Kế hoạch tăng ngân sách quân sự của Nhật Bản lên 2% GDP trong vòng 5 năm, so với 1% hiện tại, có thể đưa Tokyo vào danh sách 5 quốc gia có ngân sách quốc phòng hàng đầu thế giới, trong khi hiện nước này chỉ mới ở vị trí thứ 8, với ngân sách quân sự ở mức 49,3 tỷ đô la. Khai thác di sản chiến lược của Shinzo Abe Cựu thủ tướng Shinzo Abe (2006-2007 và 2012-2020), bị ám sát vào tháng 07/2022, đã tạo động lực đáng kể cho việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản bằng cách thông qua luật an ninh quốc gia mới vào năm 2015. Kể từ đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng vũ lực và hỗ trợ các quốc gia đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong một số tình huống liên quan đến lợi ích sống còn của quốc gia (đe dọa sự tồn tại của Nhật Bản, đe dọa các quyền hiến định của người dân Nhật), mà không bị giới hạn về mặt địa lý. Nghĩa là trên lý thuyết, Nhật Bản có thể triển khai lực lượng ở khắp nơi trên thế giới. Tác động của cuộc chiến ở Ukraina Cú sốc do cuộc xâm lược Ukraina của Nga tạo ra là một trong những yếu tố tác động đến việc soạn thảo các tài liệu chiến lược mới của Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Fumio Kishida là một trong những nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên cùng các nước phương Tây ban hành các biện pháp trừng phạt Nga, mặc dù quyết định này đã làm gián đoạn các cuộc đàm phán Nhật-Nga về tương lai của Vùng lãnh thổ phương Bắc (quần đảo Kuril đối với Nga), với 4 hòn đảo đang có tranh chấp giữa hai nước kể từ năm 1945. Việc Nga dùng vũ lực ở châu Âu đã khiến chính quyền Nhật Bản hiểu rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể tấn công Đài Loan và Tokyo sẽ không thể tránh khỏi một cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Hơn nữa, chính phủ Nhật Bản đã thấy được mức độ hỗ trợ của Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) dành cho Ukraina đã tăng lên như thế nào kể từ khi Kiev thể hiện quyết tâm chiến đấu. Tokyo tự hiểu rằng cách tốt nhất để nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các đối tác trong trường hợp xảy ra biến cố là thực sự phát triển tiềm lực quốc phòng của chính mình. Điều đó giải thích cho sự hiện diện của ông Kishida tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 30/06/2022 ở Madrid, cũng như nhận xét của ông về việc an ninh của châu Âu và an ninh của Ấn Độ - Thái Bình Dương có mối liên hệ với nhau. Thay đổi cốt lõi, nhưng phân tích tỉ mỉ về địa chính trị Trong tài liệu nói về Chiến lược An ninh Quốc gia mới, viễn cảnh các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Nhật Bản được mô tả là "mối đe dọa hoàn toàn có thể xảy ra", do đó, Tokyo cần phải cải tiến các hệ thống phòng thủ hiện có, nhất là trong bối cảnh những căng thẳng gia tăng ở khu vực gần Nhật Bản : Vào tháng 08/2022, sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, với việc phóng tên lửa đạn đạo, trong đó có 5 tên lửa rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Vụ việc này xảy ra sau nhiều vụ Trung Quốc xâm phạm không phận và hải phận của quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư), nằm cách quần đảo Okinawa của Nhật Bản khoảng 410 km. Tài liệu này nhận thấy rằng các hoạt động ngoại giao và quân sự của Bắc Kinh "rất đáng lo ngại" và là một "thách thức chiến lược lớn" chưa từng có đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. Về phần Nga, kể từ khi tiến hành xâm lược Ukraina, Matxcơva đã trở thành một "mối quan ngại lớn về an ninh". Cần phải nhấn mạnh rằng chiến lược của Nhật Bản sẽ vẫn là "phòng thủ", và Tokyo sẽ chỉ "phản công" trong những tình huống hạn chế và sẽ không được phép tấn công phủ đầu. Cuối cùng, đối mặt với sự phát triển của những chiến lược hỗn hợp (can thiệp chính trị, bóp méo thông tin, tuyên truyền), Nhật Bản dự định cải thiện năng lực phòng thủ không gian và các phương tiện chống những cuộc tấn công mạng và chiến tranh thông tin. Lực lượng an ninh mạng sẽ tăng lên 4.000 người vào năm 2027, so với 800 người hiện nay. Hướng tới một “JAUKUS” ? Chính quyền Biden đã hoan nghênh các thông báo của Nhật Bản và những nét chính của Chiến lược Phòng thủ Quốc gia, có những nét giống với chiến lược mà chính Washington vừa công bố. Đối với Hoa Kỳ, vốn đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh đa chiều với Trung Quốc, điều quan trọng là tận dụng tối đa các công nghệ mới, cũng như phối hợp các năng lực vận hành và công nghệ sẵn có. Quan hệ đối tác quốc phòng AUKUS được ký kết vào năm 2021 với Vương Quốc Anh và Úc, ngoài việc phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, còn có hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực quan trọng khác như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử hay vũ khí siêu thanh. Nhật Bản và Hoa Kỳ vốn hợp tác chặt chẽ về công nghệ quân sự. Không quân Nhật Bản sử dụng chiến đấu cơ F-35 và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, cả hai đều do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin chế tạo. Liên minh với Hoa Kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Tokyo, vốn phụ thuộc vào thông tin tình báo và khả năng phát hiện sớm của Mỹ. Với việc mua tên lửa Tomahawk, Tokyo sẽ càng phụ thuộc vào Washington, đặc biệt là khi Tokyo có kế hoạch trang bị tên lửa này cho các tàu khu trục vốn được trang bị hệ thống chống tên lửa Aegis. Hơn nữa, các quan chức Nhật Bản sẽ không phản đối việc mở rộng các mối quan hệ đối tác, hoặc thậm chí trở thành một phần của cái gọi là “JAUKUS”. Khi cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc ngày càng gay gắt, Nhật Bản tin rằng có thể mang lại lợi thế rõ rệt cho đồng minh Mỹ, do Tokyo làm chủ các lĩnh vực tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, người máy, công nghệ lượng tử hoặc chất bán dẫn. Vào tháng 10/2022, trong một chuyến công du đáng chú ý tới Canberra, ông Kishida đã triển hạn một thỏa thuận cũ về chia sẻ thông tin với Úc. Thỏa thuận này đã khơi dậy những đồn đoán về việc Nhật Bản có thể trở thành thành viên của liên minh tình báo "Ngũ Nhãn" (Five Eyes), tập hợp các đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ : Vương Quốc Anh, Úc, New Zealand và Canada. Tóm lại, có thể nói là thời kỳ mà Nhật Bản là "gã khổng lồ về kinh tế, nhưng lại là một chú lùn về quân sự" đã thực sự kết thúc.  
......

Ngoại trưởng Đức Baerbock truy vấn ngoại trưởng TC Tần Cương

Xuân Nghĩa Lê Ngoại trưởng Đức, người đang được châu Âu ca ngợi trong chuyến đi đến Bắc Kinh của bà Khác với sự yếu đuối của Tổng thống Pháp Macron, người đã khiến cả châu Âu phản ứng kịch liệt khi phản ánh sai quan điểm của châu Âu đối với Trung Quốc. Ngoại trưởng Đức Baerbock đã thẳng thắn quan điểm cứng rắn của mình trong chuyến đi đến Bắc Kinh. Đặc biệt tại buổi họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, bà Baerbok đã truy vấn đến cùng vấn đề Đài Loan và Ukaraine và không nhượng bộ. Điều này đã khiến Tần Cương lâm vào thế bí và hoàn toàn bị động. Trích màn đối đáp giữa Baerbock và Tần Cương: Nội dung thứ nhất: Vấn đề ĐÀI LOAN Tần Cương: Cũng như các nước khác, Trung Quốc bảo vệ chủ quyền & sự toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi sẽ không nhường một inch - Vấn đề nội bộ của Đài Loan, chúng tôi không cho phép nước ngoài can thiệp - Ly khai & can thiệp nước ngoài gốc rễ của vấn đề Baerbock: Sử dụng vũ lực là "không thể chấp nhận được". Điều đó sẽ: - Mất ổn định sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho thế giới - Đặc biệt đối với quốc gia thương mại như Đức - Chúng tôi nhận ra sự nhạy cảm và tuân thủ chính sách một Trung Quốc của chúng tôi - Nhưng xung đột phải được giải quyết một cách hòa bình. Chúng tôi sẽ không chho phép và chấp nhận việc giải quyết bằng ép buộc Nội dung thứ 2: Về vấn đề Ukraine Tần Cương: - Đàm phán hòa bình là cách duy nhất - Chúng tôi có sáng kiến 12 điểm của Trung Quốc về giải pháp chính trị để đi đến hoà bình - Phải tôn trọng vấn đề cốt lõi như lãnh thổ và phải thừa nhận lợi ích an ninh của các bên Baerbock: Không đúng - Tôi tự hỏi tại sao lập trường của Trung Quốc không bao gồm yêu cầu kẻ xâm lược ngừng chiến tranh? Trong khi lại đề xuất đàm phán hoà bình? - Chuyến thăm Moscow của ông Tập cho thấy lúc này duy nhất Trung Quốc có ảnh hưởng đến Nga. Tại sao Trung Quốc không yêu cầu Nga tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Ukraine? - Việc không rõ ràng của Trung Quốc với Nga có tác động trực tiếp đến lợi ích cốt lõi của châu Âu Nội dung thứ 3: Không cung cấp vũ khí cho Nga Baerbock: - Quan trọng là Trung Quốc không cho phép cung cấp vũ khí cho Nga - Và ngăn chặn hàng hóa lưỡng dụng được sử dụng trong cuộc chiến này - Tôi nhấn mạnh điều này trong các cuộc đàm phán của chúng ta ngày hôm nay Tần Cương: - Chúng tôi sẽ không cung cấp vũ khí cho các bên xung đột - Sẽ giám sát hàng hóa lưỡng dụng theo quy định của pháp luật - Xem vai trò của chúng tôi là hòa bình và hòa giải - Không đổ dầu vào lửa (ngầm đá đểu việc cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine) Nội dung thứ 4: Về nhân quyền Baerbock: - Lo ngại không gian cho xã hội dân sự bị thu hẹp, quyền con người bị thu hẹp - Liên kết quyền con người với cạnh tranh công bằng - Báo cáo nổi bật của LHQ về Tân Cương - Kêu gọi thực hiện khuyến nghị Tần Cương: PHẢN ĐỐI VỀ NHÂN QUYỀN - Không có tiêu chuẩn chung cho việc bảo vệ quyền con người - Nước nào cũng có hoàn cảnh riêng - Trung Quốc đã chọn một hệ thống phù hợp với hoàn cảnh & nền dân chủ thực sự hiệu quả - Từ chối các “thầy giảng” từ phương Tây Baerbock: Ông đã sai - CÓ chuẩn mực chung về nhân quyền cũng như luật pháp quốc tế - tức là Hiến chương LHQ & Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - Chúng tôi hiểu những điều này là phổ quát vì chúng ràng buộc tất cả các quốc gia của Liên Hợp Quốc - Trung Quốc không chỉ là thành viên của LHQ, mà còn là Uỷ viên thường trực thì tức đã thông qua và cam kết tuân thủ Nội dung thứ 5: Tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc Baerbock: - Phải thành thật rằng sự trỗi dậy của Châu Âu 150 năm trước có liên quan đến chủ nghĩa bành trướng & chủ nghĩa thực dân. - Nhiều người đang hỏi Trung Quốc sẽ đi theo con đường nào để đạt được mục tiêu trở thành cường quốc toàn cầu vào năm 2049? Ông hãy làm rõ điều này Tần Cương: - Đánh giá cao những nhận xét của Baerbock về chủ nghĩa thực dân phương Tây, chủ nghĩa bành trướng - Khẳng định Trung Quốc theo đuổi phát triển hòa bình - Quan điểm của Tập về "cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại" Baerbock: - Những gì Trung Quốc đang thể hiện trong vấn đề Đài Loan, biển Đông và cả ở Nga dường như không như cam kết. Phía Trung Quốc và Nga cay cú nói rằng Ngoại trưởng Đức “thiếu tôn trọng Trung Quốc”./.
......

Ngoại trưởng Blinken: Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập

RFA Chiều 15/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc họp báo ở Hà Nội sau một ngày gặp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam với lịch trình bận rộn, ông khẳng định Mỹ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. “Chúng tôi tôn trọng quyền của Việt Nam trong việc định hình tương lai của đất nước dưới hệ thống chính trị của các bạn. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh những tiến bộ về nhân quyền trong tương lai là cần thiết để khơi mở tiềm năng của người dân Việt Nam. Đó cũng là trọng tâm của Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam,” ông Blinken nói. Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, Hoa Kỳ cam kết tiếp tục giải quyết các di sản của chiến tranh, như rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ. “Vào tháng tới, chúng tôi sẽ hoàn thành cuộc khảo sát khu vực bị đánh bom nặng nề tại tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tẩy rửa các điểm nóng dioxin do chiến tranh – và tháng trước, chúng tôi đã công bố một hợp đồng mới trị giá 73 triệu đô la để xử lý đất và trầm tích bị ô nhiễm tại căn cứ Không quân Biên Hòa. Và chúng tôi đang tiếp tục công việc nhân đạo quan trọng nhằm tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh – bao gồm cả việc nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc xác định những người mất tích và thiệt mạng. Chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ lâu dài của Chính phủ Việt Nam trong việc tìm kiếm các nhân viên Hoa Kỳ đã mất trong chiến tranh. Sự hợp tác có đi có lại của chúng ta thực sự quan trọng trong việc đảm bảo các gia đình từ cả hai quốc gia có thể khép lại quá khứ,” ông Blinken cho hay theo toàn văn bài phát biểu và bản dịch của Đại sứ quán Mỹ gửi ra cho các phóng viên./.  
......

Không Thành Kế

Peter Pho Gia Cát Khổng Minh là một nhà chính trị, nhà ngoại giao cự phách, đồng thời là một trong những chiến lược gia kiệt xuất và vĩ đại bậc nhất trong thời Tam Quốc. Nhắc đến Gia Cát Lượng, quả thật khó mà kể hết được những mưu kế “quỷ khóc thần sầu” của ông từng khiến biết bao anh hùng thời Tam Quốc phải nghiêng mình nể phục. Mưu kế nổi tiếng nhất của ông chính là “Không thành kế”, chỉ dùng một tiếng đàn mà có thể đẩy lùi 15 vạn quân Ngụy. Thì nay, Tập cũng vận dụng “Không thành kế” trước Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đơn thuần chỉ mời nghe tiếng đàn, thong dong ẩm trà, nhưng bên trong chứa đựng vô vàn mưu sâu kế hiểm, dẫn dắt Macron đến đoạn đầu đài của chính trường.   Trước khi tổng thống Pháp đến thăm Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) Phó Thông có khẳng định Trung Quốc không ủng hộ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. ông khẳng định rằng Trung Quốc không đứng về phía Nga trong cuộc chiến và một số người "cố tình hiểu sai điều này vì điều được mô tả là mối quan hệ và tình hữu nghị 'không giới hạn'". Ông Phó nói rằng cụm từ "không giới hạn" chỉ là “tu từ” khuếch trương lên cho hay mà thôi. Điều này cho thấy Trung Quốc muốn dùng con bài châu Âu để phân hóa nội bộ phương Tây. Và việc Tập dành cho Macron sự đón tiếp trọng thị với nghi lễ cao nhất cùng một số đơn đặt hàng đã làm siêu lòng Macron. Cùng thưởng chén trà ngàn năm, nghe khúc nhạc ngàn năm từ chiếc đàn ngàn năm, cùng nhau thảo luận tiêu đề ngàn năm…cuối cùng đã khiến gã Macron thần phục trước Tập hoàng đế.   Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng "Châu Âu không nên là chư hầu của Hoa Kỳ trước xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc" nhận xét này của ông đã gây ra nhiều bất bình, chê trách và dư luận vẫn đang lan rộng khắp thế giới. Liên minh Nghị viện châu Âu về Chính sách Trung Quốc hôm thứ Hai (4/10) đã tuyên bố, nhấn mạnh rằng Macron không đại diện cho châu Âu và tiếng nói của người dân Đài Loan phải được tôn trọng.   Trả lời phỏng vấn của giới truyền thông trên chuyên cơ tổng thống trong chuyến trở về từ Trung Quốc, Emmanuel Macron cho rằng châu Âu nên tránh dính líu vào xung đột Mỹ-Trung về vấn đề Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên độc lập về mặt chiến lược và không nên trở thành chư hầu của Mỹ.   Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền được công bố vào Chủ nhật (9/4), Macron cho biết: "Vấn đề mà châu Âu phải đối mặt là: Việc đẩy nhanh (khủng hoảng) Đài Loan có mang lại lợi ích cho chúng ta không? Không. Điều tồi tệ hơn là người châu Âu nghĩ rằng họ nên can dự vào vấn đề này. Đi theo nhịp điệu của Hoa Kỳ và điều chỉnh phản ứng thái quá của Trung Quốc."   Hơn 30 thành viên Quốc hội từ Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC) đã đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Hai, nhấn mạnh rằng những nhận xét liên quan đến Đài Loan của Macron không đại diện cho châu Âu và sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng lập trường của Bắc Kinh về sự xâm lược Đài Loan phải nhận được phản ứng đối lập từ cộng đồng quốc tế.   Tuyên bố với lời lẽ kiên định rằng các thành viên IPAC vô cùng thất vọng trước phát ngôn của Macron, đặc biệt là "Châu Âu nên tránh bị lôi kéo vào các cuộc xung đột không thuộc về chúng ta - rõ ràng là đề cập đến căng thẳng ở eo biển Đài Loan".   "Đây là thời điểm tồi tệ nhất để gửi tín hiệu mạt thị Đài Loan khi Bắc Kinh đang tăng cường diễn tập quân sự ở Biển Đông và thể hiện sự ủng hộ gián tiếp đối với hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine", tuyên bố viết.   Các thành viên nghị viện lên án "những nhận xét sai lầm của Macron không chỉ bỏ qua vị trí then chốt của Đài Loan trong nền kinh tế toàn cầu mà còn gây tổn hại cho những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan. Thật đáng tiếc khi tổng thống Macron hầu như không học được gì từ quá khứ."   Tuyên bố nhấn mạnh rằng lời phát biểu của Macron khiến châu Âu và thậm chí các nghị sĩ toàn cầu cảm thấy lạc lõng, không ăn khớp với xu hướng. Hơn 30 thành viên của IPAC tuyên bố"Phải đoàn kết với niềm tin chống lại bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và tiếng nói dân chủ của người dân Đài Loan phải được tôn trọng."   Tuyên bố kết luận: "Thưa ngài Tổng thống, phát biểu của ngài không đại diện cho châu Âu. IPAC sẽ làm việc nỗ lực để đảm bảo rằng những bình luận của ngài là hồi chuông báo động cho các chính phủ dân chủ và chúng ta sẽ làm mọi việc có thể để đảm bảo rằng lập trường khiêu khích của Bắc Kinh đối với Đài Loan sẽ nhận được sự phản ứng thích đáng từ cộng đồng quốc tế."   Macron hiện đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Lan. Sự hoang mang và bất mãn của các nghị sĩ các nước về sự “thân Trung Quốc, đả kích Hoa Kỳ, bán đứng châu Âu và coi thường Đài Loan" của ông vẫn đang lan rộng. Họ cho rằng những nhận xét của ông không chỉ làm tổn thương Hoa Kỳ, mà còn gây nguy hiểm cho sự ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mà còn đả kích Ukraine, chia rẽ châu Âu và chỉ trích ông ta đã hoàn toàn thần phục trước ma lực quyến rũ của cực quyền Trung Quốc.   Bài bình luận của tờ "The Wall Street Journal” hôm qua chỉ trích, "Không ai muốn xảy ra khủng hoảng Đài Loan, nhưng để tránh nó, bạn cần có sự răn đe đáng tin cậy. Những lời bình luận vô ích của ông ta sẽ làm suy yếu áp lực của Mỹ và Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương đối với Trung Quốc”.   Theo lão, Macron đang gặp bế tắc trong và ngoài nước. Ông ta có tham vọng lớn, nhưng không phải một chính khách có bộ óc toàn cầu đứng về chính nghĩa. Trong lúc này, ông ta chỉ mong muốn làm được gì có lợi cho nước Pháp, nhất là trong khi kinh tế của Pháp đang sa sút nghiêm trọng. Ông ta cảm thấy mình có thể làm nên những điều kỳ diệu thay vì ngồi trong Điện Élysée chờ dân chúng ném đá vào mặt. Hiện tại người Pháp rất ngán ngẩm ông, một triệu người dân Pháp đã xuống đường biểu tình phản đối ông, họ phóng hỏa, đối đầu với cảnh sát, thậm chí quán cà phê mà ông yêu thích cũng bị đập phá. Vì vậy, lúc này ông đi thăm Trung Quốc có thể là một cách phân tán dư luận.   “Tôi đến Bắc Kinh để ký các hợp đồng kinh tế, vực dậy nền kinh tế Pháp và cho Trung Quốc biết rằng Pháp kỳ vọng vào Trung Quốc”. Việc theo đuổi hợp tác với Trung Quốc của Macron mang nặng màu sắc của chủ nghĩa lý tưởng. Và mục đích muốn đi theo cái gọi là con đường thứ ba khác với Hoa Kỳ, nhưng trong bối cảnh xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự khả thi này ngày càng ít đi. Cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài, châu Âu không thể tách rời Mỹ, bằng không, cờ đỏ búa liềm cắm đầy châu Âu, thế giới tiếp theo sẽ ra sao? Các bạn tự tưởng tượng ra được./.
......

Không có thời gian cho “mô hình Ukraine” trong cuộc tấn công Đài Loan

Philip Volkmann-Schluck (WELT) Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Trung Quốc thấy thuận lợi vì Nga đang kiềm chế sức mạnh quân sự của châu Âu và Hoa Kỳ. Tại Bắc Kinh từ lâu đã có các dấu hiệu về một cuộc chiến tranh chống Đài Loan. Các chuyên gia về an ninh đã mô tả chi tiết về những gì sẽ xẩy ra trong vài tuần đầu tiên khi xẩy ra một cuộc tấn công. Phương Tây phải khẩn trương đưa ra quyết định ngay bây giờ. Đại diện của châu Âu đã đến thăm Bắc Kinh với hy vọng thuyết phục được Chủ tịch Tập Cận Bình làm trung gian hòa giải. Để ông ta thuyết phục Nga rút khỏi Ukraine. Những lời kêu gọi của người đứng đầu EU Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra hôm thứ năm không được chú ý nhiều. Thậm chí có thể hữu ích cho Bắc Kinh khi Putin kiềm chế sức mạnh quân sự của châu Âu và Hoa Kỳ. Trung Quốc từ lâu đã tính đến một cuộc chiến cũng nhắm vào toàn bộ phương Tây, khi phát động một cuộc tấn công vào quốc gia láng giềng nhỏ hơn nhiều là Đài Loan. Căng thẳng trong khu vực đã leo thang trong những tháng gần đây. Cách đây vài giờ, Bắc Kinh đã tuyên bố diễn tập quân sự gần hòn đảo này. Quân đội Trung Quốc tuyên bố về "cuộc tập trận chuẩn bị chiến đấu" sẽ được tổ chức từ thứ bẩy đến thứ hai tại eo biển Đài Loan, phía bắc và phía nam của hòn đảo, cũng như tại vùng biển và không phận phía đông Đài Loan. Nếu Trung Quốc thực hiện những lời đe dọa của mình, ngày tấn công sẽ bắt đầu bằng tiếng còi báo động, tương tự như những gì đã xảy ra ở Ukraine hơn một năm trước đây. Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mô tả về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào năm 2026. Hàng trăm tên lửa từ Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan, khoảng cách từ Trung Quốc đại lục đến các mục tiêu chỉ 177 km. Từ đây Trung Quốc có thể tiêu diệt phần lớn lực lượng Hải quân và Không quân của đối phương. Hòn đảo này sẽ bị phong tỏa, mọi con đường tiếp tế sẽ bị cắt đứt. Sau đó, hàng chục nghìn binh sĩ sẽ vượt qua eo biển Đài Loan trên các phương tiện đổ bộ và bắt đầu cuộc tấn công trên bộ. Chỉ vài ngày sau, chính phủ dân chủ ở Đài Bắc và 24 triệu công dân của nó có thể phải đầu hàng nếu không có sự cứu trợ của nước ngoài. Phương Tây đã không có sự chuẩn bị để đối phó với cuộc xâm lược Ukraine của Nga ngày 24 tháng 2 năm 2022 . Theo nghiên cứu, "mô hình Ukraine", tức là tăng dần các đợt chuyển giao vũ khí của quốc tế trong nhiều tháng, không thể là một lựa chọn cho Đài Loan. Đài Loan, do áp lực ngoại giao của Trung Quốc không thuộc bất kỳ liên minh quân sự nào, do đó nước này ngay từ đầu phải được trang bị vũ khí mạnh mẽ . Điều này chỉ xảy ra nếu Hoa Kỳ can thiệp ngay lập tức. Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã nhiều lần hứa sẽ hỗ trợ Đài Loan. Người đứng đầu nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố Trung Quốc có các nguồn lực quân sự cần thiết để tấn công Đài Loan vào năm 2026. Ông này cũng hung hăng như Putin đối với Ukraine. Ông tuyên bố muốn sáp nhập Đài Loan một cách hòa bình, nhưng bảo lưu quyền thực hiện tất cả “các biện pháp cần thiết”. Trước hết phải trang bị cho Đài Loan các hệ thống tên lửa có thể đẩy lùi đợt tấn công bằng tên lửa đầu tiên của Trung Quốc, tiêu diệt các phương tiện đổ bộ cũng như tầu chiến của đối phương. Thứ hai, các đơn vị Mỹ đóng ở Thái Bình Dương phải tham chiến ngay lập tức và chấp nhận thương vong nặng nề. Theo trò chơi lập kế hoạch, sẽ có tới 3.000 binh sĩ Hoa Kỳ bị thiệt mạng trong trận chiến phòng thủ kéo dài ba tuần đầu tiên, đây sẽ là sự can thiệp tốn kém nhất của Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ngoài ra, Quân đội Hoa Kỳ sẽ mất khoảng 20 tàu chiến, hai tàu sân bay và 400 máy bay. Quân đổ bộ Trung Quốc sẽ tấn công lên các bãi biển ở phía nam hòn đảo. Đây là điểm yếu nhất về quốc phòng, hầu hết xe tăng đóng quân ở phía bắc xung quanh thủ đô Đài Bắc. Sau đó phụ thuộc vào sức mạnh chiến đấu và tinh thần của lực lượng bộ binh Đài Loan. Quân đội Đài Loan phải ngăn chặn bọn xâm lược không xâm chiếm và thiết lập đội hình trên bãi biển. Để so sánh: Trong cuộc diễn tập đổ bộ của quân Đồng minh vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 tại Normandy, 90.000 binh sĩ đã lên bờ trong ngày đầu tiên. Theo các chuyên gia an ninh, Trung Quốc sẽ chỉ có thể đưa tối đa 8.000 binh sĩ mỗi ngày lên đảo. Ở những vị trí không thể giữ được, lực lượng phòng thủ rút vào nội địa, vùng đồi núi với vũ khí cầm tay như bệ phóng tên lửa. Tại đây sẽ diễn ra các trận chiến đẫm máu, tương tự như các trận giáp lá cà trong các thành phố. Trung Quốc cũng có khả năng ném bom phá hủy cơ sở hạ tầng của Đài Loan, cố gắng chiếm các sân bay quan trọng bằng lực lượng lính dù. Tuy nhiên, không rõ Trung Quốc thực sự chuẩn bị tốt như thế nào cho hoạt động phức tạp này. Quân Đồng minh đã chuẩn bị và thực hành “D-Day” ở Normandy chống lại Đức Quốc xã vào năm 1944 trong vài năm. Một điều kiện không thể thiếu nữa là: Nhật Bản phải giành các căn cứ quân sự của mình cho Hoa Kỳ, do đó trở thành một bên tham gia cuộc chiến. "Nhật Bản là trụ cột," các tác giả nhấn mạnh. Một mình Mỹ khó đảm đương được cuộc chiến này, căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam lại quá xa. Các nước còn lại ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ giữ thái độ trung lập, bởi họ bị lệ thuộc vào Trung Quốc vì kinh tế. Úc và Hàn Quốc sau đó mới phát huy vai trò của mình, tức kiềm chế Trung Quốc khi nước này lâm vào tình thế thất bại trong cuộc chiến với Đài Loan. "Đạo luật tăng cường khả năng phục hồi của Đài Loan" cho thấy Washington nhận thức được mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến tranh có thể xảy ra này. Tháng 12, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định phân bổ 10 tỷ đô la cho vấn đề quốc phòng của Đài Loan. Cung cấp máy bay chiến đấu F-16 và tên lửa Harpoon, đồng thời đưa 200 lính Mỹ đến đây để giúp Đài Loan huấn luyện chiến đấu. Tokyo cũng cho thấy họ sẽ sát cánh với Đài Loan. Quốc gia có 50.000 lính Mỹ đóng quân thường trực này đang đối mặt với sự nguy hiểm. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku ở phía nam Nhật Bản, chỉ cách bờ biển Đài Loan 150 km. Ngay từ mùa hè năm 2021, Phó Thủ tướng khi đó là Taro Aso đã tuyên bố quyết bảo vệ Đài Loan khi “sự sống còn” của hòn đảo này bị đe dọa. Nhật Bản đang nỗ lực buộc châu Âu phải có trách nhiệm. Thủ tướng Fumio Kishida nói: “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai. Tokyo đã cung cấp hàng cứu trợ tới Ukraine và cả viện trợ tài chính cho quốc gia tiền tuyến Ba Lan. Ngược lại, người Nhật cũng trông đợi vào một sự đáp trả. Ben Schreer, lãnh đạo văn phòng Berlin của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho rằng Châu Âu có thể can thiệp quân sự trực tiếp vào Đài Loan, cũng như mối đe dọa từ Nga, tuy nhiên đây "rất có thể là một bước đi quá xa". Tuy nhiên, châu Âu có các công cụ để áp đặt “chi phí chiến lược” đối với Trung Quốc. Các thành viên NATO ở châu Âu có thể hỗ trợ Mỹ chuyển các nguồn lực của mình sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách "lấp đầy" sự hiện diện hiện nay của Mỹ ở châu Âu. Theo Schreer, cũng có thể hình dung việc NATO hỗ trợ một cách gián tiếp bằng cách góp phần phong tỏa hải quân đối với "các tuyến đường giao thông thương mại quan trọng" của Trung Quốc ở nam Ấn Độ Dương. Trung Quốc phải tập trung vào việc chống lại các lực lượng Đài Loan và các đồng minh của hòn đảo này ở bên kia eo biển, nên Trung Quốc sẽ có rất ít cơ hội đánh trả ở khu vực này. Trong chuyến thăm Bắc Kinh, bà von der Leyen đã cảnh báo về một cuộc tấn công vào Đài Loan. Von der Leyen nói: “Không bên nào nên đơn phương thay đổi hiện trạng ở khu vực này bằng bạo lực. Ngoài lời nói người ta không thấy các hành động thực tế của Châu Âu dành cho Đài Loan. Rốt cuộc thì Pháp đang cung cấp các hệ thống tên lửa hiện đại. Ngược lại, Đài Bắc đã yêu cầu Berlin cung cấp tàu ngầm hiện đại trong nhiều năm nhưng Đức không đáp ứng. Vương quốc Anh cũng không bán vũ khí cho Đài Loan kể từ năm 2000. Vào mùa hè năm 2022, Thủ tướng Liz Truss đã tuyên bố sẽ thay đổi điều đó. Nhưng các chuyên gia quốc phòng Anh nhanh chóng cho thấy điều này phải mất "vài năm" mới thực hiện được vì hiện nay Anh phải lấp đầy kho dự trữ vũ khí sau khi đã viện trợ cho Ukraine. Ngay cả khi Trung Quốc thất bại trong cuộc tấn công này thì đó vẫn là khởi đầu của một cuộc khủng hoảng lâu dài. Quân đội Hoa Kỳ sẽ bị suy yếu trong nhiều năm vì những tổn thất nặng nề. Các thế lực khác như Iran hay Triều Tiên, có thể tận dụng cơ hội này. Ngoài ra, bản đồ thế giới thậm chí còn bị chia cắt nhiều hơn thành các khối ủng hộ hoặc chống lại Trung Quốc. Phương Tây sẽ phải áp đặt các biện pháp trừng phạt, chuỗi cung ứng sẽ sụp đổ. Do đó, các tác giả của nghiên cứu CSIS cho rằng cuộc đấu tranh vì Đài Loan là trước hết là: "Đòn đánh đầu tiên của một cuộc chiến tranh mới"./.    
......

Đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thăm Việt Nam, chỉ trích tình trạng nhân quyền tồi tệ

Phái đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thăm Việt Nam từ ngày 4 đến 6 tháng 4 năm 2023 Ỷ Lan  - RFA Từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 4, một phái đoàn Dân biểu Quốc hội Châu Âu thuộc Phân ban Nhân quyền viếng thăm Việt Nam, do Dân biểu người Đức Udo Bullmann, Trưởng ban Nhân quyền dẫn đầu. Trong Phái đoàn có các Dân biểu Isabel Wiseler-Lima (Luxembourg), Cheorghe-Vlad Nistor (Rumania) và Leopoldo Lopez Gil (Tây Ban Nha) thuộc Đảng Bình dân Châu Âu; Nacho Sanchez Amor (Tây Ban Nha) va Isabel Santos (Bồ Đào Nha) thuộc Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu; và Urmas Paet (Estonia), thuộc Đảng Renew tại Châu Âu. Mục tiêu chuyến viếng thăm là điều tra tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và đánh giá tác động đến nhân quyền của Hiệp định Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA), đã có hiệu lực gần ba năm qua, từ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Kết thúc chuyến viếng thăm vào chiều thứ năm (6/4/2023), Phái đoàn Quốc hội Châu Âu đã mở cuộc họp báo ở Hà Nội để nói lên “sự quan ngại sâu sắc trước tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ” tại Việt Nam. Họ chỉ trích những vi phạm nhân quyền trên các lĩnh vực xã hội và chính trị, “đặc biệt là không gian tự do của xã hội dân sự bị thu hẹp, các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự được sử dụng để dập tắt mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động xã hội dân sự bị sách nhiễu, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, đặc biệt là ngôn luận trực tuyến, và quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị hạn chế”. Phái đoàn còn kêu gọi Việt Nam trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, kể cả những lãnh tụ các tổ chức phi chinh phủ (NGO), nhà báo và nhà hoạt động bảo vệ môi sinh. Trước khi rời Hà nội, Dân biểu Quốc hội Châu Âu Nacho Sanchez Amor đã dành cuộc phỏng vấn đặc biệt cho Đài Á Châu Tự do qua đường dây viễn liên về chuyến viếng thăm Việt Nam nói trên. Ỷ Lan : Xin chào Dân biểu Sanchez Amor. Ông là người Tây Ban Nha, thuộc Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu. Trước hết, xin ông cho biết mục tiêu của chuyến viếng thăm này ? Nacho Sanchez Amor: Chuyến viếng thăm là của Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu. Nhiệm vụ của chúng tôi không liên quan trực tiếp đến các vấn đề chính trị, mà liên quan rất nhiều đến thương mại. Trong Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có một chương dành riêng cho các điều kiện dân chủ. Chúng tôi quyết định đến đây để xem xét tình trạng cải thiện như thế nào, và đánh giá những cam kết của chính quyền Việt Nam khi ký kết Hiệp định EVFTA được tôn trọng đến mức nào ? Ỷ Lan : Xin ông vui lòng cho biết cảm tưởng về chuyến viếng thăm này ? Nacho Sanchez Amor : Cảm tưởng của chúng tôi là Việt Nam đang có những tiến bộ kinh tế rất đáng kể. Nhưng xét về khía cạnh nhân quyền, tình hình trước và sau khi EVFTA được ký kết hoàn toàn giống nhau không có tiến bộ, không có cải thiện về nhân quyền, không có tự do ngôn luận. Các tổ chức phi chính phủ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành các hoạt động của họ. Vì vậy, mặc dù chúng tôi xét thấy các khía cạnh thương mại của hiệp định đang hoạt động tương đối tốt, chúng tôi rất, rất thất vọng vì không có tiến triển nào liên quan đến việc tôn trọng nhân quyền và cải cách dân chủ. Chúng tôi không thấy bất kỳ sự cởi mở hay thiện chí nào của chính quyền Việt Nam trong việc tôn trọng những điều họ cam kết khi ký kết EVFTA. Dân biểu Quốc hội Châu Âu Nacho Sanchez Amor Ỷ Lan : Ngoài những cuộc gặp gỡ với các cơ quan Chính phủ, phái đoàn có tiếp xúc với những nhà hoạt động xã hội dân sự không? Nacho Sanchez Amor : Chắc bà sẽ hiểu lý do vì sao tôi không thể tiết lộ tên tuổi của những nhà hoạt động xã hội dân sự mà chúng tôi được gặp trong chuyến viếng thăm Việt Nam này. Về phía chính quyền, chúng tôi đã gặp Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao và nhiều viên chức trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Quốc hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Nhân quyền và Bộ Công an. Chúng tôi đã gặp gỡ giới ngoại giao tại Hà Nội, cũng như các phóng viên báo chí quốc tế, không phải để phỏng vấn mà để hiểu thêm về tình hình trong nước. Và đương nhiên chúng tôi đã gặp các đại diện xã hội dân sự. Nhưng như tôi đã nói, tôi không muốn tiết lộ tên của họ. Ỷ Lan : Phái đoàn có nêu các trường hợp tù nhân lương tâm bị giam giữ với nhà cầm quyền Việt Nam không? Ông có thăm được tù nhân chính trị nào ở Hà Nội? Nacho Sanchez Amor : Vâng, chúng tôi đã đích thân đệ trình danh sách các tù nhân lương tâm cho tất cả các cơ quan có thẩm quyền liên quan, và yêu cầu phải trả tự do cho họ. Rất tiếc chúng tôi không được phép thăm tù nhân lương tâm trong tù. Ỷ Lan : Ông có nghĩ rằng chuyến viếng thăm này đã giúp các Dân biểu Quốc Hội Châu Âu có hình ảnh rõ hơn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ? Nacho Sanchez Amor : Vâng, tôi nghĩ chúng tôi đã có hình ảnh chính xác hơn. Có một số lĩnh vực mà chúng tôi có thể làm việc chung với chính quyền. Việt Nam có thiện chí giải quyết vấn đề lao động trẻ em và nạn buôn người, vâng, điều đó rõ ràng. Nhưng các khía cạnh khác, như tình hình nhân quyền nói chung, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, không gian thu hẹp của xã hội dân sự - rõ ràng chính quyền không có thiện chí nào để thúc đẩy cải cách chính trị. Đây là lý do vì sao chúng tôi rất thất vọng. Bởi vì những cải cách về chính trị và nhân quyền là một phần không thể thiếu của Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam mà cả hai chúng ta [các quốc gia] đều cam kết. Chúng tôi đã khẳng định mạnh mẽ với Việt Nam là phải thực hiện cam kết phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO) liên quan đến việc thành lập các công đoàn độc lập. Nhưng cho đến nay chúng tôi chưa thấy Việt Nam có bất kỳ nỗ lực nào để thực hiện những cam kết này. Ỷ Lan : Như vậy, sau chuyến viếng thăm này, phái đoàn sẽ mang thông điệp gì cho Quốc Hội Châu Âu ? Nacho Sanchez Amor : Chúng tôi sẽ nói với Quốc Hội Châu Âu rằng Việt Nam hứa rõ ràng sẽ thực hiện các cải cách về dân chủ được nêu trong Hiệp định Thương mại EVFTA. Nhưng sau khi Hiệp định được ký kết, Việt Nam chẳng thực hiện sự cải cách chính trị nào, thậm chí không có sự cởi mở nhỏ nhất liên quan đến các hoạt động của xã hội dân sự. Đây là điều thật đáng thất vọng và nên là bài học cho Quốc Hội Châu Âu, nơi có quyền bật đèn xanh cuối cùng để thông qua các hiệp định thương mại. Chúng ta phải thực thi thiết lập những cơ chế thực thi để đảm bảo đôi bên phải thực hiện đầy đủ những cam kết nêu trong các hiệp định thương mại. Ỷ Lan : Xin cảm ơn Dân biểu Quốc Hội Châu Âu Sanchez Amor đã dành cuộc phỏng vấn này cho Đài Á Châu Tự Do. Chúc ông và phái đoàn thượng lộ bình an !  
......

Uỷ ban EU điều trần về việc thực thi các công ước lao động ở Đông Nam Á, nêu tình hình Việt Nam

Phái đoàn Nghị viện Liên minh châu Âu đặc trách khu vực Đông Nam Á tổ chức phiên điều trần về việc thực hiện các công ước của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngày 23/3/2023. VOA Tiếng Việt Phái đoàn Nghị viện Liên minh châu Âu đặc trách khu vực Đông Nam Á vừa tổ chức phiên điều trần về việc thực hiện các công ước của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó các diễn giả nói rằng Việt Nam “vẫn có các vi phạm, dù có chút tiến triển”. Phiên điều trần được tổ chức vào ngày 23/3 dưới sự chủ trì của Nghị sĩ Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, cùng với sự tham gia của ông Tim De Meyer, cố vấn cấp cao của ILO; ông Sơn Trần, phó giám đốc của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWP), và ông Jordi Curell, Vụ trưởng Lao động và Việc làm (DG Empl) của Uỷ ban châu Âu. Bà Marianne Vind (phải), Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện Châu Âu (European Parliament) phát biểu trong buổi điều trần. Ảnh chụp từ màn hình VOA Từ Anh Quốc, ông Sơn Trần, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam (VWD), một tổ chức xã hội dân sự có trụ sở ở Mỹ chuyên vận động việc tuân thủ các nguyên tắc của ILO, nói với VOA về nội dung điều trần của ông: “Các điểm tôi trình bày, về điểm tích cực, nhà cầm quyền ở Hà Nội đã có thay đổi Luật Lao động bằng một đạo luật mới 2019, có tiến triển về việc tôn trọng nghĩa vụ lao động của chính phủ Việt Nam nhưng chưa đủ. Bởi vì trong Luật Lao động đó có những điểm vi phạm công ước lao động quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn, đó là Công ước 87, Công ước 105, Công ước 138, và Công ước 97”. Tại phiên điều trần, ông Sơn Trần cho biết Bộ luật Lao động của Việt Nam 2019 quy định rằng các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký (Điều 172.1). Ông cho rằng quy định này của Việt Nam đã “vi phạm Điều 2 Công ước 87 của ILO”, mà theo đó quy định rằng “Người lao động và người sử dụng lao động tham gia các tổ chức do họ lựa chọn mà không cần xin phép trước”. Ông Sơn Trần, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người Lao động Việt Nam, phát biểu tại phiên điều trần ngày 23/3/2023. Đại diện của VWD cho rằng Việt Nam nên phê chuẩn Công ước 87 trước khi phê chuẩn Công ước 98 để người lao động thành lập công đoàn trước, vì chỉ khi có công đoàn, người lao động mới có quyền thương lượng tập thể với chủ. “Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã làm ngược lại, đã phê chuẩn Công ước 98 nhưng chưa phê chuẩn Công ước 87 của ILO”, ông Sơn nói tại phiên điều trần. Công ước 98 được xem là công ước cốt lõi, bản lề của ILO trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, trở thành một cấu phần quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), cũng như trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia. Ngoài ra, ông Sơn cũng chỉ ra rằng các quy định tại khoản 4, Điều 172 của Bộ luật Lao động Việt Nam 2019 về hồ sơ, thủ tục đăng ký và thẩm quyền cấp, hủy bỏ đăng ký tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đã vi phạm Điều 3.2 của Công ước 87 của ILO. Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1992, nhưng sau 31 năm cho đến nay ở Việt Nam chưa hề có một tổ chức công đoàn nào độc lập với tổ chức công đoàn nhà nước, đại diện của tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam cho biết thêm. Đồng thời ông cho biết rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) là một tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoàn toàn không phải là một tổ chức độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Ông Sơn cũng trình bày vấn đề lao động cưỡng bức, ông Sơn nói: “Vấn đề tôn trọng quyền của người lao động khi tham gia vào sản xuất các sản phẩm theo các hiệp định CPTPP và EVFTA với những điều chúng tôi trình bày được hoan nghênh bởi vì nó là những sự kiện – chúng tôi có dẫn chứng – về những vi phạm về cưỡng bách lao động tại Việt Nam, ví dụ như cưỡng bách tù nhân phải lao động lột hạt điều để xuất khẩu hay trẻ em phải lao động trong ngành thủy sản và ở các lò gạch”. Ông Curell phát biểu: “Chúng tôi có một hiệp định thương mại với Việt Nam, nhưng mặc dù vậy vẫn còn những lỗ hổng, giới hạn của các nguyên tắc lao động”. Nguồn: VOA   
......

Trung – Nhật “song đấu” trên mặt trận ngoại giao

Hiếu Chân (SGN) Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bất ngờ đến thăm Ukraine đúng lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga. Chuyến công du của ông Tập thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đồng minh của ông Vladimir Putin trong khi chuyến thăm của ông Kishida cho thấy điều ngược lại: ủng hộ cuộc chiến đấu của người dân Ukraine.  Và như thế, vô tình hay cố ý, dưới mắt các nhà quan sát, hành động của hai nhà lãnh đạo Trung – Nhật cho thấy một cuộc đấu ngoại giao tay đôi của hai cường quốc nổi bật nhất châu Á. Hai chuyến viếng thăm, ở hai thủ đô cách nhau 500 dặm (800 km), cho thấy cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu lan ra khỏi vụ tranh chấp quần đảo Senkaku (hiện do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc cho là lãnh thổ của họ với tên gọi Điếu Ngư), lan sang cả châu Âu khi cả Bắc Kinh và Tolyo đều đang cố mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không như dự đoán của giới quan sát, trong hai ngày đầu chuyến thăm ở Moscow, ông Tập và ông Putin không bàn nhiều tới kế hoạch hòa bình 12 điểm mà Trung Quốc đưa ra cuối tháng trước và bị cả Ukraine và Phương Tây coi là “vô lý”. Tuyên bố chung của hai ông Tập – Putin chỉ coi đề nghị của Trung Quốc là “căn bản” để đàm phán sau này khi “Ukraine và Phương Tây đã sẵn sàng”, như lời ông Putin. Trọng tâm chuyến thăm của ông Tập lại là củng cố mối quan hệ “không giới hạn” giữa hai nước Nga-Trung, đưa nó vào một “kỷ nguyên mới” như lời ông Tập hoặc lên “đỉnh cao của một sự phát triển lịch sử”, như lời ông Putin. Cốt lõi của trọng tâm này là hợp tác kinh tế giữa hai nước, trong đó Trung Quốc thay thế Châu Âu để làm khách hàng chính tiêu thụ dầu mỏ, khí đốt và than đá xuất cảng của Nga, đồng thời các công ty Trung Quốc sẽ đổ vào Nga, thay thế các tập đoàn đa quốc gia Phương Tây đã rời đi vì cuộc chiến Ukraine. Sự hợp tác mới này không chỉ phục vụ cho các mục tiêu lợi ích của Trung Quốc mà còn giúp Nga chống đỡ các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt của Phương Tây. Và trên hết, việc củng cố thêm nữa quan hệ Nga-Trung đã giúp hình thành một “liên minh chuyên chế”, có thêm Iran và Bắc Hàn, quy tụ các thể chế độc tài có chung một mục đích là chống lại Hoa Kỳ và cái trật tự thế giới hiện tồn, trong đó các thể chế dân chủ tự do có vai trò chi phối. Cuộc đấu tranh chống Mỹ của liên minh chuyên chế đang được mở rộng ra khắp thế giới nhưng cô đọng nhất trong cuộc chiến tranh ở Ukraine và căng thẳng ở đảo Đài Loan. Khi Nga có dấu hiệu đuối sức, Trung Quốc đang xuất hiện như một kẻ thống soái cả hai mặt trận.  Tại Moscow, ông Tập khẳng định Trung Quốc là một nhà môi giới trung lập ở Ukraine. “Chúng tôi tuân thủ quan điểm khách quan và nguyên tắc về cuộc khủng hoảng Ukraine dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc… Chúng tôi tích cực khuyến khích hòa bình và nối lại các cuộc đàm phán,” ông Tập nói với ông Putin. Nhưng đồng thời trong tuyên bố chung, Nga và Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải “tôn trọng các mối quan tâm an ninh hợp pháp của tất cả các quốc gia”, lặp lại luận điệu của Moscow rằng họ đưa quân vào Ukraine đến để ngăn Mỹ và các đồng minh NATO biến nước này thành một bức tường thành chống đối và đe dọa an ninh của Nga. Ông Tập thậm chí không gọi vụ xâm lược Ukraine là một cuộc chiến tranh mà coi đó chỉ là một vụ “khủng hoảng”! Trong lúc ông Tập nâng ly chúc tụng ông Putin trong bữa đại yến xa hoa ở Cung điện Đa diện 600 năm tuổi lộng lẫy giữa Điện Cẩm Linh thì ở cách đó 800 cây số, Thủ tướng Nhật Kishida viếng thăm thị trấn Bucha ở ngoại ô Kyiv, nơi bốn trăm thường dân Ukraine đã bị tàn sát dã man trong mấy tháng quân Nga chiếm đóng hồi đầu cuộc chiến.  Ông Kishida đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân tại một nhà thờ ở Bucha và xúc động phát biểu: “Trong chuyến thăm Bucha này, tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ trước sự tàn ác. Tôi xin đại diện cho người dân Nhật Bản bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất tới những người đã mất người thân, bị thương vì hành động tàn ác này.”  Sau đó, ông Kishida gọi cuộc xâm lược của Nga là “sự ô nhục làm suy yếu nền tảng của trật tự pháp lý quốc tế” và cam kết “tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến khi hòa bình trở lại trên vùng đất Ukraine xinh đẹp”. Cho đến nay, Nhật là một trong số các đồng minh của Hoa Kỳ lên án cuộc xâm lược của Nga, tham gia cấm vận kinh tế Nga và ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Ukraine. Nhưng do quy định của bản hiến pháp hòa bình, Nhật chỉ có thể viện trợ cho Ukraine những hàng hóa nhân đạo và thiết bị không sát thương, với giá trị khoảng $7 tỷ.  Ông Kishida sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh bảy nước công nghiệp phát triển nhất (G-7) được tổ chức vào tháng Năm sắp tới để vận động hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Ukraine. “Ông Kishida đứng về phía tự do, trong khi ông Tập đứng cùng một tên tội phạm chiến tranh”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản Rahm Emanuel nhận xét trên Twitter, hàm ý ông Putin vừa bị Tòa Hình sự quốc tế (ICC) ra lệnh bắt giữ bốn ngày trước vì hành vi tội phạm chiến tranh.  Con đường của hai cường quốc châu Á đang cách xa nhau và xung đột Trung-Nhật có xảy ra hay không là điều chưa biết trước được. Nhưng với những diễn biến đang diễn ra thì khu vực Đông Á có thể là điểm nóng kế tiếp trong cuộc đối đầu giữa liên minh chuyên chế Nga-Trung với khối dân chủ tự do do Hoa Kỳ dẫn dắt./.  
......

Crédit Suisse bị xoá sổ!

Lâm Bình Duy Nhiên   Họp báo khẩn cấp của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về việc “giải cứu” ngân hàng Crédit Suisse. Một sự kiện hy hữu, chưa từng xảy ra trong lịch sử tài chính Thuỵ Sĩ. Crédit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn nhất thế giới. Sự sụp đổ của Crédit Suisse sẽ kéo theo những khủng hoảng tài chính nghiêm trọng trên thế giới. Đó là điều mà chính phủ Liên bang muốn tránh bằng mọi giá. Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ cũng như của thế giới về quản lý tài sản là UBS đã đồng ý mua lại Crédit Suisse. Theo Financial Times và Bloomberg, UBS đã bỏ ra 3 tỷ quan (swiss franken) để thâu tóm Crédit Suisse sau một đêm thương thảo căng thẳng mà cả Thuỵ Sĩ nóng ruột chờ đợi kết quả. Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ sẵn sàng giúp đỡ UBS và Crédit Suisse một số tiền mặt khủng khiếp: 100 tỷ quan để tránh bị phá sản và lấy lại niềm tin của khách hàng và các cổ đông. Crédit Suisse là ngân hàng lớn thứ nhì tại Thuỵ Sĩ. Sau 167 năm tồn tại, có thể nói tối nay, 19/3/2023, Crédit Suisse chính thức bị xoá sổ trong lịch sử ngân hàng tại quốc gia này. Giới quan sát tài chính và các chính khách Thuỵ Sĩ nhận định rằng đây là “một sự mua lại đầy hổ thẹn”! Số phận của gần 45 ngàn nhân viên Crédit Suisse tại Thuỵ Sĩ (17 ngàn) và trên thế giới sẽ ra sao? Một dấu hỏi lớn với nhiều lo lắng cho cuộc sống của họ. Trong đó có không ít người quen và bạn bè đang hồi hộp và đau khổ chờ đợi một tương lai không mấy sáng sủa! Trách nhiệm của sự khủng hoảng tại Crédit Suisse thuộc về những kẻ lãnh đạo ngân hàng này. Đó không hề thua kém những tội ác của các băng đảng tài chính. Họ đã thất bại hoàn toàn trong việc lãnh đạo và lèo lái Crédit Suisse. Bọn giám đốc và manager của ngân hàng hưởng những mức lương khủng khiếp, hàng triệu quan một năm nhưng lại vô trách nhiệm đối với chính lịch sử danh giá của ngân hàng và cuộc sống của hàng chục ngàn nhân viên. Để vào làm việc tại các ngân hàng Thuỵ Sĩ, phải có một quá trình học vấn chất lượng, tối thiểu phải có Master tại các đại học lớn trong các ngành toán, lý, tài chính, kinh tế và luật. Một tương lai tươi sáng, hứa hẹn bởi những mức lương kết xù, vượt quá cuộc sống thực tế. Tôi từng làm việc trong các ngân hàng ấy và chỉ vài năm trong cái thế giới đó, nó đã cướp mất của tôi những năm tháng quan trọng trong đời, trong cuộc sống gia đình. Rất kinh khủng! Lương lớn không phải là điều kiện tiên quyết vì chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao! Nhất là trong một thế giới đầy biến chuyển và bất ngờ, ngự trị bởi các trung tâm tài chính quốc tế quan trọng. UBS thâu tóm Crédit Suisse, âu đó là kịch bản ít xấu và ít tồi tệ nhất mà thế giới tài chính toàn cầu đang hoang mang và lo lắng. UBS sát nhập với Crédit Suisse, cho ra đời một con “quái vật khổng lồ” về tài chính trên thế giới, với không ít dấu hỏi và lo lắng cho tương lai…  
......

Thủ tướng Đức thăm Nhật Bản

Tin tổng hợp Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng với sáu bộ trưởng sẽ đến thăm Nhật Bản vào ngày 18/3 với mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, trong lúc ông tìm cách giảm sự phụ thuộc của Đức vào nguyên liệu thô của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo hãng tin AP, phát biểu tại một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida nói hai chính phủ đã đồng ý tăng cường chuỗi cung ứng khoáng sản, chất bán dẫn, pin xe hơi và các lĩnh vực chiến lược khác, nhằm “chống lại sự ép buộc kinh tế, nỗ lực của nhà nước nhằm mua lại công nghệ một cách bất hợp pháp và các hành vi phi thị trường”. Ông không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc nhưng rõ ràng ám chỉ các hành động của Bắc Kinh. Cụ thể các bộ trưởng Nhật và Đức đã thảo luận về tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ trên biển và quan hệ chặt chẽ hơn giữa Bắc Kinh và Moscow. Tại Tokyo, hai nhà lãnh đạo Nhật và Đức một lần nữa lên án cuộc chiến xâm lược của Nga ở Ukraine, đồng ý duy trì các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow và ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine, ông Kishida cho biết. Trong các cuộc hội đàm riêng rẽ, hai bộ trưởng quốc phòng xác nhận lực lượng vũ trang Đức tiếp tục tham gia vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hợp tác quân sự mạnh mẽ hơn giữa các nước. Lo lắng về sự phụ thuộc của Đức, chính phủ trung tả hiện đang có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh so với chính phủ trung hữu tiền nhiệm và đang tìm hiểu các cách để từ từ bãi bỏ sự lệ thuộc vào Trung Quốc./.  
......

Ban hành lệnh bắt giữ Putin

Bich Nguyen X Tòa án Hình sự Quốc tế (*) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin, với cáo buộc chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh ở Ukraine.   Lệnh bắt giữ Putin, được Tòa án Hình sự Quốc tế ở Hague đưa ra hôm thứ sáu 17.03.2023, với tội danh "trục xuất bất hợp pháp người (trẻ em) và chuyển người (trẻ em) bất hợp pháp từ các khu vực chiếm đóng của Ukraine sang Nga" - Tòa án Hình sự Quốc tế cho biết trong một tuyên bố.   "Các tội ác đã được thực hiện, trên lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine, ít nhất là từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Có cơ sở hợp lý để khẳng định rằng, Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân, đối với các tội ác nêu trên, vì đã thực hiện các hành vi trực tiếp, cùng với những người khác, và/hoặc gián tiếp, thông qua những người khác, cũng như không thực hiện kiểm soát thích hợp đối với các cấp dân sự và quân sự, để họ gây ra, hoặc để những hành vi tội ác được thực hiện, những thuộc cấp đó dưới quyền và chịu sự kiểm soát của tổng thống Putin với tư cách là cấp trên".   Tòa án cũng ban hành lệnh bắt giữ Maria Lvova - Belova, Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề trẻ em Nga, với các cáo buộc như đối với Putin.   Nguồn: https://wiadomosci.wp.pl/wydano-nakaz-aresztowania-putina...   (*) Tòa án Hình sự Quốc tế, ICC (International Criminal Court, ICC) - tòa án quốc tế thường trực đầu tiên được thành lập để xét xử những cá nhân bị buộc tội phạm những tội ác nghiêm trọng nhất, như tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và xâm lược xảy ra sau ngày 1 tháng 7 năm 2002. Trụ sở của Tòa án là Hague, Hà Lan. ICC được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome, được thông qua ngày 17 tháng 7 năm 1998, được 120 quốc gia bỏ phiếu thông qua, 7 phản đối, 21 phiếu trắng. Tháng 11 năm 2016, Nga tuyên bố cắt đứt quan hệ với ICC bằng cách rút chữ ký khỏi hiệp ước thành lập, dựa trên sắc lệnh của Tổng thống V. Putin. Chức năng của Toà án bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 2002. Người lưu giữ là Tổng thư ký Liên hợp quốc (Điều 125 của Quy chế). Quy chế được soạn thảo bằng các ngôn ngữ: Ả Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha. Thomas Lubanga Dyilo, từ Cộng hòa Dân chủ Congo bị kết án 30 năm tù vì tội ác chiến tranh (và người đầu tiên bị kết án bởi Tòa án Hình sự Quốc tế). Ông đã sáng lập và lãnh đạo Liên hiệp những người yêu nước Congo và là một người đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột Ituri. Lubanga bị kết tội ác chiến tranh vì bắt hoặc tuyển dụng trẻ em dưới mười lăm tuổi, vào lực lượng vũ trang hoặc sử dụng chúng trong chiến sự.  
......

Trên Biển Đông, tranh chấp lãnh hải sôi sục với việc đấu võ mồm qua radio

Hình ảnh: Ảnh chụp từ trên không cho thấy đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng, được người dân địa phương gọi là Pag-asa, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông, ngày 9 tháng 3 năm 2023.   -Cù Tuấn  dịch từ  Reuters   Khi một máy bay của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bay qua quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông hôm 9/3, một thông điệp được gửi qua sóng phát thanh yêu cầu máy bay này phải rời khỏi "lãnh thổ Trung Quốc" ngay lập tức.   Những cảnh báo như vậy, từ một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc, đã trở thành một nghi thức gần như hàng ngày xung quanh một trong những quần đảo có tranh chấp nhiều nhất trên thế giới, nơi Trung Quốc là một trong năm quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với các đảo chiến lược - hoặc ít nhất là một số trong các đảo này - là của riêng họ.   "Máy bay gọi tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc. Bạn đang di chuyển bên trong lãnh hải Philippines", phi công Philippines trả lời qua radio.   "Yêu cầu xác định danh tính của tàu và nói rõ ý định của bạn để tránh hiểu lầm," phi công nói.   Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và trong nhiều năm đã triển khai thường trực hàng trăm tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá tại các khu vực tranh chấp như quần đảo Trường Sa, nơi họ đã nạo vét cát để xây đảo trên các rạn san hô, đồng thời trang bị tên lửa và đường băng trên các đảo.   Malaysia, Việt Nam, Brunei và Đài Loan cũng có yêu sách ở Trường Sa. Philippines chiếm giữ 9 thực thể ở quần đảo này, và đã cáo buộc Trung Quốc gây hấn và "bủa vây" các tàu cá mà họ nói là dân quân, bao gồm cả khu vực gần đảo Thị Tứ nhỏ bé do Manila chiếm đóng từ những năm 1970.   Một nhà báo của Reuters đã tham gia chuyến bay của Philippines hôm thứ Năm 9/3 và quan sát thấy một số tàu Trung Quốc rải rác trong vùng biển xung quanh Thị Tứ, một hòn đảo có 400 dân. Philippines tuần trước cáo buộc các tàu này, trong đó có một tàu hải quân, "lảng vảng" gần đó.   Trung Quốc hôm 10/3 cho biết họ có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa, và vùng biển lân cận.   "Vì vậy, việc các tàu Trung Quốc thực hiện các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc là hợp lý và hợp pháp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning nói trong một cuộc họp báo thường kỳ. Chuyến bay tuần tra ngang qua này diễn ra trong bối cảnh chính phủ của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr liên tục phàn nàn về các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả việc nước này sử dụng tia laser mà Manila cho biết đã làm lóa mắt tạm thời các thủy thủ đoàn của một tàu tuần duyên Philippines vào tháng trước.   Philippines dưới thời Marcos đã tăng cường giọng điệu thách thức Trung Quốc và đang tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với cường quốc thuộc địa cũ và đồng minh quốc phòng Hoa Kỳ, bao gồm cả kế hoạch tổ chức các cuộc tuần tra chung trên biển.   Chiếc máy bay đã bay ngang qua một điểm nóng khác trong căng thẳng Trung Quốc-Philippines - Bãi cạn Thomas thứ hai - nơi tháng trước tia laser cấp độ quân sự đã được Trung Quốc sử dụng để chiếu vào một thủy thủ đoàn bảo vệ bờ biển Philippines đang hỗ trợ một nhiệm vụ tiếp tế quân sự.   Philippines từ lâu đã duy trì một đội quân nhỏ trên một chiếc tàu cũ của hải quân Hoa Kỳ đã rỉ sét mà đã mắc cạn trên một rạn san hô ở đó để bảo vệ các yêu sách lãnh thổ của Manila.   Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc lại nhắn gọi chiếc máy bay khi nó bay qua bãi cạn này, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Philippines.   "Đây là Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Chúng tôi đang tiến hành một cuộc tuần tra hàng hải thường lệ trong không phận quốc gia của chúng tôi và giám sát sự an toàn của ngư dân của chúng tôi,” phi công trả lời.
......

Tình báo Mỹ ở Trung Quốc: Cánh cửa ngày càng hẹp

Mai Vũ Phạm (SGN) Các cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã trở thành một mục tiêu vô cùng khó tiếp cận đối với các cơ quan tình báo nước này. Nguyên nhân hàng đầu là vì Tập Cận Bình thành công thâu tóm và siết chặt quyền lực trong hơn một thập kỷ. Hệ thống giám sát khổng lồ của chính phủ kiểm soát chặt chẽ tất cả các hình thức liên lạc và luồng thông tin trong nước gây khó khăn cho các cơ quan tình báo Mỹ. Thêm nữa, bộ máy tình báo Trung Quốc rất tinh vi, thành công đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​ở Hong Kong cũng như lệnh phong tỏa Covid-19 nghiêm ngặt trong ba năm, đã khiến việc thu thập thông tin tình báo trở nên cực kỳ khó khăn. Quan trọng hơn, Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau khi mạng lưới của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) bị xâm nhập, khiến nhiều gián điệp ở Trung Quốc bị xử tử. Thất bại “thảm khốc nhất” của CIA Tháng Một năm 2018, bản tin độc quyền của NBC News đã gây chấn động dư luận: cựu sĩ quan CIA, Jerry Chun Shing Lee, 54 tuổi, bị cáo buộc làm tình báo cho Trung Quốc. Hơn một năm sau, Jerry Chun Shing Lee đã nhận tội liên lạc, cung cấp, và truyền thông tin quốc phòng Hoa Kỳ cho Trung Quốc và ông bị kết án 19 năm tù. Theo James Olson, cựu giám đốc phản gián của CIA, vụ án Jerry Chun Shing Lee là “thảm khốc nhất” trong số các vụ án tình báo. Trước đó, năm 2010, hai sĩ quan tình báo Trung Quốc đã tiếp cận Lee, đề nghị trả 100.000 Mỹ kim và “chăm sóc ông ta suốt đời” vì những thông tin mà ông này có khi là sĩ quan CIA. Năm 2007, Lee kết thúc sự nghiệp ở CIA và chuyển đến sinh sống ở Hong Kong. Sau đó, hàng trăm ngàn Mỹ kim được gửi vào tài khoản ngân hàng cá nhân của Lee, từ năm 2010 đến 2013. Theo bản cáo trạng, khi các đặc vụ FBI lục soát phòng khách sạn của Lee vào năm 2012, họ đã tìm thấy những cuốn sổ tay có tên các gián điệp của CIA. Sau đó, lực lượng điều tra đã phát hiện ra hệ thống thông tin liên lạc bí mật của CIA đã bị xâm nhập và dường như Lee đã giúp Trung Quốc thực hiện điều đó. Hai cựu viên chức CIA cho biết hệ thống liên lạc của CIA với các đặc vụ rất thô sơ, nên Trung Quốc đã xâm nhập dễ dàng. Trong khoảng thời gian Lee làm gián điệp cho Trung Quốc, hơn 30 gián điệp CIA của Mỹ ở Trung Quốc đã bị chính phủ Trung Quốc xử tử. Các quan chức Hoa Kỳ nghi ngờ rằng Trung Quốc đã chia sẻ thông tin gián điệp đó với Nga, dẫn đến việc Nga đã bắt giữ và thậm chí thủ tiêu các gián điệp Hoa Kỳ tại Nga. Sự việc này là một đòn giáng kinh hoàng đối với CIA – là cơ quan tình báo luôn tự hào về các hoạt động gián điệp của mình. Trung Quốc thành công xâm nhập tình báo Hoa Kỳ Trường hợp cựu nhân viên CIA như Lee bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc không phải là duy nhất. Thực tế, Trung Quốc đã thành công lôi kéo nhiều cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ khác bằng nhiều tiền, để đổi lấy các bí mật của chính phủ Hoa Kỳ. Trong 20 năm qua, tình báo Trung Quốc dường như đã nhiều lần thâm nhập vào các cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Bộ Tư pháp đã truy tố hàng trăm vụ và án tù dài hạn đối với nhiều cựu nhân viên CIA và công dân Mỹ. Gián điệp Trung Quốc đầu tiên bị dẫn độ từ Bỉ tới Hoa Kỳ để xét xử là Xu Yanjun, người được các công tố viên Hoa Kỳ mô tả là tình báo viên “có số má” của chính phủ Trung Quốc. Xu bị bắt vào Tháng Tư năm 2018 ở Bỉ và bị kết án 20 năm tù cuối năm 2021. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết công nghệ mà Xu và Trung Quốc muốn đánh cắp là công nghệ tối mật, không hãng nào có thể sao chép. Các quan chức của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo Trung Quốc ngày càng tăng cường hoạt động tình báo khắp Hoa Kỳ, thông qua các nhà nghiên cứu và ‘thường dân’ Trung Quốc để đánh cắp công nghệ độc quyền và thông tin quan trọng. Đáng lưu ý, tình báo Trung Quốc được đánh giá rất hiệu quả trong các hoạt động phản gián: xác định và vô hiệu hóa các nỗ lực thu thập thông tin tình báo nước ngoài. Nhìn chung, hoạt động gián điệp và phản gián luôn là một trong những công cụ tối quan trọng của Bộ Chính trị Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm Thứ Tư, ngày 9 Tháng Ba, các nhà lãnh đạo tình báo Hoa Kỳ cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là “mối đe dọa nghiêm trọng nhất” đối với an ninh quốc gia. Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril Haines nhấn mạnh Tập Cận Bình tiếp tục thanh trừng đối thủ và xung quanh hắn là “những người trung thành có cùng chí hướng ở cấp cao nhất của Ủy ban Thường vụ Đảng” thực hiện các bước để gây chia rẽ cả trong Hoa Kỳ và giữa Washington và các đồng minh. Trước thời Tập Cận Bình, quyền lực được phân tán giữa các phe phái trong Bộ Chính trị, khiến hoạt động tình báo Hoa Kỳ khả thi hơn. Tuy nhiên, sự thâu tóm quyền lực dưới thời Tập Cận Bình kết hợp với ba năm thực hiện chính sách chống Covid nghiêm ngặt và hệ thống giám sát hiện đại “đã khiến việc lấy thông tin có thẩm quyền ra khỏi nước này trở nên vô cùng khó khăn.” Các cựu viên chức và chuyên gia tình báo cho biết nếu Tập Cận Bình đột ngột qua đời, tình báo Hoa Kỳ có thể sẽ không biết rõ ai sẽ là người kế nhiệm. Dennis Wilder, người từng là phó trợ lý giám đốc CIA phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương từ năm 2015 đến 2016, cho biết: “Đó là hệ thống khép kín vô cùng, vì đơn giản là chúng tôi không biết.” Tuy nhiên, một số cựu viên chức tình báo khác lại lạc quan hơn trong việc ‘đọc, hiểu’ tình hình Trung Quốc, vì họ cho rằng Tập Cận Bình và các quan chức cộng sản cấp cao khác, thường công khai các mục tiêu của chế độ. Một cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ cho biết: “Trung Quốc không phải là một hộp đen tình báo. Khi xem xét các bài phát biểu và chỉ thị của Tập Cận Bình, các nhà phân tích tình báo từ lâu đã đánh giá rằng ông Tập đã tìm cách thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc thống trị thế giới và thay thế trật tự do Hoa Kỳ lãnh đạo bằng một trật tự phản ánh các giá trị và lợi ích của Trung Quốc.” Các nhà lãnh đạo tình báo Hoa Kỳ cam kết xem Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược hoạt động. Vào năm 2021, CIA đã công bố một trung tâm đặc nhiệm mới, China Mission Center (CMC), tập trung vào việc thu thập thông tin tình báo về Trung Quốc. Giám đốc CIA cho biết CMC “sẽ tăng cường hoạt động để đối phó mối đe dọa địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong thế kỷ 21, đó là một chính phủ Trung Quốc ngày càng đối địch.” Rõ ràng vị thế của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đã thay đổi đáng kể. CIA sẽ phải mất rất nhiều năm để xây dựng lại mạng lưới tình báo bị phá hủy ở Trung Quốc. Tất nhiên, an ninh và tình báo Trung Quốc sẽ không đứng yên ‘đợi’ CIA làm điều đó. Bởi thế, khả năng hoạt động tình báo Hoa Kỳ ở Trung Quốc được dự đoán là sẽ ngày càng khó khăn, đầy thử thách./.    
......

Việt Tân tham gia cuộc họp đánh giá tình hình nhân quyền và quyền người lao động tại nghị viện Âu Châu

Việt Tân  Nghị viên EU tổ chức hội thảo đánh giá nhân quyền Việt Nam sau hơn 2 năm thực thi EVFTA Hôm 28/2, các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội. Hội thảo tập trung vào thực trạng thực thi Hiệp định EVFTA và tìm cách trả lời câu hỏi quan trọng: Điều gì đang thực sự xảy ra sau hai năm kể từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực? Nghị viên EU Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU, chủ tọa hội thảo. Nghị viên Saskia Bricmont tham dự và có bài phát biểu với các kiến nghị. Nghị viên EU Nghị viên EU Marianne Vind (trái) và Saskia Bricmont phát biểu tại hội thảo ngày 28/2/2023. Ảnh: Screenshot Cisco Webex Các thành viên của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền quốc tế và Việt Nam như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), tổ chức Việt Tân và tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam có bài thuyết trình đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền trong thời gian chính quyền Việt Nam thực thi EVFTA từ ngày 01/08/2020 đến nay. Ông Trần Đức Tuấn Sơn, đại diện cho tổ chức Việt Tân tại châu Âu, cho VOA biết tóm tắt bài phát biểu của ông tại hội thảo. “Chúng tôi thấy sau khi hiệp định với EU có hiệu lực từ 2,5 năm nay thì tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng thậm tệ hơn. Trước đây họ chỉ bắt bớ những người bất đồng chính kiến, Facebooker, blogger… vì họ lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam, nhưng gần đây chúng tôi thấy sự đàn áp đã vượt ra khỏi lằn ranh bất đồng chính kiến khi mà những người hoạt động vì môi sinh, nhân quyền một cách chung chung cũng đã bị bắt như bà Ngụy Thị Khanh, ông Đặng Đình Bách…hay một số người khác trong xã hội dân sự trong nước hoạt động công khai đã bị bắt, bị kết án về tội “trốn thuế”… Tình hình nhân quyền ngày càng xấu hơn.” Một số trong các diễn giả của buổi hội thảo (từ trái): Anh Trần Đức Tuấn Sơn, đại diện tổ chức Việt Tân tại Âu Châu; ông Huy Nguyễn, Giám đốc tổ chức Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (Vietnam Worker Defenders); và Dân biểu Nghị viện Châu Âu (European Parliament) Marianne Vind (đang phát biểu). Ảnh: Screenshot Cisco Webex EVFTA, được ký vào ngày 30/06/2019, là hiệp định thế hệ mới, bao hàm không chỉ các quy định về thương mại theo nghĩa rộng, mà cả các quy định về quyền con người. Bà Julie Majerczak, đại diện của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), ông Sébastien Desfayes, Chủ tịch của Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), cũng đánh giá sự thụt lùi về thành tích nhân quyền Việt Nam sau khi thực thi hiệp định EVFTA đến nay. Helena Huong Nguyen EVFTA quy định rằng các nước thành viên sẽ phải bảo vệ các quyền lao động cơ bản, đặc biệt là quyền được có công đoàn độc lập và quyền thương lượng tập thể của người lao động. Nếu các nước không tuân theo tiêu chuẩn quy định này sẽ bị chế tài về thương mại. Phái đoàn  Việt Tân Ông Huy Nguyễn, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người Lao động Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ, nêu nhận định của ông với VOA: “Đã hơn 2 năm rồi từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, chúng tôi vẫn chưa thấy một nhóm công nhân nào đứng ra lập nghiệp đoàn độc lập, lý do về phía công nhân là thiếu sự hiểu biết về quyền người lao động và lợi ích tại nơi làm việc…một phần là vì đời sống của họ quá chật vật nên chỉ lo việc kiếm sống; lý do thứ hai là nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi cách ngăn cản, gây khó khăn cho người lao động trong việc thành lập nghiệp đoàn độc lập.” Ông Huy Nguyễn, Giám đốc tổ chức Vietnam Worker Defenders, phát biểu tại hội thảo, nêu việc chính quyền Việt Nam vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA. Ảnh: Screehot Cisco Webex Ngoài ra, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam còn cho biết rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA. Ông Huy cho biết: “Việt Nam vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA, quy định mỗi bên thành lập nhóm tư vấn và hai nhóm tư vấn này hoạt động cùng nhau đưa ra đề nghị, khuyến cáo cho các vị thực thi EVFTA. Hai năm vừa rồi, khi nhà báo Mai Văn Lợi và luật sư Đặng Đình Bách thuộc tổ chức xã hội dân sự độc lập nộp đơn tham dự nhóm tư vấn này (gọi là DAG) của Việt Nam thì hai vị này bị bắt giam. Chỉ vài tuần sau đó thì nhà nước Việt Nam đưa ra nhóm tư vấn của Việt Nam gồm 3 thành phần, trong đó có 2 thành phần rõ ràng là nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đến đầu năm 2022, nhà nước Việt Nam lại đưa ra thêm 3 thành viên nữa cho nhóm DAG của Việt Nam, trong đó có một nhóm rõ ràng là không có sự độc lập cần thiết như quy định tại chương 13”. “Chúng tôi yêu cầu các vị dân biểu châu Âu can thiệp vào vụ đó: trả tự do cho các nhà hoạt động này vì các bản án của họ mang tính chất chính trị và bị quy vào các điều luật rất vu vơ, mù mờ”, ông Huy cho biết thêm. “Chúng tôi kêu gọi quốc hội châu Âu phải có hành động mạnh mẽ hơn để tạo một áp lực nào đó lên phía Việt Nam để họ tôn trọng nhân quyền một cách đúng đắn hơn, đặc là khi Việt Nam đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì phải có cách hành xử nhân quyền tuyệt đối hơn”, ông Sơn nói với VOA. Trong một đánh giá vào tháng 12/2022, Bộ Công thương Việt Nam nói rằng Hiệp định EVFTA đang “tác động tích cực đến thu nhập của người lao động”, cụ thể như tác động tích cực đến vấn đề việc làm, thu nhập, tiền lương. Chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.” Nguồn: VOA
......

Trung Quốc công bố lập trường 12 điểm nhằm chấm dứt chiến cuộc ở Ukraine

CTMM Chính phủ Trung Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine với nỗ lực thể hiện mình là một bên trung lập có thể giúp chấm dứt cuộc chiến kéo dài tròn 1 năm này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/2 vừa đưa ra bản kế hoạch gồm 12 điểm kêu gọi Moskva và Kiev chấm dứt giao tranh, bảo vệ các nhà máy hạt nhân, nối lại cuộc đàm phán hòa bình và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Theo tờ Guardian, các điểm chính trong đề xuất hòa bình mà Trung Quốc đề xuất gồm: Tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia An ninh của một quốc gia không thể đánh đổi bằng an ninh của một quốc gia khác An ninh khu vực không thể được đảm bảo bằng cách củng cố hoặc mở rộng các khối quân sự Cần ngừng bắn, ngừng giao tranh để ngăn cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát Từng bước thúc đẩy việc hạ nhiệt căng thẳng, xoa dịu tình hình và tiến tới ngừng bắn toàn diện Đối thoại và đàm phán là cách khả quan duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine Đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân, phản đối tấn công quân sự nhằm vào cơ sở hạt nhân Vũ khí hạt nhân không được phép sử dụng và một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể diễn ra Ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, tránh mọi cuộc khủng hoảng hạt nhân Phản đối việc phát triển, sử dụng vũ khí sinh học và hóa học bởi bất kỳ quốc gia nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào Phản đối mọi biện pháp trừng phạt đơn phương không được hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn Cộng đồng quốc tế cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ tái thiết sau xung đột và Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ, đóng vai trò xây dựng trong nỗ lực này. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, kế hoạch của Trung Quốc dường như có rất ít cơ hội thành công do Kiev tuyên bố sẽ chiến đấu cho đến khi Nga rời khỏi biên giới, trong khi Moskva không có dấu hiệu cho thấy sẽ dừng chiến dịch quân sự đặc biệt trong thời gian tới./.
......

Cựu Tổng thống Jimmy Carter từ chối điều trị để dành thời gian còn lại bên gia đình

 Ông Jimmy Carter . Ảnh: AP VSAM1040 Cựu Tổng thống Jimmy Carter, vị tổng thống còn sống cao tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và cũng là một cư dân Georgia, đã quyết định không tiếp tục điều trị y tế nữa và chuyển sang quá trình chăm sóc cuối đời tại nhà. Ngày 19/2, Trung tâm Carter - tổ chức từ thiện do cựu Tổng thống Jimmy Carter thành lập - thông báo chính trị gia 98 tuổi này đã quyết định dành những ngày tháng cuối đời còn lại bên gia đình tại nhà riêng, thay vì nhập viện để can thiệp y tế. Theo Trung tâm Carter, quyết định này được đưa ra sau một quãng thời gian ông phải nằm viện liên tiếp, và được gia đình cũng như đội ngũ y tế hoàn toàn ủng hộ. Mặc tuyên bố ngắn gọn trên không đề cập đến việc ông có đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hay không, nhưng tình hình sức khỏe của ông đã xấu dần trong thập kỷ qua. Năm 2015, ông Carter bị u ác tính và đã cắt bỏ một khối ung thư nhỏ khỏi gan. Sau này, ông được tuyên bố là đã khỏi ung thư sau khi trải qua các liệu pháp miễn dịch và xạ trị. Ông cũng đã phải nhập viện nhiều lần sau khi bị ngã vào năm 2019. Gia đình của chính trị gia Jimmy Carter đã yêu cầu mọi người tôn trọng quyền riêng tư của họ trong thời gian này, đồng thời bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự quan tâm của nhiều người dành cho ông. Ông Carter là Tổng thống Mỹ thứ 39, giữ chức vụ này từ năm 1977 đến năm 1981. Ông là nhà lãnh đạo sống lâu nhất của Mỹ tính đến nay. Trong nhiệm kỳ duy nhất của mình, ông đã phải đối mặt với tình hình lạm phát hai con số, cú sốc dầu mỏ toàn cầu, cũng như cuộc khủng hoảng con tin ở Iran. Những biến động lớn trên đã làm hỏng nỗ lực tái tranh cử của ông. Sau thất bại nặng nề trước ứng cử viên Ronald Reagan, ông Carter rút lui khỏi các cuộc tranh cư. Ông cùng với vợ là bà Rosalynn, 95 tuổi, thành lập Trung tâm Carter để thúc đẩy chương trình nhân quyền của họ. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 2002.
......

Tóm tắt bài phát biểu của tổng thống Joe Biden tại Khu vườn Hoàng gia Ba Lan

Bich Nguyen X Warsaw - 21.02.2023   Chào Ba Lan, đồng minh tuyệt vời của chúng tôi!   Kiev đứng vững, ngẩng cao đầu! Và trên hết, là đất nước tự do. Một năm sau khi chiến tranh nổ ra, chúng ta đã đoàn kết. Chúng tôi sẽ không rời mắt khỏi Ukraine.   Tôi đã nói với Tổng thống Zelensky rằng, chúng ta sẽ chiến đấu cho các giá trị chung của chúng ta.   Cùng nhau.   Bất chấp tất cả.   Putin nghĩ rằng mọi việc sẽ theo ý ông ta. Thay vì làm suy yếu NATO, Phần Lan và Thụy Điển sẽ gia nhập tổ chức phòng thủ này.   NATO mạnh hơn bao giờ hết.   Vì tự do.   Đơn giản vậy.   Đó là thông điệp tôi mang từ Kiev. Cuộc chiến này sẽ quyết định, con cháu chúng ta sẽ sống trong một thế giới như thế nào.   Không thể thỏa mãn những yêu sách của một kẻ chuyên quyền. Chúng ta phải chống lại nó (...). Từ Kherson đến Kharkiv người Ukraine đã giành lại lãnh thổ của họ. Lá cờ màu xanh vàng đã trở lại.   Tôi muốn nói một lần nữa tới tất cả người dân nước Nga. Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu không có ý định chiếm đoạt lãnh thổ của Nga.   Các đồng minh của chúng tôi không phải là đối thủ của Nga.   Cuộc chiến tranh này do Putin lựa chọn. Mỗi ngày của cuộc chiến là sự lựa chọn của ông ta. Chỉ cần ông ta ngừng chiếm đóng Ukraine, chiến tranh sẽ kết thúc.   Tôi sẽ không bao giờ quên, khi năm ngoái tôi đã đến thăm những người tị nạn ở Vácsava.   Những đôi mắt mệt mỏi.   Những đứa trẻ nghĩ rằng chúng sẽ không bao giờ gặp lại cha mình.   Đất nước Ba Lan đã tiếp nhận họ.   Tôi đảm bảo với các bạn rằng, cùng nhau chúng ta sẽ buộc Nga phải trả giá cho những tội ác của mình.   Rằng, Nga sẽ không bao giờ xâm lược Ba Lan, hay bất kỳ quốc gia nào khác.   Rằng, những kẻ phạm tội ác chiến tranh sẽ bị trừng phạt.   Hoa Kỳ cam kết duy trì và hỗ trợ NATO. Tất cả mọi người hãy biết, bất kỳ cuộc tấn công nào, vào một thành viên NATO, đồng nghĩa với việc tấn công lên tất cả các thành viên của Liên minh.   Đó là lời thề thiêng liêng.   Chúng ta đang ở thời khắc lịch sử. Những quyết định chúng ta đưa ra trong năm năm tới sẽ định hình tương lai trong nhiều thập kỷ tiếp theo.   Không chỉ với nước Mỹ, mà với tất cả các quốc gia tự do trên thế giới.   Một năm, sau khi chiến tranh bùng nổ, Putin không còn nghi ngờ sức mạnh của liên minh chúng ta./.    
......

Phi vụ SAM060

Ian Bùi (SGN) Đoàn xe âm thầm rời Toà Bạch Ốc lúc 3:30 sáng. Trời tối om om. Tổng Thống Joe Biden và đoàn tuỳ tùng lẳng lặng leo lên chiếc Air Force C-32 thay vì chuyên cơ Air Force One rình rang như thường lệ. Chiếc Boeing 757 bình thường chỉ dùng để bay đến những phi trường nhỏ, lần này được trưng dụng cho một chuyến đi xa đầy nguy hiểm trong bí mật tuyệt đối. Tất cả rèm cửa sổ đều được kéo xuống, che kín mít. Gần một năm qua, kể từ khi Nga mở cuộc tấn công Ukraine, ông Biden đã rất muốn sang thăm Tổng thống Zelenskyi nhưng chưa có dịp. Cách đây vài tháng, Bạch Cung bỗng cho hay ông Biden sẽ đến Ba Lan nhân dịp lễ Presidents Day của Mỹ. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuần rồi tuyên bố với báo chí đây sẽ là một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa hai quốc gia đang hiệp đồng chống lại Vladimir Putin. Ngoại trưởng Antony Blinken, có mặt tại Munich hôm thứ Bảy tuần rồi, còn mồi thêm một câu: “Tổng thống sẽ có một tuyên bố quan trọng vào tuần tới.” Người ngoài nào ai ngờ là đằng sau hậu trường một kế hoạch tuyệt mật đã được đưa vào hành động. Jake Sullivan, Cố Vấn Tối Cao An Ninh Quốc Phòng, tiết lộ công tác này đã tốn nhiều tháng trời chuẩn bị vì nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan khác nhau, từ dân sự đến quân sự, từ nhân viên cao cấp của Toà Bạch Ốc đến các toà đại sứ nước ngoài. Và dĩ nhiên không ai được hở môi nửa lời. “Chúng tôi phải làm đủ mọi cách để giảm bất trắc rủi ro xuống tới mức có thể quản lý được,” Sullivan nói. Dẫu vậy, không ai biết chắc chuyến đi có sẽ thực sự xảy ra hay không. Mãi đến thứ Sáu vừa rồi, chỉ hai ngày trước khi cất cánh ông Biden mới ra lệnh tiến hành. Tuỳ tùng của tổng thống lần này được tiết giản đến mức tối thiểu, theo AP ghi nhận. Ngoài Sullivan ra chỉ có thêm trợ tá Jen O’Malley Dillon và người đứng đầu tổ kế hoạch của White House là bà Annie Tomasini. Thêm vào đó là vài nhân viên thuộc khối bảo vệ an ninh; một binh sĩ có nhiệm vụ xách chiếc cặp táp mệnh danh “nuclear football” (phòng khi có chiến tranh nguyên tử); bác sĩ và y tá của tổng thống; và một nhiếp ảnh gia của Toà Bạch Ốc. Về phía truyền thông báo chí chỉ có hai phóng viên được phép tháp tùng thay vì 13 người như thường lệ. Theo AP, một khi tất cả đã vào vị trí, chiếc C-32 chuyển sang sử dụng phi hiệu (call sign) “SAM060” – Special Air Mission, thay vì “Air Force One” để tránh bị hệ thống hàng không quốc tế phát hiện đây là phi cơ chở tổng thống Hoa Kỳ.  Đúng 4:15 sáng ngày 19 Tháng Hai, SAM060 cất cánh từ Joint Base Andrews ở Maryland. Sau khi đáp xuống Đức để tiếp nhiên liệu, ông Biden không rời máy bay, phi công trưởng tắt bộ phận phát tín hiệu (transponder) trước khi bay tiếp sang Rzeszaw, Ba Lan. Trong khoảng thời gian khoảng một tiếng đồng hồ đó, SAM060 coi như không có mặt trên không phận của Âu Châu. Tại Rzeszaw, đoàn người một lần nữa âm thầm leo lên một chiếc xe lửa đặc biệt được trang bị đầy đủ với bàn làm việc và giường ngủ cho tổng thống, riêng dành cho chuyến đi qua đêm dài 10 tiếng đồng hồ đến Kyiv. Tất cả các màn cửa sổ đều được kéo kín. Trong suốt hành trình, phóng viên phải nộp hết mọi dụng cụ điện tử, điện thoại di động v.v. cho ban an ninh cất giữ. Trong khi đó thì tại Kyiv, từ đêm trước cảnh sát đã đặt hàng rào chận hết các con phố chính dẫn đến quảng trường Thánh đường St Peter’s, nơi xác xe tăng Nga thường được trưng bày cho người dân đến ngắm và chụp “selfie.” Sáng hôm đó cư dân Kyiv ngạc nhiên phát hiện khu vực này đã bị rào lại, và có một đoàn xe SUV trắng muốt chạy băng băng vào thành phố, không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Phố xá đột nhiên yên tĩnh lạ thường, không ồn ào náo nhiệt đầy tiếng xe như một buổi sáng Thứ Hai. Người ta còn nghe được tiếng quạ kêu trong cái không gian im ắng lạ kỳ ấy. Việc một tổng thống Mỹ thân chinh đến thăm một vùng chiến tranh cực nóng là hành động hiếm thấy trong lịch sử. Mặc dù Hoa Kỳ là đồng minh cung cấp khí tài cũng như các hệ thống phòng không tối tân cho Ukraine, nhưng Không Quân Hoa Kỳ không được phép có mặt ở Ukraine. Tuy nhiên, từ không phận Ba Lan, hệ thống radar trên các chiếc phi cơ thám thính của Mỹ như E-3 Sentry và RC-135W Rivet liên tục theo dõi nhất cử nhất động của ông Biden. Không những vậy, để tránh việc Putin “hiểu nhầm” mục đích của phi vụ táo bạo này, Jake Sullivan cho biết trước đó Toà Bạch Ốc đã mật báo cho Nga hay về chuyến đi, nhưng chỉ vài giờ trước khi ông Biden bước chân lên SAM060. Đó cũng là một phần trong kế hoạch “giảm rủi ro” cho tổng thống. Dẫu vậy, chiến tranh vẫn tiếp diễn một cách … vô tư. Khi ông Zelenskyi mời ông Biden viếng thăm nhà thờ St Peter’s thì còi báo động của hệ thống phòng không phát hụ vang trời. Giọng của diễn viên Mark Hamill (Luke Skywalker trong Star Wars) cất lên trên app trong điện thoại di động của dân chúng: “Don’t be careless. Your overconfidence is your weakness.” (Đừng nên bất cẩn. Tự tin quá đáng là nhược điểm của nhà ngươi.) Trong khi đó thì hai nhà lãnh đạo vẫn điềm tĩnh bước từ thánh đường ra, vừa đi vừa trò chuyện mặc cho còi hụ. Ông Biden không hề ghé mắt nhìn xác chiếc xe tăng Nga đang rỉ sét gần đó. Họ chầm chậm tiến đến đài tưởng niệm các binh sĩ vừa hy sinh trong cuộc chiến. Mỗi người đặt một vòng hoa trước bức tường. Tổng Thống Zelenskyy với lá cờ Ukraine, Tổng Thống Biden với lá cờ Mỹ. Chỉ đến lúc đó người ta mới hay ra tổng thống Hoa Kỳ đang có mặt ở Kyiv. Hình ảnh hai vị lãnh đạo lập tức lan nhanh qua internet và các mạng xã hội. Trước khi chia tay, hai vị tổng thống ôm nhau nói lời từ biệt trước đài tưởng niệm. Bức ảnh cảm động ấy giờ đã trở thành “internet legend”, mai sau chắc chắn sẽ được ghi vào sử sách. Myroslav Renova, cư dân Kyiv 23 tuổi, bộc bạch: “Ông ấy quả thật là một tấm gương dũng cảm, dám đến tận Ukraine để ủng hộ chúng tôi.” Tiếp theo đó là cuộc viếng thăm chớp nhoáng tại toà đại sứ Mỹ trước khi phái đoàn tổng thống lên xe lửa trở về Ba Lan. Khoảng một giờ chiều, khi đoàn tàu sửa soạn lăn bánh thì Luke Skywalker một lần nữa cất tiếng trên điện thoại di động, báo hiệu hiểm nguy đã hết: “The air alert is over. May the force be with you!”./.  
......

Tổng thống Philippines nói 'sẽ không để mất một tấc' lãnh thổ nào

Reuters Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ngày thứ Bảy nói nước này “sẽ không để mất một tấc” lãnh thổ nào. Phát biểu của ông được đưa ra sau những căng thẳng trên biển đang tiếp diễn với Trung Quốc ở Biển Đông. Quốc gia Đông Nam Á này trong tuần này đã phản đối điều mà họ gọi là "các hoạt động hung hăng" của Bắc Kinh đã thổi bùng lên tranh chấp lãnh thổ lâu nay trên Biển Đông. "Đất nước đã chứng kiến những căng thẳng địa chính trị gia tăng không phù hợp với lý tưởng hòa bình của chúng ta và đe dọa an ninh và ổn định của đất nước, của khu vực và của thế giới," ông Marcos nói trong một bài phát biểu tại một sự kiện ở một học viện quân sự. "Đất nước này sẽ không để mất một tấc lãnh thổ nào. Chúng ta sẽ tiếp tục duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình theo hiến pháp của chúng ta và luật pháp quốc tế. Chúng ta sẽ hợp tác với các nước láng giềng để bảo đảm an toàn và an ninh cho người dân của chúng ta." Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời yêu cầu bình luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó nói lực lượng hải cảnh của họ đã thực hiện các hành động này theo luật pháp. Hôm thứ Ba, ông Marcos đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về "các hành động ngày càng thường xuyên và mạnh bạo" của Bắc Kinh đối với Lực lượng Tuần duyên Philippines và ngư dân Philippines ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines ngày thứ Ba cũng đệ trình công hàm phản đối ngoại giao sau khi lực lượng tuần duyên của Manila báo cáo rằng phía Trung Quốc đã chiếu "tia laser cấp quân sự" vào một trong các tàu của họ đang hỗ trợ sứ mệnh tiếp tế cho quân đội, khiến đội ngũ nhân viên trên tàu bị mù tạm thời. Tuy nhiên, ông Marcos cho rằng vụ chiếu tia laser là chưa đủ để viện dẫn hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, một đồng minh lâu đời. "Nếu chúng ta kích hoạt hiệp ước, như vậy là chúng ta leo thang, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và tôi nghĩ điều đó sẽ phản tác dụng," ông Marcos nói với các phóng viên. Ông Marcos nói ông đã thảo luận với đại sứ Trung Quốc tại Manila về những gì ông thấy là các hành động ngày càng gia tăng của lực lượng dân quân biển, hải cảnh và hải quân Trung Quốc, bao gồm cả vụ chiếu tia laser. Các hành động gần đây của Trung Quốc diễn ra chỉ một tháng sau chuyến thăm cấp nhà nước của ông Marcos tới Bắc Kinh, nơi hai nước cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và thúc đẩy hợp tác. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển rộng lớn ở Biển Đông, một thủy lộ chiến lược nơi khoảng 3 ngàn tỉ đôla khối lượng thương mại bằng tàu biển đi qua hàng năm. Tuyên bố này bị một tòa án quốc tế ở The Hague phán quyết là vô giá trị vào năm 2016.
......

Cuộc chiến Ukraina làm biến đổi cục diện thế giới như thế nào?

Ảnh minh họa : Đối đầu Mỹ - Trung gia tăng với cuộc chiến Ukraina. © REUTERS/Dado Ruvic Trọng Thành  - RFI Ít hôm nữa là tròn một năm ngày Nga mở màn cuộc tấn công Ukraina, ngày 24/02/2022. Cuộc can thiệp quân sự, mà chính quyền Putin dự kiến tiến hành chớp nhoáng, rút cục đã kéo dài và chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt. Hậu thuẫn mạnh mẽ của phương Tây đã giúp cho Ukraina kháng cự, nhưng các hệ quả của chiến tranh tại Ukraina vượt xa cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước láng giềng. Theo nhiều nhà quan sát, cuộc chiến Nga – Ukraina đã và đang ‘‘thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu’’. Hãng tin Pháp AFP có bài tổng hợp đáng chú ý về chủ đề này. Bài viết được đăng tải trên trang France 24 ngày 14/02/2023 nhấn mạnh đến cuộc chiến tranh tại châu Âu đã một mặt làm gia tăng xung đột tại nhiều nơi, mặt khác ‘‘củng cố thế đối đầu giữa hai khối lớn’’, một bên với trung tâm là Hoa Kỳ, bên kia là Trung Quốc. Đẩy nhanh thế giới đến thế lưỡng cực Mỹ - Trung Hồi tháng 12/2022, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Joseph Borrell thừa nhận thế giới đang bước vào cục diện ‘‘đa cực trong hỗn loạn’’, nơi ‘‘mọi thứ đều có thể trở thành vũ khí’’, từ năng lượng, dữ liệu, cho đến cơ sở hạ tầng, di dân,.. Tất cả đều có thể biến thành vấn đề ‘‘địa chính trị’’, hay nói cách khác sự cạnh tranh, đối đầu giữa các khối, các nhóm, các liên minh. Gần như tất cả các khu vực trên thế giới, từ Trung Á, vùng Kavkaz, bán đảo Balkan ở châu Âu, châu Phi, vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, vốn đã là các địa bàn đọ sức, tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc, Liên Âu, Hoa Kỳ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ (trên các phương diện đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thỏa thuận thương mại, quân sự, hay ngoại giao). Cuộc xâm lăng Ukraina của Nga làm lung lay thế cân bằng vốn đã mong manh nói trên của các quan hệ quốc tế, và đặc biệt làm suy yếu vị thế của Nga tại khu vực ảnh hưởng truyền thống tại các nước cộng hòa Liên Xô cũ ở Trung Á, mang lại cho cường quốc khu vực Thổ Nhĩ Kỳ một vị thế quan trọng hơn.  Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia, tình trạng ‘‘tái phối trí trong hỗn loạn’’ hiện nay chỉ mang tính chất quá độ, cuộc chiến tại Ukraina rút cục sẽ dẫn đến ‘‘sự suy yếu của Nga và của châu Âu’’, và ‘‘hai bên hưởng lợi chủ yếu từ cục diện này có thể chính là Mỹ và Trung Quốc’’. Chiến lược bắt cá hai tay của Bắc Kinh giai đoạn quá độ Chiến lược bắt cá hai tay của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tại Ukraina hiện tại là điểm nổi bật của cục diện quốc tế, đang dẫn đến việc củng cố thế lưỡng cực của thế giới. Bắc Kinh một mặt ủng hộ Matxcơva, nhưng mặt khác cố gắng ‘‘làm sao cho việc ủng hộ Nga ở mức độ chấp nhận được với phương Tây’’, để hai bên không trở thành thù địch. Quan hệ Trung – Nga đa chiều và phức tạp được nhiều chuyên gia tìm cách soi sáng. Chuyên gia về châu Á Alice Ekman, Viện Nghiên cứu An ninh Liên Âu (EUISS), tác giả cuốn ‘‘Dernier vol pour Pékin’’ (éditions de l’Observatoire), vạch rõ việc Trung Quốc siết chặt quan hệ với Nga. Trao đổi mậu dịch Trung - Nga trong năm qua tăng hơn 30%, đạt mức kỷ lục 190 tỉ đô la. Tuy siết chặt quan hệ kinh tế với Nga, Trung Quốc cũng chú ý giữ một khoảng cách đủ lớn để không tự biến thành địch thủ của phương Tây. Bắc Kinh không hậu thuẫn Matxcơva giống như các nước đồng minh và đối tác ủng hộ Kiev trong cuộc kháng chiến chống xâm lăng Nga. Bắc Kinh không cung cấp cho Matxcơva nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự như mong muốn của Nga. Nga vùng vẫy tránh rớt xuống vị thế ‘‘chư hầu’’ Theo chuyên gia Agathe Demarais, giám đốc trung tâm phân tích rủi ro kinh tế EUI của tập đoàn truyền thông Anh Quốc The Economist, Trung Quốc ở thế thượng phong trong quan hệ với Nga, Bắc Kinh có thể nhận được những gì mình cần, nhưng Matxcơva thì không. Cái giá phải trả với Nga là, đánh đổi lấy sự đồng thuận ‘’về ý thức hệ’’ với Trung Quốc, Nga bị buộc phải chấp nhận thua thiệt về kinh tế. Tuy nhiên, thế yếu tương đối của Nga trong quan hệ với Trung Quốc cũng được Matxcơva điều chỉnh với nỗ lực mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong các quan hệ kinh tế, chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực Trung Đông, Iran, châu Phi, để tránh bị biến thành chư hầu của Trung Quốc ''về mặt kinh tế và chiến lược'', theo ghi nhận của chuyên gia chính trị quốc tế Pierre Razoux. Xét về nhiều mặt, cuộc chiến xâm lăng Ukraina của Nga đẩy nhanh thế giới đến thế lưỡng cực, với một bên có trung tâm là Mỹ, bên kia là Trung Quốc. Trong xu thế này, vị thế của Liên Âu đang còn là một dấu hỏi lớn. Bài tổng hợp của AFP đặt câu hỏi: ‘‘cuộc chiến này liệu có cho phép Liên Hiệp Châu Âu khẳng định như một tác nhân chủ chốt hay đẩy Liên Âu xuống hàng nhân vật phụ’’, một trợ thủ của Washington. Hiện tại đây là một vấn đề còn để ngỏ. Vị thế của Liên Âu - câu hỏi để ngỏ Theo một giới chức cao cấp của Liên Âu, từng tham gia vào các quyết định lớn của Liên Hiệp ngay từ đầu chiến tranh, Liên Hiệp đã chứng tỏ ‘‘khả năng kháng cự, khả năng phản ứng rất nhanh chóng’’, trong việc hậu thuẫn Ukraina về quân sự, tiếp đón người tị nạn, giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga… Liên Âu đã đáp ứng được các đòi hỏi của tình thế trong hiện tại, nhưng việc Liên Âu có chuẩn bị cho tương lai của mình và vị trí trên bàn cờ thế giới hay không vẫn là câu hỏi lớn để ngỏ. Chuyên gia Agathe Demarais đặt câu hỏi: liệu Liên Âu sẽ trở thành ‘‘một khối thứ ba’’ hay đi theo Hoa Kỳ ? Hiện tại Liên Âu dồn lực cùng với nước Mỹ và các đồng minh đối tác khác, ủng hộ mạnh mẽ Ukraina trong cuộc kháng chiến, nhưng rõ ràng quan hệ mật thiết với Mỹ sẽ không thể tiếp tục như với chính quyền Biden hiện nay. Liên Âu buộc phải chuẩn bị cho kịch bản phe cực đoan trong đảng Cộng Hòa có quan điểm nước Mỹ trên hết như kiểu Donald Trump lên nắm quyền, thay đổi lớn có thể sẽ sớm xảy ra trong một hoặc hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Cuộc chiến tại Ukraina - bước đệm cho chiến tranh khốc liệt hơn ở châu Á Nếu như châu Âu là tâm điểm của xung đột toàn cầu trong thời điểm hiện tại với cuộc chiến tranh tại Ukraina, thế đối đầu chủ yếu của thế giới trong thời gian tới sẽ là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc chiến tại Ukraina được xem như một bước chuẩn bị cho một cuộc chiến tương lai hứa hẹn sẽ khốc liệt hơn. Theo tướng James Bierman - tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, trong một phát biểu trên báo Anh Financial Times mới đây, cuộc chiến chống xâm lăng Nga của người Ukraina hiện tại cho phép chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Trung Quốc liên quan đến Đài Loan. Tướng Mỹ James Bierman cho biết rõ là ngay từ năm 2014, Mỹ đã chuẩn bị cho xung đột tương lai, huấn luyện quân đội Ukraina, dự trữ các phương tiện…. Và đây là điều Hoa Kỳ đang làm cùng với Nhật Bản, Philippines hay các đồng minh, đối tác khác. Tóm lại cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga tại Ukraina được Hoa Kỳ và các đồng minh coi như một bước đệm quan trọng để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tâm điểm là Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh khẳng định nếu cần sẽ dùng sức mạnh để ‘‘thu hồi’’. Khởi đầu cho ‘‘sự cáo chung của thị trường toàn cầu’’? Bên cạnh phương diện quân sự, các trừng phạt kinh tế quyết liệt của phương Tây chống Nga – do cuộc xâm lăng Ukraina – cũng đang làm định hình một tình thế quốc tế hoàn toàn khác trước. Lãnh đạo tập đoàn năng lượng Pháp Total Energies Patrick Pouyanné nói đến ‘‘sự cáo chung của thị trường toàn cầu’’. Việc khối G7 áp giá trần đối với dầu mỏ để siết chặt trừng phạt Nga là một trong những biện pháp không thể có trước đó đối với nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa dựa trên luật pháp quốc tế. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi : phải chăng tiến trình toàn cầu hóa đã đem lại sự thịnh vượng cho thế giới từ hàng chục năm qua sắp cáo chung ? Theo chuyên gia Agathe Demarais, xu thế thị trường toàn cầu bị ‘‘xé nhỏ’’ vốn đã bắt đầu trước chiến tranh Ukraina, nhưng đại dịch Covid và cuộc chiến tại Ukraina đã làm ‘‘tăng tốc’’ xu thế này. Nghèo đói gia tăng – hậu quả địa chính trị khó lường Hậu quả trực tiếp của chiến tranh Ukraina là giá cả thực phẩm, năng lượng để sưởi, để có ánh sáng, các nhu cầu căn bản của xã hội con người, tăng vọt. Và tác động của thực trạng này đến các khối nước khác nhau là rất khác biệt. Khó khăn thêm chồng chất với khối các nước nghèo. Đây cũng là một hệ quả lớn và khó lường khác về địa chính trị của cuộc chiến tranh tại Ukraina. Theo một nghiên cứu của Quỹ Friedrich Ebert (Đức), các phong trào phản kháng liên quan đến ‘‘các dịch vụ thiết yếu và nhu yếu phẩm’’ đang trỗi dậy chưa từng có ở nhiều nơi trong năm 2022 vừa qua.  
......

Thế giới bất lực trước việc cứu trợ động đất

Lương Thái Sỹ (SGN) Trong khi tổng số người chết trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới hơn 34,000, Liên Hợp Quốc (LHQ) buộc phải tuyên bố hoạt động cứu trợ quốc tế đã thất bại ở Syria. Sẽ không dừng ở con số 34,000 người chết Đã gần một tuần trôi qua kể từ khi hai trận động đất mạnh tàn phá thị trấn thuộc tỉnh Gaziantep ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các gia đình có người thân mất tích vẫn chứng kiến cuộc tìm kiếm vất vả những người sống sót. Truyền thông địa phương đưa tin đã có một số trường hợp sống sót ngoạn mục. Chẳng hạn có một bé gái 10 tuổi bị mắc kẹt 159 giờ dưới đống đổ nát. Trong một trường hợp, toán cứu hộ phải mất nhiều giờ mới tiếp cận nạn nhân (đã chết) và cắt thanh cốt thép ra khỏi cơ thể to lớn của ông trước khi cuộn vào một chiếc túi đựng xác màu đen. Cảnh tượng bi thảm này lặp đi lặp lại trên khắp miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Bắc Syria, nơi số người chết vì trận động đất đã lên tới 34,000 người và còn nữa (hơn 29,600 người ở Thổ Nhĩ Kỳ; 4,500 người ở Syria). Tại Islahiye, giống như nhiều thị trấn và làng mạc khác, cư dân hiện chủ yếu sống ngoài trời. Chính quyền thành phố cấm họ vào các tòa nhà có nguy cơ sụp đổ. Vì vậy họ phải sống trong những chiếc lều dựng tạm và đốt lửa để giữ ấm. Ahmet Kurt, một hiệu trưởng địa phương cho biết: “Bây giờ là mùa đông nhưng chúng tôi không thể vào trong nhà. Mọi người rất sợ hãi, họ bị sốc và sợ dư chấn”. Người chị Ozgul của ông được cho là bị chôn vùi dưới một ngôi nhà khác gần đó và ông không nghĩ cô còn sống. “Tất cả chúng tôi chờ đợi trong vô vọng quanh đây!”. Hơn 1.1 triệu người mất chỗ ở tại Thổ Nhĩ Kỳ và vẫn còn vô số người nằm dưới đống đổ nát. Dù vẫn tin một số người sống sót nữa sẽ được kéo ra khỏi đống đổ nát, nhưng LHQ kết luận: Những nỗ lực cấp cứu và cứu trợ quốc tế gần như đã “thất bại” thảm hại đối với những nạn nhân sống ở khu vực phiến quân phía Tây Bắc Syria vốn nhiều năm nay trong cảnh nội chiến. Việc thiếu máy xúc nghiêm trọng khiến người ta phải tự tìm cách đào bới tìm người thân trong những công trình sụp đổ ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Khắp nơi đang cần trợ giúp về y tế và thực phẩm. Johan Mooij, giám đốc phản ứng của tổ chức World Vision Syria tuyên bố: “Chúng tôi chưa từng chứng kiến sự đau khổ và tàn phá lớn thế này trong hơn một thập niên. Lớn đến nỗi phải mất cả thế hệ mới có thể phục hồi được như cũ”. Cả Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều thất bại trong cứu trợ Trong sự tàn phá và thương vong khủng khiếp, sự tức giận tiếp tục dâng cao do khoảng cách cứu trợ giữa Thổ Nhĩ Kỳ (nơi hàng tấn hàng cứu trợ đã đổ vào và vô số đội trợ giúp quốc tế) và vùng Tây Bắc Syria do quân nổi dậy nắm giữ, nơi người dân gồm cả những người phải di tản vì cuộc nội chiến tàn khốc phải một mình giải quyết những hậu quả trong sự chờ đợi tuyệt vọng trợ giúp quốc tế không bao giờ đến. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã hạn chế tiếp cận với khu vực Tây Bắc do các nhóm vũ trang đối lập kiểm soát. Với sự hậu thuẫn của các đồng minh như Nga và Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an LHQ, trong quá khứ ông ta đã từng ngăn chặn hoạt động viện trợ nhân đạo, thậm chí còn xem động đất là “cơ hội” chiếm lại lãnh thổ. Các quan chức LHQ hầu như giữ im lặng về những âm mưu chính trị cản trở chiến dịch hỗ trợ nhân đạo, một sự im lặng mà những người chỉ trích cáo buộc là nhằm cho phép LHQ giữ được mối quan hệ tốt với Damascus. Để biện minh, giới chức LHQ được giao trách nhiệm lấy cớ là những con đường đi đến điểm cứu trợ bị hư hỏng. Lo ngại về an ninh khiến việc chuyển hàng viện trợ tới vùng Tây Bắc Syria rất phức tạp. Trong chuyến thăm vào Chủ nhật đến thị trấn Bab al-Hawa, hành lang viện trợ mở duy nhất ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, ông Martin Griffiths, điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của LHQ đã công khai thừa nhận sai sót. Griffiths viết trên Twitter: “Cho đến nay, chúng ta đã làm cho người dân Tây Bắc Syria thất vọng. Họ cảm thấy bị bỏ rơi. Nhiệm vụ của tôi và nghĩa vụ của chúng tôi là khắc phục nhanh nhất các thiếu sót. Nhưng đối với nhiều nạn nhân, việc giúp đỡ là quá ít, quá muộn!”. Trong khi đó, Dan Stoenescu, đại biện lâm thời của Liên minh châu Âu (EU) tại Syria kêu gọi các quốc gia thành viên “đảm bảo các biện pháp trừng phạt chống lại chính phủ Syria không cản trở hoạt động cứu trợ”. Ông nói với hãng tin Reuters: “EU phải chắc chắn viện trợ không lọt hết vào tay những người trung thành với Assad”. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền đang mở rộng cuộc điều tra đối với các thầu xây dựng và những người mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ quá dễ của các công trình được xem là kiên cố, trong tình hình chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang bị chỉ trích gay gắt (không phải bây giờ mà đã lâu) về việc dung dưỡng cho những kẻ vi phạm các quy tắc xây dựng cũng như thiếu chuẩn bị phản ứng nhanh đối với các thảm họa thiên nhiên. Nhằm xoa dịu dư luận, Bộ trưởng tư pháp Bekir Bozdag cho biết các công tố viên ở 10 tỉnh đang điều tra tích cực hơn 130 nghi phạm trong ngành xây dựng để sớm đưa ra truy tố trước pháp luật. Truyền thông đưa tin hai nhà thầu chịu trách nhiệm về các tòa nhà bị sập ở Adiyaman đã bị bắt giam tại Sân bay Istanbul vào ngày 12 Tháng Hai khi họ sắp “cao chạy xa bay”. Hai người khác bị bắt ở Gaziantep vì tội danh cắt bớt cột bê tông để thêm không gian trong một tòa chung cư bị sập, The Washington Post cho biết./.    
......

Tổng thống Đức cùng một đoàn doanh nghiệp bãi bỏ chuyến thăm Việt Nam

Thục-Quyên (VNTB) Campuchia đã được đưa vào lịch trình của Tổng Thống Đức Steinmeier sau khi chuyến đi dự định tới Việt Nam bị hủy bỏ Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng. (1). Hai cuộc viếng thăm từ Đan Mạch và Đức đánh dấu thời điểm bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Âu Châu với ASEAN: tăng cường sự có mặt và hợp tác thương mại của Âu Châu tại châu Á hầu nới lỏng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tháng 12/2022, văn phòng Tổng thống Cộng Hoà Liên Bang Đức đã chính thức yêu cầu Ủy ban Châu Á-Thái Bình Dương các Doanh nghiệp Đức (Asien-Pazifik-Ausschuss APA) thăm dò và sửa soạn thành lập một phái đoàn doanh nghiệp gồm các đại diện công ty cỡ lớn và cỡ trung bình, đặc biệt những đại diện thuộc phái nữ, để tháp tùng Tổng thống Frank Steinmeier trong chuyến công du của ông tại Việt Nam và Mã Lai dự định từ ngày 13/2 tới 19/02/2023. (2) Việt Nam bị thay thế bằng Campuchia. (3) Tuy văn phòng Tổng Thống Đức không đưa ra lý do, Campuchia đã được đưa vào lịch trình của TT Steinmeier sau khi chuyến đi theo kế hoạch của ông tới Việt Nam bị hủy bỏ, ngay sau một chấn động chính trị ở Hà Nội: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ chức trong bối cảnh các cấp phó của ông bị buộc đồng loạt từ chức, do bê bối tham nhũng liên quan đến cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền. Ông Phúc đã từng nhiều lần gặp gỡ TT Steinmeier, từ chuyến thăm Hà Nội năm 2016 của ông Steinmeir khi còn là ngoại trưởng Đức, và ông Phúc lúc đó vừa được bổ nhiệm làm thủ tướng Việt Nam. Sau đó, năm 2017, ông Phúc đã được TT Steinmeier tiếp đón tại Schloss Bellevue – dinh tổng thống Đức –chỉ khoảng nửa tháng trước khi một sự cố ngoại giao lớn nổ ra liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin tị nạn ở Đức trong khi bị truy nã về tội tham nhũng tại Việt Nam. Mặc dù bà Võ Thị Xuân Anh đang giữ quyền chủ tịch nước Việt Nam, vị trí chính thức sẽ vẫn bị bỏ trống cho đến ít nhất là tháng 5 khi quốc hội độc đảng triệu tập. Một trong những ứng cử viên tiềm năng là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, người đã bị các công tố viên và thẩm phán Đức nhắc tới trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại công viên Tiergarten, ngay trung tâm chính trị của Berlin, cách dinh tổng thống 550m. Tô Lâm bị cho là đã trực tiếp có mặt tại Slovakia để mượn máy bay đem TXThanh qua ngã Nga về Việt Nam. Bộ trưởng Tô Lâm còn kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia phụ tá, hỗ trợ Trưởng ban, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, nên là tác nhân quan trọng trong việc khui những vụ bê bối tham nhũng của những thủ tướng và phó thủ tướng vừa mất chức. Quyết định không đến Việt Nam của TT Steinmeier phản ảnh điều gì? Tin tức chiến tranh càng ngày càng khốc liệt tại Ukraine cùng những tin liên quan đến cuộc động đất với trên 35.000 người chết tại Thổ nhĩ Kỳ và Syria đang tràn ngập cuộc sống tại Đức và Liên minh Âu châu. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của TT Steinmeier diễn ra ngay trước thềm kỷ niệm một năm cuộc chiến tranh mà Đức đi đầu trong Liên minh Âu châu thống nhất để ủng hộ Ukraine chống lại các hành động xâm lược của Nga, đánh dấu sự thay đổi của một kỷ nguyên, đồng nghĩa với việc đánh giá lại hoàn toàn cách tiếp cận kinh tế, quốc phòng và chiến lược của Đức và Liên minh Âu châu đối với thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á. Đức cũng như các quốc gia trong Liên minh Âu châu cần Đông Nam Á như một trong những lối thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, một tình trạng mà họ muốn tránh hệ lụy chính trị và chiến lược với những bài học rút ra từ trường hợp đã từng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga trước cuộc chiến Nga-Ukraine. Nhưng quan trọng hơn thế nữa là bài học phải củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương, cũng như phát triển bền vững phải nằm trên những lợi ích ngắn hạn. Việt Nam hiện nay đôi khi được đánh giá là một “Trung quốc nhỏ”, nhưng bên cạnh sự chú ý đến các tiềm năng kinh tế của Việt Nam, bài học Trung Hoa làm phương Tây rất ý thức và không muốn tạo điều kiện cho một quốc gia với một chế độ toàn trị thêm lớn mạnh, vì điều này sẽ không mang lại an ninh cho thế giới. Tập Cận Bình (trái) và Nguyễn Phú Trọng[/caption] Địa chính trị thay đổi liên tục. Quân đội Mỹ trở lại Philippines mang theo những thay đổi ảnh hưởng tại vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những trò ảo thuật tráo bài đổi tướng của đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là trò “vải thưa che mắt thánh”, không thể đạt được lòng tin và sự kính nể quốc tế, cần thiết cho một sự hợp tác vững mạnh để Việt Nam có thể thực sự phát triển, củng cố nội lực hầu bảo đảm nền an ninh quốc gia./. ____________ Chú thích: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp9k2zrn1e1o https://www.ihk.de/.../steinmeier-nach-vietnam-und... https://www.bundespraesident.de/.../terminkalender-node.html
......

Những gì chưa kể về F-22 Raptor

Lê Tây Sơn (SGN) Ngày 3 Tháng Hai 2023, trên bầu trời tiểu bang South Carolina, một máy bay chiến đấu F-22 Raptor cất cánh từ Căn cứ Không quân Langley thuộc tiểu bang Virginia đã “tiêu diệt gọn” khinh khí cầu do thám Trung Quốc bằng hỏa tiễn không đối không AIM-9. Đây là một trong số lần hiếm hoi nó xuất kích. F-22 Raptor được đánh giá là “chiếc máy bay tuyệt vời”, đến mức Mỹ không bán F-22 Raptor cho bất kỳ quốc gia nào… Bất khả chiến bại Là máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, F-22 tích hợp một số công nghệ đáng kinh ngạc. Đạt tốc độ siêu thanh với khả năng cơ động cao, F-22 Raptor được xem là vũ khí không chiến tốt nhất thế giới. Nhưng nó cũng là máy bay rất kỳ lạ ở một số khía cạnh. Dù là máy bay “đáng gờm” nhất trong tác chiến trên không, nhưng Ngũ Giác Đài quyết định chỉ mua 186 F22 Raptor trong 750 chiếc dự tính ban đầu. Ngoài ra, Quốc hội cũng ngăn chặn bất kỳ người mua tiềm năng nào, cấm công ty Lockheed Martin (nơi sản xuất F-22 Raptor) bán nó cho nước ngoài. Ra mắt vào năm 2005 để thay thế thế hệ F-15 Eagle già nua, F-22 Raptor được kỳ vọng sẽ trở thành máy bay không chiến thế hệ của Mỹ đến tận thập niên 2040. Đa chức năng, F-22 Raptor là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên cất cánh. Nó kết hợp một số công nghệ tiên tiến nhất, như có các cảm biến để “nhận thức tình huống chiến trường trong thời gian thực”. Khung máy bay cơ động cao, có thể bay ở tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng động cơ đốt sau. Điều làm cho F-22 trở nên “bất khả chiến bại” trong một trận không chiến (dogfight) là khả năng véc-tơ lực đẩy (thrust vectoring capabilities) của nó. Hai động cơ của máy bay với các vòi được thiết kế đặc biệt ở hai đầu có thể di chuyển trên mặt phẳng thẳng đứng để tạo lực đẩy 70,000 pound theo một hướng ngay cả khi máy bay đang bay về hướng khác. Nhờ vậy, F-22 Raptor có thể thực hiện một số màn nhào lộn ấn tượng và tận dụng góc tấn công cực khó trong một trận không chiến. Về các loại vũ khí đạn dược mang theo, F-22 Raptor cũng khá linh hoạt. Để tuần tra chiến đấu trên không, nó được trang bị hai hỏa tiễn không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder và sáu hỏa tiễn dẫn đường bằng radar AIM-120 AMRAAM. Trong nhiệm vụ hỗ trợ trên không hoặc tấn công chính xác, F-22 Raptor có thể mang theo hai quả bom lớn JDAM GBU-32 nặng 1,000 pound hoặc tám quả bom nhỏ 250 pound, ngoài bộ đôi AIM-9 và AIM-120 nói ở trên. Ngoài ra, khẩu pháo M61A2 20 ly với 480 viên đạn cũng là một đối thủ đáng sợ trong các trận không chiến. Điều quan trọng không kém, F-22 Raptor có thể chất đầy đủ các hỏa lực nói trên trong ba khoang vũ khí mà không phải “hy sinh” bất kỳ khả năng tàng hình nào bên ngoài; lợi hại hơn nhiều so với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 chỉ có thể mang theo bốn vũ khí trong hai khoang bên trong. Với trần bay (độ cao tối đa) 50,000 feet và tầm bay gần 1,900 dặm (hai thùng nhiên liệu bên ngoài hạn chế phần nào khả năng tàng hình của nó), F-22 Raptor có thể bay với tốc độ trên Mach 2. Tại sao Ngũ Giác Đài ngưng chương trình F-22 Raptor? Tuy nhiên, bất chấp những ưu điểm “không thể nghi ngờ” của máy bay, chương trình F-22 Raptor chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Như trong nhiều trường hợp, cái chết của nó liên quan đến quyết định của con người. Hay nói rõ hơn, F-22 Raptor là một chiếc máy bay “xui xẻo”. Được thử thách đầu tiên tại chiến trường Afghanistan và Iraq, nó gần như lạc lõng vì không có nhiều việc để làm, không có kẻ thù xứng tầm để chiến đấu. Khi Ngũ Giác Đài đổ hàng ngàn tỷ đôla vào cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (Global War on Terror-GWOT), ưu thế trên không và các thuộc tính tàng hình của F-22 gần như không có giá trị gì trước các kẻ thù “đồng phục còn không có” chứ nói gì đến máy bay chiến đấu dã chiến, máy bay chiến đấu tiên tiến, hệ thống hỏa tiễn đối không hoặc radar. Nếu lợi ích sẽ chứng minh cho ngân sách thì các mối đe dọa hiện hữu sẽ xác định lợi ích. Không có lợi ích nên F-22 Raptor không có ngân sách sản xuất, biến nó thành một trong những máy bay “xui xẻo” nhất mọi thời! Nó có những khả năng phi thường nhưng chỉ được đối mặt với những kẻ thù hầu như không đủ tiềm lực để thử nghiệm công nghệ mới, dù nước Mỹ không thiếu kẻ thù. Trong 186 chiếc F-22 Raptor được giao cho Không Lực Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 130 chiếc từng cất cánh. Kết quả, máy bay đang đối mặt với nguy cơ… “tuyệt chủng”! Hiện chỉ còn ít hơn 100 chiếc F-22 trong tư thế sẵn chiến đấu. Mỗi khi một chiếc Raptor bay, nó sẽ sớm về hưu hơn vì thiếu phụ tùng thay thế. Năm 2011, chiếc Raptor cuối cùng đã lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất của Lockheed Martin và công ty phải cắt giảm nhân công để dồn vào chương trình sản xuất F-35. Suốt nhiều năm, Israel, Nhật Bản và Úc nhiều lần đề nghị Ngũ Giác Đài bán F-22 Raptor, nhưng lần nào họ cũng bị từ chối. Thậm chí năm 1998, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua một luật sửa đổi cấm bán F-22 Raptor cho nước ngoài. Không giống như phần lớn máy bay quân sự của Mỹ, F-22 Raptor không bao giờ được thiết kế để xuất khẩu. Nó có các công nghệ được phân loại mật và được sản xuất thông qua những phương pháp sản xuất tiên tiến nhất mà Mỹ không bao giờ muốn để lộ. Cho đến nay, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu thế giới về công nghệ hàng không tàng hình. Trung Quốc và Nga luôn âm mưu đánh cắp công nghệ Mỹ để thúc đẩy công nghiệp hàng không tư nhân và quân sự và họ đã nhiều lần thành công mà đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc dùng gián điệp mạng và nội gián để có được các bản thiết kế F-35, F-22 và C-130 vào năm 2016 – SandBoxx cho biết. Một vấn đề khác, xuất khẩu máy bay quân sự của Mỹ đã gây nguy hiểm cho chính Mỹ trong quá khứ nên giờ đây Mỹ rất thận trọng. Iran vẫn đang bay những chiếc F-14 Tomcat do Mỹ sản xuất mà Quốc vương bị lật đổ Shah đã mua trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979; trong khi quốc gia Venezuela độc tài đang bảo vệ bầu trời của họ bằng những chiếc F-16 do Mỹ sản xuất mà họ mua vào thập niên 1980. Máy bay chiến đấu J-10 hiện đại của Trung Quốc chủ yếu dựa vào F-16 của Mỹ sau khi Mỹ xuất khẩu chúng cho Israel (khi chương trình máy bay chiến đấu Lavi bị giải thể, Israel đã bán những công nghệ đó cho Trung Quốc!).    
......

Khinh khí cầu của Trung quốc hiển nhiên là một phần trong chương trình giám sát toàn cầu của TQ

Berlin Morgenpost   Các khinh khí cầu Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam. Trung Quốc do thám các cơ sở quân sự ở một số quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và Philippines. Chế độ Cộng sản Việt Nam dĩ nhiên im hơi lặng tiếng không dám đả động, lên tiếng gi về vụ “đàn anh Trung Quốc“ nhòm ngó cả đến “đàn em Cộng sản Việt Nam“.   Theo Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden việc bắn rơi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên vùng biển là hợp lý. Đồng thời, ông bác bỏ cáo buộc của các đảng viên đảng Cộng hòa rằng vụ bắn rơi khinh khí cầu xẩy ra quá chậm trễ. Đồng thời tòa Bạch Ốc thông báo rằng họ có thể thu thập được các dữ kiện về tình báo từ khinh khí cầu và họ sẽ không trả lại các mảnh vỡ cho Bắc Kinh.   Một quan chức đại diện Mỹ cảnh cáo rằng khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên đất Mỹ là một phần của chương trình giám sát quy mô lớn.   Tin từ Bá Linh. Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị phát hiện trên lãnh thổ Mỹ và bị bắn rơi là một phần trong chương trình giám sát toàn cầu của Trung Quốc.   Nhật báo "Washington Post" đã biết được điều này từ giới tình báo Hoa Kỳ. Theo đó, các khinh khí cầu do quân đội Trung Quốc điều khiển xuất phát từ tỉnh Hải Nam ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đã thu lượm được nhiều thông tin về các cơ sở quân sự ở một số quốc gia trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và Philippines.   Theo một nguồn tin ẩn danh của tình báo Mỹ, những khinh khí cầu này đã được phát hiện trên năm lục địa. Hoa Kỳ nay muốn chia sẻ tin này với các nước thứ ba liên hệ. Vào ngày thứ hai bộ Ngoại giao đã thông báo tin này cho khoảng 150 nhân viên từ 40 đại sứ quán.   Trung Quốc vẫn tiếp tục phủ nhận các cáo buộc   Sự xuất hiện gần đây của một khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc bị nghi ngờ được sử dụng cho hoạt động gián điệp trên lãnh thổ Hoa Kỳ đã làm mối quan hệ vốn đã lạnh nhạt giữa hai nước lại càng lạnh nhạt thêm.   Quân đội Hoa Kỳ đã bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc ngoài khơi bờ biển bang Nam Carolina trên Đại Tây Dương. Washington cáo buộc Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu để do thám các cơ sở quân sự. Ngược lại, chính phủ Bắc Kinh nói đây là một khinh khí cầu nghiên cứu dân sự đã bay lạc hướng.   Báo Washington Post trích dẫn lời nói của một quan chức Mỹ giấu tên: “Trung Quốc đã kết hợp một công nghệ cực kỳ cũ kỹ với các phương tiện khả năng truyền thông và quan sát hiện đại để thu lượm thông tin về quân đội các nước khác”.   Cũng theo báo này, bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi đến từng đại sứ quán Mỹ thông tin chi tiết về khinh khí cầu do thám, họ có thể chia sẻ thông tin này với các nươc đồng minh và đối tác. Quan chức Mỹ nói thêm “Các đồng minh và đối tác của chúng tôi rất quan tâm đến sự kiện này”./. Dương Hồng Ân lược dịch  
......

“Thôn tính Đài loan đâu có dễ như nhiều người nghĩ”

Christina zur Nedden (WELT) Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Một cuộc xâm lược Đài Loan của Trung Quốc dường như thực tế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo một chuyên gia an ninh hàng đầu, có những rào cản gây khó ngay cả đối với Bắc Kinh. Trong một cuộc phỏng vấn, ông giải thích lý do tại sao điều quan trọng đối với các quốc gia là phải hỗ trợ Đài Loan, ngay cả như nước Đức. Vừa qua Đài Loan đã đặt các máy bay chiến đấu và hải quân của họ trong tình trạng báo động để đối phó với một hoạt động quân sự của Trung Quốc. Ngoài ra, các hệ thống tên lửa đã được kích hoạt sau khi Trung Quốc triển khai 34 máy bay quân sự và 9 tàu chiến ở gần đó. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết các máy bay Trung Quốc đã bay qua vùng đệm không chính thức giữa hai nước hôm thứ ba. Trước đó không lâu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã cảnh báo trong chuyến thăm Nhật Bản rằng sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc và sự hợp tác của nước này với Nga đặt ra mối đe dọa không chỉ đối với châu Á mà cả châu Âu. Trung Quốc coi Đài Loan được quản lý một cách dân chủ là một phần lãnh thổ quốc gia của mình và nhiều lần đe dọa sẽ chiếm lấy hòn đảo cộng hòa này bằng vũ lực. J. Michael Cole từng làm việc cho Cơ quan Tình báo Nội bộ Canada và đã sống ở Đài Loan 17 năm. Nhà phân tích này là Cố vấn cấp cao tại Viện Cộng hòa Quốc tế, có trụ sở tại Washington DC. Trong một cuộc phỏng vấn với WELT ở Đài Bắc, chuyên gia này giải thích mức độ nguy hiểm của một cuộc xâm lược - và tại sao phương Tây không được đứng ngoài cuộc xung đột này.   WELT: Thưa ông tình hình căng thẳng trong quan hệ Tung-Đài hiện như thế nào? J. Michael   Cole: Căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang ở mức cao nhất trong thời gian dài. Giới lãnh đạo Trung Quốc khó chịu vì Đài Loan đang xây dựng thành công mối quan hệ với cộng đồng quốc tế và bất chấp sự thôn tính. Điều này xảy ra bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài Loan trên trường quốc tế. Kể từ năm 2016, Trung Quốc đã lôi kéo các đồng minh ngoại giao chính thức của Đài Loan và can thiệp khi nước này cố gắng ký kết các hiệp định thương mại tự do.   WELT: Khả năng xảy ra một cuộc tấn công hoặc xâm lược của Trung Quốc trong vài năm tới là bao nhiêu?   Cole: Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm chứng kiến một cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc. Các hành động khiêu khích trong vài tháng qua chủ yếu là chiến tranh tâm lý hoặc các hoạt động "vùng xám". Chúng là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm buộc những người ủng hộ Đài Loan và các đối tác tiềm năng phải chọn Bắc Kinh. Đây là cách để cô lập Đài Loan. Nhưng kế hoạch không thành. Vì vậy, tôi muốn nói rằng mặc dù áp lực quân sự ngày càng tăng, Đài Loan có vị thế khá tốt trên trường quốc tế vì một số nước lớn hiểu rằng không để bị các hành động quân sự của Trung Quốc hù dọa.   WELT: Mặc dù vậy, chỉ có 13 quốc gia và Vatican vẫn tiếp tục công nhận Đài Loan là một quốc gia chính thức. Là sự hỗ trợ cho Đài Bắc chủ yếu mang tính biểu tượng?   Cole: Một trong những điều kiện của Bắc Kinh để duy trì hoặc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức là rút Đài Loan ra khỏi tư cách một quốc gia có chủ quyền. Nếu được lựa chọn, tôi cá rằng đại đa số các quốc gia sẽ có quan hệ ngoại giao chính thức với cả hai. Nhưng Bắc Kinh không cho phép làm điều này vào lúc này. Do đó, hầu hết các quốc gia đều có các chi nhánh ở Đài Loan giống như một đại sứ quán. Khi đó chúng không được gọi là “thông điệp”, nhưng chúng thực hiện các chức năng tương tự. Sự can dự này với Đài Loan chắc chắn góp phần vào khả năng phục hồi và răn đe của Trung Quốc.   WELT: Bất chấp tất cả những mối liên hệ quốc tế này, liệu Đài Loan có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công?   Cole: Mỹ có chiến lược “mơ hồ chiến lược” không đảm bảo hỗ trợ quân sự cho Đài Loan trong trường hợp bị tấn công. Nay, Tổng thống Biden được cho là đã ba lần đọc sai về chính sách chính thức của Hoa Kỳ trong năm qua khi ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho Đài Loan. Vẫn còn phải xem liệu đây có phải là một sự thay đổi trong chính sách chính thức hay không, nhưng tuyên bố của Biden rất có ý nghĩa. Quân đội Mỹ và Đài Loan đã có sự hợp tác chặt chẽ trong nhiều thập kỷ. Có khả năng Mỹ sẽ đóng một vai trò trong trường hợp khẩn cấp về quân sự, chủ yếu bằng cách góp phần răn đe. Nhưng ngày càng có nhiều quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản, Australia, Liên minh châu Âu và có thể cả Ấn Độ, đang suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của họ nếu xung đột vũ trang nổ ra.   WELT: Liệu quân đội Đài Loan có cơ hội chống lại Trung Quốc nếu không có viện trợ từ bên ngoài?   Cole: Đài Loan đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công trong nhiều thập kỷ và cũng có thể tấn công các mục tiêu ở Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khi tiến hành chiến tranh trong môi trường công nghệ cao. Ngoài ra, rất khó để vượt qua 120 km mặt nước để chinh phục một hòn đảo. Nga dễ dàng vượt qua biên giới vào Ukraine hơn. Chiếm đóng Đài Loan không dễ dàng như người ta thường nghĩ.   WELT: Tại sao Đức và Châu Âu nên quan tâm đến cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan?   Cole: Một lý do là chất bán dẫn, nếu không có chất bán dẫn thì không thể sản xuất ô tô, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh. Nhưng lý do chính nên là mọi quốc gia yêu chuộng tự do, mọi nền dân chủ, nên quan tâm đến số phận của các quốc gia tương tự vì họ đại diện cho một giải pháp thay thế cho các quốc gia độc tài như Trung Quốc. Đài Loan là một trong những thí nghiệm hiếm hoi và rất thành công trong đó dân chủ hóa và hiện đại hóa kinh tế song hành cùng nhau. Đó là tấm gương cho nhiều quốc gia khác. Nếu những ví dụ này bị xóa và các quốc gia độc tài lớn được khuyến khích nhắm mục tiêu vào các thử nghiệm thành công khác, thì ai sẽ là người tiếp theo? Đức, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Canada và Úc phải gửi tín hiệu rất rõ ràng tới Bắc Kinh rằng hành vi này là không thể chấp nhận được.   WELT: Chính phủ Đức sẽ công bố một "chiến lược Trung Quốc" mới trong năm nay, trong đó mô tả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một "đối thủ hệ thống".   Cole: Ngày càng có ít nền dân chủ trên khắp thế giới. Đức nói cạnh tranh hệ thống với Trung Quốc, Mỹ nói cạnh tranh ý thức hệ với nhau. Nhưng cuối cùng thì chúng ta đang nói về hai quốc gia tương thích ở một số lĩnh vực nhất định nhưng lại rất không tương thích ở những lĩnh vực khác. Đài Loan thuộc nhóm tự do rất phương Tây.   WELT: Người Đài Loan đã sống chung với mối đe dọa đối với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Điều đó có làm họ mệt mỏi hay mối đe dọa chiến tranh là một vấn đề lớn trong nước?   Cole: Người Đài Loan rất có ý thức về chính trị. Họ nhận thức được rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với tự do và lối sống của họ. Nhưng họ có bị ám ảnh bởi chủ đề này không? KHÔNG. Bạn có sợ không? Bạn đang hoảng loạn? Tuyệt đối không. Người Đài Loan khá thực dụng. Đồng thời, tôi muốn nói rằng thực tế là Trung Quốc đã đe dọa họ trong nhiều thập kỷ nhưng chưa bao giờ tấn công khiến một số người kết luận rằng động lực này sẽ tiếp tục kéo dài. Nhưng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine, nhiều người đã nghĩ khác. Kể từ đó, người Đài Loan đã biết người ta không thể giả định mãi rằng các nhà lãnh đạo như Tập Cận Bình sẽ hành động hợp lý, như chúng ta hiểu về họ. Người Đài Loan phải chuẩn bị cho bất cứ điều gì./.  
......

Angela Merkel nhận Giải thưởng Hòa bình của UNESCO cho chính sách di cư

Lưu Thủy Hương Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận Giải thưởng Hòa bình từ tổ chức văn hóa Liên hợp quốc Unesco. Với giải thưởng này, Unesco đã vinh danh chính sách di cư của bà Merkel vào năm 2015, khi đó nước Đức đã tiếp nhận hơn 1,2 triệu người tị nạn. Trong bài phát biểu nhận giải, bà Merkel đề cập đến các bất ổn nảy sinh ngày càng nhiều trên thế giới và kêu gọi giải quyết các cuộc xung đột một cách êm thắm. Bà nói: “Đối thoại là vũ khí của kẻ mạnh, chứ không phải của kẻ yếu”. Bà Merkel tặng giải thưởng này cho những tình nguyện viên đã giúp tiếp nhận những người tị nạn vào thời kỳ nhập cư cao điểm nhất. Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã trao giải thưởng cho cựu Thủ tướng tại một buổi lễ ở thủ đô Yamassoukro của Bờ Biển Ngà. “Bà đã thể hiện sự can đảm vào thời điểm mà những nước khác muốn đóng cửa châu Âu,” Azoulay nói. Người đứng đầu Liên minh châu Phi kiêm Tổng thống Senegal Macky Sall gọi bà Merkel là một "nữ chính khách phi thường và một người nhân đạo". Công việc của Julienne Lusenge, Cộng hòa Dân chủ Congo, cũng được vinh danh. Bà Lusenge đấu tranh cho các nạn nhân của bạo lực tình dục ở miền đông Congo. Giải thưởng Hòa bình được thành lập vào năm 1989 và được trao hàng năm kể từ năm 1991 cho các cá nhân hoặc tổ chức có nỗ lực đặc biệt để thúc đẩy, nghiên cứu hoặc đảm bảo hòa bình. Những người đoạt giải đầu tiên là Nelson Mandela và Frederik Willem de Klerk, họ được trao giải sau khi chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị bãi bỏ./. Nguồn:  https://www.zeit.de/.../merkel-unesco-friedenspreis...  
......

Thư ngỏ kêu gọi Facebook xóa bỏ các mạng lưới tài khoản độc hại ở Việt Nam

NGO & các nhà hoạt động | Nhân dịp sinh nhật lần thứ 19 của Facebook, hơn 60 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền và các Facebooker có nhiều ảnh hưởng của Việt Nam đã kêu gọi ông Mark Zuckerberg “unfriend” các mạng lưới tài khoản độc hại ở Việt Nam. Bức thư ngỏ kêu gọi Meta xóa hàng triệu tài khoản Facebook giả mạo ở Việt Nam, đóng các mạng lưới tham gia phối hợp báo cáo hàng loạt và cung cấp một phương thức để các nhà hoạt động, nhà báo và những người dùng Việt Nam khiếu nại việc gỡ bỏ nội dung. *** Thư ngỏ kêu gọi Facebook xóa bỏ các mạng lưới tài khoản độc hại ở Việt Nam Mark Zuckerberg Meta Platforms Inc 1 Hacker Way Menlo Park, CA 94025 Ngày 1 tháng 2 năm 2023 Kính gửi ông Mark Zuckerberg, Ngày 4 tháng 2 đánh dấu gần hai thập niên kể từ khi Facebook được thành lập vào năm 2004. Vào sinh nhật lần thứ 19 này, chúng tôi kêu gọi ông giữ lời cam kết mà ông đã đưa ra: đó là giúp cho mọi người khả năng xây dựng cộng đồng và mang thế giới lại gần nhau hơn. Facebook đã cách mạng hóa cách thức con người tiếp nhận, tạo và chia sẻ thông tin. Nhưng Facebook cũng trở thành một công cụ để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận vì các thế lực chính trị đã thao túng nền tảng này để hạn chế đối kháng và quấy nhiễu giới đối lập. Việt Nam là một ví dụ điển hình: Các mạng lưới tinh vi gồm các tài khoản Facebook ảo đồng loạt báo cáo tài khoản của các nhà hoạt động, khiến nội dung của họ bị gỡ xuống và sử dụng các lập trình tự động – bot để phổ biến hàng loạt các thông tin sai lệch. Vào tháng 7 và tháng 12 năm 2021, Reuters đưa tin rằng Facebook đã xóa các mạng lưới tài khoản tấn công các nhà hoạt động Việt Nam chỉ trích chính phủ nước này. Một trong các nhóm này có tên là “E47”, bao gồm các thành viên quân đội và phi quân sự đã phối hợp nhiều cách để báo cáo hàng loạt và spam các tài khoản bị nhắm mục tiêu. Nhóm này có liên hệ với Lực lượng 47, đơn vị không gian mạng của quân đội Việt Nam chịu trách nhiệm tuyên truyền tư tưởng đảng CSVN trên không gian mạng từ năm 2016. Mặc dù Facebook đã xóa bỏ nhóm E47, Reuters vẫn tìm thấy hàng chục tài khoản kết nối với các nhóm được xác nhận là của Lực lượng 47. Thêm nữa, các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Vào tháng 10 năm 2022, hàng chục nhà hoạt động và các trang Facebook nổi bật đã bị các bot gửi hàng loạt các bình luận rác trong nhiều tuần liên tiếp. Do thuật toán của Facebook ưu tiên đề xuất các bài đăng nhận được nhiều bình luận, nên chiến thuật gửi hàng loạt bình luận rác giúp cho nội dung của các cuộc tấn công này lan rộng hơn, đưa thông tin sai lệch và tác hại các tương tác trên mạng xã hội. Sự tồn tại của các mạng lưới tài khoản độc hại ở Việt Nam cho thấy vấn nạn tài khoản ảo – một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư, nhà quảng cáo và những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Các tài liệu nội bộ của Facebook do người tố giác Frances Haugen công bố đề cập đến sự tồn tại của 15 triệu tài khoản giả ở Việt Nam. Số lượng tài khoản giả to lớn này khiến cho con số thống kê 70 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam không chính xác và dễ dàng gây thiệt hại cho các tài khoản thật thông qua chiêu thức báo cáo hàng loạt. Hơn nữa, việc sử dụng ‘trang trại nhấp chuột’ để gia tăng khối lượng người theo dõi cho các trang và nhóm trên Facebook tạo ra các tương tác giả mạo. Chiêu thức này được thực hiện bằng cách mướn người bấm vào các đường dẫn để gia tăng mức độ lan tỏa của bài đăng hoặc liên tục đăng nội dung gây hiểu lầm và phóng đại để thu hút người dùng. Việt Nam đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp tạo tài khoản giả đang bùng nổ với quy mô mở rộng nhờ kỹ thuật tự động hóa các thao tác hàng loạt. Năm ngoái, qua trường hợp của phong trào Querdenken ở Đức, Facebook đã cho biết những người dùng thật có thể hợp tác với nhau gây hại xã hội. Dưới chính sách ngăn chặn “hành động phối hợp gây hại xã hội” Facebook đã xóa các tài khoản, các trang, các nhóm liên quan đến phong trào này. Trong năm tới, chúng tôi kêu gọi ông giải quyết triệt để “hành động phối hợp gây hại xã hội” đang diễn ra trên Facebook, đặc biệt là ở Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi đề nghị ông nên: 1) Xóa hàng triệu tài khoản Facebook giả được báo cáo ở Việt Nam và xem xét thay đổi chính sách để ngăn chặn hành vi “câu click” trắng trợn. 2) Đóng các mạng lưới tham gia vào hoạt động phối hợp báo cáo hàng loạt và các hành vi gây tác hại xã hội khác. 3) Cung cấp một phương thức để các nhà hoạt động, các nhà báo và những người dùng Việt Nam có thể khiếu nại việc gỡ bỏ nội dung và làm việc trực tiếp với nhân viên Facebook khi bị nhắm mục tiêu bởi các chiến dịch phối hợp hành động gây hại xã hội. Trong lúc phát triển thế giới ảo metaverse cho tương lai, chúng tôi hy vọng ông sẽ cam kết bảo đảm các tương tác an toàn và xác thực trên nền tảng của mình ngay hôm nay. Trân trọng, Brotherhood for Democracy (Hội Anh Em Dân Chủ) | fb.com/hoianhemdanchu Cambodian Journalists Alliance Association | fb.com/CambodianJournalistsAlliance Catholic Youth (Thanh Niên Công Giáo) | fb.com/thanhnienconggiao Destination Justice | fb.com/DestinationJustice Free Journalists Club of Vietnam (Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do) | fb.com/caulacbonhabaotudo Horizontal #MilkTeaAlliance Calendar Team #MilkTeaAlliance Friends of Myanmar Myanmar Internet Project New Horizon Media (Chân Trời Mới Media) | fb.com/chantroimoimedia PEN America | fb.com/PENamerica Reporters Without Borders | fb.com/Reporterssansfrontieres Safeguard Defenders Saigon Broadcasting Television Network | fb.com/SBTNOfficial V5TV Tin Tức Úc Việt | fb.com/profile.php?id=100063708034647 Viet Tan | fb.com/viettan Các nhà hoạt động & các dân báo, bloggers: Anh Chi | fb.com/profile.php?id=100026717114516 Bui Hue | fb.com/jerry.bui.79069 Philip Bui | fb.com/bui.v.phu Son Bui | fb.com/TheSonBui Dao Ba Ke | fb.com/profile.php?id=100004537337205 Dang Huu Nam | fb.com/lm.anton.danghuunam Dang Thi Hue | fb.com/danghuevt Doan Thi Thuy Duong | fb.com/profile.php?id=100004905254586 Do Le Na  | fb.com/huong.tudinh.967 Do Thi Thu | fb.com/profile.php?id=100008236984260 Suzie Dong Xuyen | fb.com/profile.php?id=100011455206810 Ho Duc Hoa | fb.com/profile.php?id=100081058157991 Hoang Tu Duy | fb.com/hoangtuduy71 Huynh Ngoc Chenh | fb.com/ho.lytien.1 Huynh Van Ba | fb.com/profile.php?id=100003673032911 Paulus Le Son | fb.com/son.vanle85 Le Thanh Tung | fb.com/anthonylethanhtung Le Thi Thap  | fb.com/comuoi.hole.78 Manh Kim | fb.com/nguyen.manhkim Nguyen Dinh Ha | fb.com/senator.nguyen JB Nguyen Huu Vinh | fb.com/jbnguyenhuuvinh Nguyen Manh Hung | fb.com/tamlinh.tran.188 Nguyen Thi Anh Tuyet | fb.com/tuyet.ohlala Nguyen Thi Chau | fb.com/chau.nguyenthi.7771 Nguyen Thi Kim Chi | fb.com/chi.k.nguyen.94 Nguyen Thi Hue | fb.com/nguyen.hue.1610 Trang Nguyen | fb.com/tienlen.01.02.1990 Nguyen Van Hai | fb.com/dieucayclbnbtdvietnam Nguyen Van Khanh | fb.com/profile.php?id=100001766666529 Dominic Pham | fb.com/dominic.pham.12 Moc Lan Pham | fb.com/lanpt.aus Pham Minh Hoang | fb.com/phamminh.hoang.351 Than Pham | fb.com/maclam.pham Pham Thanh Tam | fb.com/profile.php?id=100086496352356 Phong Van Phan | fb.com/luongdan.ly Michel Tran Duc | fb.com/michel.tranduc Tran Thi Thu Thuy | fb.com/tranthithuthuy83 Tran Minh Nhat | fb.com/minhnhat.paultran Trinh Thi Nhung | fb.com/medadanntoc.duma Trinh Thi Thao | fb.com/trinhthithao86 Truc Ho | fb.com/nhacsitrucho Benny Truong | fb.com/profile.php?id=100005569474118 Tuan Khanh | fb.com/khanhtuanng Tuong Thang | fb.com/tuong.thang Elodie Vialle | fb.com/elodie.vialle Vo Hong Ly | fb.com/hongly.vo.5059 Vo An Don | fb.com/bauquay Vu Duc Khanh | fb.com/freedom.king.902266 Vu Thach | fb.com/thach.vu.980 — Tham khảo: 1. James Pearson, “How Vietnam’s ‘influencer’ army wages information warfare on Facebook,” Reuters, July 8, 2021, https://www.reuters.com/world/asia-pacific/how-vietnams-influencer-army-wages-information-warfare-facebook-2021-07-09; James Pearson, “Facebook says it removes accounts which targeted Vietnamese activists,” Reuters, December 1, 2021, ​​https://www.reuters.com/technology/facebook-says-it-removes-accounts-which-targeted-vietnamese-activists-2021-12-01 2. “Harmful network targets Vietnamese civil society: Facebook must take action,” Viet Tan, October 28, 2022, https://viettan.org/en/harmful-network-targets-vietnamese-civil-society-facebook-must-take-action 3. Elizabeth Dwoskin, Tory Newmyer, and Shibani Mahtani, “The case against Mark Zuckerberg: Insiders say Facebook’s CEO chose growth over safety,” Washington Post, October 25, 2021, https://www.washingtonpost.com/technology/2021/10/25/mark-zuckerberg-facebook-whistleblower 4. Dai Do, Duyen Bui, Michel Tran Duc, “#StopVNtrolls: Combatting Force 47 and Cyber Censorship,” Viet Tan, February 2023, https://viettan.org/en/stopvntrolls 5. Elise Thomas, “Case Study 1: Farming Facebook,” ISD, Conspiracy Clickbait series, January 19, 2022, https://www.isdglobal.org/wp-content/uploads/2022/01/Conspiracy-Clickbait-Study-1.pdf 6. Nathaniel Gleicher, “Removing New Types of Harmful Networks,” Meta, September 16, 2021, https://about.fb.com/news/2021/09/removing-new-types-of-harmful-networks
......

Người thứ hai tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh bị tòa án Đức kết án 5 năm tù

RFA   Ngày 30/1, Tòa án Thượng thẩm Berlin kết án ông Lê Anh Tú, 32 tuổi, cư ngụ ở Praha (Cộng hoà Séc), với mức án năm năm tù vì tham gia cùng một nhóm mật vụ Việt Nam tiến hành bắt cóc cựu cán bộ dầu khí Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hồi cuối tháng 7 năm 2017.   Từ Berlin, nhà báo tự do Hiếu Bá Linh nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại:   “Vụ xử này kéo dài ba tháng, hôm qua thứ hai (30/1) vụ xử kết thúc. Toà án đã kết án năm năm tù đối với bị cáo Lê Anh Tú về hai tội danh.   Tội danh thứ nhất là hoạt động gián điệp, tội danh thứ hai là tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - tức là tiếp tay trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.”   Ông Hiếu, người quan sát toàn bộ phiên toà từ phòng xử án cho biết bên công tố trưng ra rất nhiều bằng chứng chứng minh bị cáo Lê Anh Tú tham gia vào vụ bắt cóc cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.   Các bằng chứng cho thấy ông Tú là người theo dõi hành tung của ông Trịnh Xuân Thanh và người tình Đỗ Thị Minh Phương khi cô này tới Đức để cả hai gặp nhau, Tú cũng chính là tài xế đưa hai người vào Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Berlin sau khi mật vụ Việt Nam bắt cóc họ.   Ông này cũng bị cho là người cầm lái một chiếc xe hơi khác cùng với một đoàn xe hộ tống chở hai người này từ Brno (Cộng hoà Séc) đến khách sạn Borik ở thủ đô Bratislava của Slovakia, nơi mà Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm cùng đoàn tuỳ tùng đón sẵn, ông Hiếu Bá Linh dẫn tin từ toà nói.   “Khách sạn Borik là của Chính phủ Slovakia. Nơi đây phái đoàn Tô Lâm gặp Bộ Nội vụ Slovakia để nói chuyện. Thực ra cuộc nói chuyện này chỉ là dàn cảnh để đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam. Tức là Tô Lâm mượn chuyên cơ của Slovakia để ra khỏi vùng Schengen bay tới Moscow (Nga-PV).   Bằng việc kết án Lê Anh Tú, tòa án Đức một lần nữa khẳng định vụ bắt cóc là có thật và do cơ quan mật vụ Việt Nam tổ chức. Trong khi Việt Nam vẫn phủ nhận vụ bắt cóc và nói Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú./.
......

Trung Quốc khẳng định vị thế của mình đối với lithium, nước Đức chầu rìa

Von Tobias Käufer (WELT) Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Lithium là nguyên liệu không thể thiếu đối với đi lại bằng động cơ điện. Trữ lượng lớn nhất nằm ở Mỹ Latinh. Trung Quốc đã sớm nhận ra điều này và từ lâu đã đảm bảo quyền tiếp cận ở khu vực này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz hiện đang đi đến “tam giác lithium”. Nhưng sự thiếu hụt khó có thể bù đắp. Bộ trưởng Năng lượng Bolivia Franklin Molina tự tin nói trên cổng thông tin địa phương "Correa del Sur": "Đây là tín hiệu khởi đầu cho việc xây dựng hai nhà máy lithium cacbonat". Ông ta đề cập đến hợp đồng với tập đoàn CBC của Trung Quốc, đối tác quốc tế đầu tiên khai thác lithium ở các hồ muối Uyuni và Coipasa. Đây được coi là những „khoản để dành“ lớn nhất thế giới. Nhìn chung, người ta nói về khối lượng đầu tư một tỷ đô la. Lithium là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất pin cho ô tô điện và điện thoại thông minh. Và trong cuộc đua toàn cầu để tiếp cận cácvùng có trữ lượng lớn Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược khôn ngoan rất thành công. Bất cứ nơi nào có trữ lượng lithium đáng kể trên hành tinh này, Bắc Kinh đều đóng vai trò hàng đầu. Đức, với tư cách là một trong những quốc gia sản xuất ô tô quan trọng nhất trên toàn thế giới, đã bị tụt hậu trong cuộc chạy đua giành nguyên liệu do thiếu quan tâm và thiếu tầm nhìn. Theo một nghiên cứu gần đây của "Ngân hàng Hoa Kỳ" lithium vẫn là tâm điểm của nhu cầu toàn cầu. Theo đó : “Khi các nhà sản xuất ô tô tung nhiều xe điện ra thị trường hơn, thì pin lithium-ion sẽ ngày càng quan trọng hơn trong tương lai”. Trong bối cảnh đó, việc cung cấp lithium sẽ vẫn rất quan trọng cho đến năm 2050. Khi bắt đầu sản xuất lithium ở Bolivia, Đức vẫn đang ở vị trí dẫn đầu cho đến vài năm trước. Bộ trưởng kinh tế lúc bấy giờ, Peter Altmaier, đã thành lập một liên doanh Đức-Bolivia cùng với Baden-Württemberg. Berlin thiếu chiến lược Nam Mỹ Nhưng sau đó tình hình Bolivia bất ổn về chính trị, biểu tình phản đối chính phủ liên tiếp nổ ra. Tổng thống khi đó là Evo Morales đã bỏ trốn. Sự kết hợp giữa bất ổn địa phương và sự chậm chạp của Đức đã làm cho cánh cửa cơ hội tiếp cận Lithium bị khép lại. Chính phủ mới của Bolivia đã tìm các đối tác mới. Kết quả là Bắc Kinh đã giành được quyền khai thác lithium ở nước này. Trong chuyến đi đầu tiên tới Nam Mỹ với tư cách là thủ tướng, ông Olaf Scholz tới các nước giầu lithium khác ở Nam Mỹ là Chile và Argentina. Ông thủ tướng phải đánh trống, gõ mõ quảng cáo cho ngành công nghiệp Đức. Cho đến nay Đức chưa tạo được bước đột phá lớn có ý nghĩa quyết định. Trong những năm gần đây, Berlin đã thiếu một chiến lược Nam Mỹ hấp dẫn, tuy nhiên, do tình hình thị trường thế giới đã thay đổi địa chính trị sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga nay Đức phải xem xét lại hoàn toàn chiến lược Nam Mỹ của mình. Lithium đóng vai trò trung tâm trong việc này. Cho đến nay người ta biết trong tam giác tam giác lithium Bolivia chiếm (23,7%), Argentina (21,5%) và Chile (11,1%). Bất ổn chính trị ở Bolivia liên tục trì hoãn việc bắt đầu sản xuất, thì Argentina và Chile đã tiến xa hơn nhiều. Hiện tại không có một công ty châu Âu nào trong số mười nhà sản xuất lithium quan trọng nhất trên thế giới, trong đó có ba tập đoàn Trung Quốc, ba Mỹ, ba Úc và một tập đoàn Chile đang hoạt động tại khu tam giác này. Trong khi các nhà lãnh đạo Đức gần như phớt lờ khu vực Mỹ Latinh giàu tài nguyên trong nhiều năm qua thì Trung Quốc lại lao vào „càn quét“ tài nguyên ở khu vực này. Năm ngoái, tập đoàn Ganfeng Lithium của Trung Quốc đã mua lại công ty Lithea của Argentina, công ty sở hữu quyền đối với hai hồ muối lithium ở Argentina, với giá 962 triệu USD. Ba tháng trước, tập đoàn Trung Quốc Tibet Summit Resources đã tiết lộ sẽ đầu tư hai tỷ euro vào hai dự án thăm dò lithium ở Argentina. Tại Chile, Trung Quốc đã nắm giữ 24% cổ phần của SQM, nhà sản xuất lithium lớn thứ hai thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Tập đoàn khai thác BYD của Trung Quốc đã được trao hợp đồng khai thác 80.000 tấn lithium trên lãnh thổ Chile vào năm 2022. Việc người Trung Quốc thành công ngay trước mũi nước Mỹ đã khiến Quốc hội Mỹ phải xem xét kỹ hơn chiến lược lithium của Trung Quốc. Các đại biểu cũng được biết rằng Ganfeng Lithium chỉ mới hoàn tất việc tiếp quản công ty Bacanora Lithium của Anh vào tháng 8 năm 2022 với giá khoảng 253 triệu đô la, hiện đang xây dựng mỏ lithium lớn nhất thế giới (8,8 triệu tấn) ở Sa mạc Sonoran của Mexico. Sự hợp tác của Trung Quốc cũng đang phát triển với Australia, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới. Ở Đức, chính phủ liên bang đang chịu nhiều áp lực đối với giải pháp lithium. Sau khi bỏ lỡ nhiều cơ hội ký hợp đồng dài hạn ở Nam Mỹ, các chuyên gia Đức chỉ ra các tiềm năng của chính nước Đức. Hiện tại theo kịch bản lạc quan nhất, Đức có thể đáp ứng từ 5 đến 19% nhu cầu lithium cacbonat hàng năm cho việc sản xuất pin"./.  
......

Wagner không giữ được lời hứa – Nga buộc phải thay đổi chiến lược

FOCUS Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Theo phân tích của chuyên gia, để chuẩn bị cho cuộc tấn công ở Luhansk, quân đội Nga không muốn giữ các chiến thuật của đội quân đánh thuê Wagner. Lý do thay đổi chiến thuật là do quân Wagner thực chất không giữ được lời hứa đánh chiếm Bachmut và nhiều tháng qua hầu như dậm chân tại chỗ. Tuy lực lượng đánh thuê đã kiểm soát được thị trấn Soledar, nhưng đã phải chịu tổn thất nặng nề. Dường như quân Wagner sẽ không khuất phục nổi Bakhmut. Do đó giới lãnh đạo quân sự Nga tập trung vào các mục tiêu khác đồng thời tách khỏi sự hỗ trợ cho quân Wagner.   Quân Nga sẽ tấn công ở khu vực giữa Swatowe và Kreminna.   Do đó, cuộc tấn công này sẽ tiến qua các trung tâm hậu cần chính của các thành phố Luhansk và Starobilsk đến biên giới của khu vực hành chính, cuối cùng sẽ chinh phục các phần còn lại vẫn do Ukraine kiểm soát.   Nga hy vọng sẽ triển khai các cuộc tấn công tiếp theo vào khu vực Kharkiv từ tuyến Swatove-Kreminna và chiếm lại vị trí quan trọng ở phía bắc Donetsk. Tuy nhiên Nga khó có thể giành được phần đất đáng kể trên trục đường này.   Putin dường như đang trao quyền cho Gerasimov và tỏ ra thiếu tin tưởng ở ông chủ đội quân đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin.   Với đòn tấn công mới, về chiến lược giới lãnh đạo quân đội Nga cũng muốn tạo khoảng cách với đội quân tư nhân của Wagner. Việc bổ nhiệm Tham mưu trưởng Lục quân Valery Gerasimov làm Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Nga ở Ukraine cho thấy giới lãnh đạo quân sự đang dựa vào các lực lượng thông thường do Gerasimov đại diện và chỉ đạo. Bộ Quốc phòng Nga cũng sẽ làm như vậy. Trong khi đó nhóm Wagner lại thân với người tiền nhiệm của Gerasimov là Sergei Surovikin. Viện Nghiên cứu ISW của Mỹ kết luận, Putin dường như đang ủy quyền cho Gerasimov thực hiện các bước đi tiếp theo và tỏ ra thiếu tin tưởng vào Yevgeny Prigozhin và những người lính đánh thuê của ông ta.   Ảnh: Lính đánh thuê Wagner ở Ukraine  
......

Trung Quốc đặt trạm tên lửa cố định ở Hoàng Sa

RFA Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy một cơ sở phòng không của Trung Quốc được đặt tại quần đảo Hoàng Sa. Các nhà phân tích nhận định rằng điều này cho thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã có tên lửa đất đối không sẵn sàng đặt ở mức cố định tại cả hai quần đảo đang tranh chấp với các nước láng giềng ngoài Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ và quản lý là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc chiếm được toàn bộ quần đảo này từ Việt Nam sau một cuộc hải chiến hồi năm 1974. Trường Sa là quần đảo đang tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Một hình ảnh vệ tinh mới được đăng trên Twitter hồi tuần này cho thấy dường như một tiểu đoàn tên lửa mới xây đã hoàn thành trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh thuộc Maxar Technologies được cho là chụp vào tháng 4 năm ngoái cho thấy có bốn toà nhà với mái có thể tháo rời tại Phú Lâm, đảo lớn nhất tại Hoàng Sa. Một trong số các toà nhà này có mái mở bán phần cho thấy các giàn phóng tên lửa đất đối không (SAM) ở bên trong. ImageSat International - một công ty về thông tin tình báo không gian - đã phát hiện lần đầu sự xuất hiện của các giàn phóng tên lửa HQ-9 SAM trên đảo Phú Lâm hồi năm 2016. Hình ảnh vệ tinh mới mà RFA chưa thể xác định một cách độc lập cho thấy quân đội Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng một cơ sở phòng không giống như những cơ sở đã được nước này xây dựng trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã hoàn toàn quân sự hoá trước đó. Các cấu trúc tương tự với mái được tháo rời cũng được phát hiện ở Đá Subi, Vành Khăn, Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, theo chuyên gia Tom Shugart thuộc Trung Tâm An ninh Mỹ mới viết trên Twitter. Các cơ sở cố định này có thể được dùng để chứa các tên lửa tầm xa giúp Trung Quốc mở rộng tầm với của mình tới các vùng đang tranh chấp.
......

Hệ quả của quyết định đưa xe tăng hạng nặng vào cuộc chiến ở Ukraine

STERN Nguyễn Xuân Hoài (Lược dịch) Cuộc đấu tranh gay go, dai giẳng về việc có nên chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraine hay không đã ngã ngũ. Đức sẽ cung cấp Leopard 2 cho Ukraine và cũng cấp phép cho các quốc gia khác. Sau đây là trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất về quyết định này. Đức đã bị chỉ trích mạnh mẽ về thái độ lừng khừng, do dự dối với việc chuyển giao Leopard cho Ukraine. Nay quốc gia bị Nga tấn công sẽ được tăng cường khả năng chiếm lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và đẩy lùi các cuộc tấn công. Vì sao Ukraine đòi nhanh chóng chuyển giao xe tăng con báo? Ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, Ukraine đã gây bất ngờ cho những kẻ tấn công Nga bằng khả năng quân sự của họ. Cuộc tiến công đã bị chặn lại và bị đẩy lùi trong suốt 11 tháng qua. Nhưng Nga hiện đang huy động các lực lượng thiết giáp mới cho một cuộc tấn công đại quy mô có thể khiến Ukraine chịu thương vong nặng nề hoặc mất thêm lãnh thổ. Nhiều tướng lĩnh NATO đều cho rằng sẽ diễn ra "một cuộc tấn công mùa xuân đẫm máu khủng khiếp." Cho đến nay Ukraine có xe tăng hạng nặng nào, xe tăng Leopard (con báo) tốt hơn ở điểm nào? Ukraine có hàng trăm xe chiến đấu bộ binh và xe tăng chủ lực do Liên Xô phát triển từ kho dự trữ của mình và từ các đối tác, gồm các loại xe tăng chiến đấu chủ lực cũ như T-72 hoặc T-80, cạnh đó những xe tăng chiến lợi phẩm do quân đội Nga bỏ lại, loại T-90. Các xe tăng chiến đấu của phương Tây, chủ yếu là Leopard, được cho là sẽ tăng cường khả năng tấn công của Ukraine để tái chiếm các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Những chiếc xe tăng này vượt trội so với xe tăng cũ kỹ của Nga, đặc biệt là ở các phiên bản hiện đại hơn, có thể tiêu diệt đối thủ trong "đấu tay đôi". Các chuyên gia coi Leopard là xe tăng chiến đấu tốt nhất thế giới ở thế loại này. Ukraine có thể thành lập một đơn vị bọc thép hạng nặng với xe tăng chiến đấu phương Tây tạo "mũi nhọn để có thể chọc thủng phòng tuyến của Nga theo hướng Mariupol." Nói chung, bộ binh có thể được mở đường để tiến lên với những chiếc xe tăng Leopard. Chính phủ liên bang Đức có thể chuyển giao xe tăng Leopard kịp thời cho cuộc tấn công mùa xuân đáng sợ của Nga hay không? Ở Đức, xe tăng Leopard nằm trong các xưởng và nhà kho của ngành công nghiệp và quân đội. Tập đoàn Rheinmetall hiện có khoảng 29 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A4 có thể đưa vào sử dụng vào cuối tháng 3. Trong Chiến tranh Lạnh, Bundeswehr (quân đội Đức) có hơn 2100 chiếc Leopard 2 trong kho, chúng đã được bán, tặng hoặc phá hủy trong quá trình giải trừ quân bị. Năm ngoái, Bundeswehr vẫn còn 312 xe tăng Leopard 2, nhưng không có một mẫu Leopard 2A4 cũ nào do Ba Lan sắp bàn giao. Theo "Spiegel", bước đầu tiên một tiểu đoàn Ukraine sẽ được trang bị Leopard 2A6 từ kho dự trữ của Bundeswehr. Nhiều xe sẽ được sửa chữa, bảo dưỡng và giao tiếp sau đó. Còn loại xe tăng chủ lực nào khác có tầm quan trọng đối với Ukraine không? Vương quốc Anh thông báo sẽ cung cấp loại Challenger 2 cho Kiev. Chính phủ Hoa Kỳ hiện cũng đang xem xét việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ukraine. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng các hệ thống vũ khí, sẽ thuận lợi nếu thiết bị càng đồng nhất càng tốt. Thiết bị lớn thậm chí có thể phải được đưa ra khỏi Ukraine để sửa chữa. Hãng chế tạo xe tăng KMW và Bộ Quốc phòng Đức đã thành lập một xưởng trung tâm ("trung tâm") ở khu vực biên giới giữa Slovakia và Ukraine để sửa chữa các hệ thống như Panzerhaubitze 2000 và thay thế các bộ phận bị mòn. Có bao nhiêu xe tăng Leopard? Hiện có 12 quốc gia sẵn sàng cung cấp xe tăng Leopard, như Tây Ban Nha, Hà Lan và Đan Mạch. Theo Ukraine họ hiện có 100 chiếc Leopards đã có sẵn đưa vào hoạt động. Cho đến nat tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann đã chế tạo hơn 3.500 chiếc Leopard 2. Thái độ của NATO với dự án này? Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi chuyển giao nhanh chóng các loại vũ khí mới cho Ukraine. Ông này nói: "Cách duy nhất để có một nền hòa bình lâu dài là nói rõ với Putin rằng ông ấy sẽ không thể giành chiến thắng trên chiến trường." Các nhà phê bình cảnh báo về một sự leo thang chiến tranh. Tâm trạng người Đức như thế nào? Việc cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine đang gây tranh cãi trong dân chúng Đức. Gần đây nhất, đa số người Đức ủng hộ lập trường do dự của chính phủ Đức về vấn đề chuyển giao vũ khí. Nhưng có dấu hiện thay đổi lập trường. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận thì 46% tán thành chuyển giao, một tỷ lệ tương tự phản đối (43%), 11% không có ý kiến./.
......

Đức chuyển giao 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine

EuroNews   Hôm thứ Tư, 25.1.2023, Chính phủ Đức quyết định sẽ chuyễn giao cho Ukraine 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 trong cuộc chiến chống lại quân Nga xâm lược. Và chính phủ Đức cũng đồng ý cho phép các quốc gia khác tại châu Âu cung cấp xe tăng Leopard 2 đang sở hữu cho mục đích này. Với bước này, thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chấm dứt thế bế tắc kéo dài một tuần khiến ngay cả những đồng minh thân cận nhất cũng phải mất kiên nhẫn. Nga phản ứng ngay lập tức. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chỉ trích kế hoạch cung cấp xe tăng cho Ukraine là vô ích về mặt quân sự nhưng cực kỳ nguy hiểm về mặt chính trị. Peskov nói: "Điều quan trọng là đây rõ ràng là một sự đánh giá quá cao về tiềm năng mà việc cung cấp xe tăng sẽ bổ sung cho các lực lượng vũ trang của Ukraine. Đó là một sai lầm khác, một sai lầm khá sâu sắc. Chúng tôi đã nhắc lại rằng những chiếc xe tăng này giống như những người khác sẽ bị thiêu rụi."   Trong số 14 quốc gia châu Âu có xe tăng Leopard, ngoài Ba Lan, Phần Lan và Hà Lan cũng đã làm rõ việc sẵn sàng cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực. Tuy nhiên, Cộng hòa Séc hôm thứ Ba tuyên bố rằng họ không muốn từ bỏ xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 để ủng hộ Ukraine. Thủ tướng Séc Petr Fiala cho biết: “Bây giờ không thể gửi Leopards vì chúng tôi cần những chiếc xe tăng này để đảm bảo an ninh của chúng tôi”.   Ngoài ra, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ cũng chuẩn bị gửi xe tăng Abrams M1 đến Ukraine, điều mà Scholz đã đưa như một điều kiện để nhượng bộ. Ông Scholz cũng đã nhấn mạnh vào thứ Tư tuần này rằng Đức đang hành động theo cách phối hợp chặt chẽ trên phạm vi quốc tế./. Lược dịch  
......

Ba nước vớ bở từ lệnh cấm vận

Von Eduard Steiner (Welt) Nguyễn Xuân Hoài (Lược dịch)   Với cuộc tấn công xâm lược Ukraine, Nga đã mất đối tác thương mại chính là châu Âu. Ba quốc gia được hưởng lợi rất nhiều từ điều này. Các nước này ngày càng có thể áp đặt các mức giá và điều kiện đối với Điện Kremlin, và đang thu lợi từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Đầu tiên phải kể đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga, không chỉ hướng tới thành công trong vai trò này. Thổ nắm bắt cơ hội của cuộc chiến tranh và hậu quả của nó để trục lợi nhiều nhất có thể. Theo hãng tin Bloomberg Thổ Nhĩ Kỳ đang có các cuộc thương lượng mua khí đốt của Nga, muốn ép Nga giảm giá hơn 25% cho việc giao hàng trong năm hiện tại và một phần của năm ngoái. Mặt khác, muốn trả chậm vào năm 2024. Theo truyền thống Thổ là khách hàng khí đốt lớn thứ ba của Nga sau Đức và Ý. Thổ hiện có các lợi thế không thể tốt hơn. Do Nga hạn chế xuất khẩu sang Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga (45% lượng tiêu thụ trong nước). Đây là con át chủ bài của Thổ trong các cuộc đàm phán. Thổ khoe trong tương lai gần, có thể tự cung cấp cho mình từ mỏ khí đốt lớn ở Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ trở thành một trung tâm trung chuyển khí đốt lớn của Nga mà còn đóng vai trò trung gian xử lý khí đốt từ Turkmenistan giàu tài nguyên cạnh tranh với các mỏ của Nga. Ngoại thương của Nga đã rơi vào tình trạng phụ thuộc vào Thổ, đây là điều chưa từng xấy ra. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi. Nga bất ngờ là đối tác thương mại lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế Đức. Nga không chỉ bị phụ thuộc vào Thổ do các lệnh trừng phạt của phương Tây, bên cạnh Thổ Nga còn bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc và cả Ấn độ. "Trong khi Nga và đối tác thương mại truyền thống quan trọng nhất là châu Âu luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau, nước này hiện đang rơi vào tình trạng phụ thuộc đơn phương vào một số quốc gia", Mikhail Krutichin, đối tác của công ty tư vấn năng lượng RusEnergy có trụ sở tại Moscow, giải thích trong một cuộc phỏng vấn. Trong khi phương Tây (đặc biệt là các nước EU, mà Nga hiện mô tả là không thân thiện) chiếm khoảng 55% khối lượng ngoại thương của Nga trước chiến tranh, thì tỷ lệ này đã giảm xuống 45% trong một năm - trước khi lệnh cấm vận dầu mỏ có hiệu lực vào đầu tháng 12. Ngược lại, tỷ lệ các quốc gia được gọi là thân thiện không tham gia các biện pháp trừng phạt hoặc vẫn giữ thái độ trung lập đã tăng lên khoảng 55%. Chỉ riêng năm đối tác thương mại quan trọng nhất (Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Kazakhstan và Belarus) đã tăng thị phần của họ trong khối lượng ngoại thương của Nga từ tổng số 32,4% lên 43%. Sự xoay chuyển từ tây sang đông của Nga tương đương với một sự thay đổi kiến tạo. Và mặc dù nó đã được công bố và theo đuổi nhiều năm trước chiến tranh, nhưng tốc độ và chất lượng hiện tại của nó không phải là điều mà Điện Kremlin dự kiến. Một mặt, thị trường bán các nguồn năng lượng và nguyên liệu của Nga ở châu Âu sinh lợi hơn nhiều. Mặt khác, sự mất mát các công nghệ phương Tây do các biện pháp trừng phạt chỉ có thể được thay thế ở một mức độ khiêm tốn, nếu có. Đặc biệt Nga từng đặt nhiều kỳ vọng vào công nghệ của Trung Quốc, nhưng ngày càng nhận ra giới hạn của điều này. Trung Quốc cẩn thận để không vi phạm lệnh trừng phạt. Trung Quốc có thể giúp Nga thay thế rất nhiều thứ, nhưng họ không dẫn đầu về công nghệ như phương Tây Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi thực tế Trung Quốc đã mở rộng đáng kể vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Chỉ trong mười tháng đầu năm trước, trao đổi hàng hóa đã đạt giá trị kỷ lục 153,9 tỷ đô la, tăng 33%. Điều quan trọng là không chỉ có thêm dầu và khí đốt chảy sang Trung Quốc, mà ngược lại, xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đang tăng vọt. Iikka Korhonen, người đứng đầu Viện Kinh tế Chuyển đổi tại Ngân hàng Trung ương Phần Lan, cho biết: Nếu Trung Quốc đảm nhận khoảng 1/4 hàng nhập khẩu của Nga trước chiến tranh, thì tỷ lệ này hiện phải là "hơn 1/3, có thể là 40%". Theo Korhonen, điều này có nghĩa là không có quốc gia nào phụ thuộc vào Trung Quốc về nhập khẩu như Nga, nhiều nhất là Triều Tiên. Và sự phụ thuộc của nền kinh tế Nga vào Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ không thể theo kịp quy mô này. Nhưng với tư cách là một nhà xuất khẩu sang Nga, Thổ đã vượt qua Đức và hiện đứng thứ ba sau Trung Quốc và Belarus. Ấn Độ là khách hàng mới của dầu mỏ Nga Ấn Độ thực sự không có gì để cung cấp và không đóng vai trò là nhà cung cấp cho Nga. Quốc gia châu Á khổng lồ này ngày càng nổi bật với tư cách là khách hàng mới của dầu mỏ Nga. Ngay sau khi chiến tranh nổ ra, Ấn Độ đã lợi dụng việc Nga phải đưa dầu của mình ra thị trường với giá thấp hơn đáng kể để tìêu thụ. Ấn Độ đã mua với một khối lượng lớn dầu mỏ của Nga. Cuối cùng đạt mức độ mua hơn một triệu thùng mỗi ngày, tương ứng với 1/10 sản lượng dầu của Nga. Nga đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh Iraq và Saudi Arabia tại thị trường Ấn Độ. Nga ngày càng phải giảm giá bán dầu cho Trung Quốc và Ấn độ . Đặc biệt kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển và áp dụng trần giá vào đầu tháng 12, châu Á càng đòi giảm giá gay gắt hơn. Trung Quốc và Ấn Độ có thể quyết định về giá với Nga Trung Quốc và Ấn Độ lấy cớ tuyến đường vận chuyển dầu dài hơn, nên tốn kém hơn do đó ép Nga phải hạ giá dầu hơn nữa. Chuyên gia năng lượng Kruticin cho biết: “Trung Quốc và Ấn Độ có thể định giá cho Nga vì họ có các nhà cung cấp thay thế”. Thậm chí các doanh nghiệp Nga hiện phải cạnh tranh với nhau để giành khách hàng. Chính phủ Nga hy vọng khoản giảm giá sẽ "giảm dần theo thời gian." Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng 2, lệnh cấm xuất khẩu của phương Tây đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực, mang lại cho Trung Quốc và Ấn Độ đòn bẩy mới chống lại Moscow. Bởi vì cuối cùng, theo dự báo của các nhà phân tích, hai quốc gia cũng sẽ tận dụng hoàn cảnh khó khăn của Moscow để gây sức ép. Cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ với khí đốt./. (Lược dịch)  
......

Bắc Kinh biết rõ vì sao Putin không thể thắng trong cuộc chiến tranh này

Prof. Dr. Dr. Alexander Görlach (FOCUS)   Tập Cận Bình theo dõi xít sao quá trình xâm lược Ukraine của Putin. Ông ta đã chuẩn bị sẵn sàng. Trong trường hợp tấn công Đài Loan, không giống như Nga, Tập sẽ không để thiếu đạn dược và máy bay không người lái.   Các chiến lược gia, quan chức quân sự và giới chính trị gia trên khắp thế giới đều bận tâm với câu hỏi liệu cuộc tấn công của Bắc Kinh vào Cộng hòa Đài Loan có tương tự như cuộc tấn công của Putin vào Ukraine hay không ? Quân đội Trung Quốc có được chuẩn bị tốt hơn quân đội Nga hay không? Trong trường hợp bị tấn công, liệu Đài Loan có thể tự vệ tốt như lực lượng vũ trang Ukraine đang làm hiện nay hay không? Liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, không như nhà độc tài Putin, có thể thành công trong một "cuộc chiến tranh chớp nhoáng"?   Để có thể trả lời những câu hỏi này, việc nhớ lại diễn biến trong tháng 2 năm 2022 là hữu ích. Cuộc tấn công của Putin hoàn toàn không bất ngờ mà đã được chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó. Thế giới theo dõi quân đội Nga dàn trận sát biên giới Ukraine, nghe những lời hoa mỹ của Điện Kremlin chống lại quốc gia láng giềng ngày càng gia tăng. Hồi đó, ở các thủ đô của thế giới tự do, người ta tin rằng Putin chỉ hù dọa, coi đây là một trò bịp, người ta đã tin Putin sẽ không tiến hành một cuộc tấn công thực sự. Đánh giá sai lầm này sẽ không được lặp lại trong trường hợp của Đài Loan.   Ở Bắc Kinh người ta biết vì sao Putin cho đến nay không giành được chiến thắng   Nếu Bắc Kinh thực sự nghiêm túc đe dọa chiến tranh, điều đó có nghĩa là họ phải chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó và chắc chắn không thể che dấu hành động chuẩn bị này với các nước bên ngoài Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ chuyển nền kinh tế thời bình sang kinh tế thời chiến. Sự chuyển động của quân đội sẽ bị phát hiện qua vệ tinh. Cuộc tấn công chắc chắn sẽ không diễn ra một cách bất ngờ.   Tập Cận Bình, tổng tư lệnh quân đội (quân đội Trung Quốc chịu sự chỉ huy của Đảng Cộng sản chứ không phải nhà nước), theo dõi chặt chẽ tiến trình của cuộc xâm lược Ukraine. Hồi tháng 9, đồng minh của Tập là Putin đã phải giải trình về "những câu hỏi và mối quan tâm" của Tập về sự thất bại của cuộc xâm lược Ukraine. Bắc Kinh đã ném tất cả lên bàn cân và ủng hộ mọi hành động chiến tranh của Putin. Putin mà không giành được chiến thắng thì sẽ là một sự nhục mạ cả với Tập Cận Bình.   Bắc Kinh biết tại sao cho đến nay Putin vẫn không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, đó là tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân và dân Ukraine, cũng như sự thống nhất của thế giới tự do, quyết đánh bại sự xâm lược của Điện Kremlin.   Tập Cận Bình sẽ không bị cạn nguồn đạn dược hoặc máy bay không người lái một khi tấn công Đài Loan   Do đó, trong 11 tháng qua Tập đã rất bận rộn gặp gỡ, bàn bạc với các nhà đồng độc tài ở Teheran và Bình Nhưỡng. Trục ác quỷ từ Moscow, qua Bắc Kinh, Bắc Triều Tiên đến Iran được củng cố, chúng trao đổi vũ khí với nhau. Bắc Kinh đang giăng bẫy để lôi kéo các chế độ chuyên chế khác như Ả Rập Saudi để thâu tóm các nước này theo mình, cho họ cơ hội, vào thời điểm quan trọng, từ bỏ liên minh với Washington và ủng hộ Trung Quốc. Nếu tấn công xâm lược Đài Loan Tập sẽ không bị thiếu đạn dược và máy bay không người lái.   Cạnh đó Bắc Kinh đang có những nỗ lực to lớn để chống lại các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra một khi Đài Loan bị tấn công. Trung Quốc sẽ vận động Ả Rập Saudi thực hiện các hợp đồng tiêu thụ dầu mỏ bằng đồng tiền của Trung Quốc thay vì đô la Mỹ. Ngay cả ở Bắc Kinh, không ai tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị tác động bởi các biện pháp trừng phạt vì nền kinh tế vốn dĩ đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng do đường lối, chính sách mang nặng ý thức hệ của Tập gây ra.   Trung Quốc sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến tranh xâm lược của mình so với Putin   Nếu lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 20% năng lực kinh tế của Trung Quốc, thực sự bị sụp đổ, tăng trưởng kinh tế tiếp tục trì trệ và nhiều khoản cho vay của Bắc Kinh phục vụ một phần sáng kiến Con đường Tơ lụa Mới thành những khoản nợ xấu thì các đòn trừng phạt của thế giới tự do sẽ là những đòn chí tử đối với Trung Quốc. Tập Cận Bình hiển nhiên có sự chuẩn bị trước.   Chắc chắn Trung Quốc sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chiến tranh xâm lược của mình so với Putin. Nhưng cuối cùng thì sự thắng bại của một cuộc chiến tranh sẽ được quyết định trên chiến trường. Và trên thực tế, hai cuộc chiến tranh này khác nhau về cơ bản.   Ukraine là quốc gia rộng lớn nhất ở châu Âu trong khi Đài Loan chỉ là một hòn đảo nhỏ. Đổ bộ lên bờ không phải là một thế mạnh đối với hải quân Trung Quốc và có thể cuộc xâm lược đã kết thúc trước khi nó bắt đầu. Đó sẽ là sự sụp đổ của Armada trong thế kỷ 2. Nhưng Bắc Kinh có thể dễ dàng phong tỏa, cô lập hòn đảo này với phần còn lại của thế giới. Việc phong tỏa Đài Loan vào mùa hè năm 2022, sau khi chính trị gia Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Bắc, đã báo trước điều này.   Từ tháng 2 năm 2022 giới lãnh đạo chính trị, quân và dân Ukraine, cũng như giới lãnh đạo của thế giới tự do về nhiều mặt đã hơn hẳn Moscow. Tuy nhiên, không ai được phép lơ là, chểnh mảng trên vòng nguyệt quế này. Để Đài Loan tiếp tục là một quốc gia tự do thì tất cả những người có thể sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh này phải làm tất cả để ngay từ đầu luôn đi trước Bắc Kinh một bước./. Nguyễn Xuân Hoài lược dịch  
......

Tướng Armageddon đã hết hơi. Putin cử tay chân đắc lực nhất của mình sang Ukraine: Tổng tham mưu trưởng Gerassimow

von Gernot Kramper (Stern) Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Valeri Gerassimov được coi là một thiên tài quân sự của Nga, giờ đây ông ta có nhiệm vụ giành chiến thắng ở Ukraine. Chỉ có điều ông tướng này cũng là người từng lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng, xâm lược Ukraine và đã thất bại thảm hại. Tướng Sergei Surovikin (Armageddon)   Tướng Sergei Surovikin, được biết đến với biệt danh Tướng Armageddon vì có thành tích phá hủy tan tành Aleppo vào năm 2016, đã được thay thế tướng Valery Gerassimov làm chỉ huy lực lượng Nga ở Ukraine. Gerassimov là tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga, chỉ huy lực lượng vũ trang ở Ukraine điều này đã được, Bộ Quốc phòng Nga đăng trên Telegram. Surovikin chỉ tại vị ba tháng. Điều đặc biệt của sự thay đổi chỉ huy là ở chỗ Surovikin vẫn trụ lại ở Ukraine, nhưng ông ta trở thành cấp phó của Gerassimov. Hai nhân vật là cấp phó khác là Oleg Salyukov và Alexei Kim.   Sự thất bại của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái   Sự thay thế Surovikin liên quan đến hai diễn biến. Surovikin đã tìm cách tránh các cuộc tấn công trên bộ hết sức tốn kém và đầy khó khăn, ông ta đã tìm kiếm thắng lợi thông qua tấn công trên không. Surovikin huy động vũ khí tầm xa, tức máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, mục tiêu tấn công là phá hủy hạ tầng cơ sở năng lượng điện của Ukraine. Mất điện vào mùa đông thực sự sẽ làm tê liệt sản xuất công nghiệp của Ukraine, cuộc sống của người dân ở các thành phố trong điều kiện mất điện là không thể.   Tuy nhiên Surovikin không thể đạt được mục tiêu chiến lược này. Lưới điện tuy bị hư hỏng, nhưng mất điện chỉ là tạm thời. Cho đến nay, mạng luôn có thể được sửa chữa. Hiệu quả phá hủy của các vụ tấn công riêng lẻ là thấp nếu so sánh với các trận ném bom hủy diệt hay ném bom rải thảm. Ngoài ra, hầu hết các máy bay không người lái đều bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ. Nga cũng đã thất bại trong việc làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương. Điều này chỉ có thể đạt được nếu qua các cuộc tấn công ồ ạt của máy bay không người lái giá rẻ Ukraine để lộ vị trí lực lượng phòng không của mình và chúng sẽ bị vũ khí công nghệ cao tiêu diệt. Trên thực tế, hệ thống phòng không của Kiev được tăng cường nhờ viện trợ các hệ thống bổ sung từ phương Tây.   Chiến lược phòng thủ của Surovikin   Điện Kremlin nghi ngờ trước "những thành công" của Surovikin. Việc lui quân của Surovikin qua đầu cầu Cherson đi ngược chủ trương của Putin, mặc dù qua đó ông ta cứu được gần 20.000 quân thoát vòng vây của kẻ thù. Tuy phải vượt qua một con sông không có cầu nhưng thương vong rất ít. Cuộc rút lui này thực sự là một kỳ tích, tuy nhiên nó lại làm cho Putin bị mất mặt. Hơn nữa, Surovikin đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Tập đoàn lính đánh thuê Wagner. Hai vùng chiến sự "nóng" trên mặt trận dài 1.000 km là khu vực xung quanh các thành phố Bakhmut và Soledar. Thực chất binh đoàn lính đánh thuê Wagner chịu gánh nặng chủ yếu trong cuộc chiến đấu tại đây. Đội quân tư nhân này thực chất có sức mạnh của một quân đoàn chính quy. Đội quân này cùng với các chiến binh Chechnya của Kadyrov là hai binh đoàn độc lập về cơ bản không chịu sự chỉ huy của quân đội Nga ở Ukraine.   Cạnh tranh với tập đoàn Wagner   Trên thực tế, quân Wagner không hoạt động đơn lẻ, lính đánh thuê được sự hỗ trợ của các đơn vị lính dù. Tuy nhiên những thành tích của binh đoàn Wagner làm cho quân chính quy Nga ở Ukraine bị tai tiếng. Cả Tập đoàn Wagner và lính của Chechnya đều có vị thế tốt hơn quân đội chính quy của Putin trong cuộc chiến ở các thành phố của Ukraine. Quân chính quy của Nga dựa trên các đơn vị cơ giới được vũ trang mạnh mẽ, sức mạnh chiến đấu dựa và xe tăng và xe bọc thép chở quân. Những vũ khí này đã bị hao mòn qua chiến đấu và là các loại vũ khí lưu kho lâu năm, không được bảo quản tốt nên bị hỏng hóc nhiều gây hỗn loạn cho các đơn vị chiến đấu của Nga. Trong khi đó lực lượng lính đánh thuê dựa trên bộ binh hạng nhẹ, quen chiến đấu trên bộ, khả năng cơ động cao và linh hoạt.   Tướng Gerassimov sẽ phải cố gắng khôi phục ưu thế của quân đội chính quy và hạ thấp vị trí của Yevgeny Prigohzin, ông chủ binh đoàn Wagner. Tuy nhiên, liệu ông này có làm được hay không vẫn đang là một câu hỏi. Với tư cách là tổng tham mưu trưởng, Gerassimov phải chịu trách nhiệm về kế hoạch xâm lược thất bại ở Ukraine. Trước đây, Gerassimov được coi là một bậc thấy, một nhà chiến lược hiểu rõ bản chất của các cuộc chiến trong tương lai hơn nhiều so với các đồng nghiệp phương Tây. Cuộc xâm lược Ukraine của ông ta hồi tháng 2 năm 2022 sẽ đi vào lịch sử như một ví dụ về một chiến dịch thất bại ê chề, thất bại do sự pha trộn giữa sự kém cỏi, sự kiêu ngạo hãnh tiến và đánh giá hoàn toàn sai về đối thủ.   Các nhiệm vụ của Gerassimov   Gerassimov có nhiều nhiệm vụ phải thực hiện. Người Nga nay đã nhận thức được rằng họ không thể quyết định cuộc chiến bằng một cuộc tấn công của máy bay không người lái. Trên bộ, ngoài những điểm nóng ở Donbass, Surovikin theo đuổi chiến lược phòng thủ. Ông ta muốn tận dụng mùa đông để củng cố các đơn vị đã bị vắt kiệt sức, bổ sung lực lượng dự bị và thiết lập các tuyến phòng thủ sâu trong quá trình này. Về cơ bản các suy nghĩ này không sai. Các cuộc tấn công được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng sẽ làm suy yếu Ukraine. Kiev chịu tổn thất đáng kể về người và thiết bị trong mùa đông. Số lượng xe tăng chiến đấu và xe bọc thép chở quân giảm sút sẽ tước đi khả năng phản công của Kyiv.   Nhưng với thông báo phương Tây sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine, điều này làm cho chiến lược của Nga trở nên mong manh. Điện Kremlin lo sợ Kiev sẽ nhận được các phương tiện chiến đấu bộ binh và xe tăng chiến đấu chủ lực do phương Tây thiết kế trong mùa đông. Binh lính Uktaine sẽ được huấn luyện sử dụng các vũ khí mới và sang xuân triển khai tấn công.   Chờ đợi không còn là một sự lựa chọn. Trong quá khứ Gerassimov từng được đánh giá là một nhà tư tưởng quân sự. Nga cần những ý tưởng mới để có thể tiếp tục tấn công bất chấp lực lượng trên mặt đất đang suy giảm. Nhưng trong thời gian qua quân đội Nga đã gặp vấn đề ở mọi cấp lãnh đạo. Sự kém cỏi và bất lực, không có khả năng kiểm soát trước những thách thức không lường trước sẽ không biến mất khi có sự thay đổi về lãnh đạo, ngay cả khi một thiên tài quân sự nắm chiếc ghế điều hành.   Những gì tưởng như một sự thay đổi quyền lực thực chất lại có rất ít thay đổi. Là chánh văn phòng và là người thân cận với Putin, Gerassimov thực chất đang ở một vị trí cao hơn. Hơn nữa Điện Kremlin hay có xu hướng can thiệp trực tiếp vào kế hoạch tác chiến. Bộ Quốc phòng Anh nhận xét rằng việc tổ chức lại sẽ không làm hài lòng "phần lớn cộng đồng blogger quân sự và các thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nga, những người ngày càng đổ lỗi cho Gerassimov về cách điều hành chiến tranh kém cỏi". Việc Gerassimov phải đích thân xuất hiện trên chiến trường "là dấu hiệu cho thấy tình hình ngày càng nghiêm trọng mà Nga đang phải đối mặt và là sự thừa nhận rõ ràng rằng Nga không đạt được các mục tiêu chiến lược của mình".   Nhưng giờ đây, "cánh tay phải của Putin" đã có mặt tại hiện trường, tự mình chỉ đạo mọi hoạt động thay vì can thiệp vào công việc của người khác. Ngoài ra, Gerassimov có mối quan hệ trực tiếp với giới lãnh đạo ở Điện Kremlin. Ông ta có thể thu hút toàn bộ bộ máy quân sự của Nga bên ngoài Ukraine ở quy mô hoàn toàn khác so với một Surovikin. Vai trò quyết định trong những tháng tới sẽ do các nhà kỹ trị ngành công nghiệp vũ khí nắm giữ. Bất chấp lệnh trừng phạt, họ phải cung cấp số lượng lớn thiết bị hạng nặng cho quân đội. Chỉ khi đó, Gerassimov mới có thể bổ sung lực lượng của mình ở Ukraine. Và chỉ với trang thiết bị phù hợp, Nga mới có thể huy động thêm binh lính để giành ưu thế về quân số ở mặt trận./.  
......

Hàn Quốc : Phát triển công nghiệp quốc phòng để tự vệ ?

Xe tăng K-9 Thunder của Hàn Quốc trong cuộc tập trận tại Seungjin- Pocheon. Ảnh ngày 23/12/2010. REUTERS/Park Ji-Ho/Yonhap Thanh Hà - RFI 17 tỷ đô la hợp đồng: 2022 là một năm các tập đoàn sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự Hàn Quốc bội thu. Bí quyết nào cho phép Seoul khẳng định giấc mơ trở thành một cường quốc thế giới về công nghệ quốc phòng đang trong tầm tay? Các loại vũ khí hiện đại nhất của Hàn Quốc sẽ mang lại những hệ quả nào đối với an ninh khu vực?  RFI tiếng Việt mời Antoine Bondaz, chuyên gia về Đông Bắc Á thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp - FRS trả lời các câu hỏi trên và phân tích về chiến lược công nghiệp của Seoul trong lĩnh vực quốc phòng : những yếu tố nào cho phép Hàn Quốc trong 20 năm trở thành một trong 10 nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới ?  Chất lượng cao, giá cả phải chăng và khả năng cung ứng nhanh Tháng 7 rồi tháng 9/2022, Seoul liên tiếp thông báo những «hợp đồng thế kỷ» ký kết với Vacxava. Ba Lan mua vào hệ thống pháo tự hành K-9 Thunder - Thần Sấm, nòng súng 155 ly, 180 xe tăng K2PL Black Penther - Báo Đen, chiến đấu cơ FA-50 để thay thế đội ngũ máy bay tiêm kích MiG-29 và may bay tấn công Su-22 cả hai cùng do Liên Xô chế tạo. Tổng trị giá hợp đồng mua bán vũ khí và trang thiết bị quân sự với Hàn Quốc lên tới 15 tỷ đô la. Ngoài Ba Lan, từ Rumani đến Ai Cập, từ các nước trong vùng Baltic đến Ả Rập Xê Út đã thuộc lòng tên tuổi các tập đoàn Hàn Quốc như Hyundai Rotem, Samung, Daewo và nhất là Hanwha. Slovakia, Na Uy, Estonia thúc đẩy đàm phán với Hàn Quốc trong lĩnh vực «nhạy cảm» này.   Sau khi Vacxava và Seoul chính thức thông báo hợp đồng trang bị 48 chiến đấu cơ FA-50 và lô hàng đầu tiên được giao cho Ba Lan ngay trong nửa đầu năm 2023, Malaysia vội vã liên lạc với đại tập đoàn KAI và cũng có kế hoạch trang bị loại chiến đấu cơ hiện đại này cho Không Quân. Antoine Bondaz, trong cuộc phỏng vấn dành cho RFI Việt Ngữ, nhắc lại  một số chìa khóa cho phép nền công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc «cất cánh rất mạnh» trong một vài thập niên để giờ đây thu về những hợp đồng hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la như trong trường hợp với Ba Lan hồi mùa hè vừa qua : Antoine Bondaz: «Các thương vụ đó đã có thể thực hiện nhờ Hàn Quốc có nền tảng công nghiệp và kỹ thuật rất vững vàng về mặt cộng nghệ quốc phòng. Trong thời gian từ 20 đến 30 năm, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành một nhà cung cấp cho thế giới và là một đối tác đáng tin cậy. Công nghệ quốc phòng của Hàn Quốc rất hiệu quả và hiện đại. Ban đầu là để phục vụ nhu cầu của quân đội quốc gia và từng bước Seoul xuất khẩu trang thiết bị quân sự, vũ khí cho một số các nước khác. Đấy có thể là một thành viên trong NATO, một đồng minh của Mỹ như là Úc chẳng hạn hay đơn giản là một quốc gia đang phát triển như trong trường hợp của Indonesia». Nhà máy của tập đoàn Hanwha tại tỉnh Changwon chỉ cần từ ba đến năm ngày là có thể sản xuất xong một khẩu pháo tự hành K-9 và nhịp độ này chỉ bằng «một phần năm so với các hãng của Đức». Điều đó giải thích vì sao Ba Lan đã chọn giải pháp Hàn Quốc thay vì hướng về hai đối tác truyền thống là Mỹ hoặc Đức. Antoine Bondaz giải thích rõ hơn: Các nhà sản xuất Hàn Quốc xuất khẩu những sản phẩm đã có sẵn và thậm chí là đang được tích trữ trong kho để sẵn sàng đối phó trong trường hợp bị tấn công. Đây là bí quyết thứ nhì cho phép tổng thống Yoon Seok Yeol khẳng định tham vọng đưa Hàn Quốc «trở thành nền công nghiệp quốc phòng thứ tư toàn cầu» trước khi mãn nhiệm kỳ. Antoine Bondaz: «Hàn Quốc có khả năng trong vỏn vẹn vài tháng hay một hai năm, giao hàng với một khối lượng lớn về đạn pháo… Một quốc gia như Đức chẳng hạn không thể làm được việc này. Để sản xuất nhiều và xuất khẩu nhanh nhất cho khác hàng, Đức chịu thua. Thực ra, Hàn Quốc giao hàng cho Ba Lan theo hai giai đoạn. Đầu tiên, Seoul cung cấp cho Vacxava những công cụ đang được chính quân đội Hàn Quốc sử dụng. Đó là những mặt hàng đã có sẵn hay rất dể để sản xuất và sản xuất nhiều, bởi đã được phát triển từ lâu nay nhằm phục vụ trong quân đội Hàn Quốc. Ở giai đoạn hai, các đại tập đoàn Hàn Quốc tiếp tục theo sát để đáp ứng nhu cầu mà bên quân đội Ba Lan đòi hỏi. Điểm mạnh không thể chối cãi của Hàn Quốc là khả năng đáp ứng rất nhanh». Ngày 06/12/2022 tổng thống Ba Lan Andreij Duda dưới trời mưa tầm tã, đã đích thân ra tận bến cảng Gdynia miền bắc Ba Lan hướng ra biển Baltic, để nhận lô hàng đầu tiên nhà sản xuất Hanwha của Hàn Quốc gửi đến. Lô đầu tiên đó gồm chiến xa K2PL và pháo tự hành K-9. Lãnh đạo Ba Lan nhấn mạnh: «Giao hàng nhanh mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh cảnh chiến tranh Ukraina hiện nay». Nhiều nước tại châu Âu cần nhanh chóng tăng cường khả năng phòng vệ đồng thời «lắp đầy lại » kho trang thiết bị quân sự đã vơi hẳn sau nhiều đợt cung cấp cho Ukraina từ đầu 2022 tới nay. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Bondaz, chiến tranh Ukraina do Nga tiến hành không giải thích được tất cả: Antoine Bondaz: «Đương nhiên bối cảnh chiến tranh Ukraina quan trọng, nhưng điều này chưa đủ để giải thích vì sao xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự của Hàn Quốc tăng mạnh và các tập đoàn nước này được quốc tế đặc biệt quan tâm. Từ trước chiến tranh Ukraina, Hàn Quốc đã ký nhiều hợp đồng quan trọng với lục quân Úc. Nhưng đúng là do tình hình chiến sự tại châu Âu, nhiều hợp đồng mua bán trang thiết bị quân sự với Hàn Quốc đã nhanh chóng được đúc kết. Theo tôi, sở dĩ nhiều quốc gia chọn Hàn Quốc nhờ ngành công nghệ quốc phòng xứ này có tính hiệu quả cao. Đây là thành tựu từ một quá trình dài hơi, một số đại tập đoàn như Hanwha hay Daewoo tập trung kiểm soát nhiều lĩnh vực khác nhau và đây chính là một lợi thế của ngành công nghiệp và công nghệ quốc phòng chỉ Hàn Quốc mới có». Đòn bẩy cho thương mại và tăng trưởng kinh tế Năm 2016 Hàn Quốc chỉ nắm giữ 1% thị phần quốc tế. Năm 2021, với hơn 7 tỷ đô la tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí, các tập đoàn Hàn Quốc nâng tỷ lệ đó lên thành 2,8%. Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS lưu ý: trong chưa đầy 2 thập niên, Hàn Quốc trở thành một trong những nguồn xuất khẩu vũ khí có trọng lượng trên thế giới, dù vẫn chưa chen chân được vào «câu lạc bộ 5 thành viên» hàng đầu mà ở đó Mỹ, Nga đã liên tục thống lĩnh từ nhiều thập niên qua. Seoul có một lợi thế mà các đối thủ của Hàn Quốc - đặc biệt là Nga và châu Âu đang rất lo ngại. Hàn Quốc một trong hai cột trụ của thế giới về công nghệ bán dẫn và là nơi có các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tối tân. Antoine Bondaz: «Giờ đây ngành công nghệ quốc phòng chiếm một vị chí then chốt trong các hoạt động xuất khẩu, tạo ra thặng dư về mậu dịch và qua đó tạo dà cho tăng trưởng. Điều này lại càng được củng cố thêm khi biết rằng Hàn Quốc có ba lợi thế : họ có thể sản xuất nhanh, nhiều và hàng có chất lượng cao với những phát minh mới. Đừng quên rằng Hàn Quốc là một trong những quốc gia tiên tiến nhất về công nghệ điện tử và linh kiện bán dẫn với những tên tuổi như Samsung hay LG… Chắc chắn những linh kiện đó được dành để phục vụ ngành công ghiệp quốc phòng». Vũ khí của Hàn Quốc và an ninh khu vực Câu hỏi kế tiếp là đà vươn lên của ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc và vũ khí hiện đại của quốc gia Đông Bắc Á này có làm thay đổi tương quan về mặt an ninh trong khu vực hay không, đặc biệt là đối với Bắc Triều Tiên hay không.  Antoine Bondaz: «Việc xuất khẩu vũ khí sẽ mở ra nhiều chương trình hợp tác về an ninh, về quân sự với các quốc gia mua vào vũ khí của Hàn Quốc. Hiển nhiên là Seoul sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế. Đây chính là điều mà chính quyền đương nhiệm của tổng thống Yoon Suk Yeol xem là một ưu tiên với tiêu chí đưa Hàn Quốc thành một - GPS : Global Pivot State của thế giới (...) Xuất khẩu vũ khí nhiều hơn cho phép các nhà sản xuất Hàn Quốc tăng khối lượng sản xuất, qua đó hạ thấp giá thành của mỗi một đơn vị được ra lò. Điều đó càng làng nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc nhưng không ảnh hưởng gì đến tương quan lực lượng về quân sự với Bắc Triều Tiên. Bởi ai cũng biết là Hàn Quốc có phương tiện hiện đại và có những trang thiết bị tối tân hơn, đa dạng hơn… so với quốc gia phương bắc. Các nhà sản xuất của Hàn Quốc càng giàu có hơn, thì cách biệt với Bắc Triều Tiên càng lớn». Về mặt chính thức, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn chưa đặt bút ký thỏa thuận đình chiến. Quân đội hai bên đều liên tục lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, đôi bên cùng «hiện đại hóa» khả năng phòng thủ. Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm SIPRI thẩm định, năm 2020 Hàn Quốc dành 2,8% GDP cho ngân sách quốc phòng, cao hơn nhiều so với ngưỡng 2% như Hoa Kỳ đòi hỏi ở các đồng minh.   Một cựu sĩ quan trong quân đội Hàn Quốc được báo Le Monde (15/12/2022) trích dẫn giải thích: «mối đe dọa xuất phát từ Bắc Triều Tiên là động lực» thúc đẩy Hàn Quốc phải «có vũ khí với chất lượng cao». Chơi với Mỹ, học hỏi nhiều của Mỹ nhưng vẫn độc lập Một nét đặc thù khác trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng của Seoul: Là đồng minh của Washington, Hàn Quốc luôn trung thành với các loại thiết bị quân sự và vũ khí của Mỹ, nhưng điều đó không cấm cản các đời tổng thống liên tiếp tại Seoul luôn theo đuổi mục tiêu vẫn phải «tự lập về mặt chiến lược». Từ thập niên 1970, tổng thống Park Chung Hee đã coi «việc tự chủ về mặt phòng thủ quốc gia» là một ưu tiên. Một trong những dự án đầu tiên của cơ quan đặc trách về hồ sơ này là chương trình phát triển tên lửa địa đối địa Baekgom hay súng trường K2 do tập đoàn Daewoo sản xuất rất giống với loại M-16 của Mỹ. Thành phố Changwon ở phía tây nam Hàn Quốc nay đã trở thành «nhà kho» để phục vụ cho bên bộ binh. Tổng thống Lee Myung Bak (2008-2013) cuối những năm 2000 đã đề ra mục tiêu: 10 tỷ đô la kim ngạch xuất khẩu vũ khí. Giờ đây đến lượt tổng thống Yoon Seok Yeol xem lĩnh vực này là « một trong những đầu máy tăng trưởng » của Hàn Quốc. Trong một phát biểu gần đây ông khẳng định sẽ «cùng với Hoa Kỳ, Nga và Pháp» đưa xuất khẩu vũ khí lên thành «một trong những đầu máy tăng trưởng kinh tế». Seoul hàm ý Hàn Quốc phải qua mặt được cả Trung Quốc hiện đang kiểm soát 4,5% thị trường quốc tế./.  
......

Prigozhin kể về "thành phố ngầm" ở Bakhmut

Der Spiegel "Lớp kem phủ trên cái bánh ga tô thực sự là một hệ thống mìn": Trong nhiều tháng, Nga đã cố gắng đánh chiếm Bakhmut ở miền đông Ukraine. Người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner nay tung ra một lý do bất thường cho cuộc tấn công này. Người sáng lập nhóm lính đánh thuê Nga Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã biện minh cho quyết tâm nhằm chiếm thị trấn nhỏ Bakhmut của Ukraine. Nơi này có hệ thống đường hầm khổng lồ nơi quân đội và xe tăng có thể trú ẩn. Thực chất đây là một mạng lưới các đường phố ngầm,” hôm thứ bảy Prigozhin đã tiết lộ với hãng thông tấn Reuters qua Telegram. "Hệ thống đường ngầm này có thể chứa một nhóm người đông đảo ở độ sâu từ 80 đến 100 mét, ngay cả xe tăng và xe bọc thép chở quân cũng có thể di chuyển ở trong đó." Các đường hầm này đã được sử dụng để cất dấu vũ khí ngay từ thế chiến thứ nhất. Bachmut là một trung tâm hậu cần quan trọng. Nơi này là vị trí phòng thủ hết sức độc đáo. Quân đội Nga và nhóm Wagner đã cố gắng đánh chiếm Bakhmut ở miền đông Ukraine trong 5 tháng liền. Các chuyên gia quân sự phương Tây thực sự ngạc nhiên trước thương vong nặng nề của Nga và khả năng chống cự quyết liệt của các lực lượng vũ trang Ukraine. Họ có thể rút về các vị trí phòng thủ mới gần đó nếu Nga giành được thắng lợi. Vì vậy, đây thực chất là một chiến thắng với tổn thất vô cùng nặng nề. Theo Reuters, các nguồn tin của Mỹ hôm thứ năm tiết lộ Prigozhin muốn nắm quyền kiểm soát các mỏ muối và thạch cao ở đây vì lý do thương mại. Có dấu hiệu cho thấy động cơ tài chính là nguyên nhân chính thúc đẩy Nga và Prigozhin quyết tâm đánh chiếm Bakhmut. Phía Nga gọi Bakhmut là Artjomowsk. Được biết, hệ thống đường hầm này dài 160 km thuộc một doanh nghiệp mỏ. Trong thời bình, đã có các buổi hòa nhạc và trận đấu bóng đá được tổ chức trong một hội trường lớn dưới lòng đất. Ảnh: Jewgeni Prigoschin người sáng lập nhóm Wagner : “ngay cả xe tăng hay thiết giáp cũng có thể hoạt động trong hệ thống đường hầm“./. Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Nguồn: https://www.spiegel.de/.../jewgeni-prigoschin-wagner-chef...    
......

Prigozhin kể về "thành phố ngầm" ở Bakhmut

Der Spiegel "Lớp kem phủ trên cái bánh ga tô thực sự là một hệ thống mìn": Trong nhiều tháng, Nga đã cố gắng đánh chiếm Bakhmut ở miền đông Ukraine. Người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner nay tung ra một lý do bất thường cho cuộc tấn công này. Người sáng lập nhóm lính đánh thuê Nga Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã biện minh cho quyết tâm nhằm chiếm thị trấn nhỏ Bakhmut của Ukraine. Nơi này có hệ thống đường hầm khổng lồ nơi quân đội và xe tăng có thể trú ẩn. Thực chất đây là một mạng lưới các đường phố ngầm,” hôm thứ bảy Prigozhin đã tiết lộ với hãng thông tấn Reuters qua Telegram. "Hệ thống đường ngầm này có thể chứa một nhóm người đông đảo ở độ sâu từ 80 đến 100 mét, ngay cả xe tăng và xe bọc thép chở quân cũng có thể di chuyển ở trong đó." Các đường hầm này đã được sử dụng để cất dấu vũ khí ngay từ thế chiến thứ nhất. Bachmut là một trung tâm hậu cần quan trọng. Nơi này là vị trí phòng thủ hết sức độc đáo. Quân đội Nga và nhóm Wagner đã cố gắng đánh chiếm Bakhmut ở miền đông Ukraine trong 5 tháng liền. Các chuyên gia quân sự phương Tây thực sự ngạc nhiên trước thương vong nặng nề của Nga và khả năng chống cự quyết liệt của các lực lượng vũ trang Ukraine. Họ có thể rút về các vị trí phòng thủ mới gần đó nếu Nga giành được thắng lợi. Vì vậy, đây thực chất là một chiến thắng với tổn thất vô cùng nặng nề. Theo Reuters, các nguồn tin của Mỹ hôm thứ năm tiết lộ Prigozhin muốn nắm quyền kiểm soát các mỏ muối và thạch cao ở đây vì lý do thương mại. Có dấu hiệu cho thấy động cơ tài chính là nguyên nhân chính thúc đẩy Nga và Prigozhin quyết tâm đánh chiếm Bakhmut. Phía Nga gọi Bakhmut là Artjomowsk. Được biết, hệ thống đường hầm này dài 160 km thuộc một doanh nghiệp mỏ. Trong thời bình, đã có các buổi hòa nhạc và trận đấu bóng đá được tổ chức trong một hội trường lớn dưới lòng đất. Ảnh: Jewgeni Prigoschin người sáng lập nhóm Wagner : “ngay cả xe tăng hay thiết giáp cũng có thể hoạt động trong hệ thống đường hầm“./. Nguyễn Xuân Hoài lược dịch   Nguồn: https://www.spiegel.de/.../jewgeni-prigoschin-wagner-chef...    
......

Mỹ và Đức cung cấp cho Ukraine xe chiến đấu bộ binh

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết hôm thứ Năm trong một tuyên bố chung rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp xe chiến đấu bộ binh Bradley trong khi Đức gửi xe Marder tới Ukraine, thể hiện sự gia tăng năng lực của binh lính Ukraine và sự thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo phương Tây. Hoa Kỳ đang gửi khoảng 50 chiếc Bradley do BAE Systems Plc chế tạo, như Reuters đã đưa tin trước đó. Đức sẽ gửi 40 chiếc Marder của mình, theo một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng. Điều này có ý nghĩa gì đối với năm 2023? Những quyết định này sẽ có một số tác động đến chiến lược và sự chuẩn bị cho khả năng chiến đấu của các lực lượng Ukraine trong năm 2023. Theo nhà chiến lược Mick Ryan, một thiếu tướng đã nghỉ hưu từ Quân đội Úc, những xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ và Marder của Đức này sẽ mang lại sự gia tăng rõ ràng về chất lượng cho Ukraine. Đây là những phương tiện chiến đấu bộ binh hàng đầu, được thiết kế để chiến đấu trong một đội vũ trang liên hợp cơ giới, chống lại lực lượng Liên Xô và Nga. Xe chiến đấu Bradley và Marder không chỉ được bọc thép và trang bị vũ khí tốt, chúng còn có hệ thống quang học và thông tin liên lạc kỹ thuật số rất tốt, và đó là điều cần thiết cho sự tích hợp hiệu quả của các đội vũ trang kết hợp. Lợi thế về chất lượng này sẽ rất quan trọng trong các trận chiến sắp tới. Ukraine, đang thể hiện khả năng chiến thắng và tinh thần vượt trội, sẽ cần mọi lợi thế có thể trong các cuộc tấn công để đẩy Nga ra khỏi các vị trí phòng thủ. Các lực lượng Ukraine cần được hỗ trợ để chuyển đổi sang các phương tiện và quy trình hậu cần tiêu chuẩn của NATO, và đây có thể là một bước tiến gần hơn đến việc phương Tây cung cấp xe tăng. Mặc dù Ukraine có nhiều xe tăng thời Liên Xô nhưng những chiếc này đã cũ, thiếu đạn và kém hiệu quả hơn so với các xe tăng như M1 của Mỹ hoặc Leopard của Đức. Việc cung cấp những xe bọc thép Bradley va Marder là một tuyên bố về niềm tin của Hoa Kỳ và châu Âu vào Ukraine. Các quốc gia phương Tây giờ đây dường như tin rằng Ukraine có thể chiến thắng trong cuộc chiến này. Điều này có thể dẫn đến một loạt các nỗ lực hỗ trợ khác trong những tuần và tháng tới. Đây cũng là một tín hiệu cảnh báo đối với Putin khi ông ta ngỡ rằng kéo dài cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến châu Âu mất kiên nhẫn. Tuyên bố chung của Mỹ và Đức cho thấy rằng phương Tây không chỉ giữ nguyên quan điểm với Ukraine mà còn liên tục cung cấp ngày càng nhiều thiết bị và vũ khí tốt hơn. Chưa hết, Pháp cho biết hôm thứ Năm sẽ đàm phán với Ukraine về việc cung cấp các phương tiện chiến đấu bọc thép có thể tiêu diệt xe tăng. Lần đầu tiên trong cuộc chiến kéo dài gần 11 tháng, Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài 36 giờ ở Ukraine vào cuối tuần này nhân dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo. Nhìn chung, việc cung cấp cho Ukraine các phương tiện chiến đấu bộ binh của Mỹ và Đức là một bước phát triển rất tích cực, theo ông Ryan. Nó sẽ tăng cường lợi thế và sức mạnh chiến đấu của Ukraine trong năm 2023./. Người Đà Lạt Xưa
......

Chiếc Boeing 747 cuối cùng xuất xưởng

Nguyễn Xuân Hoài Không biết khi đặt mua hãng hàng không có nghĩ rằng sẽ có một cuộc giao hàng có ý nghĩa lịch sử? Vài tuần nữa, hãng Atlas Air Worldwide sẽ nhận được một chiếc Boeing 747 mới. Đây là mẫu máy bay phản lực khổng lồ được chế tạo lần cuối cùng. Loại máy bay này ra đời đã được hơn 50 năm, nay đã đến lúc kết thúc. Chiếc máy bay cuối cùng thuộc loại 747 đã rời nhà máy Boeing ở Everett gần Seattle vào tối thứ ba. Điều này đánh dấu sự kết thúc của dòng máy bay cổ điển từng được tôn vinh là "Nữ hoàng bầu trời". Chiếc máy bay này sẽ hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm cuối cùng, sau đó được sơn lại trước khi bàn giao cho Atlas Air Worldwide vào đầu năm sau. Năm 2020 Boeing đã tuyên bố sẽ kết thúc sản xuất 747trong năm tới. Điều này không gây ngạc nhiên, tập đoàn từ lâu đã cân nhắc việc loại bỏ jumbo ra khỏi chương trình do không có nhu cầu. Chiếc máy bay phản lực chở khách từng thuộc diện lớn nhất thế giới đã có chuyến xuất hành đầu tiên vào năm 1969, khoảng một năm sau, mẫu đầu tiên đã đi vào hoạt động theo lịch trình của hãng hàng không Pan Am của Hoa Kỳ. Với biến thể mới nhất 747-8, có tầng trên dài hơn, cánh mới, động cơ tiết kiệm hơn và có thể vận chuyển hơn 600 hành khách, tuy nhiên ngày nay Boeing chỉ có thể ghi điểm với một số hãng hàng không. Hầu hết các hãng hàng không đường dài khác hiện sử dụng các mẫu máy bay không quá lớn như Boeing 787 »Dreamliner« và 777 và Airbus A350. Giám đốc Boeing Kim Smith đã mô tả chuyến giao hàng cuối cùng của chiếc máy bay khổng lồ huyền thoại trên đài truyền hình Mỹ CNBC là "rất kỳ cục". "Lần đầu tiên sau hơn 50 năm, chúng tôi không còn có một chiếc 747 nào trong nhà máy nữa." Boeing đã cho ra lò tổng cộng 1.574 loại máy bay khổng lồ này. Tất nhiên, loại máy bay này sẽ không biến mất khỏi bầu trời khi ngừng sản xuất, nhưng 747 sẽ càng ngày càng hiếm thấy trên bầu trời. Các hãng hàng không lớn của Mỹ như United và Delta đã loại bỏ những chiếc máy này khỏi đội máy bay của họ cách đây nhiều năm. Đại dịch corona làm tê liệt giao thông hàng không quốc tế vào năm 2020, hãng Qantas và British Airways cũng cho loại máy bay này ngừng hoạt động. Một trong những khách hàng quan trọng nhất của 747 là hãng hàng không Lufthansa. Hãng này đã nhận được 19 trong số 47 phiên bản chở khách mới nhất, 747-8. Nhà sản xuất Mỹ bàn giao chiếc máy bay cuối cùng cho Lufthansa vào tháng 12/2015. Hãng hàng không Đức cũng có một số chiếc Boeing 747-400 cũ hơn trong đội bay của mình. Đối với Boeing, jumbo không còn quan trọng nữa. Cuối cùng, nó thực tế chỉ được chế tạo như một chiếc máy bay vận tải hàng hóa, ngoại trừ một phiên bản đặc biệt là máy bay phản lực của chính phủ Hoa Kỳ »Air Force One«./.  
......

Giải mã vụ drone Ukraina tấn công căn cứ không quân sâu trong lãnh thổ Nga

Lính Ukraina theo dõi một drone từ một trung tâm chỉ huy dưới lòng đất tại Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraina, 25/12/2022. AP - Libkos Trọng Nghĩa - RFI Điện Kremlin ngày 26/12/2022 tố cáo Ukraina đã dùng drone tấn công một căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ Nga, khiến 3 quân nhân thiệt mạng. Dù Kiev không chính thức nhận mình là tác giả, nhưng theo giới phân tích, chính Ukraina đã tiến hành chiến dịch này, với mục tiêu gây khó khăn cho những vụ oanh kích của Nga vào mạng lưới năng lượng của Ukraina.  Về cuộc tấn công hôm qua, quân đội Nga, trong một tuyên bố được hãng thông tấn TASS trích dẫn, cho biết họ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Ukraina áp sát căn cứ không quân Engels, gần thành phố Saratov, cách biên giới Ukraina khoảng 500 cây số. Theo nguồn tin trên, đã có 3 người lính thiệt mạng vì mảnh vỡ chiếc drone bị phá hủy, nhưng hoàn toàn không có chiếc phi cơ nào bị hư hại, những khẳng định không thể được xác nhận.   Đây không phải là vụ tấn công đầu tiên vào Engels, căn cứ của một số máy bay ném bom chiến lược có khả năng hạt nhân của Nga, từng được sử dụng để bắn tên lửa hành trình vào Ukraina. Ngày 05/12 vừa qua, Engels đã là một trong hai căn cứ không quân bị máy bay không người lái được cho là của Ukraina chọn làm mục tiêu.  Căn cứ tại Nga bị tấn công, chiến dịch oanh kích Ukraina gặp trở ngại Theo nhật báo Mỹ The New York Times, cho đến nay, các cuộc tấn công vào các sân bay sâu trong lãnh thổ Nga chưa gây thiệt hại lớn, nhưng đã buộc Matxcơva phải di chuyển đội máy bay của họ, qua đó cản trở chiến dịch dùng tên lửa hành trình tấn công mạng lưới năng lượng của Ukraina.  Mặt khác, do việc một số tên lửa hành trình được phóng đi từ các oanh tạc cơ cất cánh từ các sân bay bị đánh phá, các vụ tấn công của Ukraina có khả năng phá hủy các tên lửa còn nằm dưới đất tại các sân bay của Nga trước khi chúng có thể được triển khai.  Cho đến nay, chính quyền Ukraina không hề chính thức lên tiếng thừa nhận mình là tác giả các vụ tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga, nhưng một cách bán chính thức, nhiều quan chức trong chính phủ hay quân đội đã gián tiếp xác nhận các vụ việc.  Ukraina gián tiếp xác nhận các vụ tấn công Theo ghi nhận của The New York Times, sau khi Nga xác nhận vụ căn cứ không quân Engels lại bị drone đánh phá vào hôm qua, trên truyền hình Ukraina, đại tá Yuriy Ihnat, phát ngôn viên của Không Quân Ukraina, đã không ngần ngại cho rằng vụ nổ tại căn cứ không quân Engels là “hậu quả của những gì Nga đang làm” ở Ukraina.  Theo nhân vật này: “Nếu người Nga nghĩ rằng không có ai ở tại Nga bị chiến tranh ảnh hưởng, thì họ đã lầm to. Vụ nổ đầu tiên tại căn cứ không quân Engels trong tháng này đã buộc Không Quân Nga phải di chuyển các máy bay của họ đi nơi khác.”  Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng, sau hai vụ tấn công đầu tiên vào căn cứ Engels cùng với môt căn cứ khác ở miền trung nước Nga, ông Andriy Zagorodnyuk, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina, hiện là cố vấn cho tổng thống Volodomyr Zelensky, đã khẳng định: “Nếu ai đó tấn công bạn, bạn sẽ đánh trả”. Vị cựu bộ trưởng này đã thận trọng nói rõ là ông không phát biểu thay mặt chính phủ và không thể xác nhận các cuộc tấn công.  Ngoài ra, mặc dù các quan chức Ukraina không công khai xác nhận các cuộc tấn công của Ukraina vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, nhưng họ công khai hoan nghênh các cuộc tấn công và thảo luận về cách chúng mang lại lợi ích cho Ukraina về mặt quân sự.  Serhiy Hrabskiy, một đại tá đã nghỉ hưu và là nhà bình luận quân sự cho các phương tiện truyền thông Ukraina, đã ca ngợi việc quân đội Ukraina không ngần ngại tấn công các sân bay, kho nhiên liệu và đạn dược trên đất Nga, mà theo ông là mục tiêu quân sự chính đáng. Đối với chuyên gia này, các vụ tấn công vào những vị trí ở Crimée và các cuộc đấu pháo ở vùng biên giới với Nga đã trở thành thông lệ khi chiến tranh bắt đầu xích lại gần bán đảo Nga bị chiếm đóng hơn. Điểm đáng chú ý là Nga hầu như không có phản ứng gì. Lý do là vì “Nga không còn khả năng phản ứng mạnh nữa”.  Kiev bớt lo bị Nga trả đũa Đối với New York Times, cuộc tấn công thứ ba sâu trong lãnh thổ Nga trong không đầy một tháng phản ánh đánh giá của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Ukraina, theo đó có rất ít nguy cơ Matxcơva leo thang chiến tranh để trả đũa, bất chấp những lời đe dọa về hậu quả thảm khốc đối với các cuộc tấn công chống lại Nga.   Trong những tháng sau khi Nga xâm lược vào ngày 24/02, các đồng minh của Ukraina đã lên tiếng lo ngại về nguy cơ các cuộc tấn công vào đất Nga có thể kéo theo tình trạng leo thang trả đũa, điều mà điện Kremlin và các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát tại Nga đã nhiều lần đe dọa.  Chính vì thế mà Hoa Kỳ và các nước khác vẫn từ chối cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraina và yêu cầu Kiev không dùng vũ khí phương Tây chi viện để bắn vào Nga.  Tuy nhiên, ngay tại Ukraina, những lo ngại leo thang đã giảm bớt, và trong thời gian gần đây, Ukraina đã nhiều lần tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Crimée cũng như ở các vùng lãnh thổ khác bị Nga chiếm đóng và tuyên bố là của mình. Hai ví dụ điển hình là vụ phá hoại cây cầu bắc ngang qua eo biển Kerch nối Crimée với Nga, hay các vụ tấn công vào tổng hành dinh Hạm Đội Hắc Hải. Và bây giờ Ukraina được cho là đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vào chính nước Nga.  Kho tên lửa Nga đã cạn kiệt? Trong một cuộc phỏng vấn, nhà bình luận Serhiy Hrabskiy ghi nhận: “Có rất nhiều lằn ranh đỏ được Nga tuyên bố liên quan đến việc leo thang hơn nữa”. Nhưng bất chấp những cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng đó, Nga vẫn “không có phản ứng nào” vì không còn phương tiện trả đũa.  Theo The New York Times, công luận Ukraina hiện nay cho rằng ngoại trừ việc dùng đến vũ khí hạt nhân, Nga không thể làm gì nhiều hơn đối với Ukraina so với những gì mà họ đã làm, trong bối cảnh kho tên lửa quy ước của Nga đang cạn dần.   Trong một bài phỏng vấn được một trang thông tin Ukraina công bố vào hôm qua, ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự của Ukraina, ghi nhận tình trạng cạn kiệt tên lửa đạn đạo chiến thuật và hành trình của Nga.   Theo nhân vật này, sau nhiều lần tấn công vào các cơ sở điện lực, trạm biến áp và các cơ sở hạ tầng khác trong suốt mùa thu và đầu mùa đông, Nga chỉ còn đủ tên lửa cho hai hoặc ba đợt tấn công nữa vào màng lưới điện của Ukraina.  Nga đã bắn các đợt từ 70 đến 75 tên lửa trong khoảng thời gian khoảng một tuần, nhưng khoảng cách giữa các cuộc tấn công ngày càng dài, và số tên lửa mà Nga có thể sử dụng “sẽ cạn kiệt”.  Theo ông Budanov, loại tên lửa tinh vi nhất trong kho vũ khí của Nga, Kinjal, một loại tên lửa siêu thanh có thể tiếp cận mục tiêu trong vài phút và gần như không thể bị bắn hạ, thậm chí còn không có bao nhiêu. Nga bắt đầu cuộc xâm lược với 47 tên lửa Kinjal trong kho vũ khí của mình và chỉ sản xuất thêm được “một số ít” trong chiến tranh.  Nhân vật này khẳng định: “Bạn có thể khiến cả thế giới sợ hãi với việc bạn có một Kinjal. Nhưng khi bạn bắt đầu thực sự sử dụng chúng, sau đó bạn còn gì”.   
......

Dân biểu Mỹ kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh

VOA Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ro Khanna vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh. Dân biểu Khanna viết trên Twitter: “Bà Hạnh đã bị nhắm mục tiêu vì bà trợ giúp các tù nhân lương tâm Việt Nam đang bị giam giữ bất công”. Vị dân biểu đại diện cho cử tri khu vực bầu cử Quận 17 của bang California khuyến cáo rằng “những cuộc tấn công ác ý vào những người bảo vệ nhân quyền phải chấm dứt”. Từ Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Hạnh, cho VOA biết ý kiến về lời kêu gọi của Dân biểu Mỹ: “Tôi rất cảm ơn Dân biểu Ro Khanna đã có sự quan tâm đến trường hợp của Nguyễn Thúy Hạnh. Tôi nghĩ đây là một sự ủng hộ rất lớn mà ông đại diện cho cử tri của California và có thể là đại diện cho nhiều tầng lớp ở nước Mỹ quan tâm đến các trường hợp đấu tranh nhân quyền đang bị tù đày”. Bà Nguyễn Thúy Hạnh, 59 tuổi, một người tranh đấu bảo vệ nhân quyền và là người sáng lập Quỹ 50K để hỗ trợ đời sống cho gia đình các tù nhân lương tâm, bị công an Hà Nội bắt giam vào ngày 7/4/2021, với cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chồng của bà Hạnh cho biết từ tháng 5/2022 đến nay Cơ quan điều tra ở Hà Nội đã đưa bà Hạnh đi chữa bệnh bắt buộc tại viện pháp y tâm thần trung ương vì cho rằng bà “bị rối loạn trầm cảm cấp tính”. Và cũng chính vì lý do điều trị này mà bà Hạnh vẫn chưa được đưa ra xét xử. Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về lời kêu gọi của Dân biểu Khanna. Ông Khanna là thành viên của Ủy ban Giám sát Vũ trang Hạ viện. Ủy ban giám sát tất cả các luật liên quan đến quân đội Hoa Kỳ và giám sát ngân sách quốc phòng hàng năm, thường được gọi là NDAA. Ông cũng là thành viên của tiểu ban Lực lượng sẵn sàng và Chiến lược của Hạ viện. Bên cạnh đó, là một thành viên của Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos ở Hạ viện, ông Khanna đồng hành với tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), tích cực vận động chính quyền Việt Nam phóng thích các nhà báo đang bị giam cầm, gần đây nhất là trường hợp của nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang./.
......

Vụ phát hiện gián điệp Nga trong cơ quan tình báo Đức: Những tình tiết mới

Phạm Bá (SGN) Vụ bê bối gián điệp làm rung chuyển nước Đức vào trước đêm Giáng sinh vẫn là một trong những chủ đề chính của giới truyền thông Đức. Nhân vật có tên Carsten L., bị nghi ngờ làm gián điệp cho Liên bang Nga. Sự thật là gì? Ngày càng có nhiều chi tiết mới liên quan đến câu chuyện về một nhân viên của Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) bị bắt giam vào ngày 21 Tháng Mười Hai vì nghi ngờ làm gián điệp cho Nga. Văn phòng Tổng Công tố Đức im lặng về vấn đề này, chỉ đưa ra các thông cáo báo chí vắn tắt và ít ỏi được công bố một ngày sau vụ bắt giữ Carsten L. (Carsten L.). Nhưng các phương tiện truyền thông Đức có các nguồn khác trong cơ quan thực thi pháp luật địa phương. “Chiếc tai lớn của BND” Tờ Focus ra hàng tuần chỉ ra rằng Carsten L. thuộc loại “tai to chỉ của BND” – ông ta giữ một vị trí cấp cao trong một cục tình báo kỹ thuật tuyệt mật. Với sự trợ giúp của ăng-ten đặc biệt, BND giám sát thông tin liên lạc điện tử trên toàn thế giới, lọc nó và thu thập dữ liệu bí mật về quân đội nước ngoài, tình hình trên mặt trận, nạn tham nhũng cấp chính phủ, khủng bố, buôn bán vũ khí… Từ rừng thông tin bí mật này, Carsten L., theo Focus, đã chọn ra những thông tin quan trọng nhất, được hệ thống hóa và cung cấp cho chính phủ Đức, Bundeswehr, các bộ riêng lẻ, các ủy ban liên quan của Bundestag. Đồng thời, điều đặc biệt thú vị là ông ta cũng có quyền truy cập vào dữ liệu được trao đổi với BND bởi các cơ quan tình báo thân thiện: Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) và Trung tâm Truyền thông Chính phủ Anh (GCHQ), chuyên xử lý tình báo điện tử, như cũng như các dịch vụ tình báo của Pháp và Israel. Cần biết, chính người Anh dường như đặc biệt thành công trong việc kiểm soát thông tin liên lạc, liên lạc điện tử và thậm chí cả các cuộc điện đàm giữa quân đội Nga ở Ukraine. Theo Focus, các nhà điều tra Đức không loại trừ khả năng Carsten L. đã chia sẻ dữ liệu thu được theo cách này với khách hàng Nga. Nếu thực sự là như vậy, thì các cơ quan tình báo thân thiện chắc chắn sẽ không vui, và nền tảng niềm tin vốn đã rất mong manh hiện tại giữa họ và BND sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Chính phủ Đức nói gì Theo nguồn tin từ hai công ty truyền thông luật công của Đức là WDR và NDR, Carsten L. cũng đã chuyển cho Nga dữ liệu tuyệt mật về việc các cơ quan đặc biệt của Đức đánh giá như thế nào về tình hình ở Ukraine, trên các mặt trận và trong Lực lượng Vũ trang Ukraine. Trong điều kiện của cuộc chiến do Nga phát động chống lại Ukraine, những thông tin như vậy rất có giá trị đối với bộ chỉ huy Nga. Đối với quan chức Berlin, nơi liên tục tuyên bố ủng hộ Ukraine một cách vô điều kiện trong việc đẩy lùi sự xâm lược của Nga, câu chuyện này có vẻ vô cùng đáng tiếc. Vì vậy, tại cuộc họp báo của chính phủ vào ngày 28 Tháng Mười Hai – cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi có tin Carsten L. bị giam giữ – đại diện chính thức của Thủ tướng, Christiane Hoffmann, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên đã nói rằng “Chính phủ Đức… rất nghiêm túc trong trường hợp này”. Bà cũng xác nhận rằng “văn phòng của thủ tướng liên bang và chính thủ tướng” đã được thông báo trước về vụ phát hiệ gián điệp Nga trong BND. Mật vụ Đức buông lỏng cảnh giác? Trong khi đó, theo truyền thông Đức đưa tin, ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai, cơ quan phản gián Đức – Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Hiến pháp (BfV) – đã khuyến cáo các bộ và ban ngành Đức về mối đe dọa ngày càng tăng của Nga về hoạt động gián điệp và thậm chí còn nghi ngờ một số quan chức làm đặc vụ cho Điện Kremlin. Rõ ràng, những nghi ngờ này đã không được xác nhận: Không có vụ bắt giữ hay khám xét nào được thực hiện vào thời điểm đó. Mặt khác, thông tin xuất hiện trên báo chí Đức rằng ngay trước khi bắt đầu chiến tranh – vào Tháng Một – chính bộ phận này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nancy Faeser chỉ thị cần chú ý nhiều không chỉ đến các điệp viên nước ngoài mà còn cả các đối tượng nguy hiểm trong nước – những người cấp tiến cánh hữu, Tân Quốc xã và Reichsburgers. Đại diện Bộ Nội vụ tại cuộc họp báo Chính phủ từ chối bình luận về thông tin này. Nhưng cùng ngày, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Deutschlandfunk, người đứng đầu Ủy ban Kiểm soát Bundestag đối với các Cơ quan Mật vụ, cấp phó của Đảng Xanh, Konstantin von Notz, thừa nhận rằng sau Chiến tranh Lạnh, các cơ quan đặc nhiệm của Đức đã nới lỏng cảnh giác, trong khi người Nga vẫn tiếp tục hành động như trước, thậm chí còn gia tăng quy mô hoạt động gián điệp chống lại Đức. Ông gọi câu chuyện về Carsten L. là “trường hợp đáng lo ngại nhất”. Carsten L. không phải là một điệp viên tay ngang? Thực vậy. Trong thời gian gần đây, có một số câu chuyện ở Đức liên quan đến việc các công dân Đức bị lộ làm gián điệp cho các cơ quan đặc biệt của Nga. Nhưng so với Carsten L., tất cả họ trông giống điệp viên tay mơ hơn – họ hành động vì buồn chán, một số vì chủ nghĩa phiêu lưu, một số vì động cơ cá nhân hoặc vụ lợi. Một trường hợp tương tự trong lịch sử của BND chỉ cách đây vài thập niên. Vào đầu thập niên 1970, tình báo CHDC Đức đã tìm cách cài người của mình vào cơ quan tình báo Tây Đức – đó là Gabriele Gast, người đã vươn lên vị trí cấp cao trong ban quản lý BND. Cô ta chỉ bị lộ diện sau khi nước Đức thống nhất vào năm 1990 và bị kết án 7 năm tù. Giờ đây, theo chính các sĩ quan phản gián Đức, chỉ riêng ở Đức đã có khoảng 200 đặc vụ Nga, hầu hết làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao tại Đại sứ quán Nga ở Berlin và lãnh sự quán Nga ở các thành phố khác của Đức. Người ta tin rằng tất cả họ đều được văn phòng bảo vệ luật pháp biết tên, nhưng không bị bắt quả tang nên vẫn tự do hoạt động – mặc dù dưới sự giám sát. Khi được báo giới hỏi liệu có nên mong đợi bây giờ, sau vụ gián điệp trong BND, việc trục xuất một số người trong số họ, giống như vụ trục xuất 40 “nhà ngoại giao mặc đồng phục” Nga vào mùa xuân như một dấu hiệu phản đối cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Đức không muốn trả lời, đề nghị chờ kết thúc cuộc điều tra. Một số câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ. Ví dụ, như: Động cơ nào – tài chính hoặc ý thức hệ – đã thao túng Carsten L. (nếu tội lỗi của ông ta được chứng minh)? Có thể, ông ta đã bị tống tiền chăng? Làm thế nào mà ông ta chuyển thông tin cho người Nga? Ai là người liên lạc với ông ấy ở Berlin và có một người như vậy không? Địa chỉ? Kết quả? Ai và làm thế nào đã lần ra dấu vết của Carsten L. – chính người trong BND hay nhờ có sự trợ giúp của các cơ quan an ninh thân thiện ở nước ngoài?  
......

Thế giới bật báo động đỏ về tình hình corona ở Trung Quốc

Lưu Thủy Hương   Nhập cảnh từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ bắt buộc phải xét nghiệm: Hoa Kỳ lo ngại tốc độ lây lan nhanh chóng của virus ở Trung Quốc có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể mới. Theo các quan chức chính phủ Hoa Kỳ, nghiêm trọng nhất là: việc thiếu dữ liệu của trình tự gen đang gây ra khó khăn trong việc xác định các biến thể virus mới để có biện pháp đối phó kịp thời. Hoa Kỳ sẽ yêu cầu khách du lịch từ Trung Quốc thực hiện xét nghiệm corona âm tính, quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 5 tháng 1. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết hôm thứ Tư: Tất cả khách du lịch hàng không từ hai tuổi trở lên đến từ Trung Quốc phải thực hiện xét nghiệm corona không muộn hơn hai ngày trước khi khởi hành từ Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, và phải xuất trình cho các hãng hàng không kết quả xét nghiệm âm tính khi khởi hành. Hoặc phải đưa ra bằng chứng đã phục hồi sau xét nghiệm dương tính mười ngày trước chuyến bay. Ủy ban EU tư vấn về cách tiến hành biện pháp kiểm dịch: Hôm nay, thứ Năm, 29.12.2022, một cuộc họp với đại diện của các bộ y tế của 27 quốc gia thành viên EU được triệu tập khẩn cấp. Tuy nhiên, Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên đã ra lệnh xét nghiệm bắt buộc đối với người Trung Quốc nhập cảnh. Bộ trưởng Y tế Ý, Orazio Schillaci, cho biết: “Xét nghiệm kháng nguyên Covid-19 là bắt buộc và sẽ có kiểm tra trình tự gen của virus. Đây là yêu cầu đối với tất cả hành khách đến từ Trung Quốc, nhập cảnh và quá cảnh tại Ý”. Biện pháp này là "cần thiết để đảm bảo giám sát và xác định tất cả các biến thể của virus để bảo vệ người dân Ý". Hôm thứ Ba, vùng Lombardy phía bắc nước Ý đã tiến hành các xét nghiệm tương ứng. Bộ Ngoại giao cho biết, trước mắt cho đến ngày 30 tháng 1, hành khách đi máy bay từ Trung Quốc sẽ phải trải qua các cuộc kiểm tra corona tại Sân bay Malpensa của Milan. Các quốc gia khác cũng đang thắt chặt các biện pháp kiểm dịch: Nhật Bản, Ấn Độ và Đài Loan cũng đã công bố các động thái tương tự. Đặc biệt, việc thiếu dữ liệu minh bạch từ Trung Quốc về mức độ của làn sóng corona đã gây ra mối lo ngại quốc tế ngày càng tăng. Chưa có thay đổi mới ở Đức: Hiện tại, Đức chưa đưa ra quy định hạn chế nhập cảnh. Bộ Y tế Liên bang cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi tình hình ở Trung Quốc rất - rất chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy "một đột biến nguy hiểm hơn đã phát triển trong đợt bùng phát này ở Trung Quốc". Tuy nhiên, hôm 23 tháng 12 Bộ Giao thông Vận tải Liên bang đã cho biết, "trên thực tế, hiện nay hầu như không có bất kỳ chuyến bay nào giữa Đức và Trung Quốc". Trung Quốc bãi bỏ hoàn toàn việc chặn dịch ra thế giới: Hôm thứ Hai, Bắc Kinh đã tuyên bố chấm dứt yêu cầu kiểm dịch corona đối với những người trở về từ nước ngoài, gây ra một làn sóng người Trung Quốc tràn về các khu vực đang bùng dịch. Trung Quốc cũng thông báo rằng, từ ngày 8 tháng 1, họ sẽ cấp hộ chiếu mới như một phần của chính sách nới lỏng corona. Người Trung Quốc cũng sẽ được phép quay lại Hồng Kông để thăm viếng và đi công tác. Ngoài ra, du khách nước ngoài được phép đến Trung Quốc, thị thực và giấy phép cư trú sẽ được cấp. Với hộ chiếu mới, hàng triệu người Trung Quốc có thể bắt đầu các chuyến đi nghỉ tới châu Âu và châu Á vào dịp Tết Nguyên Đán tháng 1 và sẽ gây ra làn sóng lây lan virus corona. Quan điểm chống dịch của Việt Nam: Các chuyên gia đánh giá Trung Quốc mở cửa biên giới có thể nhiều ca nhiễm nhập cảnh vào nước ta, song Việt Nam khó bùng dịch trở lại do tỷ lệ tiêm vaccine cao, nhiều người từng nhiễm, nên đã có miễn dịch. Theo ông Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam), Trung Quốc mở cửa biên giới và bỏ cách ly kiểm dịch kể từ ngày 8/1/2023 không ảnh hưởng đến việc chống dịch của nước ta, dù khả năng sẽ có nhiều ca nhiễm nhập cảnh. "Việt Nam khó có nguy cơ bùng phát dịch do đã có miễn dịch", ông Phu nói, thêm rằng không nên vì Trung Quốc mở cửa mà Việt Nam áp dụng biện pháp cấm hay xét nghiệm người nhập cảnh từ nước này. Đồng quan điểm, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dự đoán trên 90% người dân cả nước đã có miễn dịch do tiêm vaccine hoặc từng mắc Covid-19. Việt Nam cũng đã bãi bỏ việc xét nghiệm ở cửa khẩu từ rất lâu và hiện kiểm soát dịch vẫn tốt.   VTP-LTH tổng hợp tin: https://www.zdf.de/.../corona-china-testpflicht-einreise... https://www.tagesschau.de/.../corona-massnahmen-175.html https://www.tagesschau.de/ausland/china-covid-107.html https://vnexpress.net/viet-nam-kho-bung-dich-covid-19-khi...  
......

Pages