2013

Từ Sợ Hãi Tới Hành Động

Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển. Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người ta bật lên can đảm, mạnh mẽ. Trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”. Có thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng sản và các phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.   Bởi nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng Cộng sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được "yên hàn". Gia đình "không có vấn đề", tức không đang bị Đảng trừng phạt, là thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng. Để đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác thì còn cố gắng đề trở thành Đảng viên Cộng sản để có được cơ hội đổi đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối chọn lựa này đều làm cho con người đã "hèn" lại thêm "hạ". Nhưng ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na là tới mức "tức nước vỡ bờ". Rất nhiều trong số này là các bà con dân oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ quan khác. Cũng có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng sản trả thù. Họ sợ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho người Phương Bắc. Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc - Ác với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều. Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không. Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến Quyền con người. Và cứ thế mà tiến tới.   Sau hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế khác. Chính lãnh đạo Đảng mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể che đậy được nữa. Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng CNXH là con đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản sinh ra nó. Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời. Họ sợ các núi của cải vừa đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp trắng của dân sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ. Điều dại dột của lãnh đạo Đảng, dù đã có thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn thôi.   Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:   1. Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.   2. Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của tôi, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.   3. Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước. Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa, và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai. Xin cho tôi cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước chúng ta. Thanh Hóa 21/12/2013 Nguyễn Trung Tôn Điện Thoại 01628387716  
......

Mỹ thắng Tàu một bước

Tập Cận Bình đang nhường một nước cờ ngoại giao, để rảnh tay củng cố địa vị qua “trận càn quét” các đối thủ chính trị quy tụ trong “Ðảng Dầu lửa” và “Ðảng An ninh” mà Chu Vĩnh Khang đứng đầu cả hai. Trong lúc Tập Cận Bình lo các nước cờ hạ thủ Chu Vĩnh Khang một cách ngoạn mục, thì John Kerry đã thắng một cuộc cờ ngoại giao ngay trong vùng Ðông Nam Á, nơi Bắc Kinh vẫn coi là “ao nhà” của mình, không muốn cho Mỹ can dự.   Ngoại trưởng Kerry trò chuyện với các sinh viên trước khi đọc một bài phát biểu tại xã Tân An Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.   Trong cuộc thăm viếng Việt Nam, rồi Philippines, những lời tuyên bố và hành động của ngoại trưởng Mỹ đều công khai nhắm vào Trung Cộng, không úp mở. Về hành động thì những việc làm mới của chính phủ Mỹ thì không có gì đáng coi là nghiêm trọng; nhưng các lời nói thì cố ý gây ảnh hưởng mạnh. Trên trường ngoại giao, người ta chỉ cần tạo ảnh hưởng tâm lý như thế. Chi tiền ít mà vẫn nói được nhiều, rõ ràng là lợi lớn.   Tại Việt Nam, John Kerry chỉ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho các nước ASEAN. Nhưng lời tuyên bố nói rõ mục đích là giúp vùng Ðông Nam Á bảo vệ lãnh hải chống xâm lăng. Số tiền 32 triệu không đáng là bao. Nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á lo bị ai xâm lăng? Ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng. Số tiền 18 triệu Mỹ kim giúp riêng cho Việt Nam cũng không cao. Chắc là các lãnh tụ đảng Cộng sản ở Hà Nội rất thất vọng. Không phải vì ngoại trưởng Mỹ lại lên lớp đặt vấn đề nhân quyền; điều này John Kerry bắt buộc phải làm vì trước khi lên đường đã nhận được thư thúc đẩy của 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu. Nỗi thất vọng của các quan chức Hà Nội là chính phủ Mỹ chỉ viện trợ dưới hình thức năm chiếc tầu thủy cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải sử dụng trong việc tuần tiễu. Lính đi tuần tiễu tức là các quan lớn khó nhân cơ hội rút ruột. Trong khi đó thì nhân cơ hội có mặt tại chiến trường mà ông đã đóng vai chiến sĩ Hải quân Mỹ nửa thế kỷ trước, John Kerry lại tấn công ngoại giao nhắm vào Bắc Kinh.   John Kerry nói: “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Nước nào gây hấn và ép buộc? Nước nào đã và đang tìm cách bành trướng lãnh thổ? Ai cũng biết, đó là Trung Cộng. Tại Philippines, John Kerry cũng chỉ đến để kết thúc những cuộc đàm phán giữa các viên chức ngoại giao hai nước. Các hiệp ước xác định thủ tục để quân đội Mỹ, gồm cả máy bay, tầu thủy, và bộ binh được đóng tạm trên đất Philippines. Sau khi Mỹ đóng cửa các căn cứ ở Philippines từ năm 1992, đây là những thỏa hiệp đầu tiên chính thức cho phép quân đội Mỹ trở lại. Nhưng trong thực tế, phi cơ và tàu chiến Mỹ đã tới Philippines rất nhiều lần trong các năm qua, được dư luận dân chúng hoan nghênh nồng nhiệt. Cho nên việc ký kết các thỏa ước mới chỉ là công việc bình thường. Nhưng những lời tuyên bố của cả hai ông ngoại trưởng Albert F. del Rosario và John Kerry thì không bình thường.   John Kerry nói: “Hiệp Chúng Quốc mạnh mẽ chống lại đường lối sử dụng hăm dọa (intimidation), cưỡng bách (coercion) hay hiếu chiến (aggression) của các quốc gia để bành trướng lãnh thổ. Kho tự vựng ngoại giao của các nước Ðông Nam Á trong tương lai sẽ chứa đầy những chữ hăm dọa, cưỡng bách, và hiếu chiến; quà tặng của ông ngoại trưởng Mỹ. Và chắc chắn họ sẽ thong thả đem ra dùng mỗi khi nói đến Trung Cộng (trừ chính quyền hai xứ Camphuchia và Việt Nam). Món quà mà ông John Kerry đem lại cho chính phủ Philippines chỉ có 40 triệu Mỹ kim, cũng nhắm vào việc tuần tiễu duyên hải. Nhưng quan trọng hơn là lời nói, tuy chỉ nhắc lại những lời mà chính phủ Mỹ vẫn nói: Nước Mỹ cương quyết bảo vệ nền an ninh của Philippines. Ðiều này thực ra không cần nói, vì hai nước vẫn còn hiệp ước phòng thủ hỗ tương; nhưng nhắc lại vẫn tạo thêm ảnh hưởng trước mắt. Nhưng trong khi nhắc lại, Kerry còn nói thêm “và an ninh trong vùng.” Mấy chữ chót này là món quà cho các nước Ðông Nam Á. Cũng như khi đến Việt Nam, tại Philippines ông Kerry đã nhắc lại những lời chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc công bố “vùng phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Ðông Bắc. Ông nói chính thức: Nước Mỹ không công nhận vùng ADIZ này. Trong thực tế, chính quyền Mỹ đã cho ngay hai pháo đài bay B52 lượn qua vùng này ngay sau khi Bắc Kinh công bố, mà chẳng sao cả. Nhưng khác với chính quyền Cộng sản Việt Nam, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario của Philippines cũng lớn tiếng đả kích Bắc Kinh trong vụ ADIZ. Nhưng lời tuyên bố quan trọng hơn nữa, là cả hai ông ngoại trưởng đã báo trước sẽ không chấp nhận nếu Trung Cộng vẽ ra một vùng ADIZ trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là điều mọi người vẫn biết là thái độ của chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó được công bố, và công bố ngay tại Manila, là một nước cờ ngoạn mục. Chuyến đi của ông Kerry tại Philippines tình cờ trùng hợp với các công tác cứu trợ nạn nhân bão Haiyan, mà số đóng góp của chính phủ Mỹ đang được người Phi hoan hô. Ngoài số tiền 20 triệu đô la, họ còn gửi tới một mẫu hạm, với một ngàn thủy quân lục chiến đến làm việc.   Người Phi ai cũng biết chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chỉ giúp 100,000 đô la, bằng một phần tư số tiền do một tổ chức thiện nguyện VOICE của người Việt Nam đóng góp (Luật sư Trịnh Hội cho biết, riêng một ngôi chùa người Việt tại Mỹ đã nhờ chuyển 50 ngàn đô la cứu trợ). Sau khi nghe dư luận thế giới đàm tiếu, Bắc Kinh đã phải nâng số tiền cứu trợ lên hai triệu Mỹ kim. Họ không biết câu tục ngữ Việt Nam: Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; đồng tiền đi sau là dại. Chuyến đi của John Kerry phải đặt trong bối cảnh những xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ở phía Bắc Á Châu. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng phòng không ADIZ, nước Nhật đã phản ứng, bằng việc làm. Ngày hôm qua, 17 tháng 12, 2013, chính phủ Nhật Bản đã công bố những chiến lược quốc phòng mới. Thủ tướng Shinzo Abe gọi đây là kế hoạch quốc phòng, nhưng ai cũng thấy tầm quan trọng trong lâu dài. Nhật Bản sẽ mua thêm các máy bay không người lái và các tàu đổ bộ, là những thứ không thể coi là vũ khí “phòng thủ” như bản Hiến pháp Nhật đòi hỏi. Ngân sách quốc phòng Nhật sẽ gia tăng trong mười năm tới, đi ngược lại chiều hướng cắt giảm trong mười năm qua. Chính phủ Nhật cũng sẽ giảm bớt các hạn chế trong việc xuất cảng vũ khí. Các biện pháp đó chắc sẽ được giới tư bản công nghiệp ở Nhật hoan nghênh. Bản kế hoạch của ông Shinzo Abe công bố hôm qua sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ trong năm năm tới. Số chi tiêu sẽ lên tới 246 tỷ Mỹ kim. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới, mặc dù vẫn bị cấm không được lập quân đội ngoài lực lượng tự vệ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng hàng thứ hai, sau nước Mỹ. Nhưng nếu so sánh lực lượng hải quân và không quân thì Nhật Bản vẫn mạnh hơn Trung Quốc. Một điểm mới trong kế hoạch mới là việc nghiên cứu sẽ mua các vũ khí tấn công có tầm xa; lý do được nêu lên là đề phòng Bắc Hàn tấn công bằng hỏa tiễn và bom nguyên tử. Ông Abe còn giải thích công việc tự vệ bao gồm cả việc bảo vệ một nước đồng minh bị xâm lăng. Rõ ràng là ông đang giải thích bản Hiến pháp “hòa bình, phi quân sự” của nước ông theo lối mới. Tất cả là những phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong vùng biển phía Ðông Trung Quốc. Trong khi đó thì đối với nước Mỹ, Bắc Kinh vẫn rất hòa dịu. Cuộc đụng độ với chiến hạm Mỹ USS Cowpens khi đang bám theo quan sát mẫu hạm Liêu Ninh xảy ra ngày 5 tháng 12 đã được Bắc Kinh dìm xuống hàng tin tức không quan trọng. Sau đó, Bắc Kinh cho biết sẽ tiếp tục tham dự một cuộc tập trận lớn, mang tên Rimpac, do bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức.   Tập Cận Bình đang lo đối phó với các đối thủ trong đảng, trong nước. Cho nên Ngoại trưởng John Kerry tha hồ múa gậy vườn hoang. Nhưng đối với các nước Ðông Nam Á, cuộc múa gậy này rất ngoạn mục. Dân chúng miền này sẽ ngủ ngon hơn khi biết chính phủ Mỹ vẫn giữ đúng chủ trương “chuyển trục” về Á Châu. 17.12.013 - Ngô Nhân Dụng Nguồn: nguoi-viet.com
......

TAG DER MENSCHENRECHTE

10. Dezember 2013      Anlässlich des 65. Geburtstags der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte veröffentliche ich an dieser Stelle meinen Redebeitrag beim Tag der Menschenrechte für Vietnam, der am 7. Dezember 2013 in der Gemeinde Sankt Aloysius (Berlin-Wedding) stattfand. Sehr geehrte Damen und Herren, liebe Freundinnen und Freunde, vielen herzlichen Dank für die Einladung zum Tag der Menschenrechte für Vietnam, zu diesem Treffen hier in der Gemeinde Sankt Aloysius, die ich noch aus meiner Weddinger Zeit vor rund zehn Jahren kenne. Besonders danken möchte ich Herrn Dr. Trần Văn Tích vom Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland für die Begleitung per E-Mail im Vorfeld des heutigen Abends. Wie komme ich zu der Ehre, hier und heute zu Ihnen sprechen zu dürfen? Sie werden schon an der Aussprache des Namens vorhin gemerkt haben, dass ich kein Vietnamesisch spreche. In der Tat bin ich kein Vietnam-Experte. Ob ich Menschenrechtsexperte bin, weiß ich nicht, aber ich habe mich zumindest in den letzten Jahren immer wieder mit Menschenrechtsfragen beschäftigt. Das wiederum hängt damit zusammen, dass mir die Menschenrechte am Herzen liegen, nicht nur, wenn es um Vietnam geht, sondern ganz allgemein. Also, Sie haben mich eingeladen als Person, die sich mehr mit den Menschenrechten als mit Vietnam beschäftigt, in der letzten Zeit aber vermehrt mit der Menschenrechtslage in Vietnam. 1. „Vietnam. Drei katholische Blogger in Haft“, „Vietnam. Neue Verhaftungswelle“, „Erst Kritik, dann Entlassung. Alltag in Vietnam“, „Vietnam. Wo Religion Privatsache ist“, „Studenten in Vietnam verurteilt“ – das sind einige der Überschriften, unter denen ich in diesem Jahr in meinem Weblog Jobo72 über die katastrophale Menschenrechtslage in Vietnam berichten musste. Auf die prekäre Menschenrechtslage in Vietnam wurde ich aufgrund eines Prozesses gegen 14 katholische Blogger am Anfang des Jahres aufmerksam. Als katholischer Blogger, der ich bin, muss ich auch in Deutschland einiges an Gegenwind ertragen, doch für meine Beiträge zehn, fünfzehn Jahre hinter Gittern zu verschwinden, das ist hierzulande undenkbar. Anders in Vietnam. Dort reichen, wie Sie ja wissen, einige kritische Bemerkungen aus, um inhaftiert zu werden. Wie kann ich meinen fernen Kolleginnen und Kollegen helfen, deren Schicksal mir nahe ging? Diese Frage beschäftigte mich. Einerseits: berichten, informieren, Partei ergreifen. Das war mir aber nicht genug. So entstand eine Petition, in der ich von den Vertretern meines Landes, also Deutschlands, diplomatische Maßnahmen zur Verbesserung der Menschenrechtssituation in Vietnam einforderte. Sie wurde über 2500 mal unterzeichnet. Mittlerweile habe ich die Petition an die Gremien weitergeleitet, an den Petitionsausschuss des Deutschen Bundestages und an die menschenrechtspolitischen Sprecherinnen bzw. Sprecher der Fraktionen – noch in der alten Zusammensetzung des Parlaments. Wie Sie wissen, befindet sich das politische Deutschland seit gut einem halben Jahr in einer kollektiven Nabelschau – erst Wahlkampf, dann die Wahl, jetzt seit einigen Wochen die schwierigen Koalitionsverhandlungen, die ja in diesen Tagen zum Abschluss kommen. Ich denke, dass wir bald wieder eine handlungsfähige Regierung haben werden, spätestens dann im nächsten Jahr, einen neuen Menschenrechtsbeauftragten ohnehin – denn der jetzige ist von der FDP. Dann wird es auch mit der Alltagsarbeit im Bundestag und in den Ministerien weitergehen. Und der Einsatz für Menschenrechte muss Alltag deutscher Politik sein. 2. Warum sind Menschenrechte so wichtig? Menschenrechte bürgen für Freiheit und die Bedeutung der Freiheit kann gar nicht hoch genug angesetzt werden. Für uns Deutsche, also für die Menschen meiner Generation, die aus dem Westen kommen, ist Freiheit selbstverständlich. Dass es nicht selbstverständlich ist, das können uns schon unsere Landsleute aus dem Osten sagen, die erst nach vielen Jahrzehnten Diktatur in den Genuss der Freiheit kamen. Und umso mehr sagen es uns die Menschen, die heute immer noch in Unfreiheit leben, entweder persönlich, wie heute Abend hier, oder aber durch Horrornachrichten, wie wir sie immer wieder aus den Ländern hören, in denen es keine Freiheit gibt, aus dem Iran, aus Nordkorea oder eben aus Vietnam. Noch einmal: Warum ist Freiheit, warum sind entsprechende Freiheitsrechte wichtig? Sie sind wichtig, weil sie zum einen das Wesen des Menschen berücksichtigen (wir sind nun mal nicht alle gleich) und zum anderen die Gesellschaft insgesamt politisch und wirtschaftlich voranbringen, durch Teilhabe der geeigneten Personen an den Entscheidungen (und nicht der Personen mit dem richtigen Parteibuch), durch die Chance, sich selbst zu verwirklichen und mit der Entfaltung der eigenen Talente die ganze Gemeinschaft voranzubringen (Wissenschaft, aber auch Kunst braucht in dieser Hinsicht Freiheit) und schließlich auch durch eine gerechte oder zumindest nicht ganz so ungerechte Verteilung der Güter auf einem freien Markt, wobei sich hier auch die Grenzen der Freiheit zeigen: die Freiheit des Anderen, vor allem die des Schwächeren. Für den Einzelnen ist vor allem die Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit ein hohes Gut. In Europa hat es lange gedauert, bis man das eingesehen hat. Auch die Katholische Kirche hat lange gebraucht, um die Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit anzuerkennen, im Grunde ist das erst im Zweiten Vatikanischen Konzil passiert, vorher nicht. Dabei ist die Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit ein zentrales, herausragendes, elementares und – bezogen auf die Genese der Menschenrechtsidee – ursprüngliches Menschenrecht und die Menschenrechte selbst lassen sich ohne das Christliche Menschenbild und die besondere Würde des Menschen als ebenbildliches Geschöpf Gottes gar nicht verstehen. Christliches Gedankengut zeigt sich denn auch überall im Kontext der liberalen Menschenrechte, in der Entwicklung, dem Wesen und dem Geltungsanspruch dessen, was als Freiheit von staatlicher Allmacht definiert wird. Es zeigt sich in Leib- und Lebensrechten, wie etwa im Folterverbot, und es liegt der Gleichberechtigung, zugrunde, die darauf basiert, dass wir Menschen vor Gott alle gleich sind, auch, wenn wir unterschiedlich aussehen, unterschiedliche Fähigkeiten haben und an Unterschiedliches glauben. In diesem Bewusstsein kann man Niemanden von den Menschenrechten ausschließen. Wer immer das tut, auch, wenn er dabei meint, die Kirche zu vertreten, handelt unchristlich. Das bedeutet nicht, dass man als Christ oder dass die Kirche insgesamt nicht eine klare Vorstellung von Gut und Böse haben sollte, von Wahrheit und Irrtum. Es bedeutet nicht, dass alles gleich gültig ist, ins Belieben des Menschen gestellt. Ganz und gar nicht. die Freiheit des Anderen, vor allem die des Schwächeren, dass sich aus der Sicht von Staat, Kirche und Gemeinschaft nichts Respektables an ihr finden lässt. Auch dann soll dieser Mensch frei sein, soll dieser Mensch seine Meinung sagen dürfen, soll dieser Mensch leben. Die Trennung von Person und Position, negativ: von Sünder und Sünde, ist ein Grundgedanke der christlichen Ethik, die sich in der Forderung nach Toleranz wiederfinden lässt. Die vielen Freiheiten in Politik, Wissenschaft, Medien und Kunst, das macht nicht zuletzt ein Blick in die Entwicklungsgeschichte der Menschenrechtsidee deutlich, gründen auf der einen elementaren Freiheit, der Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit. Dies lässt sich historisch zurückverfolgen bis zum Exodus des jüdischen Volkes, in der sich die erste kollektive Freiheitsbewegung der Geschichte manifestiert, deren Motiv auch in der religiösen Integrität der Israeliten liegt. Dann zeigt es sich in der Reformation, als Luther sein Gewissen bemüht und für sein Bekenntnis schließlich Anerkennung erwirkt. Bis zur echten Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit sollte es zwar noch einige Jahrhunderte dauern, aber immerhin wurde Mitte des 16. Jahrhunderts in Augsburg der Grundstein gelegt. Die Reformation ist die Urform des neuzeitlichen Widerstands gegen missbrauchte Macht. Man nennt die Menschen, die Luther folgen, bis heute auch Protestanten, also „Widerständische“. In diesem Sinne bin ich auch Protestant! Der Staatsrechtler Jellinek sieht in der Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit „das Ursprungsrecht der verfassungsmäßig gewährten Grundrechte“. Und der in Religionsfragen eher unverdächtige Marxist Ernst Bloch meint: „Die Bedeutung der Glaubensfreiheit kann daran gemessen werden, dass in ihr der erste Keim zur Erklärung der übrigen Menschenrechte enthalten ist“. Kurzum: Ringen um Freiheit war und ist zunächst das Ringen um Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit. Auch in Vietnam. In meinem neuen Buch „Das Gewissen“ geht es auch um diesen Zusammenhang von Gewissen, Glauben, Religion und den Menschenrechten, insbesondere den liberalen Menschenrechten, also den Freiheitsrechten. Mein Buch „Das Gewissen“ – das war der Werbeblock. Für die Gemeinschaft ist vor allem die Meinungs- und Pressefreiheit wichtig. Sie ermöglicht die Kritik der Zustände und damit die Bereitstellung von Lösungsansätzen zu ihrer Verbesserung. Deswegen laufen in Diktaturen bestimmte Dinge so katastrophal schief: Weil sich keiner traut, etwas dagegen zu sagen. Um das zu wissen, muss man noch nicht mal Demokrat sein. Auch ein guter König verlangt von seinen Beratern Ehrlichkeit. Denn irgendwann wird das Schweigen und Heucheln von der Realität bestraft. Bei den katholischen Bloggern, von denen ich eingangs sprach, kommt nun beides zusammen: Ein Mangel an Gewissens-, Glaubens- und Religionsfreiheit sowie ein Mangel an Meinungs- und Pressefreiheit. Das ist doppelt schlimm: Sie können nicht katholisch sein und sie können keine Blogger sein. Um ihnen beides zu ermöglichen, dafür habe ich in diesem Jahr gekämpft und werde es auch weiterhin tun. 3. Am Dienstag jährt sich die Verkündigung der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte zum 65. Mal. Am 10. Dezember 1948 beschloss die Generalversammlung der Vereinten Nationen die Resolution 217 A (III), die 30 Artikel der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte. Sie tat dies vor dem Hintergrund der Erfahrungen des Zweiten Weltkriegs und der Shoa, sie tat dies, um künftigen Generationen die Ausübung von Gewalt und Unterdrückung zumindest etwas zu erschweren. Ein für alle mal sollte der Welt klar gemacht werden: „Alle Menschen sind frei und gleich an Würde und Rechten geboren. Sie sind mit Vernunft und Gewissen begabt und sollen einander im Geiste der Brüderlichkeit begegnen.“ Alle Menschen. Die Betonung in dieser Formulierung liegt auf dem Wort alle. Die AEMR enthält Allaussagen, was den Anspruch auf universale Geltung hervorhebt. Menschenrechte sind Rechte für alle Menschen, unabhängig von ihrem Aufenthaltsort oder ihrem Glauben, ihrer Weltanschauung oder ihrem Geschlecht. Die Allgemeine Erklärung der Menschenrechte hat einen universellen Geltungsanspruch. Mit Universalität meine ich hier die Annahme unbegrenzter, überzeitlicher, unveränderlicher Gültigkeit einer Norm aufgrund eines allgemeinen Begründungstatbestands, dem jeder vernünftige Mensch zustimmen muss. Bei der Universalität geht es also um eine ethische Letztbegründung, die eine Norm universalisierbar macht. Universalisierbarkeit bedeutet entsprechend die allgemeine Anerkennung einer Norm und die Beachtung derselben aufgrund der Möglichkeit der Einsicht in den Begründungszusammenhang dieser Norm. Als Aufgabe würde die Universalisierung die faktische Umsetzung von als allgemeingültig anerkannten Normen vornehmen. Davon abzugrenzen ist eine Uniformierung, die auf die Durchsetzung bestimmter Normen weltweit setzt, wobei es aber an der Fundierung mittels des universalen Begründungszusammenhangs mangelt. Das muss man unterscheiden. Was die Vereinten Nationen mit der Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte wollen, ist die Universalisierung fundamentaler Rechte, weil es eben keinen vernünftigen Grund gibt, jemanden von diesen Rechten auszuschließen, nur, weil er Hindu ist oder schwarz oder eine Frau oder Staatsbürger von Belgien. Damit ist nicht Uniformierung gemeint, was oft unterstellt wird. Es geht nicht darum, der ganzen Welt von oben herab eine christlich grundierte westliche Lebensform aufzudrängen. Dass die Weltgemeinschaft keinen ethischen Relativismus will, bedeutet nicht, dass sie keinen kulturellen Pluralismus duldet, solange eben elementare Rechte gewahrt bleiben. Das heißt: Die Geltung der Menschenrechte wird nicht durch ihre Genesis beschränkt. Dass sich die Menschenrechte einer bestimmten Tradition abendländischen Denkens verdanken (nämlich dem christlichen Humanismus), sagt nichts darüber aus, für wen sie gut sind (nämlich nicht nur für christliche Humanisten). Konkretisiert wurde der Gedanke universaler Menschenrechte aus der Allgemeinen Erklärung, die kein völkerrechtlich verbindlicher Vertrag, sondern bloß eine Art Absichtserklärung ist, in den Menschenrechtspakten, die rund 20 Jahre später verabschiedet wurden (1966). Die Sozialistische Republik Vietnam hat sowohl den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte als auch den Internationalen Pakt über wirtschaftliche, soziale und kulturelle Rechte ratifiziert und ist daher an die Inhalte dieser Verträge gebunden, also für die Wahrung der Menschenrechte verantwortlich. 4. Ich komme zum Schluss. Was können wir tun? Kurz gesagt: Unsere Freiheit hierzulande, für die wir dankbar sein können, nutzen, um auf die Lage derer, die diese Freiheit nicht haben, aufmerksam zu machen. Fast täglich erreichen mich Meldungen über neue Menschenrechtsverletzungen in Vietnam. Ich komme mit dem Berichten kaum nach. Seien Sie aber versichert, dass ich am Ball bleibe. Das Thema „Menschenrechte in Vietnam“ wird auch in Zukunft ein ganz zentrales Anliegen meiner Arbeit als Blogger sein. So lange, bis sich etwas ändert, so lange, bis die Kolleginnen und Kollegen in Vietnam genauso frei berichten können wie ich das hier in Deutschland tun kann. Vielen Dank für Ihre Aufmerksamkeit! (Josef Bordat)
......

Phong Trào Bất Tuân Dân Sự Tiến Lên

Nếu chúng ta không gấp rút vận động tổ chức các hoạt động bất tuân dân sự thành những phong trào rộng lớn, khắp nơi để tràn ngập lực lượng côn an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, chúng ta sẽ bị chia cắt, chịu tổn thất lẻ tẻ, bị cô lập, bắt bớ theo cách bẽ đũa bẽ từng chiếc. Vạn sự khởi đầu nan! Tới nay đã có những bước khởi đầu phấn khởi. Vậy thì tất cả đồng lòng mở rộng vòng tay, kết thành đại khối đấu tranh, phát khởi cuộc toàn quốc phản kháng, đưa Đất nước, Dân tộc vào VẬN HỘI MỚI. * Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” Câu khuyến cáo kể trên được phát biểu cách nay hơn ba mươi năm. Bây giờ là lúc người Việt chúng ta phải hy sinh để thực hiện cho bằng được để có thể xóa bỏ độc tài, độc đảng và mang lại nền dân chủ thật sự cho đất nước. Bà J. W. E Spies, Bộ trưởng Nội vụ Hòa Lan cũng nói rằng: “Người Việt Nam trước tiên phải hy sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi người ngoài giúp đỡ.” Những điều mà ông David Steinman và bà J. W. E Spies phát biểu đã và đang từng bước hình thành tại Việt Nam. Ngày 10 tháng 12, 2013, Mạng Lưới Blogger VN chính thức ra mắt tại Hà Nội. Câu kết của bản tuyên bố ra mắt: “Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội”. Tại Hoa Kỳ, một đất nước Tự do - Dân chủ có câu nói phổ thông: Mỗi người dân đều có MỘT TIẾNG NÓI về hướng đi của quốc gia (Everyone has A SAY about national direction), thể hiện trong đời sống chánh trị: Mỗi người MỘT LÁ PHIẾU (One person, one vote). Câu chuyện ra mắt Nhóm Blogger nầy tự thân mang 3 ý nghĩa: 1/ Bất tuân lệnh cấm tụ họp quá 5 người theo nghị quyết 38 NQ/CP. 2/ Bất tuân lệnh cấm lập hội tư. 3/ Phản kháng NĐ72 về hạn chế thông tin và đòi quyền tự do phát biểu tư tưởng, chính kiến. Ngày 11/12/ 2013, LS. Lê Thị Công Nhân loan báo việc thành lập “Hội Bầu Bí Tương Thân” với mục tiêu kể sau: “Mục tiêu của Hội nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và sự đơn độc cho tù nhân lương tâm, dân oan và gia đình của họ bằng việc hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần.” Việc lập hội nầy cũng là hình thức bất tuân dân sự về qui chế lập hội tư vừa tỏ ý đoàn kết với tù nhân lương tâm và dân oan. Nêu lên hai trường hợp mới nhất về hoạt động “xã hội dân sự tự phát” để cho thấy bước khởi đầu đầy triển vọng để tiến lên thành phong trào bất tuân dân sự rộng lớn. Trên đây là các hội hoạt động nhằm vào các quyền dân sự phổ quát. Bây giờ xin đi thẳng vào triển vọng thành lập các phong trào tranh đấu trực diện sát sườn theo phương thức “bất tuân Dân sự.” 1/ PHONG TRÀO NÔNG DÂN BẤT TUÂN CƯỞNG CHẾ Cho đến nay, các nhóm nông dân Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản trên Miền Bắc và nông dân, thị dân Sài gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Mỹ Tho vẫn tranh đấu rời rạc. Vì vậy mà việc chống bạo quyền cào nhà cướp ruộng đất không có kết quả, mặc dù có 2 trường hợp dùng bạo lực như vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng và vụ bi thảm Đặng Ngọc Viết, Thái Bình. Vì vậy mà việc tổ chức, liên kết nông dân bị cưỡng chế ruộng đất thành một phong trào thật là cần thiết và cấp bách trong khi các điều kiện tổ chức phong trào đã chín muồi từ lâu.   2/ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN BẤT TUÂN LUẬT CÔNG ĐOÀN “Ngày 27-10-2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công.” Đó là câu chuyện của nhóm Đỗ Thị Minh Hạnh - Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - Đoàn Huy Chương tổ chức công nhân xưởng giày da ở Trà Vinh đình công “tự phát” ngoài khuôn khổ “Công đoàn Nhà nước” hay công đoàn do đảng điều khiển thì cũng vậy.   Đây là điển hình của bất tuân dân sự tích cực dưới hình thức đình công. Chỉ tiếc một điều là nhóm Minh Hạnh hoạt động đơn lẽ, thiếu nhân nhóm hậu bị và nhất là liên kết tổ chức. Dù sao thì đây cũng là kinh nghiệm tốt nhất để các nhóm hoạt động về công nhân, lao động học hỏi rút kinh nghiệm về tổ chức và nhất là liên kết thành phong trào rộng lớn: Đình công đồng loạt trên một vùng kinh tế quan trọng như khu tam giác Sóng Thần, Thủ Đức - khu kỹ nghệ Biên Hòa - khu công nghiệp Thủ Dầu Một, Bình Dương có khả năng gây tê liệt sản xuất quan trọng. Nếu được như vậy, khi tổng bất tuân dân sự toàn quốc phát khởi, phong trào công nhân sẽ góp phần thật quan trọng. 3/ PHONG TRÀO TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC Mùa hè năm 2011, trong 11 cuộc biểu tình của tuổi trẻ yêu nước chống tàu xâm lăng, hấu như vắng bóng giới sinh viên chính danh. Ngày 16 tháng 5 năm 2013, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và nam sinh viên Đinh Nguyên Kha hiên ngang thách đố cường quyền trước pháp đình cs Long An. Cô gái nhỏ tuổi đôi mươi Phương Uyên bị cáo buộc vì tội trương hai lời nguyền thắm máu: “Đi, chết đi đảng cộng sản vn bán nước” “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” Nguyên Kha dõng dạc cất cao lời nói: “Tôi là người yêu nước, yêu dân tộc Tôi chỉ chống đảng cộng sản Mà chống đảng thì không có tội” Đây là hai tia lửa phát khởi giữa khung trời tối tăm của tập thể sinh viên. Rồi đây nếu được tổ chức dìu dắt sẽ trở thành lực lượng xung kích trong phong trào bất tuân dân sự toàn quốc. Nếu sinh viên, thanh niên hành động có tổ chức và đồng loạt sẽ là những chiến sĩ kiên cường vận động và tổ chức các phong trào nông dân, công nhân, phong trào chống sưu cao thuế nặng, phong trào bất tuân lịnh trưng tập quân sự, tức chống bắt lính... kể cả phong trào du ca về nguồn, ca ngợi anh hùng dân tộc chống xâm lăng, ca ngợi tình thương, tình tự Dân tộc... Tóm lại, trong cuộc vận động quảng bá nhân quyền ngày 10 tháng 12 vừa qua, máu đã đổ ở Sài Gòn. Nếu chúng ta không gấp rút vận động tổ chức các hoạt động bất tuân dân sự thành những phong trào rộng lớn, khắp nơi để tràn ngập lực lượng côn an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, chúng ta sẽ bị chia cắt, chịu tổn thất lẻ tẻ, bị cô lập, bắt bớ theo cách bẽ đũa bẽ từng chiếc. Vạn sự khởi đầu nan! Tới nay đã có những bước khởi đầu phấn khởi. Vậy thì tất cả đồng lòng mở rộng vòng tay, kết thành đại khối đấu tranh, phát khởi cuộc toàn quốc phản kháng, đưa Đất nước, Dân tộc vào VẬN HỘI MỚI. Thanh niên là rường cột Quốc gia Là người chủ tương lai của Đất nước Tương lai của Quốc gia - Dân tộc nằm trong tay tất cả chúng ta! Nguyễn Nhơn Nguồn:danlambaovn.blogspot.com ***** Từ Độc Tài Đến Dân Chủ Gene Sharp Đấu Tranh Bất Bạo Động Việt Tân xin trân trọng giới thiệu đến đồng bào khắp nơi, đặc biệt là những vị đang đấu tranh cho Dân Chủ tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy) của Tiến sĩ Gene Sharp. Ông là một viện sĩ thuộc Học Viện Albert Einstein, chuyên nghiên cứu và hỗ trợ việc xây dựng thể chế dân chủ trên khắp thế giới. Trong tài liệu này TS Gene Sharp tổng hợp những bài học kinh nghiệm đấu tranh chống độc tài của nhiều dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ qua.   Trong những năm tháng gần đây, các phong trào đấu tranh thành công tại Georgia, Ukraine, Kyrgystan, v.v... đã phiên dịch, truyền tay và tận dụng tài liệu này khi điều hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng. http://www.viettan.org/Tu-%C4%90oc-Tai-%C4%90en-Dan-Chu,2250.html  
......

Anlässlich des weltweiten Tages der Menschenrechte fordert Deutsche Botschafterin Ende der Todesstrafe in Vietnam

......

Sinh hoạt của Cộng đồng NVTNCS tại CHLB Đức nhân ngày QTNQ 2013

Cơn bão đầu Đông mang theo cái lạnh buốt da từ bắc cực thổi qua Âu châu từ mấy ngày qua đã không làm sờn lòng nhiều người Việt tị nạn yêu nước từ các tiểu bang xa như Bayern, Nordrhein Westfalen, Rheinlandfalz , Hessen, Hamburg,…đáp lời kêu gọi của Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản taị CHLB Đức (LHNVTNCS) kéo về thủ đô Berlin vào ngày 7.12.2013 để tham dự cuộc biểu tình cho nhân quyền Việt Nam và đêm không ngủ hướng về quê hương Việt Nam nhân kỷ niệm 65 năm ra đời của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. 14g30, trước sứ quán CSVN nằm trên đường Elsen thuộc quận Treptow thủ đô Berlin cuộc biểu tình cho nhân quyền Việt Nam được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm do ông Trần Văn Các điểu khiển.  Sau đó, Bác sĩ Trần Văn Tích, Chủ tịch LHNVTNCS tại CHLB Đức, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng đồng bào tham dự và nói lên ý nghĩa và mục đích của cuộc biểu tình trong tinh thần hướng về quốc nội để hỗ trợ đồng bào trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Tiếp theo BS. Trần Văn Tích, Cụ Nguyễn Đình Tâm, đại diện Cộng đồng NVTNCS tại Berlin, tuy năm nay đã 91 tuổi, nhưng hầu như luôn đi đầu trong các sinh hoạt của người Việt tị nạn CS tại Berlin và luôn có mặt trong các cuộc biểu tình, sinh hoạt của người Việt tại CHLB Đức đã ca ngợi tinh thần đồng bào không ngại thời tiết giá rét mùa đồng đã về Berlin cùng đấu tranh cho nhân quyền của dân tộc VN. Để cho người Đức địa phương biết về hiện trạng vi phạm nhân quyền tại VN cũng như những sự lên tiếng bênh vực nhân quyền VN của một số trí thức Đức trong thời gian qua, một mặt, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, Phó chủ tịch LHNVTNCS, bằng Đức ngữ đã trình bày cặn kẽ qua loa phóng thanh cho người Đức chung quanh khu vực biểu tình biết rõ; mặt khác một số người trong đoàn biểu tình cũng đã chia nhau ra các ngã đường để phát những tờ truyền đơn đến cho những người Đức qua lại gần đó. Những vị đại diện của các tổ chức, hội đoàn như Hội Phụ Nữ Văn Hóa VN tại CHLB Đức, Tổ Chức Sinh Hoạt của NVTN tại CHLB Đức, Đảng Việt Tân tại Đức, Cộng đồng NVTN tại München, các hội đoàn NVTNCS tại Köln, Mönchengladbach, Mainz am Rhein,… Cũng đã phát biểu trước đoàn biểu tình với những nội dung lên án nhà cầm quyền CSVN, dù đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cũng như đã ký kết Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn tiếp tục giam giữ những người bất đồng chính kiến, ngăn cấm tù nhân lương tâm được trị bệnh dù bệnh tình của họ rất tồi tệ như tù nhân Mai Thị Dung, Đỗ Thị Minh Hạnh; vẫn tiếp tục để cho CA tra tấn người dân đến chết, mà trường hợp mới nhất là vào ngày 27.11.2013 tại Dak Lak. Thậm chí không cho thân nhân tù nhân lương tâm đem tro cốt về quê an táng khi họ qua đời trong trại giam, mà trường hợp mới nhất là tù nhân chính trị Bùi Đăng Thủy, cựu sĩ quan không quân VNCH, đã qua đời hôm 24.11.2013 tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Đoàn biểu tình còn đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do lập tức cho các tù nhân lương tâm, các nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ ; và thách thức chế độ CSVN chứng tỏ mình thật sự xứng đáng là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ chứ không phải là thành viên của Hội đồng Chà đạp nhân quyền. Hướng tới ngày QTNQ (10.12.2013) đặc biệt năm nay đoàn biểu tình kêu gọi đồng bào khắp nơi cùng góp tay với đồng bào trong nước để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa VN bằng cách: - Hỗ trợ đồng bào trong nước để họ hành xử các "quyền đương nhiên" của con người mà Tuyên Ngôn QTNQ đã minh định. Khuyến khích đồng bào tìm đọc và quảng bá rộng rãi đến người khác khắp cả nước bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền,  Công Ước về các quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Chống Tra Tấn của LHQ. Đây là việc làm được Hội Đồng Nhân quyền LHQ cổ vũ, mà Việt Nam đã trở thành thành viên thì nhà cầm quyền CSVN không có lý do gì để ngăn cấm. - Quảng bá các tin tức đấu tranh, tin tức về hiện tình đất nước và cả những tin tức „thâm cung bí sử“ của CSVN để phá vỡ bưng bít thông tin. Tác động lên tinh thần và ý thức của các đảng viên cộng sản, hầu phong trào bỏ đảng càng ngày càng lan rộng. - Vận động chính giới và các cơ quan truyền thông quốc tế lên án các đàn áp của CSVN ở trong nước để giúp cho phong trào phản kháng lớn mạnh, và tạo áp suất đổi thay lên chế độ. - Hỗ trợ phương tiện và tài chánh cho bà con dân oan và các nhà dân chủ để họ thoát khỏi sự cô lập và bao vây kinh tế của bạo quyền hầu có điều kiện tiếp tục dấn thân cho công cuộc đấu tranh… Xem kẽ những phát biểu là những bài hát đấu tranh đã làm tăng thêm khí thế cuộc biểu tình. 17 giờ, mặt trời cũng bắt đầu đi ngủ, cái lạnh chiều mùa đông Âu châu cũng từ từ gia tăng và trời cũng bắt đầu lất phất những bông tuyết trắng. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ đứng dưới trời đông giá rét; đoàn biểu tình đã thực hiện một cuộc diễu hành ngắn trước khi chấm dứt  buổi biểu tình trước sứ quán CSVN tại Berlin. Sau đó mọi người di chuyển về hội trường nhà thờ St. Aloyslus nằm trên đường Schwyzer thuộc quận Wedding đề dùng bữa cơm chiều do Cộng đồng NVTNCS tại Berlin ủng hộ hầu sau đó tiếp tục sinh hoạt phần hai:  Đêm sinh hoạt và văn nghệ "Hướng Về Quê Hương" Phần 2 của ngày sinh hoạt nhân ngày QTNQ bắt đầu đúng 20 giờ với nghi thức chào cờ Đức - Việt và mặc niệm. Ban tổ chức giới thiệu thành phần quan khách sau khi sơ lược tiết mục. BTC đã mang phần cầu nguyện cho nhân quyền và bình an cho đất nước và dân tộc vào chương trình. Cụ Nguyễn Đình Tâm cùng hai ông Trần Văn Các và Phạm Công Hoàng đảm nhận cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo. Tiếng chuông, mõ hòa vào tiếng kinh cầu khiến cả hội trường để lòng lắng xuống theo. Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà đã dâng buổi cầu nguyện với bài "Kinh hòa bình" sau khi mỗi tham dự viên thắp lên một ngọn nến và mang đặt trên chiếc bàn dài trước sân khấu, tạo nên một hình ảnh thật sinh động, ấm cúng và sâu lắng. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã tỏ ra rất chuyên nghiệp trong vai trò xướng ngôn viên song ngữ. Anh cám ơn ông Hội Trưởng Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức Trần Văn Tích trong vai trò tổ chức hai buổi sinh hoạt. Anh không quên nhắc nhở rằng ông Nguyễn Văn Rị là người gốc Việt duy nhất đã nhận 3 huân chương cao quý cho những nỗ lực to lớn và bền bĩ trong lãnh vực xã hội: Verdienstkreuz của tiểu bang Nordrhein-Westfalen và một của cố Đức Giáo Hoàng Gioan Paulo Đệ Nhị và đặc biệt cám ơn linh mục Anton Đỗ Ngọc Hà đã rất nhiệt tình trong việc vận động việc mượn phòng ốc và tổ chức sinh hoạt. BTC đã cho chiếu lá thư của bà Maria Böhmer, đặc sứ của chính phủ Đức về tị nạn và hội nhập lên màn ảnh vì bà không tới tham dự được để mở đầu phần trình bày của những quan khách Đức. Trong thư bà ca ngợi nỗ lực và sự thành công của lớp trẻ người Việt trong học đường và xã hội nhờ được cha mẹ quan tâm đúng mức. Bà Anita Grossler, thành viên ban chấp hành Hiệp Hội Nạn Nhân Chế Độ Bạo Lực Cộng Sản (UOKG) tại Bá Linh, với sự tháp tùng của phu quân, đã giới thiệu sơ về OUKG và bày tỏ sự đồng cảm với người Việt vì từng cùng chung số phận và sẵn sàng giúp người Việt trong phần việc của bà. Bà đã làm cả hội trường xúc động vì 5 năm tù đày khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản Đông Đức vào thập niên 50 của thế kỷ trước. An ninh Đức đã cướp đứa con từ tay bà khi bà bị bắt khi vừa tròn 20. Sau này gặp lại đứa con đã trưởng thành và trở thành một "người cộng sản" cuồng tín, hai mẹ con bà đã không hiểu được nhau và đành chấp nhận sự thật đó. Con bà đã bị chế độ tròng lên đầu cái vòng kim cô từ thuở lọt lòng và không thoát ra được nữa. Trong chương trình, BTC cũng đã không quên đến những nạn nhân của cơn bão Hải Yến lịch sử ở Philippines và lạc quyên tại chỗ được số tiền lên đến 900 Euro và 300 USD. Vị khách cuối cùng không xa lạ với giới blogger vì ông chính là một blogger năng nổ: Tiến sĩ Josef Bordat. Ông được người Việt biết đến với lòng tri ân khi ông đơn phương lập một kiến nghị thư để thu thập chữ ký trên mạng để vận động chính phủ can thiệp cho nhân quyền tại Việt Nam. Trong phần hỏi đáp cuối chương trình dành cho cử tọa, ông cho biết, nhiều nơi trên thế giới vẫn thiếu nhân quyền, nhưng do một cơ duyên đưa tới, khi ông nghe sự đàn áp hung bạo và rộng khắp đối với giới blogger Việt, đặc biệt là trường hợp 17 thanh niên Công Giáo, vì ông cũng giống như họ là giáo dân CG, trên truyền thông Đức, ông đã quyết định đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Trong lúc cử tọa đang đặt câu hỏi cho các quan khách Đức thì anh Ngô Trí Dũng đã nối mạng được với luật sư Nguyễn Văn Đài để Ls. Đài có thể trực tiếp trò chuyện cùng TS Bordat và bà Grossler. LS. Đài kể về buổi gặp gỡ với đại diện các tòa đại sứ Đức, Thụy Điển và các blogger Việt Nam khác tại Hà Nội dù bị công an liên tục sách nhiễu, cản trở, có lúc bắt chủ một tiệm ăn phải đóng cửa nhằm ngăn cản cuộc gặp gỡ thành hình. LS Đài đã lên tiếng mong mỏi được sự hỗ trợ từ người Đức yêu chuộng tự do và mong sẽ trở lại viếng nước Đức khi Việt Nam hết cộng sản. Trong buổi văn nghệ không kém phần đặc sắc với những bài như "Tiễn em rời K 18", "VN tôi đâu?", "Anh là ai" ... sau khi quan khách Đức ra về, luật sư Lê Thị Công Nhân cũng được nối mạng để trình bày về suy tư của mình trong ngày quốc tế nhân quyền năm nay. Buổi sinh hoạt chấm dứt sau nửa đêm. Rất nhiều người còn ở lại để hàn huyên, chia sẻ với nhau về những vấn đề thời sự nóng hổi của đất nước. Tuy xa quê hương đã rất lâu nhưng con tim Việt Nam trong mọi người vẫn đập cùng nhịp với người đấu tranh cho nhân quyền trong nước. Cộng Đồng NVTNCS tại Berlin đã rất chu đáo trong khâu ẩm thực với những món ăn nóng mặn, chay rất ngon miệng cùng bánh mì sáng, cà phê, trà và nước uống. Bs. Trần Văn Tích, bà Grossler, Tiến sĩ Bordat, Linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà                                                Tiến Sĩ Bordat                                                            Bà Anita Grossler Được biết cùng ngày 7.12.2013, từ 13 giờ đến 14giơ 30 tại thành phố Frankfurt am Mainz, Hội Người Việt Tị Nạn CS tại Frankfurt cũng đã tổ chức một cuộc tuần hành cho nhân quyền VN từ Hauptbahnhof (nhà ga chính) đến khu phố chính Hauptwache. Sau đó là buổi Mít tinh từ 15 giờ đến 18 giờ tại Hauptwache để tố cáo trước dư luận thế giới về những hành vi vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN.
......

Ông Lê Hiếu Đằng Tuyên Bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam

TUYÊN BỐ Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân. Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.             Ngày 04.12.2013                          Lê hiếu Đằng                               (chữ ký) Đôi lời: Vậy là phát pháo lệnh đã nổ! Trước khi bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua, công luận thừa biết màn hài kịch lố bịch sẽ có cái kết ra sao, người ta chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ nào đó, ví như một cuộc biểu tình. Nhưng đã không xảy ra. Phải chăng lòng người đã quá mệt mỏi? Hay nỗi sợ hãi bị đàn áp, trong lúc thiếu sự gắn kết và những “ngọn cờ”? Và Lê Hiếu Đằng đã nhận lãnh vị trí đó, dù cho có thể sẽ là một “ngọn cờ cảm tử”. Thử nhìn lại, khi ông tung ra bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN hoảng hốt tới đâu. Đến những tờ báo thuộc loại có phần “gần dân”, chẳng bao giờ thèm tham gia những cuộc “đánh hôi” của đám báo “lá … chuối chùi khu” như Nhân dân, Quân đội nhân dân, vậy mà cũng được lôi vào trận. Rồi vài tay chân đã lộ hoặc chưa lộ mặt của đảng cũng nháo nhác kêu la, chửi rủa. Nếu đó là cú đòn nhứ, làm cho đảng vội vã tung hết binh lực, thì cú đòn lần này, chắc chắn sẽ làm đảng khó trở tay, nhất là ngay giữa lúc bữa tiệc hân hoan mừng Hiến pháp mới vừa được bày biện. Nó sẽ như cái tát vào ngay giữa những cái miệng bóng nhẫy đang nhồm nhoàm gặm dở khúc sườn, đùi. Ban bí thư sẽ chụm đầu bàn bạc, Ban Tuyên giáo sẽ có những chỉ thị ngầm, …? Liệu có nên công khai phản công như lần trước, hay nín lặng, vì không khéo thì “lợi bất cập hại”? Không lẽ lại lần nữa phải huy động cỗ máy khổng lồ chỉ để chống lại một Lê Hiếu Đằng đơn độc, đang mắc trọng bệnh? Hay là để dành binh lực, chờ cú đòn nặng hơn, của một tập thể, chẳng hạn? Cho nên, sẽ phải bóp đầu, căng tai nghe ngóng, phán đoán xem liệu hiệu ứng của cú đòn này sẽ lan tỏa tới đâu. Bởi vì Một phong trào bỏ đảng nếu như được dấy lên, ngay vào lúc này, sẽ là cái giá phải trả đau đớn nhất, mối đe dọa lớn nhất trong lịch sử 83 năm vinh – nhục của ĐCSVN. BT   Nguồn: diendanxahoidansu
......

Người Trung Quốc Lập Xóm, Lập Phố Và Sẽ Lập Gì Nữa?

Đôi lời: Đã từ nhiều năm nay, có một tài liệu tiết lộ những bí mật kinh hoàng, được lưu truyền trên mạng, rồi rất nhiều người dân, trong đó có cả các cán bộ đảng viên, đã tự in ra, phát tán, trao đổi, bán tín bán nghi, rồi lo lắng. Tài liệu đó chứa nội dung được cho là ghi lại một cuộc bàn bạc giữa cơ quan tình báo hai nước Trung – Việt về một kế hoạch trong nhiều năm, để ngấm ngầm đưa Việt Nam dần trở thành một khu tự trị của Trung Quốc. Nghe như chuyện giả tưởng! Thế nhưng, hãy thử nhìn vào bao nhiêu diễn biến liên quan trong nhiều năm qua, những hiện tượng tuy mới là bề nổi, không thể kể hết, trong một xã hội bị bưng bít thông tin bậc nhất thế giới, cũng đã khiến ta vô cùng lo ngại, để mà suy ngẫm. BT (diendanxahoidansu)   Dân trí Thứ Bẩy, 30/11/2013 – 07:38 (Dân trí) – Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”. (Minh họa: Ngọc Diệp) Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng… Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ. Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người. Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó. Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được. Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa – Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp. Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này. Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ. Lê Chân Nhânhttp://dantri.com.vn/blog/nguoi-trung-quoc-lap-xom-lap-pho-va-se-lap-gi-...
......

Người việt cộng Xấu Xí

Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề. Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/đúng/sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này? Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế? Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi. Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”. Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,... Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa? Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới. Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?! Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân! Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sàigòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan. Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?      Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng…      Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.        Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác!        Vì chúng ta lương thiện. Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.       Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.     Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật. Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản. Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng. Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt. Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp! … còn rất nhiều tin. Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó. Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.        Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu,thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém. Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:      - Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.      - Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?      - Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi! Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi. Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc. Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản. Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém! Nghe nói cụ Tản Đà có câu: Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn! Cho nên quân ấy mới làm quan. Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại. Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế? Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa? Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?      Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống, mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta? Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không? Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta - những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách, nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực, một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng. Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.      Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?      Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động. Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à?      Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?     Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,... để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?       Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa. Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử. Bổ sung:     Sau khi bài này được upload, tôi (Hanwonders) nhận được khá nhiều comments và cả messages. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1 ý: "Vậy bạn có hèn không?" He...he...       Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là "các bạn", tôi gọi là "chúng ta". Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?      Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây!      Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái "không biết/chưa biết" đến cái "biết" nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu.       Và tôi hiểu, cái "biết" của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Đúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết "tự sướng", không biết "thủ dâm tinh thần" thì quả thực là ngu còn hơn... cừu! He he... Bổ sung tiếp: "... Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không?    Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây..." (tríchcomment@khongnoibiet). "....Chị Hân đã "chẩn" được bệnh mà không tìm được thuốc chữa chỉ vì chưa có... đám đông! Cái mà tưởng là bất trị đó rồi cũng sẽ bùng vỡ chỉ... đau là càng kéo dài hơn thì càng tang thương hơn và vực lại được cũng bị khó khăn lâu dài hơn! Sự thực trước sau thì cũng quan nhất thời, dân vạn đại; với 1 đời người thì thấy lâu dài nhưng với lịch sử thì vẫn là quá ngắn. Chả thế mà dân tộc và đất nước đã từng bị một ngàn năm Bắc thuộc. Chả lẽ chế độ bạo ngược thời xưa ít bạo ngược hơn chế độ bây giờ? Chả lẽ người việt nam xưa ít hèn, ít khổ hơn người việt nam bây giờ?? Nhưng thú thực là entry chị viết quá hay, quá đúng và đầy nghẹn ngào. Không phải đơn giản là cao hứng nhất thời mà là cả một sự trăn trở đớn đau! Soi gương nên cũng thấy mình!..."...(trichnhuhoa) (Source: blog Hanwonders, từ Viet nam)
......

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn gặp gỡ bà Vera Lengsfeld – Stasi-Tochter / Dissidentin / Politikerin

Bad Sobernheim, 19.11.2013 - Đáp lời mời của hội Konrad-Adenauer-Stiftung ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, phó chủ tịch Liên Hội (www.lienhoinvtn.de), đến tham dự buổi thuyết trình và giới thiệu tác phẩm „Ich wollte frei sein. – Die Mauer, die Stasi, die Revolution“ của bà Vera Lengsfeld.   Vera Lengsfeld sinh năm 1952 tại Thüringen. Là con gái của một sĩ quan mật vụ (Stasi-Offizier) bà đã được giáo dục trong tinh thần của chế độ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED-Regime). Mặc dầu vậy, bà đã sớm có những hồ nghi về thể chế này.  Khi mới bước vào tuổi trưởng thành bà Vera Lengsfeld đi đến quyết định hoạt động trong phong trào đòi hỏi dân quyền. Bà đã bị cấm hành nghề, bị tù đày và bị trục xuất. Khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 09.11.1989 bà Lengsfeld trở về quê quán và bắt đầu sự nghiệp chính trị gia và là nhà đấu tranh cho tự do và dân chủ. Càng đau khổ hơn khi bà được biết, chính chồng bà (ông Knud Wollenberger) đã làm mật vụ Stasi theo dõi bà nhiều năm. Trong phần thuyết trình bà Vera Lengsfeld nhận định rằng, sau khi chế độ độc tài cộng sản Đông Đức sụp đổ một thời gian người ta thường xuyên loan truyền những huyền thoại để đánh bóng và giảm bớt đi phần gian ác và thâm độc của thể chế này, thí dụ như: Đảng và nhà nước SED lo cho người dân từ lúc sinh ra đến khi chết. Trong thực chất đây là „độc tài chăm sóc“ („betreute Diktatur“), vì họ kiểm soát nghiêm ngặt dân chúng bằng nhiều cơ chế mang mầu sắc đáp ứng nhu cầu của người dân từ lúc chào đời, vào vườn trẻ, nhập học, học nghề đến khi hành nghề… Nhưng để luồn lách và sống còn  cũng như có cơ hội quy tụ và tâp trung xuống đường …, những thành phần đối lập đã có sáng kiến dùng chính những ngày lễ lớn của chế độ, khi có buổi mít-tinh và diễn hành, để gặp nhau trên đường phố và phổ biến trên những bích chương và biểu ngữ hiến pháp của nhà nước Đông Đức như § 27: „ Mỗi người dân Cộng Hòa Dân Chủ Đức có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận“ hoặc là: „Tự do luôn luôn có nghĩa là tự do của những người bất đồng chính kiến“ (Rosa Luxemburg). Ngoài ra, các phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ còn quy tụ tại và chung quanh nhà thờ Nikolai (Nikolaikirche) để cầu nguyện và yểm trợ tinh thần cho nhau. Càng ngày càng đông người, từ vài trăm đến vài ngàn, từ vài chục ngàn đến mấy trăm ngàn và sau cùng là cả triệu người. Trong vòng hai tháng „bức tường ô nhục“ đã bị sức mạnh biểu tình của quần chúng đẩy sập.   Đến phần thảo luận sôi nổi bà Vera Lengsfeld đã cho các thính giả biết thêm những dữ kiện về một số tay trùm cộng tác với Stasi, điển hình như luật sư Gregor Gisy, mà sau này y đã thành công len lỏi vào được Quốc Hội Liên Bang dưới dạng đảng Die Linke để tiếp tục thi hành những thủ đoạn mị dân, tuyên truyền xuyên tạc và bóp méo lịch sử đàn áp dã man của thể chế SED. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã trình bầy với bà Vera Lengsfeld và cử tọa những ưu tư của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Đức như sau: Là người tỵ nạn Công Sản Việt Nam chúng tôi hạnh phúc được Cộng Hòa Liên Bang Đức thâu nhận. Chúng tôi vui mừng được chứng kiến cuộc cách mạng không đổ máu tại Đông Đức, nhưng chúng tôi vẫn còn băn khoăn và trăn trở, vì, mặc dầu đang được sống trong một quốc gia pháp quyền, môt số đồng hương  trong cộng đồng người Việt tại Đức vẫn bị thao túng bởi Cộng Sản Việt Nam một cách tinh vi bằng những hạ tầng cơ sở và cơ chế theo dõi rập theo khuông mẫu Stasi, kiểm soát, tạo áp lực, gây sợ hãi và hoang mang hoặc hăm dọa người thân còn tại Việt Nam. Bà Vera Lengsfeld cho biết chế độ SED đã cư xử tồi tệ với người Việt Nam lao động hợp tác. Chế độ cấm họ giao du với người bản xứ. Nếu họ có mối tương giao và mang thai thì họ phải phá thai hoặc phải bị trục xuất về nước. Sau khi „bức tường ô nhục“ sụp đổ người Việt lao động hợp tác bị Đảng Cộng Sản Việt Nam bỏ rơi, tòa đại sứ cũng không màng đến và xã hội Đông Đức trong giai đoạn chuyển tiếp cũng không có đủ khả năng tạo điều kiện tích cực để con người tiến thân. Bà Vera Lengsfeld cho rằng, đây là một trang sử đầy bất công, đầy đau thương và ít ai màng để ý đến… Để thật sự có một thể chế tự do, dân chủ và nhân quyền lâu dài mọi người dân cần ý thức giá trị chân chính của sự tự do là lãnh trách nhiệm của mình để xây dựng một xã hội công bằng. Ghi chú: Sách của Vera Lengsfeld (http://www.vera-lengsfeld.de/home.php): „Virus der Heuchler. Innenansicht aus Stasi-Akten“ (1992) „Von nun an ging’s bergauf. Mein Weg zur Freiheit“ (2002) „Ich wollte frei sein. Die Mauer, die Stasi, die Revolution “ (2011)http://www.herbig.net/gesamtverzeichnis/sachbuch/einzelansicht/product/f...       Minh-Hoài tường thuật  
......

Chính giới Đức chúc mừng ông Nguyễn Văn Rị được trao tặng Huân chương

Dr. Günter Krings Dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức Quốc Phó chủ tịch khối CDU/CSU thuộc Quốc hội Liên Bang Đức quốc Chủ tịch Đảng CDU tại Mönchengladbach   Nguyễn Văn Rị Dahlener Str. 687 41236 Mönchengladbach                            Berlin, ngày 07 tháng 11 năm 2013 Kính thưa Ông Nguyễn Văn Rị, Tôi xin chân thành cám ơn ông đã gửi bức thư đầy cảm mến nhân dịp tôi được tái đắc cử vào Quốc Hội Liên Bang Đức vào ngày 22.09.2013 vừa qua. Tôi rất vui về những lời chúc mừng mà ông đã thay mặt Hội Người Việt Tỵ Nạn ở Mönchengladbach gửi đến tôi. Hôm nay là dịp đặc biệt để tôi gửi đến ông những lời chúc mừng và cảm tạ, vì hôm nay ở thủ phủ Düsseldorf ông nhận Huân Chương Công trạng "Dấn thân cho tha nhân" của tiểu bang Nordrhein-Westfalen do chính nữ thủ tướng tiểu bang trao tặng. Đáng tiếc tôi không tới tham dự được vì tôi đang trong quá trình thương lượng ở Berlin để đi đến chính phủ liên hiệp liên bang. Tôi hy vọng ông thông cảm cho tôi. Từ thủ đô Berlin tôi xin chia xẻ niềm vui và lòng cảm phục trước những việc làm thiện nguyện đa diện và một đời sống rất đặc biệt của ông.  Ông vượt biên năm 1981 trong hoàn cảnh bi thảm. Ông và gia đình, với bé gái sơ sinh, đã lênh đênh nhiều ngày trên biển cả trên một chiếc thuyền trước khi được tàu Cap Anamur cứu vớt. Ông đã bất chấp mọi hiểm nguy để quyết định chọn tự do thay cho sự kềm kẹp của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Tôi rất cảm phục sự can đảm này. Vào năm 1982 ông tới Mönchengladbach và học nghề kim khí để sinh sống. Song song ông đã giúp đỡ để các đồng hương cũng cùng hội nhập vào xã hội Đức. Với những nỗ lực này ông đã góp phần rất quan trọng vào việc là khoảng 1.500 người Việt đã tìm thấy ở Mönchengladbach như là quê hương thứ hai. Là chủ tịch của Hội Người Việt tỵ nạn tại Mönchengladbach ông đã và đang hy sinh rất nhiều công sức. Nhưng không chỉ ngừng ở đây, Ông còn là thành viên của ban chấp hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Trong trách nhiệm này chắc ông đã nhiều lần đặt câu hỏi làm cách nào để đạt được kết quả tốt đẹp trong tiến trình dân chủ hóa ở quê hương của ông. Điểm đặc biệt tôi thấy là ông không chỉ lo cho người Việt Tỵ Nạn, mà hoạt động của ông còn đi khá xa hơn nữa trên toàn thế giới để xoa dịu nỗi đau khổ của đồng loại. Một ví dụ điển hình là mới đây Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn đã quyên góp được 5000,- € để giúp cho các nạn nhân bão lụt ở miền Nam và miền Đông nước Đức. Tất cả những việc làm thiện nguyện trên cho thấy ông xứng đáng nhận Huân Chương này. Tôi xin gửi đến ông những lởi chúc tốt đẹp nhất cho những việc làm thiện nguyện trong tương lai. Tôi xin cám ơn ông đã gửi thư mời tham dự Tết Nguyên Đán ở Mönchengladbach vào ngày 08.02.2014 tại Neuwerker Mehrzweckhalle. Tôi xin ghi nhận và sẽ thông báo vào những ngảy đầu năm 2014 cho ông biết chắc chắn tôi có đến được hay không. Bởi những kinh nghiệm tốt đẹp trong quá khứ (tôi nhớ đến buổi tổ chức với Dr. Rupert Neudeck) nên ngay bây giờ tôi đã cảm thấy vui được tham dự Hội Xuân sang năm. Kính chào thân ái, Dr. Günter Krings Ngọc Hòa lược dịch ***** Dr. Günter Krings Mitglied des Deutschen Bundestages Stellv. Vorsitzender der CDU/CSU-Bundestagsfraktion Kreisvorsitzender der CDU Mönchengladbach Büro Mönchengladbach Franz-Meyers-Haus Regentenstrasse 11 41061 Mönchengladbach Büro Berlin Jakob-Kaiser-Haus Platz der Republik 1 11011 Berlin HerrnNguyen Van Ri Dahlener Str. 687 41236 Mönchengladbach                                                                                                                      Berlin, 07.11.2013 Verleihung des Verdienstordens des Landes Nordrhein-Westfalen Sehr geehrter Herr Nguyen, für Ihr freundliches Schreiben anlässlich meiner erneuten Wahl in den Deutschen Bundestag am 22.September 2013 danke ich Ihnen recht herzlich. Über die Gratulation, die Sie mir im Namen des Vereins der vietnamesischen Flüchtlinge in Mönchengladbach ausgesprochen haben, freue ich mich sehr.   Mir ist es heute aber ein besonderes Anliegen, Ihnen meine Glückwünsche und meinen ganz herzlichen Dank zukommen zu lassen. Denn Sie werden heute in Düsseldorf von der Ministerpräsidentin mit dem Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen ausgezeichnet. Zu meinem großen Bedauern kann ich an der Verleihung und dem anschließenden Empfang nicht teilnehmen, da ich durch die Koalitionsverhandlungen in Berlin gebunden bin.. Daher bitte ich für mein Fernbleiben um Ihr Verständnlis. Doch auch aus der Hauptstadt möchte ich meine Freude und Hochachtung über diese Ehrung zum Ausdruck bringen, mit der Ihr vielfältiges Engagement und Ihr außergewöhnlicher Lebensweg eine angemessene Würdigung erfährt. Sie haben 1981 Ihre Heimat Vietnam unter dramatischen Umständen verlassen. Mehrere Tage haben Sie mit Ihrer Familie, insbesondere mit Ihrer neugeborenen Tochter, in einem Boot auf dem Meer verbracht, bevor Sie von der Cap Anamur aufgenommen wurden. Sie haben sich für die Freiheit und gegen kommunistische Unterdrückung entschieden. Dabei sind Sie hohe Risiken eingegangen. Dieser Mut nötigt mir unverändert großen Respekt ab. 1982 sind Sie dann nach Mönchengladbach gekommen und haben mit der Umschulung zum Schlosser den Grundstein für eine neue Existenz gelegt. In der Folge lag Ihnen das Schicksal Ihrer vietnamesischen Landsleute am Herzen. Von Anfang an haben Sie sich für die Integration der Flüchtlinge in die deutsche Gesellschaft eingesetzt. Mit Ihrem Engagement haben Sie ganz entscheidend dazu beigetragen, dass etwa 1.500 Vietnamesen in unserer Stadt eine zweite Heimat finden konnten. Als Vorsitzender des Vereins der vietnamesischen Flüchtlinge in Mönchengladbach haben Sie sich um diese Gemeinschaft verdient gemacht. Aber Ihr Wirken beschränkt sich längst nicht nur auf den Niederrhein. Als Schatzmeister nehmen Sie eine tragende Rolle im Bundesverband der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland ein. In dieser Funktion stellen Sie sich nicht zuletzt der bedeutenden Frage, in welcher Weise eine demokratische Entwicklung in Ihrem Heimatland wirkungsvoll befördert werden kann.   Besonders beachtenswert erscheint mir, dass sich Ihr Blick nicht auf die vietnamesischen Flüchtlinge beschränkt. Ihr Einsatz geht vielmehr weit darüber hinaus. So haben Sie eine Fülle von Projekten in der ganzen Welt unterstützt, mit denen die Not von Menschen konkret gelindert werden konnte. Aus der jüngsten Vergangenheit möchte ich exemplarisch auf die Intiative des Bundesverbandes der vietnamesischen Flüchtlinge in diesem Sommer hinweisen, bei der über 5.000,-€ für Flutopfer in Süd- und Ostdeutschland gesammelt wurden. Alle diese Aspekte unterstreichen, warum Sie diese Auszeichnung für besondere Verdienste um das Land Nordrhein-Westfalen und seine Bevölkerung verliehen bekommen.   Meine besten Wünsche begleiten Sie und Ihre ehrenamtlichen Tätigkeiten natürlich auch in der Zukunft. So danke ich Ihnen herzlich für die freundliche Einladung zum Neujahrsfest der Mönchengladbacher Vietnamesen am 08. Februar 2014 in der Neuwerker Mehrzweckhalle. Diesen Termin werde ich mir vormerken und Ihnen Anfang des neuen Jahres eine definitive Rückmeldung geben. Nach den angenehmen Erfahrungen in der Vergangenheit, ich denke nur an die Veranstaltung mit Rupert Neudeck, freue ich mich aber bereits jetzt auf diesen Abend. Mit freundlichen Grüßen Dr. Günter Krings ************ Dr. Philipp Rösler chúc mừng ông Nguyễn Văn Rị được chính quyền Đức Nordrhein-Westfalen trao tặng Huân chương Dr. Philipp Rösler Phó Thủ Tướng Cộng Hòa Liên Bang Đức Bộ Trưởng bộ Kinh Tế Chủ Tịch Đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) Nguyễn Văn Rị Dahlener Str. 687 41239 Mönchengladbach                                                                                      Berlin, ngày 02 tháng 11 năm 2013 Kính thưa Ông Nguyễn Văn Rị, Thay mặt Đảng Tự Do Dân Chủ và cá nhân tôi xin nồng nhiệt chúc mừng ông nhận được Huân Chương công trạng „Dấn thân cho tha nhân“ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen. Trao tặng Huân Chương này là nói lên sự công nhận những nỗ lực đặc biệt của ông trong tiểu bang Nordrhein-Westfalen. Ông là gương sáng cho nhiều người, vì ông đã giúp đỡ và dấn thân vô vụ lợi cho đồng loại. Ông bảo vệ những giá trị cao đẹp như: nhân bản, công bình, đoàn kết, khoan dung và lòng can đảm dám đứng ra gánh vác việc những công việc cho lợi ích chung. Là thành viên trong ban điều hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức ông đã lo lắng đặc biệt cho những nhu cầu của người Việt ở Đức nói chung và ở tiểu bang Nordrhein-Wstfalen nói riêng. Qua rất nhiều những đóng góp ông đã giúp cho xã hội chúng ta phát triển tốt đẹp và đất nước tràn đầy ý nghĩa sống. Một lần nữa tôi xin được nói lên đây lời cảm tạ chân thành nhất và tôi xin kính chúc riêng ông mọi điều tốt đẹp và may mắn. Kính chào thân ái, Dr. Philipp Rösler Ngọc Hòa chuyển ngữ ******Staatsministerin Prof. Dr. Maria Böhmer MdB chúc mừng Ông Nguyễn Văn Rị được ân thưởng Huân chương „Dấn thân cho con người“ (Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen).   Kính thưa Ông Nguyễn Văn Rị,   Tôi xin được nồng nhiệt chúc mừng ông nhận giải „Dấn thân cho con người“ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen vào ngày 07 tháng 11 năm 2013. Cách đây hơn 30 năm, là một thuyền nhân ông đã từ Việt Nam đến Đức Quốc và đã tìm thấy ở Mönchengladbach một quê hương. Ông là gương sáng cho rất nhiều người; những người này đã đến Đức trong những trường hợp tương tự như ông, thường thì họ đã gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn, để được sống trong tự do và an toàn. Đường đời của ông chứng minh rằng: Với quyết tâm, đam mê và chăm chỉ thì sẽ thành công trên đất nước chúng ta. Kinh nghiệm này ông đã truyền đạt lại cho các con. Tất cả 7 người con đã có được một viễn ảnh tốt đẹp hơn cả sự hy vọng của ông. Đó thật là một niềm hãnh diện. Sự dấn thân không mệt mỏi và bất vụ lợi của ông để cùng đồng hương hội nhập vào nước Đức và những công tác thiện nguyện cho giáo hội công giáo là những thí dụ điển hình cho nhiều người khác.  Hôm nay tôi  xin đuợc chân thành cám ơn ông về những việc làm này. Cá nhân tôi xin kính chúc ông cùng gia quyến mọi sự tốt đẹp và hy vọng rằng ông vẫn luôn thành công trong những công việc thiện nguyện. Kính chào thân ái, Prof. Dr. Maria Böhmer Ngọc - Hòa chuyển ngữ *** **** Stellvertretende Ministerpräsidentin Sylvia Löhrmann verleiht den Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen an Nguyen Van-Ri    http://www.ttdq.de/node/937#overlay=node/937/edit
......

Một số nguyên tắc hoạt động của Diễn đàn Xã hội Dân sự

Diễn đàn Xã hội Dân sự, sau đây gọi là Diễn Đàn, hoạt động vừa tròn hai tháng.   Mục tiêu duy nhất của Diễn Đàn là để nâng cao dân trí, tạo cơ hội học tập, tranh luận lành mạnh và tiến hành nhiều loại hoạt động nhằm “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa.”   Diễn Đàn vừa chọn một Nhóm Cố vấn và chỉ định một Nhóm Trị sự để giúp Diễn Đàn hoạt động hiệu quả hơn. Các nhóm này thường xuyên được bổ sung bởi những người nhiệt tình, có điều kiện tham gia. Nhân dịp hai tháng tuổi có lẽ cũng nên đưa ra để thảo luận nhằm hình thành những nguyên tắc hoạt động của Diễn Đàn và các giá trị mà Diễn Đàn coi trọng và mong muốn được nhiều người, nhiều tổ chức cũng coi là của mình. 1. Những nguyên tắc hoạt động của Diễn Đàn. Diễn Đàn và các thành viên hoặc tổ chức thành viên của Diễn Đàn tuân thủ 9 nguyên tắc chính sau đây trong hoạt động của mình bên trong Diễn Đàn:   a) Hợp pháp: Diễn Đàn và các thành viên của nó hoạt động một cách hợp pháp, tôn trọng pháp luật, không chống nhà nước, không nhằm chống bất cứ ai hay bất cứ tổ chức nào. Tính hợp pháp nêu ở đây được hiểu là sự phù hợp với các công ước quốc tế, với các quyền con người, với Hiến pháp, các Luật và các văn bản dưới luật nếu chúng không mâu thuẫn với các văn bản có hiệu lực cao hơn. Nói cách khác Diễn Đàn hoạt động theo nguyên tắc: mọi người dân có quyền quyền bất tuân những quy định vi hiến, vi phạm luật quốc tế, vi phạm các văn bản pháp luật cao hơn trong việc thực hiện các quyền (con người và công dân) của mình và coi việc thực thi các quyền đó là hợp pháp và đồng thời tích cực đề xuất, tìm cách sửa chúng cũng như mạnh mẽ lên tiếng đòi sửa đổi chúng nhằm đảm bảo các quyền con người.   b) Tự trị: tất cả các thành viên của Diễn Đàn đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong hoạt động của Diễn Đàn, không ai có thể yêu cầu một thành viên làm một việc mà thành viên đó không muốn. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc của Diễn Đàn, mỗi thành viên hay mỗi nhóm thành viên hoạt động một cách tự trị với sự sáng tạo, sáng kiến và cách làm của riêng mình nhằm đạt mục tiêu của Diễn Đàn. Diễn Đàn tôn trọng và khuyến khích sự tự trị đó.   c) Chính danh: Tất cả các thành viên của Diễn Đàn hoạt động một cách chính danh và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Việc sử dụng bút danh, nghệ danh là có thể miễn là chúng xác định rõ người mang bút danh hay nghệ danh đó. Mọi hình thức nặc danh, mạo danh đều không được Diễn Đàn chấp nhận.   d) Công khai: Diễn Đàn là mở và hoạt động công khai. Không có gì cần che giấu và đây cũng là nguyên tắc cho mỗi thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn.   e) Bất bạo động: Diễn Đàn và các thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn tuân thủ nguyên tắc bất bạo động. Nguyên tắc bất bạo động gồm có 2 khía cạnh. Thứ nhất, Diễn Đàn và các thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn không sử dụng bạo lực để nhằm đạt được mục tiêu của mình. Thứ hai, Diễn Đàn và các thành viên trong hoạt động của Diễn Đàn dùng mọi biện pháp bất bạo động, hợp pháp của mình, cùng những người hay tổ chức khác, để thuyết phục những người chủ trương bạo động thay đổi chủ trương của họ, để ngăn cản, chống lại hành động bạo lực của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Bạo lực không chỉ là việc dùng sức mạnh thể xác, vũ khí mà cả việc dùng từ ngữ ác khẩu, gây hận thù, kích động bạo lực cũng được coi là hành động bạo lực và phải tránh. f) Khoan dung: chấp nhận những ý kiến khác nhau, nhất là tôn trọng các ý kiến thiểu số, là nguyên tắc bắt buộc nếu chúng ta muốn xây dựng một nền dân chủ đa nguyên. g) Chân thật: Diễn Đàn và các thành viên bên trong Diễn Đàn tuân thủ nguyên tắc chân thật. Mọi thông tin đều cần kiểm chứng ở mức chính xác nhất có thể. Mọi sự ngụy tạo, giả mạo, bóp méo, dối trá đều không được chấp nhận. h) Tin cậy: Tin cậy lẫn nhau là một nguyên tắc, nó không khuyến khích bất cứ thủ tục, biện pháp nào gây ra sự ngờ vực. Diễn Đàn không sợ sự thâm nhập của bất kỳ lực lượng nào (kể cả lực lượng an ninh) vào Diễn Đàn, thậm chí họ được hoan nghênh miễn là họ tuân thủ các nguyên tắc chính của Diễn Đàn và tán thành mục tiêu của Diễn Đàn như bất cứ thành viên nào khác.   i) Đoàn kết: xây dựng tinh thần đoàn kết trong hoạt động của các nhóm, của toàn Diễn Đàn; đoàn kết với các nhóm và tổ chức khác nhất là khi một thành viên nào đó, hay bất cứ ai bị ngược đãi. 2.  Hoạt động của Diễn Đàn   Diễn Đàn không phải là một tổ chức có thứ bậc, không ai là cấp trên của người khác. Hoạt động quan trọng nhất của Diễn Đàn là hoạt động kết nối (các nhóm, các tổ chức sẵn có và các nhóm các tổ chức mới ra đời). Về mặt kỹ thuật nó hoạt động như một mạng, một “hệ thống tự tổ chức”, trong đó các “lãnh đạo”, những người hoạt động tích cực, có ý tưởng hay được nhiều người chấp nhận, sẽ tự “nổi lên” như các nhân vật trung tâm.  Nói cách khác Diễn Đàn hoạt động một cách thực sự dân chủ. Nhóm  trị sự chỉ làm công việc thuần túy kỹ thuật và sự vụ (nhận bài, chuyển bài, đăng bài, chuyển thông tin) và không có chức năng quản lý hay quản trị nào cả. Diễn Đàn hoạt động trên cơ sở chia sẻ các giá trị chung như tự do, dân chủ, pháp trị, các quyền con người và tuân thủ một số nguyên tắc chính được nêu ở trên.   Do nguyên tắc tự trị, các thành viên hoặc các tổ chức thành viên của Diễn Đàn có thể có rất nhiều hoạt động phong phú khác nhau, trên các địa bàn khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau, có thể có những mục tiêu khác nhau nhưng có chung một mục tiêu được nhắc tới ở trên và tuân thủ các nguyên tắc chung, thí dụ các nguyên tắc nêu trên (và có thể thêm các nguyên tắc đặc trưng riêng của mỗi nhóm, thí dụ nhóm trẻ, nhóm phụ nữ, nhóm môi trường, nhóm sinh viên vân vân hay mỗi địa bàn, địa phương) nhằm từng bước đạt mục tiêu của Diễn Đàn. Chính vì thế mục này không thể có tham vọng nêu dù chỉ một phần nhỏ của các hoạt động có thể của Diễn Đàn. Thay cho việc nêu những hoạt động này, một việc không thể, dưới đây chỉ nêu vài thí dụ có tính gợi mở mà thôi. a) Mảng “công tác xã hội”- hoạt động để cải thiện tình hình trong mọi lĩnh vực, mọi nơi   Đây là lĩnh vực hoạt động (cũng được gọi là công tác xã hội) có lẽ phong phú nhất, sáng tạo nhất và quan trọng nhất của các thành viên, các nhóm thành viên của Diễn Đàn. Bất cứ hoạt động hợp pháp nào có thể trực tiếp cải thiện tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường của thành viên, của nhóm thành viên hay của các cộng đồng, các tổ chức nơi thành viên hoạt động là những hoạt động mà Diễn Đàn khuyến khích việc thực hiện hay việc kết nối, hợp tác với các nhóm, các tổ chức khác để thực hiện. Sau đây chỉ là vài thí dụ gợi ý:   * Giữ gìn vệ sinh công cộng và tập thể dục nâng cao sức khỏe (trong nhà máy, trường học, làng xóm, tổ dân phố) vận động người dân giữ vệ sinh nâng cao sức khỏe, không vứt rác, vân vân là việc mà các thành viên và nhóm thành viên có thể thúc đẩy, kêu gọi người dân tham gia, thậm chí tổ chức các đợt dọn vệ sinh ở nơi công cộng (bờ hồ, công viên, quanh các khu công nghiệp). Mở rộng thành các hoạt động bảo vệ môi trường quy mô hơn.   Các sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động của chính tổ chức mình (nhà trường, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, vân vân) để tiết kiệm, chống lãng phí,  góp phần cải thiện tình hình làm lợi cho tổ chức của mình và cho chính mình. * Vận động mọi người tham gia giao thông một cách văn minh, tuân thủ quy định giao thông để tránh ách tắc và tai nạn giao thông. * Bảo vệ quyền của người dân, người tiêu dùng. * Bảo vệ, trợ giúp (tinh thần, tài chính, y tế, pháp lý) cho những người bị ngược đãi.   * Đào tạo kỹ năng cho các thành viên và những người có nhu cầu trong thời gian ngắn (thí dụ về tin học như sử dụng email, vượt tường lửa, vân vân). * Dạy học thiện nguyện cho những trẻ em và người lớn không có điều kiện đến các trường lớp chính quy (bao gồm dạy văn hóa, ngoại ngữ và các kỹ năng sống, làm việc, giao tiếp,…). * Tham gia chống tham nhũng (thu thập thông tin, củng cố chứng cứ, hợp tác với báo giới, …) * Diễn  Đàn cố gắng hết sức để có sự ủng hộ, sự hợp tác hoặc chí ít sự không cản trở của Chính quyền (vì sự cản trở công tác xã hội ích nước lợi dân như vậy sẽ làm mất uy tín và có hại cho Chính quyền) đối với những loại hoạt động kể trên và rất nhiều những hoạt động cụ thể, trực tiếp, không thách thức chính quyền và hoàn toàn hợp pháp này nhưng chúng mang lại sự cải thiện tình hình ngay tức khắc. Những “công tác xã hội” loại này tùy thuộc vào sáng kiến, sự sáng tạo của các thành viên và nhóm thành viên của Diễn Đàn, và thoạt nhìn chúng có vẻ không liên quan trực tiếp đến mục đích của Diễn Đàn, nhưng xét kỹ thì chúng rất liên quan, thậm chí có tầm quan trọng quyết định đến dân chủ hóa và sự bền vững của nền dân chủ một khi đã được thiết lập nếu có một phần đáng kể của dân cư thường xuyên tham gia. b) Mảng vận động chính sách – hoạt động nhằm góp phần cải cách thể chế * Tham gia phân tích các luật, các thể chế, các chính sách hiện hành   * Tham gia tích cực vào quá trình hình thành chính sách, góp ý sử đổi hoặc xây dựng mới các dự án luật các thể chế, chính sách (việc này rất lợi cho nhà nước vì khi nhiều người tham gia sẽ làm cho chính sách thực tế hơn và việc thực thi chính sách hiệu quả hơn).   * Thảo luận, công bố và cùng các tổ chức khác kiến nghị với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, khi cần có thể có những hình thức gây áp lực một cách ôn hòa khác với các cơ quan này để buộc họ xem xét nghiêm chỉnh ý kiến của tập thể thành viên Diễn Đàn. c) Hoạt động nâng cao dân trí gắn với trang thông tin của Diễn Đàn * Tham gia viết bài cho trang thông tin * Tham gia thảo luận, tranh luận về các chủ đề khác nhau của Diễn Đàn * Giảng hay đào tạo về những vấn đề cụ thể cho các đối tượng khác nhau d) Xây dựng và mở rộng Diễn Đàn * Vận động, giới thiệu người tham gia Diễn Đàn; kết nối các nhóm, các tổ chức khác với Diễn Đàn * Tích cực tham gia vào các hoạt động khác nhau của Diễn Đàn * Vận động toàn dân ủng hộ và tham gia vào những việc do Diễn Đàn, các nhóm trong Diễn Đàn khởi xướng   Trên đây là vài nét về Diễn Đàn Xã hội Dân sự. Diễn Đàn cần hoạt động liên tục, thậm chí ngay cả khi đã có dân chủ thực sự với mục tiêu thay đổi nhằm củng cố, bảo vệ, duy trì và phát triển nền dân chủ, và lâu dài. Chính vì thế các giá trị, các nguyên tắc và sự hoạt động của Diễn Đàn sẽ được hoàn thiện với sự trao đổi và đóng góp tích cực của tất cả mọi người./. Diễn đàn Xã hội Dân sự * * * http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/11/23/thong-bao-2/ THÔNG BÁO Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đã chọn: A) Một Nhóm Cố vấn gồm các vị sau: 1) Nguyễn Đình Đầu (nhà nghiên cứu, Tp. HCM) 2) Lê Hiếu Đằng (luật gia, HCM) 3) Hà Sĩ Phu (Ts. Nguyễn Xuân Tụ, Đà Lạt) 4) Nguyên Ngọc (nhà văn, Hội An) 5) Nguyễn Huệ Chi (Gs. Hà Nội) 6) Chu Hảo (PGs, Ts. Hà Nội) 7) Nguyễn Quang A (Hà nội) 8) Đinh Xuân Quân (Ts. Hoa Kỳ, Afganistan) Các cố vấn: tự mình đưa ra lời khuyên cho Nhóm Trị sự hoặc đưa ra lời khuyên khi có đề nghị từ Nhóm Trị sự.   B) Diễn Đàn cũng đã chỉ định một Nhóm Trị sự làm công việc hàng ngày trong đó có ông Nguyễn Quang A từ Nhóm Cố vấn. Danh sách các thành viên khác của Nhóm Trị sự sẽ được công bố khi thích hợp, tùy hoàn cảnh của mỗi thành viên. Ngày 23-11-2013 Diễn đàn Xã hội Dân sự Địa chỉ Blog: diendanxahoidansu.wordpress.com; Email: diendanxahoidansu@gmail.com * * * http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/09/23/tuyen-bo-ve-thuc-thi-q...   TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị —————- Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.   Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia” (trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận” (trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2] ..   Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.   Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.   Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.   Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung Quốc gia tăng các hành động xâm phạm.   Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.   Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.   Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau. Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng. Ngày 23 tháng 9 năm 2013 Những người khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự Ghi chú: - Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com - Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.  
......

Ông Nguyễn Văn Rị được chính quyền Đức Nordrhein-Westfalen trao tặng Huân chương

Staatsministerin Prof. Dr. Maria Böhmer MdB chúc mừng Ông Nguyễn Văn Rị được ân thưởng Huân chương „Dấn thân cho con người“ (Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen). Kính thưa Ông Nguyễn Văn Rị, Tôi xin được nồng nhiệt chúc mừng ông nhận giải „Dấn thân cho con người“ của tiểu bang Nordrhein-Westfalen vào ngày 07 tháng 11 năm 2013. Cách đây hơn 30 năm, là một thuyền nhân ông đã từ Việt Nam đến Đức Quốc và đã tìm thấy ở Mönchengladbach một quê hương. Ông là gương sáng cho rất nhiều người; những người này đã đến Đức trong những trường hợp tương tự như ông, thường thì họ đã gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn, để được sống trong tự do và an toàn. Đường đời của ông chứng minh rằng: Với quyết tâm, đam mê và chăm chỉ thì sẽ thành công trên đất nước chúng ta. Kinh nghiệm này ông đã truyền đạt lại cho các con. Tất cả 7 người con đã có được một viễn ảnh tốt đẹp hơn cả sự hy vọng của ông. Đó thật là một niềm hãnh diện. Sự dấn thân không mệt mỏi và bất vụ lợi của ông để cùng đồng hương hội nhập vào nước Đức và những công tác thiện nguyện cho giáo hội công giáo là những thí dụ điển hình cho nhiều người khác.  Hôm nay tôi  xin đuợc chân thành cám ơn ông về những việc làm này. Cá nhân tôi xin kính chúc ông cùng gia quyến mọi sự tốt đẹp và hy vọng rằng ông vẫn luôn thành công trong những công việc thiện nguyện. Kính chào thân ái, Prof. Dr. Maria Böhmer Ngọc - Hòa chuyển ngữ Stellvertretende Ministerpräsidentin Sylvia Löhrmann verleiht den Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen an Nguyen Van-Ri     http://www.ttdq.de/node/937#overlay=node/937/edit ****  Ông Nguyễn Văn Rị được Huân chương Công trạng của chính quyền Đức Nordrhein-Westfalen - Tại thủ phủ Düsseldorf ngày 07/11/2013 vừa qua, bà Bộ trưởng Sylvia Löhrmann, đại diện cho nữ Thủ hiến Hannelore Kraft đã trao tặng Huân chương Công trạng cho 7 công dân của tiểu bang Nordrhein-Westfalen để vinh danh thành tích đóng góp của họ cho xã hội, trong số 7 người này có ông Nguyễn Văn Rị, một thuyền nhân đến Đức định cư đã lâu. Bà Löhrmann nói những giá trị được vinh danh của 7 công dân này không phải là được quy định “từ trên xuống” mà phải do chính đương sự sống thực với những giá trị đó. Hướng đến 7 người được trao tặng huân chương, bà Löhrmann tuyên bố: phẩm giá con người, công bình, đoàn kết, vị tha và can đảm xã hội dân sự không phải là những từ trống rỗng mà đã được quý vị bổ sung trọn vẹn bằng hành động. Về ông Nguyễn Văn Rị, bà Löhrmann phát biểu: “đầu thập niên 1980, ông Nguyễn Văn Rị đã vượt biên trên một con tàu nhỏ dài 13 thước, rộng 2 thước với 100 người khác, được tàu Cap Anamur cứu và đưa về Đức, gia đình ông sống tại Mönchengladbach. Và cũng từ đó ông trở thành điểm tựa đầu tiên cho người tị nạn… Từ năm 1983 , ông đã tham gia vào một cách đặc biệt đối với người Công giáo Việt Nam tại Đức. Kể từ tháng Tư năm 2012, Nguyễn Văn Rị là Uỷ viên trong ban chấp hành của Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Đức. Trong nhiều năm, ông cũng hỗ trợ “Ủy ban Cap Anamur” và hội “Mũ Xanh” có nhiều dự án xây dựng trong những khu vực có xung đột trên thế giới”….   Ông Nguyễn Văn Rị được Huân chương Công trạng của Nordrhein-Westfalen   “… Từ năm 2004 đến 2012, ông là chủ tịch của Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn của người Việt Công Giáo trong Giáo phận Aachen giúp đỡ vật chất và tinh thần cho người khốn khó. Trên toàn thế giới, tổ chức này có hơn một triệu thành viên. Với sự nhiệt tình không mệt mỏi Nguyễn Văn Rị thu thập lạc quyên ở các chợ trời và lễ hội giáo xứ để đóng góp chủ yếu là dự án viện trợ nước ngoài. Truờng hợp một đứa trẻ ở Việt Nam có một khối u sáu ký trong bụng đã khiến ông Nguyễn Văn Rị không thể ngủ yên. Ông lạc quyên trong giáo xứ của ông và gửi về Việt Nam để giúp cho đứa trẻ cơ hội giải phẫu. Ca phẫu thuật đã thành công và cứu được mạng sống của đứa trẻ – đây chỉ là một thí dụ trong nhiều đóng góp của ông”, bà Löhrmann ca ngợi. Ông Rị kính mến, Diễn Đàn Việt Nam 21 chúc mừng ông được vinh danh xứng đáng, đồng thời cũng là một vinh dự chung cho người Việt tại Đức. Chúc ông luôn vui khỏe và nhiều nghị lực tiếp tục các công tác xã hội như cho đến nay. TS Dương Hồng-Ân  
......

Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen an Nguyen Van-Ri

Stellvertretende Ministerpräsidentin Sylvia Löhrmann verleiht den Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen an Nguyen Van-Ri Die Landesregierung von Nordrhein-Westfalen teilt mit: Ministerin Sylvia Löhrmann hat in Vertretung von Ministerpräsidentin Hannelore Kraft sieben Bürgerinnen und Bürger mit dem Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen ausgezeichnet. Im Rahmen einer Feierstunde im Präsidentenschlösschen der Bezirksregierung Düsseldorf übergab die Ministerin diese besondere Auszeichnung und würdigte den Einsatz und die Leistungen aller Ordensträgerinnen und Ordensträger. „Es sind ganz besondere Menschen, die wir hier auszeichnen. Menschen, die Vorbilder sind, weil sie sich für andere einsetzen und weil sie anderen helfen“, so Ministerin Löhrmann. Sie sei davon überzeugt, dass die Werte, für die die geehrten Frauen und Männer stehen, nicht „von oben“ verordnet werden könnten, sondern vorgelebt werden müssten. An die Ausgezeichneten gewandt sagte Sylvia Löhrmann: „Für Sie sind Menschenwürde, Gerechtigkeit, Solidarität, Toleranz und Zivilcourage keine bloßen Worte – Sie erfüllen sie mit Leben.“ Die stellvertretende Ministerpräsidentin hob das außerordentliche Engagement der sieben Bürgerinnen und Bürger für die Allgemeinheit hervor: „Jede und jeder von Ihnen sorgt dafür, dass unsere Gesellschaft nicht nur funktioniert, sondern dass unser Land lebens- und liebenswert ist und bleibt. Ich danke Ihnen von Herzen und wünsche mir, dass Ihr Engagement auch andere motiviert, sich für die Gesellschaft einzusetzen.“   Staatskanzlei Nordrhein-Westfalen / Foto:Ralph SondermannVan Ri Nguyen aus Mönchengladbach Der Verdienstorden des Landes ist im März 1986 aus Anlass des 40. Geburtstages des Landes Nordrhein-Westfalen gestiftet worden. Er wird an Bürgerinnen und Bürger als Anerkennung ihrer außerordentlichen Verdienste für die Allgemeinheit verliehen. Die Zahl der Landesorden ist auf 2.500 begrenzt. In den 27 Jahren seines Bestehens sind bisher knapp 1.500 Frauen und Männer mit dem Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen ausgezeichnet worden. Die Ministerin überreichte die Orden an: Heinz Fennekold, Dortmund Philomena Franz, Bergisch Gladbach Staatsminister a. D. Dr. Axel Horstmann, Herford Van Ri Nguyen, Mönchengladbach Professor Dr. Walter Schmitz-Valckenberg, Köln Marga Spiegel, Münster Werner Stump, Kerpen        Die Laudatio im Wortlaut: Staatskanzlei Nordrhein-Westfalen / Foto:Ralph Sondermann     Ministerin Sylvia Löhrmann hat in Vertretung von Ministerpräsidentin Hannelore Kraft sieben Bürgerinnen und Bürger mit dem Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen ausgezeichnet. Herr Van Ri Nguyen aus Mönchengladbach Uns alle erschüttern die Bilder der afrikanischen Bootsflüchtlinge der letzten Wochen. Doch bei Van Ri Nguyen müssen die Berichte über die vielen verzweifelten Menschen in den Fischerbooten Erinnerungen wecken, die niemand, der sie durchlebt hat, je vergessen wird – eine traumatische Erfahrung. Anfang der 1980er Jahre flüchtete Van Ri Nguyen mit seiner Familie in einem kleinen Boot, 13 Meter lang, zweieinhalb Meter breit, mit 101 Menschen besetzt, aus Vietnam. Die Flüchtlinge wurden vom deutschen Schiff „Cap Anamur“ gerettet und nach Deutschland gebracht. Seitdem lebt Van Ri Nguyen mit seiner Familie in Mönchengladbach. Und: Seitdem engagiert er sich für seine Mitmenschen. Man sagt über Van Ri Nguyen, er sei zu einer Anlaufstelle vietnamesischer Exilanten geworden, von der rege Gebrauch gemacht wird. Übrigens wurde dank einer Gemeinschaftsaktion geretteter Flüchtlinge unter Anleitung von Van Ri Nguyen das damalige Fluchtboot gesichert und instandgesetzt, so dass es auch weiterhin als Symbol der Freundschaft zu Deutschland stehen kann. Von 1983 an engagierte er sich in besonderer Weise für vietnamesische Katholiken in Deutschland. Seit April 2012 ist Van Ri Nguyen Mitglied des Exekutivkomitees des Bundesverbandes der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland. Seit vielen Jahren setzt er sich auch für das „Cap Anamur Komitee“ und die „Grünhelme e.V.“ ein, die weltweit Bauprojekte in Krisengebieten errichten. Bis heute bleibt die reibungslose Integration seiner vietnamesischen Landsleute in die deutsche Gesellschaft das Hauptanliegen Van Ri Nguyens. Gleichzeitig ist er darum bemüht, die vietnamesische Identität zu erhalten. Dabei bringt er seine Lebensgeschichte und seine Erfahrungen aus dem eigenen Integrationsprozess mit ein. Bei der Organisation und Durchführung unzähliger Feste und Veranstaltungen versteht es Van Ri Nguyen wie kein anderer, Deutsche und Vietnamesen zusammenzubringen und dabei den interkulturellen Gedankenaustausch zu fördern. Neben all seinem Engagement für die Freundschaft und das interkulturelle Zusammenleben setzt sich Van Ri Nguyen für arme und hilfsbedürftige Menschen in Vietnam und in anderen Schwellen- und Entwicklungsländern ein. Von 2004 bis 2012 war er Vorsitzender der „St. Vincent de Paul Conférence“ der vietnamesischen katholischen Mission im Bistum Aachen, die sich um Menschen in materieller, leiblicher und seelischer Not kümmert. Weltweit hat die Organisation mehr als eine Million Mitglieder. Mit unermüdlichem Elan sammelt Van Ri Nguyen auf Flohmärkten und Pfarrfesten Spenden, die überwiegend Hilfsprojekten im Ausland zugutekommen. So wurde Van Ri Nguyen beispielsweise auf ein Kind in Vietnam aufmerksam, das einen sechs Kilogramm schweren Tumor im Bauch hatte. Van Ri Nguyen ließ dieses Schicksal nicht ruhen. Er sammelte Geld in seiner Gemeinde und schickte es nach Vietnam, um eine Operation zu ermöglichen. Der Eingriff glückte, das Leben des Kindes konnte gerettet werden - nur ein Beispiel seines vielfältigen Engagements. Lieber Herr Nguyen, nehmen Sie von mir den Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen entgegen, als Zeichen meiner Anerkennung Ihrer Verdienste für die Menschen in unserem Land und für die unmittelbare Unterstützung so vieler bedürftiger Mitmenschen in Entwicklungsländern. http://www.nrw.de/mediathek/bildergalerie/verleihung-des-verdienstordens...
......

Chức sắc tôn giáo phản đối NĐ 92 vi phạm quyền tín ngưỡng

Ngày 04.10.2013, các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam đưa ra một bản lên tiếng về pháp lệnh tôn giáo năm 2004 và nghị định áp dụng pháp lệnh năm 2012. Bản lên tiếng cho rằng do chủ trương quyền lực toàn trị độc tài, đảng và chế độ Cộng sản luôn coi tôn giáo là kẻ thù, kẻ thù số một, cần phải tiêu diệt. Để thực hiện việc này, nhà cầm quyền Cộng sản dùng bạo lực vũ khí và bạo lực hành chánh. Bạo lực hành chánh hiện thời được thể hiện qua Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày năm 2004 và Nghị định áp dụng Pháp lệnh số 92 ban hành năm 2012 nhằm siết chặt hơn trong việc kiểm soát các giáo hội. Cả hai văn kiện pháp lý này muốn khống chế, kềm tỏa 5 phương diện hay 5 yếu tố của tôn giáo là quy chế pháp lý, nhân sự, hoạt động, tài sản và quan hệ quốc tế. Không công nhận tư cách pháp nhân, nhà cầm quyền chỉ cho các tôn giáo và các tổ chức thuộc tôn giáo phải xin công nhận để được hoạt động với những điều kiện rất khắt khe. Nhiều Giáo hội như Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, Cao Đài Bảo thủ Chơn truyền và nhiều Hệ phái Tin lành như Mennonite hoặc Lutheran Việt Nam bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, do đó bị bách hại dữ dội. Trong lúc đó, nhà cầm quyền lại nặn ra nhiều giáo hội quốc doanh hoặc tổ chức quốc doanh để thay thế hay lũng đoạn các Giáo hội chính truyền hòng lừa gạt nhân dân và quốc tế, dùng đạo chống lại đạo. Từ những phân tích trên, Các Chức sắc Tôn giáo Việt Nam tuyên bố không chấp nhận pháp lệnh nói trên, và đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải bãi bỏ pháp lệnh này, cùng thả mọi chức sắc, tu sĩ, tín đồ đang bị cầm tù vì đã đấu tranh cho tự do tôn giáo hay dân chủ nhân quyền; trả lại mọi tài sản tinh thần là tự do và độc lập cho mọi tôn giáo; trả lại mọi tài sản vật chất là đất đai, cơ sở cho mọi Giáo hội. http://www.youtube.com/watch?v=sOqrIva8TZg  
......

Vì Nước bỏ đảng – Vì đảng bỏ Nước!?

Có thể chúng ta sẽ không cùng quan điểm khi nhận xét về nhân cách cá nhân họ. Tuy nhiên không thể nào không công nhận, họ là những người Cộng Sản yêu nước chân chính nhất hiện nay khi họ tự tách ra, vượt lên trên 3 triệu “đồng chí” của họ, gạt bỏ mọi “vinh hoa phú quí” để như vắt máu từ trong trái tim mình nhỏ từng giọt hòa theo dòng lịch sử dân tộc.   Dù đau như đoạn trường bởi nhiều lý do khác nhau nhưng cuối cùng vì văn minh tự do dân chủ, vì lẽ phải công bằng, vì tương lai tiền đồ dân tộc vì vận nước thôi thúc, khẳng khái từ bỏ đảng CS độc tài lạc hậu - Họ là ai?   Nhiều lắm, một thời là tinh hoa của chế độ CSVN như các ông bà: Dương Quỳnh Hoa - Nguyễn Hộ - Trần Xuân Bách - Trần Độ - Hoàng Minh Chính - Vi Đức Hồi - Bùi Tín - Nguyễn Minh Cần - Nguyễn Mạnh Tường - Dương Thu Hương – Lê Hồng Hà - Phạm Đình Trọng - Trần Mạnh Hảo - Huỳnh Nhật Hải - Huỳnh Nhật Tấn. v. v…   Không quá lời khi nói, họ vì đất nước mà dứt khoát từ bỏ “đảng” để: “vắt từ trong trái tim mình, từng giọt máu hòa theo dòng lịch sử dân tộc” Những giọt máu viết thành lời của họ (những người yêu nước ấy) công khai quang minh chính trực để các “đồng chí CS” một thời của họ phải cúi đầu nghiệm suy:   Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa bộ trưởng Y Tế Mặt Trận GPMN, từ bỏ đảng CSVN năm 1979. Bà công khai phát biểu: “Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẽ thù tiềm ẩn”. Nhận định về ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, Bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại”   Ông Nguyễn Hộ Ông Nguyễn Hộ: UV/thường vụ thành ủy TP/Hồ Chí Minh, CT/MT/Tổ Quốc TP/Hồ Chí Minh - UV/TW/MTTQ/Việt Nam, ông từ bỏ Đảng CS năm 1991 sau hơn 53 năm. Ông từng được trao giải thưởng Hellman-Hammett của Tổ chức quốc tế Nhân quyền.   “…Đảng cộng sản Việt Nam phát động chống đa nguyên, đa đảng là chống lại sự nghiệp dân chủ tự do của dân tộc Việt Nam, chống lại văn minh tiến bộ của đất nước, kiềm hãm dân tộc Việt Nam mãi trong mê muội tối tăm, mù quáng. Không phải vì dân tộc, vì đất nước mà chính là vì sợ mất vai trò lãnh đạo và đặc quyền, đặc lợi của cá nhân, một nhóm người lãnh đạo, mà Đảng cộng sản Việt Nam đã chà đạp thô bạo Hiến Pháp của nước CHXHCN Việt nam, biến nó thành một thứ trang trí, không có giá trị thực tiễn trong việc bảo vệ dân chủ tự do và lợi ích của công dân; mặt khác nó che đậy khéo léo bản chất độc tài phản dân chủ của Đảng CSVN... ”[1]   Trung tướng Trần Độ Trung tướng Trần Độ: Phó Chính ủy - Phó Bí thư Quân ủy MTGPMN-Phó CT/QH khóa 7, ủy viên Hội đồng Nhà nước (1989-1992) - Ông chấp nhận khai trừ đảng ngày 4 tháng 1 năm 1999 để được tự do viết theo nhận xét của mình trong “Nhật ký Rồng Rắn”: “…Đảng nói những lời rất hay, làm ra Hiến pháp và luật pháp, nhưng bộ máy của đảng đều làm ngược lại Hiến pháp và luật pháp, bất chấp đạo lý. Đảng tuyên truyền khẩu hiệu “sống theo Pháp luật” thì đảng lại là người sống ngoài vòng pháp luật và sống trên pháp luật trắng trợn nhất. Và đảng cũng chỉ đạo các cơ quan nhà nước làm như vậy. Xã hội ta ở trong tình trạng như vô pháp luật hiện nay, người đầu tiên gây ra tình trạng đó chính là đảng.   Đảng dùng mọi thủ đoạn lừa bịp, dối trá, ngụy biện để nhằm một mục đích duy nhất là duy trì và giữ vững bộ máy cai trị mà họ gọi là “sự lãnh đạo của đảng”. Do đó, trong thực tế bộ máy này là bộ máy phá dân chủ, phản dân chủ một cách trắng trợn, tinh vi và tàn bạo nhất”.   Ông Lê Hồng Hà: Ông Lê Hồng Hà: Cựu đại tá Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, ông đã bị khai trừ khỏi đảng (Vụ án xét lại chống Đảng thập niên 1990). bị kết án, vào tù một thời gian. “…Đảng hiện nay chỉ còn là vai trò kìm hãm xã hội, nhưng ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có thực, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ nhưng thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp bằng bạo quyền, là một học thuyết “phản” phát triển. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được. Chỉ có dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào sức ép của dân. Nhân dân sẽ là người bắt Đảng phải thay đổi - Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa nguyên, đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại”. [2]   Ông Vi Đức Hồi:   Ông Vi Đức Hồi: Giám đốc trường Đảng Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn, năm 2007 ông bị khai trừ, vì các bài viết phê phán đảng, ông được Human Rights Watch trao giải Hellman/Hammett năm 2009. Ông bị CSVN tuyên án tám năm tù giam vì tội tuyên truyền chống nhà nước. “…Quân đội là của nhân dân, từ nhân dân mà ra, do nhân dân nuôi dưỡng. Ở các nước dân chủ, văn minh, quân đội chỉ làm nhiệm vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật, nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành quân đội. Quân đội không thể là công cụ của bất cứ một đảng phái nào, nhiệm vụ thiêng liêng nhất của quân đội là bảo vệ nhân dân, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.   Một lực lượng hùng hậu, được trang bị các phương tiện và vũ khí tối tân, được chăm lo bằng những đồng tiền thuế của nhân dân đóng góp mà nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu lại là để bảo vệ cho sự tồn tại sống còn của một cái “đảng”, thì quả là kỳ lạ…”   Đại tá, nhà văn Phạm Đình Trọng   Đại tá, nhà văn Phạm Đình Trọng: “Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lý tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng.” [3] “... Cải cách ruộng đất lấy danh nghĩa là đánh đổ tầng lớp bóc lột ở nông thôn nhưng những gì diễn ra đã chứng tỏ rằng đó là cuộc phát động gây hận thù ngay trong lòng dân tộc. Lấy bạo lực chuyên chính vô sản đánh vào giá trị văn hóa, đánh vào đạo lý gia đình, đánh vào văn hóa làng quê, đánh cả vào tín ngưỡng tâm linh, những nền tảng của văn hóa dân tộc. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã phá sạch cơ sở vật chất của nền sản xuất công nghiệp tư nhân vừa hình thành, biến những người chủ giỏi tính toán làm ăn, biết gây dựng cơ đồ thành trắng tay, thành người làm thuê bằng cơ bắp. Sử dụng cơ bắp XHCN làm thuê làm cho nền kinh tế miền Bắc thụt lùi hàng trăm năm. Tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam đã đưa kinh tế cả nước xuống vực thẳm, đưa dân tộc Việt Nam thông minh, tài giỏi tới nghèo khổ, hèn mọn. Dòng người bỏ nước ra đi kéo dài trong nhiều năm…”   Ông Huỳnh Nhật Hải (trái) và ông Huỳnh Nhật Tấn   Ông Huỳnh Nhật Hải và ông Huỳnh Nhật Tấn: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau ly khai, ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ quan trọng đang đảm nhiệm đầy quyền lực, quyền lợi – (ông Huỳnh Nhật Hải là PCT/UBND/TP Đà Lạt kiêm Thành ủy viên và ông Huỳnh Nhật Tấn là Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết). Cả hai ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn có chung quan niệm để cùng chia sẻ với đồng bào công luận: “Anh em chúng tôi trước khi quyết định từ bỏ đảng đã nói với nhau là: chúng ta đi làm cách mạng không phải để góp phần xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài toàn trị như thế này.” [4] Các quyền tự do dân chủ của người dân, càng ngày chúng tôi càng thấy thực tế lại tồi tệ và khó khăn hơn rất nhiều so với thời Việt Nam Cộng Hòa. Ví dụ như khi hoạt động trước 1975, chúng tôi đã từng cho một số viên chức chính quyền miền Nam đọc cả cương lĩnh của Mặt trận GPMN nhưng những người đó không coi chúng tôi là thù địch, họ coi việc khác biệt quan điểm là chuyện hết sức bình thường. Nhưng sau năm 1975 mọi thứ không như thế nữa, tất cả mọi hoạt động, kể cả trong tư tưởng, mà khác với quan điểm của ĐCSVN thì đều không được chấp nhận. Báo chí tư nhân, biểu tình, bãi công, bãi thị đã hoàn toàn bị cấm ngặt mặc dù những bất công, nhu cầu lên tiếng của xã hội hết sức bức bối. Có thể nói điều lớn nhất để chúng tôi nhận thức lại ĐCSVN là sự độc tài toàn trị dựa trên bạo lực và không tôn trọng những quyền căn bản của người dân. Với câu hỏi: Nếu được sống lại thời tuổi trẻ một lần nữa, các ông có tiếp tục ủng hộ và đi theo Việt Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam hay ĐCSVN? Ông Huỳnh Nhật Hải: Không, không bao giờ. Đó là một số tiêu biểu những tấm gương người CS “vì nước, bỏ đảng”. Ngược lại, khi mà: “Liên Xô, đế chế hùng mạnh hàng đầu thế giới, lãnh đạo CS quốc tế và toàn khối CS Đông Âu cũng như các quốc gia XHCN vệ tinh, 90% những chế độ một thời theo CS trên toàn thế giới ấy, đã tự nguyện từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, vứt bỏ tư tưởng Mac, đạp đổ tượng đài Lê Nin để đưa quốc gia hội nhập với trào lưu tiến hóa dân chủ hay đa nguyên văn minh của nhân loại, cụ thể như thế giới hiện nay, mà đảng CSVN và nhất là 14 cái “da mặt dày” trong “bộ cai trị”CSVN đã chứng kiến xuyên suốt hơn 20 năm qua…” thì mới đây 23/10/2013…. Tại nghị trường QH - Trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Ông Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”!? (khi thiên hạ đang chôn lấp nó??)   Không biết trong nhóm 14 khuôn mặt “dày da” này có ma nào trả lời được câu hỏi của ngài TBT: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa. ”!? – Khi quá khứ CSVN đã lấy 4 triệu sinh mạng nhân dân mình làm nhiên liệu đổ vào cỗ máy XHCN chạy suốt 70 năm qua nhưng hiện tại chỉ mới thấy cái nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin đặt lên số phận 500. 000 ngàn thanh niên con em xuất khẩu xin tư bản trước khi “giãy chết” hãy vui lòng bóc lột trả bằng ngoại tệ để CSVN lấy đó định hướng kinh tế thị trường kiểu tư bản mà quá độ lên CNXH!?. Một thứ chủ nghĩa ảo vọng hiện nay như là một món ăn ôi thiu mà thiên hạ đã nôn thốc nôn tháo ra ngoài khi lỡ ăn vào, nhưng CSVN vẫn cứ bịp bợm tri hô là món ngon của đầu bếp Hồ… Chí Minh chế biến bắt cả dân tộc nuốt vào!?. Hơn ai hết 14 khuôn mặt này đều biết tỏng tòng tong CNXH là ảo vọng là không thể có thật trên cõi đời này nhưng vì quyền lợi nhóm màu mỡ vì bã vinh hoa phú quí nên câu kết lừa dân, dối lòng, duy trì độc tài bạo quyền lạc hậu của đảng CS mà bỏ qua vận mệnh của đất nước. Họ, những kẻ hèn mọn “vì đảng, bỏ nước” nhân cách hoàn toàn khác biệt với các đồng chí của họ nói trên “vì nước, bỏ đảng”. Lịch sử vốn dĩ như lăng kính tinh khiết, không có trái tim nên rất lạnh lùng công minh khi phản chiếu phán xét: Ai? Vì Nước bỏ đảng và Ai? Vì đảng bỏ Nước!? Cả dân tộc sẽ vinh danh, nguyền rủa hay trừng phạt, thời điểm ấy không còn xa lắm, khi CS/XHCN như ánh tà dương hiu hắt hấp hối cuối ngày trên toàn thế giới. Hoàng Thanh Trúc Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
......

Phỏng vấn TS Nguyễn Quốc Quân – Không có nỗi sợ nào nhỏ hơn nỗi sợ nào

Phạm Thị Hoài: Thưa ông Nguyễn Quốc Quân, những chuyển động gần đây nhất tại Việt Nam cho thấy nhu cầu hình thành các tổ chức chính trị và xã hội dân sự ngoài vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản đã được công khai phát biểu. Ông đánh giá thế nào về khả năng và lộ trình hiện thực hóa nhu cầu ấy?   Nhà văn Phạm Thị Hoài   Nguyễn Quốc Quân: Nói đến “lộ trình hiện thực hoá” này, tôi cho rằng đoàn lữ hành đã đi được đoạn đường quan trọng đầu tiên. Đó là việc lực lượng dân chủ đã có nhận diện khá giống nhau về 1) thực trạng, 2) nguyên nhân chính, 3) nhu cầu, và 4) phương cách giải quyết. Tóm tắt là, thực trạng: đời sống đầy bất công, tụt hậu trong hầu hết mọi lãnh vực, tham nhũng và các “lỗi hệ thống” không thể tự chữa, mất tự do và nhân phẩm…; nguyên nhân chính: thể chế độc tài toàn trị; nhu cầu: tháo gỡ độc tài, xây dựng xã hội dân sự và tiến tới thể chế dân chủ tự do; phương cách giải quyết: áp dụng đấu tranh bất bạo động để nong xích và xây lực. Trong diễn trình này, sự tiến triển đang tăng tốc rất nhanh. Nhanh hơn dự kiến của cá nhân tôi. Chỉ vài năm trước thôi, khái niệm xã hội dân sự còn khá xa lạ; phương thức đấu tranh bất bạo động (ĐTBBĐ) còn gặp khá nhiều ngờ vực về mức khả thi của nó; v.v… Nhưng sự lớn mạnh của cộng đồng mạng tại Việt Nam, những biến chuyển tại Bắc Phi và phản ứng của thế giới tiếp sau đó, tôi nghĩ đã góp phần thuyết phục rất nhiều. Ngày nay, hầu như chẳng còn ai đề nghị cách giải quyết nào khác ngoài con đường đấu tranh bất bạo động và phát triển xã hội dân sự để tiến dần đến tự do và đưa đất nước đi lên. Về mặt thực tiễn, bà con chúng ta cũng đang áp dụng rất sáng tạo các chiến thuật ĐTBBĐ, từ chụp hình và quảng bá nhanh các hình ảnh công an đàn áp, chụp hình các cá nhân có hành động côn đồ, đến các hành động bất tuân dân sự ôn hòa như biểu tình ngồi, nằm giữa đường, mang hàng trăm các tấm giấy lớn mà công an không giật xé hết được, cùng nhảy lên xe buýt để bị bắt như các đồng đội khác, thoải mái đi học phương xa và trước khi về chụp tấm ảnh “Free Us Now” chuẩn bị gửi lên mạng nếu bị bắt thật, v.v… Đây chính là các nỗ lực nong xích, nong rộng vòng xích kềm kẹp của nhà cầm quyền, để tiến dần đến việc đòi hỏi các quyền căn bản của con người mà cả thế giới công nhận và Hà Nội đã ký kết, và ở cuối giai đoạn đó mới có thể xuất hiện các tổ chức xã hội và chính trị độc lập. Chắc chắn những người cầm quyền độc tài không tự nhiên cho phép hình thành các tổ chức này. Chúng ta phải tranh đấu mới tiến tới lằn mức đó được. Phạm Thị Hoài: Trước đây và hiện nay cũng đã có một số đảng và tổ chức chính trị đối lập hoặc độc lập ra đời ở Việt Nam. Số phận và tình trạng của những tổ chức ấy hiện nay như thế nào, chắc chắn ông có theo dõi?   Nguyễn Quốc Quân: Vâng, chúng tôi có theo dõi rất kỹ. Các nhân sự chủ chốt bị trù dập rất nặng nề! Và chính Đảng Việt Tân cũng là một trong những tổ chức chính trị bị tấn công rất nặng nề và liên tục đó. Nhưng qua những cảnh trấn áp đó tôi càng biết ơn những người đã hy sinh, đã dám chấp nhận cái giá phải trả ở vai trò những người đi đầu đối diện với bạo quyền. Tôi muốn nói đến những vị khởi đi từ trong lòng chế độ, sớm nhìn thấy đại hoạ của đất nước như các ông Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính…, kéo dài đến các vị muốn tìm lại nhân phẩm cho dân tộc như linh mục Nguyễn Văn Lý, Vi Đức Hồi, Điếu Cày, và nhiều anh chị em trẻ của ngày hôm nay. Tôi cũng nhớ các nỗ lực từ bên ngoài, đã về để nối kết và tiếp sức với người dân trong nước như các ông Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, v.v… Dĩ nhiên tôi vô cùng kính phục các vị ấy, với lòng biết ơn vô hạn trước những tấm lòng sẵn sàng làm những viên gạch lót đường, sẵn sàng hy sinh nong rộng vòng xích kiềm toả của chế độ độc tài. Nhờ đó, các nỗ lực tiếp sau mới có thể mạnh bước trên con đường rộng hơn, tuy vẫn không kém phần gay go. Vì vậy, sau những hy sinh đó, tôi nghĩ rằng chúng ta càng phải tiến tới để những hy sinh của những con người cao quí đó không bị uổng phí. Dĩ nhiên, cách làm của chúng ta càng lúc càng phải hiệu quả hơn. Chúng ta đang có nhiều bài học kinh nghiệm quí báu từ các dân tộc khác vừa mới đi qua tình cảnh y như dân tộc chúng ta. Với đủ khiêm tốn, chúng ta có thể học nhiều ở họ để tiết kiệm xương máu và thời gian cho dân tộc mình. Tôi rất vui mừng được thấy các hoạt động của ông Lê Hiếu Đằng, nhóm Tuyên bố 258, Diễn đàn Xã hội Dân sự, … Phạm Thị Hoài: Còn bản thân Việt Tân? Tổ chức của ông thực sự có được ảnh hưởng tới mức nào ở Việt Nam? Nguyễn Quốc Quân: Về mức ảnh hưởng của Việt Tân ở Việt Nam thực sự đến đâu thì chắc để tùy sự nhận định của chị cũng như bà con mình. Riêng tôi thì chỉ muốn bộc bạch một suy nghĩ như thế này. Khoa học đã phát hiện sự vỗ cánh của một con bướm nhỏ bé đã có thể góp phần tạo nên một cơn lốc! Nhà khí tượng học Edward Lorenz đã gọi đó là “Hiệu ứng cánh bướm”. Tôi rất tin tưởng khi mỗi người, mỗi nhóm, mỗi tổ chức, miệt mài vỗ đôi cánh của mình bằng lòng nhiệt thành và khả năng đang có, thì TẤT CẢ đều có giá trị và ảnh hưởng tương tác lên nhau. Bằng tấm lòng nhiệt thành ấy, Việt Tân đã và đang tiếp tục vỗ đôi cánh của mình để hoà nhịp với bà con trong và ngoài nước. Phạm Thị Hoài: Một mặt, cái tên Việt Tân khiến không ít người e ngại, không chỉ vì cáo buộc “khủng bố” từ phía chính quyền. Mặt khác, chính việc có tương đối nhiều nhà hoạt động dân chủ trong nước bị bắt và kết án vì được cho là đảng viên Việt Tân lại có vẻ như một sự quảng cáo ngoài ý muốn của chính quyền cho tổ chức của ông. Sự thực nằm ở đâu? Nguyễn Quốc Quân: Hiển nhiên nhà cầm quyền Việt Nam không ngồi yên nhìn bệ quyền lực độc tài của họ tan rã dần. Nhưng nếu tấn công lực lượng dân chủ, họ sẽ mắc phải cái vấn nạn tiến thoái lưỡng nan, như mọi chế độ độc tài khác. Tạm lấy Việt Tân làm thí dụ: Nếu không nhắc tới Việt Tân, họ khó có thể báo động nội bộ để đề phòng và đối phó với phương thức gia tăng sức lực toàn dân để toàn dân cùng đứng lên tháo gỡ độc tài mà chúng tôi cổ xúy trong mấy thập niên qua, tức loại đấu tranh toàn dân – toàn diện. Các chế độ độc tài coi thường ĐTBBĐ cứ lần lượt ra đi. Giới lãnh đạo Việt Nam biết rõ điều này. Còn nếu nhắc tới Việt Tân để báo động nội bộ, hù dọa bà con nhằm cô lập và làm cho các hoạt động của Việt Tân khó khăn hơn, thì cùng lúc họ cũng đang thú nhận là rất lo âu về mức độ hữu hiệu của phương pháp đấu tranh này. Chính nhà cầm quyền làm người dân thêm ước muốn tìm hiểu về cái bí quyết có thể biến những người dân tay không đứng đối diện ngang hàng với những kẻ đeo đầy vũ khí. Tóm lại, theo tôi, Việt Tân tạo ảnh hưởng cỡ nào không quan trọng. Sự kiện phương thức ĐTBBĐ được chấp nhận để tháo gỡ độc tài và đưa đất nước chúng ta đi lên ngang tầm với nhân loại mới là điều quan trọng. Và đó thực sự là tâm nguyện của tất cả anh chị em Việt Tân. Phạm Thị Hoài: Song Việt Tân cũng bị dị nghị rằng vô trách nhiệm và phô trương thanh thế khi tổ chức một số hoạt động dẫn đến những án tù nặng cho người tham gia. Nguyễn Quốc Quân: Thưa chị, đây là một hiểu lầm đáng buồn vì nó tạo khoảng cách giữa những người cùng chí hướng với nhau, mà đó cũng là điều chế độ độc tài rất mong muốn. Theo nhận thức bình thường của chúng ta, đặc biệt của những người đang sống trong các thể chế dân chủ, thì mục tiêu lớn nhất của mọi đảng phái chính trị là nắm quyền. Và để đạt được điều đó thì người dân phải biết đến đảng mình, tức là phải tìm mọi cách để phô trương thanh thế. Đảng phái nào càng khao khát cầm quyền sẽ càng dễ chấp nhận những thủ thuật hèn kém, quỉ quyệt, hay dùng chính đảng viên để trả giá hi sinh, v.v… Tôi có thể hãnh diện để nói rất thành thật rằng Đảng Việt Tân có quan niệm khác hẳn. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, mục tiêu tối hậu của Việt Tân là CANH TÂN ĐẤT NƯỚC. Điều này đã được ghi rõ trong cương lĩnh và được duy trì trong hành động suốt hơn 30 năm qua. Đối với chúng tôi, đứng trong hay ngoài chính quyền không là mục tiêu mà cũng chẳng là vấn đề. Có khác chăng là cách thức làm việc vì phương tiện để canh tân đất nước ở hai vị trí đó có khác nhau mà thôi. Một truyền thống khác nữa của Việt Tân là LÃNH ĐẠO LUÔN ĐI ĐẦU. Các chiến hữu lãnh đạo của chúng tôi ở cấp nào thì luôn là những người lãnh nhận những công việc nhiều rủi ro nhất ở cấp đó. Cá nhân tôi cũng nằm trong nguyên tắc này. Chính người trưởng nhóm của tôi cũng đã đi trước tôi một bước ở những công tác rủi ro. Trong vô số những công việc suốt 3 thập niên qua, dù anh chị em chúng tôi cố gắng đến đâu đi nữa vẫn có những lần bị trắc trở. Có vụ việc công luận biết, nhưng cũng có những vụ việc bà con không biết. Và dĩ nhiên, đối với các việc làm thành công, nếu giữ kín được thì chúng tôi phải giữ kín. Lý do rất đơn giản là để có thể tiếp tục thực hiện. Do đó, trong một vài vụ bị trắc trở, tôi biết một số anh chị em đã tự đấm ngực trách mình, mà còn phải nghe những dị nghị rằng “vô trách nhiệm hay phô trương thanh thế” thì thực sự là họ đau lòng lắm! Phạm Thị Hoài: Các khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động do Việt Tân tổ chức thường bị chính quyền tính sổ nặng nề, vì sao không đơn giản tổ chức các khóa này trên mạng? Nguyễn Quốc Quân: Về các khóa học trên mạng, phải nói rằng đây là cách làm dễ nhất, ít tốn kém tiền bạc và thời giờ nhất. Cách học này chính là những bước đầu tiên mà chúng tôi thực hiện. Nhưng nó chỉ có thể đạt tới một số kết quả giới hạn nào đó thôi. Trong một số trường hợp, chúng tôi bắt buộc phải bổ sung thêm các cách huấn luyện khác. Kinh nghiệm của các dân tộc khác, và trong thời gian gần đây chúng ta thấy một số tổ chức khác của người Việt cũng đi đến cùng một kết luận như vậy về nhu cầu huấn luyện trực diện với nhau. Và việc này chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua với nhiều cá nhân và nhiều nhóm khác nhau. Và sau hết, cũng cần nhấn mạnh đây là các quyền của con người – quyền tìm kiếm kiến thức và thông tin – mà nhà cầm quyền Hà Nội đã ký kết với thế giới. Tôi nghĩ rằng khi có những trắc trở ngoài ý muốn, chúng ta càng phải vạch trần hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội trước thế giới và càng tranh đấu cho các nạn nhân, thay vì trách ngược. Tương tự như khi có vụ cướp giật, chúng ta cần giúp chặn bắt kẻ cướp chứ không thể đứng trách là các nạn nhân đã giữ đồ đạc của mình quá hớ hênh. Phạm Thị Hoài: Bắt bớ và tù đày là những điều hiển nhiên trong hoạt động chính trị đối lập hoặc độc lập trong một thể chế như Việt Nam. Ông cũng từng bị ngồi tù hai lần, mỗi lần nhiều tháng, tại Việt Nam. Song cũng có lời nhận định rằng là một công dân Hoa Kỳ, ông có thể ít nhiều “yên tâm” bước vào tù vì có thể tin chắc rằng cánh cửa tù sẽ mở ra một ngày không xa, trong khi các nhà hoạt động sống trong nước không thể có được “bảo hiểm” này. Phần lớn các đảng viên Việt Tân sống ở hải ngoại về nước hoạt động cũng thường chỉ phải trải qua một thời gian giam giữ tương đối ngắn, trước khi bị trục xuất. Làm thế nào để thuyết phục những người trong nước, khi vạch xuất phát của họ được kẻ sẵn bằng một mầu hoàn toàn khác? Nguyễn Quốc Quân: Hiện nay đảng viên Việt Tân có người ở ngoài nước, có người ở trong nước và chúng tôi đều biết sự khác biệt này. Đó là lý do tôi vô cùng trân quí các chiến hữu quốc nội của tôi và luôn thấy là các đóng góp của tôi, kể cả thời gian ở tù, không đáng là gì so với những anh chị em trong nước đang đối diện với phiền toái và hiểm nguy hàng ngày. Chúng ta biết rõ rằng công an và an ninh cộng sản Việt Nam là bậc thầy của những hành động ám sát, khủng bố, thủ tiêu, giết chóc… nên phải hiểu rằng họ sẽ không từ hành động bạo lực nào để bảo vệ chế độ của họ. Năm 2007 khi họ bắt nguội tôi ở Tây Ninh sát biên giới Cam Bốt, trong phòng điều tra họ doạ: “Anh đừng có nói linh tinh, chúng tôi thả anh qua biên giới cho người khác đập đầu chết bây giờ”. Tôi thoáng rùng mình khi nhớ đến Lê Trí Tuệ, nhưng kịp trấn tĩnh lại vì nhớ rằng họ chưa kịp khai thác gì mình. Cho nên sau này khi công tác tại Việt Nam tôi cố giảm thiểu cơ hội bị những “tai nạn có sắp xếp” trong bóng tối. Tôi tin rằng các anh em dân chủ có “quốc tịch nước ngoài” cũng nhận thức rõ cái giới hạn của lợi thế đó. Khi nhập dòng đấu tranh, dù trong hay ngoài nước, mỗi người đều tìm cách tận dụng cái lợi thế của riêng mình. Nhưng một khi đã vào cuộc thì không có nỗi sợ nào nhỏ hơn nỗi sợ nào đâu. Vấn đề là nỗ lực vượt qua nỗi sợ của mình thôi. Đặc biệt khi nhìn đồng đội phải gánh quá nặng và quá gian nan, mỗi người dễ gác nỗi sợ của mình qua bên hơn, để giữ bình tĩnh và có những quyết định sáng suốt hơn. Một điều đáng mừng trong thời gian qua là càng ngày tù đày càng chỉ là nỗi lo thôi chứ ít còn là nỗi sợ. Có vị xem vào tù là “giấc ngủ trưa” và đã hành xử đúng như vậy. Thái độ khi bước ra khỏi tù không thua gì, và còn có phần mạnh hơn, ngày bước vào tù. Tinh thần ấy lan toả đến lực lượng dân chủ nói chung và đến rất nhiều các bạn trẻ gần đây như Phương Uyên, Nguyên Kha, Quốc Uy, Châu Văn Thi, Bùi Tuấn Lâm, Trần Hoài Bảo, … Chính các bạn ấy đủ trưởng thành và đảm lược để tự chủ quyết định sau khi đã cân nhắc lợi hại cho chính mình. Với tinh thần cùng đến với nhau, họ tự xác định vạch mức xuất phát cũng như mức đến – Không cần ai thuyết phục. Và đó mới là tia hy vọng cho đất nước chúng ta. Chúng ta vẫn thường nói lịch sử Việt Nam luôn xuất hiện những hào kiệt trong những lúc đen tối nhất. Nay các hào kiệt đang đứng, đang đi, đang sống ngay giữa chúng ta đó. Những người có bề ngoài bình thường nhưng với trái tim và khí phách bên trong rất phi thường. Phạm Thị Hoài: Tuy nhiên có những trách cứ rằng việc Việt Tân công khai ủng hộ một số nhà hoạt động dân chủ trong nước là gây hiểu lầm bất lợi cho họ, và chính họ cũng luôn nhấn mạnh rằng mình là những cá nhân độc lập không ở trong một đảng phái, tổ chức chính trị nào. Nguyễn Quốc Quân: Việc chị nêu là có, nhưng còn hai vế nữa mà có lẽ công luận chưa biết tới. Đó là chúng tôi cũng nhận được một số trách cứ với đại ý: có vẻ như Việt Tân chỉ quan tâm đến người của mình mà ít lên tiếng hay vận động cho những người của các tổ chức khác hay những người hoạt động độc lập trong lực lượng dân chủ. Có lời trách còn đi xa hơn nữa về “trách nhiệm phải lên tiếng” của Việt Tân. Sau hết, chúng tôi cũng nhận được sự dặn dò trước của một số nhà hoạt động là cứ vận động cho họ, bất kể các tuyên bố công khai của các vị ấy. Vì vậy, trong mỗi lần Việt Tân công khai lên tiếng ủng hộ ai, đặc biệt là các vị đang bị xách nhiễu, giam cầm, chúng tôi phải đắn đo nhiều, dựa trên ba yếu tố: 1) ước nguyện của nhà hoạt động ấy nếu chúng tôi có sự dặn dò từ trước; 2) ước nguyện của gia đình nhà hoạt động ấy nếu họ đang ở trong tù; 3) nhu cầu vận động ngay lúc đó có đòi hỏi phải lên tiếng ủng hộ công khai không. Nhưng quan trọng hơn nữa, theo tôi nghĩ, chúng ta cần tránh rơi vào cái bẫy mà chế độ độc tài toàn trị rất muốn. Đó là tạo khoảng cách tối đa giữa các lực lượng đối kháng để muôn năm trường trị. Cứ mỗi lần họ bảo “vì có hội ABC ủng hộ nên họ đánh” thì các nhà hoạt động lại tránh ABC ra; rồi thì sau một thời gian tránh mãi, chúng ta sẽ chỉ còn những cá nhân rời rạc, không kết hợp với nhau được để đủ sức gỡ bỏ xiềng xích độc tài. Chúng ta cũng thấy rõ là Việt Tân chỉ bị dùng làm cái cớ cho mục tiêu trên mà thôi. Trong nhiều vụ việc gần đây, dù không dính dáng gì đến Việt Tân, các nhà hoạt động vẫn bị bắt đó thôi. Sau hết, trong ĐTBBĐ, chúng ta cần bắt đầu hành xử các quyền đương nhiên của mình dù những người cầm quyền có chấp nhận hay không. Và lại còn phải nhấn mạnh những quyền ấy hơn nữa khi nhà cầm quyền ra những đòn phép để người dân tự rút quyền của mình lại. Họ càng ra các đòn phép về mặt nào thì chúng ta càng biết các hoạt động của chúng ta về mặt đó đang “đánh đúng chỗ” và đang làm họ lo âu. Phạm Thị Hoài: Dị nghị, bất hòa, chia rẽ, hữu danh vô thực…, có lẽ còn phải thêm vào danh sách nhược điểm này nhiều đặc tính tiêu cực khác của các đảng phái và tổ chức chính trị Việt Nam ở hải ngoại. Ông đã có gần 30 năm hoạt động chính trị ở hải ngoại. Nếu không phải là những lời lạc quan chung chung, ông có thể thực sự nói gì về năng lực và tương lai của những đảng phái này? Nguyễn Quốc Quân: Thưa chị, Việt Tân có nguyên tắc cho mọi thành viên là chỉ góp phần xây dựng sự đoàn kết chung trong lực lượng dân chủ, chứ không làm sứt mẻ sự đoàn kết đó, đặc biệt là không phê bình các tổ chức khác. Do đó, tôi xin phép không vi phạm nguyên tắc này. Tôi chỉ xin trình bày một suy nghĩ là mọi tổ chức, kể cả Việt Tân, nói cho cùng đều chỉ là phương tiện để các thành viên đạt đến một mục tiêu chung nào đó. Nếu phương tiện nào không còn đáp ứng mục tiêu của các thành viên nữa thì tiến trình chọn lọc tự nhiên sẽ xảy ra thôi. Và các tổ chức mới, đáp ứng đúng nhu cầu hơn, sẽ xuất hiện. Do đó, việc đồng bào chúng ta muốn đứng lên giải quyết chuyện đất nước mới quan trọng. Khi đã có mục tiêu chung, ước muốn chung đó ở mức nóng bỏng lên rồi, thì chính đồng bào chúng ta sẽ chọn phương tiện nào hữu hiệu nhất cho riêng mình để tiến tới. Bà con mình đang mỗi ngày một đông chọn lựa bước tới cái Đúng, cái Tốt, cái Thiện thay vì chọn chùn chân khi thấy cái Sai, cái Xấu, cái Ác… Chúng tôi cũng tin rằng sẽ tới lúc tất cả các đảng phái đều thấy nhu cầu liên minh phối hợp với nhau thực sự, trong tinh thần đối tác bình đẳng chia nhau gánh vác những đòi hỏi vô cùng to lớn của công cuộc đấu tranh cho dân chủ và canh tân đất nước. Phạm Thị Hoài: Những người trực tiếp điều hành một tổ chức chính trị không thể chỉ làm công việc này vào Chủ nhật. Họ buộc phải là những người hoạt động chuyên nghiệp, toàn thời gian. Ban lãnh đạo Việt Tân và bản thân ông có là những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp như vậy không? Nguyễn Quốc Quân: Đúng như chị nhận định là những người trực tiếp điều hành một tổ chức chính trị cần hoạt động chuyên nghiệp và toàn thời gian. Do điều kiện eo hẹp về tài chính và một số giới hạn khác trong cuộc sống, việc hoạt động toàn thời của một đảng viên không những là một quyết định gay go của chính mình mà còn cần đến sự hỗ trợ tinh thần và hi sinh của những người thân trong gia đình nữa. Việt Tân có bao nhiêu người như vậy? Xin thưa là chưa đủ để đáp ứng hết các nhu cầu. Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng tôi muốn được chia sẻ ở đây. Nếu nói yếu tố “chuyên nghiệp” như là sự chuyên tâm học hỏi kinh nghiệm về trách vụ được giao, và nói yếu tố “toàn thời” như là số lượng 40 giờ một tuần dành cho công việc ấy; thì ở trong cũng như ngoài nước, Đảng Việt Tân may mắn có một tập thể không ít các anh chị em, cùng chung một lý tưởng và quyết tâm như thế. Họ vắt ra những mẩu thời gian và phương tiện xen kẽ với công việc kiếm sống, góp nhặt thì giờ quí giá của gia đình, giảm bớt những sinh hoạt giải trí khác để góp sức với đồng đội trong tổ chức. Và đặc biệt, những con người toàn tâm toàn ý cho việc chung như vậy không chỉ có trong các tổ chức chính trị. Nếu nhìn kỹ hơn ta sẽ bắt gặp ở một số vị hoạt động trong cơ chế cộng đồng, trong các trường dạy Việt ngữ, trong môi trường truyền thông, văn hoá, xã hội… hoàn toàn thiện nguyện. Động lực duy nhất khiến chúng ta cứ tiếp tục hoài như vậy là nhu cầu được làm điều Đúng, điều Đẹp, điều Ưa Thích. Tôi tin tưởng ở tính hướng thiện của con người là nhờ quí vị ấy. Và vì thế tôi có quyền lạc quan về giai đoạn canh tân Việt Nam sau này. Phạm Thị Hoài: Một tổ chức chính trị đương nhiên là cần kinh phí hoạt động, cần rất nhiều. Kinh nghiệm của ông trong lãnh vực này như thế nào? Nguyễn Quốc Quân: Nhận xét của chị rất chính xác, mọi loại hoạt động đều phải có chi phí, từ tiền in ấn, điện thoại, máy móc, đến những vé xe đò, xe lửa, máy bay, đến việc giúp đỡ gia đình các nhà tranh đấu đang bị giam cầm, v.v… thậm chí cả đến tiền hối lộ để vượt qua một số rào cản. Chính vì thế, công an và an ninh Việt Nam luôn tìm mọi cách để khống chế và bao vây kinh tế gia đình các nhà bất đồng chính kiến trong nước và xuyên tạc các nỗ lực kinh tài chân chính của các tổ chức chính trị. Việt Tân, cũng như các tổ chức chính trị khác, phải tự mình lo các chi phí cần thiết tối thiểu để có thể chủ động trong các sinh hoạt căn bản và trường kỳ. Để đáp ứng nhu cầu ấy, ngoài các cơ sở kinh doanh và đầu tư độc lập của tổ chức, các đảng viên Việt Tân tùy theo hoàn cảnh riêng đã và đang cống hiến trí tuệ, thì giờ, công sức, cũng như tài chính để góp chi phí trong sinh hoạt địa phương và quốc nội. Chúng ta lại còn có khối người Việt nặng lòng với quê hương đang sống trên khắp thế giới. Sự tự lập này rất cần thiết để giữ được độc lập trong những quyết định tốt nhất cho đất nước. Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều tổ chức nhân quyền đang rất quan tâm đến tình trạng chà đạp nhân quyền tại Việt Nam và sẵn lòng giúp chúng ta một số phương tiện. Tôi tin là khi dân tộc Việt Nam sẵn sàng cho một cuộc đổi thay bằng một cuộc tranh đấu ôn hòa trên đường phố như tại Ai Cập, hay tại các cuộc cách mạng màu, thế giới sẽ nhập cuộc cùng với chúng ta. Xu hướng của nhân loại đã rất rõ. Phạm Thị Hoài: Về lâu dài, mỗi chính đảng hay tổ chức chính trị muốn tham gia vào tiến trình chuyển hóa xã hội buộc phải có đội ngũ chuyên gia của mình về các lĩnh vực thiết yếu trong xã hội. Ông có thể khoe chút ít về đội ngũ ấy của Việt Tân không? Nguyễn Quốc Quân: Điều làm tôi tạm yên lòng là anh chị em Việt Tân có mặt trong đủ loại ngành nghề, đủ loại tầm mức, và đủ mọi lứa tuổi; nhất là lứa tuổi từ 20 đến 40, trội cả về chất lẫn lượng. Nhưng chúng tôi cũng biết rất rõ là dù với lực lượng gấp nhiều lần hiện nay, Việt Tân vẫn không bao giờ nghĩ một mình Việt Tân có thể chuyển hóa cả xã hội. Rộng hơn nữa, không một giai cấp nào hay ngay cả một mình chính phủ (dân chủ trong tương lai) có thể giải quyết vấn đề của đất nước sau bao năm bị tàn phá tan hoang trong mọi lãnh vực. Để băng bó lại đất nước về mọi mặt và đưa đất nước đi lên, TOÀN THỂ DÂN TỘC trong nước và trên khắp thế giới phải góp phần. Việt Tân dù lúc đó nằm trong hay ngoài chính quyền sẽ chọn lãnh vực mà chúng tôi có thể đóng góp hữu hiệu nhất. Chọn lựa này vừa dựa trên nhu cầu đất nước vừa dựa trên sức lực thực tế của Việt Tân vào lúc đó. Cám ơn chị cho cơ hội khoe nhưng xin khất cho đến ngày đất nước mình cất cánh đã. Và lúc đó có lẽ chúng ta chỉ có một niềm tự hào chung là đội ngũ chuyên gia Việt Nam hùng hậu cả trong lẫn ngoài nước đã đổ hết tài năng ra để đưa đất nước bắt kịp với thế giới trong thời gian kỷ lục. Phạm Thị Hoài: So với các đảng phái và tổ chức chính trị ở hải ngoại, sự hiện diện của Việt Tân trên truyền thông hiện đại là tương đối mạnh. Song, xin lỗi ông, xếp hạng truy cập website chính thức của Việt Tân cũng như Đài Chân trời Mới cho thấy tầm ảnh hưởng của những cơ quan ngôn luận này khá khiêm tốn. Các trang mạng xã hội của Việt Tân cũng vậy. Tôi có cảm giác rằng thay vì thực sự dùng Internet như một vũ khí, các nhà hoạt động chính trị chỉ nói về cái vũ khí ấy. Nguyễn Quốc Quân: Chà, câu này nghe thì cũng rát thật đấy nhé, nhưng đó cũng lại là điều khá đặc thù mà tôi vẫn quí nơi chị Hoài. Phần đáp lại dễ nhất của tôi là tự nhận Việt Tân còn yếu về mặt này. Anh chị em đã cố gắng nhiều nhưng chắc chắn là còn phải học hỏi nhiều hơn nữa các cách để vượt qua những khó khăn sau đây: Như chị biết, tất cả các trang liên hệ đến Việt Tân đều bị chặn ở trong nước. Đại khối bà con chúng ta trong nước phải vượt qua nhiều khó khăn về tiền bạc, thời giờ, kiếm người hướng dẫn, v.v… mới tiếp cận được với môi trường Internet. Nay lại còn phải học thêm cách vượt tường lửa, giấu IP, v.v… Bên cạnh đó là những hù dọa tâm lý của công an. Để đối phó với một nhà cầm quyền mà tổ chức Phóng viên Không Biên giới và nhiều tổ chức nhân quyền khác liệt vào loại “Kẻ thù của Internet”, chúng tôi đã cố gắng cập nhật liên tục các cách vượt rào tại trang NoFireWall.blogspot.com và dùng một số phương tiện Internet khác để chuyển tải đến các tụ điểm không minh danh Việt Tân hầu có thể với tay đến đồng bào mà ít bị ngăn chặn hơn. Dĩ nhiên tôi không liệt kê ra đây. Và sau hết, bên cạnh các phương tiện “high-tech” đang nổi trội, chúng tôi cũng không xem thường một số cách khác mà mình gọi nôm na là “low-tech”. Phạm Thị Hoài: Ông có cho rằng trong tình thế hiện tại, không thể nhấc Đảng Cộng sản ra khỏi một giải pháp chính trị cho Việt Nam? Nguyễn Quốc Quân: Tôi cho rằng mọi chế độ độc tài khi còn nắm quyền, dù là trong những tháng chót, đều cố tạo cho người dân có ấn tượng như thế. Tôi nghĩ là nhấc được, nếu dân tộc chúng ta muốn. Điều đã khá rõ là ai cũng thấy thể chế độc tài dìm đất nước chúng ta trong lạc hậu. Các lớp sơn bề ngoài nay không còn che mắt được mấy ai nữa. Dứt khoát độc tài phải bị tháo gỡ. Nếu Đảng CSVN không chấp nhận điều đó thì họ phải bị loại bỏ khỏi bất cứ giải pháp chính trị nào cho đất nước. Còn nếu họ chấp nhận nằm trong pháp luật của một thể chế dân chủ và để tùy người dân chọn lựa bộ phận lãnh đạo, thì họ có thể tồn tại được chứ, như các đảng cộng sản tại Âu châu thôi. Nhưng quan trọng là Đảng CSVN phải ngưng các hành động bạo hành càng ngày càng tệ hại đối với người dân. Mức độ nhẫn nại và chịu đựng của dân tộc có giới hạn. Nếu họ cứ tiếp tục xem dân là kẻ thù như hiện nay thì sẽ đến lúc dân tộc dứt khoát coi họ là kẻ thù. Điều này đã thấy tại nhiều chế độ độc tài, gần đây nhất là Libya và Syria. Phạm Thị Hoài: Ông có một tấm gương nào không? Nguyễn Quốc Quân: Có đôi lúc, thoáng nghĩ tấm gương của mình là Mẹ Theresa, Đức Phật Thích Ca, hay Nguyễn Thái Học… Nhưng rõ là không phải, tôi vẫn cảm thấy rung động và hạnh phúc hơn rất nhiều khi được gần gũi trực tiếp hoặc gián tiếp với những tấm gương đời thường xung quanh, đặc biệt là những anh chị em đang dấn thân trong nước vì tương lai của dân tộc mình. Những hành động phi thường của họ đã làm cuộc đời đẹp và có ý nghĩa hơn. Với tôi, việc phi thường ở đây là việc vượt thắng giới hạn của chính mình để thực hiện một việc công ích, mà tầm vóc công việc có thể cũng rất bình thường. Và những tấm gương này không xa lạ gì lắm đâu, tôi không chỉ nhớ tên mà còn có thể hình dung từng khuôn mặt và một số giọng nói nữa. Tôi thường xuyên lấy họ làm động lực và đích nhắm để cố gắng phấn đấu những lúc mệt mỏi. Phạm Thị Hoài: Cảm ơn ông Nguyễn Quốc Quân đã trả lời phỏng vấn. © 2013 pro&contra Nguồn: http://www.procontra.asia/
......

Vĩnh Biệt Tiến Sỹ Walter Wallmann: Ân Nhân Của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Cuối Thập Niên 1970

"Menschen, die wir lieben, bleiben fuer immer, denn Sie hinterlassen Ihre Spuren in unseren Herzen." Phóng dịch: Những người chúng ta yêu mến, khi ra đi luôn để lại những dấu ấn trong trái tim mỗi người! * * * Những biến cố, khủng hoảng trên Chính trường, những thăng trầm của Quốc Gia Dân Tộc, những Nội Lực, Hoài Bảo mà suốt cuộc đời đã tận tụy dâng hiến cho Quê Hương, đã hủy hoại khối óc của Tiến Sỹ Walter Wallmann qua căn bịnh trầm kha Parkinson. Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn, Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) vĩnh viễn ra đi ngày 21.09.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main, hưởng thọ 81 tuổi. Tang Lễ đã được Hội đồng Quản trị Thành phố Frankfurt/Main và gia đình tổ chức đơn giản, trang nghiêm và công khai (oeffentlich) tại Nghĩa trang chính của Thành phố lúc 11 giờ sáng, thứ Bảy 05.10.2013. Thể theo đề nghị của Ông Boris Rhein, Tổng trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Hessen, Thủ phủ Tiểu Bang và nhiều công sở khắp nơi trên nước Đức đã treo Cờ Rũ trong ngày này để tưởng nhớ đến Ông. Nước Đức đã mất đi một Công dân ưu tú, một Nhà Dân Chủ nhìn xa hiểu rộng và một người Đức đầy lòng nhân ái... Ông ra đi đã để lại dương trần người vợ thủy chung, người bạn đời đã chia xẽ với Ông những vui buồn, thăng trầm từ lúc hai Ông Bà còn là Sinh Viên Luật Khoa dưới mái trưòng đại học, Bà Magarete Wallmann còn là người cố vấn tối cao của Ông mọi hành xử trong gia đình và ngoài xã hội... Người con trai độc nhất của Ông cũng cùng tên Tiến Sỹ Luật khoa Walter Wallmann, President của Rechnungshof Hessen, dâu và ba cháu nội. Tiến sỹ Walter Wallmann sinh ngày 24.09.1932 tại thành phố Uelzen Đức Quốc, tốt nghiệp và trình luận án Tiến Sĩ Luật khoa Đại học Marburg, đã từng giữ những chức vụ: - Chánh án Tòa Án Kassel, Fulda - Tỉnh bộ trưởng Đảng CDU Frankfurt/Main - Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main (Oberbuergermeister von Frankfurt/Main) - Bộ trưởng Liên Bang đầu tiên của Nước Đức về Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và An toàn Hạt Nhân (Bundesminister fuer Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit) - Thống Đốc Tiểu Bang Hessen (Hessischer Ministerpraesident) - Công Dân Danh Dự của Thành phố Frankfurt am Main, và rất nhiều chức vụ quan trọng khác... Ngoài Nhiệt tình và Trí tuệ mà Tiến sỹ Wallmann đã cống hiến cho Tổ Quốc Ông, Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ông còn là một vị Đại Ân Nhân với tấm lòng Nhân Ái của Người Việt Nam Tỵ Nạn cs tại Tiểu bang Hessen. Vào khoảng 1978 khi làn sóng người dân Miền Nam Việt Nam liều chết rời nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ Quê Hương Việt Nam, vượt biển, vượt biên ra đi lánh nạn CS, mỗi ngày một gia tăng, hàng trăm ngàn người đã đau đớn nằm xuống trong tủi hờn, tuyệt vọng trên biển cả mênh mông, hoặc trong núi rừng sâu thẵm. Biến cố thương tâm, Hành trình tìm Tự Do đầy kinh hoàng, hiễm nguy này đã làm rúng động lương tâm nhân loạị. Dr. Walter Wallmann (* 24. September 1932; † 21. September 2013). Tiến sỹ Wallmann vào thời đó là Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main đã bộc lộ với báo chí: "Khi tôi ngồi trước máy truyền hình xem đoạn phim thời sự về lòng cam đảm của những Thuyền nhân Việt Nam, lòng tôi xót xa vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì để chia xẻ với những người đáng thương này". Sau đó Tiến Sỹ Wallmann đã viết thư lên Chính phủ Liên Bang, Chính quyền Tiểu Bang Hessen, ráo riết vận động với bạn bè thân hữu, đảng CDU và kêu gọi quần chúng Đức mở tấm lòng nhân đạo, và có kế hoạch cứu giúp số phận những Thuyền nhân Việt Nam, những người đang sống sau hàng rào kẽm gai trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á với nỗi lo lắng tột cùng về một tương lai mù mịt. Tấm lòng Từ bi, Bác ái của Tiến Sỹ Wallmann đã thuyết phục được Chính phủ và Dân chúng Đức. Báo chí thời đó cho biết một ngân sách đặc biệt được chính quyền Tiểu bang Hessen dành cho người Tỵ nạn với tên "VN Boatpeople". Liền sau đó Ông biệt phái một vị đại diện của Văn phòng Tỉnh trưởng Frankfurt/M bay qua tận trại Tỵ Nạn Hồng Kông để an ủi thăm hỏi và lên danh sách cứu vớt nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam, đặc biệt những gia đình đông con.. Trung tuần tháng Hai năm 1979 những Đóa Hoa Nhân Ái đã nở rộ trên vùng trời Frankfurt/Main, dân chúng Đức xúc động trong niềm hân hoan chào đón 200 người Việt tỵ nạn (boat people) đầu tiên đến được Bến Bờ Tự Do. Tuy không cùng chung huyết thống, nhưng họ đã tận tình chia xẻ với những người xa lạ, gầy còm, ốm yếu xanh xao đến từ một đất nước xa xôi bằng một tấm lòng Yêu Thương trong Tình Nhân Loại. Từ nhân duyên khởi đầu của Tiến Sỹ Wallmann, vị Tỉnh trưởng giàu lòng nhân ái này, mà Người Việt Tỵ Nạn cuối thập niên 70 ngày nay đã có được một đời sống hạnh phúc, an lành, là những công dân gương mẫu trên Quê Hương mới sau khi trải qua mọi hoàn cảnh gian nan, hiểm nguy, mất mát: Vượt biển, Vượt biên, Đoàn Tụ Gia đình, v.v... và Tiểu Bang Hessen được đề cao là một Tiểu bang nhân đạo nhất đã dành mọi sự dễ dãi cứu giúp cho Người Việt Nam Tỵ Nạn. Sáng ngày 05.10.2013 bầu trời Frankfurt âm u, những cơn gió thổi qua làn mưa bay bay trong cái lạnh se sắt của một ngày chớm vào Đông. Trước khi ra đi nhà tôi nhắc rằng: "Nếu thật tình thương và nhớ ơn Dr. Wallmann nên tạm gác những việc đời để cầu nguyện cho Ông được siêu thoát!". Trên đoạn đường dài trong cơn mưa gió đến Frankfurt am Main chúng tôi yên lặng cầu nguyện và đọc bài Kinh Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn... Khi tôi đến Nghĩa trang Frankfurt/Main khoảng 10 giờ, cứ ngỡ là chưa có ai, nhưng trước cửa nghĩa trang những đoàn xe Cảnh Sát đã đậu kín, lực lượng đông đảo Nhân Viên Công Lực đang làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ khu Nghĩa trang rộng lớn, tôi lo sợ không biết mình có được vào trong Nhà Quàn hay không? Tôi nhìn quanh hy vọng tìm được một người đồng hương, nhưng không gặp, có lẽ hãy còn sớm nên chưa ai đến. Tôi hỏi thăm, một viên cảnh sát chỉ dẫn tôi vào. Trong căn phòng rộng lớn Quan tài của Tiến Sỹ Wallmann đã được trang trọng đặt ngay chính giữa tự bao giờ. Trước quan tài là một bàn nhỏ phủ một khăn nhung màu xanh đậm bên trên gắn 7 Huy chương cao qúy mà Chính phủ Đức đã ân thưởng cho Ông, hai bên Quan tài có 6 Cảnh Sát Viên với đồng phục xanh đậm, mũ trắng đứng gác trong tư thế nghiêm trang bất động, ngồi hai bên cạnh để chờ phiên thay ca gác là 6 viên cảnh sát, chiếc mũ trằng được đặt trên đùi, lưng thẳng hướng về phía trước. Trước mặt Quan tài là hai vòng hoa của vợ và con cháu Ông với dòng chữ tiếc thương trên giải khăn màu vàng nhạt, bên cạnh cái gíá đặt hình Tiến Sỹ Wallmann là vòng hoa với giải cờ Đức của Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel gởi đến phúng điếu, đàng sau là những vòng hoa của những Chính phủ tiểu bang, mỗi vòng hoa kèm theo huy hiệu, và vòng hoa của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn do gia dình Ông Bà Thái Gia Tuấn, một thuyền nhân trại tỵ nạn Hồng Kông năm xưa, thay mặt đồng hương gởi đến phúng điếu với giòng chữ Thương Tiếc và Tri Ân. Qua ánh nến lung linh trong căn phòng tĩnh lặng di ảnh của Người Qúa Cố với nét mặt hiền hòa đã làm lòng tôi se thắt, chạnh lòng nhớ về qúa khứ, cứ tường chừng như nghe đâu đây tiếng thét kinh hoàng hiện trên khuôn mặt đau đớn của người thiếu phụ Việt Nam nhỏ bé khi bị bọn hải tặc Thái Lan hãm hiếp và hùng hổ bắt mang đi, hính ảnh người chồng bị đánh ngất đầy máu me vì muốn cứu vợ, nhưng vẫn cố gắng dùng xác thân mình để che chở con con thơ, tôi thấy như trên những hoang đảo cô đơn, trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng, khi người phải ăn thịt người qua dòng nước mắt để được tồn sinh, tôi thấy nụ cười rạng rở trên khuôn mặt gầy còm xanh xao vì kiệt sức của đồng bào tôi khi được vớt lên boong tàu, đến - Miền Đất Hứa-, tôi thấy niềm vui, niềm tự hào của con cháu những thế hệ tiếp nối trong ngày lễ ra trường, đã làm hãnh diện Dân Tộc Việt Nam, thấy những cụ gìa Việt Nam khi tuổi về chiều, sống trên Quê người được chăm sóc bảo trợ trong tình nhân ái. Trong niềm xúc động lẫn tri ân, không ngần ngại tôi đã qùy xuống lạy Linh cửu Tiến Sỹ Wallmann, mà tưởng chửng như mình đang đảnh lễ một Vị Bồ Tát đã ra đi, sau khi hoàn thành tâm nguyện thị hiện ở cõi Đời này để cứu khổ chúng sinh... Những khách mời đến dự Tang lễ dần dần ngồi vào ghế, đã được ban tổ chức đặt sẵn tờ chương trình và một thiệp màu trắng có in huy hiệu của thành phố Frankfurt và tên khách mời. Tôi không phải là khách được mời, đang phân vân, không biết mình ngồi đâu, đứng đâu, định trở ra đứng ngoài sân, đúng lúc đó một nhân viên thành phố chỉ một chiếc nghế duy nhất còn trống, không có bảng tên, ở hàng đầu phía bên hông tay mặt của Quan tài mời tôi ngồi. Tôi ngồi xuống mà lòng ngạc nhiên trong niềm xúc động khi nghĩ rằng: có phải chăng Tiến Sỹ Wallmann đã sắp đặt và cho phép tôi ngồi đây để tiễn đưa Ông ra đi lần cuối?. Khoảng 10 giờ 50 có tiềng còi vang vào Nhà quàn yên tĩnh, sau đó gia đình Tiến Sỹ Wallmann gồm vợ con trai dâu cùng ba cháu nội và các nhân vật cao cấp của chính phủ lặng lẽ bước vào và cúi đầu kính cẩn tưởng niệm trước Linh quan của Người Quá Cố. Ngồi hàng đầu tôi có dịp nhận ra nhiều quan khách là nhân vật nổi tiếng của Nước Đức về mọi lãnh vực mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí. Đúng 11 giờ tiếng đàn Organ (Orgel) trổi lên tấu khúc Prludium in c-Moll BWV 546 của Nhạc sỹ Đức tài danh Johann Sebastian Bach mà lúc sinh tiền Tiến sỹ Wallmann ưa thích. Prưpstin Gabriele Scherle thay mặt gia đình cám ơn Quan khách và kể vắn tắt về cơn bịnh và sự ra đi của Tiến Sỹ Wallmann. Tỉnh trưởng Frankfurt/Main Ông Peter Feldmann, Thống Đốc tiểu bang Hessen Volker Bouffier và cựu Tỉnh trưởng Tiến Sỹ Petra Roth thay phiên nhau lên đọc điếu văn, họ nhắc đến những kỷ niệm một thời gắn bó chính trị qua những thăng trầm của Đất Nước, ca ngợi công đức của Tiến Sỹ Wallmann cả cuộc đời đã cống hiến cho Dân tộc Đức những điều phúc lợi, quang vinh. Đặc biệt Bà Tiến Sỹ Petra Roth, Cựu Tỉnh trưởng Frankfurt/Main vinh danh Tiến Sỹ Wallmann đã có công lao lớn trong việc xây dựng Viện Bảo Tàng, tái thiết khu nhà Ga Frankfurt/Main, Hý Viện Alter Oper, ngoài ra công lao lớn nhất là Ông Bà Wallmann đã góp phần xóa bỏ những biến cố lịch sử đen tối ngày xưa và đã nối nhịp cầu ngoại giao giữa hai Dân tộc Đức và Do Thái, giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của những sắc dân Thổ Nhĩ kỳ, Ý, Tây Ban Nha... và đã nỗ lực vận động trong viêc thâu nhận nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam và những Người Việt Tỵ Nạn sau này… Bà kể thêm rằng Tiến Sỹ Wallmann đã tình nguyện làm cha đở đầu cho một em bé trai Việt Nam được sanh ra trong những ngày đầu tiên trên Quê hương mới, ông đã đặt tên cháu là Frank ….. Quan khách đã lắng lòng nghe với niềm cảm phục lẫn ngậm ngùi... Sau lời phúng điếu của các Chính khách, tang lễ được cử hành trang nghiêm qua nghi thức Tôn giáo. Cuối cùng toàn thể khách tham dự cùng hòa ca bài Thánh ca "Nun danket all Gott". Bài hát chấm dứt, quan tài của Tiến Sỹ Wallmann được từ từ đưa ra khỏi phòng đến nơi an nghỉ cuối cùng, theo sau quan tài chỉ có thành viên trong gia đình và vài vị đại diện chính phủ Đức. Trong phòng căn phòng tĩnh lặng vang lên tiếng khàn khàn trong xúc động của một cụ gìa: "Tschues Walter", tiếng thì thầm cầu nguyện, có những bàn tay đưa lên từ biệt... Tôi xúc động cúi đầu chào và hướng về di ảnh của Ông nói lời cảm tạ: "Danke schoen, Dr. Wallmann!". Ngoài trời mưa vẫn rơi, những cơn gió lạnh se thắt thổi về như buồn rầu từ biệt nhà chính khách nhân hậu. Khoảng hơn 30 phút nghi thức an táng ở mộ phần đã hoàn mãn, đoàn người trở vào, gia đình Tiến Sỹ Wallmann ân cần bắt tay từng người cảm tạ. Con trai Ông thay mặt gia đình cám ơn Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã gởi vòng hoa phúng điếu. Tôi theo đoàn người ra về trong cơn mưa mà bùi ngùi với cõi lòng nặng trĩu. Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, người công dân ưu tú của Dân Tộc Đức! Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, Vị Bồ Tát với tấm lòng nhân ái, từ bi. * © Nguyên Ngọc Phạm Thị Bích Thủy (Ffm, Oktober 2013)
......

Einladung zu Lesung und Gespräch zum Thema: „Ich wollte frei sein“

Die Mauer, die Stasi, die Revolution Unser Gast: Vera Lengsfeld Bürgerrechtlerin in der ehemaligen DDR, ehemalige Bundestagsabgeordnete und Trägerin des Bundesverdienstkreuzes Stasi-Tochter, Dissidentin, Politikerin: Drei Leben sind es, die Vera Lengsfeld in sich vereint. Als Tochter eines Stasi-Offiziers wird sie ganz im Sinne des SED-Regimes erzogen. Doch früh schleichen sich bei ihr Zweifel am System ein. Alsjunge Erwachsene zieht sie die Konsequenz und engagiert sich in der Bürgerrechtsbewegung, wofür sie mitBerufsverbot, Verhaftung und letztlich Ausweisung bestraft wird. Nach dem Fall der Mauer kehrt die Dissidentin Lengsfeld in ihre Heimat zurück und startet ihre Karriere als Politikerin und Verfechterin freiheitlicher Demokratie Umso schmerzlicher trifft sie die Nachricht, dass ausgerechnet ihr Ehemann sie jahrelang bespitzelt haben soll. Eine Biografie voller Brüche – und doch geradlinig. Vera Lengsfeld wurde 1952 in Thüringen geboren und war seit den 1970er Jahren aktiv in der Opposition gegen das SED-Regime. Nach ihrer Tätigkeit an der Akademie der Wissenschaften der DDR, während derer das erste Parteiverfahren gegen sie geführt wurde, war sie 1981 Mitbegründerin eines der ersten halblegalen Oppositionskreise der DDR, des Pankower Friedenskreises. Infolge des zweiten Parteiverfahrens 1983 wurde sie aus der SED ausgeschlossen und mit Berufs- und Reiseverbot belegt. 1988 wurde sie verhaftet, verurteilt und ausgewiesen. Am Morgen des 9. November 1989 kehrte Lengsfeld zurück in die DDR und war abends beim Mauerfall an der Bornholmer Straße dabei. Sie wurde Mitglied der ersten und letzten frei gewählten Volkskammer der DDR sowie später, 1990 bis 2005, des Deutschen Bundestages. 1990 erhielt sie den Aachener Friedenspreis, 2008 wurde ihr das Bundesverdienstkreuz verliehen. Dienstag, 19. November 2013, 19.30 Uhr Kurhaus Dhonau, BollAnt`s im Park, Bad Sobernheim Im Anschluss an die Veranstaltung kann das Buch von Vera Lengsfeld käuflich erworben und von ihr signiert werden. Anschließend laden wir zum Umtrunk ein! Begrüßung und Einführung: Karl-Heinz B. van Lier, Landesbeauftragter der KAS für Rheinland-PfalzTagungsleitung: Marita Ellenbürger, wissenschaftlich - pädagogische Mitarbeiterin Eigenbeitrag: € 4,- Teilnahme nur nach vorheriger Anmeldung schriftlich, per Mail oder Fax möglich. Bitte haben Sie Verständnis, dass die Plätze in der Reihenfolge des Eingangs vergeben werden müssen! Post: Weißliliengasse 5 / 55116 Mainz / Tel. 06131-2016930 / Fax 06131-2016939 / E-Mail: kas-mainz@kas.de
......

Vietnam: Prozess gegen prominenten Blogger in Hanoi beginnt

In Vietnam hat am Mittwoch der umstrittene Prozess gegen einen prominenten Menschenrechtsanwalt begonnen. Die Staatsanwaltschaft wirft Le Quoc Quan Steuerhinterziehung vor, doch sprechen Menschenrechtler von einer politisch motivierten Anklage. http://www.nzz.ch/aktuell/newsticker/prozess-gegen-prominenten-blogger-i... ****************************************** Vietnam: Prozess gegen Blogger Quan begonnen In Vietnam hat der Prozess gegen einen bekannten Anwalt und Blogger begonnen. In Hanoi gingen hunderte Demonstranten, darunter buddhistische Mönche, auf die Straße, und forderten die Freilassung von Joseph Le Quoc Quan. Die Polizei riegelte das Gerichtsgebäude weiträumig ab. Die Staatsanwaltschaft wirft dem Angeklagten Steuerhinterziehung vor. Menschenrechtler sehen das Verfahren dagegen als politisch motiviert an. Quan hat sich als Katholik immer wieder für Religionsfreiheit und andere Bürgerrechte eingesetzt. http://www.dradio.de/nachrichten/ ****************************************** 1.         Prozess gegen katholischen Anwalt und Blogger in Vietnam | OTZwww.otz.de/.../Prozess-gegen-katholischen-Anwalt-und-Blogger-in-Vietna... vor 6 Stunden - In der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi hat ein Prozess gegen einen ... Le Quoc Quan , der seit Dezember 2012 in Untersuchungshaft sitzt, ... 2.         Prozess gegen katholischen Anwalt und Blogger in Vietnam - Yahoo ... de.nachrichten.yahoo.com/prozess-gegen-katholischen-anwalt-blogger-viet... vor 8 Stunden - In der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi hat ein Prozess gegen einen ... Le Quoc Quan, der seit Dezember 2012 in Untersuchungshaft sitzt, ... 3.         Prozess gegen katholischen Anwalt und Blogger in Vietnam - Die Zeitwww.zeit.de › News › Oktober 2013 vor 7 Stunden - Vietnam: Prozess gegen katholischen Anwalt und Blogger in Vietnam ... Hanoi (AFP) In der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi hat am Mittwoch ... Le Quoc Quan, der seit Dezember 2012 in Untersuchungshaft sitzt, wird der ... 4.         Prozess gegen prominenten Blogger in Hanoi - Wetterauer Zeitungwww.wetterauer-zeitung.de › Nachrichten › Politik vor 5 Stunden - Die Staatsanwaltschaft wirft Le Quoc Quan Steuerhinterziehung vor, ... Prozess gegen einen prominenten Menschenrechtsanwalt begonnen. 5.         Prozess gegen prominenten Blogger in Hanoi - Ruhr Nachrichtenwww.ruhrnachrichten.de/.../Prozess-gegen-prominenten-Blogger-in-Hanoi;... vor 5 Stunden - Die Staatsanwaltschaft wirft Le Quoc Quan Steuerhinterziehung vor, ... Prozess gegen einen prominenten Menschenrechtsanwalt begonnen. 6.         Menschenrechte : Zweieinhalb Jahre Haft für ... - Dülmener Zeitungwww.dzonline.de › Welt › Politik vor 1 Stunde - Le Quoc Quan (41) stand wegen Steuerhinterziehung vor Gericht, ... ... Le Quoc Quan protestieren in Hanoi gegen den umstrittenen Steuerprozess. ... Der Blogger und Menschenrechtsanwalt hat sich für Bürgerrechte, ... 7.         Zweieinhalb Jahre Haft für prominenten Regierungskritiker in ...www.idowa.de/.../zweieinhalb-jahre-haft-fuer-prominenten-regierungskriti... vor 3 Stunden - Le Quoc Quan (41) stand wegen Steuerhinterziehung vor Gericht, aber ... Ich bin ein Opfer politischer Machenschaften", sagte Quan während des eintägigen Prozesses in Hanoi. ... Der Blogger und Menschenrechtsanwalt hat sich für Bürgerrechte, ... Dortmund souverän: 3:0 gegen Marseille • Letta wirbt vor ... 8.         Vietnam: Regime verfolgt Kritiker - Kath.netwww.kath.net/news/42023‎ 11.07.2013 - Hanoi (kath.net/jg) Der Prozess gegen den katholischen Rechtsanwalt und Blogger Le Quoc Quan (Foto) zeigt das harte Vorgehen des ... 9.         Prozess gegen prominenten Blogger in Hanoi | inFranken.dewww.infranken.de/.../Menschenrechte-Vietnam-Prozess-gegen-prominente... vor 5 Stunden - Die Staatsanwaltschaft wirft Le Quoc Quan Steuerhinterziehung vor, ... Prozess gegen einen prominenten Menschenrechtsanwalt begonnen.
......

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) quyết định trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013, cùng với ba nhà báo của Ecuador, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Tin này được loan trên trang web của tổ chức CPJ có trụ sở tại New York vào hôm qua 26/09/2013.   Ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tuyên bố : « Vào thời điểm mà thông tin đã trở thành tài nguyên toàn cầu, bốn nhà báo trên đây đã bất chấp nạn kiểm duyệt và trấn áp để mang lại thông tin cho chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận lòng can đảm, sự dấn thân và sự chối từ im lặng của họ ». Thông cáo của CPJ cho biết, bốn nhà báo được giải – Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài Capital Broadcast Center, Ai Cập), Nedim Sener (báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày, Việt Nam) – đang phải đối mặt với những sự trả thù do công việc của họ, kể cả quấy rối về luật pháp, đe dọa về thân thể và bắt giam. Cũng theo thông cáo trên, bà Janet Hinostroza đã buộc phải tạm ngưng một chương trình truyền hình sau khi bị đe dọa, ông Youssef bị điều tra về các bản tin châm biếm, ông Sener bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra mang tính chỉ trích và có thể bị lãnh án 15 năm tù. Ông Nguyễn Văn Hải, một trong các blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong một đất nước mà báo chí đều do Nhà nước kiểm soát, và đã bị 12 năm tù kèm theo 5 năm quản chế theo một điều luật mơ hồ về « tuyên truyền chống Nhà nước ». Các bài viết trên blog của ông dưới bút danh Điếu Cày đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, trong đó có những bài phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, và chống giới chức tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Hải cũng kêu gọi xuống đường phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007. CPJ nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải bị giam giữ 5 tháng vào năm 2008 trong khi không bị cáo buộc tội danh nào, đến tháng 9/2008 bị kết án hai năm rưỡi tù giam vì tội « trốn thuế ». Sau khi mãn án, ông vẫn phải tiếp tục ở tù vì lại bị lãnh thêm một bản án mới, và tháng 7/2013 blogger này đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối các điều kiện giam giữ. Theo một nghiên cứu của CPJ, đến cuối năm 2012 tại Việt Nam có ít nhất 14 nhà báo bị giam cầm, đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với mục tiêu bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới. Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế được thành lập từ năm 1991, mỗi năm trao giải cho bốn nhà báo đã tỏ ra dũng cảm trước mọi đe dọa. Bốn nhà báo đoạt giải năm nay sẽ được vinh danh tại lễ trao giải thưởng niên của CPJ và được mời dự ăn tối tại New York ngày 26/11/2013. Trong quá khứ, có những nhà báo bị cầm tù nhiều năm sau đó khi được trả tự do đã đến dự lễ, và có ba phóng viên được truy tặng giải.   CPJ International Press Freedom Awards 2013 23rd Annual Ceremony and Dinner To benefit the Committee to Protect Journalists Four journalists who face imprisonment or other persecution for exposing realities in Ecuador, Egypt, Turkey, and Vietnam will be honored with the Committee to Protect Journalists' 2013 International Press Freedom Awards, an annual recognition of the courageous reporting that defines free media. The awardees--Janet Hinostroza (Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (Capital Broadcast Center, Egypt), Nedim Şener (Posta, Turkey) and Nguyen Van Hai (Dieu Cay, Vietnam)--are confronting severe reprisals for their work, including legal harassment, physical threats, and imprisonment. Hinostroza was forced to temporarily give up one television program to ensure her safety after being threatened; Youssef has come under legal investigation for his satirical newscast; and Şener is charged with terrorist activity for his critical reporting and could be sentenced to 15 years in prison. Nguyen Van Hai, one of Vietnam's best known bloggers, created an independent alternative in a country where all news publications are controlled by the government. Consequently, he is serving a 12-year prison sentence under a vague law that bars "conducting propaganda" against the state. CPJ will present Paul Steiger, founding editor-in-chief of ProPublica, with the Burton Benjamin Memorial Award for lifetime achievement in the cause of press freedom. Steiger, who served as CPJ chairman for six years, from 2005 to 2011, was managing editor of The Wall Street Journal from 1991 to 2007. All of the winners will be honored at CPJ's annual award and benefit dinner in New York City on November 26, 2013. Lara Logan, CBS News correspondent and CPJ board member, will host the event. Daniel L. Doctoroff, chief executive and president of Bloomberg L.P., is the dinner chairman. Full press release available in Arabic, English, Spanish, and Turkish. CPJ International Press Freedom Awards: Tuesday, November 26, 2013 Grand Ballroom The Waldorf-Astoria New York City For tickets, please call CPJ's Development Office at +1 (212) 465-1004, ext. 113. CPJ 2013 International Press Freedom Awardees: Janet Hinostroza, Ecuador Bassem Youssef, Egypt Nedim Şener, Turkey Nguyen Van Hai, Vietnam Burton Benjamin Memorial Awardee: Paul Steiger, United States Media contact: Magnus Ag, Advocacy and Communications Officer; email: mag@cpj.org; tel: +1.212.300.9007 Nguồn: RFI  - CPJ.org/awards/
......

Phẩm cách của dân tộc

Hồi đầu tháng trước, tuần báo The Economist mới viết về việc quán McDonald's đầu tiên sắp mở tại Sài Gòn. Ai cũng biết McDonald là một nhãn hiệu quán “ăn nhanh” lớn, chuyên bán “hamburger,” tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực của Hoa Kỳ. Chủ nhân tương lai McDonald ở Sàigòn là  Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng   Ðến thành phố lớn nào trên thế giới người ta cũng thấy hình ảnh chữ M cong cong của quán này, mầu vàng trên nền mái ngói đỏ. Họ có 35,000 quán ăn McDonald khắp thế giới. Tôi chỉ thấy ở Cusco, một thành phố du lịch tại Peru, họ không cho phép McDonald's cũng như Starbuck treo những nhãn hiệu lòe loẹt, quán nào cũng chỉ được đề tên giản dị như các cửa hàng ăn uống khác. Bài báo cho biết hãng McDonald's đã quảng bá việc mở quán ăn đầu tiên của họ ở Sài Gòn với một niềm hãnh diện, cho biết chủ nhân của cái quán McDonald's sắp mở là một nhà kinh doanh lớn, một công dân Mỹ gốc Việt. Thuở còn đi học, Henry Nguyên đã từng làm việc trong các quán McDonald ở Mỹ. Henry say mê McDonald, và đã nuôi ý định sau này sẽ làm chủ một cái quán tương tự ở quê hương cha mẹ mình. Bây giờ giấc mộng đó sắp thành sự thật. Ðúng là một hình ảnh lý tưởng, tiêu biểu cho “giấc mơ” của các thanh niên lớn lên ở Mỹ. Khi hãng McDonald's chọn Henry làm người mở quán ăn đầu tiên, theo bản thông cáo gửi báo chí, họ nêu lý do là họ nhận thấy ông ta có “một tập hợp lý tưởng của tài kinh doanh, thành tích kinh doanh đã tạo được, có lòng nhiệt thành và khả năng.” Báo The Economist nêu lên một chi tiết mà bài quảng cáo của hãng McDonald's đã quên không nhắc tới. Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo này giới thiệu với các độc giả, cho biết thêm: “Bố vợ của Henry Nguyên từ năm 2006 đã làm cho lòng tin tưởng của công chúng Việt Nam bị xoi mòn quá nhiều.” Các thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng được báo này kể ra sơ sài như sau: “Ông Dũng đã chỉ huy các vụ đàn áp những người chống lại ông, hoặc đòi tự do dân chủ, trong nhiều năm qua; thêm vụ phá sản của một công ty làm tầu thủy không trả được món nợ ngoại quốc 600 triệu đô la; và gần đây là tình trạng trì trệ của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư nước ngoài hết tin tưởng.” Cũng trong bài báo này, The Economist liệt kê thành tích lo cho con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng: “Con đầu là Nguyễn Thanh Nghị đứng xây tòa nhà Bitxco cao nhất Sài Gòn. Con rể là Henry Nguyên, không những là chủ nhân tương lai của quán burger mà còn từng làm giám đốc của IFB Holdings, đã làm chi nhánh của các công ty thực phẩm Pizza Hut cùng với Coffee Bean & Tea Leaf. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng thì làm quản trị cao cấp của quỹ đầu tư Viet Capital.” Người Việt Nam còn biết nhiều thành tích khác nữa! Ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng, bài báo cũng nhắc tới các “vương tôn công tử” khác đã được cha anh cất nhắc lên các chức vụ lớn và chỗ ngồi béo bở. Như năm 2011, cậu Nông Quốc Tuấn, con Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh về hưu, chỉ làm bí thư tỉnh 5 tháng đã được đưa vào Trung Ương Ðảng. Năm 2007, Phạm Thanh Bình, chủ tịch công ty sắp phá sản Vinashin, đã đưa cậu con 27 tuổi lên làm phó chủ tịch một viện nghiên cứu chế tạo tầu thủy, rồi sau đó cậu được đưa ngay lên ba chức vụ quan trọng khác. Ông Bình còn đưa anh em rể (hoặc anh, em vợ) của mình lên các chức vụ quan trọng, qua mặt hội đồng quản trị. Tờ báo cũng không quên cô Tô Linh Hương, con gái ông Tô Huy Rứa, tốt nghiệp về báo chí, năm 2012 lên làm chủ tịch công ty xây dựng Vinaconex, bị tai tiếng quá nên mấy tháng sau phải từ chức. Dân Việt Nam thường nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Nhưng trong quá khứ, việc lợi dụng quyền hành để giúp bà con thân thuộc còn bị giới hạn bởi hai thứ: Luật pháp và Phong hóa. Về luật pháp, ngay dưới thời vua quan phong kiến, thân nhân của các người làm quan vẫn bị cấm không được kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của ông quan. Một người được cử làm chủ khảo kỳ thi mà có con cháu dự thi là phải xin ngưng (hồi tị). Các biện pháp đó nhằm tránh “quyền lợi công tư xung khắc” (conflict of interests), một quan niệm rất phổ cập ở các nước dân chủ tự do. Nhà văn Phan Khôi đã từng tố giác “dưới chế độ Hồ Chí Minh có những nhà văn vừa làm chủ khảo vừa dự thi các giải văn chương,” mà kết quả là chính họ được trao giải thưởng! Nhưng ngay trong thời phong kiến, luật pháp cũng không đủ chặt chẽ và bao quát để ngăn ngừa các vụ lạm dụng quyền lực cho vợ con, thân nhân của các quan làm giầu. Cho nên trong xã hội còn một mạng lưới thứ hai ngăn ngừa các “quyền lợi công tư xung khắc.” Ðó là phong hóa. Khi tất cả mọi người trong xã hội nhìn vào các hành động lạm dụng quyền hành với con mắt khinh bỉ, thì chính những kẻ có ý định lợi dụng cũng ngần ngại. Hoặc họ phải từ bỏ ý định xấu, hoặc phải giảm bớt việc lạm dụng, hoặc tìm cách che đậy các hành động của mình. Ở nước ta hiện nay, phong hóa đó đã bị chế độ cộng sản tiêu diệt. Người ta lạm dụng chức vụ để giúp con cháu, họ hàng làm giầu mà không cần che đậy, vì không hề biết hổ thẹn. Anh ngồi trên lạm dụng quyền lực, anh đứng dưới cũng làm theo. Từ trên xuống dưới không còn ai biết xấu hổ. Con cái thấy cha mẹ lợi dụng chức vụ làm giầu, lớn lên sẽ coi đó là luân lý bình thường! Ðứa nào không biết lợi dụng còn bị bạn bè chê là ngu dốt! Người chung quanh chứng kiến cảnh đó bao nhiêu năm nay, từ khi thời đại Hồ Chí Minh bắt đầu đã hơn nửa thế kỷ, cũng thấy quen dần và coi cảnh tượng đó là chuyện tự nhiên trong đời sống. Tâm lý “quen dần với cái xấu” phá hoại cho truyền thống của dân tộc. Óc trục lợi mỗi ngày càng phát triển trong cả xã hội. Người nghèo khó chỉ chăm chắm làm sao kiếm được đồng tiền nuôi gia đình. Người khá giả cũng chỉ lo kiếm thêm tiền để không thua kém người khác. Tiểu gia hay đại gia, ai cũng chỉ lo kiếm tiền mà thôi. Học sinh nhìn thấy thầy giáo, cô giáo quá túng thiếu, có lúc phải lợi dụng địa vị nhỏ nhoi của họ bắt các em phải “học thêm.” Khi lớn lên các em sẽ coi việc kiếm tiền là mục tiêu lớn nhất của cả cuộc đời. Nhưng dân tộc Việt Nam vốn không sống như vậy. Nguyễn Ðình Chiểu đã nhất định không nhận tiền do các quan cai trị người Pháp mang biếu. Người Pháp đã lễ phép giải thích rằng ở nước họ vẫn có tục lệ chính phủ trợ cấp các nhà văn lúc về già; họ chỉ đem phong tục đó áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ mà thôi. Nhưng Nguyễn Ðình Chiểu khẳng khái từ chối. Khi làm lễ truy điệu các chiến sĩ nghĩa quân nổi lên ở Cần Giuộc, cụ Ðồ Chiểu đã chỉ bày một cái bàn với chén nước, nén hương để quỳ lễ đọc bài văn tế. Tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” này là một di sản tinh thần của dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ không bỏ mất. Nếu hiện nay nhiều người đã quên nền luân lý cổ truyền đó, cũng chỉ vì dân Việt Nam đã phải sống nửa thế kỷ dưới một chế độ phá hủy đạo lý cổ truyền để theo một chủ nghĩa ngoại lai vớ vẩn. Cần gây nên một phong trào phục hồi văn hóa, chắc chắn dân Việt Nam sẽ nhìn thấy chúng ta phải sống như thế nào mới thật là một cuộc sống đẹp đẽ, văn minh. Chúng ta phải gây ngay một phong trào như vậy. Ngay ở một nước tiến bộ kinh tế mà vẫn giữ được truyền thống như Nhật Bản, người ta cũng đặt vấn đề này. Năm 2006, cuốn sách bán chạy hạng nhất ở nước Nhật là một tiểu luận mang tựa đề Phẩm Cách Quốc Gia (Kokka no Kinkaku) của Mashahiko Fujiwara, bản tiếng Anh dịch là The Dignity of a State (số bán chỉ thua bản dịch cuốn truyện mới về Harry Potter). Trong vòng một năm người Nhật mua 2 triệu cuốn sách này. Có thể nói tác giả đã “lên án” tình trạng dân Nhật chạy theo văn minh Tây phương, nhất là văn minh Mỹ. Mashahiko Fujiwara (tên đọc ngược lại, theo lối Hán Việt là Ðằng Nguyên Chính Ngạn) kêu gọi người Nhật hãy trở lại với truyền thống cũ để khỏi “mất linh hồn.” Là một giáo sư toán, nhưng Mashahiko Fujiwara chống lại quan niệm sống dựa trên lý trí thuần túy của văn minh Tây phương, mà một hệ quả là tinh thần duy lợi. Ông cho là truyền thống Nhật Bản không sống như vậy. Tổ tiên họ sống bằng tình cảm, không quá thiên về lý trí. Họ trọng nghĩa, khinh lợi. Bây giờ, người Nhật sống ra sao? Trong một nửa thế kỷ qua, Fujiwara thấy đồng bào của ông chú trọng đến việc làm giầu nhiều quá, ảnh hưởng của kinh tế thị trường theo lối Mỹ. Nước Nhật đã thành công trên thị trường thế giới, nhưng họ đã bị ám ảnh quá nhiều về vật chất. Bây giờ là lúc họ đặt lại những câu hỏi căn bản, tự hỏi dân tộc họ phải sống như thế nào mới đúng. Nhưng dân Nhật Bản còn may mắn, vì nền giáo dục của họ còn coi trọng luân lý, theo truyền thống Khổng Mạnh. Chế độ cộng sản đã phá hủy nền tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bây giờ, kinh tế tư bản thời hoang dã còn tiếp tay phá hoại trên nền luân lý nhiều hơn nữa. Vì kinh tế tư bản đặt trên căn bản duy lợi, với giả thiết rằng khi tất cả mọi người cùng lo kiếm lợi, kinh tế sẽ phát triển. Nhưng chế độ tư bản ở các nước Tây phương ra đời cùng thời gian khi các định chế dân chủ tự do bắt đầu xuất hiện. Chính nhờ được sống dân chủ nên người ta biết dùng luật pháp đặt ra những giới hạn trên tinh thần duy lợi. Cũng nhờ nếp sống dân chủ cho nên những tiếng nói bảo vệ đạo lý được tự do phát biểu. Người dân được phê phán những hành động gian tham của những người cầm quyền và giầu tiền. Hiện nay nước ta đang thiếu cả hai điều kiện đó. Vì những kẻ cầm quyền đang dùng quyền hành để kiếm tiền, trục lợi. Họ vừa bất chấp pháp luật, vừa khinh thường dư luận. Họ bịt miệng dân không cho phê phán, đã kiểm soát hết các báo, các đài, lại còn đàn áp các mạng thông tin Internet, bỏ tù các blogger. Muốn phục hồi phẩm cách của dân tộc thì phải chấm dứt chế độ độc tài đảng trị này. nguồn: nguoi-viet.com
......

Muốn dân chủ cần có đảng phái

Trong bài trước, mục này trình bày một khác biệt trong quá trình chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ ở các nước Nam Âu, Nam Mỹ so với các nước cựu cộng sản Ðông Âu. Tại Tây Ban Nha hay Chile, các đảng phái trong “xã hội chính trị” đóng vai chính, còn ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, “xã hội công dân” dẫn đầu trong cuộc vận động dân chủ.   Nêu lên khác biệt này dễ gây hiểu lầm. Người ta có thể nghĩ rằng vì Việt Nam cũng sống dưới chế độ cộng sản cho nên đi theo con đường các nước Ðông Âu thì thích hợp hơn; do đó việc thành lập các đảng chính trị bây giờ không cần thiết. Nghĩ như vậy không đúng. Xã hội công dân và xã hội chính trị là hai hình thái sinh hoạt trong toàn thể xã hội dân sự, nằm ngoài các tổ chức quân sự và giữ cân bằng với guồng máy nhà nước. Nhưng hai hình thái đó đóng vai trò bổ túc cho nhau chứ không đối kháng hoặc loại trừ lẫn nhau. Tại Uruguay, Brazil hoặc Argentina tuy các đảng chính trị đi tiên phong trong cuộc vận động dân chủ thành công nhờ xã hội công dân ở đó đã được phát triển; gây ý thức tham dự, ý thức về quyền công dân trong dân chúng đã lên cao, chính quyền độc tài không thể nhắm mắt bỏ qua. Trong cuộc vận động xóa bỏ chế độ độc tài thì xã hội công dân có thể đóng vai trò tích cực. Nhưng sau đó, một nhóm trong xã hội công dân vẫn có thể muốn lấn áp những nhóm khác, ảnh hưởng đến cả việc thiết định các “luật chơi” mới. Những người muốn tham dự vào xã hội chính trị không thể nào cứ đứng trên các đảng phái mãi mãi. Tại sao xã hội dân chủ cần các đảng chính trị? Vì Dân Chủ không phải là một mô hình lý tưởng. Xã hội loài người không bao giờ hoàn hảo để xếp đặt cuộc sống chung lý tưởng. Dân Chủ chỉ gồm những quy luật của cuộc chơi trên sân banh chính trị, để mỗi người đều được tham dự bình đẳng. Trong bất cứ xã hội nào cũng có ý kiến khác nhau, nhiều nhóm có các quyền lợi riêng, bây giờ hay gọi là “nhóm lợi ích,” khó tránh được cảnh quyền lợi của nhóm này xung khắc với nhóm khác. Nhà nước dân chủ đóng vai trò trọng tài giữa các quyền lợi xung khắc; tôn trọng lựa chọn của đa số nhưng không bỏ qua các nhóm thiểu số. Guồng máy nhà nước, gồm cả chính quyền và Quốc Hội, đặt ra những “luật chơi” để giải quyết các xung khắc. Nhà nước cần đứng ngoài các xung đột mới đóng được vai trò đó. Trong một nước dân chủ không một nhóm công dân nào được phép lấn áp các nhóm công dân khác. Các đảng phái làm đại biểu cho quyền lợi của các nhóm công dân khi tranh luận về phương thức giải quyết các xung đột. Trong tiếng Anh có chữ “polity” chưa biết nên dịch thế nào ra tiếng Việt. Chữ này bao gồm tất cả các sinh hoạt có tính cách chính trị, các định chế, các tập hợp, các hành động, ảnh hưởng trên sinh hoạt chính trị. Một phạm vi có thể xác định rõ là hoạt động của các đảng phái, có thể gọi là xã hội chính trị (political society). Mọi công dân có quyền hành xử quyền của mình để gây ảnh hưởng trên việc sử dụng guồng máy nhà nước, chia sẻ quyền lực chính trị, trong vòng pháp luật. Họ tập họp trong các đảng chính trị. Nếu không có các đảng chính trị thì chế độ dân chủ khó chạy, và rất khó trở thành kiên cố, tức là lúc mọi người đều đồng ý “Dân Chủ là luật chơi duy nhất được sử dụng.” Dân Chủ thành kiên cố khi bảo đảm được chính quyền nằm trong tay những người do dân tự do bỏ phiếu bầu lên; và bảo đảm người dân lúc nào cũng có thể quan sát, phê phán guồng máy chính quyền. Muốn tiến tới tình trạng tối hảo này, cần những định chế cơ bản: Bầu cử tự do; Luật bầu cử bảo đảm cơ hội đồng đều cho mọi người dân; Các đảng chính trị cạnh tranh với nhau hoặc liên kết với nhau; Guồng máy hành chánh vô tư đứng ngoài các đảng phái; Quyền tư pháp và lập pháp độc lập với guồng máy đó. Ðể sống chung trong thể chế dân chủ, để giải quyết các xung khắc quyền lợi giữa nhiều nhóm dân chúng, mỗi nhóm lợi ích cần có đại diện tham dự trong quá trình thảo luận và quyết định chính sách chung của quốc gia trên các lãnh vực. Không thể nào chỉ có “một đảng của toàn dân” như nhiều người ao ước hay mơ tưởng. Trong một xã hội sống dân chủ, mỗi đảng chính trị thường chỉ tập hợp được một số nhóm lợi ích, không thể nào trùm lên cả xã hội. Ý tưởng đảng của mình cũng là “đảng của toàn dân” sẽ đưa tới khuynh hướng độc tài, rất khó tránh. Thí dụ ở nước Mỹ, đảng Cộng Hòa được sự ủng hộ của giới tư bản, họ cũng thu hút những người trung lưu hoặc nghèo nhưng tin tưởng phải bảo vệ các giá trị tôn giáo; lại được giới trí thức đề cao chủ trương tự do kinh tế tham gia. Ðảng Dân Chủ thu hút những người coi việc bảo vệ công bằng xã hội về lợi tức và tài sản; được các nhóm di dân mới ủng hộ; và thích hợp với những người có khuynh hướng mới về đạo đức, muốn thay đổi phong tục. Ðảng Cộng Hòa theo chủ trương giảm bớt vai trò guồng máy chính quyền ở mọi cấp, đảng Dân Chủ ngược lại. Ðảng Cộng Hòa bảo vệ quyền hạn của các tiểu bang so với liên bang, đảng Dân Chủ không thiết tha đến đề tài đó. Trong mỗi đảng cũng có những khuynh hướng khác nhau. Mỗi đảng quy tụ một số nhóm lợi ích có thể đồng ý với nhau về một số chủ trương; nhưng họ cũng không hoàn toàn thỏa thuận trên tất cả các vấn đề. Họ cùng ủng hộ một đảng vì đảng đó đề cao một số chủ trương, dù không đồng ý với tất cả các chính sách của đảng. Cần đảng chính trị vì họ đóng vai đại biểu cho một số nhóm lợi ích; mỗi đảng tập hợp một số nhóm lợi ích trong cuộc cạnh tranh gây ảnh hưởng trong việc ấn định đường lối chung của quốc gia. Cuối cùng, toàn thể dân chúng nắm quyền quyết định, lựa chọn đưa một đảng nào đó lên cầm quyền; khi cần thì lại thay đổi. Trong xã hội chính trị, đảng phái là những “cầu thủ” chính tham dự cuộc chơi trên sân banh dân chủ; vì họ có nhiệm vụ tập hợp và làm đại biểu cho các nhóm lợi ích. Mỗi đảng có thể thay đổi chương trình tranh cử để được đa số cử tri bỏ phiếu cho; nhưng họ không thể đi ngược lại quyền lợi và xu hướng của các nhóm thành viên. Xã hội luôn luôn thay đổi, chính các nhóm lợi ích cũng thay đổi khi chọn ủng hộ một đảng chính trị. Giới lao động ở Mỹ thường ủng hộ đảng Dân Chủ trong thế kỷ 19 và 20 khi các công đoàn rất mạnh. Nhưng đến giữa thế kỷ 20, vai trò các công đoàn đi xuống, nhiều công nhân gia nhập giai cấp trung lưu, họ quay sang đảng Cộng Hòa vì đảng này đề cao việc tự do cá nhân, muốn nhà nước bớt can thiệp, và bảo vệ các giá trị tôn giáo. Trong hai cuộc bầu cử gần đây, giai cấp trung lưu ở Mỹ lại nghiêng về đảng Dân Chủ vì thấy đảng Cộng Hòa đã đi quá xa trong các chủ trương cố hữu đó. Trong cuộc hơi chính trị dân chủ, các đảng phái đóng vai trò cầu thủ, không thể thiếu được. Kinh nghiệm ở Ðông Âu và Nga cho thấy thiếu các đảng chính trị và xã hội chính trị sinh động có thể khiến quá trình dân chủ hóa bị trì trệ, hoặc quay ngược lại trở về khuynh hướng độc tài. Vì trong các nước cộng sản thiếu một xã hội công dân năng động cho nên cuộc tranh đấu xây dựng dân chủ bắt đầu với phong trào hồi phục xã hội công dân. Xã hội công dân thúc đẩy việc xóa bỏ chế độ độc tài ở Nga và Ðông Âu; nhưng khi xây dựng nền móng dân chủ thì phải xây dựng xã hội chính trị mới tạo được các cơ chế hữu hiệu. Những người lãnh đạo trong thời gian chuyển tiếp như Walesa ở Ba Lan và Yeltsin tại Nga muốn “đứng trên đảng phái,” không quan tâm đến việc thành một lập đảng chính trị của chính họ, cho nên không thúc đẩy việc củng cố nền dân chủ. Yeltsin còn sai lầm nặng hơn khi ông không thay đổi Hiến Pháp nước Nga cho phù hợp với thể chế tự do dân chủ, lỡ một cơ hội mà sau này ông hối tiếc. Walesa không chịu đứng ra một lập đảng riêng, vì muốn đứng trên các đảng phái. Phong trào công nhân Ðoàn Kết tách thành nhiều đảng, mỗi đảng không tập hợp được những nhóm lợi ích rõ ràng, để phí mất nhiều năm trước khi nền dân chủ được củng cố. Việt Nam cần rút kinh nghiệm các giai đoạn chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ, ở các nước cộng sản cũng như không cộng sản. Vì tới một lúc chúng ta sẽ thấy việc xóa bỏ chế độ độc tài không khó, một trái cây đã quá chín thế nào cũng rụng. Khó khăn hơn, là xây dựng một thể chế dân chủ, với những thói quen suy nghĩ và hành động được mọi người hiểu và làm theo, gọi là nếp sống dân chủ. Nguồn: nguoi-viet.com
......

8 LOẠI VỎ TỐT HƠN THẦN DƯỢC

(VNC-TH) Khi ăn một số loại hoa quả, bạn thường do dự có nên gọt vỏ không? Thực tế có một số vỏ quả nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí.  - Vỏ táo chống oxy hóa Vỏ táo có hàm lượng chất xơ phong phú, hỗ trợ tiêu hóa.   Gần một nửa Vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. - Vỏ lê giúp sạch tim và phổi Vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y.   Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng. Khi làm món sa-lát dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.  - Vỏ nho giảm mỡ trong máu Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím, có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt…   Hiện đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…  - Vỏ quýt trị đầy bụng, ho đờm Vỏ quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene, protein…, có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.  - Vỏ dưa hấu xanh giảm nhiệt cơ thể Vỏ dưa hấu có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh.  - Vỏ dưa gang lợi tiểu giảm sưng phù Vỏ dưa gang rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi làm món dưa gang nên để cả vỏ.  - Dưa vàng bài độc   Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.   Vỏ dưa hấu, vỏ dưa vàng, vỏ dưa gang sau khi luộc lên làm món nộm dưa kết hợp 3 trong 1 có tác dụng giảm béo rất tốt.  - Vỏ cà chua chống ung thư Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt. Do vậy, nên ăn nhiều vỏ cà chua hơn bạn nhé! Thanh Nguyễn Theo CN
......

Chanh chuyên giết tế bào ung thư

Những điểm lợi ích của trái chanh : -Trái chanh là một sản phẩm kỳ diệu chuyên giết các tế bào ung thư  - Nó mạnh gấp 10.000 lần hơn liệu pháp hóa học (chimiothérapie)  - Tại sao chúng ta không biết gì về nó (cho đến giờ nầy)  - Bởi vì có những nhà bào chế (labo) thích bào chế ra một loại thuốc với thủ thuật hổn hợp nào đó để đem lại nhiều lợi nhuận cho họ hơn mà thôi.  - Từ đây về sau quí vị có thể giúp bạn bè nào cần bằng cách cho họ biết là nước chanh rất cần thiết để ngừa bịnh.  - Mùi vị của chanh rất là tốt và nó không có gây ra những tác dụng kinh khủng như các loại liệu pháp hóa học (chimiothérapie)  -Nếu có thể, quí vị nên trồng một cây chanh trong vườn của quý vị - Đã có biết bao nhiêu người chết trong lúc bí mật nầy (của trái chanh) được dấu kín để không đụng tới tiền lời hàng tỷ bạc của những nhà kinh doanh ? - Như quý vị đã biết, cây chanh thấp, lại không tốn chỗ bao nhiêu. Và được biết có nhiều loại chanh (như chanh giấy ?) - Quí vị có thể dùng chanh với nhiều cách khác nhau: quí vị có thể ăn cả võ, vắt chanh ra uống, uống nước đá chanh đủ kiểu, làm bánh v.v.v.v…… -Người ta cho rằng trái chanh hay nhiều thứ lắm nhưng quan trọng và hay nhất là hiệu quả của nó đối với ung nhọt và bướu. - Cây chanh là một vị thuốc đã chứng minh là trị được tất cả các loại ung thư. Có những người khác còn xác nhận là nó có một công dụng rất lớn trong mọi loại biến thể của các loại ung thư - Người ta cũng còn xem chanh như là một loại thuốc chống đủ loại vi trùng, chống các loại viêm do vi khuẩn, và nấm, rất hữu hiệu chống ký sinh trùng và sâu (mầm bệnh) trong máu, nó lại có thể điều hòa được huyết áp (quá cao hay quá thấp) chống áp suất cao và rối loạn thần kinh - Tài liệu nầy có được từ một trong những nhà bào chế thuốc lớn trên thế gìới, người nầy xác nhận là sau trên 20 lần thử nghiệm từ năm 1970 ở viện bào chế, mới thấy được là: Chanh tiêu diệt các tế bào tinh quái trong 12 loại ung thư, gồm cả ung thư đường ruột ung thư ngực, vú , ung thư tiền liệt tuyến, phổi, lá lách (tuyến tụy)… - Cây chanh và trái chanh được cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư - Và còn lạ lùng hơn nữa là loại nước chanh trị bịnh nầy chẳng những diệt được các loại tế bào ung thư mà không bao giờ ảnh hưởng đến các tế bào sạch.     Viện Khoa Học và Sức Khỏe, L.L.C. 819 N. Causez Strêt, Baltimore, MD. 1201
......

Hoạt động dân chủ để nổi tiếng?

Đây là chủ đề vừa được bàn luận sôi nổi với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trên Facebook. Câu phát biểu (nói theo ngôn ngữ thời @ là một status) gây tranh cãi này khá ngắn gọn, gồm 2 dòng, 41 chữ. Xin dẫn nguyên văn, kể cả chấm, phẩy như sau: “Mình nhìn thấy một số người tìm kiếm sự nổi tiếng bằng cách hoạt động dân chủ và mình nhìn thấy một số người giải tỏa sự bất đắc chí cũng bằng hoạt động dân chủ. Có đúng vậy không ta?” Chủ nhân của status giãi bày, không nhằm vào những người hoạt động dân chủ chân chính mà muốn nhắm tới một số nào đó đang tìm kiếm sự nổi tiếng qua hoạt động dân chủ. Vấn đề là số đó là (những) ai và có hay không? Bài viết nhỏ này không phải để khép lại sự bàn luận mà ngược lại, muốn mở cho nó một không gian khác bên ngoài ‘khuôn viên’ của Facebook . Nổi tiếng – nhu cầu của không ít người   Trước hết, cần phải nói ngay rằng, nổi tiếng là một nhu cầu của không ít người và nó đã tồn tại từ lâu ở các nước phát triển trước khi được du nhập vào Việt Nam như một thứ bệnh dễ lây lan. Thông thường, người ta trở nên nổi tiếng một cách không chủ ý nhờ những hoạt động, những thành tựu, năng khiếu hay những cống hiến trong một thời gian dài. Bản thân họ bắt đầu công việc hay sự nghiệp không phải nhằm nổi danh. Nhưng danh tiếng, theo năm tháng, tự hình thành. Đó là những người, dù muốn hay không, vẫn trở thành nổi tiếng. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những người tìm đủ mọi cách để nổi tiếng. Tra cứu từ khóa “làm thế nào để nổi tiếng” trên Google sẽ rất bất ngờ, 82 triệu kết quả trong vòng chưa đầy 2 giây, với không biết cơ man nào là tin tức. Kết quả trên cho thấy, nổi tiếng là một vấn đề không có gì mới mẻ và lâu nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hóa ra, người ta đã dậy nhiều cách để nổi tiếng. Ví như: tham gia một chương trình truyền hình, cứu một người bị tan nạn giao thông hay tai nạn gì khác, tìm cách lập kỉ lục Guiness, làm từ thiện, làm những điều kỳ cục với bản thân (cởi truồng ở sân bóng đá, show diễn thời trang như đôi khi vẫn thấy ở nước ngoài), săm trổ kỳ dị khắp người, phát minh ra một thứ gì đó, dọa giết một ai đó, dọa đặt bom, chuyển giới, tạo xì-căng-đan, tự tử theo kiểu ‘chết đẹp‘, thậm chí dìm hàng nhau để nổi tiếng! Bên cạnh những tiêu chí chung chung như vậy, có những hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Như, làm thế nào để nổi tiếng trên Facebook, trên Youtube; hay nếu là ca sĩ thì phải chọn nghệ danh thế nào, tạo phong cách ra sao, chọn bầu là ai v.v và v.v... Phương thức phổ biến và phong phú nhất hiện nay mà giới trẻ thường làm là tạo scandal (xì-căng-đan) để nổi tiếng. Dùng cách này có cả những người đã ít nhiều tăm tiếng, lẫn những người chưa từng được biết đến. Đặc biệt, giới showbiz đã sử dụng chiêu này trong nhiều tình huống khác nhau. Chỉ cần một pha lộ hàng, lộ clip sex, một bộ ngực đầy đặn (không cần biết là thực hay bơm) phô lộ liễu trước ống kính, hay có bồ mới, bỏ bồ cũ, ghen với người cũ, khoe thành tích làm tình, hôn môi đồng giới.v.v. là lập tức được dư luận chú ý. Hình ảnh được lên trang nhất, nơi mà báo chí lá cải đang thống trị, băng đĩa bán chạy và có thể thêm hàng ngàn người hâm mộ. Ví dụ gần đây nhất là “bà Tưng”. Mỗi video clip uốn éo của “bà” kèm vài lời giảng giải nhảm nhí liên quan tới tình dục có hàng trăm ngàn lượt truy cập. Facebook của “bà” trong vài ngày đã đầy ắp với cả chục ngàn “like”. Như vậy, để nổi tiếng theo cách tìm kiếm trên, có lẽ không quá khó. Chỉ cần 1 chút can đảm để ra tay cứu độ trong 1 vụ tai nạn giao thông, hay chút hớ hênh của một nhan sắc. Và, trong vô vàn cách thức mà người ta bày vẽ cho nhau – qua tra cứu trên mạng – tuyệt nhiên không có cách nào nói tới hoạt động dân chủ hay cổ vũ cho dân chủ để nổi tiếng. Vậy ít nhất, cho tới nay, dân chủ chưa phải là một lựa chọn để nổi tiếng. Nếu có, hẳn các ‘chú’ dư luận viên đã phải vạch vòi ra rồi, và nó phải hiện hữu qua sự tra cứu, ít ra là với dăm ba kết quả. Nghề của chàng, “không” còn nói được thành “có”, huống chi đã có chút ít lại không thổi phồng lên được, không chỉ mặt vạch tên ra được. Thử giải bài toán Vậy tại sao không tìm được một bài viết, một đoạn tin – dù của dư luận viên- với cụm từ “hoạt động dân chủ để nổi tiếng“. Để tìm hiểu vấn đề này, xin thử nhìn vào thực trạng một số nhà bất đồng chính kiến hiện nay tại Việt Nam để tính xem họ “lời” hay “lỗ” qua những hoạt động của mình. Phạm Hồng Sơn: Ông tốt nghiệp đại học y khoa Hà Nội từ đầu những năm 90s. Nếu không vướng vòng lao lý với 5 năm tù và 3 năm quản chế, có thể giờ này ông đang là bác sĩ tại một bệnh viện nào đó ở Hà Nội. Thu nhập của 1 bác sĩ loàng xoàng cũng đôi chục triệu, giỏi về mổ xẻ có thể tới cả 100 triệu/ tháng. Nhưng sau khi ra tù, Phạm Hồng Sơn ngồi nhà (không có gà mà đuổi). Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật… đều có thể yên vị với một văn phòng luật và cuộc sống gia đình no đủ. Nhưng họ đã vào tù ra khám và bị xã hội đẩy ra rìa vì những đòi hỏi dân chủ của mình. Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân sáng giá trong ngành Viễn thông – ngành hốt bạc trong những năm qua – đang bóc lịch 16 năm tù. Điểm qua vài cô gái. Phương Uyên, Minh Hạnh – 2 người đáng ra đang cắp sách tới giảng đường hoặc khoác tay người yêu dạo phố – giờ chịu cảnh héo mòn trong nhà tù. Huỳnh Thục Vy, một cô gái xinh xắn, gương mặt khả ái, cổ cao, da trắng ngần, số đo lý tưởng 1m68, nặng 51kg có thể tìm kiếm công danh sự nghiệp bằng con đường hoa khôi hay người mẫu để rồi tay trong tay với một đại gia. Bây giờ Vy luôn sống trong sự o ép, công việc cũng khó lòng xin nổi, du học chưa chắc đã được dù Anh ngữ của cô có khá đến mấy đi nữa. Phạm Thanh Nghiên được gì sau mấy năm tù ngoài cái vọng gác lúc nào cũng lù lù ngoài cổng? Và còn rất nhiều các ví dụ khác nữa. Nó đủ khiến cho những người có một trí óc bình thường, nếu muốn tìm kiếm sự nổi tiếng, phải lựa chọn một phương thức khác, ngon ăn hơn, để nếu không thành công cũng không thiệt hại tới bản thân và gia đình. Còn những kẻ cơ hội? Ở phần tranh luận, nhiều bạn nhắc tới những nhà dân chủ giả hiệu, cơ hội hay ‘chim mồi’ của chính quyền. Nói cho ngay, trong cuộc sống hay bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng đều có những kẻ cơ hội – những người dường như luôn xuất hiện vào lúc sắp ‘phá cỗ’. Cuộc vận động dân chủ cũng không phải là một ngoại lệ. Một lúc nào đó, khi những nhà độc tài cộng sản ôm của cải rời khỏi con tầu sắp đắm, thì rất có thể, những nhà dân chủ sẽ mọc ra nhiều như nấm sau cơn mưa. Nhưng lúc này, có lẽ còn quá sớm để những kẻ cơ hội xuất hiện, khi mà mới đây, chỉ trong vòng 1 tháng, nhà nước Việt Nam đã bắt giam 3 người; và theo thống kê của tổ chức Phóng viên không Biên giới, có ít nhất 35 người đang bị giam cầm với những bản án năm sau thường cao hơn những năm trước. Sự góp mặt (nếu có) của những nhà dân chủ cuội trong phong trào dân chủ hiện nay hay vào màn chót của cuộc cách mạng Dân chủ sau này cũng không có gì đáng lo ngại như một số người đặt ra. Lịch sử cho thấy, khi chế độ Apartheid sụp đổ, thì người lên nắm quyền là Nelson Madela, người đã trải qua 27 năm trong lao tù. Ở Ba Lan là ông thợ điện cả chục năm tranh đấu trong Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarność) – Lech Walesa. Ở Séc là Václav Havel, cựu tù nhân chính trị, người đã khởi xướng hiến chương 77. Và ở Miến Điện, nếu sức khỏe và tuổi tác còn cho phép, Aung San Suu Kyi rất có thể trở thành Tổng thống của nền dân chủ đa đảng. Ngày nay, với sự có mặt của Internet, mọi thông tin, hình ảnh, sự kiện, lời nói, câu chữ đều được phơi bày một cách tức thời và minh bạch. Bây giờ không phải là thời mà người này vác đạn để người kia đi báo cáo thành tích, hay tranh cãi cả thập niên về người cắm cờ trên Dinh Độc Lập nữa. Thiết nghĩ, nếu bạn tranh đấu với một cái tâm trong sáng thì chẳng có gì phải ngần ngại, dù có bị ngờ vực đi nữa, thời gian sẽ là câu trả lời. Mặt khác, nếu không có một bằng chứng rõ ràng, thì cũng không nên phát biểu vu vơ mà vô tình có thể xúc phạm tới những người đang dấn thân. Phần tiếp: Tranh đấu từ bức xúc cá nhân, tại sao không? Nguồn: danchimviet.info/
......

Người Việt ở Âu Châu

Tôi đi không nhiều nơi, không gặp nhiều người lắm. Nên bài viết này không khái quát hết toàn bộ người Việt ở Châu Âu. Chỉ một góc hẹp trong số những người tôi gặp. Người Việt sang Châu Âu rất đa dạng , đi học, đi làm, và di tản. Người di tản thường là người miền Nam đi hồi năm 1975 bằng con đường vượt biển, họ được tàu Châu Âu cứu và theo tàu của nước cứu về định cư tại nước đó. Có nước dùng riêng cả một con tàu lang thang ngoài biển Đông xem có người Việt vượt biên không để cứu vớt. Cá biệt có số người miền Nam VNCH đi học thời đó và khi chiến tranh xảy ra họ ở lại luôn không về nữa. Nhiều gia đình người Việt di tản là người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954. Ở những gia đình này tiếng Việt thuần khiết cũng như các phong tục, lề thói được giữ gìn một cách trang nghiêm, nền nếp đến đời thứ ba. Ở Bremen tôi được ăn những bát bún thang của một bà mẹ hơn 80 tuổi,người phố Hàng vải cũ. Bát bún của bà làm tôi ngạc nhiên bởi nước dùng trong vắt và ngọt thơm, một bát bún hương vị đặc biệt của Hà Nội không lẫn tạp. Chỉ tiếc điều sợi bún làm từ bún khô chứ không phải bún tươi. Những người trong gia đình này đối xử với nhau ân cần, lễ độ , trên dưới một cách rất Hà Nội cũ. Rất nhiều người Việt già di cư năm 1975 vẫn đi làm, ở tuổi 80 hay thậm chí hơn họ vẫn chăm chỉ kiếm việc nào phù hợp với mình. Ở Oslo tại một nhà đôi vợ chồng già người Bắc di cư năm 54, thức dậy lúc 7 giờ sáng tôi ngạc nhiên thấy trong nhà không có ai. Cả hai ông bà đều đi từ lúc nào, chỉ có mảnh giấy ghi lại lời dặn thức ăn để trong tủ lạnh và chìa khóa nhà nằm trên mẩu giấy. Những đôi vợ chồng gia đã sống qua bao nhiêu biến động, chia ly, tù đày, vượt biển ấy sống rất ân cần với nhau. Nhìn cái cách mà họ nói chuyện, cư xử với nhau tôi không hình dung được ở họ đã có những quãng thời gian chia ly đầy khắc nghiệt mà giờ khó có đôi vợ chồng nào ở Việt Nam có thể chịu đựng được. Những người đàn ông đi cải tạo bao nhiêu năm dài đằng đẵng xứ Bắc. Người vợ ở miền Nam vừa tần tảo nuôi con, vừa tiếp tế cho chồng nơi xa tít tắp. Ở nơi đây họ sống yên bình, đi làm, về nấu nướng chăm sóc nhà cửa, nghe tin tức Việt Nam với vẻ buồn da diết vì những chuyện thương tâm xảy ra liên miên. Người già miền Nam dù rất tế nhị, nhưng tôi vẫn thấy sự khó chịu của họ với tôi khi họ thấy tôi là người Bắc . Chỉ một số ít đọc những gì tôi viết thì họ không thế. Còn lại đa số họ có vẻ không ưa tôi. Thậm chí gặp những lời khá gay gắt tôi cúi đầu nhẫn nhịn vâng dạ chịu trận, họ nói tôi như chính tôi là những người đã tiến vào miền Nam năm 1975 và đẩy họ phải ly hương. Tôi không có thói quen giới thiệu về mình, mà có giới thiệu tôi thường nói mình là một tay lưu manh. Bởi vậy tôi thích gặp người Việt gốc Bắc di cư năm 54 hơn, vì ở họ tôi thấy gần gũi, thấy thân thiết và dễ đồng cảm hơn. Những người là quân nhân của quân lực VNCH vẫn tha thiết với chế độ mà họ đã sống, thế nhưng họ hầu như chẳng đọc tin tức gì về Việt Nam ngày nay. Sinh hoạt của họ một năm gặp nhau vài lần, ôn chuyện cũ, gói gọn chỉ có vậy. Ở một số người miền Nam khác thì họ có đọc đôi chút, nhưng họ chỉ nhắc tới, quan tâm tới những người đấu tranh dân chủ là người miền Nam. Còn đâu họ không biết gì về những người đấu tranh miền Bắc, hoặc có thể họ không tin, không thích nhắc đến. Những người Việt gốc Bắc đi học trước năm 1990 cũng khá dễ chịu, họ là những người hiểu biết, có kiến thức, có cái nhìn tương đối chính xác về thực trạng hiện tại ở quê hương. Sống với họ thật dễ chịu hơn cả những gia đình người Việt gốc Bắc đi năm 54. Đơn giản chỉ vì họ trẻ hơn, mình có thể tuềnh toàng văng một câu chửi bậy, nói to một chút mà không phải e ngại. Người Việt gốc Bắc đi học trước 1990 có cái hay là ở vị trí của một người trí thức, nhưng họ rất hiểu đời sống Việt Nam, kể cả cách sống của giới giang hồ. Cho nên họ đối xử rất khoáng đạt không cần câu nệ lắm. Còn người Việt đi lao động, đi học sau này thì thật hiếm hoi tìm thấy người có quan tâm đến đất nước theo kiểu "lề trái''. Hầu hết tất cả trong số họ đều còn rất nhiều thứ liên quan ở Việt Nam, liên đới với đại sứ quán. Một số hiếm hoi trong họ còn sự phẫn nộ với hành động Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam, đa còn lại phần chỉ chăm chút kiếm tiền, vun vén cuộc sống gia đình. Ở những người này thì tình trạng cũng y hệt giới tương tự với họ ở Việt Nam. Một lứa trẻ hơn những thanh niên ở tuổi 20 đến 30 người Việt gốc Bắc, họ bê nguyên xi lối sống ở Việt Nam sang đây, co cụm lại ở một nơi như chợ Đồng Xuân, Sa Pa. Những cô gái vùng quê giờ nhuộm tóc, xăm hình, mỹ phẩm cong cớn bê đồ cho khách. Những chàng trai xăm trổ rồng phượng, đầu tóc đủ loại ngỗ ngược nói chuyện bằng những câu văng tục, họ kể về cuộc ăn chơi tối qua thác loạn ra sao, hết mấy nghìn đồng. Cái cách họ kể đầy tự hào như một chiến tích về cuộc thác loạn rượu, gái, thuốc lắc một cách sôi nổi tự nhiên. Một số sinh viên đi học sống hiền lành và khiêm nhường , họ chăm chỉ vào việc học và kiếm thêm tiền để chi tiêu, những người này sống khá trầm lặng bởi chương trình học của họ. Hóa ra mấy triệu người Việt ở hải ngoại, không phải tất cả là những người quan tâm đến đất nước như ta gọi tế nhị là "'lề trái". Cũng như ở Việt Nam, nhiều người trong số họ sống hưởng thụ, ăn chơi, kiếm tiền gửi về cho người thân, thỉnh thoảng tham gia vài chương trình do sứ quán kêu gọi để lấy quan hệ thân thiện. Chẳng có gì khác biệt với trong nước. Thậm chí là cả những người Việt tị nạn năm 1975, nhiều người trong số họ giờ sống an phận né tránh những điều gì khiến chính quyền Việt Nam không hài lòng, và tranh thủ có những dịp gì khiến chính quyền hài lòng thì tham gia. Y hệt trong nước, những người có tiền được khuyến khích từ đại sứ là thôi giờ đất nước đã ổn định rồi, có lòng với quê hương thì đóng góp từ thiện, quan tâm ba cái chuyện chính trị làm gì. Đại khái là đừng tham gia những chuyện mà chính quyền Việt Nam không ưa, cứ kiếm tiền rồi về Việt Nam tiêu, gửi về cho người thân, đóng góp từ thiện là cách hay nhất, an toàn nhất. Số người Việt ở Châu Âu đa phần theo xu hướng sống này, nó cũng là bản chất chung của người Việt mấy chục năm gần đây ở trong nước. Thế mới biết không đi thì không biết, trước đây cứ nghĩ người Việt hải ngoại "lề trái " nhiều lắm. Giờ mới biết con số đó không nhiều. Và những người đó chẳng giàu có gì, các đại gia có tiền thì họ chả tham gia hay quan tâm đến chính trị làm gì, họ lấy quan hệ tốt với đại sứ để còn về nước ăn chơi, tậu đât đai. Những người hải ngoại quan tâm đến "lề trái " thường là những người bình thường, cặm cụi đi làm quần quật, họ dành dụm phần tiền nào đó để giúp đỡ cho gia đình những người bị bắt trong nước, hay những người bị khó khăn vì có hành vi , lời nói mà nhà nước Việt Nam gọi là "phản động''. Một điều cảm động là họ có khi chả nằm trong tổ chức, đảng phái nào. Chỉ vài gia đình sống gần nhau, cuối tuần gặp nói chuyện quê nhà, thấy ai ở trong nước khó khăn, mỗi người họ bỏ ra vài chục đồng gom lại gửi trực tiếp về. Họ cứ làm âm thầm ròng rã như vậy từ năm này qua năm khác mặc dù họ chả giàu có gì, ở tuổi ngoài 80 họ vẫn cặm cụi đi làm vệ sinh ở nhà hàng, rửa bát quán ăn. Tóm lại thì chuyện đấu tranh, dân chủ thì bên ngoài hải ngoại, chẳng phải ai cũng quan tâm đến. Phần lớn cũng muốn an phận, giữ hòa khí với chính quyền, thậm chí nhiều người dù ở bên ngoài vẫn còn sợ chính quyền Việt Nam, thỉnh thoảng mon men ra đại sứ quà cáp, biếu xén lấy tình cảm. Dân Vệ chỉ thế thôi, đi đâu cũng vẫn thế. Nguồn: Blog Người Buôn Gió
......

Văn kiện đầu hàng

Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy. Nhân danh Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc. Ngày 21 tháng 6 ông đã ký với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình bản Tuyên bố chung rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước ta. Bản Tuyên bố chung bằng hai thứ tiếng Trung Quốc và Việt Nam này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác và phố biến đi khắp thế giới. Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc. Chắn chắn cả Bộ Chính trị 16 người đã được thông báo và đồng tình với bản Tuyên bố chung (TBC) thảm hại này.     Đọc thật kỹ bản TBC, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản TBC hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo CS bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực.   Kính mời đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài, kể cả các đảng viên Cộng sản, hãy đọc cho kỹ bản TBC ký chưa ráo mực này. Ngoài bản TBC dài lòng thòng gồm có 8 điểm, trong đó riêng điểm 3 chứa đựng đến 13 mục quan hệ hợp tác vừa mở rộng vừa ăn sâu, 2 bên còn ký đến 10 văn kiện khác, trong đó có Chương trình hoạt động chung của chính phủ 2 nước, Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa bộ Quốc phòng 2 nước, Thỏa thuận giữa 2 bộ Nông nghiệp về đường dây nóng trong nghề đánh cá trên biển, về giám sát chất lượng, kiểm dịch thực vật, Điều lệ hợp tác quản lý cửa khẩu trên đất liền, Ghi nhớ về xây dựng các trung tâm Văn hóa Việt – Trung, Quan hệ giữa các tổ chức hữu nghị, Hợp tác trong thăm dò dầu khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.… Trong 13 mục quan hệ mở rộng và ăn sâu, sau khi khẳng định phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, TBC kể ra một loạt thỏa thuận : thường xuyên tiếp xúc ở cấp cao đảng, chính phủ, hoạt động của Ủy ban chỉ đạo hợp tác chiến lược toàn diện song phương, quan hệ chặt chẽ giữa 2 đảng, 2 ban Đối ngoại, 2 ban Tuyên huấn, về ngiên cứu lý luận, về xây dựng đảng, quan hệ giữa 2 bộ Ngoại giao, giữa các vụ, cục trong 2 bộ Ngoại giao, quan hệ giữa 2 quân đội, 2 bộ Quốc phòng, trao đổi về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, trong đào tạo sỹ quan, trong tuần tra chung ở vùng biên phòng đất liền, hợp tác về thực thi pháp luật, an ninh, về trật tự an toàn xã hội, về an ninh biên giới và cảnh sát biển, thực hiện kế hoạch  2 hành lang 1 vành đai vùng biên giới, hợp tác về năng lượng, giao thông vận tải, đầu tư kinh doanh, hợp tác về văn hóa, khoa học, công nghiệp và thông tin … Bản TBC còn nhấn mạnh đến mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với 3 tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc - Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông - và đảo Hải Nam. TBC cũng nói đến hợp tác của Ủy ban Liên hợp biên giới Việt – Trung để tàu thuyền đi lại tự do trong khu Bắc Luân, hợp tác khai thác du lịch thác Bản Giốc, và cũng không quên nói đến hợp tác đáng cá chung trong Vịnh Bắc Bộ. Đọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy 2 mà một. Hoà nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội. Cứ như ở thời kỳ quan hệ anh em đồng chí bền chặt nhất vậy. Đây phải chăng là một cạm bẫy do nhóm lãnh đạo mới của đảng CS Trung Quốc, với Tập Cận Bình cầm đầu, giăng ra để nhử Trương Tấn Sang chui vào tròng. Chiếc bẫy này chắc chắn đã được chuẩn bị rất công phu, và buộc Trương Tấn Sang phải cúi đầu chấp nhận cả gói, không sửa đổi du di gì được dù một ly. Không hề có một chữ nào về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một yêu cầu nào về việc bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân VN trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái lưỡi bò phạm pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ. Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất, còn hơn anh em ruột thịt. Đây có thể là phản ứng có tính toán của nhóm Tập Cận Bình đối với lời lên án của Việt nam tại cuộc họp Shangri La ở Singapore cuối tháng 5 vừa qua. Tuy chỉ là lời nói bóng gió, không nêu đích danh, nhưng cũng đủ để bị chạm nọc, để mất mặt giữa trường quốc tế và để nổi tự ái giận dữ. Đó là câu của thủ tướng Ba Dũng: «Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền». Đã nhún nhường, nói xa xôi, nhưng vẫn cay đắng, vì bọn trùm bành trướng luôn kiêu ngạo, tự cao tự đại, tự coi là yêng hùng trong thiên hạ. Trung Nam Hải gần đây tỏ ra rất lo ngại khi trí thức và tuổi trẻ Việt Nam cũng như một số đảng viên CS lão thành tỏ rõ ý muốn Việt Nam liên minh quân sự với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên Âu…trước mối đại họa bành trướng Trung Quốc.   Cũng có thể đây là một tính toán thâm độc của Trung Nam Hải, nhưng cũng có thể là một tính toán sai lầm trong cơn hoảng hốt. Họ không tính rằng sự lộ mặt quá lộ liễu là ông chủ của 16 ông vua tập thể ở Ba Đình là dại dột và nguy hiểm cho họ ra sao. Nước cờ này sẽ đẩy đảng CS Việt Nam đang núng thế thụt sâu thêm xuống hố suy thoái, bị lên án mạnh thêm là bán nước cầu lợi riêng, chia rẽ thêm nhóm lãnh đạo vốn đã hiềm khích nhau, kích thích mạnh thêm các cuộc xuống đường quyết liệt chống bành trướng và tay sai của đồng bào ta. Nguồn: Blog / Bùi Tín /VOA  
......

Việt Tân không chấp nhận thể chế độc tài

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân trả lời phỏng vấn của BBC về hoạt động của đảng Việt Tân BBC Đang có sự liên kết ngày càng tăng giữa các nhóm đấu tranh chống Đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên trung ương Đảng Việt Tân. Trả lời phỏng vấn BBC tại London hôm 25/6/2013, ông Quân cũng trả lời các câu hỏi quanh nghi ngờ về việc rò rỉ thông tin cũng như 'nội gián' trong lòng tổ chức chính trị đặt văn phòng ở Mỹ. Mở đầu cuộc phỏng vấn, Tiến sĩ Quân, người từng bị bắt giữ hai lần khi hoạt động ở Việt Nam trong các năm 2007 và 2012, bình luận và đánh giá tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi gần đây diễn ra các vụ bắt giữ, câu lưu với một số blogger, nhà bất đồng chính kiến trong nước.   TS Nguyễn Quốc Quân: Tôi nhận thấy những việc bắt bớ vừa qua có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là khá đồng loạt sau những vụ xử án rất là nặng và thứ hai nữa là khá dồn dập. "Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó biểu hiện phần nào, nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền Việt Nam hiện thời. Thứ hai, nói lên sự không sợ của những người trí thức cũng như người dân bình thường trong nước." TS. Nguyễn Quốc Quân Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó biểu hiện phần nào, nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền Việt Nam hiện thời. Thứ hai, nói lên sự không sợ của những người trí thức cũng như người dân bình thường trong nước. BBC: Đảng Việt Tân hiện bảo vệ các dữ liệu và tránh xâm nhập các dữ liệu ra sao, nhất là đảm bảo an toàn mạng trước khả năng thâm nhập hệ dữ liệu về đảng viên, hay thông tin về các hoạt động quan trọng, theo ý kiến riêng của ông? Vấn đề bảo đảm dữ liệu quan trọng đó là một trong những vấn đề rất được quan tâm ở trong đảng Việt Tân. Đặc biệt là các giữ liệu về nhân thân của các Đảng viên. Quả thực vừa rồi khi tôi đi về, tôi có đem theo laptop, nếu quý vị có nhìn thấy họ bảo rằng họ tìm thấy trong laptop của tôi tài liệu đấu tranh bất bạo động, hoặc là vân vân. Có vẻ như là sự giữ gìn dữ liệu trong máy vi tính nó có vẻ hơi yếu. Nhưng mà thực sự ra đó là một cách thử tôi xem thử coi cái khả năng kỹ thuật của Công an Việt Nam về vấn đề đào những tài liệu, dữ liệu trong máy vi tính ở mức độ nào. Chúng tôi có năm tầng. Riêng trong máy của tôi có năm tầng, nhưng họ chỉ được tầng thứ nhất và tầng thứ nhì mà thôi. Điều thứ hai là trong đảng Việt Tân có phương pháp gọi là phân cấp thông tin. Nghĩa là ở một ông cấp độ nhất định, thì chỉ có thể biết được một loại thông tin nhất định. Thứ hai nữa là phân nhỏ thông tin. Nghĩa là một người ở vị trí cao nhất cũng không thể nào biết được toàn bộ thông tin. Đó là một trong những cách để bảo vệ. Do đó, nếu tôi có bị bắt giữ đi chăng nữa, và gặp phải trường hợp tra khảo dữ dội như thế nào, tôi nghĩ họ cũng chỉ biết được một phần rất nhỏ của thông tin, đặc biệt của những người trong nước. 'Rò rỉ thông tin?' BBC: Có ‎ý kiến nói Việt Tân có rò rỉ thông tin, do đó nhiều Đảng viên của Đảng ông khi về Việt Nam liền bị bắt, ông bình luận thế nào về ‎ý kiến này? Nếu so sánh số lượng người Việt Tân bị bắt qua quá trình công tác rất dài, thì chúng ta thấy rằng chỉ có một vài trường hợp thôi. Chẳng hạn như trong trường hợp của tôi, tôi về Việt Nam rất nhiều lần, trong khi họ chỉ bắt được tôi vào năm 2007 và 2012. Rồi có những trường hợp như phát mũ nón ở trên cầu Thê Húc, rồi giữa Thủ đô Thăng Long, chúng tôi đã ứng dụng một số phương tiên thông tin nhanh nhậy, một số phương pháp, vừa là để cho cùng chia sẻ những gian nan của đảng viên trong nước, cũng như đồng bào trong nước, mà vừa là để xem thử sự nhạy bén, sự hợp tác của quần chúng xung quanh với công an, Việt Cộng như thế nào. Nó thể hiện rằng công an Việt Nam, cũng như nhà nước Việt Nam không còn được sự hỗ trợ của người dân nữa. Do đó, nhiều công việc ở trong nước, họ sẽ bị bất lực dưới tai mắt của nhân dân đã không còn đứng về phía của chính quyền. BBC: Trong dư luận, kể cả ở hải ngoại, có ‎ý kiến đặt vấn đề nói rằng Việt Tân là một tổ chức do ai đó lập nên để mang lại lợi thế, giúp biện minh cho duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí có người nói trong Việt Tân có hiện tượng bị “an ninh”, “công an mật” cài vào? Thứ nhất, hãy xem thử hành động của một tổ chức hay một con người nào đó để biết, coi coi họ đứng về phía nào. Tất cả những việc làm của đảng Việt Tân vẫn là chống chế độ độc tài. Do đó mà nếu đảng Cộng sản còn giữ nguyên đó, thì thể chế độc tài sẽ là sự đối đầu đương nhiên của nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Việt Tân. "Sự liên kết đó không nhất thiết phải nhất thống trong một tổ chức mà liên kết hướng về mục tiêu. Và chúng ta cùng bước với nhau, để thực hiện điều đó." TS. Nguyễn Quốc Quân Thứ hai nữa về chuyện cài đặt, tại sao lại không đặt một câu hỏi ngược trở lại, chính trong Quốc hội, chính trong một số cơ quan của nhà nước Việt Cộng vẫn có những người rất đồng ý với quan niệm đấu tranh của đảng Việt Tân, hoặc là chính đó là đảng viên Việt Tân. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không chủ quan đến nỗi trong Việt Tân không có những người cài đặt vào, nhưng họ cài đặt ở mức độ nào, và họ biết được bao nhiêu thông tin? Tôi tin rằng chắc chắn họ chỉ ở mức độ đảng viên bình thường, và họ không thể có bất cứ một loại thông tin nào cần thiết cho cuộc đấu tranh. BBC: Việt Tân bị chính phủ Việt Nam xếp loại là tổ chức khủng bố, ông tự bảo vệ ra sao trước quan điểm này? Thực sự ra, đảng Việt Tân cũng không cần phải tự bảo vệ. Vì chính quốc tế đã trở lời câu hỏi đó. Và thực sự chính nhà nước Việt Nam hiện giờ cũng cảm thấy sự ghép, sự úp chụp về việc 'khủng bố' của đảng Việt Tân nói riêng và một số đảng khác nói chung, thì điều đó nó cũng đã vô lý. Do đó mà họ đã nhiều lần úp chụp cho ngay chính trường hợp của tôi về 'tội khủng bố', nhưng mà chỉ cần một, hai tháng sau đó, phải đổi thành ra một tội danh khác vì nó rất là trơ trẽn và vô lý, không ai có thể tin được. 'Cơ chế công bằng' BBC: Thưa ông, giả sử trong tương lai, Việt Nam cải tổ thể chế, sửa đổi hiến pháp, lập một Quốc hội lập hiến mới, Việt Tân có sẵn sàng tham gia Quốc hội này hay không? Có sẵn sàng chia sẻ quyền lực với và bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? Đảng Việt Tân sẵn sàng làm việc với mọi tổ chức khác nhau miễn là không phải ở trong, cho chế độ độc tài. Vậy thì mở ra một cơ chế nào đó, với cơ hội nào đó, để đất nước thay đổi, quan trọng là thay đổi đó có được sự bảo đảm thực sự với sự công bằng để có thể đạt được tự do dân chủ hay không. Do đó nếu đây là một cơ chế do nhà nước cộng sản Việt Nam mở ra khung cửa và mời mọi người vào, chắc chắn nếu chỉ đơn giản như vậy thôi, chắc chắn đảng Việt Tân không bao giờ tham dự. Vì chúng ta không thể nào hợp tác hay thảo luận trong một vị thế mà mình không có quyền lực, không có áp lực nào nhất định. BBC:Theo ông việc một đảng chính trị đặt trụ ở nước ngoài được cho là thường xuyên gửi Đảng viên của mình tới một quốc gia khác hoạt động có vi phạm luật pháp ở đâu không? Ở Mỹ, theo ông có đảng phái chính trị nào từ nước ngoài vào Mỹ hoạt động chống chính quyền Mỹ và được phép hoạt động không? Thứ nhất, Đảng Việt Tân hay nhiều đảng đấu tranh chính trị khác, gọi là có những thành phần lãnh đạo ở nước ngoài, không có nghĩa là họ đang hoạt động ở nước ngoài. Tại vì mọi đảng chính trị, nguồn gốc và phát sinh cũng là từ ở trong nước mà ra. Đảng Việt Tân là một Đảng ở trong nước với những người, nhân sự cùng hợp tác. Vì chúng ta đứng ở trong nước có những lợi thế riêng, mà đứng ở ngoài nước cũng có những lợi thế khác, cái lợi thế đối với quốc tế, lợi thế về vấn đề truyền thông, thông tin. Tất cả các loại công tác, nếu mà muốn được an toàn, vẫn là kiểu liên lạc chéo. Từ trong nước liên lạc với một người bên ngoài, bên ngoài liên lạc với một người khác để bảo vệ an ninh mà thôi và thành phần lãnh đạo ở trong nước của Đảng Việt Tân vẫn phải cố gắng giữ được một vị thế nhất định để có độ an toàn nhất định. Do đó bảo là Đảng Việt Tân là một đảng ở hải ngoại, điều đó hơi quá đáng. Thực sự ra, Đảng Việt Tân hoạt động ở trong nước rất nhiều và mọi nỗ lực của Đảng Việt Tân đều là dồn cho cái sự phát triển lớn mạnh của những người Đảng viên trong nước, cũng giống như những người đồng bào có cùng quan niệm với Đảng Việt Tân ở trong nước. BBC: Việt Tân, hoặc các tổ chức đảng phái, giới bất đồng chính kiến, hoạt động ở trong và ngoài nước có tương lai nào và ra sao trong một Việt Nam ở tương lai gần, trung bình hay xa hơn? Thực sự ra, mong mỏi của tất cả mọi người yêu dân chủ nói chung và những người Việt Nam đã bị đè nén về tự do, về nhân quyền và dân chủ, đều muốn cho đất nước sớm có một đời sống được tôn trọng nhân phẩm, mà không chấp nhận chế độ độc tài. Chế độ độc tài sợ nhất là gì? Chế độ độc tài sợ nhất là sự thật. Vì họ luôn luôn muốn che lấp những điều sai, hay điều trái, để họ làm những việc đó. Họ sợ thứ nhì là họ sợ công lý, sợ người dân cùng nhau đòi lại lẽ phải cho mình. Và thứ ba, họ rất sợ sự liên kết. Tôi đã nhìn thấy những người dân trong nước đã liên kết, và dần dần đã có nhiều tôn giáo khác nhau liên kết với nhau và các tổ chức chính trị liên kết với nhau. Tôi tin rằng ở trong nước, cũng như những người Việt ở nước ngoài, luôn luôn mong có một sự liên kết, nhất là trong giai đoạn này; hơn bao giờ hết, sự liên kết đó rất quan trọng. Sự liên kết đó không nhất thiết phải nhất thống trong một tổ chức mà liên kết hướng về mục tiêu. Và chúng ta cùng bước với nhau, để thực hiện điều đó. Tôi rất lạc quan trong tinh thần liên kết đó, nó thể hiện qua sự tiếp cận của nhiều nhà dân chủ, đối với đảng Việt Tân nói riêng và đối với nhiều đảng khác ở nước ngoài cũng như ở trong nước, nói chung. Tôi rất lạc quan sự liên kết trong thời gian tới mỗi ngày một vững mạnh hơn. Nguồn: BBC    
......

Biểu tình vì chủ quyền đất nước tại Hà Nội ngày 02.06.2013

Như để thách thức dân tộc Việt Nam, không đầy 24 tiếng trước giờ biểu tình, hải quân Trung Quốc lại đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt. Thêm một sinh mạng đồng bào chìm vào Biển Đông. Đứng trước tình trạng nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN, từ Lương Thanh Nghị đến Nguyễn Tấn Dũng chỉ đánh võ mồm. Người Việt Nam không thể nào chấp nhận để đất nước Việt Nam dần dần rơi vào tay kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Đồng bào trong nước đã đứng lên kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình Phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Trong khi Bắc Kinh ngày càng leo thang gây hấn trên biển Đông thì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn ngồi yên với câu nói nước đôi về "niềm tin chiến lược" của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Singapore. Niềm tin giữa những ai? giữa đảng CSVN và đảng CSTQ? Câu trả lời có thể thấy qua việc công an đàn áp các cuộc biểu tình của người dân  từ ngày hôm trước tại Hà Nội và Sài Gòn. Hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường biểu tình, sáng Chủ Nhật, 2.06.2013, lúc 08 giờ 30 tại khu vực Hồ Gươm - Hà Nội đã diễn ra cuộc biểu tình tuần hành mang theo các biểu ngữ chống Trung Quốc.       Nhiều người bị công an bắt đưa lên xe buýt chở đi. Trong số những người bị bắt có blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Lã Việt Dũng, blogger Trương Văn Dũng... Xin xem tiếp loạt Tin Nhanh về cuộc biểu tình vì chủ quyền đất nước ngày 2/6/2013: Tin Nhanh Số 8: Những tiếng nói tiêu biểu trong ngày biểu tình vì chủ quyền Đất Nước Tin Nhanh Số 7: Công an xác nhận lãnh đạo bảo kê cho Trung QuốcTin Nhanh Số 6: Làm sao công an bênh vực nổi chính sách Hèn với Giặc - Ác với Dân?Tin Nhanh Số 5: Tàu còn không sợ, sá gì công an!Tin Nhanh Số 4: TÀU KHỰA, HÃY CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG!Tin Nhanh Số 3: Công an không thể chận hết mọi ngã đường...Tin Nhanh Số 2: Biểu tình trên đường phố - Biểu tình ngay tại nhà - Nối kết nhau qua mạngTin Nhanh số 1: Biểu tình ngày 2/6/2013 - uống đường vì Tổ Quốc   Xin xem tiếp  Youtube: Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn - Hà Nội ngày 02/06/2013http://www.youtube.com/watch?v=_R8-R6OWtR0&feature=player_embedded Công an tấn công dân trong đồn Lộc Hàhttp://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2IbU9uCpNqo#!      
......

Đôi Điều Về Cà Phê, Nước Uống

1- Câu hỏi được nêu ra là “vì sao uống nước trà đậm thì mất ngủ”?   (VNC) Chúng ta biết rằng trà cũng như cà phê có chất caffeine. Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines.   Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản. Với giấc ngủ thì ảnh hưởng tùy người: có người gặp khó khăn, có người không khi uống cà phê.   Caffeine làm thư giãn cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp.   Caffeine tăng dịch vị bao tử nên nhiều người ưa uống cà phê sau khi ăn để dễ tiêu hóa thực phẩm. Caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, vì thế Ủy Ban Thế Vận kiểm soát coi họ có dùng quá nhiều chất kích thích này.   Caffeine làm tăng sự bài tiết nước tiểu.   Sau khi uống, caffeine thấm nhập rất mau vào khắp các bộ phận của cơ thể. Thời gian bán hủy là 3 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Đa số caffeine được thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.   Mỗi người có đáp ứng khác nhau với caffeine.   Do đó có người uống ba bốn ly trà hoặc cà phê một lúc mà không cảm thấy thay đổi gì. Trong khi đó, người không quen với caffeine, chỉ uống một ly trà hoặc cà phê là đã thấy nóng nảy, hồi hộp, tim đập nhanh.   Một người đã quen dùng caffeine rối mà ngưng tức thì, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ. Nếu họ ngưng từ từ thì không bị các khó khăn này.   Liều lượng trung bình của caffeine là 200mg, tùy theo từng người.   Khi dùng tới số lượng trên 1000 mg thì trong người thấy mất ngủ, bất an, tim đập nhanh, thở hổn hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột.   Tử vong có thể xảy ra khi dùng tới trên 10 gram (80- 100 ly) caffeine.   Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine.   Các nghiên cứu này đều tập trung vào hóa chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì Adenosine sản xuất càng cao.   Hóa chất này sẽ bám các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh, làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.   Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Chúng chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh và kích thích hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hậu quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều…đều uống cà phê để trở nên sáng suốt.   Caffeine cũng khiến cho cơ thể tăng sản xuất adrenaline vì tưởng như có chuyện khẩn trương xẩy ra. Con ngươi mở rộng, mạch máu giãn nở để đưa nhiều máu ra ngoại vi, tim đập nhanh, hơi thở tăng để sẵn sàng đối phó.   Caffeine còn ảnh hưởng lên hóa chất Dopamine, một chất gây cảm giác sảng khoái tương tự như heroine, amphetamine. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn. Nói chung, caffeine khiến cho cơ thể ở trong tình trạng tỉnh táo.   Vậy thì tại sao nhiều người uống trà hoặc cà phê mà vẫn ngủ như thường, Điểm này chưa có giải thích rõ ràng, chính xác.    Tuy nhiên, như đã trình bầy ở trên, mỗi người có mẫn cảm khác nhau với caffeine. Nhiều người uống cà phê, nước trà như uống nước lã, mà họ vẫn ngủ say như chết. Trong các trường hợp này, có thể là họ quen nhờn với tác dụng của caffeine. Ngược lại, có người chỉ thử một ly trà nhỏ đã trằn trọc suốt đêm, không ngủ được.   Caffeine kích thích tim mạch, cho nên khi tiêu thụ, nhịp tim nhanh hơn, huyết áp hơi tăng, hơi thở hơi nhanh. Các thay đổi này chỉ thoảng qua, sau khi caffeine bị loại ra khỏi cơ thể trong vài ba giờ.   Cũng như theophylline, caffeine là chất lợi tiểu nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều lắm tới mức độ nước trong cơ thể. Vì thế, nhiều người cứ uống cà phê vô là mót tiểu tiện.   Nhân đây, cũng xin nói thêm là mặc dù chất caffeine trong cà phê, nước trà đã được nghiên cứu khá nhiều, nhưng nhiều người vẫn có một vài ngộ nhận về hóa chất này. Có nghiên cứu nói là cà phê có thể gây ra ung thư, bệnh tim mạch, khuyết tật trẻ em…Nhưng điều này chưa được các khoa học gia thống nhất đồng ý.   Theo Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ cũng như Cơ quan Y tế Thế giới, nếu dùng vừa phải, caffeine không có ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Vừa phải là khoảng 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với ba ly cà phê.  2- Ít nhất Tám ly nước mỗi ngày   Liên quan tới việc uống nước, một lời khuyên thường được nêu ra là:   “Phải uống ít nhất 8 ly nước, mỗi ly 8 oz, mỗi ngày. Rượu bia, cà phê không được gộp vào số lượng này”.   Quy luật này từ đâu mà ra. Liệu có phải uống 8x8” mỗi ngày như lời khuyên. Nếu không thì uống bao nhiêu là đúng.   Thực ra, chưa có trả lời chính xác về nguồn gốc của quy luật bất thành văn 8x8” này.   Năm 2002, nhà sinh học Heinz Valtin của Đại học Y khoa Darmouth, Lebanon, New Hampshire, đã cố gắng tìm kiếm xuất xứ của 8x8” và chỉ thấy câu văn sau đây do nhà dinh dưỡng có uy tín của Hoa Kỳ, bác sĩ Fredrick J. Stare viết vào năm 1974: “Bao nhiêu nước mỗi ngày? Điều này được quy định bới nhiều nguyên tắc sinh lý khác nhau, nhưng với một người trưởng thành bình thường, khoảng từ 6 tới 8 ly trong 24 giờ và số lượng này có thể từ cà phê, trà, nước có hơi, rượu bia vv. Các loại trái cây và rau cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt”.   Theo tiến sĩ Valtin, nội dung câu viết của bác sĩ Stare có ba điều cần lưu ý:   -Chưa có bằng chứng khoa hoc nào hỗ trợ cho ý kiến của bác sĩ Stare -Bác sĩ Stare viết uống từ 6 tới 8 ly mỗi ngày chứ không phải là 8 ly. -Trà, cà phê và rượu được coi như bao gồm trong số lượng 6-8 ly mỗi ngày. -Số lượng nước tiêu thụ được quy định theo các hoàn cảnh sinh lý của cơ thể mỗi người.   Theo các nhà dinh dưỡng, tuy không có dẫn chứng khoa học hỗ trợ, nhưng quy luật 8x8” này được coi như một hướng dẫn cho việc tiêu thụ nước và các chất lỏng khác. Và cũng nhờ sự quá phổ biến của quy luật này mà mọi người lưu tâm tới việc uống nước: đi chơi, đi làm cũng kè kè một chai chất lỏng tinh khiết.   Thực ra, nhu cầu nước của cơ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cơ thể, khỏe mạnh hay yếu đuối, sinh hoạt ra sao và sống ở địa phương nào.   Điều rõ ràng là nước rất cần cho cơ thể để loại bỏ chất có hại ra ngoài, để chuyên chở chất dinh dưỡng nuôi mô bào, để mang độ ẩm cho các bộ phận cơ thể. Nước chiếm 70% trọng lượng toàn thân. Số chất lỏng này không phải nằm cố định trong người mà hao hụt đi mỗi ngày qua nước tiểu 1.5 lít cộng thêm khoàng 1 lit qua phẩn, mồ hôi, hơi thở. Do đó cơ thể cần được bổ sung số lượng chất lỏng thất thoát để duy trì sự sống.   Trong điều kiện sức khỏe bình thường, với môi trường khí hậu ôn hòa, vận động làm việc vừa phải, Viện Y khoa Hoa kỳ khuyên đàn ông nên tiêu thụ 3 lít chất lỏng mỗi ngày còn phụ nữ cần khoảng 2.5 lít.   Chất lỏng nói chung bao gồm cả nước, nước trái cây, các loại giải khát có caffeine, nước ngọt, bia rượu và chất lỏng trong thực phẩm. Thực phẩm cung cấp tới 20% chất lỏng vì nhiều loại có rất nhiều nước như dưa hấu, cà chua…   Điều cần để ý là không nên coi rượu bia, nước uống có cà phê là nguồn cung cấp chất lỏng chính yếu.   Như vậy, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng chất lỏng để khỏi cảm thấy khát nước đồng thời loại ra khoảng 1.5 lit nước tiểu trong là ta đã đáp đúng nhu cầu chất lỏng của cơ thể.   Những trường hợp sau đây cần tiêu thụ thêm chất lỏng:   -Vận động cơ thể, sống trong môi trường khô, nóng đều làm toát nhiều mồ hôi hơn thường lệ. Vận động nhiều giờ liên tục cần dùng thêm muối sodium vì mồ hôi toát ra làm tiêu hao muối khoáng này của cơ thể.   -Bệnh hoạn với nóng sốt, ói mửa, nhiễm độc đường tiểu tiện, sỏi thận, tiểu đường -Có thai hoặc cho con bú sữa mẹ. Viện Y Khoa Hoa Kỳ khuyên bà mẹ có thai nên uống 2.3 lít và khi cho con bú cần 3.1 lít chất lỏng mỗi ngày. Ngoài vai trò căn bản của chất lỏng như đã nói, cũng có rất nhiều nghiên cứu kể ra những ích lợi khác của nước như giảm cân, giảm ung thư. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được đa số các nhà nghiên cứu đống ý.   Nhiều loại nước trên thị trường quảng cáo có thêm sinh tố khoáng chất. Dân chúng thấy hấp dẫn, cũng mua dùng, nhưng trong lòng vẫn thắc mắc là liệu có ích lợi gì không.   Theo các nhà dinh dưỡng, việc pha thêm sinh tố vào nước cũng chẳng giúp ích gì. Thực phẩm có đủ loại sinh tố khoáng chất. Nếu ta ăn uống đầy đủ thì chẳng cần dùng thêm các chất dinh dưỡng tý hon này. Ấy là chưa kể, các sinh tố hòa tan trong mỡ như A, D, E, K không hòa tan trong nước. Hoặc nếu nước uống đó lại có quá nhiều sinh tố, khoáng chất như kali, thì lại có bất lợi. Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức   Texas-Hoa Kỳ.  
......

Tưởng niệm tháng Tư Đen 2013 tại Frankfurt, Đức quốc

Mặc dù đã cuối tháng 4, cái lạnh 6 độ C vẫn còn vương vấn và từ 3 hôm trước dự báo thời tiết đã cho biết trời sẽ mưa dầm và lạnh vào ngày thứ Bảy, 27.4.13, nhưng không làm sờn lòng hơn 200 người Việt còn trăn trở với hiện tình đất nước, đặc biệt từ các tiểu bang xa như Berlin, Hamburg, München, Bremen,...đã tụ về trước Lãnh sự quán CSVN nằm trên đường Kennedyalle thuộc thành phố Frankfurt / Main để tham dự cuộc biểu tình tưởng niệm biến cố đau thương 30.4 cách đây 38 năm, cũng như hun đúc tinh thần và khẳng định quyết tâm chống lại sự cai trị bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam, do Hội NVTNCS tại Frankfurt phối hợp với Liên Hội NVTNCS và nhiều tổ chức, đoàn thể người Việt tại CHLB Đức tổ chức. Đặc biệt nhất là sự hiện diện của cụ Nguyễn Đình Tâm tròn 90 tuổi, đến từ Berlin đã được mọi người vỗ tay trân trọng tán thưởng. Đối diện lãnh sự quán CSVN Chương trình sinh hoạt ngày Quốc Hận đã bắt đầu vào lúc 12 giờ 30 bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm trong rừng cờ vàng và biểu ngữ. Ông Võ Hùng Sơn, chủ tịch HNVTNCS tại Frankfurt đã khai mạc bằng bài diễn văn ngắn nhắc lại biến cố đau thương cho cả nước đúng 38 năm trước, khi miền Nam tự do mất vào tay khối cộng sản. ĐCSVN sau đó đã tiến hành những chính sách trả thù người dân miền Nam và đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ đã biến một miền Nam Việt Nam trù phú thành một nơi đói nghèo như Bắc Hàn. Chính sách hà khắc và ngu dốt đó đã đẩy hàng triệu người phải bỏ nưóc ra đi và đã khiến hàng trăm ngàn người phải bỏ thây nơi rừng sâu, trên biển cả. Nhưng điều đáng nói hơn cả là thái độ khiếp nhược của lãnh đạo ĐCSVN trước tham vọng sát nhập Việt Nam vào đất Tàu của nhà cầm quyền Trung Cộng (TC). Họ đã để TC ngang nhiên xâm phạm hải phận Việt Nam ở biển Đông như vào chỗ không người, để TC khai thác bauxite ở Tây Nguyên, rừng đầu nguồn và nhiều nơi khác gây nguy hại trầm trọng đến an ninh quốc gia. ĐCSVN cũng đã cắt nhượng nhiều phần lãnh thổ Việt Nam cho TC để đổi lấy sự bảo kê giữ chặt quyền lực. Ngoài ra, sự can đảm đứng lên và chấp nhận hy sinh của những con dân Việt Nam tại quốc nội trong những năm qua đã được mọi người ca ngợi, tuyên dương. Tiếp theo là phần phát biểu của các đại diện tổ chức, hội đoàn tại Đức như Cộng đồng Người Việt tại Berlin (cụ Nguyễn Đinh Tâm, 90 tuổi), đảng Dân Tộc (ông Trần Văn Sơn), Hội NVTNCS tại Mönchengladbach (ông Nguyễn Văn Rị), Tu sĩ Thích Ấn Tâm, Hội Người Việt tỵ Nạn vùng Rurhgebiet (2 bạn trẻ Vũ Duy Minh Khoa và Vũ Duy Yến Ngân), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald (ông Lê Trung Ưng), đảng Việt Tân (ông Nguyễn Thanh Văn), Hội Người Việt tỵ Nạn tại Köln (Liêu Tuấn Tú),…với nội dung xoay quanh việc tưởng niệm nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản và tố cáo tội ác buôn dân bán nước của CSVN cũng như kêu gọi đồng bào hải ngoại tiếp tay với đồng bào quốc nội để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước và chống ngoại xâm. Đặc biệt một phụ nữ, đại diện cho cộng đồng người Tây Tạng tại Đức cũng đã phát biểu ủng hộ cuộc đấu tranh của người Việt Nam. Những bài phát biểu cũng không quên tố cáo âm mưu chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại qua nghị quyết 36 nhằm vô hiệu hóa những nỗ lực đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự. Rừng biểu ngữ hầu hết nói lên khát vọng tự do dân chủ cho đất nước, tố cáo tội ác của ĐCSVN và tham vọng bành trước của Bắc Kinh. Sau những bài phát biểu là những tiếng hô „Đả đảo ĐCSVN buôn dân bán", „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam" vang dội một góc phố. Cụ Nguyễn Đình Tâm (Berlin) Ông Nguyễn Văn Rị (Hội NVTNCS Mönchengladbach) Ông Trần Văn Sơn ( Đảng Dân Tộc) Tu sĩ Thích Ấn Tâm Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Liên Hội NVTN tại Đức) Anh Vũ Duy Minh Khoa (Hội NVTNCS Ruhrgebiet) Cô Vũ Duy Yến Ngân (Hội NVTNCS Ruhrgebiet) Ca sĩ Thu Sương (đến từ Pháp quốc) Ông Lê Trung Ưng (Hội Người Việt tỵ Nạn tại Oldenwald) Ông Nguyễn Thanh Văn (Đảng Việt Tân) Ông Liêu Tuấn Tú (Hội NVTN tại Köln) Ông Trần Văn các (Hội NVTNCS tại Bremen) Đại diện Cộng đồng Người Tây Tạng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Liên Hội NVTN tại Đức) và cô Vũ Duy Yến Ngân ( Hội NVTNCS vùng Ruhrgebiet) đã đảm nhận phần tiếng Đức để nói cho người Đức hiểu rõ mục đích của buổi biểu tình. Đặc biệt, chị „Hạt Sương Khuya“, ca sĩ Thu Sương từ Paris sang đã góp mặt với những bài ca thiết tha và rực lửa đấu tranh làm cho khí thế cuộc biểu tình càng dâng cao. Cuộc biểu tình cũng đã được trực tiếp truyền thanh vào các diễn đàn trên internet như Paltalk. Trời vẫn mưa, vẫn lạnh buốt, nhưng nhờ những ổ bánh mì thịt của ban tổ chức chuẩn bị sẵn, đoàn biểu tình đã ấm áp lại phần nào. Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán CSVN chấm dứt vào lúc 14giờ 30. Sau đó đoàn biểu tình đã diễn hành đến Lãnh sự quán Trung Cộng với biểu ngữ và rừng cờ vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức. Trước lãnh sự quán TC Khoảng 14 giờ 30, ban tổ chức nhanh chóng thu dọn cờ, biểu ngữ, dàn âm thanh, … và hướng dẫn đoàn biểu tình di chuyển đến lãnh sự quán TC chỉ cách đó khoảng 300m. Đoàn đi, vàng cả hai con đường, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và lịch sự của những nhân viên công lực Đức. Những bài phát biểu cùng những tấm biểu ngữ lớn nhỏ tố cáo những hành động bành trướng tại biển Đông của TC đã được cất lên, xen kẽ là những tiếng hô đả đảo TC. Tại đây một số biểu ngữ bằng hình ảnh có nội dung rất lý thú cũng được một số tham dự viên trương lên (xin xem hình) nhằm tố các những chính sách dùng hàng giả, sử dụng hacker, hàng độc hại, đánh cắp bản quyền….. Cuộc biểu tình trong công viên nhỏ nằm đối diện với Lãnh sự quán Trung cộng đã thêm phần khí thế với sự góp mặt của Nhóm khoảng 10 người Tây Tạng. Họ mặc áo, choàng cờ vàng lên vai, cầm bảng lưỡi bò bị kéo cắt. Họ hát bằng tiếng Tây Tạng; dù không hiểu người người Việt hiện diện có thể cảm nhận được nỗi đau đớn, uất hận của người dân đã mất nước trong từng ánh mắt và trong giai điệu bài ca. Sau đó họ cầm loa tay và hô rất to những khẩu hiệu chống TC một cách rất nhiệt tình, mạnh mẽ. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt của họ khiến các tham dự viên khác cũng bị cuốn hút theo một cách vừa hào hứng vừa khâm phục. Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung cộng chấm dứt vào lúc 16 giờ.   Sau đó mọi người đã di chuyển về hội trường Volkshaus Enkheim trên đường Borsig Allee nằm cách đó khoảng 10 cây số để dùng bửa cơm chiều sau nhiều tiếng đồng hồ biểu tình ngoài trời mưa lạnh.  Hội thảo và văn nghệ đấu tranh   Hội Phụ Nữ tại Frankfurt đã có nhã ý đãi các tham dự viên bằng một buổi cơm nóng với thịt kho tàu và đầy đủ các loại xà-lách tươi cùng trà nóng, cà phê miễn phí.   Chương trình phần ba bắt đầu cũng bằng nghi thức chào cờ, mặc niệm và dân hương trước bàn thờ Tổ quốc rất trang nghiêm bên cạnh là bức tranh „Tiếc thương“ nổi tiếng.   Sau đó ban chấp hành của Liên Hội (BCH/LH) đã được mời lên bàn chủ tọa để tiến hành phần sinh hoạt thứ ba. Bác sĩ Trần Văn Tích, chủ tịch Liên Hội đã trình bày những công tác đã thực hiện trong năm qua cũng như tình hình tài chánh của LH. Dưới sự điều hợp của BCH/ LH, cử tọa đã biểu quyết chọn nơi biểu tình là Berlin cho ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2013 và giữ Frankfurt là nơi tổ chức Ngày Quốc Hận 2014. Cử tọa đã sôi nổi góp ý với BCH/ LH. Một số đại diện hội đoàn và cá nhân đã quyên góp tại chỗ để LH có thêm phương tiện để sinh hoạt. Sau phần hội thảo là phần văn nghệ đấu tranh với sự đóng góp của ca sĩ Thu Sương cùng nhiều tài năng khác đã khiến mọi người không nỡ rời hội trường cho đến tận 22 giờ đêm, kết thúc một ngày sinh hoạt đấu tranh rất có ý nghĩa. NTN Photo von Luu Berlin  
......

Vietnam/Deutschland: Vietnamesischer Stipendiat beim Weimarer Bürgermeister

Schriftsteller Bui Thanh Hieu wartete lange auf seine Ausreisegenehmigung Weimar/Frankfurt a.M./Hanoi (22. April 2013) – Heute wird Peter Kleine, Bürgermeister der Stadt Weimar, den vietnamesischen Schriftsteller Bui Thanh Hieu im Rathaus empfangen. Der Friedl-Dicker-Stipendiat ist direkt aus Hanoi gekommen. Er ist einer der prominenteste Menschenrechtsverteidiger in der vietnamesischen Hauptstadt, und sein Ausreiseverbot ist dank des großen Einsatzes der deutschen Regierung vor wenigen Tagen aufgehoben worden, loben die Organisationen: „Weimar Stadt der Zuflucht“ und die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM), die den Fall seit anderthalb Jahren gemeinsam betreuen. Auch der Beauftragte der Bundesregierung für Menschen-rechte, Markus Löning, hatte sich bei seinem Besuch in Vietnam Ende letzten Jahres für diese Ausreise eingesetzt. Der Schriftsteller Bui Thanh Hieu, 41 Jahre, schreibt im Internet unter dem Bloggernamen „Nguoi Buon Gio“ (Der Wind-Händler). Er berichtete über Probleme der sozialen Randgruppen und über Menschenrechtsverletzungen. Er setzte sich insbesondere für das Recht auf friedliche Demonstration ein. Er assistierte Rechtsanwälten in politischen Prozessen. Bui Thanh Hieu bekam deswegen zunehmend Ärger mit dem vietnamesischen Staatssicherheitsdienst. Jedes seiner Arbeitsverhältnisse in den letzten zehn Jahren wurde beendet, sobald die Polizei seine Arbeitsstelle ausfindig gemacht hatte. Gewahrsam war für ihn Alltag geworden. Die Erfahrungen mit der Haft verwertete er in kurzen Stories, die bei seinen Lesern gut ankamen. Er habe das Rechtsbewusstsein der Bürger in Vietnam geschärft, so die IGFM. Ende Januar 2013 stand er wegen angeblicher „Gefährdung der nationalen Sicherheit“ kurz vor einer Verhaftung. Die Polizei hatte ihn vier Tage lang festgehalten und verhört, weil er über den Prozess gegen ein Dutzend Katholiken in der Hafenstadt Hai Phong, die wegen „Subversion“ und „Propaganda gegen den Sozialistischen Staat“ angeklagt sind, berichten wollte. Sein 206-seitiges Buch „Dai Vê Chi Di“ (Extreme Merkwürdigkeiten im großen Land der Vê), erschien Juli 2011 im „Schnipsel-Verlag“ in Vietnam. Das Buch ist eine Sammlung von gleichnamigen Artikeln auf seiner Blog-Seite, die den politischen Alltag in Vietnam satirisch kommentierten. Der im Untergrund agierende „Schnipsel-Verlag“ druckt Werke, die zensiert oder verboten worden sind, und verteilt sie kostenlos in Vietnam. Sein Leiter, Dichter Bui Chat, bekam 2011 den „Freedom to Publish Prize“ von der Internationalen Verlegervereinigung (International Publisher Association).   Weitere Informationen zur Menschenrechtslage in Vietnam:http://www.igfm.de/Vietnam.543.0.html Facebook-Seite der Internationalen Gesellschaft für Menschenrechte:https://www.facebook.com/igfmdeutschland http://www.igfm.de/presse/aktuelles/detailansicht/?tx_ttnews[tt_news]=2688&cHash=f38027f8cfc5b6f4f471f608440cc3fb
......

An alle internationale Organisationen und Gesellschaften, die Frieden fördern

Vietnam, den 11 April 2013. An den Rat für Menschenrechte der Vereinigten Nationen Zugleich auch an - Die Regierungskommissionen für Menschenrechte in Asien - Die US-Regierung und -Parlament - Das EU-Parlament - Die britische Regierung und das britische Parlament - Die Regierung und das Parlament von Australias - Die Die britische Regierung und das britische Parlament - Die Regierung und das Parlament Canadas - Die Regierung und das Parlament Neuseelands - Die Internationale Gesellschaft für Menschenrechten in Deutschland - The Human Rights Watch in the USA  Betreff: Angriff, Gewaltsausübung, Kipnapping und Raubüberfälle gegen Privathabgut der Bürgerdurch vietnamesische Sicherhetskräfte. Sehr geehrte Damen und Herren,   Vietnam ist ein Mitglied der Vereinten Nationen. Wenn der vietnamesische Staat nicht in der Lage ist, seiner Bevölkerung Sicherheit zu gewährleisten, dann ist es nötig, die Vereinten Nationen um Hilfe zu bitten. Wir bitten Sie, die kommunistische Regierung in Vietnam unter Druck zu setzen, sodass sie Ihren Pflichten als Regierung eines Landes nachgeht. Falls die vietnamesische Regierung sich weigert, ihren Pflichten nachzugehen, könnte vielleicht die UNO die vietnamesische Regierung international vorstellen und sie in ihren Aktionen einschränken.   Die Belästigung war kontinuierlich in den letzten 2 Jahren, eine Serie von Festnahmen, Kidnapping und außerdem wurde ich, Bui Thi Minh Hang, ins Gefängnis gebracht ohne vorheriges Verfahren. Durch den Druck von vietnamesischen Bürgern in Vietnam und auch von der internationalen Gesellschaft, war die Regierung gezwungen, mich freizulassen. Trotz meiner Freilassung hat die vietnamesische Polizei mich weiterhin belästigt und mental terrorisiert. Sie haben mich sogar gekidnappt und meinen persönlichen Besitz in Anspruch genommen. Zum Beispiel: Einmal wurde ich um 5:00 Uhr am 1. Juli 2012 bei der Saigon Train Station gekidnappt. Sie haben mich in ihr Fahrzeug gezwungen, das von einem Vung Tau Sicherheitsagenten namens Thuong, und 4 weiteren einfach gekleideten Polizisten bewacht wurde. 6 Stunden lang sind wir umhergefahren, bis sie mich dann vor meiner Haustür abgesetzt haben; meine Klamotten waren durcheinander, da ich mich versucht hatte, zu wehren. Sie hatten mich gefilmt und Bilder von mir gemacht, der Grund ist mir unbewusst. Währenddessen haben sie mit einer Gruppe telefoniert und ihnen befohlen (Ich habe ihre Unterhaltung mitgehört), in mein Hotelzimmer einzubrechen (27,G Straße, Area 4, District 4, Saigon), wo ich 3 Tage auf Grund medizinischer Versorgung verbracht hatte.   Später fand ich heraus, dass sie fast alle meine Wertsachen gestohlen haben, was auch einen Laptop, meinen Reisepass und die Pässe meiner Kinder und mir umfasst. Ich habe nach einer Rückgabe dieser Sachen gefordert, aber nichts bewirken können.   Am 24. September 2012 bin ich nach Saigon gekommen, um die Gerichtsverfahren von 3 freiberuflichen Journalisten zu besuchen. Wieder wurde ich von Sicherheitskräften, darunter auch der oben genannte Herr Thuong, attackiert. Sie haben mich mit Gewalt genommen und in Vung Tau freigelassen. Seitdem verfolgen und terrorisieren sie mich ständig. Unbekannte Männer haben bereits Petrol und faulen, giftigen Abfall an mein Haus geworfen, mitten in der Nacht. Ich habe diese Vorfälle schon der örtlichen Polizei gemeldet, aber sie haben bis jetzt nichts gemacht. Ich habe viele Beweise, dass diese Handlungen von Sicherheitsleuten des Staats ausgeübt wurden.   Letztens bin ich nach Hanoi gekommen, um für Aktionen gegen Regierungsbeamte zu drängen – einer davon ist der Präsident von Hanoi, Mr Nguyen The Thao, der meinen 5 – monatigen Arrest ohne vorherige Verfahren beschlossen hatte. Dieser Arrest hat mich und meine Familie sehr belastet. Es hat meine Arbeit unterbrochen, sodass ich meine Rechnungen nicht bezahlen konnte. Nun könnte mein Zuhause, das meine Familie und ich unser Leben lang aufgebaut haben, von der Bank übernommen werden.   Nachdem ich ein ganzes Jahr gewartet habe, hat mich der Hanoier Gerichtshof endlich am 8. April 2013 eingeladen und mich um eine Zahlung gebeten, sodass das Verfahren stattfinden kann. Auf der Reise nach Hanoi wurde ich von Unbekannten attackiert. Als ich „Diebe, Hilfe!“ gerufen habe, kamen Menschen mir zur Hilfe und uns ist es gelungen, einen der Unbekannten zu fangen, der sich dann als Sicherheitsagent des Staates herausstellte.   Einer meiner Freunde, Mr Nguyen Chi Duc, hat mit mir an einigen Anti-China-Invasion Demonstrationen seit 2011 teilgenommen. Bei einen dieser Demonstrationen wurde er ins Gesicht getreten von einem Polizeichef namens Minh. Neulich kamen Sicherheitsmänner in Ducs Büro und haben ihre Ausweise vorgezeigt um Eintritt zu bekommen. Dann haben sie Duc angegriffen und ihm ernste Verletzungen zugefügt. Duc ist immer noch im Krankenhaus. Von diesem Vorfall wurde von internationaler Presse weit berichtet.   Die jetzige vietnamesische Regierung respektiert die Internaltìonal Erklärung für Menschenrechte  von 1948 und die Internationale Konvention für zivile und politische Rechte von 1966, welche Vietnam unterschrieben hat, nicht. Die vietnamesische Regierung trampelt auf den Grundrechten der vietnamesischen Bevölkerung. Beamte nutzen ihre Macht aus; Polizei und Sicherheitskräfte attackieren und nehmen Bürger frei nach Willen fest. Todesfälle durch diese Menschen werden immer gewöhnlicher, da die Gesetzwidrigkeit herrscht. Die Polizei bricht alle Regeln. Ihre Handlungen nehmen immer mehr kriminalen Charakter an, wie zum Beispiel in der Weise, wie  sie mich und auch viele andere behandelt haben.   Ich bin mir sicher, dass ihre Handlungen nicht dort aufhören werden. Ich befürchte, dass sie mich weiterhin verletzen werden, oder sogar töten, wenn ich mich weiterhin für Gerechtigkeit einsetze und meinen Fall publizieren möchte. Ich habe Angst um meine eigene Sicherheit, während sie mich sehr offensichtlich terrorisieren. Sie werden mich vielleicht sogar töten, um mich zum Schweigen zu bringen.   Ich glaube, dass ich als Mitglied der Vereinten Nationen Anspruch auf Schutz der UN habe. Hiermit bitte ich um diesen Schutz und rufe die UN und internationale Menschenrechtsorganisationen auf, Druck auf die vietnamesische Regierung auszuüben, um die Bürger Vietnams zu schützen.   Für mich trägt die vietnamesische Regierung  die Schuld daran, dass es sein Volk nicht schützen kann, und dafür muss sie von internationaler Gesellschaft beurteilt werden. Die Menschheit hat eine bittere Lektion von ihrer Geschichte gelernt: alle blutigen Revolutionen fanden aufgrund von sozialer Ungerechtigkeit statt. Lass dies eine Warnung für alle politischen Führer in Vietnam sein.   Mit freundlichen Grüßen, Bui Thi Minh Hang   Name: Bui Thi Minh Hang (weibl.) Geburtstag: 20.7.1964 Vietnamesische Bürgerin Tel. +84 913 784 415 Email:  linhhonchunhat@gmail.com
......

Đến thăm ông Albrecht

Ts. Ernst Albrecht là cựu Thống đốc bang Niedersachsen (Ministerpräsident von Niedersachsen) từ 1976 tới 1990, thủ phủ Hannover. Trong thời gian cầm quyền, Ông đã có việc làm nhân đạo để đời với người tị nạn VN tại Đức. Trong giai đoạn cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, thảm cảnh thuyền nhân tị nạn Việt Nam (Boat-People), vượt biển chín phần chết một phần sống, đã làm dư luận thế giới xúc động. Người Việt quyết tâm bỏ nước ra đi trên những chiếc ghe bé nhỏ, theo ước lượng của Cao ủy Tị nạn LHQ, hàng chục ngàn người đã bỏ xác trên biển trước giông bão, hải tặc, đói khát… Ông Albrecht và gia đình Ông không những chỉ xúc động mà chính Ông đã quyết định hành động. Tuyên bố của Thống đốc Albrecht, bang Niedersachsen nhận đầu tiên 1.000 người tị nạn VN đến Đức vào cuối năm 1978, trước hết một phần từ con tầu tị nạn Hải Hồng và sau đó từ các ghe khác, được đa số dân chúng Đức nhiệt tình ủng hộ, là khởi đầu cho các nước Tây Âu nhận thuyền nhân tị nạn VN. Con tầu nhân đạo Cap Anamur, do Ts. Rupert Neudeck khởi xướng sau đó, bắt đầu hoạt động từ mùa hè 1979. Ngày thứ sáu 5.4.2013 đã có cuộc hội ngộ của 4 người Việt với ông Albrecht ở tư gia của Ông tại Burgdorf, ngoại ô Hannover. Bốn người VN đến thăm Ông, đại diện cho 2 thế hệ người Việt tại Đức: Hai người đã tuổi trên 60, thuộc thế hệ 1 ở Đức, từng sinh hoạt trong các lãnh vực Nhân quyền, Văn hóa, Xã hội tại Đức, hai người thuộc thế hệ 2, sinh ra và lớn lên tại Đức, nói, hiểu và đọc được tiếng Việt, ra trường và có cuộc sống tự lập. Thế hệ 2 đến thăm ông Albrecht, như người „cháu“ đi xa về thăm Ông Bà (nội/ngoại). Ông Albrecht sinh năm 1930, năm nay 83 tuổi. Từ vài năm nay Ông bị Alzheimer, (tại VN coi như bình thường, cho rằng vì tuổi già có lúc nhớ, lúc quên, lúc lẫn…) Tiếp „khách VN“ đến thăm, Ông rất vui và cười rất tươi bắt tay từng người. Ông Neudeck (người sáng lập con tầu Cap Anamur*) cho biết cứ nhắc đến „người VN“ là ông Albrecht bao giờ cũng „sáng“ ra, vì quyết định nhận 1.000 người Việt đầu tiên vào nước Đức năm 1978 là  „Lebenswerk“ nhân đạo để đời của Ông. Từ nhiều năm nay, trong các sinh hoạt lớn của người Việt, về thuyền nhân VN, nếu sức khỏe cho phép, Ông đều có mặt bắt tay thăm hỏi từng người. Cuộc hội ngộ hôm nay Ông rất vui, bà quản gia chăm sóc Ông đã sửa soạn cà phê, trà, bánh ngọt thịnh soạn mời „khách“. Ông hỏi thăm từng người từ đâu đến: Stuttgart, Ingolstadt và Hannover. Ông chân tình mời „khách“, cho biết nhà rộng rãi có phòng trống, có thể ở chơi và ngủ lại tại nhà Ông. Người con gái lớn của Ông là bà Ursula Von der Leyen ở chung nhà (đương kim Bộ trưởng Lao động liên bang trong nội các của bà Thủ tướng Merkel, hiện cùng với gia đình đang đi nghỉ dịp Lễ Phục sinh). Điều thích thú ngạc nhiên, trong lúc nói chuyện, Ông rút ví ra, nhân dịp đến thăm „đầu năm“, Ông „lì xì“ cho 2 cháu gái và 2 khách „không còn trẻ“ mỗi người tờ 5,-Euro. Câu chuyện „chính trị“ duy nhất Ông trao đổi với „4 khách VN“ là việc Hòa giải và Liên minh Âu châu, chính sách nầy nước Đức theo đuổi từ ban đầu, làm giảm cuộc xung đột giữa các nước, mang lại hòa bình lâu dài cho Âu châu. Trong phòng khách có một CD-Radio nhỏ, Ông vặn nhạc để mọi người nghe cho ấm cúng trong lúc thưởng thức cà phê-bánh ngọt. Ông cho biết vườn sau nhà rộng, có nuôi gà, có mấy con dê và ngựa. Hôm nay trời đẹp khô ráo, Ông hỏi có thích đi cùng với Ông ra thăm chuồng gà, cho các con thú ăn và đi dạo trong vườn ? Mọi người hoan nghênh đồng ý. Ông chuẩn bị sẵn bánh mì Toast và nước uống cho các con thú. Ông tuy gầy nhưng người còn rất tráng kiện, đi thoăn thoắt. Ông kể chuyện việc chăm sóc vườn, các con thú và hàng ngày đi dạo cho khỏe. Phòng khách có cây dương cầm, Ông hỏi có ai biết chơi nhạc, „cháu gái thế hệ 2“, Christine Lê, sau ít do dự, đã dạo vài khúc nhạc. Ông rất thích thú, vỗ tay tán thưởng, luôn cười rất tươi.   Thời gian đến thăm qua mau, cũng 90 phút nói chuyện và đi dạo với Ông. Làm kỷ niệm, Ông tặng mỗi người một quyển sách của Ông „Erinnerungen, Erkenntnisse, Entscheidungen“ („Những hồi tưởng, những nhận thức, những quyết định“) với chữ ký của chính tác giả. Trước lúc ra về, thì người em ruột của Ông, George Alexander Albrecht, vừa đến trước cửa, từ Weimar lái xe đến thăm anh. Được biết người em nầy còn là một nhạc trưởng nổi tiếng tại Đức. Chia tay chúng tôi chúc sức khỏe Ông. Tiễn khách ra cửa Ông bịn rịn siết chặt tay từng người. Chúng tôi bồi hồi, cảm xúc trước chân tình của Ông, „ân nhân“ của hàng ngàn người VN ở Đức và thầm nghĩ sẽ trở lại thăm Ông ngày không xa. T.C. ghi (10.4.2013) * Từ mùa hè 1979 con tầu nhân đạo Cap Anamur (do Ts. Rupert Neudeck khởi xướng) bắt đầu hoạt động tại vùng biển Đông, đến 1987 đã cứu hơn 11.000 thuyền nhân VN, đa số về Đức định cư. Từ năm 1985, khi chuyện „thuyền nhân VN“ bớt đi tính thời sự, sau các chuyến vớt người trên biển, người Việt vào Đức ngày gặp khó khăn. Ông Neudeck lúc đó có lần vận động „cầu cứu“ ông Albrecht. Với quyền hành Thống đốc bang Niedersachsen lúc đó, Ông cho ông Neudeck biết, nếu gặp khó khăn thì cứ mang thuyền nhân VN đến bang của Ông rồi giải quyết sau. Cách hành xử nhân đạo „không bàn giấy“ (unbürokratisch) của ông Albrecht lại càng làm cho người Đức yêu chuộng nhân đạo và người VN thêm quý Ông.  
......

Trí thức lỏng

Thế hệ trên dưới 60 được xem như thế hệ bắt đầu của một nền giáo dục dưới chính thể mới. Dạo đó không ít các nhà quản lý giáo dục hể hả tuyên bố một câu xanh rờn” chúng ta tự hào khi có thể giảng dậy tiếng Việt trên bục trường đại học”. Hậu quả của sự tự mãn quá lớn này đã để lại hậu quả là hầu hết các trí thức của ta được đào tạo trong nứoc từ năm 1954 đổ lại đây đều không xử dụng thành thạo nổi một ngoại ngữ. Điều này làm ta chạnh lòng khi nghĩ đến thế hệ cha ông ta thời Pháp chỉ mới ở trình độ sơ học yếu lựơc – tương đương lớp 5 hiện nay đã có thể nói và đọc tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Nhưng thôi, tạm coi hiện trạng mù ngoại ngữ này như một tồn tại lịch sử của một thời ấu trĩ trong giáo dục. Còn hiện nay trong xu thế người ta thích tự hào, kiêu hãnh, thích lập kỉ lục ởnhiều lĩnh vực nên Việt nam ta trong một vài năm gần đây thường oang oang những danh từ tự phong như “cường quốc thế giới về đóng tàu” khi Vinasin chưa bị đổ bể. Rồi gần đây các nhà quản lý văn nghệ lại hào phóng hô to” Việt nam ta là cường quốc thơ “khi phong trào nhà nhà, phố phố, ngưòi ngưòi làm thơ dẫn đến tình trạng lạm phát thơ.  Trở lại lĩnh vực giáo dục. Gần đây các nhà quản lý ngành này lại kiêu hãnh khoe “Việt nam là quốc gia đứng đầu Đông nam Á về số lưộng giáo sư, tiến sĩ”. Tinh sơ sơ Việt nam ta hiện nay với gần 90 triệu dân thì đã có tới 24000 tiến sĩ , 9000 giáo sư. Nếu chia bình quân số ngưòi có học vị này so với thế giới thì quả là đáng tự hào. Nhưng đáng buồn thay sau con số hoành tráng các nhà trí thức có học vị này là cả một thực tế thê thảm về trình độ học vấn của Việt nam ta cũng như trình độ thực của các nhà trí thức nứơc ta.  Theo con số được công bố thì Việt nam có tới gần 400 trường đại học, cao đẳng thuộc các ngành nghề , các viện tương đương …nhưng tệ hại thay không có trường nào lọt vào danh sách 500 trường đại học nghiêm chỉnh và danh giá trên thế giới. Đã gọi là các nhà trí thức có học vị cỡ tiến sĩ, giáo sư thì tiêu chuẩn đầu tiên là bài báo, công trình công trình nghiên cứu khoa học hàng năm và qui chuẩn nhất là các nghiên cức này được đăng kí bằng sáng chế tại Mỹ. Tình hình nay ở Việt nam ta ra sao?. Với 33 nghìn vị trí thức có học vị giáo sư, tiến sĩ đó nhưng giai đoạn từ 2000 đến 2006 nứơc ta vẻn vẹn có 19 bằng sáng chế. Giai đoạn từ 2007 đến 2010 Việt nam chỉ còn 5 bằng sáng chế. Năm 2011 với xấp xỉ 90 triệu dân, 33000 giáo sư, tiến sĩ thì số bằng sáng chế của Việt nam ta  đăng kí tại Mỹ lại là còn số không tròn trĩnh. Cũng trong năm 2011 này chưa nói đến các nứơc có trình độ kinh tế hiện đại, trí thức tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc… Mà chỉ so sánh với các quốc gia trong khu vực thì Đài Loan với 23 triệu dân có tới 8781 bằng sáng chế, Israel vẻn vẹn 7,3 triệu dân đã đăng kí 1981 bằng sáng chế. Còn các nứơc vùng Đông Nam Á thì năm 2011 cũng là năm bội thu về số lượng bằng sáng chế đăng kí tại Mỹ. Singapo với 4,8 triệu dân có tới 647 bằng. Malaixia với 27,9 triệu dân có 161 bằng, Thái Lan với 68,1 triệu dân có 53 bằng….  Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn này do đâu ? Nứơc ta hiện nay ra ngõ không chỉ gặp nhà thơ mà còn gặp một vị tiến sĩ hay giáo sư. Nhưng trong 33000 giáo sư tiến sĩ đó thì có đến hơn 70 % không dính dáng gì đến nghiên cứu khoa học, thậm chí cả đời không viết một bài báo nào có tính khoa học. Đa số các vị có bằng cấp này đều làm chức vụ hành chính. Ông Phạm Bích San Tổng thư kí Các hội khoa học, kĩ thuật Việt nam đã ngao ngán nhận xét”chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học…quên mình vì khoa học được ghi nhận bằng các giải thưởng quốc tế tầm cỡ”. Hình như sau hàng loạt nghị quyết khuyến khích hình thức về bằng cấp đã khiến cho thị trường bằng cấp thật giả càng có đà phát triển. Người ta tìm mọi cách để có được tấm bằng học vị làm điểm tựa tiến thân thay vì xả thân cho sự đào tạo, rèn luyện nghiêm chỉnh. Trên danh thiếp, trong lời giới thiệu người ta xính và coi như mốt thời thượng giới thiệu học vị đi liền với chức sắc. Những vụ phát giác ông thứ trưởng, ông giám đốc sở, ông vụ trưởng nọ kia dùng bằng giả… đã trở thành phổ biến ở nứơc ta. Phải chăng chính sự yếu kém của các nhà trí thức Việt nam như vậy nên chẳng những nền giáo dục nứơc ta đang là một nền giáo dục yếu kém, nhiều bất cập nhất mà Việt Nam cũng là một quốc gia có vị trí thấp trong thang bậc trí tuệ toàn cầu ( hạng 76 trên 141 quốc gia được đưa vào xếp hạng).   Nghĩ lại một thời không xa trí thức thế giới nghiêng mình khâm phục  trí tuệ và công trình của những nhà trí thức lớn của Việt nam như Giáo sư Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng .. Chúng ta càng lo lắng khi căn bệnh trí thức lỏng của nứơc ta vẫn ngày càng phát triển và chưa có biện pháp nào hữu hiệu ngăn chặn.  Nguyễn Hiếu http://trannhuong.com/tin-tuc-15296/tri-thuc-long-.vhtm          
......

Nước ngọt, nguyên nhân gây xung đột ?

4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24 giờ trên 24 ; 3 tỷ không có máy nước trong nhà. Theo dự phóng của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2020 nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại ; nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130 % ; 40 % trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hiệp Quốc đặt 2013 là năm của « sự hợp tác quốc tế về nước ngọt ». Ở châu Á, để bảo đảm nhu cầu của nền nông nghiệp, Trung Quốc không ngần ngại chèn ép các nước láng giềng phương nam với những dự án xây đập trên dòng sông Mêkông.Tại Trung Cận Đông, Syria và Irak cùng đang lo lắng bị Thổ Nhĩ Kỳ cướp đi nguồn nước ngọt quý giá trước các dự án xây dựng đập thủy điện của Ankara trên thượng nguồn hai con sông Tigre và Euphrate. Nhìn sang Bắc Mỹ, khúc sông Rio Grande chảy qua Mêhicô bị đe dọa cạn kiệt. Với 8 dự án xây đập thủy điện trên sông Mêkông mà đến nay 4 trong số đó đã hoàn thành, Bắc Kinh thường xuyên bị các đối tác Đông Nam Á tố cáo là ích kỷ, giữ nguồn nước cho riêng mình. Năm 2010 Việt Nam, Thái Lan và Lào từng điên đảo khi thấy mực nước sông Mêkong xuống thấp đến mức kỷ lục. Theo nhiều chuyên gia, đến mùa khô hạn, Trung Quốc có thể hút đến 50 % lượng nước sông Mêkong. Khi ủy hội sông Mêkong được hình thành vào năm 1995, Bắc Kinh đã thận trọng đứng ngoài. Từ đó đến nay, ý thức được rằng thái độ làm ngơ của mình sẽ làm xấu đi hình ảnh của một đất nước Trung Quốc đang vươn lên, cho nên Bắc Kinh bắt đầu « đối thoại » với các nước có liên quan. Nhìn chung, đối với những nền kinh tế đang trỗi dậy như Trung Quốc, Brazil hay Ấn Độ sự đối đầu giữa dân cư thành thị và nông thôn để tranh dành nguồn nước ngọt cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Theo như nhận xét của ông Gérard Payen, cố vấn cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về vấn đề nước, những xung đột để tranh dành nguồn nước thường xuyên xảy ra ở cấp địa phương nhiều hơn là giữa hai quốc gia sát cạnh nhau. Hiện tại mới chỉ có 29 trên tổng số 103 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về việc sử dụng nguồn nước ngọt, do vậy văn bản này dù đã ra đời từ năm 1997 vẫn chưa chính thức có hiệu lực. Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đương nhiên không phê chuẩn công ước quốc tế về nước ngọt khi biết rằng công ước Liên Hiệp Quốc về nước ngọt quy định các quốc gia ở thượng nguồn phải quản lý một cách chừng mực và phải chia sẻ với các nước ở hạ nguồn con sông tài sản thiên nhiên quý giá đó. Tranh chấp về việc sử dụng nước của con sông Nil tại châu Phi giữa 11 quốc gia ngày càng trở thành một hồ sơ nóng bỏng. Tình hình tương đối thư giãn hơn đối với dòng sông Senegal. 40 % nhân loại bị thiếu nước ngọt Từ cuối 2010, Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng đến năm 2015 thì sẽ có đến 95 % dân số trên địa cầu được sử dụng nước ngọt. Thực tế không hẳn là như vậy vì theo thẩm định của các chuyên gia, hiện tại hãy còn 1,1 tỷ người trên thế giới thiếu nước sạch. Còn căn cứ vào các số liệu được Diễn Đàn Quốc Tế về Nước cung cấp vào năm ngoái : hiện còn 4 tỷ người trên trái đất không có nước ngọt để dùng 24 giờ trên 24 và có tới 3 tỷ không có máy nước trong nhà. Theo dự phóng của Liên Hiệp Quốc thì đến năm 2020 nhu cầu về nước ngọt để phục vụ cho ngành công nghiệp sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện tại ; nhu cầu tiêu thụ của các hộ gia đình sẽ tăng thêm 130 % ; 40 % trên tổng số 9 tỷ con người sẽ sống ở những vùng bị thiếu nước. Nếu chúng ta nhìn vào 2 quốc gia đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc và Ấn Độ thì Liên Hiệp Quốc cảnh báo : sông ngòi Trung Quốc ngày càng ô nhiễm ; hơn ¼ các cơ quan lọc nước của Trung Quốc cung cấp nước không bảo đảm chất lượng. Còn tại Ấn Độ, không một thành phố nào, hay một ngôi làng nào trên quê hương thánh Ghandi bảo đảm dịch vụ cung cấp nước sạch và an toàn cho người dân được 24 giờ trên 24 và 7 ngày trong tuần ! Trong lúc Ấn Độ khan hiếm nước như vậy thì lại có tới 70 % nguồn nước quý giá từ Hy Mã Lạp Sơn bị lãng phí chỉ vì hệ thống dẫn nước cổ lỗ ! Thế còn tại Việt Nam thống kê chính thức cho thấy hiện tại 92 % dân cư đã có nước ở trong nhà. Tỷ lệ đó chỉ là 52 % vào đầu thập niên 1990. Tuy nhiên theo một tổ chức phi chính phủ của Nhật thì ở thành phố 59 % các hộ gia đình đã lắp máy nước trong nhà, 41 % còn lại vẫn phải sử dụng nước giếng hoặc máy nước công cộng. Tại các làng quê Việt Nam, tỷ lệ nói trên rơi xuống còn 15 %. Điều đáng quan ngại hơn cả vẫn theo tổ chức này, thì không một nơi nào tại Việt Nam, nước ngọt được coi là bảo đảm chất lượng an toàn. Người dân ở đây phải lọc nước và đun sôi trước khi uống. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới Turn Down the Heat vừa được công bố gần đây, nếu như nhiệt độ trái đất tăng thêm 4 ° C thì sẽ có từ 43 đến 50 % nhân loại phải sống ở những vùng khô cằn. Nước bẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh tất và là khiến có tới 4000 trẻ em tử vong mỗi ngày. Vẫn theo báo cáo nói trên, thiệt hại kinh tế do không có được hệ thống lọc nước an toàn có thể lên tới 7 % GDP của một quốc gia.
......

Thử tìm hiểu những mắt xích bị đứt trong trận Trường Sa 14/3/1988

Trận Trường Sa ngày 14/3/1988 đã xẩy ra cách đây một phần tư thế kỷ, nhưng cho đến nay, để tìm hiểu thêm về trận đánh này người ta vẫn thấy có những khoảng trống khó hiểu. Quân sự của CSVN có ghi chép một số sự kiện về biến cố này, tuy nhiên với thói quen cố hữu cạo sửa, uốn nắn lịch sử cho mục tiêu tuyên truyền và nắm quyền của đảng, những ghi chép này có thể không hoàn toàn trung thực theo như nghĩa “sử” của nó. Còn đảng CSVN vẫn khoe rằng họ lãnh đạo đất nước đi “từ chiến thắng này sang chiến thắng khác” nhưng hai biến cố lớn và quan trọng là Trường Sa 1988 và trận biên giới phía bắc trước đó lại không được khoe ra và hoàn toàn không được một sử sách nào của họ đề cập đến. Có lẽ hình ảnh rõ rệt và duy nhất về trận đánh Trường Sa là video tuyên truyền của Trung Cộng được tung trên mạng internet từ năm 2008. Qua đó, người ta thấy những người lính Việt Nam đang lom khom dưới biển, nước ngập tới lưng. Sau mấy tiếng “tả, tả, tả!....” (đánh, tấn công), các súng lớn súng nhỏ trên tàu chiến Trung Cộng thi nhau xả đạn vào những người lính và ba con tàu của Việt Nam. Tường thuật của 9 chiến sĩ VN sống sót trở về đi vào chi tiết và cận cảnh hơn, làm nổi rõ thêm sự tàn bạo của lính Trung Cộng được ghi lại trong video kể trên. Trên một số diễn đàn Anh ngữ thảo luận về biến cố Trường Sa, người ta đã không khỏi ngạc nhiên về những gì họ thấy được trong video của Trung Cộng. Không ít người gọi đây là “cuộc tàn sát” chứ không thể nào coi là một trận hải chiến theo đúng nghĩa của nó. Từ đó câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao phía VN (lãnh đạo VN) lại để những người lính của mình phải chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy? Và ai phải chịu trách nhiệm về việc này?” Đây cũng là câu hỏi được nhiều người VN đặt ra, nhất là vào thời điểm cận kề ngày giỗ của các tử sĩ Trường Sa. Trước khi thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vừa kể, thiết tưởng cũng nên biết qua một vài đặc điểm liên quan đến các trận đánh trên biển. 1/ Trên mặt biển mênh mông, ngoại trừ trường hợp thời tiết xấu cản trở tầm nhìn, tầm quan sát trên mặt biển rất xa. Độ xa này tuỳ thuộc theo độ cao của đài chỉ huy chiến hạm. Trong trường hợp thời tiết tốt, tầm quan sát chỉ bị giới hạn bởi độ cong của quả đất (tức là có thể thấy tàu bè khác ở tận chân trời). Ngay cả trường hợp thời tiết xấu hay trong đêm tối thì qua phương tiện radar và bảng “vận chuyển chiến thuật” có sẵn trên các chiến hạm (ra đời sau thế chứ hai), người ta dễ dàng tính toán được chính xác hướng đi và vận tốc tàu địch. Vì vậy, các trận đánh trên mặt biển (không có tàu ngầm tham chiến) thường thì cả hai bên đều thấy và theo dõi nhau từ rất xa, và vì vậy có nhiều thời gian thay đổi vận chuyển (hướng, vận tốc,v.v....), đội hình và chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc nổ súng khi tàu địch trong tầm tác xạ. 2/ Các khẩu hải pháo của chiến hạm phần lớn là súng phòng không, sơ tốc lớn (sơ tốc: Vận tốc đầu đạn khi ra khỏi nòng súng) nên có sức công phá mạnh và đạn đạo tương đối thẳng (dễ trúng đích), có nhịp bắn nhanh và tương đối chính xác trong tầm sát hại. Các loại pháo 37 ly, 40 ly được đề cập đến trong trận Trường Sa thuộc loại này. Vì vậy, súng cá nhân với tầm bắn trên 1 cây số và tầm sát thương 200m trở lại không đóng vai trò quan trọng trong một trận chiến trên biển. 3/ Các ổ hải pháo trên chiến hạm không xoay tròn 360 độ được, mà bị giới hạn ở một góc độ nào đó để không hướng và bắn vào đài chỉ huy của chiến hạm mình khi lâm chiến. Do đó, khi tàu neo (hoặc đậu) tùy theo hướng gió và giòng nước, con tàu gần như nằm ở một hướng độ nhất định nào đó. Vì không xoay tròn 360 độ được, khi tàu neo, một vài ụ súng có thể không hướng về phía chiến hạm địch được. 4/ Do đặc tính về không gian và tầm hoạt động rộng lớn và chiến trường trên biển cũng thường ở rất xa căn cứ, đòi hỏi thời gian di chuyển; vì vậy các chiến hạm thường thực hiện những công tác dài ngày theo kế hoạch đã định trước với loại chiến hạm và các khí tài phù hợp cho nhiệm vụ. 5/ Ngoại trừ đang ở trong cuộc chiến với nước thù địch, mọi quyết định lâm trận với một lực lượng ngoại quốc thường đến từ giới chức cao nhất của quốc gia với một số mục tiêu cụ thể. Thí dụ như tổng thống Mỹ quyết định mở các trận chiến ở Trung Đông, thủ tướng Anh với trận Falkland (1982); hoặc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với thủ bút ra lệnh hai điểm cho trận chiến Hoàng Sa a/ Kìm chế và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam, b/ Trong tường hợp bất khả kháng thì toàn quyền hành động để bảo vệ chủ quyền đất nước. Với các điểm khá phổ quát liên quan đến trận chiến trên biển vừa liệt kê ở trên, kiểm điểm lại những gì đã diễn ra ở trận Trường Sa thì dường như tất cả đều có sự bất thường nào đó. ’Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?’ Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng. Trong một bài viết mới đây trên trạng mạng Việt Study (1), tác giả Lê Ngọc Thống đã rất chính xác khi đặt vấn đề: “Trước một kẻ thù to lớn, hung hăng, hiếu chiến, điều quyết định đầu tiên là Hải quân Việt Nam có dám đánh lại chúng hay không? Vì chỉ khi dám đánh mới nghĩ ra cách đánh để thắng.” Ở trận Trường Sa 1988 tiền đề này gần như không ai đặt ra. Mắt xích lãnh đạo chỉ huy bị đứt ở cấp cao nhất. Trong hồi ức về trận chiến này, dưới bút danh Phạm Trung Trực, một sĩ quan hải quân trong chiến dịch CQ 88 bảo vệ Trường Sa lúc đó đã thuật lại rằng: “Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.” Với thái độ vô trách niệm này của hàng lãnh đạo (tức Bộ Chính Trị), các cấp kế tiếp chẳng ai thấy cần thiết phải làm gì thêm, chưa nói đến việc “phải nghĩ ra cách đánh để thắng”. Lãnh đạo như vậy là đã tệ rồi, nhưng thực tế thì còn tệ hơn nhiều. Trên trang mạng AnhBaSam gần đây có đăng vài giòng tin ngắn về lệnh của cấp bộ chỉ huy kế tiếp (tức bộ quốc phòng) trong trận Trường Sa như sau: “Bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo vì sợ ’bị khiêu khích’. Chỉ một nhóm chiến sỹ đã cưỡng lệnh này và bắn vào kẻ xâm lược.” Với mệnh lệnh rất rõ ràng và cụ thể như vậy, có lẽ bộ tư lệnh hải quân bị ở vào thế mắc kẹt. Vì vậy, tuy có quyết tâm cao như thành lập bộ chỉ huy tiền phương để giải quyết mọi tình huống, chuyển các phương án chiến đấu phù hợp với tình hình từ “sẵn sàng chiến đấu” vào cuối tháng 10/1987 sang sẵn sàng “chiến đấu cao” vào đầu tháng 3/1988, đưa người và phương tiện ra đảo xây dựng công sự, nhận định xác đáng về vị trí chiến lược của đảo Gạc Ma, v.v... nhưng lại hoàn toàn không có một lực lượng nào để ngăn chặn sự lấn chiếm trong khi Trung Cộng này càng gia tăng cường độ gây hấn; cũng như để yểm trợ và bảo vệ cho các chiến sĩ của mình đang làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền đất nước. Cuối cùng, để đối đầu với lực lượng thật hùng hậu của địch, phía hải quân VN chỉ đưa đến chiến trường 3 tàu vận tải với lệnh: ngăn chặn sự lấn chiếm của Trung Quốc bằng cách nhanh chóng xây dựng các cơ sở vật chất trên một số đảo. Điều này cho thấy mệnh lệnh ở trên đã giới hạn quan niệm hành quân của hải quân rất nhiều, dù rằng các cấp chỉ huy hải quân chắc chắn đều biết rõ những đặc điểm chiến đấu trên biển như đã nêu ở trên để có thể thực hiện một phương án tối ưu nào đó, vừa bảo vệ được tối đa các hòn đảo, vừa hạn chế thiệt hại đến mức tối thiểu. Cũng có thể là do nhân sự và phương tiện chiến đấu hạn chế, nhưng nhiều phần đây có lẽ là cách để các chiến sĩ của ta không có cách nào bắn vào quân Trung cộng tấn công chiếm đảo, để không trái lệnh của bộ trưởng quốc phòng. Bắn vào quân Trung Quốc là điều rất dễ xẩy ra nếu hải quân có một lực lượng chiến đấu đúng nghĩa ở trên mặt biển, vì dù ở thế yếu hơn các chiến sĩ hải quân chắc chắn không cam chịu nhục nhã trước sự gây hấn và lấn chiếm của quân xâm lược. Cũng vì những mệnh lệnh như trên mà các chiến sĩ ở chiến trường đã hoàn toàn bị bất ngờ khi bị địch bắn xối xả vào lúc tàu đang neo đậu và một phần binh sĩ đang ở dưới biển. Cần nêu ra một vài chi tiết ở đây để có thể thể nhận thấy rằng các chiến sĩ hải quân có khả năng rất cao trong tình thế nguy nan lúc đó. Với quân số tổng cộng tại chỗ của cả HQ 604, 605, và 505 là khoảng hơn 80 người; nhân số này thực ra chưa đủ, hoặc chỉ tròm trèm với cấp số nhân sự cho một dương vận hạm như HQ 505 hoạt động bình thường. Khi súng nổ một số lớn binh sĩ đang ở dưới nước, nhân số còn lại trên tàu hẳn là rất ít ỏi; thế nhưng trong tình huống đó họ đã thực hiện cùng một lúc 3 nhiệm sở trong vòng 28 phút của trận chiến: Nhiệm sở neo (nhổ neo), nhiệm sở tác chiến (chống trả sự tấn công của Trung Quốc), nhiệm sở vận chuyển và ủi bãi. Chính báo cáo của Trung Quốc cho biết họ có 6 người bị tử thương, 21 bị thương, nên có thể tin rằng những thiệt hại này do HQ 505 gây ra cho địch, vì tại chiến trường lúc đó chỉ có chiến hạm này có loại pháo 40 ly và 20 ly, là loại súng có nhịp bắn nhanh, chính xác và tầm sát hại lớn. Với những phân tích vừa kể, không còn nghi ngờ gì nữa, chính thái độ vô trách nhiệm của cấp lãnh đạo cao nhất, rồi sau đó mệnh lệnh không được bắn vào quân xâm lược là nguyên nhân dẫn đến việc không có một phương án hành quân để bảo vệ các chiến sĩ VN và chống trả lại địch hữu hiệu. Đồng thời cũng đặt các chiến sĩ tại mặt trận vào một tình thế hoàn toàn bất ngờ trước sự hiếu chiến và tàn bạo của kẻ thù. Với những mệnh lệnh không rõ ràng đó của cấp trên, có thể khiến các chiến sĩ tại mặt trận cho rằng tuy xẩy ra sự giành giật các hòn đảo qua lại, nhưng sẽ không có nổ súng (vì mình không được phép bắn vào địch). Như vậy, đã rất rõ ràng ai là người chôn vùi các chiến sĩ Trường Sa. Thái độ này của giới lãnh đạo CSVN càng thể hiện rõ sau này qua việc bỏ trống sự kiện Trường Sa trong sử sách, cấm các phương tiện truyền thông nhắc nhở, cấm các buổi tổ chức tưởng niệm, thậm chí chữ “anh hùng” trên bia một anh hùng Trần Văn Phương cũng bị đục bỏ. Năm ngoái blogger Mai Thanh Hải đã nghẹn ngào vì khóc cho các chiến sĩ Trường Sa mà cũng bị cấm, còn giáo sư Hà Văn Thịnh thì uất nghẹn: “Tháng baSao tôi chẳng được quyền kể về các anh?Lỡ gọi tên có thể là tù tộiAnh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tốiViệt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?’(Trích bài thơ ’Tháng 3, ngày 14, Việt Nam ơi’ ) - - - (1) Lê Ngọc Thống http://www.viet-studies.info/kinhte/LeNgocThong_DamDanhBietDanh.htm
......

Erst Kritik, dann Entlassung. Alltag in Vietnam

1. März 2013 Ein Journalist verlor seinen Job, weil er in seinem Blog ein Politikeräußerung kritisierte. Ein Fall, der den Repressionsalltag in der Sozialistischen Republik Vietnam illustriert. Wie das Deutschland Radio mitteilt, hatte der 29jährige Nguyen Dac Kien die Korruption im Lande angeprangert und damit auf eine Äußerung des Generalsekretärs der Kommunistischen Partei, Nguyen Phy Trong, reagiert, der davon gesprochen hatte, er beobachte „moralische und ideologische Rückschritte“ – Rückschritte der Bevölkerung, versteht sich, einer Bevölkerung, die mit dem Mute der Verzweiflung immer offener politische Reformen einfordert. Ein vietnamesischer Bekannter, der mich auch auf diesen neuerlichen Verstoß gegen die Menschenrechte aufmerksam machte, meinte, dass in Vietnam der Widerstand gegen die Diktatur von Tag zu Tag größer und stärker wird – trotz der Unterdrückung. Wir dürfen das vietnamesische Volk nicht allein lassen, sondern sollten uns deutlich vernehmbar hinter die Forderung nach Freiheit, Demokratie und Achtung der Menschenrechte  stellen. (Josef Bordat) http://jobo72.wordpress.com/2013/03/01/erst-kritik-dann-entlassung-allta...   (Bản dịch tiếng Việt của „Forum Vietnam 21“) Bị sa thải vì phê bình. Chuyện hàng ngày tại Việt Nam   01.03.2013 Một nhà báo bị mất việc ví ông phê bình lời phát biểu của một chính khách. Trường hợp này minh chứng sự đàn áp hàng ngày tại Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Viet Nam. Theo tin của đài phát thanh Deutschland Radio, anh Nguyen Đắc Kiên, 29 tuổi, phản đối lời phát biểu của tổng bí thư đảng cộng sản Nguyen Phú Trọng khi ông này nói có sự „suy thoái tư tưởng và đạo đức“ ở người dân, những con người với sự can đảm của kẻ bị dồn vào thế tuyệt vọng dám công khai đòi hỏi cải cách chính trị. Khi cho tôi biết tin vụ chà đạp nhận quyền mới xẩy ra này, một người bạn Việt của tôi nhận xét sự đối kháng chông chế độ độc tài tại Vietnam mỗi ngày một lớn mạnh – dù bị đàn áp. Chúng ta không được phép bỏ rơi dân tộc Việt, mà phải ra mặt yểm trợ họ đòi hỏi tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền.
......

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979

Những hành vi bị nhiều người cho là hung hãn của Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh. Đó là nhận định của một số các nhà quan sát khi họ nhìn lại cuộc chiến tranh cách nay hơn 30 năm giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng Sản có mối quan hệ khắng khít, thường được mô tả là “môi hở răng lạnh”. Những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên tiếp tục gây căng thẳng cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số các nước láng giềng của họ ở Á châu, trong đó có Việt Nam. Những vụ tranh chấp như vậy giữa Trung Quốc và Việt Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Nhưng đến cuối thập niên 1970, sự hiềm khích giữa đôi bên đã bùng lên thành một cuộc xung đột vũ trang có nhiều chết chóc, với cuộc chiến tranh thường được gọi là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Trung Quốc đã dùng yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa làm một trong các lý do để xâm lăng Việt Nam, tuy cuộc chiến tranh đó diễn ra sau một loạt những vụ đụng độ ở biên giới hai nước và những hành động quyết liệt của Việt Nam ở Campuchia. Tại Campuchia lúc đó, chế độ Khmer Đỏ tàn bạo đã phát động một chiến dịch khủng bố trên cả nước. Chiến dịch diệt chủng này rốt cuộc đã gây tử vong cho hơn 2 triệu người. Khmer Đỏ có được sự hậu thuẫn của Trung Quốc nhưng bị Liên Sô phản đối. Việt Nam có được sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn Liên Sô trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng dần dần tránh xa Trung Quốc trong những năm giữa thập niên 1970 và nghiêng hẳn về phía Liên Sô. Việt Nam tiến quân sang Campuchia cuối năm 1978 và nhanh chóng lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Ông Lý Tiểu Binh, Khoa trưởng Phân khoa Sử Địa của Đại học miền Trung Oaklahoma, cho biết lãnh tụ Trung Quốc lúc đó là ông Đặng Tiểu Bình đã tức giận trước hành động của Hà Nội và quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học”. Giáo sư Lý: "Vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực, cộng với việc xâm lăng Campuchia và sự hợp tác với Liên Sô, nên ông Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc e rằng Việt Nam có thể bành trướng thế lực của mình tới những khu vực khác, kể cả Biển Nam Trung Hoa." Trung Quốc cũng tố cáo Việt Nam bách hại Hoa Kiều và lên tiếng chống đối việc Việt Nam chiếm đóng những hòn đảo của quần đảo Trường Sa. Đầu năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ và bày tỏ sự bất mãn đối với Việt Nam. Ông nói với các giới chức ở Washington rằng “những đưa trẻ không nghe lời cần phải đánh đòn.” Lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới Việt Nam hồi tháng hai năm 1979. Phía Việt Nam gọi đây là cuộc chiến “chống bá quyền Trung Quốc” trong lúc Bắc Kinh gọi cuộc xung đột vũ trang này là “Cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam.” Giáo sư Lý Tiểu Binh nói rằng Trung Quốc muốn mô tả cuộc chiến này là một cuộc chiến tự vệ. Giáo sư Lý: "Trung Quốc muốn biện minh cho hành động của mình. Họ muốn mọi người tin rằng cuộc chiến tranh này có tính chất phản ứng tự vệ để đáp lại chính sách hung hãn của Việt Nam." Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc. Giáo sư Lý: "Có vấn đề giữa hàng ngũ lãnh đạo mới của ông Đặng Tiểu Bình và quân đội. Quân đội than phiền là họ không được lợi lộc gì trong các nỗ lực cải cách. Họ nói rằng trong lúc tiến hành cải cách họ đã không nhận được các nguồn lực để phát triển. Thậm chí họ còn cho rằng họ là nạn nhân của phong trào cải cách." Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm lăng Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đó lại nêu bật sự yếu kém của quân đội Trung Quốc. Họ chỉ tiến được vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 8 kilo mét, tuy đã gây thiệt hại nặng cho một số thành phố ở biên giới. Đà tiến của những toán quân Trung Quốc đã bị khựng lại khi gặp phải sự kháng cự kịch liệt của phía Việt Nam, những người đã tận dụng được các kỹ năng đánh du kích mà họ đã trui luyện trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã gánh chịu tổn thất nhân mạng rất lớn và phải rút về nước sau 29 ngày. Giáo sư Lý: "Đó là một thảm họa nhục nhã đối với quân đội. Thương vong ở mức cao, không theo đúng kế hoạch, thông tin liên lạc tồi tệ, tính toán sai lầm, vân vân …" Về mặt công khai, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng phía Trung Quốc biết rõ là quân đội của họ có nhiều khiếm khuyết. Không lâu sau đó, Bắc Kinh đã thực hiện một chương trình để hiện đại hóa quân đội của mình. Giáo sư Lý: "Quân đội nhận ra rằng họ đã bị lỗi thời. Tinh thần chiến đấu binh sĩ rất thấp. Các hệ thống của Liên Sô không hoạt động có hiệu quả. Khi đó họ còn dùng các loại khí tài của Liên Sô. Vì vậy cho nên họ đã sẵn sàng chấp nhận đề nghị cải cách quân đội. Giáo sư Lý Tiểu Binh cho rằng qua cuộc chiến năm 1979 Trung Quốc lại một lần nữa chứng tỏ với các nước láng giềng là họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ. Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng. Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực vào công cuộc phát triển hòa bình. Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.   http://www.voatiengviet.com/content/nhin-lai-cuoc-chien-viet-trung-nam-1979/1521720.html  
......

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề. Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết. Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy? Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này?  Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện. Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN. Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là  không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua. Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ? Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới. Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệuTù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể  lờ đi vấn đề lịch sử này được. Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”. Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước. Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm. Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh. Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ? Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx  
......

Nguy cơ Trung Quốc

Lời người dịch: Nền kinh tế Vìệt Nam cũng như hệ thống tài chánh ngân hàng Việt Nam hiện nay là một „copy“ mang nhiều khiếm khuyết của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Trung quốc. Nhân đọc được bài viết có giá trị về sự rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung quốc đăng trên trang nhất của nhật báo dành cho giới doanh nhân và kinh tế của Đức “Handelsblatt“ ngày 31.01.2013 tôi xin được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo. Nguyễn Hội ***************************** Trung Quốc lừa cả thế giới: trong lĩnh vực nợ nần nhà nước là biểu tượng sáng chói. Tuy nhiên rủi ro bạc tỷ trong lĩnh vực ngân hàng dùng chi phí cho các dự án danh tiếng và chi phí cho các chương trình kích thích kinh tế. Bong bóng tín dụng rất nguy hiểm đã được hình thành (tại Trung quốc).   Niềm tự hào mới nhất của Trung Quốc là tuyến đường sắt cao tốc 2 300 km với xe lửa màu trắng thon gọn nối liền Quảng Châu và Bắc Kinh, trung tâm kinh tế phía Bắc và phía Nam của quốc gia. Tốc độ tối đa là 300 km mỗi giờ.   Dự án chỉ có một lỗi là không bao giờ có lợi nhuận.   Cho tới nay công ty đường sắt Trung Quốc đã mượn nợ của ngân hàng tổng cộng là 280 tỷ euro để chi phí cho dự án này cũng như cho các dự án khác. Ngân hàng chủ nợ có „thấy lại“ được số tiền cho vay nêu trên hay không là điều còn cao hơn là nghi ngờ.   Bong bóng nợ đã hình thành tại Trung Quốc, bong bóng này cũng như tất cả mọi thứ khác hiện diện trên Nước Cộng hòa Nhân dân là rất vĩ đại. Nhà nước luôn luôn chi phí hàng tỷ USD vào các dự án danh tiếng mới, chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay nợ ngân hàng ngắn hạn. Họ muốn phát triển bằng mọi giá – cho dù nợ ngập đầu.   Ở phương Tây, các ngân hàng phải bảo đảm rủi ro tín dụng mà họ cho vay bằng vốn của chính ngân hàng và tiền vốn bảo đảm này mỗi ngày mỗi tăng (bởi qui định của pháp luật) và các khoản nợ xấu phải được xử lý bằng cách đưa vào các ngân hàng xấu (bad debt bank), trong khi đó các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng to một cách không kiểm soát được. „Hàng chục nghìn quan chức cấp thấp của chính phủ và các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đã mượn nợ mà không cần phải kiểm tra, giám sát“, nhà kinh tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cho biết. Chính thức là nhà nước không thiếu nợ cao. Tuy nhiên tất cả các rủi ro được dồn vào bảng cân đối của các ngân hàng (bank balance sheet). Vì vậy, ngân hàng (tại Trung Quóc) là lĩnh vực nguy hiểm nhất cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Họ phải phục vụ một nền kinh tế lớn nhất trên thế giới sau Hoa kỳ, nhưng đồng thời cũng là nơi nhận chỉ thị của chính quyền xã hội chủ nghĩa trung ương. Các khoản cho vay mà không có bất kỳ một kiểm soát từ bên ngoài. Theo các chuyên gia, trên thực tế Trung quốc chỉ có đủ khả năng tăng trưởng từ 5% đến 6% mà thôi, nhưng họ đặt mục tiêu cho năm nay là hơn tám phần trăm. Cơn nghiện tín dụng đã phóng đại thực tế ở Trung Quốc.   Vòng luẩn quẩn của việc giảm tăng trưởng và gia tăng nợ nần có vẻ đe dọa nặng nề hơn là Trung Quốc có nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China), với mức vốn tổng cộng gần 186 tỷ euro là ngân hàng có giá trị nhất thế giới. Ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng gần như là độc quyền, tài trợ từ các ngân hàng khác cho tới nay không đáng kể.   Cơn đói tín dụng lên cao đến độ mà các doanh nghiệp (Trung quốc) phải kiếm ngày càng nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng không chính thức. Tháng mười năm ngoái Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo sự phát triển bùng nổ của các ngân hàng trong bóng tối gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của đất nước và tăng tính thiếu minh bạch của hệ thống (tài chính).   Chẳng có gì gọi là ngạc nhiên khi doanh nhân Đức ngày càng mất tin tưởng vào quốc gia đầy hy vọng trong quá khứ này là Trung Quốc. Tuy vẫn còn thu hút với doanh thu bán hàng hoá ngày càng tăng - nhưng nguy cơ cũng gia tăng.   Ở phương Tây cuộc khủng hoảng tài chính được lắng dịu, nhưng ở Trung Quốc lại đang ủ một thảm họa mới. Tin tức hôm qua được loan báo là nợ hàng tỷ của chính quyền cấp tỉnh đã được gia hạn tiếp. Rõ ràng là việc trả nợ không cần thiết phải nghĩ đến. Cựu giám đốc Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Yukon Huang, đã viết trên báo Financial Times rằng, „các ngân hàng Trung Quốc quá lớn để quản lý, Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc vỡ nợ và những cuộc khủng hoảng tài chính nhỏ, một hoặc thậm chí hai ...“   Mặt trái của sự phát triển bùng nổ tại Trung Quốc. Trong khi châu Âu đang tiếp tục trông chờ một giải pháp thuyết phục nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ euro và Mỹ đang trên bờ vực thẳm của sự suy sụp ngân sách quốc gia, một nền kinh tế lớn khác tỏ vẻ không một chút ấn tượng về khủng hoảng là Trung Quốc. Tại Cộng hòa nhân dân hàng năm có trình báo số liệu thống kê về tình hình phát triển bùng nổ đặc biệt, năm 2013 các nhà kinh tế Trung quốc kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5%.   Một phép lạ xảy ra nhờ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản lèo lái nền kinh tế thị trường? Thưa không. Bởi vì phép lạ phải được chứng minh, kiểm tra chặt chẽ hơn là chỉ qua một cơ chế rất tầm thường - sự gia tăng GDP chủ yếu là do các tỉnh và địa phương Trung Quốc, thí dụ như chi phí cho các dự án lớn xây nhà ở theo phương châm: tiền không không quan trọng.   Với phương pháp trên, các tỉnh và địa phương làm suy yếu hệ thống tài chính Trung Quốc từ bên trong ra bên ngoài - mặc dù trung ương Bắc Kinh làm ăn thực sự vững chắc. „Hàng chục ngàn các quan chức chính phủ cấp thấp cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đều có thể thực hiện các dự án đầu tư mà không cần được kiểm soát, giám sát“, kinh tế gia Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cảnh báo. Kết quả là: nợ lên đến nhiều nghìn tỷ (ức) nhân dân tệ, việc trả được nợ là hoàn toàn không chắc chắn, như các chuyên gia từng cảnh báo. Thoạt nhìn, hệ thống ngân hàng có vẻ mạnh mẽ, theo ông Pettis. Trong trường hợp của một cuộc suy thoái kinh tế, các ngân hàng tin tưởng rằng sẽ được nhà nước để được cứu trợ. Các khoản nợ của chính phủ tỉnh và địa phương theo một cuộc kiểm tra đặc biệt của nhà nước ít nhất là 25% tổng sản lượng GDP - ở Đức, mặc dù tình hình tài chính các thành phố, địa phương không mấy sáng sủa nhưng khoản nợ của thành phố chỉ với 5% GDP. Thậm chí chính phủ trung ương Bắc Kinh không hề biết được là bao nhiêu các khoản vay này không thể trả lại được.   Chính thức ngân hàng khai báo ít khoản nợ xấu. Các nhà phân tích hoài nghi những con số được khai báo này. Mục tiêu lợi nhuận cho các dự án nhà ở thường được nêu không thực tế. Nhà cửa thường được xây dựng một cách nhanh chóng và chỉ hai năm sau khi xây hoàn tất đã cần phải được cải thiện. Chính quyền địa phương sau đó cần nhiều tiền hơn. Các tỉnh trưởng hành động theo phương châm: „Bắc Kinh sẽ giải quyết.“   Một vấn đề của nợ Trung Quốc nữa là thời gian đáo hạn khác biệt của các khoản vay và các dự án mà họ tài trợ. Thời gian xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hoặc một tuyến đường sắt đòi hỏi phải mất nhiều năm. Thời gian có thể đạt được lợi nhuận thường lên tới nhiều thập niên.. Chi phí cho các dự án này thường bằng các khoản vay nợ ngân hàng có kỳ hạn một vài tháng hoặc vài năm. „kỳ hạn trả nợ thực tế và thời gian đáo hạn của các khoản vay nợ cách nhau quá xa“ kinh tế gia Qu Hongbin của ngân hàng lớn HSBC.cho biết. Tiền, không phải là một vấn đề, bởi vì tỷ lệ tiết kiệm của Trung quốc trên 50%. „vật thiếu thốn là những công cụ (quản lý) tài trợ dài hạn.“   Trung Quốc không có những công cụ đó. Tài trợ bằng trái phiếu đòi hỏi phải có một thị trường thực sự trưởng thành, với việc đánh giá trung thực và thông tin minh bạch về những doanh nghiệp và chính quyền liên quan. "Trung Quốc đã thực hiện được một số vấn đề, nhưng chưa đủ“ , một doanh nhân người Đức cho biết. Những người có trách nhiệm rõ ràng là thiếu tính nhận thức vấn đề.   Tuy nhiên, ngay cả trong một nền kinh tế mà nhà nước chiếm ưu thế, một nguyên tắc cũng phải tuân giữ là: nếu mượn nợ thì tiền vay nợ cuối cùng phải được hoàn trả lại cho chủ nợ. Tiền của các ngân hàng trên thực tế là tiền do người dân Trung quốc tiết kiệm. Một ví dụ là Bộ Đường sắt Trung Quốc là một trong những tổ chức mang nợ cao nhất thế giới: bộ vay mỗi năm thêm gần một nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với 118 tỷ euro. Theo nhà kinh tế Pettis là „một sự mất cân bằng to lớn“ và tiên đoán về trung hạn nước Cộng hòa nhân dân sẽ có „một thảm họa nợ nần“. Cứu trợ ngân hàng bởi nhà nước là điều không thể tránh khỏi.   Do đó, thống đốc ngân hàng trung ương Zhou Xiaochuan suy nghĩ phương cách làm thế nào qui trách nhiệm rủi ro này cho chính quyền cấp tỉnh. Đề nghị của ông là: phần lớn các khoản vay nợ của chính quyền tỉnh phải được bảo đảm bởi cư dân của tỉnh đó. Theo cách suy tính của Zhou Xiaochuan, chỉ khi nào có chủ nợ hoặc người bảo lãnh tại địa phương, thì chức năng kiểm soát mới thực sự được thực hiện.   Tựa: Das China-Risiko Tác giả: Finn Mayer-Kuckuk và Frank Sieren. Đăng trên trang nhất nhật báo Đức Handelsblatt ngày 31.01.2013 Chuyển ngữ: Nguyễn Hội  
......

Pages