Ukraine 1932-1933: Trận đại tàn sát kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại của Stalin

Vũ Việt

DÙ CÓ C.H.ẾT DÂN UKRAINE CŨNG KHÔNG ĐỂ MẤT NƯỚC VÀO TAY ĐỘC TÀI NGA LẦN NỮA

NẠN ĐÓI UKRAINE 1932-1933
 
Giữa thủ đô của Ukraine người ta dựng một bức tượng hình một cô bé gầy gò ôm cây lúa mì trên lồng ngực để tưởng niệm một sự kiện đau đớn dưới thời Xô Viết, đó là nạn đói do chủ nghĩa Cộng Sản gây ra.
Năm 1918 Lenin xua Hồng Quân xâm lược Ukraine. Quân đội Ukraine đã chống trả quyết liệt suốt 3 năm. Cuộc chiến kết thúc năm 1921 khi Ukraine bị Nga Xô đánh bại.
 
Năm 1922 Ukraine chính thức bị sát nhập vào Liên Bang Xô Viết.
 
Bắt đầu từ năm 1929 Tổng bí thư Joseph Stalin ra lệnh thực hiện chính sách tập thể hóa nông nghiệp lên những quốc gia bị Nga Xô sát nhập. Tuy nhiên, chính sách tập thể hóa nông nghiệp của Mát Cơ Va áp đặt đối với Ukraine được biết là tàn bạo và khốc liệt nhất.
 
Tất cả các nông trại, gia súc, phương tiện sản xuất, cơ sở buôn bán bị đưa vào hợp tác xã. Toàn dân Ukraine bị tước đoạt hết quyền sở hữu và phải làm thuê cho nhà nước Xô Viết trên chính mảnh đất của mình. Ai bất tuân bị b.ắ.n bỏ hoặc bị đưa đi cải tạo biệt xứ tận Siberia.
 
Hàng ngàn cuộc phản kháng của người nông dân Ukraine đã xảy ra, nhiều ngàn người Ukraine bị Hồng Quân Sô Viết và đảng Cộng Sản bắt giam và xử tử.
 
Năm 1930 Nga Xô thiết lập những vùng nông nghiệp cô lập trên toàn cõi Ukraine, không ai được phép đi ra khỏi khu vực của mình. Tất cả các phương tiện vận chuyển bị kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt.
 
Kế tiếp Nga Xô tăng chỉ tiêu sản lượng cho các hợp tác xã nông nghiệp Ukraine với mức độ không một tập thể sản xuất nào có khả năng đạt được. Dù bị cưỡng bức lao động quần quật, hàng ngày người dân Ukraine chỉ được nhận khẩu phần thực phẩm ít ỏi do nhà nước cấp phát. Tình trạng suy dinh dưỡng và đói kém xảy ra khắp nơi, những ai lén mót lúa mì, đào củ khoai tây..v..v..trên những cánh đồng lúa mì bao la, không phân già trẻ con nít, bệnh tật, đói khát đều bị ghép trọng tội phá hoại, ăn cắp tài sản của Nhà nước Xô Viết.
 
Hậu quả là vào năm 1932-1933 nạn đói xảy ra khắp Ukraine. Các sử gia trên thế giới ước tính có đến khoảng từ 7 đến 10 triệu nạn nhân thiệt mạng.
 
Trong khi dân Ukraine c.h.ế.t đói Nga Xô đã đem toàn bộ nông sản của nước Ukraine đi xuất khẩu. Số tiền thu về được Stalin dùng để nuôi guồng máy Cộng Sản khổng lồ và để công nghiệp hóa Liên Bang Xô Viết.
 
Hiện nay có rất nhiều đài tưởng niệm nạn đói Ukraine do Cộng Sản gây ra được xây dựng tại nhiều nơi trên thế giới. Tháng 12/2022 Quốc Hội Châu Âu cũng thông qua một nghị quyết tưởng niệm 90 năm về sự kiện này.
Trong cuộc chiến đang diễn ra những đài tưởng niệm nạn đói Ukraine trong vùng quân Nga chiếm đóng đều bị phá hủy. Quân Nga cố tình bôi xóa những dấu tích lịch sử tàn bạo và đen tối của thời Liên Xô cũ. Vì đó dân Ukraine dù có c.h.ế.t đi chăng nữa họ cũng không bao giờ để mất nước vào tay độc tài Nga một lần nữa.

***

Mặc dù số người thiệt mạng khổng lồ như thế nhưng trang sử ghê tởm nhất của Sô Viết đã không được nhân loại biết tới trong suốt 70 năm.

Người ta khen Stalin đã khéo dấu kín được tội ác tầy trời này trước mắt cả thế giới, cho tới nay trận đại tàn sát này cũng ít được biết tới, nó còn được gọi là The forgotten Holocaust, có thể người ta tưởng nó chỉ là chuyện nội bộ của Liên bang Sô Viết.

Dưới thời Lenine.

Ukraine diện tích bằng nước Pháp, một đất nước có nhiều ruộng nương mầu mỡ đã bị Nga hoàng cai trị 200 năm. Năm 1917 Nga Hoàng sụp đổ trước cuộc cách mạng vô sản do Lénin lãnh đạo, Ukraine lợi dụng thời cơ đòi tự trị, tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa nhân dân, thủ đô Kiev.

Thế nhưng nền tự trị này quá ngắn ngủi, cuối 1917 Lénin tuyên bố các lãnh thổ xưa do Nga hoàng cai trị nhất là Ukraine mầu mỡ đều phải nằm trong Liên bang Sô Viết. Trong 4 năm liên tiếp Quân đôi Quốc gia Ukraine phải chiến đấu chống Hồng quân Bolshevik, chống lực lượng Bạch Vệ trung thành với Nga Hoàng và cả quân xâm lược Đức và Ba Lan .

Năm 1921 Sô Viết thắng, Tây Ukraine chia cho Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc. Sô Viết vơ vét thóc gạo về cứu đói Moscow và các thành phố lớn bên Nga.

Kế đó tự nhiên Ukraine lại bị một trận hạn hán gây nạn đói khiến người dân căm phẫn Lénin và Sô Viết. Lénin bèn nới tay để xoa dịu nhân dân Ukraine, thôi lấy thóc gạo, khuyến khích tự do buôn bán. Nhân đó người dân Ukraine muốn tự do, độc lập, khôi phục văn hóa nghệ thuật, phong tục.. cũ.

Cuộc chiến kỳ lạ. 

Lénin mất năm 1924, Stalin kế vị, nhà lãnh đạo này được coi là một trong vài con người khát máu nhất của thế kỷ. Bộ Lenin Tuyển Tập có ghi lại một bức thư của Lénin, ông ta đã nhắn nhủ “chúng ta không nên dùng đồng chí Stalin, đồng chí Stalin là một người thô bạo”

Stalin không chấp nhận phong trào đòi độc lập của Ukraine, ra lệnh đàn áp thẳng tay y như đường lối áp dụng tại Nga. Năm 1929 Stalin cho bắt giam 5,000 trí thức, các nhà khoa học gia Ukraine, kết tội phản loạn đem xử bắn hoặc đầy đi Tây Bá Lợi Á.

Đầu thập niên 30, Stalin thực hiện kế họach hợp tác xã nông nghiệp để tiến lên làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa trong đó tư sản bị lọai bỏ, ngày nay đường lối canh tác tập thể này được coi như tồi tệ nhất nhưng hồi đó Sô Viết ép dân theo vì lý thuyết Marx bắt phải như vậy. Giới phú nông Ukraine mà họ gọi là Kulaks chỉ chiếm từ 4% tới 5% dân số, phú nông được định nghĩa có từ 24 hoặc trên 24 mẫu đất và có thuê người làm và được coi thành phần nguy hiểm.

Ngày 1-5-1930 Đảng Cộng Sản Nga bắt đầu thực hiện Hợp tác xã nông nghiệp, một phần của Kế họach ngũ niên (Five Year Plan), nông dân Nga ít chống đối vì họ đã có truyền thống canh tác cộng đồng từ lâu, đất đai thuộc về làng xã (Mir) không thuộc về cá nhân như tại Ukraine nên họ dễ thích hợp với Hợp tác xã của Cộng Sản.

Ngày 30-7-1930 nhà nước hủy bỏ làng xã. Vùng Ukraine trái lại người dân làm ăn cá thể, 80% dân chúng tại thôn quê có ruộng đất riêng từ xưa nên họ chống đối Hợp tác xã ra mặt, Moscow mới đầu tạm thời nhượng bộ.

Người Ukraine giết gia súc, ngựa, heo, cừu …dần dần trước khi gia nhập hợp tác xã khi ấy nhà nước ra lệnh tử hình ai giết gia súc. Những người chống đối Hợp tác xã bị lưu đầy, chính quyền Sô viết mở tuyên truyền kêu gọi nhân dân Ukraine ủng hộ chính quyền cách mạng nhưng thất bại, mặc dù dọa nạt khủng bố nhưng nông dân Ukraine vẫn chống đối, phá hoại, đốt nhà không đầu hàng, họ lấy lại nông cụ, gia súc mà Hợp tác xã đã chiếm trước đây, ám sát các viên chức Sô Viết.

Trung ương đảng Nga đưa mật vụ quân đội sang đàn áp cuộc nổi dậy nhưng kháng chiến quân Ukraine vẫn tiếp tục chống đối, họ muốn làm ăn cá thể như xưa. Nông dân Ukraine thách đố Stalin.

Việc chống gia nhập Hợp tác xã chỉ là một nguyên do, Ukraine còn chống đối về mặt chính trị, họ muốn đòi độc lập, tự do. Stalin trước hết cho thanh toán hành quyết hàng nghìn trí thức Ukraine, nhà văn nhà báo, nhà lãnh đạo. Âm mưu đòi độc lập cho Ukraine không phải chỉ ở làng xã mà mà ngay cả ở Trung ương đảng Cộng Sản Ukraine. Sô Viết cho thanh trừng dữ dội, nhiều người tự tử, nhiều nhà văn, đảng viên cũng tự tử.

Cuộc chống đối của Ukraine với Sô Viết y như trứng chọi đá, cuộc chiến giữa người nông dân với cuốc xẻng và Hồng quân , mật vụ Nga vũ trang súng đạn. Làng mạc bị bao vây, tấn công bằng đại bác xe tăng, máy bay ném bom bắn phá.. khiến một Đại tá công an Nga sô phát khóc nói với một ký giả, ông cho biết mình đã chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân chống Bạch Vệ thời nội chiến bây giờ được lệnh bao vây tấn công những người dân vô tội.

Hatayevich, một đảng viên cao cấp Sô viết cho biết cuộc chiến đấu ác liệt giữa Sô Viết và nông dân Ukraine đang diễn ra, một cuộc chiến sinh tử, năm 1933 là thử thách giữa sức mạnh của Đảng CS Nga và sự chịu đựng của nông dân, họ sẽ nếm mùi đói để xem ai làm chủ nơi đây. Cuộc chiến 1932-33 một cuộc chiến kỳ lạ nhất lịch sử.