Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung kể về cuộc vượt thoát khỏi sự truy đuổi của an ninh VN

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung RFA Nhà hoạt động dân chủ, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Tiến Trung cùng vợ và hai con vừa đến Đức định cư hôm 14/12. Ông Trung rời Việt Nam và đến Thái Lan làm thủ tục tị nạn vào tháng 8/2023 sau nhiều lần bị an ninh Việt Nam theo dõi và thậm chí là “bắt cóc” lên đồn làm việc.  Từ một trại tị nạn ở thành phố Cologne - Đức, ông Trung dành cho RFA một cuộc phỏng vấn về hành trình vượt thoát của ông khỏi sự truy đuổi của lực lượng an ninh, từ Việt Nam qua đến Bangkok - Thái Lan.  Cao Nguyên: Xin chào ông Nguyễn Tiến Trung. Trước hết, chúc mừng ông và gia đình đã đến được nơi an toàn. Cảm xúc của ông hiện nay thế nào? Nguyễn Tiến Trung: Việc mà tôi phải đi Đức là hoàn toàn không tính trước, nhưng mà vì tình huống nguy hiểm cho nên bắt buộc tôi phải rời Việt Nam. Cảm xúc nói chung là rất lẫn lộn, vừa thấy vui vì gia đình đã được đến nơi an toàn nhưng cũng có cái buồn là phải rời xa Việt Nam và phải rời xa những đồng đội của tôi ở trong nước. Cao Nguyên: Những dấu hiệu gì khiến ông thấy mình gặp nguy hiểm đến mức phải bỏ quê hương ra đi? Nguyễn Tiến Trung: Sáng sớm ngày thứ sáu ngày 18/8/2023, tôi đã đi ra khỏi nhà (ở Sài Gòn - PV) đi mua đồ ăn sáng thì đã thấy có khoảng năm nhân viên an ninh mặc thường phục, họ đã phục kích ở trong quán cà phê ngay đầu ngõ nhà tôi. Họ đã ra chặn tôi lại và yêu cầu tôi lên phường. Tôi mới hỏi họ là có giấy mời gì không và họ là ai, tại sao lại chặn đường tôi thì họ cứ nói là tôi phải lên phường và không có giấy mời. Họ nói là sau khi tôi lên phường xong thì họ sẽ gửi giấy mời về nhà tôi nhưng tôi không đồng ý và cho rằng đây là bắt cóc. Sau khi cự cãi một hồi thì họ mới nháy mắt cho khoảng năm nhân viên an ninh nữa trong quán cà phê, họ đứng dậy thì tôi thấy có tổng cộng khoảng 10 nhân viên an ninh theo dõi, tính bắt tôi.  Cho nên tôi phải chạy ngược về nhà. May mắn là tôi chạy về nhà kịp thời và đóng khóa cổng lại. Ngay sau đó, công an sắc phục đến nhà tôi và đưa những giấy mời, yêu cầu tôi lên đồn công an phường làm việc ngay trong ngày thứ sáu 18/8. Tất nhiên là tôi không lên. Và tối thứ sáu hôm đó, trời mưa, không thấy có người canh cho nên tôi đã quyết định rời nhà và tôi đi đến Thái Lan để tị nạn. Đó là biến cố vào ngày 18/8. Cao Nguyên: Theo như ông nói thì việc rời đi của ông cũng khá bất ngờ. Vậy thì trước đó, ông có dự trù được là mình sẽ bị bắt để có sự chuẩn bị cho hành trình ra đi đột ngột như vậy hay không? Nguyễn Tiến Trung: Khoảng tháng 10/2022 cũng như là vào tháng 5 - 6/2023, đã có những nhiều người bạn của tôi bị công an bắt lên phường - cũng dạng bắt cóc. Họ hỏi rất nhiều về tôi. Lúc đó, tôi cũng thấy bình thường là bởi vì thật ra là tôi cũng không có làm vấn đề gì nghiêm trọng đến nỗi họ phải ra tay bắt mình hết, cho nên tôi cũng không lo lắng lắm. Nhưng mà đến ngày 18/8, hôm đó, tôi thật sự hoàn toàn bất ngờ. Vì từ xưa đến giờ công an hay an ninh không dám bắt cóc tôi. Lúc nào họ cũng nói chuyện đàng hoàng và gửi thư mời làm việc chứ không bao giờ có chuyện bắt cóc giữa đường, cho nên cái việc vào ngày 18/8 là thực sự bất ngờ và tôi chưa kịp chuẩn bị gì hết để rời đi. Cao Nguyên: Theo ông nghĩ thì những việc làm gì của mình khiến ông đối mặt với nguy cơ bị bắt, dẫn đến chuyện ông phải ra đi? Nguyễn Tiến Trung: Trong nhiều năm qua, tôi luôn luôn báo cáo những vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản Việt Nam với những tổ chức quốc tế, với đại sứ quán của các nước dân chủ. Chuyện thứ hai mà tôi có thể nói ra đó là việc tôi đã trợ giúp cho các gia đình tù nhân lương tâm ở Việt Nam liên lạc với các đại sứ quán để các đại sứ quán có thể trợ giúp họ, hoặc là vận động cho sự tự do của những người tù nhân lương tâm. Đó là những công việc của tôi làm có thể nói là công khai trong suốt nhiều năm qua, từ khi tôi ra tù vào năm 2014 cho đến giờ. Và những việc tôi không nói là tôi đã hỗ trợ rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước, mà tôi chỉ đứng đằng sau thôi chứ không có ra mặt. Sau này, tôi mới nghe các bạn của tôi kể lại rằng nhiều người đã bị bắt cóc giữa đường và ép là phải tố cáo tôi đã dụ dỗ lôi kéo họ vào con đường đấu tranh cho dân chủ thì tôi mới biết âm mưu của họ (chính quyền - PV) để mà buộc tội tôi. Bởi vì, họ không hề có bất kỳ bằng chứng gì để buộc tội tôi hết. Cho nên họ đã bắt cóc tôi giữa đường để tìm cách mở điện thoại của tôi và bắt tôi dựa vào những lời tố cáo mà họ đã buộc các bạn tôi phải làm. Đó là âm mưu của họ. Cao Nguyên: Khi quyết định rời Việt Nam vượt biên sang Thái tị nạn, điều gì khiến ông lo lắng nhất? Nguyễn Tiến Trung: Thứ nhất là tôi không biết, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi phải ra đi hết cho nên tôi đã không hình dung được con đường đi như thế nào, có an toàn hay không, Và thứ hai là tôi không biết các bạn bè và đồng đội của tôi ở trong nước như thế nào, họ có an toàn hay không. Đó là những mối ưu tư nhất của tôi. Cao Nguyên: Ông có thể chia sẻ về hành trình vượt biên qua Thái như thế nào hay không? Nguyễn Tiến Trung: Vào tối thứ sáu ngày 18/8, tôi ra khỏi nhà thì đến thứ ba ngày 23/8 thì tôi đã đặt chân được đến Bangkok - Thái Lan, và tôi mất năm ngày. Hành trình tôi vượt biên qua Thái thì nó cũng như mọi người khác, phải đi từ Việt Nam qua Campuchia rồi đi qua Thái Lan. Tôi không tiện nêu cụ thể con đường đi bởi vì đó là phải bảo mật. Cao Nguyên: Khi đến được Thái Lan thì cảm xúc của ông như thế nào vào lúc đó? Nguyễn Tiến Trung: Thật sự thì tôi thấy mừng là vì ít nhất mình cũng đã đến được cái nơi mà cần đến, là nơi có trụ sở của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc; Nhưng mà tôi cũng rất là cảnh giác, tại vì ai cũng biết ở Bangkok thì an ninh Việt Nam cũng dày đặc và đã từng tổ chức bắt cóc thành công anh Trương Duy Nhất và Thái Văn Đường, cho nên tôi cũng không lấy gì gọi là quá vui mừng. Lúc nào tôi cũng cảnh giác nhưng mà phía an ninh Việt Nam họ vẫn lần ra được tôi ở Bangkok, cho nên phía Đức họ mới quyết định trao Visa khẩn cấp cho tôi để tôi có thể đến Đức sớm. Cao Nguyên: Vì sao ông có thể nhận ra là phía an bên Việt Nam đã lần ra được mình khi ông đang ở Bangkok, biểu hiện nào cho ông biết được điều đó? Nguyễn Tiến Trung: Khi tôi ra ăn sáng ở chợ gần nhà tôi ở (Bangkok - PV) thì có một người bám theo và tôi phát hiện ra là họ đang search hình của tôi ở trên Google. Mắt của họ vừa nhìn điện thoại vừa nhìn tôi láo liên; nhưng rất may là họ ngồi quay lưng về phía tôi.  Khi tôi liếc qua điện thoại của họ và họ cũng quay đầu lại nhìn tôi cho nên rất là dễ nhận ra và tôi thấy điện thoại của họ đang tìm kiếm hình ảnh của tôi để xác minh có đúng là tôi hay không. Tôi đã rời khỏi đó và chuyển chỗ ở ngay. Sau đó, tôi có báo cho các đại sứ quán biết thì phía Đức đã quyết định là đưa tôi đi ngay. Đến ngày 14/12 thì tôi đi được đến Đức. Cao Nguyên: Phía Đức và ông đã trao đổi những gì mà họ quyết định cấp Visa để ông sang Đức ngay lập tức? Đại sứ quán các nước khác phản ứng như thế nào sau khi ông báo tin? Nguyễn Tiến Trung: Thật ra, tôi có tham gia rất nhiều hoạt động chung với Đại sứ quán Đức từ nhiều năm qua. Ví dụ như có một lần là khoảng tháng 4/2023 thì tôi đã có hẹn một buổi ăn trưa với ông Đại sứ nước Đức, thì hôm đó là an ninh cũng biết và đã ngăn chặn. Các đại sứ quán khác đều sẵn sàng giúp tôi và họ đều đang làm hồ sơ để cho tôi được đi tị nạn sớm, nhưng mà nước Đức làm xong sớm nhất cho nên tôi quyết định chọn đi Đức liền để đảm bảo an toàn.  Tôi vẫn chưa biết vì sao phía an ninh Việt Nam lần ra được chỗ ở của tôi ở Bangkok, cho nên tôi quyết định rời đi càng sớm càng tốt và nước Đức hoàn thành xong sớm nhất thủ tục cho tôi thì tôi đi thôi. Cao Nguyên: Bây giờ nghĩ lại, suốt hành trình từ khi rời Việt Nam qua đến Thái Lan và cho đến bây giờ khi đã đặt chân đến nước Đức rồi thì điều gì ông cho là khó khăn nhất? Nguyễn Tiến Trung: Tôi nghĩ khó khăn nhất là lúc mà tôi phải vượt biên từ Việt Nam sang Campuchia. Khi tôi bị bắt cóc vào thứ sáu thì vào thứ bảy tôi đã rời đi, đến chiều thứ bảy tôi đã đến được tỉnh ở biên giới. Người lái taxi của tôi họ nhận được rất nhiều cuộc gọi từ tổng đài và phía tổng đài cũng đã biết rõ là chiếc taxi đó đang chở tôi. Tôi biết là đã bị lộ và an ninh đã lần ra được là chiếc taxi nào đang chở tôi, bởi vì tổng đài miêu tả rất rõ đặc điểm của tôi cho nên tôi biết rằng mình đã bị lộ. Tôi phải từ cái tỉnh biên giới đó quay ngược về lại Sài Gòn. Vào thứ bảy tôi đã thất bại, không thể rời Việt Nam được. Cho đến hôm chủ nhật, tôi phải đi qua một con đường khác thì rất may mắn là đã thành công. Việc tôi đã bị an ninh phát hiện ra và phải quay ngược lại Sài Gòn thì tôi thấy rằng sự việc của tôi rất nghiêm trọng, bởi vì chỉ có an ninh cấp bộ thì mới có quyền huy động an ninh ở nhiều tỉnh thành phối hợp để ngăn chặn tôi như vậy. Và tôi nghĩ tôi đã rất may mắn để mà tôi có thể thoát được. Cao Nguyên: Trong suốt thời gian mà ông ở Thái Lan tị nạn thì gia đình của ông ở Việt Nam có bị chính quyền làm khó hoặc xét hỏi gì không? Nguyễn Tiến Trung: Phía gia đình tôi thì an ninh họ có hỏi dò nhưng mà tất nhiên là gia đình tôi không có nói. Còn bạn bè của tôi thì rất đông người bị an ninh bắt cóc giữa đường để tra khảo hỏi về tung tích của tôi, cũng như ép họ phải tố cáo tôi. Sau khi ra khỏi đồn công an thì họ mới nhắn cho tôi nên tôi mới biết được chuyện đó. Cao Nguyên: Ông có nhận định vì sao nhà nước Việt Nam quyết liệt truy đuổi ông vào thời điểm đó hay không? Nguyễn Tiến Trung: Tôi nghĩ là có nhiều lý do. Cũng có thể là những hoạt động của tôi họ thấy là nguy hiểm, bởi vì tôi hỗ trợ rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước và họ đánh giá các tổ chức xã hội dân sự đó là có đông người và có thực lực cho nên là họ quyết tâm là phải diệt tôi. Cái thứ hai là do những bạn hoạt động giỏi tiếng Anh ở trong nước đã rời đi rồi, có thể nói tôi là người biết tiếng Anh còn sót lại ở Việt Nam giúp cho những người tù nhân lương tâm có thể lên tiếng, thì đó là một cái gai mà họ cần phải nhổ. Chuyện thứ ba, tôi thấy có thể là do anh Trần Huỳnh Duy Thức sắp được ra tù. Theo dự kiến, anh ấy sẽ được ra tù vào năm 2025, cho nên tôi đoán là họ không muốn chúng tôi lại tập hợp lại với nhau và tiếp tục đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam cho nên họ phải ra tay diệt trừ trước.  Đó là tôi đoán thôi chứ còn lý do thực sự thì tôi cũng không thể biết được. Cao Nguyên: Cảm xúc của ông thế nào khi gặp lại vợ con của mình? Nguyễn Tiến Trung: Tôi đã gặp vợ con của mình từ bên Thái Lan. Tôi cũng đã đoán trước được là vợ con mình sẽ bị cấm xuất cảnh nhưng mà rất may mắn là vợ tôi vẫn chưa bị cấm xuất cảnh cho nên vẫn đi được. Rất là vui mừng vì chúng tôi đã cùng nhau đi đến Đức từ Thái Lan.  Cao Nguyên: Hiện nay, khi đã đến Đức rồi, cũng tạm gọi là được tự do và an toàn rồi thì liệu ông còn điều gì mà ông lo lắng băn khoăn trong lúc này hay không? Nguyễn Tiến Trung: Đương nhiên mình là một người hoạt động dân chủ thì mình có rất nhiều băn khoăn, lo lắng. Những người đồng đội của tôi vẫn còn ở trong nước thì không biết rằng họ sẽ như thế nào. Tôi mong rằng tất cả đồng đội anh em của tôi đều vẫn sẽ an toàn và tôi hi vọng rằng việc mà tôi rời đi sẽ giúp cho họ an toàn hơn bởi vì đã bị mất người đứng đầu vụ rồi. Cao Nguyên: Ông có dự tính gì trong tương lai? Nguyễn Tiến Trung: Trước mắt, tôi phải ổn định cuộc sống ở Đức, rồi phải đi học tiếng Đức để nhanh chóng hòa nhập được với cuộc sống ở đây. Cái thứ hai là tôi vẫn tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình, đó là vấn đề về dân chủ nhân quyền cho Việt Nam; và tất nhiên là tôi phải làm dưới một hình thức khác và với một cái phương cách khác so với khi tôi đang ở trong nước.  Cao Nguyên: Cảm ơn ông rất nhiều vì đã dành thời gian cho RFA. Chúc ông và gia đình nhiều sức khoẻ sẽ sớm ổn định cuộc sống ở một đất nước mới. Ông Nguyễn Tiến Trung là một nhà đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam trong suốt hơn chục năm qua. Ông tốt nghiệp cao học chuyên ngành Công nghệ thông tin Pháp. Ông Trung từng bị bắt vào năm 2009 với cáo buộc “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự năm 1999; Trong phiên toà năm 2010, ông bị kết án bảy năm tù giam, cùng với những nhà hoạt động nổi bậc khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Sau khi ra tù năm 2014, ông vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân chủ bằng nhiều hình thức khác nhau, như viết các bài bình luận, báo cáo với quốc tế các vụ vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam…  https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/activist-nguyen-tien-trung-tells-about-his-escape-from-pursuit-by-vietnamese-authority-12182023120012.html
......

Hội nghị an ninh Munich khai mạc với trọng tâm là Ukraina và căng thẳng Mỹ - Trung

Thống đốc bang Bayern Markus Soeder (P) đón phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại sân bay ngày 16/02/2023 đến tham dự Hội nghị An ninh Munich, Đức, khai mạc ngày 17/02. AP - Michael Probst Thanh Phương Chiến tranh Ukraina, kéo dài gần một năm, và căng thẳng Mỹ-Trung là những hồ sơ bao trùm Hội nghị Munich (München) về an ninh, khai mạc hôm nay, 17/02/2023. Năm nay, hơn 150 đại diện các chính phủ, trong đó có thủ tướng Đức Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sẽ tham dự hội nghị thường niên tại thành phố Munich của Đức bàn về các vấn đề an ninh quốc tế. Hội nghị Munich cũng quy tụ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cũng như tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg. Nhưng năm nay không có đại diện nào của Nga được mời đến hội nghị. Theo hãng tin AFP, tại Munich, các lãnh đạo châu Âu sẽ tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraina cho đến khi nào vẫn còn cần để đẩy lùi quân xâm lược Nga. Cho tới nay, các nước phương Tây vẫn yểm trợ Kiev bằng việc cung cấp vũ khí và ban hành các trừng phạt để làm suy yếu Nga. Chính quyền Ukraina hiện đang hối thúc các đồng minh cấp tốc viện trợ thêm vũ khí, đạn dược trong bối cảnh Matxcơva dường như đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công quy mô lớn trong những ngày tới. Yếu tố quan trọng nhất hiện nay chính là cung cấp đạn dược. Kể từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina, trung bình quân Nga bắn mỗi ngày hơn 20.000 đạn pháo và phía Ukraina trung bình chỉ tiêu thụ gần 5.000 đạn. Nhưng vấn đề là lực lượng của Kiev sử dụng số lượng đạn nhiều hơn khả năng sản xuất của các nước NATO.  Hoa Kỳ đã cấp tốc gia tăng khả năng sản xuất đạn pháo 155 ly lên 90.000/tháng, nhưng cũng chỉ đủ để đáp ứng một phần nhu cầu của quân Ukraina. Pháp thì cũng chỉ sản xuất được vài chục ngàn đạn 155 ly mỗi năm và nay chỉ mới bắt đầu đẩy nhanh sản xuất.  Căng thẳng Mỹ - Trung  Hội nghị Munich năm nay cũng sẽ tập trung thảo luận về căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh do vụ khinh khí cầu Trung Quốc xâm phạm không phận Hoa Kỳ và bị bắn hạ. Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là một khinh khí cầu sử dụng vào mục đích dân sự, chứ không phải do thám như cáo buộc của Mỹ, đồng thời tố cáo các khinh khí cầu của Mỹ đã nhiều lần bay trên bầu trời Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới gây khó khăn cho các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức, hiện đang cố thuyết phục Trung Quốc, vẫn là đồng minh thân cận của Nga, gây áp lực lên tổng thống Putin để ông chấm dứt chiến tranh Ukraina.  
......

Băng đảng Việt Nam tại Berlin chuyển ma túy về Việt Nam bằng đường bưu điện

Hiểu Bá Linh (tổng hợp) Từ ngày 17 tháng 10 vừa qua, tòa án thành phố Aachen (Đức), gần biên giới Đức với Bỉ và Hà Lan, đã mở phiên tòa xét xử 17 bị cáo (12 nam và 5 nữ) thuộc một băng đảng Việt Nam ở Đức với cáo buộc buôn lậu ma túy thuốc lắc, ma túy đá và ketamine từ Hà Lan với số lượng lớn. 15 trong số 17 bị cáo có gốc Việt Nam, hầu hết vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Hai bị cáo còn lại là người Hà Lan.10 bị cáo cư ngụ ở Berlin, 1 phụ nữ ở thị trấn Werneuchen cách Berlin khoảng 25km và 6 bị cáo ở Hà Lan. Theo cáo trạng, băng đảng này có mối liên hệ với mafia Việt Nam và đã buôn lậu ma túy với số lượng lớn trị giá tổng cộng hơn 14 triệu euro. 6 bị cáo gồm 4 đàn ông và 2 phụ nữ được cho là đã đưa hơn 800 kg ma túy đá từ Hà Lan đến Cộng hòa Séc và hơn 600 kg thuốc lắc đến Berlin. Cũng theo cáo trạng, 6 bị cáo khác bị cáo buộc đưa một số lượng lớn ma túy từ Berlin về Việt Nam bằng đường bưu điện. Đặc biệt kể từ năm 2017, các thùng ma túy đá, thuốc lắc và loại ma túy nguy hiểm ketamine được tàng trữ ở hai địa điểm ở Berlin sau khi chúng được buôn lậu từ Hà Lan. Đó là một cửa hàng đánh bạc điện tử ở đường Herzbergstrasse, rất gần chợ Đồng Xuân Berlin, và một quán bar hát karaoke tại đường Wittenberger Straße thuộc quận Marzahn cũng ở Đông Berlin. Theo bản cáo trạng, 5 bị cáo còn lại gồm một phụ nữ và bốn đàn ông trong độ tuổi từ 34 đến 47 cư ngụ ở Berlin được cho là đã buôn bán tổng cộng hàng trăm kg ma túy đá, thuốc lắc và ketamine từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Các bị cáo đã bị bắt giữ từ tháng 4 năm 2021. Vào thời điểm đó, 30 căn hộ và cơ sở kinh doanh trên toàn nước Đức đã bị khám xét, 27 trong số đó là ở Berlin và vùng lân cận. Hải quan Đức điều tra ra băng đảng này thông qua một người mua ma túy ở bang Bayern (Bavaria) thuộc miền Nam nước Đức và sau đó nghe lén điện thoại. Vụ xét xử này dự trù kéo dài đến tháng 4 năm 2023. Nếu bị kết án, họ phải đối mặt với án tù từ 5 năm đến 15 năm tù. Trong cuộc khám xét hồi tháng 4 năm ngoái, cảnh sát Đức còn thu giữ khoảng 60.000 euro tiền mặt, máy tính và điện thoại di động. Ngoài hoạt động buôn lậu ma túy, hải quan Đức tin rằng băng đảng Việt Nam này cũng kiếm được doanh thu từ việc vận hành các máy đánh bạc có gian lận. Do đó, cảnh sát Đức đã thu giữ 47 chiếc máy đánh bạc điện tử này vào thời gian điều tra năm 2021./.    
......

Tranh chấp chính phủ đèn giao thông về cảng Hamburg; Scholz nhấn mạnh về một thỏa thuận Trung Quốc được thu gọn

Thủ tướng Scholz phớt lờ những lo ngại lớn của các bộ liên quan. (Ảnh: liên minh hình ảnh / dpa) Sau khi sáu bộ phản đối sự can dự của Trung Quốc vào cảng Hamburg, một thỏa hiệp đã được đặt ra: Cosco chỉ nên nhận một cổ phần thiểu số. Văn phòng thủ tướng quyết định chương trình nghị sự và có thể buộc những người chỉ trích đồng ý với "giải pháp khẩn cấp" này. Việc công ty quốc doanh Trung Quốc Cosco vào cảng theo kế hoạch tại một bến container ở cảng Hamburg tiếp tục gây ra tranh chấp trong nội bộ chính phủ liên bang. Theo thông tin từ giới chính phủ, sáu bộ liên quan đến việc kiểm tra thỏa thuận coi thỏa hiệp về việc giảm tỷ lệ tham gia 24,9% chỉ là một "giải pháp khẩn cấp". Một "lệnh cấm hoàn toàn" vẫn được coi là một cách đúng đắn. Tuy nhiên, chống lại quyết định của Thủ tướng Liên bang, các bộ không thể đạt được quyết định nội các về một lệnh cấm hoàn toàn. Theo báo cáo, Thủ tướng từ chối đưa điều này vào chương trình nghị sự và thay vào đó chỉ đưa "lệnh cấm một phần" vào chương trình nghị sự. Trong khi đó, điều cốt yếu là thời gian phải phản đối thỏa thuận vào thứ Hai tới, sau khi thời gian xem xét kết thúc. Nếu  không phản đối, nó được coi là đã được chấp thuận ở dạng ban đầu - Cosco sau đó sẽ chiếm hơn 35%. Trong bối cảnh đó, rõ ràng là các bộ quản lý ngành sẽ buộc phải đồng ý với thỏa hiệp. Bằng cách giới hạn cổ phần của Cosco ở mức 24,9%, ít nhất một cổ phần chiến lược được ngăn chặn và giảm xuống thành cổ phần tài chính thuần túy,. Scholz bác bỏ những lo ngại Thỏa thuận được lên kế hoạch giữa công ty hậu cần cảng Hamburg HHLA và công ty vận tải nhà nước Cosco của Trung Quốc đã gây xôn xao trong nhiều ngày qua. Thủ tướng Olaf Scholz đã bác bỏ những lời chỉ trích về nó tại hội nghị thượng đỉnh EU vào thứ Sáu. Cosco muốn mua 35% cổ phần của cảng container ở Tollerort, do một công ty con HHLA điều hành. Chính phủ đang điều tra xem liệu thương vụ có tiềm ẩn rủi ro an ninh như một phần của quá trình xem xét đầu tư hay không. Có bốn bến container ở Cảng Hamburg, ba trong số đó được điều hành bởi HHLA. Nhà ga Tollerort có diện tích nhỏ nhất, nhưng được coi là hiệu quả và được thiết kế để tiếp nhận thế hệ tàu container lớn mới nhất. Nó cũng có kết nối đường sắt riêng. Theo HHLA, nhà ga này đã được tàu Cosco sử dụng từ lâu và là một trong những trung tâm giao thương hàng hải quan trọng nhất giữa châu Á và châu Âu. Trung Quốc cho đến nay là đối tác thương mại quan trọng nhất của Cảng Hamburg. Gần một phần ba lượng container thông qua thương mại của Trung Quốc vào năm 2021. Chỉ trích từ FDP, Greens và Union Trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine, việc dự thầu của Cosco được xem rất nghiêm túc. Nhiều người cảnh báo về sự phụ thuộc chiến lược mới vào các quốc gia độc tài. Các đảng đối lập CDU, CSU và Die Linke, cũng như các chính trị gia từ các đảng liên minh đèn giao thông Greens và FDP, do đó hoài nghi về bất kỳ sự tham gia nào của Cosco. "Thỏa hiệp được công bố là một giải pháp khẩn cấp chính trị. Ngay cả một sự tham gia nhỏ hơn cũng làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc một chiều vào Trung Quốc", Jens Spahn, Phó Chủ tịch của phe Liên minh Bundestag, nói với "Rheinische Post". “Làm điều gì đó ít sai hơn không có nghĩa là làm điều đúng”, thành viên của Greens của Bundestag, Anton Hofreiter, thuộc nhóm truyền thông Funke, nói. "Việc bán 24,9 phần trăm tốt hơn 35 phần trăm, nhưng các vấn đề cơ bản vẫn còn." Trưởng khối quốc hội của nhóm nghị sĩ FDP ở Bundestag, Stephan Thomae, nói với cổng thông tin trực tuyến, rằng cảng Hamburg là một phần của cơ sở hạ tầng quan trọng. "Gây ảnh hưởng cho một chế độ độc tài như Trung Quốc ở đây là một sai lầm." Mặt khác, nhóm nghị sĩ SPD đã đồng ý với thỏa hiệp. Một thiểu số do Cosco nắm giữ không bao gồm "các quyền hợp đồng đặc biệt", Phó Chủ tịch Verena Hubertz ở Berlin giải thích. Điều này đảm bảo rằng công ty không thực hiện bất kỳ ảnh hưởng chiến lược nào. Bản thân HHLA cũng nhấn mạnh rằng thương vụ được lên kế hoạch chỉ liên quan đến công ty con vận hành nhà ga. "Quyền truy cập" vào HHLA, cảng và cơ sở hạ tầng hoặc bí quyết chiến lược của nó không liên quan đến điều này. Nguồn: ntv.de, mau / AFP / rts  
......

Thủ tướng Đức muốn bán cảng Hamburg cho Trung Quốc

Thủ tướng Đức, Olaf Scholz bị chỉ trích bán cảng Hamburg cho Trung Quốc. Ảnh chụp tại thượng đỉnh Liên Âu, từ Bruxelles ngày 20/10/2022. AP - Markus Schreiber Trọng Nghĩa  - RFI Thủ tướng Olaf Scholz hôm 21/10/2022 loan báo công du Trung Quốc vào đầu tháng 11. Ông sẽ là lãnh đạo một nước Liên Hiệp Châu Âu đầu tiên đến Bắc Kinh kể từ tháng 11/2019. Các kênh truyền thông Đức NDR và WDR tiết lộ Berlin bán một phần cảng Hamburg cho tập đoàn Trung Quốc Cosco.  Hợp đồng được ký kết hồi tháng 9/2022. Thủ tướng Scholz, nguyên là thị trưởng Hamburg đã bị chỉ trích ngay cả trong liên minh cầm quyền. Ngoài tầng lớp chính trị Đức, các cơ quan tình báo và phản gián cũng dè dặt trước việc bán một cơ sở hạ tầng quan trọng cho Trung Quốc. Thông tín viên RFI tại Berlin, Nathalie Versieux, tường trình: "Cosco là tập đoàn vận chuyển container lớn thứ ba thế giới, với 50 bến cảng trên toàn cầu. Hải cảng Hamburg đang gặp khó khăn, đầu tư của Trung Quốc sẽ là một món quà trời cho, một loại bảo hiểm nhân thọ trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ.  Theo thị trưởng thành phố Hamburg, ông Peter Tschentscher, người tán đồng việc bán cảng cho Trung Quốc: “Từ chối thỏa thuận với Cosco sẽ là một gánh nặng cho cơ sở kinh tế và Hamburg sẽ thua thiệt so với hai đối thủ cạnh tranh là Rotterdam (Hà Lan) và Anvers (Bỉ)”. Vào thời điểm nước Đức hết sức lo sợ trước việc tự đẩy mình vào vòng tay Trung Quốc, sau cú sốc đã quá lệ thuộc vào khí đốt Nga, thị trưởng thành phố Hamburg nhấn mạnh rằng Cosco sẽ không có quyền truy cập các thông tin nhạy cảm của cảng, cũng như tham gia quá trình ra quyết định. Những người phản đối thỏa thuận với Cosco nhắc lại những khó khăn của các công ty Litva đã bị Trung Quốc tẩy chay kể từ khi Vilnius mở đại sứ quán ở Đài Loan vào năm ngoái, hay của cảng Pirée ở Hy Lạp mà 67% đã bị Cosco kiểm soát. Vào năm 2009, đại sứ Trung Quốc tại Hy Lạp đã đích thân gây sức ép buộc chính quyền Athens phải giải tán một cuộc biểu tình ngồi của dân nhập cư, đã chặn lối vào cảng. Berlin phải quyết định về hồ sơ bán cảng Hamburg cho Trung Quốc vào cuối tháng này". Macron: Bán cơ sở hạ tầng chiến lược châu Âu cho Trung Quốc là một sai lầm Cũng liên quan đến Trung Quốc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 21/10/2022 cho rằng Liên Hiệp Châu Âu phải xem xét lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, và kêu gọi một sân chơi bình đẳng hơn giữa hai đại cường thương mại. Phát biểu vào lúc kết thúc hai ngày hội nghị thượng đỉnh Bruxelles, trong đó quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc được đề cập đến, ông Macron thừa nhận: “Chúng ta đã phạm sai lầm chiến lược trong quá khứ khi bán cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc”. *** Liên Hiệp Châu Âu từng cảnh báo Đức về việc bán cảng Hamburg cho Trung Quốc Ảnh minh họa: Một chiếc tàu chở container của tập đoàn Trung Quốc Cosco tại một bến cảng ở hải cảng Hamburg (Đức), ngày 27/7/2018. REUTERS - FABIAN BIMMER Minh Anh  - Rfi AFP ngày 22/10/2022 dẫn một nguồn thạo tin cho biết Ủy Ban Châu Âu đã cảnh báo chính phủ Đức hồi mùa xuân năm nay về việc để cho Trung Quốc một một phần cảng biển Hamburg.   Hãng tin Pháp AFP trước hết nhắc lại bối cảnh sự việc : Thủ tướng Olaf Scholz trong tuần này là mục tiêu chỉ trích từ nhiều phía, kể cả trong nội bộ liên minh cầm quyền. Nguyên nhân là do dự án nhượng 35% cổ phần, cho phép tập đoàn Cosco của Trung Quốc được quyền tham gia vào việc khai thác một cảng bốc dỡ hàng hóa tại Hamburg.  Tuy nhiên, Ủy Ban Châu Âu vào mùa xuân này đã có ý kiến phản đối, đánh giá rằng những thông tin nhậy cảm về hoạt động cảng biển có nhiều nguy cơ bị chuyển về Trung Quốc, theo như tiết lộ từ nhật báo kinh tế Đức tờ Handelsblatt. Nhưng ý kiến này chỉ mang tính chất tham vấn, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về chính quyền liên bang Đức.   Cảng biển Hamburg là cảng thương mại lớn nhất nước Đức, nhưng chỉ đứng hàng thứ ba tại châu Âu, sau Rotterdam (Hà Lan) và Anvers (Bỉ), trong khi Cosco là hãng vận chuyển hàng hải lớn nhất của Trung Quốc.  Theo nhiều truyền thông Đức, thủ tướng Scholz dường như có ý định bật đèn xanh cho giao dịch chuyển nhượng cổ phần bất chấp ý kiến phản đối từ sáu bộ trong chính quyền liên bang : Kinh Tế, Nội Vụ, Quốc Phòng, Tài Chính, Giao Thông và Ngoại Giao.  Thủ tướng Đức viện dẫn rằng việc Trung Quốc tham gia vào các hoạt động khai thác cảng biển « đã có tại nhiều cảng biển khác ở Tây Âu ». Trong đó, cảng biển Anvers và Rotterdam, đã từng đúc kết các thỏa thuận tương tự như thế trong quá khứ, và điều này đã khiến cho chính quyền Hamburg lo sợ mất lợi thế cạnh tranh.  Tuy nhiên, Bruxelles cho rằng thời kỳ đã thay đổi. Liên Âu cho rằng việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu có một tầm quan trọng lớn kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh do Nga tiến hành tại Ukraina. Đức đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã không quan tâm đúng mức đến những cảnh báo liên quan đến sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. **** Thỏa thuận cảng ở Hamburg "Cosco là một công cụ của Bắc Kinh" Công ty vận tải biển Cosco của Trung Quốc muốn vào một bến container ở cảng Hamburg. Đổi lại, tập đoàn này hứa hẹn sẽ tập trung các luồng hàng hóa của mình ở đó. Chuyên gia Gunter của Trung Quốc cho biết đây là vấn đề vì Cosco không phải là một công ty bình thường. Việc công ty vận tải biển Trung Quốc Cosco xâm nhập vào một nhà ga của nhà khai thác cảng HHLA ở Hamburg đang gây khó chịu và làm dấy lên lo ngại rằng tập đoàn này có thể chiếm vị trí thống lĩnh. "Cosco không phải là một công ty vận tải biển bình thường như Maersk của Đan Mạch, mà là một trong những công ty nhà nước quan trọng nhất ở Trung Quốc", Jacob Gunter từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator cho biết trong một cuộc phỏng vấn với ntv.de. Ngoài ra, Cosco không chỉ là một công ty đơn lẻ, mà còn là các công ty chị em của nó, tất cả đều thuộc sở hữu của SASAC, công ty mẹ của 97 doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. "Vì vậy, Cosco thực sự chỉ là một phần của siêu tập đoàn này và trước hết là một công cụ của Bắc Kinh." Do đó, nhóm chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chính phủ. Theo Gunter, giống như tất cả các công ty quốc doanh lớn ở Bắc Kinh, Cosco được kỳ vọng sẽ giúp thực hiện các mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng sản. Gần một năm trước, chuyên gia hậu cần cảng Hamburg và công ty nhà nước Trung Quốc đã đồng ý rằng Cosco Shipping Ports Limited (CSPL) sẽ chiếm 35% cổ phần thiểu số trong Terminal CTT và rằng công ty vận tải container lớn thứ hai thế giới sẽ tập trung hàng hóa của mình. chảy trong thành phố Hanseatic. Cosco chủ yếu không muốn tăng lợi nhuận Vì Cosco không phải là một công ty bình thường, theo Gunter, bạn cũng không nên mong đợi nó hoạt động như một công ty. Cần phải hiểu rằng: "Mọi quyết định của một công ty quốc doanh như Cosco không chỉ được đưa ra vì lợi ích kinh tế, mà còn có động cơ chính trị và là một phần của quyết định chiến lược của chính phủ Bắc Kinh." Theo quan điểm của ông, không chỉ cảng Hamburg ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Cosco mà các công ty vận tải biển cũng sẽ gặp vấn đề. "Nhiều công ty có thể bị ngừng kinh doanh vì chúng không thể phù hợp với quy mô và giá cả cũng như các khoản trợ cấp và hỗ trợ khác từ Bắc Kinh." Ngoài ra, các công ty nhà nước từ Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Đức sẽ hành xử giống như các công ty khởi nghiệp của Mỹ ở nhiều khía cạnh. Gunter nói: "Họ không quan tâm chủ yếu đến việc tăng lợi nhuận. Trước hết, họ muốn tối đa hóa thị phần của mình". NDR và ​​WDR trước đó đã báo cáo rằng Thủ tướng Liên bang muốn bám sát kế hoạch thâm nhập của công ty vận tải biển Trung Quốc vào nhà khai thác cảng HHLA, bất chấp mối quan tâm của sáu bộ. Bộ Kinh tế được cho là đã đăng ký vấn đề để bác bỏ cuối cùng trong Nội các Liên bang vì đây là vấn đề cơ sở hạ tầng quan trọng. Do đó, đáng lo ngại rằng sự tham gia theo kế hoạch có thể tạo ra "tiềm năng tống tiền". Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp và Cục Tình báo Liên bang đã cảnh báo không được bán nó cho Trung Quốc. Việc tham gia có gây ra rủi ro bảo mật không? Gunter cảnh báo: “Thỏa thuận này không chỉ là một rủi ro kinh tế mà còn gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Nếu có nguy cơ gián điệp, nó đã ở đó. Với thương vụ ở Hamburg, giá sẽ chỉ cao hơn một chút. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà khai thác cảng, không có lý do khách quan nào chống lại việc chấp thuận đầu tư. Là một phần của việc xem xét đầu tư, chính phủ liên bang hiện đang kiểm tra xem việc tham gia có gây rủi ro cho an ninh của đất nước hay không. "Theo quan điểm của HHLA, đây không phải là trường hợp." Cosco không tiếp cận được Cảng Hamburg hoặc HHLA, cũng như không có bí quyết chiến lược. Ngoài ra, Cosco không có độc quyền đối với nhà ga. Người phát ngôn của HHLA cho biết: “Sự hợp tác giữa HHLA và Cosco không tạo ra bất kỳ sự phụ thuộc nào từ một phía”. "Ngược lại: nó củng cố chuỗi cung ứng, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tạo ra giá trị ở Đức." Nguồn: ntv.de
......

Robert Habeck: Nguồn cung cấp năng lượng của Đức được đảm bảo

Lưu Thủy Hương   Robert Habeck là bộ trưởng xuất sắc và vất vả nhất của nước Đức trong giai đoạn này. Nhận chức bộ trưởng Kinh Tế và Bảo Vệ Môi Trường trong thời điểm nước Đức gặp khủng hoảng về năng lượng, khi nước Đức đã quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2011 - sau thảm họa tại Fukushima, Nhật Bản. Suốt mấy tháng nay người dân nhìn thấy Habeck lăn xả khắp mọi nơi, tìm mọi cách để giải quyết vấn đề năng lượng cho một quốc gia công nghiệp hàng đầu ở châu Âu. Và thành quả của anh thật không thể tin nổi. Ngày hôm qua, Habeck tuyên bố trước báo chí: "Nguồn cung cấp năng lượng của nước Đức được đảm bảo". Một điều thú vị mà ít người biết, Habeck là nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm lãng mạn. Sau thời gian phục vụ trong quân ngũ, Habeck trở về giảng đường, học Triết và Ngôn Ngữ. Habeck không phải là dân kinh tế. Mà, anh là một chính trị gia xuất sắc về lĩnh vực kinh tế. Nền giáo dục căn bản và phát triển tư duy của nước Đức có thể đào tạo ra những con người đặc biệt linh hoạt như vậy. * Dưới đây là tóm tắt bài báo ghi lại phát biểu của Habeck: 05.09.2022 https://www.tagesschau.de/.../habeck-stresstest-tt-akw... Bộ trưởng Kinh tế Habeck cho biết kết quả khả quan sau nhiều tháng tích cực thay đổi toàn bộ chính sách năng lượng: Nước Đức sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện vào mùa đông. Quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân vẫn được tiến hành, chỉ có hai nhà máy điện hạt nhân Isar 2 và Neckarwestheim 2 được lưu giữ làm nguồn dự phòng. Vượt qua khủng hoảng năng lượng mùa đông này, nước Đức sẽ kết thúc vòng đời của các nhà máy điện hạt nhân như đã dự định. “Nguồn cung cấp năng lượng của Đức được đảm bảo, chúng ta có đủ năng lượng và lưới điện của chúng ta an toàn.“ Đồng thời, Habeck vẫn kiên quyết nhấn mạnh, điện hạt nhân là công nghệ có độ rủi ro cao. Nó không đáng tin cậy, như ví dụ của Pháp cho thấy. Hiện tại chỉ có khoảng một nửa số nhà máy điện hạt nhân ở Pháp có thể sản xuất điện, một phần vì chúng trong thời gian bảo trì hoặc vì hạn hán và nắng nóng. Vấn đề chính hiện nay là tính nhạy cảm với khí hậu của điện hạt nhân ở Pháp, Habeck nói. Rhône quá ấm và mực nước quá thấp để làm mát các nhà máy điện hạt nhân ở mức độ cần thiết. Lấy điện hạt nhân làm giải pháp là sai thực tế và kỹ thuật. Đó là điều chúng ta không thể thực hiện theo yêu cầu của đảng liên minh FDP, để các nhà máy điện hạt nhân tiếp tục hoạt động vô điều kiện trong vài năm. Ngay cả khi cả ba nhà máy điện hạt nhân không bị ngưng vào cuối năm , Đức vẫn cần một lượng lớn điện cung cấp từ nước ngoài. Từ năm sau Đức sẽ không dựa vào khí đốt của Nga, mà sử dụng các trạm khí đốt lỏng trên Biển Bắc và Biển Đông của Đức. Nguy cơ tắc nghẽn nguồn cung tương ứng sẽ nhỏ hơn. Nước Đức đã đi qua một mùa hè khó khăn. Do thời tiết cực kỳ khô hạn, việc vận chuyển than qua sông Rhine đến các nhà máy điện trở nên đắt đỏ, thậm chí không thể thực hiện được. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách lập kế hoạch tốt hơn: "Việc đánh đồng mùa đông 2022/2023 với mùa đông 2023/2024 là sai lầm, vì giờ đây chúng ta có một chính sách năng lượng hoàn toàn khác."  
......

Hình ảnh thời sự Giáo Hội Công giáo nước Đức

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long Giáo Hội Công giáo nước Đức được biết đến với những cơ cấu truyền thống về nếp sống đức tin, về cơ sở cùng tài chánh, và nhất là việc quảng đại bác ái trợ giúp các dự án cho các Giáo phận, Dòng Tu…trên thế giới.   Từ ngày 01.tháng Mười Hai 2019 Giáo hội Công giáo nước Đức được bình luận nói đến nhiều hơn nữa. Vì Giáo hội nơi đây tổ chức chương trình cải cách xét lại con đường sống đức tin làm sao cho phù hợp với những thách thức đòi hỏi của thời đại: Con đường công nghị.   Con đường công nghị được Hội đồng Giám mục Đức cùng với Ủy ban trung ương người giáo dân Công giáo nước Đức –Zentralkomitee der deutschen Katholiken(ZdK) đề xướng tổ chức những cuộc hội thảo bàn luận xét lại về vai trò của nữ giới trong đời sống Giáo hội, về độc thân đời sống Linh mục, về giáo huấn luân lý giới tính, về việc quản trị trong Giáo Hội.   Những đề tài nóng bỏng thời sự này gây chia rẽ, hiểu trái ngược với truyền thống trong nếp sống Giáo hội hoàn vũ. Và cũng đưa đến sự hoang mang cho mọi người, cùng đã có những tiếng nói ý kiến trên thế giới phản bác cảnh cáo chống lại Con đường công nghị. Nhưng những cuộc hội thảo bàn luận vẫn không dừng lại…   Con đường Công nghị mong muốn khôi phục lại đời sống thực hành đức tin, ít là trong lòng Giáo Hội nước Đức. Vì nơi đây đang gặp cơn khủng hoảng trầm trọng mất sự tin tưởng, do tình trạng lạm dụng tình dục từ những thập niên qua. Hôm 27.06.2022 Hội đồng Giám mục Công giáo nước Đức, như hằng năm, đưa ra bản thống kê về tình trạng đời sống Giáo hội nơi đây cho năm đã qua 2021.   Những con số thống kê không phản ảnh tích cực như Con đường Công nghị mong muốn. Giáo hội Công giáo nước Đức có 27 Giáo Phận với 21.645.875 tín hữu Công giáo, tương đương với 26 % dân số nước Đức. Vì số giáo dân càng ngày càng giảm ít đi, nên các Giáo phận đã đưa ra những đề án cải cách về cấu trúc những xứ đạo gần nhau hợp chung lại thành một giáo xứ. Như Tổng Giáo Phận Cologne bây giờ thu gọn còn 186 đơn vị liên giáo xứ, mỗi đơn vị có hai Linh mục coi sóc chịu trách nhiệm về mục vụ. Và có chương trình đề án năm 2030 sẽ có còn khoảng hơn kém 60 vùng mục vụ trong toàn Tổng giáo Phận. Nơi các Giáo phận khác cũng đã và đang có chương trình cải cách cấu trúc các xứ đạo lại cho thích hợp với nhu cầu thời đại.   Năm 2021 có 9.790 giáo xứ với 12.280 Linh mục cai quản, cùng với 3.253 vị Phó tế vĩnh viễn, 3.198 vị Giảng viên Giáo lý cấp độ 1. (Pastoralreferenten) Nữ và Nam, và 4.318 Vị Giảng viên Giáo Lý cấp độ 2. (Gemeinderefernten) Nữ và Nam.   Năm 2021 có 62 tân Linh mục được phong chức cho Giáo hội nước Đức: 48 tân Linh mục triều thuộc các Giáo phận và 14 tân Linh mục Dòng thuộc các Dòng tu.   Theo tin tức từ Giáo Hội Công giáo Việt Nam, riêng năm 2022 có 141 tân Linh mục được phong chức trong các Giáo phận bên Việt Nam.   Số giáo dân tham dự Thánh lễ năm 2021 là 4,3 % , giảm so với năm 2020 là 5,9%. Làn sóng số người tín hữu Công giáo quay lưng ra khỏi Giáo Hội năm 2021 đạt tới mức kỷ lục 359.338 người (so với năm 2020 có 221.390 người, năm 2019 có 272.771 người xin ra khỏi nhà thờ).   Con số thống kê về tình trạng số người quay lưng xin ra khỏi Giáo hội nước Đức thật ảm đạm. Con số mất mát này nhiều hơn tổng số giáo dân sống giữ đạo của giáo Phận Vinh bên Việt Nam với 296.636 giáo dân, và nhiều hơn cả số giáo dân sống giữ đạo của Giáo phận Long Xuyên với 232.526 giáo dân.   Theo dự đoán năm 2060 số người tín hữu Chúa Kitô, cả Giáo hội Công giáo và Tin lành, sẽ còn giảm nữa, có thể không đạt tới một phần ba dân số toàn nước Đức. Ngày xưa cách đây hàng trăm năm những vị Thừa Sai xuất thân từ bên Âu Châu, nôi của đạo Công giáo, nôi nền văn minh Kitô giáo, sang truyền giáo gieo vãi tin mừng đạo Công giáo đến các nước bên Á Châu, Phi Châu, Nam Mỹ…Nhưng ngày nay chính Giáo Hội địa phương nơi đây đang lâm vào tình trạng con đường khủng hoảng suy giảm đưa ra những đề án canh tân xét lại thu gọn nhỏ lại về số lượng lẫn cả chất lượng.   Dẫu vậy, Lời Chúa Giêsu đoan hứa từ ngàn xưa vẫn luôn là đà sức lực, điểm tựa cho đời sống đức tin hôm qua, hôm nay và ngày mai: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” ( Mt 28, 20)./. Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long  
......

Neustadt - Đức Quốc, Hội Chợ Dân Chủ 2022

......

Đức mới bắt giam một nghi can người Việt trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp) Nghi can Lê Tú Anh được cho là người lái chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Gần 5 năm sau khi gây án, Lê Tú Anh, người hiện đã bị bắt, có lẽ cảm thấy tình hình đã an toàn nên anh ta đã tự ý quay trở lại Praha, nơi sinh sống trước khi gây án.   Sau gần 5 năm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, một nghi can thứ hai đã bị bắt giữ với cáo buộc hoạt động gián điệp, cũng như hỗ trợ và tiếp tay cho vụ bắt cóc.   Công dân Việt Nam Lê Tú Anh bị bắt tại thủ đô Praha của CH Séc vào ngày 15.04.2022 theo lệnh truy nã châu Âu ra ngày 11.06.2019 cũng như lệnh truy nã của Cộng hòa Liên bang Đức ra ngày 02.11.2017 và hiện đã bị dẫn độ sang Đức hôm qua thứ Tư ngày 01.06.2022.   Lê Tú Anh bị cáo buộc hoạt động gián điệp, theo dõi và được sử dụng làm tài xế cho các hoạt động bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là các hoạt động ở cấp thấp trong hệ thống mật vụ Việt Nam.   Sau 11 tháng đến Đức xin tỵ nạn, Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin ngày 23.07.2017 cùng với người tình Đỗ Thị Minh Phương đến từ Việt Nam.   Việc tổ chức vụ bắt cóc được cho là nằm trong tay của Phó Cục trưởng Cục Tình báo Việt Nam Đường Minh Hưng, người đã từ Việt Nam đến Berlin vào thời điểm đó, và cánh tay phải của ông là các sĩ quan tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.   Lê Tú Anh sinh sống tại CH Séc và bị lệnh bắt giam từ đầu tháng 11 năm 2017, nhưng đã kịp thời trốn về Việt Nam giống như Đào Quốc Oai. Khi đó, đồng bọn là Nguyễn Hải Long ở lại, sau đó bị bắt và bị Tòa thượng thẩm Berlin kết án 3 năm 10 tháng tù hồi năm 2018.   Gần 5 năm sau khi gây án, Lê Tú Anh, người hiện đã bị bắt, có lẽ cảm thấy tình hình đã an toàn nên anh ta đã tự ý quay trở lại Praha, nơi sinh sống trước khi gây án.   Lê Tú Anh là nghi can lái chiếc xe bắt cóc Trịnh Xuân Thanh   Ngày 18.07.2017 Nguyễn Hải Long đi thuê một chiếc xe BMW X5 tại Thủ đô Praha của CH Séc và giao xe này cho Lê Tú Anh lái sang Berlin cùng với Đào Quốc Oai (cũng là người sinh sống tại CH Séc). Sau khi đến Berlin, cả hai đã chạy đến khách sạn "Berlin Berlin" để gặp Trung tướng Đường Minh Hưng và hai trợ lý của ông đang ở khách sạn này từ ngày 16.07.2017. Khách sạn „Berlin, Berlin“ thuận lợi cho việc giám sát theo dõi vì nằm rất gần khách sạn Sheraton, nơi Đỗ Thị Minh Phương và Trịnh Xuân Thanh hẹn hò gặp nhau từ ngày 19.07.2017.   Ngày 19.07.2017 Lê Tú Anh đã lái xe BMW X5 chở Trung tướng Đường Minh Hưng và những người kể trên đến sân bay Tegel của Berlin để chờ máy bay của Đỗ Thị Minh Phương đáp. Sau khi nhìn thấy Đỗ Thị Minh Phương rời phi trường và dùng Taxi đi về khách sạn Sheraton, thì Lê Tú Anh lái xe BMW X5 bám sát phía sau, nhóm bắt cóc đã theo dõi cặp tình nhân Trịnh Xuân Thanh – Đỗ Thị Minh Phương trong mọi chuyển động của hai người này suốt ngày đêm.   Ngày 20.07.2017 Nguyễn Hải Long đi thuê chiếc xe thứ hai hiệu Volkswagen Multivan T5 và lái sang Berlin. Sau khi đến Berlin, Nguyễn Hải Long đi đến khách sạn "Berlin Berlin" và đã có cuộc gặp ngắn giữa Nguyễn Hải Long, Trung Tướng Đường Minh Hưng, Lê Anh Tú và Đào Quốc Oai.   Ngày 21.07.2017 Đại tá tình báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức Nguyễn Đức Thoa đã đến khách sạn Syller Hof để hỏi đặt 2 phòng. Sau khi đặt phòng, Tướng Đường Minh Hưng dọn vào khách sạn này và chỉ thị cho Nguyễn Hải Long và Đào Quốc Oai lái chiếc xe BMW X5 trở lại Praha và ngày hôm sau Long mang xe này trả lại chỗ thuê xe.   Ngày 23.07.2017 Tướng Đường Minh Hưng đã rời khách sạn Syller Hof từ sáng sớm. Cuộc bắt cóc đã diễn ra vào lúc 10 giờ 47 phút khi cặp tình nhân đang đi dạo trong công viên Tiergarten giữa trung tâm Berlin. Nhóm bắt cóc đã dùng bạo lực bắt giữ và khiêng Trịnh Xuân Thanh, Đỗ Thị Minh Phương vào trong xe Volkswagen Multivan T5 và chạy vào trong Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Và nghi can Lê Tú Anh được cho là người lái chiếc Volkswagen này mang bản số xe của CH Séc. Theo bộ luật hình sự Đức StGB, với tội trạng hoạt động gián điệp và tiếp tay cưỡng đoạt tự do, nghi can Lê Tú Anh có thể bị kết án lên đến mức 10 năm tù./.   Tham khảo:   https://www.presseportal.de/blaulicht/pm/14981/5238335   https://taz.de/Verschleppung-von-Trinh-Xuan-Thanh/!5858850/   https://www.spiegel.de/politik/deutschland/entfuehrungsfall-in-berlin-vietnamese-nach-deutschland-ausgeliefert-a-f0e6ebf4-dc65-4694-9693-7f9b0124d366  
......

Thủ tướng Đức Scholz hứa trang bị cho Ukraine hệ thống phòng không hiện đại nhất

Thủ tướng Olaf Scholz thuyết trình trước Quốc Hội Đức DER SPIEGEL Nguyễn Xuân Hoài Thủ lĩnh phe đối lập Merz tuyên bố "bước ngoặt thời đại" mà Thủ tướng Scholz hứa hẹn đã tan ra mây khói. Ông Thủ tướng đã trực tiếp đáp trả cuộc tấn công này và thông báo về việc giao vũ khí mới cho Ukraine Cách đây 3 tháng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz (SPD) đã tuyên bố về một "bước ngoặt" trong chính trường Đức, vài ngày sau khi bắt đầu cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Điều này hiện là chủ đề của cuộc tranh luận chung tại Quốc Hội Đức (Bundestag). Ông Scholz đã sử dụng diễn đàn này để hứa với Ukraine về việc cung cấp hệ thống phòng không Iris-T hiện đại. Nó sẽ giúp bảo vệ an toàn các thành phố của Ukraine khỏi các cuộc không kích của Nga. Ngoài ra, các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ được cung cấp một radar theo dõi có thể phát hiện pháo binh của địch, Scholz cho biết tại Bundestag. Lãnh đạo phe liên minh và lãnh đạo phe đối lập  Friedrich Merz (CDU) trước đó đã công kích mạnh mẽ Scholz về đường lối của ông trong chính sách đối với Ukraine. Ông Merz nói, Scholz chỉ nói rằng Nga (Russland) không được thắng trong cuộc chiến này và Ukraine phải tồn tại. Nhưng tại sao Scholz không nói rằng Ukraine phải thắng cuộc chiến và Nga ít nhất phải rút khỏi đường giáp ranh trước ngày 24 tháng Hai? “Sao ông không nói?” Merz hỏi. "Có chương trình nghị sự thứ hai không?" Trong Liên minh châu Âu, "bây giờ chỉ có sự phẫn nộ, có sự thất vọng về vai trò không rõ ràng của Đức và có sự khó chịu thực sự với thủ tướng và chính phủ của ông". Một tháng sau khi quyết định cung cấp vũ khí ở Bundestag được đưa ra, quân đội Ukraine vẫn chưa nhận được gì từ Đức (Deutschland) . Trong bài phát biểu được hoan nghênh nhiệt liệt hồi tháng hai, Scholz đã hứa về một "bước ngoặt". Bây giờ ông ấy đứng đàng sau các đòi hỏi đó "mọi thứ ông ta nói ở đó đều đã bốc hơi không biết biến đi đàng nào". Chính phủ tìm cách "dùng tiền để lấp đầy các vấn đề và tránh bất kỳ quyết định chính trị nào". Khái niệm về một bước »không biết biến đi đàng nào«. Scholz làm dịu câu trả lời của mình, mặt khác ông tấn công mạnh mẽ ông Merz. "Ông đã bỏ qua mọi thứ ở đây," Scholz nói với Merz. Scholz liệt kê các loại vũ khí mà Đức đã cung cấp và nhấn mạnh rằng Bundeswehr, đã làm nhiều việc, trong đó có việc đưa những người lính Ukraine bị thương nặng đến Đức để điều trị. Ông cũng từ chối đưa ra các tuyên bố về việc Ukraine nên tiến hành cuộc chiến này như thế nào. Scholz nói: “Thật là kiêu ngạo khi có một cuộc thảo luận ở đất nước này về những gì Ukraine nên quyết định một cách đúng đắn. Riêng ông thì chắc chắn rằng: Putin sẽ không được đạt được mục tiêu của ông ta. Scholz cũng đề cập đến các cuộc điện đàm mà ông và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thực hiện với người đứng đầu Điện Kremlin Wladimir Putin để kết thúc chiến tranh. Để trả lời ông Merz về chỉ trích đối với tình trạng của Bundeswehr ông Scholz cho rằng chính các chính trị gia của Liên minh, với tư cách là bộ trưởng quốc phòng, đã tiết kiệm đến mức quân đội bị èo ợt. “Chính phủ do Liên minh lãnh đạo đã điều hành hoạt động của nhà nước này trong những năm qua.”... Cuộc thảo luận tại Quốc hội đề cập bên cạnh vấn đề cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukrain là gói cứu trợ nhằm giảm gánh nặng đối với người dân Đức để đối phó với tình trạng giá cả leo thang do chiến tranh./.
......

Người Việt Nam tị nạn quyên góp 7.000 euro hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine

Vietnamesische Flüchtlinge spenden 7000 Euro für Ukraine-Nothilfe Van Ri Nguyen weiß, was Krieg und Flucht bedeuten. Vor über 40 Jahren ist er mit seiner Familie aus Vietnam geflüchtet – er kann sich vorstellen, was Menschen in und aus der Ukraine seit Monaten durchmachen. Für sie hat er jetzt unter den in Deutschland lebenden Vietnamesen erneut viel Geld gesammelt. 7.080 Euro sind bei der jüngsten Spendenaktion zusammengekommen, die Van Ri Nguyen in seiner Eigenschaft als stellvertretender Vorsitzender des Bundesverbandes vietnamesischer Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland (Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức) gestartet hat. Einmal mehr hatte der 69-Jährige die in Mönchengladbach und Umgebung, Berlin, Hamburg, Frankfurt und anderswo in Deutschland lebenden Vietnamesen nicht nur aufgerufen, sondern auch viele persönlich angerufen oder ihnen geschrieben. So konnte er zahlreiche Einzelspenden in Höhe von 30, 40 oder 50 Euro verbuchen. Auch bei Gottesdiensten wurde für die Ukraine-Nothilfe gesammelt.  Einen symbolischen Spendenscheck überreichte Van Ri Nguyen jetzt gemeinsam mit dem pensionierten Mönchengladbacher Pfarrer Johannes van der Vorst an Frank Polixa, Geschäftsführer des Caritasverbandes Region Mönchengladbach, der das Geld an Caritas international weiterleitete. "Ich möchte mich bedanken, denn ich habe hier in Deutschland Heimat und Freiheit gefunden", sagte Van Ri Nguyen, der sich seit Jahrzehnten für Menschen in Not einsetzt. Er selbst flüchtete 1981 mit seiner Familie vor den kommunistischen Machthabern in Vietnam. Mit 95 anderen Flüchtlingen trieben sie sechs Tage in einem Boot im südchinesischen Meer. In höchster Not wurden die Flüchtlinge vom deutschen Rettungsschiff "Cap Anamur" an Bord genommen. Als sogenannte "Boat People" kamen sie nach Deutschland. Van Ri Nguyen ließ sich mit seiner Familie in Mönchengladbach nieder. Hier besuchte er eine Sprachschule, machte eine Ausbildung zum Schlosser und arbeitete rund 34 Jahre beim Unternehmen Voith Paper Krieger, bis er 2019 in den Ruhestand ging. Etwa 1.500 Vietnamesen leben in der Region Mönchengladbach, Viersen, Nettetal, sagt der achtfache Vater, der seit 1991 deutscher Staatsbürger ist. Seit vielen Jahren engagiert er sich auf vielfältige Weise ehrenamtlich, unter anderem im Verein der vietnamesischen Flüchtlinge, bei den vietnamesischen Katholiken in Mönchengladbach und auf Bundesebene. Van Ri Nguyen wurde mehrfach ausgezeichnet, erst im vergangenen Jahr verlieh ihm Bundespräsident Frank-Walter Steinmeier für sein außerordentliches Engagement und seine beeindruckende Lebensleistung das Bundesverdienstkreuz am Bande. "Es macht in dieser schwierigen Zeit einfach Mut, dass es Menschen wie Van Ri Nguyen und die vielen Spenderinnen und Spender aus der vietnamesischen Gemeinschaft gibt, die für andere da sind", sagte Caritas-Geschäftsführer Frank Polixa während des Treffens mit Van Ri Nguyen und Pfarrer van der Vorst. Die mehr als 7.000 Euro leisteten einen wertvollen Beitrag, um die Not von Menschen in und aus der Ukraine zu lindern. Quelle: Caritasverband Region Mönchengladbach  
......

Tại sao nước Đức đã có loại vaccine hàng đầu BioNTech mà còn phải nhập Novavax của Mỹ?

Lưu Thủy Hương   Tuần này chính phủ Đức nhập vaccine Novavax về, dự định là 34 triệu liều trong năm 2022.   Tại sao nước Đức đã có loại vaccine hàng đầu BioNTech mà còn phải nhập Novavax của Mỹ?   Novavax (Nuvaxovid) của Mỹ là loại vaccine virus bất hoạt có hiệu quả cao nhất trong các loại vaccine chống cúm (vaccine chống cúm mùa hiệu quả trung bình là 60%). Đối với chủng Alpha và Beta, Novavax có thể giảm 90% triệu chứng. Đối với các biến chủng khác, nó cũng có hiệu quả rất tốt. Nhiều người chống vaccine ở Đức đưa ra lý lẽ: vaccine vectorvirus (AstraZeneca, J&J) và vaccine mRNA (BioNTech, Moderna) là loại công nghệ quá mới, có nhiều điều nguy hại chưa thể khảo sát hết - so sánh với vaccine virus bất hoạt đã có từ thời Louis Pasteur đến nay đã gần 150 năm. Vaccine virus bất hoạt, loại vaccine có phương pháp cổ truyền nhất với gần 150 năm nghiên cứu và khảo sát, loại vaccine từng đưa thế giới ra khỏi bóng đêm chết chóc của dịch bệnh. Novavax, loại vaccine do một công ty hàng đầu ở Mỹ nghiên cứu và sản xuất. Có gì để than phiền, thắc mắc nữa không? Để mở cửa trở lại cuộc sống bình thường vào ngày 20 tháng Ba, chính phủ Đức đã chọn con đường dài và an toàn. Nhập vaccine virus bất hoạt riêng cho người chống tiêm chủng - nhân đạo hay chiến thuật chính trị? Theo tôi là cả hai. Chính phủ Đức luôn đặt tính mạng và lợi ích của người dân lên hàng đầu, truyền thống chính trị của Đức từ sau thế chiến là vậy. Nhưng dân Đức là giống thông minh, cứng đầu, lì lợm và luôn mang tính đòi hỏi. Để lãnh đạo được người Đức, chính quyền phải cực kỳ khôn khéo và cứng rắn - nhưng không được mưu mô, người Đức rất ghét kẻ mưu mô. Bởi vậy, vaccine Novavax được nhập về với mục đích được công khai trên truyền thông: theo sau vaccine này sẽ là lệnh tiêm chủng bắt buộc! Ai muốn gì có nấy. Sẽ không còn gì để đòi hỏi nữa. Chỉ còn một điều duy nhất: thực hiện lệnh của chính phủ “do chính họ bầu ra”. (Xin đừng so sánh với tình hình Việt Nam, vì các mặt bằng chính trị, y tế, kinh tế quá khác nhau)./.  
......

Báo Đức viết về nạn người Việt đe dọa, tấn công người Đức gốc Việt

Thanh Bình Hôm 17.02.2022, trên tờ Sächsische Zeitung (Báo Sachsen) https://www.saechsische.de/freital/vietnam-freital-binh-le-kritiker-mobbing-sachsen-5628364-plus.html có đăng bài về tệ nạn những người Việt sống tại Đức nhưng lại thờ chính quyền của đcsvn tại VN đe dọa, tấn công những người đồng hương và tấn công cả NGƯỜI ĐỨC GỐC VIỆT như tôi, chỉ vì tôi lên tiếng chống tham nhũng tàn phá Đất nước; chống TQ xâm lược và đòi bảo vệ Công lý, Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Chúng vu khống tôi là “PHẢN ĐỘNG CHỐNG NHÀ NƯỚC” và kêu gọi nhau “ghè gẫy hai hàm răng” hay “vả vỡ mồm” tôi. Rất may tôi lại được báo chí quan tâm và cơ quan cảnh sát điều tra chống tội phạm Đức đưa vào diện được bảo vệ cá nhân. Tôi tạm dịch nhanh và chụp bài báo trên đưa lên để bạn đọc cùng lên tiếng giáo dục và mở mắt cho lũ TỘI PHẠM người Việt đang cư ngụ nhờ nước Đức Tự Do mà lại chống phá và vi phạm Pháp Luật Đức nghiêm trọng này. Cám ơn Nhà Báo Marina Mai đã quan tâm tới những chuyện gây rối trong Cộng đồng Người VN sống Tại Đức vừa qua và lên tiếng để bảo vệ cho những người phản biện chế độ KHÔNG TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN và BẤT CÔNG tại VN như tôi. Thanh Bình 17.02.2022 BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI PHẢN BIỆN CHẾ ĐỘ? Bài của Nhà Báo Marina Mai Bình bày tỏ sự đoàn kết với những người chỉ trích chính trị Việt Nam trên Internet. Giờ đây, chính cô ấy trở thành mục tiêu của sự đe dọa và các cuộc tấn công khiếp hãi. Khi Bình Lê đi từ Freital đến Berlin, cô ấy rất cẩn thận. Cô ấy chỉ thông báo chuyến đi của mình cho những người bạn thân nhất của cô ấy. Cô ấy đi tàu chứ không đi bằng ô tô và không ở nhà bạn bè mà ở trong khách sạn. Bởi vì nếu chiếc xe của cô ấy được nhìn thấy gần căn hộ của một trong những người bạn của cô ấy tại Berlin, nó có thể gây nguy hiểm cho chính Bình Lê hoặc những người chủ nhà bạn của cô ấy. Người (phụ nữ) Việt này đã nhập quốc tịch Đức từ lâu, luôn lo sợ bị những người thân cận với chính phủ Việt Nam tấn công về thể xác. Trước khi Bình Lê nghỉ hưu, cô là một nữ Doanh nhân thành đạt ở Freital. Cô có một nhà hàng và một số cửa hàng khác nữa và cũng là người đứng đầu một Hội phi lợi nhuận “Vietnamesische Freunde e.V.”. Kể từ khi nghỉ hưu, cô dành sự yêu thích của mình với nghề báo. Trên trang Facebook được nhiều người truy cập bằng tiếng Việt, cô đề cập đến vấn đề chính trị ở Việt Nam. Ở đó, cô ấy chỉ trích, ví dụ, sự tham nhũng ở Việt Nam, bày tỏ chính kiến của cô ấy về sự ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc, cũng như việc thực hiện những án tử hình (oan sai) ở Việt Nam, cô ấy ủng hộ cho Quyền Con Người tại Việt Nam. Vào cuối năm ngoái, Binh Le đã biết về nạn phỉ báng trên internet mà ba người phụ nữ đồng hương của cô ấy ở Berlin là nạn nhân, trong đó có bạn gái của cô ấy, một người Dresdener lâu năm mới chuyển đến Berlin không lâu: Có kẻ nào đó gần như hàng ngày bôi nhọ hình ảnh những người phụ nữ này và gửi cho tất cả những người quen trong Facebook của họ trên khắp thế giới. Những người phụ nữ đã bị mô tả biến dạng là có hàm răng không giống ai, với mái tóc như của phù thủy, hàm dưới chìa ra như của con khỉ đột và cái đầu được cắm trên một bộ xương. Thêm nữa, những bài viết này được viết bằng Tiếng Việt cũng như hình minh họa đã làm tổn thương cá nhân những người phụ nữ này rất lớn. Các hành vi bạo lực đối với những phụ nữ này đã được kêu gọi, ví dụ như: đánh gẫy răng. Cảnh sát Berlin đang vào cuộc điều tra những lời đe dọa và lăng mạ đó. Binh Le thể hiện tình đoàn kết của cô ấy trên trang Facebook của mình với các nạn nhân bị bắt nạt, mà một trong số họ đã phải nhập viện vì bị ảnh hưởng thần kinh do bị sỉ nhục. Cũng vì thế bắt đầu những lời phỉ báng chống lại cô ấy và nó vượt quá những gì mà những phụ nữ sống tại Berlin đã trải qua. Một bức ảnh vệ tinh về ngôi nhà của cô ấy đã được đăng tải trên mạng cùng với những lời lăng mạ và đe dọa (hành hung). Từ đó cô ấy luôn lo sợ. Trong trường hợp của Binh Le, những lời đe dọa có yếu tố chính trị vì những lời chỉ trích nổi tiếng của cô đối với nền chính trị Việt Nam: Cô bị cáo buộc là (phản động) thành viên của Việt Tân. Bình Lê bác bỏ điều đó. Việt Tân là một tổ chức lưu vong bị VN coi là một nhóm khủng bố, nhưng theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc thì đây là một “tổ chức ôn hòa hoạt động vì cải cách dân chủ.” Song ai bị nghi ngờ là thành viên Việt Tân cũng có thể gặp nguy hiểm ngay tại Đức, nơi mà những mật vụ Việt Nam hoạt động rất mạnh. Vào tháng 11, một tuyên truyền viên cho chính phủ sống tại Việt Nam đã đăng một video lên mạng xúc phạm Binh Le là (phản động) thành viên của Việt Tân. Người phụ nữ Sachsen có lý do để tin rằng video này do người Việt Nam sống ở Berlin đặt làm và trả tiền. Ông Mako Laske của trụ sở cảnh sát tại Dresden xác thực có 2 cuộc điều tra về việc bị đe dọa và phỉ báng đối với Binh Le. “Theo tình hình điều tra hiện nay, không thể loại trừ động cơ chính trị. Đó là lý do tại sao an ninh tiểu bang đã tiếp nhận cuộc điều tra.” Nó đang được kiểm tra xem sở cảnh sát thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Bang Sachsen yêu cầu đánh giá về mối đe dọa, điều này sẽ dẫn đến việc Binh Le nhận được sự bảo vệ cá nhân. Việc người Đức gốc Việt bị chính đồng bào thân cận với chính quyền Hà Nội đe dọa, tấn công là không có gì mới. Kể từ năm 2017, cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từng trốn sang Đức đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc từ Berlin đưa về Hà Nội, nơi ông bị giam giữ cho đến nay, nên các cơ quan an ninh nhà nước Đức đã theo dõi kỹ hơn. Tại Berlin, hai nhà báo Việt Nam đã được bảo vệ cá nhân từ năm 2018, ở Hessen một người đàn ông nữa cũng được bảo vệ từ năm 2021./.  
......

Đức tiếp tục viện trợ hơn 2,5 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam

Hơn 2,5 triệu liều vắc-xin Moderna của chính phủ Đức viện trợ Việt Nam.  RFA Vào ngày 14/12 lô 2.558.000 liều vắc-xin COVID-19 Moderna do chính phủ Đức viện trợ thông qua cơ chế COVAX đã về tới Việt Nam. Truyền thông nhà nước loan tin dẫn thông tin từ Đại sứ quán Đức tại Việt Nam như vừa nêu. Theo thông tin của Đại sứ quán Đức, lô vắc-xin hơn 2,5 triệu liều này nằm trong gói viện trợ vắc-xin và thiết bị y tế cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại chính phủ Đức đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 45.197.910 liều văc-xin phòng COVID-19 thông qua cơ chế COVAX. Thống kê của Bộ Y tế tính đến ngày 14/12 cả nước đã tiêm trên 133 triệu liều vắc-xin, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 96% và tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 79% dân số từ 18 tuổi trở lên. Có 42/63 tỉnh thành đã tiêm mũi 1 cho trên 90% người dân, trong đó 30 tỉnh đạt hơn 95%. Chính phủ Việt Nam chuyển chiến lược sang “sống chung với COVID-19” sau sự thất bại của chiến lược “Zero COVID”. Tuy vậy, các ca lây nhiễm vi-rút corona chủng mới và số ca nhập viện tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây, sau khi các biện pháp phong toả diện rộng chấm dứt. Tổng số ca nhiễm ở Việt Nam tính đến chiều ngày 14/12 đã đạt con số hơn 1.443.648 ca nhiễm chỉ từ cuối tháng tư năm nay, trong khi số ca tử vong hiện đã lên đến hơn 28.000 ca.  
......

Hàng chục container chứa chất thải nhựa từ Đức trên đường đến VN bị chặn

Hình minh họa. RFA 37 container chất thải nhựa của Đức chuẩn bị xuất khẩu sang Việt Nam đã bị một tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ ngăn chặn. Trang The Maritime Executive đưa tin hôm 6 tháng 12. Tin cho hay Mạng lưới Hành động Basel (BAN) cho biết đã thành công trong nỗ lực chặn việc vận chuyển chất thải nhựa xuất phát từ Đức đến Hải Phòng, sau khi tổ chức phi chính phủ này gửi thư cảnh báo tới các cơ quan quản lý lô hàng chất thải và các đại diện công ty vận chuyển COSCO. 37 container đang được chất lên tàu chở hàng của COSCO tại cảng Piraeaus của Hy Lạp nhưng bị Cơ quan Hải quan Hy Lạp yêu cầu dừng lại. Giám đốc Điều hành của BAN Jim Pucket lên án chính phủ Đức đã cho phép xuất khẩu chất thải của nước này đến Hy Lạp để chuyển hướng sang Việt Nam khi việc xuất khẩu trực tiếp từ Đức sang Việt Nam đã bị cấm đoán. Theo BAN, 16 container chất thải của Đức đã lên đường đến Hải Phòng vào đầu năm nay và còn thêm 80 container đang chờ vận chuyển từ Thổ Nhĩ Kỳ. Sự việc xảy ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang thắt chặt các quy định vận chuyển chất thải để ngăn chặn việc chuyển rác từ các nước giàu có sang các nước nghèo hơn.     
......

Tập Cận Bình trao tặng Thủ tướng Đức Merkel danh hiệu “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”

Die Welt  Maximilian Kalkhof Hiếu Bá Linh, biên dịch 6-12-2021 Thỏa thuận liên minh Đỏ-Vàng-Xanh (liên minh 3 đảng SPD – FDP – Đảng Xanh cầm quyền nước Đức) công khai nêu ra các xung đột với Trung Quốc. Tân Chính phủ liên bang Đức rời bỏ đường lối của Angela Merkel: Im lặng đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock đã tuyên bố một đường lối cứng rắn hơn – Bắc Kinh phản ứng lập tức. *** Khi kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao tặng bà Angela Merkel một danh hiệu thể hiện rõ tầm quan trọng của bà Thủ tướng Đức đối với nhận thức về Trung Quốc trên thế giới. Trong cuộc gọi điện video vào tháng 10, ông Tập Cận Bình đã gọi người đứng đầu chính phủ Đức sắp mãn nhiệm là “người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”. Ở Bắc Kinh, đó không phải là một từ ngữ thông thường, mà là một danh hiệu vinh dự. Cho đến nay, chỉ có 600 người được vinh danh với danh hiệu này, như một nhà báo Trung Quốc cho biết. Như thế (với danh hiệu này), Merkel đứng chung hàng với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau này là các nhà độc tài Fidel Castro, Robert Mugabe và Hugo Chávez, nhưng cũng đứng chung hàng với cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon và người sáng lập Microsoft Bill Gates. Danh hiệu vinh dự này cho thấy những gì mà bà Thủ tướng Đức đã làm lợi cho Bắc Kinh. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung Quốc xấu đi thảm hại, bà Merkel là một mỏ neo cho sự ổn định của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh không phải lo sợ bị bà chỉ trích trên công luận. Điều đó bây giờ đang thay đổi. Tuy nhiên, với sự ra đi của Angela Merkel, câu hỏi về mối quan hệ của Đức với Trung Quốc lại nảy sinh. Hai tác nhân sẽ định hình chính sách của chính phủ liên minh Đỏ-Vàng-Xanh đối với Trung Quốc ở mức độ trọng yếu: Thứ nhất là tân Thủ tướng Olaf Scholz (63 tuổi, thuộc đảng SPD) và thứ hai, tân Bộ trưởng Ngoại giao Annalena Baerbock (40 tuổi, thuộc Đảng Xanh). Nhân vật thứ hai có lập trường đối với Cộng hòa Nhân dân cứng rắn hơn nhiều so với người đứng đầu chính phủ tương lai. Gần đây nhất, trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Đức “taz”, thậm chí bà không loại trừ việc tẩy chay Thế vận hội mùa đông ở Trung Quốc. “Có nhiều cách  khác nhau để ứng phó với các chính phủ, điều này chắc chắn sẽ được thảo luận trong những tuần tới“, nhà lãnh đạo Đảng Xanh nói. Bắc Kinh phản ứng lập tức: Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin cảnh báo về một cuộc đối đầu giữa hai nước. “Điều mà  chúng ta cần là những người xây cầu (nối liền) thay vì những người xây tường (ngăn cách)”, một nữ phát ngôn viên của Đại sứ quán viết trong một tuyên bố. Thỏa thuận liên minh giữa SPD, Đảng Xanh và FDP cung cấp các dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ như thế nào trong tương lai. Thỏa thuận liên minh gồm 177 trang đề cập đến Trung Quốc mười hai lần (Nga sáu lần). Sau một vài đề cập rải rác trong các chương, hai đoạn riêng biệt được dành riêng cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong chương “Trách nhiệm của Đức đối với Châu Âu và Thế giới”. Một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của bà Merkel Điều đáng ngạc nhiên đầu tiên và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nó rõ ràng và ít uyển ngữ (mỹ từ) hơn ngôn ngữ của bà  Merkel. Điều đáng chú ý là trong thỏa hiệp, liên minh Đỏ-Vàng-Xanh công khai nói đến bốn điểm xung đột với Trung Quốc. Đó là: Yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích biển giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia. Các thẩm phán tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Hay đã bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc vào năm 2016. Nhưng Bắc Kinh làm ngơ phán quyết này. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ “trên cơ sở luật biển quốc tế”, đây là một cú đâm bên hông vào việc Bắc Kinh không sẵn lòng công nhận phán quyết trọng tài ở La Hay. Sự độc lập của Đài Loan Bắc Kinh coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình. Nhưng trên thực tế, Đài Loan là một quốc gia độc lập chưa bao giờ nằm ​​dưới sự kiểm soát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh yêu cầu “sự thay đổi hiện trạng ở eo biển Đài Loan chỉ có thể được thực hiện một cách hòa bình và theo thỏa thuận của hai bên“. Vi phạm nhân quyền ở Tân Cương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thiết lập một hệ thống trại giam và lao động cưỡng bức ở tỉnh phía tây bắc nhằm đàn áp một cách có hệ thống người thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh muốn “đưa ra làm chủ đề” những vi phạm nhân quyền này. Tình hình ở Hồng Kông Năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra “luật an ninh quốc gia” ở Đặc khu hành chính để  chống lại những người ủng hộ dân chủ trong quốc hội và xã hội dân sự. Luật này vi phạm nguyên tắc tự trị “một quốc gia, hai hệ thống” của Hồng Kông. Liên minh Đỏ-Vàng-Xanh quan tâm đến việc làm cho nguyên tắc đó “được phục hồi”. Mặc dù liên minh Đỏ-Vàng-Xanh cứng rắn đối với Trung Quốc hơn nhiều so với Thủ tướng Merkel, nhưng ở Bắc Kinh cho đến nay thỏa thuận liên minh vẫn không gây ra nhiều điều hơn là một vết nứt. Phạm vi cho những thay đổi bước ngoặt trong quan hệ Đức – Trung Quốc là giới hạn, tờ “Thời báo Hoàn cầu”, cơ quan ngôn luận quốc tế của những người cộng sản Trung Quốc, viết trong một bài xã luận như thế. Sẽ không có gì nhiều hơn là những cuộc đấu khẩu nhỏ trong liên minh Đỏ-Vàng-Xanh. Ý chính bài viết: Không quốc gia nào trên thế giới – và chắc chắn không phải là Đức – có thể đủ khả năng để làm phiền Trung Quốc hùng mạnh. Nhưng nếu tình hình trở nên khó khăn, tờ báo hô hào chủ nghĩa dân tộc này viết thêm, Trung Quốc sẽ “để đạn bay trong chốc lát”. Về cơ bản, ngôn ngữ kiên quyết đối với Trung Quốc là tốt, Mareike Ohlberg, nữ  chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức ở Berlin, nói về thỏa thuận liên minh. Nhiều điểm khá mơ hồ, nhưng thỏa thuận liên minh đưa ra những điểm khởi đầu cho những kế hoạch cụ thể hơn. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ trích đề xuất về vấn đề Hồng Kông. Bà nói: “ ‘Một quốc gia, hai hệ thống’ rất tiếc là hầu như đã chết và cực kỳ khó có thể phục hồi nguyên tắc này. Ở đây, có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nếu đưa ra những biện pháp trừng phạt cụ thể đối với ‘luật an ninh quốc gia’.” Andreas Fulda, giáo sư tại Đại học Nottingham, cũng đánh giá tương tự. Từ sự tan rã của xã hội dân sự Hồng Kông, tân chính phủ liên bang Đức rốt cuộc phải rút ra được kết luận đúng đắn. “Để ít nhất là làm cho việc trang bị vũ khí khổng lồ của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí của Đức phải được thắt chặt“, chuyên gia Trung Quốc yêu cầu. “Công nghệ lưỡng dụng của Đức không được tiếp tục sử dụng để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc“. Maximilian Kalkhof - Hiếu Bá Linh, biên dịch  
......

Bài phát biểu của bà Merkel trong đại quân lễ chia tay chiều tối ngày 2.12.2021

Bà Merkel phát biểu   „Những năm tháng đó đã thử thách bản thân tôi về mặt chính trị và con người“ „Kính thưa ngài Tổng thống Liên bang, Kính thưa bà Chủ tịch Quốc hội, Kính thưa Quý vị và Đồng bào yêu quí,   Ngày hôm nay, khi đứng trước Quí vị, thì điều tôi cảm nhận trước hết là: Lòng biết ơn và Sự khiêm cung - Sự khiêm cung trước chức vụ mà tôi đã được phép đảm nhiệm bấy lâu nay; Lòng biết ơn về sự tin tưởng mà tôi đã được phép trải nghiệm.   Tôi luôn ý thức rằng lòng tin là tài sản quan trọng nhất trong chính trị.   Tất cả những điều đó không phải tự nhiên mà có và chính vì thế tôi xin cảm ơn tất cả từ tận đáy lòng mình.   Tôi cũng xin cảm ơn bà Bộ trưởng Quốc phòng, Annegret thân mến và Quân đội Liên bang đã tổ chức Đại quân lễ - đặc biệt là tại địa điểm của toà nhà Bendler, nơi rất quan trọng trong lịch sử của chúng ta. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới đội Quân nhạc của Quân đội (Bundeswehr) - đã cố gắng tổ chức buổi lễ chia tay trong điều kiện khó khăn của đại dịch.   Trước tiên, tôi đặc biệt nghĩ đến những người, mà giờ này họ đang chống lại làn sóng thứ tư của đại dịch bằng tất cả sức lực của mình, những người đang làm mọi thứ để cứu và bảo vệ mạng sống: các bác sĩ, y tá trong bệnh viện, đội tiêm chủng, sự chung tay giúp đỡ của Quân đội và các tổ chức hỗ trợ.   Họ xứng đáng được nhận sự cám ơn đặc biệt và đánh giá cao nhất từ nơi tôi và tất cả chúng ta.   Hôm nay trong một cuộc họp, tôi đã cùng với những người đứng đầu chính quyền của các Bang hội ý về các biện pháp tiếp theo để chống dịch.   Bây giờ, sau một vài tiếng đồng hồ và trong khung cảnh của buổi lễ này, tôi được phép chia tay quí vị sau 16 năm làm Thủ tướng Liên bang.   Rất ít khi có sự kết nối thời gian một cách đáng kinh ngạc mà chúng ta hiện đang sống trong đó.   16 năm ròng làm Thủ tướng Liên bang đầy biến cố và thách thức. Những năm tháng đó đã thử thách tôi về mặt chính trị và con người đồng thời cũng luôn làm cho tôi thoả mãn.   Đặc biệt, hai năm qua của đại dịch đã cho thấy lòng tin trong chính trị, khoa học và xã hội quan trọng như thế nào, nhưng nó cũng có thể mong manh như thế nào.   Nền dân chủ của chúng ta phát triển mạnh là nhờ khả năng tranh luận phê phán và sự tự điều chỉnh.   Nó tồn tại nhờ sự cân bằng liên tục giữa lợi ích và tôn trọng lẫn nhau.   Nó tồn tại nhờ sự đoàn kết và tin tưởng, hơn nữa từ sự tin tưởng vào các sự kiện thực tế cho nên, bất cứ nơi nào kiến ​​thức khoa học bị phủ nhận, các thuyết âm mưu và sự kích động được truyền bá, đều bị lớn tiếng phản đối. . Nền dân chủ của chúng ta cũng tồn tại từ một thực tế rằng, bất cứ nơi nào thù hận và bạo lực được coi là phương tiện hợp pháp để giành lợi ích riêng, thì lòng khoan dung của chúng ta với tư cách là những người dân chủ làm cho họ thấy giới hạn của mình.   Những thách thức nội tại đa dạng cũng được phản ánh trong chính sách đối ngoại và không chỉ kể từ sau đại dịch.   Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 2008 và cuộc bỏ chạy tìm chỗ nương thân của nhiều người vào năm 2015 đã làm cho chúng ta thấy rõ rằng, để có thể đương đầu với những thách thức lớn lao của thời đại, chúng ta phụ thuộc vào sự hợp tác xuyên biên giới đa quốc gia, vào các thể chế quốc tế và vào công cụ đa phương như thế nào. Những thách thức đó là: Sự biến đổi khí hậu, số hóa và dòng người di cư.   Trong tương lai tôi khuyến nghị Quí vị, hãy luôn nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đó cũng là cách để cảm nhận những quan điểm đôi khi khó chịu và mâu thuẫn của người đối diện nhằm tạo ra sự cân bằng về lợi ích chung. Thưa Quý vị, tôi sẽ không thể nào thực hiện được công việc chính trị của mình, nếu không có sự hỗ trợ đa dạng của những người đồng hành, cả trong nước và quốc tế.   Tôi cảm ơn tất cả các bạn rất nhiều . Cảm ơn các đồng nghiệp của tôi trong Chính phủ Liên bang, Quốc hội và Hội đồng Liên bang Đức.   Tôi cũng rất biết ơn nền văn hóa tranh luận phản biện chính trị mà nhiều quốc gia khác ghen tị với chúng ta.   Tôi nợ những nhân viên thân thiết nhất của tôi một lời cảm ơn đặc biệt vô cùng sâu sắc.   Cảm ơn về tất cả những sự giúp đỡ và ủng hộ và cám ơn gia đình của tôi.   Giờ đây, chính phủ kế tiếp sẽ phụ thuộc vào việc tìm ra câu trả lời cho những thách thức phía trước và định hình cho tương lai của chúng ta.   Về điều này, tôi cầu chúc cho ngài Olaf Scholz thân mến và Chính phủ Liên bang mà bạn sẽ lãnh đạo, mọi điều tốt đẹp nhất, may mắn nhất và nhiều thành công nhất.   Tôi tin rằng, chúng ta có thể tiếp tục tạo dựng tương lai một cách tốt đẹp, nếu chúng ta không làm việc với tâm trạng bất mãn, oán giận, bi quan mà là - như tôi đã nói ba năm trước trong một bối cảnh khác - với niềm vui trong trái tim. Niềm vui đó tôi luôn gìn giữ cho riêng mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong cuộc sống của tôi thời CHDC Đức và càng hơn thế sau này, trong điều kiện tự do.   Đó là hạnh phúc trong trái tim, điều mà tôi muốn chúc tất cả mọi người, chúc cho tổ quốc của chúng ta cũng như chúc cho tương lai.   Cảm ơn Quí vị từ tận đáy lòng mình."   Nguồn: https://www.t-online.de/.../rede-im-wortlaut-das-sagte... Tiếng Việt: bản dịch  Chep Cu http://east-sea.de/.../tieng-viet-bai-phat-bieu-cua-ba.../
......

Đức quốc: Ba đảng bàn nhau xây dựng quốc gia

Nguyễn Doãn Đôn   (Bài viết này tôi lồng chút hư cấu trào phúng vào nhưng không ảnh hưởng gì về tin thật trên báo Đức đăng tải hôm nay 16.10.21)   Thưa bà con Cộng đồng người Việt: Sau 8 tiếng bàn bạc thảo luận sôi nổi và hơi căng thẳng cho đến tận nửa đêm hôm qua 15.10.21 thì cuối cùng hai ông bạn mà tôi mới quen qua loa và một cô bạn trẻ xinh xắn mà tôi đã thân từ lâu, đều trong tình trạng đói và khát. Họ đã cố tình không thèm hỏi ý kiến tôi, tự ý đi đến nhượng bộ cho nhau trong việc lên cầm quyền lãnh đạo nước Đức tới đây. Với sự chỉ dẫn bằng tín hiệu đèn đường liên minh ba màu (Ampel-Parteien). Cả ba người của ba Đảng suốt đêm đã thăm dò nhau, nhượng bộ cho nhau để thảo luận và viết ra 12 trang A 4 - gọi là Sondierungspapier, đề cấp đến 19 điểm lớn. Cô bạn gái tôi (Đảng xanh) thì muốn xe chạy trên cao tốc tối đa chỉ được 130 km /h. Nhưng 2 ông bạn kia hay phóng nhanh, vượt ẩu và biết tôi chắc không khoái lắm nên đã lắc đầu. Thế là hỏng, vì 2 thắng 1. Nhưng em lại thắng quả là đòi loại bỏ tuyệt đối cái trò cho than vào lò đốt khói tùm lum như bên Tầu để sinh ra điện (Kohlenausstieg). Em bảo dứt khoát muộn nhất là đến năm 2030, lẽ ra trước đây mãi đến năm 2038 cơ. Vì khói bụi mù, em và con không chịu được. Em cũng thắng quả là nhận được hàng tỷ Euro để đầu tư vào môi trường, chờ khi nắng lên, em còn tốc váy cho gió lùa vào, leo lên mái nhà hoặc đi đó đây ủng hô, giúp đỡ Doanh nghiệp và dân chúng cũng như Nhà nước dùng năng lượng mặt trời. Nhất là các nơi xây dựng mới là phải có bin mặt trời nằm chềnh ềnh ngửa lên trên mái. Ngoài ra các Đảng cũng nhất trí đầu tư thêm cho Phong điện (Windkraft), giảm xe có động cơ xăng dầu, để đến năm 2035 toàn Châu Âu phải triệt tiêu. Em nhắn tin cho tôi là em còn thắng quả nữa là "Kinder aus dem Armut holen" (Phải kéo trẻ em ra khỏi đói nghèo) - Nghĩa là bà nào chăm đẻ và trót có con vụng trộm với bọn chúng tôi, khi thiếu tiền thì không thèm nhờ khoản bố thí nhỏ giọt của bọn chúng tôi dúi cho nữa. Còn anh bạn Đảng FDP (Đảng vàng) thì cũng thắng quả là cấm hai Đảng kia không được triển khai tự nghĩ ra trò mèo là thu thuế bất động sản (Vermögenssteuer) và tăng Thuế thu nhập bừa bãi (Einkommensteuer). Anh cũng quát tháo um lên là không được vay tiếp cho nợ công phình to ra, phải phanh ngay lại (Schuldenbremse). (Vớ vẩn kiểu vay tiêu làm tượng đài và chia chác làm Biệt Phủ chắc là anh cũng không thích). Họp cả đêm, cả ba đói rã cả họng, nhưng khi ra ngoài mặt anh bạn (Đảng đỏ) của tôi vẫn cố gượng cười trả lời nhà báo trực sẵn ngoài cửa bằng tiếng Đức là: ""Sehr guten Ergebnis"- Ý anh nói là: Cả ba chúng tôi đã đạt được kết quả mỹ mãn. Thực ra cũng đúng là như vậy. Anh Đảng đỏ SPD đã nhận được sự may mắn hơn Đảng liên minh CDU/CSU. Nên đã có cuộc hội tụ này. Cả ba vị Lãnh đạo của 3 Đảng là Annalena Baerbock (đảng Grüne), Olaf Scholz (Đảng SPD) và Christian Lindner (Đảng FDP), tuy mỗi Đảng của họ có Cương lĩnh, Chương trình, mục tiêu, ý tưởng hoạch định đường lối lãnh đạo để xây dựng nước Đức lớn mạnh khác nhau. Nhưng họ đã tìm cách ngồi lại với nhau hàng tháng trời và còn ngồi tiếp nữa vào giữa tuần sau để nhượng bộ, thaỏ luận đi sâu từng vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Theo Thủ tướng tương lai Olaf Scholz thì anh ta sẽ cố thành lập xong Chính phủ trước dịp Lễ Giáng sinh-Tết Noen (Weihnachten). Nghe đâu là giữa tháng 12 này anh sẽ ung dung với tư thế là một vị Thủ tướng mới đi dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh Châu Âu. Và bắt đầu từ thời điểm này người ta sẽ tính cho bà bạn Đồng niên với tôi Angela Merkel là bà đã làm Thủ tướng trong thời gian bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng và bao nhiêu ngày. Như vậy thì thời gian của bà trị vì nước Đức này dài ngang ngửa với Thủ tướng Helmut Kohl. Có thể chỉ kém ít ngày. Thủ tướng Kohl đạt kỷ lục cao nhất là 5.869 ngày (01.10.1982-26.10.1998) Cuối cùng thì như tôi đã viết ở trên là, mỗi Đảng đã đạt được mục tiêu riêng của mình để biến thành đường lối chung trong Chính phủ tới đây. Ngoài ra họ còn thống nhất được những đường lối, sách lược tương đồng, để thỏa thuận với nhau rằng: - Bắt đầu từ năm 2022 mức lương tối thiểu của người lao động mà Chủ phải trả sẽ là 12 € một tiếng (hiện nay là 9,60 €). - Làm thêm (minijob) mỗi tuần được phép tới 10 tiếng và sẽ tương ứng với mức lương tối đa là 520 €. - Mỗi năm cả nước sẽ phải xây dựng thêm ra khoảng 200.000 căn hộ. (Đảng SPD đòi 400.000 không được) - Tiền hưu trí phải được giữ vững. - Hartz IV sẽ chuyển sang thành Bürgergeld (Trợ cấp Công dân), chế độ sẽ khá và đơn giản hơn. Nhưng qua đó mà cũng quản lý chặt chẽ hơn. - Cả nước sẽ đẩy mạnh Công nghệ, Kỹ thuật số (Digitalisierung) để thuận tiện, nhanh chóng, giảm thiểu được Biên chế và quản lý cũng sẽ tốt hơn. - An ninh sẽ được đầu tư và thắt chặt. - Tăng cường kiểm tra tội phạm trốn thuế, rửa tiền. - Tuổi cử tri được phép đi bầu cử sẽ giảm xuống là 16. Tóm tắt qua như vậy để bà con ta biết tại sao 3 người bạn của tôi không thích ngồi uống bia chém gió lại cứ thích bỏ nhà đi họp thâu đêm, thậm chỉ cả cuối tuần, để căng thẳng đầu óc. Giữa tuần sau họ lại họp. Tôi đoán họ cũng giống như tôi, vấn đề là túi tiền (Finanzierung). Mà anh bạn vàng (FDP) cấm vay, cấm nâng thuế thì lấy tiền đâu ra cho bạn gái tôi mua Môi trường sạch? Nên họ phải bàn tiếp thôi. Chứ làm sao mà moi túi Dân ra được. Sáng nay, trời lạnh tôi bê mấy chậu trồng cam, chanh, rau răm vào trong nhà rồi rửa tay, xoa kem, nhẩy lên xe ghé qua nhà cô bạn gái thứ hai cũng rất xinh, có giọng nói thỏ thẻ, nhẹ nhàng, nghe thấy là thổn hức và rạo rực luôn. Tôi mang cho em mấy quả su su, nhà trồng được. Khi tôi hỏi: Bọn em lấy đâu ra tiền tỷ để đầu tư cho môi trường? Thì em bảo, có gì đâu anh như ở Berlin này thì em sẽ hạn chế xây dựng hạ tầng cơ sở và công trình phúc lợi. Em lên làm Lãnh đạo Thủ đô thì em sẽ tạm ngừng việc xây dựng, kiến thiết ở nhiều điểm, Nhưng sẽ duy chỉ xây dựng tiếp đoạn 16 tuyến cao tốc Autobahn 100 khu Treptower Park, vì anh hay đi chơi vớ vẩn trên đó, nên em sẽ cho làm bằng xong và đẹp thì thôi. Em thủ thỉ: Có thể em còn dừng cả dự án xây dựng ÖPNV lại, để em có tiền cho Đảng xanh nó tiêu, cũng phải chiều lòng nó và cảm ơn nó, anh ạ. Vì đã ngoan ngoãn kết duyên với anh Scholz bên Đảng SPD của bọn em, chứ nó xí xớn kết duyên với anh liên minh đen xì Đảng CDU/CSU thì bọn em tuy phiếu cao cũng đếch làm gì được. Tôi hỏi : Em Franziska ơi, ÖPNV là gì? em bảo là Öffentlicher Personennahverkehr anh ạ, nghĩa là Phương tiện Giao thông, vận chuyển đi lại nội đô, đó anh. ví dụ U-Bahn, S-Bahn, Straßen bahn v.v...Ngoài việc thu nhập từ ngành này thì việc đầu tư, trợ cấp cho nó là em phải định nghĩa lại. Nhưng anh suốt ngày cưỡi ô tô thì có liên quan đếch gì! Phải hông? Nghe em nói nhẹ và dịu, lại nguýt cái miệng, cho cặp môi đỏ vổng lên, tôi sướng xởn hết cả da gà... Franziska Giffey Tôi trao hai trái su su vào tay em, mà chả muốn nhấc tay ra, đưa mắt ngắm chiếc áo màu xanh cánh chả căng phồng, không một nếp nhăn và chiếc áo lót trắng thơm ôm sát lấy người, tiếc rằng cổ áo khoét không được rộng và sâu như tôi mong ước; Tôi bâng khuâng chả biết làm gì, cứ gãi đầu, làm gàu rơi trắng xóa trên cái thảm lông cừu của em, rồi tủm tìm cười, miệng lẩm bẩm: Đúng là bọn đa Đảng nó tài, tử tế trong cách bàn bạc để nhượng bộ, làm vừa lòng nhau và nghĩ ra nhiều mưu hay thật. Chứ bọn họ không có cái trò tăm tia trò mèo, vô duyên, vô đỗi, dơ dáng kiểu "Gà tồ ăn quyện cối xay" như nhà mình là : Tớ nghe ngóng thấy trong túi Dân còn nhiều tiền lắm đó! ... Cả ba Đảng họ hứa sẽ tìm mọi cách hợp tác với các Đảng khác để cùng nhau đoàn kết xây dựng một Đất nước vững mạnh trên nền tảng đã có sẵn rồi. 12 trang giấy mà họ chi tiết thảo ra và cả những cuộc đàm phán riêng giữa họ với nhau sẽ không chỉ liên quan đến những điều mà tôi thâu tóm được trên báo Đức, mà tôi nghĩ họ còn đề bạt đến nhiều vấn đề khác nữa. Mà báo chí cũng không thể và cũng không được phép biết đến. Ví dụ như An ninh, Chính trị, Quốc phòng, đối nội, đối ngoại, sản xuất vũ khí, xuất nhập khẩu v.v... Vừa rồi tôi có đi dạo với một em chân dài ở đường phố Chausseestr. 96, 10115 Berlin thì thấy ở đó có khu nhà lớn kinh khủng với hàng rào kiên cố, có kamera quét, làm tôi định hôn em, bỗng hãi luôn. Hỏi ra thì mới biết đó là trung tâm cục Tình báo Liên bang Đức (BND- Bundesnachrichtendienst)... Chúng ta hy vọng với Thể chế Chính trị rất văn minh, có truyền thống tốt đẹp và với những cái đầu lỗi lạc cùng với nền Dân chủ có dân trí cao, được thảo luận hàng ngày công khai trện TV, thì 3 Đảng này họ sẽ có và bắt buộc phải có những quyết sách đúng đắn cho nước Đức trong tương lai. Dịch tóm tắt và phóng tác dựa trên tư liệu của báo Đức Nguyễn Doãn Đôn  
......

Diễn văn của thủ tướng Angela Merkel nhân kỷ niệm 31 năm ngày nước Đức thống nhất

Tuyen Nguyen CÓ LẼ ĐÂY LÀ BÀI DIỄN VĂN CHÍNH THỨC CUỐI CÙNG TRÊN CƯƠNG VỊ THỦ TƯỚNG ĐỨC CỦA BÀ ANGELA MERKEL   Ngày 3/10/2021 thủ tướng Merkel có một bài phát biểu tuyệt vời nhân dịp kỷ niệm 31 năm ngày nước Đức thống nhất. Sau khi nghe TV thông báo, tôi tìm ngay bản gốc và quyết định dịch ra Việt ngữ. Bởi tôi muốn chính mình được thưởng thức từng câu chữ của vị nguyên thủ quốc gia mà tôi rất ngưỡng mộ. Thượng viện Đức là cơ quan đại diện cho 16 tiểu bang (số đại biểu từng tiểu bang tỉ lệ với số dân của tiểu bang đó). Chức chủ tịch thượng viện hàng năm được trao luân phiên cho một tiểu bang và tiểu bang đó có nhiệm vụ tổ chức ngày quốc khánh cho toàn quốc. Năm nay Sachsen – Anhalt đến lượt. Họ tổ chức tại thành phố Halle bên bờ sông Saale. Bài phát biểu của bà dài tới 8 trang A4 và có lẽ là bài phát biểu chính thức cuối cùng trên cương vị là thủ tướng Đức. Tôi xin dịch nội dung chính của bài phát biểu để tặng những ai quan tâm đến nước Đức và như một bó hoa cám ơn đóng góp của vị thủ tướng tuyệt vời này. …. Kính thưa ông Tổng thống liên bang, Kính thưa ông Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch thượng viện và Chủ tịch tòa hiến pháp liên bang, Kính thưa Thủ hiến các bang, Các đồng nghiệp trong nội các liên bang và các đại biểu quốc hội, những tinh hoa của chúng ta thân mến, Kính thưa ông Thị trưởng thành phố, Thưa các quý vị trong hội trường và những người đang ngồi trước màn ảnh nhỏ. Quốc khánh của chúng ta, ngày thống nhất nước Đức, không chỉ để tưởng niệm một sự kiện đã khắc sâu vào lịch sử của đất nước này, mà nó còn đánh thức một sự kiện mà nhiều người đã trực tiếp chứng kiến trước đây 31 năm, sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta. Ngày 3 tháng 10 năm 1990 là ngày tái thống nhất đất nước trong hòa bình và tự do. Nền tự do không tự nhiên mà có mà phải chiến đấu để giành lấy. Hôm nay chúng ta chào mừng một đất nước đã thống nhất để cám ơn những con người ở CHDC Đức đã không quản sức mình, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, cho tự do và cho một xã hội hoàn toàn mới. Chúng ta còn nợ những con người dũng cảm, liều mình nhưng vẫn mang hy vọng, họ đã xuống đường vì công lý. Chúng ta không được phép quên là tình hình lúc đó hoàn toàn có thể xảy ra theo chiều ngược lại. Những người đã đứng lên, đã ủng hộ quyền dân chủ, đã biểu tình, chính họ cũng không dám chắc là cuộc cách mạng sẽ thành công. Họ có thể bị trừng phạt rất dã man. Đó là lòng dũng cảm thực thụ. Chúng ta cũng không được phép quên, quá trình thống nhất nước Đức nếu không có sự ủng hộ của các nước láng giềng ở Trung và Đông Âu, chưa chắc chúng ta đã thành công. Đó là những người ở Ba-Lan, Hung-ga-ri hay Tiệp khắc, khắp nơi đều chiến đấu vì tự do dân chủ để châu Âu không còn bị chia cắt nữa. Sự đóng góp đó đã làm cho Liên Xô cũng phải buông xuôi để chôn vùi cuộc chiến tranh lạnh. Chúng ta không thể nào quên sự giúp đỡ tận tình của các bạn Phương tây, trước hết là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Pháp và Anh. Không phải đương nhiên họ tin tưởng một nước Đức tái thống nhất, mà sự tin tưởng này phải xây dựng qua hàng chục năm trời, trước hết là công của các nguyên thủ quốc gia như Konrad Adenauer, Willy Brandt, Helmut Kohl. Và tôi cũng phải nhắc đến tên của một người ở thành phố này Hans Dietrich Genscher (Ngoại trưởng CHLB Đức lúc thống nhất, sinh ra ở Halle - ND). Thành quả từ những nỗ lực to lớn và những cơ hội đã mang đến cho đất nước ta sự thống nhất. Hôm nay chúng ta có quyền được hưởng. Đối với riêng tôi, người đã chứng kiến việc xây tường, chứng kiến chế độ độc tài SED, chứng kiến nỗi lo sợ bộ máy an ninh theo dõi, mất tự do và nghẹt thở thì việc nước Đức không còn chia cắt nữa vẫn là một điều hết sức đặc biệt. Cũng vì thế mà tôi hiểu được, tất cả những thứ đó phải chiến đấu mới có, con người phải được sống trong nền dân chủ, phải đòi hỏi có dân chủ và cương quyết bảo vệ nó. Nền dân chủ cần chúng ta cũng như chúng ta cần nó. Nền dân chủ không đơn thuần mà có mà chúng ta phải lao động cật lực và hàng ngày vì nó. Có những lúc tôi lo sợ rằng, chúng ta đã vô tâm và bỏ bê với những thành tựu dân chủ đã đạt được. Chúng ta cứ làm như là chẳng cần phải làm gì cho nó, cứ như là nó sẽ tự động truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện tại chúng ta đã chứng kiến những giá trị cao cấp của tự do báo chí bị tấn công. Chúng ta đã chứng kiến sự mị dân công khai bằng lừa đảo và thông tin thất thiệt để đánh bóng mình, khêu gợi hận thù mà không hề biết ngượng. Không chỉ nhân phẩm của một số cá nhân một số nhóm người bị hạ nhục, không chỉ những người bị tấn công vì nguồn gốc, hình thức bên ngoài hay tín ngưỡng. Sự tấn công đó là tấn công vào nền dân chủ. Sự đoàn kết toàn xã hội của chúng ta đang đứng trước những thử thách to lớn. Kinh hoàng hơn là sự thù địch giữa người với người ngày càng tăng, mà đó lại là những người làm việc cho cái chung của xã hội. Họ là nhân viên cứu hỏa, người cấp cứu y tế hay những nhà chính trị ở địa phương. Lên án cách nói thô lỗ và cực đoan không chỉ là vấn đề của những người bị nạn, mà tất cả chúng ta phải đồng lòng để bài trừ. Từ phản ứng thô lỗ đến việc dùng bạo lực không cách nhau xa, ví dụ như vụ giết hại người phụ trách thành phố Kassel Walter Lübcke, vụ tấn công nhà thờ Do Thái ở Halle, vụ ám sát ở Hanau hay vụ giết hại người 20 tuổi ở trạm xăng Idar – Oberstein. Đáng lẽ ra không được để xảy ra đến mức như thế. Trong những ngày như thế này chúng ta cần thành thực tự hỏi, chúng ta đã đối xử với nhau như thế nào, tôn trọng nhau ở mức nào và chúng ta bảo vệ nền dân chủ trước đám coi thường và phỉ báng dân chủ như thế nào. Chúng ta có thể ngăn ngừa định kiến cũng như sự u mê bằng bằng việc nên mở lòng để mọi quan điểm và trải nghiệm được thể hiện. Đó là cái đặc biệt của dân chủ: cho phép và bảo vệ những người có tín ngưỡng riêng, có cách sống riêng. Chúng ta chấp nhận cái khác biệt, cho phép phát triển phương thức sống có lợi cho cái chung và nằm trong khung pháp luật của chúng ta. Tính đa dạng và sự khác biệt không phải là nguy cơ cho dân chủ, mà ngược lại. Đa dạng và khác biệt là biểu hiện cho tự do. Điều rõ nhất ở đất nước thống nhất của chúng ta là cách sống của con người giữa Đông và Tây rất khác nhau trước năm 1990, do đất nước bị chia cắt. Thật lòng cũng phải nói rằng, nó không đơn giản như vậy. Những người trong thế hệ của tôi và đến từ CHDC Đức vẫn phải cố thể hiện mình là thành tố của đất nước đã thống nhất cho dù đã ba thập kỷ trôi qua. Đừng nghĩ đó là vấn đề của lịch sử đã qua rồi. Tức là cuộc sống thời CHDC Đức vẫn luôn ám ảnh họ? …Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, cho đến ngày hôm nay vấn đề chưa được đánh giá đầy đủ. Đó là việc tái thống nhất đối với phần lớn người dân Tây Đức ít ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, trong khi với người dân Đông Đức hầu như bị thay đổi tất cả: Chính sách, công ăn việc làm, xã hội. Ai muốn cầu tiến trong cuộc đời tất nhiên phải tự thay đổi mình. 31 năm thống nhất nước Đức, mỗi một người đều có những tổng kết riêng cho chính họ. CHDC Đức không còn và vì có nền tự do con người có thể tự quyết cuộc sống và tư duy của mình, nhiều cơ hội đến với họ. Đó là điểm tuyệt vời. Nhưng đồng thời không ít ngưởi cảm thấy cuộc đời họ với những ngoại cảnh hoàn toàn khác lại là một ngõ cụt. Có những nghề trước kia rất được trọng dụng bây giờ không còn được coi trọng nữa, có khi mất hẳn. Đó là điểm trái ngược. Những hoàn cảnh thất vọng như thế cũng là một phần lịch sử của đất nước chúng ta. Chúng ta không được phép làm ngơ hoặc quên họ, kể cả lý lịch xuất thân của họ, hoặc biện luận rằng quá trình thống nhất của chúng ta chưa đi đến kết thúc. …Sẵn sàng tiếp nhận thay đổi và đoàn kết là những giá trị quyết định trong tình hình đại dịch. Nếu không có sự chăm lo cho nhau, không sẵn sàng chấp nhận hạn chế để bảo vệ mạng sống con người thì chúng ta không thể có được kết quả như ngày nay. Tôi biết chúng ta đã phải trả giá rất đắt. Đúng năm 2020, năm chúng ta kỷ niệm 30 năm ngày thống nhất mà chúng ta bắt buộc phải hạn chế quyền tự do. Đó là điều thật đau xót đối với tôi. Dù đó là chính sách cần thiết nhưng sự hạn chế dân chủ đó là những quyết định khó khăn nhất trong cương vị là thủ tướng của tôi. Mặc dù thế, với việc tái thống nhất, đất nước ta đã trưởng thành và gánh vác nhiều trọng trách. Điều đó không chỉ nhờ vào sức mạnh của nền kinh tế. Hơn 30 năm qua, người Đức và người châu Âu không phải sống trong cảnh song cực đối đầu của chiến tranh lạnh. Châu Âu không còn là tiêu điểm để thế giới nhìn vào như thời còn bức màn sắt chia cắt lục địa của chúng ta. Chúng ta phải nhận trách nhiệm nhiều hơn vì an ninh cho châu lục và vì sự ổn định của các khu vực gần chúng ta. Những cuộc chiến tranh, khủng hoảng và xung đột vùng Ban-căng, ở châu Phi, ở Afghanistan, nước Đức thống nhất phải nhận ra và định nghĩa lại trách nhiệm của mình. …Một châu Âu muốn gìn giữ bản sắc dựa trên nền tảng tự do, an toàn và tôn trọng những giá trị chung sẽ không đến được đích nếu không đẩy mạnh khả năng hành động của EU trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình. Thưa các quý vị, nhờ sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác và bạn bè ở châu Âu cũng như trên toàn thế giới, nhờ những quyết định tế nhị, nhờ sự tận tâm cống hiến và dĩ nhiên cả may mắn nữa, chúng ta đã thành công nhiều kể từ ngày thống nhất. Ngay cả sau những cuộc khủng hoảng, chúng ta cũng vững vàng hơn. Mọi người đều thấy được trách nhiệm của mình vì cái chung. Họ đã nhận trách nhiệm vì người khác trong các lĩnh vực xã hội và sinh thái, lĩnh vực văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế và chính trị. Những con người ở CHDC Đức cũ đã dũng cảm chiến đấu cho tự do, nhận trách nhiệm với tự do dân chủ. Tất cả những ai đã cống hiến vì sự thống nhất đều đã hoàn thành trọng trách. Tất nhiên đất nước của chúng ta vẫn phải tiếp tục xây dựng. Cụ thể như thế nào cho tương lai thì hãy để cho mọi người tranh luận. Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng câu trả lời nằm trong tay của chính chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe nhau, hãy nói chuyện với nhau để phát hiện ra cái quan điểm chung và cả những khác biệt. Trong bộ phim ngắn về những sứ giả của công cuộc thống nhất mà chúng ta vừa xem có một người phụ nữ nói rất hay: „Mọi người hãy mở hẳn cửa ra để xem phía sau có cái gì.“ Hãy sẵn sàng cho những cuộc gặp gỡ, hãy tò mò muốn biết về nhau, hãy kể cho nhau nghe câu chuyện riêng của mỗi người, hãy kiên nhẫn nghe những quan niệm khác biệt. Đó là bài học của 31 năm thống nhất. Chúng ta cần sự tôn trọng trước mỗi hoàn cảnh, trước mỗi trải nghiệm và trước nền dân chủ. Chân thành cám ơn! Người dịch: Nguyễn Thế Tuyền  
......

Những thách thức toàn cầu đối với Tân chính quyền Đức

Vũ Ngọc Yên - VNTB Trong 30 năm qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau khi thống nhất trong hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành quốc gia hùng cường nhất châu Âu. Đức cống hiến nhiều nỗ lực đem đến giải pháp hòa bình cho nhiều cuộc xung đột trên toàn cầu: Tiêu biểu nhất là ở Iran và ở Ukraine, ngoài ra còn ở Colombia, Iraq, Libya, Mali, Syria, và các nước Balkan. Đức có được uy tín là một cường quốc kinh tế và hoà bình của Âu châu là nhờ coi trọng trách nhiệm của mình đối với sự ổn định của châu Âu và thế giới. Các định hướng chính trong chính sách đối ngoại của Đức Một châu Âu có chủ quyền, quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương, cam kết vì hòa bình và an ninh, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, và cam kết với chủ nghĩa đa phương – đó là những hướng chủ đạo của chính sách đối ngoại Đức. Chỉ với một Liên minh châu Âu mạnh và chỉ cùng với các đối tác châu Âu của mình, Đức mới có thể duy trì khả năng hành động khi đối mặt với những thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu. Đó là lý do tại sao Chính phủ Liên bang ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn của châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu, cũng như an ninh chung của các biên giới bên ngoài châu Âu, an ninh nội bộ và chính sách kinh tế. Sự hợp tác đặc biệt chặt chẽ giữa Pháp – Đức nhằm đóng vai trò là động cơ hội nhập châu Âu. Ngoài hội nhập châu Âu, quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương tiếp tục là trụ cột trung tâm trong chính sách đối ngoại của Đức. Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Đức bên ngoài châu Âu. Chính sách đối ngoại của Đức luôn ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ, dựa trên quan hệ đối tác và đối thoại cởi mở với Hoa Kỳ, đặc biệt khi có những quan điểm hoặc ý kiến ​​khác nhau. Đức định hình chính sách hòa bình và an ninh của mình chủ yếu theo hướng đa phương, tức là trong khuôn khổ các thể chế và cấu trúc quốc tế như Liên minh châu Âu, NATO, Liên Hiệp quốc, OSCE, G7 và G20. Chính sách hòa bình trước hết có nghĩa là các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm ra các giải pháp chính trị cho các cuộc khủng hoảng và xung đột như ở Ukraine, Syria hay Libya. Tuy nhiên, Đức cũng nhận trách nhiệm về an ninh và tham gia quân sự khi không thể tránh khỏi, ví dụ như trong cuộc chiến chống lại cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) hoặc trong việc ổn định Afghanistan và Mali. Một thành phần quan trọng trong chính sách hòa bình của Đức cũng là cam kết giải trừ quân bị, kiểm soát vũ khí. Ngoài việc kiểm soát vũ khí thông thường, một thế giới không có vũ khí hạt nhân vẫn là mục tiêu dài hạn trong chính sách đối ngoại của Đức. Hiện nay, Đức là một trong những nhà tài trợ viện trợ nhân đạo lớn nhất trên toàn thế giới và là nước tiên phong trong việc ngăn chặn và ổn định cuộc khủng hoảng dân sự. Chính sách đối ngoại của Đức cam kết tăng cường dân chủ, pháp quyền và nhân quyền trên toàn thế giới. Việc thúc đẩy các nguyên tắc này cũng nằm trong lợi ích chính sách đối ngoại của Đức. Hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững chỉ có thể tồn tại lâu dài khi các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền được áp dụng và quyền con người được tôn trọng. Do đó, lòng tự tin đề cao dân chủ, pháp quyền và nhân quyền là một phần quan trọng trong chính sách hòa bình và an ninh của Đức. Chính sách đối ngoại của Đức cam kết làm cho toàn cầu hóa trở nên công bằng và bền vững. Công lý toàn cầu là tiền đề quan trọng cho hòa bình và an ninh quốc tế. Đây là lý do tại sao chính sách đối ngoại của Đức cũng tập trung vào các vấn đề như bảo vệ khí hậu, hay di dân, tị nạn… Đối mặt với các thách thức Trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang Đức vào tháng chín qua, các ứng cử viên đã không tranh cãi nhiều về địa chính trị và vai trò của Đức trên thế giới. Nhưng thời gian tới, Tân chính quyền sẽ phải trực diện trước những vấn đề đang định hình nền chính trị quốc tế; chẳng hạn sự tranh chấp giữa các siêu cường, các cuộc xung đột khu vực, sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa châu Âu và Nga, xu hướng dân túy độc đoán ngày càng mạnh mẽ từ Brazil đến Ấn Độ và ở một số quốc gia Đông Âu. Thêm vào đó, đại dịch Corona, biến đổi khí hậu và cấu trúc kinh tế thay đổi vì số hoá và tự động hoá. Tất cả đang tác động sâu sắc vào nền chính trị toàn cầu và ảnh hưởng mạnh đến an ninh và phát triển của Đức. Tân chính quyền sẽ phải định hướng chiến lược đối ngoại mới phù hợp với năng lực của đất nước và những thách thức mới phải đối mặt. Một thế giới bị phân hoá Bốn năm dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump và sự cai trị ngày càng độc đoán của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã phân hoá thế giới. Hai siêu cường đang đẩy mạnh cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng mà hậu quả có thể đưa tới xung đột quân sự. Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các đối tác đồng minh trong các khu vực tranh chấp và Trung Quốc với sáng kiến ​​Con đường Tơ lụa, một chiến lược mở rộng các tuyến thương mại trải dài từ châu Á sang châu Phi và châu Âu. Sự đối đầu này đã gây ảnh hưởng nặng nề cho Đức, đồng minh thân cận của Mỹ và cũng là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Cả hai bên đều tìm cách dồn ép Đức thiên vị cho mình, đặc biệt trong lãnh vực kinh tế, thương mại và công nghệ. Đức là thành viên trung thành trong Liên minh Bắc Đại Tây dương (NATO) nên ngả về Trung Cộng, một Quốc gia độc tài không thể là một lựa chọn chính trị thay thế. Tuy nhiên lợi ích của Washington và Berlin ở Trung Quốc không đồng nhất với nhau. Đức không có lợi ích điạ chính trị ở Thái Bình Dương, nhưng phụ thuộc phần lớn vào thương mại. Cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Cộng đã tác động đến sự đoàn kết của Liên minh Âu châu (EU). Trong khi Lithuania biểu lộ không thiện cảm với Trung Quốc thì Hungary lại tỏ vẻ thân thiện với Trung Quốc. Các quốc gia vùng Baltic nhiệt thành hỗ trợ NATO trong khi Pháp hoài nghi mục tiêu NATO dưới sự thống lĩnh của Mỹ. Trong bối cảnh mâu thuẫn lợi ích giữa các nước có khả năng đưa tới xung đột trong những năm tới, Đức một mặt tranh thủ sự cảm thông của hai siêu cường cho lập trường của mình, mặt khác Đức phải nỗ lực gìn giữ sự thống nhất trong EU, một EU thống nhất tự chủ là điểm tựa cho vai trò của Đức trên thế giới. Đức chỉ có thể quân bình áp lực của hai siêu cường thông qua sự phối hợp các lợi ích của Đức với Trung Quốc và Mỹ vào một chính sách đối ngoại chung của châu Âu. Đây là một thách thức cho tân chính quyền, phải tìm được nước cờ mới cho bàn cờ ba chiều. Mỹ – Một đồng minh luôn bị hoài nghi Đối xử với bạn bè đôi khi có thể mệt mỏi hơn đối phó kẻ thù. Trong hơn bốn năm qua, quan hệ Mỹ – Đức đối mặt không ít sóng gió. Những bất đồng liên quan vấn đề chi tiêu quốc phòng, quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Trump về rút quân đồn trú khỏi Đức, mối đe dọa thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Đức, cùng việc Mỹ đơn phương rút khỏi các hiệp định, cơ chế quốc tế… đã khiến quan hệ giữa hai nước thường xuyên ở trong tình trạng không mấy tốt đẹp. Nhiều người hy vọng mối quan hệ sẽ được cải thiện ở Tổng thống kế nhiệm Joe Biden vì ông nhiều lần tuyên bố sẽ hợp tác với Đức và châu Âu trên tinh thần tin cậy. Nhưng thiện chí này đã bị lu mờ bởi hai cuộc khủng hoảng nghiêm trọng: Mỹ rút quân khỏi Afghanistan mà không hiệp thương và phối hợp với các đồng minh NATO; Mỹ cùng Anh ký một thỏa thuận tàu ngầm trị giá hàng tỷ đô la với Australia nhằm hủy bỏ hợp đồng mà Canberra đã ký trước đó với Pháp, một thành viên quan trọng trong NATO. Về mặt đối ngoại, Washington tập trung vào cuộc xung đột với Trung Quốc nên chỉ muốn châu Âu giữ vai trò thứ yếu trong vấn đề này. Biden đã nhiều lần chỉ trích gay gắt Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng nay lại biểu lộ chưa muốn hồi sinh nó. Ở Washington, cuộc khủng hoảng do đại dịch coronavirus gây ra và hậu quả kinh tế của nó là ưu tiên giải quyết hàng đầu của chính quyền Biden. Lệnh cấm nhập cảnh từ thời Trump mà chính quyền Biden vẫn duy trì đã gây căng thẳng cho quan hệ với châu Âu. Trong hơn một năm rưỡi, các cuộc hội họp thương mại giữa các công ty Đức và Mỹ đã giảm xuống mức tối thiểu. Washington mới đây thông báo sẽ cho phép những du khách đã chích ngừa từ châu Âu được nhập cảnh trở lại bắt đầu từ tháng 11. Trái ngược với người tiền nhiệm của mình, Biden tuyên bố sẽ không ngăn cản việc hoàn thành và vận hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2, cũng như không áp thuế trừng phạt đối với hàng nhập khẩu xe hơi của Đức. Dù vẫn còn khác biệt trong nhiều vấn đề, song Mỹ vẫn là đối tác ngoài châu Âu quan trọng nhất và gần gũi nhất của Đức. Chiến thắng trong cuộc bầu cử của Joe Biden và Kamala Harris phải được Berlin ghi nhận là cơ hội hàn gắn quan hệ đồng minh và khởi động lại quan hệ xuyên Đại Tây Dương bất chấp tất cả các khoản thế chấp nặng nề và biến động xã hội mà Trump đã để lại. Cơ may cho một Âu châu tự chủ Các hành động đơn phương của Washington ở Afghanistan và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã làm gia tăng các các cuộc tranh luận ở Brussels về Âu châu tự chủ chiến lược – “năng lực chính trị toàn cầu” của châu Âu. Nhiều nhà quan sát ngoài châu Âu từ lâu đã kinh ngạc về nguyên tắc nhất trí của EU, theo đó bất kỳ chính sách đối ngoại chung nào chỉ có thể được công bố nếu tất cả các quốc gia thành viên biểu quyết đồng ý. Về mặt kinh tế, EU là một cường quốc thế giới có các nguồn lực mà nó có thể tạo ra áp lực cho cả Trung Quốc và Mỹ và các nước láng giềng mạnh như Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Đức, các chính đảng ủng hộ việc bãi bỏ nguyên tắc nhất trí trong các vấn đề đối ngoại và thay thế bằng nguyên tắc đa số đơn giản. Anh rút khỏi liên minh EU, đã làm suy yếu châu Âu, nhưng trong EU, cán cân quyền lực đã chuyển dịch theo hướng có lợi cho Đức và Pháp. Nếu Berlin và Paris không sử dụng ưu thế đó để cải tổ EU, thì tham vọng chính trị toàn cầu của châu Âu sẽ bất lực. Điều này không chỉ hiệu lực cho các hoạt động quân sự chung – mà còn cho các dự án hướng tới tương lai, chẳng hạn như sáng kiến ​​thương mại Cửa ngõ Ấn Độ – Thái Bình Dương của châu Âu (Indo-Pacific Gateway), một chiến lược cạnh tranh của Brussels đối với Con đường Tơ lụa Mới của Trung Quốc. Những chương trình này chưa được xác định rõ ràng, nhưng lại có tầm quan trọng chiến lược rất lớn. Châu Âu và Đức sẽ có lợi ích lớn là Châu Phi được khai khẩn phát triển, Trung Đông không bị sụp đổ về kinh tế và EU tìm được các đối tác mạnh ở Đông Nam Á. Trong khi mối quan hệ của EU với Nga, Berlin và Brussels còn gặp nhiều khó khăn. Việc kết thúc sứ mệnh châu Âu tại Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rút lui đột ngột cũng đặt ra những câu hỏi liên quan đến chính sách can dự quân sự của EU ở nước ngoài trong tương lai. Chương trình nghị sự cho hợp tác Pháp – Đức trong tương lai bao gồm các chính sách quốc phòng, khí hậu và kỹ thuật số sẽ được phối hợp tốt hơn cũng như cải cách Hiệp ước ổn định châu Âu, một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia Nam Âu. Nếu Macron tái đắc cử trong vòng bỏ phiếu thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 4.2022, thì chính sách đối ngoại tích cực cho một châu Âu tự chủ đứng vững trước mọi áp lực của Mỹ và Trung Quốc sẽ thành hình. Nga: Một đối tác không dễ bị cô lập Nga chưa bao giờ là một đối tác dễ dàng đối với các chính phủ Đức. Từ nhiều năm, mối quan hệ của Đức và châu Âu với Nga đã xuống thấp vì Nga sáp nhập bất hợp pháp Crimea, ủng hộ phe ly khai ở miền đông Ukraine, tấn công mạng vào Quốc hội Đức và sử dụng chất độc hóa học để loại bỏ các đối thủ chính trị trong nước.Những hành vi phạm luật pháp quốc tế này phải bị kết án và trừng phạt. Tuy nhiên Liên minh EU cũng ý thức rõ là nên Hoà bình lâu dàì ở Âu châu chỉ có thể duy trì được qua con đường tiếp xúc và đối thoại với Nga chứ không phải cô lập chống Nga. Hơn nữa Nga vẫn là một thế lực mạnh về quân sự của thế giới dù nền kinh tế đang chịu nhiều o ép và cấm vận của Mỹ và phương Tây. Moscow có khả năng liên minh với Trung Quốc để chống lại EU và Mỹ. Dựa trên các giá trị và nguyên tắc của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE), một chính sách hướng Đông mới của châu Âu cần được triển khai. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để giảm căng thẳng là Nga sẵn sàng tham gia đối thoại mang tính xây dựng. Con đường dẫn đến một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine và việc chấm dứt các lệnh trừng phạt của EU sẽ phụ thuộc vào việc Nga thực hiện thỏa thuận Minsk. Mối quan hệ kinh tế và các dự án như Nordstream 2 cũng là yếu tố của cuộc đối thoại này. Định dạng Normandy, một nhóm liên lạc được thành lập vào năm 2014, trong đó Kiev, Moscow, Berlin và Paris tranh luận về cuộc xung đột Ukraine, đang gặp trở ngại vì Nga không coi mình là một bên trong cuộc xung đột. Đồng thời, Nga đang thay đổi thực tế ở khu vực Donbas, miền đông Ukraine bằng cách cấp hộ chiếu Nga ở đó. Chừng nào không có giải pháp lâu dài, lựa chọn duy nhất cho Berlin là cố gắng tìm cách cải thiện điều kiện sống của người dân cư trú tại Donbas bị chia cắt. Berlin và EU hỗ trợ tài chính để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và chấm dứt tình trạng cô lập kinh tế của các khu vực ly khai. Điều này đòi hỏi chính quyền Kiev phải chấp nhận làm việc với các cấu trúc mà nước này không công nhận. Có rất ít cơ hội để đạt được tiến bộ trong quan hệ Đức – Nga trong trung hạn. Đối với chính phủ mới của Đức, duy trì đối thoại là sự lưạ chọn khôn ngoan nhất. Trung Quốc độc tài không thể là đối tác lựa chọn Trong thập niên qua, Trung quốc rất hài lòng với chính sách đối ngoại của Đức. Berlin là đối tác được Bắc Kinh ưu đãi: Nước Đức mạnh về kinh tế và hướng đến xuất khẩu, là một thị trường rộng lớn và sẵn sàng đầu tư vào Trung Quốc bất chấp các điều kiện bất bình đẳng. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất là Đức ít nhiều không có tham vọng địa chính trị. Nhà sử học Trung Quốc và chuyên gia về châu Âu Xiang Lanxin nói rằng, ông có “sự tôn trọng cao nhất” đối với thủ tướng Merkel sắp mãn nhiệm. Ông nói rằng bất cứ ai kế nhiệm bà sẽ được khuyên nên noi theo tấm gương của bà là “xây dựng một cầu nối giữa phương Đông và phương Tây“. Xiang cũng khen ngợi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ông nói rằng, một châu Âu “tự chủ về mặt chiến lược” sẽ hoàn toàn nằm trong lợi ích của Bắc Kinh và trên cơ sở đó, “không gian sẽ rộng mở” cho sự hợp tác phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là lời khen ngợi không rõ ràng và chính phủ mới của Đức nên suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện đề xuất của Xiang. Bởi vì có ít nhất hai điều có khả năng thay đổi giữa Đức và Trung Quốc trong những năm tới: Quan điểm kinh tế của Berlin về Trung Quốc và chính sách khí hậu. Tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc kéo theo vô số thách thức nhưng cũng có vô số cơ hội. Cùng với các đối tác xuyên Đại Tây Dương, Đức chủ trương đối thoại với Trung quốc. Nếu không có đối thoại với Trung Quốc, khó có thể hình dung những thách thức về kinh tế, sinh thái, xã hội và chính trị của thời đại sẽ được định hình như thế nào. Ý muốn của Trung Quốc trong việc định hình trật tự quốc tế sẽ mở ra khả năng hợp tác sâu rộng hơn nhằm thúc đẩy các lợi ích chung trên bình diện toàn cầu. Điều này cũng bao gồm các nỗ lực giải trừ quân bị, trong đó Trung Quốc nên tham gia nhiều hơn. Đồng thời, xung đột lợi ích và giá trị ngày càng gia tăng. Có hai mô hình khác nhau trong cạnh tranh: Mô hình phương Tây về một nhà nước dân chủ lập hiến với nền kinh tế thị trường tự do và xã hội, và mô hình của chủ nghĩa tư bản nhà nước chuyên chế của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không chỉ là đối tác hợp tác, mà còn là đối thủ kinh tế đồng thời là đối thủ về ý thức hệ. Xung đột giá trị tồn tại chủ yếu trong các lĩnh vực tự do, nhân quyền, dân chủ và pháp quyền. Cuối cùng, cạnh tranh hệ thống xác định mức độ mà quan hệ đối tác với Trung Quốc có thể được thiết kế cụ thể và qua đó sẽ ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc. Vào đầu năm 2019, Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức (BDI) đã đưa ra một bài báo có ảnh hưởng gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” – không chỉ là một quốc gia dễ mắc phải một số hoạt động kinh tế không công bằng mà là một quốc gia muốn thay thế các đối thủ cạnh tranh của mình. Hai tháng sau, một bài báo của Liên minh châu Âu phản ánh phần lớn tuyên bố của BDI, phân tích Trung Quốc là một đối tác tiềm năng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, một đối thủ kinh tế và một đối nghịch hệ thống. Trong bối cảnh mới, tân Chính quyền Berlin sẽ thay thế chính sách “chuyển đổi thông qua thương mai“ (Wandel durch Handel) mà Thủ tướng Merkel đã áp dụng đối với Trung Cộng hơn một thập niên qua nhằm hưởng lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, bằng chính sách “chuyển hoá thông qua tiếp cận“. (Wandel durch Annäherung) đường lối này là “sự kết hợp sáng tạo giữa khuyến khích và áp lực, kinh tế và đạo đức, giá trị và lợi ích”. https://vietnamthoibao.org/vntb-nhu%cc%83ng-thach-thuc-toan-cau-doi-voi-tan-chinh-quyen-duc/  
......

ACAT setzt sich für zum Tode verurteilte Gefangene in #Vietnam ein:

Vietnam: Lo Thi Hoa u.a., Todesstrafe                                                                                                                                     Hintergrundinformationen Vietnam: 88,7 Mio. Einwohner auf 331.114 km2 Fläche, BSP/Einw. 1.400 $ (2012), Bevölkerung: 87% Vietnamesen, Hmong, Thai, Khmer, Chinesen; Religion: über 50% Buddhisten, 8-10% Christen (v.a. Katholiken und protestantische „Hauskirchen“), 2-4% Anhänger des Hoa Hao, 2% Anhänger des Caodaismus, Minderheit von Muslimen. Vietnam hat den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte und das Übereinkommen gegen Folter und andere grausame, unmenschliche oder erniedrigende Behandlung oder Strafe ratifiziert. Der 19. Welttag gegen die Todesstrafe trägt das Motto „Zum Tode verurteilte Frauen: Eine unsichtbare Realität“. Zu diesem Anlass hebt ACAT-Deutschland als Mitglied der Weltkoalition gegen die Todesstrafe das Schicksal von verurteilten Frauen in Vietnam hervor. Diese sind insbesondere im Zusammenhang mit dem Drogenhandel von Hinrichtungen bedroht. Vietnamesische Menschenrechtsverteidiger berichten, dass auffallend oft Angehörige sozio-ökonomisch benachteiligter ethnischer Minderheiten verhaftet werden. Sie befürchten, dass diese gezielt in den Fokus genommen werden und es sogar zu konstruierten Anklagen kommt. Im April 2021 meldete die regimetreue Internetzeitung „Volkspolizei“, dass das Volksgericht von Ha Noi die 1990 geborene Frau Lo Thi Hoa wegen „illegalen Drogentransports zum Tode“. Frau Hoa, Angehörige der ethnischen Gruppe der Hmong, war bereits in einem anderen Fall zu 18 Monaten Haft wegen „illegalen Drogenhandels“ verurteilt worden. Nach Angaben des erstinstanzlichen Urteils kontrollierte die Einsatzgruppe Y 2-141 (Polizei der Stadt Ha Noi) am Morgen des 26.7.2020 in Zusammenarbeit mit der Polizei des Unterbezirks Kim Lien (Kreis Dong Da, Stadt Ha Noi) ein Auto, in dem Frau Hoa mitfuhr. Die Polizei entdeckte in der Tragetasche von Frau Hoa zwei rechteckige Kuchen, in deren Inneren weißes Pulver und eine Plastiktüte mit 200 runden rosanen Tabletten waren. In der Polizeiinspektion des Unterbezirks Kim Lien fand die Polizei in Frau Hoas Kleidung einen rechteckigen Kuchen mit weißem Pulver im Inneren. Nach abschließender Untersuchung wurde festgestellt, dass die drei eckigen Kuchen fast 1000 Gramm Heroin enthielten. Die 200 Tabletten waren Methamphetamine. Frau Hoa soll ausgesagt haben, am Nachmittag des 25.7.2020 eine ihr unbekannte Frau auf dem Marktgelände Tong Lanh (Kreis Thuan Chau) getroffen zu haben. Diese Frau habe ihr 20 Millionen Dong (ca. 75 EURO) für den Transport einer Tragetasche, in der 3 Heroinkuchen waren, angeboten. Als Frau Hoa ein Auto für den Transport von Son La  in die Stadt Pham Ngoc Thach (Kreis Dong Da) mietete, wurde sie von der Polizei entdeckt und verhaftet. Bezüglich der Frau, die Frau Hoa Geld anbot, die Drogen zu transportieren, lägen keine genauen Personenangaben vor, sodass die Polizei eigener Auskunft zufolge noch keine Grundlagen für weiteres Handeln habe. Im Appellbrief erinnern wir die Regierung auch an die Todesurteile gegen Le Dinh Cong und Le Dinh Chuc, Söhne des im Januar 2020 ermordeten Dorfältesten Le Dinh Kinh im Zuge der brutalen Razzia in Dong-Tam (zuletzt DA April 2021). Am 8. März 2021 hatte das Hohe Gericht von Ha Noi im Berufungsprozess Urteile vom September 2020 bestätigt. Die Anwälte hatten deutliche Einschränkungen ihrer Arbeit erfahren. Die Haftbedingungen im Todestrakt sind sehr grausam. ACAT-Frankreich informierte 2018 den UN-Menschenrechtsrat, dass Gefangene im Todestrakt völlig isoliert werden. Insbesondere bei Anzeichen von Ausbruch-, Suizid- oder einer sonstigen Gefahr werden sie am Fuß gefesselt. Nur 15 Minuten am Tag werden die Fesseln abgenommen, einmal wöchentlich wird der gefesselte Fuß gewechselt. Die Internationale Föderation für Menschenrechte (FIDH) kritisierte 2016, dass Hinrichtungstermine geheim bleiben, sodass die Gefangenen in permanenter Angst leben. http://acat-deutschland.de/.../520-briefaktionen-oktober
......

Mưa lũ có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Thủ Tướng Đức?

Trận mưa lũ lịch sử tại Đức có thể là 'bước ngoặt' quan trọng cho cuộc bầu cử Quốc hội liên bang, dự kiến diễn ra vào ngày 26/9. Trận lũ lịch sử càn quét qua 5 nước Tây Âu gần đây khiến ít nhất 189 người thiệt mạng và được coi là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất tại Đức trong hơn nửa thế kỷ qua. Mặc dù Đức và các quốc gia láng giềng đang phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, sự chậm trễ của cơ chế ứng phó thiên tai dưới thời chính quyền Thủ tướng Angela Merkel cũng là một trong những tác nhân chủ đạo dẫn tới thảm họa này. Điều này được dự báo sẽ đem tới những diễn biến khó lường trong cuộc bầu cử Thủ tướng, dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới tại Đức. Lợi thế cho đảng Xanh Sau khi trận lũ xảy ra, hầu hết các chính đảng tại Đức đều đã lên tiếng cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính đằng sau thảm họa khốc liệt này. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đánh giá, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích nhất cho đảng Xanh - vốn tập trung vào các vấn đề khí hậu trong suốt chiến dịch tranh cử của mình. Ngay tại thời điểm tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, ứng cử viên Thủ tướng của Đảng Xanh Annalena Baerbock đã tạm hoãn kỳ nghỉ của mình và tự lái xe vào tâm lũ mà không dẫn theo phóng viên. Động thái này có thể chưa đủ để tạo ra bước đột phá trong chiến dịch tranh cử còn mờ nhạt của đảng Xanh. Tuy nhiên, chính sách tập trung ứng phó biến đổi khí hậu của chính đảng này được đánh giá sẽ tạo lợi thế lớn cho Baerbock cũng như hướng sự chú ý của dư luận khỏi các sai lầm trước đây của bà trong quá trình tranh cử. Trước đây, ứng cử viên 40 tuổi này đã từng dính vào các nghi án đạo văn, sai sót trong lý lịch cũng như chậm trễ trong việc kê khai thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, những vấn đề về môi trường như sự kiện gần đây tại Đức hoàn toàn có thể đem tới những cơ hội mới cho triển vọng thắng cử của đảng Xanh. Trước đó, vào năm 2011, thảm họa xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng đã từng giúp chính đảng này giành chiến thắng tuyệt đối trước Liên minh bảo thủ CDU/CSU của bà Merkel trong cuộc bầu cử tại bang Baden-Württemberg. Thế khó của CDU/CSU Trong khi đó, sự quan tâm của dư luận Đức đối với vấn đề biến đổi khí hậu có thể đem tới một số bất lợi cho ông Armin Laschet - Thủ hiến tiểu bang Nordrhein Westfalen, đồng thời là ứng cử viên của Liên minh Đảng CDU/CSU cầm quyền. Chính trị gia này đã từng nhiều lần công khai phản đối chính sách của đảng Xanh liên quan tới vấn đề khí hậu vì cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng lớn tới vị thế cường quốc công nghiệp của Đức. Các chuyên gia đánh giá, cuộc cạnh tranh giữa các chính đảng xoay quanh vấn đề biến đổi khí hậu đã đến giai đoạn mấu chốt, trở thành điểm nút đảo ngược tình thế cuộc bầu cử liên bang. Đây không phải là dấu hiệu tốt cho chiến dịch tranh cử của ông Laschet. Một cuộc khảo sát từ tờ Der Spiegel ngày 19/7 cho thấy, chỉ có 26% người Đức lựa chọn tin vào khả năng xử lý khủng hoảng của ứng viên Armin Laschet trong trường hợp xảy ra thiên tai. Đây là một con số vô cùng tệ hại đối với ông Laschet trên cương vị Thủ hiến của một trong những bang lớn nhất nước Đức, cũng như trên cương vị ứng cử viên cho chức Thủ tướng. Ứng phó với cuộc khủng hoảng lần này sẽ là thách thức lớn nhất đối với Liên minh Đảng CDU/CSU. Bởi lẽ cụm từ “bảo vệ môi trường” hay “biến đổi khí hậu” hiếm khi được xuất hiện trong chiến dịch tranh cử của Liên minh này. Thậm chí, trong nội bộ chính đảng này cũng đã xuất hiện những lo ngại rằng trận lụt này sẽ gây ra những bất đồng lớn về quan điểm giữa các thành viên. Đứng trước những thách thức như vậy, ông Laschet đã có rất nhiều cố gắng. Những ngày này, vị chính trị gia đang làm mọi thứ có thể nhằm xây dựng hình ảnh bản thân như một “chiến binh” mạnh mẽ. Ngày 15/7, một ngày sau khi lũ dâng cao, ông Laschet xuất hiện cùng với đôi ủng cao su và lời hứa “sẽ không ai bị bỏ lại”, “lực lượng cứu trợ sẽ sớm có mặt”. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình ngay sau đó, ông Laschet đã khẳng định sẽ không thay đổi chính sách chỉ vì “một ngày như hôm nay”. Câu nói này đã đánh dấu sai lầm đầu tiên của ứng cử viên Thủ tướng này. Sai lầm thứ hai xảy ra trong chuyến thăm thị trấn Erftstadt ngày 17/7. Trong khi Tổng thống Steinmeier phát biểu với các phóng viên sau chuyến thăm, ông Laschet và một nhóm quan chức đứng sau Tổng thống lại quay sang cười đùa với người bên cạnh. https://www.t-online.de/nachrichten/deutschland/parteien/id_90430104/die-skandale-von-cdu-chef-armin-laschet-das-ende-des-teflon-kandidaten.html?utm_source=pocket-newtab-global-de-DE Những dấu hiệu này cho thấy Liên minh Đảng CDU/CSU của bà Merkel sẽ phải đối mặt với một mùa bầu cử đầy chông gai trước các đối thủ khác. Dù thống kê hiện tại cho thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Đức dành cho chính đảng này vẫn khá áp đảo, những bất ngờ lớn vẫn hoàn toàn có khả năng xảy ra một khi công tác khắc phục hậu quả trận lũ hoàn tất./.  
......

Thêm thông tin về vụ điệp viên nhị trùng Trung Quốc – Đức bị Đức bắt giữ

Chuyên gia Klaus Lange (trái). Nguồn: ITS Hiếu Bá Linh| Nhà chức trách Đức bắt giữ và truy tố chuyên gia Klaus Lange, một nhà khoa học chính trị người Đức, được cho là làm gián điệp hai mang, vừa là điệp viên của Cơ quan Tình báo Đức (BND), vừa là gián điệp cho Trung Quốc. Hôm 6/7/2021, Công tố viện Liên bang Đức cho biết, ông Klaus Lange, 75 tuổi, một chuyên gia về chính trị châu Á đã nghỉ hưu, bị bắt giam và bị truy tố với cáo buộc làm gián điệp cho mật vụ Trung Quốc trong gần một thập niên, từ năm 2010 đến năm 2019. Ông Lange đã tận dụng các mối liên lạc chính trị có được trong lúc làm việc cho một viện nghiên cứu Đức là Quỹ Hanns Seidel của đảng CSU (đảng liên kết với đảng CDU của bà Thủ tướng Merkel) từ thập niên 1980. Tại viện nghiên cứu này, ông trở thành người đứng đầu bộ phận chính sách an ninh quốc tế. Ông thường xuyên đi công tác, thuyết trình ở Liên Xô, sau này là Nga, Nam Phi và Nam Á. Phát ngôn viên của Quỹ Hanns Seidel nói: “Những hành vi sai trái có thể xảy ra thông qua các hoạt động tình báo là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi“. Quỹ này cũng cho biết thêm rằng, ông Klaus Lange đã nghỉ hưu cách đây 10 năm và không có bất kỳ liên hệ nào với Quỹ kể từ đó. Ông Klaus Lange được mật vụ Trung Quốc tuyển dụng trong một chuyến thăm Thượng Hải, thuyết trình tại trường Đại học Tongji hồi năm 2010. Mật vụ Trung Quốc muốn biết đánh giá của ông về các hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, mà Đại hội Thế giới của họ tổ chức ở Munich, Đức. Trước đó, năm 2009, ông Lange được cho là đã tổ chức một cuộc họp với các bộ trưởng và đại diện của Quốc hội Tây Tạng lưu vong ở Dharamsala, Ấn Độ. Phái đoàn của ông cũng đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp đón. Các bài thuyết trình mà ông Klaus trình bày sau đó tại các hội nghị ở nhiều nước khác nhau như Singapore, Israel hay Nam Phi, chủ yếu là về chính sách an ninh, chống khủng bố và luôn luôn liên quan đến Trung Quốc. Sau đó, ông Lange thường xuyên cung cấp thông tin cho mật vụ Trung Quốc cho đến tháng 11/2019. Nhà khoa học chính trị người Đức này đã được trả thù lao cho hoạt động gián điệp của mình và được chi trả cho các chuyến đi Trung Quốc. ARD, một đài truyền hình lớn nhất của Đức, tiết lộ, ông Lange cũng làm gián điệp cho BND, Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Đức, trong 50 năm. Ông là một trong những người thân tín của Volker Foertsch, trưởng phòng BND lâu năm. Ông Klaus Lange ủng hộ hoạt động gián điệp của BND chống lại Trung Quốc. Đài ARD dẫn các nguồn tin cho biết, ban đầu ông Klaus Lange có thông báo với BND về ý định của mật vụ Trung Quốc muốn tuyển ông và đã nhận được sự đồng ý cơ bản từ trụ sở BND: Trước hết, ông nên tham gia làm việc với mật vụ Trung Quốc và tìm hiểu những gì họ muốn. Đây là cách Klaus Lange được cho là đã nắm được thiết bị kỹ thuật – công cụ để liên lạc bí mật với Bắc Kinh. Như vậy ông được cho là làm gián điệp hai mang, vừa là điệp viên của Cơ quan Tình báo Đức (BND), vừa làm điệp viên cho mật vụ Trung Quốc. Tin tức cho biết, ban đầu ông Lange có thảo luận các bước với BND, nhưng càng ngày càng ít đi, ông đã không báo cáo đầy đủ về các mối liên lạc sau đó. Ông Klaus Lange và bà Klara Knapp, người vợ Ý của ông. Nguồn: ITS Ngoài ra, nhà chức trách Đức cũng đang điều tra bà Klara Knapp, người vợ Ý của ông. Người phụ nữ 64 tuổi này đến từ Gais, miền Bắc nước Ý, được cho là có liên quan đến hoạt động gián điệp của chồng. Sau khi nghỉ hưu, không còn làm việc cho Quỹ Hanns Seidel, ông Lange được cho là đã tiếp tục công việc này, với tư cách là giám đốc tổ chức tư vấn “Viện Nghiên cứu Xuyên quốc gia (ITS)“, một tổ chức do ông thành lập. Bà Klara Knapp, vợ ông là giáo viên tiếng Anh, cũng là một thành viên của viện. Theo trang web hiện đã khóa, các thành viên ban cố vấn của viện này gồm giám đốc trung tâm Học viện Khoa học Nga, đại sứ Pakistan và chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ISSA của Mỹ, nơi xuất bản tạp chí Defense & Foreign Affairs. Việc bắt giữ ông Klaus Lange diễn ra sau các cuộc điều tra kéo dài của nhà chức trách Đức. Tháng 11/2019, các nhân viên điều tra Đức được cho là đã khám xét nhà của vợ chồng ông Langes ở Landshut, Đức. Đài ARD tiết lộ rằng, vào thời điểm đó ông Lange và vợ ông đã bị chặn lại khi họ đang trên đường đến sân bay với hành lý, được cho là để gặp các sĩ quan chỉ huy mật vụ Trung Quốc ở Macau, Trung Quốc. Sau cùng, ông Lange bị bắt và bị truy tố với cáo buộc đã chuyển thông tin mà ông ta nhận được từ các chính trị gia hàng đầu cho Trung Quốc. Với tội danh này, ông có thể bị kết án tới 5 năm tù. Ông Gerhard Schindler, cựu giám đốc cơ quan tình báo Đức, đã cảnh báo trong một cuốn sách phát hành năm ngoái rằng, mối đe dọa từ hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở châu Âu đang gia tăng. Theo ông Schindler, chính quyền của Thủ tướng Merkel cần phải giảm “sự phụ thuộc chiến lược” vào Trung Quốc, cũng như nên cấm tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc, không cho tập đoàn này tham gia vào cơ sở hạ tầng mạng di động 5G Hiếu Bá Linh Nguồn:baotiengdan.com/2021/07/08/them-thong-tin-ve-vu-diep-vien-nhi-trung-trung-quoc-duc-bi-duc-bat-giu/ Tham khảo thêm: - https://www.tagesschau.de/investigativ/bnd-spion-china-103.html - https://www.sueddeutsche.de/politik/china-bnd-1.5344205!amp -https://www.rainews.it/dl/rai24/assets/template/amp.html?/dl/rai24/tgr/amp/articoli/2021/07/ContentItem-a2320fa1-766a-499b-a1e9-6f7abf205704.html  
......

Tin khẩn: Thành phố Berlin bắt đầu tổ chức tiêm chủng cho người không có bảo hiểm sức khỏe, không có giấy tờ tùy thân

Lưu Thủy Hương  Sau chiến dịch tiêm chủng cho người tị nạn với hai loại vaccine: Moderna an toàn và đắc nhất thế giới + Johnson & Johnson tiện lợi nhất thế giới với một liều duy nhất, Berlin sẽ tiến hành tiêm chủng cho những người cư trú bất hợp pháp. “Các loại vaccine do chính quyền cấp phép sẽ được nghiêm túc cung cấp cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng cư trú của họ. Và việc chủng ngừa corona là miễn phí cho mọi công dân - bất kể tình trạng bảo hiểm của họ ra sao.” Bài báo viết về sự cố gắng của các bác sĩ thiện nguyện trong việc tổ chức tiêm chủng cho người sống chui. Khó khăn của các bác sĩ: - Khó được vaccine trong tình trạng khan hiếm. - Khó hợp pháp hóa việc tiêm chủng cho người cư ngụ bất hợp pháp. - Khó tiếp cận được những người đang sợ hãi. Đúng vậy, những người cư ngụ bất hợp pháp rất sợ xuất đầu lộ diện. Họ biết rằng, các bác sĩ tại Đức có cam kết với chính quyền là cung cấp thông tin người cư ngụ bất hợp pháp cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hiện nay, chính quyền Berlin đã lùi lại một bước, bằng lòng cho các bác sĩ tiêm chủng mà không cung cấp danh tính người cần tiêm. Cũng như sẽ cung cấp vaccine cho họ. Trong khi đó, ở bang Brandenburg các thỏa thuận vẫn chưa tiến xa. Giới thiệu bài báo rất cảm động của nhà báo Oliver Noffke. VTP-LTH * https://www.rbb24.de/.../corona-impfung-ohne... Không bảo hiểm sức khỏe, không giấy tờ tùy thân Việc tiêm chủng cần phải độc lập với tình trạng cư trú 25/6/21. Ngay cả những người không giấy tờ cư trú hợp pháp cũng có quyền được tiêm vaccine corona. Tuy nhiên, những người này lại không có sự tin tưởng vào nhà chức trách. Các tổ chức cứu trợ muốn đứng ra làm trung gian - những nỗ lực đang được thực hiện ở Berlin, trong khi đó, ở bang Brandenburg thì gặp trở ngại. Người nào muốn tiêm vaccine corona ở trung tâm tiêm chủng, họ đều phải khai danh tánh. Tại phòng khám của bác sĩ, thẻ bảo hiểm phải được xuất trình. Nhưng nếu cả hai thứ này đều không có thì sao đây? Khi một người không có bảo hiểm hoặc không thể xác định danh tính của mình? Họ cũng có quyền tiêm vaccine corona. Trang web của Viện Robert Koch (RKI) cho biết quan điểm chung về tiêm chủng: “Các loại vaccine do chính quyền cấp phép sẽ được nghiêm túc cung cấp cho tất cả mọi người, bất kể tình trạng cư trú của họ”. Bên cạnh đó, Trung tâm Giải đáp Sức khỏe Liên bang cũng công bố, việc chủng ngừa corona được miễn phí cho mọi công dân - bất kể tình trạng bảo hiểm của họ ra sao. Một con số chưa xác định vào khoảng vài trăm ngàn Hiệp hội Y tế Liên bang Đức viết: “Những người không có giấy tờ cư trú hợp pháp là một phần của thực tế xã hội Đức”. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu người. Một phát ngôn viên của cơ quan quản lý xã hội theo yêu cầu của rbb | 24 cho biết không thể đưa ra một ước tính chuẩn xác cho Berlin. Bộ Y tế chuyên trách của tiểu bang Brandenburg cũng tuyên bố, họ không có số liệu về tiêm chủng cũng như những người không có giấy tờ cư trú. Stephanie Kirchner từ tổ chức cứu trợ Bác sĩ Thế giới cho biết: “Sẽ có vài trăm nghìn người trên toàn nước Đức." Kirchner đề cập đến ước tính của Đại học Bremen, theo đó vào năm 2014 có ít nhất 180.000 người, nhưng có thể lên đến 520.000 người sống trên toàn quốc không có tư cách cư trú hợp lệ. Bắt cung cấp thông tin làm người ta khiếp hãi Tổ chức Bác sĩ Thế giới có cơ sở chăm sóc y tế ở một số thành phố của Đức - bao gồm cả Berlin – cho những đối tượng ngoài vòng hợp pháp. Kirchner nói: “Đã có những rào cản rất lớn đối với những người này. Chủ yếu là do cam kết chuyển giao thông tin trên toàn quốc." Nếu những người không có tư cách cư trú hợp pháp hoặc không có bảo hiểm y tế cần đi khám bệnh, thì các văn phòng phúc lợi xã hội sẽ thanh toán chi phí. Tuy nhiên, họ có nghĩa vụ bàn giao dữ liệu cá nhân của những người này cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Kirchner nói: “Tất nhiên, điều này khiến những người bị ảnh hưởng vô cùng lo sợ, vì nó có thể dẫn đến việc bị trục xuất. Điều trị trong trường hợp khẩn cấp được miễn trừ khỏi quy tắc này. Và việc tiêm chủng phải độc lập với tình trạng cư trú”. Điều này cũng được xác nhận bởi một phát ngôn viên của Bộ Y tế tiểu bang Brandenburg: "Ngoài ra, các bác sĩ tiêm chủng nói chung không có nghĩa vụ báo cáo theo Mục 87 của Đạo luật Cư trú." Nhưng những người cư trú bất hợp pháp cần biết rằng, trong các trường hợp khác vẫn có cam kết bàn giao dữ liệu, trên thực tế chỉ có chiến dịch tiêm chủng là đảm bảo cho việc giấu tên - theo Stephanie Kircher từ Tổ chức Bác sĩ Thế giới. Các hoạt động hợp tác ở Berlin Thượng viện Berlin cũng biết rằng, có một vấn đề trong việc chấp hành các quy định nhà nước. Đó là lý do tại sao có một loạt cách tiếp cận những người không có tư cách cư trú để mời gọi họ tiêm chủng, Stefan Strauss, phát ngôn viên của Thượng viện cho biết. Với sự hợp tác của những tổ chức xã hội, các hoạt động đã được thực hiện ở các quận và trại người vô gia cư. Ngoài ra, ba cơ sở y tế công cộng và ba cơ sở y tế khác dành cho người vô gia cư hoặc người không có bảo hiểm y tế đã đồng ý "cung cấp vaccine 1-2 ngày/1 tuần", Strauss nói. "Cơ quan y tế sẽ cung cấp 250 liều vaccine/một tuần cho chương trình này." Vào cuối tháng Năm, các chiến dịch tiêm chủng đã tiêm khoảng 4.000 liều vaccine cho những người cư trú bất hợp pháp. Hiện nay chính quyền đang thảo luận, làm cách nào để mở rộng các chương trình tiêm chủng riêng lẻ. Chính phủ tiểu bang Brandenburg đã không trả lời các câu hỏi cụ thể về các chiến dịch tiêm chủng và thông báo: "Không có số liệu về những người được tiêm chủng mà không có giấy phép cư trú." Các trung tâm ở Zehlendorf và Wilmersdorf mời gọi tiêm chủng Tổ chức Malteser đã mời tiêm vaccine corona trong phòng khám của họ tại Bệnh viện Sankt Getrauden kể từ tuần này. Tuy nhiên, việc cung cấp trong lúc ban đầu sẽ dựa trên mức độ ưu tiên, do tình trạng thiếu vaccine nói chung. Tổ chức Bác sĩ Thế giới muốn tiêm vaccine corona ẩn danh từ ngày 2 tháng 7. Stephanie Kirchner cho biết: “Cuối cùng chúng tôi đã nhận được vaccine tại cơ sở của chúng tôi ở Berlin-Zehlendorf và có thể sớm bắt đầu.” Cô tin tưởng vào sự thành công, vì trước đây đã có những mối quan hệ tin cậy với những người bị ảnh hưởng. "Nhưng tất nhiên chúng tôi chỉ có thể làm điều đó ở quy mô nhỏ thôi." Chương trình sẽ bắt đầu với vaccine Moderna và Johnson & Johnson, có sẵn cho 30 người. Vaccine Johnson & Johnson có ưu điểm là nó có hiệu quả với một liều duy nhất mà không cần bổ sung lần thứ hai. Kirchner cho biết việc sắp xếp để có một vài liều vaccine này không hề dễ dàng. Nhưng cô hy vọng rằng các Hiệp hội Bác sĩ Thế Giới sẽ có thể sớm cung cấp một số lượng lớn hơn. "Chúng tôi đang bắt đầu với quy mô nhỏ như vậy đó, nhưng chúng tôi vẫn có thể đặt thêm vaccine." *** Tấm ảnh bên dưới do một người có liên hệ với chương trình tiêm chủng cung cấp. Người không có giấy tờ cư trú, xin hãy thử gọi số: 030 9029 16880:  
......

Hạ viện Đức thông qua luật bảo vệ nhân quyền trong thương mại

Gerd Mueller (Bộ trưởng Bộ hợp tác và phát triển kinh tế, đảng CSU) và ông Hubertus Heil (Bộ trưởng Bộ lao động và xã hội, đảng SPD) trong tuyên bố báo chí của họ về cuộc bỏ phiếu cho luật thẩm định chuỗi cung ứng. liên minh hình ảnh / Flashpic | Jens Krick Fb.Trần Bảo Quốc   Luật về chuỗi cung ứng mà Đức vừa thông qua sẽ bảo vệ người lao động bản địa, nơi các mặt hàng nhập khẩu được sản xuất. Với luật mới này, những nước cưỡng bức lao động như Trung Quốc sẽ không thể bán hàng qua Đức. Việt Nam với thể chế sao lại của Trung Quốc cũng không nằm ngoài tầm ngắm của dự luật này. **********************   Hạ viện Đức thông qua luật chuỗi cung ứng: Đây là cách các công ty phải đảm bảo nhân quyền trong tương lai   Người lao động trong tương lai không còn phải làm việc trong những điều kiện không xứng đáng khi sản xuất ra các sản phẩm bán vào thị trường Đức.   Các công ty lớn ở Đức không được dung túng cho việc lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng liên quốc gia của họ. Hạ viện vào thứ sáu đã thông qua một dự luật của chính phủ về bổn phận thẩm định mới. Qua dự luật này nước Đức muốn hành động chống lại điều kiện lao động tồi tệ trên toàn thế giới - ví dụ như tại các mỏ nguyên liệu thô đang đe dọa tính mạng người ở châu Phi, các nhà máy may mặc ở châu Á hoặc trên các đồn điền bông vải ở Ấn Độ. Luật sẽ được áp dụng từ năm 2023.   Mục đích của luật này là mang đến công bằng hơn giữa người giàu và người nghèo. Ông Müller mong muốn là: "Những gì bạn không muốn người khác hành xử với mình thì đừng để chuyện đó xảy ra với bất kỳ ai khác ". Theo ông Heil thì: „Trẻ em thuộc về trường học thay vì phải lao động vất vả trong các hầm mỏ hay trên ruộng đồng và chúng ta không thể xây dựng sự thịnh vượng của mình vĩnh viễn trên cơ sở bóc lột con người“.   Những ngành bị ảnh hưởng bởi quy luật chuỗi cung ứng gồm có: Sản xuất xe hơi, kỹ thuật cơ khí, công nghiệp kim loại, hóa học, dệt may, thực phẩm và đồ uống, nhà bán buôn và bán lẻ, ngành công nghiệp điện tử, nhà cung cấp năng lượng - nói chung là các lĩnh vực kinh tế quan trọng.   Luật sẽ được áp dụng kể từ năm 2023, ban đầu cho các công ty lớn có hơn 3.000 nhân viên. Năm 2024 ngưỡng này sẽ giảm xuống cho các hãng xưởng có hơn 1000 nhân công. Theo thống kê thì có khoảng 2890 công ty ở Đức với hơn 1000 nhân viên. Các doanh nghiệp nhỏ hơn không bị ảnh hưởng. Các vấn nạn như hủy hoại môi trường, gây đau khổ cho con người và tham nhũng cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật này.   Những gì sẽ xảy ra với các công ty hiện nay?   Nếu một công ty nhận thức được có sự khiếm khuyết trong chuỗi cung ứng, thì công ty đó phải có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp khắc phục. Các tổ chức phi chính phủ và công đoàn có cơ hội đại diện cho những người bị thiệt hại tại nơi sản xuất, khởi kiện những công ty này trước tòa án của nước Đức, nếu như phát hiện có vi phạm. Cho đến nay, các bên bị thiệt hại chỉ có thể tự khởi kiện và điều này gần như không có xảy ra.   Lấy Tân Cương làm ví dụ thì theo các nhà đặc trách cho dịch vụ khoa học của Hạ viện Đức cho biết: Luật này có thể buộc các công ty Đức hoạt động ở Trung Quốc phải cắt đứt hợp tác. Các nhóm nhân quyền ước tính rằng hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, người Hui hoặc các thành viên khác của những dân tộc thiểu số Hồi giáo ở tây bắc Trung Quốc đã bị đưa đến các trại cải tạo. Các cáo buộc bao gồm từ tra tấn đến cưỡng bức lao động. Một trong các công ty của Đức hiện đang cộng tác sản xuất tại Tân Cương là hãng xe hơi VW Volkswagen.   Đức hiện nay có nền kinh tế lớn nhất và cũng là đầu tàu của Cộng đồng Âu Châu (EU). Ông Müller kêu gọi EU hãy áp dụng các quy định mới tương tự và phải có một cải tổ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).   Nguồn: jg/dpa   Trần Bảo Quốc lược dịch  
......

Tiến sĩ, nhà báo khoa học Nguyễn Kim Mai Thi nhận Giải thưởng Grimme

Giải thưởng truyền hình Grimme quan trọng nhất năm nay 2021 thuộc về nhà hóa học, nhà báo và người dẫn chương trình truyền hình Mai Thi Nguyên-Kim (Nguyễn Kim Mai Thi ) vì cô đã truyền đạt kiến thức về các câu hỏi về Corona. Nhà hóa học và nhà báo khoa học Mai Thi Nguyên-Kim đã được trao Giải thưởng Grimme cho định dạng funk "maiLab" và cho việc kiểm duyệt "Quarks - Corona trong 5 phút". Theo ban giám khảo, người dẫn chương trình truyền hình đã sử dụng hai định dạng của mình để truyền tải "thông tin có tính khoa học cao và hiệu quả rộng rãi về chủ đề Corona". Ở định dạng "Quarks" nhỏ gọn, nó cung cấp câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi như "Hầu hết mọi người bị lây nhiễm bệnh ở đâu?" hoặc "Khi nào phòng chăm sóc đặc biệt trở nên chật hẹp quá tải? " Trên kênh YouTube "maiLab", hiện có gần 1,3 triệu người đăng ký, Mai Thi đề cập đến các hiện tượng khoa học liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Vào đầu tháng 4 năm 2020, cô đăng video thành công nhất cho đến nay với tiêu đề "Corona mới bắt đầu". Ban giám khảo Grimme khen ngợi Nguyễn-Kim Mai Thi vì phong cách giải trí của cô, mà những người không có trình độ, bằng cấp về khoa học cũng có thể theo dõi. Bản thân cô cũng đã từng nghiên cứu tại Đại học Harvard danh tiếng, trong số những người khác. Giải thưởng Grimme là một giải thưởng cho chương trình phát sóng truyền hình ở Đức . Nó được đặt theo tên của tổng giám đốc đầu tiên của Đài truyền hình Tây Bắc Đức , Adolf Grimme (1889–1963). Giải thưởng truyền hình được trao hàng năm bởi Viện Grimme ở Marl . Kể từ năm 1964, điều này đã vinh danh các sản phẩm và thành tựu truyền hình "sử dụng xuất sắc các khả năng cụ thể của phương tiện truyền hình và có thể là một hình mẫu cho thực hành truyền hình về nội dung và phương pháp" (Điều lệ của Viện Grimme). Vào ngày 01.10.2020, tại cung điện Bellevue, dinh tổng thống Cộng hòa Liên Bang Đức,Tiến sĩ, nhà báo khoa học Nguyễn Kim Mai Thi là một trong số 15 người được Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trao Huân công bội tinh về những đóng góp cho sự gắn kết của xã hội./.  
......

Vaccine Johnson & Johnson cũng được để mở cho mọi người

......

Giao ra bản quyền sáng chế vắc xin không phải là một "giải pháp cấp tốc thần kỳ“.

Coronavirus-Impfstoffe © Dado Ruvic/​Reuters   Các quốc gia của Cộng đồng Âu Châu (EU) xem việc giao ra bản quyền sáng chế vắc xin không phải là một "giải pháp cấp tốc thần kỳ“. Bao Quoc Tran - TBQ chuyển ngữ   Nhiều nguyên thủ nhà nước và chính phủ Âu Châu nghi ngờ chuyện có thể thu hoạch các lợi ích trong thời gian ngắn hạn. Họ yêu cầu Mỹ hãy cụ thể hóa đề xuất này. Thủ tướng Đức, bà Merkel đã cảnh báo có nguy cơ ăn cắp kiến thức từ Trung Cộng.   Đề xuất của chính phủ Mỹ về việc giao ra bản quyền sáng chế vắc xin corona đã vấp phải sự hoài nghi tại Hội nghị Thượng đỉnh Âu Châu đang diễn ra ở Bồ Đào Nha. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu (EU) Charles Michel cho biết, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ không đồng ý rằng việc cho tự do phát hành thuốc sẽ là "một giải pháp thần kỳ trong thời gian ngắn hạn tới đây" để giải tỏa tình trạng thiếu hụt vắc-xin toàn cầu. "Nhưng chúng tôi sẵn sàng giải quyết vấn đề này khi có đề xuất cụ thể".   Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát đi tín hiệu đáng ngạc nhiên rằng họ muốn ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ bản quyền sáng chế vắc xin chống corona. Điều này được một phần trong hàng ngũ của các quốc gia EU hoan nghênh. Tuy nhiên, khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh ở Porto thì những tiếng nói hoài nghi đã tăng lên - bao gồm cả tiếng nói của bà Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức. Theo thông tin từ những người tham gia hội nghị, bà Merkel đã lên tiếng phản đối rõ ràng và tuyên bố rằng công nghệ chuyên môn tân tiến mRNA, cần cho sản xuất loại vắc xin mới có thể bị chảy vào tay Trung Cộng. Cộng hòa Nhân dân Trung cộng có thể hưởng lợi bí quyết này dễ dàng hơn các nước đang phát triển.   Tổng thống Pháp, ông Emmanuel Macron một lần nữa nhấn mạnh rằng việc trao ra bản quyền sáng chế vắc xin sẽ không có ích lợi gì nếu hạ tầng cơ sở sản xuất vắc xin không có sẵn. Chìa khóa để chống lại sự thiếu hụt vắc-xin trên toàn cầu do đó là sự "hiến tặng các liều vắc xin". Câu hỏi đặt ra là liệu các nước sản xuất vắc xin có sẵn sàng xuất khẩu thuốc hay không. Ông Macron nói: “Các bản quyền sáng chế không phải là chuyện quan trọng hàng đầu và đã chỉ trích hành vi của Mỹ cũng như Anh quốc liên quan đến lệnh cấm xuất khẩu vắc xin corona của họ. Ông cho biết: “Ngày nay 100% các vắc-xin sản xuất tại Hoa Kỳ thì được đưa vào thị trường Mỹ. Trong khi Châu Âu đã xuất khẩu hàng triệu liều vắc xin ra ngoài.   Trên thực tế, theo số liệu của EU thì hơn 200 triệu liều vắc xin đã được xuất khẩu cho đến nay – tương đương với số lượng được giao ra cho các nước trong châu Âu. Ngược lại thì Mỹ chủ yếu giữ lại vắc-xin mà họ tự sản xuất ra. Tuần trước ông Biden cho biết vắc-xin từ Mỹ cũng sẽ trở thành "kho vũ khí" cho các quốc gia khác trong tương lai. "Nhưng bất cứ người Mỹ nào cũng có quyền truy cập thuốc trước."   Tại Hội nghị Thượng đỉnh, các quốc gia của Cộng đồng Âu Châu đã yêu cầu chính phủ Mỹ cụ thể hóa đề xuất của mình. Ông Michel nói: “Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tăng sản lượng vắc-xin trên toàn thế giới. Điều này cũng bao gồm việc chuyển giao công nghệ sản xuất để nhiều nhà máy có thể nắm vững các quy trình sản xuất vắc xin phức tạp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tập đoàn Pfizer và công ty dược phẩm Moderna sản xuất vắc xin của Mỹ - với Moderna thì va chạm trực tiếp lợi ích của công ty, còn với Pfizer thì va chạm lợi ích của công ty BioNTech thuộc về nước Đức.   Nguyên thủ Ủy ban Âu Châu EU là bà Ursula von der Leyen cho biết: "Chúng tôi mời tất cả mọi người tham gia vào cuộc tranh luận về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và về việc chúng ta sẵn sàng như thế nào để thực hiện xuất khẩu một phần lớn những gì được sản xuất trong khu vực này." Bà nhấn mạnh rằng khi đầu tư vào năng lực sản xuất thì không chỉ ở châu Âu. "Chúng ta cũng cần làm việc với các công ty dược phẩm để xây dựng năng lực dần theo thời gian, ví dụ như ở châu Phi."   Nguồn: https://www.zeit.de/.../coronavirus-impfstoffe...  
......

Drosten không lo ngại biến chủng Ấn Độ

Lưu Thủy Hương Theo Christian Drosten, việc tiêm phòng corona phải được tái chủng sau vài tháng. Tuy nhiên, điều này không do tác động của các biến thể. Christian Drosten tin chắc rằng, việc tái chủng corona cần tiến hành sau mùa hè. "Bắt đầu từ mùa thu hoặc mùa đông, ít nhất các nhóm nguy cơ sẽ được tiêm phòng lại một lần nữa". Nhà virus học giải thích rằng, có thể là với một loại vaccine, nó sẽ cung cấp một "bản cập nhật" chống lại các biến thể corona khác nhau. Tuy nhiên, sự cần thiết của tái tiêm chủng chính là để củng cố lại niêm mạc bảo vệ. Theo Drosten, cái gọi là kháng thể igA được tìm thấy trong niêm mạc ở vùng miệng và cổ họng. Những kháng thể này sẽ bảo vệ chống lại sự lây nhiễm của coronavirus. Một nghiên cứu từ Vũ Hán cho thấy, theo thời gian, lượng kháng thể igA trong niêm mạc của những người đã khỏi bệnh ngày càng giảm đi. Theo Drosten, những người này có khả năng sẽ bị nhiễm corona lần thứ hai. Nhưng nhờ các kháng thể khác trong cơ thể mà diễn biến của bệnh của họ sẽ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau đó họ có thể truyền virus cho người khác. Drosten: Lớp niêm mạc bảo vệ chống lại corona không tồn tại mãi Ngay cả sau khi chủng ngừa, các kháng thể IgA này vẫn giảm dần theo thời gian, Drosten nói. Khoảng thời gian thì chưa biết được. Drosten cho hay rằng, sẽ là một bất ngờ rất lớn "nếu niêm mạc bảo vệ tồn tại suốt đời sau khi tiêm hai liều vaccine". Nhiều khả năng là vài tháng thôi. "Bất kỳ ai được tiêm phòng đầy đủ vào mùa xuân đều có thể giảm đáng kể lượng kháng thể igA vào mùa đông." Do đó, nước Đức nên chuẩn bị để tiêm chủng nhiều hơn là chỉ tiêm cho "các nhóm có nguy cơ" vào mùa đông. Tuy nhiên, theo quan điểm của Drosten, không có lý do gì để hoảng sợ. Bởi vì niêm mạc bảo vệ chống lại corona càng được củng cố thường xuyên - do tiêm chủng hoặc do nhiễm bệnh nhẹ - thì thời gian bảo vệ càng được kéo dài. Sau đó không còn là vài tháng, mà là vài năm. Drosten nói: “Các tuyên ngôn về ngày tận thế, mà theo đó đại dịch corona sẽ không bao giờ kết thúc, là nhảm nhí.“ Và hơn nữa: "Những gì chúng tôi thấy ở đây là những quan sát hoàn toàn bình thường, mà cũng là điều chúng tôi mong đợi, virus hoành hành và rồi sẽ đi đến giới hạn cuối cùng của nó“. Đột biến corona ở Ấn Độ không phải là nguyên nhân khiến Drosten lo ngại Người đứng đầu Khoa Virus học tại Trường Y Khoa Charité ở Berlin cũng hướng tầm nhìn về Ấn Độ. Các nhà chức trách ở đó gần đây đã ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Những thảm cảnh trong khoa hồi sức cấp cứu - hệ thống y tế quá sức cũng như lò hỏa táng quá tải. Ngoài ra, ngày càng có nhiều lo ngại về biến thể corona B.1.617 đang tràn lan ở Ấn Độ. Liệu nó có phải là nguyên nhân gây ra số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng hay không vẫn chưa được chứng minh một cách chắc chắn. "Có vẻ như biến chủng là sự thay đổi lớn gây ra tình trạng bi thảm ở Ấn Độ," Drosten nói về các báo cáo trên truyền thông. Tuy nhiên, ông không nghĩ là như vậy. Theo các nghiên cứu mới nhất, mặc dù B.1.617 là đột biến thoát miễn dịch chống lại kháng thể, nhưng năng lực của nó không đặc biệt cao. Drosten nói: "Đó không là lý do để lo lắng. Biến chủng này kém hiệu quả hơn so với loại đột biến Nam Phi". Đúng hơn, cơn thịnh nộ của làn sóng thứ ba ở Ấn Độ là do sự kết hợp của các điều kiện. Đột biến thoát miễn dịch nhẹ ảnh hưởng đến một bộ phân dân chúng có khả năng miễn dịch cộng đồng thấp bởi vì, chiến dịch tiêm chủng ở Ấn Độ vẫn chưa tiến xa. Drosten cũng không tin rằng, vaccine chống lại B1.617 bị giảm hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu hiện tại sẽ không cho phép kết luận như vậy, nhà virus học cho biết. "Điều này không làm tôi lo âu chút nào." Về tình trạng có nhiều loại biến chủng, Drosten cũng cho biết: “Dựa trên cơ sở dữ liệu rất ít hiện có, có thể kết luận rằng biến chủng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra làn sóng lây nhiễm dữ dội trong nước, mà do một số lượng quá lớn của cả một quần thể virus”. Biến chủng B.1.1.7 (Anh Quốc) dễ lây lan hơn hiện đang chiếm ưu thế ở quốc gia này, mới là loại hoành hành dữ dội. Ở Ấn Độ, sức khỏe cơ bản của người dân cũng kém hơn ở Đức, điều này có thể so sánh trong khả năng miễn dịch của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, Drosten nói rõ rằng tình hình có thể thay đổi: "Có thể trong hai tháng nữa, chúng ta sẽ tìm ra một cách nào đó để xử lý con virus này." * Nguồn: Drosten macht sich keine Sorgen wegen indischer Mutation Vì bản tin khoa học này rất phức tạp và khó dịch, tôi phải củng cố bản dịch bằng những bài báo khác: https://www.spiegel.de/.../corona-mutante-in-indien... https://www.morgenpost.de/.../Drosten-indische-Corona...  
......

Xem ai sẽ làm thủ tướng Đức

Nguyễn Doãn Đôn Cùng ra tranh cử chức Thủ tướng Đức với hai anh của Đảng liên minh CDU và CSU là Armin Laschet 60 tuổi và Markus Söder 54 tuổi thì dịp này bỗng có một cô em trẻ trung xinh đẹp, dáng dấp dễ coi, ăn nói nhẹ nhàng, nước da trắng mịn, tên lại hay nữa là Annalena (Baerbock) , mới 40 tuổi, đã được Đảng xanh (Grün) bế ẵm ra giới thiệu với dân chúng để mong cho em thay ngổi vào ghế của bà Merkel đã 67 tuổi rồi. Em này hiện nay là Chủ tịch Đảng Xanh. Từng học Đại học Luật và Khoa học Chính trị tại Hannover và sau đó sang London đào tạo Thạc sỹ về Khoa Kinh tế và Chính trị. Nàng theo đạo tin lành, nên có đôi mắt đẹp nhân hậu và sáng long lanh. Tiếc rằng em đã lấy chồng rồi. Anh chồng tên là Holefleisch. già hơn em 7 tuổi. Anh là một Cố vấn Chính trị và Chuyên viên điều hành Doanh nghiệp. Họ có 2 đứa con gái với nhau. Và đang sống ở Potsdam. Annalena rất yêu môi trường và muốn bảo vệ nó. Cô ta muốn đến năm 2030 là cả nước Đức không được phép dùng nhiên liệu bằng than nữa. Khuyến khích ô tô chạy điện, giảm máy bay hành khách mà thay vào là tăng cường xử dụng tầu chạy đường sắt trong nội địa. Điều chỉnh lại ngành Nông nghiệp để góp phần giảm khí thải CO 2. Em cũng muốn tăng cường liên minh với Châu Âu để đoàn kết thành một khối vững chắc. Em nói, nếu như Châu Âu không muốn để cho Tầu, Nga và Thổ muốn làm gì thì làm. và ý em cũng là để phòng khi Mỹ quay lưng lại với Châu Âu như anh bạn Trump vừa qua. Thì Châu Âu phải tự lực, tự cường. Em cũng đòi Mỹ phải rút tất cả vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Châu Âu. Em ủng hộ những người tỵ nạn xấu số và những người có lý do chính đáng phải bỏ nước ra đi . Ngoài ra còn các đường lối khác của em vạch ra cũng na ná như các anh lớn tuổi kia. Tôi nhìn em thích lắm. Nhưng hôm nay trong lúc đi xe, tôi có nghe Radio phỏng vấn một bà thì bà ta nói bà không thích Đảng Xanh, bà thích CDU hoặc CSU. Hỏi tại sao? Bà bảo: Đảng xanh mà lên cầm quyền thì chúng ta sẽ mất đi nhiều tiền. Còn đánh giá về hai anh bạn Söder và Laschet đang tranh để nhận vai trò đi đấu trung kết thì bà ấy nói: Thái độ của tay Söder có vẻ hùng hổ, còn Laschet thì từ tốn, êm ả, nói năng dễ nghe và mang tính thuyết phục... Dịp này truyền thông Đức có rất nhiều chương trình đàm phán bàn tròn công khai, dân chủ. Mọi người Dân đều có quyền hỏi han hay góp ý qua việc gọi điện trực tiếp. Còn những cuộc tranh luận trên TV công khai cho toàn Thế giới xem, thì tập trung đủ các Nhà nghiên cứu, những Chuyên viên cao cấp tài ba, lỗi lạc, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực. Họ phản biện nhau rất sôi nổi, vô tư và đầy trí tuệ. Họ phân tích, đánh giá để phê phán khen, chê từng vị ra tranh cử chức Thủ tướng rất khúc triết. Dân nghe vỡ vạc ra rất nhiều. Chính vì dân chủ thế nên Chính trị gia Đức được chọn ra nghiễm nhiên phải là những người thông thái. Chứ dạng bất tài, cầm tờ A 4 lên ê a, ề à; Ca lên bài ca muôn thủa "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay" thì xin mời về xách dép cho em Annalena xinh đẹp này. Annalena Baerbock Hiện nay em đi làm toàn bằng xe đạp. Tôi muốn tặng em cái Vinfast, nhưng em lắc đầu. bảo là ô nhiễm môi trường và sợ gẫy trục. Em mà trúng ghế Thủ tướng, lại vẫn cứ giữ thái độ bướng bỉnh thế này thì hơi nguy hiểm. Có đứa nó giật xe, làm em ngã, bế em lên, cho vào xe, rồi mang về VN là toi. Chúng ta chờ đợi xem nước Đức này sẽ bầu ai./. Nguyễn Doãn Đôn  
......

'Nội chiến' giành ghế ứng viên thủ tướng Đức

  Cuộc cạnh tranh tiếp quản chiếc ghế bà Merkel để lại nổ ra ngay trong liên minh bảo thủ cầm quyền, khi bầu cử chỉ cách chưa đầy 6 tháng. Theo lẽ thường, Armin Laschet, người được bầu làm lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) hồi tháng 1, gần như chắc chắn sẽ kế nhiệm Thủ tướng Đức Angela Merkel, lấp đầy khoảng trống chính trị mà bà để lại sau 16 năm cầm quyền. Ghế lãnh đạo đảng CDU được cho là một lợi thế lớn của Laschet trên con đường trở thành tân thủ tướng Đức sau khi bà Merkel mãn nhiệm vào tháng 9. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đây lại bị coi là rào cản đối với chính trị gia 60 tuổi này. Với chiến dịch tiêm chủng Covid-19 nhiều trắc trở và chiến lược ứng phó đại dịch gây bối rối, tỷ lệ ủng hộ dành cho phe bảo thủ đã giảm 10 điểm phần trăm kể từ đầu năm nay. Tỷ lệ ủng hộ Laschet cũng giảm dần sau một loạt hành động cá nhân gây mất thiện cảm. Tại bang Nord Rhein-Westfalen, quê nhà của Laschet, hơn một nửa dân số cho biết họ không hài lòng với màn thể hiện của ông. Một cuộc khảo sát tuần này cũng cho thấy chỉ 4% người Đức trên toàn quốc coi Laschet là "lãnh đạo mạnh mẽ". Không dừng lại ở đó, Laschet bất ngờ gặp phải thách thức từ Thống đốc bang Bayern là Markus Söder, lãnh đạo đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), đồng minh thân cận của CDU trong liên minh bảo thủ cầm quyền. Dù CSU có quy mô nhỏ hơn, Söder được cho là có tỷ lệ ủng hộ cao hơn Laschet.     Theo bình luận viên Melissa Eddy của NY Times, Thống đốc 54 tuổi đã tận dụng một cách khéo léo những lần xuất hiện cạnh Thủ tướng Merkel sau các cuộc họp liên quan đến Covid-19, nhằm xây dựng hình ảnh một lãnh đạo có trách nhiệm, đủ khả năng giải quyết những vấn đề nan giải và hoàn thành các công việc. Kết quả là 57% người Đức đánh giá Söder đã thể hiện phẩm chất của một "lãnh đạo mạnh mẽ". Dường như nhận thức được mức độ ủng hộ mình, Soder bắt đầu công khai thúc đẩy mong muốn ứng cử hồi đầu tuần, chỉ ra tỷ lệ tín nhiệm mạnh mẽ và ổn định của ông so với Laschet trong các cuộc thăm dò, bất chấp cảnh báo từ những thành viên cấp cao trong phe bảo thủ rằng dư luận có thể thay đổi. "Rốt cuộc, phe bảo thủ phải đưa ra một cam kết được các cử tri và người dân chấp nhận, không chỉ một vài thành viên trong đảng. Đương nhiên những cuộc thăm dò không phải tất cả, nhưng không thể phớt lờ một xu hướng rõ ràng nổi lên sau vài tháng", Söder phát biểu trên kênh truyền hình bang Bayern. Sau khi các nghị sĩ bảo thủ hàng đầu thảo luận về vấn đề này hôm 11/4, Söder cho biết ông sẵn sàng tranh cử nếu nhận được sự ủng hộ từ phía CDU và cam kết sẽ "không ngần ngại" hợp tác trong trường hợp ý định này bị phản đối. Tuy nhiên, sau khi ban lãnh đạo CDU và CSU tuyên bố ủng hộ Laschet, Söder đột ngột thay đổi lập trường. Ông vẫn tiếp tục thúc đẩy quyền tranh cử thủ tướng trong một cuộc họp kín giữa các nghị sĩ bảo thủ hôm 13/4. Sau 4 giờ thảo luận, gần 2/3 số người có mặt bày tỏ ủng hộ Thống đốc Bayern, bao gồm cả những thành viên đảng CDU của Laschet. Tại quốc gia coi nghệ thuật dung hòa là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo như Đức, một cuộc đối đầu chính trị công khai có thể khiến đôi bên đều phải trả giá đắt. Hơn nữa, trong lúc đảng Xanh đang vươn lên nhanh chóng và thu hẹp tỷ lệ ủng hộ với phe bảo thủ, liên minh cầm quyền được cho là không thể kiểm soát hậu quả từ cuộc "nội chiến" công khai như vậy. "Rốt cục cả hai bên đều phải tự dàn xếp. Không có quy trình nào giúp vạch ra rõ ràng phương hướng giải quyết chuyện này", giáo sư Thorsten Fass, nhà khoa học chính trị tại Đại học Tự do Berlin, nhận định. Bất kể ai là ứng viên tranh cử thủ tướng của phe bảo thủ, ông cho rằng người đó vẫn phải xử lý hậu quả từ cuộc đối đầu giữa Laschet và Söder. "Đây không phải cách tốt để khởi đầu năm bầu cử", giáo sư nói. Laschet và Söder đều bày tỏ mong muốn vấn đề được quyết định vào cuối tuần này, trong bối cảnh áp lực từ nội bộ hai đảng cũng gia tăng khi 4 đảng chính trị khác cũng tham gia cuộc bầu cử ngày 26/9. Không phải ai cũng đứng về phía Söder và muốn loại bỏ Laschet. Lãnh đạo đảng CDU từng đạt nhiều thành công, như giành ghế thống đốc bang Nord Rhein-Westphalen từ một người đương nhiệm được lòng cử tri, cũng như chiến thắng trong cuộc chạy đua kéo dài hàng tháng vào chức lãnh đạo đảng. Bên cạnh đó, ông còn nhận được sự ủng hộ từ một số thành viên cấp cao nhất và những người có tầm ảnh hưởng trong CDU. "Nếu Laschet đủ can đảm và duy trì được nền tảng ủng hộ trong CDU, Söder có thể sẽ chấp nhận thỏa hiệp, đồng thời tận dụng vị thế của mình để đàm phán một ghế nội các quyền lực cho đảng CSU trong chính phủ sắp tới", Ursula Münch, giám đốc Học viện Giáo dục Chính trị tại Tutzing, Đức, nhận định. Mặt khác, nếu áp lực dồn lên Laschet từ nội bộ CDU đủ lớn, ông cũng có khả năng nhượng bộ Söder vì lợi ích của phe bảo thủ. Trong trường hợp đó, Thống đốc Bayern được cho là sẽ thay đổi các chính sách sao cho phù hợp với nguyện vọng của người dân, củng cố danh tiếng cá nhân. Khi người dân bang Bayern không còn cảm tình với đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), mà quay sang ủng hộ đảng Xanh chủ trương bảo vệ môi trường, Söder đã từ bỏ lập trường chống người nhập cư và đồng tình với nỗ lực giải cứu ong mật, bất chấp sự tức giận của những người nông dân lâu nay ủng hộ đảng CSU. "Söder thông minh, linh hoạt và có giọng điệu mạnh mẽ. Ông ấy có thể dồn mọi người vào góc, trong khi vẫn chừa đường lui cho bản thân. Về mặt này, Laschet không thể sánh với Söder", Münch nhận xét./.  
......

Mỹ không những không rút quân mà còn tăng quân ở Đức

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã đến Berlin với một bất ngờ lớn: 500 binh sĩ bổ sung sẽ đóng quân ở Đức - một tín hiệu rõ ràng sau kế hoạch rút quân của cựu Tổng thống Mỹ Trump.   Mỹ tăng thêm 500 binh sĩ ở Đức. Điều này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố sau cuộc gặp với người đồng cấp Annegret Kramp-Karrenbauer tại Berlin hôm 13/4 vừa qua. Những người lính Mỹ này sẽ đóng quân ở khu vực thuộc bang Wiesbaden sớm nhất là vào mùa thu năm nay. Quân đội Hoa Kỳ tại Đức.   Hồi mùa hè năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút ra khỏi nước Đức 12.000 trong số khoảng 35.000 binh sĩ Mỹ đang đóng quân ở nước này. Việc rút quân được coi như một hành động trừng phạt đối với những gì Trump cho là chi tiêu quân sự của Đức quá ít. Người kế nhiệm của ông là Joe Biden đã ngăn chặn kế hoạch rút quân này. Không những không rút quân mà còn bổ sung binh sĩ là một điều bất ngờ.   “Các đội quân này sẽ tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ ở châu Âu", Austin nói. Những người lính này sẽ được cử đến Đức để ngăn chặn xung đột, "và nếu cần thiết, sẽ chiến đấu và giành chiến thắng".   Austin giải thích, với việc đóng quân, cùng với những việc khác, các lực lượng phòng thủ mạng và tác chiến điện tử ở châu Âu sẽ được tăng cường. Việc đóng quân cũng được hiểu là một cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh của mình là Đức.   Bà Bộ trưởng Quốc phòng Đức Kramp-Karrenbauer nói về một "dấu hiệu gắn bó mạnh mẽ". Bà hứa sẽ thực hiện tất cả để đảm bảo rằng những người lính Mỹ và gia đình của họ tạm thời tìm thấy một quê hương thứ hai tốt đẹp ở Đức.   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.tagesschau.de/inland/us-truppen-deutschland-105.html  
......

Phá vỡ 1 băng đảng Việt Nam buôn hàng trăm kí lô ma túy từ Hà Lan đưa về phân phối tại Đức

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)   Trong hai ngày liên tiếp, thứ Ba 13/4 và thứ Tư 14/4, khoảng 600 cảnh sát, trong đó có lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố, đã mở một cuộc đột kích lớn tại Berlin, khám xét nhiều nhiều căn hộ, văn phòng và cơ sở kinh doanh của một băng nhóm Việt Nam buôn bán ma túy, đặc biệt tất cả các địa điểm này ở gần bên cạnh chợ Đồng Xuân Berlin. Chưa kể hôm qua, riêng thứ Tư hôm nay 14/4, cảnh sát bắt được 12 nghi phạm.   Băng đảng Việt Nam buôn ma túy   Một băng đảng Việt Nam bị tình nghi trong vài năm trở lại đây đã buôn lậu hàng trăm kí lô chất ma túy tổng hợp và cần sa từ Hà Lan vào Đức.   Christian Schüttenkop, phát ngôn viên của Sở Điều tra Hải quan Munich (thủ phủ bang Bavaria), nói: “Nhóm thủ phạm Việt Nam bị tình nghi buôn lậu ma túy từ Hà Lan sang Đức và phân phối chúng từ Berlin trên toàn nước Đức”.   Người phát ngôn hải quan cho biết: "Chúng tôi cho rằng băng đảng này đã buôn lậu hàng trăm kí lô ma tuý trong ba năm qua".   Theo cảnh sát, các thành viên của băng đảng này cũng được cho là có trang bị vũ khí, cho nên cuộc đột kích lớn được sự hỗ trợ của Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố. Tất cả các địa điểm khám xét trong ngày 14/4 đều nằm gần bên cạnh khu chợ Đồng Xuân khổng lồ, nơi còn được biết đến như một đầu mối liên lạc của những kẻ đưa người Việt Nam nhập cảnh lậu. Một lượng lớn tiền mặt, điện thoại di động và máy đánh bạc đã bị tịch thu.   Theo phát ngôn viên Christian Schüttenkopf, công tố viện Aachen đã lãnh đạo cuộc điều tra chung về băng đảng Việt Nam này suốt 3 năm trời, kể từ năm 2018. Theo các nhà điều tra từ Erlangen và Nürnberg ở bang Bavaria, con đường buôn lậu ma túy từ Berlin đi ngang qua thành phố Erlangen, Nürnberg và Aachen của Đức đến Hà Lan và từ đó quay trở lại Berlin.   Theo cảnh sát, các cuộc khám xét đầu tiên ở Berlin diễn ra vào thứ Ba 13/4. Tuy nhiên, trọng tâm là vào thứ Tư 14/4. Tổng cộng có 30 căn hộ và cơ sở kinh doanh đã được nhắm là mục tiêu của cuộc đột kích lớn này vào sáng thứ Tư. Ngoài ra còn có các cuộc khám xét và năm vụ bắt giữ ở Hà Lan cùng ngày hôm nay. Công tố viên nói đây là một cuộc điều tra phức tạp.   Băng đảng Đức buôn ma túy   Băng đảng thứ hai là gồm những người Đức, họ sử dụng các căn hộ sang trọng làm kho chứa ma túy gồm cần sa, Kokain và Amphetaminen. Hôm thứ Ba 13/3 đã có một cuộc đột kích lớn vào các căn hộ này. Vụ này do công tố viên bang Berlin điều tra và nhắm vào một nhóm thủ phạm người Đức. 200 cảnh sát, chuyên viên và điều tra viên của Sở Cảnh sát hình sự đã khám xét 15 căn hộ sang trọng ở quận Kreuzberg, Berlin. Theo phát ngôn viên cảnh sát, 8 trong số 11 nghi phạm đã bị bắt, nhiều bằng chứng đã bị tịch thu trong cuộc đột kích. Bao gồm các loại ma túy với số lượng không nhỏ./.   Hiếu Bá Linh   Nguồn: - https://www.t-online.de/region/berlin/news/id_89841950/tid_amp/berlin-lichtenberg-mehrere-festnahmen-nach-drogen-razzia.html   - https://www.berliner-zeitung.de/news/polizeibericht-berlin/razzia-im-drogenmilieu-400-einsatzkraefte-durchsuchen-wohnungen-in-berlin-li.152601.amp   - https://www.bild.de/regional/berlin/berlin-aktuell/200-ermittler-im-einsatz-razzia-gegen-drogenhaendler-ring-in-berlin-76053652,view=amp.bildMobile.html  
......

Chúng ta biết: có ca tử vong sau khi tiêm vaccine Astrazeneca

Lưu Thủy Hương Bản tin của đài WDR này dành riêng cho tôi và hơn hai triệu người Đức bị "mắc kẹt giữa hai mũi tiêm". Nghĩa là, từ tháng Hai, tôi và những người này đã nhận được mũi vaccine AstraZeneca đầu tiên dành cho đối tượng ưu tiên: nhân viên y tế, giáo viên và bảo mẫu. Sau 37 ca nghi vấn tụ máo não (với 9 ca tử vong) – đa phần là phụ nữ - Bộ Y tế Đức đã yêu cầu ngưng chủng AstraZeneca cho độ tuổi dưới 60. Hiện nay, tôi và hơn hai triệu người đang chờ tiêm mũi thứ hai với loại vaccine khác, dự kiến là BioNTech hay Moderna. Nhưng, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu lâm sàng nào về việc sử dụng cùng lúc hai loại vaccine khác nhau hoàn toàn về cơ chế phát triển. Nếu khuyến nghị của Bộ Y tế được các tiểu bang và nhà khoa học thông qua, cuối tháng Tư này (hay đầu tháng Năm), tôi sẽ là đối tượng thử nghiệm đầu tiên với hai loại vaccine. Quả là chuyện ly kỳ mùa dịch. Tôi dịch nhanh bản tin của đài WRD. Mong các bạn hết sức bình tĩnh và thận trọng với các con số tử vong bên dưới. Đây là con số trung thực được đưa ra để nghiên cứu và khảo sát. Nó hoàn toàn không nhằm mục đích chống đối vaccine, vu khống hay bịa đặt thêm những điều phản khoa học. Tôi cũng thận trọng tối đa, dịch và kèm theo nguyên đoạn bằng tiếng Đức để các anh/chị của tôi ở đây kiểm tra và xác nhận lại đoạn dịch của tôi. ** https://www1.wdr.de/.../astrazeneca-impfung-zweitimpfung... Chúng ta biết: có ca tử vong sau khi tiêm vaccine Astrazeneca Tác giả: Lena Sterz Từ thứ Bảy, những người trên 60 tuổi có cơ hội sắp xếp một lịch tiêm vaccine Astrazeneca. Đồng thời, Ủy ban Thường trực Tiêm chủng cũng khuyến cáo những người dưới 60 tuổi nên nhận một loại vaccine khác cho mũi tiêm thứ hai. Tới rồi lui với vacinne Astrazeneca: đầu tiên nó được khuyên dùng cho những người trẻ tuổi, bây giờ là cho những người trên 60 tuổi. Dưới đây là các câu hỏi và câu trả lời về những phát triển và phát hiện mới nhất: Tại sao người ta cho rằng, ở những người trên 60 tuổi lại ít bị các loại tác dụng phụ hiếm mà nghiêm trọng? - Người đứng đầu Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (STIKO), Thomas Mertens, nói với báo Spiegel, không thể nói chắc chắn rằng chúng không xảy ra ở người cao tuổi. "Nhưng ở đây chúng tôi có thể rút kinh nghiệm từ Vương quốc Anh. Một số lượng lớn người cao tuổi đã được tiêm vaccine Astrazeneca mà không có bất kỳ vấn đề đáng chú ý nào được báo cáo." Tình hình nghiên cứu về tụ máu tĩnh mạch não sau khi tiêm vaccine Astrazeneca ra sao? - Đại học Greifswald đã xem xét, cơ chế nào dẫn đến các ca tụ máu tĩnh mạch não cho đến nay. Cơ chế hiện đã rõ ràng hơn vì 25 mẫu bệnh nhân hiện đã được kiểm tra và nó xảy ra ở tất cả các ca đều như nhau. Chỉ còn chưa rõ lý do, tại sao phụ nữ trẻ tuổi lại bị ảnh hưởng nhiều hơn cả, các yếu tố tương hỗ đóng vai trò nào và thành phần nào trong vaccine đã kích hoạt trạng thái này. Tại sao hiện nay, những người dưới 60 tuổi đã được tiêm vaccine Astrazeneca nên tiêm một loại vaccine khác ở mũi tiêm thứ hai? - STIKO cho biết rằng, cho đến nay không có dữ liệu nào về nguy cơ khi tiêm mũi vaccine thứ hai. Cho đến khi có được các dữ liệu liên quan, thì STIKO khuyến cáo rằng những người dưới 60 tuổi nên tiêm một liều vaccine mRNA thay vì liều vaccine AstraZeneca thứ hai, 12 tuần sau mũi tiêm chủng đầu tiên. Nhà miễn dịch học Carsten Watzl từ Đại học Dortmund nhận thấy điều này không có vấn đề gì. "Về mặt miễn dịch, không có vấn đề gì nếu nhận thêm một loại vaccine thứ hai vì cả hai loại vaccine cuối cùng đều có cùng một mục tiêu." Bộ trưởng Y tế Liên bang Jens Spahn muốn trình bày với các bộ trưởng y tế của các bang liên bang về khuyến nghị vào ngày thứ Tư. Tại sao ở Anh mọi lứa tuổi vẫn được tiêm vaccine Astrazeneca? - Nước này tin rằng hiệu quả của vaccine lớn hơn nguy cơ mắc một tác dụng phụ hiếm gặp. Nước Anh vừa công bố số liệu lần đầu tiên về tụ máu tĩnh mạch não: 22 trường hợp (có thể) xảy ra vào tháng Ba sau khi tiêm vaccine Astrazeneca, theo một báo cáo của chính phủ. Cơ quan chính phủ cũng đã công bố số liệu về các ca tử vong có thể liên quan đến tiêm chủng. Astrazeneca đã báo cáo 421 trường hợp và Biontech 283 trường hợp. Cho đến nay, 126.000 người đã chết ở Anh do bệnh coronavirus. (Nguyên văn tiếng Đức: Großbritannien hat gerade erstmals Zahlen zu Sinusvenenthrombosen veröffentlicht: 22 seien im März nach einer Impfung mit Astrazeneca aufgetreten, heißt es in einem Regierungsbericht. Die Behörde hat außerdem Zahlen zu Todesfällen veröffentlicht, die im Zusammenhang mit einer Impfung stehen können. Bei Astrazeneca sind 421 Fälle gemeldet worden, bei Biontech 283 Fälle. An den Folgen einer Coronavirus-Erkrankung sind in Großbritannien bisher 126.000 Menschen gestorben.)./.  
......

Liên Minh Âu Châu (EU) trừng phạt Trung Quốc về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ

EU đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với cách hành xử của Trung Quốc đối với dân tộc thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Một trong các biện pháp này là ra lệnh cấm nhập cảnh nhiều đại diện chính phủ và việc đóng băng tài sản của một tổ chức của Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt này chính thức sẽ được các ngoại trưởng EU quyết định vào thứ hai tới.   Lý do:   Theo các tổ chức nhân quyền thì ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác hiện đang bị giam giữ trong hàng trăm trại tạm giam ở Tân Cương. Tại các trại giam này họ bị chính quyền cưỡng bức phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và trong một số trường hợp còn bị ngược đãi, trù dập. Đây là lệnh trừng phạt đầu tiên của EU đối với Trung Quốc trong hơn 30 năm. Năm 1989, một lệnh cấm vận vũ khí đã được áp dụng. Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng xe tăng để tiến hành đàn áp một phong trào cải cách do sinh viên lãnh đạo tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. "Chúng tôi muốn sử dụng công cụ này" Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Heiko Maas đã tuyên bố hôm thứ Hai rằng ông đang thúc đẩy các biện pháp trừng phạt áp đặt vì cách hành xử của Trung Quốc đối với dân tộc thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. EU có khả năng trừng phạt các hành vi vi phạm nhân quyền "và tất nhiên chúng tôi muốn sử dụng công cụ này", ông nói. Các nhóm nhân quyền cũng cáo buộc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương. Chính quyền Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc./. FB Bao Quoc Tran lược dịch Nguồn: https://www.n-tv.de/der_tag/EU-einigt-sich-auf-Sanktionen-gegen-China-wegen-Uiguren-article22431935.html
......

Đức tin tỏa sáng giữa bóng tối tại Myanmar

Người dân Myanmar khi tham gia tuần hành phản đối quân sự tại thành phố Yangon, Myanmar trong tối 21-2-2021 (Ảnh: REUTERS) Nguyễn Ngọc Nam Phong|   Khi các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự tiếp tục diễn ra ở Myanmar, các Nữ tu đã đồng hành cùng người dân của họ trong cuộc “đấu tranh và phản đối để chấm dứt chế độ độc tài quân sự, giành lại công lý và hòa bình”.   Khi các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự tiếp tục diễn ra ở Myanmar, các Nữ tu đã đồng hành cùng người dân của họ trong cuộc “đấu tranh và phản đối để chấm dứt chế độ độc tài quân sự, giành lại công lý và hòa bình”. Ba tuần lễ sau khi quân đội Myanmar chấm dứt một cách hiệu quả nền dân chủ non trẻ 10 năm tuổi của Myanmar, những người biểu tình lại cùng nhau quy tụ hôm thứ Tư vừa qua tại Yangon. Đây là ngày thứ 19 mọi người tụ tập kể từ cuộc biểu tình lớn đầu tiên nổ ra vào ngày 6 tháng Hai. Các Giám mục Myanmar đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của họ hôm Chúa nhật vừa qua, một ngày sau khi một thiếu niên 16 tuổi bị giết hại ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở Myanmar. “Những cảnh tượng đau lòng về những thanh thiếu niên nằm chết trên đường phố khiến lương tâm của cả một dân tộc không khỏi đau đớn… Cần phải chấm dứt ngay nỗi đau buồn của những người đầu bạc đưa tiễn kẻ đầu xanh. Nước mắt của những người mẹ không bao giờ là điều may mắn cho bất kỳ quốc gia nào”. Sự chữa lành, các Giám mục Myanmar nhấn mạnh, có thể bắt đầu “với việc trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ”. Các công dân Myanmar được đồng hành bởi các Nữ tu “đấu tranh và phản đối để chấm dứt chế độ độc tài quân sự, giành công lý và hòa bình”. Một trong những Nữ tu này, một Nữ tu thuộc Dòng Thánh Giuse Hiển Hiện (Sister of St Joseph of the Apparition), người muốn giấu tên, đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với Vatican News. “Vào một ngày đầu tháng Hai, sau những buổi cầu nguyện ban sáng, chúng tôi nhận được tin buồn rằng các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã bị bắt giữ. Một số chị em trong chúng tôi đã khóc và tất cả chúng tôi đều rất đau buồn. Ngay sau khi chúng tôi hoàn thành bữa sáng, chúng tôi bắt đầu thực hiện các buổi Chầu Mình Thánh cho đến nửa đêm”. Ngày tháng trôi qua, các Nữ tu bắt đầu nhận thức sứ mạng của mình theo cách khác, nhưng luôn luôn nằm trong khuôn mẫu đặc sủng của họ. “Đặc sủng của Hội dòng của chúng tôi là ‘Tình yêu’. Nhiệm vụ của chúng tôi là thể hiện Tình yêu thương trong các công việc từ thiện bác ái khác nhau. Hiến pháp của chúng tôi nói đến việc ‘…chiến đấu theo tinh thần Phúc Âm chống lại chế độ và mọi hình thức bất công …’” Các Nữ tu Dòng Thánh Giuse Hiển Hiện chuẩn bị thức ăn cho những người biểu tình vào ngày 21 tháng 2 Lúc đầu, các Nữ tu bắt đầu cung cấp “đồ ăn nhẹ, cà phê, nước trái cây” cho những người đang xuống đường. Vị Nữ tu thú nhận họ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính để tiếp tục cung cấp dịch vụ này. “Một số nhà tài trợ đã bắt đầu giúp đỡ chúng tôi khi họ nhìn thấy những điều chúng tôi đang làm trên Facebook”, Vị Nữ tu cho biết. “Ngay cả những nụ cười của chúng tôi cũng là sự ủng hộ tuyệt vời cho những người biểu tình”. Các Nữ tu cũng đã tham gia hai cuộc biểu tình ở Yangon, cùng sát cánh và đi bên cạnh anh chị em đồng bào của họ. “Chúng tôi chắc chắn hiểu rằng nếu không biểu tình, chế độ độc tài quân sự sẽ không bao giờ chấm dứt. Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ những người biểu tình hết sức có thể”. Các tín hữu Công giáo tham gia biểu tình ôn hòa ở Myanmar vào ngày 22 tháng 2 Vị Nữ tu miêu tả tình hình của đất nước theo cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Vị Nữ tu này viết rằng một khía cạnh tích cực là mặc dù Thế hệ Z chưa bao giờ trực tiếp trải qua chế độ độc tài quân sự, nhưng giờ đây họ đang dần nhận ra rằng “họ là những người đi đầu trong cuộc cách mạng này. Họ đầy tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo”. Vị Nữ tu nói với chúng tôi rằng những người trẻ tuổi “đã kiệt sức” nhưng họ sẽ không dừng lại cho đến khi “quân đội từ bỏ quyền lực của họ, bởi vì sức mạnh quân sự của Myanmar đã tàn phá đất nước của chúng tôi trong hơn 60 năm rồi”. Tuy nhiên, Sơ nhấn mạnh, họ cam kết với Phong trào Bất tuân dân sự (CDM). Viết về khía cạnh tiêu cực, vị Nữ tu này nói, “Chúng tôi sợ hãi, lo lắng, bất an và đôi khi tuyệt vọng. Vào ban đêm, chúng tôi sợ hãi vì cảnh sát và binh lính tấn công các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo biểu tình, các sĩ quan thuộc phong trào CDM và những người có ảnh hưởng trong đêm. Hơn 20.000 tù nhân đã được thả và quân đội đã trả tiền và yêu cầu họ phóng hỏa các khu nhà. Người dân các khu dân cư chọn cách chia nhau canh giữ để truy bắt và ngăn chặn các hình thức khủng bố ban đêm”. Vào ngày 23 tháng 2, các Nữ tu tới thăm và an ủi bà ngoại của cậu thiếu niên 16 tuổi bị đánh đập trong các cuộc biểu tình gần đây ở Mandalay Các Nữ tu quyết tâm tiếp tục ủng hộ chính nghĩa này dù có thể xảy ra những hậu quả không lường trước được. “Ban ngày ở đâu cũng có cảnh sát. Mặc dù họ không gây hại cho chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn bị theo dõi và chúng tôi luôn đề cao tinh thần cảnh giác vào ban đêm. Không có người ủng hộ hoặc nhà hoạt động nào được sống yên ổn trong thời gian này. Họ truy đuổi và bắt người vào ban đêm ở khắp mọi nơi trên đất nước”. Tất cả mọi hình ảnh, được cung cấp bởi trang Facebook của các Nữ tu Dòng Thánh Giuse Hiển Hiện. Được sử dụng với sự cho phép của các Nữ tu. Thiên Ân (theo Vatican News)      
......

Bà Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự Đức tại TP. HCM tham dự phiên tòa xét xử 3 nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

Hôm qua ngày 5-1-2021, bà Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự Đức tại TP. HCM, đã đích thân đến tham dự, quan sát phiên tòa xét xử 3 nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.   TS. Josefine Wallat là Tổng lãnh sự tại Tổng Lãnh Sự Quán Đức thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2019. Bà sinh ra và trưởng thành tại Berlin, năm 1995 Tốt nghiệp Cử nhân và Thạc sỹ ngành Chính trị học tại Freie Universität Berlin.   Không những đây là lần đầu tiên người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán Đức đích thân đến tham dự, quan sát phiên tòa xét xử; mà sau khi phiên tòa kết thúc bà Tiến sĩ Josefine Wallat còn ra trước cổng tòa án thăm hỏi thân nhân của các bị cáo, họ không được cho vào tham dự, mặc dù đây là phiên tòa được xác định là công khai.   Bà Tổng Lãnh sự Đức Josefine Wallat chia sẻ nỗi đau đớn oan khiên với Bùi Hồng Loan, vợ Phạm Chí Dũng, người bị kết án một cách bất công với 15 năm tù và 3 năm quản chế. *****   Sau đây là tường thuật quang cảnh trước tòa án của Kỹ sư già Đỗ Như Ly, người chụp những tấm ảnh này:   Sáng 05-01-2021, một mình lững thững đi bộ tới Tòa án ND t/p HCM để mục sở thị. Hai đầu ngã tư NKKN-Nguyễn Du, Lý Tử Trọng vài chú áo vàng, vài chú áo xanh đúng sắc phục, cân đai, mão mũ, phù hiệu, cấp hiệu nghiêm chỉnh. Tới cổng Tòa, ngoài vỉa hè cũng chỉ lác đác những người như trên. Đi thẳng qua cổng vào sân tòa. Tự nhiên! Mười mét nữa,”Chú đi đâu?” vang lên từ nhân viên bảo vệ của Tòa, tại trạm gác cơ động bằng một dù che! — “Nghe nói Tòa có phiên xử công khai, tôi đến coi” — Chú có giấy Triệu tập hay Tham dự không? — Không! — Vậy chú không được vào! — Tôi ngồi đâu để chờ phiên tòa kết thúc? — Góc kia! Nhân viên bảo vệ chỉ vào góc, ở xó trong Cổng, có 2 ghế dài. — Tôi muốn ngồi ở ngoài kia, cho mát được không? — Không! Thế là phải đi vào góc xó đó ngồi với vài người dân! Chống lại ư? Quy định rồi! Quyền của một anh bảo vệ cũng to lắm chứ?! Uy ra phết! Ngồi một lúc, thấy vô vị; đi ra ngoài coi xem sao. Sang bên kia đường, bước lên vỉa hè, tình cờ gặp Nguyễn Mê Linh (bạn học chung ở lớp 9, 10 Nguyễn Trãi III Hà nội cách đây 60 năm!) và một phụ nữ tóc trắng ngồi trên ghế nhựa của một kiosque bán cơm-giải khát bùi bụi. Ngồi xuống, NML giới thiệu “Đây là mẹ Phạm Chí Dũng!” — Wow! Lần đầu gặp chị, lại ở chốn này! Cuối năm ngoái, tôi có đến thăm anh; nhưng chị không có nhà, nay mới gặp! Chị không được vào dự à? –Không! Họ chỉ cho vợ Dũng, vợ Thụy và em Tuấn vào! Đành phải ngồi đây coi gián tiếp vở diễn! Tình cảm Mẹ-Con là vậy! Thăm hỏi đủ điều về Chị, về Ba của PCD và nhất là PCD. Chị cho biết: –Tinh thần PCD vững vàng! Luôn “Tôi không vi phạm Luật pháp VN!” Câu chuyện hẳn không lọt một từ, một chữ của hàng chục an ninh viên đứng xa, đứng gần bao lấy chúng tôi, nhất là khi mấy “phản động” Nga (vợ Ngô Dũng), con trai NT Thụy, Lê Khanh, Ngọc Nguyen-Ngọc Nguyen không biết tại sao mình bị cướp nhà cướp của! Số an ninh viên này, hóa trang bằng đủ loại quần áo, bùi bụi. Có! Gọn ghẽ. Có! Xồn xồn, có! Tre trẻ đa số! Cũng có những con mắt còn hiền từ; nhưng đa số mắt lươn, sắc nhọn như mác kiếm, liếc ngang liếc dọc rất nhanh, giỏi. Có điều hơi lạ, tại sao An ninh lại chọn những người có dáng mặt rất đặc biệt như hói gần hết đầu hay mặt rất nét riêng, bặm trợn dễ nhận biết, có vẻ không đúng yêu cầu của một điệp viên-do thám, rình mò?! Ngu thế! Lý lịch–trung thành là số 1! Hết đứng trên vỉa hè trước cổng Tòa; của Viện Kiểm Sát ND t/p HCM, Tòa án Tối cao bên kia đường, lại ngồi xuống ghế nhựa thuê của các quán ăn ngay đó để chờ đón giờ kết thúc phiên tòa! 11 giờ, 12 giờ và 13 giờ, mọi người đoán già đoán non: ” Tòa cho nghỉ trưa, chiều xử tiếp. Không được về giữa trưa.” “Có lẽ đang tuyên án!”……Dủ mọi dự báo chưa kiểm chứng! Sốt ruột! Nôn nóng! Bực bội là tâm lý chung! 13 giờ 15 hàng ngũ sắc phục động đậy, đứng lên hàng loạt đi ra vị trí; áo vàng nổ máy moto, báo hiệu phiên xử kết thúc, họ sẽ dẫn tù nhân ra xe bít bùng ra về! Tất cả vỡ òa, mọi người đứng lên, đi sang phía cổng tòa, chờ đợi những thân nhân được vào dự, hỏi thăm tình hình. Những hình ảnh cảm thương, cảm động và cả giận giữ thể hiện, nhất là sự có mặt của một bà người Đức (ở Lãnh sự quán Đức thì phải) đứng lại chia sẻ với thân nhân đã chờ đợi suốt sáng ở vỉa hè! Chia tay! Người lên taxi người đi lấy xe moto gửi cách xa hàng trăm mét chở nhau đi tá túc. Lại có sẵn “xe ôm giả dạng” sắn sàng chở bà con đi! Còn tôi lại lững thứng đi bộ về nhà! Dự một phiên Tòa CÔNG KHAI xử những người chỉ nói bằng lưỡi với bộ óc của riêng mình ở Việt nam là vậy! Dự một phiên Tòa CÔNG KHAI trên……hè phố là vậy! (Hết trích) Hiếu Bá Linh (Tổng hợp) ( Nguồn FB Ba Sàm Nguyễn Hữu Nguyễn Hữu Vinh )  
......

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Đức về việc kết án 3 nhà báo Việt Nam

Hiếu Bá Linh (Biên dịch) Hôm nay ngày 05.01.2021, về việc kết án các nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tại Bộ Ngoại giao, bà Bärbel Kofler phát biểu như sau: “Một lần nữa, các nhà hoạt động ở Việt Nam lại bị kết án tù dài hạn vì tranh đấu ôn hòa cho tự do báo chí và tự do bày tỏ ý kiến cũng như thành lập các công đoàn tự do và độc lập. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đường lối đàn áp xã hội dân sự cũng như quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình. Với sự kết án này, Việt Nam đã vi phạm các công ước quốc tế mà nước này đã cam kết tuân thủ. Hiến pháp Việt Nam cũng đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí. Việc kết án các công dân vì hoạt động ôn hòa của họ là không chính đáng. Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam không bắt giam công dân thực hiện quyền của họ, trả tự do cho các tù nhân chính trị và để xã hội dân sự tham gia với các yêu cầu chính đáng của họ vào trong quá trình ra quyết định chính trị và tôn trọng nhân quyền của mọi người Việt Nam! “. Thông tin về vụ việc: Vào ngày 5 tháng 1 năm 2021, nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án tù dài hạn 15 năm tù, cộng 3 năm quản chế, và Nguyễn Tường Thụy cũng như Lê Hữu Minh Tuấn bị kết án 11 năm tù, cộng 3 năm quản chế; về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”. Là thành viên sáng lập kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), Phạm Chí Dũng từ lâu đã là một nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Cho đến khi bị bắt hồi tháng 11 năm 2019, ông ta viết tới 3 bài báo mỗi ngày cho nhiều hãng truyền thông trong và ngoài nước (bao gồm Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, Đài Á Châu Tự do RFA, đài BBC và đài RFI). Năm 2014, ông Dũng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh là một trong 100 “Anh hùng thông tin”. Nguyễn Tường Thụy là Phó Chủ tịch IJAVN kiêm Biên tập viên Đài Á Châu Tự Do RFA. Trong các bài viết của mình, ông Thụy tố cáo tham nhũng và các tệ nạn khác. Lê Hữu Minh Tuấn cũng cộng tác với đài RFA trong tư cách là một nhà báo độc lập. Ông đưa tin về bất công xã hội, chính trị trong nước và phong trào dân chủ ở Việt Nam. Hiếu Bá Linh (Biên dịch) Menschenrechtsbeauftragte Kofler zur Verurteilung von drei Journalisten zu langen Haftstrafen https://www.auswaertiges-amt.de/de/newsroom/mrhhb-verurteilung-jounalisten-ange-haftstrafen/2431958?fbclid=IwAR1Ha_UlTflA28BYTAs6YV0tODa2RlhR34gmePE95S2_VbsjboAw9IIaaKc  
......

Dân biểu Đức kêu gọi trả tự do cho ông Phạm Chí Dũng

Dân biểu Đức Renate Kunast và chân dung ông Phạm Chí Dũng. Photo bundestag.de VOA Tiếng Việt Dân biểu liên bang Đức Renate Künast hôm 5/1 kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng ngay sau khi ông bị kết án 15 năm tù và 3 năm quản chế. “Hôm nay tôi rất bàng hoàng nhận tin nhà báo nổi tiếng Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đã bị Tòa án Nhân dân Tp. HCM kết án 15 năm tù và thêm 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam,” bà Künast viết trong một thông cáo bằng tiếng Đức và được tổ chức VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền dịch sang Việt ngữ và gửi cho VOA ngày 5/1. “Hai cộng sự viên của ông là ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn cũng bị tòa án này kết án tổng cộng 22 năm tù và 6 năm quản thúc tại gia. Đây là án tù cao nhất cho tới nay cho tội danh này đối với người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam,” Dân biểu Đức cho biết. “Cũng trong tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN của Quốc hội Liên bang Đức tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Ts. Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn,” bà kêu gọi. Dân biểu Künast, trước đó đã chính thức bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng, cho biết rằng ngay trước khi bị bắt Ts. Dũng đã nhiều lần và mạnh mẽ kêu gọi Nghị Viện Âu Châu không bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) nếu Việt Nam không trả tự do cho các tù nhân chính trị và không cải thiện tình trạng “Các quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu (EU) có bổn phận đấu tranh cho ông được tự do và cho tự do báo chí ở Việt Nam với tất cả các phương tiện của EVFTA và Hiệp định Đối tác và Hợp tác giữa EU và Việt Nam (PCA),” thông cáo viết. Bà nhấn mạnh: “Những hứa hẹn cải thiện nhân quyền trong tiến trình phê chuẩn EVFTA là chưa đủ mà cần chứng minh bằng hành động thực tế. Thương mại tự do với khối EU không thể diễn ra mà không bảo vệ nhân quyền.”  
......

Lễ đêm Noel cho tù nhân lương tâm

Ngọc Hòa   Neustadt, 24.12.2020, Đức Quốc   Thánh lễ Noel đêm nay khác với những năm trước rất nhiều. Vì lý do phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Covid-19 các nhà thờ chỉ được phép đón nhận khoảng một phần tư giáo dân so với số ghế. Trong thánh lễ chỉ có vài người trong ca đoàn được hát. Các tín hữu luôn phải đeo khẩu trang, ngồi cách nhau 1,5m, và được mời đọc kinh chung vừa đủ nghe… Bầu không khí tuy trang nghiêm, ấm cúng nhưng nhiệt độ lạnh vì cửa nhà thờ phải mở suốt để luôn có dưỡng khí mới luân chuyển…   Không nhạc du dương, không ca khúc tưng bừng, không bắt tay, ôm hôn chào, không tụ họp trong phòng xứ sau thánh lễ, không nâng ly chúc sức khỏe nhau… Không có gì là đại lễ Giáng Sinh cả!? Linh mục Christoph chủ tế thánh lễ, chia sẻ rằng, thánh lễ đêm nay trong hoàn cảnh đại dịch này với những biện pháp cách ly, chính là cơ hội để chúng ta hồi tâm, thử đặt mình vào tình trạng của những Tù Nhân Lương Tâm đang bị giam cầm một cách bất công. Bị làm khó dễ khi gia quyến muốn thăm viếng. Bị cô lập. Bị sách nhiễu. Bị hành hạ về thể xác. Bị áp lực và đe dọa về tinh thần… Họ mong chờ được giải thoát. Họ mong ước được đoàn tụ gia đình. Họ khao khát thấy con cháu quây quần. Và họ cảm thấy được an ủi khi chúng ta hôm nay nhớ đến họ, cầu nguyện cho họ…   Ngoài lời nguyện giáo dân được dâng lên, các tín hữu và thành viên hội đồng giáo xứ đã tỏ tình liên đới bằng những tấm hình chụp chung với những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam như những Cánh Thiệp và ngọn nến điện tử từ khắp nơi gửi về nơi chốn lao tù để Thắp Sáng Niềm Tin. Ngọc Hòa  
......

Cộng đoàn Taizé tại Lachen-Speyerdorf cầu nguyện cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Ngọc Hòa| Lachen-Speyerdorf, 13.12.2020, Đức Quốc   „Cộng đoàn Taizé là một tu hội đại kết tại làng Taizé, Saône-et-Loire, Burgundy, nước Pháp. Cộng đoàn này hiện bao gồm hàng trăm anh em tu sĩ thuộc Công giáo và Tin lành đến từ khoảng ba mươi quốc gia trên toàn thế giới. Được thành lập vào năm 1940 bởi thầy Roger Schütz- một người Tin Lành, lý tưởng của cộng đoàn Taizé là cổ võ mạnh mẽ cho nền công lý và hòa bình của thế giới thông qua việc cầu nguyện và chiêm niệm. Taizé ngày nay đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng nhất của Kitô giáo. Mỗi năm, có hơn 100.000 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến Taizé để cầu nguyện, học Kinh Thánh, chia sẻ, và làm việc cho cộng đoàn. Thông qua ý hướng đại kết của cộng đoàn, họ được khuyến khích sống trong tinh thần đơn giản, bác ái và hòa giải.“ (trích từ Wikipedia)   Nhân dịp còn trong tuần lễ Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (10.12.2020) hôm nay anh chị em Việt Tân tại Đức đã đến với cộng đoàn Taizé tại Lachen-Speyerdorf để chia xẻ về tình hình chế độ Cộng Sản Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà báo độc lập, các bloggers, các nhà hoạt động môi sinh và các dân oan…   Xúc động trước thảm trạng nhân quyền bị chà đạp, cộng đoàn Taizé đã thắp nến khắp trong nhà thờ và dâng lời cầu nguyện giáo dân cho những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và thân quyến của họ. Mong rằng các bạn thân hữu của cộng đoàn Taizé trên thế giới sẽ cùng hiệp tâm hướng về Việt Nam từ Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay 2020 cho đến mùa Xuân Tân Sửu 2021.   Ngọc Hòa  
......

ACAT Đức Quốc tổ chức cầu nguyện qua mạng internet cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

......

Nữ tu viện Đa Minh tại Đức Quốc cầu nguyện dâng thánh lễ cho những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

......

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại (Phần 2)

Tiếp theo phần 1 Không thể thiếu một nền báo chí độc lập, tự do Qua sự bảo trợ ông Phạm Chí Dũng, dân biểu Künast muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền báo chí độc lập như quyền lực thứ tư trong mỗi quốc gia, đối trọng với quyền lực chính trị. “Phải có những con người độc lập và tự do như vậy” và “nếu một quốc gia như Việt Nam muốn tiến tới một nhà nước hợp hiến, thì chính quyền Hà Nội phải hứng chịu những lời chỉ trích từ chính người dân và báo chí tự do, để được dân chúng chấp nhận họ là một nhà nước”. Dân biểu Künast nói tiếp: “Chúng ta phải đóng góp nỗ lực để bảo đảm rằng, Phạm Chí Dũng không bị đem ra làm tiền lệ. Vì những gì xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến ông ta, mà ảnh hưởng đến báo chí nói chung, như một bộ phận cấu thành của Tự do, và sẽ làm quyền tự do ngôn luận bị hạn chế thêm nữa”. Nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng cũng là một cách để dân biểu Künast gửi tín hiệu hy vọng đến các nhà báo khác đang bị áp lực trong nước: “Chính phủ Việt Nam cần biết: Chúng tôi quan sát rất kỹ những gì quý vị đang làm và chúng tôi sẽ kiên trì làm việc này”. Sự lưu tâm của quốc hội Đức có thể khiến những người đang mang trách nhiệm giữ chừng mực khi hành động, và như vậy, hy vọng sẽ dần dần đưa đến những cải thiện. Phạm Chí Dũng và các nhà hoạt động nhân quyền khác phải được hưởng những điều kiện giam giữ đúng tiêu chuẩn (quốc tế), một phiên tòa công bằng dựa trên pháp quyền và được tha bổng sớm. Trong khuôn khổ hiến pháp, việc buộc tội “chỉ trích chính phủ” không thể được chứng minh là một tội hình sự. Phạm Chí Dũng đấu tranh cho nhân quyền Trong các bài báo của mình, ông Phạm Chí Dũng đã liên tục lên tiếng cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội cũng như tự do nghiệp đoàn. Và gần đây nhất, ông đã đưa ra những lời chỉ trích trong thời gian Hiệp định Thương mại Tự do ​​giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam đang thành hình. Nhiều lần ông cũng đã kêu gọi Nghị viện Âu châu tạm không phê chuẩn hiệp định này cho tới khi tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện rõ rệt và tất cả các tù nhân chính trị được trả tự do. Trường hợp của nhà báo này là đại diện cho hoàn cảnh của rất nhiều nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Đã bị giam giữ một năm Ngay cả trước khi Phạm chí Dũng chỉ trích Hiệp định Thương mại, Cơ quan An ninh Việt Nam đã tìm cách đe dọa ông. Một năm trước, vào tháng 11 năm 2019, ông Dũng bị công an bắt, cho tới nay vẫn bị tạm giam ở thành phố Hồ Chí Minh để điều tra. Ông bị Viện Kiểm sát buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Theo tổ chức nhân quyền Veto! ông Dũng có thể phải đối mặt với mức án tù lên tới 20 năm. Từ khi bị bắt, ông Dũng không được liên lạc với gia đình và hầu như không liên lạc với cả luật sư của mình. Trong thời gian qua, ba thành viên hàng đầu khác của Hội Nhà báo Độc lập (IJAVN) cũng đã bị bắt. DB Künast đặt nghi vấn “Việc bắt giam Phạm Chí Dũng kéo dài một năm có thể là một cách tạo tiền lệ. Giam giữ điều tra kéo dài mà không xét xử là một hình thức kỷ luật nặng mà chính quyền muốn dùng để đặt toàn bộ gia đình của người bị giam giữ dưới áp lực nặng nề”. Điều kiện giam giữ tồi tệ Hồi tháng hai, trong chuyến công tác của phái đoàn Dân biểu hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức, DB Künast đã có cơ hội trực tiếp tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của các nhà báo và điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam. “Nhiều trường hợp bị giam giữ khác nhau” đã được đưa ra bàn luận với phía chủ nhà (Việt Nam) và ngoài ra, các dân biểu đã tiếp xúc với gia đình của những người bị giam giữ. Vợ của một tù nhân cho biết: “Điều kiện trong các trại giam rất tồi tệ, chế độ ăn uống khốn khổ, thuốc men thiếu thốn. Các gia đình phải tiết kiệm, vét chút tiền cuối cùng để mua thức ăn mang cho người thân tại trại giam, thường là rất xa nhà, trong khi mỗi lần thăm gặp chỉ khoảng nửa tiếng”. Ngay cả những dịp này giờ đây cũng không còn. Kể từ tháng 8, đại dịch Corona đã không cho phép việc thăm gặp và tiếp tế thức ăn. Liên hệ với Đại sứ và chính phủ Công việc của người bảo trợ trong chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” đặt trọng tâm vào việc ủng hộ tinh thần người lâm nạn, nêu vấn đề trực tiếp với giới hữu trách trong chính phủ, tìm thêm những người ủng hộ và luôn luôn cập nhật tình hình tại chỗ. DB Künast cũng cho biết đã có thể trao đổi thư với vợ của ông Phạm Chí Dũng qua sự giúp đỡ của tổ chức Veto! Trong thư, bà dân biểu đã xác nhận lời hứa giúp ông Phạm Chí Dũng và ngược lại, từ Việt Nam, vợ ông Dũng đã gửi tới DB Künast lòng biết ơn của mình. DB Künast cho biết thêm, cách đây vài ngày, bà đã chính thức thông báo cho Đại sứ Việt Nam tại Đức, với tư cách dân biểu Quốc hội, bà đã nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu”. “Tôi đã bày tỏ mối quan tâm của tôi với ông Đại sứ về cách đối xử của chính phủ ông với Phạm Chí Dũng và các nhà báo khác, và yêu cầu có một cuộc gặp mặt về vấn đề này”. Trả tự do cho các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện Với tư cách là chủ tịch Nhóm Dân biểu hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức, DB Künast sẽ liên tục đối thoại với chính phủ Việt Nam và yêu cầu họ bỏ cáo buộc đối với ông Phạm Chí Dũng và ba thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, dừng các thủ tục pháp lý vừa đang bắt đầu, và trả tự do cho các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện. “Chính phủ và các cơ quan chức năng ở Việt Nam cảm thấy họ đang bị quan sát khi chúng tôi quan tâm thăm hỏi”. DB Künast tin rằng, các biện pháp can thiệp của các dân biểu sẽ tùy trường hợp mà làm giảm thiểu hoặc thay đổi cách đối xử của phía Việt Nam. Bà chờ Bộ Ngoại giao Đức thông tin cập nhật về vụ việc. Vào thời điểm việc đi lại khó khăn vì đại dịch hiện nay, bà cũng sẽ yêu cầu đại sứ quán Đức tại Hà Nội đến thăm ông Phạm Chí Dũng trong tù và duy trì liên lạc bằng cách có mặt tại chỗ. Gây áp lực từ mọi phía Cùng với các dân biểu Quốc hội Âu châu, DB Künast cũng muốn kêu gọi Ủy ban EU đối mặt với các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bằng cách liên hệ với Việt Nam ở mức cao nhất. Nhiều dân biểu Nghị viện Âu châu đã ký một bản yêu cầu gửi tới Ủy ban, trong đó bày tỏ quan ngại về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. DB Künast nhấn mạnh: “Lập trường của chúng tôi rõ ràng: chúng tôi không thỏa thuận thương mại với Việt Nam, trong khi có những vụ vi phạm nhân quyền nặng nề như vậy đang xảy ra”. Sau cùng, DB Künast cũng sẽ viết thư cho các công ty tư nhân đang sản xuất tại Việt Nam, để “hỏi xem họ đã và đang làm gì để cải thiện điều kiện làm việc. Phải gây áp lực từ mọi phía và phải liên tục không cho phép những người có trách nhiệm được lơ là”. “Việt Nam mong muốn sự có mặt của các cơ sở sản xuất. Biết bao nhiêu người đang cần việc làm. Nhưng điều này phải được thực hiện trong những điều kiện có thể chấp nhận được”. Và quyền tự do ngôn luận cũng như tự do báo chí nằm trong số những điều kiện này. Nhiều công ty hiện đã nhận ra rằng họ phải cải thiện tình hình của người lao động để không bị giới truyền thông và người tiêu dùng đem ra mổ xẻ. Trách nhiệm xã hội cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường càng ngày càng trở thành một lập luận quảng cáo (hữu hiệu). Ủng hộ Phạm chí Dũng là giúp cải thiện tình hình Việc bảo trợ là một công việc dài hơi. “Phải được lên kế hoạch sao cho chúng ta có thể thường xuyên tiến tới các bước tiếp theo. Và đồng thời theo đuổi hai mục tiêu: một mặt cụ thể giúp đỡ một người để đạt được các điều kiện giam giữ tốt hơn và cuối cùng là đạt được sự trả tự do. Mặt khác là để cải thiện tình trạng pháp quyền trong nước”. Theo DB Renate Künast, trọng tâm sự bảo trợ của bà là quảng bá ý tưởng về một nền báo chí tự do, độc lập, với các nhà báo tự do, độc lập, những người chỉ có trách nhiệm gìn giữ đạo đức nghề nghiệp và cẩn trọng trong công việc, mà không bị chính trị chỉ huy, đàn áp./.
......

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại (phần 1)

Deutscher Bundestag - Thục Quyên dịch/ Báo Tiếng Dân Dân Biểu Đức Renate Künast ủng hộ nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng Bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, thuộc Liên minh 90/ Đảng Xanh, coi mình có bổn phận phải can thiệp khi các Quyền Cơ bản bị vi phạm tại một quốc gia như Việt Nam, nơi Đức có quan hệ hữu nghị và sâu rộng. Với tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) tại Quốc hội Đức, bà Künast theo dõi tình hình chính trị và xã hội của các nước trong khu vực, đặc biệt là mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. Kể từ tháng Tám, 2020, DB Künast đã vận động cho nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ là TS Phạm Chí Dũng. DB Künast giải thích: “Chương trình ‘Dân biểu bảo vệ Dân biểu’ của Quốc hội Đức cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời để giúp các nhà hoạt động nhân quyền. Tôi rất vui vì ông Phạm Chí Dũng đã được nhận vào chương trình theo đề nghị ​​của tôi và tôi hân hạnh được bảo trợ cho ông.” Hơn 100 dân biểu Đức đang ủng hộ các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới, những người đang bị ngăn cấm thực thi nhiệm vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp của họ, cũng như những người đang bị đàn áp hoặc bỏ tù vì lý do chính trị. Không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do [EVFTA] vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại” DB Künast cảnh báo. Những quyền cơ bản này đang không theo chiều hướng tốt ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và báo chí. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại, nhiều điểm đã được đề nghị giải quyết nhưng chủ yếu chỉ là việc tuân thủ các quyền của người lao động trong lĩnh vực dệt may. Chính trị gia thuộc Đảng Xanh nói: “Đúng vậy. Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo ‘made in Việt Nam’ được sản xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những quyền cơ bản lẫn những tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt.” Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia Nhưng nhân quyền không thể chỉ được xem là quan trọng đối với các cơ sở sản xuất của ngành dệt may, DB Künast nói. Bà đòi hỏi nhân quyền phải luôn được nhìn như là một tổng thể. “Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia. Người ta không thể nói rằng các công nhân thì có quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi họ tự tổ chức thành các nghiệp đoàn, còn các nhà báo thì lại không có quyền này khi viết bài phê phán tình hình trong nước.” Là dân biểu của một quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu hiện đang tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam, bà càng không muốn tách rời các khía cạnh khác nhau của quyền cơ bản này. “Trong bối cảnh này, vai trò của tôi là nói cho rõ rằng: Một nền báo chí độc lập và không bị nhà nước chi phối, những người làm báo tự do và quyền tự do ngôn luận cho mọi người cũng đều thuộc về quyền tự do ngôn luận.“  “Đúng vậy. Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo ‘made in Việt Nam’ được sản xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những quyền cơ bản lẫn những tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt.” – DB Künast Phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế. Trong bảng xếp hạng tự do báo chí trên toàn thế giới của tổ chức “Phóng viên không biên giới,” Việt Nam đứng thứ 175 (trên 180 nước). Phạm Chí Dũng đang phải trải nghiệm hoàn cảnh này, và cùng với ông ta là nhiều thành viên khác của ngành truyền thông và văn hóa. Nhà báo tự do và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN). Phạm Chí Dũng bị bắt cách đây một năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.” Người đàn ông 54 tuổi đã bị giam giữ kể từ đó. DB Künast kể lại, cách đây vài ngày, bà được tổ chức nhân quyền Veto! báo tin đã có bản cáo trạng, và nhà báo Phạm chí Dũng thật sự bị cáo buộc theo Điều 117, Khoản 2 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. “Chỉ trích một nhà nước” luôn luôn nhanh chóng và dễ dàng bị cho là “tuyên truyền chống” và là một cách “buộc tội rẻ tiền” của chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm “loại những người chỉ trích ra khỏi vòng chiến”. Bà nói: “Chuyện một người Việt bị bắt cóc từ Đức đem về Việt Nam để giam cầm đã từng xảy ra. Đây là những điều mà chúng ta không thể dung thứ. Chúng ta phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đơn giản vì ở đó không có sự thực thi các nhân quyền và dân quyền cơ bản.” Deutscher Bundestag Thục Quyên dịch -  Báo Tiếng Dân  
......

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực đến ngày thứ 9, sức khoẻ đang suy yếu

"SỐNG TẬN CÙNG, CHẾT CŨNG TẬN CÙNG"   Luân Lê| Điều đầu tiên phải nói rằng, nó cho thấy một phần nào đó cảm giác đơn độc của ông Thức trong tình cảnh bị tù đày. Chúng ta cần phải nói nhiều hơn về những điều mà ông ấy làm và ông ấy đã cống hiến, đã dấn thân.   Tuy vậy, nếu “ra đi” là một lựa chọn chủ động thì tôi e rằng nó không phải là một điều tốt cho cả ông ấy và những gì mà ông ấy làm. Nelson Mandela ngồi tù tới 27 năm, bà Aung San Suu Kyi cũng tương tự. Nhưng họ sống kiên trường và đấu tranh đến cùng một cách vững chãi để rồi đất nước họ có dân chủ và tự do, thoát khỏi chế độ độc tài thống trị.   Ta đang đấu tranh cho sự sống tốt đẹp, ta cần sống cương quyết và mãnh liệt để ngọn lửa ấy truyền được đi xa, nếu không nó sẽ nguội lạnh, hoặc chỉ trở thành một gợn sóng tức thời rồi lặng yên. Con đường Việt Nam là một mục đích cho lựa chọn ấy của ông, chắc nó không dễ dàng thiếu đi người đặt tên cho nó khi mọi chuyện mới chỉ thực sự bắt đầu.   Tôi luôn cầu nguyện cho những con người ái quốc được che chở và ban phước lành, bất khuất và quật cường trước bạo quyền và giữ vững ý chí của mình trước mọi hoàn cảnh cũng như các nghịch cảnh. Ra đi một cách chủ động, hiểu theo một nghĩa nào đó, là bỏ cuộc. Ông ấy hẳn không phải người như thế.   Ông Thức là một người có tài và đã sớm nhận ra những vấn đề của thể chế, khi còn ít người nhắc tới vấn đề về dân chủ hay nhân quyền, đặc biệt dưới vị thế một doanh nhân lại càng hiếm thấy.   Ông ấy đã làm những việc hữu ích và có giá trị lớn cho cộng đồng và xã hội, cả mặt kinh tế lẫn tinh thần, điều đó cần được thúc đẩy trên hành trình này.   Hãy đặt tay lên trái tim và vững tin: sống nở hoa và chết cũng nở hoa.   Vì Chúa ban phước lành cho tất cả chúng ta.      
......

Trotz Covid-19-Pandemie Dialog und Einsatz für die Gewissensgefangenen in Vietnam!

Tôn Vinh| Berlin, 20.11.2020, Der Bundesverband der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland hat gerade wegen der durch die Pandemie noch schwieriger gewordenen Situation für die Gewissensgefangenen in Vietnam folgende Organisationen gebeten, sich bei einem online-Treffen mit einer Mitarbeiterin des Außenministeriums über die Lage der Menschenrechte in Vietnam auszutauschen und Hilfsmaßnahmen zu erörtern. Die teilnehmenden Organisationen waren ACAT Deutschland, Bruderschaft für Demokratie und Viet Tan. Für ACAT-Deutschland haben zwei ehrenamtlich Aktive an dem Treffen teilgenommen. Sie haben auf die Menschenrechtsverletzungen im Zusammenhang mit dem Prozess gegen Bewohner von Dong Tam hingewiesen und Fälle von anderen Inhaftierten oder zum Tode Verurteilten dargestellt. Dabei wurden die unmenschlichen Haftbedingungen, die weit verbreitete Anwendung von Folter sowie Beispiele für das unfaire Justizsystem vorgetragen. 19 der 29 Angeklagten von Dong Tam sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Die ACAT-Vertreter baten das Auswärtige Amt, sich bei den vietnamesischen Behörden für eine menschenwürdige Behandlung der Gefangenen einzusetzen, und erkundigten sich – insbesondere mit Blick auf die EU-Leitlinien zum Schutz von Menschenrechtsverteidigern – auch nach den Möglichkeiten für Besuche von Haftanstalten und Beobachtungen von Gerichtsverfahren. Vietnam gehört zu den Ländern mit den meisten Hinrichtungen im weltweiten Vergleich. Gefangene im Todestrakt werden von der Außenwelt völlig isoliert. Bei Anzeichen von Ausbruch-, Suizid- oder einer sonstigen Gefahr werden sie am Fuß gefesselt. Nur 15 Minuten am Tag werden die Fesseln abgenommen, einmal wöchentlich wird der gefesselte Fuß gewechselt. Hinrichtungstermine bleiben geheim, sodass die Gefangenen und ihre Angehörigen in permanenter Angst leben. Vertreter der „Bruderschaft für Demokratie“ ist der der prominente Menschenrechtsanwalt Nguyen Van Dai, Träger des Menschenrechtspreises des Deutschen Richterbundes. Er kam nach insgesamt sechseinhalb Jahren Haft und nach internationalen Protesten, darunter auch seitens des Bundespräsidenten Frank-Walter Steinmeier, im Juni 2018 frei und durfte nach Deutschland ausreisen. Nguyen Van Dai benannte drei konkrete Fälle, für die er um öffentliche Aufmerksamkeit und Unterstützung seitens des Außenministeriums warb. Es sind der Pastor Nguyen Trung Ton (12 Jahre Haft), Herr Chau Van Kham (12 Jahre Haft) und Herr Le Dinh Luong (20 Jahre Haft). Außerdem informierte er darüber, dass der vietnamesische Geheimdienst ihn weiterhin in Deutschland observieren lässt und indirekt Druck auf seine Menschenrechtsaktivitäten im Netz ausübt. Vertreter von Viet Tan ist der Sprecher Hoang Tu Duy. Er berichtete über den massiven Druck seitens der vietnamesischen Machthaber mithilfe des sogenannten Internetsicherheitsgesetzes auf blogger und über facebook.  Das Auswärtige Amt bedankte sich für die vielen Informationen, Anregungen und das Engagement seitens der Nichtregierungsorganisationen. Gleichzeitig ermutigte es dazu, weiterhin mit viel Ausdauer und Nachdruck das Thema Menschenrechte vorzubringen.
......

Pages