Liên minh tình báo "Five Ayes" đối đầu với TQ

Le Anh|

Những động thái trong thời gian qua của các quốc gia trong Liên minh tình báo có tên là “Five eyes” bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand ngày càng gay gắt hơn đối với Bắc kinh, không những liên quan đến vấn đề thương mại mà sự căng thẳng đến mức cao điểm trong giai đoạn bùng phát Đại dịch Vũ Hán do sự bưng bít thông tin của Trung Quốc.

Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu trong nhóm Five eyes đã vận động các thành viên trong nhóm liên minh đối đầu với Bắc Kinh.

Úc là quốc gia dẫn đầu các cuộc kêu gọi điều tra nguồn gốc virus gây bùng phát dịch Covid-19.

Đối với Canada, Trung quốc từng giận dữ khi bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính Huawei để đáp ứng yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Ngoài ra, vào cuối tháng Năm, 2020, Bắc Kinh phẫn nộ khi các Bộ trưởng ngoại giao Anh, Úc, Canada và Mỹ đưa ra tuyên bố chung về việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong và bày tỏ lo ngại rằng việc áp dụng luật này sẽ làm mất đi sự tự do và quyền tự trị của Hong Kong.

New Zealand, mặc dầu không nằm trong tuyên bố chung, tuy nhiên đã chia sẻ sự quan tâm với những mối lo ngại của các quốc gia dân chủ khác. Chính điều này Trung Quốc không hài lòng,

Tờ Nhân dân Nhật báo (People's Daily), cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đăng tải một bài viết mới đây nói rằng, Mỹ đã đi quá xa khi điều động liên minh Five Eyes chỉ trích chính phủ Trung Quốc vi phạm Tuyên bố chung Trung-Anh về Hong Kong, ký năm 1984.

Được biết, Five Eyes có khởi nguồn từ Thế chiến thứ hai, được xây dựng dựa trên một thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo nước ngoài giữa Mỹ và Anh. Vào năm 1955, mạng lưới tình báo này được mở rộng trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang nóng dần, trong đó kết nạp thêm Canada, Australia và New Zealand.

Có một số dư luận cho rằng, Trung Quốc đang đến hồi mạt vận, phải đối phó với nhiều vấn đề cùng một lúc, từ vụ Hong Kong, cho đến Biển Đông, rồi đối phó với Đài Loan, cùng với làn sóng phẫn nộ của nhiều quốc gia trên thế giới vì đại dịch Vũ Hán. Và mới đây đã phải chạm trán với Ấn độ. Phần thì phải giải quyết tình trạng Đại dịch Vũ Hán đang bùng phát trở lại tại Bắc Kinh…

Đó là chưa kể đến những vấn đề thiên tai lụt lội mới xảy ra ở nhiều tỉnh tại Trung Quốc, rồi đến tình trạng thất nghiệp tràn lan bị ảnh hưởng bởi Đại dịch Vũ Hán.

Chắc chắn các sự kiện trên sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của các Đảng viên và có thể dẫn đến sự đấu đá trong nội bộ của Đảng CSTQ?

Liệu Tập Cận Bình có khả năng tiếp tục giữ được “ngai vàng hoàng đế” không?

Lê Ánh

(Theo South China Morning Post)