Để đảm bảo dân chủ trường tồn, cần gì? Cần một lãnh đạo có tinh thần dân chủ, cần người dân có tinh thần dân chủ, hay cần một thể chế chính trị đảm bảo dân chủ? Để hiểu sâu về vấn đề này xin hãy đào sâu những nền dân chủ trên thế giới hình thành như thế nào và nó duy trì ra sao?
Nước Mỹ giành độc lập từ tay Anh Quốc ngày 04/07/1776. Và đến ngày 17/09/1786 thì bản Hiến pháp ra đời. Bản Hiến pháp này là một bản thiết kế nhà nước tam quyền phân lập theo mô hình nhà nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới ra đời. Như vậy nhóm soạn thảo Hiến pháp phải là những người đã nhiễm tinh thần dân chủ từ Âu Châu. Nếu những con người lập quốc ấy, có máu độc tài, chắc chắn không có bản Hiến pháp ấy ra đời. Và nước Mỹ chắc chắn cũng loay hoay trong hàng thế kỷ nữa mới có dân chủ.
Nước Hàn Quốc những thập niên 80 của thế kỷ trước đã dân chủ hoá từng bước theo những cuộc biểu tình đòi yêu sách của người dân. Và đến cuối thập niên thì Hàn Quốc có dân chủ. Mỹ khởi sự nền dân chủ bằng chủ trương của các nhà lập quốc, còn Hàn Quốc là từ đòi hỏi toàn dân. Như vậy, qua 2 mô hình trên ta đều thấy có điểm chung, đấy là phải có con người dân chủ.
Từ sau khi độc lập đến nay, nước Mỹ chưa một lần rơi vào hoạ độc tài. Câu hỏi đặt ra là, nếu một người có máu độc tài làm tổng thống trong một bộ máy tam quyền phân lập đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, thì ông ta có lộng hành được không? Chính một thể chế chính trị phân quyền đã kiểm soát những việc làm độc đoán của tổng thống. Ví dụ, nếu tổng thống ban sắc lệnh vi hiến, tòa bảo hiến sẽ bác bỏ. Nếu tổng thống phạm tội, quốc hội sẽ luận tội để truất phế chức vụ tổng thống. Sau khi truất phế, tư pháp sẽ truy tố. Và Hàn Quốc từ 1990 đến nay, không ít tổng thống bị truy tố.
Cho nên, khi thiết lập nền dân chủ thì cần có con người dân chủ. Và khi duy trì dân chủ thì cần 2 yếu tố là nhà nước tam quyền phân lập đúng nghĩa và con người dân chủ. Chính 2 yếu tố này hội đủ, nó sẽ hoá giải tổng thống có máu độc tài. 2 yếu tố, con người và thể chế là cực kỳ quan trọng.
FB Đỗ Ngà