Thông Báo: Chiến dịch vận động quốc tế phản đối dư luận viên.

Trong thời gian trở lại đây, các dư luận viên (DLV) đã sử dụng một thủ thuật mới để tấn công các Facebooker, trong chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận theo chỉ thị của Đảng và nhà nước. Các dư luận viên với con số lên đến hàng ngàn đã ồ ạt báo cáo lên Facebook những tài khoản họ muốn triệt tiêu, và vì vậy tài khoản Facebook của nhiều blogger, nhà hoạt động dân chủ đã bị Facebook tự động khóa lại sau khi nhận được các báo cáo. Trước tình trạng càng ngày càng nhiều trang Facebook bị DLV tấn công và chính trang FB Việt Tân cũng là một đích nhắm của DLV, Việt Tân sẽ cùng góp sức với cộng đồng Facebook để giải quyết vấn đề này qua ba việc chính: - Dịch vụ Help Desk của trang Nofirewall.net đang làm việc trực tiếp với nhân sự trách nhiệm của công ty Facebook để giúp đỡ một số nhà hoạt động mạng nhanh chóng phục hoạt tài khoản. - Khởi động chiến dịch cùng với các tổ chức NGOs Quốc Tế lên tiếng phản đối hành động vi phạm tự do ngôn luận của DLV và nhà nước Việt Nam. - Hợp tác chặt chẽ với công ty Facebook để giải quyết vấn đề trên đường dài. Việc Nhà Nước CSVN áp dụng giàn DLV để gây khó khăn cho cư dân Facebook là vi phạm trầm trọng quyền Tự Do Internet. Chúng tôi mong rằng sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng Facebook Việt Nam để đưa vấn đề này ra trước dư luận Quốc Tế.   Về trang No Firewall Nhận thấy vai trò và khả năng của mạng internet phá vỡ bưng bít thông tin và thúc đẩy hoạt động xã hội dân sự, nên từ năm 2008, Việt Tân đã khởi động chương trình vận động cho Tự Do Internet qua nhiều nỗ lực như thành lập trang www.nofirewall.net để huấn luyện và cung cấp kiến thức vượt tường lửa và an ninh mạng cho cư dân mạng Việt Nam. Mới đây nhất dịch vụ miễn phí Help Desk của No Firewall được lập ra để giúp đỡ vấn đề kỹ thuật. Các nỗ lực vận động khác bao gồm vận động cho Nghị Quyết 672 được thông qua trước Hạ Viện Hoa Kỳ để hỗ trợ Tự Do Internet; Chiến dịch Bring Facebook Back nhằm giúp giới dùng Facebook truy cập khi Facebook bị chặn vào năm 2009. nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153052106085620&set=a.10151333...
......

Tại Sao Trung Quốc Rút Giàn Khoan HD981 Trước Thời Hạn?

Sáng ngày 16/7, trang nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã di dời ra khỏi vùng biển của Việt Nam và đang hướng về đảo Hải Nam. Tin này cũng được báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/5 loan tải dẫn lời của ông Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư thuộc Bộ Ngư nghiệp và Phát triển nông thôn của CSVN. Sự kiện Bắc Kinh cho rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam sớm hơn dự tính 1 tháng cho thấy đây không phải là động thái bình thường. Vào ngày 2/5, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo giàn khoan HD 981 sẽ tác nghiệp trên biển Đông (cách đảo Tri Tôn 17 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 135 hải lý) kéo dài từ ngày 3/5 đến 15/8. Ba tuần lễ liên tiếp sau đó, Trung Quốc đã bị rất nhiều sự chống đối từ dư luận quần chúng Việt Nam và Thế giới nhất là Hoa Kỳ nên đã nhích giàn khoan ra ngoài một vài hải lý nhưng vẫn nằm trong lô khai thác dầu khí 143 do CSVN ấn định nhưng chưa khai thác. Mặc dù Bắc Kinh không cho biết lý do rút giàn khoan HD 981 sớm hơn thời hạn dự trù, nhưng theo một số phân tích thì cho là Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 nhằm tránh cơn bão Rammansun đang từ vùng biển Phi Luật Tân hướng về quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh khủng khiếp (134-166 cây số/giờ). Việc Bắc Kinh rút giàn khoan để tránh cơn bão Rammansun chỉ là lý cớ bề nổi, vì nếu giàn khoan này đang tìm kiếm dầu khí thật sự như Trung Quốc loan báo thì họ không thể dễ dàng rút giàn khoan khi thời hạn tác nghiệp còn đến một tháng và đã chi phí hàng ngàn triệu Mỹ Kim cho giàn khoan này hoạt động trong gần 2 tháng vừa qua. Cơn bão thực sự khiến Trung Quốc phải rút giàn khoan vẫn chính là “cơn bão dư luận” - cả từ Việt Nam lẫn quốc tế. Tư duy và hành xử cao ngạo, côn đồ của Trung Quốc đã như bị nước lạnh tạt vào mặt với phản ứng phẫn nộ của thế giới, khiến Bắc Kinh chợt tỉnh với 3 mối lo sau đây: Thứ nhất là sợ bị cô lập. Hầu hết dư luận thế giới đều lên án hành động bá quyền của Trung Quốc khi mang giàn khoan HD 981 vào trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Sự kiện Nhật Bản, Úc , Phi Luật Tân, Ấn Độ, Hoa Kỳ đều lên tiếng chống đối mạnh mẽ cho thấy các quốc gia có quyền lợi trực tiếp trên tuyến đường hàng hải biển Đông sẽ không để yên cho Trung Quốc thao túng. Đồng thời qua vụ giàn khoan, thế giới đã thấy rõ thực chất của cái gọi là “trổi dậy hòa bình” của tân đế quốc này, và nguy cơ gây bất ổn trong vùng cũng như trên toàn thế giới của Trung Quốc. Thứ hai là sợ một liên minh chống Trung Quốc hình thành. Vụ giàn khoan đã vô hình chung tạo lý cớ thuận lợi cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Châu, Nam Hàn, Mã Lai liên kết thành một liên minh chống lại sự bành trướng của Trung Quốc - không chỉ ở biển Đông mà bao gồm cả vòng đai Á Châu Thái Bình Dương. Đây có thể nói là cơ hội bất ngờ giúp cho Nhật Bản mở rộng tiềm năng hoạt động của lực lượng tự vệ cùng với Hoa Kỳ trong vùng mà không gặp sự chống đối nào của công luận. Thứ ba là sợ nội bộ lãnh đạo CSVN phân hóa vì Bắc Kinh. Sự phẫn nộ của người Việt Nam ở trong và ngoài nước về vụ giàn khoan đã dâng cao tột đỉnh, tạo ra những áp lực mạnh mẽ lên hàng ngũ lãnh đạo CSVN vốn đang lệ thuộc vào Trung Quốc. Các áp lực này đã đẩy Bộ chính trị CSVN rơi vào tình thế lúng túng, đưa đến sự hình thành hai khuynh hướng thoát Trung và bám Trung rất nguy hiểm cho quan hệ tay sai mà Bắc Kinh đã nuôi dưỡng từ năm 1990 cho đến nay, và nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ vốn đã bị người dân khinh ghét. Tuy nhiên, vì tham vọng chiếm biển Đông bằng mọi giá để chống lại chính sách xoay trục về Á Châu của Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ không dừng ở việc rút giàn khoan HD 981 mà còn tiếp tục gia tăng các áp lực mới trên biển Đông trong những ngày tới. Một số các sự kiện tiên đoán điều này: -Hai tuần trước khi rút giàn khoan HD 981, Cục Hải Sự Trung Quốc đã thông báo là hai giàn khoan Hải Nam 4 và Hải Nam 9 đã được đưa về hoạt động trên biển Đông, tuy không cho biết rõ vị trí tác nghiệp. Đây là sự rút lui có chuẩn bị với mục tiêu mà Trung Quốc muốn nhắm đến là bình thường sự hiện diện thường trực của các giàn khoan trên biển Đông để lâu dần không còn ai chống đối mạnh mẽ như hiện nay. -Muốn chiếm biển Đông, Trung Quốc thấy rõ Việt Nam là địa bàn quan trọng và CSVN là tay đàn em đắc lực. Do đó Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách khống chế Bộ chính trị CSVN trong vòng kim cô “16 vàng và 4 tốt”, sẽ ngăn chặn mọi thế đối đầu pháp lý như Phi Luật Tân đang làm, cũng như không để cho CSVN tiếp cận với Hoa Kỳ hay các quốc gia nằm trong liên minh chống Trung Quốc. -Sau khi tung ra hàng loạt giàn khoan trên biển Đông, Trung Quốc sẽ bắt đầu đưa ra hai quyết định: 1/Thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông; 2/Ra lệnh các tàu bè ngoại quốc lưu thông qua lại trên biển Đông phải xin phép nhà cầm quyền Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để vừa chính thức hóa chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, vừa đẩy Hoa Kỳ, Nhật Bản và Phi Luật Tân ở vào thế khó xử. Qua những động thái mà Tập Cận Bình đã làm trên biển Hoa Đông đối với Nhật Bản từ năm 2013 đến nay và nhất là đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải Việt Nam để thách thức Hoa Kỳ trong 2 tháng vừa qua, chúng ta thấy rõ là Trung Quốc từng bước đưa ra nhiều phép thử khác nhau. Tuy có gặp sự chống đối mạnh mẽ ở lúc đầu, nhưng Trung Quốc nghĩ rằng với từng bước tiệm tiến, họ sẽ đạt được mục tiêu “đặt các nước vào sự đã rồi” qua sự tiếp tay trực tiếp và gián tiếp của đảng CSVN, và sau cùng sẽ buộc các nước phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc. Nói tóm lại, chúng ta nên coi việc Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 hôm 16/7 vừa qua chỉ là bước lùi chiến thuật tạm thời để làm dịu nguội dư luận. Bắc Kinh sẽ tiếp tục khống chế lãnh đạo Hà Nội để chuẩn bị cho giai đoạn mà họ sẽ mang thêm nhiều giàn khoan ra biển Đông và buộc thế giới phải công nhận chủ quyền, theo kiểu “tầm ăn dâu”. Do đó, chúng ta phải tiếp tục vận động sự cảnh giác của thế giới và áp lực Bộ chính trị CSVN phải xúc tiến việc kiện Trung Quốc vì đây là diễn đàn cần thiết để bảo vệ chủ quyền nước nhà và buộc Trung Quốc phải ngưng những thủ đoạn xâm chiếm biển Đông nói trên. Lý Thái Hùng Ngày 16/7/2014
......

Thông báo số 1 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Sài Gòn ngày 16 tháng 7 năm 2014 Về những hoạt động đầu tiên của Hội Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) xin chung gửi đến quý độc giả và báo giới lời cám ơn chân thành và sâu sắc vì tình cảm và mối quan tâm của quý vị từ ngày 4/7/2014 - thời điểm IJAVN chính thức ra đời – cho tới nay. IJAVN xin thông báo một số vấn đề sau: 1. Hoạt động tuyên bố ngôn luận: Trong các ngày 11 và 14 tháng 7 năm 2014, IJAVN đã ban hành Tuyên bố số 1 và Tuyên bố số 1 (bổ sung) về việc 13 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giam cầm, cùng danh sách công dân ký tên ủng hộ Tuyên bố. Tuyên bố này yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải có ngay hành động dứt khoát đòi Trung Quốc phải xin lỗi, bồi thường và thả ngay 13 ngư dân Quảng Ngãi và Quảng Bình, đồng thời công bố ngay kế hoạch khởi kiện Trung Quốc ra tòa án luật biển quốc tế cho toàn thể quốc dân đồng bào. Cho tới nay Tuyên bố đã nhận được sự ủng hộ của khoảng 200 người. Trước làn sóng lên án mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam, ngày 15/7/2014, phía Trung Quốc đã phải trả tự do cho toàn bộ 13 ngư dân bị bắt giữ: rfa.org   2.Hoạt động Việt Nam Thời Báo: Sau một thời gian thử nghiệm trên facebook, Việt Nam Thời Báo (VNTB) - cơ quan ngôn luận chính thức của IJAVN - được đưa lên trang web từ ngày 17/7/2014 với địa chỉ http://www.ijavn.org/ VNTB giữ quan điểm làm báo ôn hòa, sự thật và khách quan về chính trị và xã hội . Bản thảo gửi đến VNTB cần tránh nội dung khiêu khích chính trị, phê phán hoặc công kích thiếu cơ sở đối với cá nhân, tổ chức. Những bài viết phản biện sâu sắc và có văn hóa về chính trị, xã hội, đề cập những vấn đề mang tính thời sự và nóng bỏng của đất nước được VNTB khuyến khích. Với dự định hướng đến tiêu chí và đẳng cấp quốc tế trong tương lai, VNTB mong muốn nhận được ngày càng nhiều những bài viết thể hiện tính chuyên nghiệp báo chí ngày càng cao. Theo nguyên tắc và thông lệ báo chí, Ban biên tập VNTB giữ quyền biên tập về quan điểm, nội dung đối với bản thảo được gửi đến. Nếu bản thảo cần được biên tập những câu, đoạn quan trọng, Ban biên tập VNTB sẽ trao đổi trực tiếp và thỏa thuận với tác giả. Bản thảo của tác giả gửi cho VNTB theo địa chỉ: vietnamthoibao2014@gmail.com Bản thảo gửi cho VNTB thực hiện theo nguyên tắc chỉ gửi một nơi. Nếu không thể sử dụng, Ban biên tập VNTB sẽ thông báo cho tác giả trong vòng 2 ngày kể từ khi nhận được bản thảo. Tác giả gửi bài nếu dùng bút danh, xin ghi rõ tên thật, địa chỉ email, số điện thoại liên lạc. Tuy gặp nhiều khó khăn về tài chính, VNTB cố gắng duy trì cơ chế trả nhuận bút cho tác giả có bài đăng, bắt đầu từ ngày 20/7/2014. Rất mong các tác giả và cộng tác viên của VNTB cảm thông với mức nhuận bút ban đầu còn khiêm tốn. Mức nhuận bút theo bài đăng sẽ có thể được nâng lên tùy vào tính khả quan về tình hình tài chính của VNTB. Để thực hiện chuyển trả nhuận bút, đề nghị khi gửi bài, tác giả và cộng tác viên cần thông báo cho VNTB một số chi tiết: chủ tài khoản, số tài khoản và ngân hàng có thể chuyển tiền. Việc chuyển nhuận bút sẽ được thực hiện vào tuần đầu hàng tháng. Ban biên tập VNTB đề nghị mọi trích đăng lại từ trang VNTB cần thực hiện 2 điều kiện sau: Không được chỉnh sửa bài/tin đã đăng trên VNTB; ghi rõ nguồn từ VNTB. 3. Hoạt động kết nạp hội viên mới: Sau khi thành lập, IJAVN đã thực hiện công tác hội viên. Có 2 hội viên trong danh sách Đợt 1 đề nghị được rút ra khỏi hội vì lý do riêng. Ban lãnh đạo IJAVN cũng đã duyệt xét thư đề nghị tham gia Hội Đợt 2 của một số người viết báo. Số hội viên mới được IJAVN chấp thuận là 35 người. Như vậy, tổng số hội viên của IJAVN đến thời điểm này là 76 người, trong đó có 11 hội viên ở hải ngoại, chiếm tỷ lệ 15%. Hội viên trong nước cư trú chủ yếu ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Đà Nẵng, Quảng Nam; hội viên hải ngoại cư trú chủ yếu ở Hoa Kỳ, Đức, Pháp. IJAVN chân thành cám ơn việc tham gia trên và tiếp tục mời gọi những nhà báo và cộng tác viên báo chí, không phân biệt chính kiến, quốc doanh và phi quốc doanh, trong nước và ngoài nước… tham gia đóng góp cho sự phát triển của IJAVN, với những điều kiện giản dị là Hội viên đáp ứng 5 tác phẩm báo chí và đồng thuận với quan điểm và những nguyên tắc trong Điều lệ của IJAVN. Tham khảo Điều lệ: fvpoc.org Người muốn tham gia vào IJAVN xin ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ cư trú, email và điện thoại liên lạc, kèm đường link một số bài báo đã đăng. Địa chỉ gửi thư tham gia IJAVN: hoinhabaodoclapvietnam@gmail.com 4. Những hoạt động khác: Dự kiến trong tháng 8/2014, IJAVN sẽ tiến hành: - Sinh hoạt định kỳ với hội viên theo quy định, dưới hình thức tọa đàm chuyên đề. Hội viên sinh hoạt theo khu vực và do các phó chủ tịch phụ trách khu vực chủ động và chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt. - Các khu vực sẽ tổ chức tọa đàm hoặc hội thảo về một vấn đề xã hội hoặc nghề nghiệp mang tính cấp thiết. Thành phần mời rộng rãi. - Do đã có một số hội viên là nhà báo ở hải ngoại, IJAVN dự kiến vào một thời điểm thích hợp sẽ chính thức thành lập chi hội của IJAVN tại hải ngoại. Mọi hỗ trợ tài chính của cá nhân trong và ngoài nước cho IJAVN được gửi về địa chỉ:   - Trao trực tiếp cho Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, quận 3, TP. HCM. - Hoặc gửi cho ông Phạm Chí Dũng, tài khoản: 091 407221 041 (VND) 091 407221 101 (USD) Ngân hàng HSBC Vietnam Xin chân thành cám ơn và cầu chúc độc giả cùng báo giới Việt Nam niềm tin về Tự do báo chí trong những tháng năm không xa. Thay mặt Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng Danh sách hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (đợt 1 và đợt 2) Đợt 1 (xếp theo a – b – c…) 1. Vũ Thị Phương Anh (Sài Gòn) 2. Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội) 3. Nguyễn Vũ Bình (Hà Nội) 4. Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn) 5. Tiêu Dao Bảo Cự (Đà Lạt) 6. Ca Dao (Pháp) 7. Phạm Chí Dũng (Sài Gòn) 8. Ngô Nhật Đăng (Sài Gòn) 9. Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội) 10. Trương Minh Đức (Bình Dương) 11. Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội) 12. Chu Vĩnh Hải (Sài Gòn) 13. Phạm Bá Hải (Sài Gòn) 14. Phan Thanh Hải (Sài Gòn) 15. Lê Thanh Hải (Đà Nẵng) 16. Phạm Minh Hoàng (Sài Gòn) 17. Vũ Sỹ Hoàng (Sài Gòn) 18. Vi Đức Hồi (Lạng Sơn) 19. Lê Phú Khải (Sài Gòn) 20. Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt) 21. Hạ Đình Nguyên (Sài Gòn) 22. Kha Lương Ngãi (Sài Gòn) 23. Hồ Ngọc Nhuận (Sài Gòn) 24. Vũ Quốc Ngữ (Hà Nội) 25. Hà Sĩ Phu (Đà Lạt) 26. Đỗ Trung Quân (Sài Gòn) 27. Bùi Minh Quốc (Đà Lạt) 28. Phạm Đình Trọng (Sài Gòn) 29. Lê Ngọc Thanh (Sài Gòn) 30. Châu Văn Thi (Sài Gòn) 31. Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội) 32. Phạm Thành (Hà Nội) 33. Trần Quang Thành (Séc) 34. Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng) 35. Nguyễn Quốc Thái (Sài Gòn) 36. Huỳnh Công Thuận (Sài Gòn) 37. Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa) 38. Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội) 39. Nguyễn Thị Huyền Trang (Sài Gòn) 40. Dương Thị Xuân (Hà Nội) 41. JB. Nguyễn Hữu Vinh (Hà Nội)Đợt 2 (xếp theo a – b – c…) 1. Thế Dũng (Đức) 2. Tạ Dzu (Hoa Kỳ) 3. Đặng Minh Đường (Cần Thơ) 4. Trần Thiên Đức (Hoa Kỳ) 5. Nguyễn Kiên Giang (Sài Gòn) 6. Nguyễn Lại Giang (Bình Định) 7. Dương Minh Hạnh (Đức) 8. Trần Trung Hiếu (Sài Gòn) 9. Nguyễn Mạnh Hùng (Đà Lạt) 10. Lê Thanh Hoàng (Sài Gòn) 11. Vũ Văn Hưng (Phú Yên) 12. Vũ Sinh Hiên (Sài Gòn) 13. Nguyễn Quốc Khải (Hoa Kỳ) 14. Nguyễn Đình Khôi (Nghệ An) 15. Phan Văn Lợi (Huế) 16. Nguyễn Tấn Lạc (Hoa Kỳ) 17. Đỗ Như Ly (Sài Gòn) 18. Võ Ngọc Lục (Quảng Nam) 19. Nguyễn Thiện Nhân (Bình Dương) 20. Nguyễn Thành Năng (Đà Nẵng) 21. Huỳnh Tấn Pháp (Đà Nẵng) 22. Đăng Đăng Phước (Đắc Lắc) 23. Lê Minh Quân (Quảng Nam) 24. Khúc Thừa Sơn (Đà Nẵng) 25. Đoàn Nam Sinh (Sài Gòn) 26. Nguyễn Hàng Tình (Tây Nguyên) 27. Hồ Ngọc Tùng (Đài Loan) 28. Cao Minh Tâm (Sài Gòn) 29. Trịnh Trọng Thủy (Hà Nội) 30. Phạm Mạnh Tuân (Bắc Ninh) 31. Bùi Tín (Pháp) 32. Lê Tuấn (Quảng Nam) 33. Nguyễn Trung (Ninh Thuận) 34. Ngô Thanh Tú (Khánh Hòa) 35. Trần Phong Vũ (Hoa Kỳ) nguồn: ijavn.org
......

TQ di dời giàn khoan sau khi đảng CSVN chấp nhận đầu hàng

Về cơ bản, giới lãnh đạo chóp bu cộng sản đã chấp nhận đầu hàng Phát biểu trong phiên họp chính phủ ngày 16/7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng “yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan” trong vùng biển Việt Nam. Cùng ngày, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng nêu tuyên bố “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam”.   Di dời giàn khoan do bão? Các tuyên đố trên được chính phủ nêu ra trong thời điểm phía TQ thông báo giàn khoan 981 đã ''hoàn thành nhiệm vụ”, đồng thời cho di dời giàn khoan cùng đội tàu chiến với lý do mùa mưa bão sắp đến. Hiện siêu bão Rammasun (Thần Sấm) mạnh cấp 13 sắp đổ bộ vào Biển Đông. Dù là giàn khoan khủng như HD 981 cũng khó có thể chống đỡ nổi với siêu bão Rammasun mà không bị thiệt hại. Sự kiện giàn khoan Trung Quốc 'chuồn' khỏi Biển Đông tránh bão đã lập tức trở thành đề tài cho bộ máy tuyên truyền cộng sản thi nhau 'nổ' tưng bừng. Một vị tướng quân đội còn lạc quan phán “Đây là sự thành công về cuộc chiến về pháp lý, về ngoại giao của Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”.  Trên thực tế, nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa dám kiện TQ ra tòa án quốc tế, thậm chí đến một nghị quyết phản đối cũng không được quốc hội CSVN ban hành. “Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng” Đó là kết luận của nhà báo nổi tiếng Roger Mitton viết trên The Myanmar Times. Bài báo cho biết, việc TQ đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông đã khiến giới lãnh đạo chóp bu CS tỏ ra 'sốc và sợ hãi', đồng thời gây nên sự bất đồng nghiêm trọng trong bộ chính trị. Trong chuyến thăm Việt Nam, ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì  đã lớn tiếng cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu tổn thất nặng nều nếu hợp tác với các nước khác, cụ thể là Hoa Kỳ, trong việc chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Đồng thời, Dương Khiết Trì cũng ra lệnh cho giới lãnh đạo CSVN không được tham gia cùng Philippines trong nhằm kiện Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc. Ngay sau khi Dương Khiết Trì về, bộ chính trị lập tức triệu tập một cuộc họp với những tranh luận nảy lửa. Sau cùng, nhóm thân Trung Quốc tiếp tục thắng thế. Điều này được thấy rõ khi chuyến đi Mỹ cầu viện của bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh bị hoãn vô thời hạn. Mặc dù trước đó, chuyến thăm được dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 7. “Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm các cuộc biểu tình, không có việc kiện lên Liên Hợp Quốc, sẽ không xảy ra các trận diễn tập quân sự với Mỹ và không có chuyện dẫn đầu mặt trận ASEAN thống nhất nhằm chống lại Bắc Kinh”, Roger Mitton viết   Hoàng Trần Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
......

Một chính quyền bình thường đối với Biển Đông

Mặc dù giàn khoan HD981 của Trung Cộng (TC) đã phải rút đi trước thời hạn dự trù một tháng để tránh bão, nhưng sự căng thẳng mang tính đối đầu giữa VN và TC trong suốt 75 ngày qua, cũng như nhiều biến cố tương tự trên Biển Đông sẽ diễn ra trong những năm tháng trước mặt, khiến người ta không khỏi đặt ra những chuẩn mực hành xử mà bất cứ một chính quyền bình thường nào cũng dự kiến để đối phó với những sự việc như vậy; đặc biệt là trước một đối thủ mà manh tâm xâm lấn của họ không còn che đậy gì nữa thì chiến tranh cũng là điều không thế loại trừ. Do đó, dự kiến xẩy ra xung đột quân sự hoặc không cũng đều phải được đặt ra. Xét về tương quan lực lượng giữa VN và TC thì nước ta thất thế về nhiều mặt: 1- Quân sự: Rõ ràng nhất về số lượng khí tài cũng như trình độ kỹ thuật. Hầu hết vũ khí của VN lẫn TC đều mua của Nga, TC mua nhiều hơn, thế hệ vũ khí mới hơn, cho nên nếu xẩy ra một cuộc chiến tranh quy ước và trong ngắn hạn thì VN có nhiều phần thua. Tuy nhiên, càng về hướng nam thì TC sẽ càng bị mất đi những ưu thế vừa kể. Đặc biệt là Biển Đông lại hoàn toàn nằm trong sự khống chế của không quân VN xuất phát từ những căn cứ ven biển miền Trung. điều mà không quân Trung Cộng không thể với tới khi họ chưa có nổi một hàng không mẫu hạm khả dụng. Tuy có thể thắng trong một cuộc chiến giới hạn và chớp nhoáng nhưng không có nghĩa là TC có thể đè bẹp quân đội VN một cách chớp nhoáng với ít tổn thất. Quân đội VN có nhiều kinh nghiệm đánh du kích chiến, kinh nghiệm này sẽ càng được phát huy khi chiến trường là đất nhà hay biển nhà. Như vậy chiến thắng đầu tiên của TC sẽ dần dần trở thành khúc xương khó nuốt, làm chúng tiêu hao xương máu và tài lực vô tận và nhiên hậu về lâu về dài thì chưa chắc “mèo nào cắn mỉu nào”.   Khi đặt ra tình huống chiến tranh thì cũng phải xét đến việc liệu TC có dám gây chiến hay không khi mà mầm nội loạn ở nước Tàu, không chỉ ở những vùng lãnh thổ “biên trấn” như Tân Cương, Tây Tạng mà ngay cả ở trong nội địa, luôn luôn là điều bận lòng giới lãnh đạo nước này. Trong bài nói chuyện với cán bộ tháng 3 năm ngoái ông Tập Cận Bình đã không che dấu điều này, mà cách thức để tránh của ông là thỉnh thoảng “quậy nồi canh để khỏi bị sôi trào” tránh nguy cơ dẫn đến nước Trung Hoa bị vỡ vụn ra nhiều mảnh. Ngược lại thì phía VN có dám đối đầu với một cuộc chiến hay không, vì có “dám” thì mới nghĩ đến cách thức đánh để thắng. Xét về mặt thực tế thì cả hai phía đều “sợ” chiến tranh. Họ sợ chẳng phải vì cả hai đều “yêu” hoà bình, mà vì nếu xẩy ra chiến tranh thì cả hai chế độ cộng sản sẽ đều dễ dàng bị xụp đổ hơn vì những xung lực đã tích tụ từ lâu, khi có cơ hội sẽ bùng nổ để giật sập những chế độ không được lòng dân trên hai nước này. 2- Kinh tế: Nước ta hiện nay lệ thuộc TC nhiều về kinh tế. TC có thể xiết, gây áp lực phong toả kinh tế ta; tuy TC có thể bị thiệt hại nhiều hơn ta nếu giao tranh về kinh tế vì trong giao thương Việt-Hoa, TC đang được lợi hơn ta rất nhiều, nhưng giữa anh giàu và anh nghèo, anh giàu vẫn thoải mái dù mất 1 ngàn, anh nghèo thì dù mất chỉ có 1 trăm vẫn có thể xập tiệm.Tuy thế, cái khó khan về kinh tế của ta sẽ không đến nỗi tuyệt vọng vì hiện nay Tàu không thể hoàn toàn phong toả kinh tế ta, vì nước ta đang có nhiều cơ hội mở ra hội nhập vào kinh tế toàn cầu.. 3- Ngoại giao: Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ tiền. Ở tư thế siêu cường số 2 trên thế giới, và có tư thế phủ quyết trong LHQ, TC có lợi thế ngoại giao hơn, có thể ảnh hưởng đến các nước khác, khiến tiếng nói của Bắc Kinh có trọng lượng hơn tiếng nói Hà Nội trên chính trường quốc tế. Tuy thế, từ trước đến nay TC luôn luôn ở vào thế cô độc, không có đồng minh. Thái độ hung hăng của TC đồng thời cũng là mối đe doạ cho Tây Phương và các nước lân cận với Tàu, nhất là qua thái độ hành xử du côn của TC trên Biển Đông, một thuỷ lộ vô cùng quan trọng của thế giới, càng khiến TC cô độc hơn. Nếu biết vận dụng sự lo ngại vừa kể của thế giới đối với TC trên đấu trường ngoại giao, VN có thể san bằng khoảng cách bất lợi ngoại giao nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế thì CSVN cũng cô đơn không kém gì TC. Cái ý thức hệ VN đang ôm giữ tự nó đã khiến các nước dân chủ không bao giờ đứng chung với VN trên một chiến tuyến.   Với tương quan lực lượng kể trên, khi TC xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN một cách trắng trợn, và làm tổn hại nền ngư nghiệp của ta (bắt giết ngư dân ta, cấm đoán ngư dân ta đánh cá, thu hẹp ngư trường của ta), thì một chính phủ bình thường thực sự lo cho nước cho dân phải làm gì? ** Ráng kềm chế để tránh xung đột quân sự là điều nên làm. Nhưng điều này không có nghĩa là phải tỏ vẻ yếu hèn nhược để đối phương coi khinh được đằng chân tiến lên đằng đầu. Và càng không có nghĩa là xua ngư dân ra bám biển, cảnh sát biển ra vờn lách tàu chiến địch,  phong cho ngư dân làm cột mốc sống trên biển (1), để rồi nếu hy sinh thì được phong làm liệt sĩ (2), trong khi đó thì lực lượng chính để bảo vệ lãnh hải là hải quân thì lại chỉ bám bờ. Trong vụ tranh chấp vùng đảo Scarborough, tuy hải quân  Phillipines thua xa hải quân TC, tàu chiến Phillipines vẫn hiên ngang kéo ra dàn trận đối đầu với hải quân Tà , hai bên gờm nhau cả tháng trời với sự tự chế không nổ súng, rồi cùng lấy lý do mùa bão để rút quân. Mặc dù ngay sau đó TC đem tàu chiến trở lại và phong toả vùng đảo này, Philipines không làm gì được và không mang quân trở lại, mà dùng đòn pháp lý ngoại giao, ta thấy ít nhất nhà nước Phi đã không làm ô nhục quân đội mình và duy trì được tinh thần chiến đấu của quân dân mình. ** Một nhà nước bình thường luôn lấy dân làm gốc. Lúc phải đối diện với hiểm hoạ ngoại xâm thì nhà nước dựa vào dân để cùng dân đối phó. Không có chính quyền nào lại nói với dân là hãy để một mình nhà nước lo và giấu kín không chia sẻ với dân nhà nước lo như thế nào. Ngay cả dưới thời phong kiến khi mà dân vẫn còn coi vua quan như là bậc cha mẹ tuyệt đối, các vua nhà Trần vẫn phải tìm lấy sự đồng thuận của dân qua Hội Nghị Diên Hồng với câu hỏi “nên hoà hay nên chiến”. ** Khi thực sự muốn bảo vệ chủ quyền trước sự lấn áp của tên hàng xóm côn đồ, nếu mình yếu về cơ bắp quân sự, thì mình tìm đủ mọi cách khác để đối phó, trong đó cách la làng cho mọi người khác xúm vào quan sát và bênh vực mình là cách mà người yếu hay làm và thường làm chùn tay tên du đãng. Không có nhà nước bình thường nào chỉ la làng nửa vời rồi khi có vài nước khác bắt đầu lên tiếng bênh vực, thì lại gián tiếp chặn họ lại với lời trấn an không sao chỉ là hục hặc trong gia đình, chứ nói chung quan hệ giữa chúng tôi vẫn tốt đẹp. Chả trách mà tên du đãng càng ngày càng coi khinh công khai, đưa VN từ vị trí đàn em xuống hàng “con cái hoang đàng”. Thế giới có thể thương cảm một quốc gia yếu, nhưng khinh bỉ và không thể giúp đỡ một chính quyền hèn. CSVN dùng lý cớ là mình phải đóng vai kẻ hiếu hoà, luôn mong muốn duy trì hoà bình nhưng sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Đây là câu nói chung chung của mọi nhà nước bình thường, nhưng hành động của nhà nước CSVN lại không phù hợp với lời nói. CƯ AN TƯ NGUY là một phương sách muôn đời của bất cứ một quốc gia nào.  Một quốc gia sống trong hòa bình thì phải lo chuẫn bị sẵn sàng cho tình huống xảy ra chiến tranh. Tiền nhân VN đã bao lần xử dụng phương sách này mới bảo vệ được  sự vẹn toàn của đất nước. Trong tình thế khẩn trương, giặc đã vào nhà và bức hại ngư dân ta thì không thể ngồi yên được nữa. Chuẩn bị chiến tranh không có nghĩa là chờ mua thêm vài tàu ngầm ki lô,  hoặc nói suông là vẫn âm thầm “chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.” Ta không đem quân đi đột kích ai để mà phải bí mật chuẩn bị chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh để tự vệ và duy trì hoà bình là phải khua chiêng gióng trống sao cho đối phương phải chần chừ suy nghĩ lại, cân nhắc giá phải trả nếu muốn động binh. Sự kiện TC đã tự chế không khai hoả trong vụ gờm súng với Phillipnes ở đảo Scarborough cũng như việc TC đã thông báo trước giàn khoan HD981 sẽ chỉ ở biển Đông vài tháng cho thấy trong thâm tâm TC chưa dám trắng trợn động binh và nhiều phần chỉ muốn thăm dò "mềm nắn, rắn buông". Năm 2007, khi TC dự trù tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, các cuộc biểu tình phản đối dữ dội cuối năm đó của thanh niên, sinh viên VN đã khiến TC phải ngưng lại và chối bỏ rằng họ không có kế hoạch này. Một chính phủ bình thường phải cho tên bá quyền xâm lược thấy toàn dân toàn quân mình đang chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với những ngày tháng khó khăn trước mặt về kinh tế và quân sự, sẵn sàng tinh thần cho một cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân xâm lược. Một nhà nước bình thường trong hoàn cảnh này phải cho dân thấy bằng hành động cụ thể rằng mình đang làm hết những gì có thể làm được để bảo vệ chủ quyền đất nước để dân có thể tâm phục và tin tưởng.   CSVN đã không làm như vậy. Họ bắt dân nhắm mắt tin tưởng vào họ, tuyên truyền đề cao lòng yêu nước trong giới trẻ, nhưng lại chứng tỏ một thái độ khúm núm khiếp nhược trước Bắc Kinh cùng những hành động làm soi mòn tinh thần tự chủ bất khuất của quân dân Việt, như ngăn chặn cấm đoán những búc xúc tự phát chống TC của người dân, cấm quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông, bắt hải quân bám bờ trong tủi nhục khoanh tay nhìn ngư dân mình và cảnh sát biển bị hải quân Tàu đàn áp ngay trong vùng biển của mình. Thỉnh thoảng nói cứng nhưng ngay sau đó lại run, lại vuốt ve khấu tấu TC, im lặng cam tâm làm phận con cái đối với TC, chấp nhận tư thế ngoại giao cả nước ngang bằng cấp dưới của tỉnh Quảng Đông (3). Phải đợi đến gần hết 3 tháng khi giàn khoan sắp sửa rút theo lịch trình của TC, bộ ngoại giao CSVN mới làm ra vẻ tương đối mạnh dạn chính thức công bố lập trường bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC đối với Hoàng Sa với những lập luận không có gì mới để biện minh cho sự chậm trễ chờ đợi để cho TC chủ động ra tay trước tranh thủ về mặt ngoại giao vấn đề Biển Đông với Liên Hiệp Quốc. Lối hành xử này cho thấy chế độ Hà Nội không thực tâm bảo vệ đất nước và những lời nói cứng của họ chỉ là nói suông với mục đích chính là xoa dịu sự bực tức của người dân mà thôi và rồi khi giàn khoan rút đi, họ sẽ tự nhận công thắng lợi, khoe rằng cách xử trí của họ là đúng đắn, dù trên thực chất TC đã đạt được hoàn toàn mục đích đóng dấu chủ quyền của họ trên Biển Đông, khẳng định uy quyền của mình trên đứa con hoang đàng khiến nó phải chịu nhục, và khoá chặt hải phận VN trong vùng lưỡi bò của TC.   Thực ra, TC không thể tìm ra một tay sai chư hầu nào tốt hơn CSVN mà chả cần chiến tranh nên có nhiều phần sau khi nhắc nhở xác quyết lại quan hệ cha con với Hà Nội, TC sẽ để cho CSVN lại một chút thể diện để khỏi bị dân phẫn uất vùng lên lật đổ. Cụ thể như việc TC tạm rút giàn khoan để Bắc Kinh và Hà Nội đều có thể tuyên bố “hai bên cùng thắng”. Nguồn dẫn: (1) phát biểu của Trương Tấn Sang: http://www.baomoi.com/Source/Bao-Phu-Nu-Online/91.epi (2) Đề nghị của chủ tịch Hội Nghề Cá: http://dantri.com.vn/blog/khong-quy-goi-run-so-truoc-bat-ky-suc-manh-bao... (3) Học thêm kẻ thù và rước thêm kẻ thù!: Xã L
......

Một chính quyền bình thường đối với Biển Đông

Mặc dù giàn khoan HD981 của Trung Cộng (TC) đã phải rút đi trước thời hạn dự trù một tháng để tránh bão, nhưng sự căng thẳng mang tính đối đầu giữa VN và TC trong suốt 75 ngày qua, cũng như nhiều biến cố tương tự trên Biển Đông sẽ diễn ra trong những năm tháng trước mặt, khiến người ta không khỏi đặt ra những chuẩn mực hành xử mà bất cứ một chính quyền bình thường nào cũng dự kiến để đối phó với những sự việc như vậy; đặc biệt là trước một đối thủ mà manh tâm xâm lấn của họ không còn che đậy gì nữa thì chiến tranh cũng là điều không thế loại trừ. Do đó, dự kiến xẩy ra xung đột quân sự hoặc không cũng đều phải được đặt ra. Xét về tương quan lực lượng giữa VN và TC thì nước ta thất thế về nhiều mặt: 1- Quân sự: Rõ ràng nhất về số lượng khí tài cũng như trình độ kỹ thuật. Hầu hết vũ khí của VN lẫn TC đều mua của Nga, TC mua nhiều hơn, thế hệ vũ khí mới hơn, cho nên nếu xẩy ra một cuộc chiến tranh quy ước và trong ngắn hạn thì VN có nhiều phần thua. Tuy nhiên, càng về hướng nam thì TC sẽ càng bị mất đi những ưu thế vừa kể. Đặc biệt là Biển Đông lại hoàn toàn nằm trong sự khống chế của không quân VN xuất phát từ những căn cứ ven biển miền Trung. điều mà không quân Trung Cộng không thể với tới khi họ chưa có nổi một hàng không mẫu hạm khả dụng. Tuy có thể thắng trong một cuộc chiến giới hạn và chớp nhoáng nhưng không có nghĩa là TC có thể đè bẹp quân đội VN một cách chớp nhoáng với ít tổn thất. Quân đội VN có nhiều kinh nghiệm đánh du kích chiến, kinh nghiệm này sẽ càng được phát huy khi chiến trường là đất nhà hay biển nhà. Như vậy chiến thắng đầu tiên của TC sẽ dần dần trở thành khúc xương khó nuốt, làm chúng tiêu hao xương máu và tài lực vô tận và nhiên hậu về lâu về dài thì chưa chắc “mèo nào cắn mỉu nào”.   Khi đặt ra tình huống chiến tranh thì cũng phải xét đến việc liệu TC có dám gây chiến hay không khi mà mầm nội loạn ở nước Tàu, không chỉ ở những vùng lãnh thổ “biên trấn” như Tân Cương, Tây Tạng mà ngay cả ở trong nội địa, luôn luôn là điều bận lòng giới lãnh đạo nước này. Trong bài nói chuyện với cán bộ tháng 3 năm ngoái ông Tập Cận Bình đã không che dấu điều này, mà cách thức để tránh của ông là thỉnh thoảng “quậy nồi canh để khỏi bị sôi trào” tránh nguy cơ dẫn đến nước Trung Hoa bị vỡ vụn ra nhiều mảnh. Ngược lại thì phía VN có dám đối đầu với một cuộc chiến hay không, vì có “dám” thì mới nghĩ đến cách thức đánh để thắng. Xét về mặt thực tế thì cả hai phía đều “sợ” chiến tranh. Họ sợ chẳng phải vì cả hai đều “yêu” hoà bình, mà vì nếu xẩy ra chiến tranh thì cả hai chế độ cộng sản sẽ đều dễ dàng bị xụp đổ hơn vì những xung lực đã tích tụ từ lâu, khi có cơ hội sẽ bùng nổ để giật sập những chế độ không được lòng dân trên hai nước này. 2- Kinh tế: Nước ta hiện nay lệ thuộc TC nhiều về kinh tế. TC có thể xiết, gây áp lực phong toả kinh tế ta; tuy TC có thể bị thiệt hại nhiều hơn ta nếu giao tranh về kinh tế vì trong giao thương Việt-Hoa, TC đang được lợi hơn ta rất nhiều, nhưng giữa anh giàu và anh nghèo, anh giàu vẫn thoải mái dù mất 1 ngàn, anh nghèo thì dù mất chỉ có 1 trăm vẫn có thể xập tiệm.Tuy thế, cái khó khan về kinh tế của ta sẽ không đến nỗi tuyệt vọng vì hiện nay Tàu không thể hoàn toàn phong toả kinh tế ta, vì nước ta đang có nhiều cơ hội mở ra hội nhập vào kinh tế toàn cầu..   3- Ngoại giao: Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ tiền. Ở tư thế siêu cường số 2 trên thế giới, và có tư thế phủ quyết trong LHQ, TC có lợi thế ngoại giao hơn, có thể ảnh hưởng đến các nước khác, khiến tiếng nói của Bắc Kinh có trọng lượng hơn tiếng nói Hà Nội trên chính trường quốc tế. Tuy thế, từ trước đến nay TC luôn luôn ở vào thế cô độc, không có đồng minh. Thái độ hung hăng của TC đồng thời cũng là mối đe doạ cho Tây Phương và các nước lân cận với Tàu, nhất là qua thái độ hành xử du côn của TC trên Biển Đông, một thuỷ lộ vô cùng quan trọng của thế giới, càng khiến TC cô độc hơn. Nếu biết vận dụng sự lo ngại vừa kể của thế giới đối với TC trên đấu trường ngoại giao, VN có thể san bằng khoảng cách bất lợi ngoại giao nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế thì CSVN cũng cô đơn không kém gì TC. Cái ý thức hệ VN đang ôm giữ tự nó đã khiến các nước dân chủ không bao giờ đứng chung với VN trên một chiến tuyến.   Với tương quan lực lượng kể trên, khi TC xâm phạm chủ quyền lãnh hải VN một cách trắng trợn, và làm tổn hại nền ngư nghiệp của ta (bắt giết ngư dân ta, cấm đoán ngư dân ta đánh cá, thu hẹp ngư trường của ta), thì một chính phủ bình thường thực sự lo cho nước cho dân phải làm gì? Ráng kềm chế để tránh xung đột quân sự là điều nên làm. Nhưng điều này không có nghĩa là phải tỏ vẻ yếu hèn nhược để đối phương coi khinh được đằng chân tiến lên đằng đầu. Và càng không có nghĩa là xua ngư dân ra bám biển, cảnh sát biển ra vờn lách tàu chiến địch,  phong cho ngư dân làm cột mốc sống trên biển (1), để rồi nếu hy sinh thì được phong làm liệt sĩ (2), trong khi đó thì lực lượng chính để bảo vệ lãnh hải là hải quân thì lại chỉ bám bờ. Trong vụ tranh chấp vùng đảo Scarborough, tuy hải quân  Phillipines thua xa hải quân TC, tàu chiến Phillipines vẫn hiên ngang kéo ra dàn trận đối đầu với hải quân Tà , hai bên gờm nhau cả tháng trời với sự tự chế không nổ súng, rồi cùng lấy lý do mùa bão để rút quân. Mặc dù ngay sau đó TC đem tàu chiến trở lại và phong toả vùng đảo này, Philipines không làm gì được và không mang quân trở lại, mà dùng đòn pháp lý ngoại giao, ta thấy ít nhất nhà nước Phi đã không làm ô nhục quân đội mình và duy trì được tinh thần chiến đấu của quân dân mình. Một nhà nước bình thường luôn lấy dân làm gốc. Lúc phải đối diện với hiểm hoạ ngoại xâm thì nhà nước dựa vào dân để cùng dân đối phó. Không có chính quyền nào lại nói với dân là hãy để một mình nhà nước lo và giấu kín không chia sẻ với dân nhà nước lo như thế nào. Ngay cả dưới thời phong kiến khi mà dân vẫn còn coi vua quan như là bậc cha mẹ tuyệt đối, các vua nhà Trần vẫn phải tìm lấy sự đồng thuận của dân qua Hội Nghị Diên Hồng với câu hỏi “nên hoà hay nên chiến”. Khi thực sự muốn bảo vệ chủ quyền trước sự lấn áp của tên hàng xóm côn đồ, nếu mình yếu về cơ bắp quân sự, thì mình tìm đủ mọi cách khác để đối phó, trong đó cách la làng cho mọi người khác xúm vào quan sát và bênh vực mình là cách mà người yếu hay làm và thường làm chùn tay tên du đãng. Không có nhà nước bình thường nào chỉ la làng nửa vời rồi khi có vài nước khác bắt đầu lên tiếng bênh vực, thì lại gián tiếp chặn họ lại với lời trấn an không sao chỉ là hục hặc trong gia đình, chứ nói chung quan hệ giữa chúng tôi vẫn tốt đẹp. Chả trách mà tên du đãng càng ngày càng coi khinh công khai, đưa VN từ vị trí đàn em xuống hàng “con cái hoang đàng”. Thế giới có thể thương cảm một quốc gia yếu, nhưng khinh bỉ và không thể giúp đỡ một chính quyền hèn. CSVN dùng lý cớ là mình phải đóng vai kẻ hiếu hoà, luôn mong muốn duy trì hoà bình nhưng sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Đây là câu nói chung chung của mọi nhà nước bình thường, nhưng hành động của nhà nước CSVN lại không phù hợp với lời nói. CƯ AN TƯ NGUY là một phương sách muôn đời của bất cứ một quốc gia nào.  Một quốc gia sống trong hòa bình thì phải lo chuẫn bị sẵn sàng cho tình huống xảy ra chiến tranh. Tiền nhân VN đã bao lần xử dụng phương sách này mới bảo vệ được  sự vẹn toàn của đất nước. Trong tình thế khẩn trương, giặc đã vào nhà và bức hại ngư dân ta thì không thể ngồi yên được nữa. Chuẩn bị chiến tranh không có nghĩa là chờ mua thêm vài tàu ngầm ki lô,  hoặc nói suông là vẫn âm thầm “chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.” Ta không đem quân đi đột kích ai để mà phải bí mật chuẩn bị chiến tranh. Chuẩn bị chiến tranh để tự vệ và duy trì hoà bình là phải khua chiêng gióng trống sao cho đối phương phải chần chừ suy nghĩ lại, cân nhắc giá phải trả nếu muốn động binh. Sự kiện TC đã tự chế không khai hoả trong vụ gờm súng với Phillipnes ở đảo Scarborough cũng như việc TC đã thông báo trước giàn khoan HD981 sẽ chỉ ở biển Đông vài tháng cho thấy trong thâm tâm TC chưa dám trắng trợn động binh và nhiều phần chỉ muốn thăm dò "mềm nắn, rắn buông". Năm 2007, khi TC dự trù tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, các cuộc biểu tình phản đối dữ dội cuối năm đó của thanh niên, sinh viên VN đã khiến TC phải ngưng lại và chối bỏ rằng họ không có kế hoạch này. Một chính phủ bình thường phải cho tên bá quyền xâm lược thấy toàn dân toàn quân mình đang chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với những ngày tháng khó khăn trước mặt về kinh tế và quân sự, sẵn sàng tinh thần cho một cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân xâm lược. Một nhà nước bình thường trong hoàn cảnh này phải cho dân thấy bằng hành động cụ thể rằng mình đang làm hết những gì có thể làm được để bảo vệ chủ quyền đất nước để dân có thể tâm phục và tin tưởng. CSVN đã không làm như vậy. Họ bắt dân nhắm mắt tin tưởng vào họ, tuyên truyền đề cao lòng yêu nước trong giới trẻ, nhưng lại chứng tỏ một thái độ khúm núm khiếp nhược trước Bắc Kinh cùng những hành động làm soi mòn tinh thần tự chủ bất khuất của quân dân Việt, như ngăn chặn cấm đoán những búc xúc tự phát chống TC của người dân, cấm quốc hội ra nghị quyết về Biển Đông, bắt hải quân bám bờ trong tủi nhục khoanh tay nhìn ngư dân mình và cảnh sát biển bị hải quân Tàu đàn áp ngay trong vùng biển của mình. Thỉnh thoảng nói cứng nhưng ngay sau đó lại run, lại vuốt ve khấu tấu TC, im lặng cam tâm làm phận con cái đối với TC, chấp nhận tư thế ngoại giao cả nước ngang bằng cấp dưới của tỉnh Quảng Đông (3). Phải đợi đến gần hết 3 tháng khi giàn khoan sắp sửa rút theo lịch trình của TC, bộ ngoại giao CSVN mới làm ra vẻ tương đối mạnh dạn chính thức công bố lập trường bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC đối với Hoàng Sa với những lập luận không có gì mới để biện minh cho sự chậm trễ chờ đợi để cho TC chủ động ra tay trước tranh thủ về mặt ngoại giao vấn đề Biển Đông với Liên Hiệp Quốc. Lối hành xử này cho thấy chế độ Hà Nội không thực tâm bảo vệ đất nước và những lời nói cứng của họ chỉ là nói suông với mục đích chính là xoa dịu sự bực tức của người dân mà thôi và rồi khi giàn khoan rút đi, họ sẽ tự nhận công thắng lợi, khoe rằng cách xử trí của họ là đúng đắn, dù trên thực chất TC đã đạt được hoàn toàn mục đích đóng dấu chủ quyền của họ trên Biển Đông, khẳng định uy quyền của mình trên đứa con hoang đàng khiến nó phải chịu nhục, và khoá chặt hải phận VN trong vùng lưỡi bò của TC. Thực ra, TC không thể tìm ra một tay sai chư hầu nào tốt hơn CSVN mà chả cần chiến tranh nên có nhiều phần sau khi nhắc nhở xác quyết lại quan hệ cha con với Hà Nội, TC sẽ để cho CSVN lại một chút thể diện để khỏi bị dân phẫn uất vùng lên lật đổ. Cụ thể như việc TC tạm rút giàn khoan để Bắc Kinh và Hà Nội đều có thể tuyên bố “hai bên cùng thắng”. Nguồn dẫn: (1) phát biểu của Trương Tấn Sang: http://www.baomoi.com/Source/Bao-Phu-Nu-Online/91.epi (2) Đề nghị của chủ tịch Hội Nghề Cá: http://dantri.com.vn/blog/khong-quy-goi-run-so-truoc-bat-ky-suc-manh-bao... (3) Học thêm kẻ thù và rước thêm kẻ thù!: Xã Luận Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận số 199 (15-7-2014)
......

Trung Cộng rút giàn khoan HD981

China Oilfield Services Ltd, một đơn vị của Công ty China National Offshore Oil Corp (Tập Đoàn Dầu Khí Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc) của nhà nước Trung Cộng cho hay là giàn khoan dầu biển sâu của họ là HYSY 981 đã hoàn tất việc thăm dò và đào dầu ở ngoài khơi Đảo Triton (tên tiếng Hoa là Zhongjian Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa.   Được biết là giàn khoan HD 981 đã được dời về gần Đảo Hải Nam và tất cả các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Cộng cũng đã rời khỏi khu vực. Bắc Kinh đã rút giàn khoan sớm hơn dự trù vì trận bão rất lớn Rammasun thay vì đến mùa biển động bắt đầu khoảng đầu tháng 8. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế tiên đoán Bắc Kinh liền sau đó sẽ tuyên bố là vùng biển quanh giàn khoan này là vùng quân sự cấm tàu bè qua lại và sẽ đưa tàu hải quân đến chiếm đóng và, khi thế giới đã quen dần với việc kéo giàn khoan đến và đi, sau mùa biển động năm nay, Bắc Kinh sẽ giăng tràn ngập nhiều giàn khoan khác. Cho đến nay, các tiên đoán của giới quan sát đã diễn ra đúng với thực tế.   Liệu nhà cầm quyền Việt Nam có tuyên bố đây là "chiến thắng" của họ (dù không làm gì cả) và lại ngủ yên trên chiến thắng đó hay không? Và quan trọng không kém, liệu việc rút giàn khoan đi có làm ngưng việc bắn, giết, giam giữ các ngư dân Việt Nam đang bị nhà cầm quyền đẩy ra "bám biển" hay không?
......

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bình luận nhanh việc Trung Quốc rút giàn khoan

......

Tôi đứng về phe nước mắt*

Ngày này năm năm trước công an tràn vào nhà và đưa mình vào nhà tù B34. Năm năm trôi qua và bây giờ mình lại ở trong căn phòng quen thuộc, gặp và nói chuyện lại những người anh em dân chủ trước đây và mới tham gia vào phong trào dân chủ sau này. Mình thấy rõ ràng rằng sau năm năm với bao nhiêu vụ bắt bớ, phong trào dân chủ không hề suy yếu đi mà ngày càng lớn mạnh hơn với sự tham gia của đủ mọi tầng lớp, âm thầm có, công khai có. Trong trại B34, mình đã gặp các anh chị là nông dân ở Đà Lạt, do bị thu hồi đất mà không được bồi thường (nghĩa là bị ăn cướp giữa ban ngày) nên đã phải đứng lên chống lại cái thể chế chiếm đoạt. Mình còn nhớ chị Tám ở đèo Prenn. Chị kể do chị không chấp nhận bị cướp đất, công an đã đốn hạ 2000 cây cà phê của chị, đánh thuốc độc giết hết đàn heo nhà chị, con gái của chị ở bên ngoài bơ vơ lại còn phải đi thăm nuôi mẹ ngồi tù. Chị vừa kể vừa khóc… Đâu rồi những lời tuyên bố đứng về phía người nghèo, người cùng khổ, người bị áp bức của những người cộng sản? Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” là như thế đấy ư? Khi được tự do, mình lại thấy tin nông dân Văn Giang, Dương Nội… tiếp tục bị cướp đất; những người thẳng thắn bày tỏ chính kiến tiếp tục bị bắt bớ, đàn áp như anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh), blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào,…; những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo tiếp tục bị ngược đãi; các anh chị em cùng vụ án với mình như anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), chị Tạ Phong Tần, anh Trần Anh Kim và nhiều anh chị em dân chủ khác vẫn đang ở trong tù. Thế thì mình lại chỉ có một sự lựa chọn là “đứng về phe nước mắt”. Ngục tù không thể dập tắt được khao khát được sống trong một chính thể dân chủ, bảo vệ tự do, tôn trọng nhân quyền và dân quyền của người dân Việt Nam. Chợt nhớ lại những câu thơ bất hủ mà mình đã được đọc trong cuốn “Trò chuyện triết học” của triết gia Bùi Văn Nam Sơn: Không! Bạo quyền chuyên chế có một giới hạn Khi kẻ bị đàn áp không biết tìm công lý ở đâu Khi gánh nặng trở nên không chịu đựng nổi Kẻ bị áp bức dũng cảm lên tận trời cao lấy xuống những quyền hạn vĩnh cửu của mình những quyền hạn bất khả xuất nhượng được treo lên trời cao và bất hoại như những vì sao… - Friedrich Schiller (1759 – 1805) * Câu nói của dịch giả Dương Tường Nguồn: FB Nguyễn Tiến Trung
......

Hà Nội tuyên truyền nhằm giảm tội bán nước của công hàm Phạm Văn Đồng

Hà Nội dùng cựu phi công đào binh Nguyễn Thành Trung để tuyên truyền, nhằm giảm nhẹ tội lỗi bán nước của công hàm Phạm Văn Đồng Trong chiến dịch tuyên truyền, nhằm giảm nhẹ tội lỗi cho Phạm Văn Đồng, cũng như của Đảng CSVN qua công văn bán biển năm 1958 cho Trung Cộng, ngày 6 tháng 7, Ban tuyên giáo CSVN đã cho tung ra một luận điệu mới, từ cựu phi công đào binh Nguyễn Thành Trung, cho rằng lỗi để mất đảo Hoàng Sa là do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã không dứt khoát tập trung binh lực đánh chiếm trở lại. Trước năm 1975, Nguyễn Thành Trung là phi công chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, tuy nhiên, gần đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi thấy miền Nam có thể rơi vào tay chế độ Cộng sản Bắc Việt, Trung đã phản bội và dùng chiếc máy bay F5e để ném bom vào Dinh Độc Lập, sau đó bay ra vùng kiểm soát của Cộng sản Bắc Việt, hướng dẫn các phi công Cộng Sản tấn công Sài Gòn.   Sau năm 1975, dù có công trạng rất lớn, Nguyễn Thành Trung vẫn không được Hà Nội tin dùng, và cuối cùng, bị chuyển sang lĩnh vực hàng không dân sự. Hiện tại Trung là phi công được một nhà kinh doanh lớn trong nước thuê lái máy bay riêng. Nhiều năm nay, Trung đành chấp nhận việc không thể leo cao hơn nữa trong hệ thống cầm quyền CSVN. Mới đây, để sử dụng lại gương mặt hàng binh này vào việc rửa nhục giúp cho công văn Phạm Văn Đồng, ban tuyên giáo Trung ương CSVN đã tổ chức cho Nguyễn Thành Trung trả lời một bài phỏng vấn, trong đó nội dung được chỉ định là Trung phải lên tiếng đổ lỗi việc mất đảo Hoàng Sa là do sự thiếu quyết tâm tái chiếm của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuyên bố với báo chí, Nguyễn Thành Trung nói rằng “Tôi cho rằng tổng thống Thiệu bị phía Mỹ ép phải hủy kế hoạch không kích. Lúc đó Mỹ đã có quan hệ với Trung Quốc. Và tổng thống Thiệu vì sợ mất ghế nên không dám làm trái ý Mỹ” – ông Trung nhận định, và làm ra vẻ ngậm ngùi: “Nếu tổng thống Thiệu cứng hơn chút nữa, Hoàng Sa có lẽ đã không mất. Một quyết định sai lầm hôm nay sẽ trở thành gánh nặng cho con cháu mai sau”. Nhưng sự thật lịch sử lúc đó, ai cũng biết rằng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang phải chỉ huy cuộc chiến khốc liệt từ phía Bắc Việt đánh vào, nay Trung Cộng mở thêm mặt trận trên biển, quân lực Việt Nam Cộng Hoà không thể cáng đáng nổi 2 mặt trận cùng một lúc, trong khi phải ra sức chiến đấu để bảo vệ cho dân chúng chạy CS trên đất liền.   Hôm nay, toàn dân Việt Nam đều biết chuyện công hàm Phạm Văn Đồng đã chính thức bán nước như thế nào cho Đảng CS Trung Quốc đàn anh, thêm vào một tiếng nói chạy tội của Nguyễn Thành Trung, chỉ càng làm cho dân chúng hiểu thêm sự sợ hãi của chế độ CSVN trước tội lỗi ghê tởm này. (N. Khanh) nguồn: http://www.sbtn.tv
......

Bạn trẻ ơi! Hãy sống thật sung mãn.

Mùa Xuân năm 1995, lúc còn ở trong trại tù Z30D ở Hàm Tân Phan Thiết, tôi có làm được một bài thơ song ngữ Việt - Anh nhan đề : “ Nói với Bạn Trẻ “ (A Message to Youth). Bài thơ gồm 4 đoạn. Xin được trích một đoạn như sau : Bạn trẻ của tôi ơi! Hãy nâng tâm trí lên cao Để tạo cho cuộc sống thêm ý nghiã Hãy chịu trả đắt giá Để có được sự cao cả nơi tâm hồn. (Toàn văn bài thơ xin được ghi nơi phần Phụ Lục kèm theo bài viết này.) Tôi chú ý đến chuyện “Nâng cao tâm trí” này ngay từ hồi mới có 9-10 tuổi còn ở bậc tiểu học trước năm 1945, khi được say mê đọc cuốn sách “Tâm hồn cao thượng” cuả nhà giáo Hà Mai Anh dịch từ bản tiếng Pháp “Grands Coeurs” cuả tác giả người Ý Edmond De Amicis. Sau này lên bậc trung học ở Hà nội, tôi lại được coi bản tiếng Pháp “Grands Coeurs” này nữa. Cuốn sách gồm những chuyện rất cảm động và hấp dẫn xung quanh một thiếu niên cũng cùng một lứa tuổi như chúng tôi, biểu lộ một lối sống cao thượng thanh nhã, một quan niệm lành mạnh về cuộc đời của một học sinh con nhà có nền nếp gia giáo, mà lại được thày giáo ở nhà trường chỉ bảo hướng dẫn rất tận tình về đức dục, về công dân giáo dục. Lời giáo huấn hàm chứa trong cuốn sách này cũng phù hợp với lời cha mẹ tôi thường nhắc nhủ trong gia đình, nhất là vì ông nội tôi lại là một ông đồ nho, nên anh chị em chúng tôi luôn được khuyên bảo là phải noi gương các bậc thánh hiền trượng phu quân tử, phải ra sức mà “rèn tâm luyện chí”, chứ không được buông thả bừa bãi như kẻ tiểu nhân hạ cấp.   Và nhất là khi đọc kinh dâng thánh lễ ở nhà thờ, thì chúng tôi luôn đọc câu : “Hãy nâng tâm hồn lên”, mà thời đó người giáo dân còn hay đọc bằng tiếng La tinh : “Sursum corda”. Mấy bà cụ già như mẹ tôi thường không biết đọc, không biết viết chữ quốc ngữ, nhưng các bà vẫn luôn đọc lớn tiếng câu kinh bằng tiếng Việt như sau : “Xin hãy nâng lòng chúng ta lên những sự cao cả ở trên trời”. Lớn lên, biết suy xét nhiều hơn, tôi thấy cái lối dịch câu kinh như vậy là tuyệt diệu, vì nó làm cho người bình dân vẫn có thể hiểu và cảm thông được ý nghiã sâu xa của lời kinh trong đạo như thế. Sau năm 1975, tôi có kể cho nhà báo Nguyễn Ngọc Lương, bút hiệu Nguyễn Nguyên về câu kinh này, mà ngày trước các bà già lớp tuổi bà mẹ tôi vẫn thường đọc hồi ở nhà quê, thì anh Lương tuy là một cán bộ cộng sản, anh cũng cho là lối dịch như thế của các cố đạo xưa là quá hay, rất gần gũi với nhu cầu cảm thụ tôn giáo của số đông quần chúng bình dân. Sau này, tôi được đọc những bài viết của triết gia người Anh là Bertrand Russell, và tôi rất tâm đắc với lời khuyên nhủ của ông trong câu văn thật súc tích như sau : “ You should have the Right Thinking and the Nice Feeling”. Và tôi cũng đã mượn ý tưởng này của tác giả để đưa vào đoạn đầu của bài thơ “Nói với Bạn Trẻ”, như đã ghi ở trên đây.   Vào hồi năm 1965-66 lúc đã tới tuổi trưởng thành chững chạc và dấn thân hoạt động hăng say trong công tác xã hội tại chương trình phát triển quận 8 Sàigòn, tôi lại rất tâm đắc với lời kêu gọi của Tổng thống De Gaulle nói với thanh niên sinh viên nước Pháp là : “Các bạn phải có một tầm nhìn vũ trụ“ (vision cosmique). Tức là phải có một nhãn quan mở rộng, một cái nhìn toàn cuộc, bao quát toàn thể thế giới. Lời kêu gọi này rõ rệt là biểu lộ trung thực cái niềm xác tín của ông về sự cao cả của nước Pháp (grandeur de la France) mà suốt cuộc đời ông luôn ôm ấp và rắp tâm góp phần vun đắp xây dựng. Cái ý niệm về sứ mệnh cao cả này, Tướng de Gaulle đã ghi thật rõ nét ngay trong chương đầu của cuốn Hồi ký nổi danh của ông về cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp do ông lãnh đạo hồi thế chiến thứ hai 1939-45. Rồi vào năm 1970, khi tôi được mời tham dự một hôi nghị quốc tế tại Paris nhằm thành lập “Viện Đại kết Phát triển các Dân tộc” (INODEP = Institut Oecuménique au service du Développement Des Peuples), thì cũng được nghe một thuyết trình viên nhấn mạnh đến tính chất toàn diện và bao quát của công cuộc giải phóng mà bất cứ sự phát triển đích thực nào cũng phải nhắm tới (libération totalisante et globalisante). Lời phát biểu này làm cho tôi nhớ lại chủ trương của nhóm “Kinh tế và Nhân bản” (Économie et Humanisme) mà tôi đã say mê tìm hiểu hồi còn là một sinh viên trường Luật Saigon hồi giữa thập niên 1950. Đó là chủ trương “Phát triển toàn diện và điều hoà” (Développement total et harmonisé). Chính cái đường hướng phát triển này đã thúc đảy tôi tự nguyện cùng với các bạn trẻ khác dấn thân tham gia vào công cuộc phát triển cộng đồng tại các quận 6,7 và 8 Sàigòn từ năm 1965 đến 1971. Nhờ chính bản thân mình đã có hoạt động cụ thể tại điạ phương như vậy, nên tôi dễ tiếp thu được kinh nghiệm của các thức giả quốc tế như đã được phát biểu trong cuộc họp mặt trao đổi kéo dài cả hai tuần lễ như đã nói trên ở Paris.   Vào năm 1972 -74, khi nhận cộng tác với Hội Đồng Tôn giáo Thế giới ( WCC =World Council of Churches) có trụ sở chính ở Geneva Thuỵ sĩ, tôi lại được dịp học hỏi và biết được nhiều việc có tầm ảnh hưởng toàn cầu do những hoạt động của trên 350 tổ chức tôn giáo tại nhiều quốc gia trên thế giới mà là thành viên trong hệ thống của Hội Đồng này. WCC được thành lập từ năm 1948 nhằm kết hợp các nhà thờ thuộc nhiều giáo phái Tin lành và Chính thống tại nhiều quốc gia, kể cả trong khối cộng sản, nhằm tiến tới một số hành động chung có tầm vóc toàn cầu mà vẫn trung thành với đường hướng của Tin Mừng đã được khai sáng bởi Chúa Giêsu Cứu thế. Hệ thống này hoàn toàn nằm ngoài Giáo hội công giáo La mã do Toà thánh Vatican lãnh đạo, nhưng giữa hai phiá không hề có sự phân chia hay đối kháng mâu thuẫn gì với nhau. Ngược lại hai bên vẫn có sự giao hảo, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau trong một số lãnh vực cụ thể. Sinh hoạt của WCC rất phong phú đa dạng và có tầm vóc toàn cầu. Đó là sự tiếp nối công trình của nhiều thế hệ các nhà hoạt động tôn giáo, các vị thừa sai của Thiên chúa giáo. Người viết xin trình bày chi tiết hơn về hoạt động của WCC trong một dịp khác. Trong bài này, tôi chỉ có ý trình bày về khiá cạnh suy nghĩ và hành động có phạm vi toàn cầu của các tổ chức, mà bản thân mình có duyên được quen biết và tham gia cộng tác với họ mà thôi. Viết đến đây, tôi lại nhớ đến lời phát biểu của nhà bác học chuyên về khảo cổ, đó là linh mục thuộc Dòng Tên rất nổi danh Teilhard de Chardin. Ông nói : “Tất cả cái gì hướng thượng, thì đều gặp gỡ đồng quy với nhau” (nguyên văn tiếng Pháp : Tout ce qui monte, converge). Cũng giống như người Pháp thường hay nói : “Những đầu óc lớn thì hay gặp gỡ nhau” ( Les grands esprits se rencontrent). Điều này chẳng khác gì với thái độ của cha ông chúng ta trong truyền thống nho giáo ở Á Đông, thì luôn đề cao và cổ võ cái tinh thần hoà ái và bao dung của người trượng phu quân tử, mà điển hình là những lời khuyên đã biến thành những câu tục ngữ rất phổ biến trong dân gian như : “Quân tử hoà nhi bất đồng”, “Dĩ hòa vi quý”, “Lượng cả bao dung” v.v... Như đã ghi từ mấy dòng đầu của bài viết này, tác giả là người đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” rồi, nên muốn giãi bày tâm sự với lớp người trẻ thuộc thế hệ con cháu của mình, qua những kinh nghiệm bản thân đã tích lũy được trong suốt mấy chục năm sinh sống, học tập và hoạt động của bản thân trên mảnh đất quê hương, cũng như tại nước ngoài. Do vậy mà lời phát biểu có tính cách thân mật tự nhiên, chứ không có dụng ý phải trau chuốt, giũa gọt như một bài văn bình thường. Trong bầu không khí thân thương nồng ấm của gia đình như thế, người viết xin gửi đến các bạn trẻ cái tâm tình chân chất ngay thẳng của mình với niềm mong ước là các bạn sẽ văn minh hơn, nhân ái hơn, hòa nhã hơn so với thế hệ cha bác của mình. Vì lẽ nếu các bạn mà có được sự tiến bộ khởi sắc như thế, thì quê hương dân tộc chúng ta mới thật sự tươi đẹp và hạnh phúc, đúng như cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhủ : “Con hơn cha, nhà có phúc” vậy./ Đoàn Thanh Liêm nguồn: diendantheky.net ---------- Phụ  lục   Bài thơ : Nói với Bạn trẻ 1 - Bạn trẻ của tôi ơi Hãy suy nghĩ chính xác Để khám phá được Những điều kỳ diệu Trong Thiên nhiên Và Xã hội loài người Hãy có lòng nhân hậu Để yêu thương tất cả mọi người Kể cả thù địch. 2 – Bạn trẻ của tôi ơi Hãy nâng tâm trí lên cao Để tạo cho cuộc sống thêm ý nghiã Hãy chịu trả đắt giá Để có được sự cao cả nơi tâm hồn 3 – Bạn trẻ của tôi ơi Hãy chia sẻ những phúc lộc Cùng với tất anh chị em mình Hãy đích thực là mình Với phong cách tốt đẹp xưa nay Giữa lòng cái thế giới hỗn độn này. 4 – Bạn trẻ của tôi ơi Hãy có hành động thích đáng Trong giờ phút đày thử thách Của Lịch sử vinh quang chúng ta Hãy sống thật sung mãn Bằng Yêu thương trọn vẹn Và thụ hưởng sự An bình ngây ngất Trong sâu thẳm nội tâm chúng ta./                                      ( Làm tại Hàm Tân, Muà Xuân 1995)
......

Angela Merkel, ước gì bà là người Việt

Là phụ nữ giống như đa số bạn bè nữ giới khác tôi không mê đá banh, nhưng mỗi khi có dịp quan trọng như World Cup Brazil 2014 tôi bị cuốn theo bởi sự hưng phấn của ... chồng và bạn bè anh ấy. Thủ tướng Angela Merkel luôn sát cánh cùng đội tuyển Đức Nói vậy nhưng hỏi tôi đội bóng nào hay nhất, đội nào sẽ vào chung kết, tứ kết xem thì như tôi là người ngoại đạo. Nhưng năm nay khác. Từ khi đội tuyển Đức xuất hiện tôi lập tức có cảm tình. Mà thật ra tôi có biết ông nào trong cái đội tuyển ấy là thủ quân hay "tiền đạo". Tôi chỉ thích màu áo cực kỳ thu hút và nhất là ông huấn luyện viên rất sport, rất lạnh tanh trong bất cứ pha bóng nào. Ông chỉ cười khi đội tuyển kết thúc trận đấu. Kết thúc với kết quả đáng mỉm cười.   Nói dông dài nhằm chứng minh một điều khác, Tôi không là fan của đội bóng này nhưng tôi yêu nó, ủng hộ nó, ca hát râm ran cho nó và nhất là "vui muốn khóc" khi nó dành ngôi vô địch. Tình yêu bất thường ấy của một người không biết bóng đá dành cho Đức thật ra phát xuất từ tình yêu người lãnh đạo đất nước của họ: Thủ tướng Angela Merkel. Bà Thủ tướng này là người sót lại từ thời Cộng sản. Từ Đông Đức, bà vật lộn với một giai đoạn lịch sử đau buồn của nước Đức để dần dần tiến tới vị trí mà không một ai trong chế độ cộng sản cũ có thể leo lên. Là một người đàn bà nhưng bà có bản tính của một chiến binh thời La mã: đánh là thắng. Bà không dùng tiểu xảo. Bà dùng trí thông minh của một nhà ngoại giao, lòng cương trực của một lãnh đạo quốc gia, sự khôn khéo của một chính trị gia lọc lõi của thế giới tư bản và hơn hết bà có một trái tim vì nhân dân Đức. Con đường chinh phục đất nước của bà không phải bằng những lời hoa mỹ, văn chương và hứa hẹn suông như hầu hết các chính trị gia Tây phương. Bà dẫn dắt nước Đức bằng sự tỉnh táo của một nhà khoa học, vì bà vốn là một tiến sĩ Vật Lý. Bà có ưu điểm của một nhà kỹ trị cùng sự dịu dàng của một phụ nữ đơn giản và gần gũi với công chúng. Bà đi chợ xếp hàng trả tiền cho từng bó rau, hộp sữa tại các siêu thị. Người dân đứng gần và nói chuyện với bà như nói với hàng xóm. Họ cười đùa pha trò với nhau trên những đề tài bếp núc, gia đình. Không có khuôn mặt của một lãnh tụ nhưng bà lại có hầu hết những quyết sách mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng cho tới vấn đề tài chánh của Liên minh EU. Bà là người luôn có quyết định gần như sau cùng và quyết định nào cũng thành công và được thế giới ngưỡng mộ. Người dân Đức may mắn có một Thủ tướng như thế và họ hãnh diện vì bà chưa bao giờ tỏ ra mềm yếu, hay có những thái độ ngoại giao nước đôi như hầu hết các nhà ngoại giao EU và đôi khi cả Mỹ khi đối diện với Trung Quốc ngay trên sân nhà của họ. Một mình một đội tuyển quốc gia, bà Angela Merkel mang lá cờ Đức phất phới ngay tại Bắc Kinh nơi bà tới thăm trước khi sang Brazil cùng với đội bóng nhận trái banh vàng World Cup 2014. Một mình trước cử tọa sinh viên đông đảo của Đại học Thanh Hoa, nơi phát sinh những tinh anh của phong trào Thiên An Môn, bà Thủ tướng nói với sinh viên, cũng với đảng cộng sản Trung Quốc và toàn dân Trung Quốc rằng bà mang kinh nghiệm bản thân vốn là một người sống trong đất nước cộng sản, với những thay đổi căn bản về quyền con người, về nhu cầu đối thoại để tiến tới một xã hội tiến bộ. Theo Thủ tướng Đức, bên cạnh những yếu tố công nghệ và kinh tế, một quốc gia muốn được "phát triển bền vững" như nước Đức hiện nay cần phải có một "hệ thống tư pháp công minh chính trực". Người dân phải tự tuân thủ pháp luật bằng sự công minh của người thi hành chứ không phải bằng sự đàn áp được gọi là pháp luật. Đứng giữa Bắc Kinh bà Merkel kể lại kinh nghiệm của mình trong chế độ Xô viết khi chứng kiến chế độ độc tài đàn áp, sách nhiễu người dân chỉ vì một vài tư tưởng khác với chính quyền. Lời chia sẻ của bà được sinh viên đại học Thanh Hoa truyền nhau trên mạng xã hội và báo chí phương Tây hết lời ca ngợi. Ngọn cờ tự do dân chủ của Đức phất phới trong khuôn viên đại học Thanh Hoa đã làm nhiều người run rẩy cảm phục, trong đó có tôi, một fan thật sự của bà Thủ tướng. Người dân Đức xem bà là một thần tượng thì cũng bình thường. Chỉ có tôi vốn chưa từng nâng ai lên tới tới hàng thần tượng đã bị bà thu hút và chinh phục, nhất là trong thời gian xảy ra biến cố giàn khoan của Trung Quốc cắm trên đất nước tôi. Lãnh đạo chúng tôi như con giun con dế trong khi bà như một nữ tướng trước bọn giặc cỏ. Tâm lý bù đắp ấy đã làm tôi có những giây phút mừng vui chừng như bà là Thủ tướng nước tôi, một đất nước không may khi quá nhiều lãnh tụ có tham vọng chính trị nhưng lại thiếu trầm trọng một chút tài năng. Tham vọng ấy trở thành tai họa cho đất nước đến nỗi giờ đây tôi phải "quàng người làm họ". Nhìn bà hân hoan cùng với đội bóng trở về quê hương tôi bỗng nảy sinh câu hỏi: phải chăng đội tuyển Đức thắng giải vì có mặt bà trên khán đài trong trận chung kết? Hào quang của Merkel đã dẫn dắt những chàng trai sung mãn ấy tấn công đối phương không một lần mệt mỏi. Hãy tha thứ cho tôi, Việt Nam, nếu có một lần tôi nhận người nước ngoài làm thần tượng. Mà nhận bà làm thần tượng chắc không đúng với tâm trạng của tôi hiện nay. Tôi như đứa trẻ còi cọc vì mẹ mất sữa, lâu lâu chạy sang nhà hàng xóm bú nhờ. Nếu hôm nào sữa kiệt thì quay lại với bà ngoại mân mê hai chiếc vú da cho đỡ nhớ. Dòng sữa nuôi lòng yêu nước, tự trọng và xả thân của nhiều người giống tôi hình như đã bị vắt kiệt tự bao giờ. Thôi thì đành tự dối mình, mân mê chiếc vú da của người lạ cho đỡ ức. Nguồn: rfavietnam.com/blog
......

Hãy để Đảng và Nhà Nước ... khác lo!

Trong những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược từ 2011 đến gần đây, sau khi bị xô, đạp, đẩy, và chở về các đồn công an, những người biểu tình hầu như luôn luôn nhận được một thông điệp từ các "chiến sĩ công an" cấp cao hơn với tông điệu bảo ban của những người con trưởng, rằng: "Anh/chị bày tỏ lòng yêu nước 1 lần như thế là tốt rồi. Bây giờ về nhà, đừng biểu tình nữa. Đây là chuyện lớn, phải để cho Đảng và Nhà nước lo." Lúc đầu, khi nghe câu nói này, người nghe, dù nhiều hay ít, cũng có ấn tượng chắc lãnh đạo phải có chủ mưu hay kế sách gì đó thì công an mới dám mạnh miệng như thế chứ. Thậm chí, khi mới có tin giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam, có nhà dân chủ đã khuyên bà con hãy để cho lãnh đạo có thời giờ đối phó đi đã, rồi nếu không thấy gì thì người dân hẵng tự phát phản đối. Nghĩa là một chính phủ thì dù giỏi hay dở đều phải có kế sách về những chuyện như thế, vì vấn nạn Biển Đông kéo dài đã bao năm rồi. Và nhiều người đã chờ ...   Nhưng càng chờ, thì kế sách đâu chẳng thấy, mà người dân càng thấy cách hành xử của Đảng và Nhà Nước ta giống y như cách hành xử của Liên Xô thời chiến tranh lạnh. Thời ấy, những người sống tại các tiểu quốc thuộc Liên Xô, đặc biệt là các khoa học gia gốc Do Thái, xin đi sống ở nước khác hay ngay cả chỉ đi thăm nước khác, đều bị cấm ngặt hoặc bị tống giam ngay. Lý do chính thức Nhà nước Liên Xô đưa ra là vì sợ những người này tiết lộ bí mật quốc gia. Cả thế giới bên ngoài Liên Xô đều, dù nhiều hay ít, tin đó là lý do thật. Mãi đến khi có vài người trốn thoát đi được và đặc biệt sau khi Liên Xô sụp đổ, cả thế giới mới vỡ lẽ: bí mật lớn nhất của Liên Xô là tình trạng trống rỗng đằng sau lớp vỏ nhiều màu sắc trong mọi lãnh vực, từ kinh tế đến quân sự đến cả khoa học không gian. Cũng vậy, cả người Việt và giới quan sát quốc tế đang từ từ nhận ra điều bí mật lớn nhất trong đối sách của đảng và nhà nước hiện nay là KHÔNG BIẾT LÀM GÌ CẢ. Hay nói cho đúng hơn, lãnh đạo đảng thấy con đường nào cũng có thể làm lung lay chiếc ghế cai trị của mình nên hay nhất là LÃNH ĐẠO CẤP THƯỢNG TẦNG KHÔNG LÀM GÌ CẢ, mà đẩy cho cấp tỉnh (như Đà Nẵng), cấp ban ngành (như Hội nghề cá), và ngay cả chờ nước khác (như Nhật, Philippin, Australia, Mỹ) làm giùm.   Rõ ràng trong suốt nhiều năm qua, lãnh đạo đảng chỉ làm duy nhất có một việc là nài nỉ Bắc Kinh qua các cuộc họp song phương, với kết quả từng mảng chủ quyền cứ lần lượt biến mất: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, hàng trăm ngàn cây số vuông vùng biên giới phiá Bắc bao gồm nhiều cao điểm quân sự, rừng biên giới, rừng đầu nguồn, Nóc nhà Đông Dương dưới danh nghĩa khai thác bauxite ... và trên biển từ đảo đến quyền đánh cá đến tài nguyên dưới lòng biển đến hải phận, .... Trong lúc đó đất nước ngày càng lệ thuộc Trung Cộng ở nhiều mặt khác, từ thực phẩm độc hại lan tràn khắp đất nước đe dọa nghiêm trọng sức khoẻ của dân chúng, đến các trò thu mua để phá hoại nền nông nghiệp Việt Nam, đến tình trạng khuynh loát thị trường đấu thầu với tay trong hối lộ tham nhũng, ... Điều đã khá rõ hôm nay là Bắc Kinh tận dụng các cuộc đàm phán song phương (không cho các nước khác ảnh hưởng) để dễ dàng đẩy tới liên tục kế hoạch xâm lược tiệm tiến. Còn Hà Nội vì không biết làm gì khác và quá tin vào 16 chữ vàng nên cứ mỗi lần thấy bước xâm lược mới thì lại la toáng lên yêu cầu ngồi xuống ... đàm phán song phương. Lãnh đạo Tàu lại chậm rãi, mỉm cười ngồi xuống đàm phán. Thế là lãnh đạo ta lại an tâm. Tại điểm này, có lẽ cũng cần nói thêm về mấy cái tàu ngầm Kilo mà cách đây không lâu báo chí đưa tin là để phòng thủ chống Trung Cộng. Nhìn cái giá 2 tỉ mỹ kim và bức hình chụp cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm tàu, nhiều người đã ái ngại lo âu: "Bên trong còn loang lổ, rỉ sét như thế thì vỏ tàu còn rệu rạo đến thế nào nữa? Không lẽ đây chỉ là lập lại vụ mua tàu chiến phế thải của Ukraine?" Nỗi lo âu này nay đang hiện rõ là thực tế. Đã có chỉ dấu các tàu ngầm này chẳng khá gì hơn cái ụ nổi của Vinalines - cái ụ đã góp phần tạo bản án tử hình của ông Dương Chí Dũng. Có người còn gọi đấy là 2 cái tàu "chìm" Kilo - vì đã "ngầm" quá lâu và không trồi lên nữa. Cũng có dòng phân tích sâu hơn cho rằng lãnh đạo Việt Nam không có ý định mua tàu ngầm để hù Bắc Kinh vì chính Bắc Kinh cho mượn ngoại tệ để mua. Lãnh đạo VN cũng biết là Bắc Kinh, với tay chân len lỏi trong guồng máy quân đội, dư biết về tình trạng của 2 cái ụ "không nổi" này. Do đó, 2 vũ khí tuyên truyền rỉ sét giá 2 tỉ mỹ kim này chỉ dành riêng cho người dân Việt Nam. Nhưng điều mà nhiều người cho là ác độc khi lãnh đạo đảng cứ hô hào, thúc đẩy ngư dân tay không ra khơi "bám biển" như thể đảng rất thiết tha với chủ quyền hải phận tổ quốc. Khi những người Việt can đảm này bị đủ loại tàu thuyền của Trung Cộng đâm, bắn, đánh thì không thấy bóng dáng hải quân Việt Nam đâu cả. Khi họ bị Trung Cộng bắt giữ như 6 ngư dân vào khoảng đầu tháng 7/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lại phán một câu rồi toàn ban lãnh đạo đảng chỉ biết đứng nhìn. Nhưng khi có người nào thoát chết về đến bờ, lãnh đạo lại đến phát bằng khen rồi khuyến khích bà con nên noi gương họ ra khơi "bám biển". Trong khi đó, Hải quân Việt Nam không những kiên quyết "bám bờ" hiện giờ mà Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh còn hứa trong tương lai cũng sẽ tiếp tục "bám bờ" như vậy, qua lời tuyên bố tại Sangri-La rằng chính phủ của ông xem chuyện tại Biển Đông, bao gồm từ việc đặt giàn khoan đến giết, bắt ngư dân Việt Nam, chỉ là chuyện lục đục nhỏ trong gia đình. Nghĩa là không đáng cho hải quân Việt Nam can dự vào. Với khả năng quân sự quá yếu kém sau giấc ngủ dài với lời ru "16 chữ vàng và 4 tốt" đó, thế giới cũng rất ngạc nhiên khi thấy lãnh đạo Việt Nam từ chối mọi cách chống xâm lược khác. Cho đến nay, nếu tổng hợp các điểm chính trong đối sách mà lãnh đạo đảng đã tuyên bố, người ta chỉ thấy: (1) Quyết không kiện TQ ra tòa án quốc tế; (2) Quyết không liên minh với ai để phòng thủ chung Biển Đông; (3) Quyết chỉ đàm phán song phương với TQ như đã làm bao năm qua. Cả 3 cái "quyết" trên cột lại trở thành QUYẾT KHÔNG LÀM GÌ HẾT. Và kinh người hơn nữa, 3 quyết đó rất đúng với chỉ thị "4 không được" do Bắc Kinh tung ra ngay trước khi sứ giả Dương Kiết Trì đến bảo ban các lãnh đạo Việt Nam, những người mà họ thẳng thừng gọi là mấy đứa con hoang đàng. Thế là các lãnh đạo cao nhất, tứ trụ, sau một thời gian dài im lặng, nay chỉ nói chứ không dám ra văn bản; chỉ nói nho nhỏ với vài tổ cử tri chứ không dám dùng các diễn đàn quốc gia; và cũng chỉ nói những câu bâng quơ để ai muốn diễn dịch sao cũng được. Ông Nguyễn Tấn Dũng, sau câu nói mạnh tại Philippines đã vội ôm thắm thiết Dương Khiết Trì để tạ tội và từ đó đến nay không dám nói thêm gì nữa. Trong khi đó, báo đài hết lời khen ngợi đó là chính sách kiềm chế, khôn ngoan, dũng cảm, linh hoạt, yêu hòa bình, v.v. Chỉ có một việc có vẻ lãnh đạo đảng nhanh chóng làm ngay là các khóa học tập cho tập thể đảng viên. Để trấn an nội bộ và để biện minh cho kế sách QUYẾT KHÔNG LÀM GÌ HẾT kể trên, lãnh đạo nay muốn thuyết phục cả đảng hãy cùng sợ Bắc Kinh để sống còn. Các giảng viên nói rất thẳng thừng: (1) Đụng trận với Trung Quốc là thua; (2) Phải sợ Trung Quốc thì mới giữ được chế độ; (3) Mỹ mới là kẻ thù lâu dài; còn Trung Quốc tuy có khó khăn trước mắt nhưng vẫn là đồng minh dài lâu. Một vài cán bộ cao cấp còn thố lộ riêng với gia đình rằng thế hệ lãnh đạo đảng hiện nay than thở họ bị trói tay vì những ký kết của các thế hệ lãnh đạo trước suốt từ Hội Nghị Thành Đô 1990 đến những năm gần đây. Và nay họ không thể làm gì khác ngoài việc thực thi những ký kết đó. Hậu quả đau đớn là nay ngay cả việc Quốc Hội Việt Nam ra một nghị quyết chính thức về tình trạng xâm lấn của Bắc Kinh tại Biển Đông, lãnh đạo đảng cũng không dám làm vì sợ Bắc Kinh nổi giận. Chỉ khi  Quốc Hội Nhật, Thủ tướng Úc, và Quốc Hội Mỹ ra nghị quyết, tuyên bố phản đối hành vi ngược ngạo của Bắc Kinh, thì báo đài Việt Nam mới dám in và vỗ tay. Có lẽ đã đến lúc Ban Tuyên Giáo nên yêu cầu công an điều chỉnh thông điệp cho chính xác khi dạy dỗ những người biểu tình yêu nước: "Anh/chị bày tỏ lòng yêu nước 1 lần như thế là tốt rồi. Bây giờ về nhà, đừng biểu tình nữa. Đây là chuyện lớn, phải để cho Đảng và Nhà nước ... khác lo!" ./. Nguồn: DiễnĐànCTM
......

Hãy thôi lừa dối nhau và lừa dối chính mình

Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên.   Câu chuyện lạm phát tiến sĩ, tiến sĩ giấy ở Việt Nam là một câu chuyện dài chưa có hồi kết kể từ cái ngày cách đây cũng đã lâu, khi mà người ta quyết định các chức danh công chức phải có bằng cấp nhất định nào đấy, và rồi nhờ một quyết định mang tính chất hành chính mà hàng trăm phó tiến sĩ bỗng chốc ngủ một đêm thức dậy thấy mình thành tiến sĩ. Hân hoan. Khoan khoái. Hoạn lộ mở ra, thông thoáng. Kể từ ngày đó, và kể từ ngày mà một vị mới lên làm bộ trưởng giáo dục đã đặt ra cái chỉ tiêu đầy tự hào là trong bao nhiêu năm Việt Nam phải có 20.000 tiến sĩ, rồi Hà Nội cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu có 100% cán bộ diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ diện UBND thành phố quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ thì căn bệnh lạm phát tiến sĩ chỉ có ngày càng nặng thêm, với biết bao hệ luỵ: học giả bằng giả, bằng thật học giả, bằng dỏm của các đại học dỏm nước ngoài, thuê thi hộ, thuê viết luận án hộ hoặc “chôm” luận án của người khác… Với 24.000 tiến sĩ hiện nay, nhiều nhất trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế, không có trường đại học nào trong 500 trường đại học tốp đầu thế giới, chất lượng giáo dục và đào tạo bậc cao chỉ xếp thứ 7/10 nước ASEAN (chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar) và thứ 95/148 quốc gia được xếp hạng theo diễn đàn Kinh tế thế giới. Nhiều vấn đề học thuật, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội mà thực tiễn đặt ra không thấy hoặc rất ít thấy có sự góp sức về giải pháp của các nhà khoa bảng. Ngoài 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học (theo số liệu của bộ Giáo dục và đào tạo năm 2013), không biết 15.000 tiến sĩ còn lại không giảng dạy, không nghiên cứu, vậy thì họ ở đâu, làm gì nếu không phải là lãnh đạo, công chức, cán bộ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước? Mà nếu vậy họ cần cái học vị tiến sĩ để làm gì nếu không phải để giữ chức, thăng chức hoặc để loè thiên hạ? Trong khi đó thì nhiều tiến sĩ không rành nổi một ngoại ngữ, đến nỗi khi bộ Nội vụ dự tính yêu cầu cấp thứ trưởng, mà trong số đó hẳn có không ít tiến sĩ, phải có một trình độ ngoại ngữ kha khá thì nhiều người thấy ngay là chuyện không tưởng, là làm khó nhau. (Thật ra, bình thường, khi tốt nghiệp đại học và trước khi bước vào quan trường, các ứng viên đã phải làm chủ tương đối một ngoại ngữ chứ không phải sau khi làm quan chức rồi mới cho đi học bổ sung ngoại ngữ bằng tiền ngân sách). Trước những hệ luỵ mà trào lưu “tiến sĩ hoá” đã gây ra cho chính nền giáo dục, cho chất lượng nhân sự và bộ máy quản lý nhà nước, cho đạo đức xã hội (nạn chạy chọt bằng cấp, nạn đạo văn, nạn gian dối bằng cấp…), trước tình hình chất lượng giáo dục cao đẳng và đại học sa sút, yếu kém như hiện nay, đã đến lúc bộ máy giáo dục, bộ máy nhà nước và xã hội chấm dứt căn bệnh tự lừa dối nhau và lừa dối chính mình. Hãy trở về với giá trị thực, thôi gắn bằng cấp với chức danh quản lý nhà nước, đề ra những điều kiện tuyển dụng chức danh quản lý mà bằng cấp chỉ có ý nghĩa tham khảo và thay vào đó là tiêu chuẩn cho phép đánh giá khả năng thực sự của ứng viên. Trong khi đó thì ngành giáo dục cần siết chặt điều kiện đào tạo tiến sĩ, siết chặt việc quản lý chất lượng tấm bằng tiến sĩ để những người được cấp bằng không phải là những tiến sĩ giấy, với những luận án nghiên cứu vô bổ, không có phát kiến gì mới, không đóng góp được gì về học thuật hoặc giải pháp cho thực tiễn. Điều đó lại chỉ có thể thực hiện trong một nỗ lực chung cải cách tận gốc nền giáo dục, vốn đòi hỏi không chỉ trí tuệ mà cả ý chí chính trị lớn, khi mà những yếu kém của nền giáo dục đã tồn tại quá lâu. Và xã hội chúng ta nói chung hãy thôi sùng bái bằng cấp, thay vào đó là nhìn vào trí tuệ thực sự, nhìn vào khả năng xử lý công việc, xử lý những vấn đề của cuộc sống của mỗi con người. Đoàn Khắc Xuyên   Nguồn: Người Đô Thị
......

Vận mệnh nước Việt và lợi ích nhóm!

Những con đường quốc lộ hỏng, lún, xuống cấp, và con đường lớn của nước Việt đứng trước vô vàn thử thách khắc nghiệt, đang cần gì? I- Những ngày này, không chỉ vụ việc ngoài Biển Đông mới soán ngôi tâm trí nước Việt. Mà sự tồn vong, sự phát triển đi lên của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thôi thúc các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế đi tìm một câu trả lời. Đó cũng là chủ đề hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN vừa tổ chức ngày 03/7. Ngày nay, sự giao thương, liên kết làm ăn, thậm chí là phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là một điều bình thường, kể cả các quốc gia mạnh nhất. Nhưng sự phụ thuộc giữa một quốc gia yếu hơn, yêu chuộng hòa bình như VN vào một quốc gia mạnh hơn, luôn có dã tâm xâm chiếm, bành trướng như TQ, đặt trong bối cảnh chiếm đóng bất hợp pháp của giàn khoan 981 trên lãnh hải và lãnh thổ VN, là sự thách thức khắc nghiệt nước Việt, phải tìm ra sức mạnh nội lực của chính mình, giảm bớt sự phụ thuộc, là câu hỏi lớn của thời cuộc hiện nay. Ở hội thảo này, ý kiến phân tích thẳng thắn từ thực tiễn của các chuyên gia kinh tế rất đáng suy ngẫm, dù khá chua xót: Phải chăng, tình trạng kinh tế VN phụ thuộc TQ quá nhiều, do lợi ích nhóm chi phối?   Lợi ích nhóm, khái niệm từ lâu không xa lạ với xã hội. Chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng, ở góc độ nhân sinh, văn hóa, nước Việt có sự đổi mới cách tư duy và hành động, cung cách quản lý. Từ chỗ coi nhẹ lợi ích con người, xóa nhòa bản ngã cá nhân, sang coi trọng hơn lợi ích này, hài hòa bên cạnh lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể. Nhưng sự thiếu vắng nền tảng lý luận vững chắc cho mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, thiếu vắng hẳn sự quản lý chặt chẽ, khoa học, lại thừa cung cách quản lý lỏng lẻo, trôi nổi, cùng sự bám giữ nặng nề cung cách quản lý xin- cho, khiến cho kinh tế thị trường hiện nay phát triển lộn xộn, phảng phất “kinh tế tư bản hoang dã”. Rất nhanh chóng, lợi ích nhóm- bản chất là lợi ích cá nhân của một nhóm người liên kết với nhau- hình thành, làm những điều phi pháp, thiếu minh bạch, lợi dụng cách quản lý tùy tiện để trục lợi, vơ vét của chung, xâm hại lợi ích Nhà nước. Họ cấu kết với nhau, hình thành những cái “vòi bạch tuộc”, bám chắc vào những khe hở quản lý, khe hở luật pháp để làm giàu bất chính. Như một quy luật, càng nhiều lợi ích nhóm bao nhiêu, kinh tế xã hội càng bất an, kém hiệu quả bấy nhiêu. Lợi ích nhóm càng giàu lên bao nhiêu, kinh tế xã hội càng nghèo đi bấy nhiêu, bất ổn bấy nhiêu. Lợi ích nhóm, thực sự như một thứ “nội xâm” đang thách thức vận mệnh sinh tồn và phát triển của nước Việt. Một bên là lợi ích của quốc gia và một bên là lợi ích một nhóm (người) Một bên là cần sự làm giàu cho quốc gia, một bên chỉ… đục khoét quốc gia, làm giàu cho bản thân mình và nhóm mình. Một bên là sự chính danh giữa thanh thiên bạch nhật, một bên là liên danh… ma quỷ trong bóng đêm. Cũng không phải bây giờ, hiện nay mới có lợi ích nhóm. Theo Tạp chí Cộng sản (ngày 02/7), lợi ích nhóm từ lâu có trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt, trong công tác tổ chức, cán bộ với những biểu hiện đa dạng và phức tạp. Nhưng tựu trung lại, nó có 04 “môn phái võ” rất lắt léo trong việc ban hành chủ trương, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ; cụ thể hóa chủ trương, chính sách thành các quy định, quy chế, quy trình cụ thể để trục lợi theo kiểu“trên có chính sách, dưới có đối sách”; trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác này. Lợi ích nhóm trong công tác tổ chức cán bộ đã dẫn đến có những ekip cán bộ năng lực yếu nhưng trục lợi cá nhân, trục lợi ekíp… mạnh. Hệ lụy nhãn tiền là ra đời những chính sách không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các ngành, các lĩnh vực, làm tổn hại uy tín Nhà nước. Hơn 300 văn bản sai sót, vi phạm luật trong số 1500 văn bản được ban hành, mà Chủ tịch QH từng cho rằng, đó là những văn bản pháp luật sai sót khá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích nhân dân và doanh nghiệp (theo VnExpress, ngày 12/6/), liệu có liên quan gì đến những ekip sinh nở từ những lợi ích nhóm trong công tác tổ chức, cán bộ không? Và xét cho cùng, lợi ích nhóm trong kinh tế mà các chuyên gia tham dự tại hội thảo cảnh báo, nó cũng vẫn phản chiếu, là “sản phẩm” của những lợi ích nhóm từ công tác tổ chức, cán bộ mà ra. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, VN đã trao quá nhiều công trình cho nhà thầu Trung Quốc theo hình thức EPC (loại hợp xây dựng nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư). Con số này là 23/24 nhà máy xi măng; 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông, khai khoáng, cho thuê rừng và đất rừng ở vùng biên giới. Ông phải đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta giao quá nhiều dự án cho nhà thầu TQ như vậy. Có bao nhiêu lợi ích quốc gia, bao nhiêu lợi ích cho ai?”. Trong khi, TQ là bậc thầy về mua chuộc, đút lót. Còn theo ông Nguyễn Văn Thụ, CT Hiệp hội DN cơ khí VN, tất cả các dự án mà nhà thầu TQ làm tổng thầu EPC đều bị chậm tiến độ có khi đến 03 năm, chất lượng thiết bị kém. Trả lời VTC ngày 07/7, ông Lê Đăng Doanh nhận xét: Tình trạng nhận đút lót của doanh nghiệp TQ rất phổ biến và nghiêm trọng. Tỷ như việc TQ xuất lậu vào VN trên 5,2 tỷ USD, tương đương 130.000 tỷ hàng hóa qua biên giới, và VN xuất lậu 5,3 tỷ USD sang TQ theo số liệu của hải quan TQ công bố, là gì, nếu không phải là sự “phối hợp ăn ý”, kẻ tung người hứng giữa các nhóm lợi ích ở hai bên biên giới? Nếu không, khối lượng hàng hóa lớn như vậy, làm sao qua mắt được các cơ quan chức năng? Chả thế, VTC đã giật cái title rất sốc: TQ là bậc thầy đút lót, ắt có bậc thầy nhận hối lộ? Rõ ràng, lợi ích nhóm, bằng cách này hay cách khác, bằng cửa này hay cửa khác, đang múa gậy vườn hoang trước con mắt quản lý Nhà nước. Nhưng công bằng mà nói, không phải chỉ có lợi ích nhóm khiến cho kinh tế VN phụ thuộc nặng vào TQ, mà ngay cả cung cách làm ăn, kinh doanh, và tính cách kinh doanh của người Việt cũng khiến cho sự phụ thuộc này nó …nhẹ nhàng không chịu nổi. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại rằng quan hệ kinh tế TQ- VN hiện nay quá sâu nhưng lại “rất không bình thường”. (Đất Việt, ngày 03/7) Dựa trên phân tích 04 điểm thể hiện tình trạng lệ thuộc vào kinh tế TQ ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, cơ cấu xuất khẩu… bà Phạm Chi Lan cho rằng, nguyên nhân là do lỗi của chúng ta, không chịu thay đổi cứ hài lòng với việc đi làm gia công, đi làm thuê. Tính cách làm thuê của người Việt này, đặt trong bối cảnh các DN vừa và nhỏ luôn bị chèn lấn ngay trong nước, các DN lớn và doanh nghiệp FDI (có vốn đầu tư nước ngoài) mất dần động lực. Thậm chí có DN còn đi mua hàng TQ cho nhanh và rẻ. Mà với cách kinh doanh của VN hiện nay chỉ làm được với TQ, vì làm với TQ dễ hơn nhiều so với những nước khác. Rõ ràng, không chỉ lợi ích nhóm, mà tính cách thụ động, dễ thỏa mãn, và cam chịu của các DN, với nhiều bối cảnh chi phối, đã khiến kinh tế nước Việt chịu cảnh… đi bộ, trong thời đại có đủ các “phương tiện” giao thông để kinh tế cất cánh. ************* II- Có lợi ích nhóm to lớn, thì cũng có những lợi ích nhóm “be bé” hơn. Có lợi ích nhóm xuyên quốc gia, cũng có nhiều những lợi ích nhóm tọa lạc tại quốc gia. Nói vậy, bởi rất lạ trong tuần này, ngẫu nhiên báo chí liên tục thông tin về những con đường, đoạn đường hỏng. Đủ mặt “anh tài”. Từ ở Tây Nguyên cho đến đồng bằng, từ miền núi cho tới thành phố, từ t/p HCM ra tận Thủ đô Hà Nội. Hệt một cuộc liên hoan gặp gỡ của những con đường… hư hỏng. Do đặc thù, giao thông đường xá vốn là một lĩnh vực ngốn rất nhiều nguồn tài lực, vật lực, nhân lực. Nhưng tốn kém đến gấp 03 lần, so với giá thành làm đường xá các nước, theo chính lời Bộ trưởng KH và ĐT Bùi Quang Vinh tại một hội nghị bàn về Luật Đầu tư công (VTC, ngày 13/3) mà lại thường hỏng trước thời hạn, hỏng trước thời gian bảo hành, thì chuyện đó chỉ có thể xảy ra ở VN? Con đường hỏng, hay thực chất là… lương tâm con người hỏng, dù biện bạch bằng bất cứ lý do nào? Cái sự hỏng của các con đường và hỏng lương tâm cùng trách nhiệm của con người VN cũng rất đa dạng, rất có “bản sắc” khác nhau. Tỷ như đoạn đường Quốc lộ 14 (dự án nâng cấp, mở rộng đường HCM, đoạn qua Tây Nguyên), trong đó có gói thầu đầu tư theo hình thức BOT (hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao, được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước). Không chỉ chậm tiến độ (được khởi công từ tháng 9/2013, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2014, nhưng đến nay, mới thi công được 8,4% so với hợp đồng, chỉ đạt 30,5% so với tiến độ được giao), chủ đầu tư QL 14 đoạn qua Đắk Lắk còn vòi vĩnh 30% tiền “lại quả” với đối tác xây lắp dự án (VietNamNet, ngày 06/7). Trước đó cuối tháng 05, hàng loạt con đường hỏng và đội tiền tổng mức đầu tư tăng gấp 02 lần so với dự toán ban đầu của các con đường, đã được báo chí chỉ mặt, chỉ tên. Nào dự án QL19 B, đoạn qua t/p Cần Thơ, đầu tư 455,6 tỷ đồng, vừa hoàn thành, đã phải chi sửa chữa 8,5 tỷ đồng. Dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20km, tổng số vốn của công trình này ước tính khoảng 1,1 tỉ USD, đã tăng lên 2,4 tỉ USD. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông ( Hà Nội) bị đội vốn gần 100%. Tổng mức đầu tư của dự án là 552,86 triệu USD, được điều chỉnh lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó. Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội cũng tương tự. Dự án này ước tính tăng gấp 1,5 lần so với dự toán ban đầu năm 2006, (vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 783 triệu euro, nay đã điều chỉnh tăng thêm 492 triệu euro). Theo Bộ GTVT, chỉ trong vòng 3 – 6 năm qua, tổng mức đầu tư của các dự án qua quá trình thực hiện đã tăng trung bình 180% so với tổng mức được duyệt (100%)…. Rồi câu chuyện 80,9 tỉ đồng và 10,6km đường, vừa xong đã hỏng của gói thầu số 11, dự án bảo trì QL 05 (đoạn từ km 94 đến km 104+600) qua địa phận từ ngã ba Sở Dầu (quận Hồng Bàng) đến khu vực cảng Đình Vũ (quận Hải An, Hải Phòng) hằn lún tạo nên những rãnh như ruộng bậc thang. Điều kỳ tài, nhiều chuyên gia chỉ thẳng có chuyện “đi đêm” trong các dự án đội vốn, đấu thầu…, nhưng lãnh đạo ngành GT vẫn tin tưởng: Kết quả kiểm tra cơ bản cho thấy việc đấu thầu các dự án là tương đối minh bạch (Đất Việt, ngày 25/5). Nhưng minh bạch gì mà Bộ trưởng GTVT cứ giống như “Triệu Tử… Thăng” tả xung hữu đột, chỗ này “trảm” một tướng, chỗ kia yêu cầu dừng ngay việc thu phí vì đường quá xấu, giữa một… ma trận các nhóm lợi ích lớn, bé. Kỳ tài nhất, có lẽ phải thuộc về cái vỉa hè “quý tộc” thuộc đoạn đường mệnh danh đắt nhất hành tinh, đoạn Ô chợ Dừa- Hoàng Cầu của Thủ đô Hà Nội. Tính ra 500 m đường ngốn hết 500 tỷ đồng, mỗi mét đường ở đây ngốn 01 tỷ đồng. Trong con mắt chuyên gia, lát vỉa hè là chuyện của mấy ông thợ, đâu phải đòi hỏi kỹ thuật cao siêu gì, tham quan nước ngoài nước trong gì, vậy mà mỗi cm vỉa hè ở đây, ngốn 10 triệu đồng. Chuyện vô lý mà có lẽ chỉ cái vỉa hè lẫn các cơ quan chức năng, các ngành các cấp quản lý con đường này mới biết rõ nhất, tiền đi đâu về đâu. Và còn những con đường nào đã hỏng, đang hỏng và sắp hỏng, đã có tên và chưa có trong danh sách, còn đứng sau… cánh gà, chưa đến lúc thể hiện mình? Cái sự hỏng, lún của các con đường có thể khác nhau, nhưng ông chủ đích thực của tất cả con đường đắt giá tiền, rẻ chất lượng ấy là ai, nếu không phải là Đồng tiền? Ông chủ ấy, đủ sức sai khiến lương tâm, trách nhiệm các “nô tỳ”: Chủ đầu tư, chủ dự án, đấu thầu, thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu, tất tần tật, theo kiểu bắt cởi trần phải cởi trần/ cho đô la mới được phần…đô la! Những con đường quốc lộ hỏng, lún, xuống cấp, và con đường lớn của nước Việt đang đứng trước vô vàn thử thách khắc nghiệt, đang cần gì? Chắc chắn những con đường đó không mong muốn sự tồn tại của các nhóm lợi ích ma giáo, ma quái, đủ kiểu, đủ hình thái. Nhưng phép thần “quản lý công khai, minh bạch, và pháp luật thượng tôn” đến bao giờ mới xuất hiện, thực sự có hiệu nghiệm? Để cuối cùng, cái Ác thua cái Thiện, để người nghèo được hưởng hạnh phúc và xã hội thanh bình, như trong các câu truyện cổ tích tuổi thơ? Nguồn: Blog Quê Choa
......

Gs Tạ Văn Tài : Phải kiện gấp rút kẻo trễ !

  Gs Tạ Văn Tài : Phải kiện gấp rút kẻo trễ ! http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140712-ctm-... Một vấn đề đang được tranh cãi, cũng như đã tạo nên sự chống đối của đồng bào trong và ngoài nước, đó là việc Trung Công ngang nhiên đem giàn khoan HD 981 vào khai thác dầu khi trong cùng lãnh hải của Việt Nam, đồng thời TC lớn lối cho rằng, đây là vùng hải phận của mình. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN chỉ lên tiếng, tuy được xem là mạnh nhất từ trước đến nay, nhưng trên thực tế, vẫn ra tay đàn áp và bắt bớ những người dân yêu nước qua việc họ bầy tỏ sự chống đối Trung cộng xâm lược. Để tìm hiểu sự kiện này, GS Tạ Văn Tài là một chuyên gia về luật quốc tế có những nhận định như sau, mời quý vị theo dõi.   http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140712-ctm-... ***   Gs Tạ Văn Tài, nguyên Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Saigon và Trường Quốc Gia Hành Chánh, Saigon, Viet Nam, trước 1975 . • Tốt nghiệp Cao Học Luật Khoa tại Ðại Học Harvard, 1985. Tiến Sĩ về Chính trị học–Công Quyền và Ngoại Giao tại Ðại Học Virginia,1965. • Luật Sư tại Việt Nam trước năm 1975 và tåi các toà án Tiểu Bang và Liên Bang ở Massachusetts từ năm 1986. • Hội Viên Nghiên Cứu từ năm 1975 và Giảng Viên Luật Việt Nam và Trung quốc tại Trường Luật Khoa, Ðại Học Harvard. • Học Giả Nghiên Cứu tại Trường Luật Khoa, Ðại Học New York, 1990-1994. Ngoài ra Gs Tạ Văn Tài còn viết rất nhiều bài nghiên cứu về kinh tế, chính trị như “Hiệp Ước Thương Mại Mỹ – Việt”, Truyền Thống Nhân Quyền Việt Nam, Ðại Học Berkeley, Viện Nghiên Cứu Ðông Á,   Luật Ðầu Tư và Hành Nghề tại Việt Nam, Chánh Sách Bầu Cử tại Nam Việt Nam, Massachusetts: Gs Tạ Văn Tài cũng Nhận các Giải Thưởng Fulbright, USAID, của Tổ chức Asia và Ford Foundations, cûa Aspen Institute .Tiểu sử và thành tích được đăng trong các sách :Who’s Who In The World. Nguồn: http://radiochantroimoi.com/
......

Kinh Tế Việt Nam: Làm Sao Để Giảm Lệ Thuộc Vào Trung Quốc?

Là một nước nhỏ về cả dân số lẫn diện tích và ở sát cạnh Trung quốc, Việt Nam không thoát khỏi phụ thuộc vào nước láng giềng khổng lồ tham lam và xảo quyệt. Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc quá nhiều về chính trị và cả về kinh tế. Bài phân tách này trước hết sẽ trình bầy về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc về phương diện kinh tế. Tiếp theo sẽ là phần nhận xét lợi hại của quan hệ này. Sau cùng là một vài đề nghị để kinh tế Việt Nam giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào cuối năm 1991. Kể từ đó buôn bán giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng. Trị giá tổng số hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc tăng từ 692 triệu Mỹ kim vào năm 1995 đến 50.2 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Theo một dự đoán, trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai nước có thể lên tới 60 tỉ Mỹ kim vào 2015. 1/ Trong vài năm đầu, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc nhiều hơn nhập cảng từ quốc gia này ở mức độ khiêm nhường với trung bình hàng năm vào khoảng 41 triệu Mỹ kim. Nhưng kề từ 2001 đến nay, cán cân thương mại (trade balance) ngày càng bất lợi cho Việt Nam. Nhập siêu (trade deficit) tăng từ 189 triệu Mỹ kim lên đến 23.7 tỉ Mỹ kim. Đấy là chưa kể số hàng nhập lậu đáng kể qua biên giới ở những nơi như Mống Cái và Lạng Sơn.   Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều nguyên phụ liệu, thành phẩm hóa chất, và máy móc dùng cho việc sản xuất. Riêng về ngành dệt may, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 50-60% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc như da làm giầy dép, vải và lụa để làm quần áo. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm khoáng sản thô như than, quặng sắt. dầu thô, nông lâm sản, thủy sản và đồ thủ công. Khoảng 80% cao su, 40% gạo, 70% thanh long xuất khẩu của Việt Nam bán cho Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam lệ thuộc đáng kể vào Trung Quốc Bức tranh mô tả cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trên đây cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào nước láng giềng phương bắc quả thật là rất đáng e ngại. Nhưng phân tách sự kiện này một cách quy mô hơn, chúng ta thấy tình trạng này chưa đến nỗi vô vọng. Thật vậy, theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam so với trị giá tổng số thương vụ vào năm 2013 của Việt Nam với thế giới 264.3 tỉ Mỹ kim, phần của Trung Quốc tuy dẫn đầu nhưng chỉ chiếm khoảng 19%, so với con số của Hoa Kỳ là 11%, Hàn Quốc 10.3%, Nhật 9.6%, Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) 15.1%, Liên Hiệp Âu Châu (EU) 12.7%, và các nước còn lại 32.6%. Một cách khách quan, những con số trên đây cho thấy phần đóng góp của Trung Quốc trong lãnh vực ngoại thương tương đối đáng kể nhưng không có tính cách ngự trị. Sở dĩ Việt Nam buôn bán nhiều với Trung Quốc một phần vì hai nước sát vách nhau và hàng của Trung Quốc mặc dù chất lượng thấp nhưng rẻ và hợp với túi tiền của đa số người Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tích lũy tính đến 31-12-2012 là 210.5 tỉ Mỹ kim. Phần của Nhật đứng đầu với 28.7 tỉ Mỹ kim (13.6%), tiếp theo là Đài Loan (12.9%), Singapore (11.8%), và Hàn Quốc (11.8%). Trong khi đó đầu tư của Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm một tỉ lệ khiêm nhường lần lượt là 5% và 2.2%. Số dự án đầu tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2012 là 893, chiếm 6.1% tổng số dự án đầu tư nước ngoài. Trung bình mỗi dự án trị giá 5.3 triệu Mỹ kim. Trong khi đó, Hàn Quốc có 3,197 dự án ở Việt Nam, chiếm 22% của tổng số dự án đầu tư nước ngoài và trung bình mỗi dự án trị giá 7.8 triệu Mỹ kim và Đài Loan với 2,234 dự án, chiếm 15.4% của tổng số dự án đầu tư nước ngoài và trung bình mỗi dự án trị giá 12.1 triệu Mỹ kim. Tiếp theo là Nhật với 1,849 dự án và Singapore với 1,119 dự án. Như vậy trong lãnh vực đầu tư, vai trò của Trung Quốc khá khiêm nhường. Tiếp theo, chúng ta phân tách tình trạng Việt Nam nợ nước ngoài trong đó có Trung Quốc. Trước hết là số nợ trong Chương Trình Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (Official Development Assistance gọi tắt là ODA). Đây là một chương trình tài trợ quan trọng vì ODA có những ưu điểm là cho vay với lãi suất thấp (dưới 2%), dài hạn (25-40 năm), và một phần trong nguồn vốn là tiền viện trợ không phải hoàn trả.   Theo thống kê của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organization for Economic Co-operation and Development viết tắt là OECD), gồm 34 quốc gia hội viên có nền kinh tế tiên tiến nhất, trong thời gian 2000-2012 ODA đã giải ngân cho Việt Nam 31.2 tỉ Mỹ kim từ nhiều nước phát triển trong đó có Nhật (đứng đầu với 10 tỉ Mỹ kim), Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Đan mạch, Thụy Điển, Na Uy, Canada và Hoa Kỳ. Các tổ chức tài trợ đa phương như Ngân Hàng Thế Giới qua chương trình Hiệp Hội Phát Triển Quốc Tế (International Development Association – IDA) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank viết tắt là ADB) qua Quỹ Đặc Biệt (Special Funds) đã cho Việt Nam vay 11.3 tỉ Mỹ kim dưới hình thức ODA cùng trong thời gian kể trên. Trong khi đó, OECD không báo cáo món nợ ODA nào từ Trung Quốc.   Về những khoản nợ nước ngoài khác, theo báo cáo gần đây của Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ Trưởng Tài Chánh với Quốc Hội Việt Nam, “Việt Nam vay tiền của Trung Quốc để thực hiện các dự án là không nhiều. Trong đó, đầu tư vào thị trường chứng khoán của Trung Quốc chỉ chiếm 0.33% quy mô giá trị của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trung Quốc có hai nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào hai tập đoàn và công ty, nhưng không có gì đáng lo ngại, vì đây đều là những nhà đầu tư dài hạn.” 2/ Rất tiếc rằng Ông Dũng từ chối không cho biết những con số cụ thể về các khoản nợ Trung Quốc vì tính chất nhậy cảm của vấn đề này.   Tham gia vào những hiệp ước thương mại quốc tế Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là tham gia vào những hiệp định thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết hai hiệp định thương mại quan trọng trong quá khứ là Hiệp Định Song Phương với Hoa Kỳ vào năm 2001 và sau đó là gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization viết tắt là WTO) vào năm 2007. Việt Nam đang thương thuyết sáu hiệp ước thương mại tự do (free trade agreement – FTA) khác là Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) với 11 quốc gia khác không có Trung Quốc, FTA với Liên Hiệp Âu Châu, FTA với Hàn Quốc, FTA với Na Uy – Thụy Sỹ – Iceland – Liechtenstein, FTA với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan, và Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện giữa các nước ASEAN. TPP, FTA với Liên Hiệp Âu Châu, và FTA với Hàn Quốc trong những hiệp định vừa kể trên là ba hiệp ước sẽ có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất đến kinh tế Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa (GDP) là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Ngoài ra, những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam mà không bị Trung Quốc cạnh tranh. Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”3/   Theo Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại Châu Âu tại Việt Nam, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam có thể tăng trên 15%, tiền lương thực tế của lao động có tay nghề cao có thể tăng khoảng 12%, tiền lương thực tế của lao động phổ thông có thể tăng khoảng 13% và giá trị xuất khẩu có thể tăng lên gần 35% sau khi Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam ký kết FTA. Hàn Quốc đầu tư rất nhiều vào lãnh vực sản xuất điện tử tại Việt Nam với những dự án quy mô lớn như của Samsung hay LG, nhưng các công ty này vẫn phải nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc. Thí dụ như Samsung Vietnam xuất khẩu điện thoại di động thông minh Galaxy trị giá 23.3 tỉ Mỹ kim, nhưng đã phải nhập khẩu vi mạch và linh kiện từ Samsung China trị giá 21.3 tỉ Mỹ kim. Khi FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết, Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc nữa vì các công ty Hàn Quốc sẽ đến xây dựng nhà máy tại Việt Nam để được hưởng quy chế thuế thấp do hiệp định thương mại này quy định. Điều đó sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 4/ Tương tự như trong lãnh vực điện tử, một khi Việt Nam gia nhập TPP, các nhà máy làm vải, lụa, khuy áo và chế tạo da sẽ được xây cất tại Việt Nam để được hưởng thuế ưu đãi đối với hàng dệt may và giầy dép. Như vậy số lượng nguyên liệu nhập cảng từ Trung Quốc sẽ tự động giảm xuống. Nói tóm lại, tham gia vào những thương ước đa phương vừa kể trên là một cách giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu, vốn, kỹ thuật và ngay cả nhân lực. Do đó, kinh tế Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.   Chấm dứt những mãnh lới buôn bán bất chính của thương gia Trung Quốc Ngoài việc tiến dần đến độc quyền nguy hiểm về xuất nhập khẩu trong một số lãnh vực, thương gia Trung Quốc còn có những thủ đoạn buôn bán bất chính gây thiệt hại cho những nhà sản xuất Việt Nam. Một số bài tường thuật trên báo mạng cho thấy rằng thương gia Trung Quốc đi đến từng ruộng vườn để thu mua các cây con, rễ tiêu, lá điều và ngọn cây làm hư hại mùa màng hay thu mua đỉa mang tính cách phá hoại nông nghiệp. Thương gia Trung Quốc còn nâng giá giả tạo một số nông sản như khoai lang và dưa hấu làm cho nông dân Việt Nam ham lợi tăng gia sản xuất. Vài mùa sau, khi thương gia Trung Quốc không trở lại thu mua nữa, các loại nông sản trở thành ế ẩm khiến cho nông dân Việt Nam buộc phải hạ giá. 5/ Trước 1975 cũng đã xẩy ra những vụ tương tự tại miền Nam Việt Nam như vụ thu mua chim cút, khiến nhiều công chức quân nhân đã nghèo lại còn nghèo thêm. Trung Quốc còn gây khó khăn cho các nông sản xuất khẩu của Việt Nam bằng cách thường xuyên trì hoãn các xe chuyên chở ở biên giới. Chủ nhân của hàng ngàn xe dưa hấu, vải, và rau tươi của Việt Nam mắc kẹt tại đây, nhiều khi buộc phải hạ giá để giảm bớt một phần nào lỗ lã. 6/ Việt Nam cần phải chấm dứt những mánh lời buôn bán bất chính này của Trung Quốc để bảo vệ nông dân và nông phẩm của Việt Nam, chống lại sự lũng đoạn thị trường Việt Nam của Trung Quốc. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là việc giáo dục và phổ biến tin tức về giá cả và thị trường đến nông dân. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có trách nhiệm về vấn đề này. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm giải tỏa những khó khăn ở biên giới. Nếu không được thì phải nhờ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) can thiệp.   Trung Quốc trúng thầu nhiều dự án tại Việt Nam   Vào cuối năm 2009, các công ty kỹ thuật Trung Quốc đảm nhận nhiều dự án với trị giá tổng cộng lên đến 15.4 tỉ Mỹ kim. Các nhà thầu Trung Quốc thực hiện 90% dự án xây cất những nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam, từ đầu tới cuối, không sử dụng bất cứ thứ gì của Việt Nam. Tương tự như vậy, trong tổng số 24 nhà máy xi măng ở Việt Nam, 23 nhà máy do Trung Quốc xây cất. Đây là một ấn đề gây nhiều bất mãn trong quần chúng và các chuyên gia tại Việt Nam hiện nay. Theo Cô Lê Hồng Hiệp, Giảng Sư tại Đại Học Quốc Gia Việt Nam tại Hà Nội, có hai lý do khiến cho các công ty Trung Quốc thành công trong ngành đấu thầu. Thứ nhất là khi cho vay vốn ưu đãi các nhà thầu Trung Quốc đặt một số điều kiện. Thứ hai là các nhà thầu Trung Quốc áp dụng những chiến thuật kinh doanh uyển chuyển. Tuy nhiên cần phải kể đến yếu tố thứ ba là giá đấu thầu của những công ty Trung Quốc khá thấp so với những giá thầu của những công ty khác. Những điều kiện để được vay vốn ưu đãi thường là Việt Nam phải dùng nhà thầu Trung Quốc, kỹ thuật, đồ trang bị, và dịch vụ của Trung Quốc. Đối với những dự án không dùng vốn Trung Quốc, nhà thầu Trung Quốc vẫn có thể thắng được nhờ cho giá tương đối khá thấp theo luật đấu thầu của Việt Nam, bất kể tiêu chuẩn kỹ thuật. Vấn đề là sau khi trúng thầu, những công ty Trung Quốc thường thuyết phục những cơ quan sở hữu dự án thay đổi các điều khoản của hồ sơ thầu để giảm chi phí hoặc có khi phe lờ những điều kiện này. Ngoài ra, những công ty Trung Quốc ưa thích dùng công nhân Trung Quốc hơn với lý do ngôn ngữ và kỹ năng. Một số phúc trình cho thấy rằng nhiều nhà thầu Trung Quốc hoàn tất dự án không đúng tiêu chuẩn đã ấn định như chậm trễ, chất lượng kém. 7/ Các nhà thầu Trung Quốc còn mang những máy móc thiết bị công nghệ cũ để dùng cho những dự án họ trúng thầu. 8/   Ông Đặng Ngọc Tùng, một đại biểu Quốc Hội, đã chất vấn Bộ Tài Chánh Việt Nam rằng “vì sao nhà thầu Trung Quốc thường xuyên không hoàn thành hợp đồng đúng hạn, chất lượng các công trình không bảo đảm, giá thành các công trình thường tăng cao hơn dự kiến, không sử dụng nhân công Việt Nam, song có tới 90% dự án phát triển nguồn điện và 80% dự án phát triển hạ tầng giao thông vẫn được giao cho các nhà thầu Trung Quốc ?” Nhiều thắc mắc tương tư như trên đã từng được báo chí, các cuộc hội thảo và các hội nghị thường xuyên mang ra bàn cãi, nhưng chưa được nhà nước Việt Nam trả lời.   Có một vài lý do gây ra tình trạng đấu thầu bừa bãi này theo những ý kiến thâu thập từ các bài báo phổ biến trên Internet. Thứ nhất là các cơ quan quản lý, đặc biệt là các cơ quan cấp phép cho các dự án đã không hoàn tất trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các dự án. Thứ hai, các nhà thầu Trung Quốc hối lộ những cơ quan quản lý dự án để được bao che. Do đó chính người Việt Nam làm hại chính đất nước của họ.   Hiện nay Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đang duyệt xét lại luật đấu thầu để cho phép những chủ dự án có thể loại bỏ những nhà thầu thiếu khả năng cho dù họ có cho giá thầu thấp. Những công ty trúng thầu sẽ buộc phải ưu tiên sử dụng nhân công Việt Nam cũng như vật liệu, trang bị và dịch vụ có sẵn ở địa phương. Đây cũng chính là những mục tiêu căn bản của kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả dùng những dự án thầu đề huấn luyện nhân công trong nước.   Việt Nam là một quốc gia hội viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế. Do đó Việt Nam phải tuân theo luật WTO. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể đặt ra những tiêu chuẩn kỹ thuật và hành chánh để bảo đảm dự án phải được thực hiện theo ý muốn, miễn là những tiêu chuẩn này áp dụng đồng đều cho tất cả những nhà thầu, không phân biệt quốc tịch. Kết luận Trong nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam không thể độc lập hoàn toàn với Trung Quốc và ngược lại, nhưng kinh tế Việt Nam cũng không thể phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, trước hết, Việt Nam cần phải cố gắng tự sản xuất những hàng hóa tiêu thụ hàng ngày mà mình có thể làm lấy được và phải làm tốt hơn hàng của Trung Quốc và đặc biệt chú trọng đến sự an toàn. Người tiêu thụ cần phải bỏ thói quen mua hàng rẻ nhưng chất lượng thấp của Trung Quốc. Mặt khác phải hỗ trợ hàng Việt Nam nhất là trong hoàn cảnh Trung Quốc đang xâm lăng Việt Nam.Mua hàng Việt Nam là góp phần vào việc bảo vệ đất nước.   Việt Nam cần phải cải tổ chế độ đầu thầu và ra luật nghiêm trị những kẻ ăn hối lộ và bao che các nhà thầu. Chú trọng đến chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, thay vì giá thầu. Khuyến khích nhiều nhà thầu khác nhau thực hiện các dự án thay vì để cho Trung Quốc gần như độc quyền trong một vài lãnh vực trọng yếu (năng lượng và xây cất hạ tầng) như hiện nay. Việt Nam cần hủy bỏ những xí nghiệp quốc doanh thua lỗ, đặc biệt công nghệ cao, để tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, giúp sản xuất những sản phẩm tiêu thụ cho người Việt và những nguyên liệu cần thiết cho những công nghiệp chính của Việt Nam như may mặc và giầy ép. Kế hoạch phát triển trồng 1,000 ha bông tại tỉnh Ninh Thuận là một việc cần sớm thực hiện. Việt Nam từng xuất khẩu ồ ạt những số lượng than rất lớn sang Trung Quốc, kể cả một lượng 1 triệu tấn than xuất khẩu lậu, với giá rẻ so với giá trị trường quốc tế, mặc dù biết rằng Việt Nam cũng rất cần nguồn năng lượng có sẵn này để phát triển. Người ta nghi ngờ có sự chia chác trong vụ mua bán than này làm cho Việt Nam thất thu khoảng 1 tỷ Mỹ kim. 9/ Tuy nhiên Việt Nam lại nhập cảng điện từ Trung Quốc với giá cao gấp ba lần giá điện ở Việt Nam. Như đã tiên liệu, mới đây Việt Nam thiếu than đã phải nhập cảng than từ Nam Dương, cùng một loại than mà Việt Nam xuất cảng sang Trung Quốc. Việt Nam cũng xuất cảng cao su qua Trung Quốc, nhưng lại nhập cảng lốp xe từ Trung Quốc. Không có một chánh sách kinh tế nào phi lý hơn thế. Vì vậy Việt Nam cần phải cải tổ chính sách xuất nhập khẩu, nhất là với Trung Quốc. Sau hết và quan trọng hơn cả là tham gia vào những thương ước đa phương đặc biệt là Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương. Chúng ta không biết CSVN có cam kết gì với Trung Quốc ở hậu trường hay không. Nhưng chúng ta thấy rõ ràng người đồng chí hàng xóm khổng lồ không hề dí súng vào đầu người anh em Việt Nam để bắt buộc Việt Nam phải buôn bán với họ. Phần lớn những giải pháp khả thi giúp kinh tế Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay chánh quyền Hà Nội và người dân Việt Nam.   Nguyễn Quốc Khải Washington-DC 04-07-2014 Chú thích: 1/ Carlyle Thayer, “Oil Rig Crisis Threatens Booming China-Vietnam Ties,” World Politics Review, June 3, 2014. 2/ Thành Chung, “Việt Nam Không Vay Nợ Nhiều Của Trung Quốc,” Báo Điện Tử Chính Phủ, 11-6-2014. 3/ Hoài Hương & Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội,” VOA, 20-8-2013. 4/ Thùy Trang, “FTA Giúp Giảm Lệ Thuộc Vào Trung Quốc,” Nhịp Cầu Đầu Tư, 23-6-2014. 5/ Thành Luận, “Phụ Thuộc Trung Quốc: Việt Nam Rơi Vào Điều Tối Kỵ” Đất Việt, 23-6-2014. 6/ Phạm Chi Lan, “Giảm Phụ Thuộc Về Kinh Tế Để Đề Phòng Trung Quốc Chơi Xấu,” Tiền Phong, 10-6-2014. 7/ Lê Hồng Hiệp, “The rise of Chinese Contractors in Vietnam,” East Asia Forum, March 14, 2014. 8/ Phạm Chi Lan & Nguyên Vũ, “FDI: Trung Quốc Lo Lách Luật, Chèn Ép Doanh Nghiệp Việt,” Doanh Nghiệp, 7-4-2014. 9/ Hạnh Phúc, “Nghịch Lý Ngành Than: Xuất Khẩu Giá Rẻ, Nhập Lại Giá Cao,” Kinh Doanh Thị Trường, 19-3-2014. Nguồn: http://khoahocnet.com/2014/07/08/nguyen-quoc-khai-kinh-te-viet-nam-lam-s...
......

ĐỨA CON NGỖ NGHỊCH VÀ ĐỨA CON HOANG, AI HƠN AI?

Cứ nghĩ Triều Tiên điên rồ cam phận chạy theo chủ nghĩa viễn vông làm tay sai cho Trung Cộng. Triều Tiên hiếu chiến, chỉ lo súng đạn khí giới hạch nhân, hoả tiễn công phá… Các hành động, chủ trương của chính quyền Triều Tiên những năm gần đây chỉ rõ sự xác đáng của những nhận định trên. Bởi vậy, đề xuất mới đây (http://www.kcna.co.jp/top-eng.html) của Triều Tiên thật bất ngờ!   Triều Tiên đã trở thành đứa con ngỗ nghịch!   Tuy nhiên, đối với những ai am tường địa chính trị, việc này đã có chuẩn bị từ một năm nay. Từ khi ông Kim Jong Un trẻ măng lên cầm quyền, ông ta đã tiêu diệt một cách khốc liệt nhóm thân Tàu đại diện không ai khác là cậu mình - ông Jang Song Thaek - một “nguyên lão công thần”, cánh tay phải của cố chủ tịch Kim Jong Il. Chính đám này là nhóm lợi ích, mấy chục năm nay đã bán rẻ tài nguyên thiên nhiên Triều Tiên cho Trung Cộng. GS Nguyễn Đăng Hưng     Ông Kim Jong Un đã chuẩn bị cho một sự xoay trục ngoạn mục!   Cứ tưởng Triều Tiên sẽ là nước cuối cùng ý thức được nguy cơ bá quyền Đại Hán, nhưng không, Triều Tiên đang đi trước một nước khác! Sao thấy có gì tương tự ở đâu đây? Một nước mà ngay cả khi giàn khoan của Tàu ô nghịch tặc ngang nhiên xâm phạm hải phận của mình, đâm vỡ tàu kiểm ngư của mình, bắt bớ hành hạ dân mình mà lãnh đạo gần như chưa tỉnh hẳn…     Một nước mà lãnh đạo còn đặt quyền lợi phe phái mình lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, một nước mà bọn Tàu ô đã khinh bỉ ra mặt tặng cho danh hiệu là đứa con hoang, mà tỉnh Quảng Đông của chúng dám ra lịnh cho lãnh đạo thủ đô, lãnh đạo thành phố kinh kế lớn nhất phải nhanh chóng gởi cán bộ sang học tập nhận lịnh từ chúng… Ôi nỗi nhục này nước biển Đông Nam Á làm sao rửa cho sạch hỡi trời?! Nước đó là nước nào? Mọi chuyện nay sáng như ban ngày…   Sài Gòn ngày 8/7/2014 N.Đ.H.
......

Ai “tẩy não” ai?

“Tẩy não – Brainwashing” nói một cách nôm na là kiểu tuyên truyền dối trá, một chiều. Người không đủ thông tin sẽ bị lừa dối, bị ép phải tin, cuối cùng suy nghĩ của mình bị kẻ khác dẫn dắt. Trong chiến tranh Triều Tiên, phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên bắt được một số tù binh Mỹ. Họ “tẩy não” tù binh tới mức là một số đã nhận sử dụng vũ khí vi trùng cho dù họ không làm điều đó. Báo chí VN lo lắng về việc Trung Quốc đưa các nội dung (sai lệch) về Biển Đông vào chương trình giảng dạy từ nhiều năm trước, từ lưu hành bản đồ khổ dọc, chứng tỏ họ đã có những bước đi hàng mấy thập kỷ nhằm tẩy não dân chúng nước này về chủ quyền. Tờ Petro Time đưa tin, tiến sỹ Christopher Robert thuộc Trường Đại học New South Wales của Australia từng đưa ra nhận định: “Trong vài chục năm gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã “cấy” vào đầu người dân nước này một suy nghĩ là Biển Đông thuộc chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc”. Ông dẫn lời một giáo sư Trung Quốc cho biết “Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, họ sẽ chỉ vẽ tấm bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu bạn đưa ra một đề nghị tương tự với một người Trung Quốc 25 tuổi thì tấm bản đồ do họ vẽ ra sẽ xuất hiện cả biển Đông”. Chính quyền Trung Quốc từng thành công tẩy não một dân tộc cả tỷ người. Bài học cay đắng với hàng chục triệu nhân mạng chết, bị tù đầy trong cách mạng văn hóa, đại nhảy vọt làm mấy chục triệu dân chết đói. Thất bại thảm hại bởi dựa trên những thông tin dối trá, kiểu tuyên truyền tẩy não.   Thảm họa thế nhưng vẫn chưa đủ cho lãnh đạo Trung Quốc học bài sơ đẳng rằng, sự thật mang lại văn minh quốc gia. Phe XHCN, Liên Xô, Đông Âu sụp đổ bởi sự dối trá đi từ thượng tầng lãnh đạo tới truyền thông và hệ thống chính trị. Tẩy não có thể thành công mang tính ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, không một quốc gia nào có thể biến thành văn minh nếu chỉ dựa vào nền giáo dục và truyền thông dối trá, tìm cách tẩy não dân chúng.   Sau cuộc chiến Triều Tiên, có 21 lính Mỹ xin ở lại với Bắc Triều Tiên vì họ tin chủ nghĩa đế quốc tàn ác. Tuy nhiên, người ta đã tìm ra 21 người bị tẩy não là quá nhỏ so với 20.000 tù binh Mỹ. Nói người phải nghĩ đến ta. Theo một nghĩa nào đó, Việt Nam cũng tiếp tay cho việc tẩy não của Trung Quốc. Tình hữu nghị Việt-Trung 16 chữ vàng, 4 tốt, quốc tế vô sản, dựa vào Trung Quốc để phát triển mới giữ được đảng và ổn định chính trị.   Họ tẩy não phía ta giỏi tới mức, bao nhiêu dự án quan trọng, mang tầm chiến lược quốc gia đều dành cho phía…bạn. Bạn có đâm tầu đánh cá chìm, thì gọi điện hỏi han, sao anh lại làm thế. 700 tờ báo dưới sự lãnh đạo của một ông Tuyên giáo hàm BCT nhất loạt coi Trung Quốc là bạn bè, đồng chí, không thể có chuyện họ xâm lược Việt Nam một ngày nào đó. Vài tờ báo trong đó có VietnamNet do chống Trung Quốc đã bị thay máu. Tổng biên tập lang thang xứ người. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng VN coi chuyện xung đột biển Đông như anh em trong gia đình cãi nhau, sự “tẩy não” đã thành công hơn cả mong đợi của phía Trung Quốc.   Qui trình đã có sẵn giữa hai đảng và chính phủ. Trung Quốc tẩy não dân Trung Quốc về biển đảo, Việt Nam giúp họ tẩy não dân mình bằng chính sự lừa dối của Trung Quốc. Một giàn khoan khủng hay hàng trăm giàn khoan của Trung Quốc cắm ở biển Đông chẳng có gì ngạc nhiên. Bởi đến giờ VN vẫn cho rằng Trung Quốc mới là kẻ tẩy não dân của họ mà ít người ngồi suy tư về chính mình. HM. 10-7-2014   nguồn: http://hieuminh.org/2014/07/10/
......

Làn gió mới lướt qua Xã hội dân sự VN

Những người bạn trẻ mới ra tù như Nguyễn Tiến Trung và Đỗ Thị Minh Hạnh đều thốt lên với gương mặt rạng rỡ đến ngỡ ngàng “Thật không thể tin nổi!”. Nguyễn Tiến Trung nay đã được trả tự do   Những ráng xuân bị lặng dập trong chốn lao tù cũng là những mùa xuân nở hoa ngoài đời. Sau vài ba năm nằm trong phòng giam kín mít và bị cô lập tuyệt đối với thế giới bên ngoài, người cựu tù nhân lương tâm bước ra cửa trại giam và không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến những vòng tay chan chứa rộng mở. Khác vô cùng những năm trước, giờ đây không một cựu tù nhân lương tâm nào bị cô độc ở Việt Nam. Mối tình đang nở hoa trong lòng họ chính là xã hội dân sự.   Hoài niệm Hãy hoài niệm. Từ cuối năm 2012 trở về trước, chưa từng có khung cảnh ấm áp ân tình của số đông những người cùng cảnh và cả những người chưa có cơ hội rơi vào cảnh ngộ tù đày vì bất đồng chính kiến. Cho đến tháng Chạp năm 2012, luật sư Công giáo Lê Quốc Quân còn bị bắt giam và sau đó bị xử án với tội danh trốn thuế, dù tất cả đều biết rõ anh chính là một cái gai nhọn chống Trung Quốc. Cũng vào thời điểm đó, cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị phía Hoa Kỳ đình hoãn vô thời hạn do “thành tích nhân quyền thụt lùi sâu sắc” của Hà Nội. Bầu không khí khi đó ngột ngạt, u ám và đầy đe dọa. Còn giờ đây, mùa xuân của xã hội dân sự dường như đang bắt đầu tỏa nắng. Gần hai chục tổ chức dân sự độc lập từ Bắc vào Nam. Vào tháng 5/2014, lần đầu tiên 16 hội đoàn dân sự độc lập ngồi sát bên nhau trong một tinh thần thống nhất rất cao về chủ đề cần kíp phải xây dựng tổ chức công đoàn độc lập. Rõ là xã hội dân sự ở Việt Nam đang hình thành những tiền đề của nó. Một cách nào đó, có thể so sánh giai đoạn này ở Việt Nam với thời kỳ bắt đầu xuất hiện Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 70, hay phong trào “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc cuối thập kỷ 70, và cuối cùng là con sóng dập dồn ở Liên bang Xô viết với phong trào dân chủ của Viện sĩ Sakharov – người từng hai lần giành giải thưởng Lenin – vào những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Còn ở Việt Nam, nếu có thể nói về một phong trào dân sự quy tụ tương rộng rãi sự tham gia của các thành phần trong và ngoài nước thì đó chính là Phong trào “Kiến nghị 72” của giới nhân sĩ, trí thức vào đầu năm 2013. Vượt hẳn những biểu hiện cá lẻ của những năm trước, phong trào này đã tập hợp được gần 15.000 chữ ký trên mạng về những vấn đề động trời trong bối cảnh còn nguyên thể chế độc đảng ở Việt Nam, như yêu cầu hủy bỏ điều 4 hiến pháp, quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc chứ không phải với đảng… Mọi chuyện đều có logic diễn biến từ quần thể xã hội sang tâm lý cá nhân. Thật đáng ngạc nhiên, nhưng lại không quá khó hiểu khi một cựu cán bộ tuyên giáo như ông Vi Đức Hồi lại rắn rỏi đến thế ngay sau khi ra tù vào đầu năm 2014. Tâm trạng lạc quan phơi phới ở con người này ngay lập tức làm cho người tiếp xúc hiểu rằng điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” cùng những năm tháng đếm lịch đã chỉ khiến trong ông hun đúc hơn đức tin tìm đến sự thật. Ít nhất, sự thật đó là hình ảnh Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã sẵn lòng đón chờ ông bên ngoài, cánh cửa rỉ sét của trại giam, thay cho khuôn mặt nhàu nát của thể chế cầm quyền.   Không phải cổ tích Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thành lập hôm 4/7 Thực ra, câu chuyện đơm hoa kết trái của xã hội dân sự không phải là cổ tích. Vào tháng 8/2013, lần đầu tiên đã diễn ra một sự kiện làm cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền trong nước và hải ngoại phải bật lên vì kinh ngạc: nữ sinh Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa Long An vào buổi chiều phiên xử phúc thẩm, trong khi vào buổi sáng chính quyền và công an sở tại vẫn còn say sưa trấn áp những người biểu tình đòi trả tự do cho cô. Thật quá ít người có thể tin rằng mức án sơ thẩm đến 6 năm dành cho Phương Uyên lại có thể ra đi nhẹ bẫng đến thế. Chỉ đến đầu năm 2014, một thông tin mới rò rỉ qua kênh ngoại giao đã lý giải cho câu chuyện lẽ ra đáng gọi là cổ tích trên: Phương Uyên nằm trong danh sách 5 tù nhân chính trị mà phía Hoa Kỳ đề nghị chính quyền Việt Nam thả. Vào thời điểm yêu cầu này được Washington nêu ra, Hà Nội lại quá sốt sắng săn tìm một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng một chỗ ngồi trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mọi chuyện trên đời đều có cái giá riêng của nó. Để có được ít giây phút hàn huyên với nhau như giờ đây, xã hội dân sự đã phải câm lặng quá nhiều năm. Nhưng đến lượt giới cầm quyền Việt Nam, họ lại phải trả một cái giá tối thiểu khi ít nhất phải tự hạ thấp thể diện trong con mắt cộng đồng quốc tế. Chính sách thả tù nhân lương tâm cũng vì thế đã bắt đầu có hiệu lực một cách vô cùng kín đáo. Liên tiếp trong hai tháng Hai và Ba năm 2014, 5 tù nhân lương tâm là Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Tiến Trung đã tạo nên một sự kiện thả người chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chế độ cầm quyền ở Việt Nam từ năm 1975. Trước đó một chút, Văn đoàn độc lập Việt Nam và Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam đã gần như đồng loạt ra đời. Một hội đoàn khác là Hội nhà báo độc lập Việt Nam cũng bắt đầu được bàn tới. Hẳn là chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 2/2014 của nữ thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã không hoài phí. Tiếp theo lời hứa hẹn “sẽ giúp đỡ” của Ngoại trưởng John Kerry cũng tại Hà Nội vào tháng 12/2013, bà Sherman thậm chí còn biểu cảm lãng mạn với nhận xét “Xã hội dân sự là một trong những điểm thú vị nhất trong quan hệ giữa hai quốc gia”. Mọi chuyện quả là khá thú vị, thú vị cho đến khi một trong những nhà hoạt động công đoàn độc lập đầu tiên ở Việt Nam là Đỗ Thị Minh Hạnh đã được đặc cách phóng thích trước thời hạn thụ án tù giam đến gần ba năm. Và cũng không có bất kỳ một điều kiện nào được chính quyền kèm theo. Hay nói cách khác, mọi điều kiện đều bị Minh Hạnh bác bỏ. Chính vào lúc này, giới dân chủ nhân quyền và cả những người quan tâm đến vận mạng chính trị nước nhà lại có thể cảm nhận về một giai đoạn mới có thể đang hình thành. Có thể một lần nữa sau thời điểm tháng 7/2013 với cuộc tái giao thoa Việt – Mỹ tại Nhà Trắng, xã hội dân sự có cơ hội để nở hoa. Một làn gió mới của mùa xuân đang mơn man trên mái đầu non trẻ của xã hội dân sự. Vào đúng ngày kỷ niệm Bản tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776, Hội nhà báo độc lập ra đời.   Chẳng cần nhìn đâu xa xôi và cũng chẳng nên chờ đợi thêm một kích thích tố mới mẻ hơn, đã đến lúc có thể bàn về câu chuyện Công đoàn độc lập và Hội luật gia độc lập tại Việt Nam; và làm thế nào để xã hội dân sự Việt Nam thượng tôn một tinh thần độc lập dân tộc, lồng trong thời buổi phải dấy lên chút ý chí chống ngoại xâm còn sót lại, cho hiện tồn và cho cả những năm tháng mai sau.   Phạm Chí Dũng nguồn: bbc.co.uk/vietnamese
......

Dân Tộc Việt Nam Mất Mặt Vì "Ngài" Đại Sứ Tại Liên Hiệp Quốc?

Đường đường là một Đại Sứ của một quốc gia gửi một lá thư (tiếng Anh) cho Tổng thư ký Liên HIệp Quốc: - Cú pháp trật lên, trật xuống.(chắc soạn lá thư bằng tiếng Việt, sau đó dủng google dịch quá) - Nội dung nêu một vấn đề trọng đại liên quan đến Hoàng Sa mà chỉ có vài dòng. (xem thư đính kèm phía dưới) Không biết ông Tổng thư ký LHQ nghĩ gì về đất nước Việt Nam khi có một Đại sứ như vậy? "NGÀI" KHÔNG MẤT MẶT CHỨ DÂN TỘC VIỆT NAM MẤT MẶT LẮM.   Lá thư của đại sứ VN tại LHQ gửi ông tổng thư kí LHQ Ngày 3/7/14 Đại sứ VN tại LHQ gửi thư đến Tổng thư kí LHQ để phản bác thư của Tàu gửi trước đó ngày 22/5 và 9/6. Nếu các bạn chưa đọc lá thư của Đại sứ VN tại LHQ, các bạn thử tìm đọc (1) để biết trình độ các quan chức của VN ra sao, và cũng là học cách viết thư cho các VIP. Phân tích lá thư của ông đại sứ cũng cho ra vài bài học.   Thứ nhất là ông đại sứ làm ngược đời! Thay vì đề tên người nhận (tức ngài Tổng thư kí LHQ) ngay từ phần đầu của lá thư, ông đại sứ đề ở phần dưới lá thư! Tôi chưa bao giờ thấy cách sắp xếp rất quái gở như thế này, vì nó phản ảnh một thái độ xem thường người nhận.   Thứ hai, vào đầu ông đại sứ xưng hô với ngài Tổng thư kí LHQ một cách trống không: “Excellency”. Đó là cách xưng vô lễ. Tôi nghĩ thông thường thì người ta xưng hô theo kiểu   Dear Mr. Secretay-General, hay cũng có thể viết Your Excellency, thay cho cách viết chức danh.   Còn cái câu cuối của lá thư là buồn cười nhất “Please, accept, Excellency, the assurances of my highest consideration”. Câu này mang tính rhetoric chẳng có ý nghĩa gì, nhưng có 1 cái sai nhỏ: đó là cách dùng dấu phẩy. Đáng lẽ phải viết là “Please accept, Your Excellency, the assurances of my highest consideration”. Một lá thư ngắn ngủn, chỉ có vài chục chữ, mà có khá nhiều sai sót thì quả là đáng tiếc.   Còn đọc phần text thì còn nhiều điều đáng nói nữa. Tôi nghĩ nếu là người am hiểu tiếng Anh sẽ phải “struggle” để hiểu những ý trong tài liệu, vì cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Ngay từ đầu, câu “rejects as completely unfounded, in fact and in law, China’s sovereignty claims ….” Người ta phải gãi đầu để hiểu câu “in fact and in law”, nhưng khi đọc bản tiếng Việt thì có câu “cả trên thực tế cũng như trên pháp lí” (và đó chính là cách dịch!) Đáng lẽ phải viết là “in factual and legal considerations”.   Ngoài ra, còn có những câu cảm tính như “the so-called ‘sovereignty’ of China over Hoang Sa” (chữ so-called hay ‘cái gọi là’ là cảm tính, không nên dùng trong văn bản nghiêm nghị ngoại giao). Nhìn chung, toàn văn chỉ có 5 trang, nhưng tôi không thấy những FACTS thuyết phục, mà chỉ toàn là những sưu tầm từ báo chí, sách vở đâu đó và ráp lại. Nếu chú ý kĩ, các bạn sẽ thấy tài liệu này không có mục tiêu và cũng chẳng có kết luận. Do đó, ngay từ đoạn đầu, một người bận rộn đọc sẽ thấy như từ trên trời rơi xuống, chẳng biết tài liệu đề cập đến cái gì. Không ai có thì giờ để đọc lại những gì Tàu nó viết; nhiệm vụ của mình là phải tóm lược những nét chính do nó viết.   Theo tôi, văn bản này nên viết theo cấu trúc:   1. Vào đề là background: nói về hai cái công thư (?) bọn Tàu nó gửi, và tóm tắt nội dung của nó; 2. Mục tiêu của tài liệu này là phản bác (hay bác bỏ) claims về chủ quyền của Tàu trên quần đảo Hoàng Sa. Đoạn sau là giới thiệu chung về tài liệu thuộc nhóm nào, factual hay legal? 3. Phần nội dung chính là trình bày sự thật – FACTS - từng cái một và giải thích ý nghĩa rõ ràng; 4. Phần sau cùng là quay lại cái mục tiêu ban đầu: chúng tôi đã trình bày đầy đủ (hi vọng) dữ liệu và legal consideration để chứng minh rằng những claim của Tàu cộng là không có cơ sở. Nhưng phải có một câu yêu cầu ông tổng thư kí làm gì, chứ như hiện khi đọc xong ổng sẽ hỏi “rồi tôi làm gì?”   Nhưng tôi nghĩ đoạn đầu rất quan trọng, và cần phải viết sao cho người ta tiếp tục đọc, chứ như hiện nay, vì câu văn dài và thiếu logic nên dễ làm nản lòng người đọc. Tôi nghĩ một trong những cách viết có thể là: “On May 22nd and June 9th, the Chargé d’affaires a.i of the Permanent Mission of The People Republic of China submitted documents A/68/887 and A/68/907 to the General-Secretary of the United Nations. In the documents, China made the sovereignty claims over the Hoang Sa archipelago, called “the Xisha Islands” by China. In this document, we provide hard evidence to completely reject the Chinese claims. Our evidence are in the form of factual data and legal consideration. As a result, we will show that the Chinese claims have neither legal nor historical foundation.” Một lần nữa, cú pháp và văn phạm tiếng Anh lại không chuẩn, có lẽ dịch từ tiếng Việt. Khi tôi xem lại thì thấy là trên đầu trang họ có ghi là “Unofficial translation” (tức là một bản dịch không chính thức). Đã không chính thức sao lại gửi cho LHQ?! Chẳng lẽ đại diện cho cả một quốc gia 90 triệu dân mà làm việc cẩu thả như thế. ----   (1) Tài liệu đó ở đây: http://www.viet-studies.info/kinhte/LetterToUN_HoangSa.pdf Nguyên văn lá thư: New York, 03 July 2014 Excellency, Upon instructions from my Government, I have the honour to transmit herewith the position paper of the Socialist Republic of Viet Nam concerning the sovereignty of Viet Nam over the Hoang Sa archipelago (see annex for the official Vietnamese version and English translation of this position paper). I should be grateful if you would have the present letter and the annex thereto circulated as an official document of the sixty-eighth session of the General Assembly, under agenda item 76(a) entitled “Ocean and the law of the sea”. Please, accept, Excellency, the assurances of my highest consideration. Sincerely yours, Le Hoai Trung Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary Permanent Representative of Viet Nam to the United Nations H. E. Mr. Ban Ki-moon Secretary-General of the United Nations United Nations Headquarters New York Theo FB Nguyen Tuan Nguồn: http://bolapquechoa.blogspot.no/2014/07/la-thu-cua-ai-su-vn-tai-lhq-gui-...
......

Trung Cộng đối đầu với Nhật Bản

Ông Shinzo Abe đi thăm Canberra. Hai vị thủ tướng Nhật và Australia (Úc Châu) nói hai nước không liên minh để chống Trung Quốc. Trước đó, ông Tập Cận Bình sang Seoul gặp bà Park Geun-hye, tổng thống Nam Hàn. Cả hai đều nói lên nỗi lo ngại khi chính phủ Nhật giải thích bản “hiến pháp hòa bình” theo cách mới để tăng cường quân lực và sẵn sàng tham chiến, không phải chỉ để tự vệ mà cả khi cần hỗ trợ các đồng minh. Thủ tướng Nhất Shinzo Abe (T) và thủ tướng Úc Tony Abbott thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ Quốc phòng, ngày 08/07/ tại Canberra. Reuters Chính phủ Úc trù tính mua tầu ngầm Soryu của Nhật, loại tầu ngầm sẽ khiến Trung Cộng phải hết sức dè dặt nếu muốn gây chiến với Nhật Bản. Soryu là thứ tầu ngầm lớn nhất và trang bị kỹ thuật mới có khả năng lặn chìm dưới đáy biển suốt hai tuần liền. Chính phủ Obama đã gia tăng số thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở Úc lên 2,500 người. Nhật Bản cũng là nơi gần 50,000 quân Mỹ đồn trú trong nhiều căn cứ quân sự, được Mỹ bảo vệ bằng liên minh quân sự, và trao đổi kỹ thuật quân sự thường xuyên với Mỹ. Bộ tư lệnh Hạm Ðội Bảy của Mỹ cũng đặt tại Nhật Bản. Nhật Bản và Úc đang tiến tới một thỏa ước mậu dịch tự do; hiện nay Nhật là nước mua bán với Úc nhiều thứ nhì, sau Trung Quốc. Hai phần ba số quặng than và sắt Nhật nhập cảng là mua từ nước Úc. Trong lúc ông Abe đang ở Úc, Thủ Tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường tiếp đón bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức, đã nhân cơ hội tố cáo các tội ác của quân đội Nhật trong thời Ðại Chiến Thứ Hai, hai nước Nhật, Ðức đã liên minh trong cuộc chiến đó.   Hàn Quốc và Trung Quốc đều đã bị quân Nhật chiếm đóng từ trước Ðại Chiến Thứ Hai; và cả hai đều còn đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền trên một số hòn đảo. Hiện có hơn 28,000 quân Mỹ còn đóng ở Nam Hàn, sau khi đẩy lui hàng triệu quân Trung Cộng trong cuộc chiến Nam Bắc Cao Ly năm 1950. Bà Park Geun-hye nói thông thạo tiếng Trung Hoa và bà đã gặp Tập Cận Bình năm lần, kể từ khi ông nhậm chức, mới gần hai năm trời. Trung Quốc là nơi các công ty Nam Hàn xuất cảng và đầu tư nhiều nhất. Ðiện thoại di động của Samsung bán chạy nhất ở nước Tàu. Dân Trung Hoa lục địa cũng mê phim bộ Hàn Quốc, mà ông Vương Kỳ San, người đứng đầu ủy ban chống tham nhũng ở Bắc Kinh rất hoan nghênh, vì luân lý trong phim bộ chính là nền đạo lý cổ truyền của các nước Á Ðông.   Tập Cận Bình kêu gọi các nước xây dựng một “cấu trúc hợp tác an ninh mới trong Á Châu và Thái Bình Dương.” Nhưng Trung Cộng hiện nay không có một đồng minh quân sự nào trong vùng, trừ Bắc Hàn, mà ông Tập sẽ đi thăm sau khi thăm Nam Hàn. Bản thông cáo chung ở Seoul kêu gọi chống võ khí nguyên tử, nhưng không nói đến tên Bắc Hàn!   Thế cờ trong vùng Á Ðông đang thay đổi, với những chuyển động mạnh kể từ sau cuộc Ðại Chiến Thứ Hai và sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Có những quốc gia thù nghịch (Úc, Nhật hoặc Nam Hàn, Trung Cộng) nay lại hợp tác. Nhật Bản và Nam Hàn vừa cộng tác, vừa đối đầu. Mỹ, Nhật từng là kẻ thù, nay là đồng minh. Mối thù cũ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn được chính quyền Trung Cộng dùng để khích động dân chúng, để họ lãng quên ách cai trị độc tài đầy tham nhũng.   Bản Hiến Pháp năm 1947 do quân đội Mỹ soạn trong thời gian chiếm đóng đã lỗi thời. Sau khi ông Abe xác định muốn nước Nhật trở lại vai trò “một quốc gia bình thường,” chính phủ Mỹ cũng ủng hộ lối giải thích mới của ông. Chỉ có một nửa dân chúng Nhật hoàn toàn ủng hộ chính sách quân sự mới của ông Shinzo Abe. Sống trong chế độ dân chủ tự do, cho nên nhiều người Nhật đã biểu tình phản đối, một người đàn ông đã tự thiêu ở nhà ga xe lửa Shinjuku, Tokyo. Nước Nhật sẽ tái võ trang, lập lại quân đội chính quy, không thể nào tránh được. Một quốc gia với nền kinh tế lớn hàng thứ nhì, rồi thứ ba trên thế giới không thể nào “tự cung,” không lập quân đội và từ bỏ quyền dùng vũ lực bên ngoài lãnh thổ của mình. Trung Cộng đang hô hoán về mối đe dọa quân phiệt Nhật tái xuất hiện. Nhưng chúng ta biết dân Nhật đã nếm mùi dân chủ tự do từ hơn nửa thế kỷ qua, khó lòng chấp nhận một chính quyền quân phiệt. Chính sách nước Nhật thay đổi chính vì mối đe dọa bành trướng của Trung Cộng, đặc biệt là tham vọng kiểm soát vùng Ðông Nam Á. Ông Shinzo Abe đã so sánh hành động của Trung Cộng trong Biển Ðông nước ta với tham vọng của các đế quốc Ðức và Áo muốn kiểm soát bán đảo Balkan đầu thế kỷ 20, đầu mối gây ra cuộc Ðại Chiến Thứ Nhất, xảy ra trước đây đúng 100 năm. So với Trung Cộng thì hiện nay quân đội Nhật Bản thua về số lượng, nhưng vượt hơn rất xa về phẩm chất. Ngân sách quốc phòng của Trung Cộng lên tới 188 tỷ đô la trong lúc nước Nhật chi 49 tỷ (Mỹ chi 640 tỷ, sau khi đã cắt giảm). Quân đội Trung Cộng có 2 tỷ 3 sĩ tốt dưới cờ, còn “quân tự vệ” Nhật Bản chỉ có 58,000 người. Nhưng thực ra, ngay trong tình trạng chỉ có “quân tự vệ” theo bản Hiến Pháp hòa bình đòi hỏi, lực lượng quân sự Nhật cũng đủ sức đương đầu với quân Trung Cộng, không cần Mỹ can thiệp, hỗ trợ. Hầu hết các vũ khí quân Trung Quốc đang dùng đều cũ kỹ, vì nền kinh tế và công nghiệp suy sụp trong những năm Mao Trạch Ðông còn sống. Trong số gần 8,000 xe thiết giáp, chỉ có 450 chiếc thuộc thế hệ mới sản xuất. Phần lớn máy bay chiến đấu là di sản thời 1970, nhập cảng máy bay Nga Xô Viết. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua lại của Ukraine, do Nga Xô chế tạo thời 1980, chỉ dám hoạt động ở vùng ven biển Trung Quốc; không đủ sức phóng những máy bay đường xa. Chỉ có một nửa số tàu ngầm của Trung Cộng được chế tạo trong 20 năm gần đây. Trong khi đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục mua vũ khí, phi cơ của Mỹ từ mấy chục năm qua; cho nên hải quân và không lực Nhật mạnh hơn Trung Cộng. Trong ba năm nữa, Nhật sẽ nhận được những máy bay F-35 mới, chỉ bán cho các nước đồng minh thân nhất. Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo của Bắc Kinh tiết lộ rằng máy bay F-35 có thể bắn hạ những hỏa tiễn do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh phóng lên, từ khoảng cách an toàn xa 290 cây số. Những máy bay J-15 tối tân nhất của Trung Cộng có thể bị bắn trước khi biết sắp gặp F-35 của quân địch. Hệ thống phòng thủ trên đất liền của Nhật được trang bị với các hỏa tiễn Mỹ có thể hạ các hỏa tiễn địch bắn bên trong hay bên trên bầu khí quyển. Trong lúc ở Canberra, ông Abe phân trần rằng nước Nhật không có ý gây chiến với ai mà chỉ muốn “xây dựng một trật tự thế giới dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp.” Ðó cũng là điều ước ao của mọi người dân trong vùng Ðông Á. Người dân ở xã hội nào cũng muốn được bảo đảm an toàn bằng luật pháp minh bạch, công khai. Trong bang giao, các chính phủ cũng phải tôn trọng luật lệ quốc tế. Hành động của chính quyền Cộng sản Trung Quốc hiện nay trong vùng Biển Ðông hoàn toàn bất chấp luật pháp của loài người. Ðó là điều khiến tất cả các quốc gia khác đều lo ngại. Khi nào người dân Trung Hoa được sống trong một thể chế dân chủ tự do thì họa may họ mới có thể bầu lên một chính quyền biết tôn trọng luật pháp thế giới.   Chúng ta đã thấy người Trung Hoa sống ở Ðài Loan đã thực hiện được công cuộc dân chủ hóa từ ba chục năm qua. Dân Hồng Kông cũng mới biểu lộ khát vọng dân chủ trong tuần qua. Từ năm 1997, mảnh đất này được trao trả lại cho Trung Quốc, chính phủ Anh đã đòi Bắc Kinh không được áp dụng ở đó thể chế cai trị như trong lục địa, nhờ vậy dân Hương Cảng vẫn được hưởng nhiều quyền tự do như còn sống dưới chế độ thuộc địa Anh. Trong tuần qua, dân Hồng Kông đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý, và 87% cử tri đồng ý các cuộc bàu cử trong tương lai phải theo đúng các thủ tục dân chủ tự do quốc tế.   Chúng ta có thể tin rằng sớm hay muộn người dân Trung Hoa trong lục địa cũng đứng dậy xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị của đảng Cộng sản. Trào lưu dân chủ hóa tràn lan khắp miền Á Ðông, có thể sẽ thay đổi cục diện bang giao. Vì các chính quyền do dân chúng bầu lên thường không thể gây chiến tranh phi lý. Dưới chế độ dân chủ chính quyền khó lòng mê hoặc dân bằng những tình tự dân tộc quá khích; mà dân nước nào cũng chỉ muốn được sống hòa bình. Nguồn: nguoi-viet.com  
......

Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Chẳng lẽ đốn đời đến mức phải nói lời cảm ơn với cái giàn khoan HD 981 hả trời đất!? Tôi cảm thấy xấu hổ trong lòng về ý nghĩ này, và quả thực  trong bụng có lúc tôi đã nghĩ như vậy!  Nguyễn Trung Sự thật là không ít các bạn đồng niên của tôi cũng có cách nghĩ như thế trước một thực tế đau lòng: Hàng chục năm nay, chí ít là từ khi anh Trần Quang Cơ trong cuốn Hồi ức và suy nghĩ  (2001) của mình đã giấy trắng mực đen cảnh báo rành rành trước cả nước về mối họa Thành Đô. Nhưng tất cả cứ như nước đổ đầu vịt! Các lời cảnh báo khác qua mấy khóa đại hội đảng cũng thế… Thậm chí mãi cho đến ngày 02-05-2014 trở về trước, nghĩa là cho đến khi cái giàn khoan HD 981 cắm sâu vào vùng biển của ta, hễ cứ ai mở miệng phê phán Trung Quốc ăn hiếp nước ta nhiều chuyện, hay biểu tình lên tiếng đòi “NO U” (nói Không với đường lưỡi bò!)..,  là lập tức bị gán cho cái tội phá đại cục quan hệ Việt Nam – Trung Quốc để lật đổ chế độ!.. Đã có những bắt bớ và tù đầy nhằm đàn áp những chuyện này. Thậm chí ngay cái tên gọi Trung Quốc trong không biết bao nhiêu hành động phải gọi là tội ác ức hiếp nước ta dù là trên bộ hay dưới biển, phía ta cũng phải lờ đi, ngậm bồ hòn làm ngọt, hoặc vì vì lý do nào đấy nếu buộc phải nhắc đến thì cũng phải gọi trẹo đi là tầu lạ, kẻ lạ… Nhưng đúng là từ sau cái ngày 02-05-2014 câu chuyện đã bắt đầu khác. Vâng, mới chỉ bắt đầu khác thôi. Bây giờ mà có ai cả gan công khai bảo vệ 4 tốt và 16 chữ, chắc chắn sẽ được cả nước ném đá khỏi phải đem đi chôn luôn!  Dù sao, toàn bộ câu chuyện nói trên mới chỉ là chuyện nổ bùng của tình cảm – một tình cảm bị quyền lực và tủi nhục lâu nay đè nén đến ê chề, nhìn đất nước hàng ngày oằn lên dưới sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc mà không làm gì được! Nói đúng hơn là: Không được làm gì! Bây giờ xin cùng nhau giữ cái đầu lạnh một chút, giữ trái tim ấm một chút với đất nước, để cả nước cùng nhau nhìn nhận lại tất cả. Khi được tin báo về nước là hội nghị Thành Đô đã kết thúc, bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thốt lên: Một thời Bắc thuộc lần thứ hai bắt đầu!  Câu chuyện giàn khoan HD 981 hôm nay bắt đầu từ đấy. Thỏa thuận Thành Đô 1990 ra đời trong hoàn cảnh (1) Việt Nam đã thấm đòn cuộc chiến tranh 17-02-1979 của Trung Quốc (chỉ thực sự kết thúc 1989) và chiến tranh Campuchia (do Trung Quốc cài dựng lên để lừa ta vào), (2) Trung Quốc vừa mới đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa năm 1988, và (3) hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa (các nước Liên Xô – Đông Âu cũ) bắt đầu sụp đổ từ 1989. Nỗi lo sự sụp đổ này có thể xóa mất chế độ chính trị ở nước ta là một trong những tác nhân quyết định dẫn tới bước đi nói trên của lãnh đạo phía Việt Nam hồi ấy, chưa kể đến những nguyên nhân khác cá nhân.  Tìm kiếm liên minh ý thức hệ ở Thành Đô trong bối cảnh như vậy chính là tìm kiếm liên minh với kẻ vừa mới thẳng tay làm thịt mình mấy trận liền. (Xin đừng quên: Trung Quốc lúc ấy còn kênh kiệu: Nếu Việt Nam có chịu đến Thành Đô thì cũng chỉ có liên minh thôi, chứ không thể có đồng minh, chỉ là đồng chí chứ không thể là đồng minh!..) Không thể nói lãnh đạo phía Việt Nam thời ấy không đếm xỉa đến thực trạng quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như đã nêu trong Sách Trắng 1979[1]. Nhưng quyết định Thành Đô là sự lựa chọn của lãnh đạo phía Việt Nam vào thời điểm và hoàn cảnh lịch sử của thế giới cũng như của chính nước ta lúc bấy giờ, với niềm tin sẽ phục hồi lại được quan hệ hữu nghị giữa hai nước, sẽ có hòa bình, và tạo ra được liên minh ý thức hệ, để từ đó có thể bảo vệ chế độ và giữ nước. Những điều cốt lõi này tạo nên quyết định lựa chọn liên mình ý thức hệ.  Hơn nữa, hệ thống thế giới XHCN không còn nữa, Việt Nam phải đi với Trung Quốc để cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa xã hội – rất nhiều lần lãnh đạo đã giảng giải như vậy trong nội bộ và trong nhân dân. Chặng đường một phần tư thế kỷ từ Thành Đô đến giàn khoan HD 981, là  chặng đường Việt Nam nhận được một nền hòa bình phải trả giá đắt bằng nhiều nhân nhượng hoặc thua thiệt đau lòng – trong những vấn đề biên giới trên bộ và trên biển, trong quan hệ kinh tế, trong nhiều vấn đề chính trị khác, và lòng tự trọng dân tộc bị tổn thương nặng nề…  Trong những năm gần đây đã có nhiều học giả và cơ quan nghiên cứu trong nước trong nước đưa ra nhiều dữ liệu, sự kiện và những lý lẽ xác đáng cho thấy kinh tế nước ta lệ thuộc nghiêm trọng và trên thực tế gần như trở thành một nền kinh tế phụ trợ cho Trung Quốc: Cung cấp như vơ vét mọi tài nguyên khoáng sản ta có cho Trung Quốc; xuất siêu của ta sang thị trường toàn thế giới không đủ bù nhập siêu của ta từ Trung Quốc; Việt Nam trở thành một thị trường lý tưởng tiêu thụ hàng hóa rẻ, độc hại và chất lượng xấu của Trung Quốc; trong hơn một thập kỷ nay khoảng 2/3 công trình kinh tế lớn xây mới trong cả nước rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với chất lượng công nghệ thấp, đắt, ô nhiễm môi trường nặng nề, bóp chết khả năng nội địa hóa của nước ta…   Thực tế một phần tư thế kỷ vừa qua cũng cho thấy nội tình đất nước bị quyền lực mềm Trung Quốc lũng đoạn và chia rẽ ngày càng trầm trọng, con đường phát triển của đất nước bị kìm hãm, nhiều cơ hội phát triển của đất nước bị cướp mất, chịu nhẫn nhục ngậm bồ hòn làm ngọt nhiều thứ... Liên minh ý thức hệ dù mang tên 4 tốt và 16 chữ  không thể ngăn cản biết bao nhiêu việc làm sai trái năm này qua năm khác của Trung Quốc trên Biển Đông. Về toàn cục, nước ta chỉ gặt hái được một thực tế: ta càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới. Và hôm nay nước ta lâm vào tình trạng bị cô lập trước nguy cơ bị lấn chiếm tiếp, bị bao vây và xâm lược từ phía Trung Quốc chưa từng có kể từ 30-04-1975.  Nỗi đau còn nhức nhối hơn ở chỗ Trung Quốc đã làm được như vậy đối với nước ta giữa lúc nước ta đã hội nhập toàn diện vào quá trình toàn cầu hóa, sản phẩm của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường quan trọng trên thế giới, hầu hết các quốc gia quan trọng trên thế giới là đối tác chiến lược hay đối tác toàn diện của nước ta. Nói cách khác: Lợi dụng cái liên minh ý thức hệ này, quyền lực mềm Trung Quốc đã thành công trong việc vô hiệu hóa đáng kể những nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam để vươn ra bên ngoài, đã giam hãm thành công Việt Nam trong vòng kiềm tỏa của Trung Quốc mà đến hôm nay Việt Nam vẫn chưa có cách gì thoát ra.  Còn một hiện tượng nữa cần lưu ý. Về mặt nào đó, phẩm chất chính trị của chế độ ở thời điểm Việt Nam bước vào Hội nghị Thành Đô so với hôm nay có sự khác biệt nghiêm trọng: Hôm nay là sự tha hóa đến mức nguy hiểm, mà chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận là đang đe dọa sự tồn vong của đảng và của chế độ. Ngoài quá trình tha hóa tự thân của chế độ toàn trị một đảng, phải nói quyền lực mềm Trung Quốc chủ yếu bằng sử dụng những thủ đoạn tham nhũng và hủ hóa đã góp phần quan trọng vào làm sâu sắc thêm quá trình tha hóa này của chế độ chính trị ở nước ta. Mười ngày đầu (02-05 đến 11-05-2014) sau khi xảy ra sự kiện giàn khoan HD 981 là mười ngày câm lặng, bất động không biết nên phản ứng như thế nào, mọi nỗ lực “đường dây nóng” đều vô ích hoặc bị cự tuyệt, càng lúng túng đến mức như nhắm mắt làm ngơ giữa lúc đất nước đang có bao nhiêu hội họp quan trọng… Đó là mười ngày phơi bầy ra sự ươn hèn của hệ thống chính trị, làm tổn thương nghiêm trọng quốc thể.  Đến đây có thể rút ra kết luận: Tạo ra liên minh ý thức hệ ở Thành Đô là để mong có hòa bình, bảo vệ được chế độ và giữ được nước, nhưng hôm nay gặt hái được: kinh tế lệ thuộc, độc lập chủ quyền quốc gia tiếp tục bị uy hiếp, chế độ chính trị bị Trung Quốc lũng đoạn sâu thêm, đảng cũng bị Trung Quốc trói buộc cả về tư duy và về hành động vào liên minh này (nên đọc thêm “4 không được” do Trung Quốc đưa ra trước khi Dương Khiết Trì đến Hà Nội 16-06-2014), con đường phát triển của đất nước bị chặn đứng.  Liên minh như thế đúng là mất cả chì lẫn chài.  Toàn bộ những diễn biến của quan hệ Việt – Trung tác động vào Việt Nam trong một phần tư thế kỷ vừa qua thừa nhận: Việt Nam về nhiều mặt và trên thực tế trở thành một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc[2]. *           Trên đây không chỉ là câu chuyện của thất bại tìm kiếm liên minh ý thức hệ. Nó còn là câu chuyện sụp đổ ý thức hệ của chính bản thân ĐCSVN trên 2 phương diện:  (1) Trung Quốc có một ý thức hệ riêng của mình và tùy từng thời kỳ mang những tên gọi khác nhau. Hiện tại tên gọi đó là CNXH đặc sắc Trung Quốc và Giấc mộng Trung Hoa. Nhưng trước sau vẫn chỉ là cái gốc bành trướng Đại Hán. Thật ra trước khi có Thành Đô, Việt Nam lần đầu tiên được hưởng quả đắng của ý thức hệ gốc này là năm 1956, khi Trung Quốc lợi dụng tình hình nhá nhem chiếm một phần Hoàng Sa, giữa lúc quan hệ hai nước đẹp như trong thơ: Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông…  Thứ ý thức hệ bành trướng Đại Hán này đâu có thèm liên minh, nó chỉ ban tặng cho phía ta 4 tốt và 16 chữ, thế thôi. Đấy chính là thực chất của cái gọi là “liên minh nhưng không phải là đồng minh, đồng chí chứ không đồng minh…” mà Trung Quốc đã giao hẹn trước với phía ta khi chấp nhận ngồi với ta ở Thành Đô. (2) Ý thức hệ của ĐCSVN đã thất bại trong việc dẫn dắt con đường phát triển của Việt Nam trong 4 thập kỷ đầu tiên xây dựng và bảo vệ đất nước kể từ sau 30-04-1975[3]. Đất nước đang đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện và đòi hỏi phải tìm một con đường khác để đi vào một thời kỳ phát triển khác – một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã hoàn toàn thay đổi. Thế nhưng hiện nay ĐCSVN với tư cách là người nắm quyền hành tuyệt đối đang nợ đất nước câu trả lời, nói thẳng ra là không đủ trí tuệ, phẩm chất và bản lĩnh để tìm được câu trả lời. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước sau đã nhiều lần thay mặt đảng trả lời trước toàn đảng và toàn dân rồi: Phải kiên định con đường của chủ nghĩa xã hội. Câu trả lời này chỉ nói lên đến hôm nay ĐCSVN vẫn chưa có câu trả lời. Thực tế chặng đường Thành Đô – giàn khoan HD 981 cho thấy một phần tư thế kỷ vừa qua phía ta đã chịu bịt tai, nhắm mắt, ngậm miệng, tự trói chân tay…, chịu  biết bao nhiêu thua thiệt và nhân nhượng; nhiều cái Trung Quốc làm sai không dám cãi; nhiều cái lợi ích quốc gia đòi hỏi nhưng không dám đi trước, không dám làm khác hay làm trái Trung Quốc, cả trong đối nội và đối ngoại; nhiều cái lợi ích quốc gia đòi hỏi phải giữ đến cùng nhưng không giữ được; thậm chí phải bỏ qua, che đậy hay cắt xén cả lịch sử để giữ hòa hiếu, cho đội ngũ dư luận viên lung lạc dân (dọa mất sổ hưu!)… tất cả để cố cùng giữ đại cục cho bằng được… Nhưng trước sau nước ta vẫn cứ chịu thua thiệt tiếp, đất nước hôm nay càng lâm nguy. Làm nghề ngoại giao, thực quả đến nay tôi chưa tìm được trên thế giới này có một quốc gia độc lập nào có vị thế quốc tế không thể nói là thấp kém như Việt Nam mà lại chịu để cho một nước láng giềng khép vào khuôn khổ đến như vậy! Hai năm trời nước ta là ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An mà cứ phải chịu im như thóc trước bao nhiêu việc sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông…  Nhìn lại quá khứ, tôi cũng chưa thấy nước Việt Nam độc lập trong lịch sử mấy nghìn năm quan hệ với Trung Quốc có thời nào độc lập quốc gia lại bị trói buộc như hôm nay!  Trong khi chăm lo giữ đại cục như thế, cũng xin đảng và nhà nước giao cho hàng nghìn người Việt đang làm việc hay học tập ở Trung Quốc nhiệm vụ tìm hiểu dư luận xã hội và báo cáo trung thực về nước xem Trung Quốc với tính cách là một quốc gia đang nhìn quốc gia Việt Nam như thế nào. Đại sứ quán của ta ở Trung Quốc phải là người trước tiên làm tốt việc này. Đồng thời cũng nên giao ngay cho các đoàn cán bộ đảng và nhà nước mỗi năm hàng trăm người được cử sang học tập ở Trung Quốc làm nghiêm túc việc tìm hiểu này. Một số sinh viên học ở Trung Quốc về nói với tôi: Ông ạ, cháu thấy họ nhìn Việt Nam chưa được một nửa con mắt đâu ạ. Họ khinh nước ta tệ hại hơn thế nhiều… Tại sao báo chí Trung Quốc ra rả hàng ngày những bài và tin tức về Việt Nam như thế, mà nhân dân ta chẳng được hay biết gì ngoài cái 4 tốt và 16 chữ? Tin tức một số báo chí Trung Quốc lâu nay nói thẳng: Việt Nam đáng cho một bài học mới (theo kiểu của Đặng Tiểu Bình), nhân dân Trung Quốc đã được chuẩn bị tư tưởng cho việc này… Ai muốn quy kết những điều tôi viết ra ở đây là kích động chống Trung Quốc thì tùy. Trước sau tôi vẫn nghĩ, muốn có hòa bình và giữ được hòa bình với Trung Quốc, nhất thiết phải hiểu họ, hiểu cho đến tận xương tủy họ[4]. Xin ý chí và trí tuệ cả nước hơn lúc nào hết thấy rõ: Một phần tư thế kỷ khai thác sự lệ thuộc đến mức gần như tự trói tay và tự bịt mắt của nước ta, Trung Quốc đã tạo ra được cho mình một tình huống hôm nay có trong tay đủ mọi kịch bản từ A đến Z để chủ động tùy nghi xử lý Việt Nam – từ những thủ đoạn đê tiện và bẩn thỉu nhất đến chiến tranh. Xin cứ nhìn xem Trung Quốc đang làm gì bằng “hòa bình”  và trong hòa bình – ví dụ trước khi cử Dương Khiết Trì sang Việt Nam (16-05-2014) thì đưa ra cho phía Việt Nam “4 không được”, cứ nhìn trong 2 ngày 13 và 14-05-2014 quyền lực mềm Trung Quốc kích động cướp phá thành công khỏang 800 xí nghiệp có FDI từ Bắc vào Nam, cứ nhìn Trung Quốc bầy binh bố trận trên bộ và trên biển chung quanh nước ta, cứ nhìn cái 9 vạch bây giờ thành 10 vạch, cứ nhìn rồi đây cái chiến tuyến trên biển nối liền các căn cứ quân sự Du Lâm (Hải Nam) Gạc Ma, Chữ Thập, rồi kéo tiếp về phía Scarborough (Philippines), và báo chí Trung Quốc đã để ngỏ khả năng lập vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) trên Biển Đông… Rồi các ngón đòn kinh tế và quyền lực mềm khác sẵn sàng dành cho Việt Nam… Một số chuyên gia của ta tính toán những đòn kinh tế này có thể dễ dàng làm GDP của Việt Nam tụt 5 – 10%... Kịch bản Trung Quốc đang thực hiện để xử lý Việt Nam hiện là kịch bản tối ưu số một đối với họ. Bởi vì kịch bản này đang mang lại kết quả nhiều nhất, rẻ nhất, “êm ả” nhất: Duy trì được sự khiếp nhược hiện tại của Việt Nam để lấn chiếm tiếp, uy hiếp tiếp mà không phải dùng đến những biện pháp quân sự trực tiếp và ồn ào hơn. Chừng nào còn sự khiếp nhược này, kịch bản này còn phát huy tốt tác dụng. Làm quá tay dân chúng Việt Nam có thể sẽ nổi lên chống chế độ, mà như thế sẽ rất bất lợi cho kịch bản rẻ, tốt, “êm ả” và đang rất hữu dụng này! Nếu tình hình đòi hỏi chuyển kịch bản cũng không sao, mọi thứ Trung Quốc đã sẵn sàng... Cứ nghe những tuyên bố mới nhất của Tập Cẩm Bình cho rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi không thể nhân nhượng của Trung Quốc, rồi nhìn các hành động leo thang tiếp tục của Trung Quốc đang diễn ra, có thể thấy rõ toàn bộ cục diện Biển Đông hiện nay. Xin hỏi cả nước: -      Quốc gia trong tình thế hiện nay đã sẵn sàng mọi mặt chưa? Bây giờ vẫn còn đang tính đến Chừng nào ngư dân còn bám biển thì còn giữ được đảo… Trước sau vẫn phải kiên định… (các phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng). -      Quốc gia trong tình thế hiện nay đã phải đặt ra nhiệm vụ cứu nước chưa? Hay là bây giờ nói cứu nước là biểu hiện của hốt hoảng? của thổi phồng tâm lý bi quan, là kích động chống chế độ?.. Vậy chỉ còn mỗi cách mở mắt, mở mồm, cởi trói nhìn thẳng vào sự thật để tìm câu trả lời, tìm lối ra.  Xin nói ngay ở đây thế này: Cái đáng lo đối với nước ta không phải là việc Trung Quốc có thể gọi mưa hú gió trị ta thế nào! Đấy không phải câu chuyện đáng sợ nhất, nước ta đã từng bị thử thách như thế nhiều lần rồi và không sợ. Đất nước này không thể mất về tay Trung Quốc được đâu. Nhưng thật sự cái đáng lo nằm ở chỗ bất ngờ hoặc để xảy ra hoang mang, tự ta phá ta, mắc bẫy vào chính cái võ kích động của quyền lực mềm Trung Quốc... Rồi cái nhân danh chống kích động và bạo loạn đển đàn áp dân… Trong khi đó đất nước đang phải đối mặt với trăm nghìn vấn đề nhạy cảm giữa hòa bình và chiến tranh, giữa ổn định và đổ vỡ. Ngay giữa Hà Nội mà có chỗ cứ lát 1m vỉa hè hết một tỷ đồng! Quảng Trị có nơi hạn hạn nặng hàng tháng nay không có nước cho người, gia súc và cây trồng. Khu công nghiệp Vũng Áng được hưởng ưu đãi đến tột cùng (Tuổi trẻ online 08-07-2014) với hàng nghìn lao động Trung Quốc chỉ cách căn cứ hải Quân Du Lâm ở Hải Nam và giàn khoan HD 981 khoảng trên dưới 200 km sẽ là cái gì đối với Việt Nam? Thể chế chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành làm sao có được và quản lý được một nước công nghiệp cơ bản theo hướng hiện đại vào năm 2020? Nhập siêu và nợ công cứ tăng mãi không giảm. Thay thế nhập khẩu nguyên vât liệu từ Trung Quốc như thế nào? Nếu Trung Quốc gây rối loạn trên mặt trận tài chính, ngân hàng thì đối phó ra sao?.. v.v… Vâng, sẩy tay là rối lọan, là đổ vỡ, là dậu đổ bìm leo. Người Việt Nam nào không muốn có hòa bình lúc này để xử lý những vấn đề đang chồng chất ngập đầu mình!..  Thế nhưng trong tình hình này cứ giấu dân, trấn an suông, không cùng với dân chuẩn bị đối phó với mọi tình huống, liệu có yên thân không? Cứ khiếp nhược cầu hòa mãi, liệu Trung Quốc có nương tay không? Thế giới sẽ nhìn Việt Nam ra sao? Giúp hay không nên giúp?..  Việt Nam có thực sự muốn được giúp không, hay là..?.. Chính lúc này hơn bao giờ hết phải bàn kỹ với dân, huy động trí tuệ và sự tham gia ứng phó của toàn dân. Hơn bao giờ hết phải đặt ra nhiệm vụ cứu nước cho cả nước để cùng tìm cách thực hiện. Có tự giúp mình thì thế giới mới giúp mình! Phải đi với dân, đối thoại với dân để bàn việc cứu nước. Đối thoại trực tiếp với tất cả các tổ chức xã hội dân sự đang có, để cùng nhau bàn việc cứu nước, chứ không phải bịt miệng họ, quy kết cho họ đủ mọi thứ để khống chế hay đàn áp họ như vẫn đang làm. Lúc này vẫn kiên định hàng đầu là bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng như Tổng bí thư yêu cầu thì làm sao giữ được nước? Tại sao không đặt vấn đề ngược lại: Lấy giữ nước, cứu nước làm nhiệm vụ trung tâm, qua đó thay đổi chế độ, thay đổi hay là lột xác đảng để trở thành đảng của dân tộc? Đất nước không cứu được, liệu đảng sẽ còn tồn tại? Mà nếu còn tồn tại thì sẽ là cái đảng gì? Có thể tồn tại như thế mãi được không? Đại hội XII có nên quan tâm vấn đề này không? Đặt vấn đề hay không đặt vẫn đề cứu nước chính là ở điểm nghiêm trọng này. Tôi nghĩ đại đa số người dân nước ta – trước hết là trí tuệ Việt Nam – đủ hiểu biết và có bản lĩnh làm như thế để cứu nước. Tôi thực sự tin rằng có nhiều đảng viên ĐCSVN cũng đang nghĩ và muốn làm như thế. Chẳng ý đồ đen tối nào có thể kích động nổi chúng ta mù quáng chống Trung Quốc theo bất kể lối suy nghĩ kỳ thị và phân biệt chủng tộc nào. Chính vì muốn sống hòa bình bên cạnh Trung Quốc, nên bây giờ việc đầu tiên phải làm là cứu nước. Cứu nước khỏi cái mù quáng và tự trói đối với Trung Quốc, khỏi tình trạng quyền lực chỉ lo quay về trấn áp trong nước để bảo vệ chế độ, khỏi mọi yếu kém vì đất nước đang khủng hoảng và tha hóa toàn diện, khỏi tình trạng mất phương hướng và tê liệt về con đường phát triển. Cứu nước để tìm ra con đường làm cho đất nước mạnh lên theo mọi nghĩa. Vì chỉ như thế mới có thể chung sống hòa bình với Trung Quốc, rồi từ đó mới có hữu nghị đúng đắn, hợp tác đúng đắn. Một phần tư thế kỷ tự trói vừa qua để giữ đại cục đã dắt chúng ta đến câu trả lời này.  Nếu ai nghĩ rằng làm cho Việt Nam mạnh như thế là chống Trung Quốc, thì cứ để cho họ bênh và bảo vệ Trung Quốc. Ai quy kết rằng gọi mọi sự việc đúng với tên thật trong quan hệ Việt – Trung là kích động chống chế độ, chống đại cục quan hệ Việt – Trung, thì đấy chính là biểu hiện muốn đàn áp những nỗ lực muốn cứu nước. Ai thực sự muốn đục nước béo cò bằng những việc làm kích động thù hận hay xuyên tạc sự thật để gây rối kiếm lợi bẩn thỉu, thì chính những việc làm này nói lên dã tâm của họ. Tất cả những thứ này không phải là công việc của chúng ta và cũng không thể lung lạc chúng ta.  Xin nhấn mạnh, cái sai gốc trong việc tìm kiếm liên minh ý thức hệ ở Thành Đô là ở chỗ: Làm tất cả mọi việc để bảo vệ chế độ, rồi mới tính đến giữ nước. Đấy là cách tính toán có giữ được chế độ mới giữ được nước.  Nhất thiết phải sửa cái sai gốc vô cùng tệ hại này. Trước tình hình đất nước lâm nguy hôm nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi trước các cử tri (Hà Nội và một số nơi khác) phải kiên định giữ hòa bình, đoàn kết, bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân, không lầm lẫn đấu tranh chống những sai trái trên Biển Đông với 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc, phải kiên trì gìn giữ mối quan hệ hai nước đã xây dựng được từ lâu đời, phải đấu tranh  bằng mọi biện pháp hòa bình – kể cả những biện pháp luật pháp quốc tế, phải đề phòng kẻ xấu kích động…   Tất cả những điều Tổng bí thư đã nói trên hiển nhiên vẫn là nếp nghĩ cũ, vẫn là cách tính toán có giữ được chế độ mới giữ được nước đã từng dẫn tới Thành Đô trước đây 25 năm, là cách ĐCSVN đã làm rất triệt để xuyên suốt 25 năm vừa qua, và hôm nay dẫn đất nước tới cái giàn khoan HD 981 với nhiều hệ lụy mới. Cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, chưa thấy một ý kiến nào từ lãnh đạo đảng đặt vấn đề: Đất nước phải tìm một con đường khác để có thể sống được hòa bình bên cạnh Trung Quốc. Hay là đảng đang giữ bí mật? Không phải chỉ riêng tổng bí thư, toàn thể Bộ Chính trị đến nay chưa ai nói thẳng ra với cả nước để cùng lo liệu: Đất nước đang bị Trung Quốc uy hiếp nghiêm trọng thế này vì yếu quá và có đang có quá nhiều yếu kém đối nội cũng như đối ngoại. Cũng chưa thấy vị lãnh đạo nào nghiêm túc đặt vấn đề: Duy trì hiện trạng của đất nước, đất nước sẽ thua tiếp, lâm nguy tiếp! Phải tìm đường làm cho nước mạnh lên để cứu nước! Thay vào đó, lúc này lúc khác chỉ có những câu nói trấn an mà chính người nói có lẽ cũng thấy khó tin. Làm như vậy hiểm nguy của đất nước sẽ bớt đi? (1) Đất nước đang có quá nhiều yếu kém nguy hiểm, con đường phát triển đất nước do có quá nhiều sai lầm nên đang bị cuộc khủng hoảng toàn diện hiện nay chặn đứng, (2) uy hiếp của Trung Quốc ngày càng không kiểm soát được và độc lập chủ quyền quốc gia đang bị xâm lấn tiếp, (3) kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đã sang trang với những vấn đề và thách thức hoàn toàn mới – cả 3 vấn đề lớn này đảng chưa có đối sách nào, chưa có một hướng chiến lược xoay sở ra sao... Chẳng lẽ tình hình như vậy chưa đủ để nhận định đất nước đang lâm nguy đến mức phải đặt vấn đề cứu nước? Xin cả nước suy nghĩ cho thật kỹ. Ngay hiện tại đã có nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại… nước đến chân rồi mà chưa biết nhảy như thế nào… Chẳng lẽ trước sau chỉ một mực: Ngư dân còn bám biển thì còn đảo!.. Trong ngôn ngữ và sinh hoạt đảng hiện nay hình như đang thiếu vắng hoàn toàn hai chữ cứu nước!?  Đại hội XII của ĐCSVN sắp đến. Trong quá trình chuẩn bị, dư luận cả nước chỉ được thông báo những việc có liên quan đến chuẩn bị nhân sự đại hội các cấp; kêu gọi các cấp nghiêm túc thực hiện những quyết định của Hội nghị Trung ương 9 về chuẩn bị Đại hội – nhưng dư luận cả nước không biết rõ đấy là những quyết định gì; đặt vấn đề phải tổng kết 30 năm đổi mới nhưng dư luận cả nước không biết là sẽ tổng kết như thế nào (còn tổng kết như các đại hội các khóa trước đã làm thì đã dẫn đến thực trạng đất nước hôm nay…) Nghĩa là cũng như mọi khóa đại hội khác, việc của đảng là việc của đảng, nhân dân là người ngoài cuộc với lọn nghĩa của khái niệm này; nếu có chuyện lấy ý kiến này nọ thì cũng chỉ là làm chiếu lệ cho có vẻ dân chủ.  Song mọi việc đại hội XII của đảng sẽ quyết lại là những việc liên quan đến sự mất còn của đất nước. Cho đến nay chưa thấy một thông báo nào đặt vấn đề đại hội tới sẽ phải làm gì, đảng sẽ phải làm gì. để đất nước mạnh lên để cứu nước? Chẳng lẽ đấy là bí mật của đảng – nghĩa là đất nước này là của riêng đảng. Hay là vấn đề này chưa được đặt ra? Đến bây giờ chỉ có những thông báo phải bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, kiên định giữ hòa bình, chống bị kích động… - như 25 năm nay vẫn thường làm. Xin nhắc lại tại đây một chân lý nguyên sơ rất mộc mạc: Đất nước này là của nhân dân, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là của đảng, đơn giản là đảng cũng chỉ là một bộ phận nhỏ trong nhân dân mà thôi. Dù đảng có yêu nước giả thử là hơn dân, thông minh hơn dân vài con sào đi nữa, đất nước vẫn là của nhân dân, trong đó đảng chỉ là một bộ phận. Đấy là giả thử thôi, hôm nay phải nói ngược lại. Song trên tất cả mọi lý lẽ, đất nước đang lâm nguy, làm cho nước mạnh lên để cứu nước là sự nghiệp của nhân dân cả nước, của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài. Đây không được phép là việc riêng của đảng. Đây không thể là công việc riêng của ĐCSVN, dù có muốn đảng cũng không làm nổi.  Không bao giờ được phép coi cứu nước là một việc riêng của đảng, bởi vì nhân dân cả nước không  bao giờ giao cho đảng một việc riêng như thế. Nhưng nhân dân sẵn sàng để cho đảng phục vụ một sự nghiệp như thế nếu đảng có phẩm chất và năng lực phục vụ sự nghiệp này đúng với ý nguyện của nhân dân và lợi ích của quốc gia. Nếu cứu nước không phải là việc riêng của đảng, nhất thiết đảng phải bàn luận với cả nước. Nếu làm đúng trách nhiệm là đảng đang độc nhất nắm quyền, ĐCSVN phải đứng ra tổ chức để nhân dân cả nước bàn bạc và quyết định việc cứu nước, chứ không phải ngăn cấm hoặc gây cản trở việc bàn luận, bưng bít báo chí… như hiện nay. Trong  sự nghiêp cứu nước, dứt khoát đảng phải chấm dứt việc loại nhân dân ra ngoài cuộc, đơn giản vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là sự nghiệp của nhân dân, không thể khác được, không ai làm thay được. Thậm chí phải nói, chính vì loại nhân dân ra ngòai cuộc, cho nên đảng đã liên tiếp vấp phải những thất bại nặng nề trong 40 năm đầu tiên đất nước độc lập thống nhất mà lịch sử chắc chắn sẽ không bỏ qua.  Ví dụ: -      Nếu ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 đảng phát huy trí tuệ và sức mạnh của nhân dân với tới cả tình thần đoàn kết và hòa giải dân tộc để xây dựng nên một thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, mọi chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân, lựa chọn con đường dân tộc và dân chủ cùng đi với cả thế giới tiến bộ để xây dựng và bảo vệ đất nước, hôm nay Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong thế giới này? Vì không làm được như vậy, phải nói đây là thất bại nghiêm trọng nhất trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của ĐCSVN. Con đường đã đi phải trải qua 4 cuộc chiến tranh đẫm máu, thế nhưng hôm nay đất nước vẫn chỉ đạt được mục tiêu dang dở: chưa hoàn thành nốt sự nghiệp cuối cùng đảng đã cam kết là đem lại độc lập tự do cho nhân dân. -      Nếu không loại nhân dân ra ngoài cuộc, nếu dựa hẳn vào nhân dân, coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là của nhân dân, tin vào sức mạnh của nhân dân, coi lợi ích của nhân dân và của quốc gia là trên hết, sợ gì mà không phát huy nhân dân đi cùng với cả thế giới để giữ nước và xây dựng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ. Đâu có cần thiết phải đến Thành Đô để tìm kiếm thứ liên minh khốn khổ này? -      Nếu trong toàn bộ quá trình đàm phán biên giới  Việt – Trung không bí mật với nhân dân, mà lại lấy nhân dân làm hậu thuẫn và dựa vào lẽ phải trong đời sống quốc tế, kết quả sẽ thế nào? -      Che giấu nhân dân biết bao nhiêu sự việc sai trái của Trung Quốc có làm giảm được tính bành trướng và sự thâm độc của Trung Quốc hay không? Vân… vân… -      … -      … Bí mật quốc gia lúc nào cũng có, song đấy là những vấn đề chiến lược hay chiến thuật cụ thể. Còn đường lối giữ nước, toàn bộ nhiệm vụ cứu nước thì phải dựa hẳn vào dân. Đấu tranh tổng hợp và toàn diện để giữ nước chống lại kẻ thù lớn hơn mình gấp bội, càng phải dựa vào dân, trang bị cho nhân dân mọi hiểu biết và thông tin để có thể dựa hẳn vào nhân dân, taọ mọi điều kiện phát huy sức mạnh và sự tham gia của dân vào việc nước… Chứ không phải là cung cấp cho nhân dân những thông tin định hướng, dậy dân theo kiểu làm cho nhiều thế hệ trẻ hôm nay vẫn không biết là đã xảy ra chiến tranh 17-02-1979, thậm chí xóa cả những vết tích các tội ác chiến tranh nhân dân ta đã phải chịu đựng, biết tên kẻ cướp mà cứ phải gọi nó là kẻ lạ, tầu lạ…  Và nhất là để cứu nước, đừng bao giờ coi dân là kẻ thù, áp dụng những cách đối xử dân như kẻ thù, trấn áp sự phản kháng chính đáng của dân nhân danh bảo vệ cái này cái nọ. Nói đi cũng phải nói lại, từng người dân cũng phải ý thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của chính mình: Đất nước này là của chính mình! Đừng bao giờ chịu bị loại ra đứng ngoài cuộc trong những vấn đề sống còn của đất nước. Đã đến lúc phải đặt ra nhiệm vụ cứu nước là sự nghiệp trọng đại nhất của toàn dân tộc ta lúc này. ĐCSVN bây giờ là gì, chính là thái độ của đảng đối với sự nghiệp trọng đại nhất của toàn dân tộc lúc này là cứu nước. *           Vâng, một phần tư thế kỷ quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc vừa qua, sự việc nước ta đi từ thất bại này đến thất bại khác trong mối quan hệ hai nước có một trong những nguyên nhân chiến lược quan trọng nhất là đã không lựa chọn con đường cứu nước phải là con đường làm cho đất nước mạnh lên. Những thất bại ấy là cái giá phải trả cho việc lựa chọn con đường dựa vào liên minh ý thức hệ để bảo vệ chế độ, trên cơ sở đó để giữ nước, và do đó đã đi tới cái quyết định Thành Đô. Con đường ấy được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định đi khẳng định lại nhiều lần qua sửa đổi Hiến pháp 2013, và mới đây nhất là khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội: Phải kiên trì bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân, đề phòng mọi kích động…           Một phần tư thế kỷ vừa qua, vì ưu tiên số một là phải bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng.., chứ không phải ưu tiên số một là làm cho đất nước mạnh lên với đúng nghĩa, nên đã đạt được trong chế độ toàn trị một đảng là: Chế độ “mạnh” lên, đảng “mạnh” lên – mạnh với nghĩa càng chuyên chính hơn với dân, càng “đảng hóa” mọi mặt đời sống đất nước… Còn đất nước ta trở thành cái gì như hôm nay và đang gần như thân cô thế cô như thế này trong cái thế giới mà nước ta đã hội nhập toàn diện thì cả nước đều thấy rõ. Thân cô thế cô giữa lúc cả thế giới – chỉ ngoại trừ Trung Quốc – muốn có một Việt Nam mạnh mẽ đứng vững chãi trên đôi chân của mình! Thật là quái ác làm sao! Đừng đổ hết mọi cái xấu, mọi cái nguyên nhân thua thiệt của ta cho phía Trung Quốc. Nghiêm túc thì phải tự phê bình – xin  tạm mượn cách nói theo ngôn từ ưa thích của Tổng bí thư – : Để cho đất nước yếu kém như hôm nay, để cho Trung Quốc lũng đoạn nước ta trầm trọng như thế này, có nguyên nhân chủ yếu là đảng càng ra sức bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng là ưu tiên hàng đầu. Hệ quả là cả chế độ và đảng ngày càng hư hỏng và tha hóa nhiều hơn. Chỉ cần xem thống kê hàng năm các tội phạm tham nhũng tiêu cực, quy mô các tội phạm này, mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, số đảng viên phạm tội ngày càng nhiều và chức vụ ngày càng cao – giữa lúc từ nhiều năm nay đang đẩy mạnh học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh… - đủ thấy rõ thực trạng hư hỏng và tha hóa này. Sự yếu kém toàn diện của cả nước hiện nay trước hết là tổng hợp sự tha hóa toàn diện của chế độ và của đảng, chứ không thể đổ lỗi cho Trung Quốc hay cho bất kỳ lực lượng thù địch hay diễn biến hòa bình nào. Đúng ra còn phải nhận định: Ưu tiên bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng như đã làm suốt một phần tư thế kỷ vừa qua trong khuôn khổ liên minh ý thức hệ Thành Đô với Trung Quốc đã hủ hóa đảng nghiêm trọng, đồng thời làm hỏng cả chế độ, làm hỏng cả đất nước. Nhiều giá trị đạo đức xã hội hôm nay băng hoại nghiêm trọng so với thời kỳ 1990… Đảng đang ngày càng cùn đi về trí tuệ và ý chí chiến đấu, bây giờ chỉ biết cố học đủ mọi thứ từ Trung Quốc, lúc này vẫn đang cử người đi học mọi thứ ở Trung Quốc… Đảng bây giờ chỉ biết ra sức bám vào quá khứ để biện minh cho vị thế chính trị hiện tại đảng đang nắm giữ. Đảng ngày càng co rúm thụ động trước mọi thay đổi diễn ra ở trong nước và trên thế giới, đến mức trên thực tế đảng đã tự đánh mất vai trò lãnh đạo lẽ ra phải có, đơn giản vì bất lực không thể vạch ra được lối thoát đất nước đang đòi hỏi. Đảng càng không dám đi tiên phong tìm lối thoát cho đất nước. Đảng hôm nay trên thực tế chỉ còn lại là một lực lượng chính trị mạnh nhất trong nước đang cai trị đất nước, với mọi quyền lực kinh tế và chính trị lớn nhất, với sự chi phối của các nhóm lợi ích chồng chéo. Đảng với tính chất mới được hình thành trong quá trình tha hóa như thế trên thực tế đang trở thành đảng của các nhóm quyền lực và các nhóm lợi ích khác nhau, rất thuận lợi cho quyền lực mềm Trung Quốc khai thác. Nghĩa là đảng cũng đang trở thành con tin của những thứ nhóm này, trở thành lực cản sự phát triển của đất nước. Trung Quốc đã đi được những nước cờ tệ hại quá đáng đối với nước ta, hù dọa và kiềm tỏa nước ta, ngăn cản được nước ta đi với cả thế giới.., trong đó có nguyên nhân quan trọng là đảng đang ở trong thực trạng yếu kém như hiện nay. Từng đảng viên, trước hết là những người giữ trọng trách trong đảng, nếu còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ đảng, nếu còn tự trọng danh dự người đảng viên, còn chút tấm lòng với đất nước, xin hãy cùng nhau nhìn thẳng vào thực trạng hiện nay của đảng. Riêng đối với đảng viên, tôi xin giãi bầy: Muốn cứu nước thì phải cứu đảng trước! Đấy là món nợ lương tâm và là trách nhiệm chính trị phải trang trải của mỗi đảng viên đối với đất nước. Đảng viên không cứu đảng thì còn ai làm nữa?  Đối với cả nước, tôi  không thể đòi muốn cứu nước trước hết phải cứu đảng.  Nhưng đối với đảng viên, tôi bắt buộc phải nói như vậy, vì lẽ: Nếu từng đảng viên không làm được cho đảng của mình với tính cách chỉ còn là lực lượng chính trị mạnh nhất  như hiện nay phải thay đổi đến mức lột xác về ý thức hệ và về phẩm chất, để cùng đi chung với toàn dân tộc trong sự nghiệp làm cho đất nước mạnh lên, sẽ là một thảm họa cho đất nước. Vì như thế, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước rồi đây sẽ phải đối kháng với lực lượng chính trị mạnh nhất này trong nước, đầu rơi máu chẩy cho vô nghĩa sẽ là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu mỗi đảng viên hôm nay sớm quên hoặc không biết quá khứ đau thương của dân tộc ta trong 4 cuộc chiến tranh vừa qua của đất nước, xin chịu khó học nhờ các bài học xương máu đang nóng hổi của nhân dân các nước Trung Đông,  Bắc Phi và Ukraina hiện nay… Cho nên không gì may mắn hơn cho đất nước chúng ta, nếu làm cho lực lượng chính trị mạnh nhất này ý thức được nhiệm vụ chính trị mới này để tự lột xác cùng đi với cả dân tộc. Đảng dù yếu kém như hiện nay, song biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết vẫn dư lực ý thức được và làm được nhiệm vụ chính trị đáng phải làm này, thậm chí có thể sẽ là quân chủ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng đại này của quốc gia. Làm được như thế, từ trong hàng ngũ các đảng viên của đảng sẽ xuất hiện những gương mặt mới trong hàng ngũ cứu nước của quốc gia, rồi sự rèn luyện của cuộc sống sẽ làm nên tất cả những gì cuộc sống đòi hỏi. Ai suy nghĩ gì về lời giãi bầy này thì tùy, trước sau tôi cho rằng vận mệnh của đất nước trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay và trong thực trạng yếu kém của đất nước chỉ đặt ra cho các đảng viên ĐCSVN sự lựa chọn duy nhất này mà thôi.  Truyền thống yêu nước là nền móng đầu tiên xác lập nên ĐCSVN khi còn đang mất nước. Trước Cách mạng Tháng Tám, trong 2 cuộc kháng chiến và cả nhiều thời kỳ sau này nữa.., hầu hết hay rất nhiều người gia nhập ĐCSVN trước hết là vì yêu nước, muốn hy sinh chiến đấu giải phóng đất nước, tự nguyện xin được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tại sao trong đảng không lấy truyền thống yêu nước ấy để hôm nay xác định cho mình con đường cùng đi với cả dân tộc? Hãy bắt đầu từ việc đảng không được phép coi đất nước là của riêng mình. Nhân dân dân là nhân vật trung tâm của sự nghiệp cứu nứơc hôm nay. Hay là bây giờ quyền lực, tiền bạc và mọi lợi ích ích kỷ cùng với mọi sa đọa khác đã làm biến chất đảng tất cả?  Trong tình hình hiện nay, nếu đảng viên không cứu nổi đảng của mình để chọn con đường cùng đi với cả dân tộc như thế, đảng chỉ còn lại sự sàng lọc không thể cưỡng lại của quy luật tự nhiên. Lựa chọn con đường làm cho đất nước mạnh lên để cứu nước trước hết có nghĩa là tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện sự nghiệp làm cho đất nước mạnh lên * (1) Thế giới đã chuyển hẳn sang một cục diện mới của trật tự quốc tế đa cực, mọi giá trị và phương thức tập hợp lực lượng quốc tế đã thay đổi sâu sắc rất khó lường, quan hệ kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đặt ra cho mọi quốc gia những vấn đề và thách thức hoàn toàn mới. (2) Trong cái nóng bỏng của trật tự quốc tế mới hiện nay vấn đề Trung Quốc càng làm cho cả thế giới mất ổn định hơn và có nhiều tác động trực tiếp đến nước ta với tính cách vừa là nạn nhân trực tiếp nhất của bành trướng bá quyền Trung Quốc và vừa là trận địa của những đụng độ giữa các quyền lực lớn. (3) Đất nước bắt buộc phải có một thể chế chính trị mới đủ sức phát huy sức mạnh của toàn dân tộc cho việc thoát khỏi khủng hoảng hiện nay và đi vào một thời kỳ phát triển mới bền vững của con đường dân tộc và dân chủ, để từ đó mới có thể đứng vững ngay trên trận địa của đất nước đầy sóng gió. Nội dung của nhiệm vụ cứu nước đặt ra cho nhân dân ta lúc này chính là xử lý thắng lợi 3 vấn đề trọng đại ấy của hôm nay. ĐCSVN hôm nay là gì? Câu trả lời phụ thuộc vào việc đảng có đặt ra cho mình và cho cả nước câu hỏi Hiện nay có hay không có vấn đề cứu nước? như đã trình bầy trên, cùng bàn bạc với cả nước để trả lời bằng được câu hỏi này. Nhìn lại 25 năm qua từ Thành Đô, như đã nói ngay ở trên, liên minh ý thức hệ tìm kiếm ở Thành Đô thực chất là do ảo tưởng hay do lo sợ, nên trên thực tế là đã đi tìm kiếm liên minh với kẻ vừa mới làm thịt nước mình liên tiếp mấy trận liền. Chính vì thế trong ¼ thế kỷ tiếp theo của liên minh này nước ta bị ăn thịt tiếp nhiều lần là điều tất yếu, làm sao tránh được? Sự thật này còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. Bởi vì Thục Dương Vương, giữ hòa hiếu trong tư thế một quốc gia độc lập, Người thua chẳng qua chỉ vỉ mất cảnh giác mà thôi. Còn ở Thành Đô, ĐCSVN tự nguyện ép mình đi hẳn với liên minh mà vẫn thua mất cả chì lẫn chài. Thỏa thuận hòa hiếu cấp cao giữa hai nước mới đây nhất là năm 2011 cũng chỉ là một mớ giấy và chữ, không thể cản nổi cái giàn khoan HD 981. Nó còn cay đắng hơn muôn phần ở chỗ cuối cùng thì Thục An Dương Vương cũng nhận ra được kẻ thù làm mình mất nước là ai. Còn nước ta hôm nay? Còn hôm nay, ĐCSVN và những người đứng trong hệ thống chính trị của đất nước liệu đã nhận dạng được kẻ đã nhiều lần ăn thịt mình và bây giờ đang lăm le ăn thịt mình tiếp hay chưa? Trả lời câu hỏi này tùy thuộc ĐCSVN lúc này và trong quá trình chuẩn bị cho đại hội XII có đặt ra hay không đặt ra vấn đề cứu nước như đã trình bầy trong bài viết này hay không./. Nguyễn Trung Hà Nội, ngày 05-07-2014   Theo Việt- studies [1] Sách trắng về “Sự thật Quan hệ Việt Nam Trung Quốc 30 năm qua”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1979. http://thuctu.blogspot.com/2012/07/sach-trang-su-that-ve-quan-he-viet-na... Tham khảo thêm [2] Tham khảo thêm: Thư của Nguyễn Trung ngày 28-10-2010 gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,  Http://nguyentrung-vt.blogspot.com, nhãn Đảng Cộng Sản Việt Nam. [3] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Xin hãy mở to mắt”, http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_HayMoToMat.htm [4] Tham khảo: (1) Tổng bí thư Lê Duẩn nói về Trung Quốc   http://nguyenxuanhung.com/page/detailinfo/idc/12/id/156/le-duan-noi-ve-t.... (2) Sách trắng “SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC  TRONG 30 NĂM QUA” http://sachhiem.net/LICHSU/NXB_ST/NXBSuThat_1.php. (3) Trần Quang Cơ: Hồi ức và suy nghĩ http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2014/06/HOI-UC-SUY-... Nguồn: http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTro...
......

CSVN đổi lập trường vụ HD 981?

Sau 2 tháng ‘lình xình” trong nội bộ kể từ khi Bắc Kinh cho mang giàn khoan HD981 vào tận sân nhà của Việt Nam vào ngày 2/5 cho đến nay, bốn nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam đã có những phát biểu mà một vài dư luận đã vội đánh giá rằng đã có thái độ “cứng rắn” đối với các quan hệ hữu nghị với Trung Quốc hiện nay. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: “Xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nhưng không lùi bước trước sự đe dọa”. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Không đánh đổi chủ quyền để nhận lấy hữu nghị viển vông và lệ thuộc”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu: “Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải gìn giữ”. Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Gìn giữ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng phải giữ vững chủ quyền”. Tuy mỗi người phát biểu mỗi vẻ khác nhau, nhưng đều tập trung vào hai vấn đề “hữu nghị” và “chủ quyền” trong quan hệ ngày một phức tạp giữa CSVN và Trung Cộng hiện nay.   Đọc kỹ các phát biểu này rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội không nhắm vào đối tượng chính là nhà cầm quyền Bắc Kinh mà là để nói cho người dân, hay đúng hơn là cho cán bộ và đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam nghe cho bớt bức xúc trước hành động hung hăng và bạo ngược của tàu hải giám Trung Cộng tấn công thô bạo vào các tàu cảnh sát biển của Việt Nam.   Nói cách khác là những leo thang các hành động ngang ngược của Bắc Kinh - qua vụ đâm nát tàu cảnh sát biển rồi còn tố ngược lại là do chính tàu Việt Nam gây sự, tấn công và những thái độ khinh miệt, gọi Việt Nam là “đứa con hoang đàng” phải “dạy cho một bài học” - đã phá vỡ lô cốt “tự kiềm chế để tránh những xung đột” của lãnh đạo Hà Nội bấy lâu nay, để nhích lên lằn ranh “chỉ trích Bắc Kinh” nhưng lại hướng vào dư luận Việt Nam chứ không phải Trung Cộng. Đây là điểm then chốt mà chúng ta phải nhận diện cho rõ để không có những vọng động như một số người đã “bày tỏ” vui mừng rằng lãnh đạo Hà Nội đã thay đổi lập trường - từ mềm sang cứng - đối với Bắc Kinh. Có người còn cho rằng các phát biểu nói trên còn biểu hiện sự thống nhất quan điểm của Bộ chính trị để “bật đèn xanh” cho phía chính phủ tiến hành vấn đề pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc nay mai. Những phát biểu của bộ tứ còn được tô đậm thêm bằng màn biểu diễn mới đây của ông Nguyễn Tấn Dũng khi chủ tọa phiên họp chính phủ đầu tháng 7/2014 về cái gọi là “chuẩn bị cho tình huống xấu” nếu Trung Quốc tấn công về mặt kinh tế”.   Gọi đây là màn biểu diễn vì trong thực tế chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng không có khả năng đối phó nếu Trung Quốc thực sự gây khó khăn cho nền kinh tế của Việt Nam trên ba lãnh vực: 1/ Nguyên vật liệu sản xuất bao gồm các mặt hàng công nghiệp; 2/ Đóng cửa giao thương ở biên giới; 3/ Rút các gói thầu và đầu tư ra khỏi Việt Nam. Rõ ràng là 2 tháng qua, chính sách bảo vệ chủ quyền bằng đường lối thương thuyết ngoại giao hòa bình của Hà Nội đã hoàn toàn thất bại. Nó đã không chỉ khiến cho Trung Quốc ngày càng hung hăng bạo ngược thêm trên biển Đông, mà còn tỏ thái độ khinh thị, coi thường ý chí chiến đấu của dân tộc Việt Nam khi chính bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đánh giá vụ HD 981 chỉ là “mâu thuẫn nhỏ trong gia đình”. Ngoài ra, sự kiện quốc hội không ra nghị quyết về vụ giàn khoan HD 981 vì cho là tình hình chưa đến mức nghiêm trọng, đã như giọt nước làm tràn sự phẫn uất của dư luận nên vì thế mà lãnh đạo Hà Nội đã phải chữa cháy bằng một số phát biểu nói trên. Tóm lại, toàn bộ các tuyên bố và xử sự của bộ tứ Hùng, Dũng, Sang, Trọng trong những ngày qua vẫn không có gì đột phá mang tính giải pháp mà chỉ là những trò múa may để “tự lừa”, nhằm khỏa lấp thái độ nhu nhược không dám có bất cứ hành động nào, đối với sự hung hăng trên biển Đông của Trung Cộng hiện nay. Lý Thái Hùng    
......

Lòng Tin Chết Lặng

Ôi xã tắc Con đường nào cũng dẫn đến pháp trường Bàn tay chỉ đường nào cũng bàn tay đao phủ (Nguyễn Trãi trước giờ tru di - Trần Mạnh Hảo) Chẳng hiểu do đâu những câu thơ Trần Mạnh Hảo viết vào năm 1993 lại có thể tiên tri như câu sấm Trạng Trình. Làm sao ông biết được rằng cái mảnh đất mà tiền nhân quý như xương thịt này tuy chưa chính thức mất vào tay giặc nhưng đã mất rồi trong tay của đám nịnh thần. Cả nước ngẩn ngơ trước hàng tá những văn kiện bán nước mà Trung Cộng đã thu thập từ thế kỷ trước và nay trưng ra trước Liên Hiệp Quốc. Cả nước đắng cay trước chính sách hành xử nhu nhược hèn kém với giặc nhưng lại rất hung bạo với dân của lãnh đạo CSVN. Một đất nước thấm nhuần đạo lý nhân nghĩa giờ đây luân thường đem bỏ ở gác bếp. Và số phận dân tộc như Ức Trai ngày xưa, nhìn ra chỉ thấy con đường nào rồi cũng dẫn ba họ đến pháp trường, bàn tay chỉ đường nào cũng là bàn tay đao phủ. Thế mà bài phát biểu của lãnh đạo tại Shangri-La lại nói đến “Xây dựng lòng tin chiến lược” !? Ngài Thủ Tướng còn nhấn mạnh với thế giới rằng: “... nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ ‘mất lòng tin là mất tất cả’ ...” Hiển nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng đang muốn nói đến "lòng tin chiến lược" giữa các nước trong vùng, nhưng còn một "lòng tin chiến lược" còn quan trọng hơn nữa. Đó là Lòng Tin Chiến Lược giữa đảng Cộng Sản và dân tộc Việt Nam. Vì muốn xây dựng được lòng tin nơi xóm giềng thì chính gia đình mình phải tin được nhau trước đã. Ở cấp quốc gia cũng vậy, một quốc gia mà chính người dân trong nước còn không tin vào chính phủ thì khó mà các quốc gia khác có thể tin vào chính phủ đó được. Thật vậy, giữa lúc cái lòng tin chiến lược quốc tế chưa thành hình nổi vì các nước khác cứ thấy Hà Nội tiến 1 bước lại lùi 2 bước trong cách đối phó với Trung Cộng, thì lòng tin chiến lược với dân tộc đang trên đà phá sản nhanh chóng. Tục ngữ dân gian có câu mà ông Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo CSVN biết rõ: Một lần thất tín, vạn sự không tin. Huống chi sự thất tín của đảng đã lặp lại hàng trăm hàng ngàn lần từ chuyện lớn như công hàm Phạm Văn Đồng, Bôxít Tây Nguyên, Vinashin, Vinalines, ... đến các trò gạt gẫm của các quan chức hàng ngày đối với dân và ngay trước mắt dân chứ chẳng cần che giấu gì nữa. Lòng tin của dân đối với đảng quả thật đã cạn kiệt, khô héo tận cốt lõi! Lòng tin đó khô héo, vì các đòn ngày càng hung bạo và ngày càng hèn kém của công an, bất kể uy tín và bộ mặt của một nhà nước, từ những trò "bao cao su đã qua xử dụng", đến các cảnh ban đêm ném lén đồ dơ nước bẩn vào chỗ ở của các nhà tranh đấu cho nhân quyền, đến những chuyện dân tự treo cổ trong tư thế "ngồi" tại đồn công an, ... Nỗi bức xúc và sự khinh bỉ của người dân đối với giới lãnh đạo đang sống nhờ công cụ bạo lực công an đã tràn lan trên mạng Internet. Một đảng viên về hưu thấy chị Trần thị Nga, người tranh đấu bền bỉ cho dân oan, bị côn an (công an giả dạng côn đồ) đánh đến gãy chân đã chua chát lắc đầu: “Đối với Tàu Cộng xâm lược thì các nhà quân sự ta nhũn như con chi chi. Đối với dân thì thẳng tay đàn áp, đánh cả đàn bà con trẻ. Hèn nhát nhục nhã thì lại bảo tại ta yêu chuộng hoà bình, thế đánh dân thì yêu cái “con tự do” gì?”.   Lòng tin đó khô héo, vì thái độ trịch thượng tự xem mình là cha mẹ và coi toàn dân như một lũ trẻ con. Chỉ cần đọc thử vài hàng trong một bài viết tiêu biểu Những kẻ ‘ấu trĩ tả khuynh trong chính trị’ đang lợi dụng tình hình nóng bỏng trên Biển Đông, đăng trên báo Pháp Luật Thành Phố, là đủ thấy rất rõ. Và sau kiểu lý luận vừa dạy vừa phán trong cả bài thì Ban Tuyên Giáo kết luôn “… nhân dân luôn cần có Đảng để soi đường chỉ lối, ...”. Thái độ xem dân như con nít đó không chỉ nằm trên mặt báo mà hiện ra bằng xương bằng thịt hàng ngày qua từng bộ mặt công an cau có, hống hách, la mắng, và chỉ chực đánh "con nít" ngay trên đường phố. Lòng tin đó khô héo, vì đầu óc lãnh đạo đã xơ cứng với những giáo điều của thế kỷ trước. Thế giới cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đã nằm trong đống rác lịch sử gần 25 năm rồi nhưng lãnh đạo vẫn phân tích, vẫn nhìn vạn vật dưới lăng kính "giai cấp", dưới sự phân chia "tả khuynh, hữu khuynh", và vẫn dè bỉu ước vọng chính đáng của người dân về một xã hội công bằng dân chủ văn minh mà cả thế giới đang theo đuổi. Xin tạm dùng tiếp bài báo tiêu biểu bên trên để dẫn chứng về lập luận mà lãnh đạo đảng đã nói ở nhiều nơi: “…họ tự cho rằng chủ nghĩa cộng sản sắp sụp đổ và là thời cơ để thay đổi, đổi mới. Họ mong muốn xây dựng ‘một quốc gia cường thịnh’, điều này hoàn toàn chính xác và cũng là mong ước của 90 triệu người Việt Nam. Nhưng tiếc thay, cái ‘quốc gia dân chủ’ là ‘dân chủ nhập khẩu, rập khuôn từ các nước Phương Tây…”. Trong khi thực tế trước mắt, cái gọi là "dân chủ tập trung" đã hiện nguyên hình là trò lừa bịp, và các quốc gia dân chủ Tây Phương đã bỏ chúng ta lại với “thiên đường xã hội chủ nghĩa” cách xa họ hàng thế kỷ về mọi mặt từ dân sinh đến khoa học, văn hóa và kinh tế.   Lòng tin đó khô héo, vì các khuôn mặt đại diện Đảng nói dối quá trắng trợn. Và có lẽ vì nói dối quá nhiều, quá thản nhiên nên cũng quên lời mình nói rất nhanh. Nhưng trong thời đại Internet ngày nay, người dân có nhiều phương tiện để kiểm chứng đâu là sự thật, và các dữ kiện, các câu phán đang nằm vĩnh viễn trong kho dữ kiện kỹ thuật số (digital database) của nhân loại. Đơn cử như chuyện nói dối rất gần đây của ông Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ. Ngày 4/6 vừa qua, nhiều trang mạng báo chí của nhà nước ta đã đăng tải hình ảnh về cuộc biểu tình của nhân dân Trung Quốc và cuộc tàn sát đẫm máu đêm ngày 3 rạng ngày 4 tại quảng trường Thiên An Môn 25 năm trước. Tuy nhiên đến cuối ngày, loạt bài này đã đồng loạt bị kéo xuống và không còn truy cập được nữa. Sáng ngày 5/6 trả lời phỏng vấn của BBC về sự kiện trên, ông Nguyễn Thế Kỷ nói tỉnh bơ: “hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt tin tức trong nước về sự việc này”. Hay như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong thông điệp đầu năm 2014 tuyên bố rất hùng hồn rằng "Dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm" nhưng khi dân dự tính xuống đường biểu tình phản đối giàn khoan 981 của Trung Cộng vào tháng 6/2014 thì cũng chính "ngài" len lén gởi tin nhắn riêng đến điện thoại của dân để cấm trong khi tại Việt Nam vẫn chưa có luật biểu tình, nghĩa là "pháp luật không cấm". Lòng tin đó khô héo, vì thái độ quá hèn kém của toàn giàn lãnh đạo đảng CSVN. Sau khi im lặng không dám nói một lời hoặc len lén nói với vài tổ dân phố, nay các lãnh đạo đảng lại bên ngoài khẳng định thái độ "không làm gì cả" là cách hành xử khôn ngoan, và bên trong gấp rút giáo dục tư tưởng đảng viên phải biết sợ Bắc Kinh để giữ ghế cai trị. Có lẽ tiêu biểu nhất cho thái độ "Hèn với Giặc là vinh quang" này là tuyên bố của ông Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á. Trước mắt cả thế giới và khu vực ông Phùng Quang Thanh không ngần ngại luồn cúi trước Trung Quốc bằng phát biểu xem việc khiêu khích trắng trợn của Bắc Kinh, việc mất dần chủ quyền đất nước, việc ngư dân Việt mất mạng hàng tuần trên Biển Đông, việc tàu cảnh sát biển Việt Nam bị đâm hàng ngày quanh giàn khoan, tất cả chỉ là chuyện nhỏ, chuyện lục đục trong gia đình. Và tuyên bố kiểu đó hàm ý lời hứa hải quân Việt Nam sẽ không có phản ứng gì trước các "chuyện nhỏ trong gia đình" đó, Bắc Kinh muốn làm gì thì làm.   Và lòng tin đó khô héo, vì những lạm dụng từ ngữ của giới lãnh đạo đảng và guồng máy tuyên truyền của họ, đến độ tưởng như người Việt không còn hiểu được tiếng Việt nữa. Chẳng hạn như cứ mỗi lần tàu Trung Cộng chạy từ giàn khoan ra thì tàu cảnh sát biển Việt Nam lại bỏ chạy; Và mỗi lần chạy không kịp lại bị đụng nát hông tàu, thành tàu. Nhưng báo chí cứ thoải mái ca ngợi đó là hành động "dũng cảm, mưu trí, linh hoạt”. Nó khôi hài đến độ người đọc chảy cả nước mắt không hiểu vì cười quá hay vì đau lòng quá. Một thí dụ khác là câu mà Ban Tuyên Giáo Trung Ương tung ra nhiều trong những ngày gần đây, đó là "kiên quyết thảo luận với Trung Quốc”. Kiên quyết thảo luận nghĩa là sao? Nghĩa là đối phương không chịu nghe thì ta vẫn nói, nói một mình? Có phải cái điện thoại không cắm dây trong hình Ngoại trưởng Phạm Bình Minh gọi sang Trung Quốc phản đối là một dẫn chứng cho sự kiên quyết này? Rồi sau kiên quyết thảo luận sẽ là gì? Là kiên quyết dũng cảm bỏ chạy mỗi khi thấy hải quân Trung Quốc? Kiên quyết không chấp chuyện nhỏ nhặt trong gia đình? Kiên quyết nhường cho Bắc Kinh những gì chúng muốn lấy? Và Kiên quyết tạ tội với Bắc Kinh để được tiếp tục đóng vai chư hầu? Tóm lại, có thể nói lòng tin chiến lược đã trở thành lòng tin chết lặng, chính yếu là vì người dân Việt nhục quá, nhục đủ mọi mặt, nhục không chịu được nữa! Dân tộc Việt Nam không có khả năng chịu nhục như hàng ngũ quan chức đang nắm quyền, và lại càng không có khả năng chịu nhục như giàn lãnh đạo thượng tầng đảng CSVN. Và chính nhờ khí phách không chấp nhận quốc nhục đó mà đất nước và dân tộc Việt Nam còn tồn tại đến ngày hôm nay, sau biết bao triều đại xâm lăng và bán nước.
......

Thư chào mừng Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

Thư chào mừng Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam   Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong ngoài nước và các Thân hữu dân chủ quốc tế. Kính thưa Quý thành viên sáng lập Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.           Một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thê thảm của Việt Nam hôm nay (ngạt thở chính trị, tụt hậu kinh tế, thất thoát tài chánh, lộng hành tham nhũng, bùng nổ bạo lực, tràn lan dối trá, suy thoái văn hóa, xuống cấp giáo dục, băng hoại đạo đức, ô nhiễm môi trường, bất ổn nhân sinh, mong manh quốc phòng và cận kề hiểm họa ngoại xâm…), đó chính là vì Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ nay dưới chế độ Cộng sản, hoàn toàn không có tự do ngôn luận và tự do báo chí.             Đảng và nhà cầm quyền Cộng sản -trong mục tiêu tối thượng là muôn năm trường trị trên toàn dân và toàn nước- đã tự cho mình cái quyền định đoạt đâu là sự thật, đâu là lẽ phải, đâu là chương trình phát triển hiện tại và đâu là dự phóng thành tựu tương lai của đất nước (chủ nghĩa xã hội hoang tưởng). Do đó, họ đã dùng tất cả bạo lực chính trị và nguồn lực tài chánh để đẻ ra cả một một nền báo chí công cụ (lên tới cả ngàn đơn vị) với đội ngũ phóng viên quốc doanh (lên tới hai mươi ngàn người, chưa kể đội ngũ dư luận viên còn đông đảo hơn nữa), ngõ hầu thao túng, lèo lái và đầu độc công luận trong lẫn ngoài nước, cung cấp cho quốc dân và quốc tế một biển thông tin với 3 đặc tính thường xuyên nổi bật: trình bày sự kiện dối trá, đưa ra lý luận quàng xiên và áp đặt phán đoán sai lạc. Tất cả đã và đang khiến đất nước phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như nói trên và khiến Việt Nam luôn đứng hàng chót của thế giới về mọi mặt.           Chưa hết, nhà cầm quyền độc tài còn mạnh tay đàn áp những “tôi tớ của sự thật” là các nhà báo quốc doanh có lương tâm, các nhà báo độc lập có thiện chí, bằng nhiều luật lệ (như điều 79, 88, 258 bộ Luật hình sự, như nghị định 72 và 174 về internet, như Luật báo chí…) bất chấp các công ước về nhân quyền mà VN đã ký kết, và bằng những biện pháp bạo lực (sách nhiễu hăm dọa, phong tỏa kinh tế, giam cầm kết tội…), bất chấp các tiêu chuẩn của thế giới văn minh về tự do ngôn luận và tự do báo chí.           Đứng trước tệ nạn và thảm trạng này, Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam gồm những nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, trong và ngoài hệ thống báo chí quốc doanh, nay đã ra đời như một đáp ứng can đảm và cần thiết trước tình thế. Mọi ai yêu dân chủ và tự do, nhân quyền và dân quyền tại VN lẫn thế giới đều vui mừng chào đón sự kiện lịch sử này, trong đó có Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm chúng tôi.            Hội Tù Nhân Lương Tâm hoàn toàn tán thành các mục đích của Hội Nhà Báo Độc Lập, như “phản ánh trung thực những vấn đề nóng bỏng của xã hội và đất nước” vốn thường bị báo chí quốc doanh che giấu hay xuyên tạc; “phản biện những chính sách bất hợp lý của nhà nước” vốn khinh thường ý kiến nhân dân và chỉ nhắm lợi ích cục bộ; “tổ chức trao đổi, đối thoại với các cấp chính quyền về tự do báo chí và quản lý xã hội”, vì đó là nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng của nhân dân; “hỗ trợ về tinh thần và vật chất, hoạt động tương thân tương ái giữa các hội viên”, để nhà báo khỏi vì miếng cơm manh áo hay phục tùng sợ hãi mà trở thành công cụ trong tay nhà cầm quyền; “lên tiếng và có hành động cần thiết để bảo vệ những người làm báo vì tiến bộ xã hội, nhưng bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày, khủng bố”, vì đây là mối ô nhục của đất nước và là mầm suy thoái của xã hội; “đấu tranh yêu cầu nhà cầm quyền hủy bỏ những điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự được dùng để áp chế tự do báo chí”, vì đây là sự chà đạp trắng trợn quyền được biết và được nói sự thật của quốc dân; “thu hút và đào tạo cây viết trẻ nhằm đóng góp cho nền báo chí chuyên nghiệp Việt Nam trong tương lai”, vì hiện tại, với “nền báo chí cách mạng”, lương tâm đại đa số nhà báo quốc doanh bị lu mờ và khả năng chuyên môn của họ chẳng còn phục vụ chính nghĩa; “thu hút và tạo môi trường sinh hoạt cho các nhà báo và cộng tác viên báo chí, không phân biệt báo nhà nước hay truyền thông xã hội”, để những con người này thể hiện được thiên chức cao quý của mình là công bố sự thật, bênh vực lẽ phải ngõ hầu phục vụ lợi ích của đất nước và toàn dân chứ không của bất chứ phe đảng nào.           Chúng tôi biết rằng nhà cầm quyền ưa độc tài, sính gian trá và chuộng bạo lực này đang tìm cách dùng các luật lệ bất công vô lý của họ để phi pháp hóa sự xuất hiện của Quý Hội, dùng lực lượng phóng viên công cụ và dư luận viên đầy tớ của họ để vu khống và lăng mạ bản chất của Quý Hội, dùng mạng lưới công an để cấm cản các hoạt động và sách nhiễu, thậm chí bắt bớ các thành viên của Quý Hội. Chúng tôi chúc Quý Hội hãy can đảm tiến bước, vì Sự thật và Công lý đứng về phía chúng ta cũng như Đồng bào và thế giới dân chủ đứng bên cạnh chúng ta.           Đất nước chỉ phồn vinh, xã hội chỉ tiến bộ, quốc gia chỉ độc lập và nhân dân chỉ hạnh phúc khi tại Việt Nam có một nền báo chí tự do với những người làm báo độc lập, chỉ biết lấy lương tâm ngay chính làm ánh sáng, sự thật trọn vẹn làm tiêu chuẩn và công bình xã hội như động lực cho mình.           Việt Nam ngày 06-07-2014           Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam
......

Sao lại đi học kẻ thù?

Được biết người ta mới cử một đoàn cán bộ cấp vụ sang Trung Quốc để học xây dựng Đảng và công tác cán bộ.     Những người được cử đi học được gì? -      Được một chuyến tham quan du lịch (bằng tiền nhà nước cũng tức là của dân đóng góp). -      Được nghe cán bộ Trung Quốc thuyết giảng cái gì Trung Quốc cũng hay cũng giỏi để mà thán phục. -      Được ăn cơm Tàu, được chiêu đãi nồng hậu, có quà cáp hoặc được thưởng thức gái Trung Quốc. Ăn cơm Trung Quốc thì phải nói hữu nghị với họ, biết ơn họ mặc dầu họ đang cướp biển, đảo của nước mình. Cũng có người trở thành thân Trung Quốc hoặc thành người của họ, về sẽ tuyên truyền cho họ. Người có “sáng kiến” chủ trương việc đi học này còn có ý tỏ cho “nước bạn” biết là thần phục họ, coi họ là bậc thầy trong công tác và kinh nghiệm hay để mong ông Tập qua đường dây nóng gợi ý với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử vào vị trí cao trước Đại hội Đảng Việt Nam khóa XII tới.       Họ học được gì? Cứ đem “Tuyển tập Hồ Chí Minh” ra học và dạy thì có đủ lời hay, ý đúng trong mọi công tác, kể cả công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Hãy đọc lại các nghị quyết của Đảng Lao động và Đảng Cộng sản cũng đã thấy tiêu chuẩn “Cán bộ là đủ Đức, Tài; Đức là chủ yếu” được ghi nhiều lần rồi. Trong các nghị quyết và tài liệu cũng đã từng ghi “lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải là người có đạo đức và năng lực và được tín nhiệm”, vấn đề là có thực hiện đúng thế không, việc gì phải sang Trung Quốc về nói là học được những điều đó. “Lựa chọn quần chúng ưu tú, được thử thách để kết nạp vào Đảng và Đảng viên phải tiên phong gương mẫu trong mọi việc” cũng đã có trong các chỉ thị, nghị quyết cả rồi, phải đâu đoàn cán bộ phải sang Trung Quốc mới học được đem về những điều tưởng là “mới” ấy! Hơn nữa, cứ tổng kết từ Việt Nam ta cũng thiếu gì kinh nghiệm phong phú, cần gì phải đi học ai. Trong kháng chiến gian khó ác liệt có điều kiện thử thách thực tế nên phát triển Đảng cũng như tuyển chọn, đề bạt cán bộ đúng nhiều, có sai cũng rất ít. Trong hòa bình, chức quyền nhỏ nhất cũng phải là Đảng viên mới được giao nên nhiều người chẳng vì lý tưởng chẳng tiên phong gương mẫu cũng tìm mọi cách để được vào Đảng. Tiếp đến tham nhũng tràn lan “dột từ nóc” (Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói), rồi “mua quan bán chức”, ưu tiên “con ông cháu cha” nên Đảng suy thoái, người có thực tài, thực đức, cương trực thì gạt bỏ, một số có học hàm dễ kiếm bằng giả, cơ hội, vô tài, bất đức, nịnh bợ thì được trọng dụng. Nghe đâu còn có chủ trương hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi nơi sẽ gửi 100 cán bộ sang Trung Quốc để họ đào tạo. Nếu đúng thì đây là chủ trương “gửi trứng cho ác”! Nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ làm gì? Trước hết họ đối xử nhiệt tình nồng hậu, họ sẽ “mua” và gài bẫy “mỹ nhân kế”, đây là nghề truyền thống của họ, họ đã thực hiện thành công ngay cả đối với những người lãnh đạo cao nhất của một số nước. Họ sẽ tuyên truyền cho 200 cán bộ đó: Trung Hoa là trung tâm của thiên hạ, sẽ là siêu cường lãnh đạo thế giới. Họ sẽ giáo dục chính trị, văn hóa Trung Quốc cho thấm nhuần tư tưởng và trách nhiệm làm “phiên thần” của “Đế chế Đại Hán tộc”.     Sao lại vào lúc nước sôi lửa bỏng đương diễn ra? Trong khi Trung Quốc đang lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta, thái độ hung hăng bạo ngược, quyết tâm tiến chiếm biển, đảo của chúng ta và thóa mạ ta “đưa đứa con hoang đàng trở về nhà” mà Đảng, Chính phủ hoặc một nhóm nào đó lại làm những việc có tính chất “làm thân”, “cầu hòa” như nêu trên đây, thì thật là nhục nhã.   Kẻ xâm lược thì phải gọi là kẻ thù, không thể khác. Năm 1979, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói thế lực bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân ta, rất đúng. Trong tình hình ác liệt, một mất, một còn như hiện nay mà gửi cán bộ cho nước thù đào tạo để làm thân thì thử hỏi trong họ còn có chút nào dòng máu Lạc Hồng và chút nào chí khí quật cường của dân tộc Việt Nam nữa không?   N. T. V. Tác giả gửi BVN.   Xem thêm: Đoàn cán bộ Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu về công tác xây dựng đảng tại Trung Quốc: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/thoisu/2014/7524/Doan-can-bo-Ban-To-c... Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/27802
......

Tại sao lại sợ hai tiếng “độc lập” đến thế?

(Nhân sự kiện ra đời Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam) Ngày 4/7/2014 Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập với nhiều thành viên sáng lập là đồng nghiệp và chiến hữu của người viết bài này. Tuy không có tên trong đó vì những lý do riêng, nhưng tôi hoàn toàn tán thưởng và đánh giá cao sự kiện này như một cái mốc quan trọng trên con đường khẳng định lại những quyền căn bản tự nhiên của con người và công dân đã bị Nhà nước toàn trị tước đoạt từ lâu. Nhân đây, tôi muốn đặt vấn đề với các “cơ quan chức năng” về thái độ đối xử của họ với các hội đoàn dân sự ĐỘC LẬP đã và sẽ ra đời không ít trong thời gian tới.   Bản thân tôi và nhiều bạn viết là thành viên trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam (gọi tắt là BVĐ VĐ), cũng như trang mạng của Ban (vanviet.info) đã trải nghiệm cách đối xử bất minh, bất chấp pháp luật, bất chấp thực tế, bất chấp hiệu quả, bất chấp lòng người của một số “cơ quan chức năng” ấy. Tôi ghi nhận: trong thời gian đầu, cơ quan An ninh có thái độ khá đứng đắn đối với việc thành lập Ban VĐ VĐ. Bằng nghiệp vụ theo dõi của họ, An ninh đã biết ngay từ lúc manh nha sự kiện này, và đã đến gặp vài người có tên sớm trong danh sách, trong đó có một nhà thơ nổi tiếng. Nhưng họ chỉ hỏi để biết, chứ không yêu cầu, sách nhiễu gì. Bản thân tôi được “mời làm việc” vài ngày trước khi Tuyên bố Ban VĐ VĐ lên mạng. Họ cũng chỉ hỏi thông tin, và tôi đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về việc vận động cho một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp có mục tiêu lành mạnh, trong sáng của các nhà văn. Trong buổi “thăm hỏi” của một số sĩ quan an ninh mới đây, tôi cũng khẳng định lại và nói rõ thêm mấy điểm:   1/ Việc ra đời Ban VĐ VĐ là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp hiến, hợp quy luật phát triển của xã hội. Chúng tôi chỉ làm cái việc tương tự ông Kim Ngọc đã “khoán hộ” cho nông dân trước Đổi mới. Rồi đây, chẳng lâu đâu, những việc như việc này sẽ là bình thường và Nhà nước sẽ phải chấp nhận, nhất là sau khi Luật Lập hội được ban hành.   2/ Các hội đoàn chính thống từ trước đến nay thực chất đều là các cơ quan nhà nước được bao cấp. Việc ấy có thể thích hợp với thời chiến để huy động mọi lực lượng cho cuộc “chiến tranh nhân dân”, nhưng sang thời bình, lẽ ra phải chấm dứt từ lâu, đã bị kéo dài quá mức cần thiết. Theo quy luật, cứ được “bao” (và “lãnh đạo”, và “bao” chính là để “lãnh đạo”) như thế, chúng sẽ thoái hoá, biến chất, trở thành ít nhất là quan liêu, trì trệ, thụ động, tệ hơn là vô tích sự, ăn bám, tệ hơn nữa là biến thành các nhóm lợi ích, mất hết uy tín với ngay trong giới của mình.   3/ Bản chất tự nhiên của các hội đoàn phải là ĐỘC LẬP với kinh phí tự lo toan, tự trang trải. Có ĐỘC LẬP, chúng mới thực sự là của những người cùng chí hướng, nguyện vọng, tự nguyện tổ chức và hoạt động. Có ĐỘC LẬP, chúng mới có thể làm những công việc thực sự hữu ích cho nghề nghiệp của mình và cho xã hội, nói đúng tiếng nói của giới hữu quan cho Nhà nước biết sự thật. Thế là xã hội, Nhà nước có lợi, mà chẳng tốn kém gì (tất nhiên Nhà nước nên tài trợ một cách bình đẳng cho mọi hội đoàn căn cứ vào hiệu quả hoạt động của họ, thông qua những Quỹ Tài trợ được điều hành bởi các nhân vật có uy tín, công tâm, phi quan cách, giống cách làm của các nước văn minh trên thế giới).   4/ Nếu muốn, Nhà nước vẫn có thể kiểm soát các hội đoàn này qua nhiều kênh, tốt nhất là qua luật pháp nghiêm minh, công khai – thậm chí Đảng Cộng sản vẫn “lãnh đạo” được thông qua các đảng viên của mình (như trong Ban VĐ VĐ, thiếu gì đảng viên lâu năm, đầy công trạng!).   5/ Một số việc làm sách nhiễu, ngăn chặn BVĐ VĐ rất không hay, mang tiếng mà chẳng ích gì. Thí dụ: Chặn tường lửa Văn Việt mà số người gửi bài, số người đọc… cứ tăng lên (có khi càng bị chặn, càng kích thích tò mò!). Đi “vận động” rút tên thì đại đa số đều gặp câu trả lời KHÔNG. Ngăn cấm bài của các thành viên đăng báo thì… cũng chẳng ai cần (tuy có những người mất thu nhập hàng tháng khoảng 5-6 triệu đồng nhưng thời buổi này đâu có ai… chết đói), ngược lại chính các báo bực mình vì mất những cây viết được bạn đọc yêu thích (và thực tế đã có những báo “xé rào” vẫn đăng bài của thành viên BVĐ VĐ).   6/ Tóm lại, Nhà nước nên ủng hộ các hội đoàn ĐỘC LẬP, đâu có hại gì cho Nhà nước, mà lại có được thiện cảm với dân và với quốc tế, và chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc vào TPP! Tôi vẫn hy vọng “các cơ quan chức năng” biết nhìn nhận thực tế và quy luật phát triển xã hội, đoạn tuyệt với tư duy quá cũ kỹ, để có đối sách đúng đắn với các hội đoàn dân sự độc lập, trước mắt là với Hội Nhà báo Độc lập mới ra đời. Tại sao?   Trước nhất tôi biết không ít người có trách nhiệm cao trong các “cơ quan chức năng” thực lòng nghĩ giống chúng tôi, nhưng miễn cưỡng làm trái lòng mình chỉ vì phải chấp hành chỉ thị từ đâu đó. Một kinh nghiệm cá nhân: tôi có nhiều bạn học làm lãnh đạo Ban Tư tưởng Văn hoá Trưng ương. Một vị Phó Ban rất quý mến tôi, vị ấy từng làm Lớp trưởng trong khi tôi làm Lớp phó phụ trách Học tập nên rành nhau quá! Có lần, trong một lần họp lớp cũ, cựu Lớp trưởng mở đầu cuộc họp bằng một câu làm tôi sửng sốt: “Mấy mươi năm qua, trong lớp ta có nhiều người thành công, như… anh Hoàng Hưng đóng góp rất nhiều cho Văn học!” (đúng thời gian đó, tôi đang bị “tổng xỉ vả” trên hầu hết báo chí vì mấy tập thơ “ngoài luồng” của mình). Tôi kêu lên: “Ông Phó ban Tư tưởng Văn hoá vừa nói đấy nhá!”. Cả lớp cũ (trong đó rất nhiều Giáo sư văn học, cán bộ tuyên huấn các cấp) cười ầm! Các “cán bộ chức năng” không còn tin ở việc mình phải làm, cứ phải làm ngược lòng mình, hỏi làm sao làm cho tốt được kia chứ?   Hai nữa, giờ đây, có nhắm mắt cũng thấy… quy luật nó cứ xồng xộc đến, bất kể anh thích hay không thích. Mà đâu như ông Ăngghen từng nói: “Tự do là hành động đúng quy luật”. Vậy có ai muốn hình dung mình sẽ… “mất tự do” vào một ngày không xa?   Để kết luận, tôi xin long trọng nhắc lại: Với các hội đoàn, thì quy luật là: Hội đoàn phải là tổ chức quần chúng ĐỘC LẬP, thuộc về xã hội dân sự! H. H.   Nguồn: boxitvn.blogspot.com.au
......

Hội Nhà Báo Độc Lập chứ không phải là tổ chức chính trị độc lập

Thực tế không thể nào phủ nhận, bên cạnh những người làm báo nằm trong hệ thống lãnh đạo bởi đảng CSVN, có rất đông những người làm báo tự do và cũng không ít những người làm báo thuộc các tổ chức dân sự, tôn giáo và cả các tổ chức chính trị khác. Những người làm báo đó là những người làm ra các tác phẩm báo chí dưới dạng bài viết, băng ghi hình, ảnh thời sự...công bố trên mạng xã hội, web cá nhân, web hội đoàn, cơ quan truyền thông trong và ngoài nước.   Đã có hội nhà báo của những người làm báo theo cộng sản thì tất yếu phải có hội nhà báo dành cho những người làm báo tự do hoặc theo các chính kiến khác. Sự ra đời của nhiều hội nhà báo (hoặc nhiều hội nghề nghiệp khác) bên cạnh hội nhà báo (hoặc các hội nghề nghiệp) do đảng CSVN lập ra và lãnh đạo là sự tất yếu của một xã hội phát triển và đi lên văn minh. Sự ra đời của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) là đáp ứng yêu cầu của xã hội, là nơi quy tụ tự nguyện của những người làm báo để hỗ trợ lẫn nhau nâng cao tay nghề, giúp đỡ nhau trong công việc nhằm nâng cao chất lượng của các tác phẫm báo chí để phục tốt hơn cho công bằng xã hội, cho sự tiến bộ của đất nước, cùng nhau đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận như hiến pháp đã quy định, và trước mắt, đặc biệt phục vụ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước tình thế lâm nguy đang cận kề.   Theo tiêu chí của hội vừa công bố, cũng như qua thành phần hội viên ban đầu, lực lượng nòng cốt của hội là những người làm báo tự do có quan điểm cá nhân độc lập, nhưng hội cũng sẵn sàng đón nhận sự tham gia tự nguyện của tất cả các nhà báo ôn hòa thuộc các tổ chức xã hội khác, không phân biệt chính kiến, tôn giáo và tư tưởng chính trị. Hội viên IJAVN có thể có những người thuộc các tổ chức hội đoàn xã hội, các tổ chức tôn giáo và các tổ chức đảng phái chính trị trong và ngoài nước, nhưng IJAVN không đặt dưới sự lãnh đạo hoặc chịu sự chi phối của bất cứ tổ chức nào. Ý nghĩa của từ ĐỘC LẬP, trong Hội Nhà báo Độc lập là ở chỗ đó. Nghĩa là độc lập với mọi tổ chức kể cả tổ chức chính quyền.   Quan điểm chung của những thành viên sáng lập ban đầu, IJVN không phải là một tổ chức ĐỐI LẬP như một số người lầm tưởng, mà chỉ là một hội nghề nghiệp ĐỘC LẬP. Từ những tiêu chí đó, với tư cách cá nhân, tôi xin trao đổi lại một số ý kiến phản biện trước sự ra đời của IJAVN trong hai ngày qua. Luồng ý kiến thứ nhất: IJAVN không nên cho những nhà báo cộng sản hoặc các đảng phái chính trị khác tham gia vì những người nầy sẽ lũng đoạn hoặc chi phối IJAVN theo đường lối của đảng phái của họ. Lúc đó IJAVN không còn độc lập nữa. Ngay trong nội bộ của 43 thành viên sáng lập ban đầu cũng có một, vài người boăn khoăn về vấn đề này. Chưa kể có ý kiến cho rằng khi có thành viên là đảng viên CS tham gia vào hội sẽ dấy lên mối nghi ngờ  IJAVN là tổ chức độc lập trá hình do đảng CSVN dựng lên như trước đây họ đã từng dựng lên bao nhiêu tổ chức ở miền Nam.   Xin thưa, trước những lo lắng và nghi ngờ như vậy thì chỉ còn cách là chờ xem IJAVN sẽ làm gì. Nếu IJAVN làm ngược lại tiêu chí của mình đề ra ban đầu thì tự nó sẽ bị mất uy tín và sụp đổ. Hơn nữa, trong xã hội dân sự, việc lập ra các hội nhà báo (cũng như các hội nghề nghiệp khác) theo tiêu chí khác với IJVN là quyền của công dân theo hiến định. Không nhất thiết chỉ có hai hội nhà báo là: Hội Nhà Báo VN thuộc đảng CSVN và Hội Nhà Báo Độc Lập VN của những người làm báo độc lập. Không ai có quyền không cho ra đời các hội nhà báo ví dụ như hội nhà báo Việt Tân, hội nhà báo chống Việt Tân, hội nhà báo chống Mỹ, hội nhà báo chống cộng ...  Luồng ý kiến thứ hai: Đã là nhà báo độc lập thì để mỗi người đứng riêng rẽ độc lập, không nên vào một tổ chức nào, vì đã vào tổ chức thì không còn độc lập nữa. Xin thưa rằng, IJAVN là một hội nghề nghiệp độc lập với các tổ chức chính trị, độc lập với nhà nước... Còn những người làm báo độc lập, làm báo tự do có quyền liên kết với nhau thành hội để giúp đỡ nhau hành nghề, hỗ trợ nhau nâng cao tay nghề, tạo điều kiện hoạt động, hỗ trợ nhau vật chất lẫn tinh thần và pháp lý để bảo vệ lẫn nhau trước sự áp chế của những thế lực cường quyền phản động. Những người làm báo chân chính luôn đụng đến sự thật cho nên luôn có những kẻ thù, không đoàn kết nương tựa lẫn nhau thì làm sao chống đỡ lại được trước những kẻ thù đó, đặc biệt là kẻ thù ngoại xâm hung tàn và thâm độc đang "thập diện mai phục" ngay trong đất nước của chúng ta. HNC Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de  
......

Trằn trọc tháng bảy (tiếp theo)

5. Kiện hay không kiện? Có ba vấn đề khác nhau: - Về đường lưỡi bò chiếm 80% Biển Đông thì Trung Quốc vô lý hoàn toàn, Việt Nam dứt khoát phải cùng với các nước vừa kiện vừa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn như liên kết với Hoa Kỳ, lập liên minh phòng thủ Biển Đông, vân vân, Việt Nam không có lý do gì lảng tránh việc này. - Về những giàn khoan ngang ngược, cũng giống như việc đường lưỡi bò nhưng phức tạp hơn vì ranh giới chồng chéo và cũng liên quan đến Hoàng Sa - Trường Sa, có thể phát sinh nhiều luận điểm, tuy nhiên vẫn phải kiện, và đừng quên nếu không có sức mạnh thực tế thì cũng không đẩy được chúng đi. Nói chung, việc kiện ra các tòa án quốc tế, dù hiệu quả ít hay nhiều vẫn phải tiến hành, để vạch rõ chính nghĩa, vì danh dự dân tộc hoặc tạo hồ sơ giải quyết sau này. - Riêng Hoàng Sa (và có thể cả Trường Sa) thì khó khăn hơn nhiều, dân đã có kiến nghị yêu cầu nhà nước phải kiện Trung Quốc, nhưng nhà nước thì lưỡng lự, chập chờn, không chuẩn bị gì, bây giờ quyết định không kiện gì hết (?), mà chỉ tuyên truyền (chắc là để xoa dịu cho dân yên tâm) [theo thông tin mới nhất thì Thủ tướng đã giao các cơ quan củng cố hồ sơ để báo cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước cân nhắc việc đấu tranh pháp lý về Biển Đông; xem ở đây – BVN]! Ở đây có nhiều điều cần thảo luận.   Trước hết phải đau lòng thừa nhận rằng việc Hoàng Sa - Trường Sa nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc thì khả năng thua nhiều hơn thắng. Tại sao? Đồng ý rằng về pháp lý công hàm Phạm Văn Đồng (trả lời Bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó họ khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Trung Quốc) không có giá trị “mua bán”, vì người ta không thể bán cái không có trong tay mình, vì không có sự đồng thuận của chính phủ ở nửa nước miền Nam, hoặc vì chưa thông qua Quốc hội, vân vân. Nhưng trách nhiệm của Công hàm Phạm Văn Đồng lại nguy hại ở ý nghĩa khác. Đối với Hoàng Sa - Trường Sa công hàm Phạm Văn Đồng tuy không có giá trị pháp lý của một giao kèo mua bán hay sang nhượng, nhưng có giá trị của một bản tuyên bố chính thức, minh định nhận thức và lập trường của chính phủ Việt Nam, để Trung Quốc và thế giới được rõ, rằng Hoàng Sa - Trường Sa là của Trung Quốc (đã là của Trung Quốc thì đương nhiên không phải của Việt Nam, Việt Nam chúng tôi không liên quan gì đến các quần đảo đó!) Một người khách quan đọc bản công hàm ấy ắt phải hiểu như thế. Nếu có kẻ nào còn mơ hồ tưởng lầm Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam thì hãy xem thêm các bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam sẽ rõ! Phạm Văn Đồng đã giúp Trung Quốc chu đáo đến thế là cùng. Trong công hàm Phạm Văn Đồng không cần có nửa lời về Hoàng Sa - Trường Sa là đương nhiên, vì đã minh định Hoàng Sa - Trường Sa là của Trung Quốc thì cũng như các đảo Bành Hồ, Trung Sa… chứ liên quan gì đến Việt Nam đâu mà phải đề cập? Đã của Trung Quốc, không phải của Việt Nam thì Trung Quốc cứ tự nhiên sử dụng, cần gì đến chuyện “mua bán” hay sang nhượng? Một sự phủ định chủ quyền thản nhiên và sạch trơn như vậy còn tai hại hơn một giao kèo bán đất rất nhiều, vì nếu “bán” thì trước khi bán Hoàng Sa - Trường Sa vẫn còn là của Việt Nam, sau này còn có thể chuộc lại, nhưng khẳng định như Phạm Văn Đồng có nghĩa là từ trước chí sau Hoàng Sa - Trường Sa không liên quan gì đến Việt Nam cả. Chu đáo đến thế thì con cháu bây giờ hết chỗ cựa (nếu cãi lại sẽ sẽ phạm luật estoppels). Là người Việt Nam dù với chính kiến nào, không ai muốn hải đảo nước mình rơi vào tay Trung Quốc, nhưng giải pháp “khôn ngoan” muốn hạ thấp trách nhiệm của công hàm Phạm Văn Đồng để vừa thoát khỏi ràng buộc với Trung Quốc mà vẫn bảo vệ được uy tín cho Đảng Cộng sản e rằng bất khả thi. Bây giờ, sau nửa thế kỷ mới trưng các bản đồ lịch sử ra, xét về tình, thế giới có thể thông cảm, nhưng về lý, mình đã trói mình quá chặt thì cũng khó gỡ ra, ấy là chưa kể lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh. Tự chối bỏ chủ quyền thì còn tai hại hơn bán chủ quyền. Vì thế, đối với Hoàng Sa - Trường Sa kiện thì cứ kiện, nhưng chỉ có thể giải quyết trong một giải pháp trọn gói, chống lại toàn bộ sự xâm lấn của Trung Quốc cả ở biển đảo và trên đất liền. Thật vậy, việc xâm chiếm Việt Nam đâu chỉ giới hạn ngoài biển đảo? Nào ai biết đã có bao nhiêu văn bản ký kết tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm dần lãnh thổ Việt Nam, đi đôi với việc xâm lấn nhân sự vào các cấp lãnh đạo từ tỉnh huyện đến Trung ương? Muốn thoát khỏi cái ách Trung Quốc đã quàng rất nhiều vòng vào cổ dân tộc này, tức là muốn “Thoát Trung” chỉ có một con đường duy nhất là từ bỏ thể chế cũ một cách thật sự, để một nhà nước mới, một nhà nước dân chủ, mới có tư cách nhân danh nhân dân chối bỏ những ràng buộc mà chế độ cũ đã ký kết, phương hại đến đất đai, chủ quyền của Tổ quốc Việt Nam. 6. Thoát Trung chủ yếu là thoát về chính trị, không phải văn hóa   Lịch sử đưa đẩy hai nước Việt Trung vào cùng một “đại gia đình Cộng sản” là tạo ra cơ hội bằng vàng, nhốt con thỏ và con sói vào cùng một chuồng thành hai anh em ruột, chị em ruột. Thế là toàn bộ chương trình dài hơi nhằm nô dịch Việt Nam, biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới của Trung Quốc được thiết kế trên cái nền Cộng sản, trong đó “quyền đảng” được nâng lên tối đa và “quyền dân” thực tế bị hạ xuống tối thiểu, khiến cho hai đảng cứ tự do làm việc ngầm với nhau, quyết định mọi việc trong quan hệ cá lớn nuốt cá bé, trong khi nhân dân bị đứng ngoài cuộc. Vậy đây là một cuộc cờ chính trị “vĩ đại”, yêu cầu thoát Trung chẳng qua là thoát khỏi sự kìm kẹp chính trị cộng sản khủng khiếp ấy. Trong tiến trình ràng buộc có sử dụng sự ràng buộc kinh tế, ràng buộc tư tưởng, ràng buộc văn hóa - xã hội, nhưng tất cả chỉ là phương tiện nhằm cái đích nô dịch chính trị. Chính trị là cái nút thắt, cũng là nơi để chiếc chìa khóa mở ra. Nếu hiểu lý thuyết rằng văn hóa hoặc kinh tế là nền móng rồi dồn sức vào các lĩnh vực mênh mông là văn hóa hoặc kinh tế thì chỉ luẩn quẩn mãi trong rừng rậm không có lối ra, có khi gây tác dụng ngược, cuối cùng vẫn bị yếu tố chính trị thắt lại, vì chính trị nhanh tay hơn, ma mãnh hơn văn hóa và kinh tế rất nhiều. Thật vậy, về văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam tuy có những điều bất lợi nhưng nhìn tổng thể cũng là điều bình thường xưa nay, trong đó có xấu có tốt, có thể điều chỉnh, có yếu tố đã trở thành sức mạnh của Việt Nam. Thế giới có khoảng 200 quốc gia nhưng con số những nền văn hóa lớn thì ít hơn rất nhiều, mỗi nền văn hóa lớn thường tỏa rộng ảnh hưởng ra các quốc gia xung quanh, tạo nên những vùng “địa văn hóa”, “cụm văn hóa” gồm nhiều quốc gia lân cận. Quan hệ quốc tế hiện nay làm cho ranh giới “địa văn hóa” mờ dần đi, ngày càng thâm nhập vào nhau một cách đa phương nên muốn dùng độc quyền văn hóa làm công cụ nô dịch cũng không dễ dàng như trước. Trái lại những giá trị văn hóa dù hình thành ở đâu cũng là thành quả chung của loài người để dùng chung như ta dùng lửa, dùng điện, dùng Internet vậy. Không có gì phải mặc cảm khi một quốc gia nằm trong cụm văn hóa Hy-La hay văn hóa Trung Hoa…   Mặt khác, vì xã hội luôn có hai thành phần tương sinh tương khắc là nhân dân và tầng lớp thống trị nên nền văn hóa nào cũng cấu thành bởi hai nhân tố xung khắc ấy, vừa có mặt nhân văn tích cực của nhân dân, lại có mặt phản dân chủ mà giới cầm quyền khéo dùng làm công cụ để nô dịch dân mình và nô dịch cả dân nước khác, đồng thời tất cả vẫn nằm trong dòng tiến hóa từ lạc hậu đến ngày một văn minh hơn. Khi du nhập những nét văn hóa tích cực luôn phải thanh lọc những yếu tố nô dịch tiêu cực hoặc không phù hợp với tập quán dân tộc mình. Điều này dân tộc Việt Nam đã làm, làm khá thành công nên sau 1000 năm Bắc thuộc mà vẫn không bị đồng hóa. Tóm lại, thái độ đối với văn hóa là sàng lọc, đồng hóa hoặc tẩy trừ từng phần chứ không nhất thiết phải xử lý trọn gói. Tấm gương biết sàng lọc văn hóa không ai bằng cụ Phan Châu Trinh, xuất thân Nho học, tiếp tận Âu Tây mà biết sàng lọc rất trúng, vừa chống “hủ Nho” vừa chống “hủ Âu” trở thành nhà dân chủ, nhà cách mạng đầu tiên của nước nhà [*]. Cụ chẳng vì chuộng Âu mà phải thoát Á, vì khi đã lệch về một phía thì dễ thiên vị, quên sàng lọc mà tôn sùng cả cái xấu của người ta.   Điều oái oăm với văn hóa Việt Nam là trong khi dòng chảy văn hóa đang từng bước tự hoàn thiện thì có sự du nhập “một nền văn hóa trọn gói” nặng tính ngoại lai và áp đặt, là “văn hóa vô sản” thực chất là “văn hóa cộng sản”, “văn hóa đảng”. Nói văn hóa Cộng sản có tính “trọn gói” vì nó tách biệt hẳn ra thành một khối, không kế thừa, dính vào đâu là nó hủy diệt các giá trị truyền thống ở đó, nên không có khả năng hòa đồng vào bất kỳ nền văn hóa nào. Vì bản chất là phi dân chủ nhưng lại nhân danh dân chủ nên văn hóa cộng sản cộng hưởng ngay với chất mị dân của chủ nghĩa thân dân phong kiến, mà thực chất là vương quyền áp đặt, tôn sùng minh quân, đồng thời làm mất gốc dân chủ và tương thân tương ái của văn hóa bản địa, thay bằng thứ tình yêu giai cấp vừa chật hẹp giữa con người lại vừa mở rộng phi lý vượt biên cương. Chính nền chuyên chính độc đảng toàn trị Cộng sản đã làm cho quan hệ “quỳ lạy-xin cho” tiêu cực của văn hóa phong kiến trỗi dạy và làm tha hóa xã hội đến mức bệnh hoạn. Tôi hiểu đấy chính là lý do khiến nhà báo Lê Phú Khải phải kịch liệt phê phán thứ “văn hóa quỳ lạy” đang chế ngự xã hội. Một nét tiêu cực của văn hóa phong kiến như thế tưởng đã qua đi, nay gặp môi trường mới thích hợp lại nảy nở thành một tệ nạn, chứ đạo Nho chỉ khuyên người ta đứng thẳng, không khuất phục trước uy vũ (uy vũ bất năng khuất) và con người phải biết tự trọng thì người khác mới trọng mình (nhân tự trọng nhi hậu nhân trọng chi, nhân tự khinh nhi hậu nhân khinh chi), Khổng giáo không khuyên người ta quỳ lạy. Văn hóa Khổng Mạnh vừa sinh ra Phan Châu Trinh rất dân chủ, vừa sinh ra tên vua Khải Định thích dân quỳ lạy. Cho nên Cụ Phan viết thư hạch tội vua Khải Định 7 điều, trong đó tội thứ nhất là quá tôn quân quyền, cậy quyền thế mà ép dân, tội thứ nhì là không công bằng và tội thứ ba chính là “Chuộng sự quỳ lạy”! Ngày nay một lực lượng vũ trang ăn lương của dân mà coi dân như cỏ rác, ngang nhiên thách thức “chỉ biết còn Đảng còn mình”, tất nhiên nịnh trên mà nạt dưới, thì chắc chắn người đưa ra khẩu hiệu rất “quỳ lạy” đó không hề đọc sách Khổng Mạnh mà chỉ nhiễm “văn hóa Đảng” thôi. Nhiều người dân vào đồn công an bị đánh đến phải quỳ lạy, nơi “quỳ lạy” ấy không hề có đạo Khổng, chỉ có “6 điều Bác dạy” (mặc dù lời dạy cũng có câu “với dân phải kính trọng, lễ phép”). Thuở nước nhà sơ khai, các trí thức chịu ảnh hưởng đạo Nho và văn hóa Trung Hoa rất nhiều, nhưng những Giang Văn Minh, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt đã dùng chính chữ Nho làm vũ khí chống lại Tàu, sức mạnh Nho giáo đã thành sức mạnh dân tộc. Trong khi Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc lại dùng chữ Nho để theo Tàu phản bội Tổ quốc, còn khối kẻ hàng Tàu bây giờ đâu có biết một chữ Nho bẻ làm đôi? Vậy hèn mạt hay anh hùng ít khi do nền văn hóa, chủ yếu do nhu cầu chính trị, vì chính trị gắn với quyền lợi và nhu cầu sinh tồn.   Ngay chuyện bây giờ, khi ta nói sở dĩ Đảng Cộng sản Việt Nam phải lệ thuộc Tàu là do Ý thức hệ cộng sản thì cũng chỉ đúng một phần. Đâu có phải cứ hai nước cùng chung Ý thức hệ Cộng sản thì thôn tính nhau? Vấn đề là nước Cộng sản nhỏ muốn tiến hành chiến tranh, rồi lại muốn chống xu thế dân chủ để tiếp tục nắm quyền độc trị thì phải dựa vào nước Cộng sản lớn giúp đỡ, nước lớn vốn rắp tâm xâm lược nên sử dụng sự giúp đỡ làm cái bẫy để bắt Đảng Cộng sản nhỏ bán dần chủ quyền, mặc dù đến nay cả hai bên chẳng ai xây dựng chủ nghĩa Cộng sản gì hết, chẳng ai còn tin vào cái bánh vẽ “thế giới đại đồng”. Vậy bản chất sự lệ thuộc Tàu là do ràng buộc chính trị trong môi trường Cộng sản, như một hệ quả đau đớn của việc chọn con đường Cộng sản, chứ không phải do sự thấm nhuần Ý thức hệ. Ý thức hệ chỉ là yếu tố bắt nguồn lúc đầu. Những kẻ theo Tàu hiện nay là do nhu cầu chính trị, do quyền lợi chứ chẳng vì lý tưởng giai cấp vô sản gì hết. Lại so sánh chế độ miền Bắc và chế độ miền Nam trước đây về hai mặt Thoát Trung và Khổng học. Miền Nam còn giữ Khổng học rất nhiều, từ sách vở đạo đức, đến quan hệ xã hội nhưng họ dứt khoát Thoát Trung, biểu hiện ở việc chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974, và quy định một số nghề người Hoa không được làm để phòng người Tàu chi phối kinh tế và quốc phòng. Trong khi miền Bắc khi đó bài trừ Khổng học, coi Khổng học là phong kiến phản động nên phá hết văn chỉ, đem câu đối làm cầu ao, chuồng lợn, đấu tố Nho học, thì lại ôm chân Tàu rất rõ, dập khuôn Tàu, phụ thuộc Tàu đến nỗi sinh ra nguy cơ Bắc thuộc hiện nay. Vậy không phải chống Khổng học thì Thoát Trung mà có khi ngược lại, vì nhiều nét của Khổng học đã được người Việt đồng hóa để thành vốn liếng văn hóa của chính người Việt. Cuối cùng, xin cảm ơn việc khơi ra cuộc thảo luận Thoát Trung, đã huy động được sự đóng góp từ nhiều phía, làm cho một vấn đề rất hệ trọng được sáng ra, lần đầu tiên được đề cập một cách hệ thống, thiết tưởng là một sáng kiến đóng góp rất hữu ích cho công cuộc Thoát Trung hiện nay. 7. Nghĩ về mấy ngụy biện trong việc chống Tàu xâm lược * Ngụy biện về đoàn kết và phân ly: Như quy luật của muôn đời, sự đấu tranh để dân chủ hóa luôn luôn là cuộc đấu tranh giữa giới cai trị và giới bị trị, giữa chủ và thợ, nước nào cũng có, ở những mức độ khác nhau. Nhưng Đảng Cộng sản muốn phủ định, coi như cuộc đấu tranh ấy không có trong xã hội ưu việt này, nên dùng khẩu hiệu “ý Đảng lòng dân” để đúc hai khối “cai trị và bị cai trị” thành một khối đồng nhất (nhưng đầy mâu thuẫn bên trong). Dân mà “có ý kiến khác” tức tách khỏi khối đúc ấy thì không phải là dân, Đảng coi là kẻ xấu hay là địch đấy! - Nay trước tình trạng bị nước Cộng sản lớn xâm lược đang xuất hiện ngụy biện: “Bây giờ phải tập trung chống xâm lược, cả nước phải một lòng, đứng dưới sự lãnh đạo mà chống giặc, trong nước mà còn đấu tranh với nhau là mắc mưu chia rẽ của phản động đấy!”. Lời hô hào nghe cảm động ghê, đoàn kết cả với kẻ nội xâm, nội gián sẵn sàng “mở cửa thành” cho giặc hả? - Lập trường đúng đắn của Đảng ta là làm bạn với tất cả mọi người, không liên minh với nước này để chống lại nước kia! Nghe sao đạo đức quá, thế sao trước đây lại dựa hẳn vào Liên Xô - Trung Quốc để đánh “Mỹ-Ngụy”, sao bây giờ chỉ liên kết chiến lược toàn diện, thiết lập cả đường dây nóng với quân xâm lược, để đề phòng nhân dân ư?... Ngụy biện này là để giải thích vì sao Việt Nam không liên minh chiến lược với Hoa Kỳ, nhưng nội bộ Đảng giải thích với nhau nếu liên minh với Hoa Kỳ thì mất Đảng! Vẫn biết nếu liên minh với Hoa Kỳ thì sẽ không mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn là mất Đảng! Thế là rõ! - Nhiều nhà nghiên cứu, bình luận cứ phát hiện “con đường cho Việt Nam”, “lối thoát cho Việt Nam”, “giải pháp tối ưu cho Việt Nam” mà không biết rằng bây giờ làm gì có “Việt Nam” như một khối thống nhất. Như ông Lê Hồng Hà nhận xét “Đảng bây giờ chỉ còn mỗi chức năng là cản trở sự phát triển của dân tộc”, vậy thì bài toán cho chính quyền Việt Nam và bài toán cho nhân dân Việt Nam là hai bài toán đáp số ngược nhau, đáp số tối ưu cho bên này sẽ là tai họa cho bên kia, làm gì còn khái niệm “Việt Nam” chung chung?   * Ngụy biện về cương và nhu Bất đắc dĩ phải tuyên bố công khai mâu thuẫn với Trung Quốc (về lãnh hải thôi, còn những mâu thuẫn khác vẫn giấu biệt), nhưng không cho dân bộc lộ sự phẫn nộ, mà khuyên “phải bình tĩnh, chuyện lâu dài không nóng vội, mâu thuẫn như anh em trong nhà, mình phải chung sống lâu dài với nước bạn, bát nước đổ đi khó bốc lại, ta cần mềm dẻo giữ hòa bình để phát triển kinh tế…”. Ai cũng biết cương quá hay nhu quá đều không tốt, nhưng lúc cần nhu lại cương, lúc cần cương lại nhu thì thật quái đản.   Có một danh ngôn “kẻ nào chấp nhận nhục nhã để tránh chiến tranh cuối cùng sẽ lãnh đủ cả hai thứ đó”. Có cứng rắn, không sợ chiến tranh mới tránh được chiến tranh. Chính sự hèn nhát là thủ phạm rước chiến tranh vào nhà! Còn tình nghĩa anh em ư, nó đập vào mặt, nó nhục mạ cả dân tộc, nó xâm lăng rành rành, nó tè vào cái bát nước hữu nghị, còn anh em nữa ư? * Ngụy biện về lòng thương dân Người ta đang giải thích phải chịu nhún nhường Tàu Cộng hết cỡ vì sợ đánh nhau thì nhân dân khổ! Chỉ thương dân thôi! Ôi chao, cảm ơn! (Giá nói 50 năm trước đây thì hơn). Sao một bảng thống kê về điều tra, chỉ xếp nhân dân Việt Nam thuộc loại hạnh phúc thứ nhì thế giới thôi nhỉ, chắc vì lúc ấy cơ quan điều tra chưa được “quán triệt” chủ trương rất cảm động này.   H. S. P. (2-7-2014) - - - [*] “Nhân vật Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay/ Sàng lọc và kết hợp văn hóa Đông Tây”: http://www.hasiphu.com/baivietmoi_12.html Nguồn: Bauxite Việt Nam
......

SAIGON - HỌP MẶT XÃ HỘI DÂN SỰ VỀ CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP.

Hôm nay, 04/07/2014 tại Chùa Liên Trì, Q2, Sài Gòn, các nhóm hội xã hội dân sự (XHDS) có buổi họp mặt với chủ đề chính là bàn thảo về Công đoàn Độc lập. Khách tham gia cuộc họp dành một phút tưởng niệm những người đã hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu.   Cuộc họp được bắt đầu lúc 08:45 và dự kiến kết thúc lúc 11:30. Nội dung cuộc họp bao gồm: - Chào mừng sự ra đời của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam - Chào đón cô Đỗ Thị Minh Hạnh trở về. - Bàn thảo về Công đoàn Độc lập. - Quyền tự do lập hội - tụ họp ôn hòa. Được biết, đây là cuộc họp mặt thường kỳ của các nhóm hội XHDS. Kỳ họp lần này do Con Đường Việt Nam điều phối. Trong nội dung cuộc họp, có bàn đến quyền tự do lập hội và tụ họp ôn hòa. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết đã có một số cá nhân không thể ra khỏi nhà vì bị cơ quan công quyền dùng lực lượng an ninh, trinh sát ngoại tuyến, công an khu vực chặn cửa. Danh sách bị chặn chưa cập nhật đầy đủ bao gồm: - Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông bị canh nhà từ chiều 3/7. Sáng nay, khi bước ra khỏi nhà, ông liền bị đẩy vào nhà bằng sức mạnh và số đông. - Ông Phạm Bá Hải. Ông Hải ngoài việc bị chặn còn bị gửi giấy triệu tập lên trụ sở CA làm việc ngay lập tức - Chánh trị sứ Hứa Phi và các tín đồ Cao Đài bị chặn và câu lưu tại Lâm Đồng. - Anh Hoàng Văn Dũng bị chặn tại nhà riêng.   Trước chùa Liên Trì, Quận 2, có hàng chục trinh sát ngoại tuyến, an ninh... canh gác và quay phim, chụp hình. Tuy nhiên, cuộc họp vẫn đang diễn ra... Danh sách các Hội nhóm: 1. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự 2. Hội Tù Nhân Lương Tâm 3. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất 4. Cao Đài 5. Phật Giáo Hòa Hảo 6. Tin Lành 7. Bạch Đằng Giang Foundation 8. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền 9. Hội Anh Em Dân Chủ 10. Hội Nhà báo Độc lập 11. Mạng Lưới Blogger Việt Nam 12. Con Đường Việt Nam 13. Hội Bầu Bí Tương Thân 14. Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế 15. Liên Đới Dân Oan 16. Hiệp Hội Dân Oan 17. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo 18. No - U Saigon   Nguồn: Con Đường Việt Nam
......

Ra mắt Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

  Ra mắt Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam   http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140704-ctm-... Ngày 3/7/2014, cuộc họp đầu tiên của các nhà báo tự do đã được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Những người tham gia đã góp ý kiến sôi nổi và sâu sắc cho các văn bản Tuyên bố, Điều lệ và Chương trình hành động, đồng thời quyết định: Hội Nhà báo độc lập Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 4/7/2014. Bản tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có đoạn viết :   “- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) là tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ và đa nguyên, văn minh và giàu mạnh. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động trên cơ sở: + Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ. + Các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam.   - Thông qua hoạt động báo chí, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc ôn hòa, bất bạo động; tôn trọng đa nguyên chính trị; phi lợi nhuận; hướng đến mục tiêu cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận cho xã hội và đất nước. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sinh hoạt trí tuệ và lành mạnh cho các hội viên và những người yêu thích nghề báo, đặc biệt là những người trẻ, nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam gồm những người có quá trình hoạt động báo chí không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, giới tính, độ tuổi; không phân biệt người trong nước và ngoài nước; tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí, vì một nền dân chủ thật sự, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc người dân. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính…” Về tổ chức, Bản tuyên bố  cho biết : Các hội viên đầu tiên đã thông qua Điều lệ hoạt động của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam,  cử  Ban lãnh đạo gồm chủ tịch và một số phó chủ tịch, ủy viên. Ban lãnh đạo được phân công điều hành theo các công việc và theo khu vực. - Chủ tịch : Nhà báo Phạm Chí Dũng. Phụ trách chung các hoạt động của Hội. Email: phamchidungsg@gmail.com   - Phó chủ tịch thường trực: Nhà báo, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh. Phụ trách khu vực miền Nam và trang báo của Hội. Email: naygum@gmail.com   - Phó chủ tịch: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy. Phụ trách khu vực miền Bắc. Email: tuongthuy52@gmail.com - Phó chủ tịch: Nhà báo Bùi Minh Quốc. Phụ trách khu vực miền Trung. Email: bmquoc40@gmail.com   - Ủy viên: Nhà báo Ngô Nhật Đăng. Trị sự hai trang báo: Việt Nam Thời Báo và Vietnam Times Email: dangngonhat@gmail.com hoặc vietnamtimes00@gmail.com”   Từ Sai Gòn, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch thường trực đã giới thiệu về sự ra đời của Hội nhà báo độc lập Việt Nam qua cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau : http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140704-ctm-...   Danh sách hội viên ban đầu của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (xếp theo a – b – c…)   01.  Tường An (Pháp) 02.  Vũ Thị Phương Anh (Sài Gòn) 03.  Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội) 04.  Nguyễn Vũ Bình (Hà Nội) 05.  Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn) 06.  Tiêu Dao Bảo Cự (Đà Lạt) 07.  Phạm Chí Dũng (Sài Gòn) 08.  Ngô Nhật Đăng (Sài Gòn) 09.  Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội) 10.  Trương Minh Đức (Bình Dương) 11.  Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội) 12.  Chu Vĩnh Hải (Sài Gòn) 13.  Phạm Bá Hải (Sài Gòn) 14.  Phan Thanh Hải (Sài Gòn) 15.  Lê Hải (Đà Nẵng) 16.  Vũ Sỹ Hoàng (Sài Gòn) 17.  Huỳnh Trọng Hiếu (Quảng Nam) 18.  Vi Đức Hồi (Lạng Sơn) 19.  Lê Phú Khải (Sài Gòn) 20.  Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt) 21.  Hạ Đình Nguyên (Sài Gòn) 22.  Kha Lương Ngãi (Sài Gòn) 23.  Hồ Ngọc Nhuận (Sài Gòn) 24.  Vũ Quốc Ngữ (Hà Nội) 25.  Hà Sĩ Phu (Đà Lạt) 26.  Đỗ Trung Quân (Sài Gòn) 27.  Bùi Minh Quốc (Đà Lạt) 28.  Nguyễn Quốc Thái (Sài Gòn) 29.  Lê Ngọc Thanh (Sài Gòn) 30.  Phạm Đình Trọng (Sài Gòn) 31.  Phạm Thành (Hà Nội) 32.  Trần Quang Thành (Séc) 33.  Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng) 34.  Châu Văn Thi (Sài Gòn) 35.  Huỳnh Công Thuận (Sài Gòn) 36.  Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội) 37.  Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa) 38.  Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội) 39.  Nguyễn Thị Huyền Trang (Sài Gòn) 40.  JB. Nguyễn Hữu Vinh (Hà Nội) 41.  Huỳnh Thục Vy (Đắc Lắc) 42.  Dương Thị Xuân (Hà Nội) ***** Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Dấn thân cho quyền tự do ngôn luận VRNs (04.07.2014) – Sài Gòn – Hôm 04.07.2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã chính thức thành lập giữa bối cảnh các tổ chức ‘xã hội dân sự độc lập Việt Nam’ đang phát triển với gần 20 tổ chức, như ông Phạm Chí Dũng, cựu cán bộ Thành Ủy Tp.Hồ Chí Minh và là cựu đảng viên Cộng sản trong hơn 20 năm mô tả. Theo Tuyên bố thành lập HNBĐLVN, ông Phạm Chí Dũng giữ vai trò chủ tịch Hội. Vị chủ tịch HNBĐLVN cũng nhận định về tình hình báo chí tại Việt Nam. Ông nói: “Báo chí nhà nước với hơn 800 tờ báo, chiếm số đông và vượt hẳn về mặt số lượng so với lề dân và truyền thông xã hội, tuy nhiên lại tỉ lệ nghịch với chất lượng phản biện xã hội của lề dân”. Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch HNBĐLVN đang thuyết trình trước các hội viên Theo Đài Á Châu Tự Do, tổ chức RSF (tức Phóng Viên Không Biên Giới) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia trên thế giới, trong phúc trình mang tên Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 công bố vào tháng Hai vừa qua tại Washington. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức RSF đánh giá Việt Nam đang theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán Internet một cách gắt gao. Cũng trong bản phúc trình, tổ chức trên cho biết Việt Nam đang giam giữ 34 người viết blog để thể hiện quan điểm của mình. Ông Dũng, tiến sĩ kinh tế và hiện là nhà báo độc lập nói tiếp: “Việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là ý nguyện của đa số các nhà báo, không chỉ các nhà báo tự do mà kể cả những nhà báo nhà nước”. Ông cho rằng trong số hơn 17.000 nhà báo nhà nước hiện nay, ‘cũng phải đến vài chục phần trăm đồng ý với tư cách độc lập của báo chí Việt Nam, thoát khỏi vòng kim cô của ban Tuyên giáo Trung Ương để thể hiện sự đa nguyên, dân chủ, tự do và không thể có sự tuyên truyền một chiều’. Gần 40 cá nhân, đa số trong nước đã ghi danh gia nhập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Tổ chức này tự miêu tả mình “độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính …” Việt Nam Thời báo Ông Phạm Chí Dũng cho biết thêm, ‘tạo ra quyền tự do ngôn luận của các nhà báo độc lập, bằng cách xây dựng những diễn đàn ngôn luận’ là hoạt động quan trọng nhất trong 3 hoạt động chính của HNBĐLVN. Hoạt động thứ hai là trang báo ‘Việt Nam Thời báo’, và hoạt động thứ ba là đào tạo ‘những cây viết trẻ kế thừa chuyên nghiệp’. Ông Ngô Nhật Đăng, ủy viên ban lãnh đạo HNBĐLVN cũng nói: ‘Việt Nam Thời báo ước mong và cố gắng trở thành một tờ báo đại diện cho toàn dân’, ‘một nền báo chí của sự thật’ giữa sự ‘định hướng từ phía nhà nước hoặc tài phiệt’ ngay cả ở những đất nước dân chủ. Tháng 9 năm 2012, Tòa án Việt Nam đã kết án 3 blogger là ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày; bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải tổng cộng 26 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’. Theo tờ Công an Nhân dân, 3 nhân vật này cũng như nhiều blogger khác vào năm 2007, đã thành lập ‘Câu lạc bộ nhà báo tự do’. Đứng trước nguy cơ có thể bị truy tố bởi nhà cầm quyền tương tự như trường hợp trên, ông Ngô Nhật Đăng khẳng định: “Anh Hải Điếu Cày, Phan Thanh Hải, chị Tạ Phong Tần là những người đi bước đầu tiên. Đó là tấm gương mà chúng tôi noi theo”. “Việc ra một tờ báo [độc lập] trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Những người có trách nhiệm công dân phải gánh trách nhiệm đấy, và tất nhiên làm những việc đấy thì chúng tôi chấp nhận tất cả mọi thứ hệ lụy và coi chuyện như thế là tất nhiên”.   Các nhà báo và blogger là hội viên của HNBĐLVN. (Từ trái sáng) Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tu nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà báo Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Ngô Nhật Đăng Lớp trẻ Việt Nam ‘rất thiếu thông tin’ Khuyến khích giới trẻ, ông Đăng cho biết tiếp: “Tất cả mọi sự đổi mới, thay đổi xã hội, nói rộng hơn nữa là tất cả các cuộc cách mạng thì lực lượng chính đó là lớp trẻ”. “Chúng tôi là lớp người đi trước, chúng tôi nguyện làm những viên gạch lót đường để cho lớp trẻ đi lên. Và tương lai đất nước, có tự do dân chủ hay không thì phần quyết định chính là trong tay các bạn trẻ”. Bà Vũ Thị Phương Anh, tiến sĩ Giáo dục học và có gần 30 năm làm việc trong môi trường nhà nước cũng góp lời, trong vai trò là nhà giáo: ‘Tôi thấy thanh niên và sinh viên nói chung rất thiếu thông tin. Họ rất non nớc so với [lớp trẻ] cùng lứa tuổi trong khu vực.’ Bà Anh nói: “Một trong những lý do mà họ thiếu thông tin là vì báo chí của mình bị kiểm soát quá kỹ. Giáo dục và truyền thông báo chí chỉ phản ánh có một quan điểm, không đầy đủ”. Vì thế, bà Anh cho biết bà tham gia HNBĐLVN “để có một kênh nói lên sự thật và nói lên một quan điểm khác”. “Làm việc lâu năm trong hệ thống [giáo dục] thì thấy cũng có nhiều cái mà mình cần phản biện”, bà nói thêm. Đức Thiện, VRNs                                                                                                                                                          Ảnh Phạm Đức Hiệp, VRNs Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/07/hoi-nha-bao-doc-lap-viet-nam-dan-than-...  
......

Trằn trọc tháng bảy

Khoa học cho biết trong không gian luôn có những sóng vô hình tác động vào cơ thể con người làm cho mình bỗng nhiên thay đổi sinh hoạt, thay đổi tính tình, cảm xúc. Đã hai tháng nay, thềm lục địa của nước mình bị cái giàn khoan khổng lồ của của tên cướp biển cắm vào trúng long mạch của nòi giống Việt, chẳng biết có phải vì thế mà khiến cho nhiều người Việt mình ăn ngủ không yên, hằng đêm thắc thỏm, cứ thắp nhang lên bàn thờ là thấy hình ma quỷ hiện về, lo nghĩ mung lung, đêm nằm thường sinh ác mộng. Tôi ngẫm từ cá nhân mình thì biết. Xin kể với bạn bè những suy nghĩ mung lung ấy của mình thường bất chợt hiện về trong giấc ngủ. Tản mạn đủ điều, không mạch lạc. 1. Ác mộng   Cứ lơ mơ ngủ là hiện ra rõ mồn một cảnh một gia đình cự phách bỗng dưng tan tác như một lũ ăn mày. Tổ tiên họ để lại cho con cháu một cơ ngơi đồ sộ đủ làm ăn no ấm đến muôn đời. Chẳng ngờ thằng anh cả say mộng gia trưởng, hão huyền, lừa đàn em để lén đi đánh bạc với lão hàng xóm tinh quái, bị thua bạc phải đem gán cả cái gia tài gấm vóc ấy, lại ngầm ký mấy bản giao kèo hẳn hoi.   Hốt hoảng sợ gia đình biết sẽ đánh đuổi ra đường, thằng thua bạc bèn nói khó với lão hàng xóm tìm cách lo liệu sao cho trót lọt. Hồi lâu bàn bạc, hai bên nghĩ ra một mẹo, không trao cả gia tài ngay một lúc mà cứ “bàn giao” từng phần, cho gặm dần như tằm ăn lá dâu, nay thuê khoảnh vườn này 50 năm, mai cho một bọn gia nhân sang làm nhà ở nhờ một góc, mốt cho thuyền bè sang đánh cá chung tại hồ, lại cho mấy con nô tỳ ăn ngủ với thằng anh cả ấy đến có con riêng…   Gia đình có phát hiện thì thằng anh cả mất nết ấy cứ dùng “quyền huynh thế huỵch” lấp liếm vài câu lấy lệ, cũng ra vẻ khoa chân múa tay phản đối lão hàng xóm cho qua chuyện, hứa hươu hứa vượn cốt sao gia đình không nổi giận, nổi khùng. Cứ thế chẳng mấy chốc cả gia tài đồ sộ rơi hết vào tay lão hàng xóm, còn gia đình thì “may mắn” được lão hàng xóm “tốt bụng” mở lượng hải hà cho lưu trú ở một góc vườn, con cháu đời đời được làm kẻ hầu người hạ cho lão hàng xóm tham lam tinh quái. Cả gia đình bất hạnh chỉ còn biết ngậm một nỗi căm hờn trong tủi nhục, chẳng biết trách mình ngu dại, lại thầm trách tổ tiên đã làm gì thất đức để sinh ra một thằng con trưởng vô phúc, bán cả cha ông… Tỉnh dậy thấy mắt mình ươn ướt, chắc mắt già kèm nhèm nó thế, chứ chẳng lẽ lại vớ vẩn thương cái gia đình trong mộng, thế rồi mệt quá mà ngủ thiếp đi. 2. Ngộ độc hàng Tàu Đấy là chuyện ngủ, giờ đến chuyện ăn. Một đất nước xưa nay rất trong lành mà bây giờ hằng ngày ăn gì cũng sợ độc, một thứ độc rất… Trung Quốc! Vợ tôi thường mua lê mua táo thắp nhang, những quả táo quả lê rất đẹp nhìn mà phát thèm, thế nhưng để quên ba tháng trên bàn thờ mà trông vẫn đẹp mã như không mới hoảng hồn chứ, bổ ra thấy quả thì rắn như đá, quả thì thối đen bên trong, không biết họ tẩm chất gì lạ thế, chỉ dân mình là khổ. Nhưng đêm nằm nghĩ lại thấy người dân còn may, chứ lớn lao như Đảng ta mà xơi phải món vịt tiềm thuốc Bắc “Thập lục kim tự” (vịt đây là vịt Bắc Kinh chính hiệu) là biến thái ngay không cứu được nữa là.   Động lòng trắc ẩn, tôi nhập hồn Bút Tre, nhỏm dậy, bật đèn ghi vội vào nhật ký: Ngộ độc là tại hướng (ba) đình Cả làng ngộ độc, cớ chi mình kêu ca? Đường đường như thể đảng Ta Xơi phải mười sáu chữ, cũng biến ra… đảng Tàu! Biết có bậc đại nhân cũng ngộ độc như mình, như có người “đồng bệnh tương lân” nên tấm lòng AQ cũng tự sướng đôi chút. 3. Ước gì mình nhầm Viết thế rồi vẫn cứ áy náy, liệu mình nghĩ như thế có nhầm không, có quá không? Vẫn biết tình hình hiện nay, hai chữ “bán nước” thiên hạ đã nói, đã viết giăng giăng khắp nơi, đến nhà “Hồ Chí Minh học” Nguyễn Khắc Mai cũng đã công khai bảo cái công hàm của chính phủ Phạm Văn Đồng (tất nhiên dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch) là phản động, phản quốc rồi, nhưng thôi, cứ níu lấy hy vọng chút xíu, cứ đắm đuối, cứ mong sao những suy nghĩ của mình là nhầm lẫn thì đại phúc cho dân, theo kiểu “lạc quan vô tận” ấy mà. Trước đông người, ai nỡ buông một lời tuyệt vọng? Lạy trời cho những lời phê phán của mình là nhầm, nhầm vài phần trăm thôi cũng được. Nhưng khốn nỗi, không gì chống nổi thực tế, những tin tức sáng nay (xem phần dưới) đã thêm một lần quyết định, cho thấy sự kết tội như thế chẳng những không nhầm, rất không nhầm, mà trái lại còn chưa tới, chưa ngang tầm với thực tế đồi bại không thể chối cãi. Cuộc đầu hàng và Hán hóa đã đi nhanh hơn sức mình tưởng tượng, vì được chuẩn bị quá lâu rồi.   4. Những tin tức sáng nay. Tin thứ nhất là ảnh chụp bức công văn của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi các địa phương về 16 điều cần làm ngay để thực hiện theo ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (xem tại đây, và tại đây). Trong đó có điều 1 “Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông”. Và trong điều 2, Trung Quốc sẽ đào tạo các cán bộ đảng cho Việt Nam, cụ thể là “trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam“. Tưởng Việt Nam đã cam tâm làm một tỉnh “Quảng Nam” của Trung Quốc, hóa ra không được thế, chỉ đáng là một địa phương trong vòng quản trị của tỉnh Quảng Đông thôi. Chẳng trách UV BCT Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ở tầm nhảy múa với tỉnh Quảng Tây, thế cũng vinh dự chán! Hề hề, trước đây học sách thấy hai chữ “khuyển mã”, giờ mới hiểu nghĩa. Bình luận thêm nữa là thừa. Tin thứ hai, một cán bộ khá cao cấp cho biết tinh thần chống xâm lược mới nhất của Trung ương cần được quán triệt là : Một: Tận dụng mọi phương tiện truyền thông, mọi diễn đàn để tố cáo China, NHƯNG DỨT KHOÁT KHÔNG KIỆN. Hai: Xác định Mỹ vẫn là kẻ thù lâu dài (của đảng) vì đi với Mỹ thì mất chế độ. Ba: ĐẢNG RẤT THƯƠNG DÂN, có chiến tranh thì nhân dân sẽ khổ, nên đảng phải nhịn Trung Quốc hết mức, không để xảy ra chiến tranh tránh khổ cho dân.   Tuy đây chỉ là thông tin từ thư của bạn bè, nhưng đối chiếu với thực tế và theo kinh nghiệm cho biết những tin tức này là đáng tin cậy, một đảng viên tử tế không thể bịa ra những tin đang phổ biến trong đảng như thế này. Tin tức này gợi ra một số vấn đề mà tôi thường nghĩ tới nhưng chưa có dịp viết ra, xin đề cập đến ở phần sau.   (còn tiếp) H.S.P. ngày 1-7-2014   nguồn: boxitvn.blogspot.com
......

Thư cảm ơn của gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh

Kính gửi: - Chính giới các quốc gia yêu chuộng tự do, dân chủ và nhân quyền - Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước - Các cơ quan truyền thông Bà Trần Thị Ngọc Minh và con gái Đỗ Thị Minh Hạnh Kính thưa quý vị, Con gái chúng tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án 7 năm tù giam vì hoạt động bảo vệ quyền lợi cho công nhân, dân oan, và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Sau hơn 4 năm 4 tháng trải qua nhiều nhà tù từ Nam ra Bắc, vừa qua nhà nước Việt Nam đã trả tự do vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Tối ngày 28/6/2014, Đỗ Thị Minh Hạnh đã về đến nhà trong vòng tay yêu thương của gia đình và bạn bè. Việc con tôi ra tù trước thời hạn là nhờ sự vận động và hỗ trợ rất lớn của chính giới các nước, các cơ quan truyền thông, các tổ chức và cá nhân người việt trong và ngoài nước.đã thường xuyên lên tiếng, vận động và đấu tranh đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, gia đình chúng tôi xin chân thành gửi lời tri ân đến tất cả quý vị đã hỗ trợ và đấu tranh đòi nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Phía trước, cuộc vận động tranh đấu đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam vẫn đang tiếp diễn. Gia đình chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng quý vị để tiếp tục đấu tranh cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam sớm được tự do, trong đó có hai người bạn của Đỗ Thị Minh Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Toàn thể gia đình xin trân trọng gửi đến toàn thể quý vị lời chào trân trọng và quý mến. Nay kính thư, Đại diện gia đình Đỗ Thị Minh Hạnh Trần Thị Ngọc Minh 30/6/2014
......

Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981*

Đây là bài phỏng vấn Nguyễn Lương Hải Khôi (Quỹ Nghiên cứu Biển Dông) do Đỗ Thiện của báo Pháp luật TP HCM thực hiện. Tuy nhiên, cho đến ngày 2-7-2014 thì bài vẫn chưa được đăng và người được phỏng vấn vẫn chưa nhận được quyết định nào của tờ báo. Do đó, Nguyễn Lương Hải Khôi nhờ viet-studies phổ biến đến bạn đọc. *** Câu 1: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc xung quanh vấn đề giàn khoan 981 trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhất là khi Nhật là một đồng minh của Mỹ? Trả lời: Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực. Điều quan trọng không phải đánh giá vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong một sự việc cụ thể là vấn đề giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà là nhận thức được vai trò của Nhật Bản đối với Việt Nam trong cuộc đấu trí tuệ có tính sinh tử trước chiến lược bành trướng tính bằng nhiều thế kỷ của Trung Quốc, không phải chỉ từ bây giờ. Câu 2: Hiện nay, chính phủ Nhật đã và đang thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề 981? Ông đánh giá thế nào về các động thái đó của Nhật? Trả lời: Chính phủ Nhật đã công khai ủng hộ Việt Nam, phê pháp mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc ở các diễn đàn quốc tế, ở Hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri – La), ở Hội nghị G7 – nơi Việt Nam không có điều kiện tham gia, cử tàu Kunisaki thăm Việt Nam. Việc giúp đỡ về khí tài vật chất đang được xem xét, tuy nhiên còn vướng mắc ở các vấn đề pháp lý của Hiến pháp Nhật Bản. Tuy vậy, điều chúng ta cần nhận thức là: chúng ta cần Nhật Bản không chỉ cho sự vụ “nhỏ nhặt” là cái dàn khoan này. Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ cần sự trợ giúp của Nhật để giải quyết cho “êm xuôi” cái vụ “lình xình ngắn hạn” này, chúng ta sẽ không nhận được gì cả, không chỉ từ Nhật mà còn từ các cường quốc khác. Chúng ta cần Nhật Bản cho một cuộc đấu về mặt trí tuệ trường kỳ và bài bản để trưởng thành và sinh tồn trong một thời đại mới.   Câu 3: Đâu là lĩnh vực mà Việt-Nhật nên tăng cường hợp tác để xây dựng sức mạnh trong thế đối trọng với Trung Quốc? Trả lời: Không có Việt Nam, Nhật Bản vẫn dư sức để tự vệ. Không có Nhật Bản và thế giới các cường quốc dân chủ khác, Việt Nam không thể tồn tại được trước Trung Quốc. Hợp tác với các nước này để tự lực tự cường, trước hết, đó là nhu cầu nội tại của Việt Nam. Chúng ta không cần thiết phải hỏi “lĩnh vực” cụ thể để ưu tiên. Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã hỗ trợ Việt Nam toàn diện ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng: viện trợ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tư vấn chiến lược phát triển một cách trường kỳ và bài bản. Nhưng, các loại viện trợ này mang lại lợi ích cho Việt Nam hay không, mang lại lợi ích đến mức độ nào, thì hoàn toàn nằm ở phía người nhận. Nếu chỉ nhờ nhận viện trợ mà “hóa rồng” thì cả thế giới này đâu còn quá nhiều “giun dế” đến thế. Cái chúng ta cần băn khoăn, xin nhắc lại, không phải là “lĩnh vực” mà là “cách thức”. “Cách thức” của chúng ta hình thành từ một thể chế lành mạnh, trong sạch, muốn đi vào phát triển thực chứ không phải là nâng cao các con số. Câu 4: VN nên có động thái gì nếu muốn "nhận 1 phiếu ủng hộ" từ Nhật một cách rõ rệt, mạnh mẽ? Trả lời: Nếu nói về một “động thái” cần thiết, có lẽ đó nên là một động thái cho thế giới thấy chúng ta đang đi về phía thế giới văn minh, tự do, dân chủ. Tuy vậy, cái chúng ta cần không chỉ là một động thái, một “chiến thuật” có tính mưu mẹo để “giải quyết” cho “êm xuôi” một tình huống khó khăn (là chuyện giàn khoan 981). Nếu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan vào ngày mai? Rất có thể. Nhưng mối nguy đối với sự tồn vong của dân tộc chúng ta trước trước chiến lược bành trướng của Trung Quốc thì có giảm không? Không. Trung Quốc sẽ rút giàn khoan thôi. Giống như đã đưa quân pháo vào chốt một vị trí trên bàn cờ để dễ bề bố trí đội hình ở phía khác, khi xong việc rồi thì quân pháo sẽ được rút về vị trí an toàn. Nhưng khi đó, một thế trận mới đã hình thành và thường thì kẻ chơi cờ yếu tay hoặc thiếu thông tin để xử lý sẽ chẳng thể thấy gì. Giàn khoan này không có vẻ có mục đích kinh tế là khai thác dầu. Và, nếu để khai thác dầu, không ai làm những việc khiến cả thế giới phẫn nộ như thế. Tôi nghĩ đây là hành vi nhắm đến một mục đích chính trị. Mục đích gì? Không phải để gây hấn với Mỹ, làm cho Nhật Bản phải căng mình lên đề phòng. Trên bàn cờ, đây chỉ là mục tiêu phụ. Mục tiêu chính phải nằm ở đâu đó, mà vấn đề lãnh hải, chủ quyền, dầu khí chỉ là cái phông nền của màn kịch “Sơn Đông mãi võ”. Trung Quốc là xứ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đến nay, đời nào cũng để lại sách vở dạy dỗ về “quyền mưu” trong chính trị, kinh tế, đối nhân xử thế… Chúng ta cần hiểu điều này để không bị cuốn vào các màn diễn võ rổn rảng trên phố. Câu 5: Theo ông, dự báo sắp tới quan hệ Việt - Nhật sẽ ra sao khi quan ngại giàn khoan 981 sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho VN, mà còn cho Nhật? Trả lời: Câu chuyện giàn khoan kiểu này rất khó xảy ra trên lãnh hải Nhật. Trung Quốc cho công bố kế hoạch này từ tháng 3 năm 2014. Họ còn cần thời gian để kéo giàn khoan này tới đường biên lãnh hải Việt Nam, rồi từ đường biên lãnh hải ấy di chuyển tới vị trí hiện tại. Suốt thời gian đó, Việt Nam đã làm gì? Tôi không được biết thông tin nào về hành động của chúng ta trong giai đoạn này cả. Dường như chỉ đến khi dàn khoan dừng lại và Trung Quốc bố trí xong đội hình tàu chiến bảo vệ thì chúng ta mới lên tiếng. Nếu là Nhật Bản, tôi nghĩ họ sẽ không làm thế. Nhật Bản sẽ phản đối, hoặc cảnh cáo, ngay khi Trung Quốc mới công bố kế hoạch, sẽ đón tiếp “khách quý” ngay từ đường biên chứ không để khách vào sâu cách đường cơ sở chỉ 120 hải lý như vậy. Cho nên chúng ta không cần phải quan ngại rằng chuyện giàn khoan này có thể lặp lại với Nhật. Nhật và nhiều cường quốc khác dù không có chủ quyền nhưng có quyền lợi trên Biển Đông. Họ không thể để Trung Quốc nuốt trọn vùng biển này. Nhưng, Việt Nam không nên dựa vào thực tế đó để mong đợi rằng vấn đề Biển Đông “tự nó” sẽ “được giải quyết” bởi ai đó, còn Việt Nam thì chỉ cần “tọa sơn quan hổ đấu” và “được lòng tất cả các bên”. Còn dự báo quan hệ Việt - Nhật thì rất khó. Những gì Nhật giúp Việt Nam thực ra đã vượt quá khả năng tiêu hóa của Việt Nam rồi. Một ví dụ: Nhật sẵn sàng giúp Việt Nam phát triển “công nghệ cao” nhưng đây không phải là cái mà Nhật “cho” thì Việt Nam “nhận” được. Đó không phải là khẩu súng kíp thời Cao Thắng để bắt chước. Quan hệ Việt Nhật chỉ thực sự giúp Việt Nam phát triển lên một đẳng cấp mới khi Việt Nam tái cấu trúc tiến trình ra quyết định ở cấp chiến lược, xây dựng xã hội dân sự lành mạnh, và một thể chế sạch sẽ khỏi tham nhũng. *Tựa do viet-studies đặt. Tác giả gửi cho viet-studies ngày 2-7-14
......

Giàn khoan HD 981 của Trung quốc chỉ là bước khởi đầu

Một tàu Trung Quốc ngăn chặn một tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc nằm trong vùng đặc khu kinh tế của VN hôm 28 tháng 5 năm 2014 -AFP Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc được hạ đặt và hoạt động trong vùng biển và thềm lục địa Việt Nam tròn hai tháng nay. Hành xử của Bắc Kinh tiếp tục ra sao? Phản ứng của Hà Nội thế nào? Và ước nguyện chính của người dân Việt Nam trước tình thế là gì? Thêm giàn khoan- gấp rút xây căn cứ Đến chiều ngày 30 tháng 6, tại thực địa khu vực giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc tiếp tục cho tàu của họ bảo vệ ở cự ly từ 10 đến 11 hải lý. Tin cho biết khi các tàu chấp pháp của phía Việt Nam cố tiếp cận tuyên truyền kêu gọi phải rút giàn khoan và các tàu đi, thì tàu Trung Quốc tăng tốc và áp sát không để tàu của Việt Nam tiến thêm. Ngoài giàn khoan Hải Dương 981, Cục Hải Sự Trung Quốc hồi trung tuần tháng 6 loan báo giàn khoan Nam Hải số 9 được đưa vào hoạt động tại khu vực Cửa Vịnh Bắc Bộ trong gần hai tháng từ ngày 24 tháng 6 cho đến 20 tháng 8. Về mặt ngoại giao, ngày 9 tháng 6 Trung Quốc đệ trình tuyên cáo lên Liên hiệp quốc nêu ra những chứng cứ mà Bắc Kinh nói chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trước đây thừa nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc. Đồng thời Trung Quốc tố cáo ngược là tàu Việt Nam quấy nhiễu và đâm va 1400 lần vào tàu Trung Quốc. Số lần này sau đó còn tăng lên đến 1500 lần. Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế của Việt Nam trong một bài viết được đưa ra ngày 30 tháng 6 cho biết Trưởng ban Đối ngoại Trung Quốc đã gặp Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Việt Nam là ông Hoàng Bình Quân, sau khi giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất 2 mũi cắm vào lòng biển Việt Nam. Lần gặp đó được cho biết phía Trung Quốc đe dọa, yêu cầu Việt Nam chấm dứt quấy rối và chỉ trích phản ứng của Việt Nam là phá vỡ quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Trong khi hoạt động giàn khoan tiếp diễn bất chấp mọi yêu cầu từ phía Hà Nội, Bắc Kinh lại cho tiến hành hoạt động cải tạo và triển khai xây dựng căn cứ quân sự có đường băng máy bay tại đảo đá Gạc Ma mà họ chiếm của Việt Nam hồi năm 1988 Thế rồi ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam vào trung tuần tháng 6. Chuyến đi của ông này theo báo chí quốc tế loan đi là nhằm kêu gọi ‘đứa con hoang trở về nhà’. Trong dịp này Tân hoa xã cũng công bố ‘4 không’ mà Bắc Kinh đưa ra với Hà Nội là không được quấy rối Trung Quốc, Hoàng Sa là của Trung Quốc không bàn cãi, xung đột Biển Đông do lãnh đạo 2 nước bàn với nhau; Việt Nam không được kiện ra tòa án quốc tế; không được lôi kéo các nước vào câu chuyện này, không để Mỹ và Phương Tây lợi dụng diễn biến hòa bình phá hoại 2 nước. Trung Quốc đe dọa, nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó sẽ phải chịu hậu quả.   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mạnh mẽ tố cáo Trung Quốc bất chấp đạo lý, pháp lý tại phiên họp thường kỳ tháng Sáu năm 2014 (Video clip-nguyentandung.org) Trong khi hoạt động giàn khoan tiếp diễn bất chấp mọi yêu cầu từ phía Hà Nội, Bắc Kinh lại cho tiến hành hoạt động cải tạo và triển khai xây dựng căn cứ quân sự có đường băng máy bay tại đảo đá Gạc Ma mà họ chiếm của Việt Nam hồi năm 1988. Đây là thông tin mà truyền thông Philippines loan tải. Phía Philipines gần đây cũng lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động xây dựng trái phép như thế. Theo nhiều người thì đây là mưu đồ chính của Trung Quốc, còn việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 chỉ là động thái ‘giương đông, kích tây’ mà thôi. Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt, hồi ngày 14 tháng 6 nói về tầm quan trọng của căn cứ quân sự xây dựng tại Gạc Ma: Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó. Một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó nguy hiểm đối với Việt Nam về mặt an ninh hàng hải. Vì vậy đây vấn đề Gạc Ma rất lớn. Tướng anh hùng quân đội của Việt Nam Lê Mã Lương nói về tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông: Trung Quốc vẫn nhất quán với chiến lược độc chiếm Biển Đông và sẽ tìm mọi cách đánh chiếm và làm chủ toàn bộ Hoàng Sa và tiến tới chiếm các đảo tại Trường sa của Việt Nam, của Việt Nam hay của nước nào mà Trung Quốc lấy được đều lấy bằng hằng động quân sự; bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế.   Hà Nội chỉ lên tiếng   Trước những diễn biến suốt thời gian qua cho thấy rõ ý đồ muốn chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc như thế, một số lãnh đạo của Việt Nam đã lên tiếng. Mới nhất trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6 vào hai ngày 30 tháng 6 và 1 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại là Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý và quan hệ giữa hai nước khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước đó khi trả lời báo chí nước ngoài tại Philippines nhân chuyến thăm nước này và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ 21 đến 22 tháng 5, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam không sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết căng thẳng tại Biển Đông, song Việt Nam không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, quốc hội khóa 13 rằng độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khi được cử tri thành phố Hồ Chí Minh chất vấn hồi ngày 27 tháng 6 cũng cho rằng trước sau như một vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ gìn. Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hà Nội cũng nói rằng lập trường chủ quyền biển đảo của Việt Nam là nhất quán, không thay đổi và không thể thay đổi. Mới nhất trong phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 6 vào hai ngày 30 tháng 6 và 1 tháng 7, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lặp lại là Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý và quan hệ giữa hai nước khi đưa giàn khoan HD 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN Còn Bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông Nguyễn Bắc Son khi trả lời cử tri tại Hà Nội thì nói rằng vấn đề Biển Đông phải giải quyết trường kỳ, lâu dài, Việt Nam nhẫn nại, nhẫn nhịn nhưng không nhẫn nhục để giải quyết bằng giải pháp hòa bình.   Lòng dân muốn kiện   Nhiều người dân quan tâm đến tình hình đất nước lên tiếng yêu cầu chính phủ phải kiên quyết, mạnh mẽ hơn trong công cuộc đấu tranh với Trung Quốc hiện nay. Theo họ thì biện pháp trước mắt là phải khởi kiện về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đưa ra đường đứt khúc 9 và 10 đoạn bao trọn đến gần 90% Biển Đông. Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn nói về việc nên liên kết với Philippines kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò đó: Thôi cứ kiện cái đã để cho thế giới thấy. Trung Quốc nói rằng họ có 1000- 2000 năm thì cứ đưa ra để thế giới xem thấy có được không. Tại hội nghị Shangri-la ở Singapore nhiều học giả yêu cầu Trung Quốc giải thích thì đại diện Trung Quốc ăn nói lờ mờ rồi. Câu chuyện bây giờ phải để lên bàn nói cho thế giới và yêu cầu Trung Quốc là một trong 5 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và nước ký vào công ước quốc tế phải giải thích lý do lịch sử…, xác định tọa độ. Theo tôi đó là cơ bản lớn và chính điều đó là có lợi, cả thế giới sẽ hậu thuẫn. Còn việc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc như ở Hoàng Sa …, thì đó là những bước tiếp theo. Nhưng trước hết phải làm đường chín đoạn trước để tạo thế mạnh tốt hơn. Tại cuộc họp báo gần nhất hồi chiều ngày 26 tháng 6 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết chính quyền Hà Nội đang cân nhắc thời gian khởi kiện Trung Quốc với thừa nhận đó là biện pháp hòa bình, văn  minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ. Nguồn: rfa.org/vietnamese/
......

Lại nói về đồng minh

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh.   Trước khi bàn đến các lập luận ấy, cần nhắc lại rằng lịch sử và thực tế đã cho thấy đồng minh là một nhu cầu và quan hệ khách quan ở mọi thời đại, mọi lãnh thổ, mọi chế độ xã hội. Nó có thể là một liên minh chính thức về nhiều mặt, theo mục tiêu chiến lược, mà cũng có thể chỉ là sự gắn kết không chính thức hoặc tùy vào mục tiêu tình thế, dựa trên những chia sẻ về giá trị, quyền lợi, hoặc chỉ là động thái sách lược, chiến thuật. Nó có thể là một liên minh chính trị, một khối quân sự, kinh tế, hay những dạng đồng minh về thể chế, văn hóa… Và quan hệ đồng chí cũng chỉ là một biến thể trong sự đa dạng đó.   Từ sau Thế chiến thứ II, ngoài con số rất hiếm hoi quốc gia được thừa nhận trung lập, còn lại, tùy tương quan và giai đoạn, không một không gian địa lý nào tránh khỏi thế liên kết ngoại biên, theo hình thức này hay hình thức khác.   Khi chưa có sự việc nghiêm trọng hiện nay tại Biển Đông, các ý kiến đứng trên cương vị chính thống đã không bác cách tiếp cận đồng chí. Ngược lại, có nhiều khẳng định, rằng Việt Nam không cần đến đồng minh, vì quyết định là ở nội lực.   1. Hiểu nội lực và ngoại lực như thế nào? Phát triển nội lực để xây dựng một quốc gia thịnh vượng, đủ sức đối mặt với mọi thách thức, là quan điểm hoàn toàn đúng. Nhưng nói rộng ra, rằng phải tự lực chứ không cần đến ngoại lực, không cần đến đồng minh, là hoàn toàn sai. Về nhận thức, lập luận mở rộng đó phản ánh một tư duy phi lịch sử và phi thực tế. Về chiến lược, nó lấy cái dài hạn thay cho cái cấp bách, nhầm lẫn giữa tương quan kinh tế – xã hội với tương quan chính trị – quân sự, bởi nội lực là cái trường kỳ của mọi quốc gia, và khoảng cách giữa các nước về nguồn lực này không phải một sớm một chiều mà rút ngắn, trong khi vấn đề chủ quyền liên quan đến Trung Quốc lại rất cấp bách. Về chiến thuật, chỉ nhắm đến nội lực (vốn rất thua kém) thì chẳng khác nào tự trói tay trước một đối thủ vừa vũ trang hiện đại đầy mình, vừa đủ thế và lực để phân hóa sự liên kết khả dĩ của đối phương. Bên cạnh đó, nhấn mạnh nội lực để bác bỏ đồng minh, xem nó chỉ là ngoại lực, là cách hiểu siêu hình. Lẽ nào trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, chỉ bằng nội lực riêng có mà Việt Nam đã thắng? Đương nhiên là không. Hậu thuẫn và viện trợ của các đồng minh Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, nếu chỉ là ngoại lực thuần túy, tự nó sẽ chẳng mang ý nghĩa gì. Chỉ khi người Việt chuyển hóa thành cái của mình, không xem chúng là bất đắc dĩ hay thiếu hữu dụng, thì mới có được thành quả như đã thấy. Tương tự, từ sau đổi mới, nếu xem đầu tư nước ngoài là như một ngoại lực chẳng đặng đừng (phải chấp nhận tư bản nước ngoài vào bóc lột), chứ không xem như một nguồn lực nội tại hóa, thì chắc chắn bộ mặt đất nước đã không như ngày nay. Quan hệ đồng minh, khi xác lập đầy đủ và vận hành hiệu quả, sẽ trở thành một cấu thành của nguồn lực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự của quốc gia. Vấn đề là, thay vì giữ nhận thức sai lầm khi tách bạch nội lực và ngoại lực, người làm chiến lược cần tính toán, vận dụng nguồn lực đặc biệt này sao cho tối ưu. Nhưng không dừng ở vấn đề nội lực, có lập luận cho rằng sự liên kết vẫn không bảo đảm được cho đất nước khi gặp nguy, bởi đồng minh cũng chỉ nhắm đến quyền lợi của họ chứ không vì quyền lợi của ta. Hai dẫn chứng thuyết phục là hải chiến Hoàng Sa năm 1974 bị Hoa Kỳ làm ngơ, và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 bị Liên Xô tảng lờ.   2. Đồng minh để làm gì và quyền lợi trong quan hệ đó ra sao? Cho rằng xác lập đồng minh là để được lập tức can thiệp quân sự, như nhiệm vụ thường trực và bất biến của họ, là cách nghĩ thiếu trách nhiệm với chính mình và người khác. Trừ khi chiến tranh đã là tất yếu và toàn cục vì một hay nhiều bên đã có chủ đích, không quốc gia nào lại muốn những xung đột nhất thời và cục bộ trở thành nguyên cớ để khơi mào một cuộc chiến diện rộng, có sự tham gia trực tiếp của các bên thứ ba. Với những chuyển biến của cục diện thế giới từ sau chiến tranh lạnh, người làm chiến lược có lý trí khó mà nghĩ rằng tạo quan hệ đồng minh là để đối tác tức thì tham chiến cho mình, bất kể nguyên nhân, thời cuộc và chiến cuộc. Vậy, phải chăng có đồng minh cũng như không, nên không cần phải có? Không, mà chính liên kết ngoại biên là nhằm hạn chế nguy cơ chiến tranh, bởi quan hệ đồng minh là để gia tăng vị thế và giảm thiểu nguy cơ hay thiệt hại cho các quốc gia của liên minh, chứ không phải để can thiệp vô tội vạ, làm tăng nguy cơ cho nước khác và giảm đi cơ hội hòa hoãn. Cho nên, đồng minh không phải là loại quan hệ đơn chiều, chỉ để hưởng sự bảo vệ ở quốc gia này và phải đi bảo vệ ở quốc gia khác. Mà, vì quyền lợi của chính mình, nhận định và xử trí chuẩn xác về chiến lược, sách lược và chiến thuật là điều trước tiên phải có của quốc gia liên hệ trong vụ việc; và cùng với nó, tương tác đồng minh là điều kiện không thể thiếu, vì đó không những là thế lực răn đe từ xa, hỗ trợ phòng vệ, mà còn là lực lượng trực tiếp hậu thuẫn về ngoại giao và quốc phòng, chính trị và kinh tế, khi lâm sự. Đặt hai sự kiện Việt Nam bị đồng minh phớt lờ trong cách nhìn ấy, có lẽ sẽ phần nào khách quan hơn. Đứng trên lập trường của người Việt, ta không thể không bất bình trước những gì đã diễn ra. Nhưng cũng cần nhìn rộng hơn, vào thời cuộc và vị thế của hai đồng minh đó, tại thời điểm của mỗi sự kiện. Về vai trò của Hoa Kỳ trong hải chiến Hoàng Sa, đã có ý kiến cho rằng một mặt, sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris (27/01/1973) để chấm dứt sự tham chiến của mình; mặt khác, trước sự suy tàn kinh tế của khối Xô Viết và xu hướng tư bản hóa của Hoa Lục, nước Mỹ vừa chọn người đồng chí trở mặt của Liên Xô, vừa chấp nhận thua sách lược tại Việt Nam để sẽ thắng chiến lược trên thế giới, qua việc tập trung nguồn lực cho sự diệt vong khả dĩ của khối Đông Âu. Chúng ta hiện không đủ dữ liệu để kết luận chắc chắn, nên vẫn không loại trừ việc Hoa Kỳ đã bỏ mặc Hoàng Sa chỉ vì sự tàn tạ của họ bởi chiến tranh, nhưng khả năng toàn cục như vừa nói cũng là một lý giải cần được nghiên cứu thấu đáo và có thể chấp nhận. Khác với trường hợp Hoa Kỳ, nại Liên Xô ra để biện hộ cho quan điểm phi đồng minh, là vô lý và bất công. Họ không can thiệp trực tiếp nhưng vẫn hết lòng ủng hộ Việt Nam trong thời gian ấy. Bên cạnh đó, còn có những khía cạnh khác cần nhìn vào.   Không thể phủ nhận rằng cuộc chiến biên giới phía Bắc có liên hệ tới việc Việt Nam đưa quân vào Kampuchea, ít ra là nguyên cớ đối với Trung Quốc. Với người Việt, hành động của mình là hợp lý. Dù thế, thử hỏi, sau khi ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô (08/11/1978), Hà Nội hành động quân sự nhưng có tham vấn trước với đồng minh không, hay chỉ nghĩ rằng ở tình huống nào cũng không thể bị Moscow bỏ mặc? Nếu đã tự mình đưa ra quyết sách, không tính đến tình thế của đồng minh, thì không thể trách cứ họ. Xét trên toàn cục, đấy là thời kỳ mà các khó khăn đã tích tụ sâu rộng ở Liên Xô, và bản thân họ cũng đang trong tình trạng rất dễ bùng nổ tại biên giới với Trung Quốc. Vả lại, chỉ có dân chúng Việt Nam khi ấy không biết rằng một tháng là hạn định mà Đặng Tiểu Bình đã đặt ra cho vụ thử lửa này. Do vậy, xét mọi mặt, việc Liên Xô không can thiệp quân sự là xác đáng.   Nhìn hai sự kiện vừa nói theo kiểu một chiều để cho rằng đồng minh chỉ vì lợi ích của riêng họ mà thôi, thì cũng chính là đang xác tín rằng bản thân ta chỉ đứng trên lợi ích của riêng mình để phán xét. Từ cổ chí kim, có nước nào không đứng trên lợi ích của chính mình và đặt nó lên hàng đầu không? Việt Nam không vì lợi ích của chính mình và không đặt nó lên hàng đầu chăng? Chỉ cần trả lời hai câu hỏi ấy, sẽ lập tức thấy rằng luận cứ đồng minh chỉ vì quyền lợi riêng của họ, ngay từ việc đặt thành vấn đề, đã là không đúng. Nó phản ánh cái tâm thức lấy mình làm trung tâm, đem quyền lợi của mình ra làm đơn vị đo lường cho người khác. Và đương nhiên, với thước đo ấy, sẽ không một quốc gia nào đáp ứng được. Trong mọi sự vụ liên quốc gia, cái được xét để xác lập hoặc định hình quan hệ, là quyền lợi và mục tiêu chung. Nếu có thiện chí, các bên liên quan sẽ điều tiết để các quyền lợi trở nên hài hòa, bởi giữa các chủ thể khác nhau, không thể có quyền lợi nào trùng khít vào nhau, mà chỉ có sự đan xen, giao thoa với nhau. Do vậy, nếu đã nhìn nhận quyền lợi chung, vấn đề là cần chủ động thích ứng, vận dụng và mở rộng nó, thay vì cứ bất động mà đòi hỏi người khác phải vì quyền lợi của riêng mình. Mặt khác, cùng một quốc gia sẽ có những quyền lợi chung khác nhau với những nước khác nhau, và chúng có thể xung khắc nhau. Nên, cùng lúc, sẽ có nhiều loại liên hệ đồng minh, tùy theo thực tế và nhu cầu. Từ đây, điều quan trọng là nhận thức về các quyền lợi ấy ra sao để xác định các nội dung, hình thức của liên kết, mà mấu chốt là xử trí tương quan giữa các liên hệ để xác định đâu là loại đồng minh có tính quyết định. Trừ thời kỳ đối lập toàn cầu giữa hai hệ thống xã hội, với sự thống lĩnh của quyền lợi chung về hệ tư tưởng, tự thân việc liên kết ngoại biên đã là và luôn là vấn đề về quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Nên ngay trong giai đoạn phân cực đó, ta cũng thấy nổi bật những trường hợp trái khoáy làm nên lịch sử:   Liên bang Xô Viết có thể gia nhập khối Đồng minh của kẻ thù không đội trời chung về ý thức hệ khi bị nước Đức phát-xít tấn công. Tương ứng, để bảo vệ không gian tự do, phương Tây sẵn sàng là bạn chiến đấu của kẻ luôn muốn đào huyệt chôn mình. Sau cuộc chiến tàn khốc, ở châu Á, Nhật đã nhanh chóng xóa đi mối thâm thù để xác lập đồng minh với chủ nhân hai quả bom nguyên tử ném xuống đất nước mình, bởi quốc gia ấy không những trợ giúp kiến thiết hậu chiến mà còn bảo đảm cho họ trước mọi đe dọa quân sự. Còn Trung Hoa xã hội chủ nghĩa, đầu những năm 1970, đã đến với phương Tây như một đồng minh chính trị quyết định để chống lại Liên Xô, đồng thời cũng là đối tác hiệu năng cho nền kinh tế ọp ẹp của mình. Và cùng lúc, Hoa Kỳ phớt lờ quan hệ đồng minh thể chế với Đài Loan để chọn Hoa Lục làm “đối tác chiến lược toàn diện”.   Thế nhưng hòn đảo ấy không vì sự “phản bội” này mà mãi “tổn thương”, mãi “dự phòng” điều tương tự và cự tuyệt liên kết để khiến mình có thể cô độc. Họ không vì sự thay đổi nhất định của đồng minh trước tình thế chiến lược mới, không vì sự tương đồng văn hóa, lịch sử với Trung Quốc để bám lấy những cái chung thiếu thực chất so với nền tự do và ý tưởng độc lập mà họ theo đuổi. Từ khi Hoa Kỳ hậu thuẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giữ ghế tại Liên Hiệp quốc (1971) thay Trung Hoa Dân quốc, cùng với việc tăng cường nội lực từ nền kinh tế tự do và hoàn thiện nền chính trị dân chủ, Đài tiếp tục giữ vững thế liên minh vốn có. Điều đó đã giúp họ hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự, là một trong bốn con rồng châu Á, và sớm trở thành thế lực hải quân trong vùng. Những ví dụ gần gũi trên cho thấy cách xử trí kinh điển về đồng minh, bao gồm cả yếu tố “đồng chí” ở mỗi bên. Họ không lấy hệ tư tưởng làm tâm điểm, mà là tình thế và vị thế. Họ không lấy “anh em” hay “láng giềng” làm chuẩn, mà là quyền lợi thiết thực và sự bảo an. Họ không “ghi vào tâm khảm” một sự biến lịch sử để co thủ, mà nhanh chóng thích ứng với hiện thực để bảo đảm hữu hiệu cho mình. Trong khi đó, ở Việt Nam, sự cố bị bỏ rơi và nỗi e ngại quyền lợi riêng của đồng minh cứ ám thị không ít người. Gần đây, từ khi Hoa Kỳ xoay trục, nỗi ám ảnh đó lại được bổ sung bằng việc cho rằng chúng ta là bên thứ ba của cuộc chơi nước lớn, phải tránh bị lôi kéo để không trở thành nạn nhân.   3. Xác lập vị thế bên thứ ba bằng mong muốn hay thực tế? Ý kiến cho rằng Việt Nam là bên thứ ba xuất phát từ tầm toàn cầu của vấn đề, là cuộc đua ngôi vị bá chủ giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục. Xét về quyền lợi của riêng họ trong vị thế đó, đúng là Việt Nam ở ngoài cuộc. Nhưng xét giữa ta với từng siêu cường, và giữa ta với tương quan chung, thì không hẳn như vậy. Với kết thúc của chiến tranh lạnh và do tương quan cụ thể với đồng minh, Hoa Kỳ đã rời khỏi Đông Nam Á qua việc đóng cửa căn cứ không quân Clark (1991) và căn cứ hải quân Subic (1992) ở Philippines. Nga cũng hành động tương tự ở Cam Ranh (1993)[1]. Cơ may bình yên của vùng dường như tiến triển thêm sau khi Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại biển Nam Trung Hoa ra đời (2002). Phần Việt Nam, sau khi rút khỏi Kampuchea (1989), đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Hoa Kỳ (1995), gia nhập ASEAN (1995), củng cố nền hòa bình qua Hiệp ước Biên giới trên đất liền (1999), Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá (2000) ký với Trung Quốc. Nhưng chính từ khi hai hiệp định sau có hiệu lực (2004), Hoa Lục khởi sự lối hành xử ngang tàng trên biển. Ngày 08/01/2005, cảnh sát biển Trung Quốc xả súng vào tàu của ngư dân Thanh Hóa tại vùng đánh cá chung. Chín người chết, bảy người bị thương cùng tám người khác bị bắt về Hải Nam, mà theo họ, là kết quả từ hành động “ăn cướp có vũ trang nghiêm trọng trên biển” của ba tàu Việt Nam. Sự việc đã mở ra thời kỳ mới giữa hai nước: tranh chấp trên biển thay cho trên bộ. Năm 2008, trong cuộc gặp vào những tháng đầu năm với Tư lệnh vùng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Timothy Keating, giới chức tương nhiệm Hoa Lục đã bán chính thức đề nghị hai nước cùng chia đôi Thái Bình Dương[2]. Đến tháng Ba 2009, cục diện bắt đầu thay đổi từ sau vụ đối đầu Impeccable. Tháng Năm 2009, Hoa Lục chính thức hóa trước thế giới về lãnh hải đường chín đoạn, bằng bản đồ đệ trình cho Liên hiệp quốc. Tháng Ba 2010, Trung Quốc thông báo với Hoa Kỳ, xem “Nam Hải” là lợi ích cốt lõi. Đáp lại, tháng Bảy 2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton loan báo tại Đối thoại Sangri-La, xem hòa bình, ổn định và tự do đi lại ở Biển Đông là lợi ích quốc gia. Năm sau, trong vùng biển Việt Nam, tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 (26/05/2011) và tàu Viking II (09/06/2011). Tháng Tám 2011, Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell nói Hoa Kỳ cần chuyển hướng, từ các thách thức ngắn hạn ở Trung Đông sang các quan ngại lâu dài ở châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 11/10/2011, Hillary Cliton công bố bài viết Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (America’s Pacific Century). Tháng Mười một 2011, Tổng thống Barak Obama khẳng định châu Á – Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu trong chính sách an ninh, cùng lúc với thỏa thuận triển khai 2.500 quân tại căn cứ Darwin, Australia. Tháng Một 2012, Mỹ công bố chiến lược quốc phòng mới, giảm chi tiêu và chuyển hướng sang châu Á. Tháng Sáu 2012, Việt Nam thông qua Luật Biển. Trung Quốc đáp lại bằng việc ồ ạt thực hiện các chương trình phát triển Tam Sa. Trước căng thẳng đó, tháng Bảy cùng năm, ASEAN bắt đầu “chính thức hóa” sự chia rẽ khi lần đầu tiên, hội nghị ngoại trưởng của khối không ra được tuyên bố chung do không thống nhất về vấn đề Biển Đông. Trung tuần tháng Mười một 2012, Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định xây dựng một cường quốc biển. Ngày 30/11/2012, tàu Bình Minh 02 lại bị tàu Trung Quốc cắt cáp. Tháng Một 2013, Tổng thống Obama ký đạo luật chi tiêu quốc phòng của năm, có điều khoản thể hiện việc Hoa Kỳ từ bỏ lập trường trung lập trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư tại Đông Bắc Á. Ngày 22/01/2013, Philippines loan báo kiện Trung Quốc ra Trọng tài Liên hiệp quốc về tranh chấp biển. Trước đó, tháng Sáu 2012, bãi cạn Scarborough rơi vào tay nước lớn sau khi Philippines lỡ “mềm dẻo” mà tin vào kiểu đàm phán để áp đặt một chiều của Trung Quốc, tin vào lời hứa cùng rút lực lượng hai bên khỏi bãi, vốn đã căng thẳng từ khi họ đưa tàu vào hồi tháng Tư. Tháng Năm 2013, tiếp tục trả đủa vụ kiện, Trung Quốc đưa tàu chiến và hải giám vào bãi Second Thomas, nhưng chiếm đoạt bất thành. Đầu tháng Sáu 2013, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel loan báo chuyển sáu mươi phần trăm lực lượng hải quân và không quân về khu vực Thái Bình Dương. Hoa Kỳ căn bản hoàn chỉnh kế hoạch xoay trục. Ngày 22/11/2013, Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông. Bốn ngày sau, Hoa Kỳ điều hai máy bay B52 xâm nhập vào đó. Hạ tuần tháng Tư 2014, vài giờ trước khi Tổng thống Obama đặt chân đến Philippines (sau chặng dừng chân tại Nhật, Nam Hàn và Malaysia), quan chức Mỹ – Phi ký thỏa thuận an ninh mới, cho phép Mỹ sử dụng một số căn cứ quân sự hướng ra Biển Đông. Obama vừa rời khỏi châu Á, với các vị trí liên minh tối thiểu dọc biển Hoa Đông và Biển Đông đã chính thức hóa (Nhật – Phi – Úc) mà không có một quốc gia chủ yếu trong tranh chấp, sự vụ giàn khoan 981 xảy đến cho chính nước đó. Tiến trình trên cho thấy Hoa Kỳ không phải là người khơi mào cuộc đấu hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài điểm nóng Bắc Hàn và trách nhiệm với nước Nhật chịu sự giải giáp, họ đã triệt thoát khỏi Đông Nam Á. Nếu không vì thách thức mới, không hẳn họ lại muốn tốn hao nguồn lực cho nó khi đã hao mòn bởi sự can thiệp vào Afghanistan và Iraq, bởi cuộc chiến chống khủng bố, và đặc biệt, khi địa vị kinh tế đã không còn như trước. Họ như một thế lực bên ngoài phải trở thành người trong cuộc, mà mục đích can dự là để duy trì trật tự thế giới đã có. Còn Việt Nam, trong các xung đột liên quốc gia có tầm khu vực suốt mấy mươi năm qua, đã và vẫn là một bên chủ yếu. Chúng ta là người trong cuộc tại chỗ, có quyền lợi trực tiếp trong tranh chấp, có mục tiêu đa dạng, cụ thể và thiết thân hơn các thế lực bên ngoài. Chủ quyền bị đe dọa, tài nguyên bị xâm phạm, môi trường sinh sống ngàn đời của người dân ven biển bị thu hẹp đáng kể…, liệu ta có thể trở thành “bên thứ ba” để một “bên thứ hai” khác đối diện mà xử trí? Trừ khi không xem quốc gia-dân tộc là tiên quyết mà vẫn cho rằng Trung Quốc thắng thế sẽ giúp chủ nghĩa xã hội vững mạnh, thì ở tầm toàn cầu, ai lãnh đạo thế giới chăng nữa, Việt Nam cũng không liên can. Vì dù Hoa Kỳ hay Hoa Lục, với thực tế lịch sử đã trải qua, người Việt biết rằng nước nhỏ cần uyển chuyển trước nước lớn để bảo đảm cho môi trường phát triển của mình. Thế nhưng, sẽ có sự khác biệt hết sức lớn đối với Việt Nam khi một trong hai quốc gia này chi phối trật tự thế giới. Phần Hoa Kỳ, với cựu thù, họ không đối nghịch về lãnh thổ hay chủ quyền biển. Phần Trung Hoa, với người bạn hữu hảo, ngoài vấn đề lãnh thổ trên bộ đã im ắng, nay họ đang manh tâm cướp đoạt biển đảo. Trừ khi từ bỏ ý đồ thống lĩnh hoặc chiếm lĩnh xa bờ, nhà Hán của thế kỷ XXI sẽ không bao giờ ngừng việc khuất phục đồng chí phương Nam, như là điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược biển của mình. Như vậy, ngay từ những bước đầu tiên của cuộc tranh đua hải dương, biểu hiện quan trọng nhất của tranh đua toàn cầu Mỹ – Trung, liệu ta có thể là kẻ vô can không? Nếu chặt khúc toàn cục để lấy cái ngọn, tức sự cạnh tranh ngôi vị toàn cầu, thì chúng ta là người bên ngoài. Nhưng khi xét trong tiến trình tổng thể, từ điểm xuất phát, thì rõ ràng ta đứng bên trong. Thậm chí, cho dù chỉ xét cái kết cục tận cùng, giả định rằng Hoa Lục sẽ bá chủ, thì trên con đường đi đến đó, chủ quyền của Việt Nam đã bị họ bước qua để đi tiếp. Và tại thời điểm lên ngôi của họ, Việt Nam hoặc phải tự tay dâng lấy toàn bộ biển đảo và độc lập của mình, chịu sự đồng hóa, hoặc phải đối diện với những “trừng phạt” trực tiếp và tàn khốc. Nhưng dù chưa tính đến viễn cảnh đó, thì với tương quan Việt – Trung trong bối cảnh hải dương khu vực và thế giới, có đưa yếu tố Mỹ vào hay không cũng không thay đổi được thực tế là Việt Nam đương nhiên ở vào thế đối nghịch với Trung Quốc, trừ khi nước nhỏ có ý tưởng phục tùng. Với tương quan Mỹ – Trung, trong cuộc đấu ngôi vị thế giới, có đưa yếu tố Việt vào hay không cũng thay đổi được thực tế là phương Nam nằm trong số những đối tượng chính yếu mà phương Bắc phải khuất phục để xác quyết vị thế toàn cầu mới. Như thế, giống như trường hợp vai trò đúng của nội lực bị viện dẫn sai trong tương quan với ngoại lực, ý kiến về bên thứ ba xuất phát từ sự thật cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung để kết luận “giả tưởng” rằng chúng ta chỉ là người bên ngoài. 4. Các bên thứ ba tương tự giúp gì được cho bên thứ ba Việt Nam? Sau khi Việt Nam và Indonesia nối tiếp nhau giữ ghế chủ tịch khối Đông Nam Á, Hoa Kỳ bắt đầu có những bước đi cụ thể nhằm chuyển hướng quân sự. Từ thời điểm đó, không hẹn mà gặp, các nước có chung nền “văn minh lúa nước” bèn quay về lo cho mảnh ruộng, ao làng bình yên của mình, thay vì cho biển lớn đang dậy sóng. Kampuchea công khai ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp. Lào chăm chút cho các đập thủy điện trên dòng Mekong, vốn có thể gây hại lớn nhất cho đồng minh truyền thống của mình. Malaysia nay hòa hoãn hơn nhiều, thậm chí còn thẳng thừng “Kẻ thù của quý vị không có nghĩa là kẻ thù của chúng tôi”, trong khi trước đó còn kêu gọi ASEAN đoàn kết trong tranh chấp. Singapore luôn kêu gọi Mỹ quay lại vùng nhưng tự mình không đóng vai trò tích cực hơn trong khối, thậm chí khó chịu với Philippines khi nước này kiện Trung Quốc ra toàn quốc tế. Thailand và Myanmar không cần lo toan với vị trí cách xa Biển Đông. Brunei không phải toan tính với một mẩu biển lọt giữa Malaysia. Indonesia là quốc gia biển không có mặt trong tranh chấp và giữ thế lớn nhất trong tiểu vùng, thì cần giữ thái độ không nghiêng về ai để còn làm trung gian giữa các bên. Việt Nam, dù là một bên tranh chấp chính nhưng luôn kiên trì con đường riêng với bên kia. Còn lại mỗi Philippines, không từ bỏ giải pháp chính trị nhưng tiến hành đồng thời cả biện pháp pháp lý lẫn xúc tiến liên minh quân sự.   Trước sự tích cực hơn của Mỹ, thay vì tiếp tục giữ thế tiến công ngoại giao trong hai năm 2010 và 2011 để hợp lực, hầu hết các nước ASEAN dường như đều “nhận ra” chỗ đứng bên ngoài của mình trong bàn cờ chiến lược Mỹ – Trung. Nhưng cách nghĩ đó là tiếp cận rất tai hại cho ASEAN, cho các nước trong tranh chấp Biển Đông và cho Việt Nam. Việt Nam thấy rằng mình là bên thứ ba, muốn đứng ngoài những gì được cho là không liên quan đến lợi ích của mình, sao trách được Kampuchea khi họ hoàn toàn là người ngoài cuộc trong tranh chấp Việt – Trung, sao trách được họ đã chọn lấy nước lớn, vì với bên thứ ba, hà cớ gì phải chọn bên yếu hơn để mình mất đi lợi ích mà còn rước họa vào thân? Việt Nam xem mình là bên thứ ba, sao tránh được Singapore, Malaysia, Indonesia sẽ là người ngoài cuộc khi mà tranh chấp ở bắc và trung phần Biển Đông là của người khác, còn mình đã ở vị trí luôn được đồng minh bảo đảm an ninh, nhờ tuyến lưu thông qua các eo Malacca, Sunda và Lombok. Các nước ASEAN khác cũng có quyền lợi riêng tương tự, tùy vị thế của họ, mà với tư cách bên thứ ba, Việt Nam không thể trông mong nhiều. Trong khi hối thúc Mỹ nhập cuộc thì trừ Philippines, các nước ASEAN, kể cả Việt Nam, lại từng bước biến mình thành người ngoài cuộc trước bối cảnh của khu vực và của chính mình, bằng những động thái thiếu thực chất. Trước vai trò không thể né tránh của cường quốc, họ nuôi hy vọng chuyển gánh nặng sang Hoa Kỳ, còn mình trở thành bên thứ ba, đi dây để hưởng lợi. Nhưng, không giống các nước trong khu vực, Việt Nam vừa rất khác về quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, vừa sử dụng một chiến lược chú trọng chiều rộng ngoại giao, thiếu chiều sâu chính trị và quân sự trong tương quan với bên ngoài, nên khó mà hưởng lợi tương tự như họ. Đối với Mỹ, nếu Việt Nam cho rằng mình đứng ngoài chuyển biến chiến lược chung, và cũng muốn họ thuần túy là bên thứ ba trong vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc để giữ sự hòa hiếu với phương Bắc, thì Hoa Kỳ sao phải cố xem mình như người trong cuộc? Và theo đó, họ đương nhiên chỉ cần can dự một cách tối thiểu về ngoại giao vì cho dù trên toàn cục, nhắm đến tự do hàng hải và kiềm chế đối thủ, thì với những tranh chấp cục bộ mà mình không có liên hệ đồng minh, họ cũng phải giữ sự hòa hoãn cho riêng mình khi còn có thể. Thế giới ngày nay đầy những ràng buộc, và chúng đều tác động đến quyền lợi và an ninh của từng quốc gia liên quan, tùy theo mức độ liên hệ. Nên dù có cố dựa vào cái lợi ích và an ninh chung để thủ lợi cho mình, thì  cũng sẽ chẳng ai hy sinh quyền lợi và an ninh của họ để nhập cuộc nếu bản thân người trong cuộc mà còn không dám vào cuộc. Cái nhận thức kiểu trục lợi của nhiều nước ASEAN và Việt Nam là một vấn đề có hai khía cạnh. Một mặt, họ muốn biến nhân tố bên ngoài thành nhân tố bên trong nhưng lại chuyển nhân tố bên trong thành nhân tố bên ngoài. Điều đó hoàn toàn bất khả, vì vị thế trong hay ngoài, ngoài thế và lực, còn gắn liền với vị trí của mỗi đối tượng: cái có vị trí bên ngoài có thể mang vị thế bên trong, nhưng cái tại chỗ không thể dời khỏi vị trí ấy để thành cái bên ngoài. Mặt khác, dù muốn người ngoài cuộc giữ vị thế trong cuộc nhưng họ lại muốn kẻ đấy đứng ở bên ngoài chứ không có vị trí tại chỗ. Mà vị trí ấy, ngoài sự hiện diện về chính trị, kinh tế, còn phải đứng chân quân sự tại khu vực, tức có sự liên minh cơ hữu và hiện diện thường trực hay bán thường trực của đồng minh. Như vậy, cũng giống trường hợp nội lực và ngoại lực, quan niệm rạch ròi về bên thứ ba nhằm tách khỏi thời cuộc mà mình vốn dĩ đã ít nhiều liên đới, là không thấy được sự hàm chứa vị trí của nhau giữa các bên trong từng quan hệ và tổng thể quan hệ, không thấy sự chuyển hóa giữa trong và ngoài, tại chỗ và từ xa, bên này và bên kia, để hợp lực và củng cố vị thế cho chính mình và cho các bên có cùng lợi ích. Quan niệm đó không những làm giảm hiệu năng đương cự của cả các chủ thể trong khu vực lẫn từ bên ngoài, vừa có thể được vận dụng để thúc đẩy chủ trương song phương mà phương Bắc kiên trì với từng nước nhỏ phía nam. Vì quyền lợi, các nước ít nhiều liên quan đều tìm cách xác lập vị trí bên thứ ba, xem như cách để bảo toàn và thăng tiến nó. Nhưng kỳ thực, vai trò ngoài cuộc ảo đó lại là yếu tố phá hoại chính quyền lợi mà họ muốn bảo vệ. Nhưng dù sao, đến đây, lại liên quan đến quyền lợi, hẳn có người vẫn chưa dứt được boăn khoăn về nó trong quan hệ đồng minh.   5. Quyến lợi trong quan hệ đồng minh ra sao? (2) Quyền lợi của mỗi quốc gia và liên quốc gia không phải là cái bất biến và phi thời gian. Tùy theo giai đoạn lịch sử, bối cảnh địa-chính trị và vị thế của mỗi nước mà các quyền lợi ấy sẽ biến chuyển. Do vậy, đồng minh là quan hệ luôn tồn tại cùng lịch sử loài người, nhưng các quan hệ đồng minh cụ thể lại là cái luôn thay đổi, dù ít hay nhiều, dù mau hay chậm, tạo nên sự đa dạng của loại liên hệ này. Xem quyền lợi của mình nằm ngoài tổng thể quyền lợi chung của đồng minh (đã định hình hay tiềm tàng) đã là sai lầm. Lấy quyền lợi ấy làm cái bất di bất dịch mà các quốc gia đồng minh phải đáp ứng đầy đủ và dưới mọi hoàn cảnh, thì càng sai lầm hơn. Bởi, vấn đề không phải ở việc cố định một lần về quyền lợi và đồng minh, mà là hòa hợp các quyền lợi đó trong thế linh hoạt của mình trước các tình thế chiến lược ở mỗi thời đoạn lịch sử, để phục vụ cho một quyền lợi tối thượng, là sự tồn vong của dân tộc. Các trường hợp trong thế chiến thứ II, trường hợp Trung Quốc trong tương quan với Liên Xô và Mỹ, trường hợp Đài Loan trong quan hệ với Hoa Lục và Hoa Kỳ, chính là sự hòa hợp và linh hoạt đó. Các trường hợp gần gũi khác cũng vậy. Ở thế kỷ trước, trong bối cảnh “bóng ma cộng sản” đang lan tràn, các nước Đông Nam Á đã lập tức liên kết với nhau và liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ để ngăn chặn. Đến khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, họ lại công khai hất cẳng Mỹ khỏi khu vực. Thậm chí, khi nổi lên bốn con rồng châu Á, trên khắp Đông Nam và Đông Bắc Á đã xuất hiện tâm lý bài phương Tây, đề cao các giá trị châu Á với xu hướng gắn kết với Trung Hoa. Cùng thời kỳ, ngay cả đối với nước Nhật, cũng đã có ý kiến cho rằng sẽ hình thành một khối liên kết với Trung Quốc để đối trọng với Mỹ và châu Âu. Trên thực tế, đã có những xê dịch đầu tiên cho điều ấy khi quốc gia Tây phương Đông Bắc Á này khởi động tiến trình thoát khỏi các căn cứ quân sự Mỹ, mà cho đến chính phủ tiền nhiệm của Shinzo Abe vẫn còn loay hoay toan tính. Ấy thế mà, vào lúc này, Singapore, quốc gia Đông Nam Á từng ồn ào nhất về giá trị của châu lục và hô hào nhiều nhất cho một tiểu vùng không có Mỹ, lại là nước sớm nhất và không ngớt lời, không nhỏ lời kêu gọi “đế quốc” quay lại, đồng thời chấp nhận những đợt lưu trú không thường xuyên và bán chính thức của lực lượng Hoa Kỳ, để ngăn ngừa từ xa và từ sớm người bạn ít nhiều cùng chủng tộc và mới ngày nào còn cùng chung giá trị. Phải chăng họ kêu gọi Hoa Kỳ quay lại mà không biết rằng sẽ có những tác động chính trị, xã hội cho đất nước mình? Phải chăng Nước Mỹ quay lại mà không biết rằng họ đã từng hất mình đi khi xong việc? Rồi thêm, giới nắm quyền ở Phnom Penh hiện nay quay lưng lại đồng minh mà họ hàm ơn việc thoát khỏi nạn diệt chủng, để đi với đồng minh mới – vốn là kẻ đầu trò từng đẩy đất nước vào cảnh gần như diệt vong – chẳng phải là kẻ xa lạ hay các thế hệ sau, mà cũng chính là những con người của cuối thập niên 1970 nặng tình với Việt Nam. Xung quanh là thế. Chỉ có Việt Nam, đứng trước kẻ đe dọa “trực tiếp và nguy hiểm nhất” đối với chủ quyền biển, trong tình thế cấp bách, là cứ mãi tính toán cho trọn vẹn, tròn trịa mọi thứ quyền lợi, kể cả những cái hoàn toàn nằm ngoài phạm trù quốc gia-dân tộc. Khi đặt quyền lợi trong quan hệ đồng minh, mấu chốt không phải là tiêu chí về một sự bảo đảm hoàn hảo cho nó suốt cả quá khứ, hiện tại, tương lai, và bất biến trong mọi tình huống, là điều chỉ có trong bối cảnh tương tự như điều kiện lý tưởng của môi trường thực nghiệm khoa học tự nhiên; mà cốt yếu là quyền lợi đó như thế nào và được xét ra sao, trong từng bối cảnh lịch sử-cụ thể. Theo đó, có hai vấn đề cần giải quyết: - Đâu là quyền lợi quyết định trong số những quyền lợi có chung với các bên tương tác, để từ đó xác định đồng minh: có xác lập đồng minh hay không và những đồng minh nào là khả dĩ, loại đồng minh nào đi với đối tác nào… - Theo diễn biến lịch sử và chiến lược, quyền lợi riêng và quyền lợi chung sẽ biến chuyển như thế nào, từ đó mà thẩm định (các) liên hệ đồng minh đã có và hướng xử trí tiếp theo: tách đồng minh cũ, tạo đồng minh mới (hoặc không), hay thay đổi nội dung, hình thức của liên kết đã có và sẽ có. Như vậy, ở tầm chiến lược, đối diện với bất kỳ quốc gia nào cũng không thể nhận thức quan hệ đối tác hay đồng minh bằng câu chữ tuyên truyền hoặc khái niệm đạo đức[3]. Cũng không phải tạo lập đồng minh là thụ động, để đồng minh quyết định thu nhận và sắp đặt quan hệ cho mình, càng không phải là dựa dẫm một chiều để phải nơm nớp lo đến ngày mình sẽ bị bỏ rơi hay bỏ rơi người khác. Ngược lại, chính mình phải chủ động xác lập và điều chỉnh các quan hệ đối tác và đồng minh trên cơ sở tương thích quyền lợi và điều kiện lịch sử. Do sự tương thích và điều kiện đó, nên đồng thời, liên hệ đồng minh cũng không phải là cái chủ quan, muốn có hay muốn không mà được, không phải là cái muốn đeo bám thì đeo, muốn bỏ rơi thì bỏ. Một đồng minh trên cơ sở địa lý hay dân tộc, thể chế hay quân sự, một khi đã không muốn giữ tương tác như giữa các đối tác bình đẳng, mà chuyển thành quan hệ giữa người khuất phục và kẻ bị khuất phục, thì phía yếu hơn chỉ có một con đường để tránh họa nô lệ, là từ vị thế của mình mà xác lập các quan hệ ngoại biên khác nhằm đương cự lại, chứ không thể viện dẫn tình nghĩa quá khứ hay chính nghĩa cao đẹp mà giữ được độc lập và chủ quyền. Lịch sử các dân tộc không hề thiếu dẫn chứng về sự xoay chuyển này. Đồng thời, một bên của liên minh cơ hữu hay đồng minh giá trị, khi vẫn có chung quyền lợi, chung các giá trị thực chất, và vẫn giữ vị thế mà tương tác chung cần đến, thì đối tác của nó, dù lớn mạnh hơn cũng không thể rời bỏ. Trở lại các ví dụ gần gũi, ta sẽ thấy. So với tiềm năng khổng lồ của Hoa Lục, Đài Loan không là gì, vậy sao Hoa Kỳ không buông hẳn để đổi lấy niềm tin chiến lược của đối tác lớn về sự chân thành đối với chính sách một nước Trung Hoa? Vào năm 1979, khi căng thẳng chiến tranh lạnh lên cao do sự can dự của Liên Xô vào nội tình Afghanistan, trong hoàn cảnh cần định hình một mặt trận thống nhất giữa Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc để chống lại, nước Mỹ vẫn đi trước một bước để giữ vững cam kết đồng minh với Đài Loan. Tháng Tư 1979, Đạo luật Quan hệ với Đài Loan (Taiwan Relations Act) có hiệu lực, nhìn nhận quan hệ thực tế với Đài cùng với các điều khoản nhằm giúp nơi này tăng cường năng lực tự vệ, đồng thời cho phép can thiệp quân sự nếu hòn đảo bị tấn công. So quan hệ tay ba Mỹ – Trung – Nhật trên bình diện chung hay trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, cũng tương tự như thế. Cái mà Hoa Kỳ không thể buông rơi quan hệ đồng minh với Đài Loan và Nhật Bản không phải chỉ là vị trí địa lý của họ. Nhìn sang Myanmar để so thì điều đấy quá rõ. Nước này có vị trí quan trọng với cả Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, lẫn với các nước Đông Nam Á giáp giới, nhưng không vì thế mà Mỹ muốn có họ bằng mọi giá. Chỉ sau khi Naypyidaw có những bước đi vững chắc từ bỏ nền độc tài quân sự, quan hệ thân thiện hơn mới được xác lập. Từ đó có thể thấy, dù là nước nhỏ và yếu hơn trong quan hệ đồng minh hay trong thế trận chiến lược, thì vấn đề là ở chỗ nước đó như thế nào và có gì để đồng minh hay đối tác phải giữ lấy, chứ không phải chỉ tìm kiếm sự an toàn (đối với mối đe dọa và với nguy cơ bị bỏ rơi) bằng cách cho rằng mình có thể nằm ngoài quan hệ và thế trận ấy mà “khai thác” nó cho lợi ích riêng.   6. Tránh né quan hệ đồng minh, được gì? Dù không muốn tạo quan hệ đồng minh, có đúng là Hà Nội chủ trương “trung lập” bằng chính sách “ba không”? Không kể lịch sử từ năm 1954 đến khi khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, không kể Hội nghị Thành Đô năm 1990 mở ra một giai đoạn đồng minh mới với phương Bắc, Việt Nam hiện nay cũng chưa bao giờ ngừng theo đuổi chính sách liên kết, ngấm ngầm và có chọn lọc. Trước đe dọa ẩn tàng về một vùng biển bị xâu xé khi các thế lực dồn về Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc, Hà Nội đã chủ động, đi trước, nhằm xoay chuyển chính tình thế đó theo hướng có lợi. Đồng thời với việc đẩy mạnh giao lưu với hải quân các nước tại các hải cảng của mình, Việt Nam cũng tăng cường chia sẻ nguồn lực biển với các quốc gia thân hữu để họ hiện diện tại Biển Đông. Đây là đối sách sáng tạo và đúng đắn, chỉ có điều, với mặt thứ nhất, đó chỉ là những liên hệ phi quân sự và thuần túy về chiều rộng; với mặt thứ hai, đã nhầm lẫn đối tượng để hướng đến, bởi vẫn đứng trên sự lựa chọn cảm tính. Trọng tâm đầu tiên của Hà Nội là New Delhi, vốn là người bạn luôn dành ủng hộ cho Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, và cũng là một bên xung khắc trên bộ với Trung Quốc, nay lại bị đe dọa lấn sân ở Ấn Độ Dương. Trong tương lai, việc Ấn Độ khai triển đối ứng tại vùng biển phía nam của Hoa Lục là khả dĩ. Và chính Việt Nam đã thúc đẩy điều đó bằng việc liên tục đưa ra các đề nghị thăm dò, khai thác dầu khí. Hà Nội muốn đặt quyền lợi kinh tế vào tay New Delhi để họ phải bảo vệ nó, qua đó mà can dự sâu hơn vào vùng biển này. Xa hơn một bước, Việt Nam đã mời hải quân Ấn “ướm chân” tại vịnh Nha Trang[4], nơi mà cho đến gần đây, không một tàu quân sự của quốc gia nào khác được tiếp cận[5]. Dù vậy, ngoài những tuyên bố mang tính ngoại giao như các đối tác khác về tự do hàng hải và an ninh khu vực, phía Ấn cũng công khai rõ về giới hạn vai trò của mình. Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Ấn Độ ở New Delhi (20-21/12/2012), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nước chủ nhà hậu thuẫn ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhưng Ngoại trưởng Ấn Salman Khurshid lại cho rằng chủ quyền phải được giải quyết giữa các nước tranh chấp. Trước đó, trong cuộc họp báo vào tháng Tám 2012, Tư lệnh hải quân Ấn, Đô đốc Nirmal Verma cho biết, dù có sự tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và quyết đoán hơn trên biển, lợi ích hải dương của Ấn Độ vẫn ở khu vực từ eo Malacca đến Vùng Vịnh, kéo dài xuống mũi Hảo Vọng. Ông nói thêm, Ấn sẽ không tích cực triển khai quân sự ở Biển Đông, đồng thời cho rằng dù có tranh cãi, các bên ở vùng biển này vẫn phải bảo đảm cho thông thương quốc tế. Không phải New Delhi co thủ, mà là Hà Nội đã tính toán quá đà. Các nhà làm chiến lược của Việt Nam muốn “đi tắt đón đầu”, “đốt cháy giai đoạn” trong khi chưa phải lúc để Ấn Độ trực tiếp can thiệp ở vùng biển Đông Nam Á. Họ vẫn đang theo đúng “lịch trình” hữu dụng, là trước mắt, cần tập trung cho khu vực vịnh Bengal và biển Andaman như là chiến lược hữu hiệu để chốt chặn một đầu Biển Đông, ở nơi vừa cách không xa Malacca, vừa trực diện với kênh Kra dự phóng. Đối sách này còn là sự phân bố lực lượng hợp lý khi mà ngoài 60 phần trăm hải quân Mỹ sẽ tập trung cho châu Á-Thái Bình Dương, vùng biển Đông Bắc Á và Đông Nam Á lại có một trục liên hoàn Nhật – Phi – Úc, trong khi tại Ấn Độ Dương, ngoài lực lượng Mỹ có thể sẽ giảm bớt, chỉ có hải quân Ấn thường trực. Đối với Nga, Việt Nam cũng có sai lầm tương tự. Con át chủ bài Cam Ranh luôn được bắn tin là rộng cửa mở cho Nga. Sau khi thông qua Luật Biển (21/06/2012) và tình hình căng thẳng quanh “Tam Sa”, trong chuyến thăm đồng minh khắng khít một thời (26-30/07/2012), Chủ tịch Trương Tấn Sang đã mở lời về Cam Ranh, cùng với khẳng định thuận lợi của Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã lập tức bác bỏ khả năng này. Nga đã giữ im lặng trong lúc Biển Đông sôi động nhiều năm qua. Lần đầu lên tiếng của họ lại là quan điểm có lợi cho sự tự tung tự tác của Trung Quốc dưới chiêu bài quen thuộc của giới ủng hộ sự độc tài quốc gia và quốc tế: chống can thiệp. Khi tình hình Scarborough đang căng thẳng, ngày 20/05/2012, Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev, nói rằng lập trường chính thức của nước ông là phản đối can thiệp của nước ngoài vào Biển Đông, vì đó là chuyện nội bộ của các nước có tranh chấp mà cả Mỹ và Nga đều không liên quan. Lần thứ hai lên tiếng của họ là mới đây, sau khi Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines… đều ít nhiều chỉ trích Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam, thì duy nhất một lần vào ngày 16/05/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga mới cất tiếng, thể hiện thái độ tuyệt đối đứng ngoài, theo công thức ngắn gọn có sẵn, kêu gọi kiềm chế và hy vọng hai bên đàm phán hòa bình. Khách quan mà nói, về mặt chiến lược và lợi ích quốc gia, Nga không sai, mà là Việt Nam đã lượng định không đúng. Trong khi điều tiên quyết đối với Moscow trước khi có thể chuyển hướng, là củng cố và giành lại không gian hậu Xô Viết trong chừng mực có thể, thì Hà Nội lại muốn họ quay về Đông Nam Á. Nước Nga thời Putin chỉ tận dụng thế mạnh dầu khí và vũ khí nhằm lấy lại vị thế về kinh tế và chính trị phục vụ cho mục tiêu vừa nói. Họ hiện là thế lực duy nhất trên thế giới vừa là “lái dầu” vừa là “lái súng” tầm cỡ. Với họ, Việt Nam cũng chỉ là một bên hợp tác về dầu khí và là khách hàng lớn về vũ khí, như mọi đối tác loại này của họ, kể cả Trung Quốc. Nên với hai bên tranh chấp, họ có thể hữu nghị và nhận tiền mua bán từ cả hai, mà không thể nào “thiên vị” cho một bên. Đó là chưa kể, Trung Quốc là đối tác có vị thế và tiềm lực mà họ cần đến, nhiều hơn là điều tương tự có ở đối tác nhỏ hơn[6]. Vậy mà nước Việt đương thời vẫn mãi lấy tiêu chí “thủy chung” để hy vọng vào một thế lực thân Việt Nam nhất hiện diện ở Biển Đông, vừa để kiềm chế Hoa Lục vừa để cân bằng với Hoa Kỳ[7]. Tất nhiên, về chiến thuật ngoại giao, Hà Nội nói rằng tàu của thân hữu vào Nha Trang hay Cam Ranh để thăm hữu nghị hay nhận dịch vụ hậu cần. Nhưng về toan tính chiến lược, khoảng cách giữa căn cứ sửa chữa quân sự và căn cứ quân sự chẳng có gì xa xôi, vấn đề chỉ là có đi đến nhất trí và đạt được thỏa thuận đằng sau những ngôn từ ngoại giao hay không. Với Ấn và Nga, lời đáp từ phía họ là không. Việc nhắm đến Ấn và Nga không phải chỉ vì những tương đồng dễ thấy, mà còn bởi đây là những thay thế sáng giá nhất cho Nhật và Mỹ, là những đối tác sẵn lòng tạo thế liên minh hơn. Đối với Nhật, truyền thống cương cường, sự hào phóng, nhanh nhạy, chủ động hỗ trợ nước nhỏ, cùng với vị trí địa lý rất thuận lợi khi cơ động vào vùng biển Đông Nam Á, chỉ thua Ấn ở mỗi nền quốc phòng còn bị ràng buộc bởi một hiến pháp thuần phòng vệ (mà thực tế đang tiến đến tháo gỡ), cũng không khiến Hà Nội đặt nặng hơn Ấn. Khi so với Nga, Hoa Kỳ cũng tương tự vậy, trong khi đây là quốc gia duy nhất đủ sức và sẵn sàng đối trọng, điều phối các liên hệ đa quốc nhắm vào các thách thức quốc tế. Họ đương nhiên không phải là đối tác duy nhất trong chiến lược kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng là đối tác khả dụng nhất và quyết định nhất. Lẩn tránh đồng minh khả thi để theo đuổi đồng minh bất khả thi là thực chất và đích đến của chiến lược phi liên kết của Việt Nam. Chối bỏ quan hệ đồng minh trên lý thuyết nhưng thực tế lại huy động và trông chờ sự can dự rộng rãi, cũng như vận động sự hiện diện có chọn lọc của các thế lực khác, là đối sách mà Hà Nội cho là hữu hiệu nhất. Nó vừa tránh công khai liên kết để không kinh động đến Bắc Kinh, vừa bảo toàn được các quyền lợi “ý thức hệ”, vừa có được các liên hệ rộng cho sự ủng hộ ngoại giao, vừa tạo quan hệ thực chất với những đối tác đặc biệt riêng có để nhận sự hậu thuẫn chính trị và quân sự, vừa tranh thủ được thời gian để tăng cường thực lực. Trong số đó, chỉ có mục tiêu về các quyền lợi phi quốc gia-dân tộc là đạt được. Ngoài ra, tất cả đều dừng lại ở mức chung chung (đối với bên ngoài) hoặc chưa thể đạt mức cần thiết (đối với thế và lực bên trong). Mục tiêu kiềm chế Trung Quốc đã không đạt được, ngoài khoảng thời gian 2012-2013 có sự êm thắm tạm thời. Nhưng thật ra, đó cũng là hai năm mà Bắc Kinh triển khai thành công đối sách phân hóa ASEAN, và cũng thành công khi đẩy Hà Nội sâu vào thế tự tin, cả trong quan hệ với Trung Quốc[8] lẫn trong chính sách “phi liên kết”. Phần mình, họ không ngây thơ tin vào chủ trương “trung hòa” giữa các thế lực của Hà Nội. Mục tiêu nhắm đến các quốc gia thân hữu đã không đạt được, ngoài sự lên tiếng hết sức chừng mực. Mục tiêu đối với các đối tác chiến lược đủ loại khác cũng đã không đạt được, ngoài những tiếng nói ngoại giao đề cập đến khía cạnh có liên quan đến trật tự toàn cầu. Kết quả: - Đối với Việt Nam, khi vô sự là những giao dịch tiền bạc và ca tụng ngoại giao, khi hữu sự là sự cô độc về lực lượng và hành động. - Các ngỏ quan trọng quanh rìa đông nam biển Đông Nam Á đã được “đón lỏng”, từ sự quyết đoán trong thế liên minh của các quốc gia. Ngoài Nhật Bản ở rìa cực bắc, quay mặt vào Biển Đông và dễ tiếp cận Hoàng Sa, Trường Sa là chuỗi các căn cứ hải quân và không quân tại Philippines, nay đã được trao quyền sử dụng cho Hoa Kỳ. Cực nam là các cơ sở quân sự tại Úc, đất nước đang ngày càng ra mặt ủng hộ đồng minh. Tây nam là eo Malacca mà cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đều không bao giờ sao nhãng. Cực tây là chuỗi căn cứ của Ấn tại hai quần đảo Andaman và Nicobar. - Không kể phần dọc theo Trung Quốc, rìa tây Biển Đông, đồng thời cũng là mạn đông kéo dài suốt Việt Nam, là vùng duy nhất hở sườn, mà Hải Dương 981 và Nam Hải 9 đang giúp phô bày. - Mối liên kết đa quốc ở rìa đông nam Biển Đông vừa đủ khả năng tập hợp thêm lực lượng mà cũng đủ sức bảo vệ sự thông thương, khi cần. Sự phi liên kết ở rìa tây thì đang trực diện với nguy cơ bị cướp đoạt tài nguyên và ngư trường, mà chính quyền sở tại không thể bảo đảm điều tối thiểu là sự an toàn sinh kế của người dân nước mình. Rõ ràng, trong đối sách với phương Bắc, thực tế đã hiển hiện: chần chừ chỉ có chết.   7. Chần chừ chỉ có chết: lời kết không cần đặt dấu hỏi Tất nhiên, tới đây, Việt Nam vẫn cần thực hiện các đối sách một cách khôn khéo, nhưng điều đó không thể theo lối cũ được nữa. Trong những ngày này, Hà Nội đã nhanh chóng thể hiện chiều hướng liên kết với Manila, cũng như có động thái mới với Washington. Nhưng định hướng ấy cần tiếp tục đi vào chiều sâu và thực tế, chứ không thể dừng lại ở mức dùng quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia có thể liên minh khác như một phương tiện để giữ lấy quan hệ đồng chí với Hoa Lục. Với nước lớn, không bao giờ muộn khi có thêm đồng minh. Nhưng với nước nhỏ, sẽ quá muộn khi các ưu thế tuột vào tay người khác, trong khi nó có thể đã là thế và lực mới của mình nếu không chần chừ. Thời điểm mà Hà Nội không còn thể đi dây hữu hiệu nữa, nay đã đến. Thời điểm của cục diện Philippines có thể sẽ đến khi họ nổi lên như tác nhân chính thay cho Việt Nam, bởi họ vừa là bên chủ động pháp lý kiện Trung Quốc, vừa là nhân tố quân sự tích cực trong kế hoạch cân bằng chiến lược, vừa là chủ thể chính trị đi đầu, dứt khoát và mạnh mẽ đấu tranh với các hành động thay đổi nguyên trạng Trường Sa từ phương Bắc. Với vai trò đó, sự hậu thuẫn của đồng minh và quốc tế sẽ tập trung cho họ. Thời điểm mà Đài Loan xác quyết vị thế của mình trong tranh chấp có thể sẽ đến nếu họ được sự ủng hộ để trở thành một bên của tiến trình COC. Thời điểm mà Hoàng Sa và Trường Sa, với tư cách yếu tố độc lập tương đối, chi phối lại các chủ thể tranh chấp cũng đang đến khi Trung Quốc đẩy mạnh phát triển “Tam Sa” và (có thể) hải đảo hóa những nơi đã cưỡng đoạt ở Trường Sa. Trong viễn cảnh đó, nếu Việt Nam tiếp tục thụ động với những chủ trương như hiện nay, thì khả năng Biển Đông bị xâu xé cũng sẽ đến, vì thế giới sẽ không để Trung Quốc độc chiếm vùng biển này. Khi ấy, Hà Nội khó mà lại chuyển hung thành kiết được nữa. Một khi các liên minh trong vùng chính thức định hình và hiện diện đầy đủ ở những điểm xung yếu mà không có Việt Nam, với những trải nghiệm trong quan hệ với Hà Nội, có phần chắc các nước này cũng sẽ buông đầu dây phía họ, như Bắc Kinh đã vừa buông. Trước việc Bắc Kinh dùng hệ thống giàn khoan làm công cụ xâm lược biển, duyên hải phía đông đang phơi ra như một khoảng trống quân sự mà Việt Nam sẽ không thể tự mình lấp đầy. Hà Nội không nên hy vọng rằng việc tập trung của các thế lực khác ở những nơi khác quanh Biển Đông sẽ khiến Hoa Lục quay sang đối phó, từ đó mà xuống thang với láng giềng phương Nam. Thực tế trước nay là, dù vẫn đối ứng với thế lực lớn, họ sẽ lấy những thế lực nhỏ, yếu làm mục tiêu hàng đầu. Để hóa giải sự thất thế đó, kiện ra tòa án quốc tế, một khi Hoa Lục không thừa nhận, sẽ vô hiệu đối với họ. Nhưng cũng chính vì thế, giải pháp pháp lý này trở thành một giải pháp chính trị và ngoại giao hữu hiệu mà Hà Nội không nên chần chừ, thay vì việc chọn tâm điểm là sự vận động ngoại giao tràn lan, thiếu hiệu quả. Giải pháp chính trị hàng đầu là bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông, thì đang bị Bắc Kinh hủy hoại ngay từ trong tiến trình ỳ ạch của nó, bằng cách trì hoãn và dùng sức mạnh tạo nên hiện trạng mới có lợi cho mình. Họ đang đi trước nhiều bước để một khi COC hình thành, sẽ phải ghi nhận sự xâm thực đó bằng tiêu chí giữ nguyên hiện trạng. Cùng lúc, trung tâm chính trị hàng đầu cho việc xử lý tranh chấp, là ASEAN, cũng bị Hoa Lục phân hóa và tự phân hóa, bị trói tay và giảm hiệu năng bằng nguyên tắc đồng thuận cả khối. Giải pháp kinh tế chống Trung Quốc, sẽ không ai tính đến chừng nào Hoa Lục còn chưa tấn công quân sự trên diện rộng nhắm vào đồng minh của các thế lực lớn. Còn lại là giải pháp quân sự, cũng sẽ không ai tính đến với tư cách là hành động đối ứng cho sự xâm thực phi quân sự hoặc trấn áp cục bộ của Trung Quốc. Thế nhưng, nó luôn được tính đến với tư cách phòng vệ và răn đe từ xa, vừa để ngăn ngừa xung đột vừa tạo đủ lực cho xung đột, nếu buộc phải vậy. Sự răn đe đó, một nước nhỏ, yếu cả thế và lực không thể một mình mà làm được, không thể vài năm hay chục năm mà làm được, trong khi nguy cơ thì chực chờ ngay trước mắt. Dù sao, với tất cả những điều trên, để giữ môi trường hòa bình của mỗi nước, của khu vực và thế giới, hướng chiến lược cần theo đuổi vẫn là ASEAN thực hiện vai trò trung tâm chính trị, kiên trì với COC, song hành cùng giải pháp pháp lý ở mỗi quốc gia và trong thế liên minh[9]. Đồng thời, tổ chức này cũng cần trở thành trung tâm quân sự của tiểu vùng để hoàn thiện vị thế của một bên đối tác, trực tiếp chịu trách nhiệm về an ninh của chính mình. Phần Hoa Kỳ, với vai trò của đồng minh trụ cột, là người điều phối về chính trị, ngoại giao, quân sự với các thế lực trong và ngoài vùng có can dự, và là lực lượng quân sự tối hậu làm rào chắn cuối cùng, mà các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc cần liên kết. Việt Nam không thể nằm ngoài thế chiến lược chung đó mà nghĩ rằng vừa duy trì được mọi quan hệ tốt đẹp, vừa tự một mình bảo đảm được hòa bình, chủ quyền và an ninh, trong cái thế trọng sức mạnh mà Hoa Lục đã đặt mọi phía vào đó. Ngoài nội lực cần một quyết tâm chính trị cao nhất mới có thể tạo đà phát triển trọn vẹn, không thể giữ được chủ quyền và nền độc lập bằng sự đơn thương độc mã của chính nghĩa suông và ngoại giao câu chữ. Nghĩ rằng có thể thắng Trung Quốc nhờ mặt trận lòng người mở ra bên trong nó và trong lòng nhân dân thế giới, như đã từng làm với nước Mỹ, là điều tuyệt đối không tưởng. Hoa Lục toàn trị của thế kỷ XXI không phải là Hoa Kỳ dân chủ của thế kỷ XX để mà phải chịu áp lực của công luận trong và ngoài nước và chịu sự phán xét trực tiếp của người dân nước mình. Một khi nội lực chỉ là sự hô hào mà không được thực tế hóa bằng những chuyển biến triệt để và toàn diện, một khi chính nghĩa và ngoại giao còn chưa được vật chất hóa bằng sức mạnh của sự liên kết đúng đối tượng, thì chỉ là tự ta đang vô hiệu hóa mình bằng công cụ tuyên truyền.   15/05 – 30/06/2014 © 2014 Lê Tuấn Huy & pro&contra   [1] Sau khi không thống nhất giá mới với Việt Nam, Nga không tiếp tục thuê Cam Ranh. Nhưng hai bên đồng ý để lưu trú lại một tổ thu thập tín hiệu vô tuyến hướng ra Biển Đông, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, duy trì đến năm 2002. [2] Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác, nhưng qua đối chiếu, có thể đó là cuộc gặp được nhắc đến trong một bản tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ vào tháng Hai 2008. [3] Kiểu như “tình hữu nghị là tài sản quý báu”, “người bạn thủy chung”… [4] Chuyến thăm Nha Trang và Hải Phòng của tàu INS Airavat (19-22/07/2011) là kết quả chuyến đi trước đó của Đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến đến Ấn. Hải trình này đã khiến phương Bắc khó chịu và phản ứng theo kiểu của họ: trên đường về, ở Biển Đông, INS Airavat nhận được tín hiệu vô tuyến từ tàu không được nhận dạng của Trung Quốc, yêu cầu tàu Ấn xác định danh tính và lý do hiện diện trong vùng biển “của họ”. [5] Cập nhật: Vừa mới đây, ngày 24/06/2014, tàu vận tải nặng USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) của hải quân Hoa Kỳ đã từ Philippines vào neo tại vịnh Nha Trang trong 15 ngày, để Công ty TNHH một thành viên nhà máy đóng tàu Cam Ranh bảo dưỡng. [6] Cách đặt vấn đề tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông, là nhầm chủ thể. Mức độ xung khắc và xung đột giữa họ với nhau trong quá khứ khiến Kremlin thừa biết Trung Quốc là như thế nào. Mà các chiến lược gia Trung Nam Hải hẳn cũng đủ tầm để lượng định về các thế lực trên thế giới, và biết rằng họ không trông chờ sự hậu thuẫn của Nga. Câu hỏi “tại sao” ấy nên được đặt ra với Việt Nam thì đúng hơn. [7] Cập nhật: Sau hợp đồng dầu khí 400 tỷ dollar Tổng thống Putin đạt được tại Bắc Kinh vào hạ tuần tháng Năm 2014, chỉ với việc ba tàu của Hạm đội Thái Bình Dương Nga sau hải trình công vụ ở Ấn Độ Dương trở về, ghé vào Cam Ranh ba ngày (17-20/06/2014) để nhận dịch vụ hậu cần, mà Đại sứ Việt Nam tại Nga đã lại lập tức lên tiếng mời Nga ưu tiên sử dụng Cam Ranh. Và chỉ vài ngày sau, Đặc sứ của Chính phủ được gửi sang để hội đàm với đại diện Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga, mở lời ủng hộ họ trong vai trò tại châu Á-Thái Bình Dương. Câu trả lời của họ vẫn là công thức về “nguyên tắc không can thiệp” và đàm phán hòa bình giữa các bên tranh chấp. [8] Sự tự tin về sự gần gũi này vừa được thể hiện, vừa là kết quả từ các chuyến thăm liên tục của lãnh đạo hai nước: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, 11-15/10/2011. Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm Việt Nam, 20-22/12/2011. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, 19-21/06/2013. Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, 13-15/10/2013. [9] Ý kiến về một liên minh pháp lý Việt Nam – Nhật Bản – Philippines nên được chú ý thích đáng. Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=4591
......

Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông

Gần hai tháng nay, không có ai ít nhiều quan tâm đến Việt Nam mà không tự hỏi: Việt Nam đối phó với hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như thế nào? Về phía Trung Quốc, hầu như mọi người đều biết họ muốn gì. Và thật ra thì họ cũng không hề giấu giếm ý đồ của họ: Chiếm toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa, dĩ nhiên!). Tàu Kiểm ngư KN951 bị tàu Trung Cộng đâm nát Còn phía Việt Nam? Không ai biết gì cả. Tất cả các nhà lãnh đạo đều im lặng, hoặc nếu mở miệng thì chỉ nói những điều chung chung, vô thưởng vô phạt, ra vẻ đầy quyết tâm nhưng lại không chỉ ra, hoặc gợi lên, một chiến thuật nào cả.   Trở lại với câu hỏi trên, Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào? Có hai cách trả lời: tiêu cực và tích cực. Tiêu cực, như những gì chúng ta thường thấy nhan nhản trên các mạng lưới xã hội, từ blog đến facebook, nhiều người cho rằng Việt Nam đã bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc rồi; hoặc nếu không phải bán đứng thì cũng, ít nhất, một số khá đông ủy viên trong Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng chủ trương nhượng bộ, để Trung Quốc tha hồ làm chủ trên Biển Đông. Theo cách nhìn này thì những lời phát biểu này nọ hoặc việc đưa tàu hải giám hay tàu đánh cá ra chạy lòng vòng giàn khoan HD-981 chỉ là một vở kịch nhằm đánh lừa dân chúng để không ai quá phẫn nộ có thể đổ xuống đường biểu tình chống lại họ. Nói cách khác, theo cách nhìn này, “mặt trận” chính mà chính quyền Việt Nam muốn đối phó không phải là Trung Quốc mà chính là dân chúng Việt Nam. Khả năng trên không phải không có. Có nhiều bằng chứng: Một, từ lịch sử, họ đã từng làm vậy qua công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958; hai, qua cách họ hành xử với Trung Quốc kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990; ba, qua sự lúng túng của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Không thể nói sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến Biển Đông là bất ngờ được. Làm chính trị, không thể không biết trước những việc đơn giản như vậy. Không biết là ngu. Nhưng nếu biết trước mà không chuẩn bị gì cả, thậm chí, không thống nhất được ý kiến trong một nhúm 14 người trong Bộ Chính trị là sao? Nhưng thôi, ở đây, tôi xin nhìn vấn đề theo hướng tích cực, là, chính quyền Việt Nam, một, thực tâm muốn chống lại Trung Quốc; hai, đang toan tính một chiến thuật gì đó để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Nếu vậy, chiến thuật của họ là gì? Theo tôi, có hai chiến thuật chính: Câu giờ và bêu xấu Trung Quốc. Họ ra lệnh cho các tàu hải giám, hải ngư và tàu đánh cá tư nhân Việt Nam ra chạy lòng vòng chung quanh giàn khoan HD-981 nhưng không đối đầu để tránh leo thang xung đột. Họ chạy lòng vòng như vậy để chứng tỏ với dân chúng trong nước là họ cương quyết bảo vệ lãnh hải Việt Nam nhưng đồng thời cũng để tàu Trung Quốc húc vài chiếc chìm để… quay phim. Vâng, để quay phim. Mới đây, trên các cơ quan truyền thông Tây phương đã xuất hiện một số hình ảnh tàu Trung Quốc xịt nước vào tàu Việt Nam, đâm sầm vào một số tàu Việt Nam, làm hư hại nhiều tàu đánh cá Việt Nam… Những bức ảnh và những thước phim ấy đều do phóng viên ngoại quốc thực hiện. Việc mời gọi phóng viên chụp ảnh và quay phim để công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế như vậy có hai mục đích: Một, để cả thế giới thấy sự xâm lược hung hãn và tàn bạo của Trung Quốc, từ đó, càng thêm ghét và sợ Trung Quốc. Hai, để thế giới thấy Việt Nam, tuy nhỏ và yếu, nhưng vẫn nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc làm bá chủ trên Biển Đông. Vì ghét và sợ Trung Quốc nên càng cảm thấy có nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Vì thấy Việt Nam có quyết tâm nhưng yếu ớt nên càng cảm thấy có nhu cầu ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam. Nhớ, sau năm 1975, khi Khmer Đỏ quấy nhiễu ở biên giới phía Tây, Việt Nam cũng thực hiện chiến thuật ấy. Trong suốt mấy năm, từ cuối năm 1975 đến năm 1978, Khmer Đỏ nhiều lần xua quân tràn qua biên giới bắn giết đồng bào Việt Nam, chính quyền chỉ la làng chứ không có phản ứng gì quyết liệt cả. Nếu lúc ấy, chính quyền quyết định phản công, họ có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng họ không làm. Chủ yếu để chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân, và khi họ tràn quân sang chiếm Campuchia, thế giới cũng dễ dàng thông cảm: Đó chỉ là một phản ứng tự vệ. Một việc chẳng đặng đừng. Lần ấy, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tuyên truyền của mình cho nên khi Việt Nam chiếm Campuchia, các nước Tây phương vẫn đồng loạt kết tội là Việt Nam xâm lược và càng gia tăng mức độ cấm vận đối với Việt Nam. Tôi nhớ, trong một bài viết sau chuyến thăm Việt Nam năm 1980, khi nhắc đến phong trào vượt biên, Gabriel García Márquez cũng cho Việt Nam hoàn toàn thất bại trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại. Lần này, Việt Nam có nhiều lợi điểm hơn. Thứ nhất, hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều người ghét Trung Quốc và cũng sợ sự phát triển của Trung Quốc. Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Hơn nữa, kẻ thù của Trung Quốc cũng rất nhiều. Ngoài Việt Nam, ít nhất Nhật Bản và Philippines cũng là đối tượng để Trung Quốc giành giật và uy hiếp. Thứ hai, Việt Nam hiện nay, tuy bị phê phán nhiều nhưng quan hệ với các nước trên thế giới tương đối tốt đẹp. Mọi người đều thấy Việt Nam chỉ nguy hiểm đối với chính đồng bào của họ nhưng không hề nguy hiểm đối với bất cứ một nước nào khác. Với hai lý do này, việc Việt Nam thành công trong nỗ lực tuyên truyền của họ không có gì khó hiểu. Nhưng đó chỉ là một thành công nhỏ. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc hiện nay rất phức tạp, bao gồm nhiều bình diện khác nhau: tuyên truyền, pháp lý, ngoại giao và, ở trường hợp xấu nhất, ít người mong muốn nhất, quân sự. Việc đóng vai trò nạn nhân để tranh thủ sự đồng tình của thế giới chỉ thuộc bình diện tuyên truyền. Giả dụ chiến dịch tuyên truyền ấy thành công thì, sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam sẽ làm gì nữa? Ở đây có hai vấn đề: Thứ nhất, nên lưu ý là Việt Nam không có nhiều thì giờ để làm một cái gì đó. Đến giữa tháng 8, khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về nước theo kế hoạch dự trù một cách yên ổn, họ đã thành công trong việc chứng tỏ với thế giới là Biển Đông thuộc về họ, nơi họ muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Việc bất động của Việt Nam cũng được xem là một sự xác nhận điều đó: Họ không hề phản đối. Thứ hai, việc tranh thủ sự đồng cảm của thế giới chỉ là bước đầu và không hứa hẹn bất cứ một sự hậu thuẫn nào cả. Xin lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và tàn bạo của Putin. Nguồn: voatiengviet.com
......

Dễ thế mà sao khó vậy?

Tôi vừa có một giấc mơ đẹp. Một sáng chủ nhật trong năm 2014, một cuộc biểu tình lớn tràn đầy khí thế chống bành trướng phương Bắc, kiên cường bảo vệ lãnh thổ, vùng biển, hải đảo Tổ Quốc VN đã diễn ra đông vui như ngày hội lớn chưa từng có giữa Hà Nội. Ở hàng đầu của cuộc biểu tình là Ts Nguyễn Quang A bên cạnh ông Nguyễn Phú Trọng, nhà văn hóa Nguyễn Huệ Chi bên cạnh ông Nguyễn Tấn Dũng, nhà nghiên cứu Trần Huỳnh Duy Thức vừa được tự do bên cạnh ông Trương Tấn Sang, nhà báo Nguyễn văn Hải - Điếu Cày cũng vừa từ nhà tù ra bên cạnh ông Nguyễn Sinh Hùng, cô Tạ Phong Tần vừa được cởi trói bên cạnh bà Nguyễn Thị Kim Ngân, v.v…và v.v… Chỉ xin nêu một số tên nhân vật tiêu biểu, còn nếu kể hết tên ắt phải dày như một cuốn tự điển. Cả một dân tộc đồng tâm, đồng tình, đồng loạt xuống đường, qua lời Kêu gọi khẩn thiết chung của đảng CS, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo, các blogger tự do… Đồng bào các tỉnh thành trong cả nước đổ về, đông vui như ngày hội, với lực lượng công an thật sự là bạn dân, giữ gìn trật tự công cộng, mẫn cán bảo vệ an toàn cho đông đảo công dân biểu lộ tình yêu đất nước, ý chí bảo vệ từng tấc đất, tấc biển, tấc đảo do cha ông ta để lại. Những khẩu hiệu nổi bật trong cuộc biểu tình rộng lớn hôm nay là những dòng chữ kẻ đẹp: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!”, “Rút ngay tàu HD-981 ra khỏi lãnh hải VN!”, cả bằng chữ Việt, chữ Hán, chữ Anh. Cuộc diễu hành đông đảo chan hòa xúc động đi qua các phố chính của thủ đô, đi qua sứ quán TQ trên đường Hoàng Diệu, vòng quanh hồ Hoàn Kiếm, rồi giải tán trước quảng trường Nhà Hát Lớn giữa những tiếng hô khẩu hiệu vang động lòng người, nổi bật nhất là 2 khẩu hiệu nói trên. Tình hình dẫn đến sự kiện tuyệt đẹp trên đây, có ý nghĩa lịch sử, làm nức lòng mọi người VN trong và ngoài nước khởi đầu là do cái lòng tham vô hạn của người láng giềng khổng lồ phương Bắc, tự cho rằng đã có đủ thế và lực để thực hiện “Giấc Mơ Trung Hoa“ làm bá chủ thế giới trong thế kỷ XXI này. Họ mở đầu giấc mơ hão huyền ngược thời đại bằng pha mở màn hoành tráng, mang dã tâm tiến xuống phía Nam độc chiếm biển Đông, để rồi độc chiếm châu Á và Thái Bình Dương, từ đó phình ra chiếm lĩnh toàn cầu. Chính họ trong cơn mê say ngôi bá chủ thế giới đã ngang nhiên khiêu khích nước ta, dân tộc ta, tự xóa bỏ 4 điều tốt do họ đề xướng, tự xóa 16 chữ vàng do họ dựng lên, coi việc lấn chiếm nước ta là điều tự nhiên không thể bàn cãi, dở trò ngạo mạn hung hăng trong quan hệ quốc tế, khinh thường lãnh đạo VN mà họ coi như kẻ bề tôi đã bị thuần phục và khống chế, làm cho cả dân tộc , kể cả những người cầm quyền từng nhẹ dạ, lầm lẫn, phải cố kết lại để chống đại họa mất nước do họ gây nên. Không một người VN nào tự nhận là VN, mang trong mình dòng máu VN có thể đứng ngoài cuộc tập họp dân tộc hùng vĩ chống bành trướng xâm lược. Chỉ có kẻ mang nặng dã tâm bán nước cầu tài lộc bất chính, cầu vinh quang hão huyền mới cố tình đứng ngoài đại cuộc hôm nay. Sao giấc mơ đẹp trong tầm tay dân tộc ta lại không thể trở thành hiện thực? Ai ngăn cấm dân ta yêu nước, thương dân? Điều lệ và Cương lĩnh đảng CS VN đều nêu đảng CS là đại biểu cho lợi ích của dân tộc VN, của nhân dân VN. Cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN chẳng mang tên là báo Nhân Dân đó sao ? Lãnh đạo đảng CS chẳng luôn nói đảng với nhân dân là một đó sao? Tại sao những nhà lãnh đạo cao nhất lại nói một đằng làm một nẻo như vậy? Tại sao Bộ Chính trị lại ỡm ờ, kẻ đánh người xoa, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thực tế là nối giáo cho giặc như thế? Tại sao họ lại không dám đi với đông đảo nhân dân, không dám cùng nhân dân xuống đường, cầm tay nhân dân chống bành trướng? Cùng hô chung với nhân dân 2 khẩu hiệu trên đây? Chính tự họ họ đã tự tách mình ra khỏi đại khối dân tộc, tự họ đã tự khai trừ ra khỏi đại khối nhân dân yêu nước, thương dân. Để cho một việc dễ thế mà sao khó vậy?   Và rồi nhân dân ta sẽ biết chung sức làm gì để tự mình cứu nước, cứu dân khỏi thảm họa bành trướng, giành lại độc lập trọn vẹn, giữ gìn lãnh thổ và lãnh hải trọn vẹn, giành dân chủ tự do và nhân quyền trọn vẹn, cho mình và cho các thế hệ mai sau.   Nguồn: voatiengviet.com
......

Nhìn HD-981 nhớ chuyến bay 93 119

Ngày 11/9/2001, bọn khủng bố cướp được bốn chiếc máy bay đang chở hành khách. Chuyến bay 11 đâm vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới; chuyến bay 175 đâm vào toà tháp phía nam; chuyến bay 77 làm sập một góc Lầu Năm Góc. Chiếc phi cơ thứ tư - chuyến bay 93 bọn khủng bố dự định đâm vào Điện Capitol (Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ) hoặc Nhà Trắng lao xuống một cánh đồng hẻo lánh gần Shanksville. Nơi này cách trụ sở Quốc hội Mỹ 20 phút bay. Theo hộp đen trên chuyến bay 93, sau khi nhận được thông tin về vụ cướp máy bay lao vào tòa nhà trong buổi sáng cùng ngày và đoán được âm mưu của bọn khủng bố, hành khách và phi hành đoàn đã đoàn kết dũng cảm ào lên bẻ gãy ý đồ đen tối hèn hạ của chúng. Điều khiến hành khách và phi hành đoàn trở nên phi thường ở chỗ họ xác định chiến đấu, hy sinh để ngăn chặn những kẻ giết người chứ không vì để tìm lấy con đường sống. Giống như nhân dân Việt Nam muốn đuổi bằng được giàn khoan Trung Quốc vì mục tiêu thiêng liêng, cao cả giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, vì danh dự, tương lai dân tộc chứ không vì lo cho tính mạng của mình.   Yếu tố giúp chuyến bay cuối cùng làm được điều anh hùng nhiều khả năng là do họ có thời gian, nhận được đủ lượng thông tin. Nếu sau khi nắm được thông tin, họ sợ hãi ngồi yên chờ chết cũng chẳng ai dám trách họ. Nếu không làm như thế, họ vẫn chết và hậu quả với đất nước họ không thể biết xảy ra nghiêm trọng thế nào? Nhưng họ đã chứng tỏ họ không bạc nhược đớn hèn, không tham sống sợ chết cho dù họ đang có cuộc sống đẹp đẽ và vô cùng đầy đủ. Họ không vì thế mà quỳ gối van xin bọn khủng bố cho họ cơ hội sống, hoặc chí ít sợ hãi, khiếp nhược mặc bọn khủng bố muốn làm gì thì làm để tìm lấy một chút hy vọng sống. Họ không hèn hạ như thế. Trước khi dấn thân, họ thừa thông minh để hiểu cơ hội sống là rất ít. Và họ mãi mãi đi vào sử sách của đất nước họ, đi vào trái tim từng người dân của dân tộc họ bằng cái chết vinh quang. Hơn ai hết, họ hiểu phía dưới có con cháu, gia đình, bè bạn, đồng nghiệp, đồng bào của họ. Họ chấp nhận chết để giữ cho những người ở dưới mặt đất, cho chính tổ quốc mình, cho tương lai dân tộc mình.   Được biết trong những giây phút ngắn ngủi quý báu, họ đã "biểu quyết" cho lựa chọn. Điều tưởng chừng nhỏ nhoi đơn giản này minh chứng nơi xứ sở của họ, con người luôn luôn được tôn trọng bất kể người đó là ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó chính là động lực, là mấu chốt thúc đẩy con người ta sẵn sàng đến với cái chết để người khác được sống. Đấy là yếu tố làm nên thương hiệu Mỹ. Điều đó đủ để khẳng định đất nước họ, dân tộc họ không thể bị sai khiến, bắt nạt, làm nhục. Đấy là cái người Việt chúng ta phải thấy xẩu hổ và học hỏi. Đấy cũng là đức tính không thể thiếu nếu chúng ta muốn ngẩng đầu, kiêu hãnh, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền. Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=649470001809942
......

Hãy xây một bức tường than khóc

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được tổ chức URAP xếp hạng là trường đứng đầu Việt Nam và đứng thứ 1.932 trong các trường đại học trên thế giới. Xét trong khu vực thì trường đội trên đầu hơn 600 trường đại học của các nước lân bang! Với tôi, một đời làm ông giáo ở trường làng, vậy mà khi nghe tin đó thì có cảm giác như vừa bị hắt vô mặt một chậu nước rửa bát. Lá cờ mang tên giáo dục Việt Nam tung bay kiêu hãnh trước những làn gió lồng lộng mang tên “truyền thống hiếu học”, “nguyên khí Quốc gia”, “ngang tầm thời đại”… giờ tả tơi, thê thảm như là…của mẹ Đốp! Vậy nên tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe GS Nguyễn Trọng Giảng, hiệu trưởng nhà trường nói: “Kết quả xếp hạng này đã góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, khẳng định định hướng gắn liền đào tạo với nghiên cứu khoa học của trường trên con đường hội nhập“. Cứ như ý của GS Giảng thì nhận được bằng của URAP là một thành tựu đáng tự hào! Đêm qua, tôi có một giấc mơ, không biết là nên khóc hay nên cười. Tôi mơ mình vinh dự đảm nhận một trọng trách của Bộ GD. Chức vụ cụ thể không nhớ là gì, chỉ biết các giám đốc sở, các vụ trưởng mỗi lần đến gặp mình, vị nào cũng lúng búng như ngậm hột thị vì… khớp! Vừa ngồi vào ghế, việc làm đầu tiên của tôi là gọi điện thoại về quê gặp ông trưởng thôn Nguyễn Thọ Lê nhờ ông tuyển một đám vài chục ông thợ xây. Đám thợ sẽ đến trước Văn miếu xây một bức tường thành hoành tráng bằng đá xanh nham nhở, xù xì. Sẽ thuê đúc một bảng đồng ghi rõ: “Bức tường than khóc”.   Hàng năm, trước khi vào nhận áo mũ của nhà vua ban cho các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, nhà giáo nhân dân/ưu tú… các tinh hoa của nền học vấn nước nhà phải thực hiện một nghi lễ: đến dập đầu vào bức tường mà than khóc cho tầm vóc của Giáo dục Đại học Việt Nam.Vĩ thanh   Bài viết vừa post lên được vài phút, một cựu quan chức về hưu của ngành Giáo dục gọi điện đến, bảo rằng cái tư duy kiểu khổ nhục kế của tôi đã lỗi thời từ lâu rồi. Không cần phải nhọc công xây tường để đập đầu tóe máu, ông có kế khác, trải đầy “hoa hồng”, sự màu nhiệm sẽ đến tức thì, còn hơn phép Tiên.   Ấy là việc mời ban giám khảo của tổ chức xếp hạng ấy sang “thương thảo về ba rem xếp hạng”. Thay sách giáo khoa, ngành giáo dục còn tính chịu chơi 34 ngàn tỉ. Vậy để có cái danh tiếng trước bàn dân thiên hạ, lưu đến muôn đời con cháu mai sau, thì sá gì trăm tỉ ngàn tỉ. Đưa vào “ba rem xếp hạng” thêm một yếu tố, ấy là: nồng độ chất triết học Mác Lênin, nói nôm na là tính Đảng, tính giai cấp trong huyết quản của thầy trò làm căn cứ xếp hạng. Đảm bảo chỉ sau một đêm, thứ hạng của tất cả các trường đại học An Nam mình sẽ chen nhau lọt vào top 200, top 100, top 50… còn hơn nấm mọc sau mưa!
......

Học được gì khi Bắc Kinh nuốt lời với Hồng Kông?

Năm 1997, khi nhận lại nhượng địa Hồng Kông từ Anh quốc, nhà nước Cộng sản Trung quốc đã cam kết sẽ áp dụng chính sách ’’Một quốc gia hai chế độ’’ cho Hồng Kông -- tức cho vùng này hưởng một quy chế với nhiều quyền tự do và tự trị --  trong vòng 50 năm (1997 - 2047). Ngoài hai lãnh vực Quốc phòng và Ngoại giao trực thuộc Bắc Kinh, mọi lãnh vực khác sẽ do người dân Hồng Kông quyết định. Hong Kong phản đối "đảng cử dân bầu" Tưởng cần nhắc lại, khi đưa ra lời hứa này, Trung Quốc còn rất nghèo và vai trò trung tâm tài chính của Hồng Kông đóng vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều nhà kinh tế gọi đó là "con ngỗng đẻ trứng vàng" của Bắc Kinh. Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát xã hội ngặt nghèo như tại Hoa lục, phần lớn các công ty quốc tế sẽ lập tức rút đi. Chính vì thế mà chế độ "Một quốc gia hai chế độ" vẫn tồn tại được cho đến nay, mặc dù các quyền con người đang bị loại trừ và thắt chặt dần, đặc biệt trong lãnh vực bầu chọn các vị trí điều hành cao nhất của Hồng Kông. Thật vậy, cho đến nay người dân Hồng Kông chưa bao giờ được chọn lựa một người Đại diện cho mình vào chức vụ Chưởng Quản (tức là chức vụ đứng đầu đặc khu hành chánh Hồng Kông) qua một cuộc bầu cử trực tiếp, vì tất cả những ai ra ứng cử vào chức vụ này đều phải được Bắc Kinh chấp thuận trước. Nói cho dễ hiểu là theo kiểu đảng cử dân bầu như ở Hoa lục. Năm 2017 tới đây là lần thứ 5, người dân Hồng Kông sẽ đi bầu lại chức vụ Chưởng Quản. Vì không muốn phải đi bầu theo kiểu Cộng sản nên vào ngày 22 tháng 6 vừa qua, nhiều tổ chức xã hội dân sự ở Hồng Kông đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận bằng hình thức trưng cầu dân ý kéo dài trong 10 ngày để xem có bao nhiêu phần trăm người dân Hồng Kông muốn được trực tiếp chọn lựa người Đại diện cho mình, thay vì phải bầu cho một người nào đó nằm trong danh sách do Bắc Kinh đưa ra. Các tổ chức Dân sự ở Hồng Kông đã lập ra 15 địa điểm bỏ phiếu để cho những người dân Hồng Kông từ 18 tuổi trở lên có thể đến bầu chọn vào ngày chủ nhật 22/06/2014. Ngoài các địa điểm bỏ phiếu đó, Ban tổ chức còn lập thêm một trang web để người dân Hồng Kông cũng có thể vào bầu online cho tiện. Thế nhưng trang Web bỏ phiếu online này mới vừa mở ra được vài tiếng là đã bị tin tặc đánh sập. Ban tổ chức đang cố gắng hồi phục lại trang web này. Và để cho công bằng, Ban tổ chức trưng cầu dân ý đã mời nhiều chuyên gia độc lập vào Ban Giám sát. Theo tin tức ghi nhận được thì chỉ trong ngày chủ nhật 22 tháng 6 vừa rồi đã có đến 689 ngàn người đi bỏ phiếu, một con số vượt xa sự dự phóng của Ban tổ chức. Khi lên chương trình thực hiện, họ nghĩ nếu đạt đến ngưỡng cửa 100 ngàn người bỏ phiếu là coi như thành công. Bà Chang Fang On Sang, 74 tuổi, từng nắm chức Phó Chưởng Quản Hồng Kông từ năm 1997 đến măm 2001, có mặt tại một địa điểm bỏ phiếu và trả lời các ký giả rằng: "Mặc dù cuộc trưng cầu dân ý này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng nó mang  ý nghĩa rất lớn là nói cho chính quyền Trung ương Bắc Kinh biết rằng người dân Hồng Kông muốn có bầu cử trực tiếp, tự do thực sự".   Rất nhiều sinh viên, thanh niên sau khi bỏ phiếu xong được các ký giả hỏi cảm tưởng đều trả lời rằng họ muốn Hồng Kông có tự do, có dân chủ thực sự. Họ không muốn trong 3 năm tới lại diễn ra cảnh phải nộp danh sách các ứng viên Chưởng Quản cho Bắc Kinh phê chuẩn. Họ xem đó là không công bằng, không dân chủ như đã hứa. Phản ứng của Bắc Kinh không có gì đáng ngạc nhiên. Báo đài công cụ lập tức gọi cuộc trưng cầu dân ý này là "bất hợp pháp, không có giá trị pháp lý, không phản ánh nguyện vọng của người dân Hồng Kông, và tạo xáo trộn sinh hoạt xã hội". Trong ngày trưng cầu dân ý 22/6/2014, báo chí tại Hồng Kông đăng tin Bắc Kinh đang vừa bực mình vừa sợ các sinh hoạt chính trị tự do tại Hồng Kông sẽ lan rộng tại Hoa lục, cụ thể như các buổi tưởng niệm Thiên An Môn và các cuộc biểu tình vì Dân Chủ rất đông hàng năm. Tin này được dẫn chứng bằng những lời phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong báo cáo với Quốc hội Trung quốc vào ngày 07/03/2014 : "Để Hồng Kông tự trị không tốt bằng bắt nó phải thống thuộc vào chính quyền Trung ương. Chính quyền ông Tập Cận Bình bắt đầu thực hiện việc này".   Ông Cường còn đưa dẫn chứng thêm rằng: "Ngoại trừ nội các của Thủ tướng Chu Dung Cơ (tức vị thủ tướng đã hứa thực hiện chính sách "Một quốc gia 2 chế độ" trong 50 năm) ra, còn tất cả các vị Thủ tướng Trung quốc khác đều muốn phải thống trị Hồng Kông chứ đâu để cho nó có quyền tự trị cao độ được". Nói cách khác, nay Bắc Kinh xem đó như lời hứa "riêng" của ông Chu Dung Cơ mà thôi. Các thủ tướng khác, và giàn lãnh đạo CSTQ nói chung, không có trách nhiệm phải giữ đúng ký kết đó. Để giảm bớt uy tín của Hồng Kông, Bắc Kinh đã bắt đầu chận các sinh hoạt có tính quốc tế tại đây. Cụ thể như Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 9 năm 2014 sẽ do Trung quốc đứng ra tổ chức. Lúc đầu dự tính sẽ làm tại Hồng Kông nhưng nay đã có quyết định kéo về Bắc Kinh tổ chức.   Những biến chuyển tại Hồng Kông đang đặt nhiều dấu hỏi trước mặt người Việt khắp nơi: ·                     Bắc Kinh đối với Hồng Kông còn như thế thì việc Hà Nội tin và buộc toàn dân Việt phải tin vào 16 chữ vàng, 4 tốt của lãnh đạo Trung Cộng phải chăng là hành động tự sát? Có người đã gọi đó là 16 chữ "hàng" và 4 "dốt". ·                     Người Việt có nên dùng chính tuyên bố, thủ thuật của Lý Khắc Cường về lời hứa hẹn của Chu Dung Cơ để áp dụng vào bức công hàm Phạm Văn Đồng không? Đối với người Việt Nam, bức công hàm thừa nhận đường lưỡi bò đó chỉ là lời của cá nhân ông Đồng chứ không phải của người Việt Nam. ·                     Đã đến lúc các đoàn thể xã hội dân sự tại Việt Nam tự tổ chức trưng cầu dân ý về chọn lựa giữa dân chủ và độc tài chưa? Mạng lưới Internet nay đã cho mọi người phương tiện để thực hiện việc đó tương đối dễ dàng./.
......

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng.   Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực hiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn… 1/ Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?   a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết:   “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1).   b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.   Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền. Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là:   “… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”. Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”. Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.   Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!   2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền. Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị.   (Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào). 3. Vũng Áng – Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò” Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ). Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979). Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể. 4. Vài lời kết 1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông. 2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Nguồn: Boixitvn
......

Chủng tộc, tôn giáo, hay giai cấp?

Ai muốn thấy rõ một sai lầm căn bản Karl Marx đã phạm, cứ theo dõi chuyện đang diễn ra tại xứ Iraq. Marx mở đầu bản Tuyên ngôn Cộng sản bằng lời khẳng định: Lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp. Nhưng lịch sử xứ Iraq đang diễn ra trong mấy năm gần đây, cũng như lịch sử Việt Nam và Trung Quốc từ vài ngàn năm nay, cho thấy những động cơ thúc đẩy lịch sử không phải là đấu tranh giai cấp như Marx tưởng tượng. Hai động cơ mạnh nhất gây ra chiến tranh, thúc đẩy loài người giết nhau trên quy mô tập thể và kéo dài nhiều thế kỷ, là chủng tộc và tôn giáo. Bình luận gia Ngô Nhân Dụng   Người Việt Nam sở dĩ kháng cự được làn sóng đồng hóa để bành trướng của văn minh Hán tộc là do tổ tiên chúng ta đã ý thức rằng “mình khác, họ khác.” Người Việt mình nói một ngôn ngữ khác, theo những phong tục tập quán khác, thờ phượng các thần thánh khác họ, cho nên mình phải là một nước độc lập. Những anh hùng như Trưng Nữ Vương, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi chỉ nhân danh tình tự dân tộc mà kêu gọi dân Việt đoàn kết chống Bắc xâm. Quang Trung không kêu gọi giai cấp vô sản Việt Nam vùng lên chống tư bản nhà Thanh; bài hịch xuất quân của ngài nói: Ðánh cho để tóc dài! Ðánh cho để răng đen. Dân Việt thiết tha gìn giữ những tập tục cổ truyền đó, mặc dù nhà Hán, nhà Minh đã tìm cách bắt thay đổi. Cho nên Quang Trung đã thành công, đuổi được giặc nhà Thanh.   Những biến cố ở Iraq cho thấy tôn giáo và chủng tộc là những yếu tố quyết định lịch sử. Năm 2003 quân Mỹ tấn công Iraq lấy cớ là Saddam Hussein đang chế bom nguyên tử, đe dọa thế giới và nước Mỹ, và nhà độc tài này quan hệ mật thiết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, thủ phạm vụ tàn sát ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chính quyền Mỹ bắt, xử tử Hussein rồi, tuyên bố họ sẽ giúp xây dựng một xứ Iraq theo chế độ dân chủ tự do, chia đều quyền lợi cho các nhóm dân. Với quân đội Mỹ giúp bảo vệ an ninh, với viện trợ kinh tế của nước Mỹ giầu có, người ta nghĩ sẽ thực hiện được giấc mơ đó. Chế độ mới sẽ được dùng làm mẫu cho công cuộc dân chủ hóa toàn thể vùng Trung Ðông, một giấc mơ còn lớn hơn nữa. Sau gần 12 năm, hai giấc mơ này đều tan vỡ. Dân chúng Mỹ chưa bao giờ chấp nhận tham dự một cuộc chiến tranh kéo dài quá mấy năm. Trong Ðại Chiến Thứ Nhất (1914-18) và Thứ Hai (1939-45), nước Mỹ chỉ tham dự vào hai năm chót. Chiến tranh Cao Ly dài 3 năm; Mỹ đưa quân đội tới Việt Nam năm 1964, đến 1968 đã thấy kéo dài quá, tính đường rút đi rồi. Nước Mỹ không có kinh nghiệm của một đế quốc như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, chiếm đóng xứ khác rồi cai trị theo một chương trình lâu dài, vô giới hạn. Sớm muộn, quân Mỹ cũng rút khỏi Iraq. Nhưng lịch sử xứ Iraq không do người Mỹ quyết định. Nói cách khác, chính quyền Mỹ, hay chính quyền bất cứ cường quốc nào khác, không thể quyết định thay đổi lịch sử của miền đất gọi là Iraq, trong đó có nhiều sắc dân và nhiều tôn giáo phức hợp sống bên cạnh nhau mà không sống chung với nhau. Càng không thể quyết định một nền nếp sống theo chủng tộc và tôn giáo đã kéo dài hàng ngàn năm trong vùng đất kéo dài từ bờ phía Ðông Ðịa Trung Hải sang tới đồng bằng Punjab thuộc nước Pakistan. Chủng tộc và tôn giáo quyết định các diễn biến lịch sử của cả vùng này. Riêng trong xứ Iraq, người theo Hồi Giáo đã chia ra hai phái Sunni và Shi A từ hơn ngàn năm. Saddam Hussein thuộc thiểu số người theo phái Sunni đã cai trị nước Iraq nhờ bạo lực. Trong nước này 60% dân số theo phái Shi A, và 20% là người Kurds. Hussein đã hai lần gây chiến với Iran, một nước đa số dân theo phái Shi A. Ngược lại, trong nước Syria, chính quyền của cha con ông Assad thuộc một nhóm Shi Ai thiểu số cai trị một nước đa số theo phái Sunni, với nhiều sắc dân khác nhau. Người Sunni ở Iraq và Syria gần gũi nhau hơn là gần những người cùng một nước nhưng theo giáo phái khác. Dân tộc Kurd đã chịu số phận chia năm xẻ bảy, chưa bao giờ lập được một quốc gia và phải đóng vai người thiểu số trong các nước Iran, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và một số nước khác. Gần đây, khi dân Sunnis ở Syria nổi lên đòi lật đổ Bashar al-Assad, thì những người Iraq theo phái Sunni cũng hợp tác, tạo thành một lực lượng với dự án thành lập một quốc gia mới, Ðại quốc Iraq và Syria Hồi Giáo (Islamic State of Iraq and Greater Syria - ISIS). Các nước Á Rập, Hồi Giáo như Saudi, Jordan giúp ISIS, nhưng chính phủ Mỹ không muốn giúp vì trong nhóm này có các cán bộ al-Qaeda. Trong mấy tuần qua, quân ISIS tấn công, chiếm mấy thành phố lớn, quân đội của chính phủ Iraq chạy như vịt. Trong vùng do ISIS chiếm đóng, biên giới giữa hai nước Iraq và Syria đã bị xóa, trong thực tế và được cử hành một cách chính thức và long trọng trước các máy truyền hình. Nước Mỹ đã chi ra 2,000 tỷ đô la trong cuộc chiến và chương trình tái thiết Iraq; trong đó có 25 tỷ để thành lập một đạo quân quốc gia, bao gồm các chủng tộc và các giáo phái. Vì đa số dân Iraq theo phái Shi Ai, chính quyền ở thủ đô Baghdad do người Mỹ lập nên có một ông thủ tướng Shi Ai, Nouri al-Maliki. Malaki thành lập một chính phủ liên hiệp với những người thuộc phái Sunni cũng như người Kurds. Ông ta giao hảo với chính quyền Shi A ở Iran, chính quyền Mỹ chấp nhận. Khi quân Mỹ rút về, Malaki bắt đầu một chính sách loại bỏ những sĩ quan và công chức cao cấp theo phái Sunni. Quân đội mất niềm tin, dân Sunni bất mãn. Vì vậy, trước đạo quân ISIS chỉ có vài ngàn người quyết tử, quân đội Iraq, tổng cộng trên 50,000 không thấy hứng thú kháng cự. Những thành phố đa số dân theo phái Sunni dễ dàng ngả theo ISIS. Tại thành phố Baiji, quân ISIS chỉ lên tiếng kêu gọi, tất cả lực lượng cảnh sát tự giải tán. Khi chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, ISIS chiếm được bao nhiêu triệu đô la trong ngân hàng của chính phủ. Họ cũng trở thành chủ nhân của những vũ khí do Mỹ cung cấp cho quân Iraq. Thành phố Kirkuk được quân Kurd chiếm nên không vào tay ISIS. Người Kurds từ lâu vẫn muốn dùng Kirkuk làm thủ đô một vùng, nếu không phải là một quốc gia, tự trị, một nước Kurdistan. Vùng đất này cũng là nơi tập trung nhiều mỏ dầu lửa. Ngay trong vùng này cũng có nửa triệu người Iraq gốc Thổ Nhĩ Kỳ, mà chính phủ nước Thổ đang lo phải đưa quân sang bảo vệ những người cùng chủng tộc, cùng ngôn ngữ. Sau khi lãnh tụ bin Laden bị biệt kích Mỹ giết, tàn quân al-Qaeda đã tìm được một chỗ tập họp mới. Lực lượng al-Qaeda trước đây trong thời Hussein không thể xuất hiện tại xứ Iraq, nay xâm nhập các đạo quân của ISIS. Nhưng ngày nay quân khủng bố có gốc gác al-Qaeda đã tổ chức một cuộc đặt bom đánh cả ở phi trường Karachi, nước Pakistan. Osama bin Laden ngày xưa cũng chỉ mơ ước sẽ có lúc đạt được thành tích đó. Trong khi đó, tướng Qassem Suleimani, đứng đầu lực lượng QUDS của Iran đã bay đến thành phố Tal Afar, gần biên thùy Syria. Chính quyền Iran chắc chắn lo quân ISIS với đa số theo phái Sunni có thể tàn sát người đồng đạo Shi A với họ, và phá hoại các địa điểm tôn giáo thiêng liêng của người Shi A. Trong cố gắng tái lập hòa bình và trật tự lâu dài cho xứ Iraq, Mỹ và Iran bỗng dưng đứng về cùng một phía, chống lại đoàn quân ISIS. Chính phủ Mỹ sẽ phải dùng áp lực viện trợ kinh tế và quân sự để ép các phe ở Iraq ngồi xuống bàn với nhau cách chia sẻ lại quyền hành và các nguồn lợi dầu lửa; không để cho một phe nào lấn áp phe nào. Khi họ tạm thời đoàn kết được, thì quân đội mới hy vọng ngăn bước tiến của đoàn quân ISIS. Jordan, Á Rập Sau đi sẽ phải giảm bớt số tiền viện trợ cho các đạo quân ISIS, nếu Mỹ làm áp lực. Người Kurds đã có một cơ hội mở rộng quyền kiểm soát vùng đất mà tổ tiên họ đã sống mấy ngàn năm. Biết đâu, trong thế kỷ này nước Kudistan sẽ ra đời?   Lịch sử xứ Iraq đang diễn ra trước mắt vì những xung khắc chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo đã bắt rễ từ hàng ngàn năm. Chắc chắn không phải vì giai cấp nào đấu tranh với giai cấp nào. Ông Karl Marx chỉ đưa ra những lý thuyết hoang tưởng. Các lãnh tụ cộng sản như Stalin, Mao Trạch Ðông đều biết Marx nói sai hết; nhưng họ lợi dụng khẩu hiệu “cách mạng vô sản” của Marx để bành trướng các đế quốc của họ. Giống như các hoàng đế nhà Hán, nhà Ðường dùng khẩu hiệu “Thiên hạ vi công” để mở rộng biên cương. Người Việt Nam đời xưa không tin ở những khẩu hiệu viển vông đó, cho nên giữ được nền độc lập. Ðến thế kỷ 20 mới có một nhóm người Việt theo Mao Trạch Ðông làm cách mạng toàn thế giới. Ðảng Cộng sản ghi vào cương lĩnh, từ năm 1950, là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Mao Trạch Ðông. Họ đặt ra khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội;” ngầm hiểu là yêu cả Mao Trạch Ðông. Họ theo ông Mao, nhân danh đấu tranh giai cấp, giết địa chủ, đánh tư sản, và gây nên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ðến bây giờ họ mới biết mình mắc bẫy rơi vào vòng lệ thuộc phương Bắc, không thoát ra được.   Nguồn: nguoi-viet.com
......

Đảng cộng sản Việt Nam nên làm gì với “bốn không được” của Bắc Kinh?

Ngày 18.6.2104, cựu Bộ trưởng Ngoại giao China, ông Dương Khiết Trì (Yang Jiéchí), Ủy viên Quốc vụ viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài Loan, có chuyến công cán tại Việt Nam. Trong khi còn chưa tiến hành hội đàm với phía Việt Nam, thì ở bên nước Tàu, vào tối 17.6, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của China, đã ra “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội về cái gọi là “bốn không được”, với giọng điệu rất trịch thượng, hống hách.   Với tiêu đề: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là tuấn kiệt”(1), đăng trên Tân Hoa Xã, được báo điện tử vtc.vn lược dịch như sau: “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.   Sống bên cạnh một nước lớn có rất nhiều mưu mô xảo trá như China, tâm lý chung của người Việt là: Làm theo yêu cầu của China là đồng nghĩa với sự thua thiệt, thậm chí là tự sát. Rất tiếc, gần 85 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lại liên tục “làm theo” như vậy. Hậu quả là, đến thời điểm này, sau khi để Bắc Kinh thâu tóm quyền lực ở cấp cao nhất của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam gần như đã buông xuôi, phó thác vận mệnh dân tộc Việt cho Bắc Kinh. Từ “bốn không được” nêu trên, thử đi tìm ẩn ý của Bắc Kinh trong “mệnh lệnh” gửi tới Hà Nội xem sao: 1. Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông). Ở nội dung này, Bắc Kinh tỏ rõ ý chí quyết tâm và khả năng dùng sức mạnh khi cần. Bắc Kinh đã đánh bài ngửa với Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là giọng nói của một đại ca (ông chủ) khuyên đám đàn em vốn chỉ quen vâng dạ, nghe lời. Nếu có đem ra thảo luận trong Bộ Chính trị nội dung này, mà không có vị nào thấy nhục nhã, thì chẳng còn gì để nói về tư cách cũng như tầm hiểu biết và văn hóa của các vị nữa. Qua cách phản ứng và những đối sách của Việt Nam, kể từ hôm China đặt giàn khoan Hải Dương 981 đến nay, nhiều người cho rằng, đa số các ông bà trong Bộ Chính trị hiện nay như đã buông xuôi và không kiểm soát được tình hình. Việt Nam hiện nay đang trong một giai đoạn nguy hiểm, lực bất tòng tâm. Tựa như một giai đoạn lịch sử Nhà Trần, “ngó thấy sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình…”, khi Nguyên Mông đang ở thế mạnh chinh phục khắp Á – Âu. Chỉ sợ lúc này nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam “chia năm xẻ bảy” mà thôi. Thực tế đang cho phép nghi ngờ, Bắc Kinh có tay trong nội ứng, mà mọi động thái của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đều đã bị Bắc Kinh nắm được. Thực tế, Bắc Kinh cũng rất sợ một cuộc đụng độ Trung – Việt, mặc dù China có tiềm lực gấp vài chục lần Việt Nam. China không chỉ gây oán thù với Việt Nam, mà còn cả Nhật, Mỹ, Philippines. Một cuộc đụng độ với Việt Nam rất có thể sẽ đưa Bắc Kinh đến sa lầy, ngoài ý muốn.   2. Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa). Điều này chứng tỏ, Bắc Kinh rất sợ những tư liệu lịch sử của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Mặc dù “Công hàm Phạm Văn Đồng” có thể là cú đá phản lưới nhà tai hại; nhưng dù sao, vẫn còn có nhiều cách để biện giải trước các tòa án sau này. Như vậy, về nội dung thứ hai này, Việt Nam nên tổ chức tuyên truyền không chỉ ở trong nước để Nhân Dân được biết về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; đặc biệt rất cần tổ chức các hội thảo quốc tế để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. 3. Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải. Một Việt Nam dân chủ, đa đảng theo thể chế Tam quyền phân lập đúng nghĩa, là điều mà Bắc Kinh lo sợ nhất hiện nay. Liên minh quân sự với Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước trong khu vực… đang trở thành một nhu cầu tất yếu, và chính sự hung hăng của Bắc Kinh đang đưa Việt Nam đến với Liên minh này. Lịch sử như đang trao cho Việt Nam một cơ hội, theo đó, nếu Việt Nam đa đảng và được hưởng một nền dân chủ thực sự như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì nhân dân China sẽ nổi dậy, và rất có thể China sẽ tan rã thành nhiều nước như nhận định của nhiều người. Và như vậy, vẫn còn cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam, để phần nào sửa chữa sai lầm đối với Đất Nước. Hy vọng thời thế và vận nước sẽ đưa đến cơ hội cho các vị ở Bộ Chính trị hiện nay nắm được cơ hội lịch sử này. 4. Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ. Đây thực sự là một “mệnh lệnh” của Bắc Kinh đối với Hà Nội. Nội dung cuối cùng này như là “xương sống” xuyên suốt tất cả các mối quan hệ khác, vậy chúng là gì? Nội dung này cho thấy: - “Hội nghị Thành Đô” (9.1990) do các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và có sự chứng kiến của ông Phạm Văn Đồng, ký kết với Bắc Kinh, chẳng biết là nó gồm những gì, nhưng có vẻ kinh hoàng đối với người Việt! Đồng ý với tác giả Hạ Đình Nguyên trong bài viết “Đã rách tấm da lừa hữu nghị!”, đăng trên Blog Bauxite Việt Nam, hôm 24.6.2014. Theo đó, tác giả Hạ Đình Nguyên, viết: “Không đơn giản mà lá cờ Trung Quốc xuất hiện ở Thủ đô Hà Nội với 6 ngôi sao rạng ngời màu sắc trong dịp các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đón tiến Tập Cận Bình. Đó là một phép thử để thăm dò phản ứng của nhân dân Việt Nam, hay thăm dò thái độ của từng “đồng chí” trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam? Sau phép thử công khai, có lẽ họ đã hài lòng về kết quả, giống như ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên ngồi xem lại camera thấy quan chức nào “khóc nhiều, khóc và khóc ít” trong lễ tang của Kim Yong Il để thẩm định những khuôn mặt trung thành”. “Cờ 6 sao” – đâu chỉ là phép thử sự trung thành của Hà Nội đối với Bắc Kinh, mà rất có thể là sự thăm dò phản ứng của Nhân Dân Việt Nam cho một sự sát nhật lịch sử: Mãn-Mông-Hồi-Tạng-Việt xung quanh một “Đại Hán”?. Nguồn ảnh: https://nr-021.appspot.com/boxitvn.blogspot.com/2014/06/a-rach-tam-da-lu... - Sau Đỗ Mười, tác giả của Hội nghị Thành Đô, là các đời Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, mỗi ông, đều gắn với những tai tiếng: Hiệp định Biên giới (mà Việt Nam bị mất khoảng 1.500 km2, trong đó có một nửa Thác Bản Giốc, các cao điểm chiến lược ở Thanh Thủy, Hà Giang…); Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (nhượng cho China khoảng 11.000 km2 biển Vịnh Bắc Bộ), và đưa China vào khai thác bô xít tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên, đưa kinh tế Việt Nam phụ thuộc gần như hoàn toàn vào China như hiện nay. - Với ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù mới lên làm TBT được nửa nhiệm kỳ, nhưng hình ảnh ông để lại là rất nhạt nhòa, nhiều nội dung đi ngược lại lòng dân... Trong chuyến công du sang China sau khi được bầu là TBT, trong tuyên bố chung Việt Nam-China có đoạn: “Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình” (3). Không thể nói khác hơn, đây chính là sự sao chép mô hình China tại Việt Nam, kể cả giúp nhau “giữ gìn ổn định trong nước của mình”?! (nếu như có sự bạo loạn, lật đổ… thì Bắc Kinh sẽ cho lực lượng sang “ổn định” chăng?).   Trong bài viết nêu trên, tác giả Hạ Đình Nguyên còn viết: “Người dân đang hoài nghi về phái “thân Trung Quốc”, trong Đảng, mà đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.   - Chắc chắn rằng, “Công hàm Phạm Văn Đồng” chưa phải là cú sốc cuối cùng đối với người Việt. Mọi thứ như đang nằm ở văn kiện “Hội nghị Thành Đô”. Nhưng sẽ như mọi sự thật khác, không bao lâu nữa, người Việt sẽ được thấy nội dung của nó, mà không ai khác, Bắc Kinh, vì quyền lợi của China, họ sẽ công bố, như họ đã làm đối với “Công hàm Phạm Văn Đồng”.   Không phải ngẫu nhiên mà báo chí China gọi Việt Nam (hay Đảng Cộng sản Việt Nam?), như là một “đứa con hoang đàng hãy trở về”, như báo chí đang gây xôn xao mấy ngày gần đây, sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì. Như vậy, bằng mệnh lệnh “bốn không được”, Bắc Kinh đã ra lệnh cho Hà Nội buộc phải thi hành theo yêu cầu của họ. Nếu không nắm trong tay tất cả những bí quyết mang tính sinh tử, thì chắc chắn Bắc Kinh không thể có giọng điệu ngỗ ngược kiểu quan thầy như vậy được. Bắc Kinh đang dồn Hà Nội đến chân tường. Mà chỉ còn một cách duy nhất, đó là trở về với Nhân Dân thì Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể thoát hiểm, và phần nào bớt được tội lỗi đã gây ra đối với Đất Nước và Nhân Dân Việt Nam.   (1) http://vtc.vn/311-490509/quoc-te/tan-hoa-xa-lai-trang-tron-vu-khong-de-d... (2) https://boxitvn.blogspot.com/2014/06/a-rach-tam-da-lua-huu-nghi.html (3) http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Viet-Nam--Trung-Quoc-ra-Tuyen-bo-chung... 24.6.2014 H.M.   Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

VN- tâm lý “chờ sung rụng” và trạng thái “bị lờn thuốc”

Tâm lý “chờ sung rụng”…   Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng nằm trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN đã gần 2 tháng trời. Và mới đây, Bắc Kinh tiếp tục đưa thêm 3,4 giàn khoan khác ra biển Đông, trong đó giàn khoan Nam Hải 9 đang được di chuyển tới gần vùng đặc quyền kinh tế của VN. Điều này cho thấy sau một thời gian thử thăm dò phản ứng của nhà cầm quyền VN cũng như dư luận quốc tế về vụ Hải Dương 981, nhận thấy phản ứng của VN và của quốc tế không đủ mạnh, không đáng sợ, Trung Cộng có vẻ cho rằng đã đến lúc muốn làm gì thì làm, đặc biệt đối với VN.   Về mặt thực tế mà nói, VN xem như đã mất biển. Một quốc gia nằm quay mặt ra biển, có đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo, nay phải chịu cảnh bị chặn mất đường ra biển. Ngư dân chỉ cần đánh bắt cá xa bờ một chút là gặp tàu Trung Quốc, bị Trung Quốc rượt đuổi, đánh cướp, đánh chìm tàu các kiểu, còn người thì bị đánh đập, bắt cóc, đòi tiền chuộc…Vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của VN, nằm trong khu vực biển Đông được đánh giá là giàu có về tài nguyên, dầu khí…nhưng trong tương lai, người Việt chỉ còn có thể giương mắt nhìn tàu “nước bạn” nghênh ngang đi lại, nhìn giàn khoan “nước bạn” khai thác dầu của nước mình. Không những thế, một khi Trung Cộng đã hoàn tất các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa mà chúng đánh chiếm được từ VN, thì an ninh quốc phòng của VN thật sự bị đặt trong tình trạng nguy hiểm! Thế nhưng, nhà cầm quyền VN, suốt trong thời gian giàn khoan Trung Cộng xâm phạm lãnh hải VN, đã tỏ ra thực sự lúng túng, không biết chống đỡ cách nào, ngoại trừ phản đối miệng, phản đối bằng thư, công hàm, cho tàu kiểm ngư lượn vòng xa xa giàn khoan bắt loa phản đối, khuyến khích ngư dân ra khơi giữ vững chủ quyền thay cho nhà nước… Các quan chức lãnh đạo cho tới tướng tá cao cấp, người này phát biểu mâu thuẫn với người kia, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, cho thấy nội bộ đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn đang bị chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ với Trung Cộng và phương hướng giải quyết. Khi thấy sự bất bình, phẫn nộ trong dân chúng có vẻ tăng lên thì họ lại lên tiếng mỵ dân vài câu rồi đâu lại vào đó. Người VN trong nước, ngọai trừ một số bày tỏ sự phẫn nộ, uất hận trên các trang blog, các trang mạng xã hội…số đông còn bận tiếp tục quay cuồng với cơm áo gạo tiền và bao nhiêu mối lo hàng ngày. Bởi có thể làm gì, khi ngay cả biểu tình phản đối Trung Cộng nhà nước cũng không cho phép, và bởi vì “mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”. Dân chờ nhà cầm quyền hành động. Trong nỗi tuyệt vọng, dù từ lâu đã mất lòng tin vào quyết tâm chống Tàu của nhà cầm quyền, người dân hết mong chờ cả giàn lãnh đạo thay đổi, tìm cách “thoát Trung”, lại hy vọng có một nhân vật cụ thể trong đảng, trong nhà nước cộng sản dám vượt lên trước, gánh vác trách nhiệm với non sông. Chẳng hạn, chỉ cần ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất lên đôi lời mạnh mẽ, người ta đã vội mừng, vội đặt niềm tin bất chấp những “thành tích” tệ hại của ông Dũng trong việc điều hành, quản lý kinh tế, bất chấp ông Dũng từng nhiều lần nói mà không làm trong quá khứ.   Trong khi đó, cả giàn lãnh đạo cho tới tướng tá nhìn nhau, đùn đẩy nhau rồi cũng…cùng chờ. Chờ các nước khác, nhất là những nước lớn mạnh như Hoa Kỳ, Nhật… có những hành động gây áp lực, hoặc trừng phạt Trung Cộng giúp mình. Thật khôi hài trong việc VN, một mặt luôn tìm mọi cách nhai lại cái quá khứ “thắng” Mỹ, chửi Mỹ, mặt khác lại lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải có hành động trước sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc. Có lãnh đạo VN còn hàm ý trách cả…EU, như bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu Đại sứ Việt Nam tại EU và Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, phát biểu trong bài trả lời phỏng vấn một phóng viên của Đức: "EU vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của VN và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á...Tôi cho rằng, giờ là lúc châu Âu tăng cường hiện diện ở đây để hỗ trợ cho việc thực thi một trật tự thế giới đa cực“. Đây là lời bình trên trang Ba Sàm: “Bà Ninh lại kêu gọi “bọn đế quốc” can thiệp vào “chuyện nội bộ của gia đình”? Chẳng phải bà đã từng phát biểu tại buổi họp báo ở Mỹ hồi năm 2004, rằng: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi”? Mời xem lại: NHỮNG ĐỨA CON HƯ CỦA TÔN NỮ THỊ NINH (LTHQ)”. Tiếp đến là chờ Bắc Kinh động lòng suy nghĩ lại tình hữu nghị đôi bên. Một số quan chức vẫn gọi Trung Quốc là “bạn”, bản thông cáo của Quốc hội VN vẫn kêu gọi “giữ vững quan hệ hữu nghị giữa hai nước”... Cuối cùng là chờ… đến tháng Tám khi Tàu Cộng tự động rút giàn khoan đi theo như kế hoạch từ đầu của chúng. Nhưng bây giờ khi giàn khoan thứ nhất chưa rút đi mà các giàn khoan khác lại xuất hiện, thì họ vẫn chưa có hành động gì khác!   …và trạng thái “bị lờn thuốc” Điều nguy hiểm hơn, về phía dân chúng, sau những phẫn nộ ban đầu khi được biết giàn khoan Trung Cộng kéo vào vùng biển thuộc lãnh hải của VN, tâm trạng chung của số đông dường như đã xìu xuống, nhường chỗ cho sự chán nản, tuyệt vọng, thờ ơ. Bây giờ ngay cả khi nghe tin có 4 giàn khoan, tin Trung Cộng tiếp tục hoành hành trên biển, đang xây đảo nhân tạo trở thành căn cứ quân sự…người dân cũng không phản ứng. Chuyện vận mệnh của nước mình mà dân mình còn thờ ơ như vậy, trách gì thế giới? Rõ ràng so với mấy hôm đầu báo chí các nước đều lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước láng giềng, dư luận đa số nghiêng về phía VN, nếu lúc đó VN lên tiếng mạnh mẽ hơn, thậm chí kịp thời kiện Trung Cộng ra tòa án quôc tế chứ không chỉ dọa kiện thì có lẽ nhiều nước sẽ ủng hộ. Còn bây giờ, mỗi ngày trên thế giới có bao nhiêu chuyện nóng xảy ra, người ta lại quên chuyện Việt Nam và Trung Quốc. Nếu so sánh giữa VN và Philippines, hai quốc gia đang cùng chung một hoàn cảnh bị Trung Cộng đe dọa về chủ quyền, người ta có thể thấy rất rõ Philippines thật tâm, quyết liệt chống Trung Quốc. Người dân Philippines được tự do biểu tình phản đối Trung Cộng, từ người đứng đầu chính phủ là Tổng thống cho đến các nhân vật lãnh đạo cao cấp, người phát ngôn Bộ ngoại giao…luôn luôn có những tuyên bố kịp thời và mạnh mẽ trước mọi động thái của Trung Quốc. Chính phủ Philippines quyết chí kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nỗ lực nâng cấp mối quan hệ đồng minh với Mỹ, mở toang các căn cứ cho Mỹ, toàn lực chống Trung Quốc.   Trong khi đó, nhà cầm quyền VN chỉ chống Trung Quốc một cách cầm chừng, nửa vời. Người yêu nước biểu tình phản đối Trung Cộng bị đàn áp, còn những người bị bắt giữ trước đây với cùng lý do vẫn chưa được thả ra. Bốn nhân vật có vị trí cao nhất trong bộ máy lãnh đạo là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, lặn mất tăm hoặc chỉ có những phát biểu rất chậm, khi giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ đã vào trong vùng lãnh hải VN, đâm va, gây hư hỏng tàu chấp pháp và tàu cá của ngư dân Việt một thời gian. Nói mạnh hơn, dù vẫn chưa đủ là ông Thủ tướng, thì cũng chỉ nói rồi để đó.   Cả đám lãnh đạo, tướng tá cao cấp trốn trong nhà mặc đội tàu của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư phải gồng lên chịu đựng những cú va chạm, đâm húc từ phía tàu Trung Quốc đông, to và mạnh hơn hẳn, và ngư dân thì bị đẩy ra làm những “lá chắn sống” bằng những mỹ từ đẹp đẽ “ngư dân kiên trì bám biển, giữ vững chủ quyền”. Quốc hội họp trong lúc tình hình như dầu sôi lửa bỏng nhưng cuối cùng vẫn không ra nghị quyết về biển Đông. Rồi VN dậm dọa sẽ kiện Trung Quốc nhưng chưa biết bao giờ kiện, còn Trung Quốc thì đã nhanh tay kiện trước. Trung Quốc đã và đang hoàn tất những căn cứ quân sự khủng trên các quần đảo Trường Sa Hoàng Sa, nhưng VN vẫn không dám cho Hoa Kỳ chính thức thuê cảng Cam Ranh, ngược lại, lại “ưu tiên cho Nga sử dụng vịnh Cam Ranh” và chỉ làm những động tác an dân kiểu như cho “Tàu vận tải của hải quân Mỹ vào vịnh Nha Trang“ (Tuổi Trẻ). Xâu chuỗi lại tất cả quá trình đối phó với Trung Quốc của nhà cầm quyền VN để thấy rằng họ có thực tâm chống Trung Quốc hay không. Mặt khác, nếu chú ý vào mọi chính sách cho tới cách hành xử của Trung Cộng, chúng ta sẽ thấy rằng Bắc Kinh rất nhất quán với tham vọng trước sau như một về việc độc chiếm biển Đông, làm bá chủ khu vực. Và để thực hiện điều đó, Trung Quốc có chiến lược hẳn hoi, tiến hành từng bước, từng bước cho đến khi hoàn tất. Hành xử như một kẻ cướp, nhưng Bắc Kinh đồng thời tỏ ra rất am hiểu tâm lý con người. Đó là mọi thứ đều có thể trở thành quen, giống như hiện tượng bị lờn thuốc. Cứ dấn tới, đo lường phản ứng của “đối phương” và của thế giới như thế nào, nếu bị phản ứng mạnh thì sẽ tạm lùi lại chờ thời, còn nếu không thì lại dấn tới, lần sau mạnh hơn lần trước, nhưng đến lần hai, lần ba, lần thứ n… thì kẻ bị tấn công đã trở nên quen, và cam chịu, các nước khác cũng quen. Thế là Bắc Kinh thắng. Với nhà cầm quyền VN, họ đã quen với nỗi nhục bị Bắc Kinh chơi đểu, lấn lướt, khinh thường, họ cũng quen luôn với việc bị người dân coi như một tập đoàn bán nước, nhưng không lẽ với hơn 90 triệu người VN, viễn cảnh mất nước rồi cũng sẽ trở thành quen và chấp nhận? Nguồn: Facebook Song Chi
......

Xã Hội Dân Sự và Đảng Chính Trị - Nhu Cầu Phối Hợp để Xây Dựng Dân Chủ

“Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị (ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT. Đừng để chế độ độc tài hay một vài kẻ, vì tham vọng quyền lực cá nhân, lợi dụng tâm lý “sợ/ghét chính trị” để bài bác và chia rẽ giữa những người cùng một tấm lòng vì tổ quốc.”   Trong xu hướng dân chủ hóa toàn cầu ngày nay, vai trò của xã hội dân sự (XHDS) được nhắc đến như một “thế trận” cần thiết để chuyển hóa các chế độ độc tài sang dân chủ, đặc biệt là tại Đông Âu cách nay hơn 2 thập niên và mới đây tại Bắc Phi. Tuy nhiên, bên cạnh các chuyển hóa này, vai trò của những lực lượng chính trị, cụ thể là các đảng phái chính trị đã góp phần không nhỏ trong việc thể chế hóa nền tảng dân chủ và ngăn chận sự hồi sinh của các đảng Cộng sản độc tài.   Bài nghiên cứu này muốn nhấn mạnh đến sự phối hợp không thể thiếu giữa XHDS và các đảng chính trị để xây dựng và củng cố dân chủ trong cả hai hoàn cảnh độc tài và tự do. Trước hết, XHDS là gì? Theo định nghĩa hẹp, Xã Hội Dân Sự (XHDS) bao gồm các tổ chức phi chính phủ (non-governmental organization, NGOs), phi lợi nhuận (non-profit organization, NPOs), phi đảng phái, và thường là các tổ chức thiện nguyện, tranh đấu và bênh vực cho một lý tưởng nào đó trong xã hội. Trong định nghĩa rộng hơn, XHDS là tất cả các tổ chức nằm ngoài nhà nước và doanh nghiệp (thị trường); và bao gồm cả các nhóm nhắm tới quyền lợi riêng tư như công đoàn, hiệp hội các chuyên gia, phòng thương mại. Cũng có quan niệm cho là XHDS bao gồm các doanh nghiệp đặc biệt như truyền thông, trường tư và các hiệp hội “vì lợi nhuận”.   1. Tầm quan trọng của XHDS trong mọi cơ chế chính trị   XHDS là những tổ chức do người dân tự nguyện lập ra, tự trang trải về tài chính, không hưởng lương hoặc trợ cấp của nhà nước. Các tổ chức xã hội dân sự không chỉ  nhằm phục vụ các  nhu cầu dân sinh, mà còn can thiệp vào những ảnh hưởng chính trị để bảo vệ quyền con người và các phúc lợi, ổn định chung. Trong môi trường độc tài, XHDS giúp khởi sự những thay đổi nhỏ gắn liền với đời sống của người dân, và từng bước chuyển quyền tự quyết vào tay người dân, và làm giảm dần quyền lực của chế độ độc tài toàn trị. Xã hội dân sự có thể bắt đầu một quá trình chuyển hóa dân chủ; nhưng chỉ có các lực lượng chính trị với sự hỗ trợ của XHDS, mới có thể củng cố một hệ thống dân chủ và thể chế hóa một quá trình chính trị dân chủ. Đây là lý do tại sao cần phải có một mối quan hệ lành mạnh giữa xã hội dân sự và các đảng chính trị - với sự hợp tác, nhưng ở một khoảng cách - để thực hiện được mục tiêu phục vụ cho toàn xã hội mà không bị chính quyền, qua đảng của mình, chi phối. Trong môi trường dân chủ, XHDS giúp tạo điều kiện để thực hiện các quyền tự do chính trị và sự tham gia của các cá nhân trong tiến trình dân chủ, liên kết các cá nhân với nhau và vận động họ tranh đấu cho những quyền lợi chung một cách hiệu quả. XHDS cũng giúp quân bằng quyền lực của chính phủ để ngăn ngừa độc tài và tha hóa, đồng thời giúp chính phủ hiểu rõ nguyện vọng của người dân mà đáp ứng và làm tròn trách nhiệm phục vụ dân.   Nhiều chuyên gia đã lưu ý rằng XHDS là nơi mà "vốn xã hội (social capital)" được xây dựng để duy trì nền dân chủ, quân bình lại với quyền lực nhà nước, phát hiện tình trạng lạm quyền nếu có, và buộc nhà nước phải thực hiện đúng Hiến Pháp. XHDS cũng là nơi mà các giá trị quan trọng như hợp tác, thỏa hiệp, và sự tin tưởng được phát triển để đưa đến một nền dân chủ ổn định. Do đó, xã hội dân sự là một trong ba "chân kiềng" của chế độ dân chủ: xã hội dân sự, kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền. 2. Tầm quan trọng của Đảng Chính Trị - không thể thiếu trong các xã hội dân chủ Đảng chính trị (ĐCT) là một phần quan trọng của xã hội vì giúp hình thành một cơ chế chính trị để thực thi nguyện vọng của người dân trong môi trường dân chủ, và của một thiểu số trong môi trường độc tài.  Ảnh hưởng của đảng chính trị rất phổ biến trong tất cả các giai đoạn hình thành của tiến trình dân chủ, và cực kỳ quan trọng giống như các tổ chức xã hội dân sự.   Không có nền dân chủ nào tồn tại mà không cần đến sự hoạt động của các đảng phái chính trị. Đảng chính trị là nhịp cầu nối kết cử tri, nhà nước và cơ cấu. Như Seymour Martin Lipset đã viết: “Đảng chính trị không thể thiếu tới độ không thể nào tưởng tượng ra một nền dân chủ hiện đại mà không có nó ”. Đảng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyển dụng và lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử, hình thành và duy trì các chính phủ, và thành lập chính sách.  Đảng chính trị cũng có thể đóng một vai trò kết nối trong xã hội bằng cách huy động cử tri, tổng hợp và diễn đạt các lợi ích xã hội, và củng cố tính hợp pháp của hệ thống chính trị. 3. Nhu cầu sinh hoạt độc lập và phối hợp giữa XHDS và ĐCT a/ Nhu cầu độc lập giữa XHDS và ĐCT: Vì ĐCT là phương tiện đưa đến sự hình thành của chính quyền, do đó cần phải có sự độc lập giữa hai thực thể này để các tổ chức của XHDS không bị thao túng hay lệ thuộc vào ĐCT hay chính quyền (thí dụ như lệ thuộc tài chánh, nhân sự ...) . Tuy nhiên, một cá nhân sinh hoạt trong một đảng phái vẫn có nhu cầu sinh hoạt trong các tổ chức XHDS, và đó là quyền công dân trong một đất nước tự do (thí dụ, một chính trị gia hay một đảng viên của một ĐCT vẫn có thể là hội viên của một hội ái hữu, từ thiện, tôn giáo, văn hóa...). Mầm mống chia rẽ, phân hóa, tạo nghi ngờ là từ phía chính quyền độc tài. Báo cáo phát triển con người của Liên Hiệp Quốc năm 2002 đã xem xét đặc biệt đến sức mạnh của các nền dân chủ trên toàn thế giới, và cảnh báo về sự phát triển của “xã hội phi dân sự” (XHPDS), bao gồm các nhóm lợi ích và “XHDS do nhà nước điều hành” (“government operated non-governmental associations”, GONGOs). Các tổ chức XHPDS này giả danh hoạt động cho dân chủ, nhưng mục đích thực sự là chống dân chủ; tham gia trà trộn vào các tổ chức để tạo nghi ngờ và lấy tin cho chính quyền độc tài. Cũng có khuynh hướng là các nhà hoạt động trong XHDS, nhất là để chuyển  hóa thể chế độc tài sang dân chủ, đã tự thành lập ra ĐCT hoặc tham gia các ĐCT để tham dự vào guồng máy chính quyền thời hậu độc tài khi họ thấy đóng góp được hữu hiệu hơn trong guồng máy trực tiếp điều hành đất nước hoặc thành lập các chính sách.   b/ Nhu cầu phối hợp giữa XHDS và ĐCT:Nhu cầu độc lập giữa XHDS và ĐCT không có nghĩa là không có sự phối hợp làm việc cho mục tiêu chung, nhất là trong các quốc gia độc tài. Sự đoàn kết giữa các tổ chức XHDS với nhau, với các ĐCT, và giữa các ĐCT với nhau là một nhu cầu tối cần để tạo sức mạnh sinh tồn và chống lại guồng máy bạo lực độc tài. Nếu không có sự phối hợp giữa các đảng phái chính trị và xã hội dân sự, công dân cuối cùng sẽ trở nên vỡ mộng với tiến trình chính trị và có thể bị quy phục bởi các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa mị dân.   Khoảng cách giữa các bên và xã hội dân sự đã dẫn đến một hiện tượng mà một nhà khoa học chính trị Georgia, ông Ghia Nodia, gọi là "XHDS tự mê", đặc trưng bởi một thái độ chống chính trị cực đoan, coi chính trị như một cái gì đó bẩn thỉu, và đối lại, chỉ có các tổ chức XHDS NGOs là trong sạch, lý tưởng. Các tổ chức chính trị, theo ông Nodia nhận xét, sẵn sàng đáp trả lại việc tự nhận ưu việt đạo đức của các NGOs bằng cáo buộc chính các NGOs là những kẻ cơ hội chủ nghĩa tham lam đuổi theo tài trợ phương Tây, hoặc là những kẻ lý tưởng hời hợt, nói rất nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu, huyên thuyên về các nguyên tắc chung chung nhưng hoàn toàn lạc quẻ đối với thực tế chính trị. Hai thái cực suy nghĩ xấu cho nhau này dễ bị hai thành phần lợi dụng để làm lợi cho chính họ: đó chính là chế độ độc tài đương quyền và những thành phần cơ hội chủ nghĩa, mị dân.  Chế độ độc tài lạm dụng để chia rẽ khối chống đối, trong khi kẻ mị dân thì muốn lợi dụng danh nghĩa chống độc tài nhưng “phi chính trị” hoặc “phi đảng phái” để chiêu dụ và thu tóm quyền lực. Lý do chính giúp "cuộc cách mạng hoa hồng" tại Georgia thành công là các đảng dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự đã biết cách làm việc chặt chẽ với nhau. Khi các thực thể này không nhìn ra được các lợi ích, kết quả thường xấu cho cả hai phía.  Nếu ĐCT yếu hoặc thậm chí sụp đổ, mà thường xảy ra nếu ĐCT bị cô lập từ XHDS, một kẻ mị dân có thể lấp đầy khoảng trống chính trị và tạo ra mối đe dọa cho cả hai. Điều này chính là những gì đã xảy ra ở Venezuela, nơi Hugo Chavez, đã gạt qua một bên các ĐCT truyền thống, sau đó tiếp tục tấn công các công đoàn, cơ quan truyền thông, nhà thờ, cộng đồng doanh nghiệp độc lập, các tổ chức phi chính phủ, và các quy định của pháp luật nói chung.     4.Những bài học từ các xứ vừa thoát khỏi ách độc tài Quan sát các quốc gia độc tài và vừa thoát độc tài, các nhà nghiên cứu đã rút ra những bài học như sau: • Cần phải đoàn kết giữa tất cả các lực lượng chống độc tài. Đây là bài học đầu tiên và quan trọng nhất; không có chỗ cho sự chia rẽ trong phe đối lập; không có chỗ cho một vị cứu tinh dân tộc, không có chỗ cho bất khoan dung, bao gồm cả đối với những người làm việc với chế độ. Đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự cần phối hợp với nhau để giúp xóa bỏ độc tài và xây dựng một chế độ dân chủ. • Trong nhiều trường hợp, chế độ độc tài có thể bị sụp đổ trong khi “chủ nghĩa độc tài” vẫn còn tồn tại. Serbia và Georgia là những ví dụ về điều này. Công việc của xã hội dân sự là trung tâm truyền bá văn hóa dân chủ trong mọi lãnh vực xã hội. • Một xã hội dân chủ cần một nhà nước dân chủ. Trong đó, vai trò của các đảng chính trị rất quan trọng để đào tạo cán bộ trong guồng máy chính quyền hướng tới mục tiêu dân chủ. Mặt khác, cả đảng chính trị lẫn xã hội dân sự có trách nhiệm thúc đẩy giáo dục công dân để có cử tri tốt hầu đưa tới các cuộc bầu cử tốt. • Các đảng chính trị gần gũi hơn với các quá trình ra quyết định chính trị, đó là lý do mà một số người cho là sự tồn tại của ĐCT là quan trọng hơn sự tồn tại của các tổ chức xã hội dân sự. Đối với những người khác, sự hiện diện của cả hai là cần thiết, như là sự đồng tồn tại của nền “dân chủ đại diện” (Representative democracy = ĐCT) và nền “dân chủ tham gia” (Participatory democracy = XHDS). Nên duy trì tinh thần của sự đồng thuận và hợp tác lâu dài giữa các đảng chính trị và các tổ chức xã hội dân sự, một sự tương tác hỗ trợ, bổ xung cho nhau. • Quốc tế nên gia tăng quan tâm đến mối tương quan nên có giữa các tổ chức xã hội dân sự và các đảng chính trị. Theo đó,  Liên Hiệp Quốc cần cải tổ để có một chính sách thích hợp. • Nhân quyền là lãnh vực đang được thế giới quan tâm và đề cao ở khắp nơi. Nhưng nhân quyền chỉ có thể phát triển tối hảo khi các tổ chức  xã hội dân sự và các đảng phái chính trị có những chương trình hợp tác chặt chẽ để cổ võ và ngăn chận mọi chủ trương bóp chết quyền con người. • Trong các xã hội chuyển tiếp, mà theo định nghĩa là chưa có một mạng lưới mạnh mẽ của các tổ chức xã hội dân sự, hợp tác quốc tế có thể giúp rất nhiều để ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân trong giới lãnh đạo. 5. Kết luận: Nhận thức quan trọng nhất là đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự đều cần thiết cho dân chủ; mỗi thực thể có một vai trò đặc biệt và sự hợp tác giữa họ là cách tốt nhất để góp phần gia tăng dân chủ. Họ là đồng minh, không phải kẻ thù, trong việc thúc đẩy sự thay đổi dân chủ. Các cơ chế quốc tế như European Union (EU) và United Nations (UN) có thể đóng góp vào mục tiêu này bằng cách hỗ trợ các dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển liên kết giữa các tổ chức NGO, các đảng phái, và thậm chí cả các tổ chức nhà nước. Chỉ cần hoạt động trong một nhà nước độc tài thì tự động hầu hết các tổ chức XHDS đã nhuốm màu sắc chính trị. Để tồn tại, một số tổ chức NGO phải dựa vào sự hỗ trợ tài chính từ phương Tây. Hỗ trợ này được thúc đẩy chủ yếu bởi mục tiêu chính trị, chẳng hạn như mang lại dân chủ hay cởi mở hóa không khí chính trị bị đàn áp tại các quốc gia độc tài - ngay cả khi sự hỗ trợ dành cho các nhóm hoàn toàn xa cách với chính trị. Ngày nay, hỗ trợ của EU hay UN cần được hướng tới thúc đẩy sự hợp tác giữa các tác nhân chính trị và xã hội dân sự. Việc đẩy mạnh xã hội dân sự trong khi lại coi thường các đảng chính trị là tạo ra một sự mất cân bằng nguy hiểm bằng cách tăng nhu cầu thay đổi (từ XHDS) mà không tăng cường phương tiện có thể cung cấp nhu cầu thay đổi, đó chính là các đảng phái chính trị. Trong tình hình đất nước Việt Nam chúng ta ngày nay, những người tham gia đấu tranh – qua hình thức xã hội dân sự (XHDS) hay đảng chính trị(ĐCT) – hầu hết là những người lý tưởng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho đại nghĩa. Lãnh đạo Hà Nội sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để triệt tiêu các đoàn thể không nằm trong khuôn khổ của chế độ, nên những người có lòng đối với dân tộc và đất nước càng phải đoàn kết, gắn bó với nhau hơn bất kể phương thức đóng góp cho đại cuộc là XHDS hay ĐCT. Đừng để chế độ độc tài hay một vài kẻ, vì tham vọng quyền lực cá nhân, lợi dụng tâm lý “sợ/ghét chính trị” để bài bác và chia rẽ giữa những người cùng một tấm lòng vì tổ quốc.   Nguồn tham khảo: 1. Bozóki, András. Political Parties and the Prospects for Democracy.http://www.unc.edu/depts/europe/conferences/parties/papers/bozoki_consti... 2. Carothers, Thomas. Civil Society. 1999-2000http://carnegieendowment.org/pdf/CivilSociety.pdf 3. Charnysh, Volha  Civil Society and Political Parties: Together While Apart. December  10, 2012http://belarusdigest.com/story/civil-society-and-political-parties-toget... 4. Dippell, Matt . The role of Civil Society and Political Parties in a Democracy. February 18, 2000, Washington, D.C. National Democratic Institute for International Affairs. https://www.ndi.org/files/1005_ww_civilsocpolparties.pdf 5. Gerrits, André  – The Netherlands; Herd, Graeme  – GermanySekulovic, Vlatko  – Serbia, Ungar, Elisabeth  – Colombia. Political Parties and Civil Society: How to Build Better Relations? World Movement for Democracy.http://www.wmd.org/assemblies/fourth-assembly/reports/political-party-bu... 6. Gershman, Carl . The Relationship of Political Parties and Civil Society. March 17, 2004.  The National Endowment for Democracy http://www.ned.org/about/board/meet-our-president/archived-remarks-and-p...
......

Thảo luận thoát Trung về văn hóa (1): Giã từ nền văn hóa quỳ lạy

Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời). Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung(vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con).   Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911. Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng” (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993). Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc). Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách! Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào! Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi. Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi! Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay. Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác. Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe. Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức!   Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản”. Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!! Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ! Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!). Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước.   Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mãi làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ. Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được. Tháng 6-2014   L. P. K.   Nguồn: http://vanviet.info/
......

Thoát Cộng, thoát Trung, Thoát chết

Quỹ thời gian của Việt Nam đã cạn.  Việt Nam đã tới tận đầu cuối của sợi dây đu chính trị và an ninh quốc gia.  Ở thời khắc lịch sử này Việt Nam chỉ có hai sự chọn lựa dứt khoát: “Death by China” hoặc là “Re-birth by US-Japan”. Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Nếu như ĐCSVN và những người đang cầm nắm quyền lực điều hành đất nước kiên định thà là cho Việt Nam “chết bởi tay Trung Cộng” để bảo vệ ĐCSVN và tư lợi của riêng mình thì vận mệnh Việt Nam chắc chắn sẽ bi đát. Tuy nhiên, toàn dân Việt, dầu là đang ở nơi nào trên mặt đất này, cũng không để cho đất nước mình “chết bởi bàn tay Trung Cộng” một cách thầm lặng.  Đặc biệt là nhân dân quốc nội chắc chắn sẽ “tính toán sòng phẳng và trọn gói” với ĐCSVN.  Một khi đã không thể kềm hãm được sự phẫn nộ, nhân dân trước hết có thể sẽ dùng máu của ĐCSVN để đáp trả bọn xâm lăng Trung Cộng và để rữa sạch trang sử ô nhục của dân tộc.   Không, tôi chưa từng chủ trương bạo động.  Cũng không cổ xúy bạo động.  Chỉ là dự cảm không lành cho một “bất hạnh lớn” đang lù lù tiến tới.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN kịp thời từ bỏ tổ chức bán nước hại dân này mà quay về với đại thể dân tộc.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là quân nhân trong hàng ngũ QĐNDVN kịp thời từ bỏ Tổ Quốc XHCN của tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.  Hy vọng là những người Việt chân chính đang là cán bộ trong hàng ngũ CANDVN kịp thời từ bỏ thái độ “còn đảng còn mình” ngu trung với tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ an ninh cho công dân Việt Nam.  Đừng để cho máu của người Việt thêm một lần nữa chảy tràn vì cộng nô bán nước hại dân. Nếu như Việt Nam chọn lựa con đường “Tái sanh nhờ Mỹ-Nhật” thì đây là một số việc cơ bản mà Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành:     Thanh lọc nội bộ một cách triệt để và toàn diện.     Loại trừ ĐCSVN ra khỏi cơ chế và quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội.     Chuyên nghiệp hóa vai trò Đại Biểu Quốc Hội.     Luật hóa quyền cắt đặt những cố vấn riêng chung quanh mình để hỗ trợ cho vai trò Đại Biểu Quốc Hội chuyên nghiệp.     Giải thể Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trả lại tự do và tự chủ cho các đoàn thể và tổ chức xã hội.  Thành lập một mặt trận chấn hưng đức trí Việt Nam.     Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và dân oan. Khuyến khích sự tham dự và phát triển của các xã hội dân sự. Tuyệt đối tôn trọng nhân quyền và dân quyền.     Tái cơ cấu hệ thống chính quyền trên nền tảng của một thể chế chính trị dân chủ và tự do.     Tách rời quân đội ra khỏi hoạt động chính trị.  Chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.  Tham gia vào liên minh quân sự “an ninh tập thể” của ĐNA do Nhật Bản đề xuất.     Công nhận quyền tự do tư hữu.  Cải tổ kinh tế một cách sâu, rộng và toàn diện. Bỏ hẳn cái đuôi “theo định hướng XHCN”.     Loại trừ cơ chế áp đặt ý thức hệ.  Cải tổ giáo dục và đào tạo một cách sâu, rộng và toàn diện.   Nhân dân Việt Nam cần phải làm gì trước hiện tình của đất nước?  Rất đơn giản: Hãy làm một công dân có trách nhiệm.  Đó là, hãy đứng lên, thật đông, cùng nhau xác lập quyền lực của toàn dân.  Nếu ngay cả một điều đơn giản như thế này cũng không thể hoặc không dám thì nói chi đến việc hy sinh máu xương để bảo vệ tổ quốc. Cụ thể hơn, nhân dân quốc nội cần phải dứt khoát “Thoát Cộng” nếu muốn “Thoát Trung” và “Thoát Chết” bằng cách:       Hãy từ bỏ ĐCSVN.  Từ nay không nói tới ĐCSVN, không kiến nghị với ĐCSVN, không khiếu nại với ĐCSVN, không tham gia họp hành bầu bán ĐCSVN. . .     Hãy triệt tiêu quyền lực của ĐCSVN.  Không hợp tác với ĐCSVN, không nghe lệnh của ĐCSVN, không tạo cơ hội cho ĐCSVN, không dung thứ cho sự lộng quyền của ĐCSVN . . . .     Hãy làm mọi thứ có thể để củng cố quyền lực của Thủ Tướng và của Quốc Hội.  Không vì một Nguyễn Tấn Dũng hoặc một cá nhân nào mà chỉ vì vai trò Thủ Tướng và vai trò Đại Biểu Quốc Hội của một nhà nước pháp quyền cần phải có đủ sức mạnh.  Đừng nhầm lẫn giữa quyền lực của một cá nhân đang nắm vai trò và quyền lực của chính vai trò dầu là ai đang nắm nó (cũng cố institution).  Chính vì Thủ Tướng và Quốc Hội không có đủ quyền lực cho nên ĐCSVN mới dễ dàng thao túng lũng đoạn chính quyền và đất nước. Sự toàn vẹn lãnh thổ và tương lai của 90 triệu dân tùy thuộc vào một điều kiện đơn giản; đó là, phải gỡ cho được bàn tay phù thủy của ĐCSVN đang khống chế hệ thống chính trị và chính quyền của Việt Nam.  Nhân dân Việt Nam có thừa khả năng để gỡ bỏ nó. Một con voi to bị giam giữ chỉ bởi sợi giây nhỏ buộc vào cọc là tại vì nó đã bị buộc từ lúc nhỏ và bị buộc quá lâu đến đổi quên rằng mình đã lớn và có thừa sức mạnh để bức sợi dây to hơn nhiều.  Tôi kỳ vọng Việt Nam không là con voi vô vọng đó. Nguồn: rfa.org/vietnamese
......

Pages